sỞ cÔng thƯƠng thÁi nguyÊncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/qq10.2011/ban tin/ban tin...

20
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1 THÁNG RA 01 KỲ Số 8/2013 TỪ NGÀY 1÷31/08/2013 TRONG SNÀY - Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 8 năm 2013 - Trà Thái Nguyên đổi mới để hội nhập và phát triển - Thông tin Hội chợ triển lãm Công - Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013 - Từng bước đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn - Disoco chú trọng công tác bảo vệ môi trường - Việt Cường mùa quả chín - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững - Bộ trưởng Công Thương nói về việc tăng giá điện, xăng dầu - Lãnh đạo Công ty TAL – Hồng Kông làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên - Họp Ban Chỉ đạo hỗ trợ thực hiện đầu tư dự án Samsung - Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhà đầu tư dệt may của Hồng Kông - Sữa ngoại “mất điểm”: Cơ hội cho sữa nội! - Giá lúa gạo hạ nhiệt - giá gas tăng 12.000 đ/bình 12 k Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Trà Thái Nguyên đổi mới để hội nhập và phát triển Tiếng thơm về trà Thái Nguyên không chỉ trong nước biết đến mà đã được nhiều khách hàng lớn trên thế giới tìm đến ngày càng nhiều. Chính vì thế, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng để phát triển cây chè cả về diện tích, năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thị trường trong và ngoài nước… (Xem tiếp trang 3) Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 8 năm 2013 I. Đánh giá chung Sản xuất công nghiệp tháng 8/2013 vẫn duy trì được mức tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ ở hầu hết các nhóm ngành sản xuất. Nhưng do các sản phẩm công nghiệp chủ lực như Thép cán và Xi măng tăng không đáng kể, nên tốc độ tăng trưởng chung GTSX công nghiệp trên địa bàn vẫn ở mức thấp; Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2013 ước tính tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 11,62% so với cùng kỳ; Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,79% so với tháng trước, tăng 8,53% so với cùng kỳ và tăng 2,23% so với tháng 12/2012; Giá trị xuất khẩu ước đạt 14,5 triệu USD, giảm 18% so với tháng trước và giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2012. (Xem tiếp trang 2) Thông tin Hội chợ triển lãm Công - Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013 (Xem tiếp trang 13, 14) TÀI LIU THAM KHO

Upload: others

Post on 18-Nov-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1

THÁNG RA 01 KỲ Số 8/2013

TỪ NGÀY 1÷31/08/2013

TRONG SỐ NÀY

- Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 8 năm 2013

- Trà Thái Nguyên đổi mới để hội nhập và phát triển

- Thông tin Hội chợ triển lãm Công - Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013

- Từng bước đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn

- Disoco chú trọng công tác bảo vệ môi trường

- Việt Cường mùa quả chín

- Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

- Bộ trưởng Công Thương nói về việc tăng giá điện, xăng dầu

- Lãnh đạo Công ty TAL – Hồng Kông làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

- Họp Ban Chỉ đạo hỗ trợ thực hiện đầu tư dự án Samsung

- Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhà đầu tư dệt may của Hồng Kông

- Sữa ngoại “mất điểm”: Cơ hội cho sữa nội!

- Giá lúa gạo hạ nhiệt

- giá gas tăng 12.000 đ/bình 12 k

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Trà Thái Nguyên đổi mới để hội nhập và

phát triển Tiếng thơm về trà Thái Nguyên không chỉ trong nước biết

đến mà đã được nhiều khách hàng lớn trên thế giới tìm đến ngày càng nhiều. Chính vì thế, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng để phát triển cây chè cả về diện tích, năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thị trường trong và ngoài nước…

(Xem tiếp trang 3)

Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 8 năm 2013

I. Đánh giá chung Sản xuất công nghiệp tháng 8/2013 vẫn duy trì được mức

tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ ở hầu hết các nhóm ngành sản xuất. Nhưng do các sản phẩm công nghiệp chủ lực như Thép cán và Xi măng tăng không đáng kể, nên tốc độ tăng trưởng chung GTSX công nghiệp trên địa bàn vẫn ở mức thấp; Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2013 ước tính tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 11,62% so với cùng kỳ; Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,79% so với tháng trước, tăng 8,53% so với cùng kỳ và tăng 2,23% so với tháng 12/2012; Giá trị xuất khẩu ước đạt 14,5 triệu USD, giảm 18% so với tháng trước và giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2012.

(Xem tiếp trang 2)

Thông tin Hội chợ triển lãm Công - Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2 Thái Nguyên 2013

(Xem tiếp trang 13, 14)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 2: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành Công Thương... (Tiếp theo trang 1)

II. Kết quả thực hiện

chỉ tiêu chủ yếu và công tác quản lý nhà nước

1. Thực hiện GTSXCN và sản phẩm chủ yếu

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tháng 8/2013 ước tính tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 11,62% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 14,7% so với tháng trước và tăng 22,3% so cùng kỳ (do khai thác than và khai thác đá tăng); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,54% so với tháng trước và tăng 11,93% so cùng kỳ; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 0,67% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ; công nghiệp cung cấp nước, thu gom rác thải tăng 2,44% so với tháng trước và tăng 11,2% so cùng kỳ. Tính chung 8 tháng đầu năm 2013, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tăng 5,6% so với 8 tháng đầu năm 2012 (Công nghiệp khai khoáng tăng 31,35%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,2%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 5,3% và công nghiệp cung cấp nước, thu gom rác thải tăng 5,28% so cùng kỳ).

- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 8/2013 ước tính tăng so với tháng trước là: Xi măng ước đạt 229 nghìn tấn, tăng 31% và tăng 19,3% so với cùng kỳ; quặng sắt và

tinh sắt chưa nung ước đạt 15,2 nghìn tấn, tăng 20,2%, nhưng giảm 45,8% so với cùng kỳ; thiết bị và dụng cụ khác dùng trong y khoa ước đạt 54 triệu cái, tăng 20% và tăng 30% so với cùng kỳ; than đá (than cứng) loại khác ước đạt 100 nghìn tấn, tăng 14,8% và tăng 66% so với cùng kỳ; tấm lợp ước đạt 1,6 triệu m2, tăng 13,7% và tăng 0,2% so với cùng kỳ; gạch xây dựng ước đạt 12,3 triệu viên, tăng 10,8% và tăng 18,8% so với cùng kỳ; nước máy thương phẩm ước đạt 1,12 triệu m3, tăng 4% và tăng 10% so với cùng kỳ; sắt thép các loại ước đạt 60 nghìn tấn, tăng 2,3% và tăng 5,4% so cùng kỳ; điện sản xuất ước đạt 40 Tr.Kwh tăng 12,2% so với cùng kỳ; điện thương phẩm ước 128 Tr.Kwh, tăng 6,5% so với cùng kỳ.

- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 8/2013 giảm so với tháng trước là: Sản phẩm chịu lửa ước đạt 1,5 nghìn tấn, giảm 11%, nhưng tăng 20,5% so với cùng kỳ; sản phẩm may ước đạt 2,27 triệu cái, giảm 6%, nhưng tăng 66,2% so với cùng kỳ; công cụ dụng cụ các loại ước đạt 1,08 triệu cái, giảm 0,5%, nhưng tăng 0,9% so với cùng kỳ.

2. Kinh doanh thương mại, dịch vụ

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 8/2013 ước

đạt 1.291,94 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước, tăng 11,8% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 96,9 tỷ đồng, giảm 1,7% so với tháng trước nhưng tăng 7,1% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 1.195 tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ; khối kinh tế tập thể ước đạt 1,9 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ; khối kinh tế tư nhân ước đạt 360,7 tỷ đồng, giảm 0,6% so với tháng trước nhưng tăng 6,4% so với cùng kỳ; còn lại là kinh tế cá thể mức đạt 832,5 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 10.212,6 tỷ đồng tăng 12,7% so cùng kỳ năm trước (Khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 777,2 tỷ đồng tăng 7,1%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 9.435,4 tỷ đồng tăng 13,1%).

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2013 tăng 0,79% so với tháng trước, tăng 8,53% so với cùng tháng năm trước và tăng 2,23% so với tháng 12/2012, đưa chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng 2013 tăng 7,63% so với cùng kỳ...

( Xem tiếp trang 3)

Page 3: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành Công Thương... (Tiếp theo trang 2)

... Chỉ số giá vàng tháng 8/2013 giảm 0,03% so với tháng trước, giảm 15,75% so với cùng kỳ và giảm 20,69% so với tháng 12/2012; Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 8/2013 tăng 0,22% so với tháng trước, tăng 1,45% so với cùng kỳ và tăng 1,53% so với tháng 12/2012.

3. Xuất, nhập khẩu - Xuất khẩu: Tổng giá trị

xuất khẩu tháng 8/2013 trên địa bàn ước đạt 14,5 triệu USD, giảm 18% so với tháng trước và giảm 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 10,1 triệu USD, giảm 25,2% so với tháng trước và giảm 13,5% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu 4,4 triệu USD, tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 40,6% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 95,7 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng so với tháng trước: Giấy đế ước đạt 274 nghìn USD, tăng 7,5% và tăng 20,7% so với cùng kỳ; dụng cụ y tế ước đạt 1,88 triệu USD, tăng 5% và tăng 45,8% so với cùng kỳ; dụng cụ cầm tay ước đạt 619 nghìn USD, tăng 1,1%, nhưng giảm 12,6% so với cùng kỳ; Thiếc ước đạt 400 nghìn USD, tăng 1% và tăng 9% so với cùng kỳ; chè các loại ước đạt 1,87 triệu USD, giảm 8%, nhưng tăng 64,6% so với cùng kỳ; sản phẩm may ước đạt 8,67 triệu USD, giảm

26,5% và giảm 5,2% so với cùng kỳ.

- Nhập khẩu: Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn tháng 8/2013 ước đạt 28,4 triệu USD, giảm 8,7% so với tháng trước và giảm 16,4% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 22,4 triệu USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 22,3% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 6 triệu USD, giảm 1,4% so với tháng trước nhưng tăng 17% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2013, tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn ước đạt 206,2 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng so với tháng trước: Phân bón ước đạt 290 nghìn USD, tăng 37,4% và tăng 33,64% so với cùng kỳ; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 2,82 triệu USD, tăng 18,2% và 35,3% so với cùng kỳ; phụ liệu may mặc ước đạt 2,15 triệu USD, giảm 0,09% và giảm 31,36% so với cùng kỳ; máy móc thiết bị phụ tùng ước đạt 1,39 triệu USD, giảm 0,5% và giảm 56,13% so với cùng kỳ; sắt thép ước đạt 13,12 triệu USD, giảm 18,07% và giảm 39,14% so với cùng kỳ.

4. Công tác quản lý thị trường

Trong tháng 8/2013 lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá, ghi

nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về VSATTP... nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trong tổng số 33 vụ kiểm tra, có 01 vụ không vi phạm, 08 vụ chuyển giao, còn lại QLTT xử lý 24 vụ tập trung ở một số lĩnh vực: Quy định ghi nhãn hàng hóa 14 vụ; đầu cơ, găm hàng, vi phạm lĩnh vực giá 06 vụ; gian lận thương mại 01 vụ; hàng giả và quyền SHTT 01 vụ; vi phạm khác 02 vụ. Tổng số tiền thu phạt hành chính, bán hàng tịch thu và giá trị hàng tiêu hủy là 167,66 triệu đồng; nộp ngân sách nhà nước 167,66 triệu đồng.

5. Công tác quản lý nhà nước

Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Cụm công nghiệp, Thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, Điện lực và các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp…tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án của ngành năm 2013.

Trình UBND tỉnh: Thành lập Hội đồng thẩm định Đề án Hệ thống tiêu chí tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020; công nhận 23 làng nghề, làng nghề truyền thống cấp tỉnh năm 2013...

( Xem tiếp trang 4)

Page 4: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4

THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành Công Thương... (Tiếp theo trang 3)

Xin chủ trương của Tỉnh

ủy, UBND tỉnh về đầu tư cơ sở vật chất và thành lập Ban quản lý các CCN; đề nghị Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét bổ sung mỏ quarzit Làng Lai, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên vào danh mục các đề án khai thác và chế biến ở giai đoạn đến năm 2015 tại Dự án quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh, silimanit, sericit, vermiculit giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Triển khai xây dựng kế hoạch Hội thảo phát triển sản phẩm Trà lần thứ hai, năm 2013; Hội nghị hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu đối với các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh Xăng dầu trên địa bàn tỉnh (theo Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18/6/2013 của Bộ Công Thương); Khai giảng 02 lớp đào tạo chế biến chè cho 70 học viên, với số kinh phí KCQG hỗ trợ là 111,3 triệu đồng; 06 lớp đào tạo nghề may công nghiệp cho 210 học viên, với số kinh phí KCQG hỗ trợ là 371,7 triệu đồng. Tham gia 02 khóa đào tạo: “Kỹ năng xây dựng và phát triển kế hoạch Marketing xuất khẩu cho thị trường EU” và “Nghiệp vụ Xúc tiến Thương mại 2013 khu vực phía Bắc” do Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức; dự

Hội thảo chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại Hà Nội.

Tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tham luận tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, với chủ đề “Đẩy mạnh hoạt động của công tác khuyến công, đổi mới thiết bị, công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển Hợp tác xã”; ban hành Quy chế quản lý hoạt động và cung cấp thông tin của trang Thông tin điện tử Sở Công Thương Thái Nguyên; văn bản hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm; đề xuất tiêu chí của địa phương về xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành; tình hình phát triển nguồn nhân lực đối với các đơn vị ngành Công Thương; dự thảo đề cương và dự toán quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản than giai đoạn 2013-2020, có xét đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...

Tham gia góp ý: Dự thảo quy định quản lý Vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; dự án đầu tư xây dựng Chợ Ga, phường Quang Trung, thành phố Thái

Nguyên; dự án đầu tư xây dựng trang trại sinh thái Hoàng Dương Lâm xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ Thiếc gốc tiểu khu phía Nam, khu Tây Núi Pháo, huyện Đại Từ; tham gia ý kiến thiết kế cơ sở điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ vàng Bản Ná, phương án điều tra thống kê năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp.

Thẩm định và cấp 04 Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán khí dầu mỏ hóa lỏng, 02 Giấy phép sử dụng VLNCN, 01 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, 01 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP.

Phối hợp kiểm tra liên ngành chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, sử dụng VLNCN tại mỏ Núi Pháo… thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định.

Triển khai công tác chuẩn bị hội chợ triển lãm “Công - Nông nghiệp tiêu biểu lần thứ 2, Thái Nguyên năm 2013”; Duy trì trang Website, Bản tin Kinh tế Công Thương, Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thái Nguyên.

Phòng KHTC

Page 5: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Sở Công thương cho biết: Trong tháng 6/2013, Trung tâm đã tổ chức 04 phiên chợ “đưa hàng Việt về nông thôn”. Để tạo điều kiện đưa hàng Việt Nam đến với thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa Sở Công Thương đã hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp 400.000đ/1 phiên chợ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá cho các phiên chợ. Qua phiên chợ các doanh nghiệp đã giới thiệu được hình ảnh của mình đến với người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường nông thôn để có chiến lược phát triển phù hợp.

Từng bước đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn

Với mục tiêu đẩy lùi hàng giả, hàng ngoại nhập kém chất lượng trên thị trường ở khu vực nông thôn, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện các hoạt động “Đưa hàng Việt về nông thôn”, tạo điều kiện cho người dân ở các vùng nông thôn được được sử dụng hàng chất lượng cao của Việt Nam với giá cả hợp lý.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên triển khai đồng bộ với nhiều nội dung nhằm quảng bá các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam đạt chất lượng cao, những thương hiệu có uy tín trên thị trường nhằm tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiêu thụ hàng hóa, đồng thời giới thiệu hình ảnh của đơn vị, tìm kiếm, mở rộng thị trường. Qua cuộc vận động người tiêu dùng có những bước chuyển biến về nhận thức, thay đổi tập quán mua sắm, ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt.

Trước khi triển khai cuộc vận động, hàng ngoại nhập (có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc) là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng ở khu vực nông thôn với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt, giá rẻ... lý do là người tiêu dùng ở các khu vực này chưa được tiếp cận các thông tin, sự tư vấn của các doanh nghiệp, cũng như không có nhiều sự lựa chọn. Các hàng hóa nội chưa phong phú, đa dạng, giá thành cao, chưa theo kịp nhu cầu thị hiếu của bà con.

Từ năm 2009 - 2013, Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức được 17 phiên chợ kích cầu với sự tham gia trực tiếp của gần 500 lượt doanh nghiệp tiêu biểu. Với các chương trình “Đưa hàng sản xuất trong nước về nông thôn”, “Đưa hàng Việt về nông thôn”. Tại các phiên chợ bán hàng tại các huyện đã nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của người tiêu dùng. Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp như: Siêu thị Minh cầu, Viễn thông Thái Nguyên, Công ty sách và thiết bị Thái Nguyên, Công ty TNHH Vico, Công ty CP Thương nghiệp I Thái Nguyên…đã cung cấp số lượng lớn hàng hóa thiết yếu có chất lượng cao đến với đồng bào vùng cao. Ông Phạm Phú Tam, ở làng 10, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai cho biết: hàng hóa Việt Nam hiện giờ rất đa dạng, chất lượng đảm bảo, nhất là hàng bán tại phiên chợ được dán nhãn mác có hướng dẫn sử dụng, địa chỉ xuất xứ, giá cả được niêm yết và rẻ hơn thị trường và có nhiều khuyến mại.

(Xem tiếp trang 8)

Page 6: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6

THÔNG TIN VỀ CHÈ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Trà Thái Nguyên đổi mới để hội nhập ... (Tiếp theo trang 1)

...Thái Nguyên là vùng đất trung du nửa đồng nửa núi với con sông Cầu, sông Công thơ mộng uốn lượn chảy quanh. Thái Nguyên còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho khí hậu trong lành mát mẻ và điều kiện địa hình có nhiều đồi đất, độ dốc thấp rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Ngược dòng lịch sử chúng ta cùng tìm về khởi nguồn của cây chè Thái Nguyên. Theo truyền ngôn kể lại thì khoảng những năm đầu thế kỷ 20, vùng đất Tân Cương còn hoang vu, rậm rạp. Dân khai phá núi đồi quanh năm để trồng cấy nhưng cuộc sống vẫn khó khăn cơ cực. Thương cuộc sống khốn khó của dân chúng, cụ Nghè Sổ tên thật là Nguyễn Đình Tuân, Tuần phủ Thái Nguyên từ năm 1918 đã gợi ý cho dân làng Tân Cương đem giống chè từ Phú Thọ về trồng. Đó chính là giống chè Trung du còn được duy trì đến ngày nay. Từ những cây chè đầu tiên, trải qua thời gian, nhiều vườn chè đã được mọc lên ở vùng Tân Cương. Năm 1925, cụ Đội Năm tên thật là Vũ Văn Hiệt sinh năm 1883, mất năm Ất Dậu (1945), làm Tiên chỉ của làng Tân Cương đã mở xưởng chế biến chè, rồi vươn ra tỉnh lỵ Thái Nguyên mở hiệu bán chè, đặt địa chỉ giao dịch tại 3 kỳ trong nước. Năm 1935, cụ Đội Năm đã mang chè đi thi tại Đấu Xảo (Hà Nội) và đoạt giải nhất. Một số thương gia ở Ấn Độ đã nhập hàng chục tấn chè Tân Cương. Từ đó đến nay, nhân dân Tân Cương suy tôn cụ là ông Tổ làng chè Tân Cương. Không chỉ bó hẹp trong vùng Tân Cương, cây chè đã bén rễ thích nghi ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Mỗi vùng đất, tuy đều cùng là giống chè Trung du song do điều kiện thổ nhưỡng khác nhau nên đã đem lại cho sản phẩm trà Thái nói chung rất nhiều hương vị đặc trưng riêng có. Điển hình như Tứ đại danh trà Thái Nguyên gồm: Trà Tân Cương, thành phố Thái Nguyên có hương cốm thơm tự nhiên, đậm đà bởi vị ngọt chát thanh tao; Trà La Bằng, huyện Đại Từ lại có một màu mật ong vàng óng, uống vào có mùi thơm đặc trưng, nuốt ngụm nước, chép miệng, thấy vị ngọt thanh tao, sảng khoái; Trà Trại Cài, huyện Đồng Hỷ có vị đậm đà và ngọt hậu; Trà Khe Cốc, xã Tức Tranh huyện Phú Lương lại có vị nồng, đượm.

Mảnh đất Thái Nguyên là nơi "Thiên thời, địa lợi" để những đồi chè xanh mướt, sinh trưởng và phát triển.

Mấy chục năm qua, cây chè Trung du đã khẳng định được chất lượng và hiệu quả ở đất Thái. Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu thị hiếu thưởng trà của người dân cũng có những thay đổi. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm trà được chế biến từ giống chè mới như Bát Tiên, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, LDP1...đã dần chiếm lĩnh thị trường. Nắm bắt được xu thế tất yếu này, từ năm 2001, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án chè thay thế dần giống chè Trung du bằng các giống chè mới. Tính đến thời điểm này đã có trên 7000 ha chè giống mới được trồng mới, trồng thay thế đạt tỷ lệ 40,2% trong tổng số 18.665 ha chè toàn tỉnh.

Cùng với việc thay đổi cơ cấu giống chè mới, các vùng chè trên địa bàn tỉnh cũng bắt đầu quan tâm tới các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm trà cũng như an toàn trong quy trình sản xuất nông nghiệp. Hiện Thái Nguyên đã và đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh, làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao: Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp GAP, từ khâu sản xuất đến chế biến thành phẩm cuối cùng; Gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế như: VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…

(Xem tiếp trang 7)

Page 7: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 7

THÔNG TIN VỀ CHÈ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tiếp nối thành công từ Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên - Việt Nam năm 2011, Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa hiệu

quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà.

Trà Thái Nguyên đổi mới để hội nhập ... (Tiếp theo trang 6)

Điển hình như HTX chè

Tân Hương (xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên) đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ Certified; Công ty CP chè Vạn Tài, các hộ dân tại xóm Hồng Thái (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên), Xóm Làng Chủng xã Trung Hội, xóm Hương Hội xã Sơn Phú huyện Định Hóa đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global Gap trên cây chè.... Xu hướng sản xuất chè sạch theo đang được đông đào người làm chè Thái Nguyên hưởng ứng và vận dụng có hiệu quả trên các vùng chè tập trung. Hiện nay, các sở, ban, ngành của Thái Nguyên đang tích cực phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất chế biến chè; đồng thời, tăng cường hỗ trợ bà con sản xuất chè theo quy trình sản xuất chè an toàn Viet GAP, tạo cơ hội nâng cao giá trị thu nhập của cây chè cho người nông dân.

Đặc biệt, hiện nay tỉnh Thái Nguyên cũng đang đẩy mạnh việc sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên. Các cơ quan chức năng đã cấp 430 giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên cho các doanh nghiệp, hộ gia đình qua đó giúp cho sản phẩm trà Thái Nguyên khẳng định uy tín thương hiệu trên thị trường và mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Với diện tích trồng chè 18.665 ha, sản lượng chè của Thái Nguyên khoảng 185.000

tấn, trong đó xuất khẩu 7.200 tấn. Sản phẩm chè Thái Nguyên đã được người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế biết đến với các sản phẩm trà xanh đặc sản, trà xanh cao cấp ướp hương đóng gói, đóng hộp và trà đen. Điểm đặc biệt sau thành công của Liên hoan trà quốc tế Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ nhất năm 2011, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã và các làng nghề đã nghiên cứu đưa ra thị trường hàng trăm loại sản phẩm chè khác nhau dành cho các đối tượng khách hàng. Từ sản phẩm trà bình dân đến trà cao cấp, từ sản phẩm trà tiêu dùng đến sản phẩm trà phục vụ du lịch, nghệ thuật. Sản phẩm trà của Thái Nguyên đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước và ở các nước Trung Quốc, Pakistan, Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Srilanca…

Tiếp nối thành công từ Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ

nhất Thái Nguyên - Việt Nam năm 2011, Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, các sản phẩm và văn hóa trà Thái Nguyên nói riêng, trà Việt Nam nói chung, khẳng định thương hiệu "Đệ nhất danh trà" với du khách trong nước và quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển cây chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà với các tỉnh bạn, mở rộng giới thiệu sản phẩm trà trong khu vực và trên thị trường quốc tế, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên.

Theo thainguyentv.vn

Page 8: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 8

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Từng bước đưa hàng Việt Nam chất lượng cao... (Tiếp theo trang 5)

Ngoài ra các doanh

nghiệp đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, giới thiệu những mặt hàng mới, giải thích cách sử dụng. Nhờ đó, đã giúp người tiêu dùng có các thông tin cơ bản để đánh giá, so sánh chất lượng, giá cả của các mặt hàng Việt Nam với các mặt hàng ngoại nhập, hàng lậu đang được tiêu thụ trên địa bàn. Đặc biệt, thông qua các phiên chợ, một số doanh nghiệp đã kết nối được với các cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm (qua phiên chợ ở huyện Phú Lương tổ chức từ ngày 13 – 15/6/2013, doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Sơn Hải – Hải Phòng đã ký kết với Chi nhánh Thương mại Phú Lương cung ứng và phân phối sản phẩm), cho thấy sự hiệu quả của chương trình này.

Với những ưu thế vượt trội, hàng Việt đã và đang chiếm được thị phần lớn ở thị trường nông thôn, nhưng để “Đưa hàng Việt về nông thôn” vẫn còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí để triển khai chương trình còn hạn hẹp, chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan; một số doanh nghiệp chưa chú trọng “nâng cấp” kỹ năng bán hàng, xúc tiến thương mại, chăm sóc khách hàng, chỉ nhìn vào lợi nhuận trước mắt; chưa quan tâm xây

dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, mở rộng thị trường vùng sâu, vùng xa.

Có thể nói, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn đã góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và cho thấy đây là một thị trường tiềm năng, cần được các doanh nghiệp trong nước tập trung khai thác. Qua các phiên chợ, Sở Công Thương (Trung tâm Xúc tiến thương mại) cần nghiên cứu, đề xuất chính sách nhằm củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, xây dựng các kênh bán hàng, thiết lập các hệ thống, điếm bán hàng bền vững tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo đà đưa hàng hóa Việt Nam chất lượng cao về nông thôn.

Hàng Việt Nam chất lượng cao được đông đảo bà con nông thôn mua sắm

Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, các nhà sản xuất cần thấy rõ hơn trách nhiệm của mình bằng việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng và tạo nhiềm tin đối với người tiêu dùng. Hiện nay, hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

nói riêng đã có chỗ đứng trên thị trường. Tỷ lệ người tiêu dùng hàng Việt ngày càng tăng, chiếm khoảng 70% thị trường nông thôn nói chung và vùng cao nói riêng, các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn chủ yếu là hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh. Trong chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến thị trường tiềm năng và bền vững này

Theo Thainguyentv.gov.vn

Page 9: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 9

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, Công ty Disoco luôn là đơn vị dẫn đầu T.X Sông Công cũng như tỉnh Thái

Nguyên về công tác bảo vệ môi trường.

Disoco chú trọng công tác bảo vệ môi trường

Nhiều năm qua, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Diesel Sông Công (Disoco) luôn xác định sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Trung tâm Quan trắc môi trường (Bộ Công Thương): "Thực hiện tốt quan điểm sản xuất, kinh doanh này, Công ty Disoco luôn là đơn vị dẫn đầu T.X Sông Công cũng như tỉnh Thái Nguyên về công tác bảo vệ môi trường. Các chỉ số về môi trường được kiểm tra tại Disoco đều nằm trong mức quy định”.

Nhìn từ bên ngoài, Công ty Disoco có diện mạo khác với hình ảnh thường thấy tại nhiều nhà máy sản xuất cơ khí. Công ty có khuôn viên xanh - sạch - đẹp, không gian khoáng đạt; hệ thống nhà xưởng được sắp xếp khoa học, ngăn nắp; cán bộ, công nhân viên ăn mặc, tác phong gọn gàng, năng động... Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, công nhân vận hành máy cưa, Xưởng rèn 2 đã có trên 10 năm công tác ở Công ty Disoco cho rằng, không gian làm việc này nhận được hưởng ứng từ phía đông đảo người lao động trong Công ty. Theo chị Lan, môi trường làm việc của Disoco 10 năm qua đã được cải thiện rất nhiều theo hướng tích cực. Chị cho biết: “Nếu như trước đây, tôi và những công nhân khác phải làm việc trong điều kiện nóng bức, nhà xưởng bụi bặm thì giờ, nhà xưởng đã thông thoáng và sạch sẽ hơn rất nhiều, cảnh quan môi trường xung quanh nhà xưởng cũng được chăm sóc, dọn dẹp thường xuyên. Ngoài ra, nhiều

trang thiết bị mới được đầu tư và cải tiến đã giải phóng rất nhiều sức lao động cho công nhân”.

Trao đổi với chúng tôi về môi trường “xanh” này, ông Phạm Hùng Thái, Phó Giám đốc Công ty Disoco cho biết: Có được môi trường như trên là bởi chúng tôi cho rằng yêu cầu về đảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng số một trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Để làm được điều này, Disoco luôn quan tâm đến việc đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động và thường xuyên đào tạo người lao động để nâng cao chất lượng công việc và ý thức bảo bệ môi trường.

Để đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân, Disoco đã thành lập Ban An toàn và Môi trường định kỳ tổ chức kiểm tra về công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại các đơn vị sản xuất. Qua kiểm tra, phát hiện bộ phận hoặc vị trí sản xuất nào vi phạm hay có nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn lao động, vệ sinh môi trường (ATLĐ-VSMT), Ban đều nhắc nhở hoặc kiến nghị Ban Giám đốc xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, với một đơn vị sản xuất cơ khí sử dụng nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành, Công ty luôn đặt vấn đề huấn luyện cho người lao động lên hàng đầu. Hàng năm, Công ty đều tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện định kỳ về công tác ATLĐ-VSMT cho người lao động, đặc biệt đối với công nhân mới và các thực tập viên.

(Xem tiếp trang 10)

Page 10: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 10

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Disoco chú trọng công tác bảo vệ ... (Tiếp theo trang 9)

Tính từ đầu năm đến nay, Công ty đã tổ

chức huấn luyện định kỳ cho trên 1 nghìn lao động, huấn luyện cho 55 cán bộ quản lý về công tác ATLĐ-VSMT. Tại các phân xưởng sản xuất, kho hàng, mục tiêu về chất lượng, về

ATLĐ-VSMT được Công ty treo ở nơi dễ thấy, dễ nhìn để người lao động thực hiện. Khẩu hiệu được Công ty đưa ra là “Sản xuất an toàn, khách hàng tin cậy, chất lượng đảm bảo, năng suất tối đa và chi phí tối thiểu”…

Ngoài ra, Công ty áp dụng và duy trì thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5S bao gồm: sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng để sắp xếp, quản lý lại nhà xưởng, máy móc thiết bị. Nguyên tắc này đã góp phần tạo nên không gian làm việc rộng rãi, thoáng mát, gọn gàng đồng thời góp phần tạo nên một môi trường làm việc có kỷ luật, chuyên nghiệp và các nguyên phụ liệu được tổ chức quản lý hợp lý, ngăn nắp. Tại mỗi phân xưởng, Công ty đều bố trí các thùng phân loại rác gồm rác thường và rác độc hại. Sau đó, rác, chất thải độc hại được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đối với chất thải rắn không ảnh hưởng tới môi trường như: xỉ đúc, gạch chịu lửa hỏng, cát đúc…, Công ty tái sử dụng một phần và dùng để hỗ trợ người dân địa phương làm đường giao thông, san lấp ao, hồ. Với chất thải lỏng chứa kiềm và kim loại, Công ty thu gom và xử lý hàm lượng các chất gây ô nhiễm xuống dưới chỉ tiêu cho phép rồi mới thải vào hệ thống xả thải sản xuất chung. Sau đó, nước thải tiếp tục được xử lý cho đến khi đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và không gây hại đối với môi trường xung quanh khu vực sản xuất và môi trường sống của người dân sống gần khu vực sản xuất. Hàng năm, Disoco đều dành nguồn kinh phí lớn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, năng suất thấp, gây ô nhiễm môi trường; nâng cấp, cải tạo mặt bằng không gian nhà xưởng đảm bảo thoáng mát với đầy đủ các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, vệ sinh lao động. Tính từ năm 2012 đến nay, Công ty đã đầu tư gần 120 tỷ đồng chi phí gián tiếp và trực tiếp cho công tác bảo đảm ATLĐ-VSMT. Trong đó, có trên 100 tỷ dồng là chi phí đầu tư máy móc, thiết

bị hiện đại để thay thế các thiết bị đã cũ, lạc hậu để cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Ngoài ra, Disoco còn tích cực động viên, khuyến khích người lao động có những sáng kiến khoa học áp dụng cải thiện môi trường làm việc, môi trường cảnh quan, tiết kiệm năng lượng. Qua đó, nhiều cải tiến, sáng kiến kỹ thuật trong sản xuất đã thực sự phát huy hiệu quả cải thiện mội trường làm việc đồng thời giúp Công ty tiết kiệm năng lượng, vật tư trị giá hàng tỷ đồng mỗi năm như: Hệ thống phun sương tuần hoàn cục bộ có tác dụng làm mát và giảm bụi trong các phân xưởng sản xuất; hệ thống thu và lọc lại dầu đã qua sử dụng để tái sử dụng; sáng kiến Đúc đĩa nghiền từ nguồn vật tư tận dụng thép phế; sáng kiến Tiết kiệm vật tư đúc thân hộp giảm tốc... Ông Phạm Hùng Thái cho biết: Quan điểm của Disoco là vừa sản xuất vừa phải đảm bảo ATLĐ-VSMT. Đó là điều kiện tiên quyết để công nhân yên tâm làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất. Chính vì thế, chúng tôi đã quan tâm đầu tư không chỉ vào các biện pháp trực tiếp mà cả những biện pháp gián tiếp để cải thiện môi trường lao động và đảm bảo ATLĐ-VSMT. Kết quả là từ nhiều năm nay, Công ty Disoco luôn là đơn vị dẫn đầu thị xã cũng như tỉnh về công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động. Ngoài ra, những lợi ích từ hoạt động cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm an toàn lao động có tác dung như là chìa khóa để Công ty tăng cường mối quan hệ hợp tác với những hãng lớn như: Honda, Toyota, Piaggio… đồng thời mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, góp phần gia tăng doanh thu, lợi nhuận và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Theo báo Thái Nguyên

Page 11: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 11

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Việt Cường mùa quả chín Việt Cường, xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ)

không chỉ nổi danh với sản phẩm miến dong mà còn được nhiều người biết đến bởi miền quê này có sản lượng nhãn lớn nhất huyện, chất lượng quả cũng được liệt vào hàng “thượng hạng” của tỉnh, không thua kém gì nhãn lồng Hưng Yên. Trung bình mỗi năm, Việt Cường cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 100-150 tấn nhãn quả, những năm được mùa, lượng quả cung cấp cho thị trường có thể lên đến 200 tấn.

Những ngày này, về Việt Cường đâu đâu cũng thấy vườn nhãn quả sai trĩu. Nhiều cây nhãn cổ thụ, cành lá vươn xa tỏa bóng mát cả một khoảnh đất rộng. Hiện, trong xóm có gần 70 cây nhãn đã bước qua tuổi 50. Mặc dù những cây nhãn này không còn cho nhiều quả như hơn chục năm trước nhưng các hộ dân không ai phá bỏ mà vẫn chăm sóc bởi những cây nhãn cổ ấy thể hiện nét đặc sắc của vùng quê này, gắn bó với họ từ những ngày đầu dựng làng còn nhiều gian khó. Đưa chúng tôi đi tham quan vườn nhãn của gia đình, ông Đỗ Văn Đạt, Trưởng xóm Việt Cường cho biết: Giống như gia đình tôi, bà con trong xóm đã thu hoạch được khoảng 60% số cây nhãn, 40% còn lại sẽ được thu hoạch trong 2 tần tới. Dự kiến, số nhãn thu hoạch muộn này sẽ được bán với giá cao hơn so với lúc nhãn chín rộ khoảng 10-20% như hiện nay.

Cơ duyên để cây nhãn bén rễ trên đất Việt Cường là do những năm thập niên 60 của thế kỷ trước, người dân Hưng Yên khi tìm về đây xây dựng vùng kinh tế mới đã mang theo giống quả này về gây dựng trên quê mới. Hiện, trong xóm có 115 hộ dân thì 100% số hộ đều trồng nhãn, nhà ít có 60-70 cây, hộ nhiều có 100 hoặc hơn 100 cây như hộ anh Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Tiến Việt… Nhãn Việt Cường ngon nay lại càng ngon hơn khi cách đây 3 năm, người dân trong xóm được tham gia Dự án Cải tạo cây nhãn bằng kỹ thuật ghép mầm (mắt) của Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tham gia Dự án, mỗi mắt nhãn có giá 6 nghìn đồng thì người dân được hỗ trợ 50% (một cây có thể ghép từ 30-40 mắt). Mặc dù đến nay Dự án đã kết thúc nhưng vẫn tạo được phong trào ghép nhãn, cải tạo vườn tạp diễn ra sôi động ở Việt Cường, giảm thiểu hiện tượng ra quả cách năm hoặc ra ít quả, góp phần năng cao năng suất cây nhãn. Thời điểm hiện tại,

những cây nhãn ghép đang phát triển rất tốt, quả ngọt hơn, vỏ dày nên không bị chuột, dơi phá hoại như loại nhãn giống cũ. Năng suất của cây nhãn ghép cũng cao gấp 3-4 lần so với nhãn giống cũ, giá bán ra cũng cao hơn rất nhiều lần. Cụ thể, mỗi cây nhãn giống cũ một vụ cho 1 tạ quả, nhưng nhãn ghép có thể cho 3 tạ quả. Giá bán nhãn quả giống cũ cũng thấp hơn nhãn ghép khoảng 10-15 nghìn đồng/kg.

Mùa nhãn (bắt đầu từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9 hằng năm), cứ sáng sớm là tư thương vào, ra tấp nập. Những hộ neo người, tư thương thường về tận nhà, ra vườn ăn thử quả, đánh giá chất lượng, ngã giá rồi thuê người vào thu hoạch quả và chất lên xe ô tô, xe máy mang đi tiêu thụ ở T.P Thái Nguyên, huyện Võ Nhai, Phú Bình… và các tỉnh bạn như Hà Nội, Lạng Sơn... Những hộ có nguồn nhân lực dồi dào thì tự tay thu hoạch rồi mang ra chợ Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) bán buôn. Loại nhãn quả nhỏ (giống cũ) bán tại nhà với giá 6-8 nghìn đồng/kg, nhưng mang ra chợ có thể bán với giá 12-14 nghìn đồng/kg; loại quả to hơn (nhãn ghép) bán tại nhà với giá 20 nghìn đồng/kg nhưng mang ra chợ có thể bán với giá 25 nghìn đồng/kg. Trong vai những người đi mua hàng, chúng tôi tìm đến nhà Nguyễn Văn Việt, chủ nhân của hơn 100 cây nhãn lồng lấy giống từ Hưng Yên, trong đó gần 100% số cây đã được thực hiện công nghệ cấy ghép mô. Nhìn những cây nhãn trĩu quả, quả nào, quả nấy tròn căng, anh Việt nói: Nhãn to là vậy nhưng vẫn chưa chín. Khi nào vỏ quả nhãn chuyển sang màu vàng thì mới được thu hoạch. Khoảng 2 tuần nữa gia đình tôi mới thu hoạch, các chị muốn mua thì quay lại đây.

Chúng tôi biết anh nói cho vừa lòng khách hàng chứ 2 tuần nữa, khi nhãn được thu hoạch, tư thương đã xếp hàng chờ mưa nhãn quả của gia đình anh. Thấy vui vì điều đó bởi bao năm nay, chất lượng nhãn của Việt Cường ngày càng được nang lên và đầu ra luôn ổn định. Nhờ có cây nhãn mà cuộc sống của người dân Việt Cường khấm khá hơn. Có những gia đình như anh Việt, ông Đạt… mỗi năm cũng thu nhập trên dưới 50 triệu đồng từ nhãn. Đến nay, số hộ khá, giàu của xóm chiếm tới 40% và chỉ còn duy nhất 1 hộ nghèo; 3 năm liên tục xóm được công nhận làng văn hóa cấp huyện…

Theo báo Thái Nguyên

Page 12: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 12

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường về thép xây dựng, thực hiện quy hoạch phát triển ngành Thép của Chính phủ trong giai đoạn 2006-2015, được sự đồng ý của UBND tỉnh Thái Nguyên, sau một thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty cổ phần (CP) Gang thép Thái Nguyên, Tổng Công ty Thép Việt Nam đã chỉ đạo xây dựng thêm một nhà máy cán thép tại khu vực Lưu Xá, T.P Thái Nguyên. Nhà máy có công suất 500.000 tấn thép cán/năm; sử dụng công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, cán liên tục tốc độ cao; hệ thống điều khiển tự động hóa cấp 1 và 2, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và có tính cạnh tranh cao…

Để thực hiện Dự án này, Tổng Công ty Thép Việt Nam quyết định thành lập mô hình công ty cổ phần nhằm huy động tốt nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án. Sau khi đạt được sự đồng thuận với 3 thành viên là các nhà đầu tư chiến lược (gồm: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hà Nam và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên), Tổng Công ty đã thành lập Công ty CP Cán thép Thái Trung và 3 công ty trên là những cổ đông sáng lập. Đến nay, Công ty CP Cán thép Thái Trung đã có số cổ đông trên 680 thành viên, trong đó 3 cổ đông sáng lập chiếm trên 98% số vốn thực góp, riêng Công ty CP Gang thép Thái Nguyên thực góp trên 52%.

Dự án được thực hiện trên diện tích 66.000m2 đất, với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng. Ngay sau khi Sở Kế hoạch - Đầu tư Thái Nguyên cấp Giấy phép kinh doanh cho Công ty CP Cán thép Thái Trung, Công ty đã thành lập Ban Quản lý Dự án và phối hợp với các cơ quan thẩm định, tư vấn, nhà thầu cùng các ngân hàng tổ chức các quy trình thực hiện Dự án, ký các hợp đồng tài trợ, tín dụng. Đến ngày 19-7-2009, Công ty đã khởi công Dự án Nhà máy cán thép công suất 500.000 tấn/năm.

Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án, Công ty CP Cán thép Thái Trung đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, trong đó có giải pháp cắt giảm đầu tư các dự án bất động sản, thắt chặt quản lý tiền tệ… Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay tăng cao cũng gây khó

khăn cho các nhà đầu tư, nhà thầu trong việc vay vốn, giải ngân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện Dự án. Trước những khó khăn trên, Hội đồng quản trị Công ty và Ban Quản lý Dự án đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, như: Sắp xếp hợp lý các hạng mục để thuận lợi cho thi công; phối hợp chặt chẽ với nhà thầu và chủ động giải quyết các mối quan hệ giữa nhà thầu với nhà đầu tư, giữa nhà thầu chính với các nhà thầu phụ để tạo điều kiện cho nhau cùng hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra; đặc biệt là tranh thủ sự tạo điều kiện của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương và các nhà tài trợ, các chuyên gia của DANIELI, CONSTREXIM số 1 và nhiều nhà thầu phụ để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, lắp đặt Nhà máy cán thép.

Những cố gắng của cả đội ngũ đã được đền đáp, ngày 12-4-2013, phôi cán thử đầu tiên của Nhà máy đã cho ngay sản phẩm D18 với chất lượng cao, đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của Công ty CP Cán thép Thái Trung. Sau hơn 40 ngày sản xuất thử, Nhà máy đã sản xuất được 8 loại sản phẩm thép gai cốt bê tông từ D10 đến D25, tất cả các sản phẩm đều bảo đảm chất lượng ở phẩm vị cao về cơ lý tính. Đi đôi với sản xuất, Công ty cũng chủ động xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2008, hiện đã được Công ty QMS - đơn vị cấp chứng chỉ của Australia đánh giá cao...

Để sản phẩm thép cán Thái Trung với thương hiệu “Thép TTR- Tinh hoa ITALI, thiết bị G7” với chất lượng quốc tế lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam đứng vững được trên thị trường thép xây dựng, trong thời gian tới, Công ty CP Cán thép Thái Trung tiếp tục tập trung triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó Công ty chú trọng bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ công nhân lành nghề, nhanh chóng tiếp cận với công nghệ, thiết bị hiện đại, làm chủ quá trình vận hành dây chuyền sản xuất; thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm; tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ… Công ty phấn đấu duy trì sản xuất, kinh doanh bền vững trong thời kỳ hội nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Theo báo Thái Nguyên

Page 13: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 13

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

THƯ MỜI HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CÔNG - NÔNG NGHIỆP

TIÊU BIỂU LẦN THỨ 2 THÁI NGUYÊN 2013

- Các tổ chức kinh tế - Các Doanh nghiệp trong và ngoài nước

Page 14: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 14

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

SƠ ĐỒ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CÔNG - NÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU LẦN THỨ 2 THÁI NGUYÊN 2013

Page 15: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 15

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Bộ trưởng Công Thương nói về việc tăng giá điện, xăng dầu

Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã tập trung giải đáp những vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo, thời điểm tăng giá xăng dầu, điện, chống phân bón giả.

Thưa Bộ trưởng, nhiều người dân vẫn bày tỏ lo ngại về công tác đấu tranh chống nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong thời gian qua. Cụ thể như với sản phẩm mũ bảo hiểm, Bộ Công Thương dù đã có sự chỉ đạo hết sức quyết liệt, thế nhưng dường như các loại mũ mũ bảo hiểm giả vẫn bày bán tràn lan?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trước hết khung pháp lý cần phải tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh các hành vi từ khâu sản xuất, lưu thông, sử dụng.

Đối với một số hàng hóa thiết yếu cho đời sống của người dân, liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân thì các quy định, chế tài xử phạt phải đủ mức răn đe để cơ sở, cá nhân vi phạm không dám tái phạm.

Người dân băn khoăn về cách xử lý còn mang tính hình thức khi mà thực tế đã có những thiệt hại xảy ra. Nhưng khi Bộ Công Thương tiến hành thanh tra, kiểm tra thì kết quả không đáng là bao, thậm chí

nếu có vi phạm thì chỉ là những lỗi rất nhỏ về nhãn mác hàng hóa, cụ thể như việc xử lý vi phạm về chất lượng phân bón. Tại sao lại có nghịch lý này và chúng ta đã có những giải pháp gì cho việc đó, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Đây là thực tế phản ánh thực trạng công tác quản lý thị trường hiện nay của chúng ta, việc kiểm tra, xác nhận các tiêu chí chất lượng sản phẩm còn không nhất quán, thống nhất. Đối với những cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng do thu lợi nhuận lớn, nên nếu chúng ta không răn đe đủ mạnh thì người ta sẽ vẫn vi phạm. Vì vậy, phải tăng cường công tác xây dựng khuôn khổ pháp lý, quy định chặt chẽ để không có các kẽ hở cho những cơ sở, cá nhân có thể lợi dụng, vi phạm.

Thứ hai, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiếm soát và xử lý kiên quyết các vi phạm. Thứ ba là cần tăng cường công tác tuyên truyền.

Thưa Bộ trưởng, trong thời gian qua, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn tại sao Bộ Công Thương lại tham mưu, đề xuất ban hành Nghị định 109, theo đó chỉ cấp phép xuất khẩu gạo

cho khoảng 100 thương nhân đầu mối đủ điều kiện. Điều này có thể góp phần “bóp nghẹt” đầu ra hạt gạo của Việt Nam. Cũng từ đó nảy sinh những nhóm lợi ích đang trục lợi chính sách và trục lợi công sức của người nông dân trồng lúa?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Nghị định 109 được ban hành năm 2009, đây không phải là sản phẩm riêng theo đề xuất của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp lấy ý kiến của các Bộ, các ngành và tham vấn rất rộng đến các địa phương và hiệp hội ngành nghề trong đó có Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Con số 100 đầu mối kinh doanh xuất khẩu gạo cũng không phải đề xuất của Bộ Công Thương.

Qua thực tế khi vận hành Nghị định 109, ý kiến của nhiều đơn vị cho rằng phải giảm bớt số đầu mối để các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động có hiệu quả.

Thưa Bộ trưởng, việc chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh, xuất khẩu gạo trên thị trường là hết sức cần thiết, tuy nhiên, làm thế nào để Bộ Công Thương có thể kiểm soát được các đối tượng trục lợi chính sách này?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản 1711 thông báo sau khi xem xét kiến nghị của các Bộ ngành mà Bộ Công Thương làm đại diện, đã đồng ý về mặt nguyên tắc sửa đổi bổ sung (Nghị định 109-PV)

theo hướng: Tập trung khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện về tài chính, về kho bãi, về thị trường, được thuận lợi trong việc kinh doanh và xuất khẩu gạo; kiên quyết ngăn chặn tình trạng doanh

nghiệp không đáp ứng điều kiện, thậm chí là không có khả năng nhưng lại được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, rồi bán lại giấy phép hoặc trục lợi trên quy định của Chính phủ.

(Xem tiếp trang 16)

Page 16: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 16

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Bộ trưởng Công Thương nói về việc...(Tiếp theo trang 15)

Văn bản này cũng quy định trước mắt, vẫn phải khống chế doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp nào liên tiếp trong 2 năm không xuất khẩu được quá 10.000 tấn gạo/năm thì không cấp phép.

Nhưng làm thế nào Bộ Công Thương vừa kiểm soát được việc các doanh nghiệp được cấp phép rồi bán giấy phép xuất khẩu cho doanh nghiệp khác để trục lợi, đồng thời vẫn đáp ứng được chỉ tiêu xuất khẩu, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Điều này cũng liên quan đến quản lý thị trường, quản lý sản xuất kinh doanh mà nếu chỉ riêng Bộ Công Thương thì không thể làm được, nên cần phải phối hợp rất chặt chẽ, trước hết là với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, với các địa phương,

bộ, ngành trong đó có Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Thưa Bộ trưởng, tại sao trong gần như cùng 1 thời điểm, chỉ cách nhau khoảng 3 tuần thì cả giá điện và giá xăng đều tăng, trong khi đây là mặt hàng thiết yếu, tác động rất lớn tới đời sống?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Nói về việc điều chỉnh giá xăng dầu và điện thì đây là câu hỏi đáng suy nghĩ.

Không thể không điều chỉnh theo hướng tăng, vì đáng lẽ giá điện cần phải được điều chỉnh sớm hơn, bởi vì từ tháng 12/2012 đến nay, chúng ta chưa tăng giá điện, trong khi một loạt chi phí đầu vào liên quan đến giá điện đều đã tăng, biến động rất nhiều. Vì vậy, nếu kéo dài việc không tăng giá thì ngành Điện sẽ rất khó khăn.

Có nghĩa là để giải quyết khó khăn cho ngành Điện thì người dân và xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đó?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Để giải quyết khó khăn thì bản thân ngành Điện vẫn là chính, nhưng nếu không có sự quan tâm, cùng tham gia chia sẻ của người dân và xã hội thì ngành Điện cũng sẽ rất khó khăn.

Tôi cũng xin lưu ý một điều, dù có điều chỉnh giá nhưng chủ trương của Đảng và Nhà nước với người nghèo và gia đình chính sách vẫn giữ không thay đổi và việc hỗ trợ 30.000 đồng mỗi tháng cho 1 hộ nghèo về tiền điện vẫn giữ như hiện nay. Đây là cố gắng lớn trong bối cảnh ngân sách của chúng ta còn nhiều khó khăn.

Theo KTĐT

Lãnh đạo Công ty TAL – Hồng Kông làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều ngày 29/8, lãnh đạo Công ty TAL của Hồng Kông có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên, nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Thái Nguyên. Dự buổi tiếp có đồng chí Dương Ngọc Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Đại diện Công ty TAL cho biết, sau khi khảo sát tại Thái Nguyên và một số tỉnh thành trong cả nước, Công ty mong muốn được đầu tư một nhà máy dệt vải quy mô lớn trên địa bàn. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ góp phần giải quyết việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công ty cũng cam kết đảm bảo quy trình xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam quy định. Đồng thời mong

muốn các cấp, các ngành tỉnh Thái Nguyên tạo mọi điệu kiện tốt nhất để dự án đầu tư của Công tyy sớm được triển khai.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh Công ty TAL của Hồng Kông đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thái Nguyên. Đồng thời nhấn mạnh, Thái Nguyên là địa phương có nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư, có lợi thế về cơ sở vật chất, giao thông thuận tiện, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đứng thứ 3 cả nước. Tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đầu tư, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc triển khai dự án, sản xuất, kinh doanh. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đề nghị, Công ty cần thực hiện đầy đủ các cam kết khi triển khai dự án tại địa phương./.

Theo Thainguyentv.vn

Page 17: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 17

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Họp Ban Chỉ đạo hỗ trợ thực hiện đầu tư dự án Samsung

Họp Ban Chỉ đạo hỗ trợ thực hiện đầu tư dự án Samsung Ngày 28/8, Ban Chỉ đạo

hỗ trợ thực hiện đầu tư dự án SamSung tổ chức họp bàn với các ngành, đơn vị, địa phương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án trong thời gian tới. Đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Phùng Đình Thiệu, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Đoàn Thị Hảo, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Hiện nay, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Yên Bình I với quy mô 350 ha đã hoàn thiện; UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt quy hoạch chi tiết cho 200 ha giai đoạn đầu, 150 ha còn lại sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt khi quy hoạch Khu công nghiệp Yên Bình mở rộng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến thời điểm này, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bình đang triển khai hoàn thành các thủ tục đầu tư, phối hợp với huyện Phổ Yên kiểm đếm và lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất của Khu công nghiệp Yên Bình I, đồng thời lập các dự án và chuẩn bị đầu tư Nhà máy nước sạch, trạm xử lý nước thải, các tuyến giao thông đối ngoại,...nhằm phục vụ cho các nhà đầu tư đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình nói riêng và Tổ hợp Yên Bình nói chung. Công ty sẽ tiến hành ngay việc đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở

của Khu công nghiệp Yên Bình mở rộng ngay khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Ý kiến thảo luận tại cuộc họp đã tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà đơn vị chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bình đang gặp phải trong quá trình giải phóng mặt bằng phục vụ dự án nhà máy điện tử Samsung. Đến nay, các hạng mục điện, nước, viễn thông cũng đã cơ bản sẵn sàng phục vụ dự án ngay sau khi hạ tầng giao thông hoàn thành.

Sau khi nghe báo cáo và các kiến nghị, đề xuất của các đại biểu, đồng chí Dương Ngọc Long - Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh các hoạt động phục vụ dự án. Đồng thời đề nghị các đơn vị, các ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác phối hợp, giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và thực hiện các dự án hạ tầng tại Khu công nghiệp Yên Bình I. Trước mắt cần tập trung rà soát các văn bản, thủ tục hành chính tạo điều kiện cho Tổ hợp Yên Bình được hưởng các cơ chế và chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh. Đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bình đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng phục vụ dự án tại Khu tổ hợp và hoàn thành xây dựng khu tái định cư trong thời gian sớm nhất.

Theo Thainguyentv.vn

Page 18: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 18

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp

nhà đầu tư dệt may của Hồng Kông

Chiều 29-8, đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp ông C.K.Sun, Tổng Giám đốc Công ty T.A.L, đơn vị chuyên về dệt may của Hồng Kông (ảnh) và các thành viên trong Đoàn.

Ông C.K.Sun cho biết, trong chuyến sang khảo sát tại Việt Nam lần này, Thái Nguyên là 1 trong 5 tỉnh mà Công ty T.A.L quan tâm xem xét để lựa chọn đầu tư. Qua khảo sát tại huyện Phổ Yên vào buổi sáng cùng ngày, Đoàn nhận thấy Thái Nguyên là địa phương phù hợp để Công ty triển khai đầu tư xây dựng nhà máy dệt vải trong thời gian tới. Điều được ông C.K.Sun quan tâm nhất là vấn đề cho phép xả nước thải ra môi trường khi Nhà máy đi vào hoạt động, bởi với công suất dự tính thì mỗi ngày nhà máy sẽ xả khoảng 10.000m3 nước thải ra bên ngoài. Ông C.K.Sun khẳng định, nguồn nước thải của nhà máy trước khi xả ra môi trường đều được xử lý

bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh

dự định đầu tư vào Thái Nguyên của Công ty

T.A.L Hồng Kông. Về vấn đề nước thải, tỉnh sẽ cấp phép xả thải nếu Công ty đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam. Tỉnh cũng sẽ có những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt và hợp lý khi Công ty đầu tư xây dựng nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để Công ty nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đầu tư...

Được biết, Công ty T.A.L đã đầu tư một nhà máy dệt may quy mô lớn tại tỉnh Thái Bình cách đây gần 10 năm, hiện nhà máy này đang hoạt động hiệu quả.

Theo Báo Thái nguyên

Page 19: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 19

VẤN ĐỀ HÔM NAY KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Sữa ngoại “mất điểm”: Cơ hội cho sữa nội!

Thông tin sữa Similac, Karicare, Dumex nhiễm khuẩn và phải thu hồi tại thị trường Việt Nam đã tác động lớn đến người tiêu dùng. Nhiều người lâu nay sính sữa ngoại đã quay trở lại dùng sữa nội. Các thương hiệu sữa trong nước có thêm cơ hội “chinh phục” người tiêu dùng!

Qua các phương tiện truyền thông, các công ty sữa lớn ở Việt Nam đều khẳng định không hề sử dụng nguyên liệu của Fonterra (New Zealand) (công ty cung cấp nguyên liệu bị nghi nhiễm khuẩn). Vinamilk khẳng định trong thời gian qua không sử dụng nguyên liệu whey protein (đạm cô đặc) của Fonterra cho bất kỳ sản phẩm sữa nào. Ngay cả sữa bột thành phẩm từ Fonterra, Vinamilk cũng không nhập. Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại Công ty Vinamilk - cho biết, nguyên liệu whey protein mà Vinamilk đang sử dụng cho sản xuất các sản phẩm sữa bột đều được nhập khẩu từ Mỹ và EU. Tất cả các sản phẩm sản xuất luôn được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm nên không ảnh hưởng đến sản phẩm.

NutiFood cũng không nhập khẩu nguyên liệu đạm whey protein từ Fonterra, mà sử dụng nguyên liệu whey protein nhập khẩu từ Công ty Hilmar Ingredients (Mỹ) dành cho sản phẩm Slim Max (thực phẩm giảm cân cho người lớn). Ông Trần Hữu Đức - Giám đốc quan hệ công chúng - nhấn mạnh, với

các dòng sản phẩm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, NutiFood đang hợp tác sản xuất và nhập khẩu nguyên lon từ Tập đoàn Hochdorf (Thụy Sĩ).

Tại thời điểm này, trên thị trường, sữa nội được người tiêu dùng quan tâm chọn mua nhiều. Chị Thu Hà - chủ cửa hàng trên phố Tây Sơn (Hà Nội) - cho hay: “Rất nhiều người ưa chuộng sữa ngoại nay đều chuyển sang sữa nội. Sữa bột Vinamilk bán chạy, sức mua tăng 30-40%. Trước đây, mỗi ngày bán chừng 1 thùng khoảng 22 hộp sữa nội thì nay gấp đôi, có khi gấp ba”.

TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam:

Kết quả phân tích thành phần của các loại sữa nhập ngoại và sữa nội cho thấy, sữa nội không thua kém về chất lượng so với sữa ngoại, nhất là các thành phần chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất...

Xác định mục tiêu kinh doanh là đem các sản phẩm tốt nhất với mức giá hợp lý nhất đến tay người tiêu dùng, các công ty sữa Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Sữa bột, sữa nước hay các chế phẩm từ sữa đều có mẫu mã, chất lượng và chủng loại không thua kém gì hàng ngoại nhập. Ông Trần Đăng Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP sữa Hà Nội (Hanoi Milk) - cho biết, toàn bộ quy trình sản xuất, lưu thông các sản phẩm sữa của công ty đều tuân theo chuẩn chất lượng

quốc tế ISO và HACCP. Mỗi dòng sản phẩm khi tung ra thị trường đều trải qua các khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào, vi sinh của nguyên liệu, thiết bị và môi trường không khí, kiểm soát cân vi lượng, mẫu lưu thành phẩm, kiểm soát quá trình đóng gói…

Bên cạnh đó, các công ty đều chú trọng việc mở rộng quy mô, đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ máy móc hiện đại. Đơn cử, thương hiệu sữa TH True Milk, vừa khánh thành nhà máy sản xuất, chế biến sữa hiện đại có công suất giai đoạn 1 là 200.000 tấn/năm, đến năm 2017 có quy mô hiện đại bậc nhất Đông Nam Á và sẽ nâng công suất toàn hệ thống lên 500.000 tấn/năm. Trước đó, Vinamilk cũng đã chính thức đưa vào vận hành nhà máy sữa bột trẻ em hiện đại nhất châu Á. Trong chiến lược kinh doanh sắp tới, Vinamilk sẽ tiếp tục khánh thành “siêu nhà máy” sữa nước hiện đại với công suất giai đoạn I là 1,2 triệu lít sữa/ngày, giai đoạn II nâng lên 2,4 triệu lít sữa/ngày, tương đương tổng công suất 9 nhà máy hiện nay của Vinamilk.

Việc mở rộng quy mô, đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ máy móc hiện đại là một bước tiến mang tính chiến lược của các DN sữa Việt Nam. Với sự phát triển lớn mạnh của nhiều thương hiệu sữa nội, các chuyên gia cho rằng, DN Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ cuộc chơi trên thị trường sữa.

Theo Báo Công Thương

Page 20: SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.8.2013.pdf · - Tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 20

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

giá gas tăng 12.000 đ/bình

12 kg

Giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ dao động từ 398.000 - 400.000 đồng/bình 12 kg. Theo đó, giá gas của Công ty Dầu khí TP HCM (Saigon Petro), sau khi tăng sẽ có giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 398.000 đồng/bình 12 kg. Giá gas của Công ty Gas Pacific Petro cũng được quy định giá đến tay người tiêu dùng là 397.000 đồng/bình 12 kg; còn gas của Petrolimex Sai Gon có giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 404.000 đồng/bình 12 kg. Các công ty cho biết nguyên nhân tăng giá là do giá gas thế giới tháng 9 công bố bình quân 862,5 USD/tấn, tăng 42,5 USD/tấn so với tháng 8, vì vậy các công ty điều chỉnh tăng tương ứng. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay giá gas tăng bốn lần với tổng mức tăng là 34.000 đồng/bình 12 kg, lần tăng giá này là tháng thứ 3 liên tiếp tăng giá gas.

Theo VOV

Giá lúa gạo hạ nhiệt Sau hai tuần tăng giá liên tục (từ những ngày cuối tháng 7-

2013 đến nay), thị trường lúa gạo hiện bắt đầu hạ nhiệt trở lại khi giá chào xuất khẩu lẫn trong nước đều sụt giảm, đây cũng là lần giảm giá đầu tiên trong tháng 8 này.

Chỉ một thời gian ngắn điều chỉnh tăng, hiện giá chào xuất khẩu gạo của Việt Nam đã giảm trở lại. Cụ thể, đối với gạo 5% tấm hiện được chào bán với giá 395 – 405 đô la Mỹ/tấn so với mức 405 – 415 đô la Mỹ/tấn vào đầu tuần trước; gạo 25% tấm hiện được chào bán với giá chỉ 365 – 375 đô la Mỹ/tấn.

Thị trường lúa gạo nội địa cũng nhanh chóng hạ nhiệt trở lại. Đối với lúa IR 50404 (tươi) tại ĐBSCL hiện được thương nhân thu mua tại ruộng chỉ còn 4.400 – 4.450 đồng/kí lô gam và 4.700 – 4.800 đồng/kí lô gam đối với các giống lúa hạt dài (lúa tươi), giảm 200 đồng/kí lô gam so với mức giá cách nay nửa tháng.

Về giá gạo nguyên liệu, hiện được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo tại ĐBSCL mua vào chỉ 6.700 – 6.800 đồng/kí lô gam đối với giống IR 50404 và 7.000 – 7.100 đồng/kí lô gam đối với các giống lúa hạt dài, giảm 150 – 200 đồng/kí lô gam so với mức giá cách nay nửa tháng.

Bà Nguyễn Phúc Ánh, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Tấn Tài III, chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, cho biết hợp đồng xuất khẩu gạo trong nước bị hủy nhiều cộng với áp lực giảm giá bán gạo của Ấn Độ, Thái Lan - đối thủ cạnh tranh đối với xuất khẩu gạo Việt Nam - thời gian gần đây… là những nguyên nhân làm thị trường lúa gạo Việt Nam hạ nhiệt trở lại.

Trang thông tin thị trường gạo Oryza.com, cho biết nếu như thời điểm tháng 6 và 7-2013, chênh lệch giữa giá chào xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan và Ấn Độ có lúc lên đến 100 đô la Mỹ/tấn (gạo 5% tấm), thì hiện khoảng cách này đã được thu hẹp, chỉ còn khoảng 20 – 50 đô la Mỹ/tấn.

Theo Oryza.com, khoảng cách giá chào xuất khẩu gạo giữa Việt Nam với Thái Lan và Ấn Độ được kéo giảm do Thái Lan và Ấn Độ hạ giá bán, trong khi giá chào xuất khẩu của Việt Nam được cải thiện chút đỉnh so với thời điểm tháng 6 và 7-2013, dù hiện có giảm trở lại.

Cụ thể, đối với gạo 5% tấm, cách nay khoảng 1 tháng (ngày 10-7-2013), giá chào xuất khẩu của Việt Nam chỉ 370 – 380 đô la Mỹ/tấn, thì của Thái Lan và Ấn Độ được chào bán lần lượt với giá 480 – 490 đô la Mỹ/tấn và 440 – 450 đô la Mỹ/tấn, tuy nhiên, hiện giá bán của Thái Lan và Ấn Độ giảm xuống chỉ còn 455 – 465 đô la Mỹ/tấn và 425 – 435 đô la Mỹ/tấn, trong khi đó, của Việt Nam là 395 – 405 đô la Mỹ/tấn (gạo 5% tấm).

Theo KTSG