phân tích Định giá cổ phiếu

90
Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Upload: others

Post on 21-Oct-2021

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Page 2: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

2

Những kỹ năng và khái niệm cơ bản

• Tìm hiểu đặc điểm Cổ phiếu thường và cổ tức

• Xem xét sự khác biệt giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường

• Tìm hiểu sơ lược Thị trường cổ phiếu

• Giải thích tại sao giá cổ phiếu phụ thuộc vào cổ tức tương lai và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức

• Hiểu được cách tính toán giá cổ phiếu dựa trên mô hình tăng trưởng cổ tức (DDM)

• Mở rộng việc định giá theo dòng tiền FCFF, FCFE

• Định giá thông qua hệ số bội P/E, P/B, P/S, P/CF

• Mô hình phần dư lợi nhuận (RIM)

• Cách thức định giá cổ phiếu và quyết định đầu tư

Page 3: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

3

Đặc điểm cổ phiếu thường

• Khái niệm cổ phiếu

• Các đặc điểm:

– Quyền bầu cử, ứng cử

– Uỷ quyền biểu quyết

– Các quyền cơ bản khác• Sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với giá trị cổ

phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ.

• Hưởng cổ tức tương ứng phần cổ phiếu nắm giữ

• Quyền ưu tiên mua cổ phiếu theo tỷ lệ nắm giữ trong trường hợp công ty phát hành tăng vốn.

Page 4: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

4

Các đặc điểm cổ tức

• Cổ tức không phải là trách nhiệm của công ty cho đến khi nó được công bố bởi Hội đồng quản trị (Đại hội cổ đông thường niên thông qua).

• Cổ tức được chi trả không phải là một khoản chi phí hoạt động kinh doanh vì thế nó không được khấu trừ thuế.

• Thông thường một công ty không đi đến phá sản bởi vì nó không trả được cổ tức.

• Mức cổ tức được áp dụng rộng rãi ở nhiều công ty trên thế giới là tối thiểu 70% từ lợi nhuận sau thuế (tại Việt Nam: thông thường chỉ từ 40-60% lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ).

• Ví dụ: Thông tin VNM (từ 30%->40%), NTL (30%->130%, 30%=tiền), REE (120%, 20%=tiền), KLS …; BBC (thưởng 5:1 = CP).

Page 5: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

5

Sự khác nhau giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu thường (CP phổ thông)

• Được hưởng cổ tức không cố định, có thể cao hay thấp tùy theo kết quả kinh doanh

• Được hưởng cổ tức sau cổ phiếu ưu đãi

• Được chia tài sản sau cùng trong trường hợp công ty bị thanh lý

• Giá cả thường dao động mạnh hơn cổ phiếu ưu đãi

• Lợi nhuận và rủi ro cao hơn cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi

• Được hưởng cổ tức cố định bất kể kết quả kinh doanh cao hay thấp

• Được hưởng cổ tức trước cổ phiếu phổ thông

• Được chia tài sản trước khi chia cho cổ đông phổ thông trong trường hợp công ty bị thanh lý

• Giá cả thường ít dao động hơn cổ

phiếu phổ thông

• Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cổ phiếu phổ thông

Page 6: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

6

Thị trường cổ phiếu

Thị trường sơ cấp – Nhằm huy động vốn dài hạn cho các tổ chức phát hành– Thị trường phát hành và giao dịch các loại chứng khoán mới

phát hành.

– Khi công ty quyết định phát hành tăng vốn, sẽ lựa chọn phát hành giữa vốn cổ phần hoặc nợ (trái phiếu).

– Nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phiếu công ty đầu tiên sẽ tạo nên thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp – Nhằm tạo khả năng thanh khoản cho nhà đầu tư– Thị trường giao dịch các loại chứng khoán đã phát hành

– Sau khi cổ phiếu được phát hành và niêm yết, nó sẽ được giao dịch tại thị trường thứ cấp

– Hầu như khi chúng ta muốn tham gia thị trường chứng khoán là chúng ta quan tâm đến thị trường này

Page 7: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

7

Định giá cổ phiếu

• Khi đầu tư cổ phiếu, chúng ta có thể nhận được dòng tiền thu nhập theo 2 cách:

– Công ty trả cổ tức

– Bán cổ phiếu cho nhà đầu tư khác trên thị trường hoặc cho chính công ty đó

• Nguyên tắc định giá: Giá cổ phiếu là hiện giá của những dòng tiền kỳ vọng tạo ra trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với một tỷ suất lợi nhuận yêu cầu từ các nhà đầu tư.

Page 8: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

8

Định giá cổ phiếu – công thức tổng quát

P0 = D1 /(1+re) + D2 /(1+re)2 + D3 /(1+re)

3 + … +

D /(1+re)

P0 =

với Dt: cổ tức ở thời đoạn t

P0: là giá hiện tại của cổ phiếu và

re: là tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu từ cổ phiếu thường

te

t

1 )r1(

D

t

n

nn

tt

t

ee r

P

r

DP

)1()1(1

0

Page 9: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

9

Xem xét giá cổ phiếu qua 1 thời đoạn• Giả sử bạn đang muốn mua cổ phiếu của công

ty XYZ với kỳ vọng sẽ được trả $2 cổ tức một năm và bạn tin rằng sẽ bán được cổ phiếu này giá $14 thời gian sau đó. Nếu bạn yêu cầu tỷ suất sinh lời 20% trên vốn đầu tư, thì bạn sẽ sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu này? – Tính toán hiện giá của các dòng tiền được kỳ vọng

thu về

– Giá cổ phiếu: P0 = (14 + 2) / (1.2)1 = $13.33

1

11

1

1

1

10

)1()1()1( eee r

PD

r

P

r

DP

0

01

0

1

0

11 1P

PP

P

D

P

PDre

Page 10: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

10

Xem xét giá cổ phiếu qua 2 thời đoạn

• Bây giờ nếu bạn quyết định giữ cổ phiếu đó trong vòng 2 năm? Bên cạnh cổ tức năm 1, bạn kỳ vọng được trả cổ tức $2.10 trong năm 2 và giá cổ phiếu sẽ bán được vào cuối năm 2 là $14.70. Hiện tại bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu này?

– P0 = 2 / (1.2)1 + (2.10 + 14.70) / (1.2)2

– P0 = 13.33

2

22

1

1

2

2

2

2

1

10

)1()1()1()1()1( eeeee r

PD

r

D

r

P

r

D

r

DP

Page 11: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

11

Xem xét giá cổ phiếu qua 3 thời đoạn

• Cuối cùng, bạn quyết định giữ cổ phiếu XYZ trong 3 năm? Ngoài 2 khoản cổ tức của năm 1 & 2, bạn kỳ vọng nhận được số tiền cổ tức $2.205 tại thời điểm cuối năm 3 và giá giao dịch của nó sẽ là $ 15.435. Bây giờ bạn sẽ sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu để sở hữu cổ phiếu này?

– P0 = 2/1.21 + 2.10/(1.2)2 + (2.205 +15.435)/(1.2)3

– P0 = 13.33

Page 12: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

12

Phát triển Mô hình định giá

• Bạn sẽ tiếp tục thực hiện việc chiết khấu các dòng tiền thu được qua các năm về hiện tại để xác định giá của cổ phiếu.

• Việc định giá cổ phiếu đơn giản chỉ là mô hình hiện giá toàn bộ dòng tiền (cổ tức) dự kiến có được trong tương lai và giá bán sau cùng của nó

• Vì thế, bằng cách nào chúng ta có thể ước lượng được toàn bộ cổ tức và giá bán trong tương lai?

Page 13: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

13

Dự báo dòng cổ tức: Các trường hợp đặc biệt• Cổ tức không đổi

– Công ty sẽ trả một khoản cổ tức không thay đổi kéo dài mãi mãi.

– Đây là một hình thức của cổ phiếu ưu đãi

– Giá cổ phiếu được tính dựa trên công thức dòng tiền đều vô tận

• Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức không đổi– Công ty sẽ tăng mức trả cổ tức với một tỷ lệ không đổi

qua mỗi thời đoạn

• Tỷ lệ tăng trưởng thay đổi và ổn định sau một thời gian– Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức không giữ nguyên như ban đầu,

nhưng giảm dần đến một tỷ lệ tăng trưởng không đổi

Page 14: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

14

Tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không

• Nếu cổ tức được kỳ vọng không đổi trong khoảng thời gian khá dài và kéo đến vô cùng, khi đó chúng ta có thể áp dụng công thức tính toán hiện giá của dòng tiền đều vô tận để xác định giá cổ phiếu trong trường hợp này:

– P0 = D / re

• Giả sử nhà đầu tư được trả $0.50 cổ tức mỗi quý và tỷ suất sinh lời yêu cầu là 10%/năm. Giá cổ phiếu sẽ là bao nhiêu?

– P0 = 0.50 / (0.1 / 4) = $20

Page 15: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

15

Mô hình tăng trưởng cổ tức

• Cổ tức được kỳ vọng tăng trưởng với tỷ lệ không đổi:

– P0 = D1 /(1+re) + D2 /(1+re)2 + D3 /(1+re)

3 + …

– P0 = D0(1+g)/(1+re) + D0(1+g)2/(1+re)2 +

D0(1+g)3/(1+re)3 + …

• Biến đổi đại số, chúng ta xác định giá cổ phiếu theo mô hình như sau (được gọi là Mô hình Gordon):

g-r

D

g-r

g)1(DP

e

1

e

00

Page 16: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

16

Mô hình tăng trưởng cổ tức – Ví dụ 1

• Giả sử cổ phiếu A vừa trả cổ tức ở mức $2.00 trong năm gần đây và dự kiến tăng trưởng mãi mãi ở mức 4%/năm. Nếu lãi suất thị trường đang là 12%/năm cho những tài sản giao dịch có độ rủi ro tương đương, cổ phiếu này sẽ được bán với mức giá bao nhiêu?

• Chúng ta xem lại công thức Gordon:

P0 = 2(1+0.04) / (0.12 - 0.04) = $26

Page 17: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

17

Mô hình tăng trưởng cổ tức – Ví dụ 2

• Giả sử cổ phiếu B đang được kỳ vọng trả cổ tức ở mức $2 trong năm tới. Nếu mức cổ tức này dự kiến tăng trưởng không đổi với tỷ lệ 5%/năm và tỷ suất sinh lời yêu cầu là 20% thì giá của nó sẽ là bao nhiêu?

– P0 = 2 / (0.2 - 0.05) = $13.33

• Tại sao $2 không được nhân với (1.05) trong ví dụ này?

Page 18: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

18

Biến động giá cổ phiếu và tốc độ tăng trưởng cổ tức

D1 = $2; re = 20%

Tốc độ tăng trưởng

Giá

cổ p

hiế

u

Page 19: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

19

Biến động giá cổ phiếu và suất sinh lời yêu cầu

D1 = $2; g = 5%

Giá

cổ

phiế

u

Ty suất sinh lời re

Page 20: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

20

Mô hình tăng trưởng Gordon –Ví dụ 3

• Mô hình Gordon: Giả sử công ty dự kiến trả cổ tức là $4 vào thời đoạn kế tiếp và mức cổ tức này kỳ vọng tăng trưởng 6%/năm. Với tỷ suất sinh lời yêu cầu từ các nhà đầu tư là 16%/năm, giá cổ phiếu giao dịch ở mức bao nhiêu vào hiện tại?

– P0 = 4 / (0.16 - 0.06) = $40

Page 21: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

21

Mô hình tăng trưởng Gordon –Ví dụ 3 (tt)

• Giá dự kiến có thể giao dịch trong năm thứ 4?

– P4 = D4(1 + g) / (re – g) = D5 / (re – g)

– P4 = 4(1+0.06)4 / (0.16 - 0.06) = 50.50

• Chúng ta thử tính ngược lại suất chiết khấu (tỷ suất sinh lời) là bao nhiêu trong suốt thời hạn 4 năm?

– 50.50 = 40(1+r)4; r = 6%

– PV = -40; FV = 50.50; N = 4; I/Y = 6%

• Giá cổ phiếu tăng tại tỷ lệ tương tự như cổ tức

Page 22: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

22

Mô hình tăng trưởng Gordon –Ví dụ 4

• Điều gì sẽ xảy ra khi cổ tức kỳ vọng lại giảm xuống mỗi năm?

• Ví dụ: Giả sử 1 cổ phiếu có mức cổ tức hiện tại là $5/cổ phiếu và tỷ suất sinh lời yêu cầu là 10%. Nếu cổ tức dự kiến giảm 3%/năm thì giá cổ phiếu này sẽ là bao nhiêu vào hôm nay?

• Giá dự kiến có thể giao dịch:

– P0 = D0(1 + g) / (re – g) = 5(1-0.03) / (0.1 + 0.03)

– P0 = 4.85 / 0.13 = $37.31

Page 23: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

23

Mô hình tăng trưởng Gordon –Ví dụ 4 (tt)

• Điều gì sẽ xảy ra khi cổ tức kỳ vọng lại giảm xuống mỗi năm?

• Tiếp theo ví dụ trên: cổ tức giai đoạn kế tiếp được dự kiến ở mức là $4.85/cổ phiếu.

• Giá cổ phiếu có thể giao dịch trong năm tới:

– P1 = D0(1 + g)2 / (re – g) = 5(1-0.03)2 / (0.1 + 0.03)

– P1 = 4.7 / 0.13 = $36.19

• Giá cổ phiếu cũng đi theo chiều hướng tương tự như cổ tức: giảm 3% mỗi năm.

Page 24: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

24

Cổ tức tăng trưởng thay đổi

Khi tỷ lệ tăng trưởng thay đổi qua từng thời

đoạn, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:

– Độ dài của mỗi thời đoạn đổi: thay đổi, sau đó ổn định

– Cổ tức được chia trong mỗi thời đoạn

– Tỷ suất sinh lời yêu cầu từ nhà đầu tư

– Giá trị cuối trong giai đoạn công ty tăng trưởng ổn định hay giá bán được khi kết thúc đầu tư

Page 25: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

25

Cổ tức tăng trưởng thay đổi

• Giả sử công ty dự kiến tăng cổ tức 20% trong năm đầu, 15% cho năm tiếp theo. Sau đó cổ tức sẽ tăng vô hạn với tỷ lệ không đổi là 5%/năm. Nếu mức cổ tức chi trả gần nhất của công ty là $1 và tỷ suất sinh lời yêu cầu 20% thì giá của cổ phiếu này là bao nhiêu?

Page 26: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

26

Cổ tức tăng trưởng thay đổi (tt)

• Tính toán dòng cổ tức qua các năm với tốc độ tăng trưởng khác nhau:

– D1 = 1(1.2) = $1.20

– D2 = 1.20(1.15) = $1.38

– D3 = 1.38(1.05) = $1.449

• Tìm giá trị kỳ vọng tương lai trong giai đoạn ổn định:

– P2 = D3/(re – g) = 1.449 / (0.2 - 0.05) = 9.66

• Tìm giá trị hiện tại của các dòng tiền kỳ vọng tương lai:

– P0 = 1.20 / (1.2)1 + (1.38 + 9.66) / (1.2)2 = 8.67

Page 27: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

27

Cổ tức tăng trưởng thay đổi

P0 =

Trong đó:- Giai đoạn 1->n: hiện giá của dòng cổ tức

trong suốt giai đoạn tăng trưởng thay đổi.

- Giai đoạn n+1->vô cùng: chính là hiện giá dòng cổ tức ổn định hay không đổi (áp dụng mô hình Gordon)

ne

e1n

te

t

1 )r1(

g) - /(rD

)r1(

D

n

t

Page 28: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

28

Câu hỏi ôn – Phần I

• Giá trị của cổ phiếu là bao nhiêu khi mức cổ tức dự kiến được trả không đổi ở mức $2/năm nếu suất sinh lời yêu cầu là 15%?

• Giả sử, công ty bắt đầu tăng cổ tức với tỷ lệ 3%/năm, sau đó không đổi, khởi đầu với mức cổ tức năm vừa qua là $2? Tỷ suất sinh lời yêu cầu vân là 15%, giá cổ phiếu này sẽ được giao dịch ở mức nào?

• Trường hợp: g1 = 3% năm 1, g2= 4% năm 2, g3 = 5% năm 3; sau đó ổn định ở mức g = 3%. Giá cổ phiếu sẽ xác định ở mức nào là phù hợp?

Page 29: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

29

Tỷ suất sinh lời yêu cầu

• Bắt đầu với mô hình tăng trưởng cổ tức Gordon, chúng ta xác định re như sau:

• g: xác định dựa trên số liệu lịch sử chi trả cổ tức trong 5 năm lấy bình quân hoặc

g = ROE x b (b: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại)

• Khi đó: re = D1/P0 + g

g-r

D

g-r

g)1(DP

e

1

e

00

Page 30: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

30

Tỷ suất sinh lời yêu cầu – Ví dụ

• Giả sử cổ phiếu công ty ABC đang giao dịch ở mức giá $10.50. Công ty này đang chi trả cổ tức $1 và tốc độ tăng trưởng cổ tức được kỳ vọng tăng trường không đổi 5% mỗi năm. Hãy xác định suất sinh lời yêu cầu khi đầu tư vào cổ phiếu này?– re = [1(1.05)/10.50] + 0.05 = 15%

• Lợi suất từ cổ tức là bao nhiêu?– D1/P0 = 1(1.05) / 10.50 = 10%

• Lợi suất từ tăng trưởng cổ tức là bao nhiêu?– g =5%

Page 31: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

31

Câu hỏi ôn – Phần II

• Bạn đang theo dõi giá một loại cổ phiếu trên thị trường hiện giao dịch ở mức $18.75. Bạn dự báo tốc độ tăng trưởng cổ tức là 5% và mức cổ tức đang trả là 1.5$. Suất sinh lợi yêu cầu của bạn là bao nhiêu?

• Phân biệt những đặc điểm chính của cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi?

Page 32: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ứng dụng mô hình DDM

• Cổ tức có mối quan hệ với giá trị thực của công ty trong dài hạn, ít biến động hơn lợi nhuận hiện hành

• Phù hợp đối với những công ty có khả năng sinh lời và ở giai đoạn trưởng thành.

• Ứng dụng trong trường hợp Các công ty thường chi trả cổ tức trong quá khứ,

Chính sách cổ tức rõ ràng và gắn liền với lợi ích của công ty

32

Page 33: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Mở rộng việc định giá theo dòng tiền thuần• Dòng tiền còn lại công ty (Free cash flow to the firm -

FCFF): nguồn tiền có sẵn dành cho những người đầu

tư vào công ty (cổ đông thường, trái chủ và cổ đông

ưu đãi).

– Đó là phần còn lại của dòng tiền từ hoạt động kinh

doanh trừ dòng tiền được đầu tư.

• Dòng tiền còn lại vốn cổ phần (Free cash flow to equity

- FCFE): nguồn tiền sẵn có dành cho những cổ đông.

– Đó là chênh lệch giữa dòng tiền từ hoạt động kinh

doanh với số tiền được dùng đầu tư và số tiền chi

trả cho các chủ nợ

33

Page 34: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Định giá theo dòng tiền thuần

• Dựa trên FCFF:

• Vf =

• FCFF = EBIT (1-T) + khấu hao - chi đầu tư dài hạn thuần

– thay đổi vốn lưu động ròng không chi tiền

• Giá trị cuối được xác định: (FCFFn(1+g))/(WACC-g)

34

1t

t

WACC1

FCFF Vf

t

n

1n

t

t

1 )WACC1(

g) - /(WACCFCFF

WACC)1(

FCFF

n

t

Page 35: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Dòng tiền FCFF

• Dự báo FCFF trong khoảng thời gian từ 5-10 năm.

• Xác định giá trị cuối với giả định hợp lý về tốc độ tăng trưởng ổn định của dòng tiền.

• Ước lượng chi phí sử dụng vốn của công ty phù hợp.

• Sau cùng là việc xác định giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền qua các năm dự báo bao gồm cả giá trị cuối.

35

Page 36: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Định giá theo dòng tiền thuần

• Dựa trên FCFE:

• VE =

• FCFE = FCFF – nợ đã trả + nợ phát hành mới

• Giá trị cuối được xác định: (FCFEn(1+g))/(re-g)

36

1t

t

e

e

r 1

FCFE V

t

ne

e1n

te

t

1 )r1(

g) - /(rFCFE

)r1(

FCFE

n

t

Page 37: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Định giá theo dòng tiền FCFE

• Tương tự như mô hình FCFF.

• Suất chiết khấu để hiện giá dòng tiền: chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

• VE = VF – VD

trong đó: VD là giá trị thị trường của nợ

37

Page 38: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Thực hành FCFF 1 giai đoạn

38

Mô hình một giai đoạn:

Giá trị của công ty = FCFF1/(WACC-g)

= (FCFF0*(1+g))/(WACC-g)

Ví dụ: Công ty XYZ có FCFF 600,000$, tỷ số nợ 30%. Giá trị thị

trường của khoản nợ 3,500,000$ và số lượng cổ phiếu thường phát

hành 500,000. Thuế suất thuế thu nhập của công ty 40%. Tỷ suất

sinh lời yêu cầu của cổ đông 14%, chi phí sử dụng nợ 9% và giả

sử tốc độ tăng trưởng dài hạn (FCFF) 6%. Tính giá trị của công ty,

mức giá nội tại của cổ phiếu?

• WACC = (0.7*0.14) + (0.3*0.09*(1-0.4)) =11.4%

• Giá trị của công ty = 600,000*1.06/(0.114-0.06) = 11,777,778

• Nội giá 1 CP = (11,777,778 – 3,500,000)/500,000 = 16.555

Page 39: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Thực hành FCFE 1 giai đoạn

39

Mô hình một giai đoạn:

Giá trị vốn cổ phần = FCFE1/(re-g)

= FCFE0*(1+g)/(re-g)

Ví dụ: Công ty ABC có dòng tiền FCFE 1.65$ trên mỗi

cổ phiếu, tỷ số nợ: 30%. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của

danh mục đầu tư thị trường: 15%, lãi suất phi rủi ro:

5%, hệ số beta của công ty: 1.1. Giả sử tốc độ tăng

trưởng ổn định của FCFE là 6%, tính giá trị cổ phiếu

của công ty ABC.

Page 40: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ví dụ: FCFF nhiều giai đoạn

40

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

EBITDA 100 110 120 135

Khấu hao 30 35 40 45

Lãi vay 20 20 22 21

Thu nhập tính thuế 50 55 58 69

Thuế (30%) 15 16,5 17,4 20,7

Thu nhập ròng 35 38,5 40,6 48,3

ĐVT: triệu $

Tiền 30 33 36 40

Các khoản phải thu 40 44 48 50

Hàng tồn kho 40 44 48 50

Tài sản cố định 400 470 560 630

Trừ khấu hao tích luỹ 60 95 135 180

70 90 70 Chi đầu tư thuần

Các khoản phải trả 40 44 46 48

Nợ khác 0 0 0 0

Nợ dài hạn 150 153,5 171,9 154,6

Cổ phần thường 150 150 150 150

Lợi nhuận giữ lại 110 148,5 189,1 237,4

4 6 2 Thay đổi Vốn lưu động ròng

3,5 18,4 -17,3 Thay đổi Nợ dài hạn

Page 41: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ví dụ: Dòng tiền FCFF

41

Năm 1 Năm 2 Năm 3

Thu nhập ròng 38,5 40,6 48,3

Cộng: lãi vay*(1 - T) 14 15,4 14,7

Cộng: CP khấu hao 35 40 45

Trừ: chi đầu tư thuần 70 90 70

Trừ: vốn lưu động ròng 4 6 2

FCFF 13,5 0 36

Page 42: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ví dụ (tt)

• Giả định rằng với cơ cấu vốn hiện tại, công ty có WACC = 10%.

• Dòng tiền FCFF của công ty tăng trưởng ổn định ở mức 5% từ năm thứ 4.

• Giá trị thị trường của nợ là 160 triệu.

• Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 15 triệu.

42

Page 43: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ví dụ

43

FCFF PV(3) PV

Năm 1 13,5 12,2727

Năm 2 0 0

Năm 3 36 27,0473

Năm 4 37,8 756 567,994

607,314 V(F)

160 V(D)

WACC 0,1 447,314 V(E)

g 0,05 30 Giá cổ phiếu

Page 44: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ví dụ: FCFE

44

Năm 1 Năm 2 Năm 3

FCFF 13,5 0 36

Trừ: Lãi vay*(1 - thuế) 14 15,4 14,7

Cộng: Nợ thuần 3,5 18,4 -17,3

FCFE 3 3 4

FCFE PV(3) PV

Năm 1 3 2,678571

Năm 2 3 2,391582

Năm 3 4 2,847121

Năm 4 4,4 220 156,5917

164,5089 V(E)

Re 0,12 11 Giá CP

g 0,1

Page 45: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Nhận xét giữa FCFE & FCFF

45

• Sử dụng FCFF làm dòng tiền định giá, giá trị cổ phiếu là $30.

• Sử dụng FCFE làm dòng tiền định giá, giá trị cổ phiếu là $11.

• Sự khác biệt khi định giá dựa trên các mô hình dòng tiền FCF thông thường là nhỏ.

• Chênh lệch lớn có thể xuất phát từ: (1) các thông số giả định chưa phù hợp, (2) thời đoạn dự báo trong tình huống này chỉ là 3 năm (thông thường phải là 5 năm) và (3) trong phân tích này chỉ có 2 giai đoạn: trước và sau 3 năm (có thể phải dùng 3 giai đoạn, 1-2 năm, 3-5 năm và sau 5 năm tương ứng với sự ước lượng phù hợp về tốc độ tăng trưởng của FCF)

Page 46: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Lưu ý

46

FCFE PV(3) PV

Năm 1 3 2,6786

Năm 2 3 2,3916

Năm 3 4 2,8471

Năm 4 4,4 220 156,59

164,51 V(E)

Re 0,12 11 Giá CP

g 0,1

Thay đổi FCFE PV(3) PV

Năm 1 3 2,6786

Năm 2 3 2,3916

Năm 3 4 2,8471

Năm 4 4,44 444 316,03

323,95 V(E)

Re 0,12 22 Giá CP

g 0,11

Page 47: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Sử dụng DD-M hay FCF-M

47

• Khoảng hơn ½ công ty CP đại chúng trên thị trường Mỹ không thực hiện chi trả cổ tức.

• Khi đó việc sử dụng mô hình chiết khấu dòng cổ tức sẽ khó khăn.

• Các nhà phân tích thường sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền FCF để thay thế khi (1) công ty không chi trả cổ tức, (2) các công ty trả cổ tức thấp, để có thể tái đầu tư nâng cao năng lực hoạt động, và (3) một số nhà đầu tư bên ngoài quan tâm đến việc thâu tóm công ty

Page 48: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Lựa chọn FCFE hay FCFF

48

• FCFF thường ứng dụng đối với các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính (dòng FCFE có thể sẽ âm)

• FCFE hướng đến các công ty có cơ cấu vốn hợp lý và ổn định theo thời gian.

Page 49: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

49

Định giá bằng các hệ số bội và Mô hình Phần dư Lợi nhuận

Page 50: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Các hệ số bội – Nhìn trực quan

• P/E: nhà đầu tư sẵn lòng trả gấp bao nhiêu lần trên mỗi đồng lợi nhuậnChỉ số này thường được dùng để đánh giá xem để có một đồng lợi nhuận của công ty, các cổ đông thường phải đầu tư bao nhiêu. Thí dụ P/E của một công ty: 10, điều này có nghĩa là cổ phiếu của công ty được bán với giá gấp 10 lần so với lợi nhuận

• P/B: nhà đầu tư sẵn lòng trả gấp bao nhiêu lần trên mỗi đồng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu

• P/S: nhà đầu tư sẵn lòng trả gấp bao nhiêu lần trên mỗi đồng doanh thu

• P/CF: nhà đầu tư sẵn lòng trả gấp bao nhiêu lần trên mỗi đồng từ dòng tiền có được

50

Page 51: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tỷ số P/E

P/E: Tỷ số giữa mức giá hiện hành (giá đóng cửa)/lợi nhuận sau thuế một cổ phiếu

• P/E hiện tại = (giá thị trường cổ phiếu)/ (EPScủa 12 tháng trước hoặc 4 quý gần đây nhất)

• P/E dự báo = (giá thị trường cổ phiếu)/ (EPSdự báo của 12 tháng tới hoặc năm tới)

Cổ phiếu có P/E cao được xem là những cổ phiếu tăng

trưởng, trong khi P/E thấp đồng nghĩa với các cổ phiếu

giá trị (thích hợp cho nhà đầu tư coi trọng giá trị)51

Page 52: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

52

Tỷ số P/E

• Giả sử công ty dự kiến mức EPS là E1/năm kể từ hôm nay.

• Công ty giữ lại 1 phần lợi nhuận và chi trả phần còn lại cho cổ đông dưới dạng cổ tức: D1 = E1 x H với H: tỷ lệ chi trả cổ tức. H = 1 – b; b: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

• Dựa trên mô hình tăng trưởng Gordon:

g-r

H x E

g-r

D

g-r

g)1(DP

e

1

e

1

e

00

g-r

H

E

P

e1

0

g-r

g)(1*H

E

P

eo

0

gr

gb

gr

EgD

E

P

ee

)1)(1(/)1( 00

0

0

Page 53: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tỷ số P/B

P/B: giá hiện tại/giá trị sổ sách vốn sở hữu trên một cổ phiếu

• Công ty tăng trưởng ổn định:

• P/B lớn hơn 1 thể hiện công ty đang tạo ra giá trị chocổ đông

53

g-r

g)(1*ROE*H

B

P

eo

0

Page 54: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tỷ số P/S

P/S: giá hiện tại/doanh thu hàng năm trên một cổ phiếu

• PM: tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu

• P/S cao gắn liền với tốc độ tăng trưởng doanhthu cao hơn tốc độ tăng chi phí, trong khi P/Sthấp đồng nghĩa với tốc độ tăng doanh thuchậm54

g-r

g)(1*PM*H

S

P

eo

0

Page 55: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tỷ số P/CF

P/CF: giá hiện tại/dòng tiền hiện hành trên một cổ phiếu

• Thông thường, dòng tiền được tính toán bởi lợinhuận ròng cộng khấu hao

55

Page 56: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

56

Công ty FPL, theo các nhà phân tích, dự báo tỷ lệ chi trả cổ tức dài hạn là 50%, tỷ lệ tăng trưởng dài hạn là 5%, tỷ suất sinh lời yêu cầu là 9%. Dựa trên các thông tin dự báo cơ bản này, hãy xác định P/E năm tới và P/E hiện tại?

P/E hiện tại:

P/E dự báo:

Ví dụ: Tỷ số P/E điều chỉnh

5.1205.009.0

5.0

1

0

gr

H

E

P

e

125.1305.009.0

)05.01(5.0)1(*

0

0

gr

gH

E

P

e

Page 57: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ví dụ: P/E hiện tại

• Apple

– Giá: $94.75

– EPS $5.36

– P/E = 94.75 / 5.36

– P/E hiện tại = 17.68

• Dell

– Giá $11.64

– EPS $1.37

– P/E = 11.64 / 1.37

– P/E hiện tại = 8.50

Page 58: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

So sánh P/E

• Apple

– Giá $94.66

– EPS $5.36

– P/E = 94.66 / 5.36

– P/E hiện tại = 17.68

• Dell

– Giá $11.64

– EPS $1.37

– P/E = 11.64 / 1.37

– P/E hiện tại = 8.50

– Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng: 25.7%

– P/E dự báo = 14.06

– Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng: –5.1%

– P/E dự báo = 8.96

Page 59: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

59

Định giá dựa trên tỷ số P/E

• P = (Lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu) x (Tỷ số P/E bình quân ngành)

– Ví dụ: Giả sử một công ty kỳ vọng sẽ có được mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS kỳ vọng) là 4$ trong năm tới (E1) và tỷ số P/E bình quân của ngành là 15 thì giá cổ phiếu sẽ là:

– P = E1 x P/E = 4$ x 15 = 60$

• P = (P/E trung bình 5 năm công ty) x (EPS dự báo)

• Lưu ý: tốc độ tăng trưởng và yếu tố ngành

• Tương tự cho các hệ số bội khác: P/B, P/S, P/CF

Page 60: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ví dụ: P/E ngành

60

Ngành: KD xăng dầu

Năm: 2009

CP SLCP 31/12/09 LNST 2009 VCSH

COM 6.938.892 66.012.384 345.792.939

SFC 8.108.615 43.559.554 131.646.767

TMC 8.000.000 31.238.801 98.951.617

EPS Giá TT P/E GTVH

Tỷ

trọng

9.513 57.500 6,04 398.986.290.000 38%

5.372 51.000 9,49 413.539.365.000 40%

3.905 28.200 7,22 225.600.000.000 22%

P/E ngành 7,67 1.038.125.655.000

Ứng dụng

CMV

SLCP

8.049.986

LNST 2009

34.993.336

VCSH

80.449.860

Page 61: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

61

Ví dụ: P/E, Intel Corp.

Intel Corp (INTC) – Phân tích P/E

EPS hiện tại $0.48

P/E trung bình 5 năm 38.72

Tốc độ tăng trưởng EPS 5.50%

Mức giá kỳ vọng = P/E trung bình EPS dự

báo

$19.61 = 38.72 ($0.48 1.055)

Giá cổ phiếu 2003 = $15.05

Page 62: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

62

Ví dụ: P/CF, Intel Corp.

Intel Corp (INTC) – Phân tích P/CF

CFPS hiện tại $1.20

P/CF trung bình 5 năm 21.55

Tăng trưởng CFPS 6.50%

Mức giá kỳ vọng = P/CF trung bình CFPS

dự báo

$27.54 = 21.55 ($1.20 1.0650)

Giá cổ phiếu 2003 = $15.05

Page 63: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

63

Ví dụ: P/S, Intel Corp.

Intel Corp (INTC) – Phân tích P/S

SPS hiện hành $4.00

P/S trung bình 5 năm 7.50

Tăng trưởng SPS 5.50%

Giá kỳ vọng = P/S trung bình SPS dự báo

$31.63 = 7.50 ($4.00 1.055)

Giá cổ phiếu 2003 = $15.05

Page 64: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

64

Tình huống: Cổ phiếu ACB

Page 65: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tình huống: Cổ phiếu STB

65

Page 66: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Lưu ý: khi sử dụng P/E tại VN

• Điều chỉnh giá tham chiếu đồng thời điều chỉnh EPS

• Các trường hợp phát hành TPCĐ (ACB, SSI), ESOP (REE, CII, BMP)

• Khác biệt về HTKT -> số liệu so sánh P/E khác nhau.

• Công bố P/E phải kèm theo thuyết minh cách tính toán, các bước điều chỉnh

• EPS 4 quý gần nhất (trường hợp VCG: giảm LN 197 tỷ sau kiểm toán, EPS2009 = 33.88; EPSQ1/2010 hơn 1300)

66

Page 67: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Điều chỉnh giá tham chiếu

TH1: Giá tham chiếu của cổ phiếu vào phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền là 50.000 đồng/cổ phiếu (PRt-1).

• Tỷ lệ vốn tăng là gấp 2 lần vốn hiện có (I=2).

• Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông ghi trong quyền là 32.000đồng/cổ phiếu (PR).

5 0000 + 2 x 32000Ptc = ----------------------------- = 38 000 đồng

1+ 2

67

Page 68: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Điều chỉnh giá tham chiếu

TH2: Phát thưởng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.

Mức thưởng là 5.000 đồng/cổ phiếu; phát hành để tăng thêm 50% vốn

và giá tính cho người có quyền (cổ đông hiện hữu) với giá 10.000 đồng

/cổ phiếu.

PR t-1 + (I x PR ) - TTHPtc = -----------------------------

1 + I

Ptc: là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếuPRt-1: là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu (25.500đ) I: là tỷ lệ vốn tăng: 50%=0,5PR: là giá cổ phiếu sẽ tính toán cho người có quyền nhận thưởng bằng tiền (10.000đ)

TTH: Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu (5.000 đồng)68

Page 69: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Điều chỉnh giá tham chiếu

TH3: CP chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1.200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là 10.000đồng/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2:1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12.

PR t-1 + (I x PR) –TTH - Div

Ptc (ngày 6/12) = ----------------------------------

1+ I

• PRt-1: là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền (Giá vào ngày 3/12: 39.300 đồng) I: là tỷ lệ vốn tăng: 50%+12%= 62%= 0,62PR: là giá cổ phiếu sẽ bán cho người có quyền hưởng cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu (=10.000 đồng)

• TTH: giá trị tiền thưởng (= 5.000 đồng)

• Div: là giá trị cổ tức (= 1.200 đồng)

69

Page 70: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Các trường hợp điều chỉnh EPS

• Tách, gộp cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu: trong ngày giao dịch không hưởng quyền, EPS cơ bản sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp, trả cổ tức hay tỷ lệ thưởng cổ phiếu mới.

• Phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu: EPS cơ bản sẽ được điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

• Các trường hợp điều chỉnh EPS cơ bản vào kỳ báo cáo kế tiếp:

– Mua bán cổ phiếu quỹ.

– Phát hành cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên hay cho một số cổ đông riêng lẻ.70

Page 71: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Các trường hợp điều chỉnh EPS

• Hệ số điều chỉnh = giá trước ngày giao dịch không hưởng quyền / giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền

• Giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền = (Giá trước ngày giao dịch không hưởng quyền x KL cổ phiếu được nhận quyền mua + Giá phát hành cổ phiếu mới x KL phát hành thêm) / (KL cổ phiếu được nhận quyền mua + KL phát hành thêm )

71

Page 72: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Các trường hợp điều chỉnh EPS

Ví dụ 1: EPS cơ bản của Công ty A đến hết quý 2-2009 là 6.360đ/CP. Ngày 02/09/2009, là ngày giao dịch không hưởng quyền mua thêm cổ phiếu với giá 10.000đ/CP, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 5:1.

Giá đóng cửa gần nhất là 66.500 đ/cp.

Giá tham chiếu cho ngày 02/09 là: (66.500 x 5 + 10000 x 1)/(5+1) = 57.083 đ/CP.Hệ số điều chỉnh = 66.500 / 57.083 = 1,1650.Do đó EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360 / 1,1650 = 5.459 đ/CP.Trường hợp Công ty trả cổ tức trong cùng ngày giao dịch không hưởng quyền thì phải điều chỉnh giảm với mức cổ tức.

72

Page 73: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Các trường hợp điều chỉnh EPS

Ví dụ 2: EPS cơ bản Công ty A tính đến hết quý 2-2009 là 6.360

đ/cp. Ngày 31/07/2009, cổ phiếu của công ty giao dịch không hưởng cổ tức 800 đ/cp và quyền mua thêm cổ phiếu với giá 33.600 đ/cp, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 3:1. Giá đóng cửa gần nhất là 45.000 đ/cp. Giá tham chiếu cho ngày 31/07 là 41.550 đ/cp.Hệ số điều chỉnh = (45.000 – 800) / 41.550 = 1,0638.Do đó EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360 / 1,0638 = 5.978 đ/cp.Ví dụ 3: EPS cơ bản Công ty cổ phần A tính đến hết quý 2-2009 là 6.360đ/cp. Ngày 05/07/2009, cổ phiếu A của công ty giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 10:3.Hệ số điều chỉnh = 1,3.Do đó trong ngày 05/07, EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng = 6.360/ 1,3 = 4.892đ/cp.73

Page 74: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tỷ số PEG

• Tỷ số PEG = (Hệ số P/E) /tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng (g) hay tốc độ tăng trưởng EPS dự báo cho 5 năm tới

– P/E: Xem xét việc thị trường chấp nhận trả bao nhiêu cho một đồng lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra.

– PEG: Xem xét đến mối quan hệ giữa lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp.

– PEG đo lường sự khác biệt ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giữa các công ty trong cùng ngành

74

Page 75: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tỷ số PEG – Ví dụ AAPL

• Số liệu EPS: 2003: 0.09; 2004: 0.36; 2005: 1.3; 2006: 1.52

• Tăng trưởng EPS:

– 2004: (0.36 - 0.09)/0.09 x 100 = 300%

– 2005: (1.31 - 0.36)/0.36 x 100 = 264%

– 2006: (1.52 - 1.31)/1.31 x 100 = 16%

• Tỷ số PEG: với mức giá 38.89 trong năm 2005

– 2004: 38.89/ 0.36 / 300 = 0.36

– 2005: 38.89/ 1.31 / 264 = 0.11

– 2006: 38.89/ 1.52 / 16 = 1.59

PEG<=1 là mức tốt để có thể đầu tư, PEG càng nhỏ

càng hấp dân75

Page 76: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tỷ số PEG

Theo hãng tư vấn Motley Fool, thống kê tại thị trường Mỹ:

• với hệ số PEG bằng hoặc nhỏ hơn 0.5, mua

• với hệ số PEG từ 0.5 đến 0.65, xem xét mua

• với hệ số PEG từ 0.5 đến 1.0, giữ

• với hệ số PEG từ 1.0 đến 1.3, xem xét bán

• với hệ số PEG từ 1.3 đến 1.7, xem xét bán khống

• với hệ số PEG hơn 1.7, bán khống

76

Page 77: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Tỷ số PEG – Ví dụ

• Apple Inc.– AAPL

– PEG: 0.92

• Dell Inc.– DELL

– PEG: 1.52

• Apple có PEG tốt hơn bởi vì nó tăng trưởng cao hơn

Page 78: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Ví dụ: PEG một số ngành tại Mỹ

78

Consumer Discretionary EPS Grth. M. Cap. P/E PEG Beta R Score

Internet Services 20,60 16,70 10,46 0,51 2.00 11,5

Consumer Electronics 21,30 0,88 7,50 0,35 1.82 8

Coffee Houses 16,20 6,20 12,58 0,78 1.09 16

Specialty Retail Apparel 23,80 3,60 18,58 0,78 1.34 9,5

Educational Services 22,60 3,40 26,92 1,19 1.19 8,5

Wholesale Auto Parts 24,10 1,50 13,19 0,55 1.15 12,5

Electronics Retail 20,30 4,70 12,68 0,62 1.59 10

Footwear 15,00 1,30 12,37 0,82 0.67 16

Sporting Goods 17,00 1,60 12,26 0,72 1.68 13,5

Footwear & Apparel 13,20 25,40 16,23 1,23 0.54 18,5

Office Supply 13,10 12,30 12,30 0,94 0.68 16,5

Fast Food 10,90 0,45 12,55 1,15 0.97 17,5

Educational Services 19,90 2,70 39,11 1,97 0.41 15,5

Fast Food 11,80 11,70 14,25 1,21 1.01 19

Coffee 25,00 0,70 53,16 2,13 0.77 10

Auto Parts Retail 15,00 2,70 16,63 1,11 1.18 16,5

Page 79: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

79

Tỷ số P/B điều chỉnh

• Dựa trên mô hình tăng trưởng Gordon, với tỷ lệ tăng trưởng ổn định là g; chúng ta xác định P/B hiện tại điều chỉnh như sau:

trong đó: B0 là giá trị sổ sách hiện tại một cổ phần, P0(V0): giá hiện tại cổ phiếuVí dụ: Một công ty có ROE 12%, tỷ suất sinh lợi yêu cầu là 10%, tốc độ tăng trưởng ổn định là 7%, khi đó P/B hiện tại điều chỉnh là: P0/B0 = (0.12 0.07)/(0.10 0.07) = 1.7.

0

0

ROEP g

B r g

Page 80: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

80

Tỷ số P/B điều chỉnh

• Cách nhìn khác về tỷ số P/B có thể dựa vào mô hình phần dư lợi nhuận.

Ví dụ: Công ty 3T có 5 triệu USD tổng tài sản, cùng các thông tin kết hợp dưới đây:

– Cơ cấu vốn mục tiêu: D/E = 2/3

– Lợi nhuận sau thuế (NI) = 1 triệu USD

– 40% nợ: 2 triệu

– 60% là vốn sở hữu: 3 triệu; CP sử dụng vốn sở hữu: 12%/năm

– Phần dư lợi nhuận (RI) = NI – vốn sở hữu x CP sử dụng vốn sở hữu = 1 triệu – 3x12% = 0.64 triệu USD

Page 81: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

81

Mô hình RIM

• Công thức xác định P/B như sau:

Giá trị sổ sách hiện tại của vốn sở hữu, cộng giá trị hiện tại của các phần dư lợi nhuận trong tương lai.

• B0 Giá trị sổ sách hiện tại của vốn sở hữu, • Bt Giá trị sổ sách hiện tại của vốn sở hữu tại thời điểm t,• RIt phần dư lợi nhuận trong mỗi thời đoạn tương lai, • r tỷ suất sinh lợi yêu cầu của vốn chủ SH,• Et = Lợi nhuận sau thuế tại thời đoạn t,• RIt = Et – rBt-1;

0

)(1

0

0

B

RIPV

B

P

1

001t

t

t

r

RIBP

1

10

1

00)1()1( t

t

tt

tt

t

r

rBEB

r

RIBP

Page 82: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

82

Mô hình RIM

• RIt = Et – rBt-1; RIt = (ROEt – r)×Bt-1

Trường hợp RI tăng trưởng không đổi

1

10

1

00)1()1( t

t

tt

tt

t

r

rBEB

r

RIBP

10 0

1

( )

(1 )

t t

tt

ROE r BV B

r

0 0 0

ROE rV B B

r g

Page 83: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

83

Giả định Công ty A sinh lời $1.00 mỗi cổ phần mãi mãi và trả cổ tức $1.00 mỗi cổ phần. Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu $6.00 mỗi cổ phần. Bởi lợi nhuận sau thuế được chia cổ tức toàn bộ, giá trị sổ sách trong tương lai cũng là $6.00. Tỷ suất sinh lời vốn sở hữu là 10%.

1. Tính giá trị cổ phiếu dựa trên mô hình tăng trưởng cổ tức.

2. Phần dư lợi nhuận hàng năm là bao nhiêu? Tính giá trị cổ phiếu dựa trên mô hình Phần dư lợi nhuận?

3. So sánh hai kết quả dựa trên 02 mô hình.

Thực hành: Mô hình RIM

Page 84: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

84

Thực hành: Mô hình RIM

1. Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức =0P0 = D / r = 1.00 / 0.10 = $10.00.

2. Lợi nhuận sau thuế là $1.00 mỗi năm, giá trị sổ sách luôn là $6.00, tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần 10%, vì thế Phần dư lợi nhuận mỗi năm sẽ là:

RIt = Et – rBt-1 = 1.00 – 0.10 (6.00) = 1.00 – 0.60 = $0.40.

Phần dư Lợi nhuận là dòng tiền đều vô tận:P0 = Giá trị sổ sách+ Hiện giá của dòng tiền đều vô tận

= 6.00 + 0.40 / 0.10 = 6.00 + 4.00 = $10.00.

Page 85: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

85

Thực hành: Mô hình RIM

Công ty SIT được kỳ vọng có lợi nhuận sau thuế là $4.00, $5.00 và $8.00 cho 3 năm tiếp theo. SIT sẽ chi trả cổ tức mỗi năm tương ứng $2.00, $2.50, và $20.50 trong 3 năm đó. Sau đó không có bất kỳ khoản cổ tức nào được chi trả và lợi nhuận phát sinh sau năm thứ 3. Giá trị sổ sách của SIT là $8 mỗi cổ phần và tỷ suất sinh lợi vốn sở hữu là 10%.

• A. Xác định giá trị mỗi cổ phần của SIT dựa trên mô hình DDM?

• B. Tính giá trị sổ sách và Phần dư lợi nhuận mỗi năm trong 3 năm tới và sử dụng các kết quả tính được để xác định giá cổ phiếu dựa trên mô hình RIM.

• C. Tính ROE và sử dụng kết quả dưa vào mô hình RIM để xác định giá cổ phiếu.

Page 86: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

86

Thực hành: Mô hình RIM

A. P0 Giá trị hiện tại của dòng cổ tức tương lai• P0 = 2/1.10 + 2.50/(1.1)2 + 20.50/(1.1)3

• P0 = $1.818 + $2.066 + $15.402 = 19.286

B. Giá trị sổ sách và Phần dư lợi nhuận trong 3 năm tới:

Năm 1 2 3GTSS đầu kỳ (GTSSĐK) 8.00 10.00 12.50Lợi nhuận giữ lại (NI–DIV) 2.00 2.50 (12.50)GTSS cuối kỳ (GTSSCK) 10.00 12.50 0.0Lợi nhuận sau thuế 4.00 5.00 8.00Trừ chi phí vốn cổ phần (r GTSSĐK) 0.80 1.00 1.25Phần dư lợi nhuận 3.20 4.00 6.75

• P0 = 8.00 + 3.20/1.1 + 4.00/(1.1)2 + 6.75/(1.1)3

• P0 = 8.00 + 2.909 + 3.306 + 5.071 = 19.286

Page 87: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

87

C. Năm 1 2 3• LN sau thuế 4.00 5.00 8.00• GTSSĐK 8.00 10.00 12.50• ROE 50% 50% 64%• ROE – r 40% 40% 54%• Phần dư lợi nhuận

(ROE–r) GTSSĐK 3.20 4.00 6.75

• P0 = 8.00 + 3.20/1.1 + 4.00/(1.1)2 + 6.75/(1.1)3

• P0 = 8.00 + 2.909 + 3.306 + 5.071 = 19.286

Thực hành: Mô hình RIM

Page 88: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

88

Quyết định đầu tư Cổ phiếu

Hai cở sở luận điểm quan trọng nên xem xét trước khi ra quyết định đầu tư:

Một là, dựa vào kết quả phân tích và định giá cổ phiếu bởi các mô hình trên.

Hai là, dựa vào kỳ vọng hợp lý. Theo đó, kỳ vọng hợp lý là dự báo tối ưu, tức là dự báo tốt nhất trên cơ sở thông tin có được.

Page 89: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

89

Quyết định đầu tư Cổ phiếu

• Nếu việc định giá là tương đối chính xác trong điều kiện thị trường tài chính hoạt động hiệu quảcho giá trị lý thuyết cổ phiếu lớn hơn giá trị thị trường, bạn nên quyết định mua. Ngược lại, nếu giá trị lý thuyết nhỏ hơn giá trị thị trường, bạn nên bán cổ phiếu đang nắm giữ.

• Quyết định của bạn như thế được cho là một quyết định hợp lý thì các nhà đầu tư khác cũng thu thập được thông tin và dự báo hợp lý như bạn, họ cũng sẽ ra lệnh mua bán cổ phiếu giống như quyết định của bạn.

• Điều quan trọng là Ai đi trước người đó thắng!

Page 90: Phân tích Định Giá Cổ phiếu

Kết thúc!