phÓng sỰ dỰ thi “lÂm ĐỒng trÊn ĐƯỜng ĐỔi mỚi vÀ...

8
VĂN HÓA - XÃ HỘI Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học TRANG 4 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG: Trách nhiệm rõ ràng, giải pháp quyết liệt TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4775 - THỨ TƯ, NGÀY 26/4/2017 Dâu cao sản S7 CB của ông Nguyễn Công Thủy ở xã Đam Bri, TP Bảo Lộc. Ảnh: B.Trưởng TRANG 3 NHỚ LỜI BÁC DẠY Ấm tình đồng đội qua năm tháng TRANG 5 TRANG 2 TRANG 7 Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 26.800 cựu chiến binh, trong đó có hơn 5.800 đảng viên (1.456 đảng viên là hội viên Hội Cựu chiến binh được bầu vào các cấp ủy). Phát huy vai trò và trách nhiệm gương mẫu của đảng viên, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, cựu chiến binh trong tỉnh xác định nhiệm vụ chính yếu là tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân. Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường... tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. (Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢNLOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6/1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558) Đảng viên cựu chiến binh đề cao vai trò và trách nhiệm nêu gương Gỡ “nút thắt” cho ngành Dâu tằm tơ Nguồn vốn đầu tư bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư tự do chỉ đạt 18% Theo báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội Lâm Đồng, kết quả khảo sát giai đoạn từ 2013 - 2016, nguồn vốn đầu tư bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư tự do đạt rất thấp, chỉ 18%. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến vấn đề sắp xếp, bố trí, ổn định dân di cư tự do tại Lâm Đồng gặp khó khăn. Tổng vốn được phê duyệt là trên 523 tỷ đồng, đã được bố trí giải ngân là trên 98 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là trên 95 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 882 triệu đồng, vốn khác là 1.783 triệu đồng. Như vậy, nguồn vốn được bố trí cho các dự án chỉ đạt 18% so với kế hoạch. Tổng số vốn thiếu cần được tiếp tục đầu tư giai đoạn 2013 - 2016 là trên 425 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những kiến nghị được Đoàn ĐBQH khóa 14 tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các bộ, ngành trung ương sau khi Đoàn có chuyến khảo sát thực tế vấn đề di cư tự do hiện nay. Được biết, toàn tỉnh đã bố trí sắp xếp cho 3.725 hộ di cư tự do. Dự kiến, cần bố trí sắp xếp, ổn định cho trên 2.800 hộ nữa giai đoạn từ nay đến năm 2020. N.THU PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN” KINH TẾ - XÃ HỘI 4 THÁNG: Nhiều lĩnh vực chuyển biến tích cực * Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng XEM TIẾP TRANG 8 Ngày 25/4, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 4 và nhiệm vụ công tác tháng 5 do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chủ trì với sự tham dự của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết: tính đến ngày 10/4, toàn tỉnh đã tiến hành thu hoạch 4.248,1 ha lúa, tăng 1,46% so với cùng kỳ (SVCK), ước năng suất bình quân đạt trên 50,7 tạ/ha, tăng 3,81%. Công tác xuống giống gieo trồng vụ hè-thu đã đạt 1.596 ha lúa (bằng 28,31% kế hoạch, tăng 1.566,5 ha SVCK), 409,8 ha ngô (4,86% kế hoạch, tăng 17,69% SVCK). Đến ngày 20/4, tổng đàn lợn ước đạt 438.702 con, tăng 16,49% SVCK, nhưng hiện giá lợn hơi đang giảm mạnh. Công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) tháng 4, đã phát hiện, lập biên bản 98 vụ vi phạm lâm luật, giảm số vụ và diện tích rừng thiệt hại (Báo Lâm Đồng đã đưa tin)... Chủ tịch Đoàn Văn Việt đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và cụ thể đối với các sở, ngành và các địa phương thời gian tới. Quý từng giọt nước Đến nay, hệ thống nước sạch xã Lạc Lâm đang phục vụ cho 1.558 hộ, chiếm 94% tổng số hộ dân trong xã. Để đảm bảo dòng nước chảy mạnh đủ vào bể cho các hộ dân, lịch cấp nước được chia ra cho 2 khu vực vào các ngày thứ hai, tư, sáu cho 7 thôn và thứ ba, năm, bảy cho 4 thôn còn lại.

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201704/24110_BLD_ngay_26.4.2017.pdf · VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi mới đánh

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐổi mới đánh giá học sinh

tiểu học TRANG 4

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTQUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG:

Trách nhiệm rõ ràng, giải pháp quyết liệt

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4775 - THỨ TƯ, NGÀY 26/4/2017

Dâu cao sản S7 CB của ông Nguyễn Công Thủy ở xã Đam Bri, TP Bảo Lộc. Ảnh: B.Trưởng TRANG 3

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Ấm tình đồng đội qua năm tháng

TRANG 5

TRANG 2

TRANG 7

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 26.800 cựu chiến binh, trong đó có hơn 5.800 đảng viên (1.456 đảng viên là hội viên Hội Cựu chiến binh được bầu vào các cấp ủy). Phát huy vai trò và trách nhiệm gương mẫu của đảng viên, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, cựu chiến binh trong tỉnh xác định nhiệm vụ chính yếu là tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân.

Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường... tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta.

(Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢNLOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, 6/1968, T. 12, TR. 550, 551. 554, 557, 558)

Đảng viên cựu chiến binh đề cao vai trò và trách nhiệm nêu gươngGỡ “nút thắt” cho ngành

Dâu tằm tơ

Nguồn vốn đầu tư bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư tự do chỉ đạt 18%

Theo báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội Lâm Đồng, kết quả khảo sát giai đoạn từ 2013 - 2016, nguồn vốn đầu tư bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư tự do đạt rất thấp, chỉ 18%. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến vấn đề sắp xếp, bố trí, ổn định dân di cư tự do tại Lâm Đồng gặp khó khăn. Tổng vốn được phê duyệt là trên 523 tỷ đồng, đã được bố trí giải ngân là trên 98 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là trên 95 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 882 triệu đồng, vốn khác là 1.783 triệu đồng. Như vậy, nguồn vốn được bố trí cho các dự án chỉ đạt 18% so với kế hoạch. Tổng số vốn thiếu cần được tiếp tục đầu tư giai đoạn 2013 - 2016 là trên 425 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những kiến nghị được Đoàn ĐBQH khóa 14 tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các bộ, ngành trung ương sau khi Đoàn có chuyến khảo sát thực tế vấn đề di cư tự do hiện nay.

Được biết, toàn tỉnh đã bố trí sắp xếp cho 3.725 hộ di cư tự do. Dự kiến, cần bố trí sắp xếp, ổn định cho trên 2.800 hộ nữa giai đoạn từ nay đến năm 2020.

N.THU

PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN”

KINH TẾ - XÃ HỘI 4 THÁNG: Nhiều lĩnh vực chuyển biến tích cực * Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng

XEM TIẾP TRANG 8

Ngày 25/4, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 4 và nhiệm vụ công tác tháng 5 do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chủ trì với sự tham dự của các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết: tính đến ngày 10/4, toàn tỉnh đã tiến hành thu hoạch 4.248,1 ha lúa, tăng 1,46% so với cùng kỳ (SVCK), ước năng suất bình quân đạt trên 50,7 tạ/ha, tăng 3,81%. Công tác xuống giống

gieo trồng vụ hè-thu đã đạt 1.596 ha lúa (bằng 28,31% kế hoạch, tăng 1.566,5 ha SVCK), 409,8 ha ngô (4,86% kế hoạch, tăng 17,69% SVCK). Đến ngày 20/4, tổng đàn lợn ước đạt 438.702 con, tăng 16,49% SVCK, nhưng hiện giá lợn hơi đang giảm mạnh. Công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) tháng 4, đã phát hiện, lập biên bản 98 vụ vi phạm lâm luật, giảm số vụ và diện tích rừng thiệt hại (Báo Lâm Đồng đã đưa tin)... Chủ tịch Đoàn Văn Việt đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng

và cụ thể đối với các sở, ngành và các địa phương thời gian tới.

Quý từng giọt nướcĐến nay, hệ thống nước sạch

xã Lạc Lâm đang phục vụ cho 1.558 hộ, chiếm 94% tổng số hộ dân trong xã. Để đảm bảo dòng nước chảy mạnh đủ vào bể cho các hộ dân, lịch cấp nước được chia ra cho 2 khu vực vào các ngày thứ hai, tư, sáu cho 7 thôn và thứ ba, năm, bảy cho 4 thôn còn lại.

Page 2: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201704/24110_BLD_ngay_26.4.2017.pdf · VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi mới đánh

2 THỨ TƯ 26 - 4 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Phát huy vai trò gương mẫu đi đầu, đảng viên CCB tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các ngành, đoàn

thể vận động hội viên, nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, tư tưởng lệch lạc. Đồng thời, CCB là đảng viên luôn đóng vai trò chủ chốt trong công tác giáo dục thế hệ trẻ để phát triển nguồn cho Đảng, động viên thanh niên thực hiện khám tuyển nghĩa vụ quân sự, lên đường nhập ngũ, tích cực tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống cách mạng cho đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn. Tổ chức các buổi giao lưu với các nhân chứng lịch sử là CCB, qua đó góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức, trách nhiệm và bồi đắp lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Xác định đảng viên CCB luôn là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, nổi bật nhất là phong trào “Tự lực tự cường giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo nhanh, bền vững, xóa nhà dột nát”. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều đảng viên CCB có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trở thành những tấm gương sáng về khắc phục khó khăn, gương mẫu trong lao động, sản xuất, góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phương.

CCB Phạm Ngọc Tổng (1961, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng) có thời gian gần 7 năm làm nhiệm vụ chiến đấu và giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt, là một đảng viên ông Tổng luôn tích cực lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hơn 30 nhân công lao động tại địa phương, giúp đỡ hội viên Hội CCB về cây giống, kỹ thuật trồng trọt, hướng dẫn bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Mỗi năm, ông Tổng đóng góp

Đảng viên cựu chiến binh đề cao vai trò và trách nhiệm nêu gươngHiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 26.800 cựu chiến binh (CCB), trong đó có hơn 5.800 đảng viên (1.456 đảng viên là hội viên Hội CCB được bầu vào các cấp ủy). Phát huy vai trò và trách nhiệm gương mẫu của đảng viên, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, CCB trong tỉnh xác định nhiệm vụ chính yếu là tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân.

từ 70 đến 80 triệu đồng để làm từ thiện và giúp đỡ các CCB có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, đảng viên là CCB còn giữ vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Mỗi đảng viên CCB tích cực động viên người thân, gia đình gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, nói không với tệ nạn xã hội, không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, để đáp ứng tiêu chí môi trường, đảng viên Nguyễn Văn Thịnh (1964, xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên) đã gương mẫu đi đầu, tự động chuyển trang trại chăn nuôi với quy mô 1.000 heo thịt và 100 heo nái của mình ra khu vực biệt lập, đến địa phương khác để tham khảo mô hình xây dựng hầm biogas. Học tập theo mô hình

của ông Thịnh, hơn 30 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại ở địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi theo mô hình thân thiện với môi trường của ông.

Đồng chí Phạm Duy Bình - Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Đề cao vai trò gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, đảng viên CCB đã tích cực tham gia lao động sản xuất, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trở thành lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa tin cậy của chính quyền các cấp và nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương. Nhiều đảng viên CCB và hội viên còn tích cực tham gia vào các mô hình phòng, chống tội phạm hoạt động tương đối có hiệu quả, điển hình như: CCB với Tiếng kẻng an ninh, CCB tự quản về an ninh, trật tự tại khu dân cư… góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. ĐỨC TÚ

CCB tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ xây dựng nhà “Nghĩa tình đồng đội” và trao quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Đ.Tú

Đó là một trong những nội dung đề xuất của PGS.TS Nguyễn Đức Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt thay mặt nhà trường kiến nghị, đề xuất với Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe PGS.TS Nguyễn Đức Hòa - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo chi tiết về những kết quả thực hiện chính sách, pháp luật cho đội ngũ nhà giáo, giảng viên của trường thời gian qua, các thành viên trong đoàn giám sát của Quốc hội đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc vì sao nhiều năm nay trường không có nhà giáo được phong danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, chế độ tiền lương, thu nhập thêm ngoài mức lương cơ bản, chính sách thi đua khen thưởng, những chế độ ưu đãi trong việc giảm thiểu lãng phí chất xám của đội ngũ giảng viên, có chính sách thu hút nhân tài, phối hợp giảng dạy tại một số nước trong khu vực hay không? Mong muốn chủ đạo nhất trong quá trình tiến tới hoạt động “Tự chủ” là gì?...

Về những vấn đề Đoàn giám sát quan tâm, đại diện nhà trường cũng đã có trả lời chi tiết,

ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT:

Tự chủ là tất yếu nhưng cần có lộ trìnhcụ thể và kiến nghị với Quốc hội, bộ, ngành Trung ương về những bất cập, khó khăn hiện nay như: Đề nghị bổ sung hệ số phụ cấp thâm niên cho đội ngũ viên chức công tác trong ngành giáo dục nhưng không tham gia giảng dạy. Đề nghị phân bổ chỉ tiêu giảng viên chính, chuyên viên chính cho các cơ sở giáo dục và giao quyền tổ chức xét tuyển, thi tuyển cho đơn vị.

Về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, PGS.TS Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh: Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập là tất yếu, tuy nhiên cần có lộ trình bởi tự chủ tài chính chỉ là một trong 4 vấn đề cốt lõi cần có khi các trường đại học công lập thực hiện tự chủ. Trên thực tế, việc giao cho các trường đại học thực hiện tự chủ nhưng lại không điều chỉnh, thay đổi các văn bản, hướng dẫn đồng bộ để tạo điều kiện cho các trường thực hiện. Cần được thể chế hóa nội dung ưu tiên cho các trường đại học khi được Đảng, Nhà nước đặt trọng tâm ưu tiên 3 vùng Tây Bắc - Tây Nguyên - Tây Nam Bộ. Trường Đại học Đà Lạt rất mong nhận được sự quan tâm đầu tư thích đáng của liên Bộ Tài

chính - Giáo dục cho Trường Đại học Đà Lạt khi trường được xác định là một trong những trường trọng điểm quốc gia vùng Tây Nguyên. Cần có những cơ chế, chính sách đặc thù riêng. Bộ Giáo dục & Đào tạo cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn, quy định thực hiện Nghị định số 16 năm 2010 của Chính phủ về những quy định đặc thù cho ngành giáo dục, cho cơ sở giáo dục đại học. Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học theo kết quả đầu ra, gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở đào tạo kém chất lượng với cơ sở đào tạo chất lượng, hiệu quả.

Các ý kiến đóng góp điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp luật nhà nước cho phù hợp, những kiến nghị đề xuất xác đáng của đội ngũ nhà giáo, giảng viên Trường Đại học Đà Lạt đã được Đoàn giám sát ghi nhận, tổng hợp và báo cáo trình Quốc hội, đề xuất bộ, ngành Trung ương sớm điều chỉnh, giải quyết bổ sung kịp thời các chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

NGUYỆT THU

Gần 200 đảng viên tham gia khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng

Sáng 25/4, tại Hội trường Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh đã tổ

chức khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho cấp ủy cơ sở đợt 1 năm 2017.

Tham dự khóa học có gần 200 đồng chí là bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm

UBKT đảng bộ cơ sở; bí thư, phó bí thư chi bộ cơ sở; bí thư, phó bí thư chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở; các đồng chí phụ trách đảng vụ, công tác kiểm

tra của chi bộ cơ sở; các đồng chí phụ trách công tác tài chính tại các tổ chức

cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh.

Khóa học đề cập đến các nội dung gồm: Tổ chức cơ sở đảng và nhiệm vụ

của chi ủy, bí thư chi bộ; Công tác tư tưởng và công tác tổ chức của đảng bộ, chi bộ cơ sở; Công tác kiểm tra,

giám sát của đảng ủy, UBKT đảng ủy và của chi bộ; Hướng dẫn lập dự toán

và quản lý thu chi tài chính Đảng; Một số điểm mới về thi hành Điều lệ Đảng;

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở cơ sở; Quy trình bồi dưỡng quần chúng

ưu tú, xác minh lý lịch và kết nạp đảng viên; Phòng chống “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung

ương 4 (khóa XII). Khóa học sẽ kéo dài đến hết ngày 28/4.

N.NGÀ

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khen thưởng 2 HS đoạt giải “Thực hiện ước mơ”

Ngày 25/4, tại Hội nghị đánh giá về KT-XH tháng 4 và thảo luận nhiệm

vụ công tác KT-XH tháng 5, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt

ghi nhận và đánh giá cao 2 học sinh (HS) của tỉnh Lâm Đồng đã đoạt giải Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần thứ 5, năm học

2016-2017 vừa kết thúc ngày 23/4. Như Báo Lâm Đồng đã thông tin chi

tiết, đây là cuộc thi do Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Sở

Giáo dục và Đào tạo TPHCM, Trung tâm Hỗ trợ HS, sinh viên TPHCM,

Viện Đào tạo Quốc tế - Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức tại TPHCM.

Cuộc thi thu hút hơn 130.000 lượt HS THPT của 30 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Cà Mau, nhằm giúp HS nâng cao năng lực định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu và nuôi dưỡng ước

mơ, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Qua 2 vòng thi, 5 thí sinh (TS)

lọt vào vòng 3 chung kết và kết quả giải Quán quân thuộc về TS Đặng Vũ

Bảo, HS lớp 11A9, Trường THPT Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng với ước mơ nghề

nghiệp là Kỹ sư Sinh học; và giải Ba là TS Nguyễn Đoàn Thanh Vân, HS lớp 12A3, Trường THPT Lê Hồng Phong cũng của tỉnh Lâm Đồng với ước mơ nghề nghiệp là Giáo viên tiếng Anh. Bên lề Hội nghị, bà Đàm Thị Kinh -

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng cho biết: Cảm ơn Báo Lâm Đồng

đã đưa tin khích lệ kịp thời; Sở chấp hành ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND

tỉnh Đoàn Văn Việt sẽ tham mưu đề xuất UBND tỉnh xét khen thưởng để

kịp thời trao cho 2 TS Vũ Bảo, Thanh Vân vào dịp Lễ phát thưởng HS đạt các

thành tích xuất sắc tới đây.M.ĐẠO

Page 3: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201704/24110_BLD_ngay_26.4.2017.pdf · VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi mới đánh

Nhìn nhận một thực trạngTrao đổi với chúng tôi, ông Đặng Vĩnh Thọ,

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tổng Công ty DTT VN, Chủ tịch Hiệp hội DTT VN, ghi nhận rằng: “Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là nghề truyền thống đã có từ lâu đời ở nước ta, nhưng thực chất vào những năm 1960, trình độ sản xuất vẫn còn rất lạc hậu, chủ yếu là xe tơ thủ công và dệt thủ công. Đến năm 1965, một số xí nghiệp ươm tơ quốc doanh ra đời, được trang bị máy ươm tơ cơ khí của Trung Quốc. Các giống tằm trong giai đoạn này chủ yếu là giống đa hệ, có chiều dài tơ đơn chỉ khoảng 300 mét, nên sản phẩm chủ yếu là tơ cấp E, chỉ có thể dùng làm nguyên liệu để dệt lụa thủ công”.

Cũng theo ông Đặng Vĩnh Thọ, để từng bước hiện đại hóa ngành DTT, vào cuối những năm 1980, Liên hiệp các xí nghiệp DTT VN (sau này là Tổng Công ty DTT VN) đã nhập khẩu một số dãy máy ươm tơ tự động của Hàn Quốc. Đặc biệt là vào đầu những năm 1990, Liên hiệp các xí nghiệp DTT VN đã nhập 11 dãy máy ươm tơ tự động hiện đại nhất thế giới HR3 của Nhật Bản (bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Italia) để chủ động công nghệ ươm tơ cấp cao. Đi đôi với việc thay đổi công nghệ ươm tơ, Liên hiệp các xí nghiệp DTT VN đã liên doanh với Công ty Silk Textile Industries Pte. LTD của Singapore để thành lập Liên doanh dệt tơ tằm Bảo Lộc (Visintex) và chuyển giao thiết bị, công nghệ của Nhật Bản. Nhờ vậy, ngành DTT VN đã hoàn toàn chủ động công nghệ xe, dệt các sản phẩm tơ lụa được khách hàng trên thế giới chấp nhận, kể cả những khách hàng “khó tính” như Nhật Bản, Pháp, Italia…

Tuy vậy, thời kỳ “kim hoàng” của ngành DTT VN chỉ tồn tại được một thời gian. Đến những năm cuối thập kỷ 90 (thế kỷ 20) và đầu những năm 2000, giá tơ lụa trên thị trường thế giới giảm sút 40 - 50%. Ngành sản xuất, kinh doanh DTT thế giới bắt đầu gặp khó khăn. Còn ngành DTT VN bước vào thời kỳ “khủng hoảng”, suy thoái nghiêm trọng. Diện tích dâu cả nước giảm sút nhanh chóng, từ 38.000 ha (năm 1994) còn 10.000 ha (năm 2000) và sau đó tiếp tục giảm. Hàng vạn lao động nông nghiệp trồng dâu, nuôi tằm phải tìm nghề khác để kiếm sống. Công nhân các nhà máy ươm tơ, dệt lụa không có việc làm. Các doanh nghiệp Nhà nước của Tổng Công ty DDT VN rơi vào tình trạng phá sản, nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Các doanh nghiệp tư nhân cũng phải thu hẹp quy mô, sản xuất cầm chừng, ngừng hoạt động hoặc giải thể, hoặc chuyển sang sản xuất, kinh doanh các ngành nghề khác. Vai trò của Hiệp hội DTT VN lúc đó cũng bị lu mờ dần!

Đến năm 2007, giá tơ lụa thế giới bắt đầu có xu hướng phục hồi, ngành DTT VN từng bước được khôi phục và phát triển. Nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa Tổng Công ty DTT VN và tổ chức, sắp xếp, tái cơ cấu sản xuất ngành DTT trong cả nước. Riêng ở tỉnh Quảng Nam có một cách làm rất riêng. Ông Lê Thái Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tơ lụa Quảng Nam cho chúng tôi biết: “Vào thời kỳ hoàng kim, chúng tôi có tới 1.000 lao động. Nhưng đến khi khủng hoảng, chúng tôi tiến hành cổ phần hóa và chuyển sang hình thức hoạt động mới, là vừa sản xuất DTT vừa làm dịch vụ du lịch và hình thành nên Làng Lụa Hội An. Làng lụa Hội

PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN”

Gỡ “nút thắt” cho ngành Dâu tằm tơCó lẽ không ngành sản xuất nào chịu cảnh “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” như ngành Dâu tằm tơ. Hết khó khăn trong buổi ban đầu, đến thời kỳ “hoàng kim”, rồi “khủng hoảng” và bây giờ, ngành Dâu tằm tơ Việt Nam (DTT VN) đang được “hồi sinh”. Tuy vậy, hiện vẫn còn vương vấn những… “nút thắt”!

An hiện là một “địa chỉ” trở nên quen thuộc, thu hút, phục vụ nhiều du khách và bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống trong thời kỳ hội nhập thương mại thế giới”.

Trong thời gian hồi phục, ngành DTT VN đã tạo nên những “nền tảng” nhất định. Ông Lê Quang Tú, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu DTT Trung ương cho hay: “Ngành DTT đã có những thành quả đáng ghi nhận về giống dâu, giống tằm và quy trình công nghệ nuôi tằm. Ở một số vùng tại các tỉnh phía Bắc, bà con đã trồng các giống dâu lai mới (trồng bằng hạt), như VH 15, VH 17, GQ 2 và các tỉnh phía Nam trồng (bằng hom) các giống S7 CB, VA 201. Đây là những giống dâu cho năng suất cao (25 - 35 tấn lá/1 ha). Về giống tằm, các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm đã chọn tạo được những giống tằm lưỡng hệ kén trắng GQ 2218, GQ 9312, TN 1278, BT 1218, LĐ 09… Các giống tằm này đã có bước tiến vượt bậc về sức sống, năng suất, phẩm chất tơ kén (chiều dài tơ đạt bình quân trên 1.000 m, tơ đạt cấp 2A trở lên). Còn về quy trình kỹ thuật, bà con nông dân đã phổ biến nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn trên nền nhà; sử dụng né gỗ để tằm làm tổ và dùng máy (bàn) gỡ kén… Nhờ vậy, hiệu quả kinh tế tăng hơn 50 - 65% so với trước đây”.

Nhờ có được giống mới đem lại hiệu quả cao, nông dân đã tích cực phục hồi nghề trồng dâu, nuôi tằm. Cả nước hiện có vài ngàn ha dâu và trên 200 hộ nuôi tằm con tập trung. Trong đó, Lâm Đồng có gần 5.000 ha dâu và 150 hộ nuôi tằm con tập trung. Nhờ thay đổi giống dâu, giống tằm và áp dụng, cải tiến quy trình nuôi, nên hiện nay, thu nhập của nông dân bình quân trên 1 ha dâu đạt 250 triệu đồng/năm. Cá biệt, có những hộ đạt được 400 triệu đồng/năm. Còn về công nghiệp, cả nước hiện có 40 dãy máy ươm tơ tự động hoạt động. Trong đó, chủ yếu là tập trung ở tỉnh Lâm Đồng (38 dãy máy). Dự kiến trong năm 2017, ngành DTT sẽ lắp đặt thêm 10 dãy máy.

Có được thời cơ, nhưng còn lắm thách thức!Theo ghi nhận của các chuyên gia, nhu

cầu tơ lụa và các sản phẩm từ ngành DTT trên thế giới và trong nước ngày càng gia tăng theo nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội. Ở các nước phát triển, người tiêu dùng có

máy móc “dư” của Trung Quốc (máy “dư” là do áp lực về thuế xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp của Trung Quốc chuyển sang “đầu tư” sản xuất tại Việt Nam - PV). Do thiếu nguyên liệu, các nhà máy ươm tơ tự động đã tùy tiện nâng giá kén lên 170 - 180 ngàn đồng/1 kg. Trước tình huống giá kén cao chưa từng có, một số nhà máy ươm tơ gặp phải khó khăn, không đủ sức cạnh tranh, kinh doanh thua lỗ và có nguy cơ sẽ phải đóng cửa!”. Do vậy, ông Bình đã kiến nghị: “Nhà nước cần phải có quy hoạch, xem xét kỹ lưỡng trước khi cấp giấy phép đầu tư”.

Trước thách thức nói trên, có chuyên gia cho rằng, nếu không có giải pháp hợp lý, thì trong tương lai không xa sẽ có nguy cơ tái diễn một cuộc “khủng hoảng” trong ngành DTT VN. Bởi lẽ, trong lúc các nhà máy ươm tơ “đóng cửa”, do giá kén lên cao, người dân chắc chắn sẽ “ồ ạt” trồng dâu để nuôi tằm. Rồi đến một lúc nào đó, giá kén buộc phải hạ, các nhà máy muốn phục hồi trở lại cũng phải mất một khoảng thời gian! Như thế, “Ngay từ bây giờ, nếu không có chiến lược phát triển ngành DTT, thì 10 - 15 năm nữa, các doanh nghiệp (nhà máy ươm tơ, dệt lụa - PV) trong ngành DTT VN sẽ không có nguyên liệu để sản xuất” - theo nhận định của ông Đặng Vĩnh Thọ.

Lâm Đồng, được xem là “thủ phủ” của ngành DTT VN (sản lượng tơ lụa chiếm trên 70% của cả nước), hiện tại đã có 15 doanh nghiệp ươm tơ tự động, mỗi ngày sản xuất trên 2 tấn tơ và hơn 20 cơ sở ươm tơ cơ khí, mỗi ngày sản xuất gần 1 tấn tơ. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp, cơ sở đều không có “tiếng nói chung”, mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán, làm cho thị trường trở nên rối ren, không ổn định.

Cần gỡ những… “nút thắt”! Theo nhiều chuyên gia, trong quá trình phục

hồi, với cách làm như hiện nay thì ngành DTT VN bước đầu đã có những tín hiệu rất sáng sủa. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Ông Nguyễn Văn, nguyên Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp DTT VN, nguyên Chủ tịch Hiệp hội DTT VN cho chúng tôi hay rằng: “Nút thắt quan trọng nhất hiện nay là trứng giống tằm. Nếu tháo gỡ được nút thắt này thì ngành DTT VN sẽ phát triển”.

Bởi theo ông Văn: “Các doanh nghiệp hiện đang tranh nhau với giá kén tằm. Nếu cứ “chen lấn” riết như thế này thì sẽ… “đứt” hơi và không biết ngành DTT sẽ đi về đâu? Nói là ngành DTT VN, nhưng theo tôi chủ yếu là ở vùng đất Lâm Đồng, vì thiên nhiên ở đây quá ưu đãi cho ngành nghề này. Do vậy, Lâm Đồng phải tập trung giải quyết trứng giống tằm và vẫn phải tiếp tục tổ chức nuôi tằm con tập trung để cung cấp cho nông dân. Nhưng điều tốt nhất là làm sao phải nhập cho được trứng giống tằm cấp 1 (từ Trung Quốc bằng đường chính ngạch) để chủ động sản xuất trứng giống cấp 2 và tổ chức nuôi tằm con tập trung. Lúc ấy, chúng ta mới hoàn toàn có khả năng nuôi tằm, sản xuất được kén có chiều dài 1.000 - 1.200 mét”. Và cũng theo ông Văn: “Việc này chỉ có Hiệp hội DTT VN mới có thể làm được!”.

Giải pháp mà ông Nguyễn Văn đề cập là tối ưu, nhưng ngành DTT VN chưa thể thực hiện được. Theo tân Chủ tịch Hiệp hội DTT VN Đặng Vĩnh Thọ: “Trứng giống tằm đang là vấn đề nan giải của ngành DTT hiện nay...

Dâu cao sản S7 CB của ông Nguyễn Công Thủy ở xã Đam Bri, TP Bảo Lộc. Ảnh: B.Trưởng

XEM TIẾP TRANG 8

khuynh hướng sử dụng các sản phẩm may mặc tự nhiên. Trong đó, tơ tằm là sản phẩm được ưa chuộng. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… có truyền thống sử dụng vải lụa tơ tằm thì nhu cầu không giảm. Các nước châu Âu, Bắc Mỹ thì nhu cầu ngày càng tăng. Trong khi đó, nguồn cung cấp các sản phẩm tơ lụa có xu hướng giảm. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… có truyền thống nghề DTT, nhưng nay sản xuất rất ít. Ngay cả Trung Quốc, nước đứng đầu thế giới về sản xuất DTT, trong những năm gần đây, sản lượng cũng giảm sút. Còn thị trường tơ lụa trong nước cũng tăng dần, vì đời sống của người dân đã được cải thiện.

Mặc dù có được thời cơ này, nhưng ngành DTT VN vẫn còn lắm những thách thức. Thách thức lớn nhất là phải chịu áp lực cạnh tranh với thị trường và giá cả. Mặt khác, hiện nay, ngành DTT phải nhập khẩu mỗi năm hơn 1.000 tấn tơ từ Trung Quốc, Brazin… để làm gia công rồi xuất khẩu hàng hóa sang các nước Nhật Bản, Ấn độ, Pháp, Italia…

Ông Phạm Phú Bình, Giám đốc Công ty TNHH Tơ tằm Phú Cường (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc), người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề DDT cho biết: “Hiện nay, ngành DTT có bước phục hồi, phát triển nhưng không cân đối, do thiếu quy hoạch. Trong thời gian gần đây, chúng ta đang “nhập” ồ ạt

Dệt lụa (Công ty CP Tơ lụa Đông Lâm ở Khu CN Lộc Sơn, TP Bảo Lộc). Ảnh: B.T

3 THỨ TƯ 26 - 4 - 2017KINH TẾ

Page 4: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201704/24110_BLD_ngay_26.4.2017.pdf · VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi mới đánh

4 THỨ TƯ 26 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

H iệp Thạnh nằm trên địa bàn cửa ngõ phía Nam của thành phố Đà Lạt, khu vực có vị trí chiến

lược đối với tỉnh Lâm Đồng và cả khu vực Tây Nguyên; một địa phương giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Phát huy truyền thống anh hùng, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Hiệp Thạnh đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Được biết, trước đây xã còn là một trong những xã đi đầu của tỉnh về giải quyết vấn đề Fulro. Trong khôi phục, phát triển kinh tế, xã được tỉnh và huyện chọn làm điểm xây dựng hợp tác xã nông - lâm nghiệp và thực hiện chính sách khoán mới, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tích cực, tham gia đẩy mạnh sản xuất. Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của

Tạo bộ mặt mới để Hiệp Thạnh tiếp cận thành phườngBí thư Huyện ủy Đức Trọng - Phạm Thanh Quan đã chỉ đạo: Hiệp Thạnh là một trong những xã đi đầu của huyện về đích nông thôn mới. Trên lộ trình phát triển thành phường của thị xã Đức Trọng trong tương lai, xã đã và đang từng bước thực hiện chỉnh trang toàn diện về cảnh quan môi trường, vỉa hè, cây xanh, ánh sáng… trên Quốc lộ 20, 27, cao tốc Liên Khương nhằm tạo bộ mặt mới cho xã Hiệp Thạnh tiếp cận thành phường.

Đảng bộ, nhân dân xã Hiệp Thạnh đã đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trong năm 2016, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Ngoài thương mại dịch vụ phát triển nhanh, Hiệp Thạnh còn là nơi phát triển bò sữa mạnh của huyện. Xã đang nỗ lực tiếp tục củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí nông thôn mới, giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong năm 2017.

Đảng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, một bộ phận dân cư có mức thu nhập cao.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ xã Hiệp Thạnh đã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã ngày càng giàu mạnh. Xã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1998.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Hiệp Thạnh là địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nông dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt hiệu quả. Dưới sự điều hành của Đảng ủy - UBND xã, năm 2015, xã vinh dự được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới với nhiều thành tựu quan trọng.

Riêng năm 2016, tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới của Hiệp Thạnh là trên 6,7 tỷ đồng. Trong đó, xây

dựng được 2.239 m đường giao thông; xây dựng hội trường thôn với kinh phí 900 triệu đồng; xây dựng phòng học mẫu giáo kinh phí 695 triệu đồng do vốn Nhà nước đầu tư; hỗ trợ phát triển sản xuất nhà lưới, nhà kính trị giá 180 triệu đồng... góp phần tiếp tục nâng cao diện mạo nông thôn mới, đô thị văn minh trong toàn xã.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, MTTQ và các đoàn thể vận động nhân dân thi đua sản xuất, chấp hành tốt chính sách, pháp luật. Năm 2016, xã đã thu ngân sách vượt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao, đạt trên 15,4 tỷ đồng, đạt 112,76% so với dự toán huyện

giao, trong đó, thu từ thuế phí đạt trên 9 tỷ đồng. Về giáo dục, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh cấp I đạt 100%; cấp II đạt 99,5%; cấp III đạt 95,2%. Về y tế, xã tiếp tục duy trì tỷ lệ dân số tự nhiên là 0,62%; trẻ em suy dinh dưỡng chỉ đạt 8,8%; xã tiếp tục được công nhận xã đạt chuẩn phù hợp với trẻ em.

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Thị Ngọc Nguyên chia sẻ: Phát huy truyền thống của xã anh hùng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, Đảng bộ - chính quyền và nhân dân xã tập trung nâng cao

chất lượng các tiêu chí của xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của tỉnh, huyện để tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí về đường giao thông nông thôn, điện thắp sáng đường làng, ngõ xóm, tiêu chí về môi trường, quản lý chặt chẽ về xây dựng cơ bản... Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng trái phép dọc Quốc lộ 20, 27 và đường cao tốc Liên Khương - Prenn, giải tỏa hành lang an toàn giao thông. Xã quyết tâm làm cho bằng được trong thời gian tới, đó là tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực từ ngã ba Phi Nôm qua cầu Phi Nôm, khu vực sau chợ Phi Nôm. Cùng với MTTQ và các hội đoàn thể chính trị - xã hội vận động nhân dân đầu tư mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút lao động tại địa phương. Vận động nhân dân tích cực đóng góp tiền của, ngày công lao động, cơ sở vật chất, hiến đất… xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn xã, góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới, xây dựng Hiệp Thạnh phát triển toàn diện, bền vững.

NGUYỆT THU

Đánh giá học sinhsát hơnÁp dụng từ học kỳ (HK) I năm

học 2016 - 2017, Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số quy định trong đánh giá học sinh tiểu học chứ không thay thế Thông tư 30. Do đó, các tư tưởng nhân văn như đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh… trong Thông tư 30 vẫn được kế thừa và phát triển trong Thông tư 22.

Trong đánh giá định kỳ học sinh, về chất lượng học tập, Thông tư 22 quy định 3 mức đánh giá gồm: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành thay vì 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành theo Thông tư 30 trước đây; về năng lực, phẩm chất cũng đánh giá theo 3 mức: tốt, đạt và cần cố gắng thay cho 2 mức đạt và chưa đạt. Nhiều giáo viên cho biết, cách đánh giá này với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, chi tiết hơn nên đã tạo điều kiện cho giáo viên và các nhà quản lý giáo dục phát hiện, giúp đỡ điều chỉnh để học sinh chưa hoàn thành đạt được mức hoàn thành; và chính phụ huynh cũng nắm rõ được năng lực học tập thực sự của con em mình để kèm thêm giúp các em ngày một tiến bộ.

Một điểm mới đáng chú ý của Thông tư 22 là bảng tham chiếu các môn học như một công cụ hỗ trợ dành cho giáo viên tham khảo, áp dụng vào quá trình dạy học, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học, từng

giai đoạn để giáo viên theo dõi và có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học.

Thông tư 30 trước đây chỉ có 2 lần đánh giá vào KH I và cuối năm học, thì Thông tư 22 có sự điều chỉnh đánh giá tăng lên 4 lần vào giữa HK I, cuối HK I, giữa HK II và cuối năm học. Vào cuối HK I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học có bài kiểm tra định kỳ. Riêng lớp 4 và 5 có thêm bài kiểm tra môn Tiếng Việt và Toán giữa HKI và giữa HK II, vì đây là các lớp cuối cấp tiểu học nên điều này giúp học sinh làm quen dần với kiểm tra đánh giá ở bậc THCS và các cấp học cao hơn.

Thông tư 22 cũng quy định trách nhiệm chỉ đạo ra đề kiểm tra định kỳ cho hiệu trưởng. Giáo viên chủ nhiệm thông báo riêng cho phụ huynh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh.

Việc khen thưởng học sinh cũng được quy định chi tiết và rõ ràng hơn. Thay vì khen thưởng chung chung như trước đây gây khó khăn cho giáo viên cũng như các nhà quản lý giáo dục thì Thông tư 22 đề ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá khen thưởng. Điều này giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi hơn trong vấn đề khen thưởng học sinh mà vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục. Phụ huynh cũng hiểu đúng năng lực mà con em mình đạt được.

Theo Phòng Giáo dục Tiểu học

(Sở GDĐT Lâm Đồng), với việc điều chỉnh này, giáo viên đánh giá học sinh chính xác hơn, phụ huynh nhìn vào kết quả đánh giá của nhà trường có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn. Kết quả đánh giá như vậy sẽ khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu của học sinh; qua đó, giúp các phòng chuyên môn, các trường học đề ra các phương pháp dạy học sát thực, linh hoạt và phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng học sinh.

Giảm áp lực sổ sáchcho giáo viên“Khi Thông tư 30 ban hành, giáo

viên rất vất vả trong việc ghi chép sổ sách, hồ sơ, học bạ... Trước đây,

hầu như giáo viên phải đem sổ sách về nhà làm thêm vào buổi tối vì trên lớp không đủ thời gian. Thông tư 22 đã làm giảm áp lực về sổ sách cũng như nhận xét học sinh. Thay vì 4, 5 loại sổ thì nay chỉ cần dùng bảng tổng hợp kết quả đánh giáo giáo dục chứ không quy định cứng nhắc bất kỳ loại sổ sách nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh. Cách đánh giá cũng linh động hơn, không nhất thiết phải ghi lời nhận xét vào vở của học sinh cả lớp mà chỉ cần ghi dặn dò hay yêu cầu đối với học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học, còn học sinh hoàn thành tốt thì có thể dùng lời nhận xét trực tiếp. Thay đổi này giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để quan tâm, dạy dỗ học sinh, cũng không phải đau đầu để nghĩ ra hàng chục

lời nhận xét khác nhau cho từng học sinh như trước đây”, cô giáo Đào Thị Kim Loan - Trường Tiểu học Bạch Đằng (Đà Lạt) chia sẻ.

Đây là điểm thay đổi giúp giáo viên không còn áp lực trong việc ghi chép sổ sách. Thay vì phải ghi lời nhận xét vào vở học sinh hàng ngày, thì giờ giáo viên chỉ ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp vào giữa HK và cuối HK. Giáo viên được trao quyền tự chủ theo dõi sự tiến bộ của học sinh và có thể ghi chép những lưu ý của mình đối với những học sinh có tiến bộ nổi trội hoặc có nội dung chưa hoàn thành để tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần. Thay vì phải ghi kết quả đánh giá học sinh vào học bạ cả HKI và cuối năm học thì nay giáo viên chỉ ghi kết quả đánh giá vào cuối năm học. Điều này cũng giảm áp lực phải ghi chép nhiều cho giáo viên.

“Thông tư 22 đã khắc phục được hạn chế của Thông tư 30, việc đánh giá sát, đúng thực chất từng học sinh hơn và giảm áp lực sổ sách cho giáo viên. Cuối năm học này, Sở GDĐT sẽ dựa vào kết quả đánh giá từ các Phòng GDĐT về nội dung này để có những giải pháp nâng cao hơn nữa khả năng vận dụng Thông tư 22 của giáo viên vào dạy học và đánh giá học sinh tiểu học. Có thể nói, Thông tư 22 đã giúp các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29 của Trung ương”, ông Trần Đức Lợi - Phó Giám đốc Sở GDĐT Lâm Đồng cho biết.

TUẤN HƯƠNG

Đổi mới đánh giá học sinh tiểu họcNối tiếp Thông tư 30, Thông tư 22 ra đời được xem như đã “cởi bỏ” “nút thắt” cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và cả các nhà quản lý giáo dục về đánh giá học sinh tiểu học.

Thông tư 22 đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo hướng sát,đúng thực chất hơn và giảm áp lực sổ sách cho giáo viên. Ảnh: T.H

Page 5: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201704/24110_BLD_ngay_26.4.2017.pdf · VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi mới đánh

5 THỨ TƯ 26 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bà Hoàng Thị Dung - Trưởng Ban liên lạc Hội Phụ nữ kháng chiến Khu VI cho biết: “Hôm nay có

100 đại biểu tham dự họp mặt lần thứ 5 do tỉnh Lâm Đồng đăng cai, nếu đúng theo định kỳ 3 năm tổ chức họp mặt 1 lần thì đến năm 2018 mới có cuộc gặp mặt này. Nhưng theo nguyện vọng của các chị cán bộ phụ nữ Khu VI gồm 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận thống nhất 2 năm tổ chức gặp mặt 1 lần, vì để 3 năm họp mặt thời gian quá dài, phần lớn các chị tuổi đã cao sức yếu không dự họp mặt được”.

Vì cái hữu hạn của đời người, nên nhiều dì được mời lên phát biểu đều chia sẻ rằng, hôm nay, mình gặp nhau đây chứ không biết lần sau có còn sống để mà thấy nhau lần nữa. Cứ như lần cuối cùng hội ngộ vậy, nên các dì, các mẹ trao cho nhau những tâm tình nồng ấm như một thời máu lửa chiến trường không tiếc tuổi thanh xuân, chia ngọt sẻ bùi cùng đồng đội.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Hồng cũng đã sắp xếp công việc đến dự buổi gặp mặt các đồng chí, đồng đội năm xưa của mình, đã chia sẻ: Năm nay tới kỳ Lâm Đồng đăng cai gặp mặt phụ nữ kháng chiến Khu VI, theo sự phân công của Ban liên lạc phụ nữ Khu VI. Trong thời điểm này, tất cả các dì, các chị, các cô đều cũng lớn tuổi rồi, già yếu, tuổi cao sức yếu nhưng có được cuộc họp mặt tại tỉnh mình cũng đã là một điều rất là vui, phấn khởi đối với các cô, các dì. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, đối với đội ngũ cán bộ phụ nữ của Lâm Đồng nói riêng và Khu VI nói chung cũng đã góp phần rất lớn trong các phong trào đấu tranh cách mạng của Khu VI cũng như của tỉnh nhà. Theo tôi thấy, chị em trong Hội cũng rất quan tâm đến chúng tôi, riêng đối với Hội LHPN Lâm Đồng, năm nào cũng có thăm hỏi, động viên đối với các cô, các chị trong thời kháng chiến. Điều đó, không phải riêng tôi mà các chị em đã nghỉ hưu rồi hoặc

Ấm tình đồng đội qua năm thángCuộc họp mặt truyền thống Hội LHPN giải phóng Khu VI trong kháng chiến chống Mỹ, lần thứ 5 tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng vào ngày 20 - 21/4 nhằm chào mừng kỷ niệm 42 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Bác Hồ và chào mừng thành công Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, diễn ra thật nồng ấm và chân tình với những câu thơ, hô bài chòi, ca vọng cổ vang lên, những tràng pháo tay động viên và tiếng cười khích lệ, ấm áp tình đồng đội.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Chính phủ phê duyệt. Theo đó, tỉnh chủ trương sẽ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện khả năng thực tế, dựa trên thế mạnh văn hóa tiêu biểu của địa phương để vừa phát huy được lợi thế, vừa phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến, tiêu dùng và hưởng thụ văn hóa.

Với định hướng: phát triển công nghiệp văn hóa phải gắn liền với việc quảng bá hình ảnh quê hương,

con người Lâm Đồng, góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung phát triển một số ngành sẵn có như: mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, kiến trúc, thiết kế, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, du lịch văn hóa; định hướng và từng bước phát triển các ngành như nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, thời trang. Từ năm 2020 đến 2030, dần nâng cao doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu ngân sách địa phương; đồng thời phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ

văn hóa có thương hiệu trong nước, đạt tiêu chuẩn, chất lượng được thế giới biết đến.

Trước mắt, 5 nhiệm vụ cụ thể đã được triển khai thực hiện: Đề án bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Đề án Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp văn hóa; tổ chức tham gia các kỳ triển lãm hội chợ trong nước và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm, DVD giới thiệu thông tin, hình ảnh và sản phẩm văn hóa, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng. QUỲNH UYỂN

217 học sinhthi tin học trẻtoàn tỉnh lần thứ 23* Trao 95 giải thưởng cho thí sinh xuất sắc

Tỉnh Đoàn Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Sở Khoa học

công nghệ, Sở GD - ĐT, Sở Thông tin truyền thông tổ chức Hội thi Tin học trẻ

Lâm Đồng lần thứ 23 với sự tham dự của 217 học sinh

thuộc 3 cấp học được tuyển chọn từ các huyện, thành

trong tỉnh. Hội thi được chia làm 4 bảng dành cho học

sinh tiểu học, THCS, THPT và thi sản phẩm phần mềm

sáng tạo. Ở các bảng thi, đề thi phù

hợp với trình độ học sinh ở từng lứa tuổi, bậc học, các thí sinh đã tỏ rõ kỹ năng sử dụng máy tính thuần thục vào việc

thực hành làm bài thi. Ở bảng thi phần mềm sáng tạo, BTC

đã nhận được tới 21 phần mềm sáng tạo của học sinh cả 2 khối lớp (THCS 4 sản

phẩm, THPT 18 sản phẩm), vượt xa số lượng so với

các lần thi trước. Bên cạnh những sản phẩm phần mềm

mang tính ứng dụng vào việc học tập và giải trí, là rất nhiều phần mềm mang tính xã hội, có giá trị ứng dụng

thực tiễn cao về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường,

hỗ trợ người khuyết tật, ứng dụng công nghệ sản xuất

nông nghiệp...Kết thúc hội thi, 95 giải

thưởng đã được trao cho các thí sinh xuất sắc ở cả 4

bảng thi; trong đó , 3 giải nhất thuộc về: Vũ Gia Tuệ

(11 tin, THPT chuyên Thăng Long, Đà Lạt), Phạm Vũ

Minh Giang (8A1, THCS Quang Trung, Bảo Lâm),

Nguyễn Vũ Hà (5A6, Tiểu học Lê Quý Đôn, Đà Lạt). Các em đoạt giải cao trong cuộc thi sẽ được chọn vào

đội tuyển đại diện học sinh tỉnh Lâm Đồng tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần

thứ 23 - 2017.QUỲNH UYỂN

trong quá trình tham gia kháng chiến cũng có những thiệt thòi thì bây giờ còn sống được sự quan tâm của đoàn thể, của tổ chức Hội, nói chung là của Đảng và Nhà nước quan tâm. Hội có sự quan tâm để ý đến các cô, các chị trong hoàn cảnh tuổi già sức yếu là nguồn động viên các cô, các chị rất vui.

Bà Hoàng Thị Dung, sinh năm 1940 (năm nay 77 tuổi), hiện nay ở Bình Thuận, là Trưởng Ban liên lạc phụ nữ Khu VI, nhớ lại: Thời kỳ kháng chiến hào hùng của đất nước thì tôi cũng là một thanh niên từ cơ sở bên trong, vì căm thù giặc nên đi thoát ly để đánh giặc. Bây giờ, tôi nghĩ không biết sao hồi đó mình mạnh bạo, gan dạ như vậy, không sợ những gian khổ hy sinh và quyết chiến đấu đến cùng. Tôi làm công tác chính trị, hoạt động từ dưới xã rồi lên Khu VI, là Ủy viên Thường vụ, Thường trực Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Khu VI. Hồi đó vận động chị em, quần chúng rất khó khăn, lúc đó, địch nếu phát hiện được người cách mạng là chặt đầu, chém giết cho nên mình phải đi sâu nắm những gia đình cách mạng kiên cường xây dựng làm hạt nhân, từ một người lên đông người và lên hàng trăm, hàng

ngàn người. Tôi vẫn còn nhớ vụ đấu tranh chống Mỹ ở La Gi - Bình Thuận khi lính Mỹ hiếp chết 2 mẹ con bà bạn tôi khi đang cấy lúa dưới ruộng, thì mình vận động cơ sở bên trong kể cả nam giới, kể cả người tu hành từ 200 người lên 300 người đến hàng ngàn người khiêng xác đi và tố cáo tội ác dã man của địch, đòi Mỹ cút khỏi Hàm Tân, Bình Tuy và bồi thường nhân mạng. Cuối cùng tên quận trưởng chấp nhận giải quyết và sau đó Mỹ phải cút khỏi Hàm Tân, Bình Tuy, đó là một trong những cuộc đấu tranh lớn. Giờ đây, đất nước đã thống nhất, hòa bình, tôi rất mong muốn thế hệ hôm nay kế tiếp, giữ vững truyền thống cha anh đã giành lại Tổ quốc, bây giờ phải gắng để mà học tập và có trình độ, đổi mới để xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Cũng như hôm nay, các cô đi họp mặt phụ nữ Khu VI, các cô già yếu rồi, không thể nào làm như hồi chống Mỹ được mà bây giờ phải chuyển lửa, giao cho thế hệ bây giờ như Ban Thường vụ Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận - là 3 tỉnh của Khu VI trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mong các cháu, các em gánh vác, noi theo gót cha anh và phụ nữ khu

Bà Hoàng Thị Dung - Trưởng Ban liên lạc Hội Phụ nữ kháng chiến Khu VItặng hoa cho mẹ VNAH Nguyễn Thị Nhất. Ảnh: A.N

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh

VI để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội trong thời kỳ mới.

Vui mừng trong ngày họp mặt, bà K’B’Rin ở Phường 1, Bảo Lộc, 68 tuổi cho biết: Tôi tham gia kháng chiến lúc 15 tuổi ở K1, K2 thuộc vùng Tân Rai - Bảo Lâm. Cuộc sống trước đây khổ lắm, người Châu Mạ ở trong rừng ăn muối, ăn mắm cũng không có mà ăn đâu, đến khi giải phóng rồi, Đảng ta đã vận động anh em bà con định canh định cư làm ăn, không đi phát rẫy phá rừng như trước, giờ tập trung ở tại chỗ. Ngày xưa, tôi ở Lộc Bắc bà con khổ lắm, bây giờ Thôn 4, Lộc Bắc làm cà phê, cao su, điều, trà có thu nhập. Nhờ giải phóng rồi nên chị em dân tộc rất yên tâm, hồi đó khổ cực rồi, không có gì ăn, giờ Đảng, Nhà nước đã quan tâm, nhà nhà đã có xe máy hết rồi, trước xe đạp không có mà đi, giờ đầy đủ một chút cũng cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm. Như bản thân tôi hồi đó đi hoạt động lúc 15 tuổi, đi suốt, theo đơn vị đi chống giặc giờ ở Bảo Lộc chứ gốc của mình là ở Lộc Bắc. Hồi đó rất khổ cực, bây giờ bản thân tôi được quan tâm đáp ứng rất nhiều, dân làng cũng được quan tâm rất nhiều, thay đổi từng ngày tôi thấy rất là mừng, phấn khởi. Kỷ niệm thời kháng chiến khó quên nhất là ăn củ chột nè, ăn đọt sapu nè, qua đèo qua sông suối, nhớ chị em lúc đi tải đạn chị này mang không nổi là chị khác phải gánh nhau giúp nhau mà đi, có chị không mang nổi phải khóc đấy, rồi là con vắt nó cắn cũng sợ, chị em cùng dắt mà đi, khó khăn như thế nhưng mình vẫn đi chớ vì chống Mỹ cứu nước mà, để buôn làng mình sung sướng mà!

Nếu có hỏi hết 100 đại biểu thì mỗi người là một câu chuyện đầy tự hào của thời kháng chiến gian khổ, anh dũng ở chiến trường Khu VI, và có một mẫu số chung đó là các mẹ, các dì cùng chiến đấu, hy sinh cho hòa bình thống nhất đất nước, để giờ đây, những lần gặp mặt họ lại sống hết mình với đồng đội thân yêu.

AN NHIÊN

Công nghiệp biểu diễn là một trong những ngành được ưu tiên phát triển.

Page 6: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201704/24110_BLD_ngay_26.4.2017.pdf · VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi mới đánh

6 THỨ TƯ 26 - 4 - 2017

Hội CCB Bảo Lộc giúp nhau giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đại tá Nguyễn Đức Phó - Chủ tịch Hội CCB Bảo Lộc cho biết: Trong nhiệm kỳ 2012-2017, Hội CCB Bảo Lộc đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ hội viên vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững. Ngoài việc chỉ đạo các cơ sở hội thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên khắc phục khó khăn, biết cách tổ chức sản xuất, chăn nuôi hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm…, Hội đã tổ chức 76 buổi tập huấn khuyến nông về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho 5.065 lượt hội viên, tín chấp ngân hàng CSXH cho hội viên vay vốn với dư nợ 35,059 tỷ đồng để các hội viên đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

Đặc biệt, các chi hội đã động viên hội viên tham gia đóng góp quỹ hội, cho nhau vay luân phiên không trả lãi với số tiền trên 3,765 tỷ đồng. Cùng với việc cho nhau vay không lấy lãi, các chi hội đã thường xuyên hướng dẫn các hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả trong đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán nhỏ để thoát nghèo.

Kết quả, đầu nhiệm kỳ, toàn Hội có 38 hộ nghèo, 90 hộ cận nghèo, đến nay, chỉ còn 5 hộ nghèo, giảm 86,84%; 16 hộ cận nghèo, giảm 82,22%. Toàn Hội hiện đã có 1.343 hội viên thuộc diện khá và giàu, 1.348 hộ có mức sống trung bình.

H. K. GIANG

Bảo Lộc chủ động phòng chống sốt xuất huyết và Zika

Theo Trung tâm Y tế Bảo Lộc cho biết: Trong quý I năm 2017 ghi nhận có 7 ca sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố, phân bố ở các phường Lộc Sơn, Lộc Nga, Lộc Châu, Đại Lào và 6 ổ dịch diệt loăng quăng; giảm 20 ca mắc và tăng 4 ổ dịch diệt loăng quăng so với cùng kỳ quý I năm 2016.

Trong năm 2016, thành phố ghi nhận 378 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 149 ca so với năm 2015; xử lý 29 ổ dịch bằng phun hóa chất, 1 ổ dịch bằng phun hóa chất diện rộng, 19 ổ dịch được xử lý môi trường loại bỏ loăng quăng; xử lý diệt loăng quăng tại 11 phường, xã và phun hóa chất diện rộng tại 5 xã, phường; sử dụng 203 lít hóa chất với kinh phí 300 triệu đồng, kể cả chi phí công giám sát của y tế thôn, bản, cộng tác viên.

Ngành Y tế Bảo Lộc tiếp tục duy trì công tác chủ động giám sát các chỉ số côn trùng và xử lý khi các chỉ số côn trùng tăng cao, duy trì công tác diệt loăng quăng tại các tổ, khu phố hàng tuần. Tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika tại địa phương. Phun hóa chất diệt muỗi xử lý ổ dịch sốt xuất huyết, dập dịch diện rộng một cách triệt để, đảm bảo đúng kỹ thuật và bao phủ 100% các hộ gia đình trong bán kính ổ dịch. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia phòng, chống sốt xuất huyết, vệ sinh môi trường, loại bỏ vật chứa, diệt loăng quăng thường xuyên hàng tuần. Xây dựng kế hoạch đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới tại Bảo Lộc, tăng cường chủ động giám sát, điều tra và xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết, Zika theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

AN NHIÊN

Rất nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạoChỉ tính thời gian gần đây, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị số 12, 08 và 1685. Liên quan 5 tỉnh Tây Nguyên, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 “Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020”. Riêng tỉnh Lâm Đồng, một văn bản hết sức quan trọng được coi là chỉ đạo toàn diện và đầy đủ nhất trong lĩnh vực QLBV&PTR trên địa bàn, đó là Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác QLBV&PTR, quản lý lâm sản”; cùng đó là Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng...

Gần đây, ngày 23/1/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có Văn bản số 470/UBND-LN về việc tiếp tục tăng cường công tác QLBV&PTR, quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh. Văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND huyện, thành phố; các đơn vị chủ rừng trên địa bàn “tập trung thực hiện quyết liệt, đầy đủ, có hiệu quả” các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 6055/UBND-LN ngày 3/10/2016 về việc tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30 nêu trên và Thông báo số 02/TB-UBND ngày 3/1/2017 kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S tại Hội nghị tổng kết công tác QLBVR, PCCCR; trồng rừng, trồng cây phân tán 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017…

Mới đây nhất, đó là Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư ngày 12/1/2017, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBV&PTR. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện số 25-KH/TU ngày 31/3/2017. Và ngày 4/4/2017, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 179/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Ngày 14/4, UBND tỉnh tiếp tục có Văn bản số 2168/UBND-LN nêu lên những chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đối với công tác QLBVR trên địa bàn tỉnh; đồng thời chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.

QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG:

Trách nhiệm rõ ràng, giải pháp quyết liệtNhững năm gần đây, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) đối với các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng cùng các đơn vị liên quan ngày càng được phân minh. Biện pháp, giải pháp đề ra đã cụ thể, vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện. Vì vậy, rất cần sự đánh giá, thẩm định nghiêm túc của cấp quản lý sau thời gian thực hiện để kịp thời ghi nhận, khen thưởng hoặc chấn chỉnh, phê bình thực chất.

Trách nhiệm rõ ràng, giải pháp quyết liệt Tại Thông báo số 191/TB-

VPCP, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt ba giải pháp trọng yếu. Cụ thể: “Thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Kết luận số 97-KL/TW ngày 9/5/2014 của Bộ Chính trị và từ nay thực hiện nghiêm túc đóng cửa rừng tự nhiên. Không chuyển mục đích sử dụng 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện còn sang mục đích khác, kể cả các dự án (DA), công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai (trừ các DA phục vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Không chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây công nghiệp”. Ngoài ra, đó còn là rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các DA chuyển đổi rừng sang các cây trồng khác và các DA chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp (ĐLN) từ năm 2006 đến nay; kiên quyết thu hồi diện tích rừng, ĐLN thuộc các DA vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng quy định. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương cải tạo, chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trục lợi. Đó còn là giải pháp giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống của người dân sống trong và gần rừng; kiểm điểm, xử lý rõ trách nhiệm quản lý của địa phương để mất rừng; giải quyết kịp thời tình trạng di dân tự do; quản lý cơ sở chế biến gỗ; sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp...

Kế hoạch 25-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, vấn đề đặt ra là thực sự tạo được những chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc về nhận thức về công tác QLBV&PTR, bảo vệ môi trường. Từ đó, cần có những hành động tích cực, quyết liệt và có hiệu quả

trong phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng; hạn chế thấp nhất số vụ vi phạm, thiệt hại tài nguyên rừng và điểm nóng vi phạm Luật BV&PTR.

Tại Văn bản số 2168/UBND-LN, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành UBND huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng, tổ chức, cá nhân liên quan tập trung thực hiện những nội dung rất cụ thể. Trách nhiệm rất rõ ràng: Sở NN&PTNT khẩn trương tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo tại Văn bản số 824/UBND-LN ngày 17/2/2017; chỉ đạo Quỹ BV&PTR, các đơn vị trực thuộc triển khai có hiệu quả hai Nghị định của Chính phủ (số 147/2016 và số 90/2010); khẩn trương hoàn thành việc rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Giám sát, đôn đốc các đơn vị chủ rừng (ĐVCR) thực hiện quyết liệt trồng rừng thay thế; tiếp tục chỉ đạo kiểm lâm phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt, mua bán động vật hoang dã trái phép... Sở NN&PTNT còn có trách nhiệm khẩn trương rà soát, ký hợp đồng thuê rừng với các doanh nghiệp, tổ chức có DA đầu tư; theo dõi, giám sát và kịp thời tham mưu xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương thiếu trách nhiệm để rừng bị phá, khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép... xảy ra trên địa bàn quản lý.

Với Sở Tài nguyên và Môi trường, đó là nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐLN, bảo tồn đa dạng sinh học, khoáng sản; kịp thời phát hiện, lập hồ sơ xử lý và cương quyết giải tỏa diện tích ĐLN bị lấn chiếm, san ủi trái phép, sử dụng sai mục đích để trồng lại rừng; kiểm soát chặt chẽ; đề xuất xử lý

trách nhiệm chủ rừng, tổ chức, cá nhân để ĐLN được giao (thuê) bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích... Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp rà soát, theo dõi, kiểm tra các DA đầu tư; kiên quyết xử lý, thu hồi dự án vi phạm, sai phạm nghiêm trọng gây thiệt hại tài nguyên rừng... Sở Tài chính kịp thời thẩm định, tham mưu phân bổ, bố trí kinh phí để địa phương, ĐVCR chủ động công tác QLBV&PTR... Với Công an tỉnh, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an cấp huyện chủ động phối hợp lực lượng chức năng (chủ rừng, kiểm lâm, quản lý thị trường...) tăng cường kiểm tra, đấu tranh, triệt phá các đường dây, băng nhóm hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng, lấn chiếm, sang nhượng ĐLN trái phép... Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp tiếp tục nắm chắc tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào dân tộc, tuyên truyền, vận động QLBV&PTR...

Đối với các UBND huyện, thành phố tiếp tục báo cáo cấp ủy chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc QLBV&PTR. Xác định công tác QLBVR, PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục. Theo đó, tập trung kiểm tra, xử lý các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép...; kiểm tra, truy quét, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối tượng vi phạp Luật BV&PTR; điều tra, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm mang tính phức tạp... “Nơi nào để xảy ra phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm ĐLN trái phép... mà không phát hiện, ngăn chặn kịp thời và không tìm ra đối tượng vi phạm thì người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền nơi đó chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy và UBND tỉnh” (Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Yên thay mặt UBND tỉnh chỉ đạo).

MINH ĐẠO

Cần dứt điểm điều tra và xử lý nghiêm vụ phá rừng nghiêm trọng tại huyện Bảo Lâm (ảnh khám nghiệm hiện trường vào tháng 7/2016). Ảnh: M. Đạo

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201704/24110_BLD_ngay_26.4.2017.pdf · VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi mới đánh

7 THỨ TƯ 26 - 4 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Quý từng giọt nước

Trước đây, nguồn nước sinh hoạt của dân cư xã Lạc Lâm chủ yếu từ nước suối và giếng

đào, chưa có kiểm định chất lượng nguồn nước, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân địa phương. “Hồi chưa có hệ thống nước sạch, người dân rất khổ vì phải xuống suối rất xa để lấy nước. Nỗi khát khao về nước sạch chưa bao giờ thôi làm người dân nhức nhối. Thế nên, ngay khi UBND xã vận động đóng góp kinh phí để xây dựng công trình nước sạch, người dân tuy còn nhiều khó khăn nhưng đều tích cực hưởng ứng” - Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Lâm, Trương Quang Kiên cho biết.

Được khởi công xây dựng từ năm 2000, công trình nước sạch của xã Lạc Lâm hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2002. Kinh phí 1 tỷ 750 triệu đồng dựa vào nguồn vận động nhân dân (Nhà nước hỗ trợ 51%), xây dựng đập tràn, bể lắng thô, bể lọc. Hàng năm, nước đều được lấy mẫu đưa đi kiểm tra chất lượng để đảm bảo nước sạch cho người dân sử dụng sinh hoạt.

Ban đầu, hệ thống dự tính sử dụng flour để làm sạch nước, nhưng một vài người lo ngại rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hương vị của sản phẩm bánh tráng địa phương nên chuyển sang sử dụng hệ thống lắng, lọc nước. Theo đó, nguồn nước từ đầu nguồn được dẫn qua đập tràn đến 3 bể lắng, lọc với dung tích 600 m3 trước khi đến với từng hộ gia đình với hệ thống đường ống dài 6.600 m.

Cô Vương Thị Hương (55 tuổi, thôn Yên Khê Hạ) sinh ra và lớn lên ở ngay đất Lạc Lâm này. Tuổi thơ của cô gắn liền với những ngày khan hiếm nước, phải đi xin hoặc đợi xe bán nước đi qua mỗi buổi chiều để tranh nhau mua từng can, chắt chiu từng giọt nước vừa quý vừa hiếm. Chỉ đến khi ống dẫn nước được đưa vào tận nhà từ năm 2002, người phụ nữ trong gia đình ấy mới đỡ bớt phần nào những vất

vả hàng ngày, vì không còn nỗi lo chật vật về nước sạch cho cả nhà. Cô tâm sự: “Không gì sướng bằng có nước sạch để dùng, cô đỡ vất vả mà lại tiết kiệm được một khoản tiền mua nước không nhỏ. Công việc làm bánh tráng của gia đình cũng thuận tiện và đảm bảo chất lượng hơn. Nhờ vậy, không những sức khỏe của mọi người trong gia đình được đảm bảo mà đời sống cũng được nâng lên rõ rệt”.

Đến nay, hệ thống nước sạch xã Lạc Lâm đang phục vụ cho 1.558 hộ, chiếm 94% tổng số hộ dân trong xã. Để đảm bảo dòng nước chảy mạnh đủ vào bể cho các hộ dân, lịch cấp nước được chia ra cho 2 khu vực vào các ngày thứ hai, tư, sáu cho 7 thôn và thứ ba, năm, bảy cho 4 thôn còn lại.

Hiện, UBND xã đang thu phí với giá 1.500 đ/m3, bình quân mỗi tháng xã Lạc Lâm thu vào ngân sách hơn 40 triệu đồng từ nguồn nước sạch.Nguồn thu này chủ yếu

để thanh toán tiền điện, trả lương cho người trực tiếp quản lý và nhân viên đi thu phí sử dụng nước của các hộ gia đình, ngoài ra còn để đầu tư, tu sửa, bảo dưỡng hệ thống bể nước lọc và đường ống dẫn nước

Để đảm bảo hệ thống cấp nước được quản lý có hiệu quả, UBND xã Lạc Lâm đã lập ra Ban quản lý nước gồm 6 người do UBND xã làm trưởng ban, trực tiếp quản lý, bảo vệ và có cán bộ phụ trách kỹ thuật. Do cả 6 thành viên đều là người địa phương nên dễ dàng nắm bắt tình hình sử dụng nước sạch, công tác quản lý chặt chẽ, tránh xảy ra tình trạng lấy cắp nước hay phá hoại hệ thống ống dẫn. Hệ thống hiện tại vẫn hoạt động ổn định, thường xuyên có nhân viên bảo vệ khu vực đầu nguồn, kiểm tra, xử lý rác làm tắc đường ống.

Với nhiều người dân Lạc Lâm, nỗi khổ vì thiếu nước sạch vẫn còn in hằn trong tâm trí họ, thế nên, họ quý từng giọt nước mát lành. Ông Nguyễn Văn Túy (54 tuổi, thôn Yên Hạ) chia sẻ rằng: “Bây giờ, tôi rất yên tâm về chất lượng nước của hệ thống dẫn nước của xã vì đã được xử lý qua 3 bể, ở nhà còn trang bị thêm một máy lọc nữa. Đến nay, mùa khô hạn đến cũng đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho bà con,

nhưng ai nấy đều nhắc nhở nhau sử dụng tiết kiệm nước. Bởi bản thân tôi cũng phải đợi đến 30 năm mới được dùng nước sạch ngay trong nhà, nên quý vô cùng. Trước đây, chúng tôi phải đào giếng mới có nước xài, nhưng nước không đảm bảo chất lượng do độ phèn cao nên cực chẳng đã bà con mới phải dùng”.

Mùa khô năm nay lại bắt bầu, các cán bộ kỹ thuật đã tiến hành kiểm tra, sửa chữa những phần hư hỏng, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó là vận động nhân dân xây dựng bồn chứa, bể chứa nước dự trữ, chứa được từ 5 đến 7 m3 nước để đảm bảo đủ nước sạch sinh hoạt ngay trong mùa khô hạn hoặc những ngày thay phiên cấp nước.

Ông Trương Quang Kiên cho biết thêm, ý thức người dân đã có sẵn, nhưng địa phương vẫn thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con nhân dân sử dụng nước tiết kiệm. Ý thức giữ gìn, bảo vệ hệ thống dẫn nước của bà con nhân dân rất cao, có lẽ nhờ vậy mà đến nay, công trình vẫn phát huy tốt hiệu quả, và là một trong những công trình nước sạch hiệu quả nhất ở huyện Đơn Dương.

VIỆT QUỲNH

Các hộ gia đình ở Lạc Lâm đều được khuyến khích xây dựng bồn chứa nước sạch dự trữ.

Ảnh: V.Quỳnh

Cuối tuần qua, Đoàn kiểm tra liên ngành do ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (thuộc Tổng cục Đường bộ) làm trưởng đoàn và ông Nguyễn Thuận Phương, Cục trưởng Cục QLĐB IV cùng các thanh tra giao thông (thuộc các Sở Giao thông vận tải 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai) đã tiến hành kiểm tra xe quá khổ, quá tải lưu thông trên Quốc lộ 20.

Theo đó, tại địa phận tỉnh Lâm Đồng, Đoàn kiểm tra đã phát hiện, bắt giữ và xử phạt nhiều xe quá tải với số tiền phạt từ hàng chục triệu đồng đến gần 100 triệu đồng/xe vi phạm. Cụ thể, tại đoạn đi qua huyện Đạ Huoai, Đoàn kiểm tra đã bắt giữ, xử phạt xe tải mang BS: 49C - 072.95 số tiền 32 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) của tài xế 2 tháng với hành vi chở

Nhiều xe quá tải lưu thông trên Quốc lộ 20 bị phạt nặng

hàng quá tải trọng cho phép. Tại huyện Di Linh, xe tải mang BS: 49C - 099.24 bị phạt số tiền gần 100 triệu đồng, tước GPLX của tài

xế 3 tháng, tước giấy chứng nhận kiểm định và tem đăng kiểm xe 2 tháng vì hành vi chở hàng vượt trên 100% tải trọng và cơi nới kích

thước thùng hàng. Cũng tại huyện Di Linh, Đoàn kiểm phát hiện, bắt giữ 2 xe tải mang BS: 49C - 134.28 và 49C - 1343 của DNTN Xí nghiệp xây dựng cầu đường Vinh Quang (trụ sở đóng tại xã Gia Hiệp, huyện Di Linh). Hai xe tải này, bị Đoàn kiểm tra xử phạt với số tiền lên đến gần 200 triệu đồng, tước giấy chứng nhận kiểm định, tem đăng kiểm 2 tháng với các hành vi chở quá tải 100% tải trọng, cơi nới thùng hàng trái quy định và không có GPLX.

Được biết, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và xiết chặt hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, trong thời gian tới, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra xe quá khổ, quá tải trên Quốc lộ 20 (đoạn đi qua địa phận tỉnh Lâm Đồng).

HẢI ĐƯỜNG

Một xe quá tải lưu thông trên Quốc lộ 20 (qua địa phận huyện Di Linh) bị Đoàn kiểm tra bắt giữ.

Bảo Lâm, Đức Trọng ra quân Tháng hành động vì An toàn thực phẩm

Tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Lợi (xã

Lộc Tân), UBND huyện Bảo Lâm vừa chính thức phát động

Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2017 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và

tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng

chống ngộ độc rượu”. Theo đó, tháng hàng động kéo

dài từ 1/4 đến 20/6/2017. Trong tháng cao điểm này, huyện Bảo

Lâm sẽ tổ chức nhiều hoạt động thanh, kiểm tra các cơ sở sơ chế, giết mổ, sản xuất, chế biến, kinh

doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý. Đồng thời, huyện Bảo Lâm cũng sẽ chú trọng thanh,

kiểm tra các cơ sở nấu rượu, kinh doanh rượu...

Tại lễ phát động, ông Đồng Văn Trường, Phó Chủ tịch

UBND huyện Bảo Lâm, Trưởng Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn

thực phẩm huyện Bảo Lâm, yêu cầu các ban, ngành kiên quyết

xử lý nghiêm các hành vi sử dụng phụ gia, hóa chất công

nghiệp, kháng sinh, thuốc thú y, chất bảo quản ngoài danh

mục cho phép. Ngoài ra, ông Trường cũng yêu cầu các ban,

ngành cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát đối với

các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, không để rượu không rõ

nguồn gốc lưu hành trên thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến

sức khỏe của người dân. * Ngày 25/4, huyện Đức Trọng đã tổ chức lễ phát động “Tháng

hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2017 với chủ đề

“Sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm tươi sống an toàn;

kiểm soát rượu và phòng chống ngộ độc rượu”.

Theo đó, Tháng hành động sẽ diễn ra từ ngày 15/4 -15/5, với các hoạt động cụ thể như: Đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động

nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Đặc biệt,

không sử dụng tạp chất hay cồn công nghiệp trong sản xuất rượu,

không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; đảm bảo an toàn thực

phẩm tươi sống.Đồng thời, tăng cường công

tác kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, tập trung vào các mặt hàng rượu, rau, thịt, thủy sản. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo tính răn đe của

pháp luật và công tác quản lý nhà nước về VSATTP.

Tại lễ phát động, đại diện Phòng Nông nghiệp và đại diện

các cơ sở giết mổ, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh rượu trên

địa bàn huyện đã ký cam kết sản xuất, kinh doanh đảm bảo

VSATTP. Ngay sau lễ phát động, đoàn đã ra quân diễu hành cổ

động dọc Quốc lộ 20 nhằm nâng cao ý thức của người dân trong

việc chế biến và tiêu dùng những thực phẩm an toàn…TRỊNH CHU - T.VŨ

Page 8: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ …baolamdong.vn/upload/others/201704/24110_BLD_ngay_26.4.2017.pdf · VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi mới đánh

8 THỨ TƯ 26 - 4 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤTChi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ ông Phạm Văn Đức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Hợp đồng chuyển nhượng số

216/HĐ-CN ngày 1/4/2005 của UBND huyện Di Linh phê duyệt về việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại thửa 81, tờ bản đồ 32D được chỉnh lý tại trang 4 của giấy chứng nhận mang số hiệu L 086156 được UBND huyện Di Linh cấp ngày 12/2/1998 vào sổ theo dõi số 318/QSDĐ, có tên tại quyển 1 Xâm Canh trang 61, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 81, tờ bản đồ số 32D, xã Gia Hiệp với diện tích 1.431 m2 (trong đó 400 m2 đất ở nông thôn + 1.031 m2 đất trồng cây lâu năm), thời hạn sử dụng đất lâu dài đối với đất ở và đến 15/10/2043 đối với đất trồng cây lâu năm.

- Năm 2007, hộ ông Phạm Văn Đức chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Thành thường trú tại thôn Tân Phú 2 - xã Đinh Lạc - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ ông Phạm Văn Đức đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Văn Thành.

Hiện nay, hộ ông Phạm Văn Đức ở đâu liên hệ với UBND xã Gia Hiệp hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Văn Thành theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Địa chỉ trụ sở: số 09 Mạc Đĩnh Chi, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại: 0888 125 199 - Email: [email protected]° Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư:Họ và tên: Đỗ Vi Văn - Nam/Nữ: NamNgày sinh: 24/11/1974Chứng minh nhân dân số: 250363900Ngày cấp: 13/6/2015 - Nơi cấp: Công an tỉnh Lâm ĐồngNơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 9/5 Quang Trung, Phường 9, thành

phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.Thẻ luật sư số: 9043/LS - Ngày cấp: 24/7/2014Là thành viên Đoàn luật sư: tỉnh Lâm Đồng° Lĩnh vực đăng ký hoạt động:- Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;- Tư vấn pháp luật;- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật;- Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan

đến pháp luật.

THÔNG BÁO THÀNH LẬP VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ VI VĂN

Gỡ “nút thắt”... TIẾP TRANG 3

... Trong tháng 4, sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,1% SVCK; tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.250,1 tỷ đồng, tăng 12,01% SVCK; đã phục vụ 288,5 nghìn lượt khách du lịch, tăng 7,58% SVCK; trong đó, khách quốc tế 36,5 nghìn lượt khách, tăng 47,09%. Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tháng 4 ước đạt 42 triệu USD, tăng 46,3%; kim ngạch nhập khẩu đạt 12 triệu USD, tăng 185,7% SVCK... Tính đến ngày 20/4, Lâm Đồng đã cấp đăng ký kinh doanh cho 60 doanh nghiệp, tăng 58% và 27 đơn vị trực thuộc, tăng 28,6% SVCK. Tuy nhiên, số vốn đăng ký đạt 223,1 tỷ đồng, giảm 35,1% SVCK. Thu hút đầu tư 05 dự án trong nước với vốn đăng ký 546,07 tỷ đồng, nhưng chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Tổng thu ngân sách nhà nước tính 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.923,2 tỷ đồng, bằng 35,8 % dự toán TW, đạt 33,18% dự toán địa phương, tăng 54,8% SVCK; tổng thu ngân sách địa phương ước đạt 4.357,9 tỷ đồng, bằng 45,4% dự toán TW, 43,4% dự toán địa phương, tăng 7,2% SVCK...

Các lĩnh vực về văn hóa-xã hội cũng có nhiều mặt đạt được những

thành tích bước đầu như tổ chức các kỳ thi trong giáo dục; đảm bảo ổn định về sức khỏe của cộng đồng trong y tế; tổ chức một số sự kiện văn hóa - nghệ thuật hiệu quả... Tuy nhiên, vấn đề tai nạn giao thông (TNGT) đang báo động vì tăng cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương). Các lĩnh vực về an ninh - quốc phòng tiếp tục giữ vững và đã giảm số vụ vi phạm pháp luật.

Sau khi đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên phát biểu nhiều ý kiến, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đúc kết nhiều vấn đề hết sức cụ thể. Đồng chí ghi nhận, biểu dương nhiều mặt và một số lĩnh vực đã thực sự chuyển biến tích cực, có bứt phá để đạt được những con số rất đáng khích lệ như: phát triển nông nghiệp, thu ngân sách, quản lý bảo vệ rừng, tăng lượng khách du lịch, an ninh - quốc phòng...

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt cùng các đại biểu thảo luận, phân tích một số thuận lợi, khó khăn và tháo gỡ những khó khăn, ghi nhận các kiến nghị. Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo nhiều

nội dung quan trọng để các sở, ngành tiếp tục nghiên cứu, rà soát những nhiệm vụ của đơn vị đảm trách nhằm hoàn thành trách nhiệm công vụ có hiệu quả cao nhất. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh tập trung nhấn mạnh đến 13 nội dung lớn liên quan đến các sở, ngành cần hành động quyết liệt, sáng tạo và năng động hơn trong thời gian tới. Đó là, chất lượng và đầu ra của nông sản; sự tiềm ẩn phức tạp trong công tác QLBVR; kiên quyết giảm TNGT cả 3 tiêu chí; trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản; đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong xây dựng cơ bản; quan tâm đến chất lượng và quảng bá thương hiệu của sản phẩm du lịch; tăng thu hút đầu tư về lĩnh vực công nghiệp để giảm tỉ trọng cơ cấu kinh tế cho nông nghiệp. Đó còn là tập trung chuẩn bị để hoàn thành tốt về các kỳ thi cuối năm và tuyển sinh, về Lễ hội Festival Hoa; quan tâm đặc biệt đến vệ sinh và môi trường... Vấn đề cuối cùng là công tác điều hành của các bộ phận trong tham mưu, làm sao vừa chính xác, vừa kịp thời và tăng cường hơn nữa trong cải cách hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận. MINH ĐẠO

Kinh tế - xã hội 4 tháng... TIẾP TRANG 1

... Trước mắt, Hiệp hội sẽ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ cho ngành DTT VN nhập giống tằm cấp 2 từ Trung Quốc (theo đường chính ngạch), rồi tổ chức nuôi tằm con tập trung và cung cấp tằm giống cho nông dân Lâm Đồng và các tỉnh lân cận. Việc cung cấp trứng giống tằm đang còn bỏ ngỏ, không một doanh nghiệp nào đứng ra làm dịch vụ này. Hiện chỉ có một vài tư nhân riêng lẻ nhập trứng tằm của Trung Quốc (không rõ nguồn gốc) qua con đường tiểu ngạch, không được kiểm dịch, người nuôi tằm gặp hệ số rủi ro cao”.

Còn theo ông Hoàng Sỹ Bích, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng: “Nút thắt” mà Lâm Đồng đã tháo gỡ là năm 2007, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 sẽ phát triển diện tích 8.000 ha dâu và định hướng các vùng sản xuất nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy. Hiện tại, diện tích dâu đã phục hồi được gần 5.000 ha. Vấn đề còn lại là “nút thắt” về trứng tằm giống. Sở cũng đã lập Đề án từ năm 2007, nhưng đây là vấn đề khó. Sở sẽ cùng với Hiệp hội DTT VN, các doanh nghiệp và nông dân tập trung tháo gỡ, vì hiện nay có tới 80% trứng giống tằm phải nhập từ Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch.

Trong thời kỳ hội nhập, ngành DTT VN nói chung và Lâm Đồng nói riêng đã có bước phục hồi và có được thời cơ để phát triển. Tuy

nhiên, ngành DTT cũng đang đứng trước những thách thức lớn, do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới và trong nước. Trước tình hình sôi động này, Hiệp hội DTT VN đang “vào cuộc” để tập hợp các thành viên trong Hiệp hội liên kết, phát huy tiềm năng của ngành trong cả nước; kiến nghị với Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách để phát triển ngành DTT VN nhằm xây dựng chuỗi sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệp hội sẽ cùng với thành phố Bảo Lộc tiếp tục khẳng định, quảng bá và phát triển thương hiệu Tơ lụa Bảo Lộc (vừa được Cục Sở hữu Trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận) góp phần nâng cao giá trị Tơ lụa Việt Nam.

BÙI TRƯỞNG

Di Linh tổ chức tuyên truyền Luật Trẻ em cho học sinhNgày 24/4, Phòng GD - ĐT phối

hợp cùng Huyện Đoàn và Phòng LĐ - TB & XH huyện Di Linh đã tổ chức Chương trình “Hãy lên tiếng” tại Trường THCS Lê Lợi (thị trấn Di Linh), với sự tham dự của gần 930 học sinh và 54 Tổng phụ trách Đội đến từ các trường học trên địa bàn huyện Di Linh.

Tại chương trình này, các em học sinh được nghe phổ biến những nội dung cơ bản của Luật

Trẻ em cũng như được hướng dẫn các kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục. Ngoài ra, các em học sinh còn được bày tỏ ý kiến của mình về việc phòng, chống xâm hại tình dục thông qua tranh vẽ và thuyết trình.

Dịp này, Huyện Đoàn Di Linh và Hội đồng Đội huyện Di Linh đã trao 5 phần quà giúp 5 đội viên vượt khó, học giỏi.

TRỊNH CHU

ĐẠ TẺH: Ra mắt mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khỏe phụ nữ”

Để đạt mục tiêu 85% người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), thì việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHYT vô cùng quan trọng. Trước tình hình đó, Hội LHPN huyện Đạ Tẻh đã triển khai Kế hoạch xây dựng mô hình “Tổ Phụ nữ tiết kiệm mua bảo hiểm y tế - Vì sức khỏe phụ nữ”. Qua đó, tuyên truyền, vận động cán bội, hội viên phụ nữ trong huyện tham gia Bảo hiểm y tế vì sức khỏe nhằm tăng tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Sáng 24/4, Hội LHPN huyện tổ chức ra mắt mô hình điểm “Tổ Phụ nữ tiết kiệm mua bảo hiểm y tế - Vì sức khỏe phụ nữ” tại xã Quốc Oai, tham gia mô hình có 16 chị là hội viên phụ nữ được chia làm 5 tổ theo hình thức tiết kiệm mỗi tháng 220.000 đ để sau 3 tháng các thành viên trong tổ đều có thẻ BHYT.

Tại buổi ra mắt, 8 thẻ BHYT đã được phát cho các thành viên, trong đó Hội LHPN huyện tặng 2 thẻ, Hội LHPN xã tặng 1 thẻ cho hội viên khó khăn và 5 thẻ do các thành viên tiết kiệm mua. PHẠM THỊ YẾN

Tháng 4, giảm đến 27% số vụ vi phạm Luật BV&PTR so cùng kỳ

Đó là thông tin từ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng Nguyễn Khang Thiên cho biết vào ngày 24/4. Trong tháng 4/2017, toàn tỉnh đã phát hiện và lập biên bản 98 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), trong đó, vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng 20 vụ (chiếm 20,4%); vi phạm quy định về phát triển rừng 28 vụ (28,6%); vi phạm quy định về quản lý lâm sản 50 vụ (51%). So sánh cùng kỳ năm 2016, số vụ vi phạm giảm 36 vụ (27%); diện tích thiệt hại do phá rừng giảm 129,551 m2 (68,4%).

Theo đó, cơ quan chức năng đã

xử lý được 91 vụ, trong đó xử lý hành chính 89 vụ và chuyển xử lý hình sự 2 vụ (giảm 4 vụ so với cùng kỳ năm 2016). Đồng thời, số lượng lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm gồm 26 phương tiện, dụng cụ; 95,814 m2 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại. Thu nộp ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ 670 triệu đồng, trong đó tiền phạt gần 243 triệu đồng và số còn lại là tiền bán lâm sản tịch thu. Các chủ rừng phối hợp với ngành chức năng cũng đã giải tỏa được 33,58 ha diện tích đất rừng bị phá, lấn chiếm trái phép (năm 2017 là 17,9 ha và các năm trước là 15,68 ha). M.ĐẠO