phÁt triỂn dỊch vỤ viỆc lÀm trÊn ĐỊa bÀn hÀ nỘi trong...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÀNH CÔNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 05 01 HÀ NỘI - 2017

Upload: others

Post on 24-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH CÔNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 62 31 05 01

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thơm

Phản biện 1:.........................................................

.........................................................

Phản biện 2:.........................................................

.........................................................

Phản biện 3:.........................................................

.........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và

Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trên thế giới hoạt động dịch vụ việc làm (DVVL) xuất hiện từ rất sớm. Tại

một số nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Đức...hoạt động này xuất hiện

từ cuối thế kỷ 19, như là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng thất nghiệp

gia tăng vào thời điểm bấy giờ. Ngày nay, hoạt động DVVL đã có mặt ở hầu hết

các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, DVVL xuất hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20 nhằm

đáp ứng yêu cầu bức xúc về việc làm.Trải qua gần 30 năm phát triển, DVVL đã có

mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Tính đến năm 2017, cả nước có 130 trung tâm

DVVL công và hàng trăm doanh nghiệp DVVL tư nhân.

Trên địa bàn Hà Nội, trung tâm DVVL đầu tiên xuất hiện vào năm

1990.Trải qua nhiều thăng trầm, tính đến nay (2017), Hà Nội có 7 trung tâm

DVVL công (năm 2016 có 8 trung tâm). Các trung tâm này do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền hoặc các tổ chức đoàn thể thành lập. Các trung tâm này đã có nhiều

đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp trên địa bàn. Chỉ

tính riêng giai đoạn 2009-2016, bình quân hàng năm các trung tâm này đã tư vấn,

cung cấp thông tin thị trường lao động (TTLĐ) cho hàng trăm nghìn lượt người

lao động; đã thực hiện đào tạo và đào tạo lại nghề cho hàng chục nghìn lượt người

lao động và giới thiệu việc làm (GTVL), kết nối việc làm thành công cho hàng

chục nghìn người lao động...

Tuy nhiên, hoạt động DVVL trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế,

yếu kém, như: Các trung tâm DVVL chủ yếu tập trung ở một số quận nội thành

như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa... Đến nay một số huyện ngoại thành vẫn

không có trung tâm DVVL nào hoạt động như Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai,

Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên....; đa dạng hóa nội dung, hình thức

và gia tăng kết quả các hoạt động DVVL chưa đồng đều giữa các trung tâm;

chất lượng DVVL chưa cao, nhiều lao động được GTVL vẫn không tìm được

việc làm, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động còn khó khăn trong tìm kiếm

lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; cơ sở vật chất, trang thiết bị của

các trung tâm DVVL rất nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí có trung tâm phải mượn địa

điểm để hoạt động như trung tâm DVVL Ban quản lý KCN, KCX; tổ chức bộ

máy và nguồn nhân lực làm việc trong các trung tâm DVVL còn nhiều bất cập cả

về số lượng và chất lượng; quản lý nhà nước đối với DVVL còn lỏng lẻo, kiểm

tra, giám sát chưa thường xuyên; cơ chế hoạt động chưa hợp lý dẫn đến tình trạng

một số trung tâm và doanh nghiệp DVVL hoạt động bất hợp pháp, thậm chí còn

xảy ra hiện tượng lừa đảo người lao động. Tất cả những hạn chế đó dẫn đến chất

lượng việc làm chưa cao, tính ổn định và bền vững của việc làm thấp, hiệu quả tạo

2

việc làm yếu, thông tin đến với người lao động chưa cập nhật và đôi khi bị sai

lệch, gây tâm lý bức xúc trong dư luận và dẫn đến mất niềm tin vào các trung tâm

và doanh nghiệp hoạt động DVVL.

Theo dự báo của Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, giai đoạn

2017- 2025, dân số Thủ đô tăng khoảng 160 nghìn người/năm, trong đó hơn 1/3 là

người nhập cư. Hàng năm, Hà Nội có khoảng 1 triệu lao động thời vụ, cộng với

khoảng 10 đến 12 nghìn lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng

đất hàng năm... Tình hình đó đặt ra bài toán lớn cho nhiệm vụ giải quyết việc làm

trên địa bàn Thủ đô thời gian tới, trong đó có vấn đề phát triển DVVL.

Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về

lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phải có những phân tích đánh giá thực

trạng, từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp để DVVL của thủ

đô. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn

Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh

tế phát triển vừa có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa

bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 và đề xuất giải pháp phát triển DVVL trên địa

bàn Thủ đô đến năm 2025.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển DVVL

ở địa bàn cấp tỉnh; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển DVVL ở một số địa

phương có điều kiện tương đồng để rút ra bài học cho Hà Nội; (iii) Phân tích, đánh

giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016 trên cơ

sở lý luận về phát triển DVVL ở địa bàn cấp tỉnh đã được xây dựng; (iv) Đề xuất

phương hướng và giải pháp phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu phát triển DVVL trên địa bàn tỉnh, thành phố dưới góc độ

chuyên ngành Kinh tế phát triển, tức là nghiên cứu sự phát triển về số lượng (mở

rộng hệ thống DVVL, đa dạng hóa nội dung, hình thức và gia tăng kết quả của các

hoạt động DVVL) và việc nâng cao chất lượng DVVL.

3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: DVVL gồm có hai loại là DVVL công (gồm các trung tâm

DVVL của cơ quan quản lý nhà nước - trực thuộc các Sở LĐ-TB&XH của các

tỉnh, thành phố và các trung tâm DVVL của các tổ chức chính trị, xã hội) và

DVVL tư nhân (các doanh nghiệp DVVL hoạt động theo luật doanh nghiệp). Đề

tài này chỉ nghiên cứu phát triển DVVL công. Đề tài cũng không xét tới hoạt động

bảo hiểm thất nghiệp, vì hoạt động này mới được Hà Nội thực hiện từ năm 2012.

3

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Phần thực trạng, đề tài nghiên cứu từ năm 2009 đến năm

2016 (năm 2008 là thời điểm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình sáp nhập về Hà Nội) và đề xuất giải pháp đến năm 2025.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận phát triển của phép biện

chứng duy vật và lý luận phát triển DVVL của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP). Ngoài ra, luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển DVVL; chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển DVVL của thành phố Hà Nội v.v..

4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… Đồng thời để có thêm các thông tin liên quan đến phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội, NCS sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin bằng bảng hỏi.

- Nguồn tài liệu nghiên cứu + Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án

chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; tài liệu của các cơ quan quản lý Hà Nội, Tổng cục Thống kê.

+ Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra theo bộ câu hỏi soạn thảo sẵn dành cho 500 người lao động đến tìm việc tại các trung tâm DVVL và 200 doanh nghiệp tuyển dụng lao động đến đăng ký tuyển lao động qua các trung tâm DVVL.

5. Đóng góp mới của luận án - Hoàn thiện, làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển DVVL trên địa bàn

tỉnh, thành phố. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển về số lượng và chất lượng DVVL trên

địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.

- Đề xuất được các giải pháp phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 có căn cứ khoa học và khả thi.

6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của

luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN

DỊCH VỤ VIỆC LÀM

Để có cái nhìn toàn diện về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

liên quan đến đề tài luận án, đồng thời phát hiện ra những khoảng trống mà các

nghiên cứu đó còn bỏ ngỏ, nghiên cứu sinh đã chia các công trình nghiên cứu này

thành các nhóm:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chức năng và vai trò của dịch vụ

việc làm

Các công trình nghiên cứu đã luận giải và làm rõ chức năng, vai trò của

DVVL trên nhiều khía cạnh như: tư vấn việc làm, tư vấn hướng nghiệp, cung cấp

thông tin TTLĐ, đào tạo và tái đào tạo lại nghề cho người lao động, giới thiệu việc

làm, kết nối cung - cầu lao động. Hệ thống DVVL là công cụ quan trọng nhất để

thực thi các chính sách TTLĐ.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển

dịch vụ việc làm

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những những nhân tố ảnh hưởng đến

sự phát triển DVVL như: Nhân viên DVVL, quản lý hoạt động DVVL, nguồn

vốn đầu tư cho hiện đại hóa, nâng cao năng lực của các trung tâm DVVL, đầu tư

phát triển nhân lực của các trung tâm DVVL, tiến bộ công nghệ và khủng hoảng

kinh tế....

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển

dịch vụ việc làm

Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ nội dung quản lý nhà nước đối với phát

triển DVVL, đó là: điều chỉnh hợp lý cung và cầu lao động, GTVL trong và ngoài

nước đối với người có nhu cầu sử dụng lao động và người tìm việc, cung cấp dịch

vụ hướng nghiệp cho người tìm việc, hỗ trợ đào tạo nghề và tái tìm kiếm việc làm

của người tìm việc, trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển của thị trường DVVL.

1.1.4. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển dịch vụ

việc làm

Các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số kinh nghiệm nhằm phát

triển DVVL như: kinh nghiệm xây dựng mô hình DVVL công, kinh nghiệm

5

tài trợ của Chính phủ cho hoàn thiện mô hình DVVL, các nguyên tắc chung

khi thực hiện DVVL công, kinh nghiệm hoạch định chính sách phát triển các

hình thức DVVL...

1.1.5. Các công trình nghiên cứu về giải pháp phát triển dịch vụ

việc làm

Các công trình nghiên cứu đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển

DVVL như: (i) Nhóm giải pháp về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống tổ chức

DVVL; (ii) Nhóm giải pháp về quản lý hoạt động DVVL; (iii) Nhóm giải pháp về

đầu tư và huy động vốn cho hoạt động DVVL; (iv) Nhóm giải pháp về nâng cao

năng lực đội ngũ cán bộ DVVL, (v) Nhóm giải pháp về đa dạng hóa các hình thức

giao dịch và nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối cung - cầu lao động…

1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đánh giá chung

Ở nội dung này, NCS đã chỉ ra các kết quả đạt được của các công trình

nghiên cứu trong và ngoài nước, đồng thời chỉ ra “khoảng trống” về phát triển

DVVL tiếp cận dưới góc độ Kinh tế phát triển:

Một là: Dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế phát triển, nghiên cứu sinh nhận

thấy chưa có công trình nào nghiên cứu, làm rõ khái niệm phát triển DVVL, hiểu

thế nào là phát triển DVVL (bản chất của phát triển DVVL), khái niệm phát triển

DVVL gồm những nội dung gì và có những chỉ tiêu nào có thể đánh giá sự phát

triển của DVVL.

Hai là: Mặc dù có một số công trình bàn tới các nhân tố ảnh hưởng đến phát

triển DVVL, tuy nhiên còn rời rạc, chưa hệ thống, toàn diện và chưa được luận

giải một cách thuyết phục. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVVL

chủ yếu mới được nhìn nhận ở phạm vi quốc gia, chưa nhìn nhận ở phạm vi tỉnh,

thành phố.

Ba là: Chủ yếu các công trình nghiên cứu bàn đến nội dung quản lý nhà

nước đối với phát triển DVVL của chính quyền Trung ương, vai trò của chính

quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố còn ít được đề cập.

Bốn là: Các kinh nghiệm phát triển DVVL cũng như những giải pháp nhằm

phát triển DVVL được trình bày trong các công trình chủ yếu ở phạm vi quốc gia,

rất ít các công trình bàn về phát triển DVVL ở phạm vi tỉnh, thành phố.

6

Năm là: Thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn thành phố Hà Nội kể từ

khi mở rộng thành phố (năm 2008) đến nay thế nào? Đã đạt được những kết quả

gì? Còn những hạn chế gì? Tại sao còn những hạn chế đó (nguyên nhân)? Trong

những năm tới cần phát triển DVVL trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào?

Giải pháp nào có thể thúc đẩy phát triển DVVL trên địa bàn thủ đô đến năm

2025?...Đó là là những vấn đề thực tiễn đặt ra bức xúc cho đến nay vẫn chưa có

công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống, toàn diện nhằm tìm ra lời

giải đáp.

1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Từ việc xác định khoảng trống liên quan đến đề tài luận án nêu trên, NCS

chọn đề tài: "Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện

nay" làm luận án tiến sỹ Kinh tế phát triển. Luận án của NCS sẽ tiếp tục nghiên

cứu những vấn đề sau:

- Về lý luận:

+ Hệ thống hóa và làm rõ khái niệm phát triển DVVL, nội dung hay nội

hàm của khái niệm DVVL;

+ Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển DVVL ở địa bàn cấp tỉnh,

thành phố;

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVVL ở cấp tỉnh,

thành phố.

- Về thực tiễn:

+ Khảo cứu kinh nghiệm phát triển DVVL của một số địa phương có điều

kiện, tương đồng với thành phố Hà Nội như: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố

Đà Nẵng, thành phố Bắc Ninh. Trên cơ sở đó rút ra những bài học bổ ích cho phát

triển DVVL của thành phố Hà Nội.

+ Đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn thành phố Hà Nội trên

cơ sở lý luận về phát triển DVVL. Chỉ ra những hạn chế trong phát triển DVVL

trên địa bàn thủ đô trong giai đoạn 2009-2016 cùng nguyên nhân của những hạn

chế đó.

+ Đề xuất có căn cứ khoa học các giải pháp nhằm phát triển DVVL trên địa

bàn thủ đô đến năm 2025.

7

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ

2.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ VIỆC LÀM

TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1.1. Khái niệm và phân loại dịch vụ việc làm

2.1.1.1. Khái niệm dịch vụ việc làm

Luận án thống nhất với khái niệm: DVVL là toàn bộ các hoạt động nhằm kết

nối cung - cầu lao động trên thị trường lao động hoặc tư vấn, trợ giúp để người

lao động có thể tự tạo việc làm.

2.1.1.2. Một số khái niệm có liên quan

Để làm rõ hơn khái niệm DVVL, luận án trình bày một số khái niệm có liên

quan như: “giới thiệu việc làm”, “cung ứng lao động”, “thông tin thị trường lao

động”, “Sàn giao dịch việc làm”, “Hội chợ việc làm” và “trung tâm DVVL”.

2.1.1.3. Phân loại dịch vụ việc làm

Luận án đã chỉ ra ba cách phân loại DVVL: (i) Theo đối tượng hoạt động;

(ii) Theo chủ thể cung cấp và (iii) Theo phạm vi hoạt động.

2.1.2. Vai trò của dịch vụ việc làm

Thứ nhất, DVVL làm tăng tính hiệu quả của thị trường lao động như: rút

ngắn thời gian tìm việc, thời gian tuyển người, độ dài thời gian thất nghiệp, sử

dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nhân lực.

Thứ hai, DVVL là công cụ hữu hiệu thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội việc

làm và bảo vệ các đối tượng yếu thế.

Thứ ba, DVVL giúp cho việc giảm nhẹ những tác động tiêu cực của quá

trình điều chỉnh cơ cấu cầu lao động.

Thứ tư, DVVL là công cụ hữu hiệu giúp những người thất nghiệp được bảo

hiểm quay trở lại làm việc trong thời gian ngắn nhất có thể.

2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT

TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM

2.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ việc làm

Trên cơ sở khái niệm phát triển của phép biện chứng duy vật và khái niệm

DVVL, tác giả luận án cho rằng: Phát triển DVVL là sự tăng lên về số lượng

(chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều sâu) của DVVL.

8

2.2.2. Nội dung phát triển dịch vụ việc làm

2.2.2.1. Mở rộng độ bao phủ của hệ thống mạng lưới dịch vụ việc làm

Phát triển DVVL về chiều rộng trước hết được thể hiện ở mở rộng độ bao

phủ của hệ thống mạng lưới DVVL, tức là gia tăng các trung tâm DVVL và các

chi nhánh của nó sao cho trải rộng khắp địa bàn nhằm kết nối cung cầu lao động,

giúp cho thị trường lao động phát triển; đồng thời giảm số lượng dân cư địa

phương tính bình quân trên một lao động hoạt động DVVL.

2.2.2.2. Đa dạng hóa nội dung và gia tăng kết quả của các hoạt động dịch

vụ việc làm

Phát triển DVVL về chiều rộng còn được thể hiện ở sự đa dạng hóa về nội

dung và gia tăng kết quả của các hoạt động DVVL. Khi nội dung, hình thức của

dịch tư vấn, dịch vụ dạy nghề, dịch vụ cung cấp thông tin TTLĐ, dịch vụ

GTVL… của mỗi cơ sở DVVL ngày càng thêm phong phú, đa dạng, cùng với đó

là kết quả hoạt động của các dịch vụ này ngày càng tăng lên, thì đó là thể hiện sự

của phát triển DVVL. Ngược lại, khi nội dung, hình thức tiến hành các hoạt động

DVVL nghèo nàn, đơn điệu, không bắt kịp với thực tiễn, kết quả của các hoạt

động DVVL thấp, số NLĐ được tư vấn, được dạy nghề, được cung cấp thông tin

TTLĐ, được GTVL ít…thì nghĩa là DVVL không phát triển.

2.2.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm

Phát triển DVVL về chất lượng được thể hiện ở: (i) Mức độ hài lòng của

người lao động và của doanh nghiệp tuyển dụng lao động khi sử dụng các DVVL.

Nếu mức độ hài lòng của hai đối tượng sử dụng các DVVL tăng lên, thì có nghĩa

là chất lượng DVVL tăng lên và thể hiện sự phát triển của DVVL; còn nếu mức

độ hài lòng của hai đối tượng sử dụng DVVL giảm xuống, thì chất lượng DVVL

kém đi, sự phát triển DVVL giảm sút; (ii) Chất lượng của các hoạt động DVVL.

Nếu tỷ lệ người lao động có việc làm/số lượt người được GTVL và tỷ lệ người lao

động có việc làm ổn định/người lao động có việc làm tăng lên, thì đó là biểu hiện

của phát triển DVVL về chiều sâu và ngược lại.

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ việc làm

Để đánh giá phát triển DVVL ở địa bàn cấp tỉnh, thành phố luận án căn cứ

vào khái niệm và nội dung phát triển DVVL đã được luận giải để xây dựng bộ chỉ

tiêu đánh giá gồm ba nhóm chỉ tiêu và được thể hiện qua bảng dưới đây:

9

Bảng 2.1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ việc làm

Tên chỉ tiêu Hình thức thể hiện Đơn vị tính Đánh giá

A. Chỉ tiêu đánh giá mở rộng độ bao phủ của hệ thống DVVL

- Động thái biến đổi số

lượng cơ sở DVVL qua các

năm

Số trung tâm

DVVL

- Động thái biến đổi số

lượng các chi nhánh của cơ

sở DVVL qua các năm

Số chi nhánh

DVVL

Khi số trung tâm DVVL,

số chi nhánh DVVL tăng

thể hiện sự phát triển của

DVVL và ngược lại 1. Mở rộng độ

bao phủ của hệ

thống DVVL - Số lượng dân cư địa

phương tính bình quân trên

một lao động hoạt động

DVVL qua các năm

người

Khi số lượng dân cư địa

phương tính bình quân trên

một lao động hoạt động

DVVL giảm thì độ bao

phủ của DVVL tăng lên và

ngược lại

B. Chỉ tiêu đánh giá đa dạng hóa nội dung và gia tăng kết quả của các hoạt động

DVVL

- Số lượt NLĐ được tư vấn:

lựa chọn công việc phù hợp,

kỹ năng thi tuyển, chính

sách pháp luật lao động, lựa

chọn nghề phù hợp với khả

năng và nhu cầu xã hội

lượt người

1. Đa dạng hóa

nội dung và gia

tăng kết quả

hoạt động của

dịch vụ tư vấn

- Số lượt doanh nghiệp tuyển

dụng được tư vấn: tuyển

dụng lao động, quản trị và

phát triển nguồn nhân lực,

chính sách pháp luật lao

động

lượt người

Khi số lượt NLĐ, số lượt

doanh nghiệp tuyển dụng

sử dụng dịch vụ tư vấn

tăng thể hiện sự phát triển

của công tác tư vấn và

ngược lại

- Số lượng nghề được đào

tạo nghề

- Số nghề phù hợp với nhu

cầu xã hội nghề

Khi số lượng nghề, đặc

biệt số lượng nghề phù hợp

với nhu cầu xã hội tăng lên

chứng tỏ công tác dạy

nghề đã nắm bắt được nhu

cầu đào tạo của xã hội và

ngược lại

2. Đa dạng hóa

ngành nghề đào

tạo và gia tăng

kết quả hoạt

động của dịch

vụ dạy nghề - Số lượt NLĐ được đào tạo

nghề lượt người

Khi số lượt NLĐ được đào

tạo nghề tăng lên thể hiện

sự phát triển của công tác

đào tạo nghề và ngược lại

10

3. Đa dạng hóa

hình thức và gia

tăng kết quả của

dịch vụ cung cấp

thông tin TTLĐ

- Số lượt NLĐ được cung

cấp thông tin TTLĐ lượt người

Khi số lượt NLĐ được

cung cấp thông tin TTLĐ

tăng lên thể hiện sự phát

triển của công tác thông tin

TTLĐ và ngược lại

4. Đa dạng hóa

hình thức và gia

tăng kết quả của

dịch vụ GTVL

- Số lượt NLĐ được giới

thiệu việc làm

- Số NLĐ có việc làm

- Số NLĐ có việc làm ổn

định

lượt người

người

người

Khi số NLĐ được giới

thiệu việc làm, có việc

làm, có việc làm ổn định

tăng lên thể hiện sự phát

triển của công tác giới

thiệu việc làm và ngược lại

C. Chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng DVVL

- Tỷ lệ NLĐ hài lòng về thái

độ phục vụ của các cơ sở

DVVL

%

- Tỷ lệ NLĐ hài lòng về độ

tin cậy của các cơ sở DVVL %

1. Mức độ hài

lòng của NLĐ

sử dụng DVVL - Tỷ lệ NLĐ hài lòng về

năng lực phục vụ của các cơ

sở DVVL

%

Khi tỷ lệ NLĐ sử dụng

DVVL hài lòng tăng thể

hiện chất lượng DVVL

tăng và ngược lại

- Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển

dụng hài lòng về thái độ phục

vụ của các cơ sở DVVL

%

- Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển

dụng hài lòng về chi phí bỏ

ra mua DVVL

%

- Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển

dụng hài lòng về độ tin cậy

của các cơ sở DVVL

%

2. Mức độ hài

lòng của người

sử dụng lao

động sử dụng

DVVL

- Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển

dụng hài lòng về năng lực

phục vụ của các cơ sở DVVL

%

Khi tỷ lệ doanh nghiệp

tuyển dụng sử dụng DVVL

hài lòng tăng thể hiện chất

lượng DVVL tăng và

ngược lại

- Tỷ lệ NLĐ tìm được việc

làm/ NLĐ được giới thiệu

việc làm

% 3. Chất lượng

hoạt động

DVVL Tỷ lệ NLĐ có việc làm ổn

định/NLĐ tìm được việc làm %

Khi tỷ lệ NLĐ tìm được

việc làm/ NLĐ được giới

thiệu việc làm và NLĐ có

việc làm ổn định/ NLĐ có

việc làm tăng thì hiệu quả

DVVL tăng và ngược lại

Nguồn: Tác giả xây dựng

11

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

VIỆC LÀM

2.3.1. Quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm

Nếu quản lý nhà nước về DVVL thực hiện chặt chẽ, triệt để thì DVVL

sẽ phát triển đúng hướng, góp phần lành mạnh hóa các mối quan hệ lao

động, hạn chế tiêu cực, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho NLĐ. Ngược lại,

nếu quản lý nhà nước chỉ là hình thức và buông lỏng thì DVVL sẽ phát triển

“tự do”, dẫn đến sự cạnh tranh và thu phí vô tổ chức, gây thiệt hại về quyền

lợi cho NLĐ và doanh nghiệp tuyển dụng lao động, vi phạm những vấn đề

thuộc phạm trù đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến thực hiện công bằng

xã hội…

2.3.2. Nhân lực của các cơ sở dịch vụ việc làm

Nhân lực của các cơ sở DVVL có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển DVVL

xét trên cả khía cạnh số lượng và chất lượng như trình độ, kiến thức chuyên môn

và kỹ năng. Nếu nhân lực của các cơ sở DVVL thiếu về số lượng, kém về chất

lượng thì sẽ cản trở sự phát triển DVVL và ngược lại.

2.3.3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dịch vụ việc làm

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho hoạt

động DVVL. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển, cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, thì việc tin học hóa, công nghệ hóa là đòi

hỏi cần thiết cho các cơ sở DVVL có thể hoạt động tốt và phát triển.

2.3.4. Nhận thức của người lao động và của người sử dụng lao động về

dịch vụ việc làm

Sự phát triển của DVVL phụ thuộc nhiều vào nhận thức của người lao

động và của người sử dụng lao động. Nếu nhận người lao động và người sử dụng

lao động nhận thức đúng về vai trò và chức năng của DVVL, thì sẽ coi trung tâm

DVVL là cầu nối giữa họ và sẽ luôn tìm đến trung tâm DVVL.

2.3.5. Sự phối, kết hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động dịch vụ

việc làm

Dịch vụ việc làm muốn thành công phải có sự phối kết hợp giữa các bên liên

quan: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội đối với các trung tâm DVVL, các

trung tâm DVVL với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động…

12

2.3.6. Hợp tác quốc tế trong phát triển dịch vụ việc làm

Hợp tác quốc tế là nhân tố quan trọng mà các nước đang phát triển cần

tranh thủ thời cơ để phát triển DVVL theo kinh nghiệm mà các nước đi trước đã

thành công.

2.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA MỘT SỐ

ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HÀ NỘI

2.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển dịch vụ

việc làm

Để có tư liệu thực tiễn về phát triển DVVL ở địa bàn cấp tỉnh,thành phố

luận án khảo cứu kinh nghiệm của 3 địa phương có nhiều điều kiện tương đồng

với Hà Nội, đó là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh.

2.4.2. Bài học rút ra về phát triển dịch vụ việc làm cho Hà Nội

Từ kinh nghiệm phát triển DVVL của ba địa phương trên, có thể rút ra

bảy bài học phát triển DVVL cho Hà Nội, đó là:

Thành lập một bộ phận đầu não về DVVL nằm tại Sở LĐ -TB&XH để

hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động về chuyên môn nghiệp;

Phân nhóm đối tượng lao động để tổ chức các hoạt động gắn kết cung -

cầu lao động có hiệu quả;

Thường xuyên tổ chức khảo sát, rà soát thống kê TTLĐ để tăng cường

phục vụ công tác dự báo nhu cầu lao động;

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về DVVL, đảm bảo DVVL phát

triển theo đúng định hướng mà Nhà nước đề ra với mục tiêu làm lành mạnh và

phát triển TTLĐ;

Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DVVL nói chung và đội ngũ

giao dịch viên sàn việc làm nói riêng;

Làm tốt công tác khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng mới để giới

thiệu hoạt động giao dịch;

Xây dựng chuyên mục Lao động - Việc làm: Phối hợp với các đài truyền

hình, báo và các đài phát thanh huyện thị để mở chuyên mục Lao động việc

làm, định kỳ phát mỗi tuần một buổi.

13

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội

Luận án đã trình bày khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội

dưới góc nhìn có ảnh hưởng đến phát triển DVVL để từ đó có thể rút ra những

thuận lợi và khó khăn đối với phát triển DVVL trên địa bàn Thủ đô.

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển dịch vụ việc làm

trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.2.1. Thuận lợi đối với phát triển dịch vụ việc làm

Tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo ra

cầu lao động phong phú và việc làm đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu việc làm của

người lao động.

Hà Nội là thành phố có thị trường lao động lớn với dân số đông, nguồn cung

lao động dồi dào.

Các cơ chế, chính sách quản lý thị trường lao động đã ban hành bước

đầu được triển khai tạo ra tiền đề tốt cho phát triển và lành mạnh hoá thị

trường lao động.

Các trung tâm DVVL được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương

binh & Xã hội, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, đã xây dựng được hệ thống

DVVL tương đối rộng lớn trên địa bàn Hà Nội.

3.1.2.2. Những khó khăn tác động đến phát triển dịch vụ việc làm

Dân số và lao động của thành phố tuy lớn nhưng sự mất cân đối cung - cầu

lao động khá rõ nét, chất lượng cung lao động qua đào tạo giảm so với trước.

Cơ cấu lao động trong các ngành tiếp tục bất hợp lý. Ảnh hưởng của đô thị

hoá làm cho số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử

dụng đất nông nghiệp lớn, số lao động nhập cư vào Hà Nội mỗi năm càng làm

tăng thêm sức ép việc làm.

Nguồn kinh phí đầu tư cho DVVL và dạy nghề còn hạn chế dẫn đến thiếu

nghiêm trọng lao động có tay nghề cao, không đáp ứng được nhu cầu thị trường

lao động.

14

Các trung tâm DVVL mới chỉ tập trung ở một số quận nội thành, ở các

huyện ngoại thành có ít chi nhánh chưa kết nối tốt giữa doanh nghiệp tuyển dụng

và người lao động.

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2016

3.2.1. Thực trạng mở rộng độ bao phủ của hệ thống dịch vụ việc làm

trên địa bàn Hà Nội

3.2.1.1. Động thái biến động số lượng cơ sở dịch vụ việc làm qua các năm

Từ năm 2009 đến năm 2016 mạng lưới các trung tâm DVVL ổn định 08

trung tâm. Trong đó, 06 trung tâm của các tổ chức đoàn thể hoạt động bình

thường, riêng hoạt động của 02 trung tâm trực thuộc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cũng

chính là hoạt động của Sàn giao dịch việc làm. Ngay khi đi vào hoạt động Sàn

giao dịch việc làm đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp, cơ

sở đào tạo và người lao động.

Ngày 19/01/2017 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số

375/QĐ-UBND về việc hợp nhất 02 trung tâm trực thuộc Sở Lao động Thương

binh Xã hội: trung tâm DVVL Hà Nội và trung tâm DVVL số 2 Hà Nội, như vậy

trên địa bàn Hà Nội còn 07 trung tâm DVVL.

3.2.1.2. Động thái biến động số lượng chi nhánh của các cơ sở dịch vụ

việc làm qua các năm

Hà Nội là thị trường lao động phát triển sôi động, do đó các cơ sở DVVL

cần mở rộng mạng lưới các chi nhánh DVVL của mình để đáp ứng nhu cầu của

thị trường.

Các chi nhánh đã tăng lên về số lượng từ 12 chi nhánh năm 2009 lên 18 chi

nhánh năm 2016. Tuy nhiên, nhìn chung các cơ sở DVVL còn gặp nhiều khó khăn

trong việc phát triển mạng lưới, có chi nhánh còn bị thu hẹp lại do hoạt động

không hiệu quả.

3.2.1.3. Động thái biến đổi số lượng dân cư tính bình quân trên một lao

động dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội

Số dân cư trên bình quân một lao động hoạt động DVVL ở địa bàn Hà Nội

giai đoạn 2009-2016 đã giảm dần. Năm 2009 là 26.776 người /1 lao động DVVL,

đến năm 2016 chỉ còn 18.950 người/1 lao động DVVL. Điều đó cho thấy độ bao

phủ của hệ thống DVVL trên địa bàn Thủ đô đã tăng dần/mở rộng dần.

15

3.2.2. Thực trạng đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động

của các dịch vụ việc làm

3.2.2.1. Thực trạng đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động

của dịch vụ tư vấn

Các trung tâm DVVL đã đa dạng hóa các nội dung tư vấn cho người lao

động (như tư vấn lựa chọn công việc phù hợp, kỹ năng thi tuyển, chính sách

pháp luật lao động, lựa chọn nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu xã hội...) và

đa dạng hóa nội dung tư vấn cho người sử dụng lao động (như tư vấn tuyển

dụng lao động, quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát

triển việc làm, chính sách, pháp luật lao động). Cùng với việc đa dạng hóa nội

dung tư vấn cho khách hàng, các trung tâm DVVL còn thực hiện đa dạng hóa

hình thức tư vấn như: Tư vấn qua website, tổng đài 1900, tin nhắn điện thoại

SMS,...nhờ vậy mà số lượt người lao động và số lượt người sử dụng lao động

được tư vấn ngày càng tăng lên qua các năm.

Hoạt động tư vấn cho người lao động đã tăng trưởng vượt bậc về số lượt

người được tư vấn của các trung tâm DVVL: năm 2009 mới chỉ có hơn 91.000

lượt người được tư vấn, năm 2015 và 2016 tiếp tục duy trì được đà tăng với số

lượt người được tư vấn tương ứng là 203.974 và 214.550.

3.2.2.2. Thực trạng đa dạng hoá ngành nghề đào tạo và gia tăng kết quả

của dịch vụ dạy nghề

- Số lượng nghề đào tạo qua các năm tại các trung tâm DVVL: Các trung

tâm DVVL đã tích cực phát triển các ngành nghề đào tạo, từ 15 nghề năm 2009 đã

phát triển lên thành 19 nghề năm 2016.

- Số lượng nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội: Năm 2009 có 5/15

nghề thu hút được nhiều người lao động theo học tại các trung tâm DVVL. Năm

2013 có 7/18 nghề và năm 2014, năm 2015, năm 2016 đều có 8/19 nghề thu hút

được nhiều người lao động theo học, đó là các nghề: ngoại ngữ cho người đi lao

động xuất khẩu, điện lạnh, kế toán tổng hợp, chế biến món ăn, pha chế đồ uống,

sửa chữa điện, hàn bán tự động Mig, Mag, Fcaw - 3G và mạng máy tính.

- Số lượt lao động được đào tạo nghề của các trung tâm DVVL: Kết quả đào

tạo nghề cho người lao động của các trung tâm DVVL năm sau cao hơn năm

trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định: năm 2011 tăng 1.995 lượt so

16

với năm 2009 (tăng 23,7%), năm 2015 tăng 358 lượt so với năm 2013 (tăng

3,1%), năm 2016 tăng 332 lượt so với năm 2015 (tăng 2,8%).

3.2.2.3. Thực trạng đa dạng hóa hình thức và gia tăng kết quả hoạt động

của dịch vụ cung cấp thông tin thị trường lao động

- Về đa dạng hóa hình thức cung cấp thông tin TTLĐ: Các trung tâm DVVL

đã tổ chức được nhiều hình thức cung cấp thông tin TTLĐ: Sàn giao dịch việc

làm, hội chợ việc làm, phiên chợ việc làm, website, tổng đài,…

- Về gia tăng kết quả hoạt động của dịch vụ cung cấp thông tin TTLĐ: Kết

quả cung cấp thông tin TTLĐ tăng trưởng qua các năm, chỉ trừ năm 2012 có

giảm về số lượt người được cung cấp TTLĐ: Năm 2009 có 133.985 lượt người

được cung cấp thông tin TTLĐ, năm 2010 tăng lên 149.435 lượt, 2011 tiếp tục

tăng lên 150.161 lượt, năm 2012 giảm so với năm 2011 và chỉ đạt 147.641 lượt,

các năm 2013, 2014, 2015, 2016 đều tăng về số lượt người được cung cấp thông

tin TTLĐ tương ứng là: 154.165, 154.961, 155.049 và 157.850. Như vậy, nhìn cả

quá trình thì năm 2016 số lượt người được cung cấp thông tin thị trường tăng so

với năm 2009 là 23.865 (tương ứng tăng 17,81%).

3.2.2.4. Thực trạng đa dạng hóa hình thức và gia tăng kết quả hoạt động

của dịch vụ giới thiệu việc làm

- Về đa dạng hóa hình thức GTVL: Các trung tâm DVVL trên địa bàn thủ đô

đã áp dụng qua nhiều kênh kết nối khác nhau để GTVL: gọi điện, internet, tin

nhắn SMS…

- Về gia tăng kết quả hoạt động của GTVL: Kết quả hoạt động giới thiệu

việc làm của các trung tâm DVVL đã có sự tiến bộ vượt bậc qua các năm. Năm

2011 tăng đột biến so với năm 2010 (tăng 13.945 người được GTVL, tương ứng

với 37,2%). Năm 2012 có số người được GTVL thấp hơn so với năm 2011. Tuy

nhiên, đến năm 2013, 2014, 2015 và năm 2016 đà tăng lại được tiếp tục. Đến năm

2016 số người được giới thiệu đã lên 57.250 (so với năm 2009 có số người được

giới thiệu là 28.467 thì năm 2016 đã tăng 101%).

- Số NLĐ có việc làm qua các trung tâm DVVL:

Số lượng người có việc làm qua sự giới thiệu của các trung tâm DVVL tăng

trưởng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2009 cả 8 trung tâm chỉ giới thiệu được

18.274 NLĐ có được việc làm, năm 2016 đã là 38.150 người.

17

- Số NLĐ có việc làm ổn định:

Năm 2009 mới chỉ giới thiệu được 12.223 NLĐ có việc làm ổn định, năm

2010 đã là 15.822 người và năm 2016 là 26.350 người. Trong 8 năm các trung tâm

DVVL trên địa bàn Hà Nội đã giúp cho 175.795 NLĐ có việc làm ổn định.

3.2.3. Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm

3.2.3.1. Mức độ hài lòng của người lao động sử dụng dịch vụ việc làm

Để thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng của NLĐ sử dụng dịch vụ việc

làm, tác giả đã khảo sát ý kiến của 465 NLĐ cho các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ NLĐ hài lòng về thái độ phục vụ của các trung tâmDVVL (Cả 04

chỉ số là: Đội ngũ nhân viên có thái độ cởi mở, nhiệt tình; ngoại hình, trang phục

của nhân viên; lắng nghe tìm hiểu nhu cầu của NLĐ; tư vấn, giải đáp thắc mắc

nhiệt tình, tận tâm đều có kết quả điểm trung bình ở mức hài lòng và hoàn toàn

hài lòng).

- Tỷ lệ NLĐ hài lòng về độ tin cậy của các trung tâm DVVL (Trong 06 chỉ

số của tiêu chí này thì có 04 chỉ số được đánh giá ở mức hài lòng và hoàn toàn hài

lòng là: Địa điểm, trụ sở của các trung tâm dễ tìm kiếm (4,15/5); nguồn tuyển

dụng việc làm được niêm yết rõ ràng, đáng tin cậy (4,03/5); quy trình tư vấn, giới

thiệu việc làm của trung tâm mang lại cảm giác an tâm cho NLĐ (4,21/5); nhân

viên thể hiện sự quan tâm, có trách nhiệm với NLĐ (4,32/5), chỉ có 02 chỉ số đánh

giá ở mức dưới hài lòng là cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa thực sự hiện đại và

đầy đủ (chỉ đạt 3,85/5) và phương pháp làm việc của đội ngũ nhân viên chưa thực

sự chuyên nghiệp (3,90/5).

- Tỷ lệ NLĐ hài lòng về năng lực phục vụ của các trung tâm DVVL (Trong

07 chỉ số thì có tới 05 chỉ số đánh giá ở mức hài lòng và hoàn toàn hài lòng là:

Luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng (4,15/5); Mức độ chính xác của thông tin là

(4,15/5); Thông tin về các vị trí tuyển dụng mà trung tâm cung cấp rất đa dạng,

phong phú, đáp ứng nhu cầu tìm việc của NLĐ (4,26/5); Tư vấn viên của trung

tâm tư vấn đầy đủ các DVVL (4,25/5); Trung tâm thông báo đầy đủ và kịp thời

đến NLĐ các vấn đề về quy chế, phúc lợi, đãi ngộ (4,33/5)., chỉ có 02 chỉ số đánh

giá ở mức dưới hài lòng: phục vụ nhanh chóng và đúng hẹn của trung tâm DVVL

chỉ đạt ở mức (3,98/5) và tiêu chí đội ngũ nhân viên có kiến thức, năng lực để tư

vấn chỉ đạt (3,85/5).

18

3.2.3.2. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp tuyển dụng lao động sử dụng

dịch vụ việc làm

Để thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp tuyển dụng

lao động khi sử dụng DVVL, tác giả đã khảo sát ý kiến của 186 doanh nghiệp cho

từng tiêu chí cụ thể.

- Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng lao động hài lòng về thái độ phục vụ của

các trung tâm DVVL: Cả 03/03 chỉ số đều được đánh giá ở mức hài lòng và trên

hài lòng. Như vậy, các trung tâm DVVL đã được doanh nghiệp tuyển dụng đánh

giá rất tốt về thái độ phục vụ (xấp xỉ 90% cho rằng các cơ sở DVVL đã chủ động

tiếp cận, trao đổi và lắng nghe yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng).

- Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng lao động hài lòng về chi phí bỏ ra mua

DVVL: Kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp tuyển dụng đã hài lòng với chi phí

bỏ ra mua DVVL của các trung tâm DVVL.

- Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng lao động hài lòng về độ tin cậy đối với các

trung tâm DVVL: Trong 05 chỉ số có 04 chỉ số đạt điểm trên 4 điểm và chỉ có 01

chỉ số dưới 4 điểm (phương pháp làm việc của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp).

- Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng lao động hài lòng về năng lực phục vụ của

các trung tâm DVVL: Chỉ số này không cao khi có tới 04/05 chỉ số đánh giá ở

mức dưới 4,0, chỉ có 01 chỉ số là mức độ chính xác của thông tin là trên 4,0)

3.2.3.3. Hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm

- Tỷ lệ NLĐ có được việc làm/ NLĐ được giới thiệu việc làm:

Tỷ lệ NLĐ có được việc làm/ số lượt NLĐ được giới thiệu việc làm là khá

cao (dao động trong khoảng 64 đến xấp xỉ 69%), đặc biệt năm 2011 có tỷ lệ xấp xỉ

70%. Như vậy bình quân cứ 10 người được trung tâm DVVL chọn lọc để giới

thiệu đi phỏng vấn việc làm thì có từ 6 đến 7 người nhận được việc làm.

- Tỷ lệ NLĐ có việc làm ổn định/ NLĐ tìm được việc làm:

Nhờ chú trọng vào việc sàng lọc, lựa chọn NLĐ phù hợp với chỉ tiêu tuyển

dụng, tư vấn kỹ năng cho NLĐ mà các trung tâm đã từng bước nâng cao được

chất lượng, hiệu quả giới thiệu việc làm, giúp cho NLĐ tìm được công việc đúng

nguyện vọng, giúp cho doanh nghiệp tuyển dụng tìm được đúng ứng viên phù hợp

và từ đó tạo được lực lượng lao động có việc làm ổn định. Năm 2009 các trung

19

tâm DVVL đã giới thiệu được 12.223 NLĐ có việc làm ổn định (chiếm tỷ lệ

66,89% so với số người có việc làm), các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 ổn

định ở mức 68% và đến năm 2016 tỷ lệ này đã đạt 69,07%.

3.3. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ NGUYÊN NHÂN

3.3.1. Những hạn chế

3.3.1.1. Hạn chế trong mở rộng độ bao phủ của hệ thống dịch vụ việc làm

Các trung tâm DVVL tập trung ở một số quận nội thành, các huyện ngoại

thành không có. Do vậy, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng TTLĐ phát triển

không đồng đều.

Thiếu sự gắn kết giữa các trung tâm DVVL, đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi,

cung cấp thông tin về lao động và việc làm.

3.3.1.2. Hạn chế trong phát triển hoạt động dịch vụ việc làm

- Hạn chế trong phát triển dịch vụ tư vấn cho NLĐ và cho doanh nghiệp

tuyển dụng lao động: Hoạt động này chưa được thực hiện đồng bộ ở tất cả các

trung tâm mà chỉ tập trung chủ yếu ở trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh

& Xã hội.

- Hạn chế trong phát triển dịch vụ dạy nghề:

+ Công tác đào tạo nghề chỉ được tập trung triển khai ở một số trung tâm có

thế mạnh, các trung tâm còn lại hoạt động đối phó, cầm chừng.

+ Tuy phát triển được số lượng nghề, nhưng số lượng nghề đào tạo đáp ứng

đúng nhu cầu của thị trường và thu hút được NLĐ theo học lại khá thấp.

- Hạn chế trong phát triển dịch vụ cung cấp thông tin TTLĐ:

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để có sự trao đổi

thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

+ Chưa kết nối được thông tin TTLĐ trên toàn địa bàn Hà Nội và với cả

nước nhằm tăng tính hiệu quả của công tác thông tin TTLĐ.

- Hạn chế trong phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm:

+ Hoạt động này chưa có sự phát triển đồng đều ở các trung tâm, chủ yếu

mạnh ở 02 trung tâm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.

+ Số lượng NLĐ có việc làm và số lượng NLĐ có việc làm ổn định chưa

tương xứng với tiềm năng của các trung tâm DVVL trên địa bàn Hà Nội.

20

3.3.1.3. Hạn chế trong nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm

- Mức độ hài lòng của cả NLĐ và người sử dụng lao động về phương pháp

làm việc của đội ngũ nhân viên tư vấn tại các trung tâm DVVL được đánh giá

chưa cao (chỉ đạt 3,9/5 và 3,84/5). Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng cho

rằng việc giới thiệu được NLĐ phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp của các trung

tâm cũng chưa thực sự tốt (chỉ đạt 3,21/5).

- Hạn chế về tỷ lệ lao động có việc làm/ lao động được giới thiệu việc làm

và lao động có việc làm ổn định/ lao động có việc làm: Tỷ lệ này về cơ bản là

tương đối cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của các trung tâm DVVL

trên địa bàn do còn nhiều nguyên nhân tác động.

3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội thời gian qua còn nhiều hạn chế.

Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ

yếu như: (i) Quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội chưa đáp

ứng yêu cầu; (ii) Nhân lực của các cơ sở dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội vừa

thiếu, vừa yếu; (iii) Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dịch vụ việc làm

trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu; (iv) Nhận thức của người lao động và

của người sử dụng lao động về dịch vụ việc làm chưa đầy đủ; (v) Sự phối, kết hợp

của các bên liên quan trong hoạt động dịch vụ việc làm chưa chặt chẽ; (vi) Hợp tác

quốc tế trong phát triển dịch vụ việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

4.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC

LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

4.1.1. Quan điểm phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội đến

năm 2025

4.1.1.1. Phát triển dịch vụ việc làm phải gắn với hiệu quả trực tiếp là giới

thiệu việc làm cho người lao động

Dịch vụ việc làm ra đời nhằm mục đích giải quyết việc làm cho NLĐ. Vì

vậy phát triển DVVL phải đưa ra yêu cầu đầu tiên là giải quyết việc làm cho NLĐ,

coi đó là mục tiêu xuyên suốt, mục tiêu hàng đầu trong mọi hoạt động.

21

4.1.1.2. Phát triển dịch vụ việc làm phải được sự quản lý chặt chẽ và có

định hướng hoạt động rõ ràng phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế xã

hội của Thủ đô Hà Nội

Để đảm bảo phát triển DVVL phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế

- xã hội của Thủ đô, hệ thống DVVL cần có sự điều tiết, quản lý trực tiếp của cơ

quan quản lý nhà nước về DVVL, cụ thể là Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Hà Nội.

4.1.1.3. Phát triển dịch vụ việc làm phải thiết thực phục vụ yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô

Phát triển DVVL phải luôn xác định nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

4.1.1.4. Phát triển dịch vụ việc làm phải đảm bảo có cơ chế hoạt động

hợp lý

Dịch vụ việc làm nếu phát triển đúng hướng sẽ có tác động tích cực đối với

TTLĐ, góp phần đạt được các mục tiêu xã hội. Muốn vậy, cần có cơ chế, chính

sách khuyến khích sự phát triển và quản lý chặt chẽ hoạt động này.

4.1.2. Phương hướng phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội

đến năm 2025

4.1.2.1. Dự báo thị trường lao động Hà Nội đến năm 2025

- Cung lao động: Dự báo năm 2020 khoảng 8 triệu người và đến năm 2025

khoảng 8,5 triệu người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 160.000 người. Số người

trong độ tuổi lao động dự báo đến 2020 khoảng 4,976 triệu người và đến năm

2025 khoảng 5,235 triệu người, bình quân năm tăng 72.200 người.

- Cầu lao động: Quy mô cầu lao động có xu hướng tăng cao để đạt mục tiêu

độ tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư trên địa bàn, dự báo cầu lao động tạo

ra do phát triển kinh tế xã hội dao động khoảng 175.000 -180.000 LĐ/ năm.

4.1.2.2. Phương hướng phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội

đến năm 2025

- Phát triển hệ thống Trung tâm DVVL theo hướng chuyên nghiệp.

- Quy hoạch, phát triển và hình thành hệ thống Trung tâm DVVL công của

Hà Nội đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội DVVL công thế giới (WAPES).

- Đầu tư nâng cao năng lực cho các Trung tâm DVVL.

22

- Nâng số người tìm được việc làm qua Trung tâm DVVL trên địa bàn Thủ

đô lên 40% vào năm 2020 và 50% vào năm 2025.

- Hình thành mạng lưới kết nối các trung tâm DVVL Thủ đô với các trung

tâm DVVL trên toàn quốc, phục vụ kết nối cung - cầu lao động.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ

NỘI ĐẾN NĂM 2025

4.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ việc làm

Quản lý nhà nước về hoạt động DVVL cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, cần thống nhất về các loại hình DVVL

Hai là, nghiên cứu xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các

văn bản pháp luật về DVVL

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động DVVL

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho hoạt động DVVL

Năm là, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới DVVL:

4.2.2. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nhân lực cho các cơ

sở dịch vụ việc làm

Để DVVL phát triển cần thiết phải bổ sung đủ về số lượng nhân lực và đào

tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ DVVL trong các cơ sở DVVL trên địa bàn

Hà Nội:

Thứ nhất, Bố trí đủ nhân lực cho các trung tâm DVVL.

Thứ hai, cần ban hành khung kiến thức chuẩn, chương trình bài giảng

nghiệp vụ dành riêng cho các nhân viên hoạt động DVVL, tiến tới quy định các

nhân viên hoạt động DVVL phải có chứng chỉ hành nghề.

4.2.3. Đầu tư tài chính, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ

sở dịch vụ việc làm

Để đảm bảo nguồn tài chính để các trung tâm trang trải cho các hoạt động:

lương cán bộ, công nhân viên, tiền điện, nước, thiết bị văn phòng, thuế... và nâng

cấp được cơ sở vật chất thì cần có giải pháp cho từng trung tâm DVVL: trung tâm

DVVL do Nhà nước chi trả chi phí hoạt động và trung tâm không được Nhà nước

chi trả chi phí hoạt động.

4.2.4. Tăng cường tuyên truyền quảng bá hoạt động của các cơ sở dịch

vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm

Để công tác DVVL được các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp tuyển dụng

và NLĐ tích cực tham gia cần chú ý thực hiện các nội dung sau:

23

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho hoạt động của các Trung tâm

DVVL, thay đổi nhận thức của các đối tượng trong xã hội về vai trò, chức năng

của hoạt động DVVL

Hai là, ngoài việc giới thiệu về các cơ sở DVVL thì việc giới thiệu về sàn

GDVL cũng là hoạt động cần được chú ý.

4.2.5. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các bên có liên quan trong hoạt

động dịch vụ việc làm

Một là, tăng cường hoạt động chỉ đạo, giám sát của Sở Lao động Thương

binh và Xã hội với các cơ sở DVVL.

Hai là, hình thành mạng lưới kết nối các Trung tâm DVVL trên toàn Thành

phố, phục vụ kết nối cung - cầu lao động.

Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các trung tâm và các doanh

nghiệp hoạt động DVVL đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt của hệ thống

DVVL nhằm khai thác triệt để thông tin TTLĐ.

Bốn là, tăng cường phối hợp giữa cơ sở DVVL với các doanh nghiệp tuyển

dụng một cách thường xuyên và chặt chẽ hơn.

Năm là, phối hợp giữa các doanh nghiệp tuyển dụng và cơ sở DVVL tại sàn

GDVL.

Sáu là, kết hợp việc tổ chức khai báo tìm kiếm việc làm cho lao động hưởng

thụ trợ cấp thất nghiệp với phiên GDVL định kỳ nhằm tạo điều kiện cho lao động

thất nghiệp được tiếp cận với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp.

4.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phát triển dịch vụ việc làm

trên địa bàn Hà Nội

Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các

quốc gia trong Hiệp hội DVVL công thế giới mà Việt Nam là một thành viên.

Một là, tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính từ hoạt động hợp tác quốc tế.

Hai là, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về kỹ thuật vận hành hệ thống DVVL.

Ba là, học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc đào tạo đội ngũ nhân

lực DVVL.

24

KẾT LUẬN

Với đề tài "Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội trong giai

đoạn hiện nay", tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận

và thực tiễn về phát triển DVVL. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu cơ bản

của luận án:

1. Luận án đã đưa ra khái niệm phát triển DVVL; làm rõ nội dung của khái

niệm phát triển DVVL;

2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển DVVL ở địa bàn cấp tỉnh;

3. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVVL ở địa bàn cấp tỉnh;

4. Trên cơ sở lý luận đã được xây dựng, nội dung luận án đã tập trung phân

tích và đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-

2016 trên ba mặt bám sát theo các chỉ tiêu đã được xây dựng ở phần lý luận, gồm:

(i) Thực trạng mở rộng độ bao phủ của hệ thống dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà

Nội; (ii) Thực trạng đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động của các

dịch vụ việc làm; (iii) Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm.

5. Luận án chỉ ra hạn chế của phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai

đoạn 2009-2016, nguyên nhân của hạn chế.

6. Luận án đưa ra quan điểm và phương hướng phát triển DVVL. Đồng

thời, đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội đến

năm 2025, đó là: (i) Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ việc

làm; (ii) Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nhân lực cho các cơ sở dịch

vụ việc làm; (iii) Đầu tư tài chính, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các

cơ sở dịch vụ việc làm; (iv) Tăng cường tuyên truyền quảng bá hoạt động của các

cơ sở dịch vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm; (v) Tăng cường sự phối kết hợp

giữa các bên có liên quan trong hoạt động dịch vụ việc làm; (vi) Tăng cường hợp

tác quốc tế nhằm phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thành Công (2016), "Chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ

việc làm", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (20), tr.66-70.

2. Nguyễn Thành Công (2017), "Phát triển dịch vụ việc làm nhìn từ kinh

nghiệm một số nước”, Tạp chí Lao động và xã hội, (553), tr.26-28.

3. Nguyễn Thành Công (2017), "Nâng cao chất lượng hoạt động của

Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội trong giai đoạn mới", Tạp chí

Lao động và xã hội, (556), tr.59-60.