mỞ ĐẦu 1. tính cấp thiết của đề tài từ khi ra đời, báo chí...

24
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to lớn và hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, báo chí nước ta đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình (ở mức thấp); giữ vững ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại; đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng; chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càng được mở rộng và nâng cao; báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, mà còn là diễn đàn, là tiếng nói của nhân dân; không chỉ đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước. So với trước thời kỳ đổi mới, chức năng và nhiệm vụ của báo chí nước ta đã có sự đổi mới đáng kể. Trước đổi mới báo chí nước ta chỉ thực hiện chức năng là công cụ, phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động; báo chí tuyên truyền một chiều, đường lối chính sách từ trên đưa xuống để nhân dân tiếp thu, thực hiện mà không cần và ít có ý kiến góp ý, phản hồi; nhận thức chung của xã hội cho rằng, báo chí phải phản ánh đúng quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những gì trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều không thể chấp nhận, thậm chí còn bị quy kết về lập trường, quan điểm. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN và hội nhập quốc tế, nhu cầu về tự do, dân chủ và thông tin trong xã hội ngày càng lớn; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quyết định liên quan đến đời sống của nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân, chức năng và nhiệm vụ các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT) nước ta, các quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc ngày càng cần được công khai, minh bạch và có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân

Upload: others

Post on 19-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

1MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiTừ khi ra đời, báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to

lớn và hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lậpdân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước theocon đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong công cuộc đổi mới do Đảngta khởi xướng và lãnh đạo, báo chí nước ta đã đóng góp to lớn vào nhữngthành tựu chung của đất nước, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội, trở thành nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình (ở mứcthấp); giữ vững ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sốngnhân dân, phát triển văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và mởrộng quan hệ đối ngoại; đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) và hội nhập quốc tế.

Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽcả về số lượng và chất lượng; chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càngđược mở rộng và nâng cao; báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận củaĐảng và Nhà nước, mà còn là diễn đàn, là tiếng nói của nhân dân; khôngchỉ đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, màcòn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảngvà Nhà nước. So với trước thời kỳ đổi mới, chức năng và nhiệm vụ củabáo chí nước ta đã có sự đổi mới đáng kể. Trước đổi mới báo chí nước tachỉ thực hiện chức năng là công cụ, phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổđộng; báo chí tuyên truyền một chiều, đường lối chính sách từ trên đưaxuống để nhân dân tiếp thu, thực hiện mà không cần và ít có ý kiến góp ý,phản hồi; nhận thức chung của xã hội cho rằng, báo chí phải phản ánhđúng quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những gìtrái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều không thể chấpnhận, thậm chí còn bị quy kết về lập trường, quan điểm.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN và hội nhập quốc tế, nhu cầuvề tự do, dân chủ và thông tin trong xã hội ngày càng lớn; các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, những quyết định liên quan đến đờisống của nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân, chức năng và nhiệmvụ các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT) nước ta, các quan hệ đốinội và đối ngoại liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc ngày càng cầnđược công khai, minh bạch và có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân

Page 2: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

2dân. Nhu cầu đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước ngày càng lớn, làmxuất hiện nhu cầu chính đáng của nhân dân về phản biện xã hội (PBXH).Và nhu cầu báo chí phản ánh ý kiến đóng góp cho Đảng và Nhà nước ngàycàng lớn của nhân dân, của xã hội làm xuất hiện chức năng và nhiệm vụPBXH của báo chí. Từ đây báo chí nước ta một cách khách quan bắt đầucó chức năng và nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn và phức tạp là PBXH.

Thời gian qua, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức có các chức năngPBXH, như của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, v.v.. Với PBXH, báo chínước ta đã và đang có những đóng góp to lớn trong việc chuyển tải kết lốigóp ý và kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc khắcphục những hạn chế, bất cập trong chủ trương, chính sách, pháp luật. Chứcnăng, nhiệm vụ PBXH của báo chí ngày càng được xác định và thừa nhận.Nội dung và hình thức, phương pháp và kỹ năng PBXH của báo chí nướcta ngày càng được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, PBXH của báo chícòn thấp so với yêu cầu, chưa kịp thời và hiệu quả còn hạn chế.

Thực tiễn công cuộc đổi mới ngày càng định hình và làm rõ nhữngchức năng của báo chí, trong đó có chức năng PBXH. Đến nay chức năngnày được các cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng thường xuyên đề cập,sử dụng đến thuật ngữ “chức năng phản biện của báo chí”. Đã có nhiềucuộc hội thảo, diễn đàn trao đổi về nội dung này và các ý kiến tập trungcho rằng cần phải có và tăng cường chức năng này trong hoạt động báochí. PBXH của báo chí không chỉ còn là vấn đề chính trị, pháp lý mà cònlà vấn đề văn hóa (văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật,văn hóa đổi mới, v.v..); là vấn đề dám nghĩ và dám làm, dám tranh luận vàphản biện, dám tiếp thu và sửa chữa trước yêu cầu khách quan của thựctiễn đổi mới đất nước.

Ở nước ta, trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xãhội và trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thìPBXH, trong đó có PBXH của báo chí càng trở nên cần thiết. PBXH nóichung và của báo chí nói riêng giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền hạnchế được những bất cập và thậm chí, những thiếu sót, sai lầm trong quá trìnhxây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;ngăn chặn và hạn chế sự độc đoán, chuyên quyền, lộng quyền, nạn quan liêu,tham nhũng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân xây dựng Đảng, chínhquyền trong sạch, vững mạnh.

Page 3: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

3Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí, ở đây, cũng có nghĩa là

nghiên cứu một phương thức kiểm soát quyền lực - quyền lực chính trị(QLCT), quyền lực nhà nước (QLNN). Với chức năng PBXH, báo chí tạodiễn đàn dân chủ, rộng rãi để nhân dân tham gia ngày càng đầy đủ vàocông việc chính trị, công việc nhà nước; vào việc kiểm soát quyền lựccông; khắc phục các nguy cơ mất dân chủ, lạm quyền dẫn đến suy thoáiquyền lực, đe dọa đến sự tồn vong quốc gia dân tộc.

Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí chính là giải quyết những cơsở lý luận và thực tiễn. Những vấn đề về quan niệm, khái niệm, bản chất củaPBXH của báo chí, báo chí trong HTCT nước ta, những tiêu chí trong hoạtđộng phản biện. Thực tiễn hiện nay nhiều chính sách, pháp luật còn gặpnhiều khó khăn, từ dự thảo, đến ban hành và thực thi trong cuộc sống, do đólà đòi hỏi khách quan, cấp thiết hiện nay phải có phản biện của báo chí. Nhândân luôn quan tâm, mong chờ và cùng với báo chí nhằm thể hiện tiếng nói,quan điểm của mình trước chính sách của cơ quan công quyền, liên quan đếnlợi ích của nhân dân. Bản thân cơ quan công quyền - chủ thể tiếp nhận phảnbiện cũng mong muốn được phản biện để làm cho chính sách, pháp luật đúngđắn hơn giúp hiệu lực quản lý, chỉ đạo của nhà nước có hiệu quả.

Tình hình trên, làm cho việc nghiên cứu vấn đề “Chức năng phảnbiện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay”, với tính cách một luận ántiến sĩ chính trị học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án2.1. Mục đíchTrên cơ sở lý luận về chức năng PBXH của báo chí, luận án làm rõ

thực trạng về thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra, của việc thực hiện chứcnăng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay, nêu ra những quan điểm vàgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năngPBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.

2.2. Nhiệm vụMột là, tổng quan tính hình nghiên cứu có liên quan đế đề tài để làm

rõ những vấn đề đã được nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án này. Hai là, làm rõnhững vấn đề lý luận; khái niệm và chức năng của báo chí, của PBXH vàPBXH của báo chí. Ba là, làm rõ thực trạng theo những tiêu chí xác định,thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam. Bốn là, nêu ra nhữngquan điểm và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH củabáo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.

Page 4: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

4Bốn nhiệm vụ này sẽ được thực hiện tương ứng với 4 chương của

luận án.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề chức năng PBXH của

báo chí ở Việt Nam hiện nay.3.1. Phạm vi và giới hạn nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu của luận án là việc xác định và thực hiện chức

năng PBXH của báo chí trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, từgóc độ của Chính trị học - môn khoa học về quyền lực - QLCT và QLNN.Là công trình đầu tiên nghiên cứu về chức năng và thực hiện chức năngcủa báo chí ở Việt Nam, nên luận án tập trung hơn vào những vấn đề cótính khái quát - khái quát lý luận và thực tiễn, những chứng minh mớiđược khai thác ở mức độ cần thiết.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án4.1. Cơ sở lý luậnLuận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềbáo chí và chức năng, nhiệm vụ (trong đó có chức năng, nhiệm vụ PBXH)của báo chí cách mạng, về quyền lực và thực thi QLCT, QLNN và nhữngvấn đề có liên quan.

4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: kết hợp lịch sử

và lô gích, phân tích và tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, v.v..5. Đóng góp mới về khoa học của luận ánNhững đóng góp mới về khoa học của luận án là: Từ góc độ của

chính trị học PBXH của báo chí được xem xét với tính cách một phươngthức thực thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT, QLNN,luận án đã làm rõ những vấn đề sau đây: i) khái niệm và bản chất củaPBXH của báo chí; ii) những căn cứ khoa học của PBXH của báo chí vàchức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; iii) những tiêu chíđánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ởViệt Nam hiện nay; iv) thực trạng (những yếu tố tác động, thành tựu, hạnchế và vấn đề đặt ra) của việc xác định và thực hiện chức năng PBXH củabáo chí ở Việt Nam hiện nay; v) những quan điểm và giải pháp nhằm nâng

Page 5: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

5cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở ViệtNam hiện nay và những năm tới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1. Ý nghĩa lý luậnLuận án làm sáng tỏ khái niệm và những cơ sở khoa học về tính tất

yếu và cơ chế thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt nam. Kết quảcủa luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạyChính trị học, Báo chí học và những bộ môn khoa học có liên quan.

6.2. Ý nghĩa thực thực tiễnLuận án góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc thực hiện chức năng PBXHcủa báo chí, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy,QLCT, QLNN của nhân dân ngày càng được kiểm tra, kiểm soát thực chấthơn. Luận án góp phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việcxây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính sách và pháp luật về chức năngPBXH của báo chí.

7. Kết cấu của Luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận

án gồm 4 chương, 11 tiết.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến chức năngphản biện xã hội của báo chí

Những công trình trên đây đều thể hiện quan điểm, phản biện xãhội là yêu cầu khách quan của bất kỳ hệ thống QLNN nhà nước nào; nếuquyền lực không được kiểm soát thì dẫn đến lạm quyền, quyền lực sẽ bịtha hóa. Tuy nhiên, vấn đề PBXH, chức năng PBXH của báo chí chưađược các nhà tư tưởng nêu lên trên cả hai phương diện: một là, đặt vấnđề nghiên cứu khoa học về phản biện; hai là, các hoạt động thực tiễn củaphản biện nói chung và chức năng PBXH của báo chí nói riêng. Do vậy,đây còn là một trong những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làmsáng tỏ.

Page 6: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

6Với cách tiếp cận khác nhau về chức năng phản biện xã hội của báo

chí, ở nước ngoài nhiều tác giả đã đề cao vai trò của báo chí, coi báo chí làquyền lực thứ tư trong các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp, đề caotự do báo chí trong sự phát triển của xã hội. Nhưng thực chất, báo chíkhông phải là tất cả, mà báo chí luôn bị chi phối, kiểm soát bởi chính phủ,nhà nước, chính điều này đã làm hạn chế chức năng phản biện của báo chí.Những cơ sở chính trị, pháp luật và xã hội đã tạo điều kiện cho báo chíthực hiện phản biện chính sách một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, chínhphủ, nhà nước cũng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản biện của báo chíđể điều chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn lợi ích củacác giai cấp trong xã hội.

Khái niệm PBXH của báo chí được các nhà nghiên cứu, các nhà báođưa ra với các lý thuyết khác nhau không đề cập trực tiếp vào chức năngPBXH của báo chí, mà ở đó mỗi quan điểm có cách tiếp cận và lý giảikhác nhau dựa trên các quan niệm khác nhau về dân chủ và tự do báo chítrong đời sống xã hội nói chung và PBXH của báo chí nói riêng. Thực tếcho thấy một vấn đề có tính quy luật là, báo chí phát triển nhờ tích cựctham gia vào quá trình PBXH, nhất là phản biện đường lối và chính sáchquốc gia.

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về PBXH của báo chí vớinhững tiếp cận khác nhau, nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứuchuyên biệt về chức năng PBXH của báo chí dưới góc độ Chính trị học.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến chức năngphản biện xã hội của báo chí

Thứ nhất, nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hộiBáo chí nước ta là một bộ phận trong HTCT, một tổ chức thành

viên trong tổ chức MTTQ, do đó báo chí cũng thực hiện chức năngPBXH. Tuy nhiên, sự quy định đối với báo chí có chức năng phản biệnđường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn chưa cụ thểvà rõ ràng; có chăng chỉ là sự vận dụng, liên hệ cho hoạt động PBXHcủa báo chí, cho nên trong quá trình PBXH báo chí hiện còn gặp rấtnhiều khó khăn. Nhận thức và thực tiễn PBXH của MTTQ và các đoànthể chính trị - xã hội là những cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết, có thểtham khảo cho việc, nghiên cứu về chức năng PBXH của báo chí ở nướcta hiện nay.

Page 7: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

7Thứ hai, nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội của báo chíCó thể thấy trong lĩnh vực khoa học về báo chí đã có nhiều công

trình nghiên cứu về vai trò, chức năng của báo chí trên các lĩnh vực kinhtế, thông tin giải trí, tư tưởng, giám sát xã hội, khai sáng, giải trí, v.v.. Tuynhiên, ở đó chỉ tập trung nghiên cứu chuyên ngành, hướng tiếp cận chỉ làgiải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội, văn hoá, lối sống, v.v.. Cũng cómột số bài viết, bài giảng có đề cập đến PBXH của báo chí, song phầnnhiều được thể hiện dưới dạng nêu vấn đề chứ chưa đi sâu vào nghiên cứucụ thể, một cách có hệ thống. Vị trí, vai trò phản biện của báo chí trongđời sống xã hội, trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Tuy nhiên với những khảo sát như trên, có thể thấy rằng, vấn đề PBXHcủa báo chí ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức; việc nghiên cứunó là quá hạn chế, nếu không nói là trống vắng. Do vậy, cần phải cónhững công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này để góp phần phát triển báochí Việt Nam.

Thứ ba, nghiên cứu liên quan đến chức năng phản biện xã hội củabáo chí

Các công trình nghiên cứu trên khi bàn đến PBXH của báo chí mớichỉ tập trung đến khía cạnh góp ý kiến, phản ánh những vấn đề do cuộcsống đặt ra có liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước. Có những nghiên cứu, đưa ra được một số vấn đề liên quan đếnPBXH của báo chí, song chưa phân tích sâu sắc và làm nổi bật cơ sởchính trị và pháp lý, cũng như lý luận và thực tiễn của PBXH của báochí do chưa đưa ra được chức năng PBXH của báo chí, những nội dungvề PBXH của báo chí, về lý luận và thực tiễn PBXH của báo chí ở nướcta hiện nay.

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu về chức năng phảnbiện xã hội của báo chí và những vấn đề đặt ra cho luận án

Thứ nhất, các công trình trên đây đã đạt được một số kết quả khinghiên cứu về PBXH và PBXH của báo chí:

Ở các nước, những công trình nghiên cứu trên cho thấy, báo chí cótính độc lập tương đối, có khả năng và chức năng PBXH - phản biện chínhsách của nhà cầm quyền như một thực tế khách quan. Vai trò kiểm soát vàthực thi QLCT, QLNN của báo chí ngày càng được tôn trọng và sử dụngcó hiệu quả. Báo chí dù ở đâu đều là công cụ của giai cấp thống trị, chịu sựkiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của chính quyền, phục vụ lợi ích của giai

Page 8: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

8cấp thống trị. Tự do báo chí, báo chí nhà nước hay báo chí tư nhân đềuphải tuân thủ pháp luật.

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về PBXH và PBXH củabáo chí từ ở một ngành, một lĩnh vực nhất định với những cách tiếp cậnkhác nhau đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội đượcbáo chí phản biện một cách tích cực, hiệu ứng xã hội nhanh và mạnh mẽhơn và các nhà lãnh đạo đã chú ý lắng nghe hơn.

Thứ hai, các công trình trên đây chưa làm rõ vấn đề PBXH của báochí với tính cách là một chức năng của báo chí nói chung và ở Việt Namnói riêng:

Các công trình nghiên cứu nêu trên về báo chí ở nước ta chủ yếu phảnánh tình hình hoạt động của báo chí; khẳng định sự lãnh đạo của Đảng,quản lý của Nhà nước đối với báo chí; khẳng định là tiếng nói, là diễnđàn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Những công trình nghiên cứu vềPBXH mới tập trung vào PBXH của MTTQ Việt Nam và các thành viêncủa Mặt trận. Quan niệm về chức năng PBXH của báo chí, PBXH củabản thân báo chí hay PBXH thông qua báo chí, những yêu cầu và nộidung thực hiện chức năng PBXH, v.v. của báo chí còn rất khác nhau.Chưa có công trình nào đánh giá được thực trạng và đề xuất được quanđiểm, giải pháp cho việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước tahiện nay.

Chương 2LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI

CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

2.1. PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ2.1.1. Phản biện và phản biện xã hội- Phản biệnTheo đó, phản biện là một hoạt động khoa học, là quá trình diễn ra

các hoạt động được đảm bảo bởi những nguyên tắc chặt chẽ, gồm các khâuđánh giá, phân tích, lập luận, thẩm định chất lượng, nhằm chứng minh,khẳng định hoặc bổ sung, bác bỏ một phần hay toàn bộ công trình nghiêncứu của cá nhân hoặc một nhóm người. Phản biện là sự tranh luận, đưa ralập luận khác nhau để làm rõ đúng - sai một vấn đề nhất định. Phản biệnhoàn toàn không đồng nghĩa với phản bác, lại càng trái ngược với bài bác,v.v.. Các quan niệm trên chỉ trong phạm vi hẹp, trên một mặt của đời sống

Page 9: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

9xã hội. Phản biện có những cấp độ, phương diện khác nhau, mà đỉnh cao làphản biện lý luận, phản biện khoa học

- Phản biện xã hộiPBXH một hiện tượng chính trị - xã hội mới, một hoạt động mang

tính khoa học. Hơn nữa, PBXH là một khái niệm chính trị, biểu hiện đặctrưng, chuyên nghiệp nhất của đời sống chính trị và xã hội dân chủ.

PBXH là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượngrộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung,phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xãhội, khoa học - công nghệ, giáo dục y tế, môi trường, trật tự an ninh toànxã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan. PBXH là phát huyquyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việctham gia quản lý nhà nước, v.v.. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn cótrách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước. PBXH là nhu cầu cần thiết và đòihỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệquan liêu.

2.1.2. Phản biện xã hội của báo chí2.1.2.1. Báo chía) Sự hình thành của báo chíLịch sử văn hóa của nhân loại cho thấy, báo chí ra đời từ những

thông tin, thông báo của chính quyền qua tiếng mõ làng hay các yết thị dánở nơi công cộng đã xuất hiện tờ Acta Diuna của người La Mã cổ xưa. Báoin ở phương Tây ra đời, gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản(CNTB), nhằm phổ biến tư tưởng dân chủ tư sản, chống lại sự thống trị hàkhắc của chế độ phong kiến, thúc đẩy phát triển khoa học - kỹ thuật, xâydựng xã hội dân chủ, xã hội công dân. Năm 1836, tờ báo chính trị - vănhọc La Presse của Pháp ra đời, mở đầu kỷ nguyên của báo ngày. Sự xuấthiện báo Sông Ranh mới (1848 - 1849), do C.Mác sáng lập và Ph.Ăngghencộng tác, đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng của giai cấp vô sản, tậphợp và cổ vũ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao độngtrên toàn thế giới chống CNTB, vì CNXH và chủ nghĩa cộng sản.

Ở Việt Nam, báo chí xuất hiện hình thức sơ khai, như các “mõ làng”hay yết thị của các triều đại phong kiến vào các ngày mồng một, ngày rằmtại các “Quảng Vân Đình”, v.v. (báo chí trong quan niệm dân gian), songmãi đến thế kỷ thứ XIX, khi chữ quốc ngữ ra đời thì báo chí mới chínhthức xuất hiện. Những năm 20 thế kỷ XX, báo chí ở Việt Nam đã có sự

Page 10: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

10phát triển triển về số lượng và chất lượng, với hơn 70 tờ báo, tạp chí xuấtbản bằng chữ quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Hán. Từ những năm 20 của thếkỷ XX, nền báo chí cách mạng Việt Nam hình thành, với vai trò to lớn củalãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sau đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

b) Quan niệm về báo chíNghiên cứu các quan niệm báo chí cho thấy, quá trình hình thành và

phát triển của báo chí hiện đại không tách rời sự tác động ảnh hưởng củatư tưởng chính trị và chế độ chính trị xã hội. Sự phát triển của báo chí hiệnđại phụ thuộc vào thái độ, quan điểm và yêu cầu của giai cấp cầm quyền,chế độ chính trị xã hội. Bất cứ một lực lượng chính trị nào nắm chínhquyền đều phải quan tâm đến việc sử dụng báo chí. Báo chí chịu sự chiphối bởi giai cấp, do đó xuất hiện các quan niệm khác nhau về báo chí.Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản quan niệm về báo chí không giống nhau,nếu có giống thì ở chỗ cả hai đều dùng nó để giành, giữ QLCT và kinh tế.

c) Khái niệm báo chíTừ các nghiên cứu trên tiếp cận từ chính trị học, tác giả cho rằng:

Báo chí ở Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối vớiđời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, tổ chức xãhội; là diễn đàn của nhân dân; tuyên truyền đường lối của Đảng, chínhsách, luật pháp của Nhà nước đến với nhân dân; nơi nhân dân và các tổchức của mình trao đổi bày tỏ các nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng chínhđáng, thực hiện quyền làm chủ (trong đó có quyền kiểm tra, phản biện,giám sát và kiểm soát) của nhân dân.

2.1.2.2. Phản biện xã hội của báo chí- Khái niệm PBXH của báo chí:PBXH của báo chí là hoạt động thông tin - giao tiếp, phản ánh chính

kiến của xã hội đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật do hệ thốnglãnh đạo, quản lý đề ra, thể hiện qua những nhận xét, đánh giá, phân tíchcó căn cứ và có sức thuyết phục, được thực hiện qua báo chí; có chứcnăng chuyển tải nhu cầu, nguyện vọng của xã hội đến hệ thống lãnh đạovà quản lý; có tác dụng thúc đẩy nền dân chủ xã hội và củng cố, xây dựngthể chế xã hội.

- Chủ thể PBXH của báo chí được thể hiện như sau:PBXH của nhà báo và tòa soạn báo: Khi nói phản biện xã hội của

báo chí Việt Nam, có nghĩa là nói đến quan điểm, chính kiến của Tòa soạn

Page 11: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

11báo và nhà báo thông qua tác phẩm báo chí của mình mà thực hiện PBXH,trước một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp nào đó đang diễn ratrong đời sống xã hội ở nước ta. Như vậy, chủ thể của sự phản biện ở đâythuộc về các cơ quan báo chí và nhà báo, với tính cách là một bộ phận củaHTCT trong hệ thống quyền lực ở Việt Nam.

PBXH của báo chí qua tổ chức xã hội và cá nhân: PBXH của báo chíbằng việc tổ chức huy động các chuyên gia, nhà khoa học, độc giả, v.v.thông qua báo chí làm công cụ, phương tiện để thể hiện quan điểm, chínhkiến và ý kiến của mình đối với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và luậtpháp của xã hội, đặc biệt là trước những dự thảo chính sách và thực thichính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đối tượng PBXH của báo chí: Là đường lối, chủ trương, chínhsách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hệ thống pháp luật gồm các luậtvà các văn bản dưới luật có phạm vi tác động, điều chỉnh khác nhau trêncác lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v..

- Chủ thể tiếp nhận PBXH của báo chí: Là Đảng và Nhà nước, bằngtổ chức bộ máy và cán bộ của mình tiếp nhận các PBXH của báo chí.

- Nội dung phản biện xã hội của báo chíThứ nhất, PBXH của báo chí trong quá trình soạn thảo ban hành

chính sách, pháp luật: Ở giai đoạn này, phản biện đối cơ sở lý luận và thựctiễn, tính cấp thiết của chính sách, pháp luật; cách thức quy trình thực hiện;xác định nội dung chính sách, pháp luật là trọng tâm của phản biện. Phảnbiện của báo chí tham gia vào tất cả quá trình đó và có sự chuẩn bị tốt vềtài liệu, chứng cứ khoa học, con người, tổ chức phát huy sức mạnh báo chíđưa ra những lập luận, chứng cứ để khẳng định hay bác bỏ, đồng tình haykhông đồng tình.

Từ những yêu cầu cao của chính sách, pháp luật đòi hỏi phản biệncủa báo chí cần có bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và sự am hiểusâu về những vấn đề trong nội dung chính sách, pháp luật; nắm vững cơ sởkhoa học và thực tiễn của vấn đề để đưa ra những luận chứng, luận cứ cóthể thuyết phục được cơ quan soạn thảo và ban hành chính sách, pháp luật.Đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp, có tâm trong sáng của nhà báotrong hoạt động phản biện, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước trên lợi íchcá nhân.

Thứ hai, PBXH của báo chí trong quá trình thực thi chính sách, phápluật. Báo chí chí tham gia phản biện ở quá trình, kết thúc quá trình dự thảo,chính sách, pháp luật được ban hành có hiệu lực và được thực thi trong đời

Page 12: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

12sống xã hội. Đây là quá trình tác động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích,quyền lợi của các thành phần trong xã hội. Sự tác động trực tiếp thườngxuyên của chính sách, pháp luật vào đời sống dần bộc lộ những ưu điểm -khuyết điểm, hạn chế bất cập; mặt tốt - mặt chưa tốt, phù hợp - chưa phùhợp, thậm chí bộc lộ cả những thiếu sót sai lầm của chính sách, pháp luật,đây là vấn đề mà cơ quan soạn thảo và ban hành chính sách, pháp luật khócó thể lường trước được. Phản biện của báo chí chính là đưa ra những bìnhluận, phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những ưu điểm và những thiếu sót,hạn chế sai lầm.

Thứ ba, PBXH của báo chí đối với tổ chức bộ máy và công tác cánbộ và cán bộ trong bộ máy nhà nước. Tổ chức bộ máy nhà nước và cán bộlà sự vận hành nhà nước nhằm thực thi, QLCT, QLNN; quyền lực này làdo nhân dân ủy quyền cán bộ là người thực thi, do đó quyền lực cần phảicó sự kiểm soát. Sự thiếu vắng các cơ chế kiểm soát, phản hồi và điềuchỉnh trong thực thi quyền lực luôn tạo ra những cơ hội cho người cầmquyền quan liêu, tham nhũng, làm suy thoái quyền lực. Trong bộ máyQLNN cán bộ là người được nhà nước giao cho nhiệm vụ xây dựng và banhành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.

Nhà nước ta là cơ quan quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dânban hành Hiến pháp pháp, pháp luật, nhưng bản thân Nhà nước lại phảiđược tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Do vậy,phải có PBXH của báo chí.

Công tác cán bộ bao gồm xây dựng luật, văn bản dưới luật; các quiđịnh, qui chế, tiêu chí cán bộ, v.v. tuyển dụng cán bộ, qui hoạch nguồn cánbộ, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, đề bạt, luân chuyển, sử dụng, khenthưởng, kỷ luật và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ. Đây là mối quan tâmchung của xã hội và là nội dung rất quan trọng trong việc kiểm soát quyềnlực, làm tốt PBXH của báo chí sẽ góp phần khắc phục những lúng túngtrong kiểm soát quyền lực - từ chất vấn đến điều trần, giải trình, từ tínnhiệm đến miễn nhiệm và bãi nhiệm những chức danh trong Đảng, Nhànước và tổ chức chính trị - xã hội khi cần thiết.

Quá trình thực hiện nội dung chức năng PBXH của báo chí cho thấynó có mức độ khác nhau: mức thấp, mức trung bình, mức cao.

2.2. Chức năng phản biện của báo chí và các tiêu chí đánh giáviệc thực hiện chức năng phản biện của báo chí

2.2.1. Chức năng của báo chí và chức năng phản biện xã hội củabáo chí

Page 13: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

132.2.1.1. Chức năng của báo chíChức năng của báo chí là sứ mệnh và bổn phận hay nghĩa vụ và

trách nhiệm vốn có của báo chí, là cái mà báo chí sinh ra để làm, thôngqua đó hiểu được vị trí, vai trò và tác dụng của báo chí trong đời sống xãhội. Tổng hợp vai trò, vị trí và tác dụng của báo chí cũng chính là chứcnăng của báo chí.

Chức năng của báo chí tồn tại một cách khách quan trên cơ sởnhững qui luật nội tại của báo chí. PBXH của báo chí là một trong nhữngchức năng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong sự tồn tại của báo chí đốivới xã hội, đặc biệt là đối với nước ta, trong điều kiện thể chế nhất nguyênchính trị và duy nhất một đảng lãnh đạo, cầm quyền. Hơn nữa, vấn đề đặtra ở đây là báo chí có chức năng, trách nhiệm, nghĩa vụ hay vai trò tácdụng như thế nào đối với việc thực thi (trong đó có kiểm soát) QLCT,QLNN của nhân dân ở nước ta. Nhận thức các chức năng này và thực hiệnnó như thế nào, để khai thác và phát huy có hiệu quả sức mạnh của báo chícho sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước.

Trên cơ sở đó chúng ta có thể khái quát một số chức năng cơ bảncủa báo chí, trong đó có báo chí ở Việt Nam hiện nay như sau: chức năngthông tin; chức năng tư tưởng giáo dục; chức năng quản lý, giám sát xãhội; chức năng kinh tế - dịch vụ, chức năng phát triển văn hoá, giải trí;chức năng phản biện xã hội; Với tính cách là nội dung chủ yếu của luậnán, vấn đề chức năng PBXH sẽ được trình bày riêng, cụ thể sau đây.

2.2.1.1. Chức năng phản biện xã hội của báo chía) Khái niệm chức năng phản biện xã hội của báo chíPBXH xã hội của báo chí là việc nêu ra ý kiến, bình luận hay tranh

luận của xã hội, của cơ quan báo chí hoặc nhà báo, thể hiện sự đồng tình,không đồng tình hoặc bác bỏ một vấn đề còn chưa rõ ràng, chưa đúng đắn,chưa tạo được sự đồng thuận xã hội trong chủ trương, đường lối của đảng(nhất là đảng cầm quyền), chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm gópphần xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luậtấy đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Theo đó, chức năng PBXH xã hội của báo chí là một chức năng củabáo chí1, thể hiện sứ mệnh và bổn phận hay nghĩa vụ và trách nhiệm vốncó của báo chí trong việc nêu ra ý kiến, bình luận hay tranh luận của xã

1 Chức năng của báo chí, như đã nêu ở phần trên, là sứ mệnh và bổn phận hay nghĩa vụ và trách nhiệm vốn có của báochí, là cái báo chí sinh ra để làm, thông qua đó hiểu được vị trí, vai trò, tác dụng của báo chí trong đời sống xã hội.Tổng hợp vai trò, vị trí và tác dụng của báo chí cũng chính là chức năng của báo chí.

Page 14: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

14hội, của cơ quan báo chí hoặc nhà báo, thể hiện sự đồng tình, không đồngtình hoặc bác bỏ một vấn đề còn chưa rõ ràng, chưa đúng đắn, chưa tạođược sự đồng thuận xã hội trong đường lối của đảng (nhất là đảng cầmquyền), chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm góp phần xây dựng vàhoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật ấy đáp ứng yêu cầu của xãhội.(Quá trình thực thi kiểm soát QLCT,QLNN).

Từ góc độ chính trị học cho thấy, nếu báo chí - nhất là trong điềukiện ở nước ta hiện nay - là một bộ phận, một yếu tố cấu thành của HTCT- hệ thống tổ chức và thực thi QLCT, QLNN, thì chức năng của báo chínói chung và chức năng PBXH của báo chí nói riêng cũng là chức năngcủa HTCT. Đồng thời, việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí cũngchính là một phương thức thực thi QLCT, QLNN. Ở nước ta, báo chí làtiếng nói, là diễn đàn, là công cụ - phương tiện lãnh đạo của Đảng, quản lýcủa Nhà nước, phương tiện làm chủ của nhân dân, nên báo chí là phươngthức thực thi QLCT, QLNN của Đảng, Nhà nước và suy cho cùng là quyềnlực của nhân dân. Với chức năng PBXH báo chí còn tham gia sâu vào cácquá trình chính trị, quá trình ra đời chính sách và thực hiện chính sách.Hơn nữa, với chức năng PBXH báo chí còn tham gia vào quá trình kiểmsoát quyền lực. Kiểm soát quyền lực của báo chí ở đây có thể hiểu với cả 2nghĩa - vừa kiểm soát quyền lực từ bên trong HTCT (vì báo chí nước ta làmột bộ phận của HTCT, các cơ quan báo chí đều của Đảng, Nhà nước vàcác tổ chức chính trị - xã hội); vừa kiểm soát quyền lực từ bên ngoài thôngqua việc phản ánh dư luận hay sức ép từ ngoài xã hội đối với HTCT, trongđó có Đảng và Nhà nước.

Thực tiễn công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới báo chí nói riêngđã làm xuất hiện chức năng PBXH của báo chí. Chức năng PBXH của báochí là sự tồn tại khách quan, là yêu cầu tất yếu của một xã hội hiện đại làcần phải có phản biện. QLCT, QLNN, nhất là trong điều kiện xã hội hiệnđại, không thể không cần đến báo chí như là một thực thể, một phươngthức, một phương tiện trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực.PBXH của báo chí trở thành một mắt khâu của quá trình, quy trình ra quyếtđịnh, ra quyết sách của các cơ quan quyền lực như đảng chính trị (nhất làđảng cầm quyền) và nhà nước.

b) Đặc điểm của chức năng phản biện xã hội của báo chí- Tính chính trị trong chức năng phản biện xã hội của báo chí:Tiếp cận từ PBXH đến PBXH của báo chí đến chức năng PBXH cho

thấy, hoạt động báo chí nói chung và PBXH của báo chí là hoạt động

Page 15: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

15chính trị, báo chí luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc, “nền chính trị nàothì sinh ra nền báo chí ấy”. Giai cấp nào cầm quyền lãnh đạo nhà nước, xãhội cũng luôn áp đặt và chi phối hệ tư tưởng, quan điểm của giai cấp mìnhlên báo chí. Sự tự do của báo chí, tùy thuộc vào sự tự do tuyên truyềnnhiều hay ít hệ tư tưởng, quan điểm của giai cấp cầm quyền. Sự kiểmduyệt và kiểm soát báo chí là điều tất nhiên của nhà nước và giai cấp cầmquyền. Sự phát triển của báo chí tùy thuộc vào bản chất tiến bộ hay phảnđộng của giai cấp cầm quyền.

Hơn nữa, nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí từ góc độ chínhtrị học, thấy rằng, nếu báo chí là một thứ quyền lực trong xã hội thì PBXHlà một phương thức thể hiện quyền lực của báo chí, là một chức năng củabáo chí - cái quy định của bản chất của báo chí. QLCT và QLNN, nhất làtrong điều kiện xã hội hiện đại, không thể không cần đến báo chí như làmột thực thể, một phương thức, một phương tiện trong quá trình tổ chứcvà thực thi quyền lực. Bởi quyền lực là phạm trù xã hội - lịch sử, phản ánhmối quan hệ chi phối - phục tùng giữa con người với con người trong xãhội. Ở đó, quyền và lực trong xã hội là 2 phạm trù có mối quan hệ tác độngqua lại với nhau. Trong xã hội QLCT là quyền quyết định, định đoạtnhững vấn đề, công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động đểđảm bảo sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp một chínhđảng, tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạtđiều khiển bộ máy nhà nước,v.v..

Ở nước ta hiện nay, báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng, mang bảnchất giai cấp công nhân của Đảng, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhànước, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam; đồng thời làtiếng nói, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có chức năng, nhiệm vụ tuyêntruyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến vớinhân dân, đồng thời có nhiệm vụ phản ánh ý kiến nguyện vọng của nhândân đến với Đảng và Nhà nước. Đây chính là sự thể hiện cơ sở chính trị,pháp lý quan trọng trong việc qui định chức năng PBXH của báo chí.

- Tính khách quan, khoa học của chức năng phản biện xã hội của báo chí:Trong thực tiễn mỗi một chủ trương, chính sách ra đời đều chứa

đựng tồn tại, hạn chế nhất định không tránh khỏi do nhiều nguyên nhânkhác nhau, đây là vấn đề khách quan, không ai mong muốn. Cho nên đểđảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và công bằngcần có chức năng PBXH của báo chí. PBXH của báo chí chính là thực hiệnchức năng PBXH của báo chí thực chất là đưa ra một cách nhìn khách

Page 16: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

16quan của nhân dân và xã hội với chất lượng, hiệu quả và triển vọng củachính sách vừa được ban hành - một cách nhìn mang tính khách quan sovới cách nhìn chủ quan của người trong cuộc.

Trong ý nghĩa tích cực của nó, chức năng PBXH của báo chí giúp cơquan xây dựng chính sách, pháp luật nhận ra những, tồn tại khiếm khuyếthay lỗ hổng của bản thân chính sách, kể cả việc đề xuất phương hướng haygiải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót ấy. Rõ ràng, việc bổsung cách nhìn khách quan, khoa học và có thể đưa đến một tác động kép,một mặt, nó trực tiếp nâng cao tính hiệu quả của quá trình xây dựng chínhsách, pháp luật; mặt khác, từng bước thay đổi tư duy xây dựng chính sách,pháp luật, kể cả tư duy quản lý lãnh đạo, quản lý theo hướng bám sát thựctiễn hơn.

Tính khách quan, khoa học của chức năng PBXH của báo chí còn thểhiện: Qua phản biện của báo chí tiếng nói của nhân dân và xã hội nếu đượcchủ thể tiếp nhận phản biện lắng nghe, tiếp thu có sửa chữa sẽ tạo mộtvòng phản hồi rất hiệu quả, đó là; chất lượng chính sách, pháp luật đượcnâng cao, nhân dân tích cực tham gia vào công việc nhà nước, uy tín củanhà lãnh đạo, quản lý được nâng cao và quá trình này làm cho các chínhsách, pháp luật tiếp theo có chất lượng và hiệu quả hơn. Còn ở chiềungược lại, nếu tiếng nói phản biện của họ không được lắng nghe tiếp thu,không được phản hồi, thì họ mất niềm tin vào vai trò làm chủ, lòng tin vàonhà nước, chế độ bị xói mòn và ý kiến của họ có thể không còn mang tínhxây dựng. Và như vậy vòng phản hồi này chỉ làm yếu chứ không làmmạnh thêm các chính sách, quyết định.

2.2.3. Những tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiệnchức năng phản biện xã hội của báo chí

- Trách nhiệm chính trị và pháp lý của PBXH: Báo chí vừa là côngcụ thực hiện QLCT nhưng đồng thời cũng là chủ thể giám sát, kiểm soátquyền lực. Trong tiêu chí này báo chí tham gia PBXH, phải đúng đườnglối của Đảng và đúng quy định của pháp luật, đúng định hướng chỉ đạo củacơ quan quản lý báo chí.

- Sự khách quan và khoa học PBXH của báo chí: Phản biện về chínhsách, pháp luật đòi hỏi phải tôn trọng sự thật khách quan, không có ý chủquan, duy ý trí, động cơ cá nhân khi xem xét đánh giá tình hình. Kháchquan, khoa học là tiêu chí hàng đầu của phản biện.

- Sự kịp thời và nhạy bén PBXH của báo chí: Tác phẩm phản biệncủa báo chí phải xuất hiện đúng lúc, kịp thời đáp ứng được nhu cầu của

Page 17: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

17công chúng và sự quan tâm của xã hội trong thời điểm nhất định, thì phảnbiện đó mới có giá trị và đạt hiệu quả cao.

- Sự chuẩn mực về văn hóa và đạo đức PBXH của báo chí: Phảnbiện của báo chí vừa phải tôn trọng các qui định của pháp luật, vừa phảibảo đảm những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức, lối sống; lợi íchcộng đồng, giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, nhất là trong quátrình hội nhập hiện nay.

- Năng lực và trình độ tổ chức PBXH của báo chí: Trước hết đặt rayêu cầu là chủ thể phản biện phải có năng lực trình độ (thông qua đánh giátác phẩm báo chí), bản lĩnh phản biện, vì chính báo chí là chuyển tải sứcmạnh kết lối quyền lực của nhân dân. Kiểm soát QLCT, QLNN cần phải tổchức tốt để nhà báo, nhà khoa học, các chuyên gia (giới tinh hoa) làm đạidiện, hạt nhân trung tâm, họ có trình độ kiến thức, nhận thức sâu về nhữngnội dung mà chính sách và pháp luật đề cập.

- Hiệu ứng và hiệu quả PBXH của báo chí: Muốn phản biện củabáo chí có hiệu quả trước hết, các tác phẩm báo chí cần tạo được hiệu ứngxã hội ban đầu, gây sự quan tâm, chú ý về vấn đề cần phản biện. Hiệu ứngvề những vấn đề phản biện tạo ra phải đủ lớn có sức lan toả, lan truyềnrộng rãi tạo DLXH mạnh về vấn đề đó, gây áp lực lớn làm cho chủ thể tiếpnhận phản biện không quan tâm không được. Do đó báo chí muốn thựchiện tốt được tiêu chí này ngoài việc đảm bảo đầy đủ tiêu chí của tác phẩmbáo chí thông thường đồng thời còn bảo đảm tính PBXH cao.

Chương 3THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản biệnxã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

3.1.1. Tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội đến việcthực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

- Tác động của nền kinh tế thị trường, CNH, HĐH và hội nhập kinhtế quốc tế đến việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí:

Trong điều phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐHvà hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay, ở nước taxuất hiện ngày càng nhiều và cao nhu cầu PBXH nói chung và PBXH củabáo chí nói riêng. Những vấn đề quan trọng và phức tạp trong kinh tế - từphát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản hay vấn đề

Page 18: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

18đất đai, tài nguyên, môi trường, thu hút đầu tư, thuế, lao động, tiền lương,v.v. đều cần đến PBXH của báo chí.

- Tác động của của yếu tố xã hội đến việc thực hiện chức năngPBXH của báo chí:

Xã hội là một tập hợp của nhiều nhóm lợi ích. Mỗi nhóm lợi ích luôný thức được rằng khi làm chính sách, khi ban hành các quyết định, đạo luậtmình phải có lợi ích nhiều hơn. Sự mất cân bằng đó đồng nghĩa với cầnđến PBXH nói chung và PBXH của báo chí nói riêng.

- Tác động của của yếu tố văn hóa đến việc thực hiện chức năng PBXHcủa báo chí:

Sự phát triển của văn hóa, trong đó có văn hóa chính trị (văn hóalãnh đạo, văn hóa quản lý và văn hóa tham chính - tham gia chính trị), vănhóa dân chủ, văn hóa pháp lý, văn hóa giao tiếp chính trị, văn hóa ứng xửtrong chính trị, v.v. cũng cần đến chức năng PBXH của báo chí như mộttất yếu khách quan.

3.1.2. Tác động của các yếu tố chính trị và pháp lý đến việc thựchiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

- Tác động của những yếu tố chính trị đến việc thực hiện chức năngPBXH của báo chí

Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bằng nghị quyết, chỉthị, pháp luật và chính sách đối với hoạt động của báo chí nói chung, phảnbiện của báo chí nói riêng. Phản biện của báo chí chính là “phê và tự phê”trong nội bộ Đảng và Nhà nước những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót trongchính sách, pháp luật.

- Tác động của những yếu tố pháp lý đến việc thực hiện chức năngPBXH của báo chí

Vấn đề là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phản biện,làm cơ sở pháp lý, để báo chí tham gia kiểm soát quyền lực đang là yêu cầuđặt ra có tính cấp bách. Chức năng PBXH của báo chí chưa có văn bảnpháp lý nào điều chỉnh, nhưng trong thực tế thì hoạt động phản biện củabáo chí đã và đang diễn ra, và nó mang lại những hiệu quả nhất định trongviệc kiểm soát QLNN.

3.1.3. Tác động của toàn cầu hóa truyền thông việc thực hiện chứcnăng phản biện xã hội của báo chí

Quá trình này đặt ra cho báo chí thách thức, yêu cầu cao là phải đổimới công nghệ làm báo, đặt ra yêu cầu làm báo cao hơn, nhất là báo mạng

Page 19: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

19với tính ưu việt của nó nhanh chóng, kịp thời và khả năng tương tác vớiđộc giả cao. Bạn đọc có thể cùng làm báo với tòa soạn đòi hỏi quá trìnhphản biện của báo chí cũng phải hòa nhập đáp ứng yêu cầu này.

3.1.4. Tác động của sự phát triển báo chí nước ta đến việc thựchiện chức năng phản biện xã hội của báo chí

Sau gần 30 năm đổi mới, báo chí nước ta không ngừng đổi mới, pháttriển mạnh mẽ cả về loại hình, phương thức tổ chức hoạt động và quy môtác động xã hội; hoạt động báo chí phát triển về số lượng, chất lượng, hìnhthức, nội dung và đội ngũ người làm báo. Thể loại báo chí ngày càngphong phú, đặc biệt là các thể loại tin tức, phóng sự điều tra, bút ký, ghinhanh, phỏng vấn, ảnh phóng sự, v.v.. Đây là những vấn đề tác động mạnhmẽ đến việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở nước ta.

3.2. Những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc thựchiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay -đánh giá theo các tiêu chí của phản biện xã hội của báo chí

3.2.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chức năng phản biệnxã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

Đóng góp tính cực vào sự hình thành, hoàn thiện và phát triển đườnglối đổi mới của Đảng; xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật pháttriển kinh tế - xã hội; dân chủ tự do báo chí được tăng cường; người dântham gia tích cực vào quá trình kiểm soát QLCT, QLNN.

Nhận thức của Đảng và Nhà nước về chức năng PBXH của báo chí cóchuyển biến tích cực, thông qua việc ban hành các Nghị quyết, văn bản phápluật nhằm tăng cường tính chiến đấu, phản biện của báo chí. Kết quả hoạtđộng của báo chí nói chung và phản biện xã hội nói riêng ngày càng đượcĐảng và Nhà nước đánh giá cao, xã hội nghi nhận đây là một chức năng củabáo chí. Sự thừa nhận xã hội về chức năng PBXH của báo chí ngày càng rộngrãi. Theo đó, nhận thức của xã hội và người dân về báo chí có nhiều thay đổi,quan tâm đến phản biện của báo chí nhiều hơn, gửi gắm niềm tin vào báo chílớn hơn, chức năng là diễn đàn của nhân dân được đề cao. Nhận thức của cáccơ quan báo chí và nhà báo về chức năng PBXH của báo chí được nâng lên,các tác phẩm báo chí đã phản biện nhiều chiều về những vấn đề bức xúc, nhạycảm có tác dụng tích cực và đạt hiệu quả cao. Thông qua các kết quả đó, cơquan báo chí và nhà báo đã ý thức sâu sắc chức năng PBXH của báo chí.

3.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chức năng phản biện xãhội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, nhận thức của các cơ quan chức năng về PBXH của báochí chưa đúng đắn và đầy đủ, thiếu quan tâm đến phản biện của báo chí,

Page 20: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

20trong chỉ đạo báo chí thường bằng mệnh lệnh. Quan niệm báo chí chỉ là cơquan truyền đạt đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước,một chiều từ trên xuống dưới, không thông tin trái chiều, không có phảnbiện. Lãnh đạo và quản lý báo chí còn hạn chế; chỉ đạo sâu, quá cụ thể vềhoạt động báo chí, như đưa tin sự kiện này nhiều sự kiện kia ít, hình thứcmức độ các sự kiện có giới hạn nhất định, việc này đưa tin đậm, việc kiadừng vì rất nhiều lý do khách nhau. Tình trạng nói nhiều làm ít và ngượclại, hay không nói gì, làm cho báo chí khó khăn trong hoạt động phản biện.

Thứ hai, một số nhà báo trình độ, năng lực hạn chế, thiếu bản lĩnhchính trị. Nhiều tác phẩm chất lượng văn hóa thấp, chất lượng khoa họctrên báo chí chưa cao, thể hiện ở một số bài viết thể hiện phản biện chuyênngành. Một số vấn đề, sự kiện điều tra, thiếu khách quan, khoa học, thiếutrung thực, không có khả năng phản biện và dẫn đến sai lầm.

Thứ ba, khả năng phối hợp tổ chức PBXH của báo chí giữa cơ quanbáo chí và cơ quan quyền lực trong việc soạn thảo, ban hành chính sáchchưa tốt, còn nhiều hạn chế. Hiệu ứng, hiệu quả PBXH của báo chí cònhạn chế, chưa thuyết phục được các cơ quan làm chính sách, pháp luật đểtham gia phối hợp tổ chức phản biện.

Những hạn chế trên là những vấn đề bức xúc không những của báochí mà cả xã hội đều quan tâm. Việc khắc phục những hạn chế đó chính làtạo điều kiện tốt nhất cho báo chí thực hiện chức năng PBXH.

3.2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chức năng phảnbiện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

- Nâng cao năng lực phản biện xã hội của báo chí hiện nayYêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước ngày càng khó

khăn, phức tạp đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chủtrương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ngàylớn; sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướngXHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; đổi mới và hoàn thiệnHTCT, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, v.v. đang ngày càng đặt ra những yêu cầu,nội dung và chất lượng mới cho PBXH của báo chí nước ta. Từ tình hìnhthực tiễn hiện nay, nâng cao trình độ, năng lực PBXH của báo chí là nhiệmvụ quan trọng và cấp thiết.

- Tính kịp thời và nhạy bén của phản biện xã hội của báo chi hiện nayTrong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện nay, báo chí cũng bị tác động bởi

xã hội thông tin bùng nổ đa dạng, nhiều chiều. Cạnh tranh thông tin hiện

Page 21: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

21nay diễn ra hết sức sôi động, quyết liệt và liên tục, nhằm mục đích là phảnánh đời sống nhanh nhất thoả mãn nhu cầu thông tin ngày càng cao của xãhội. Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu PBXH của báo chí cũng cần đổi mớiđó là bám sát các hoạt động chính trị của cơ quan quyền lực, tập trung vàochính sách, pháp luật bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội. Tìnhhình ấy đặt ra yêu cầu nâng cao tính kịp thời và nhạy bén PBXH của báochí hiện nay trở nên cấp thiết.

- Cơ sở xã hội và pháp lý của phản biện xã hội của báo chí hiện nayPBXH của báo chí và chức năng PBXH của báo chí hiện nay ở nước

ta còn chưa được quy định trong các văn bản pháp luật. Do đó báo chí thamphản biện còn hạn chế, nhiều vấn đề của cuộc sống đặt ra chưa chủ độngtích cực xem xét, xác minh, phân tích, đánh giá nhằm phản biện một cáchkhách quan, khoa học về các sự kiện. Trước những yêu cầu, tình hình mớihiện nay, đổi mới báo chí là yêu cầu khách quan và trong đó có phản biệncủa báo chí phải được đề cập và được thể hiện trong luật pháp. Chỉ có nhưvậy, chức năng PBXH của báo chí mới được bảo đảm, được phát huy.

Chương 4NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN

XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng và hiệu quảthực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH xã hộicủa báo chí ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu thực tế khách quan, do đóđược thể hiện trên một số quan điểm sau:

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chức năng PBXH và thựchiện chức năng PBXH của báo chí, bảo đảm quán triệt đầy đủ quan điểmcủa Đảng và Nhà nước về tự do báo chí, phát huy dân chủ mọi quyền lựcthuộc về nhân dân. Nhân dân tham gia cùng báo chí kiểm soát quyền lựcmà mình uỷ quyền thông qua phản biện chính sách, pháp luật của báo chí.

Thực hiện chức năng PBXH của báo chí bảo đảm tính khách quan,khoa học, tính định hướng XHCN.

Thực hiện chức năng PBXH của báo chí, bảo đảm tính đảng, tínhnhân dân, tính xã hội, tính chiến đấu, tính phê phán. Xác định rõ ràng và

Page 22: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

22chính xác nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện chức năng PBXHcủa báo chí.

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đảm bảo cởi mở,thông thoáng, đầy đủ, rõ ràng trên cơ sở đó phát huy tối đa mọi nguồn lực,giúp cho quá trình thực hiện chức năng PBXH của báo chí có hiệu quả.

Phát triển các nguồn lực, nhất là nhân lực (các nhà báo); các tiêuchuẩn đảm bảo thực hiện chức năng PBXH của báo chí

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Namhiện nay

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH củabáo chí ở Việt Nam hiện nay cần tập trung vào một số nhóm giải pháp chủyếu sau:

Thứ nhất, đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước đối với hoạt động báo chí nói chung và PBXH của báo chí nóiriêng là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Nâng cao nhận thức, năng lực củacơ quan báo chí có ý nghĩa quan trọng, đây là cơ quan chủ trì phản biện,hiệu quả của phản biện cơ quan báo chí có vai trò quyết định. Đồng thờivới quá trình đó phải nâng cao nhận thức, năng lực các cấp lãnh đạo, quảnlý của Đảng và Nhà nước về thực hiện chức năng PBXH của báo chí.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các cơ sở pháp lý về thể chế, cơ chế,chính sách. Đảng cần phải lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan quản lý và cơquan báo chí, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn hoạt động của báo chí, nhằmchỉ ra những kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại, hạn chế và những vấnđề mới của chức năng PBXH của báo chí và từ đó hình thành các luận cứkhoa học và nâng tầm lý luận của chức năng PBXH. Xây dựng cơ chế phốihợp hoạt động cho thực hiện chức năng PBXH của báo chí. Đổi mới, thểchế và cơ chế chính sách về việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí.

Nâng cao vai trò của các các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, đoànthể, bởi mỗi thành viên trong tòa soạn đều đồng thời là một thành viêntrong một tổ chức trên hoặc đồng thời thuộc nhiều tổ chức.

Thứ ba, đổi mới nội dung và hình thức, phương pháp và phươngtiện đảm bảo thực hiện chức năng PBXH của báo chí. Nội dung cần cụthể sát thực tế, phản biện những vấn đề bức xúc của chính sách, phápluật đối với cuộc sống, đồng thời có hình thức và phương tiện phù hợpđảm bảo hiệu quả trong thực hiện chức năng PBXH.

Page 23: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

23Thứ tư, phát trển nguồn lực (nguồn nhân lực - đội ngũ quản lý báo

chí và nhà báo): Nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ lãnh đạo, quảnlý và đội ngũ nhà báo. Xây dựng và mở rộng nâng cao chất lượng đội ngũcộng tác viên nhất là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đảm bảothực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, xác định tiêu chí đánh giá (mức độ đạt được so với tiêuchuẩn) việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí. Bảo đảm tính khoahọc, khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể. Thực hiện đúng chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tôn trọng cácchuẩn mực văn hóa và đạo đức xã hội. Tổ chức hợp lý, có hiệu quả lựclượng tham gia thực hiện chức năng phản biện của báo chí. Nâng cao mứcđộ, mở rộng phạm vi tác động và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH củabáo chí.

KẾT LUẬN

1. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu ở trên,nhiều vấn đề đặt ra cho luận án là, làm sáng tỏ những cơ sở khoa học (cơsở lý luận và thực tiễn) của việc xác định nội hàm của khái niệm chứcnăng PBXH của báo chí và báo chí ở Việt Nam; đánh giá sự cần thiết vàthực trạng, xác định quan điểm, giải pháp thực hiện có hiệu quả chức năngPBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu củacác công trình đã được khảo sát là những tài liệu quý báu cho việc nghiêncứu đề tài. Tác giả luận án kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan để tiếp tục đisâu nghiên cứu Chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam.

2. Những vấn đề lý luận về báo chí, chức năng của báo chí, chức năngPBXH của báo chí nói chung và PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay,với những vấn đề đã được làm rõ ở trên, thật sự có ý nghĩa cho việc lý giảinhững vấn đề của báo chí, chức năng của báo chí và nhất là chức năngPBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay. Trong những quan niệm, khái niệmđược trình bày và phân tích trên đây vừa thể hiện những giá trị có tính phổbiến của báo chí trên thế giới, vừa có sự vận dụng, liên hệ cụ thể với báo chívà PBXH của báo chí ở nước ta hiện nay. Những tiêu chí đánh giá hiệu quảvà chất lượng của hoạt động PBXH với tính cách là chức năng của báo chí ởViệt Nam đã được nêu ra. Những tiêu chí này, do việc lần đầu tiên được luận

Page 24: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời, báo chí ...hcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_van_minh_vi.pdfchỉ đưa đường lối, chính sách của

24án này nêu ra và còn phải được thực tiễn PBXH của báo chí ở nước ta kiểmnghiệm và bổ sung, đây là một trong những đóng góp của luận án về đánhgiá PBXH của báo chí ở nước ta. Nhưng tiêu chí này sẽ là căn cứ cho việcđánh giá thực trạng của việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nước tahiện nay và những năm tới.

3. Trước những yêu cầu do sự nghiệp đổi mới đặt ra đối với việc thựchiện chức năng PBXH của báo chí, báo chí nước ta đã đạt được nhữngthành tựu bước đầu. Những phản biện đó đã tạo cơ sở tiền đề giúp choĐảng và Nhà nước ta hình thành đường lối đổi mới, ban hành các chínhsách, pháp luật phù hợp với thực tiễn. Những đóng góp của PBXH của báochí đã và đang đóng góp to lớn và thành quả chung của đất nước sau gần30 năm đổi mới. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém trong việcthực hiện chức năng PBXH của báo chí ở nước ta. Hơn nữa, những khókhăn, thánh thức trong việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí nướcta hiện nay và những năm tới rất lớn. Việc thực hiện PBXH của báo chínước ta thời gian tới, do công cuộc đổi mới của đất nước đặt ra, cần phảitiếp tục bổ sung, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới,đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Việc thực hiện những quan điểm đúngđắn và giải pháp phù hợp, khả thi sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quảPBXH của báo chí nước ta.

4. Những quan điểm định hướng và những giải pháp - từ nhận thứcđến thể chế và nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả củaPBXH của báo chí nước ta hiện nay và những năm tới là những vấn đề cầnđược quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Hơn nữa, để việc thực hiện chứcnăng PBXH của báo chí nước ta thật sự có chất lượng và hiệu quả, cầnđáng giá PBXH của báo chí theo những tiêu chí đã được xác định. Trên cơsở các quan điểm có tính định hướng, cần thực hiện các nhóm giải phápmột cách đồng bộ có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí, làm cho chứcnăng này có sức lan tỏa trở thành diễn đàn rộng rãi của người dân và xãhội. Thông qua PBXH của báo chí, nhân dân được trình bày tâm tư nguyệnvọng, những góp ý quan trọng cho đường lối, chủ trương chính sách củaĐảng và pháp luật Nhà nước./.