phÁt triỂn ĐỘi ngŨ giÁo viÊn - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/boiduong/dao tao ts...

196
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM HÀ ĐỨC ĐÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, năm 2016

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

HÀ ĐỨC ĐÀ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, năm 2016

Page 2: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

HÀ ĐỨC ĐÀ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC

Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Mã số : 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TSKH. Nguyễn Minh Đƣờng

PGS.TS. Phạm Minh Mục

Hà Nội, năm 2016

Page 3: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Hà Đức Đà

Page 4: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường và

PGS.TS. Phạm Minh Mục đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá

trình học tập, nghiên cứu thực hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục

Việt Nam; cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên Trung tâm Đào tạo - Bồi

dưỡng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; cảm ơn các giảng viên

đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học tập,

nghiên cứu đề tài luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục

và Đào tạo các tỉnh vùng Tây Bắc; cảm ơn các anh, chị cán bộ quản lí,

giáo viên các Trường Trung học phổ thông ở vùng Tây Bắc nơi tôi tiến

hành nghiên cứu, khảo sát, khảo nghiệm và thử nghiệm đề tài luận án;

cảm ơn các đồng nghiệp Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện

Khoa học Giáo dục Việt Nam; lãnh đạo và chuyên viên Vụ Giáo dục

Dân tộc, Bộ GD&ĐT; Vụ Dân tộc, Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Ủy ban

Dân tộc; cảm ơn bạn bè, gia đình người thân đã khuyến khích, động

viên, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tác giả luận án

Hà Đức Đà

Page 5: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU …………………………………………..………….……... 01

1. Lí do chọn đề tài ……………………………………….………… 01

2. Mục đích nghiên cứu ………………………………….…………. 02

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................ 02

4. Giả thuyết khoa học ……………………………………..……….. 02

5. Phạm vi nghiên cứu ………………………………….…..………. 02

6. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………...………... 03

7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................ 03

8. Luận điểm bảo vệ ............................................................................ 05

9. Đóng góp của luận án ...................................................................... 05

10. Cấu trúc của luận án ....................................................................... 06

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ …….....…...

07

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ……………………………….….….. 07

1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ………........… 07

1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên ……......….. 12

1.2. Các khái niệm cơ bản ……………………….………….…….…..…. 18

1.2.1. Phát triển và phát triển nguồn nhân lực ...................................... 18

1.2.2. Dân tộc thiểu số ……….............................................…….…… 20

1.2.3. Giáo viên người dân tộc thiểu số và đội ngũ giáo viên trung

học phổ thông người dân tộc thiểu số ...........................................................

22

1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc

thiểu số .........................................................................................................

24

1.3. Đặc điểm và vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

ngƣời dân tộc thiểu số …............................................................................

25

1.3.1. Đặc điểm của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân

tộc thiểu số …….…...................................................................................…

25

1.3.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân

tộc thiểu số ……….…...............................................................................…

29

1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngƣời dân tộc

thiểu số theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực …...........................…

31

1.4.1. Mô hình lí thuyết phát triển nguồn nhân lực ……..................... 31

1.4.2. Lí luận phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số .............................................................................................

35

1.4.3.Vai trò chủ thể quản lí trong phát triển đội ngũ giáo viên trung

học phổ thông người dân tộc thiểu số ..........................................................

51

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên

trung học phổ thông ngƣời dân tộc thiểu số …...................…………..…

53

1.5.1. Yếu tố chủ quan …………………….….................…………… 53

1.5.2. Yếu tổ khách quan ……………………….......…...…………… 54

Tiểu kết Chƣơng 1 ...................................................................................... 55

Page 6: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ PHÁT TRIỂN

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC

THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC ……………………......…………

57

2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục trung học phổ

thông ở các tỉnh vùng Tây Bắc

57

2.1.1. Khái quát về tự nhiên và kinh tê - xã hội vùng Tây Bắc .......... 57

2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông vùng Tây Bắc ...... 59

2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát ................................................................ 64

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngƣời dân tộc

thiểu số vùng Tây Bắc .................................................................................

66

2.3.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc .........................................................

66

2.3.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc .........................................................

70

2.3.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc ...........................................................

74

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn

nhân lực .......................................................................................................

77

2.4.1. Phân cấp quản lí đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số ..............................................................................................

77

2.4.2. Qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số ..............................................................................…

80

2.4.3. Tuyển chọn, sử dụng và đánh giá đội ngũ giáo viên trung học

phổ thông người dân tộc thiểu số .............................................................…

81

2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số …...........................................................................…

86

2.4.5. Chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc của đội ngũ giáo

viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số ..........................................

88

2.5. Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển

nguồn nhân lực ………………...............................................…..…..……

93

2.5.1. Những mặt mạnh ………………………………………..…….. 95

2.5.2. Những yếu kém …………………..……………..………..…… 95

2.5.3. Nguyên nhân ………………….………………………....…….. 96

2.6. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giáo viên ………..….… 98

2.6.1. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của một số quốc gia 98

2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ……………………..……. 102

Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................... 104

Page 7: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH VÙNG

TÂY BẮC .....................................................................................................

105

3.1. Định hƣớng phát triển vùng Tây Bắc ................................................ 105

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc ................ 105

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông vùng Tây

Bắc ...............................................................................................................

107

3.1.3. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc ...........................................................

108

3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung

học phổ thông ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc ..............................

108

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................ 108

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................. 109

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................. 110

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................ 110

3.3. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn

nhân lực ......................................................................................................

111

3.3.1. Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc .................................

111

3.3.2. Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc ...........................................

118

3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc ..........................................

122

3.3.4. Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường

trung học phổ thông vùng Tây Bắc .............................................................

126

3.3.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với giáo viên trung học

phổ thông người dân tộc thiểu số .................................................................

130

3.3.6. Tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc .........................................

135

3.3.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp .................................................. 138

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp và thử

nghiệm giải pháp ………………….………………………………….…..

143

3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp ....... 143

3.4.2. Thử nghiệm giải pháp................................................................. 150

Tiểu kết Chƣơng 3 ..................................................................................... 157

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……….…………………………..………. 158

1. Kết luận ………………………………….…………………….….. 158

2. Khuyến nghị ……………………………………………..………… 159

Các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến Luận án ............. 162

Tài liệu tham khảo ……………………………………………….....……. 163

Phụ lục …………………………………………………………..…..……. 170

Page 8: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

BGH Ban Giám hiệu

CĐ Cao đẳng

CBQL Cán bộ quản lí

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC Cơ sở vật chất

DT Dân tộc

DTTS Dân tộc thiểu số

DBĐH Dự bị Đại học

DBĐHDT Dự bị Đại học Dân tộc

ĐH Đại học

ĐNGV Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GV Giáo viên

GV THPT Giáo viên Trung học phổ thông

HS Học sinh

HS DTTS Học sinh Dân tộc thiểu số

HRM Quản lí nguồn nhân lực

KT-XH Kinh tế - xã hội

NL Nhân lực

NNL Nguồn nhân lực

PTNNL Phát triển nguồn nhân lực

PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học

PCGDTHCS Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

PT Phổ thông

PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú

PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú

QL Quản lí

QLGD Quản lí giáo dục

QLNN Quản lí Nhà nước

SGK Sách giáo khoa

SHRM Quản lí chiến lược nguồn nhân lực

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban nhân dân

Page 9: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

DANH MỤC HÌNH

Tên Nội dung Trang

Hình 1.1 Mô hình lí thuyết PTNNL của Richard Noonan ............ 32

Hình 1.2 Mô hình lí thuyết quản trị NNL của Leonard Nadle ...... 33

Hình 1.3 Mô hình lí thuyết PTNNL của Nguyễn Minh Đường ….. 34

Hình 1.4 Mô hình lí luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS …………………………………………………....

36

Hình 1.5 Mô hình chiến lược PTNNL ............................................ 40

Hình 1.6 Mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống đánh giá ......... 44

Hình 1.7 Tổ chức bộ máy QLLN đối với giáo viên THPT.............. 51

Hình 2.1 Bản đồ các tiểu vùng địa lí miền Bắc Việt Nam .............. 57

Hình 2.2 Hệ thống giáo dục phổ thông vùng Tây Bắc .................... 59

Hình 2.3 Biểu đồ tỉ lệ HS phổ thông người DTTS theo vùng ….… 61

Hình 2.4 Biểu đồ tỉ lệ học sinh THPT vùng Tây Bắc ..................... 62

Hình 2.5 Biểu đồ tỉ lệ GV THPT người DTTS ở các vùng …….… 66

Hình 2.6 Biểu đồ tỉ lệ HS và GV người DTTS vùng Tây Bắc ....... 67

Hình 2.7 Biểu đồ tỉ lệ GV THPT người DTTS vùng Tây Bắc ….... 68

Hình 2.8 Biểu đồ tỉ lệ GV THPT & dân số DTTS vùng Tây Bắc ... 69

Hình 2.9 Biểu đồ tỉ lệ GV theo dân tộc tỉnh Điện Biên & Lào Cai 72

Hình 2.10 Mô hình tổ chức QLNN về giáo dục dân tộc .................... 79

Hình 2.11 Biểu đồ tỉ lệ nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của GV DTTS 87

Hình 2.12 Biểu đồ tỉ lệ nhu cầu bồi dưỡng phương pháp của GV

DTTS ..............................................................................

88

Hình 3.1 Mô hình hóa mối quan hệ của các giải pháp .................... 139

Hình 3.2 Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp ...... 145

Hình 3.3 Biểu đồ khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp …… 146

Hình 3.4 Lí do không chọn nghề sư phạm của học sinh trường

PTDTNT ...........................................................................

154

Hình 3.5 Lí do chọn nghề của học sinh trường PTDTNT .............. 155

Page 10: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

DANH MỤC BẢNG

Tên Nội dung Trang

Bảng 2.1 Số lượng trường THPT vùng Tây Bắc ............................. 60

Bảng 2.2 Chất lượng GD THPT vùng Tây Bắc 2012-2013 ........... 63

Bảng 2.3 Danh sách các trường THPT khảo sát ……………......... 64

Bảng 2.4 Số lượng giáo viên người DTTS ở các trường THPT….. 69

Bảng 2.5 Số lượng GV THPT người DTTS tỉnh Điện Biên ......... 70

Bảng 2.6 Số lượng GV THPT người DTTS tỉnh Lào Cai ............. 71

Bảng 2.7 Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên người

DTTS ...........................................................................

76

Bảng 2.8 Nguyện vọng dự tuyển Đại học của HS dự bị đại học ..... 89

Bảng 2.9 Các lí do bỏ học của sinh viên sư phạm người DTTS …. 89

Bảng 2.10 Phân tích SWOT phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực ....

93

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp ...... 144

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp ........ 145

Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả thử nghiệm ........................................... 153

Page 11: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi

trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.

Phát triển giáo dục THPT vùng Tây Bắc sẽ góp phần nâng cao mặt bằng

dân trí, đồng thời tạo nguồn để đào tạo nhân lực tại chỗ, đặc biệt là nhân lực

trình độ cao cho người DTTS. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua giáo dục THPT

vùng Tây Bắc còn tồn tại nhiều bất cập.

Đội ngũ giáo viên THPT vùng Tây Bắc là lực lượng quyết định quy mô

và chất lượng giáo dục THPT. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên THPT ở các tỉnh

vùng Tây Bắc còn nhiều bất cập. Giáo viên người DTTS hiện chiếm một tỉ lệ

nhỏ (24%), năng lực chuyên môn cũng như năng lực sư phạm lại bị nhưng bị

hạn chế. Giáo viên miền xuôi lên lại không am hiểu đặc điểm tâm, sinh lý cũng

như bản sắc văn hoá của học sinh người dân tộc, không nói được tiếng dân tộc

bởi vậy gặp không ít khó khăn trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, do điều

kiện sống khó khăn, không an tâm công tác, được vài năm xin chuyển vùng.

Vì vậy, phát triển một đội ngũ giáo viên THPT người DTTS đủ về số

lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục ở vùng Tây Bắc là yêu cầu bức thiết. Kết luận

số: 26-KL/TW, của Bộ Chính trị khóa XI đã nêu rõ: “Tập trung phát triển và

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương trong vùng, đặc biệt

ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ là người dân tộc thiểu số”[3].

Tuy nhiên, để phát triển được một đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng cần có những luận

cứ khoa học đúng đắn và những giải pháp hữu hiệu. Vì những lí do đó, tác giả

đã chọn vấn đề: “Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân

tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của

mình.

Page 12: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

2

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân

lực, luận án đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi để phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giáo dục THPT và

đổi mới giáo dục ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng

Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực.

4. Giả thuyết khoa học

Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc còn nhiều

bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu (theo dân tộc và môn học) nên chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của giáo dục THPT vùng Tây Bắc.

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại chỗ

người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc là nhu cầu tất yếu.

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lí phù hợp với thực tiễn

và khả thi theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, thì sẽ phát triển được đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giáo dục

THPT và đổi mới giáo dục ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

5. Phạm vi nghiên cứu

Luận án khảo sát thực tiễn ở các tỉnh vùng Tây Bắc, với các đối tượng:

giáo viên, cán bộ quản lí của 14 Trường THPT, Trường phổ thông dân tộc nội

trú (cấp THPT) và cán bộ quản lí Sở GD&ĐT; khảo nghiệm các giải pháp ở các

tỉnh vùng Tây Bắc gồm: giáo viên, cán bộ quản lí của 14 Trường THPT, Trường

phổ thông dân tộc nội trú (cấp THPT) và cán bộ quản lí Sở GD&ĐT; tham vấn ý

kiến các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học và các đối tượng liên quan; thử

nghiệm giải pháp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai.

Page 13: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực;

Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS ở vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực;

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực;

Khảo nghiệm và thử nghiệm nội dung của các giải pháp đề xuất nhằm

minh chứng cho tính cần thiết, khả thi và tính khoa học của các giải pháp.

7. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp tiếp cận

(i) Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực: Đội ngũ giáo viên là nhân lực

chủ yếu của các Trường THPT. Phát triển đội ngũ giáo viên THPT là phát

triển nguồn nhân lực cho giáo dục phổ thông. Bởi vậy, nghiên cứu phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc cần tiếp cận

phát triển nguồn nhân lực, với các nội dung: xây dựng qui hoạch phát triển đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS; tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; xây

dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường THPT; hoàn thiện hệ

thống chính sách đối với đội ngũ giáo viên THPT người DTTS và tạo nguồn đào

tạo đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

(ii) Tiếp cận chuẩn hóa: Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, Hội

nghị TW8 (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo

hướng chuẩn hóa. Nghị quyết cũng đã nêu rõ: “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà

giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”[4]. Bởi vậy, nghiên cứu phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc cũng cần tiếp cận

theo hướng chuẩn hóa.

(iii) Tiếp cận hệ thống: Trường THPT là một bộ phận trong hệ thống

giáo dục quốc dân có quan hệ mật thiết với THCS, các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp và giáo dục ĐH. Trong khi đó, giáo dục là một bộ phận của hệ thống

Page 14: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

4

kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương cũng như của cả nước. Bởi vậy,

nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT người DTTS phải quan

tâm mối liên quan của nó với các phân hệ khác của hệ thống giáo dục quốc dân

như: giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH cũng như hệ thống kinh tế - xã hội của

từng tỉnh vùng DTTS và hệ thống kinh tế - xã hội của cả nước.

(iv) Tiếp cận lịch sử: Đổi mới, đặc biệt đối với giáo dục là một sự kế

thừa. Do vậy, để đổi mới phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT người

DTTS vùng Tây Bắc phải xác định được thực trạng để kế thừa những mặt mạnh

và khắc phục những mặt yếu của nó. Bên cạnh đó, đổi mới cần hướng tới những

yêu cầu mới về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của nước nhà. Với

những lý do trên, nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

các tỉnh vùng Tây Bắc cần tiếp cận với quan điểm lịch sử.

Trong các phương pháp tiếp cận nêu trên, mỗi phương pháp tiếp cận có

vai trò nhất định trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Tuy nhiên, phương

pháp tiếp cận phát triển nguồn nhân lực được xác định là phương pháp tiếp cận

có vai trò chủ yếu, xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

(i) Phương pháp nghiên cứu lí luận: Dựa trên cơ sở phương pháp tiếp

cận, tác giả nghiên cứu hệ thống các tài liệu, các công trình khoa học về phát

triển nguồn nhân lực; về phát triển đội ngũ giáo viên THPT và đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS; sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ

thống hóa, khái quát hóa và mô hình hóa các lí thuyết khoa học từ các tài liệu

liên quan để xây dựng cơ sở lí luận luận án.

(ii) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi,

phỏng vấn sâu,…làm căn cứ thực tiễn để đề xuất các giải pháp.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Khảo cứu các báo cáo tổng kết năm,

tổng kết kế hoạch 5 năm của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT và Trường THPT ở các

tỉnh vùng Tây Bắc để nghiên cứu tiến trình phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS trong thực tiễn.

Page 15: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

5

- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Nhằm minh chứng cho tính

cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất, đồng thời để minh

chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.

(iii) Phương pháp khác: Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số

liệu khảo sát, công nghệ thông tin,...

8. Luận điểm bảo vệ

(1) Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS là PTNNL ngành giáo

dục người DTTS. Bởi vậy, vận dụng lý thuyết PTNNL vào nghiên cứu phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS là phù hợp.

(2) Để phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng

Tây Bắc đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng, nhằm đáp

ứng yêu cầu phát triển bền vững giáo dục THPT và đổi mới giáo dục ở các tỉnh

vùng Tây Bắc, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp: Xây dựng qui

hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; tuyển chọn, sử dụng đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS; xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường THPT;

hoàn thiện hệ thống chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS và tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

(3) Với đặc điểm của học sinh THPT người DTTS, một nhiệm vụ cần

được đặc biệt quan tâm là phải tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp và

phân luồng học sinh THPT người DTTS vào học ngành sư phạm để đảm bảo

đầu vào cho việc đào tạo giáo viên THPT người DTTS.

9. Đóng góp mới của luận án

9.1. Về mặt lí luận

Luận án đã xây dựng được khung lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS theo lí thuyết phát triển nguồn nhân lực, gồm các thành tố:

(i) Phát triển giáo viên THPT người DTTS;(ii) xây dựng đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS; và (iii) phát triển nguồn đào tạo giáo viên THPT người

DTTS, góp phần làm phong phú thêm lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên

THPT ở Việt Nam.

Page 16: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

6

9.2. Về mặt thực tiễn

Luận án đã đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển

nguồn nhân lực, đây là những căn cứ thực tiễn quan trọng cần đặc biệt quan tâm

khi thực hiện mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các

tỉnh vùng Tây Bắc.

Luận án đề xuất được 6 giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực có

tính cần thiết và tính khả thi cao (Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS; đổi mới tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS;

xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường THPT vùng DTTS;

hoàn thiện hệ thống chính sách đối với đội ngũ giáo viên THPT người DTTS và

tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây

Bắc), là cơ sở khoa học để các cấp quản lí giáo dục vận dụng trong phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Luận án gồm 3 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ

thông người dân tộc thiểu số.

Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên

Trung học phổ thông người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

Chƣơng 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

Page 17: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

7

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực

Nghiên cứu về nhân lực (NL), nguồn nhân lực (NNL) và phát triển nguồn

nhân lực (PTNNL) là khoa học về con người. Quan niệm về con người đã xuất

hiện khá sớm cả ở phương Đông và phương Tây, nhất là từ giai đoạn chủ nghĩa

tư bản ra đời, khi mà quản lí từng bước tách khỏi Triết học và dần trở thành một

bộ môn khoa học độc lập, giai đoạn này diễn ra từ cuối Thế kỉ XIX, đầu Thế kỉ

XX. Trong giai đoạn này, vấn đề con người và phát triển con người được nhiều

trường phái quản lí, quản trị nhân lực nghiên cứu, như: “Trường phái cơ cấu và

chế độ của hệ thống”, đại diện là R.Owen (1771-1858), A.Ure (1778-1857),

Charles (1792-1871), F.W.Taylor (1856-1915), H.Fayol (1841-1925), với quan

niệm: người quản lí phải lựa chọn người công nhân một cách khoa học, bồi

dưỡng nghề nghiệp và cho họ học hành để họ phát triển đầy đủ nhất khả năng

của mình; “Trường phái quan hệ con người với con người trong hệ thống”, đại

diện là M.P.Follet (1868-1933), E.Mayo (1880-1949), với quan niệm: con người

lao động cần được xem xét trong toàn bộ hoàn cảnh xã hội của họ, trong môi

trường hoạt động của họ. Các yếu tố tình cảm cũng chi phối mạnh mẽ hành vi và

kết quả hoạt động của con người. Cần quan tâm đến yếu tố cá nhân trong nhóm

sản xuất, không nên tách công nhân khỏi các nhóm sản xuất của họ; “Trường

phái lí thuyết tổ chức trong khoa học quản lí”, đại diện là C.I. Barnard (1886-

1961), Mc.Gregor, với quan niệm: đối tượng của quản lí là các cá nhân con

người tham gia vào một tổ chức, các nhà quản lí phải tìm ra tính hai mặt của các

cá nhân dưới quyền, đặng tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện [Dẫn theo

Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ, 36, tr.13].

Đến cuối thế kỉ XX, những quan niệm về NL, NNL và PTNNL hoàn thiện

hơn: Anthony Carnavale đưa ra quan niệm về PTNNL như là quản lí nhân lực

Page 18: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

8

bao gồm: đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhân lực; Benisson

(1989) đưa ra khái niệm “tạo nguồn nhân lực” với phát triển phần cứng và phát

triển phần mềm nguồn nhân lực. Phát triển phần cứng, được coi như quản lí

nhân lực, là phát triển đội ngũ lao động của một quốc gia hay phát triển nhân sự

của một cơ quan. Phát triển phần mềm là đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân

cách cho người lao động; Richard Noonan (1995) đưa ra khái niệm PTNNL với

nghĩa rộng là phát triển thể lực, phát triển trí lực và phát triển ý chí. Phát triển

thể lực bao gồm: sức khỏe, dinh dưỡng, dân số, nước và vệ sinh môi trường, an

toàn xã hội; phát triển trí lực bao gồm: giáo dục và đào tạo; phát triển ý chí bao

gồm: quyền con người, giới tính, phát triển cộng đồng, quyền tự do [Dẫn theo

Phan Văn Kha - Nguyễn Lộc, 88, tr.289].

Leonard Nadle nhà xã hội học người Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra mô hình

quản trị nguồn nhân lực. Theo đó, quản trị nguồn nhân lực có ba nhiệm vụ chính

là: phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trường nguồn

nhân lực. Trong đó nội dung phát triển nguồn nhân lực gồm: qui hoạch, tuyển

chọn sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng, đào tạo lại và xây dựng môi trường làm

việc [Dẫn theo Tạ Ngọc Tấn,113].

Nội dung bài viết: “Một số mô hình quản lý chiến lược nguồn nhân lực”,

cho thấy xu thể tiếp cận mới trong quản lí, quản trị nguồn nhân lực là quản lí

chiến lược nguồn nhân lực. Cơ sở KT-XH của cách tiếp cận này là nhu cầu nâng

cao hiệu quả cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu của chiến lược sản xuất kinh

doanh. Theo bài viết thì nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành

công của một tổ chức (cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp,...), con người

tạo ra sự khác biệt giữa các tổ chức. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng tới phát triển

nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và mục tiêu chung của đơn

vị hay doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của

người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích. Mặt khác, bài viết đã khái quát một số

định nghĩa về quản lí chiến lược nguồn nhân lực (SHRM) và những định nghĩa

này thể hiện nhiều cách hiểu về SHRM: Mile & Snow (1984) cho rằng SHRM là

“Một hệ thống nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của chiến lược kinh

Page 19: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

9

doanh”; Write & MacMahan (1992) lại xem đó là “Các đặc tính của các hành

động liên quan tới nhân sự nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được các

mục tiêu kinh doanh”. Hai định nghĩa này đi từ mô tả SHRM như một lĩnh vực

quản lí có tác động “ngược” trong đó quản lí nguồn nhân lực (HRM) được xem

là công cụ để thực hiện chiến lược tới việc xem nó như một nhiệm vụ “tiên

phong” trong đó các hoạt động nhân sự có thể giúp doanh nghiệp hình thành

chiến lược kinh doanh. Định nghĩa do Guest (1987) và Boxall & Dawling (1990)

giới thiệu có tính toàn diện hơn, thể hiện rõ ràng hơn mối quan hệ giữa HRM và

chiến lược kinh doanh. Các ông cho rằng SHRM là sự tích hợp các chính sách

và hành động HRM với chiến lược kinh doanh, sự tích hợp này được thể hiện ở

ba khía cạnh: (i) Gắn kết các chính sách nhân sự và chiến lược với nhau; (ii)

Xây dựng các chính sách bổ sung cho nhau đồng thời khuyến khích sự tận tâm,

linh hoạt và chất lượng công việc của người lao động; và (iii) Quốc tế hóa vai

trò của các phụ trách khu vực. Bài viết nêu ra một số mô hình quản lí chiến lược

nguồn nhân lực gồm 3 nhóm chính sau: (i) Nhóm mô hình tổng hợp (thể hiện

các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài); (ii) Mô hình

tổ chức (thể hiện các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong doanh nghiệp); và

(iii) Mô hình cụ thể hoá (chỉ ra những chính sách nhân sự cụ thể phù hợp với

điều kiện bên trong và bên ngoài cụ thể của doanh nghiệp).

Theo UNESCO[144], với 4 trụ cột của giáo dục Thế kỉ XXI:“Học để

biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng nhau chung sống”.

Đồng thời UNESCO đã khuyến cáo PTNNL không chỉ bắt đầu từ tuổi trưởng

thành mà phải được bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Với quan điểm của

UNESCO, khái niệm PTNNL được mở rộng đối tượng từ phổ thông đến trưởng

thành tham gia lao động xã hội.

Cuốn sách: “Khoa học Giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay”[88], Phan

Văn Kha - Nguyễn Lộc đồng chủ biên, cùng với sự tham gia của nhiều nhà khoa

học, với nhiều nội dung thuộc các lĩnh vực khác nhau của giáo dục được nghiên

cứu. Về PTNNL, công trình đã khái quát những thành tựu nghiên cứu trong và

ngoài nước về PTNNL. Xây dựng những khái niệm công cụ để nghiên cứu

Page 20: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

10

PTNNT như: Lực lượng đang lao động, lực lượng lao động, nhân lực, nguồn

nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng phương pháp tiếp cận trong

nghiên cứu PTNNL. Kết quả nghiên cứu về PTNNT là căn cứ khoa học quan

trọng để các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về các thành tố của PTNNL; các

chủ thể quản lí vận dụng trong quản lí, quản trị nhân lực và PTNNL.

Bài viết: “Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu phát triển nguồn nhân

lực”[72], tác giả Nguyễn Minh Đường đã sử dụng phương pháp “cấu trúc” hệ

thống để nghiên cứu PTNNL. Theo tác giả, ngoài việc nghiên cứu các thành tố

của nội dung PTNNL là: phát triển cá thể con người và phát triển đội ngũ nhân

lực. Đồng thời còn phải tính đến mối quan hệ và ảnh hưởng của nhiều yếu tố

khách quan và chủ quan (môi trường), như: KT-XH, khoa học công nghệ, hợp

tác quốc tế và hội nhập và xu thế của thời đại đến PTNNL.

Bài viết: “Quản lí nguồn nhân lực chiến lược dựa vào năng lực”[83], tác

giả Nguyễn Tiến Hùng. Trong bài viết, tác giả đã trình bày và phân tích cụ thể

cách tiếp cận vận dụng khung năng lực vào các hoạt động quản lí NNL chiến

lược của cơ sở giáo dục. Theo tác giả, để nâng cao năng lực - hiệu lực - hiệu quả

quản lí chuyên môn trong quá trình quản lí cơ sở giáo dục của chủ thể quản lí,

thì “khung năng lực” là công cụ quản lí hiệu quả giúp nhân viên và nhà quản lí

không chỉ hiểu thấu đáo mà còn thống nhất về những gì cần làm. Khung năng

lực cho phép dịch chuyển các chiến lược, mục tiêu và giá trị của cơ sở giáo dục

thành các hành vi cụ thể. Hầu hết các cơ sở giáo dục ngày nay đều nhận thức rõ

rằng nếu khung năng lực được thiết kế chính xác và thực hiện tốt thì sẽ dẫn tới

nâng cao kết quả thực hiện của nhân viên và cơ sở giáo dục, vì vậy sẽ giúp nâng

cao các thực tiễn quản lí NNL chiến lược.

Cuốn sách: “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”

[116], tác giả Võ Xuân Tiến đã cho rằng: PTNNL là quá trình gia tăng, biến đổi

đáng kể về chất lượng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này biểu hiện ở việc

nâng cao năng lực và động cơ của người lao động. Năng lực của người lao động

là sự tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kĩ năng và thái độ góp phần tạo ra tính

hiệu quả trong công việc của mỗi người.

Page 21: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

11

Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn

mới”[95], chủ nhiệm Nguyễn Lộc. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực

tiễn về PTNNT trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu đề tài cho rằng:

PTNNL được xác định như các hoạt động học tập của tổ chức trong tổ chức,

nhằm nâng cao việc thực hiện hoặc phát triển cá nhân cho mục đích phát

triển công việc, cá nhân hoặc tổ chức. Như vậy, PTNNL gồm các lĩnh vực đào

tạo và phát triển, phát triển nghề nghiệp và phát triển tổ chức.

Nội dung cuốn sách: “Vấn đề nghiên cứu phát triển văn hóa - con người -

nguồn nhân lực ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI”[80], của tác giả Phạm Minh Hạc đã

khẳng định PTNNL là: phát triển bền vững; con người làm trung tâm; mỗi con

người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình; PTNNL bám

sát thị trường lao động; quản lí tốt PTNNL.

Cuốn sách: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các

tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hiện nay”[82], Vũ Đình Hòe - Đoàn

Minh Tuấn (đồng chủ biên). Các tác giả đã nghiên cứu sâu các vấn đề về dân tộc

và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người DTTS, như: quan niệm và cách

tiếp cận về nâng cao chất lượng NNL người DTTS; vùng DTTS và đặc điểm chủ

yếu của các dân tộc thiểu số; kết hợp phát triển nguồn nhân lực phổ thông với

phát triển nguồn nhân lực tinh hoa trong các DTTS; phát triển giáo dục dân tộc

đáp ứng yêu cầu chất lượng NNL; phát triển thể chất NNL người DTTS đáp ứng

yêu cầu CNH, HĐH và xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS. Để nâng cao

chất lượng NNL người DTTS, nghiên cứu đã khẳng định phải có giải pháp khắc

phục những “rào cản” ảnh hưởng tới việc PTNNL, như: những khó khăn về kinh

tế, những phong tục tập quán lạc hậu, hạn chế về ngôn ngữ.... Trong đó, phát

triển GD&ĐT vùng DTTS là giải pháp để phát triển nhanh, bền vững nguồn

nhân lực người DTTS.

Cuốn sách: “Một số vấn đề về dân tộc và phát triển”[123], của tác giả Lê

Ngọc Thắng. Tài liệu có giá trị không chỉ đối với những người làm công tác dân

tộc, mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà khoa học nghiên cứu về

dân tộc và giáo dục dân tộc. Tác giả đã phân tích rõ vị trí, vai trò của công tác

Page 22: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

12

dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nước ta; xây dựng cơ sở lí luận của việc

xác định chức năng quản lí nhà nước về công tác dân tộc. Đồng thời, tác giả đã

chỉ rõ những đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển NNL người DTTS, đó là: xuất

thân từ cộng đồng DTTS, sinh sống ở những vùng khó khăn; hạn chế về nhận

thức và tập quán, lối sống; điều kiện và ý thức tiếp cận thông tin còn nhiều hạn

chế; xây dựng gia đình sớm, nhiều con; trình độ học vấn thấp kéo dài nhiều

năm; năng lực tiếng phổ thông (Tiếng Việt) hạn chế,…

Tóm lại, những tài liệu nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực mà luận

án đã khảo cứu là cơ sở lí luận để vận dụng và kế thừa. Từ nghiên cứu tổng quan

cho thấy những khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, quản lí/ quản trị nguồn

nhân lực và phát triển nguồn nhân lực được phát triển và hoàn thiện dần

theo tiến trình phát triển của xã hội. Từ việc xem xét việc phát triển con

người trong cơ cấu lao động trong một xí nghiệp, tiến tới xem xét phát

triển con người trong xã hội, theo nhu cầu của xã hội và con người phải

vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Đến nay, các lí thuyết

về PTNNL khá hoàn thiện; các khái niệm PTNNL được mở rộng về đối

tượng; nội hàm PTNNL đầy đủ hơn, gồm: xây dựng quy hoạch; giáo dục và

đào tạo; tuyển chọn và sử dụng; đánh giá năng lực; bồi dưỡng, đào tạo lại và

xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho nhân lực phát triển. Tuy nhiên,

cần lưu ý rằng khi vận dụng lí thuyết về PTNNL cần đặt vào trong hoàn cảnh

lịch sử cụ thể của đối tượng.

1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên có vai trò là lực lượng “Đảm bảo giáo dục có chất

lượng một cách công bằng và hiệu quả, đồng thời nâng cao cơ hội học tập suốt

đời cho tất cả mọi người.”[141] và “Giáo viên có vai trò chủ yếu trong việc phục

hồi thế giới khỏi các xung đột và thảm họa tự nhiên”[151].

Cuốn sách: “Phát triển giáo viên và thay đổi giáo dục”[155], tác giả

M.Fullan và A.Hargreaves đã nghiên cứu và chỉ ra các phương diện để nâng

cao năng lực cá nhân cho giáo viên, đó là: ( i) Phát triển tâm lí, gồm 4 cấp độ:

tự bảo vệ, tiền đạo đức, phụ thuộc một chiều; bảo thủ, phủ định đạo đức, tự

Page 23: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

13

lập; lương tâm, đạo đức, phụ thuộc có điều kiện; tự lập, tự chủ, nguyên tắc,

tích hợp; ( ii) Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; gồm 6 cấp độ: phát triển các

kĩ năng tồn tại; thành thạo các kĩ năng dạy học cơ bản; mở rộng sự linh hoạt

chuyên môn; trở thành chuyên gia; góp phần phát triển chuyên môn của đồng

nghiệp; tham gia đưa ra quyết sách giáo dục ở mọi cấp độ; (iii) Phát triển chu

kì nghề nghiệp, gồm 5 cấp độ: khởi động nghề nghiệp; ổn định, gắn bó nghề

nghiệp; các thách thức và mối quan tâm mới và trở nên chuyên nghiệp.

Cuốn sách: “Quản lý và lãnh đạo giáo dục”[152], tác giả Bernd Meier

nghiên cứu những năng lực cơ bản mà mỗi giáo viên đều phải có được gọi là

năng lực hạt nhân nòng cốt, như: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng

lực chẩn đoán; năng lực đánh giá; năng lực tư vấn; năng lực tiếp tục phát triển

nghề nghiệp và phát triển trường học.

Đào tạo để nâng cao năng lực giáo viên là công việc mà mọi quốc gia đều

phải thực hiện. Cuốn sách: “Mô hình đào tạo giáo viên trung học phổ thông và

trung cấp chuyên nghiệp ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm”[43], với sự

tham gia của nhiều tác giả, từ nhiều quốc gia. Nội dung tài liệu là sản phẩm

nghiên cứu tổng kết mô hình đào tạo giáo viên ở một số quốc gia. Các mô hình

đào tạo giáo viên như: Mô hình đào tạo phân tầng; mô hình đào tạo theo cụm;

mô hình chương trình đào tạo tại trường phổ thông.

Trong cuốn sách: “Công nghệ nội dung kiến thức sư phạm: Một khuôn

khổ cho các kiến thức giáo viên”[156], tác giả Mishra & Koehler cho rằng:

Trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin được xem như một nguyên nhân

và một bánh xe thúc đẩy kết quả quá trình đổi mới giáo dục. Một yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến quá trình tích hợp công nghệ thông tin trong giáo dục là

việc phát triển chuyên môn cho giáo viên hiện tại và tương lai, việc phát triển

này được xác định là ưu tiên hàng đầu trong chính sách về đổi mới giáo dục.

Khung kiến thức cần đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên gồm: Nội dung, phương

pháp và công nghệ. Đây là khung phát triển chuyên môn về công nghệ thông tin

trong giáo dục. Mô hình này hiện đang được quốc tế công nhận và được áp

dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Page 24: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

14

Theo quan điểm Triết học, cuốn sách: “Triết học giáo dục Việt

Nam”[119], tác giả Thái Duy Tuyên đã khái quát những năng lực và phẩm chất

của người giáo viên, gồm: chuẩn đoán được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng

của học sinh; tri thức chuyên môn vững vàng và sâu sắc; có trình độ văn hóa

chung rộng rãi; có năng lực nắm bắt và xử lí thông tin nhanh nhạy; năng lực

diễn đạt rõ ràng, ngôn ngữ lưu loát, năng lực kiềm chế bản thân; có năng lực tổ

chức quản lí, động viên, kích thích học sinh tích cực hoạt động; xây dựng và

phát triển kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch; phẩm chất đạo

đức nghề nghiệp tốt, yêu quí học sinh, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nhân

dân; nghiêm khắc với bản thân, luôn gương mẫu trong công việc và đời sống cá

nhân; có những tri thức khoa học giáo dục hiện đại như: quan niệm về dạy học,

về quan hệ thầy trò trong điều kiện hiện đại, về nhân tài, về các giá trị đạo đức

trong điều kiện toàn cầu hóa.

Cuốn sách:“Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực

tiễn”[42], tác giả Nguyễn Hữu Châu nghiên cứu về mối quan hệ của giáo viên

với chất lượng giáo dục và đã chỉ ra những năng lực cơ bản mà người giáo viên

cần có, đó là: (i) năng lực chuẩn đoán; (ii) năng lực đáp ứng; (iii) năng lực đánh

giá; (iv) năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác, nhất là với

học sinh; (v) năng lực triển khai chương trình giáo dục; và (vi) năng lực đáp ứng

trách nhiệm với xã hội.

Trong cuốn: “Kỉ yếu hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt

Nam”[9], tham luận về về “Phát triển đội ngũ giáo viên trong thế kỷ XXI” tác

giả Nguyễn Thị Mĩ Lộc cho rằng ở thế kỉ XXI đội ngũ giáo viên phải đạt các

tiêu chuẩn sau: (i) phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên;

(ii) năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; (iii) năng lực xây dựng

kế hoạch dạy học và giáo dục; (iv) năng lực thực hiện kế hoạch dạy học; (v)

năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục; (vi) năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập và rèn luyện đạo đức; (vii) năng lực hoạt động chính trị xã hội; và (viii)

năng lực phát triển nghề nghiệp. Tham luận về “Phát triển chuyên môn cho giáo

viên: Những vấn đề lí thuyết và kinh nghiệm thực tiễn”[9], các tác giả Nguyễn

Page 25: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

15

Thị Hồng Nam, Trịnh Quốc Lập và Bùi Lan Chi cho rằng: Để phát triển chuyên

môn cho giáo viên cần: (i) đa dạng hóa các hình thức phát triển chuyên môn; (ii)

về hình thức tổ chức bồi dưỡng: cần khảo sát nhu cầu người học trước khi tổ

chức bồi dưỡng; nội dung bồi dưỡng phải thiết thực, gắn với nhu cầu người học;

nội dung bồi dưỡng phải được thể hiện các phương pháp dạy học tích cực, kết

hợp lí thuyết với thực hành.

Trong cuốn sách: “Nội dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở

vùng dân tộc”[108], tác giả Mông Kí SLay đã nghiên cứu sâu về các phương

thức giáo dục đặc thù đối với học sinh người DTTS. Đồng thời tác giả khẳng

định vị trí, vai trò của giáo viên người DTTS trong phát triển giáo dục ở vùng

dân tộc thiểu số; chỉ rõ những bất cập cả về kiến thức, kĩ năng sư phạm và năng

lực Tiếng Việt của đội ngũ giáo viên người DTTS; đề xuất giải pháp đào tạo, bồi

dưỡng với nội dung giáo dục đặc thù để khắc phục những tồn tại của giáo viên

người DTTS.

Đề tài cấp Bộ: “Giải pháp đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu

cầu giáo dục phổ thông trong thời kì mới”[56], chủ nhiệm Nguyễn Thị Kim

Dung đã xây dựng đề xuất hệ thống năng lực nghề nghiệp cần hình thành cho

sinh viên s ư phạm, gồm: (i) năng lực khoa học chuyên ngành; (ii) năng lực sư

phạm. Tác giả cũng đề xuất khung chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo

viên theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, gồm 5 nhóm năng lực với

30 tiêu chí: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực định hướng sự phát

triển cá nhân học sinh; năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội và năng lực

phát triển cá nhân.

Đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Đổi mới phương thức đào tạo ở trường phổ

thông dân tộc nội trú tỉnh đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số

trong giai đoạn hiện nay”[54], chủ nhiệm Bùi Thị Ngọc Diệp. Đề tài đã đánh

giá được thực trạng Trường PTDTNT (cấp THPT); đề xuất những nội dung và

phương thức giáo dục đặc thù ở Trường PTDTNT. Đồng thời, đề tài cũng khẳng

định vai trò của giáo viên người DTTS trong đổi mới phương thức đào tạo ở

Trường PTDTNT, đặc biệt là khi phải thực hiện những nội dung giáo dục đặc

Page 26: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

16

thù như văn hóa dân tộc và tri thức địa phương. Sở dĩ như vậy là vì GV người

DTTS hiểu rõ phong tục tập quán các dân tộc; đặc điểm tâm, sinh lí học sinh dân

tộc; biết tiếng dân tộc nên dễ hòa đồng với học sinh và biết lựa chọn phương

pháp giáo dục phù hợp với học sinh DTTS.

Luận án: “Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực

Tây Bắc tạo nguồn đào tạo nhân lực thời kì công nghiệp hóa - hiện đại

hóa”[38], của Trương Xuân Cừ. Tác giả đã đánh giá thực trạng hệ thống Trường

PTDTNT (cấp THPT) vùng Tây Bắc, trong các giải pháp phát triển, luận án đề

cập đến giáo viên và vai trò của giáo viên người DTTS trong trường PTDTNT

rất quan trọng và yêu cầu về giáo viên phải là người DTTS, hoặc biết tiếng dân

tộc, chỉ có như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt được nhiệm vụ dạy học, giáo dục

ở trường chuyên biệt (PTDTNT).

Trong luận án: “Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố

Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay”[44], tác giả Lê Trung Chính quan niệm: Phát

triển đội ngũ giáo viên thực chất là phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong

giáo dục, là quá trình tác động của chủ thể quản lí đến đội ngũ giáo viên nhằm

phát triển từng cá nhân và cả đội ngũ giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục, các

yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt: qui mô, chất

lượng, hiệu quả. Việc quản lí tốt đội ngũ giáo viên sẽ tạo ra môi trường liên

nhân cách để phát triển hoàn thiện mọi nhân cách, đó là nhân cách học sinh,

nhân cách giáo viên và nhân cách cán bộ quản lí; đây là môi trường giáo dục

mà các hoạt động trong đó đem lại cho mọi người khả năng tự giáo dục. Phát

triển đội ngũ giáo viên THPT là tạo ra một đội ngũ giáo viên THPT đủ về số

lượng, đảm bảo về chất lượng. Trên cơ sở đó đội ngũ này thực hiện tốt các yêu

cầu giảng dạy, giáo dục của giáo dục THPT. Nội dung phát triển đội ngũ giáo

viên THPT gồm: Qui hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng; chính

sách đãi ngộ và kiểm tra, đánh giá. Các nội dung này có mối quan hệ hữu cơ,

tác động lẫn nhau.

Trong cuốn sách: “Quản lí giáo dục”[81], của các tác giả Bùi Minh Hiền

- Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo đã đề cập đến các khía cạnh của quản lí Nhà

Page 27: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

17

nước về giáo dục. Cuốn sách có 01 chương nghiên cứu về “Xây dựng đội ngũ

giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục” với 4 vấn đề: (i) tầm quan trọng của đội

ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; (ii) Những yêu cầu chung về xây dựng

và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; (iii) quản lí phát triển

đội ngũ giáo viên trong một nhà trường; và (iv) xây dựng và phát triển đội ngũ

cán bộ quản lí giáo dục. Tiếp cận theo chức năng quản lí, tài liệu khẳng định

trong quản lí phát triển đội ngũ giáo viên cần tuân thủ các khâu: kế hoạch, tổ

chức, chỉ đạo, kiểm tra và phát triển đội ngũ giáo viên: đủ về số lượng, mạnh về

chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.

Cuốn sách:“Quản lí nhà nước về giáo dục - Lí luận và thực tiễn”[92], của

Đặng Bá Lãm. Tác giả nhấn mạnh 3 vấn đề trong quản lí Nhà nước về phát

triển đội ngũ giáo viên, đó là: (i) phát triển đội ngũ giáo viên là sự tăng trưởng

về mặt số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên. Đây chính là quá trình chuẩn bị

lực lượng để giáo viên có thể theo kịp được sự thay đổi và chuyển biến của giáo

dục; (ii) phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm cả tuyển chọn, sử dụng, đào tạo

bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp. Phát triển đội ngũ GV tăng cả về số lượng

lẫn chất lượng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ GV; và (iii) phát triển đội ngũ

giáo viên còn chính là việc xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ

cấu, có chất lượng để thực hiện tốt mục tiêu, nội dung và kế hoạch đào tạo

nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục. Đồng thời, xây dựng một tập thể sư phạm,

trong đó mỗi cá nhân có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với nhà trường tham gia

tích cực, sáng tạo vào trong quá trình giảng dạy và học tập. Nội dung công tác

phát triển giáo viên liên quan đến quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chuyên khảo: “Đổi mới quản lí giáo dục Việt Nam - một số vấn đề lí luận

và thực tiễn”[89], Phan Văn Kha chủ biên. Chuyên khảo là sản phẩm của

Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Đổi mới quản lí giáo

dục trong quá trình hội nhập quốc tế”. Chương trình cung cấp các luận cứ khoa

học và đề xuất giải pháp đổi mới quản lí giáo dục ở Việt Nam. Chương trình

nghiên cứu đã dành 01 chương nghiên cứu về “Phát triển đội ngũ giáo viên và

cán bộ quản lí” với 5 vấn đề lớn: (i) giáo viên và CBQL giáo dục thể kỉ XXI; (ii)

Page 28: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

18

vấn đề qui hoạch, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí

giáo dục trong bối cảnh mới; (iii) vấn đề đào tạo bồi dưỡng theo tiếp cận năng

lực lấy thực tiễn làm trung tâm; (iv) vấn đề đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công

vụ và đánh giá theo khung năng lực và (v) vấn đề về chính sách và tạo động lực

đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí các cơ sở giáo, quản lí Nhà nước về

GD&ĐT theo tinh thần đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

Tóm lại, những công trình nghiên cứu về giáo viên, phát triển giáo viên

và đội ngũ giáo viên ở trong và ngoài nước là những cơ sở lí luận để luận án kế

thừa, vận dụng trong nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS. Các công trình nghiên cứu về giáo viên đã tập trung nghiên cứu sâu về

phẩm chất và năng lực của người giáo viên với nhiều cách tiếp cận khac nhau;

Các công trình nghiên cứu về quản lí và phát triển đội ngũ giáo viên chủ yếu

theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát triển đội

ngũ giáo viên người DTTS của một vùng thì chưa có công trình nghiên cứu nào

đề cập tới.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Phát triển và phát triển nguồn nhân lực

1.2.1.1. Phát triển

Khái niệm “phát triển” xuất hiện khá sớm ở phương Tây và được sử dụng

đi đôi với “không phát triển”, “chậm phát triển”. Có thời kì khái niệm phát triển

còn được gắn với khái niệm văn minh. Với khái niệm văn minh, chủ nghĩa thực

dân phương Tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử đem ánh sáng văn minh đến

khai hóa cho các dân tộc lạc hậu, chậm phát triển.

Theo nguyên lí về sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin: Phát triển là

một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật [12]. Như vậy, phát

triển liên quan đến 2 khía cạnh: (i) Sự gia tăng về số lượng và chủng loại, chẳng

hạn sự gia tăng về số lượng, cơ cấu theo môn học và cơ cấu theo tộc người của

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; (ii) Sự thay đổi về chất lượng, chẳng hạn

Page 29: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

19

nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên THPT người DTTS đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục. Mặt khác, nguyên lí về sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin

cũng chỉ ra rằng: Khi xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động và

phát triển phải phân chia thành những giai đoạn, phải nắm bắt được những cái

đang tồn tại, đồng thời thấy được khuynh hướng phát triển trong tương lai, thấy

được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất tụt lùi. Song

điều cơ bản là phải khái quát những biến, vạch ra những khuynh hướng biến đổi

chính của sự vật từ đó có tác động phù hợp thúc đẩy sự phát triển.

Bài viết: “Về khái niệm phát triển”[121], tác giả Bùi Đình Thanh, trên cơ

sở nghiên cứu lịch sử của khái niệm phát triển và phân tích nội dung của các chỉ

báo phát triển bền vững, đã đưa ra khái niệm: “Phát triển là một quá trình tiến

hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và

quản lí, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch

sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo

ra, huy động và quản lí các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được

những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên

trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ”.

Từ những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa: Phát triển là sự gia tăng

về số lượng và chủng loại, điều chỉnh về cơ cấu và nâng cao chất lượng.

1.2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực

Về mặt quản lí, phát triển nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực quản lí các quá

trình diễn ra trong xã hội loài người. Mặt khác, như phần tổng quan đã trình bày,

quản lí phát triển nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực,... được nhiều công

trình đề cập trong nghiên cứu PTNNL: Theo Leonard Nadle (Mỹ), quản trị nguồn

nhân lực có ba nhiệm vụ chính là: Phát triển nguồn nhân lực; sử dụng nguồn

nhân lực và môi trường nguồn nhân lực. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực

gồm: Qui hoạch; tuyển chọn, sử dụng; đánh giá; bồi dưỡng, đào tạo lại và xây

dựng môi trường làm việc. Anthony Carnavale cho rằng phát triển nguồn nhân

lực là quản lí nhân lực bao gồm: đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội

ngũ nhân lực; Nguyễn Minh Đường, PTNNL là phát triển cá thể con người và

Page 30: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

20

phát triển đội ngũ nhân lực. Đồng thời còn phải tính đến mối quan hệ và ảnh

hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, như: kinh tế - xã hội, khoa học

công nghệ, hợp tác quốc tế và hội nhập và xu thế của thời đại.

Như vậy, có thể hiểu PTNNL theo các khía cạnh như sau:

- Thứ nhất, PTNNL là một nhiệm vụ của quản lí/ quản trị nguồn nhân lực.

Vì vậy, mặc dù chủ thể quản lí ở cấp chiến lược (quản lí Nhà nước - vĩ mô), hay

ở cấp tác nghiệp (cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp,... - vi mô) đều phải

thực hiện nhiệm vụ quản lí PTNNL.

- Thứ hai, PTNNL là quản lí phát triển con người. Vì vậy, trong quản lí

các chủ thể quản lí không chỉ thực hiện các chức năng quản lí đơn thuần mà cần

phải lưu ý đến tất cả các yếu tố liên quan đến con người (tâm lí, tình cảm, lợi

ích, văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo,…). Tuy nhiên, cần phân biệt giữa sự

khác nhau và mối liên hệ của “phát triển con người” và “phát triển nhân

lực”[125].

- Thứ ba, nội dung chủ yếu của PTNNL gồm: qui hoạch, tuyển chọn sử

dụng, đánh giá, bồi dưỡng, đào tạo lại và xây dựng môi trường làm việc thuận

lợi để nhân lực phát triển. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực chủ thể quản lí

kết nối các nội dung PTNNL với các chức năng, nhiệm vụ của quản lí để nâng

cao Năng lực - Hiệu lực - Hiệu quả quản lí.

Từ những phân tích về PTNNL ở trên, có thể định nghĩa: PTNNL là sự

gia tăng về số lượng và điều chỉnh về cơ cấu đồng thời nâng cao chất lượng

NNL để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Nội dung chủ yếu của PTNNL gồm:

qui hoạch, tuyển chọn sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng, đào tạo lại và xây dựng

môi trường làm việc thuận lợi để nhân lực phát triển.

1.2.2. Dân tộc thiểu số

Khái niệm dân tộc thiểu số ở nước ta có nhiều cách hiểu khác nhau. Để có

cách hiểu đầy đủ và khách quan về khái niệm DTTS, trước tiên cần thống nhất

về cách hiểu một số thuật ngữ có liên quan đến khái niệm DTTS. Cuốn sách:

“Dân tộc văn hóa tôn giáo”[149], của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, là một tài liệu

có giá trị về Dân tộc học. Tác giả đã lí giải rất tường minh các thuật ngữ liên

Page 31: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

21

quan đến dân tộc, theo tác giả, ở nước ta thuật ngữ “dân tộc” được dùng với 2

nghĩa: (i) Khi nói đến dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Mông,…

đó là để chỉ một “cộng đồng tộc người”, một enic có chung một tiếng nói, một

lịch sử, một số phong tục tập quán, lối sống văn hóa và nhất là có một ý thức tự

giác tộc người. (ii) Khi ta gọi dân tộc Việt Nam, ta lại hiểu đó là để chỉ “quốc

gia Việt Nam” được hình thành từ thời các Vua Hùng dựng nước, một thể chế

chính trị - xã hội nhất định, một lãnh thổ, một tiếng nói giao tiếp, một ý thức tự

giác của mỗi người là thành viên của dân tộc đó. Hay theo định nghĩa của

V.I.Lênin, dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng xuất hiện cùng với sự ra đời của

chủ nghĩa tư bản (nation). Vì vậy, cần có sự thống nhất: cộng đồng tộc người,

hay gọi tắt - “tộc người” là tương ứng với thuật ngữ ethnos, ethnic, ethnicity và

nếu đã gọi ethnos hay ethnic là tộc người, thì thuật ngữ dân tộc được dùng để

gọi các dân tộc theo nghĩa chung nation. Tác giả khuyến nghị không nên dùng

thuật ngữ thị tộc, bộ lạc để gọi các cộng đồng tộc người hiện nay cho dù là lạc

hậu và cũng không nên dùng thuật ngữ như bầy (horde), bộ tộc,… để chỉ một

cộng đồng tộc người. Thuật ngữ sắc tộc, sắc dân mà một số người đang dùng để

chỉ các tộc người, các etni là thuật ngữ không chấp nhận được, vì nó xuất phát

để chỉ các dân tộc da mầu và không bao giờ các tác giả da trắng dùng để xác

định cộng đồng mình. Thuật ngữ dân tộc thiểu số, dân tộc ít người, dân tộc dân

số ít, hay ngược lại dân tộc đa số là dựa trên sự so sánh tỉ lệ số dân trong một

nước để gọi.

Luận án tiến sĩ Triết học: “Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

trong công cuộc đổi mới”[37], của Trịnh Quang Cảnh cũng thống nhất dùng

thuật ngữ dân tộc thiểu số theo nghĩa tộc người và tác giả phân tích làm rõ thêm

ý nghĩa của việc sử dụng thuật ngữ này. Tác giả khẳng định: theo quan điểm của

chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái

niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển

của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số

dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã

hội, văn hóa và lịch sử của mỗi dân tộc.

Page 32: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

22

Nghị định số: 05/2010/NĐ-CP, ngày 14/01/ 201, của Chính phủ về công

tác dân tộc, ở “Điều 4. Giải thích từ ngữ”, có giải thích thuật ngữ dân tộc thiểu

số và dân tộc đa số như sau: “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít

hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của

cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Như vậy, việc giải thích thuật ngữ dân

tộc thiểu số của Nghị định số: 05/2010/NĐ-CP là dựa trên sự so sánh về tỉ lệ dân

số của các cộng đồng tộc người trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong thực tế

việc giải thích này hiện đang được cộng đồng tộc người và cả xã hội thừa nhận.

Mặt khác, ở trong một số trường hợp nói và viết giản lược về DTTS vẫn được

chấp nhận và trở thành thói quen, thậm chí còn được sử dụng ngay trong các văn

bản pháp qui, ví dụ: Vụ Giáo dục dân tộc; Ủy ban Dân tộc; Vụ Dân tộc - Hội

đồng Dân tộc Quốc hội; phát triển giáo dục dân tộc; vùng dân tộc; học sinh dân

tộc; giáo viên dân tộc,…

Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể định nghĩa: Dân tộc thiểu số

(dân tộc ít người) là cộng đồng tộc người có số dân ít cư trú trong một quốc gia,

hay vùng lãnh thổ, mà ở đó có nhiều cộng đồng tộc người, trong đó có một tộc

người có dân số đông. Trong luận án sử dụng khái niệm DTTS theo nghĩa tộc

người (etni) hoặc cộng đồng tộc người. Cũng cần lưu ý rằng: thuật ngữ tộc

người (etni) và thuật ngữ dân tộc hay quốc gia - dân tộc (nation) là hai phạm trù

khác nhau.

1.2.3. Giáo viên người dân tộc thiểu số và đội ngũ giáo viên trung học

phổ thông người dân tộc thiểu số

1.2.3.1. Giáo viên người dân tộc thiểu số

Những thuật ngữ “giáo viên”, “giảng viên” “thầy giáo”, “cô giáo”, “ nhà

giáo”,… là những thuật ngữ quen thuộc trong đời sống xã hội ở nước ta và còn

được sử dụng trong các văn bản pháp qui, văn bản hành chính của Nhà nước và

các tổ chức Chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dân sự.

Theo “Đại từ điển tiếng Việt”[150], giáo viên là người dạy học ở bậc phổ

thông hoặc tương đương. Theo “Luật Giáo dục”[103], nhà giáo là người làm

Page 33: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

23

nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác.

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục

nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, các nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở

giáo dục đều là công dân Việt Nam, họ có thể là người thuộc cộng đồng tộc

người này, hoặc cộng đồng tộc người khác. Cụ thể hơn, giáo viên có thể là

người Kinh, người Tày, người Mông, người Thái,… song, mặc dù họ là người

của cộng đồng tộc người nào đi chăng nữa, khi họ được đào tạo trong các trường

sư phạm ra trường được tuyển dụng làm việc ở trong các cơ sở giáo dục, họ sẽ

được gọi là giáo viên hay giảng viên, tùy thuộc chức năng nhiệm vụ của cơ sở

giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Như vậy, có thể định nghĩa: Giáo viên người dân tộc thiểu số, là chỉ

những người có thành phần xuất thân từ các dân tộc thiểu số (bố hoặc mẹ đẻ là

người dân tộc thiểu số), làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường

hoặc các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.

1.2.3.2. Đội ngũ giáo viên THPT người dân tộc thiểu số

Theo “Điều lệ Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường

phổ thông có nhiều cấp học”[28], giáo viên trường trung học là người làm nhiệm

vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,

giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh (bí thư, phó bí thư,…), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền

phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.

Như vậy, từ khái niệm về giáo viên người DTTS và những qui định trong

Luật Giáo dục 2005, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều

cấp học năm 2011, có thể hiểu: Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS là một bộ

phận của đội ngũ giáo viên THPT, có thành phần xuất thân từ các DTTS, làm

nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở trường THPT (chủ yếu ở các trường THPT

vùng DTTS). Hiểu rộng ra, đội ngũ giáo viên THPT người DTTS là nhân lực

người DTTS của ngành giáo dục.

Page 34: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

24

1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc

thiểu số

Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS là một bộ phận của đội ngũ giáo

viên THPT. Với nước ta, phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS không chỉ có

ý nghĩa phát triển nhân lực ngành giáo dục, mà còn có ý nghĩa về chính trị - xã

hội sâu sắc, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân

tộc và còn là nguyện vọng của cộng đồng các DTTS. Do vậy, phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS cần đặc biệt lưu ý các vấn đề đặc thù sau:

(i) Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS không phải là địa

phương hóa, mà là phát huy nội lực người DTTS để phát triển bền vững giáo

dục THPT vùng DTTS. Hiến pháp 2013 đã qui định: “Nhà nước thực hiện chính

sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội

lực, cùng phát triển với đất nước”;

(ii) Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS tại chỗ có sứ mạng là lực lượng

giữ vai trò chủ thể không thể thay thế của quá trình phát triển giáo dục THPT ở

vùng DTTS. Vùng DTTS, đa số học sinh THPT là người DTTS, khi mà giáo

viên và học sinh cùng dân tộc, cùng ngôn ngữ, cùng bản sắc văn hóa là điều

kiện tốt nhất để quá trình giáo dục đạt chất lượng, hiệu quả cao. Vì vậy, trong

bối cảnh hiện nay đã đến lúc và đã đủ điều kiện để có thể xây dựng một đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS là người địa phương ở vùng DTTS có đủ năng lực

để đảm nhận sứ mạng của mình;

(iii) Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS phải

giải quyết đồng bộ các nội dung đặc thù sau: Về số lượng, phát triển số lượng

giáo viên người DTTS công tác tại các cơ sở giáo dục ở vùng DTTS có tỉ lệ

tương ứng với tỉ lệ dân số DTTS ở địa phương; về cơ cấu, phát triển về cơ cấu

thành phần tộc người và cơ cấu môn học; về chất lượng, cần giải quyết đồng bộ

cả nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên người DTTS đang công tác. Đổi mới

phương thức đào tạo giáo sinh người DTTS trong các cơ sở đào tạo giáo viên để

nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mới ra trường. Về lâu dài, cần xây dựng

bộ chuẩn năng lực cho giáo viên THPT người DTTS, đưa vào thực hiện trong

Page 35: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

25

đào tạo và đánh giá giáo viên DTTS đang công tác tại các cơ sở giáo dục; về

môi trường giáo dục, xây dựng môi trường làm việc phù hợp về văn hóa để giáo

viên DTTS phát huy năng lực, sở trường, sức sáng tạo của mình trong quá trình

dạy học, giáo dục học sinh DTTS. Môi trường giáo dục đa văn hóa, môi trường

giáo dục đa ngôn ngữ đang là xu thể của xã hội hiện đại; về chính sách dân tộc,

điều chỉnh, bổ sung và xây dựng chính sách dân tộc (chính sách đặc thù) trong

đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và tạo nguồn giáo viên THPT người DTTS là điều

kiện quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS; về tạo nguồn đào

tạo giáo viên DTTS, tạo nguồn là nhiệm vụ quan trọng để giải quyết vấn đề số

lượng, cơ cấu và chất lượng giáo viên DTTS cả hiện tại và lâu dài, đảm bảo sự

phát triển ổn định và bền vững. Bởi lẽ, thực tế có một bộ phận không nhỏ giáo

viên THPT người DTTS được đào tạo hệ cử tuyển, nên năng lực chuyên môn

còn bất cập. Những học sinh DTTS có năng lực không muốn học sư phạm, nên

tạo nguồn là nhiệm vụ rất cần thiết để phát triển đội ngũ GV người DTTS.

Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS là

một quá trình quản lí nhằm phát triển về số lượng, điều chỉnh cơ cấu (dân tộc

và môn học); đảm bảo chất lượng đạt chuẩn nghề nghiệp; tạo lập môi trường

làm việc phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc; tạo nguồn đào tạo và có chính

sách đặc thù, hướng tới xây dựng được đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

của từng trường THPT, từng địa phương ở các tỉnh vùng DTTS, đáp ứng được

yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và góp phần đảm bảo cho giáo dục THPT

vùng DTTS phát triển bền vững.

1.3. Đặc điểm và vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông ngƣời dân tộc thiểu số

1.3.1. Đặc điểm của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân

tộc thiểu số

1.3.1.1. Đặc điểm dân tộc (tộc người)

(i) Mỗi dân tộc (tộc người) của cộng đồng các DTTS ở Việt Nam đều có

tiếng nói riêng, vì thế mỗi GV người DTTS là những cá thể song ngữ/đa ngữ.

Những giáo viên người DTTS, dù là người của dân tộc (tộc người) nào, ngôn

Page 36: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

26

ngữ của dân tộc đó có chữ viết hay không, thì họ luôn là những cá thể song ngữ

(Dân tộc - Việt), nhiều trường hợp còn là những cá thể đa ngữ (Dân tộc - Dân

tộc - Việt). Họ là những cá thể song ngữ, hay đa ngữ vì họ đều xuất thân là

người dân tộc thiểu số, ngôn ngữ giao tiếp ở trong cộng đồng là tiếng dân tộc

(tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ thứ nhất); các dân tộc sống đan xen với nhau nên có thể

sử dụng ngôn ngữ của nhau trong giao tiếp và trong cuộc sống, chẳng hạn người

Tày có thể nói tiếng Nùng và ngược lại, người Nùng có thể nói được tiếng Tày.

Khi đến trường (tiếp cận với chương trình giáo dục quốc gia) họ được dạy và

học bằng Tiếng Việt, sử dụng Tiếng Việt (ngôn ngữ thứ 2) trong tiếp thu kiến

thức và giao tiếp với thầy cô, bạn bè và xã hội.

Ngôn ngữ dân tộc (tộc người) là “vách ngăn” giữa dân tộc này với dân tộc

khác trong giao tiếp, trong lao động sản xuất và trong quản lí xã hội; là “rào

cản” khi trẻ em DTTS tiếp cận giáo dục, vì “ngôn ngữ giảng dạy trong nhà

trường là Tiếng Việt”[103]. Là cá thể song ngữ (hoặc đa ngữ) là lợi thế của giáo

viên trong dạy học mà học sinh là người DTTS, giáo viên có thể giúp học sinh

DTTS xóa bỏ được “vách ngăn” ngôn ngữ; giúp học sinh tăng cường, phát triển

năng lực Tiếng Việt, tiếp thu kiến thức khoa học thuận lợi hơn và phát triển

nhân cách; củng cố, bảo tồn, phát huy được ngôn ngữ dân tộc.

(ii) Mỗi dân tộc (tộc người) có phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa

riêng, cho nên mỗi giáo viên người DTTS là một cá thể đa văn hóa. Bản sắc văn

hóa là “thẻ căn cước” của mỗi dân tộc (tộc người), nhờ đó, mà nhận diện, phân

biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trước tiên, ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ), là dấu

hiệu cơ bản để phân biệt các dân tộc với nhau. Sau ngôn ngữ là trang phục, trang

sức mỗi dân tộc có một kiểu trang phục và trang sức riêng, ngay cả cùng một

dân tộc trang phục cũng khác nhau, chẳng hạn như dân tộc Mông có Mông

Trắng, Mông Đen, Mông Hoa,... dân tộc Dao có Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao quần

chẹt, Dao áo dài,… Vì vậy, có thể dựa vào trang phục hay trang sức để nhận biết

và phân biệt các dân tộc khác nhau hay các ngành khác nhau của cùng một dân

tộc. Phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc cũng là những đặc điểm

để phân biệt được các dân tộc với nhau, chẳng hạn: người Dao có tục cấp sắc

Page 37: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

27

cho những thanh niên đã trưởng thành; người Mông có tục kéo vợ; các phong

tục kiêng kị, lễ cúng,… cũng rất khác nhau [74].

Các dân tộc thiểu số với những bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự phong

phú, đa dạng. Song, các dân tộc ở Việt Nam đều là những cư dân của văn hóa

nông nghiệp trồng cấy vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng gắn bó trong quá

trình dựng nước và giữ nước, cùng liên kết để chinh phục thiên nhiên, đều ý

thức về quốc gia chung, đều có sự đóng góp vào công cuộc xây dựng nền văn

hóa Việt Nam - một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

Là người DTTS, sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hóa của dân tộc

mình. Họ được thụ hưởng, tiếp nhận và có nhận thức sâu sắc về văn hóa, về

truyền thống, về phong tục tập quán của dân tộc mình. Khi đi học và trở thành

trí thức người DTTS, họ không chỉ nhận thức đầy đủ hơn về bản sắc văn hóa của

dân tộc mình, mà còn được tiếp nhận văn hóa quốc gia, văn hóa nhân loại. Đồng

thời, những hiểu biết của họ về vị trí, vai trò của văn hóa dân tộc trong nền văn

hóa quốc gia, văn hóa nhân loại và vai trò của văn hóa đối với sự tồn tại và phát

triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia càng sâu sắc hơn.

Trong dạy học, là một cá thể đa văn hóa giáo viên sẽ giúp cho học sinh

người DTTS bảo tồn, phát huy, phát triển được bản sắc văn hóa DTTS. Đồng

thời họ là cầu nối giúp cho học sinh tiếp cận nhanh với văn hóa quốc gia và văn

hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc; thông qua sự giao thoa văn hóa

học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện tâm lí, tình cảm.

(iii) Giáo viên người DTTS vừa có ý thức tự giác dân tộc (tộc người) sâu

sắc, vừa có ý thức quốc gia. Ý thức tự giác dân tộc thể hiện ở tên tự gọi của dân

tộc, ở việc tự nhận, tự khẳng định mình là người dân tộc nào và ở quan niệm về

nguồn gốc lịch sử dân tộc. Là trí thức, nên giáo viên người DTTS càng ý thức

sâu sắc được điều đó. Cùng với ý thức tự giác dân tộc, ý thức quốc gia được

hình thành và phát triển trong bản thân mỗi giáo viên, thông qua quá trình giáo

dục, làm việc và hoạt động xã hội mà có được.

Trong dạy học và thông qua dạy học ý thức tự giác tộc người và ý thức

quốc gia được truyền tải từ giáo viên đến học sinh DTTS. Từ đó hình thành và

Page 38: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

28

khắc sâu trong học sinh DTTS ý thức tự giác của dân tộc, lòng tự tôn dân tộc;

tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của mình đối với sự tồn tại và phát

triển của dân tộc trong sự phát triển của đất nước. Đồng thời, giúp học sinh dần

xóa bỏ được sự tư ti dân tộc, khép kín cộng đồng để mở rộng giao lưu, mở rộng

hợp tác, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội.

1.3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp

(i) Giáo viên THPT người DTTS biết Tiếng Việt và sử dụng Tiếng Việt

trong dạy học. Tất cả giáo viên THPT người DTTS dù là người của dân tộc nào,

dân tộc đó có chữ viết hay không có chữ viết thì họ đều có khă năng sử dụng

thành thạo tiếng nói của dân tộc mình và nếu sống gần các dân tộc khác họ có

thể sử dụng được tiếng nói của dân tộc đó trong giao tiếp với nhau.

Giáo viên THPT người DTTS từ khi là học sinh phổ thông được học bằng

Tiếng Việt và được đào tạo đại học sư phạm bằng Tiếng Việt, vì vậy trong dạy

học họ sử dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ dạy học. Tuy nhiên, do đặc điểm dân tộc

nên năng lực Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) và khả năng sử dụng Tiếng Việt

trong dạy học của giáo viên thuộc dân tộc khác nhau là rất khác nhau, đặc biệt là

khả năng phát âm, sử dụng từ, giải nghĩa từ của Tiếng Việt và khả năng diễn đạt

bằng Tiếng Việt.

(ii) Giáo viên THPT người DTTS dạy học trong môi trường đa văn hóa.

Đại bộ phận giáo viên THPT người DTTS đều công tác tại các trường THPT ở

vùng DTTS. Trong khi đó ở vùng DTTS ở nước ta không có địa phương nào chỉ

có một dân tộc (có tỉnh 30 dân tộc). Vì vậy, môi trường công tác của giáo viên

THPT người DTTS là môi trường đa văn hóa. Giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy

học với đối tượng học sinh là người của nhiều DTTS khác nhau. Vì vậy, việc nói

được nhiều tiếng dân tộc, hiểu được bản sắc văn hóa nhiều dân tộc, hiểu được

đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh DTTS là lợi thế của giáo viên người DTTS.

(iii) Điều kiện dạy học và phát triển nghề nghiệp còn nhiều khó khăn. Với

các trường THPT vùng DTTS còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy

học; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là cản trở đối với giáo viên trong dạy

Page 39: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

29

học, trong khai thác thông tin đề nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển nghề

nghiệp.

Tóm lại, những đặc điểm của giáo viên THPT người DTTS, là yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên. Vì vậy, cần quan tâm

tới những đặc điểm này trong xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS. Trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên

cần khai thác, phát huy và phát triển được những đặc điểm đặc thù này, chỉ có

như vậy mới có thể xây dựng được một đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

thực sự là chủ thể của sự nghiệp phát triển giáo dục THPT ở ngay trên quê

hương của họ, nơi họ và cộng đồng của mình đã gắn bó từ ngàn đời nay.

1.3.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc

thiểu số

(i) Giáo viên người DTTS là lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện nội

dung, chương trình giáo dục THPT quốc gia và những nội dung giáo dục đặc

thù (văn hóa dân tộc và tri thức địa phương) ở vùng DTTS. Trong phạm vi cả

nước giáo viên THPT người DTTS chiếm tỉ lệ nhỏ (5,67%), song nếu xét riêng

ở từng tỉnh hoặc vùng DTTS thì tỉ lệ này không nhỏ (vùng Tây Bắc 21,64%). Do

vậy, giáo viên THPT người DTTS góp phần đáng kế trong thực hiện nội dung,

chương trình giáo dục THPT quốc gia và những nội dung giáo dục đặc thù ở

vùng DTTS. Năng lực và thực lực nghề nghiệp của họ ảnh hưởng đến chất

lượng giáo dục học sinh THPT ở vùng DTTS. Mặt khác, nhân cách của giáo

viên DTTS ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh DTTS,

làm gương cho học sinh DTTS có động lực phấn đấu vươn lên trong học tập và

rèn luyện; hình thành và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách

nhiệm đối với sự phát triển của dân tộc mình.

(ii) Giáo viên THPT người DTTS là lực lượng nòng cốt trong việc lựa

chọn và thực hiện các phương pháp giáo dục đặc thù phù hợp với đối tượng học

sinh người DTTS. Xuất thân là người DTTS nên GV người DTTS hiểu biết sâu

sắc về văn hóa dân tộc và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh người DTTS. Đồng

thời, đã trải nghiệm trong quá trình là học sinh nên họ biết rõ những mặt tích cực

Page 40: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

30

cũng như hạn chế của học sinh người DTTS trong quá trình tiếp thu kiến thức,

phát triển trí tuệ. Vì vậy, trong dạy học không chỉ đối với bản thân mà còn tư

vấn, hỗ trợ cho giáo viên người Kinh lựa chọn những phương pháp, hình thức

giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh là người DTTS và những vấn đề cần lưu

ý khi giao tiếp với học sinh DTTS và cha mẹ học sinh.

(iii) Giáo viên THPT người DTTS là lực lượng chủ yếu trong tuyên

truyền, vận động cộng đồng tham gia vào các hoạt động giáo dục, xã hội hóa

giáo dục ở vùng DTTS. Không đi học đều, bỏ học, không học tiếp lên cấp học

cao hơn,... là những tồn tại, bất cập của giáo dục ở vùng DTTS. Giáo viên người

DTTS có thể sử dụng ngôn ngữ dân tộc để vận động học sinh đến trường, động

viên học sinh đi học đều, khuyến khích học sinh phấn đấu học tiếp lên cấp học

cao hơn; vận động cộng đồng tạo điều kiện để con em đi học. Mặt khác, với thế

mạnh của mình về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, GV người DTTS đóng góp tích

cực trong tuyên truyền, vận động để làm thay đổi nhận thức trong cộng đồng về

vai trò của giáo dục, về sự cần thiết cộng đồng tham gia xã hội hóa giáo dục.

(iv) Giáo viên THPT người DTTS có vai trò chủ yếu trong bảo tồn, phát

huy và phát triển văn hóa các DTTS. Thông qua dạy học và qua các hoạt động

giáo dục khác, giáo viên người DTTS giúp cho học sinh hiểu được sâu hơn về

truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; đồng thời giúp cho HS hiểu được sâu

sắc hơn vị trí, vai trò của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển cộng đồng; vai

trò, vị trí của văn hóa dân tộc trong nền văn hóa Việt Nam.

Khả năng sử dụng song ngữ trong dạy học của giáo viên người DTTS

không chỉ giúp cho học sinh DTTS thuận lợi hơn trong tiếp cận tri thức; trong

phát triển và nâng cao năng lực Tiếng Việt (giảm được hiện tượng rỗng nghĩa

khi học sinh học Tiếng Việt) mà còn bảo tồn, phát huy và phát triển ngôn ngữ,

văn hóa các DTTS.

Giáo viên THPT người DTTS có vai trò quan trọng đối với sự phát triển

ổn định và bền vững giáo dục THPT ở vùng DTTS. Vai trò của họ không chỉ ở

thực hiện nhiệm vụ dạy học của một giáo viên THPT thông thường, mà còn thể

hiện ở việc khắc phục những vướng mắc, những cản trở sự phát triển giáo dục

Page 41: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

31

THPT ở vùng DTTS do những đặc điểm dân tộc và đặc điểm vùng miền tạo ra.

Vấn đề đặt ra là cần đánh giá và nhận thức đúng về vai trò của họ đối với sự

phát triển của giáo dục THPT ở vùng DTTS để có những biện pháp giúp họ

nâng cao năng lực và thực lực sư phạm đáp ứng được nhiệm vụ dạy học, đặc

biệt là yêu cầu của đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông và đổi mới

căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Tóm lại, về lâu dài ở những vùng DTTS, để phát triển bền vững giáo dục

THPT thì đội ngũ giáo viên THPT người DTTS sẽ là lực lượng chủ yếu. Do vậy,

trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS cần lưu ý những

yêu cầu mang tinh đặc thù sau: Thứ nhất, về số lượng cần tăng nhanh tỉ lệ giáo

viên THPT người DTTS sao cho tỉ lệ giáo viên người DTTS tương ứng với tỉ lệ

dân số DTTS tại địa phương. Trước mắt cần tăng giáo viên THPT thuộc DTTS

có dân số đông (dân tộc tinh hoa) và từng bước tăng dần giáo viên THPT thuộc

DTTS có dân số ít và dân tộc định cư ở những vùng đặc biệt khó khăn; Thứ hai,

về chất lượng trước mắt cần chấp nhận những hạn chế, bất cập về năng lực nghề

nghiệp của giáo viên THPT người DTTS. Sau đó triển khai thực hiện đồng bộ

nhiều giải pháp để từng bước nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS; Thứ ba, về tạo nguồn đào tạo giáo viên THPT người

DTTS - đây là giải pháp lâu dài, bền vững. Tạo được nguồn đào tạo, không chỉ

giải quyết được được vấn đề số lượng và cơ cấu dân tộc mà còn giải quyết được

cả vấn đề chất lượng đội ngũ. Nhiều học sinh người DTTS học giỏi, có năng

khiếu và lựa chọn nghề sư phạm là mục đích mà công tác tạo nguồn cần đạt tới.

1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngƣời dân

tộc thiểu số theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực

1.4.1. Mô hình lí thuyết phát triển nguồn nhân lực

Lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS thực chất là

một lĩnh vực của lí thuyết phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, tác giả kế thừa và

vận dụng lí thuyết phát triển nguồn nhân lực để xây dựng khung lí luận phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS. Và để tường minh nội hàm của lí

thuyết phát triển nguồn nhân lực, giúp cho việc vận dụng vào thực tiễn được

thuận lợi và hiệu quả hơn, tác giả sử dụng phương pháp “mô hình hóa” để mô

Page 42: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

32

hình các lí thuyết phát triển nguồn nhân lực - Mô hình lí thuyết phát triển nguồn

nhân lực.

Từ nghiên cứu tổng quan, tác giả lựa chọn một số lí thuyết phát triển

nguồn nhân lực tiêu biểu (về cả không gian, thời gian và nội dung) ở ngoài nước

và trong nước làm cơ sở xây dựng khung lí luận phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS. Dưới đây là một số lí thuyết phát triển nguồn nhân lực được

mô hình hóa:

(1) Mô hình lí thuyết phát triển nguồn nhân lực của Richard Noonan:

Trong các công trình “Phát triển nguồn nhân lực: phạm trù, chính sách và

thực tiễn” và “Quản lý giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của

thị trường lao động”, Richard Noonan đưa ra lí thuyết phát triển nguồn nhân lực.

Theo ông, phát triển nguồn nhân lực là: Phát triển thể lực; phát triển trí lực và

phát triển ý chí [88]. Trong đó, phát triển thể lực bao gồm: sức khỏe, dinh

dưỡng, dân số, nước và vệ sinh môi trường, an toàn xã hội; phát triển trí lực bao

gồm: giáo dục và đào tạo; và phát triển ý chí bao gồm: quyền con người, giới

tính, phát triển cộng đồng, quyền tự do.

Tóm lại, theo quan điểm của Richard Noonan nội hàm của lí thuyết phát

triển nguồn nhân lực gồm 3 thành tố: (i) Phát triển thể lực; (ii) Phát triển trí

lực; (iii) Phát triển ý chí và được mô hình hóa ở Hình 1.1 dưới đây:

Hình 1.1: Mô hình lí thuyết PTNNL của Richard Noonan

Page 43: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

33

Mô hình lí thuyết phát triển nguồn nhân lực của Richard Noonan đã đưa

ra 3 thành tố cơ bản để PTNNL mà chưa đề cập đến phát triển đội ngũ nhân lực

như quy hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực, hướng nghiệp và phân luồng giáo

dục, tạo dựng môi trường thuận lợi cho nhân lực phát triển,...

(2) Mô hình lí thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle:

Theo Leonard Nadle, quản trị nguồn nhân lực có ba nhiệm vụ chính là:

Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trường nguồn nhân

lực. Trong đó nội dung PTNNL gồm: Qui hoạch; tuyển chọn sử dụng; đánh

giá; bồi dưỡng, đào tạo lại và xây dựng môi trường làm việc[113]:.

Nội hàm của lí thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle gồm 3

thành tố: (i) Phát triển nguồn nhân lực; (ii) Sử dụng nguồn nhân lực; và (iii)

Môi trường nguồn nhân lực và được mô hình hóa ở Hình 1.2 dưới đây:

Hình 1.2: Mô hình lí thuyết quản trị NNL của Leonard Nadle

Mô hình lí thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nadle coi phát

triển nguồn nhân lực chỉ là giáo dục và đào tạo. Tuyển chọn, sàng lọc, bố trí việc

làm, đánh giá, đãi ngộ được coi là sử dụng nhân lực. Mở rộng chủng loại và quy

mô việc làm, phát triển tổ chức được coi là môi trường nhân lực.

Trong thực tế, nếu nhân lực không được sử dụng, không có việc làm thì

không thể phát triển được, do vậy, giáo dục và đào tạo chỉ có thể coi là biện

pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực mà không thể coi là toàn bộ nội dung

của phát triển nguồn nhân lực được.

Page 44: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

34

Một mặt khác mô hình lí thuyết này chỉ phù hợp với quản trị nhân lực của

một tổ chức (phát triển tổ chức), chưa quan tâm đến quy hoạch đào tạo và sử

dụng nhân lực, hướng nghiệp và phân luồng giáo dục,… nên không phù hợp với

phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, một vùng hay một địa phương.

(3) Mô hình lí thuyết phát triển nguồn nhân lực của Nguyễn Minh

Đường:

Theo ông, phát triển nguồn nhân lực là phát triển nhân cách, phát triển

sinh thể/ thể lực, qui hoạch đào tạo và sử dụng hợp lí nhân lực đồng thời tạo

dựng một môi trường xã hội thuận lợi, gìn giữ môi trường sinh thái bền vững

cho con người phát triển, để cùng nhau lao động và chung sống, nhằm mục tiêu

phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội và phục vụ cho con người[72].

Nội hàm của lí thuyết PTNNL của Nguyễn Minh Đường gồm 2 thành tố:

(i) Phát triển cá nhân con người; và (ii) Phát triển đội ngũ nhân lực và được

mô hình hóa ở Hình 1.3 dưới đây:

Hình 1.3: Mô hình lí thuyết PTNNL của Nguyễn Minh Đường

Ưu điểm của mô hình lí thuyết phát triển nguồn nhân lực này là:

(i) PTNNL được xem xét hài hòa giữa phát triển cá nhân và phát triển tập

thể con người.

Page 45: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

35

(ii) Nội dung của phát triển cá nhân con người thể hiện được quan điểm

hiện đại về phát triển con người: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của

mọi quá trình phát triển. Con người là trung tâm của mọi sự phát triển.

(iii) Nội dung của phát triển đội ngũ nhân lực được đề cấp đến những vấn

đề vĩ mô như: xây dựng chiến lược phát triển nhân lực; qui hoạch, đào tạo và sử

dụng nhân lực; hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; phân luồng giáo dục.

Quan điểm PTNNL bắt đầu từ giáo dục phổ thông, không chỉ phù hợp với thực

tiễn Việt Nam mà còn là xu thế chung của thế giới (khuyến cáo của UNESCO).

Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là trong thực tế, khó phân biệt

được ranh giới rõ ràng giữa cá nhân và tập thể vì trong quá trình PTNNL của

một quốc gia, vùng hay một địa phương, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng là một

quá trình đan xen, vừa tác động đến sự phát triển từng cá nhân cũng như tác

động đến phát triển đội ngũ.

Tóm lại, PTNNL theo lí thuyết của Nguyễn Minh Đường mang tính toàn

diện, hệ thống và lịch sử cụ thể; phù hợp với thực tiễn PTNNL của Việt Nam

trong bối cảnh hiện nay. Mô hình này đã kết hợp được 2 mô hình trên nên khắc

phục được nhược điểm của các mô hình đó nên tác giả đã vận dụng mô hình này

để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.

1.4.2. Lí luận phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số

Tác giả đã kế thừa và vận dụng các mô hình lí thuyết phát triển nguồn

nhân lực nêu trên để xây dựng lí luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS. Lí luận được đề xuất có 3 thành tố cơ bản là:

(1) Phát triển giáo viên THPT người DTTS;

(2) Xây dựng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS; và

(3) Phát triển nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS.

Đồng thời lí luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS cũng đề

cập tới sự tác động qua lại của các yếu tố môi trường bên ngoài đối với các

thành tố để phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS. Hình 1.4 dưới đây

là lí luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS được mô hình hóa:

Page 46: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

36

Hình 1.4: Mô hình lí luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

Nội dung chi tiết các thành tố của mô hình lí luận phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS, gồm:

1.4.2.1. Phát triển giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số

a) Phát triển nhân cách của giáo viên trung học phổ thông người dân tộc

thiểu số

Triết học mácxít xem nhân cách là những cá nhân con người với tính cách

là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của

nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể của đời sống xã hội.

Theo đó, nhân cách trước hết là đặc trưng xã hội của con người, là phẩm chất xã

hội của con người [12].

Triết học mácxít cho rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách là do hai

nhân tố quyết định: nhân tố bên ngoài - những yếu tố xã hội, tính quyết định xã

hội và nhân tố bên trong - tính tích cực của chính cá nhân. Sự hình thành và phát

triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa

các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường

Page 47: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

37

xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai

đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những

kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc

gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình

cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh

nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Như thế, quá

trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy,

gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của

nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình

luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên [12].

Giáo viên THPT người DTTS xuất thân từ cộng đồng các DTTS, cho nên

sự hình thành và phát triển nhân cách của giáo viên người DTTS được qui định

bởi những yếu tố dân tộc (ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người) và tính

tích cực tự giác của bản thân họ (tùy thuộc vào từng tộc người). Sự hình thành

và phát triển nhân cách của giáo viên người DTTS thông qua giáo dục và đào

tạo, bao gồm tự giáo dục (trong cộng đồng tộc người, gia đình, bản thân) và giáo

dục trong nhà trường (cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục đại học). Mặt khác

sự hình thành và phát triển nhân cách của giáo viên người DTTS tiếp tục diễn ra

trong quá trình công tác của họ. Vì vậy, phát triển nhân cách của giáo viên

THPT người DTTS là một nội dung quan trọng trong phát triển đội ngũ giáo

viên người DTTS.

b) Phát triển sinh/ thể lực của giáo viên trung học phổ thông người dân

tộc thiểu số

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. Do

vậy, phát triển con người không chỉ phát triển về mặt xã hội mà phải phát triển

về mặt sinh thể (thể lực) để có đủ sức khỏe, để sống, lao động với chất lượng và

hiệu quả cao. Một con người phát triển toàn diện phải là một thực thể khỏe

mạnh về thể chất, phong phú về tính thần.

Ở vùng DTTS, giáo viên người DTTS vừa làm nhiệm vụ dạy học (lao

động trí óc) lại vừa tham gia lao động sản xuất cùng gia đình: làm nương, làm

Page 48: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

38

rẫy, chăn nuôi,..(lao động chân tay). Do vậy, việc chăm lo đời sống (vật chất,

tinh thần) và sức khỏe cho giáo viên người DTTS là vấn đề mà các chủ thể quản

lí cần phải tính đến trong kế hoạch phát triển giáo viên THPT người DTTS,

nhằm đảm bảo cho giáo viên đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ dạy học đạt

hiệu quả cao. Mặt khác, sự phát triển KT-XH vùng DTTS nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của cộng đồng DTTS sẽ góp phần phát triển về mặt thể chất

cho trẻ em DTTS ngay từ khi sinh ra và lớn lên. Đây là nguồn nhân lực ngành

giáo dục người DTTS trong tương lai.

c) Bảo đảm môi trường kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái vùng dân

tộc thiểu số an toàn và bền vững

Con người bước vào đời sống xã hội, hoạt động của con người dần mang

tính tự giác, con người bộc lộ tính chủ thể của mình trong các hoạt động xã hội

và qua đó, thể hiện tính tích cực xã hội của mình. Các cá nhân hoạt động với

những động cơ, tình cảm và lý trí khác nhau và qua đó, trong hoạt động, những

mặt nhất định của tính tích cực xã hội xuất hiện trong mỗi con người. Do vậy, để

phát huy được tính tích cực xã hội ở trong mỗi con người cần tạo dựng môi

trường thuận lợi để họ phát triển.

Giáo viên THPT người DTTS công tác tại các trường THPT ở vùng dân

tộc thiểu số, là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Do vậy, việc đảm bảo môi trường kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái an toàn

và bền vững là điều kiện để giáo viên phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong

dạy học. Vì vậy, trước hết cần đảm bảo môi trường làm việc thực sự dân chủ,

công bằng và bình đẳng đối với giáo viên người DTTS. Trong môi trường đó

những định kiến về sự hạn chế của giáo viên người DTTS trong dạy học cần

phải được xóa bỏ. Khi có môi trường làm việc tốt, giáo viên người DTTS sẽ xóa

bỏ được những tự ti, mặc cảm phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ và

tích tích cực, sáng tạo, tự giác của họ sẽ được phát huy.

1.4.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc

thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

Theo Đại từ điển Tiếng Việt “xây dựng” là: “làm nên, gây dựng nên; tạo

ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung nào đó”.[150] Luận án sử dụng thuật ngữ

Page 49: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

39

“xây dựng” với ý tưởng tạo ra một sự thay đổi sâu sắc về nhận thức, tư tưởng và

hành động trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên THT người DTTS ở các

địa phương có nhiều DTTS. Sự thay đổi này không chỉ từ phía các nhà quản lí

mà phải là cả từ phía cộng đồng các DTTS. Chỉ có như vậy thì mới thực hiện

được mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại chỗ người DTTS.

Xây dựng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS là thành tố

có vị trí, vai trò trung tâm và đặc biệt quan trọng của lí luận phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS. Thực hiện được thành tố này sẽ xây dựng được

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các địa phương vùng DTTS khác hẳn cả

về lượng và chất so với đội ngũ trước đó.

Việc xây dựng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS liên

quan đến nhiều chủ thể quản lí từ vĩ mô (Nhà nước) đến quản lí vi mô (trường

THPT). Mỗi chủ thể đều có vị trí, vai trò nhất định đối với việc xây dựng và sự

phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS. Sự xem nhẹ vai trò của một chủ

thể nào đó trong lộ trình phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS đều

ảnh hưởng đến Năng lực - Hiệu lực - Hiệu quả quản lí của chủ thể khác.

Công tác xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

vùng DTTS, gồm những nội dung sau:

a) Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

Có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu chiến lược là chương

trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ

thể; là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường

đạt đến các mục tiêu đó. Như vậy, một chiến lược phải giải quyết tổng hợp các

vấn đề: (i) Xác định chính xác mục tiêu cần đạt; (ii) Xác định con đường, hay

phương thức để đạt mục tiêu; (iii) Định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được

mục tiêu lựa chọn.

Trong quản quản trị nguồn nhân lực, nội dung cơ bản của chiến lược phát

triển nguồn nhân lực gồm: Hoạch định chiến lược; thực thi chiến lược; và đánh

giá chiến lược [70] (xem Hình 1.5).

Page 50: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

40

Hình 1.5: Mô hình chiến lược phát triển nguồn nhân

Vận dụng mô hình vào trong lĩnh vực GD&ĐT, chiến lược PTNNL ngành

giáo dục là: (i) Quá trình thiết lập nhiệm vụ, thực hiện điều tra nghiên cứu để

đánh giá các yếu tố khuyết điểm bên trong và bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài

hạn và lựa chọn chiến lược; (ii) Thực thi chiến lược, là động viên huy động các

nguồn lực để biến chiến lược đã hoạch định thành hành động cụ thể. Công việc

chính của thực thi chiến lược là đề ra các quyết định quản lí: Thiết lập các mục

tiêu thường niên, các chính sách cho các bộ phận, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh

cấu trúc và tạo lập văn hóa cơ quan/ tổ chức; (iii) Đánh giá chiến lược, là xem

xét lại các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ quan, tổ chức được sử dụng làm cơ

sở cho việc hoạch định chiến lược hiện tại, đánh giá mức độ thực hiện và thực

hiện những sửa đổi cần thiết.

Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS là

nhu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, vì: Thứ nhất, về mặt pháp lí: Nhà nước

ban hành nhiều văn bản pháp qui liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; Thứ hai, về mặt thực tiễn: xây dựng

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS cho các tỉnh vùng DTTS đủ số lượng và

đảm bảo năng lực thực hiện vai trò chủ thể phát triển giáo dục THPT vùng

DTTS vừa là chủ trương của Đảng, Nhà nước vừa là nguyện vọng của cộng

đồng các DTTS.

Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS nói chung,

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS nói riêng là nội dung có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng, quyết định đến sự thành bại của công tác phát triển đội ngũ giáo viên

Page 51: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

41

người DTTS cho các tỉnh vùng DTTS. Sự thành công hay thất bại hoàn toàn phụ

thuộc vào nhận thức đúng hay chưa đúng vai trò của giáo viên người DTTS -

“lực lượng vật chất” để thực hiện thành công sự nghiệp phát triển GD&ĐT ở

vùng DTTS.

b) Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

vùng DTTS

Qui hoạch phát triển là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát

triển KT-XH của cả nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu

ngành, không gian của quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc xác định các

cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao

mức sống dân cư, hợp lí hóa lãnh thổ và phát triển kinh tế bền vững[32]. Như

vậy, nói gọn lại qui hoạch là sự cụ thể hóa ý tưởng chiến lược về cả mục tiêu và

giải pháp trên không gian lãnh thổ với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Mục tiêu và giải pháp, là 2 thành tố cơ bản của qui hoạch phát triển và là

đối tượng chính để theo dõi, kiểm tra và đánh giá. Mục tiêu bao gồm mục tiêu

tổng thể, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Về thời gian, có thể chia thành mục

tiêu dài hạn (từ 10 năm trở lên), mục tiêu trung hạn (từ 3 năm trở lên) và mục

tiêu ngắn hạn (thường là 1 - 2 năm). Các mục tiêu thường được đo lường/thể

hiện bằng các chỉ tiêu và phải đảm bảo tiêu chí SMART.

Qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS

là cụ thể hóa chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS, bởi

vậy có thể hiểu: Qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

vùng DTTS là lộ trình của các hoạt động chính để đạt được mục tiêu của chiến

lược phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục người DTTS của cả nước, của

mỗi vùng DTTS theo thời gian nhất định.

Mục tiêu của qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

vùng DTTS là sau những giai đoạn nhất định (3 năm, 5 năm, 10 năm) đạt tỉ lệ

nhất định về số lượng, cơ cấu và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS: Về số lượng, cơ cấu hiện tại Nhà nước đã có văn bản

qui định về tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị

Page 52: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

42

ở vùng DTTS; Về chất lượng, hiện tại Nhà nước đã có qui định về chuẩn nghề

nghiệp của giáo viên THPT. Tuy nhiên, qui định chuẩn nghề nghiệp được áp

dụng chung cho cả nước, cần xây dựng bộ chuẩn năng lực mang tính đặc thù đối

với giáo viên THPT người DTTS.

Mặt khác, xây dựng được qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS ở vùng DTTS và tổ chức thực hiện qui hoạch còn có ý nghĩa về

mặt chính trị - xã hội. Về chính trị, khẳng định quan điểm, đường lối chính sách

của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đi vào cuộc sống của cộng đồng các

DTTS. Về mặt xã hội, góp phần giải quyết được bất cập đã tồn tại nhiều năm ở

vùng DTTS về sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên THPT, về chất lượng giáo dục

THPT và quan trọng hơn cả là lòng tin của cộng đồng các DTTS về năng lực

của chính mình.

c) Tuyển chọn, sử dụng giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS

Tuyển chọn nhân lực, là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để

thoả mãn các nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có. Mục

đích của tuyển chọn là tuyển được nhân viên mới có kiến thức, kĩ năng, năng lực

và động cơ phù hợp với các đòi hỏi của công việc và các mục tiêu dài hạn của tổ

chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tuyển chọn giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS nhằm mục đích:

(i) Tăng số lượng giáo viên người DTTS ở các trường THPT vùng DTTS. đảm

bảo tỉ lệ giáo viên người DTTS tương ứng với tỉ lệ dân số người DTTS ở địa

phương và từng bước giải quyết vấn đề cơ cấu theo dân tộc (tộc người); (ii) Đảm

bảo chất lượng tối thiểu chấp nhận được, từng bước tăng dần tiêu chuẩn chất

lượng trong tuyển chọn (nếu yêu cầu cao ngay về chất lượng sẽ không tuyển

chọn được giáo viên DTTS).

Hoàn thiện chính sách đặc thù là điều kiện đảm bảo thực hiện được mục

đích tuyển chọn giáo viên THPT người DTTS cho vùng DTTS. Chính sách đặc

thù trong tuyển chọn phải điều chỉnh các vấn đề sau: Ưu tiên tuyển chọn giáo

viên người DTTS tại địa phương; đảm bảo tuyển hết số giáo viên thuộc hệ cử

Page 53: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

43

tuyển, tuyển thẳng; hạ thấp tiêu chuẩn trong quá trình tuyển chọn; và qui định cơ

chế tuyển chọn cụ thể đến cấp huyện.

Tuyển chọn giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng DTTS không

đồng nghĩa với chỉ chọn lựa những người có năng lực khá, giỏi mà phải chấp

nhận cả những người năng lực trung bình và yếu ở một số mặt. Tuyển chọn phải

nhằm mục đích giải quyết vấn đề số lượng trước và giải quyết vấn đề chất lượng

sau. Vấn đề chất lượng sẽ được giải quyết trong quá trình sử dụng thông qua bồi

dưỡng, đào tạo lại theo nguyên tắc “tích lũy dần về lượng”. Đây là vấn đề thuộc

về quan điểm phát triển nguồn nhân lực người DTTS cần có sự đồng thuận.

Sử dụng nhân lực, là bước tiếp theo sau tuyển chọn. Quản lí sử dụng nhân

lực liên quan đến con người, mà con người luôn luôn thay đổi, luôn luôn phát

triển, không ngừng sáng tạo. Con người có kiến thức, có văn hóa, có kinh

nghiệm từ hoạt động thực tiễn, cho nên con người không chịu đứng yên để nhìn

điều kiện hoạt động, kết quả hoạt động của mình lặp lại như cũ hoặc xấu đi, mà

luôn phấn đấu vươn lên những điều kiện tốt đẹp hơn. Người quản lí tiên tiến

phải tính đến những biến đổi về chất của đối tượng quản lí, đồng thời cũng tính

đến những điều kiện khách quan. Mọi biến đổi của các điều kiện, yếu tố nói trên

đòi hỏi người quản lí phải có thay đổi trong tư duy, tìm những hình thức,

phương pháp, cơ chế quản lí mới, nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lí sử

dụng nhân lực.

Quản lí sử dụng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS, ngoài những vấn

đề chung nêu trên, chủ thể quản lí cần tính đến các yếu tố đặc thù DTTS, đó là:

(i) Đảm bảo bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ trong các mối quan hệ đối xử và

ứng xử với giáo viên người DTTS; (ii) Đánh giá đúng, hiểu rõ giáo viên DTTS

về năng lực nghề nghiệp, tính cách, khí chất, sở trường, thói quen, dân tộc, tôn

giáo,…để đưa ra giải pháp quản lí phù hợp; (iii) Giao nhiệm vụ cho giáo viên

người DTTS phải căn cứ trên năng lực của họ; nguyên tắc giao nhiệm vụ phải từ

dễ đến khó; (iv) Tạo mọi cơ hội để giáo viên người DTTS được phối hợp, hợp

tác, giao lưu với đồng nghiệp, học sinh và xã hội; (v) Có cơ chế tạo động lực để

giáo viên phát huy năng lực, sở trường không ngừng nâng cao và phát triển năng

Page 54: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

44

lực nghề nghiệp; (vi) Tìm mọi cách để khơi dậy, khai thác, phát huy tối đa đặc

điểm tộc người của giáo viên người DTTS, đặc biệt là yếu tố tự giác tộc người

trong mỗi giáo viên DTTS (yếu tố động lực).

d) Đánh giá đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS

Đánh giá nhân lực là một chức năng quan trọng trong quản lí. Mục tiêu

của đánh giá nhân lực là: cải tiến sự thực hiện nhiệm vụ của người lao động và

giúp cho chủ thể quản lí có thể đưa ra được các quyết định quản lí nhân lực đúng

đắn như: đào tạo và phát triển, thăng tiến, khen thưởng, kỉ luật,…Để đánh giá

nhân lực cần thiết lập một hệ thống đánh giá với các yếu tố cơ bản như: Thực tế

thực hiện nhiệm vụ; đánh giá thực hiện nhiệm vụ; thông tin phản hồi đối với

người lao động (Hình 1.6) [70].

Hình 1.6: Mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống đánh giá

Đánh giá đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS về nguyên

tắc là đánh giá giáo viên THPT theo tiêu chuẩn (tiêu chí) qui định chuẩn nghề

nghiệp của Bộ GD&ĐT, về cách thức thực hiện có thể áp dụng theo qui trình mô

tả ở Hình 1.7. Song, do tính tính đặc thù của đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS, việc đánh giá giáo viên THPT người DTTS ngoài việc đánh giá theo qui

định chung cần có những đánh giá riêng như: Đánh giá về kiến thức; đánh giá về

kĩ năng; đánh giá về thực lực thực hiện nhiệm vụ dạy học,... chung qui lại là

đánh giá toàn diện, đánh giá sâu để có phương án bồi dưỡng, đào tạo lại nâng

cao dần năng lực (tích lũy dần về lượng) cho đội ngũ giáo viên người DTTS,

nhằm từng bước rút ngắn “khoảng cách” về năng lực hiện tại so với yêu cầu của

đội ngũ giáo viên THPT.

Page 55: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

45

e) Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS

Trong quản lí sử dụng nhân lực đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại là một

quá trình học tập nhằm mục đích nâng cao tay nghề và kĩ năng của cá nhân đối

với công việc hiện tại và tương lai.

Trong phát triển đội ngũ giáo viên, mục đích của công tác đào tạo, bồi

dưỡng và đào tạo lại nhằm chuẩn bị cho giáo viên bắt kịp với sự thay đổi và phát

triển trong tương lai của nhà trường. Đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại để phát

triển đội ngũ giáo viên là tất yếu khách quan đối với các nhà trường, với từng

giáo viên và với cả đội ngũ nhân lực của nhà trường.

Vì sao, trong phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng

DTTS cần phải giải quyết cả 3 vấn đề: đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng và

đào tạo lại?

- Thứ nhất, đào tạo: Hiện tại, việc tuyển sinh của các cơ sở đào tạo giáo

viên THPT đối với học sinh người DTTS rất đa dạng (một số em đỗ thẳng; một

số em đỗ khi đã cộng điểm ưu tiên; một số em vào theo chế độ dự bị ĐH, cử

tuyển và tuyển thẳng) tạo ra sự chênh lệch về kiến thức đầu vào và đương nhiên

đầu ra sẽ tồn tại những “lỗ hổng” về kiến thức, kĩ năng và năng lực chuyên môn.

Mặt khác, chương trình, nội dung và phương thức đào tạo giáo viên chưa chú ý

đến yếu tố đặc thù của sinh viên người DTTS.

Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS cần phải được

thực hiện ngay từ nguồn (từ khâu đào tạo). Kế hoạch đào tạo giáo viên của nhà

trường đáp ứng quy hoạch phát triển giáo viên THPT người DTTS của các địa

phương vùng DTTS. Kế hoạch đào tạo được xây dựng trên cơ sở quan hệ “cung

- cầu” mang tính chất đặc biệt giữa nhu cầu của địa phương và khả năng đáp ứng

của cơ sở đào tạo. Đồng thời, trong đào tạo cần quan tâm tới tính đặc thù của

giáo sinh người DTTS ở trong nội dung, chương trình và phương thức đào tạo.

- Thư hai, bồi dưỡng và đào tạo lại là giải pháp về chất lượng đội ngũ GV

người DTTS. Bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm lấp đầy các “lỗ hổng” do bất cập

của quá trình đào tạo và sử dụng mà có. Để quản lí tốt hoạt động này cần xây

Page 56: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

46

dựng một quy trình quản lí hợp lí, bắt đầu từ việc đánh giá năng lực đội ngũ GV

người DTTS hiện có; xác định nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo lại cho từng đối

tượng; xác định các nội dung cần bồi dưỡng, đào tạo lại cho từng đối tượng; và

đánh giá kết quả đạt dược so với yêu cầu. Ngoài ra, cần có nội dung, chương

trình bồi dưỡng đặc thù, như: Tiếng Việt, Tiếng Dân tộc, văn hóa dân tộc,... về

nhân cách, thái độ nghề nghiệp,… Về phương thức bồi dưỡng, đào tạo lại cần

linh hoạt phù hợp với đối tượng giáo viên là người của từng DTTS (yếu tố văn

hóa, phong tục tập quán, truyền thống,...).

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại giúp cho giáo viên THPT

người DTTS rút ngắn “khoảng cách” giữa năng lực thực tế và các yêu cầu về

chuẩn nghề nghiệp, đủ năng lực và thực lực sư phạm để thực hiện được vai trò

chủ thể trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường THPT vùng DTTS.

Nói gọn lại là giải quyết bài toán về chất - lượng.

g) Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THPT vùng DTTS

Văn hóa, với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, văn hóa

phải phản ánh hiện thực và do cơ sở kinh tế quyết định. Cơ sở của mọi hoạt

động văn hóa là khát vọng hướng tới cái chân, cái thiện và cái mĩ, đây là 3 trụ

cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại. Văn hóa là cái nôi thứ hai, ở

đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được nuôi dưỡng và phát triển. Con

người không thể tồn tại nếu tách khỏi môi trường văn hóa. Vì văn hóa là sự phát

huy hết năng lực bản chất của con người, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất người,

nên văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là chính trị,

kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục, cư xử hay giao tiếp [86].

Chức năng bao trùm của văn hóa là chức năng giáo dục. Thông qua giáo

dục văn hóa giúp cho việc định hướng xã hội; hướng lí tưởng, đạo đức và hành

vi của con người vào điều hay, lẽ phải, theo đúng những chuẩn mục xã hội. Do

các điều kiện lịch sử riêng, các dân tộc hình thành những truyền thống và tâm lí

riêng tạo nên bản sắc dân tộc. Văn hóa dân tộc là sự biểu hiện tập trung bản sắc

dân tộc, đồng thời các hoạt động văn hóa có tác dụng giáo dục phổ biến sâu rộng

cái bản sắc dân tộc đó. Chức năng giáo dục của văn hóa, thực hiện thông qua

Page 57: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

47

những chức năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự báo, giải trí,…Có nghĩa là

thông qua các chức năng cụ thể đó, các hoạt động văn hóa tác động trực tiếp tới

sự hình thành nhân cách, sự phát triển toàn diện con người. Sức mạnh và hiệu

quả giáo dục của văn hóa là ở chỗ nó huy động được toàn bộ các năng lực tinh

thần và tác động tới chỗ sâu kín nhất của đời sống tinh thần của con người.

Từ vai trò và chức năng của văn hóa đối với giáo dục, việc xây “môi

trường giáo dục đa văn hóa” là nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế của xã hội

hiện đại, xã hội mà ở đó quyền con người được tôn trọng, mọi sự định kiến và kì

thị được xóa bỏ. Con người được phát triển toàn diện và hướng tới những giá trị

nhân bản chân, thiện, mĩ.

Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THPT vùng DTTS

không chỉ giúp cho giáo viên người DTTS phát triển nhân cách, phát triển năng

lực nghề nghiệp, phát triển tâm lí, tình cảm; mà còn giúp cho học sinh người

DTTS nhanh chóng hòa hợp với bạn bè, thầy cô và xóa bỏ được những rào cản

về ngôn ngữ và văn hóa trong tiếp cận tri thức, phát huy được tính sáng tạo

trong học tập, lao động và rèn luyện phẩm chất đạo dức, lối sống mới.

Giáo viên THPT người DTTS mặc dù đã là trí thức, song những đặc thù

dân tộc như: bản sắc văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc ở trong

mỗi con người luôn tồn tại. Những dấu ấn văn hóa dân tộc luôn chi phối họ

trong nhận thức, trong hành động, trong giao tiếp và trong phát triển nghề

nghiệp. Vì vậy, khi làm việc trong môi trường giáo dục đa văn hóa những mặc

cảm ban đầu về mặt tâm lí không còn tồn tại, giáo viên sẽ cảm nhận được tôn

trọng, bình đẳng, không phân biệt đối xử, từ đó giáo viên sẽ tự tin hơn trong dạy

học, trong giao tiếp, hợp tác với đồng nghiệp, giao tiếp với học sinh.

Môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THPT vùng DTTS cần đảm bảo

được các nội dung chủ yếu sau: (i) Giáo viên và học sinh đều có thể sử dụng

nhiều ngôn ngữ, trong đó chủ yếu là Tiếng Việt trong cả dạy học và giao tiếp;

(ii) Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh đều tôn trọng những phong

tục, tập quán, truyền thống các DTTS; không có sự phân biệt, đối xử trong phân

công nhiệm vụ, trong kiểm tra đánh giá, chế độ chính sách và thi đua khen

Page 58: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

48

thưởng; (iii) Môi trường vật chất của nhà trường (trang trí lớp học, sân trường,

khẩu hiệu,…) đều thể hiện văn hóa của các DTTS.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, khuyến cáo của UNESCO về môi

trường giáo dục đa văn hóa, giáo dục trong thế giới đa ngữ đang được nhiều

quốc gia thực hiện [143]. Cho nên, xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa ở

trường THPT vùng DTTS là phù hợp với xu thế chung của thể giới, không chỉ

tạo lập môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên người DTTS, mà còn giúp

cho học sinh DTTS có một môi trường học tập phù hợp và chuẩn bị cho các em

những điều kiện cần thiết để có thể tham gia vào môi trường lao động quốc tế -

môi trường làm việc đa văn hóa trong tương lai.

h) Chính sách đặc thù đối với giáo viên THPT người DTTS

Dân tộc, mối quan hệ dân tộc, đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề chính trị

của đất nước. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng khi mà các vấn đề đó dược

giải quyết tốt sẽ tạo nên sức mạnh và sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia. Bình

đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển là nguyên tắc nhất quán của

Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện ý chí và quyết tâm chính trị của Đảng. Thực

tế đã chứng minh rằng ở mọi thời kì của cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà

nước luôn quan tâm giải quyết vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc. Ban hành

nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ cộng đồng các DTTS phát triển kinh tế - xã hội,

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển nguồn nhân lực người DTTS là nội

dung ưu tiên hàng đầu trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Ý chí

chính trị của Đảng được cụ thể hóa trong nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp

của Nhà nước và trong các văn bản pháp qui của Chính phủ, thủ tướng Chính

phủ, như: Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Nghị quyết của chính phủ

về chương trình hành động thực hiện Nghi quyết 29-NQ/TW,… và các văn bản

pháp qui của các Bộ, ngành liên quan. Đặc biệt là Kết luận 26-KL/TW, ngày

02/8/2012 của Bộ chính trị khóa XI, về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37-

NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX đến năm 2020. Kết luận 26-

KL/TW của Bộ chính trị khóa XI có nhiều nội dung, trong đó đặc biệt nhấn

Page 59: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

49

mạnh vấn đề nhận thức rõ vị trí, vai trò của vùng Tây Bắc và vấn đề phát triển

nguồn nhân lực tại chỗ người DTTS.

Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS cũng là phát triển nguồn

nhân lực người DTTS. Các văn bản pháp qui về phát triển nguồn nhân lực người

DTTS tạo hành lang pháp lí để phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS nói

chung, giáo viên THPT nói riêng. Để đảm bảo việc phát triển ngũ giáo viên

THPT người DTTS được thực hiện và thực hiện có hiệu quả cao, đòi hỏi có

quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị, khi đó các chính sách của Đảng và

nhà nước về phát triển nguồn nhân lực người DTTS, chính sách phát triển đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS đi vào cuộc sống và được tổ chức thực hiên.

Cùng với quyết tâm chính trị, các chính sách đặc thù được xây dựng và

ban hành nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS. Chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS bao gồm chính sách của Nhà nước (Trung ương) và chính sách địa

phương (tỉnh). Đối tượng và phạm vi tác động của chính sách là giáo viên THPT

người DTTS và các vấn đề có liên quan đến sự phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS như chính sách: tuyển sinh, tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ,

kinh tế, văn hóa, môi trường,...

1.4.2.3. Phát triển nguồn đào tạo giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số

Phát triển nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS gồm 2 nội dung cơ

bản:

(i) Phân luồng hợp lý trong hệ thống trường chuyên biệt (PTDTBT,

PTDTNT), trường phổ thông (THPT) ở vùng DTTS và Dự bị đại học; và

(ii) Hướng nghiệp vào ngành sư phạm cho học sinh phổ thông người

DTTS vùng DTTS và học sinh Dự bị ĐH dân tộc.

Học sinh DTTS học tại các trường PTDTBT, PTDTNT và DBĐH dân tộc

được Nhà nước hỗ trợ tài chính, học phẩm và các chế độ khác (bao cấp toàn bộ),

vì vậy nếu có qui định phù hợp trong tuyển sinh của các trường chuyên biệt sẽ

phát triển được nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS.

Page 60: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

50

Theo Nghị quyết 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 thì THPT là giai đoạn

“Giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp,

chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”[106]. Thông qua giáo

dục hướng nghiệp trong các trường THPT phát hiện những học sinh DTTS có

năng khiếu sư phạm, bồi dưỡng và định hướng cho các em lựa chọn ngành sư

phạm khi hoàn thành THPT.

Thực tế mỗi năm toàn quốc có khoảng 99.000 học sinh người DTTS hoàn

thành chương trình THPT [13], là nguồn đào tạo nhân lực người DTTS chất

lượng cao. Tuy nhiên, do hạn chế về chất lượng nên tỉ lệ học sinh DTTS đủ điều

kiện vào các trường ĐH thấp, do vậy nguồn đào tạo trình độ đại học người

DTTS vẫn hạn chế. Để khắc phục thực trạng này, Nhà nước có nhiều chính sách

ưu tiên như: mở trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường DBĐHDT để tạo

nguồn đào tạo; chính sách cử tuyển vào ĐH, CĐ, chính sách đào tạo theo địa

chỉ; chính sách hỗ trợ tài chính (học bổng, học phẩm,…). Do vậy, phát triển

nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS là một nội dung không thể thiếu để

phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

Những vấn đề mà các chủ thể quản lí cần quan tâm trong phát triển nguồn

đào tạo giáo viên THPT người DTTS:

(i) Giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh người DTTS về vai trò của

giáo dục đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia; về vai trò của giáo

viên người DTTS đối với sự phát triển của dân tộc; về trách nhiệm của bản thân

đối với sự phát triển của dân tộc mình;

(ii) Quán triệt trong toàn thể đội ngũ giáo viên trong dạy học quan tâm

phát hiện những học sinh có năng khiểu sư phạm, bồi dưỡng khuyến khích các

em lựa chọn nghề sư phạm;

(iii) Thực hiện tốt chính sách sử dụng đối với sinh viên sư phạm cử tuyển

khi trở về địa phương góp phần tạo động lực cho học sinh chọn nghề sư phạm;

(iv) Truyền thông tôn vinh vai trò của giáo viên người DTTS đối với sự

phát triển giáo dục ở vùng dân tộc. Có chính sách thu hút giáo viên người DTTS

trở về địa phương công tác.

Page 61: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

51

1.4.3. Vai trò chủ thể quản lí trong phát triển đội ngũ giáo viên trung

học phổ thông người dân tộc thiểu số

Bộ máy Nhà nước của nước ta gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Trong quản lí xã hội, mỗi cấp trong bộ máy Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ

và quyền hạn riêng theo qui định của Hiến pháp và Pháp luật.

Giáo dục và Đào tạo là một lĩnh vực của của quản lí nhà nước; chủ thể

quản lí nhà nước về GD&ĐT được phân cấp cụ thể từ Trung ương đến địa

phương. Công tác quản lí đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên THPT nói riêng

là một nội dung của quản lí nhà nước về GD&ĐT.

Đội ngũ giáo viên công tác tại các trường THPT là viên chức nhà nước,

việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ này được các chủ thể

quản lí thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Tổ chức bộ

máy quản lí nhà nước đối với đội ngũ giáo viên THPT ở nước ta hiện nay có thể

được mô hình hóa ở Hình 1.8 dưới đây:

Hình 1.7: Tổ chức bộ máy QLLN đối với giáo viên THPT

Trong mô hình trên, đội ngũ giáo viên ở các trường THPT chịu sự quản lí

của nhiều chủ thể quản lí nhà nước: Trường THPT; Sở GD&ĐT; Bộ GD&ĐT;

Chính phủ. Mỗi chủ thể có vai trò khác nhau, tuy nhiên đều có chung mục đích

là nâng cao năng lực - hiệu lực - hiệu quả quản lí.

Page 62: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

52

Trong phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS, vai trò của mỗi

chủ thể quản lí rất khác nhau:

(i) Trường THPT ở vùng DTTS: Hiệu trưởng trường THPT là chủ thể

quản lí nhà trường. Vai trò của chủ thể trong phát triển đội ngũ giáo viên người

DTTS được thể hiện trong tuyển chọn, sử dụng, đánh giá và bồi dưỡng giáo

viên, cụ thể là: Quyết định việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

người DTTS của nhà trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng; tổ chức thực

hiện kế hoạch; lựa chọn giải pháp phù hợp trong sử dụng, đánh giá và bồi dưỡng

đội ngũ giáo viên người DTTS; xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường

phù hợp với đặc điểm dân tộc và đặc điểm vùng miền; tổ chức thực hiện các

hoạt động hướng nghiệp sư phạm cho học sinh người DTTS của nhà trường.

(ii) Sở GD&ĐT các tỉnh vùng DTTS: Sở GD&ĐT có vai trò quyết định

trong tuyển dụng giáo viên THPT. Vai trò chủ thể của sở GD&ĐT thể hiện ở

việc tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS của tỉnh.

Hiện tại đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ơ các tỉnh vùng DTTS còn

ít về số lượng, chưa phù hợp về cơ cấu và hạn chế về chất lượng là do chưa có

qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS. Do vậy, cụ

thể hóa nội dung phát triển được đội ngũ giáo viên THPT người DTTS trong qui

hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh là vai trò, trách nhiệm

của chủ thể quản lí.

(iii) Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ GD&ĐT là chủ thể quản lí về tổ chức,

biên chế; chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác đối với đội

ngũ giáo viên THPT. Quản lí của Bộ GD&ĐT đối với sự phát triển đội ngũ giáo

viên THPT là cấp quản lí chiến lược.

Vai trò của Bộ GD&ĐT đối với phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS là quyết đinh về chiến lược phát triển và chế độ chính sách đối với giáo

viên THPT người DTTS.

Từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

các chủ thể quản lí, luận án xác định sở GD&ĐT các tỉnh vùng DTTS là chủ thể

Page 63: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

53

quản lí chủ yếu trong phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS. Bởi vì sở

GD&ĐT vừa là cơ quan quản lí, vừa là cơ quan thực thi chính sách và là cơ

quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách, qui định của địa phương

đối với giáo viên THPT người DTTS. Các bộ, ngành (TW): Bộ Nội vụ, UB dân

tộc,...; các sở, ban ngành (địa phương): sở Nội vụ, Ban dân tộc,... có liên quan

đến phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên

trung học phổ thông ngƣời dân tộc thiểu số

1.5.1. Yếu tố chủ quan

- Thứ nhất, yếu tố tộc người (dân tộc): Là nhân tố đặc biệt quan trọng tác

động đến sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT người dân tộc thiểu số ở tất cả

các phương diện như: tâm lí, tình cảm, ý chí, phẩm chất đạo đức, phẩm chất

chính trị; số lượng, cơ cấu dân tộc, cơ cấu môn học và năng lực chuyên môn.

Với những DTTS có dân số đông (Tày, Nùng, Thái, Mường,...) sinh sống ở

vùng thấp và đô thị phát triển đội ngũ giáo viên của các dân tộc này khá thuận

lợi, ngược lại với những DTTS có dân số ít, sống ở vùng sâu, vùng xa gặp rất

nhiều khó khăn trong phát triển giáo viên THPT, thậm chí không có nguồn đào

tạo giáo viên THPT (dân tộc chưa có người học hết THPT). Mặt khác phong tục,

tập quán lạc hậu, như: lấy vợ lấy chồng sởm; học nhiều chữ khó lấy chồng;

không đi xa nhà (đi học),... ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đội ngũ giáo

viên người DTTS.

- Thứ hai, về nhận thức và năng lực của giáo viên người DTTS: Tuy

không phải là phổ biến song sự tự ti, mặc cảm, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên

trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và cuộc sống tác động đến sự phát triển đội

ngũ giáo viên người DTTS. Chính từ sự tự ti, mặc cảm này tạo ra những định

kiến xã hội về đội ngũ giáo viên người DTTS như: năng lực yếu, không có khả

năng trong dạy học, không có khả năng phát triển,... Do vậy, phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS trước hết cần xóa được sự tự ti, mặc cảm nhằm tạo

Page 64: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

54

động lực để họ phấn đấu nâng cao năng lực, thực lực sư phạm, hoàn thành tốt

hơn hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh.

- Thứ ba, nhận thức của chủ thể quản lí về vai trò của giáo viên người

DTTS: Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng DTTS

không thể thành công khi mà các chủ thể quản lí chưa nhận thức đầy đủ, khách

quan về vai trò của họ đối với sự phát triển bền vững của giáo dục THPT ở vùng

DTTS. Phát triển giáo dục ở vùng DTTS phải là sự nghiệp của cộng đồng các

dân tộc ở vùng này, trong đó đội ngũ giáo viên tại chỗ người DTTS là chủ thể

của quá trình này. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS

tại chỗ gắn bó với quê hương, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, có đủ phẩm chất

và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định, bền vững của giáo dục THPT và

đổi mới giáo dục là vấn đề mà các chủ thể cần có nhận thức đúng đắn khi thực

hiện công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ: Khoa học,

công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh - thế giới phẳng đã tạo ra

nhiều cơ hội, đồng thời những thách thức như: điều kiện tiếp nhận, khả năng tiếp

nhận và khả năng vận dụng sẽ ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS.

- Thứ hai, pháp luật và chính sách dân tộc thiếu và chưa đồng bộ: Chính

sách dân tộc là động lực đối với giáo viên người DTTS; là công cụ để các chủ

thể quản lí thực hiện công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

Hiện tại chỉ có chính sách dân tộc nói chung mà chưa có chính sách về phát triển

đội ngũ giáo viên người DTTS. Đặc biệt là các chính sách phát triển giáo viên

người DTTS cho từng tộc người cụ thể. Do vậy, hoàn thiện hệ thống chính sách

phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS nói chung, giáo viên THPT người

DTTS nói riêng là vấn đề cấp thiết để phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS.

Những chính sách cần hoàn thiện như: chính sách tọa nguồn; chính sách đào tạo;

chính sách tuyển chọn, sử dụng và chính sách hỗ trợ về tài chính.

Page 65: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

55

- Thứ ba, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: Vùng DTTS hầu hết là vùng

có điều kiện tự nhiên khó khăn phức tạp, kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời

sống vật chất và tiinh thần của cộng đồng các dân tộc chậm cải thiện; phong tục

tập quán lạc hậu vẫn cò tồn tại trong đời sống cộng đồng,... Những yếu tố này

ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở tất cả các

khía cạnh như: tạo nguồn đào tạo giáo viên THPT; phát triển về số lượng, cơ cấu

tộc người, cơ cấu môn học và năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Tóm lại, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp và

gián tiếp đến sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS cả những thuận

lợi và những khó khăn. Những thuận lợi do các yếu tố chủ quan đem lại là

những yếu tố cơ bản nội tại quyết định đến sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS. Ngược lại, những khó khăn do yếu tố chủ quan tạo ra lại là rào cản

rất lớn cho sự phát triển đội ngũ này. Những thuận lợi do khách quan đem lại có

vai trò ngoại lực quan trọng đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS. Khai thác một cách hiệu quả các yếu tố thuận lợi do chủ quan và khách

quan đem lại; hạn chế và triệt tiêu được những khó khăn sẽ phát triển nhanh về

số lượng và nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

Tiểu kết Chƣơng 1

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về nhân lực;

nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực; phát triển giáo viên và phát triển đội

ngũ giáo viên theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, tác giả đã rút ra và kế

thừa được những điểm mới về lí luận. Những kết luận khoa học được rút có vai

trò định hướng trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.

Luận án đã làm rõ các khái niệm cơ bản như: Phát triển; phát triển nguồn

nhân lực; dân tộc thiểu số; giáo viên người DTTS; đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS và phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS. Những khái

niệm cơ bản có vai trò công cụ quan trọng trong nghiên cứu đề tài luận án. Đồng

thời là cơ sở lí luận để thực hiện những nghiên cứu tiếp theo về dân tộc thiểu số

và chính sách phát triển vùng DTTS.

Page 66: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

56

Luận án phân tích đặc điểm và vai trò của đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS đối với sự phát triển của giáo dục THPT ở vùng DTTS; khẳng định vai

trò chủ thể của đội ngũ giáo viên THPT người DTTS trong sự nghiệp phát triển

giáo dục THPT ở vùng DTTS. Đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới để phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân

lực trước những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS.

Luận án đề xuất khung lí luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực trước yêu cầu đổi mới giáo dục

phổ thông hiện nay bao gồm 3 thành tố: Phát triển giáo viên THPT người DTTS;

xây dựng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS và phát triển

nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS. Đã thiết lập mối quan hệ giữa các

nội dung và chức năng quản lí để phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS. Theo đó, các nội dung chủ yếu phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS, là: chiến lược, qui hoạch, kế hoạch; tuyển chọn, sử dụng, kiểm tra đánh

giá; bồi dưỡng đào tạo lại; xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa; xây dựng

chính sách đặc thù và phát triển nguồn đào tạo giáo viên. Thực hiện đồng bộ các

nội dung này sẽ phát triển được đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

Kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực là cơ sở lí luận để nghiên cứu

thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận phát

triển nguồn nhân lực; đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp

cận phát triển nguồn nhân lực ở các chương tiếp theo.

Page 67: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

57

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU

SỐ Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC

2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục trung học

phổ thông ở các tỉnh vùng Tây Bắc

2.1.1. Khái quát về tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc

Vùng Tây Bắc (khu vực Tây Bắc) là vùng miền núi phía Tây của miền

Bắc Việt Nam có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc (Lào Cai, Lai

Châu, Điện Biên và Sơn La có đường biên giới). Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa

Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái1 (Hình 2.1).

Hình 2.1: Bản đồ các tiểu vùng địa lí miền Bắc Việt Nam

Tây Bắc là vùng địa lí tự nhiên phức tạp nhất ở nước ta, có địa hình phân

tầng lớn, chia cắt mạnh. Diện tích tự nhiên của vùng Tây Bắc 50.685 km2, chiếm

15,3% diện tích cả nước. Tỉnh có diện tích lớn nhất là Sơn La (14.174,4 km2),

tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Hòa Bình (4.608,7 km2). Tây Bắc là một trong 5

1 - Không gian địa lí của Luận án: Tây Bắc gồm 6 tỉnh (dựa theo cách phân vùng địa lí tự nhiên).

- Quyết định số 96-QĐ/TW ngày 28/5/2012 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Ban Chỉ đạo Tây Bắc hoạt động trên địa bàn các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và các huyện phía tây của các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An.

Page 68: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

58

tiểu vùng kinh tế của miền Bắc Việt Nam; là vùng có nhiều khó khăn nhất trong

phát triển kinh tế - xã hội.

Các tỉnh vùng Tây Bắc có 59 huyện (thị, thành phố thuộc tỉnh) trong đó

có 19 huyện nghèo (chiếm 32,2%); có 1.000 xã (phường, thị trấn), trong đó có

571 xã đặc biệt khó khăn (chiếm 57,1%). Tỉnh có tỉ lệ xã đặc biệt khó khăn cao

nhất là Điện Biên 77,69%, thấp nhất là Yên Bái 40% [133].

Tây Bắc có dân số 4.268.400 người, chiếm tỉ lệ 4,8% dân số cả nước. Mật

độ dân số trung bình của Tây Bắc là 84 người/ km2 (mật độ dân số ở Trung du

và miền núi phía Bắc 120 người/ km2), trong đó: cao nhất là Hòa Bình 175

người/km2; thấp nhất là Lai Châu 44 người/ km

2.

Tây Bắc là vùng DTTS, mỗi tỉnh có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh

sống, trong đó:

- Hòa Bình có 6 DTTS: dân tộc Mường chiếm tỉ lệ 63,3%, Thái 3,9%, Tày

2,7%, Dao 1,7%, Mông 0,52%,...;

- Sơn La có 11 DTTS: dân tộc Thái chiếm tỉ lệ 63,21%, Mông 16,98%, La

Ha 5,91%, Kháng 0,93%, Khơ Mú 0,32% các dân tộc khác 0,15%;

- Điện Biên có 21 dân tộc: dân tộc Thái chiếm tỉ lệ 38,4%, Mông 29,6%,

Dao 2,3%, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, là, Lự, Kháng... gần 2%;

- Lai Châu có 20 dân tộc: dân tộc Thái chiếm tỉ lệ 34%, Mông 22,30%,

Dao 13,41%, Hà Nhì 3,78%, Giáy 3,21%, Khơ Mú 1,93%, La Hủ 2,62%, Lự

1,57%, Lào 1,55%, Mảng 0,77%, Cống 0,32%, Hoa 0,15%, Si La 0,14%, Kháng

0,04%, Tày 0,08%, Mường 0,03%, Nùng 0,05%, Phù Lá 0,01%; các dân tộc

khác 0,12%;

- Lào Cai có 25 dân tộc: dân tộc Mông chiếm tỉ lệ 22,21%, Tày 15,84%,

Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4% và DT rất ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà

Nhì, La Chí;

- Yên Bái có 30 dân tộc: dân tộc Tày chiếm tỉ lệ 17%, Dao 9,1%, Mông

8,1%, Thái 6,1%.

Tóm lại, Tây Bắc là vùng địa lí tự nhiên phức tạp, rộng lớn; mật độ dân số

thấp, dân số các DTTS chiếm đa số trong lực lượng dân cư; kinh tế - xã hội

Page 69: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

59

chậm phát triển, tỉ lệ huyện, xã vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn cao nhất cả

nước; tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đời sống vật

chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc còn nhiều khó khăn, những phong

tục, tập quán lạc hậu vẫn còn hiện hữu trong đời sống tinh thần của cộng đồng

các dân tộc thiểu số,… Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát

triển GD&ĐT nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng.

2.1.2. Khái quát về giáo dục trung hoc phổ thông vùng Tây Bắc

2.1.2.1. Hệ thống cơ sở giáo dục trung hoc phổ thông vùng Tây Bắc

Hệ thống cơ sở giáo dục phổ thông ở các tỉnh vùng Tây Bắc được tổ chức

khá đa dạng về loại hình trường, lớp (Hình 2.2). Sự đa dạng về loại hình trường

lớp đảm bảo cho trẻ em DTTS ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được đến

trường; đạt và duy trì kết quả phổ cập giáo dục TH và THCS, xóa mù chữ vùng

DTTS. Trong đó, hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT),

trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) có vai trò mũi nhọn của giáo dục ở

vùng DTTS, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ người DTTS[18],[28].

Hình 2.2: Hệ thống giáo dục phổ thông vùng Tây Bắc

Page 70: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

60

Hiện nay 6 tỉnh vùng Tây Bắc có 169 trường THPT[13], chiếm 42,25%

của tổng số trường THPT ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; và chiếm

7,02% tổng số trường THPT của cả nước, gồm các loại hình:

(i) Trường THPT (143 trường THPT và 6 trường THPT chuyên);

(ii) Trường phổ thông nhiều cấp học: có 3 trường THCS-THPT (cấp 2 -

3), trong đó Lào Cai 1 trường, Yên Bái 1 trường; Điện Biên 1 trường; và

(iii) Trường PTDTNT (cấp THPT): có 17 trường PTDTNT, trong đó: Lào

Cai 2 trường, Yên Bái 2 trường; Điện Biên 8 trường; Lai Châu 3 trường; Sơn La

1 trường; Hòa Bình 1 trường.

Số lượng trường THPT ở các tỉnh vùng Tây Bắc luôn tăng lên, năm học

2009-2010 có 160 trường đến năm học 2013-2014 có 169 trường, sau 4 năm

tăng 9 trường. Lai Châu và Sơn La là 2 tỉnh có số trường THPT tăng nhiều (chi

tiết xem Bảng 2.1 và Phụ lục).

Bảng 2.1: Số trường THPT vùng Tây Bắc Đơn vị: Trường

TT

Quốc gia

Khu vực/ vùng

Năm học

2009 -

2010

2010 -

2011

2011 -

2012

2012 -

2013

2013 -

2014

1 CẢ NƢỚC 2.267 2.288 2.350 2.361 2.404

2 Trung du & miền núi phía Bắc 397 394 397 395 400

3 TÂY BẮC 160 162 166 165 169 Trường THPT 141 143 146 145 149 Trường PTDTNT (cấp THPT) 16 16 17 17 17 Trường phổ thông nhiều cấp 3 3 3 3 3

4 Trƣờng THPT theo tỉnh Yên Bái 24 24 24 24 24

Lào Cai 26 27 27 27 27

Lai Châu 16 16 18 18 22

Điện Biên 28 28 29 28 28

Sơn La 28 29 30 31 31

Hoà Bình 38 38 38 37 37

(Nguồn: Thống kê GD&ĐT từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2013-2014 và Khảo sát thực tế)

2.1.2.2. Qui mô học sinh trung học phổ thông vùng Tây Bắc

Luận án tổng hợp số lượng học sinh phổ thông người DTTS trong cả nước

và theo vùng địa lí làm cơ sở so sánh với vùng Tây Bắc, kết quả cho thấy: vùng

Trung du và miền núi phía Bắc (gồm cả vùng Tây Bắc) có tỉ lệ học sinh phổ

thông (TH, THCS và THPT) người DTTS cao nhất; tiếp đến là vùng Tây

Page 71: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

61

Nguyên; Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung; đồng bằng Sông Cửu Long;

Đông nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng. Hầu hết các vùng DTTS tỉ lệ học sinh

DTTS giảm dần từ TH đến THPT (ở vùng đồng bằng và đô thị số học sinh cũng

giảm dần ở cấp học cao hơn, song các em có thể học các trường ngoài công lập).

Các tỉnh vùng Tây Bắc không có trường THCS và THPT ngoài công lập,

cho nên nếu học sinh DTTS cấp TH không học tiếp lên THCS trở về địa phương

tham gia lao động sản xuất và lực lượng này có thể tái mù chữ. Học sinh THCS

không học tiếp lên THPT trở về địa phương lao động sản xuất chưa đủ kiến thức

học nghề (học lái xe ôtô cần tốt nghiệp THPT) dẫn đến chất lượng nguồn lao

động thấp người DTTS thấp. Do vậy, vấn đề chuyển cấp và hoàn thành cấp học

là vấn đề nổi cộm của giáo dục phổ thông ở vùng DTTS nói chung và vùng Tây

Bắc nói riêng (xem Hình 2.3 và Phụ lục).

(Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2012-2013 và 2013-2014)

Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ HS phổ thông người DTTS theo vùng (%)

Về số lượng, học sinh THPT vùng Tây Bắc chiếm tỉ lệ 4% học sinh THPT

của cả nước. Song học sinh THPT người DTTS vùng Tây Bắc chiếm tỉ lệ 24%

học sinh THPT người DTTS của cả nước.

Thời điểm năm học 2013-2014 [13], cả vùng Tây Bắc có 111.385 học

sinh THPT, trong đó học sinh THPT người DTTS có 72.843 em, chiếm tỉ lệ

65,39%. Trong đó số lượng và tỉ lệ học sinh THPT người DTTS của các tỉnh

như sau: Lai Châu có 6.006 em (79,1%); Điện Biên có 12.216 em (76,9%); Sơn

Page 72: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

62

La có 20.879 em (76,65%); Hòa Bình có 15,776 em (63,12%); Lào Cai có 9.524

em (56,8%); Yên Bái có 8.442 em (44,48%) (biểu đồ Hình 2.4 và Phụ lục).

Như vậy, học sinh THPT người DTTS vùng Tây Bắc chiếm đa số, nếu

như tất cả được đào tạo thì lực lượng lao động người DTTS qua đào tạo chiếm

đa số, song thực tế tỉ lệ này chưa đạt được như mong muốn.

(Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2012-2013 và 2013-2014). Hình 2.4: Biểu đồ tỉ lệ học sinh THPT vùng Tây Bắc (%)

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông vùng Tây Bắc

Trong những năm gần đây giáo dục THPT vùng Tây Bắc phát triển cả về

trường, lớp, học sinh. Tuy nhiên, về chất lượng còn hạn chế, thể hiện ở các mặt

như lên lớp, lưu ban, bỏ học, hoàn thành cấp học:

- Tỉ lệ lên lớp của học sinh THPT: có 3/6 tỉnh (50%) đạt tỉ lệ chung của cả

nước; 3/6 tỉnh tỉ lệ lên lớp thấp (Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai).

- Tỉ lệ lưu ban của học sinh THPT: có 4/6 tỉnh (66%) có tỉ lệ lưu ban thấp

hơn cả nước; 2/6 tỉnh tỉ lệ lưu ban cao hơn cả nước, đặc biệt Lai Châu tỉ lệ lưu

ban cao gấp 2 lần tỉ lệ chung (2,48%/ 1,19%)

- Tỉ lệ bỏ học của học sinh THPT: cả 6/6 tỉnh đều cao hơn nhiều so với

mặt bằng chung, đặc biệt có tỉnh Lai Châu tỉ lệ bỏ học cao gần gấp 3 lần tỉ lệ của

cả nước;

- Tỉ lệ hoàn thành cấp học của học sinh THPT: cả 6/6 tỉnh đều thấp hơn

mặt bằng chung cả nước, trong đó Lai Châu thấp nhất 55,71%.

Page 73: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

63

- Tỉ lệ tốt nghiệp THPT: 6/ 6 tỉnh đều thấp hơn mặt bằng chung cả nước,

Lào Cai là tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp thấp nhất 91,71% (Bảng 2.2).

Như vậy, vấn đề chất lượng giáo dục là vấn đề nổi cộm thứ hai đối với

giáo dục THPT ở vùng Tây Bắc. Chất lượng giáo dục phổ thông không chỉ là

vấn đề của riêng vùng Tây Bắc mà là vấn đề chung của giáo dục phổ thông ở

vùng DTTS của nước ta.

Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục THPT vùng Tây Bắc năm học 2012-2013

TT

Khu vực/ Tỉnh

Một số yếu tố phản ánh chất lƣợng GD THPT Tây Bắc (%)

Lên lớp

Lƣu ban

Bỏ học

Hoàn thành

cấp học

Tốt nghiệp Ghi chú

CẢ NƢỚC 96,40 1,19 2,41 83,26 97,85

Trg du & MN phía Bắc 96,47 1,00 2,53 84,57 95,93 1 Yên Bái 96,43 0,50 3,08 84,04 91,93

2 Lào Cai 95,37 1,00 3,63 77,07 91,71

3 Lai Châu 89,91 2,48 7,61 55,71 94,02 4 Điện Biên 94,90 1,62 3,48 60,20 94,32

5 Sơn La 96,65 0,88 2,47 82,00 92,75 6 Hoà Bình 96,80 0,67 2,53 78,69 96,09

(Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2012-2013) Chú giải: Trg du & MN phía Bắc: Trung du &

miền núi phía Bắc)

Tóm lại, từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục THPT

vùng Tây Bắc có thể rút ra nhận xét về giáo dục THPT như sau:

(i) Hệ thống giáo dục THPT ở vùng Tây Bắc không có trường ngoài công

lập. Hệ thống trường công lập cơ bản đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh

THPT trên địa bàn nhờ sự đa dạng hóa loại hình trường lớp. Hệ thống các

trường PTDTNT từ huyện đến tỉnh và Trung ương thực sự là mũi nhọn của giáo

dục ở vùng DTTS (Giáo dục Dân tộc).

(ii) Tỉ lệ lưu ban, bỏ học còn cao; tỉ lệ lên lớp và hoàn thành cấp học còn

thấp hơn mặt bằng chung của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

Sự chênh lệch này do nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu là

kinh tế-xã hội chậm phát triển và phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn hiện hữu

trong đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số. như: Lao động sớm đối với

trẻ em gái; lấy vợ, lấy chồng sớm,...

(iii) Sự phát triển giáo dục THPT ở vùng DTTS nói chung, vùng Tây Bắc

nói riêng trong những năm gần đây thể hiện ở: tỉ lệ học sinh THPT tăng, chất

Page 74: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

64

lượng được cải thiện đã dần khẳng định được sự thay đổi nhận thức của cộng

đồng các DTTS đối với giáo dục, cộng đồng các DTTS đã quan tâm hơn tới việc

học của con em mình (ở vùng DTTS gia đình nào có con được tuyển vào học ở

trường PTDTBT, trường PTDTNT là niềm tự hào của gia đình và địa phương).

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục thấp hơn so với mặt bằng chung của cả

nước; tỉ lệ chuyển cấp thấp là thách thức lớn đối với giáo dục vùng Tây Bắc.

2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực tế nhằm mục đích đánh giá khách quan thực trạng đội ngũ

giáo viên THPT và công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

các tỉnh vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực.

2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn mẫu khảo sát

Chọn một số trường THPT ở thuộc các huyện nghèo; một số trường thuộc

huyện bình thường có nhiều xã đặc biêt khó khăn; thuộc các huyện có tỉ lệ dân

số dân tộc thiểu số cao; các trường PTDTNT (là trường được ưu tiên trong tuyển

chọn giáo viên người dân tộc thiểu số và có chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên

và học sinh) ở 6 tỉnh vùng Tây Bắc.

Bảng 2.3: Danh sách các trường THPT khảo sát

TT Tên trƣờng Ghi chú

1 Trường THPT Mường Chà, Điện Biên 2 Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên 3 Trường THPT Búng Lao, Mường Ẳng, Điện Biên Huyện nghèo

4 Trường THPT Tuần Giáo, Điện Biên 5 Trường PTDTNT tỉnh Yên Bái 6 Trường THPT Trần Phú, Văn Yên, Yên Bái 7 Trường THPT Mù Cang Chải, Yên Bái Huyện nghèo

8 Trường PTDTNT tỉnh Lai Châu 9 Trường THPT Phong Thổ, Lai Châu Huyện nghèo

10 Trường THPT Mai Châu B, Hòa Bình 11 Trường THPT Lạc Thủy, Hòa Bình 12 Trường PTDTNT tỉnh Lào Cai 13 Trường THPT Si Ma Cai 2, Lào Cai Huyện nghèo

14 Trường PTDTNT tỉnh Sơn La

Page 75: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

65

2.2.3. Nội dung khảo sát

(i) Số lượng, cơ cấu (dân tộc và môn học), giới tính, độ tuổi, trình độ đào

tạo, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên THPT người

DTTT ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

(ii) Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây

Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực.

(iii) Các dữ liệu, thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dân số,

dân tộc, nhà trường, công tác quản lí giáo dục và quản lí nhà trường,… liên quan

ở địa phương.

2.2.4. Đối tượng và công cụ khảo sát

2.2.4.1. Đối tượng khảo sát và thử nghiệm

(i) Khảo sát kinh tế - xã hội, dân tộc các tỉnh vùng Tây Bắc; giáo viên

người DTTS, cán bộ quản lí của 14 trường THPT và cán bộ quản lí Sở GD&ĐT.

(ii) Khảo nghiệm với đối tượng giáo viên, cán bộ quản lí các Trường

THPT, trường PTDTNT; cán bộ Sở GD&ĐT các tỉnh vùng Tây Bắc;

(iii) Thử nghiệm: 171 học sinh THPT (lớp 12), trong đó 169 học sinh

người DTTS của trường PTDTNT Lào Cai.

2.2.4.2. Công cụ khảo sát

Bộ công cụ gồm các phiếu khảo sát, phiếu thử nghiệm, các biểu bảng để

thu thập dữ liệu, tổng hợp và xử lí thông tin (Nội dung chi tiết của các phiếu

khảo sát, phiếu thử nghiệm ở phần Phụ lục).

2.2.5. Phương pháp khảo sát

2.2.5.1. Khảo sát bằng phiếu hỏi

Phát phiếu hỏi, hướng dẫn cung cấp thông tin vào phiếu cho các đối tượng

khảo sát để xin ý kiến theo các nội dung của phiếu hỏi. Thu phiếu và xử lí thông

tin, dữ liệu trên phiếu thu được.

2.2.5.2. Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu, tham vấn các giáo viên, cán bộ quản lí, các chuyên gia

giáo dục, các nhà khoa học để thu thập thêm thông tin liên quan đến phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

2.2.6. Các biện pháp tổ chức khảo sát

Tác giả đi đến các tỉnh, các sở, các trường THPT vùng Tây Bắc khảo sát,

nghiên cứu. Đối chiếu với các nguồn dữ liệu khác kiểm tra tính nhất quán, độ tin

cậy của thông tin trước khi đưa vào nội dung luận án.

Page 76: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

66

2.2.7. Xử lí kết quả khảo sát

Xử lí thông tin từ các phiếu hỏi, bảng số liệu, biên bản thảo luận,… theo

phương pháp thống kê và xử lí kết quả được bằng phần mềm Word, Excel.

Kết quả xử lí số liệu, dữ liệu được cụ thể hóa ở các biểu đồ, bảng biểu, mô

hình,… được sử dụng ở phần nội dung của luận án, trong các bài báo đăng trên

Tạp chí Khoa học Giáo dục và ở phần phụ lục.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngƣời dân

tộc thiểu số vùng Tây Bắc

2.3.1. Thực trạng về số lượng giáo viên trung học phổ thông người dân

tộc thiểu số vùng Tây Bắc

2.3.1.1. Số lượng giáo viên THPT người dân tộc thiểu số của cả nước

Năm học 2013-2014, cả nước có 8.661 giáo viên THPT người DTTS,

chiếm tỉ lệ 5,67%. Các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (bao gồm cả Tây

Bắc) có 5.424 giáo viên THPT người DTTS, chiếm tỉ lệ 27,05%; Tây Bắc có

1.572 giáo viên THPT người DTTS, chiếm tỉ lệ 21,64%; Tây Nguyên 6,34%; và

Tây Nam Bộ 2,95% (biểu đồ Hình 2.5).

(Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2013-2014) Hình 2.5: Biểu đồ tỉ lệ giáo viên THPT người DTTS ở các vùng

Tây Bắc nói riêng, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc nói chung là

vùng có nhiều giáo viên THPT người DTTS (tỉ lệ cao). Một trong những nguyên

Page 77: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

67

nhân Tây Bắc có nhiều giáo viên THPT người DTTS là do vùng này có tỉ lệ dân

số dân tộc thiểu số cao (Tỉ lệ dân số dân tộc thiểu số: Lai Châu 84,7%; Điện

Biên 81,6%; Sơn La 82,4%; Hòa Bình 73,6%,...).

2.3.1.2. Số lượng giáo viên, học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số

vùng Tây Bắc

Thời điểm năm học 2013-2014:

- Giáo viên phổ thông người DTTS Tây Bắc như sau: Tiểu học 12.860

người (41,56%); Trung học cơ sở 5.958 người (28,72%); Trung học phổ thông

1.572 người (21,64%).

- Học sinh phổ thông người DTTS vùng Tây Bắc như sau: Tiểu học

352.219 em (79,99%); Trung học cơ sở 213.714 em (78,81%); Trung học phổ

thông 72.843 (65,39%).

Tây Bắc là vùng mà học sinh phổ thông người DTTS chiếm đa số và giảm

dần từ TH lên THPT. Tỉ lệ chuyển cấp thấp là vấn đề bất cập của giáo giáo dục

phổ thông ở vùng Tây Bắc nói riêng, vùng DTTS nói chung.

Xu thế phát triển về qui mô học sinh và số lượng giáo viên phổ thông

(TH, THCS và THPT) người DTTS vùng Tây Bắc trong 5 năm gần đây (2010-

2014) được tổng hợp và thể hiện ở biểu đồ Hình 2.6 dưới đây:

(Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2010-2011 và năm học 2013-2014) Hình 2.6: Biểu đồ tỉ lệ HS và GV người DTTS vùng Tây Bắc

Page 78: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

68

2.3.1.3. Số lượng giáo viên trung trung học phổ thông người dân tộc thiểu

số ở vùng Tây Bắc

Số lượng giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc co xu hướng tăng

dần: Năm học 2010-2011 là 1.208 người; năm học 2011-2012 là 1.383 người;

năm học 2012-2013 là 1.481; năm học 2013-2014 là 1.572.

Thời điểm năm học 2013-2014, giáo viên THPT người DTTS của Hòa

Bình là 492 người, Sơn La 399 người, Yên Bái 221 người, Lào Cai 212 người,

Điện Biên 175 người và Lai Châu có 73 người. Tỉ lệ (%) giáo viên THPT người

DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc thể hiện ở biểu đồ hình 2.7 dưới đây:

(Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2013-2014) Hình 2.7: Biểu đồ tỉ lệ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc

Khảo sát thực tế ở 14 trường THPT, trường PTDTNT ở 6 tỉnh vùng Tây

Bắc, số lượng giáo viên THPT người DTTS ở các trường rất khác nhau. Sự

chênh lệch về số lượng giáo viên người DTTS ở các trường THPT không phụ

thuộc vào trường đó thuộc huyện nghèo hay không thuộc diện huyện nghèo;

không phụ thuộc vào trường chuyên biệt (PTDTNT) hay trường THPT và cũng

không phụ thuộc vào tỉ lệ dân số DTTS của huyện nơi trường đóng cao hay thấp,

chẳng hạn: Trường THPT Phong Thổ, Lai Châu là trường thuộc huyên nghèo

song chỉ có 01 giáo viên người DTTS, phần lớn giáo viên của trường là người

Kinh tỉnh Thái Bình, Nam Định; trường PTDTNT tỉnh Lào Cai có số giáo viên

Page 79: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

69

người DTTS ít hơn trường THPT Simacai 2; huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên có

hơn 90% dân số là DTTS, giáo viên người DTTS trường Tuần Giáo 12%,…

Bảng 2.4: Số lượng giáo viên người DTTS ở các trường THPT

TT Trƣờng THPT Giáo viên GV DTTS % DTTS

Ghi chú Tổng Nữ Tổng Nữ

1 Mường Chà - Đ.Biên 54 39 14 10 25.9 2 PTDTNT - Điện Biên 43 28 7 6 16.3 Cấp THPT

3 Búng Lao - Đ.Biên 43 23 11 6 25.6

4 Tuần Giáo - Đ.Biên 75 49 9 6 12.0

5 PTDTNT Yên Bái 51 33 9 7 17.6 Cấp THPT

6 Trần Phú - Y.Bái 30 22 4 2 13.3

7 Mù Cang Chải - Y.Bái 38 25 8 6 21.1

8 PTDTNT Lai Châu 10 6 2 1 20.0 Cấp THPT

9 Phong Thổ - L.Châu 20 12 1 1 5.0

10 Mai Châu B - H.Bình 25 14 15 9 60.0

11 Lạc Thủy - H.Bình 38 27 7 7 18.4

12 PTDTNT - Lào Cai 44 36 7 6 15.9 Cấp THPT

13 Si Ma Cai 2 - L.Cai 22 10 9 4 40.9

14 PTDTNT Sơn La 49 35 27 18 55.1 Cấp THPT

(Nguồn: Khảo sát năm 2014-2015)

Tây Bắc là vùng có tỉ lệ dân số DTTS cao (Thấp nhất là Yên Bái 46%,

cao nhất là Sơn La 87%), song tỉ lệ giáo viên THPT người DTTS thấp, biểu đồ

Hình 2.8 cho thấy sự chênh lệch về tỉ lệ giáo viên THPT người DTTS và tỉ lệ

dân số DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

(Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2013-2014 và Ủy Ban dân tộc) Hình 2.8: Biểu đồ tỉ lệ giáo viên THPT & dân số DTTS vùng Tây Bắc

Page 80: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

70

Tóm lại, về số lượng giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây

Bắc có tỉ lệ cao so với các vùng DTTS khác trong cả nước; có tỉ lệ thấp so với

giáo với tỉ lệ giáo viên TH và THCS người DTTS ở vùng Tây Bắc; có tỉ lệ nhỏ

so với tỉ lệ dân số DTTS vùng Tây Bắc; số lượng giáo viên người DTTS ở các

trường THPT rất khác nhau không phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện kinh tế -

xã hội và tỉ lệ dân tộc thiểu số trong vùng.

2.3.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

2.3.2.1. Cơ cấu theo thành phần dân tộc (tộc người)

Tỉ lệ giáo viên THPT người DTTS so với tổng số giáo viên THPT ở vùng

Tây Bắc là 21,64%. Tuy nhiên, theo thành phần dân tộc thì có sự khác biệt rất

lớn đối với mỗi tỉnh và ở mỗi trường THPT.

a) Cơ cấu thành phần tộc người theo tỉnh

- Tỉnh Điện Biên: Tỉnh có 20 DTTS cùng sinh sống, song chỉ 9 DTTS có

giáo viên THPT. Trong đó: giáo viên dân tộc Thái là 46,25%; Mường 18,33%;

Mông 13,33%; Tày 6,66%; Lào 6,25%; Dao 4,58%; Khơ mú 3,33%; Hoa 0,83%

và Phù Lá 0,41% và còn 11 dân tộc chưa có giáo viên THPT.

Bảng 2.5 : Số lượng GV THPT người DTTS tỉnh Điện Biên (2013)

Đơn vị: Người

TT Giáo viên Tổng số Tỉ lệ

% DT Nữ Trình độ Đ. tạo

Ghi chú Sau ĐH ĐH

Giáo viên THPT cả tỉnh 1.124 694 32 1.092

Giáo viên người Kinh 884 572 29 855

Giáo viên người DTTS 240 100 122 3 237

1 Giáo viên DT Thái 111 46,25 56 3 108

2 Giáo viên DT Mường 44 18,33 20 44

3 Giáo viên DT Mông 32 13,33 12 32

4 Giáo viên DT Tày 16 6,66 11 16

5 Giáo viên DT Lào 15 6,25 10 15

6 Giáo viên DT Dao 11 4,58 8 11

7 Giáo viên DT Khơ mú 8 3,33 4 8

8 Giáo viên DT Hoa 2 0,83 2

9 Giáo viên DT Phú Lá 1 0,41 1 1

10 Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lự, Kháng,

Mảng, Cống, Xinh Mun, Lô Lô, Si

La, Nùng (11 dân tộc)

0 0

Nguồn: Khảo sát tại Điện Biên

Page 81: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

71

Tỉ lệ dân số DTTS theo tộc người của tỉnh Điện Biên: dân tộc Thái 38%;

Mông 30%,... Như vậy, với tỉnh Điện Biên cơ cấu giáo viên THPT người DTTS

không phụ thuộc vào tỉ lệ dân số của tộc người đó, chẳng hạn dân tộc Mông có tỉ

lệ dân số cao, song tỉ lệ giáo viên THPT người dân tộc Mông thấp hơn giáo viên

THPT người dân tộc Mường.

- Tỉnh Lào Cai: Tỉnh có 24 DTTS cùng sinh sống, song chỉ 16 DTTS có

giáo viên THPT. Trong đó: giáo viên dân tộc Tày là 46,87%; Nùng 15,58%;

Giáy 9,37%; Mông 8,85%; Dao 6,77%; Pa Dí và Mường 3,64%; Thái, Hoa và

Cao Lan 1.04%; Hán, Phù Lá, Hà Nhì, Sa Phó và Sán Chay 0,52% và còn 8 dân

tộc chưa có giáo viên THPT.

Tỉ lệ dân số DTTS theo tộc người của Lào Cai: dân tộc Mông 22,21%;

Tày 15,84%; Dao 10,05%; Giáy 4,7%; Nùng 4,4%,... Số liệu nêu trên chứng

minh cơ cấu giáo viên theo tộc người của Lào Cai không tương ứng với cơ cấu

và dân số của tộc người.

Bảng 2.6: Số lượng GV THPT người DTTS tỉnh Lào Cai (2013) Đơn vị: Người

TT

Giáo viên

Tổng số

Tỉ lệ

DT (%)

Nữ Trình độ Đ.tạo

Ghi chú Sau ĐH ĐH

Giáo viên THPT cả tỉnh 1.126

Giáo viên người Kinh 934

Giáo viên người DTTS 192 100 165 12 180

1 Giáo viên DT Tày 90 46,87 86 6 84

2 Giáo viên DT Nùng 28 15,58 15 0 28

3 Giáo viên DT Giáy 18 9,37 14 0 18

4 Giáo viên DT Mông 17 8,85 8 2 15

5 Giáo viên DT Dao 13 6,77 11 0 13

6 Giáo viên DT Pa Dí 7 3,64 5 0 7

7 Giáo viên DT Mường 7 3,64 6 2 5

8 Giáo viên DT Thái 2 1,04 1 0 2

9 Giáo viên DT Hoa 2 1,04 2 0 2

10 Giáo viên DT Cao Lan 2 1,04 1 2 0

11 Giáo viên DT Hán 1 0,52 0 0 1

12 Giáo viên DT Phù Lá 1 0,52 0 0 1

13 Giáo viên DT Hà Nhì 1 0,52 1 0 1

14 Giáo viên DT Sa Phó 1 0,52 1 0 1

15 Giáo viên DT Sán Chay 1 0,52 1 0 1

16 Giáo viên các DT khác 1 0,52 0 0 1

Nguồn: Khảo sát tại Lào Cai

Page 82: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

72

Biểu đồ Hình 2.10 cơ cấu giáo viên THPT người DTTS theo tộc người

của 2 tỉnh Điện Biên và Lào Cai.

(Nguồn: Khảo sát ở tỉnh Điện Biên và Lào Cai) Hình 2.9: Biểu đồ tỉ lệ giáo viên theo tộc người ở Điện Biên và Lào Cai

b) Cơ cấu thành phần tộc người theo trường

Khảo sát ở các trường THPT, số lượng và tỉ lệ giáo viên người DTTS theo

tộc người như sau:

- Trường Tuần Giáo: có 9 giáo viên DTTS (12%). Trong đó: Dân tộc

Thái 7, dân tộc Tày 1 và Phù Lá 1;

- Trường Búng Lao: có 11 giáo viên DTTS (25,6%). Trong đó: Dân tộc

Thái 6, Mường 2, Mông 1, Sán Dìu 1 và Dao 1;

- Trường PTDTNT Điện Biên: có 7 giáo viên DTTS (16,3%). Trong đó:

Dân tộc Tày 2, Nùng 2, Thái 1, Mông 1 và Dao 1;

- Trường Mường Chà: có 14 giáo viên DTTS (25,9%). Trong đó: Dân tộc

Thái 5, Tày 4, Nùng 3, Mông 1 và Khơ Mú 1;

- Trường Trần Phú: có 4 giáo viên DTTS (13,3%). Trong đó: Dân tộc

Thái 1, Tày 2, Mường 1 và Thái 1;

- Trường Mai Châu B: có 15 giáo viên DTTS (60%). Trong đó: Dân tộc

Thái 8, Mường 6, và Tày 1;

- Trường Lạc Thủy: có 7 giáo viên DTTS (18,4%) là dân tộc Mường.

Page 83: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

73

Như vậy, các dân tộc Thái, Tày, Mường, Nùng, Mông, Giáy chiếm tỉ lệ

cao hơn các dân tộc khác trên địa bàn.

2.3.2.2. Cơ cấu theo giới tính

Theo giới tính, giáo viên nữ người DTTS chiếm tỉ lệ cao hơn giáo viên

nam người DTTS:

- Trường THPT Mường Chà: có 10 giáo viên nữ (71,4%);

- Trường PTDTNT Điện Biên: có 6 giáo viên nữ (85.7%);

- Trường Búng Lao: có 6 giáo viên nữ (54,5%);

- Trường Tuần Giáo: có 6 giáo viên nữ (66,6%);

- Trường Trần Phú: có 2 giáo viên nữ (50,0%);

- Trường Mai Châu B: có 9 giáo viên nữ (60.0%);

- Trường Lạc Thủy: có 7 giáo viên nữ (100%);

- Trường Simacai 2: có 4 giáo viên nữ (44,4%);

- Trường Phong Thổ: có 1 giáo viên nữ (100%),...

2.3.2.3. Cơ cấu theo môn học

Cơ cấu theo môn học, về tổng thể giáo viên người DTTS dạy các môn xã

hội nhiều hơn giáo viên dạy các môn tự nhiên:

- Trường THPT Tuần Giáo: giáo viên môn tự nhiên 5/35 (14.3%); giáo

viên môn xã hội 4/40 (10%);

- Trường Búng Lao: giáo viên môn tự nhiên 3/23 (13%); giáo viên môn

xã hội 4/20 (20%);

- Trường PTDTNT Điện Biên: giáo viên môn tự nhiên 2/18 (11%); giáo

viên môn xã hội 5/16 (31,3%);

- Trường Mường Chà: giáo viên môn tự nhiên 5/28 (17,8%); giáo viên

môn xã hội 9/26 (34,6%);

- Trường Phong Thổ: giáo viên môn tự nhiên 1/11 (9%); giáo viên môn

xã hội 0/11 (0%);

- Trường Trần Phú: giáo viên môn tự nhiên 0/14 (0%); giáo viên môn xã

hội 1/16 (6,2%),...

Page 84: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

74

Với môn công nghệ thông tin có 03 giáo viên và môn ngoại ngữ có 5 giáo

viên người DTTS trong tổng số 14 trường khảo sát.

Tóm lại, về cơ cấu theo tộc người phần lớn giáo viên THPT người DTTS

là người thuộc những tộc người có tỉ lệ dân số cao ở các tỉnh như: Thái, Mường,

Tày, Nùng, Mông,…hoặc những dân tộc có tỉ lệ dân số ít song định cư ở những

vùng đô thị, vùng thấp. Phần lớn những tộc người có tỉ lệ dân số thấp, định cư ở

vùng sâu, vùng xa, vùng cao có ít giáo viên, hoặc chưa có giáo viên; về cơ cấu

theo môn học, giáo viên dạy môn xã hội nhiều hơn giáo viên dạy môn tự nhiên;

về giới tính giáo viên nữ nhiều hơn giáo viên nam.

2.3.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

2.3.3.1. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

Số liệu Thống kê GD&ĐT cho biết, đến thời điểm năm học 2013-2014

giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc đạt chuẩn trình độ đào tạo tỉ lệ 97-

100%. Số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (sau đại học) có tỉ lệ thấp:

- Tỉnh Điện Biên, giáo viên THPT người DTTS có 240 người, trong đó:

Đại học 237 người, sau đại học 3 người chiếm tỉ lệ 1,25% và đều là người dân

tộc Thái (trong khi đó giáo viên THPT người Kinh 884 người, trong đó: Đại học

855 người, sau đại học 29 người chiếm 3,28%);

- Tỉnh Lào Cai, giáo viên THPT người DTTS có 192 người, trong đó: Đại

học 180 người, sau đại học 12 người (6,67%). Trong số 12 giáo viên có trình độ

đào tạo sau đại học: Dân tộc Tày 6 người (3,13%); dân tộc Mông 2 người

(1,04%); dân tộc Mường 2 người (1,04%); dân tộc Cao Lan 2 người (1,04%).

Kết quả khảo sát ở các trường THPT, số giáo viên người DTTS đạt trình

độ đào tạo trên chuẩn (Thạc sĩ) rất ít: Trường Mường Chà có 01 (dân tộc Thái);

trường Trần Phú có 01 (Tày); trường PTDTNT Điện Biện có 01 (Dao); trường

Tuần Giáo có 01 (Thái).

2.3.3.2. Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

Đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS, luận án sử dụng 25 tiêu chí cơ bản để khảo sát. Giáo viên người DTTS tự

Page 85: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

75

đánh giá theo 25 tiêu chí. Tổng hợp kết quả khảo sát về phẩm chất và năng lực

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS đạt điểm đánh giá cao: Phẩm chất chính trị: 96.0% đạt 4

điểm; đạo đức nghề nghiệp: 100% đạt 4 điểm.

- Về ứng xử với học sinh, ứng xử với đồng nghiệp và lối sống, tác phong

của đội ngũ giáo viên THPT người DTTS đạt điểm đánh giá cao: ứng xử với học

sinh: 100% đạt 4 điểm; Ứng xử với đồng nghiệp: 100% đạt 4 điểm; lối sống, tác

phong: 90,7% đạt 4 điểm.

- Về tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: Tìm hiểu đối tượng giáo

dục: 48,7% đạt 4 điểm; tìm hiểu môi trường giáo dục: 35,3% đạt 4 điểm.

- Về năng lực dạy học: Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học: 13,3% đạt 4

điểm; năng lực đảm bảo kiến thức môn học: 20% đạt 4 điểm, 80% đạt điểm 3;

đảm bảo chương trình môn học: 100% đạt 4 điểm; vận dụng các phương pháp

dạy học: 15,3% đạt 4 điểm, 84,7% đạt điểm 3; sử dụng các phương tiện dạy học:

100% đạt điểm 4; xây dựng môi trường học tập: 8% đạt 4 điểm, 79,3% đạt điểm

3 và 12,7% đạt điểm 2; quản lí hồ sơ dạy học: 100% đạt 4 điểm; kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của học sinh: 6% đạt 4 điểm.

- Về năng lực giáo dục học sinh: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo

dục: 33,3% đạt điểm 4; giáo dục qua môn học: 32,7% đạt điểm 4; giáo dục qua

các hoạt động giáo dục: 16,7% đạt điểm 4; giáo dục qua các hoạt động trong

cộng đồng: 0% đạt điểm 4; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ

chức giáo dục: 72,7% đạt điểm 4; đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học

sinh: 62,7% đạt điểm 4.

- Về năng lực hoạt động chính trị, xã hội: Phối hợp với gia đình HS và

cộng đồng: 12% điểm 4; tham gia hoạt động chính trị, xã hội: 8 % điểm 4,

38,7% đạt điểm 3 và 53,3% đạt điểm 2.

- Về năng lực phát triển nghề nghiệp: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện:

14,7% đạt điểm 4; phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo

dục: 0 % đạt điểm 4, 90,7% đạt điểm 3 và 9,3% đạt điểm 2.

Page 86: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

76

Bảng 2.7: Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên người DTTS

TT

PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC Số lƣợng/

tỉ lệ

Số lƣợng và tỉ lệ % Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4

1 Phẩm chất chính trị SL 0 0 6 144 % 4.0 96.0

2 Đạo đức nghề nghiệp SL 0 0 0 150 % 0 100

3 Ứng xử với học sinh SL 0 0 0 150 % 0 100

4 Ứng xử với đồng nghiệp SL 0 0 0 150 % 0 0 0 100

5 Lối sống, tác phong SL 0 0 14 136 % 9.3 90.7

6 Tìm hiểu đối tượng giáo dục SL 0 28 49 73 % 0 18.6 32.7 48.7

7 Tìm hiểu môi trường giáo dục. SL 0 34 63 53 % 0 22.7 42.0 35.3

8 Xây dựng kế hoạch dạy học SL 0 0 130 20 % 0 0 86.7 13.3

9 Đảm bảo kiến thức môn học SL 0 0 121 29 % 0 0 80.0 20.0

10 Đảm bảo chương trình môn học SL 0 0 0 150 % 0 0 0 100

11 Vận dụng các phương pháp dạy học

SL 0 0 127 23 % 0 0 84.7 15.3

12 Sử dụng các phương tiện dạy học SL 0 0 0 150 % 0 0 0 100

13 Xây dựng môi trường học tập SL 0 19 119 12 % 0 12.7 79.3 8.0

14 Quản lí hồ sơ dạy học SL 0 0 0 150 % 0 0 0 100

15 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

SL 0 0 144 6 % 0 0 96.0 4.0

16 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

SL 0 0 100 50 % 0 0 66.7 33.3

17 Giáo dục qua môn học SL 0 19 82 49 % 0 12.7 54.6 32.7

18 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

SL 0 26 99 25 % 0 17.3 66.0 16.7

19 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

SL 0 24 126 0 % 0 16.0 84.0 0

20 Vận dụng các nguyên tắc, PP, hình thức tổ chức GD

SL 0 0 41 109 % 0 0 27.3 72.7

21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

SL 0 0 56 94 % 0 0 37.3 62.7

22 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

SL 0 86 46 18 % 0 57.3 30.7 12.0

23 Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

SL 0 80 58 12 % 0 53.3 38.7 8.0

24 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

SL 0 9 119 22 % 0 6.0 79.3 14.7

25 Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

SL 0 14 136 0 % 0 9.3 90.7 0

Nguồn: Khảo sát thực tế

Page 87: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

77

Tóm lại, đội ngũ giáo viên THPT người DTTS có phẩm chất chính trị, đạo

đức nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, học sinh và lối sống tác phong tốt;

thương yêu học sinh; gắn bó với quê hương. Tuy nhiên về năng lực còn hạn chế

ở nhiểu mặt như: năng lực đảm bảo kế hoạch dạy học; đảm bảo kiến thức môn

học; vận dụng kiến thức các môn học; xây dựng môi trường môn học; kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của học sinh; giáo dục qua các hoạt động trong cộng

đồng,…là những bất cập mà cần có giải pháp căn bản và có lộ trình mới có thể

khắc phục được.

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn

nhân lực

2.4.1. Phân cấp quản lí đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số

2.4.1.1. Phân cấp quản lí giáo viên THPT

Hiện tại phân cấp quản lí giáo viên THPT (quản lí viên chức nhà nước)

được qui định thống nhất chung trong toàn quốc, chưa có những qui định mang

tính đặc thù (qui định riêng) trong quản lí giáo viên THPT người DTTS, hay

giáo viên người DTTS nói chung. Chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể quản lí

có liên quan đến giáo viên THPT được phân cấp như sau:

- UBND cấp tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn Sở GD&ĐT thực hiện quy hoạch,

kế hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực

hiện chính sách đối với giáo viên; bảo đảm đủ biên chế sự nghiệp.

- Sở GD&ĐT: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc

tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, thực

hiện chính sách đối với giáo viên.

- Trường THPT: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục

khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

ban hành; quản lí giáo viên; tổ chức cho giáo viên tham gia hoạt động xã hội.

Page 88: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

78

- Hiệu trưởng trường THPT: Quản lí giáo viên; quản lí chuyên môn; phân

công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên; thực hiện công tác khen

thưởng, kỉ luật đối với giáo viên; thực hiện việc tuyển chọn giáo viên; kí hợp

đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên theo quy định của Nhà nước;

- Tổ chuyên môn của trường THPT: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt

động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên

theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác

của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh

giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định.

- Sở Nội vụ là cơ quan quản lí công chức, viên chức của tỉnh. Sở Nội vụ

phối hợp với Sở GD&ĐT trong tuyển dụng giáo viên THPT theo kế hoạch được

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Tóm lại, hiện tại chưa có qui định về phân cấp quản lí đối với giáo viên

THPT người DTTS. Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, trước hết đòi hỏi các địa phương vùng

DTTS cần xây dựng những qui định riêng đối với giáo viên THPT người DTTS

- Chính sách dân tộc của địa phương (tỉnh/thành phố).

2.4.1.2. Quản lí nhà nước về giáo dục dân tộc

Đối với lĩnh vực giáo dục dân tộc, theo qui định của Chính phủ, phân cấp

quản lí công tác giáo dục dân tộc như sau: Từ trước tháng 11/2006, Trung tâm

Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc (Bộ GD&ĐT) là cơ quan vừa làm nhiệm vụ

nghiên cứu khoa học vừa làm nhiệm vụ quản lí chỉ đạo, quản lí phát triển giáo

dục ở vùng dân tộc. Từ ngày 30/11/2006, Vụ Giáo dục dân tộc (thuộc Bộ

GD&ĐT) là cơ quan giúp Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lí

nhà nước về giáo dục dân tộc.

Đồng thời, ở các địa phương vùng DTTS, Sở GD&ĐT thành lập Phòng

giáo dục dân tộc (có địa phương gọi là Ban giáo dục dân tộc, có địa phương kết

hợp với nhiệm vụ khác gọi là Phòng Giáo dục dân tộc và công tác học sinh sinh

viên,...). Cấp huyện, mỗi phòng GD&ĐT có 01 biên chế chuyên viên thực hiện

nhiệm vụ quản lí chỉ đạo về giáo dục dân tộc.

Page 89: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

79

Chức năng nhiệm vụ chủ yểu của các cơ quan quản lí về giáo dục dân tộc

(từ TW đến địa phương) chỉ giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ

em, học sinh người DTTS như: trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ

thông dân tộc nội trú; trường dự bị đại học dân tộc. Chế độ chính sách đối với

học sinh DTTS như chính sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp

chuyên nghiệp; chính sách học bổng, chính sách học phẩm; chính sách tuyển

dụng sau cử tuyển,... Những vấn đề liên quan đến giáo viên, đào tạo bồi dưỡng

giáo viên, phát triển giáo viên ở Trung ương do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí

cơ sở giáo dục tổ chức quản lí; ở địa phương do phòng Tổ chức cán bộ của Sở

GD&ĐT đảm nhiệm.

Tổ chức bộ máy quản lí nhà nước về giáo dục dân tộc hiện nay được mô

hình hóa ở Hình 2.14 dưới đây:

Hình 2.10: Mô hình tổ chức QLNN về giáo dục dân tộc

Tóm lại, hiện chưa có qui định về phân cấp quản lí đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS và giáo viên người DTTS nói chung. Qui định về quản lí đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS cũng là qui định quản lí giáo viên THPT.

Page 90: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

80

2.4.2. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số

2.4.2.1. Qui hoạch phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Hiện tại, các văn bản pháp qui về chiến lược, qui hoạch, đề án có nội dung

liên quan đến phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số như:

- Qui hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Phát triển

nhân lực phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo

ngành/lĩnh vực, vùng, miền, lãnh thổ; phát triển nhân lực Việt Nam phải gắn với

yêu cầu của hội nhập quốc tế [130].

- Qui hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020: xác

định được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực của ngành, góp phần

đảm bảo lực lượng để tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục[22].

- Quyết định 402/QĐ-TTg, phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức người DTTS trong thời kì mới.

Tóm lại, nội dung qui hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, qui hoạch phát

triển nhân lực ngành giáo dục và đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức người DTTS trong thời kì mới đều chưa có qui định về vấn đề phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

2.4.2.2. Công tác qui hoạch ở các địa phương vùng Tây Bắc về phát triển

đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số

Trong 6 tỉnh vùng Tây Bắc, hiện 4 tỉnh có qui hoạch phát triển nguồn

nhân lực giai đoạn 2011-2020 là: Lào Cai xây dựng 2011; Lai Châu xây dựng

2011; Điện Biên xây dựng 2012 và Hòa Bình xây dựng 2012. Trong đó những

nội dung của qui hoạch liên quan đến phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS

của một số tỉnh như sau:

- Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực 2011-2020 của Điện Biên: “Bồi

dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực: Nâng

cao trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên là khâu đột phá quan trọng để nâng cao

chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.”

Page 91: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

81

- Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực 2011-2020 của Lai Châu: “Thực

hiện chính sách ưu tiên phát triển nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa; lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện tốt

công tác tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Chú trọng phát triển đội ngũ giáo

viên là người dân tộc.”

- Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực 2011-2020 của Lào Cai: “Đến năm

2010, có đủ giáo viên tất cả các bộ môn; đạt trên 5% giáo viên THPT trên

chuẩn; đến năm 2015 và 2020 đạt 45% và 90% giáo viên THPT trên

chuẩn,...”[128]

Tóm lại, đến thời điểm hiện tại cả 6 tỉnh vùng Tây Bắc đều chưa có qui

hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo hướng phát triển

nguồn nhân lực người DTTS. Mặc dù đã có những văn bản pháp lí của Chính

phủ qui định về chiến lược phát triển nhân lực tại chỗ người DTTS. Những qui

định của Chính phủ là cơ sở pháp lí quan trọng để các địa phương vùng Tây Bắc

nói riêng, vùng DTTS nói chung xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo

viên THPT tại chỗ, người DTTS (Quyết định 402/QĐ-TTg qui định tỉ lệ công

chức, viên chức người DTTS trong các cơ quan, đơn vị ở vùng DTTS và thời

gian để các cơ quan, đơn vị và tổ chức hoàn thành mục tiêu của quyết định là

năm 2020).

2.4.3. Tuyển chọn, sử dụng và đánh giá giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số

2.4.3.1. Thực hiện định biên giáo viên trung học phổ thông ở các tỉnh

vùng Tây Bắc

Hiện tại, biên chế giáo viên cho các trường THPT được qui đinh chung

cho toàn quốc, không có qui định riêng mang tính vùng miền. Đối với trường

PTDTNT có qui định riêng, do tính đặc thù của loại hình trường chuyên biệt.

Theo qui định chung, trường THPT mỗi lớp được bố trí biên chế không

quá 2,25 giáo viên; đối với các trường chuyên biệt (trường PTDTNT, trường

PTDTBT, trường chuyên mỗi lớp được bố trí không quá 2,4 biên chế; trường phổ

thông nhiều cấp học biên chế giáo viên được qui định theo cấp: TH, THCS hoặc

Page 92: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

82

THPT). Thực tế hệ số GV/lớp và học sinh/GV ở các tỉnh vùng Tây Bắc 2 năm

gần đây được tổng hợp ở Bảng 2.5.

Bảng 2.8: Tỉ lệ GV/ Lớp và HS/ GV vùng Tây Bắc

TT Vùng/ Tỉnh 2012-2013 2013-2014 GV/ Lớp HS/ GV GV/ Lớp HS/ GV

CẢ NƢỚC 2,20 17,72 2,37 16,59 Trung du & M.núi phía Bắc 2,34 16,35 2,40 15,95 TÂY BẮC 2,38 15.47 2,45 15.33

1 Yên Bái 2,44 15,73 2,51 15,01

2 Lào Cai 2,41 14,79 2,31 15,07

3 Lai Châu 2,36 12,94 3,27 13,94

4 Điện Biên 2,39 13,78 2,34 13,54

5 Sơn La 2,34 17,93 2,42 16,87

6 Hòa Bình 2,41 15,32 2,10 16,01 (Nguồn: Thống kê GD&ĐT năm học 2012-2013 và 2013-2014)

Tóm lại, biên chế giáo viên của các tỉnh không ổn định, năm trước cao,

năm sau thấp; hoặc năm trước thấp, năm sau tăng. Nguyên nhân là do sự biến

động về số lượng học sinh chuyển cấp từ THCS lên THPT, sự biến động này

thường diễn ra ở các huyện nghèo. Mặc dù định biên giáo viên ở Tây Bắc cao

hơn mặt bằng chung, song tình trạng thiếu cục bộ giáo viên vẫn hiện hữu ở

nhiều trường, một số trường chưa có giáo viên dạy môn công nghệ thông tin

phải bố trí giáo viên Vật lí dạy, hoặc sử dụng giáo viên Kĩ thuật công nghiệp dạy

Vật lí,… như: Trường THPT Búng Lao; trường Phong Thổ; trường Mường Chà;

trường Mù Cang Chải,...

2.4.3.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên THPT người dân tộc thiểu số

Thực tế công tác tuyển chọn giáo viên THPT ở tất cả các tỉnh vùng Tây

Bắc đang được thực hiện theo qui định chung, áp dụng cho tất cả các đối tượng

theo tiêu chuẩn qui định chung. Công tác tuyển dụng giáo viên THPT ở các tỉnh

đang được thực hiện theo 2 phương thức: xét tuyển hoặc thi tuyển. Qui trình

tuyển chọn giáo viên THPT được thực hiện như sau sau:

(i) Xét kết quả học tập bao gồm: Điểm học tập và điểm tốt nghiệp của

người dự tuyển;

Page 93: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

83

(ii) Kiểm tra, sát hạch thông qua thi trắc nghiệm, hoặc thi viết về năng

lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí cần tuyển. Thí sinh phải qua

kì sát hạch về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bằng 01 bài thi trắc nghiệm

(thời gian 45 phút) hoặc 01 bài thi viết (thời gian 120 phút).

Khi có nhu cầu tuyển dụng giáo viên THPT, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở

Nội vụ tổ chức thực hiện tuyển dụng sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê

duyệt kế hoạch tuyển dụng. Nghiên cứu nội dung thông báo tuyển dụng giáo

viên THPT của các Sở GD&ĐT các tỉnh vùng Tây Bắc cho thấy trong tuyển

dụng giáo viên THPT, giáo viên người DTTS cũng phải tham gia thi tuyển hoặc

xét tuyển như những giáo viên không phải là người DTTS. Dưới đây là nội dung

thông báo tuyển dụng giáo viên THPT của tỉnh Lai Châu:

“I. Tiêu chuẩn chung

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ,

thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

- Từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn đăng ký dự tuyển;

- Có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án

phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang áp dụng các biện pháp giáo dục

tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;

- Riêng dự tuyển viên chức giáo viên phải phát âm chuẩn, không dị dạng,

khiếm khuyết về hình thể;

- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

II. Tiêu chuẩn cụ thể

1. Trình độ chuyên môn: Sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên

hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn các chuyên ngành

cần tuyển và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm,…”.

Page 94: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

84

Như vậy, công tác tuyển chọn giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh

vùng Tây Bắc hiễn vẫn đang được thực hiện theo qui định chung về tuyển dụng

viên chức ngành giáo dục, chưa tỉnh nào có qui định về tuyển dụng giáo viên

THPT người DTTS theo hướng phát triển nguồn nhân lực người DTTS.

2.4.3.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc

thiểu số

Trong quản lí sử dụng giáo viên, các trường THPT vùng Tây Bắc thực

hiện theo qui qui định của Điều lệ trường trung học và hướng dẫn của Bộ

GD&ĐT và của Sở GD&ĐT. Đối với giáo viên là người DTTS:

- Kết quả khảo sát cán bộ quản lí nhà trường, 100% ý kiến cho biết việc

phân công nhiện vụ cho giáo viên DTTS thực hiện theo qui định chung, những

nhiệm vụ được giao như: giảng dạy (theo môn học); chủ nhiệm lớp; công tác

khác (do Hiệu trưởng hay đoàn thể phân công). Nguyên tắc phân công nhiệm vụ

cho giáo viên người DTTS dựa trên năng lực của giáo viên, không có sự phân

biệt giáo viên người Kinh hay người DTTS. Những giáo viên có năng lực

chuyên môn được bố trí dạy các lớp cuối cấp; giáo viên có năng lực quản lí được

bố trí làm công tác chủ nhiệm hay quản lí học sinh nội trú (trường PTDTNT).

Nhu vậy, việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên không có sự phân biệt giáo

viên DTTS hay giáo viên người Kinh, tất cả đều bình đẳng như nhau.

- Quản lí giáo viên người DTTS, 100% ý kiến của các hiệu trưởng cho

biết hiện tại việc quản lí giáo viên người DTTS không có sự khác biệt gì kể cả

về mặt hành chính và chuyên môn. Công tác quản lí giáo viên được thực hiện

theo qui định của Điều lệ trường Trung học, các văn bản hướng dẫn của Bộ

GD&ĐT và Sở GD&ĐT với nhiều hình thức khác nhau như: Quản lí trực tiếp;

quản lí thông qua tổ chuyên môn; quản lí thông qua hội đồng sư phạm; quản lí

thông qua các phương tiện thông tin; quản lí thông qua kiểm tra hồ sơ công việc;

quản lí thông qua hồ sơ cán bộ. Với những giáo viên người DTTS còn hạn chế

về năng lực chuyên môn nhà trường giao cho tổ chuyên môn, giáo viên giỏi kèm

cặp và giúp đỡ thêm; tăng cường hoạt động dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm giúp

giáo viên DTTS nâng cao năng lực chuyên môn.

Page 95: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

85

Tóm lại, việc sử dụng giáo viên THPT người DTTS đang được các trường

THPT thực hiện theo qui định chung của Điều lệ trường trung học, chưa có sự

khác biệt. Việc sử dụng giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

chưa được thực hiện theo nội dung của phát triển nguồn nhân lực người DTTS.

2.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số

Đánh giá giáo viên theo qui định của Thông tư số 30/2009/TT-BGD-ĐT:

Kết quả đánh giá giáo viên năm học 2014-2015 của một số trường như sau:

- Trường PTDTNT Điện Biên: loại xuất sắc 37 giáo viên (86,05%); loại

khá 6 giáo viên (13,95 %). Trong đó giáo viên người DTTS: xuất sắc 4 giáo

viên (9,30%) là người dân tộc Tày và Dao; khá 3 giáo viên (6,97%) là người dân

tộc Nùng;

- Trường THPT Búng Lao: loại xuất sắc 14 giáo viên (32,56%); khá 29

giáo viên (67,44%). Trong đó giáo viên DTTS: loại xuất sắc 4 giáo viện

(9,30%); loại khá 7 giáo viên (16,28%).

- Trường THPT Mường Chà: loại xuất sắc có 51 giáo viên (94.4%), loại

khá có 3 giáo viên (5.6%). Trong đó giáo viên người DTTS: loại xuất sắc 12

giáo viên (22,2%); loại khá 2 giáo viên (3,7%)

- Trường Tuần Giáo: loại xuất sắc có 15 giáo viên (20%), loại khá có 60

giáo viên (80%). Trong đó giáo viên DTTS: loại xuất sắc có 4 giáo viên

(5,33%); loại khá 5 giáo viên (6,66%);

- Trường PTDTNT tỉnh Lào Cai: loại xuất sắc có 41 giáo viên (93,2%),

loại khá có 3 giáo viên (6,8%). Trong đó giáo viên DTTS: loại xuất sắc có 6

giáo viên (13,6%); loại khá 1 giáo viên (2,2%),…

Kiểm tra, đánh giá giáo viên về việc thực hiện qui chế chuyên môn; dự

giờ, thăm lớp,…được thực hiện thường xuyên theo qui định và áp dụng đối với

tất cả giáo viên của nhà trường.

Tóm lại, kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện theo qui định chung, áp

dụng cho tất cả giáo viên trong nhà trường. Hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo

Page 96: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

86

viên người DTTS nhằm mục đích phát triển giáo viên người DTTS theo định

hướng phát triển nguồn nhân lực người DTTS chưa được thực hiện.

2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số

2.4.4.1. Đào tạo nâng cao trình độ cho giáo viên người dân tộc thiểu số

Đối với đội ngũ giáo viên THPT người DTTS, qua khảo sát thực tế kết

quả cho biết số giáo viên THPT người DTTS có trình độ trên chuẩn (thạc sĩ)

chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Ví dụ: Lào Cai số giáo viên THPT người DTTS có trình độ

thạc sĩ là 12/ 192 GV (6,25%); Điện Biên số GV người DTTS có trình độ thạc sĩ

là 3/ 240 GV (1,25%).

2.4.4.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên người dân tộc thiểu số

- Bồi dưỡng định kì: giáo viên THPT người DTTS tham gia bồi dưỡng

định kì hàng năm theo qui định của Bộ GD&ĐT;

- Bồi dưỡng giáo dục đặc thù: Giáo viên được tham gia học các lớp học

tiếng dân tộc do tỉnh mở như: Lào Cai học tiếng Mông, Điện Biên và Sơn La

học tiếng Thái.

Tóm lại, công tác bồi dưỡng giáo viên THPT ở các tỉnh vùng Tây Bắc

đảm bảo theo qui định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng

năm của Sở GD&ĐT và áp dụng cho tất cả giáo viên (người Kinh và DTTS),

chưa thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên người DTTS theo hướng phát

triển nguồn nhân lực người DTTS.

2.4.4.3. Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên dân tộc thiểu số

Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT người DTTS, luận án

tiến hành khảo sát 130 giáo viên THPT người DTTS với nội dung hỏi ý kiến về

bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng phương pháp dạy học và những nội dung khác

theo yêu cầu.

Kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng kiến thức những nội dung: nâng cao

kiến thức chuyên môn, nâng cao kiến thức công nghệ thông tin, nâng cao kiến

thức chính trị, nâng cao năng lực Tiếng Việt,… được nhiều giáo viên DTTS lựa

Page 97: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

87

chọn. Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên được được cụ thể hóa ở biểu đồ Hình

2.17 dưới đây:

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Hình 2.11: Biểu đồ tỉ lệ (%) nhu cầu bồi dưỡng kiến thức của GV DTTS

Về nhu cầu bồi dưỡng phương pháp dạy học bộ môn, phương pháp dạy

học tích hợp, phương pháp dạy học theo chuyên đề, phương pháp dạy học bằng

sách giáo khoa điện tử, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy

học,… là nhu cầu mà hầu hết giáo viên người DTTS mong muốn. Kết quả khảo

sát được cụ thể hóa ở biểu đồ Hình 2.18 dưới đây:

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Hình 2.12: Biểu đồ tỉ lệ (%) nhu cầu bồi dưỡng phương pháp của GV DTTS

Page 98: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

88

2.4.5. Chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc của đội ngũ giáo viên

trung học phổ thông người dân tộc thiểu số

Dân tộc và công tác dân tộc là cơ sở để ban hành các chính sách dân tộc.

Chính sách dân tộc nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để các DTTS phát

huy nội lực phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước.

Chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên THPT người DTTS thực

chất là những chính sách ưu tiên để phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS.

2.4.5.1. Chính sách tạo nguồn đào tạo giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số

Theo chính sách hiện hành, tạo nguồn đào tạo giáo viên THPT người

DTTS có 3 con đường:

(1) Thông qua trường DBĐHDT: Học sinh DTTS sau 1-2 năm học trường

Dự bị Đại học Dân tộc được nhà trường sắp xếp vào các trường ĐH, CĐ theo

chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT, trong đó có các trường ĐHSP (Hiện nay cả nước có 4

trường DBĐHDT ở Việt Trì, Sầm Sơn, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh

và nhiều trường ĐH có khoa dự bị)

(2) Thông qua cử tuyển vào ĐH, CĐ và TCCN: Học sinh DTTS được các

địa phương cử tuyển vào các trường ĐH, CĐ, trong đó có các trường ĐHSP.

(3) Học sinh DTTS thuộc các dân tộc rất ít người (dân tộc được bảo tồn)

được học PTDTBT chuyển tiếp lên PTDTNT chuyển tiếp lên DBĐHDT và vào

thẳng ĐH, CĐ.

Các chính sách ưu tiên tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh DTTS được

tuyển, cử tuyển và tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, để phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS thì các chính sách nêu trên còn bộc lộ một

số vấn đề bất cập:

- Thứ nhất, học sinh học DBĐHDT sau 01 năm bồi dưỡng kiến thức

thường không lựa chọn trường ĐHSP mà chọn vào những trường “tốp trên” như

ĐH Bách khoa, ĐH Thương mại, ĐH Dược.

Kết quả nghiên cứu toàn diện học sinh dự bị đại học của Trung tâm

Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc ở 5 trường và khoa dự bị ĐH về nguyện vọng dự

Page 99: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

89

tuyển ĐH, CĐ có 22% học sinh được khảo sát có nguyện vọng vào ĐHSP; 13%

có nguyện vọng vào ĐH Công an, Quân sự và 66% vào các trường ĐH khác

(Bảng 2.7)

Bảng 2.8: Nguyện vọng dự tuyển Đại học của học sinh dự bị đại học (%)

Trƣờng DBĐH

TP.HCM

ĐH Tây

Nguyên

DBĐH

Nha

Trang

PT vùng

cao Việt

Bắc

DBĐH

Sầm Sơn

TB chung

ĐH Sư phạm 18,75 23,81 25,45 22,64 19,23 22,00

ĐH Công an/ Quân sự 04,17 09,52 12,73 07,55 32,69 13,60

Trường ĐH khác 77,08 66,67 69,09 69,81 48,08 66,00

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc - Viện KHGD Việt Nam (2012)

- Thứ hai, học sinh DTTS được cử tuyển vào ĐHSP và học sinh DTTS

thuộc dân tộc rất ít người được tuyển thẳng vào ĐHSP gặp nhiều khó khăn trong

quá trình học đại học, do năng lực đầu vào thấp. Nhiều em không theo được đã

bỏ học; nhiều em 8-10 năm không ra trường được. Những em ra trường được thì

năng lực hạn chế (đầu vào yếu - đầu ra yếu). Khảo sát lí do bỏ học của sinh viên

DTTS do Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc thực hiện năm 2012 cho thấy

nguyên nhân bỏ học: do học khó quá 38,6%; về lấy chồng/ lấy vợ 29%; về làm

kiếm tiền giúp gia đình 77,6%; khó khăn kinh tế không theo học được 53,8%; đi

học xa nhớ nhà 10,5%,… (Bảng 2.8)

Bảng 2.9: Các lí do bỏ học của sinh viên SP người DTTS (%)

LÍ DO

TRƢỜNG

ĐH Tây

Nguyên

ĐH Tây

Bắc

ĐHSP

Thái

Nguyên

ĐHSP

Đồng

Tháp

ĐH An

Giang

ĐH Đà

Lạt

ĐH

KTCN

Thái

Nguyên

Toàn bộ

Học khó quá 53,1 20,5 38,7 32,0 37,5 43,8 48,1 38,6

Về nhà lấy chồng /vợ 65,6 41,0 16,1 4,0 25,0 25,0 14,8 29,0

Xa nhà 6,3 5,1 9,7 16,0 16,7 9,4 14,8 10,5

Đi làm, kiếm tiền giúp GĐ 81,3 84,6 67,7 84,0 79,2 81,3 63,0 77,6

Khó khăn kinh tế 62,5 71,8 61,3 32,0 50,0 43,8 44,4 53,8

Không thích học 9,4 7,7 19,4 4,2 12,5 11,1 9,5

Sức khỏe yếu 3,1 17,9 3,2 12,0 16,7 12,5 9,5

Văn hóa khác 4,0 3,1 1,0

Lý do khác 5,1 6,5 12,0 4,2 9,4 5,2

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc - Viện KHGD Việt Nam (2012)

Page 100: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

90

- Thứ ba, học sinh DTTS được cử tuyển vào ĐHSP và học sinh DTTS

thuộc dân tộc rất ít người được tuyển thẳng vào ĐHSP khi ra trường chưa được

các địa phương tuyển chọn theo qui định (có cử - không có tuyển) mà vẫn phải

tham gia thi tuyển viên chức bình thường với các đối tượng dự tuyển khác.

Tóm lại, các chính sách hiện tại đối với học sinh, sinh viên người DTTS

nếu được bổ sung, hoàn thiện sẽ có vai trò quan trọng để tạo nguồn đào tạo giáo

viên THPT người DTTS nói riêng, giáo viên người DTTS nói chung theo hướng

phát triển nguồn nhân lực người DTTS.

2.4.5.2. Chính sách đối với giáo viên trung học phổ thông người dân tộc

thiểu số

Chính sách đối với giáo viên THPT bao gồm tiền lương, tiền thưởng,

chính sách hỗ trợ và những phúc lợi xã hội khác:

- Về tiền lương, thưởng: giáo viên người DTTS được hưởng chế độ tiền

lương, thưởng đối với giáo viên THPT theo qui định của Nhà nước, không có

chế độ lương riêng cho giáo viên người DTTS.

- Về chính sách ưu đãi: Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang

trực tiếp giảng dạy THPT ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa theo qui định ở

Quyết định số: 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ

về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các

trường công lập.

- Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục

đang công tác tại trường PTDTNT, trường trung học phổ thông chuyên và nhà

giáo, cán bộ quản lí giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc

vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo qui định của Nghị định số:

61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí

giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn.

- Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được qui định ở Nghị

định số: 54/2011/NĐ-CP ngày 04/ 7/ 2011 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch

số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện một

số điều của Nghị định số: 54/2011/NĐ-CP, ngày 04/ 07 / 2011 của Chính phủ.

Page 101: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

91

- Về những phúc lợi xã hội đối với giáo viên THPT vùng Tây Bắc được

các địa phương thực hiện đầy đủ theo qui định của Nhà nước như: bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế, nghỉ dưỡng,... Các địa phương (chính quyền và cộng đồng)

chăm lo động viên tinh thần và vật chất theo điều kiện của địa phương đối với

giáo viên nói chung.

Tóm lại, hiện tại chưa có chính sách ưu đãi riêng đối với giáo viên THPT

người DTTS. Giáo viên người DTTS được hưởng các chế độ chính sách như

những giáo viên THPT khác công tác ở các trường vùng dân tộc thiểu số, vùng

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.

2.4.5.3. Môi trường làm việc của giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số

a) Môi trường nhà trường

- Khảo sát và quan sát thực tế cho thấy các trường THPT chăm lo xây

dựng môi trường làm việc thân thiện, công bằng, không phân biệt, đối xử, kì thị

dân tộc. Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường đều thực hiện tốt vấn đề

dân tộc và công tác dân tộc.

- Trường, lớp học của tất cả các trường THPT vùng Tây Bắc cơ bản đều

được đầu tư xây dựng khang trang, đẹp và chắc chắn, đủ các điều kiện bàn, ghế,

bảng, ánh sáng để dạy và học; đồ dùng dạy học được Nhà nước trang bị khá đầy

đủ thiết bị, máy móc (máy chiếu, máy tính, máy in, kết nối Internet).

- Các trường PTDTNT quan tâm xây dựng môi trường đa văn hóa: trường

có phòng truyền thống trưng bầy sản phẩm các dân tộc (trang phục, dung cụ lao

động, khí cụ,…), học sinh mặc trang phục dân tộc vào thứ 2 đầu tuần; sinh hoạt

văn hóa, văn nghệ, thể dụ thể thao, lễ hội,… mang đậm nét dân tộc; giáo viên và

học sinh giao tiếp với nhau bằng cả Tiếng Việt nag tiếng dân tộc

b) Môi trường gia đình

Trong các gia đình DTTS, giáo viên giữ vai trò trụ cột cả về kinh tế và

văn hóa. Ngoài giờ làm việc ở trường giáo viên phải tham gia thực hiện các hoạt

động lao động sản xuất (chăn nuôi, làm nương, làm rẫy, chăm sóc bảo vệ diện

Page 102: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

92

tích rừng được giao, tham gia kinh doanh dịch vụ), nhiều thầy cô giáo có trang

trại chăn nuôi ong, trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà, vịt.

Những khó khăn về kinh tế, những phong tục tập quán tác động đến giáo

viên, tạo ra mâu thuẫn ngay trong bản thân giáo viên và phần nào ảnh hưởng đến

chất lượng và hiệu quả dạy học, giáo dục của giáo viên.

c) Môi trường xã hội

Giáo viên người DTTS không chỉ chấp hành những qui định của pháp luật

và qui định quản lí xã hội của chính quyền địa phương, mà còn thực hiện nhưng

qui định mang nặng tính truyền thống, phong tục, tập quán của cộng đồng tộc

người mà bản thân giáo viên là thành viên. Với vị trí, vai trò vừa là giáo viên

vừa là thành viên của tộc người, những phong tục, tập quán, truyền thống (kể cả

tích cực và lạc hậu) tác động đến tâm lí, tình cảm của giáo viên trong thực hiện

nhiệm vụ dạy học, giáo dục. Ví dụ: việc sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp

giữa giáo viên và học sinh (cùng dân tộc) vừa có mặt tích cực, vừa hạn chế. Tích

cực là giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu những nội dung kiến thức khi dùng tiếng

dân tộc để làm rõ thêm; bảo tồn bản sắc văn hóa DTTS. Song nếu giáo viên lạm

dụng tiếng dân tộc, sử dụng quá nhiều, mọi lúc, mọi nơi thì hạn chế năng lực sử

dụng và phát triển Tiếng Việt cho học sinh.

Tóm lại, môi trường làm việc của giáo viên người DTTS ở các trường

THPT vùng Tây Bắc được thực hiện theo qui định chung đối với tất cả giáo

viên. Với giáo viên người DTTS được các trường ưu tiên hơn về yêu cầu thời

gian, về yêu cầu chuyên môn. Song những vấn đề tồn tại, bất cập của giáo viên

người DTTS thì chưa có trường THPT nào có sự quan tâm đặc biệt, chưa có

những biện pháp hiệu quả để từng bước khắc phục những tồn tại, đặc biệt là hạn

chế về năng lực. Nhiều khi còn có sự phân biệt, chẳng hạn những lớp cuối cấp,

lớp thuộc “chọn” của nhà trường thì những giáo viên người DTTS chưa được bố

trí giảng dạy. Môi trường giáo dục đa văn hóa bước đầu đã được hình thành ở

các trường PTDTNT và đã khẳng định sự ưu việt của nó trong giáo dục học sinh

và động viên, khích lệ giáo viên người DTTS trong dạy học và công tác. Đồng

thời góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS.

Page 103: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

93

2.5. Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học

phổ thông ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát

triển nguồn nhân lực

Để đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS,

luận án sử dụng kĩ thuật phân tích SWOT (Bảng 2.9):

Bảng 2.10: Phân tích SWOT về phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực

ĐIỂM MẠNH (S) ----------------------------

(i) Qui hoạch, kế hoạch phát triển

nguồn nhân lực người DTTS của một

số tỉnh vùng Tây Bắc bước đầu đã đề

cập đến vấn đề phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS;

(ii) Công tác tuyển chọn, sử dụng

giáo viên THPT của các tỉnh vùng

Tây Bắc đã chú ý đến phát triển giáo

viên người DTTS (người DTTS là đối

tượng được ưu tiên trong tuyển dụng,

học sinh cử tuyển được một số tỉnh

tuyển dụng không qua thi tuyển); Tạo

cơ hội để giáo viên người DTTS đi

đào tạo (thạc sĩ) để nâng cao trình độ;

(iii) Các trường THPT tạo môi

trường làm việc thuận lợi để giáo

viên người DTTS nâng cao phẩm chất

chính trị và năng lực chuyên môn;

một số trường thực hiện tốt công tác

hướng nghiệp và có một bộ phận học

sinh DTTS chọn nghề sư phạm sau

ĐIỂM YẾU (W) --------------------------

(i) Vần đề phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS theo hướng

phát triển nguồn nhân lực người

DTTS chưa là nội dung của qui

hoạch, kế hoạch phát triển GD&ĐT

của các tỉnh vùng Tây Bắc;

(ii) Công tác tuyển chọn, sử dụng,

kiểm tra, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng

giáo viên THPT người DTTS chưa

thực hiện theo hướng phát triển

nguồn nhân lực người DTTS;

(iii) Chưa xây dựng được môi

trường làm việc, môi trường giáo dục

theo hướng đa văn hóa, đa ngôn ngữ

ở các trường THPT ở vùng Tây Bắc;

(iv) Công tác hướng nghiệp, tạo

nguồn đối với học sinh người DTTS

chưa theo hướng phát triển nguồn

nhân lực người DTTS;

(v) Chưa xây dựng được qui định,

chính sách địa phương để phát triển

Page 104: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

94

khi hoàn thành chương trình THPT

hoặc sau 01 năm học dự bị đại học

dân tộc.

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

theo hướng phát triển nguồn nhân lực

người DTTS.

CƠ HỘI (O) -------------------

(i) Hành lang pháp lí đầy đủ (Hiến

pháp, Luật, văn bản qui phạm pháp

luật về dân tộc, công tác dân tộc và

phát triển nguồn nhân lực người

DTTS) là cơ sở pháp lí để các địa

phương vùng Tây Bắc xây dựng qui

hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

THPT tại chỗ người DTTS theo

hướng phát triển nguồn nhân lực

người DTTS.

(ii) Chính trị ổn định, kinh tế - xã

hội phát triển, môi trường an toàn,…

là điều kiện đảm bảo để giáo viên

người DTTS yên tâm công tác; phát

triển năng lực nghề nghiệp; gắn bó

với nghề nghiệp, với quê hương.

(iii) Đổi mới giáo dục phổ thông,

đổi mới giáo dục đại học; phát triển

đại học vùng tạo điều kiện thuận lợi

để học sinh THPT người DTTS lựa

chọn nghề sư phạm.

NGUY CƠ (T) ----------------------

(i) Sự phát triển của khoa học

công nghệ và hội nhập sâu rộng đòi

hỏi đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS bắt kịp với xu thế chung. Đặc

biệt là năng lực khai thác và sử dụng

công nghệ thông tin trong dạy học và

giáo dục học sinh.

(ii) Đổi mới căn bản và toàn diện

GS&ĐT đòi hỏi đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS nâng cao năng

lực và thực lực nghề nghiệp; đổi mới

phương pháp dạy học từ dạy truyền

thống sang dạy học phân hóa để phát

triển năng lực cho học sinh.

(iii) Phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS đòi hỏi đổi mới

công tac quản lí giáo dục và quản lí

nhà trường;

(iv) Thiếu chính sách tuyển dụng,

sử dụng nguồn nhân lực sư phạm tại

chỗ người DTTS, không động viên và

thu hút học sinh THPT người DTTS

không lựa chọn nghề sư phạm và trở

về địa phương sau khi tốt nghiệp ĐH

sư phạm.

Page 105: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

95

2.5.1. Những mặt mạnh

a) Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở Tây Bắc

- Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc chiếm

tỉ lệ 21,64% trong tổng số giáo viên THPT của vùng. Đội ngũ giáo viên

DTTS cơ bản đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có một số đạt trên chuẩn.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc cơ bản đáp ứng được

yêu cầu hiện tại của nhiệm vụ dạy học, giáo dục.

- Đội ngũ giáo viên là người DTTS nên hiểu biết về tâm, sinh lí học

sinh DTTS; hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ, văn hóa DTTS là lợi thế trong

giáo dục học sinh DTTS.

- Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS là người địa phương nên về tư

tưởng yên tâm công tác, góp sức cho phát triển giáo dục trên quê hương.

b) Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở Tây Bắc

- Công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

vùng Tây Bắc bước đầu đã hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực tại chỗ,

người DTTS, kết quả là: Đội ngũ giáo viên người DTTS từng bước khẳng

định vị trí và vai trò chủ thể trong sự nghiệp phát triển giáo dục THPT ở vùng

DTTS; số lượng giáo viên THPT người DTTS được tuyển dụng, sử dụng tăng

dần lên (sinh viên cử tuyển về; qua thi tuyển,...); Giáo viên người DTTS được

tạo điều kiện cử đi đào tạo trên chuẩn; được bồi dưỡng nội dung giáo dục đặc

thù,…đã góp phần nâng cao năng lực và thực lực nghề nghiệp của giáo viên

DTTS.

- Trong quản lí nhà trường, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp

với đặc thù vùng DTTS được nhiều trường tổ chức thực hiện . Các trường

PTDTNT là những mô hình về môi trường giáo dục đa văn hóa, đa ngôn ngữ

đã có kết quả, chất lượng giáo dục cao.

- Các địa phương thực hiện công tác tạo nguồn nhân lực sư phạm người

DTTS: Nhiều học sinh người DTTS đã được cử tuyển vào ĐH sư phạm và

Page 106: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

96

nhiều em có năng lực lựa chọn nghề sư phạm,… là nguồn giáo viên THPT

người DTTS trong tương lai.

2.5.2. Những yếu kém

a) Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở Tây Bắc

- Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS còn có những hạn chế nhất định

về kiến thức và năng lực chuyên môn.

- Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS còn hạn chế về thực lực sử

dụng phương pháp dạy học, khai thác và ứng dụng CNTT trong dạy học.

Phương pháp dạy học truyền thống vẫn đang được thực hiện ở các trường

THPT vùng Tây Bắc.

- Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS hạn chế về năng lực tự học, tự

nghiên cứu, năng lực hợp tác và phối hợp với đồng nghiệp.

- Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vẫn chịu ảnh hưởng tư tưởng,

tâm lí tự ti, mặc cảm trong quá trình dạy học và hoạt động chuyên môn.

b) Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở Tây Bắc

- Về quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo

tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và quan điểm giáo viên THPT tại chỗ

người DTTS là chủ thể của sự nghiệp phát triển giáo dục THPT vùng DTTS

là vấn đề mới chưa được quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục cấc

cấp ở vùng Tây Bắc.

- Hiện tại về pháp lí đã có qui định về chiến lược phát triển nhân lực

người DTTS (Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013) song cả 6/6 tỉnh

chưa có qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

(Hiện tại có 4 tỉnh có qui hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoan

2011-2020, song chưa có tỉnh nào đưa nội dung phát triển giáo viên người

DTTS vào qui hoạch).

- Cả 6/6 tỉnh vùng Tây Bắc chưa có chính sách địa phương (ưu tiên)

trong việc tuyển chọn, sử dụng GV người DTTS; chưa có chính sách tạo

nguồn đào tạo giáo viên DTTS và chính sách đãi ngộ cho giáo viên người

DTTS nói chung, giáo viên THPT nói riêng.

Page 107: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

97

- Công tác kiểm tra, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên người

DTTS đang được thực hiện theo qui định chung đối với giáo viên THPT,

chưa được thực hiện theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực đối với giáo

viên người DTTS.

- Hiện tại môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường phổ thông vùng

Tây Bắc đang phát triển một cách tự phát (Lào Cai xây dựng một số mô hình

trường học đa văn hóa), hiệu quả thấp, chưa có sự chỉ đạo thống nhất cả về

nội dung và phương thức thực hiện.

- Công tác phân luồng, hướng nghiệp trong các trường THPT vùng Tây

Bắc thực hiện theo qui định chung đối với trường THPT, các trường THPT

chưa tổ chức thực hiện phân luồng và hường nghiệp sư phạm cho học sinh phổ

thông người DTTS.

2.5.3. Nguyên nhân

(1) Nguyên nhân từ đội ngũ giáo viên THPT người DTTS:

- Năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên người DTTS có sự

khác nhau ngay từ khi đào tạo trong trường ĐH sư phạm, nhất là những sinh

viên hệ cử tuyển và tuyển thẳng (dân tộc rất ít người) nên chưa đáp ứng được

yêu cầu nhiệm vụ dạy học, giáo dục;

- Thu nhập thấp, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn tác động đến chất

lượng và hiệu quả công tác của giáo viên người DTTS.

(2) Nguyên nhân từ phía các chủ thể quản lí:

- Mặc dù đã có những văn bản pháp qui có nội dung về phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS, song các văn bản chưa thể hiện

quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS;

- Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa có nhận thức đầy đủ về sự cần

thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; về vai trò “lực lượng

cách mạng” của đội ngũ giáo viên THPT người DTTS trong “sự nghiệp phát

triển giáo dục THPT ở vùng DTTS”;

- Công tác tuyển chọn, sử dụng, kiểm tra, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng,

môi trường làm việc và chính sách tạo động lực đều chưa thể hiện quan điểm

phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

Page 108: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

98

2.6. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giáo viên

Phát triển đội ngũ giáo viên được các quốc gia quan tâm nghiên cứu, tổ

chức thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm. Song phát triển đội ngũ giáo viên

người DTTS thì rất ít quốc gia quan tâm, ngay cả Việt Nam những nghiên cứu

sâu về phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS chưa có công trình nào nghiên

cứu toàn diện, đầy đủ và sâu sắc.

2.6.1. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của một số quốc gia

2.6.1.1. Trung Quốc

Trong Chiến lược phát triển giáo dục Trung Quốc, nguồn nhân lực được

xem là nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội

Trung Quốc và sự phát triển toàn diện nguồn nhân lực cũng là mục tiêu đối với

một xã hội toàn diện. Từ đó việc phát triển nguồn nhân lực sẽ là quốc sách hàng

đầu trong nỗ lực nhằm phát triển đất nước giàu mạnh hơn và là nghĩa vụ chủ yếu

của chính quyền các cấp. Chiến lược “tăng cường năng lực” để nâng cao khả

năng học tập, tìm kiếm việc làm, thích nghi với công việc mới, và tự tạo dựng sự

nghiệp. Đồng thời, xây dựng “xã hội học tập” với việc thành lập một hệ thống

giáo dục quốc gia hiện đại cùng với hệ thống giáo dục suốt đời.

Trung Quốc xác định giáo dục là công trình nền tảng của sự tồn tại và

phát triển xã hội. Xã hội muốn tồn tại và phát triển phải coi trọng giáo dục. Coi

trọng sự phát triển của giáo dục, đòi hỏi coi trọng giáo viên - công trình sư của

công trình giáo dục vĩ đại của xã hội loài người. Các nhà quản lí giáo dục

Trung Quốc đề cao vai trò của giáo viên và thống nhất nhận thức: “Cho dù

hiện nay nhiều nước nhấn mạnh đến việc coi học sinh là chủ thể của quá trình

giáo dục và dạy học, nhưng không thể phủ nhận rằng học sinh chính là do giáo

viên giáo dục nên. Nếu không có vai trò chủ thể của giáo viên thì sự phát triển

của học sinh sẽ chỉ là lời nói suông. Bất kì một cuộc cải cách giáo dục nào do nhà

trường tiến hành, cuối cùng đều phải thể hiện trong quá trình giáo dục, dạy

học của giáo viên. Cải cách giáo dục tuy thường xuất phát từ tác động bên ngoài

nhưng để thực sự triển khai cải cách thì phải bắt đầu từ nội bộ của giáo dục. Cải

cách giáo dục phải dựa vào sự thúc đẩy của chính sách, hơn nữa phải dựa vào sự

Page 109: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

99

tham gia tích cực của giáo viên. Nếu không có giáo viên được đào tạo tốt và

không có hành động tích cực của giáo viên thì không cuộc cải cách nào có thể

đạt được mục tiêu dự kiến”[69].

Trong quản lí giáo viên, Trung Quốc xây dựng hệ thống hành chính do

Hiệu trưởng đứng đầu, thực hiện chế độ trách nhiệm Hiệu trưởng và chế độ

tuyển chọn giáo viên. Hiệu trưởng có quyền căn cứ vào biên chế và nguyên tắc

tuyển chọn để tuyển và bố trí giáo viên theo vị trí giảng dạy, chức trách và nhân

viên thuộc phạm vi, quyền hạn của nhà trường [69].

Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc, có 56 dân tộc, trong đó có 55 dân tộc

thiểu số với dân số là 91,2 triệu người, chiếm 8,04% dân số cả nước. Để phát

triển nhân lực người dân tộc thiểu số, từ những năm 50, thế kỉ XX, trong

“Phương án tạm thời về việc đào tạo cán bộ dân tộc” đã qui định: Để khuyến

khích và giúp đỡ học sinh dân tộc thiểu số được hưởng giáo dục đại học, tất cả

học sinh dân tộc thiểu số thi đỗ vào các trường đại học đều được hưởng đãi ngộ

từ kinh phí Nhà nước. Mỗi giai đoạn Trung quốc thực hiện những điều chỉnh hệ

thống pháp luật cho phù hợp: Luật Giáo viên (năm 1993) qui định: “Học sinh

dân tộc các trường sư phạm được hưởng học bổng chuyên ngành.”; Luật Giáo

dục (năm 1995) qui định: “Nhà nước căn cứ vào đặc điểm và nhu cầu của các

dân tộc thiểu số để giúp đỡ các vùng dân tộc thiểu số phát triển sự nghiệp giáo

dục,...”; Luật Giáo dục Đại học (năm 1998) qui đinh: “Nhà nước căn cứ đặc

điểm và nhu cầu của dân tộc thiểu số, giúp đỡ và ủng hộ vùng dân tộc thiểu số

phát triển giáo dục đại học, đào tạo nhân tài chuyên môn cao cấp cho dân tộc

thiểu số.”

Trung Quốc có trường đào tạo giáo viên người dân tộc, Đại học Sư phạm

khu tự trị Nội Mông, hiện nay, do qui mô tuyển sinh ngày càng lớn, số học sinh

sư phạm của vùng Nội Mông đã vượt quá 20.000 người, trong đó giáo sinh dân

tộc thiểu số chiếm 30%, học phí và chi phí nội trú đã vượt hơn 100 triệu nhân

dân tệ mỗi năm. Như vậy, để phát triển giáo viên người dân tộc thiểu số, Chính

phủ Trung Quốc có chính sách hỗ trợ cho học sinh phổ thông người DTTS, sinh

viên sư phạm người DTTS để tạo nguồn giáo viên người DTTS [59].

Page 110: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

100

2.6.1.2. Malaysia

Malaysia có nhiều nhóm dân tộc, mỗi người dân sẽ thuộc về một nhóm

dân tộc nhất định và có niềm tin, tín ngưỡng và văn hóa và hệ thống giá trị riêng.

Song song cùng với sự phát triển của xã hội trong xu thế hội nhập, các giá trị

văn hóa riêng và niềm tin, đặc trưng riêng của mỗi dân tộc sẽ được củng cố và

phát huy thông qua các gia đình, các cá thể, cơ quan. Chính do sự phức tạp về

các đặc điểm riêng của mỗi nhóm dân tộc khiến cho các nhà hoạch định chính

sách sẽ phải đảm bảo chính sách đưa ra phải đáp ứng nhu cầu và bảo vệ lợi ích

của tất cả các nhóm dân tộc.

Malaisia bao gồm nhiều nhóm dân tộc lớn, trong đó nhóm dân tộc Malai

(chiếm 50,4%) và cộng đồng Ấn Độ (7.1%), Trung Quốc (23,7%) được hình

thành lâu nhất. Malaisia coi giáo dục là công cụ quan trọng để thúc đẩy thống

nhất đất nước trong một xã hội đa dân tộc, công bằng xã hội và phát triển kinh

tế. Hai chính sách giáo dục quan trọng là chính sách giáo dục quốc gia (1961) và

chính sách kinh tế mới (1971) được xem là đã mang lại một hệ thống giáo dục

“ưu đãi” cho nhóm Malay:

(i) Chính sách giáo dục quốc gia 1961: Malay được coi là ngôn ngữ chính

thống của cả nước và được phổ cập trong bậc giáo dục tiểu học đến lớp 9. Chính

sách này đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện kết quả giáo dục đạt được của

nhóm dân tộc Malay;

(ii) Chính sách giáo dục trong chính sách Kinh tế quốc gia 1971: Số lượng

sinh viên được theo học các trường đại học sẽ được tính dựa trên thành phần dân

tộc nhằm tạo điều kiện cho các nhóm dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận với các

bậc giáo dục cao hơn.

Sự phân bổ số sinh viên theo học ở các trường đại học sẽ tùy thuộc vào

nhóm dân tộc. Chính sách của Chính phủ trong việc cung cấp giáo dục tốt hơn

cho các nhóm dân tộc đã giúp cải thiện cả về chất lượng giáo dục lẫn cơ hội phát

triển của học sinh dân tộc sau này [59].

Malaysia coi giáo viên là một lực lượng lao động quan trọng để đạt được

các mục tiêu giáo dục của Malaysia trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát

Page 111: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

101

triển nguồn nhân lực của quốc gia. Sự cần thiết phải phát triển chuyên môn cho

giáo viên ở Malaysia đã được công nhận vào đầu năm 1995 bởi một ủy ban đặc

biệt được thành lập bởi Bộ Giáo dục xem xét chuyên nghiệp của giáo viên, tính

chuyên nghiệp và phát triển chuyên môn. Phát triển chuyên môn của giáo viên là

một phương tiện để nâng cao nghề dạy học. Một số khuyến nghị đưa chuyển tiếp

của Ủy ban là: Giáo viên nên được khuyến khích tham dự các khoá học; Cơ hội

nên được trao cho giáo viên tham quan học tập ở nước ngoài để nghiên cứu hiện

tại phát triển giáo dục; trung tâm giáo viên cần tạo điều kiện phát triển chuyên

môn của giáo viên [59].

2.6.1.3. Ô-xtrây-li-a (Úc)

Kết quả của giáo dục dành cho đồng bào dân tộc ở Úc đã đạt được những

thành tựu đáng kể trong những thập niên qua. Điều này được thể hiện thông qua

một loạt các chỉ số như tỉ lệ nhập học, kết quả học tập và sự tham gia của trẻ dân

tộc thiểu số ở tất cả các bậc học. Bên cạnh những kết quả đạt được, sự công

bằng cho giáo dục dành cho đồng bào dân tộc của Úc vẫn cần tiếp tục cải thiện.

Số học sinh dân tộc nhập học ở bậc phổ thông trở lên tăng đều qua các năm

1990 nhưng sau đó giảm mạnh vào năm 2000, và biến đổi theo các năm sau đó.

Năm 2003, số học sinh dân tộc theo học ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại

học giảm 3,2%, phần lớn giảm là do số sinh viên nam dân tộc theo học ở các

trường giảm. Theo thống kê, số sinh viên nam theo học ở bậc học này chỉ chiếm

39% tổng số học sinh dân tộc nhập học [59].

Trước tình hình có sự bất bình đẳng lớn trong tiếp cận giáo dục có chất

lượng đối với sinh viên dân tộc, tháng 4 năm 1999, Bộ Giáo dục Úc thông qua

Hội đồng bộ trưởng Giáo dục, Việc làm, Đào tạo và công tác thanh niên

(MCEETYA) thành lập nhóm công tác về giáo dục dân tộc thiểu số để hỗ trợ

cho giáo dục dân tộc thiểu số. Nhóm công tác có nhiệm vụ:

(i) đưa ra các đề xuất tư vấn cho Bộ trưởng để đạt được sự bình đẳng

trong giáo dục cho các nhóm dân tộc thiểu số;

(ii) tăng cường khung giám sát, hoạt động hiện tại đối với các chương

trình sáng kiến chiến lược giáo dục dân tộc;

Page 112: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

102

(iii) đưa ra các đề xuất tư vấn để xây dựng chiến lược thu hút học sinh dân

tộc đến trường và chiến lược dạy toán, dạy chữ cho học sinh dân tộc [60].

Chính sách giáo dục quốc gia 1989 của Úc có hiệu lực từ 01/01/1990,

chính sách giáo dục này quan tâm tới đối tượng DTTS. Chính sách đưa ra 21

mục tiêu dài hạn với mục đích đạt được sự bình đẳng trong giáo dục đến năm

2000. Trong đó có 2 mục tiêu về phát triển giáo viên người dân tộc thiểu số:

(i) Tăng số người dân tộc được tuyển chọn vào các vị trí cán bộ quản lí

giáo dục, giáo viên, tư vấn xây dựng chương trình giáo dục, hỗ trợ giáo viên, và

các vị trí liên quan đến các hoạt động giáo dục;

(ii) Tăng số người dân tộc giữ các ví trí quản lí, giáo viên, nghiên cứu,

công tác sinh viên ở các trường cao đẳng dạy nghề và đại học [60].

Trong chiến lược quốc gia về giáo dục dân tộc 1996-2002 có đưa ra 8 lĩnh

vực ưu tiên cho từng bậc giáo dục, trong đó có một lĩnh vực là: “tăng số lượng

người dân tộc được tuyển chọn vào làm trong ngành giáo dục và đào tạo”.

Về chương trình đào tạo giáo viên ở Úc bao gồm 4 thành phần:

(i) Chuyên ngành được giảng dạy;

(ii) Phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đó;

(iii) Các môn sư phạm; và

(iv) Thực hành giảng dạy đòi hỏi việc áp dụng trong lớp học và các môi

trường giáo dục khác, những hiểu biết được xây dựng trong 3 phần kia.

2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thực tiễn phát triển giáo dục ở một số quốc, có thể rút ra những bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là:

(i) Các quốc gia đa dân tộc đều coi dân tộc thiểu số là bộ phận dân cư

quan trọng, có vai trò nhất định với sự phát triển đất nước, cho nên các quốc gia

đều có chính sách ưu tiên để phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Việt

Nam cũng là quốc gia đa dân tộc, cần phải làm cho các cấp chính quyền, các bộ,

ngành và các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể xã hội nhận thức đầy đủ về ý

nghĩa chiến lược quan trọng của việc phát triển giáo dục dân tộc và vai trò của

giáo viên người DTTS đối với phát triển giáo dục ở vùng dân tộc. Bên cạnh việc

Page 113: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

103

phát triển kinh tế - xã hội, phải quan tâm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài người dân tộc thiểu số; phải tìm ra các giải pháp thiết thực, khả

thi để đẩy nhanh sự phát triển của giáo dục vùng dân tộc và miền núi.

(ii) Phải kết hợp giữa sự hỗ trợ của Nhà nước với tinh thần, quyết tâm tự

lực cánh sinh của các dân tộc thiểu số. Đồng thời huy động quần chúng nhân

dân ở vùng dân tộc cùng tham gia với tư cách chủ thể của quá trình phát triển và

chịu trách nhiệm với giáo dục dân tộc thiểu số. Nhà nước có chính sách hỗ trợ

về mọi mặt cho giáo dục dân tộc, từng bước tăng tỉ lệ đầu tư kinh phí cho giáo

dục dân tộc.

(iii) Phát triển các loại hình trường ở vùng dân tộc thiểu số, sử dụng hiệu

quả nguồn kinh phí Nhà nước và khai thác, tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa

phương góp phần thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục. Lựa chọn các

hình thức tổ chức giáo dục ở vùng dân tộc phù hợp với thực tế và nhu cầu của

địa phương dể nâng cao hiệu quả giáo dục, tạo cơ hội thuận lợi cho con em dân

tộc thiểu số được đến trường và hoàn thành cấp học có chất lượng.

(iv) Cùng với việc phát triển giáo dục dân tộc, cần có chiến lược phát triển

đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số. Muốn phát triển đội ngũ giáo viên

người dân tộc, ngoài việc xác định vai trò chủ thể và trách nhiệm lớn lao của

Nhà nước, phải có các giải pháp đồng bộ từ chế độ quản lí hệ thống các trường

sư phạm, chế độ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, chế độ quản lí chương trình, nội

dung đào tạo, chế độ đãi ngộ giáo viên người dân tộc. Trong đó, đặc biệt coi

trọng tính tự chủ của nhà trường, chế độ kiểm tra, đánh giá giáo viên người dân

tộc thiểu số trên cơ sở đó có giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên

người dân tộc.

(v) Phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS ngoài nội lực, cần huy động

các nguồn lực từ bên ngoài (ngoại lực) như: hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng

giáo viên; tham quan, gia lưu để nâng cao nhận thức và năng lực cho giáo viên

DTTS. Đồng thời tìm kiếm nguồn hỗ trợ, tài trợ cả về vật chất và tinh thần để

động viên, khuyên khích giáo viên DTTS.

Page 114: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

104

Tiểu kết Chƣơng 2

Dựa trên cơ sở lí luận ở Chương 1, nghiên cứu của Chương 2 đã khái quát

những đặc điểm chung nhất về phát triển KH-XH của vùng Tây Bắc; đánh giá,

phân tích và chỉ ra những thành tựu và ưu điểm, những hạn chế và bất cập;

những thuận lợi và cơ hội, những khó khăn và thách thức, cũng như những

nguyên nhân về thực trạng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS và phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

Kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS và

phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc:

(1) Về đội ngũ giáo viên THPT người DTTS: Có phẩm chất tốt, có trách

nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; năng lực chuyên môn cơ bản đạt được những

yêu cầu dạy học. Tuy nhiên về số lượng còn ít (so với tỉ lệ dân số các DTTS) và

không ổn định; cơ cấu dân tộc chưa hợp lí, phần lớn giáo viên DTTS là người

thuộc những dân tộc sinh sống ở vùng thuận lợi (thành phố, thị trấn); chất lượng

chưa đảm bảo chuẩn nghề nghiệp, tỉ lệ trên chuẩn thấp.

(2) Về xây dựng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS: Mặc dù số lượng

giáo viên THPT người DTTS tăng; chất lượng được cải thiện. Tuy nhiên, công

tác qui hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng môi trường

làm việc phù hợp với giáo viên và học sinh DTTS và chính sách đặc thù chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo tiếp

cận triển nguồn nhân lực.

(3) Về phát triển nguồn đào tạo giáo viên người DTTS: Hệ thống trường

THPT phát triển (trường THPT, trường PTDTNT tỉnh, trường PTDTNT huyện

và trường chuyên), dủ điều kiện cho học sinh các dân tộc cả vùng thuận lợi và

vùng đặc biệt khó khăn học và hoàn thành cấp học. Song công tác hướng nghiệp

sư phạm còn hạn chế nên thiếu nguồn đào tạo giáo viên THPT có chất lượng.

Cơ sở lí luận ở Chương 1 và cơ sở thực tiễn từ kết quả nghiên cứu ở

Chương 2 là căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc ở Chương 3 dưới đây.

Page 115: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

105

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC

3.1. Định hƣớng phát triển vùng Tây Bắc

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc

Vùng Tây Bắc là một phần của Trung du và miền núi Bắc bộ và là vùng

nhiều khó khăn nhất của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển

vùng Tây Bắc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá

trình phát triển. Ngày 02/8/2012, Bộ Chính trị khóa XI tiếp tục có Kết luận số:

26-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của

Bộ Chính trị khoá IX nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH và bảo đảm quốc

phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020:

- Về phát triển kinh tế: Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững

của kinh tế vùng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội; phấn đấu

đến năm 2020, GDP bình quân/người đạt 2.000 USD. Coi trọng đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ cao, hiện đại, tăng nhanh hàm lượng công nghệ, giảm nhanh tỉ

trọng xuất khẩu các sản phẩm thô, không qua chế biến. Hình hành một số sản

phẩm chủ yếu, có thương hiệu trong cả nước và có khả năng cạnh tranh quốc tế

trong các lĩnh vực điện, phân bón, hóa chất, luyện kim, dược liệu, nông, lâm

sản; tiến kiệm tài nguyên, an toàn trong sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, vận

tải, giáo dục, y tế ở những nơi có tiềm năng, lợi thế, nhất là ở các khu kinh tế

cửa khẩu; khuyến khích phát triển, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế với Cộng

hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

- Về phát triển văn hóa - xã hội: Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ

bản các thiết chế văn hóa cơ sở, coi trọng việc gìn giữ và phát huy truyền thống

văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Phấn đấu đến năm

2020, nhân dân các thôn, bản trong vùng đều được nghe đài và xem Truyền hình

Page 116: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

106

Việt Nam; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình bằng

các tiếng dân tộc.

Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa

phương trong vùng, đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ là người dân

tộc thiểu số, cán bộ hệ thống chính trị cơ sở. Đầu tư phát triển nâng cao chất

lượng giáo dục phổ thông, hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa trường

lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao

năng lực đào tạo cho một số trường đại học và các cơ sở dạy nghề trong vùng.

Phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ lao động qua đào tạo trên 65%.

Phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% số xã có bác sĩ; 100% số xã đạt

chuẩn quốc gia về y tế; xây dựng một số trung tâm y tế khu vực chất lượng cao

tại Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh

cho nhan dân. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

về công tác dân tộc, tôn giáo; các chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo

bền vững, phấn đấu hằng năm giảm bình quân 3-4% hộ nghèo”[3].

Thực hiện Kết luận 26-KL/TW, ngày 8/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số: 5497/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

KT-XH vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020. Ngày 12/3/2013, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 449/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược

công tác dân tộc đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược công tác dân

tộc đến năm 2020, là: “Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững;

đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển

giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các

trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; phát triển nguồn

nhân lực vùng dân thiểu số; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối

đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng”[136].

Tóm lại, vùng Tây Bắc nói riêng, Trung du và miền núi Bắc bộ nói chung,

là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, quốc phòng, an ninh và đối

ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả

Page 117: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

107

vùng Bắc bộ. Vì vậy, phát triển KT-XH vùng Tây Bắc là nhu cầu cấp thiết, cấp

bách trong bối cảnh hội nhập và CNH, HĐH đất nước.

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông vùng Tây

Bắc

Mục tiêu phát triển giáo dục trung học phổ thông: “Đến năm 2020, 80%

thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương

đương; thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo

định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn

quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương”[131].

Vùng DTTS: “Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú,

trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu

số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã

hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng

này” [103]. Chính phủ qui định: “Phát triển trường phổ thông, trường phổ thông

dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình

thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh

việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước và hội nhập quốc tế”[53].

Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, là: “Phát triển giáo dục, đào

tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số: Rà soát, bổ sung,

điều chỉnh, tăng cường mạng lưới các trường, cơ sở đào tạo ở vùng dân tộc thiểu

số và miền núi để tập trung ưu tiên đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số;

Củng cố, mở rộng quy mô hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, đảm bảo

điều kiện sinh hoạt cho học sinh bán trú” [137].

Tóm lại, giáo dục THPT vùng Tây Bắc có nhiệm vụ phát triển về số lượng

người DTTS có trình độ THPT; nâng cao dần về chất lượng giáo dục THPT để

tạo nguồn đào tạo nhân lực tại chỗ, người DTTS. Mục tiêu đến năm 2020 có

80% thanh niên đạt trình độ THPT là thách thức lớn với vùng Tây Bắc vì hiện

tại tỉ lệ này mới đạt 57,2%.

Page 118: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

108

3.1.3. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

người dân tộc thiểu số

Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, dự

báo đến năm 2020 số lượng giáo viên THPT miền núi phía Bắc khoảng 17.000

người, giảm bình quân hằng năm là 170 người [23].

Về công tác dân tộc: “Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo

viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc”[53]. Chương trình

hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020: “Mở rộng dạy

và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ giáo

viên là người dân tộc thiểu số”[137].

Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay và thực tế vùng Tây Bắc đã đủ điều kiện

cần thiết để tiến hành xây dựng lực lượng giáo viên THPT tại chỗ người DTTS.

Tuy nhiên, để phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc,

trước tiên cần có sự thống nhất về quan điểm phát triển và quyết tâm chính trị

của cả hệ thống chính trị ở địa phương để đưa chính sách vào thực tế cuộc sống.

3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên

trung học phổ thông ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu đòi hỏi các giải pháp đề xuất khi thực

hiện không chỉ đảm bảo đạt được mục tiêu riêng, mà còn phải đảm bảo thực

hiện được mục tiêu chung của ngành, lĩnh vực, vùng và quốc gia. Đồng thời, còn

phải tính đến các nguồn lực để đảm bảo thực hiện giải pháp.

Mục tiêu của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc (mục tiêu riêng) là: xây dựng được một đội ngũ

giáo viên THPT tại chỗ, người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc đủ về số lượng

(tương ứng với tỉ lệ dân số DTTS trong vùng); hợp lí về cơ cấu (dân tộc và môn

học); đảm bảo về chất lượng để đủ năng lực làm chủ trong thực hiện nhiệm vụ

phát triển bền vững giáo dục THPT vùng Tây Bắc và đổi mới GD&ĐT.

Page 119: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

109

Bản thân mục tiêu (riêng) nêu trên còn có mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ

thể và mục tiêu của từng giải pháp. Điều đó có nghĩa là mỗi giải pháp đều có

mục tiêu và mục tiêu của giải pháp là một thành tố của mục tiêu cu thể và mục

tiêu tổng quát. Các mục tiêu chung mà các giải pháp cũng cần phải hướng đến là

mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh, vùng và quốc gia; mục tiêu phát triển

nguồn nhân lực người DTTS của tỉnh, vùng và quốc gia; mục tiêu phát triển KT-

XH của tỉnh, vùng và quốc gia.

Tóm lại, nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu nhằm đảm bảo cho các giải

pháp đề xuất được dựa trên cơ sở những qui luật vận động và phát triển kinh tế -

xã hội nói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Lí thuyết hệ thống cho thấy mọi quá trình vận động và phát triển của tự

nhiên, xã hội và tư duy đều có mối liên hệ biện chứng với nhau tạo thành một

chỉnh thể. Hệ thống luôn là hệ thông mở, khái niệm hệ thống kín (hệ kín, hệ cô

lập) chỉ có ý nghĩa tương đối.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đòi hỏi khi đề xuất các giải pháp phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc, phải luôn

luôn đặt trong sự phát triển giáo dục phổ thông vùng DTTS vùng Tây Bắc.

Trong quản lí xã hội nói chung, quản lí con người nói riêng cùng một đối

tượng (khách thể quản lí) có thể có nhiều chủ thể quản lí. Vấn đề đặt ra cần chỉ

rõ trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thì đâu là mối quan hệ chủ yếu.

Việc làm này giúp các nhà nghiên cứu xác định được các hệ thống và sự tác

động của hệ thống đến đối tượng nghiên cứu.

Các giải pháp luận án đề xuất phải là những giải pháp chủ yếu trong hệ

thống các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh

vùng Tây Bắc. Thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yêu và các giải pháp khác

đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

là một nhiệm vụ trong hệ thống các nhiệm vụ phát triển GD&ĐT, phát triển

Page 120: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

110

nguồn nhân lực, phát triển KT-XH của các địa phương (tỉnh), vùng Tây Bắc,

vùng Trung du và miền núi Bắc bộ và của Quốc gia.

Mặt khác, phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng

Tây Bắc không chỉ có mối quan hệ biện chứng với các “phần tử” khác trong hệ

thống mà còn chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố ngoài hệ thống (yếu tố

môi trường) như: khoa học & công nghệ; xu thế thời đại; hội nhập,...

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn luôn vận động và phát triển theo những qui luật, khoa học có

nhiệm vụ tìm ra những qui luật đó, góp phần cải biến và thúc đẩy sự phát triển

của thực tiễn. Ngược lại, thực tiễn là thước đo chân lí, kiểm nghiệm kết quả

nghiên cứu khoa học. Những kết quả nghiên cứu khoa học khi vận dụng vào

thực tiễn nếu đúng qui luật sẽ thúc đẩy thực tiễn phát triển, ngược lại sẽ kìm

hãm sự phát triển của thực tiễn.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, đòi hỏi mỗi giải pháp phát triển đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc được đề xuất khi vận

dụng vào thực tiễn phải làm thay đổi được hiện trạng theo chiều hướng tích cực.

Thực tiễn phát triển giáo dục THPT ở các địa phương (tỉnh) vùng Tây Bắc

trong điều kiện hiện nay đặt ra yêu cầu tự túc được giáo viên THPT, trong đó

giáo viên người DTTS giữa vai trò chủ đạo cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng

(vì dân số các DTTS chiếm số đông trong lực lượng dân cư). Mặt khác, nếu giải

quyết được vấn đề số lượng giáo viên THPT người DTTS, thì lại gặp khó khăn

trong giải quyết vấn đề chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục THPT (vòng

luẩn quẩn này nhiều năm nay chưa giải quyết được). Do vậy, các giải pháp đề

xuất phải giải quyết được yêu cầu và những vướng mắc nêu trên của các địa

phương ở vùng Tây Bắc.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Về mặt khoa học, các giải pháp đề xuất có thể tối ưu, gần tối ưu hoặc chấp

nhận được. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp nào để thực hiện còn phụ thuộc

vào các điều kiện đảm bảo thực hiện giải pháp. Các điều kiện chủ yếu đảm bảo

thực hiện giải pháp là: nhân lực, vật lực, tài lực và công nghệ, trong đó nhân lực

Page 121: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

111

đóng vai trò quyết định. Đồng thời các điều kiện về môi trường (dân tộc, văn

hóa, tôn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị, pháp luật,...) có vai trò chi phối nhất

định trong quá trình thực hiện giải pháp.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, đòi hỏi các giải pháp phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc được đề xuất có đủ điều

kiện để có thể thực hiện được trong thực tiễn. Yêu cầu về đảm bảo tính thực tiễn

và khả thi thực chất là tính lịch sử cụ thể. Tính lịch sử cụ thể là điều kiện đảm

bảo cho các ý tưởng khoa học trở thành hiện thực. Do vậy, việc lựa chọn giải

pháp tối ưu, gần tối ưu hoặc chấp nhận được để áp dụng vào thực tiễn trước hết

phải đảm bảo giải pháp đó có thể thực hiện được (đủ điều kiện về nguồn lực để

thực hiện), ngược lại dù là giải pháp tối ưu song vẫn có thể không khả thi, Mặt

khác, giải pháp không khả thi còn gây ra tác động ngược về tâm lí, xã hội.

3.3. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc theo tiếp cận phát triển

nguồn nhân lực

Trên cơ sở những định hướng phát triển vùng Tây Bắc; những nguyên tắc

đề xuất giải pháp; thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS vùng Tây Bắc và mô hình lí luận phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực (mục 1.4.2), tác

giả lựa chọn 6 giải pháp trong hệ các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS vùng Tây Bắc. Các giải pháp được lựa chọn đề xuất là

những giải pháp chủ yếu để vận dụng những thành tố của mô hình lí luận phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân

lực vào thực tiễn các tỉnh vùng Tây Bắc. Cụ thể gồm:

3.3.1.Giải pháp 1: Xây dựng (lập) qui hoạch phát triển đội ngũ giáo

viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc

3.3.1.1. Mục đích của giải pháp

Nhằm giúp cho các Sở GD&ĐT các địa phương vùng Tây Bắc có được

qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại chỗ người DTTS của tỉnh theo

tiếp cận phát triển nguồn nhân lực. Đảm bảo phát triển đội ngũ giáo viên THPT

Page 122: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

112

tại chỗ người DTTS ổn định lâu dài và bền vững.

3.3.1.2. Nội dung của giải pháp

Trên cơ sở mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong Chiến lược

phát triển giáo dục 2011-2020; Qui hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục

2011-2020; Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Đề án phát triển đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, nội

dung của giải pháp là: Xác lập căn cứ lập qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực; lập qui hoạch phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

3.3.1.3. Cách thực hiện

a) Căn cứ lập qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông người dân tộc thiểu số

(1) Căn cứ pháp lí:

- Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, đến năm 2020, 100% giáo

viên phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 16,6% giáo viên trung học

phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn;

- Qui hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục 2011-2020, đến năm 2020

khoảng 148.000 người; miền núi phía Bắc khoảng 17.000 người.

- Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Đề án phát triển đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.

(2) Căn cứ thực tiễn:

- Nhận thức, quan điểm của cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng

đồng về phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS;

- Dân số các dân tộc thiểu số; thành phần dân tộc của huyện và tỉnh; học

sinh THPT người DTTS theo dân tộc; tỉ lệ chuyển cấp, hoàn thành cấp học

THPT và trúng tuyển vào ĐH, CĐ, dự bị đại học dân tộc và xu thế ghề nghiệp

của học sinh THPT người DTTS;

- Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở trường THPT và của

tỉnh (số lương, cơ cấu, chất lượng); dự báo về nhu cầu giáo viên THPT của từng

Page 123: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

113

trường THPT trong toàn tỉnh;

- Kết quả thực hiện qui hoạch phát triển GD&ĐT của tỉnh; qui hoạch tổng

thể phát triển KT-XH của tỉnh. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, thời điểm

hiện tại các tỉnh vùng Tây Bắc có qui hoạch phát triển giáo dục 2011-2020. Tuy

nhiên, qui hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục

người DTTS trong thời kì mới thì chưa có, mặc dù thời hạn hoàn thành chỉ tiêu

của Quyết định 402 là: 50% vào năm 2018 và 100% vào năm 2020.

b) Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông người dân tộc thiểu số

Qui trình lập qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

như sau:

Bƣớc 1: Chuẩn bị

- Về tổ chức: Xác định rõ vai trò đơn vị chủ trì (chủ thể); các đơn vị phối

hợp; cơ chế thực hiện, cơ chế phối hợp; cấp phê duyệt (xem bảng dưới đây).

Nội dung Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

Cấp

phê duyệt

Ghi chú

Xây dựng qui hoạch

phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS

của tỉnh X (vùng Tây

Bắc)

Sở

GD&ĐT

Sở Nội vụ; Ban

Dân tộc; Sở

LĐ-TB-XH;

Ban Tuyên

giáo,...

UBND tỉnh

(Thường vụ tỉnh

ủy cho ý kiến và

HĐND tỉnh

thông qua)

Nhóm xây

dựng qui

hoạch; các

nguồn lực

- Điều kiện thực hiện: Chuẩn bị đầy đu về thông tin (chính trị, pháp luật,

thực tiễn); các nguồn lực thực hiện; thời gian tiến hành các nội dung và các

thành phần tham gia thực hiện, chuẩn bị các điều kiện hậu cần cho công tác xây

dựng qui hoạch.

Kết quả mong đợi của Bước 1 là: Thành lập được nhóm nòng cốt xây

dựng qui hoạch; các bên tham gia, các nguồn lực và cơ chế xây dựng qui hoạch.

Bƣớc 2: Phân tích tiềm năng và đánh giá tình hình

- Phân tích tiềm năng và đánh giá tình hình có vai trò rất quan trọng đối

với chất lượng của bản qui hoạch. Phân tích tiềm năng và đánh giá tình hình,

phải tôn trọng thực tiễn, không làm méo mó thực tiễn bằng ý kiến chủ quan của

Page 124: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

114

các bên tham gia đánh giá; đánh giá hiện trạng đội ngũ giáo viên người DTTS

một cách đầy đủ và chính xác, có so sánh với quá khứ của họ, so sánh với đội

ngũ giáo viên THPT nói chung trong trường THPT, trong toàn tỉnh; phân tích

trung thực tiềm năng của đội ngũ giáo viên người DTTS; tiềm năng phát triển

của đội ngũ giáo viên DTTS; phân tích các đặc điểm DTTS, đặc điểm vùng

miền và các nguồn lực khác.

- Trình tự phân tích tiềm năng và đánh giá tình hình:

+ Tập hợp dữ liệu thống kê, các báo cáo đánh giá 6 tháng, 01 năm, 05

năm, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển GD&ĐT của tỉnh, các trường

THPT. Các dữ liệu trực tiếp thông qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn, hội thảo,

thảo luận nhóm, tham vấn, v.v. Nguồn tài liệu thứ cấp bổ sung thêm: các nghiên

cứu và công bố của các cơ quan, tổ chức ở cả cấp trung ương và địa phương hay

các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế trên địa bàn;

+ Xử lý và kiểm định các dữ liệu thống kê, nhận biết những sai sót của số

liệu;

+ Tính toán các số liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê để tìm ra xu

hướng phát triển hay không phát triển của đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

ở địa phương;

+ Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS.

- Những vấn đề cần phân tích tiềm năng:

+ Đội ngũ giáo viên THPT người DTTS đang công tác tại các trường

THPT trong toàn tỉnh; xu hướng và khả năng phát triển số lượng, chất lượng, cơ

cấu dân tộc, cơ cấu môn học;

+ Học sinh THPT người DTTS và khả năng tạo nguồn đào tạo giáo viên

THPT;

+ Các DTTS trong tỉnh: số lượng, thành phần dân tộc; nhận thức về vai

trò của giáo dục đối với sự phát triển dân tộc;

+ Phát triển KT-XH của các DTTS và của huyện, tỉnh,...

- Công cụ sử dụng để phân tích tiềm năng và đánh giá tình hình là khung

phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh; phân tích các điểm yếu; phân tích

các cơ hội; phân tích các thách thức). Khung SWOT giúp xác định đầy đủ,

Page 125: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

115

khách quan các yếu tố có liên quan đến qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS của tỉnh và trường THPT.

Kết quả mong đợi của Bước 2 là: Đánh giá đúng, khách quan, khoa học

những tiềm năng để lập và thực hiện qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS của tỉnh.

Bƣớc 3: Xây dựng tầm nhìn, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS và đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh, huyện và trường

THPT.

Xác định rõ từng giai đoạn (5 năm, 10 năm, 20 năm) số lượng giáo viên

THPT người DTTS cần đạt được là bao nhiêu; chất lượng đạt đến mức độ nào;

cơ cấu dân tộc thế nào và các biện pháp đảm bảo thực hiện (Thực chất đến năm

2020 phải đạt tỉ lệ giáo viên THPT người DTTS theo qui định của Quyết định

402 [138]).

Bƣớc 4: Xác định các mục tiêu chiến lược, mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu

cho từng nội dung cụ thể của phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

Mục tiêu phải phản ánh những kết quả mà địa phương cần đạt được sau

những khoảng thời gian nhất định (hàng năm, vài năm, 5 năm hoặc lâu hơn) để

từng bước biến tầm nhìn thành hiện thực, chẳng hạn như: mục tiêu về số lượng

(hoặc tỉ lệ) giáo viên người DTTS của tỉnh; cơ cấu số lượng giáo viên người

DTTS theo dân tộc (tộc người) và chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề

nghiệp. Mặt khác, mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng và trực tiếp hướng đến giải

quyết những vấn đề phát triển lớn mà địa phương đang gặp phải. Mục tiêu phải

thỏa mãn các tiêu chí SMART.

Các bước tiến hành:

- Xác định các vấn đề/nội dung quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS (lấy kết quả của Bước 2);

- Đánh giá và xếp loại ưu tiên các vấn đề (từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết

nhất), sử dụng công cụ Ma trận chấm điểm hoặc So sánh cặp đôi.

Kết quả mong đợi của bước này là: Bản phân tích các tác động của bối

cảnh quốc tế và trong nước tác động đến việc lựa chọn các mục tiêu, chỉ tiêu

Page 126: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

116

của qui hoạch phát triển; Hệ mục tiêu và các chỉ tiêu gắn với mục tiêu được xây

dựng của qui hoạch phát triển.

Bƣớc 5: Xây dựng qui hoạch và kế hoạch thực hiện qui hoạch phát triển:

Trên cơ sở nhu cầu của địa phương xây dựng dự báo số lượng, cơ cấu và

chất lượng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; xác định cơ chế, chính sách

địa phương, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên và tạo nguồn đào tạo giáo

viên THPT người DTTS.

Bản qui hoạch cần có các nội dung chính về: số lượng; cơ cấu dân tộc và

thành phần dân tộc; chất lượng; các điều kiện, nguồn lực liên quan và cơ chế,

chính sách đãi ngộ của địa phương, khuyến nghị chính sách trung ương.

Ví dụ: Tỉ lệ giáo viên THPT người DTTS đến năm 2020 đối với Sơn La

và Lào Cai là (xem bảng):

Tỉnh Tỉ lệ dân số

DTTS

Năm 2014 (Thực tế)

Năm 2020 (Theo QĐ 402)

Năm 2030

(Dự báo)

Sơn La 87,4 % 24,5 % 35 % 52%

Lào Cai 64,1 % 19,1% 30 % 47%

(Trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,7%)

Bƣớc 6: Xây dựng các phương án của qui hoạch

Lựa chọn được phương án (hay kịch bản) phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS phù hợp với điều kiện nguồn lực, lợi thế so sánh và bối

cảnh phát triển của địa phương đảm bảo được các định hướng lớn của chiến

lược phát triển nguồn nhân lực người DTTS và nguồn nhân lực quốc gia.

Ví dụ về các phương án phát triển về số lượng giáo viên THPT người

DTTS: (1) Thực hiện tốt qui định về sử dung giáo viên hệ cử tuyển; (2) có

chính sách thu hút sinh viên sư phạm người DTTS tốt nghiệp đại học sư phạm

trỏe về địa phương công tác,…

Việc lập kế hoạch hành động chính là việc tổ chức và phối hợp hoạt động

của các đối tượng có liên quan với nhau nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu

đề ra một cách có hiệu quả nhất. Nội dung của phần này bao gồm:

- Tổ chức hệ thống quản lí thực hiện qui hoạch;

- Tổ chức phối hợp giữa các bộ phận liên quan, sử dụng các phương

pháp, công cụ và nguồn lực cho công tác thực hiện qui hoạch.

Bƣớc 7: Tham vấn rộng rãi và hoàn thiện bản qui hoạch phát triển đội

Page 127: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

117

ngũ giáo viên THPT người DTTS:

- Thu thập các ý kiến phản hồi của các ngành và các cấp chính quyền, các

cơ sở giáo dục THPT, các chuyên gia giáo dục, hội cựu giáo chức và đại diện

cộng đồng các dân tộc thiểu số về đánh giá thực trạng và định hướng phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS của tỉnh theo lộ trình của qui hoạch.

- Tài liệu cho cuộc tham vấn: Bản qui hoạch và khung logic dự thảo qui

hoạch là tài liệu quan trọng để tham vấn rộng rãi các bên liên quan về qui hoạch

phát triển phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

- Cách thức tiến hành tham vấn: tổ chức hội thảo, hội nghị, thảo luận

nhóm, phiếu hỏi,.. và đăng tải trên báo, tạp chí, Internet,… để xin ý kiến.

Bƣớc 8: Trình Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân

dân tỉnh phê duyệt qui hoạch phát triển và giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực

hiện qui hoạch.

Bƣớc 9: Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, giám sát quá trình

thực hiện. Tổng kết, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển, kế

hoạch thực hiện.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

(1) Sở GD&ĐT (chủ thể) phối hợp với các ban, ngành của tỉnh tổ chức

tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản pháp lí liên quan đến phát triển

nguồn nhân lực người DTTS nói chung, đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

nói riêng ở vùng DTTS nhằm nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của cấp ủy,

chính quyền địa phương, các cấp các ngành của tỉnh, của cộng đồng về vai trò

của giáo viên THPT người DTTS bản địa đối với sự phát triển ổn định, bền

vững giáo dục THPT của tỉnh; thấy được sự cần thiết phải phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS. Sự thống nhất quan điểm và trở thành chủ trương

của cấp ủy, chính quyền địa phương trong qui hoạch phát triển giáo dục và

chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh.

(2) Qui hoạch phát triển phải được Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân

dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt từ chủ trương, kế hoạch xây dựng qui

Page 128: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

118

hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; phê duyệt qui hoạch phát

triển và giao nhiệm vụ cho Sở GD&ĐT chủ trì tổ chức thực hiện.

(3) Đảm bảo đủ các nguồn lực thực hiện qui hoạch phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS. Huy động các nguồn lực tài chính (kinh phí nhà nước,

kinh phí địa phương và xã hội hóa), cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ để xây

dựng và thực hiện qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

3.3.2. Giải pháp 2: Đổi mới tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên

trung học phổ thông người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc

3.3.2.1. Mục đích của giải pháp

- Nhằm giúp các trường THPT ở các tỉnh vùng Tây Bắc có được đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS có chất lượng, đủ số lượng và đồng bộ về cơ cấu

đáp ứng yêu cầu phát triển giáo duc THPT vùng Tây Bắc;

- Nhằm giúp các trường THPT ở các tỉnh vùng Tây Bắc có phương thức

sử dụng hợp lí và hiệu quả đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

3.3.2.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng (lập) kế hoạch tuyển chọn đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực; tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển

chọn giáo viên THPT người DTTS (Sở GD&ĐT là chủ thể);

- Xây dựng kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo

tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện (Trường THPT là chủ

thể).

3.3.2.3. Cách thực hiện

a) Đổi mới tuyển chọn đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người

dân tộc thiểu số

(i) Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để tuyển chọn giáo viên THPT người

DTTS (chủ thể thực hiện)

- Tiêu chuẩn chung, như: trình độ đào tạo (Đại hoc, thạc sĩ, tiến sĩ); năng

lực và thực lực chuyên môn; năng lực sư phạm; năng lực công nghệ thông tin;

năng lực ngoại ngữ và phẩm chất chính trị, đạo đức,...

Page 129: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

119

- Tiêu chuẩn riêng đặc thù, như: người DTTS tại chỗ; người DTTS từ địa

phương khác (huyện, tỉnh) đến; người DTTS thuộc tộc người có số đông; người

DTTS thuộc tộc người có dân số ít; người DTTS thuộc diện cử tuyển vào đại

học sư phạm; người DTTS thuộc diện đỗ thẳng vào đại học sư phạm; năng lực

tiếng Việt; năng lực tiếng dân tộc,...

(ii) Xây dựng cơ cấu tuyển chọn giáo viên THPT người DTTS

Cơ cấu tuyển chọn giáo viên THPT người DTTS xây dựng cho từng

trường THPT của tỉnh:

- Số lượng giáo viên người DTTS cần tuyển chọn cho từng giai đoạn nhất

định (năm thứ nhất; năm thứ hai; năm thứ 3 năm,...);

- Cơ cấu theo tộc người; cơ cấu tộc người theo môn học; cơ cấu theo giới

tính và độ tuổi.

(iii) Xây dựng qui trình tuyển chọn giáo viên THPT người DTTS

Bƣớc 1: Chuẩn bị tổ chức tuyển chọn

- Các trường THPT đề xuất nhu cầu tuyển chọn (số lượng, cơ cấu, tiêu

chuẩn,...);

- Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tuyển chọn giáo viên THPT người

DTTS trên cơ sở đề xuất của các trường THPT và qui hoạch của tỉnh đã được

phê duyệt.

- Dự kiến các nguồn lực đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện tuyển chọn

giáo viên THPT người DTTS.

Bƣớc 2: Thông báo tuyển chọn và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT chuẩn bị nội dung thông báo tuyển

chọn, trình lãnh đạo Sở GD&ĐT phê duyệt và thông báo tuyển chọn.

Nội dung thông báo tuyển chọn cụ thể, rõ ràng về: tiêu chuẩn; điều kiện;

số lượng giáo viên người DTTS cần tuyển chọn; số lượng theo môn học cần

tuyển chọn giáo viên người DTTS; trường THPT cần tuyển giáo viên người

DTTS; số chỉ tiêu dành cho sinh viên sư phạm hệ cử tuyển; hình thức tuyển

chọn đối với giáo viên người DTTS,... Thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của

người đăng kí dự tuyển, thi tuyển và thông báo kết quả tuyển chọn.

Page 130: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

120

Thông báo tuyển chọn thực hiện công khai dưới nhiều hình thức: niêm

yết công khai tại trụ sở làm việc Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ; thông báo qua các

phương tiện thông tin đại chúng, trang Website của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh và

các trường THPT.

Phòng Tổ chức cán bộ thu nhận hồ sơ và thực hiện tuyển chọn các ứng

viên đầy đủ tiêu chuẩn để tổ chức thi tuyển, hoặc xét tuyển.

Bƣớc 3: Tổ chức tuyển chọn

Thành lập Hội đồng tuyển chọn giáo viên (thành phần, số lượng, năng lực

cán bộ hội đồng tuyển chọn theo qui định của pháp luật).

Lựa chọn một trong hai phương thức xét tuyển hay thi tuyển (tùy theo đối

tượng dự tuyển) như sau: Tổ chức thi tuyển: nội dung và hình thức thi, cách tính

điểm, xác định người trúng tuyển; Tổ chức xét tuyển: Giám đốc sở GD&ĐT có

thẩm quyền xem xét, quyết định xét tuyển đặc cách đối với các trường hợp sau:

- Sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm hệ cử tuyển trở về địa phương (quê)

công tác; sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm thuộc DTTS có dân số ít của tỉnh

tham gia dự tuyển;

- Sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm người DTTS tình nguyện vào công

tác tại huyên vùng sâu, xa (Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP); sinh viên tốt

nghiệp ĐHSP người DTTS bằng giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ;

Bƣớc 4: Thông báo kết quả tuyển chọn và quyết định tuyển chọn

Thông báo kết quả tuyển chọn thực hiện công khái dưới nhiều hình thức:

niêm yết công khai tại trụ sở làm việc Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ; Thông báo qua

các phương tiện thông tin đại chúng, trang Website của Sở GD&ĐT, UBND

tỉnh và các trường THPT.

Trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả tuyển chọn và Giám đốc Sở GD&ĐT

ban hành quyết định tuyển chọn đối với những giáo viên trúng tuyển.

b) Đổi mới sử dụng đội ngũ giáo viên THPT người dân tộc thiểu số

Quản lí việc phân công nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng,... giáo

viên người DTTS nói riêng, giáo viên nói chung trong nhà trường THPT thuộc

về hiệu trưởng (chủ thể quản lí sử dụng).

Page 131: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

121

- Xây dựng qui trình quản lí sử dụng giáo viên THPT người DTTS:

Bƣớc 1: Thiết lập cơ sở dữ liệu về giáo viên người DTTS

Trong quản lí nhà trường việc thiết lập cơ sở dữ liệu về đội ngũ giáo viên

là một nội dung quan trọng của quản lí nhân lực. Dữ liệu và thông tin cá nhân

của giáo viên là căn cứ quan trọng để đánh giá và giao nhiệm vụ cho giáo viên.

Để thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS thì dữ liệu về họ

ngoài những vấn đề chung cần bổ sung thêm những nội dung đặc thù tộc người

như: ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, tính cách, sở trường, thói quên,...

Nguồn dữ liệu về giáo viên người DTTS là căn cứ để giao nhiệm vụ và

xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo để phát triển.

Bƣớc 2: Giao nhiệm vụ cho giáo viên người DTTS

Giảm nhẹ yêu cầu đầu vào (trong tuyển dụng) để tăng về số lượng giáo

viên người DTTS thì trong sử dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Do vậy,

khi giao nhiệm vụ cho giáo viên người DTTS cần lưu ý các yêu cầu sau:

- Phù hợp với năng lực và điều kiện thực hiện: Giao nhiệm vụ cho giáo

viên người DTTS phải phù hợp với năng lực cá nhân cả về kiến thức chuyên

môn, thực lực sư phạm; khả năng sử dụng và diễn đạt bằng Tiếng Việt; khả năng

sử dụng công nghệ thông tin; khả năng sử dụng tiếng dân tộc. Đồng thời quan

tâm đến điều kiện hoàn cảnh gia đình; đặc điểm văn hóa tộc người; phong tục

tập quán tộc người; tính tự giác tộc người của giáo viên DTTS.

- Tạo cơ hội để phát triển: Nhiệm vụ chuyên môn, những giáo viên lâu

năm có năng lực khá, giỏi giao nhiệm vụ giảng dạy những lớp cuối cấp; với giáo

viên còn hạn chế về năng lực và giáo viên mới tuyển chọn giao nhiệm vụ giảng

dạy lớp đầu cấp (lớp 10), năm tiếp theo lớp 11, năm thứ 3 lớp 12 (thực hiện theo

chu kì 3 năm: lớp 10-11-12 cho mỗi giáo viên); nhiệm vụ chủ nhiệm, quản lí học

sinh nội trú giao cho những giáo viên lâu năm và giao nhiệm vụ phó chủ nhiệm

cho những giáo viên mới tuyển chọn.

Bƣớc 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá và trợ giúp giáo viên DTTS:

- Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra hồ sơ giáo viên, dự giờ, trao đổi

chuyên môn hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; giao cho các tổ

Page 132: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

122

chuyên môn, giáo viên giỏi quan tâm giúp đỡ giáo viên DTTS trẻ, giáo viên

DTTS có năng lực hạn chế.

- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện để giáo

viên phát huy năng lực, hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện công tác bồi dưỡng

giáo viên trong khuôn khổ tổ chuyên môn, trường.

- Ban giám hiệu và các tổ chức chính trính trị trong nhà trường thường

xuyên động viên, khuyến khích giáo viên DTTS.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Đối với công tác tuyển chọn: Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS ở các tỉnh Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi các

tỉnh vùng Tây Bắc phải có cơ chế đặc thù trong tuyển chọn (chính sách của địa

phương). Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành qui định về tuyển

chọn giáo viên người DTTS và tổ chức thực hiện theo kế hoạch.

- Đối với việc sử dụng giáo viên: Chi ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn,

Đoàn thanh niên và các tổ chức trong trường THPT có sự thống nhất về nhận

thức và hành động về phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS. Đặc biệt là việc

giao nhiệm vụ; đánh giá năng lực của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng nâng

cao năng lực và thực lực chuyên môn; động viên về tinh thần, hỗ trợ về vật chất

và tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo cơ hội để giáo viên phấn đấu vươn lên.

- Các chủ thể có giải pháp huy động các nguồn lực hỗ trợ các hoạt động

phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS.

3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học phổ

thông người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc

3.3.3.1. Mục đích của giải pháp

Nhằm giúp các tỉnh vùng Tây Bắc có được đội ngũ giáo viên THPT tại

chỗ người DTTS đủ năng lực và thực lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

giáo dục phổ thông vùng Tây Bắc và đổi mới giáo dục.

3.3.3.2. Nội dung của giải pháp

- Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo giáo viên THPT người DTTS ở

các cơ sở đào tạo giáo viên THPT;

Page 133: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

123

- Đổi mới nội dung, phương thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

3.3.3.3. Cách thực hiện

a) Đổi mới đào tạo giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu

số (nguồn giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số)

(i) Đa dạng hóa công tác đào tạo

Hiện tại trong các cơ sở đào tạo giáo viên THPT (Trường ĐHSP, khoa sư

phạm của các trường Đại học), sinh viên người DTTS được tuyển sinh gồm các

đối tượng rất đa dạng: HS đủ điểm chuẩn trúng tuyển vào trường (đỗ thẳng,

chưa cộng điểm ưu tiên DTTS và ưu tiên khu vực); HS đủ điểm chuẩn trúng

tuyển vào trường (khi cộng điểm ưu tiên DTTS và khu vực); Trúng tuyển vào

trường theo chỉ tiêu các trường Dự bị Đại học dân tộc gửi vào; Trúng tuyển vào

trường theo hệ cử tuyển (phần lớn là những học sinh không đủ điểm chuẩn vào

trường khi đã cộng điểm ưu tiên; không đủ điểm tuyển vào Dự bị đại học dân

tộc); Trúng tuyển vào trường theo hệ tuyển thẳng (là những học sinh thuộc

DTTS rất ít người). Như vậy, trình độ đầu vào của sinh viên sư phạm người

DTTS rất khác nhau. Khi áp dụng chung nội dung chương trình, phương pháp

đào tạo thì trong thực tế, nhiều sinh viên DTTS bỏ học do không theo kịp nội

dung chương trình, hoặc có em kéo dài 6 - 7 năm chưa ra trường được, một số

không được cấp bằng tốt nghiệp vì nợ môn. Do vậy phải đa dạng hóa chương

trình đào tạo theo các mô đun, học phần để phù hợp với từng loại đối tượng.

(ii) Đa dạng hóa phương thức đào tạo:

Lựa chọn, áp dung phương thức đào tạo sau đối với sinh viên sư phạm

người DTTS:

- Thứ nhất, tăng thêm thời gian đào tạo (1 đến 2 năm) cho sinh viên người

DTTS hệ cử tuyển và tuyển thẳng để đảm bảo đạt được yêu cầu về kiến thức và

năng lực cơ bản của chương trình đào tạo giáo viên THPT. Thời gian đào tạo

phụ thuộc vào năng lực của sinh viên;

- Thứ hai, thực hiện 1 đến 2 năm dự bị như học sinh dự bị đại học dân tộc,

trước khi thực hiện chương trình đào tạo giáo viên THPT cho sinh viên người

Page 134: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

124

DTTS hệ cử tuyển và tuyển thẳng. Nội dung, chương trình dự bị nhằm bồi

dưỡng nâng cao kiến thức THPT liên quan đến môn mà sinh viên sẽ theo học.

(iii) Nội dung đào tạo:

- Nội dung đào tạo giai đoạn học dự bị đại học: Nội dung chương trình

giáo dục THPT;

- Nội dung, chương trình đào tạo giáo viên THPT: theo qui đinh chung

của chương trình đào tạo giáo viên THPT (Đảm bảo nguyên tắc: có thể tăng thời

gian đào tạo, chứ không cắt giảm nội dung đào tạo)

- Nội dung chương trình giáo dục đặc thù (bố trí thời gian riêng):

+ Bồi dưỡng năng lực Tiếng Việt: Tất cả sinh viên người DTTS dù thuộc

đối tượng tuyển sinh nào, theo học ngành tự nhiên hay xã hội đều phải tham gia

bồi dưỡng năng lực Tiếng Việt (thực tế khảo sát cho thấy cả những giáo viên

dạy Văn người DTTS vẫn phát âm sai, sử dụng Tiếng Việt sai, đặc biệt là hiện

tượng “rỗng nghĩa” khi sử dụng Tiếng Việt);

+ Bồi dưỡng năng lực sử dụng song ngữ trong dạy học, giáo dục học sinh

DTTS;

+ Bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường đa văn hóa và khai thác môi

trường đa văn hóa trong dạy học, giáo dục học sinh DTTS;

+ Bồi dưỡng về đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh THPT các DTTS,...

Thực hiển đổi mới công tác đào tạo giáo viên THPT từ cơ sở đào tạo góp

phần giải quyết vấn đề chất lượng giáo viên người DTTS, giảm bớt khó khăn

trong quản lí sử dụng giáo viên ở trường THPT sau này.

b) Bồi dưỡng, đào tạo lại (nâng chuẩn) đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông người dân tộc thiểu số (giáo viên đang công tác tại các trường THPT)

(i) Đối tượng bồi dưỡng, đào tạo lại:

- Giáo viên người DTTS mới được tuyển chọn, gồm: giáo viên hệ chính

qui; giáo viên hệ cử tuyển và tuyển thẳng;

- Giáo viên người DTTS đang công tác tại các trường THPT, trường

PTDTNT và trường phổ thông nhiều cấp học;

(ii) Hình thức bồi dưỡng, đào tạo lại:

Page 135: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

125

- Hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng tập trung tại tỉnh (Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện);

+ Bồi dưỡng tại trường (Sở GD&ĐT giao cho trường tổ chức thực hiện);

+ Giáo viên tự bồi dưỡng theo kế hoạch tổ chuyên môn, của nhà trường;

- Hình thức đào tạo lại (do thiếu giáo viên nên sử dụng cả giáo viên cao

đẳng dạy THPT, chẳng hạn môn ngoại ngữ và tin học):

+ Tổ chức tại tỉnh, mời giảng viên trường ĐHSP về giảng dạy;

+ Gửi về các trường ĐHSP, khoa SP để đào tạo.

(iii) Nội dung bồi dưỡng, đào tạo lại: (ngoài những nội dung, chương trình

bồi dưỡng chung hàng năm theo qui định của Bộ GD&ĐT).

- Căn cứ để xây dựng nội dung bồi dưỡng:

+ Phẩm chất và năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT:

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

Năng lực dạy học;

Năng lực giáo dục;

Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

Năng lực phát triển nghề nghiệp.

+ Phẩm chất và năng lực đặc thù:

Năng lực Tiếng Việt, năng lực Tiếng dân tộc;

Năng lực sử dụng song ngữ trong dạy học;

Năng lực xây dựng và khai thác môi trường đa văn hóa;

Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh các DTTS;

Năng lực tư vấn hướng nghiệp cho học sinh DTTS,...

+ Nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo lại của từng giáo viên DTTS (nhu cầu này

thực hiện thông qua khảo sát và đánh)

- Nội dung, chương trình bồi dưỡng:

+ Nội dung, chương trình bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn;

+ Nội dung, chương trình bồi dưỡng về phương pháp dạy học;

- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng:

Page 136: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

126

+ Do nhóm cốt cán của Sở GD&ĐT thực hiện (cấp tỉnh);

+ Do cốt cán của Trường THPT thực hiện (cấp trường)

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

a) Với công tác đào giáo viên DTTS:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đào tạo giáo

viên THPT người DTTS ở tất cả các công đoạn: tuyển sinh cử tuyển, tuyển

thẳng; qui trình đào tạo; thời gian đào tạo và yêu cầu năng lực đầu ra ở các

trường ĐHSP, khoa sư phạm.

- Các trường ĐHSP, khoa sư phạm có kế hoạch và phương thức đào tạo

đặc thù đối với sinh viên người DTTS; có sự kết nối với các Sở GD&ĐT trong

quá trình đào tạo để trao đổi thông tin cung - cầu.

b) Với công tác bồi dưỡng, đào tạo lại:

- Các trường THPT thực hiện nghiêm túc việc đánh giá thực trạng đội ngũ

giáo viên người DTTS, xác định đúng, đủ những “lỗ hổng” của giáo viên, xây

dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại với các hình thức đa dạng phù hợp với

điều kiện của địa phương;

- Sở GD&ĐT tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác bồi

dưỡng, đào tạo lại và có kế hoạch đảm bảo các nguồn lực để thực hiện

c) Các chủ thể có giải pháp đảm bảo các nguồn lực để thực hiện các nội

dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại

3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các

trường trung học phổ thông vùng Tây Bắc

3.3.4.1. Mục đích của giải pháp

Nhằm giúp cho các trường THPT vùng Tây Bắc có được môi trường giáo

dục đa văn hóa tạo thuận lợi cho các hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên

và học sinh ở các trường THPT vùng Tây Bắc.

3.3.4.2. Nội dung của giải pháp

- Xác định những nội dung chủ yếu của môi trường giáo dục đa văn hóa ở

trường THPT;

Page 137: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

127

- Phương thức triển khai thực hiện xây dựng môi trường giáo dục đa văn

hóa ở trường THPT.

3.3.4.3. Cách thực hiện

a) Cơ sở để xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong trường

trung học phổ thông vùng dân tộc thiểu số

- Xu thế quốc tế về giáo dục trong thế giới đa ngữ; đa văn hóa và sự giao

thoa văn hóa trong giáo dục;

- Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

trong các trường phổ thông;

- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Kết quả dự án hợp tác Bộ GD&ĐT - UNICEF về xây dựng môi trường

giáo dục bạn hữu trẻ em; về giáo dục song ngữ; kết quả dự án Việt - Bỉ xây

dựng thư viện thân thiện,...

- Vùng DTTS là vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trường phổ thông

vùng dân tộc có nhiều học sinh thuộc các dân tộc khác nhau cùng học tập.

b) Những nội dung chủ yếu của môi trường giáo dục đa văn hóa

(i) Môi trường văn hóa tinh thần:

- Giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên và học sinh đều có thể sử dụng song

ngữ, hay đa ngữ trong giao tiếp với nhau, trong dạy học, giáo dục và các hoạt

động tập thể;

- Bản sắc văn hóa của các dân tộc (tộc người) được bảo tồn, phát huy và

phát triển thông qua việc tích hợp vào các nội dung dạy học, giáo dục và các

hoạt động tập thể trong nhà trường;

- Bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, âm nhạc,...là

những “hành trang” mà học sinh DTTS mang theo đến trường.

(ii) Môi trường văn hóa vật chất:

- Việc trang trí lớp học, khu ki túc học sinh, sân trường mang đậm bản sắc

văn hóa các tộc người (trang phục, dụng cụ lao động, nhạc cụ,... dân tộc);

- Động viên khuyến khích giáo viên, CBQL, nhân viên và học sinh người

DTTS sử dụng trang phục của dân tộc mình khi đến trường.

Page 138: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

128

- Những khẩu hiệu trong trường dùng nhiều loại chữ, nội dung diễn đạt

theo cách hiểu của học sinh và cộng đồng các DTTS.

c) Phương thức thực hiện

(i) Cơ chế quản lí:

- Sở GD&ĐT: Xây dựng văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các trường THPT,

trường PTDTNT, trường phổ thông nhiều cấp học, trong toàn tỉnh xây dựng môi

trường giáo dục đa văn hóa trong nhà trường (Bước đầu văn bản chỉ đạo có thể

dưới hình thức phát động phong trào thi đua).

- Các trường THPT: Phổ biến, quán triệt đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân

viên và học sinh trong nhà trường chủ trương và kế hoạch xây dựng môi trường

giáo dục đa văn hóa trong nhà trường để cùng có nhận thức chung về lợi ích của

môi trường giáo dục đa văn hóa đối với sự phát triển nhà trường. Đồng thời

tuyên truyền trong cộng đồng để cùng tham gia góp sức xây dựng môi trường

giáo dục đa văn hóa không chỉ ở nhà trường mà cả trong cộng đồng.

(ii) Tổ chức thực hiện:

- Trách nhiệm của Sở GD&ĐT:

+ Thành lập nhóm cốt cán xây dựng tài liệu hướng dẫn xây dựng môi

trường giáo dục đa văn hóa. Tài liệu gồm những nội dung sau:

(1) Vai trò, vị trí, tác động của môi trường giáo dục đa văn hóa đối với

việc: cải thiện chất lượng giáo dục; nâng cao và phát triển năng lực dạy học của

giáo viên DTTS; phát triển trí tuệ, năng lực của học sinh DTTS và bảo tồn, phát

huy và phát triển bản sắc văn hóa DTTS.

(2) Môi trường đa văn hóa; môi trường giáo dục đa văn hóa;

(3) Nội dung (thành tố) của môi trường giáo dục đa văn hóa (Môi trường

tinh thần, môi trường vật chất);

(4) Phương thức dạy học, giáo dục trong môi trường đa văn hóa;

+ Tổ chức Hội nghị cán bộ quản lí trường THPT (có thể mở rộng cho

THCS, TH) quán triệt chủ trương, quan điểm và những nội dung cơ bản của môi

trường giáo dục đa văn hóa. Phổ biến kế hoạch tổ chức thực hiện của tỉnh và

thành lập bộ máy tổ chức chỉ đạo thực hiện, cơ chế phối kết hợp thực hiện.

Page 139: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

129

+ Tổ chức truyền thông để tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

các DTTS về chủ trương xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong hệ

thống trường THPT trong toàn tỉnh để cộng đồng hiểu và ủng hộ, tham gia thực

hiện.

+ Tiến hành kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế

hoạch thực hiện; huy động nguồn lực lực để thực hiện.

- Trách nhiệm của các trường THPT:

+ Tổ chức trao đổi, thảo luận, sinh hoạt chuyên đề,… trong tất cả các tổ

chức của nhà trường (Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, ...)

để thống nhất về chủ trương, nội dung và phương thức thực hiện; sự kết phối

hợp giữa các tổ chức; giữa nhà trường và xã hội; nhà trường với cộng đồng và

cha mẹ học sinh. Nội dung chủ yếu để thảo luận, trao đổi, sinh hoạt chuyên đề:

(1) Lợi ích mà môi trường giáo dục đa văn hóa đem lại đối với giáo dục

THPT vùng DTTS; sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa

trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và hội nhập quốc tế;

(2) Lựa chọn những nội dung nào để triển khai thực hiện trong nhà

trường;

(3) Phương thức thực hiện nội dung của môi trường giáo dục đa văn hóa;

(4) Vai trò trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong nhà trường khi thực

hiện xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa;

(5) Huy động các nguồn lực để thực hiện.

+ Tổ chức nhóm giáo viên cốt cán Biên tập tài liệu hướng dẫn xây dựng

môi trường giáo dục đa văn hóa trên cơ sở tài liệu của Sở GD&ĐT biên soạn;

xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của môi trường giáo dục đa

văn hóa.

+ Nhà trường phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường giáo dục

đa văn hóa; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. (Trong

thực tế các trường phổ thông ở các tỉnh vùng Tây Bắc đã và đang thực hiện

những hoạt động mà nội dung là những thành tố của môi trường giáo dục đa văn

hóa, chẳng hạn như: Giáo viên dùng tiếng dân tộc để giải thích, làm rõ thêm

Page 140: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

130

những nội dung kiến thức mà học sinh khó hiểu khi nghe bằng Tiếng Việt; giáo

viên và học sinh giáo tiếp với nhau bằng Tiếng dân tộc hoặc Tiếng Việt; học

sinh mặc trang phục dân tộc trong lễ chào cờ thứ 2 đầu tuần, trong hoạt động tập

thể, trong lễ kỉ niệm thành lập Đoàn, liên hoan văn nghệ; trong các lớp học trang

trí những công cụ lao động, dụng cụ gia đình, trang phục dân tộc; biển hiệu sử

dụng cả Tiếng dân tộc và Tiếng Việt;... thực tế này là tiền đề để xây dựng môi

trường giáo dục đa văn hóa).

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Sở GD&ĐT có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng kết,

rút kinh nghiệm hoạt động xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa ở các

trường THPT trong toàn tỉnh.

- Các trường THPT triển khai thực hiện cần có sự đồng thuận, ủng hộ của

cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng.

- Có tài liệu hướng dẫn thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục đa

văn hóa; Có các nguồn lực khác đảm bảo thực hiện, đặc biệt là nguồn lực tài

chính để hỗ trợ thực hiện các hoạt động (kinh phí địa phương hoặc huy động xã

hội hóa).

3.3.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với giáo viên

trung học phổ thông người dân tộc thiểu số

3.3.5.1. Mục đích của giải pháp

- Nhằm giúp cho Sở GD&ĐT các tỉnh vùng Tây Bắc có được những

chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện địa phương để phát triển đội ngũ giáo

viên THPT tại chỗ người DTTS.

- Giúp cho các cơ quan ban hành chính sách (cấp Trung ương) sửa đổi, bổ

sung, hoàn thiện chính sách đối với giáo viên người DTTS (chính sách dân tộc).

3.3.5.2. Nội dung của giải pháp

Những chính sách đặc thù tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên

THPT tại chỗ người DTTS, gồm:

(i) Chính sách của địa phương (chính quyền cấp tỉnh)

- Chính sách tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS;

Page 141: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

131

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS;

- Chính sách xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THPT;

- Chính sách tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên THPT người DTTS;

- Chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên THPT người DTTS,...

(ii) Chính sách của Trung ương (Chính phủ, Bộ ngành):

- Chính sách đối với giáo viên người DTTS;

- Chính sách đối với học sinh, sinh viên người DTTS.

3.3.5.3. Cách thực hiện

a) Chính sách của địa phương (chính quyền cấp tỉnh)

(i) Những căn cứ để xây dựng chính sách:

- Căn cứ pháp lí: Luật Viên chức; Thông tư hướng dẫn định mức biên chế

sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập; Thông tư Liên tịch qui

định và hướng dẫn công tác cán bộ, công chức, viên chức người DTTS; Đề án

phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời

kì mới; Qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS của tỉnh,...

- Căn cứ thực tiễn: Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS và

nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại chỗ người DTTS của tỉnh.

(ii) Nguyên tắc khi xây dựng chính sách:

- Những chính sách mới xây dựng không được trái với qui định của Pháp

luật hiện hành và những văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp

trên;

- Chính sách mới xây dựng phải đảm bảo giải quyết được bất cập trong

phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS;

- Thể thức, nội dung; trình tự xây dựng chính sách phải theo đúng qui

định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật;

- Đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện chính sách khi được ban hành.

(iii) Các loại chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS:

Nội dung

chính sách đặc thù

Sản phẩm Cơ quan chủ

trì (chủ thể) Cơ quan

phối hợp

Thời gian

1. Chính sách về tuyển chọn,

sử dụng giáo viên THPT

người DTTS

Quyết định của

UBND tỉnh về việc

ban hành qui định

Sở GD&ĐT Sở Nội vụ; Sở LĐ-

TB-XH; Ban Dân

tộc,...

Từ năm

20....

Page 142: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

132

2. Chính sách về đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS

Quyết định của Sở

GD&ĐT về việc

ban hành qui định

Sở GD&ĐT Sở Nội vụ; Sở LĐ-

TB-XH,...

Từ năm

20....

3. Chính sách về xây dựng

môi trường giáo dục đa văn

hóa ở trường THPT

Quyết định của Sở

GD&ĐT về việc

ban hành qui định

Sở GD&ĐT Sở Nội vụ; Sở LĐ-

TB-XH; Ban Dân

tộc; Sở VH TT;

Trường THPT,...

Từ năm

20....

4. Chính sách về tạo nguồn

đào tạo giáo viên THPT người

DTTS

Quyết định của

UBND tỉnh về việc

ban hành qui định

Sở GD&ĐT

Sở Nội vụ; Sở LĐ-

TB-XH; Ban Dân

tộc,...

Từ năm

20....

5. Chính sách về chế độ đãi

ngộ giáo viên THPT người

DTTS

Quyết định của

UBND tỉnh về việc

ban hành qui định

Sở GD&ĐT Sở Nội vụ; Sở Tài

chính; Sở KH-ĐT; Sở

LĐ-TB-XH; Ban Dân

tộc,...

Từ năm

20....

(iv) Qui trình xây dựng chính sách

Bƣớc 1: Chuẩn bị

- Thành lập ban soạn thảo chính sách; xác định trách nhiệm của chủ thể,

của các đối tượng liên quan và xây dựng kế hoạch, cơ chế thực hiện.

- Xác định những thông tin pháp lí liên quan đến tuyển chọn, sử dụng, tạo

nguồn đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với giáo viên THPT người DTTS; thông tin

thực tiễn, thông tin dự báo,... có liên quan đến giáo dục THPT và giáo viên

THPT người DTTS,...

Bƣớc 2: Xây dựng bản dự thảo chính sách

- Bản dự thảo chính sách, qui định gồm 2 văn bản: Quyết định của UBND

tỉnh/ thành phố về việc ban hành qui định về tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ, tạo

nguồn đào tạo,... giáo viên THPT người DTTS và Qui định tuyển chọn, sử dụng,

đãi ngộ, tạo nguồn đào tạo,... giáo viên THPT người DTTS.

- Cấu trúc của bản Qui định về tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ, tạo nguồn

đào tạo giáo viên THPT người DTTS có thể lựa chọn theo các kiểu sau:

+ Kiểu cấu trúc thứ nhất: Phần - Chương - Mục - Điều - Khoản - Điểm;

+ Kiểu cấu trúc thứ hai: Chương - Mục - Điều - Khoản - Điểm;

+ Kiểu cấu trúc thứ ba: Mục - Điều - Khoản - Điểm;

+ Kiểu cấu trúc thứ ba: Điều - Khoản - Điểm;

- Nội dung cơ bản của bản Qui định phải cụ thể, rõ ràng về đối tượng điều

chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh, nội dung điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và

qui định về thực hiệnn chẳng hạn như:

Page 143: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

133

(1) Đối tượng và phạm vi điều chỉnh: Công dân Việt Nam người DTTS đã

tốt nghiệp ĐH sư phạm, đủ các điều kiện để tuyển chọn vào vị trí giáo viên

trường THPT của tỉnh.

(2) Nguyên tắc điều chỉnh: Đủ các điều kiện theo Luật viên chức; Luật

giáo dục; Điều lệ trường trung học; Qui chế tổ chức và hoạt động của trường

PTDTNT,...

(3) Nội dung điều chỉnh, bao gồm những: Qui định về tuyển chọn giáo

viên THPT người DTTS (số lượng, cơ cấu, chất lượng); Qui định về tuyển chọn

giáo viên THPT người DTTS sau khi tốt nghiệp ĐH sư phạm hệ cử tuyển; Qui

định về tuyển chọn giáo viên THPT người DTTS sau khi tốt nghiệp ĐH sư

phạm hệ tuyển thẳng (thuộc DTTS rất ít người); và Qui định về chế độ đãi ngộ

đối với giáo viên THPT người DTTS (ngoài chính sách của Trung ương).

(4) Qui định về phương pháp điều chỉnh.

(5) Những qui định về vai trò, trách nhiệm của các chủ thể thực hiện các

điều khoản của qui định (điều khoản thi hành).

Bƣớc 3: Tham vấn các bên liên quan và hoàn thiện văn bản dự thảo.

- Sở GD&ĐT gửi các bên liên quan, như: Sở Nội vụ; Sở LĐ-TB-XH; Ban

Dân tộc; các sở, ban ngành liên quan; UBND các huyện/thị/TP thuộc tỉnh; các

chuyên gia giáo dục; các nhà khoa học; các trường THPT, trường PTDTNT, để

xin ý kiến; tổ chức hội thảo, hội nghị tham vấn; đưa lên trang Web của Sở

GD&ĐT, Báo địa phương,... để xin ý kiến xã hội và cộng đồng các DTTS (hoạt

động này có thể thực hiện nhiều lần).

- Hoàn thiện bản dự thảo qui định sau tham vấn.

Bƣớc 4: Phê duyệt và tổ chức thực hiện

- Sở GD&ĐT trình Thường vụ tỉnh ủy; Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND

tỉnh để phê duyệt; UBND tỉnh ra Quyết định ban hành.

- Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thực hiện. Kiểm tra, đánh

giá kết quả báo cáo UBND tỉnh và đề nghị điều chỉnh, bổ sung nếu cần.

b) Chính sách của Trung ương (Chính phủ, Bộ ngành):

(i) Căn cứ để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách

Page 144: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

134

- Kết quả rà soát, đánh giá tác động của chính sách xã hội và chính sách

dân tộc hiện hành đối với giáo viên và học sinh, sinh viên người DTTS;

- Những kiến nghị và đề xuất của chính quyền địa phương vùng DTTS về

những bất cập và tồn tại của chính sách xã hội và chính sách dân tộc hiện hành

trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Những Luật và văn bản dưới luật về dân tộc ra đời trước Hiến pháp năm

2013 có những nội dung không còn phù hợp với qui định của Hiến pháp.

(ii) Những chính sách liên quan đến giáo viên và học sinh, sinh viên người

DTTS cần nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện:

- Chính sách hỗ trợ tài chính và học phẩm đối với trẻ mẫu giáo và học

sinh phổ thông người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn. Hoàn thiện chính sách này giúp cải thiện chất lượng giáo dục vùng DTTS,

tăng tỉ lệ chuyển cấp và hoàn thành cấp học của học sinh DTTS. Góp phần tạo

nguồn đào tạo giáo viên nói riêng, cán bộ người DTTS nói chung, đặc biệt là

những dân tộc có dân số rất ít và dân tộc sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn.

- Chính sách tuyển sinh Dự bị Đại học dân tộc; chính sách cử tuyển; chính

sách công điểm ưu tiên và chế độ học bổng cho sinh viên người DTTS không

còn phù hợp với giai đoạn hiện tại. Hiện tại, chính sách này hiện tạo điều kiện

thuận lợi cho học sinh DTTS có dân số đông vào Đại học, Dự bị đại học và cử

tuyển vào đại học mà không tạo cơ hội cho những DTTS có dân số rất ít, DTTS

sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn,

vùng sâu, vùng biên giới.

- Chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên người DTTS nói

riêng, cán bộ người DTTS nói chung hiện tại chưa có qui đinh mặc dù đã có

chiến lược công tác dân tôc, có đề án phát triển cán bộ, công chức, viên chức

người DTTS trong thời kì mới.

(iii) Qui trình nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách đối

với trẻ em, học sinh, sinh viên và giáo viên người DTTS: Do các cơ quan ban

hành chính sách thực hiện.

Page 145: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

135

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Cấp Trung ương: Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ; Bộ LĐ-TB-XH, Ủy ban Dân

tộc và các bộ, ngành liên quan cần sớm có văn bản hướng dẫn các địa phương

vùng DTTS thực hiện các qui định của pháp luật hiện hành về việc phát triển

nguồn nhân lực người DTTS nói chung, đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

nói riêng để các địa phương có căn cứ ban hành qui định của địa phương về phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; các cơ quan ban hành chính sách xã

hội và chính sách dân tộc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính

sách liên quan đến học sinh, sinh viên và giáo viên người DTTS.

- Cấp tỉnh: Cấp ủy, chính quyền địa phương vùng DTTS thống nhất chủ

trương phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS và chỉ đạo Sở GD&ĐT

và các ban ngành liên quan tổ chức thực hiện (tham mưu xây dựng chính sách và

tổ chức thực hiện); đảm bảo các nguồn lực để thực hiện chính sách phát phát

triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; truyền thông tuyên truyền, vận động

các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia, ủng hộ chủ

trương phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS dưới các hình thức,

phương pháp khác nhau.

- Sở GD&ĐT: Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan của tỉnh xây

dựng chính sách, qui định để phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

của tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê chuẩn.

- Trường THPT: Tổ chức thực hiện các nội dung của qui định theo chức

năng, nhiệm vụ của nhà trường và nêu cao vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng

trong quản lí sử dụng và quản lí tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS.

3.3.6. Giải pháp 6: Tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông người dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc

3.3.6.1. Mục đích của giải pháp

Để có được nguồn tuyển sinh đào tạo giáo viên THPT người DTTS đáp

ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại chỗ người DTTS ở các tỉnh

vùng Tây Bắc.

Page 146: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

136

3.3.6.2. Nội dung của giải pháp

Xây dựng và tổ chức thực kế hoạch hướng nghiệp sư phạm tạo nguồn đào

tạo giảo viên THPT người DTTS ở các trường THPT vùng Tây Bắc và trường

Dự bị Đại học Dân tộc.

3.3.6.3. Cách thực hiện

a) Với các trường THPT ở các tỉnh vùng Tây Bắc:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hướng nghiệp sư phạm cho học

sinh DTTS. Đảm bảo kế hoạch hướng nghiệp sư phạm phải là một nội dung

trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp và kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Căn cứ để xây dựng kế hoạch: Qui định về giáo dục hướng nghiệp trong

trường THPT; qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS của

tỉnh; Thực tiễn số lượng, thành phần dân tộc của học sinh trong nhà trường.

- Nội dung kế hoạch: Kế hoạch hướng nghiệp sư phạm cho học sinh

người DTTS là một nội dung trong kế hoạch giáo duc hướng nghiệp của nhà

trường, do vậy nội dung gồm:

+ Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho HS người DTTS về nghề dạy

học và vai trò của giáo viên người DTTS đối với sự phát triển của mỗi dân tộc;

+ Tổ chức các hoạt động chính khóa, ngoại khóa về nghề dạy học để

hướng nghiệp sư phạm cho học sinh người DTTS;

+ Phát hiện, bồi dưỡng, động viên, khuyến khích những học sinh người

DTTS có năng khiếu sư phạm để các em lựa chọn nghề sư phạm sau khi hoàn

thành chương trình THPT.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch hướng nghiệp sư phạm:

+ Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên đề, thi tìm

hiểu, câu lạc bộ hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp,... để phổ biến, tuyên truyền

nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh THPT người DTTS về quan điểm,

đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước đối với cộng đồng các

DTTS; đặc biệt là chủ trương và các chính sách ưu tiên để phát triển nhân lực

người DTTS nói chung, giáo viên THPT người DTTS nói riêng.

Page 147: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

137

+ Thông qua giờ học, bài học trên lớp tích hợp những nội dung hướng

nghiệp sư phạm. Trong dạy học, giáo dục giáo viên lưu ý phát hiện những học

sinh người DTTS có năng khiếu, năng lực sư phạm, yêu mến nghề sư phạm từ

đó bồi dưỡng và định hướng nghề sư phạm cho các em.

+ Các tổ chức trong nhà trường phối hợp thực hiện các nội dung hướng

nghiệp sư phạm. Đặc biệt là Đoàn thành niên công sản Hồ Chí Minh là tổ chức

có vai trò lớn trong tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp sư phạm cho học

sinh người DTTS.

b) Với trường Dự bị Đại học dân tộc Việt Trì:

- Đưa nội dung hướng nghiệp sư phạm vào trong kế hoạch giáo dục của

nhà trường. Tổ chức công tác hướng nghiệp sư phạm cho học sinh dự bị bị.

- Lựa chọn những học sinh có năng lực để gửi vào các cơ sở đào tạo giáo

viên THPT sau khi các em hoàn thành chương trình dự bị.

c) Với các Sở GD&ĐT các tỉnh vùng Tây Bắc:

: - Lựa chọn những học sinh có năng lực, có năng khiểu sư phạm thuộc các

tộc người có nhu cầu phát triển giáo viên THPT để cử đi học theo hệ cử tuyển;

- Phối hợp với trường Dự bị Đại học dân tộc Việt Trì thống nhất chỉ tiêu

đào tạo sư phạm trong tổng chỉ tiêu học Dự bị Đại học dân tộc (coi đây là điều

kiện để gửi đi học dự bị)

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, qui định công tác

tuyển sinh ĐH, CĐ theo chế độ cử tuyển, Dự bị đại học dân tộc và tuyển thẳng

(dân tộc rất ít người) theo hướng phân cấp mạnh, giao quyền tự chủ cho các địa

phương trong đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, dự bị đại học dân tộc và tuyển thẳng;

- Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ cần có văn bản hướng dẫn các địa phương

thực hiện qui định về tuyển chọn, sử dụng cán bộ, viên chức người DTTS theo

những qui định đã ban hành. Đặc biệt là qui định tỉ lệ CBCCVC người DTTS

trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị ở vùng DTTS qui định tại Thông tư Liên

tịch số: 02/2014/TTLT- UBDT- BNV.

Page 148: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

138

- Sở GD&ĐT có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường THPT xây dựng

và thực hiện kế hoạch hướng nghiệp sư phạm trong nhà trường; kiểm tra đánh

giá việc tổ chức thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi năm học.

- Hiệu trưởng các trường THPT, trường PTDTNT, trường phổ thông

nhiều cấp học, quán triệt sâu sắc chủ trương hướng nghiệp sư phạm tạo nguồn

đào tạo giáo viên THPT người DTTS đến tất cả giáo viên, CBQL và tổ chức

thực hiện. Hằng năm tổng kết, đánh giá và báo cáo Sở GD&ĐT.

- Các chủ thể có kế hoạch đảm bảo các nguồn lực để thực hiện công tác

hướng nghiệp sư phạm tạo nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS.

3.3.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực cần có một hệ tổng thể các giải pháp,

vừa mang tính vĩ mô (chiến lược), vừa mang tính vi mô (tác nghiệp), với sự

tham gia của nhiều chủ thể quản lí, trong đó Sở GD&ĐT là chủ thể chủ yếu,

quyết định sự thành công của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS của tỉnh. Phương thức thực hiện các giải pháp đòi hỏi phải đồng bộ, linh

hoạt, nhất quán và có lộ trình phù hợp với điều kiện, bối cảnh của vùng Tây Bắc

và của cả nước nước.

Điều kiện tiên quyết để thực hiện được các giải pháp là cần có sự đồng

thuận và quyết tâm chính trị của các chủ thể và các đối tượng có liên quan, chỉ

khi có được điều này thì đường lối, chính sách để phát triển nguồn nhân lực

người DTTS nói chung, đội ngũ giáo viên THPT người DTTS nói riêng mới

được hiện thực hóa, góp phần tích cực trong khắc phục tình trạng chậm phát

triển của KT-XH vùng DTTS, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng

đồng các DTTS - điều này vừa là chủ trương của Đảng, Nhà nước vừa là nguyện

vọng và mong muốn của cộng đồng các DTTS.

Với phạm vi của đề tài luận án, tác giả đã lựa chọn và đề xuất 6 giải pháp

để phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc theo

tiếp cận phát triển nguồn nhân lực. Đây là những giải pháp chủ yếu nhất có vị

trí, vai trò quan trọng, đảm bảo sự thành công của công tác phát triển đội ngũ

Page 149: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

139

giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Các giải pháp đó là: (1)

Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh

vùng Tây Bắc; (2) Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở

các tỉnh vùng Tây Bắc; (3) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc; (4) Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa

trong các trường THPT vùng Tây Bắc; (5) Hoàn thiện hệ thống chính sách đối

với giáo viên THPT người DTTS; và (6) Tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh

vùng Tây Bắc là một chỉnh thể thống nhất. Các giải pháp có mối liên hệ, quan

hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hướng tới mục tiêu

chung là phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc cả về số

lượng, cơ cấu và chất lượng. Tuy nhiên, với vị trí và vai trò của mình, mỗi giải

pháp đều có tính độc lập tương đối để đảm bảo cho việc thực hiện được mục tiêu

của giải pháp khi tổ chức thực hiện.

Mối quan hệ giữa các giải pháp được mô hình hóa ở Hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1: Mô hình hóa mối quan hệ của các giải pháp

Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

thuộc lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và phát triển nguồn

nhân lực người DTTS. Đồng thời là một bộ phận của chiến lược phát triển KT-

Page 150: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

140

XH vùng Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung. Do vậy, nội dung của các giải

pháp không chỉ có sự liên hệ trong nội tại, mà còn liên quan tới chiến lược

PTNNL người DTTS và chiến lược phát triển KT-XH nói chung.

Mối quan hệ của hệ thống các giải pháp vừa mang tính độc lập tương đối -

- tương tác nội tại, lại vừa là hệ thống mở - tương tác với môi trường KT-XH

bên ngoài; vừa thực hiện mục tiêu riêng - phát triển đội ngũ giáo viên người

DTTS, là vừa thực hiện mục tiêu chung - phát triển KT-XH. Mối quan hệ của

các giải pháp ở bên trong và với bên ngoài được phản ánh qua vị trí, vai trò và

sự tác động của nó đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

vùng Tây Bắc và sự phát triển KT-XH, trong đó:

- Giải pháp 1: Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Khi đã có chiến lược phát triển giáo viên

người DTTS (vĩ mô), thì Qui hoạch là sự cụ thể hóa của chiến lược, có vai trò

định hướng cả về nội dung và giải pháp cho Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS ở vùng Tây Bắc. Sở dĩ việc phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS ở vùng Tây Bắc trong thời gian qua chưa được thực hiện có

hiệu quả là do chưa có qui hoạch phát triển, cho nên chủ thể quản lí không đủ

căn cứ pháp lí để tổ chức thực hiện. Vì vậy, có thể khẳng định Qui hoạch vừa là

sự cụ thể hóa của Chiến lược phát triển, vừa định hướng cho Kế hoạch phát

triển, đồng thời là công cụ quản lí để chủ thể quản lí tổ chức xây dựng và phát

triển đội ngũ giáo viên THPT tại chỗ người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

- Giải pháp 2: Đổi mới tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc. có vai trò đảm bảo hiện thực hóa qui

hoạch, kế hoạch phát triển. Tuyển chọn, sử dụng góp phần giải quyết vấn đề

chất lượng, số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên người DTTS ở các tỉnh vùng

Tây Bắc, trong đó chủ yếu là số lượng và cơ cấu (vì bắt buộc phải giảm nhẹ yêu

cầu chất lượng trong tuyển chọn). Những hạn chế về chất lượng và năng lực

nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên DTTS ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả

của tuyển chọn, sử dụng. Do vậy, đòi hỏi có cơ chế đặc thù (riêng), đồng thời

chủ thể quản lí phải nhận thức đầy đủ về bất cập này và có quyết tâm chính trị

Page 151: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

141

thì mới phát triển được đội ngũ giáo viên THPT người DTTS (về số lượng và cơ

cấu).

- Giải pháp 3: Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Để phát triển đội ngũ giáo viên DTTS về số

lượng, cơ cấu bắt buộc phải chấp nhận sự bất cập về chất lượng. Do vậy đào tạo,

bồi dưỡng có vai trò giải quyết vấn đề chất lượng. Khi thực hiện đòi hỏi chủ thể

quản lí (Hiệu trưởng) phải đánh giá trung thực, khách quan năng lực của từng

giáo viên người DTTS, xác định “khoảng cách” giữa năng lực của giáo viên

DTTS và yêu cầu của nhiệm vụ dạy học, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng và tổ chức thực hiện. Chất lượng đội ngũ giáo viên DTTS được cải thiện

khi thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và động viên giáo viên tự học, tự

bồi dưỡng.

Giải pháp 2 và giải pháp 3 có vài trò then chốt để phát triển đội ngũ giáo

viên DTTS. Sở GD&ĐT là chủ thể tuyển chọn, trường THPT là chủ thể sử

dụng, sự kết nối thông tin tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giữa các chủ

thể là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

- Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các

trường THPT vùng DTTS vùng Tây Bắc. Phẩm chất, năng lực, sức sáng tạo, tính

tự chủ, sự tận tâm,... của giáo viên DTTS chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường

làm việc. Môi trường giáo dục của nhà trường (nơi giáo viên làm việc) tác động

tích cực đến chất lượng, hiệu quả làm việc của giáo viên nếu môi trường đó

không có sự khác biệt lớn về bản sắc văn hóa DTTS của giáo viên; ngược lại

chất lượng, hiệu quả làm việc của giáo viên thấp. Do vậy, môi trường giáo dục

đa văn hóa ở trường THPT vùng DTTS không chỉ là môi trường làm việc phù

hợp với giáo viên DTTS mà còn là môi trường học tập phù hợp với học sinh

DTTS.

Giải pháp 4, không chỉ là giải pháp mang tính đặc thù trong các cơ sở giáo

dục vùng DTTS, mà còn là xu thế chung của phương pháp giáo dục hiện nay -

giáo dục hướng tới sự khác biệt. Do vậy, là giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối

Page 152: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

142

với sự phát triển về “chất” đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; góp phần khắc

phục những bất cập để nâng cao hiệu quả các giải pháp 2, giải pháp 3.

- Giải pháp 5: Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với giáo viên THPT

người DTTS. Chính sách đối với DTTS nói chung, chính sách với giáo viên

người DTTS nói riêng, là những chính sách ưu tiên của Nhà nước, nhằm tạo

điều kiện, cơ hội để các DTTS phát huy nội lực phát triển cùng với đất nước. Từ

đặc điểm các DTTS cho thấy trình độ phát triển các DTTS không đồng đều, nên

cần cụ thể hóa các chính sách DTTS đối với từng dân tộc (tộc người) ở từng

vùng nhất định. Do vậy, giải pháp 5 có vai trò đảm bảo sự công bằng trong

chính sách DTTS đối với DTTS khác nhau và tạo động lực để giáo viên phát

huy năng lực, sức sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục. Giải

pháp 5 có ý nghĩa là “điều kiện” góp phần đảm bảo cho các giải pháp khác được

hiện thực hóa.

- Giải pháp 6: Tạo nguồn để đào tạo giáo viên THPT người DTTS ở các

tỉnh vùng Tây Bắc. Phát triển về cả số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS không đạt được mục đích nếu như thiếu việc chuẩn bị

về nguồn đào tạo giáo viên. Ngoại trừ những DTTS có dân số đông, sống ở vùng

thấp, đô thị, còn các DTTS có dân số ít, rất ít sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng

có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn nên số học sinh hoàn thành

THPT chiếm tỉ lệ rất nhỏ; mặt khác nếu có học sinh hoàn thành THPT thì năng

lực của các em không đủ để đảm bảo yêu cầu tuyển sinh của trường ĐHSP. Sự

bất cập này là thách thức để phát triển về số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS. Do vậy, giải pháp 6 là giải pháp có vai trò đảm bảo về lâu

dài và bền vững cả số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS.

Tóm lại, 6 giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng

Tây Bắc theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực là những giải pháp khoa học

chủ yếu. Các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo

nên chỉnh thể trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS

vùng Tây Bắc. Đồng thời mỗi giải pháp và cả hệ thống giải pháp có quan hệ, tác

Page 153: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

143

động và chịu sự tác động của môi trường bên ngoài (KT-XH, khoa học công

nghệ, xu thế vận động và phát triển; hội nhập và toàn cầu hóa).

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp và

thử nghiệm giải pháp

3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Thông qua khảo nghiệm (xin ý kiến giáo viên, CBQL, chuyên gia, nhà

khoa học,...) nhằm thu thập thông tin từ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, các

chuyên gia, các nhà khoa học,... về tính cần thiết (sự cần thiết) và tính khả thi

của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc

theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực do luận án đề xuất, trên cơ sở đó giúp tác

giả điểu chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thêm cách thực hiện đối với giải pháp chưa

phù hợp, đồng thời khẳng định độ tin cậy của các giải pháp được đánh giá cao (tỉ

lệ ý kiến ủng hộ cao).

3.4.1.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm

a) Nội dung khảo nghiệm

- Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo mô hình PTNNL trong các trường

THPT vùng Tây Bắc hiện nay không. Đối với tính cần thiết của các giải pháp

xin ý kiến với 3 cấp độ: Rất cần thiết, Cần thiết và Không cần thiết

- Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với việc phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS theo mô hình PTNNL trong các trường THPT

vùng Tây Bắc hiện nay không. Đối với tính khả thi của các giải pháp xin ý kiến

với 3 cấp độ: Rất khả thi, khả thi và Không khả thi

b) Phương pháp khảo nghiệm

- Dùng Phiếu hỏi (xem Mẫu số 4 của Phụ lục 1) để xin ý kiến các đối

tượng liên quan về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp phát triển đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc theo mô hình phát triển nguồn

Page 154: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

144

nhân lực, với những mức độ khác nhau: tính cần thiết (rất cần thiết, cần thiết và

không cần thiết); tính khả thi (rất khả thi, khả thi và không khả thi).

- Tổng hợp và phân tích kết quả khảo nghiệm làm cơ sở đánh giá bước

đầu về sự phù hợp thực tiễn của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS vùng Tây Bắc theo mô hình phát triển nguồn nhân lực do luận án

đề xuất.

3.4.1.3. Đối tượng khảo nghiệm

Đối tượng khảo nghiệm (xin ý kiến): 150 người. Trong đó: Giáo viên

THPT người DTTS ở vùng Tây Bắc: 130 người; cán bộ QLGD cấp trường

(THPT và PTDTNT): 14 người; cán bộ QLGD cấp Sở GD&ĐT: 6 người.

3.4.1.4. Thời gian khảo nghiệm

Từ tháng 2 - 5 năm 2015

3.4.1.5. Kết quả khảo nghiệm

Số phiếu khảo sát: 150 phiếu. Trong đó: số phiếu thu về: 150; số phiếu

điền đủ thông tin theo yêu cầu: 150; số phiếu điền thiếu thông tin: không; số

phiếu có ý kiến bổ sung thêm: 52 phiếu. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết

được tổng hợp và tính tỉ lệ phần trăm (%) và được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp

TT

Tên giải pháp

Tính cần thiết (%) Rất

cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

Cấp độ (1) (2) (3)

1 Giải pháp 1: Xây dựng qui hoạch phát triển ĐNGV THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

82,6

17,4

0

2 Giải pháp 2: Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

66,0

34,0

0

3 Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

77,3

22,7

0

4 Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường THPT vùng Tây Bắc

86,0

14,0

0

5 Giải pháp 5: Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với giáo viên THPT người DTTS

87,3

12,7

0

6 Giải pháp 6:Tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

71,3

28,7

0

Page 155: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

145

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết được thể hiện ở biểu đồ Hình 3.2.

Hình 3.2: Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi được tổng hợp và tỉnh tỉ lệ tính tỉ lệ

phần trăm (%) và được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

TT

Tên giải pháp

Tính khả thi (%)

Rất

khả thi

Khả

thi

Không

khả thi

Cấp độ (1) (2) (3)

1 Giải pháp 1: Xây dựng qui hoạch phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các

tỉnh vùng Tây Bắc

87,3

12,7

0

2 Giải pháp 2: Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh

vùng Tây Bắc

88,0

12,0

0

3 Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh

vùng Tây Bắc

79,3

20,7

0

4 Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục

đa văn hóa trong các trường THPT vùng

Tây Bắc

80,7

19,3

0

5 Giải pháp 5: Hoàn thiện hệ thống chính

sách đối với giáo viên THPT người DTTS

88,7

11,3

0

6 Giải pháp 6:Tạo nguồn đào tạo đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh

vùng Tây Bắc

78,7

21,3

0

Page 156: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

146

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi được thể hiện ở biểu đồ Hình 3.3

Hình 3.3: Biểu đồ khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

3.4.1.6. Phân tích, đánh giá kết quả khảo nghiệm

(1) Tính cần thiết: Kết quả khảo nghiệm (xin ý kiến) cho thấy 100% ý

kiến đều thống nhất cho rằng các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS đều rất cần thiết và cần thiết. Trong đó, tỉ lệ rất cần thiết của các

giải pháp đều chiếm tỉ lệ cao (từ 66% đến 87,3%).

Trong 6 giải pháp đề xuất, giải pháp 5 nhận được tỉ lệ ý kiến rất cần thiết

cao nhất (87,3%), tiếp đó là giải pháp 4 (84%), giải pháp 1 (82,6%), giải pháp 3

(73,3%), giải pháp 6 (71,3%) và cuối cùng là giải pháp 2 (66%).

Giải pháp 5 (Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với giáo viên THPT

người DTTS) nhận được sự đồng thuận cao nhất (87,3%), kết quả này cho thấy

sự cần thiết có chính sách (đặc thù) để phát triển đội ngũ giáo viên THP người

DTTS. Chính sách đặc thù thể hiện quan điểm về công tác dân tộc của Hiến

pháp 2013; tạo động lực để giáo viên yên tâm công tác, phấn đấu nâng cao năng

lực nghề nghiệp. Mặt khác chính sách còn góp phần thu hút học sinh THPT

người DTTS lựa chọn nghề sư phạm, tạo nguồn đào tạo để phát triển giáo viên

THPT người DTTS.

Page 157: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

147

Giải pháp 4 (Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường

THPT vùng Tây Bắc) nhận được 84% ý kiến đồng thuận rất cần thiết, kết quả

này cho thấy việc xây dựng một môi trường giáo dục ở vùng DTTS phù hợp với

đối tượng giáo viên, học sinh là người DTTS. Thực tế ở vùng Tây Bắc, môi

trường giáo dục mang đậm bản sắc dân tộc đang được các nhà trường (từ giáo

dục Mầm non đến giáo dục Phổ thông) thực hiện một cách tự phát, song hiệu

quả giáo dục không thể phủ nhận, biểu hiện là học sinh thích đến trường, chất

lượng được cải thiện. Hiện tại, các trường mầm non và phổ thông vùng Tây Bắc

những biểu hiện của môi trường giáo dục đa văn hóa như khẩu hiệu, những biển

ở vườn trường, trang trí trong lớp,... Do vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục

đa văn hóa ở vùng DTTS là đáp ứng được yêu cầu của giáo viên, học sinh và

cộng đồng các DTTS. Mặt khác, giáo dục hướng tới sự khác biệt, môi trường

làm việc đa văn hóa cũng là xu thế chung của thời đại ngày nay.

Giải pháp 1 (Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc) có 82,6% ý kiến cho rằng rất cần thiết.

Đối với các chủ thể quản lí ở địa phương, giải pháp này rất cần thiết, bởi lẽ hiện

nay các văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực người DTTS nói chung,

phát triển giáo viên DTTS nói riêng đã ban hành, khó khăn vướng mắc là làm

gì?, làm thế nào? để các văn bản được thực hiện trong thực tế. Do vậy, qui

hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc, là giải

pháp chiến lược tổng thể, khai thông vướng mắc hiện nay ở cơ sở, mở đường

cho các qui định về phát triển nhân lực người DTTS trở thành hiện thực.

Các giải pháp 3, 6 và 2 được đánh giá mức độ rất cần thiết thấp hơn các

giải pháp 5, 4 và 1 cũng là tất yếu, bởi các giải pháp này chỉ có thể thực hiện có

chất lượng và hiệu quả khi có các giải pháp 1 và 5. Ngược lại, các giải pháp 1, 5

tạo điều kiện và đảm bảo cho các giải pháp khác được thực hiện.

(2) Tính khả thi: Kết quả thăm dò cho thấy 100% các ý kiến đều thống

nhất là các giải pháp đều rất khả thi và khả thi. Tỉ lệ rất khả thi của các giải pháp

đều đạt từ 78,7% - 88,7%, kết quả này khẳng định các giải pháp phát triển đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS đều có khả năng thực hiện được ở vùng Tây

Page 158: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

148

Bắc. Sở dĩ các giải pháp có khả năng thực hiện được (khả thi) là do: (i) Có cơ sở

(hành lang) pháp lí để thực hiện các giải pháp; (ii) Sự phát triển bền vững của

GD&ĐT nói chung, giáo dục THPT ở vùng Tây Bắc nói riêng và sự nghiệp đổi

mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam đòi hỏi phải có chiến lược phát

triển nguồn nhân lực tại chỗ; (ii) các nguồn lực đảm bảo thực hiện các giải pháp

các địa phương (các tỉnh) có thể đáp ứng được. Bài toán đặt ra với các chủ thể

quản lí là cần đẩy mạnh truyền thông để có được quyết tâm của cả hệ thống

chính trị; cấp ủy, chính quyền các cấp và sự ủng hộ của cộng đồng các DTTS

trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS.

(3) Các ý kiến bổ sung thêm trong phiếu hỏi: Nội dung chủ yếu tập trung

vào đề nghị, kiến nghị: cần có cơ chế chính sách cụ thể hơn nữa về phát triển đội

ngũ giáo viên người DTTS để địa phương dễ vận dụng; các ý kiến đều thống

nhất cần phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS ở vùng DTTS và xây dựng

đội ngũ giáo viên người DTTS đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ là gải pháp bền

vững cho giáo dục vùng DTTS; phát triển được đội ngũ giáo viên DTTS khắc

phục được tình trạng thiếu cục bộ và bất ổn về số lượng giáo viên, gây khó khăn

cho công tác quản lí giáo dục vùng DTTS; về lâu dài khi đủ số lượng và có chất

lượng đội ngũ giáo viên DTTS sẽ cải thiện được chất lượng giáo dục THPT

vùng DTTS; xây dựng môi trường giáo dục (môi trường đa văn hóa) phù hợp

với học sinh và giáo viên DTTS là cần thiết, song cần có chỉ đạo thống nhất từ

Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT,...

3.4.1.7. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

a) Công thức tính hệ số tương quan tuyến tính:

Giả sử với hai biến x và y từ n mẫu, hệ số tương quan tuyến tính Rp

(Pearson) được tính theo công thức dưới đây:

Page 159: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

149

Với: - 1 R 1, có thể phân tích hệ số tương quan Rp như sau:

TT

Rp

Đánh giá tƣơng quan giữa X và Y

1 = 0 2 biến hoàn toàn độc lập với nhau

2 R= 1 2 biến có quan hệ tuyến tính với nhau

3 Từ 0,80 đến 1,00 Mức độ tương quan cao, đáng tin cậy

4 Từ 0,60 đến 0,79 Mức độ tương quan vừa phải 5 Từ 0,40 đến 0,59 Mức độ tạm được

6 Từ 0,20 đến 0,39 Mức độ tương quan ít 7 Từ 0,00 đến 0,19 Mức độ tương quan không đáng kể, hay tương

quan do may rủi

b) Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi:

Giả sử 2 biến: x - tính cần thiết, y - tính khả thi và với n mẫu, xác định hệ

số tương quan Rp. Về mặt lí thuyết có thể sử dụng công thức trên để xác định hệ

số tương quan Rp. Luận án đã sử dụng phầm mềm Excel để thực hiện, kết quả

xác định hệ số tương quan tuyển tính giữa tính cần thiết (x) và tính khả thi (y)

của các giải pháp như sau:

Giải pháp R Đánh giá tƣơng quan giữa

tính cần thiết và tính khả thi

Giải pháp 1 0,83 Mức độ tương quan cao, đáng tin cậy

Giải pháp 2 0,80 Mức độ tương quan cao, đáng tin cậy

Giải pháp 3 0,80 Mức độ tương quan cao, đáng tin cậy

Giải pháp 4 0,51 Mức độ tạm được

Giải pháp 5 0,63 Mức độ tương quan vừa phải

Giải pháp 6 0,88 Mức độ tương quan cao, đáng tin cậy

Nhận xét: Xem xét sự tương quan của các giải pháp phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS ỏ các tỉnh vùng Tây Bắc do luận án đề xuất, kết

quả tính toán (dùng phần mềm Excel) thu được cho thấy các giải pháp phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS có mối tương quan tuyến tính với nhau.

Sự tương quan của 6 giải pháp đều đạt các mức từ “tạm được” đến “cao, đáng

tin cậy” - khẳng định các giải pháp đã đề xuất đảm bảo tính khoa học và phù

hợp với thực tiễn vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, để đảm bảo và khẳng định sự đúng

Page 160: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

150

đắn của các giải pháp đã đề xuất cần phải thử nghiệm và thực nghiện trong thực

tiễn ở vùng Tây Bắc.

3.4.2. Thử nghiệm giải pháp đã đề xuất

3.4.2.1. Mục đích thử nghiệm

- Qua thử nghiệm đánh giá tính khả thi, sự phù hợp và tính hiệu quả của

việc triển khai áp dụng Giải pháp 6 (Tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS vùng Tây Bắc) ở trường THPT vùng Tây Bắc để minh chứng cho lí

thuyết khoa học của đề tài luận án đã đề ra;

- Xử lí thông tin và phân tích kết quả thử nghiệm để kiểm chứng tính khả

thi, sự phù hợp và tính hiệu quả của Giải pháp 6, trên cơ sở đó bổ sung, sửa đổi,

điều chỉnh và hoàn thiện thêm nội dung, cách thực hiện các giải pháp khác.

3.4.2.2. Nội dung thử nghiệm

Căn cứ vào đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án và điều kiện

thực tế (không gian, thời gian và các nguồn lực đảm bảo thực hiện thử nghiệm),

nghiên cứu sinh không thể tổ chức thử nghiệm được tất cả các giải pháp, mà chỉ

thử nghiệm một giải pháp 6: “Tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên THPT người

DTTS vùng Tây Bắc”, chủ thể quản lí là Hiệu trưởng trường PTDTNT, với nội

dung cơ bản của chức năng quản lí:

- Xây dựng nội dung và kế hoạch thực hiện (Mẫu số 5, phần phụ lục);

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện;

- Kiểm tra đánh giá kết quả, sự tác động (của nội dung giải pháp 6) đối

với học sinh THPT người DTTS, trên cơ sở đó phân tích đánh giá tính khả thi,

phù hợp và hiệu quả tác động của giải pháp đối với sự phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS.

3.4.2.3. Lí do chọn giải pháp 6 để thử nghiệm

Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc sẽ gặp khó

khăn, bất cập về phát triển số lượng và cơ cấu dân tộc (tộc người), cho dù có

triển khai thực hiện tốt qui trình phát triển: qui hoạch; tuyển chọn, sử dụng; đánh

giá; bồi dưỡng, đào tạo lại; môi trường làm việc và chính sách tạo động lực.

Nguyên nhân cơ bản của khó khăn, bất cập là thiếu nguồn đào tạo giáo viên, với

Page 161: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

151

dân tộc có dân số nhiều thì số học sinh THPT người DTTS có khả năng trúng

tuyển vào ĐH sư phạm, hoặc số em có nguyện vọng dự tuyển vào ĐH sư phạm

hạn chế; với dân tộc có dân số ít thì số học sinh THPT có thể trúng tuyển vào

ĐH sư phạm là rất khó khăn. Trường PTDTNT là cơ sở giáo dục THPT có tỉ lệ

học sinh DTTS cao (95%) và cơ cấu dân tộc của học sinh trường PTDTNT đa

dạng, đặc biệt là những DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn và khó khăn. Do vậy, tạo nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS là

một giải pháp không thể thiếu đối với vùng Tây Bắc. Đồng thời, trường

PTDTNT là cơ sở giáo dục có nguồn đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo mô hình phát triển nguồn nhân lực.

Vấn đề đặt ra là tổ chức hướng nghiệp để học sinh THPT người DTTS tự giác

tham gia dự tuyển vào các trường ĐH sư phạm để trở thành giáo viên và trở về

địa phương sau khi tốt nghiệp ĐH sư phạm.

Với ý nghĩa đó, tác giả luận án chọn giải pháp 6 (Tạo nguồn đào tạo đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc) để thử nghiệm. Địa chỉ thử

nghiệm: trường PTDTNT tỉnh Lào Cai.

3.4.2.4. Đối tượng, thời gian và địa điểm thử nghiệm

- Đối tượng (khách thể) thử nghiệm: Học sinh THPT người DTTS. Tổng

số: 171 học sinh lớp 12 năm học 2014-2015, trong đó: 169 học sinh người

DTTS (98,8%), 02 học sinh Kinh (1,2%).

- Thời gian thử nghiệm: Từ 9/2014 đến 3/2015;

- Địa điểm thử nghiệm: Trường PTDTNT tỉnh Lào Cai;

- Chủ thể quản lí chỉ đạo thực hiện thử nghiệm: Hiệu trưởng trường

PTDTNT tỉnh Lào Cai.

3.4.2.5. Phương pháp và qui trình thử nghiệm

a) Phương pháp thử nghiệm

- Dùng phiếu hỏi để đánh giá nhận thức của học sinh lớp 12 về xu hướng

nghề nghiệp và dự định lựa chọn nghề nghiệp (đầu năm học);

- Tổ chức sinh hoạt tập thể (đa dạng về hình thức) để giới thiệu cho học

sinh lớp 12 về chiến lược phát triển nguồn nhân lực người DTTS; về phát triển

Page 162: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

152

giáo viên người DTTS; chế độ chính sách mới tạo cơ hội được tuyển chọn cho

học sinh DTTS sau khi tốt nghiệm ĐH sư phạm trở về địa phương công tác.

- Đánh giá lại nhận thức và xu hướng nghề trước khi các đăng kí dự tuyển

vào các trường ĐH, CĐ. Đối chiếu với khảo sát đầu năm, đánh giá kết quả, hiệu

quả của giải pháp.

b) Qui trình thử nghiệm

Bước 1: Trao đổi thống nhất chủ trương, nội dung và phương thức thực

nghiệm với BGH nhà trường; thống nhất kế hoạch tổ chức thử nghiệm.

Bước 2: Tổ chức thực nghiệm, gồm 3 giai đoạn:

(1). Khảo sát (trước khi thử nghiệm) nhận thức của học sinh lớp 12 người

DTTS về xu hướng nghề nghiệp, về nghề dạy học, về vai trò của giáo viên

người DTTS bản địa đối với sự phát triển giáo dục vùng DTTS và sự phát triển

của mỗi dân tộc.

Tập trung học sinh lớp 12 (tháng 9/2014), giới thiệu mục đích khảo sát,

hướng dẫn cách ghi thông tin vào phiếu khảo sát, dành thời gian cho học sinh

thực hiện và thu lại phiếu khi học sinh thực hiện xong.

(2) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học

sinh lớp 12 về các chính sách liên quan đến DTTS và giáo viên người DTTS; về

vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của mỗi dân tộc; về nghề dạy học và về

vai trò, vị trí của giáo viên THPT người DTTS đối với sự phát triển giáo dục ở

vùng DTTS.

Tập trung toàn bộ học sinh lớp 12 của trường để thực hiện các nội dung

nêu trên. Sau lần tập trung giới thiệu chung, tổ chức các hình thức tọa đàm, hội

thảo nhỏ, sinh hoạt chuyên đề,... theo qui mô lớp với chủ đề nghề dạy học và

người DTTS với nghề dạy học (giao cho giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, bí thư

chi đoàn của lớp chủ trì thực hiện). Đồng thời, tích hợp các nội dung nêu trên

trong giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh 12 (giáo viên bộ môn và đoàn

trường thực hiện). Thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2015.

(3) Khảo sát lại (sau khi thử nghiệm) để đánh giá sự tiến bộ, sự thay đổi

nhận thức của học sinh lớp 12 người DTTS về định hướng nghề sư phạm. So

Page 163: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

153

sánh kết quả trước và sau khi thử nghiệm. Tổng kết, phân tích, đánh giá kết quả

thử nghiệm.

Tập trung học sinh lớp 12 (tháng 3/2015), giới thiệu mục đích khảo sát,

hướng dẫn cách ghi thông tin vào phiếu khảo sát, dành thời gian cho học sinh

thực hiện và thu lại phiếu khi học sinh thực hiện xong.

3.4.2.6. Kết quả thử nghiệm

Thử nghiệm với 171 học sinh lớp 12, năm học 2014-2015 của trường

PTDTNT tỉnh Lào Cai. Các em tham gia kì thì THPT năm 2015 và đăng kí dự

tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2015. Kết quả thử nghiệm được tổng hợp ở

Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả thử nghiệm

TT

Tên trƣờng ĐH, CĐ

Số HS chọn nghề Kết quả được

trúng tuyển

Ghi

chú Trước thử

nghiệm

Sau thử

nghiệm

1 CĐSP Lào Cai 21 25 23

2 ĐH SP (HN, TN,…) 2 8 5

3 ĐH Luật HN 13 12 6

4 ĐH Công nghiệp 13 12 11

5 ĐH Nội vụ - HN 24 24 21

6 ĐH Kiến trúc – HN 7 7 2

7 ĐH Y học cổ truyền 5 5 3

8 ĐH Nông nghiệp 10 8 8

9 ĐH Lâm nghiệp 4 4 2

10 ĐH Kiểm sát – HN 7 5 4

11 ĐH KH-XH-NV 15 15 13

12 ĐH Công đoàn 11 11 8

13 ĐH Mỏ địa chất 12 10 8

14 Học viện An ninh 6 6 4

15 ĐH Y dược - HP 4 4 3

16 ĐH Xây dựng - HN 4 4 2

17 ĐH Thương mại 3 3 1

18 ĐH Thủy lợi 5 5 3

19 Học viện HCQG 5 3 1

Tổng số 171 171 128

3.4.2.7. Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm

(1) Khảo sát ban đầu (trước khi thử nghiệm):

- Kết quả khảo sát ban đầu (Bảng 3.3) cho thấy trong 19 trường DH,CĐ

học sinh dự định đăng kí dự tuyển có 8/19 trường có trên 10 em đăng kí dự

tuyển; 11/19 trường có dưới 10 em đăng kí dự tuyển. Ngành nghề mà học sinh

Page 164: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

154

lựa chọn nhiều là: Trường ĐH Nội vụ Hà Nội 24 em (14,04%); Cao đẳng sư

phạm Lào Cai có 21 em (12,28%); Đại học KH-XH-NV 15 em (8,77%); Đại học

Luật Hà Nội và Đại học Công nghiệp 13 em (7,60%); Đại học Mỏ địa chất 12

em (7,02%); Đại học Công đoàn 11 em (6,43%); Đại học nông nghiệp 10 em

(5,84%),... và ĐHSP ít nhất có 2 em đăng kí (1,16%).

Trong số các trường học sinh đăng kí dự tuyển, những trường thuộc “tốp

trên” hầu như không có học sinh đăng kí dự tuyển, Hỏi một số học sinh nguyên

nhân vì sao? các em cho biết do năng lực cá nhân yếu nên không đăng kí dự

tuyển vào trường điểm cao, chọn trường ĐH, CĐ thuộc “tốp dưới” cơ hộ trúng

tuyển nhiều hơn. Số học sinh đăng kí dự tuyển CĐ sư phạm Lào Cai nhiều,

nguyên nhân là khả năng trúng tuyển cao và học trong tỉnh đỡ tốn kém cho gia

đình và ra trường có thể có việc làm.

Trong số 19 trường các em trường PTDTNT Lào Cai lựa chọn chủ yếu

thuộc lĩnh vực mà địa phương có nhu cầu về nhân lực, như: Nông nghiệp, lâm

nghiệp, Y học cổ truyền, Nội vụ,... Sự lựa chọn trường phù hợp với địa phương

và năng lực cá nhân minh chứng việc học sinh DTTS có những nhận thức nhất

định về nghề nghiệp và việc làm. Đặc biệt có một số em năng lực khá chọn

trường tốp trên (Học viện An ninh, ĐH Kiến trúc, ĐH Thương mại,...).

Hình 3.4: Lí do không chọn nghề SP của học sinh trường PTDTNT

- Câu hỏi lí do không chọn nghề SP?. Trong tổng số 148 em không dự

định chọn nghề SP, lí do mà các em nêu ra gồm: Trường ĐHSP lấy điểm cao;

Page 165: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

155

thích, nhưng không làm được GV; Bố mẹ không muốn cho học làm giáo viên;

Trong lớp ít bạn dự tuyển ĐHSP; học SP ra trường không có việc làm và các ý

kiến khác. Tỉ lệ các ý kiến của từng nhóm được thể hiện ở biểu đồ Hình 3.4.

Trong các lí do không chọn nghề sư phạm mà học sinh đưa ra, có lí do

“Thích, nhưng không làm được giáo viên” chiếm tỉ lệ gần cao nhất 22,29%.

Thực tế này phản ánh học sinh rất muốn làm giáo viên, song sự tự ti khiến các

em không dám chọn nghề sư phạm. Điều này có thể khắc phục được khi chủ thể

quản lí tổ chức tốt công tác hướng nghiệp sư phạm cho học sinh DTTS thì sẽ

thực hiện được việc tạo nguồn đào tạo để phát triển ĐNGV THPT người DTTS.

- Câu hỏi vì sao em dự định dự tuyển trường ĐH, CĐ đó?. Câu trả lời của

các em học sinh trường PTDTNT cho thấy lí do “theo ý muốn của bố mẹ, anh

chị” chiếm tỉ lệ cao nhất 24,56%; lí do “tự em lụa chọn” có tỉ lệ 22,8%; “chọn

theo các bạn trong lớp” chiếm 17,54%, là những lí do do nhiều em đưa ra. Ngoài

ra còn các lí do khác được thể hiện ở Hình 3.5.

Hình 3.5: Lí do chọn nghề của học sinh trường PTDTNT

Để các em có thể lựa chọn nghề nghiệp theo năng lực, lựa chọn nghề sư

phạm, bài toán đặt ra cho các chủ thể quản lí phải đẩy mạnh hoạt động hướng

nghiệp ngay từ khi các em mới vào lớp 10, thì đến lớp 12 các em tự tin chọn

nghề nghiệp.

- Câu hỏi về chính sách ưu tiên đối với học sinh DTTS?, các em đều

không biết tên loại văn bản là gì, chỉ biết về nội dung chính sách. Về chính sách

ưu tiên 100% các em được hỏi đều biết chính sách học bổng cho học sinh trường

PTDTNT (0,8 lương cơ bản và chế độ học phẩm, tư trang cá nhân); chính sách

học bổng cho học sinh trường PTDTBT (0,4 lương cơ bản); chính sách cử tuyển

Page 166: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

156

vào ĐH, CĐ; chính sách dự bị đại học dân tộc và được cộng điểm trong tuyển

sinh ĐH, CĐ.

- Câu hỏi về chính sách ưu tiên trong tuyển chọn các bộ người DTTS sau

khi tốt nghiệp ĐH, CĐ?, hầu hết các em chỉ biết là được ưu tiên trong tuyển

chọn (được cộng điểm khi thi tuyển công chức), còn các chính sách khác đối với

các DTTS các em không biết (không có câu trả lời). Thực trạng này đặt ra yêu

cầu với các chủ thể quản lí (cấp Sở và Trường) cần quan tâm hơn tới công tác

tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường.

(2) Khảo sát sau thử nghiệm:

- Kết quả khảo sát sau thử nghiệm (Bảng 3.3) có sự thay đổi so với trước

thử nghiệm. Hoạt động thử nghiệm đã giúp cho HS có những hiểu biết nhất định

về các chính sách ưu tiên DTTS. Một số HS đã lựa chọn lại trường đăng kí dự

tuyển. Số em đăng kí dự tuyển vào trường sư phạm (ĐH, CĐ) tăng. Trước thử

nghiệm có 23 em (13,45%) chọn nghề sư phạm; sau thử nghiệm có 33 em

(19,19%). Tuy nhiên, phần lớn học sinh chọn CĐSP Lào Cai, số lựa chọn ĐHSP

có 8 em (4,67%).

- Từ nguồn thông tin của nhà trường, học sinh trường PTDTNT tỉnh Lào

Cai có tỉ lệ vào ĐH, CĐ khá cao 128/ 171 em (chiếm tỉ lệ 74,85%). Thực tế này

cho thấy nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS chủ yếu là các trường

PTDTNT. Tuy nhiên, cần thực hiện tốt công tác hướng nghiệp sư phạm để tăng

tỉ lệ học sinh người DTTS lựa chọn nghề sư phạm, nhất là những học sinh có kết

quả học tập khá, tốt cần hướng các em chọn nghề sư phạm, thực hiện được điều

này sẽ góp phần giải quyết vấn đề chất lượng giáo viên người DTTS.

Qua việc tổ chức và kết quả thử nghiệm cho thấy để phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS theo mô hình PTNNL, hoạt động tạo nguồn đào

tạo giáo viên THPT người DTTS cần đặc biệt quan tâm 2 vấn đề: (1) Tăng

cường và đổi mới công tác phổ biến pháp luật trong nhà trường. Đặc biệt là

những chính sách liên quan đến DTTS, để nâng cao nhận thức pháp luật cho học

sinh và chính các em là người tuyên truyền pháp luật đến gia đình và cộng đồng

DTTS; (2) Trong dạy học và giáo dục cần quan tâm phát hiện những học sinh

DTTS có năng khiếu sư phạm để bồi dưỡng, động viên hướng các em chọn nghề

sư phạm.

Page 167: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

157

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở những định hướng về phát triển vùng Tây Bắc; phát triển giáo

dục THPT ở vùng DTTS và định hướng phát triển đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam

trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và những nguyên tắc cơ bản để đề xuất giải

pháp. Luận án đã đề xuất 6 giải pháp chủ yếu là: Xây dựng qui hoạch phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc; Tuyển chọn, sử

dụng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc; Đào tạo,

bồi dưỡng ĐNGV THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc; Xây dựng môi

trường giáo dục đa văn hóa trong các trường THPT vùng Tây Bắc; Hoàn thiện

hệ thống chính sách đối với GV THPT người DTTS; và Tạo nguồn đào tạo

ĐNGV THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc.

Luận án tổ chức thực hiện khảo nghiệm (xin ý kiến) 6 giải pháp và thử

nghiệm giải pháp 6, kết quả được đánh giá là:

- Cả 6 giải pháp được đánh giá cao về tính cần thiết, tính khả thi và hoàn

toàn phù hợp với các tỉnh vùng Tây Bắc. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc, giúp cho các chủ thể quản lí có tầm nhìn

chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại chỗ người DTTS nói riêng,

giáo viên và CBQL giáo dục người DTTS nói chung ở vùng DTTS. Mở ra khả

năng chủ động về nguồn nhân lực ngành giáo dục tại chỗ người DTTS ở vùng

DTTS, khắc phục sự bị động, bất cập về số lượng, chất lượng giáo viên đối với

vùng DTTS.

- Kết quả thử nghiệm giải pháp 6 khẳng định sự cần thiết và phù hợp đối

với vùng Tây Bắc. Nội dung thử nghiệm giải pháp 6 góp phần nâng cao hiểu

biết, thay đổi nhận thức của học sinh THPT người DTTS về đường lối, chính

sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; về quyền và nghĩa vụ của học sinh DTTS

trong học tập và với dân tộc, với quê hương. Giúp cho các em chủ động hơn, tự

tin hơn trong lựa chọn và quyết định nghề nghiệp tương lai của mình.

Page 168: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

158

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lí giáo dục (QLGD) là một lĩnh vực thuộc quản lí Nhà nước trên các

lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác QLGD là một môn khoa học độc lập.

Nghiên cứu phát triển khoa học QLGD và ứng dụng vào quản lí phát triển giáo

dục là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh nước ta đang thực hiện đổi mới căn bản

và toàn diện GD&ĐT.

Đổi mới QLGD là giải pháp đột phá, quyết định sự thành công của sự

nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội

hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu đó, khoa học QLGD phải

đi trước một bước, phải tìm ra những qui luật vận động, những nguyên tắc,

những giải pháp để thực hiện có hiệu quả đổi mới QLGD. Nghiên cứu phát triển

đội ngũ giáo viên là một nội dung của khoa học QLGD, nhằm đáp ứng yêu cầu

phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD - giải pháp then chốt để đổi mới

GD&ĐT.

Luận án đã làm rõ hơn các khái niệm cơ bản: phát triển; phát triển nguồn

nhân lực; dân tộc thiểu số; giáo viên người DTTS; đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS; phát triển đội ngũ GV THPT người DTTS. Đã xây dựng được

khung lí luận phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo tiếp cận

PTNNL và tiếp cận chuẩn hóa gồm 3 thành tố: Phát triển giáo viên THPT người

DTTS; Xây dựng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở vùng DTTS và Phát

triển nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS.

Luận án cũng đã khái quát đặc điểm phát triển KT-XH của vùng Tây Bắc;

Đánh giá được thực trạng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS về số lượng, cơ

cấu và chất lượng; thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS và thực

trạng phát triển nguồn đào tạo giáo viên THPT người DTTS, xác định những

mặt mạnh cần kế thừa phát huy, những mặt yếu kém cần khắc phục. Trong đó

cần đặc biệt chú trọng các vấn đề: Qui hoạch; tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng;

môi trường làm việc phù hơp; chính sách đặc thù và tạo nguồn đào tạo trong quá

trình phát triển đội ngũ giáo viên THPT là người DTTS ở các địa phương vùng

Tây Bắc theo mô hình lí luận của luận án đã đề xuất.

Page 169: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

159

Đồng thời, luận án đã đề xuất hệ 6 giải pháp để phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc theo mô hình phát triển nguồn nhân lực,

gồm: Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS;

Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; Đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS; Xây dựng môi trường giáo dục đa văn

hóa trong các trường THPT; Hoàn thiện hệ thống chính sách đặc thù đối với đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS và Tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS. Hệ các giải pháp có mối liên hệ biện chứng với nhau hỗ trợ

và tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể. Do vậy, trong triển khai thực hiện

các chủ thể quản lí cần thực hiện đồng bộ cả 6 giải pháp, không được xem nhẹ

hoặc bỏ qua bất kì giải pháp nào.

Kết quả khảo nghiệm 6 giải pháp và thử nghiệm giải pháp 6 cho thấy các

giải pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, và đã minh chứng cho tính

đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã đề ra.

2. Khuyến nghị

Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc theo tiếp

cận phát triển nguồn nhân lực, vừa là sản phẩm nghiên cứu khoa học QLGD,

vừa có ý nghĩa về mặt chính trị, đồng thời là nội dung đổi mới QLGD. Để có thể

triển khai thực hiện được các giải pháp, phát triển được đội ngũ giáo viên THPT

người DTTS vùng Tây Bắc, tác giả Luận án khuyến nghị một số vấn đề sau đây

đối với các chủ thể quản lí và các đối tượng liên quan:

(1) Ban chỉ đạo Tây Bắc:

Với tinh thần của Kết luận số: 26-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI: “Tập

trung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương

trong vùng, đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ là người dân tộc thiểu

số, cán bộ hệ thống chính trị cơ sở”. Đề nghị Ban chỉ đạo Tây Bắc lựa chọn và

chỉ đạo 01 tỉnh vùng Tây Bắc triển khai thí điểm kết quả nghiên cứu của luận án

về “Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số”.

(2) Đối với các chủ thể có thẩm quyền ban hành chính sách (Chính phủ,

Bộ GD&ĐT, UB dân tộc, Bộ Nội vụ, UBND các tỉnh vùng Tây Bắc,…):

Page 170: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

160

- Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh vùng DTTS xây

dựng Qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo tiếp cận

phát triển nguồn nhân lực (Hiện tại các văn bản về PTNNL người DTTS như:

Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Nghị quyết 44.NQ-CP; Thông tư

Liên tịch số: 02/2014/TTLT- UBDT- BNV, Quyết định 402/QĐ-TTg... là

những căn cứ pháp lí để các địa phương vùng DTTS xây dựng qui hoạch, kế

hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS nói riêng, đội ngũ nhà

giáo và CBQL cơ sở giáo dục người DTTS nói chung);

- Các Bộ, ngành liên quan phối hợp rà soát, hoàn thiện hệ thống chính

sách dân tộc và chính sách xã hội liên quan đến phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS nói riêng; phát triển nguồn nhân lực người DTTS nói chung.

(3) Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên THPT

- Đổi mới phương thức đào tạo giáo viên THPT người DTTS. Đặc biệt là

đối tượng sinh viên người DTTS hệ Dự bị Đại học Dân tộc; hê cử tuyển và

tuyển thẳng.

- Phối hợp với các địa phương vùng DTTS trong xây dựng qui hoạch, kế

hoạch đào tạo và lựa chọn phương thức đào tạo giáo viên DTTS; hỗ trợ các địa

phương trong đào tạo nâng chuẩn; đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại giáo viên

THPT người DTTS.

(4) Đối với các chủ thể sử dụng giáo viên THPT người DTTS

- Các Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ và các ban ngành của tỉnh

tham mưu cho UBND tỉnh về qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS theo theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và tổ chức thực

hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên THPT, trường DBĐHDT và

các trường chuyên biệt ở TW trong đào tạo, tạo nguồn đào tạo phát triển đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS.

- Các trường THPT, trường PTDTNT, trường phổ thông nhiều cấp học

vùng Tây Bắc có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo

tiếp cận phát triển nguồn nhân lực.

Page 171: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

161

(5) Đối với bản thân giáo viên THPT người DTTS

Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực lực nghề

nghiệp; đạo đức nhà giáo đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình đối

với học sinh và sự phát triển giáo dục THPT vùng DTTS.

(6) Đối với nghiên cứu khoa học giáo dục

Nghiên cứu xây dựng Bộ chuẩn năng lực đặc thù cho giáo viên phổ

thông (TH, THCS và THPT) người DTTS. Dùng làm căn cứ trong quản lí, đào

tạo, bồi dưỡng để phat triển đội ngũ giáo viên người DTTS./.

Page 172: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

162

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

[1] Hà Đức Đà (2013), “Đổi mới tư duy về phát triển đội ngũ giáo viên người

dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc và miền núi”, Tạp chí Khoa học Giáo

dục, số: 90, tháng 3 năm 2013. [2] Hà Đức Đà (2015), “Phát triển đội ngũ giáo viên THPT người DTTS theo

tiếp cận phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số:

113, tháng 2 năm 2015. [3] Hà Đức Đà (2016), “Giáo dục Trung học phổ thông với sự phát triển

nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số:

124, tháng 01 năm 2016. [4] Hà Đức Đà (2016), “Vai trò của giáo viên THPT người dân tộc thiểu số

trong phát triển giáo dục THPT ở vùng dân tộc”, Tạp chí Khoa học Giáo

dục, số: 125, tháng 02 năm 2016.

Page 173: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

163

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[ 1 ] Nguyễn Bá Ân (2012). Đề tài khoa học Thực trạng và giải pháp đổi mới xây

dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đối với công tác kế

hoạch ở địa phương, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

[ 2 ] Ban Bí thư khóa IX (2004), Chỉ thị số:40-CT/TW ngày 16/5/ 2004, về xây

dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

[ 3 ] Ban chấp hành TW (2012), khóa XI, Kết luận số: 26-KL/TW, ngày

02/8/2012, Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số: 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004

của BCT khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH và đảm bảo quốc

phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

[ 4 ] Ban chấp hành TW (2013), Nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013,

Hội nghị TW8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT

[ 5 ] Ban chấp hành TW (2004), Quyết định số: 117-QĐ/TW, ngày 24-8-2004, về

việc thành lập Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

[ 6 ] Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang

nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb Lí luận Chính trị.

[ 7 ] Bộ Giáo dục & Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển

giáo dục trong thời kì CNH, HĐH, Nxb Giáo dục.

[ 8 ] Bộ GD&ĐT(2008), Kỷ yếu Hội thảo bồi dưỡng GV đổi mới PPDH Công

tác bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

[ 9 ] Bộ GD&ĐT(2011), Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về KHGD Việt Nam, Tập I.

[10] Bộ GD&ĐT(2011), Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về KHGD Việt Nam, Tập II.

[11] Bộ GD&ĐT(2008), Tài liệu hội nghị tổng kết giáo dục dân tộc toàn quốc.

[12] Bộ GD&ĐT(2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb CTQG.

[13] Bộ GD&ĐT, Thống kê GD&ĐT (từ năm học 2010-2011 đến 2013-2014).

[14] Bộ GD&ĐT(2005), Quyết định số: 09/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/3/2005

về việc ban hành Qui chế “Tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ dự bị

đại học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp”.

[15] Bộ GD&ĐT(2006), Quyết định số: 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/1/2006

về ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS.

[16] Bộ GD&ĐT(2008), Quyết định số: 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 về

việc ban hành Qui định đạo đức Nhà giáo.

[17] Bộ GD&ĐT(2008), Quyết định số: 03/2008/QĐ-BGD-ĐT, về tiêu chuẩn

đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ đại hoc.

[18] Bộ GD&ĐT(2008), Quyết định số: 49/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 25/8/2008

về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông

dân tộc nội trú. (Năm 2016 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tu 01)

[19] Bộ GD&ĐT(2008), Thông tư số:59/2008/TT-BGDĐT, hướng dẫn định mức

biên chế sự nghiệp GD ở các trường chuyên biệt công lập.

[20] Bộ GD&ĐT(2009), Thông tư số: 28/2009/TT-BGDĐT, Ban hành Qui định

về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

[21] Bộ GD&ĐT(2009), Thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT: Ban hành Qui định

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.

[22] Bộ GD&ĐT(2011), Quyết định số: 6290 /QĐ-BGDĐT, ngày 13/12/2011, về

Chương trình phát triển ngành SP và các trường SP từ năm 2011-2020.

Page 174: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

164

[23] Bộ GD&ĐT(2011), Quyết định số: 6639 /QĐ-BGDĐT, ngày 29/12/ 2011,

Phê duyệt Qui hoạch phát triển nhân lực ngành GD giai đoạn 2011-2020.

[24] Bộ GD&ĐT(2011), Quyết định số: 6639/QĐ-BGDĐT, ngày 29/12/2011,

Qui hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục 2011-2020.

[25] Bộ GD&ĐT(2011), Thông tư số: 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011, Ban

hành Chương trình BD thường xuyên GV trung học phổ thông.

[26] Bộ GD&ĐT(2011), Thông tư số: 40/2011/TT-BGDĐT ngày 16/9/2011 của

Bộ trưởng Bộ GD và ĐT, Ban hành Chương trình bồi dưỡng vụ sư phạm

cho giáo viên trung học phổ thông.

[27] Bộ GD&ĐT(2011), Thông tư số: 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/08/2010

ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT

[28] Bộ GD&ĐT(2011), Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011,

Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.

[29] Bộ GD&ĐT- Bộ Nội vụ (2006), Thông tư số: 35/2006/TTLT-BGDĐT-

BNV, ngày 23/8/2006, Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở

giáo dục phổ thông công lập.

[30] Bộ GD&ĐT- Bộ Nội vụ (2006), Thông tư Liên tịch số: 11/2015/TTLT-

BGDĐT-BNV, Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

[31] Bộ GD&ĐT- Bộ Nội vụ- Bộ Tài Chính (2008), Thông tư Liên tịch số:

50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/09/2008, Hướng dẫn chế độ

trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở GD công lập.

[32] Bộ KH&ĐT-UNICEF (2013), Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phát triển

địa phương 5 năm và hàng năm theo phương pháp mới, HN.

[33] Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số: 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 về việc

ban hành Qui chế đánh giá, xếp loại GV MN và GV phổ thông công lập.

[34] Bộ Tài Chính- Bộ GD&ĐT(2009), Thông tư Liên tịch số:

109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT, Hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với

HS các trường PTDTNT và trường Dự bị Đại học dân tộc.

[35] C.Mác và Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị QG.

[36] Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (2008), Đại cương khoa học quản lí, Nxb

Nghệ An.

[37] Trịnh Quang Cảnh (2002), Luận án tiến sĩ Triết học Trí thức người dân tộc

thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới.

[38] Trương Xuân Cừ (2010), Luận án tiến sĩ QLGD Phát triển hệ thống trường

phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Bắc tạo nguồn đào tạo nhân lực thời

kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

[39] Trần Xuân Cầu - Mai Quốc Chấn (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực,

Nxb ĐHKTQD.

[40] Nguyễn Văn Căn (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003, Nxb KHXH.

[41] Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ

XXI, Nxb GD.

[42] Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lí luận và

thực tiễn, Nxb GD.

Page 175: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

165

[43] Vũ Quốc Chung - Cary J.Trexler - Nguyễn Văn Cường - James Cameron -

Nguyễn Văn Khải - Lucille Gregorio - Norio Kato - Peter Thursby - Lê

Đông Phương - Sean Mc Gough - Ryuichi Sugiyama - Nguyễn Chí Thành -

Bùi Đức Thiệp (2011), Giới thiệu mô hình đào tạo giáo viên THPT&TCCN

ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm, Nxb GD.

[44] Lê Trung Chinh (2015), Luận án tiến sỹ QLGD: Phát triển đội ngũ giáo viên

trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay .

[45] Vũ Đình Chuẩn (2008), Luận án tiến sĩ: Phát triển ĐNGV tin học

trường THPT theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa .

[46] Chính phủ (2006), Nghị định số: 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006, về chế

độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

[47] Chính phủ (2006), Nghị định số: 61/2006/NĐ-CP ngày 20/06/2006 về chính

sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên

biệt ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

[48] Chính phủ (2006), Nghị định số: 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của CP về

phân luồng HSPT.

[49] Chính phủ (2008), Nghị định số: 32/2008/NĐ-CP, ngày 19/ 3/ 2008 qui định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD và ĐT.

[50] Chính phủ (2008), Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 danh

sách huyện nghèo, xã nghèo.

[51] Chính phủ (2010), Nghị định số: 24/2010/NÐ-CP, ngày 15-3-2010 qui định

đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức.

[52] Chính phủ (2010), Nghị định số:115/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 Qui

định trách nhiệm QLNN về giáo dục.

[53] Chính phủ (2011), Nghị định số: 05/2010/NĐ-CP, ngày 14/01/ 2011 về công

tác dân tộc.

[54] Bùi Thị Ngọc Diệp (2002), Đề tài cấp Bộ B2002-49-58: Đổi mới phương

thức đào tạo ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đáp ứng nhu cầu đào

tạo cán bộ dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

[55] Nguyễn Anh Dũng (2003), Đề tài cấp Bộ B2003-49-40: Các giải pháp triển

khai CT và SGK mới vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

[56] Nguyễn Thị Kim Dung (2011), Đề tài cấp Bộ B2011- 17- CT04: Giải

pháp đổi mới ĐT nghiệp vụ SP đáp ứng yêu cầu GDPT trong thời kì mới.

[57] Dự án phát triển giáo viên TH P T và T C C N (2009), Mô hình đào tạo

giáo viên THPT và trong bối cảnh hội nhập quốc tê , Nxb VH-TT.

[58] Dự án phát triển giáo viên TH PT và T C C N (2013), Một số vấn đề lí luận

và thực tiễn về quản lí trường phổ thông dân tộc nội trú, Nxb VH-TT.

[59] Dự án phát triển GV THPT&TCCN, (2010), Phát triển chính sách và các

chương trình học bổng cho HS, SV DTTS ở các nước, Nxb VH-TT.

[60] Dự án SREM (2010), Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước

trên thế giới, quyển 1, Nxb HN. [61] Dự án SREM (2010), Quản lí Nhà nước về giáo dục, quyển 2, Nxb HN. [62] Dự án SREM(2010), Điều hành hoạt động trong trường học, q.3, Nxb HN. [63] Dự án SREM (2010), Giám sát, đánh giá trong trường học, q.4, Nxb HN. [64] Dự án SREM (2010), Quản trị hiệu quả trường học, q.6, Nxb HN. [65] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCHTW

Khóa VIII, Nxb CTQG, HN.

Page 176: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

166

[66] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng XI, Nxb CTQG.

[67] Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kì quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011), Nxb CTQG.

[68] Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, t.7, Nxb CTQG.

[69] Nguyễn Tiến Đạt (2007), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và

đào tạo trên thế giới, tập 1 & 2, Nxb GDHN.

[70] Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân

lực, Nxb LĐXH.

[71] Nguyễn Minh Đường - Hoàng Thị Minh Phương (2014), Quản lí chất lượng

đào tạo và chất lượng nhà trường theo mô hình hiện đại, Nxb GDVN

[72] Nguyễn Minh Đường (2012), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu phát triển

nguồn nhân lực, số 76, tháng 1-2012, Tạp chí Khoa học Giáo dục.

[73] Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường,

toàn cầu hóa và hội nhập quốc tê , Nxb ĐHQG.

[74] Hà Đức Đà (2000), Đề tài cấp Tỉnh: Người Mông người Dao ở Cao Bằng

trong sự nghiệp CNH, HĐH.

[75] Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng

Việt Nam, Nxb CTQG.

[76] Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại

trong những năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và thế giới), Nxb GD.

[77] Vũ Ngọc Hải (2004), Đào tạo và sử dụng NNL để đẩy mạnh CNH- HĐH và

xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, số 66, Tạp chí Phát triển GD.

[78] Vũ Ngọc Hải (2003), Các mô hình về quản lí giáo dục”, số 54,Tạp chí

Phát triển Giáo dục .

[79] Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb CTQG.

[80] Phạm Minh Hạc (2003), Vấn đề nghiên cứu phát triển văn hóa - con người -

Nguồn nhân lực ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Nxb CTQG.

[81] Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lí giáo dục,

Nxb ĐHSP.

[82] Vũ Đình Hòe - Đoàn Minh Huấn (2008), Nâng cao chất lượng NNL DTTS ở

các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hiện nay, Nxb CTQG.

[83] Nguyễn Tiến Hùng (2014), Quản lí nguồn nhân lực chiến lược dựa vào

năng lực”, số 110, Tạp chí Khoa học Giáo dục.

[84] Phạm Minh Hùng - Hoàng Văn Chiến (2000), Giáo dục học, ĐHSP Vinh.

[85] Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất

lượng nguồn nhân lực, Nxb KHXH.

[86] Học viện CTQG.HCM (2000), Lí luận văn hóa, Nxb CTQG.

[87] Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, Nxb ĐHSP.

[88] Phan Văn Kha - Nguyễn Lộc (2012), Khoa hoc GDVN từ đổi mới đến nay,

Nxb ĐHQG.

[89] Phan Văn Kha (2014), Đổi mới quản lí giáo dục Việt Nam, Nxb ĐHQG.

[90] Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, Nxb LLCT.

[91] Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ

XXI: Chiến lược phát triển, Nxb GD.

Page 177: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

167

[92] Đặng Bá Lãm, (2005), QLNN về giáo dục - Lí luận và thực tiễn, Nxb

CTQG.

[93] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Người giáo viên thế kỉ XXI: Sáng tạo-hiệu

quả, Tạp chí dạy và học ngày nay.

[94] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Nghề và nghiệp của người giáo viên, số

112, Tạp chí Thông tin KH giáo dục.

[95] Nguyễn Lộc (2006), Đề tài NCKH cấp Bộ B2006-37-02TÐ Nghiên cứu về

Phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

[96] Nguyễn Lộc - Mạc Văn Trang - Nguyễn Công Giáp (2009), Cơ sở lí luận

QL trong tổ chức giáo dục, Nxb ĐHSP, HN.

[97] Nguyễn Ngọc Lợi (2011), Luận án tiến sĩ Quản lí đào tạo nhân lực đáp ứng

nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Cần thơ.

[98] Hồ Chí Minh toàn tập (1995). tập 4, Nxb CTQG.

[99] Hồ Chí Minh anh hùng giải phòng dân tộc và danh nhân văn hóa Thể giới

(2002), Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.

[100] Niên giám thống kê giáo dục 2000 (2001), Nxb GD nhân dân Bắc Kinh.

[101] Phạm Thành Nghị - Vũ Hoàng Ngân (2009), Quản lí nguồn nhân lực ở Việt

Nam: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb KHXH.

[102] Phạm Hồng Quang (2009), Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng

năng lực, số 216, Tạp chí Giáo dục.

[103] Quốc hội (2005), Luật Giáo dục 2005, Nxb CTQG.

[104] Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

[105] Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013.

[106] Quốc hội (2014), Nghị quyết số: 88/2014/QH13 của QH về đổi mới CT,

SGK GD phổ thông.

[107] Vũ Trọng Rỹ (2012), Thực trạng lao động sư phạm của của giáo viên phổ

thông hiện nay, số 76, Tạp chí khoa học giáo dục.

[108] Mông Kí SLay (2001), Nội dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

ở vùng dân tộc, Nxb ĐHQG.

[109] Lê Quang Sơn (2012), Thử phác họa mô hình nhân cách người giáo viên từ

góc nhìn tiếp cận giá trị, số 298, kì 2 - 11/2012, Tạp chí khoa học giáo dục.

[110] Sở GD&ĐT Điện Biên (20120, Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012.

Sở GD&ĐT Lai Châu (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012.

[111] Sở GD&ĐT Lào Cai (2012), Báo cáo tổng tổng kết năm học 2011-2012. [112] Sở GD&ĐT Hòa Bình (2012), Báo cáo tổng tổng kết năm học 2011-2012. [113] Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển GD&ĐT - Nguồn nhân lực, nhân tài

- Một số kinh nghiệm của thế giới, Nxb CT- HC QG. [114] Cao Đức Tiến - Phạm Thị Thanh (2010), Nghiên cứu dự báo trong đào

tạo, bồi dưỡng giáo viên, tháng 05 - số 12, Tạp chí Quản lí giáo dục. [115] Cao Đức Tiến (2000), đề tài cấp Bộ B2000-49-85: Đánh giá thực trạng triển

khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông. [116] Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực, Nxb Hà Nội. [117] Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm

thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb CTQG. [118] Lô Quốc Toản (2010), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh

miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb CTQG.

[119] Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, Nxb ĐHSP.

Page 178: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

168

[120] Lê Phương Thảo, Nguyễn Cúc, Doãn Hùng, (2005), Xây dựng đội ngũ cán

bộ người dân tộc ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước - Luận cứ và giải pháp, Nxb LLCT.

[121] Bùi Đình Thanh (2015), Về khái niệm phát triển, Tạp chí Viện Nghiên cứu

Truyền thống và Phát triển (TaDRI).

[122] Nguyễn Đăng Thành (2010), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực

dân tộc thiểu số cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

Việt Nam, Nxb CTQG.

[123] Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, Nxb CTQG.

[124] Mạc Văn Trang (2011), Nâng cao năng lực hiểu học sinh cho giáo viên chủ

nhiệm THPT, số 73, Tạp chí khoa học giáo dục.

[125] Trung tâm khoa học XH&NV Quốc gia (1999), Phát triển con người: Từ

quan niệm đến chiến lược hành động, Nxb CTQG.

[126] Trường ĐHKTQD (2006), Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã

hội, Nxb Thống kê.

[127] Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số: 09/2005/QĐ-TTg ngày

11/01/2005 phê duyệt đề án "Xây dựng và nâng cao chât lượng đội ngũ nhà

giáo và CBQL giáo dục" thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư.

[128] Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số: 46/2008/QĐ-TTg, Phê duyệt

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

[129] Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số: 15/2010/QĐ-TTg về phụ cấp

dạy lớp ghép đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học trong

các cơ sở giáo dục công lập.

[130] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số: 1216/QĐ-TTg, ngày

22/07/2011, Phê duyệt qui hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn

2011-2020.

[131] Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số: 711/2012/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiê n lược phát triển giáo dục 2011-2020”.

[132] Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số: 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005, về chính sách dạy nghề đối với học sinh DTTS nội trú.

[133] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số: 2405/QD-TTg, ngày 10/12/2013, phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, biên giới, an toàn khu năm 2014-2015.

[134] Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số: 1576/ QĐ-TTg, ngày 30/11/2006, về việc thành lập Vụ Giáo dục dân tộc thuộc Bộ GD&ĐT

[135] Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số: 404/QĐ-TTg, ngày 27/3/2015, Phê duyệt đề án đối mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

[136] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số: 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013, phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.

[137] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số: 2356/QĐ-TTg, ngày 04/12/2013, ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác DT đến năm 2020.

[138] Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số: 402/QĐ-TTg, ngày 14/03/2016, phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.

[139] Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số: 86/QĐ-TTg, ngày 25/4/2012,

Qui hoạch PTNL người DTTS trong các cơ quan công tác DT. 2012-2020.

[140] Ủy ban dân tộc - Bộ Nội vụ (2014), Thông tư Liên tịch số: 02/2014/TTLT-

UBDT- BNV, Qui định và hướng dẫn công tác cán bộ, công chức, viên

chức người DTTS.

Page 179: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

169

[141] UN (2015), Những mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, giai

đoạn 2015-2030.

[142] UNICEF (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam 2010.

[143] UNESCO(2006), Giáo dục trong một thế giới đa ngôn ngữ.

[144] UNESCO (2005), Vai trò của UNESCO trong thế kỷ XXI, Nxb KHXH.

[145] Ủy ban Dân tộc và miền núi (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc

ở nước ta, Nxb CTQG.

[146] Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (2007), Nghiên cứu đánh giá

thực trạng đội ngũ nhà giáo Việt Nam.

[147] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2011), Kỉ yếu hội thảo Đổi mới căn

bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”.

[148] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2012), Kỉ yếu hội thảo Hướng tới đổi

mới nền giáo dục Việt Nam.

[149] Đặng Nghiêm Vạn (2001), Dân tộc Văn hóa Tôn giáo, Nxb KHXH.

[150] Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb ĐHQG Tp HCM.

TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI VÀ TÀI LIỆU DỊCH

[151] Message from the heads of UNESCO, UNICEF, UNDP, ILO and Education

International on the occasion of the World Teachers‟ Day 2010 “Recovery

Begins with Teachers” 5 October 2010.

[152] Prof. Bernd Meier (2007), Management and leadership education.

[153] Xiao Mingzheng (2008), chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Trung

Quốc, Kỉ yếu Hội thảo “Cải cách hành chính dành cho các nước châu Á”.

[154] Pro.Dr.Mark Alter - Dr.Fernando Naiditch (2012), Teacher Education at the

Crossroads Questions That Just Won’t Go Away.

[155] Michael Fullan, Andy Hargreaves (1992), Teacher development and

educational change, Routledge. (Phát triển giáo viên và thay đổi giáo dục).

[156] Mishra & Koehler (2006), Technological pedagogical content knowledge: A

framework for teacher knowledge.

[157] Ronald Rebore (2010), Human Resources Administration in Education: A

Management Approach, 9th Edition, Pearson.

[158] Paul Hersey - Ken Blanc Hard (1995), Quản lí NNL, Nxb CTQG.

[159] Christian Batal (2002), Quản lí NNL trong khu vực nhà nước, Nxb.CTQG.

Page 180: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

170

PHỤ LỤC

I. Nội dung các phiếu hỏi, phiếu khảo sát, nội dung phỏng vấn và biểu

mẫu thông kê

Mẫu số 1: Phiếu khảo sát giáo viên THPT người DTTS

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

PHIẾU KHẢO SÁT

Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên THPT ngƣời DTTS vùng Tây Bắc

(Dành cho giáo viên THPT người DTTS)

Để có những căn cứ khách quan, toàn diện cho việc xác định các giải pháp phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,

đào tạo và phát triển bền vững giáo dục THPT vùng Tây Bắc, đề nghị Anh/ Chị vui lòng cung

cấp thông tin và tham gia đóng góp ý kiến bằng cách điền vào chố trống (……..) những nội

dung theo yêu cầu của câu hỏi và tích dấu „X‟ vào những ô phù hợp với ý kiến của mình.

Chúng tôi xin cam kết những thông tin ghi trên phiếu này do Anh/ Chị cung cấp sẽ

được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Anh/ chị cho biết tình hình GV ngƣời DTTS ở trƣờng mình nhƣ thế nào?

(1) Số lượng (nhiều hay ít) : ……………………………………………………….

(2) Cơ cấu theo môn học (môn tự nhiên nhiều hay môn xã hội nhiều) ……….

………………………………………………………………………………………...

(3) Nhà trường có chủ trương tăng số lượng GV người DTTS không?

Có Không Không rõ

Xin anh/ chị cho biết lí do (dù là tăng hay không): …………………………….

……………………………………………………………………………………….

2. Anh/ chị cho biết lí do gì để anh/ chị chọn nghề dạy - học?

Do yêu nghề GV nên thi vào trường SP

Do địa phương cử tuyển đi học SP

Do gia đình định hướng vào nghề SP

Do nhà trường hướng nghiệp

Do làm nghề GV thì được công tác gần nhà

Page 181: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

171

Do nghề GV nhàn và thu nhập khá cao

Do (khác) ……………………........................

3. Là GV ngƣời DTTS, anh/ chị cho biết những thuận lợi và những khó khăn của mình

trong quá trình dạy - học?

a) Những thuận lợi (nêu 4 điểm thuận lợi):

(1) ………………………………………………………………………………….

(2) ………………………………………………………………………………….

(3) ………………………………………………………………………………….

(4) ………………………………………………………………………………….

b) Những khó khăn (nêu 4 điểm khó khăn):

(1) ………………………………………………………………………………….

(2) ………………………………………………………………………………….

(3) ………………………………………………………………………………….

(4) ………………………………………………………………………………….

4. Là GV ngƣời DTTS, anh/ chị cho biết những thế mạnh và những tồn tại của mình?

a) Những thế mạnh (nêu 4 điểm mạnh nhất):

(1) ………………………………………………………………………………….

(2) ………………………………………………………………………………….

(3) ………………………………………………………………………………….

(4) ………………………………………………………………………………….

b) Những tồn tại (nêu 4 điểm còn tồn tại):

(1) ………………………………………………………………………………….

(2) ………………………………………………………………………………….

(3) ………………………………………………………………………………….

(4) ………………………………………………………………………………….

5. Khi thực hiện chƣơng trình mới, SGK mới (HS học môn học bắt buộc/ môn tự chọn/

chuyên đề), theo anh/ chị cần phải đào tạo/ bồi dƣỡng GV những vấn đề gì sau đây?

Bồi dưỡng kiến thức cơ bản

Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy

Bồi dưỡng công nghệ thông tin

Bồi dưỡng ngoại ngữ

Bồi dưỡng về chính trị/ quản lí

Bồi dưỡng tiếng dân tộc

Bồi dưỡng (khác) ..............................

6. Theo anh/ chị khi thực hiện chƣơng trình mới, SGK mới (GV dạy môn học bắt buộc/

môn tự chọn/ chuyên đề) GV có những vấn đề gì thuận lợi và có những khó khăn gì? và

làm thế nào để vƣợt qua khó khăn đó?

a) Những thuận lợi (nêu 4 điểm thuận lợi):

(1) ………………………………………………………………………………….

Page 182: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

172

(2) ………………………………………………………………………………….

(3) ………………………………………………………………………………….

(4) ………………………………………………………………………………….

b) Những khó khăn (nêu 4 điểm khó khăn):

(1) ………………………………………………………………………………….

(2) ………………………………………………………………………………….

(3) ………………………………………………………………………………….

(4) ………………………………………………………………………………….

c) Những giải pháp để khắc phục khó khăn:

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

7. Để tăng số GV THPT là ngƣời DTTS ở trƣờng THPT vùng dân tộc, theo anh/ chị việc

định hƣớng nghề SP cho học sinh ngƣời DTTS nên sử dụng những biện pháp nào?

a) Cá nhân anh/ chị phải làm gì?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

b) Nhà trường phải làm như thế nào?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

8. Từ kinh nghiệm của mình trong những năm công tác, theo anh/ chị xu hƣớng chọn

nghề của học sinh DTTS nhƣ thế nào ? (thường chọn ngành/ nghề gì, vì sao như vậy ?)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

9. Để khuyên khích đƣợc học sinh THPT ngƣời DTTS chọn nghề giáo viên, theo anh/ chị

Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ nhƣ thế nào ?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

10. Nếu xây dựng môi trƣờng giáo dục ở trƣờng anh/ chị thành “Môi trường giáo dục đa

văn hóa (đa sắc tộc)” để học sinh các dân tộc khác nhau trong trƣờng dễ hòa nhập với

nhau hơn; để mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thân thiện hơn, hiểu nhau hơn, gần

gũi hơn,… Anh/ chị cho biết ý kiến của mình về ý tƣởng này:

a) Những điểm tốt:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

b) Những khó khăn khi thực hiện:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

11. Sở GD&ĐT/ hay trƣờng anh/ chị có những biện pháp gì để nâng cao năng lực chuyên

môn cho GV ?

Page 183: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

173

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

12. Để giáo dục THPT ở vùng dân tộc và miền núi phát triển ổn định và bền vững GV là

nhân tố rất quan trọng, theo anh chị cơ cấu GV nên nhƣ thế nào ? (có thể chọn nhiều vấn

đề)

Nên sử dụng 100% GV là người Kinh

Nên sử dụng 100% GV là người DTTS

50% GV là người Kinh; 50% GV là người DTTS

Tỉ lệ GV người DTTS tương đương tỉ lệ HS dân tộc của Trường

GV môn tự nhiên là người Kinh; GV môn xã hội là người DTTS

(khác) ………………………………………….

(khác) ……………………..............................

13. Tỉnh/ Sở GD&ĐT/ hay trƣờng anh/ chị có chế độ chính sách gì ƣu tiên cho giáo viên

là ngƣời DTTS không ? (xin kể một vài chính sách ưu tiên nếu có)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

14. Theo anh/ chị để tăng số lƣợng giáo viên THPT là ngƣời DTTS thì:

a) Tỉnh/ Sở GD&ĐT phải có giải pháp gi?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

b) Trường phải có giải pháp gì?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

15. Theo anh/ chị có cần phải có qui hoạch, kế hoạch phát triển (số lượng, chất lượng) đội

ngũ giáo viên THPT ngƣời DTTS cho các tỉnh vùng dân tộc và miền núi hay không? vì

sao?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Đề nghị anh/ chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:

Tuổi (hoặc năm sinh): ……………… Số năm công tác: …………………

Dân tộc: ……………………..... Giới tính: …………………………..

Chuyên môn đào tạo: …………………… Đang dạy môn :…………………...

Trân trọng cám ơn anh chị !

Page 184: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

174

Mẫu số 2: Phiếu đánh giá phẩm chất và năng lực giáo viên THPT người DTTS

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

---------------------------

PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN THPT

NGƢỜI DTTS

Để có những căn cứ khách quan, toàn diện cho việc xác định các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên

THPT người DTTS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển bền vững giáo

dục THPT vùng Tây Bắc, đề nghị Anh/ Chị vui lòng tự đánh giá và đánh giá phẩm chất và năng lực GV.

Chúng tôi xin cam kết những thông tin ghi trên phiếu này do Anh/ Chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và

chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Đề nghị Anh/ Chị tự cho điểm vào cột “Điểm đánh giá”, tối đa là 4 điểm cho mỗi nội dung (điểm chuẩn),

tối thiểu có thể không cho điểm.

PHẨM CHẤT VÀ

NĂNG LỰC

NỘI DUNG

Điểm

đánh

giá

Điểm tối

đa

1. Phẩm chất chính

trị, đạo đức, lối

sống

1. Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt

động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

4

2. Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật

GD, điều lệ, qui chế, qui định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần

trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực,

lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

4

3. Ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh,

giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. 4

4. Ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý

thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu GD. 4

5. Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc

dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

4

2. Năng lực tìm

hiểu đối tượng và

môi trường giáo

dục

6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin

thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của HS, sử dụng các thông tin thu được

vào dạy học, giáo dục.

4

7. Tìm hiểu môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin

về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

4

3. Năng lực dạy

học

8. Xây dựng kế hoạch dạy học: Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo

hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương

pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường

giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính

tích cực nhận thức của học sinh.

4

9. Đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung

dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lí các kiến thức liên môn theo

yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

4

10. Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn

kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn

học.

4

11. Vận dụng các phương pháp dạy học: Vận dụng các phương pháp dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát

triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

4

12. Sử dụng các phương tiện dạy học: Sử dụng các phương tiện dạy học làm

tăng hiệu quả dạy học. 4

13. Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân

thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 4

14. Quản lí hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo

qui định. 4

15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách

quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết

quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

4

Page 185: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

175

4. Năng lực giáo

dục

16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục: Kế hoạch các hoạt động giáo

dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo

đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và

điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo

dục trong và ngoài nhà trường.

4

17. Giáo dục qua môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm,

thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục

khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

4

18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các

hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng.

4 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng: Thực hiện nhiệm vụ giáo

dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã

hội... theo kế hoạch đã xây dựng.

4

20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục: Vận dụng

các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống

sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo

dục đề ra.

4

21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh: Đánh giá kết quả rèn

luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có

tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

4

5. Năng lực hoạt

động chính trị, xã

hội

22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng: Phối hợp với gia đình và

cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học

sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà

trường.

4

23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội: Tham gia các hoạt động chính trị, xã

hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây

dựng xã hội học tập.

4

6. Năng lực phát

triển nghề nghiệp

24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về

phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

4

25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục: Phát hiện

và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp

nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.

4

Tổng điểm: 100

XẾP LOẠI:

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí

đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3

điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các

mức cao hơn.

- loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

-----------------------------------------------------------

Đề nghị anh/ chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:

Tuổi (hoặc năm sinh): ……………… Dân tộc: ……………………..

Giới tính: ………………….. Chuyên môn đào tạo: ……………

Trân trọng cám ơn anh chị !

Page 186: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

176

Mẫu số 3: Phiếu khảo sát năng lực và nhu cầu ĐT, BD của giáo viên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

PHIẾU HỎI Ý KIẾN

Về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc

(Dành cho GV THPT người DTTS)

Để có cơ sở khách quan cho việc xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng GV THPT người DTTS của

tỉnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông từ năm học 2018-2019, đề nghị

anh/ chị vui lòng cho biết những thông tin và ý kiến của mình về các vấn đề sau đây:

1. Thông tin cá nhân: (tích dấu V vào ô và điền vào … phù hợp với bản thân)

1.1. Trình độ đào tạo chuyên môn SP:

CĐ ĐH ThS TS

1.2. Chuyên ngành đào tạo/ dạy môn: …………………………………

1.3. Trình độ đào tạo chính trị:

Trung cấp Cao cấp Cử nhân

1.4. Số năm giảng dạy: ……. năm; Số năm quản lí: ……. năm.

1.5. Giới tính (nam/ nữ): ………………………… Dân tộc: ……………………..

1.6. Xếp loại chuẩn nghề nghiệp theo kết quả đánh giá:

Xuất sắc Khá TB Chưa đạt

2. Nhu cầu bồi dƣỡng:

2.1. Bồi dưỡng về kiến thức:

Đề nghị các anh/ chị cho biết nhu cầu của mình về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ

cho bản thân (đề nghị đánh số 1, 2, 3,… theo thứ tự nhu cầu ưu tiên của bản thân):

(…..)- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn (môn đang dạy);

(…..)- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chính trị;

(…..)- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức công nghệ thông tin;

(…..)- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức ngoại ngữ;

(…..)- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức tiếng dân tộc;

(…..)- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức ………………….

(…..)- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức ………………….

(…..)- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức ………………….

2.2. Bồi dưỡng về phương pháp dạy học:

Page 187: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

177

Đề nghị các anh/ chị cho biết nhu cầu của mình về việc bồi dưỡng nâng cao năng lực

cho bản thân (đề nghị đánh số 1, 2, 3,… theo thứ tự nhu cầu ưu tiên của bản thân):

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp dạy học bộ môn;

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp dạy học tích hợp;

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp dạy học theo chuyên đề;

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp dạy học đối với SGK điện tử;

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp giao tiếp với HS;

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp sử dụng CNTT trong dạy học;

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp…………………………..

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp…………………………..

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp…………………………..

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp…………………………..

(…..)- Bồi dưỡng phương pháp…………………………..

3. Hình thức bồi dƣỡng:

Theo anh/ chị nên lựa chọn các hình thức nào dưới đây để thực hiện việc bồi dưỡng

GV (đề nghị xếp theo thứ tự ưu tiên):

(…..)- Bồi dưỡng tập trung …….. ngày/ đợt;

(…..)- Tự bồi dưỡng (cung cấp tài liệu);

(…..)- Thông qua mạng Internet để bồi dưỡng (từ xa);

(…..)- Bồi dưỡng …………………………………..

(…..)- Bồi dưỡng …………………………………..

(…..)- Bồi dưỡng …………………………………..

4. Các ý kiến khác: Đề nghị anh/ chị cho biết ý kiến khác (chưa nêu trên) xung quanh nhu

cầu bồi dưỡng của GV.

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

Xin trân trọng cám ơn anh/ chị !

Page 188: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

178

Mẫu số 4: Phiếu khảo nghiệm (thăm dò ý kiến)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

PHIẾU HỎI Ý KIẾN

Về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp “Phát triển

đội ngũ giáo viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc”

(Dành cho Chuyên gia GD, CBQL và GV)

Để có cơ sở khách quan, toàn diện cho việc triển khai các giải pháp phát triển đội ngũ GV

THPT người DTTS vùng Tây Bắc. Đề nghị anh/ chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính

cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp dưới đây:

(Xin lưu ý: Tích dấu “X” vào 1 trong 3 cấp độ nếu anh/ chị đồng ý)

TT

Tên giải pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi

Rất cần

thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

Rất

khả

thi

Khả

thi

Không

khả thi

(1) (2) (3) (1) (2) (3)

1

Giải pháp 1: Xây dựng qui hoạch phát

triển đội ngũ GV THPT người DTTS vùng

Tây Bắc

2

Giải pháp 2: Tuyển chọn, sử dụng đội

ngũ giáo viên THPT người DTTS vùng Tây

Bắc

3 Giải pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

giáo viên THPT người DTTS vùng Tây Bắc

4 Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo

dục đa văn hóa trong các trường THPT

vùng DTTS vùng Tây Bắc

5 Giải pháp 5: Hoàn thiện hệ thống chính

sách đối với giáo viên THPT người DTTS

6 Giải pháp 6: Tạo nguồn để đào tạo giáo

viên THPT người DTTS ở các tỉnh vùng

Tây Bắc

Xin anh/ chị cho biết thêm những ý kiến khác về các giải pháp phát triển đội ngũ giáo

viên THPT người DTTS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Xin trân trọng cám ơn anh/ chị !

Page 189: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

179

Bảng tổng hợp dữ liệu để tính hệ số tƣơng quan RP

giữa tính cần thiết và tính khả thi dùng phầm mềm Excel

TT Họ

Tên Tính cần thiết Tính khả thi

C1 C2 C3 C4 C5 C6 K1 K2 K3 K4 K5 K6

1

2

,,.

Page 190: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

180

Mẫu số 5: Phiếu thử nghiệm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

PHIẾU THỬ NGHIỆM

Tạo nguồn đào tạo GV THPT người DTTS vùng Tây Bắc

(Dùng cho học sinh THPT người DTTS)

Phần 1: Khảo sát trước thử nghiệm

PHIỂU KHẢO SÁT HỌC SINH THPT

(Lớp 12 - năm học 2014-2015)

- Họ và tên: ………………………… Dân tộc: ……………..

- Em dự định chọn Trường ĐH, CĐ nào ? để đăng kí dự tuyển sau kì thi THPT

quốc gia:

Trường 1: …………………………………….

Trường 2: …………………………………….

…………………………………………………

- Em có thể cho biết lí do vì sao em chọn trường ĐH, CĐ đó ?

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

- Nếu em không dự định chọn nghề sư phạm, em có thể cho biết lí do tại sao?

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

- Là học sinh người DTTS em biết có những chính sách ưu tiên gì đối với học

sinh DTTS trong tuyển sinh ĐH, CĐ? (kể tên/ hoặc nêu nội dung)

……………………………………..…………………………….

…………………………………..……………………………….

- Là học sinh người DTTS em biết có những chính sách ưu tiên gì trong tuyển

chọn các bộ người DTTS sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ? (kể tên/ hoặc nêu nội

dung)

…..……………………………………………………………….

..………………………………………………………………….

Cảm ơn em !

Phần 2: Thử nghiệm

NỘI DUNG HỘI THẢO/ THẢO LUẬN/ SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ

HƢỚNG NGHIỆP SƢ PHẠM

I. Nội dung hội thảo/ thảo luận truyền thông nâng cao nhân thức:

Page 191: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

181

Các nội dung chủ yếu:

- Đường lối của Đảng về DTTS và công tác dân tộc;

- Qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các DTTS; chính sách chế độ ưu

tiên, ưu đãi đối với các DTTS

- Chiến lược công tác dân tộc của Chính phủ;

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực người DTTS;

- Chính sách ưu tiên đối với học sinh DTTS;

- Chính sách ưu tiên trong tuyển chọn cán bộ người DTTS;…

II. Nội dung thảo luận/ sinh hoạt chuyên đề:

Các chủ đề thảo luận/ sinh hoạt:

- Vai trò GD đối với sự phát triển của các DTTS ?

- Trách nhiệm của em với phát triển GD của dân tộc mình?

- Vai trò của GV người DTTS?

- Nếu em là GV em sẽ làm gì để giúp học sinh DTTS học tập?

- Vì sao em chọn ngề giáo viên?

- Vì sao em không chọn nghề giáo viên?,…

(Các chủ đề mở, song đều hướng tới mục đích hướng nghiệp SP)

Phần 3: Phiếu khảo sát sau thử nghiệm:

Sau hội thảo và các hoạt động sinh hoạt tập thể theo nội dung thử nghiệm tiến hành

khảo sát lai khi HS đã lựa chọn nghề và đăng kí tuyển sinh vào các trường.

Nội dung phiếu hỏi khảo sát:

PHIỂU KHẢO SÁT HỌC SINH THPT

(Lớp 12 - năm học 2014-2015)

- Họ và tên: ………………………… Dân tộc: ……………..

- Em đã chọn Trường ĐH, CĐ nào ? để đăng kí dự tuyển sau kì thi THPT

quốc gia:

Trường 1: …………………………………….

Trường 2: …………………………………….

…………………………………………………

- Em có thể cho biết vì sao ? em chọn trường ĐH, CĐ đó.

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

Cảm ơn em !

Page 192: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

182

II. Kết quả xử lí dữ liệu thống kê, khảo sát, điều tra và khảo cứu

1. Tổng hợp số lƣợng trƣờng THPT vùng Tây Bắc Đơn vị: Trường

TT Khu vực/ Tỉnh Năm học 2009 -2010 2010- 2011 2011- 2012 2012-2013 2013-2014

CẢ NƯỚC 2267 2288 2350 2361 2404

T.du & MN P.Bắc 397 394 397 395 400

TÂY BẮC 160 162 166 165 169

1 Yên Bái 24 24 24 24 24

2 Lào Cai 26 27 27 27 27

3 Lai Châu 16 16 18 18 22

4 Điện Biên 28 28 29 28 28

5 Sơn La 28 29 30 31 31

6 Hoà Bình 38 38 38 37 37

2. Tổng hợp số lƣợng học sinh THPT ngƣời DTTS vùng Tây Bắc Đơn vị: Người

Khu vực/ Tỉnh 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 T. số DTTS T. số DTTS T. số DTTS T. số DTTS

CẢ NƯỚC 2804345 276151 2754210 299602 2674472 292626 2532696 299594

T.du & MN P.Bắc 344017 153372 339884 167568 329070 162145 319911 161854

TÂY BẮC 113504 68302 114693 72471 112582 71636 111385 72843

Yên Bái 20869 8067 20747 8236 19800 8421 18931 8442

Lào Cai 16088 6796 16783 8355 16652 8796 16763 9524

Lai Châu 5870 3916 6350 4514 6807 5114 7584 6006

Điện Biên 14504 10051 15449 11657 15751 11992 15877 12216

Sơn La 30139 21066 29691 22773 28517 20665 27237 20879

Hòa Bình 26034 18406 25673 16936 25055 16648 24993 15776

3. Số lƣợng và tỉ lệ học sinh THPT ngƣời DTTS vùng Tây Bắc Đơn vị: Người

Khu vực/ Tỉnh 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 TS DTTS TS DTTS TS DTTS TS DTTS

CẢ NƢỚC 2.804.345 276.151 2.754.210 299.602 2.674.472 292.626 2.532.696 299.594

T.du & MN P.Bắc 344.017 153.372 339.884 167.568 329.070 162.145 319.911 161.854

TÂY BẮC 113.504 68.302 114.693 72.471 112.582 71.636 111.385 72.843

Tỉ lệ %/cả nước 4,1 24,7 4,2 24,2 4,2 24,5 4,4 24,3

Tỉ lệ % DTTS 60,17 63,18 63,63 65,39

4. Tổng hợp số lƣợng giáo viên THPT ngƣời DTTS vùng Tây Bắc Đơn vị: Người

Khu vực/Tỉnh 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 T.số DTTS T.số DTTS T.số DTTS T.số DTTS

CẢ NƯỚC 148908 6779 150133 7470 150915 7949 152689 8661

T.du&MN P.Bắc 19910 4280 20045 4790 20125 5085 20052 5424

TÂY BẮC 7.144 1.208 7.164 1.383 7.279 1.481 7266 1572

Yên Bái 1313 198 1340 218 1259 205 1261 221

Lào Cai 1055 163 1091 145 1126 207 1112 212

Lai Châu 447 47 497 51 526 68 544 73

Điện Biên 1045 79 1049 95 1143 101 1173 175

Sơn La 1584 286 1545 332 1590 375 1615 399

Hòa Bình 1700 435 1642 542 1635 525 1561 492

Page 193: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

183

5. Số lƣợng và tỉ lệ tăng giáo viên THPT ngƣời DTTS vùng Tây Bắc Đơn vị: Người

Khu vực/Tỉnh 2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

GV ngƣời DTTS

tăng sau 4 năm

SL %

CẢ NƯỚC 6.779 7.470 7.949 8.661 1.882 27,76

T.du & MN P.Bắc 4.280 4.790 5.085 5.424 1.144 26,73

TÂY BẮC 1.208 1.383 1.481 1.572 364 30,13

Yên Bái 198 218 205 221 23 11,62

Lào Cai 163 145 207 212 49 30,06

Lai Châu 47 51 68 73 26 55,31

Điện Biên 79 95 101 175 96 121,52

Sơn La 286 332 375 399 113 39,51

Hòa Bình 435 542 525 492 57 13,11

6. Tổng hợp số lƣợng, tỉ lệ học sinh phổ thông ngƣời DTTS cả nƣớc Đơn vị: Người/ %

TT Vùng 2012-2013 2013-2014

T.số DTTS % T.số DTTS %

TIỂU HỌC

1 Cả nước 7.202.767 1.265.096 17.56 7.435.600 1.304.217 17.54

2 ĐB Sông Hồng 1.486.557 25.430 1.71 1.579.862 26.892 1.70

3 T.du & MN P.Bắc 988.270 618.772 62.61 1.024.806 643.987 62.84

4 Bắc TB &DHMT 1.539.702 190.370 12.36 1.561.026 192.039 12.30

5 Tây Nguyên 558.195 242.563 43.45 569.491 246.519 43.29

6 Đông Nam Bộ 1.125.717 69.952 6.21 1.181.896 72.081 6.09

7 ĐB sông CL 1.504.326 118.009 7.84 1.518.519 122.699 8.08

THCS

1 Cả nước 4.869.839 777.521 15.96 4.932.390 794.439 16.11

2 ĐB Sông Hồng 1.045.492 18.747 1.79 1.041.651 18.620 1.79

3 TD MN phía Bắc 668.242 401.534 60.08 672.111 409.097 60.86

4 Bắc TB &DHMT 1.169.260 125.583 10.74 1.144.486 123.789 10.82

5 Tây Nguyên 381.890 131.715 34.49 381.848 131.999 34.57 6 Đông Nam Bộ 703.584 40.905 5.81 749.544 46.964 6.27 7 ĐB sông CL 901.371 59.217 6.56 942.750 63.970 6.78 THPT

1 Cả nước 2.675.320 296.854 11.09 2.532.696 299.594 11.83

2 ĐB Sông Hồng 645.201 7.831 1.21 613.205 11.644 1.89

3 T.du & MN P.Bắc 329.070 162.154 49.27 319.911 161.845 50.59

4 Bắc TB &DHMT 733.820 50.256 6.84 677.234 49.410 7.29 5 Tây Nguyên 192.336 37.796 19.65 185.302 38.677 20.87 6 Đông Nam Bộ 381.220 21.989 5.76 363.879 21.522 5.91 7 ĐB sông CL 393.673 16.837 4.27 373.165 16.496 4.42

Page 194: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

184

7. Tỉ lệ học sinh giáo viên phổ thông ngƣời DTTS vùng Tây Bắc

TT Đối tƣợng 2010-2011 2013-2014

T.số DTTS Tỉ lệ (%) T.số DTTS Tỉ lệ (%)

HỌC SINH:

1 TIỂU HỌC 402.920 318.663 79,09 440.311 352.219 79,99

2 THCS 269.580 207.242 76,88 271.213 213.714 78,81

3 THPT 113.504 68.302 60,18 111.385 72.843 65,39

GIÁO VIÊN:

1 TIỂU HỌC 29.737 9.408 31,64 30.945 12.860 41,56

2 THCS 21.483 5.917 27,54 20.746 5.958 28,72

3 THPT 7.144 1.208 16,91 7.266 1.572 21,64

8. Trƣờng/ lớp/ HS phổ thông dân tộc nội trú năm học 2013-2014

Đơn vị: Trường/ lớp/ Người

TT Vùng THCS THPT

Trƣờng Lớp HS Trƣờng Lớp HS 1 Cả nước 225 3.652 53.087 73 854 27.958 2 ĐB Sông Hồng 7 47 1.552 6 57 2.022 3 T.du & MN P.Bắc 93 781 23.640 29 305 10.543 4 Bắc TB &DHMT 50 410 12.062 17 189 5.936 5 Tây Nguyên 50 273 9.004 6 162 5.151 6 Đông Nam Bộ 7 55 1.565 4 38 1.139 7 ĐB sông CL 18 2.086 5.264 11 103 3.167

9. Tỉ lệ giáo viên phổ thông ngƣời DTTS (TH-THCS-THPT)

TT Năm học 2013-2014 Tỉ lệ GV ngƣời DTTS (%)

TIỂU HỌC THCS THPT

1 Cả nước 12.14 7.88 5.67

2 ĐB Sông Hồng 1.61 0.76 0.93

3 T.du & MN P.Bắc 43.99 32.67 27.05

4 Bắc TB &DHMT 7.04 4.99 3.28

5 Tây Nguyên 14.01 5.96 6.34

6 Đông Nam Bộ 1.72 1.21 0.97

7 ĐB sông CL 3.91 4.19 2.95

8 Tây Bắc 41.56 28.72 21.64

10. Trƣờng - Lớp - Giáo viên THPT vùng Tây Bắc

Đơn vị: Trường/ lớp/ người

T

T

Tỉnh

2010 - 2011 2013-2014 Trường Lớp T.số

GV

GV

DTTS

Trường Lớp T.số

GV

GV

DTTS

1 Yên Bái 24 540 1.313 198 24 503 1.261 221

2 Lào Cai 27 435 1.055 163 27 482 1.112 212

3 Lai Châu 16 187 447 47 22 166 544 73

4 Điện Biên 28 437 1.045 79 28 501 1.173 175

5 Sơn La 29 713 1.584 286 31 668 1.615 399

6 Hoà Bình 38 649 1.700 435 37 743 1.561 492

TÂY BẮC 162 2.961 7.144 1.208 169 3.063 7.266 1.572

Page 195: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

185

11. Tỉ lệ tăng giáo viên THPT vùng Tây Bắc sau 4 năm (2010-2014)

TT

Tỉnh

Tỉ lệ dân số

DTTS

Tỉ lệ GV

DTTS - 2014

Tỉ lệ GV người

DTTS tăng sau 4

năm

1 Yên Bái 46,0% 17,53% 11,62% 2 Lào Cai 64,1% 19,06% 30,06% 3 Hòa Bình 72,27% 31,52% 13,11% 4 Điện Biên 80,0% 14,92% 121,52% 5 Lai Châu 86,06% 13,42% 55,31% 6 Sơn La 87,34% 24,71% 39,51%

12. Kết quả khảo sát phẩm chất và năng lực giáo viên DTTS

PHẨM CHẤT VÀ

NĂNG LỰC

NỘI DUNG Số lƣợng và tỉ lệ % Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4

Phẩm chất chính

trị, đạo đức, lối

sống

1. Phẩm chất chính trị SL 0 0 6 144

% 0 0 4.0 96.0

2. Đạo đức nghề nghiệp SL 0 0 0 150

% 0 0 0 100

3. Ứng xử với học sinh SL 0 0 0 150

% 0 0 0 100

4. Ứng xử với đồng nghiệp SL 0 0 0 150

% 0 0 0 100

5. Lối sống, tác phong SL 0 0 14 136

% 0 0 9.3 90.7

Năng lực tìm

hiểu đối tượng và

môi trường giáo

dục

6. Tìm hiểu đối tượng giáo

dục

SL 0 28 49 73

% 0 18.6 32.7 48.7

7. Tìm hiểu môi trường giáo

dục.

SL 0 34 63 53

% 0 22.7 42.0 35.3

Năng lực dạy học

8. Xây dựng kế hoạch dạy

học

SL 0 0 130 20

% 0 0 86.7 13.3

9. Đảm bảo kiến thức môn

học

SL 0 0 121 29

% 0 0 80.0 20.0

10. Đảm bảo chương trình

môn học

SL 0 0 0 150

% 0 0 0 100

11. Vận dụng các phương

pháp dạy học

SL 0 0 127 23

% 0 0 84.7 15.3

12. Sử dụng các phương tiện

dạy học

SL 0 0 0 150

% 0 0 0 100

13. Xây dựng môi trường

học tập

SL 0 19 119 12

% 0 12.7 79.3 8.0

14. Quản lí hồ sơ dạy học SL 0 0 0 150

% 0 0 0 100

15. Kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh

SL 0 0 144 6

% 0 0 96.0 4.0

Năng lực giáo

16. Xây dựng kế hoạch các

hoạt động giáo dục

SL 0 0 100 50

% 0 0 66.7 33.3

17. Giáo dục qua môn học SL 0 19 82 49

Page 196: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - hanoimoi.com.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Dao tao TS 2016/haducda.pdf · Ở CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

186

dục

% 0 12.7 54.6 32.7

18. Giáo dục qua các hoạt

động giáo dục

SL 0 26 99 25

% 0 17.3 66.0 16.7

19. Giáo dục qua các hoạt

động trong cộng đồng

SL 0 24 126 0

% 0 16.0 84.0 0

20. Vận dụng các nguyên

tắc, PP, hình thức tổ chức GD

SL 0 0 41 109

% 0 0 27.3 72.7

21. Đánh giá kết quả rèn

luyện đạo đức của học sinh

SL 0 0 56 94

% 0 0 37.3 62.7

Năng lực hoạt

động chính trị, xã

hội

22. Phối hợp với gia đình

học sinh và cộng đồng

SL 0 86 46 18

% 0 57.3 30.7 12.0

23. Tham gia hoạt động

chính trị, xã hội

SL 0 80 58 12

% 0 53.3 38.7 8.0

Năng lực phát

triển nghề nghiệp

24. Tự đánh giá, tự học và

tự rèn luyện

SL 0 9 119 22

% 0 6.0 79.3 14.7

25. Phát hiện và giải quyết

vấn đề nảy sinh trong thực

tiễn giáo dục

SL 0 14 136 0

% 0 9.3 90.7 0