phụ lục ii - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · web view- giáo viên: cần phải...

12
Phụ lục II Phiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên Bài dự thi GVST 2016: Ứng dụng các phần mềm đồ họa cơ bản trong dạy và học môn mỹ thuật THCS I. Tên sản phẩm: DỰ ÁN: “ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỒ HỌA CƠ BẢN TRONG DẠY VÀ MÔN MỸ THUẬT THCS” II. Mục tiêu "dạy học/giáo dục - Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, mục đích và phương pháp trình bày các bố cục vẽ tranh hay vẽ trang trí - Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình tượng, sắp xếp hình ảnh, bố trí bố cục sao cho phù hợp với nội dung. - Bước đầu HS tiếp cận với công nghệ thông tin (CNTT). - Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, biết trân trọng các giá trị nghệ thuật từ các tư liệu do phần mềm đồ họa tạo ra. III. Đối tượng dạy học/giáo dục: - Học sinh lớp 6 - Số lượng: 30 đến 35 hs/lớp - Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt, word, excel ) phần mềm đồ họa (corel, photoshop…) IV. Ý nghĩa của sản phẩm - Sản phẩm phục vụ việc dạy và học hiệu quả trong bộ môn mỹ thuật V. Nội dung sản phẩm dự thi: Ứng dụng phần mềm đồ họa cơ bản trong dạy học mỹ thuật THCS Trước tiên tôi xin nói qua ứng dụng các phần mềm đồ họa cơ bản để soạn và dạy học mỹ thuật THCS. Việc hướng dẫn một số phần mềm đồ họa với một số tính năng cơ bản cần thiết đối với giáo viên mỹ thuật nói chung và các môn học khác nói riêng. Bởi vì trong quá trình soạn giảng quý thầy cô không ít lần vấp phải một số trường hợp mà không giải quyết được khi cần sử dụng tranh ảnh cho bài dạy của mình. Ở đây tôi xin hướng dẫn một số tính năng cơ bản không chỉ giúp ích cho môn mỹ thuật mà còn giúp các môn học khác. Qua việc sử dụng các phần mềm đồ họa này trước tiên giúp cho giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy, nâng cao chất

Upload: phungphuc

Post on 09-May-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

Phụ lục IIPhiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên

Bài dự thi GVST 2016: Ứng dụng các phần mềm đồ họa cơ bản trong dạy và học môn mỹ thuật THCS I. Tên sản phẩm: DỰ ÁN: “ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỒ HỌA CƠ BẢN TRONG DẠY VÀ MÔN MỸ THUẬT THCS”II. Mục tiêu "dạy học/giáo dục

- Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, mục đích và phương pháp trình bày các bố cục vẽ tranh hay vẽ trang trí

- Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình tượng, sắp xếp hình ảnh, bố trí bố cục sao cho phù hợp với nội dung.

- Bước đầu HS tiếp cận với công nghệ thông tin (CNTT). - Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, biết trân trọng các giá trị nghệ thuật từ các tư

liệu do phần mềm đồ họa tạo ra.III. Đối tượng dạy học/giáo dục:

- Học sinh lớp 6- Số lượng: 30 đến 35 hs/lớp- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

word, excel ) phần mềm đồ họa (corel, photoshop…) IV. Ý nghĩa của sản phẩm

- Sản phẩm phục vụ việc dạy và học hiệu quả trong bộ môn mỹ thuậtV. Nội dung sản phẩm dự thi: Ứng dụng phần mềm đồ họa cơ bản trong dạy học mỹ thuật THCS

Trước tiên tôi xin nói qua ứng dụng các phần mềm đồ họa cơ bản để soạn và dạy học mỹ thuật THCS. Việc hướng dẫn một số phần mềm đồ họa với một số tính năng cơ bản cần thiết đối với giáo viên mỹ thuật nói chung và các môn học khác nói riêng. Bởi vì trong quá trình soạn giảng quý thầy cô không ít lần vấp phải một số trường hợp mà không giải quyết được khi cần sử dụng tranh ảnh cho bài dạy của mình. Ở đây tôi xin hướng dẫn một số tính năng cơ bản không chỉ giúp ích cho môn mỹ thuật mà còn giúp các môn học khác.

Qua việc sử dụng các phần mềm đồ họa này trước tiên giúp cho giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng bộ môn, tạo sự hứng thú trong giảng dạy. Thứ hai đối với học sinh giúp các em phát triển các năng lực trong học tập như: quan sát, tư duy, phân tích, thực hành cá nhân, năng lực làm việc tập thể …

Để hiểu rõ hơn việc ứng dụng các phần mềm đồ họa trong soạn và giảng dạy môn Mỹ thuật THCS, sau đây tôi xin giới thiệu một số tính năng cơ bản của các phần mềm đồ họa hỗ trợ trong việc soạn và giảng dạy môn mỹ thuật THCS.a. Mục tiêu:

Môn học Mĩ thuật là môn học của thị giác, HS cảm nhận cái đẹp về hình ảnh, đường nét, bố cục và màu sắc thông qua con mắt của mình. Chính vì thế trong giảng dạy môn Mĩ thuật không thể thiếu các tư liệu phục vụ cho việc dạy và học. Để khai thác các nguồn tư liệu đó đòi hỏi giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật phải nắm bắt cơ bản về một số phần mềm đồ họa để tạo ra một kho tư liệu cho mình để phục vụ giảng dạy. Một tư liệu trực quan sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những lời nói của người giáo viên (GV) trên bục giảng.

Ứng dụng phần mềm đồ họa cơ bản trong soạn và dạy học mỹ thuật THCS hiện nay rất đa dạng và phong phú, dễ dàng chia sẽ rất thuận tiện cho người giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy-học.

Page 2: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

Giúp học sinh nắm bắt được đặc điểm, mục đích và phương pháp sử dụng các tư liệu hình ảnh thông qua các phần mềm đồ họa.

Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình tượng, sắp xếp hình mảng, phù hợp với nội dung. Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của việc áp dụng các phần mềm đồ họa vào dạy học.b. Nội dung

Với đặc trưng của bộ môn Mĩ thuật là môn học thị giác, và sản phẩm của HS là sự thể hiện tính sáng tạo “cái riêng” , “cái tôi” thông qua cảm xúc của HS. Chính vì vậy việc Ứng dụng các phần mềm đồ họa cơ bản trong soạn và dạy học mỹ thuật đóng một vai trò rất to lớn trong bộ môn này. Qua đó khơi dậy nguồn cảm xúc của HS, hứng thú của HS đối với bài học. Ngoài ra nó còn là phương tiện truyền tải kiến thức tới HS một cách hệ thống và toàn diện nhất.

Chính vì vậy mà tư liệu hay đồ dùng dạy học đối với HS rất quan trọng nó quyết định khả năng tư duy và cảm xúc của HS. Phải thông qua trực quan sinh động HS mới có thể tư duy trừu tượng đối với tác phẩm nghệ thuật. Mĩ thuật là môn học có tính chất đồng tâm nên lượng kiến thức sẽ tăng dần lên theo từng khối lớp. Vì vậy với mức độ của từng khối lớp mà GV có thể vận dụng linh hoạt lượng kiến thức sẽ truyền tải cho HS.

Với bài giảng điện tử, GV được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với HS, qua đó kiểm soát được HS được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn.

Để thực hiện dự án này, tôi đã tiến hành khảo sát ở một số lớp của học sinh khối 6 ở trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai về việc ứng dụng các sản phẩm từ các phần mềm đồ họa trong việc giảng dạy CNTT, kết quả như sau:

- Thông qua điều tra, tôi nhận thấy 100 % học sinh thích thú với việc dạy học có ứng dụng các sản phẩm từ các phần mềm đồ họa trong việc giảng dạy CNTT.

- Tiết học có ứng dụng CNTT và sử dụng tư liệu hình ảnh từ các phần mềm đồ họa sẽ giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn so với việc giảng dạy truyền thống. Không những vậy HS còn có thể trực tiếp tương tác ngay tại lớp học tạo sự hứng thú cho học sinh. Điều này được minh chứng qua những bài vẽ của học sinh và lượng kiến thức mà các em tích lũy được.c. Cách thức tổ chức:

Để chuẩn bị tốt cho một tiết dạy ứng dụng các sản phẩm từ các phần mềm đồ họa đòi hỏi người GV phải phải nắm bắt được một số tính năng cơ bản từ các phần mềm đồ họa:* Thứ nhất Phần mềm photoshop (PS)

Trước hết, Photoshop là phần mềm chỉnh sửa ảnh của hãng Adobe. Bạn có thể tải về bản dùng thử 30 ngày tại trang chủ của Adobe (yêu cầu đăng ký và đăng nhập để tải về). Đối với tôi vì thương dùng một số tính năng cơ bản của PS nên tôi download trên mạng bảng portable photoshop CS(8.0) để dùng, vì phiên bản này nhẹ và giao diện quen thuộc nên có thể dùng nhiều dòng máy có cấu hình trung bình trở lên.

Sau đây tôi xin hướng dẫn hai chức năng cơ bản trong photoshop đó là cắt ảnh và lưu định dạng ảnh mà đôi với một giáo viên không rành về phần mềm này có thể làm được:

c.1 Cắt ảnh: - Khởi động phần mềm - Đưa ảnh cần cắt vào phần mềm: Xem hướng dẫn hình 1

Page 3: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

(Hình 1)Cách 1: Cắt hình bao quanh đối tượng

(hình 2)

- Ở hình 2 này tôi xin hướng dẫn cắt bằng công cụ crop tool : Công cụ này rất thông mềm office (word, ppt)

Bước 1: Chọn file

Bước 2: Chọn pen

Bước 3: Tìm đường dẫn tới ảnh cẩn mở.

Bước 4: Chọn ảnh sau đó Open

Bước 1: Chọn công cụ crop tool

Bước 2: Khoanh chọn đối tượng, sau đó enter

Page 4: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

Cách 2: Cắt lấy đối tượng loại bỏ phần nền. Cách này ứng dụng rất nhiều môn học mà giáo viên cần biết.

Ở hình 3 này tôi xin hướng dẫn cắt bằng công cụ Polygonal lasso Tool (L)

(Hình 3)

(Hình 4)

c.2. Lưu định dạng ảnh:

Bước 1: Click chuột phải chọn Duplicate Layer

Bước 4: Chọn công cụ Polygonal lasso Tool (L)

Bước 2: Click chuột bỏ biểu tượng con mắt tại leyer Background

Bước 3: Chọn leyer Background copy

Bước 6: Sau khi bao quanh đối tương.Bấm tổ hợp phím Ctr+shift+i

Bước 5: Rê chuột bao quanh đối tượng cần cắt.

Bước 7: Bấm delete trên bàng phím

Bước 8: Bấm Ctr+d trên bàng phím để làm mất các đường lựa chọn trên đối tượng…

Page 5: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

Thứ nhất: Lưu định dạng ảnh JPG, .JPEG theo (hình 2) sau khi cắt ảnh (xem hướng dẫn hình 5)

(Hình 5)

Thứ hai: Lưu định dạng ảnh theo (hình 4) sau khi cắt ảnh (xem hướng dẫn hình 6)

(Hình 6)

Bước 1: Bấm file/chọn save as

Bước 2: chọn định dạng ảnh JPG, .JPEG

Bước 3: Đặt tên ảnh và lưu theo đường dẫn

Bước 1: Bấm file/chọn save as

Bước 2: chọn định dạng ảnh .PNG

Bước 3: Đặt tên ảnh và lưu theo đường dẫn

Page 6: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

(Hình 7)- Kết quả sản phẩm sau khi lưu theo hai định dạng: JPEG và PNG cho ra hai hình ảnh

khác nhau như (hình 7). Với cách làm lưu theo định dạng .PNG không chỉ giúp bộ môn mỹ thuật mà rất nhiều môn học khác cần thiết khi soạn giảng.

* Đối với học sinh: Sau khi được giáo viên hỗ trợ về kho dữ liệu các hình ảnh và họa tiết, học sinh có thể dễ dàng chủ động tương tác tại bảng smarth tooth để sắp xếp bố cục vẽ tranh, vẽ trang trí theo cảm nhận riêng của mình, giúp học sinh phát huy các năng lực tư duy, năng lực phân tích, năng lực sáng tạo* Thứ hai Phần mềm CorelDraw: (CR)

Corel là phần mềm đồ họa dạng Vector, ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế mẫu bao bì, thiết kế thiệp cưới, hoa văn in trên vải, hay các ấn phẩm quảng cáo (Banner, Poster, Brochuce, Catalogue,...). Hiện tại phần mềm (CR) có rất nhiều phiên bản, tùy thuộc vào cấu hình máy và tính chất công việc của mỗi người mà chúng ta sử dụng các phiên bản phần mềm (CR) hợp lý. Hiện tại tôi đang tạm dùng phiên bản portable CorelDraw X3, phiên bản này không cần cài đặt cũng như crack nên cũng thuận tiện trong công việc.

Ở phạm vi dự án này tôi xin không giới thiệu qua các chức năng chính của phần mềm mà chỉ giới thiệu qua việc ứng dụng phần mềm để vẽ họa tiết vecter cơ bản, thuận lợi cho giáo viên trong soạn giảng, qua đó giáo viên có thể tạo ra cho mình một kho tư liệu các họa tiết phục vụ giảng dạy môn mỹ thuật, đặc biệt là trong phân môn trang trí.

Ví dụ: Ở chương trình lớp 6: bài “Cách sắp xếp bố cục trong trang trí” Đầu tiên sử dụng phần mềm CorelDRAW mà ta có thể tạo ra một số họa tiết bằng đối

tượng hình ảnh vecter. Các họa tiết được vẽ trên phần mềm CR sau khi vẽ xong ta lưu theo định dạng .PNG thì các đường nét họa tiết rõ ràng, còn phần nền trống rỗng thuận tiện cho giáo viên và học sinh trong dạy và học. (Giống cách lưu định dạng đuôi .PNG trong photoshop). Hiện nay, trên mạng internet có rất nhiều bài hướng dẫn vẽ trên phần mềm đồ họa CR bằng bài viết và video, giáo viên có thể tham khảo thêm để phục vụ vào công việc của mình.

Lưu theo định dạng ảnh .PNG Lưu theo định

dạng .JPEG

Page 7: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

(Hình 1: Giới thiệu một số thanh công cụ trong phần mềm CorelDRAW)

Hình 2 (Một số công cụ cơ bản hỗ trợ vẽ hình)

Thanh menu (Menu Bar)

Công cụ: Freehand tool (F5)

Công cụ: Ractangle tool (F6)

Công cụ: Ellipse tool (F7)Công cụ: Polygon tool (Y)

Công cụ: Basic shapes

Thanh PropertyThanh công cụ chuẩn (Standard bar)

Hộp công cụ ( Toolbox)Hộp màu (Color Palette)

Nhãn trang

Vùng thiết kế

Page 8: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

Hình 3:Sản phẩm được vẽ trên phần mềm Corel

* Đối với phân môn Vẽ trang trí: Cũng như phân môn vẽ tranh sau khi tạo ra kho dữ liệu về họa tiết bằng đuôi .PNG, giáo viên kết hợp phần mềm trình chiếu ActivInspire và bảng thông minh Smart touch nhằm hướng dẫn học sinh các tính chất sắp xếp trong trang trí như: xen kẻ, nhắc lại, đối xứng, mảng hình không đều. Ngoài ra còn ứng dụng trong các bài trang trí cơ bản đến trang trí ứng dụng tùy thuộc vào kho dữ liệu hình ảnh của mỗi giáo viên tạo ra.

Dựa trên các họa tiết được vẽ trên phần mềm Corel, giáo viên yêu cầu học sinh tương tác tại bảng và sắp xếp bố cục trong trí theo kiến thức truyền đạt của giáo viên và cảm nhận riêng của mỗi em, qua đó giúp các em phát huy hết các khả năng tự học tự khám phá theo năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực phân tích.* Thứ ba Phần mềm ActivInspire:

ActivInspire là phần mềm giảng dạy và học tập thế hệ mới, có thể kết hợp và hỗ trợ tốt cho các phần mềm dạy học hiện nay đang sử dụng trong các lớp học thông thường. Phần mềm ActivInspire có nhiều tính năng hay, giúp giáo viên chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy, giúp tạo thêm nhiều hoạt động cho học sinh một cách dễ dàng, làm khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo cho giáo viên và học sinh.

Phần mềm hỗ trợ dạy học ActivInspire có rất nhiều công cụ và chức năng, hỗ trợ cho hầu hết các môn học.Tùy mỗi người ứng dụng phần mềm vào công vào công việc dạy học khác nhau. Ở phạm vi dự án này tôi xin được giới thiệu cách sử dụng phần mềm vào phân môn vẽ tranh và vẽ trang trí cho hoc sinh THCS.

Khi người giáo viên chuẩn bị tốt các sản phẩm tạo ra từ các phần mềm đồ họa trên thì có thể nói tiết dạy đó đã thành công một nửa, phần còn lại sẽ là các tiến trình lên lớp của người giáo viên. Qua đó chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng các phần mềm đồ họa cơ bản trong việc thiết kết một bài học có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên để khai thác triệt để và có hiệu quả nguồn tư liệu này đòi hỏi người giáo viên phải có một số kiến thức nhất định về CNTT.

Page 9: Phụ lục II - msenmediastorage.blob.core.windows.net  · Web view- Giáo viên: cần phải nắm vững hiểu biết cơ bản một số phần mềm trong bộ office (ppt,

Đối với học sinh các em có thể tương tác trực tiếp tại bảng thông minh Smart touch, qua đó giúp các em bước đầu tiếp cận với công nghệ thông tin, tạo sự hứng thú trong học tập.6. Kết quả đạt được

- Trong năm học 2014-2015 giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai tôi đã sử dụng các phần mềm đồ họa để tạo ra các kho tư liệu hình ảnh phục vụ bộ môn mỹ thuật, tạo ra sự hứng thú cho HS trong học tập bộ môn Mĩ thuật và các em yêu thích bộ môn hơn, kết quả học tập môn Mĩ thuật ngày một nâng cao, 100% học sinh đều xếp loại đạt.

- Nếu áp dụng các phần mềm đồ họa vào dạy học mà tôi đã nêu ra thì không chỉ những giáo viên đang giảng dạy Mĩ thuật mà cả những giáo các bộ môn khác có thể áp dụng để giảng dạy hiệu quả hơn, có chất lượng hơn nhờ sự trợ giúp đắc lực của việc ứng dụng các phần mềm đồ họa cơ bản và công nghệ thông tin.

- Trong xu thế toàn cầu hóa, công nghệ thông tin ngày càng phát triền, tôi thiết nghĩ tư liệu điện tử được tạo ra từ các phần mềm đồ họa sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong những bài dạy của người giáo viên hiện đại.

- Học sinh sẽ có cách nhìn khác hơn đối với các bộ môn đặc thù, đặc biệt là bộ môn Mỹ thuật luôn đòi hỏi cao về tính trực quan.

- Giúp cho học sinh bớt căng thẳng và có thể tiếp thu được nhiều thông tin hơn khi học bộ môn Mĩ thuật.

Huế, ngày 13 tháng 04 năm 2016Người thực hiện

Lê Quốc TuấnVideo mô phỏng quá trình thực hiệnhttps://youtu.be/NlvF4YT6OMchttps://www.youtube.com/watch?v=NlvF4YT6OMc&feature=youtu.be