phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)

4

Click here to load reader

Upload: theerapong-ritmak

Post on 02-Jul-2015

4.879 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

S

TRANSCRIPT

Page 1: Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)

PHỤC HỒI VƯỜN TIÊU SAU THU HOẠCH Hiện nay cây Hồ Tiêu đang được bà con nông dân quan tâm đặc biệt vì những lợi ích kinh tế mà nó mang lại cũng như những rủi ro, thiệt hại rất lớn có thể gặp phải nếu không biết cách chăm sóc tốt cho vườn Tiêu của mình

(vườn Hồ tiêu kinh doanh) Đến thời điểm này về cơ bản bà con ở các tỉnh Tây Nguyên đã thu hoạch xong. Cây Hồ tiêu sau một năm làm việc nuôi cây, cho nở hoa kết trái và thu hoạch xong thì mùa mưa năm sau lại bắt đầu, khi những cơn mưa đầu mùa vừa đủ ẩm, cây tiêu sẽ sinh rễ mới để sinh trưởng và phát triển với chu kỳ tiếp theo. Lúc này cây tiêu đòi hỏi được chăm sóc tốt. Cùng thời kỳ này bộ rễ cây tiêu rất dễ bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Khi bộ rễ đã tổn thương thì không hút được nước, không hút được các chất dinh dưỡng, các loại sâu, bệnh hại thừa cơ xâm nhập để tàn phá. Để có được bộ rễ cây tiêu khỏe mạnh, đủ sức nuôi cây cần làm đúng lúc, đúng cách các việc sau đây

Page 2: Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)

1. Tạo hệ thống rãnh thoát nước tốt:

(Rảnh thoát nước trong vườn tiêu) Cần đào mương, rãnh thoát nước sao cho sau mỗi trận mưa không để nước đọng lại trên vườn tiêu. Khi đất trong vườn còn ướt, nhão bùn, không nên đi lại nhiều. Chỉ tiến hành chăm sóc (làm cỏ, bón phân, xịt thuốc) khi tạnh ráo và đất đủ ẩm, dễ làm tơi xốp khi xới xáo. Cần lưu ý ở những vườn tiêu trồng trên đất dốc cần phải làm hệ thống thoát nước, không nên nghĩ rằng, đất dốc thì "nước chảy chỗ trũng". Hơn nữa ở những vùng này có hệ thống thoát nước tốt cũng là biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, chống rửa trôi chất màu trong đất. Ở vùng đất bằng phẳng, gần nguồn nước sông, suối, hồ lớn... hệ thống mương, rãnh thoát nước cần lưu ý hạ thấp mực nước ngầm xuống để lớp đất màu đủ thoáng khí. 2. Xới lớp đất mặt, bón phân: Có thể kết hợp những lần xới xáo để bón thêm phân. Vườn hồ tiêu chưa cho trái thì bón phân để thúc cho cây sinh trưởng tốt, vườn hồ tiêu sau thu hoạch thì bón phân để cây tiếp tục cho nhiều hoa, đậu nhiều trái. Lượng phân bón trong suốt mùa mưa tùy đất tốt, xấu, có thể bón như sau: – Phân Hữu cơ cao cấp của Công ty Sitto Việt Nam: 3-5kg/gốc

– Phân NPK Sitto Phat 14-8-18 + TE: 300-500g/gốc/lần bón – Phân Vi lượng: Sitto Siêu Đồng, Siêu Calci Bo, Siêu Kẽm mỗi loại

30-50g/gốc

Page 3: Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)

Những vùng đất chua cần bón thêm vôi, mỗi gốc 100 – 200g vôi bột. Riêng phân Hữu cơ có thể bón 1 lần vào đầu mùa mưa. Phân NPK thì chia làm 3 –4 lần bón, mỗi lần bón cách nhau 1 tháng. Lần cuối cùng bón vào cuối mùa mưa Cách bón; rải đều quanh gốc phạm vi đường kính 1m, khi bón không nên cuốc sâu quá làm đứt rễ tiêu. Cũng có thể dùng các loại phân phun lên lá. Nếu phun nên pha loãng đúng lượng nước được hướng dẫn và phun vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều, không phun lúc nắng to dễ làm cháy lá. 3. Cắt cành, tạo dáng: Cây tiêu đang phát triển cần theo dõi, khi cành lá chính vươn cao dùng dây nilon cột dây tiêu vào cây choái để cây tiêu bám vào đó mà phát triển, chú ý không cột quá chặt làm gẫy, dập dây tiêu. Cắt các cành dây lươn để tập trung nuôi cành ngang là cành cho trái sau này; cắt cành có sâu, bệnh, cành chết héo đem đốt, cắt bớt các cành mọc sát mặt đất cho thoáng gốc. Cây tiêu có dáng hình trụ, các cành vươn đều ra xung quanh (chú ý lát cắt không làm dập nát vết cắt) là cây tiêu lý tưởng. Những vườn tiêu có cây choái sống cần chú ý tỉa bớt cành lá của cây choái để vừa tạo thông thoáng cho gốc tiêu vừa đề phòng gió mưa làm gẫy cây choái, hư hại đến cây tiêu. 4. Phòng trừ sâu bệnh Khi phát hiện cây Tiêu bị sâu bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau:

- Kiểm tra lại các biện pháp chăm sóc và chống úng, nếu có vấn đề gì chưa đúng cần điều chỉnh ngay

- Cắt bỏ các bộ phận cây bị bệnh, đưa ra xa vườn để tiêu hủy, đối với cây bị nặng cần đào bỏ gốc để trồng lại

- Dùng các loại thuốc đăc hiệu để phòng ngừa - Tiếp tục chăm sóc cho cây mau phục hồi

Page 4: Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)

(Thiệt hại to lớn khi vườn Hồ tiêu không được chăm sóc tôt) Các loại thuốc đăc hiệu phòng trừ sâu bệnh cho cây Tiêu - Phòng trừ tuyến trùng và các loại sâu hại trong đất như: mối, rệp gốc,

sùng… dùng các loại thuốc dạng hạt rải quang gốc như: Sagosuper 3G, Diaphos 10H, Vifuran 3G, Mocap 10G hoặc các thuốc Vimoca 20 ND, Sincosin 0,56 SL hòa nước tưới

- Trừ rầy, rệp, bọ xít lưới, sâu ăn lá… dùng các thuốc như Locban 40 EC, Confidor 100 SL, Suprathion….

- Để trừ bệnh trước hết nên sử dụng Sitto V Siêu Đồng bón định kỳ trong mùa muă khoảng 20 -30ngày/lần. Cũng có thể sử dụng các thuốc như: Bordeaux, COC, Champion, Zincopper…. Phun định kỳ lên lá trong mùa mưa

- Phòng trừ bệnh chết nhanh dùng các thuốc: Aliette, Alpine, Ridomil Gold…

- Phòng trừ bệnh thán thư và đốm lá dùng các thuốc: Carbenzim, Carvil, Dithan-M, Antracol, VibenC, Rorval…

Bà con nên chú ý các loại bệnh trên cây tiêu hầu hết là không thể hoặc rất khó chữa nên biện pháp hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh.