presentation group v_parti

34
chính sách tỷ giá đến cán cân thanh toán quốc tế Nhóm V – CH 19Z HÀ NỘI, 2011

Upload: luong-nguyen

Post on 24-Jan-2015

1.527 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Presentation group v_parti

Tác động của chính sách tỷ giá đến cán

cân thanh toán quốc tế

Nhóm V – CH 19Z

HÀ NỘI, 2011

Page 2: Presentation group v_parti

Tổng quan về tỷ giá, chính sách tỷ giá và cán cân thanh toán BOP

1Tổng quan về tỷ giá và

chính sách tỷ giá

2Tổng quan về cán cân thanh

toán

Tác động của tỷ giá, chính

sách tỷ giá lên cán cân thanh

toán

Page 3: Presentation group v_parti

Tổng quan về tỷ giá, và chính sách tỷ giá1

Page 4: Presentation group v_parti

1. Khái niêm:Tỷ giá hối đoái ( tỷ giá) là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác

I. Tỷ giá hối đoái

VND/USD = 20880

Page 5: Presentation group v_parti

2. Các loại tỷ giá: Căn cứ vào chính sách tỷ giáTỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệTỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết địnhTỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹpTỷ giá thả nổi hoàn toàn: là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệpTỷ giá thả nổi có điều tiết: là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiền hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế

I. Tỷ giá hối đoái

Page 6: Presentation group v_parti

2. Các loại tỷ giá:Căn cứ mức độ ảnh hưởng lên CCTTTỷ giá danh nghĩa song phương : Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúngTỷ giá thực song phương: Bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.Tỷ giá danh nghĩa đa phương: là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lạiTỷ giá thực đa phương: bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, nó phản ánh sức mua đồng nội tệ so với tất cả các đồng tiền còn lại

I. Tỷ giá hối đoái

Page 7: Presentation group v_parti

1. Khái niệm : Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ ( mà đại diện là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định ( hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động lên tỷ giá để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia

VND/USD = 20880

II. Chính sách tỷ giá hối đoái

Page 8: Presentation group v_parti

2. Các công cụ của chính sách tỷ giá:2.1 Nhóm công cụ trực tiếp: Phá giá tiền tệ Nâng giá tiền tệ Hoạt động mua bán của NHTW trên thị

trường ngoại hối Biện pháp kết hối Quy định hạn chế

II. Chính sách tỷ giá hối đoái

Page 9: Presentation group v_parti

2. Các công cụ của chính sách tỷ giá:2.2 Nhóm công cụ gián tiếp Lãi suất tái chiết khấu Thuế quan Hạn ngạch Giá cả

II. Chính sách tỷ giá hối đoái

Page 10: Presentation group v_parti

2. Các công cụ của chính sách tỷ giá:2.3 Nhóm công cụ cá biệt Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng

ngoại tệ Quy định lãi suất trần thấp đối với tiền gửi

bằng ngoại tệ Quy định trạng thái ngoại tệ đới với các

NHTM

II. Chính sách tỷ giá hối đoái

Page 11: Presentation group v_parti

3. Chế độ tỷ giá: Tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc gia đó Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Chế độ tỷ giá cố định

II. Chính sách tỷ giá hối đoái

Page 12: Presentation group v_parti

4. Mục tiêu của chính sách tỷ giá:4.1 Ổn định giá cả: Với mục tiêu này, khi các yếu tố khác không đổi,

việc sử dụng công cụ phá giá nội tệ ( tăng tỷ giá), làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng -> Lạm phát.

Khi nâng giá nội tệ ( giảm tỷ giá) làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm-> Giảm lạm phát

Chính sách tỷ giá có thể sử dụng như một cung cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả

II. Chính sách tỷ giá hối đoái

Page 13: Presentation group v_parti

II. Chính sách tỷ giá hối đoái 4. Mục tiêu của chính sách tỷ giá:4.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ: Với mục tiêu này, khi các yếu tố khác không đổi, việc sử

dụng công cụ phá giá nội tệ sẽ kích thích tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, làm tăng thu nhập quốc dân

Những ngành sản xuất không sử dụng đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa nhập khẩu-> Mở rộng sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới

Khi nâng giá nội tệ, tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thât nghiệp

Chính sách tỷ giá có thể được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm

Page 14: Presentation group v_parti

II. Chính sách tỷ giá hối đoái 4. Mục tiêu của chính sách tỷ giá:4.3 Cân bằng cán cân vãng laiChính sách tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ - hai bộ phận chủ yếu của Cán cân vãng lại Chính sách tỷ giá thấp : Tăng xuất khẩu, hạn chế nhập

khẩu > CCVL từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư

Chính sách định giá cao nội tệ: Kìm hãm xuất khẩu, kích thích nhập khẩu > CCVL từ trạng thái thặng dư về cân bằng hay thâm hụt

Chính sách tỷ giá có thể được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai

Page 15: Presentation group v_parti

2 Tổng quan về cán cân thanh toán ( BOP)

Page 16: Presentation group v_parti

1. Khái niệm về cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán quốc tế ( BOP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định(thường là 1 năm)

Page 17: Presentation group v_parti

Ký hiệu Nội dung Ký hiệu Nội dungCA Cán cân vãng lang K Cán cân vốn và tài chính TB Cán cân thương mại KL Vốn dài hạn - Xuất khẩu hàng hóa ( FOB) - Chảy vào -Nhập khẩu hàng hóa ( FOB) - Chảy ra Se Cán cân dịch vụ Ks Vốn ngắn hạn - Thu từ xuất khẩu dịch vụ - Chảy vào - Chi cho nhập khẩu dịch vụ - Chảy ra Ic Cán cân thu nhập Ktr Chuyển giao vốn 1 chiều -Thu OM Lỗi và sai sót -Chi OB Cán cân tổng thể

Tr Chuyển giao vãng lai 1 chiều OFBCán cân bù đắp chính thức

- Thu R Thay đổi dự trữ

-Chi L Vay IMF và các NHTW khác

# Các nguồn tài trợ khác

2. Các loại cán cân thanh toán

Page 18: Presentation group v_parti

3. Các nhân tố ảnh hưởng lên cán cân thanh toán

> Nhân tố tỷ giá: Khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu> Nhân tố lạm phát: Khi tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị trường quốc tế > Giảm khối lượng xuất khẩu> Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng: làm tăng cầu nội tệ và tăng cung nội tệ - tăng giá trị xuât khấu tính bằng nội tệ và bằng ngoại tệ

Page 19: Presentation group v_parti

3. Các nhân tố ảnh hưởng lên cán cân thanh toán

> Thu nhập của người không cư trú : Tăng -> Tăng cầu xuất khẩu bởi đối tượng này -> Tăng cậu nội tệ và tăng cung ngoại tệ -> Tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ> Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài: Nếu thuế quan cao -> giá trị xuất khẩu giảm, hạn ngạch nhập khẩu thấp cũng như các hàng rào phi thuế quan như: yêu cầu về chất lượng hàng hóa và tệ nạn quan liêu -> Giảm cầu nội tệ

Page 20: Presentation group v_parti

3 Tác động của chính sách tỷ giá lên cán cân thanh toán

Page 21: Presentation group v_parti

Thực trạng CCTT QT Việt Nam trong thời gian qua

Page 22: Presentation group v_parti

Thực trạng CCTT QT Việt Nam trong thời gian qua

Page 23: Presentation group v_parti

Tác động của chính sách tỷ giá lên CCTT của Việt nam năm 2011

Ngày 11/2/1011, NNHH Việt Nam quyết định tăng giá USD trong giao dịch liên ngân hàng đã tăng 1.700 đồng, từ mức 18.932 VND  lên mức 20.693 VND/USD – tức tăng hơn 9,3 % - Áp dụng chính sách giảm giá đồng nội tệ.Kết hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt và Chính sách tài khóa thắt chặt – Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011

Page 24: Presentation group v_parti

Tác động của chính sách tỷ giá lên CCTT

1. Cải thiện CCTM:

Kết thúc quý III-2011, kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 146,9 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70 tỷ USD, tăng 35,4% và nhập khẩu đạt 76,9 tỷ USD, tăng 26,9%.

Page 25: Presentation group v_parti

Tác động của chính sách tỷ giá lên CCTT của Việt nam năm 2011

Cán cân thanh toán lĩnh vực dịch vụ cũng được hỗ trợ nhờ hoạt động du lịch. Trong 9 tháng qua, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, tạo nguồn thu từ du lịch đạt trên 4 tỷ USD.

Page 26: Presentation group v_parti

Tác động của chính sách tỷ giá lên CCTT của Việt nam năm 2011

Chuyển tiền một chiều của khu vực tư nhân trong 7 tháng năm 2011 cũng có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2010. Việt Nam đã thu hút được 5,6 tỷ USD chuyền tiền một chiều của khu vực tư nhân (bao gồm cả chuyển tiền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài và kiều hối), tăng 42,7% so với cùng kỳ.

Page 27: Presentation group v_parti

Tác động của chính sách tỷ giá lên CCTT của Việt nam năm 2011

Cán cân vãng lai đã được cải thiện đáng kể. Tính chung 6 tháng đầu năm, cán cân vãng lai chỉ thâm hụt ở mức 748 triệu USD, chưa đến 1/3 mức thâm hụt 2,5 tỷ USD của cùng kỳ năm 2010. Đặc biệt, trong quý II-2011, cán cân vãng lai đã chuyển sang thặng dư nhẹ 166 triệu USD, mức thặng dư đầu tiên kể từ quý I-2009. Tính chung 7 tháng đầu năm nay, cán cân vãng lai thặng dư 1,3 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2010 thâm hụt 3,2 tỷ USD.

Page 28: Presentation group v_parti

Tác động của chính sách tỷ giá lên CCTT của Việt nam năm 2011

Trong 7 tháng đầu năm, cán cân vốn và tài chính thặng dư 9,8 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần mức thặng dư 4,57 tỷ USD của cùng kỳ năm 2010.

Page 29: Presentation group v_parti

Các quan điểm khác nhau về chính sách tỷ giá của Trung Quốc

Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT. Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22 NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế

Page 30: Presentation group v_parti

Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%.

Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc.

Cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ.

Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng

Ngày 5/8/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới ký Sắc lệnh sửa đổi Điều lệ quản lý ngoại hối cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn

Các quan điểm khác nhau về chính sách tỷ giá của Trung Quốc

Page 31: Presentation group v_parti

■ Kinh tế việt nam nhập siêu lớn Năm 2009: 12 tỷ $ Năm 2010: 12,4 tỷ $ Năm 9 tháng đầu năm 2011: 6.8 tỷ $, dự kiến 11-14 tỷ $

■ Kinh tế Việt Nam lạm phát cao Năm 2009: 6.8 % Năm 2010: 11.75% Năm 2011: 17-19%

■ Nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu: máy móc, công nghệ, nguyên vật liệu, …

Khả năng vận dụng ở Việt Nam

Page 32: Presentation group v_parti

■ Xuất khẩu

70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là hàng nhập khẩu

Hàng hóa xuất khẩu: dệt may, giày dép, thủy sản, dầu thô, điện tử, …

■ Công nghiệp phụ trợ của Việt nam chưa phát triển, Tỷ lệ nội địa hóa trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp

May mặc: 50%

Oto: 5-10%

Điện tử: 5%

■. Hàng xuất khẩu có chất lượng chưa cao, thị trường ko ổn định

■ Lãi suất VND đang ở mức rất cao

Page 33: Presentation group v_parti

Khả năng vận dụng ở Việt Nam

Vì vậy, đối với Việt nam việc phá giá tiền tệ mạnh liên quan đến 2 vấn đề, phá giá có lợi cho xuất khẩu song giá đồng USD cao không có lợi cho nhập khẩu, nhập khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, mặt khác cơ cấu thương mại của Việt nam quá phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cho xuất khẩu giảm theo.> Khó có thể áp dụng

Page 34: Presentation group v_parti

Q & A ! Thank you !