pttc - chuong 1 - gd4

85
Phần A Báo Cáo Tài Chính – Nền Tảng Của Phân Tích Tài Chính I. Bảng cân đối kế toán: 1. Ý nghĩa Bảng cân đối kế toán của một công ty phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ(được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định. Tổng tài sản = tổng nợ + vốn chủ sỡ hữu. Bảng cân đối kế toán có thể được trình bày theo một trong 2 hình thức: - Hình thức cân đối hai bên: một bên là tài sản, một bên là nguồn vốn. - Hình thức cân đối theo hai phần liên tiếp: phần trên là tài sản, phần dưới là nguồn vốn. Phần tài sản : Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch hoán đang tồn tại dưới các hình thức và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần này được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản trong quá trình tái sản xuất. Do đó phần này gồm 2 loại: + Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn + Loại B: Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn Xét về mặt kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh ở phần tài sản thể hiện số vốn của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới dạng hình thái vật chất, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khoản, các giai đoạn trong quá trình kinh doanh.

Upload: chitruongminh

Post on 21-Dec-2015

216 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

pttc

TRANSCRIPT

Page 1: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Phần A Báo Cáo Tài Chính – Nền Tảng Của Phân Tích Tài Chính

I. Bảng cân đối kế toán:

1. Ý nghĩa

Bảng cân đối kế toán của một công ty phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ

nội bộ(được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại

một thời điểm nhất định.

Tổng tài sản = tổng nợ + vốn chủ sỡ hữu.

Bảng cân đối kế toán có thể được trình bày theo một trong 2 hình thức: 

-Hình thức cân đối hai bên: một bên là tài sản, một bên là nguồn vốn. 

-Hình thức cân đối theo hai phần liên tiếp: phần trên là tài sản, phần dưới là nguồn vốn. 

Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại doanh nghiệp đến cuối kỳ

hạch hoán đang tồn tại dưới các hình thức và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá

trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần này được sắp xếp theo nội dung kinh tế

của các loại tài sản trong quá trình tái sản xuất. Do đó phần này gồm 2 loại: 

+ Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn

+ Loại B: Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn 

Xét về mặt kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh ở phần tài sản thể hiện số vốn của

doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới dạng hình thái vật chất,

tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khoản, các

giai đoạn trong quá trình kinh doanh.

Xét về mặt pháp lý: Đây là số vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản, các loại vốn kinh doanh của

doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, các chỉ tiêu được sắp xếp, phân chia theo từng nguồn

hình thành tài sản của doanh nghiệp. Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp bao

gồm 2 nguồn cơ bản: là nguồn tài trợ từ bên ngoài (các khoản nợ phải trả) và nguồn tài trợ

bên trong (nguồn vốn của chủ sở hữu). Do đó phần này gồm 2 loại: 

+ Loại A: Nợ phải trả

+ Loại B: Nguồn vốn của chủ sở hữu 

Xét về mặt kinh tế: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán thể

hiện quy mô, nội dung của các nguồn vốn hình thành nên tài sản mà doanh nghiệp đang sử

dụng. 

Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu phản ánh trách nhiệm pháp lý và vật chất của doanh

nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ đông, ngân hàng, người cung

cấp…) Căn cứ vào số liệu của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán,

Page 2: Pttc - Chuong 1 - Gd4

các đối tượng quan tâm có thể biết được tỷ lệ từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện

có, mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. 

Như vậy, bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu, đánh giá

khái quát tình hình tài chính, quy mô cũng như trình độ quản lý và sử dụng vốn. Đồng thời

cũng thấy được triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp trong việc định hướng cho

việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo. 

=>>Để làm được việc đó, khi phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét, xác định và

nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: 

Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua

việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng số tài sản

cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh

doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét vấn đề này cần quan tâm, để ý

đến tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh. Cụ thể: 

• Sự chuyển biến của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối

với các khoản nợ đến hạn.

• Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từ

khoản dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng.

Kết hợp trong việc xem xét giữa quản trị hàng tồn kho và tiền mặt của công ty để thấy

được khả năng thanh toán cũng như những ứng phó với việc cung cấp bán hàng.

• Sự biến động của các khoản thu chi chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và

chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc

quản lý và sử dụng vốn.Ví dụ nếu chính sách tín dụng công ty là thắt chặt thì các khoản phải

thu có chất lượng cao và rủi ro thấp.Hay quyền quay vòng hàng hóa ,đặc quyền quay vòng

hàng hóa rộng thì làm giảm chất lượng các khoản phải thu. 

• Sự biến động của tài sản cố định cho thấy qui mô và năng lực sản xuất hiện có của

doanh nghiệp… 

Thứ hai: Xem xét cơ cấu vốn (vốn được phân bổ cho từng loại) có hợp lý hay không?

Cơ cấu vốn tác động nhanh như thế nào đến quá trình kinh doanh? Thông qua việc xác định

tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa

cuối kỳ với đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn. Điều này chỉ thực sự phát huy tác

dụng khi để ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Kết hợp với việc

xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt

được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ vốn cho từng

giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp. 

Page 3: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Thứ ba: Khái quát xác định mức độ đối lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của

doanh nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt

đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn

vốn trong tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng

tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao,

mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại. 

Thứ tư: Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân

đối kế toán. Cụ thể: 

Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn) = Tiền đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, chi phí

trả trước, chi phí chờ kết chuyển, chi phí sự nghiệp + Tài sản cố định, đầu tư tài chính dài

hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Điều đó có nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt

động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Song đây chỉ là cân

đối mang tính lý thuyết. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp sau: 

Trường hợp 1: Vế trái lớn hơn vế phải: doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết

nên đã bị chiếm dụng.

Trường hợp 2: Vế trái nhỏ hơn vế phải: doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho các

tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn. Việc sử dụng vốn vay trong kinh doanh nếu chưa

quá hạn thanh toán là điều bình thường. 

Do luôn tồn tại mối quan hệ kinh tế với các đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng

chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề quan tâm là tính chất hợp lý và hợp pháp của các

khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng. 

TSCĐ và đầu tư dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn 

Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn định và

an tâm về mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho sử

dụng dài hạn vừa đủ. Tuy nhiên trong thực tế có thể xảy ra một trong hai trường hợp.  

Trường hợp 1: Vế phải>Vế trái. Điều đó cho thấy việc tài trợ ở doanh nghiệp từ các nguồn

vốn là rất tốt, nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần

thừa này doanh nghiệp giành cho sử dụng ngắn hạn. Đồng thời tài sản lưu động và đầu tư

ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hoặc là xấu hoặc

tốt ( vấn đề này sẽ được xem xét kỹ ở phần sau). 

Trường hợp 2: Vế trái>Vế phải: nguồn vốn sử dụng dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và đầu

Page 4: Pttc - Chuong 1 - Gd4

tư dài hạn. Doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho sử dụng dài hạn, điều này cho

thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là không sáng sủa. Trường hợp này thể hiện khả

năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mới

có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo cho việc trả nợ. 

Thứ năm: Xem xét trong năm doanh nghiệp đã có những khoản đầu tư nào, làm cách

nào doanh nghiệp mua sắm được tài sản? doanh nghiệp đang gặp khó khăn hay phát triển?

thông qua việc phân tích tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm. Để

phân tích, trước hết cần liệt kê sự thay đổi các chỉ tiêu trên bảng cân đối giữa năm nay với

năm kế trước. Sau đó cô lập bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ trong năm theo

tiêu thức: 

• Nếu tăng phần tài sản, giảm phần nguồn vốn ghi vào phần sử dụng vốn

• Nếu tăng phần nguồn vốn, giảm phần tài sản thì ghi vào phần nguồn tài trợ vốn. Bảng này

được 

kết cấu thành 2 phần: phần “nguồn vốn” và phần “sử dụng vốn”. Mỗi phần được chia thành

2 cột: “Số tiền” và “Tỷ trọng”.

2. BCĐKT vì lập tại một thời điểm nên còn nhiều hạn chế:

a, Cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng

Thông thường, giai đoạn cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đây mạnh

doanh thu nhăm đạt được kế hoạch lợi nhuận mà Đại hội đồng Cổ đông đã thông qua đồng

thời cũng mục đích làm giảm hàng tồn kho. Một trong những cách để thực hiện điều này là

nới lỏng chính sách bán hàng trả chậm (credit policy). Ví dụ, thời hạn thanh toán (trả chậm)

được tăng từ 30 ngày lên 60 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Khi mà việc tiếp cận nguồn vốn

lưu động đang khó khăn như hiện nay, khách hàng sẽ dễ dàng đón nhận ưu đãi này và doanh

nghiệp sẽ có cơ hội thúc đây doanh thu bán hàng.

Thế nhưng, hệ quả của cách làm này thể hiện ở việc dư nợ phải thu tăng lên và rủi ro

các khoản nợ xấu/nợ khó đòi cũng tăng theo. Điều này cũng sẽ buộc các doanh nghiệp phải

trích lập các khoản dự phòng vào cuối năm theo chuân mực kế toán Việt Nam.

Bên cạnh đó, với thủ thuật này, dù doanh thu có tăng trưởng thì dòng tiền của doanh

nghiệp ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ước lượng khối lượng công việc hoàn thành để ghi

nhận doanh thu

Với các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng, san lấp hoặc EPC

(Engineering, Procurement and Construction), một trong những thủ thuật phổ biến nhất có

lẽ là ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu.

Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào nhận định, kinh

nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp

Page 5: Pttc - Chuong 1 - Gd4

lý, nhưng doanh nghệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là

đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán.

Ví dụ: Một công ty chuyên cung cấp dịch vụ M&E cho các công trình ở TPHCM. Hợp đồng

quy định khách hàng thanh toán dựa trên phần trăm tiến hộ hoàn thành công việc. Các công trình A,

B và C (trị giá 10 tỷ đồng/công trình) phải được hoàn thành và bàn giao vào tháng 4/2011.

Có thể thấy, một sự thay đổi nào trong phần trăm tiến độ hoàn thành công việc đều ảnh

hưởng đến doanh thu dự kiến của doanh nghiệp.

Có khi công ty cố ý ghi nhận doanh thu chưa thực hiện tạo ra lợi nhuận lớn hơn nhiều

so với thực tế.

b, Không hợp nhất công ty con khi kết quả bất lợi

Gần đây, nhiều doanh nghiệp cấu trúc lại hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty

me-con để trở thành tập đoàn đa ngành nghề. Với mô hình này, hoạt động mua bán nội bộ

lòng vòng của công ty me và các công ty con là không tránh khỏi.

Khi hợp nhất báo cáo tài chính, các giao dịch nội bộ này phải được loại trừ khỏi doanh

thu hợp nhất và giá vốn hàng bán phải được đều chỉnh tương ứng.

Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau doanh nghiệp (tập đoàn) lại không tiến hành hợp

nhất (consolidation) kết quả kinh doanh của công ty con vào công ty me và như thế doanh

thu của tập đoàn có thể bị ‘thổi phồng’.

Ví dụ: Tập đoàn ABC chuyên sản xuất bếp gas và đang sở hữu 90% công ty XYZ kinh

doanh cùng ngành nghề. Ngày 25/12/2010, ABC bán cho XYZ một lô hàng trị giá trên hợp

đồng là 200 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2010, lô hàng đó vẫn còn năm trong kho của

XYZ.

Báo cáo kết quả kinh doanh của ABC và XYZ như sau:

Page 6: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Vì nhiều lý do khác nhau, báo cáo kết quả kinh doanh của XYZ không được hợp nhất

vào ABC. Ro ràng là nếu làm điều này thì doanh thu hợp nhất của Tập đoàn ABC sẽ là

1,010 tỷ đồng (thay vì 1,200 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế có thể sẽ thấp hơn mức công bố.

c, Làm giảm chi phí băng cách “vốn hóa”

Để cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, ngoài vài thủ thuật trong ghi nhận doanh thu

như vừa đề cập, doanh nghiệp còn có thể sử dụng những thủ thuật làm giảm chi phí kinh

doanh trong kỳ băng cách “vốn hóa” (capitalization). Với thủ thuật này, chi phí kinh doanh

được ghi nhận trên 

Bảng cân đối kế toán thay vì được đưa vào Kết quả hoạt động kinh doanh một cách hợp lý.

Ví dụ: Chi phí lãi vay trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được đưa vào vận hành

trong kỳ.

Thông thường các chi phí lãi vay ngân hàng của giai đoạn trước khi công trình đi vào

hoạt động sẽ được vốn hóa vào giá trị công trình. Chi phí lãi vay sau thời điểm này phải

được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Để công trình đi vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp phải trải qua nhiều công

đoạn kiểm nghiệm, chạy thử và bàn giao. Băng nhiều lập luận khác nhau, doanh nghiệp có

thể vốn hóa một phần chi phí lãi vay vào giá trị công trình, thay vì ghi nhận chi phí này vào

kết quả kinh doanh trong kỳ theo đúng bản chất của nó. Cách làm này sẽ giảm được chi phí

hoạt động và tăng lợi nhuận sau thuế.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, việc vốn hóa chi phí chỉ có ý nghĩa rất nhỏ,

như: (i) Doanh nghiệp cần đạt chỉ tiêu lợi nhuận, đep hồ sơ doanh nghiệp để tham gia đấu

thầu; (ii) Ban điều hành báo cáo nhăm đạt chỉ tiêu lợi nhuận cấp trên giao; ...

Tuy nhiên, việc vốn hóa chi phí rất tiêu cực bởi các lý do sau:

1. Số liệu báo cáo một số chỉ tiêu trong Báo cáo Tài chính không đảm bảo các yêu cầu

về cung cấp thông tin kế toán, như: Chính xác, đầy đủ, kịp thời .. đặc biệt là số liệu chưa

trung thực sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị, điều hành.

Page 7: Pttc - Chuong 1 - Gd4

2. Doanh nghiệp phải nộp "thêm trước" thuế thu nhập doanh nghiệp và đây rủi ro việc

thu hồi vốn, tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh trong tương lai;

3. Liệu nguồn vốn đầu tư cho dự án có đảm bảo khoản chi phí bị kế toán vốn hóa

thêm?

d, Phương pháp tính hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được tính theo các phương pháp khác nhau sẽ cho ra các kết quả khác

nhau.

Trong thời kì tăng giá,báo cáo LIFO hàng tồn kho cuối kì tại mức giá thấp hơn đáng

kể so với chi phí thay thế.Vì vậy,BCĐKT không thể hiện một cách chính xác đầu tư hiện tại

mà công ty có trong hàng tồn kho.

e, Sử dụng phương pháp khấu hao

Việc sử dụng các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho ra các BCĐKT khác

nhau.Sử dụng phương pháp đường thẳng cho chúng ta số tiền khấu hao tương lai băng

nhau,còn theo phương pháp khấu hao nhanh cho số tiền khấu hao giảm dần trong tương

lai.Công ty có thể tận dụng phương pháp này để điều chỉnh BCĐKT như mong muốn.

f, Doanh nghiệp cố tình sử dụng thuê hoạt động thay cho thuê tài chính.

+Làm giảm bớt nợ vay doanh nghiệp so với mức lẽ ra phải báo cáo vì doanh nghiệp có

thể báo cáo hoạt động này ngoài bảng CĐKT.=>làm tăng các tỷ số khả năng thanh toán nợ

cho DN.(nợ/VCP) cũng như các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ nợ của DN.

+Làm giảm tổng tài sản của DN so với mức lẽ ra phải báo cáo=>tăng tỷ suất sinh lợi

trên vốn đầu tư(tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản)

+Trì hoãn việc ghi nhận chi phí so với thuê tài chính=>cường điệu thu nhập trong

những năm đầu tiên và hạ thấp thu nhập vào những năm cuối hợp đồng thuê.

+Thanh toán chi phí thuê là chi phí hoạt động =>làm giảm đồng thời thu nhập từ hoạt

động và là giảm chi phí lãi vay=>tăng tỷ số thanh toán lãi vay.

.

g, Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

Một vài doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh cốt loi còn mở rộng sang lĩnh vực

đầu tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào các cổ

phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất nhiên phải được đánh giá lại theo

giá thị trường vào thời điểm cuối năm.

Page 8: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Thế nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết và/hoặc thanh khoản thấp thì việc

đánh giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng. Trước nhiều sự lựa chọn, doanh

nghiệp có thể chọn cách an toàn nhất thông qua tham vấn từ các công ty chứng khoán để

tránh phải ghi nhận dự phòng giảm giá đầu tư tài chính.

Cũng băng phương thức tương tự, doanh nghiệp có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn

mức cần thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh.

Tóm lại, các thủ thuật kế toán trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí kinh doanh để

“làm đep” báo cáo tài chính thường được các doanh nghiệp sử dụng để thỏa mãn kỳ vọng

của nhà đầu tư trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Vì thế, nhà đầu tư cần phải thận

trọng nhận định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm thông tin và so sánh

các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành để có cái nhìn toàn diện và

hợp lý hơn.

II. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa

a, Khái niệm

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tổng

quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (quý,

năm) chi tiết theo các loại hoạt động:

+ Hoạt động kinh doanh thông thường

+ Hoạt động tài chính

+ Hoạt động khác

Hoạt động kinh doanh thông thường là những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ

sản xuất kinh doanh theo đăng ký họat động của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động SXKD

được xác định như sau:

Lợi nhuận gộp từ bán hàng = Doanh thu thuần bán hàng – Giá vốn hàng bán.

Chỉ tiêu này cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh chính mang về bao nhiêu tiền. Lợi

nhuận gộp tăng có thể do doanh thu thuần tăng hoặc giá vốn hàng bán giảm.

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  

2 Các khoản giảm trừ doanh thu  

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) -(2)

4 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp  

Page 9: Pttc - Chuong 1 - Gd4

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3) -(4)

Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm giá, hàng bán trả lại - Thuế TTĐB,

Thuế xuất khẩu.

Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến đầu tư vốn củadoanh nghiệp ra

bên ngoài như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, hoạt động cho

vay, cho thuê TSCĐ. Kết quả hoạt động tài chính hiện nay không được tính riêng mà được

tính chung cùng với hoạt động kinh doanh thông thường để hình thành nên lợi nhuận hoạt

động kinh doanh của đơn vị.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu thế hiện kết quả nhận được từ

hai hoạt động bán hàng và tài chính, sau khi trừ đi Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý

doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh = Lợi nhuận gộp từ bán hàng + (Doanh thu tài chính –

Chi phí tài chính) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

1

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ  

2 Doanh thu tài chính  

3 Chi phí tài chính  

4 Chi phí bán hàng  

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp  

6 Lợi nhuận thuần từ kinh doanh

(6) = (1) + (2) - (3) - (4)

- (5)

7 Thu nhập khác  

8 Chi phí khác  

9 Lợi nhuân từ hoạt động khác (9)= (7) - (8)

10 Lợi nhuận trước thuế (10) = (6) + (9)

Page 10: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo thu nhập, nhà phân

tích cần xem xét chi tiết nội dung thu nhập và chi phí hoạt động tài chính.

Thu nhập hoạt động tài chính bao gồm:

+ Lãi được phân chia từ đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, lãi cho vay

+ Lãi do nhượng bán chứng khoán

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

+ Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi do mua bán ngoại tệ, các khoản chiết khấu được người

bán chấp thuận cho doanh nghiệp do thanh toán trước hạn, ...

Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:

+ Chi phí lãi vay ngân hàng

+ Lỗ gánh chịu từ tham gia liên doanh 

+ Chi phí phát sinh trong quá trình góp vốn tham gia liên doanh

+ Lỗ do nhượng bán chứng khoán, do mua bán ngoại tệ

+ Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

+ Các khoản giảm giá thực sự từ đầu tư tài chính

+ Khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động.

Hoạt động khác là các hoạt động năm ngoài hoạt động SXKD và hoạt động tài chính

của doanh nghiệp và thường xảy ra ngoài dự kiến, như họat động thanh lý, nhượng bán

TSCĐ, các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi, các

khoản thu nhập và chi phí khác.

Thu nhập khác có nguồn từ: lãi thanh lý, nhượng bán tài sản, hoặc là được bồi

thường… và ngược lại chi phí khác có nguồn từ lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi

thường do vi phạm hợp đồng…

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ kinh doanh + (Doanh thu khác – Chi phí

khác).

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế -  Chi phí thuế thu nhập hiện hành phải

nộp

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trong 1 kỳ cho ta thấy hoạt động nào đóng góp

nhiều nhất vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường hoạt động chính phải đóng góp

lớn nhất. Khi so sánh với các kỳ trước đó, ta có thể thấy biến động tăng hay giảm của từng

hoạt động. Thông thường hoạt động sản xuất kinh doanh chính tăng là tốt.

Page 11: Pttc - Chuong 1 - Gd4

b, Mục đích của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhăm cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho

người sử dụng về tình hình và kết quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong kì báo

cáo để từ đó có thể đưa ra quyết định kinh tế lien quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh,

hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

c, Ý nghĩa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả

kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua Báo cáo

kết qủa hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí

và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo

cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều

năm liền, và dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh có

thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một trong các nguồn

thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh

nghiệp.

2. 2. Nguyên tắc lập và hạn chế:

a, Nguyên tắc lập:

Khi lập Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, kế toán phải tuân thủ sáu nguyên tắc

chung khi lập và trình bày BCTC, trong đó cần đặc biệt chú trọng nguyên tắc cơ sở dồn

tích. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát

sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và

BCTC của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết qủa

hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

b, Hạn chế:

Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về lợi nhuận của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán chưa phải là chỉ tiêu đánh gía xác thực khả năng tài trợ

bên trong của doanh nghiệp. Trong tài chính, người ta thường quan tâm đến dòng tiền. Gía

trị của một tài sản và rộng hơn là của doanh nghiệp được xác định bởi dòng tiền mà tài sản

tạo ra vì dòng tiền cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán, đầu tư mua sắm thiết bị, vật tư

cho kinh doanh... Các nhà quản lý tài chính thường gặp tình trạng doanh nghiệp kinh doanh

có lãi nhưng vẫn thiếu tiền cho họat động kinh doanh. Có nhiều lý do dẫn đến thực trạng

này.

Page 12: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Một là: lợi nhuận kế toán là chênh lệch giưã doanh thu và chi phí. Việc trình

bày doanh thu và chi phí trên báo cáo thu nhập phải theo những nguyên tắc kế toán chung.

Doanh thu được kế toán ghi nhận không phải là số tiền thực thu mà là giá trị hàng hóa, dịch

vụ doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng và khách hàng đồng ý thanh toán.

Chi phí được ghi nhận phù hợp với doanh thu, trong đó nhiều khoản chi phí chưa thực

sự là khoản chi và không phải là khoản chi băng tiền, như chi phí trích trước, chi phí khấu

hao TSCĐ,chi phí dự phòng gỉam gía... Vì vậy, lợi nhuận kế toán chưa thực sự là dòng tiền

tạo ra từ họat động kinh doanh.

Hai là: chu kỳ vận động của dòng tiền luôn không phù hợp với chu kỳ đầu tư của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường phải chi tiền để đầu tư TSCĐ, mua sắm vật liệu, trả

lương trước khi dòng tiền tạo ra từ mở rộng họat động kinh doanh. Các doanh nghiệp trong

giai đoạn tăng trưởng quá nhanh thường gặp phải tình trạng khan hiếm tiền nên phải huy

động lớn vốn vay ngân hàng để tài trợ. Do có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và dòng

tiền tạo ra trong kỳ nên cần có một báo cáo phản ánh sự vận động của vốn băng tiền ở

doanh nghiệp. Đó là báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

3. Những hạn chế tiềm tàng của phân tích báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Việt Nam không tách bạch ro ràng các

khoản chi phí tiền thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả

năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ. Trừ khi chỉ số này đóng một vai trò quan trọng

với Ngân hàng và chủ nợ nên họ phải tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài

chính

Trên góc độ nhà đầu tư Việt Nam và các cổ đông, chỉ số mức sinh lời trên vốn chủ sở

hữu (ROE) là rất đáng quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên do Báo cáo Kết quả kinh

doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận ròng là bao nhiêu, trong khi thực tế không phải

tất cả các khoản Lợi nhuận ròng đều thuộc về cổ đông do công ty phải trích lập một số quỹ

khác. Vì vậy chỉ tiêu Lợi nhuận ròng dễ gây sự sai lệch kỳ vọng cho cổ đông và nhà đầu tư.

Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các

báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như lạm phát

sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền tại một thời điềm nhất định, làm cho dòng tiền ở

các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh,

phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.

Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến

cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Chẳng hạn vào mùa vụ hàng

tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nên nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng

Page 13: Pttc - Chuong 1 - Gd4

lên cao hơn bình thường nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty có vẻ

hoạt động kém hiệu quả.

Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo

cáo tài chính. Điều này bị ảnh hưởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc

và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong

các thời kỳ khác nhau. Do đó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm

mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài chính.

Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc kế toán để chủ động tạo ra các tỷ số tài

chính như ý muốn của mình khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính không còn là công

cụ đánh giá khách quan.

Đôi khi công ty có vài tỷ số rất tốt nhưng vài tỷ số khác lại rất xấu làm cho việc đánh

giá chung tình hình tài chính của công ty trở nên khó khăn và kém ý nghĩa.

Có nhiều công ty quy mô rất lớn và hoạt động đa ngành, thậm chí là những ngành rất

khác nhau nên khó xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân ngành có ý nghĩa tại

các công ty này. Do đó phân tích báo cáo tài chính thường có ý nghĩa nhất trong các công ty

nhỏ và không có hoạt động đa ngành

Hiên nay vẫn chưa có sự thống nhất và đồng bộ về công thức của một số chỉ tiêu

trong các sách, tài liệu về phân tích Báo cáo tài chính. Điều này làm cho việc so sánh số liệu

được phân tích giữa các nguồn khác nhau tiềm ân nhiều rủi ro.

Mức độ tin cậy của các số liệu trên báo cáo tài chính không cao, kể cả các báo cáo tài

chính đã qua kiểm toán nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty thông

qua phân tích BCTC thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh thực trạng

Phân tích BCTC công ty Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá kiểm

soát bởi các nhà quản lý trong công ty mà chủ yếu do Ngân hàng hay Công ty chứng khoán

là những người bên ngoài thực hiện.

Do đó, để tránh các hạn chế của BCTC bạn phải biết phân tích BCTC kết hợp với phân

tích công ty : quá trình hình thành phát triển, tình hình tài chính, nhân sự trong quá khứ,

hiện tại của công ty, phân tích trình độ năng lực quản lý điều hành của Ban giám đốc công

ty, chính sách phát triển công ty trong hiện tại, tương lai, so sánh với các đơn vị cùng ngành

để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, vị trí, lợi thế cạnh tranh của công ty…thông thường

phân tích BCTC là phân tích sau cùng khi bạn phân tích về công ty ! 

4. Một số sai lệch và khiếm khuyết lớn thường thấy trên Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của các công ty Việt Nam (do chế độ kế toán hoặc do thực tế) và cách

khắc phục nó.

Page 14: Pttc - Chuong 1 - Gd4

a, Lãi từ hoạt động kinh doanh không đúng.

Lãi từ hoạt động kinh doanh (Operating Profit/ Income) của một công ty rất quan

trọng, nó là nguồn lãi quan trọng nhất và ổn định nhất của một doanh nghiệp. Khác với các

nguồn lãi từ các hoạt động tài chính hay các hoạt động khác về nguyên tắc thường không ổn

định và khó có thể dự đoán. Chính vì vậy trong chuân mực và thông lệ kế toán quốc tế lãi

kinh doanh là các khoản lãi lỗ từ các họat động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,

không bao gồm các khoản thu nhập và chi phí tài chính (chi phí lãi vay). Tuy nhiên theo

VAS 21 “Trình bày các báo cáo tài chính” thì “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”

bao gồm cả lợi nhuận và chi phí tài chính.

Trong năm 200,Vinamilk có doanh thu bán hàng là 10614 tỷ đồng, giá vốn hàng bán

là 6735 tỷ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung tương ứng là 1245 tỷ và 8 tỷ. Trong

năm công ty có hoạt động bán cổ phiếu lãi 50 tỷ và chi phí lãi tiền vay là 293 tỷ. Với các

thông tin trên, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty Vinamilk được trình bày

theo chuân mực (thông lệ) quốc tế và Việt Nam như sau.  

Báo cáo KQKD (Quốctế)  Tỷ đồng Báo cáo KQKD (ViệtNam) Tỷ đồng

Doanh thu thuần 10614 Doanh thu thuần 10614

Trừ Giá vốn hàng bán 6735 Trừ Giá vốn hàng bán 6735

Lãi gộp 3879 Lãi gộp 3879

Chi phí bán hàng      1245 Thu nhập tài chính 440

Chi phí quản lý DN 293 Chi phí tài chính 185

Lãi kinh doanh  2341 Chi phí bán hàng 1245

Thu nhập tài chính 440 Chi phí quản lý DN 293

Chi phí tài chính 185 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2596

Tổng lãi trước thuế 2596 Tổng lãi trước thuế 2596

Thuế TNDN 355 Thuế TNDN 355

Lãi thuần sau thuế 2241 Lãi thuần sau thuế 2241

Theo IAS, công ty X có lãi kinh doanh là 2341 tỷ, đó là kết quả của các hoạt động sản

xuất, kinh doanh của công ty mà chưa gồm thu nhập tài chính và chi phí lãi tiền vay. Điều

này cho phép các nhà đầu tư có thể dự đoán, trong những năm tới nếu các điều kiện khác

không thay đổi, lãi kinh doanh của công ty cũng sẽ ở mức 2341 tỷ, cộng một tỷ lệ tăng

trưởng nào đó. Tuy nhiên nếu theo VAS, công ty X có “lãi thuần kinh doanh” lên đến 2596

tỷ do nó bao gồm lãi kinh doanh theo IAS cộng thêm khoản lãi kinh doanh chứng khoán

440 tỷ và trừ chi phí lãi vay 185 tỷ. Từ “thuần” ở đây cũng nên bỏ vì “Lãi thuần” thường đã

trừ thuế. Theo cách trình bày này các nhà đầu tư dễ nhầm lẫn tai hại răng lãi kinh doanh của

công ty X là 2569 tỷ, năm tới nếu không có gì đặc biệt nó cũng ở mức tương tự. Tuy nhiên

khoản lãi 440 tỷ bán cổ phiếu chỉ là một trường hợp đặc biệt và nó sẽ không xuất hiện trong

năm tới.        

Page 15: Pttc - Chuong 1 - Gd4

b, Lãi cơ bản mỗi cổ phiếu (EPS) chưa tính đúng

EPS là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất đối với các nhà đầu

tư, và cũng ảnh hưởng lớn đối với giá cổ phiếu. Tuy nhiên VAS và các hướng dẫn về nó vẫn

còn chưa đầy đủ cũng như việc triển khai thực hiện nó còn có nhiều vấn đề.

Công thức tính EPS cơ bản: Theo VAS 30, thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn

VAS 30 và IAS 33, EPS cơ bản đều được tính theo công thức sau:

EPS cơ bản =

 

Tử số:

- Lãi thuộc cổ đông phổ thông nhưng lại chưa trừ các quỹ không thuộc cổ đông :

VAS 30 không đề cập đến việc phải điều chỉnh giảm các khoản lãi nhưng không dành cho

cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho Hội Đồng Quản Trị,

và đặc biệt là Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi dành cho nhân viên. Những khoản này theo IAS

nó được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Thông thường

sau một năm hoạt động có lãi, các công ty thường dành khoảng 5-15% tổng số lãi thuần sau

thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi. 

Mẫu số: Số bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ. Tuy

nhiên những sự kiện chia tách cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, chia cổ tức băng cổ phiếu thì cổ

phiếu được tính từ ngày đầu tiên trong kỳ (xem chi tiết phần 4.3).

c, EPS không điều chỉnh hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố chưa đầy đủ.

Thông tư 21 hướng dẫn VAS 30 đã đề cập khá ro ràng là trong những trường hợp gộp,

chia tách và thưởng cổ phiếu mà không có bất cứ một sự tăng, giảm về dòng tiền, hay tài

sản và nguồn vốn đối với công ty, thì cổ phiếu gộp, chia tách, thưởng mặc dù phát sinh bất

cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Và cũng

sẽ điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có tính so sánh giữa các

năm. Mặc dù thông tư 21 không đề cập đến việc chia cổ tức băng cổ phiếu (stock dividend),

nhưng bản chất của việc chia cổ tức băng cổ phiếu giống như thưởng cổ phiếu (bonus

issue), điều này được ghi rất ro trong IAS 33. Chế độ kế toán Việt Nam nên bổ sung việc

chia cổ tức băng cổ phiếu để việc thực hiện tại các công ty dễ dàng hơn. Kể cả trong trường

hợp chưa có hướng dẫn bổ sung việc này thì các doanh nghiệp cũng nên điều chỉnh cho

Tổng lãi/(lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông 

Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành

trong kỳ

Page 16: Pttc - Chuong 1 - Gd4

đúng bản chất mà nó không trái với các quy định của chuân mực, làm như vậy là đúng với

VAS 30.

d, Không trình bày EPS pha loãng (Diluted EPS) trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Các công ty có thể phát hành các cổ phiếu tiềm năng như như trái phiếu chuyển đổi, cổ

phiếu ưu đãi, các quyền mua (options or warrants) mà nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ

thông trong tương lai. Khi đó EPS của công ty sẽ thay đổi rất lớn do công ty tăng một lượng

lớn cổ phiếu phổ thông nhưng không có thêm dòng tiền vào. Trong những hợp như vậy, nếu

nhà đầu tư dùng EPS cơ bản để dự đoán EPS cho tương lai có thể sẽ dẫn đến những sai lầm

rất nghiêm trọng. Bởi vậy IAS 33 yêu cầu bắt buộc báo cáo kết quả kinh doanh của các công

ty phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng trên bề mặt của Báo Cáo Kết

Quả Kinh Doanh với mức độ nổi bật như nhau.

5. Điều chỉnh:

Các sai số ước tính: Kế toán dồn tích đòi hỏi dự báo và các ước tính khác về kết quả

dòng tiền tương lai. Việc sử dụng các ước tính này cải thiện khả năng phản ánh kịp thời của

các con số kế toán. Tuy nhiên, những ước tính này lại tạo ra các sai số mà có thể làm méo

mó sự phù hợp của các số liệu kế toán dồn tích. Để minh họa, hãy xem xét doanh thu bán

chịu. Khi hàng hóa hay dịch vụ được bán chịu, có một khả năng là khách hàng sẽ không

thanh toán. Có hai cách tiếp cận để đương đầu với sự không chắc chắn này. Một là chấp

nhận kế toán tiền mặt là ghi nhận doanh thu chỉ khi thu được tiền từ khách hàng. Cách khác,

theo kế toán dồn tích, ghi nhận doanh thu bán chịu khi phát sinh doanh thu và sau đó thực

hiện phân bổ nợ xấu dựa trên lịch sử thu tiền, xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, và các

nhân tố khác. Mặc dù kế toán dồn tích phù hợp hơn, nó vẫn lệ thuộc vào các sai lệch từ các

sai số ước tính của khoản nợ xấu.

Tính tin cậy so với sự thích hợp: các chuân mực kế toán đánh đổi giữa tính tin cậy và

sự thích hợp. Một tầm quan trọng đối với tính tin cậy là nó thường ngăn ngừa việc ghi nhận

các tác động của một số sự kiện kinh doanh và giao dịch trong các báo cáo tài chính cho đến

khi kết quả dòng tiền có thể ước tính một cách hợp lý. Một ví dụ là các khoản lỗ bất ngờ.

Trước khi một khoản lỗ bất ngờ được ghi nhận là lỗ, nó phải được ước tính hợp lý.Do tính

chất này, nhiều khoản lỗ bất ngờ không được ghi nhận trong các báo cáo tài chính thậm chí

trong nhiều năm sau khi sự tồn tại của nó được thiết lập vượt ra ngoài sự nghi ngờ hợp lý.

Một ví dụ khác của sự bóp méo do chú trọng vào sự tin cậy là kế toán cho các chi phí

nghiên cứu và phát triển. Mặc dù R&D là một hoạt động đầu tư, các chuân mực kế toán hiện

hành đòi hỏi ghi nhận nó như là một khoản chi phí bởi vì việc lãi lỗ từ R&D ít chắc chắn

hơn là lỗ từ đầu tư, ví dụ như đầu tư vào nhà xưởng hay máy móc.

Page 17: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Nhận diện đúng và điều chỉnh các con số kế toán:

- Vốn hóa các khoản thuê hoạt động dài hạn, với những điều chỉnh đến cả bảng cân đối

kế toán và báo cáo thu nhập.

- Ghi nhận chi phí ESO (quyền chọn mua chứng khoán của người lao động) trong việc

xác định thu nhập.

- Các điều chỉnh cho chi phí một lần như sữa chữa tài sản hư hỏng và chi phí tái cấu

trúc.

- Vốn hóa R&D nếu cần thiết.

III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO DÒNG TIỀN

1. Mục đích của phân tích báo cáo dòng tiền.

Báo cáo dòng tiền cùng với bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh là những báo cáo tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Báo cáo dòng tiền

giải thích sự thay đổi tiền của doanh nghiệp.

Báo cáo dòng tiền hay còn gọi là báo cáo nguồn và sử dụng nguồn cho thấy một tóm

lược dòng tiền vào và dòng tiền ra trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra báo cáo dòng tiền

còn hướng tới việc phân biệt giữa nguồn và sử dụng nguồn tiền mặt băng cách phân chia

chúng ra thành dòng tiền hoạt, đầu tư và tài trợ.

Báo cáo dòng tiền được thành lập dựa trên cơ sở tiền mặt chứ không phải dựa trên

những con số ghi nhận từ phương pháp kế toán nên giúp ta đánh giá được tính thanh khoản,

khả năng thanh toán, và tính linh hoạt tài chính (khả năng trả nợ, chi tra cổ tức, gia tăng

năng lực sản xuất và tăng tài trợ). Ngoài ra phân tích báo cáo dòng tiền giúp chúng ta đánh

giá xem các chính sách tài chính của doanh nghiệp có mâu thuân với nhau hay không, đánh

giá quá trình nhăm đạt được những mục tiêu đã được hoạch định. Tức là khi doanh số bán

của doanh nghiệp tăng cao đáp ứng mục tiêu của bộ phận sản xuất và bán hàng, tuy nhiên

doanh số này bán không thu về tiền mặt mà chủ yếu là các khoản phải thu thì lúc này mục

tiêu này sẽ mâu thuân với bộ phận tài chính là gia tăng tính thanh khoản và linh hoạt tài

chính cho doanh nghiệp.

Việc phân tích báo cáo dòng tiền giúp cung cấp cho chúng ta những thông tin sau:

Tiền của doanh nghiệp được chi vào đâu? Dựa vào báo cáo dòng tiền chúng ta có thể

thấy tiền của doanh nghiệp được sử dụng để chi trả những khoản mục nào chẳng hạn như

việc gia tín dụng cho khách hàng sẽ làm giảm tiền mặt của doanh nghiêp, tăng các khoản

phải trả thể hiện một dòng tiền ra khỏi doanh nghiệp hay doanh nghiệp có sử dụng tiền để

đầu tư vào tài sản cố định , chi trả cổ tức, chi trả lãi hay…

Page 18: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Tiền của doanh nghiệp đến từ đâu? Dòng tiền vào của doanh nghiệp gia tăng do kết

quả của hoạt động kinh doanh ( lợi nhuận) hay từ việc gia tăng tài trợ từ bên ngoài hay các

khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Có bao nhiêu tiền mặt được tạo ra và sử dụng cho hoạt động kinh doanh và chi phí

hoạt động kinh doanh được chi ra băng tiền mặt, cổ tức được chi trả như thế nào?

Nợ được trả từ nguồn tiền mặt nào? Nguồn tiền mặt dùng để chi trả có thế được lấy

từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ hoạt động đầu tư hay dùng nguồn tài trợ

mới để chi trả cho những khoản nợ cũ.

Bao nhiêu tiền được chi cho đầu tư? Dựa vào dòng tiền hoạt động đầu tư chúng ta có

thể đánh giá được doanh nghiệp có chi tiền cho đầu tư để mở rộng sản xuất, đầu tư vào các

dự án mới hay không hay.

Tại sao tiền mặt lại giảm đi trong khi thu nhập gia tăng? ở đây có thể là do sự khác

biệt trong phương pháp kế toán phát sinh và cơ sở tiền mặt. Sự gia tăng doanh thu chưa chắc

đã dẫn đến sự gia tăng tiền mặt.

Tiền mặt từ tài trợ mới được sử dụng như thế nào? Dùng đầu tư vào tài sản cố định

hay hàng tồn kho hay sử dụng để trả các khoản nợ cũ…

2. Lập báo cáo dòng tiền:

a, Phân loại dòng tiền:

Dòng tiền của doanh nghiệp được hình thành từ ba hoạt động:

Hoạt động kinh doanh dòng – dòng tiền hoạt động.

Hoạt động đầu tư – dòng tiền đầu tư.

Hoạt động tài trợ - dòng tiền tài trợ.

Dòng tiền hoạt động:

Là dòng tiền vào và ra, có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

hoặc dịch vụ. Những dòng tiền này có thể thu thập được từ báo cáo thu nhập hoặc trên các

giao dịch hiện tại trên tài khoản kế toán phát sinh trong một thời kỳ.

Nội dung phân định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Dòng chi Dòng thu

Tiền chi trả cho người cung cấp

hàng hóa và dịch vụ.

Tiền chi trả cho người lao động về

Tiền thu được từ việc bán hàng và

cung cấp dịch vụ.

Tiền thu được từ doanh thu khác

Page 19: Pttc - Chuong 1 - Gd4

tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người

lao động về bảo hiểm, trợ cấp…

Tiền chi trả lãi vay.

Tiền nộp thuế thu nhập doanh

nghiệp.

Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí

bảo hiểm, tiền bồi thường và các

khoản khác theo hợp đồng bảo hiểm.

Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường

do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng

kinh tế.

(tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng

và các khoản khác trừ các khoản thu

được được xác định là luồng tiền từ

hoạt động đầu tư và hoạt động tài

trợ).

Tiền thu do được hoàn thuế.

Tiền thu được do khách hàng vi

phạm hợp đồng kinh tế bồi thường.

Lưu ý việc vay nợ thuộc dòng tiền tài trợ nhưng chi phí trả lãi vay thì lại năm trong

dòng tiền hoạt động. Bởi vì chí phí trả lãi vay được xem như là các chi phí để duy trì các

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được hoạch toán chi phí trước khi tính thuế thu

nhập doanh nghiệp. Ngoài ra các dòng tiền liên quan đến các hoạt động mua bán chứng

khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các dòng tiền hoạt động kinh doanh.

Dòng tiền đầu tư:

Là dòng tiền gắn với việc mua bán tài sản cố định và các khoản tham gia đầu tư của

doanh nghiệp ( tức là các khoản chi đầu tư góp vốn và thu hồi vốn góp, tiền lãi cho vay, cổ

tức và lợi nhuận nhận được).

Nội dung phân định dòng tiền từ hoạt động đâu tư.

Dòng chi Dòng thu

Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài

sản cố định và các tài sản dài hạn

khác, bao gồm cả những khoản tiền

chi liên quan đến chi phí triển khai

đã được vốn hóa là tài sản cố định

vô hính.

Tiền chi cho vay đối với bên khác,

trừ tiền chi cho vay của ngân hàng,

Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng

bán tài sản cố định và tài sản dài hạn

khác.

Tiền thu hồi cho vay đối với bên

khác, trừ tiền thu hồi cho vay của

Page 20: Pttc - Chuong 1 - Gd4

tổ chức tín dụng và các tổ chức tài

chính.

Tiền chi mua các cô cụ nợ của các

đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi

mua các công cụ nợ được coi là các

khoản tương đương tiền và mua các

công cụ nợ dùng cho mục đích

thương mại.

Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị

khác trừ trường hợp tiền chi mua cổ

phiếu vì mục đích thương mại.

ngân hàng, tổ chức tín dụng và các

tổ chức tài chính.

Tiền thu do bán lại các công cụ nợ

của các đơn vị khác, trừ trường hợp

thu hồi từ bán các công cụ nợ được

coi là các khoản tương đương tiền

và bán các công cụ nợ dùng cho mục

đích thương mại.

Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn

vị khác trừ trường hợp tiền thu từ

bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích

thương mại.

Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi

nhuận nhận được.

Dòng tiền tài trợ:

Là kết quả từ các quyết định tài trợ băng vốn vay và vốn cổ phần trong các quyết định

tài trợ của doanh nghiệp. Đó là các dòng tiền đến từ việc vay nợ và hoàn trả khoản vay, việc

bán cổ phiếu sẽ tạo ra dòng tiền thu vào và thanh toán cổ tức cũng như mua lại cổ phiếu tạo

ra dòng tiền chi ra.

Nội dung phân định dòng tiền từ hoạt động tài trợ.

Dòng chi Dòng thu

Tiền chi trả góp vốn cho các chủ sở

hữu, mua lại cổ phiếu của chính

doanh nghiệp đã phát hành.

Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã

vay.

Tiền chi trả nợ thuê tài chính.

Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở

hữu.

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận

vốn góp chủ sở hữu.

Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn

hạn, dài hạn.

Page 21: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Việc phân định dòng tiền thành dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư, dòng tiền hoạt

động nhăm mục đích tách biệt các dòng tiền cụ thể, để dễ dàng trong việc phân tích và đánh

giá từng hoạt động của doanh nghiệp.

b, Phân loại nguồn và sử dụng tiền mặt:

Để dễ dàng chi việc tiếp cận và tóm lược nhất về báo cáo dòng tiền, chúng ta nên tiếp

cận cách thức để tóm lược báo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt trong một thời kỳ. Sau đây là

cách thức phân biệt các tăng giảm trong nguồn và sử dụng tiền mặt:

Giảm trong tài sản sẽ tạo ra nguồn tiền mặt của doanh nghiệp trong khi đó một gia

tăng trong tài sản lại là sử dụng tiền mặt.

Khấu hao và các chi phí không băng tiền mặt được xem là dòng tiền của doanh

nghiệp và phải được cộng trở lại lợi nhuận sau thuế để có được dòng tiền hoạt động sau

thuế.

Khấu hao được xem như một nguồn tiền mặt nên chỉ có những thay đổi gộp trong tài

sản cố đinh chứ không phải những thay đổi ròng sẽ xuất hiện trong báo cáo dòng tiền để

tránh tính trùng 2 lần.

Các bút toán trực tiếp của những thay đổi trong lợi nhuận giữ lại không được tính vào

dòng tiền. Những khoản mục có khả năng tác động đến lợi nhuận giữ lại sẽ xuất hiện như lãi

ròng hoặc lỗ sau thuế và cổ tức.

Nguyên tắc phân định nguồn và sử dụng tiền mặt.

Nguồn Sử dụng tiền mặt

Giảm trong tài sản

Tăng trong nợ vay

Lợi nhuận ròng sau thuế

Khấu hao và các chi phí khôn

băng tiền mặt khác

Phát hành cổ phiếu

Tăng trong tài sản

Giảm trong nợ vay

Lỗ ròng

Chi trả cổ tức

Mua lại hoặc thu hồi lại cổ phiếu

đã phát hành

c, Triển khai báo cáo dòng tiền.

Được tiến hành qua năm bước sau:

Việc chuân bị báo cáo nguồn và sử dụng nguồn được thực hiện qua ba bước.

Page 22: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Bước 1: tính toán những thay đổi trên bảng cân đối kế toán trong tài sản, các khoản nợ

và vốn cổ phần. Băng việc thực hiện tính toán chênh lệch các khoản mục trong bản cân đối

kế toán giữa đầu kỳ và cuối kỳ.

Bước 2: phân loại nguồn và sử dụng nguồn dựa vào nguyên tắc trên.

Bước 3: tổng hợp tất cả nguồn và sử dụng nguồn trong hai bước trên. Lưu ý là nguốn và

sử dụng nguồn sẽ băng nhau.

Bước 4: thu thập 3 số liệu nhập lượng từ báo cáo thu nhập để chuyển vào trong báo cáo

dòng tiền. đó là lãi ròng sau thuế, khấu hao và bất kỳ những thay đổi nào trong các chi phí

không băng tiền mặt và thanh toán cổ tức tiền mặt.

Bước 5: phân loại các dữ liệu thích hợp tứ báo cáo nguốn và sử dụng tiền mặt, cùng với

lãi ròng, khấu hao và cổ tức từ báo cáo thu nhập.

Phân loại nguồn dữ liệu của báo cáo dòng tiền.

Các khoản mục và nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu

Dòng tiền hoạt động

Lãi ròng (hoặc lỗ) sau thuế.

Khấu hao hoặc chi phí không băng tiền

mặt khác.

Thay đổi trong tổng tài sản ngắn hạn trừ

tiền mặt và chứng khoán thị trường.

Thay đổi trong tổng nợ ngắn hạn ngoại trừ

khoản vay ngắn hạn.

BÁO CÁO THU NHẬP

BÁO CÁO THU NHẬP

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG

BÁO CÁO NGUỐN VÀ SỬ DỤNG

Dòng tiền đầu tư

Thay đổi trong nguyên giá tài sản cố định.

Thay đổi trong các khoản tham gia đầu tư

của doanh nghiệp.

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG

Dòng tiền tài trợ

Page 23: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Thay đổi trong vay ngắn hạn.

Thay đổi trong vay dài hạn.

Thay đổi trong vốn cổ phần ngoại trừ thu

nhập giữ lại.

Chi trả cổ tức.

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG

BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG

BÁO CÁO THU NHẬP

Sau khi đã thực hiện tất cả các bước để chuân bị cấn thiết, tiếp theo sẽ tiến hành lâp

báo cáo dòng tiền.

d, Phương pháp lập báo cáo dòng tiền:

(i) Theo phương pháp trực tiếp (dòng tiền vào-dòng tiền ra):

Về cơ bản,phương pháp này sẽ điều chỉnh từng khoản mục trong báo cáo thu nhập lập

trên cơ sở dồn tích thành cơ sở tiền mặt.

Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động

bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

thường bao gồm

Dòng tiền vào:

Tiền thu bán hàng

Tiền thu từ các khoản nợ phải thu

Tiền thu từ các khoản thu khác

Dòng tiền ra:

Tiền đã trả cho người bán

Tiền đã trả cho công nhân viên

Tiền đã nộp thuế

Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả

Tiền đã trả cho các khoản nợ khác

Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động

bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt

Page 24: Pttc - Chuong 1 - Gd4

động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh

doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã

trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế.

Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp

vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ

tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu

góp vốn, tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay.

Ta thấy răng dòng tiền vào hoặc ra đồng thời liên quan đến cả 3 hoạt động: hoạt động

kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Nên để phân tích dòng tiền vào, ra gắn

với từng hoạt động cần thiết phải phân loại nội dung của từng khoản thu, chi theo từng loại

hoạt động. Đây chính là đặc điểm của phương pháp lập báo cáo theo phương pháp trực tiếp

mà chúng ta đang đề cập.

Ưu điểm:

Phương pháp trực tiếp giúp báo cáo toàn bộ dòng tiền mặt vào và ra đối với hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp,vì vậy chúng ta có thể đánh giá đúng đắn số tiền mặt vào

và ra.

Nhược điểm:

Tốn kém nhiều chi phí để theo giỏi và ghi chép các khoản mục

Khi công ty sử dụng phương pháp trực tiếp, các công ty phải giải trình sự chuyển đổi

báo cáo thu nhập thành báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong một biểu riêng.

(ii) Theo phương pháp gián tiếp: xây dựng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

bằng cách điều chỉnh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp theo quy định hiện nay chỉ thực sự gián

tiếp ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn 2 phần, lưu chuyển tiền từ hoạt

động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo phương pháp trực

tiếp.

Mục tiêu của phương pháp này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với dòng tiền để

giúp người nhận thông tin thấy răng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhiều, doanh

nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc không có tiền. Vấn đề là tiền năm ở đâu, ở đâu ra và dùng cho

mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên hệ với lợi nhuận thì hầu hết lợi nhuận lại được tạo ra

từ hoạt động kinh doanh.

Phương pháp này ,các dòng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác

định trước hết băng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh

hưởng của các khoản mục không phải băng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho ,các

Page 25: Pttc - Chuong 1 - Gd4

khoản phải thu, khoản phải trả….Nguyên tắc ghi tăng (+) hoặc giảm (-) cũng đơn giản và dễ

nhớ,đó là loại trừ ảnh hưởng của các khoản mục không liên quan đến dòng tiền từ hoạt động

kinh doanh.

Dòng tiền nghịch biến với sự biến động của hàng tồn kho,nợ phải thu ,chi phí trả

trước,và đồng biến với sự biến động của nợ phải trả. Ngoài ra do chỉ tiêu lợi nhuận trước

thuế bao gồm cả lợi nhuận của hoạt động đầu tư và lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa

thực hiện nên các chỉ tiêu này cũng được dùng để điều chỉnh khi xác định lưu chuyển tiền từ

hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc nếu lãi thì điều chỉnh giảm, ngược lại lỗ thì điều

chỉnh tăng.

Chẳng hạn , khoản chi phí không băng tiền như khấu hao TSCĐ là khoản chi phí làm

giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, do đó ,để khoản lợi nhuận trước thuế không bị

ảnh hưởng thì sẽ loại trừ khoản này băng cách điều chỉnh tăng một lượng giá trị khấu hao

TSCĐ tương ứng khoản đã được ghi nhận là chi phí trong kỳ trên báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh.

e, Nhược điểm của báo cáo dòng tiền.

Báo cáo dòng tiền không phải là một sản phâm tạo nên bởi các phương pháp kế toán.

Dòng tiền của doanh nghiệp được lập dựa trên cơ sở tiền mặt. Tức là dựa vào các phát sinh

liên quan đến tiền mặt và bỏ qua các phát sinh khôn liên quan đến tiền mặt. Vì vậy nó cung

cấp khá ít thông tin về hình ảnh của công ty và thành quả của công ty. Thành quả của công

ty được thể hiện qua doanh số, lợi nhuận và triển vọng của công ty, đôi khi một sự gia tăng

trong doanh số và lợi nhuận không đồng nghĩa với một sự gia tăng trong dòng tiền của công

ty. Nếu như trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa vào kế toán phát sinh

thì nó đánh giá hợp lý kết quả của doanh nghiệp và có sự phù hợp trong việc ghi nhận doanh

thu và chi phí. Thì trong báo cáo dòng tiền nó chỉ ghi nhận sự luân chuyển của dòng tiền,

doanh thu được thu nhận đôi khi trễ hơn một khoản thời gian nhất định có thể vượt qua khỏi

kỳ kế toán.

Thông thường dòng tiền của doanh nghiệp ngược chiều với thành quả hoạt động của

công ty. Chẳng hạn như trong giai đoạn tăng trưởng, công ty đang tăng trưởng đáng kế về

quy mô, thị phần, doanh số và lợi nhuận, giá cổ phiếu công ty cũng tăng nhanh. Tuy nhiên

dòng tiền của doanh nghiệp thường âm bởi vì trong giai đoạn này công ty chi tiêu tiền mặt

vào đầu tư lớn, để gia tăng doanh số doanh nghiệp thướng áp dụng chính sách bạn chịu cao

làm cho dòng tiền hoạt động thấp. Nhưng ngược lại trong giai đoạn phát triển và bảo hòa lúc

này doanh nghiệp đã có được vị thế tương đối vì vậy chính sách bán hàng thường là ưu tiên

thu tiền mặt, ít gia tăng trong đầu tư bên cạnh đó việc thanh lí tài sản cũng đêm lại một dòng

tiền vào đáng kể cho doanh nghiệp tuy nhiên giá cổ phiếu thì đang tăng chậm và dần dần

giảm giá.

Page 26: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Báo cáo dòng tiền đôi khi cũng phản ánh không đúng dòng tiền của doanh bởi sự thao

túng của các nhà quản trị doanh nghiệp chẳng hạn như trì hoãn chi tiêu vốn hay thanh toán

chi phí và các khoản nợ làm cho dòng tiền của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, có thể tăng

tốc thu tiền từ khách hàng để làm giảm dòng tiền của doanh nghiệp.

Ngoài ra báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp còn có một số hạn chế như việc dịch

chuyển các khoản lãi hoặc lỗ trước thuế hơn là sau thuế do bán tài sản hoặc đầu tư từ các

hoạt động kinh doanh sẽ làm biến dạng phân tích về hoạt động kinh doanh và đầu tư bởi do

thuế không được phân bổ một cách hợp lý mà lại tính toàn bộ cho dòng tiền từ hoạt động

kinh doanh. Tiền lãi và cổ tức nhận được và lãi vay phải trả được xếp vào loại dòng tiền

hoạt động trong khi nhiều người sử dụng xem lãi vay như là một dòng tiền tài chính đi ra và

tiền lãi và cổ tức nhận được là dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư.

Mặc dù bản thân báo cáo dòng tiền có những khuyết điểm của mình tuy nhiên trong

quá trình phân tích chúng ta cần chú ý và kết hợp với các báo cáo tài chính khác chẳng hạn

như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đưa ra những nhận định đúng đắn hơn về thực

trạng của doanh nghiệp.

Sự liên hệ giữa các báo cáo tài chính:

Các báo cáo tài chính có liên hệ với nhau tại các thời điểm và qua thời gian. Bảng cân

đối kế toán cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về tài sản của doanh nghiệp và nguồn hình

thành nên các tài sản này tại một thời điểm thông thường là cuối kỳ kế toán năm, quý. Nói

đúng hơn nó cho thấy chủ sở hữu nắm giữ bao nhiêu giá trị tài sản của công ty, còn lại bao

nhiêu là của các chủ nợ. Đặc biệt là nó cho thấy kết quả cuối cùng của hoạt động kinh

doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ sẽ làm cho tài sản của công ty, của chủ sở hữu

tăng lên bao nhiêu. Tuy nhiên nó lại không phản ánh được quá trình hình thành nên kết quả

đó tức là quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh lại là một cuốn băng cụ thể ghi lại toàn bộ quá trình ấy. Nó sẽ cho

thấy doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu doanh thu, bao nhiêu lợi nhuận và lợi nhuận này sẽ

được chi trả bao nhiêu và giữ lại bao nhiêu để doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư. Tuy nhiên

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ cho thấy kết quả băng con số của hoạt động trong

khi đó báo cáo dòng tiền lại phân loại và phản ánh một cách cụ thể sự lưu chuyển tiền mặt

của doanh nghiệp. Bao nhiêu tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, bao nhiêu

tiền sử dụng để đầu tư vào các tài sản bao nhiêu tiền được huy động để tài trợ cho doanh

nghiệp. Như vậy các báo cáo tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng lẫn nhau và bổ sung cho

nhau.

Mỗi nghiệp vụ phát sinh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng

đến bảng cân đối kế toán. Chẳng hạn như một sự gia tăng trong doanh số với các khoản mục

khác không đổi sẽ làm cho lợi nhuận ròng gia tăng, làm cho lợi nhuận giữ lại gia tăng và

Page 27: Pttc - Chuong 1 - Gd4

làm cho bản cân đối kế toán thay đổi, vốn chủ sở hữu gia tăng. Các nghiệp vụ liên quan đến

tiền mặt trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tóm lại trong số dư tiền mặt ở bảng cân đối

kế toán. Hay sự thay đổi các khoản mục trong báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán

cũng sẽ làm cho báo cáo dòng tiền thay đổi theo. Bởi vì báo cáo dòng tiền được thành lập

dựa trên nến tảng là báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán.

Tóm lại, các báo cáo được liên kết bởi cách sắp xếp: các báo cáo mang tính thời kỳ

(báo cáo thu nhập, báo cáo dòng tiền) diễn giải bảng cân đối kế toán tại một thời điểm.

Chúng giúp cho người sử dụng đánh giá một cách tổng quan và hợp lý. Đồng thời chúng

cũng bổ sung thông tin cho nhau. Như vậy giữa chúng có một sự gắn kết chặt chẽ.

Phần B Các Phương Pháp Phân Tích

I. Phân tích tỷ số tài chính

Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích

báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ

số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều loại

chỉ số tài chính khác nhau.

Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, chỉ số tài chính có thể chia thành

3 loại:

1. Chỉ số tài chính xác định từ bản cân đối tài sản

2. Chỉ số tài chính xác định từ báo cáo thu nhập

3. Chỉ số tài chính xác định từ hai báo cáo nêu trên

Dựa vào mục tiêu phân tích các chỉ số tài chính có thể chia thành:

1. Chỉ số thanh toán : đo lường khả năng thanh toán của công ty.

2. Chỉ số hoạt động : đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của công

ty.

3. Chỉ số đòn bây : cho thấy việc sử dụng nợ của công ty có ảnh hưởng như thế

nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

4. Chỉ số sinh lợi: biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và vốn chủ sở hữu.

5. Chỉ số giá trị thị trường : cho thấy công ty được các nhà đầu tư đánh giá như

thế nào.

1. Chỉ số thanh toán

a, Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): 

Page 28: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói

chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp

sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán

hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh

nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản

của doanh nghiệp là không cao.

Công thức tính :

Chỉ số thanh toán hiện hành= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn

Ví dụ: một doanh nghiệp có Rc = 1.97cho thấy công ty có 1.97 đồng tài sản ngắn hạn

đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả.

Chỉ số này được sử dụng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh

nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) băng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền

mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho).

Chỉ số này càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ

hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi

tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt,

nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động

thêm vốn.

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả không,

hoặc khả năng biến sản phâm thành tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp phải rắc rối

trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất

dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản hay tính lỏng.

b, Chỉ số thanh toán nhanh ( quick ratio): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức

thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính

toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính

thanh khoản của chúng rất thấp.

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản

có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền

gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản là các khoản   đầu tư tài chính  ngắn hạn (cổ phiếu, trái

phiếu). Nợ đến hạn và quá hạn phải trả là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác kể cả những

khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ. Khả năng thanh toán nhanh của

doanh nghiệp được tính theo công thức:

Page 29: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn

hạn

Hoặc có thể được tính như sau:

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho) /

Nợ ngắn hạn

Ví dụ : một công ty có hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,89. Điều này cho thấy

răng công ty có 89% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn. Tỷ số thanh toán

nhanh 0,89 cho biết răng nếu hàng tồn kho của công ty ứ đọng, không đáng giá thì công ty

sẽ lâm vào khó khăn tài chính gọi là “không có khả năng chi trả”. “Không có khả năng chi

trả” xảy ra khi một công ty không đủ tiền để trả các khoản nợ khi chúng đến hạn.

Theo công thức này, hàng tồn kho ở đây là hàng hóa, thành phâm, hàng gửi bán, vật tư

chưa thể bán nhanh, hoặc khấu trừ, đối lưu ngay được, nên chưa thể chuyển thành tiền ngay

được. Và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài

chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Tuy nhiên khi sử dụng hệ số thanh toán nhanh

phải lưu ý một số điểm:

Thứ nhất, công thức này vô hình chung đã triệt tiêu năng lực thanh toán "không dùng

tiền" của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa tính đến khả năng

doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được

hoặc xuất đối lưu; chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù

trừ khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh

nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa,

thành phâm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào cũng được lớn, khoản phải thu có thể bù

trừ ngay được cho các khoản phải trả nhiều, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của

doanh nghiệp thấp.

Thứ hai, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh

toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà

buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải

trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý.

Căn cứ vào hai điểm bất cập trên, hiện nay nhiều công ty đã thay đổi một chút cách

tính toán khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản tương đương tiền)/(Nợ tới hạn + Nợ

quáhạn)

Page 30: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Ro ràng công thức này phản ánh được chính xác hơn khả năng trả nợ ngay của một

doanh nghiệp. Nhìn chung hệ số này băng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số

thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ

hạn thanh toán các món nợ trong kỳ.

2. Tỷ số hoạt động ( Activity Ratios)

Các tỷ số này đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt

động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc không dùng không tạo ra

thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả.

a, Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: 

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp

dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được

khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ

số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng

sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phâm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài

hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này

qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với

việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

Vòng quay các khoản phải thu = doanh số thuần hàng năm / các khoản phải thu

trung bình 

Trong đó: các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo

của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu :

Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số

ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng

Số ngày trung bình= 365/ vòng quay các khoản phải thu

Ví dụ: số vòng quay các khoản phải thu của một công ty là 6.115 lần.

Tỷ số trên cho thấy các khoản phải thu luân chuyển 6.115 lần. Điều này có nghĩa là

bình quân khoảng 360 / 6.115= 58.49 ngày công ty mới thu hồi được nợ.

b, Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: 

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào.  Chỉ số vòng

quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho

không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu

Page 31: Pttc - Chuong 1 - Gd4

nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy

nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho

không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất

khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu

đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy

chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được

nhu cầu khách hàng.

Vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình 

Trong đó: hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho

năm nay)/2

Ví dụ: Số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 4,09 lần.

Nghĩa là hàng tồn kho của công ty luân chuyển 4,09 vòng có nghĩa là khoảng 88 ngày

một vòng. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành

kinh doanh. Nếu công ty là nhà máy sản xuất rượu vang với số vòng luân chuyển hàng tồn

kho 4,09 vòng/năm cho thấy công ty đã sản xuất sản phâm quá nhanh đến nỗi rượu chưa

thích hợp để uống. Ngược lại, nếu công ty kinh doanh rau quả tươi với hàng hoá khoảng 88

ngày quay vòng một lần thì có lẽ là hàng hoá chưa kịp bán đã bị hư hỏng.

c, Vòng quay tổng tài sản: 

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng

tài sản . Chỉ số này băng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì

công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn

thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

Vòng quay tổng tài sản= doanh thu thuần/ tổng tài sản trung bình

d, Vòng quay tài sản cố định: 

Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì

chỉ tính cho tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định= doanh thu thuần/ tài sản cố định trung bình

e, Vòng quay vốn cổ phần: 

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ

phần( bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Tỷ số này băng 3 có nghĩa là với mỗi đô

la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.

Page 32: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Vòng quay vốn cổ phần= doanh thu thuần/ tổng vốn cổ phần trung bình.

3. Chỉ số đòn bẩy tài chính (Financial Leverage Ratios)

Đòn bây tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay

thay cho vốn cổ phần. Các phép đo đòn bây tài chính là công cụ để xác định xác suất doanh

nghiệp mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ. Doanh nghiệp càng nợ nhiều thì càng có

nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn

tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính cao.

Về phía tích cực, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế lá chắn

thuế cho doanh nghiệp do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và miễn

thuế. Khi doanh nghiệp vay nợ, chủ nợ và chủ sở hữu cổ phần của doanh nghiệp có thể gặp

phải những xung đột về quyền lợi. Chủ nợ có thể muốn doanh nghiệp thực hiện các khoản

đầu tư ít rủi ro hơn so với mong muốn của những người đầu tư vào cổ phiếu của doanh

nghiệp.

a, Chỉ số nợ trên tài sản ( Debt ratio)

Tỷ số này cho thấy bap nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ băng vốn vay.

Chỉ số nợ = Tổng số nợ / Tổng tài sản

Ví dụ: Tổng số nợ trên tài sản của 1 công ty là 58,03%.

Điều này có nghĩa là 58,03% tài sản của công ty được tài trợ bởi vốn vay.

Lưu ý răng tỷ số này sử dụng giá trị sổ sách chứ không phải giá trị thị trường. Giá trị

thị trường của công ty cuối cùng xác định các chủ nợ có thu hồi được nợ của họ hay không?

Vì thế, các nhà phân tích phải xem mệnh giá của các khoản nợ như một phần của tổng giá

trị thị trường của nợ và vốn cổ phần.

Lý do chính để các kiểm toán viên làm như thế là bởi vì giá thị trường không có sẵn.

Giá trị thị trường bao gồm giá trị tài sản cố định vô hình thể hiện trong chi phí nghiên cứu

phát triển, quảng cáo…. Những tài sản này thường không có sẵn để bán và nếu công ty rơi

Page 33: Pttc - Chuong 1 - Gd4

vào tình cảnh khó khăn về tài chính thì tất cả giá trị này sẽ biến mất. Có thể vì một lý do nào

đó việc các kế toán viên bỏ qua tài sản cố định vô hình lại tốt cho công ty.

b, Chỉ số nợ trên vốn cổ phần (Debt/Equity Ratio; D:E)

Debt/Equity Ratio; D:E (DER). Đây là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty

được tính băng cách chia tổng nợ cho vốn cổ phần. Nó cho ta biết về tỉ lệ nợ và cổ phần mà

công ty sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Công thức tính:

 

DER = Tổng nợ / Vốn cổ phần

 

Lưu ý : đôi khi chỉ có các khoản nợ dài hạn mới được dùng để tính chỉ số này chứ

không phải tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp.

Thông thường nếu DER ở mức cao có nghĩa là công ty thường thông qua các khoản nợ

để chi trả cho các hoạt động của mình. Điều này sẽ dẫn đến thu nhập không ổn định, vì công

ty thường phải trả các khoản lãi phát sinh.

 

Nếu một công ty vay nợ nhiều để chi trả cho mức chi phí hoạt động cao của mình (tức

là có tỷ lệ DER cao) thì nó có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn so với việc phát hành  cổ

phiếu. Và nếu lợi nhuận công ty thu được cao hơn nhiều so với chi phí đi vay thì các cổ

đông của công ty cũng sẽ thu được nhiều lợi ích. Tuy nhiên lợi nhuận thu được từ các hoạt

động đầu tư và kinh doanh băng khoản tiền đi vay có thể sẽ không bù đắp được các chi phí

đi vay dẫn tới việc công ty có thể sẽ bị phá sản. Và tất nhiên khi công ty phá sản thì các cổ

đông cũng chẳng còn gì. Vì vậy vay nợ hay phát hành thêm cổ phiếu là một bài toán khó đối

với các doanh nghiệp, và DER chính là con số thể hiện hiệu quả về mặt tài chính của công

ty.

Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt

động. Ví dụ, các ngành cần sử dụng nhiều vốn như sản xuất ôtô thì tỷ lệ DER có xu hướng

cao hơn 2, trong khi các công ty máy tính cá nhân thì chỉ có mức DER dưới 0.5%.

 

Trong nhiều trường hợp, người ta còn sử dụng cả Debt-to-Equity, và viết là D:E. Khi này,

người ta biểu đạt theo tỷ lệ sao cho tổng Debt và Equity là 100 (%), chẳng hạn D:E = 40:60, ngụ ý

40% tài sản công ty hình thành từ nguồn vay nợ.

Page 34: Pttc - Chuong 1 - Gd4

c, Khả năng thanh toán lãi vay – Times interest earned ratio

Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như

thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty,

thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính băng tỷ số

giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay:

Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay / Lãi Vay

Trong đó Lãi trước thuế và lãi vay cũng như Lãi vay là của năm cuối hoặc là tổng của 4

quý gần nhất.

Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng.

Ro ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp

cho các chủ nợ của mình càng lớn.

Ví dụ: Doanh nghiệp có Lãi trước thuế và lãi vay là 80 tỷ VNĐ và chi phí tiền nợ lãi

hàng năm là 30 tỷ VNĐ thì:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 80 tỷ VNĐ / 30 tỷ VNĐ = 2,67

Nói cách khác, thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi.

Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản

thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong

hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công

ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.

Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là

nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ

khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần

phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ

của mình.

Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ

số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền

thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.

4. Chỉ số sinh lợi – Profitability ratios

Chỉ số sinh lợi đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận

như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần.

Bao gồm các chỉ tiêu sau:

Page 35: Pttc - Chuong 1 - Gd4

a, Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu : là một tỷ số tài chính dùng để theo doi tình

hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ

đông và doanh thu của công ty.

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính băng cách lấy lợi

nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là %.

Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công

ty.

Công thức tính tỷ số này như sau:

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Ví dụ : Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu một công ty là 4,45% có nghĩa ở công ty này

có được 100 đồng doanh thu mới tạo ra được 4,45 đồng

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này

mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn.

Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi

theo doi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình

quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài

sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính

thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

b, Chỉ số lợi nhuận trên tài sản – Return on asset ratio (ROA)

Là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.

Chỉ số này được tính ra băng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp. Công thức như sau :

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x

Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)

Bình quân tổng giá trị tài sản

Page 36: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho

thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn

thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo băng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh

nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh

nghiệp.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề

kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so

sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so

sánh cùng một thời kỳ.

c, Chỉ số sinh lợi trên vốn cổ phần – Return on equity ratio (ROE)

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng

vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.

Công thức của tỷ số này như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

100% x

Lợi nhuận ròng

Bình quân vốn cổ phần phổ

thông

Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết

quảkinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa

năm, hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ

phần phổ thông (common equity).

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty

cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty

làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.

Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác,

cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với

tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài

sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bây

tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy

động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải

trả cho các cổ đông.

Page 37: Pttc - Chuong 1 - Gd4

5. Tỷ số giá trị thị trường – Market value ratio

Các nhà đầu tư cổ phần đặc biệt quan tâm đến vài giá trị mà có ảnh hưởng mạnh đến

giá thị trương của cổ phần như sau :

a, Thu nhập trên mỗi cổ phần - (Earnings Per Share - EPS )

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được

lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi

nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Lượng cổ phiếu bình quân đang

lưu thông

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành

bình quân trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy

nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán băng cách sử dụng số cổ

phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ

băng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ

phiếu đang lưu thông.

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu.

Đây cũng chính là bộ phậnchủ yếu câu thành nên tỉ lệ P/E.

Ví dụ: giả định răng một công ty có thu nhập ròng là 25 triệu đôla. Nếu công ty trích 1

triệu đôla để trả cổ tức ưu đãi và có khoảng 10 triệu cổ phần trong nửa năm đầu, có 15 triệu

cổ phần trong nửa năm còn lại, khi đó EPS của công ty được tính như sau: EPS = 24 /12.5 =

1.92. Trong đó 24 triệu đôla là số tiền còn lại sau khi chia cổ tức ưu đãi (25-1); 12.5 là bình

quân gia quyền của số cổ phiếu lưu hành trên thị trường trong kì tính toán = 0.5 x 10+ 0.5 x

15=12.5.

Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra

thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỉ lệ

EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn_tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn

hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân băng thì ro ràng doanh nghiệp này tốt hơn

doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kĩ thuật tính toán để đưa ra con

số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu ro cách tính của từng doanh nghiệp để

đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài

chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.

b, Tỷ lệ chi trả cổ tức – Payout ratio

Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần / Thu nhập mỗi cổ phần

Page 38: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Trong đó : Cổ tức mỗi cổ phần = Tổng cố tức / Số lượng cổ phần thường

Chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay

giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần.

Ví dụ : tỷ lệ chi trả cổ tức của một công ty là 55% thì từ đó ta có thể tính được

Lợi nhuận giữ lại = 100% - tỷ lệ chi trả cổ tức .

c, Tỷ số giá thị trường trên thu nhập – Price earning ratio (P/E)

Tỷ số giá thị trường trên thu nhập = Giá thị trường mỗi cổ phần / Thu nhập mỗi

Cp

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với

thu nhập.

Ví dụ: tỷ số giá thị trường trên thu nhập của 1 công ty là 11.5 lần. Điều này có nghĩa

là giá cổ phần của công ty này được bán gấp 11.5 lần so với thu nhập hiện hành của nó.

d, Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield)

Tỷ suất cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần / Giá trị thị trường mỗi cổ phần

Ta biết răng Cổ tức là khoản tiền mà các công ty trích ra từ lợi nhuận để trả cho cổ

đông. Người ta thường tính cổ tức trên một cổ phiếu. Tuy nhiên khi so sánh cổ tức giữa các

công ty lại phải quan tâm tới tỷ suất cổ tức, đây là một tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thị giá

cổ phiếu. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ cổ tức bạn sẽ nhận được so với số tiền bạn phải trả để

mua cổ phiếu.

Ví dụ: nếu bạn nhận được 2 đôla Mỹ hàng năm từ mỗi cổ phiếu và thị giá cổ phiếu là

50 đôla thì tỷ suất cổ tức sẽ là 4%.

Không phải bất cứ cổ phần nào cũng đem lại cho bạn cổ tức. Nếu một công ty đang

tăng trưởng nhanh có thể làm lợi cho các cổ đông băng cách tái đầu tư, trong trường hợp đó,

nó sẽ không trả cổ tức.

Ví dụ: công ty Microsoft không trả cổ tức nhưng các cổ đông của công ty không hề

phàn nàn gì về điều này. Như vậy một cổ phiếu không được trả cổ tức, tương đương với tỷ

suất cổ tức giảm, không hẳn là cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, rất

nhiều nhà đầu tư muốn được trả cổ tức, đặc biệt là các nhà đầu tư ở tuổi sắp nghỉ hưu, vì cả

lý do thu nhập và an toàn.

Tuy nhiên cũng không nên chỉ tìm mua những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao bởi vì

bạn có thể sẽ nhanh chóng gặp rắc rối. Giả sử cổ phiếu nói trên có cổ tức 2 đôla và tỷ suất

Page 39: Pttc - Chuong 1 - Gd4

cổ tức 4%, tức là cao hơn hẳn tỷ suất trung bình của thị trường là 2%. Điều này không có

nghĩa là mua cổ phiếu đó là tốt nhất. Hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu công ty đó không

thực hiện được kế hoạch thu nhập và giá cổ phiếu sụt trong vòng 1 đêm từ 50 xuống còn 40

đôla một cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là giá cổ phiếu giảm 20% và đây tỷ suất cổ tức lên tới

5% (2đôla/40 đôla). Liệu bạn có muốn đầu tư vào một cổ phiếu như vậy chỉ vì tỷ suất cổ tức

cao hơn? Có lẽ là không. Ngay cả khi tìm mua những cổ phiếu cho nhiều cổ tức, bạn cũng

phải chắc chắn là công ty đó không có vấn đề gì về tài chính.

Khi bạn tìm mua những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao, bạn cần xem xét tỷ lệ trả cổ tức

của công ty. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được trích ra để trả cho cổ đông

dưới hình thức cổ tức. Nếu tỷ lệ này vượt quá 75% có nghĩa là công ty không tái đầu tư lợi

nhuận một cách hợp lý. Một tỷ lệ trả cổ tức cao thường hàm ý là thu nhập của công ty được

sử dụng phần lớn để trả cho cổ đông và có nghĩa là công ty đang cố gắng thu hút các nhà

đầu tư mua cổ phiếu của mình.

II. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính

Các chỉ số tài chính được trình bày ở các phần trên đều ở dạng một phân số. Điều đó

có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: là mẫu số và tử

số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau, hay nói cách khác

một tỷ số tài chính lúc này được trình bày băng tích một vài tỷ số tài chính khác.

Ví dụ: Ta có thể lấy chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần :

Tỷ suất sinh lợi trên VCP =

Hay có thể trình bày tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần dưới dạng sau :

Tỷ suất sinh lợi trên VCP =

= Hiệu suất sử dụng VCP X Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

Chi tiết hơn nữa ta có thể phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thành ba tỷ số sau:

Tỷ suất sinh lợi trên VCP =

Qua phân tích trên cho ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi trên VCP của một công ty có

thể giải thích theo ba cách:

Page 40: Pttc - Chuong 1 - Gd4

1. Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có

2. Gia tăng đòn bây tài chính

3. Tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

Trên đây là một số các chỉ số tài chính cơ bản nhằm đánh giá tình hình

hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của

doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý rằng các chỉ số đứng một mình thì nó

cũng không có nhiều ý nghĩa. Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần

phải kết hợp với nhiều yếu tố khác thí dụ như:

Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là dạng so sánh phổ biến

hay gặp

So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu

kỳ kinh tế, điều này sẽ giúp người phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong

các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy

thoái.

So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp : đây cũng là dạng

so sánh thường gặp. So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian để nhìn ra

khuynh hướng cho các chỉ số.

III. Hạn chế của các chỉ số tài chính:

Dưới đây là các hạn chế của chỉ số tài chính mà các nhà phân tích nên lưu tâm:

• Nhiều công ty lớn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của các ngành khác nhau. Đối

với những công ty như thế này thì rất khó tìm thấy một loạt các chỉ số ngành có ý nghĩa.

• Lạm phát có thể là yếu tố làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bị” bóp méo” đi

đáng kể. Trong trường hợp này, lợi nhuận có thể cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên phân tích

các chỉ số tài chính của một công ty qua thời gian hay qua phân tích so sánh với các đối thủ

cạnh tranh nên được xem xét kỹ càng

• Yếu tố mùa vụ cũng có thể là sai lệch các chỉ số tài chính. Hiểu yếu tố mùa vụ ảnh hưởng

như thế nào đến doanh nghiệp có thể giảm thiểu khả năng hiểu sai các chỉ số tài chính. Ví

dụ, hàng tồn kho của doanh nghiệp bán lẻ có thể cao trong mùa hè để chuân bị cung cấp cho

khách hàng vào năm học mới. Do đó, khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên và ROA của

nó thấp xuống.

• Các phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể bóp méo sự so sánh giữa các công ty với

nhau, thậm chí là ngay trong 1 công ty.

Page 41: Pttc - Chuong 1 - Gd4

• Thật khó để nhận định được một chỉ số là tốt hay xấu. Một chỉ số tiền mặt cao trong quá

khứ đối với công ty tăng trưởng có thể là một dấu hiệu tốt, nhưng cũng có thể là một dấu

hiệu cho thấy công ty đã chuyển qua giai đoạn tăng trưởng và nên được định giá thấp

xuống.

• Một công ty có thể có những chỉ số tốt và cả những chỉ số xấu, do vậy thật khó mà nói

được đó là một công ty mạnh hay yếu.

Nói chung, phân tích chỉ số một cách máy móc thì rất nguy hiểm. Nói cách khác, sử

dụng chỉ số phân tích tài chính một cách thông minh sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều

thông tin bổ ích.

IV. Thực tế về phân tích một vài tỷ số đặc trưng của công ty

Vinamilk.

a, Tỷ số thanh toán hiện thời

Nhận xét:

1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2008 được đảm bảo băng 3,34 đồng tài sản lưu động.

Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty rất cao, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

của công ty băng các tài sản lưu động là rất cao.

Với số liệu này nếu công ty có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì đây

là doanh nghiệp lý tưởng để các ngân hàng cho vay.

Nhận xét:

1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2009 được đảm bảo băng 3,05 đồng tài sản lưu động .

Với tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn băng các tài sản lưu

động là rất cao. Nếu công ty Vinamilk có vay để mở rộng quy mô sản xuất thì đây là khách

hàng có khả năng trả nợ cao bắng tài sản lưu động.

Page 42: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Số liệu thanh toán hiện thời cuối năm giảm so với đầu năm (2009 so với 2008) 0,29

hay 29% nhưng trong cả 2 năm tỷ suất này đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy , do đó sự

giảm ở trên không đáng kể, có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty là khả quan, công

ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao. Qua tỷ số trên còn cho ta thấy được

trong năm 2009, công ty Vinamilk đã sử dụng các khoản nợ ngắn hạn nhiều hơn năm 2008

là 638.200.980.600 đồng. Công ty sử dụng các khoản nợ ngắn hạn nhiều hơn để đầu tư sản

xuất kinh doanh. Tài sản lưu động của công ty

cũng tăng so với năm 2008 nhưng ít hơn các khoản nợ ngắn hạn của công ty làm cho

tỷ số thanh toán hiện thời giảm so với năm 2008. Tuy nhiên phân tích tỷ số này còn hạn chế,

chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vì trong tài sản lưu động

có giá trị hàng tồn kho, chuyển đổi thành tiền chậm.

b, Tỷ số thanh toán nhanh

Nhận xét: Tỷ số >1. 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo băng 1,48 đồng. Như vậy

công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho khách

hàng.

Nhận

xét:

Lớn hơn 1. 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo băng 2,24 đồng. Như vậy công ty có

khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho khách hàng.

Năm 2009 có khả năng thanh toán nhanh cao hơn so với năm 2008 là 0,76 hay

76%,Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao. Việc loại giá trị hàng tồn

kho của công ty ra khỏi khả năng thanh toán băng tài sản lưu động, làm cho khả năng thanh

toán các khoản nợ ngắn hạn giảm so với tỷ số tỷ số hiện thời của công ty Vinamilk nhưng

nó đã phản ánh đúng thực chất khả năng thanh toán nhanh băng tài sản lưu động.

Page 43: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Điều này giúp cho công ty tăng uy tín về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

một cách nhanh chóng. Do giá trị hàng tồn kho chiếm trong tài sản lưu động trong năm

2009 thấp hơn năm 2008 là 474.585.792.400 đồng, làm cho khả năng thanh toán nhanh cao

hơn năm 2008

Đánh giá:

Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty băng tài sản lưu động là rất

cao. Mặc dù năm 2009 khả năng thanh khoản giảm so với năm 2008 nhưng khả năng thanh

toán nhanh của công ty Vinamilk là rất cao. Đảm bảo việc chi trả các khoản nợ phải thanh

toán ngay. Với nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản đứng góc độ ngân hàng sẽ sắn sàng

chấp nhận các khoản tín dụng, đứng góc độ các đối tác kinh doanh thì sẵn sang ký kết hợp

đồng với công ty vì uy tín trả nợ của công ty trong ngắn hạn là rất cao. Chính vì vậy làm cho

công ty Vinamilk sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh, thu nhiều lợi nhuận hơn.

c, Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Nhận xét:

Phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho tốt. Trong năm 2008 có vòng quay hàng tồn

kho khá nhanh là 3,27 vòng/ năm. Vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận, giảm chi phí,

giảm hao hụt về vốn và tồn đọng.

Nhận xét:

Phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho tốt. Trong năm 2009 có vòng quay hàng tồn

kho khá nhanh là 4,46 vòng/ năm. Vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận, giảm chi phí,

giảm hao hụt về vốn và tồn đọng.

Page 44: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Trong năm 2009 tốc độ vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn năm 2008 là 1,19 hay

119%, điều này phản ánh việc quản lý hàng tồn kho của công ty trong năm 2009 có hiệu quả

hơn. Cả 2 năm đều có vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và năm sau cao hơn năm

trước đồng thời giảm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.

Giá trị hàng tồn kho trong năm 2009 ít hơn năm 2008 là 207.308.171.300 đồng và giá vốn

hàng bán tăng 1.136.909.224.000 đồng, hiệu quả kinh doanh của công ty tăng cao, hàng tồn

kho giảm rất nhiều, giảm được rất nhiều chi phí, tăng doanh thu hàng bán tạo ra được nhiều

lợi

d, Kỳ thu tiền bình quân

Nhận xét:

Tỷ số phản ánh công ty bán chịu rất nhiều, có nhiều khoản phải thu. Doanh thu bình

quân 1 ngày của công ty rất cao, hiệu quả kinh doanh tốt. Mặc dù có nhiều khoản phải thu:

phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác… nhưng công ty quản lý nợ rất tốt,

trong vòng 30 ngày công ty có thể thu hồi được các khoản phải thu.

Nhận xét:

Trong năm 2009 các khoản phải thu của công ty nhiều hơn so với năm 2008, doanh

thu bình quân 1 ngày cũng tăng. Hiệu quả quản lý các khoản nợ phải thu cao hơn năm trước,

thời gian thu hồi các khoản phải thu là thấp hơn 5 ngày.

e, Vòng quay tài sản cố định

Page 45: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Nhận xét:

Trong năm 2008: 1 đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được 4,12 đồng doanh thu

thuần. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty tốt, tạo ra được nhiều doanh thu. Vòng

quay tài sản cố định tương đối lớn, chính vì vậy mà nó đây nhanh quá trình sản xuất (công

ty Vinamilk sử dụng công nghệ tiên tiến), từ đó cho thấy sản phâm tạo ra nhiều, có chất

lượng tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất giúp cho công ty thu được nhiều lợi nhuận.

Nhận xét:

Trong năm 2009: 1 đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được 5,16 đồng doanh thu

thuần. Năm 2009: 1 đồng giá trị tài sản cố định tạo ra doanh thu thuần nhiều hơn năm 2008

là 1,04 đồng hay 104%. Phân tích số liệu cho thấy tài sản cố định tham gia vào sản xuất

trong năm 2009 cao hơn năm 2008, giá trị tài sản ròng tham gia sản xuất cũng tăng, vòng

quay tài sản cố định nhanh hơn. Chính vì vậy mà sản phâm tạo ra nhiều hơn, doanh thu

nhiều hơn

Đánh giá : Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam không có công ty nào

trong ngành tương xứng về quy mô vốn cũng như năng lực sản xuất mà có thể dùng để so

sánh đánh giá với VNM. Vì vậy chỉ sử dụng những số liệu quá khứ của chính bản thân công

ty để nhận xét khả năng hoạt động trong thời gian vừa qua. Vòng quay hàng tồn kho và

khoản phải thu có xu hướng ngày càng nhanh hơn điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn

lưu động ngày một tốt hơn. Khi vòng quay vốn lưu động càng lớn thì khả năng tạo ra doanh

thu cho VNM sẽ nhiều hơn. Thực tế cho thấy doanh thu năm 2008 và 2009 của VNM tăng

hơn 20%/năm.

Vòng quay tài sản cố định có xu hướng giảm từ 2006 đến nay nguyên nhân là do VNM

đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng sản xuất, tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn nhanh

hơn doanh thu. Hiện nay VNM cũng mới chỉ hoạt động hết có 75% công suất toàn dụng của

các nhà máy. Các dự án mà VNM đang thực hiện nếu như được đưa vào hoạt động đúng kế

hoạch thì trong nhưng năm tới chỉ tiêu này khó có thể được cải thiện bởi doanh thu trong

những năm đầu khó có thể đạt được mức công suất thiết kế.

f, Tỷ số nợ trên

tổng tài sản

Page 46: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Nhận xét:

1 đồng giá trị tài sản được tài trợ băng 0,19 đồng nợ. Do công ty kinh doanh hiệu quả

nên việc sử dụng nợ là thấp, luôn đảm bảo khả năng chi trả nợ công ty. Tỷ trọng nợ chiếm

trong cơ cấu nguồn vốn của công ty ít, làm giảm chi phí. Và qua phân tích các nhóm chỉ tiêu

về khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động của công ty rất tốt chính vì vậy mà các

khoản nợ của công ty luôn thấp.

Nhận xét:

1 đồng giá trị tài sản được tài trợ băng 0,22 đồng nợ. Tỷ số nợ củanăm 2009 cao hơn

năm 2008 là 0,03 hay 3%, điều này cho thấy giá trị tài sản được tài trợ băng nợ phải trả

nhiều hơn. Nhưng khoản nợ phải trả của công ty so với tổng giá trị tài sản là thấp hơn so với

năm 2008. Điều này là do giá trị tài sản của công ty ngày càng gia tăng. Cho ta thấy răng

công ty luôn có khả năng trả nợ băng tài sản cao.

g, Tỷ số nợ dài hạn

Nhận xét:

Việc sử dụng các khoản nợ dài hạn của công ty để đầu tư dài hạn củacông ty là rất thấp

chính vì vậy mà công ty hạn chế rủi ro, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đảm bảo chi trả các

khoản nợ dài hạn

Page 47: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Nhận xét:

Mức độ sử dụng nợ dài hạn để đầu tư dài hạn trong năm 2009 tăng so với năm 2008 và

khoản đầu tư dài hạn cũng tăng (công ty đầu tư dài hạn nhiều hơn). Nhưng tỷ số nợ vẫn thấp

và băng với năm 2008, việc đảm bảo chi trả của công ty luôn được đảm bảo.

Đánh giá: Trong những năm gần đây nợ chỉ chiếm khoảng 30% cơ cấu vốn của VNM,

hai phần ba trong số đó là nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản phải trả cho người bán chứ

VNM không phải đi vay vốn bên ngoài để bổ sung vốn lưu động dành cho hoạt động. Nợ

dài hạn chỉ chiếm khoảng 3% tổng nguồn vốn cho thấy năng lực tài chính của VNM thực sự

vững mạnh. Việc không cần sự hỗ trợ nhiều từ nguồn vốn vay giúp cho công ty chủ động

hơn trong việc thực hiện các dự án đầu tư của mình và giảm thiểu đáng kể chi phí đi vay sẽ

khiến cho lợi nhuận thuộc về các cổ đông trở nên hấp dẫn hơn.

h, Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Nhận xét:

1 đồng tài sản tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ trọng tài sản tham gia vào sản xuất

lớn và hiệu quả của nó cao cho nên lợi nhuận ròng được tạo ra nhiều. Hiệu quả hoạt động

ngày càng nâng cao.

Page 48: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Nhận xét:

1 đồng tài sản tạo ra 1,61 đồng lợi nhuận ròng. Cùng 1 đồng tài sản bỏ ra thì lợi nhuận

ròng được tạo ra của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008 là 1,39 hay 139%. Dựa vào tỷ số

nợ trên tài sản bình quân thấp, chi phí thấp, doanh thu lại nhiều, hiệu quả sử dụng tài sản

đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong năm 2009 cao hơn năm 2008, lợi nhuận ròng được tạo

ra nhiều ra, lợi ích dành cho doanh nghiệp, các cổ đông nhiều hơn.

i, Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Nhận xét:

1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,28 đồng lợi nhuận ròng. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn,

đầu tư sản xuất kinh doanh mà các chi phí phải trả băng vốn chủ sở hữu thấp nên lợi nhuận

ròng thu được nhiều.

Nhận xét:

1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận ròng. Cùng 1 đồng vốn chủ sở hữu

nhưng lợi nhuận ròng của năm 2009 được tạo ra nhiều hơn năm 2008 là 0,14 hay 14%.Công

ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng sinh lời trên vốn chủ hữu nhăm nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn, đem lại lợi nhuận cao cho các cổ đông của công ty.

Đánh giá:

Khả năng sinh lợi của công ty rất cao nên đầu tư vào công ty này, lợi nhuận thu được

sẽ nhiều. Các chỉ số phân tích cho thấy khả năng sinh lợi của công ty là rất lớn, các nhà đầu

Page 49: Pttc - Chuong 1 - Gd4

tư sẽ sẵn sàng bỏ ra chi phí cao để đầu tư vào công ty. Đứng góc độ ngân hàng thì đây là

khách hàng ít rủi ro, mang lại lợi nhuận cao.

j, Tỷ số giá trên lợi nhuận

Nhận xét:

Để có được 1 đồng lợi nhuận thì cổ

đông phải bỏ ra 12,3 đồng vốn khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty. Công ty Vinamilk có

thu nhập cao, tiềm năng phát triển lớn nên chỉ số P/E sẽ cao. Chỉ số P/E > 10, thị trường

trong tương lai của công ty Vinamilk sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.

Nhận xét:

Để có được 1 đồng lợi nhuận thì cổ đông phải bỏ ra 13 đồng vốn khi đầu tư vào cổ

phiếu của công ty.

Chỉ số P/E > 10, và lớn hơn năm 2008 tiềm năng phát triển của công ty là rất cao trong

năm 2010 và những năm tiếp theo. Điều này chứng tỏ lợi nhuận tạo ra từ việc đầu tư vào cổ

phiếu của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008 là 0,7 hay 70%. Cổ phiếu của công ty

Vinamilk được định giá cao trên thị trường. Nhà đầu tư sẵn sang bỏ ra 13 đồng để thu về 1

đồng lợi nhuận của công ty. Giá cổ phiếu VNM lại được định giá cao trên thị trường vì vậy

nhà đầu tư sẵn sang đầu tư để kiếm lời.

Page 50: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Trên sàn HNX hiện chí có một công ty đang cung cấp các sản phâm sữa giống VNM

với mã cổ phiếu là HNM (Công ty cổ phần sữa Hà Nội). Tuy nhiên, vì công ty này có quy

mô khá nhỏ so với VNM, nên chỉ so sánh VNM với một số công ty sản xuất và chế biến

sữa trên thế giới với cũng quy mô vốn tương đương.

Chỉ số P/E và ROE của VNM năm 2010 lần lượt là 8.96 và 45.27 %. Qua bảng so

sánh trên cho thấy, hiện chỉ số P/E của VNM so với các công ty so sánh trong bảng phân

tích hiện ở mức khá hấp dẫn so với mức P/E trung bình ngành sữa thế giới hiện đang ở mức

12.24. Với việc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao qua nhiều năm liên tiếp cùng với vị thế

được củng cố khá vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh trong nước, Vinamilk hứa hen sẽ

tiếp tục sẽ là con chim đầu ngành trong ngành sữa Việt Nam.

V. Phương pháp phân tích hàng ngang

Phân tích tài chính so sánh hàng ngang là việc xem xét liên tục các bảng cân đối kế toán, báo

cáo thu nhập hay báo cáo dòng tiền qua các thời kỳ, cụ thể nội dung của phương pháp này:

- xem xét sự thay đổi trong số dư của các khoản mục trên các báo cáo từ đó rút ra thông tin về

xu hướng biến động của khoản mục đó.

- So sánh các xu hướng của các khoảng mục có liên qua với nhau

Mục đính của việc so sánh biến động của khoản mục nào đó trên báo cáo tài chính qua nhiếu

thời kỳ có thể cho thấy được định hướng, tốc độ,quy mô của xu hướng biến động và sự khác biệt về

xu hướng của các khoản mục có liên quan.

Trong phương pháp phân tích so sánh hàng ngang có 2 kỹ thuật phân tích:

1. Phân tích biến động từng năm

- Việc so sánh các bctc tương đối ngắn từ 2-3 năm

- Thường Phân tích biến động qua từng năm của từng khoản mục riêng lẻ

Page 51: Pttc - Chuong 1 - Gd4

- Sự biến động có thể được thể hiện bắng cả số tuyệt đối và số tương đối, việc thể hiện băng

số tuyệt đối sẽ phản ánh đước mức độ quan trọng (độ lớn) của những biến động.

Lưa ý : quy tắc khi phân tích:

Khi xuất hiện giá trị âm ở băm gốc và giá trị dương ở năm kế tiếp chúng ta không thể tính

được biến động có ý nghĩa. Khi không khoản mục ở năm gốc không có giá trị thì không có tỷ lệ

biến động hoặc khi giá trị băng không thì tỷ lệ biến động không có ý nghĩa. Tương tự khi giá trị tại

năm gốc rất nhỏ thì việc đánh giá phải hết sức cân trọng. Nhưng chú ý, khi một khoản mục có giá

trị gốc và băng zero năm kế tiếp, thì mức giảm sẽ là 100%, đây là một con số có ý nghĩa.

Ví dụ.

Năm gốc: lợi nhuận là -4,500

Năm kế tiếp : lợi nhuận gộp là 1,500

Vậy lợi nhuận tăng bao nhiêu ? Có phải băng 1,500 – (-4,500) = 6,000 .Câu trả lời hoàn toàn

sai. Thực tế lợi nhuận gộp hiện tại chỉ có 1,500 thì làm sao nó có thể tăng 6,000 được. Con số 6,000

đúng về mặt số học nhưng đã phản ánh sai bản chất kinh tế. Chúng ta chỉ so sánh được khi các đại

lượng này cùng dấu với nhau.

Tương tự, khi năm gốc không có giá trị hay giá trị băng zero thì ta không thể nói biến động là

100%. Vì với bất cứ giá trị nào của năm kế tiếp thì cũng cho ra mức biến động là 100 % hoặc (xem

xét ví dụ ) :

Lợi nhuận :

- Trường hợp 1 :Năm gốc : 0

Năm kế tiếp : 30

%biến động : 100%- Trường hợp 2 :

Năm gốc : 15

Năm kế tiếp : 30

%biến động : 100%

Ví dụ minh họa.

khoản mục năm1 năm 2 giá trị biến động

lãi (lỗ) ròng -4,500 1,500 6,000 -

thuế 2,000 -1,000 -3,000 -

tiền mặt 10 2,010 2,000 20%

thương phiếu phải trả - 8,000 8,000 -

thương phiếu phải thu 10,000 - -10,000 -100%

Page 52: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Ví dụ: Bảng so sánh báo cáo thu nhập của Vinamilk (đơn vị tính: tỷ đồng)

2008 2009 biến động%thay đổi

doanh thu thuần 8,209 10,614 2,405 29.3%

giá vốn hàng bán 5,611 6,735 1,124 20.0%

lãi gộp 2,598 3,879 1,281 49.3%

chi phí bán hàng, quản lý DN 1,350 1,538 188 13.9%

lợi nhuận từ hoạt động 1,315 2,595 1,280 97.3%

lãi từ hoạt động khác 130 136 6 4.6%

lỗ do liên doanh 74 -74 -100.0%

thu nhập trước thuế 1,371 2,731 1,360 99.2%

thuế thu nhập 123 355 232 188.6%

thu nhập sau thuế 1,249 2,376 1,127 90.2%

Giá vốn hàng bán hàng bán tăng 20% ít hớn gia tăng của doanh thu 29.3%. Điều này làm gia

tăng 49.3 % lãi gộp, tỷ lệ tăng này lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng

và quản lý DN gia tăng không nhiều, làm cho tỷ lệ gia tăng lợi nhuận gia tăng khá ấn tượng 97,3%.

Điều này cho thấy hoạt động bán hàng và quản lý DN của Vinamilk đã gia tăng tính hiệu quả một

cách đáng kể.

2. Phân tích chỉ số xu hướng

Phương pháp này được sử dụng để so sánh xu hướng trong dài hạn. phương pháp này yêu cầu

phải lực chọn kỳ gốc đối với tất cả các khoản mục với chỉ số thường được chọn trước là 100. Vì kỳ

gốc được lựa chọn là khung chuân cho tất cả so sánh, nên lựa chọn kỳ gốc là một năm có điều kiện

kinh doanh bình thường.

Nhược điểm: giống như phương pháp phân tích biến động qua từng năm, những giá trị không

cùng dầu hay nói cách khác những biến động từ giá trị âm sang dương và ngược lại thì không thể

thể hiện băng chỉ số.

Đặc điểm đối với phương pháp này ta không phân tích hết tất cả các khoản mục mà chỉ tập

trung vào khoản mục quan trọng cần phân tích.

Chú ý:

- khi sử dụng phương pháp này là chúng ta đang xét đến tính biến động hình thành xu hướng,

vì vây trong xu hướng nay có thể có biên động do các nhân tố nền kinh tế hay yếu tố chung của

ngành chứ không chỉ có yếu tổ của bản thân doanh nghiệp.

Page 53: Pttc - Chuong 1 - Gd4

- Thứ hai, chú ý rủi ro tiềm ân do việc sử dụng không nhất quán các nguyên tắc kế toán có thể

làm sai lệnh kết quả

- Thời kỳ xem xét xu hướng càng dài thì kết quả càng dễ bị ảnh hưỡng của yếu tố lạm phát.

- Ví dụ:

2005 2006 2007 2008 2009

doanh thu 5714665 6363693 6933109 8645373 11260078

chi phí 5134324 5699625 6023746 7158702 8458308

Năm gốc 2005 doanh thu là 5.714.665, sử dụng chỉ số là 100

Năm 2006 doanh số là 6.363.693 :

Chỉ số năm 2006 :

(số sư năm hiện tại/số dư năm gốc)*100 =(6.363.693 /5.714.665)*100=111.35

Tương tự ta có bảng chỉ số xu hướng:

năm 2005 2006 2007 2008 2009

doanh thu 100.00 111.36 108.95 124.70 130.24

chi phí 100.00 111.01 105.69 118.84 118.15

Biểu đồ chỉ số xu hướng doanh thu và chi phí hoạt động của Vinamilk

Page 54: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Nhìn vào biểu đồ đánh giá biến động của doanh thu và chi phí của Vinamilk cho thấy, Doanh

thu tăng nhanh hơn chi phí, hoạt động của Vinamilk xó xu hướng đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn

qua các năm, qua đây cũng có thể đánh giá về tương lai tương sáng của Vinamilk.

VI. Phương pháp phân tích hàng dọc – phân tích tỷ trọng

Phương pháp này đánh giá tỷ trọng từ trên xuống hay từ dưới lên.Mục đích cho biết tỷ trọng

của các thành phần cấu thành nân một khoản mục nào đó.

Ví dụ như trong phân tích bảng cân đối kế toán, thường thể hiện tổng tài sản hay nguồn vốn là

100%, sau đó các khoản mục bên trong thế hiện tỷ lệ phần trăm so với khoản mục tổng tài sản hay

nguồn vốn. Còn đối với báo cáo thu nhập thì doanh thu thường là khoản mục cơ sở ấn định 100%.

Trong phân tích báo cáo tài chính, phân tích tỷ trọng nhấn mạnh 2 yếu tố.

- Các nguồn tài trợ - gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần- Kết cấu tài sản – tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Phân tích theo có thể được mở rộng chi tiết đến các nhóm nhỏ hơn như đánh giá tính thanh

khoản của tài sản ngăn hạn.

Page 55: Pttc - Chuong 1 - Gd4

Phân tích theo tỷ trọng có điểm mạnh là việc so sánh giửa các công ty thành viên trong tập

đoàn, so sánh công ty với đối thủ cạnh tranh hay số liệu trung bình ngành,hay xem xét cấu trúc tỷ

trong của một khoản mục từ đó có thể chỉ ra những điểm khác biệt, tương quan cấu trúc so với đối

thủ cạnh tranh hay so với ngành và cần phải tìm ra lời giải thích cho những khác biệt này.

Báo cáo thu nhập theo tỷ trọng của vinamilk

2,005 2,006 2,007 2,008 2,009

doanh thu thuần 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

giá vốn hàng bán 77.70% 74.90% 74.00% 68.40% 63.50%

doanh thu từ hoạt động tài chính 22.30% 25.10% 26.00% 31.60% 36.50%

lãi gộp 1.00% 1.20% 3.90% 3.20% 4.10%

chi phí tài chính 0.40% 0.80% 0.40% 2.40% 1.70%

chi phí bán hàng 11.60% 13.80% 13.20% 12.80% 11.70%

chi phí quản lý DN 1.40% 1.80% 4.60% 3.60% 2.80%

lợi nhuận từ hoạt động 9.90% 9.90% 11.80% 16.00% 24.50%

lãi từ hoạt động khác 0.80% 6.20% 3.00% 1.70% 1.30%

chi phí khác 0.00% 5.40% 0.00% 0.00% 0.10%

thu nhập khác, số thuần 0.80% 0.80% 1.80% 1.60% 1.30%

lỗ do liên doanh 0.00% 0.10% 0.50% 0.90% 0.00%

thu nhập trước thuế 10.70% 10.60% 13.20% 16.70% 25.70%

thuế thu nhập 0.10% 0.00% 0.10% 1.50% 3.30%

thu nhập sau thuế 10.70% 10.60% 13.30% 15.20% 22.40%

Nhìn vào khoản mục giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng cho thấy Vinamilk đã có nỗ lực

cắt giảm chi phí, và kết quả là sự gia tăng tỷ trọng của khoản mục lợi nhuận từ hoạt động.

2005 2006 2007 2008 2009

tài sản ngắn hạn 61.70% 55.40% 58.60% 53.40% 59.80%

tiền và khoản tương đương tiền 12.80% 4.40% 2.20% 5.70% 5.00%

khoản phải thu 18.10% 14.20% 12.10% 10.80% 8.60%

hàng tồn kho 27.70% 26.80% 30.90% 29.80% 15.50%

đầu tư tài chính ngắn hạn 0.60% 8.50% 12.10% 6.30% 27.30%

tổng tài sản ngắn hạn 61.70% 55.40% 58.60% 53.40% 59.80%

Page 56: Pttc - Chuong 1 - Gd4

đất đai, nhà xưởng, máy móc 19.40% 29.80% 30.30% 32.50% 29.80%

tài sản dài hạn khác 18.80% 14.80% 11.20% 14.10% 10.50%

tổng tài sản 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

phải trả người bán và phải trả khác 40.20% 20.50% 17.00% 13.10% 18.10%

vay ngắn hạn 0.30% 0.50% 0.20% 3.20% 0.20%

tổng nợ phải trả ngắn hạn 40.50% 21.00% 17.20% 16.30% 18.30%

nợ dài hạn và nợ khác 1.80% 3.00% 2.60% 3.00% 3.00%

tổng nợ phải trả 42.40% 23.90% 19.80% 19.30% 21.30%

vốn cổ phần 57.60% 76.10% 79.60% 79.80% 78.30%

tổng nguồn vốn 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

Từ bảng trên có thể thấy tài sản ngắn hạn tương đối ổn định qua các thời kỳ, tỷ trọng khoản

phải thu có xu hướng giảm dần qua các năm cho thấy Vinamilk tăng tốc dòng thu vào, đây có thể

xem là một dấu hiệu tốt từ vinamilk. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng tồn kho cũng giảm dần qua các

năm ban đầu có thê nhận định do các nguyên nhân như tình hình kinh doanh tột hoặc do nguyên vật

liệu giảm…đễ xác định đúng nguyên nhân, thì người phân tích cần phải xem xét thêm bản thuyết

minh báo cáo tài chính.

Tỷ trọng tổng tài sản ngắn hạn lớn hơn tỷ trọng tổng khoản phải trả ngắn hạn cho thấy tính thanh

khoản của Vinamilk ngày càng tốt.

Page 57: Pttc - Chuong 1 - Gd4

MỤC LỤC

Phần A Báo Cáo Tài Chính – Nền Tảng Của Phân Tích Tài Chính.................................................1

I. Bảng cân đối kế toán:...............................................................................................................1

1. Ý nghĩa.................................................................................................................................1

2. BCĐKT vì lập tại một thời điểm nên còn nhiều hạn chế:....................................................3

II. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................................................7

1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa...........................................................................................7

2. 2. Nguyên tắc lập và hạn chế:............................................................................................10

3. Những hạn chế tiềm tàng của phân tích báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh................11

4. Một số sai lệch và khiếm khuyết lớn thường thấy trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh của các công ty Việt Nam (do chế độ kế toán hoặc do thực tế) và cách khắc phục nó.. .13

5. Điều chỉnh:.........................................................................................................................16

III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO DÒNG TIỀN.............................................................................17

1. Mục đích của phân tích báo cáo dòng tiền.........................................................................17

2. Lập báo cáo dòng tiền:.......................................................................................................18

Phần B Các Phương Pháp Phân Tích..............................................................................................28

I. Phân tích tỷ số tài chính.........................................................................................................28

1. Chỉ số thanh toán................................................................................................................29

2. Tỷ số hoạt động ( Activity Ratios).....................................................................................31

3. Chỉ số đòn bây tài chính (Financial Leverage Ratios).......................................................33

4. Chỉ số sinh lợi – Profitability ratios...................................................................................36

5. Tỷ số giá trị thị trường – Market value ratio......................................................................38

II. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính....................................................................................40

III. Hạn chế của các chỉ số tài chính:.......................................................................................41

IV. Thực tế về phân tích một vài tỷ số đặc trưng của công ty Vinamilk..................................42

V. Phương pháp phân tích hàng ngang.......................................................................................51

Page 58: Pttc - Chuong 1 - Gd4

1. Phân tích biến động từng năm............................................................................................51

2. Phân tích chỉ số xu hướng..................................................................................................53

VI. Phương pháp phân tích hàng dọc – phân tích tỷ trọng.......................................................54