plugin-pttc johnson johnson 7636

75
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH [2012] PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY JOHNSON & JOHNSON GVHD: TS. NGUYỄN THANH LIÊM SVTH: NHÓM JOHNSON & JOHNSON Huỳnh Công Danh – 35K16.1 Nguyễn Thanh Vũ – 35K16.1 Đoàn Thị Minh Nguyệt – 35K16.2 Ngô Bá Lân 35K16.2 JOHNSON & JOHNSON

Upload: huynh-cong-danh

Post on 20-Jan-2016

24 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

[2012]

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

CÔNG TY JOHNSON & JOHNSON

GVHD: TS. NGUYỄN THANH LIÊM

SVTH: NHÓM JOHNSON & JOHNSON

Huỳnh Công Danh – 35K16.1

Nguyễn Thanh Vũ – 35K16.1

Đoàn Thị Minh Nguyệt – 35K16.2

Ngô Bá Lân – 35K16.2

J O H N S O N & J O H N S O N

Page 2: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................................ 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 4

LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................... 5 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY JOHNSON & JOHNSON....................................................... 6

1.1. Khái quát về JNJ ......................................................................................................... 6 1.2. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động .................................................................................. 6

1.2.1. Ngƣời tiêu dùng .................................................................................................... 6 1.2.2. Dƣợc phẩm ........................................................................................................... 6

1.2.3. Thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa ........................................................................ 7

2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG .......................................................................................... 7 2.1. Môi trƣờng vĩ mô ........................................................................................................ 7

2.1.1. Môi trƣờng kinh tế ................................................................................................ 7

2.1.2. Môi trƣờng nhân khẩu học .................................................................................. 10 2.1.3. Môi trƣờng công nghệ ......................................................................................... 11

2.1.4. Môi trƣờng chính trị pháp luật ............................................................................. 12 2.1.5. Môi trƣờng tự nhiên ............................................................................................ 12

2.2. Môi trƣờng ngành dƣợc............................................................................................. 13 2.2.1. Phân tích ngành theo mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh .......................................... 13

2.2.1.1. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ( CAO) .......................................... 13 2.2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng (THẤP) ..................................................... 15

2.2.1.3. Đe dọa từ sản phẩm thay thế( TRUNG BÌNH YẾU) .................................... 16 2.2.1.4. Năng lực thƣơng lƣợng của khách hàng ( CAO) ........................................... 17

2.2.1.5. Quyền lực của nhà cung cấp ( THẤP) .......................................................... 19 2.2.2. Xu hƣớng phát triển ............................................................................................ 19

2.2.3. Thách thức .......................................................................................................... 20 2.3. Chiến lƣợc công ty Johnson & Johnson ..................................................................... 22

3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY JOHNSON & JOHNSON ............................... 26 3.1. Mục tiêu phân tích .................................................................................................... 26

3.2. Đánh giá về chất lƣợng báo cáo tài chính và giới thiệu dữ liệu phân tích ................... 27 3.3. Cách tiếp cận phân tích ............................................................................................. 27

3.4. Phân tích tài chính JNJ .............................................................................................. 28 3.4.1. Đánh giá của thị trƣờng về JNJ ............................................................................ 28

3.4.2. Phân tích doanh thu ............................................................................................. 30 3.4.2.1. Tổng quan về doanh thu ............................................................................... 30

3.4.2.2. Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh ............................................................. 32 3.4.2.3. Doanh thu theo địa lý ................................................................................... 37

3.4.3. Phân tích chi phí .................................................................................................. 39 3.4.4. Phân tích hiệu suất hoạt động .............................................................................. 42

3.4.4.1. Phân tích lợi nhuận....................................................................................... 42 3.4.4.2. Phân tích Dupont.......................................................................................... 43

3.4.5. Phân tích đòn bẩy ................................................................................................ 45 3.4.5.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động......................................................................... 45

3.4.5.2. Phân tích đòn bẩy tài chính .......................................................................... 47 3.4.6. Phân tích cấu trúc tài sản ..................................................................................... 47

Page 3: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 3

3.4.6.1. Tổng tài sản ................................................................................................. 47 3.4.6.2. Tài sản ngắn hạn .......................................................................................... 49

3.4.6.3. Tài sản dài hạn ............................................................................................. 51 3.4.7. Phân tích cấu trúc nguồn vốn............................................................................... 52

3.4.7.1. Phân tích khái quát nguồn vốn...................................................................... 52 3.4.7.2. Phân tích tỷ suất nợ ...................................................................................... 54

3.4.8. Phân tích cân bằng tài chính ................................................................................ 55 3.4.9. Phân tích ngân quỹ .............................................................................................. 56

3.4.9.1. Tổng quan về ngân quỹ ................................................................................ 56 3.4.9.2. Phân tích ngân quỹ hoạt động ....................................................................... 59

3.4.10. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC) ......................... 64 3.4.10.1. Ƣớc tính giá trị thị trƣờng và phí tổn của nợ ................................................. 65

3.4.10.2. Ƣớc tính giá trị thị trƣờng và phí tổn của vốn chủ ........................................ 65 3.4.10.3. Tính toán WACC ......................................................................................... 67

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 68 4.1. Kết luận .................................................................................................................... 68

4.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 69

5. PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 69

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 75

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1:Xếp hạng các công ty dƣợc phẩm lớn nhất thế giới năm 2011....................................... 13

Bảng 2: Các thƣơng vụ mua lại lớn của JNJ (2001-2011) ......................................................... 23

Bảng 3 : Phân tích tỷ số tài chính .............................................................................................. 60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Thông số EPS .......................................................................................................... 28

Biểu đồ 2: Thông số M/B ......................................................................................................... 29

Biểu đồ 3: Thông số P/E ........................................................................................................... 29

Biểu đồ 4: Tổng doanh thu ....................................................................................................... 30

Biểu đồ 5: Các yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu ....................................................................... 31

Biểu đồ 6: Cơ cấu và tăng trƣởng doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh ...................................... 32

Biểu đồ 7: Cơ cấu doanh thu mảng ngƣời tiêu dùng .................................................................. 33

Biểu đồ 8: Tăng trƣởng doanh thu mảng ngƣời tiêu dùng ......................................................... 34

Biểu đồ 9: Cơ cấu doanh thu mảng thuốc sinh học .................................................................... 35

Biểu đồ 10: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu mảng thuốc sinh học ............................................... 35

Biểu đồ 11: Cơ cấu doanh thu mảng thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa .................................... 36

Biểu đồ 12: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu mảng thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa.................. 37

Biểu đồ 13: Doanh thu theo địa lý ............................................................................................ 38

Biểu đồ 14: Cơ cấu chi phí ....................................................................................................... 39

Biểu đồ 15: Tăng trƣởng chi phí ............................................................................................... 40

Biểu đồ 16: Chi phí thuộc giá vốn hàng bán.............................................................................. 41

Biểu đồ 17: Lợi nhuận biên ...................................................................................................... 42

Biểu đồ 18: ROA của JNJ so sánh với ngành ............................................................................ 43

Biểu đồ 19: Phân tích Dupont ROA .......................................................................................... 43

Page 4: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 4

Biểu đồ 20: ROE so sánh với ngành ......................................................................................... 44

Biểu đồ 21: Phân tích Dupont ROE .......................................................................................... 45

Biểu đồ 22: Tỷ trọng chi phí cố định......................................................................................... 46

Biểu đồ 23: Hiệu ứng đòn bẩy tài chính .................................................................................... 47

Biểu đồ 24: Cơ cấu và tốc độ tăng tài sản ................................................................................. 48

Biểu đồ 25: Cơ cấu tài sản ngắn hạn ......................................................................................... 49

Biểu đồ 26: Tăng trƣởng tài sản ngắn hạn ................................................................................. 49

Biểu đồ 27: Vòng quay một số khoản mục tài sản ngắn hạn ...................................................... 50

Biểu đồ 28: Cơ cấu và tốc độ tăng trƣởng tài sản dài hạn .......................................................... 51

Biểu đồ 29: Nguồn vốn và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn ......................................................... 52

Biểu đồ 30: Thông số nợ .......................................................................................................... 54

Biểu đồ 31: Số lần trả lãi vay .................................................................................................... 55

Biểu đồ 32: Cân bằng tài chính ................................................................................................. 55

Biểu đồ 33: Ngân quỹ ............................................................................................................... 58

Biểu đồ 34: Ngân quỹ từ doanh thu và EBIT ............................................................................ 61

Biểu đồ 35: Ngân quỹ đầu tƣ cho tài sản ................................................................................... 61

Biểu đồ 36: Tỷ lệ tái đầu tƣ ngân quỹ ....................................................................................... 62

Biểu đồ 37: Ngân quỹ kinh doanh dùng trả nợ .......................................................................... 63

Biểu đồ 38: Ngân quỹ kinh doanh tạo ra từ tài sản và vốn chủ .................................................. 64

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

JNJ: Công ty JOHNSON & JOHNSON

EBIT: Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay

EPS: Lãi cơ bản trên cổ phiếu

P/E: Chỉ số giá trên thu nhập

M/B: Giá thị trƣờng trên giá trị sổ sách

ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số

Page 5: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Quản trị tài chính nâng cao là môn học chuyên ngành dành cho sinh viên chuyên

ngành Quản trị tài chính. Nội dung nghiên cứu của môn học liên quan đến việc phân tích

và ra các quyết định tài chính dài hạn trong doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một phần

của nội dung môn học này nhằm đi sâu nghiên cứu tình hình tài chính dài hạn của doanh

nghiệp, từ đó đƣa ra các quyết định đầu tƣ và tài trợ hiệu quả có ảnh hƣởng đến giá trị

doanh nghiệp. Với nội dung nhƣ vậy chúng tôi đã chọn chủ đề “ Phân tích tài chính công

ty Johnson & Johnson” để nghiên cứu. Nội dung bài phân tích theo khuôn khổ cách tiếp

cận “Top-Down”. Đầu tiên chúng tôi giới thiệu tổng quan về công ty, thứ 2 chúng tôi

cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh môi trƣờng vĩ mô trong 10 năm qua, thứ 3 phân

tích môi trƣờng ngành dƣợc phẩm theo mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh để nhận diện cơ

hội và rủi ro trong ngành có thể ảnh hƣởng đến doanh nghiệp, thứ 4 chúng tôi phân tích

các chiến lƣợc hiện tại của công ty Johnson & Johnson nhằm xem xét các ảnh hƣởng của

các chiến lƣợc đến hoạt động tài chính của công ty, tiếp theo chúng tôi đi sâu vào phân

tích tình hình tài chính của công ty thông qua các dữ liệu thu thập đƣợc và cuối cùng đƣa

ra các kết luận và kiến nghị để góp phần giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. Chúng tôi

xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Liêm – Trƣởng khoa Quản trị Kinh doanh,

trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài phân tích này!.

Page 6: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 6

1. GIỚI THIỆU CÔNG TY JOHNSON & JOHNSON

1.1. Khái quát về JNJ

Công ty Johnson & Johnson ( JNJ) đƣợc thành lập ở bang New Jersey, Hoa Kỳ

vào năm 1887. JNJ là một công ty toàn cầu sở hữu hơn 250 công ty con hoạt động

trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia vào nghiên cứu và phát triển, sản xuất và

phân phối một loạt các sản phẩm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Năm 2011, JNJ

đạt doanh số khoảng 64,419 tỷ đô la Mỹ, Tổng tài sản ƣớc đạt 103 tỷ đô la Mỹ.

Từ năm 2002,William C. Weldon trở thành Chủ tịch và CEO của Johnson &

Johnson, ngƣời thứ tám để lãnh đạo Công ty từ ngày thành lập của nó. Dƣới sự lãnh

đạo của ông, Công ty đi vào khu vực điều trị mới nhƣ HIV/AIDS, chăm sóc và giữ

gìn sức khỏe.

1.2. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động

Công ty hoạt động với mạng lƣới rộng khắp thế giới trên 3 phân đoạn chính gồm:

1.2.1. Người tiêu dùng

Phân khúc ngƣời tiêu dùng bao gồm một loạt các sản phẩm đƣợc sử dụng trong

chăm sóc em bé, chăm sóc da, chăm sóc răng miệng, chăm sóc vết thƣơng, các lĩnh

vực chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, cũng nhƣ dinh dƣỡng và các sản phẩm dƣợc

phẩm, với các thƣơng hiệu lớn nhƣ Aveeno ®; CLEAN & CLEAR ® JOHNSON'S

®; Neutrogena ® , RoC ® , LUBRIDERM ® , Listerine… Các sản phẩm này đƣợc

phân phối sỉ và lẻ cho các nhà bán buôn, bán lẻ cũng nhƣ các bệnh viện, phòng khám

qua hệ thống phân phối rộng khắp của JNJ.

1.2.2. Dược phẩm

Phân đoạn dƣợc phẩm bao gồm các sản phẩm trong các lĩnh vực sau: chống nhiễm

trùng, chống loạn thần, tránh thai, da liễu, tiêu hóa, huyết học, miễn dịch, thần kinh, ung

thƣ, và chống virus. Các sản phẩm chính trong phân khúc dƣợc phẩm bao gồm : ®

Page 7: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 7

Remicade (infliximab); STELARA ® (ustekinumab); SIMPONI ® (golimumab);

INTELENCE ® (etravirine), điều trị HIV / AIDS; NUCYNTA

® (tapentadol);

RISPERDAL ® CONSTA

® (risperidone); Những sản phẩm này đƣợc phân phối trực tiếp

cho các nhà bán lẻ, bán buôn và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho ngƣời sử dụng

theo toa.

1.2.3. Thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa

Phân khúc này bao gồm một loạt các sản phẩm phân phối bán buôn và bán lẻ cho

bệnh viện và các cơ sở y tế, sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực chuyên môn của các bác sĩ, y

tá, chuyên gia trị liệu, bệnh viện, phòng thí nghiệm chẩn đoán và phòng khám. Những

sản phẩm này bao gồm các thƣơng hiệu Biosense Webster – điều trị các bệnh về hệ tuần

hoàn; DePuy – điều trị chấn thƣơng, chỉnh hình và thần kinh, Ethicon – sản phẩm phẩu

thuật thẩm mỹ cho phụ nữ; Ethicon Endo – Dụng cụ phẩu thuật và khử trùng tiên tiến…

ACIPHEX ® / Pariet ® - một chất ức chế bơm proton đồng bán trên thị trƣờng.

2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

2.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1. Môi trường kinh tế

Tổng quan tình hình

Trong giai đoạn từ 2002 - 2011, về kinh tế, có một số vấn đề nổi trội nhất đƣợc đề

cập đến đó là:

Năm 2002:

Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố 11/9

tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn. Năm 2001 mỗi thùng dầu chỉ còn 20

USD một thùng, giảm 35% so với trƣớc. Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh cũng góp

phần vào sự giảm giá dầu. Cho đến năm 2002 thì nền kinh tế thế giới vƣợt qua các

cuộc khủng hoảng dầu và đi vào phục hồi.

Năm 2003 -2008:

Page 8: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 8

Trong khi năm 2002 thì giá dầu tụt dốc nhanh chóng thì đến năm 200 3 thì giá dầu

đã nhanh chóng tăng trở lại và tăng liên tục cho đến năm 2008 thì mới có dấu hiệu

chững lại. Trƣớc sự bất ổn của giá dầu không theo đã tác động mạnh đến mọi mặt

của nền kinh tế các nƣớc trên toàn cầu. Dƣới tác động của mùa đông khắc nghiệt

2005 - 2006 ở châu Âu và Bắc Mỹ cũng nhƣ những bất ổn chính trị tại Irắc, Iran,

xung đột giữa Ixaren và các lực lƣợng hồi giáo cực đoan, giá dầu mỏ năm 2006 đã

ngày càng tăng đến những mức kỷ lục mới. Trên thực tế, tháng 8/2006 giá dầu mỏ

thế giới đã lên đến gần 80 USD/ thùng, mức cao nhất từ trƣớc đến nay. Tuy sang

tháng 9/2006 giá dầu mỏ đã giảm xuống dƣới 70 USD/ thùng, nhƣng mức giá này

vẫn cao hơn 17% so với đầu năm 2006 và cao hơn 55% so với đầu năm 2005.

Năm 2008 – 2009:

Cuộc khủng hoảng tín dụng khơi mào với sự kiện Ngân hàng Lehman Brothers

tuyên bố phá sản ngày 17/9/2008 dẫn đến cuộc khủng khoảng kinh tế - tài chính

trên toàn thế giới năm 2008-2009. Hàng loạt ngân hàng tuyên bố phá sản, bị mua

lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt chỉ trong thời gian ngắn. Thế giới đã thực sự chao

đảo, nghiêng ngả bởi làn sóng sụp đổ của các nhà băng. Theo thống kê, từ cuối

năm 2007 đến giữa năm 2009 toàn thế giới đã có khoảng 33 ngân hàng ở các qui

mô khác nhau bị mua lại, 92 ngân hàng phải tuyên bố phá sản.

Năm 2010-2011:

Khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra với hình thức mới. Đó là cuộc khủng hoảng

nợ công. Không chỉ bó hẹp trong phạm vi Hy Lạp, sang năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ

châu Âu lan rộng sang Italy, Đức, Tây Ban Nha rồi Bồ Đào Nha…

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu khiến đồng tiền chung khu vực lao đao so với đôla

Mỹ. Tính đến tháng 5/2010, euro rơi xuống mức giá thấp nhất suốt 4 năm so với USD vì

các nhà đầu tƣ lo sợ sẽ có thêm nhiều quốc gia đi vào vết xe đổ của Hy Lạp.

Trong khi nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp và vẫn chƣa có dấu hiệu khả quan

thì vào tháng 8/2011 Quốc hội và chính phủ Mỹ đã đạt đƣợc Thỏa thuận sẽ nâng mức

trần nợ công lên thêm 2,4 nghìn tỉ USD, chia làm hai giai đoạn, đổi lấy việc cắt giảm chi

Page 9: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 9

tiêu 917 tỉ USD trong 10 năm tới, kèm theo chƣơng trình giảm thâm hụt ngân sách 1,5

nghìn tỉ USD thông qua cải cách thuế và cắt giảm các chƣơng trình phúc lợi xã hội và bị

tổ chức xếp hạng tín dụng S&P hạ bậc tín nhiệm, từ đây chính phủ Mỹ chấp nhận chi phí

cao hơn khi vay mƣợn trên thị trƣờng tài chính quốc tế. Trong quý đầu năm 2012 S&P

cũng đã hạ bậc tín nhiệm của 15/17 nƣớc thuộc Eurozone.

Động đất, song thần, thảm họa hạt nhân vào tháng 3 tại Nhật đã phá hủy thành tựu

kinh tế của Nhật trong gần 2 thập kỷ qua. Đẩy Nhật rơi vào tình trạng từ một nƣớc viện

trợ ODA trở thành nƣớc nhận viện trợ. Viện trợ, sản xuất và tiêu dùng từ Nhật suy giảm

đã khiến các nƣớc phụ thuộc vào Nhật cũng rơi vào khốn đốn, càng kéo thế giới lâm vào

tình thế khó khăn hơn.

Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã kéo theo nhiều hệ lụy: lạm phát gia tăng, lãi suất

cao dẫn đến giá cả hàng hóa leo thang làm sụt giảm niềm tin của ngƣời tiêu dùng và nhà

đầu tƣ. Tác động mạnh mẽ đến sản xuất, đầu tƣ của doanh nghiệp, …khiến cho nền kinh

tế rơi vào tình trạng gần nhƣ đình trệ.

Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn này thì Trung Quốc cũng nhƣ một số nƣớc

châu Á, đang có tốc độ phát triển mạnh, đóng vai trò đầu tàu với hy vọng kéo nền kinh tế

thoát khỏi khủng hoảng

Ảnh hưởng đến ngành dược phẩm:

Đe dọa: Có thể nói, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - nay là mối đe dọa lớn

đến hầu hết các ngành kinh tế. Lạm phát gia tăng, lãi suất cao dẫn đến giá cả hàng hóa leo

thang, chi phí nguyên vật liệu gia tăng, ngƣời dân thắt chặt chi tiêu hơn trong tiêu dùng

khiến doanh thu toàn ngành dƣợc phẩm giảm, nhiều công ty dƣợc đã phải gặp khó khăn

trong sản xuất kinh doanh, huy động vốn, dẫn đến phá sản và tái cấu trúc mạnh mẽ.

Cơ hội: Cuộc khủng hoảng là thách thức to lớn đối với các công ty trên toàn thế giới

nhƣng cũng là cơ hội cho những tập đoàn dƣợc phẩm lớn mạnh, hoạt động hiệu quả có

điều kiện để có thể mở rộng thị phần của mình hay thâu tóm những công ty đang trên bờ

vực phá sản.

Page 10: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 10

2.1.2. Môi trường nhân khẩu học

Tổng quan tình hình

Dân số thế giới tăng nhanh

Trong 1 thập kỷ qua, dân số thế giới tăng nhanh, đạt 7 tỷ ngƣời vào cuối năm 2011,

dự đoán đạt 9 tỷ ngƣời vào năm 2050.

Phần lớn việc gia tăng dân số chủ yếu tập trung ở các nƣớc đang phát triển, các nƣớc

này tăng từ 5.3 tỷ và lên đến 7.8 tỷ trong năm 2050. Còn ở những nƣớc phát triển thì mức

tăng ít thay đổi, duy trì ở mức 1.2 tỷ . Sự gia tăng này đã đè nặng gánh nặng an sinh xã

hội lên các nƣớc càng làm trì trệ thêm sự phát triển kinh tế và chất lƣợng cuộc sống.

Dân số thế giới đang có xu hướng già đi

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo dân số thế giới đang già đi nhanh chóng.

Theo các báo cáo gần đây thì dự tính sẽ tăng lên gần 2 tỷ ngƣời già vào năm 2050, lúc đó

trong 5 ngƣời sẽ có 1 ngƣời từ 60 tuổi trở lên, số ngƣời từ 80 tuổi trở lên sẽ chiếm 5%

dân số, so với 1,5% hiện nay và tại thời điểm đó, lần đầu tiên trong lịch sử loài ngƣời,

dân số già sẽ lớn hơn dân số trẻ em (0-14 tuổi). Điều này đã tác động sâu rộng đến nền

kinh tế toàn cầu.

Phần lớn ngƣời cao tuổi trên thế giới tập trung ở châu Á (54%), tiếp đến là châu

Âu với 22%.

Vào năm 2050, thế giới sẽ có tới 1.25 tỷ ngƣời già trên 60 tuổi và 1 tỷ ngƣời đến

tuổi lao động, trong khi số ngƣời dƣới 25 tuổi giảm xuống còn 3 tỷ ngƣời.

Tỷ lệ ngƣời cao tuổi hiện nay ở các khu vực phát triển cao hơn nhiều so với các

khu vực kém phát triển, nhƣng tốc độ già hoá ở các quốc gia đang phát triển nhanh hơn.

Ảnh hưởng đến ngành dược phẩm

Dân số thế giới tăng nhanh và trở nên già đi thì các yêu cầu về các dịch vụ chăm sóc

sức khỏe, y tế, an sinh xã hội tăng cao, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tƣ mở

rộng sản xuất và kênh phân phối để đáp ứng nhóm khách hàng tiềm năng này.

Page 11: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 11

2.1.3. Môi trường công nghệ

Tình hình công nghệ

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 ghi nhận nhiều tiến bộ y học có tính chất đột phá

với sự tham gia của 125 chuyên gia trong nhiều lĩnh vực y tế trên khắp thế giới.

Xây dựng thành công bản đồ hệ gen người

Năm 2000, các nhà khoa học trong Dự án Hệ gen ngƣời quốc tế đã công bố phác

thảo về toàn bộ các gen ở ngƣời và đăng tải trên internet. Lần đầu tiên, cả thế giới có

thể download và đọc một cách đầy đủ nhất thông tin vào toàn bộ gen ngƣời.

Với việc xây dựng thành công bản đồ hệ gen ngƣời, chúng ta có quyền tin vào

tƣơng lai với những loại thuốc và những liệu pháp mới hiệu quả và ít độc với cơ thể

ngƣời hơn.

Sản phẩm mới:

Tiếp sau thành công của việc hoàn thành bộ gen ngƣời vào năm 2003, nhiều

căn bệnh đã có hƣớng điều trị mới thông qua nhiều công trình nghiên cứu nổi bật.

Giai đoạn này đƣợc đánh dấu bởi việc giới thiệu thành công các sản phẩm

dƣợc phẩm mới. Đây là thành quả của những nỗ lực nghiên cứu lâu dài cung cấp

phƣơng pháp điều trị hiệu quả hơn hắn nhƣ: các chất ức chế protease cho hội chứng

suy giảm miễn dịch, Protropin hormone tăng trƣởng của con ngƣời, và Viagra cho rối

loạn chức năng cƣơng dƣơng. Đồng thời sản xuất ra các sản phẩm dƣợc đổi mới

chẳng hạn nhƣ thuốc chống trầm cảm thế hệ thứ ba và thứ tƣ đã giảm cƣờng độ của

tâm lý trị liệu tốn kém và thuốc huyết áp giảm chi phí nhập viện và phẫu thuật tim

mạch liên quan.

Liệu pháp thuốc phối hợp trong điều trị AIDS

Kể từ khi xuất hiện liệu pháp điều trị kháng retroviral hoạt tính cao (HAART) năm

1996, HIV không còn là một căn bệnh chết ngƣời mà trở thành 1 căn bệnh mãn tính

với cơ hội sống kéo dài tới vài thập niên.

Page 12: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 12

Hơn thế, phƣơng pháp “pha trộn tổng hợp” này cũng trở thành một mô hình điều

trị các bệnh khác, từ ung thƣ phổi đến ung thƣ tim.

Trong suốt 1 thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tinh lọc phƣơng

pháp này để nâng cao hiệu quả điều trị. Nhờ đó, tỉ lệ tử vong do HIV đã giảm trên

toàn thế giới.

Ảnh hưởng đến ngành dược phẩm

Việc xây dựng thành công bản đồ gen ngƣời, phát triển các sản phẩm mới, và liệu

pháp điều trị HIV/AIDS mới đã đẩy các doanh nghiệp dƣợc vào tình thế tăng cƣờng

đầu tƣ R&D các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ này để sản xuất ra các

loại thuốc hữu hiệu hơn trong điều trị các căn bệnh nan y cũng nhƣ giảm tác dụng phụ

của thuốc.

2.1.4. Môi trường chính trị pháp luật

Tổng quan tình hình

Trong thời gian gần đây rộ lên các vụ thu hồi số lƣợng lớn các sản phẩm thuốc

kém chất lƣợng cũng nhƣ gây độc cho con ngƣời. Trình độ dân trí nâng cao, ngƣời

dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình hơn điều này đã yêu cầu các quốc gia

tăng cƣờng các đạo luật liên quan đến sản xuất và cung ứng dƣợc phẩm vô cùng khắc

khe nhƣ các nƣớc châu Âu và Mỹ nhằm bảo vệ sức khỏe ngƣời dân

Ảnh hưởng đến ngành dược

Điều này đã đặt các ngành dƣợc chú trọng hơn vào chất lƣợng sản phẩm đáp ứng

đƣợc các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cạnh tranh và tồn tại đƣợc trên thị trƣờng

2.1.5. Môi trường tự nhiên

Thực trạng

Môi trƣờng tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Mức khí thải gây hiệu

ứng nhà kính là carbon dioxide, CO2, và methane trong bầu khí quyển hiện nay là cao

hơn bất cứ thời điểm nào trong vòng 650 ngàn năm nay.

Page 13: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 13

Thảm họa động đất, sóng thần, lụt lội xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới khiến dịch

bệnh hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới

Rò rỉ phóng xạ, hạt nhân, thảm họa tràn dầu đã làm ô nhiễm không khí, đất và

nguồn nƣớc nghiêm trọng

Ảnh hưởng đến ngành dược

Ô nhiễm môi trƣờng đang trở nên ngày càng nghiêm trọng, bệnh tật gia tăng. Đây là

cơ hội cũng nhƣ thách thức to lớn đặt ra cho ngành dƣợc sản xuất ra những loại thuốc

hữu hiệu để ứng phó với tình trạng này.

2.2. Môi trường ngành dược

2.2.1. Phân tích ngành theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

2.2.1.1. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ( CAO)

Ngành dƣợc phẩm đặc trƣng bởi mức độ cạnh tranh nội bộ ngành ở mức cao, thị trƣờng

tập trung ở một số (khoảng 15-20) công ty lớn).

Bảng 1:Xếp hạng các công ty dược phẩm lớn nhất thế giới năm 2011

Page 14: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 14

Các công ty trong ngành hầu hết là các công ty lớn hoạt động nghiên cứu, sản xuất

và phân phối thuốc trên phạm vi toàn thế giới nên hƣởng đƣợc tính kinh tế theo quy mô

và tính kinh tế theo phạm vi.

Ngành đặc trƣng bởi chi phí R&D chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí,

các công ty trong ngành liên tục đƣa ra các sản phẩm thuốc có bản quyền nhằm mở rộng

thị phần và gia tăng năng lực cạnh tranh. Vì thế các công ty có kinh nghiệm và bề dày

lịch sử phát triển nghiên cứu sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các công ty khác. Hầu

hết các công ty hàng đầu thế giới đều thực hiện rất tốt hoạt động R&D này.

Trong các công ty đƣợc xếp hạng trên thì đa số là các công ty sản xuất thuốc có

bản quyền, tuy nhiên sự nhảy vọt của TEVA – hãng dƣợc phẩm chuyên sản xuất thuốc

Generic lớn nhất thế giới là một điểm chú ý đặc biệt. Các sản phẩm thuốc Generic đƣợc

sản xuất sau khi các sản phẩm thuốc có bản quyền hết hạn sáng chế, chính vì thế các hãng

sản xuất các loại thuốc này không phải đầu tƣ nhiều cho chi phí nghiên cứu và phát triển,

vì thế Generic có giá thành thấp hơn nhiều với chất lƣợng không chênh lệch nhiều đã trở

thành sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng trong thời buổi kinh tế khó khăn này. Chính điều

này đã cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm thuốc có bản quyền, làm chùn bƣớc các nhà

sản xuất đầu tƣ lớn cho R&D. Tuy nhiên trong thời hạn bảo hộ thì thuốc có bản quyền

không bị sao chép và họ có thể định giá cao để thu hồi vốn và có lợi nhuận. Thời hạn bảo

hộ thƣờng là 17 năm tại Mỹ và thay đổi theo từng quốc gia và vùng lãnh thổ.

Gần đây các hoạt động sáp nhập và mua lại theo cả hai chiều hƣớng dọc và ngang

đang diễn ra mạnh mẽ. Đa số các công ty dƣợc phẩm lớn đã tiến hành nhiều hoạt động

sáp nhập và mua lại trong thời gian qua để tận dụng tính kinh tế theo quy mô trong sản

xuất, thử nghiệm lâm sàng và tiếp thị sản phẩm, đầu tƣ vào nghiên cứu và phát triển (R &

D) nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm trong tƣơng lai để đảm bảo tồn tại và phát triển

trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh mạnh mẽ. Các vụ sáp nhập lơn phải kể đến nhƣ

Pfizer Pharmacia (giá mua 58 tỷ USD), mua lại Guidant bởi Johnson & Johnson (giá mua

$ 25tỷ USD), 3 trong 6 công ty lớn của châu Âu đã trải qua các vụ sáp nhập trong nhiều

Page 15: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 15

năm qua: GlaxoSmithKline (sáp nhập của Glaxo Wellcome và SmithKline Beecham),

AstraZeneca (sáp nhập của Astra và Zeneca) và Sanofi -Aventis (sáp nhập của Sanofi-

Synthelabo và Aventis). Việc sáp nhập này làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các công ty

lớn, có thể nói là một cuộc chạy đua sáp nhập, tái cấu trúc đã và đang diễn ra mạnh mẽ

trong ngành công nghiệp dƣợc phẩm

Thành lập các liên minh sản xuất thuốc chiến lƣợc để tận dụng lợi thế của nhau

nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. Ví dụ,

hợp tác của Sanofi-Aventis và Bristol-Myers Squibb sản xuất thuốc Plavix - hiện nay

đang là một trong các sản phẩm bán chạy hàng đầu cho các công ty này.

2.2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng (THẤP)

Các ngành công nghiệp dƣợc phẩm là một ngành công nghiệp rất hấp dẫn đối với

ngƣời mới tiềm năng. Nhƣ một dấu hiệu cho thấy lợi nhuận của ngành công nghiệp là rất

ấn tƣợng. 12 công ty dƣợc của Mỹ nằm trong danh sách Fortune 500 công ty hàng đầu

trong lợi nhuận trên doanh số bán hàng (Tạp chí Forbes). Chính vì thế rất hấp dẫn các đối

thủ cạnh tranh khác nhảy vào ngành này, tuy nhiên có những yếu tố sau làm chùn bƣớc

chân của họ:

Bằng sáng chế là rào cản gia nhập ngành lớn, luật pháp đa số các quốc gia

đều bảo hộ cho các nhà sáng chế các loại thuốc mới trong thời hạn 10 đến

17 năm tùy vào quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời hạn này đủ để các nhà sáng

chế thu hồi vốn đầu tƣ ( chủ yếu là chi phí R&D) và có lợi nhuận. Việc bảo

hộ thƣờng gây tranh cãi về độc quyền và đòi dỡ bỏ luật này nhƣng với lý do

khuyến khích các nhà sản xuất R&D để chế ra nhiều loại thuốc giúp ích cho

con ngƣời nên luật này vẫn đƣợc áp dụng. Điều này đã tạo nên một rào cản

gia nhập ngành cao.

Chi phí R&D cao là một đặc trƣng lớn của ngành dƣợc phẩm, để đảm bảo

cạnh tranh đƣợc, hầu hết các nhà sản xuất đều đầu tƣ lớn vào R&D, tuy

nhiên theo thống kê rằng cứ 10.000 hợp chất đƣợc tổng hợp thì chỉ có 1 hợp

Page 16: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 16

chất là thành công và thời gian nghiên cứu 1 sản phẩm mới trong ngành

trung bình là 12 năm. Mức đầu tƣ lớn cho 1 hoạt động có xác suất thành

công không lớn là 1 yếu tố làm nản lòng các đối thủ muốn gia nhập ngành.

Chi phí marketing, tiếp thị và phân phối sản phẩm mới trên thị trƣờng cũng

là vấn đề nan giải cho những ai muốn gia nhập ngành.

Thƣơng hiệu của nhà sản xuất cũng là vấn đề cần suy nghĩ cho những ai

muốn gia nhập ngành. Với đặc trƣng là sản phẩm liên quan trực tiếp đến

sức khỏe và tính mạng con ngƣời nên ngƣời tiêu dùng thƣờng chọn những

doanh nghiệp có danh tiếng. Mặc dù xây dựng thƣơng hiệu cần 1 thời gian

dài nhƣng tham gia vào 1 ngành đã đƣợc đánh dấu bởi các thƣơng hiệu lớn

thì cũng là khó khăn cho các đối thủ tiềm năng.

Xu hƣớng hiện nay là sáp nhập và mua lại các công ty dƣợc để gia nhập ngành xem nhƣ

có vẻ dễ dàng, nhƣng chi phí mua cao và thực tế nhiều cuộc sáp nhập mua lại không

những không làm gia tăng năng lực cạnh tranh mà còn kéo cả công ty mua và công ty

đƣợc mua đến bờ vực phá sản do hoạt động không hiệu quả, chất lƣợng sản phẩm không

cao và đặc biệt là công tác quản lý rất khó khăn. Chính vì vậy nên nhận định chung sự

cạnh tranh từ các đối thủ tiềm tàng là ở mức thấp

2.2.1.3. Đe dọa từ sản phẩm thay thế( TRUNG BÌNH YẾU)

Các sản phẩm của ngành dƣợc với đặc trƣng cơ bản là sản phẩm thiết yếu chăm

sóc sức khỏe con ngƣời nên hầu nhƣ không có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên ngành công

nghiệp dƣợc phẩm cạnh tranh với các ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe khác nhƣ

các dịch vụ điều dƣỡng, an sinh không dùng thuốc... đây là xu hƣớng của thế kỷ 21.

Trong trƣờng hợp này, các công ty dƣợc phẩm không chỉ chứng minh hiệu quả cao trong

các sản phẩm của họ, mà còn cung cấp bằng chứng rõ ràng lợi thế chi phí so với các hình

thức chăm sóc khác. Các mối đe dọa cụ thể nhƣ sau:

Page 17: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 17

Thay đổi phương pháp điều trị, với sự phát triển nhƣ vũ bão của y học

hiện đại, ngày nay con ngƣời có thể cấy ghép các bộ phận hƣ tổn của cơ

thể nhƣ cấy ghép gan, thận…. Phƣơng pháp điều trị này có hiệu quả cao

hơn và ít tác dụng phụ hơn việc dùng thuốc điều trị lâu dài

Ý thức của con người trong sử dụng thuốc, Con ngƣời ngày nay với

mức sống và dân trí cao hơn, họ ý thức đƣợc tác hại khi sử dụng thuốc

và các tác dụng phụ khó lƣờng trƣớc của nó. Ngày nay đã ra đời nhiều

phƣơng pháp điều trị không dùng thuốc nhƣ Yoga, tập dƣỡng sinh, ngồi

thiền…

Các sản phẩm thuốc Generic, tuy đây cũng là sản phẩm của ngành

dƣợc nhƣng cũng là sản phẩm thay thế lớn của các sản phẩm thuốc có

bản quyền. Việc sản xuất các loại thuốc generic sau khi hết hạn bảo hộ

sáng chế cũng là mối lo ngại lớn của các nhà sản xuất thuốc có bản

quyền

Tuy nhiên trong tƣơng lai gần chúng ta vẫn chƣa thay thế đƣợc phƣơng

pháp nào hiệu quả hơn việc dùng thuốc và các loại thuốc mới có tác dụng

cao thƣờng xuyên đƣợc tung ra thì chúng tôi nhận định mức độ cạnh tranh

ở mức trung bình yếu.

2.2.1.4. Năng lực thương lượng của khách hàng ( CAO)

Khách hàng của ngành dƣợc bao gồm các nhà bán sỉ, bán lẻ, bệnh viện, cơ

sở y tế, các tổ chức phi lợi nhuận… và chính phủ. Mỗi khách hàng này có

những năng lực và tầm ảnh hƣởng khác nhau.

Các nhà bán buôn (sỉ và lẻ) có một năng lực thƣơng lƣợng tƣơng

đối cao, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào thị trƣờng phân phối

của nó. Ở những thị trƣờng nhƣ Mỹ và châu Âu thì nhóm này có

mức độ tập trung cao có thể đƣa ra các yêu cầu về chất lƣợng và giá

Page 18: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 18

thuốc Generic do có một số lƣợng lớn các nhà sản xuất mong muốn

phân phối các sản phẩm thông qua hệ thống này để tiết kiệm chi phí

mở các cửa hàng trƣng bày và giới thiệu sản phẩm, chi phí lƣu

kho…Nhƣng với các sản phẩm thuốc có bản quyền có nhu cầu thị

trƣờng lớn và không có sản phẩm thay thế cùng chức năng thì các

hãng dƣợc có thể định mức giá cao mà các nhà bán buôn không thể

can thiệp đƣợc. Ở một số nƣớc khác ví dụ nhƣ Tây Ban Nha thì thị

trƣờng các nhà bán buôn dƣợc phẩm đang phân mảnh nhỏ lẻ nên hầu

nhƣ họ không có năng lực thƣơng lƣợng đáng kể nào đối với các nhà

sản xuất thuốc.

Bệnh viện và các cơ sở y tế có một năng lực thƣơng lƣợng đáng kể

với các nhà sản xuất thuốc. Đây là các khách hàng lớn, tần suất mua

hàng thƣờng xuyên với giá trị hóa đơn lớn, thƣờng xuyên đƣợc

quảng cáo, mời chào bởi các hãng dƣợc khác và dễ dàng thay đổi

nhà cung cấp nếu cảm thấy không hài lòng hoặc sự chênh lệch về giá

hoặc chất lƣợng.

Các tổ chức phi lợi nhuận thƣờng tham gia vào các hoạt động nhân

đạo, cứu tế ở nhiều quốc gia nhƣ châu Phi, châu Á. Họ thƣờng mua

thuốc với số lƣợng lớn và dễ dàng chọn nhà cung cấp khác có giá rẻ

hơn để tiết kiệm chi phí nên năng lực cạnh tranh của nhóm này là

tƣơng đối cao.

Chính phủ là nhóm khách hàng có năng lực thƣơng lƣợng cao, với

quyền hạn của mình họ có thể áp các mức giá khác nhau cho các sản

phẩm thuốc; họ cũng có thể quy định thời hạn bảo hộ cho các sản

phẩm thuốc cũng nhƣ đƣa ra các luật định thuận lợi hoặc bất lợi cho

các nhà sản xuất và phân phối thuốc trên lãnh thổ của họ. Họ cũng là

ngƣời mua lớn cho các mục đích an sinh xã hội, cứu tế hoặc quân sự

Page 19: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 19

nên đây là nhóm khách hàng có năng lực cạnh tranh lớn nhất trong

các khách hàng của các hãng dƣợc

Tổng kết các khách hàng trên thì ta có thể nhận định được năng lực

thương lượng của người mua ở mức cao

2.2.1.5. Quyền lực của nhà cung cấp ( THẤP)

Trong năm lực lƣợng, “khả năng thƣơng lƣợng của các nhà cung cấp” là một lực

lƣợng khá yếu trong ngành công nghiệp dƣợc phẩm. Các công ty dƣợc phẩm lớn thƣờng

đƣợc tích hợp theo chiều dọc trở về trƣớc, và nhƣ vậy không phải đối mặt với mối đe dọa

mạnh mẽ từ các nhà cung cấp. Đối với các nguồn nguyên liệu để sản xuất phần lớn các

loại thuốc là các hóa chất tƣơng đối dễ đƣợc cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp. Ngoại lệ là

công nghệ sinh học và công nghệ gen, mà nguồn cung cấp thƣờng là một vấn đề bởi vì

tính chất chuyên môn cao của các yếu tố đầu vào. Nếu lao động đƣợc xem là một nguyên

liệu cho các hang dƣợc thì việc thiếu hụt các chuyên viên R&D chất lƣợng cao có thể cho

phép các nhà cung ứng lao động một năng lực mặc cả nào đó, tuy nhiên năng lực này là

không lớn. Tựu tring lại thì năng lực thƣơng lƣợng của nhóm này vẫn ở mức thấp.

2.2.2. Xu hướng phát triển

Do tiến bộ rất nhiều trong khoa học và công nghệ, bao gồm cả ngành công nghiệp

chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ ở các nƣớc phát triển và đang phát triển đã đƣợc tăng đáng

kể.Tỷ lệ ngày càng tăng của ngƣời cao tuổi hứa hẹn sẽ tăng trƣởng hơn nữa nhu cầu cho

các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ngày càng cao, họ có xu hƣớng quan tâm đến

sức khỏe của mình và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Nền kinh tế một số nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng, đặt biệt là Trung Quốc có tốc

độ phát triển đáng khen ngợi trong thời buổi kinh tế khó khăn, đây là thị trƣờng tiềm

năng cho ngành dƣợc phẩm trong bối cảnh các nƣớc châu Mỹ và Âu đang thực hiện các

chính sách thắt lƣng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu và phúc lợi xã hội.

Page 20: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 20

2.2.3. Thách thức

Cạnh tranh trong môi trường toàn cầu

Ngành công nghiệp dƣợc phẩm hiện đang đại diện cho một môi trƣờng cạnh tranh

cao. Cụ thể là:

Đầu tiên, Cạnh tranh giữa các công ty lớn với nhau. Mặc dù không phải tất cả các công ty

dƣợc phẩm hàng đầu đều kinh doanh trên tất cả các phân đoạn của thị trƣờng dƣợc phẩm

nhƣng hầu nhƣ tất cả chúng đều hoạt động R & D và sản xuất thuốc trong các phân đoạn

có tiềm năng cao nhất - chẳng hạn nhƣ điều trị các bệnh truyền nhiễm, tim mạch, tâm

thần hoặc ung thƣ.

Thứ hai, Cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty sản xuất thuốc có bản quyền và các nhà

sản xuất thuốc generic. Các công ty sản xuất thuốc có bản quyền dành nhiều nguồn lực về

tài chính, nhân lực, thời gian cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong khi các

nhà sản xuất thuốc generic tiến hành sản xuất thuốc sau khi hết hạn bảo hộ. Họ đầu tƣ ít

trong nghiên cứu và phát triển nên định giá sản phẩm rẻ hơn so với các công ty đi đầu

trong nghiên cứu và phát triển. Điều này làm giảm lợi nhuận của các công ty sản xuất

thuốc có bản quyền và tạo áp lực cho họ tiếp tục R&D sản phẩm mới để tăng năng lực

cạnh tranh.

Cuối cùng, toàn bộ ngành công nghiệp dƣợc phẩm cạnh tranh với các ngành công nghiệp

chăm sóc sức khỏe khác nhƣ các dịch vụ điều dƣỡng, an sinh không dùng thuốc... Trong

trƣờng hợp này, công ty dƣợc phẩm không chỉ chứng minh hiệu quả cao của các sản

phẩm của họ, mà còn cung cấp bằng chứng rõ ràng lợi thế chi phí so với các hình thức

chăm sóc khác.

Kiểm soát chất lượng giá cả

Các công ty dƣợc phẩm hoạt động trong một môi trƣờng có nhiều quy định khắt khe

và mức độ điều chỉnh chi tiết đến chất lƣợng cũng nhƣ giá cả sản phẩm phụ thuộc vào

Page 21: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 21

quốc gia và loại sản phẩm. Tại Hoa Kỳ- thị trƣờng lớn nhất và hấp dẫn nhất có quy định

khắt khe về chất lƣợng sản phẩm, nhƣng không quy định áp giá cho các sản phẩm thuốc.

Nhƣng với sự ra đời của hai tổ chức Medicare Prescription Drug Improvement and

Modernization Act sẽ tạo áp lực đẩy giá xuống thấp. Phần lớn các nƣớc châu Âu kiểm

soát giá thuốc và các quy định chất lƣợng cũng khắt khe không kém Mỹ, áp lực giảm giá

đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Nhật Bản có kiểm soát giá cả thậm chí còn

nghiêm ngặt hơn so với các nƣớc châu Âu, tất cả các giá đƣợc kiểm soát bởi chính phủ,

và họ có thể xem xét giá định kỳ. Điều này đặt ngành dƣợc trong thế vừa nâng cao chất

lƣợng sản phẩm vừa hạ giá thành để đảm bảo vƣợt qua đƣợc những quy định và phát

triển đƣợc tại các thị trƣờng này nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Bảo vệ bằng sáng chế

Thuốc Generic nhà sản xuất đại diện cho một mối đe dọa đáng kể cho công ty dƣợc

phẩm dựa trên nghiên cứu. Ví dụ, bằng sáng chế Claritin Schering-Plough đã hết hạn vào

năm 2002, doanh số bán hàng của Claritin của Schering-Plough đã giảm từ $ 3,2 tỷ USD

năm 2001 đến 1,8 tỷ USD năm 2002 và 0,37 tỷ USD năm 2003.

Hơn nữa, các nhà sản xuất thuốc generic đôi khi bắt đầu sản xuất các chất tƣơng tự

loại thuốc bảo vệ bằng sáng chế, ngay cả trƣớc khi bằng sáng chế hết hạn. Mặc dù các

công ty theo định hƣớng nghiên cứu trong nhiều trƣờng hợp có thể bảo vệ bằng sáng chế

của họ, họ bị từ nguồn thu bị mất qua các vụ kiện tụng nhƣng mất nhiều thời gian và tiền

của.

Vì vậy, bảo vệ bằng sáng chế là một trong các điều kiện cần thiết cho việc phát triển

của ngành công nghiệp dƣợc phẩm. Vấn đề bảo hộ và sở hữu trí tuệ thiết chặt chẽ tại các

nƣớc đang phát triển cũng là lý do kìm hãm sự phát triển của ngành dƣợc tại các nƣớc

này.

Quản trị danh mục sản phẩm

Page 22: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 22

Quản lý danh mục đầu tƣ thuốc là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất

sự thịnh vƣợng, tăng trƣởng lâu dài của công ty dƣợc phẩm nghiên cứu theo định hƣớng

R&D

Đầu tiên, phải mất một thời gian rất dài để phát triển một loại thuốc mới, và chỉ

một phần rất nhỏ của tất cả các dự án thành công. Dự án mà công ty bắt đầu ngày hôm

nay sẽ xác định hiệu quả tài chính của nó 10-15 năm sau đó. Vì vậy, kế hoạch của các dự

án R & D là rất quan trọng đối với sự ổn định lâu dài của công ty.

Thứ hai, trong chừng mực bằng sáng chế giữ độc quyền các loại thuốc chỉ trong

một thời gian giới hạn, và ngay sau khi hết hạn của bằng sáng chế doanh số bán hàng của

thuốc sẽ giảm mạnh, công ty phải cẩn thận theo dõi ngày hết hạn bằng sáng chế của nó,

và đảm bảo rằng các sản phẩm mới trở nên có sẵn vào các thời điểm đó để lấp vào danh

mục sản phẩm mới của mình nhằm giữ vững thị phần và vị thế của mình. Shering-

Plough là một bài học đắt giá, sau khi hết hạn của bằng sáng chế thuốc lớn nhƣng công ty

đã không có sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh tƣơng tự thay thế, vì thế đã làm công ty

này thiệt hại nghiêm trọng năm 2003 và 2004.

Chắc chắn, lập kế hoạch các lỗi hoặc thay đổi nhanh chóng nhu cầu trong ngành

công nghiệp có thể đƣợc sửa chữa bằng cách mua lại công ty nghiên cứu nhỏ hơn hoặc

bằng sáng chế từ các đối thủ cạnh tranh, nhƣng trong bất kỳ trƣờng hợp này công ty sẽ

phải trả một giá cao, do đó làm giảm lợi nhuận của nó

Thực tế này đẩy các công ty vào thế liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

có sức cạnh tranh mạnh để thay thế các sản phẩm sắp hết hạn bảo hộ của mình.

2.3. Chiến lược công ty Johnson & Johnson

Qua bảng mô tả các hoạt động mua lại dƣới đây chúng tôi nhận định công ty đang áp

dụng chiến lƣợc tập trung tăng trƣởng. Trong 10 năm qua JNJ đã chi ra một lƣợng tiền

lớn để mua lại nhiều công ty trong ngành thuộc 3 mảng là thuốc sinh học, thiết bị y tế và

Page 23: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 23

chuẩn đoán y khoa và mảng ngƣời tiêu dùng, JNJ mua lại các công ty này nhằm sở hữu

công nghệ và bằng sáng chế của các công ty này giúp JNJ luôn dẫn đầu trong hoạt động

R&D, liên tục đƣa ra các sản phẩm mới, giảm bớt đối thủ cạnh tranh, gia tăng thị phần,

chất lƣợng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Với đặc thù là công ty trong

ngành có tỷ trọng chi phí nghiên R&D cao, số lƣợng bằng sáng chế nhiều và chồng chéo

giữa các công ty. Trong lịch sử phát triển của mình JNJ đã trải qua rất nhiều vụ kiện pháp

lý kéo dài tiêu tốn hàng triệu USD, việc mua lại giúp JNJ sở hữu thêm nhiều bằng sáng

chế từ các công ty mua lại, giảm rủi ro liên quan đến các vụ kiện tụng kiểu này.

Bảng 2: Các thương vụ mua lại lớn của JNJ (2001-2011)

Công ty được

mua

Mô tả Năm

mua

Synthes Công ty sản xuất các thiết bị chấn thƣơng, chỉnh hìnhvới giá

21,3 tỷ USD. Vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử 125 năm của

mình sẽ mang về cho J&J gần 50% thị phần của thị trƣờng thiết

bị điều trị chấn thƣơng và 35% các ca phẫu thuật trong lĩnh vực

này

2011

Acclarent, Inc Công ty công nghệ y tế sản xuất các sản phẩm điều trị, tai mũi,

họng

2010

Mentor

Corporation

Công ty cung cấp các sản phẩm dung trong thẩm mỹ 2009

Amic AB Công ty tƣ nhân Thụy Điển phát triển công nghệ chẩn

đoán trong ống nghiệm sử dụng tại điểm chăm sóc và gần bệnh

nhân

2008

Conor

Medsystems, Inc

Công sản xuất thiết bị tim mạch 2007

Pfizer Một công ty dƣợc nổi tiếng của Mỹ với giá 16,6 tỉ USD.

Thƣơng vụ này giúp J&J tiết kiệm đƣợc thêm 500-600 triệu

USD mỗi năm.

2006

Animas

Corporation

Công ty dẫn đầu trong sản xuất máy bơm truyền insulin và các

sản phẩm liên quan

2006

Page 24: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 24

Việc mua lại số lƣợng lớn các công ty của JNJ yêu một lƣợng vốn lớn để tài trợ

cho các vụ mua lại và sáp nhập này, đặt ra yêu cầu dự đoán ngân quỹ chính xác và khả

năng huy động vốn để không rơi vào tính trạng cạn kiệt ngân quỹ và mất khả năng thanh

toán. Việc JNJ mua lại một lƣợng lớn các công ty cũng đặt ra yêu cầu cho việc quản trị

và khai thác hiệu quả các công ty này do sự khác biệt về văn hóa công ty cũng nhƣ

phƣơng thức quản lý, nếu JNJ không khai thác đƣợc các công ty này một các hiệu quả để

góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và phải khai tử nó sớm nhƣ một số công

ty dƣợc gặp phải do các hoạt động mua lại ồ ạt thiếu suy tính chiến lƣợc thì đây quả là

một sự lãng phí lớn, các ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính

của công ty.

Từ phân tích môi trƣờng thế giới và môi trƣờng ngành và chiến lƣợc công ty nhƣ trên thì

nhận thấy đƣợc JNJ có đƣợc những cơ hội và thách thức nhƣ sau:

CƠ HỘI THÁCH THỨC

Quá trình sáp nhập và tái cấu

trúc diễn ra mạnh mẽ, đây là cơ

hội cho JNJ tiến hành cơ cấu lại

tổ chức, mua lại các công ty để

Nền kinh tế khó khăn, khủng

hoảng, việc huy động vốn để sản

xuất kinh doanh vô cùng khó

khăn

TransForm

Pharmaceuticals

Công ty nghiên cứu thuốc cao cấp và tinh thể thuốc 2005

Micomed Cấy ghép cột sống 2005

Egea Biosciences R & D trong tổng hợp các trình tự DNA, lắp ráp gen và xây

dựng thƣ viện gen tổng hợp lớn

2004

Guidant Điều trị bệnh tim và mạch máu 2004

Biapharm SAS Sản phẩm chăm sóc da 2004

Tibotec-Virco

N.V

Công ty dƣợc phẩm sinh học cầm tƣ nhân tập trung vào phát

triển phƣơng pháp điều trị chống virus.

2002

Nguồn: Báo cáo thường niên của JNJ

Page 25: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 25

tăng năng lực cạnh tranh, mở

rộng thị phần

R&D đang là yếu tố tạo nên năng

lực cạnh tranh bền vững, JNJ với

bề dày lịch sử trong hoạt động

R&D hứa hẹn sẽ phát triển hơn

nữa trong tƣơng lai

Các nƣớc châu Á trong đó có

Trung Quốc có mức tăng trƣởng

ấn tƣợng. Đây là thị trƣờng tiềm

năng cho JNJ phát triển

Công nghệ dƣợc đang có những

bƣớc tiến mạnh mẽ, JNJ với kinh

nghiệm của mình trong lĩnh vực

dƣợc phẩm sẽ áp dụng công nghệ

mới, tạo ra các sản phẩm mới có

chất lƣợng cao

Môi trƣờng thế giới ô nhiễm

nghiêm trọng, bệnh tật gia tăng,

nhu cầu dung thuốc gia tăng. JNJ

có cơ hội sản xuất các loại thuốc

điều trị các căn bệnh này

JNJ với đặc trƣng là nhà sản xuất

thuốc có bản quyền với chi phí

R&D chiếm tỷ trọng lớn, JNJ

không những cạnh tranh với các

sản phẩm thuốc có bản quyền mà

còn cạnh tranh với sản phẩm

thuốc Generic

Phần lớn các sản phẩm “ bom

tấn” mang lại doanh thu lớn cho

JNJ sắp hết hạn sáng chế vào

năm 2014, đặt ra yêu cầu JNJ

phải nhanh chóng R&D sản

phẩm mới để giữ vững thị phần

và phát triển

Chất lƣợng sản phẩm của JNJ

đang có vấn đề, số lƣợng và quy

mô các vụ thu hồi thuốc đang

tăng lên làm ảnh hƣởng đến

thƣơng hiệu JNJ của mình

Tình hình lạm phát gia tăng,

chính phủ nhiều nƣớc Âu, Mỹ

đang thực hiện chính sách thắt

lƣng buộc bụng, giảm chi ngân

sách và phúc lợi xã hội đã khiến

cho đời sống khó khăn đã làm

giảm doanh thu của JNJ tại các

thị trƣờng này.

Tình hình giá dầu tăng cao đã

Page 26: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 26

hƣởng đến giá cả nguyên liệu

đầu vào trực tiếp ảnh hƣởng đến

giá thành sản phẩm thuốc và

giảm tính cạnh tranh của JNJ

trên thị trƣờng

3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY JOHNSON & JOHNSON

3.1. Mục tiêu phân tích

Trong khuôn khổ bài phân tích này chỉ quan tâm đến các vấn đề mang tính dài hạn nhằm

cung cấp cho các giới hữu quan quan tâm đến tình hình dài hạn của JNJ những thông tin

sau đây:

Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, bản phân tích cung cấp thông tin tổng quát

và cụ thể về thực trạng tài chính của công ty, đánh giá đƣợc tình hình hoạt động,

khả năng thanh toán, sinh lợi cũng nhƣ rủi ro, sau đó đƣa ra kết luận và kiến nghị

cho nhà quản trị để ra các quyết định quản trị hiệu quả.

Đối với các cổ đông và nhà đầu tƣ bản phân tích cung cấp một cái nhìn tổng quan

về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng làm ra lợi nhuận và các hoạt

động làm tăng giá trị cho doanh nghiệp, cho cho các cổ đông nhƣ: lợi nhuận, xu

hƣớng phát triển trong tƣơng lai và chính sách chi trả cổ tức… để họ có thể ra

quyết định đầu tƣ hiệu quả.

Đối với các chủ nợ dài hạn mối quan tâm của họ chủ yếu hƣớng vào khả năng

công ty sống sót cho đến thời hạn trả nợ. Vì vậy, bản phân tích cho biết khả năng

sản sinh ra ngân quỹ để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ thông qua phân tích khả năng

tồn tại của JNJ, phân tích xu hƣớng, tiềm năng phát triển cũng nhƣ rủi ro trong

dòng ngân quỹ dài hạn công ty để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể

và sẽ đƣợc thanh toán khi đến hạn.

Page 27: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 27

3.2. Đánh giá về chất lượng báo cáo tài chính và giới thiệu dữ liệu phân tích

Báo cáo tài chính của JNJ đƣợc lập tuân theo chuẩn mực kế toán đƣợc chấp nhận chung

GAAP của Hoa Kì và đƣợc kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers –

một trong 4 công ty kiểm toán lớn và uy tín hàng đầu thế giới và đƣợc công bố trên trang

web chính thức của JNJ là www.jnj.com. Vì thế dữ liệu có độ tin cậy rất cao đảm bảo

đƣợc tính chính xác của bản phân tích.

Báo cáo tài chính của công ty bao gồm Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo

lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất, Báo cáo thu nhập hợp nhất, Báo cáo hợp nhất của vốn chủ sỡ

hữu và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Với số liệu và thông tin hết sức phong phú trên, đặc biệt là từ báo cáo thƣờng niên chúng

tôi có thể thu thập đƣợc thông tin về thực trạng tài chính của JNJ trong vòng 10 năm qua

cũng nhƣ xu hƣớng trong tƣơng lai cụ thể nhƣ sau:

Doanh thu theo khu vực, lĩnh vực và sản phẩm

Chi phí chi tiết theo khoản mục nhƣ giá vốn, khấu hao, chi phí R&D, chi phí lãi

vay…

Các loại tài sản và nguồn vốn

Các hoạt động sáp nhập, mua lại và tái cấu trúc…

V.v…

Chi tiết nguồn số liệu đƣợc trình bày ở phần phụ lục cuối bài phân tích

3.3. Cách tiếp cận phân tích

Thực trạng tài chính của một công ty hết sức đa dạng và phong phú, khi bƣớc vào

phân tích ban đầu ta có thể bị choáng ngợp bởi cơ sở dữ liệu lớn trong vòng 10 năm

và có thể hơn nữa. Chính vì thế để nhận diện ra vấn đề trong mớ hỗn độn đó quả là

khó khăn, thực tế này đã làm chúng tôi nảy sinh cách tiếp cận mới để phân tích tình

hình tài chỉnh của JNJ.

Page 28: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 28

Đầu tiên, chúng tôi xem xét cách nhìn nhận của thị trƣờng về giá trị công ty thông

qua các thông số cơ bản nhƣ P/E, EPS, M/B để xem xét xu hƣớng diễn biến trong

vòng 10 năm qua.

Thứ hai, qua đó chúng tôi nhận định và khoanh vùng các vấn đề đặt biệt và đi vào

phân tích cụ thể để giải thích cho sự đánh giá của thị trƣờng về công ty thông qua áp

dụng các kiến thức phân tích tài chính đã đƣợc trang bị nhƣ phân tích khối, chỉ số,

thông số và đòn bẩy.

Cuối cùng, chúng tôi đƣa ra nhận xét đƣa ra kết luận và kiến nghị để nâng cao hiệu

suất tài chính của công ty

3.4. Phân tích tài chính JNJ

3.4.1. Đánh giá của thị trường về JNJ

Biểu đồ 1: Thông số EPS

Page 29: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 29

Biểu đồ 2: Thông số M/B

Biểu đồ 3: Thông số P/E

Thông số EPS và M/B của JNJ vẫn tăng qua các năm, EPS tăng trung bình 8.87%

mỗi năm, ở mức cao hơn trung bình ngành và có xu hƣớng chậm lại trong thời gian gần

đây, EPS có sự biến động ngày càng lớn từ năm 2005 trở đi, giai đoạn trƣớc 2005 thì ổn

định (minh chứng qua độ lệch đƣờng hồi quy màu đen và các đồ thị EPS) chứng tỏ công

ty có xu hƣớng rủi ro hơn. M/B tăng trung bình 12.22% mỗi năm và có xu hƣớng ổn

định. Với hai chỉ số EPS và M/B ta thấy có vẻ JNJ hoạt động tốt so với ngành, tuy nhiên

Page 30: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 30

khi nhìn vào P/E – một thông số thị trƣờng quan trọng nhất thể hiện giá mà nhà đầu tƣ

sẵn sàng trả cho mỗi đồng lợi nhuận của công ty thì có vẻ không khả quan nhƣ ta nghĩ.

Thật ngạc nhiên, trong khi hai thông số kia có vẻ tốt thì P/E của JNJ có xu hƣớng giảm

trong suốt 10 năm qua và có xu hƣớng nhanh dần và thấp hơn cả so với ABT – công ty

dƣợc Abbott Hoa Kỳ. Qua đây ta có thể nhận định rằng nhà đầu tƣ đã nhìn thấy rủi ro nào

đó đối với JNJ nên họ e dè hơn trong việc sẵn sàng trả giá cho cổ phiếu của JNJ. Tuy

nhiên ở đây ta chƣa thể nói đƣợc gì nhiều nên phần tiếp theo sẽ đi sâu hơn vào tình hình

tài chính của JNJ để giải thích cho cách nhìn nhận của nhà đầu tƣ về JNJ.

3.4.2. Phân tích doanh thu

3.4.2.1. Tổng quan về doanh thu

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Doanh thu 33,004, 36,298, 41,862, 47,348, 50,514, 53,324, 61,095, 63,747, 61,897, 61,587, 64,419,

Doanh thu 100.00% 109.98% 126.84% 143.46% 153.05% 161.57% 185.11% 193.15% 187.54% 186.60% 195.19%

0.00%

50.00%

100.00%

150.00%

200.00%

250.00%

0

10,000,000

20,000,000

30,000,000

40,000,000

50,000,000

60,000,000

70,000,000

Axi

s Ti

tle

TỔNG DOANH THU

Doanh thu

Doanh thu

Linear (Doanh thu)

Biểu đồ 4: Tổng doanh thu

JNJ có mức doanh thu tăng qua các năm bình quân 6.9% mỗi năm, đƣờng hồi quy

tuyến tính có độ dốc lớn chứng tỏ trong tƣơng lai doanh thu vẫn có xu hƣớng tăng. So

sánh đƣờng hồi quy và đồ thị ta thấy giai đoạn từ 2006 trở đi doanh thu có xu hƣớng ít ổn

định hơn ( thể hiện qua độ lệch). Vậy ta sẽ làm rõ hơn doanh thu tăng do yếu tố nào tác

động.

Page 31: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 31

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tiền tệ -2.6% 0.2% 4.6% 3.4% 0.7% 0.3% 3.1% 2.4% -2.6% 0.8%

Giá bán 1.2% 1.7% 1.3% 1.0% 0.6% 1.5% 1.4% 0.8% -0.1% -0.8%

Khối lượng bán 12.2% 10.4% 9.4% 8.7% 5.4% 3.8% 10.1% 1.1% -0.2% -0.5%

-5.0%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU

Biểu đồ 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu tăng chủ yếu là do khối lƣợng bán tăng, khối lƣợng bán tăng chứng tỏ

công ty đã thành công trong công tác marketing và phân phối sản phẩm cũng nhƣ sản

phẩm đã đƣợc thị trƣờng chấp nhận rộng rãi, công ty tăng giá bán sản phẩm là không

đáng kể trong nhiều năm, chiến lƣợc của JNJ trong suốt 10 năm vẫn là đẩy mạnh bán

hàng, tăng doanh số. Do hoạt động trên phạm vi toàn cầu nên biến động tỷ giá cũng góp

phần tăng doanh thu ( theo đơn vị tính ra USD).

Page 32: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 32

3.4.2.2. Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa 34.5% 34.7% 35.6% 35.7% 37.8% 38.0% 35.6% 36.3% 38.1% 39.9% 39.6%

Thuốc sinh học 46.0% 47.3% 46.6% 46.7% 44.2% 43.6% 40.7% 38.5% 36.4% 36.4% 37.5%

Người tiêu dùng 19.6% 18.1% 17.8% 17.6% 18.0% 18.3% 23.7% 25.2% 25.5% 23.7% 22.9%

Người tiêu dùng 100.0% 103.9% 117.6% 131.9% 143.9% 154.7% 229.3% 254.0% 250.0% 230.9% 235.5%

Thuốc sinh học 100.0% 115.5% 131.4% 149.0% 150.3% 156.7% 167.4% 165.4% 151.6% 150.8% 164.1%

Thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa 100.0% 112.9% 133.8% 151.5% 171.3% 182.0% 195.0% 207.5% 211.5% 220.7% 231.3%

0.0%

50.0%

100.0%

150.0%

200.0%

250.0%

300.0%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

CƠ CẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU THEO LĨNH VỰC KINH DOANH

Biểu đồ 6: Cơ cấu và tăng trưởng doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh

Doanh thu của JNJ cấu thành từ doanh thu của 3 lĩnh vực chính là ngƣời tiêu dùng,

thuốc sinh học, thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa. Trong đó tổng doanh thu 2 mảng thuốc

sinh học và thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa chiếm tỷ trọng lớn ( xấp xỉ 80%) trong cơ

cấu tổng doanh thu và nhìn chung tƣơng đối ổn định. Doanh thu mảng ngƣời tiêu dùng

chiếm tỷ trọng nhỏ hơn ( xấp xỉ 19.6% vào năm 2001) và có xu hƣớng tăng dần ( đạt

22.9% vào năm 2011).

Cả 3 mảng kinh doanh đều có tốc độ tăng trƣởng dƣơng qua các năm, trong đó mảng

thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa có mức tăng trƣởng bền vững và đều đặn ( bình quân

8.74%) ngay trong cả thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Mảng ngƣời tiêu dùng có

bƣớc nhảy vọt trong giai đoạn 2006 -2008 tốc độ bình quân giai đoạn này đạt 28.16%

một con số rất ấn tƣợng, bình quân giai đoạn 2001-2011 tốc độ tăng trƣởng đạt 8.94%.

Mảng thuốc sinh học với tốc độ tăng trƣởng chậm nhất 5.07%.

Mảng người tiêu dùng

Page 33: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 33

Biểu đồ 7: Cơ cấu doanh thu mảng người tiêu dùng

Mảng ngƣời tiêu dùng gồm các sản phẩm chăm sóc răng miệng, chăm sóc trẻ em,

chăm sóc sức khỏe phụ nữ, chăm sóc da, thực phẩm và dinh dƣỡng tổng hợp và một

số sản phẩm khác. Cơ cấu doanh thu mảng này dàn trải trên nhiều nhóm sản phẩm,

doanh thu nhóm sản phẩm thực phẩm và dinh dƣỡng tổng hợp chiếm tỷ trọng cao hơn

hẳn các nhóm sản phẩm khác ( tăng 27.4% - 29.6% từ năm 2001 – 2011) và có xu

hƣớng giảm dần từ năm 2008 đến nay. Nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng

miệng đƣợc JNJ đƣa vào sản xuất từ năm 2005 nhanh chóng trở thành nhóm sản

phẩm có tỷ trọng tăng liên tục và bền vững trong thời gian qua. Các nhóm còn lại có

xu hƣớng giảm tỷ trọng nhƣng không đáng kể.

Page 34: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 34

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU MẢNG NGƯỜI TIÊU DÙNG

0.0%

100.0%

200.0%

300.0%

400.0%

500.0%

600.0%

THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG TỔNG HỢP 100.0% 113.6% 133.1% 148.8% 152.3% 285.7% 327.4% 312.8% 252.7% 244.6%

CHĂM SÓC DA 100.0% 114.4% 136.2% 152.8% 167.6% 194.2% 215.2% 220.7% 219.7% 236.5%

CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ 100.0% 109.6% 117.7% 125.5% 133.4% 144.6% 153.0% 148.8% 147.6% 143.5%

CHĂM SÓC TRẺ EM 100.0% 112.7% 124.6% 134.5% 149.9% 170.7% 190.7% 182.2% 190.3% 201.6%

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG 100.0% 127.3% 466.5% 509.1% 491.8% 478.4% 509.1%

KHÁC 100.0% 116.5% 112.5% 72.7% 75.0% 130.8% 131.5% 143.9% 129.0% 129.0%

TỔNG 100.0% 113.2% 127.0% 138.6% 148.9% 220.8% 244.6% 240.2% 222.3% 226.7%

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 8: Tăng trưởng doanh thu mảng người tiêu dùng

Các nhóm sản phẩm thuộc mảng này có tốc độ tăng trƣởng dƣơng qua các năm .

Trong đó nhóm sản phẩm chăm sóc răng miệng có tốc độ tăng trƣởng doanh thu

nhanh nhất mặc dù đây là nhóm sản phẩm ra đời vào năm 2005, bình quân tăng

trƣởng 31.16% mỗi năm – một con số rất ấn tƣợng, tuy có giảm đôi chút vào giai

đoạn khủng hoảng 2009-2010 nhƣng nhanh chóng phục hồi vào năm 2011, hứa hẹn sẽ

là nhóm sản phẩm chủ lực dẫn dắt doanh thu mảng ngƣời tiêu dùng trong tƣơng lai.

Mảng thuốc sinh học

Page 35: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 35

Biểu đồ 9: Cơ cấu doanh thu mảng thuốc sinh học

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển của mình, JNJ đã nghiên cứu ra nhiều sản

phẩm thuốc sinh học đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh của con ngƣời toàn thế giới, nhìn

chung cơ cấu doanh thu mảng thuốc sinh học dàn trải trên nhiều sản phẩm, không phụ

thuộc chủ yếu vào bất kỳ sản phẩm nào và hầu hết có tỷ trọng giảm dần do đa số các sản

phẩm thuốc đã sắp hết hạn bảo hộ bằng sáng chế. Vào năm 2014 có đến 5 trong 7 sản

phẩm thuốc “ bom tấn” của JNJ sẽ hết hạn bảo hộ sáng chế. Sau thời điểm này các nhà

sản xuất thuốc generic sẽ sản xuất và bán chúng trên thị trƣờng với giá rẻ hơn, cạnh tranh

trực tiếp với thuốc của JNJ. Thực trạng này đã yêu cầu JNJ đầu tƣ mạnh vào R&D để tìm

ra sản phẩm mới nhằm giữ vững thị phần và tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng thuốc

sinh học. Trong 10 năm qua thì loại thuốc REMICADE® tăng trƣởng ấn tƣợng và chiếm

tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu doanh thu mảng này.

Biểu đồ 10: Tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng thuốc sinh học

Ngoại trừ các sản phẩm “ bom tấn” có mức tăng trƣởng dƣơng, đặc biệt là REMICADE®

và VELCADE® tăng trƣởng bình quân lần lƣợt 17.39% và 17.42% mỗi năm, các sản

phẩm mới nhƣ CONCERTA®, tăng trƣởng 5.64% mỗi năm. Hầu hết các loại thuốc còn

lại đã tăng trƣởng âm trong giai đoạn qua, hầu hết chúng đã hết hạn bảo hộ sáng chế và bị

cạnh tranh mạnh bởi các hãng dƣợc khác với các sản phẩm tƣơng tự nhƣng giá thành thấp

hơn.

Page 36: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 36

Mảng thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa

Biểu đồ 11: Cơ cấu doanh thu mảng thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa

Mảng thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa với các sản phẩm chấn thƣơng, chỉnh hình, phẩu

thuật, thẩm mỹ, tim mạch…có cơ cấu doanh thu dàn trải, không phụ thuộc vào một sản

phẩm chính nào. Đây là cơ cấu doanh thu an toàn. Công ty con DEPUY® sản xuất các

sản phẩm sử dụng trong chấn thƣơng chỉnh hình chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 20%

trong suốt 10 năm qua. Các sản phẩm của các công ty con còn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn

nhƣng ổn định theo thời gian.

Page 37: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 37

Biểu đồ 12: Tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng thiết bị y tế và chuẩn đoán y khoa

Đa số các nhóm sản phẩm của các công ty con trong mảng này đều có các mức tăng

trƣởng cao. Nhóm sản phẩm của VISION CARE®, DEPUY ® vẫn dẫn đầu về tốc độ

tăng trƣởng bình quân 10.68% và 9.6% mỗi năm. Các sản phẩm khác cũng tăng trƣởng

dƣơng với các mức khác nhau.

3.4.2.3. Doanh thu theo địa lý

JNJ hoạt động trên phạm vi toàn thế giới nhƣng trong phạm vi quản lý doanh thu

đƣợc phân loại theo 4 khu vực chính bao gồm: Hoa Kỳ, Châu Âu, Tây bán cầu ( không

gồm Hoa Kỳ), Châu Á-Thái Bình Dƣơng và châu Phi.

Page 38: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 38

Biểu đồ 13: Doanh thu theo địa lý

Bình quân hơn 50% doanh thu của JNJ là tại Hoa Kỳ, tuy nhiên có xu hƣớng giảm

tỷ trọng liên tục đều đặn trong suốt thời gian qua ( từ 61.3% vào năm 2001 xuống 44.5%

vào năm 2011). Thị trƣờng Mỹ mặc dù tăng trƣởng với tốc độ 3.84% mỗi năm nhƣng có

xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2008-2011 do thời kỳ khủng hoảng kinh tế và Mỹ là nƣớc

chịu thiệt hại nặng nề nhất đến nay vẫn phục hồi rất chậm chạp, ngƣời dân cắt giảm chi

tiêu nên doanh thu khu vực này giảm. Đây là sự bất ổn định trong dòng thu nhập của JNJ

và các nhà đầu tƣ nên lƣu ý điểm này khi ra các quyết định đầu tƣ vào JNJ. 3 khu vực còn

lại nắm giữ xấp xỉ 50% doanh thu của JNJ, tỷ trọng doanh thu của 3 khu vực này đều

tăng trong giai đoạn qua, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và châu Phi

chiếm tỷ trọng tăng dần. Khu vực châu Âu cũng có tốc độ tăng trƣởng khá nhanh 9.86%

mỗi năm.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng và châu Phi cũng nhƣ Tây Bán Cầu có tốc độ

tăng trƣởng nhanh lần lƣợt là 12.9% và 11.98% mỗi năm. Trong đó khu vực châu Á-Thái

Bình Dƣơng và châu Phi tăng trƣởng liên tục trong cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế,

chứng tỏ đây là thị trƣờng tiềm năng cho JNJ hƣớng đến. Khu vực Tây Bán Cầu mặc dù

Page 39: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 39

chiếm tỷ trọng không lớn nhƣng có tốc độ tăng trƣởng nhanh hy vọng sẽ là thị trƣờng lớn

của JNJ trong tƣơng lai.

3.4.3. Phân tích chi phí

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

CƠ CẤU CHI PHÍ

Giá vốn Chi phí bán hàng và quản lýChi phí nghiên cứu và phát triển Khấu haoChi phí lãi vay

Biểu đồ 14: Cơ cấu chi phí

JNJ đặc trƣng bởi chi phí bán hàng và quản lý chiếm tỷ trọng cao nhất (33-36%

doanh thu), tiếp theo giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn(24-26% doanh thu). Đặc

thù là nhà sản xuất các sản phẩm dƣợc và thiết bị y tế có bản quyền, liên tục đƣa ra các

sản phẩm mới nên JNJ đầu tƣ nhiều cho hoạt động R&D (10-14% doanh thu)

Công ty liên tục đầu tƣ máy móc mới hiện đại nên tỷ trọng chi phí khấu hao vẫn

giữ đƣợc tỷ trọng ổn định suốt 10 năm, đây là hoạt động làm gia tăng năng lực sản xuất

của công ty và hƣởng đƣợc tính kinh tế theo quy mô.

Lãi vay chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng tăng dần qua các năm.

Page 40: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 40

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh thu 100.00% 109.98% 126.84% 143.46% 153.05% 161.57% 185.11% 193.15% 187.54% 186.60% 195.19%

Giá vốn 100.00% 110.77% 129.96% 142.45% 149.55% 162.40% 188.80% 197.69% 197.62% 199.89% 215.66%

Chi phí bán hàng và quản lý 100.00% 101.87% 117.84% 132.25% 140.74% 145.37% 170.54% 179.20% 165.12% 161.97% 186.33%

Chi phí nghiên cứu và phát triển 100.00% 110.19% 130.44% 144.89% 175.77% 198.41% 213.87% 211.00% 194.54% 190.59% 205.37%

Khấu hao 100.00% 103.55% 116.45% 132.34% 130.40% 135.64% 173.02% 176.45% 172.83% 183.12% 184.30%

Chi phí lãi vay 100.00% 104.58% 135.29% 122.22% 35.29% 41.18% 193.46% 284.31% 294.77% 297.39% 343.79%

Thuế thu nhập doanh nghiệp 100.00% 120.81% 139.51% 194.13% 145.52% 158.48% 121.39% 178.48% 156.46% 162.02% 167.17%

0.00%

50.00%

100.00%

150.00%

200.00%

250.00%

300.00%

350.00%

400.00%

Axi

s Ti

tle

TĂNG TRƯỞNG CHI PHÍ

Biểu đồ 15: Tăng trưởng chi phí

Khoản mục chi phí bán hàng và quản lý chiếm tỷ trọng lớn nhƣng có tốc độ tăng

nhỏ hơn doanh thu, doanh thu tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động bán hàng và quản lý

đang rất hiệu quả, nhắm đúng đối tuợng khách hàng.

Khoản mục khấu hao và chi phí thuế cũng có tốc độ tăng chậm hơn doanh thu,

ngoài ra khoản mục giá vốn hàng bán có tốc độ tăng xấp xỉ doanh thu và tăng nhanh hơn

từ năm 2006.

Page 41: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 41

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

CHI PHÍ KHẤU HAO 5.0% 4.6% 4.5% 4.5% 4.1% 4.1% 4.5% 4.4% 4.5% 4.8%

CHI PHÍ NHÂN CÔNG 25.2% 24.6% 25.2% 24.5% 24.5% 25.2% 23.8% 22.8% 23.6% 22.6%

CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỊCH VỤ 47.4% 45.6% 44.4% 44.5% 44.2% 43.0% 45.8% 46.0% 44.7% 44.8%

CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỊCH VỤ 100.0% 107.9% 121.1% 137.3% 145.6% 149.4% 182.4% 191.4% 180.3% 179.9%

CHI PHÍ NHÂN CÔNG 100.0% 109.7% 129.3% 142.0% 151.6% 164.9% 178.7% 178.1% 178.9% 170.9%

CHI PHÍ KHẤU HAO 100.0% 103.6% 112.5% 113.6% 98.5% 104.0% 127.6% 102.0% 98.0% 105.9%

Doanh thu 100.0% 110.0% 126.8% 143.5% 153.1% 161.6% 185.1% 193.1% 187.5% 186.6%

0.0%

50.0%

100.0%

150.0%

200.0%

250.0%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

CHI PHÍ KHẤU HAO

CHI PHÍ NHÂN CÔNG

CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỊCH VỤ

CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỊCH VỤ

CHI PHÍ NHÂN CÔNG

CHI PHÍ KHẤU HAO

Doanh thu

CHI PHÍ THUỘC GIÁ VỐN HÀNG BÁN

Biểu đồ 16: Chi phí thuộc giá vốn hàng bán

Trong giá vốn hàng bán chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, tiếp

theo là chi phí nhân công, nhƣng các chi phí này đều có tốc độ tăng chậm hơn doanh thu,

vậy giá vốn tăng nhanh hơn doanh thu từ năm 2006 là do các chi phí quản lý sản xuất

tăng cao. Trong điều kiện kinh tế khó khăn thì việc quản trị giá thành các yếu tố đầu vào

là rất khó khăn. Tuy nhiên công ty đã quản lý tốt các khoản mục này.

Page 42: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 42

3.4.4. Phân tích hiệu suất hoạt động

3.4.4.1. Phân tích lợi nhuận

Biểu đồ 17: Lợi nhuận biên

Nhìn chung, lợi nhuận biên của JNJ ổn định trong 10 năm qua, tuy nhiên lợi nhuận

gộp biên có xu hƣớng giảm nhẹ ( độ lệch chuẩn 0.9%) từ năm 2006 đến nay nếu liên kết

với bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn trong giai đoạn này, chi phí các yếu tố đầu vào

tăng nhanh do lạm phát mà lợi nhuận gộp biên của JNJ chỉ giảm nhẹ cũng đƣợc xem là

một nỗ lực lớn trong công tác quản trị chi phí hàng bán. Lơi nhuận hoạt động biên và lợi

nhuận ròng biên có độ lệch chuẩn lần lƣợc là 1.39% va 1.67% chứng tỏ có sự biến động

mạnh hơn so với lợi nhuận gộp biên. Khoảng cách giữa hai đƣờng lợi nhuận gộp biên và

lợi nhuận hoạt động biên có khoảng cách hầu nhƣ ít thay đổi một lần nữa minh chứng

JNJ đã quản trị khá tốt các chi phí bán hàng, marketing và quản lý trong giai đoạn này.

Page 43: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 43

3.4.4.2. Phân tích Dupont

Biểu đồ 18: ROA của JNJ so sánh với ngành

ROA của JNJ mặc dù cao hơn trung bình ngành nhƣng có xu hƣớng giảm rất nhanh trong

khi ngành giảm nhƣng tốc độ chậm hơn, ta sẽ phân tích Dupont để rõ hơn điều này.

Biểu đồ 19: Phân tích Dupont ROA

Trên đây là biểu đồ phân tích Dupont ROA đã đƣợc vẽ thêm các đƣờng hồi quy

cho dễ quan sát, từ đây ta thấy ROA của JNJ có xu hƣớng giảm, trong khi lợi nhuận ròng

Page 44: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 44

biên có xu hƣớng tăng nên ROA giảm là do vòng quay tổng tài sản giảm mạnh 1.5 lần

trong 10 năm qua (trên biểu đồ đƣờng hồi quy cho tổng tài sản đi xuống với độ dốc lớn

với độ lệch chuẩn 11.82% là một con số lớn). Trong khi doanh thu vẫn tăng trƣởng ổn

định trong 10 năm qua thì vòng quay tổng tài sản giảm chứng tỏ tổng tài sản đã đƣợc tích

lũy với tốc độ nhanh hơn doanh thu. Để hiểu rõ lý do nào khiến tổng tài sản tích lũy

nhanh nhƣ vậy sẽ đƣợc phân tích kỹ ở phần phân tích cơ cấu tài sản phần dƣới.

Biểu đồ 20: ROE so sánh với ngành

Nhìn chung ROE của JNJ vẫn ở mức cao so với trung bình ngành nhƣng có xu

hƣớng giảm ngày càng nhanh, xu hƣớng này cũng giống xu hƣớng của ngành trong cùng

giai đoạn, để rõ hơn ta đi vào phân tích Dupont ROE.

Page 45: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 45

Biểu đồ 21: Phân tích Dupont ROE

Qua phân tích Dupont ROE ta cũng thấy rằng ROE của JNJ có sự biến động theo

xu hƣớng giảm ngày càng nhanh ( độ lệch chuẩn 3.27%) trong khi lợi nhuận ròng biên và

số nhân vốn chủ tăng nên lý do cho ROE giảm vẫn nằm ở vòng quay tổng tài sản. Nhƣ

vậy qua phân tích Dupont hai thông số ROA, ROE ta nhận thấy đƣợc hai thông số này

mặc dù cao hơn trung bình ngành nhƣng đều đang giảm với lý do vòng quay tổng tài sản

giảm, ta sẽ tìm hiểu lý do này ở phần phân tích cơ cấu tài sản. Tuy nhiên trƣớc khi đi vào

phân tích tài sản ta phân tích đòn bẩy trƣớc để xem xét sự tác động của đòn bẩy tới giá trị

và rủi ro của công ty.

3.4.5. Phân tích đòn bẩy

3.4.5.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động đƣợc đặt trƣng bởi tỷ trọng chi phí cố định liên quan đến quyết

định đầu tƣ trong tổng chi phí, khi tỷ trọng chi phí cố định liên quan đến quyết định đầu

tƣ cao thì đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và sẽ khuếch đại ảnh hƣởng của sự biến động của

doanh thu lên lợi nhuận hoạt động. Hiện nay đa phần các chi phí phát sinh trong doanh

nghiệp đều là chi phí hỗn hợp nên việc phân chia thành biến phí và định phí rất khó khăn,

Page 46: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 46

trong báo cáo thƣờng niên của JNJ không có sự phân chia rõ ràng về biến phí và định phí

nên chúng tôi không thế lƣợng hóa một cách chính xác hiệu ứng đòn bẩy hoạt động là

bao nhiêu nhƣng dựa trên phân tích định tính rằng JNJ hoạt động trong ngành dƣợc phẩm

có yêu cầu đầu tƣ lớn vào xây dựng nhà máy và mua sắm các thiết bị sản xuất thuốc cũng

nhƣ chi lớn cho các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp nên chúng tôi nhận định

là tỷ trọng chi phí cố định của JNJ ở mức cao trong cơ cấu tổng chi phí nên hiệu ứng đòn

bẩy hoạt động cao và ảnh hƣởng mạnh đến EBIT khi doanh thu có sự biến động

lớn.Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp kinh

doanh ế ẩm là xu thế chung nên sức mua giảm ảnh hƣởng đến doanh thu của hầu hết các

doanh nghiệp và JNJ cũng không ngoại lệ vì thế yếu tố này khiến cho tổng rủi ro của JNJ

tăng lên và các nhà đầu tƣ e ngại hơn góp phần làm P/E của JNJ giảm trong suốt thời gian

qua.

Biểu đồ 22: Tỷ trọng chi phí cố định

Page 47: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 47

3.4.5.2. Phân tích đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính đặch trƣng bởi tỷ chi phí cố định liên quan đến các quyết định

tài trợ nhƣ chi phí lãi vay. Hiệu ứng đòn bẩy tài chính có thể đƣợc lƣợng hóa dễ dàng do

có sự tách bạch rõ ràng chi phí lãi vay trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Biểu đồ 23: Hiệu ứng đòn bẩy tài chính

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy hiệu ứng đòn bẩy tài chính của JNJ ở mức thấp

nhƣng có xu hƣớng tăng trong thời gian qua và có sự biến động lớn (độ lệch chuẩn bằng

0.01) chứng tỏ hiệu ứng đòn bẩy tài chính đã sự khuếch đại rủi ro tài chính của JNJ lên

cao hơn và xác suất không trả đƣợc nợ cũng tăng lên theo chi phí tài trợ mà JNJ phải trả.

Theo phân tích hai đòn bẩy trên thì đòn bẩy tổng hợp của JNJ cũng ở mức cao,

góp phần khuếch đại sự biến động của doanh thu lên EPS và làm cho rủi ro của công ty

tăng lên.

3.4.6. Phân tích cấu trúc tài sản

3.4.6.1. Tổng tài sản

Nhƣ đã nói ở trên cả hai thông số ROA và ROE của JNJ đang giảm và qua phân

tích Dupont ta xác định đƣợc vấn đề nằm ở vòng quay tổng tài sản, vòng quay tổng tài

sản giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ giảm ROA và ROE. Phần này chúng tôi đi sâu vào

phân tích cơ cấu tài sản để rõ hơn.

Page 48: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 48

Biểu đồ 24: Cơ cấu và tốc độ tăng tài sản

Trong cơ cấu tài sản của JNJ thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn (bình

quân khoảng 45%) và có tốc độ tăng trƣởng bình quân 11.2% mỗi năm. Tài sản dài hạn

chiếm tỷ trọng bình quân 55% và có tốc độ tăng trƣởng 11.3% mỗi năm. Tổng tài sản có

tốc độ tăng trƣởng bình quân 11.25%/ năm cao gấp 1.6 lần tốc độ tăng doanh thu ( ở mức

6.9%). Công ty tiến hành tái cấu trúc tài sản vào năm 2005-2006 với việc tăng tài sản dài

hạn, tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hƣớng tăng lại trong những năm gần đây.

Việc JNJ duy trì nhiều tài sản ngắn hạn đã làm cho khả năng sinh lợi của tổng tài sản

giảm do các tài sản ngắn hạn này có mức sinh lời thấp.

Page 49: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 49

3.4.6.2. Tài sản ngắn hạn

Biểu đồ 25: Cơ cấu tài sản ngắn hạn

Biểu đồ 26: Tăng trưởng tài sản ngắn hạn

Page 50: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 50

Nhìn vào cơ cấu tài sản ngắn hạn ta có thể nhận thấy ngay rằng JNJ có tỷ trọng tài

sản thanh toán(1)

ở mức cao chiếm xấp xỉ 38% tài sản ngắn hạn và gần 20% tổng tài sản.

Trong đó tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền chiếm tỷ trọng lớn và tích lũy với tốc độ

nhanh nhất trong các tài sản ngắn hạn. Trong năm 2005-2006 ta thấy JNJ đã bán toàn bộ

các khoản đầu tƣ ngắn hạn của mình chuyển thành tiền để mua tài sản dài hạn. Ta có thể

khẳng định đƣợc điều này khi liên kết với biểu đồ về cơ cấu tổng tài sản, trong giai đoạn

2005-2006 tài sản dài hạn tăng lên một lƣợng xấp xỉ với lƣợng giảm của tài sản thanh

toán. Kết hợp với phân tích chiến lƣợc tập trung tăng trƣởng thông qua hành động mua

lại các công ty trong ngành thì JNJ tích lũy nhiều tài sản thanh toán không ngoài mục

đích này. Số tiền nhàn rỗi đƣợc JNJ đầu tƣ vào các khoản đầu tƣ ngắn hạn có thời hạn

chuyển đổi ngắn để có thể hoán đổi thành tiền bất cứ lúc nào phục vụ cho chiến lƣợc mua

lại của mình.

Biểu đồ 27: Vòng quay một số khoản mục tài sản ngắn hạn

Khoản phải thu chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn xấp xỉ 20% tài sản ngắn hạn và có xu

hƣớng giảm dần từ năm 2006. Vòng quay phải thu có xu hƣớng giảm có thể do 2 lý do,

thứ nhất là công ty nới lỏng chính sách tín dụng để tăng doanh số và duy trì mối quan hệ

(1) Tài sản thanh toán bao gồm tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền và đầu tƣ ngắn hạn.

Page 51: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 51

với khách hàng, thứ 2 do công tác thu nợ trong giai đoạn này chƣa đƣợc hiệu quả, có khả

năng xuất hiện nợ chậm trả, xu hƣớng này có thể do nền kinh tế khủng hoảng làm cho các

khách hàng gặp khó khăn trong thanh toán, JNJ đang ngày càng bị khách hàng chiếm

dụng vốn nhiều hơn. Tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ và ổn

định.

Việc JNJ duy trì quá nhiều tài sản thanh toán để phục vụ cho chiến lƣợc mua lại

của mình đã làm cho khả năng sinh lợi của tổng tài sản giảm do các tài sản thanh toán là

các tài sản có mức sinh lợi kém nhất.

3.4.6.3. Tài sản dài hạn

Biểu đồ 28: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng tài sản dài hạn

Trong cơ cấu tài sản dài hạn thì ta nhận thấy tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng

lớn hơn 50% tài sản dài hạn, 29% tổng tài sản và có xu hƣớng tăng dần với tốc độ bình

quân 14.2% mỗi năm. Tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 18% tổng tài

sản và tỷ trọng đang giảm dần, tốc độ tăng tài sản vô hình cao gấp hơn 2 lần tài sản hữu

hình. Điều này chứng tỏ JNJ đang tiến hành tái cấu trúc tài sản với việc tăng tỷ trọng tài

sản vô hình, giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản hữu hình. JNJ hoạt động trong

ngành dƣợc phẩm và thiết bị y tế với đặc thù tài sản vô hình chủ yếu là các bằng sáng

Page 52: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 52

chế, bản quyền các tài sản trí tuệ, đây là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của công ty trên thị

trƣờng, ngoài ra công ty cũng đầu tƣ một ngân sách R&D lớn để liên tục phát minh ra các

sản phẩm mới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình và bổ sung thêm các bằng sáng

chế vào danh mục tài sản vô hình của mình cộng với mua lại hàng loạt công ty và bằng

sáng chế đã làm cho tài sản vô hình tăng nhanh cả về tỷ trọng lẫn tốc độ.

3.4.7. Phân tích cấu trúc nguồn vốn

3.4.7.1. Phân tích khái quát nguồn vốn

Biểu đồ 29: Nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của JNJ có tỷ trọng vốn chủ và nợ tƣơng đƣơng nhau. Vốn chủ

chiếm tỷ trọng bình quân hơn 55% và có xu hƣớng giảm nhẹ, tốc độ tăng vốn chủ vào

khoảng 9.8%. Nợ chiếm tỷ trọng bình quân 45% và có xu hƣớng tăng. Tốc độ tăng nợ

dài hạn cao nhất đạt 16.5% mỗi năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2005 ( từ 16.14% vào

năm 2001 và đạt 25.58% vào năm 2011). Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng bình quân 24.17%

và có xu hƣớng giảm. Tốc độ tăng vốn chủ nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản, trong khi tốc độ

tăng nợ cao hơn tốc độ tăng tài sản nên nhận định JNJ đang sử dụng nợ nhiều hơn để tài

trợ cho tăng tài sản. Cùng với việc tăng sử dụng nợ đã làm cho số nhân vốn chủ và hiệu

Page 53: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 53

ứng đòn bẩy tài chính tăng lên theo đó là chi phí lãi vay cũng tăng gây áp lực thanh toán

cho công ty.

Lý do là công ty đang tăng trƣởng rất nhanh, doanh thu tăng liên tục qua nhiều

năm, mua lại các bằng phát minh sáng chế và các chi phí R&D, bán hàng…chính sự tăng

trƣởng này đã yêu cầu một lƣợng vốn rất lớn, việc huy động từ phát hành cổ phiếu rất

khó khăn và đôi lúc không thực hiện đƣợc vì nhiều lý do, nhƣ từ năm 2008 trở đi thị

trƣờng tài chính khủng hoảng nặng nề, việc huy động vốn là không thể thực hiện đƣợc do

các nhà đầu tƣ chọn các kênh đầu tƣ an toàn hơn nhƣ vàng,… Việc huy động vốn từ nợ

có vẻ khả thi hơn, tuy nhiên trong bối cảnh tƣơng lai còn mờ mịt, JNJ chọn vay nợ dài

hạn nhiều hơn, giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn để giảm áp lực thanh toán, điều này đƣợc thể

hiện rõ ở chi phí lãi vay tăng trọng và tăng tốc nhanh trong phần phân tích chi phí. Tuy

nhiên việc dùng nhiều nợ ngoài lợi ích từ lá chắn thuế thì nó cũng đem lại cho JNJ nhiều

rủi ro hơn. Đây cũng có thể là chiến lƣợc sử dụng đòn bẩy của công ty nhằm cải thiện

ROE trong mắt các nhà đầu tƣ, khuất lấp bớt sự giảm ROE do vòng quay tài sản giảm

mạnh.

Page 54: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 54

3.4.7.2. Phân tích tỷ suất nợ

Biểu đồ 30: Thông số nợ

Công ty với đặc thù hoạt động trong ngành dƣợc và thiết bị y tế tăng trƣởng nhanh

và đầu tƣ nhiều vào R&D và bán hàng nên yêu cầu vốn cao, kênh huy động vốn vay đƣợc

ƣa chuộng hơn cả vì tính linh hoạt của nó, JNJ có các thông số về nợ thấp hơn trung bình

ngành và có xu huớng tăng, điều này phù hợp với sự tăng lên của hiệu ứng đòn bẩy tài

chính.

Page 55: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 55

Biểu đồ 31: Số lần trả lãi vay

Công ty có số lần trả lãi ở mức cao ngất ngƣỡng hơn 50 lần và có xu hƣớng giảm

từ năm 2007 trở đi. Tuy nhiên khả năng có trả đƣợc nợ hay không tùy thuộc vào thời

điểm sản sinh ngân quỹ có kịp lúc trả nợ hay không?. Để hiểu rõ hơn nó có khả năng

thanh toán các nghĩa vụ tài chính và tiền đƣợc sử dụng nhƣ thế nào ta tìm hiểu báo cáo

lƣu chuyển tiền tệ của JNJ.

3.4.8. Phân tích cân bằng tài chính

Biểu đồ 32: Cân bằng tài chính

Page 56: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 56

JNJ có vốn luân chuyển ròng dƣơng và ngày càng biến động lớn theo hƣớng tăng

(độ lệch chuẩn 5,972,797.43 ngàn USD), sự biến động này cùng chiều với sự biến động

của tài sản ngắn hạn. Chứng tỏ JNJ ngày càng sử dụng nhiều nguồn dài hạn để tài trợ cho

tài sản ngắn hạn. JNJ đầu tƣ tài sản lƣu động theo khuynh hƣớng bảo thủ. Điều này có thể

làm giảm áp lực thanh toán, tăng cân bằng tài chính nhƣng làm chi phí vốn tài trợ cho tài

sản ngắn hạn cao kéo theo công ty sẽ gánh phí tổn vốn cao trong trƣờng hợp phải thu

chuyển hóa chậm và tồn kho giải phóng kém nhƣ trƣờng hợp nợ dây dƣa và bán hàng ế

ẩm. Điều này rất dễ xảy ra trong điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay

3.4.9. Phân tích ngân quỹ

3.4.9.1. Tổng quan về ngân quỹ

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc lập trên cơ sở kế toán tiền thay vì cơ sở kế toán

dồn tích thể hiện dòng tiền lƣu chuyển trong 1 năm gồm 3 dòng là hoạt động kinh doanh,

đầu tƣ và tài chính.

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

ĐV:

USD 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Lợi

nhuận

ròng 5,668,000 6,597,000 7,197,000 8,509,000 10,411,000 11,053,000 10,576,000 12,949,000 12,266,000 13,334,000

Khấu

hao 1,605,000 1,662,000 1,869,000 2,124,000 2,093,000 2,177,000 2,777,000 2,832,000 2,774,000 2,939,000

Điều

chỉnh

cho các

khoản

(Tăn

g) giảm

phải thu -258,000 -510,000 -691,000 -111,000 -568,000 -699,000 -416,000 -736,000 453,000 -207,000

(Tăn

g) giảm

tồn kho -167,000 -109,000 39,000 11,000 -396,000 -210,000 14,000 -101,000 95,000 -196,000

(Tăn

g) giảm

tài sản

ngắn

hạn

khác -270,000 -1,429,000 -746,000 -395,000 620,000 0 0 0 0 0

(Tăn

g) giảm

phải trả 1,401,000 1,420,000 2,192,000 607,000 -911,000 1,750,000 2,642,000 -272,000 -507,000 20,000

Page 57: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 57

(Tăn

g) giảm

phải trả

ngắn

hạn

khác 787,000 436,000 531,000 863,000 343,000 0 0 0 0 0

Ngân

lƣu

hoạt

động

vào/(ra)

khác -8,090,000 -6,814,000 -7,386,000 -12,094,000 -5,375,000 -290,000 -10,003,000 300,000 1,490,000 495,000

Dòng

tiền

ròng từ

hoạt

động 8,864,000 8,176,000 10,595,000 11,131,000 11,877,000 14,248,000 15,249,000 14,972,000 16,571,000 16,385,000

(Tăn

g) giảm

TSCĐ -1,731,000 -2,099,000 -2,262,000 -2,175,000 -2,632,000 -2,738,000 -3,310,000 -3,066,000 -2,365,000 -2,384,000

Mua

lại -225,000 -478,000 -2,812,000 -580,000 -987,000 -18,023,000 -1,388,000 -1,214,000 -2,470,000 -1,269,000

Ngân

lƣu đầu

vào/(ra)

khác -16,213,000 -13,690,000 -14,845,000 -22,997,000 -11,166,000 -423,000 -19,088,000 -609,000 -2,808,000 -4,687,000

Dòng

tiền

ròng từ

đầu tư -4,093,000 -2,197,000 -4,526,000 -2,347,000 -279,000 -20,291,000 -6,139,000 -4,187,000 -7,598,000 -7,854,000

Phát

hành

chứng

khoán 514,000 390,000 311,000 642,000 696,000 1,135,000 1,562,000 1,486,000 882,000 1,226,000

Mua

lại

chứng

khoán -2,570,000 -6,538,000 -1,183,000 -1,384,000 -1,717,000 -6,722,000 -5,607,000 -6,651,000 -2,130,000 -2,797,000

Vay

nợ 352,000 2,381,000 4,085,000 531,000 1,221,000 6,391,000 24,726,000 10,068,000 9,493,000 8,992,000

Trả

nợ -1,500,000 -805,000 -4,330,000 -1,686,000 -928,000 -2,646,000 -21,709,000 -7,343,000 -7,010,000 -6,597,000

Trả

cổ tức -2,047,000 -2,381,000 -2,746,000 -3,251,000 -3,793,000 -4,267,000 -4,670,000 -5,024,000 -5,327,000 -5,804,000

Ngân

lƣu tài

chính

vào/(ra)

khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Dòng

tiền

ròng từ

tài

chính -5,251,000 -6,953,000 -3,863,000 -5,148,000 -4,521,000 -6,109,000 -5,698,000 -7,464,000 -4,092,000 -4,980,000

Net

Change

in Cash -520,000 -864,000 2,483,000 3,826,000 6,852,000 -11,972,000 3,687,000 2,998,000 5,042,000 3,545,000

Dòng

tiền đầu

kỳ 4,278,000 3,758,000 2,894,000 5,377,000 9,203,000 16,055,000 4,083,000 7,770,000 10,768,000 15,810,000

Dòng

tiền

cuối kỳ 3,758,000 2,894,000 5,377,000 9,203,000 16,055,000 4,083,000 7,770,000 10,768,000 15,810,000 19,355,000

Page 58: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 58

Biểu đồ 33: Ngân quỹ

Trong 3 dòng tiền thì ta thấy dòng kinh doanh là dòng tạo ra ngân quỹ dƣơng,

không những tài trợ hầu hết cho các hoạt động kinh doanh mà còn tài trợ cho các hoạt

động đầu tƣ của mình. Ngân quỹ hoạt động kinh doanh chủ yếu đến từ lợi nhuận ròng,

khấu hao và giảm khoản phải trả, chi chủ yếu cho việc tăng khoản phải thu, tồn kho và

một số tài sản ngắn hạn khác.

Dòng đầu tƣ có ngân quỹ âm do hầu hết chi những khoản lớn cho đầu tƣ tài sản cố

định và mua lại các công ty khác.

Dòng tài trợ chủ yếu thu đƣợc từ phát hành chứng khoán và vay nợ trong khi chi

những khoản lớn cho các hoạt động mua chứng khoán, thanh toán nợ và cổ tức nên có số

dƣ âm.

Page 59: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 59

Vậy nhận định chung ngân quỹ hoạt động kinh doanh là có giá trị lớn và bền vững

nên dƣới đây chúng tôi áp dụng kỹ thuật phân tích tỷ lệ tài chính(1)

để đi sâu phân tích và

tìm hiểu nó.

3.4.9.2. Phân tích ngân quỹ hoạt động

(1) Phân tích tỷ lệ tài chính là chia các con số có ý nghĩa cho nhau để đƣợc 1 con số có ý nghĩa hơn nhằm cho ta cái

nhìn sâu hơn qua các con số. Chúng tôi trình bày các tỷ lệ có giải thích cách tính toán ở phần dƣới.

Page 60: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 60

Bảng 3 : Phân tích tỷ số tài chính

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Ngân quỹ hoạt động trên doanh thu1

26.86% 22.52% 25.31% 23.51% 23.51% 26.72% 24.96% 23.49% 26.77% 26.60%

Ngân quỹ hoạt động trên EBIT2

112.42% 84.48% 97.46% 86.54% 88.83% 103.93% 100.24% 92.60% 99.45% 99.14%

Đầu tƣ tài sản trên ngân quỹ hoạt

động3

-19.53% -25.67% -21.35% -19.54% -22.16% -19.22% -21.71% -20.48% -14.27% -14.55%

Đầu tƣ tài sản trên khấu hao4

-107.85% -126.29% -121.03% -102.40% -125.75% -125.77% -119.19% -108.26% -85.26% -81.12%

Tỷ lệ tái đầu tƣ ngân quỹ5

-46.18% -26.87% -42.72% -21.09% -2.35% -142.41% -40.26% -27.97% -45.85% -47.93%

Ngân quỹ kinh doanh dùng trả nợ6

-16.92% -9.85% -40.87% -15.15% -7.81% -18.57% -142.36% -49.04% -42.30% -40.26%

Ngân quỹ kinh doanh trên tài sản7

23.03% 20.16% 21.95% 20.88% 20.47% 20.19% 18.84% 17.63% 17.50% 15.92%

Ngân quỹ kinh doanh trên vốn chủ8

16.89% 9.68% 16.84% 7.38% 0.74% 51.61% 14.17% 9.85% 15.02% 13.88%

1 Ngân quỹ hoạt động chia doanh thu 2 Ngân quỹ hoạt động chia EBIT 3 Mua tài sản chia ngân quỹ hoạt động 4 Mua tài sản chia khấu hao trong kỳ 5 Ngân quỹ đầu tƣ chia ngân quỹ kinh doanh 6 Trả nợ chia ngân quỹ kinh doanh 7 Ngân quỹ kinh doanh chia tổng tài sản 8 Ngân quỹ kinh doanh chia vốn chủ sở hữu

Page 61: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 61

Biểu đồ 34: Ngân quỹ từ doanh thu và EBIT

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy trung bình mỗi đồng doanh thu tạo ra bình quân 0.25

đồng ngân quỹ hoạt động. Tỷ lệ này có xu hƣớng tăng nhẹ và ổn định ( độ lệch là 0.017)

trong suốt 10 năm chứng tỏ công ty đã tạo ra ngày càng đƣợc nhiều tiền mặt hơn trên mỗi

đồng doanh thu và duy trì ổn định tỷ lệ này. Trung bình mỗi đồng EBIT thì tạo ra 0.97

đồng ngân quỹ hoạt động hay thể hiện khả năng chuyển đổi thành ngân quỹ của EBIT –

một con số ấn tƣợng đƣợc duy trì ổn định và ngày càng chắc chắn hơn với sự thể hiện ít

biến động trên đồ thị.

Ngân quỹ hoạt động đầu tư cho tài sản

Biểu đồ 35: Ngân quỹ đầu tư cho tài sản

Page 62: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 62

Tỷ lệ đầu tƣ tài sản trên khấu hao hay còn gọi là tỷ lệ tái đầu tƣ an toàn đƣợc tính

bằng đầu tƣ tài sản chia khấu hao bình quân (đầu tƣ tài sản là một khoản chi nên mang

giá trị âm, khấu hao là ngân quỹ thu mang dấu dƣơng nên tỷ lệ này mang dấu âm) đạt

bình quân -110% và có xu hƣớng tăng dần chứng tỏ nguồn ngân quỹ từ khấu hao về cơ

bản có thể đáp ứng tốt cho việc tái đầu tƣ tài sản cố định.

Tỷ lệ đầu tƣ tài sản trên ngân quỹ hoạt động kinh doanh đƣợc tính bằng đầu tƣ tài

sản chia cho ngân quỹ từ kinh doanh mang dấu âm bình quân khoảng -20% và rất ổn

định, chứng tỏ 1 đồng ngân quỹ hoạt động kinh doanh trang trải cho 0.2 đồng ngân quỹ

đầu tƣ và xu hƣớng này rất bền vững trong thời gian dài.

Ngân quỹ hoạt động dung tái đầu tư

Biểu đồ 36: Tỷ lệ tái đầu tư ngân quỹ

Tỷ lệ tái đầu tƣ ngân quỹ đƣợc đo lƣờng bằng ngân quỹ đầu tƣ chia cho ngân quỹ

hoạt động kinh doanh. Ngân quỹ đầu tƣ mang dấu âm nên đồ thị nằm dƣới mức 0%

Thông số này của JNJ đạt bình quân -44.3% và có xu hƣớng giảm trong 10 năm qua (biên

độ dao động lớn,độ lệch chuẩn bằng 37.31%) chứng tỏ JNJ ngày càng chi ra nhiều ngân

quỹ cho hoạt động đầu tƣ hơn, đặc biệt là giai đoạn năm 2005 -2006 JNJ chi ra một

khoản tiền lớn cho việc mua lại các công ty và bằng sáng chế nên cần một khoản ngân

Page 63: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 63

quỹ lớn, cao hơn cả ngân quỹ kinh doanh đến 1.4 lần. Về cơ bản ngân quỹ tạo ra từ hoạt

động kinh doanh vẫn đáp ứng tốt ngân quỹ cho các hoạt động đầu tƣ.

Ngân quỹ hoạt động dùng trả nợ

Biểu đồ 37: Ngân quỹ kinh doanh dùng trả nợ

Tỷ lệ ngân quỹ kinh doanh dùng trả nợ đƣợc tính bằng cách chia ngân quỹ trả nợ

trong kỳ cho ngân quỹ kinh doanh và cũng mang dấu âm do ngân quỹ trả nợ mang dấu

âm và biến động mạnh theo xu hƣớng giảm (độ lệch gần 40%) cho thấy khả năng ngân

quỹ kinh doanh tài trợ cho thanh toán nợ ngày càng giảm, công ty ngày càng phải đối mặt

với các khoản nợ đến hạn và có giai đoạn 2006-2008 công ty thanh toán một lƣợng lớn

nợ dài hạn khiến cho ngân quỹ kinh doanh cũng không cán đáng nổi và JNJ phải tìm

thêm các nguồn tài trợ khác để thanh toán cho các khoản nợ này.

Ngân quỹ kinh doanh tạo từ tài sản và vốn chủ

Page 64: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 64

Biểu đồ 38: Ngân quỹ kinh doanh tạo ra từ tài sản và vốn chủ

Ngân quỹ kinh doanh trên tài sản có xu hƣớng giảm ngày càng nhanh do việc JNJ

tăng nhanh tào sản với tốc độ nguồn tạo ra ngân quỹ hoạt động lớn nhất là doanh thu.

Mỗi đồng tài sản bình quân tạo ra khoảng 0.2 đồng ngân quỹ kinh doanh. Trong khi đó

ngân quỹ kinh doanh trên vốn chủ có xu huớng tăng do việc JNJ ngày càng ƣu tiên sử

dụng nợ làm tỷ trọng vốn chủ giảm, bình quân mỗi đồng vốn tài trợ cho 0.156 đồng ngân

quỹ kinh doanh.

3.4.10. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC)

Công thức: WACC : WACC=Wd*Rd(1-T)+WS*RS

Trong đó Wd , Ws là tỷ trọng vốn vay và vốn chủ đƣợc tính theo giá trị thị trƣờng

Rd , RS là phí tổn sử dụng của nợ và vốn chủ

T là tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp thƣờng đƣợc đánh bậc thang.

Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số đƣợc ƣớc cần có trọng số của vốn vay,

vốn chủ và các phí tổn của nó nê ta đi vào tính toán từng chỉ tiêu.

Page 65: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 65

3.4.10.1. Ước tính giá trị thị trường và phí tổn của nợ

Trên báo cáo thƣờng niên năm 2011 của JNJ có công bố giá trị thị trƣởng của các

khoản nợ dài hạn và phí tổn của mỗi loại nhƣ bảng sau:

Dựa vào bảng trên ta có thể xác định đƣợc giá trị thị trƣờng của nợ vào năm 2011 là

12.969 triệu USD và phí tổn trƣớc thuế của nợ bình quân là 4.08%/năm.

3.4.10.2. Ước tính giá trị thị trường và phí tổn của vốn chủ

Xác định giá trị thị trưởng của vốn chủ

Page 66: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 66

Giá trị thị trƣờng của vốn chủ vào ngày 1/1/2012 đƣợc cung cấp trên báo cáo thƣờng

niên của JNJ đƣợc trình bày dƣới bảng sau:

Vậy vào thời điểm bày JNJ có 179,459 ngàn cổ phần đang lƣu hành với giá 60.10

USD nên tổng giá trị thị trƣờng của vốn chủ vào thời điểm này là 179,459*60.10=

10,785,486 ngàn USD hay 10,785.486 triệu USD.

Xác định phí tổn vốn chủ sở hữu.

Chúng tôi áp dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM để xác định phí tổn vốn chủ

sở hữu.

Công thức:

Page 67: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 67

với các thông tin như sau:

Chỉ

tiêu

Giá trị Nguồn số liệu

Rf 2.41% Báo cáo thường niên 2011 của JNJ

RM 8.54% Trang web: http://www.standardandpoors.com

β 0.51 Trang web: http://www.smartmoney.com/

Áp dụng công thức CAPM ta xác định phí tổn vốn chủ như sau:

Rs= Rf + β(RM - Rf) =2.41%+0.51*(8.54%-2.41%) = 5.54%

3.4.10.3. Tính toán WACC

Với các thông tin trên ta có bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu Giá trị Giải thích

Giá trị thị trƣờng của nợ (D) 12.969 triệu USD

Giá trị thị trƣờng vốn chủ

(S)

10,785.486 triệu USD

Phí tổn nợ trƣớc thuế (Rd) 4.08% Năm

Phí tổn vốn chủ (Rs) 5.54% Năm

Tỷ trọng nợ (Wd) 54.6% =D/(D+S)

Tỷ trọng vốn chủ (WS) 45.4% =S/(D+S)

Tỷ suất thuế 35% Mức thuế suất bậc thang

WACC tính được như sau:

WACC=Wd*Rd(1-T)+WS*RS=54.6%*4.08%*(1- 35%) + 45.4%*5.54% = 3.96%/năm

Do sử dụng nhiều vốn vay nên WACC của JNJ ở mức thấp khoảng 3.96%/năm.

Rs= Rf + β(RM - Rf)

Với RS : Phí tổn vốn chủ sở hữu

Rf ,Lãi suất phi rủi ro

RM : Tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trƣờng

β: Hệ số bê ta của cổ phiếu

Page 68: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 68

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

JNJ có cơ cấu doanh thu dàn trải trên nhiều sản phẩm, không phụ thuộc lớn vào

một sản phẩm nào, tuy nhiên mảng thuốc sinh học có nhiều sản phẩm có tốc độ

tăng trƣởng chậm lại và một số tăng trƣởng âm. Trong năm 2014 sẽ có 5 trên 7 sản

phẩm thuốc chủ lực của JNJ sẽ hết hạn bảo hộ bằng sáng chế. Doanh thu phụ

thuộc lớn vào thị trƣờng Mỹ với hơn 50% và có xu hƣớng giảm dần.

JNJ đầu tƣ tài sản lƣu động theo khuynh hƣớng bảo thủ làm cho tài sản ngắn hạn

đƣợc tài trợ bằng nguồn có phí tổn cao. JNJ dễ gặp tình trạng chi phí vốn cao nếu

tồn kho và phải thu chuyển hóa chậm trong thời buổi kinh tế hiện nay.

Tốc độ tăng tài sản của JNJ cao hơn doanh thu làm giảm vòng quay tổng tài sản

kéo theo hai thông số ROA và ROE giảm liên tục trong 10 năm qua gây ảnh

hƣởng xấu đến cách nhìn nhận của các giới hữu quan đặc biệt là nhà đầu tƣ. JNJ

hiện đang duy trì nhiều TSNH có tính sinh lợi thấp, đặc biệt là các tài sản thanh

toán để phục vụ cho chiến lƣợc mua lại của mình.

JNJ đang thực hiện chiến lƣợc tập trung tăng trƣởng thông qua mua lại các công

ty trong ngành đồng thời gia tăng tài sản vô hình gồm các bằng sáng chế và quyền

sở hữu trí tuệ để gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.

Cơ cấu chi phí của JNJ có tỷ trọng chi phí cố định lớn là tăng hiệu ứng đòn bẩy

hoạt động đồng thời sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu vốn làm tăng hiệu ứng đòn bẩy

tài chính. Kéo theo đòn bẩy tổng hợp ở mức cao gây ra nhiều rủi ro cho JNJ.

Ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh của JNJ chiếm giá trị lớn về cơ bản có đủ khả

năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn tuy nhiên khả năng này đang giảm dần

với việc các khoản nợ đến hạn trả tăng dần.

Nguồn ngân quỹ từ khấu hao có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu sắm mới tài sản cố

định nên JNJ có tỷ lệ tái đầu tƣ an toàn ở mức cao.

Page 69: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 69

Việc JNJ duy trì khá nhiều nợ trong cơ cấu vốn của mình đã làm cho WACC của

JNJ ở mức thấp khoảng 3.96%/năm.

4.2. Kiến nghị

JNJ với đặc thù hoạt động trong ngành dƣợc phẩm năng động, yêu cầu đầu tƣ vào

các tài sản vô hình, R&D và liên tục đƣa ra sản phẩm mới là yếu tố sống còn của

doanh nghiệp. Mặc dù JNJ vẫn đều đặn đƣa ra các sản phẩm mới nhƣng đa số các

sản phẩm chủ lực thuộc mảng thuốc sinh học của JNJ sẽ hết hạn bảo hộ vào năm

2014, JNJ nên xem xét đến yếu tố này trong chiến lƣợc cạnh tranh với các nhà sản

xuất thuốc Generic.

Doanh thu của JNJ phụ thuộc quá lớn vào thị trƣờng Mỹ, trong bối cảnh kinh tế

Mỹ gặp khó khăn nhƣ hiện nay đã gây ra rủi ro lớn trong dòng thu nhập của JNJ.

Công ty nên xem xét yếu tố này để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cũng nhƣ

phát triển các thị trƣờng tiềm năng mới nhƣ châu Á nói chung và Trung Quốc nói

riêng.

Hoạt động trong lĩnh vực có tiến bộ công nghệ mạnh mẽ làm cho các hoạt động

kinh doanh của JNJ trở nên rủi ro hơn, JNJ cần xem xét để tài trợ cho các hoạt

động này bằng nguồn ít rủi ro hơn thay vì sử dụng quá nhiều nợ.

Để phục vụ cho các hoạt động mua lại làm JNJ duy trì nhiều tài sản thanh toán làm

giảm khả năng sinh lợi của tài sản. Để áp dụng chiến lƣợc này hiệu quả JNJ nên

xác định chính xác thời điểm mua lại để phối hợp chặt chẽ với hoạch định ngân

sách ngân quỹ giúp giảm tỷ trọng tài sản thanh toán mà vẫn sản sinh ngân quỹ

đúng lúc cho hoạt động mua lại này.

5. PHỤ LỤC

Page 70: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 70

Page 71: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 71

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng

tiền 3,758,000 2,894,000 5,377,000 9,203,000 16,055,000 4,083,000 7,770,000 10,768,000 15,810,000 19,355,000 15,617,000

Đầu tƣ ngắn hạn 4,214,000 4,581,000 4,146,000 3,681,000 83,000 1,000 1,545,000 2,041,000 3,615,000 8,303,000 15,310,000

Khoản phải thu 4,630,000 5,399,000 6,574,000 6,831,000 7,010,000 8,712,000 9,444,000 9,719,000 9,646,000 9,774,000 10,552,000

Tồn kho 2,992,000 3,303,000 3,588,000 3,744,000 3,959,000 4,889,000 5,110,000 5,052,000 5,180,000 5,378,000 6,428,000

Tài sản ngắn hạn khác 2,879,000 3,089,000 3,310,000 3,861,000 4,287,000 5,290,000 6,076,000 6,797,000 5,290,000 4,497,000 8,016,000

Tổng tài sản ngắn hạn 18,473,000 19,266,000 22,995,000 27,320,000 31,394,000 22,975,000 29,945,000 34,377,000 39,541,000 47,307,000 53,443,000

TSCĐ hữu hình 7,719,000 8,710,000 9,846,000 10,436,000 10,830,000 13,044,000 14,185,000 14,365,000 14,759,000 14,553,000 14,635,000

TSCĐ vô hình 9,077,000 9,246,000 11,539,000 11,842,000 12,175,000 28,688,000 28,763,000 27,695,000 31,185,000 32,010,000 34,274,000

TS dài hạn khác 3,219,000 3,334,000 3,883,000 3,719,000 3,626,000 5,849,000 8,061,000 8,475,000 9,197,000 9,038,000 9,469,000

Tổng TS dài hạn 20,015,000 21,290,000 25,268,000 25,997,000 26,631,000 47,581,000 51,009,000 50,535,000 55,141,000 55,601,000 58,378,000

Tổng TS 38,488,000 40,556,000 48,263,000 53,317,000 58,025,000 70,556,000 80,954,000 84,912,000 94,682,000 102,908,000 111,821,000

Khoản phải trả 2,838,000 3,621,000 4,966,000 5,227,000 4,315,000 5,691,000 6,909,000 7,503,000 5,541,000 5,623,000 5,730,000

Vay ngắn hạn 565,000 2,117,000 1,139,000 280,000 668,000 4,579,000 2,463,000 3,732,000 6,318,000 7,617,000 6,074,000

Nợ ngắn hạn khác

4,641,000 5,711,000 7,343,000 8,420,000 7,652,000 8,891,000 10,465,000 9,617,000 9,872,000 9,832,000 9,882,000

Tổng nợ ngắn hạn

8,044,000 11,449,000 13,448,000 13,927,000 12,635,000 19,161,000 19,837,000 20,852,000 21,731,000 23,072,000 21,686,000

Nợ dài hạn 2,217,000 2,022,000 2,955,000 2,565,000 2,017,000 2,014,000 7,074,000 8,120,000 8,223,000 9,156,000 13,031,000

Nợ dài hạn khác

3,501,000 3,745,000 4,211,000 4,609,000 5,291,000 8,744,000 9,231,000 11,997,000 12,716,000 12,654,000 14,127,000

Thuế thu nhập hoãn lại

493,000 643,000 780,000 403,000 211,000 1,319,000 1,493,000 1,432,000 1,424,000 1,447,000 1,450,000

Page 72: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 72

Tổng nợ dài hạn

6,211,000 6,410,000 7,946,000 7,577,000 7,519,000 12,077,000 17,798,000 21,549,000 22,363,000 23,257,000 28,608,000

Tổng nợ 14,255,000 17,859,000 21,394,000 21,504,000 20,154,000 31,238,000 37,635,000 42,401,000 44,094,000 46,329,000 50,294,000

Cổ phiếu phổ thông

3,120,000 3,120,000 3,120,000 3,120,000 3,120,000 3,120,000 3,120,000 3,120,000 3,120,000 3,120,000 3,120,000

Lợi nhuận giữ lại

23,066,000 26,571,000 30,503,000 35,223,000 41,471,000 49,290,000 55,280,000 63,379,000 70,306,000 77,773,000 82,634,000

Cổ phiếu quỹ

-1,393,000 -6,127,000 -6,146,000 -6,004,000 -5,965,000 -10,974,000 -14,388,000 -19,033,000 -19,780,000 -20,783,000 -20,985,000

Vốn chủ sỏ hữu khác

-560,000 -867,000 -608,000 -526,000 -755,000 -2,118,000 -693,000 -4,955,000 -3,058,000 -3,531,000 3,242,000

Tổng vốn chủ sở hữu 24,233,000 22,697,000 26,869,000 31,813,000 37,871,000 39,318,000 43,319,000 42,511,000 50,588,000 56,579,000 61,527,000

Tổng nguồn vốn 38,488,000 40,556,000 48,263,000 53,317,000 58,025,000 70,556,000 80,954,000 84,912,000 94,682,000 102,908,000 111,821,000

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh thu 33,004,000 36,298,000 41,862,000 47,348,000 50,514,000 53,324,000 61,095,000 63,747,000 61,897,000 61,587,000 64,419,000

Giá vốn 7,931,000 8,785,000 10,307,000 11,298,000 11,861,000 12,880,000 14,974,000 15,679,000 15,673,000 15,853,000 17,104,000

Lợi nhuận gộp 25,073,000 27,513,000 31,555,000 36,050,000 38,653,000 40,444,000 46,121,000 48,068,000 46,224,000 45,734,000 47,315,000

Chi phí bán hàng và quản lý

11,992,000 12,216,000 14,131,000 15,860,000 16,877,000 17,433,000 20,451,000 21,490,000 19,801,000 19,424,000 22,345,000

Chi phí nghiên cứu và phát

triển

3,591,000 3,957,000 4,684,000 5,203,000 6,312,000 7,125,000 7,680,000 7,577,000 6,986,000 6,844,000 7,375,000

EBITDA 9,490,000 11,340,000 12,740,000 14,987,000 15,464,000 15,886,000 17,990,000 19,001,000 19,437,000 19,466,000 17,595,000

Page 73: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 73

Khấu hao 1,605,000 1,662,000 1,869,000 2,124,000 2,093,000 2,177,000 2,777,000 2,832,000 2,774,000 2,939,000 2,958,000

Lợi nhuận hoạt động 7,885,000 9,678,000 10,871,000 12,863,000 13,371,000 13,709,000 15,213,000 16,169,000 16,663,000 16,527,000 14,637,000

Chi phí lãi vay 153,000 160,000 207,000 187,000 54,000 63,000 296,000 435,000 451,000 455,000 526,000

Thu nhập khác -185,000 -294,000 385,000 -15,000 214,000 671,000 -534,000 1,015,000 526,000 768,000 -487,000

Thuế thu nhập doanh nghiệp

2,230,000 2,694,000 3,111,000 4,329,000 3,245,000 3,534,000 2,707,000 3,980,000 3,489,000 3,613,000 3,728,000

Lợi nhuận ròng 5,668,000 6,597,000 7,197,000 8,509,000 10,411,000 11,053,000 10,576,000 12,949,000 12,266,000 13,334,000 11,396,000

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

ĐV: USD 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Lợi nhuận

ròng 5,668,000 6,597,000 7,197,000 8,509,000 10,411,000 11,053,000 10,576,000 12,949,000 12,266,000 13,334,000

Khấu hao 1,605,000 1,662,000 1,869,000 2,124,000 2,093,000 2,177,000 2,777,000 2,832,000 2,774,000 2,939,000

Điều chỉnh

cho các khoản

(Tăng) giảm

phải thu -258,000 -510,000 -691,000 -111,000 -568,000 -699,000 -416,000 -736,000 453,000 -207,000

(Tăng) giảm

tồn kho -167,000 -109,000 39,000 11,000 -396,000 -210,000 14,000 -101,000 95,000 -196,000

(Tăng) giảm

tài sản ngắn

hạn khác -270,000 -1,429,000 -746,000 -395,000 620,000 0 0 0 0 0

(Tăng) giảm

phải trả 1,401,000 1,420,000 2,192,000 607,000 -911,000 1,750,000 2,642,000 -272,000 -507,000 20,000

(Tăng) giảm

phải trả ngắn

hạn khác 787,000 436,000 531,000 863,000 343,000 0 0 0 0 0

Ngân lƣu -8,090,000 -6,814,000 -7,386,000 -12,094,000 -5,375,000 -290,000 -10,003,000 300,000 1,490,000 495,000

Page 74: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 74

hoạt động

vào/(ra) khác

Dòng tiền

ròng từ hoạt

động 8,864,000 8,176,000 10,595,000 11,131,000 11,877,000 14,248,000 15,249,000 14,972,000 16,571,000 16,385,000

(Tăng) giảm

TSCĐ -1,731,000 -2,099,000 -2,262,000 -2,175,000 -2,632,000 -2,738,000 -3,310,000 -3,066,000 -2,365,000 -2,384,000

Mua lại -225,000 -478,000 -2,812,000 -580,000 -987,000 -18,023,000 -1,388,000 -1,214,000 -2,470,000 -1,269,000

Ngân lƣu

đầu tƣ vào/(ra)

khác -16,213,000

-

13,690,000 -14,845,000 -22,997,000 -11,166,000 -423,000 -19,088,000 -609,000 -2,808,000 -4,687,000

Dòng tiền

ròng từ đầu

tư -4,093,000 -2,197,000 -4,526,000 -2,347,000 -279,000 -20,291,000 -6,139,000 -4,187,000 -7,598,000 -7,854,000

Phát hành

chứng khoán 514,000 390,000 311,000 642,000 696,000 1,135,000 1,562,000 1,486,000 882,000 1,226,000

Mua lại

chứng khoán -2,570,000 -6,538,000 -1,183,000 -1,384,000 -1,717,000 -6,722,000 -5,607,000 -6,651,000 -2,130,000 -2,797,000

Vay nợ 352,000 2,381,000 4,085,000 531,000 1,221,000 6,391,000 24,726,000 10,068,000 9,493,000 8,992,000

Trả nợ -1,500,000 -805,000 -4,330,000 -1,686,000 -928,000 -2,646,000 -21,709,000 -7,343,000 -7,010,000 -6,597,000

Trả cổ tức -2,047,000 -2,381,000 -2,746,000 -3,251,000 -3,793,000 -4,267,000 -4,670,000 -5,024,000 -5,327,000 -5,804,000

Ngân lƣu tài

chính vào/(ra)

khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Dòng tiền

ròng từ tài

chính -5,251,000 -6,953,000 -3,863,000 -5,148,000 -4,521,000 -6,109,000 -5,698,000 -7,464,000 -4,092,000 -4,980,000

Net Change in

Cash -520,000 -864,000 2,483,000 3,826,000 6,852,000 -11,972,000 3,687,000 2,998,000 5,042,000 3,545,000

Dòng tiền 4,278,000 3,758,000 2,894,000 5,377,000 9,203,000 16,055,000 4,083,000 7,770,000 10,768,000 15,810,000

Page 75: Plugin-pttc Johnson Johnson 7636

Quản trị tài chính nâng cao GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

TH: Nhóm JOHNSON & JOHNSON Trang 75

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Eugene F. Brigham - University of Florida and Phillip R. Daves - University of Tennessee, “Intermediate Financial

Management” – 2007, ThomsonNow.

[2] James M. Wahlen - Professor of Accounting, James R. Hodge Chair of Excellence, Kelley School of Business, Indiana University, Stephen P. B a g i

n s k I - Herbert E. Miller Professor of Accounting J.M. Tull School of Accounting Terry College of Business, The University of Georgia, M a r k T.

Bradshaw - Associate Professor of Accounting Carroll School of Management Department of Accounting, Boston College, “Financial Reporting,

Financial Statement Analysis, and Valuation A Strategic Perspective” (2007), South Western Cengage Learning.

[3] TS. Nguyễn Thanh Liêm – trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng, “Quản trị tài chính” (2011), NXB Thống Kê.

đầu kỳ

Dòng tiền

cuối kỳ 3,758,000 2,894,000 5,377,000 9,203,000 16,055,000 4,083,000 7,770,000 10,768,000 15,810,000 19,355,000