qcvn qtqt khi thai

23
QCVN QCVN : 2010/BTNMT : 2010/BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN : 2010/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA V Ề QUAN TRẮC KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP National Technical Regulation on Industrial Emission Monitoring (Dự thảo số 1) HÀ NỘI - 2010

Upload: heogia1982

Post on 23-Jun-2015

755 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN : 2010/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

National Technical Regulation

on Industrial Emission Monitoring

(Dự thảo số 1)

HÀ NỘI - 2010

Page 2: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

Lời nói đầu

QCVN :2010/BTNMT do Tổng cục Môi trường biên soạn; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số……/2010/TT-BTNMT ngày…..tháng…. năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Page 3: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

National Technical Regulation on

Industrial Emission Monitoring

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về quy trình và phương pháp quan trắc khí thải công nghiệp tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất…theo phương pháp bán tự động; không áp dụng đối với hoạt động quan trắc khí thải công nghiệp bằng các thiết bị tự động, liên tục.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương; các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động quan trắc khí thải công nghiệp để báo cáo số liệu kết quả quan trắc môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

1.3.2. Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 m, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)].

1.3.3. Quan trắc khí thải là quá trình đo, phân tích các thông số về tính chất vật lý, hoá học của khí thải, được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các đơn vị, tổ chức, cá nhân với mục tiêu đã được xác định theo một chương trình đã lập sẵn về thời gian, không gian và phương pháp.

1.3.4. Chương trình quan trắc là một bản liệt kê, miêu tả các công việc sẽ được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu quan trắc, trong đó bao gồm:

Page 4: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

thông tin phải nhận được, các thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp lấy mẫu, phân tích, yêu cầu về nhân lực và các tổ chức tham gia thực hiện.

1.3.5. Lấy mẫu là quá trình lấy một phần khí thải đại diện cho dòng thải.

1.3.6. Vị trí lấy mẫu là điểm chính xác ở trong khu vực có dòng khí thải mà tại đó thực hiện quá trình lấy mẫu.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Thiết kế chương trình quan trắc

Các nội dung công việc chính cần thực hiện khi thiết kế chương trình

quan trắc bao gồm:

2.1.1. Xác định mục tiêu quan trắc

Căn cứ vào các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường,

tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường, việc xác định mục tiêu phải

căn cứ vào chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành và các nhu

cầu thông tin cần thu thập. Khi thiết kế chương trình quan trắc, mục tiêu quan

trắc phải được xác định rõ ràng, cụ thể.

Mục tiêu của các chương trình quan trắc khí thải công nghiệp từ các cơ

sở sản xuất, khu công nghiệp thường là:

- Đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các tiêu chuẩn khí thải.

- Đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất.

- Đánh giá hệ thống xử lý khí thải

- Cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý môi trường khu vực/địa phương.

- Xây dựng các báo hiện trạng môi trường.

- Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm, tính phí bảo vệ môi trường đối với khí

thải.

- Phục vụ công tác kiểm kê phát thải.

- Phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển mô hình phát thải.

Page 5: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

2.1.2. Xác định vị trí quan trắc

a) Vị trí lấy mẫu bụi

Điểm lấy mẫu bụi được xác định trên thân ống khói. Vị trí được chọn

nằm trên đoạn ống dẫn thẳng, dài nhất của ống khói, hình dạng và tiết diện

của đoạn ống khói đều. Đoạn ống khói được chọn là đoạn nằm ngang hoặc

thẳng đứng, tuy nhiên nên chọn đoạn thẳng đứng để khắc phục ảnh hưởng

của trọng lực đến kết quả lấy mẫu. Vị trí điểm lấy mẫu nằm ở khoảng cách

80% chiều dài đoạn ống khói đã được chọn tính từ phía đầu vào của dòng khí

bụi.

Số lần đường kính ống khói phía sau điểm chảy rối (đoạn B)

Số lần đường kính ống khói phía trước điểm chảy rối (đoạn A)

Điểm chảy rối

Điểm chảy rối

Điểm lấy mẫu

Số

điểm

lấy

mẫu

tối t

hiểu

Hình 2. Vị trí và số điểm lấy mẫu tối thiểu

Lỗ quan

Ống khói

Bộ gia

Ống

Bộ điều khiển và

Lối lên

Sàn công

Lỗ lấy mẫu

Ống pitot

Hình 1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu lí tưởng

Page 6: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

Số điểm cần lấy (hút) mẫu trên một tiết diện của ống khói được xác định dựa trên tương quan giữa khoảng cách B và đường kính tiết diện ống khói (Hình 2). Nếu tiết diện là hình chữ nhật thì phải tính dựa trên đường kính tương đương dtđ

dtđ = 4 x (diện tích tiết diện/chu vi)

Vị trí các điểm cần phải lấy (hút) mẫu trên một tiết diện của ống khói được xác định dựa trên Bảng 1. Hình 3 mô tả sự phân bố vị trí 12 điểm lấy (hút) mẫu trên tiết diện ống khói.

Bảng 1: Vị trí các điểm hút mẫu trên tiết diện tròn

(% của đường kính ống khói, tính từ thành phía trong của ống khói đến điểm hút mẫu)

Số điểm lấy mẫu trên một đường kính ống khói Thứ tự các điểm hút mẫu dọc theo đường kính ống

khói 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 1 4,4 3,3 2,5 2,1 1,8 1,6 1,4 1,3 1,1 1,1 2 14,7 10,5 8,2 6,7 5,7 4,9 4,4 3,9 3,5 3,2 3 29,5 19,4 14,6 11,8 9,9 8,5 7,5 6,7 6,0 5,5 4 70,5 32,3 22,6 17,7 14,6 12,5 10,9 9,7 8,7 7,9 5 85,3 67,7 34,2 25,0 20,1 16,9 14,6 12,9 11,6 10,5 6 95,6 80,6 65,8 35,5 26,9 22,0 18,8 16,5 14,6 13,2 7 - 89,5 77,4 64,5 36,6 28,3 23,6 20,4 18,0 16,1 8 - 96,7 85,4 75,0 63,4 37,5 29,6 25,0 21,8 19,4 9 - - 91,8 82,3 73,1 62,5 38,2 30,6 26,1 23,0

10 - - 97,5 88,2 79,9 71,7 61,8 38,8 31,5 27,2 11 - - - 93,3 85,4 78,0 70,4 61,2 39,3 32,3 12 - - - 97,9 90,1 83,1 76,4 69,4 60,7 39,8 13 - - - - 94,3 87,5 81,2 75,0 68,5 60,2 14 - - - - 98,2 91,5 85,4 79,6 73,9 67,7 15 - - - - - 95,1 89,1 83,5 78,2 72,8 16 - - - - - 98,4 92,5 87,1 82,0 77,0 17 - - - - - - 95,6 90,3 85,4 80,6 18 - - - - - - 98,6 93,3 88,3 83,9 19 - - - - - - - 96,1 91,3 86,8 20 - - - - - - - 98,7 94,0 89,5 21 - - - - - - - - 96,5 92,1 22 - - - - - - - - 98,9 94,5 23 - - - - - - - - - 96,8 24 - - - - - - - - - 98,9

Page 7: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

b) Vị trí lấy mẫu các chất ô nhiễm dạng khí Đối với các chất ô nhiễm dạng khí, vị trí lấy mẫu không cần phải thỏa

mãn một cách nghiêm ngặt các yêu cầu như khi lấy mẫu bụi. Tuy nhiên, thông thường, nên sử dụng vị trí lấy mẫu bụi để lấy mẫu các chất ô nhiễm dạng khí.

2.1.3. Chuẩn bị lỗ lấy mẫu

Lỗ lấy mẫu được thiết kế, xây dựng trên thành ống khói và phải có kích

thước thích hợp để có thể đưa đầu lấy mẫu vào và di chuyển đầu lấy mẫu bên

trong ống khói thuận tiện. Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình lấy

mẫu cần phải chuẩn bị sàn công tác theo những cách khác nhau (dựng giàn

giáo, dùng xe nâng…). Các phương án nâng, hạ thiết bị, nguồn điện, chiếu

sáng cần phải chuẩn bị đầy đủ.

2.1.4. Xác định thông số quan trắc

Việc các định thông số quan trắc phải dựa vào loại nhiên liệu đốt và loại hình sản xuất công nghiệp.

a) Xác định thông số quan trắc khí thải dựa vào nhiên liệu đốt

Nhiên liệu thường sử dụng trong công nghiệp là nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt…). Do đó, các thông số thường được lựa chọn là: SO2, NOx, CO, CxHy, VOCs, nhiệt độ, lưu lượng, bụi, độ ẩm (hàm ẩm).

Xác định các thông số quan trắc khí thải theo loại hình sản xuất công nghiệp.

Lỗ lấy mẫu

(a) (b)

Hình 3: Vị trí 12 điểm lấy mẫu. (a) tiết diện tròn, (b) tiết diện hình chữ nhật

Page 8: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

Các thông số cần quan trắc phải phù hợp với mục tiêu của chương trình quan trắc và loại hình sản xuất công nghiệp.

Tuỳ theo mục tiêu của chương trình quan trắc, loại hình sản xuất công nghiệp mà lựa chọn các thông số quan trắc sau: CO, CO2, NOx, SO2, NH3, Cl2, HF, H2S, bụi, hơi axít, hơi kiềm, hơi kim loại (Ni, Cd, Fe, Cu, Zn, Pb, Cr), HF, HCl, VOCs, PAHs, BTEX, nhiệt độ, lưu lượng, độ ẩm (hàm ẩm).

2.1.5. Xác định tần suất quan trắc

a) Xác định tần suất

Tùy thuộc vào mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn thải, trang thiết bị, yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án/bản cam kết bảo vệ môi trường, việc xác định tần suất quan trắc khí thải công nghiệp có thể thường xuyên hoặc tối thiểu 4 đợt/năm.

b) Xác định thời gian

Thời điểm lấy mẫu: Mẫu được lấy trong ngày khô ráo và hệ thống sản

xuất ở trạng thái vận hành ổn định. Mẫu phải có tính đại diện cho hoạt động

sản xuất trong khoảng thời gian nhất định, trong một mẻ, ca hay ngày sản

xuất.

Khoảng thời gian lấy mẫu: thời gian lấy mẫu phụ thuộc vào thông số

quan trắc, nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải, độ ổn định của nguồn thải. Do

đó, để xác định được khoảng thời gian lấy mẫu hợp lý, cần phải dựa vào các

thông tin về nguồn thải (kể cả số liệu quan trắc trước đó). Trước khi quan trắc

cần phải lấy mẫu thử.

2.1.6. Xác định phương pháp quan trắc

Tùy thuộc vào mục tiêu, thông số quan trắc và một số yếu tố khác như

trang thiết bị quan trắc hiện có, trình độ cán bộ, khả năng tài chính… để lựa

chọn các phương pháp quan trắc phù hợp, bao gồm: phương pháp lấy mẫu

phân tích hay đo trực tiếp tại hiện trường, xác định phương pháp phân tích và

bảo quản mẫu. Trong phần này chỉ trình bày về phương pháp lấy mẫu

phương pháp bảo quản mẫu sẽ được trình bày ở mục 2.5

Page 9: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

2.1.6.1. Phương pháp lấy mẫu để phân tích a) Phương pháp lấy mẫu bụi Mẫu bụi khí thải ống khói được lấy theo phương pháp đẳng tốc

(isokinetic) tại các điểm hút mẫu (được xác định trong mục 2.1.4 phần a).

b) Phương pháp lấy mẫu các chất ô nhiễm dạng khí

Để lấy mẫu các chất ô nhiễm dạng khí có thể sử dụng một trong các

phương pháp sau đây:

- Phương pháp hấp phụ: Khí thải được hút qua ống có chứa các chất hấp phụ

như than hoạt tính, silicagel, Al2O3, …Chất ô nhiễm cần xác định được giữ lại,

được bảo quản rồi đem về phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Phương pháp hấp thụ: Khí thải được hút qua bình hấp thụ có chứa dung

dịch hấp thụ như NaOH, K2Hg2Cl4 …Chất ô nhiễm cần xác định được giữ lại,

được bảo quản rồi đem về phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Phương pháp lấy một thể tích khí: Khí thải được thu vào túi hoặc chai kín để

đem về phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Phương pháp ngưng tụ: Hạ nhiệt độ của dòng khí xuống dưới điểm sôi của

chất khí ô nhiễm cần lấy mẫu.

2.1.6.2. Phương pháp đo trực tiếp

Trong khuôn khổ quan trắc phát thải, phương pháp này hiện này mới

chỉ được áp dụng cho các chất ô nhiễm dạng khí.

Phương pháp sensor: Thường dùng sensor điện hóa hay sắc ký. Khí

thải được hút qua thiết bị có chứa các sensor. Thiết bị sẽ tự động đo và xử lý

tín hiệu, hiển thị kết quả nồng độ các chất khí ô nhiễm cần quan tâm lên trên

màn hình hay in ra giấy.

Phương pháp quang phổ: Phương pháp này cho phép đo trực tiếp và

liên tục các chất ô nhiễm dạng khí như NO, NO2, SO2, NH3 và CO2 nhờ bộ

phận thu nhận bức xạ được đặt trực tiếp bên trong ống khói.

2.1.7. Lập kế hoạch quan trắc

Căn cứ vào chương trình quan trắc đã được thiết kế, tiến hành lập kế

hoạch quan trắc bao gồm các nội dung công việc chính sau:

Page 10: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

- Lập thời gian biểu cho các hoạt động: lấy mẫu và đo tại hiện trường,

phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, xử lý số liệu, báo cáo.

- Xác định số lượng, loại dụng cụ chứa mẫu; lượng và loại hoá chất

bảo quản mẫu phù hợp với thông số quan trắc.

- Lập Danh mục và kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết

bị phục vụ lấy mẫu, đo nhanh và bảo quản mẫu tại hiện trường và phân tích

mẫu trong phòng thí nghiệm.

- Lập kế hoạch nhu cầu nhân lực thực hiện quan trắc. Xác định các tổ

chức, cá nhân tham gia thực hiện chương trình và nhiệm vụ cụ thể của từng

tổ chức, cá nhân (bao gồm: nhân lực chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất, sàn

công tác, phương án nâng hạ thiết bị, nguồn cấp điện, biểu mẫu, biên bản, lẫy

mẫu hiện trường, bàn giao mẫu).

- Lập Danh mục phương tiện bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động.

- Lập Dự toán kinh phí thực hiện chương trình quan trắc (bao gồm: kinh

phí gửi mẫu phân tích ở các phòng thí nghiệm, kinh phí mua vật tư tiêu hao,

dụng cụ hao mòn)

2.2. Thực hiện chương trình quan trắc

2.2.1. Công tác chuẩn bị

a) Thiết bị quan trắc

Kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản

xuất. Các thiết bị đều phải được làm sạch trước khi đem ra hiện trường lấy

mẫu. Chuẩn bị các loại dây nối, ổ điện, ống hấp thụ, các nguồn cấp điện.

b) Hóa chất và vật liệu lọc

Chuẩn bị dung dịch hấp thụ tương ứng với từng chỉ tiêu khí cần lấy

mẫu.

Vật liệu lọc: chọn vật liệu lọc có giới hạn nhiệt độ cao hơn nhiệt độ khí

thải và phù hợp với thông số cần lấy mẫu. c) Các vật dụng khác

Lập danh sách các thiết bị, vật dụng hiện trường, có sổ theo dõi từng

thiết bị (theo dõi thông số các thông số đo, tình trạng thiết bị, người sử dụng).

Khi đi hiện trường cần mang các thiết bị thiết bị định vị toàn cầu (GPS), bộ

Page 11: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

đàm, thiết bị đo vi khí hậu, biểu mẫu hiện trường (nhật ký lấy mẫu, biên bản

…), panh cặp giấy và các hộp bảo quản mẫu.

d) Bảo hộ lao động

Để đảm bảo an toàn cho cán bộ thực hiện, cần chuẩn bị:

- Quần áo, giầy, găng tay bảo hộ chuyên dụng (có thể phải làm bằng vật

liệu chịu nhiệt và chống axit);

- Mặt nạ hoặc khẩu trang phòng độc;

- Dây an toàn;

- Mũ bảo hiểm chuyên dụng;

- Dụng cụ cứu thương.

2.2.2. Tiến hành lấy mẫu

1. Lấy mẫu bụi a) Chuẩn bị hiện trường

Kiểm tra và lắp ráp thiết bị

- Kiểm tra đầu lấy mẫu, các đầu của ống Pitot các lỗ không bị bụi bám

bẩn gây sai số khi đo.

- Kiểm tra vật liệu lọc, cân và ghi ký hiệu (gồm vỏ hộp, bao bì bảo quản

mẫu) trước khi lắp ráp vào thiết bị.

- Lắp ráp thiết bị lấy mẫu theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra

độ kín của thiết bị bằng một trong hai cách:

+ Bịt kín đầu lấy mẫu sau đó chạy bơm hút làm giảm áp suất trong ống

xuống 50 kPa. Dùng đồng hồ đo khí để phát hiện sự xâm nhập của không

khí vào trong thiết bị.

+ Nút kín đầu lấy mẫu và làm giảm áp lực trong thiết bị xuống 50 kPa,

bịt kín đầu còn lại của thiết bị và quan sát đồng hồ đo áp suất có tăng lên

không. Nếu có thì tính toán tốc độ dòng khí dò, tốc độ khí dò phải nhỏ hơn

1% tốc độ dòng khí lấy mẫu tính theo thể tích.

Đo nhiệt độ và tốc độ khí

Trước khi tiến hành lấy mẫu, cần đo nhiệt độ và tốc độ khí để lựa chọn vật

liệu lọc phù hợp ,và tránh trường hợp nhiệt độ khí thải quá cao vượt giới hạn

đo của thiết bị sẽ làm hỏng thiết bị. Đo vận tốc dòng khí để lựa chọn kích

Page 12: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

thước đầu lấy mẫu phù hợp với dải vận tốc khí tại đầu lấy mẫu và lưu lượng

hút của bơm.

Xác định số lượng và vị trí các điểm lấy mẫu

Đo kích thước ống khói và xác định số điểm tối thiểu cần lấy mẫu và vị trí

lấy mẫu. Đánh dấu khoảng cách từ các điểm lấy mẫu đến thành trong của lỗ

tiếp cận bằng mực chịu nhiệt trên cả ống pitot lẫn ống lấy mẫu, có chú ý đến

bề dày của thành ống khói và mặt bích của lỗ tiếp cận.

Xác định thời gian lấy mẫu

Xem mục 2.1.5 phần b.

b. Lấy mẫu

Lấy mẫu bụi phải tuân theo phương pháp lấy mẫu đẳng động lực

(isokinetic).

- Đóng kín van điều khiển, đưa đầu lấy mẫu và dụng cụ đo tốc độ khí

qua lỗ tiếp cận đến khi đầu lấy mẫu (và đầu dụng cụ đo tốc độ) nằm ở điểm

lấy mẫu đầu tiên (chính xác đến 2% kích thước trong của ống dẫn hoặc không

được quá 1cm).

- Thiết bị trong ống dẫn đạt được nhiệt độ dòng khí. Sấy nóng cần lấy

mẫu, bộ phận chứa vật liệu lọc bụi đến nhiệt độ 120 ± 14 oC.

- Khởi động bơm hút và quay cần lấy mẫu, hướng trực tiếp đầu lấy mẫu

vào dòng khí (lệch so với phương chuyển động dòng khí không quá 10o). Khi

đầu lấy mẫu đã ở vị trí đo, mở van điều khiển dòng khí lấy mẫu. Để lấy mẫu

đẳng tốc, cần điều chỉnh van điều khiển để tốc độ dòng khí lấy mẫu bằng tốc

độ dòng khí trong ống khói tại thời điểm lấy mẫu (sai số 10% so với tốc độ của

dòng khí tại đầu lấy mẫu). Duy trì nhiệt độ của vật liệu lọc trong khoảng 120 ±

14 oC.

- Theo dõi và ghi nhật kí lấy mẫu: thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi

điểm lấy mẫu, vận tốc dòng khí, nhiệt độ (ống khói, môi trường xung quanh),

áp suất, thể tích khí đã lấy mẫu, các sự kiện bất thường (dừng máy, sự cố, ...)

- Sau khi lấy mẫu thứ nhất, di chuyển nhanh đầu lấy mẫu để đưa đầu

lấy mẫu vào điểm lấy mẫu thứ hai. Điều chỉnh van điều khiển để được tốc độ

phù hợp với điểm lấy mẫu thứ hai. Sau đó, lấy mẫu ở các điểm tiếp theo

tương tự như trên và cứ như vậy cho đến khi các mẫu đã được lấy ở tất cả

Page 13: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

mọi điểm trên đường lấy mẫu thứ nhất. Đóng van điều khiển, dừng đo thời

gian và quay đầu lấy mẫu sao cho mũi lấy mẫu ở tư thế vuông góc với dòng

khí trong ống dẫn. Lấy đầu lấy mẫu ra khỏi lỗ tiếp cận và đưa nó vào đường

lấy mẫu tiếp theo và lắp đặt lại quá trình đến khi tất cả các mẫu đã được lấy.

Khoảng thời gian lấy mẫu ở mỗi điểm lấy mẫu là như nhau.

c. Thu mẫu và bảo quản mẫu

Đưa cần lấy mẫu ra khỏi ống khói, để cần lấy mẫu ở nơi thoáng mát,

không ảnh hưởng bởi bụi xuống dưới mặt đất. Chờ thiết bị nguội bằng nhiệt

độ xung quanh, tháo bộ phận chứa vật liệu lọc, lấy vật liệu lọc cho vào giấy

bạc và cho vào hộp (bao bì) bảo quản, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt

trời.

Thu hết toàn bộ chất rắn đọng ở mặt trong của các bộ phận của thiết bị

(như đầu lấy mẫu, cần lấy mẫu, bộ phận chứa vật liệu lọc). Có thể làm sạch

các mặt trong bằng siêu âm, hoặc tráng bằng dung môi thích hợp (thí dụ

axeton) và chải sạch. Chuyển chất lỏng đã rửa vào cốc đã biết khối lượng và

để bay hơi đến khô ở nhiệt độ và áp suất thường. Sấy phần cặn còn lại và cân

trong mọi điều kiện như với bụi thu được trên vật liệu lọc.

2. Lấy mẫu các chất ô nhiễm dạng khí

a) Chuẩn bị

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

- Phương pháp hấp phụ: Chuẩn bị ống hấp phụ có chứa chất hấp phụ

như than hoạt tính, silicagel, Al2O3.

- Phương pháp hấp thụ: Chuẩn bị dung dịch hấp thụ. Rửa sạch, sấy khô

ống hấp thụ.

- Lấy một thể tích khí: Chuẩn bị túi chứa khí hoặc chai kín, phải đuổi sạch

hết khí chứa trong túi hoặc chai trước khi dùng.

- Kiểm tra bơm hút, các dụng cụ đo nhiệt độ và áp suất, các ống nối và

dụng cụ khác để đảm bảo hoạt động được ổn định

Page 14: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

Lắp ráp thiết bị

- Phương pháp hấp phụ: Cho chất hấp phụ vào ống hấp phụ và lắp ống

hấp phụ vào phía trước bơm hút. Làm lạnh khí thải trước khi đi vào ống

hấp phụ nếu nhiệt độ của khí thải quá cao.

- Phương pháp hấp thụ: Ống hấp thụ chứa dung dịch hấp thụ và lắp ống

hấp thụ vào phía trước bơm hút. Làm lạnh khí thải trước khi đi vào ống

hấp thụ nếu nhiệt độ của khí thải quá cao.

b) Lấy mẫu

- Đưa đầu dò lấy mẫu vào trong đường ống, để cho đầu dò đạt được

nhiệt độ khí.

- Khởi động bơm hút, điều chỉnh tốc độ dòng khí lấy mẫu theo yêu cầu

của phương pháp lấy mẫu khí đó;

- Thời gian lấy mẫu được xác định dựa trên yêu cầu của phương pháp

lấy mẫu khí và tình hình hoạt động của nhà máy.

- Vào cuối giai đoạn lấy mẫu, tắt bơm lấy mẫu, ghi lại thời gian và thể tích

lấy mẫu. Thu mẫu, dán nhãn ghi thông tin về mẫu.

- Bảo quản mẫu khi vận chuyển về PTN.

2.3. Đo trực tiếp tại hiện trường

a) Chuẩn bị

- Vệ sinh thiết bị đo, kiểm tra và thay thế các bộ phận: bộ phận lọc bụi,

chất làm khô, bộ phận khử độc cho sensor.

- Kiểm tra bơm hút, các dụng cụ đo nhiệt độ và áp suất, các ống lấy mẫu.

Làm sạch trong và ngoài cần lấy mẫu.

- Kiểm tra pin, acquy của thiết bị (nếu có).

- Hiệu chuẩn và đặt các thông số cho thiết bị đo.

- Lắp ráp thiết bị hoàn chỉnh, kiểm tra các bộ phận, ống nối để đảm bảo

rằng không có không khí xâm nhập vào trong đường ống.

b) Đo tại hiện trường

- Đưa đầu lấy mẫu vào trong đường ống, bịt kín khe hở giữa lỗ lấy mẫu

và đầu dò, để cho đầu dò đạt được nhiệt độ dòng thải.

- Khởi động thiết bị đo, chờ cho nồng độ khí ổn định bên trong đường

ống lấy mẫu.

Page 15: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

- Ghi (lưu, in) kết quả hiển thị trên thiết bị, đồng thời ghi rõ điều kiện hoạt

động của nhà máy cũng như điều kiện lấy mẫu (vị trí, kích thước hình

học của đường ống, điều kiện môi trường xung quanh) vào nhật ký lấy

mẫu.

- Nếu nồng độ khí đã đến giá trị giới hạn (giá trị an toàn) của thiết bị, phải

rút đầu dò ra khỏi đường ống, thay phương pháp đo hoặc sử dụng thiết

bị khác có dải đo lớn (rộng) hơn.

- Sau khi đo xong, bảo dưỡng thiết bị theo yêu cầu của nhà sản xuất.

2.4. Đo một số thông số đi kèm

2.4.1. Đo lưu lượng

Hình 4. Ống Pitot hình chữ S xác định vận tốc dòng khí

Ống Pitot được ứng dụng để đo vận tốc và lưu lượng khí trong ống

khói. Ống Pitot gồm hai đầu vào: 1 đầu đo áp suất động, và 1 đầu đo áp suất

tĩnh. Chênh áp giữa hai đầu chính là áp suất dòng khí trong ống khói, được sử

dụng để tính vận tốc dòng khí. Các ống Pitot có nhiều kiểu khác nhau, Hình 4

minh họa một dạng ống pitot điển hình, ống Pitot hình chữ S.

Công thức tính vận tốc khí:

pSv .2.

v: Vận tốc khí trong đường ống (m/s)

S: Hệ số ống Pitot

P: Áp suất chênh lệch (Pa)

Page 16: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

: Khối lượng riêng của không khí trong đường ống (kg/m3)

Do sự phân bố vận tốc dòng khí không đều trong ống khói, nên để xác định vận tốc dòng khí được chính xác, cần đo và tính trung bình tại một số điểm trong ống khói. Vị trí các điểm đo được xác định theo Hình 2.

2.4.2. Đo nhiệt độ - Sử dụng cặp nhiệt để đo nhiệt độ trong ống khói với dải nhiệt đo được từ -200 đến 1370 °C. Để xác định nhiệt độ dòng khí một cách chính xác cần đo và tính trung bình tại một số điểm trong ống khói. - Đo nhiệt độ bề mặt ống khói bằng thiết bị đo bằng tia laze, hồng ngoại, hoặc thiết bị chụp ảnh hồng ngoại.

2.4.3. Xác định độ ẩm (hàm ẩm) Độ ẩm (hàm ẩm) được xác định bằng phương pháp hút ẩm (như

silicagel) để tách hơi nước ra khỏi dòng khí thải. Lượng hơi nước giữ lại trên chất hút ẩm được xác định bằng phương pháp trọng lượng.

Chuẩn bị: Hệ thống thiết bị lấy mẫu ở Hình 6, bình thứ nhất (từ trái sang phải) chứa nước ngưng tụ được. Bình thứ 4 chứa một lượng xác định chất hút ẩm (silicagel đã sấy khô).

Lấy mẫu: giống như phương pháp lấy mẫu bụi khí thải

Hình 5. Sơ đồ thiết bị lấy mẫu bụi khí thải

Page 17: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

2.5. Bảo quản mẫu

Tránh/hạn chế ôxy hoá: Đậy chặt bình đựng mẫu bằng bình/ống thủy

tinh có nút nhám.

Bảo quản lạnh: sử dụng tủ lạnh chuyên dụng hoặc thùng lạnh (chèn

đá).

Tránh bức xạ mặt trời: Đựng mẫu trong chai tối màu hoặc bọc (gói) mẫu

bằng giấy nhôm (bạc).

2.6 . Phương pháp xác định

2.6.1. Phương pháp xác định nồng độ bụi và các chất ô nhiễm trong khí

thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

- TCVN 5977:2009 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu

lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;

- TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ

khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

- TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối

lượng nitơ oxit - Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

- TCVN 7242:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng

độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải;

- TCVN 7243:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng

độ axit flohydric (HF) trong khí thải;

- TCVN 7244:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng

độ axit clohydric (HCl) trong khí thải;

2.6.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của

các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì

áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

Page 18: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

2.7. QA/QC trong quan trắc khí thải công nghiệp

Tuân thủ theo các quy định tại Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22

tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo đảm

chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

2.8. Xử lý số liệu và lập báo cáo

2.8.1. Xử lý số liệu

- Xử lý thống kê: tùy theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý

thống kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau. Tuy

vậy, cần có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá

trị trung bình, độ lệch chuẩn);

- Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc

và phân tích môi trường qua bảng ghi kết quả phân tích, bảng số liệu đã xử lý.

Thông thường việc kiểm tra dựa trên giá trị của mẫu QC (mẫu chuẩn, mẫu

trắng, mẫu lặp) và theo phương pháp chuyên gia;

- Đánh giá về số liệu: đánh giá số liệu phải do các chuyên viên chuyên

ngành được chỉ định thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc/phân tích đã xử lý

và các tiêu chuẩn ban hành, tham khảo.

2.8.2. Lập báo cáo kết quả quan trắc

Tùy theo yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường, các báo cáo về quan

trắc khí thải công nghiệp phải tuân theo biểu mẫu quy định của cơ quan đó.

Báo cáo kết quả quan trắc cần trình bày rõ một số thông tin tối thiểu như sau:

1. Mục tiêu rõ ràng của chương trình quan trắc có liên quan tới các điều

kiện tại hiện trường: thời gian quan trắc, độ chính xác đề ra, các loại

nguồn thải công nghiệp.

2. Thông tin về cơ sở tiến hành quan trắc: tên, địa điểm, loại hình và công

nghệ sản xuất.

3. Thông tin về vị trí quan trắc: vị trí, tọa độ, thời gian quan trắc, phương

pháp và thiết bị lấy mẫu hoặc đo đạc.

4. Quá trình thực hiện quan trắc và trình bày kết quả thu thập:

+ Đo lưu lượng dòng thải;

+ Lấy mẫu;

+ Đo nhanh các thông số tại hiện trường;

Page 19: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

+ Các mẫu kiểm soát;

+ Kết quả phân tích (nội bộ và phòng thí nghiệm bên ngoài) và diễn

giải;

+ So sánh với tiêu chuẩn thải;

+ Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải

5. Tóm tắt các kết luận cụ thể về thải lượng và nồng độ các chất ô

nhiễm trong nước thải

+ Dao động lưu lượng (m3/ngày)

+ Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn thải (số lần lớn hơn hay nhỏ hơn tiêu

chuẩn thải)

+ Các tình huống bất thường (nếu có)

2.8.3. Lưu trữ hồ sơ và quản lý số liệu

Các báo cáo quan trắc và kết quả phân tích được gửi tới cơ quan quản

lý môi trường theo định kỳ sau đợt quan trắc và phân tích mẫu. Kết quả và các

báo cáo quan trắc khí thải công nghiệp cần được quản lý tập trung tại các cơ

quan quản lý môi trường dưới hai dạng chính: văn bản trên giấy hoặc lưu trữ

trong máy tính. Cơ quan quản lý lưu trữ dữ liệu quan trắc bằng hệ thống cơ

sở dữ liệu hoặc hệ thống thư viện tuỳ theo điều kiện của từng địa phương.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng

dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.2. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện

dẫn trong mục 2.6.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp

dụng theo tiêu chuẩn mới.

Page 20: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

PHỤ LỤC

Page 21: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

BIÊN BẢN LẤY MẪU BỤI TRONG ỐNG KHÓI

………, ngày…… tháng…… năm 20…

Địa điểm lấy mẫu : ........................................................................................................ Địa chỉ : …..................................................................................................................... Vị trí lấy mẫu:……………………………………Kí hiệu giấy bụi………………………… Đường kính trong của đầu lấy mẫu (mm):……………………………………………………… Đường kính ống khói (m):…………………………………………………………………….. Các thông số đo tại hiện trường:

Nhiệt độ

TT Thời gian lấy mẫu

Vận tốc (lưu lượng) dòng khí lấy mẫu

Buồng sấy giấy

lọc (0C)

Ống khói

(0C)

Áp suất tĩnh

Áp suất trên đồng

hồ đo chân không

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng thể tích khí lấy mẫu (m3): ……………………………………………………………

Người giám sát (Ký và ghi rõ họ tên)

Người lấy mẫu (Ký và ghi rõ họ tên)

TÊN CƠ QUAN (thực hiện quan trắc): ………………………………………

ĐT: ………….. / Fax:………….. - Địa chỉ: ………………………………………

Page 22: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN : 2010/BTNMT

TÊN CƠ QUAN (thực hiện quan trắc): …………………………………………………

ĐT: …….…….. / Fax:…………….. - Địa chỉ: …………..……………………………

BIÊN BẢN LẤY MẪU KHÍ THẢI ……………, ngày………tháng………năm 20……

Địa điểm lấy mẫu:…..………………………………………….…………………………

Địa chỉ :……………………………………………….………………………………….

Vị trí lấy mẫu khí thải:……….………………………….…………………………………

Tọa độ : …………………...N; ……………………E

TT Thông số Kí hiệu mẫu Thể tích lấy mẫu Ghi chú

Thời gian lấy mẫu: từ …h… đến …h… , ngày…….. tháng…….. năm 20…..

Đặc điểm vị trí lấy mẫu: ................................................................................................

Các thông số đo tại hiện trường:

TT Thông số Đơn vị Kết quả 1 Thời gian đo 2 Nhiệt độ oC 3 Vận tốc m/s 4 CO mg/m3 5 CO2 % 6 …………... ……. 7 …………... ……. 8 …………... ……. Nhận xét: ……………………………………………………………………………………..

Người giám sát (Ký và ghi rõ họ tên)

Người lấy mẫu (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 23: Qcvn Qtqt Khi Thai

QCVN QCVN : 2010/BTNMT

: 2010/BTNMT

BẢNG GHI KẾT QUẢ QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI (KHU CÔNG NGHIỆP) Trạm QT&PTMT: Nhà máy: Vị trí quan trắc Kinh độ o ' " Vĩ độ o ' " Đặc điểm nơi quan trắc Ngày quan trắc Người quan trắc Đặc điểm thời tiết Người phân tích Nơi phân tích Ngày hoàn thành phân tích Người kiểm tra Mẫu Thông số Đơn vị Thời gian lấy mẫu CO mg/m3 CO2 % NO mg/m3 NO2 mg/m3 NOx mg/m3 SO2 mg/m3 CxHy ppm Nhiệt độ khí thải oC Áp suất mBar Vận tốc dòng khí m/s Lưu lượng khí thải m3/h Hàm lượng bụi mg/m3 Lượng bụi phát thải kg/h