quÁ trÌnh hÌnh thÀnh cẢng thỊ hẢiphÒng (tỪ khỞi...

35
3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ ĐƢỜNG LUÂN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN NĂM 1888) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI, 2009

Upload: dinhthuy

Post on 29-Aug-2019

223 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ ĐƢỜNG LUÂN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG

(TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN NĂM 1888)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI, 2009

Page 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3. Một số khái niệm và cách tiếp cận

4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài 15

5. Các nguồn tƣ liệu 15

6. Phƣơng pháp nghiên cứu 16

7. Bố cục luận văn 16

CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG CẢNG BẾN Ở HẢI PHÒNG TRƢỚC THẾ KỶ XIX

1. Các đặc điểm địa lý tự nhiên và quá trình phát triển đƣờng bờ biển

Hải Phòng hiện đại 19

1.1. Các đặc điểm địa lý tự nhiên 19

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của đường bờ biển Hải Phòng hiện đại 21

1.3. Những biến đổi diện mạo một số khu vực cửa sông Hải Phòng 23

2 Quá trình hình thành cộng đồng cƣ dân duyên hải Hải Phòng 28

3. Hệ thống cảng bến ở vùng duyên hải Hải Phòng trƣớc thế kỷ XIX 30

3.1. Vùng cửa sông Bạch Đằng và hệ thống cảng bến ở Hải Phòng

thế kỷ X – XV 30

3.2. Dương Kinh và sự phát triển của các trung tâm kinh tế ở Hải Phòng

thế kỷ XVI. 40

3.3. Domea, Batsha và sự hưng khởi của hệ thống cảng bến, thương mại

ở Hải Phòng thế kỷ XVII – XVIII 45

4. Tiểu kết 54

CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRUNG TÂM

KINH TẾ - THƢƠNG MẠI Ở VÙNG HẠ LƢU SÔNG CẤM (1802 - 1874)

Page 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

5

1. Hệ thống kinh tế - trao đổi ở miền Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX 56

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 56

1.2. Sự bùng nổ quan hệ kinh tế giữa miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung

Quốc 56

1.3. Mạng lưới trao đổi nội địa 64

2. Vùng hạ lƣu sông Cấm và khu vực cửa biển Hải Phòng (1802 - 1874) 70

2.1. Vùng hạ lưu sông Cấm đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ 70

2.2. Tình hình an ninh - chính trị và sự hình thành hệ thống hải phòng 80

2.3. Hoạt động thương mại – trao đổi 87

3. Sự can thiệp của ngƣời Pháp ở Bắc Kỳ và việc mở cửa Hải Phòng cho

thƣơng mại. 96

4. Tiểu kết 103

CHƢƠNG 3: SỰ RA ĐỜI CỦA THÀNH PHỐ CẢNG HẢI PHÒNG

THỜI KỲ ĐẦU THUỘC ĐỊA (1875 - 1888)

1. Việc thành lập cảng và vai trò kinh tế - chính trị của Pháp ở Hải Phòng

(1875 - 1882) 106

1.1. Tổ chức và quy chế 106

1.2. Vận tải và thương mại 110

1.3. Tuyến thương mại sông Hồng và nguồn gốc cuộc tấn công Bắc Kỳ

của Pháp lần thứ hai 115

2. Những biến chuyển của cảng Hải Phòng (1883 - 1888) 119

3. Sự ra đời của một đô thị 127

3.1. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hoá 127

3.2. Tổ chức chính quyền đô thị 133

3.3. Hoạt động quản lý và một số vấn đề đô thị 136

3.4. Cộng đồng dân cư và đời sống đô thị 142

4. Tiểu kết 147

KẾT LUẬN 149

Page 4: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 166

Page 5: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của các cảng thị được xem như là một hiện tượng khá phổ biến

trên thế giới giai đoạn sơ kỳ cận đại. Đó là kết quả của sự tương tác và hội nhập

giữa phương Đông và phương Tây; của quá trình kết hợp giữa việc tích luỹ tư bản

chủ nghĩa ở châu Âu với việc khai thác các tài nguyên đầy tiềm năng của các quốc

gia thuộc địa. Hơn thế nữa, cảng thị tự bản thân nó như một tấm gương phản ánh

một cách khá toàn diện những biến đổi về chính trị, cấu trúc kinh tế xã hội khu vực

trong suốt một thời kỳ lịch sử dài. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế

giới, nhiều cảng thị ở châu Á và Đông Nam Á được đã trở thành những trung tâm

điều phối mang tính chất quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống các cảng thị sẽ

làm cơ sở cho việc nhận thức và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong quá

khứ và hiện tại.

Với đường bờ biển dài, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi

cho việc phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội hướng biển. Trong những năm gần đây,

dưói tác động của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc tìm hiểu các nguồn

lực phát triển kinh tế đất nước ngày càng được đặt ra cấp bách trong đó có nguồn

lực từ vùng biển và đại dương. Có thể nhận thấy trong nhiều văn kiện quan trọng

của chính phủ Việt Nam suốt từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến nay,

quan điểm phát triển kinh tế biển, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển hệ thống

cảng thị ngày càng trở nên rõ ràng và cụ thể.

Nằm ở phía đông vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng là một vùng đất có lịch sử phát

triển lâu dài và từng đóng vai trò cửa ngõ của đất nước qua nhiều thời kỳ. Là một

trong những địa điểm đầu tiên được người Pháp chọn xây dựng cảng ở Đông

Dương, Hải Phòng đã chứng kiến quá trình xâm lược và thực dân hoá cũng như

những chuyển biến kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa một cách đầy đủ và toàn

diện. Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng (1945 - 1975), Hải Phòng trở thành cánh

cửa nối liền miền Bắc Việt Nam với thế giới bên ngoài bằng đường biển, góp phần

tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ sau đổi mới cho

đến nay, Hải Phòng được coi như một vị trí then chốt trong tam giác tăng trưởng

Page 6: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

8

kinh tế ở Bắc Bộ và có những đóng góp quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước.

Thêm nữa, bản thân quá trình hình thành và phát triển của cảng thị này đã

và đang ẩn chứa nhiều tranh luận. Sự ra đời của thành phố trước đây thường được

nhìn nhận như là một sự thành công trong việc việc khai thác, cải tạo tự nhiên của

con người. Cho đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp vẫn tự hào coi Hải Phòng là một

trong những phát hiện lớn và là biểu tượng của quá trình khai hoá văn minh ở Đông

Dương. Tuy nhiên, chính ngay trong giai đoạn xây dựng đầu tiên, một số nhà khoa

học và quản lý thực dân cũng đã bắt đầu tỏ ra hoài nghi về những đánh giá quá mức

này.

Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, vấn đề này lại trở thành một chủ

đề khoa học mới, khi người ta bắt đầu nhận diện một cách đầy đủ hơn những khó

khăn để Hải Phòng có thể thực sự trở thành một hải cảng đủ khả năng đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới. Cửa ngõ then chốt của cảng Hải

Phòng là cửa Cấm gần như rơi vào tình trạng bị bồi tụ và dần biến mất trong khi

nhu cầu vận tải và giao thông với quy mô lớn ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, hải

cảng này cũng đang phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều cảng mới được xây dựng ở

vùng đông bắc cả về hiệu quả kinh tế lẫn khả năng vận tải.

Với những ý nghĩa đó, nghiên cứu quá trình hình thành cảng thị Hải Phòng

không chỉ đóng góp những nhận thức về sự phát triển của hệ thống cảng thị ở Việt

Nam và Đông Nam Á nói riêng, mà còn có thể đưa đến những luận cứ khoa học cho

việc hoạch định các chính sách cụ thể của vùng đất này trong tương lai.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một số xu hướng nghiên cứu về hệ thống cảng thị châu Á

Mặc dù các lý thuyết nghiên cứu về đô thị và đô thị hoá ra đời ở châu Âu từ

cuối thế kỷ XIX, song phải đến những thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX và đặc biệt

trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, nghiên cứu hệ lịch sử hệ thống cảng thị nói

chung và nhất là hệ thống các cảng thị thuộc địa ở phương Đông nói riêng mới thực

sự được quan tâm. Trong khi các nhà sử học phương Tây cố gắng tìm kiếm và lý

giải cội nguồn sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc từ việc nghiên cứu quá

trình hiện đại hoá của các dân tộc từng là thuộc địa thông qua trường hợp của các

cảng thị thì các nhà sử học bản địa lại muốn tìm hiểu nó như một truyền thống và cơ

Page 7: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

9

sở cho việc xây dựng quốc gia độc lập mới ra đời. Tuy nhiên có một thực tế phải

thừa nhận rằng, việc nghiên cứu hệ thống cảng thị trước tiên và chủ yếu được thực

hiện bởi các nhà sử học phương Tây. Một trong những lý do căn bản được đưa ra đó

là phần lớn những hiểu biết về các cảng thị cho đến hiện nay đều dựa trên các ghi

chép, tài liệu lưu trữ của các quốc gia phương Tây gắn liền với các hoạt động

thương mại, chính trị và sau đó là quá trình thực dân hoá từ thế kỷ XVI cho đến

giữa thế kỷ XX trên phạm vi toàn cầu.

Những nghiên cứu đầu tiên và cụ thể nhất về hệ thống cảng thị châu Á được

bắt đầu từ việc so sánh các đô thị lớn, đặc biệt là hệ thống cảng thị ở Tây Âu và

Trung Quốc của nhà sử học người Mỹ Rhoad Murphey. Luận điểm đáng quan tâm

nhất của ông là hầu hết các cảng thị lớn ở phương Đông nói chung đều được xây

dựng theo mô hình của phương Tây - mô hình xã hội được kế thừa từ các thành thị

Roma cổ đại và được hình thành từ cuối thời kỳ trung đại. Theo ông, những địa

điểm này là trung tâm của sự thay đổi xã hội khu vực1.

Tác giả sau đó đã bổ sung thêm bằng việc chứng minh rằng truyền thống của

các đô thị ở phương Đông và đặc biệt là châu Á bị giới hạn bởi khuôn khổ của các

trung tâm hành chính - chính trị, và khi người châu Âu đến châu Á từ sau các phát

kiến địa lý, họ đã xây dựng hàng loạt các trung tâm thương mại, các cảng thị mới

dựa theo mô hình của Âu châu. Cuối cùng, chính những trung tâm này là cửa ngõ

để các quốc gia bản địa mở ra thế giới cũng như là một phần quan trọng tạo nên

hình ảnh châu Á trong khoảng ba thế kỷ trở lại đây và đấy chính là những hạt nhân

trong quá trình hiện đại hoá của khu vực này [167,70].

Mặc dù các kết luận của Murphey mới chỉ dựa trên kinh nghiệm của ông ta ở

Ấn Độ và Trung Quốc song nó đã khiến việc tìm hiểu hệ thống cảng thị ở Châu Á

như một chủ đề hấp dẫn, tạo ra xu hướng nghiên cứu cảng thị qua từng trường hợp

cụ thể. Điều này góp phần kiểm chứng lại những nhận định của Murphey trên tất cả

các đặc điểm chức năng của cả hai loại hình cảng thị thuộc địa và nửa thuộc địa2.

1 Xin xem thêm Rhoads Murphey, The City as a Center of Change: Western Europe and China , Annals of

the Association of American Geographer, Vol.44, No.4, 1954, pp.349 - 362, Shanghai: Key to Modern China,

Cambridge, Masachusset, 1953; The Outsiders: The Western Experience in India and China , The University

of Michigan, Ann Arbor, 1977 2 Người ta thường dùng khái niệm “treaty port” (cảng hiệp định) để chỉ các cảng/ thà nh phố được mở ra

trên cơ sở các hiệp định ngoại giao trong đó việc quản lý thà nh phố được cả chính quyền bản địa lẫn

những người ngoại quốc thực hiện. Các cảng hiệp định nà y bắt đầu được hình thà nh từ nửa sau thế kỷ

XIX ở Trung Quốc sau đó được mở rộng ra Nhật Bản, Hà n Quốc và một số nước ở Đông Nam Á. Xin

Page 8: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

10

Các nghiên cứu bước đầu trên từng cảng thị độc lập là tiền đề đưa đến cuộc

hội thảo với chủ đề “Sự trỗi dậy và phát triển của các cảng thị thuộc địa ở châu Á”

năm 1979 tại Đại học California, Santa Cruz (Hoa Kỳ)1. Bên cạnh nhấn mạnh vai

trò của tác nhân bên ngoài trong sự hình thành của các cảng thị, nội dung của hội

thảo đã cố gắng phản ánh mối quan hệ giữa cảng với các cộng đồng cư dân xung

quanh cũng như cấu trúc và hình thái của các cảng thị2. Tuy nhiên, điểm hạn chế

lớn nhất là phần lớn các trường hợp nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở khu vực Ấn Độ

và Nam Á. Ngoài ra, cấu trúc kinh tế xã hội cũng như thực tế mối quan hệ giữa các

cộng đồng bản địa với các thương nhân phương Tây vẫn chưa thực sự rõ ràng. Các

nghiên cứu được tiếp nối sau đó bằng việc mở rộng nghiên cứu hệ thống cảng thị

không chỉ ở Châu Á mà ra cả quốc gia phương Đông dưới tác động bành trướng của

chủ nghĩa tư bản bao gồm các nước ở Đông Phi và Nam Mỹ3. Nhìn chung, xu

hướng chính trong nghiên cứu hệ thống cảng thị thuộc địa ở phương Đông trong

giới học giả phương Tây những thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX là tập trung đi sâu

vào làm rõ chức năng, những biến đổi kinh tế - xã hội và quá trình hiện đại hoá.

Nhưng đồng thời với việc tiếp cận nghiên cứu hệ thống cảng thị dưới những

ảnh hưởng và tác động của chủ nghĩa thực dân và ảnh hưởng của thương mại Âu

châu, thì một số khác lại tập trung khảo cứu các hệ thống kinh tế - thương mại và

cảng thị sớm trước khi có sự can thiệp của các thuyền buôn phương Tây4. Các kết

quả nghiên cứu được công bố đã khiến nhiều người vốn theo mô hình “Tây Âu

hoá”, kể cả Murphey nhận ra rằng ở một số khu vực trước khi người châu Âu xuất

hiện thì các thương nhân bản địa đã từng xây dựng hệ thống các cảng thị thống trị

thương mại khu vực. Bên cạnh đó, kể cả khi các thương nhân phương Tây đặt được

xem thêm John K. Fairbank, Trade and Diplomacy on China Coast , Cambridge, Havard University Press,

1969; J.E. Hoare, Japan's Treaty Ports and Foreign Settlements: The Uninvited Guests, 1858 -1899,

Routledge Curzon, 1995 1 Các bà i viết và những thảo luận của Hội thảo sau đó đã được xuất bản trong cuốn sách Dilip K. Basu

(editor), The Rise and Growth of the Colonial Port Cities in Asia”, Center for South and Southeast Asia

Studies, University of California, Berkeley, 1985. 2 Trong khoảng 19 báo cáo tại hội thảo nà y chủ yếu tập trung nghiên cứu về các cảng thị thuộc địa ở ấn

Độ (13 báo cáo), trong khi các các cảng thị ở Đông Á (3 báo cáo) và Đông Nam Á (3 báo cáo). Xin xem

thêm trong The Rise and Growth of the Colonial Port Cities in Asia, Center for South and Southeast Asia

Studies, University of California, Berkeley, 1985 3 Xin xem thêm trong Raymond F. Betts, Robert Ross, Gerard J. Telkamp, Colonial Cities: Essays on

Urbanism in a Colonial Context, Springer Publisher, 1985 4 Xin kể đến các công trình nghiên cứu của Anthony Reid, The Structure of Cities in Southeast Asia,

Fifteenth to Seventeenth Centuries, Journal of Southeast Asian Studies, 11(2), 235-250, 1980, Kenneth R.

Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, University of Hawaii, Honolulu, 1985,

368 trang.

Page 9: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

11

cơ sở thương mại thì họ cũng phải cạnh tranh quyết liệt với nền kinh tế địa phương

[164,241]. Mặt khác, đến khi những cảng do người phương Tây thiết lập ra đời thì

bản thân nó cũng dựa trên mạng lưới thương mại truyền thống đã từng tồn tại trước

đó.

Cũng lưu ý rằng phần lớn các nghiên cứu trước đây đều chủ yếu sử dụng số

liệu thống kê của các công ty thương mại phương Tây, loại hình tài liệu không thể

phản ánh toàn bộ diện mạo kinh tế của các cảng thị. Thực tế đã chỉ ra rằng các hoạt

động nội thương và thậm chí là các hoạt động buôn lậu đôi khi lớn hơn rất nhiều lần

so với các con số được ghi chép trên giấy tờ. Do đó, nó cần được bổ sung bằng

nhiều loại tư liệu bản địa, công cụ có thể đưa ra cho các nhà nghiên cứu một bức

tranh thực sự đầy đủ và khách quan [65,367-374].

Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, nghiên cứu hệ thống cảng thị ở

châu Á đã có những thay đổi nhanh chóng. Ngày càng nhiều các nghiên cứu được

thực hiện bởi các nhà sử học địa phương về các các cảng thị ở khu vực này với một

phạm vi khắp từ Ấn Độ với các cảng như Calcuta, Surat, Belgan, Pondichery...);

cho đến Trung Quốc (Đại Liên, Thiên Tân, Thượng Hải, Hồng Kông, Hạ Môn,

Quảng Châu...), Nhật Bản (Osaka, Kobe, Yokohama, Nagasaki, Sakai...) và Đông

Nam Á (như Aceh, Batavia, Makassar, Bantam, Palembang, Melaka, Singapore,

Ayuthaya...)1. Trong đó, các cảng thị Đông Nam Á ngày càng được đánh giá như là

những trung tâm năng động với một quá trình phát triển lâu dài và là những chìa

khoá để giải mã các vấn đề của xã hội châu Á hiện đại2.

1 Các nghiên cứu về cảng thị châu Á được giới thiệu chủ yếu trong Frank Broeze (edited), Bride of the Sea,

Port Cities of Asia from 16 th century to 20 th century, University of Hawaii Press, Honolulu, 1989; Frank

Broeze (edited), Gateways of Asia : Port cities of Asia in the 13th-20th centuries, 1999. Về các cảng thị

Đông Nam Á có thể đọc thêm trong J.Kathirithamby Wells & John Villiers, The Southeast Asian Port and

Polity: Rise and Demise, National University of Singapore Press, 1990, 265 trang; Kenneth R. Hall (edited),

Secondary cities and urban networking in the Indian Ocean Realm, c. 1400 -1800, Lexington, 2008, 347

trang. Về các trường hợp nghiên cứu các cảng thị đơn lẻ có thể kể đến: Leonard Blussé, Strange

Company: Chinese Settles, mestizo women and the Dutch in VOC Batavia (KILV, 1986), Wong Lin Ken, The

Trade of Singapore, MBRAS, Reprint, 2003; Norrdin Hussin, Trade and Society in the Strait of Melaka,

Dutch Melaka and English Penang, 1780 - 1830 NUS Press, 2007…

Eric Taglliacozzo, An Urban Ocean: Notes on Historical Evolution of Coastal Cities in Greater Southeast

Asia, Jounarl of Urban History, Vol.33, No.6, 2007, tr.911 -932. Trong bà i viết nà y, tác giả đã nêu lên bốn

đặc trưng của các cảng thị Đông Nam Á và nam Trung Quốc là : khu vực có định hướng quốc tế, chức

năng kép về kinh tế và chính trị, mô phỏng như là cơ chế của sự tồn tại, ly tâm về chính trị và hướng

tâm về kinh tế. 2 Thậm chí gần đây, Anthony Reid trong một bà i viết còn khẳng định các đô thị mang tính quốc tế như

là một truyền thống hà ng hải của Đông Nam Á. (Anthony Reid, The Cosmopolitan City as an Asian

Maritime Tradition, Paper Presented in Symposium “Towards the Construction of Urban Cultural Theories”,

Osaka City University, Japan, 2006

Page 10: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

12

Xu hướng chung hiện nay là các cảng thị không chỉ được xem xét ở các hoạt

động kinh tế - thương mại mà giờ đây đã được phân tích một cách toàn diện hơn từ

đặc trưng hình thái địa mạo cho đến tổ chức xã hội bao gồm các nội dung như: cấu

trúc, quy hoạch, hình thái, tổ chức quyền lực - chính trị, tổ chức xã hội, đời sống

văn hoá cư dân...Mặt khác, các thành phố cảng không chỉ đơn thuần được nhìn nhận

trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể mà được tái hiện với những biến chuyển

qua nhiều giai đoạn lịch sử. Trong đó, vai trò của các cộng đồng địa phương, tác

động của hệ thống thương mại nội khu vực cũng như sự biến đổi nội tại của các

cảng thị ngày càng được đề cao.

Nghiên cứu hệ thống cảng thị ở Việt Nam và thành phố cảng Hải Phòng.

Dường như những thay đổi nhận thức trong quá trình nghiên cứu hệ thống

cảng thị khu vực đã có những tác động nhất định đến việc nghiên cứu chủ đề này ở

Việt Nam. Mặt khác, việc quá nhấn mạnh tính chất nông nghiệp - nông dân - nông

thôn trong nền tảng sự hình thành xã hội, cũng như bối cảnh lịch sử của thời kỳ bao

cấp và định hướng phát triển kinh tế của đất nước cho đến trước thập niên 80 của

thế kỷ XX đã khiến cho cái nhìn hướng biển, các hải cảng và các mối giao lưu kinh

tế - văn hoá quốc tế ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Công cuộc cải cách mở cửa của

Việt Nam từ cuối những năm 1980 đã tạo ra một chuyển biến quan trọng trong việc

nghiên cứu lịch sử hải thương và hệ thống cảng thị ở Việt Nam. Bắt đầu từ cuộc hội

thảo quốc tế về đô thị cổ Hội An năm 1989, việc nghiên cứu đô thị cổ, các hoạt

động giao lưu kinh tế trên biển ở Việt Nam đã tiến triển một cách nhanh chóng cả từ

phía các học giả Việt Nam và quốc tế1. Những nhận thức chung về lịch sử hệ thống

cảng thị ở Việt Nam từ giai đoạn sơ kỳ cận đại cho đến đầu thời kỳ thuộc địa đã bắt

đầu được nhận diện rõ ràng. Sự thực cho thấy vùng duyên hải và các cảng thị Việt

Nam đã có những ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với những biến đổi kinh tế - xã

hội trong nước mà còn có vị trí đáng kể trong hệ thông kinh tế - thương mại khu

vực.

1 Thực ra thì trước năm 1945, một số nghiên cứu hệ thống cảng đã được thực hiện bởi các nhà khoa

học dưới sự bảo trợ của chính phủ thuộc địa Pháp ở Đông Dương tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu

nà y đều nhằm phục vụ các yêu cầu đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa và quân sự. Tiếp đó, sau khi

miền bắc được hoà n toà n giải phóng, một số nhà khoa học Việt Nam đã tiến hà nh nghiên cứu hệ thống

cảng nhưng với mục đích chủ yếu bước đầu đánh giá lại thực trạng hệ thống các cảng bến nhằm phục

vụ việc phát triển hệ thống cảng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng XHCN hoặc lịch sử

hệ thống cảng thị chỉ được đề cập trong tổng thể của của lịch sử phát triển ngoại thương và thương mại

Việt Nam.

Page 11: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

13

Tuy nhiên, trong khi hệ thống cảng thị ở miền Trung và miền Nam Việt Nam

được nghiên cứu từ khá sớm trong đó một số các hải cảng như Hội An, Hà Tiên ,

Sài Gòn được thừa nhận như là một trong những trung tâm trao đổi quốc tế lớn1 thì

vấn đề cảng thị và hải thương miền bắc Việt Nam vẫn còn ẩn chứa nhiều tranh luận.

Ngoại trừ, Vân Đồn được biết đến qua các kết quả khai quật khảo cổ học khá ít ỏi

và Phố Hiến thường được nghiên cứu như một cảng sông thì dường như những

thông tin liên quan đến hệ thống cảng thị sớm ở duyên hải miền bắc lại mờ nhạt.

Trong bối cảnh đó, Hải Phòng được xem như là một đại diện tiêu biểu của hệ thống

cảng biển ở Bắc Bộ bởi thực tế đây là hải cảng duy nhất có ảnh hưởng ở khu vực

này trong thế kỷ XX.

Thực ra những thảo luận khoa học xung quanh vấn đề cảng Hải Phòng đã

diễn ra trong suốt một thời gian dài trong thời kỳ thuộc địa với sự tham gia của các

kỹ sư thuỷ nông, nhà nghiên cứu địa lý Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, phần lớn

các nghiên cứu này đều tập trung tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật, thủy lợi hơn là các

khía cạnh lịch sử. Cuộc thảo luận chính thức về lịch sử cảng Hải Phòng đầu tiên có

thể được tính từ cuộc hội thảo “Quá trình hình thành phát triển thành phố và đặc

tính của người Hải Phòng” diễn ra tại Hải Phòng năm 19852. Do chủ đề của hội thảo

là khá rộng nên mới chỉ có một số ít báo cáo đề cập đến sự phát triển của vùng đất

Hải Phòng từ góc độ lịch sử cảng thị…Dù vậy, tổng kết của hội thảo đưa đến một

nhận thức chung rằng Hải Phòng có thể được xem như là một vùng đất có lịch sử

1 Kể từ Hội thảo Quốc tế về Hội An đến nay đã xuất hiện thêm một số chuyên khảo trong đó đáng kể là :

Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến (1994), Đỗ Bang, Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII,

NXB Thuận Hoá, 1996, Lưu Trang, Phố cảng Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng, 2005; Charles Wheeler, Cross-

Cultural Trade and Trans- Regional Networks in the Port of Hoi An: Maritime Vietnam in the Early Modern

Era, Ph.D Disseration, Yale University, 2001, Lê Huỳnh Hoa, Cảng Sà i Gòn và những biến đổi kinh tế

Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 - 1939), Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Thà nh phố Hồ Chí Minh,

2003, Tạ Thị Hoà ng Vân, Di tích kiến trúc Hội An trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Luận án Tiến sĩ,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Ngoà i ra cảng Hà Tiên

và Vân Đồn gần đây cũng được quan tâm qua một số bà i viết của Sakurai Yumio, Li Tana như Ha Tien

or Banteay Meas in the Time of Fall of Ayuthaya trong Kennon Breazeale (edited), From Japan to Arabia:

Ayuthaya ‘s Maritime Relations with Asia, The Foundation for Promotion of Social Siences and Humanities

Texts Books Projects, Bangkok, 1999; Li Tana, Cang Hai Sang Tian, Chinese Communities in 18 th Century

Mekong Delta, Paper presented in International Symposium China and Southeast Asia: Historical Interactions,

Hong Kong, 2001… 2 Xin xem thêm trong Ban nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, Quá trình hình thà nh, phát triển thà nh phố và

đặc tính của người Hải Phòng, Nhà xuất bản Hải Phòng, 1988 và các báo cáo của Trương Hữu Quýnh,

“ Một số vấn đề xoay quanh cái tên Hải Phòng bắt nguồn từ đâu, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Hải

Phòng, số 2, 1988; Nguyễn Thừa Hỷ - Trịnh Ngọc Viện, Và i nét về sự ra đời của thà nh phố Hải Phòng,

T/c Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, số 3, 1986, Nguyễn Quang Ngọc, Đặng Thị Vân Chi, Phải chăng Gia

Viên là là ng gốc của Hải Phòng, T/c Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng số 3, 1985

Page 12: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

14

lâu đời song nó mới thực sự trở thành một cảng thị từ cuối thế kỷ XIX dựa trên

những điều kiện tự nhiên thuận lợi và gắn liền với quá trình đầu tư và khai thác

thuộc địa của người Pháp ở Đông Dương. Tuy vậy, việc lý giải về quá trình hình

thành cảng thị này cũng như những đặc trưng cơ bản của nó hầu như chưa được một

nghiên cứu nào phân tích một cách cụ thể.

Công trình nghiên cứu có thể xem như là hoàn chỉnh nhất cho đến nay về

cảng thị Hải Phòng đến từ một học giả người Pháp - Raffi Gilles1. Nhưng dường

như đứng trước một khối tư liệu lưu trữ khá lớn của Pháp lại giới hạn trong khuôn

khổ của một luận án tiến sĩ nên tác giả mới chỉ đủ khả năng tái hiện và lý giải cảng

Hải Phòng như là một trung tâm vận tải kinh tế từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế

kỷ XX hơn là một cảng thị với tư cách là một tổ chức xã hội đô thị. Đối với sự phát

triển của Hải Phòng trước thời kỳ thực dân hoá, tác giả cho rằng “dưới con mắt của

Philastre, đây là một nơi đã diễn ra các hoạt động thương mại tiền thuộc địa và việc

Ninh Hải - Hải Phòng được sử dụng cho các hoạt động thương mại dưới thời Lê là

một khả năng lớn bởi đây là nơi tránh bão tốt nhất trong vùng nếu không tính đến

vịnh Hạ Long lúc này chưa được người châu Âu biết đến” [161,16]. Năm 1999,

trong một nghiên cứu về đô thị cảng Hải Phòng dưới thời Nguyễn tác giả Nguyễn

Thừa Hỷ có viết: “trong thế kỷ XVII - XVIII, ở phần cửa sông Thái Bình và Văn Úc

đã từng xuất hiện một đô thị tấp nập cho các thuyền buôn phương Tây đến buôn bán

với Việt Nam được gọi là Domea; bên cạnh đó nhiều thuyền buôn phương Tây cũng

hay lui tới vùng cửa Cấm buôn bán dù không được nhà nước chính thức cho

phép”[125,36].

Như vậy là tất cả những nghiên cứu về hệ thống cảng thị sớm ở Hải Phòng

mới chỉ dừng lại ở những dự đoán bởi trên thực tế các nguồn tư liệu về thời kỳ tiền

thuộc địa ở Hải Phòng là khá ít ỏi. Có lẽ bởi những lý do này mà trong khoảng một

thập niên gần đây, các kết quả nghiên cứu về quá trình phát triển cảng thị Hải

Phòng mới chỉ cố gắng dừng lại ở việc phân tích những thay đổi trong thời kỳ Pháp

thuộc bao gồm các chủ đề như biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, những thay đổi trong

hệ thống kinh tế, thương mại, đời sống văn hoá cư dân…

Vấn đề lịch sử cảng Hải Phòng được quay trở lại bàn luận trong một vài năm

trở lại đây một mặt xuất phát thay đổi nhận thức đối với vị trí và vai trò của hệ

1 Xin xem thêm trong Raffi Gilles, Haiphong: Origines, Condition et Modalités du Développement

jusqu’en1921, Thèse de Doctorat, Université de Provence, 1994, 404 trang

Page 13: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

15

thống kinh tế và thương mại miền bắc trong các hoạt động giao lưu kinh tế - văn

hoá quốc tế. Nhiều nghiên cứu mới về lịch sử vịnh Bắc Bộ và mạng lưới kinh tế

miền nam Trung Quốc đã nhìn nhận vùng biển này như một Địa Trung Hải thu nhỏ

- trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá trên biển giữa miền nam Trung Hoa với các

quốc gia Đông Nam Á1. Bên cạnh đó, những phát hiện mới về hải cảng Domea và

hệ thống thương mại ở vùng hạ lưu sông Thái Bình thế kỷ XVII - XVIII qua nhiều

nguồn tư liệu mới đặc biệt là các tài liệu thư tịch và bản đồ cổ phương Tây2, các kết

quả khai quật khảo cổ học ở vùng duyên hải đông bắc cũng như sự phát triển xu

hướng nghiên cứu liên ngành đã tạo điều kiện cho các nhà sử học nhìn vấn đề quá

trình hình thành và phát triển của cảng thị Hải Phòng ở một góc nhìn đa dạng và

khách quan hơn.

3. Một số khái niệm và cách tiếp cận

Mặc dù “cảng3” ra đời từ khá sớm trong lịch sử nhưng cho đến nay một khái

niệm chung nhất về cảng và cảng thị lại chưa hoàn toàn thống nhất. Theo định nghĩa

của Kidwai (1991) thì cảng là một địa điểm liên lạc, nơi chuyển giao hàng hóa, con

người và văn hoá giữa đất liền và biển [65,10]. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm

cảng cần được hiểu theo một nghĩa rộng hơn thế.

Trước hết cảng cần được hiểu như một khái niệm của khoa học địa lý và

hàng hải. Đó là một khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi: nơi thuận tiện cho quá

trình trao đổi gặp gỡ giữa vùng đất và vùng nước, là địa điểm an toàn cho các tàu

thuyền neo đậu. Phần lớn những cảng bến đều được xây dựng trên những địa điểm

bên bờ của của các biển, đại dương, các dòng sông…Những người nghiên cứu dưới

góc độ địa lý cảng đã đưa ra bốn tiêu chí để đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm

xây dựng các cảng thị bao gồm: điều kiện của đất, điều kiện của nước, vị trí của đất

và vị trí của nước. Theo họ, có thể nguồn gốc ban đầu cho sự phát triển của cảng

1Xin xem thêm, International Workshop Proceeding, “A Mini Mediterranean Sea’: Gulf of Tongking through

History”, Guangxi Academy of Social Siences and Australian National University, Nanning, Marrch 14 -15,

2008; Hoà ng Anh Tuấn, Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông thời cổ trung đại, T/c

Nghiên cứu Lịch sử, số 9-10, 2008, tr.3-16 2 Xin xem thêm Nguyễn Quang Ngọc, “Domea trong hệ thống thương mại Đà ng Ngoà i thế kỷ XVII ’

XVIII”, T/c NCLS, số 10, 2008; Hoà ng Anh Tuấn, Hải cảng miền đông bắc và hệ thống thương mại Đà ng

Ngoà i thế kỷ XVII qua các nguồn tư liệu phương Tây, T/c NCLS , số 2 , 2007, tr.54-63, Trần Đức Thạnh,

Nguyễn Ngọc Thao, Đinh Văn Huy, Trần Văn Điện, Vị trí cảng thị Domea ở khu vực huyện Tiên Lãng

(Hải Phòng), Tạp chí Khảo cổ học, sô3 2007 3 Người ta cùng sử dụng hai thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ cảng trong tiếng Anh (“port” và “habour”)

mặc dù việc phân biệt hai thuật ngữ nà y rất phức tạp. Theo Kidwai và R. Murphey thì “port” thường sử

dụng khái niệm mang tính chất kinh tế còn habour là khái niệm nhấn mạnh đặc điểm tự nhiên của cảng.

Page 14: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

16

đến từ vị trí của nước tuy nhiên sự thịnh vượng của hải cảng sau này cần phải dựa

vào điều kiện của ba yếu tố còn lại. Trong khi đặc điểm của đất và của nước góp

phần vào việc mở rộng các hoạt động kinh tế, thúc đẩy các hoạt động vận tải giữa

vùng mũi đất và vùng đất liền cũng như quy định khả năng vận tải của cảng thì vị trí

của đất quyết định khả năng mở rộng các khu vực cư trú và đô thị xung quanh và

thực tế là hầu hết các cảng lớn trên thế giới đều hội đủ bốn yếu tố này [65,12 -13].

Bên cạnh đặc tính tự nhiên, thì cảng cũng nên được hiểu như một tổ chức

kinh tế - xã hội. Rhoad Murphey đã chỉ ra rằng nhiều hải cảng lớn trên thế giới đều

xây dựng trên những địa điểm có điều kiện tự nhiên không tốt lắm và thực tế là ở

một số địa điểm có bến cảng tự nhiên khá tốt lại có rất ít thuyền neo đậu. Hiện

tượng này xảy ra khi mà bờ biển của bến cảng đó mặc dù đáp ứng được những điều

kiện tự nhiên song không tạo ra được sự thuận lợi cho việc trao đổi giữa biển và đất

liền. Mặt khác, sự hình thành và phát triển của các cảng bến còn phụ thuộc nhiều

vào vị thế của nó. Vị thế được hiểu ở đây không chỉ đơn thuần là vị trí địa lý tự

nhiên mà gồm nhiều yếu tố như vị thế địa chính trị - kinh tế, những lợi thế về môi

trường kinh tế - xã hội, đặc tính cư dân những vùng đất xung quanh cảng cũng như

quan hệ tự nhiên của nó đối với các đường hàng hải quốc tế và cảng thị khác

[164,230].

Thứ ba, cảng cần được nhìn nhận như một cấu trúc phức hợp gồm nhiều bộ

phận như các bến tàu, cầu tầu, các bờ trượt để hạ thuỷ tàu thuyền, hệ thống cần trục,

các kho xếp dỡ hàng hoá, các bộ phận phục vụ…Sự xuất hiện của các hệ thống này

không phải diễn ra một cách đồng thời mà nó là kết quả của một quá trình phát triển

liên tục về mặt hình thái bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Ngày nay người ta

thường sử dụng mô hình của Bird để mô tả quá trình phát triển bao gồm sáu bước

chính của cảng tuy nhiên mô hình này không phải là duy nhất cho quá trình phát

triển của toàn bộ các hải cảng1.

1 J.H Bird, The Major Seaports of the United Kingdom, Hutchinson & Co, London, 1963, p.24 -34. Theo đó,

thời kỳ nguyên thuỷ đầu tiên của cảng, việc lắp đặt các cảng được tạo ra là các kho tạm thời, các dịch vụ

vận chuyển và các bến và cầu tầu được thiết kế là m cho có một độ dốc giữa đất và nước. Giai đoạn

thứ hai đánh dấu bằng việc mở rộng các bến ven bờ vượt quá các vị trị hạt nhân ban đầu được tạo ra

nhằm đối phó với những sức ép về mặt không gian bởi việc tăng lên về số lượng và kích cỡ của các con

thuyền. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn mở rộng các cầu tầu hướng ra vùng nước của các bến ven bờ và

các bến cảng ngà y cảng phát triển với sự giúp sức của các hoạt động xây dựng trên đất liền. Giai đoạn

thứ tư là thời kỳ của các kho hà ng được trang bị bằng hệ thống khoá, cửa hà ng và thường được lắp

đặt bên ngoà i. Hai bước cuối cùng là thời kỳ xây dựng hệ thống kho hà ng và các kho hà ng đặc biệt

Page 15: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

17

Thứ tư, cảng cần được phân tích như là một trung tâm đa chức năng bao gồm

các chức năng vận tải, thương mại, công nghiệp sản xuất đồng thời cũng là một

trung tâm dân cư. Mặc dù chức năng đầu tiên và căn bản nhất là chức năng vận tải

nhưng khi cảng ngày càng phát triển, thì ở nhiều nơi chức năng này thường bị lu mờ

bởi các chức năng khác. Ngày nay, nhiều hải cảng lớn trên thế giới đã trở thành các

trung tâm kinh tế - chính trị - thương mại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều vùng

miền và khu vực [94,25-29].

Thứ năm, cảng cần được nghiên cứu như là bộ phận trong một hệ thống.

Nhìn chung, các hải cảng không thể tồn tại một cách độc lập mà được gắn liền với

cả một mạng lưới vận chuyển - kinh tế - xã hôi. Mạng lưới này trước hết là các cảng

vệ tinh của nó và sau đó là các hải cảng khác của khu vực và quốc tế. Trong một hệ

thống, mỗi cảng sẽ đóng một vai trò nhất định tuy nhiên điều này sẽ thay đổi qua

các thời kỳ lịch sử và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Sự phát triển của các hải cảng là tiền đề cho sự ra đời của các cảng thị song

không phải bất cứ một cảng nào cũng có thể được coi như một thành phố cảng. Có

một thực tế là nhiều người nghiên cứu các cảng thị ở châu Á trước đây thường đề

cập các cảng nhiều hơn là nghiên cứu nó như một đô thị hay một thành phố. Trong

khi đó, ở một khuynh hướng khác, người ta lại chủ yếu tập trung nhìn nhận cảng thị

như một xã hội đô thị mà bỏ quên tính chất hàng hải của nó, một đặc trưng hết sức

quan trọng đối với các thành phố ven biển. Kết quả là mặc dù chúng ta có nhiều

nghiên cứu về cảng nhưng lại không có mối liên hệ thực sự rõ ràng nào với thành

phố hoặc cũng có những thảo luận về thành phố nhưng lại thiếu đi các tính chất

biển, yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của không gian và xã hội của nó

[130,29].

Cuộc tranh luận trong giới học giả phương Tây về khái niệm “cảng thị” từ

cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đã dần cho chúng ta nhận ra những đặc trưng cơ

bản của cảng thị mặc dù chưa đạt đến một sự thống nhất hoàn toàn. Khi đề cập đến

khái niệm này, Peter Reeves nhấn mạnh tính chất “thị” của một cảng thị hơn là đề

cập đến một thành phố gắn liền với một bến cảng trong đó đặc trưng kinh tế được

đề cao. Do đó, một cảng thị cần phải là một thành phố có nền kinh tế dựa vào cảng.

Mặt khác, theo ông ta thì cảng thị nên được nhìn nhận như là một cấu trúc kinh tế -

được diễn ra khi trọng tải và kích cỡ của các con thuyền tăng lên đáng kể và sự phát triển hệ thống kho

hà ng cũ ngà y cà ng trở nên cần thiết cho các thuyền lớn neo đậu.

Page 16: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

18

xã hội riêng và nó không thể phát triển nếu thiếu sự tương tác giữa các yếu tố trong

bản thân hải cảng cũng như giữa cảng và thành phố. Những tương tác này được coi

là điểm cốt yếu quy định toàn bộ bản chất và chức năng của nó [130,11]. Như vậy,

điểm mấu chốt ở đây là môi trường hàng hải và hải cảng như một điều kiện đặc biệt

cho sự ra đời của một đô thị. Đây là cơ sở cho quan điểm về một mô hình của các

cảng thị như là một trung tâm cư trú, tổ chức mà có một loạt các đặc tính được xuất

phát từ các chức năng hàng hải (như việc trao đổi, kinh doanh và vận chuyển).

Nghiên cứu sự phát triển của một cảng thị theo quan điểm này cần phân tích

trong sự tiến triển của một loạt các bước liên tiếp. Việc hình thành cảng thị được bắt

đầu từ một địa điểm đất liền hoặc một bến bãi gắn với một đơn vị cư trú sau đó thay

đổi trở thành một bến cảng với các dịch vụ thị trường và được liên kết với các thị

tứ. Cuối cùng là một cảng có chức năng phát triển hơn thông qua việc mở rộng quy

mô của thị trường, sự gia tăng của các chức năng tài chính, vận tải công nghiệp và

cùng với đó là một thành phố1. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, trên thực tế không

phải quá trình hình thành của bất cứ một cảng thị cũng diễn ra đầy đủ các bước

theo một mô hình nào đó. Một số cảng thị có thể phát triển theo một số bước tương

tự như thế tuy nhiên một số khác lại bắt đầu sự xuất hiện của nó ở mức độ phát triển

như là những trung tâm trung chuyển và đô thị cảng thực sự nhất là trước những tác

động đầu tư từ bên ngoài. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các các cảng thị

thuộc địa được thiết lập bởi người Anh như Madras, Penang hay Singapore [130,3].

Một trong nhưng nội dung then chốt để hiểu đích sự hình thành của một cảng

thị là phải chỉ ra mối quan hệ giữa sự phát triển cảng và thành phố. Để làm rõ vấn

đề này trước hết chúng ta phải hiểu một cách đầy đủ về cấu trúc xã hội của cảng.

Điều này sẽ đưa đến việc nhận diện và phân tích những thay đổi diễn ra như kích cỡ

1 Trong một nghiên cứu khác, Vigarie cũng đưa ra một quá trình phát triển gồm bốn bước của hệ thống

cảng thị tuy nhiên mô hình được đề xuất chủ yếu dựa trên các chức năng kinh tế của cảng. Theo mô

hình nà y, bước đầu tiên của quá trình phát triển cảng là bến cảng tự nhiên và thà nh phố giữ nguyên ở

vị trí ban đầu. Giai đoạn thứ hai diễn ra và o cuối thế kỷ XIX, việc tìm những vị trí có độ sâu cần thiết

cho các thuyền lớn bắt đầu được tiến hà nh. Các cơ sở hạ tầng của cảng trong thời kỳ nà y cũng dần

được di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu và một phần của tổ chức đô thị cũng theo đó được mở rộng đến

một giới hạn cho phép bờ biển và dòng sông. Đến giai đoạn thứ ba, cảng được nhìn rộng ra với một khu

vực khá tự do bao gồm các địa điểm ban đầu và hệ thống cơ sở hạ tầng. Và bước cuối cùng, khi mà các

hoạt động của cảng cần nhiều độ sâu và khoảng trống hơn, việc chia tách khu vực mới và khu vực cũ

được diễn ra. Trong quá trình tiến hoá đó, xuất hiện một mâu thuẫn hằng xuyên giữa hai lực lượng trong

việc kiểm soát vùng đất liền đó là sự phát triển của đô thị và kinh tế của cảng. Các lực lượng nà y quyết

đinh cho sự phát triển hoặc suy thoái của kinh tế, cái mà không xảy ra hoà n toà n đồng thời cho khu vực

đô thị và cảng (A. Vigarie, The Evolution of Nantes Waterfront – A Methodological Approach”, Báo cáo

trình bà y tại Hội thảo “Sự tái phát triển của các khu cảng và kinh tế cảng thị”, Southamton, 11/1967, tr.3)

Page 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

19

và kết cấu, điều kiện kinh tế, đặc điểm lao động và các tổ chức đại diện, quan hệ

kinh tế - xã hội của các nhóm liên quan đến hoạt động của cảng. Reeves cũng chỉ ra

mối quan hệ của bản thân cảng và hình thái của thành phố, trong đó sự phát triển

của các vùng đại diện và đặc trưng trong cảng và trong thành phố, sự thống nhất của

thương mại - yếu tố được mở rộng để duy trì quan hệ giữa cảng và thành phố là chủ

yếu. Cuối cùng, sự tương tác giữa các mô hình kinh tế, văn hoá - xã hội giữa cảng

và thành phố như những thực thể xã hội phải được phân tích [130,10].

4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài

Với mục tiêu nghiên cứu quá trình ra đời của cảng thị Hải Phòng, luận văn

cố gắng tái dựng lại diện mạo của vùng đất Hải Phòng từ khi ra đời và tồn tại như

một cộng đồng duyên hải cho đến khi hình thành một cảng thị thực sự. Mặc dù cho

đến hiện nay, những quan niệm về thời điểm hình thành của cảng thị này còn chưa

thống nhất, song chúng tôi quyết định chọn mốc thời gian cho sự kiện này vào năm

1888 bởi đây là ý kiến tương đối phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu tán thành.

Mặt khác theo chúng tôi đến thời điểm này Hải Phòng mới có đủ những điều kiện

của một cảng thị thực sự.

Về mặt không gian, đối tượng nghiên cứu được xác định là cảng thị Hải

Phòng nên khu vực được đặc biệt quan tâm hơn cả chắc chắn là khu vực cảng hiện

nay và vùng phụ cận (bao gồm vùng hạ lưu sông Cấm - tương đương với khu vực 4

quận nội thành Hải Phòng (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An) và một phần

huyện An Dương. Tuy nhiên, do những biến đổi về mặt địa lý mà các cảng bến có

những thay đổi nhất định. Hơn thế nữa, ngoài một cảng chính thì Hải Phòng còn

được hình thành bởi nhiều cảng thị vệ tinh và vùng đô thị xunh quanh như khu vực

hạ lưu sông Thái Bình và sông Bạch Đằng. Vì vậy, không gian nghiên cứu có thể

được mở rộng hơn với phạm vi tương đương địa giới hành chính của thành phố Hải

Phòng hiện nay. Xa hơn, với tư cách là một trung tâm trung chuyển khu vực và

quốc tế, Hải Phòng cũng nên được phân tích trong một mạng lưới khu vực rộng lớn

bao gồm vùng châu thổ sông Hồng và miền nam Trung Quốc.

5. Các nguồn tƣ liệu

Các tài liệu phản ánh quá trình phát triển của cảng thị Hải Phòng khá đa

dạng bao gồm nhiều hình thức khác nhau song nguồn tư liệu quan trọng nhất vẫn là

các loại tài liệu thư tịch cổ và văn bản lưu trữ được viết bằng ba ngôn ngữ chính là

Page 18: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

20

tiếng Việt, chữ Hán và tiếng Pháp. Nếu như các tài liệu chính thống bao gồm các bộ

biên niên sử, các thể lệ, điển chế, hành chính của chính quyền phong kiến Việt Nam

đem lại một cái nhìn sơ lược về những sự kiện chính trong sự phát triển của Hải

Phòng cũng như thái độ của nhà nước nhà đối với vùng đất này thì các loại tài liệu

văn bản địa phương như đía chí, văn bia, gia phả các dòng họ, thần tích, sắc

phong...đem đến một cái nhìn đa dạng cụ thể hơn về đời sống kinh tế, xã hội văn

hoá trong suốt tiến trình lịch sử. Đóng góp đáng kể của luận văn về mặt tư liệu là đã

bước đầu khai thác những thông tin từ châu bản và địa bạ triều Nguyễn, những loại

tài liệu chưa được quan tâm trong các nghiên cứu về lịch sử cảng thị trước đây.

Đối với nguồn tư liệu nước ngoài, luận văn sử dụng thông tin từ nhiều nguồn

khác nhau trong đó chủ yếu từ các niên giám thống kê, công báo, hồ sơ lưu trữ của

chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương từ năm 1874 đến năm 1890. Các tài liệu

này chủ yếu nằm ở các phông Toàn quyền Đông Dương, phông Thống sứ Bắc Kỳ,

phông Sở Địa lý Đông Dương được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Hà

Nội). Mặt khác, nguồn gốc, quá trình hình thành cảng thị Hải Phòng cũng được

phản ánh thông qua các mô tả, du ký, ghi chép của các giáo sĩ, nhà du hành, thương

nhân, sĩ quan, binh lính người Pháp và phương Tây khi đến miền bắc Việt Nam từ

thế kỷ XVII cho đến khi kết thúc giai đoạn thực dân hoá vào cuối thế kỷ XIX. Mặc

dù loại tài liệu này miêu tả một cách khá chân thực về hoạt động thương mại, địa

điểm các cảng bến, diện mạo đô thị Hải Phòng cũng như chính sách lựa chọn phát

triển vùng đất này trở thành cảng lớn của Bắc Kỳ nhưng điểm hạn chế lớn nhất là

các thông tin liên quan đến hoạt động của các cộng đồng cư dân bản địa lại khá ít

ỏi.

Trong nghiên cứu lịch sử địa phương nhất là khu vực cảng thị thì việc khảo

sát thực địa đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Các đợt khảo sát tổng hợp tại Hải

Phòng, Quảng Ninh trong khuôn khổ đề tài “Hệ thống cảng biển vùng duyên hải

Bắc Bộ thế kỷ XI - XIX” cùng với các đợt điều tra cá nhân đã đem lại một sưu tập

thông tin về hệ thống địa danh cho đến các dấu tích vật chất, hệ thống sông ngòi cổ,

các tài liệu văn hoá dân gian... Luận văn cũng kế thừa các tư liệu về Domea và sông

Đàng Ngoài thế kỷ XVII tại Trung tâm Lưu trữ của các công ty Đông Ấn Anh và

Hà Lan từ GS Nguyễn Quang Ngọc và các bạn đồng nghiệp cũng như các ý kiến,

kết quả nghiên cứu về lịch sử biến động địa mạo vùng duyên hải Bắc Bộ.

Page 19: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

21

Nhìn chung, những nguồn tư liệu này mặc dù khá tản mạn, có nhiều nguồn

gốc khác nhau và chưa đầy đủ, song phần lớn trong đó là các tài liệu sơ cấp, có mối

liên hệ mật thiết với quá trình hình thành phát triển của vùng đất này. Do đó, những

thông tin mà chúng tôi khai thác được có thể bước đầu đem lại một cái nhìn sơ lược

về quá trình phát triển của Hải Phòng từ khi ra đời cho đến cuối thế kỷ XIX.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một luận văn sử học, tác giả chủ yếu sử dụng các

phương pháp chính của khoa học lịch sử bao gồm việc đánh giá phê phán tài liệu,

các phương pháp lịch sử và logic, lịch đại và đồng đại nhằm miêu tả, so sánh, phân

tích và lý giải các bước biến đổi từ một vùng đất ven biển trở thành một hải cảng rồi

một thành phố cảng. Bên cạnh đó, nghiên cứu lịch sử của hải cảng không nằm ngoài

các chức năng kinh tế thương mại. Vì vậy việc sử dụng các phương pháp thống kê

sẽ góp phần chỉ ra những thay đổi mang cả tính chất định tính và cả định lượng.

Mặt khác, chúng tôi quan niệm rằng các tổ chức cảng và cảng thị bản thân nó

vừa mang các đặc điểm của một khu vực địa lý tự nhiên vừa là một thực thể kinh tế

- xã hội. Do đó, việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên

như hệ thông tin địa lý (GIS), phân tích ảnh vệ tinh - viễn thám, chồng ghép bản đồ

địa hình qua các thời kỳ lịch sử, sử dụng cách mô hình hoá quá trình phát triển hình

thái địa mạo ...ngày càng trở nên cần thiết bởi đây là công cụ quan trọng để lý giải

sự phát triển của một hải cảng dưới góc độ của khoa học tự nhiên.

Ngoài ra, điểm cốt lõi của cảng thị vẫn là phần đô thị nên cảng thị sẽ được

nghiên cứu bằng các cách tiếp cận của một nghiên cứu đô thị học bao gồm các

phương pháp phân tích cấu trúc, tương quan, kết cấu - tổ chức xã hội. Điều đó là

nhân tố quan trọng tạo nên hình ảnh sự phát triển của cảng thị Hải Phòng đầy đủ,

khách quan.

Cuối cùng, cảng Hải Phòng là một bộ phận trong hệ thống cảng thị Việt

Nam, rộng hơn nữa là Đông Nam Á và châu Á bởi vậy từ khởi nguồn của nó đã có

những ảnh hưởng từ hệ thống cảng thị khu vực. Vì thế, việc nghiên cứu so sánh

cảng Hải Phòng với các cảng thị xuất hiện cùng thời kỳ trong khu vực không chỉ

góp phần làm rõ sự giống nhau và khác nhau mà nó còn là cơ sở cho một nhận thức

tổng hợp đa dạng cũng như rút ra những đặc trưng riêng và bài học lịch sử cho sự

phát triển của Hải Phòng hôm nay.

Page 20: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

22

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử tự nhiên - xã hội và sự phát triển hệ thống cảng

bến ở Hải Phòng trước thế kỷ XIX.

Chương 2: Quá trình hình thành khu trung tâm kinh tế - thương mại ở hạ lưu

sông Cấm (1802 - 1874)

Chương 3: Sự ra đời của thành phố cảng Hải Phòng thời kỳ đầu thuộc địa

(1875 - 1888)

*

* *

Nhân đây, tôi xin được gửi lời tri ân tới thầy hướng dẫn, GS.TS Nguyễn

Quang Ngọc, người đã giúp đỡ tôi từ lúc xây dựng ý tưởng cho đến sửa chữa bản

thảo. Sự chỉ dạy cũng như khích lệ của thầy thực sự có ý nghĩa khi mà chúng tôi

mới chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa học. Mặt khác, những kết

quả của bản luận văn này cũng được thừa hưởng chủ yếu từ đề tài nghiên cứu khoa

học về hệ thống cảng biển vùng duyên hải Bắc Bộ mà thầy là chủ nhiệm.

Ngoài ra, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ của Trung

tâm Lưu trữ Quốc gia I, nơi tôi đã khai thác được những tài liệu lưu trữ rất có giá trị

mà nếu như không có chúng thì bản luận văn cũng không thể hoàn thành được. Tôi

cũng dành sự biết ơn và kính trọng tới các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp ở Viện

Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Lịch sử, Bộ

môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, những người đã giúp tôi có những thời gian để

đọc tài liệu, khảo sát thực địa cũng như những đóng góp thẳng thắn và quý giá.

Cuối cùng, xin dành tình cảm tới gia đình tôi (bố mẹ và em Nam), những người đã

mong sớm nhìn thấy được bản luận văn này hơn ai hết và đó chính là động lực cho

tôi thực hiện nghiên cứu này. Dù đã hết sức cố gắng song bản luận văn này chắc

chắn sẽ không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự chỉ

dẫn, góp ý và giúp đỡ của thầy cô và các bạn.

Page 21: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. Baratier, L'Administration militaire au Tonkin, Paris, Rozier, 1889

2. Alexandre De Rhodes, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Uỷ ban đoàn kết Công

giáo thành phố Hồ Chí Minh

3. Anthony Farington, British Factory in Tonkin, Tài liệu Lưu trữ tại Khoa Lịch

sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Anthony Reid, Charting the shape of early modern Southeast Asia , Silkworm

Books, Bangkok, 1999.

5. Anthony Reid, Chinese Trade and Southeast Asia Economic Expansion in the

Late Eighteeth and Early Nineteenth Centuries: An Overview in Nola Cooke & Li

Tana, Water Frontier: Comerece and the Chinese in the Lower Mekong Region

1750 - 1880

6. Anthony Reid, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, 2 Vol, Yale

University, New Haven, 1988, 1993

7. Anthony Reid, The Cosmopolitan City as an Asian Maritime Tradition , Paper

Presented in Symposium “Towards the Construction of Urban Cultural Theories”,

Osaka City University, Japan, 2006

8. Anthony Reid, The Structure of Cities in Southeast Asia, Fifteenth to

Seventeenth Centuries, Journal of Southeast Asian Studies, 11(2), 235-250, 1980

9. Anthony Reid, The Unthreatening Alternative Chinese Shipping in Southeast

Asia, 1567 - 1842 in Pho Hien, The Centre of International Comerce th the 17th

-

18th

centuries, The Gioi Publishers, Hanoi,1994.

10. B.Robertson, Visit to Haiphong and Hanoi, in Tonkin, London, 1876

11. Ban Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, Đất và người Tiên Lãng, NXB Hải Phòng,

1987

12. Ban nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, Quá trình hình thành, phát triển thành phố

và đặc tính của người Hải Phòng, NXB Hải Phòng, 1988

Page 22: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

24

13. Bennet Bronson, Exchange at the Upstream and Downstream Ends: Note

toward a Functional Model of the Coastal State in Southeast Asia in Karl L.

Hutterer (edior), Economic Exchange and Social Interaction in Southeast Asia:

Perspectives from Prehistory, History and Ethnography, Center for South and

Southeast Asia Studies, The University of Michigan, Ann Arbor, 1977, pp. 39 -52

14. Bouinais, A.Paulus,. L''Indochine francaise contemporaine : Cochinchine,

Cambodge, Tonkin, Annam, Vol.2: Tonkin-Annam, Challamel Ainé, Paris, 1885

15. Bradley Davis, State of Banditry: The Nguyen Government, Bandit Rule and

the Culture of Power, Ph.D Dissertation, University of Washington, 2008

16. Brunat (P): Exploration commerciale du Tonkin . Lyon, 1885

17. Cao Hùng Trưng: An nam chí nguyên, bản in Viễn đông bác cổ, Hà Nội, 1932

18. Charles Robequain, The Economic Development of French Indo-China,

Oxford, University Press, London, 1944

19. Charles Wheeler, Cross-Cultural Trade and Trans- Regional Networks in the

Port of Hoi An: Maritime Vietnam in the Early Modern Era, Ph.D Disseration, Yale

University, 2001

20. Charles Wheeler, Re-thinking the Sea in Vietnamese History: Littoral Society

in the Integration of Thuan Quang, Seventeenth-Eighteenth Centuries, Journal of

Southeast Asian Studies, 2006.

21. Claude Bourin, Le View Tonkin, Hanoi Imprimerie d‟ Extrème - Orient Editeur,

1941, Bản dịch Tư liệu Khoa Lịch sử

22. D.R.Sesai, Vietnam Struggle for National Identity , Westview Press, 1992

23. Dampier W, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688 , NXB Thế giới,

Hà Nội, 2006.

24. David E. Cartwright, “The Tonkin Tides Revisited”, The Royal Society, Vol.

57, No. 2, 2003

25. Dian H Murray, Pirates of the South China Sea Coast, 1790 - 1810, Stanford

University Press, 1987

26. Dilip K. Basu (edit), The Rise and Growth of the Colonial Port Cities in Asia,

Center for South and Southeast Asia Studies, University of California, Berkeley,

1985

Page 23: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

25

27. Donald F. Lach & Edwin J. Van Kley (1993), Asia in the Making of Europe,

Vol. III: A Century of Advance, The University of Chicago Press, 1998

28. Đô thị cổ Hội An (Kỷ yếu hội thảo quốc tế), NXB KHXH, Hà Nội, 1990.

29. Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại , NXB Thế Giới, Hà

Nội, 2004.

30. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời. NXB Thuận Hoá, Huế, 1995

31. Đại Việt sử ký tục biên. NXB KHXH, Hà Nội, 1991.

32. Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1997

33. Đỗ Bang: Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn . NXB Thuận

Hoá, Huế, 1997.

34. Đỗ Bang: Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII, NXB Thuận Hoá,

Huế, 1996.

35. Đỗ Thị Thuỳ Lan, “ Vùng cửa sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII: Vị trí cửa

sông và cảng Domea, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11-12, 2006

36. Đỗ Thị Thuỳ Lan, “Vùng cửa sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII: Batsha và

mối liên hệ với quê hương nhà Mạc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sứ, số 1-2, 2008.

37. Đỗ Văn Ninh: Tiền cổ Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, 1990.

38. Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia , NXB KHXH,

2001,

39. Đinh Khắc Thuân: Văn bia thời Mạc. NXB KHXH, Hà Nội, 1996

40. Đinh Văn Huy, Đặc điểm hình thái - động lực khu bờ biển hiện đại Hải Phòng ,

Luận án Tiến sĩ Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội,

1996

41. Địa chí Nam Định, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

42. Eric Tagliacozzo, Secret Traders, Porous Boders: Smuggling and State Along a

Southeast Asian Frontier, 1865 - 1915, NUS Press, 2007

43. Eric Taglliacozzo, An Urban Ocean: Notes on Historical Evolution of Coastal

Cities in Greater Southeast Asia, Jounarl of Urban History, Vol.33, No.6, 2007,

tr.911 -932

44. Fernand Braudel, Civilization and Capitalism 15th

- 18th

, 3 volume, Wiliam

Collins Son & Co.Ltd, 1979

Page 24: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

26

45. Frank Broeze (editor), Brides of the sea - Port Cities of Asia from the 16th

- 20th

Centuries, University of Hawaii Press, Honolulu, 1991.

46. Fujiwara Richiiro, Vietnamese Dynasties „s Policies toward Chinese

Immigrats, Acta Asiatica, N° 18, 1970.

47. Gautier (H), Les Francais au Tonkin (1878 - 1886), Paris, Challamel, 1887.

48. George Bryan Souza (1986), The Survival of Empire Portuguese Trade and

Society in China and the South China Sea 1630-1754, Cambridge University Press,

2004

49. Gilles de Gantès, Power and Weekness: French Presence in Southern China

Sea (1840 - 1910), Jounarl of Southeast Asian Studies, Acadimic Sinica, Taiwan,

(12.2004)

50. Guillien Raymond, Composition et recrutement des corps municipaux de

Hanoi, Haiphong et Saigon, Hanoi, IDEO,1942

51. Gutflaff, “Geography of the Cochinchina Empire”, Journal of the Royal

Geographical Society, London, Vol. 19, 1849.

52. H Bird, The Major Seaports of the United Kingdom, Hutchinson & Co,

London, 1963

53. Hà Văn Tấn (chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, T. III: Khảo cổ học lịch sử Việt

Nam. NXB KHXH, Hà Nội 1999.

54. Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông

thế kỷ XIII, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.

55. Haiphong en Decembre 1888

56. Hamashita Takeshi, Tribute and Treaties: East Asian Treaty Ports Networks in

the Era of Negotiation, 1834-1894, European Journal of East Asian Studies,

Volume 1, Number 1, 2002.

57. Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, Địa chí Hải Phòng, T.1, NXB Hải Phòng, 1990

58. Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, Lược khảo đường phố Hải Phòng, NXB Hải

Phòng, 1993.

59. Hội đồng Lịch sử Hải Phòng, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng , NXB

Hải Phòng, 1998

Page 25: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

27

60. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Sử học Hải Phòng: Nhà Mạc và dòng họ

Mạc trong lịch sử. Hà Nội, 1996.

61. Henri d‟ Orléans, A round Tonkin and Siam: A French Colonist View of

Tonkin, Laos and Siam, White Lotus Press, 1999

62. Hippolyte Gautier, Les Francais au Tonkin 1787 - 1883, Paris: Challamel,

1884

63. Hoàng Anh Tuấn, Hải cảng miền đông bắc và hệ thống thương mại Đàng

Ngoài thế kỷ XVII qua các nguồn tư liệu phương Tây , T/c Nghiên cứu Lịch sử, số 1,

2007

64. Hoàng Anh Tuấn, Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông

thời cổ trung đại, T/c Nghiên cứu Lịch sử, số 9-10, 2008

65. Indu Banga (ed.), Ports and Their Hinterlands in India 1700-1950, New Delhi,

1992

66. Insun Yu: Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII. NXB KHXH, Hà Nội,

1994.

67. J.E. Hoare, Japan's Treaty Ports and Foreign Settlements: The Uninvited

Guests, 1858-1899, Routledge Curzon, 1995

68. J.Kathirithamby Wells & John Villiers, The Southeast Asian Port and Polity:

Rise and Demise, National University of Singapore Press, 1990

69. J.Kathirithamby-Wells & John Villiers, The Southeast Asian Port and Polity,

NUS Press, 1990.

70. James A Anderson, “Sliping Through Holes”: The Tenth - Eleventh Centuries

Sino – Vietnamese Coastal Frontier as a Subaltern Trade Network ., International

Workshop “ A Mediterranean Sea: Gulf of Tongking through History” Proceeding,

2008

71. Jean Dupuis, A Journey to Yunan and the openning of Red River to trade ,

White Lotus, Press 1998

72. Jennifer Wayne Cushman, Fields From the Sea: Chinese Junk Trade With Siam

During the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries , Cornell University

Southeast Asia Program, 1993.

73. John F.Cady, The Roots of French Imperialism in the Eastern Asia, 1958

Page 26: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

28

74. John K. Fairbank, Trade and Diplomacy on China Coast, Cambridge, Havard

University Press, 1969

75. John K. Whitmore, The Rise of the Coast: Trade, State and Culture in Early

Đai Viet, Journal of Southeast Asia Studies, 37.1 (Feb. 2006)

76. John K. Whitmore, The two great campaigns of the Hong Duc era (1470-1497)

in Dai Viet, Southeast Asia Research, 12, 1, pp. 119 - 136

77. John Keay, The Mekong Exploration Commission, 1866-68: Anglo-French

Rivalry in Southeast Asia, Asian Affairs, vol. XXXVI, no. III, November 2005

78. John Pinkerton, A General Collection of the Best and Most Interesting Voyages

and Travels in all Parts of the World , Vol.9, London, 1811

79. Julia Martinez, Chinese Rice Trade and Shipping from the North Vietnamese

Port of Hai Phong, Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 1, 2007

80. Kenneth R. Hall, Coastal Cities in an Age of Transition: Upstream-

Downstream Networking and Societal Development in Fifteenth - and Sixteenth-

Century Maritime Southeast Asia in Kenneth R. Hall (editor, ), Secondary Cities

and Urban Networking in the Indian Ocean Realm, 1400-1800, Lexington, 2008,

pp. 177 - 204

81. Kenneth R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast

Asia, Honolulu: University of Hawaii Press, 1985

82. Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Thương cảng

Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hoá , Kỷ yếu Hội thảo,

Quảng Ninh, 2008

83. Kim Munholland, Admiral Gaureguiberry and the French Scramble for

Tonkin, 1879-1883, French Historical Studies, Vol.11, No.1, 1979

84. Kiều Oánh Mậu, Bản triều bạn nghịch liệt truyện , Bản dịch tư liệu khoa Lịch

sử

85. Kuo-tung Chen, The shipping and trade of Chinese junks in the Southeast Asia:

A survey, Discussion Paper No.9339, Academia Sinica, Taiwan, November, 1993

86. Lê Bá Thảo: Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H. 1998

87. Lê Bá Thảo: Việt Nam - Lãnh thổ và các cùng địa lý, NXB Thế Giới, 2002

Page 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

29

88. Lê Huỳnh Hoa, Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc

(1842 - 1939), Luận án Tiến sĩ, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí

Minh, 2002

89. Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống địa dư chí, NXB Thuận Hoá, Trung

tâm ngôn ngữ và văn hoá Đông Tây, 2005

90. Lê Quý Đôn: Toàn tập, Tập II, Kiến văn tiểu lục, NXB KHXH, Hà Nội, 1977.

91. Lê Tắc, An Nam chí lược, NXB Thuận Hoá, 2002

92. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa, Địa mạo bờ biển Việt Nam, NXB Khoc học

Tự nhiên và Công nghệ, 2007

93. Lapicque. P.A, A propos du golfe du Tonkin, IDEO, Hanoi, 1920

94. Leopold Kuzma, Konrad Nistal, Andrzej Grzelakowski, Andrzej Surowiec,

Kinh tế học cảng biển, NXB Giao thông vận tải, T.1,1987

95. Li Tana, “National” and “Oversea” Markets in Early Nineteenth Century

Vietnam: A View from the Moutain and the Sea , Proceeding of Workshop on

Dynamic Rimlands and Open Heartlands: Maritime Asia as a Site of Interaction,

Nagasaki Museum of History and Culture, Nagasaki, Japan, 27 - 28 October, 2006

96. Li Tana, A View From The Sea: Perspectives On The Northern And Central

Vietnamese Coast, Journal of Southeast Asian Studies, 2006.

97. Li Tana, Thinking of Tonkin in the Age of Commerce , Discussion Paper in

Osaka University, October 2008

98. Li Tana, Vietnamese mint and Chinese miners in the 18th

century, Paper

presented in International Conference on Asian Studies, 2004

99. Lưu Chí Cường, Giao lưu văn hoá Hợp Phố, Quỳnh Châu và Việt Nam, Báo

cáo tại Hội thảo: “Đia Trung Hải thu nhỏ: Vịnh Bắc Bộ nhìn từ lịch sử”, Nam Ninh

(Quảng Tây),

100. Marini (GF): Relation nouvelle et curieuse des royaumer de Tonkin et de Lao ,

Paris 1666

101. Mark W. McLeod, The Vietnamese Response to French Intervention 1862 -

1874, Praeger, 1991

102. Martin J. Murray, The Development of Capitalism in Colonial Indochina (1870

- 1940, University of Carlifornia Press, 1980

Page 28: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

30

103. Milton Osborne, River Road to China, The Mekong River Expedition 1866 -

1873, George Allen & Unwin Ltd, 1975

104. Momoki Shiro: Dai Viet and the South China Sea Trade from the Xth to the

XVth Century, Crossroad - An Interdiciplinary Journal of Southeast Asian Studies,

The Center for Southeast Asian Studies, Northern Illinois University, 1998.

105. Nội các triều Nguyễn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 11, NXB Thuận

Hoá, Huế, 1993.

106. Nội các triều Nguyễn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 10, NXB Thuận

Hoá, Huế, 1993.

107. Nội các triều Nguyễn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 4, NXB Thuận

Hoá, Huế, 1993.

108. Ng Chin Keong, Trade and Society: The Amoy Network on the China Coast,

1683- 1735. Singapore, University of Singapore Press, Singapore, 1983.

109. Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp kỷ, NXB KHXH, 1995.

110. Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1. NXB

KHXH, Hà Nội, 1993.

111. Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2. NXB

KHXH, Hà Nội, 1993.

112. Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3. NXB

KHXH, Hà Nội, 1993.

113. Ngô Thì Sỹ: Đại Việt sử ký tiền biên. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

114. Nguyễn Hải Kế, Hải Phòng, Vùng đất bị lãng quên thời Lê sơ, T/c NCLS, số 1,

2005

115. Nguyễn Hoài Phương, Về quá trình thành lập cảng Hải Phòng - Cảng lớn xứ

Bắc Kỳ in trong Năm năm một chặng đường khoa Lịch sử, NXB Thế giới, Hà Nội,

2006

116. Nguyễn Hoàn, Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Hoàng Thị Vân, Haruyama, Tiến

hoá địa mạo của delta châu thổ sông Hồng , Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà

Nội, T.XX, số 4AP, 2004, tr. 44-54

117. Nguyễn Khắc Sử (chủ biên), Khảo cổ học vùng duyên hải đông bắc Việt Nam,

NXB KHXH, Hà Nội, 2005

Page 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

31

118. Nguyễn Phan Quang: Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986.

119. Nguyễn Quang Ngọc, Đặng Thị Vân Chi: Phải chăng Gia Viên là làng gốc của

Hải Phòng, T/c Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, số 3/1985

120. Nguyễn Quang Ngọc, Domea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ

XVII - XVIII, T/c Nghiên cứu lịch sử, số 10, 2007

121. Nguyễn Quang Ngọc: Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII,

XIX, Hội Sử học, Hà Nội, 1993.

122. Nguyễn Thanh Nhã: Tableau écolomique du Vietnam aux XVIIè et XVIIIè

siècles. Paris, 1970

123. Nguyễn Thế Anh: Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn. Lửa

thiêng, Sài Gòn, 1971

124. Nguyễn Thừa Hỷ - Trịnh Ngọc Viện, Vài nét về sự ra đời của thành phố Hải

Phòng, T/c Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, số 3, 1986.

125. Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Quang Trung Tiến: Đô thị Việt Nam dưới

thời Nguyễn, NXB Thuận Hoá, Huế, 1997.

126. Nguyễn Thừa Hỷ, Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX, Hội Sử học,

Hà Nội, 1993.

127. Nguyễn Trãi: Toàn tập, NXB KHXH, Hà Nội 1969

128. Nguyễn Văn Siêu: Phương Đình địa dư chí, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội,

2001.

129. Nguyễn Viết Phổ, Sông ngòi Việt Nam, NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội,

1983

130. P.Reeves, K.McPherson, Frank Broeze, “Port Cities: The Conceptual

Problems”, Conference „s Australian Historical Association, Sydney, 1982

131. Paul Brunat, Exploration commerciale du Tonkin, Lyon: Pitrat Ainé, 1885

132. Phạm Quang Sơn, Nghiên cứu sự phát triển cùng ven biển cửa sông Hồng và

sông Thái Bình trên cở sở ứng dụng thông tin viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)

phục vụ khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sỹ Địa lý, Hà Nội, 2004

133. Phạm Thị Thuỳ Vinh: Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt

làng xã, NXB Văn hoá thông tin, EFEO, 2003.

Page 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

32

134. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, NXB KHXH, 1992

135. Phan Huy Lê (chủ biên), Địa bạ Hà Đông, Hà Nội, 1995,

136. Phan Huy Lê (chủ biên), Địa bạ Thái Bình, NXB Thế giới , Hà Nội, 1997

137. Phan Huy Lê, “Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn”, in trong Tìm về cội

nguồn, NXB Thế giới, Hà Nội, 1998

138. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm: Lịch sử chế

độ phong kiến Việt Nam, Tập III. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1961

139. Phan Huy Lê, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Lê, The Countryside in the

Red River Delta, The gioi Publisher, 1998.

140. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc: Chiến thắng Bạch Đằng

năm 938 và 1288. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội,1987

141. Phố Hiến, Kỷ yếu hội thảo, Sở văn hoá thông tin Hải Hưng, 1993.

142. Philippe Devillers, Người Pháp và người Annam: Bạn hay thù, NXB Tổng hợp

TP Hồ Chí Minh, 2006

143. Pierre Gourou: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Hội khoa học lịch sử Việt

Nam, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, NXB Trẻ, H.2003

144. Port de Haiphong, Extrait du Règlement Général des Douanes, Saigon,

Imprimerie du Gouvernment, 1875

145. Proceeding of International Workshop, “A Mini Mediterranean Sea”: Gulf of

Tongking through History”, Guangxi Academy of Social Siences and Australian

National University, Nanning, Marrch 14-15, 2008.

146. Proceeding of International Workshop, The Origin and Future of Southeast

Asian coastal cities: Links, Layering, and Transformation, Asia Research Institute,

National Unievrsity of Singapore, 29th

February and 1th

March 2008

147. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đồng Khánh địa dư chí, 3 tập, EFEO, Hà Nội,

2003.

148. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, NXB KHXH,

1971

149. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Tập 4, NXB KHXH,

1971

Page 31: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

33

150. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

151. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

152. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

153. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 4, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

154. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 5, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

155. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 6, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

156. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 7, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

157. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 8, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

158. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Tập 9, NXB Giáo dục, Hà Nội,

2007

159. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập 1,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998

160. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập 2,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998

161. Raffi Giles, Haiphong: Origines, Condition et Modalités du Development jusqu

„en 1921, Thèse de Doctorat, Université de Provence, 1994.

162. Ralph A. Austen, Modern Imperialism - Western Overseas Expansion and Its

Aftermath 1776-1965, University of Chicago, Lexington, Massachusetts, 1969

163. Raymond F. Betts, Robert Ross, Gerard J. Telkamp, Colonial Cities: Essays on

Urbanism in a Colonial Context, Springer Publisher, 1985

164. Rhoad Murphey, On the evolution of Port Cities in Frank Broeze, Brides of the

Sea: Port Cities of Asia from the 16th

century to 20th

century, University of Hawaii

Press, 1989

Page 32: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

34

165. Rhoads Murphey, The Outsiders: The Western Experience in India and China,

The University of Michigan, Ann Arbor, 1977

166. Rhoads Murphey, The City as a Center of Change: Western Europe and China,

Annals of the Association of American Geographer, Vol.44, No.4, 1954.

167. Rhoads Murphey, Traditionalism and Colonialism: Changing Urban Roles in

Asia, The Jounarl of Asian Studies, Vol.29, No.1, 1969

168. Robert J. Anthony, Like Froth on the Sea: The World of Pirates and Seafare in

Late Imperial South China, The Regent of University of California, Berkeley, 2003

169. Robert Marks, Commercialization without Capitalism: Processes of

Environmental Change in South China, 1550-1850, Environmental History, Vol. 1,

No. 1, (Jan., 1996), pp. 56-82

170. Robert Marks, Tigers, Rice, Silk and Silt: Enviroment and Ecomomy in Late

Imperial South China, Cambridge University Press, 2004.

171. Romanet du Caillaud, Histoire de l‟intervention francaise au Tonkin de 1872 à

1874, Challamel, Paris, 1880.

172. Seung-joon Lee, National Rice versus Foreign Rice - Food, Culture and

Politics in Modern Canton 1900 - 1937, Ph.D Dissertation, University of California,

Berkeley, 2005

173. Tavernier J.B, Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài, NXB Thế

giới, Hà Nội, 2005.

174. Thái Nhân Hoà, Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân , Hội Khoa học Lịch sử

Thành phố Hồ Chí Minh, 1994

175. Thành Thế Vỹ: Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII. NXB Sử học,

Hà Nội, 1961.

176. Thế Văn - Quang Khải, Bùi Viện với sự nghiệp canh tân đất nước, NXB

CTQG, Hà Nội, 1999

177. Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ: Con người và di thảo , NXB TP Hồ Chí

Minh, 2002

178. Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Nguyễn Quang

Trung Tiến, Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều

Nguyễn, NXB Thuận Hoá, 1997.

Page 33: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

35

179. Trương Hữu Quýnh, Một số vấn đề xoay quanh cái tên Hải Phòng bắt nguồn

từ đâu, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, số 2, 1988

180. Trương Thị Yến, Chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ

XIX, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Sử học, Hà Nội, 2003

181. Trần Đức Thạnh, Đinh Văn Huy, Nguyễn Cẩn, Đặng Đức Nga, Đặc điểm phát

triển bờ và dao động mực nước biển Holocene ở khu vực Hải Phòng in trong Một

thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, T.1, NXB Khoa học xã hội, 2004

182. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đình Cự, Quá trình hình thành và phát triển vùng

đất Hải Phòng, T/c Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, số 2, 1985

183. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Ngọc Thao, Đinh Văn Huy, Trần Văn Điện, Vị trí

cảng thị Domea ở khu vực huyện Tiên Lãng, Hải Phòng”, T/c Khảo cổ học số 3

năm 2007

184. Trần Đức Thạnh, Vùng cửa sông Bạch Đằng, T/c Nghiên cứu lịch sử Hải

Phòng, số 2, 1987

185. Trần Đức Thanh, Đinh Văn Huy, Trần Văn Điện, Nguyễn Ngọc Thao, Vị trí

cảng thị Domea ở khu vực huyện Tiên Lãng, Hải Phòng”, T/c Khảo cổ học số 3

năm 2007

186. Trần Bá Chí, “Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất”, NXB Quân đội

nhân dân, Hà Nội, 2003

187. Trần Phương, Nguyễn Phương, Toàn Thắng, Mùa điền dã 1993 in trong Những

phát hiện mới về khảo cổ học, NXB KHXH, 1994

188. Trần Quốc Vượng: Theo dòng lịch sử, những vùng đất, thần và tâm thức người

Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996.

189. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Lịch sử Việt Nam cận đại,

T.1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1959

190. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội),

Việt Nam trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII, NXB Thế

giới, 2007

191. Trịnh Cao Tưởng, Nghiên cứu khảo cổ học một số thương cảng cổ ở miền Bắc

Việt Nam từ thế kỷ IX - XVII, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Khảo cổ học, 2005.

Page 34: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

36

192. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Hải Phòng: Một số di sản văn hoá tiêu

biểu của Hải Phòng, 2 tập, NXB Hải Phòng, 1998.

193. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, Địa chí Nam Định, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2003

194. Victor Purcell, The Chinese in Southeast Asia , Oxford University Press, Kuala

Lumpur,1965

195. Viện Đông Nam á, Biển với người Việt cổ. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội,

1996

196. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX ( Các tổng

trấn xã danh bị lãm), NXB KHXH, Hà Nội, 1981

197. Viện Sử học: Đô thị cổ Việt Nam. NXB KHXH, Hà Nội, 1988.

198. Viện Sử học: Vương triều Mạc (1527-1592). NXB KHXH, 1996.

199. Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006

200. Viraphol Sarasin, Tribute and Profit: Sino - Siamese Trade 1652 - 1853,

Cambridge: Coucil on East Asian Studies, Harvard University, 1977

201. Vũ Minh Giang, Nguyễn Việt, Nguyễn Mạnh Hùng, Quân thuỷ trong lịch sử

chống ngoại xâm, NXB Quân đội nhân dân, H. 1983

202. Vũ Tự Lập (chủ biên), Văn hoá và cư dân vùng đồng bằng châu thổ sông

Hồng, NXB KHXH, Hà Nội, 1990.

203. Vũ Văn Phái, Hình thái các cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ . Tạp chí

Khoa học, Địa lý, số 1, Trường ĐHTH HN, Hà Nội, 1988. tr. 31-34

204. Vũ Văn Phái, Nguyễn Xuân Trường, Lịch sử phát triển bờ biển rìa delta sông

Hồng trong thời kỳ gần đây. T/c “Các khoa học về Trái đất”, Viện Khoa học Việt

Nam, Hà Nội, 1992.

205. Vũ Văn Quân, “Một số vấn đề lịch sử Hải Phòng thời Nguyễn”, Kỷ yếu Hội

thảo “Một số vấn đề lịch sử Hải Phòng thế kỷ XI - XIX”, Hải Phòng, 2002

206. Wang Gung-wu - Ng Chin Keng, Maritime China in Transtion 1750 - 1850,

Harrassowitz Velag - Wiesbaden, 2004

207. Wang Gung-wu, The Nanhai Trade: A Study of Early History of Chinese Trade

in the South China Sea trong Southeast Asia - China Interactions, The Malaysia

Branch of The Royal Asiatic Society, p.51-166

Page 35: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG (TỪ KHỞI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17603/1/V_L2_01468.pdf3 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi

37

208. Wiliam Skinner (editor), The city in the Late Imperial China, Stanford

University Press, 1977.

209. William Dampier, A New Voyage Round the World, New York: Dover, 1968

210. William Dampier, Voyages and Discoveries, The Argonaut Press, London,

1931

211. Wong Lin Ken, The Trade of Singapore, MBRAS, Reprint, 2003

212. Xu Dixin, Wu Chengming, Chinese Capitalism 1522 - 1840, Macmilian Press,

New York, 2000

213. Yang Bin, Between Winds and Clouds: The Making of Yunan (Second Century

BCE - Twenty Century CE), Ph.D Dissertation, Northeasrern University, Boston,

Massachusetts, 2004

214. Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa ,

Hội Sử học, Hà Nội, 1993.