quan hệ chính trị nga - việt dưới thời kỳ tổng thống v.putin ( 2000 - 2008 )

54
MỤC LỤC Lời mở đầu ........................................ 3 Nội dung........................................... 5 Chương I. Cơ sở hình thành quan hệ Nga – Việt trên lĩnh vực chính trị dưới thời Tổng thống Putin ( 2000 – 2008)..........5 1. Tình hình thế giới thế kỷ XXI..................5 2. Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.....7 2.1. Quan hệ giữa các nước lớn ( Mỹ - Trung – Nga – Nhật)........................................7 2.1.1............................................Quan hệ Mỹ - Nhật.................................7 2.1.2............................................Quan hệ Mỹ - Trung................................10 2.1.3............................................Quan hệ Mỹ - Nga..................................10 2.2. Quan hệ của Việt Nam với các nước lớn ( Mỹ - Trung – Nga – Nhật)..................11 2.2.1............................................Quan hệ Mỹ - Việt ................................11 1

Upload: vit-con

Post on 29-Jul-2015

193 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

MỤC LỤC

Lời mở đầu .......................................................................................................3

Nội dung............................................................................................................5

Chương I. Cơ sở hình thành quan hệ Nga – Việt trên lĩnh vực chính trị

dưới thời Tổng thống Putin ( 2000 – 2008).......................................................5

1. Tình hình thế giới thế kỷ XXI.................................................................5

2. Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.....................................7

2.1. Quan hệ giữa các nước lớn ( Mỹ - Trung – Nga – Nhật)...................7

2.1.1. Quan hệ Mỹ - Nhật............................................................................7

2.1.2. Quan hệ Mỹ - Trung..........................................................................10

2.1.3. Quan hệ Mỹ - Nga..............................................................................10

2.2. Quan hệ của Việt Nam với các nước lớn

( Mỹ - Trung – Nga – Nhật)..............................................................11

2.2.1. Quan hệ Mỹ - Việt ............................................................................11

2.2.2. Quan hệ Nhật – Việt..........................................................................12

2.2.3. Quan hệ Trung – Việt........................................................................12

2.2.4. Quan hệ Nga – Việt............................................................................12

3. Tình hình nước Nga dưới thời Tổng thống Putin ( 2000 – 2008)...........14

3.1. Chính trị ............................................................................................15

3.2. Kinh tế................................................................................................16

3.3. Xã hội ................................................................................................17

3.4. An ninh quốc phòng – đối ngoại .......................................................18

1

Page 2: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Chương II. Quan hệ Nga – Việt trên lĩnh vực chính trị dưới thời Tổng

thống Putin ( 2000 – 2008)..........................................................................19

1. Lịch sử quan hệ Nga – Việt ( 1950 – đầu thập kỷ XXI).........................19

1.1. Giai đoạn 1950 – 1991..................................................................19

1.2. Giai đoạn 1991 – 2001..................................................................20

1.3. Giai đoạn 2001 – nay ...................................................................23

2. Quan hệ Nga – Việt trên lĩnh vực chính trị dưới thời Tổng thống

Putin ( 2000 – 2008)...............................................................................27

2.1. Định nghĩa đối tác chiến lược.......................................................27

2.2. Quan hệ đối tác chiến lược ..........................................................28

Kết luận ............................................................................................................32

Tài liệu tham khảo.............................................................................................34

2

Page 3: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

LỜI MỞ ĐẦU

Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đang đứng trước rất nhiều biến động. Xu

hướng hợp tác đã trở thành xu hướng chính trong quan hệ giữa các nước. Sự phát

triển của khoa học kỹ thuật đang làm cho diện mạo thế giới ngày càng được thay

đổi. Vào thời điểm này, kinh tế luôn là yếu tố giữ vai trò quan trọng, và chi phối

các hoạt động của đời sống xã hội. Đồng thời nó cũng là nhân tố tác động để thúc

đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia. Thế giới vận động và thay đổi rất nhiều, đã làm

cho các quốc gia không thể độc lập phát triển, mà một xu hướng khách quan là các

nước cần có sự hợp tác với nhau. Xu hướng liên kết giữa các quốc gia, liên kết khu

vực đã được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ.

Thế giới bước sang thế kỷ XXI, Châu Âu không còn được coi là khu vực

trung tâm nữa. Giờ đây, Châu Á với những đặc điểm thuận lợi của mình, với

những biến động đã đang và sẽ xảy ra đã làm cho khu vực này trở thành khu vực

trung tâm của chính trị thế giới. Sự phát triển của thế giới không thể không nói đến

sự đóng góp của các nước lớn trong khu vực như Nga, Ấn Độ....

Xu hướng hợp tác đã tác động rất lớn đến chính sách ngoại giao của các

quốc gia. Và mối quan hệ Nga – Việt cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng vận động

đó. Quan hệ Nga – Việt vào thời kỳ Việt Nam đang phải đấu tranh giành độc lập

đã phát triển rất tốt đẹp, nhưng sau khi Liên Xô tan rã năm 1991 thì quan hệ này đã

có những bước thụt lùi. Nhưng đến đầu thế kỷ XXI, thì mối Quan hệ Nga – Việt đã

có những bước tiến mới. Vậy bước tiến mới trong quan hệ Nga – Việt thời kỳ này

là do đâu ? Phải chăng là do xu hướng hợp tác của thế giới chi phối...? Và Quan hệ

Nga – Việt thời điểm này có gì khác so với thời kỳ trước ?. Chính vì những lý do

3

Page 4: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

đó mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ Quan hệ Nga – Việt trên lĩnh vực chính

trị dưới thời Tổng thống Putin ( 2000 – 2008)”.

4

Page 5: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

NỘI DUNG

CHƯƠNG I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ NGA – VIỆT TRÊN LĨNH

VỰC CHÍNH TRỊ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG PUTIN ( 2000 – 2008)

1. Tình hình thế giới thế kỷ XXI

Cộng đồng thế giới đã bước những bước đầu tiên trong thế kỷ XXI. Tuy mới

trải qua có một thập kỷ, nhưng tình hình thế giới đã có rất nhiều những biến đổi.

Bước sang thế kỷ thứ XXI, hòa bình, hợp tác là xu thế chính trong quan hệ

quốc tế.

Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”.

Tất cả các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển và dành ưu tiên cho

phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng

cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước, đồng thời tạo sự ổn định chính trị và mở

rộng hợp tác quốc tế. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị thế quan trọng trong quan hệ

giữa câc quốc gia. Chính sách đối ngoại của mỗi nước nhằm phục vụ đường lối,

chính sách phát triển kinh tế của mình, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, khai

thác nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Các quốc gia lớn, nhỏ đều tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác

và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác.

Hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Xu hướng này trở

thành khách quan và bức bách với các nước trong cộng đồng quốc tế, được tác

động bởi xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay trên thế

giới. Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mỗi nước không

5

Page 6: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

thể phát triển biệt lập, mà cần phải có chính sách liên kết hợp tác để phát triển.

Cùng với việc mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại với các nước trên thế giới và

khu vực, nhằm duy trì và củng cố hòa bình, ổn định, các nước còn thực hiện liên

kết kinh tế, giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin…tạo điều kiện đẩy mạnh

hợp tác. Hòa nhập thế giới tạo điều kiện để hòa nhập tốt hơn, giúp các nước đứng

vững trong cạnh tranh và phát triển.

Cách mạng khoa học – công nghệ mà nội dung cơ bản là cách mạng về công

nghệ thông tin, sinh học, năng lượng, vật liệu mới…tiếp tục phát triển nhanh với

trình độ ngày càng cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội,

làm cho tính chất tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng mạnh

mẽ, đã và đang tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế, thúc đẩy quá trình liên kết

kinh tế và toàn cầu hóa. Cách mạng khoa học – công nghệ vừa tạo thời cơ thuận

lợi, nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với các nước. Các nước đều đứng trước

những cơ hội để phát triển, nhưng do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường…thuộc

về các nước tư bản chủ nghĩa và các công ty xuyên quốc gia, nên các nước chậm

phát triển đang đứng trước những thử thách to lớn. Trong tình hình đó nếu các

nước không nắm bắt được cơ hội tranh thủ những khả năng mới để phát triển thì sẽ

bị tụt hậu.

Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng

xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, các hoạt động can thiệp

bạo loạn, lật đổ,khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Tình hình ấy làm cho an ninh ở

một số quốc gia, khu vực không đảm bảo, có nguy cơ mất ổn định chính trị như

một số nước cộng hòa Liên Xô trước đây: Nam Tư, Anbani, một số nước ở khu

vực Nam Á, Đông Nam Á, Trung Cận Đông và Châu Phi.

6

Page 7: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Cộng đồng thế giới đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu( bảo vệ

môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, tình trạng đói nghèo,phòng ngừa và đẩy lùi

những bệnh tất hiểm nghèo…), mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải

quyết. Cần phải có sự hợp tác đa phương để xử lý thông qua các cơ chế quốc tế

như Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Bước sang thế kỷ XXI, vai trò của các nước lớn ngày càng trở nên hết sức

quan trọng. Mỹ vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng không phải là quyết định do sự trỗi

dậy của Trung Quốc và các nước mất thế như Nga và Ấn Độ cũng đang tìm lại vị

trí của mình. Tuy nhiên, Mỹ vẫn ra sức thiết lập trật tự “một cực”, vẫn chưa

muốn rút khỏi nghị định thư Kyoto về giảm bớt khí thải CO2, vẫn toan tính kế

hoạch tên lửa quốc gia NMD, đồng thời gây dựng một trật tự thế giới mới có lợi

cho Mỹ.

Chủ nghĩa khủng bố lan tràn đến cả Nga, Trung Quốc, và Hoa Kỳ. Một sự

kiện đáng chú ý trong thế kỷ XXI là sự kiện tháp đôi khu trung tâm thương mại

của Mỹ bị đánh sập vào ngày 11/9/2001. Sự kiện này đã làm trấn động tinh thần

của nhân dân toàn thế giới và được nhiều người nhìn nhận như là thời điểm kết

thúc của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.

Khu vực Đông Nam, Châu Á – Thái Bình Dương, sau khủng hoảng tài chính

– kinh tế có khả năng phát triển năng động, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây

mất ổn định. Châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra xu thế tự do hóa thương

mại, quá trình liên kết, hợp tác kinh tế nhiều tầng nấc: khu vực, tiểu khu vực, tam

giác, tứ giác…rất phong phú và có hiệu quả. Các nước lớn, các trung tâm chính trị

- kinh tế hàng đầu thế giới đã và đang điều chỉnh chiến lược mạnh vào Châu Á –

Thái Bình Dương. Điều đó vừa tạo thời cơ cho kinh tế các nước trong khu vực phát

7

Page 8: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

triển, nhưng cũng chứa đựng những nhân tố có thể gây mất ổn định, như eo biển

Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.

Như vậy, bước sang thế kỷ XXI thế giới có rất nhiều biến đổi các quốc gia

không thể tự mình phát triển mà cần có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau để

cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Và mối quan hệ Nga – Việt trên lĩnh

vực chính trị cũng nằm trong xu thế phát triển quan hệ quốc tế của thế giới. Tình

hình thế giới sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đối với mối quan hệ này.

8

Page 9: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

2. Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thế kỷ XXI

Châu Á – Thái Bình Dương là khái niệm mới xuất hiện từ sau chiến tranh

thế giới thứ 2 để chỉ một khu vực địa lý bao gồm một phần Châu Á và các nước

trong vành đai Thái Bình Dương. Có rất nhiều khái niệm về phạm vi địa lý của khu

vực này. Nhưng khái niệm rộng nhất, có tính chất bao trùm nhất là khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương bao gồm: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Austraylia,

Châu Đại Dương và khu vực Bắc Mỹ.

Thế kỷ XXI với những biến đổi rất to lớn sau 10 năm kết thúc chiến tranh

lạnh, Châu Á – Thái Bình Dương đã hình thành một kiểu quan hệ rất phức tạp giữa

các nước lớn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lại vừa kiềm chế lẫn nhau. Và bức tranh

về quan hệ giữa các nước lớn sẽ chưa đầy đủ nếu không đề cập tới quan hệ Mỹ -

Trung – Nga – Nhật.

2.1. Quan hệ giữa các nước lớn (Mỹ - Trung – Nga – Nhật )

2.1.1.Quan hệ Mỹ - Nhật.

Là mối quan hệ chặt chẽ lâu và lâu dài trong tất cả các ngành và ở mọi cấp

quan trọng nhất là hợp tác về an ninh. Cho dù có nảy sinh mâu thuẫn trong hợp tác

kinh tế, thương mại thì hợp tác an ninh của cả hai nước vẫn luôn được đảm bảo và

là trọng tâm của cả hai bên. Liên minh này vừa có tác động tích cực, lại vừa có tác

động tiêu cực đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tich cực ở chỗ, dựa

trên cơ sở của tình hình ổn định do liên minh này đóng góp nên các cơ chế đa

phương mới có điều kiện để phát triển. Còn tiêu cực là do Mỹ chỉ coi trọng cơ chế

an ninh song phương , coi chúng là trọng tâm của trật tự khu vực nên không đóng

góp nhiều vào việc xây dựng cơ chế đa phương, thậm chí còn cản trở cho việc xây

dựng cơ chế này.

9

Page 10: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

2.1.2. Quan hệ Mỹ - Trung.

Là mối quan hệ song phương quan trọng nhất ở khu vực Châu Á – Thái

Bình Dương. Đây là mối quan hệ có vai trò chi phối chủ yếu trong khu vực Châu Á

– Thái Bình Dương. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc Mỹ bắt đầu xem Trung

Quốc như một thách thức lâu dài đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ không chỉ tại khu

vực mà cả trên thế giới. Mỹ muốn kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, ngăn

không cho Trung Quốc nổi lên thành siêu cường đe dọa vị trí của Mỹ. Còn Trung

Quốc thì xem Mỹ là một trong những ưu tiên quan trọng nhất do tầm quan trọng

của Mỹ trên nhiều phương diện. Điểm mâu thuẫn lớn nhất trong quan hệ Trung –

Mỹ là vấn đề Đài Loan và chủ trương xây dựng trật tự thế giới “ đa cực” của Trung

Quốc mâu thuẫn với “ đơn cực” của Mỹ.

Dù là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong khu vực nhưng mối

quan hệ Mỹ - Trung vẫn không thể sánh ngang tầm với mối quan hệ hợp tác an

ninh Nhật - Mỹ, và cả mối quan hệ Nga –Trung nữa. Trung quốc cho rằng quan hệ

Nga – Trung là mối quan hệ tốt nhất của Trung Quốc trong quan hệ với các nước

lớn . Nga có một ý nghĩa và tác dụng chiến lược không thể thay đổi đối với việc

Trung Quốc trở thành nước lớn.

2.1.3. Quan hệ Mỹ - Nga.

Trong những năm gần đây quan hệ Mỹ - Nga chuyển từ “ đối thủ” sang

thành “ không còn là kẻ thù cũng chưa hoàn toàn là đồng minh”. Nga và Mỹ vẫn

coi nhau là đối tác, nhưng phía Nga cho rằng Mỹ là “đối tác khó khăn của

Matxcơva”. Bởi Mỹ luôn tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ, phê phán đường

lối cải tổ, cản trở Nga hội nhập kinh tế thế giới. Chính vì vậy, có thể nhận định

rằng tính chất “ hòa bình nóng’' là phản ánh đúng thực trạng của mối quan hệ Nga

– Mỹ.

10

Page 11: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Quan hệ Nga – Mỹ chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm vũ khi tiến công

chiến lược. Hiện nay, Nga – Mỹ thừa nhận có nhiều bất đồng nhưng cả hai bên cho

rằng hai nước nên hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như chống khủng bố quốc

tế, phấn đấu cho hòa bình thế giới…

Mặc dù mối quan hệ Nga – Mỹ đã có nhiều khởi sắc nhưng nhìn chung vẫn

không có sự cải thiện rõ ràng như mối quan hệ Nga – Nhật. Hiện nay, Nhật đang

cố gắng cải thiện quan hệ với Nga nhất là việc tìm giải pháp cho tranh chấp Nga –

Nhật về 4 hòn đảo trên bán đảo Curin.

Tóm lại, xu hướng chung trong quan hệ giữa các nước lớn rất phức tạp: vừa

phải hợp tác, vừa phải cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Và một khi có va vấp xảy

ra phải tìm cách giải quyết ngay không để cùng nhau lao vào một cuộc đối đầu lớn

gây bất lợi cho nền hòa bình an ninh và phát triển của khu vực cũng như của mỗi

nước lớn. Nghĩa là hợp tác, cạnh tranh và kiềm chế nhau đều có giới hạn.

2.2. Quan hệ của Việt Nam với các nước lớn ( Mỹ - Trung – Nga – Nhật )

Sống trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, Việt Nam – một

thành viên của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tất yếu sẽ chịu ảnh hưởng rất

nhiều từ môi trường của khu vực đặc biệt là sự tác động từ các nước lớn.

2.2.1.Quan hệ Mỹ - Việt.

Trước đây Mỹ không coi Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ ở khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, từ sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong

công cuộc đổi mới, từng bước thoát khỏi khủng hoảng, vai trò uy tín khu vực và

quốc tế ngày càng tăng buộc Hoa Kỳ đã phải thay đổi chiến lược đối với Việt Nam.

11

Page 12: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Trong thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, quan hệ Mỹ - Việt tuy có nhiều

khởi sắc nhưng thực chất vẫn chỉ là mối quan hệ bình thường do những đòi hỏi

khách quan trong quan hệ hợp tác quốc tế vì lợi ích của cả hai bên.

2.2.2. Quan hệ Nhật – Việt.

Từ trước đến nay Việt Nam luôn là đối tác quan trọng đối với Nhật Bản.

Quan hệ với Việt Nam Nhật Bản được lợi về cả về chính trị, lẫn kinh tế. Nhật

muốn từng bước chuyển hóa chế độ chính trị của Việt Nam, tạo sự lệ thuộc của

Việt Nam vào Nhật. Còn với Việt Nam, Nhật Bản là đối tác quan trọng mà Việt

Nam cần phải tranh thủ như : vốn, kỹ thuật, tiếp thu kinh nghiệm của Nhật Bản.

Hiện nay, quan hệ Nhật – Việt được thực hiện theo phương châm “ đối tác

tin cậy, ổn định lâu dài” và đang có chiều hướng gia tăng đi vào ổn định lâu dài

theo xu hướng hợp tác có lợi cho cả hai bên.

2.2.3.Quan hệ Trung – Việt.

Là mối quan hệ vừa đấm, vừa xoa bởi mâu thuẫn chủ yếu của cả hai nước là

sự tranh chấp về mặt lãnh thổ, lãnh hải. Tuy nhiên cả hai đều xác định mối quan hệ

của hai quốc gia sẽ ngày càng chặt chẽ hơn do quan hệ song phương và đa phương

trong các tổ chức quốc tế phát triển. Quan hệ Việt – Trung sẽ xây dựng trên một tư

duy mới và phương thức mới. Đó là sự giao lưu hợp tác vì lợi ích của cả hai bên.

Những xung đột nhỏ về mặt lãnh thổ và lãnh hải không thể dẫn đến xung đột lớn.

Trong trường hợp có mâu thuẫn và xung đột tranh chấp lãnh thổ và tiếp tục được

giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

2.2.4. Quan hệ Nga – Việt.

Là một mối quan hệ tiếp nối từ mối quan hệ truyền thống Xô – Việt (1950).

Trải qua rất nhiều những biến cố, thăng trầm thì hiện nay mối quan hệ Nga – Việt

12

Page 13: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

đã có bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt là từ sau khi tổng thống V. Putin lên làm

tổng thống nước Nga năm 2000. Và hiện nay, mối quan hệ này là mối quan hệ đối

tác chiến lược theo chiều sâu, ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn về chất.

Mối quan hệ giữa các nước lớn đối với Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng

trầm : có lúc hòa dịu, nhưng cũng không ít những căng thẳng. Tuy nhiên, bước

sang thế kỷ XXI, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới theo xu

hướng gia tăng liên kết toàn cầu cũng làm cho mối quan hệ của Việt Nam với các

nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng có nhiều biến chuyển sâu

sắc theo chiều hướng tích cực. Và hiện nay, Việt Nam thực hiện nhất quán đường

lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ

quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng

quốc tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển. Việt Nam coi trọng và phát

triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng

giềng; nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước Asean; tiếp tục mở

rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; các nước độc lập dân tộc, các nước

đang phát triển, các nước phong trào không liên kết; thúc đẩy quan hệ đa dạng với

các nước lớn phát triển đặc biệt là với 4 nước lớn trong khu vực Châu Á- Thái

Bình Dương Mỹ - Trung – Nga – Nhật.

Như vậy cả Nga và Việt Nam đều là hai quốc gia nằm trong khu vực Châu Á

– Thái Bình Dương, nên tất yếu tình hình khu vực sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chính

sách đối ngoại, hợp tác của cả hai nước. Và xu hướng gia tăng liên kết khu vực đã

trở thành một xu hướng làm cho mối quan hệ Nga – Việt trở nên phù hợp hơn với

tình hình phát triển của thế giới.

13

Page 14: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

3. Tình hình nước Nga dưới thời Tổng thống Putin (2000 -2008)

Ngay sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga bước vào thời kỳ chuyển đổi mô

hình kinh tế- xã hội với định hướng chính trị “ thiên về phương Tây” . Công cuộc

cải cách, trước hết là cải cách về kinh tế được thử nghiệm theo nhiều mô thức

khác nhau trong những năm đầu thập niên 90, tuy kết quả đạt được rất hạn chế do

tính chất thái quá của các biện pháp cải cách.Nước Nga tiếp tục phải đối mặt với

vô vàn khó khăn , thử thách, thực sự bị suy giảm mạnh, đời sống của các tầng lớp

nhân dân sa sút nghiêm trọng cùng với những bất ổn sâu sắc về chính trị. Tuy

nhiên, từ nửa cuối thập niên 90, cùng với những cải cách ôn hòa được thực hiện,

tình hình kinh tế- xã hội Nga từng bước đi vào thế ổn định, tạo điều kiện cho

những nỗ lực của Nga nhằm tìm lại vị trí cường quốc thế giới. Bằng hàng loạt các

biện pháp cải cách tiến hành trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội

cho đến quân sự, ngoại giao, nước Nga nhất là dưới chính quyền của Tổng thống

V.Putin đã từng bước phục hồi, vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế-xã hội

trầm trọng, tăng cường được sức mạnh quốc gia và vị thế quốc tế của mình.

Thời kì Putin bắt đầu từ 16/8/1999 khi ông được bổ nhiệm làm thủ tướng,

rồi quyền Tổng thống từ 31/12/1999 đến thắng cử trong kì bầu cử tổng thống

26/3/2000. Sau những năm tháng đầy biến động, giờ đây nước Nga đã đi vào một

thời kì mới. Thời kì ổn định và phát triển dưới sự lãnh đạo của tổng thống Putin.

Trong bài phát biểu đăng trên báo Độc lập ngày 30/12/1999, ông nói : “ Nhiệm vụ

của các lực lượng chính trị - xã hội có trách nhiệm là cần phải đem đến cho nhân

dân 1 chiến lược hồi sinh và phát triển nước Nga”.

14

Page 15: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

3.1. Chính trị

Khi lên nắm quyền, Tổng thống Putin đã tiến hành thực hiện chiến lược hồi

sinh nước Nga. Cơ sở tư tưởng của chiến lược hồi sinh này là tư tưởng nước Nga

mới. Nội dung của tư tưởng Nga mới gồm : “ Chủ nghĩa yêu nước thể hiện ở lòng

mong muốn làm cho đất nước Nga đẹp hơn , bền vững hơn và hạnh phúc hơn ; tính

cường quốc thể hiện ở chỗ Nga đã và sẽ là đất nước vĩ đại. Cường quốc không phải

chỉ ở sức mạnh quân sự mà còn ở chỗ tạo ra và sử dụng công nghệ hiện đại, đảm

bảo phúc lợi cho nhân dân ở mức cao, bảo vệ có hiệu quả an ninh và lợi ích quốc

gia của mình trên trường quốc tế…”.

Tổng thống đã tiến hành cải tổ đất nước theo hướng tăng cường sự quản lý

của nhà nước , củng cố quyền lực chính trị của nhà nước Liên bang. Việc cải tổ

này bắt đầu bằng việc ông đã chia nước Nga thành 7 Đại khu hành chính , người

đứng đầu mỗi Đại khu này là đại diện toàn quyền của Tổng thống và do Tổng

thống bổ nhiệm. Đồng thời Duma trong năm 2000 đã thông qua luật về nguyên tắc

thành lập Hội đồng Liên bang ( Thượng viện ) và Luật tổ chức các cơ quan chính

quyền địa phương.

Tổng thống cũng đã kí sắc lệnh thành lập Hội đồng Nhà nước (là cơ quan tư

vấn của Tổng thống) bao gồm hai thành viên chính đó là :

Thành viên : người đứng đầu các chủ thể ( gồm 89 chủ thể)

Chủ tịch : đại diện cho 7 Đại khu hành chính

Putin cũng đã tiến hành hàng loạt các biện pháp chính trị và quân sự nhằm

loại bỏ ảnh hưởng của các nhóm tài phiệt dối với chính quyền , xác lập đúng mức

quan hệ giữa trung ương với địa phương, giữa cơ quan lập pháp với cơ quan hành

pháp và tư pháp. Các đạo luật mới cũng được xây dựng và ban hành như luật đất

đai , luật về các phái và tổ chức chính trị , luật thuế… => Những biện pháp này đã

15

Page 16: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

giúp cho hệ thống chính trị của một nhà nước pháp quyền ngày càng được hoàn

thiện.

Cải cách hệ thống tài chính , ngân hàng, thuế khóa, hệ thống đào tạo giáo

dục , cải cách quân đội và lực lượng vũ trang, củng cố hiệu lực sức mạnh của nhà

nước.

Tuy nhiên , bên cạnh đó vẫn tồn tại một số khó khăn mà chính quyền của

Putin vẫn chưa giải quyết được đó là : tệ tham nhũng vẫn còn rất nghiêm trọng, sự

chống đối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn còn tồn tại…

Như vây, dưới thời Tổng thống Putin, tình hình chính trị Nga đã khởi sắc, sự

lúng túng trong việc chọn mô hình chính trị không còn thay vào đó là một mô hình

mới được áp dụng. Đó là hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa dã hình thành ở Nga

trên tất cả các mặt, phù hợp với trình độ phát triển và điều kiện cụ thể của nước

Nga.

3.2. Kinh tế

Từ cuối thập niên 90, cùng với những cải cách ôn hòa được thực hiện, tình

hình kinh tế -- xã hội Nga từng bước đi vào thế ổn định , tạo điều kiện cho những

nỗ lực của Nga nhằm tìm lại vị trí cường quốc thế giới. Tình hình chính trị ổn định

đã tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi và phát triển.

Từ năm 2000 trở lại đây, GDP của Nga tăng trưởng thực tế liên tục vượt

mức trên 5 % trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều có những biểu

hiện trì trệ. ( 2000 : 6,8% ; 2001 : 5,1% ; 2002 : 5,3% ; 2003 : 6% ; 2005 : 6,8%,

2006 :7%) Trong 4 năm cầm quyền nhiệm kì I của V. Putin, GDP của Nga tăng 30

%.

16

Page 17: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Thu nhập thực tế của người dân tăng 2 lần , tài chính từ chỗ thâm hụt nay đã

có dự trữ khá lớn, chính sách tài chính , tiền tệ đã tỏ ra thận trọng và hiệu quả

=>IMF đánh giá cao thành tích mà Nga đạt được trên lĩnh vực tài chính – ngân

hàng .

Sản xuất công nghiệp – nông nghiệp đều tăng trong đó một số ngành như

khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất cao. Nga trở lại xuất khẩu lương thực, ngân

sách cân bằng, lạm phát cũng đã giảm.

Đầu tư nước ngoài vào Nga được cải thiện , các năm gần đây Nga đã trả nợ

nước ngoài đầy đủ, đúng hạn mà không cần IMF trợ giúp. Dự trữ của Ngân hàng

Trung ương Nga lên tới khoảng 185 tỷ USD trong đó Nga dành 50 tỷ cho quỹ bình

ổn.

Thu nhập của nhân dân tăng nhanh hơn tốc độ trượt giá, từ năm 1999 đến

2006, cơ bản giải quyết nợ lương, lương hưu trung bình tăng gần 90%, lương thực

tế tăng gần gấp đôi, tỷ lệ thất nghiệp giảm 1/3, sô người sống dưới mức tối thiểu

giảm 1/3.

Khó khăn :tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều

vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu, tỉ lệ thất thoát vốn còn lớn, thu hút đầu tư chưa

nhanh, khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước chưa cao, chưa đáp

ứng được nhu cầu tiêu dùng.

3.3. Xã hội

Thành quả đạt được : nâng cao đời sống của nhân dân, đoàn kết thống nhất

xã hội.

Khó khăn : nước Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt dân số, phân hóa

xã hội ngày càng sâu sắc.

17

Page 18: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

3.4. An ninh quốc phòng – đối ngoại

Để có cơ sở lý luận cho việc hoạch định các chính sách cụ thể trên các lĩnh

vực an ninh, quốc phòng, đối ngoại Tổng thống đã phê duyệt : “ Quan điểm về an

ninh quốc gia của Liên bang Nga” , “ Quan điểm về quốc phòng của Liên bang

Nga “, “ Quan điểm về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga “.

=> Mục tiêu: bảo đảm an ninh toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện vị thế của Nga

trên trường quốc tế.

Tóm lại, những tiến triển tích cực trong quá trình cải cách trên các lĩnh vực

kinh tế, chính trị, đối ngoại , an ninh – quốc gia và các lĩnh vực khác đã tạo nên

một nước Nga với một diện mạo mới , thay đổi hẳn so với những năm đầu thập

niên 90 của thế kỷ XX

Nước Nga dưới thời Tổng thống V. Putin đã và đang dần lấy lại được vị trí

cường quốc hàng đầu của mình. Bộ mặt nước Nga đang dần thay đổi, quyền lực

tập trung vào cơ quan TW, đồng thời mở cánh cửa khai thông vào châu Âu, mở ra

con đường hợp tác – hội nhập với châu Âu kể từ sau khi chiến tranh Lạnh kết

thúc.

Thành tựu rất đáng khích lệ của công cuộc cải cách trong những năm đầu thế

kỉ XXI và sự hướng mạnh các hoạt động đối ngoại sang châu Á – Thái Bình

Dương tạo điều kiện cho việc củng cố , tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và

Liên bang Nga.

18

Page 19: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

CHƯƠNG II. QUAN HỆ NGA – VIỆT TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ

DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG PUTIN ( 2000 – 2008)

1. Lịch sử Quan hệ Nga – Việt ( 1950 – đầu thế kỷ XXI )

1.1. Giai đoạn 1950 - 1991: 40 năm quan hệ đồng minh chiến lược Việt

Nam - Liên Xô

Ngày 14-1-1950, trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam

chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, Chính phủ nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa đã ra Tuyên bố về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với

các nước trên thế giới. Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Việt Nam, tháng 1-

1950, Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác đã công khai thiết lập

quan hệ ngoại giao với Việt Nam, khẳng định địa vị pháp lý chính đáng của chính

thể cộng hòa dân chủ nhân dân lần đầu tiên được xác lập ở Việt Nam. Đây là sự

kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cục diện kháng chiến chống

xâm lược đang trong giai đoạn quyết định của nước ta. Đánh giá ý nghĩa của sự

kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Thắng lợi chính trị đó sẽ là cái đà cho những

thắng lợi quân sự sau này. 1

Là hai nước nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đối lập với hệ

thống tư bản chủ nghĩa, quan hệ Việt - Xô được xây dựng trên tình đoàn kết quốc

tế của hai dân tộc cùng chung mục đích và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì

hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Liên Xô và Việt Nam trở

thành đồng minh chiến lược trên mặt trận chống đế quốc thực dân và chống các thế

lực thù địch với chủ nghĩa xã hội. Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà

nước Liên Xô đã nhận định: “Tình hữu nghị Xô - Việt được xây dựng trên lợi ích

và mục tiêu chung, trên nền tảng vững chắc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và nghĩa

1 http: // tapchicongsan.org.vn

19

Page 20: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

vụ quốc tế xã hội chủ nghĩa”. 2. Về phần mình, Việt Nam với tư cách là một nước

nhỏ theo con đường xã hội chủ nghĩa, phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống

Pháp và chống Mỹ xâm lược, do vậy, rất coi trọng quan hệ với Liên Xô - một siêu

cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực

phát triển rất khả quan, Liên Xô ngày càng coi trọng vai trò của Việt Nam như là

tiền đồn của chủ nghĩa xã hội, là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Liên Xô ở

khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Trong suốt cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu

“đối với những người cộng sản Liên Xô, đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của

cả trái tim và trí tuệ”. 3. Sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu về nhiều mặt của Đảng, Nhà

nước và nhân dân Liên Xô trong hơn 40 năm (1950 - 1991) đã góp phần không nhỏ

vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước

của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, 40 năm quan hệ đó đã tạo dựng được tình hữu

nghị rất mực trong sáng, thủy chung và gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai nước.

1.2. Giai đoạn 1991 - 2000: 10 năm thăng trầm của quan hệ Việt - Nga

Những năm 1991 - 1993: Vào cuối năm 1991, Liên Xô giải thể, 15 nước

cộng hòa thành viên của Liên Xô bước ra vũ đài quốc tế với tư cách những quốc

gia độc lập, có chủ quyền, chủ thể pháp lý quốc tế được các nước khác thừa nhận.

Riêng Liên bang Nga với tư cách “quốc gia kế tục”, trở thành nước kế thừa Liên

Xô trong các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam. Nhưng cũng

từ đây tính chất quan hệ Việt - Nga thay đổi sâu sắc. Đây là thời kỳ khó khăn nhất

trong quan hệ hai nước, khi mối quan hệ này rơi vào trạng thái ngưng trệ, suy giảm

mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn trước hết từ việc cả

2 http:// tapchicongsan.org.vn3 http:// tapchicongsan.org.vn

20

Page 21: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

hai bên đều xác định lại các lợi ích quốc gia và các ưu tiên đối ngoại. Đối với Nga,

những năm này Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương”,

coi việc cải thiện và phát triển quan hệ với Mỹ và các nước tư bản phát triển

phương Tây là ưu tiên số một. Với Việt Nam, những năm đầu sau khi mô hình chủ

nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Trung và Đông Âu sụp đổ, Việt

Nam rất khó khăn trong việc nhận diện đối tác mới: Nga trở thành một đối tác “vừa

quen, vừa lạ” của Việt Nam. Hơn nữa, vào thời điểm này, Việt Nam đã điều chỉnh

chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, trong đó đặt ưu tiên

hàng đầu cho việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu

vực. Ngoài ra, sự thụ động của cả hai nước trước những thay đổi quá nhanh của

tình hình quốc tế, mà hệ quả là trong khi cơ chế quan hệ truyền thống bị đổ vỡ thì

cơ chế mới chưa kịp thiết lập đã cản trở quan hệ hai bên phát triển.

Những năm 1994 - 1996: Quan hệ Việt - Nga bắt đầu khởi sắc nhờ những

nỗ lực của hai nước trong việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình

mới. Hai nước đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ song

phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga vào tháng 6-1994 nhân chuyến thăm

chính thức Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Hiệp ước này trở thành văn bản pháp

lý thay thế Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam ký năm 1978.

Theo đó, hai bên xúc tiến quan hệ trên nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền quốc gia,

độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình

đẳng và cùng có lợi. Như phát biểu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “chúng ta trở lại

tình hữu nghị cũ nhưng không phải theo kiểu cũ, mà phải phát triển trên cơ sở quan

hệ mới”. 4

Trên thực tế, quan hệ Việt - Nga bắt đầu có những tiến triển tích cực về mặt

chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, quân sự - quốc phòng, văn hóa - giáo

4 http:// tapchicongsan.org.vn

21

Page 22: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

dục. Hai bên cũng bắt đầu phối hợp hợp tác trên các diễn đàn đa phương, các tổ

chức quốc tế. Đáng chú ý là những tiến triển này liên quan mật thiết đến những

thay đổi mang tính bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Nga (từ “định hướng

Đại Tây Dương” sang “định hướng Âu - Á”) và những chuyển biến tích cực trong

quan hệ Việt Nam - ASEAN, Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Trung Quốc...

Những năm 1997 - 2000: Đây là giai đoạn quan hệ Việt - Nga được nâng

lên tầm cao mới về chất, trước hết trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, đánh dấu

bằng 3 chuyến thăm cấp cao nhất giữa hai nước.

Một là: Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga V. Chéc-nô-mư-đin vào

tháng 11-1997. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu chính

phủ Nga, thể hiện rõ mối quan tâm ngày càng tăng của Nga đối với việc phát triển

quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam nói riêng, ASEAN và khu vực châu Á -

Thái Bình Dương nói chung. Thủ tướng Nga bày tỏ chủ trương của Tổng thống và

chính phủ Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược và quan hệ với Việt Nam là một

trong những hướng ưu tiên trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Nga.

Hai là: Chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào tháng 8-

1998. Đây cũng là chuyến thăm Nga đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt

Nam, qua đó khẳng định vị thế quan trọng của Liên bang Nga trong chính sách đối

ngoại đổi mới của Việt Nam. Việt Nam chủ trương coi việc củng cố và phát triển

hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Nga là định

hướng chiến lược lâu dài của Nhà nước Việt Nam.

Ba là: Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 9-2000.

Thành công nổi bật của chuyến thăm này là việc hai nước ký Hiệp định xử lý các

khoản nợ của Việt Nam với Liên Xô mà Nga kế thừa - đây là yếu tố từng cản trở

quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga suốt thập niên 90 của thế kỷ XX.

22

Page 23: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Qua 3 chuyến thăm cấp cao nhất này cũng như các chuyến thăm và làm việc

ở các cấp, các ngành giữa hai nước, nhiều hiệp định, văn bản hợp tác đã được ký

kết, tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy tiến trình hợp tác toàn diện hơn.

Như vậy, trong 10 năm đầu kể từ khi kế thừa quan hệ Việt Nam - Liên Xô,

quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã trải qua những thăng trầm, thay đổi, điều

chỉnh chính sách đối ngoại ở mỗi nước trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều

biến động sâu sắc. Mối quan hệ này đã nhanh chóng vượt qua thời kỳ khó khăn

nhất, sớm xác lập được khung khổ hợp tác kiểu mới trên cơ sở tôn trọng và kế thừa

những giá trị quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp đã có. Tuy nhiên, cũng phải

thấy rõ vẫn tồn tại sự mất cân đối trong hợp tác về nhiều mặt giữa hai nước khi

quan hệ chính trị - ngoại giao luôn đi trước và vượt trội hơn hẳn so với các lĩnh

vực quan hệ song phương khác.

1.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Quan hệ đối tác chiến lược Việt -

Nga được xác lập và đi vào chiều sâu

Đây là giai đoạn quan hệ giữa hai nước ngày càng có thêm nhiều tiến triển

tích cực. Sự kiện đầu tiên đáng chú ý nhất là chuyến thăm Việt Nam của Tổng

thống Liên bang Nga V. Pu-tin từ ngày 28-2 đến ngày 2-3-2001 - chuyến thăm

Việt Nam đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Nga, kể cả thời Liên Xô. Trong khuôn

khổ chuyến thăm này, hai nước đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, trong

đó có Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên

bang Nga. Với việc ký Tuyên bố chung, hai nước một lần nữa khẳng định sự

tương đồng về nhu cầu hợp tác và quyết tâm chính trị nhằm đưa quan hệ đôi bên

tiến triển theo hướng hợp tác chặt chẽ, ổn định lâu dài ở tầm chiến lược dài hạn.

Nhờ quyết tâm chính trị cao của hai nước, từ đó đến nay quan hệ Việt - Nga

ngày càng đưa lại những kết quả thiết thực.

23

Page 24: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, các chuyến thăm cấp cao được hai

nước thực hiện khá thường xuyên, tạo ra những chuyển biến quan trọng: hơn 40

hiệp định, hiệp ước, văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết,

tạo điều kiện cho việc xúc tiến mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược đôi bên cùng

có lợi đi vào chiều sâu. Hoạt động ngoại giao được triển khai tích cực trên cả 3

kênh (ngoại giao nhà nước, ngoại giao chính đảng và ngoại giao nhân dân), lĩnh

vực hợp tác cũng ngày càng được mở rộng. Cơ chế đối thoại chiến lược Việt - Nga

được thiết lập và bắt đầu đi vào hoạt động, mở đầu bằng cuộc gặp cấp thứ trưởng

ngoại giao của hai nước vào tháng 11-2008. Đáng chú ý là ngoài những vấn đề

quan hệ song phương, lãnh đạo hai nước thông qua các cuộc gặp chính thức tại

mỗi nước và bên lề các hội nghị, các diễn đàn, tổ chức quốc tế cùng bàn thảo về

những vấn đề chính trị - an ninh quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, tạo nên sự

đồng thuận cao. Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 17 (tổ

chức ở Xin-ga-po, tháng 11-2009), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng

thống Đ. Mét-vê-đép đã thảo luận về những định hướng và biện pháp đưa quan hệ

đối tác chiến lược Việt - Nga lên tầm cao hơn trong thời gian tới.

Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, nhờ lực đẩy của hợp tác chính trị -

ngoại giao, quan hệ kinh tế Việt - Nga ngày càng có những tiến triển tích cực, nhất

là những năm gần đây. Về thương mại, nếu như trong năm 2000, kim ngạch ngoại

thương hai chiều chỉ đạt 363,117 triệu USD, thì từ năm 2005 đến nay đã vượt mức

1 tỉ USD; đặc biệt năm 2008 lên đến hơn 1,6 tỉ USD (tăng 62,4% so với năm

2007), trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nga 671,9 triệu USD (tăng 46,4%), nhập

khẩu từ Nga 969,6 triệu USD (tăng 75,5%). Với đà tăng mạnh này, hai bên phấn

đấu đưa kim ngạch thương mại lên mức 3 tỉ USD năm 2010 và 10 tỉ USD vào năm

2020.

24

Page 25: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Về đầu tư, năm 2008, Nga có 59 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 376,36

triệu USD (vốn thực hiện đạt trên 233 triệu USD), tập trung vào các lĩnh vực trồng

và chế biến cao su, vận tải biển, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, dầu khí.

Còn Việt Nam có 11 dự án đầu tư vào Nga với tổng số vốn trên 34 triệu USD, tập

trung vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, may mặc, giày dép, sản xuất đồ gỗ.

Đặc biệt, chỉ 6 tháng đầu năm 2009, Nga đã có 2 dự án đầu tư mới vào Việt Nam

với số vốn đăng ký lên tới 329,8 triệu USD, đứng thứ 5 trong tổng số 35 nước và

vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian này. 5

Lĩnh vực an ninh - quốc phòng là lĩnh vực hợp tác có bề dày truyền thống

giữa hai nước, những năm gần đây có bước phát triển về chất. Quan hệ hợp tác

quốc phòng và kỹ thuật quân sự Việt - Nga được đánh giá là ổn định, vững chắc,

đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc tăng thêm hiểu biết và tin cậy lẫn

nhau.

Quan hệ Việt - Nga trên các lĩnh vực khác như khoa học - kỹ thuật, văn hóa

- giáo dục cũng ngày càng sôi động hơn, đạt hiệu quả cao hơn thông qua các cơ

quan như Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga tại

Việt Nam, Hội hữu nghị Việt - Nga, Hội hữu nghị Nga - Việt...

Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga 60 năm qua có thể thấy rằng,

bất luận những thăng trầm, biến thiên của lịch sử, quan hệ hữu nghị truyền thống

giữa hai nước vẫn được duy trì tốt đẹp, được nâng lên tầm cao mới, đáp ứng nhu

cầu của cả hai bên, phù hợp với xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển của

thời đại ngày nay. Đặc biệt, trong gần 10 năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ đối tác

chiến lược Việt - Nga đã có được tính ổn định và kế thừa. Có được kết quả này là

do nỗ lực của cả hai phía trong việc gìn giữ, vun đắp mối quan hệ. Với Nga, việc

nâng tầm mối quan hệ này là nhằm đáp ứng các lợi ích nhiều mặt của Nga không 5 http:// tapchicongsan.org.vn

25

Page 26: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương,

bởi Việt Nam là một trong không nhiều những đối tác thủy chung và tin cậy nhất

của Nga hiện nay tại khu vực.

Đối với Việt Nam, quan hệ với Nga được coi là một mối quan hệ đặc biệt

quan trọng, mang những nét đặc thù riêng biệt. Trong chuyến thăm Nga vào tháng

10-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Chính phủ và nhân dân

Việt Nam rất coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống

với nước Nga, coi Nga là người bạn thủy chung, đối tác tin cậy của Việt Nam”.

Tuy nhiên, khách quan mà nói, quan hệ hai nước chưa thực sự ngang tầm

đối tác chiến lược, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai nước,

nhất là trong kinh tế - thương mại. Nhìn chung, kể từ năm 1991 đến nay, hợp tác

về lĩnh vực này giữa hai bên mới chủ yếu ở dừng lại ở khai thác dầu khí, năng

lượng và trao đổi thương mại. Trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay, quan hệ

kinh tế - thương mại là rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất

cả. Dĩ nhiên, sẽ là mối quan hệ đối tác chiến lược lý tưởng nếu tính chất đối tác

được thể hiện rõ ràng trên mọi lĩnh vực hợp tác và trong các tổ chức quốc tế mà hai

nước là thành viên. Đó cũng là điều chúng ta mong muốn và đang nỗ lực cùng phía

Nga đạt tới trong tương lai gần, để mối quan hệ này đáp ứng được lợi ích lâu dài

của cả hai nước.

Có thể nói, mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay đã lưu giữ

được những giá trị tốt đẹp trong quá khứ, trong đó giá trị lớn nhất, đáng trân trọng

nhất là lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau không hề suy giảm. Trên tinh thần đó,

Tổng thống Đ. Mét-vê-đép khẳng định: “Nga chủ trương phát triển quan hệ đối tác

chiến lược với Việt Nam, coi trọng vị trí của Việt Nam trong chiến lược châu Á -

Thái Bình Dương theo học thuyết đối ngoại mới của Nga”,6 và Chủ tịch nước 6 http:// tapchicongsan.org.vn

26

Page 27: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Nguyễn Minh Triết cũng nhấn mạnh: “Việt Nam coi quan hệ đối tác chiến lược và

hợp tác toàn diện với Liên bang Nga là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại

của mình. Việt Nam mong muốn Nga phát triển vững mạnh, giữ vai trò là một

trong những cường quốc hàng đầu, đóng góp to lớn cho hòa bình, ổn định, hợp tác

và phát triển trên thế giới. 7. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng

quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga trong tương lai sẽ ngày càng

phát triển và bền chặt.

2. Quan hệ Nga – Việt trên lĩnh vực chính trị dưới thời Tổng thống Putin

( 2000- 2008 )

2.1. Định nghĩa đối tác chiến lược

Có thể nói quan hệ Nga – Việt dưới thời Tổng thống Putin là mối quan hệ

đối tác chiến lược.

Quan hệ đối tác chiến lược: Là mô hình hợp tác mới xuất hiện trong thời kỳ

toàn cầu hóa. Nó phá vỡ những nguyên tắc truyền thống. Trong mối quan hệ đối

tác chiến lược, thì việc ký kết được với nước lớn là đích, và mong muốn của các

nước nhỏ. Còn các nước lớn muốn ký kết với nhiều nước nhỏ là để gây ảnh hưởng

sâu rộng ở nhiều khu vực khác nhau.

Có thể nói Nga là nước lớn đầu tiên mà Việt Nam có quan hệ đối tác chiến

lược. Hiện nay thì Việt Nam có 7 đối tác chiến lược, đó là: Nga, Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha.

Mối quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam – Tây Ban Nha, Việt Nam –

Anh, ..... là những mối quan hệ được hình thành sau này dưới sự tác động của toàn

cầu hóa. Còn mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga dưới thời Tổng thống

7 http:// tapchicongsan.org.vn

27

Page 28: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Putin , là mối quan hệ được hình thành và phát triển dựa trên những tiền đề mà quá

khứ để lại.

2.2. Quan hệ đối tác chiến lược

Dựa trên những thành tựu trên quan hệ song phương giữa hai nước dưới

thời kỳ Tổng Thống Enxin, thì người tiền nhiệm ông là Tổng thống V.Putin đã

phát huy mối quan hệ giữa hai nước lên một đỉnh cao mới.

Quan hệ Nga – Việt dưới thời kỳ Tổng thống V.Putin đã được nâng lên tầm

cao mới về chất . Sự kiện quan trọng đánh dấu mốc quan hệ của Nga – Việt dưới

thời kỳ Tổng thống Nga V.Putin, là chuyến viếng thăm và làm việc chính thức cấp

cao của đoàn đại biểu Việt Nam tới do Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu vào

tháng 3/2000. Trong cuộc gặp gỡ này hai nước đã ký Hiệp định xứ lý nợ của Việt

Nam đối với Liên Xô mà Nga là nước thừa kế.

Mốc quá trình hợp tác Nga – Việt ở thời điểm thuận lợi là từ năm 2001. Từ

năm 2001 đến nay thì đã diễn ra rất nhiều các cuộc tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo

của hai nước. Sau chuyến thăm của Tổng thống Nga V.Putin sang thăm Việt Nam

vào 3/2001, thì Thủ tướng Nga M.Caxianop cũng chính thức thăm Việt Nam.

Trong cuộc hội đàm của lãnh đạo cấp cao của Nga và Việt Nam, thì hai nước đã

tiến hành thảo luận tiến trình thực thi những thỏa thuận đạt được trong chuyến

thăm của Tổng thống Nga V.Putin được thể hiện trong Tuyên bố chung về quan hệ

đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga. Đồng thời trong chuyến thăm này của

Thủ tướng Nga M.Caxianop, thì hai bên cũng tiến hành ký được 1 số hiệp định

trong lĩnh vực kinh tế.

28

Page 29: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Năm 2002 ( 9 – 13/10), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có chuyến thăm

chính thức đối với Liên Bang Nga. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng – vì

đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư nước Việt Nam sang Nga từ khi Liên

Xô sụp đổ vào năm 1991. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, thì đã diễn ra các

cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh với Tổng thống Nga Putin, Thủ

tướng M.Caxianop, Chủ tịch Quốc gia Đuma và Hội đồng Liên Bang Quốc Liên

Bang. Thị trưởng Matxcova Luicop........ Việt Nam đã khẳng định chính sách nhất

quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không ngừng củng cố và phát triển hơn

nữa quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp của hai bên và tiến hành hợp tác trên

nhiều lĩnh vực – coi đây là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Hai bên cũng đã nhất trí các phương hướng lớn nhằm tăng cường cơ chế đối thoại

chính trị sẽ diễn ra ở mức độ thường xuyên và liên tục.

Trong chuyến thăm này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, thì hai bên đã có

được Thông cáo chung Việt Nam – Liên Bang Nga. Thông cáo chung này có ý

nghĩa hết sức quan trọng, nó khẳng định lại ý nghĩa lịch sử của Hiệp ước về các cơ

sở quan hệ hữu nghị giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Liên Bang

Nga đã ký vào ngày 16/6/1994, Tuyên bố chung Việt – Nga ký 25/8/1998, và tuyên

bố được ký vào 1/3/2001 qua chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin, và thỏa

thuận mở rộng, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương vào tháng

5/2004 đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai nước, tạo động lực thúc

đẩy quan hệ Việt – Nga phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Cuộc gặp gỡ và hội đàm

này hai nước đều mong muốn đưa quan hệ hợp giữa hai nước lên một nấc thang

mới và cao.

29

Page 30: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Năm 2006, là một năm mà quan hệ giữa hai quốc gia đạt được nhiều thành

công nhất. Vào hai ngày 16 -17/2/2006, Thủ tướng Chính phủ Nga M.E.Pharadcop

thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này thì hai bên đã ký được hai văn kiện hợp

tác quan trọng đó là: Nghị định thư về sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam

và Nga về đào tạo công dân Việt Nam tại các trường và cơ sở đào tạo đại học của

Liên Bang Nga ký ngày 09/7/2002. Và Thỏa thuận giữa Bộ Công an nước Việt

Nam – Cơ quan liên bang kiểm soát ma túy Nga về hợp tác đấu tranh chống sản

xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy....

Đồng thời, sau khi dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC14, thì Tổng

thống Nga Putin đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong lần gặp gỡ này,

hai bên vẫn khẳng định quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác ổn đinh lâu dài, bình

đẳng và cùng có lợi. Nội dung chính của chuyến thăm này vẫn là tăng cường quan

hệ chính trị kinh tế. Tuyên bố chung Việt – Nga đã khẳng định hai bên vẫn đẩy

mạnh hợp tác toàn diện Việt – Nga trên cơ sở phát huy thế mạnh và khả năng của

mỗi nước, chú trọng đặc biệt vấn đề phát triển hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương

mại...Và trong cuộc hội đàm này, hai nước cũng ký kết được 5 văn kiện hợp tác

kinh tế. Đồng thời hai bên cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đối ngoại, trên

cơ sở quan điểm trùng hợp hoặc gần gũi đối với các vấn đề quốc tế vì hòa bình ổn

định và phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhất trí tăng cường hợp

tác trong lĩnh vực an ninh, chống chủ nghĩa khủng bố.

Ngoài hợp tác trong quan hệ chính trị - ngoại giao ở cấp chính phủ, nhà

nước, thì hợp tác liên Bộ liên ngành cũng là một phần quan trọng trong quan hệ

song phương giữa hai nước như: các cuộc tiếp xúc cấp cao, cơ chế tham khảo

chính trị thường xuyên giữa hai Bộ Ngoại giao và Ủy ban Liên chính phủ về hợp

tác kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ...

30

Page 31: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

Một đặc điểm quan trọng và nổi bật trong quan hệ chính trị là hai nước đã

xây dưng được cơ sở pháp lý khá vững chắc cho quan hệ với việc ký kết gần 40

hiệp ước, hiệp định thảo thuận hợp tác chung về các lĩnh vực. Trong đối thoại

chính trị, thì hai bên đã diễn ra hết sức thuận lợi vì cả hai bên đều có những lập

trường và quan điểm khá gần nhau như: quan điểm trong vấn đề xây dựng một thế

giới hòa bình, vấn đề ly khai, khủng bố.....Hai bên cùng có lập trường về việc vây

dựng một thế giới đa cưc, không có bạo lực, không có các trung tâm sức mạnh chi

phối thế giới, về việc cần khẳng định lại vai trò duy trì hòa bình và ổn định của

Liên Hợp Quốc trong việc giả quyết các xung đột. Nga đã đánh giá cao lập trường

nhất quán của Việt Nam trong việc ủng hộ các hành động tiêu diệt quân khủng bố

ở Tresnia và chống lại các sức ép từ bên ngoài đối với Nga.

Như vậy, dưới thời Tổng thống Putin thì Quan hệ đối tác chiến lược Nga –

Việt đã được hình thành và ngày càng phát triển, nhất là trong lĩnh vực chính trị

ngoại giao. Sự trao đổi thường xuyên các đoàn cấp cao giữa hai nước càng củng cố

thêm sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau trong mối quan hệ bang giao giữa hai nước.

Mối quan hệ này sẽ trở thành tiền đề và trở thành động lực cho sự phát triển các

quan hệ trên các lĩnh vực khác, đồng thời nó góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia của

mỗi nước cũng nhưu tăng cường và củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai

nước. Ngoài ra nó cũng trở thành tiền đề để hai nước có được sự phối hợp chặt chẽ

trong các diễn đàn đa phương khác.

31

Page 32: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

KẾT LUẬN

Trên cơ sở hình thành mối quan hệ Nga – Việt, tình hình khu vực và quốc tế,

tình hình nước Nga dưới thời tổng thống Putin tất cả các yếu tố đó cũng góp phần

vào việc hình thành cũng như quá trình phát triển mối quan hệ Nga – Việt dưới

thời tổng thống Putin. Nhưng quan hệ chủ yếu của hai nước về mặt chính trị là

chính, quan hệ về kinh tế thương mại thì chưa phát triển mạnh mẽ. Do đó, quan hệ

Nga –Việt tốt về mặt chính trị được thể hiện thông qua những kí kết nhiều văn kiện

hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau sẽ góp phần vào sự phát triển giữa hai nước trên tất cả

các lĩnh vực.

Như chúng ta đã biết đầu thế kỉ XXI quan hệ Nga –Việt đã có bước tiến

mới.Các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định mối quan hệ giữa hai quốc gia

là mối quan hệ đối tác chiến lược. Dưới thời đương nhiệm của tổng thống Putin khi

khắc phục tính phiến diện nhgieeng về phương tây của tổng hống B.Yelsin là thiết

lập quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển để tranh thủ sự

giúp đỡ về vốn cũng như trang thiết bị kĩ thuật, nhằm đưa nước Nga thoát khỏi tình

trạng nghèo nàn lạc hậu, đặc biệt là thoát khỏi sự khủng hoảng trong đường lối

chính sách đối nội và đối ngoại sau khi Liên xô sụp đổ.Nên sau khi thành lập Liên

Bang Nga đã tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ở châu Á như các

nước có nền kinh tế phát triển ở khu vực Đông Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn

Quốc…và Đông Nam Á cũng thu hút hướng quan tâm của Nga. Do tầm quan trọng

của Việt Nam ở Đông Nam Á cùng với mối quan hệ truyền thống mà hai bên đã

thiết lập từ trước trong chiến tranh Việt Nam. Đầu thế kỉ XXI dưới thời tổng thống

Putin Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược của Nga. Dựa trên mối quan hệ tốt

đẹp giữa Nga – Việt, Việt –Asean Việt Nam sẽ là cầu nối giúp Nga –Asean tiến lại

gần nhau hơn. Việc phát triển mối quan hệ Nga - Asean cần phải đặt trong mối

quan hệ phát triển của cộng đồng kinh tế Đông Á, tạo sự phát triển liên hoàng từ

32

Page 33: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

các nước Đông Nam Á sang các nước Đông Bắc Á đến khu vực Viễn Đông –

Sibiri của Nga. Đây cũng là cơ hội và thách thức đối với Nga. Đồng thời gpos phần

vào sự duy trì hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nhưng do Liên xô tan rã (1991) Liên Bang Nga ra đời phai bắt tau vào xây

dựng các mối quan hệ với các nước khác ngay từ đầu và bước đầu thiết lập vị thế

mới và đang trong quá trình khôi phục kinh tế, mắc phải những sai lầm trong việc

xác định đường lối đối ngoại và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước Mĩ, Nhật,

Trunng Quốc ..nên ảnh hưởng của Nga với các nước khác rất ít. Do đó, quan hệ

Nga –Việt chưa tương xứng với tiềm năng của hai quốc gia. Nên những chính sách

đối ngoại hướng về phương Đông dưới thời tổng thống Putin thì đã tạo tiền đề tốt

đẹp thuận lợi hơn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược

giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị tạo bước nhảy mạnh trong việc phát triển quan

hệ giữa hai nước trong tương lai không những chỉ trên lĩnh vực chính trị mà còn

trên tất cả các lĩnh vực khác đặt biệt là lĩnh vực kinh tế, đầu tư thương mại.

33

Page 34: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Mỹ Hương, Nước Nga trên trường quốc tế, hôm qua, hôm nay và ngày

mai, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006.

2. Vũ Đình Hòe – Nguyễn Hoàng Giáp, Hợp tác chiến lược Việt – Nga những

quan điểm, thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008.

3. Võ Đại Lược – Lê Bộ Lĩnh, Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới,

Nxb Thế giới Hà Nội, 2005.

4. Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ Nga – Asean trong bối cảnh quốc tế mới,

Nxb Chính trị Quốc gia, 2008.

5. Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu

thế kỷ XXI, Nxb KHXH, 2008.

6. Nguyễn Vũ Tùng – Hoàng Anh Tuấn, Quan hệ đối tác chiến lược trong

quan hệ quốc tế từ lý thuyết tới thực tiễn, Nxb Học viên Quan hệ quốc tế,

2006.

7. Nguyễn Vũ Tùng, Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam, Nxb Học viện

quan hệ quốc tế Hà Nội, 2007.

8. Vadim Makarenco, Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI, Nxb CAND, 2002.

34

Page 35: quan hệ chính trị Nga - Việt dưới thời kỳ tổng thống V.Putin ( 2000 - 2008 )

35