question

11
CÂU HI: Câu 1: Phân tích kĩ thuật nhy cao ki u úp bng? Nêu nhng sai l ầm thường gp và cách sa cha? Câu 2: Phân tích kĩ thuật chuyn bóng thp tay bằng hai tay (đệm bóng)? Nêu nhng sai lầm thường gp và cách s a cha? Câu 3: Hãy v sơ đồ thi đấu cho mt gii cu lông có 19, 20 đội tham gia theo hình thc loi trc tiếp mt ln thua? Câu 4: Hãy chia bng cho mt giải đấu bóng đá có 9, 10 đội tham gia theo ththc thi đấu một lượt? Câu 5: Ảnh hưởng ca tp luyn thdc ththao đối v i stăng trưởng chiu cao của con người như thế nào?

Upload: phu-quoc-nguyen

Post on 19-Jul-2015

35 views

Category:

Science


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: question

CÂU HỎI:

Câu 1: Phân tích kĩ thuật nhảy cao kiểu “úp bụng”? Nêu những sai lầm thường gặp và

cách sửa chữa?

Câu 2: Phân tích kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay (đệm bóng)? Nêu những

sai lầm thường gặp và cách sửa chữa?

Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ thi đấu cho một giải cầu lông có 19, 20 đội tham gia theo hình

thức loại trực tiếp một lần thua?

Câu 4: Hãy chia bảng cho một giải đấu bóng đá có 9, 10 đội tham gia theo thể thức thi

đấu một lượt?

Câu 5: Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với sự tăng trưởng chiều cao

của con người như thế nào?

Page 2: question

BÀI LÀM:

Câu 1:

Kỹ thuật nhảy cao kiểu “úp bụng”:

1.1 Chạy đà:

Chạy đà từ 7 đến 11 bước. Chạy đà theo đường xiên góc độ từ 250 - 400 cùng

bên phía chân giậm nhảy. Tốc độ tăng dần, tuy tốc độ không cần đạt tới mức tối đa ở

cuối đà. Ở vận động viên ưu tú tốc độ chỉ đạt tới 7,5 m / giây (nam) và 6,3 m / giây

(nữ).

Bước chạy phỉa có đàn tính những bước cuối hơi dài hơn, trọng tâm hạ thấp để

chuẩn bị giậm nhảy.

1.2 Giậm nhảy:

Chân giậm đặt bằng gót, gối chân giậm hơi co tạo góc khoảng 1300 rồi thực hiện

động tác giậm nhảy nhờ duỗi thẳng các khớp cổ chân, gối và hông để đưa trọng tâm

cơ thể lên cao về trước (lúc này chân giậm từ gót đã lăn sang mũi chân). Ngay khi

chân giậm chạm đất, chân lăng nhanh chóng đá lên cao, cẳng chân duỗi thẳng, mũi

chân hướng lên trên; hai tay đánh vòng từ sau ra trước lên cao, khi hai khuỷu tay bằng

vai thì dừng đột xuất để kéo trọng tâm cơ thể lên cao.

Lực giậm nhảy trong nhảy cao có thể đạt tới 650 kg, thời gian giậm nhảy kéo dài

khoảng 0,18 – 0,22 giây.

Tốc độ ban đầu của cơ thể theo phương thẳng đứng 4,1 – 4,2 m / giây. Góc bay

của trọng tâm cơ thể dao động trong khoảng 600 - 750 .

1.3 Bay trên không:

Page 3: question

Khi mũi chân giậm rời mặt đất thì bắt đầu giai đoạn bay trên không, khi trọng tâm

lên cao nhất mũi chân lăn xoay vào xà, ngực cũng xoay vào xà tạo với thân người tư

thế nằm trên xà.

- Nhảy cao úp bụng có hai kiểu kỹ thuật qua xà:

Kiểu “bằng”:

Khi trọng tâm đã lên cao hơn xà thì thân trên nằm dọc theo xà; tay bên chân lăng

để dọc theo chân, tay bên chân giậm co tự nhiên chân giậm co lại ở gối và bàn chân

thu lên gần gối chân lăn. Khi qua xà tay bên chân lăn thả xuống dưới, vai bên chân

lăng chủ động ép xuống xoay quanh xà ngang. Chân lăng duỗi tương đối thẳng mũi

chân ép xuống. Bộ phận qua xà cuối cùng là chân giậm; chân giậm qua xà cần thực

hiện động tác mở hông, duỗi thằng chân giậm qua xà.

Kiểu “lặn”:

Khi thân trên đã cao hơn xà thì vai cùng với tay bên chân lăng chủ động chúi

xuống dưới bên kia xà. Khi chân lăng cao hơn xà cũng lập tức xoay mũi chân xuống

dưới và tích cực chủ động hạ xuống nệm nhờ chân lăng xoay, lặn thân trên xuống

dưới mà giậm được nâng lên cao và qua xà thuận lợi hơn.

Thực tế cho thấy kiểu lặn có lợi cho việc nâng cao thành tích hơn và cũng tập dễ

hơn. Các vận động viên có thành tích cao “úp bụng” thường nhảy kiểu lặn.

1.4 Rơi xuống đất:

Tùy kỹ thuật qua xà mà áp dụng kỹ thuật rơi khác nhau. Với kiểu “bằng” bàn tay

bên chân lăng và chân lăng chạm cát trước và hơi dùng sức để hoãn xung bên chân

lăng và chân lăng chạm cát trước và hơi dùng sức để hoãn xung giúp cho lườn và

hông bên chân lăng chạm cát từ từ. Với kiểu “lặn” hai bàn tay chủ động chạm cát

Page 4: question

trước rồi đến cẳng tay, cánh tay, vai cũng bên chân lăn chủ động hạ xuống và cuối

cùng là thân trên chạm cát.

Những sai lầm thường gặp và cách sửa chữa:

- Những sai lầm thường gặp:

+ Chạy đà không chính xác.

+ Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hoặc quá nhỏ, giậm nhảy gần hoặc

xa xà.

+ Giậm nhảy bị lao vào xà.

+ Chân lăng chân giậm nhảy đá rơi xà, bị tụt mông.

- Cách sửa chữa:

+ Chạy đà không chính xác: Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà

(không và có kết hợp giậm nhảy đá lăng); tập lại động tác giậm nhảy; di chuyển 1, 3,

5 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy (không và có kết hợp với giậm nhảy đá lăng).

+ Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hoặc quá nhỏ, giậm nhảy gần hoặc

xa xà: Nâng cao nhận thức kỹ thuật; phát triển sức mạnh cơ chân; tập phản xạ giậm

nhảy nhanh; tập 4 bước cuối cùng hợp lí với giậm nhảy; đo và chỉnh lại cự li, hướng

(góc) chạy đà và điểm giậm nhảy; tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng.

+ Giậm nhảy bị lao vào xà: Tập chạy thấp trọng tâm kết hợp đưa đặt chân giậm

nhảy; tập phản xạ giậm nhảy nhanh, đá lăng chạm vật chướng vươn người tích cực lên

cao.

+ Chân lăng chân giậm nhảy đá rơi xà, bị tụt mông: Tập các động tác rèn luyện

độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân, sức bật cao (tại chỗ đá lăng,

Page 5: question

chạy đà đá lăng, đá lăng vào vật treo trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh chân,…);

tập đánh tay kết hợp giậm nhảy; tập mô phỏng giậm nhảy qua xà; đà 1 – 3 – 5 bước

qua xà.

Câu 2:

Kỹ thuật thực hiện đệm bóng bằng hai tay:

Tu thế chuẩn bị thấp, người tập hai chân mở rộng hơn vai, hai tay duỗi thẳng

chếch với mặt đất, hai khuỷu tay sát vào nhau, hai bàn tay nắm lại, hai ngón cái song

song sát vào nhau chỉa về trước, mũi bàn tay bẻ chúc xuống, mặt trong của hai cánh

tay xoay lên tạo thành một mặt phẳng để tiếp xúc bóng.

Đệm bóng ở trước mặt bên trái hay bên phải cũng cần giữ cho hai cánh tay luôn

thẳng không gập khuỷu, dùng sức phối hợp của toàn thân một cách nhịp nhàng. Khi

bóng càng đến nhanh, mạnh thì việc dùng sức của hai cánh tay chuyển từ dưới lên

trên càng ít.

Đệm bóng bằng hai tay cũng có thể thực hiện ở tầm thấp bên cạnh kết hợp với

ngã nghiêng sau khi đệm bóng đi.

Page 6: question

Những sai lầm thường gặp và cách sữa chữa:

- Những sai lầm thường gặp:

+ Không kịp di chuyển đến đón bóng (chậm). Sau khi di chuyển không dừng

ngay để đón bóng (đệm bóng khi đang di chuyển).

+ Tư thế chuẩn bị hai chân khuỵu gối chưa đạt mức cần thiết.

+ Tư thế thân ngã nhiều về trước hoặc ra sau.

+ Hai tay đặt lệch nhau (tay cao, tay thấp). Hai bàn tay không bọc lấy nhau, ngón

cái cách rời xa nhau.

+ Khi đệm bóng không phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận của cơ thể: tay đánh

bóng quá nhanh, mạnh, không điều chỉnh được lực tác động vào bóng.

+ Tay thả lỏng, hai cẳng tay không tạo được mặt phẳng nhất là khi đệm bóng bên

trái (phải) làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đường bóng bay.

+ Tiếp xúc bóng ở mu bàn tay.

+ Đường bóng bay lao ngang.

+ Sau khi đệm bóng, hai tay gập lại ở khuỷu tay.

- Cách sửa chữa:

Thực hiện các bài tập bổ trợ sau:

+ Tập tư thế cơ bản cách di chuyển của hai chân và di chuyển đổi trọng tâm chân

từ chân sau sang chân trước (chậm), nắm tay và thả tay (cách nắm tay, điểm tiếp xúc

bóng, dùng lực).

Page 7: question

+ Tại chỗ hai tay năm hờ đệm không bóng, di chuyển không bóng theo tín hiệu

(chú ý đến bước chân, phối hợp chân với vai).

+ Giữ nguyên hai tay thẳng và lăng theo biên độ từ dưới ra trước. Sau đó điều

chỉnh về hình tay theo tín hiệu.

+ Tập đường bóng ở góc độ lớn (hình tay lăng nhỏ vừa), tập đường bóng ở góc độ

nhỏ (hình tay lăng mạnh).

Câu 3:

Thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua:

Đội hoặc đấu thủ nào thua một trận sẽ bị loại khỏi cuộc đấu.

1.1 Ưu điểm: Thể thức này rút ngắn được thời gian, ít tốn kém kinh phí tổ chức

giải.

1.2 Khuyết điểm: Khó đánh giá chính xác trình độ thực tế của từng đội hoặc đấu

thủ.

1.3 Cách lập sơ đồ theo dõi cuộc đấu:

+ Nếu tổng số đội hoặc đấu thủ tham gia là số đúng với các số là 2n (2, 4, 8, 16,

32….) thì sơ đồ được vạch. Cứ từng cặp 2 đội hoặc đấu thủ sẽ gặp nhau , ai thua sẽ bị

loại khỏi cuộc đấu. Lúc này chỉ cần chọn những hạt nhân đưa vào ở các nhánh khác

nhau để không gặp nhau ở những trận thi đấu quá sớm. Các đội còn lại chỉ việc bốc

thăm để xếp vào lịch thi đấu.

+ Nếu tổng số đội hoặc đấu thủ không đúng với các số là 2n, thì có 1 số đội phải

tham gia thi đấu vòng 1 để vòng 2 còn lại số đấu thủ đúng với số 2n

Công thức tính số đội phải thi đấu vòng 1 là :

Page 8: question

X = ( A - 2n). 2

Với X là số đội phải thi đấu vòng 1

A là tổng đội đấu thủ

2 là cơ số, n là lũy thừa ( với 2n < A < 2n+1)

Sơ đồ thi đấu cho một giải cầu lông có 19, 20 đội tham gia theo hình thức loại

trực tiếp một lần thua:

Câu 4:

Thể thức thi đấu vòng tròn một lượt

1.1 Ưu điểm: Thể thức này xác định một cách chính xác trình độ các đoạn hoặc

các đối thủ, xếp hạng 1 cách công bằng tránh được hiện tượng “may, rủi” hoặc các đội

khá mạnh bị loại ngay từ đầu . Do mỗi đội phải thi đấu với tất cả các đội còn lại.

1.2 Khuyết điểm: Thời gian kéo dài, trận đấu nhiều, công tác tổ chức và trọng tài

tốn nhiều công phu, kinh phí tổ chức tốn kém.

1.3 Cách lập sơ đồ theo dõi cuộc đấu:

Tính vòng đấu theo công thức:

D = A - 1 (Nếu số đội, đấu thủ tham gia thi đấu là số chẵn).

D = A (Nếu số đội hoặc đấu thủ tham gia là số lẻ).

Chia bảng cho một bảng đấu bóng đá có 9 đội tham gia theo thể thức thi đấu

vòng tròn một lượt:

Có 9 đội tham gia đấu => D = A = 9 vòng.

Lịch thi đấu sẽ xếp như sau:

Page 9: question

Vòng

1

Vòng

2

Vòng

3

Vòng

4

Vòng

5

Vòng

6

Vòng

7

Vòng

8

Vòng

9

0 – 1

9 – 2

8 – 3

7 – 4

6 – 5

0 – 2

1 – 3

9 – 4

8 – 5

7 – 6

0 – 3

2 - 4

1 – 5

9 – 6

8 – 7

0 – 4

3 – 5

2 – 6

1 – 7

9 – 8

0 – 5

4 – 6

3 – 7

2 – 8

1 – 9

0 – 6

5 – 7

4 – 8

3 – 9

2 – 1

0 – 7

6 – 8

5 – 9

4 – 1

3 – 2

0 – 8

7 – 9

6 – 1

5 – 2

4 – 3

0 – 9

1 – 8

2 – 7

3 – 6

4– 5

Chia bảng cho một bảng đấu bóng đá có 10 đội tham gia theo thể thức thi đấu

vòng tròn một lượt:

Có 10 đội tham gia đấu => D = A – 1 = 10 – 1 = 9 vòng.

Lịch thi đấu sẽ xếp như sau :

Vòng

1

Vòng

2

Vòng

3

Vòng

4

Vòng

5

Vòng

6

Vòng

7

Vòng

8

Vòng

9

1 – 2 10 – 3

9 – 4

8 – 5

7 – 6

1 – 3 2 – 4

10 – 5

9 – 6

8 – 7

1 – 4 3 – 5

2 – 6

10 – 7

9 – 8

1 – 5 4 – 6

3 – 7

2 – 8

10 – 9

1 – 6 5 – 7

4 – 8

3 – 9

2 – 10

1 – 7 6 – 8

5 – 9

4 – 10

3 – 2

1 – 8 7 – 9

6 – 10

5 – 2

4 – 3

1 – 9 8– 10

7 – 2

6 – 3

5 – 4

1 – 10 9 – 2

8 – 3

7 – 4

6 – 5

Câu 5:

Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với sự tăng trưởng chiều cao của

con người:

Các hoạt động thông thường của con người đều là dựa vào hệ vận động. Thường

xuyên tập luyện thể dục có thể tăng cường được các chất của xương, tăng cường sức

mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của các khớp, từ đó mà

năng lực hoạt động của cơ thể đã được nâng lên, xương và khớp được cấu tạo thành.

Xương trong cơ thể là một kết cấu kiên cố, nó bao gồm hơn 200 chiếc xương, những

chiếc xương đó đã cấu tạo thành một chiếc khung giá có tác dụng bảo vệ cho các cơ

Page 10: question

quan bộ phận bên trong cơ thể như não, tim, phổi… Xương còn có một chức năng

khác nữa là tạo máu cho cơ thể. Do vậy, sự sinh trưởng và trường thành của xương

không chỉ có tác dụng quan trọng đối với hình thái cơ thể mà còn có sự ảnh hưởng

quan trọng đối với năng lực vận động và lao dộng của con người.

Rèn luyện thân thể có thể cải biến kết cấu xương, thường xuyên tập luyện thể dục

thể thao có thể tăng cường các chất trong xương. Tập luyện thể dục thể thao làm cho

cơ bắp có tác dụng lôi kéo và áp lực đối với xương làm cho xương không chỉ biến hóa

về phương diện hình thức và còn làm cho tính cơ giới của xương được nâng lên. Sự

biến đổi thể hiện rõ rệt nhất trên phương diện hình thái của xương đó là: Cơ bắp bám

ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở các lớp ngoài của xương cũng từ đó được

tăng lên, sự sắp xếp các chất mềm (xốp) bên lớp trong của xương cũng căn cứ vào áp

lực và lực kéo của cơ mà thích nghi. Đây chính là sự tăng lên về sự kiên cố của

xương, từ đó có thể chịu đựng được phụ tải lớn, nâng cao năng lực chống chịu áp lực,

trọng lượng lớn, sự kéo dài và xoay chuyển của xương.

Ví dụ: Vận động viên thể dục thực hiện động tác kéo tay xà đơn. Khi thực hiện

động tác này, hai tay của vận động viên luôn phải chịu trọng lực của cơ thể và lực kéo

tay của cơ bắp. Nếu thường xuyên tập luyện động tác này sẽ làm cho xương của hai

tay có sự thích nghi với việc chịu đựng hai lực kế trên và từ đó năng lực chịu tải của

xương hai tay này đã được nâng lên. Cũng như thế, đối với các vận động viên cầu

lông, bắn súng thì tay thuận sẽ to và khỏe hơn, các vận động viên nhảy cao, nhảy xa

xương ở chân sẽ khỏe hơn ở người thường.

Điều này đã nói rõ một vấn đề: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì sự

phát triển của xương được nâng lên rõ rệt.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy mạnh sự phát triển chiều cao cảu

các em thiếu niên nhi đồng. Chiều cao hoặc tốc độ trưởng thành được quyết định bởi

Page 11: question

tốc độ tăng trưởng của thời kì dài xương của các em thiếu niên nhi đồng. Đối với sự

phát triển của xương thì đầu mút xương là hết sức quan trọng. Thường xuyên tập

luyện thể dục thể thao sẽ tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, từ đó mà tăng được lượng

vật chất dinh dưỡng mà sự phát triển mà đầu mút xương đòi hỏi. Thường xuyên tập

luyện thể dục thể thao còn có thể ảnh hường đến hệ thống nội phân tiết là kích thích

sự sinh trưởng của đầu mút xương, do vậy mà thúc đẩy sự chuyển hóa vitamin D, tăng

cường sự cũng cấp các nguyên liệu tạo ra xương, điều này có lợi cho phát triển và

trưởng thành của xương.

Căn cứ vào điều tra, khi so sánh những người thường xuyên tập luyện thể dục thể

thao và những người không thường xuyên tập luyện cho thấy chiều cao chênh lệch từ

4 – 8 cm… Trước khi cơ thể trưởng thành thông qua tập luyện thể dục thể thao có thể

cải thiện sự cung cấp máu của xương, tăng cường sự trao đổi chất, kích thích sự phát

triển của xương, tăng cường sự trao đổi chất, kích thích sự phát triển của xương, làm

cho sự cốt hóa được diễn ra liên tục. Đồng thời rèn luyện thân thể với các loại động

tác cũng có tác dụng kích thích rất tốt đối với sự phát triển của xương, có thể thúc đẩy

phân tiết kích thích tố cũng có tác dụng thúc đẩy việc phát triển chiều cao của các em

học sinh tuổi 10 – 14 giữa trường thể dục thể thao chuyên nghiệp và trường không

chuyên.