quẢn lÝ & tỔ chỨc sẢn xuẤt trong cn tÀu...

28
VAD Dtóan và Hp đồng SPMan-23 / 1 QUN LÝ & TCHC SN XUT TRONG CN TÀU THU5. DTOÁN VÀ HP ĐỒNG Sơ lược Doanh nghip và các chi phí phát sinh Doanh nghip và các phương pháp dtóan chi phí Doanh nghip và sđịnh giá sn phm trong thtrường cnh tranh Biến động chi phí trong ngành Công nghip tàu thy Tình hình giá và chi phí ca ngành công nghip tàu thy thế gii Các vn đề cn bàn thêm – Bài tp Trích dn tham kho và Chú thích 5.1. Sơ lược Chđề này hướng đến dtoán và qun lý chi phí, tchc chun bvà thc hin hp đồng đáp ng được các điu kin cnh tranh trên thtrường. Thường thì khi nói đến “chi phí”, ta hay đơn gin cho đó là đơn vđo lường bng tin đối vi mt vt nào đó hoc mt chi tiêu nào đó. Điu này cũng dhiu, vì phương thc ghi nhn các dliu chính thc có liên quan đến chi phí trong doanh nghip là hoch toán chi phí trong “kế toán” 1 , và theo các “phương pháp kế toán” 2 . Yêu cu ca hch toán chi phí là phi phn ánh rõ ràng, trung thc và chính xác thông tin và sliu nhưng tính chính xác và tính liên quan không thluôn luôn đạt được. Tht ra, chi phí, theo nghĩa rng, là phát sinh khi mà mc độ thc thi ca doanh nghip bst gim, mc độ này có thđược đo bng nhiu cách. Khái nim mang tính kinh tế này linh hot hơn và thhin được mi quan hnhân-qu, nó không chgiúp xác định chi phí mt cách phù hp mà còn đánh giá được các tác động khác đến bn thân chi phí đó. Trong phn tiếp theo, chúng ta snghiên cu mt vài vn đề có liên quan đến chi phí vi các mi liên quan ca nó đến công ngh, sn lượng, quy mô doanh nghip, mô hình hthng sn xut trong “ngn hn” và “dài hn”. Sau đó, chúng ta sxem xét đến các phương pháp phân loi chi phí và dtoán chi phí. Cui cùng, chúng ta stìm hiu cthhơn vcác phương cách mà doanh nghip điu hành các hot động dtoán, đấu thu và thc hin hp đồng ca mình tương tác vi môi trường cnh tranh. Trong phm vi ca chđề này, chúng ta quan tâm đến bn cht chung ca các mi tương tác đó và các nh hưởng ca chúng đến các quyết định ca doanh nghip trong ngành công nghip tàu thy.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 1

QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶ

5. DỰ TOÁN VÀ HỢP ĐỒNG

• Sơ lược • Doanh nghiệp và các chi phí phát sinh • Doanh nghiệp và các phương pháp dự tóan chi phí • Doanh nghiệp và sự định giá sản phẩm trong thị trường cạnh tranh • Biến động chi phí trong ngành Công nghiệp tàu thủy • Tình hình giá và chi phí của ngành công nghiệp tàu thủy thế giới • Các vấn đề cần bàn thêm – Bài tập • Trích dẫn tham khảo và Chú thích

5.1. Sơ lược

Chủ đề này hướng đến dự toán và quản lý chi phí, tổ chức chuẩn bị và thực hiện hợp đồng đáp ứng được các điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Thường thì khi nói đến “chi phí”, ta hay đơn giản cho đó là đơn vị đo lường bằng tiền đối với một vật nào đó hoặc một chi tiêu nào đó. Điều này cũng dễ hiểu, vì phương thức ghi nhận các dữ liệu chính thức có liên quan đến chi phí trong doanh nghiệp là hoạch toán chi phí trong “kế toán”1, và theo các “phương pháp kế toán”2. Yêu cầu của hạch toán chi phí là phải phản ánh rõ ràng, trung thực và chính xác thông tin và số liệu nhưng tính chính xác và tính liên quan không thể luôn luôn đạt được. Thật ra, chi phí, theo nghĩa rộng, là phát sinh khi mà mức độ thực thi của doanh nghiệp bị sụt giảm, mức độ này có thể được đo bằng nhiều cách. Khái niệm mang tính kinh tế này linh hoạt hơn và thể hiện được mối quan hệ nhân-quả, nó không chỉ giúp xác định chi phí một cách phù hợp mà còn đánh giá được các tác động khác đến bản thân chi phí đó. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu một vài vấn đề có liên quan đến chi phí với các mối liên quan của nó đến công nghệ, sản lượng, quy mô doanh nghiệp, mô hình hệ thống sản xuất trong “ngắn hạn” và “dài hạn”. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét đến các phương pháp phân loại chi phí và dự toán chi phí. Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về các phương cách mà doanh nghiệp điều hành các hoạt động dự toán, đấu thầu và thực hiện hợp đồng của mình tương tác với môi trường cạnh tranh. Trong phạm vi của chủ đề này, chúng ta quan tâm đến bản chất chung của các mối tương tác đó và các ảnh hưởng của chúng đến các quyết định của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tàu thủy.

Page 2: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 2 5.2. Doanh nghiệp và các chi phí phát sinh 5.2.1. Doanh nghiệp cần biết thông tin về chi phí một cách rõ ràng, trung thực và chính

xác để nhằm các mục đích: ra quyết định mà không gây ảnh hưởng gì đến lợi nhuận, dự đoán mức chi phí trong tương lai để có các đáp ứng cụ thể, và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Trong phạm vi chủ đề này thuật ngữ “chi phí” chỉ đặc trưng cho chi phí sản xuất, không đi sâu vào phân tích các chi phí thương mại và chi phí phân phối. Doanh nghiệp cần các thông tin về chi phí để có thể quyết định một vài hoặc một trong các vấn đề sản xuất sau: thay đổi mức sản lượng, thay đổi cơ cấu sản phẩm – thay đổi thành phần sản phẩm nhưng tổng sản lượng không đổi, thay đổi dây chuyền sản xuất – thêm sản phẩm mới hoặc bỏ sản phẩm hiện có, và thay đổi tiến trình sản xuất – thay đổi thiết bị, nguyên vật liệu, hoặc phương thức sản xuất. Thật ra thì quyết định về các vấn đề trên đều có tương quan đến nhau, thí dụ như thay đổi cơ cấu sản phẩm thì khó mà không có ảnh hưởng nào đến mức sản lượng, hoặc để thay đổi mức sản lượng thì phải tác động đến các tiến trình sản xuất nếu nhưng chúng có công hiệu hơn. Những điều trên cho thấy, khi phải đi quyết định lựa chọn một trong các phương án, các nhà quản lý đều phải cân nhắc đến mức độ ảnh hưởng đến “lợi nhuận” của doanh nghiệp mình. Các thay đổi ấy phải được cân nhắc trên các cơ sở như: thay đổi thị hiếu, điều kiện cạnh tranh trên thị trường, hoặc các tiến bộ công nghệ mới tạo ra cơ hội cho các sản phẩm mới hoặc các cải tiến quy trình sản xuất. Ngoài các phán đoán chủ quan trên, một áp lực khách quan là việc “tăng giá” các đầu vào như: nguyên vật liệu, nhân lực, năng lượng hoặc tài chánh. Trong trường hợp đó, các nhà quản lý phải có khả năng dự đoán các thay đổi này và hoạch định các phản ứng phù hợp. Thí dụ như doanh nghiệp đã hoạt động đạt mức tối ưu rồi, việc tăng giá đầu vào làm tăng mức tổng “chi phí” của doanh nghiệp, nhiệm vụ là làm sao duy trì mức tăng này ở mức tối thiểu bằng cách quyết định một vài hoặc một trong các vấn đề sản xuất nêu trên. Khi mà giá nhân công tăng, doanh nghiệp có thể khai thác thêm thiết bị thay cho nhân lực. Khi giá nguyên vật liệu tăng cao, doanh nghiệp có thể thay đổi cơ cấu sản phẩm, giảm sản xuất các sản phẩm cần dùng đến nguyên vật liệu mắc tiền, hoặc chuyển sang sử dụng các nguyên vật liệu thay thế khác (td, nhôm thay cho đồng, plastic thay cho gỗ, sợi nhân tạo thay cho sợi tự nhiên). Tóm lại, đối với doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến chi phí như sau:

Làm thế nào để việc giảm chi phí hoặc hạn chế việc tăng giá có thể được thực hiện bằng các biện pháp như cơ cấu dây chuyền công nghệ, cơ cấu sản phẩm và mức sản lượng?

Các mức thay đổi chi phí bới các biện pháp trên là gì?

Page 3: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 3

Mức chi phí thực là gì? bằng cách nào và vì sao mà chúng thay đổi so với mức chi phí xác định trước trong ngân sách?

5.2.2. Với một sản phẩm đã được thiết kế và đặc tính kỹ thuật cho trước, các doanh

nghiệp có thể xác định được chi phí đơn vị 3 và nó phụ thuộc vào các yếu tố như: giá của đầu vào, công nghệ áp dụng, mức sản lượng, sản lượng, quy mô doanh nghiệp, mô hình hệ thống sản xuất, kinh nghiệm tích luỹ, và yêu cầu sản xuất. Một điều cần lưu ý là mức độ quan trọng của các yếu tố trên tuỳ thuộc vào bản chất của sản phẩm.

5.2.2.1 Khi mà giá đầu vào, của một hoặc một vài loại đầu vào mà doanh nghiệp đang sử

dụng, tăng thì tổng mức chi phí đơn vị sẽ tăng về giá trị tuyệt đối. Điều này dựa trên giả định là giá các loại chi phí khác không đổi và doanh nghiệp đang hoạt động ở mức chi phí tối thiểu với sản lượng cho trước.

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

Nhân lực (L)

Tài lực (K)

12Q

28Q

36Q

20C

40Ca

60Ca

A

B

Hình 5.1

Như trên Hình 5.1, đường cong 12Q là “đường cong sản phẩm bằng nhau”4, thể hiện sự kết hợp 02 loại đầu vào là nhân lực và tài lực để tạo ra 12 đơn vị sản phẩm

Page 4: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 4

đầu ra, theo như hàm số sản xuất đã trình bày trong phần trước (4.1). Với mức giá cho trước, có thể xác định đường 20C là “đường chi phí bằng nhau”5, thể hiện tổng chi phí 20$ với sự kết hợp nhân lực và tài lực có chi phí đơn vị tương ứng là 5$ và 5$. Khi tỷ lệ giá đầu vào thay đổi, giả sử chi phí đơn vị của nhân lực và tài lực là 5$ và 25$ thì 40Ca là đường chi phí bằng nhau mới với tổng chi phí là 40$. Tại điểm B trên đường 12Q, tương ứng với 20C là điểm có tổng chi phí đầu vào tối thiểu. Khi giá đầu vào tăng, để giữ nguyên sản lượng 12Q, tổng chi phí sẽ tăng lên, và điểm A trên đường 12Q là điểm tối thiểu mới tương ứng với đường chi phí 40Ca. Bất kỳ đường chi phí nào song song với 40Ca, có cùng chung khung giá đầu vào, nếu thoả mãn điều kiện của 12Q thì đều có tổng chi phí đầu vào cao hơn thí dụ như đường chi phí 60Ca. Qua đó có thể thấy khi giá đầu vào tăng thì tổng chi phí tuyệt đối ở cùng mức sản lượng sẽ tăng (từ 20C lên 40Ca), và phải thay đổi cơ cấu đầu vào (từ B xuống A) để giữ mức tăng chi phí tuyệt đối đạt tối thiểu. Theo khuynh hướng là giảm sử dụng loại đầu vào nào có giá tăng nhiều. Để thực hiện được điều này còn phụ thuộc vào khả năng thay thế của loại đầu vào đó.

5.2.2.2 Trong phạm vi chủ đề này, công nghệ được xem như là kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức được hình thành và áp dụng trong sản xuất. Nó có thể gắn liền với việc thiết kế một sản phẩm hữu dụng, hoặc các phương thức quản lý và kiểm soát, hoặc do các lực lượng lao động sáng tạo ra và truyền bá trong quá trình sản xuất.

Như thế cần phải phân biệt công nghệ và kỹ thuật cao, nhất là về quy mô. Thí dụ, một tàu dầu siêu trọng có thể có chi phí sản xuất và khai thác, tính theo trọng tải vận chuyển thấp hơn tàu dầu thông thường; kỹ thuật sản xuất có thể khác nhau nhưng các tiến bộ trong thiết kế vỏ và động lực có thể được áp dụng như nhau.

5.2.2.3 Trong phạm vi chủ đề này, mức sản lượng được xem như là khả năng khai thác năng lực sản xuất cho trước để sản xuất. Thường được đo bằng tỷ lệ phần trăm khai thác, nhưng nó đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chi phí.

Có thể thấy là chi phí có thể chia ra làm hai loại là biến phí – thay đổi theo sản lượng và định phí – không đổi theo sản lượng. Ngoài khái niệm chi phí tới hạn MC, tổng chi phí bình quân ATC được xem là tổng số của biến phí bình quân AVC và định phí bình quân AFC.

TVCTFCTC += (5.1)

AVCAFCQ

TVCQ

TFCQ

TCATC +=+== (5.2)

QTVC

QTCMC

∆∆

=∆

∆= (5.3)

Page 5: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 5

Quan hệ chi phí đơn vị và sản lượng được thể hịên như trên Hình 5.2. Qua đó có thể thấy đường cong AVC có hình chữ U - theo “quy luật lợi suất giảm dần”6, chi phí đơn vị sẽ tăng rất nhanh sau khi năng lực sản xuất đạt mức nào đó. Nói một cách khác, khi mà đường AVC càng cong thì mức độ ảnh hưởng đến chi phí đơn vị càng cao. Khi mà định phí TFC cao – chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí, thì sản lượng có tác động rất lớn đến chi phí đơn vị. Đơn giản là vì khi nó có thể phân bố càng nhiều cho đơn vị sản phẩm đầu ra thì chi phí đơn vị càng giảm. Lưu ý là tỷ lệ định phí trong tổng chi phí không thay đổi.

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Sản lượng - Q

Chi phí đơn vị - $

MC

ATC

AVC

AFC

Hình 5.2

5.2.2.4 Theo lý thuyết, hiệu quả của hoạt động sẽ tăng khi mà quy mô các hoạt động ấy

tăng. Tuy còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng đơn giản mà nói thì quy mô doanh nghiệp hoặc quy mô của nhà máy có thể ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đơn vị.

Page 6: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 6 5.2.2.5 Tuỳ theo số lượng, chủng loại sản phẩm mà có các mô hình hệ thống sản xuất

tương ứng. Đối với “hệ thống sản xuất đơn chiếc”, sản lượng rất nhỏ và đa dạng về chủng loại, trong mỗi lần chỉ sản xuất được một loại sản phẩm riên biệt. Đối với “hệ thống sản xuất theo lô”, sản lượng trung bình theo từng lô có thể cùng loại hoặc nhiều loại, lô sản phẩm có thể được sản xuất một lần duy nhất hoặc có thể lặp lại theo một chu kỳ bất kỳ. Đối với “hệ thống sản xuất khối lớn”, một hoặc một họ sản phẩm cụ thể được sản xuất liên tục, sản lượng và cường độ sản xuất rất cao [Thu Hằng, N.T. & Hùng, Đ.V. (2005)].

Có thể thấy là chi phí đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn đối với các lô hàng lớn vì các “định phí” có thể được phân bổ trong lô sản phẩm. Ngay cả khi đơn hàng sản xuất không lớn, vẫn có thể tận dụng lợi thế này bằng cách kéo dãn thời gian sản xuất hoặc sản xuất vượt mức nhu cầu để sau đó giữ trong kho. Tuy nhiên, tồn kho cũng phát sinh thêm các chi phí như: lưu kho, bảo hiểm, tài chánh do chậm luân chuyển hàng hoá, hoặc các rũi ro khác như hàng hoá không tiêu thụ được hoặc mất giá trị trước khi đưa ra tiêu thụ.

5.2.2.6 Một lợi thế gắn liền với lần sản xuất dài là tích luỹ kinh nghiệm, do doanh nghiệp sẽ tiếp thu được phương thức sản xuất công hiệu hơn bằng cách tích luỹ dần kinh nghiệm theo thời gian sản xuất. Đây thật sự là quan trọng đối với các dây chuyền sản xuất, mang tính lắp ráp, các sản phẩm phức tạp như ôtô, máy bay, tàu thuỷ. Điều này được thể hiện trên “đường cong kinh nghiệm”7.

Yếu tố chi phí này cũng gắn liền với công nghệ, và hơi khác so với “hiệu quả kinh tế theo quy mô”. Công nghệ dùng trong sản xuất góp phần cải thiện công tác quản lý và thực tế sản xuất thông qua các kinh nghiệm mà lực lượng sản xuất tác động lên các tư liệu sản xuất. Nói một cách khác tích luỹ kinh nghiệm. Trong khi hiệu quả kinh tế theo quy mô nói về số lượng đầu ra đạt được theo thời gian, thì tích luỹ kinh nghiệm nói về khả năng tiếp thu phương pháp sản xuất công hiệu cho một quy mô sản xuất xa lạ.

5.2.2.7 Đôi khi, yếu tố công nghệ trong một lĩnh vực nào đó cho phép nhà quản lý doanh nghiệp lựa chọn giữa một hệ thống sản xuất chuyên môn hoá cao, phù hợp với một họ sản phẩm nhưng không công hiệu đối với các sản phẩm khác và một hệ thống sản xuất linh hoạt, thoả mãn một cách có hiệu quả đối với các sản phẩm đa dạng nhưng tính công hiệu không cao. Các yêu cầu sản xuất đó thể hiện như trên hình sau.

Page 7: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 7

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Sản lương - Q

Chi phí đơn vị - $Plant BPlant A

Q1 Q2

Hình 5.3

Hình 5.3 thể hiện 02 nhà máy sản xuất, nhà máy A với đường cong chi phí sâu với chi phí đơn vị thấp đối với vùng hẹp sản lượng tương ứng với Q1-Q2, nhưng tăng mạnh ngoài vùng đó. Nhà máy B với đường cong chi phí cao hơn khi ở trong vùng trên, nhưng không tăng cao ở ngoài vùng trên. Việc lựa chọn nhà máy nào tuỳ thuộc vào các đánh giá của nhà quản lý về xác suất sản phẩm nằm trong vùng Q1-Q2. Sự linh hoạt của nhà máy được đánh giá không chỉ dựa vào chi phí đơn vị của sản phẩm mà còn vào khả năng sản xuất các sản phẩm chuyên ngành hoặc đa dạng của nó.

5.2.3. Khi trao đổi về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, không thể không tính đến yếu tố thời gian. Để phân biệt “ngắn hạn” và “dài hạn”, các chuyên gia kinh tế dựa vào thời gian cần thiết để các đầu vào đáp ứng một cách tối ưu theo các biến đổi đầu ra. Đặc biệt là khi sản lượng tăng với số lượng lớn hơn số lượng của một số đầu vào phải cần thêm cho sản xuất nhưng phải đảm bảo là với chi phí tối thiểu. Nhưng số lượng đầu vào không thể tăng ngay lập tức, và do đó khi tăng sản lượng đầu ra thì một số đầu vào vẫn còn giữ nguyên về số lượng. Còn phải cần có thời gian để đặt hàng, tiếp nhận, lắp đặt trang bị, tuyển dụng và huấn luyện nhân viên mới, xây dựng nhà xưởng, v.v..

Do yếu tố thời gian tác động, với mức độ khác nhau, vào các loại đầu vào cho nên khó có thể định nghĩa rạch ròi ngắn hạn là các điều chỉnh ngay khi có thể và dài hạn là tất cả yêu cầu đã được điều chỉnh xong. Trong phạm vi chủ đề này, có thể xem dài hạn như là các giai đoạn kết tiếp nhau theo chuổi thời gian liên tục để các loại đầu vào có thể thay đổi được về số lượng. Thí dụ như các giai đoạn chuyển biến phát sinh do yêu cầu phải điều chỉnh đầu ra là tăng sản lượng được thể hiện như hình dưới đây.

Hình 5.4

Page 8: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 8

Tại mỗi giai đoạn, doanh nghiệp cố gắng đạt được chi phí tối thiểu với các nguồn lực có sẵn trong giai đoạn đó. Ở giai đoạn cuối, khi hết hạn thời gian, một số đầu vào sẽ được chốt lại về số lượng, do đó bất kỳ việc tăng sản lượng nào cũng có thể đạt được bằng cách điều chỉnh tỷ lệ phối hợp các loại đầu vào. Trong sự biến đổi đó, theo “quy luật lợi suất giảm dần” sẽ thể hiện ra trên đường cong chi phí hình chữ U, và chi phí đơn vị sẽ dần dần tăng lên. Trong thực tế, không phải thay đổi cơ cấu đầu vào nào cũng làm tăng chi phí. Việc tăng sản lượng bằng các biện pháp như tăng ca, làm thêm giờ, tận dụng tư liệu sản xuất chưa dùng đến có thể không làm tăng chi phí nhưng đó chỉ là các biện pháp tình thế.

5.2.4. Việc nghiên cứu chi phí dài hạn, có thể cho thấy trước là sản lượng thay đổi không chỉ làm chi phí đơn vị thay đổi như trong “ngắn hạn” mà còn làm thay đổi quy mô dây chuyền công nghệ, quy mô nhà máy và cả quy mô doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa chi phí đơn vị mà quy mô doanh nghiệp được thể hiện qua “hiệu quả kinh tế về quy mô”.

Các “hiệu quả” kinh tế theo quy mô, mức độ tăng sản lượng cao hơn mức độ tăng đầu vào, được thể hiện trong các lĩnh vực như sau:- Thiết bị chuyên dùng, kỹ năng lao động và kinh nghiệm chuyên môn: do

sử dụng đầu vào phù hợp với các tác vụ chuyên môn hoá, hiệu quả của tác nghiệp tăng cao.

Quy mô hoạt động: doanh nghiệp càng lớn, chi phí càng thấp, sản lượng càng cao.

Quan hệ với người cung cấp: doanh nghiệp càng lớn thì khả năng mua được đầu vào càng nhiều, giá mua càng thấp.

Chi phí tài chánh: doanh nghiệp càng lớn thì càng dễ tìm nguồn vốn, và chi phí vay vốn càng thấp.

Giá bán sản phẩm: doanh nghiệp càng lớn thì càng dễ thực hiện quảng bá sản phẩm càng rộng, mạng lưới phân phối thương mại càng mạnh.

Khả năng sáng tạo: doanh nghiệp càng lớn thì tìm kiếm chuyên gia cho R&D càng dễ, vốn giành cho sản phẩm mới càng dễ, thu hồi đầu tư R&D càng nhanh, sản phẩm mới càng nhiều.

Tuy nhiên vẫn có “không hiệu quả” kinh tế về quy mô như: Tăng chi phí do tăng quy mô. Tăng mức độ phức tạp trong tổ chức và quản lý, thủ tục giấy tờ, và quan

hệ với người lao động Tăng nhu cầu cơ sở hạ tầng, nhu cầu lao động và quan hệ với dân cư địa

phương

Page 9: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 9 5.3. Doanh nghiệp và các phương pháp dự toán chi phí

5.3.1. Mỗi doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh đều cố gắng giành khách hàng từ

tay các đối thủ cạnh tranh với mình, với các hình thức và công cụ thường được áp dụng là “cạnh tranh về chất lượng”, “cạnh tranh về chi phí”8, và các phương pháp linh hoạt khác [Phong, H.T. & Chung, N.V. (2003)]. Một trong các phương cách hữu hiệu là cung cấp sản phẩm với giá rẽ hơn đối thủ nhưng vẫn đảm bảo là mình vẫn còn có lợi nhuận9. Muốn được như vậy cần phải tìm hiểu rõ các thông tin về chi phí và áp dụng phương pháp dự toán chi phí hợp lý.

Thí dụ sau đây cho thấy sự quan trọng của các thông tin về chi phí. Một doanh nghiệp sản xuất bộ tời neo tàu thuỷ, mua tồn trữ thép nguyên liệu cách nay 6 tháng với giá còn thấp 950$/T. Hiện nay, giá nguyên liệu tương tự đã tăng thành 1.200$/T. Khi tính toán giá thành sản phẩm được sản xuất từ thép nguyên liệu trên, họ sẽ tính giá nguyên liệu theo 950$/T hoặc 1.200$/T? Cũng doanh nghiệp ấy, sử dụng máy hàn đã mua cách đây 8 năm với giá 5.000$. Nếu nhà quản lý sử dụng phương pháp chia đều chi phí ấy cho tuổi thọ thiết bị là 10 năm, thì chi phí khấu hao là 5.000$ / 10năm = 500$/năm. Nhưng con số 500$ có phải là chi phí thực tế sử dụng thiết bị trong năm sắp tới không? nếu không phải thì chi phí thực tế là bao nhiêu?

5.3.2. Trước hết cần phải phân biệt các chi phí có liên quan như sau: các khoản mà doanh nghiệp đã chi thực tế cho việc thuê, mướn, hoặc mua sắm đầu vào cần thiết cho sản xuất được xem là “chi phí hữu hình”, ngược lại “chi phí vô hình” là giá trị sử dụng của đầu vào – giá cao nhất mà đầu vào đó có thể mang lại khi dùng cho mục đích khác. Trong quản lý, cần phân biệt rõ 02 mục đích báo cáo và quản trị, để lập báo cáo cần phải có thông tin chính xác về “chi phí kế toán” là các khoản chi phí thực tế đã sử dụng trong quá khứ. Để quản trị cần phải có thông tin có liên quan đến “chi phí kinh tế” là giá trị sử dụng của đầu vào hoặc “chi phí thời cơ” của đầu vào. Lý do đơn giản là nếu doanh nghiệp sử dụng một tài nguyên nào đó để sản xuất ra một hàng hoá nào đó, một chiếc ôtô chẳng hạn, thì họ đã phải từ bỏ cơ hội hay thời cơ dùng nó để sản xuất máy công cụ và thu lợi [Phụ, P. (1991)]

Trong thí dụ trên, chi phí thời cơ của doanh nghiệp để sử dụng thép nguyên liệu sản xuất ra tời neo là 1.200$/T vì họ có thể bán thép nguyên liệu với giá đó trên thị trường. Chi phí thời cơ không phải là chi phí thực tế trong quá khứ mà là giá trị hiện hành của đầu vào đó. Tình trạng cũng tương tự nếu giá thép nguyên liệu giảm xuống còn 600$/T. Doanh nghiệp phải luôn tìm cách để bán sản phẩm của mình với giá cao nhất mà thị trường chấp nhận được, nguyên tắc này không ảnh hưởng gì đến chi phí để sản xuất ra nó, nhưng doanh nghiệp phải tính lợi nhuận tới hạn khi bán sản phẩm bằng cách dùng con số chi phí thể hiện giá trị hiện tại của đầu vào – có thể cao hơn hoặc thấp hơn chi phí thực tế trong quá khứ. Tương tự như vậy, chi phí thời cơ của việc sử dụng thiết bị là 500$/năm.

Page 10: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 10

Một điều cần lưu ý là những chi phí đã xảy ra do những quyết định trong quá khứ gọi là “chi phí chìm”, không thể rút lại được bằng một hành động trong tương lai, vì vậy không được xem xét trong việc phân tích chi phí. Trong thí dụ trên, chi phí chìm là giá đã trả cho việc mua thép nguyên liệu và mua thiết bị 8 năm trước đó. Không có bất kỳ hành động nào, có thể áp dụng trong hiện tại hoặc tương lai để thay đổi được tổng giá trên, có chăng chỉ là “chi phí gia tăng” – tổng chi phí áp dụng cho một quyết định nào đó. Thí dụ, một dự án phát triển máy bay Concorde với chi phí khoản 1.600 triệu USD bị dừng lại và dự kiến thay thế bằng dự án khác. Việc phân tích dự án mới không tính đến chi phí đã chi trước đây cho dự án cũ (không thu hồi lại được), và nó được xem là chi phí chìm, không có liên quan gì đến dự án mới.

5.3.3. Hệ thống kế toán đã xây dựng một loạt các quy định, chuẩn mực để xác định lợi nhuận - thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác, và chi phí10. Trong phạm vi chủ đề này, chỉ sử dụng các thuật ngữ nêu trong các chuẩn mực trên trong việc phân tích thành phần của chi phí sau đây.

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán11 dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được chia thành 02 loại trực tiếp và gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm: mua hàng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí gián tiếp bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí tài chánh, chi phí bán hàng, và chi phí quản lý doanh nghiệp. Riêng đối với chi phí gián tiếp mặc dù phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền nhưng cách ghi nhận và phân bổ tuỳ thuộc phương pháp hạch toán giá thành, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp có số lượng chi phí gián tiếp rất cao như công nghiệp hoá chất. Các thành phần chi phí trên được thể hiện như trên Hình 5.5 dưới đây.

5.3.4. Có nhiều nghiệp vụ liên quan đến hạch toán kế toán, trong đó quan trọng nhất là “phương pháp hạch toán” và “phương pháp phân bổ”. Phương pháp hạch toán được áp dụng tuỳ theo quy mô hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, nhưng chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp là phương pháp “kê khai thường xuyên”, áp dụng cho các sản phẩm có giá trị lớn, và phương pháp “kiểm kê định kỳ”. Đối với phương pháp phân bổ thì có thể áp dụng linh hoạt hai phương pháp “phân bổ ngay” và phương pháp “phân bổ dần”, áp dụng cho các khoản chi phí có giá trị lớn.

Page 11: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 11

Hình 5.5

5.3.5. Ngoài các phương pháp hạch toán “tính chi phí” trên, các chuyên gia kế toán còn xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí để “tính-đủ chi phí” bằng cách xây dựng các chi phí dự kiến đối với chi phí đơn vị cho một khoản thời gian nào đó, và sau đó so sánh các chi phí dự kiến này với các chi phí thực tế phát sinh trong cùng kỳ. Các biến thiên chi phí, nếu có, sẽ được phân tích theo 02 khả năng là biến động số lượng đầu vào thực tế và biến động đơn giá chi trả cho đầu vào đó.

5.3.6. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, thì phương pháp trên chưa “tính-đúng chi

phí”. Thí dụ như một doanh nghiệp có thừa năng lực sản xuất nhưng chưa khai thác hết nhân lực, do đó sản lượng có thể tăng thêm mà không làm phát sinh chi phí. Đối với kế toán, phần sản lượng tăng thêm sẽ được “hạch toán” thêm chi phí nhân công trực tiếp, “phân bổ” thêm một phần chi phí gián tiếp, và “tính-đủ” làm cho tăng chi phí đơn vị. Do đó để “tính-đúng” các chuyên gia kế toán còn xây dựng thêm phương pháp tính chi phí trực tiếp.

Phương pháp “tính chi phí tới hạn” thể hiện nhiều lợi thế, đặc bịêt khi tính toán với hàm thời gian. Thí dụ như một doanh nghiệp hiện đang cân nhắc hợp đồng

Page 12: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 12

cung cấp hợp kim thép trong thời hạn dài, hiện tại năng lực sản xuất đủ để thực hiện hợp đồng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi càng thực hiện hợp đồng thì càng có nhiều phát sinh, nhân lực phải bổ sung thêm làm chi phí nhân công trực tiếp thay đổi. Thêm vào đó, một lò luyện kim cũ phải được thay thế; nếu không có hợp đồng, lò luyện chưa đến nỗi phải thay, nhưng do thực hiện hợp đồng lò luyện phải bị thay sớm. Do đó chi phí gián tiếp thay đổi. Theo phương pháp kế toán thông thường, các phát sinh trên có thể được “tính-đủ” nhưng không chắc chắn là “tính-đúng”. Ngoài ra, phương pháp “tính chi phí trực tiếp” còn phát huy nhiều lợi thế trong việc quyết định “tự gia công hoặc thuê ngoài”. Thông thường khi đi đến quyết định trên, thì chỉ đơn giản so sánh giá của nhà cung cấp rẻ nhất với giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, nếu cao hơn thì tự gia công. Nhưng, nếu như để sản xuất ra sản phẩm A cần phải dùng đến thiết bị X, thiết bị này còn dùng để sản xuất sản phẩm B, lúc đó cần thiết phải tính lại chi phí thời cơ đó.

5.3.7. Trong phạm vi chủ đề này, không đi sâu nghiên cứu phương pháp khấu hao tài sản cố định và phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp, vì nó liên quan nhiều đến các kỹ năng của nhân viên kế toán.

5.3.8. Để phân tích động thái của chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong mối tương quan

với kinh doanh, vấn đề “ở sản lượng nào thì lợi nhuận đạt tối đa?” ít được đặt ra. Thông thường, hai vấn đề thường nêu lên là “nếu sản lượng tăng x đơn vị thì doanh nghiệp có tăng lợi nhuận được không?” và/hoặc “ở mức sản lượng nào thì doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận?”. Phương pháp để giải quyết vấn đề sau là phân tích điểm hoà vốn.

Để đơn giản, giả định là tổng doanh thu và tổng chi phí là hàm tuyến tính – giá và biến phí đơn vị không đổi. Định phí được xem là không đổi về lượng đối với tất cả mức sản lượng, biến phí thay đổi tỷ lệ với sản lượng, được thể hiện như trên Hình 5.6 dưới đây. Tại điểm hoà vốn (BEP) doanh thu đạt được do bán hàng hoá và các dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra vừa đủ để bù đắp các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, nói khác đi, tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh [Bình. N.X. & Hải, H.V. (2004)].

)(AVCQTFCTVCTFCPQ +=+= (5.4)

AVCPTFCQBEP −

= (5.5)

Trong đó: P: giá bán đơn vị Q: sản lượng sản xuất & tiêu thụ AVC: biến phí đơn vị TFC: tổng định phí

Page 13: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 13

0

50

100

150

200

250

300

350

Sản lượng hàng hoá sản xuất & tiêu thụ

Giá trị - $

TFC

TC

TR

QBEP

Hình 5.6

Trong thực tế, để sản xuất một sản phẩm nào đó thường có nhiều phương thức sản xuất, sự khác biệt giữa các phương thức này là mức độ đòn bẩy tác nghiệp. Sự khác biệt này có thể là do quy mô sản xuất lớn cần nhiều vốn đầu tư hoặc do một tỷ lệ nguyên vật liệu được mua ngoài thay vì chế tạo tại chổ. Nói khác đi là do định phí cao và biến phí thấp một cách tương đối. Một tiến trình sản xuất có mức độ đòn bẩy tác nghiệp thấp khi định phí thấp, biến phí cao, và điểm hoà vốn thấp. Ngược lại, tiến trình sản xuất có đòn bẩy tác nghiệp cao, điểm hoà vốn cao khi định phí cao, biến phí thấp. Một tiến trình sản xuất có mức đòn bẩy thấp có nhiều lợi thế hơn do mức lợi nhuận không quá nhậy cảm so với biến động trong kinh doanh.

Page 14: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 14 5.4. Doanh nghiệp và sự định giá sản phẩm trong thị trường cạnh tranh 5.4.1. Giá là mối quan tâm chính của kinh tế học, bởi vì trong nền kinh tế thị trường

biến động giá là tín hiệu để một tổ chức kinh tế lựa chọn phương thức khai thác nguồn lực “khan hiếm” của mình. Theo các chuyên gia kinh tế thì giá được hình thành theo động thái cung và cầu trên thị trường, trong khi đó thì các nhà quản lý cho là việc định giá là một tiến trình chủ quan của riêng doanh nghiệp với sự tác động của vài yếu tố khách quan.

Trong doanh nghiệp, bộ phận định giá phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt để đưa ra được bảng giá. Thường thì quy trình này có thể được thay đổi theo kế hoạch tiếp thị và là một thành phần trong chiến lược chung của doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh, việc định giá còn chịu ảnh hưởng bởi thế lực tương quan giữa người cung cấp và khách hàng12, thể hiện qua việc đàm phán hợp đồng mua bán. Bất kỳ thay đổi nhỏ trong việc định giá sản phẩm cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến mức lợi nhuận của việc kinh doanh sản phẩm đó. Một điều cần lưu ý là việc định giá có khác nhau giữa một sản phẩm tiêu dùng, có giá trị thấp nhưng tiêu thụ với số lượng lớn bởi các khách hàng cá nhân, và một sản phẩm phải tham gia đấu thầu cung cấp cho một khách hàng doanh nghiệp với giá chưa định trước được. Thí dụ như đấu thầu cung cấp động cơ chính cho tàu thuỷ chẳng hạn. Đối với loại thứ nhất, định giá thường dựa trên cơ sở xác định chi phí đơn vị, cộng thêm một vài phần trăm để xác định ra giá, sau đó chờ xem phản ứng thị trường và đối thủ cạnh tranh để xác định giá tiêu chuẩn. Đối với loại thứ hai, sản phẩm dự định đấu thầu có liên quan đến các sản phẩm khác mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nên việc định giá phải dựa vào các mối liên quan ấy.

5.4.2. Các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp cộng chi phí định giá, họ dự kiến tổng chi phí phải trang trải trong một khoản thời gian (thường là 01 năm), chia cho tổng sản lượng để có chi phí đơn vị sản lượng, và cộng thêm một vài phần trăm định trước để xác định giá.

Thí dụ, một doanh nghiệp dự kiến mức lợi nhuận trong năm tới là 10.000$ và tổng chi phí trong năm nay là 80.000$. Do đó họ phải cộng thêm 12.5% vào tổng chi phí, như thế họ phải kinh doanh sao cho đạt 90.000$ để thoả mãn các yêu cầu đề ra. Các nhà quản lý thường quan tâm đến tỷ lệ này, và gọi là “suất thu hồi”. Có thể thấy các lợi thế của phương pháp này như sau: Khi chi phí đã ổn định trong thời gian dài, việc duy trì giá ổn định cũng dễ

dàng và thuận lợi hơn. Khi chi phí đã được tính đủ vào sản lượng, thì việc kinh doanh bảo đãm

không gây ra lỗ, việc xét thưởng cho các bộ phận sản xuất kinh doanh cũng đơn giản hơn, và việc phân tích mức độ thực hiện theo kế hoạch đề ra cũng dễ dàng hơn.

Đơn giản và có thể kiểm soát được.

Page 15: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 15

Tuy nhiên nó cũng có các bất lợi như:

Giá mà khách hàng đồng ý thanh toán cho một sản phẩm, nhiều khi không có liên quan gì đến chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. Phương pháp này không phản ánh được độ co dãn về giá của nhu cầu.

Khi mà định phí TFC chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí TC, thì việc phân bổ định phí đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng. Do đó bất kỳ biến động kinh doanh nhỏ nào cũng có thể làm toàn bộ việc sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề.

Không tính toán đến “chi phí thời cơ”. Phụ thuộc nhiều vào phương pháp phân bổ “chi phí gián tiếp”.

5.4.3. Theo quan điểm kinh tế học truyền thống, giá được xác định theo phương pháp

tới hạn, giá bình quân được giả định là phù hợp với sự lựa chọn của khách hàng. Theo đó giá P1 được xác định theo sản lượng đạt lợi nhuận tối đa Q1 (khi mà MR=MC) tương ứng với giá trị trên đường cong doanh thu bình quân (AR), theo như Hình 5.7 dưới đây. Mặc dù vẫn còn những ý kiến khác nhau, nhưng phương pháp này thể hiện cách giải quyết cơ bản vấn đề định giá.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Sản lượng

Doanh thu - Chi phí

AR

ATC

MR

MCP1

Q1

Hình 5.7

Page 16: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 16

Đây chính là phương pháp “tính chi phí trực tiếp” trong kế toán. Tuy thuật ngữ có thể khác nhau giữa chuyên gia kinh tế và chuyên gia kế toán, nhưng khái niệm chung thì giống nhau. Nếu mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, thì bất kỳ biến đổi nào về giá làm tăng doanh thu thì được chấp nhận, và ngược lại làm tăng chi phí thì không được chấp nhận. Vấn đề chính ở đây vẫn là làm sao để ∆TR>∆TC? Một điều cần lưu ý là phương pháp này, so sánh với phương pháp “cộng chi phí định giá”, không làm giảm giá mà, đôi khi, còn làm tăng giá. Trong phạm vi chủ đề này, không đi sâu nghiên cứu bản chất biến động chi phí, và các ảnh hưởng của biến động giá đến doanh thu và chi phí.

5.4.4. Phương pháp tính chi phí trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp sau

(5.4.1) khi mà giá được xác định duy nhất cho một khách hàng biết trước. Trong trường hợp này, cũng cần phải phân biệt trong hai trường hợp: sản phẩm đã có mặt trên thị trường, và sản phẩm mới chưa được định giá.

5.4.4.1 Đối với sản phẩm hiện có, việc định giá dựa trên phản ứng của khách hàng đối

với việc thay đổi giá. Với khái niệm độ co dãn nhu cầu được áp dụng để tính giá liên tục. Doanh nghiệp lưu ý đến các chuyển dịch dọc theo đường cầu (AR) để tính toán và định giá tăng hoặc giảm, nhưng bảo đãm là ∆Π = ∆TR-∆TC.

5.4.4.2 Đối với sản phẩm mới, giả sử là độc lập với các sản phẩm khác của doanh nghiệp,

thì doanh thu tới hạn được xác định bằng giá. Chi phí tới hạn được cộng thêm vào tổng chi phí hình thành nên chi phí vô hình. Chi phí vô hình này phát sinh khi năng lực sản xuất có hạn, không đủ để chấp nhận thêm đơn hàng mới.

Trong trường hợp này, việc áp dụng phương thức tính giá một lần, nhằm xác định sao cho chi phí tới hạn thấp hơn doanh thu tới hạn. Tuy nhiên, không đơn giản như vậy mà cần phải cân nhắc thêm các vấn đề sau: Xác suất nhận thêm đơn hàng mới do quan hệ tốt với khách hàng và do

kinh nghiệm tích luỹ khi thực hiện đơn hàng hiện nay. Điều này được thể hiện với các hình thức như khách hàng giao đơn hàng không qua đấu thầu, khách hàng chấp nhận giá cao hơn, chi phí thực hiện thấp hơn do tích luỹ kinh nghiệm (đường cong kinh nghiệm), và chi phí thực hiện thấp hơn do tài sản cố định đã được hạch toán xong.

Tuy nhiên, doanh nghiệp khó có thể tiên liệu là giá bỏ thầu cao nhất là bao nhiêu mà vẫn có thể trúng thầu. Do đó phải lập bảng xác suất trúng thầu với giá tương ứng, để tính ra giá nên bỏ thầu là bao nhiêu. Tuy nhiên giá bỏ thầu thấp nhất phải mang lại lợi nhuận cho người tham gia đấu thầu.

Mặc dù có thể dự toán chi phí tới hạn tương đối chính xác, khi sử dụng các dữ liệu hiện tại, nhưng việc giao sản phẩm được thực hiện trong tương lai (trừ trường hợp hàng tồn kho). Thí dụ trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, cần phải vài năm để hoàn thành việc đóng mới một công trình thuỷ, và trong suốt thời gian nhiều phát sinh có thể xảy ra làm tăng giá đầu vào.

Page 17: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 17

Không một doanh nghiệp nào chắc chắn là mình có thể tiên liệu chi phí sẽ tăng bao nhiêu. Trong trường hợp đó, hợp đồng nên có thêm điều khoản đàm phán lại về giá phát sinh. Vấn đề là kinh nghiệm dự thầu cho phép tiên liệu được các phát sinh ấy.

Doanh nghiệp cũng không thể biết chắc là những đơn hàng mới nào phát sinh trong khi thực hiện đơn hàng đấu thầu (nếu nhưng trúng thầu). Nếu họ không thể mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng được tất cả đơn hàng thì họ phải cân nhắc chi phí vô hình của đơn hàng đó.

5.5. Biến động chi phí trong ngành công nghiệp tàu thuỷ 5.5.1. Các biến số trong các mô hình vừa được phân tích trên đây, có thể dùng để giải

thích mô hình chi phí đạt tối thiểu trong ngành công nghiệp tàu thuỷ. Cũng như các ngành công nghiệp khác, đường cong chi phí bình quân (ATC) có hình chữ U. Trong “ngắn hạn” đường ATC là kết quả của định phí bình quân AFC và biến phí bình quân AVC như trong Hình 5.2 ở trên. Ngoài ra còn có những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện. Khi sản lượng tăng cao, do AFC phân bổ cho nhiều sản phẩm hơn làm ATC sẽ giảm, chi phí quản lý sẽ tăng và năng suất lao động sẽ giảm, bởi vì nhiều nhân lực hơn phân bổ cho tài sản cố định. Kết quả là ATC sẽ giảm đến cực tiểu sau đó sẽ tăng lên trở lại.

Theo mô hình trên, ta không thấy yếu tố chi phí lao động13, ngoài ra sản lượng tối ưu xác định ATC tối thiểu - một khi sản lượng tối ưu đã chọn thì thời gian sản xuất cũng được xác định. Nói một cách khác, theo mô hình này lịch trình sản xuất không thể được điều chỉnh nếu như có biến động ở đầu ra. Thật ra, ngành công nghiệp tàu thuỷ có các đặc trưng như trình bày dưới đây.

5.5.2. Trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, các sản phẩm được chế tạo theo đơn hàng và theo yêu cầu riêng của người mua - chủ công trình, do đó các sản phẩm đầu ra có thể bị biến động vì nhiều lý do như dự toán sơ bộ ban đầu không chính xác, chủ công trình yêu cầu thay đổi kế hoạch hoặc đặc tính kỹ thuật, các công đoạn phải thi công lại do quy trình sản xuất hoặc do tay nghề nhân công hoặc do các điều kiện bất khả kháng khác.

Các trở ngại trên có ảnh hưởng không chỉ đến số lượng phát sinh công việc mà còn đến toàn bộ tính hiệu quả của hệ thống trang thiết bị và phân bổ chi phí sản xuất. Việc phát sinh công việc có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ của công trình và tiến độ chung của nhà máy. Một số công việc phát sinh có thể tiến hành cùng lúc với các công việc bình thường, sử dụng nhân lực và trang thiết bị dư thừa tại nhà máy, do đó năng suất có thể không bị ảnh hưởng. Nhưng chi phí ATC sẽ bị ảnh hưởng như trên Hình 5.8 dưới đây.

Page 18: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 18

0

10

20

30

40

50

60

Mức sản lương - Q

ATC $Mức sản lượng AMức sản lượng B

QAQB QC QD

Hình 5.8

Nhà máy đang thực hiện bình thường với mức sản lượng tối ưu QA, tương ứng với ATCA. Do yêu cầu thay đổi sản lượng, đường cong dịch chuyển về bên trái và lên trên, mức sản lượng tối ưu giảm xuống QB tương ứng với ATCB. Việc dịch chuyển đường cong ATC phụ thuộc nhiều yếu tố như yêu cầu thay đổi phát sinh ở giai đoạn thi công nào, thời gian chờ đợi để hoạch định và lập tiến độ, loại công việc có liên quan. Như vậy có thể thấy nhà quản lý có đến 04 lựa chọn. Thứ nhất là duy trì mức tối ưu QA ban đầu như thế thời gian thi công sẽ kéo dài thêm. Thứ hai là giảm xuống mức tối ưu QB mới như thế thời gian thi công sẽ kéo dài thêm. Thứ ba là giảm xuống QC, để không phải điều chỉnh nhân lực. Thứ tư là tăng lên QD, để không phải điều chỉnh tiến độ thi công nhưng phải điều chỉnh nhân lực. Việc thay đổi các mức sản lượng trên làm ảnh hưởng đến chi phí bình quân tương ứng.

5.5.3. Nhà máy trong ngành công nghiệp tàu thuỷ còn gặp trở ngại về số nhân lực có tay nghề, chuyên môn, sẵn sàng tăng ca khi tham gia dự án. Các tác động của nhân lực trên sản lượng và chi phí được thể hiện trên Hình 5.9.

0

10

20

30

40

50

60

Mức sản lương - Q

ATC $Mức sản lượng AMức sản lượng BMức sản lượng C

QAQB

Hình 5.9

Page 19: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 19

Nhà máy đang thực hiện bình thường với mức sản lượng tối ưu QA, tương ứng với ATCA. Do chất lượng nhân lực không giống như hoạch định làm cho chi phí tăng lên. Với mức chi phí bình quân là ATCC thì để duy trì tiến độ không đổi chi phí phải tăng lên, đây có thể xem là kết quả của việc tăng ca và làm thêm giờ để duy trì mức sản lượng QA không đổi. Mặc dù tăng ca và làm thêm giờ có thể gây ra áp lực lên người lao động, và mắc tiền nhưng đó là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Với mức chi phí bình quân là ATCB thì mức sản lượng tối ưu đã giảm xuống QB, chi phí bình quân tăng, nhưng để duy trì tiến độ thì phải tăng mức sản lượng lên trở lại QA, làm cho chi phí bình quân cao hơn mức tối ưu. Để giảm chi phí, có thể bằng cách giảm tiến độ thi công, điều này thường xảy ra khi thi công đã đến giai đoạn cuối và số nhân lực nhiều có thể làm ùn tắc việc thi công.

5.5.4. Một trường hợp thừơng xảy ra trong ngành công nghiệp tàu thuỷ là việc tiếp nhận nguyên vật liệu và tổng thành có thể trể hơn so với kế hoạch gây ra tình trạng “kẹt cổ chai” trong tiến trình sản xuất như Hình 5.10 dưới đây

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Mức sản lương - Q

ATC $Mức sản lượng AMức sản lượng C*Mức sản lượng B*

QAQBQC

Hình 5.10

Nhà máy đang thực hiện bình thường với mức sản lượng tối ưu QA, tương ứng với ATCA. Khi gặp trở ngại về vật tư, cách đơn giản nhất là tạm ngừng các công đoạn bị ảnh hưởng, điều chỉnh nhân lực. Việc làm này có thể hạn chế phải lập lại tiến độ và lãng phí nhân công, nhưng mức sản lượng sẽ giảm xuống còn QC. Chi phí bình quân sẽ tăng ngay lên khi mức sản lượng lớn hơn QC, nhưng không ảnh hưởng gì nếu sản lượng thấp hơn QC. Tuy nhiên vẫn còn có phương pháp hạn chế việc tăng chi phí bằng cách duy trì mức lãng phí nhân công trong phạm vị cho phép, duy trì sản lượng ở mức QB thay vì cắt xuống QC.

Page 20: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 20

5.6. Tình hình giá và chi phí của ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới. 5.6.1. Theo báo cáo của Uỷ Ban Châu Âu về tình hình công nghiệp tàu thuỷ thế giới

năm 2002 cho thấy giá đóng mới là một vấn đề không minh bạch nhất trong ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới. Không một chủ tàu hoặc nhà máy đóng tàu sẵn sàng cho việc báo cáo giá đóng mới. Nguyên nhân là do nhiều đơn hàng riêng lẻ có giá trị lớn và dựa vào mối quan hệ thân thiết giữa nhà máy và khách hàng. Trong khi nhà máy hy vọng hấp dẫn được một số khách hàng nào đó bằng giá cạnh tranh, chủ tàu không muốn công khai đơn hàng có nhiều ưu đãi có thể làm cho khách hàng thuê tàu của mình đòi hỏi những ưu đãi tương tự về điều kiện thuê tàu hoặc giá cước vận tải. Do đó thu thập được thông tin tin cậy được về giá là điều rất khó khăn.

Các thông tin về giá sau đây do Clarkson Research thu thập, mang ý nghĩa tham khảo là chính, vì mặc dù số liệu này được OECD sử dụng nhưng theo điều tra riêng của EC thì giá trên vẫn còn cao hơn so với thực tế điều tra.

Giá (triệu USD) Loại tàu 1999 2000 2001

VLCC 300.000 DWT 69.0 76.0 70.0 Suezmax 150.000 DWT 42.5 52.0 46.5 Aframax 110.000 DWT 33.0 41.0 36.0

Tanker

Panamax 68.000 DWT 31.0 35.5 32.0 Capesize 170.000 DWT 35.0 40.0 36.0 Panamax 75.000 DWT 22.0 22.0 20.5 Handymax 51.000 DWT 20.0 20.5 18.5

Bulker

Handysize 30.000 DWT 15.5 15.0 14.5 LNG carrier 138.000 m3 165.0 172.5 165.0 LPG carrier 78.000 m3 56.0 60.0 60.0 Container 400 TEU 8.5 10.0 8.9 Container 1.100 TEU 17.5 18.0 15.5 Container 3.500 TEU 38.0 41.5 36.0 Ro/Ro 1200-1300 lm 21.5 20.0 19.0 Ro/Ro 2300-2500 lm 32.5 33.0 31.0 Tweendecker 15.000 DWT 13.0 13.8 13.8

Các thông tin trên cho thấy xu hướng giảm giá đóng mới tàu. Xu hướng này xảy ra cho tất cả các loại tàu tiêu chuẩn và phản ánh sự đáp ứng tiêu cực trên thị trường. mặc dù chi phí tăng cao do lạm phát, do tăng lương, và do tăng giá nguyên vật liệu tính theo USD tại tất cả các khu vực đóng tàu chính trên thế giới.

Page 21: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 21 5.6.2. Các nhà máy đóng tàu Trung Quốc được xem là đi đầu về giá đối với các loại tàu

hàng thông thường (tweendecker) và tàu dầu với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp. Các nhà máy đóng tàu Nhật Bản, với các nhà máy chuyên dùng đóng tàu hàng loạt, gần đây trở nên cạnh tranh hơn với các tàu hàng rời nhờ giảm tỷ giá Yen/USD. Các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc được xem là đi đầu về giá trong hầu hết các loại tàu, do đó EC sử dụng các thông tin về giá tại Hàn Quốc để đánh giá chính sách của các nhà máy tại Hàn Quốc.

Thông tin về giá đóng mới được tập hợp và thể hiện ở Hình 5.11 dưới đây trình bày chỉ số giá so sánh với giá năm 1987 có chỉ số là 100. Các chỉ số này được lập trên cơ sở các thông tin công bố của các công ty môi giới và các nguồn đáng tin cậy khác, và nó thể hiện xu hướng giá trong thời gian dài 1987-2002.

80

100

120

140

160

180

200

Năm 1987-2002

Chỉ số giá đóng mới

(1987=100)

Hình 5.11

Nguồn: European Commission Chỉ số cho thấy sự giảm giá mạnh sau cuộc khủng hoảng Châu Á 1997-1998 và nổ lực tăng giá trở lại sau đó cho đến đợt bùng nổ về đơn hàng đóng mới trong năm 2000. Xu hướng tăng giá đó đã dừng lại ở cuối năm 2000, và sang năm 2001, xu hướng lại tiến triển theo chiều ngược lại cùng với việc sụt giảm đơn hàng. Nhưng phải ghi nhận là mức giá năm 2001 đã cao hơn 20% so với mức giá năm 1987, nhưng vẫn không bắt kịp tốc độ lạm phát.

5.6.3. Để điều tra về chi phí tại các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc, Uỷ Ban Châu Âu đã huy động các chuyên gia tư vấn nghiên cứu về cơ cấu chi phí, bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến việc trực tiếp sản xuất và quản lý chung nhà máy. Mô hình được xây dựng theo các yếu tố chi phí là các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, nhân công, sử dụng thiết bị, v.v.) và các chi phí gián tiếp (tài chánh cho đóng mới và mua sắm trang thiết bị, bảo hiểm, v.v.). Để định giá đóng mới thông thường cũng đã cho gộp vào 5% giành cho lợi nhuận. Việc nghiên cứu tiến hành

Page 22: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 22

với 32 đơn hàng đóng mới với các giả định về lạm phát. Đối với các đơn hàng nhận bây giờ nhưng giao hàng trong 2-3 năm tới, thì theo thông lệ sẽ tính chi phí trong tương lai tại thời điểm bàn giao tàu. Một điều cần lưu ý thêm là không có phương pháp khấu hao tài sản thống nhất tại Hàn Quốc, mỗi nhà máy áp dụng chu kỳ và phương pháp tính khấu hao khác nhau, do đó rất khó để phân bổ chi phí này cho từng dự án đóng mới.

Các nhà máy như Hyundai (HHI), Hanjin (HHIC) và Samsung (SHI), không được hưởng lợi từ chương trình giảm nợ quy mô lớn và hoạt động với trang thiết bị tương đối cũ cho thấy chi phí sản xuất cao hơn một chút so với các nhà máy được hưởng lợi từ chương trình giảm nợ. Các nhà máy như Daewoo (DSME) và Deadong, được hưởng lợi từ chương trình giảm nợ và hoạt động với trang thiết bị tương đối mới cho thấy chi phí sản xuất cao do phương pháp tính khấu hao. Kết quả tương tự tại các nhà máy chính khác như Hyundai Mipo và Samho. Điều kiện thanh toán cho từng dự án cũng được nghiên cứu, nếu khách hàng ứng trước nhiều thì nhà máy có cơ hội thu thêm lãi tài chánh, nếu khách hàng thanh toán sau nhiều thì nhà máy phải chịu thêm chi phí tài chánh. Thời hạn giao hàng cũng được xem xét nếu như trùng với việc khoanh nợ đáo hạn và đơn hàng được thế chấp để thực hiện. Kết quả điều tra 32 đơn hàng đóng mới tại Hàn Quốc được thể hiện trên bảng 5.2 sau. Thực tế cho thấy, các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc hưởng lợi từ việc đồng Won suy yếu mạnh so với USD trong đầu năm 2001, từ tỷ giá 1.130 Won/USD xuống còn 1.300 Won/USD, nhưng lợi về tỷ giá không đủ bù cho việc tiền lương đã tăng khoản 10% và lạm phát vẫn giữ ớ mức 8%. Samho cũng như công ty tiền nhiệm Halla, tiếp tục định giá thấp hơn chi phí sản xuất, thậm chí còn lỗ đến 40%. DSME trở thành nhà máy đóng tàu LNG hàng đầu trên thế giới, với chương trình giảm nợ của chính phủ, DSME có lợi thế điều hành nhà máy hiện đại và với việc nhận nhiều đơn hàng đóng mới trong năm 2001, họ còn có nhiều lợi thế về tài chánh. SHI vẫn còn gánh các nợ cũ và có năng suất thấp hơn các nhà máy khác, làm cho chi phí tăng cao. Ngoài ra SHI cũng không thu hút được các đơn hàng đa dạng như Daewoo và Hyundai, do đó chi phí đơn vị cũng cao hơn. HHI, sau khi thanh lý một phần tài sản và tái cấu trúc lại doanh nghiệp đã bắt đầu thu được lợi nhuận.

Page 23: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 23

Bảng 5.2 Nhà máy Loại tàu Chủ tàu Giá hợp

đồng (triệu USD)

Giá thông

thường (triệu USD)

Lỗ/Lời % giá thông

thường

Daedong 35.000 DWT tanker Seaarland 21.5 26.0 -17% Daedong Panamax bulker Sanama 18.5 26.1 -29% Daedong 46.000 DWT chem. Cogema 24.5 28.1 -13% Daedong 2.500 TEU EF Ship 30.0 31.4 -4% Daewoo VLCC Anangel 68.5 73.6 -7% Daewoo Ferry Moby 74.3 89.0 -17% Daewoo Panamax bulker Chandris 22.5 23.5 -4% Daewoo LNG carrier Bergesen 151.1 159.6 -5% Daewoo ULCC Majestic 85.0 94.0 -10% Halla Panamax bulker Diana 18.9 31.0 -39% Halla 3.500 TEU Detjen 38.0 52.8 -28% Halla Capesize bulker Cargocean 32.0 45.8 -30% Samho Aframax tanker Chartworld 33.5 41.3 -19% HHI 6.800 TEU P&O 73.5 81.0 -9% HHI 5.600 TEU K Line 54.3 59.3 -8% HHI LNG carrier Bonny Gas 165.0 182.5 -10% HHI 5.500 TEU Yang Ming 56.0 64.6 -13% HHI Ferry Stena 70.0 88.4 -21% HHI Suezmax tanker Jebsen 43.0 51.5 -17% HHI 7.200 TEU Hapag-Lloyd 72.0 81.0 -11% HHI Suezmax tanker Athenian Sea 43.0 50.8 -7% Hyundai Mipo Cable layer Ozone 37.3 46.8 -20% Hyundai Mipo Chemical tanker Bottiglieri 24.5 27.3 -10% HHIC 6.250 TEU Conti 62.0 66.0 -6% HHIC 5.608 TEU Conti 58.0 62.3 -7% HHIC 1.200 TEU Rickmers 19.5 21.2 -8% Il Heung 3.700 DWT chem Naviera Quimica 10.5 13.0 -19% Samsung 5.500 TEU Nordcapital 55.0 71.8 -23% Samsung 3.400 TEU CP Offen 36.0 59.9 -40% Samsung Ferry Minoan 69.5 95.6 -27% Samsung 7.400 TEU OOCL 79.7 94.1 -15% Shina Product tanker Fratelli D’Amato 21.7 24.1 -10%

Nguồn: European Commission

5.6.4. Thị trường công nghiệp tàu thuỷ vẫn đối diện các khó khăn rất nghiêm trọng, do

cung - cầu không cân đối. Việc mở rộng các nhà máy, bắt đầu tại Hàn Quốc và đang lan sang Trung Quốc, đã tạo ra áp lực về giá đặc biệt là sau khủng hoảng tài chánh tại Châu Á 1997-1998. Mặc dù đã có một số nhà máy đóng tàu bị phá sản như năng lực sản xuất vẫn không giảm tại Hàn Quốc. Việc bùng nổ đơn hàng trong năm 2000, đã làm giúp phục hồi một phần mặt bằng giá, nhưng sự sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2001 sau đó đã dẫn đến sự sụt giảm mới về giá.

Page 24: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 24 5.7. Các vấn đề cần bàn thêm 5.7.1. Với hàm số sản xuất như bảng 5.A dưới đây, điền vào chổ trống trên bảng 5.B các

thông số sản lượng tương ứng với nhân lực như tổng sản lượng, sản lượng bình quân, sản lượng tới hạn. a) Vẽ đồ thị thể hiện các mối quan hệ trên như hình 5.6. b) Lập lại các yêu cầu trên với điều kiện 04 đơn vị tài lực. c) Trình bày những điểm khác nhau và giải thích vì sau.

Bảng 5.A Tài lực (K) Nhân lực (L) 1 2 3 4 5 6

6 10 24 31 36 40 395 12 28 36 40 42 404 12 28 36 40 40 363 10 23 33 36 36 332 7 18 28 30 30 281 3 8 12 14 14 12

Bảng 5.B Nhân lực TP MP AP

0 0 - - 1 3 3 3 2 8 5 4 3 12 4 4 14 5 2.8 6 -2 2

5.7.2. Xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền CDS dự định tổ chức làm thêm giờ và tuyển dụng

thêm lao động thời vụ. Bộ phận kế hoạch dự kiến sản lượng mà số nhân viên thời vụ đó có thể tạo ra như trên bảng 5.C a) Nếu giá tiêu thụ sản phẩm là 10$ và giá ngày công thời vụ là 40$, thì CDS sẽ

tuyển bao nhiêu thêm bao nhiêu lao động thời vụ? b) Tính toán thông số tương ứng với nhân lực như doanh thu tới hạn, nhân lực

cần thiết và so sánh với kết quả câu hỏi a ở trên? Bảng 5.C

Số lao động thời vụ 0 1 2 3 4 5 6 Sản lượng 0 12 22 30 36 40 42

5.7.3. Giả sử sản lượng tới hạn của nhân công hiện có tại CDS là 40 đơn vị sản phẩm

một ngày và đơn giá ngày công là 20$, trong khi đó sản lượng tới hạn của thiết bị là 120 đơn vị sản phẩm một ngày và chi phí sử dụng thiết bị là 30$/ngày. a) Tại sao CDS không tối đa hoá sản lượng hoặc duy trì chi phí ở mức tối thiểu? b) Bằng cách nào để thực hiện được hai điều trên?

Page 25: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 25 5.7.4. Một chuyên viên cao cấp đang làm việc và nhận lương của CDS là 60.000$/năm,

có dự định xin nghỉ để ra lập công ty riêng. Ông ta dự kiến là tiền thuê văn phòng 10.000$/năm, thuê các nhân viên giúp việc là 20.000$/năm, mua sắm trang thiết bị 15.000$/năm và mua văn phòng phẩm cùng các chi phí hoạt động khác 5.000$/năm. Ông ta cũng dự kiến doanh thu đạt được 100.000$/năm. Nhưng vẫn còn do dự tiếp tục việc làm hiện nay hoặc ra mở công ty riêng. a) Tính chi phí hữu hình của công ty riêng? b) Tính chi phí kế toán? chi phí vô hình? chi phí kinh tế? c) Ông ta có nên xin nghỉ để thành lập công ty riêng?

5.7.5. Hai doanh nghiệp trong cùng ngành công nhiệp bán sản phẩm của họ với đơn giá

là 10$, nhưng CDS có TFC=100$ và AVC=6$, trong khi doanh nghiệp ABC có TFC=300$ và AVC=3.33$. a) Xác định sản lượng hoà vốn của mỗi doanh nghiệp? doanh nghiệp nào có sản

lượng hoà vốn lớn hơn? Vì sao? b) Tính toán mức độ đòn bẩy tác nghiệp khi Q=60 và Q=70 đối với mỗi doanh

nghiệp? doanh nghiệp nào có mức độ đòn bẩy cao hơn? Vì sao? c) Tương ứng với Q=60 và Q=70, mức độ đòn bẩy nào cao hơn? Vì sao?

5.7.6. Sắp xếp thứ tự các giai đoạn chuyển biến phát sinh do yêu cầu điều chỉnh đầu ra

là tăng sản lượng trong dài hạn a) Huấn luyện thêm cho quản đốc phân xưởng, mua thêm thiết bị mới, tăng tốc

độ gia công của thiết bị, khai thác thiết bị hiện có. b) Xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêm thiết bị, tuyển dụng thêm quản đốc

xưởng, phát triển phương pháp sản xuất mới, mua thêm nguyên vật liệu. c) Kết hợp a và b ở trên.

5.7.7. CDS cân nhắc một hợp đồng đóng tàu hàng nhỏ. Nhà quản lý biết rằng năng lực

sản xuất và phần lớn trang thiết bị của nhà máy đủ để thực hiện hợp đồng. Bộ phận nhân sự cho biết cần phải tuyển dụng thêm một số lao động thời vụ, tuy nhiên nhân lực hiện có có thể thực hiện được hợp đồng. Bộ phận kế hoạch cho biết chi phí phát sinh chủ yếu là do vật tư dùng để sản xuất ra con tàu, do nhân lực tuyển dụng thêm và do bổ sung thêm trang thiết bị. Bộ phận kế toán cho biết, chi phí trang thiết bị mua sắm trước đây và tiền lương của nhân viên hiện có được xem như cố định trong hợp đồng này. Họ cũng cho biết rằng nhà xưởng đã từng được sửa chữa lớn trước đây. a) Nhà quản lý có cần quan tâm đến các chi phí mà Bộ phận kế toán đã báo cáo

không? chi phí nào cần quan tâm? chi phí nào không cần quan tâm? tại sao? b) Nhà quản lý nên quan tâm đến các loại chi phí nào trong khi tính toán lợi

nhuận dự kiến thu được từ việc thực hiện hợp đồng? c) Với mức chi phí như thế nào thì nên nhận hợp đồng? hoặc từ chối hợp đồng?

5.7.8. CDS nhận một hợp đồng A, dự kiến mang lại lợi nhuận 25.000$, cùng lúc cân

nhắc thêm 2 hợp đồng B & C, có cùng mức chi phí nhưng lợi nhuận dự kiến là

Page 26: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 26

15.000$ và 20.000$. Năng lực sản xuất của CDS chỉ cho phép thực hiện cùng lúc 02 trong số các hợp đồng nói trên mà thôi. a) CDS sẽ chọn thực hiện hợp đồng nào? tại sao b) Chi phí thời cơ là bao nhiêu?

5.7.9. Để thực hiện được hợp đồng nói trên, CDS cần phải bố trí lại nhân lực. Hiện có

04 phân xưởng sản xuất các công đoạn khác nhau tương ứng với I,II,III, và IV. Mỗi phân xưởng có nhân lực tay nghề chuyên môn bằng nhau, đều có thể thực hiện cả 04 công đoạn trên, số lượng nhân lực tại mỗi phân xưởng được cố định theo yêu cầu sản xuất theo lô. Tiền lương được trả theo phương pháp khoán và căn cứ vào tổng sản lượng toàn thể CDS. Nay do yêu cầu tăng sản lượng II, Bộ phận kế hoạch đề nghị phải điều nhân lực từ IV sang. Quản đốc phân xưởng IV phản đối. a) Tại sao quản đốc phân xưởng IV phản đối? b) Làm sao để thuyết phục quản đốc phân xưởng IV chấp thuận? c) Vẽ đồ thị thể hiện quan hệ nhân lực tới hạn và giá trị tới hạn để giải thích?

Page 27: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 27 Trích dẫn - Tham khảo Bình, N.X và Hải, H.V. (2004) “Giáo trình Kinh tế và Quản trị Doanh nghiệp”, NXB

Giáo dục. Thu Hằng, N.T & Hùng, Đ.V. (2005) “Hệ thống Sản xuất”, NXB Đại Học Quốc Gia

Tp. Hồ Chí Minh. Silem A. (1999) “Bách Khoa Toàn Thư về Kinh tế học và Khoa học Quản lý”, NXB Lao

động xã hội. Mansfield, E. (1968) “The Economics of Technological Change”, Longman London. Liên Diệp, N.T. & Nam, P.V. (1997) “Chiến lược & Chính sách Kinh doanh”, NXB

Thống Kê. Phong, H.T. (2003) “Quản lý Sản xuất”, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Phụ, P. (1991) “Kinh tế Kỹ thuật Phân tích và lựa chọn Dự án đầu tư”, Trường ĐH

Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh. Pickering, J.F. (1974) “Industrial Concentration and Market Conduct”, Martin

Robertson, London. Porter, M.E. (1998) “Competitive Strategy: Techniques for Analysing Industries and

Competitors”, Free Press New York. Storch, R.L, Hammon C.P, Bunch H.M, và Moore, R.C. (1988) “Ship Production”,

2nd E., Cornell Maritime Press. Thanh Phương, Đ.T. (1994) “Quản trị Sản xuất & Dịch vụ”, NXB Thống Kê

Page 28: QUẢN LÝ & TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶvtcang/course/SPMan-205/SPMan-23_Shipbuilding_cost.pdf · toán chi phí trong “kế toán ... nghiệp, mô hình hệ

VAD Dự tóan và Hợp đồng SPMan-23 / 28 Chú thích 1 Theo Luật Kế Toán Việt Nam, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chánh dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (tham khảo thêm Luật số 03/2003/QH11 của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 3). 2 Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán. 3 Chi phí đơn vị là tổng chi phí giành để sản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra. Khái niệm “đơn vị” ở đây là lượng nhỏ nhất của sản phẩm đầu ra mà nó có giá trị đáng để đo lường, thí dụ như tấn hàng hoá, km vận chuyển hàng hoá,.. nó phụ thuộc vào bản chất sản phẩm đầu ra. 4 Đường cong sản phẩm bằng nhau thể hiện sự kết hợp 02 đầu vào khác nhau, với tỷ lệ khác nhau nhưng vẫn tạo ra cùng một kết quả đầu ra. Tương ứng với các mức sản lượng khác nhau sẽ có các đường cong sản phẩm bằng nhau khác nhau. 5 Đường chi phí bằng nhau thể hiện sự kết hợp 02 đầu vào khác nhau, với tỷ lệ khác nhau và chi phí đơn vị khác nhau nhưng vẫn tạo ra tổng chi phí bằng nhau. 6 Quy luật lợi suất giảm dần, là thuật ngữ kinh tế kỹ thuật, đề cập đến việc tăng số lượng đầu vào sẽ tăng số lượng đầu ra, nhưng trong trường hợp có một loại đầu vào cố định thì việc tăng nhiều số lượng đầu vào còn lại sẽ làm tăng ít số lượng đầu ra bổ sung. 7 Đường cong kinh nghiêm thể hiện mối quan hệ giữa tổng sản lượng đầu ra tích luỹ và chi phí bình quân. Sau một thời gian đầu tích luỹ sản lượng, chi phí bình quan6n giảm nhanh và dần dần chậm lại. 8 Tham chiếu thêm trong bài 4. Cạnh tranh và Năng suất trong CN tàu thuỷ. 9 Tham chiếu thêm trong bài 3. Quan hệ Cung Cầu trong Thị trường CN tàu thuỷ. 10 Tham chiếu thêm trong Chuẩn mực số 01, ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31-12-2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chánh Việt Nam. 11 Theo Luật Kế toán Việt Nam, kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chánh. 12 Tham chiếu thêm trong bài 4. Cạnh tranh và Năng suất trong CN tàu thuỷ 13 Trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, nhân lực không đồng nhất, và năng suất theo đơn vị thời gian của người lao động phụ thuộc vào các yếu tố như số công trình thực hiện đồng thời hoặc tuần tự, số lao động tham gia, tỷ suất thay đổi số lao động theo thời gian, thời gian làm việc trong ngày, và mức độ tay nghề của người lao động. Các biến động về nhân lực có ảnh hưởng không chỉ đến năng suất mà còn đến chi phí sản xuất