quẢn trỊ cÔng ty luẬt theo phÁp luẬt viỆt nam · chế độ trách nhiệm đối...

165
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN BỐN QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2019

Upload: others

Post on 15-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN BỐN

QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2019

Page 2: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN BỐN

QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 9.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hồng Hạnh

Hà Nội - 2019

Page 3: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu trong Luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những

kết luận khoa học của Luận án được kết luận là của riêng mình trên cơ sở có

sự kế thừa và phát triển của những công trình đã nghiên cứu, nhằm đưa ra

những luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó có những giải pháp phù hợp để

hoàn thiện quản trị công ty luật.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Bốn

Page 4: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị công ty luật ............................. 11

1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị công ty, quản trị

công ty luật ........................................................................................................... 24

1.3. Một số câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và lý thuyết nghiên

cứu về quản trị công ty luật .................................................................................. 27

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

LUẬT VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT......................... 32

2.1. Những vấn đề lý luận về quản trị công ty luật .............................................. 32

2.2. Pháp luật về quản trị công ty luật .................................................................. 64

2.3. Nền tảng quản trị công ty luật trong pháp luật và thực tiễn ở một số quốc

gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam ...................................... 71

Chương 3: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT VÀ THỰC

TIỄN QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM ..................................... 86

3.1. Thực trạng pháp luật về quản trị công ty luật ở Việt Nam ........................... 86

3.2. Điều lệ, quy chế của công ty luật, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam,

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam trong quản trị công ty

luật ...................................................................................................................... 103

3.3. Thực tiễn thi hành quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam .................... 108

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM ........................................ 125

4.1. Quan điểm về hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật .......................... 125

4.2. Những giải pháp hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật ở Việt Nam .. 133

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ................... 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 150

Page 5: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP : Cổ phần

HD : Hợp danh

HĐTV : Hội đồng thành viên

Nxb : Nhà xuất bản

QTCT : Quản trị công ty

TGĐ : Tổng Giám đốc

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Page 6: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi bộ máy nhà nước, trong

đó có các cơ quan tư pháp phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quá trình

đổi mới đó. Chính vì vậy, cải cách tư pháp cùng với cải cách hành chính được

coi là những nền tảng quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan

trọng nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là đổi

mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan và tổ chức bổ trợ tư pháp, trong đó

đổi mới tổ chức, hoạt động luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư là một

trong những vấn đề trung tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nghị quyết số

49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ:

Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất

chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để

luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ

chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để

phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các

tổ chức luật sư đối với thành viên của mình [35, tr.6].

Tổ chức, hoạt động luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư trong thời

gian qua đã đáp ứng kịp thời một phần nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao

của cá nhân, tổ chức, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cực cho công

cuộc cải cách tư pháp, từng bước tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin

cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội

nhập quốc tế.

Hoạt động luật sư được kỳ vọng rất nhiều trong giai đoạn phát triển

hiện nay. Tuy nhiên, kỳ vọng này có được hiện thực hóa hay không phụ thuộc

Page 7: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

2

rất nhiều vào hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, nhất là công ty luật

và việc quản trị các tổ chức này. Các tổ chức hành nghề luật sư, nhất là các

công ty luật được thành lập khá nhiều về số lượng. Tuy nhiên, cần phải nhận

thấy rằng đa số các tổ chức hành nghề luật nói chung và công ty luật nói riêng

đang thiếu tính chuyên nghiệp và có quy mô nhỏ. Việc quản trị, điều hành

công ty theo các mô hình hướng tới minh bạch và hiệu quả chưa được chú

trọng và vì thế thiếu khả năng cạnh tranh, nhất là cạnh tranh quốc tế. Rất dễ

nhận thấy những hạn chế của quản trị công ty luật ở Việt Nam. Chúng bắt

nguồn trước tiên từ nhận thức của những chủ sở hữu công ty luật về vai trò

của quản trị và quản trị tốt. Các công ty luật cũng giống như các doanh nghiệp

thương mại khác, nhiều tổ chức khác ở Việt Nam đều hầu như chưa chú trọng

đến vai trò của quản trị. Mặt khác, những nền tảng lý luận về quản trị doanh

nghiệp còn rất thiếu đặt trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam là xây dựng

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, pháp luật

về quản trị công ty luật cũng khó được coi là đầy đủ và hoàn chỉnh. Chính vì

thế, câu hỏi quản trị công ty luật như thế nào cho phù hợp bản chất của công

ty luật trong bối cảnh phát triển của đất nước vẫn chưa có câu trả lời thỏa

đáng. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), Luật Doanh

nghiệp năm 2014 và một số văn bản pháp luật khác có quy định chung về

quản trị doanh nghiệp. Các quy định này chỉ có thể tạo ra cơ sở pháp lý cho

việc tổ chức, hoạt động của công ty luật chứ chưa thể đáp ứng yêu cầu quản

trị phù hợp với bản chất và tính chất hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch

vụ pháp lý. Quản trị công ty luật có những nguyên tắc và những yêu cầu đặc

thù. Công ty luật không phải là một thực thể thương mại thuần túy. Tổ chức

công việc, quan hệ giữa luật sư trong công ty luật khác nhiều với quan hệ giữa

người quản lý, nhân viên và người lao động trong các doanh nghiệp thương

mại thuần túy. Đặc biệt, việc phân chia lợi ích có được từ hoạt động của công

ty luật cũng khác. Hoạt động của luật sư liên quan tới một giá trị xã hội vô

Page 8: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

3

cùng quan trọng nhưng không thể thương mại hóa - đó là công lý. Hơn nữa,

quản trị công ty luật gắn với rất nhiều bản năng gốc chi phối rất mạnh đến

hành vi của luật sư. Làm thế nào để quản trị được các bản năng gốc này, duy

trì hoạt động của luật sư thông qua việc kết hợp hài hòa các quan hệ giữa luật

sư với công ty luật mà họ là thành viên, giữa luật sư với thân chủ là câu hỏi

mà khoa học pháp lý Việt Nam cần giải đáp.

Xuất phát từ những phân tích trên, việc nghiên cứu vấn đề "Quản trị

công ty luật theo pháp luật Việt Nam" là cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý

luận và thực tiễn. Công trình nghiên cứu dưới hình thức Luận án tiến sỹ luật

học này sẽ bổ sung cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện quản trị

công ty luật trong khuôn khổ thể chế hiện hành của đất nước, thúc đẩy việc

hiện thực hóa yêu cầu quản trị tốt trong thiết chế hành nghề luật sư.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Mục đích nghiên cứu là tạo ra một công trình nghiên cứu tương đối

hoàn chỉnh, đáp ứng các đòi hỏi của Luận án tiến sỹ luật học về quản trị công

ty luật trong bối cảnh Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về

quản trị công ty luật, pháp luật về quản trị công ty luật, thực trạng pháp luật

Việt Nam về quản trị công ty luật, Luận án đề xuất những định hướng và giải

pháp cụ thể hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật, từ đó thúc đẩy sự phát

triển dịch vụ pháp lý về lượng và chất, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con

người trong giai đoạn phát triển tới đây của đất nước.

2.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục đích nêu trên, Luận án thực hiện các nhiệm vụ

chủ yếu sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản trị công ty luật như: quan

điểm về quản trị công ty luật, đặc điểm của quản trị công ty luật so với quản

trị doanh nghiệp thông thường, các nguyên tắc quản trị công ty luật, nội hàm

Page 9: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

4

của quản trị công ty luật. Việc nghiên cứu lý luận cũng hướng tới việc phân

tích các quan điểm khoa học của các học giả, tổ chức nghiên cứu trên thế giới

về quản trị công ty luật từ đó xác định một hàm ý lý luận cho Việt Nam.

- Nghiên cứu lý luận pháp luật về quản trị công ty luật; nghiên cứu

thực trạng các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam điều chỉnh trực tiếp

quản trị công ty luật nói riêng để từ đó đánh giá mức độ phù hợp với yêu cầu

quản trị tốt trong các công ty luật. Quản trị công ty luật còn chịu sự điều chỉnh

của các Điều lệ, quy chế của công ty luật nên Luận án cũng sẽ nghiên cứu

nguồn “luật” nội bộ này của quản trị công ty. Luận án nhận diện và phân tích

những hạn chế, bất cập trong các nguồn luật điều chỉnh hoạt động quản trị

công ty luật cũng như những nguyên nhân của chúng.

- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề

xuất một số quan điểm, phương hướng và các giải pháp đổi mới và hoàn thiện

thể chế quản trị công ty luật trong điều kiện nhà nước pháp quyền và nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án có đối tượng nghiên cứu là:

(i) Các quan điểm, học thuyết pháp lý, học thuyết kinh tế về quản trị

công ty và việc áp dụng các quan điểm đó với quản trị công ty luật; vai trò của

quản trị công ty luật đối với việc thúc đẩy phát triển dịch vụ pháp lý đáp ứng yêu

cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; bản chất, nội dung, các nguyên

tắc quản trị công ty luật nhìn từ nhiều phương diện, đặc biệt là phương diện pháp

lý, sự tương đồng và khác biệt giữa quản trị công ty luật và quản trị công ty cổ

phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong các lĩnh vực khác;

(ii) Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị công ty luật trong bối cảnh ở

Việt Nam trong đó có xu hướng phát triển và kinh nghiệm của một số quốc

gia trong việc xây dựng nền tảng pháp lý cho quản trị công ty luật;

Page 10: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

5

(iii) Thực trạng pháp luật Việt Nam quy định các nền tảng cơ bản của

quản trị công ty luật và thực tiễn thi hành các quy định này trong cơ cấu tổ

chức, hoạt động của các công ty luật; thực trạng các thiết chế phi chính thức

gồm Điều lệ, quy chế của các công ty luật và Hiệp hội luật sư là Liên đoàn

luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư ở mỗi địa phương.

(iv) Những giải pháp hoàn thiện thể chế quản trị công ty luật trong bối

cảnh của Việt Nam, đặc biệt là yêu cầu bảo vệ quyền con người, yêu cầu cải

cách tư pháp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn về dung lượng, với những nội dung nghiên cứu như đã

nêu ở tiểu mục 3.1, Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những khía cạnh sau:

Về lý luận, Luận án nghiên cứu các quan điểm về quản trị công ty, quản trị

công ty luật, mô hình quản trị công ty hiện có trên thế giới, tập trung vào những

quốc gia mà lý luận, pháp luật về quản trị công ty, quản trị công ty luật phát triển.

Về thực tiễn, Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị công ty luật

ở Việt Nam để tìm hiểu những hạn chế và bất cập so với hệ thống pháp luật Việt

Nam hiện hành. Pháp luật hiện hành của Việt Nam về doanh nghiệp, về hành nghề

luật sư là nội dung chính của nghiên cứu thực trạng pháp luật. Bên cạnh đó, luận

án nghiên cứu pháp luật của Pháp, Anh, Hoa Kỳ và Trung Quốc với mục đích so

sánh. Việc chọn Hoa Kỳ và Anh bởi vì quản trị công ty luật trong hai quốc gia

này, dù có một vài điểm khác song về cơ bản là theo mô hình dựa trên lý thuyết vì

lợi ích cổ đông (Shareholder Theory). Việc chọn pháp luật và thực tiễn của Cộng

hòa Pháp là do quản trị công ty ở quốc gia này theo mô hình dựa trên lý thuyết vì

lợi ích những bên liên quan (Stakeholder Theory). Hơn nữa, pháp luật thương mại

Pháp có ảnh hưởng nhất định đối với tư duy quản trị doanh nghiệp và pháp luật về

doanh nghiệp của Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia chuyển đổi từ kinh tế kế

hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường với hệ thống tư pháp, dịch vụ pháp lý

được nhà nước hóa như Việt Nam những năm trước đây và giờ cũng đang trong

Page 11: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

6

quá trình xã hội hóa. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quản trị công ty

luật (nếu có) sẽ có khá nhiều hàm ý đối với Việt Nam.

Về phạm vi thời gian, Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về quản

trị công ty luật và pháp luật về quản trị công ty luật kể từ thời điểm 2005, khi

Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 và sau đó là Luật Luật sư

năm 2006 cùng với nhiều bổ sung, thay đổi theo thời gian.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án

4.1. Phương pháp luận

Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, Luận án sử

dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tức là hệ các

phương pháp nghiên cứu mà phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử áp

dụng để giải thích các sự vật và hiện tượng. Luận án sử dụng các quan điểm,

tư tưởng của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam là phương pháp

luận nghiên cứu cả đối với các vấn đề mà luận án nghiên cứu như công ty

luật, quản trị công ty luật. Đây là phương pháp luận chủ đạo, xuyên suốt toàn

bộ quá trình nghiên cứu của Luận án, đưa ra những nhận định, kết luận khoa

học bảo đảm tính khách quan, chân thực.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong số những phương pháp nghiên cứu trong phương pháp luận nêu

trên, Luận án sử dụng các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cụ thể khác

nhau. Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành (kinh tế, chính

trị, lịch sử, luật học) nhằm đảm bảo cho các vấn đề nghiên cứu trong Luận án

được nhìn từ nhiều góc độ, nhiều lát cắt khác nhau. Luận án sử dụng phương

pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá; phương pháp lịch sử; phương pháp

luật học so sánh; phương pháp xã hội học pháp luật, phương pháp tiên liệu, dự

báo để xử lý độc lập hoặc phối hợp các vấn đề nghiên cứu được đặt ra từ đề tài

Luận án trong suốt quá trình nghiên cứu của toàn bộ nội dung Luận án. Tùy

thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong Luận án, tác giả

Luận án vận dụng, chú trọng các phương pháp khác nhau cho phù hợp. Cụ thể:

Page 12: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

7

- Chương 1, Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân

tích, đánh giá tình hình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu ở nước

ngoài và trong nước về quản trị công ty, quản trị công ty luật. Trên cơ sở việc

phân tích các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến quản trị công

ty nói chung, quản trị công ty luật nói riêng, Luận án xác định những nội dung

cần tiếp tục được làm rõ trong Luận án.

- Chương 2, Luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về

quản trị công ty luật; về vai trò của pháp luật trong việc tạo dựng nền tảng

pháp lý cho việc quản trị công ty luật, những nguyên tắc cơ bản và quy định

pháp lý điều chỉnh quản trị công ty luật. Để nghiên cứu các vấn đề này, tác

giả Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử; phương pháp tổng hợp và

phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận

liên ngành (kinh tế, chính trị, lịch sử, luật học); phương pháp luật học so sánh;

phương pháp xã hội học pháp luật.

- Chương 3, Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân

tích; phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê và phương pháp luật học so

sánh để làm rõ thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về quản trị công

ty luật ở Việt Nam, đưa ra những đánh giá, nhận xét cơ bản về các quy định

và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty luật.

- Chương 4, Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát và

phương pháp tiên liệu, dự báo để đề xuất một số quan điểm và giải pháp cụ

thể cho việc hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay.

5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án

Kết quả nghiên cứu của Luận án có những đóng góp chủ yếu sau đây:

Một là, đã bổ sung cho khoa học pháp lý những phân tích, đánh giá về

các công trình khoa học trong nước và ngoài nước liên quan đến quản trị công

ty nói chung và công ty luật nói riêng. Những phân tích và đánh giá này

Page 13: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

8

không chỉ giúp tác giả Luận án xác định được các vấn đề cần nghiên cứu mà

còn giúp cho những nghiên cứu sau này có được bức tranh đầy đủ hơn về

quản trị công ty luật theo pháp luật, một cách nhìn thực chất hơn về quản trị

công ty đặt trong bối cảnh nguyên tắc quản trị tốt (good Governance) đang là

nguyên tắc chủ đạo trong quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp ngày nay

trên thế giới.

Hai là, những vấn đề lý luận về quản trị, quản trị công ty, nguyên tắc

quản trị công ty, hình thức, vai trò và nội hàm của quản trị công ty luật tạo ra

những giá trị gia tăng mới nhờ những phân tích sâu, đa chiều và những luận

cứ và phát hiện mới về quản trị công ty luật trong bối cảnh Việt Nam.

Ba là, Luận án đã tạo ra được những so sánh về quản trị công ty luật

với các công ty khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Những điểm tương

đồng và tính đặc thù trong quản trị công ty luật và quản trị công ty trong một

số lĩnh vực là những giá trị khoa học mới mà Luận án tạo ra được để góp

phần hoàn thiện lý thuyết về quản trị công ty ở Việt Nam. Luận án chứa đựng

một số thông tin và đánh giá về pháp luật của một số quốc gia trong việc điều

chỉnh quản trị công ty luật và một số hàm ý đối với Việt Nam. Đóng góp này

không chỉ có ý nghĩa nhất định đối với việc cân nhắc và lựa chọn mô hình

quản trị công ty luật, tạo dựng nền tảng pháp lý phù hợp cho quản trị công ty

luật trong bối cảnh ở Việt Nam mà còn góp phần cung cấp thêm thông tin cho

luật học so sánh về pháp luật quản trị doanh nghiệp.

Bốn là, Luận án đã có những đánh giá tương đối đầy đủ, hệ thống về

thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị công ty luật; thực tiễn thi hành,

những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập của việc quản trị công ty luật;

nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này. Những kết quả này có giá trị

tham khảo đối với các cơ quan xây dựng pháp luật khi hoàn thiện các quy

định pháp luật hướng tới quản trị tốt trong các doanh nghiệp nói chung và

trong các công ty luật nói riêng.

Page 14: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

9

Năm là, Luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cụ thể cho việc

đổi mới, hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật ở nước ta hướng tới sự

phát triển hoạt động hành nghề luật sư theo mục tiêu của quá trình xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

Trong bối cảnh lý thuyết về quản trị công ty nói chung, công ty luật nói

riêng đang còn chưa định hình rõ ràng, phù hợp với bối cảnh Việt Nam thì

những đóng góp nêu trên của Luận án là rất có ý nghĩa. Luận án đã làm phong

phú thêm số lượng các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị công

ty ở Việt Nam, đóng góp những quan điểm lý luận riêng về quản trị công ty,

quản trị công ty luật, cung cấp những quan điểm, học thuyết quốc tế, nước

ngoài về quản trị công ty, quản trị công ty luật. Đặc biệt, Luận án đã có những

đề xuất về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật hiện hành

nhằm thúc đẩy quản trị công ty luật theo hướng dân chủ, hiệu quả, đáp ứng yêu

cầu phát triển dịch vụ luật sư trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về quản trị công ty luật,

Luận án có giá trị tham khảo đối với các công ty luật, các doanh nghiệp trong

quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hiện đại hóa nền quản trị vi mô của

doanh nghiệp mình.

Luận án là tài liệu chuyên khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng

dạy luật, quản trị vi mô trong các Trung tâm đào tạo luật học ở Việt Nam.

7. Cơ cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của Luận án gồm 4 chương. Cụ thể:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Page 15: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

10

Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty luật và pháp luật

về quản trị công ty luật

Chương 3: Pháp luật về quản trị công ty luật và thực tiễn quản trị công

ty luật ở Việt Nam

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế về quản trị công

ty luật ở Việt Nam.

Page 16: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

11

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Quản trị doanh nghiệp được nghiên cứu rất nhiều ở Việt Nam và ở các

nước. Tuy nhiên, QTCT luật thì ít được nghiên cứu vì nhiều lý do khác nhau.

Thứ nhất, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường đều có chung quan

điểm coi công ty luật cũng là một chủ thể của nền kinh tế thị trường nên

QTCT luật cũng theo những nguyên lý và phương thức như quản trị doanh

nghiệp; Thứ hai, dịch vụ pháp lý cũng là dịch vụ thương mại và vì thế tổ

chức, quản lý việc cung cấp dịch vụ này cũng tuân theo các quy luật kinh tế

thị trường; Thứ ba, số lượng các công ty luật chiếm tỷ trọng không lớn nên

mối quan tâm đến QTCT luật không phải là hướng nghiên cứu ưu tiên trong

quá trình hoàn thiện thể chế. Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu QTCT luật

cũng như vậy. Hơn nữa, do những yếu tố lịch sử và chính trị, công ty luật xuất

hiện khá muộn, hoạt động khá đơn giản. Mặc dù nền tảng pháp lý của QTCT

luật đã hình thành và luôn được hoàn thiện với việc ban hành Luật Doanh

nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm

2014, Luật Luật sư năm 2006, Luật Công chứng cùng các văn bản pháp luật

hướng dẫn thực hiện. Trong bối cảnh này, không dễ tìm kiếm các công trình

nghiên cứu chuyên về QTCT luật. Để có thể xác định những vấn đề cần

nghiên cứu một cách phù hợp, Luận án lựa chọn việc tổng quan các công trình

nghiên cứu về QTCT nói chung và ở trong mức độ nhất định, các công trình

nghiên cứu về QTCT luật ở các khía cạnh khác nhau.

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị công ty luật

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về quản trị công ty

* Quản trị công ty trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

QTCT nói chung không phải là vấn đề được nghiên cứu nhiều ở các quốc

gia, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, luật học. Phải khẳng định rằng các công trình

Page 17: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

12

nghiên cứu về QTCT rất đa dạng về cách tiếp cận và phong phú về nội dung.

Những công trình khoa học trên thế giới được các học giả, nhà nghiên cứu,

chuyên gia nghiên cứu về QTCT có thể tổng quan ở nhiều khía cạnh.

- QTCT được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có

thể kể đến cuốn sách “Nguyên tắc QTCT” (OECD Principle of Corporate

Governance) xuất bản năm 2004, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

(OECD) phát hành [56]; cuốn “Managing the Modern Law Firm: New

Challenges, New Perspectives” [QTCT luật hiện đại: Những thách thức mới

và viễn cảnh mới] của Laura Empson (2007), Oxford University Press [113].

Các công trình nghiên cứu nêu trên tập trung vào những vấn đề lý luận

căn bản của QTCT. Lý thuyết về QTCT được các công trình kể trên thể hiện

ở các quan điểm sau:

(1) QTCT là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ

cấu và các quy trình, ví dụ quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát,

quan hệ giữa cổ đông và Ban giám đốc.

(2) Các mối quan hệ trong QTCT có thể liên quan tới các bên có các lợi

ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột. Mỗi chủ thể trong công ty

đều hướng tới lợi ích của mình, trong khi lợi ích của các chủ thể không giống

nhau và nhiều khi lợi ích của chủ thể này lại là thiệt hại của chủ thể khác. Vì

vậy, các công ty cần có một hệ thống quản trị tốt để duy trì sự xung đột lợi ích

ở mức cho phép, sao cho có lợi nhất cho sự phát triển của công ty;

(3) Tất cả các chủ thể tham gia các mối quan hệ trong QTCT đều liên

quan tới việc định hướng và kiểm soát công ty. Đại hội đồng cổ đông, HĐTV

đưa ra các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cổ đông và thành

viên. Ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động thường nhật

của công ty;

(4) Mục tiêu của QTCT là phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách

phù hợp, qua đó làm tăng giá trị lâu dài của các cổ đông. Kết quả nghiên cứu

Page 18: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

13

đều cho rằng QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát

công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị

và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT

cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty và xác định các

phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả

hoạt động của công ty. QTCT chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được

Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công

ty, của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát

hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng

các nguồn lực một cách tốt hơn.

- Trong công trình nghiên cứu các lý thuyết về quản trị doanh nghiệp,

Emilia Klepczarek cho rằng khó định nghĩa đầy đủ về quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Emilia Klepczarek chia sẻ quan điểm của Blair khi định nghĩa

QTCT như là một hệ các sắp xếp pháp lý, văn hóa, thể chế xác định những gì

mọi công ty có thể thực hiện, ai kiểm soát nó, kiểm soát như thế nào và rủi ro

cũng như lợi ích từ hoạt động của công ty được chia sẻ như thế nào. Bên cạnh

đó, tác giả bài viết có những phân tích về các học thuyết khác nhau về QTCT

đặt trong những cách nhìn về thể chế kinh tế mới. Theo tác giả bài viết, thể

chế kinh tế mới chuyển từ việc chú trọng vào kết quả phân phối nguồn lực

sang việc phối hợp các quá trình nhằm hướng đến các quyết định phân phối

nguồn lực. Điều này có nghĩa là phương thức QTCT có sự thay đổi [103].

- Những quan điểm lý luận về QTCT cũng được Abid, G. Khan, B.

Rafiq, Z. and Ahmad, A. phân tích trong bài viết “Theoretical Perspectives of

Corporate Governance” [89]. Các tác giả của bài viết này phân tích nhiều mô

hình lý luận về QTCT và ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành các thể chế

nền tảng của QTCT. Mô hình lý luận về đại diện trong QTCT được đánh giá

là mô hình truyền thống, theo đó những người quản lý công ty thực hiện công

việc của mình dựa trên quan hệ đại diện, tức là giữa nhà đầu tư (cổ đông,

Page 19: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

14

thành viên góp vốn) với những người quản lý công ty. Các tác giả bài viết cho

rằng, một trong những điểm yếu của mô hình lý thuyết này chính là các nhà

quản lý công ty không thể đáp ứng được lợi ích luôn được nhà đầu tư kỳ vọng

tối đa. Mô hình người hưởng lợi (Stakesholder theory) được phát triển nhằm

nhận diện, phân tích và triển khai quản lý sự phối hợp giữa những người

hưởng lợi. Nếu như trong mô hình đại diện, các nhà quản lý được mặc định là

phải phục vụ lợi ích tối đa của cổ đông thì trong mô hình người hưởng lợi, các

nhà quản lý cần đảm bảo lợi ích của cổ đông nhưng cũng phải chăm lo lợi ích

của những người được hưởng lợi khác. Các tác giả bài viết đánh giá cao mô

hình lý thuyết này. Với mô hình này, cả cổ đông và cả người hưởng lợi đều

mong muốn có một cấu trúc quản trị và giám sát khác biệt. Mô hình lý thuyết

khác của QTCT là mô hình quản gia (Stewardship Theory). Theo mô hình

này, các nhà quản lý công ty được coi là quản gia của công ty. Những người

quản lý hành động vì lợi ích của công ty với tư cách là một tổ chức. Triết lý

đằng sau mô hình lý thuyết này chính là những người quản lý công ty như là

những quản gia có nhiệm vụ chính là thực hiện các mục tiêu của công ty.

Về cơ bản có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu tiếp cận về khái

niệm và mô hình QTCT (chủ yếu là công ty thương mại) được xem xét trên

nhiều phương diện khác nhau từ mối quan hệ, sở hữu, điều hành hay lợi ích

của các bên. Các nghiên cứu này chưa đề cập QTCT luật. Tuy nhiên, những

quan điểm lý luận về QTCT rất có ý nghĩa đối với việc nhận diện, phân tích

các khía cạnh khác nhau của QTCT luật.

* Quản trị công ty trong các công trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, QTCT cũng được nghiên cứu, giảng dạy trong những năm

gần đây, đặc biệt trong các cơ sở đào tạo kinh tế, luật, thương mại. Tuy nhiên,

các nghiên cứu về QTCT ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng. Nhiều

công trình nghiên cứu viện dẫn đến các quan điểm của các học giả nước ngoài

về QTCT. Ví dụ, Giáo trình quản trị học của Trường Đại học Nông Lâm

Page 20: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

15

Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình quản trị học đại cương của Trường Đại

học Kinh tế quốc dân, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế

quốc dân, 2016, Hà Nội [83] viện dẫn quan điểm về QTCT để làm nền tảng

nhận thức các vấn đề cụ thể của QTCT như vai trò, chức năng, nhà quản trị,

kỹ năng quản trị.

- Theo các tác giả Ngô Huy Cương trong “Giáo trình Luật Thương mại

- Phần chung và thương nhân”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2013) [24];

Nguyễn Như Phát và Phạm Duy Nghĩa (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt

Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia [60], thì

công ty luật được thành lập dưới hai hình thức là công ty HD và công ty TNHH

(một thành viên hoặc hai thành viên trở lên). Mỗi hình thức công ty này sẽ chịu

sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành về luật sư cũng như Luật Doanh

nghiệp, Luật Thương mại... Các công trình này cũng phân tích bản chất pháp

lý của các công ty luật là loại hình công ty do các luật sư thành lập, tham gia

thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Mặc dù đều là

mô hình công ty luật nhưng mỗi một loại công ty có cơ cấu, điều hành không

đồng nhất với nhau xuất phát từ vấn đề sở hữu, cấu trúc vốn hay chế độ phân

chia lợi nhuận và chịu rủi ro trong quá trình hoạt động của công ty. Có thể

khẳng định rằng, đây là những tài liệu rất sát với nội dung của Luận án, giúp

cho tác giả Luận án định hướng được trong quá trình giải quyết vấn đề. Tuy

nhiên, các công trình khoa học đó với tư cách là các giáo trình (chủ yếu) dành

cho việc đào tạo trình độ cử nhân luật, chính vì vậy trong Luận án của mình

tác giả Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề lý luận về QTCT luật nhưng ở

mức độ sâu hơn, đồng thời gắn liền với việc áp dụng mô hình này trong điều

kiện thực tiễn ở Việt Nam.

- Trong bài viết trên Tạp chí Pháp luật và Phát triển “Công ty Luật HD

TNHH - Một mô hình tổ chức kinh doanh mới của luật sư” [61], Đồng Thái

Quang đã phân tích một số đặc điểm của công ty luật HD và coi đó là một

Page 21: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

16

trong những hình thức tổ chức thích hợp để thực hiện dịch vụ luật sư. Tác giả

bài viết này cho rằng không giống các cổ đông của công ty CP, các thành viên

của công ty luật HD TNHH có quyền quản lý hoạt động kinh doanh một cách

trực tiếp. Trong công ty không cần Ban giám đốc, không phải tổ chức các

cuộc họp thường niên hàng năm... và cũng không có sự tách biệt giữa quyền

sở hữu và quyền kiểm soát.

- Theo quan điểm của TS. Nguyễn Quý Trọng trong bài: “Thách thức

trong QTCTCP ở Việt Nam - từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng”, tạp chí Luật

học, số 2/2014 [80], thì một nền QTCT có hiệu quả, đặc biệt là đối với mô hình

Công ty CP ở Việt Nam sẽ chịu sự tác động từ những tác nhân bên trong và

bên ngoài. Những yếu tố đó có thể xuất phát từ những người quản lý công ty

hoặc/và mức độ tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên,

mô hình QTCT luật không được tác giả đề cập sâu trong bài viết trên. Tác giả

bài viết này chỉ tập trung luận giải những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới QTCT

CP, hình thức tổ chức doanh nghiệp phức tạp nhưng có nhiều ưu thế hiện nay.

Mặc dù vậy, việc tiếp cận các công trình này là cơ sở để tác giả Luận án hình

dung những vấn đề về lý thuyết QTCT, về phương pháp luận.

- Cấu trúc vốn - một trong những vấn đề “cốt lõi” của QTCT gắn liền

với sự thành công của các công ty cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm

nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung

(2009): Công ty: vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp năm

2005, Nxb Tri thức, Hà Nội [16]. Cuốn sách đề cập tới quan điểm về công ty,

các tính chất căn bản của công ty, sự tác động của vốn tới hiệu quả hoạt động

của công ty. Bên cạnh đó, công trình này nghiên cứu cách thức quản lý, điều

hành công ty theo hướng tiếp cận quy định của pháp luật Việt Nam, trong mối

tương quan với các quan điểm khác được du nhập vào Việt Nam. Các quan

điểm này được các tác giả minh chứng bằng việc viện dẫn và phân tích một số

vụ tranh chấp liên quan đến vốn, đến QTCT. Nhìn chung nghiên cứu của các

Page 22: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

17

tác giả chủ yếu về công ty nói chung từ góc nhìn về quản lý, về vốn và các

biện pháp nâng cao QTCT nói chung. Dĩ nhiên, QTCT luật chưa được đề cập

cụ thể, riêng biệt.

- Việc QTCT hiệu quả cần phải đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc

QTCT. Trong kết quả báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới đối với việc

thực hiện nguyên tắc QTCT Việt Nam đã chỉ ra rằng: nền QTCT ở Việt Nam

cần được thực hiện trên những yếu tố về nhận thức, các quy định pháp lý và

quản lý tác động tới các thông lệ QTCT, khả năng cưỡng chế thực thi và phù

hợp với quy định của luật pháp. Bên cạnh đó, báo cáo này cũng phân tích việc

phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cơ quan phải được rõ ràng và

đảm bảo phục vụ lợi ích của công chúng. Các cơ quan có chức năng giám sát,

quản lý nhà nước và cưỡng chế thực thi cần phải có thẩm quyền, tính toàn vẹn

và nguồn lực để hoàn thành được chức năng của mình một cách chuyên

nghiệp và khách quan. Hơn nữa, quyết định của các cơ quan này phải kịp

thời, minh bạch và được giải thích đầy đủ. Thành viên Hội đồng quản trị và

cán bộ quản lý cấp cao phải công khai cho Hội đồng quản trị biết họ có lợi ích

đáng kể trong bất kỳ một giao dịch nào hay vấn đề gì ảnh hưởng đến công ty

hay không, dù là trực tiếp, gián tiếp hay thay mặt cho một bên thứ ba. Vấn đề

cổ đông, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, những hành vi giao

dịch nội gián và lạm dụng mua bán cá nhân cũng được đánh giá trong bản báo

cáo. Đồng thời, khi lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan được pháp luật

bảo vệ và trong trường hợp lợi ích đó bị xâm hại thì các bên có quyền lợi liên

quan phải có cơ hội được khiếu nại và được giải quyết khiếu nại.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu quản trị công ty luật

* Các nghiên cứu ở nước ngoài về quản trị công ty luật

Như đã nêu ở trên, các công trình nghiên cứu chuyên về QTCT luật là

rất ít, kể cả ở những nước có sự phát triển mạnh mẽ nhất về quản trị doanh

nghiệp như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật Bản. Các công trình nghiên cứu ở nước

Page 23: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

18

ngoài thường đi sâu vào các khía cạnh cụ thể của QTCT luật như nền tảng,

nguyên tắc, mô hình, vai trò của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp v.v.

- Nền tảng QTCT luật được nghiên cứu trong công trình:

“Fundamentals of Law Office Management: Systems, Procedures and Ethics”

(Nền tảng của QTCT luật: cơ chế, thủ tục và đạo đức) của Everett-

Nollkamper, Pamela” (2008) [104]; West Legal Studies Series (4th ed.)

“Legal Ethics: A Comparative Study” (Đạo đức pháp lý: Cách nhìn theo học

thuyết so sánh) của Geofray C. Hazard, Jr. and Angelo Doldi (2004), Stanford

University Press [106].

Theo Pamela [104], QTCT luật cần kết hợp hai tuyến: Tuyến hành

chính bao gồm quản trị tài chính, quản trị văn phòng... và tuyến quản trị bao

gồm quản trị cộng sự, quản trị khách hàng, quản trị tiếp thị, quản trị nhân sự...

Theo Pamela thì quản trị trong các công ty luật phải dựa trên hai tuyến này.

Pamela cũng phân loại mô hình QTCT luật thành độc tôn (autocratic) và dân

chủ (democratic) và mô hình hỗn hợp. Mô hình quản trị dân chủ được chia

thành hai loại: Mô hình dân chủ theo đó tất cả luật sư cộng sự tham gia biểu

quyết quyết định vấn đề và mô hình dân chủ theo đó chỉ có những người chủ

của công ty biểu quyết quyết định công việc của công ty. Mô hình hỗn hợp

kết hợp giữa mô hình độc tôn và mô hình dân chủ. Theo đó, có những vấn đề

của công ty sẽ do chủ công ty quyết định và có những vấn đề do các luật sư

cộng sự cùng tham gia quyết định.

- Công trình “Legal Ethics: A Comparative Study” (Đạo đức pháp lý:

Cách nhìn theo học thuyết so sánh) của Geofray C. Hazard, Jr. and Angelo

Doldi (2004), Stanford University Press [106] cũng đáng chú ý vì nghiên cứu

về vai trò của đạo đức pháp lý trong hành nghề luật sư. Tác giả công trình này

đã xem xét đạo đức pháp lý trong thực tiễn và chỉ ra hai vấn đề đạo đức quan

trọng mà luật sư phải đối mặt. Một là, sự khác nhau trong vai trò của luật sư

và vai trò của thẩm phán trong việc theo đuổi mục tiêu công lý. Hai là, sự

Page 24: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

19

xung đột giữa trách nhiệm của Luật sư với khách hàng và trách nhiệm của

luật sư đối với hệ thống pháp lý của quốc gia. Công trình này đã đưa ra giải

thích về nghĩa vụ và sự tiến thoái lưỡng nan chung của luật sư hành nghề ở

các nước khác nhau trên thế giới. Các tác giả của công trình này đã tập trung

phân tích thực tiễn hành nghề luật sư độc lập trong các quốc gia khác nhau, từ

các quốc gia phương Tây với hệ thống pháp lý phát triển cao như Mỹ, EU,

Nhật Bản đến Trung Quốc và các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa mô hình

Xô Viết và mối quan hệ giữa nghề luật với hệ thống chính trị dựa trên chế độ

pháp quyền. Trên cơ sở các nghiên cứu của mình, các tác giả của công trình

kết luận rằng dù sức ép đạo đức là thuộc tính nội tại của hành nghề luật song

hành nghề luật có ý nghĩa đối với tính ổn định của những thiết chế chính trị.

Những công trình nêu trên còn đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến

quản trị trong công ty luật trong đó có yếu tố đạo đức trong QTCT luật. Các

tác giả tiếp cận và đưa ra những tiêu chí để đảm bảo rằng: cốt lõi của QTCT

luật phải được xây dựng và chịu sự tác động của các thành tố khác nhau như:

đặc thù của hoạt động luật sư; thị trường, mối quan hệ (luật sư - tòa án -

khách hàng); đạo đức nghề nghiệp và một số yếu tố khác nhằm tạo nên hệ

thống QTCT luật. Luật sư trong quá trình hành nghề phải có bổn phận, nghĩa

vụ, trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật và đạo đức nghề

nghiệp. Họ cũng cần nhận thức rằng: mặc dù việc thực hiện đạo đức nghề

nghiệp trong việc thực hành pháp luật của luật sư là yêu cầu cao và quan

trọng, nhưng nghề luật sư của tất cả các nước trên thế giới phải được thực thi

nghiêm túc hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng, uy tín nghề

nghiệp. Điều này cần được coi là thành tố cốt lõi, nền tảng của QTCT luật.

- Bên cạnh đó, cũng có những công trình đề cập tới nền tảng của

QTCT luật từ góc độ lịch sử hình thành và sự thăng trầm của nghề luật từ đế

chế La Mã thế kỷ thứ VI và sự trở lại của nó ở Tây Âu bảy trăm năm sau. Nội

dung này được trình bày trong cuốn “The Medieval of the Legal Profession:

Page 25: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

20

Canonists, Civilians, and Courts”(Cội nguồn nghề luật: giáo sĩ, dân thường

và Tòa án) của Brundage, James A. (2008), University of Chicago Press [98].

Trong các công trình khoa học nói trên, QTCT luật được xem xét chủ yếu

trên ba phương diện: (i) Lịch sử hình thành và phát triển nghề luật; (ii) Thành tố

tác động và (iii) Đạo đức pháp lý của luật sư. Các công trình khoa học này là

những tài liệu quý phục vụ cho việc nghiên cứu của tác giả Luận án trong việc

xác định giá trị “cốt lõi” của QTCT luật trong lịch sử hình thành và phát triển

qua các thời kỳ và trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của mỗi quốc gia.

- Các công trình nghiên cứu của Laurie Young (2013), Business

Development for Law Firms; (Phát triển công ty luật) [114] và Quinn, John

P., Bailey, Joseph A., David E. Gaulin (2001), Law firm accounting and

financial management, third edition; (Quản trị tài chính và kế toán trong

công ty luật, phiên bản thứ 3 [123] đều quan tâm tới quản trị tài chính công ty

luật bao gồm: trật tự quản lý, QTCT luật về tài chính và kế toán trong đó phân

tích lợi nhuận, tự quản, kế hoạch, dự án hay vấn đề về thuế,… hay những

chính sách sáp nhập, mua bán… của các công ty luật đa quốc gia và xuyên

quốc gia. Bên cạnh đó, các tác giả cũng cung cấp những số liệu thực tiễn về

quản trị đối với thương hiệu hay doanh thu và sự tham gia của khách hàng

thông qua cách thức bán cross-selling (cách tăng doanh số bán hàng qua các

hình thức bán thêm sau khi mua sản phẩm chính). Trên cơ sở các bản cáo

bạch tài chính về lợi nhuận, về phân tích tài chính,… góp phần xây dựng nên

một mô hình QTCT luật một cách khoa học và hiệu quả. Các công trình

nghiên cứu trên đây giúp đưa ra một hệ thống các vấn đề liên quan đến quản

trị tài chính của công ty luật và những lời khuyên khả thi được đưa ra để xây

dựng và phát triển kế hoạch kinh doanh tốt nhất của công ty. Ở khía cạnh

QTCT luật về tài chính, kế toán thì các công trình nghiên cứu này rất có giá trị

tham khảo đối với Luận án.

Page 26: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

21

- Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “quản lý rủi ro là điều kiện phục vụ

khách hàng tốt nhất” là nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu

“Quản trị các dịch vụ chuyên nghiệp của công ty” [Managing the

Professional Service Firm] của David H Maister (1993) [100]; công trình

“Những công cụ/phương pháp sống còn của công ty luật” [Risk Management:

Survival Tools for Law Firms] của Anthony E. Davis, Peter R. Jarvis (2007)

[91]. Trong hai công trình này, các tác giả đưa ra quan điểm và các yếu tố ảnh

hưởng tới quản trị rủi ro (phương thức quản trị rủi ro, các hệ thống hoặc thủ

tục đã tồn tại và các cách thức, phương pháp kiểm soát cần thiết trong quản trị

rủi ro). Bên cạnh đó, việc tránh chi phí tiềm ẩn trong xây dựng, phát triển và

thực hiện các chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng được các học giả này phân

tích toàn diện. Tránh chi phí tiềm ẩn là vấn đề quan trọng và được các tác giả

ví như thời gian và hóa đơn bị mất trong kinh doanh.

Một số nghiên cứu của The Rainmaker Institute (2018) [125] về quản

trị công ty luật đáng được lưu ý. The Rainmaker Institute (2018) đã đưa ra 10

yếu tố cốt lõi cho sự thành công của công ty luật. Cụ thể đó là các nguyên tắc: (i)

Marketing; (ii) Kinh doanh; (iii) Dịch vụ; (iv) Đội ngũ; (v) Hệ thống; (vi) Không

gian; (vii) Tiền; (viii) Số liệu; (ix) Chiến lược; (x) Bản thân luật sư. Trong những

yếu tố này hàm chứa rất nhiều ứng dụng cho quản trị công ty luật.

Luận án nghiên cứu các yếu tố liên quan đến quản trị rủi ro như: xác

định mức độ rủi ro, cơ chế kiểm soát (đặc biệt là kiểm soát quản lý và kiểm

soát các giao dịch lớn…) trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng.

Chính vì vậy, Luận án tiếp cận những giá trị nghiên cứu của các tác giả nước

ngoài về quản trị rủi ro công ty luật có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện cơ chế

quản trị rủi ro trong công ty luật của Việt Nam.

* Các nghiên cứu trong nước về quản trị công ty luật

QTCT - chìa khóa của sự thành công và sự phát triển bền vững của

công ty nói chung và công ty luật nói riêng luôn là vấn đề được các nhà hoạch

Page 27: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

22

định chính sách pháp luật, nhà đầu tư và cũng như các học giả quan tâm. Các

công trình nghiên cứu về QTCT luật trong nước dù ở các mức độ (trực tiếp,

gián tiếp) trên phương diện kinh tế, pháp lý hay văn hóa đều hướng tới việc

xây dựng một nền quản trị minh bạch và hiệu quả. Do ở Việt Nam chưa có

công trình nghiên cứu đầy đủ về QTCT luật nên rất khó để thực hiện việc

tổng quan. Luận án tìm cách tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt

động dịch vụ pháp lý, luật sư nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản

chất và nội dung của QTCT luật.

- Trong số các công trình nghiên cứu về vấn đề này, Luận án đặc biệt

chú ý đến Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (năm 2005) do TS Nguyễn Văn

Tuân làm chủ nhiệm: “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng, nhu cầu và

định hướng phát triển” [78]. Đề tài cấp bộ này đã tiếp cận dịch vụ pháp lý

trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về

hoạt động dịch vụ pháp lý, trong đó gắn liền với việc hành nghề luật sư trong

giai đoạn Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Cuốn Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa” do PGS. TS Lê Hồng Hạnh (chủ biên), Nxb

Đại học sư phạm (2002) [46] cũng chứa đựng nhiều nội dung về hoạt động

của luật sư, đặc điểm và phương thức dịch vụ luật sư, đặc biệt là các kỹ năng

thực hành của cán bộ luật. Nội dung chủ yếu được trình bày gồm: đánh giá

khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam và xem xét những lĩnh vực cơ bản của

pháp luật kinh tế; phân tích những kỹ năng pháp luật thực hành cần thiết như:

kỹ năng tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, kỹ năng trọng tài, kỹ năng tranh

tụng. Những kỹ năng này rất cần thiết để cán bộ pháp luật hoạt động một cách

có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, đồng thời gợi mở những vấn đề thực

tiễn. Công trình này chủ yếu đề cập về kỹ năng của cán bộ pháp luật. Trong

những khía cạnh nhất định, những kỹ năng cũng gắn liền với người quản lý

công ty luật cũng như các luật sư. Tuy nhiên, công trình này không đi sâu

Page 28: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

23

nghiên cứu về QTCT luật theo cách tiếp cận đa chiều từ sở hữu, quản lý điều

hành hay nghiệp vụ chuyên môn cũng như lợi ích của các bên. Công trình này

được tác giả Luận án tham khảo khi phân tích đặc thù trong QTCT luật. Đặc

thù đó chính là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý với những tình trạng tiến

thoái lưỡng nan giữa trách nhiệm đối với thân chủ và trách nhiệm đối với hệ

thống pháp lý. Ở Việt Nam, đặc thù này càng nổi bật hơn khi pháp luật buộc

luật sư phải tố cáo thân chủ phạm tội theo khoản 3, Điều 9 Bộ luật Hình sự năm

2015 sửa đổi năm 2017.

- Theo quan điểm của TS. Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức trong

bài: “Quản trị nội bộ công ty luật HD - góc nhìn từ thực tiễn”, Tạp chí Dân chủ

& Pháp luật, số 11/2017 [81], một mô hình QTCT luật HD tốt cần được tạo bởi

những thành tố tác động, được thiết kế trên cơ sở hệ thống các cơ quan và sự

giám sát nhằm hướng tới mục tiêu phát triển của công ty cũng như của các

thành viên công ty. Bởi công ty luật HD không chỉ đơn thuần là một loại hình

công ty thương mại thuần túy, mà nó còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ đặc

biệt cho người tiêu dùng và xã hội. Tuy nhiên, thực tế vấn đề QTCT luật HD

vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về QTCT

luật HD là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Tiếp cận những công trình khoa học, các nghiên cứu nêu trên có thể

nhận thấy rằng: dù nghiên cứu ở phương diện, phương pháp và với mục đích

khác nhau thì các công trình của các học giả đều đưa ra sự nhận diện về mô

hình công ty nói chung trong đó có vấn đề về QTCT luật nói riêng. Các công

trình khoa học đó là một đóng góp thực sự có giá trị vào kho dữ liệu luật ở

Việt Nam hiện nay. Đây là những tài liệu có giá trị khảo cứu cao đối với Luận

án. Tuy nhiên, các công trình khoa học này chủ yếu tiếp cận về QTCT luật

theo phương diện rộng mà chưa nghiên cứu, đánh giá về QTCT luật ở mức độ

chuyên sâu trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Page 29: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

24

1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị công ty,

quản trị công ty luật

Từ việc tiếp cận, nghiên cứu và tham khảo các công trình khoa học

trong nước và ngoài nước về QTCT luật, Luận án đưa một số đánh giá khái

quát sau đây:

Thứ nhất, các công trình nghiên định của QTCT có rất nhiều ở trong

khoa học pháp lý và thực tiễn đào tạo ở nhiều quốc gia. Quản trị công ty hầu

như được nghiên cứu và giảng dạy ở rất nhiều cơ sở đào tạo. Phạm vi, nội

dung nghiên cứu của các công trình ở nước ngoài tập trung chủ yếu vào quản

trị công ty thương mại, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề thương

mại thuần túy. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu đã luận giải về khái niệm

và mô hình QTCT trên nhiều phương diện khác nhau từ mối quan hệ, sở hữu,

điều hành hay lợi ích của các bên. Nhiều quan điểm lý luận, nhiều học thuyết

về QTCT rất có ý nghĩa đối với việc nhận diện, phân tích các khía cạnh khác

nhau của QTCT luật. Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu này và vận

dụng chúng vào nghiên cứu quản trị công ty luật.

Ở Việt Nam, khác với ở nhiều nước trên thế giới, các công trình nghiên

cứu về QTCT còn khá ít bởi QTCT chỉ mới đặt ra gần đây khi Việt Nam phát

triển kinh tế thị trường. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam viện dẫn đến các

quan điểm của các học giả nước ngoài về QTCT. Ít có các công trình phát triển các

quan điểm về QTCT ở trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam. Tuy nhiên, phải khẳng

định rằng nhiều phân tích thực tiễn QTCT trong nhiều lĩnh vực cụ thể ở các công

trình của các học giả Việt Nam cũng là nền tảng quan trọng cho Luận án.

Một điểm chung trong các công trình nghiên cứu trong nước và nước

ngoài về QTCT là việc nhấn mạnh nguyên tắc minh bạch và hiệu quả, việc

nhận diện và phân tích tác động của rất nhiều thành tố khác nhau như sở hữu,

mối quan hệ giữa tổ chức điều hành và quản lý, hoặc về vốn, cấu trúc vốn, về

vị trí, phương thức phân chia lợi ích, rủi ro, vai trò, tư cách, thẩm quyền và

Page 30: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

25

trách nhiệm của chủ thể quản trị đối với QTCT luật, khẳng định vai trò quan

trọng, tất yếu của quản trị trong sự tồn tại và phát triển của công ty.

Thứ hai, QTCT luật được học giả, nhà nghiên cứu, các chuyên gia nước

ngoài tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể là dưới góc độ pháp lý, góc

độ kinh tế, góc độ chính trị, hay góc độ lịch sử. Các công trình nghiên cứu

chuyên sâu về QTCT luật không nhiều, dù đề cập khái quát hay cụ thể cũng

đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về QTCT luật như: khái niệm, đặc điểm

cũng như các thành tố tác động tới hiệu quả của QTCT luật. Các nghiên cứu

này cũng đã đề cập đến vai trò, nền tảng, nguyên tắc QTCT luật, vai trò chủ

thể QTCT luật theo thông lệ chung và phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế

xã hội của từng quốc gia trên thế giới, bước đầu chỉ ra những đặc thù của

QTCT luật không hoàn toàn đồng nhất với QTCT. Đồng thời, từ thực tiễn áp

dụng về các mô hình QTCT luật theo hệ thống pháp luật và thông lệ của các

quốc gia đúc rút những bài học kinh nghiệm trong QTCT luật có giá trị phổ

quát ở Việt Nam.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu ở trong nước về QTCT luật còn

thiếu vắng do nghề luật sư ở nước ta mới được hình thành, chưa phát triển

như ở nhiều quốc gia khác. Một số công trình nghiên cứu, bài viết về QTCT

luật mới chỉ đi nghiên cứu về một số vấn đề cụ thể của QTCT luật như mô

hình, bản chất pháp lý, cung cấp dịch vụ pháp lý. Có thể khẳng định rằng,

hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách bài bản,

toàn diện trên phương diện lý luận và thực tiễn về QTCT luật. Một số công

trình khoa học trong nước mới bước đầu đề cập đến những định hướng, giải

pháp cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về nền tảng của QTCT luật ở

Việt Nam.

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những tư tưởng khoa học và một số vấn đề

lý thuyết từ các công trình khoa học, Luận án tập trung giải quyết những vấn

đề về QTCT luật chưa được các công trình kể trên nghiên cứu hoặc đã được

Page 31: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

26

nghiên cứu nhưng ở mức độ khái quát, chưa có sự liên hệ toàn diện, mang

tính hệ thống với pháp luật và thực tiễn hoạt động của các công ty luật ở Việt

Nam. Những vấn đề này gồm:

Một là, dù QTCT luật được đánh giá là tất yếu song vẫn còn nhiều vấn

đề cần được nghiên cứu như các quan điểm lý luận về nội hàm QTCT luật, xử

lý những sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh

tổ chức và hoạt động công ty luật như giữa Luật Doanh nghiệp năm 2014,

Luật Đầu tư, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Những vấn

đề này chưa được đề cập đầy đủ và toàn diện. Luận án đã tìm cách xử lý nội

dung này với mục đích góp phần hoàn thiện pháp luật về QTCT luật ở Việt

Nam hiện nay.

Hai là, Luận án xác định rõ hơn địa vị pháp lý của các công ty luật,

phân tích nó trong mối tương quan với các quy định chung của hệ thống pháp

luật về loại hình doanh nghiệp, về pháp nhân, về cơ chế đại diện. Từ đó, Luận

án nhận diện những điểm đặc thù của các công ty luật so với các công ty hoạt

động trong lĩnh vực thương mại hoặc trong một số lĩnh vực khác.

Ba là, từ thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về QTCT luật,

Luận án nhận diện và phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập đang tồn tại

trong pháp luật và thực tiễn về QTCT luật ở Việt Nam trong mối liên hệ so

sánh với kinh nghiệm của các quốc gia.

Bốn là, xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật về QTCT luật ở Việt

Nam, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Luật sư năm 2006,

tiếp đó là Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành, Luận án đưa ra quan

điểm và những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế về QTCT luật ở Việt

Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Page 32: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

27

1.3. Một số câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và lý thuyết

nghiên cứu về quản trị công ty luật

Câu hỏi nghiên cứu 1. QTCT luật là gì? Câu hỏi nghiên cứu này

hướng tới những vấn đề cụ thể như khái niệm QTCT luật; nội hàm và phương

thức QTCT luật? Tại sao phải thực hiện QTCT luật? Tại sao phải xây dựng

các quy định của pháp luật về QTCT luật, mức độ can thiệp bằng pháp luật

của nhà nước vào QTCT luật và vai trò của Điều lệ, quy chế công ty trong

hoạt động quản trị vi mô? Yêu cầu của pháp luật điều chỉnh những quan hệ này

là gì? Ai sẽ là chủ thể quản trị, đối tượng nào bị tác động của QTCT luật? Sự

tương đồng và khác biệt giữa QTCT luật và công ty CP, công ty HD như thế

nào? Sự khác biệt đó ảnh hưởng ra sao đối với hiệu quả hoạt động của QTCT

luật.

Giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu cho các câu hỏi trên là

QTCT luật tốt bao giờ cũng là thành tố quyết định cho sự phát triển của công

ty luật và trong điều kiện của nền kinh tế hội nhập toàn cầu, trong thời đại

phát triển dân chủ và pháp quyền thì việc hoàn thiện mô hình quản trị doanh

nghiệp nói chung và QTCT luật cần hướng tới những giá trị mới.

Lý thuyết nghiên cứu. Lý thuyết nghiên cứu cho câu hỏi trên là các học

thuyết về kinh tế thị trường, về quản trị tốt, lý thuyết về nhà nước pháp quyền

và các học thuyết về phát triển dân chủ, học thuyết về quyền con người.

Câu hỏi nghiên cứu 2. Nội hàm của pháp luật về QTCT luật là gì? Câu

hỏi nghiên cứu này hướng đến những vấn đề như các nguyên tắc cơ bản của

pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động QTCT luật, những yếu tố ảnh hưởng

đến các quy định pháp luật về QTCT luật, các quy định cụ thể điều chỉnh các

khía cạnh khác nhau của QTCT như chủ thể quản trị, đối tượng, phương pháp

điều chỉnh.

Giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi nghiên cứu

này là nội hàm của pháp luật về QTCT hiện nay đã có những phát triển mới,

Page 33: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

28

vượt khỏi những khuôn khổ truyền thống của quản trị doanh nghiệp do tác

động của sự phát triển kinh tế thị trường ngày càng hướng tới phát triển dân

chủ, đảm bảo quyền con người.

Lý thuyết nghiên cứu. Lý thuyết nghiên cứu cho câu hỏi nghiên cứu này là

các quan điểm, học thuyết mới về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị

trường toàn cầu, các học thuyết về tự do hóa thương mại, phát triển bền vững,

quản trị tốt.

Câu hỏi nghiên cứu 3. QTCT luật theo pháp luật ở Việt Nam đang ở

trong tình trạng như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu này hướng tới các vấn đề

như mức độ tương thích của các quy định pháp luật hiện hành với những giá

trị phổ quát về QTCT nói chung và công ty luật nói riêng, mức độ hài hòa và

thống nhất nội tại của các quy định trong những lĩnh vực khác nhau trực tiếp

liên quan đến QTCT, tính khả thi, tính hiệu quả của các quy định pháp luật

hiện hành, đặc biệt của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Luật sư năm

2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi là phương

thức điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với các hoạt động của công ty nói

chung và công ty luật nói riêng chưa thoát khỏi cách tiếp cận can thiệp trực

tiếp thông qua các hạn chế, điều kiện và vì thế cần một phương thức điều

chỉnh mới phù hợp hơn trong thời đại kinh tế thị trường toàn cầu và nhà nước

pháp quyền.

Lý thuyết nghiên cứu. Lý thuyết nghiên cứu là những quan điểm của

Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, về nhà nước pháp quyền và những quan điểm lý luận chi

phối nội dung cải cách tư pháp, cải cách hành chính.

Câu hỏi nghiên cứu 4. Pháp luật điều chỉnh QTCT cần được hoàn

thiện theo những định hướng và giải pháp cụ thể nào?

Page 34: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

29

Giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết cho vấn đề này là hiện chưa có

phương hướng và giải pháp hợp lý, toàn diện cho việc khắc phục những hạn

chế, bất cập của pháp luật hiện hành về QTCT luật để hoàn thiện và đáp ứng

yêu cầu mới của đất nước.

Lý thuyết nghiên cứu. Lý thuyết nghiên cứu cho vấn đề này là toàn bộ

những lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu các câu hỏi 1, 2 và 3. Những

định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về QTCT luật được đưa ra dựa

trên các kết quả nghiên cứu các câu hỏi 1, 2 và 3 nên những số liệu, những

phát hiện lý luận và lý thuyết đã được phân tích đương nhiên trở thành nền

tảng cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu 4.

Page 35: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

30

Kết luận chương 1

Từ những kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương này, tác giả

Luận án rút ra một số kết luận sau đây:

1. Quản trị công ty nói chung và quản trị công ty luật nói riêng không

phải là vấn đề xa lạ, mới trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Quản

trị công ty luật đã được nhiều học giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau

(góc độ pháp lý, góc độ kinh tế, góc độ chính trị hay góc độ lịch sử) và kết

quả nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào mục đích và cách tiếp cận vấn đề.

Các công trình khoa học dù tiếp cận dưới góc độ nào đều khẳng định: Một

nền quản trị công ty luật minh bạch và hiệu quả chịu sự tác động của rất nhiều

thành tố khác nhau từ sở hữu, mối quan hệ giữa tổ chức điều hành và quản lý,

hoặc về vốn, cấu trúc vốn, về vị trí, vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của

các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch định chính sách và kiểm soát các

hoạt động công ty. Các tác giả của những công trình được tham khảo đều cho

rằng đối với người quản lý công ty hay các luật sư thì không phải chỉ là những

người giỏi về chuyên môn mà cần có đạo đức nghề nghiệp. Năng lực chuyên

môn tốt và đạo đức nghề nghiệp trong sáng là những yêu cầu “cốt lõi” của

quản trị công ty hiện nay.

2. Quản trị công ty nói chung và quản trị công ty luật nói riêng mang

tính tất yếu khách quan trong đời sống doanh nghiệp. Quản trị công ty minh

bạch, hiệu quả gắn liền với sự phát triển bền vững của công ty, góp phần vào

sự phát triển của nền kinh tế quốc gia song cũng đặt ra rất nhiều thách thức

cho các nhà hoạch định chính sách, nhà làm luật, nhà đầu tư. Các công trình

nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia dù đề cập khái quát

hay cụ thể đều khẳng định vai trò quan trọng, tất yếu của quản trị trong sự tồn

tại và phát triển của công ty luật.

3. Hoạt động hành nghề của luật sư được thực hiện theo hình thức doanh

nghiệp do hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Thực tiễn thương mại

Page 36: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

31

quốc tế chứng minh rằng quản trị công ty luật ở các quốc gia mỗi quốc gia chịu

ảnh hưởng của hệ thống pháp lý, điều kiện kinh tế, chính trị văn hóa hay tập

quán thương mại của quốc gia đó. Tuy nhiên, dù phụ thuộc vào mỗi quốc gia

nhưng nền tảng quản trị công ty trong đó có công ty luật đều có những điểm

chung, thống nhất. Mỗi mô hình quản trị công ty dù một cấp hay nhiều cấp đều

thể hiện tính ưu việt và hạn chế của nó và suy cho cùng nó đều hướng tới sự

phát triển của các công ty dù đó là công ty trong nước hay các công ty đa quốc

gia.

4. Kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học trong nước và nước

ngoài giúp tác giả Luận án nhận diện quan niệm về quản trị công ty luật,

những kinh nghiệm cần học hỏi, những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để

làm rõ. Trong số đó, cần lưu ý những vấn đề lý luận về quản trị công ty luật

như: khái niệm, đặc điểm cũng như các thành tố tác động tới hiệu quả của nền

quản trị công ty luật. Từ kết quả nghiên cứu, trên nền tảng lý luận về quản trị

công ty luật nói chung, tác giả Luận án định hình những vấn đề về quản trị

công ty luật ở Việt Nam cần được nhận diện, phân tích và đánh giá một cách

khách quan, toàn diện. Việc nghiên cứu về quản trị công ty luật ở Việt Nam

được đặt trong mối tương quan với thông lệ về quản trị công ty luật của một số

quốc gia trên thế giới và khu vực.

Page 37: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

32

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT

VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT

2.1. Những vấn đề lý luận về quản trị công ty luật

2.1.1. Quản trị công ty trong nền kinh tế thị trường

2.1.1.1. Khái niệm, nội hàm của quản trị công ty

Theo Các Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của

lịch sử. Mác cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là nền

kinh tế thị trường phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Tính phổ biến

của kinh tế thị trường thể hiện ở cấu trúc khung chung bao gồm: (i) Tính độc

lập của các chủ thể trong nền kinh tế; (ii) Hệ thống đồng bộ các thị trường kinh

tế và thể chế tương ứng; (iii) Hệ thống giá cả được xác lập thông qua tương

quan cung - cầu quyết định sự vận hành của nền kinh tế thị trường; (iv) Cơ chế

căn bản vận hành của nền kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh và (v) Vai trò

điều tiết kinh tế của nhà nước [3, tr.1-4]. Trong nền kinh tế thị trường, doanh

nghiệp là một tổ chức, một tập hợp của nhiều cá nhân con người riêng lẻ kết

hợp với nhau để hoạt động nhằm mục đích kinh doanh. Chúng là chủ thể của

nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh dưới những hình thức nhất định,

có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Tương tự như ở các

các quốc gia khác, ở Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài

sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật

nhằm mục đích kinh doanh [69, Điều 4]. Dù tồn tại dưới hình thức nào, công

ty CP, công ty TNHH, công ty HD hay doanh nghiệp tư nhân, mỗi doanh

nghiệp đều cần đến hoạt động quản trị, điều hành. Sự thành công hay thất bại

của doanh nghiệp phụ thuộc vào yếu tố mang tính quyết định là quản trị.

Quản trị tốt, doanh nghiệp sẽ thành công và quản trị không tốt thì doanh

nghiệp thất bại. Nhận định này rất đúng cho rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt

doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Page 38: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

33

QTCT có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển đối với

công ty. QTCT tốt sẽ góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, khách hàng,

xây dựng được giá trị thương hiệu cho công ty. Một mô hình QTCT minh bạch

và hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của công ty, đặc biệt là

khi chúng được tổ chức theo mô hình tách sở hữu khỏi quản lý. Thực tế ở

nhiều quốc gia, đặc biệt ở Việt Nam cho thấy sự thành công không đến từ

nguồn vốn lớn mà đến từ hiệu quả của quản trị. Vốn nhiều mà không mang lại

hiệu quả thì điều đó đồng nghĩa với sự thất thoát lớn. Việt Nam hiện nay có

hàng chục công ty được đầu tư rất lớn, trăm nghìn tỷ đồng song vẫn đắp

chiếu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ nhưng được quản trị tốt vẫn

phát triển tốt. Sự sụp đổ của các tập đoàn kinh doanh lớn gần đây như Enron,

Wordcom, Pollypeck… đã khiến người ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về

ý nghĩa của hoạt động quản trị và kiểm soát trong doanh nghiệp. Chỉ có quản

trị tốt mới trả lời được cho câu hỏi vì sao nhân loại lại có thể tạo được các

công trình vĩ đại như Kim Tự tháp, Vườn treo Babilon, thành phố Venice hay

Vạn Lý Trường Thành [1, tr.4].

Trong khoa học quản lý tồn tại một số khái niệm có nội hàm về sự liên

kết và định hướng hoạt động của con người khá tương đồng nhưng không

hoàn toàn giống nhau. Những khái niệm thường gặp là quản lý, quản trị, điều

hành. Trong hầu hết các lĩnh vực như hành chính, kinh tế, xã hội đều tồn tại

những khái niệm này. Quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý công ty,

điều hành công ty.

Quản lý trong các nghiên cứu chính trị, xã hội, tổ chức bộ máy được

hiểu là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của

các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Khái niệm quản lý được định nghĩa rất khác nhau tùy thuộc vào mục đích tiếp

cận của người đưa ra định nghĩa.

Page 39: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

34

Hiện nay quản trị là khái niệm phổ biến được sử dụng thay thế cho khái

niệm quản lý trong nhiều văn cảnh. Trong tiếng Anh, quản trị (governnance)

bao gồm các quá trình quản trị dù được thực hiện bởi nhà nước, bởi thị trường

hay một mạng lưới đối với hệ thống xã hội (gia đình, bộ tộc, các tổ chức

chính thức hay phi chính thức, đối với một vùng hoặc toàn bộ các vùng) và

thông qua pháp luật, các quy tắc, quyền lực của một xã hội có tổ chức

(Wikipedia). Quản trị cũng được coi là hệ thống các chính sách và giám sát

việc thực hiện chúng bằng các thiết chế quản trị. Nó bao gồm các cơ chế cần

thiết để cân bằng quyền lực giữa các thành viên và nhiệm vụ đầu tiên của

những thành viên này là nâng cao sự thịnh vượng và sức sống của tổ chức.

Việc phân biệt sự khác nhau giữa quản lý và quản trị cũng là vấn đề lý

luận được quan tâm bởi các nhà luật học. Phạm Quý Đạt đã tìm cách phân

biệt khái niệm quản lý, quản trị, điều hành. Đưa ra cách hiểu hiện nay về ba

khái niệm này, Phạm Quý Đạt nhận định rằng các định nghĩa hiện nay về

quản lý, quản trị, điều hành, đặc biệt là khái niệm quản trị “không đủ để phân

biệt chúng vì đó là ba khái niệm khác nhau tuy có liên hệ chặt chẽ với nhau

trong thực tiễn của mọi tổ chức” [41, tr. 48].

Tập đoàn Ngân hàng Thế Giới - World Bank Group cũng tìm cách làm

rõ khái niệm quản trị và quản lý. Quản trị liên quan đến cấu trúc, chức năng,

các quá trình và các truyền thống tổ chức được sắp đặt cùng nhau trong khuôn

khổ định trước của một chương trình Governance để bảo đảm cho chương

trình đó vận hành minh bạch, hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra [127]. Quản

lý được định nghĩa là việc vận hành hàng ngày những hoạt động trong khuôn

khổ các chiến lược, sách lược, chính sách, quá trình và thủ tục được xác lập

bởi chủ thể quản trị. Nghiên cứu của World Bank Group cũng phân biệt hai

khái niệm quản lý và quản trị. Theo các chuyên gia của World Bank Group thì

nếu quản trị hướng tới là đúng việc (doing right things) thì quản lý lại hướng

tới làm việc đúng “doing things right). Giữa quản trị và quản lý cũng như điều

Page 40: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

35

hành có những sự trùng hợp nhất định rất khó phân biệt rõ ràng ranh giới

trong nội hàm của chúng. Quản lý nhấn mạnh đến việc thực hiện, cụ thể là nó

liên quan đến công việc được thực hiện bởi con người hay máy móc và được

phân nhóm thành nhiệm vụ, chức năng và quá trình. Theo quan điểm của các

chuyên gia của World Bank Group, điều hành chú trọng đến con người vì liên

quan đến động cơ, cam kết, sự trung thành và chính trị. Quản trị thì nhấn

mạnh đến quyền lực vì nó liên quan đến chính sách, quy tắc, quy chế, sự phân

công quyền lực và giới hạn quyền lực.

Rõ ràng, điều hành trong khoa học quản lý được định nghĩa là việc điều

phối các hoạt động trong một tổ chức nhằm hướng đến việc thực hiện nhiệm vụ.

Khái niệm điều hành được hiểu là một chức năng của quản lý thông qua đó thực

thể quản lý hướng dẫn, chỉ đạo, khuyến khích những người lao động thông qua

việc tiếp xúc để họ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Điều hành cũng thực hiện

cả nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của những người lao động nhằm

hướng họ đến thực hiện hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu tổng thể của quản

lý [109].

Quản trị là khái niệm được dùng phổ biến hiện nay với rất nhiều thành

tố tương đương với quản lý. Quản trị được nghiên cứu và phát triển thành một

trong những tiêu chí đánh giá năng lực quốc gia. Cũng tương tự như khái

niệm quản lý, quản trị vẫn chưa được định nghĩa một cách chính thức mặc dù

các yếu tố cấu thành nội hàm của nó thì có được sự thống nhất về cơ bản.

Thực tế này tồn tại cả trong khoa học quản lý, luật học, kinh tế học ở Việt

Nam cũng như ở các nước. Ở Việt Nam, quản trị được nghiên cứu trong lĩnh

vực thương mại, kinh tế và gần đây là trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà

nước với việc xuất hiện phạm trù khoa học “Quản trị tốt”. Nó đồng thời cũng

là tiêu chí đánh giá năng lực quốc gia. Trong mỗi lĩnh vực cụ thể, ví dụ như

lĩnh vực kinh doanh, quản trị lại được chia thành quản trị tài chính, quản trị

nhân sự, quản trị marketing, quản trị sản xuất, kinh doanh.

Page 41: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

36

Quản trị được viện dẫn trong giáo trình “Quản trị học” của Trường đại

học Kinh tế - Tài chính [84] do Tiến sĩ Trương Quang Dũng chủ biên với

nhiều định nghĩa khác nhau. Trong số các viện dẫn này thì tác giả Luận án chia

sẻ về cơ bản với định nghĩa quản trị là “… quá trình hoạch định, tổ chức, điều

khiển và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận

dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định”.

Trong website “Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa” [128], trên cơ sở

tập hợp các khái niệm về quản trị, Tiến sĩ Hà Văn Hội cho rằng, những quan

niệm về quản trị cho dù có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng nhìn chung đều

thống nhất ở chỗ quản trị phải bao gồm ba yếu tố (điều kiện) sau đây:

Thứ nhất, phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị

và một đối tượng quản trị tiếp nhận quản trị. Đối tượng bị quản trị phải tiếp

nhận sự tác động đó. Tác động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần.

Thứ hai, phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục

tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Sự tác động của chủ thể

quản trị lên đối tượng quản trị được thực hiện trong một môi trường luôn luôn

biến động. Về thuật ngữ chủ thể quản trị, có thể hiểu chủ thể quản trị bao gồm

một người hoặc nhiều người, còn đối tượng quản trị là một tổ chức, một tập

thể con người, hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị đất đai, thông tin...).

Thứ ba, phải có một nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận

dụng trong quá trình quản trị.

Qua các khái niệm về “Quản trị” trên đây có thể thấy, điểm chung của

các khái niệm “Quản trị” mà các tác giả đưa ra đều đề cập đến, bao gồm: Ai là

người quản trị (chủ thể quản trị); Quản trị ai và quản trị gì? (đối tượng quản trị

và mục tiêu quản trị); Quản trị như thế nào? phương thức, phương pháp quản

trị, cách thức tổ chức quản trị và các thiết chế để quản trị. Nói tóm lại, “Quản

trị” có thể hiểu chung nhất là phương thức, cách thức mà các chủ thể quản trị,

bằng các thiết chế, luật lệ… áp dụng lên các đối tượng quản trị nhằm đạt được

mục tiêu đề ra.

Page 42: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

37

Trong cuốn “Nguyên tắc QTCT” (OECD Principle of Corporate

Governance) xuất bản năm 2004, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Châu

Âu (OECD) đã đưa ra một định nghĩa chi tiết về QTCT:

QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công

ty liên quan tới mối quan hệ giữa Ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông

của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra

một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương

tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt

động của công ty. QTCT chỉ được coi là có hiệu quả khi khích lệ được

Ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty

và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc

giám sát của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho

việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến

khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn [56].

Định nghĩa “QTCT” của OECD được hầu hết các quốc gia cũng như

các tổ chức kinh tế quốc tế áp dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên, định nghĩa

và các nội dung về QTCT của OECD chủ yếu là áp dụng cho mô hình công ty

CP. Vì vậy, các nguyên tắc, cơ chế QTCT của OECD có nhiều điểm có thể

không phù hợp với những loại công ty khác như công ty HD, công ty TNHH.

Bộ quy tắc QTCT của Malaysia (Malaysian Code of Corporate

Governance 2012 - MCCG năm 2012) [94] cũng đưa ra định nghĩa về quản trị

doanh nghiệp. Theo MCCG thì quản trị doanh nghiệp là quá trình và cấu trúc

được sử dụng để điều hành và quản trị hoạt động kinh doanh và công việc của

công ty nhằm tăng việc kinh doanh thịnh vượng và tính giải trình với mục

đích cuối cùng và lâu dài là tăng giá trị của cổ đông, đồng thời cân nhắc lợi

ích của những chủ thể có lợi ích liên quan.

George R. Terry [107] đưa ra một định nghĩa toàn diện hơn về quản trị.

Ông cho rằng quản trị là quá trình cấu thành bởi xây dựng kế hoạch, tổ chức,

Page 43: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

38

thực hiện và kiểm soát những gì đã thực hiện để hiện thực hóa mục đích bằng

việc sử dụng con người và nguồn lực. Theo George R. Terry, quản trị trước

hết phải là một quá trình, thứ hai phải bao gồm hoạt động chủ yếu là kế hoạch

hóa, tổ chức, thực hiện và kiểm soát; thứ ba, là việc những nhà quản lý sử

dụng con người và nguồn lực vật chất; thứ tư, mục tiêu của quản trị là nhằm

đạt được mục tiêu của tổ chức.

Từ những phân tích trên đây, QTCT có thể được khái quát như sau:

QTCT được xem là hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định

hướng, vận hành và kiểm soát công ty, bao hàm mối quan hệ giữa nhiều chủ

thể bên trong công ty như các thành viên, Ban giám đốc, HĐTV và những chủ

thể bên ngoài công ty có lợi ích liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, các

đối tác kinh doanh, các yếu tố tác động của môi trường kinh doanh.

2.1.1.2. Những nguyên tắc phổ biến trong quản trị công ty

Quản trị doanh nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định.

Từ lâu, các nhà kinh tế, các nhà luật học tìm cách xác định các nguyên tắc

của QTCT. Theo Henri Fayol [105], quản trị doanh nghiệp phải bảo đảm các

nguyên tắc: (i) Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động (Division of work).

Nguyên tắc này nhấn mạnh chuyên môn hóa theo phân công lao động như là

yếu tố đầu tiên của quản trị. Không có sự phân công lao động giữa những

người quản lý và những người thực hiện sản xuất, kinh doanh thì không thể

nói đến quản trị. Sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm

trong một chu trình sản xuất kinh doanh nhất định sẽ thúc đẩy tính tập trung

và hiệu quả công việc của người lao động và doanh nghiệp; (ii) Quản trị

doanh nghiệp khó có thể thực hiện được nếu không tạo được uy tín lãnh đạo

và trách nhiệm giải trình (Authority and Responsibility). Đây là nguyên tắc

quan trọng trong quản trị nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng.

Nguyên tắc này đòi hỏi khi giao trách nhiệm lãnh đạo cho cá nhân, cần đảm

bảo cho người này thẩm quyền phù hợp. Tuy nhiên, quản trị doanh nghiệp

Page 44: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

39

dễ trở thành sự thao túng, lạm dụng quyền hạn nếu người lãnh đạo không có

trách nhiệm giải trình trước một chủ thể nhất định. Trong các doanh nghiệp

thì các nhà lãnh đạo, quản lý thường chịu trách nhiệm giải trình trước Hội

đồng quản trị, trước Đại hội cổ đông hay HĐTV hoặc trước chủ doanh

nghiệp; (iii) Quản trị doanh nghiệp gắn liền với nguyên tắc kỷ luật

(Discipline). Kỷ luật được coi là yếu tố then chốt để một doanh nghiệp hoạt

động nhịp nhàng, phù hợp với quy trình và tiêu chí xác định. Nếu không

đảm bảo được kỷ luật thì doanh nghiệp không thể phát triển vì những sai sót

trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, đồng nghĩa với

sự kém hiệu quả, gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận và từ đó là mất dần tính

cạnh tranh. Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về bản chất được thể

hiện qua sự tuân thủ, tính áp dụng, hành vi thể hiện sự tôn trọng; (iv) Thống

nhất về mệnh lệnh (Unity of Command). Từ lâu, các phương châm quản lý

đều cho rằng nhân viên chỉ nên nghe lệnh từ một lãnh đạo duy nhất. Ngày

nay, với hàng loạt phương pháp và mô hình quản lý kiểu ma trận đan xen

nhau trong một tổ chức, nhiều khi cùng một công việc nhân viên sẽ phải báo

cáo với hai hoặc nhiều hơn các cấp lãnh đạo hay bên khách hàng. Vấn đề đặt

ra ở đây là dễ xảy ra tình trạng các lãnh đạo có thể sẽ đưa ra những yêu cầu

trái ngược nhau và nhân viên sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan; (v)

Thống nhất về đường lối (Unity of Direction), các nhóm làm việc có cùng

mục tiêu nên làm việc dưới sự lãnh đạo của một người quản lý và cùng làm

theo một kế hoạch duy nhất. Điều này sẽ đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng,

thuần nhất trong mọi hoạt động; (vi) Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

(Subordination of Individual Interest), lợi ích của một nhân viên hay nhóm

không được đặt cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Ý tưởng này gây ra tranh

cãi rằng, vậy ai sẽ là người quyết định xem lợi ích chung của tổ chức là gì?

Ta cũng nên hiểu rằng, các nguyên tắc được Fayol xây dựng với giả định

mọi lợi ích và quyết định của tổ chức đều trung lập và có lý; (vii) Thù lao

Page 45: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

40

(Remuneration), mức thù lao cần phải công bằng và thỏa mãn cho cả nhân

viên và chủ công ty (sau khi đã tính toán đến cả cơ cấu chi phí và lợi

nhuận/thặng dư cần có); (viii) Tập trung hóa (The Degree of Centralization)

là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ

cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân

hóa (decentralization), quyền hành nói chung vẫn tập trung vào tay một số

người mà thôi. Trong những tổ chức kiểu này, việc từng cá nhân được tự do

đến đâu và hệ lụy từ việc phân tán quyền hành lớn đến mức nào chưa bao

giờ được bỏ khỏi bàn tranh luận; (ix) Xích lãnh đạo (Scalar Chain), mối

quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như mệnh lệnh từ trên xuống dưới

cần rõ ràng, hợp lý, hai bên cùng hiểu; (x) Trật tự (Order), nói đơn giản, mọi

tổ chức nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có bổn phận phù hợp

với tổ chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường công ty. Mọi

nguyên tắc, luật lệ, hướng dẫn và hành động cần được thể hiện một cách dễ

hiểu. Một tổ chức có trật tự sẽ phát triển ổn định chứ không hỗn loạn, tránh

được tình trạng khó kiểm soát, gây lo âu cho nhân viên; (xi) Sự công bằng

(Equity) và công lý nên thấm nhuần vào tư tưởng của tổ chức, cả trong

nguyên tắc lẫn hành động; (xii) Ổn định về thâm niên nhiệm vụ (Stability of

Tenure of Personnel), các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực

hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Sự ổn định về nhiệm vụ thúc đẩy

lòng trung thành với mục đích và giá trị của tổ chức; (xiii) Sáng kiến

(Initiative), ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết, nhiệt tình và

năng lượng đều đến từ những người có cơ hội thể hiện những sáng kiến cá

nhân của mình và (xiv) Tinh thần đoàn kết (Esprit de Corps), Fayol nhấn

mạnh rằng, việc xây dựng và duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong

công việc là vô cùng cần thiết.

Theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Châu Âu

(OECD) thì những nguyên tắc cơ bản trong QTCT bao gồm: (i) Bảo đảm cơ

Page 46: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

41

sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả; (ii) Quyền của cổ đông và các chức

năng sở hữu cơ bản; (iii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; (iv) Vai trò của

các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; (v) Công bố thông tin và tính

minh bạch và (vi) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị [56, tr. 7].

Trên cơ sở những nguyên tắc chung của quản trị và những khuyến nghị

của các thiết chế quốc tế về các nguyên tắc QTCT, cần nhấn mạnh những

nguyên tắc phổ biến sau đây trong quản trị doanh nghiệp:

Thứ nhất, quản trị doanh nghiệp phải gắn với phương hướng, mục đích

hoạt động của doanh nghiệp. Phương hướng và mục đích của doanh nghiệp

sẽ chi phối cơ cấu doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp mà mục tiêu, phương

hướng của nó có quy mô lớn thì cơ cấu của doanh nghiệp cũng phải có quy

mô tương ứng; còn nếu quy mô cỡ vừa phải với đội ngũ, trình độ, nhân cách

các con người tương ứng. Một doanh nghiệp có mục đích hoạt động dịch vụ

thì rõ ràng cơ cấu quản trị của nó cũng phải có những đặc thù khác một doanh

nghiệp có mục đích hoạt động sản xuất...

Thứ hai, chuyên môn hoá và cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ

chức quản trị phải được phân công, phân nhiệm các phân hệ chuyên ngành,

với những con người được đào luyện tương ứng và có đủ quyền hạn. Nói một

cách khác, cơ cấu tổ chức phải dựa trên việc phân chia nhiệm vụ rõ ràng.

Giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích phải cân xứng và cụ thể. Chỉ

có phân giao nhiệm vụ trong doanh nghiệp một cách rõ ràng với sự cân xứng

giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích của từng phân hệ mới bảo đảm

chuyên môn hóa và cân đối trong tổ chức quản trị.

Thứ ba, linh hoạt và thích nghi với môi trường. Nguyên tắc này đòi hỏi

việc hình thành cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho mỗi phân hệ một mức độ tự

do sáng tạo tương xứng để mọi thủ lĩnh các cấp phân hệ bên dưới phát triển

được tài năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị trí của lãnh đạo cấp trên khi cần

thiết.

Page 47: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

42

Thứ tư, hiệu lực và hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức

quản trị phải thu được kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí mà doanh

nghiệp đã bỏ ra, đồng thời bảo đảm hiệu lực hoạt động của các phân hệ và tác

động điều khiển của các bộ phận quản lý. Để bảo đảm cho nguyên tắc này

được thực hiện, cần tuân thủ các yêu cầu sau: (i) Cơ cấu tổ chức quản trị là cơ

cấu hợp lý nhằm đảm bảo chi phí cho các hoạt động là nhỏ nhất, mà kết quả

thu lại của doanh nghiệp là lớn nhất trong khả năng có thể (tức là đảm bảo

tính hiệu quả của doanh nghiệp); (ii) Cơ cấu tổ chức phải tạo được môi trường

văn hoá xung quanh nhiệm vụ của các phân hệ; làm cho mỗi phân hệ hiểu rõ

vị trí, giá trị của các hoạt động mà mình tham dự là nhằm tạo lợi thế, thuận lợi

cho các phân hệ có liên quan trực tiếp với mình và (iii) Cơ cấu tổ chức phải

đảm bảo cho thủ lĩnh các phân hệ có quy mô (của phân hệ) được giao quản trị

là hợp lý, tương ứng với khả năng kiểm soát, điều hành của họ.

Chức năng của QTCT được nghiên cứu khá nhiều bởi các nhà khoa

học, đặc biệt là Henry Fayol. Henry Fayol [105] nhấn mạnh rằng quản trị có 6

chức năng: (i) Dự báo; (ii) Xây dựng kế hoạch; (iii) Tổ chức thực hiện; (iv)

Chỉ huy; (v) Phối hợp và (vi) Kiểm soát. Những chức năng này tạo ra chuỗi

hoạt động gắn kết trong một cộng đồng, trong một tập thể. Dĩ nhiên, để thực

hiện mỗi chức năng này thì một thực thể nhân tạo (pháp nhân, HD v.v) sẽ

phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nhiệm vụ đó là gì sẽ được xác định

căn cứ vào hoạt động của mỗi thực thể nhân tạo đó. Ví dụ, một doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ vận tải thực hiện chức năng dự báo bằng những hoạt động

rất khác với những hoạt động của công ty luật nhằm dự báo hướng hoạt động

của mình.

2.1.2. Những mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến trên thế giới

Trên thế giới, có nhiều mô hình quản trị khác nhau như mô hình quản

trị hai tầng (hội đồng kép) hoặc mô hình một tầng (hội đồng đơn). Mỗi mô

hình quản trị đều có tính ưu việt và những hạn chế nên khi áp dụng vào một

Page 48: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

43

công ty, một doanh nghiệp cụ thể cần phải có sự cân nhắc cẩn trọng. Hơn nữa,

sự khác biệt về truyền thống văn hóa, hệ thống pháp luật, cấu trúc của thị

trường dẫn tới sự khác biệt về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở từng quốc

gia [1, tr.115] và dĩ nhiên dẫn đến sự khác nhau trong lựa chọn mô hình quản

trị. Xét ở khả năng áp dụng đối với công ty luật thì những mô hình sau đây

đáng được quan tâm nghiên cứu:

2.1.2.1. Mô hình quản trị công ty ở Nhật Bản

Mô hình QTCT ở Nhật Bản dựa trên cấu trúc tổ chức quản lý ba cấp

[129]. Người Nhật cho rằng cấu trúc ba cấp đó năng động nhất và ít bị đe dọa

bởi nguy cơ quan liêu hóa nhất. Ba cấp quản lý bao gồm: (i) Keieisha (bộ

phận quản lý cấp cao nhất); (ii) Kanrisha (bộ phận quản lý cấp giữa - Buchiyo

- trưởng ban, phòng; Kachiyo - trưởng nhóm, tổ; Kakari - bộ phận quản lý cấp

thấp) và (iii) Ippanasha (công nhân, viên chức thừa hành). Khác với công ty ở

các nước phương Tây, các công ty Nhật Bản thường rất ít khi mời người

ngoài tham gia vào Hội đồng quản trị của mình. Những người trong hội đồng

phần nhiều được đề bạt từ đội ngũ ở cấp trung gian (Kanrisha) nhờ tích lũy

được một số kinh nghiệm quản lý nhất định và đạt đến một độ tuổi nhất định

(ngoài 50). Tất cả các nhiệm vụ quản lý, trên thực tế, đều do cấp Kanrisha

giải quyết. Cấp này là cầu nối giữa bộ phận quản lý cao nhất với những người

thừa hành cụ thể. Bộ phận lãnh đạo cao cấp của công ty sẽ thông qua cầu nối

đó mà quản trị công nhân, viên chức.

2.1.2.2. Mô hình chaebol ở Hàn Quốc

Quản trị công ty ở Hàn Quốc được đặc trưng bởi mô hình “chaebol,

nghĩa là “tài phiệt”. Tại mỗi chaebol, những nhà lãnh đạo có quyền hành tuyệt

đối. Các vị trí then chốt gần như lúc nào cũng được trao cho những người

thân thích của nhà sáng lập. “Tính chất gia đình trị” không phải là đặc trưng

duy nhất của các chaebol. Một đặc điểm khác của các chaebol là mô hình sở

hữu chéo. Vào thời điểm những năm cuối thập niên 1990, các chaebol có mức

Page 49: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

44

độ sở hữu chéo lên tới 43%. Các khoản vay giữa các thực thể kinh tế khác nhau

trong cùng một tập đoàn luôn được thực hiện một cách dễ dàng với mục đích

tất cả là để bảo vệ quyền sở hữu và kiểm soát [131]. Mô hình quản trị trong các

chaebol mang tính tập trung cao, rất phù hợp với nền kinh tế của Hàn Quốc

dưới thời tổng thống Pắc Chung Hy. Tuy nhiên, cùng với quá trình dân chủ hóa

trong những thập kỷ gần đây thì mô hình này đã bộc lộ nhiều yếu điểm. Trong

nghiên cứu “Quản trị công ty ở Hàn Quốc - Trải nghiệm của các Chaebol”

[Corporate Governance in South Korea - The Chaebol Experience] của Terry L

Cambel II và Phylis Ykeys [122], hai tác giả này khi nghiên cứu quản trị trong

các chaebol của Hàn Quốc đã nhận xét rằng các chaebol của Hàn Quốc không

có mô hình QTCT phù hợp và đó là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài

chính. Theo Kon Sik Kim, trong công trình nghiên cứu “Corporate

Governance in Korea, p.4” [112] thì ở Hàn Quốc các nhà đầu tư chú trọng đến

việc thành lập các công ty lớn, nơi ở đó một gia đình có thể nắm một lượng

CP rất lớn và chủ gia đình rất tích cực tham gia hoạt động quản lý những công

ty thành viên trong tập đoàn. Điều này khiến lợi ích của cổ đông và lợi ích

của những người quản lý trùng nhau dẫn đến cơ chế đại diện trong các công

ty ở Hàn Quốc không sâu sắc như ở các công ty của Mỹ. Mô hình QTCT ở

Hàn Quốc đặc trưng bởi tính lưỡng thể Chủ sở hữu - Người quản lý (nhất thể

giữa sở hữu và quản lý) đã mang lại nhiều thành công ban đầu. Tuy nhiên,

cùng với nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, mô hình này bộc lộ

nhiều hạn chế, trong đó nổi bật là tính hiệu quả thấp. Trong nghiên cứu so

sánh của mình, Kon Sik Kim đã chỉ những nguyên nhân chủ yếu của những

hạn chế như vậy. Những nguyên nhân này bao gồm: thiếu sự có mặt của giám

đốc độc lập, thiếu cơ chế kiểm soát theo yêu cầu của thị trường, vai trò thụ

động của cổ đông trong QTCT.

2.1.2.3. Mô hình quản trị công ty ở Mỹ

Mỹ là quốc gia có mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả và có sức

lan tỏa. Trong các công ty ở Mỹ, Hội đồng quản trị kiểm soát chặt chẽ để đảm

Page 50: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

45

bảo các quyết định đều xuất phát từ lợi ích của các cổ đông. Giám đốc điều

hành của hầu hết các công ty Mỹ là những nhà quản lý chuyên nghiệp, không

nhất thiết là người sáng lập hoặc cổ đông của công ty. Mô hình QTCT phổ

biến ở Mỹ là mô hình đại diện cho cổ đông (shareholder-oriented) hay còn gọi

là mô hình dựa vào thị trường (market-based). Đặc trưng của mô hình quản trị

này là việc tối đa hóa giá trị của cổ đông. Hoa Kỳ là ví dụ điển hình cho mô

hình quản trị vì lợi ích của cổ đông. Ở Hoa Kỳ, các công ty có cơ cấu sở hữu

rất phân tán nhưng lại có sự tham gia của rất nhiều chủ đầu tư là tổ chức như

các quỹ hưu trí, quỹ từ thiện v.v. Vì thế việc bảo vệ lợi ích của cổ đông được

coi là một trong những yêu cầu của QTCT. Thiết chế quản trị trong các công

ty của Hoa Kỳ rất gọn nhưng có thành phần đáng kể từ bên ngoài dưới chức

danh thành viên độc lập của Hội đồng quản trị. Trong mô hình này, việc trả

lương cho đội ngũ lãnh đạo gắn với doanh thu của cổ đông. Mối quan hệ giữa

các thành tố bên trong và bên ngoài công ty được gắn với vai trò của các thiết

chế giám sát là các công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán có nhiệm vụ xác

nhận những nguồn tin từ các nhà quản trị với thị trường vốn. Mô hình này

được phát triển và duy trì cho đến nay. Tuy nhiên, sau các sư kiện như Enron,

Worldcom mô hình này cũng đang bị đặt trước dấu hỏi: Liệu mô hình quản trị

tối đa hóa giá trị của cổ đông có bị khủng hoảng không? Nhiều học giả Mỹ

cho rằng, mô hình QTCT này vẫn tiếp tục được duy trì với những thay đổi để

đối phó với các vấn đề nảy sinh từ vụ Enron, Worldcom làm chao đảo thị

trường chứng khoán Mỹ và thế giới. Gregory Jackson đã đánh giá như sau về

tương lai của mô hình quản trị hướng tới tối đa hóa lợi ích cổ đông:

“Tương lai nào đang chờ đợi mô hình quản trị vì cổ đông sau

khủng hoảng tài chính? Rõ ràng, câu hỏi này ý thức hơn rất nhiều, có ý

nghĩa hơn rất nhiều so với một năm trước đây. Tuy nhiên, rất khó có thể

xảy ra việc mô hình của Mỹ sẽ tiến triển theo mô hình quản trị vì lợi ích

của những người liên quan (Stakeholder-oriented) của Châu Âu lục địa

Page 51: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

46

cũng như việc mô hình này của Châu Âu lục địa miễn dịch đối với cuộc

khủng hoảng đang xảy ra” [108, p. 52].

2.1.2.4. Mô hình quản trị công ty ở Anh

QTCT ở Anh có nhiều điểm tương đồng nhất với mô hình của Mỹ. Các

quy định pháp lý truyền thống của Anh thường ít đề ra các yêu cầu chi tiết về

QTCT. Chính những quy định mở trong quản trị doanh nghiệp tạo điều kiện

cho sự phát triển của chuẩn mực quản trị doanh nghiệp ở cả hai quốc gia.

Trước đây, hệ thống quản trị doanh nghiệp ở Anh đã kiểm soát quá chặt các

Giám đốc điều hành và điều này mang lại không ít những bất cập. Ủy ban

Cadbury do Chính phủ thành lập đã đề xuất “bộ nguyên tắc thực hành tốt

nhất” cho quản trị doanh nghiệp nhằm khắc phục tình trạng này. Bộ nguyên

tắc này bao gồm các yếu tố như sự tách biệt chức danh Chủ tịch và Giám đốc

điều hành; sự hiện diện của Giám đốc độc lập trong Ban giám đốc; sự kiểm

soát những xung đột về lợi ích từ hoạt động kinh doanh cũng như các mối

quan hệ khác; sự độc lập của Ủy ban Kiểm toán; hay việc xây dựng và vận

hành hiệu quả các thủ tục kiểm soát nội bộ. Từ năm 2003, QTCT luật ở Anh

có một số thay đổi liên quan đến cơ cấu, quyền hạn của Giám đốc không điều

hành. Cụ thể, Ban giám đốc cần có ít nhất một nửa là Giám đốc không điều

hành; Giám đốc không điều hành là người công bố thông tin. Các Giám đốc

không điều hành không phục vụ quá một nhiệm kỳ sáu năm [102]. Những

thay đổi này là kết quả của khuyến nghị của Giám đốc Ngân hàng và đề xuất

của Ủy ban Cadbury trong việc biến Ban giám đốc thành cơ quan kiểm soát,

giám sát các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp [101].

2.1.2.5. Mô hình quản trị công ty ở Đức

Mô hình QTCT ở Cộng hòa liên bang Đức hầu như là đại diện tương

đối toàn diện cho các quốc gia châu Âu. Đây là mô hình quản trị lấy các bên

liên quan làm trung tâm dựa trên lý thuyết vì lợi ích các bên có liên quan

(Beneficiary Theory). Mô hình này nhấn mạnh hơn về vai trò của các bên liên

Page 52: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

47

quan không phải là cổ đông, đặc biệt là công đoàn lao động và các ngân hàng

quốc doanh. Mô hình quản trị ở Đức có cấu trúc hai tầng với sự tách biệt rõ

ràng vai trò giám sát với vai trò điều hành. Ban điều hành chịu trách nhiệm

đưa ra các quyết định nghiệp vụ như phát triển sản phẩm, sản xuất, tài chính,

tiếp thị, phân phối và cung ứng. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát Ban

điều hành, bổ nhiệm thành viên Ban điều hành, phê duyệt báo cáo tài chính và

các quyết định liên quan đến việc mua bán, sáp nhập và chi trả cổ tức. Thành

viên Ban điều hành sẽ không được phép đồng thời là thành viên Ban kiểm

soát. Ban kiểm soát phải có một phần ba số thành viên là đại diện người lao

động nếu công ty có ít nhất 500 nhân viên và một nửa số thành viên là đại

diện lao động nếu công ty có 2.000 lao động trở lên. Không giống như mô

hình của Mỹ, Anh, các nguyên tắc QTCT ở Đức được luật hóa, nhất là vấn đề

đại diện của người lao động, không thể được sửa đổi thông qua các văn bản

của công ty. Điều này chứng tỏ, mô hình quản trị doanh nghiệp tại Đức bên

cạnh việc bảo vệ lợi ích cổ đông còn quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích người

lao động. Đây là điểm khác so với mô hình QTCT ở Mỹ, Anh. Ban kiểm soát

trong mô hình của Đức cũng đã có đại diện của thành viên gia đình sáng lập và

ngân hàng quốc doanh hoặc công ty bảo hiểm. Trong cơ cấu quản trị của công ty

ở Đức thường có sự tham gia của đại diện ngân hàng, một hệ quả của việc các

ngân hàng sở hữu CP trong các công ty như là tài sản thế chấp cho các khoản

vay. Cách làm này vừa cung cấp nguồn vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp

phục hồi sau chiến tranh, vừa tạo cho doanh nghiệp có được các cổ đông lớn

trong dài hạn. Do Hội đồng quản trị có một số lượng lớn thành viên là đại diện

của lao động và tổ chức tài chính nên các cổ đông bên ngoài có ít ảnh hưởng đối

với Hội đồng quản trị. Cổ phiếu do ngân hàng nắm giữ thường là những cổ

phiếu ưu đãi quyền biểu quyết, điều này có nghĩa là quyền biểu quyết của các cổ

đông bên ngoài đã bị pha loãng. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường vốn đã

tạo ra sự dịch chuyển dần dần trong hình thức huy động vốn của doanh nghiệp,

Page 53: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

48

từ ngân hàng sang thị trường chứng khoán. Điều này cũng có khả năng làm thay

đổi cơ cấu QTCT ở Đức và các nước Châu Âu.

2.1.3. Về quản trị công ty luật

2.1.3.1. Hành nghề luật sư và đặc trưng của hoạt động hành nghề luật

Hành nghề luật sư là khái niệm chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ của luật

sư, một loại dịch vụ đặc thù. Theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001

thì “hành nghề luật sư” được hiểu là việc luật sư tham gia hoạt động tố tụng,

thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân,

tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp

luật. Luật Luật sư năm 2006 đã khái quát hơn, mở rộng hơn khái niệm hành

nghề luật sư. Theo đó, hành nghề luật sư là việc luật sư thực hiện dịch vụ

pháp lý bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho

khách hàng và làm các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ

quan, tổ chức và được thực hiện bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Trong

pháp luật và trong thực tiễn của các nước trên thế giới thì hành nghề luật sư

cũng có nội dung tương tự.

Như đã nêu ở trên, cung cấp dịch vụ pháp lý bởi các luật sư chuyên

nghiệp là hoạt động có những đặc thù và những đặc thù này ảnh hưởng rất lớn

đến việc QTCT luật. Trong số những đặc thù đó, trước hết cần kể đến những

đặc thù dưới đây.

Thứ nhất, dịch vụ của của luật sư hướng tới việc bảo vệ công lý trong

từng vụ việc cụ thể, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ các quyền tự

do, dân chủ của công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ

chức. Chính vì lý do này, hành nghề luật sư không thuộc phạm vi các ngành

nghề theo đuổi lợi nhuận.

Page 54: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

49

Thứ hai, nghề luật sư không phụ thuộc nhiều vào vốn mà phụ thuộc chủ

yếu vào kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề của luật sư. Nghề luật sư

gắn với pháp luật và việc thi hành pháp luật. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt

động cung cấp dịch vụ luật sư cần đến yếu tố đối nhân hơn là đối vốn.

Thứ ba, luật sư hoạt động độc lập hoặc liên kết với nhau theo những

hình thức tổ chức luật định với điều kiện cơ bản là việc hành nghề phải được

đăng ký phù hợp với những điều kiện và thủ tục chặt chẽ theo luật định.

Thứ tư, luật sư hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân ngay cả

khi tham gia dưới những tổ chức hành nghề cụ thể. Nghề luật sư là nghề không

chịu sự chi phối của sự can thiệp bằng quyền lực ngoài những gì pháp luật quy

định. Luật sư không có cơ quan chủ quản và không chịu sự quản lý hành chính

trực thuộc từ phía cơ quan nhà nước hay Hiệp hội luật sư.

2.1.3.2. Công ty luật, chủ thể đặc thù trong quan hệ thương mại dịch vụ

Luật sư hành nghề độc lập hoặc liên kết trong các loại hình tổ chức

khác nhau tùy theo nền tài phán của mỗi quốc gia. Việc hành nghề độc lập

không liên quan đến nội dung luận án này nên nội dung chủ yếu được dành

cho việc hành nghề dưới các loại hình tổ chức khác nhau. Ở Mỹ, Anh, hình

thức hành nghề của luật sư bao gồm công ty TNHH, công ty CP, công ty HD

TNHH và công ty HD. HD là hình thức tổ chức phổ biến và được các luật sư

ở các quốc gia như Anh, Canada, Mỹ, Úc v.v lựa chọn. Ở Việt Nam, các luật

sư cùng nhau liên kết hành nghề dưới hình thức: Văn phòng luật sư, công ty

luật TNHH, công ty luật HD [66, Điều 34].

Công ty luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, công ty luật thường là một pháp nhân đối nhân. Ngay cả khi

có yếu tố đối vốn thì yếu tố này có vai trò khiêm tốn. Công ty luật phải được

đăng ký dù cơ quan đăng ký có thể khác nhau ở mỗi nền tài phán. Ví dụ ở một

số quốc gia, công ty luật được đăng ký với tòa án, song ở một số quốc gia như

Page 55: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

50

ở Việt Nam, công ty luật được đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa

phương nơi có Đoàn luật sư mà Giám đốc công ty luật là thành viên [66, Điều

35]. Việc đăng ký hoạt động của công ty luật khác việc đăng ký thành lập đối

với các công ty thương mại hay các pháp nhân khác.

Thứ hai, chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty phải là luật sư đáp

ứng các quy định về năng lực hành vi dân sự, về trình độ năng lực, phẩm chất,

đạo đức nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này được quy định trong luật hoặc trong các

văn bản của Hiệp hội luật sư toàn quốc tùy theo quốc gia. Ở các quốc gia việc

quản lý hành nghề luật sư có mức độ xã hội hóa cao thì các tiêu chuẩn luật sư

do các Hiệp hội luật sư toàn quốc hoặc từng bang quy định. Nhiều quốc gia

trong đó có Việt Nam thì do pháp luật quy định. Sự tham gia của luật sư là

điều kiện bắt buộc đối với việc thành lập công ty luật dù số lượng tối thiểu có

thể có sự khác nhau ở trong từng nền tài phán cũng như đối với từng loại công

ty luật. Ví dụ, công ty luật HD ở Việt Nam phải do do ít nhất hai luật sư thành

lập, khác so với công ty luật dưới hình thức HD thông thường, nơi ngoài

thành viên HD, có thể có thành viên góp vốn [669, Điều 172]. Công ty luật

TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật TNHH một thành viên. Công ty

luật TNHH hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập cũng như so

với công ty luật TNHH một thành viên nơi thành viên là luật sư làm chủ sở

hữu [66, Điều 34].

Thứ ba, trách nhiệm của công ty luật cũng như bản thân nó thể hiện rõ

nhất trong công ty luật hoạt động dưới hình thức HD thông thường hay văn

phòng luật sư. Ở các loại công ty theo hình thức công ty TNHH thì có kết hợp

áp dụng cả trách nhiệm vô hạn và TNHH đối với từng thành viên tùy theo đó

là thành viên góp vốn hay thành viên HD. Cần khẳng định rằng, chế độ trách

nhiệm của thành viên trong công ty luật luôn hướng đến cá nhân thành viên

công ty luật sáng lập ra hoặc kế thừa nó.

2.1.3.3. Quản trị công ty luật

Page 56: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

51

* Khái niệm và bản chất pháp lý của quản trị công ty luật

Những phân tích về QTCT, về hoạt động hành nghề luật sư cho thấy

thách thức khá lớn đối với việc làm rõ nội hàm của QTCT luật. Để trả lời các

câu hỏi nghiên cứu liên quan đến QTCT luật, tác giả Luận án sử dụng quan

điểm phổ biến về QTCT luật và hành nghề luật sư như nêu ở trên để xem xét

các vấn đề về QTCT luật.

- Khái niệm quản trị công ty luật

Công ty luật không phải tiến hành các hoạt động thương mại thuần túy

hay những dịch vụ khác như công nghệ, điện tử. Dịch vụ do công ty luật cung

cấp gắn với tài sản, tính mạng của người có nhu cầu đối với dịch vụ này, gắn

với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã, đang hay có nguy cơ bị

vi phạm. Công ty luật đứng giữa cá nhân, tổ chức và các thể chế nhà nước,

điển hình là tòa án và cơ quan hành pháp. Trong nhiều trường hợp, công ty

luật đứng giữa những cá nhân và tổ chức. Chính vì vậy, QTCT luật gắn liền

với các quan hệ đa chiều. Các mối quan hệ này được điều chỉnh vừa bằng

pháp luật, vừa bằng quy chế, quy tắc đạo đức của luật sư. Trong công ty luật,

việc quản trị về cơ bản cũng theo các nguyên tắc cơ bản về QTCT. Những đặc

thù phát sinh từ những nguyên tắc này trong QTCT luật bắt nguồn từ những

đặc trưng của hành nghề luật sư và đặc trưng của hình thức tổ chức việc hành

nghề luật sư như phân tích ở các tiểu mục sau. Từ những nghiên cứu chung về

QTCT, Luận án tìm cách nhận diện QTCT luật một cách khái quát nhất để

làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan.

QTCT luật là hệ thống các cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ, quy trình và

truyền thống vốn có được huy động để vận hành hiệu quả và minh bạch công

ty luật, đảm bảo thực hiện đúng chương trình, kế hoạch cung cấp dịch vụ

pháp lý hướng tới lợi ích của luật sư thành viên và các chủ thể liên quan dựa

trên pháp luật nhà nước và Điều lệ, quy chế của Hiệp hội, của bản thân công

ty luật.

Page 57: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

52

Với định nghĩa trên, Luận án rút ra một số điểm cần lưu ý sau đây của

QTCT luật.

Thứ nhất, QTCT luật là quản trị vi mô trong nội bộ công ty luật. QTCT

luật được thực hiện dựa trên các cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ các quy trình

được thiết lập trong công ty đó chứ không phải dựa trên những yếu tố này

được lấy từ chủ thể khác. Có thể có nhiều quy trình, chức năng v.v. được xây

dựng trên nền tảng của pháp luật song điều đó không ảnh hưởng đến tính cá

biệt của các yếu tố quản trị mang tính nội bộ công ty luật. Chính vì vậy, trong

Luận án, QTCT luật không bao gồm các hoạt động quản lý nhà nước đối với

công ty luật. Dĩ nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành sẽ được phân

tích, nghiên cứu để làm rõ các khía cạnh pháp lý của QTCT luật, đặc biệt là

tính chính danh của công ty luật.

Thứ hai, QTCT luật do chính chủ thể quản trị là các luật sư thực hiện.

Đây là điểm khác so với các công ty hay các doanh nghiệp hoạt động không

theo hình thức công ty, nơi việc QTCT có thể được giao cho những người

được thuê. Các luật sư QTCT với những tư cách khác nhau tùy thuộc vào loại

hình hoạt động hành nghề. Họ tác động đến các chủ thể khác trong công ty

bằng các quyết định, bằng việc giao nhiệm vụ và theo dõi, kiểm soát thực

hiện. Bản thân người quản lý công ty luật cũng chịu sự kiểm soát từ phía cơ

quan có quyền lực cao hơn và của Điều lệ, quy chế hiện hành trong công ty

luật. Trong công ty luật, minh bạch chính là một yêu cầu rất nổi bật. Bất cứ

công ty nào cũng cần có yếu tố minh bạch trong quản trị song với công ty

luật, yếu tố này có vai trò đặc biệt. Vấn đề nằm ở chỗ là các quyết định của

người quản trị trong công ty luật không dễ kiểm soát hoặc nhận diện vì trong

đa số trường hợp xuất phát từ chủ quan của người quản lý. Ký hay không ký

hợp đồng dịch vụ, xử lý như thế nào đối với các vấn đề pháp lý nảy sinh khác

với việc quyết định đầu tư, phải đánh giá nguồn lực, đánh giá tính khả thi mà

Page 58: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

53

những vấn đề này thì các nhà quản trị trong các công ty thương mại không thể

và không muốn quyết định một mình.

Thứ ba, bản chất của QTCT luật thể hiện ở hoạt động của nó. Tính chất

đặc biệt của hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu đặt ra mà QTCT

luật muốn hướng đến. Nếu việc QTCT luật đơn thuần hướng đến mục tiêu

doanh thu thì công ty luật khó phát triển bền vững. Khi hướng tới mục tiêu

doanh thu, công ty luật sẽ bỏ qua lợi ích của cộng đồng, của những người có

liên quan. Bảo vệ bằng mọi giá cho hành vi vi phạm pháp luật của thân chủ để

đạt được thù lao lớn sẽ đánh mất bản sắc và tính bền vững của công ty luật.

Dịch vụ pháp lý, đặc biệt là dịch vụ trong tố tụng tư pháp rất nhạy cảm và dễ

vấp phải phản ứng xã hội. Chính vì vậy, QTCT luật luôn phải hướng tới sự

cân bằng lợi ích theo mô hình dựa trên lý thuyết “Lợi ích của các bên liên

quan”. QTCT luật hướng tới việc phát huy các bản năng gốc của luật sư phù

hợp với mục tiêu của công ty luật và hạn chế tác động của các bản năng gốc

không phù hợp với hành nghề luật sư. Những đặc trưng của hoạt động cung

cấp dịch vụ luật sư ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và cách QTCT luật. Ngay cả

những bản năng của luật sư cũng đã chi phối đáng kể việc QTCT luật. Một số

nghiên cứu đã chỉ ra những bản năng chi phối của luật sư trong cung cấp dịch

vụ pháp luật. Ví dụ, Brian Connel chỉ ra 8 bản năng chi phối luật sư trong

cung cấp dịch vụ luật sư: (i) Phát triển công việc là ưu tiên hàng đầu; (ii) Phát

triển công việc mang lại lợi ích cao nhất; (iii) Các đóng góp cá nhân được

thanh toán rất quan trọng nhưng chỉ đóng vai trò thứ hai trong việc thu hút

dịch vụ; (iv) Các luật sư cố gắng tối đa hóa việc hưởng phí khi có khách hàng;

(v) Sự gián đoạn quan hệ khách hàng có thể gây ra áp lực hơn là vấn đề pháp

lý; (vi) Những người khác không đánh giá cố gắng phát triển mà chỉ giữ gìn

và gia tăng nền tảng khách hàng; (vii) Luật sư luôn luôn ở trong thách thức;

(viii) Do nhiều thu nhập gắn với dịch vụ nên luật sư rất khó nghỉ ngơi [96]. Dĩ

nhiên, đây chỉ mới là nghiên cứu của Brian Connel và vẫn còn nhiều bản năng

Page 59: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

54

gốc khác song cũng cần nhận thấy rằng những gì mà luật sư này chỉ ra là thực

tế. Nếu QTCT luật dựa trên bản năng gốc, các luật sư cố gắng tối đa hóa việc

hưởng phí khi có khách hàng hay sự gián đoạn quan hệ khách hàng có thể gây

ra áp lực hơn là vấn đề pháp lý thì chắc chắn điều này không mang lại sự phát

triển bền vững của công ty luật.

Thứ tư, cân bằng lợi ích giữa các bên là một trong những đặc thù của

QTCT luật. Như đã phân tích, công ty luật hoạt động dựa một phần rất ít vào

nguồn vốn. Việc phân chia lợi ích giữa các nhà đầu tư trong các công ty

thương mại rất dễ xác định vì căn cứ vào nguồn vốn góp vào công ty. Trong

công ty luật, doanh thu hoặc lợi nhuận của công ty luật phụ thuộc thu được từ

các hợp đồng dịch vụ rất khó phân chia một cách hợp lý. QTCT luật phải đối

mặt với vấn đề khi bản năng gốc của luật sư như “Các đóng góp cá nhân

được thanh toán rất quan trọng nhưng chỉ đóng vai trò thứ hai trong việc thu

hút dịch vụ” hay “Những người khác không đánh giá cố gắng phát triển mà

chỉ giữ gìn và gia tăng nền tảng khách hàng”. Cân bằng lợi ích trong điều

kiện việc xác định lợi ích khó lượng hóa là đặc điểm của QTCT luật rất cần

được lưu ý trong môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày

một gia tăng. Sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực con người, nguồn lực trí

tuệ đặc biệt có ý nghĩa đối với công ty luật [97].

Thứ năm, cơ cấu tổ chức của công ty luật khác với các tổ chức hành

nghề khác. Chính yếu tố về mặt thiết chế quản lý này ảnh hưởng quyết định

đối với mô hình QTCT luật. Các công ty luật tổ chức theo hình thức đối vốn

hoặc kết hợp giữa đối vốn với đối nhân có tư cách pháp nhân. Các thành viên

công ty luật thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc. Luật sư chủ sở hữu

công ty TNHH một thành viên là Giám đốc công ty. Như vậy, việc đại diện

cho công ty luật được xác định theo mô hình tổ chức đối vốn hay đối nhân.

Trong mọi trường hợp, việc QTCT luật được thực hiện bởi tập thể HĐTV,

Chủ tịch HĐTV hoặc Ban giám đốc.

Page 60: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

55

Thứ sáu, quản trị trong phần lớn các công ty, nhất là ở Việt Nam có

mức độ chuyên nghiệp không cao. Ít công ty luật thuê giám đốc điều hành bởi

công việc luật sư là trách nhiệm cá biệt, không thay thế được. Khi khách hàng

chọn một luật sư nào đó trong công ty luật thì luật sư đó phải theo khách hàng

trong suốt vụ việc và chịu trách nhiệm trực tiếp trước khách hàng. Đây chính

là lý do vì sao phát triển đội ngũ luật sư được coi là một trong những yếu tố

quan trọng của QTCT luật. Khi có trong tay đội ngũ luật sư tốt, công ty luật

có thể xác định và phân công luật sư phù hợp nhất cho nhu cầu của khách

hàng. Song song với việc phát triển đội ngũ, phát triển chất lượng luật sư vô

cùng quan trọng. Trong quản trị chất lượng đội ngũ luật sư cần chú trọng

trong các khía cạnh sau: (i) Các lĩnh vực dịch vụ cơ bản; (ii) Phát triển năng

lực cá nhân; (iii) Năng lực marketing; (iv) Đóng góp trong đào tạo và hướng

dẫn; (v) Hồ sơ năng lực cá nhân và sự thừa nhận của đồng nghiệp; (vi) Phát

triển kỹ năng; (vii) Đòn bẩy và sự giám sát; (viii) Tuyển dụng; (ix) Kinh tế

học công ty luật [97].

* Nội hàm của quản trị công ty luật

- Chủ thể quản trị công ty luật

Khác với quản trị các doanh nghiệp, QTCT luật được thực hiện bởi các

luật sư là chủ sở hữu, thành viên công ty luật. Như phân tích ở tiểu mục

2.1.3.2. công ty luật do các luật sư đáp ứng đủ điều kiện thành lập sở hữu.

Chủ sở hữu công ty luật không thể là pháp nhân mà là chính luật sư. Việc sở

hữu công ty luật cũng hạn chế đối với cá nhân luật sư hay tổ chức hành nghề

của họ. Do trong công ty luật không có sự tách rời giữa sở hữu và quản lý nên

chủ thể QTCT luật chính là luật sư sở hữu nó. Cần phải khẳng định rằng chủ

thể quản trị công ty luật cũng gắn với yêu cầu trực tiếp hành nghề luật sư.

Giữa các luật sư là chủ sở hữu công ty luật có mối quan hệ đối tác chứ không

phải là quan hệ hành chính trực thuộc cho dù vẫn có luật sư là Giám đốc, là

đại diện cho công ty. Thực tế đó cho thấy chủ thể quản trị trong công ty

Page 61: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

56

không phụ thuộc nhiều vào mức độ góp vốn của các luật sư - chủ sở hữu công

ty luật. Người QTCT luật được lựa chọn dựa trên năng lực, trí tuệ, ảnh hưởng

trong lĩnh vực hành nghề luật sư.

Bên cạnh đó, việc ai là chủ thể QTCT cũng phụ thuộc một phần khá lớn

vào loại hình công ty luật mà luật sư hành nghề lựa chọn. Nếu công ty luật là

HD thì người quản trị mặc định là luật sư, chủ sở hữu HD. Nếu các luật sư lựa

chọn công ty TNHH hay công ty CP thì chủ thể quản trị sẽ được xác định dựa

vào sự thỏa thuận của các luật sư là thành viên hay cổ đông trong công ty luật

đó. Các công ty luật hoạt động trên cấu trúc quyền lực được xác định khái

quát trong pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, với tư cách là chủ sở hữu công ty

luật, các chủ thể quản trị có thể phát triển mô hình quản trị đa dạng và phù

hợp với quy mô hoạt động. Cấu trúc quyền lực trong công ty luật bao gồm đại

hội cổ đông (đối với công ty CP), HĐTV (công ty TNHH và HD) được quy

định chung đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động dưới các hình thức này.

Tuy nhiên, chủ thể quản trị trong các công ty luật có những yêu cầu đặc thù

như phân tích ở trên. Chủ thể QTCT hay gọi cách khác lãnh đạo công ty là

một kênh quan trọng của QTCT luật. Đây là nền tảng quan trọng thứ hai của

QTCT luật. Chỉ những công ty luật có chủ thể quản trị tốt mới có khả năng

thành công lớn. Chủ thể quản trị có thể là một cá nhân hay một nhóm có trách

nhiệm quản trị hoạt động của công ty luật. By John W. Olmstead (2018) [111]

đã chỉ ra bảy nền tảng của QTCT luật. Chủ thể quản trị chiếm vị trí trọng yếu

trong sự phát triển của công ty luật nên phải thực hiện những hành vi đảm bảo

sự đồng bộ, thống nhất các hoạt động của công ty như phát triển nhân lực, tác

động đến những chủ thể khác, thúc đẩy hoạt động nhóm, quyết định đối mặt

rủi ro một cách thông minh v.v.

- Chủ thể chịu sự quản trị

Chủ thể chịu sự quản trị trong công ty luật bao gồm một số người

nhưng không đa dạng và đông đảo như trong các công ty thương mại. Chủ thể

Page 62: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

57

chịu sự quản trị trong công ty luật chủ yếu là luật sư làm việc theo chế độ hợp

đồng với công ty luật, các cử nhân luật được công ty luật tuyển làm nhân viên

hoặc trợ lý cho các các luật sư. Một số lượng không nhiều những người lao

động khác như nhân viên hành chính, kế toán, công nghệ. Phải khẳng định

rằng chủ thể chịu sự quản trị chủ yếu là đội ngũ chuyên môn về luật hoặc về

kinh tế nếu công ty luật tham gia nhiều vào các hoạt động tư vấn dự án đầu tư.

Đây chính là yếu tố khá quan trọng cần được lưu ý khi các luật sư - chủ sở

hữu công ty luật thiết kế mô hình quản trị cho công ty của mình. Công ty luật

không hoạt động và phát triển dựa trên tri thức, kỹ năng và uy tín của các luật

sư, các nhà kinh tế. Những chủ thể chịu sự quản trị không dễ được quản trị

bằng mệnh lệnh. Họ khá nhạy cảm và dễ phản ứng đối với những giải pháp

quản lý gò bó, hạn chế tư duy độc lập, sáng tạo hay việc phủ nhận quan điểm

thiếu cơ sở từ chủ thể quản trị. Mặt khác, do chính nhiều chủ thể chịu sự quản

trị cũng là luật sư nên sự kết nối thông tin, tri thức và kinh nghiệm tư vấn nên

rất cần đến phương thức quản trị phù hợp. Chủ thể chịu sự quản trị bao gồm

các luật sư thành viên cùng với những luật sư hợp đồng. Đây là nền tảng của

một công ty luật thành công. This is the foundation (bedrock) of a successful

firm “Một công ty thành công có một nền văn hóa hợp tác lành mạnh, một

cuộc hôn nhân tốt. Trong cuộc hôn nhân đó, các thành viên chia sẻ một tầm

nhìn, mục tiêu và tôn trọng lẫn nhau, nhưng vẫn thẳng thắn với nhau và có

những cuộc trao đổi, thảo luận căng thẳng nếu điều này cần để giải quyết vấn

đề” [111].

- Cơ chế quản trị

Cơ chế QTCT bao gồm: thiết chế quản trị; quan hệ giữa chủ thể quản

trị và chủ thể chịu sự quản trị trong việc lập chương trình, kế hoạch hoạt

động; cơ chế ra quyết định; cơ chế giám sát và theo dõi thực hiện chương

trình, kế hoạch và quyết định; chế độ trách nhiệm.

+

Page 63: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

58

Trong các công ty luật thì thiết chế QTCT có tính tổ chức giản đơn

song có tính ràng buộc cao bởi sự tồn tại của chế độ trách nhiệm vô hạn. Thiết

chế quản trị trong công ty luật, như được phân tích ở trên được định hình một

cách khái quát trong pháp luật. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật chỉ xác

định khung, còn việc xác định thiết chế quản trị như thế nào tùy thuộc vào sự

lựa chọn của công ty luật như phân tích ở trên. Các quy định của pháp luật

quốc gia xác định ai được sở hữu và vận hành công ty luật, quyền bình đẳng

của thành viên trong việc tham gia thành lập, điều hành công ty luật. Những

thay đổi lớn trong quyền biểu quyết, tổ chức và hoạt động của công ty luật

phải có sự thông qua của các luật sư - thành viên công ty.

+ Quan hệ giữa chủ thể quản trị và chủ thể chịu sự quản trị trong việc

lập chương trình, kế hoạch hoạt động thể hiện khá rõ tư duy của luật sư - chủ

sở hữu công ty. Nếu chủ thể quản trị thiên về tập quyền hay nói cách khác

thiên về quản lý hành chính thì các công ty luật ít có cơ hội sở hữu chương

trình, kế hoạch hoạt động mang lại sự đồng sức, đồng lòng trong việc thực

hiện. Nếu chủ thể quản trị có cách tiếp cận dựa vào trí tuệ, nỗ lực tập thể, phát

huy dân chủ, sáng tạo thì công ty luật sẽ có những chương trình, kế hoạch

hoạt động phù hợp và mang lại nhiều thành công. Trong thực tiễn QTCT luật

ở nhiều nước, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động rất được

chú trọng, được thực hiện bài bản với sự tham gia của các chủ thể chịu sự

quản trị. Ở Việt Nam, việc xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động chưa

được các công ty luật quan tâm.

+ Cơ chế ra quyết định là yếu tố quan trọng khác của QTCT luật. Việc

ra quyết định kịp thời, chính xác có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và thành

quả của công ty luật. Xây dựng cơ chế ra quyết định nhanh, dựa trên chương

trình, kế hoạch đã được vạch ra được coi là ưu thế mà công ty luật cần tạo ra

trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay. Sự dễ dãi, lỏng lẻo trong việc ra

quyết định sẽ tạo ra rủi ro cho công ty luật. Rủi ro đó có thể là mất cơ hội mở

Page 64: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

59

rộng quy mô khách hàng hoặc là những thách thức pháp luật không đáng để

xảy ra.

+ Cơ chế kiểm soát, theo dõi, kiểm soát hoạt động của chủ thể chịu sự

quản trị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty luật. Đa số các

công ty luật ở những nước phát triển, có nền pháp trị tốt đều xây dựng cơ chế

theo dõi và kiểm soát hoạt động của luật sư, của người lao động và kể cả đối

với các chủ thể quản trị. Nhiều công ty luật xây dựng những chỉ số đánh giá

áp dụng đối với từng nhóm chủ thể chịu sự quản trị. Những chỉ số này, đánh

giá này mang tính định lượng rõ ràng. Tuy nhiên, điều đặc biệt là nhiều chỉ số

được xây dựng để đánh giá mức độ đóng góp của mỗi cá nhân vào doanh thu,

vào việc mở rộng thị trường và sự phát triển của công ty.

+ Chế độ trách nhiệm và khen thưởng là yếu tố cũng rất phổ biến trong

QTCT luật. Chế độ trách nhiệm trong công ty luật thường dựa trên Điều lệ,

quy chế của công ty luật, đặc biệt là các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật

sư. Pháp luật của nhà nước ít có ảnh hưởng đến chế độ trách nhiệm trong

công ty luật. Chế độ khen thưởng cũng gần như là một góc riêng của công ty

luật. Mỗi công ty luật hầu như đều có chế độ khen thưởng riêng, đặc thù cho

hoạt động của từng chủ thể chịu sự quản trị. Đây là yếu tố kích thích lợi ích

trong quản trị ở các công ty luật.

* Những lưu ý trong việc áp dụng nguyên tắc chủ yếu của quản trị công

ty trong quản trị công ty luật

QTCT luật cũng tuân thủ các nguyên tắc phổ biến trong QTCT được trình

bày trong tiểu mục 2.1.1.2. “Những nguyên tắc phổ biến trong quản trị công ty”

gồm: QTCT phải gắn với phương hướng, mục đích hoạt động của công ty;

chuyên môn hoá và cân đối; linh hoạt và thích nghi; hiệu lực và hiệu quả. Tuy

nhiên, các nguyên tắc này khi được áp dụng trong QTCT luật sẽ có những đặc thù

nhất định.

Page 65: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

60

Thứ nhất, việc QTCT luật gắn với mục tiêu và phương hướng hoạt

động của công ty là rất khó khăn. Các công ty thương mại khi xây dựng

phương hướng, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, có

thể tiên liệu được khá chắc chắn thị trường, nhu cầu, nguồn cung, năng lực tài

chính của doanh nghiệp, khả năng vay vốn. Những yếu tố này giúp các công

ty thương mại dễ dàng xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh và từ đó

tiến hành QTCT gắn với chiến lược, kế hoạch hoạt động đó. Công ty luật khó

có thể xác định thị trường dịch vụ pháp lý một cách chắc chắn. Mục tiêu thì

có thể xác định được song thị trường thì rất khó. Vì vậy, với nguyên tắc “Gắn

với mục tiêu và phương hướng hoạt động” đòi hỏi công ty luật phải có sự linh

hoạt và có sự kiểm soát rủi ro một cách toàn diện. Chủ thể QTCT luật luôn

phải thích ứng với những thay đổi khó lường. Ví dụ, sự thay đổi một văn bản

pháp luật, một chính sách quản lý kinh tế xã hội sẽ kéo theo nhiều biến động

trong thị trường dịch vụ pháp lý. Linh hoạt trong thay đổi mục tiêu, phương

hướng hoạt động là một trong những đặc thù của nguyên tắc “Gắn với mục tiêu

và phương hướng hoạt động” trong những hoàn cảnh thay đổi khi được vận

dụng trong QTCT luật. Chính vì vậy, với QTCT luật thì nguyên tắc này có kết

hợp với nguyên tắc “Linh hoạt và thích nghi” mà không cần tách biệt.

Thứ hai, nguyên tắc “Chuyên môn hóa và cân đối” cũng có những biến

đổi nhất định khi áp dụng vào QTCT luật. Công ty luật nếu xét ở tính chất

hoạt động là công ty có hoạt động đơn ngành, cụ thể là dịch vụ pháp lý. Các

công ty thương mại thường tiến hành hàng chục hoạt động khác nhau. Nhiều

công ty đăng ký kinh doanh hàng chục, hàng trăm mặt hàng hoặc dịch vụ

khác nhau. Công ty luật chỉ có thể có một loại dịch vụ: Dịch vụ pháp lý. Dù

có tìm cách phân loại dịch vụ pháp lý thì về bản chất dịch vụ pháp lý cũng

không thể được coi là đa ngành. Dịch vụ tư vấn, dịch vụ bào chữa, dịch vụ

hòa giải v.v cũng chỉ nằm trong phạm trù dịch vụ pháp lý. Chính vì vậy,

chuyên môn hóa, cân đối nhân sự trong công ty luật không thể giống với

Page 66: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

61

chuyên môn hóa, cân đối nhân lực trong công ty thương mại. Chuyên môn

hóa và cân đối nhân lực trong công ty luật cần hướng tới việc sắp xếp nhân

lực dựa trên sở trường của luật sư nhiều hơn là những chuyên môn thể hiện

trong bằng cấp và lý lịch cá nhân của họ.

Thứ ba, nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả trong QTCT luật cũng cần được

áp dụng với những lưu ý riêng do đặc thù của hoạt động hành nghề luật sư

như đã phân tích trong Luận án. Hiệu lực trong QTCT luật khó được xác định

bằng sự “tuân thủ” như trong quan hệ hành chính ở các công ty thương mại.

Hiệu lực trong quản lý công ty luật cần được xác định dựa trên sự trung thành

của luật sư đối với công ty luật và sự quyết tâm đối với sự phát triển bền vững

của nó.

Hiệu quả quản trị của công ty luật thể hiện ở những chỉ số nào khi công

ty luật có thể có doanh thu cao trong năm nhưng đối mặt với nguy cơ mất

khách hàng chính từ doanh thu cao đó ngay năm sau đó. Rõ ràng, các chỉ số

định lượng về giá trị vật chất không phải là chỉ số phản ánh tốt nhất hiệu quả

của QTCT luật. Xác định được các chỉ số để đánh giá hiệu quả của QTCT luật

là thách thức không nhỏ đối với chủ thể quản trị.

* Vai trò của quản trị công ty luật và các yếu tố chi phối quản trị công

ty luật

- Vai trò của quản trị công ty luật

Một nền QTCT tốt sẽ mang lại hiệu quả cao và nhiều lợi ích cho công

ty luật. Không được quản trị tốt, công ty luật dễ đối mặt với thất bại, phá sản.

Lý do là công ty luật không có được sự đa dạng trong hoạt động nên khó có

thể lấy hoạt động này bù đắp hoạt động khác như trong các công ty thương

mại. Ngay cả những gã khổng lồ của nền kinh tế Mỹ như Enron, Tyco

International, WorldCom đều bị sụp đổ mà nguyên nhân sâu xa là do quản trị

không tốt. Theo đánh giá của IFC thì một nền QTCT tốt sẽ mang lại những

kết quả cơ bản sau: (i) Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh;

Page 67: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

62

(ii) Nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường vốn; (iii) Giảm chi phí vốn và (iv)

Nâng cao uy tín doanh nghiệp [56, tr.17-21]. Những kết quả của một nền

quản trị tốt trong công ty luật về cơ bản cũng mang lại những kết quả như

đánh giá của IFC dù dưới những biểu hiện khác nhau. Vai trò của QTCT luật

thể hiện trên những phương diện chủ yếu sau:

Thứ nhất, QTCT luật góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt

động nghề nghiệp của luật sư, đạt mục tiêu cao nhất của công ty là có thu

nhập cao. Những thành viên gửi gắm niềm tin và trao cho những người quản

lý công ty những quyền năng nhất định. Quyết định của hệ thống quản trị có ý

nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công những mục tiêu mà công ty

đã đặt ra. Năng lực chủ thể quản trị thấp là một trong những nguyên nhân chủ

yếu dẫn tới sự thất bại của công ty và của chính các luật sư.

Thứ hai, QTCT luật tốt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các

công ty luật phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức, đặc

biệt là doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, bảo vệ lợi ích hợp

pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ hiệu quả quyền con người, xây dựng

nhà nước pháp quyền.

Thứ ba, QTCT luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho luật

sư chủ sở hữu, luật sư là Giám đốc công ty, các luật sư là thành viên sáng lập

khác, các luật sư làm việc theo hợp đồng và những người khác.

Thứ tư, QTCT luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh,

thương hiệu của công ty luật, có mối quan hệ với các hoạt động khác. Nghề luật

sư có nhiều đặc thù, là nghề tự do nhưng hoạt động của nó gắn chặt với hoạt

động của bộ máy nhà nước, nhất là hệ thống cơ quan tư pháp. QTCT luật có hiệu

quả sẽ góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong mọi lĩnh vực tư pháp.

- Các yếu tố chi phối quản trị công ty luật

QTCT luật tốt là tiền đề cho hệ thống kiểm soát vận hành hiệu quả.

QTCT luật chịu sự chi phối, ảnh hưởng chủ yếu của bởi các yếu tố sau đây:

Page 68: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

63

Thứ nhất, những đặc trưng của nghề luật sư và hoạt động hành nghề

luật sư chi phối rất rõ đến QTCT. Điển hình nhất là mối liên hệ giữa việc

hành nghề luật sư với thực thi công lý. Khi bảo vệ thân chủ, luật sư có thể góp

phần rất lớn vào việc bảo vệ công lý. Vấn đề là ở chỗ các công ty luật cần

phải quản trị theo cách loại bỏ yếu tố “cò” của luật sư trong cung cấp dịch vụ

pháp lý.

Thứ hai, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về doanh

nghiệp nói riêng của quốc gia quyết định đến nền tảng pháp lý cơ bản của

QTCT luật. QTCT luật ở những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản phải dựa trên

các quy định của pháp luật, nhất là các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trở

thành luật sư, điều kiện, thủ tục thành lập, tham gia thành lập công ty luật,

loại hình tổ chức hành nghề. Luật sư có thể lựa chọn loại tổ chức hành nghề

luật sư phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của mình. Tuy nhiên, đó

phải là loại hình hành nghề được quy định trong pháp luật hiện hành.

Thứ ba, sự tồn tại và ảnh hưởng của các Hiệp hội luật sư toàn quốc

hoặc Đoàn luật sư ở địa phương. Những Bộ quy tắc đạo đức, quy chế, Điều lệ

của các Hiệp hội luật sư ảnh hưởng lớn đến QTCT luật. Khó có thể phủ nhận

một thực tế là các quy tắc đạo đức do Hiệp hội luật sư ban hành thường đóng

vai trò nền tảng trong chế độ trách nhiệm của luật sư trong các công ty luật.

Uy tín, tầm ảnh hưởng của Hiệp hội luật sư toàn quốc, các Đoàn luật sư thúc

đẩy các công ty luật đưa ra những chương trình hoạt động phù hợp với tính

chất và sứ mạng của luật sư. Luật sư khi hành nghề trong các công ty luật

ngoài việc tuân thủ pháp luật trong hành nghề thì họ còn phải tuân theo các

quy tắc, đặc biệt là các quy tắc đạo đức với tư cách là thành viên của hiệp hội.

Thứ tư, Điều lệ công ty luật đóng vai trò ảnh hưởng lớn đến QTCT.

Bản Điều lệ được coi như là “Hiến pháp” của công ty và nó thể hiện rõ nhất

mô hình quản trị mà công ty lựa chọn là mô hình vì lợi ích cổ đông hay mô

hình vì lợi ích các bên có liên quan hay mô hình khác. Điều lệ cũng xác định

Page 69: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

64

cơ chế ra quyết định, quan hệ giữa các thiết chế của công ty trong xây dựng

chiến lược và kế hoạch hoạt động. Điều lệ được hình thành dựa trên sự đồng

thuận, cam kết của các luật sư. Bản Điều lệ công ty được coi là một trong

những “cốt lõi” làm nên sự thành công của một nền QTCT. Quy định của

Điều lệ ở những vấn đề cơ bản thì không được trái với các quy định của pháp

luật nhưng Điều lệ không phải là một bản sao các quy định pháp luật. Điều lệ

công ty luật xây dựng thể hiện nguyện vọng của luật sư chủ sở hữu, luật sư là

Giám đốc công ty luật và các thành viên khác.

Thứ năm, nền tư pháp quốc gia chi phối rất mạnh đến QTCT luật. Sự

chi phối này thể hiện ở các khía cạnh sau: (i) một nền tư pháp có sự độc lập

cao của thẩm phán độc lập cao sẽ giải phóng cho QTCT luật khỏi những việc

tạo lập các mối quan hệ lợi ích luật sư - thẩm phán, tạo lập các sân sau của tòa

án để chú trọng vào việc hoạch định các hoạt động tranh tụng phù hợp; (ii)

một nền tư pháp thiên về tranh tụng thay vì xét hỏi tác động tích cực đến

phương thức chuyên môn hóa và cân đối nhân lực trong QTCT luật; (iii) một

nền tư pháp ít tham nhũng sẽ giúp đỡ QTCT luật dễ dàng đánh giá hiệu quả

và đóng góp của luật sư và từ đó có những giải pháp quản trị tốt hơn.

2.2. Pháp luật về quản trị công ty luật

2.2.1. Định nghĩa và nội hàm của pháp luật về quản trị công ty luật

Khái niệm về pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật được nhà

nước ban hành và đảm bảo thực hiện được thừa nhận phổ biến và trở thành

nền tảng cho các nghiên cứu pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể, thậm chí

cho cả từng vấn đề pháp lý cụ thể. Chính vì vậy, Luận án sử dụng khái niệm

pháp luật này để tìm cách xác định bản chất và nội hàm của pháp luật về

QTCT luật. Kết hợp khái niệm về pháp luật và trên những phân tích lý luận về

hành nghề luật sư, về công ty luật, Luận án đưa ra định nghĩa sau đây:

Page 70: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

65

Pháp luật về QTCT luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật xác định

các nền tảng cơ bản cho việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của công ty luật.

Định nghĩa trên cho phép làm rõ những nội dung sau đây của pháp luật

QTCT luật:

- Pháp luật về QTCT luật quy định những nền tảng cơ bản của việc tổ

chức và hoạt động của công ty luật. Những nền tảng này chính là những

nguyên tắc, những khuôn khổ chung cho QTCT luật, thể hiện quan điểm định

hướng của Nhà nước trong phát triển dịch vụ pháp lý. Trên nền tảng pháp lý,

các công ty luật xây dựng các mô hình quản trị phù hợp với mục tiêu, chiến

lược và kế hoạch hoạt động của mình. Các nền tảng cơ bản của QTCT được

pháp luật của mỗi quốc gia quy định căn cứ vào hệ thống tư pháp, văn hóa

pháp luật và ý thức pháp luật của mình. Ví dụ, điều kiện sở hữu công ty luật

có thể có sự khác nhau ở các quốc gia. Tuy nhiên, có những nền tảng được coi

là rất phổ biến và trở thành cố định. Ví dụ, nguyên tắc chỉ có luật sư mới sở

hữu công ty luật. Ở Mỹ, duy nhất chỉ có bang District of Columbia cho phép

cá nhân không phải là luật sư tham gia sở hữu công ty luật. Các bang còn lại

không cho phép. Ở Anh cũng có quy định tương tự. Pháp luật Việt Nam cũng

tương tự như Anh, Mỹ và các quốc gia khác quy định chỉ có luật sư mới được

thành lập và sở hữu công ty luật. Tuy nhiên, phải khẳng định pháp luật về

QTCT luật tạo cho công ty luật nhiều cơ hội để tổ chức quản trị theo mô hình

phù hợp. Quyền chủ động của công ty luật trong quản trị của công ty luật

rộng hơn so với các công ty thương mại.

- Pháp luật về QTCT luật quy định các điều kiện, tiêu chuẩn chung để

xác định chủ thể quản trị và mối quan hệ giữa chủ thể quản trị với những chủ

thể khác trong công ty luật. Công ty luật có thể dựa vào pháp luật để xác định

chi tiết điều kiện, tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, thay đổi chủ thể QTCT, chủ

thể chịu sự quản trị.

Page 71: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

66

- Cơ chế theo dõi, giám sát, chế độ trách nhiệm của các thành viên

trong công ty luật dù xây dựng theo mô hình nào đều phải phù hợp với các

nguyên tắc cơ bản áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp mà theo đó công ty

luật đang hoạt động.

Những phân tích ở trên cho thấy pháp luật nhà nước đóng vai trò không

lớn trong QTCT luật như các lĩnh vực khác. Điều này có thể được lý giải bởi

các yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, trong xu hướng nâng cao tính tự chủ của các chủ thể thị

trường, pháp luật về doanh nghiệp ở nhiều quốc gia không can thiệp sâu vào

hoạt động của các doanh nghiệp, công ty. Những quy định về QTCT thường

chỉ đóng vai trò dự phòng cho những trường hợp mà công ty không điều

chỉnh. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp ở nhiều nước quy định tỷ lệ thông qua nghị

quyết của đại hội cổ đông song quy định này chỉ áp dụng khi các công ty

không quy định trong Điều lệ của mình. Trường hợp Điều lệ có quy định thì

quy định đó được ưu tiên áp dụng. Là một loại doanh nghiệp dù có tính chất

đặc biệt nhưng công ty luật vẫn chịu sự điều chỉnh của những quy định dự

phòng như vậy trong QTCT.

Thứ hai, như đã phân tích ở trên, tính chất đặc biệt của công ty luật gắn

với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sư - chủ sở hữu. Chế độ trách nhiệm

vô hạn đòi hỏi pháp luật phải trao cho các chủ thể QTCT luật quyền tự quyết

nhiều hơn. Những chủ thể QTCT luật ít bị ràng buộc bởi pháp luật nhà nước

trong QTCT so với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm v.v.

Thứ ba, trong hoạt động của công ty luật, đạo đức nghề nghiệp có vai

trò đặc biệt quan trọng. Đạo đức luật sư trong hành nghề chủ yếu được quy

định trong quy chế, Điều lệ của bản thân công ty luật, của Hiệp hội luật sư.

Các quy tắc đạo đức của luật sư điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư với đồng

Page 72: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

67

nghiệp, giữa luật sư với khách hàng. Nhiều quy tắc đạo đức của luật sư gắn

với các nội dung của QTCT luật.

2.2.2. Tương quan giữa pháp luật về quản trị công ty luật và các lĩnh

vực pháp luật có liên quan

Những nền tảng cơ bản của QTCT luật được quy định trong các lĩnh

vực pháp luật khác nhau, đặc biệt là pháp luật về luật sư và pháp luật về

doanh nghiệp. Nhiều quốc gia ban hành luật về luật sư song song với luật

công ty. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định các

vấn đề về hành nghề luật sư, điều kiện công nhận luật sư, tổ chức và hoạt

động của Hiệp hội luật sư, công ty luật. Hầu hết các nước trên thế giới đều có

đạo luật riêng về luật sư với tên gọi gắn với thuật ngữ “luật sư”, hoặc “hành

nghề luật sư”, ví dụ: Đạo luật về hành nghề luật sư năm 1994 (sửa đổi) của

Singapore; Đạo luật về luật sư (B.E 2528) năm 1995 của Thái Lan; Luật về

luật sư năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (được sửa đổi năm

2007); Luật về hành nghề luật sư số 205 năm 1949 của Nhật Bản (sửa đổi);

Luật hành nghề luật sư số 3594 năm 1982 của Hàn Quốc; Bộ luật về hành

nghề của Đoàn luật sư Vương quốc Anh và xứ Wales; Luật về cải cách hành

nghề luật sư năm 1991 của Cộng hòa Pháp; Luật về hành nghề pháp lý số 109

năm 1987 của Bang New South Wales của Úc.

Các luật về luật sư quy định về những nội dung cơ bản về luật sư và

hành nghề luật sư, cụ thể như: Khái niệm luật sư; Nguyên tắc hành nghề luật

sư; Điều kiện hành nghề luật sư; Tiêu chuẩn và thủ tục công nhận luật sư;

Đào tạo nghề luật sư và tập sự hành nghề; Các hình thức hành nghề của luật

sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư; Các loại hình tổ chức hành nghề luật sư;

Đạo đức nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư; Hành

nghề của luật sư nước ngoài; Thù lao và chi phí; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp

của luật sư; Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật luật sư, giải quyết khiếu nại của

luật sư; Một số quy định khác liên quan đến hoạt động hành nghề của luật sư.

Page 73: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

68

Luật công ty quy định các loại hình công ty, những cấu trúc quyền lực, cách

thức góp vốn v.v. Những quy định này áp dụng chung cho tất cả các công ty

hoạt động trong nền kinh tế của quốc gia, không có ngoại lệ. Các luật sư chọn

loại hình công ty nào thì đều phải tuân theo cấu trúc tổ chức và những nguyên

tắc cơ bản áp dụng đối với loại hình công ty đó. Bên cạnh đó, một số vấn đề

về thuế, kế toán, thống kê công ty luật chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên

ngành khác. Rõ ràng, nguồn pháp luật về QTCT luật bao gồm các văn bản

pháp luật được ban hành trong các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, một

trong những vấn đề của pháp luật QTCT luật chính là tương quan giữa Luật

Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) và Luật Doanh nghiệp năm

2014 cũng như các lĩnh vực pháp luật khác.

Tương quan giữa các lĩnh vực pháp luật khác nhau thường gắn với giả

định luật chung - luật chuyên ngành. Trong pháp luật về QTCT luật, cần theo

giả định pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư là pháp luật chung và pháp

luật doanh nghiệp là pháp luật chuyên ngành hay ngược lại. Đây là vấn đề cần

được xác định rõ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam. Việc xác định Hiến pháp

năm 2013 là luật chung so với Bộ Luật hình sự 2015, Luật Doanh nghiệp năm

2014 v.v là được chấp nhận khá dễ dàng. Tương tự, tương quan giữa Bộ luật

Dân sự với Luật Thương mại cũng thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa pháp

luật chung và pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, trong pháp luật về QTCT

luật thì xác định tương quan giữa Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung

2012) và Luật Doanh nghiệp năm 2014 là khá phức tạp. Luật Luật sư năm

2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) và Luật Doanh nghiệp năm 2014 đều là các luật

chuyên ngành, tức là luật về một lĩnh vực kinh tế, xã hội cụ thể. Để xác định

giữa hai luật này luật nào đóng vai trò luật chuyên ngành và luật nào đóng vai

trò luật chung cần phải có những phân tích về mức độ gắn kết giữa hai luật

này với hoạt động của công ty luật. Theo tác giả Luận án, Luật Luật sư năm

Page 74: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

69

2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) đóng vai trò là luật chuyên ngành đối với lĩnh

vực QTCT luật. Kết luận này dựa trên những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, Luật công ty (Luật Doanh nghiệp) quy định các hình thức tổ

chức sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực kinh

doanh có điều kiện và áp dụng đối với bất cứ nhà đầu tư, doanh nghiệp nào. Xét

ở khía cạnh này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đóng vai trò luật chung cho

QTCT luật. Luật sư khi đủ điều kiện hành nghề có thể chọn bất cứ loại hình tổ

chức hoạt động nào được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Thứ hai, cấu trúc quyền lực, quan hệ giữa các thiết chế quyền lực trong công

ty được Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định chung cho các loại hình doanh

nghiệp nên đối với công ty luật chúng chưa thể tạo nên nền tảng đầy đủ cho hoạt

động quản trị. Công ty luật cần có cấu trúc quyền lực hướng tới sự phân quyền dân

chủ hơn và điều này được quy định bởi Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung

năm 2012) hoặc các Điều lệ, quy chế của công ty luật, Hiệp hội luật sư.

Thứ ba, sự ra đời và tồn tại của công ty luật phụ thuộc chủ yếu và việc

đáp ứng các điều kiện do Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)

quy định. Nếu một cá nhân không đáp ứng được điều kiện do Luật Luật sư

năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định thì không thể thành lập công

ty luật dưới bất cứ hình thức tổ chức nào được Luật Doanh nghiệp năm 2014

quy định. Ở đây không tồn tại vòng khép kín vô định “con gà - quả trứng”.

2.2.3. Tương quan giữa pháp luật về quản trị công ty luật và các quy

định của Hiệp hội luật sư, Điều lệ, quy chế của công ty luật

Như đã đề cập ở trên, quản trị trong công ty luật chỉ dựa vào pháp luật

quốc gia ở những vấn đề cơ bản, nền tảng. QTCT luật cũng như ở các công ty

thương mại chủ yếu mang tính nội bộ mặc dù kết quả của QTCT là những kết

quả hoặc là những mối quan hệ đối với cả bên ngoài, cả người thứ ba. Do

pháp luật quốc gia chỉ mang tính nền tảng nên muốn quản trị tốt, công ty luật

phải dựa vào những quy định khác gắn với tính chất đặc thù của hoạt động

Page 75: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

70

dịch vụ pháp lý. Các quy định đó có thể do công ty luật ban hành trong Điều

lệ, quy chế của mình hoặc áp dụng các quy định do Hiệp hội luật sư. Thực tế,

Điều lệ, quy chế của công ty luật hay của Hiệp hội luật sư có ảnh hưởng trực

tiếp và lớn hơn đối với QTCT luật. Các Điều lệ, quy chế của công ty luật

được xây dựng sát hơn với tính chất, quy mô hoạt động của mình và vì thế tác

dụng điều chỉnh của nó cao hơn. Thông thường, QTCT là quá trình chủ thể

quản trị tác động tới các chủ thể chịu sự quản trị theo các phương thức, công

cụ cụ thể như phân tích ở những phần trên. Do đó, những quy định chung, có

tính nguyên tắc trong pháp luật quốc gia dù có vai trò vô cùng quan trọng

nhưng không thể đạt được mục tiêu cụ thể của công ty luật. Chắc chắn, công

ty luật sẽ không tạo ra một hệ thống quản trị nhiều cấp nếu quy mô hoạt động,

nhân sự trong công ty không lớn đến mức cần phải có hệ thống quản trị như

vậy. Chính Điều lệ, quy chế của công ty luật giúp nó giải quyết các vấn đề cụ

thể như vậy.

Quy chế, các bộ quy tắc của Hiệp hội luật sư đóng vai trò khá rõ nét

trong QTCT luật, đặc biệt là các quy tắc đạo đức, các tiêu chí đánh giá hiệu

quả hoạt động và các hướng dẫn trực tiếp về QTCT luật. Ví dụ, Liên đoàn

Luật sư Mỹ (American Bar Association) đã ban hành Bộ quy tắc mẫu về trách

nhiệm nghề nghiệp (Model Code of Professional Responsibility), Bộ quy tắc

mẫu về trách ứng xử nghiệp (Model Code of Professional Conducts) để điều

chỉnh các hành vi của luật sư thành viên. Các công ty luật của hầu hết các

bang ở Mỹ đều dựa vào các bộ quy tắc này để quản trị hoạt động của mình.

Hội đồng luật sư Ấn Độ ban hành Bộ quy tắc ứng xử chuyên nghiệp (Rules of

Professional Conducts) dành cho luật sư thành viên. Các quy tắc này bao gồm

khá nhiều lĩnh vực cụ thể của dịch vụ luật sư. Ví dụ quy tắc ứng xử chuyên

nghiệp trong quan hệ với tòa án, quy tắc ứng xử chuyên nghiệp trong quan hệ

với khách hàng, quy tắc ứng xử với đối thủ trong tranh tụng v.v. Liên đoàn

luật sư Nhật Bản cũng ban hành “Các quy định cơ bản về nghĩa vụ của luật sư

Page 76: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

71

(Basic Regulations for Attorneys Duties) vào ngày 10 tháng 11 năm 2004

thay thế cho Bộ quy tắc đạo đức luật sư ban hành vào năm 1955, sửa đổi năm

1990. Rõ ràng, hầu hết các Hiệp hội luật sư ở các quốc gia đều có những bộ

quy tắc mẫu điều chỉnh các hành vi hành nghề của luật sư khá sớm. Sở dĩ các

Hiệp hội luật sư ban hành các bộ quy tắc mẫu là vì Hiệp hội luật sư không thể

và không cần thiết can thiệp sâu vào hoạt động của luật sư và của công ty luật.

Luật sư phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật nên sự can thiệp sâu

vào hoạt động hành nghề của họ rất không phù hợp với yêu cầu của nền pháp

quyền. Các bộ quy tắc mẫu có giá trị hướng dẫn, khuyến nghị chứ không bắt

buộc đối với công ty luật. Tuy nhiên, do các bộ quy tắc mẫu này được xây

dựng dựa trên đúc kết thực tiễn thực hiện pháp luật, thực tiễn hành nghề luật

sư và thực tiễn hoạt động của công ty luật nên chúng rất sát và rất phù hợp với

QTCT luật. Chính vì vậy, các bộ quy tắc, Điều lệ của Hiệp hội luật sư là

nguồn tham khảo và áp dụng chính trong QTCT luật.

2.3. Nền tảng quản trị công ty luật trong pháp luật và thực tiễn ở

một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam

2.3.1. Pháp luật về quản trị công ty luật ở Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp là quốc gia có nghề luật sư hình thành sớm và phát triển.

Dĩ nhiên, pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư cũng được hình thành sớm

và phát triển. Pháp luật về QTCT luật ở Cộng hòa Pháp bao gồm chủ yếu hai

nội dung nền tảng sau:

- Quy định về hình thức hành nghề và hình thức tổ chức hành nghề luật

sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Người muốn hành nghề luật ở Pháp phải có tư cách là luật sư. Để trở

thành luật sư, họ phải có trình độ học vấn, trải qua thời gian tập sự, có thời

gian làm cộng sự theo quy định. Về cơ bản sau khi hoàn thành 05 năm (03

năm đại học và 02 năm thạc sĩ), người muốn theo đuổi nghề luật sư sẽ mất

thêm 02 năm nữa để có chứng chỉ hành nghề luật sư. Do vậy, ở Pháp việc tốt

Page 77: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

72

nghiệp đại học luật là chưa đủ điều kiện hành nghề luật. Để hành nghề luật

sư thì trình độ tối thiểu phải là Master. Một người muốn trở thành luật sư

cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: (i) Có ít nhất một chứng chỉ cao

học hoặc chứng chỉ có bằng cấp tương đương được quy định trong Nghị

định liên Bộ Tư pháp và Bộ Đại học; (ii) Phải trải qua kỳ thi vào Trung tâm

đào tạo ở mỗi trường. Một khóa đào tạo 01 năm về lý thuyết và thực hành ở

một Trung tâm; (iii) Thời gian tập sự là 02 năm [121, Điều 7]. Tuy nhiên,

đối với người có Bằng Tiến sĩ luật sẽ được trực tiếp dự kiểm tra để cấp Giấy

Chứng nhận khả năng hành nghề [121, Điều 12]. Luật sư muốn được hành

nghề phải được cấp chứng chỉ hành nghề (Practising Certificate). Chứng chỉ

hành nghề có thời hạn là 01 năm. Theo đó, điều kiện để hành nghề Luật sư

phải là người Pháp và các trường hợp khác theo quy định; được cấp Giấy

chứng nhận là luật sư; không bị kỷ luật như cách chức, xóa tên hoặc rút giấy

phép; không bị tuyên bố vỡ nợ. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy

chứng nhận là Luật sư. Đoàn luật sư cấp Giấy chứng chỉ hành nghề luật sư.

Luật sư có thể được hành nghề luật dưới danh nghĩa cá nhân, tham gia vào

công ty, cộng sự hay hành nghề trong một tổ chức.

Theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp, hiện nay có hai loại hình

pháp lý đối với văn phòng luật được sử dụng rộng rãi ở Pháp [121, Điều 7]

bao gồm:

- SCP (Société civile professionnelle) là “doanh nghiệp tư nhân có tính

chất nghề nghiệp”. Đối với loại hình này, giống như Việt Nam, người chủ

chịu rủi ro đối với hoạt động của mình không chỉ bằng tài sản mình đưa vào

công ty mà còn bằng tài sản cá nhân. Về tính chất pháp lý, SCP có 02 thành

viên trở lên và các thành viên cùng phải thực hiện hoạt động nghề nghiệp của

công ty.

- SELARL (société d‟exercice libérale à responsabilité limitée) là

“doanh nghiệp hành nghề tự do TNHH”. Loại hình có ưu thế bởi TNHH. Một

Page 78: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

73

ưu điểm nữa là người chủ văn phòng/công ty sẽ được miễn thuế trên phần thu

nhập của mình đến một hạn mức nhất định. Điều này có ý nghĩa lớn đối với

chủ doanh nghiệp, đặc biệt ở thời điểm mới thành lập.

Như vậy, thực tế cho thấy, Văn phòng luật là mô hình tổ chức hành

nghề luật theo quy định của Cộng hòa Pháp. Các Văn phòng luật được tổ

chức thành lập, hoạt động hay chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và

các khoản nợ là khác nhau. Điều này đòi hỏi việc áp dụng quản trị đối với

từng mô hình Văn phòng luật cũng khác nhau trên các phương diện như: quản

lý, điều hành, kiểm soát,…

- Quy định về quản lý, điều hành công ty luật

QT nội bộ được thực hiện như hai loại hình nêu trên. Nhìn chung các

công ty này đều là những công ty ở dạng vừa thậm chí là nhỏ, ít thành viên

nên hệ thống quản trị công ty vừa phải. Việc thành lập văn phòng/công ty

trong nhiều trường hợp chỉ là cách tạo độ tin cậy với khách hàng. Khi danh

tiếng và số lượng khách hàng phát triển thì loại hình doanh nghiệp vẫn không

thay đổi dù có số lượng thành viên tăng lên. Tổ chức QTCT về cơ bản cũng

không thay đổi. Chủ thể thực hiện QTCT phải là luật sư chủ sở hữu hoặc luật

sư thành viên công ty.

- Luật sư có thể được hành nghề với danh nghĩa cá nhân, tham gia vào

công ty, cộng sự hay hành nghề trong một tổ chức. Luật sư có thể hành nghề

một cách độc lập, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho các tổ chức, cá nhân

theo các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cạnh đó, luật sư có thể hoạt

động với tư cách là một luật sư cộng sự của luật sư khác. Luật sư cũng có thể

tham gia thành lập các văn phòng luật (SCP hoặc SELARL).

- Việc hành nghề luật sư theo pháp luật của Cộng hòa Pháp là chuyên

nghiệp, không kiêm nhiệm các nghề khác như: (i) Tất cả các hoạt động có

tính thương mại; (ii) Hoạt động với tư cách là hội viên hùn vốn của một công

ty hùn vốn hoặc của một công ty CP; (iii) Không được hành nghề với tư cách

Page 79: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

74

là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Ban giám đốc. Như vậy, hành nghề

luật sư là một nghề độc lập, bất khả kiêm nhiệm một nghề nào khác trừ khi có

những quy phạm pháp luật hay quy phạm đặc biệt.

- Chủ của các văn phòng luật phải là các luật sư. Pháp luật về luật sư và

hành nghề luật sư của Pháp cũng không cho phép người không phải là luật sư

là chủ sở hữu công ty luật, không cho phép thuê chuyên gia quản trị (kể cả là

luật sư) thực hiện QTCT luật. Như vậy, chủ thể QTCT luật phải là người

thành lập chủ sở hữu hoặc thành viên tham gia thành lập công ty luật. Một

người muốn tự mình mở một văn phòng/công ty luật thì điều kiện trước hết

người đó phải là luật sư. Trước khi có thể tự mình mở một văn phòng luật thì

họ phải là luật sư cộng sự trong vòng 02 năm (tức là làm việc và được trả

lương bằng một luật sư hoặc một văn phòng khác). Sau thời gian đó, khi đã

tích lũy được kinh nghiệm và nắm được một ít khách hàng tiềm năng, luật sư

mới có thể mở văn phòng luật. Thủ tục đầu tiên cần thực hiện là đăng ký gia

nhập Đoàn luật sư nơi hành nghề sau đó mở văn phòng luật. Bước tiếp theo là

phải thực hiện công báo và đăng ký tại cơ quan phụ trách việc đăng ký thương

mại và doanh nghiệp.

2.3.2. Pháp luật về quản trị công ty luật ở Vương quốc Anh

Ở Vương quốc Anh nghề luật sư được hình thành sớm và phát triển.

Các nguyên tắc và nền tảng cơ bản cho hoạt động hành nghề luật sư ở Anh

được điều chỉnh bởi một số luật. Năm 2007, Nghị viện Anh ban hành Luật về

dịch vụ pháp lý (Legal Services Act) nhằm đáp ứng một số thay đổi trong

việc điều chỉnh hoạt động hành nghề luật sư với sự tham gia của các luật sư

các quốc gia thành viên EU đăng ký hành nghề tại Anh. Các luật sư EU đăng

ký hành nghề (Registered European Lawyers - REL) khi hành nghề tại Anh sẽ

chịu sự điều chỉnh của Luật về dịch vụ pháp lý. Bên cạnh việc chịu sự điều

chỉnh bởi các văn bản pháp luật của nhà nước, hoạt động hành nghề luật ở

Anh chịu sự tác động rất lớn từ phía Hiệp hội luật sư, điển hình là Cơ quan

Page 80: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

75

Điều tiết Luật sư tư vấn SRA (Solicitor Regulation Authority). Cơ quan này

có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ pháp lý do luật

sư thực hiện. Dù được coi là cánh tay của Hội luật (Law Society) song SRA

hoạt động độc lập và thực hiện việc điều tiết hoạt động hành nghề luật sư.

SRA đã ban hành Bộ quy tắc hành nghề luật sư của Anh thông qua ngày

27/01/1990. Bộ quy tắc này có hiệu lực từ ngày 31/3/1990 với 10 phần gồm

nhiều quy định cơ bản về luật sư, hành nghề và đạo đức nghề nghiệp luật sư;

những quy định kỷ luật và QTCT luật.

Cơ sở hành nghề luật: có thể được thành lập dưới sự quản lý của SRA

bao gồm 03 loại chính: (i) Các cơ sở được công nhận là những công ty luật có

tất cả người quản lý và người góp vốn là luật sư; (ii) Những người hành nghề

độc lập (sole practitioner); (iii) Các cơ sở được cấp phép là những công ty luật

có 10% vốn được nắm giữ bởi người không phải là luật sư, ví dụ như người

quản lý hoặc nhà đầu tư bên ngoài không phải là luật sư.

Các cơ sở được công nhận (công ty HD, công ty HD TNHH, và công ty

TNHH):

Công ty HD (partnership); công ty HD TNHH (limited liability

partnership - LLP), hoặc công ty (company). Trước đây hầu hết các công ty

luật được thành lập dưới hình thức công ty HD. Công ty HD không có sự

phân chia giữa tài sản của công ty với các luật sư HD (luật sư thành viên). Do

đó, chủ nợ có thể yêu cầu các luật sư thành viên dùng tài sản riêng của mình

để thanh toán những nghĩa vụ nợ cho dù nghĩa vụ nợ đó do các luật sư thành

viên khác gây nợ. Khi công ty HD giải thể, các luật sư thành viên sẽ không có

bất kỳ sự bảo vệ nào trước những chủ nợ.

Công ty HD TNHH là loại hình công ty được sử dụng phổ biến hiện

nay. Tuy nhiên, khác với công ty HD, công ty HD TNHH phải:

+ Đăng ký với Phòng đăng ký công ty (Companies House).

+ Nộp tờ khai hàng năm cho Phòng đăng ký công ty.

Page 81: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

76

+ Nộp hồ sơ tài khoản với Phòng đăng ký công ty.

Công ty HD TNHH phải được thành lập và đăng ký tại Anh và xứ

Wales, Scotland hoặc Bắc Ailen theo quy định của Luật về công ty HD

TNHH năm 2000 (Limited Liability Partnerships Act 2000).

Công ty TNHH: Cũng giống như công ty HD TNHH, công ty chịu

TNHH trong số vốn góp của mình. Tuy nhiên, cấu trúc của loại công ty này

thường có tính phân cấp hơn so với công ty HD TNHH. Công ty TNHH được

thành lập và đăng ký tại Anh và xứ Wales, Scotland hoặc Bắc Ailen theo quy

định Luật công ty năm 2006 (Companies Act 2006).

Người hành nghề độc lập (sole practitioner): Để hoạt động như một

người hành nghề độc lập cần phải đăng ký với SRA để được công nhận theo

quy định tại quy tắc hành nghề khung (Practice Framework Rules 2011).

Các cơ sở được cấp phép (cấu trúc kinh doanh thay thế - ABS):

ABS là sự hợp tác giữa luật sư và những người được cho phép cùng với

những cá nhân không phải là luật sư, miễn là ít nhất một trong những người

quản lý là luật sư, REL hoặc người ủy quyền bởi người đã được cho phép bởi

cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, theo luật pháp tại Anh Quốc, một nhà đầu

tư không phải là luật sư vẫn có thể đầu tư thành lập cơ sở hành nghề luật.

Công ty luật ở Anh buộc phải mua bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc tùy

thuộc vào từng loại hình cũng như quy mô doanh nghiệp theo quy định của SRA.

Ngoài ra SRA còn có những quy định rất chặt chẽ về QTCT luật bao gồm:

- Quy định tập trung vào kết quả (Outcomes-focused regulation (OFR):

tức là việc cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ được SRA đánh giá trên kết quả thu

được từ việc cung cấp dịch vụ đó.

- SRA yêu cầu các công ty luật phải thực hiện chế độ báo cáo cho SRA.

Về cơ cấu tổ chức, điều kiện, tiêu chuẩn. Việc tham gia vào các tổ chức

hành nghề luật sư có những đòi hỏi khác nhau. Theo pháp luật của Vương

quốc Anh thì luật sư bao gồm: luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Mỗi loại

Page 82: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

77

luật sư có các quyền, nghĩa vụ khác nhau, đặc trưng cho hoạt động trong hành

nghề tư vấn hay tranh tụng.

Tất cả những người điều hành và những người góp vốn đều phải là luật

sư. Trường hợp có tổ chức tham gia thì tổ chức đó phải đáp ứng các điều kiện

pháp lý theo quy định.

2.3.3. Pháp luật về quản trị công ty luật ở Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ chủ yếu có hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau:

- Văn phòng luật sư cá nhân độc lập (sole practitioner)

Ở Hoa Kỳ, luật sư có thể làm thuê cho khách hàng không chuyên môn

(lay client) hay còn gọi là luật sư làm công ăn lương (in-house lawyer) hoặc

làm thuê cho Chính phủ. Những luật sư này làm việc cho doanh nghiệp và

cho Chính phủ thông qua hợp đồng với tư cách là người làm thuê. Một đặc

điểm khác biệt là người chủ thuê luật sư đồng thời cũng là khách hàng duy

nhất của luật sư đó. Hay nói một cách khác, luật sư làm công ăn lương không

được có khách hàng riêng, trừ người chủ đã thuê luật sư đó. Nét cơ bản của

luật sư làm công ăn lương so với những người làm công ăn lương khác là họ

chịu sự quản lý về thời gian của người chủ thuê họ, còn về mặt nghiệp vụ họ

hành nghề độc lập. Luật sư ở Hoa Kỳ được công nhận và cho phép hành nghề

theo lãnh thổ từng bang, trong phạm vi thẩm quyền tài phán của tòa án từng

bang hoặc liên bang. Một luật sư có thể được phép hành nghề tại nhiều bang

và phải tuân theo quy chế của từng bang đặt ra. Luật sư hành nghề tại tòa án

tiểu bang cũng có thể xin công nhận và được phép hành nghề tại các Tòa án

tối cao của liên bang.

- Công ty HD (partnership)

+ Thành viên công ty HD thì phải có tư cách luật sư. Điều kiện để trở

thành luật sư theo pháp luật Hoa Kỳ cơ bản là thống nhất. Phần lớn các bang

của Hoa Kỳ đều quy định sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học luật muốn hành

nghề luật sư phải trải qua một kỳ thi vào Đoàn luật sư. Pháp luật không quy

Page 83: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

78

định ứng viên phải học ở đâu, tổ chức nào đào tạo nghề mà quan trọng phải đỗ

kỳ thi vào Đoàn luật sư. Sau khi đỗ kỳ thi này ứng viên được quyền hành nghề

luật sư mà không phải trải qua bất kỳ thời gian tập sự nào. Hầu hết các bang

của Hoa Kỳ cho phép người có bằng cử nhân khác đăng ký học luật và có thể

trở thành luật sư.

Sau khi có Chứng chỉ hành nghề (Giấy phép hành nghề) luật sư có thể

lựa chọn cho mình một hình thức hành nghề đã được pháp luật quy định.

+ Ở Hoa Kỳ, hình thức công ty HD rất phổ biến. Hoa Kỳ cũng không

bắt buộc luật sư phải hành nghề trong một công ty HD. Lý do được đưa ra đó

là, công ty HD chủ yếu xác định tính chịu trách nhiệm vô hạn của các luật sư

thành viên. Tính chịu trách nhiệm vô hạn không chỉ đảm bảo sự liên kết trách

nhiệm giữa các thành viên mà còn đảm bảo hạn chế rủi ro cho khách hàng khi

công ty phá sản. Nghề luật sư là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt

động nghề nghiệp của mình. Vì vậy, hình thức công ty TNHH không được

chấp nhận vì hình thức này không phù hợp với nghề luật sư. Quan điểm này

tương đồng với quan điểm của các nước như: Ở nhiều nước như Hy Lạp,

Arhentina, Italia, Mexico, Đài Loan, Brazil, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản… Các nước

này cho rằng, luật sư là nhà chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao trước khách

hàng cho nên hình thức tổ chức hành nghề luật sư chủ yếu dưới hai hình thức

là Công ty HD và Văn phòng cá nhân.

Bên cạnh hình thức HD, luật sư có thể hành nghề dưới tất cả các hình

thức của các công ty kinh doanh như công ty TNHH, công ty CP, công ty liên

doanh… hoặc hình thức hành nghề độc lập, không cần có văn phòng.

2.3.4. Pháp luật về quản trị công ty luật ở Trung Quốc

- Quy định về hình thức tổ chức hành nghề luật sư

Về mô hình, cơ cấu tổ chức của Tổ chức hành nghề luật sư, Luật Luật

sư Trung Quốc không quy định cụ thể, mà giành toàn quyền cho người đứng

ra thành lập lựa chọn linh động cơ chế vận hành theo hình thức văn phòng

Page 84: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

79

hoặc mô hình doanh nghiệp (mô hình doanh nghiệp sẽ chịu sự điều chỉnh của

Luật Công ty), có ba hình thức cơ bản:

+ Tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập;

+ Tổ chức hành nghề luật sư do một nhóm luật sư thành lập (từ 03 luật

sư trở lên);

+ Tổ chức hành nghề luật sư do nhà nước thành lập.

Như vậy, ngoài mô hình do một luật sư thành lập (Văn phòng luật sư)

thì hoạt động của các mô hình tổ chức hành nghề luật sư ở Trung Quốc được

hoạt động theo mô hình tổ chức luật sư công (do nhà nước thành lập) và mô

hình luật sư tư (do các luật sư thành lập). Theo quy định tại Luật về luật sư

năm 1996 của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 (được sửa đổi năm

2007) thì một người muốn được công nhận là luật sư phải đáp ứng đầy đủ các

điều kiện: (i) Đã có thời gian học luật 03 năm trở lên tại các trường cao đẳng

hoặc đại học hoặc trường có nghiệp vụ tương đương, hoặc có 04 năm học về

chuyên ngành khác tại trường cao đẳng hoặc đại học cao hơn; (ii) Phải là

người đã đỗ kỳ thi quốc gia công nhận tư cách luật sư. Muốn hành nghề luật

sư phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó những người này phải có

giấy chứng nhận là luật sư; đã trải qua 01 năm tập sự hành nghề ở một Văn

phòng luật sư và họ phải có tư cách đạo đức tốt.

Những người đang làm việc trong cơ quan nhà nước không được đồng

thời hành nghề luật sư. Luật sư không được hành nghề trong thời gian là

thành viên của Ủy ban hành chính các cấp (về cơ bản quy định này cũng

tương đồng với quy định của pháp luật về luật sư của Việt Nam).

Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ tư cách

là luật sư cho người có đủ điều kiện và đã thi đỗ kỳ thi quốc gia công nhận tư

cách luật sư. Tuy nhiên, cơ quan tư pháp địa phương lại là cơ quan có thẩm

quyền cấp chứng chỉ hành nghề cho người có đủ điều kiện (khác với quy định

của pháp luật Việt Nam).

Page 85: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

80

- Quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư, cơ chế

quản lý, điều hành công ty luật

Điều 14 Luật Luật sư của Trung Quốc quy định về điều kiện thành lập tổ

chức hành nghề luật sư. Theo đó luật sư thành lập, tham gia thành lập công ty

luật phải có số năm kinh nghiệm nhất định là 05 năm. Công ty luật phải có tên

gọi, trụ sở hoạt động và có Điều lệ công ty... Tổ chức hành nghề luật sư do một

nhóm luật sư thành lập phải có từ 03 luật sư trở lên và chỉ cần có từ 03 năm kinh

nghiệm hành nghề luật sư. Bên cạnh đó, điểm khác biệt là để thành lập công ty

luật ở Trung Quốc phải có vốn pháp định. Mức vốn này theo quy định hiện hành

là 10.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 350.000.000 VNĐ. Đồng thời, các

quy định về kinh nghiệm hành nghề, điều kiện thành lập công ty do 01 luật sư

thành lập có yêu cầu cao hơn so với công ty do nhiều luật sư thành lập nhằm

đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng trong quá trình công ty này cung cấp

dịch vụ pháp lý trên thị trường (về vốn pháp định và số năm kinh nghiệm hành

nghề luật sư).

Cũng cần lưu ý rằng: trong quá trình hoạt động nếu luật sư vi phạm pháp

luật, Điều lệ công ty và các quy định liên quan có thể áp dụng các chế tài như

cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tài sản thu được từ các hành vi bất hợp pháp, tạm

đình chỉ giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động. Trong trường hợp không

đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan tư pháp thì luật sư hoặc Văn phòng

luật sư có thể khiếu nại lên cơ quan tư pháp cấp trên đề nghị xem xét lại trong

thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Trong trường hợp

vẫn không đồng ý với trả lời khiếu nại của cơ quan tư pháp cấp trên thì người

đó có thể khiếu nại lên Tòa án nhân dân trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày

nhận được trả lời khiếu nại. Thủ tục này có thể được tiến hành trực tiếp tại Tòa

án [116, Điều 48].

- Về quản lý, điều hành công ty luật theo quy định của Trung Quốc chủ

yếu được dẫn chiếu và áp dụng các quy định về doanh nghiệp được quy định

Page 86: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

81

tại luật doanh nghiệp. Theo đó, công ty luật được tổ chức, quản lý bởi hội

đồng gồm các luật sư thành viên.

- Các luật sư thành viên chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với

nghĩa vụ tài sản và khoản nợ công ty. Trong quá trình hoạt động của luật sư,

nếu luật sư vi phạm pháp luật hay cam kết với khách hàng trong việc thực

hiện nghĩa vụ thì có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật. Thực tế cho thấy,

thẩm quyền áp dụng kỷ luật đối với luật sư thuộc về cơ quan hành chính tư

pháp thuộc Bộ Tư pháp [126, tr.23]. Cơ quan hành chính tư pháp sau khi nhận

được đơn khiếu nại từ khách hàng, hoặc biết được luật sư hoặc văn phòng luật

sư vi phạm luật hoặc các quy định khác họ sẽ điều tra cụ thể việc cáo buộc và

sau đó quyết định áp dụng hình phạt. Nếu luật sư không đồng ý với quyết

định đó, luật sư có thể kiện lên cơ quan hành chính cấp cao hơn, nếu vẫn

không đồng ý với quyết định đó thì luật sư hoặc hãng luật có quyền yêu cầu

tòa hành chính tư pháp (judicial administrative organ) xem xét theo thủ tục tố

tụng. Sau khi nhận được đơn yêu cầu, tòa hành chính tư pháp sẽ thành lập một

hội đồng lâm thời để xem xét vụ việc trong một thời gian nhất định. Khi xét

xử, cán bộ điều tra vụ việc sẽ làm nhiệm vụ như một công tố viên, còn luật sư

và hãng luật ở vị trí như luật sư bào chữa. Cuối cùng hội đồng xét xử sẽ cung

cấp một bản báo cáo chi tiết bao gồm cả đề xuất phương án giải quyết vụ

việc. Trên cơ sở bản đề xuất này, tòa hành chính tư pháp sẽ ra quyết định cuối

cùng [126, tr.23].

2.3.5. Một số hàm ý cho Việt Nam qua kinh nghiệm của các quốc

gia khác

Qua nghiên cứu pháp luật về luật sư, về hành nghề luật sư của một số

nước liên quan đến nội dung QTCT luật, một số hàm ý sau cần được xem xét,

tham khảo đối với QTCT luật ở Việt Nam:

* Về điều kiện thành lập công ty luật

Page 87: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

82

Nhìn chung các quốc gia đều quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn, điều kiện

trở thành luật sư, điều kiện hành nghề luật sư. Đa số pháp luật các nước đều

quy định tiêu chuẩn người muốn trở thành luật sư bao gồm: (i) Tiêu chuẩn về

chuyên môn pháp lý là phải có bằng cử nhân luật, được đào tạo nghề luật sư,

trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư và qua kỳ thi công nhận đủ điều

kiện hành nghề luật sư; (ii) Tiêu chuẩn về đạo đức, sức khỏe. Đa số pháp luật

các nước cũng thống nhất quy định điều kiện hành nghề luật sư bao gồm hai

điều kiện: (i) Có chứng chỉ hành nghề luật sư (hoặc chứng chỉ đủ điều kiện

hành nghề luật sư); (ii) Là thành viên một Đoàn luật sư. Tuy nhiên, ở mỗi

nước cũng có những quy định khác nhau: (i) Về đào tạo nghề, thời gian đào tạo

nghề luật sư, thời gian tập sự hành nghề luật sư. Đây là những quy định ảnh

hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư. Ví dụ: Pháp, thời

gian đào tạo 18 tháng; tập sự 24 tháng; Anh, thời gian đào tạo 12 tháng, tập sự

24 tháng; Hoa Kỳ, thời gian đào tạo luật và nghề luật sư là 03 năm, không phải

tập sự hành nghề luật sư; (ii) Anh và Hoa Kỳ cho phép người có bằng cử nhân

chuyên ngành khác, không phải cử nhân luật được đào tạo nghề luật sư.

Ở Việt Nam, pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư đã từng bước

quy định cụ thể hóa các tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư, điều kiện hành

nghề luật sư. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì công dân Việt Nam

trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo

đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian

tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở

thành luật sư [66, Điều 10]. Về cơ bản, pháp luật Việt Nam cũng khá tương

đồng với pháp luật các nước trong việc quy định tiêu chuẩn trở thành luật sư.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn về mặt định

lượng, hạn chế các tiêu chuẩn định tính.

* Về mô hình công ty luật

Page 88: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

83

Pháp luật của mỗi quốc gia có những quy định đặc thù song về cơ bản

đều có sự đa dạng về hình thức tổ chức hành nghề nhằm tạo điều kiện cho các

luật sư có nhiều cơ hội lựa chọn. Về cơ bản, pháp luật về luật sư và hành nghề

luật sư của các nước quy định rất khái quát về cơ cấu tổ chức công ty luật

nhưng rất chặt chẽ về chủ thể thành lập công ty luật. Thành viên của công ty

luật bắt buộc phải là luật sư. Chủ thể QTCT luật là các luật sư thành lập chủ

sở hữu hoặc luật sư thành lập, tham gia thành lập công ty luật.

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) hiện hành ở nước

ta cũng quy định mô hình công ty luật, điều kiện thành lập công ty luật. Cụ

thể: Điều 23 quy định hai hình thức hành nghề luật sư bao gồm: (i) Hành nghề

trong tổ chức hành nghề luật sư; (ii) Hành nghề với tư cách cá nhân; Điều 32

quy định hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư, bao gồm: (i) Văn phòng

luật sư; (ii) Công ty luật; Điều 34 quy định hai hình thức công ty luật, bao

gồm: (i) Công ty luật HD; (ii) Công ty luật TNHH một thành viên và Công ty

luật TNHH từ hai thành viên trở lên; Khoản 3 Điều 32 quy định về điều kiện

thành lập tổ chức hành nghề luật sư trong đó có công ty luật. Pháp luật Việt

Nam cần quy định thêm hình thức HD cho hoạt động hành nghề luật sư vì mô

hình này rất phù hợp với tính chất của hoạt động này và về cơ bản là nó rất

phổ biến ở các nước trên thế giới.

* Về quản trị công ty luật

Các quốc gia trên thế giới mà điển hình là các quốc gia được tham khảo

trong Luận án đều trao cho các công ty luật, các hiệp hội luật sư quyền hạn rất

rộng trong điều tiết hoạt động hành nghề luật sư. Chính vì vậy, Việt Nam cần

chú trọng nhiều hơn đến chế độ tự quản của luật sư và Hiệp hội luật sư. Một

số hạn chế trong thủ tục cho phép thành lập, công nhận và cho đăng ký hành

nghề nên chuyển sang cho Liên đoàn luật sư. Việc đào tạo luật sư, việc xác

định đủ điều kiện hành nghề luật sư cũng nên do Liên đoàn luật sư thực hiện.

Page 89: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

84

Kết luận chương 2

1. Các luật sư hành nghề độc lập theo pháp luật, theo các thể chế phi

chính thức trong đó quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Nghề luật sư dựa trên sự

hiểu biết pháp luật và thi hành pháp luật với mục tiêu là bảo vệ thân chủ trước

những vi phạm hoặc trước những cáo buộc không có căn cứ, từ đó góp phần

bảo vệ công lý vốn là mục đích cao cả của hoạt động tư pháp. Luật sư hành

nghề dưới hình thức tổ chức là văn phòng luật sư hoặc công ty luật. Do đó,

những vấn đề lý luận về quản trị công ty nói chung, quản trị công ty luật nói

riêng, pháp luật về quản trị công ty luật luôn được các nhà hoạch định chính

sách, xây dựng pháp luật, các nhà nghiên cứu, luật sư, doanh nghiệp, nhà đầu

tư hay công chúng quan tâm.

2. Quản trị công ty luật được thực hiện trên cơ sở quản trị công ty nói

chung với những điểm khác biệt bởi tính chất đặc thù của dịch vụ pháp lý.

Qua việc phân tích khái niệm, nội hàm của quản trị công ty và quản trị công

ty luật có thể nhận thấy từ chủ thể quản trị, đối tượng bị quản trị, cơ chế quản

trị của công ty luật thể hiện rõ tính chất đặc thù của quản trị công ty luật so

với quản trị của các công ty thuần túy kinh doanh thương mại. Rõ ràng, quản

trị công ty luật là hệ thống các cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ, quy trình và

truyền thống vốn có được huy động để vận hành hiệu quả và minh bạch công

ty luật, đảm bảo thực hiện đúng chương trình, kế hoạch cung cấp dịch vụ pháp lý

hướng tới lợi ích của luật sư thành viên và các chủ thể liên quan dựa trên pháp

luật nhà nước và Điều lệ, quy chế của hiệp hội, của bản thân công ty luật. Quản

trị công ty luật có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định cho sự thành

công hay thất bại của công ty luật. Chính vì vậy, các luật sư, chủ thể quản trị cần

phải quan tâm đúng mức tới hoạt động quản trị trong công ty luật.

Page 90: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

85

3. Pháp luật về quản trị công ty luật là là tổng hợp các quy phạm pháp

luật xác định các nền tảng cơ bản cho việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của

công ty luật. Đây là yếu tố quan trọng của thể chế quản trị công ty luật. Nền

tảng quản trị công ty luật được các quốc gia ban hành phù hợp với điều kiện

kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia và tính chất nghề nghiệp luật sư. Quản trị

công ty luật ở Việt Nam đã được quy định trong các văn bản pháp luật từ

Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đến Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung

năm 2012), Luật Doanh nghiệp năm 2014 cùng với các văn bản quy phạm

pháp luật khác có liên quan. Đây là cơ sở, khung pháp lý cho hoạt động quản

trị công ty luật.

4. Trong xu thế toàn cầu hóa, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt

động hành nghề luật sư nói riêng cần có sự hội nhập, hài hòa giữa các quốc

gia. Việt Nam lại càng đặc biệt xu thế hội nhập cả trong lĩnh vực dịch vụ pháp

lý và các công ty luật Việt Nam càng cần phải hướng hoạt động quản trị của

mình đến các tiêu chuẩn quản trị quốc tế tiên tiến. Hơn nữa, nghề luật sư ở

Việt Nam còn mới nên việc nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt

những quốc gia có nghề luật sư hình thành sớm và phát triển về quản trị công

ty luật là nhu cầu nội tại của các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp

luật, nhà nghiên cứu và bản thân luật sư. Những kinh nghiệm quý báu về quản

trị công ty luật ở các quốc gia khác là một trong những yếu tố góp phần xây

dựng một nền quản trị công ty luật hiện đại, hiệu quả trong các công ty luật ở

Việt Nam.

Page 91: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

86

Chương 3

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT VÀ THỰC TIỄN

QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM

3.1. Thực trạng pháp luật về quản trị công ty luật ở Việt Nam

Hành nghề luật sư chỉ mới thực sự phát triển vào những cuối của thế kỷ

trước khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh hội nhập

quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mặc dù trong giai

đoạn lịch sử trước 1945 hành nghề luật sư đã tồn tại. Mặt khác, ở miền Nam

trước năm 1976, hành nghề luật sư, dịch vụ pháp lý cũng tương đối phát triển.

Tuy nhiên, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, thể chế chính trị giai đoạn từ

1946 đến 1986 chưa thể cho phép hành nghề luật sư phát triển. Cần phải

khẳng định rằng, trong thời gian này vẫn tồn tại một văn phòng luật bên cạnh

Tòa án nhân dân Tối cao mà chức năng chính là tham gia bào chữa cho bị

can, bị cáo trong các vụ án hình sự. Một số văn bản pháp luật được ban hành

để điều chỉnh hoạt động bào chữa của luật sư như Sắc lệnh số 46 ngày

10/10/1945, Pháp lệnh về tổ chức luật sư năm 1987, một số Hướng dẫn của

Tòa án Nhân dân Tối cao về công tác bào chữa và bào chữa viên nhân dân.

Hoạt động hành nghề luật sư và dịch vụ pháp lý nói chung được phát

triển bắt đầu từ những năm đổi mới, nhất là từ khi ban hành Hiến pháp năm

1992. Tiếp đó, với việc ban hành Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Luật Luật sư

năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2006

(năm 2012) thì hành nghề luật sư và dịch vụ pháp lý có thêm những nền tảng

mới để phát triển.

Page 92: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

87

Như đã phân tích ở Chương 2 Luận án, pháp luật quốc gia chỉ tạo

những nền tảng cơ bản cho QTCT luật. Vì vậy, khi đánh giá thực trạng pháp

luật về QTCT luật, cần phải hiểu rằng pháp luật về QTCT luật không phải là

một chế định cụ thể quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến QTCT. Pháp

luật về QTCT chỉ quy định những nền tảng pháp lý cơ bản cho QTCT bao

gồm: Điều kiện trở thành luật sư, điều kiện mở công ty luật; Các loại hình tổ

chức hành nghề và cấu trúc cơ cấu quyền lực cơ bản trong các loại hình đó.

3.1.1. Nguồn pháp luật về quản trị công ty luật

Nguồn cơ bản và có giá trị pháp lý cao nhất đối với việc tạo dựng các nền

tảng pháp lý cho QTCT luật là Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm

2012). Luật Luật sư năm 2006 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua

ngày 29/6/2006. Luật Luật sư quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình

thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật

sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, quản lý hành nghề luật sư, hành

nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Luật Luật

sư năm 2006 đã kế thừa những điểm tiến bộ được quy định tại Pháp lệnh Luật sư

năm 2001. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện và với những thay đổi lớn trong

đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, Luật Luật sư năm 2006 vẫn bộc lộ những

hạn chế nhất định, đặc biệt khi Việt Nam tham gia và trở thành thành viên chính

thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì những yêu cầu đổi mới tổ chức

hành nghề luật sư là tất yếu. Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm

2012 là để đáp ứng yêu cầu đó.

Nền tảng pháp lý cho QTCT luật được củng cố bằng các văn bản dưới

luật quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung

năm 2012) như Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều

và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Thông tư số 19/2013/TT-BTP hướng dẫn

tập sự hành nghề luật sư, Thông tư số 10/2014/TT-BTP quy định nghĩa vụ

Page 93: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

88

tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư, Quyết

định số 3101/QĐ-BTP ban hành Chương trình khung đào tạo nghề luật sư.

Một nguồn luật quan trọng khác của QTCT luật là Luật Doanh nghiệp

năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật này.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức

và cấu trúc phân chia quyền lực trong các doanh nghiệp, vốn và các phương

thức huy động vốn mà doanh nghiệp được quyền thiết kế và huy động. Luật

cũng quy định một số nguyên tắc cơ bản trong quản trị doanh nghiệp. Các loại

hình doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 được áp

dụng trong tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và hành nghề

luật sư, các luật sư lựa chọn cho mình trong số đó loại hình doanh nghiệp phù

hợp để hành nghề luật sư. Do đó, các quy định của Luật Doanh nghiệp năm

2014 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành có ý nghĩa lớn

đối với QTCT luật ở nước ta vì chúng xác định nền tảng tổ chức cho sự tồn tại

của công ty luật và quản trị trong công ty luật.

3.1.2. Các quy định của pháp luật hiện hành về nền tảng của quản trị

công ty luật

3.1.2.1. Các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn trở thành luật sư - chủ

thể quản trị công ty luật

Việc nghiên cứu về điều kiện, tiêu chuẩn trở thành luật sư có vị trí quan

trọng gắn với quá trình tổ chức, quản lý công ty luật. Bởi một nền QTCT luật

tốt thì không thể thiếu được thành tố cấu thành nên nó là các luật sư thành

viên. Do đó, nếu nghiên cứu về QTCT luật mà không đề cập đến luật sư - chủ

thể QTCT luật có thể sẽ là một lỗ hổng lớn. Luật sư không đủ tâm, tầm và đạo

đức hành nghề thì khó có thể vận hành một công ty luật hiệu quả, đúng pháp

luật trong việc bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền

lợi của các tổ chức, cá nhân. Theo pháp luật hiện hành, chỉ có luật sư thành

Page 94: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

89

viên công ty luật hoặc thành viên HD, Trưởng văn phòng luật sư mới có thể

tham gia hoạt động QTCT luật. Vì thế, các tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật

sư chính là điều kiện tiên quyết cho việc tham gia QTCT luật. Các quy định

chủ yếu về tiêu chuẩn luật sư như: quốc tịch, năng lực, đào tạo, đạo đức nghề

nghiệp, tập sự, các cơ quan kiểm tra, đánh giá, điều kiện hành nghề. Điều kiện

hành nghề luật sư bao gồm có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một

Đoàn luật sư. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định

trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho những người đạt yêu

cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư và những người được miễn đào

tạo nghề luật sư và miễn tập sự hành nghề luật sư [66, Điều 17]. Tuy nhiên,

không phải bất kỳ cá nhân nào khi đã trở thành luật sư đều có thể thành lập

hoặc tham gia thành lập ngay tổ chức hành nghề luật sư. Luật sư thành lập

hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm

hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề

luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ

quan, tổ chức [66, Điều 32].

Bên cạnh đó, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy

định những người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được cấp

Chứng chỉ hành nghề luật sư: (i) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại

Điều 10 của Luật Luật sư; (ii) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan,

quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc

Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị

thuộc Công an nhân dân; (iii) Không thường trú tại Việt Nam; (iv) Đang bị

truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội

phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm

nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích; (v) Đang bị áp

Page 95: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

90

dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở

giáo dục bắt buộc; (vi) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực

hành vi dân sự; (vii) Những người quy định tại điểm b khoản 4 Điều 17 bị

buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi

việc có hiệu lực.

3.1.2.2. Quy định về lựa chọn hình thức hành nghề luật sư, phạm vi

hành nghề luật sư, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư - chủ thể quản

trị công ty luật

Hành nghề luật sư là quyền của luật sư. Tùy thuộc vào điều kiện, khả

năng của mình luật sư có thể lựa chọn một hình thức hành nghề và hình thức

tổ chức hành nghề phù hợp. Điều đó cho phép luật sư có thể chủ động khi

tham gia hành nghề hoặc tạo dựng sự liên kết dưới một mái nhà chung công

ty luật. Sự liên kết giữa các luật sư trong công ty luật nhằm chia sẻ rủi ro và

trách nhiệm trong hoạt động. Các quy định của Luật Luật sư năm 2006 (sửa

đổi, bổ sung năm 2012) như: Điều 23 quy định hai hình thức hành nghề luật

sư bao gồm: (i) Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện

bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư hoặc

làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư; (ii) Hành nghề với tư

cách cá nhân; Điều 32 quy định hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư, bao

gồm: (i) Văn phòng luật sư; (ii) Công ty luật; Điều 34 quy định hai hình thức

công ty luật, bao gồm: (i) Công ty luật HD; (ii) Công ty luật TNHH một thành

viên và công ty luật TNHH từ hai thành viên trở lên.

Với quy định của pháp luật nêu trên, luật sư được tự do lựa chọn hình

thức hành nghề luật sư phù hợp với năng lực chuyên môn, điều kiện của

mình. Nếu luật sư lựa chọn hình thức hành nghề trong tổ chức hành nghề luật

sư thì tự thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư hoặc

làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư. Đồng thời, khi luật sư

Page 96: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

91

tự thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có

quyền lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề luật sư là văn phòng luật sư hoặc

công ty luật. Việc thành lập tổ chức hành nghề, luật sư không phải xin phép

mà chỉ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Luật sư hoàn toàn tự chủ trong hoạt

động nghề nghiệp, tự chịu trách nhiệm trong hành nghề của mình.

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định dịch vụ

pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố

tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác (Điều 4). Công ty luật có quyền thực

hiện dịch vụ pháp lý (Khoản 1 Điều 39). Các chủ thể QTCT luật, căn cứ vào

trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành để lựa chọn, đăng ký hoạt

động về phạm vi hành nghề cho công ty luật của mình.

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) còn quy định luật sư

có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Tuân theo quy tắc đạo đức và

ứng xử nghề nghiệp luật sư; Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách

quan; Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp

pháp của khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề

nghiệp luật sư. Ngoài ra luật sư còn phải có nghĩa vụ tham gia tố tụng đầy đủ,

kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, thực hiện trợ

giúp pháp lý. Điều 9 của luật quy định nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành

vi như: Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau

trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các

việc khác theo quy định của pháp luật; Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả,

sai sự thật; Xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật

hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; Tiết lộ

thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề,

trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy

định khác; Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản

tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả

Page 97: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

92

thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; Móc nối, quan hệ với

người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để

làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc; Lợi dụng việc

hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng,

quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Nhận, đòi hỏi bất kỳ

một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách

hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp

luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý,

của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo

quy định của pháp luật; Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức

trong quá trình tham gia tố tụng; Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện

những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó

khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà

nước khác.

3.1.2.3. Điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động công ty luật của chủ

thể quản trị công ty luật

Công dân Việt Nam được gia nhập Đoàn luật sư là những người có

quốc tịch Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam. Như vậy, một người có quốc

tịch Việt Nam nhưng đang cư trú ở nước ngoài thì không được gia nhập Đoàn

luật sư. Quy định này tương thích với pháp luật của nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, một số ngoại lệ áp dụng theo nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc

gia hay hiệp ước đa phương về vấn đề này. Ví dụ như luật sư của Việt Nam

được gia nhập Đoàn luật sư và hành nghề luật sư ở Thái Lan, thì ngược lại

luật sư của Thái Lan cũng được gia nhập Đoàn luật sư và hành nghề luật sư ở

Việt Nam. Thông thường pháp luật của nước nào cũng dành quyền hành nghề

luật sư trên lãnh thổ của mình cho công dân của nước mình. Luật sư thành lập

hoặc tham gia thành lập công ty luật phải có ít nhất hai năm hành nghề liên

Page 98: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

93

tục làm việc theo hợp đồng lao động cho văn phòng luật sư hoặc công ty luật

hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ

chức; công ty luật phải có trụ sở làm việc (khoản 3 Điều 32). Một luật sư chỉ

được thành lập hoặc tham gia thành lập một công ty luật. Trong trường hợp

luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật

thì có thể lựa chọn và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư

mà một trong các luật sư đó là thành viên (khoản 4 Điều 32).

Luật sư thành lập công ty luật phải tiến hành đăng ký hoạt động theo

đúng thủ tục quy định tại Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)

(Điều 35) và phải đăng ký những thay đổi về nội dung hoạt động. Công ty

luật thành lập chi nhánh của mình phải đăng ký hoạt động cho chi nhánh

(Điều 41). Việc đăng ký hoạt động của công ty luật, chi nhánh công ty luật

được tiến hành tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sở dĩ

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) giao cho Sở Tư pháp

thực hiện việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh

của tổ chức hành nghề luật sư nói chung, công ty luật, chi nhánh công ty luật

nói riêng bởi các tổ chức hành nghề luật sư không phải là một loại hình doanh

nghiệp thông thường mà thực hiện một trong các hoạt động bổ trợ tư pháp,

gắn liền với hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tiến

hành tố tụng.

3.1.2.4. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty luật

Công ty luật là một trong hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư bao

gồm công ty luật HD và công ty luật TNHH. Thành viên của công ty luật phải

là luật sư [66, Điều 34].

- Đối với công ty luật HD

Công ty luật HD do ít nhất hai thành viên (các luật sư) đồng thuận

thành lập [66, Điều 34]. Công ty luật HD không có thành viên góp vốn. Các

thành viên HD thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Tên của

Page 99: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

94

công ty luật HD do các thành viên thoả thuận lựa chọn theo quy định của Luật

Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ "công ty luật HD", không được

trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được

đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống

lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Công ty luật HD

thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật

Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) chỉ quy định

nguyên tắc về thể chế quản trị trong công ty luật HD. Thể chế này bao gồm

thành viên, giám đốc công ty, Điều lệ công ty và quy định chung quyền và

nghĩa vụ của công ty. Những vấn đề khác của công ty luật HD không được

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định thì áp dụng quy

định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo quy định của Luật Doanh

nghiệp năm 2014, cơ cấu tổ chức của công ty HD nói chung bao gồm HĐTV,

Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc hoặc TGĐ công ty nếu Điều lệ công ty không

có quy định khác [69, Điều 177].

Thực tế cho thấy, hầu hết các công ty luật HD được thành lập đều vận

dụng quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 để thiết lập cơ cấu tổ chức,

quản lý, điều hành công ty luật như các quy định về HĐTV, Chủ tịch HĐTV,

Giám đốc hoặc TGĐ, vốn góp, phân chia lợi nhuận, chế độ tài chính, thuế...

Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên HD phân công

nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Về cơ cấu tổ chức cụ thể của công ty luật HD hiện nay thường có:

+ HĐTV, tất cả thành viên (luật sư) hợp lại thành HĐTV. HĐTV bầu

một thành viên làm Chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc TGĐ

công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. HĐTV có quyền quyết

định tất cả các công việc của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì

quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên

Page 100: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

95

HD chấp thuận: (i) Phương hướng phát triển công ty; (ii) Sửa đổi, bổ sung

Điều lệ công ty; (iii) Tiếp nhận thêm thành viên HD mới...[669, Điều 177].

Thành viên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung

thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội

kinh doanh của công ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản

của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác... Bên

cạnh đó, cơ chế đại diện của công ty luật cũng được thực hiện qua tư cách của

các luật sư. Các thành viên phân công đảm nhiệm các chức danh quản lý, điều

hành công ty tùy thuộc vào khả năng của từng người.

+ Các thành viên HD có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều

hành hoạt động hàng ngày của công ty luật HD.

+ Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc TGĐ công ty là người điều hành

hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên HD và

thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Công ty luật HD được thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại

Điều 39, Điều 40 của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Người giữ các chức vụ quản lý sẽ được hưởng thù lao từ việc thực hiện chức

năng quản lý. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện quyền trong kiểm soát công

ty, kiểm soát các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch lớn có nguy cơ phát sinh

tư lợi thì mỗi thành viên công ty HD đều có quyền góp ý và kiểm soát việc

quản lý công ty.

Trong công ty luật HD thì yếu tố bình đẳng giữa các thành viên (luật

sư) được coi là nền tảng của QTCT. Sự bình đẳng này là một đặc trưng rất rõ

ràng của công ty HD được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như:

bình đẳng trong quản lý, điều hành; bình đẳng trong phân chia quyền lực hay

chịu rủi ro có thể không phân biệt và phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp vào công ty.

Các quyết định của công ty phải được tất cả các luật sư thành viên nhất trí.

Page 101: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

96

Mỗi thành viên đều có quyền đại diện cho công ty và đều có quyền phủ quyết.

Các thành viên lựa chọn người quản lý công ty.

- Đối với loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn

Công ty luật TNHH được tổ chức theo hai mô hình: công ty luật TNHH

một thành viên và công ty luật TNHH hai thành viên trở lên. Các thành viên

công ty luật TNHH hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm

Giám đốc công ty. Tên của công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do các

thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật TNHH một thành viên do

chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014

nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật TNHH”, không được trùng hoặc

gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký

hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử,

văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Công ty luật TNHH

thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật

Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Cũng như công ty luật HD, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung

năm 2012) quy định không cụ thể về cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty

luật TNHH. Từ đó, các luật sư cũng vận dụng quy định của Luật Doanh

nghiệp năm 2014 để thiết kế về cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành công ty

luật TNHH.

Cơ cấu tổ chức cụ thể của công ty luật TNHH hiện nay cũng không

thống nhất thường được tổ chức như sau:

- Công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và làm

chủ sở hữu. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) không quy

định loại hình công ty luật TNHH luật mà chủ sở hữu là tổ chức.

Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật TNHH một thành viên là Giám đốc

công ty [66, Điều 34]. Trong công ty luật TNHH một thành viên, chủ sở hữu

công ty là cá nhân luật sư thành lập công ty. Tổ chức, điều hành công ty luật

Page 102: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

97

TNHH do một luật sư là chủ hữu được thực hiện một cách dễ dàng và thuận

lợi vì: (i) Quyết định lựa chọn mô hình công ty đã do một luật sư quyết định

sẽ bảo đảm nhanh chóng hơn; (ii) Với tư cách là chủ sở hữu nên tất cả các vấn

đề về vốn, các giao dịch với đối tác, nhân sự, lao động, quyết định chiến lược

phát triển hay kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn… của

công ty được thực hiện mang tính chủ động và quyết đoán từ ý chí của người

chủ sở hữu.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, công ty TNHH một thành viên

do cá nhân là chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc TGĐ nên hiện

nay một số công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và

làm chủ sở hữu áp dụng quy định này.

+ Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền

và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu

trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các

quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm

2014 và pháp luật có liên quan. Quyết định của Chủ tịch công ty có giá trị

pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ

công ty có quy định khác.

+ Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc TGĐ với nhiệm

kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công

ty. Giám đốc hoặc TGĐ chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty

về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch công ty có thể kiêm

Giám đốc hoặc TGĐ trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định

khác [69, Điều 81].

Ví dụ: Điều lệ công ty luật TNHH SMIC quy định: Quyền, nghĩa vụ

của Giám đốc, việc kiểm soát công ty. Giám đốc công ty là người điều hành

hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về việc thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc công ty có quyền sau:

Page 103: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

98

Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng

ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương

án đầu tư của công ty; Ban hành quy chế nội bộ công ty; Bổ nhiệm,

miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty; Ký kết

hợp đồng nhân danh công ty; Quyết định phương án, cơ cấu tổ chức

công ty; Quyết định báo cáo, quyết toán tài chính hàng năm của công

ty [43, Điều 10].

Việc kiểm soát công ty do 03 Kiểm soát viên công ty do chủ sở hữu

công ty bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên chịu trách

nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và

nhiệm vụ của mình. Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây: Kiểm tra tính

hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch công ty và Giám đốc trong tổ

chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành hoạt động của công

ty; Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo đánh

giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty

hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm

định; Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu, tổ

chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty [43, Điều 11].

- Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành

lập, thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty.

Thành viên của công ty luật TNHH hai thành viên trở lên gồm các luật

sư thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty. Luật

sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất

hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành

nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho

cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư [66, Điều 32].

+ HĐTV là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các

luật sư. Theo đó, HĐTV có quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề nhân sự,

Page 104: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

99

thành viên, vốn góp và các hoạt động khác của công ty luật. Các thành viên sẽ

thỏa thuận cử ra một luật sư thành viên là Giám đốc. Các thành viên của công

ty có quyền tham gia quản lý, điều hành công ty. Luật Doanh nghiệp năm

2014 có những quy định chi tiết về quyền, nghĩa vụ thành viên [69, Điều 50,

51]; các tỷ lệ đối với số lượng thành viên dự họp HĐTV, số lượng thành viên

tán thành để thông qua quyết định của HĐTV [69, Điều 59]. Tuy nhiên, công

ty có quyền quy định một tỷ lệ khác trong Điều lệ công ty [69, Điều 59]. Ví

dụ: quy định tại khoản 17.1 Điều lệ công ty luật TNHH Quốc tế Việt Nam

(Vilaf Hồng Đức) thì: HĐTV được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu

của Chủ tịch HĐTV hoặc theo yêu cầu của số thành viên đại diện ít nhất 20%

vốn Điều lệ [42].

HĐTV điều hành công ty bằng Nghị quyết. Trường hợp Điều lệ công ty

không có quy định khác, Nghị quyết của HĐTV có hiệu lực thi hành kể từ

ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi tại Nghị quyết đó.

Trường hợp thành viên, nhóm thành viên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy

bỏ nghị quyết đã được thông qua thì nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành

cho đến khi có quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài có hiệu lực thi hành [69,

Điều 63].

+ Chủ tịch HĐTV là người đứng đầu HĐTV do các thành viên bầu,

thực hiện các chức năng chủ yếu phục vụ cho cuộc họp của HĐTV và các

hoạt động khác của HĐTV. Chủ tịch HĐTV có thể kiêm Giám đốc hoặc TGĐ

công ty [69, Điều 57].

+ Giám đốc hoặc TGĐ công ty là người điều hành hoạt động kinh

doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐTV về việc thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc hoặc TGĐ có quyền ban

hành quy chế quản lý nội bộ của công ty trừ Điều lệ công ty có quy định khác;

bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ

Page 105: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

100

các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐTV… Có thể nói, Giám đốc hoặc

TGĐ công ty luật có vai trò hết sức quan trọng trong việc QTCT luật.

Giám đốc phải là luật sư và đáp ứng các điều kiện được quy định tại

Điều 18, Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2014; Giám đốc hoặc TGĐ được

thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm

2014 và Điều lệ công ty. Thông thường, nhiệm kỳ của Giám đốc công ty là 05

năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế quy định tại Điều

lệ của công ty luật. Giám đốc công ty luật có những quyền hạn và trách nhiệm

trong việc quản trị, điều hành công việc luật sư như: Thuê luật sư Việt Nam,

luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho công ty; Cử luật sư của công ty

tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; Thực hiện việc quản lý và

bảo đảm cho luật sư của công ty tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của

Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật

sư Việt Nam.

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), Luật Doanh nghiệp

năm 2014 không quy định người đại diện pháp luật của công ty luật TNHH hai

thành viên trở lên mà dành cho Điều lệ công ty quy định trên cơ sở đồng thuận

của các thành viên công ty. Thông thường, Điều lệ công ty luật quy định Giám

đốc hoặc TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty luật.

3.1.2.5. Quy định về cơ chế phân chia quyền lực và kiểm soát trong

công ty luật

Cơ chế phân chia quyền lực trong công ty luật được định hình tùy thuộc

vào từng loại hình công ty (công ty luật TNHH và công ty luật HD). Cơ cấu

tổ chức, điều hành, cơ chế quản lý công ty luật dựa trên nền tảng luật định

nhưng vẫn chịu sự chi phối của những yếu tố khác nhau, kể cả thể chế phi

chính thức. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty luật có sự phân chia

quyền lực rõ ràng giữa các luật sư thành viên. Sự phân chia quyền lực này chủ

yếu phụ thuộc tỷ lệ vốn của các thành viên trong công ty. Bên cạnh đó, các

Page 106: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

101

thành viên công ty có thể thỏa thuận, thống nhất việc quản lý, điều hành công

ty hoặc phân chia lợi nhuận, rủi ro mà không phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp.

Đây là điểm khác biệt trong phân chia quyền lực của công ty luật với các

công ty CP, công ty TNHH trong các lĩnh vực khác, nhất là trong lĩnh vực

thương mại. Trong QTCT luật, quyền đại diện cho công ty thuộc về tất cả các

thành viên luật sư. Các thành viên thống nhất lựa chọn người đại diện cho

công ty trong số các thành viên công ty. Như vậy, việc thiết lập quyền bình

đẳng giữa các thành viên đã được ghi nhận mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở

hữu vốn trong công ty nhiều hay ít.

Vấn đề kiểm soát trong công ty, đặc biệt là việc kiểm soát nhân sự,

kiểm soát công việc của chủ thể QTCT, các luật sư khác, kiểm soát tài chính,

thị trường và những vấn đề rủi ro, các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

v.v… hết sức hệ trọng trong QTCT luật. Cơ chế kiểm soát trong công ty luật

có thể được thiết lập theo pháp luật chung, pháp luật chuyên ngành. Cơ chế

“tự kiểm soát” thông qua hoạt động của hệ thống các cơ quan trong công ty

dựa trên Điều lệ công ty cũng là một sự lựa chọn. Vì vậy, có thể nói cơ chế

kiểm soát trong công ty luật vừa đóng vừa mở, tùy thuộc vào loại công ty và

sự thống nhất của thành viên công ty. Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn tới

hạn chế vì sự “bình quyền” giữa các thành viên trong quản trị. Các công ty

luật thì chỉ bao gồm các luật sư, không có thành viên góp vốn như các công

ty HD thông thường. Điều này không chỉ tạo nên sự khác biệt trong việc phân

chia quyền lực, kiểm soát trong công ty luật so với các loại hình công ty phổ

biến khác mà còn góp phần thể hiện tính chuyên nghiệp và sự gắn kết giữa

các thành viên - chủ thể quản trị trong công ty luật.

3.1.3. Một số đánh giá chung về pháp luật về quản trị công ty luật

Thứ nhất, có thể khẳng định rằng, pháp luật về QTCT luật đã được quy

định trong các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư

(Luật Luật sư và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành), văn

Page 107: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

102

bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp và các văn bản

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành). Đây là nền tảng, cơ sở pháp lý quan

trọng cho việc QTCT luật. Việc QTCT luật được áp dụng bởi cả văn bản quy

phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quy phạm pháp luật chung.

Thứ hai, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) là luật

chuyên ngành quy định về QTCT luật, tập trung quy định về tiêu chuẩn, điều

kiện trở thành luật sư, chủ thể QTCT luật; về lựa chọn hình thức hành nghề

luật sư, phạm vi hành nghề luật sư, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư -

chủ thể QTCT luật; điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động công ty luật của

chủ thể QTCT luật và một số vấn đề về cơ cấu tổ chức của công ty luật, cơ

chế phân chia quyền lực và kiểm soát công ty luật. Luật Luật sư năm 2006

(sửa đổi, bổ sung năm 2012) tuy đã có những quy định về QTCT luật nhưng

mới chỉ quy định mang tính nguyên tắc mà chưa quy định cụ thể, tính đặc thù

về QTCT luật.

Thứ ba, Luật Doanh nghiệp năm 2014 với tư cách là luật chung quy

định về QTCT, tập trung quy định về mô hình công ty áp dụng chung cho tất

cả các lĩnh vực, trong đó có công ty luật; quy định về cơ cấu tổ chức của công

ty; cách thức phân chia quyền lực và kiểm soát trong công ty v.v. Tuy nhiên,

Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng chưa có quy định có tính chất đặc thù cho

công ty luật về cơ cấu tổ chức, cách thức phân chia quyền lực và kiểm soát

công ty luật.

Ví dụ: Công ty luật HD do ít nhất hai thành viên (các luật sư) đồng

thuận thành lập [66, Điều 34]. Công ty luật HD không có thành viên góp vốn.

Các quy định về công ty luật HD được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm

2014 và Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Cơ cấu tổ chức,

quản lý của công ty luật chủ yếu quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, cơ cấu tổ chức của công ty

HD nói chung bao gồm HĐTV, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc hoặc TGĐ

Page 108: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

103

công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác [69, Điều 177]. Luật

Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định không cụ thể về cơ

cấu tổ chức, điều hành của công ty luật HD. Từ đó, các luật sư đã vận dụng

một cách tối đa quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 ở trên để thực

hiện cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành công ty luật HD. Đồng thời, chính sự

không thống nhất trong quy định của pháp luật nên cơ cấu, tổ chức, quản lý,

điều hành công ty luật HD hiện nay là không thống nhất, mỗi công ty làm một

kiểu theo tính tùy nghi.

Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành

lập, thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Hiện nay, các luật

sư áp dụng quy định của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)

và quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nên cơ cấu tổ chức, quản lý

của công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm: HĐTV, Chủ tịch HĐTV,

Giám đốc hoặc TGĐ, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.

Thứ tư, hiện nay các quy định của pháp luật về minh bạch hóa thông tin

vẫn còn rất khái quát nên chưa khắc phục được sự bất cân xứng thông tin trong

QTCT, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty. Trong

QTCT luật thì sự bất cân xứng trong minh bạch hóa thông tin dễ xảy ra. Do đó,

các nhà quản trị cần định xác định thông tin cho ai, cần thông tin gì, thông tin

như thế nào, với ai?. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu

không chú trọng về minh bạch thông tin thì QTCT khó đạt được mục tiêu.

3.2. Điều lệ, quy chế của công ty luật, Điều lệ của Liên đoàn luật sư

Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

trong quản trị công ty luật

3.2.1. Điều lệ, quy chế của công ty luật

Điều lệ công ty luật đã được pháp luật quy định bắt buộc là một bộ

phận cấu thành trong tổ chức và hoạt động của công ty luật. Mỗi công ty luật

có quy định riêng trong bản Điều lệ trên cơ sở các quy định của pháp luật và

Page 109: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

104

sự đồng thuận của các luật sư thành viên. Bản Điều lệ công ty luật ở Việt

Nam đóng vai trò rất quan trọng khi công ty luật hoạt động. Nó cũng được coi

như là “Hiến pháp” của công ty luật, được hình thành trên nền tảng quy định

nguyên tắc của pháp luật hiện hành và sự đồng thuận hay cam kết của các luật

sư thành viên công ty. Bản Điều lệ công ty được coi là một trong những “cốt

lõi” làm nên sự thành công của một nền QTCT luật ở nước ta. Điều lệ công ty

luật là nền tảng của QTCT luật, thể hiện nguyện vọng của thành viên luật sư

chủ sở hữu, luật sư là Giám đốc công ty luật và các thành viên khác. Các quy

định của Điều lệ công ty luật có tính chất bắt buộc thi hành với công ty và các

thành viên của nó.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Điều lệ chung cho các loại

hình công ty. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) và các văn

bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành quy định về Điều lệ công ty luật,

theo đó, Điều lệ công ty luật (Điều 7 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày

10/4/2013) gồm những nội dung chính sau đây:

(1) Tên, địa chỉ trụ sở; loại hình công ty luật; lĩnh vực hành nghề;

(2) Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty

luật TNHH một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật

TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật HD);

(3) Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;

(4) Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành

viên (đối với công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật HD);

(5) Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành; thể thức thông qua quyết định,

nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

(6) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư

thành viên đối với nghĩa vụ của công ty (đối với công ty luật TNHH hai thành

viên trở lên và công ty luật HD);

Page 110: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

105

(7) Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý

tài sản; thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.

Thực tế, các bản Điều lệ công ty luật hiện nay, ngoài những nội dung

theo quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư thì nhiều nội dung

khác của Điều lệ công ty luật được áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp

năm 2014. Mỗi công ty luật có bản Điều lệ riêng và có những quy định riêng.

Ví dụ: Điều lệ của Công ty luật HD Việt Nam quy định những nội dung chính

như sau: (i) Hình thức, tư cách pháp lý, phạm vi trách nhiệm, tên gọi, lĩnh vực

hành nghề, phạm vi hoạt động; (ii) Cơ cấu tổ chức, người đứng đầu công ty,

quản lý, điều hành công ty; (iii) Vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm vật

chất; (iv) Quyền, nghĩa vụ của luật sư thành viên, tiếp nhận tập sự hành nghề

luật sư; (v) Luật sư làm việc theo chế độ hợp đồng và trách nhiệm bảo hiểm

nghề nghiệp; (vi) Nhận và thực hiện vụ việc, trách nhiệm bảo mật thông tin;

(vii) Chế độ kế toán thống kê [44]. Trong khi Điều lệ của công ty luật Vilaf

Hồng Đức thì quy định những nội dung chính sau đây: (i) Quy định chung về

hình thức, người đại diện, tên gọi, mục tiêu và lĩnh vực hành nghề; (ii) Vốn

điều lệ và phương thức góp vốn; (iii) Thành viên, quyền, nghĩa vụ của luật sư

thành viên; (iv) Tổ chức, quản lý, điều hành công ty; (v) Phân chia lợi nhuận

và chế độ tài chính... [42].

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu và ý chí của chủ thể QTCT luật, các công ty

luật có thể còn ban hành các quy chế, nội quy của công ty điều chỉnh các quan

hệ mang tính chất nội bộ, hành chính của công ty. Nhìn chung, xét ở khía

cạnh quản trị thì Điều lệ công ty luật có vai trò rất lớn. Điều lệ không chỉ cụ

thể hóa các quy định nền tảng của pháp luật mà còn tạo ra được các cơ chế

kiểm soát, điều hành, phân chia lợi ích, xác định trách nhiệm của các chủ thể

trong công ty.

3.2.2. Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và

ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Page 111: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

106

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định nhiệm vụ,

quyền hạn của Đoàn luật sư (Điều 61). Theo đó, Đoàn luật sư có trách nhiệm

giám sát hoạt động hành nghề của luật sư thành viên, tổ chức hành nghề luật sư

tại địa phương trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật

sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định Liên

đoàn luật sư Việt Nam có Điều lệ (Khoản 2 Điều 64) và nhiệm vụ, quyền hạn

của Liên đoàn luật sư Việt Nam (Điều 65). Liên đoàn luật sư Việt Nam có

trách nhiệm giám sát luật sư, Đoàn luật sư trong việc tuân thủ pháp luật, tuân

theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam; ban hành và giám sát việc tuân

theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) cũng quy định

những nội dung chính của Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam, trong đó

đáng chú ý có quy định về: (i) quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật

sư Việt Nam; (ii) thủ tục gia nhập Đoàn luật sư, rút tên ra khỏi danh sách luật

sư của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư của luật sư; (iii) khen thưởng, kỷ

luật luật sư và giải quyết khiếu nại, tố cao. Đây là các quy định có ảnh hưởng

đến nền tảng QTCT luật của các chủ thể QTCT luật.

Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam được phê duyệt kèm theo Quyết

định số 1573/QĐ-BTP ngày 28/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã quy

định những vấn đề liên quan đến luật sư, chủ thể QTCT luật bao gồm luật sư

là thành viên của Liên đoàn luật sư (Điều 26); quyền, nghĩa vụ của Luật sư

(Điều 27), thủ tục gia nhập Đoàn luật sư, cấp Thẻ luật sư (Điều 28, 29); thủ

tục rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư

(Điều 30); khen thưởng (Điều 39), kỷ luật luật sư (Điều 40) và giải quyết

khiếu nại, tố cáo (Điều 41, 42, 43) [45]. Đây là những quy định làm cơ sở cho

luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hoạt động

nghề nghiệp nói chung và QTCT luật nói riêng.

Page 112: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

107

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được Liên đoàn

luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày

20/7/2011 đã quy định: (i) Quy tắc về quan hệ với khách hàng; (ii) Quy tắc quan

hệ với đồng nghiệp; (iii) Quy tắc quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng; (iv) Quy

tắc quan hệ với cơ quan nhà nước khác. Các quy tắc này được áp dụng cho luật

sư trong quá trình hành nghề của các luật sư, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ

trong nội bộ của công ty cũng như quan hệ bên ngoài của công ty luật.

3.2.3 Một số đánh giá chung về Điều lệ, quy chế của công ty luật,

Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề

nghiệp luật sư Việt Nam trong quản trị công ty luật

Thứ nhất, nội dung Điều lệ của công ty luật đều được pháp luật về luật

sư và hành nghề luật sư và pháp luật về doanh nghiệp quy định. Trên cơ sở

quy định của pháp luật, các công ty luật ban hành Điều lệ để quy định những

vấn đề cụ thể, những cơ chế nội bộ của mình. Có thể thấy, Điều lệ là nền tảng

trực tiếp và thiết thực nhất để các chủ thể QTCT luật quản lý, điều hành công

ty luật. Các công ty luật có Điều lệ quy định chi tiết những vấn đề nội bộ vì

đây là điều kiện bắt buộc theo pháp luật. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Điều lệ các

công ty luật cho thấy so với những tiêu chuẩn quản trị tiên tiến đang áp dụng trên

thế giới, đặc biệt là các tiêu chí của quản trị tốt thì các công ty luật Việt Nam còn

một khoảng cách khá xa. Sở dĩ như vậy là vì các công ty luật Việt Nam chưa

khai thác hết giá trị nền tảng của pháp luật hiện hành để có thể tạo ra một nền

quản trị hiệu quả. Đặc biệt đối với yêu cầu về tính minh bạch, cơ chế chia sẻ lợi

ích và trách nhiệm giữa các chủ thể khác nhau trong công ty luật.

Thứ hai, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng

xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam không trực tiếp quy định về QTCT luật, chỉ

quy định một số vấn đề về tư cách thành viên Liên đoàn luật sư, thủ tục gia

nhập Đoàn luật sư, cấp Thẻ luật sư để trở thành luật sư và đủ điều kiện hành

nghề luật sư… Tuy nhiên, những quy định này cũng gián tiếp tác động đến

Page 113: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

108

QTCT luật bởi suy cho cùng muốn QTCT luật tốt các chủ thể QTCT luật phải

tuân thủ và thực hiện tốt các quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt

Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Thứ ba, một số hạn chế, bất cập về các quy định của Điều lệ Liên đoàn

luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

đã ảnh hưởng đến chế độ tự quản của tổ chức luật sư và dĩ nhiên tác động tiêu

cực đến QTCT luật.

3.3. Thực tiễn thi hành quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam

3.2.1. Những kết quả đạt được

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về QTCT luật đã đạt được

những kết quả nhất định trong việc tạo dựng nền tảng cho QTCT luật.

Thứ nhất, các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư, chủ

thể QTCT luật đã được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư năm 2006

(sửa đổi, bổ sung năm 2012). Tính đến ngày 31/12/2016, Bộ Tư pháp đã cấp

Chứng chỉ hành nghề luật sư cho 13.737 người, đã có 11.527 người có Chứng

chỉ hành nghề luật sư được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư. Theo

số liệu thống kê về tình hình phát triển số lượng luật sư của các địa phương

thì từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2015, đội ngũ luật sư đã tăng từ trên 7.000

luật sư lên 9.897 luật sư (tăng gần 3.000 luật sư). Số lượng người tập sự hành

nghề luật sư trên cả nước hiện nay xấp xỉ 3.500 người [02, Nguyễn Văn Bốn

(2016), Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 10 (295) năm 2016].

Thứ hai, chất lượng của luật sư - chủ thể QTCT luật ngày được nâng

cao. Một trong những vấn đề cơ bản của QTCT luật, đó là vấn đề luật sư.

Hiệu quả của QTCT luật phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng và đạo đức của

các luật sư thành viên công ty cũng như những luật sư làm theo chế độ hợp

đồng. Thực tế cho thấy, chất lượng luật sư thành viên công ty đáp ứng tiêu

chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về đạo đức từng bước được nâng cao đáp

ứng hiệu quả hơn yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Số luật sư có

Page 114: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

109

trình độ cử nhân luật chiếm khoảng 99%, trong đó, số luật sư đã qua đào tạo

nghề luật sư chiếm gần 80%; số luật sư có trình độ trên đại học chiếm trên 5%

tổng số luật sư của cả nước; khoảng 20 luật sư đã có quá trình tập sự hành

nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Có

khoảng 10 luật sư Việt Nam đã theo học các khoá đào tạo nghề luật sư ở nước

ngoài và được công nhận là luật sư của nước Hoa Kỳ, Úc và Pháp [02,

Nguyễn Văn Bốn (2016), Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 10 (295) năm

2016].

Kết quả trong hoạt động hành nghề của luật sư đã ở mức độ đáng kể

phản ánh được hiệu quả bước đầu về hoạt động quản trị. Theo số liệu thống

kê từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2015, trong hoạt động tham gia tố tụng, luật

sư độc lập và luật sư của các công ty luật đã tham gia: 87.614 vụ, việc trong

đó có 42.342 vụ án hình sự (16.786 vụ án do khách hàng mời và 25.556 vụ án

do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu), 30.179 vụ, việc về dân sự và hôn nhân

gia đình, 9.281 vụ, việc về kinh tế, thương mại, 2.811 vụ, việc về hành chính

và 2.991 vụ, việc về lao động). Số liệu thống kê cho thấy 100% các vụ án theo

yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng đều đã có luật sư tham gia. Số

lượng vụ, việc do khách hàng mời đã tăng nhiều so với trước tháng 12/2012

[02, Nguyễn Văn Bốn (2016), Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 10 (295)

năm 2016]. Ví dụ, trong các vụ như Công ty Vedan phải bồi thường cho

người dân do gây ô nhiễm môi trường; vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn ở

Bắc Giang, vụ án Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, các công ty luật khác nhau

đã thể hiện được khả năng giám sát và hỗ trợ các luật sư của mình trong tranh

tụng.

Thứ ba, việc lựa chọn thành lập hình thức công ty luật ngày càng có xu

hướng phát triển, số lượng công ty luật ngày càng tăng nhanh so với hình thức

văn phòng luật sư. Với những nền tảng cơ bản được pháp luật quy định với

việc ban hành Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) và Luật

Page 115: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

110

Doanh nghiệp năm 2014, số lượng các công ty luật được thành lập ngày càng

cao và có chiều hướng chuyên môn hóa trong quản trị nội bộ. Tính đến hết

tháng 5/2005, theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001, các luật sư

trong cả nước đã thành lập được 819 tổ chức hành nghề luật sư bao gồm 653

Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập, 161 Văn phòng luật sư do một số

luật sư thành lập, 5 Công ty luật HD [13, tr.4]. Tuy nhiên, 10 năm sau, thực

hiện Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), các công ty luật đã

phát triển vượt bậc. Tính đến 31/12/2015 trong cả nước, các luật sư đủ điều kiện

đã lựa chọn thành lập 1.239 công ty luật (chiếm 34,1% tổng số tổ chức hành

nghề luật sư). Các công ty luật được phân bố tập trung tại Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh. Thành phố Hà Nội có 483 công ty luật, thành phố Hồ Chí Minh

có 566 công ty luật. Trong tổng số công ty luật hiện nay thì có khoảng 28 công

ty luật chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước

ngoài [01, Nguyễn Văn Bốn (2017), Tạp chí Nghề luật số 01 năm 2017]. Đa số

các công ty luật đã lựa chọn và đăng ký hoạt động tất cả các lĩnh vực hành nghề

luật sư bao gồm hoạt động tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố

tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

Thứ tư, các quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế phân chia quyền lực và

kiểm soát trong công ty luật cũng đã được thực hiện theo quy định của pháp

luật. QTCT luật đã được thúc đẩy phát triển và đã đạt được những kết quả

nhất định trong từng khía cạnh với mức độ khác nhau. Cụ thể:

Một là, quản trị nhân sự và dịch vụ trong công ty luật

Về tổng thể, các công ty luật được thành lập hợp pháp ở Việt Nam đều

tuân thủ những quy định bắt buộc theo pháp luật ở khía cạnh quản trị nhân sự,

dịch vụ trong công ty luật. Sự thành công hay thất bại của công ty luật phụ

thuộc hoàn toàn vào yếu tố con người. Chính vì vậy lựa chọn luật sư, quản trị

nguồn nhân lực này đang ngày càng được chú trọng trong các công ty luật.

Page 116: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

111

- Sự phân định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Chủ tịch công ty,

Giám đốc hoặc TGĐ (công ty luật HD), HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc

hoặc TGĐ, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (công ty luật TNHH) và những

người khác trong công ty luật là cơ sở cho việc quản trị nhân sự của công ty

luật. Các công ty luật bước đầu đã thực hiện việc quản lý nhân sự trên cơ sở

quy định của pháp luật và Điều lệ công ty luật.

- Việc quản lý dịch vụ trong công ty luật cũng được quan tâm bởi đây

là yếu tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại của công ty. Trong

việc quản lý công việc của luật sư, các công ty luật đã chú trọng tới sự phù

hợp về năng lực của luật sư, sự phù hợp về lĩnh vực hành nghề của luật sư,

hiệu quả và giảm được rủi ro v.v.

Việc mở rộng lĩnh vực tư vấn pháp luật của công ty luật đối với tổ

chức, cá nhân, thực tế cho thấy khả năng quản trị của chúng tăng lên đáng kể

bởi vì không quản trị tốt thì không mở rộng được phạm vi cung cấp dịch vụ

pháp lý nhất là những lĩnh vực tư vấn mang tính chất chuyên sâu. Tính đến

thời điểm tháng 12/2015, có trên 206.400 vụ, việc được luật sư, các công ty

luật thực hiện tư vấn. Nhiều công ty luật đã mở rộng và phát triển hoạt động

tư vấn trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế như hàng hải, hàng

không, sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, một số hoạt động đại diện ngoài tố tụng

và các dịch vụ pháp lý khác như dịch vụ liên quan đến thành lập doanh

nghiệp, chuyển nhượng bất động sản, xuất nhập cảnh v.v cũng tăng nhiều

trong thời gian gần đây (4.766 vụ, việc đại diện ngoài tố tụng, 62.903 vụ, việc

trợ giúp pháp lý miễn phí và 47.938 vụ, việc về dịch vụ pháp lý khác) [02,

Nguyễn Văn Bốn (2016), Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 10 (295) năm

2016].

Hai là,quản trị tài chính và thị trường của công ty luật

Công ty luật nói riêng đã thực hiện quản trị tài chính theo quy định của

pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về luật sư. Về chế độ tài chính, thuế,

Page 117: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

112

công ty luật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về luật sư, pháp luật

về tài chính, pháp luật về thuế (khoản 7 Điều 40) như việc thu thù lao của luật

sư, chế độ kế toán, thống kê, kê khai thuế và nộp thuế. Công ty luật đã thực

hiện khá tốt trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước để xây

dựng cân đối tiền tệ, xây dựng cán cân thanh toán của Việt Nam, đánh giá, dự

báo xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ. Ngoài ra, công ty luật còn phải

thực hiện các chế độ khác trong quản trị tài chính như vấn đề góp vốn, trình

tự, thủ tục góp vốn, quản lý vốn, tài sản, phân chia lợi nhuận và rủi ro theo

quy định của Điều lệ công ty luật.

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) không quy định cụ

thể về thù lao, tiền lương, tiền thưởng cho Chủ tịch HĐTV, Giám đốc và

TGĐ công ty luật, điều kiện để chia lợi nhuận trong công ty luật. Luật Doanh

nghiệp năm 2014 đã quy định nguyên tắc về vấn đề này, theo đó việc trả thù

lao, tiền lương, tiền thưởng cho Chủ tịch HĐTV, Giám đốc và TGĐ công ty

dựa trên kết quả và hiệu quả kinh doanh. Việc chia lợi nhuận cho các thành

viên chỉ khi có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác

theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa

vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Thực tế cho thấy, các công ty luật bước đầu đã vận dụng và thực hiện

các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về tài chính, pháp luật

về thuế và được cụ thể hóa trong Điều lệ công ty luật phù hợp với tính chất,

đặc điểm nghề luật sư. Giám đốc công ty luật, HĐTV, Chủ tịch HĐTV công

ty luật đã thực hiện việc quản trị tài chính bảo đảm cho công ty luật duy trì

hoạt động và có lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ pháp lý. Ví dụ, Điều lệ

công ty luật Vilaf Hồng Đức [42, Điều 24, 25] quy định nguyên tắc phân chia

lợi nhuận, chế độ sổ sách, tài chính như sau: (i) Trước khi quyết định phân

chia lợi nhuận sau thuế, HĐTV có quyền giữ lại một phần lợi nhuận để bổ

sung vào các quỹ nội bộ để hỗ trợ cho hoạt động hành nghề của công ty; (ii)

Page 118: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

113

Tỷ lệ lợi nhuận phân bổ vào các quỹ, mục đích và nguyên tắc sử dụng các quỹ

này sẽ do HĐTV quyết định dựa trên việc xem xét kết quả hoạt động của

công ty và tùy thuộc vào yêu cầu của pháp luật; (iii) Trong bất kỳ năm tài

chính nào trong đó công ty có được khoản lãi sau thuế, công ty sẽ phân chia

lợi nhuận đó cho các thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp, trừ đi bất kỳ khoản

tiền nào mà HĐTV quyết định giữ lại trong công ty. Mỗi thành viên đều phải

có trách nhiệm thanh toán bất kỳ khoản thuế được yêu cầu trên lợi nhuận

được phân chia cho cơ quan thuế Việt Nam; (iv) Nếu công ty bị lỗ, HĐTV có

thể quyết định chuyển lỗ sang năm tài chính kế tiếp; (v) Việc tính khấu hao tài

sản cố định của công ty sẽ sử dụng phương pháp do HĐTV quyết định. Thời

gian khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các

thiết bị điện tử) sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật; (vi) Công ty chỉ

được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty hoạt động có lãi, đã hoàn

thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp

luật; đồng thời vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài

sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận; (vii) Công ty lập sổ sách kế toán

bằng Tiếng Việt. Công ty sẽ lưu trữ hồ sơ kế toán theo loại hình của các hoạt

động hành nghề mà công ty tham gia. Những hồ sơ này phải chính xác, cập

nhật, có hệ thống và phải đủ để chứng minh và giải trình các giao dịch của

công ty.

Công ty luật cung cấp dịch vụ trí tuệ liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, quản trị thị trường (Quản trị

marketing) của công ty luật cũng có những điểm riêng biệt. Các công ty luật

cũng đã có những giải pháp thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của mình trong

việc quản trị tiếp thị phù hợp với tính chất, đặc điểm của nghề luật sư.

Để xây dựng thương hiệu và hình ảnh của công ty luật, Chủ tịch

HĐTV, Giám đốc hoặc TGĐ công ty luật cần phải thực hiện một số vấn đề về

quản trị thị trường như: (i) Nghiên cứu về thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt

Page 119: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

114

Nam; (ii) Lựa chọn lĩnh vực hành nghề luật sư phù hợp; (iii) Đào tạo, bồi

dưỡng và sử dụng luật sư phù hợp với từng vị trí, sở trường của luật sư; (iv)

Tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; (v)

Nâng cao chất lượng sản phẩm của dịch vụ đáp ứng yêu cầu của cá nhân, tổ

chức là khách hàng. Tất cả các công việc nêu trên nhằm xây dựng “uy tín

nghề nghiệp” cho công ty luật.

Ba là, minh bạch trong quản trị công ty luật

Minh bạch luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị của

bất cứ công ty nào nhưng đối với công ty luật thì minh bạch càng cần phải

được đảm bảo ở mức cao do tính chất đặc thù của hành nghề luật sư và dịch

vụ pháp lý. Rất dễ nhận thấy rằng thông tin trung thực chính là tấm gương

phản chiếu tình hình hoạt động của các công ty luật, là động lực để hoàn thiện

nền quản trị, phát triển thương hiệu và nâng cao hiệu quả. Vì vậy, những vấn

đề luôn được đặt ra trong việc minh bạch hóa thông tin là ai thông tin? Thông

tin cho ai? Nội dung, phạm vi thông tin gồm vấn đề nào (tích cực hay tiêu

cực)? Biện pháp xử lý thông tin đó như thế nào, biện pháp trước mắt hay cần

lộ trình? Trong thực tiễn hoạt động của mình, một số công ty luật đã thực hiện

tốt nguyên tắc minh bạch thông qua việc công khai, tăng cường khả năng tiếp

cận các thông tin liên quan đến hoạt động của công ty. Ví dụ: Công ty luật

Vilaf Hồng Đức, công ty luật TNHH YKVN đã có những trang thông tin

(Websile) của công ty trong đó có đầy đủ thông tin về trụ sở, HĐTV, Chủ tịch

HĐTV và các thành viên luật sư của công ty; lĩnh vực hoạt động của công ty.

Thứ năm, xuất phát từ đòi hỏi của các điều kiện mới hội nhập quốc tế,

các công ty nói chung và các công ty luật nói riêng đã tiếp cận và tận dụng

những thời cơ mới do quá trình hội nhập do đất nước mang lại. Theo báo cáo

của các địa phương (Số liệu của 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(04 tỉnh chưa có Báo cáo gồm Bình Dương, Đắk Lắk, Hà Nam, Vĩnh Long)

thì tính đến hết năm 2015, trong hoạt động hành nghề của các công ty luật,

Page 120: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

115

văn phòng luật sư có 446 luật sư, chuyên gia pháp luật chuyên sâu trong lĩnh

vực thương mại quốc tế. Số này chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn nhất cả

nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [02, Nguyễn Văn Bốn (2016),

Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 10 (295) năm 2016]. Một số công ty

luật hàng đầu của Việt Nam (như công ty luật Vilaf Hồng Đức, công ty luật

TNHH YKVN) đã mời luật sư nước ngoài tham gia tư vấn cho các dự án đầu

tư lớn như dự án về năng lượng, phát hành trái phiếu, phòng vệ thương mại,

hỗ trợ Chính phủ giải quyết các vụ, việc tranh chấp thương mại có yếu tố

nước ngoài. Một số công ty luật phát triển chuyên sâu trong các giao dịch đầu

tư, mua bán - tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường vốn, thị trường bất động

sản, sở hữu trí tuệ, hàng hải, logistics, tham gia tranh tụng và trọng tài thương

mại có yếu tố nước ngoài, thậm chí liên kết, hợp tác với tổ chức luật sư nước

ngoài, phát triển thị trường ra nước ngoài, cung cấp dịch vụ qua biên giới, mở

cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài. Điển hình trong số đó là Công ty luật

Vilaf Hồng Đức, công ty luật TNHH YKVN, Phạm và Liên danh, công ty luật

TNHH Bizlink, công ty luật TNHH Nam Hà Nội... đã tham gia nhiều giao

dịch, vụ kiện có yếu tố nước ngoài, tư vấn cho Chính phủ trong các vấn đề

liên quan đến hội nhập quốc tế. Sự tham gia của các luật sư đến từ các nước

và các tổ chức quốc tế đã đặt các công ty luật Việt Nam trước những đòi hỏi

lớn về quản trị, nhất là yếu tố minh bạch. Một số công ty luật đã cung cấp

dịch vụ qua biên giới như Công ty luật TNHH YKVN, Công ty luật TNHH

SMIC có cơ sở hành nghề tại Singapore, Công ty luật TNHH Đào và Đồng

nghiệp có cơ sở hành nghề tại Hà Lan... Bên cạnh đó, khá nhiều công ty luật

đã thực hiện việc tuyển dụng luật sư nước ngoài làm việc, quan tâm đào tạo

luật sư thông qua việc thuyên chuyển luật sư tới các văn phòng luật sư tại các

nước Châu Á, Châu Mỹ. Những thực tiễn tích cực trên cho phép khẳng định

rằng các công ty luật của Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò và

năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Những hoạt động hiệu quả của

Page 121: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

116

các công ty luật ở nước ngoài có đóng góp rất lớn của hoạt động quản trị.

Thực tế hoạt động này của các công ty luật đã góp phần xây dựng nên một số

công ty có thương hiệu, tạo được tín nhiệm trên thị trường dịch vụ pháp lý

trong khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề

luật sư nước ngoài. Ví dụ, Công ty luật Vilaf Hồng Đức, công ty luật TNHH

YKVN, Phạm và Liên danh, công ty luật TNHH Leadco... đã được một số tạp

chí có uy tín của nước ngoài - Tạp chí IFLR tại Châu Á, Tạp chí Legal 500,

Tạp chí Asian Mena Counsel - vinh danh.

Thứ sáu, việc thực hiện Điều lệ, quy chế của công ty luật, Điều lệ của

Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy quản trị tốt. Kết quả bước đầu cho thấy

rằng các công ty luật đã thực hiện QTCT trên cơ sở quy định của pháp luật

chuyên ngành và pháp luật chung, đặc biệt bằng chính Điều lệ của công ty

luật do các luật sư, chủ thể quản trị ban hành. Điều lệ các công ty luật đã quy

định cụ thể, chi tiết những vấn đề về cơ cấu tổ chức, cách thức phân chia

quyền lực và kiểm soát công ty luật không trái quy định của pháp luật, phù

hợp với điều kiện thực tế của công ty luật trong điều kiện hiện nay.

Việc tuân thủ Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và

ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam cũng được đa số luật sư, chủ thể quản

trị công ty luật thực hiện nghiêm. Số lượng luật sư vi phạm Điều lệ Liên đoàn

luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, kết quả thực hiện pháp luật về QTCT

luật đạt được những kết quả bước đầu dù ở mức độ khác nhau. Đa số các công

ty luật đã thực hiện việc quản trị nhân sự, tổ chức nhân sự, quản lý công việc

của luật sư theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty như cơ cấu

thành viên, HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc TGĐ công ty luật, chế độ

vốn góp, chia lợi nhuận, quản trị tài chính, thuế, bảo hiểm, thị trường v.v. Kết

Page 122: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

117

quả lớn nhất của việc thực hiện pháp luật về QTCT luật thời gian qua là duy

trì được hình thức công ty luật, đã có sự quan tâm và lựa chọn nhiều hơn của

luật sư đối với sự phát triển hình thức công ty luật.

3.2.2. Một số hạn chế trong quản trị công ty luật

Nghiên cứu thực trạng QTCT luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án phát

hiện những hạn chế sau đây đồng thời nhận diện về những nguyên nhân của

những hạn chế này.

Thứ nhất, năng lực của các chủ thể QTCT luật chưa thực sự đáp ứng

được yêu cầu phát triển của dịch vụ pháp luật, hành nghề luật sư trong bối

cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Đặc

biệt, nếu xét trong bối cảnh cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa thì hạn chế này càng đáng lưu ý hơn. Nhận định này hoàn

toàn có cơ sở cho dù kể từ khi bắt đầu thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp

theo Nghị quyết 49/NQ-TW, nhất là từ khi ban hành Luật Luật sư năm 2006

(sửa đổi, bổ sung năm 2012), đội ngũ luật sư đã được tăng nhanh, hành nghề

luật sư được chú trọng nhiều hơn. Thực tế cho thấy, các chủ thể QTCT luật

chỉ chú trọng việc mở rộng diện khách hàng, chưa chú trọng đến QTCT

hướng tới sự phát triển bền vững, nhất là ở việc tuyển dụng, bồi dưỡng và

phát triển tài năng, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ luật sư. Do thiếu đội

ngũ luật sư thành viên, luật sư làm việc theo hợp đồng có năng lực, trình độ,

kỹ năng thì chất lượng thành viên công ty luật chưa được xã hội đánh giá cao.

Mặt khác, phải nhấn mạnh rằng, công ty luật cung cấp những sản phẩm dịch

vụ pháp lý đặc thù, đòi hỏi ở mức độ cao về đạo đức nghề nghiệp và sự liêm

chính. Bất cứ sai sót, đặc biệt là sự tắc trách, sự trục lợi của thành viên, luật

sư trong công ty luật đều ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của tổ chức, cá nhân,

thậm chí là tính mạng của họ. Khi một luật sư ký các hợp đồng dịch vụ pháp

lý với khách hàng nhân danh công ty chứ không phải là nhân danh cá nhân

thành viên (trừ trường hợp đó là hoạt động mang tính cá nhân của thành viên).

Page 123: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

118

Khách hàng đặt niềm tin vào một pháp nhân hoạt động trong một lĩnh vực

liên quan đến bảo vệ công lý, quyền con người. Thực tế cho thấy không ít luật

sư vi phạm trách nhiệm, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và

các quy định của pháp luật dẫn đến việc bị xóa tên khỏi danh sách luật sư.

Trong quý I/2017, Bộ Tư pháp đã quyết định thu hồi 29 Chứng chỉ hành nghề

luật sư, trong đó có 12 trường hợp bị xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn

luật sư (Báo cáo của Bộ Tư pháp).

Thứ hai, việc lựa chọn mô hình hành nghề luật sư dưới hình thức công ty

luật còn chưa phổ biến. Công ty luật chỉ chiếm trên 34% tổng số các tổ chức

hành nghề luật sư. Các công ty luật được thành lập đa số có quy mô nhỏ, chỉ có

từ 1-2 luật sư, cơ sở vật chất thiếu thốn, trụ sở thường đặt tại nhà riêng của cá

nhân luật sư. Ví dụ: tại Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các tổ chức hành nghề

luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế có trung bình 04 luật

sư/tổ chức; số tổ chức hành nghề luật sư có từ 10 luật sư trở lên (04 tổ chức).

Số tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu về tư vấn pháp luật trong các lĩnh

vực pháp luật về đầu tư, kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng... còn

rất ít. Hoạt động của công ty luật chưa mang tính chuyên nghiệp, số luật sư

hành nghề kiêm nhiệm các công việc khác ở công ty luật vẫn còn khá cao,

chiếm trên 20% [01, Nguyễn Văn Bốn (2017), Tạp chí Nghề luật số 01 năm

2017]. Trong bối cảnh như vậy thì việc xây dựng cơ chế quản trị chưa thể trở

thành nhu cầu tự thân của công ty luật.

Thứ ba, trong một số công ty luật có cơ cấu quản trị nhất định thì việc

các nội dung QTCT chưa hoàn chỉnh, chủ yếu là về cơ cấu tổ chức, quản lý

hành chính nội bộ. Quản trị tài chính, thị trường, xây dựng chương trình,

chiến lược phát triển chưa được chú trọng. Đặc biệt sự tương tác giữa các

khâu trong hệ thống QTCT còn lỏng lẻo, thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu

tính thống nhất. Mặc dù phương pháp QTCT là khá đa dạng song các công ty

luật ở Việt Nam hầu như chỉ áp dụng phương pháp truyền thống là phân công

Page 124: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

119

công việc trực tiếp đến từng luật sư. Số lượng các công ty luật áp dụng

phương pháp điều hành, quản lý tiên tiến như quản trị theo nhóm, giao ban

công việc hằng tuần, hằng tháng, áp dụng phương pháp quản trị không lớn.

Nhiều công ty luật quản trị công việc tùy tiện, lỏng lẻo.

Thực tế, các công ty luật mới chỉ chấp hành đúng về cơ cấu thành viên,

cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành. Qua nghiên cứu bản Điều lệ công ty luật

của một số công ty luật được coi là hàng đầu Việt Nam hiện nay như công ty luật

Vilaf Hồng Đức, công ty luật TNHH SMIC và công ty luật HD Việt Nam cho

thấy cần phải quy định cụ thể hơn trong Điều lệ của công ty luật những yếu tố cơ

bản của QTCT hiện đại. Thực trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu,

uy tín và vai trò của công ty luật trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá

nhân, tổ chức. Báo cáo của các Đoàn luật sư cho thấy việc cơ quan, tổ chức, cá

nhân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty luật vẫn còn thấp

so với nhu cầu. Hiện nay mới chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp sử dụng dịch

vụ pháp lý của luật sư, trong số đó có chưa đến 19,5% doanh nghiệp ký hợp

đồng sử dụng dịch vụ thường xuyên, chủ yếu là hợp đồng theo vụ việc.

Thứ tư, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác trong việc tạo điều

kiện để luật sư thực hiện đầy đủ, nghiêm túc pháp luật QTCT luật chưa được

quy định rõ. Ở một số khía cạnh, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiều

hoạt động quản lý quá sâu so với nền tảng QTCT luật mà pháp luật quy định.

Vai trò của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư đối với QTCT luật còn

mờ nhạt trong khi ý thức, trách nhiệm của chủ thể quản trị trong công ty luật

chưa cao, coi nhẹ QTCT.

Thứ năm, cơ chế kiểm soát rủi ro trong QTCT luật hầu như rất ít được

chú trọng. Các Điều lệ công ty luật hầu như sao chép lại các quy định về kiểm

soát. Các quy định như vậy chưa thể phù hợp với điều kiện của công ty luật

khi các quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 về kiểm soát áp dụng

chủ yếu cho các công ty thương mại. Thực tế cho thấy, việc phát hiện những

Page 125: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

120

vi phạm của chủ thể quản trị như Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc TGĐ rất

khó khăn. Thậm chí khi phát hiện sự vi phạm thì rất khó xử lý vì các công ty

luật không có cơ chế trách nhiệm và giải trình. Kiểm soát rủi ro, đặc biệt là

kiểm soát rủi ro pháp lý là một trong những nội dung quan trọng của QTCT.

Kiểm soát rủi ro phải bao gồm cả những rủi ro thị trường, rủi ro chính sách và

cả những rủi ro đến từ những hành vi của những người QTCT, từ những giao

dịch, đặc biệt là những giao dịch tư lợi ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và

thành viên công ty. Các công ty luật hiện nay chưa có được cơ chế phù hợp để

kiểm soát rủi ro.

Thứ sáu, hiện nay việc công khai các thông tin về hoạt động của doanh

nghiệp chưa được thực hiện rộng rãi nên nhiều công ty luật vẫn e ngại khi

công khai các hoạt động của mình. Tuy nhiên, xét về những giá trị lâu dài thì

việc công khai thông tin đối với hoạt động của công ty không chỉ đem lại lợi

ích cho thành viên công ty mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho chính công

ty. Khi thông tin về công ty luật được công khai, sẽ có những đối tác chủ

động tìm đến công ty để hợp tác đầu tư, tư vấn hay đại diện thay vì doanh

nghiệp phải tự loay hoay tìm kiếm các đối tác phù hợp với mình mỗi khi thực

hiện một ý tưởng, định hướng kinh doanh mới. Vì vậy, đối với các nhà quản

lý công ty cần công khai, minh bạch, phải chủ động, mạnh dạn tiếp cận thông

tin thực hiện theo các quyền của mình theo quy định của pháp luật và Điều lệ

công ty. Nghiên cứu thực tế QTCT luật cho thấy việc thực hiện nguyên tắc

minh bạch thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mà một nền quản trị hiện

đại đặt ra. Các công ty luật không có những quy định cụ thể về minh bạch mà

chủ yếu dựa vào các quy định chung của pháp luật. Ví dụ, thành viên công ty

có quyền yêu cầu công ty, thành viên khác cung cấp thông tin về tình hình

kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của

công ty khi xét thấy cần thiết [69, Điều 176]. Tuy nhiên, cần quy định rõ

trong Điều lệ trường hợp nào được coi là “cần thiết”. Mỗi công ty luật đều có

Page 126: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

121

những đặc thù gắn với tính tính chất hành nghề nên không thể sử dụng tiêu

chí cần thiết chung chung.

Thứ bảy, về vấn đề thừa kế và đại diện gắn liền với thừa kế trong công

ty luật cũng là một tồn tại trong QTCT. Theo quy định tại Điểm h Khoản 1

Điều 176 Luật Doanh nghiệp năm 2014, trường hợp thành viên HD chết thì

người thừa kế được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty và có thể trở thành

thành viên HD nếu được HĐTV chấp thuận. Như vậy, nếu công ty có hai

thành viên, trong đó một thành viên bị chết thì thành viên còn lại là người đại

diện cho công ty trước pháp luật. Như vậy, việc quản lý điều hành công ty

hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của luật sư còn lại. Nếu vị luật sư đó

năng lực tổ chức, quản lý yếu, hoặc đưa ra các quyết định không phù hợp có

thể gây tổn hại đến lợi ích của công ty hoặc những quyết định có tính chất tư

lợi cho cá nhân sẽ tác động đến hoạt động của công ty và quyền, lợi ích hợp

pháp của những người khác hoặc người tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của thành

viên có nguy cơ bị xâm hại. Các công ty luật hiện tại chưa có được những cơ

chế xử lý vấn đề này.

Những hạn chế nêu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan, cụ

thể như sau:

Thứ nhất, nhận thức của một số thành viên công ty luật về vai trò, vị trí

của QTCT luật trong tổ chức và hoạt động của công ty còn rất hạn chế, thậm

chí một số thành viên còn coi nhẹ QTCT luật.

Thứ hai, sự chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa trong hoạt động của

thành viên, của các cơ quan trong QTCT luật còn hạn chế. Do thiếu cơ chế

quản trị phù hợp, sự tương tác, phối hợp giữa thành viên trong công ty luật

còn mang tính gia đình, thân hữu nhiều hơn là là một chủ thể xã hội đích thực.

Thực tế cho thấy, khá nhiều luật sư thiếu sự chuyên nghiệp trong hoạt động hành

nghề nói chung. Nhiều luật sư còn chưa chủ động, tích cực trong việc tự học tập,

cập nhật kiến thức pháp luật, kinh nghiệm quốc tế để nâng cao nghiệp vụ chuyên

môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng quản trị, quản lý, điều hành công ty luật.

Page 127: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

122

Chính vì thế, hầu như rất ít công ty luật của Việt Nam tham gia tranh tụng trong

các vụ tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Phân khúc thị trường dịch vụ pháp

lý này vẫn cơ bản thuộc về các công ty luật nước ngoài.

Thứ ba, cơ chế kiểm soát các hoạt động có tính chất tư lợi của người

quản lý công ty luật hay thành viên công ty hoặc chưa có hoặc có nhưng chưa

hiệu quả. Để đảm bảo sự kiểm soát hoạt động có tính tư lợi trong công ty luật,

cần phải thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch. Tuy nhiên, trong thực tiễn

hoạt động của các công ty luật, nguyên tắc này chưa được đảm bảo. Thiếu sự

kiểm soát hiệu quả các hoạt động tư lợi thì công ty luật khó phát triển bền vững,

nhất là khi các chủ công ty không gắn với nhau bằng sự ràng buộc về vốn đầu tư.

Nếu các thành viên không gắn kết vì lợi ích chung của công ty thì có thể dẫn đến

những hành động mang tính chất cá nhân của luật sư.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên, những hạn chế trong

QTCT luật còn do những nguyên nhân khách quan dưới đây:

Thứ nhất, pháp luật chỉ tạo nền tảng chung trong lúc đó Hiệp hội luật sư

thì chưa có những hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn quản trị. Luật Luật sư năm

2006 (sửa đổi, bổ sung năm năm 2012) chỉ mới quy định chung về tiêu chuẩn,

điều kiện trở thành luật sư. Các quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu

chuẩn về đạo đức, thời gian, nội dung, chương trình đào tạo nghề luật sư vẫn

chưa được quy định cụ thể. Người muốn trở thành luật sư không chỉ được đào

tạo về kỹ năng hành nghề mà còn phải được đào tạo về kiến thức và kỹ năng

quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư của mình nhưng thực tế pháp

luật chưa có quy định bắt buộc người học nghề phải được học về quản trị

nghề. Chế định tập sự hành nghề luật sư, một trong những vấn đề quan trọng

nhất ảnh hưởng đến chất lượng luật sư cũng chưa được pháp luật quan tâm

đúng mức. Thực tế là chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ việc tập sự hành nghề

luật sư để bảo đảm chất lượng của người tập sự trước khi chính thức trở thành

luật sư. Chế độ miễn đào tạo nghề, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật

Page 128: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

123

sư còn mang nặng tư duy ưu ái chính sách, chưa phù hợp với nghề luật sư.

Việc công nhận một người có đủ điều kiện hành nghề luật sư hiện nay cũng

đang có những bất cập. Nhà nước đào tạo nghề, tập sự hành nghề thì Liên

đoàn luật sư tổ chức kiểm tra đánh giá và sau đó đề nghị nhà nước cấp Chứng

chỉ hành nghề luật sư. Nhiều lúng túng, nhiều bất cập ở khâu này ảnh hướng

không nhỏ đến kỹ năng, trình độ của luật sư trong đó có kiến thức và kỹ năng

quản trị.

Thứ hai, pháp luật hiện hành quy định điều kiện thành lập, tham gia

thành lập, hình thức tổ chức hành nghề luật sư còn khá chung chung, chưa

phân biệt rõ ràng giữa văn phòng luật sư, công ty luật. Loại hình công ty HD

trong Luật Doanh nghiệp hiện hành cần được phát triển thêm nhằm phù hợp

với điều kiện nghề luật sư ở Việt Nam, cụ thể là pháp luật cần bổ sung thêm

loại hình công ty HD TNHH, một loại phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý

ở các nước trên thế giới.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty luật hiện nay được quy

định ở những vấn đề chủ yếu trong Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung

năm 2012) và Luật Doanh nghiệp năm 2014. Như đã phân tích ở các phần trên,

QTCT luật không chỉ dựa trên nền tảng pháp luật mà còn dựa trên nhiều yếu tố

khác mà đa phần trong đó đều mang tính nội bộ. Trong bối cảnh các công ty

luật Việt Nam nhận thức vai trò của quản trị chưa đầy đủ, chưa chú trọng xây

dựng nền quản trị tốt và các Hiệp hội luật sư, trước hết là Liên đoàn luật sư

Việt Nam chưa có nhiều các chương trình, giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt

động quản trị.

Thứ tư, sự hợp tác giữa các công ty luật, việc trao đổi, giao lưu, hợp tác

giữa các công ty luật trong nước và với các tổ chức luật sư nước ngoài nhằm

nâng cao năng lực quản trị cũng chưa được chú trọng. Thực tế này góp phần

khiến các công ty luật hoạt động tách rời và mang tính cục bộ. Sự phát triển

của công ty luật chưa mang tính toàn diện, tính hệ thống ở quy mô địa

Page 129: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

124

phương cũng như toàn quốc. Số lượng lãnh đạo công ty thông thạo ngoại ngữ,

am hiểu pháp luật quốc tế và có khả năng tranh tụng quốc tế không nhiều

cũng dẫn đến thực tế nêu trên. Một minh chứng rõ nét nhất là không có bất cứ

công ty luật hay luật sư hành nghề nào tham gia các hoạt động của Hiệp hội

luật gia ASEAN (ALA) một tổ chức gắn kết nhiều công ty luật, luật sư, các

giảng viên đại học luật ở các nước ASEAN.

Kết luận chương 3

Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả Luận án rút ra một số kết luận

sau về thực trạng pháp luật về quản trị công ty luật ở Việt Nam.

1. Pháp luật về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty luật ở

Việt Nam nói riêng đã có quá trình hình thành và phát triển theo các giai đoạn

lịch sử nhất định. Quản trị công ty luật là tính tất yếu khách quan trong đời

Page 130: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

125

sống của chúng. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định những nền tảng

cơ bản về quản trị công ty luật. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không thể quy

định một cách đầy đủ về quản trị công ty luật, chi tiết bởi quản trị công ty luật

còn phụ thuộc, chịu sự điều chỉnh của thể chế phi chính thức như Điều lệ, quy

chế của công ty luật và Điều lệ và quy chế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

và các Đoàn luật sư. Điều này đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc xây

dựng một nền quản trị công ty luật minh bạch, hiệu quả.

2. Thực tiễn quản trị công ty luật ở Việt Nam trong thời gian vừa qua

đã đạt được những kết quả ghi nhận. Kết quả đó cho thấy các quy định của

pháp luật về quản trị công ty luật bước đầu đã phát huy tác dụng định hướng

và xây dựng nền tảng cho việc vận hành quản trị ở các công ty luật. Tuy

nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quản trị công ty luật cũng còn nhiều hạn

chế trên nhiều mặt, từ năng lực chủ thể quản trị công ty luật, lựa chọn mô

hình, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, tổ chức hoạt động nội bộ trong công

ty luật cũng như những nền tảng luật định. Những hạn chế đó thể hiện trên cả

phương diện lý luận và thực tiễn, do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân

khách quan, từ nhận thức, ý thức của chủ thể quản trị công ty luật đến quy

định của pháp luật và quá trình áp dụng các quy định về quản trị công ty luật.

Việc xác định và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế về quản trị công ty

luật là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế về

quản trị công ty ở Việt Nam.

Page 131: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

126

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ

QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM

4.1. Quan điểm về hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật

4.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế quản trị công ty luật

Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật luôn được thượng tôn trên mọi

hoạt động của nhà nước, trong mọi hành vi ứng xử của tổ chức, cá nhân. Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà trong đó pháp luật ngự trị

ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, điều chỉnh những quan hệ cơ bản

giữa công dân với nhà nước, giữa công dân với nhau, giữa nhà nước với tổ

chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội. Một đặc trưng khác của nhà nước

pháp quyền là quyền con người phải được tôn trọng và đảm bảo thực hiện.

Một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền bào chữa. Bị can, bị

cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp cho mình. Mục đích của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là

bảo đảm và phát triển quyền công dân, quyền con người, nghĩa là sứ mệnh

lịch sử của nhà nước này là xây dựng một xã hội, trong đó con người được tự

do và được phát triển toàn diện theo năng lực bản thân. Một trong những tiền

đề để đảm bảo thực hiện sứ mệnh là nhà nước cần có cơ chế phù hợp để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, chống lại mọi hành vi xâm hại,

tước đoạt, kể cả từ phía các cơ quan nhà nước. Vì thế, quyền của công dân

được bào chữa hay tự bào chữa, quyền được thuê luật sư để bảo vệ mình phải

được đảm bảo. Củng cố, phát triển luật sư và nghề luật sư là một trong những

thành tố của cơ chế đó. Thượng tôn pháp luật và bảo vệ quyền con người là

đặc điểm có mối quan hệ mật thiết với hành nghề luật sư, QTCT luật ở trong

bất cứ quốc gia nào. Nếu không thượng tôn pháp luật thì không cần đến dịch

vụ pháp lý, không cần đến luật sư là những người tham gia cùng cơ quan nhà

nước để xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm, đền bù và

Page 132: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

127

khôi phục lợi ích của cá nhân, tổ chức bị xâm hại. Những phân tích lý luận về

hành nghề luật sư, về công ty luật và thực tiễn QTCT luật ở Việt Nam cho

thấy nhiều bất cập trong thể chế QTCT luật. Thể chế QTCT luật là hệ thống

các quy tắc, các chính sách điều chỉnh các quan hệ về QTCT luật. Các quy tắc

này bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, các quy tắc nghề

nghiệp, các quy tắc đạo đức của Hiệp hội luật sư, Điều lệ, quy chế của công ty

luật. Xét ở khía cạnh thi hành thì thể chế QTCT luật bao gồm các thiết chế thi

hành, cơ chế thi hành, các quan hệ tương tác và chế độ giám sát, trách nhiệm

của các chủ thể tham gia QTCT luật. Thực trạng của những yếu tố này của thể

chế QTCT luật như được phân tích ở Chương 3 Luận án đều chứa đựng

những bất cập, hạn chế nhất định cần phải được hoàn thiện.

Đội ngũ luật sư ở nước ta đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng.

Hoạt động luật sư được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Những thay đổi này đương nhiên dẫn đến sự cần thiết phải đổi mới vai trò của

nhà nước trong quản lý hoạt động tư pháp và gắn với nó là hoạt động hành

nghề luật sư, dịch vụ pháp lý. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước

ta đã thực hiện một số cải cách quan trọng trong lĩnh vực tư pháp liên quan

đến luật sư. Chức năng, nhiệm vụ của luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

của luật sư đã được xác định rõ ràng hơn. Hoạt động luật sư ngày càng phát

triển, khẳng định vị thế của mình, góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tư

pháp và nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân, hỗ trợ có hiệu quả cho

công dân trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên,

so với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân thì và hoạt động luật sư, các công ty luật vẫn còn có

những bất cập nhất định cần tiếp tục đổi mới.

Cần phải khẳng định rằng, trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp nói

chung và QTCT luật nói riêng thì vai trò của pháp luật với tư cách là thành tố

cơ bản của thể chế đóng vai trò nền tảng. Hoạt động quản trị của doanh

Page 133: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

128

nghiệp được tiến hành trên nền tảng đó với sự tham gia của rất nhiều thành tố

khác của thể chế như Điều lệ, quy tắc của Hiệp hội luật sư, của công ty luật,

các quy tắc và chuẩn mực quản trị quốc tế. Chính vì vậy, muốn nâng cao vai

trò và hiệu quả của QTCT luật thì hoàn thiện thể chế của nó cần được nhấn

mạnh. Thể chế trong khoa học kinh tế, chính trị được hiểu theo quan điểm của

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), thể chế được hiểu là cái tạo thành khuôn

khổ trật tự cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn

của các quan hệ giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung của cộng

đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các

chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ.

Từ phân tích thực trạng pháp luật về QTCT luật và thực tiễn thi hành

QTCT luật ở Chương 3 Luận án cho thấy, thể chế về QTCT luật nói chung và

pháp luật về QTCT luật nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Công ty luật

muốn tốt phải có nền quản trị tốt. Muốn có nền QTCT luật tốt cần phải có

pháp luật về QTCT luật tốt. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện thể chế về

QTCT luật.

4.1.2. Các quan điểm cơ bản hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật

4.1.2.1. Hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật nhằm nâng cao vai

trò của công ty luật trong bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý

Cần khẳng định hành nghề luật sư là một nghề đặc thù, gắn với hoạt

động bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý chống lại mọi hành vi xâm hại.

Sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế

mang lại nhiều thành quả to lớn. Trên nền tảng của thành quả đã đạt được,

Đảng và Nhà nước quyết tâm đến năm 2020 có ít nhất 01 triệu doanh nghiệp

[73, tr3]. Đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít

nhất 02 triệu doanh nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư

nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%,

đến năm 2030 khoảng 60 - 65%, bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất

Page 134: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

129

lao động tăng khoảng 4 - 5%/năm [39, tr4]. Sự tăng nhanh số lượng các doanh

nghiệp, các hoạt động mua bán hàng hóa, đầu tư, dịch vụ với thị trường ngày

càng mở rộng kéo theo không ít các nguy cơ vi phạm, tranh chấp. Nhiều vi

phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người dân xảy ra liên

quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất hợp pháp như đa cấp, buôn bán

hàng giả, hàng nhái, ma túy. Lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm đang dẫn đến

nhiều sự xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, của doanh

nghiệp mà vụ việc Thủ Thiêm là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, do sự phát

triển nhanh của các quan hệ kinh tế xã hội các cơ quan nhà nước đã không

theo kịp dẫn đến nhiều sai sót trong quản lý, trong thực thi pháp luật. Tình

trạng cấm đoán, phiền nhiễu, vòi vĩnh đang đe dọa quyền con người. Mặt

khác, thực tế cho thấy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của cơ quan, tổ

chức, cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn thấp. Hiện nay mới chỉ có khoảng 30%

các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư, trong số đó có chưa

đến 19,5% doanh nghiệp ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thường xuyên, còn lại

là hợp đồng theo vụ việc. Việc cung cấp tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố

tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác của luật sư trong công ty luật chưa

được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng trong việc tạo lập

môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển thị trường dịch vụ, tạo việc làm, giải

quyết các tranh chấp. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân trong đó có

nguyên nhân từ nền quản trị yếu, thiếu hiệu quả trong các công ty luật.

Thực tế này đòi hỏi cần phải xây dựng được một hệ thống cung cấp dịch

vụ tốt hơn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công lý. Các công ty

luật cần được phát triển và cần được quản trị tốt trong bối cảnh hiện tại.

4.1.2.2. Hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật nhằm hướng đến tính

chuyên nghiệp, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của công ty luật Việt Nam

Hoạt động hành nghề của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chưa

chuyên nghiệp cả về tính chất hoạt động lẫn số lượng luật sư hành nghề kiêm

Page 135: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

130

nhiệm. Tỷ lệ luật sư kiêm nhiệm vẫn còn khá cao, chiếm trên 20%. Đa số các

tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam là các văn phòng luật sư với quy mô nhỏ

(chiếm hơn 65%), cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn. Nhiều công ty luật

thường đặt trụ sở tại nhà riêng của cá nhân luật sư và hầu như thiếu nền quản

trị cần thiết.

Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 đã chỉ rõ:

Phát triển hoạt động hành nghề của luật sư là hoạt động nghề

nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý

chuyên nghiệp cho xã hội...” và “Phát triển số lượng tổ chức hành

nghề luật sư phù hợp với nhu cầu của xã hội về dịch vụ pháp lý, mang

tính chuyên nghiệp cao, chuyên môn hóa theo lĩnh vực pháp luật; chú

trọng phát triển một số tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn hoạt

động chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh

tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Mở rộng phạm vi

hoạt động, thị phần pháp luật nước ngoài và quốc tế của các tổ chức

hành nghề luật sư Việt Nam [23].

Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 đặt mục tiêu đến

năm 2020, phát triển được khoảng 30 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô

từ 50 đến 100 luật sư và từ 100 luật sư trở lên hoạt động chuyên sâu trong

lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, khoảng 10

tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam có thương hiệu, uy tín trong khu vực

và thế giới.

Những mục tiêu trên có thể đạt được hay không phụ thuộc khá nhiều

vào các công ty luật. Để trở thành chuyên nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh

tranh, công ty luật phải xây dựng hoặc hoàn thiện nền quản trị của mình. Nền

tảng pháp lý, chính sách cho QTCT luật đã được định hình. Vấn đề là các

công ty luật cần phải khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động hành

nghề của công ty luật do thiếu nền quản trị phù hợp.

Page 136: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

131

4.1.2.3. Hoàn thiện thể chế quản trị công ty luật theo yêu cầu của hội

nhập quốc tế

Việt Nam đã hội nhập vào khu vực và thế giới ngày càng toàn diện và

sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội như: Khu vực thương

mại tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM), Châu Á - Thái

Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Ngày nay nước

ta tham gia đàm phán, ký kết các thỏa thuận về FTA rộng hơn, theo tiêu

chuẩn cao hơn với EU, Liên minh Á - Âu, khu vực thương mại tự do Châu Âu

(EFTA), đặc biệt Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CP TPP). Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra

nhiều thách thức đối với Việt Nam. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng

mạnh mẽ, dịch vụ pháp lý nói chung và hành nghề luật sư nói riêng là một thị

trường ngày càng được tự do hóa và có tính cạnh tranh rất cao. Khi nhu cầu

dịch vụ pháp lý cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài tăng lên, trong

tương lai, việc mở rộng hoạt động hành nghề của luật sư Việt Nam ra nước

ngoài là xu hướng tất yếu. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng toàn cầu hóa kinh

tế, thì các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến đầu tư,

thương mại ngày càng gia tăng, với giá trị tranh chấp rất lớn. Để đội ngũ luật

sư nước ta có thể tham gia ngày càng nhiều và có kết quả trong việc giải

quyết tranh chấp quốc tế, thúc đẩy nghề luật sư của Việt Nam phát triển

ngang tầm với khu vực và thế giới, thì việc nâng cao năng lực hành nghề của

luật sư, đổi mới và nâng cao năng lực QTCT luật nhằm tăng lợi thế cạnh

tranh, và tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động luật sư đã trở thành nhu

cầu cấp bách.

Hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo động lực mới để thúc đẩy đổi mới, hoàn

thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính,

chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước ngày càng minh bạch hơn, làm

thông thoáng môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước, thúc đẩy mạnh mẽ

Page 137: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

132

đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt

là các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính lớn, công nghệ cao, trình độ

quản lý tiên tiến.

Thách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên

cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và doanh

nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài

không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay trên thị trường nội địa. Trong khi

đó, nhà nước chưa thật sự khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh

mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động, tự nguyện liên kết hình thành

các hình thức tổ chức hợp tác hoặc chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh

theo mô hình doanh nghiệp thông qua các chính sách như: Miễn, giảm thuế

thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất trong những năm đầu hoạt động; tư

vấn, hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất

kinh doanh; tổ chức công tác tài chính, kế toán; cung cấp thông tin; hướng

dẫn quản trị doanh nghiệp và tư vấn pháp luật [39].

Rõ ràng, quản trị doanh nghiệp, QTCT nói chung và QTCT luật nói

riêng phải được đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt trong hội

nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển

mình đủ sức cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường. QTCT luật ở Việt Nam

cũng mới chỉ được nghiên cứu, ứng dụng trong một thời gian ngắn (từ năm

2001 đến nay), mặc dù đã được cụ thể hóa trong Luật Doanh nghiệp năm

2014, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) nhưng cũng còn

nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện, vừa bảo đảm phù

hợp với điều kiện Việt Nam nhưng cũng phù hợp với thông lệ quốc tế đáp

ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế

- xã hội, tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta không thể đứng ngoài tiến

trình đó. Vì vậy, đổi mới, hoàn thiện thể chế về QTCT luật cũng góp phần hội

Page 138: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

133

nhập quốc tế về nghề luật sư nhằm phát triển đội ngũ luật sư, công ty luật Việt

Nam ngang tầm quốc tế.

4.1.2.4. Hoàn thiện thể chế quản trị công ty luật phải phù hợp với tính

chất nghề nghiệp luật sư ở Việt Nam và thông lệ nghề luật sư trên thế giới

Thông lệ chung của nghề luật sư trên thế giới nói chung và ở Việt nam

nói riêng có những đặc thù khác với nghề kinh doanh và được điều chỉnh

không chỉ bằng những quy định của pháp luật mà còn bằng quy tắc đạo đức

và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Đề cao trách nhiệm cá nhân của luật sư, nâng cao vai trò tự quản của tổ

chức hành nghề của luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư là yêu cầu

quan trọng của hoạt động nghề nghiệp luật sư. Đoàn luật sư có trách nhiệm

giám sát tổ chức hành nghề luật sư trong đó có công ty luật về hoạt động nghề

nghiệp và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Vì vậy, Đoàn luật sư được xem như

thiết chế phù hợp để hỗ trợ các công ty luật quản trị tốt hoạt động hành nghề

của các thành viên.

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm xã hội của luật sư thì

nghề luật sư là một nghề đặc thù. Luật sư không những chỉ bảo vệ quyền và

lợi ích của khách hàng mà còn phải bảo vệ lợi ích công cộng, bảo đảm thực

thi pháp luật. Các luật sư hành nghề theo quy định của pháp luật nhưng đồng

thời phải tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp và chịu sự quản lý

chặt chẽ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Chỉ có đảm bảo dân chủ thực sự trong tổ chức và hoạt động của công ty

luật mới tạo ra được cơ chế QTCT luật có hiệu quả. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là

phải xây dựng cơ chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của công ty luật.

Đồng thời, chính công ty luật cũng phải tạo ra cơ chế dân chủ để các thành

viên của mình tham gia một cách đầy đủ vào quá trình tổ chức và hoạt động

của công ty. Hoàn thiện thể chế về QTCT luật phải phù hợp với tính chất

nghề nghiệp luật sư đặt ra cho nhà nước ta phải xây dựng và thể hiện một

Page 139: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

134

cách đầy đủ nguyên tắc chung của QTCT luật, vai trò của QTCT luật, đồng

thời phải thể hiện rõ những đặc thù trong QTCT luật so với quản trị các doanh

nghiệp khác.

4.2. Những giải pháp hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật ở

Việt Nam

Để đáp ứng được việc hoàn thiện thể chế quản trị công ty theo những

quan điểm, yêu cầu nêu trên, nhà nước và bản thân các công ty luật, Hiệp hội

luật sư cần có những giải pháp cụ thể căn cứ vào chức năng, vai trò của mình.

Luận án đưa ra các giải pháp cụ thể với hai nhóm: (i) Giải pháp cụ thể hoàn

thiện pháp luật tạo nền tảng pháp định cho QTCT luật; (ii) Các giải pháp hoàn

thiện thể chế phi chính thức về QTCT luật.

4.2.1. Những giải pháp hoàn thiện nền tảng pháp luật về quản trị

công ty luật

Như đã phân tích, mặc dù pháp luật hiện hành đã tạo được nền tảng cơ

bản cho QTCT luật song vẫn còn những bất cập nhất định và chúng có thể

được khắc phục bằng những giải pháp sau:

Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về QTCT luật

trong các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư. Cụ thể,

sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) những

vấn đề sau:

Một là, quy định cụ thể về tiêu chuẩn trở thành luật sư, chủ thể QTCT

luật bao gồm: Sửa đổi, bổ sung Điều 13 theo hướng giảm các đối tượng được

miễn đào tạo nghề luật sư; sửa đổi, bổ sung Điều 14 về tập sự hành nghề luật

sư; Điều 15, Điều 16 về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư theo hướng

việc tập sự đảm bảo thực chất, trung thực, bỏ quy định về miễn, giảm thời

gian tập sự hành nghề luật sư.

Hai là, cần phân biệt điều kiện thành lập, tham gia thành lập tổ chức

hành nghề luật sư giữa văn phòng luật sư và công ty luật (Khoản 3 Điều 32).

Page 140: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

135

Theo đó, cần quy định điều kiện thành lập, tham gia thành lập công ty luật

thành một khoản riêng, trong đó quy định luật sư muốn thành lập, tham gia

thành lập công ty luật phải có ít nhất 03 năm hành nghề luật sư liên tục làm

việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề

với tư cách cá nhân hoặc đã làm trưởng văn phòng luật sư 01 năm trở lên.

Điều kiện này thay thế cho điều kiện hiện hành là 02 năm kinh nghiệm hành

nghề. Giải pháp này sẽ nâng cao năng lực của luật sư về kỹ năng quản lý, điều

hành công ty luật, nâng cao chất lượng luật sư về kiến thức chuyên môn, kỹ

năng hành nghề luật sư, đạo đức nghề nghiệp trong công ty luật. Pháp luật

hiện hành cần quy định giấy tờ chứng minh về số tiền bảo hiểm trách nhiệm

nghề nghiệp bắt buộc mà công ty luật phải mua cho các luật sư trong công ty.

Điều 39 của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) cần

được sửa đổi theo hướng công ty luật có quyền đăng ký hoạt động trong các

lĩnh vực tham gia hoạt động tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố

tụng, thay thế quy định hiện hành về quyền của công ty luật được thực hiện

dịch vụ pháp lý bao gồm cả 03 lĩnh vực này và các dịch vụ pháp lý khác như

các dịch vụ mang tính sự vụ, hành chính không liên quan trực tiếp đến pháp

luật nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của các công ty luật.

Ba là, bổ sung những quy định về từng loại luật sư. Việc quy định về

loại luật sư để xác định giới hạn hành động của luật sư khi hành nghề, tránh

sự chồng chéo và dễ cho việc áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

Việc áp dụng tiêu chuẩn cho từng loại luật sư là thành viên công ty luật (luật

sư tranh tụng và luật sư tư vấn) cho phép công ty luật có những lợi thế sau: (i)

Đảm bảo sự chuyên nghiệp trong tổ chức, quản lý công ty cũng như trong quá

trình bố trí nhân sự gắn liền với từng lĩnh vực hoạt động của công ty hay nói

cách khác là sự “phân quyền quản lý”; (ii) Luật sư sẽ chuyên sâu khi giải

quyết các vụ tranh chấp, nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty; (iii) Luật

sư sẽ phát huy thế mạnh của mình trong hoạt động nghề luật. Suy cho cùng,

Page 141: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

136

tính chuyên nghiệp theo lĩnh vực trong hành nghề luật sư cũng là yêu cầu của

QTCT luật có hiệu quả.

Bốn là, bổ sung quy định về thời hạn sử dụng của Chứng chỉ hành nghề

luật sư (Điều 17), theo đó cần quy định Chứng chỉ hành nghề luật sư có giá trị

sử dụng trong thời hạn 05 năm và có thể được cấp lại, thay thế cho quy định

hiện hành về Chứng chỉ hành nghề luật sư được cấp không có thời hạn. Đồng

thời, cần bổ sung nghĩa vụ của luật sư hoàn thành các khóa cập nhật kiến thức

pháp luật, kỹ năng quản lý, điều hành, kỹ năng hành nghề, đạo đức nghề

nghiệp trong thời hạn Chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực và coi đó là

điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp lại khi hết thời hạn

này. Đa số các nước có nghề luật sư phát triển đều có quy định về thời hạn sử

dụng của Chứng chỉ hành nghề (01 năm đến 02 năm) mà không quy định

Chứng chỉ hành nghề luật sư không có thời hạn. Việt Nam cũng cần quy định

thời hạn Chứng chỉ hành nghề luật sư nhằm thúc đẩy chất lượng đội ngũ luật

sư chuyên nghiệp.

Năm là, quy định bổ sung mô hình công ty luật phù hợp với nghề luật sư

và điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, phù hợp với hình thức hành nghề

luật sư trong khu vực và trên thế giới. Thực tế cho thấy, loại hình công ty luật

HD TNHH, một loại hình công ty luật phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý

ở các nước trên thế giới hiện nay nhưng Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ

sung năm 2012), Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa có quy định về loại công

ty này. Vì vậy, cần quy định bổ sung loại công ty luật HD TNHH để luật sư

lựa chọn thành lập. Bên cạnh đó, cần thiết phải bổ sung các quy định cụ thể

một số về cơ cấu quyền lực trong công ty luật HD, công ty luật TNHH trong

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) với tư cách là luật

chuyên ngành.

Sáu là, cơ cấu tổ chức, cơ chế phân chia quyền lực và kiểm soát công ty

luật cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung toàn diện theo hướng cho phép các

Page 142: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

137

công ty luật tổ chức bộ máy quản trị theo yêu cầu và quy mô hoạt động và xu

hướng phát triển của mình. Trong trường hợp Điều lệ của công ty luật không

quy định thì trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các thành viên, giữa

các thiết chế của công ty luật sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của pháp

luật. Như đã phân tích trong Luận án, do hoạt động đặc thù của mình, công ty

luật cần có những quy định cụ thể, phù hợp với tính đặc thù đó.

Với loại hình công ty luật HD, công ty luật TNHH hiện nay, các luật sư

thành viên đang áp dụng những quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014

để tổ chức hoạt động công ty luật của mình về cơ cấu tổ chức như các chức

danh Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐTV, HĐTV, Giám đốc hoặc TGĐ, Ban

kiểm soát, Kiểm soát viên. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa quy

định cụ thể về các mối quan hệ giữa các chức danh này trong công ty. Do đó,

với tính chất loại hình công ty đặc thù “kinh doanh” trong lĩnh vực dịch vụ

pháp lý nên Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) cần bổ sung

các quy định về mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐTV công ty luật với Giám đốc

công ty luật; mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐTV công ty luật với người đại

diện theo pháp luật của công ty; mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐTV, Giám đốc

công ty luật với các luật sư khác trong công ty luật; mối quan hệ giữa Chủ

tịch HĐTV, Giám đốc công ty luật với Ban kiểm soát, Kiểm soát viên v.v.

Đồng thời, sửa đổi bổ sung Điều 38 của Luật Luật sư năm 2006 (sửa

đổi, bổ sung năm 2012) theo hướng đa dạng các phương thức công bố nội

dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Ngoài việc phải đăng

báo thì các công ty luật phải xây dựng các website của công ty để cung cấp

thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạt động hành nghề của luật sư, việc chấp hành,

tuân thủ pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư, nội quy Đoàn luật sư, Quy tắc

đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư trong công ty luật.

Thứ hai, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành với tư cách là luật chung về tổ chức và hoạt đông của

Page 143: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

138

doanh nghiệp, các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng cần sửa đổi, bổ

sung ở một số điểm sau:

Một là, cần bổ sung mô hình công ty HD TNHH vào Chương VI Công

ty HD của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Như đã phân tích trong Luận án,

đây là mô hình phổ biến về hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở các nước

trên thế giới mà luật sư sử dụng để hành nghề;

Hai là, nghiên cứu sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Doanh

nghiệp năm 2014 như sau “…Chủ tịch HĐTV có thể kiêm Giám đốc hoặc

TGĐ công ty”, đảm bảo hai chức danh Chủ tịch HĐTV và Giám đốc hoặc

TGĐ công ty độc lập với nhau.

Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định công ty

luật TNHH bao gồm công ty luật TNHH một thành viên và công ty TNHH

hai thành viên trở lên. Các thành viên công ty luật TNHH hai thành viên trở

lên cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Chủ sở hữu công ty luật TNHH

một thành viên là Giám đốc công ty. Thông thường công ty luật có một người

là đại diện theo pháp luật của công ty (trừ trường hợp công ty có thể có hơn

một người đại diện). Nếu áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014

thì công ty luật TNHH hai thành viên trở lên có thể có HĐTV, Chủ tịch

HĐTV có thể kiêm Giám đốc hoặc TGĐ công ty. Như vậy, Chủ tịch HĐTV

có thể vừa là Giám đốc hoặc TGĐ vừa là người đại diện theo pháp luật của

công ty. Quy định này rõ ràng không phù hợp đối với công ty luật nói riêng vì

khi một luật sư vừa là Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc hoặc TGĐ công ty vừa

là người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện nhiều chức danh khác

nhau thì những quyết định của họ trong tổ chức, quản lý công ty có nguy cơ

độc quyền mà rất khó kiểm soát. Điều này tác động tiêu cực đến hiệu quả

QTCT luật.

Ba là, nghiên cứu quy định bổ sung trường hợp thành viên HD bị tuyên

bố mất tích thì người đại diện hợp pháp của người bị tuyên bố mất tích có

Page 144: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

139

quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người bị tuyên bố mấy tích và được

trở thành thành viên HD nếu được HĐTV chấp thuận. Đồng thời bổ sung quy

định trách nhiệm của thành viên HD còn lại (trong trường hợp công ty HD có

hai thành viên HD) trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên

HD bị chết hoặc bị tuyên bố mất tích (quy định tại điểm h khoản 1 Điều 176

Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Bốn là, các quy định của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề

nghiệp, về thuế của công ty luật cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

với nghề luật sư. Khoản 6 và khoản 7 Điều 40 của Luật Luật sư năm 2006

(sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,

về thuế của công ty luật nhưng dẫn chiếu, áp dụng các quy định của pháp luật

về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, về thuế. Tuy nhiên, văn bản quy phạm

pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hiện hành quy định chưa đầy đủ về bảo

hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, mới chỉ quy định bảo hiểm trách

nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong lĩnh vực hoạt động tư vấn pháp luật mà

chưa quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc tham

gia hoạt động tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý

khác. Vì vậy, việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc của

luật sư khó thực hiện trong thực tế. Do đó cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung

các quy định về trách nhiệm, mức bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với

công ty luật trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của luật sư, các chế tài nếu

công ty luật không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm mua bảo

hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư.

Pháp luật về thuế đối với công ty luật cũng cần được sửa đổi, bổ sung

theo hướng sửa đổi, bổ sung những quy định ưu đãi, miễn, giảm thuế cho

công ty luật khi tham gia tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hoạt động đầu tư,

kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, tài chính, ngân hàng, các dự án

của Chính phủ. Đặc biệt, miễn, giảm thuế cho hoạt động luật sư ở các tỉnh có

Page 145: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

140

điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, cho các công ty luật có số lượng giờ

tư vấn miễn phí theo chính sách và pháp luật trợ giúp pháp lý. Những quy

định như vậy sẽ tạo điều kiện cho luật sư, chủ thể QTCT luật xây dựng và

phát triển, đủ sức cạnh tranh với các công ty luật của các nước trong khu vực

và trên thế giới.

4.2.2. Những giải pháp hoàn thiện thể chế phi chính thức về quản trị

công ty luật

Như đã phân tích ở Chương 3 Luận án, cần phải khẳng định rằng, trong

lĩnh vực quản trị doanh nghiệp nói chung và QTCT luật nói riêng thì vai trò của

pháp luật với tư cách là thành tố cơ bản của thể chế đóng vai trò nền tảng. Tuy

nhiên, QTCT luật ngoài việc được tiến hành trên nền tảng pháp luật đó, còn cần

dựa nhiều thành tố khác của thể chế như Điều lệ công ty luật, Điều lệ, Quy tắc

đạo đức và ứng sử nghề nghiệp của Hiệp hội luật sư. Các văn bản này chứa đựng

những quy định phi chính thức về QTCT luật. Chúng tác động rất lớn đối với

đến nền quản trị trong công ty luật. Vì vậy, hoàn thiện thể chế về QTCT luật

không thể không tính đến việc hoàn thiện thể chế phi chính thức về QTCT luật.

Thứ nhất, về hoàn thiện Điều lệ, quy chế trong các công ty luật

Điều lệ của công ty luật là văn bản mà các công ty luật phải có theo quy

định của pháp luật về luật sư và pháp luật về doanh nghiệp. Trên cơ sở những

nội dung cơ bản cần có trong Điều lệ, các công ty luật xây dựng quy định cụ

thể, chi tiết về cơ cấu tổ chức, quan giữa các thiết chế cấu thành, quan hệ giữa

các thành viên, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên công ty, cơ chế giám

sát hoạt động và chế độ đãi ngộ trong công ty. Những quy định trong Điều lệ

có giá trị ràng buộc các thành viên và các thiết chế trong công ty và thường

rất hiệu quả vì được ban hành dựa trên sự đồng thuận. Trong phần giải pháp

hoàn thiện nền tảng pháp luật về QTCT luật, tác giả Luận án đã đề xuất sửa

đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về Điều lệ công ty nói chung và công

ty luật nói riêng. Đây chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc nhưng các

Page 146: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

141

công ty luật phải quy định cụ thể, chi tiết và thống nhất các nội dung trong

Điều lệ công ty. Các quy định này đòi hỏi Điều lệ công ty phải có đầy đủ: (i)

Tên, địa chỉ trụ sở; loại hình công ty luật; lĩnh vực hành nghề; (ii) Họ, tên, địa

chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật TNHH một thành

viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật TNHH hai thành viên

trở lên và công ty luật HD); Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư đại diện

theo pháp luật của công ty; (iii) Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu

hoặc các luật sư thành viên; (iv) Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên

khỏi danh sách luật sư thành viên (đối với công ty luật TNHH hai thành viên

trở lên và công ty luật HD); (v) Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành của

HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc, thể thức

thông qua quyết định, nghị quyết, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

(vi) Vốn điều lệ và phương thức góp vốn, nguyên tắc phân chia lợi nhuận và

trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của công ty (đối với

công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật HD); (vii) Luật sư

làm việc theo chế độ hợp đồng và trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp; (viii)

Nhận và thực hiện vụ việc, trách nhiệm bảo mật thông tin; (ix) Chế độ kế toán

thống kê; (x) Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh

lý tài sản, trách nhiệm vật chất, thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.

Cần phải nhận thấy rằng những yêu cầu nêu trên của pháp luật hiện hành đối

với Điều lệ công ty luật gần như là những yêu cầu chung mà mỗi doanh

nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cần đáp ứng. Những yêu cầu này là

cần nhưng chưa đủ để quản trị tốt công luật.

Công ty luật bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu chung này cần xây

dựng Điều lệ của mình đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

(i) Điều lệ phải hình thành được cơ chế triển khai hoạt động marketing

phù hợp để đảm bảo cho công ty luôn tiệm cận tốt nhất các cơ hội. Yếu tố

đảm bảo cho sự phát triển marketing hiệu quả là có các quy định gắn lợi ích

vật chất với tính chuyên nghiệp của bộ phân marketing.

Page 147: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

142

(ii) Thực hiện giao dịch: Đàm phán tốt và ký kết các hợp đồng với

khách hàng

(iii) Dịch vụ: Xác định đúng phân khúc dịch vụ thích hợp cho mình

trong thiết kế các hoạt động chủ yếu của công ty. Điều này có ý nghĩa trong

việc tuyển dụng nhân sự và sắp xếp các mối quan hệ nội bộ của công ty.

(iv) Xây dựng hệ thống tài chính nội bộ có thể kiểm soát tốt nhất các

nguồn thu chi. Trong chế độ khen thưởng, trả lương cho thành viên và nhân

viên, cần coi trọng không chỉ người kiếm ra tiền mà cả những người biết cách

tiết kiệm cho công ty. Điều này tác động rất lớn đến sự gắn kết của các thành

viên, các nhân viên công ty trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động. Hệ thống

quản trị của công ty phải luôn biết cách quản trị tốt nguồn vốn theo tiêu chí đầu

tư hiệu quả.

(v) Điều lệ công ty phải có những quy định cụ thể về nguyên tắc minh

bạch trong quản trị. Như đã phân tích ở trên, pháp luật hiện hành chỉ mới quy

định minh bạch như là một nguyên tắc trong quản trị công ty luật nói riêng và

quản trị công ty nói chung.

Thứ hai, hoàn thiện Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo

đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Không trực tiếp quy định về QTCT luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt

Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đã quy định

những vấn đề liên quan đến luật sư, chủ thể QTCT luật. Tuy nhiên, đây là

những quy định làm cơ sở cho luật sư thực hiện QTCT luật.

Liên đoàn luật sư Việt Nam mới được thành lập nên chưa thực sự phát

huy vai trò của mình trong hỗ trợ hành nghề luật sư với tư cách là cơ quan

đại diện tập trung, thống nhất của các tổ chức hành nghề luật sư. Điều lệ

Liên đoàn luật sư Việt Nam cần được sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục

những bất cập trong việc thúc đẩy quản trị tốt trong các công ty luật bằng

những giải pháp sau đây:

Page 148: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

143

Một là, cần xác định những bất cập của Điều lệ Liên đoàn Luật sư trong

việc cụ thể hóa các quy định về quyền tự chủ của luật sư, những quy định về

mối quan hệ nội bộ trong các công ty luật, giữa công ty luật với Liên đoàn.

Mục tiêu của hoạt động này là trả lời cho câu hỏi: Điều lệ, quy chế của Liên

đoàn luật sư đã tạo thuận lợi cho sự chủ động của các công ty luật, đã hỗ trợ ở

mức độ nào cho công ty luật triển khai nền quản trị phù hợp.

Hai là, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam, quyền,

nghĩa vụ của Đoàn luật sư trong việc giám sát việc thực hiện các quy định của

Điều lệ, quy chế của Liên đoàn trong hoạt động của các công ty luật, đặc biệt

là các chuẩn mực đạo đức của luật sư hành nghề.

Ba là, Điều lệ, quy chế của Liên đoàn cần quy định rõ hình thức và thủ

tục xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm các tiêu chuẩn của Liên đoàn về

đạo đức luật sư. Việc xử lý kỷ luật do tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư

cần do chính Liên đoàn hoặc Đoàn luật sư đảm nhiệm.

Bốn là, cần bổ sung các hình thức kỷ luật luật sư, chế tài để xử lý kỷ luật

khi luật sư vi phạm để áp dụng thống nhất trong hoạt động hành nghề của luật

sư, đồng thời giám sát việc tuân theo quy tắc đó và xử lý các hành vi vi phạm

của luật sư trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Năm là, xây dựng mô hình QTCT luật trên cơ sở việc quy định cụ thể

trách nhiệm của những người quản lý công ty. Những người quản lý công ty

như Chủ tịch HĐTV, giám đốc, tổng giám đốc công ty có vị trí, vai trò quan

trọng trong QTCT. Hành động của những người quản lý có thể dẫn đến thành

công hay thất bại của công ty. Thực tế cho thấy, dù pháp luật có quy định

những nền tảng tiên tiến nhưng những người quản trị công ty thiếu trách

nhiệm thì công ty luật khó đạt được mục tiêu đặt ra.

Sáu là, việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc

đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam cần hướng tới việc củng cố, kiện

toàn cơ cấu, tổ chức các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ trung ương

Page 149: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

144

đến địa phương, tăng cường chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật

sư. Đó cũng là mục tiêu giúp xây dựng nền quản trị tốt của công ty luật.

Kết luận chương 4

1. Hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật là trong những giải pháp

phát triển nghề luật sư đáp ứng mục tiêu của cải cách tư pháp ở Việt Nam

hiện nay. Chất lượng của hoạt động tư pháp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò

của luật sư hành nghề và dĩ nhiên là phụ thuộc vào hoạt động của các công ty

luật. Với tư cách là tổ chức tập hợp các luật sư hành nghề, công ty luật có thể

thúc đẩy chất lượng dịch vụ pháp lý hoặc có thể biến hoạt động hành nghề

luật sư thành một hoạt động thương mại thuần túy, không tính đến đặc thù của

nó. Quản trị công ty luật là yếu tố giúp các công ty luật phát triển đúng với

bản chất và sứ mệnh xã hội của chúng.

2. Việc hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật liên quan đến hai nội

dung lớn: (i) Hoàn thiện các nền tảng pháp luật cho hoạt động của các công ty

luật; (ii) Hoàn thiện các thiết chế phi thức của công ty luật, của Liên đoàn luật

sư Việt Nam và các Đoàn luật sư. Nội dung thứ nhất liên quan đến việc hoàn

thiện các quy định pháp luật về thành lập công ty luật, về những hình thức

hành nghề luật sư, về cơ cấu tổ chức cần thiết nhất đối với mỗi công ty luật.

Với nội dung này Luận án đã chỉ ra những giải pháp cụ thể. Nội dung thứ hai

liên quan đến hoạt động nội bộ của công ty luật. Quản trị công ty luật về bản

chất là quản trị nội bộ dựa trên những thiết chế phi chính thức, cụ thể là Điều

lệ, quy chế của công ty luật và của Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật

sư ở địa phương. Hoàn thiện nền quản trị là công việc của mỗi công ty luật.

Vì thế, cần rất nhiều giải pháp nội bộ dựa trên sự đồng thuận và đặc biệt là

tính minh bạch và chia sẻ lợi ích hợp lý. Luận án đã đề xuất các quan điểm cơ

bản, các giải pháp cụ thể đối với việc hoàn thiện quản trị công ty luật. Luận án

Page 150: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

145

nhấn mạnh đến việc nâng cao vai trò của công ty luật trong bảo vệ quyền con

người, bảo vệ công lý; tính chuyên nghiệp, hiệu quả và năng lực cạnh tranh

của công ty luật Việt Nam; tính minh bạch trong quản trị công ty luật.

3. Những quan điểm hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật, bao

gồm thể chế nhà nước và thể chế phi chính thức được đề xuất dựa trên cơ sở

vận dụng những lý thuyết về quản trị công ty (quản trị doanh nghiệp) và trên

các đánh giá thực tiễn hoạt động của các công ty luật ở Việt Nam. Về mặt lý

luận, quản trị công ty luật chưa có những quan điểm lý luận phổ biến để Luận

án có thể kế thừa. Về mặt thực tiễn, quản trị tốt còn là khái niệm tương đối xa

với các công ty luật. Chính vì vậy, những giải pháp mà Luận án đề xuất vẫn

cần được nghiên cứu sâu hơn khi thực tiễn quản trị công ty luật Việt Nam trở

thành một nhu cầu và một hoạt động thực tiễn phổ biến.

Page 151: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

146

KẾT LUẬN

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đề ra như

một nhiệm vụ chiến lược theo đó mọi cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh

chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam đặt ra cho nhà nước nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là đổi

mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Cải cách tư pháp nằm trong

tổng thể cải cách bộ máy nhà nước và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mục tiêu của cải cách tư pháp

là xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp hoạt động có hiệu quả phục vụ đắc

lực cho việc giữ gìn kỷ cương, phép nước, thực hiện công bằng và dân chủ

trong xã hội. Trong tiến trình này, vai trò của tổ chức và hoạt động luật sư

đang được chú trọng. Đổi mới tổ chức và hoạt động luật sư được đặt trong

tổng thể cải cách tư pháp nói riêng và trong cải cách bộ máy nhà nước nói

chung trong đó có việc hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật. Hoàn thiện

thể chế về quản trị công ty luật cần đến những nghiên cứu cơ bản, tổng thể về

lý luận, thực tiễn về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp của luật sư, thực trạng thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, trong

đó chú trọng đến pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, các văn bản pháp

luật khác có liên quan đến luật sư và hành nghề luật sư.

Qua việc nghiên cứu quản trị công ty luật, Luận án rút ra một số kết

luận chủ yếu sau:

Thứ nhất, quản trị công ty nói chung và quản trị công ty luật luật nói

riêng không phải là vấn đề xa lạ, mới trong pháp luật quốc tế và pháp luật

quốc gia. Trong đó, quản trị công ty luật đã được một số học giả nước ngoài

Page 152: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

147

và trong nước nghiên cứu ở những góc độ khác nhau tùy thuộc mục đích

nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu. Dù với mục đích gì, các công trình

nghiên cứu đã công bố đều cung cấp và lý giải một số vấn đề lý luận về quản

trị công ty luật. Quản trị công ty luật là tất yếu khách quan trong đời sống của

công ty luật. Ở Việt Nam quản trị công ty luật là vấn đề mới về thể chế, đặc

biệt là pháp luật về quản trị công ty luật chưa có sự phát triển cả về lý luận và

thực tiễn.

Thứ hai, pháp luật về quản trị công ty luật là tổng hợp các quy phạm

pháp luật xác định các nền tảng cơ bản cho việc tổ chức và điều chỉnh các

quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động

của công ty luật. Bên cạnh đó, quản trị công ty luật được thực hiện trên cơ sở

của những thể chế phi chính thức như Điều lệ, quy chế công ty, Điều lệ, nội

quy Đoàn luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của Hiệp

hội luật sư quy định.

Thứ ba, pháp luật về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty luật

ở Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển nhất định. Pháp luật hiện hành quy

định nguyên tắc quản trị công ty, hệ thống các cơ quan tổ chức, quản lý công

ty luật. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều kiện đầy đủ cho việc xây dựng một

nền quản trị công ty luật minh bạch, hiệu quả. Thực tiễn áp dụng pháp luật về

quản trị công ty luật ở Việt Nam cũng như thực tiễn quản trị trong các công ty

luật trong thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế làm ảnh hưởng không

nhỏ tới hiệu quả của quản trị công ty. Những bất cập và hạn chế về quản trị

công ty luật do nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân chủ quan, nội bộ công ty

cho đến các nguyên nhân khách quan, từ quy định tới quá trình áp dụng. Luận

án đã nhận diện và phân tích chúng song vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp

tục nghiên cứu. Những gì Luận án đưa ra chỉ là những phát hiện, đánh giá

bước đầu do Luận án hầu như là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối

toàn diện về pháp luật quản trị công ty luật.

Page 153: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

148

Thứ tư, trong điều kiện mới của hội nhập quốc tế, việc đổi mới, hoàn

thiện thể chế về quản trị công ty luật là một yêu cầu tất yếu, khách quan.

Quản trị tốt công ty luật là nhằm phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên

nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, phát huy vai trò

của luật sư trong công tác tư pháp. Luận án đã đưa ra các quan điểm và đề

xuất các giải pháp trong việc đổi mới, hoàn thiện thể chế về quản trị công ty

luật ở nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ cải cách tư

pháp. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp

luật về quản trị công ty luật có phù hợp hay không vẫn phải chờ thực tiễn trả

lời. Với những căn cứ lý luận và thực tiễn đã được phân tích, đánh giá liên

quan đến các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty

luật, tác giả Luận án tin tưởng rằng chúng có giá trị và đáng được các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các công ty luật đón

nhận. Về phía mình, tác giả Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các căn

cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp này ngay cả sau khi Luận án được

Hội đồng chấm luận án tiến sỹ chấp nhận.

Mỗi công trình nghiên cứu khoa học được kết thúc sẽ là một công trình

nghiên cứu khoa học mới được kế tiếp để xử lý những vấn đề mà thực tiễn và

lý luận vẫn tiếp tục đòi hỏi.

Page 154: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Văn Bốn (2017), Hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở Việt

Nam - Thực trạng và một số kiến nghị, Tạp chí Nghề luật số 01 năm 2017 của

Học viện Tư pháp, tr.29 - 33.

2. Nguyễn Văn Bốn (2016), Ba năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật

Luật sư - kết quả, hạn chế và kiến nghị, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng

10 (295) năm 2016 của Bộ Tư pháp, tr.16 -21 và 24.

3. Nguyễn Văn Bốn (2013), Quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt

Nam - thực trạng và định hướng trong thời gian tới, Tạp chí Quản lý nhà nước

số 204 (1/2013) của Học viện Hành chính, tr.40 - 44.

4. Nguyễn Văn Bốn, Nguyễn Thị An Na (2012), Kinh nghiệm đào tạo luật

sư một số nước trên thế giới, Tạp chí nghề luật số 1/2012 của Học viện Tư pháp,

Bộ Tư pháp, tr.67 - 69.

5. Nguyễn Văn Bốn (2008), Đạo đức và quy tắc ứng xử của luật sư - Một

số vấn đề cần được quan tâm trong hành nghề của luật sư, Tạp chí Dân chủ &

Pháp luật số tháng 6 (195) năm 2008 của Bộ Tư pháp, tr.43 - 47.

6. Nguyễn Văn Bốn (2007), Một số vấn đề về xây dựng, ban hành Quy tắc

đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ & Pháp

luật số tháng 6 (183) năm 2007 của Bộ Tư pháp, tr.43 - 45.

7. Nguyễn Văn Bốn (2006), Một số vấn đề về quản lý luật sư theo Luật

Luật sư, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số tháng 10 (175) năm 2006 của Bộ Tư

pháp, tr.44 - 46.

8. Nguyễn Văn Bốn (2006), Một số vấn đề về tiêu chuẩn, điều kiện hành

nghề và quyền, nghĩa vụ của luật sư, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số chuyên đề

về luật sư - Hà Nội - 2006 của Bộ Tư pháp, tr.28 - 36.

9. Nguyễn Văn Tư (Nguyễn Văn Bốn) (2006), Hình thức tổ chức hành

nghề luật sư theo Luật luật sư, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số chuyên đề về

luật sư - Hà Nội - 2006 của Bộ Tư pháp, tr.51 - 54.

Page 155: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

150

10. Nguyễn Văn Bốn (2001), Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo

Pháp lệnh luật sư năm 2001, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số tháng 12 năm 2001

của Bộ Tư pháp, số chuyên đề về Pháp lệnh luật sư năm 2001, tr.60 - 66.

11. Nguyễn Văn Bốn (1995), Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng luật sư, Tạp

chí Luật học số 2/1995 của trường Đại học Luật Hà Nội, tr.32,33 và 43.

Page 156: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các công trình nghiên cứu và tài liệu trong nước

1. Hoàng Phương Anh (2016), Quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế

và bài học cho Việt Nam,Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, Số 06

(155) - 2016.

2. Đồng Ngọc Ba, “Vấn đề tổ chức quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh

nghiệp”, Tạp chí Luật học, số 2/2001.

3. Bộ Nội vụ (2015), Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch lên chuyên viên cao

cấp năm 2015, Chuyên đề “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam”.

4. Bộ Tư pháp (1945), Nghị định số 37 ngày 01/12 về bộ máy của Bộ Tư pháp.

5. Bộ Tư pháp (1950), Nghị định số 01/NĐ-VY ngày 12/01 ấn định điều kiện

để làm bào chữa viên và phụ cấp của bào chữa viên.

6. Bộ Tư pháp (1983), Thông tư số 691/QLTPK ngày 31/10 hướng dẫn về

công tác bào chữa, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 1119/QLTPK ngày 24/12 hướng dẫn về

hoạt động dịch vụ pháp lý, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (1989), Thông tư số 313/TT-LS ngày 15/4 hướng dẫn thực

hiện Quy chế Đoàn luật sư, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2001), Thống kê về tổ chức và hoạt động luật sư, Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp (2002), Thông tư số 02/2002/TT-BTP hướng dẫn một số quy

định của Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư.

11. Bộ Tư pháp (2002), Quyết định số 356b/QĐ-BTP ngày 05/8 của Bộ trưởng

Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư.

12. Bộ Tư pháp (2005), Thống kê về tổ chức và hoạt động luật sư, Hà Nội.

13. Bộ Tư pháp (2001), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh luật sư

năm 2001.

Page 157: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

152

14. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 quy

định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng.

15. Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp - Vốn và quản lý trong

công ty cổ phần, Nxb Trẻ, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: Vốn, quản lý và

tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, Nxb Trí thức, Hà Nội.

17. Cẩm nang quản trị công ty (2008) do IFC và Ủy ban Chứng khoán Nhà

nước xuất bản.

18. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 33C/SL ngày 13/9 về thiết lập các tòa án

quân sự.

19. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10 về đoàn thể luật sư.

20. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 217/SL ngày 22/11/1946 về cho phép các

thẩm phán đệ nhị cấp có thể ra làm luật sư.

21. Chính phủ (1949), Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 cho phép nguyên cáo,

bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình.

22. Chính phủ (2001), Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh luật sư.

23. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm

2020.

24. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại - Phần chung và

thương nhân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Chính phủ (2013), Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của

Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

Page 158: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

153

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban

Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ

Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của

Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ

5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư

nhân trở thành một động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa.

40. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Phạm Quý Đạt (2018), Khái niệm quản lý, quản trị, điều hành.

42. Điều lệ của công ty luật TNHH Quốc tế Việt Nam (Vilaf Hồng Đức).

43. Điều lệ công ty luật TNHH SMIC.

Page 159: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

154

44. Điều lệ công ty luật HD Việt Nam.

45. Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

46. Lê Hồng Hạnh (chủ biên): “Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nền

kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa”, Nxb Đại học sư phạm

(2002), Hà Nội.

47. Bùi Xuân Hải (2005), Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999,

Nhìn từ góc độ Luật so sánh, Tạp chí Khoa học Pháp lý, tr. 14 -20, 29.

48. Hội đồng Bộ trưởng (1989), Nghị định số 15/HĐBT ngày 21/02 ban hành

kèm theo Quy chế Đoàn luật sư.

49. Hội đồng Bộ trưởng (1981), Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11 về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tư pháp.

50. Hội đồng Nhà nước (1987), Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987.

51. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) (1995), Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

52. Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 (2002), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

53. Hiến pháp 2013 (2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Phan Trung Hoài (2003), “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề

luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”.

55. Hội Luật gia Việt Nam (2004), Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam.

56. IFC tổ chức tài chính quốc tế (2004), Nguyên tắc quản trị công ty của tổ

chức hợp tác phát triển kinh tế OECD (2004).

57. Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam, ký tại

Geneva ngày 7/11/2006, có hiệu lực từ ngày 11/01/2007 và Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành thành viên của WTO từ 11/01/2007.

58. Ngân hàng Thế giới (2006), Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực

và nguyên tắc quản trị công ty: Đánh giá tình hình quản trị công ty

của Việt Nam.

Page 160: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

155

59. Nguyễn Như Phát (1995), “Luật kinh tế trong nửa thế kỷ của Nhà nước”,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

60. Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt

Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

61. Đồng Thái Quang (2018). “Công ty Luật HD TNHH - Một mô hình tổ

chức kinh doanh mới của luật sư”, Tạp chí Pháp luật và phát triển

62. Quốc hội (1990), Luật Công ty năm 1990.

63. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

64. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

65. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự năm 2005.

66. Quốc hội (2006), Luật Luật sư năm 2006.

67. Quốc hội (2006), Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư.

68. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011.

69. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014.

70. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự năm 2015.

71. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự năm 2015.

72. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

73. Quốc hội (2016), Nghị quyết của Quốc hội ngày 08/11 về kế hoạch cơ cấu

lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

74. Sắc lệnh số 1/197 ngày 27/2/1991, Về tổ chức nghề luật sư của Cộng hòa Pháp.

75. Nguyễn Văn Thảo (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện

pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt

Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

76. Nguyễn Trần Đan Thư (2009), “Nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong

các công ty cổ phần ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại

học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

77. Nguyễn Văn Tuân (2002), “Về sự tham gia của luật sư trong tố tụng hình

sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.

Page 161: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

156

78. Nguyễn Văn Tuân (2005), “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng, nhu

cầu và định hướng phát triển”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

79. Nguyễn Văn Tuân (2005), “Cải cách tổ chức và hoạt động Bổ trợ tư pháp

trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”.

Đề tài nhánh 05 thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước, mã số KX

04 giai đoạn 2001 - 2005.

80. Nguyễn Quý Trọng (2014), “Thách thức trong quản trị công ty cổ phần ở Việt

Nam - từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Luật học, số 2/2014.

81. Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2017), “Quản trị nội bộ công ty

luật HD - góc nhìn từ thực tiễn”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 11/2017.

82. Tổ chức tài chính quốc tế (2010), Cẩm nang quản trị công ty (2010).

83. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Quản trị

học đại cương, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. Trường

Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nxb Đại

học Kinh tế quốc dân, 2016, Hà Nội.

84. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, Giáo trình Quản trị học.

85. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh luật sư

86. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), “Báo cáo Nghiên

cứu mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước: Được và chưa được, các

giải pháp kiến nghị sửa đổi”, Hà Nội, 2004.

87. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2008), “Quản trị công ty cổ

phần ở Việt Nam, quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề”.

88. Nguyễn Như Ý, Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

Nội, 1998.

B. Các công trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo nước ngoài

89. Abid, G.Khan, B.Rafiq, Z.and Ahmad, A, 2014 „Theoretical Perspectives

of Corporate Governance”.

90. Alan Gutterman (2013), Hildebrandt Handbook of Law Firm Management,

West Group (Sổ tay Hildebrandt về Quản trị Công ty Luật).

Page 162: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

157

91. Anthony E. Davis, Peter R. Jarvis (2007), Risk Management: Survival

Tools for Law Firms (Quản trị rủi ro: Những công cụ/phương pháp sống

còn của công ty luật).

92. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty (các năm 2009, 2010, 2011), Tổ chức

tài chính quốc tế và Diễn đàn quản trị công ty toàn cầu phối hợp với Ủy

ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam theo Chương trình tư vấn của IFC

tại Đông Á và Thái Bình Dương.

93. Bộ luật hành nghề luật sư của Đoàn Luật sư Vương quốc Anh và xứ

Wales.

94. Bộ Quy tắc Quản trị công ty của Malaysia (Malaysian Code of Corporate

Governance 2012).

95. Bob Tricker, Kiểm soát quản trị công ty: Nguyên tắc, chính sách và thực

tiễn, Nxb Thời đại phát hành bản dịch tại Việt Nam 2012 (Corporate

Governace: Principles, policies and practices, first edition - Oxford

University press 2009).

96. Brett Cole (2008), M&A Titans: The Pioneers Who Shaped Wall Streets

Mergers and Acquisitions Indutry, Jonh Wiley & Sons, Mỹ.

97. Brian Connel, 2018, Law Firm Management Concepts, June 16

(www.lawfirmmanagementconcepts.com/category/transition-planning).

98. Brundage, James A. (2008), The Medieval of the Legal Profession:

Canonists, Civilians, and Courts, University of Chicago Press (Cội nguồn

nghề luật: giáo sĩ, dân thường và Tòa án).

99. C.P Uzuegbu, C. O. Nnadozie, 2015, p.58.

100. David H Maister (1993), Managing the Professional Service Firm (Quản

trị các dịch vụ chuyên nghiệp của công ty).

101. Davies 2001 (khuyến nghị của Giám đốc Ngân hàng và đề xuất của Ủy

ban Cadbury trong việc biến ban giám đốc thành cơ quan kiểm soát, giám

sát các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp).

102. Dechert LLP, 2003 (cơ cấu, quyền hạn của Giám đốc không điều hành).

Page 163: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

158

103. Emilia Klepczarek, 2017 (Lý thuyết về quản trị doanh nghiệp).

104. Everett-Nollkamper, Pamela (2008), Fundamentals of Law Office

Management: Systems, Procedures and Ethics, West Legal Studies Series

(4th ed.) (Nền tảng của quản trị công ty luật: cơ chế, thủ tục và đạo đức).

105. Fayol, H. (1917). General and Industrial Management. Dunod et E. Pinat.

106. Geoffrey C. Hazard, Jr. and Angelo Doldi (2004), Legal Ethics: A

Comparative Study, Stanford University Press (Đạo đức pháp lý: cách

nhìn theo học thuyết so sánh).

107. George R. Terry, định nghĩa về quản trị.

108. Gregory Jackson, Introduction into Corporate Governance in the US, p. 52

109. Ispat Guru, 2015 (Khái niệm điều hành).

110. James C. Freund (1979), Lawyering, a Realistic Approach to Legal

Practice, Law Journal Seminars-Press, Hoa Kỳ.

111. John W. Olmstead (2018), Law Firm Management - Characteristics of

Sucessful Law Firm - Basic Building Blocks (https://www.

Olmsteadassoc.com/resource-center/law firm management -characteristics

of sucessful law firm - basic building blocks)

112. Kon Sik Kim, Corporate Governance in Korea, Journal of Comparative

Busines and Capital Market Law 8 (1986) p 21-38.

113. Laura Empson (2007), Managing the Modern Law Firm: New Challenges,

New Perspectives, Oxford university press (Quản trị công ty luật hiện đại:

Những thách thức mới và viễn cảnh mới).

114. Laurie Young (2013), Business Development for Law Firms (Phát triển

công ty Luật).

115. Law of the people‟s Republic of China on Lawyers (Luật hành nghề luật

sư Trung Quốc).

116. Lawyer‟s law of Japan (Đạo luật Luật sư Nhật Bản).

117. Legal Profession Act of the Republic of Singapore (Luật hành nghề Luật

sư Singapore.

Page 164: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

159

118. Leslie D.Corwin, Arthur J.Ciampi (2011), Law Firm Partnership

Agreements (Thỏa thuận hợp tác trong công ty luật).

119. Lincoln Caplan (1993), Skadden: Power, Money and the Rise of a Legal

Empire, Harper Colins, Hoa Kỳ.

120. Luật hành nghề luật sư của bang NewYork - Mỹ.

121. Luật về cải cách hành nghề luật sư của Pháp.

122. “Quản trị công ty ở Hàn Quốc - Trải nghiệm của các Chaebol” [Corporate

Governance in South Korea - The Chaebol Experience] Terry L Cambel II

và Phylis Ykeys .

123. Quinn, John P, Bailey, Joseph A., David E. Gaulin (2001), Law firm

accounting and financial management, third edition (Quản trị tài chính và

kế toán trong công ty luật, phiên bản thứ 3).

124. The New York State Bar Assosiation: The Lawyers Code of Professional

responsibility, Adopted by the New York State Bar Assosiation, Effective

January 1, 1970, As Amended Effective January 1, 2002.

125. The Rainmaker Institute (2018) (Yếu tố cốt lõi cho sự thành công của

công ty luật).

126. Trương Phước Sum: Ra sức đẩy mạnh sự nghiệp luật sư Trung Quốc

trong thế kỷ mới phát triển mạnh mẽ, Nguyệt san Luật sư Trung Quốc.

127. World Bank Group Management Governance.

C. Tài liệu tham khảo trên các trang website:

128. TS. Hà Văn Hội (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa) (20/4/2017)

129. http://www.iflr.com/Article/3181365/Japans-minority-shareholder-cash-

out-procedures.html (01/5/2018)

130. http://www.doanhnhansaigon.vn/goc-nhin-quan-tri/vi-sao-doanh-nghiep-

nhat-hiem-khi-chon-nguoi-ngoai-tham-gia-vao-hoi-dong-quan-

tri/1204953 (20/12/2016)

131. http://cafef.vn/chaebol-nguon-coi-suc-manh-xu-han-va-nhung-cau-

chuyen-nhu-truyen-thuyet-2017090507152301.chn (20/12/2016).

Page 165: QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM · chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế

160