quy hoẠch ĐẤt rỪng phÒng hỘ - loggingoff.info · khi có quy hoạch mới hoặc thay...

2
THẮT CHẶT QUY ĐỊNH KHAI THÁC RỪNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM CHUẨN BỊ THAM GIA VPA Việt Nam hiện đang ở cuối giai đoạn đàm phán để chuẩn bị ký kết Hiệp định VPA với Liên minh châu Âu. Khi thực thi Hiệp định VPA, Việt Nam sẽ phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt trên toàn bộ chuỗi cung gỗ đđảm bảo gỗ trên thị trường là hợp pháp ngay từ mắt xích đầu ên ‐ khai thác. Để làm được điều này, hệ thống luật pháp trong ngành lâm nghiệp sẽ được thực thi nghiêm ngặt hơn. Việc khai thác rừng sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành. Những dẫn chứng ở Phú Lương và Yên Bình cho thấy các hộ trồng rừng có đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ không có khả năng đáp ứng quy định hiện hành đối với khai thác rừng phòng hộ, nhất là việc đo đạc tỉ lệ khai thác 20% và độ tàn che 0.6. Khi VPA được ký kết và các quy định về khai thác rừng được thực thi nghiêm ngặt hơn nữa, sinh kế của các hộ trồng rừng nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ có thể bị đe dọa nghiêm trọng. Hộp 3: một số nội dung trong Hiệp định VPA về khai thác rừng trồng Trong Phụ lục 3 của Hiệp định VPA, Nguyên tắc 1 nói về việc khai thác rừng trồng của hộ gia đình. Trong Nguyên tắc 1 có Tiêu chí 2 (khai thác rừng trồng bằng vốn ngân sách), Tiêu chí 3 (khai thác rừng trồng bằng vốn tự có hoặc Nhà nước hỗ trợ), Tiêu chí 8 (khai thác rừng trồng trong vườn nhà, cây phân tán). Việc đưa ra các êu chí trong VPA sẽ giúp cải thiện nh hình thực thi luật pháp trong ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định khai thác một cách nghiêm ngặt theo các êu chí này có thể tác động êu cực đến sinh kế của các hộ trồng và khai thác rừng trong quy hoạch rừng phòng hộ. TÓM TẮT VÀ ĐỀ XUẤT Chủ trương quy hoạch rừng là cần thiết cho ngành lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng quy hoạch rừng phòng hộ thiếu linh hoạt và thiếu sự tham gia có thể dẫn đến những tác động êu cực cho các hộ trồng và khai thác rừng. Quy định hiện hành về khai thác cây trồng trong rừng phòng hộ do người dân tự trồng không phù hợp với khả năng đáp ứng của người dân. Do cuộc sống khó khăn, sinh kế phụ thuộc lớn vào tài nguyên rừng, nhiều hộ dân vẫn ếp tục khai thác trong rừng phòng hộ và đối mặt với rủi ro vi phạm pháp luật. Khi Việt Nam thực thi Hiệp định VPA, hệ thống luật pháp trong ngành lâm nghiệp sẽ được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Các quy định hiện hành về khai thác rừng sẽ càng thắt chặt. Điều này sẽ làm tăng khó khăn cho các hộ trồng và khai thác rừng trong quy hoạch rừng phòng hộ. Hoạt động trồng và khai thác rừng có thể sụt giảm, sinh kế của người dân sống phụ thuộc rừng bị tác động nghiêm trọng. Để bảo vệ sinh kế người trồng rừng, cần có những giải pháp hiệu quả và kịp thời: • Thứ nhất, chính sách quy hoạch đất rừng phải đảm bảo người trồng rừng không chịu thiệt thòi khi có quy hoạch mới hoặc thay đổi quy hoạch. Chính quyền địa phương cần ến hành tham vấn cộng đồng và đánh giá tác động đến sinh kế cộng đồng trước khi thay đổi quy hoạch về đất rừng. • Thứ hai, cần có giải pháp đơn giản hóa thủ tục khai thác đối với diện ch rừng trồng của người dân đã quy hoạch thành rừng phòng hộ. Như đã nói trên, cây trồng chủ yếu là keo, không phù hợp với chức năng phòng hộ. Ngoài ra, cần có kế hoạch chuyển đổi sang trồng cây bản địa để đảm bảo chức năng của rừng tự nhiên phòng hộ. • Trong dài hạn, giải pháp thiết yếu là phát triển sinh kế cho cộng đồng sống phụ thuộc rừng. Khi có sinh kế vững mạnh, cộng đồng sẽ có điều kiện ếp cận tri thức, giáo dục, và họ sẽ nhận thức rõ hơn về chính sách và tác động đối với cuộc sống của họ. Họ sẽ tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách tốt hơn, cũng như chuẩn bị tốt hơn để thích ứng với thay đổi về chính sách. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thông tư 35/2011/TT‐BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2011; Dự thảo 2 Hệ thống đảm bảo nh hợp pháp của gỗ (TLAS), Tổng cục Lâm nghiệp 2013; • Báo cáo đánh giá tác động ềm tàng của VPA tới sinh kế cộng đồng sống phụ thuộc rừng huyện Phú Lương, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững 2014; • Báo cáo đánh giá tác động ềm tàng của VPA tới sinh kế cộng đồng sống phụ thuộc rừng huyện Yên Bình, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững 2014. TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH VPA: NỖI LO CỦA NGƯỜI TRỒNG RỪNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH QUY HOẠCH ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ Việc áp dụng quy hoạch đất rừng phòng hộ thiếu linh hoạt và thiếu sự tham gia đã và đang tác động êu cực đến sinh kế của các hộ dân trồng và khai thác rừng. Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị tham gia Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng, Thương mại lâm sản (gọi tắt là hiệp định VPA), những tác động êu cực này có thể trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân trồng rừng. Để người trồng rừng trên đất quy hoạch thành rừng phòng hộ không chịu thiệt thòi, việc thực thi quy hoạch rừng cần có sự tham gia và đồng thuận của người dân địa phương. Đối với diện ch rừng trồng của người dân đã quy hoạch thành rừng phòng hộ, cần có giải pháp đơn giản hóa thủ tục khai thác để người dân có thể khai thác rừng trồng hợp pháp. Tác giả: Hoàng Quốc Chính, Nguyễn Quang Tân Tài liệu được xuất bản với nguồn hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO). Trong mọi trường hợp tài liệu không thể hiện quan điểm của EU và FAO. Hoàng Quốc Chính Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững [email protected] Nguyễn Quang Tân RECOFTC ‐ Trung tâm vì Con người và Rừng [email protected] Các tác giả:

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUY HOẠCH ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ - loggingoff.info · khi có quy hoạch mới hoặc thay đổi quy hoạch. Chính quyền địa phương cần ến hành tham vấn Chính

THẮT CHẶT QUY ĐỊNH KHAI THÁC RỪNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM CHUẨN BỊ THAM GIA VPA

Việt Nam hiện đang ở cuối giai đoạn đàm phán để chuẩn bị ký kết Hiệp định VPA với Liên minh châu Âu. Khi thực thi Hiệp định VPA, Việt Nam sẽ phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt trên toàn bộ chuỗi cung gỗ để đảm bảo gỗ trên thị trường là hợp pháp ngay từ mắt xích đầu �ên ‐ khai thác. Để làm được điều này, hệ thống luật pháp trong ngành lâm nghiệp sẽ được thực thi nghiêm ngặt hơn. Việc khai thác rừng sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành.

Những dẫn chứng ở Phú Lương và Yên Bình cho thấy các hộ trồng rừng có đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ không có khả năng đáp ứng quy định hiện hành đối với khai thác rừng phòng hộ, nhất là việc đo đạc tỉ lệ khai thác 20% và độ tàn che 0.6. Khi VPA được ký kết và các quy định về khai thác rừng được thực thi nghiêm ngặt hơn nữa, sinh kế của các hộ trồng rừng nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ có thể bị đe dọa nghiêm trọng.

Hộp 3: một số nội dung trong Hiệp định VPA về khai thác rừng trồng Trong Phụ lục 3 của Hiệp định VPA, Nguyên tắc 1 nói về việc khai thác rừng trồng của hộ

gia đình. Trong Nguyên tắc 1 có Tiêu chí 2 (khai thác rừng trồng bằng vốn ngân sách), Tiêu chí 3 (khai thác rừng trồng bằng vốn tự có hoặc Nhà nước hỗ trợ), Tiêu chí 8 (khai thác rừng trồng trong vườn nhà, cây phân tán).

Việc đưa ra các �êu chí trong VPA sẽ giúp cải thiện �nh hình thực thi luật pháp trong ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định khai thác một cách nghiêm ngặt theo các �êu chí này có thể tác động �êu cực đến sinh kế của các hộ trồng và khai thác rừng trong quy hoạch rừng phòng hộ.

TÓM TẮT VÀ ĐỀ XUẤT

Chủ trương quy hoạch rừng là cần thiết cho ngành lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng quy hoạch rừng phòng hộ thiếu linh hoạt và thiếu sự tham gia có thể dẫn đến những tác động �êu cực cho các hộ trồng và khai thác rừng. Quy định hiện hành về khai thác cây trồng trong rừng phòng hộ do người dân tự trồng không phù hợp với khả năng đáp ứng của người dân. Do cuộc sống khó khăn, sinh kế phụ thuộc lớn vào tài nguyên rừng, nhiều hộ dân vẫn �ếp tục khai thác trong rừng phòng hộ và đối mặt với rủi ro vi phạm pháp luật.

Khi Việt Nam thực thi Hiệp định VPA, hệ thống luật pháp trong ngành lâm nghiệp sẽ được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Các quy định hiện hành về khai thác rừng sẽ càng thắt chặt. Điều này sẽ làm tăng khó khăn cho các hộ trồng và khai thác rừng trong quy hoạch rừng phòng hộ. Hoạt động trồng và khai thác rừng có thể sụt giảm, sinh kế của người dân sống phụ thuộc rừng bị tác động nghiêm trọng.

Để bảo vệ sinh kế người trồng rừng, cần có những giải pháp hiệu quả và kịp thời:

• Thứ nhất, chính sách quy hoạch đất rừng phải đảm bảo người trồng rừng không chịu thiệt thòi khi có quy hoạch mới hoặc thay đổi quy hoạch. Chính quyền địa phương cần �ến hành tham vấn cộng đồng và đánh giá tác động đến sinh kế cộng đồng trước khi thay đổi quy hoạch về đất rừng.

• Thứ hai, cần có giải pháp đơn giản hóa thủ tục khai thác đối với diện �ch rừng trồng của người dân đã quy hoạch thành rừng phòng hộ. Như đã nói trên, cây trồng chủ yếu là keo, không phù hợp với chức năng phòng hộ. Ngoài ra, cần có kế hoạch chuyển đổi sang trồng cây bản địa để đảm bảo chức năng của rừng tự nhiên phòng hộ.

• Trong dài hạn, giải pháp thiết yếu là phát triển sinh kế cho cộng đồng sống phụ thuộc rừng. Khi có sinh kế vững mạnh, cộng đồng sẽ có điều kiện �ếp cận tri thức, giáo dục, và họ sẽ nhận thức rõ hơn về chính sách và tác động đối với cuộc sống của họ. Họ sẽ tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách tốt hơn, cũng như chuẩn bị tốt hơn để thích ứng với thay đổi về chính sách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO• Thông tư 35/2011/TT‐BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2011;• Dự thảo 2 Hệ thống đảm bảo �nh hợp pháp của gỗ (TLAS), Tổng cục Lâm nghiệp 2013;• Báo cáo đánh giá tác động �ềm tàng của VPA tới sinh kế cộng đồng sống phụ thuộc rừng huyện Phú Lương, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững 2014;• Báo cáo đánh giá tác động �ềm tàng của VPA tới sinh kế cộng đồng sống phụ thuộc rừng huyện Yên Bình, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững 2014.

TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH VPA:

NỖI LO CỦA NGƯỜI TRỒNG RỪNG

THÔNG ĐIỆP CHÍNH

QUY HOẠCH

ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ

Việc áp dụng quy hoạch đất rừng phòng hộ thiếu linh hoạt và thiếu sự tham gia đã và đang tác động �êu cực đến sinh kế của các hộ dân trồng và khai thác rừng. Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị tham gia Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng, Thương mại lâm sản (gọi tắt là hiệp định VPA), những tác động �êu cực này có thể trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân trồng rừng.

Để người trồng rừng trên đất quy hoạch thành rừng phòng hộ không chịu thiệt thòi, việc thực thi quy hoạch rừng cần có sự tham gia và đồng thuận của người dân địa phương. Đối với diện �ch rừng trồng của người dân đã quy hoạch thành rừng phòng hộ, cần có giải pháp đơn giản hóa thủ tục khai thác để người dân có thể khai thác rừng trồng hợp pháp.

Tác giả: Hoàng Quốc Chính, Nguyễn Quang Tân

Tài liệu được xuất bản với nguồn hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO).Trong mọi trường hợp tài liệu không thể hiện quan điểm của EU và FAO.

Hoàng Quốc Chính Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vữ[email protected]

Nguyễn Quang TânRECOFTC ‐ Trung tâm vì Con người và Rừng tan@reco�c.org

Các tác giả:

Page 2: QUY HOẠCH ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ - loggingoff.info · khi có quy hoạch mới hoặc thay đổi quy hoạch. Chính quyền địa phương cần ến hành tham vấn Chính

Chủ trương quy hoạch ba loại rừng được Nhà nước ban hành nhằm hệ thống hóa ngành lâm nghiệp Việt Nam và thúc đẩy công cuộc bảo vệ phát triển rừng. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này còn nảy sinh một số bất cập trong thực �ễn. Nổi bật trong đó là vấn đề quy hoạch rừng trồng của người dân thành rừng phòng hộ.

Bản �n này chỉ ra bất cập về quy hoạch rừng phòng hộ tác động đến sinh kế của người trồng rừng như thế nào, trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị tham gia Hiệp định VPA. Dẫn chứng đưa ra trong bản �n này được lấy từ các cuộc tham vấn bên liên quan tại huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái), trong khuôn khổ nghiên cứu đánh giá tác động �ềm tàng của VPA tới sinh kế của cộng đồng sống phụ thuộc rừng, được thực hiện bởi SRD năm 2014.

Chúng tôi cho rằng quy hoạch rừng phòng hộ thiếu linh hoạt và thiếu sự tham gia sẽ tác động �êu cực đến sinh kế của các hộ trồng rừng trong hiện tại, và tác động này có thể nghiêm trọng hơn khi Việt Nam thực thi Hiệp định VPA.

GIỚI THIỆUThực hiện chủ trương phát triển rừng của Nhà nước, diện �ch rừng trồng nước ta đã tăng

nhanh. từ 0.7 triệu ha đầu những năm 1990 lên trên 3,4 triệu ha vào năm 2014. Diện �ch rừng tăng đã giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên khoảng 40% (www.kiemlam.org.vn).

Rừng trồng chủ yếu là Keo tai tượng, một số nơi trồng rừng bạch đàn, mỡ, xoan. Đây là những cây có chu kỳ sinh trưởngtrung bình, thích hợp cho rừng sản xuất, cung cấp nguồn thu nhập định kỳ cho các hộ trồng rừng.

Công cuộc phát triển rừng trồng đã hỗ trợ sinh kế cho hàng triệu người dân sống dựa vào rừng. Thu nhập từ khai thác rừng chiếm từ 40‐70% thu nhập của hộ gia đình, và là nguồn �ền mặt quan trọng để trang trải những khoản chi �êu gia đình. Tuy nhiên, phần lớn các hộ trồng và khai thác rừng vẫn nghèo, thu nhập thấp, không có nghề nghiệp ổn định. Bên cạnh đó, các hộ trồng rừng thường có dân trí thấp, trình độ học vấn hạn chế, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, không được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, và thiếu phương �ện �ếp cận thông �n. Sinh kế của họ phụ thuộc lớn vào khai thác rừng trồng.

THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG & SINH KẾ CỦA NGƯỜI TRỒNG RỪNG

Ngày 5/12/2005, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị 38/2005/CT‐TTg nhằm thúc đẩy việc rà soát, quy hoạch lại, xác định rõ diện �ch các loại rừng để làm cơ sở cho việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong ngành lâm nghiệp, thực hiện các chủ trương chính sách về đầu tư, giao rừng, khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương việc chuyển đổi quy hoạch từ rừng sản xuất thành rừng phòng hộ thiếu sự tham gia của người dân liên quan . Cụ thể là, những người dân trồng rừng chưa được cung cấp thông �n đầy đủ và kịp thời, chưa tham gia đóng góp ý kiến, và chưa có sự đồng thuận đối với kế hoạch chuyển đổi quy hoạch rừng. Kết quả là quy hoạch rừng phòng hộ đã làm giảm diện �ch rừng sản xuất của các hộ trồng rừng (xem Hộp 1).

CHUYỂN ĐỔI RỪNG SẢN XUẤT THÀNH RỪNG PHÒNG HỘ LÀM NGƯỜI DÂN MẤT TÀI SẢN TRÊN RỪNG

Hộp 1: Chuyển đổi rừng sản xuất thành rừng phòng hộ tại huyện Phú LươngTại huyện Phú Lương, khoảng 800 hộ thuộc 6 xã Ôn Lương, Yên Ninh, Yên Lạc, Yên Đổ, Hợp

Thành, Đức Chính trồng cây trên diện �ch đất lâm nghiệp trước đây được quy hoạch là rừng sản xuất. Khoảng 30% số hộ này thuộc diện nghèo. Trên 80% số hộ là dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán chỉ, Dao. Thu nhập từ rừng chiếm khoảng 45% tổng thu nhập của hộ.

Từ năm 2007‐2010, diện �ch rừng trồng này được quy hoạch lại thành rừng phòng hộ. Việc chuyển đổi quy hoạch diễn ra sau khi cây đã được trồng. Trong quá trình chuyển đổi, người dân không được hỏi ý kiến và có sự đồng thuận, cũng không được đền bù khi chuyển đổi quy hoạch. Do diện �ch rừng trồng này bây giờ là rừng phòng hộ, các hộ dân muốn khai thác cây của mình sẽ gặp khó khăn do không được cấp phép khai thác, hoặc được khai thác nhưng theo những quy định phức tạp đối với rừng phòng hộ. Người dân đứng trước nguy cơ mất một nguồn thu lớn từ rừng trồng...

RỦI RO VỀ VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC CÂY ĐÃ TRỒNG TRÊN ĐẤT CHUYỂN ĐỔI

THÀNH RỪNG PHÒNG HỘ

Ngoài tác động thu hẹp rừng sản xuất của các hộ trồng rừng như đã nói ở trên, chuyển đổi quy hoạch rừng dẫn đến việc thay đổi thủ tục khai thác những cây đã trồng. Quy định đối với khai thác cây trồng trong rừng sản xuất và rừng phòng hộ được tóm tắt trong Bảng 1.

Bảng 1: Sự khác nhau giữa quy định khai thác gỗ rừng trồng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ

Khai thác rừng trồng là rừng sản xuấtcủa hộ gia đình

Khai thác rừng trồng là rừng phòng hộcủa hộ gia đình

• Thủ tục khai thác do UBND xã phê duyệt đối với rừng sản xuất do hộ trồng rừng tự bỏ vốn, UBND huyện phê duyệt đối với rừng sản xuất bằng vốn ngân sách

• Chủ rừng tự quyết định việc khai thác, nếu khai thác trắng thì phải trồng lại rừng mới.

• Thủ tục khai thác do UBND huyện phê

duyệt

• Chủ rừng được phép khai thác tỉa 20% và

đảm bảo độ tàn che sau khai thác trên 0.6

(theo Thông tư 35/2011/TT‐BNNPTNT)

Đối chiếu giữa quy định về khai thác rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở Bảng 1, có thể thấy là phương thức khai thác rừng phòng hộ rất phức tạp. Việc đo đạc tỉ lệ khai thác 20% và độ tàn che 0,6 là rất khó thực hiện bởi các hộ trồng rừng do họ không có kinh phí hay chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, do nhu cầu sinh kế, các hộ trồng rừng vẫn khai thác và chấp nhận rủi ro về vi phạm thủ tục khai thác (xem hộp 2). Nếu không khai thác, người dân có nguy cơ mất một nguồn thu nhập do cây trồng chủ yếu là keo tai tượng, có chu kỳ sinh trưởng ngắn và sẽ thoái hóa sau 10 năm.

Hộp 2: thực trạng khai thác rừng phòng hộ tại huyện Yên Bình Xung quanh khu vực rừng phòng hộ hồ Thác Bà thuộc địa phận huyện Yên Bình, khoảng

400 hộ đã trồng keo, bồ đề, mỡ trên khoảng 1700 ha đất. Hiện nay diện �ch đất này nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ nên thủ tục khai thác rừng trồng rất phức tạp. Tuy nhiên, do nhu cầu sinh kế, các hộ trồng rừng vẫn khai thác và bán gỗ tròn, cây đứng tại rừng cho thương lái trực �ếp thu mua và lo liệu giấy tờ thủ tục. Các hộ này gặp nhiều rủi ro về vi phạm thủ tục khai thác đối với rừng phòng hộ.