quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn...

251

Upload: others

Post on 17-Mar-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU_________________

(DỰ THẢO LẦN 4)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN

CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020(Hoàn chỉnh bổ sung sau khi lấy ý kiến Bộ Y tế, các Cơ quan

chuyên môn thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã thành phố)

VŨNG TÀU THÁNG 03- 2009

Page 2: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------------------------7

1 NHIỆM VỤ------------------------------------------------------------------------------------------------------------9

2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ-------------------------------------------------------------------------------------------9

PHẦN 1.VỊ THẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC

KHOẺ NHÂN DÂN-------------------------------------------------------------------------------------------------------12

1 VỊ THẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU--------------------------------------------------------------------------12

2 MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SKND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU-------------12

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH--------------------------------------------------------------------------------12

2.2 KHÍ HẬU------------------------------------------------------------------------------------------------------------13

2.3 THUỶ VĂN---------------------------------------------------------------------------------------------------------13

2.4 DÂN SỐ - LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM-------------------------------------------------------------------------14

2.4.1 Đặc trưng dân số của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu--------------------------------------------14

2.4.2 Lao động - việc làm--------------------------------------------------------------------------15

2.5 CƠ SỞ HẠ TẦNG-------------------------------------------------------------------------------------------------16

2.5.1 Giao thông - vận tải--------------------------------------------------------------------------16

2.5.2 Cấp và thoát nước----------------------------------------------------------------------------17

2.5.3 Cấp điện----------------------------------------------------------------------------------------19

2.5.4 Thông tin – truyền thông--------------------------------------------------------------------19

2.6 VỆ SINH - MÔI TRƯỜNG--------------------------------------------------------------------------------------19

2.7 KINH TẾ - VĂN HOÁ, XÃ HỘI-------------------------------------------------------------------------------21

2.7.1 Tăng trưởng kinh tế--------------------------------------------------------------------------21

2.7.2 Thu, chi ngân sách trên địa bàn-------------------------------------------------------------23

2.7.3 Giáo dục---------------------------------------------------------------------------------------24

2.7.4 Văn hoá - thể dục thể thao-------------------------------------------------------------------25

2.7.5 Vị trí kinh tế của tỉnh hiện nay trong Vùng KTTĐPN và cả nước--------------------26

PHẦN 2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU-----------------------------------27

1. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU-----------------------------------27

1.1 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ------------------------------------------------------27

1.1.1 Y tế thôn ấp------------------------------------------------------------------------------------27

1.1.2 Y tế xã------------------------------------------------------------------------------------------27

1.2 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI BỆNH VIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH------------27

1.2.1 Hiện trạng mạng lưới và quy mô giường bệnh-------------------------------------------27

1.2.2 Hoạt động khám chữa bệnh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu----------------------------------31

1.2.3 Công suất sử dụng giường bệnh------------------------------------------------------------33

2

Page 3: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

1.2.4 Nhận xét chung về mạng lưới khám chữa bệnh------------------------------------------33

1.3 HỆ Y TẾ DỰ PHÒNG, DÂN SỐ - KHHGĐ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ EM---35

1.3.1 Tuyến tỉnh-------------------------------------------------------------------------------------35

1.3.2 Tuyến huyện-----------------------------------------------------------------------------------36

1.3.3 Tuyến xã---------------------------------------------------------------------------------------36

1.3.4 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ Y tế dự phòng----------------------------------36

1.3.5 Những thành tựu và những hạn chế trong công tác Dự phòng-------------------------36

2 NHÂN LỰC Y TẾ--------------------------------------------------------------------------------------------------38

2.1 VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU-----------------------------------------------------------------------------------38

2.2 VỀ PHÂN BỐ NHÂN LỰC THEO TUYẾN-----------------------------------------------------------------38

2.3 MỘT SỐ THÁCH THỨC LỚN TRONG NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ BÀ RỊA - VŨNG TÀU-- -39

2.3.1 Về số lượng và trình độ----------------------------------------------------------------------39

2.3.2 Về quản lý và chính sách--------------------------------------------------------------------40

3 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ-----------------------------------------------------------------------------------------40

3.1 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TRONG TOÀN NGÀNH--------------------------40

3.1.1. Đối với hệ điều trị:--------------------------------------------------------------------------------40

3.1.2 Đối với hệ dự phòng:------------------------------------------------------------------------------41

3.1.3 Đối với chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình:-----------------------42

3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ------------------------------------------42

3.3 SO SÁNH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CỦA TỈNH VỚI DANH MỤC CỦA BỘ Y TẾ---------------43

4 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ-------------------------------------------44

4.1 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y TẾ------------------------------------------------------------44

4.2 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU VÀ CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ

ĐIỀU TRỊ-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------44

5 LĨNH VỰC DƯỢC-------------------------------------------------------------------------------------------------45

5.1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ DƯỢC---------------------------------------------------------------------------------45

5.1.1 Quản lý nhà nước-----------------------------------------------------------------------------45

5.1.2 Quản lý chất lượng thuốc và sử dụng thuốc----------------------------------------------46

5.2 CUNG ỨNG VÀ SẢN XUẤT THUỐC------------------------------------------------------------------------46

5.2.1 Cung ứng thuốc-------------------------------------------------------------------------------46

5.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm----------------------------------------------47

5.2.3 Phát triển nguồn dược liệu------------------------------------------------------------------48

6 TÀI CHÍNH CHO Y TẾ------------------------------------------------------------------------------------------48

7 TÌNH HÌNH CƠ CẤU BỆNH TẬT-----------------------------------------------------------------------------50

7.1 TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ BÀ MẸ, TRẺ EM----------------------------------------------------------------50

3

Page 4: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

7.1.1 Tình hình sức khoẻ trẻ em-------------------------------------------------------------------50

7.1.2 Công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và dân số - kế hoạch hoá gia đình------------------52

7.1.3 Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng---------------------------------------------52

7.2 TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH DỊCH LÂY VÀ CÁC BỆNH QUAN TRỌNG-----------------53

7.2.1 Tình hình mắc và chết do một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và hô hấp-----------53

7.2.2 Tình hình mắc và chết do sốt rét-----------------------------------------------------------54

7.2.3 Tình hình mắc bệnh phong------------------------------------------------------------------54

7.2.4 Phòng chống HIV/AIDS---------------------------------------------------------------------54

7.2.5 Tình hình tai nạn giao thông----------------------------------------------------------------55

7.2.6 Đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm-----------------------------------------55

7.2.7 Công tác vệ sinh lao động-------------------------------------------------------------------56

7.2.8 Các bệnh có số mắc và chết cao nhất trong 3 năm gần đây----------------------------56

8 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT-----------------------------------------------------57

9 ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG Y TẾ BÀ RỊA -

VŨNG TÀU-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------59

9.1 NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT-----------------------------------------------------------------------------59

9.2 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CHỦ YẾU-------------------------------------------------------------------------60

PHẦN 3. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU---------------------------------------------------------------61

1 DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CSSK Ở

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU--------------------------------------------------------------------------------------------61

1.1 CÁC DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KTXH ĐẾN NĂM 2020-----------------------------------------------61

1.1.1 Dân số và lao động---------------------------------------------------------------------------61

1.1.2 Các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2010----------------------------------------------63

1.1.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và đô thị hoá-----------------------------------------------65

1.1.4 Dự báo nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu-----67

1.2 NHỮNG TIỀM NĂNG, CƠ HỘI, THUẬN LỢI, THÁCH THỨC VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU-----------------------------------------69

1.2.1. Tiềm năng, cơ hội và thuận lợi------------------------------------------------------------------69

1.2.2. Thách thức và hạn chế----------------------------------------------------------------------------70

2 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH BÀ RỊA -

VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020-------------------------------------------------------------------------------------------71

3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN

CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020---------------------------------------------------------------72

3.1 CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO----------------------------------------------------------------------------------72

3.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN---------------------------------------------------------------------------------------72

4

Page 5: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

3.2.1 Mục tiêu chung-------------------------------------------------------------------------------72

3.2.2 Mục tiêu cụ thể--------------------------------------------------------------------------------72

4 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2020-------------------------------------------------------------------------------------------74

4.1 QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI Y TẾ XÃ, ẤP-----------------------------------------------------------------74

4.1.1 Nhiệm vụ--------------------------------------------------------------------------------------74

4.1.2 Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế cấp xã giai đoạn đến 2020----------------------75

4.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ DỰ PHÒNG--------------------------------------78

4.2.1 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ--------------------------------------------------------------78

4.2.2 Nội dung quy hoạch mạng lưới y tế dự phòng----------------------------------------------81

4.2.3 Các giải pháp thực hiện quy hoạch y tế dự phòng-----------------------------------------82

4.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KCB - VẬN CHUYỂN CẤP CỨU--------------------84

4.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ---------------------------------------------------------------------------84

4.3.2 Nội dung quy hoạch mạng lưới bệnh viện------------------------------------------------87

4.3.3 Tổng hợp quy hoạch phát triển giường bệnh toàn mạng lưới khám, chữa bệnh-----97

4.4 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DƯỢC---------------------------------------------------------99

4.4.1 Mục tiêu----------------------------------------------------------------------------------------99

4.4.2. Nội dung quy hoạch--------------------------------------------------------------------------99

4.4.3 Các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển dược------------------------------------103

4.5 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ------------------------------------------------------104

4.5.1 Mục tiêu--------------------------------------------------------------------------------------104

4.5.2 Nội dung quy hoạch------------------------------------------------------------------------104

4.6 PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Y TẾ---------------------------------------------------------105

4.6.1 Mục tiêu--------------------------------------------------------------------------------------105

4.6.2 Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phát triển khoa học và công nghệ ngành y tế-- -105

4.6.3 Các giải pháp cho phát triển khoa học và công nghệ y tế-----------------------------108

4.7 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ-------------------------------------------------------------------110

4.7.1 Mục tiêu--------------------------------------------------------------------------------------110

4.7.2 Nội dung chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình-----------------------------------111

4.8 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ-----------------------------------------------------------------112

4.8.1 Mục tiêu--------------------------------------------------------------------------------------112

4.8.2 Nội dung quy hoạch------------------------------------------------------------------------113

4.8.3 Các giải pháp phát triển nhân lực y tế----------------------------------------------------125

4.9 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ ĐẾN NĂM 2020------128

5

Page 6: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

PHẦN 4.CÁC GIẢI PHÁP CHUNG ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN Y TẾ TỈNH BÀ

RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020----------------------------------------------------------------------------------136

1 GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ-----------------------------------------------------------------136

2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH------------------------------------------------------------------------137

2.1 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư:---------------------------------------------------------------137

2.2 Các nguồn vốn có thể huy động:----------------------------------------------------------137

2.3 Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả:----------------------------------------------------------137

3 SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ------------------------------------------------------138

4 ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC Y TẾ-----------------------------------------------------------138

PHẦN 5.LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH--------------------------------------------140

1 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH-------------------------------------------------------------------140

2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH--------------------------------------------------------------------141

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ------------------------------------------------------------------------------------------143

6

Page 7: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

PHẦN MỞ ĐẦUBà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là 1.988,64 km2, dân số năm 2007 khoảng 974 ngàn người, mật độ 490 người/km2. Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh không lớn, so với cả nước chỉ chiếm 0,6% diện tích và 0,95% dân số. Tỉnh có đường địa giới chung với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây dài 16,33 km, với Đồng Nai ở phía Bắc dài 116,51 km, với Bình Thuận ở phía Đông dài 29,26 km. Tỉnh có bờ biển dài 305,4 km và trên 100.000 km2 thềm lục địa.

Về hành chính, Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, huyện Châu Đức, huyện Đất Đỏ, huyện Long Điền, huyện Tân thành, huyện Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo. Trong đó có Côn Đảo là một huyện đảo gồm 16 hòn đảo nằm cách Vũng Tàu 185 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa sông Hậu 83 km; có tọa độ 803-8049 vĩ độ Bắc và 106031-106046 kinh độ Đông. Côn Đảo có vị trí chiến lược nằm sát với đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á, ngay giữa ngư trường lớn của vùng biển Đông Nam bộ và gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay. Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển mạnh trong thời gian vừa qua. Tính theo giá so sánh 1994, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 GDP đạt 39.321 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt khoảng 42,2 triệu đồng (nếu không kể dầu khí GDP đạt 20.328 tỷ đồng, bình quân đầu người 21,8 triệu đồng); năm 2007 GDP đạt 45.865 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng. Nếu so với GDP bình quân đầu người cả nước thì Bà Rịa -Vũng Tàu cao hơn khoảng 6 lần (tính cả dầu khí) và gấp 3 lần (nếu trừ dầu khí). Trong 64 tỉnh thành trong cả nước Bà Rịa - Vũng Tàu xếp thứ 3 về quy mô GDP (sau thành phố Hồ Chí Minh, và Hà Nội), và thứ 1 về GDP/người. Như vậy xét về quy mô GDP, GDP/người Bà Rịa - Vũng Tàu khá cao so với các tỉnh trong cả nước.

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong thời kỳ 1996-2000 là 15,7% (trừ dầu khí là 15%), trong giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 11,9% (không kể dầu khí là 24,3%); Năm 2007 tăng 9,74% (không kể dầu khí đạt 25,72%). Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh luôn đạt mức cao trong các tỉnh Đông Nam bộ, cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước.

7

Page 8: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung về y tế của cả nước, cũng như sự phát triển về kinh tế – xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống y tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tương đối phát triển. Đến 31/12/2007, toàn tỉnh có 01 bệnh viện tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa khu vực, 01 bệnh viện chuyên khoa tâm thần, 01 trung tâm mắt, 01 Trung tâm y tế dự phòng, 01 Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, 01 Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, 01 Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 01 Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe, 01 Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và Mỹ phẩm, 01 trường Trung học y tế, 06 Phòng khám đa khoa khu vực, 01 bệnh viện huyện, 07 Trung tâm y tế cấp huyện và 82 trạm y tế phường xã. Hệ thống dược có 04 khoa dược bệnh viện, 08 khoa dược trung tâm. Cơ sở y tế và y học cổ truyền tư nhân có 682 cơ sở.

Công tác y tế và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh đã phát triển khá tốt, đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Mạng lưới y tế đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá tốt trong mọi lĩnh vực: phòng bệnh, khám và chữa bệnh, đào tạo và sản xuất kinh doanh; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ y tế và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được tăng cường. Tính đến 31/12/2007, toàn tỉnh có 2.167 cán bộ y tế, trong đó có: 13 thạc sĩ, 2 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 137 chuyên khoa cấp I, 476 bác sỹ, 14 dược đại học, 81 dược sĩ, 56 đại học ngành khác.

Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân tăng từ 4,12 năm 2000 lên 4,7 năm 2005 và đạt 4,8 năm 2007. Đến năm 2007 số giường bệnh/1 vạn dân đạt 13,78 giường, có 64/82 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% trạm y tế có bác sĩ làm việc, có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.

Tuy vậy, y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức như: Mặc dù tỉnh có 01 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và 01 bệnh viện đa khoa khu vực, nhưng thực tế đây chỉ là các cơ sở y tế nguyên là các bệnh viện cấp huyện (khi còn thuộc tỉnh Đồng Nai), được chuyển đổi và nâng cấp, mở rộng, nên việc bố trí các khoa, phòng khám và điều trị còn thiếu hợp lý, thiếu nhiều loại thiết bị y tế quan trọng nên khả năng chẩn đoán, chữa trị cho người bệnh bị hạn chế; trình độ nhân lực y tế ở tuyến huyện chưa đồng đều, thiếu cán bộ chuyên môn tay nghề cao; y tế tư nhân mới chỉ páht triển ở quy mô nhỏ. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến tỉnh vẫn thường xuyên xảy ra trong khi ở tuyến huyện các bệnh viện và phòng khám đa khoa khu vực chưa sử dụng hết công suất giường bệnh,... Chính vì vậy đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.

8

Page 9: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở Y tế tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với một số cơ quan hữu quan tiến hành xây dựng bản Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh đến năm 2020. Các nhiệm vụ chủ yếu quy hoạch cần đạt được bao gồm:

1 NHIỆM VỤ

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam và cả nước.

Nhiệm vụ cụ thể:1) Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra cho giai

đoạn 2000-2005 và 2 năm 2006, 2007 và thực trạng công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu.

2) Đánh giá các yếu tố chủ yếu tác động đến sức khoẻ nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm tới.

3) Xác định hệ thống chỉ tiêu, mục tiêu cơ bản về sức khoẻ nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho các giai đoạn đến năm 2010, 2015, 2020 cũng như các mục tiêu khống chế và thanh toán các bệnh dịch nguy hiểm trong giai đoạn này, đề xuất các mô hình, hệ thống y tế phù hợp với tiến trình phát triển ngành và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4) Đề ra các chương trình ưu tiên và các giải pháp khả thi để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu đề ra.

5) Xây dựng các bước đi cụ thể cho các giai đoạn quy hoạch 5 năm và kế hoạch triển khai đưa quy hoạch vào thực tiễn phát triển ngành.

6) Xác định nhu cầu đầu tư cho y tế trong từng giai đoạn (2008 - 2010, 2011- 2015 và 2016 - 2020).

7) Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch hệ thống y tế đến năm 2020.

2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

9

Page 10: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

— Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/03/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

— Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

— Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 09/01/2003— Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng cộng sản Việt Nam về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;— Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,

phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;— Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

— Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 và các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch có liên quan đến Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

— Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 29/5/2006 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53 - NQ/TW ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020;

— Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 5/10/2005 của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

— Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/6/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

— Quyết định số 225/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/11/2006 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

— Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/11/2007 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010;

10

Page 11: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/02/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

— Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/10/2002 về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 - 2010

— Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020;

— Thông tư số số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

— Thông tư số số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 07 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

— Thông tư liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số 03/2008/TTLT- BYT-BNV ngày 25 tháng 04 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

— Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

11

Page 12: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

PHẦN 1VỊ THẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ NHÂN DÂN

1 VỊ THẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Từ Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đi thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng và cả nước theo các tuyến đường bộ như Quốc lộ 51, Quốc lộ 55, Quốc lộ 56; theo đường ven biển Vũng Tàu - Bình Châu - Bình Thuận.

Về đường thủy, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 luồng hàng hải quan trọng, nhiều vị trí có thể xây dựng cảng nước sâu cho tàu đến 80.000 tấn cập bến, gồm: Sông Thị Vải - Cái Mép dài 42 km, trong đó có 23 km có thể xây dựng cảng; Sông Dinh dài 18 km, trong đó có 5 km có thể xây dựng cảng.

Theo quy hoạch, trên 2 tuyến hàng hải này có 43 dự án cảng, trong đó có 17 cảng tổng hợp, năng lực thông qua năm 2010 đạt 104 triệu tấn/năm; năm 2020 đạt khoảng 144 triệu tấn/năm. Hiện nay đã có 13 cảng đang hoạt động. Trong đó 2 cảng tổng hợp năng lực thông qua 4 triệu tấn/năm. Đang chuẩn bị đầu tư 30 dự án cảng, một số cảng đã khởi công. Ngoài ra khu vực Côn Đảo quy hoạch phát triển 4 cảng, trong đó 2 cảng tổng hợp công suất 1 triệu tấn/năm.

Theo đường không, trên địa bàn tỉnh hiện nay có sân bay Vũng Tàu và sân bay Côn Đảo. Theo quy hoạch, đến năm 2020 sẽ phát triển sân bay Gò Găng; đồng thời với việc đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành và các tuyến đường sắt, đường cao tốc, đường xuyên Á,... giao thông từ Bà Rịa - Vũng Tàu đi các địa phương trong nước và quốc tế sẽ ngày càng thuận lợi.

Với các lợi thế về cảng biển, giao thông đường bộ, đường thủy, đường không, Bà Rịa - Vũng Tàu được coi là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,... và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước.

2 MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH

12

Page 13: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và được coi là cửa ngõ của Vùng với hệ thống cảng biển, sân bay, và mạng lưới đường sông thuận lợi. Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

Địa hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tương đối bằng phẳng, gồm những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp, cao trung bình 1-15m ven các dòng sông, suối của sông Dinh, sông Thị Vải, sông Ray. Dọc các quốc lộ 55, 56, các tỉnh lộ 328 có các đồi núi thấp 50m - 500m. Ngoại trừ huyện Côn Đảo, giao thông đia lại trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi so với các tỉnh khác trong cả nước. Đến nay, toàn bộ các xã đều đã có đường giao thông trải nhựa về đến trung tâm xã. Từ xã vùng xa nhất đi về bệnh viện tỉnh cũng chỉ hết khoảng 1 giờ 30 phút đi bằng ô tô. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.2.2 KHÍ HẬU

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của Đại Dương, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC. Bà Rịa – Vũng Tàu có số giờ nắng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố rất không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc và gió Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1-5m/s; Gió Chướng xuất hiện vào mùa khô có tốc độ 4-5m/s; Gió Tây và gió Tây - Nam có tốc độ 3-4m/s thường xuất hiện vào khoảng từ Tháng Năm đến Tháng Mười Một.

Điều kiện khí hậu ven biển của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển các cơ sở nghỉ dưỡng, điều trị bệnh. Môi trường không khí trong lành có tác động tốt đến sức khỏe, giảm đáng kể các bệnh có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nhóm bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh ngoài da…2.3 THUỶ VĂN

a) Nguồn nước mặt Nước mặt ở Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu do 3 con sông chính cung cấp,

đó là: Sông Thị Vải - Cái Mép dài 42 km, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa dài 25 km, rộng 600-800 m, sâu 10-20 m; Sông Dinh có lưu vực rộng 300 km2, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện Châu Đức và thị xã Bà Rịa dài 30 km; Sông Ray dài 120 km, lưu vực 770 km2, đoạn chảy qua tỉnh thuộc các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức và Đất Đỏ dài 40km. Trong đó Sông Dinh và Sông Ray là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

13

Page 14: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

b) Nguồn nước ngầm Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là

70.000 m3/ngày-đêm, tập trung vào 3 khu vực chính là: Bà Rịa 20.000 m3/ngày-đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày-đêm; Long Điền 15.000 m3/ngày-đêm. Ngoài 3 vùng trên khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày-đêm.

Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60-90m, có dung lượng trung bình từ 10-20m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng.

c) Đánh giá chungVới tài nguồn tài nguyên nước của Bà Rịa – Vũng Tàu như trên, nếu khai

thác tốt và có phương án bảo tồn, đủ đảm bảo cung cấp lâu dài cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Việc cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

2.4 DÂN SỐ - LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM

2.4.1 Đặc trưng dân số của tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuDân số trung bình năm 2007 là 974 ngàn người. Tỷ lệ dân số sống ở

thành thị khoảng 45%; còn lại 55% sống ở khu vực nông thôn. Mật độ dân số trung bình là 490 người/km2.

Công tác kế hoạch hóa gia đình đã thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ sinh thô đã giảm liên tục từ mức 24,8%o năm 1996 còn 18,86%o năm 2000 và 16,36%o năm 2005. Kết quả là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm từ 20,65%o năm 1996 còn 15,16%o năm 2000 và xuống 12,9%o năm 2005, 12,3%o năm 2006 (Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2006). Trong đó nhịp tăng tổng dân số giai đoạn 2001-2005 là 2,59%.

Chất lượng dân số của tỉnh khá cao, theo các kết quả nghiên cứu điều tra dân số gần đây, ước tính vào năm 2005: nhóm 10-14 tuổi chiếm 12%; nhóm 15-39 tuổi chiếm 49,8%; 40-59 tuổi chiếm 21%. Điều này cho thấy dân số của tỉnh tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao trên 61,9%. Dự báo đến năm 2020 các nhóm tuổi có các tỷ lệ như sau: nhóm 10-14 tuổi chiếm 9%; nhóm 15-39 tuổi chiếm 52,6%; 40-59 tuổi chiếm 34,4%. Riêng trẻ em dưới 6 tuổi – đối tượng được khám, chữa bệnh miễn phí - năm 2005 toàn tỉnh có 103.902 cháu, năm 2006 có 124.681 cháu và năm 2007 có 149.617 cháu.

14

Page 15: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Về trí lực, tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và xóa mù chữ năm 1997, đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2003 và đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào cuối năm 2004 (toàn quốc dự kiến vào năm 2010). Tỷ lệ huy động học sinh phổ thông các cấp cao: tiểu học 100%, trung học đạt 98%.

Có thể nói chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống y tế của tỉnh đến năm 2020.

Một đặc điểm khá nổi bật về dân số ở Bà Rịa – Vũng tàu đó là tỷ lệ tăng dân số cơ học khá cao, với mức tăng bình quân hàng năm so với quy mô dân số khoảng 1 -1,5%. Nghĩa là mỗi năm có khoảng 9.000 đến 13.000 người từ các địa phương khác chuyển đến sinh sống tại Bà Rịa – Vũng tàu. Ngoài ra hàng năm còn hàng chục ngàn lượt người đến tỉnh làm các công việc mang tính thời vụ như: Công nhân xây dựng, phục vụ trong các quán ăn, nhà hàng, buôn bán nhỏ... Bên cạnh đó hàng năm tỉnh còn đón khoảng 6 -7 triệu lượt khách du lịch. Dân số tăng cơ học, lao động nhập cư và du khách đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với hệ thống y tế và công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, nhất là công tác quản lý chăm sóc các bệnh truyền nhiễm như: lao, HIV...2.4.2 Lao động - việc làm

Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2007 có 601.358 người (chiếm 63,13% tổng dân số). Số người lao động thực tế trong các ngành kinh tế trên địa bàn năm 2007 gồm 437.405 người (năm 2000 là 352.460 người), phân bố như sau:

— Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản: 209.812 người, chiếm tỷ lệ 47,97%.

— Lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng: 103.788 người. chiếm tỷ lệ 23,73%.

— Ngoài ra nhân lực làm việc trong các loại hình dịch vụ khác như thương nghiệp; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân; khách sạn và nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính, tín dụng; hoạt động khoa học và công nghệ,...; các ngành như giáo dục, y tế, văn hoá thể thao,...: 123.805 người, chiếm 28,3%.

Bảng 1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế qua một số năm

TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1 Tổng số lao động (người) 433.519 421.696 437.405

15

Page 16: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

LĐ Nông-Lâm-Thuỷ sản 232.609 202.525 209.812

LĐ Công nghiệp-Xây dựng 87.414 100.117 103.788

LĐ Dịch vụ và LĐ khác 113.496 119.054 123.805

2 Cơ cấu lao động(%)

Toàn bộ 100% 100% 100%

LĐ Nông-Lâm-Thuỷ sản 53,66 48,03 47,97

LĐ công nghiệp-Xây dựng 20,16 23,74 23,73

LĐ dịch vụ và khác 26,18 28,23 28,30

16

Page 17: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2005, 2006 và 2007.

Nguồn lao động chiếm khoảng 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho lao động của tỉnh.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh hiện nay, lao động đang có sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, có năng suất lao động cao hơn và thu nhập cao hơn, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhưng cũng phát sinh thêm những vấn đề liên quan đến sự gia tăng các bệnh về nghề nghiệp hoặc do tác động của vệ sinh môi trường. Số lao động trong khu vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn còn chiếm tới gần 48%. Đây là khu vực lao động và dân cư có thu nhập thấp, đòi hỏi chính sách y tế của Nhà nước cần có sự quan tâm thích đáng để bảo đảm yêu cầu thực hiện công bằng xã hội về y tế.2.5 CƠ SỞ HẠ TẦNG

2.5.1 Giao thông - vận tảia) Giao thông đường bộBà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống giao thông đường bộ đã tương đối đồng

bộ về mạng với các quốc lộ 51, 55, 56, nhiều tỉnh lộ và đường huyện có chất lượng rất tốt. Tất cả các đường ô tô đi đến các trung tâm xã đều đã được nhựa hoá, hầu hết các tuyến đường liên huyện và các đường trục trong các đô thị đều đã được bê tông hoá.

b) Giao thông đường thủyToàn tỉnh có hơn 20 con sông và rạch chính và đã hình thành các tuyến

vận tải đường sông là: Vũng Tàu đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và Vũng Tàu đi Cần Giờ. Từ tỉnh có thể đi bằng đường biển đến khắp mọi nơi trong nước và quốc tế, đã hình thành 2 tuyến chở khách bằng đường biển là Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu - Côn Đảo.

c) Giao thông đường khôngTỉnh hiện có 2 sân bay: Sân bay Vũng Tàu có đường băng dài 1.800 m,

dùng cho máy bay trực thăng, chủ yếu phục vụ cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí và vận chuyển hành khách; Sân bay Cỏ Ống - Côn Đảo có đường băng dài 1.830 m, máy bay ATR-72 lên xuống được.

17

Page 18: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nhận xét chung: Có thể nói Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống giao thông khá phát triển và thuận lợi so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Điều này có tác động khá tích cực đến sự phát triển của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là công tác vận chuyển bệnh nhân giữa các tuyến trong tỉnh, cũng như đến các địa phương trong vùng nhanh chóng và thuận lợi. Nếu biết phát huy thế mạnh này, kết hợp với các yếu tố: Môi trường trong sạch, khí hậu mát mẻ, không bị lũ lụt, ít mưa bão, thu nhập dân cư khá cao… Bà Rịa – Vũng tàu có thể phát triển mạnh dịch vụ y tế theo phương thức xã hội hóa để phục vụ không chỉ cho nhân dân trong tỉnh mà còn cho cả các địa phương trong vùng, nhất là các dịch vụ về điều dưỡng, chăm sóc, phục hồi sau điều trị…2.5.2 Cấp và thoát nước

a) Cấp nước

Đến nay toàn tỉnh có 6 nhà máy nước và các hệ cấp nước nông thôn với tổng số công suất khoảng 150.000 m3 ngày/đêm, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho khu vực các đô thị.

Quy mô và sự phân bố của các nhà máy hiện có như sau:– Nhà máy nước Sông Dinh: công suất 70.000 m3/ngày-đêm và nhà

máy nước ngầm Bà Rịa công suất 12.000 m3/ngày-đêm, đủ cung cấp nước cho hai đô thị lớn nhất của tỉnh.

– Nhà máy nước Mỹ Xuân: công suất 25.000 m3/ngày-đêm cung cấp nước cho khu vực đô thị mới Phú Mỹ, Mỹ Xuân và các khu vực lân cận.

– Nhà máy cấp nước Tóc Tiên do Công ty TNHH Hải Châu đầu tư và quản lý, công suất 20.000 m3/ngày – đêm, đã đầu tư giai đoạn 1 công suất 10.000 m3/ngày-đêm chủ yếu để cung cấp nước cho các khu công nghiệp

– Nhà máy nước Phước Bửu: công suất 2000 m3/ngày-đêm cung cấp nước cho thị trấn Phước Bửu, xã Phước Hưng.

– Nhà máy nước Ngãi Giao: công suất 2.500 m3/ngày-đêm cung cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao và xã Kim Long.

– Nhà máy nước Côn Đảo: công suất 1.500 m3/ngày-đêm cung cấp nước cho trung tâm huyện Côn Đảo, cảng cá Bến Đầm và khu vực Cỏ Ống.

– Tại khu vực nông thôn: Có 25 hệ cấp nước với tổng công suất 13.000 m3/ngày-đêm đã cung cấp được nước hợp vệ sinh cho 27/38 xã. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn phát triển mạnh trong vài năm gần đây, đến năm 2005 tỷ lệ được dùng nước đảm bảo vệ sinh môi trường ở nông thôn là 96%. Tỷ lệ này đã được nâng lên 98% vào năm 2007.

18

Page 19: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Sự quan tâm đầu tư bảo đảm cung cấp đủ nước hợp vệ sinh cho nhân dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn là yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân.

b) Thoát nước Hiện tại mới chỉ có các hệ thống thoát nước tập trung tại các khu đô thị.

Tại các khu dân cư nông thôn đều không có hệ thống thoát nước, nước thải và nước mưa chủ yếu là tự thấm, một phần chảy tràn xuống các khu vực trũng và sông suối.

* Nước thải sinh hoạt– Thành phố Vũng Tàu: Hiện tại chỉ có một hệ thống thoát nước

chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt. Mật độ cống thoát không đều chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm. Hướng thoát nước ra các hồ Á Châu, Bàu Sen, Rạch Bà và ra sông Dinh.

– Thị xã Bà Rịa: Chỉ có hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước bẩn, tập trung ở khu trung tâm thị xã, hướng thoát nước ra sông Dinh và sông Thủ Lựu.

– Khu đô thị mới Phú Mỹ: Tại các khu dân cư chỉ có hệ thống thoát nước mưa, nước thải bẩn chủ yếu là qua bể tự hoại và tự thấm.

– Thị trấn Long Điền: Chỉ có hệ thống thoát nước mưa ở một số đường phố chính. Nước thải bẩn qua bể tự hoại rồi tự thấm.

– Thị trấn Phước Bửu: Chưa có hệ thống thoát nước, riêng khu phố chợ có xây dựng cống và mương thoát nước cục bộ.

– Thị trấn Ngãi Giao: Chưa có hệ thống thoát nước.* Nước thải công nghiệpNước thải của các cơ sở sản xuất hầu như chưa được xử lý. Trong số 10

khu công nghiệp đã thành lập trên địa bàn, mới chỉ có 02 khu công nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, một khu đang xây dựng, còn lại các khu khác chỉ có xử lý cục bộ tại các nhà máy. Một số cơ sở có xử lý nước thải nhưng chưa đúng quy trình do đó không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, sau đó xả thẳng ra kênh rạch gây ô nhiễm cho các nguồn nước mặt. Chỉ có các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài có xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Việc thu gom và xử lý nước thải là một trong những vấn đề quan trọng có liên quan đến bảo vệ môi trường sống, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong giai đoạn quy hoạch tới, chính quyền các cấp, đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế cần phải có sự lưu ý đặc biệt hơn nữa đối với việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch và các cơ sở sản xuất, kinh doanh riêng lẻ khác.

19

Page 20: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

2.5.3 Cấp điệnBà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện thương phẩm

khá cao. Trung bình trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 18,65%/ năm. Năm 2005, lượng điện năng tiêu thụ đạt 768 triệu kwh, bình quân 837 kwh/người/năm.

Công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện, chiếm khoảng 44%, dịch vụ thương mại chiếm khoảng 6%, nông nghiệp chiếm rất nhỏ, chỉ 1%. Điện sinh hoạt cho dân cư chiếm tương đương với điện sử dụng trong sản xuất công nghiệp, khoảng 44%. Xu hướng cơ cấu sử dụng điện sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điện cho sản xuất và giảm dần sử dụng điện sinh hoạt trong dân. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng điện từ 87% năm 2001 lên 94% năm 2005 và 97% năm 2007.2.5.4 Thông tin – truyền thông

Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn Tỉnh có 264 điểm bưu điện phục vụ, gồm: 03 bưu cục cấp 1, 8 bưu cục cấp 2, 38 bưu cục cấp 3, 22 điểm bưu điện văn hóa xã, 193 đại lý và kiot, phân bố trên 100% số xã trên địa bàn toàn tỉnh. Chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân đạt 1,55km; dân số phục vụ bình quân 3.529 người.

Trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ điện thoại cố định với 3 tổng đài Host và 63 tổng đài vệ tinh, 3 doanh nghiệp tham gia cung cấp mạng truyền dẫn và đã thực hiện 132 tuyến tuyền dẫn nội tỉnh, 5 nhà cung cấp mạng thông tin di động với 253 trạm di động, đã phủ sóng toàn bộ các trung tâm huyện, các tuyến quốc lộ chính, 2 doanh nghiệp cung cấp mạng internet và VoIP. 2.6 VỆ SINH - MÔI TRƯỜNG

Trong những năm gần đây vấn đề vệ sinh môi trường và sức khỏe của tỉnh đã từng bước được cải thiện. Các bệnh dịch được khống chế một cách hiệu quả, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, thông tin tuyên truyền tới người dân được thực hiện tích cực. Môi trường rừng và cây xanh đang được phục hồi sau một thời gian dài bị phá hủy.

Trong những năm gần đây công tác vệ sinh môi trường được ngành y tế và các ngành chức năng quan tâm. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra các công trình vệ sinh tại nơi công cộng. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn được Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các Trung tâm, đội y tế dự phòng tuyến huyện hướng dẫn và phối hợp thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân, nhất là đảm bảo vệ sinh chuồng trại gia súc ở khu vực nông thôn, chăn nuôi. Do đó công tác vệ sinh môi trường ngày càng được cải thiện tốt hơn.

20

Page 21: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Công tác vệ sinh và y tế trường học cũng được chú trọng hơn. Y tế cũng đã phối hợp với ngành Giáo dục kiểm tra, đẩy mạnh công tác y tế trường học. Phần lớn các trường đều đảm bảo vệ sinh tốt, xanh, sạch, đẹp.

Tuy vậy công tác phối hợp liên ngành trong vấn đề kiểm tra, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học cũng chưa thường xuyên. Đầu tư ngân sách cho công tác vệ sinh môi trường cũng còn rất hạn hẹp.

Tình hình thu gom và xử lý rác, nước thải:

— Rác thải đô thị: Việc thu gom rác thải đô thị hàng ngày do công ty Môi trường đô thị đảm nhận, sau đó chuyển về bãi rác tập trung để xử lý chôn lấp. Tuy nhiên việc thu gom, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh vẫn luôn là vấn đề khó khăn hiện nay, do phong tục, tập quán xả rác của nhân dân, khó tìm được công nghệ xử lý rác thích hợp và nguồn vốn cũng hạn hẹp.

— Rác nông thôn: ở một số thị trấn và một số xã đã có các tổ, đội vệ sinh do địa phương tổ chức hàng ngày quét dọn vệ sinh đường đi, khơi thông cống rãnh và thu gom rác chuyển về các bãi để chôn lấp. Tuy vậy, do ý thức và thói quen của nhân dân, tình trạng vứt rác thải, chất thải bừa bãi ở ven đường, ven sông, trên các bãi biển... vẫn còn khá phổ biến gây mất vệ sinh và mỹ quan của địa phương. Tình trạng nước rửa chuồng nuôi gia súc, gia cầm chảy tự nhiên ra môi trường gây ô nhiễm vẫn xảy ra ở hầu hết địa bàn nông thôn hiện nay. Điều này nếu không sớm có giải pháp khắc phục sẽ tạo ra nguy cơ cao về sự gia tăng và lây lan các bệnh nhiễm trùng, nhất là khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

— Rác thải bệnh viện và các cơ sở y tế: là loại rác thải đặc biệt, yếu tố lây truyền và ô nhiễm cao. Đến nay mới chỉ có Bệnh viện Bà Rịa xây dựng được hệ thống thu gom và xử lý nước thải, còn lại Bệnh viện Lê Lợi và toàn bộ các cơ sở y tế khác vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Rác thải y tế được Hợp tác xã thu gom và vận chuyển rác y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu gom của các cơ sở y tế ngành và các cơ sở y tế tư nhân tại thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa, vận chuyển đưa về đốt tại Bệnh viện Lê Lợi và Bệnh viện Bà Rịa.

21

Page 22: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Các hoạt động sản xuất công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng cát, sỏi, xi măng, chế biến khoáng sản và các làng nghề áp dụng công nghệ cũ, lạc hậu cũng góp phần làm xuống cấp môi trường không khí và môi trường nước của tỉnh. Đến nay chất thải rắn từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khi, rác thải của các nhà máy trong các khu công nghiệp vẫn chưa có cơ sở xử lý tập trung đạt yêu cầu. Ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp và tại các khu sản xuất cát, đá, vật liệu xây dựng… là nguyên nhân tác động gia tăng các bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.

— Đến nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập 11 khu công nghiệp tập trung, trong đó có 7 khu đã đi vào hoạt động, 4 khu đã cơ bản lấp đầy các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên mới chỉ có 1 khu công nghiệp đã xây dựng xong hệ thỗng xử lý nước thải, 2 khu đang xây dựng, còn lại hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Các khu công nghiệp này cũng không có cơ sở xử lý chất thải rắn. Việc chậm quan tâm xử lý, giải quyết các tác động ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp cũng là nguyên nhân tác động gia tăng các bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.

Tóm lại: Ô nhiễm môi trường cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm cả ở khu vực nông thôn và thành thị đặc biệt tại các khu công nghiệp, về các chất thải công nghiệp, xây dựng, chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện… là những nguyên nhân tác động lớn đến sức khỏe nhân dân, phát sinh nhiều loại bệnh, đòi hỏi phải sớm có những giải pháp để khắc phục, giảm thiểu.

2.7 KINH TẾ - VĂN HOÁ, XÃ HỘI

2.7.1 Tăng trưởng kinh tế

Tính theo giá so sánh 1994, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Bà Rịa – Vũng Tàu 1995 kể cả dầu khí là 10.735 tỷ đồng, bình quân đầu người 15,3 triệu đồng (không kể dầu khí là 3.949 tỷ đồng, bình quân đầu người 5,63 triệu đồng); năm 2005 GDP đã tăng lên đạt 39.321 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt khoảng 44,2 triệu đồng (nếu không kể dầu khí GDP đạt 19.857 tỷ đồng, bình quân đầu người 21,8 triệu đồng); năm 2007 GDP đạt 45.865 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng. Nếu so với GDP bình quân đầu người cả nước thì Bà Rịa - Vũng Tàu cao hơn khoảng 6 lần (tính cả dầu khí) và gấp 3 lần (nếu trừ dầu khí). Trong 64 tỉnh thành trong cả nước, Bà Rịa - Vũng Tàu xếp thứ 3 về quy mô GDP (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội), và thứ 1 về GDP/người. Như vậy xét về quy mô GDP, GDP/người Bà Rịa-Vũng Tàu có điểm xuất phát khá thuận lợi so với các tỉnh trong cả nước.

22

Page 23: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong thời kỳ 1996-2000 là 15,7% (trừ dầu khí là 15%), trong giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 12,82% (không kể dầu khí là 20,96%), năm 2007 tăng 9,74% (không kể dầu khí đạt 25,72%). Các tốc độ trên luôn đạt mức cao trong các tỉnh Đông Nam Bộ, cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước.

Bảng 2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP

TT Danh mục 1991 1995 2000 2005Tăng bình quân (%)

1991-1995

1996-2000

2001-2005

I GDP (cả dầu khí) 4827 10758 22337 39321 22,18 15,7 11,97

1 Công nghiệp, xây dựng 3791 8472 18106 33370 22,27 16,4 13,01

2 Dịch vụ 697 1666 3314 4432 24,34 14,7 11,02

3 Nông lâm ngư nghiệp 339,8 620,9 918 1519 16,27 8,1 10,60

II GDP (Không tính d khí) 1661 3949 7930 19857 18,70 15,0 20,9

1 Công nghiệp, xây dựng 625 1663 3699 12765 27,7 17,3 28,1

2 Dịch vụ 697 1666 3314 4432 24,3 14,7 11,02

3 Nông lâm ngư nghiệp 339,8 620,9 918 1519 16,3 8,1 10,60

23

Page 24: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2005 & Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) các ngành như sau:

– Nếu tính cả dầu khí thì:

+ Thời kỳ 1996-2000, Công nghiệp, xây dựng tăng 16,4%, nông – lâm - ngư nghiệp là 8,1% và dịch vụ tăng 14,7%.

+ Thời kỳ 2001-2005, Công nghiệp, xây dựng tăng 13,01%, nông-lâm-ngư nghiệp là 10,60% và dịch vụ tăng 5,99%.

– Nếu không tính dầu khí thì:

+ Thời kỳ 1996-2000, Công nghiệp, xây dựng tăng 17,3%, nông-lâm-ngư nghiệp là 8,1% và dịch vụ tăng 14,7%.

+ Thời kỳ 2001-2005, Công nghiệp, xây dựng tăng 28,1%, nông-lâm-ngư nghiệp là 10,60% và dịch vụ tăng 5,99%.

Như vậy, giá trị gia tăng hầu hết các ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình cả nước.

2.7.2 Thu, chi ngân sách trên địa bàn

a) Thu ngân sáchTổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1996 - 2000

tổng số thu đạt được là 74.450 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 31,5%; riêng năm 2000 số thu là 31.715 tỷ đồng tăng hơn 4 lần so với năm 1995; giai đoạn 2001-2005 tổng số thu đạt được là 244.058 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 14,3%/năm; riêng năm 2005 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 61.887 tỷ đồng. Thu từ dầu khí giai đoạn 1996 - 2000 đạt 60.190 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 33,05%; riêng năm 2000 số thu là 24.358 tỷ đồng tăng 4,2 lần so với năm 1996. Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng thu từ dầu khí có giảm, tổng số thu đạt được là 189.752 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này khoảng 15,33%; riêng năm 2005 là 49.710 tỷ đồng.

Thu thuế xuất - nhập khẩu giai đoạn 1996 – 2000 là 7.193 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 45,9%; riêng năm 2000 số thu là 2.602 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 1996. Giai đoạn 2001-2005 tổng số thu thuế xuất – nhập khẩu đạt được là 18.748 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 12,92%; riêng năm 2005 là 4.778 tỷ đồng.

24

Page 25: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Thu từ các nguồn khác giai đoạn 1996 - 2000 là 7.167 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 54,6%/năm; riêng năm 2000 số thu là 4.755 tỷ đồng, tăng gần 5,7 lần so với năm 1995. Giai đoạn 2001-2005 các nguồn thu này đạt được 35.558 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 9,25%; riêng năm 2005 là 7.399 tỷ đồng.

a) Chi ngân sách nhà nước Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1996 - 2000 là 3.966 tỷ đồng,

tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 27%; riêng năm 2000 số chi là 1.304 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 1995; giai đoạn 2001-2005 số chi là 17.806 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân của giai đoạn này là 31,19%, riêng năm 2005 là 5.067 tỷ đồng, tăng gấp 3,9 lần so với năm 2000. Cụ thể:

Chi đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 1996 - 2000 là 1.914 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 10,1%; riêng năm 2000 số chi là 434 tỷ đồng, tăng gấp gần 1,5 lần so với năm 1995; giai đoạn 2001-2005 số chi là 7.134 tỷ đồng, riêng năm 2005 là 2.514 tỷ đồng, tăng gấp 5,8 lần so với năm 2000.

Chi thường xuyên giai đoạn 1996 - 2000 là 2.052 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn này là 43,2%/năm; riêng năm 2000 số chi là 870 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần so với năm 1995; giai đoạn 2001-2005 số chi là 4.701 tỷ đồng, riêng năm 2005 là 1.367 tỷ đồng, tăng gấp 1,57 lần so với năm 2000.Bảng 3. Thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh qua một số

nămTT

Danh mục Đơn vị 2000 2005 2006

1 Tổng thu ngân sách Tỷ đg 31.715 61.887 80.514

1.1 Thu từ dầu thô Tỷ đg 24.358 49.710 63.278

1.2 Thu thuế xuất nhập khẩu Tỷ đg 2.602 4.778 5.761

1.3 Thu từ nguồn khác Tỷ đg 4.755 7.399 11.475

2 Tổng chi NSNN Tỷ đg 1.304 5.067 5.340

2.1 Chi thường xuyên Tỷ đg 870 1.367 1.389

2.2 Chi đầu tư XDCB Tỷ đg 434 2.514 2.684

25

Page 26: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn:Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần IV và Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.7.3 Giáo dục

Trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã có những bước phát triển về số lượng lẫn chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.

Tính đến năm học 2005-2006 toàn tỉnh có 106 trường mầm non với 845 phòng học, 139 trường tiểu học với 2.460 phòng học, 70 trường THCS với 1.423 phòng học, 25 trường THPT với 849 phòng học. Hàng năm tỉnh đầu tư xây dựng khoảng 300 phòng học để đáp ứng nhu cầu phát triển và thay thế các phòng học xuống cấp.

Hầu hết các trường học ở tỉnh được xây dựng với quy mô lớn đúng quy chuẩn, có đầy đủ các phòng chức năng, khối hiệu bộ, hạ tầng kỹ thuật để tiến tới đạt chuẩn Quốc gia. Đến năm 2005 toàn tỉnh có 58 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Tại mỗi huyện đã xây dựng 1 trung tâm giáo dục thường xuyên để phục vụ công tác phổ cập, bồi dưỡng giáo viên.

Giáo dục chuyên nghiệp cũng đã được chú ý phát triển. Hệ công lập thuộc tỉnh có 01 Trường cao đẳng sư phạm, 01 Trường Cao Đẳng Cộng Đồng, 01 Trường trung học kinh tế – kỹ thuật, 01 Trường Trung học y tế, 1 trường Công nhân kỹ thuật giao thông vận tải và 1 trường Dạy nghề. Thuộc Bộ, ngành có 1 trường Đào tạo nhân lực Dầu khí và trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch; ngoài ra, có 14 trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước liên kết mở lớp tại tỉnh. Hệ dân lập có 1 trường đại học dân lập Bà Rịa – Vũng Tàu, 1 trường dạy nghề Hồng Lam và 39 cơ sở có chức năng dạy nghề khác.

Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2003; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào cuối năm 2004; thực hiện chuẩn hóa và bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các cấp đạt kết quả khá. Tỉnh cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động học sinh các cấp cao so với mặt bằng chung cả nước: Tiểu học huy động trên 99% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1, Trung học cơ sở huy động trên 98% học sinh hoàn thành cấp tiểu học vào lớp 6, Trung học phổ thông huy động trên 90% học sinh hoàn thành cấp THCS vào lớp 10. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 11,7% năm 1996 tăng lên 33% năm 2005 và đạt 39% năm 2007.

26

Page 27: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Sự phát triển của giáo dục, dạy nghề là yếu tố quan trọng nâng cao dân trí, trình độ lao động, qua đó nâng cao thu nhập dân cư, cải thiện mức sống... những điều này có ý nghĩa và vai trò tích cực đối với công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.2.7.4 Văn hoá - thể dục thể thao

a) Văn hóaCơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của ngành Văn hóa Thông tin đã có

bước chuyển biến quan trọng, trong giai đọan đoạn 1996-2000 vốn đầu tư của Nhà nước tăng gấp 8 lần, số lượng cán bộ tăng gấp 4,5 lần so với giai đoạn mới thành lập tỉnh. Đến nay đã có 53 trung tâm văn hóa và tụ điểm sinh họat văn hóa thiếu nhi xã/phường, 2 trung tâm văn hóa huyện, 2 công viên văn hóa được đầu tư; 100% xã có nơi sinh họat văn hóa, bố trí đủ cán bộ cho tổ chức bộ máy của ngành từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, các thành phần kinh tế đã đưa vào hoạt động 264 cửa hàng sách, 227 cửa hàng băng đĩa, 400 tụ điểm Karaoke. Trong giai đọan đoạn 1996-2005, mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân hàng năm tăng lên với tốc độ bình quân 14,8%, đến năm 2005 đạt 26,5 lần/người, riêng vùng nông thôn 12 lần/người.

b) Thể dục thể thaoCác công trình thể thao đã được đầu tư tăng rất nhanh về số lượng so

với thời kỳ 1991-1995. Số sân bóng đá tăng từ 56 lên 61, bóng chuyền từ 123 lên 150, cầu lông từ 6 lên 35, quần vợt từ 17 lên 70, bi sắt từ không có lên 48 sân, nhà đấu tập từ không có lên 10 nhà.

Các phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao đã phát triển nhanh. Hàng năm các giải thể thao phong trào đều được tổ chức từ 20 đến 30 giải ở cấp tỉnh, khoảng 100 giải cấp huyện và khoảng 500 giải ở cơ sở. Đã tạo được sự quan tâm của toàn xã hội với phong trào luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, rèn luyện sức khỏe...

Các hoạt động văn hóa, thể dục thể theo góp phần nâng cao sức khỏe, hình thành lối sống lành mạnh trong nhân dân cũng tạo ra những yếu tố tích cực đối với hoạt động y tế.2.7.5 Vị trí kinh tế của tỉnh hiện nay trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước

27

Page 28: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh có quy mô diện tích và dân số nhỏ, tuy nhiên với tiềm năng, lợi thế của mình, tỉnh đã có vai trò và vị trí khá quan trọng về mặt kinh tế đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước. Về thu ngân sách: Bà Rịa – Vũng Tàu đứng vị trí thứ 2 trong Vùng và cũng là vị trí thứ 2 trong cả nước về quy mô thu nộp ngân sách và đóng góp vào ngân sách Trung ương (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh); nhiều sản phẩm công nghiệp tạo ra trên địa bàn tỉnh chiếm vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Tỉnh là một trong 7 trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, trên địa bàn tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch được quy hoạch là khu du lịch cấp quốc gia.

Những điều kiện trên cũng đóng vai trò tích cực vào sự phát triển của hệ thống y tế. Nguồn thu ngân sách cao, tạo điều kiện để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nâng cao mức sống nhân dân. Thu nhập dân cư cao đòi hỏi nhu cầu phải đáp ứng cao hơn về điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe...

28

Page 29: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

PHẦN 2HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

1.1 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ

1.1.1 Y tế thôn ấp

Đến 31/12/2007, trên địa bàn tỉnh: 100% số thôn ấp, khu phố trong tỉnh

có nhân viên y tế và nhân viên sức khỏe cộng đồng hoạt động với tổng số

người là 1.651 (trung bình 10,98 nhân viên sức khỏe cộng đồng/01 xã, 01 nhân

viên sức khỏe cộng đồng/223 hộ gia đình và 1,48 nhân viên y tế thôn ấp/01

ấp).

1.1.2 Y tế xãToàn tỉnh đã thành lập 82 trạm y tế xã/82 xã, phường. Đến năm 2007 có

64/82 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (chiếm tỷ lệ 78,05%); 70% trạm y tế có bác sĩ làm việc, có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. Có 71 Trạm y tế đã có cơ sở vật riêng, (trong đó có 52 Trạm y tế đã được xây dựng mới đạt chuẩn quốc gia); còn lại 11 trạm y tế chưa có cơ sở riêng (đang sử dụng chung cơ sở với đơn vị khác hoặc cơ sở tạm thời).1.2 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI BỆNH VIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH

1.2.1 Hiện trạng mạng lưới và quy mô giường bệnh a) Tuyến tỉnhĐiều trị gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh (Bệnh viện Bà Rịa), Bệnh viện đa

khoa khu vực (Bệnh viện Lê Lợi), Trung tâm mắt và Bệnh viện chuyên khoa tâm thần với tổng số 910 giường bệnh.

— Sự phân bố giường bệnh đến cuối năm 2008 như sau:

Bảng 4. Phân bố giường bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh

TT Tên bệnh viện Số giường bệnh1 BV Đa khoa tỉnh (Bà Rịa) 500

2 BV Đa khoa khu vực (Lê Lợi) 350

3 Trung tâm Mắt 30

29

Page 30: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

4 BV Tâm thần 40

Tổng số giường bênh tuyến tỉnh 920

30

Page 31: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

— Bệnh viện đa khoa Bà Rịa và viện đa khoa Lê Lợi có chủ trương đầu tư xây dựng mới từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư xây dựng, trong khi cơ sở hiện tại không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

— Đối với bệnh viện chuyên khoa đến nay cũng mới có 01 Bệnh viện và 01 Trung tâm chuyên khoa (01 Bệnh viện tâm thần và 01 trung tâm mắt). Trong đó Bệnh viện Tâm thần mới được thành lập, sử dụng cơ sở tạm nguyên là cơ sở y tế của Công ty Cao su Bà Rịa tại xã Bình ba, huyện Châu Đức, còn Trung tâm mắt thì sử dụng chung cơ sở với Trung tâm phòng chống bệnh xã hội (tại Bà Rịa). Trong quy hoạch phát triển hệ thống y tế giai đoạn tới năm 2020, cần phải đầu tư cơ sở vật chất cho 2 cơ sở y tế chuyên khoa này, đồng thời phát triển thêm một số bệnh viện chuyên khoa để phù hợp với những quy định của Bộ Y tế cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội hóa hoạt động y tế.

b) Tuyến huyện

Từ năm 2005, thực hiện mô hình tổ chức theo Nghị định 171/2004/NĐ-CP và Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 và Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Liên Bộ Y Tế - Bộ Nội vụ, Sở Y tế và Sở Nội vụ đã phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện thí điểm sắp xếp lại mạng lưới y tế huyện tại huyện Tân Thành vào năm 2007, sau đó sẽ tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi thực hiện rộng rãi. Đến năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đồng thời Liên Bộ Y Tế - Bộ Nội vụ, Sở Y tế và Sở Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo quy định mới đang được triển khai.

31

Page 32: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Về cơ sở y tế tuyến huyện: Đến 31/12/2007, Bà Rịa - Vũng Tàu mới có Bệnh viện đa khoa huyện Tân Thành và 07 Trung tâm y tế cấp huyện với tổng số 280 giường bệnh. Các Bệnh viện và Trung tâm y tế huyện, thị đều được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tuy chưa được hoàn chỉnh theo dự án quy hoạch nhưng cũng làm thay đổi bộ mặt của các đơn vị. Trang thiết bị y tế hiện đại dần dần được bổ sung như: máy siêu âm, máy xét nghiệm, các dụng cụ phẫu thuật, xe ô tô cứu thương và các dụng cụ thông thường khác tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế công gần nhất, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện một bước.

Bảng 5. Phân bố giường bệnh tuyến huyệnSTT Tên cơ sở Số giường bệnh

1 Trung tâm y tế thành phố Vũng Tàu Chỉ khám và điều trị ngoại

trú, không có giường bệnh

2 Trung tâm y tế thị xã Bà Rịa Chỉ khám và điều trị ngoại

trú, không có giường bệnh

3 Bệnh viện đa khoa huyện Tân Thành 50

4 Trung tâm y tế huyện Châu Đức 50

5 Trung tâm y tế huyện Long Điền 50

6 Trung tâm y tế huyện Đất Đỏ Chưa có cơ sở lưu bệnh

7 Trung tâm y tế huyện Xuyên Mộc 100

8 Trung tâm y tế huyện Côn Đảo 30

Tổng số giường bệnh tuyến huyện 280

32

Page 33: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

— Phòng khám Đa khoa khu vực: Trên địa bàn các huyện, thị có 06 Phòng khám Đa khoa khu vực công lập, ngoài ra còn có 2 Phòng khám Đa khoa khu vực dân lập tại thành phố Vũng Tàu.

Bảng 6. Phòng khám đa khoa công lập khu vựcSTT Tên cơ sở Địa điểm Số giường

bệnh

1 - Phòng khám đa khoa khu vực 1 Vũng Tàu 10

2 - Phòng khám đa khoa Long Điền Long Điền 10

3 - Phòng khám đa khoa Long Hải Long Điền 10

4 - Phòng khám đa khoa Phước Hải Đất Đỏ 10

5 - Phòng khám đa khoa Hòa Bình Xuyên Mộc 10

6 - Phòng khám đa khoa Hòa Hiệp Xuyên Mộc 10

Cộng 60

33

Page 34: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Như vậy, về mạng lưới khám chữa bệnh tuyến huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến nay:

+ Mới có 1/8 huyện, thị, thành phố thành lập Bệnh viện đa khoa cấp huyện, còn lại là các Trung tâm y tế.

+ Chưa có sự tách biệt chức năng khám và điều trị với chức năng y tế dự phòng.

+ Hầu hết các Bệnh viện và Trung tâm y tế huyện có quy mô nhỏ, số giường bệnh ít từ 30 đến 50 giường, trang thiết bị y tế bệnh viện và trung tâm y tê cấp huyện và trạm y tế cấp xã cũng còn nhiều hạn chế.

c) Các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các bộ, ngành và tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngoài các bệnh viện thuộc Sở Y tế quản lý còn có 1 số cơ sở y tế thuộc các bộ ngành, tổ chức kinh tế quản lý là:

— Trung tâm y tế dầu khí: Có 20 giường bệnh, trang thiết bị y tế được đầu tư khá đầy đủ, đồng bộ và hiện đại, chủ yếu phục vụ cán bộ, CNV ngành dầu khí.

— Trung tâm Phục hồi chức năng của Bộ Xây dựng với quy mô 30 giường bệnh.

— Viện điều dưỡng Vũng Tàu của Bộ Công nghiệp, quy mô 25 giường.

— Nhà điều dưỡng công ty Điện lực: 30 giường

— Nhà điều dưỡng công ty Hóa chất: 50 giường

Các cơ sở y tế của bộ, ngành và tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn về cơ bản thiếu thốn trang thiết bị y tế (trừ Trung tâm y tế dầu khí), lực lượng chuyên môn mỏng, chủ yếu phục vụ nghỉ ngơi, điều dưỡng cho cán bộ CNV trong ngành, hầu như không tham gia vào công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

d) Y tế tư nhân

34

Page 35: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Tính đến 31/12/2007 trên địa bàn tỉnh chưa có bệnh viện tư, hoạt động y tư nhân mới chỉ có các phòng khám đa khoa và chuyên khoa. Tổng số có 682 cơ sở hành nghề y tế tư nhân, trong đó 490 cơ sở hành nghề y tư nhân và 192 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân, phân bố theo địa bàn như sau:

- Thành phố Vũng Tàu: 346 cơ sở;

- Thị xã Bà Rịa: 116 cơ sở;

- Huyện Côn Đảo: 02 cơ sở;

- Huyện Châu Đức: 68 cơ sở;

- Huyện Đất Đỏ: 11 cơ sở;

- Huyện Long Điền: 45 cơ sở;

- Huyện Tân Thành: 52 cơ sở;

- Huyện Xuyên Mộc: 42 cơ sở.

e) Mạng lưới vận chuyển cấp cứu

Cũng như ở hầu hết các tỉnh khác, hệ thống vận chuyển cấp cứu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu thực hiện bằng các phương tiện cấp cứu của các bệnh viện, Trung tâm y tế. Tại các Bệnh viện Lê Lợi và Bà Rịa có xe cấp cứu 115 sẵn sàng phục vụ cấp cứu khi có yêu cầu. Tuy nhiên phần lớn hoạt động cấp cứu vẫn trên cơ sở người dân tự vận chuyển, cấp cứu bằng các phương tiện tự họ có hoặc một số cơ sở y tế hỗ trợ. Hiện nay Tỉnh chưa có mạng lưới vận chuyển cấp cứu đồng bộ và đạt tiêu chuẩn. Bệnh nhân cấp cứu chủ yếu đưa vào các Phòng khám đa khoa khu vực hoặc các khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Ngoại của các bệnh viện. Vì vậy, trong quy hoạch y tế cho những năm tới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần hình thành một trung tâm vận chuyển cấp cứu cùng với việc phát triển mạng lưới vận chuyển cấp cứu vệ tinh (cơ sở là các phòng khám Đa khoa khu vực và các khoa Hồi sức cấp cứu của các Bệnh viện) trong phạm vi toàn tỉnh, để thực hiện vận chuyển và cấp cứu, trong các trường hợp cần cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai, thảm hoạ xảy ra tại các cụm xã, phường, thị trấn đặc biệt ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa nơi người dân đi lại khó khăn.

1.2.2 Hoạt động khám chữa bệnh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bảng 7. Công tác KCB tại các tuyến trong 3 năm 2004-2006

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

35

Page 36: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Tổng số lượt khám bệnh - Tuyến tỉnh- Tuyến huyện

1.738.502 757.663 980.839

1.969.135 829.331

1.139.804

2.130.699965.324

1.165.375

TS bệnh nhân điều trị nội trú- Tuyến tỉnh- Tuyến huyện

89.825 66.053 23.772

93.36469.05124.313

100.320 75.163 25.157

TS ca phẫu thuật- Tuyến tỉnh- Tuyến huyện

13.674 11.353 2.321

13.06411.3171.747

15.723 12.1973.526

TS lần xét nghiệm- Tuyến tỉnh- Tuyến huyện

1.748.394 1.465.298

283.096

1.787.686 1.527.197

260.489

2.190.806 1.927.445

263.361

TS lượt chụp XQ - Tuyến tỉnh- Tuyến huyện

152.237 99.105 53.132

148.050 104.931 43.119

145.885107.475 38.410

TS lượt siêu âm - Tuyến tỉnh- Tuyến huyện

82.328 55.330 26.998

93.13665.327 27.809

91.358 70.866 20.492

36

Page 37: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Bảng trên cho thấy:

Trong cả 3 năm qua tổng số lượt khám chữa bệnh tại tuyến huyện chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với tuyến tỉnh, điều này cho thấy đa số người dân đến khám bệnh ban đầu tại tuyến huyện. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ số khác ở tuyến tỉnh đều cao hơn tuyến huyện (số lượt bệnh nhân điều trị nội trú, số bệnh nhân được phẫu thuật, số lần xét nghiệm, x quang,...) ở tuyến tỉnh đều cao hơn nhiều so với tuyến huyện.

1.2.3 Công suất sử dụng giường bệnh

Bảng 8. Công suất sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện của Bà Rịa - Vũng Tàu 3 năm (2004- 2006)

Chỉ tiêuNăm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. CS sử dụng giường bệnh bình quân tuyến tỉnh (%) 98 105 109

2. CS sử dụng giường bệnh bình quân tuyến huyện (%) 92 77 90

37

Page 38: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

Bảng trên cho thấy công suất sử dụng giường bệnh thực tế khá cao. Công suất sử dụng giường bệnh ở tuyến huyện các năm gần đây ngày càng tăng lên. 1.2.4 Nhận xét chung về mạng lưới khám chữa bệnh

a) Thành tựu đạt đượcTại Bà Rịa - Vũng Tàu đã hình thành mạng lưới các cơ sở khám chữa

bệnh đầy đủ ở cả 3 tuyến (xã, huyện và tỉnh). Trong những năm vừa qua y tế tư nhân đã đã bắt đầu phát triển, tuy quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa cao. Các cơ sở khám chữa bệnh đã từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thể hiện trên một số mặt như:

— Trang thiết bị tại các cơ sở điều trị trong tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã được tỉnh quan tâm đầu tư. Tại bệnh viện Bà Rịa, bệnh viện Lê Lợi, các trang thiết bị phục vụ công tác hồi sức, cấp cứu, phẫu thuật, nhi khoa, như: máy monitoring, máy giúp thở, máy gây mê, C-arm, lồng ấp sơ sinh, cùng với các trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán như CT scanner, siêu âm màu 3-4 chiều, máy nội soi, máy sinh hóa tự động, máy huyết học tự động... Tại các Trung tâm y tế đã được trang bị máy phá rung, monitoring, siêu âm, xét nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán, cấp cứu và điều trị. Sở Y tế cũng đầu tư tại 4 xã trong 4 huyện, thí điểm để thu hút bệnh nhân đến KCB, gồm có : máy siêu âm, X quang, máy đo điện tim.

— Về đào tạo, phát triển kỹ thuật chuyên khoa sâu, ngoài đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngành y tế đã tổ chức đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức như gửi đi đào tạo, đào tạo tại chỗ. Đặc biệt như Bệnh viện đa khoa tỉnh (Bệnh viện Bà Rịa) và Bệnh viện đa khoa khu vực (Bệnh viện Lê Lợi) đã có kế hoạch và thực hiện mời các giáo sư bác sĩ đầu ngành về để triển khai một số kỹ thuật mới tại tỉnh.

— Một số bệnh viện thuộc ngành y tế Bà Rịa - Vũng Tàu từng bước thực hiện chủ trương xã hội hoá lĩnh vực y tế, đa dạng hoá các dịch vụ khám chữa bệnh, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, ngày càng nhiều kỹ thuật cao đã và đang được áp dụng, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và người bệnh từ một số tỉnh lân cận.

b) Những hạn chếTừ khi thành lập tỉnh đến nay, cùng với sự phát triển chung về kinh tế -

xã hội, mạng lưới khám chữa bệnh, ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội thì vẫn còn một số han chế, cụ thể như:

38

Page 39: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Số giường bệnh trên 10.000 người dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn ở mức thấp so với bình quân toàn quốc trong cùng thời điểm. Năm 2007, số giường bệnh (không kể số giường bệnh của các cơ sở y tế thuộc bộ ngành và tổ chức kinh tế trên địa bàn) tuyến tỉnh, tuyến huyện của toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.190 giường bệnh, số giường bệnh/10.000 dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt xấp xỉ 12,4 (tỷ lệ này của toàn quốc là 17,99). Nếu kể cả giường bệnh của các cơ sở y tế thuộc bộ ngành và tổ chức kinh tế trên địa bàn thì Bà Rịa - Vũng Tàu có 1.345 giường bệnh, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 13,78 (số tương úng của cả nước là 23,43).

— Cơ sở vật chất y tế còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hai bệnh viện cấp tỉnh thực chất chỉ là 2 cơ sở y tế cấp huyện của tỉnh Đồng Nai trước đây, tuy đã được cải tạo, nâng cấp, nhưng chắp vá, không đồng bộ; chủ trương xây dựng mới 2 bệnh viện tỉnh đã có từ gần 10 năm nay, nhưng mãi đến giữa năm 2008 mới phê duyệt dự án và chưa khởi công được. Hệ thống các bệnh viện chuyên khoa hầu như chưa có, 2 bệnh viện chuyên khoa mới được thành lập (Bệnh viện Tâm thần và Trung tâm Mắt) nhưng cơ sở vật chất vẫn mang tính tạm thời. Trang thiết bị y tế, đào tạo cán bộ tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng chưa hình thành một chiến lược bài bản, nên chưa thực sự đáp ứng kịp với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân. Việc này đòi hỏi cần phát triển đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bệnh viện hơn nữa trong những năm tiếp theo.

— Quy hoạch phát triển hệ thống y tế toàn tỉnh chưa hoàn chỉnh, nên việc đầu tư phát triển, thành lập các đơn vị thuộc ngành y tế, kêu gọi đầu tư xã hội hóa y tế… gặp nhiều khó khăn, chậm trễ, do các phương án đưa ra thiếu căn cứ pháp lý, phải giải trình nhiều lần.

— Nguồn nhân lực chuyên môn y tế tại tỉnh hiện nay còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Chỉ số bác sĩ/dân số còn thấp so vớ bình quân chung của Vùng và toàn quốc. Ngoài số định biên đang có, các bệnh viện, các trung tâm y tế đều phải hợp đồng thêm các cán bộ đại học, trung học nhưng vẫn không đủ. Các đơn vị tổ chức xét tuyển, có biên chế nhưng đăng báo nhiều kỳ vẫn không tuyển đủ số lượng. Đội ngũ cán bộ tuy đã được quan tâm đào tạo nâng cao nǎng lực chuyên môn và quản lý. Nhưng một thực trạng hiện nay trong ngành y tế là thiếu các Bác sỹ chuyên khoa giỏi đầu ngành. Các cán bộ sau đại học chỉ dừng ở mức chuyên khoa cấp 1, một số ít Thạc sỹ , còn Tiến sỹ và chuyên khoa 2 đến thời điểm 31/12/2007 cả tỉnh mới chỉ có 2 người (1 TS y tế công cộng, 1 CK2 lão khoa). Đội ngũ nhân viên trung cấp cũng trong tình trạng vừa thiếu vừa yếu. Các kỹ thuật viên X quang, xét nghiệm lại càng thiếu hơn, có trung tâm y tế không đủ người để trực, phải trực thường trú ở nhà.

— Trường Trung học y tế tỉnh tuy có đào tạo và liên kết đào tạo hàng năm hàng trăm nhân viên trung cấp, nhưng vẫn chưa đủ, nhất là các dược sỹ và kỹ thuật viên.

39

Page 40: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá tác động trực tiếp tới vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội và dịch bệnh,... luôn là những thách thức lớn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ nhân dân, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những giải pháp ngăn chặn nhưng kết quả chưa được như mong muốn.1.3 HỆ Y TẾ DỰ PHÒNG, DÂN SỐ - KHHGĐ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ EM

Hiện nay mạng lưới y tế dự phòng, dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hình thành một hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn đảm đương nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ thành thị đến nông thôn. Trong nhiều năm qua không để dịch bệnh lớn xảy ra.1.3.1 Tuyến tỉnh

Có các Trung tâm kỹ thuật tuyến tỉnh thuộc hệ Y tế Dự phòng gồm có: — Trung tâm Y tế dự phòng.— Trung tâm phòng chống HIV/AIDS— Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội— Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản— Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khoẻ— Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm – Mỹ phẩm— Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình(Theo hướng dẫn mới của Liên bộ Y tế - Bộ Nội vụ tại Thông tư liên tịch

số 03/2008/TTLT-BYT-BNV, một số trong các Trung tâm trên được gọi là Trung tâm y tế chuyên ngành, phần định hướng quy hoạch sẽ trình bày sau). 1.3.2 Tuyến huyện

Đến 31/12/2007 trên địa bàn mới chỉ có huyện Tân Thành đã triển khai tổ chức thực hiện Nghị định 172 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 11 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ về tổ chức Y tế địa phương. Do vậy đến nay tuyến huyện mới chỉ có Trung tâm y tế dự phòng huyện Tân Thành, còn lại là các đội y tế dự phòng của các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố đảm đương công tác dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cho nhân dân ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Thực hiện Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế, tại các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

1.3.3 Tuyến xãY tế dự phòng tuyến xã do các trạm y tế xã, phường, thị trấn và các

Phòng khám đa khoa đảm đương, thực hiện tới tận các thôn, ấp.

40

Page 41: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Ngoài ra còn có mạng lưới Y tế của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng tham gia vào công tác dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho công nhân và nhân dân trên địa bàn.

1.3.4 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ Y tế dự phòng— Tuyến tỉnh: Trong những năm qua, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

được đầu tư cơ sở vật chất và một số trang thiết bị phục vụ chuyên môn trong lĩnh vực dự phòng tương đối đầy đủ. Tuy vậy, so với Danh mục thiết bị y tế ban hành theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế vẫn còn thiếu. Trong những năm tới, ngành y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực Trung tâm y tế dự phòng tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

— Tại tuyến huyện mới Trung tâm y tế dự phòng huyện Tân Thành mới tách ra khỏi Trung tâm y tế huyện, còn lại hiện là các đội y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế huyện, đều đang rất thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng như nhân lực.

1.3.5 Những thành tựu và những hạn chế trong công tác Dự phònga) Thành tựu đạt được— Trong những năm qua, lực lượng y tế dự phòng của tỉnh đã tích cực

chủ động triển khai, phát hiện kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra; phòng chống dịch, giám sát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm trước những diễn biến của các dịch bệnh, do thời tiết trong từng năm. Trong nhiều năm qua không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Một số bệnh dịch quan trọng ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã được khống chế và chỉ có tỷ lệ tử vong thấp. Triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia ngay tại cộng đồng nhờ có mạng lưới y tế xã và mạng lưới y tế thôn ấp hoạt động rất tích cực.

— Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ khá cao (năm 2007 đạt trên 97,7%), phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván và theo dõi thai sản, khám thai đạt tỷ lệ 92,5%, góp phần hạ thấp tỷ lệ chết sơ sinh và tỷ lệ chết mẹ. Thực hiện các chương trình dinh dưỡng ngay tại cộng đồng tốt, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng < 5 tuổi năm 2007 giảm còn 18%.

— Công tác phòng chống lụt bão và thảm họa cũng được quan tâm, hàng năm xây dựng thành phương án thực hiện ngay từ đầu năm, các đơn vị trong ngành đã chuẩn bị nhân lực, thuốc men, y dung cụ, phương tiện một cách đầy đủ.

b) Những mặt hạn chế

41

Page 42: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Năm 2007 có một số vụ dịch nhỏ xảy ra như: sốt, quai bị, dịch viêm đường hô hấp cấp tính do virus,…; các vụ dịch trên đã được các lực lượng y tế dự phòng tổ chức bao vây, tìm nguyên nhân và xử lý đúng, kịp thời và không để lây lan trên diện rộng, không có ca nào bị tử vong.

— Tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tuy đã được quan tâm đúng mức, song ngộ độc thức ăn vẫn xảy ra hàng năm, trong năm 2007 có 10 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với 509 người mắc, trong đó có 01 trường hợp tử vong. Nguyên nhân chính chủ yếu do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

— Tình hình nhiễm HIV/AIDS: là một vấn đề đáng quan tâm vì có tốc độ lây nhiễm cao cả số lượng người nhiễm HIV, chuyển thành AIDS và tử vong cũng như mức độ lây lan đáng báo động trong cộng đồng các xã, phường, thị trấn liên quan đến tệ nạn nghiện ma tuý và mại dâm.

— Đội ngũ cán bộ làm công tác y tế dự phòng vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ, năng lực quản lý và chuyên môn ở tất cả các tuyến.

— Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Tuyến tỉnh tuy mới được đầu tư cơ sở vật chất, nhưng để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh trong những năm tiếp theo vẫn cần có sự đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo công tác phòng bệnh.

— Công tác giám sát môi trường lao động, kiểm soát các yếu tố độc hại, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động tại các đơn vị sản xuất trên địa bàn chưa được triển khai đồng bộ và thường xuyên.

2 NHÂN LỰC Y TẾ2.1 VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU

Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến 31/12/2007, tổng số cán bộ thuộc ngành y của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 2096 người, trong đó có: 476 bác sĩ (1 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, 2 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 137 bác sĩ chuyên khoa cấp I), 14 dược đại học, 56 đại học ngành khác. Số còn lại là y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, dược sĩ trung học, dược tá và số nhân viên y tế, nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ khác. 2.2 VỀ PHÂN BỐ NHÂN LỰC THEO TUYẾN

Bảng 9. Phân bố nhân lực y tế theo tuyến năm 2007

42

Page 43: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

  Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã

Tổng số Nhân lực 2096 1153 615 377

1. Ngành y 1.648 840 531326

- Tiến sĩ 11    

- Thạc sĩ 1312 1  

- Chuyên khoa cấp II 22    

- Chuyên khoa cấp I 13788 47 2

- Bác sĩ 323208 135 29

- Y sĩ 35384 113 156

- Y tá 514311 136 67

- Nữ hộ sinh 19857 70 71

- Kỹ thuật viên 10777 29 1

- Lương y 0      

2. Ngành Dược 14056 34 50

- Dược đại học 1411 3  

- Dược sĩ 8145 31 5

- Dược tá 45    45

- Kỹ thuật viên 0      

3. Ngành khác 308257 50 1

43

Page 44: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo tình hình nhân lực của Sở Y tế

Nhìn chung, nhân lực ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những qua đã tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Tuy vậy, cũng còn có nhiều vấn đề đặt ra như:

— Có sự phân bố không đều ở các tuyến về các chuyên khoa (số người có trình độ chuyên môn cao thường tập trung nhiều ở tuyến trên (tuyến tỉnh, huyện), hệ điều trị là chủ yếu.

— Bình quân mỗi Trạm y tế xã có 4,59 nhân viên y tế.

— Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân: 4,8 (trong khi của cả nước là 6,1)

— Tỷ lệ dược đại học/10.000 dân là 0,15 (nhân lực do Sở Y tế quản lý).

— Tỷ lệ nhân viên y tế/10.000 dân là: 21 (chung của cả nước là 20,2).

— Chỉ có 7,01% cán bộ y tế có trình độ trên đại học.

— Tại tuyến xã chủ yếu là trình độ trung cấp và sơ cấp.

— Đào tạo: Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, Sở Y tế trong một số năm gần đây cũng đã có chủ trương liên kết với một số trường đại học Y, Dược để có thể cử cán bộ đi học chuyên tu, cử tuyển, đào tạo chuyên khoa, tăng cường đào tạo dược sĩ trung học cho tuyến cơ sở nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn, mới chỉ tổ chức đào tạo cán bộ làm chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quản lý dược cho các Trạm y tế xã. Sở Y tế cũng đã có kế hoạch mở thêm mã ngạch đào tạo dược sĩ trung học từ năm 2006 tại trường Trung học y tế tỉnh. Đã có những chủ trương đề xuất với lãnh đạo tỉnh để có chính sách thu hút cán bộ y, dược có trình độ đại học về làm việc tại tỉnh như sẵn sàng ký hợp đồng làm việc sau khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, chính sách này chưa đủ sức thu hút cán bộ có năng lực quản lý và chuyên môn cao. 2.3 MỘT SỐ THÁCH THỨC LỚN TRONG NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.3.1 Về số lượng và trình độNhân lực của ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn nhiều thách thức ở

tất cả các tuyến cả về số lượng và trình độ chuyên môn cao (phát triển chuyên khoa sâu ở tuyến trên; đủ nhân lực cho tuyến cơ sở). Hiện tại đang thể hiện những thách thức như:

— Mất cân đối giữa nhân lực y và dược, rất thiếu dược sĩ.— Mất cân đối về tỷ lệ bác sĩ/y tá, bác sĩ/kỹ thuật viên.

44

Page 45: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Nhân lực có trình độ cao ít và hầu như tập trung ở tuyến tỉnh. — Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể mới có trình độ đào sơ học (y tá sơ học,

nữ hộ sinh sơ học, dược tá), đặc biệt ở tuyến xã.— Nhân lực dược: nói chung còn thiếu ở tất cả các tuyến. Hầu hết các

Trạm y tế xã chỉ có dược tá. Đặc biệt chỉ có 0,15 cán bộ dược có trình độ đại học/10.000 dân; thiếu dược sĩ đại học làm công tác thanh tra và dược lâm sàng. 2.3.2 Về quản lý và chính sách

Hiện nay, việc quản lý cán bộ, nhân viên y tế được thực hiện theo quy định chung về định biên, phân cấp quản lý, chính sách lao động, tiền lương v.v,... trong đó có nhiều quy định, chính sách đã quá cũ, không phù hợp, đặc biệt từ khi triển khai thực hiện Nghị định 172 cũng gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc quản lý đội ngũ cán bộ y tế đặc biệt bác sĩ công tác tại tuyến xã.

3 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ3.1 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TRONG TOÀN NGÀNH

Nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám và điều trị, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu theo hướng hiện đại hóa, tiếp cận các phương tiện máy móc thiết bị tiên tiến, đáp ứng nhu cầu được chăm sóc, điều trị ngày càng cao của xã hội, trong những năm gần đây, Tỉnh đã chú trọng đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế, đặc biệt khu vực bệnh viện, từng bước đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Từ sau khi thành lập tỉnh, cùng với đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cũng được bổ sung hàng năm.3.1.1. Đối với hệ điều trị:

- Đã đầu tư mua sắm và đưa vào sử dụng tại bệnh viện Bà Rịa, bệnh viện Lê Lợi các trang thiết bị y tế để phục vụ việc triển khai phát triển các chuyên khoa tại bệnh viện như: Khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, liên chuyên khoa, khoa sản, khoa nội, khoa nhiễm, khoa cấp cứu, khoa giải phẫu bệnh, khoa xét nghiệm, khoa nhi, khoa chuẩn đoán hình ảnh, khoa ngoại, trung tâm chuẩn đoán y khoa… Một số trang thiết bị hiện đại đã được đầu tư như: Máy chụp cắt lớp điện toán, C- Arm, X quang, máy siêu âm, Monitor, máy giúp thở, hệ thống nội soi chẩn đoán, phẫu thuật nội soi, hệ thống laser (laser yag, laser CO2…).

45

Page 46: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

- Đối với các TTYT huyện, thị xã, thành phố và các trạm y tế xã: Các cơ sở đều đã được trang bị một số trang thiết bị hiện đại đã được đầu tư: monitor, X quang, máy siêu âm, máy gây mê, đèn mổ, bàn mổ, ghế nha, các thiết bị phục vụ xét nghiệm… Nhờ vậy đã nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động các chương trình y tế, khống chế không để xảy ra dịch bệnh và đã xử lý kịp thời các trường hợp có dịch xảy ra. Việc trang bị các thiết bị hiện đại cho các TTYT huyện, thị xã, thành phố và các trạm y tế xã đã bảo đảm được khả năng khám chữa bệnh đúng hoặc vượt chuẩn theo hệ thống phân tuyến kỹ thuật của Bộ y tế.

Việc trang bị trang thiết bị y tế cho tuyến cơ sở còn đảm bảo tốt công tác tổ chức các hoạt động phục vụ cho việc đạt chuẩn quốc gia về y tế xã trên địa bàn. Các trạm y tế xã đã được trang bị các trang thiết bị y tế đảm bảo việc khám chữa bệnh ban đầu, một số xã điểm đã có máy siêu âm, máy đo điện tim… để thu húy người bệnh đến với tuyến cơ sở.3.1.2 Đối với hệ dự phòng:

TTYT dự phòng với chức năng quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tuyến tỉnh đã được nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Một số trang thiết bị cho TTYT dự phòng đã được đầu tư như: máy sắc ký khí lỏng, máy sắc ký khối phổ, máy quang phổ hồng ngoại, máy đo bụi hô hấp, máy đo độ rung, máy đo độ ồn…

Để phục vụ cho công tác phòng chống dịch cúm A H5N1, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp kinh phí trang bị Trang thiết bị y tế xét nghiệm phòng chống đại dịch cúm, gồm có hệ thống phân tích DNA-PCR, tủ an toàn sinh học cấp 1, cấp 2, Hệ thống PCR-máy luân nhiệt, khuếch đại acid amin, các máy ly tâm, tủ lạnh, máy phun, nồi hơi, hồi hấp, bộ sinh phẩm phát hiện cúm H5N1.

Việc đầu tư trang thiết bị y tế đã giúp cho TTYT dự phòng ứng dụng rộng rãi để xác định nhanh các độc chất hóa học gây ngộ độc trích từ trong thực phẩm, bệnh phẩm. Việc xác định nhanh các chất độc sẽ tránh được các tổn hại lớn về tài sản, kinh tế và đặc biệt là cứu sống được bệnh nhân.

Bên cạnh đó, để có khả năng đánh giá điều kiện làm việc của môi trường lao động có đảm bảo sức khỏe cho người lao động, không bị ô nhiễm bởi bụi và khí độc, ảnh hưởng của độ rung, tiếng ồn do các thiết bị máy móc gây nên, để xác định được thành phần vô cơ trong mẫu không khí, nước và đất nhằm định được các chất thải trong môi trường đất, dầu khí, khu công nghiệp và xác định kim loại nặng trong thực phẩm, TTYT dự phòng tỉnh đã được trang bị cho các thiết bị để đo được những thông số kỹ thuật này.

46

Page 47: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Việc đầu tư mua sắm và đưa vào sử dụng tại TTYT dự phòng các trang thiết bị y tế phục vụ cho chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh lao động giúp trung tâm ngày càng hoàn thiện chức năng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm tỉnh cũng được trang bị các trang thiết bị để phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh như máy quang phổ tử ngoại khả kiến, máy đo chuẩn độ điện thế, tủ cấy, máy đo độ tan rã… Tuy nhiên so với nhu cầu hoạt động, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm vẫn còn thiếu các loại thiết bị cần thiết như: Sắc khí lỏng hiệu năng cao, máy thử độ hòa tan...; ngoài ra có thiết bị như Máy quang phổ tử ngoại khả biến được sử dụng từ năm 1993, đã quá cũ, thường bị hư hỏng, cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, cần có kế hoạch thay thế.3.1.3 Đối với chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình:

Trong tổng số dân trên địa bàn, dân số nữ có khoảng 465.000 người (50,5% dân số). Nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung và của phụ nữ nói riêng ngày càng cao, tương ứng với chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao. Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em tuyến tỉnh, Tỉnh đã trang bị các trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhằm thực hiện mục tiêu chung của chiến lược: “Đảm bảo đến năm 2010 tình trạng sức khỏe sinh sản được cải thiện rõ rệt và giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe sinh sản ứng với các giai đoạn của cuộc sống và phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tượng có khó khăn”.

Đến nay Trung tâm BVSKBMTE và KHHGĐ đã được đầu tư mua sắm các trang thiết bị y tế để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tỉnh nhà như: máy đo độ loãng xương, máy chụp nhũ ảnh, máy siêu âm, máy soi cổ tử cung, hệ thống xét nghiệm…

Việc trang bị các trang thiết bị y tế cho Trung tâm bảo vệ SKBMTE và KHHGĐ còn giúp phụ nữ tỉnh nhà thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc tự bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm bệnh tật của mình.3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

- Các trang thiết bị y tế khi được đầu tư triển khai đem vào sử dụng tại các đơn vị đều sử dụng hết công suất, đạt hiệu quả.

47

Page 48: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

- Các trang thiết bị y tế hiện đại đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động các chuyên khoa tại các đơn vị trong ngành y tế, giải quyết được các trường hợp bệnh lý của người dân trên địa bàn, giảm được tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên và giảm bớt chi phí đi lại khi bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên, chẳng hạn như:

+ Việc đầu tư trang thiết bị y tế đã tạo điều kiện để phát triển các chuyên khoa sâu trong đó có chuyên khoa chấn thương sọ não. Các trang thiết bị y tế trang bị đã được khai thác sử dụng hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của xã hội, điều trị hiệu quả các trường hợp chấn thương sọ não, không phải chuyển lên tuyến trên, trong đó phải kể đến hệ thống chụp cắt lớp điện toán.

+ Ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi hiện đại đã làm thay đổi bản chất của khoa ngoại, áp dụng được tiến bộ y học trong chẩn đoán và điều trị. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng do không phải mở toang ổ bụng, ít chảy máu, ít gây dính sau mổ, tiết kiệm việc sử dụng kháng sinh, giảm chi phí và đỡ tốn kém cho bệnh nhân, giảm ngày nằm viện điều trị sau một ca mổ, hiệu quả kinh tế rất lớn; giúp giải quyết được một số ca phẫu thuật lẽ ra phải chuyển lên tuyến trên để áp dụng kỹ thuật mổ nội soi như: sỏi túi mật, viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, mổ cắt lách, phẫu thuật cắt hạch giao cảm…

+ Với các máy móc trang thiết bị y tế hiện đại này, các y bác sỹ tại bệnh viện có thể tiếp cận được những kỹ thuật tiên tiến một cách nhanh chóng, tại chỗ và có thể có vừa nghiên cứu, vừa tham gia thực hành trong thời gian ngắn hơn so với việc phải gửi lên tuyến trên để đào tạo.

+ Tuyến huyện với các trang thiết bị y tế được đầu tư trong những năm gần đây đã điều trị được các bệnh cơ bản, triển khai được phòng mổ để mổ sản, ruột thừa, tiểu phẫu… Các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh máy siêu âm, X quang, điện tim đã được trang bị khá đầy đủ, tạo phương tiện chẩn đoán hiện đại hỗ trợ trong điều trị. Các thiết bị xét nghiệm, máy huyết học cũng đã được trang bị và hoạt động hiệu quả.3.3 SO SÁNH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CỦA TỈNH VỚI DANH MỤC CỦA BỘ Y TẾ

48

Page 49: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Từ vị trí còn tụt hậu khá xa so với thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh bạn trong những năm trước 2005, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, đến cuối năm 2007 các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh BRVT đã được đầu tư các trang thiết bị y tế cơ bản và trang thiết bị y tế kỹ thuật cao để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, do việc đầu tư có xuất phát điểm thấp nên hiện nay so với danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản ban hành theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế vẫn còn thiếu, trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị y tế nhằm từng bước hoàn thiện đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo đúng mục tiêu và đạt hiệu quả cao nhất trong đầu tư.

4 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

4.1 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y TẾ

Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh ngoài việc thực hiện công tác chuyên môn đều tích cực tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động để phát triển nâng cao trình độ nghiệp vụ, đồng thời phát triển, ứng dụng những kỹ thuật y khoa mới vào thực tiễn. Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2002 đến 2007, các cơ sở thuộc ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tham gia nghiên cứu trên 400 đề tài khoa học liên quan đến lĩnh vực y, dược, trong đó có 11 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. Ngoài ra các bác sĩ, chuyên gia y tế của tỉnh còn phối hợp tham gia một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học của ngành y tế tỉnh đã được Bộ Y tế cấp 2 bằng lao động sáng tạo.

4.2 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU VÀ CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Tại các bệnh viện Bà Rịa và Lê Lợi đã nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng các kỹ thuật chuyên khoa sâu và mới như: Kỹ thuật X quang tăng sáng truyền hình trong chẩn đoán và điều trị, phẫu thuật nội soi tiêu hoá, phẩu thuật chấn thương sọ não, đặc biệt là u não đã triển khai thành công, đi sâu các kỹ thuật cao chẩn đoán hình ảnh như siêu âm 3 -4 chiều, nội soi tiêu hóa, thanh quản, kỹ thuật xét nghiệm Elisa, đông cầm máu trong huyết học.

Tại Trung tâm Mắt đã triển khai nhiều kỹ thuật mới hiện đại như: Mổ đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco, Laser điều trị Glaucoma góc đóng – đục bao sau thứ phát, đo NA không tiếp xúc.

49

Page 50: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Tuy nhiên, việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang còn ở mức hạn chế, đặc biệt đối với hệ dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đầu tư nhiều quy trình kỹ thuật cao cho khu vực Labo để có thể phát hiện sớm bệnh cũng như quản lý chất lượng an toàn thực phẩm.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị đã được triển khai và đạt được một số kết quả bước đầu. Các bệnh viện tuyến tỉnh đã được đầu tư mạng intranet LAN - WAN – MAN để ứng dụng vào quản lý bệnh nhân khám bệnh, điều trị nội ngoại trú, quản lý tài chính, vật tư tiêu hao; các bệnh viện và Trung tâm y tế huyện cũng đã có lắp đặt mạng LAN, nhưng hoạt động của các mạng chưa ổn định, nên kết quả ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu mới thực hiện tốt ở các khâu: quản lý tài chính, vật tư tiêu hao, hỗ trợ cải cách thủ tục hành chính...

5 LĨNH VỰC DƯỢC 5.1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ DƯỢC

5.1.1 Quản lý nhà nước— Về tổ chức: Toàn tỉnh đã củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý

dược từ tuyến tỉnh đến các tuyến huyện, thị xã, thành phố. Tại Sở Y tế có Phòng quản lý Dược làm nhiệm vụ đề xuất, tham mưu

việc xây dựng kế hoạch cho các hoạt động về dược, tổ chức triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt và giám sát, kiểm tra công tác dược trong tỉnh.

Có 4 khoa dược bệnh viện tuyến tỉnh, 8 khoa dược của các bệnh viện và trung tâm y tế huyện, tại 82 trạm y tế xã, phường đều có bộ phận quản lý dược.

— Thực hiện Chính sách Quốc gia về thuốc: Các hoạt động quản lý dược tại địa phương bám sát 9 mục tiêu quy định tại Chính sách quốc gia về thuốc. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng.

Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo Danh mục thuốc thống nhất toàn ngành, không để người bệnh nội trú phải tự mua thuốc trong Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Hàng năm, Sở Y tế đều xây dựng, bổ sung danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện. Tuyến phường, xã do TTYT huyện, thị, thành phố xây dựng dựa trên Danh mục của ngành cho phù hợp với tình hình của địa phương.

Công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất và thuốc độc chặt chẽ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trung tâm kiểm nghiệm DP & MP thực hiện khá tốt công tác giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn trong khâu tồn trữ và lưu thông.

50

Page 51: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Công tác phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành dược tại địa phương: Phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành dược đến tận các cơ sở dược Nhà nước và tư nhân. Thuờng xuyên giám sát kiểm tra việc thực hiện các văn bản nhằm nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về dược.

— Công tác thanh kiểm tra: Hàng năm xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra việc hành nghề và việc thực hiện các quy chế chuyên môn ở các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc trong tỉnh. Hoạt động của hệ thống hành nghề dược tư nhân được kiểm tra tại tất cả 8 huyện, thị xã. Ngành y tế đã phối hợp với các cơ quan như công an, quản lý thị trường, sở tài chính,... trong việc phòng chống nhập lậu thuốc, thuốc giả,thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng, việc niêm yết giá,.... Ngành y tế đã kịp thời đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc kém chất lượng và có biện pháp xử lý thích hợp đối với các cơ sở có vi phạm.5.1.2 Quản lý chất lượng thuốc và sử dụng thuốc

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc trong toàn tỉnh nhằm đảm bảo thuốc lưu hành có chất lượng tốt. Đặc biệt chú ý giám sát chất lượng thuốc thành phẩm y học cổ truyền hoặc các đại lý thuốc ở vùng sâu, vùng xa.

Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh. Những thuốc qua kiểm nghiệm, phát hiện không đạt tiêu chuẩn chất lượng đều được thông báo đầy đủ, kịp thời cho các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc trong toàn tỉnh nhằm thu hồi trong thời gian sớm nhất.

Thanh tra y tế thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra tra thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng, niêm yết giá, việc chấp hành các quy định về hành nghề dược tư nhân.

Các cơ sở khám chữa bệnh đều có Hội đồng thuốc và điều trị. Ngoài việc tham gia xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị, Hội đồng thuốc và điều trị còn xem xét, đánh giá việc sử dụng thuốc của các bác sĩ, giám sát công tác cung ứng, quản lý, cấp phát thuốc, cung cấp thường xuyên các thông tin về thuốc, các phản ứng có hại của thuốc, góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.5.2 CUNG ỨNG VÀ SẢN XUẤT THUỐC

5.2.1 Cung ứng thuốcTỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không có công ty xuất nhập khẩu thuốc, có 01

công ty sản xuất các sản phẩm dùng ngoài (dầu xoa và ống hít) mới đi vào hoạt động, 01 Công ty cổ phần Dược – Mỹ phẩm và Thương mại Bà Rịa – Vũng Tàu (Baripharco) và 04 Công ty TNHH Dược phẩm.

51

Page 52: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Tình hình cung ứng thuốc trong các cơ sở điều trị công: vàng năm, Sở Y tế đã tiến hành đấu thầu thuốc sử dụng cho toàn ngành với giá thống nhất, kể cả thành phẩm thuốc y học cổ truyền, dược liệu và buộc nhà cung ứng phải ổn định giá trong 12 tháng kể từ khi ký hợp đồng (đối với dược liệu là 06 tháng). Vì vậy trong những năm qua, ngành y tế đã đáp ứng đủ thuốc cho hệ điều trị theo một danh mục thuốc thống nhất toàn ngành với chất lượng đảm bảo và giá thuốc không biến động lớn so với cả nước.

Việc cung ứng thuốc khi có thiên tai dịch bệnh: Ngành y tế có kế hoạch và cơ số thuốc dự phòng đặt tại TTYT Dự phòng tỉnh và Công ty Baripharco để sẵn sàng tiếp ứng kịp thời khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra. Hiện tại có 200 cơ số thuốc phòng chống bão lụt (PCBL) được dự trữ tại Công ty Baripharco và 82 cơ số thuốc PCBL tại các trạm y tế phường, xã.

Việc quản lý, sử dụng các nguồn thuốc viện trợ, thuốc thuộc các Chương trình y tế quốc gia do Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Bệnh viện Tâm thần và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh đảm nhiệm.

Mạng lưới kinh doanh bán lẻ thuốc: Hiện tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có mạng lưới cung ứng thuốc tại 100% xã, phường. Các cơ sở kinh doanh này bao gồm các nhà thuốc, quầy thuốc và các đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tại các Trạm y tế xã, phường và phòng khám khu vực đều có tủ thuốc bán lẻ đặt tại trạm để phục vụ cho nhân dân trong xã. Phần lớn (70%) các cơ sở kinh doanh bán lẻ trực thuộc công ty cổ phần Dược - Mỹ phẩm và thương mại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,... Đến 31/12/2007, trên địa bàn tỉnh có 347 cơ sở dược tư nhân, bao gồm: 04 công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm, 276 nhà thuốc và 174 đại lý thuốc; ngoài ra, còn có 192 cơ sở bán thuốc Đông dược, Y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh. Nhờ mạng lưới cung ứng thuốc rộng rãi nên Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ thuốc thiết yếu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. 5.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm

Hoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát triển không ngừng, góp phần tạo ra doanh thu đáng kể trong ngành dược của tỉnh. Doanh số bán ra của các cơ sở kinh doanh thuốc tăng liên tục trong các năm 2001-2005, hàng năm tham gia nộp thuế cho tỉnh.

Bảng 10. Hoạt động kinh doanh dược qua các năm 2001 và 2005

TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005

1 Sản xuất kinh doanh

- Tổng doanh thu (triệu đồng), trong đó: 31.611 55.260

+ Doanh thu sản xuất 0 0

+ Doanh thu kinh doanh (triệu đồng) 31.611 55.260

52

Page 53: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005

+ Doanh thu xuất nhập khẩu 0 0

53

Page 54: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2001, 2005 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuNhìn vào kết quả bảng trên cho thấy từ năm 2001 đến năm 2005 công

tác dược có rất nhiều biến đổi đặc biệt doanh thu kinh doanh: Tổng doanh thu kinh doanh dược năm 2005 là 55.260 triệu đồng, tăng 74,8% so với năm 2001.

— Doanh thu kinh doanh năm 2006: 81.400 triệu đồng— Doanh thu kinh doanh năm 2007: 83.500 triệu đồngTuy nhiên, công tác dược của tỉnh cũng còn những hạn chế nhất định

như: — Nhân lực dược thiếu dược sĩ đại học như tình hình chung trên cả

nước do sức thu hút của các công ty Dược nước ngoài đã ảnh hưởng số lượng dược sĩ đại học tại các bệnh viện và trung tâm y tế.

— Do thiếu kinh phí, trang thiết bị , nhân sự có trình độ chuyên môn cao cùng với cơ sở vật chất chật hẹp cho nên còn rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm nghiệm.

— Hiệu quả hoạt động của các Hội đồng thuốc ở các cơ sở khám chữa bệnh chưa cao, còn nặng về hình thức.

— Việc đào tạo, cập nhật kiến thức về dược lâm sàng cho các bác sĩ, dược sĩ tại bệnh viện và các Trung tâm y tế huyện đã thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế.

— Đến nay vẫn chưa phát triển được nguồn dược liệu tại địa phương. Các hoạt động như nghiên cứu khoa học trong phát triển dược liệu cũng như công tác đào tạo cán bộ chưa phát triển nguyên nhân chính vẫn là do thiếu kinh phí. 5.2.3 Phát triển nguồn dược liệu

Hiện tại, chưa phát triển được nguồn dược liệu tại địa phương.

6 TÀI CHÍNH CHO Y TẾMột số thông tin về tình hình chi sự nghiệp y tế qua các năm 2001 đến

2006 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bảng 11. Chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp y tế từ 2001 – 2006

ĐVT: Triệu đồng

2001 2004 2005 2006

Chi sự nghiệp y tế 72.995 94.535 75.765 119.894

54

Page 55: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

55

Page 56: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Bảng 12. So sánh chi ngân sách địa phương cho 2 ngành y tế và giáo dục từ 2001 – 2006

Ngành Giáo dục Ngành Y tế

Triệu đồng % so với tổng chi NS Triệu đồng % so với

tổng chi NS

Năm 2001 165.850 7,45 72.955 3,28

Năm 2002 166.885 7,03 66.438 2,8

Năm 2003 245.701 9,12 95.143 3,53

Năm 2004 265.801 6,41 94.535 2,28

Năm 2005 344.610 6,8 75.765 1,5

Năm 2006 415.381 7,77 119.894 2,24

56

Page 57: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Niên giám thống kê y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2006

Bảng trên cho thấy: — Tỷ lệ chi ngân sách cho ngành y tế hàng năm còn thấp và không ổn

định so với tổng chi ngân sách, năm cao nhất chiếm 3,28% tổng chi ngân sách, nhưng có năm chỉ chiếm 1,5% tổng chi ngân sách.

Bảng 13. So sánh tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu có liên quan đến phát triển y tế giai đoạn 1996 - 2006

STT Chỉ tiêu 1996 2006Mức tăng

(2006/1996)

1 Dân số (1000 ngườ) 713,0 952,6 1,34

2 GDP theo giá thực tế (triệu đồng) 14.099.637 156.690.868 11,11

3 Trong đó VA công nghiệp 10.386.723 142.852.910 13,75

4 Tổng thu NSNN ĐP (triệu đồng) 720.271 5.583.316 7,75

5 Tổng chi ngân sách 673.962 5.340.300 7,92

6 Chi ngân sách cho sự nghiệp y tế 17.378 119.984 6,90

7 Tỷ lệ chi NS cho SNYT/Tổng chi NS 2,58% 2,25%

8 Số giường bệnh 818 1.172 1,43

9 Số giường bệnh/vạn dân 11,5 12,3 1,07

10 Số lượt người khám bệnh (1000 người) 1.039 1.738 1,67

11Số lượt người điều trị nội trú (1000 người) 54 90 1,66

12 Tổng số cán bộ y tế 1.370 2.359 1,72

13 Số Bác sĩ, nha sĩ 276 386 1,40

14 Số bác sĩ, nha sĩ/1 vạn dân 3,9 4,1 1,05

15 Y sĩ 300 296 0,99

16 Y tá 142 419 2,95

17 Hộ sinh 99 164 1,66

57

Page 58: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

18 Dược sĩ cao cấp 28 40 1,43

19 Dược sĩ trung cấp 75 189 2,52

20 Dược tá 41 38 0,93

21 Hội viên, cán bộ đông y 123 380 3,09

58

Page 59: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế tăng chưa tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Một số chỉ tiêu quan trọng trong suốt 10 năm qua từ năm 1996 đến 2006 tăng không đáng kể như: số giường bệnh/vạn dân, số bác sĩ/vạn dân. Đây là những vấn đề cần quan tâm trong thời kỳ quy hoạch tới.

7 TÌNH HÌNH CƠ CẤU BỆNH TẬT 7.1 TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ BÀ MẸ, TRẺ EM

7.1.1 Tình hình sức khoẻ trẻ emBảng 14. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2007

Cả nước/

Vùng/Tỉnh

Tỷ suất chết sơ sinh (%o)

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi (%)

SDD cân nặng/tuổi SDD chiều cao/tuổi

Cả nước 18,1 25,2 31,9

Vùng Đông Nam bộ 20,5 30,4

Bà Rịa – Vũng Tàu 0,19 19,1 24,8

59

Page 60: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng của tỉnh là :

- 2006 là 17,5% , năm 2007 là 15,1% và năm 2008 là 14,1%

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

Bảng 15. Tình hình tai nạn và thương tích trẻ em

Loại tai nạn, thương tích

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số em bị tai nạn

Số em chết

Số em bị tai nạn

Số em chết

Số em bị tai nạn

Số em chết

1.TNGT đường bộ 1.369 24 1.562 4 1,898 24

2. Bị đuối nước 18 7 24 9 28 10

3. TNGT đường thủy 8 4 18 8 13 10

4.Lũ lụt cuốn trôi 2 2 0 0 0 0

5.Ngã xuống nước 8 1 6 1 15 0

6.Bị súc vật cắn 756 0 538 0 401 0

Bị điện giật 2 0 1 1 0 0

Nguyên nhân khác 2.981 1 3.268 3 2.618 3

Cộng 5.126 39 5.147 26 4.973 37

60

Page 61: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

Bảng 16. Tình hình khám, chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổiSTT Chỉ tiêu Năm

2005Năm 2006

6 tháng đầu năm 2007

1 Số trẻ dưới 6 tuổi 103.902 124.681 149.617

2 Số trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ 95.590 118.447 127.363

3 Tỷ lệ trẻ được cấp thẻ/số trẻ dưới 6 tuổi

92% 95% 85%

61

Page 62: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

— So sánh một số chỉ tiêu sức khoẻ trẻ em của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: Tỷ suất chết sơ sinh của tỉnh thấp hơn mức bình quân chung của toàn quốc; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cũng thấp hơn mức bình quân chung của Vùng Đông Nam bộ và của toàn quốc. Điều này chứng tỏ tình trạng bảo vệ sức khoẻ trẻ em của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiến triển tốt, tuy nhiên, số vụ tai nạn thơng tích xảy ra cho trẻ em từ nhiều nguyên nhân vẫn còn khá lớn, đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em trong thời gian tới để đảm bảo liên tục giảm dần tỷ suất chết sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, giảm rõ rệt số vụ tai nạn, thương tích gây ra cho trẻ em.

— Ngoài ra, hiện nay tình hình phát triển của bệnh học đường trong trẻ em đang độ tuổi đi học có xu hướng tăng mạnh, nhưng việc quản lý, giám sát và điều trị còn hạn chế, chỉ đạt 22,3% tổng số trẻ em mắc bệnh. Nguyên nhân do các trường học chưa có đủ cán bộ y tế học đường, đến năm 2007 mới chỉ có 109 trường học (từ tiểu học trở lên đến cao đẳng, đại học) có cán bộ làm công tác y tế, chiếm tỷ lệ 31,14% tổng số trường trên địa bàn tỉnh; trong số đó chỉ có 39 trường có cán bộ chuyên môn y tế chuyên trách, còn lại là giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế học đường.7.1.2 Công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và dân số - kế hoạch hoá gia đình

Trong các năm vừa qua, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai mạnh mẽ và rộng khắp công tác CSSKSS đến tận các vùng khó khăn, do vậy các chỉ số về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em đều được nâng cao, góp phần cải thiện sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại các vùng này. Một số chỉ tiêu như tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai 3 lần trở lên đạt 90%; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đạt 86%; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm UV2+ đạt 96,6%; 5 tai biến sản khoa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giảm nhiều.

Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình trước đây (nay là Chi cục dân số và kế hoạch hoá gia đình) đã triển khai nhiều hoạt động để thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có một hoặc hai con, nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý tren địa bàn tỉnh. Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân mỗi năm trong giai đoạn 200 1-2007 đạt khoảng 0,3‰ (cả nước bình quân là 0,25‰); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2007 khoảng 1,21%.

Bảng 17. Thống kê tỷ lệ sinh và mức giảm sinh giai đoạn 2002-2008

62

Page 63: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tỷ lệ sinh 17,81 17,48 16,98 16,60 16,24 16,06 15,84

Mức giảm sinh (so với năm trước) 0,37 0,33 0,50 0,38 0,36 0,18 0,22

63

Page 64: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2004-2007

7.1.3 Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộngTrong nhiều năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện khá tốt chương

trình tiêm chủng mở rộng nhằm phòng chống các dịch bệnh. Hầu hết các chỉ tiêu về tiêm chủng đều đạt và vượt kế hoạch hàng năm:

Năm 2005, tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ 6 loại vacxin đạt 97,7%; tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B cho trẻ < 1 tuổi đủ 3 mũi đạt 99,9%; tiêm UV2+ cho phụ nữ có thai đạt 96,6%.

7.2 TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH DỊCH LÂY VÀ CÁC BỆNH QUAN TRỌNG

7.2.1 Tình hình mắc và chết do một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và hô hấp

Bảng 18. Tình hình mắc/chết một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và hô hấp

TT Tên bệnh 2000 2006 2007 2008

1 Cúm 20.052 32.045 23.950 27.033

2 Tiêu chảy 20.500 19.500 16.836 23.311

3 Hội chứng lỵ 2.700 2.100 1.810 1.936

4 Viêm gan virút 901 820 601 1.793

5 Quai bị 420 320 256 564

6 Viêm não virút 52 27 9 2

64

Page 65: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

Số liệu của bảng trên cho thấy số người mắc bệnh đường hô hấp và đường tiêu hoá cao nhất. Các bệnh có số mắc cao theo thứ tự như sau: cúm, ỉa chảy, hội chứng lỵ, viêm gan virut, quai bị và viêm não virut. Nói chung, các năm gần đây số người mắc các bệnh trên đều giảm dần so với những năm trước.

Bảng 19. So sánh tình trạng mắc lao của Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2005

Cả nước/ Miền/ Tỉnh

Tổng số bệnh nhân

Lao phổi Lao ngoài phổiAFB +

(Mới)Tái phátAFB +

Âm tínhAFB -

Cả nước 96.700 55.572 8.030 16.428 16.670Vùng Đông Nam bộ 23.679 13.633 2.268 2.865 4.913

Bà Rịa – Vũng Tàu 1.165 746 89 113 223

65

Page 66: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Báo cáo của Sở Y tế

2006 2007 2008

1 Số mắc bệnh Lao 1.361 1.314 1.469

2 Sồ mắc bệnh Phong 15 06 06

3 Số mắc Sốt rét 279 352 327

4 Số nhiễm HIV/AISD 651 506 358

— Năm 2005, tỷ lệ mắc lao/100.000 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cao hơn toàn quốc: toàn tỉnh phát hiện 1.165 người (125 trường hợp/100.000 dân trong khi của toàn quốc là 115,45/100.000).

— Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hầu hết các bệnh nhân mắc lao được quản lý và điều trị. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ chuyên khoa còn thiếu nên việc quản lý, tư vấn và điều trị cho bệnh nhân lao tại cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn.7.2.2 Tình hình mắc và chết do sốt rét

— Trong những năm qua tỉnh đã đặt ra các mục tiêu phấn đấu từng năm nhằm giảm số người mắc sốt rét. Từ năm 2005, mục tiêu của tỉnh đề ra là không để xảy ra dịch sốt rét, giảm tỷ lệ mắc sốt rét, không có trường hợp nào tử vong. Kết quả thực hiện như sau:

Năm 2005: số bệnh nhân sốt rét ở tỉnh là 353, trong đó có 01 trường hợp tử vong, 04 trường hợp sốt rét ác tính, hầu hết các bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, không để xảy ra dịch sốt rét; tỷ lệ mắc bệnh sốt rét/100.000 dân là 0,38 (Vùng Đông Nam bộ 1,04; cả nước 1,08).Bảng 20. Tình hình mắc và chết do sốt rét của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2005)

Cả nước/ Vùng/ TỉnhTổng số người bị sốt rét

Trong đó Tỷ lệ/100.000 dân

Ác tính Chết Mắc Chết

Cả nước 93.128 285 41 1,08 0,05

Vùng Đông Nam bộ 3.956 18 7 1,04 0,12

Bà Rịa – Vũng Tàu 353 4 1 0,38 0,78

66

Page 67: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

7.2.3 Tình hình mắc bệnh phongBảng 21. Tình hình mắc bệnh phong của Bà Rịa - Vũng Tàu

(2005)

Cả nước/ Vùng/ Tỉnh Tổng số BN điều trị

Số mới mắc

Tổng số < 15 tuổi Tàn phế độ 2

Cả nước 1.870 666 47 109

Vùng Đông Nam bộ 527 162 9 28

Bà Rịa - Vũng Tàu 321 16 0 3

67

Page 68: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế, Viện gia liễu Quốc gia

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy chỉ số mắc phong của Bà Rịa - Vũng Tàu cao hơn so với cả nước và Vùng Đông Nam bộ (tỷ lệ mắc trong 100.000 dân năm 2005 của cả nước là 1,93; Vùng Đông Nam bộ là 0,45; Bà Rịa - Vũng Tàu là 3,45).7.2.4 Phòng chống HIV/AIDS

Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hàng năm đã chủ động xây dựng chương trình phòng chống HIV/AIDS, tập trung, giám sát các đối tượng có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh. Tư vấn cho các đối tượng tự nguyện.

— Theo báo cáo của Sở Y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, đến năm 2005 số trường hợp nhiễm HIV tích lũy trên địa bàn là 4.773, trong đó số mắc AIDS tích luỹ là 1.165 trường hợp, số bệnh nhân chuyển sang AIDS đã tử vong là 822 người. Tại các cơ sở có truyền máu, 100% đơn vị máu được sàng lọc HIV trước khi truyền máu cho bệnh nhân.

Bảng 22. Tình hình nhiễm HIV/AIDS của Bà Rịa - Vũng Tàu so với cả nước (đến 31/12/2005- tích luỹ)

Đơn vị: nghìn người

Cả nước/ Vùng/ Tỉnh Dân số Nhiễm HIV (tích luỹ)

Tỷ lệ/100 ngàn dân

AIDS tích luỹ

TS chết tích luỹ

Cả nước 84.108.100 126.543 0,15 24.788 3.874

Vùng Đông Nam Bộ  11.750        

Bà Rịa - Vũng Tàu 965.200 4.773 0,49 1.165 822

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

Bảng trên cho thấy đến cuối năm 2005, tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân của Bà Rịa - Vũng Tàu cao hơn khá nhiều so với cả nước. 7.2.5 Tình hình tai nạn giao thông

Bảng 23. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ của Bà Rịa - Vũng Tàu

Năm Tổng số vụ tai nạn Số người chết

Số ngườibị thương

2005 2.487 62 2.403

2006 3.375 54 5.831

2007 3.873 124 6.662

2008 7.651 75 10.618

68

Page 69: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

Số liệu trong Bảng trên cho thấy đến số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị tư thương do tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu các năm sau đều gia tăng so với năm trước. Nếu xu hướng này tiếp tục sẽ tạo áp lực lớn đối với ngành y tế của tỉnh.7.2.6 Đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã được quan tâm. Sở y tế, Trung tâm y tế dự phòng hướng dẫn và cùng với các đội Y tế dự phòng xây dựng kế hoạch, hàng năm đều đặt ra các chỉ tiêu nhằm giảm số vụ ngộ độc thực phẩm, không để xảy ra tử vong do ngộ độc thực phẩm. Phối hợp với các ngành như ngành Chi cục thuốc Bảo vệ thực vật, Chi cục thú y, ngành thuế, Công an, thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm để thực hiện các chỉ tiêu đề ra và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên nhất là trong các dịp lễ tết.

Tình hình ngộ độc do vệ sinh an toàn thực phẩm: năm 2006 xảy ra 2 vụ, với tổng số người bị là 366, có 2 trường hợp tử vong; năm 2007 xảy ra 10 vụ, với tổng số người bị là 509, có 1 trường hợp tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn thức ăn và dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật vượt quá mức giới hạn cho phép. 7.2.7 Công tác vệ sinh lao động

Do trên địa bàn phát triển khá nhiều khu công nghiệp, có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nên tập trung khá nhiều công nhân. Sở Y tế cũng đã phối hợp với các cơ sở y tế của các công ty, xí nghiệp triển khai phổ biến các văn bản pháp quy, tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động ở các cơ sở sản xuất, lao động đóng trên địa bàn; phối hợp khám sức khoẻ định kỳ, hướng dẫn lập hồ sơ sức khoẻ cho các đơn vị đóng trên địa bàn,... Tuy vậy, ngành y tế cũng chưa thực sự nắm bắt được hết các vấn đề về sức khoẻ người lao động đóng trên địa bàn, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, không có cơ sở hoặc nhân viên y tế, do vậy việc chưa thống kê đầy đủ tình hình phát sinh và phát triển bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động xảy ra...

7.2.8 Các bệnh có số mắc và chết cao nhất trong 3 năm gần đâyBảng 24. Mười bệnh có số người mắc cao nhất qua 3 năm

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tên bệnh Số mắc Tên bệnh Số mắc Tên bệnhSố

mắc

Tiêu chảy 3.910

Rối loạn tiêu hóa

3.706 Rối loạn tiêu hóa

3.525

69

Page 70: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Tăng huyết áp 2.190 Cúm 28.038 Nhiễm siêu vi 2.996 Viêm họng 2.986 Viêm phổi 4.491 Viêm họng 2.985 Viêm phổi 3.882 Viêm phế quản 3.216 Viêm thanh quản 1.412

Viêm phế quản 2.892 Viêm dạ dày

3.290 Viêm phổi

3.722

Viêm dạ dày 2.892 Nhiễn siêu vi

1.030 Viêm phế quản

2.242

Nhiễm siêu vi 2.311

Tai nạn giao thông

2.906

Viêm dạ dày, tá tràng

4.192

Chấn thương 4.302 Chấn thương

4.325 Chấn thương

4.302

Vết thương 2.116 Viêm họng

3.252 Tăng huyết áp

3.681

Tai nạn giao thông 2.773 Tăng huyết áp

3.168 Tai nạn giao thông

2.773

70

Page 71: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

Bảng 25. Mười bệnh có số người chết cao nhất qua 3 năm (xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp)

STT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Chấn thương nội tạng Chấn thương Chấn thương

2 Vết thương Vết thương AIDS

3 AIDS AIDS Vết thương

4 Viêm phổi Bệnh mạch máu não Bệnh mạch máu não

5 Lao Nhồi máu cơ tim Suy tim

6 Ngộ độc Ngộ độc Ngộ độc

7 Nhồi máu cơ tim Viêm phổi Viêm phổi

8 Bệnh mạch máu não Bệnh đường tiêu hóa Bệnh đường tiêu hóa

9 Bệnh về đường tiêu hóa Suy tim Bệnh thận

10 Suy tim Bệnh đường hô hấp Lao

71

Page 72: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế

Qua kết quả số liệu thống kê được tại Bảng 24 và 25 ở trên cho thấy nhóm bệnh có số người mắc và tử vong cao nhất ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự đan xen giữa các bệnh nhiễm trùng như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày, ruột thừa, lao,... và các bệnh của xã hội phát triển như: tai nạn giao thông, cao huyết áp, Aids...

8 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬTCùng với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành y tế tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu, đóng góp tích cực vào việc cải thiện sức khoẻ của nhân dân. Trong giai đoạn 1995-2005 các chỉ tiêu sức khoẻ của nhân dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã được nâng dần lên, nhiều chỉ tiêu đạt mức ngang thậm chí còn cao hơn so với mức bình quân chung của Vùng Đông Nam bộ và của cả nước. Sau đây là một số kết chỉ tiêu cơ bản đã đạt được trong một số năm qua:

Bảng 26. Một số chỉ số y tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

TT

Chỉ số sức khoẻ Bà Rịa - Vũng Tàu 1996 2000 2005

Toàn quốc/Vùng năm 2005

1 Tuổi thọ trung bình: 65 69 71,5

Toàn quốc:71,3

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%o) 20,65 14 12,8 Vùng: 12,1

3 Tỷ suất chết thô (%o) 4,15 3,01 3,56 Vùng: 5,3

4 Tỷ suất sinh thô (%o) 24,8 18,86 16,36 Vùng: 17,4

5 Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi (%o) 5,56 3,4 1,8 Vùng: 10,3

6 Tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi (%o) 7,17 4,5 2,4 Toàn quốc: 27,5

Vùng: 16,1

7 Tỷ lệ sơ sinh nặng < 2500g (%) 2,7 2,7 1,84 Toàn quốc 5,1

Vùng: 3,9

8 Tỷ lệ SDD trẻ em < 5 tuổi (cân nặng/tuổi, %)

26,46 30,1 19,1 Toàn quốc: 25,2

9 Tỷ suất chết mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

13,4 57 13 Vùng: 80

10 Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)

98,6 97,7 Vùng: 97,6

11 Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại % 58,84 55,4 86 Toàn quốc:

72

Page 73: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

TT

Chỉ số sức khoẻ Bà Rịa - Vũng Tàu 1996 2000 2005

Toàn quốc/Vùng năm 2005

trong tổng số cặp vợ chồng sử dụng BPTT

85,5

Vùng: 65,7

12 Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai 3 lần trở lên (%)

60 68 90 Toàn quốc: 84,6

Vùng: 85,7

13 Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm UV2+

89,4 97,7 96,6 Vùng: 89,2

14 Tỷ lệ bác sĩ /10.000 dân 4,3 4,1 Toàn quốc: 6,03

15 Tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân 0,26 0,4 Toàn quốc 1,28

16 Tỷ lệ trạm y tế có B.sĩ làm việc (%) 100 100

17 Tỷ lệ thôn có NVYT hoạt động (%) 100 Toàn quốc: 87,4

18 Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn Q. gia (%) 78 35,0

19 Số giường bệnh/10.000 dân (không kể tuyến xã)

11,1 Toàn quốc: 17,99

20 Tổng số bệnh nhân sốt rét 1.579 699 386 Vùng: 5.169

21 Tỷ lệ mắc sốt rét/100.000 dân 2,2 0,86 0,42 Vùng: 0,25

22 Tỷ lệ % lam máu có KST sốt rét 2,04 1,34 0,14 Toàn quốc: 0,02

Vùng: 0,252

23 Tổng số bệnh nhân lao 814 1.003 1.225 Toàn quốc: 95.970

24 Tỷ lệ mắc lao/100.000 dân 114 121 131 Toàn quốc: 115,45

25 Tổng số bệnh nhân phong được điều trị

191 73 32 Toàn quốc: 669

26 Tỷ lệ phong lưu hành trên 100.000 dân

18 3 1,7 Toàn quốc: 0,8

73

Page 74: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

9 ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG Y TẾ BÀ RỊA - VŨNG TÀU

9.1 NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

Sau hơn 15 năm thành lập tỉnh, cùng với sự đổi mới và xã hội hoá lĩnh vực y tế, ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được Tỉnh quan tâm đầu tư, từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh.

Với nhiều lợi thế về địa hình, kinh tế - xã hội, Ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hình thành mạng lưới y tế rộng khắp bao gồm các tuyến kỹ thuật khác nhau từ tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã và đến các xã, phường, thị trấn, thôn, ấp. Trong những năm của thời kỳ đổi mới, cùng với sự chỉ đạo của các cơ quan lãnh đạo tỉnh và các ngành, mạng lưới y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoạt động khá hiệu quả, đạt nhiều thành tựu góp phần nâng cao đáng kể các chỉ tiêu sức khỏe của nhân dân của tỉnh và một số tỉnh lân cận thuộc Vùng Đông Nam bộ. Những thành tựu đó đã góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Cụ thể là:

— Mạng lưới y tế cơ sở phát triển, mức đạt chuẩn y tế quốc gia của các trạm y tế xã, phường, thị trấn cao, đạt 78% (đến năm 2007 đã có 64/82 trạm y tế đạt chuẩn).

— Đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều năm qua không để xảy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn.

— Công tác xã hội hoá y tế bước đầu đã được triển khai, đặc biệt trong lĩnh vực khám chữa bệnh - đa dạng các loại hình dịch vụ y tế đạt được hiệu quả, góp phần tăng cường dịch vụ kỹ thuật cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 9.2 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CHỦ YẾU

— Trong những năm qua cùng với xu hướng chung về thay đổi cơ cấu kinh tế, môi trường và xã hội, qua kết quả thống kê tình hình thực tế 3 năm 2004, 2005 và 2006 cho thây cơ cấu bệnh tật và tử vong ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có chiều hướng thay đổi. Các bệnh nhiễm khuẩn vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, ngoài ra một số bệnh mới của xã hội công nghiệp hóa và lối sống có xu hướng tăng như HIV/AIDS, tai nạn thương tích, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường... khiến cho diễn biến về sức khoẻ, bệnh tật của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu cũng phức tạp hơn.

74

Page 75: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, dân sinh và tệ nạn xã hội ngày càng nặng nề, tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển ở mức báo động một số bệnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.

— Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuy đã được đầu tư và nâng cấp, song so với quy định của Bộ Y tế vẫn còn nhiều hạn chế ở tất cả các tuyến, trong đó bao gồm cả những trang thiết bị kỹ thuật cao lẫn trang thiết bị cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

— Việc áp dụng các kỹ thuật cao trong phòng bệnh và chữa bệnh còn hạn chế ở tất cả các tuyến, việc huy động các nguồn đầu tư khác cho phát triển y tế (từ các nguồn vốn tư nhân hoặc nước ngoài) còn rất thấp.

— Đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu về số lượng nhất là cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu: bác sỹ, dược sĩ đại học và sau đại học; mất cân đối về cơ cấu, tỷ lệ giữa các loại cán bộ y tế chưa hợp lý);

— Chưa có cơ chế chính sách hợp lý để phân bổ nguồn nhân lực đồng đều cho các tuyến đặc biệt là tuyến cơ sở ở những vùng khó khăn, thiếu bác sĩ công tác tại tuyến cơ sở. Trong các năm 2002-2005 đã thực hiện được 100% trạm y tế xã có bác sĩ, nhưng đến năm 2007, 2008 tỷ lệ này lại sụt giảm xuống chỉ còn 70%.

— Công tác xã hội hoá y tế chưa thực sự đạt hiệu quả cao, cả trong lĩnh vực phòng bệnh và lĩnh vực khám chữa bệnh.

— Nguồn tài chính cho y tế còn nhiều hạn chế: ngân sách đầu tư cho y tế hạn hẹp trong khi đó việc kêu gọi đầu tư từ những nguồn khác chưa đáng kể.

— Tỷ lệ phát triển dân số ở một số nơi còn cao.Những khó khăn tồn tại đó đặt ra cho ngành y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

những thách thức lớn cần được quan tâm và khắc phục để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đặc biệt là việc triển khai quy hoạch phát triển y tế trong thời gian tới.

75

Page 76: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

PHẦN 3 NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM

SÓC SỨC KHỎE ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1 DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CSSK Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.1 CÁC DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KTXH ĐẾN NĂM 2020

1.1.1 Dân số và lao động

Dân số của Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2007 khoảng 974.000 người.

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006-2020, tỷ lệ tăng dân số chung giai đoạn 2006-2010 ở mức bình quân 2,018%/năm, trong đó tăng tự nhiên bình quân giai đoạn này là 1,128%, đến năm 2010 giảm tỷ lệ này còn 1,03%; đối với tăng dân số cơ học, dự báo mỗi năm tiếp tục có khoảng 8.500 người đến 9.000 người từ địa phương khác chuyển đến Bà Rịa – Vũng Tàu (dự báo tương đương về số lượng so với giai đoạn trước), tỷ lệ tăng cơ học tương ứng bình quân là 0,89%/năm. Theo đó, đến năm 2010 dân số Bà Rịa – Vũng Tàu là 1.026.000 người. Dự báo chuyển dịch cơ cấu dân số giai đoạn 2006-2010, dân số đô thị sẽ tăng bình quân 7%/năm và dân số nông thôn sẽ giảm bình quân -2,96%/năm, đến năm 2010 dân số thành thị là 587,7 ngàn người chiếm 57,27%, dân số nông thôn là 438,44 ngàn người chiếm 42,73%.

Trong giai đoạn 2011-2020, quy hoạch định hướng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức bình quân 0,544%/năm. Đối với tăng dân số cơ học, dự báo mỗi năm tiếp tục có khoảng 8.500 – 9.000 người từ địa phương khác chuyển đến Bà Rịa – Vũng Tàu (tương đương về số lượng so với giai đoạn trước), tỷ lệ tăng cơ học tương ứng là 0,864%/năm, tốc độ tăng dân số chung của giai đoạn này bình quân 1,408%/năm. Theo đó, đến năm 2020 dân số Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 1.180.000 người; trong giai đoạn này dân số đô thị sẽ tăng bình quân 3,24%/năm và dân số nông thôn sẽ giảm bình quân -1,647%/năm, đến năm 2020 dân số thành thị là 814,85 ngàn người chiếm 69,06%, dân số nông thôn là 365,15 ngàn người chiếm 30,94%.

76

Page 77: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Bảng 27. Biến động dân số và dự báo dân số toàn tỉnh và phân chia theo địa bàn đến 2010 và 2020

 

Giai đoạn 99-04

Năm 2004

Năm 2005

Giai đoạn 05-10

Năm 2010

Giai đoạn11-20

Năm 2020

I.Dân số toàn tỉnh (1.000 người) 908 934   1.026 1.180

1. Tỷ lệ tăng dân số chung (%) 2,59 2,23 2,230 2,018 1,880 1,41 0,812

Tăng tự nhiên (%) 1,53 1,33 1,280 1,128 1,030 0,54 0,000

Tăng cơ học (%) 1,06 1,41 0,950 0,890 0,850 0,86 0,812

2. Dân số tăng thêm (1.000 người) 108,9 20,2 20,25 97,6 18,9 153,8 9,4

Tăng tự nhiên (1.000 người) 61,15 12,08 11,62 54,6 10,37 58,67 0

Tăng cơ học (1.000 người) 47,79 12,80 8,63 43,04 8,56 95,11 9,41

3. Dân số đô thị (1.000người) 402,65 419,02 587,69 814,85

4.Dân số nông thôn (1.000 người) 505,58 509,46 438,44 365,15

5.Tỷ lệ đô thị hóa (%)   44,33% 45,13%   57,27%   69,06%

II.Dân số chia theo địa bàn

Tăng BQ GĐ 99-04

Năm 2004 (1000 người)

Năm 2005 (1000 người)

Tăng BQGĐ 06-10

Năm 2010 (1000 người)

Tăng BQGĐ11-20

Năm 2020 (1000 người)

1. TP Vũng Tàu 4,05% 251,26 261,25 1,37% 279,65 1,67% 330,46

2. Thị xã Bà Rịa 1,86% 84,61 86,18 1,43% 92,52 1,04% 102,64

3. Huyện Tân Thành 3,62% 103,18 106,91 5,17% 137,56 3,19% 188,38

4. Huyện Long Điền 2,88% 119,51 122,96 1,17% 130,29 0,54% 137,56

5. Huyện Đất Đỏ   62,79 64,81 1,56% 67,85 0,84% 73,80

6. Huyện Châu Đức 1,57% 149,76 152,11 1,13% 160,87 0,338% 166,40

7.Huyện Xuyên Mộc 2,47% 132,37 135,64 1,13% 143,46 0,54% 151,46

8. Huyện Côn Đảo 10,94% 4,75 5,27 21,58% 14,00 7,92% 30,00

77

Page 78: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 và QHTTPTKTXH tỉnh BRVT thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020 .

a) Cơ cấu dân sốTheo dự báo trên, dân số đô thị sẽ tăng từ 45,13% năm 2005 lên khoảng

57,27% vào năm 2010 và 69,06% vào năm 2020. Tương ứng dân số nông thôn sẽ giảm từ 54,87% năm 2005 xuống còn 42,73 vào năm 2010 và 30,94 vào năm 2020.

b) Dự báo lao động— Dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng từ 584 ngàn năm 2007 lên tới

617 nghìn người vào năm 2010, chiếm 60,2% tổng dân số của tỉnh; dự kiến năm 2010 lao động làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 476 nghìn người, chiếm 46,5% so với tổng dân số. Sự gia tăng số người trong độ tuổi lao động là yếu tố tích cực, bổ sung lực lượng lao động hùng hậu cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với việc giải quyết công ăn việc làm, đòi hỏi phải đầu tư lớn cho giáo dục, đào tạo tay nghề và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kèm theo.

— Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông -lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ dịch vụ, cụ thể như sau:

Bảng 28. Cơ cấu lao độngĐơn vị: %

TT 2005 2010 2015 2020

1 Nông-lâm-ngư nghiệp 52.77% 37.95% 25.46% 17.21%

2 Công nghiệp và xây dựng 19.48% 19.11% 18.00% 16.53%

3 Dịch vụ 27.75% 42.94% 56.53% 66.26%

78

Page 79: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 và QHTTPTKTXH tỉnh BRVT thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020 .

1.1.2 Các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 20101.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là xây dựng tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

1.1.2.2. Một số mục tiêu cụ thể a) Về phát triển kinh tế1. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể đến năm 2010, 2015 là: – Tăng trưởng GDP trung bình/năm giai đoạn 2006-2010 khoảng

11,32% (không tính dầu khí khoảng 17,49%). – Giai đoạn 2011 - 2015 đạt tốc độ tăng khoảng 11,80% (không tính

dầu khí khoảng 16,58%). – Giai đoạn 2016 - 2020 đạt tốc độ tăng khoảng 11,13% (không tính

dầu khí khoảng 13,35%). – GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt khoảng 11.464 USD,

gấp 3,16 lần so với năm 2000, đến năm 2020 đạt khoảng 27.047 USD, gấp khoảng 2,36 lần so với năm 2010.

2. Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng và thương mại; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế vào năm 2010 sẽ được hình thành theo hướng không tăng hoặc giảm tỷ trọng công nghiệp, giảm nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; Giai đoạn 2010 - 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

3. Huy động các nguồn vốn đầu tư và phát triển giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 6,4 tỷ USD (giá 1994); giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 31,3 tỷ USD.

b) Mục tiêu phát triển xã hội

79

Page 80: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

1. Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020. Tạo đủ việc làm cho người lao động, tỷ lệ lao động không có việc làm khoảng 5% vào năm 2020.

2. Hạn chế tốc độ gia tăng dân số, giảm dần tốc độ tăng dân số tự nhiên phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn xấp xỉ 1%, quy mô dân số khoảng 1.026.000 người, tỷ lệ dân số đô thị 57,3%. Đến năm 2020 ổn định quy mô dân số khoảng 1.180.000 người, tỷ lệ dân số đô thị 69,06%.

3. Phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng, chất lượng nhằm bảo đảm đến năm 2010 mức hưởng thụ văn hóa đạt 30 lần/người, tỷ lệ dân số luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 25%; đến năm 2020 mức hưởng thụ văn hóa đạt 50 lần/người, tỷ lệ dân số luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt khoảng 50%. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do mắc bệnh, không để xảy ra dịch bệnh, đưa số lượt người được khám chữa bệnh đạt 1,5 triệu lượt người vào năm 2010, tiến tới đảm bảo mọi người dân đều có điều kiện khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ thường xuyên vào những năm tiếp theo đến năm 2020; đến năm 2010 số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 25 giường và tiếp tục nâng lên 28 giường vào năm 2015 và 30 giường vào năm 2020.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, hải đảo đạt trình độ cao, tiến tới hình thành một khu vực nông thôn phát triển cao, văn minh, hiện đại, gần với cuộc sống đô thị. Đến năm 2010 đảm bảo 98% số hộ nông thôn được sử dụng điện, 98% số hộ nông thôn dùng nước hợp vệ sinh môi trường; đến năm 2020 đạt 100% số hộ nông thôn được sử dụng điện, 100% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh môi trường.

5. Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Đến năm 2010 cơ bản xóa hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh và tiếp tục nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân trong giai đoạn tiếp theo.

6. Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, thực hiện có hiệu quả chương trình 4 giảm của tỉnh, giảm tối đa các tệ nạn xã hội và bảo đảm bền vững môi trường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế.1.1.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và đô thị hoá

a) Tổ chức các tiểu vùng chuyên môn hóa

80

Page 81: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh không lớn về diện tích, tuy nhiên xét về các điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội có thể chia tỉnh thành 4 vùng lãnh thổ khác nhau, đó là:

Vùng 1: Là vùng phía Tây quốc lộ 51, được giới hạn từ quốc lộ 51 về phía sông Thị Vải kéo dài đến Sông Dinh, Vịnh Gành Rái. Vùng này có điều kiện phát triển các khu công nghiệp tập trung (Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Cái Mép, Long Hương, Đông Xuyên, Phước Thắng, Long Sơn) và phát triển các cảng sông, cảng biển trên sông Thị Vải, sông Dinh, khu vực Sao Mai - Bến Đình.

Vùng 2: Là vùng giới hạn từ phía Đông quốc lộ 51 đến đường ven biển từ Vũng Tàu đi Long Hải, Bình Châu. Đây là vùng phát triển nông nghiệp của tỉnh, kể cả cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm, chăn nuôi và chế biến nông sản.

Vùng 3: Là vùng giới hạn từ đường ven biển Vũng Tàu - Long Hải -Bình Châu ra đến bãi biển. Đây là vùng du lịch của tỉnh, bao gồm các bãi tắm biển, các khách sạn, khu nghỉ mát, khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí.

Vùng 4: Là vùng thềm lục địa và các đảo của tỉnh. Đây là vùng phát triển các ngành kinh tế biển của tỉnh bao gồm: Khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, dịch vụ dầu khí, vận tải biển, dịch vụ hàng hải,... Trong đó trọng tâm là phát triển khu vực Côn Đảo; tại đây sẽ hình thành khu kinh tế du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn liền với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển nâng cao giá trị vườn quốc gia Côn Đảo; xây dựng Côn Đảo tương xứng với vị trí tiền tiêu, góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của Vùng phía Nam Tổ quốc.

b) Đô thị hoá và phát triển nông thôn— Dân số đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2010 dự kiến khoảng 587.690

người (khoảng 57,27% dân số của tỉnh). Hệ thống đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng phát triển đến năm 2020 như sau:

Bảng 29. Dự kiến phát triển đô thị và gia tăng dân số đô thị trên địa bàn tỉnh

STT Danh mục

Loại đô thị Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020

2005 2010 2020

Diện tích (ha)

Dân số (ngươi)

Diện tích (ha)

Dân số (ngươi)

Diện tích (ha)

Dân số (ngươi)

Toàn tỉnh 419.020 587.690 814.852

1 Tp Vũng Tàu II II II 2.070 247.080 5.500 279.645 9.900 330.146

81

Page 82: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

STT Danh mục

Loại đô thị Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020

2005 2010 2020

Diện tích (ha)

Dân số (ngươi)

Diện tích (ha)

Dân số (ngươi)

Diện tích (ha)

Dân số (ngươi)

2 Phú Mỹ V IV III 2.160 14.111 4.300 69.487 6.600 158.563

3 Hắc Dịch - V V 200 10.000 300 14.742

4 Tx Bà Rịa IV III III 987 64.706 1.200 75.864 1.600 92.378

5 Long Điền V V V 410

57.500

280 21.560 410 26.023

6 Long Hải V V V 350 480 41.263 900 54.695

7 Phước Bửu V V V 400 13.100 420 14.514 560 18.649

8 Bình Châu - V V 150 8.000 200 9.319

9 Hòa Bình - V V 120 8.000 150 9.598

10 Hồ Tràm - V V 100 7.000 120 8.335

11 Ngãi Giao V V V 250 15.118 280 20.585 420 26.448

12 Kim Long - V V 120 7.000 180 8.994

13 Đất Đỏ - V V 250 15.000 350 17.484

14 Phước Hải - V V 200 10.000 300 14.637

15 Côn Đảo - IV 790 14.000 960 30.000

15.1 Côn Sơn - V 620 6.000 710

15.2 Bến Đầm - V 70 5.000 100

15.3 Cỏ Ống - V 100 3.000 150

82

Page 83: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005, QHTTPTKTXH tỉnh BRVT thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020

— Phát triển nông thôn: phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường xá, điện, nước, các công trình thuỷ nông và các công trình phúc lợi xã hội, hình thành các khu dân cư nông thôn văn minh, hiện đại có tiện nghi và phúc lợi gần với đời sống đô thị.1.1.4 Dự báo nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

a) Cơ cấu bệnh tật Từ số liệu thống kê của sở Y tế về tình hình bệnh tật và tử vong trên địa

bàn tỉnh trong các năm gần đây có thể dự báo cơ cấu bệnh tật tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn tới như sau.

— Các bệnh nhiễm trùng tuy đã ngày càng được khống chế, giảm xuống, xong vẫn là nhóm bệnh có khả năng xảy ra nhiều nhất so với các nhóm bệnh khác; tiếp đến là các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản cấp,... có khả năng tiếp tục tăng về số lượng; nhóm bệnh đường tiêu hoá, bệnh tiêu chảy, lỵ amip, hội chứng lỵ... vẫn là nhóm bệnh có nguy cơ tăng số lượng mắc hàng năm. Một số bệnh truyền nhiễm khác cũng có khuynh hướng tăng như viêm não vi rút, quai bị,...

— Một số bệnh không truyền nhiễm cũng có xu hướng tăng, đặc biệt là bệnh huyết áp cao (năm 2007 đã chiếm vị trí thứ 6 trong số 10 bệnh mắc cao nhất với số lượng tăng hơn năm trước khoảng 70%). Bệnh của hệ thần kinh cũng đã xuất hiện trong số 10 bệnh mắc cao nhất.

— Tai nạn, chấn thương và ngộ độc. Tai nạn giao thông tăng cả về số lượng và thứ hạng trong 10 bệnh. Ngộ độc cũng là vấn đề đáng được quan tâm, nguyên nhân chủ yếu do thức ăn bị nhiễm khuẩn.

— Về tử vong, số liệu thống kê tại các bệnh viện trong các năm gần đây cho thấy các nguyên nhân chết cao nhất là do HIV/AIDS, các bệnh hô hấp, tai nạn giao thông. Sự tăng lên về ô nhiễm môi trường, đô thị hoá, công nghiệp hoá như hiện nay và có thể còn hơn nữa trong các năm tới là một trong những yếu tố (cùng với những yếu tố khác) thúc đẩy sự phát triển tất cả các loại bệnh trên. Khuynh hướng tăng các bệnh không truyền nhiễm đã rõ ràng. Mặt khác, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá cũng là nguyên nhân cho sự phát triển các bệnh liên quan đến lối sống như huyết áp cao, các bệnh tâm thần, các bệnh tim mạch (đã nằm trong số nguyên nhân gây tử vong cao ở Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù số lượng còn nhỏ), tai nạn giao thông, sự lây truyền HIV và một số tệ nạn xã hội khác.

83

Page 84: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

b) Nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của tỉnh với các mục tiêu cần đạt được trong các thời kỳ đến năm 2010, 2015 và 2020 Một số chỉ tiêu y tế cần quan tâm thực hiện:

— Nâng cao các chỉ số sức khỏe và dịch vụ, đặc biệt chú ý nâng cao các chỉ số mà hiện trạng được đánh giá còn thấp so với trung bình của cả nước và khu vực Đông Nam bộ, như:

+ Tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân: năm 2007, Bà Rịa - Vũng Tàu 4,8/10.000 (cả nước: 6,03/10.000).

+ Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân: 13,78 (cả nước: 17,99).

— Giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch; không để các dịch lớn xảy ra; khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết do sốt xuất huyết, viêm não Nhật bản B, viêm gan B,...

— Khống chế cơ bản bệnh lao, sốt rét, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đặc biệt hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS; đề phòng các bệnh có thể lây lan như cúm A/H5N1, Rubella,... Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

— Quan tâm, tăng cường các biện pháp quản lý, phòng, chống và hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết do các bệnh không nhiễm trùng như: tim mạch, đái tháo đường, tâm thần, béo phì, bệnh nghề nghiệp,... và các bệnh do lối sống không lành mạnh như nghiện rượu, nghiện ma tuý, mại dâm,...

— Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng cao đối với các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp mới,... đặc biệt đối với các đối tượng được ưu tiên theo các chính sách của nhà nước.

— Tăng mức đầu tư cho y tế đối với tất cả các lĩnh vực (điều trị, phòng bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền,...). Quan tâm đầu tư hiện đại hoá các trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao đồng thời đầu tư trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở đảm bảo tốt chức năng chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.1.2 NHỮNG TIỀM NĂNG, CƠ HỘI, THUẬN LỢI, THÁCH THỨC VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.2.1. Tiềm năng, cơ hội và thuận lợi

84

Page 85: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nền kinh tế khá phát triển, thu nhập dân cư khá cao so với mức bình quân của cả nước, nguồn thu ngân sách của tỉnh lớn hơn nhiều so với các địa phương khác. Điều này nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng và trong cả nước và mở ra cơ hội lớn cho tỉnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự nghiệp y tế. Tỉnh nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng toả đi khắp đất nước và thông thương ra quốc tế; gần kề thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình dương là những địa phương có kinh tế phát triển là lợi thế để tiếp nhận sự lan toả vốn, khoa học - công nghệ, tận dụng cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình.

— Tỉnh có diện tích và quy mô dân số nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông thuận lợi và khá phát triển với hệ thống đường nhựa đã về tới tận các thôn ấp; khoảng cách từ trung tâm xã xa nhất về đến bệnh viện tỉnh chỉ dưới 70 km; về đến trung tâm huyện chỉ khoảng 20 km. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu đi TP Hồ Chí Minh bằng đường bộ cũng chỉ hết 2 giờ. Với điều kiện như trên, việc khám chữa bệnh của nhân dân ở vùng xa nhất nếu đi bằng xe máy đến trạm y tế xã chỉ hết khoảng 10 phút, nếu đến bệnh viện huyện hết khoảng 20 phút và đến bệnh viện tỉnh hết khoảng 1,5 giờ. Đây là yếu tố khá thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh.

— Là một tỉnh ven biển, có môi trường còn tương đối trong lành, mật độ cây xanh cao... Phong trào tập luyện thể dục thể thao của nhân dân phát triển khá tốt, là những yếu tố thuận lợi cho phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

— Tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có nguồn nhân lực dồi dào với nhiều lao động trẻ có kiến văn hoá và tinh thần sáng tạo để tiếp thu công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.

— Tỉnh có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh. Đây là cơ sở nền tảng để nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập nhân dân.

— Bối cảnh trong nước và quốc tế mang lại cho tỉnh nhiều cơ hội: nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng nhanh và đang tiếp tục lộ trình hội nhập quốc tế (gia nhập WTO, hoàn thành AFTA/CEPT, khu vực đầu tư ASEAN,...). Việt Nam nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng sẽ có nhiều cơ hội kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong đó có sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

— Về lĩnh vực y tế:

85

Page 86: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

+ Tỉnh đã hình thành mạng lưới y tế rộng khắp và phủ kín toàn tỉnh được củng cố và phát triển trên cả 3 lĩnh vực: phòng bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm các trung tâm kỹ thuật thuộc hệ dự phòng, các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, các bệnh viện tỉnh và huyện, các công ty Dược - Vật tư y tế,... đủ lực lượng để thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân có chiều sâu và ổn định.

+ Phần lớn các Trạm y tế xã, phường, thị trấn đều có vị trí thuận lợi (ở trung tâm xã, gần đường giao thông) và có diện tích đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đây là một điều kiện quan trọng để mọi người dân tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tranh thủ các nguồn đầu tư từ các dự án của Nhà nước và nước ngoài để tăng thêm nguồn lực cho ngành. Trang thiết bị hiện đại dần dần được bổ sung tạo điều kiện nâng cao sự tiếp cận và chất lượng dịch vụ y tế trong tỉnh.

+ Đội ngũ cán bộ công chức ngành y tế từng bước được hoàn thiện về cơ cấu cho phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học và bác sỹ cho tuyến y tế cơ sở.

+ Ngành y tế của tỉnh luôn được sự hỗ trợ của tuyến Trung ương và các tổ chức quốc tế.

1.2.2. Thách thức và hạn chế

— Chênh lệch về trình độ phát triển và phân hoá xã hội có nguy cơ tăng lên do sự phân bố sản xuất quá tập trung vào thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành, tạo áp lực tập trung các dịch vụ y tế ở khu vực này. Mặt khác, lao động ngoại tỉnh nhập cư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng lên tạo ra sức ép lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm cả giáo dục và y tế.

— Về lĩnh vực y tế:

+ Việc thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân giữa các địa phương trong tỉnh chưa đồng đều. Trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất của các cơ sở y tế tại tất cả các tuyến còn thiếu đồng bộ, đặc biệt ở tuyến cơ sở làm hạn chế chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

+ Một số chỉ số y tế còn thấp so với bình quân của cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: số giường bệnh/10.000 dân, tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân,... Điều này đòi hỏi Bà Rịa - Vũng Tàu phải đầu tư mạnh hơn nhiều cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân để tránh tụt hậu.

86

Page 87: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

+ Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Thiếu nhiều cán bộ chuyên khoa đầu ngành, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế... là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân.

+ Xã hội hoá công tác y tế chưa huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là y tế tư nhân tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

+ Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá trực tiếp tác động đến môi trường đô thị và nông thôn làm cho những vấn đề như ô nhiễm, tệ nạn xã hội, dịch bệnh,... trở thành những thách thức lớn đối với sức khoẻ nhân dân.

2 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

1) Hạn chế đến mức thấp nhất sự xáo trộn hệ thống y tế hiện có, sắp xếp và nâng cấp các cơ sở cho phù hợp với giai đoạn phát triển đến năm 2020. Bổ sung một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn này và các năm tiếp theo.

2) Quy hoạch được xây dựng dựa trên nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.

3) Có tính thống nhất: Đảm bảo tính thống nhất, tương hỗ và phù hợp với quy hoạch tổng thể y tế cả nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, với xu thế hội nhập quốc tế và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, đồng thời huy động được tiềm năng, nguồn lực của xã hội.

4) Các chỉ tiêu y tế trong bản quy hoạch phải phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước nói chung.

5) Xác định rõ các giải pháp nhằm đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng phù hợp với Chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của Chính phủ.

6) Quy hoạch phải có tính khả thi cao.

3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

87

Page 88: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

3.1 CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1) Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ (Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 23/2/2005).

2) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Từng bước khắc phục tình trạng khác biệt về chăm sóc sức khỏe giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển và vùng sâu, vùng xa, giữa người giàu và người nghèo, giữa các dân tộc.

3) Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng, đặc biệt chú trọng công tác phòng bệnh. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.

4) Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

3.2MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 3.2.1 Mục tiêu chung

— Phấn đấu để mọi người dân trong tỉnh được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao. Đến năm 2010 và các năm tiếp theo đến 2020, 100% dân cư được được tiếp cận với các dịch vụ y tế với chất lượng ngày càng cao. 3.2.2 Mục tiêu cụ thể

1) Giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch lớn xảy ra, khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc các bệnh sốt xuất huyết, viêm gan B, viêm não Nhật Bản B; khống chế cơ bản bệnh lao, sốt rét, các bệnh lây truyền qua đường tình dục; duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS. Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đầy đủ 7 loại văcxin (lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B) cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 98%.

88

Page 89: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

2) Phòng, chống dịch bệnh chủ động, tích cực và quản lý tốt, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết do các bệnh không nhiễm trùng gây nên. Chú trọng vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm soát, khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân gây truyền nhiễm, gây dịch.

3) Đến năm 2010: Toàn bộ 100% số cơ sở đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Nâng cấp các bệnh viện và trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố để đủ điều kiện thành lập các bệnh viện đa khoa ở tất cả các huyện trước năm 2015.

4) Xây dựng và thành lập hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh gồm: bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực, các bệnh viện chuyên khoa: Tâm thần, Y học cổ truyền, Lao và phổi, Phụ sản, Mắt, Nhi và Trung tâm cấp cứu. Đầu tư, bổ sung trang thiết bị y tế hiện đại cho cho hệ thống khám chữa bệnh từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong khám chữa bệnh và phòng bệnh.

5) Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, có chất lượng với giá cả hợp lý đến người dân.

6) Đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt các dịch vụ khám chữa bệnh. Tất cả mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

7) Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có cơ cấu hợp lý, đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật và quản lý, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu.

8) Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế, huy động sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng. Đa dạng hóa các dịch vụ y tế, khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia tích cực các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bảng 30. Dự kiến một số chỉ số cơ bản về sức khoẻ và y tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và 2020

TT Chỉ số 2005 2010 2020

1 Tuổi thọ trung bình 71,5 72 74,5

2 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%) 1,28 1,03 0,3

3 Tỷ suất chết sơ sinh (%o) 3,56 3,5 <3,0

4 Tỷ suất chết trẻ em sau khi sinh đến < 1 tuổi (%o) 1,8 1,2 <0,5

5 Tỷ suất chết trẻ em < 5 tuổi (%o) 2,4 2,2 <1,7

6 Tỷ lệ sơ sinh nặng < 2500g (%) 2,5 <2,3 <2,0

89

Page 90: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

TT Chỉ số 2005 2010 2020

7 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi (%) 19,1 <15 10

8 Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%) 97,7 100 100

9 Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm phòng viêm gan B (%) 99,9 100 100

10 Tỷ suất chết mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống 13 10 <7

11 Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại % 86 88 >90

12 Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai 3 lần trở lên % 90 95 100

13 Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm UV2+ (%) 96,6 98 100

14 Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm phòng UV( %)

96,6 98 100

15 Tỷ lệ người cao tuổi được quản lý sức khoẻ % 93 95 99

16 Chiều cao trung bình của thanh niên (cm) 160 162 166

17 Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân 4,8 >7 >9

18 Tỷ lệ DSĐH/10.000 dân 0,15 1 2-2,5

19 Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ % 70 100 100

20 Tỷ lệ trạm y tế có NHS/YSSN % 100 100 100

21 Số giường bệnh trên 10.000 dân 13,78 20 30

22 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã %

64,6 100 100

23 Số bệnh nhân sốt rét/100.000 dân 353 250 00

24 Số người mắc lao trên 100.000 dân 131 100 20

25 Tỷ lệ bệnh nhân phong lưu hành/100.000 dân 1,7 0,5 0,05

26 Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước sạch (%) 96 98 100

27 Tỷ lệ sử dụng giường bệnh 104,5 100 <90

90

Page 91: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

4 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2020

4.1 QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI Y TẾ XÃ, ẤP

4.1.1 Nhiệm vụ

— Từng bước nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của người dân ở tuyến y tế cơ sở, thực hiện tốt thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ, chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao.

— Tăng cường các dịch vụ phòng bệnh, phòng dịch, chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân tại cộng đồng, thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

— Từng bước tăng cường nguồn lực cho mạng lưới y tế cơ sở (cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, nhân lực) để đáp ứng các chuẩn quốc gia và quốc tế về y tế tuyến xã, phường.

Một số chỉ số phát triển mạng lưới y tế xã, ấp:

— Củng cố, nâng cấp các Trạm y tế xã, phường, thị trấn; tới năm 2010 có 100% Trạm y tế xã trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia về Trạm y tế xã. Duy trì tỷ lệ này trong các năm tiếp theo. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng nâng cấp hàng năm đối với 100% các trạm y tế xã, phường.

— Phát triển và nâng cấp mạng lưới nhân viên y tế cộng đồng và y tế thôn ấp, từng bước thực hiện chăm sóc sức khoẻ tại nhà và quản lý sức khoẻ theo hộ gia đình, phát hiện dịch bệnh sớm và phòng chống dịch kịp thời.

— Phát triển mạng lưới Truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, xây dựng "Làng văn hoá - Sức khoẻ" ở 50% số thôn, cụm dân cư vào năm 2010, 70% số thôn, cụm dân cư vào năm 2015 và 90% số thôn, cụm dân cư vào năm 2020.

— Duy trì 100% số trạm y tế xã, phường có bác sĩ làm việc; Tới năm 2010 có 20% nhân viên y tế thôn ấp, 30% nhân viên y tế xã được tham dự tập huấn hoặc học tập dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý. Tới năm 2015 các số liệu tương ứng là 40%, 60%; Tới năm 2020 các số liệu tương ứng là 60%; 75%.

— Tới năm 2010 có các Trạm y tế xã, phường đều sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh; tới năm 2015 thực hiện nối mạng các trạm y tế xã với các Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện huyện để tăng cường công tác phối hợp khám, chữa bệnh và các hoạt động y tế dự phòng.

4.1.2 Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế cấp xã giai đoạn đến 2020

91

Page 92: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Toàn tỉnh có 82 xã, phường, thị trấn. Đến 31/12/2007 đã có 64 xã, phường, thị trấn đạt "Chuẩn Quốc gia về y tế xã", còn lại 18 xã, phường chưa đạt "Chuẩn Quốc gia về y tế xã". Nhưng về cơ sở vật chất, mới chỉ có 71 xã, phường có trạm y tế, còn lại 11 xã, phường chưa cơ sở riêng cho trạm y tế. Trong số 71 trạm y tế đã có cơ sở riêng, chỉ 52 trạm y tế có cơ sở mới xây dựng đạt chuẩn.

Trong giai đoạn quy hoạch cần xây dựng mới 27 trạm y tế chưa có cơ sở, hoặc cơ sở quá cũ (26 trạm thuộc các xã trong đất liền và Trạm y tế Cỏ ống – Côn Đảo) và cải tạo, nâng cấp 4 trạm y tế, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 31 trạm y tế khoảng 73 tỷ đồng, đề nghị thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010 (Danh mục cụ thể kèm theo).

a) Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các Trạm y tế xã, phường để đến năm 2010 100% đạt "Chuẩn Quốc gia về y tế xã"

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng các Trạm y tế xã, phường, thị trấn còn lại theo "Tiêu chuẩn ngành - thiết kế mẫu" do Bộ Y tế ban hành và đầu tư trang thiết bị để đạt chuẩn quốc gia về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đồng thời thực hiện đạt đầy đủ các chuẩn khác theo quy định tại Quyết định 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế, phấn đấu đến năm 2010 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.Bảng 31. Danh mục các Trạm y tế xã, phường cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2010STT Tên cơ sở Địa điểm Hình thức Đầu tư Vốn đầu

tư dự kiến (tr.đ)

Xây mới Nâng cấp

01 Trạm y tế phường 2 Vũng Tàu X 2.500

02 Trạm y tế phường Thắng Tam Vũng Tàu X 2.500

03 Trạm y tế phường 7 Vũng Tàu X 2.500

04 Trạm y tế phường 9 Vũng Tàu X 2.500

05 Trạm y tế phường 10 Vũng Tàu X 2.500

06 Trạm y tế phường 12 Vũng Tàu X 2.500

07 Trạm Y tế Nguyễn An Ninh Vũng Tàu X 2.500

08 Trạm y tế p. Rạch Dừa Vũng Tàu X 2.500

92

Page 93: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

09 Trạm y tế phường 11 Vũng Tàu X 1.000

10 TYT phường Phước Hưng Bà Rịa X 2.500

11 TYT phường Phước Nguyên Bà Rịa X 2.500

12 Trạm Y tế phường Long Tâm Bà Rịa X 2.500

13 Trạm y tế xã Xuyên Mộc X. Mộc X 2.500

14 Trạm y tế xã Bông Trang X. Mộc X 2.500

15 Trạm y tế xã Phước Thuận X. Mộc X 2.500

16 Trạm y tế Bàu Lâm X. Mộc X 2.500

17 Trạm Y tế Ngãi Giao Châu Đức X 2.500

18 Trạm y tế Bàu chinh Châu Đức X 2.500

19 Trạm y tế Suối Nghệ Châu Đức X 2.500

20 Trạm y tế Nghĩa Thành Châu Đức X 2.500

21 Trạm y tế Bình Giã Châu Đức X 2.500

22 Trạm y tế Bình Ba Châu Đức X 2.500

23 Trạm y tế Xuân Sơn Châu Đức X 1.000

24 Trạm y tế Sơn Bình Châu Đức X 1.000

25 Trạm y tế Hắc dịch Tân Thành X 1.000

26 Trạm y tế Tóc Tiên Tân Thành X 2.500

27 Trạm y tế Châu pha Tân thành X 2.500

28 Trạm y tế Lộc An Đất Đỏ X 2.500

29 Trạm y tế Phước Long Thọ Đất Đỏ X 2.500

30 Trạm y tế An Ngãi Long Điền X 2.500

31 Trạm y tế Cỏ Ống Côn Đảo X 4.000

93

Page 94: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Các nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện trong giai đoạn từ nay đến 2010 để xây dựng cơ sở vật chất các Trạm y tế xã, phường, thị trấn để 100% đạt "Chuẩn Quốc gia về y tế xã" gồm:

Về xây dựng, các trạm y tế phải được xây dựng theo “Tiêu chuẩn ngành – Thiết kế mẫu” do Bộ Y tế ban hành.

 b) Đối với các trạm y tế phường, xã đã đạt "chuẩn Quốc gia về y tế xã" và các cơ sở sẽ đạt "chuẩn Quốc gia về y tế xã".

Thực hiện duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng định kỳ mỗi năm 1 lần vào quí IV hàng năm đối với 100% các trạm y tế, nhằm duy trì chất lượng và tiêu chuẩn yêu cầu theo qui định hiện hành của Bộ Y tế.

Đảm bảo toàn bộ các Trạm y tế có 01 Bác sĩ làm việc, có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi; có y tá trung học trở lên, 1 cán bộ y học cổ truyền chuyên trách; 1 cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý thuốc trên địa bàn xã. Trạm y tế có tủ sách chuyên môn và sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.

Trong giai đoạn 2011 đến 2015 sẽ xây dựng mới thêm 01 Trạm y tế tại xã Hòa Hiệp đồng thời nâng cấp, chuyển Phòng Khám đa khoa khu vực tại đây thành 01 Trạm y tế xã, phù hợp với Đề án chia tách xã Hòa Hiệp thành 2 xã.

Trong giai đoạn 2016 đến 2020, theo phương án phát triển các đô thị Bình Châu và Hồ Tràm, dự kiến sẽ hình thành 2 thị trấn tại đây, trong giai đoạn này sẽ xây dựng mới thêm các trạm y tế tại xã Phước Thuận và xã Bình Châu. Vị trí và địa điểm xây dựng trạm y tế sẽ xác định cụ thể khi lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Châu và đô thị Hồ Tràm.4.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ DỰ PHÒNG

4.2.1 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ Quan điểm, mục tiêu chung— Phát triển mạng lưới y tế dự phòng trong toàn tỉnh thông qua kiện

toàn tổ chức, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực nhằm thực hiện: Dự phòng tích cực, chủ động; dự phòng toàn diện và có trọng điểm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh mới phát sinh, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng ở trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp.

94

Page 95: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh do lối sống có hại cho sức khoẻ... nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh không lây nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân trong tỉnh, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

— Ngân sách tỉnh, huyện, xã kết hợp với ngân sách Trung ương hỗ trợ bảo đảm nguồn tài chính chủ yếu cho lĩnh vực y tế dự phòng. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế dự phòng trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng cả về bề rộng và bề sâu; trình độ cán bộ, trang thiết bị kỹ thuật của các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm y tế huyện đạt và vượt yêu cầu của Bộ Y tế.

— Phối hợp tốt giữa y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với y tế dự phòng các tỉnh Vùng Đông Nam bộ, để y tế dự phòng đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển của khu vực Đông Nam bộ.

Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể 1) Kiện toàn tổ chức mạng lưới y tế dự phòng từ tỉnh đến huyện, xã

theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 và Chiến lược Quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006; Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV và Đề án xã hội hóa hoạt động y tế giai đoạn 2007-2020 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Tăng cường nhân lực, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; thành lập mới một số Trung tâm chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Nâng cấp các Trung tâm y tế tại 8 huyện, thị, thành phố của tỉnh có đủ khả năng đảm đương các hoạt động y tế dự phòng trên địa bàn của địa phương.

2) Đảm bảo trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra, nếu có bệnh dịch thì phát hiện sớm và ngăn chặn được ngay, không để bùng phát trên diện rộng.

3) Đến năm 2010, đảm bảo 80-100% số bà mẹ tuổi sinh đẻ, 100% số trẻ em dưới 6 tuổi, 80% số người cao tuổi, 100% số người tàn tật, 80% số học sinh, 80% số lao động ở các doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ quản lý, chăm sóc, tư vấn y tế thiết yếu và nâng cao sức khoẻ theo quy định của Nhà nước. Nâng dần các tỷ lệ này trong giai đoạn sau 2010 để đến năm 2015 tất cả các tỷ lệ này đều đạt 100%, không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ quản lý, chăm sóc, tư vấn y tế thiết yếu trong giai đoạn 2016-2020 và sau 2020.

95

Page 96: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

4) Đến năm 2015 có 100% dân số đô thị, 99% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với định mức 100lít/người/ngày. Đến 2020, 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với định mức 100lít/người/ngày; không ngừng nâng cao chất lượng và khối lượng cấp nước trong giai đoạn sau 2020.

5) Đến năm 2015 có 50% các cơ sở y tế xây dựng hệ thống xử lý rác thải và nước thải y tế hợp vệ sinh, từ năm 2015 về sau đảm bảo 100% số cơ sở y tế đạt yêu cầu xử lý rác thải và nước thải y tế hợp vệ sinh.

6) Đến năm 2010 có 60%, năm 2015 có 80% và năm 2020 có trên 90% các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở du lịch, khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp - không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại các đơn vị. Tăng cường hoạt động vì sức khoẻ môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp. Triển khai các hoạt động giám sát môi trường lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Chú trọng giám sát và đề xuất các biện pháp xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khoẻ người dân như chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, hoá chất bảo vệ thực vật, v.v…

7) Đến năm 2010, 100% cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, 70% cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện và 50% trưởng Trạm y tế xã được tập huấn hoặc đào tạo nâng cấp về chuyên môn nghiệp vụ. Đến năm 2015 các chỉ số tương ứng là 100%, 90% và 70%. Các tỷ lệ tương ứng vào năm 2020 là 100%, 100% và >85%.

8) Các chỉ số sức khỏe— Giảm tỷ lệ trẻ mới đẻ nhẹ cân dưới 2.500g còn dưới 2,3% vào năm

2010, dưới 2,1% vào năm 2015 và dưới 1,8% năm 2020.— Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi còn dưới 15% vào năm

2010, dưới 10% vào năm 2015 và dưới 5% năm 2020. Khống chế trẻ bị béo phì ở mức dưới 10% vào năm 2010 và dưới 8% vào năm 2015 và các năm sau.

— Chiều cao trung bình của thanh niên đạt 1m62 vào năm 2010, đạt 1m64 vào năm 2015 và 1m66 vào năm 2020.

— Tuổi thọ trung bình của nhân dân đạt mức 72 tuổi vào năm 2010 và 73 tuổi vào năm 2015 và 74,5 tuổi năm 2020.

— Giảm tỷ lệ mắc các bệnh răng, miệng, cong vẹo cột sống và cận thị tuổi học sinh.

9) Phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm trong cộng đồng:

96

Page 97: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch lớn xảy ra, khống chế ở mức tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết thấp nhất do các bệnh sốt xuất huyết Dengue, viêm gan B, viêm não Nhật Bản B,... Khống chế về cơ bản các bệnh lao, sốt rét, bệnh lây qua đường tình dục. Duy trì các kết quả của chương trình tiêm chủng mở rộng, thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Phấn đấu loại trừ bệnh sởi, bệnh bạch hầu, đến năm 2010 giảm tỷ lệ mắc các bệnh này xuống 0,1/100.000 dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà xuống 0,05/100.000 dân; và tiến đến năm 2020 loại trừ các bệnh này.

— Khống chế số người nhiễm HIV/AIDS ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn trong các năm sau; tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được hưởng các dịch vụ quản lý, chăm sóc, tư vấn đạt 70% vào năm 2010 và trên 90% vào năm 2015 và 100% năm 2020.

— Tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục truyền thông để hạn chế ở mức thấp dưới mức trung bình cả nước tỷ lệ mắc và chết do các bệnh không lây nhiễm: tai nạn chấn thương trong sinh hoạt, lao động và thiên tai - thảm họa, bệnh tâm thần, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh nghề nghiệp, nghiện ma túy, nghiện thuốc lá, nghiện rượu.

10) Hoàn thiện từng bước các chính sách và đào tạo cán bộ cho ngành y tế dự phòng tỉnh:

— Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với nhân viên y tế dự phòng theo các quy định của Nhà nước, đồng thời xây dựng các chế độ ưu tiên, các quy chế khuyến khích động viên của UBND tỉnh đối với các nhân viên y tế làm công tác y tế dự phòng, đặc biệt là những người công tác ở các địa bàn khó khăn, có ổ dịch tiềm tàng, các khu công nghiệp tập trung và các trung tâm du lịch.4.2.2 Nội dung quy hoạch mạng lưới y tế dự phòng (a) Mạng lưới y tế dự phòng tuyến tỉnh

1) Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đặt tại thị xã Bà Rịa, đã được xây dựng, trong giai đoạn tới tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho các khoa, phòng để đảm bảo đủ khả năng thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2010, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh được đầu tư hoàn thiện các phòng: Phòng Xét nghiệm an toàn sinh học cấp III, phòng xét nghiệm định lượng chất độc và các chất tồn dư trong thực phẩm, trong cơ thể người và môi trường sống; được đầu tư trang thiết bị giám sát và phát hiện sớm dịch bệnh. Đến năm 2015 được đầu tư các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại về sinh học phân tử trong lĩnh vực y tế dự phòng.

97

Page 98: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

2) Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS mới thành lập bộ máy, tổ chức, nhưng chưa xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết. Trong giai đoạn tới cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ.

3) Từ nay đến năm 2010 thành lập thêm các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến y tế dự phòng sau:

+ Thành lập Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ lao động và Môi trường. Trong giai đoạn đầu dự kiến sử dụng chung cơ sở vật chất với Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội. Sau khi xây dựng xong bệnh viện mắt, đồng thời khi Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội kết thúc nhiệm vụ (dự kiến năm 2015) sẽ bàn giao lại toàn bộ cơ sở này cho Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ lao động và Môi trường.

+ Thành lập Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Chi cục là một cơ quan quản lý hành chính trực thuộc Sở Y tế, trước mắt trụ sở chính sẽ đặt tại Vũng Tàu. Sau này sẽ chuyển về Bà Rịa theo phương án di dời các cơ quan hành chính – chính trị của Tỉnh, khi Trung tâm Hành chính – Chính trị của tỉnh xây dựng xong.

Tại các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh sẽ thành lập các đội kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm. (b) Mạng lưới y tế dự phòng tuyến huyện

1) Đến năm 2015 tại 100% đơn vị cấp huyện thành lập các Bệnh viện huyện để tách riêng chức năng khám, chữa bệnh. Các Trung tâm y tế cấp huyện được bổ sung nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật đủ sức đảm đương các nhiệm vụ công tác y tế dự phòng trên địa bàn huyện.

2) Phấn đấu đến trước năm 2015 mạng lưới các Trung tâm y tế huyện về cơ bản được hoàn thiện về tổ chức và các trung tâm này đạt được các tiêu chí về: Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực y tế của Bộ Y tế đối với Trung tâm y tế cấp huyện để chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng.

3) Củng cố mạng lưới cán bộ làm công tác y tế dự phòng tại các Trạm y tế xã, doanh nghiệp sản xuất, trường học; tăng cường các trang thiết bị thiết yếu và cơ sở vật chất để các Trạm y tế triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế công cộng tại cộng đồng. (c) Hoạt động y tế dự phòng tuyến xã

(1) Các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố tăng cường năng lực chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ đối với các Trạm y tế xã và các đơn vị trực thuộc trong phạm vi quản lý của ngành y tế.

(2) Đẩy mạnh các hoạt động và kiện toàn mạng lưới y tế trong các trường học.

98

Page 99: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

(3) Xã hội hóa các hoạt động y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe trong cộng đồng dưới hình thức các câu lạc bộ của các tổ chức đoàn thể quần chúng (người cao tuổi, phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh, thanh niên, học sinh,...). Có chính sách động viên, khuyến khích mọi cá nhân, doanh nghiệp các tổ chức từ thiện, phi chính phủ ở trong nước đầu tư, triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các địa phương trong tỉnh. Xây dựng, củng cố mạng lưới nhân viên y tế thôn và những người tình nguyện làm công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, nâng cao sức khoẻ ở các cụm dân cư, các khu công nghiệp, khu du lịch, các trường học.4.2.3 Các giải pháp thực hiện quy hoạch y tế dự phòng

1) Tăng cường sự chỉ đạo, giám sát trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh đối với việc phát triển mạng lưới y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006; Chiến lược Quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 và Đề án xã hội hóa hoạt động y tế giai đoạn 2007-2020 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

2) Nâng cao trách nhiệm của chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã trong việc chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra công tác y tế dự phòng; tổ chức, khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác y tế dự phòng.

3) Bổ sung, hoàn thiện hoặc đổi mới một số chính sách liên quan đến sự phát triển mạng lưới y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ của y tế dự phòng đối với bảo vệ chăm sóc nhu cầu sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.

4) Phát huy vai trò phối hợp và chỉ đạo liên ngành trong lĩnh vực y tế dự phòng của Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ cấp tỉnh và cấp huyện. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động phối hợp liên ngành nhằm huy động mọi nguồn lực và các thành phần xã hội cùng tham gia thực hiện việc phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

5) Ngành y tế chủ động tham mưu với lãnh đạo tỉnh đề xuất những biện pháp cụ thể về tổ chức, quản lý, cơ chế chính sách, sử dụng nhân lực y tế và nguồn ngân sách cho sự phát triển bền vững mạng lưới y tế dự phòng tỉnh trong 5-10 năm tới, đảm bảo để Tỉnh được Bộ Y tế công nhận là địa phương có mạng lưới y tế dự phòng hoạt động tốt.

99

Page 100: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

6) Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế dự phòng cho từng tuyến, từng lĩnh vực cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Lập kế hoạch hàng năm cho việc đào tạo, bổ túc nhân viên y tế dự phòng ở các tuyến.

7) Triển khai thực hiện tốt các Chương trình y tế mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án có tài trợ quốc tế để giảm dần tỷ lệ mắc và chết của các bệnh có lây truyền và các bệnh không lây truyền phổ biến, nâng cao tuổi thọ người dân, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên y tế dự phòng. Phát huy vai trò các cơ sở y tế quân đội trên địa bàn, nâng cao hiệu quả công tác kết hợp quân – dân y trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là các xã vùng sẫu, ven biển, hải đảo nơi có các đơn vị quân đội đóng quân.

8) Các giải pháp về đầu tư:— Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khu vực y tế dự phòng

của tỉnh, nâng tỷ lệ ngân sách y tế giành cho y tế dự phòng tương xứng với vai trò, nhiệm vụ mới.

— Nghiên cứu các biện pháp để tăng thu phí và lệ phí y tế dự phòng ở những dịch vụ được phép thu.

— Tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia có thiện chí.

— Khuyến khích các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân tham gia đầu tư vào các hoạt động y tế dự phòng như xử lý rác, nước thải, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, tai nạn giao thông, các bệnh không lây truyền có nhiều người mắc, phòng chống nghiện rượu - bia, ma túy, tác hại thuốc lá, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, bà mẹ, người cao tuổi, người nghèo,...

— Từng bước thực hiện huy động vốn đầu tư theo hình thức liên doanh liên kết, phát huy vai trò y tế tư nhân trong các hoạt động y tế dự phòng tại cộng đồng.

9) Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước về y tế dự phòng, tăng cường ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, những tiến bộ của công nghệ thông tin về y tế dự phòng. Tăng cường phối hợp công tác, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyên môn với các Trung tâm y tế dự phòng của các tỉnh, thành phố trong Vùng Đông Nam bộ thông qua các chương trình, dự án y tế khu vực về y tế dự phòng.

100

Page 101: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

10) Đẩy mạnh các hình thức truyền thông – giáo dục sức khỏe về y tế dự phòng trên tất cả các địa bàn, đơn vị, cơ quan. Xây dựng phong cách sống lành mạnh ở mọi người, mọi lứa tuổi, để mọi người có hành vi đúng biết tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và cho cộng đồng. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quần chúng xây dựng làng văn hóa sức khỏe, doanh nghiệp, cơ quan, trường học sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, không có tệ nạn xã hội,... Có các hình thức thưởng, phạt nghiêm minh trong lĩnh vực y tế dự phòng.

11) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động y tế dự phòng ở các tuyến từ tỉnh, đến tuyến huyện, xã.4.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KHÁM CHỮA BỆNH - VẬN CHUYỂN CẤP CỨU

4.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ

Quan điểm, mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang bằng và vượt mức bình quân chung của cả nước, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.

Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể— Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh từ

tuyến tỉnh đến tuyến huyện để tăng số lượng giường bệnh phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân. Đến năm 2010, đạt tỷ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân, trong đó có 2-3 giường bệnh tư nhân (bình quân chung của cả nước 20,5 giường/10.000 dân); đến năm 2015, đạt tỷ lệ tối thiểu là 26,0 giường bệnh/10.000 dân, trong đó có 4 giường bệnh tư nhân. Đến năm 2020, đạt tỷ lệ tối thiểu là 30 giường bệnh/10.000 dân, trong đó có 5 giường bệnh tư nhân (bình quân chung của cả nước 25 giường/10.000 dân);

+ Đa dạng hoá các loại hình bệnh viện trong mạng lưới khám chữa bệnh như: bệnh viện công, bệnh viện tư; thu hút đầu tư từ nhiều nguồn lực cho mạng lưới khám chữa bệnh.

+ Xây dựng mới kết hợp đầu tư nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh để đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ là những đơn vị chuyên môn, kỹ thuật y tế đầu ngành của tỉnh, đến năm 2015 bệnh viện đa khoa tỉnh đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I, bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II theo quy định của Bộ Y tế.

101

Page 102: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

+ Củng cố và thành lập mới để hình thành hệ thống các bệnh viện chuyên khoa, gồm: Lao và bệnh phổi, Tâm thần, Phụ sản, Nhi, Mắt, Điều dưỡng và phục hồi chức năng, Y học cổ truyền để nâng cao chất lượng khám và điều trị.

+ Củng cố, nâng cấp 100% số Bệnh viện huyện trước năm 2015 để tách chức năng khám chữa bệnh ra khỏi các Trung tâm y tế cấp huyện, đảm bảo các điều kiện để các Bệnh viện này đạt tiêu chuẩn Bệnh viện hạng III; thực hiện được 100% vào năm 2015 tổng số danh mục phân cấp thực hành kỹ thuật đối với Bệnh viện huyện của Bộ Y tế.

— Nâng cao chất lượng bệnh viện để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của người dân đối với tất cả các bệnh viện trong tỉnh.

+ Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống khám chữa bệnh. Ứng dụng kỹ thuật y học cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị hiện đại: Như máy chụp cắt lớp CT SCANNER, siêu âm màu, máy tán sỏi ngoài cơ thể... cho hệ thống khám chữa bệnh từ tỉnh đến huyện, thị phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của tỉnh. Chú trọng đầu tư cho bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Vũng tàu, các bệnh viện chuyên khoa, các bệnh viện tuyến huyện và Phòng khám đa khoa khu vực.

+ Chuẩn hoá các trang thiết bị y tế, tăng cường sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công suất các trang thiết bị y tế trong chẩn đoán và điều trị.

+ Chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn của các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, nhân viên y tế thôn, cụm dân cư có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại cộng đồng. Phát triển các đơn vị y tế tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước, sản xuất tại địa phương. Chống lãng phí và lạm dụng việc sử dụng thuốc đắt tiền trong điều trị. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động phục hồi chức năng, phòng chống các di chứng bệnh tật, nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng cho các đối tượng chính sách, người cao tuổi,...

+ Phát triển y tế phổ cập với y tế kỹ thuật cao, y học hiện đại với y học cổ truyền,... Thực hiện được một số kỹ thuật y học cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh trong mạng lưới khám, chữa bệnh nhằm đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao và trên 90% nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường của nhân dân trong tỉnh.

102

Page 103: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

+ Từng bước giảm sự cách biệt chất lượng khám, chữa bệnh giữa các địa bàn, hạn chế số người bệnh khám, chữa bệnh vượt tuyến, tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng.

+ Tăng cường giáo dục cán bộ toàn ngành thấm nhuần và thực hiện tốt y đức, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong Bệnh viện. Đổi mới cơ chế quản lý các dịch vụ y tế, phát triển và mở rộng các phương thức Bảo hiểm y tế tự nguyện, đảm bảo việc cung cấp tài chính từ ngân sách Nhà nước cho Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.

+ Đến năm 2010, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải tự kiểm soát chất lượng các dịch vụ y tế theo quy định của Bộ Y tế. Đến năm 2015, phải định kỳ kiểm định chất lượng dịch vụ y tế ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh;

+ Tăng cường công tác xã hội hoá về y tế theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 và Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ. Đa dạng hoá các dịch vụ y tế trên nguyên tắc y tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn về chính sách để các cơ sở y tế ngoài Nhà nước được tham gia cung cấp dịch vụ y tế một cách bình đẳng với các cơ sở y tế Nhà nước (hỗ trợ đất đai, vay vốn,...). Kêu gọi đầu tư thành lập 03 Bệnh viện đa khoa bằng nguồn vốn của nước ngoài và tư nhân trong nước với tổng quy mô khoảng 800-1000 giường bệnh, để tăng cường năng lực khám, chữa bệnh của hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh.

— Hoàn thành việc củng cố, nâng cấp 100% số Trung tâm y tế cấp huyện trước năm 2015, đảm bảo các điều kiện để các Trung tâm này hoạt động đồng bộ, có chiều sâu và hiệu quả, chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe ở cộng đồng của Bộ Y tế (xem thêm ở phần Quy hoạch phát triển mạng lưới Y tế dự phòng).

— Đến năm 2010 duy trì thường xuyên 50% nhân viên y tế tuyến huyện được tham dự tập huấn hoặc học tập dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý; trong giai đoạn 2011- 2015 nâng dần tỷ lệ lên đạt 70% và trong giai đoạn 2016- 2020 nâng dần lên đạt trên 85%.

— Tới năm 2010 có 100% Bệnh viện huyện, 100% Trung tâm y tế huyện và 100% Trạm y tế xã có sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và quản lý điều hành.

— Đến năm 2010, có trên 80% và đến năm 2015 tất cả các bệnh viện trên địa bàn tỉnh có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của Bộ Y tế;

4.3.2 Nội dung quy hoạch mạng lưới bệnh viện

103

Page 104: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020, các tuyến điều trị sẽ được tổ chức theo 3 cấp độ chuyên môn từ thấp đến cao trong bậc thang điều trị nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau của cộng đồng cũng như đảm bảo tính liên tục về cấp độ chuyên môn trong hệ thống điều trị. Tỷ lệ giường bệnh cũng được cân đối theo tuyến điều trị (thuộc phạm vị địa phương), như sau:

— Tuyến 1: bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng III - bệnh viện huyện. Quy mô giường bệnh từ 50 đến 200 giường, cân đối số giường bệnh đảm bảo 1 giường bệnh phục vụ từ 1.500 đến 1.700 người dân.

— Tuyến 2: bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, bệnh viện tư nhân và một số bệnh viện ngành. Mỗi tỉnh có ít nhất 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh có quy mô từ 300 - 800 giường, trung bình 1 giường bệnh tuyến 2 này sẽ phục vụ 1.600 - 1800 người dân. Đối với tỉnh có dân số trên 1 triệu người, có thể thành lập các bệnh viện chuyên khoa: Phụ sản, Nhi, Mắt, Điều dưỡng - phục hồi chức năng; mỗi tỉnh phát triển 1 bệnh viện y học cổ truyền quy mô 50 đến 150 giường bệnh.

Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải được xây dựng phù hợp với sự phát triển của mạng lưới bệnh viện trong cả nước, xem xét những mốc chung của toàn ngành y tế và theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2010, đạt tỷ lệ tối thiểu là 20 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 2 giường bệnh tư nhân); đến năm 2015, đạt tỷ lệ tối thiểu là 26 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 4 giường bệnh tư nhân). Đến năm 2020, đạt tỷ lệ tối thiểu là 30,0 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 5 giường bệnh tư nhân); nhiệm vụ Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn tới như sau:

+ Đến năm 2010 đạt tối thiểu 2.050 giường bệnh (có 200 giường bệnh tư nhân);

+ Đến năm 2015 đạt tối thiểu 2.800 giường bệnh (có 450 giường bệnh tư nhân);

+ Đến năm 2020 đạt tối thiểu 3.500 giường bệnh (có 800 giường bệnh tư nhân trở lên).

(a) Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến huyện, thị, thành phố và các Phòng khám đa khoa khu vực

104

Page 105: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Xác định quy mô giường bệnh tối thiểu đối với bệnh viện tuyến huyện phù hợp với quy mô dân số phục vụ (1500 đến 1700 người dân có 1 giường bệnh).

Bảng 32. Xác định nhu cầu giường bệnh tuyến huyện

Năm 2010 

Năm 2015 

Năm 2020 

 

Dân số (1000 người)

Nhu cầu giường bệnh tối

thiểu

Dân số (1000 người)

Nhu cầu giường bệnh tối

thiểu

Dân số (1000 người)

Nhu cầu giường bệnh tối

thiểu

Tổng số 1026 384,7 1.098,3 464,7 1.180,7 498,4

1. TP Vũng Tàu 279,65 0,0 303,79 0,0 330,46 0,0

2. TX Bà Rịa 92,52 0,0 97,43 0,0 102,64 0,0

3. H.Tân Thành 137,56 80,9 160,95 107,3 188,38 125,6

4. H. Long Điền 130,29 76,6 133,85 89,2 137,56 91,7

5. H. Đất Đỏ 67,85 39,9 70,75 47,2 73,8 49,2

6. H. Châu Đức 160,87 94,6 163,61 109,1 166,4 110,9

7. H. X Mộc 143,46 84,4 147,38 98,3 151,46 101,0

8. Côn Đảo 14 8,2 20,49 13,7 30 20,0

105

Page 106: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Phương án quy hoạch đến năm 2015, trừ thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa là nơi có bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, tại 6 huyện còn lại, mỗi huyện quy hoạch phát triển 01 bệnh viện tuyến 1 hoàn chỉnh. Các bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế, đảm bảo khám chữa bệnh cho người dân nói chung và những người thuộc đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao. Đến năm 2020 đảm bảo đáp ứng trên 90% nhu cầu khám chữa bệnh thông thường và trên 70% nhu cầu khám chữa bệnh với kỹ thuật cao. Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ quy hoạch đến năm 2010, 2015 và 2020 như sau:

— Thành lập tại mỗi huyện 1 Bệnh viện đa khoa huyện trước năm 2015, tách chức năng khám, chữa bệnh ra khỏi các Trung tâm y tế huyện, để đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh.

— Đến năm 2015, 100% số Bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn Bệnh viện hạng III của Bộ Y tế về thực hành kỹ thuật chuyên môn.

— Đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khu vực và phục vụ các yêu cầu đột xuất (thiên tai, thảm hoạ, chiến sự).

— Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

— Đối với các phòng khám đa khoa khu vực tại các huyện, sau khi các trạm y tế xã đủ khả năng thực hiện được các kỹ thuật, dịch vụ khám, chữa bệnh thông thường, sẽ chuyển giao các cơ sở của các phòng khám đa khoa khu vực cho trạm y tế xã quản lý, hoặc sử dụng vào mục tiêu khác phù hợp.

Bảng 33. Quy hoạch giường bệnh tuyến huyệnĐV: Giường bệnh

TT Đơn vị 2007 2010 2015 2020

1 TP Vũng Tàu

2 Thị xã Bà Rịa

3 BV Huyện Châu Đức 50 100 120 120

4 Bệnh viện Huyện Tân Thành 50 80 120 150

5 Bệnh viện Huyện Long Điền 50 80 100 100

6 Bệnh viện Huyện Đất Đỏ 0 50 50 50

7 Bệnh viện Huyện Xuyên Mộc

100 100 100 150

8 Huyện Côn Đảo 30 50 50 50

106

Page 107: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

TT Đơn vị 2007 2010 2015 2020

Cộng 280 460 540 620

107

Page 108: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Riêng tại thành phố Vũng tàu và thị xã Bà Rịa là nơi đặt các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tỉnh, do vậy tiếp tục duy trì Trung tâm y tế thành phố và thị xã chủ yếu thực hiện chức năng y tế dự phòng, không có giường bệnh lưu trú. Tại Côn Đảo, do quy mô dân số nhỏ, Trung tâm y tế dân quân y sẽ đảm đương chung nhiệm vụ khám chữa bệnh và y tế dự phòng. (b) Quy hoạch phát triển các Bệnh viện công lập

Bệnh viện tuyến tỉnh bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực (gọi chung là bệnh viện tỉnh). Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cần phát triển các bệnh viện tuyến tỉnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiệm vụ quy hoạch bệnh viện tuyến tỉnh đến năm 2010, 2015 và 2020 như sau:

* Bệnh viện đa khoa— Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Quy mô 700 giường, dự

kiến hoàn thành vào năm 2012, duy trì ổn định giường bệnh trong giai đoạn 2012- 2020. Cùng với việc tăng số giường bệnh, để đảm bảo có khả năng thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn sâu, Bệnh viện cần được đầu tư trang thiết bị hiện đại tương xứng, đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I theo quy định của Bộ Y tế. Nhiệm vụ quy hoạch đặt ra cho Bệnh viện đa khoa tỉnh không những chỉ đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh mà cả của khách du lịch và có thể cả nhân dân một số địa phương lân cận, góp phần giảm tải cho các bệnh viện Trung ương ở thành phố Hồ Chí Minh.

— Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Vũng Tàu với quy mô 350 giường bệnh dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

* Bệnh viện chuyên khoa— Thành lập Bệnh viện Lao và bệnh Phổi với quy mô 100 giường bệnh,

dự kiến bố trí ở khu vực ngoại vi thị xã Bà rịa, hoặc tại xã Châu pha (Tân Thành) hoặc xã Nghĩa Thành (Châu Đức); xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động trước năm 2015.

— Xây dựng mới Bệnh viện Tâm thần (đặt tại xã Bình Ba, huyện Châu Đức) với quy mô 100 giường bệnh vào năm 2010 và nâng lên quy mô 120 giường vào năm 2020.

— Đến năm 2010 Bệnh viện Mắt nâng quy mô từ 30 giường (Trung tâm Mắt hiện nay) lên quy mô 50 giường bệnh (đặt tại cơ sở hiện nay), sau năm 2010, xây dựng cơ sở mới tại Bà Rịa, để nâng lên 100 giường vào năm 2015 và lên 150 giường vào năm 2020.

— Xây dựng mới Bệnh viện Y học cổ truyền (đặt tại Bà Rịa) với quy mô 100 giường bệnh, hoàn thành năm 2010 và nâng lên 150 giường vào năm 2020.

108

Page 109: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Xây dựng mới Bệnh viện Phụ sản, dự kiến sử dụng lại cơ sở Bệnh viện đa khoa Bà Rịa hiện nay, được cải tạo, nâng cấp phù hợp với quy mô và yêu cầu của một bệnh viện chuyên khoa, với quy mô 200 giường bệnh vào năm 2015 và cơ bản ổn định số giường bệnh trong giai đoạn đến năm 2020.

— Xây dựng mới bệnh viện Nhi với quy mô 100 giường, dự kiến địa điểm đặt tại thị xã Bà Rịa gần với bệnh viện Phụ Sản để có sự phối hợp điều trị, hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020.

Bảng 34. Quy hoạch số giường bệnh tại các Bệnh viện công lập tuyến tỉnh Đơn vị: Giường bệnh

TT Đơn vị 2007 2010 2015 2020

1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 500 700 700

2 BV đa khoa khu vực Vũng Tàu 350 350 350 350

3 Bệnh viện Lao và bệnh Phổi 0 0 100 100

4 Bệnh viện Tâm thần 30 100 100 150

5 Bệnh viện mắt 30 50 100 150

6 Bệnh viện y học cổ truyền 100 100 150

7 Bệnh viện Phụ sản 0 200 200

8 Bệnh viện Nhi 0 0 100 100

Tổng cộng 910 1.100 1.750 1.900

109

Page 110: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

(c) Quy hoạch phát triển các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh

— Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 sẽ tập trung đầu tư củng cố các Trung tâm chuyên ngành đã thành lập gồm:

+ Xây dựng mới Trung tâm cấp cứu 115 với quy mô 20 giường bệnh, nâng lên 50 giường vào năm 2015 và ổn định đến năm 2020.

+ Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản: Hiện nay Trung tâm này có cơ sở tại Vũng Tàu nguyên là Trung tâm chăm sóc bà mẹ và trẻ em, trong giai đoạn tới cần đầu tư xây dựng cơ sở mới của Trung tâm tại Bà Rịa để đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn.

+ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ: Đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất cho Trung tâm (dự kiến đặt tại Bà Rịa) để đáp ứng yêu cầu hoạt động của một trung tâm đặc thù chuyên ngành y tế kết hợp với công tác báo chí, tuyên truyền để đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong nhân dân, phổ biến các kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

+ Trung tâm Kiểm nghiệm dược Phẩm và Mỹ phẩm: Đã thành lập, nhưng chưa có cơ sở vật chất. Trong giai đoạn 2011-2015 cần xây dựng mới Trung tâm này để đáp ứng yêu cầu hoạt động.

— Thành lập mới các Trung tâm chuyên ngành:

+ Trung tâm Nội tiết: Thành lập mới Trung tâm này (dự kiến năm 2015) để phục vụ cho việc tư vấn, khám và điều trị các bệnh không lây. Bệnh nhân chủ yếu điều trị ngoại trú hoặc giới thiệu đến các bệnh viện. Trung tâm Không có giường bệnh. Địa điểm sau năm 2015, khi Bệnh viện Mắt đã xây dựng xong và Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội hoàn thành nhiệm vụ, sẽ sử dụngchung cơ sở này với Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường;

+ Trung tâm Giám định (Y khoa, Pháp y, Pháp y tâm thần): Không có giường bệnh: Hiện nay mô hình hoạt động là Phòng Giám định y khoa, đặt tại thành phố Vũng Tàu. Khi thành lập Trung tâm sẽ xây dựng cơ sở mới, đặt gần bệnh viện đa khoa tỉnh ở Bà Rịa để kết hợp sử dụng được trang thiết bị y tế và huy động các bác sĩ, chuyên gia y tế của bệnh viện tham gia công tác giám định.

110

Page 111: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Đối với Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, đã được xây dựng và trang bị cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động. Trong giai đoạn tới sau khi thành lập các bệnh viện chuyên khoa: Mắt, tâm thần, lao và phổi đi vào hoạt động ổn định, sẽ chấm dứt chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm này phù hợp với quy định về cơ cấu tổ chức theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT/BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ. Cơ sở vật chất của Trung tâm hiện tại sẽ chuyển sang sử dụng cho mục tiêu khác (dự kiến bố trí Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ lao động và Môi trường và Trung tâm Nội tiết); về con người sẽ sắp xếp lại, điều chuyển sang các đơn vị trong ngành phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí công việc.

(d) Quy hoạch các cơ sở khám chữa bệnh của các bộ ngành:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của cả nước, trên địa bàn tỉnh không bố trí Bệnh viện và trung tâm y tế chuyên sâu thuộc Bộ Y tế.

Trong giai đoạn quy hoạch từ nay đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì các cơ sở y tế của các bộ ngành và tổ chức kinh tế hiện nay, gồm:

— Trung tâm y tế dầu khí: Quy mô 20 giường bệnh.

— Trung tâm Phục hồi chức năng của Bộ Xây dựng với quy mô 30 giường bệnh.

— Viện điều dưỡng Vũng Tàu của Bộ Công nghiệp, quy mô 25 giường.

— Nhà điều dưỡng công ty Điện lực: 30 giường

— Nhà điều dưỡng công ty Hóa chất: 50 giường

Tổng số giường bệnh của các cơ sở y tế của các bộ ngành và tổ chức kinh tế là 155 giường, Trong giai đoạn tới các cơ sở y tế nói trên về cơ bản giữ nguyên quy mô, mục tiêu chủ yếu phục vụ nghỉ ngơi, điều dưỡng cho cán bộ CNV trong nội bộ các ngành.

111

Page 112: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 vẫn huy động các cơ sở nói trên vào danh mục cơ sở khám, chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Sang giai đoạn năm 2015 - 2020, các cơ sở y tế của các bộ ngành và tổ chức kinh tế sẽ chỉ phục vụ nghỉ ngơi, điều dưỡng cho cán bộ CNV trong nội bộ các ngành, không huy động vào hoạt động khám và điều trị bệnh của nhân dân trên địa bàn, ngoại trừ các trường hợp cấp cứu tại chỗ. Trường hợp các cơ quan chủ quản của các cơ sở y tế này có nhu cầu chuyển đổi chức năng nhiệm vụ, sẽ xem xét cho phép chuyển đổi sang mục tiêu thích hợp.

Bảng 35. Tổng hợp số giường tại các cơ sở y tế thuộc bộ, ngành và tổ chức khác trên địa bàn

Đơn vị: Giường bệnh

TT Đơn vị 2007 2010 2015 2020

1 Trung tâm y tế dầu khí 20 20 0 0

2 Trung tâm Phục hồi chức năng của Bộ Xây dựng

30 30 0 0

3 Viện điều dưỡng Vũng Tàu của Bộ Công nghiệp

25 25 0 0

4 Nhà điều dưỡng công ty Điện lực 30 30 0 0

5 Nhà điều dưỡng công ty Hóa chất 50 50 0 0

Cộng 155 155 0 0

112

Page 113: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

(d) Quy hoạch phát triển cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu đặt ra đến năm 2010 số giường bệnh tư nhân chiếm 10% tổng số giường bệnh và chỉ tiêu này đến năm 2020 tăng lên 20%; đối với các tỉnh có đô thị hạng II trở lên có ít nhất 5 giường bệnh tư nhân trên 10.000 dân vào năm 2010 và 10 giường bệnh tư nhân trên 10.000 dân vào năm 2020.

Trong Đề án xã hội hóa hoạt động y tế 2007-2010, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ có 2 giường bệnh tư/10.000 dân, tức là có khoảng 200 giường bệnh tư.

Trong phương án quy hoạch này, đề xuất mục tiêu đến năm 2010 sẽ phát triển khoảng 300 giường bệnh tư (3 giường/10.000 dân) và đến năm 2015 sẽ tăng lên 600 giường (5,4 giường/10.000 dân), đến năm 2020 đạt khoảng 1200 giường (10 giường/10.000 dân). Đến 2010 khu vực tư nhân có thể đáp ứng khoảng 12% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh, đến năm 2015 tăng lên 20% và đến 2020, tỷ lệ này dự kiến là trên 30%.

Các bệnh viện tư dự kiến phát triển gồm:

— Bệnh viện Quốc tế IMI, đặt tại Vũng Tàu: Giai đoạn 1 đạt 200 giường vào năm 2010 và nâng lên 300 gường giai đoạn 2011- 2015 (đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư) và 500 giường vào năm 2020.

— Bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Nam-Thụy Điển (đã thỏa thận địa điểm đầu tư tại phường 11, TP Vũng Tàu): Giai đoạn 1 đạt 100 giường vào năm 2010 và nâng lên 200 gường vào năm 2015 và tiếp tục nâng lên 400 giường sau năm 2015 đến 2020.

— Bệnh viện Đa khoa Nhân Đức, trước đây chủ đầu tư dự kiến xây dựng bệnh viện chuyên khoa Phụ sản và nhi, sau đó xin chuyển đổi sang mô hình bệnh viện đa khoa (đã thỏa thuận địa điểm đầu tư tại phường 11, TP Vũng Tàu): Đây là bệnh viện đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân trong nước, quy mô dự kiến 200 giường tuy nhiên khả năng chỉ có thể triển khai sau năm 2015.

— Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng với quy mô 100 giường bệnh. Bệnh viện này đặt tại Bệnh viện đa khoa Lê Lợi hiện nay (sau khi xây dựng mới Bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu), sẽ kêu gọi tư nhân bỏ vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp phù hợp với quy mô và yêu cầu của một bệnh viện chuyên khoa Điều dưỡng và phục hồi chức năng. Thời gian đầu tư trong giai đoạn 2011-2015.

113

Page 114: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Ngoài các bệnh viện tư nhân, trong giai đoạn từ nay đến 2020 dự kiến phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân sau theo phương thức XHH:

+ Trung tâm điều dưỡng du lịch Vũng Tàu (hiện đang hoạt động), chủ yếu thực hiện khám bệnh và điều dưỡng, phục hồi chức năng;

+ Trung tâm chẩn đoán y khoa Vũng Tàu;

+ Trung tâm chẩn đoán y khoa Bà Rịa.

Bảng 36. Quy hoạch số giường tại các Bệnh viện tư nhânĐơn vị: Giường bệnh

TT Đơn vị 2007 2010 2015 2020

1 Bệnh viện Quốc tế IMI 0 200 300 500

2 Bệnh viện Quốc tế VN-Thụy điển 0 100 200 400

3 Bệnh viện đa khoa Nhân Đức 0 0 0 200

4 Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng

0 0 100 100

5 Trung tâm chẩn đoán y khoa Vũng Tàu

0 0 0 0

6 Trung tâm chẩn đoán y khoa Bà Rịa

0 0 0 0

Tổng cộng 0 300 600 1.200

114

Page 115: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

(Tên Bệnh viện chỉ là dự kiến trên cơ sở đề xuất hiện nay của chủ đầu tư, tên chính thức sẽ cập nhập theo dự án đầu tư và chủ đầu tư; Hai TT chẩn đoán y khoa không có giường bệnh, chỉ thực hiện chức năng chẩn đoán, khám bệnh)(e) Quy hoạch hệ thống vận chuyển cấp cứu:

Mục tiêu quy hoạchTừng bước đáp ứng mọi yêu cầu vận chuyển cấp cứu của người dân trên

địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, và khách du lịch; cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng, kịp thời, chính xác, giảm nguy cơ tử vong và biến chứng nặng cho bệnh nhân, nạn nhân.

— Xây dựng mới một Trung tâm cấp cứu 115 của tỉnh trực thuộc Sở Y tế, củng cố mạng lưới cấp cứu tại các bệnh viện ở tất cả các tuyến về các mặt:

+ Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho một số khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện.

+ Tăng cường phương tiện vận chuyển và thiết bị vận chuyển, cấp cứu.

+ Hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy liên quan đến cấp cứu, vận chuyển cấp cứu.

+ Bổ sung nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

— Phát triển mạng lưới vận chuyển cấp cứu vệ tinh được bố trí trên các địa điểm thích hợp, đảm bảo thời gian vận chuyển cấp cứu sau 5 phút xe có thể khởi hành được ngay và có mặt ở nơi bệnh nhân, nạn nhân cấp cứu không lâu quá 30 phút kể từ khi nhận được thông tin gọi đến.

— Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chuyên môn có trình độ cao về cấp cứu và vận chuyển cấp cứu tại cộng đồng và cấp cứu trên xe khi vận chuyển.

— Chuẩn bị sẵn sàng phương án và nguồn lực để đáp ứng các tình huống cần cấp cứu – vận chuyển cấp cứu hàng loạt nạn nhân trên địa bàn khi cần thiết.

Nội dung quy hoạchTrước mắt nhiệm vụ cấp cứu vẫn do một số Bệnh viện đa khoa đảm

nhiệm như: Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa, Bệnh viện Lê Lợi cùng với mạng lưới các Bệnh viện huyện đảm nhiệm chức năng này.

Đến năm 2010 hình thành một trung tâm vận chuyển cấp cứu. Phát triển mạng lưới vận chuyển cấp cứu vệ tinh (cơ sở là các phòng khám Đa khoa khu vực) trong phạm vi toàn tỉnh để hỗ trợ vận chuyển và cấp cứu, đặc biệt trong các trường hợp cần cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai, thảm hoạ xảy ra tại các cụm xã, phường, thị trấn, chú ý vùng sâu, vùng xa, những nơi người dân đi lại khó khăn, các khu công nghiệp và du lịch.

Dự kiến các hạng mục chính cần được đầu tư như sau:

115

Page 116: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Xây dựng mới một trung tâm vận chuyển cấp cứu. — Đầu tư hệ thống xe cấp cứu trang thiết bị cần thiết với các đội cấp

cứu lưu động phục vụ cho tất cả các địa phương cần thiết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

— Tối thiểu có 3 xe cấp cứu chuyên dụng với đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu hoặc có thể làm các tiểu phẫu tại chỗ.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng cho Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 của tỉnh với quy mô 20 giường bệnh; Ngoài ra còn cần đầu tư đủ trang thiết bị cho hệ thống vận chuyển cấp cứu này như xe để vận chuyển cấp cứu, các phương tiện cấp cứu, đào tạo nhân lực,...

+ Phát triển một số trạm vận chuyển cấp cứu vệ tinh tại các khu vực xa trung tâm y tế tại các Phòng khám đa khoa khu vực.

+ Xây dựng hệ thống thông tin điều hành cấp cứu và vận chuyển cấp cứu cho toàn tỉnh.

Ngoài ra còn củng cố nâng cấp các khoa phòng hồi sức cấp cứu (HSCC) ở các bệnh viện, PKĐKKV của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống vận chuyển cấp cứu

— Nhà nước, các nhà máy, xí nghiệp đều phải tham gia đầu tư cho quy hoạch phát triển hệ thống vận chuyển cấp cứu của tỉnh.

— Phát triển mạng lưới tình nguyện viên cấp cứu tại cộng đồng (như các Hội viên Hội Chữ thập đỏ), đặc biệt ở những nơi có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

— Phát huy tiềm lực sẵn có về con người và phương tiện của các khoa hồi sức cấp cứu của các Bệnh viện, các Phòng khám đa khoa khu vực hiện nay.

— Xây mới Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115, từng bước thực hiện chuyên môn hoá và hiện đại hoá trang thiết bị cấp cứu – vận chuyển cấp cứu; đào tạo nhân lực cho mạng lưới vận chuyển cấp cứu này.4.3.3 Tổng hợp quy hoạch phát triển giường bệnh toàn mạng lưới khám,

chữa bệnh Bảng 37. Tổng hợp Quy hoạch phát triển giường bệnh trên toàn địa bàn

ĐV: Giường bệnhTT Đơn vị 2007 2010 2015 2020I Bệnh viện huyện 280 460 540 620

1 TP Vũng Tàu        

116

Page 117: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

TT Đơn vị 2007 2010 2015 2020

117

Page 118: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

TT Đơn vị 2007 2010 2015 20202 Thị xã Bà Rịa        

3 Huyện Châu Đức 50 100 120 120

4 Huyện Tân Thành 50 80 120 150

5 Huyện Long Điền 50 80 100 100

6 Huyện Đất Đỏ 0 50 50 50

7 Huyện Xuyên Mộc 100 100 100 150

8 Huyện Côn Đảo 30 50 50 50

II Bệnh viện công lập tuyến tỉnh 910 1120 1800 1900

1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 500 700 700

2 Bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu

350 350 350 350

3 Bệnh viện Lao và bệnh Phổi 0 0 100 100

4 Bệnh viện Tâm thần 30 100 100 150

5 Bệnh viện mắt 30 50 100 150

6 Bệnh viện y học cổ truyền   100 100 150

7 Bệnh viện Phụ sản   0 200 200

8 Bệnh viện Nhi 0 0 100 100

9 Trung tâm cấp cứu 115   20 50 50

III Bệnh viện tư nhân 0 300 600 1.200

1 Bệnh viện Quốc tế IMI 0 200 300 500

2 Bệnh viện Quốc tế VN-Thụy điển

0 100 200 400

3 Bệnh viện phụ sản và nhi 0 0 0 200

4 Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng

0 0 100 100

5 Trung tâm chẩn đoán y khoa Vũng Tàu

0 0 0 0

6 Trung tâm chẩn đoán y khoa Bà Rịa

0 0 0 0

IV Cơ sở y tế của các ngành và tổ 155 155 0 0

118

Page 119: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

TT Đơn vị 2007 2010 2015 2020chức khác

1 Trung tâm y tế dầu khí 20 20

2 Trung tâm Phục hồi chức năng của Bộ Xây dựng

30 30

3 Viện điều dưỡng Vũng Tàu của Bộ Công nghiệp

25 25

4 Nhà ĐD công ty Điện lực 30 30

5 Nhà ĐD công ty Hóa chất 50 50

Tổng cộng giường bệnh 1.345 2.035 2.940 3.720

Dự báo dân số (10.000 người) 97,4 102,6 109,8 118,1

Số giường bệnh/10.000 dân 13,78 19,8 26,7 31,4

119

Page 120: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Với phương án quy hoạch trên, đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 21 cơ sở khám, chữa bệnh có giường lưu bệnh (không kể các trạm y tế xã, phường và phòng khám đa khoa khu vực), tổng số giường bệnh là 2.035, bình quân 10.000 người dân có 19,8 giường bệnh (bình quân chung của cả nước dự kiến 20,5); đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 22 cơ sở khám, chữa bệnh, tổng số giường bệnh là 2.940, bình quân 10.000 người dân có 26,7 giường bệnh; đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 23 cơ sở khám, chữa bệnh, tổng số giường bệnh là 3.720, bình quân 10.000 người dân có 31,4 giường bệnh (Ghi chú: từ năm 2015 các cơ sở y tế ngành và của tổ chức y tế tương tự như các trạm y tế xã, phường không tính số giường bệnh vào chỉ tiêu giường bệnh của tỉnh). 4.4 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DƯỢC

4.4.1 Mục tiêuMục tiêu nhiệm vụ chungXây dựng và phát triển ngành Dược tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng

chuyên môn hoá và hiện đại hoá nhằm:— Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến

người dân với giá cả phù hợp.— Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả trong các cơ sở khám

chữa bệnh và trong cộng đồng. Mục tiêu cụ thể1) Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về dược trên địa bàn

tỉnh và nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về dược trong mọi mặt.2) Đảm bảo giám sát thường xuyên chất lượng thuốc và mỹ phẩm lưu

thông trên địa bàn tỉnh.3) Mở rộng và nâng cao chất lượng của mạng lưới cung ứng thuốc, đặc

biệt chú ý đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận và cung ứng thuốc.

4) Tăng cường vai trò và hiệu quả của công tác dược bệnh viện.5) Nâng cao năng lực sản xuất thuốc của công nghiệp dược địa phương,

khai thác và phát triển có hiệu quả nguồn dược liệu tại chỗ.6) Phát triển đội ngũ cán bộ dược cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu

hợp lý để đáp ứng các nhu cầu ngày một cao hơn về chuyên môn và quản lý dược tại tất cả các tuyến trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.4.4.2. Nội dung quy hoạch

Công tác quản lý dược

120

Page 121: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Hoàn thiện bộ máy quản lý dược tại tất cả các tuyến: tỉnh, huyện và xã. Có đủ cán bộ chuyên trách quản lý hành nghề dược tư nhân, thanh tra dược tại tuyến tỉnh vào năm 2010. 30% số Phòng y tế huyện có dược sĩ đại học vào năm 2010, 70% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

— Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ cán bộ quản lý về dược tại cả 3 tuyến được đào tạo kiến thức và kỹ năng quản lý là 50% vào năm 2010, 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

— Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về dược trên các mặt sau đây:+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành dược địa phương.

Có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của quy hoạch (2006-2010, 2011-2015 và 2016-2020). Xây dựng kế hoạch hàng năm cho các tuyến huyện và xã căn cứ từ nhu cầu thực tế của từng địa phương và định hướng phát triển chung về lĩnh vực dược của tỉnh.

+ Chỉ đạo việc triển khai các chính sách về lĩnh vực dược, luật dược, các văn bản pháp quy, các quy chế chuyên môn về dược.

+ Đảm bảo chất lượng thuốc, chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc hết hạn dùng. Cùng với sự hội nhập quốc tế trong các năm tới, các nguồn thuốc và mỹ phẩm nhập vào nước ta càng nhiều, không loại trừ có loại kém chất lượng, nhập lậu, nguồn gốc không rõ ràng. Vì vậy phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn thuốc mua vào, đặc biệt ở tuyến xã, khu vực tư nhân,... để ngăn chặn hoàn toàn sự lưu thông của thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc quá hạn sử dụng.

+ Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Chống tình trạng lạm dụng thuốc (thuốc đắt tiền, kháng sinh, vitamin, corticoid, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần) tại các cơ sở khám chữa bệnh và trong nhân dân. Duy trì và nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng, đặc biệt chú ý đến các vùng sâu, vùng xa.

+ Giám sát chất lượng mạng lưới kinh doanh thuốc. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các văn bản pháp quy trong công tác quản lý dược.

+ Quản lý giá thuốc, tránh lạm dụng thông tin, quảng cáo về thuốc: đảm bảo bán thuốc theo giá quy định; việc thông tin và quảng cáo về thuốc phải tuân theo các quy định chung của nhà nước, ngành và địa phương.

+ Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với các đối tượng ưu tiên.

— Một số chỉ số về quản lý Nhà nước lĩnh vực dược:

121

Page 122: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

+ Đến năm 2010 và các giai đoạn sau đó phổ biến Luật dược đến 100% cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm cả dược tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Tỷ lệ các cơ sở dược tư nhân vi phạm các quy chế hành nghề giảm (so với hiện tại): 50% vào năm 2010, 80% năm 2015, 90% năm 2020.

— Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dược: đến năm 2010 tại 70% các cơ sở khám chữa bệnh, SXKD dược phẩm thuộc tuyến tỉnh và tuyến huyện, tỷ lệ tương ứng vào năm 2015 và 2020 là 90% và 100%. Đối với Trạm y tế xã, phường, thị trấn: 50% năm 2015, 100% năm 2020.

— Quản lý chất lượng thuốc:+ Từng bước thực hiện các tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP, GPP và GDP

nhằm đảm bảo chất lượng thuốc trong tất cả các khâu: sản xuất, lưu thông, bảo quản, sử dụng.

+ Các đơn vị kinh doanh thuốc phải phấn đấu đạt tiêu chuẩn "thực hành bảo quản tốt" (GSP) với tỷ lệ 50% năm 2010, 75% năm 2015 và 90% năm 2020 tại các tuyến tỉnh và huyện.

+ Tăng cường đầu tư cho công tác kiểm tra chất lượng thuốc và mỹ phẩm nhằm kiểm soát được nhiều loại thuốc, bao gồm cả thuốc đa thành phần, thuốc thành phẩm y học cổ truyền và mỹ phẩm lưu thông trên địa bàn tỉnh.

+ Nâng cao năng lực của Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm đạt tiêu chuẩn "thực hành kiểm nghiệm tốt" (GLP) vào năm 2015.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại khu vực nông thôn và các cơ sở hành nghề tư nhân.

Cung ứng và sản xuất thuốc— Đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân

trong mọi tình huống.+ Mở rộng và củng cố mạng lưới cung ứng thuốc hiện có, chú ý phát

triển ở khu vực nông thôn. Đảm bảo công bằng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ cung ứng thuốc cho mọi người dân. Nâng cao chất lượng của tủ thuốc, quầy thuốc đặt tại Trạm y tế cấp xã nhằm cung ứng đầy đủ và kịp thời cho nhân dân. Khuyến khích mở thêm các quầy bán thuốc tại các cụm dân cư cách xa Trạm y tế tại những xã vùng xa để đảm bảo mọi người dân, đặc biệt người nghèo có khả năng tiếp cận được với nguồn cung ứng khi có nhu cầu.

+ Nâng cao chất lượng của mạng lưới cung ứng thuốc. Áp dụng tiêu chuẩn "Thực hành tốt phân phối thuốc tốt" (GDP) cho các cơ sở bán buôn và "Thực hành tốt nhà thuốc" (GPP) cho các cơ sở bán lẻ thuốc trong toàn tỉnh. Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn GDP: 100% năm 2010. Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP: đối với 30% năm 2010, 100% năm 2015.

— Công tác dược bệnh viện:

122

Page 123: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

+ Chuẩn hoá các khoa dược bệnh viện về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế theo các tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, đặc biệt các khoa dược bệnh viện huyện. Tỷ lệ các khoa dược trong toàn tỉnh đạt chuẩn: 60% năm 2010, 80% năm 2015, 100% năm 2020. Đảm bảo các khoa dược có cán bộ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng: 50% số khoa dược của Bệnh viện có dược sĩ đại học vào năm 2010, các tỷ lệ tương ứng vào năm 2015 và 2020 là 75% và 100%.

+ Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là ở tuyến huyện.

+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin chính xác về thuốc cho cán bộ y tế và người sử dụng. Đến năm 2010 có 30% số cơ sở khám chữa bệnh thực hành tốt hoạt động tư vấn dược lâm sàng, tỷ lệ này tăng lên 70% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

+ Giám sát tình hình kháng sinh trong bệnh viện, các phản ứng bất lợi của thuốc,... nhằm sử dụng thuốc có hiệu quả, nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.

+ Từng bước ứng dụng tin học trong các hoạt động quản lý sử dụng thuốc, cung cấp thông tin, tư vấn, duyệt đơn thuốc, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc,...

— Sản xuất thuốc:+ Bổ sung năng lực sản xuất thuốc cho công ty cổ phần dược – mỹ

phẩm và thương mại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xây dựng chiến lược mặt hàng phù hợp với nhu cầu về thuốc của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận trong các giai đoạn của quy hoạch. Nghiên cứu để sản xuất các mặt hàng dược của địa phương.

+ Xây dựng một xí nghiệp dược phẩm có quy mô trung bình, được trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn "thực hành sản xuất tốt" (GMP). Dự kiến hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng vào năm 2015, đi vào sản xuất năm 2015. Xí nghiệp có khả năng sản xuất cả tân dược và các sản phẩm thuốc đông dược.

+ Nâng cấp trang thiết bị và đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất thuốc khác trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2015 tất cả các cơ sở sản xuất thuốc trong tỉnh đạt các tiêu chuẩn GMP, GLP và GSP.

— Thuốc đông dược:Cần có kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn dược liệu tại chỗ.

123

Page 124: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

+ Đến năm 2012: hoàn thành việc điều tra đánh giá trữ lượng các loài cây, con làm thuốc trong toàn tỉnh để xác định chính xác tiềm năng và những thế mạnh có thể khai thác. Khoanh vùng phát triển các loại cây, con làm thuốc phù hợp với điều kiện thiên nhiên của tỉnh.

+ Nghiên cứu, sản xuất thử một số sản phẩm thuốc đông dược từ nguồn dược liệu địa phương.

+ Tiêu chuẩn hoá kỹ thuật bào chế, chế biến và sử dụng thuốc cổ truyền.

+ Từ năm 2010, 100% Trạm y tế xã có vườn thuốc nam đạt chuẩn quốc gia.

+ Khuyến khích nhân dân trồng cây thuốc và sử dụng thuốc nam.

Phát triển nhân lực dượcPhát triển nhân lực dược của Bà Rịa - Vũng Tàu đòi hỏi sự tăng cường

mạnh cả về số lượng và chất lượng tại tất cả các tuyến, từ tỉnh đến huyện, xã (ngoài việc nhân lực dược phục vụ trực tiếp còn cần có đủ nhân lực cho công tác quản lý dược tư nhân tại tuyến huyện và tuyến xã).

— Nâng cao tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân từ 0,15 năm 2007 lên 0,5 vào năm 2010; 1 vào năm 2015 và 2 vào năm 2020. Để đạt được các tỷ lệ này (căn cứ vào số dân tăng lên trong các năm), tỉnh cần có số dược sĩ đại học vào các năm 2010, 2015, 2020 tương ứng là 51 người, 110 người và 240 người.

— Đảm bảo đủ cán bộ dược cho các đơn vị còn thiếu so với nhu cầu công tác, trước hết là thanh tra, dược bệnh viện, các đơn vị ở tuyến huyện (bệnh viện, nhà thuốc, phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng). Đến năm 2010, trung bình mỗi huyện có 1 dược sĩ đại học, số dược sĩ đại học ở tuyến huyện là 8 (năm 2007 mới có 3), vào năm 2015 trung bình mỗi huyện có 1,5 dược sĩ đại học, số dược sĩ đại học ở tuyến huyện là 12, đến năm 2020 trung bình mỗi huyện có 2 dược sĩ đại học, số dược sĩ đại học ở tuyến huyện là 16.

— Tăng cường đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho cán bộ dược. Đến năm 2010 toàn bộ (100%) cán bộ quản lý dược của các Trạm y tế xã tối thiểu phải có bằng dược tá.

Quan tâm đào tạo và cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực: quản lý, dược lâm sàng, thực hành dược (GMP, GDP, GSP, GLP, GPP) cho cán bộ quản lý và chuyên môn ở tất cả các tuyến.4.4.3 Các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển dược (a) Tổ chức và quản lý

— Tăng cường nhân lực cho phòng quản lý dược của Sở Y tế.

124

Page 125: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Xây dựng hệ thống cán bộ chuyên trách quản lý dược, đặc biệt ở tuyến huyện, đảm bảo mỗi phòng y tế huyện có ít nhất một dược sĩ.

— Phòng quản lý dược của Sở Y tế và các phòng y tế huyện có kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trong tỉnh, giám sát việc thực hiện các văn bản pháp quy, các quy định về quản lý và chuyên môn liên quan đến thuốc.

— Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (mua sắm trang thiết bị, chuẩn bị nhân lực,...) vào công tác quản lý dược.

— Thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở khám chữa bệnh và qua các phương tiện truyền thông đại chúng. (b) Chính sách

Tiếp tục triển khai các chính sách liên quan dược như chính sách quốc gia về thuốc, chính sách đối với các đối tượng ưu tiên như người nghèo, nhân dân thuộc các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa; trẻ em dưới 6 tuổi. (c) Phát triển nguồn nhân lực ngành dược

— Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực dược phù hợp với từng đơn vị quản lý hoặc chuyên môn.

— Liên kết với các cơ sở đào tạo lớn, có nhiều kinh nghiệm trong nước như Đại học Y Dược để đào tạo liên tục, đào tạo chuyên khoa sâu sau đại học,... Tận dụng các cơ hội cử cán bộ đi học tập tại các nước có nền khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại thông qua các học bổng, các chương trình y tế,...

— Triển khai kế hoạch đào tạo dược sĩ trung học tại trường Trung học y tế tỉnh. 4.5 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

4.5.1 Mục tiêu— Đảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế của Bà Rịa - Vũng

Tàu theo các tiêu chuẩn chuẩn hoá trang thiết bị y tế của Bộ Y tế, đặc biệt chú trọng đầu tư cho tuyến cơ sở (huyện, xã).

— Nâng cấp và từng bước hiện đại hoá trang thiết bị y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất,... để góp phần xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong những tỉnh có ngành y tế phát triển mạnh.

— Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng,... nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của trang thiết bị y tế.

— Xây dựng đội ngũ cán bộ trang thiết bị y tế có đủ năng lực quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị y tế.4.5.2 Nội dung quy hoạch

125

Page 126: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Đảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế. + Các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị y tế theo danh mục tiêu chuẩn hoá

hiện hành của Bộ Y tế.+ Đến năm 2010 tỷ lệ số cơ sở khám chữa bệnh được trang bị đủ số

lượng trang thiết bị tốt theo tiêu chuẩn chuẩn hoá của Bộ Y tế là: 75% ở tuyến tỉnh, 60% ở tuyến huyện và 40% các Trạm y tế xã. Đến năm 2015 tỷ lệ trên là 100% ở tuyến tỉnh, 85% ở tuyến huyện, 70% ở tuyến xã. Các tỷ lệ tương ứng vào năm 2020 toàn bộ đạt 100%.

— Nâng cấp và từng bước hiện đại hoá trang thiết bị y tế theo phân tuyến kỹ thuật.

Đến năm 2010 các bệnh viện tuyến tỉnh có đủ trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán và điều trị một số bệnh hiểm nghèo.

Nâng cấp, đổi mới trang thiết bị y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, xã.

— Tăng cường công tác quản lý.+ Có kế hoạch mua sắm, lựa chọn trang thiết bị y tế phù hợp với khả

năng tài chính và chuyên môn của các cơ sở. Không đầu tư tràn lan, gây lãng phí. Tư vấn, hỗ trợ các đơn vị y tế trong tỉnh thực hiện kế hoạch về trang thiết bị y tế.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong trong quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế: xây dựng mạng lưới thông tin về trang thiết bị y tế giữa các cơ sở trong tỉnh và nối mạng với các trung tâm lớn trong cả nước, hoàn thành vào năm 2010.

+ Giám sát thực hiện các quy chế sử dụng và bảo quản trang thiết bị. — Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý và chuyên môn bao

gồm cán bộ quản lý (thanh tra, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế,...), chuyên gia lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, công nhân lành nghề sửa chữa trang thiết bị y tế,... Mỗi đơn vị có tối thiểu 01 kỹ thuật viên bảo trì y cụ. Đội ngũ này có thể hoạt động từ năm 2010, hoàn thiện vào năm 2015.

— Huy động các nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị y tế gồm: kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh, viện trợ quốc tế cho các chương trình y tế, tìm nguồn từ các đối tác trong và ngoài nước...; Liên doanh, liên kết với các tổ chức, các địa phương trong và ngoài tỉnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn. Áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư (thí dụ như: miễn, giảm thuế, tạo mặt bằng trong những giai đoạn khởi đầu, một số ưu đãi trong các hoạt động đầu tư trang thiết bị y tế).

4.6 PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Y TẾ

126

Page 127: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

4.6.1 Mục tiêuPhát triển khoa học công nghệ y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

để đảm bảo được khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến của y học thế giới, góp phần nâng cao chất lượng phòng bệnh, khám chữa bệnh và đảm bảo nhu cầu thuốc cho nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và một số vùng lân cận.4.6.2 Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phát triển khoa học và công nghệ ngành y tế

1) Nghiên cứu khoa học:Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và cấp Bộ liên quan

đến lĩnh vực y tế, tập trung vào các vấn đề: dịch tễ, lâm sàng, điều trị, dược, đông y.

2) Ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trong quản lý ngành— Hiện nay tại các bệnh viện tuyến tỉnh có mạng Intranet LAN - WAN

– MAN.— Hiện nay các bệnh viện và Trung tâm y tế huyện cũng đã có lắp đặt

mạng LAN, nhưng hoạt động chưa ổn định.— Trong giai đoạn từ nay đến 2010, cần phát huy việc sử dụng công

nghệ thông tin tại các cơ sở y tế để ứng dụng vào quản lý bệnh nhân khám bệnh, điều trị nội ngoại trú, quản lý tài chính, vật tư tiêu hao. Duy trì và nâng cao hiệu quả của các mạng này trong các năm tiếp theo.

— Đến năm 2015, toàn bộ các huyện, thị, thành phố có website quản lý hoạt động của các trung tâm y tế, Phòng Y tế, bệnh viện; nối mạng với các trạm y tế xã, phường, thị trấn và Sở Y tế. Tại Sở Y tế nối mạng toàn ngành phục vụ việc quản lý, giám sát đào tạo từ xa,...

3) Phát triển Y học cổ truyền

Từ 2010 và các giai đoạn tiếp theo:

— Áp dụng nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

— Sử dụng thuốc nam, các bài thuốc dân gian trong điều trị một số bệnh

— Các kỹ thuật và công nghệ chế biến dược liệu thành thuốc.

— Nghiên cứu hiện đại hoá Y học cổ truyền trước hết là dạng bào chế.

— Đào tạo về Y học cổ truyền cho cán bộ y tế tuyến xã, huyện.

4) Y học lâm sàng

Đầu tư đồng bộ, hiện đại ngay từ đầu cho một số cơ sở y tế cấp tỉnh để kết hợp giữa điều trị và đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ y tế ngay tại tỉnh.

127

Page 128: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Đến năm 2010:

— Đầu tư ưu tiên cho chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật số.

— Hiện đại hoá labo sinh hoá huyết học truyền máu

Công nghệ y học lâm sàng:

Giai đoạn từ 2010 đến 2015:

Ưu tiên phát triển công nghệ kỹ thuật số trong chẩn đoán hình ảnh phục vụ chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học như:

— X-quang có tăng sáng truyền hình.

— X-quang cắt lớp vi tính với kỹ thuật quét xoắn ốc (đã đầu tư cho Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Lê Lợi).

— Thực hiện đặt máy phá rung, máy tạo nhịp vĩnh viễn, đặt máy tạo nhịp tạm thời ngoài cơ thể - trong cấp cứu (đang thực hiện thí điểm tại Bệnh viện Lê Lợi).

— Cộng hưởng từ (MRI)

— Kỹ thuật và công nghệ labo: Tự động hoá và điều khiển tự động các labo sinh hoá, huyết học; Labo chẩn đoán di truyền học phân tử và tế bào, Markers ung thư mầm tế bào. Chẩn đoán trước sinh, chu sinh. sàng lọc sau sinh từ máu và phân, nước tiểu sơ sinh,...

— Lọc máu nhân tạo, lọc huyết tương.

— Phát triển các kỹ thuật hiện đại trong điều trị các bệnh về mắt như: Kỹ thuật phaco lạnh, kỹ thuật laser nhãn khoa, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhãn khoa.

Từ 2016 đến 2020:

Phối kết hợp với các Bệnh viện đầu ngành ở thành phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học Y cả trong nước và quốc tế, phát triển và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới như:

— Công nghệ tự động hoá và gia tốc tuyến tính (máy gia tốc thẳng) trong xạ trị và điều trị ung thư.

— Chụp mạch, chụp mạch xoá nền, nong, nối mạch vành. Siêu âm tim, siêu âm trong lòng mạch, oxy cao áp cho điều trị bệnh tim mạch.

— Mổ tim kín, mổ tim hở, thay van tim.

5) Y học dự phòng

Đến năm 2010 labo trung tâm về Y học dự phòng tỉnh có khả năng:

128

Page 129: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Giám sát môi trường sinh thái, môi trường lao động, mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở y tế đối với dân cư xung quanh.

— Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát để đến 2020 có khả năng khống chế và kiểm soát được các bệnh lây nhiễm.

6) Đối với lĩnh vực Dược

— Bào chế đông dược theo Y học cổ truyền. Tách chiết, tinh chế.

— Hiện đại hoá dạng bào chế thuốc y học cổ truyền.

— Công nghệ vi nang, nang mềm.

— Đến năm 2015, quy hoạch được vùng trồng cây thuốc có giá trị kinh tế cao để làm thuốc và xuất khẩu (phối hợp với Viện Dược liệu Bộ Y tế, các Công ty Dược liệu TW nghiên cứu triển khai).

— Từ năm 2016 đến 2020 tập trung phát triển công nghệ sau thu hoạch: chế biến dược liệu thành thuốc phục vụ chữa bệnh bằng Y học cổ truyền cho nhân dân và xuất khẩu ra nước ngoài

7) Trang thiết bị, dụng cụ y tế

— Đến năm 2010 có khả năng tự duy tu, bảo dưỡng được hầu hết các trang thiết bị y tế thông thường và thiết bị có trình độ công nghệ cao, tiên tiến đã được trang bị cho ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

— Từ năm 2015 trở đi thực hiện liên kết, liên doanh lắp ráp một số loại thiết bị y tế phổ cập và chuyên sâu để tự trang bị. Công nghệ kiểm chuẩn (tự kiểm định) thiết bị y tế. Đối với lĩnh vực kiểm tra chất lượng thuốc và mỹ phẩm: sử dụng công nghệ sinh học, các kỹ thuật phân tích bằng phương pháp hoá học, hoá lý, vật lý ở trình độ cao để kiểm nghiệm chất lượng thuốc: công nghệ phân tích tự động quang phổ, sắc kỹ và điện hoá.

4.6.3 Các giải pháp cho phát triển khoa học và công nghệ y tế (a) Giải pháp về tổ chức

— Thành lập Bộ phận chỉ đạo việc phát triển khoa học công nghệ y tế tại Sở Y tế theo định hướng chung phát triển khoa học công nghệ của ngành y tế Việt Nam, Vùng Đông Nam bộ và các đặc thù riêng của tỉnh.

— Xây dựng và sắp xếp các cơ sở y tế có kỹ thuật cao, các trung tâm chuyên khoa sâu, các labo một cách hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực (trang thiết bị, nhân lực,...).

129

Page 130: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Kế hoạch phát triển khoa học công nghệ của từng lĩnh vực cần cụ thể và đồng bộ, việc chuẩn bị nhân lực phải đi trước một bước để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ.

— Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và các lĩnh vực chuyên môn. (b) Giải pháp về tài chính

— Nguồn từ ngân sách nhà nước chủ yếu để xây dựng hạ tầng cơ sở cho các đơn vị chuyên khoa sâu, labo kỹ thuật cao.

— Vốn vay, các nguồn viện trợ từ các chương trình, dự án y tế tập trung cho việc chuyển giao công nghệ, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ, mua sắm trang thiết bị hiện đại.

— Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết... đầu tư vào lĩnh vực y tế, đặc biệt là phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, chất lượng cao.

— Thực hiện cổ phần hoá các bệnh viện nhằm thu hút vốn đầu tư cho trang thiết bị và công nghệ, kỹ thuật cao. (c) Giải pháp về nhân lực

— Có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên khoa sâu. Phối hợp với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu lớn trong nước (như Đại học Y, Đại học dược, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các bệnh viện Trung ương,...) để đào tạo chuyên gia kỹ thuật cao cho các chuyên khoa sâu.

— Chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật có khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị y tế hiện đại, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị thông thường.

— Có chính sách, cơ chế linh hoạt nhằm thu hút chuyên gia, cán bộ kỹ thuật giỏi đến làm việc tại tỉnh.(d) Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế.

Mở rộng quan hệ với các cơ sở y tế trong nước: trao đổi kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu, tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của các chuyên gia đầu ngành.

Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc chuyển giao công nghệ cao, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các chuyên khoa sâu, tư vấn trong nghiên cứu...(e) Tổ chức thực hiện

* Giai đoạn đến 2010— Trên cớ sở kết quả thống kê thực tế tình hình bệnh tật trong những

năm vừa qua, tổ chức nghiên cứu để dự báo mô hình bệnh tật diễn ra trên địa bàn trong các thời kỳ 2010, 2015 và 2020.

130

Page 131: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Hoàn thiện một số công nghệ và kỹ thuật cao như lọc máu ngoài thận, labo răng sứ, CT scanner,... tập trung nghiên cứu phát triển các công nghệ và kỹ thuật mới.

— Đầu tư và hoàn thiện nội dung ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong quản lý ngành.

— Tập trung đầu tư cho labo trung tâm. — Đầu tư công nghệ tự động hoá trung tâm kiểm nghiệm chất lượng

thuốc, giám sát, quan trắc môi trường.— Quy hoạch vùng trồng dược liệu, loại dược liệu, tìm bạn hàng... để

triển khai công nghệ sau thu hoạch nhằm cung cấp cho điều trị và xuất khẩu; phát triển các công nghệ và kỹ thuật mới để hiện đại hoá Y học cổ truyền.

— Phát triển các công nghệ chẩn đoán hình ảnh; tự động hoá trong xét nghiệm sinh hoá, huyết học.

Tóm lại: Giai đoạn đến năm 2010 chủ yếu là chuẩn bị nhân lực, vật lực (đào tạo, đào tạo lại) tăng nguồn nhân lực về số lượng và có đủ trình độ chuyên môn cao, tạo tiềm lực phát triển khoa học và công nghệ những năm tiếp theo đến 2020.

Giai đoạn đến 2010 cũng là giai đoạn triển khai một số kỹ thuật và công nghệ trong chẩn đoán hình ảnh, lọc thận, labo sinh học, phẫu thuật nội soi, mổ đục thuỷ tinh thể,... Giai đoạn này chính là mốc quan trọng tạo đà cho các đột phá ở giai đoạn 2011 - 2015.

* Giai đoạn 2011-2015 và đến 2020Nhiệm vụ chủ yếu là tìm vốn, đầu tư cho các công nghệ và kỹ thuật đã

được lựa chọn, (đầu tư theo hướng sử dụng trang thiết bị cho cả hệ điều trị, Y tế Dự phòng và lĩnh vực Dược).

— Sở Y tế có cán bộ hay một tiểu ban chuyên trách xây dựng kế hoạch và giám sát tình hình thực hiện quy hoạch phát triển Ngành nói chung và khoa học công nghệ nói riêng.

— Tỉnh cần có chiến lược đầu tư đặc biệt về tài chính, mặt bằng cho phát triển kỹ thuật cao về Y Dược học.4.7 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ

4.7.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung

131

Page 132: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững của tỉnh và của đất nước.

Các mục tiêu cụ thể:

— Tiếp tục thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có một hoặc hai con, nhằm duy trì vững chắc mức giảm sinh và kết quả đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý trên địa bàn tỉnh; quản lý tốt việc gia tăng dân số cơ học thông qua các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội theo các bước đi, tiến độ phù hợp với quy hoạch.

— Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và sự phát triển bền vững của tỉnh.

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được:

— Duy trì mức giảm sinh bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006 - 2010 là khoảng 0,3‰; và 0,2‰ cho giai đoạn 2011-2020;

— Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến năm 2010 bình quân khoảng 1,0% và dưới 1% vào 2020.

— Quy mô dân số của tỉnh khoảng 1,026 triệu người vào năm 2010 và khoảng 1,18 triệu người vào năm 2020.

— Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 75% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020.

— Tiếp tục triển khai các chương trình, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số: sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tư vấn tiền hôn nhân cho thanh niên, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em…

4.7.2 Nội dung chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình

a) Lãnh đạo, tổ chức và quản lý

Kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình ở các cấp để đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình dân số và phát triển.

132

Page 133: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện có hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình, phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức tham gia công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số và kế hoạch hóa gia đình:

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục để tạo sự thay đổi hành vi về dân số, SKSS/KHHGĐ một cách bền vững trên cơ sở cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, với những nội dung phong phú, hình thức đa dạng phù hợp với từng vùng và từng nhóm đối tượng. Chú trọng các hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và người chưa thành niên. Tập trung và ưu tiên hoạt động truyền thông- giáo dục cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thường xuyên thông tin và nâng cao hiệu quả thông tin dân số, SKSS/KHHGĐ cho lãnh đạo các cấp. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường.

c) Nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình:

Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ với nội dung và hình thức phù hợp, tiến tới thỏa mãn nhu cầu của người dân về chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng có thai ngoài ý muốn, giảm mạnh tình trạng nạo-hút thai góp phần nâng cao chất lượng dân số.

d) Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai:

— Đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chất lượng các phương tiện tránh thai cho mọi đối tượng sử dụng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm sinh và phòng, chống HIV/AIDS.

— Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xã hội và bán rộng rãi theo giá thị trường các phương tiện tránh thai nhằm tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

e) Nâng cao chất lượng thông tin quản lý chuyên ngành dân số và kế hoạch hóa gia đình:

133

Page 134: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Nâng cao năng lực thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về dân cư, củng cố hệ thống quản lý và đăng ký dữ liệu liên quan đến dân cư của các ngành có liên quan, để cơ sở dữ liệu về dân cư sớm được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược Dân số và các mục tiêu của chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình; đảm bảo lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số vào quá trình hoạch định chính sách, lập kế hoạch phát triển nhằm điều chỉnh sự phát triển kinh tế–xã hội, phân bổ dân cư phù hợp với sự thay đổi của dân số.

f) Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, giải pháp can thiệp, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh:

— Đẩy mạnh công tác tư vấn tiền hôn nhân cho thanh niên nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản, hạn chế tỷ lệ nạo phá thai ngoài ý muốn, nuôi con khỏe dạy con ngoan, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em…

— Nghiên cứu áp dụng một số mô hình can thiệp về kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại các cơ sở y tế của tỉnh để phát hiện, điều trị sớm một số bệnh bẩm sinh, dị tật sơ sinh và các khuyết tật về gen.

4.8 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ

4.8.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung

Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có y đức tốt, cơ cấu hợp lý và đồng bộ, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đạt các chỉ tiêu về nhân lực y tế theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển dân số đến năm 2020 của tỉnh, cụ thể như sau:

Nhu cầu chung được tính căn cứ vào: dự báo dân số trong từng giai đoạn của quy hoạch, sự phát triển theo kế hoạch của các lĩnh vực trong quy hoạch phát triển y tế của tỉnh, Vùng, biến động về số lượng cán bộ y tế (chuyển công tác, nghỉ hưu,...) và có dự phòng cả trường hợp đi học dài hạn, ngắn hạn.

134

Page 135: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Đảm bảo tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân: 7/10.000 vào năm 2010; 8/10.000 vào năm 2015 và 9/10.000 vào năm 2020. Tăng tỷ lệ bác sĩ được đào tạo có trình độ sau đại học cho các tuyến tỉnh và tuyến huyện. Đảm bảo cơ cấu cán bộ y tế là 1 bác sĩ/3-3,5 y tá - điều dưỡng (trung học trở lên).

— Đảm bảo đủ cán bộ dược cho các đơn vị còn thiếu so với nhu cầu công tác, trước hết là thanh tra, dược bệnh viện, các đơn vị ở tuyến huyện (bệnh viện, hiệu thuốc, phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng). Tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2010 là 0,5 người; vào năm 2015 là 1 người và vào năm 2020 tăng lên 2 người. Đến năm 2010, trung bình mỗi huyện có 1 dược sĩ đại học, số lượng tương ứng vào năm 2015 và 2020 là 1,5 và 2.

— Các Trạm y tế xã có bác sĩ phụ trách, toàn bộ cán bộ quản lý dược phải có bằng dược sĩ hoặc dược tá.4.8.2 Nội dung quy hoạch (a) Tổng nhu cầu nhân lực y tế trên địa bàn:

— Để đảm bảo tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân: 7/10.000 vào năm 2010; 8/10.000 vào năm 2015 và 9/10.000 vào năm 2020, số lượng bác sĩ sẽ là 718 người vào năm 2010; 880 người vào năm 2015 và 1.100 người vào năm 2020.

— Dược sĩ đại học: để đạt được các tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2010 là 0,5 người; vào năm 2015 là 1 người và vào năm 2020 tăng lên 2 người, thì đến năm 2010 số lượng dược sĩ đại học là 51 người vào năm 2010; 110 người vào năm 2015 và 240 người vào năm 2020.

— Để đảm bảo cơ cấu cán bộ y tế là 1bác sĩ/3,5 y tá - điều dưỡng (trung học trở lên), năm 2010 cần có 2.513 y tá - điều dưỡng; năm 2015 cần có 3.080 y tá - điều dưỡng; năm 2020 cần có 3.850 y tá - điều dưỡng.

— Ngoài ra, tại các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất có số lượng công nhân từ 200-500 người phải có từ 01 - 03 cán bộ y tế phục vụ. các doanh nghiệp có từ 500 công nhân trở lên phải thành lập trạm y tế và có bác sĩ phục vụ. Các cơ sở sản xuất có từ 50 người đến dưới 200 người thì cần có 01 cán bộ y tế với trình độ từ trung học y trở lên phục vụ.

Đối với các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, mỗi trường phải có từ 1-2 cán bộ y tế phục vụ, trong đó có 1 cán bộ đạt trình độ từ trung học trở lên. Đối với trường đại học, cao đẳng cần có trạm y tế cơ sở từ 2 -3 cán bộ y tế, trong đó có 1 bác sĩ phục vụ.

Ước tính số cán bộ y tế làm việc tại các trường và các doanh nghiệp khoảng 1.500 người.

Nhu cầu về biên chế cán bộ y tế ở từng tuyến1) Nhu cầu ở tuyến xã, thôn, ấp:

135

Page 136: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Trong giai đoạn tới cần xây dựng định biên cho các trạm y tế xã bảo đảm đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ dự phòng, khám chữa bệnh thông thường và khám chữa bệnh một số chuyên khoa lẻ như: mắt, răng và tai mũi họng. Đối với các trạm y tế phường (thuộc thị xã, thành phố), thị trấn bảo đảm đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ dự phòng, truyền thông giáo dục sức khỏe.

Để ngành y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, cần quy hoạch đội ngũ cán bộ y tế xã đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu hợp lý và các chức danh cho cán bộ y tế xã. Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, biên chế của Trạm y tế cấp xã căn cứ vào dân số của xã, phường, thị trấn, nhưng biên chế tối thiểu của một trạm y tế là 5 người, tối đa là 10 người. Đối với những xã, phường, thị trấn có cơ sở y tế đóng trên địa bàn thì biên chế tối đa là 5 người.

Về cơ cấu cán bộ và nhân viên y tế (Theo Quyết định 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế), trạm y tế xã tối thiểu cần có:

1. Bác sĩ hoặc y sỹ đa khoa (Đối với tỉnh BRVT phải có bác sĩ).

2 Nữ hộ sinh hoạc y sĩ sản nhi (Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi).

3. Y tá (Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải có y tá trung học trở lên).

4. Cán bộ y học cổ truyền chuyên trách.

5. Trạm y tế phải có cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý thuốc trên địa bàn xã.

Căn cứ các quy định về cơ cấu nhân viên y tế, định mức biên chế, dự kiến nhu cầu nhân viên y tế cho toàn bộ 82 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh như sau:

Cơ cấu nhân lực ở các trạm y tế xã phải bảo đảm thực hiện mục tiêu đến năm 2010 tại các trạm y tế đều có Bác sĩ làm việc ổn định, 100% có cán bộ quản lý dược trình độ dược sĩ hoặc dược tá; các trạm y tế có đủ cán bộ trình độ y sĩ, y tá trung học và nữ hộ sinh-y sĩ sản nhi. Định hướng giảm dần số y sĩ, y tá trung học (năm 2007 là 214 người) và tăng dần số y sĩ sản nhi – nữ hộ sinh, tăng số cán bộ y học cổ truyền. Đến năm 2015 ổn định cơ cấu: Mỗi trạm y tế xã có tối thiểu 1 bác sĩ, 2 cán bộ trình độ y sĩ, hoặc y tá trung học, 1 dược sĩ hặc dược tá, 1 y học cổ truyền, đối với các trạm y tế xã không thuộc thị xã Bà Rịa và Thành phố Vũng Tàu và trên địa bàn xã, thị trấn không có cơ sở y tế của tỉnh hoặc huyện, cần có 2 y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh.

136

Page 137: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Cán bộ y tế ở các trạm y tế xã phải đủ năng lực thực hiện công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi, triển khai các chương trình mục tiêu y tế. Các bác sĩ làm việc ở tuyến xã chủ yếu là y tế cộng đồng. Song với đội ngũ này cũng cần được đào tạo thường xuyên bằng mọi hình thức. Cần tăng phân tuyến kỹ thuật cho y tế xã, song song với đó là tăng cường trang thiết bị và hạ tầng cơ sở. Việc bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho bác sĩ và cán bộ y tế xã cần có kế hoạch và đi trước một bước.

 Bảng 38. Dự kiến nhân lực y tế cho tuyến xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Tổng số 82 trạm y tế xã)

Trình độ chuyên mônNăm Tổng

sốBác sĩ

Y sĩ, y tá trung học

Nữ hộ sinh/

YSSND.sĩ, dược

YHCT và ngành khác

2007 377 31 214 71 50 112010 480 82 200 82 75 412015 544 82 164 134 82 822020 544 82 164 134 82 82

137

Page 138: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Với phương án quy hoạch trên, trung bình đến năm 2010 mỗi trạm y tế xã có 5,8 nhân viên y tế biên chế, đến năm 2015 nâng lên bình quân 6,6 nhân viên và sang giai đoạn 2016-2020 chủ yếu đi vào nâng cao chất lượng.

2) Nhu cầu nhân lực ở tuyến huyện:Theo Đề án phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm

2010, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, căn cứ các văn bản của Bộ chính trị và Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư liên tịch số 03/2008/TT BYT-BNV của Liên tịch Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyệ: mỗi huyện sẽ có các đơn vị y tế tuyến huyện: Gồm 01 bệnh viện huyện, 01 Trung tâm y tế huyện. Như vậy tại tuyến huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần tính toán đủ nhân lực cho cả 2 đơn vị y tế này. Riêng nhân lực y tế cho các Phòng khám đa khoa khu vực, căn cứ Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, sau khi các trạm y tế xã đủ khả năng thực hiện các kỹ thuật, dịch vụ khám chữa bệnh thông thường sẽ chấm dứt hoạt động của các Phòng khám đa khoa khu vực.

a) Xác định tổng nhu cầu nhân lực bệnh viện huyện:Đối với bệnh viện huyện, theo định hướng quy hoạch, các bệnh viện

huyện sẽ được xây dựng đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III. Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước như sau:

+ Số nhân viên y tế làm việc theo giờ hành chính: 1,1 – 1,2 người/giường bệnh;

+ Số nhân viên y tế làm việc theo ca: 1,4 – 1,5 người/giường bệnh;Trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển các bệnh viện huyện và quy

mô giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện, xác định tổng nhu cầu nhân lực y tế bệnh viện huyện như sau:Bảng 39. Tổng hợp nhu cầu nhân lực các bệnh viện huyện STT Năm 2010 2015 2020

138

Page 139: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

1 Số giường bệnh QH cho BV tuyến huyện 460 540 620

2 Định mức biên chế làm việc giờ hành chính 1,1 1,2 1,2

3 Định mức biên chế làm việc theo ca 1,4 1,5 1,5

4Cơ cấu nhân sự làm việc theo giờ hành chính (quản lý hành chính) 20% 19% 18%

5Cơ cấu nhân sự làm việc theo ca (Lâm sàng, cận lâm sàng và dược) 80% 81% 82%

6 Biên chế làm việc giờ hành chính (1*2*4) 101 123 134

7 Biên chế làm việc theo ca (1*3*5) 515 656 763

Nhu cầu nhân lực bệnh viện tuyến huyện 616 779 897

139

Page 140: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

b) Xác định tổng nhu cầu nhân lực Trung tâm y tế huyện:Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số

03/2008/TTLT-BYT-BNV, Trung tâm Y tế cấp huyện được thành lập thống nhất trên địa bàn cấp huyện; nơi chưa có đủ điều kiện tách riêng bệnh viện thì thực hiện hai chức năng: y tế dự phòng và khám, chữa bệnh; nơi có đủ điều kiện thành lập bệnh viện thì Trung tâm Y tế huyện chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng. Việc chọn mô hình nào do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong phương án quy hoạch, tại Bà Rịa – Vũng tàu, đến năm 2015 Trung tâm Y tế huyện chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, định mức biên chế y tế dự phòng tuyến huyện như sau:

Bảng 40. Tổng hợp nhu cầu nhân lực các Trung tâm y tế huyện

STT

Tên đơn vị

 Quy mô dân số (1000 ng)

Định mức biên chế

Tối thiểu Tối đa

1 Trung tâm y tế Tân Thành 150-250 36 40

2 Trung tâm y tế Vũng Tàu 250-350 41 45

3 Trung tâm y tế Châu Đức 150-250 36 40

4 Trung tâm y tế Bà Rịa 100-150 31 35

5 Trung tâm y tế Côn Đảo dưới 100 25 30

6 Trung tâm y tế Long Điền 100-150 31 35

7 Trung tâm y tế Đất Đỏ dưới 100 25 30

8 Trung tâm y tế Xuyên Mộc 100-150 31 35

  Tổng số   256 290

140

Page 141: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Ghi chú: Trung tâm y tế Côn Đảo thực hiện cả nhiệm vụ khám chữa bệnh của bệnh viện Côn Đảo.

3) Nhu cầu nhân lực ở tuyến tỉnh: Tương tự như tuyến huyện, việc xác định nhu cầu nhân lực y tế tuyến

tỉnh cũng căn cứ vào Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước để tỉnh nhu cầu nhân lực cho các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa cấp tỉnh, các Trung tâm y tế và cán bộ quản lý y tế thuộc sở Y tế.

Trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển các bệnh viện tuyến tỉnh và quy mô giường bệnh của bệnh viện, xác định nhu cầu nhân lực y tế bệnh viện tỉnh như sau:

a) Bệnh viện đa khoa tỉnh (hạng 1):Bảng 41. Nhu cầu nhân lực Bệnh viện đa khoa Tỉnh (hạng 1)

STT Năm 2010 2015 2020

1 Số giường bệnh 500 700 700

2Định mức biên chế làm việc giờ hành chính 1,4 1,45 1,5

3 Định mức biên chế làm việc theo ca 1,6 1,7 1,8

4Cơ cấu nhân sự làm việc theo giờ hành chính (quản lý hành chính) 20% 19% 18%

5Cơ cấu nhân sự làm việc theo ca (Lâm sàng, cận lâm sàng và dược) 80% 81% 82%

6 Biên chế làm việc giờ hành chính (1*2*4) 140 193 189

7 Biên chế làm việc theo ca (1*3*5) 640 964 1.033

Tổng biên chế bệnh viện đa khoa tỉnh 780 1.157 1.222

141

Page 142: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

b)Bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu (hạng 2):Bảng 42. Nhu cầu nhân lực Bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu

(hạng 2) STT Năm 2010 2015 2020

1 Số giường bệnh 350 350 350

2Định mức biên chế làm việc giờ hành chính 1,25 1,4 1,4

3 Định mức biên chế làm việc theo ca 1,5 1,5 1,6

4Cơ cấu nhân sự làm việc theo giờ hành chính (quản lý hành chính) 20% 19% 18%

5Cơ cấu nhân sự làm việc theo ca (Lâm sàng, cận lâm sàng và dược) 80% 81% 82%

6Biên chế làm việc giờ hành chính (1*2*4) 88 93 88

5 Biên chế làm việc theo ca (1*3*5) 420 425 459

Tổng biên chế bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu 508 518 547

142

Page 143: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

c) Các Bệnh viện chuyên khoa (hạng 2):Theo phương án quy hoạch, đến năm 2010, 2015 và 2020 Hệ thống

bệnh viện chuyên khoa tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ hình thành 5 BV chuyên khoa và 01 Trung tâm cấp cứu. Việc xác định nhu cầu nhân lực y tế tuyến tỉnh cũng căn cứ vào Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, như sau:

Bảng 43. Nhu cầu nhân lực các Bệnh viện chuyên khoa (hạng 2)TT Năm 2010 2015 2020

1 Tổng số giường bệnh 170 650 650

2Định mức biên chế làm việc giờ hành chính 1 1,1 1,1

3 Định mức biên chế làm việc theo ca 1,4 1,45 1,45

4Cơ cấu nhân sự làm việc theo giờ hành chính (quản lý hành chính) 20% 0,19 0,18

5Cơ cấu nhân sự làm việc theo ca (Lâm sàng, cận lâm sàng và dược) 80% 0,81 0,82

6Biên chế làm việc giờ hành chính (1*2*4) 31 124 117

7 Biên chế làm việc theo ca (1*3*5) 177 737 746

Tổng biên chế bệnh viện chuyên khoa 207 861 863

143

Page 144: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

d) Xác định nhu cầu nhân lực y tế bệnh viện cổ truyền:Theo phương án quy hoạch, đến năm 2010 tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ

thành lập bệnh viện y học cổ truyền, tiêu chuẩn hạng 2. Nhu cầu nhân lực của bệnh viện như sau:

Bảng 44. Nhu cầu nhân lực Bệnh viện Y học cổ truyền (hạng 2)STT Năm 2010 2015 2020

1 Tổng số giường bệnh 100 100 100

2Định mức biên chế làm việc giờ hành chính 1 1 1

3 Định mức biên chế làm việc theo ca 1,2 1,3 1,3

4Cơ cấu nhân sự làm việc theo giờ hành chính (quản lý hành chính) 20% 0,19 0,18

5Cơ cấu nhân sự làm việc theo ca (Lâm sàng, cận lâm sàng và dược) 80% 0,81 0,82

6Biên chế làm việc giờ hành chính (1*2*4) 18 19 18

7 Biên chế làm việc theo ca (1*3*5) 96 105 107

Tổng biên chế bệnh viện YHCT 114 124 125

144

Page 145: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

e) Xác định tổng nhu cầu nhân lực y tế dự phòng và Trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh:

Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV, theo phương án quy hoạch, trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành các trung tâm thuộc y tế dự phòng và Trung tâm y tế chuyên ngành. Nhu cầu nhân lực các Trung tâm căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, dự kiến như sau (từ năm 2010 -2020, dân số tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu dự kiến nằm trong mức ( <1 triệu người >1,5 triệu người):

Bảng 45. Nhu cầu nhân lực các TTYTDP và Trung tâm y tế chuyên ngành

STT

Tên đơn vị

 

Định mức biên chế

Tối thiểu Tối đa

1 Trung tâm chăm sóc Sức khỏe sinh sản 26 35

2 Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe 13 14

3 Trung tâm Nội tiết 16 20

4 Trung tâm Kiểm nghiệm mỹ phẩm và dược phẩm 26 30

5 Trung tâm Giám định y khoa 13 15

6 Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội 41 50

7 Trung tâm y tế dự phòng tỉnh 56 65

8 Trung tâm bảo vệ sức khỏe và Môi trường 30

9 Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS 26 30

  Tổng số 247 259

145

Page 146: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

f) Nhu cầu nhân lực các Bệnh viện tư nhân:Theo phương án quy hoạch, đến năm 2010, 2015 và 2020 Hệ thống

bệnh viện tư nhân tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ hình thành 3 Bệnh viện đa khoa, nhu cầu nhân lực của các bệnh viện này dự tính theo mức tương tự bệnh viện đa khoa công lập tiêu chuẩn hạng II, như sau:

Bảng 46. Nhu cầu nhân lực khu vực bệnh viện tư nhânSTT Năm 2010 2015 2020

1 Tổng số giường bệnh 300 600 1200

2 Định mức biên chế làm việc hành chính 1,25 1,4 1,4

3 Định mức biên chế làm việc theo ca 1,5 1,5 1,6

4Cơ cấu nhân sự làm việc theo giờ hành chính (quản lý hành chính) 20% 0,19 0,18

5Cơ cấu nhân sự làm việc theo ca (Lâm sàng, cận lâm sàng và dược) 80% 0,81 0,82

6 Biên chế làm việc giờ hành chính (1*2*4) 75 160 302

7 Biên chế làm việc theo ca (1*3*5) 360 729 1.574

Tổng biên chế bệnh viện đa khoa tư nhân 435 889 1.877

146

Page 147: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Đối với các bệnh viện tư nhân, việc xác định nhu cầu nhân lực trong phạm vi Báo cáo quy hoạch này chỉ để tính các chỉ tiêu cân đối chung của ngành, việc quyết định biên chế, nhu cầu nhân lực, cơ cấu nhân lực do các Bệnh viện tư nhân tự quyết định.

Bảng 47. Tổng hợp nhu cầu nhân lực y tế trên toàn địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch

STT Các tuyến 2007 2010 2015 2020

1 Tuyến xã 377 480 544 544

2 Tuyến huyện 615 866 1.049 1.197

2.1 Bệnh viện tuyến huyện   616 779 897

2.2 Trung tâm y tế huyện   250 270 300

3 Tuyến tỉnh 1.153 1.859 2.920 3.017

3.1 Bệnh viện đa khoa tỉnh   780 1.157 1.222

3.2 Bệnh viện ĐK khu vực Vũng Tàu   508 518 547

3.3 Các bệnh viện chuyên khoa   207 861 863

3.4 Bệnh viện YHCT   114 124 125

3.5Y tế dự phòng và Trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh   250 260 260

4 Các Bệnh viện đa khoa tư nhân 0 435 889 1877

Tổng cộng 2.096 3.640 5.402 6.635

147

Page 148: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Ngoài nhu cầu nhân lực cho các cơ sở khám, chữa bệnh ở các tuyến, các trung tâm y tế dự phòng nêu trên, còn nhu cầu nhân lực phát triển trường trung học y tế sẽ được xác định theo quy mô học viên hàng năm.

— Các Trung tâm thực hiện các nghiệp vụ chẩn đoán, sử dụng bác sĩ tại các bệnh viện và cơ sở y tế, nhân lực của Trung tâm chẩn đoán chủ yếu nhân lực là các kỹ thuật viên vận hành thiết bị chẩn đoán, số lượng không lớn và chưa tính trong bảng trên.

— Biên chế của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các Chi cục Dân số - KHH gia đình, Chi cục Vệ sinh ATTP và các Phòng y tế huyện thuộc biên chế quản lý hành chính nhà nước, không tính trong nhu cầu nhân lực trên.

Với dự kiến nguồn nhân lực như trên (không tính các bác sĩ làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trường học, các nhà điều dưỡng của các Bộ, ngành, bác sĩ về hưu hành nghề tư nhân), năm 2007 toàn tỉnh có 2.096 cán bộ y tế, đạt tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân là: 21; đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 3.640 cán bộ y tế, tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân là: 35; đến 2015 có 5.402 cán bộ y tế, tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân là 45 người; đến năm 2020 có 6.635 người, tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân là 52 người.

Về cơ cấu chuyên môn: Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, cơ cấu chuyên môn nhân lực y tế xác định như sau:

Bộ phận Cơ cấu

Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế khác (Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên…) 1/3-1/3,5

Dược sĩ ĐH/Bác sĩ 1/8 - 1/15

Dược sĩ ĐH/Dược TH 1/2 - 1/2,5

148

Page 149: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Phương án quy hoạch đặt ra mục tiêu đảm bảo tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân: 7/10.000 vào năm 2010; 8/10.000 vào năm 2015 và 9/10.000 vào năm 2020. Theo đó số lượng bác sĩ sẽ là 720 người vào năm 2010; 880 người vào năm 2015 và 1.100 người vào năm 2020 (không tính bác sĩ làm công tác quản lý trong hệ thống y tế,...).

Trên cơ sở cơ cấu như trên, cơ cấu nhân lực chuyên môn toàn ngành y tế dự kiến trong thời kỳ quy hoạch như sau:

Bảng 48. Cơ cấu nhân lực chuyên môn toàn ngành y tế dự kiến trong thời kỳ quy hoạch

Bộ phận

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Số lượng Số lượng Số lượng

Tổng số (người) 3.640 5.402 6.635

Bác sĩ 720 880 1.100

Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên… 2.160 3.080 3.850

Dược sĩ ĐH 55 93 138

Dược sĩ TH 111 187 275

Nhân viên y tế khác 594 1.162 1.272

149

Page 150: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Với số lượng và cơ cấu trên, tình hình nhân lực của ngành y tế trong thời kỳ quy hoạch dự báo như sau:

— Năm 2007 số bác sĩ có 476 người, đạt tỷ lệ 4,8 bác sĩ/10.000 dân (cả nước bình quân là 6,1), đến 2010 nâng lên 720 người (tăng 244 người so với năm 2007), đạt tỷ lệ 7 bác sĩ/10.000 dân, đến 2015 nâng lên 880 người, đạt tỷ lệ 8 bác sĩ/10.000 dân, đến 2020 nâng lên 1.100 người, đạt tỷ lệ 9,2 bác sĩ/10.000 dân (theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg đến năm 2020 bình quân cả nước có 8-9 bác sĩ/10.000 dân).

— Năm 2007 cơ cấu số y tá - điều dưỡng, kỹ thuật viên (trung học trở lên) có 1,64 người/1bác sĩ; đến năm 2010 nâng lên 3 người/1bác sĩ; đến năm 2015 trở đi đạt tỷ lệ 3,5 người/bác sĩ.

— Tỷ lệ dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2010 là 0,5 người; vào năm 2015 là 1 người và vào năm 2020 tăng lên 2 người. Đến năm 2010, trung bình mỗi huyện có 3 dược sĩ đại học, số lượng tương ứng vào năm 2015 và 2020 là 4 và 6.

Nhu cầu nhân lực xác định trong quy hoạch trên đây là cơ sở định hướng để ngành y tế xây dựng các chỉ tiêu biên chế, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo. Việc tuyển dụng sẽ thực hiện dần hàng năm phù hợp với sự tăng lên của quy mô giường bệnh và kế hoạch phát triển các đơn vị để đáp ứng yêu cầu hoạt động.

Việc tính toán, xác định cụ thể biên chế của từng đơn vị y tế công lập do các đơn vị chủ động xây dựng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong từng thời kỳ để trình Sở Y tế và Sở Nội vụ để báo cáo UBND tỉnh quyết định.

b) Nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn sâu (đa khoa, chuyên khoa) cho các tuyến

— Việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên khoa sâu theo hướng và kế hoạch phát triển của từng đơn vị. Đến 2010 và các giai đoạn tiếp theo, 100% trưởng, phó khoa có trình độ sau đại học (chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ hoặc tiến sĩ). Hệ chuyên khoa ưu tiên dành cho cán bộ làm việc ở các cơ sở thực hành; hệ hàn lâm (tiến sĩ, thạc sĩ) dành cho khu vực nghiên cứu và giảng dạy (Trường Trung học y tế).

— Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh: cần có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sâu và đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, đủ trang thiết bị và điều kiện làm việc thích hợp với nhiệm vụ đi kèm. Các bác sĩ này cũng đảm nhiệm việc bồi dưỡng chuyên môn theo cách "cầm tay chỉ việc”, "chuyển giao kỹ thuật” cho nhân viên y tế tuyến dưới.

— Chú trọng đào tạo nhân lực cho hệ dự phòng (bác sĩ chuyên vệ sinh lao động, vệ sinh dịch tễ học, kỹ thuật viên y,...), cho các trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

150

Page 151: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Cán bộ có trình độ bác sĩ, Dược sĩ đại học, dược sĩ trung học, y sĩ, y tá trung học, dược tá, nữ hộ sinh từ năm 2010 trở đi chỉ tuyển dụng những người đã qua đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, không tuyển dụng người không đủ trình độ để cử đi đào tạo sau (trừ cán bộ y tế xã).

c) Nhu cầu về quản lý Trước mắt cần tập huấn cho các cán bộ làm công tác quản lý nhưng

chưa qua lớp quản lý nào tại các cơ sở y tế công. Cần chuẩn bị và tạo nguồn ngay từ bây giờ: Đào tạo một lớp người sẽ chuyên làm công tác quản lý y tế vì đây sẽ là xu hướng tất yếu. Tất cả cán bộ quản lý các cấp cần được học về quản lý y tê hoặc qua lớp đào tạo tập huấn, hoặc qua trường lớp chính quy. Đến năm 2020 cần đổi mới hoàn toàn công tác quản lý bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp hoá. 4.8.3 Các giải pháp phát triển nhân lực y tế

Để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực có đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn sâu, bên cạnh các chính sách và quy định chung, trong phạm vi quyền hạn của mình, tỉnh cần có một hệ thống giải pháp, chính sách đồng bộ. có quy định riêng phù hợp với đặc thù của mình. (a) Giải pháp về chính sách

— Thu hút nhân lực: ngoài việc thu hút cán bộ cán trình độ chuyên môn cao là người địa phương còn cần chú trọng tìm kiếm nguồn nhân lực là người ngoài tỉnh, trước hết cần chú trọng thu hút những người vốn sinh trưởng ở Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng đang làm việc ở các địa phương khác; có chínhasacsh khuyến khích, huy động nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, tuy đã nghỉ hưu, nhưng còn sức khỏe tốt tham gia làm việc tại các tuyến. Để có thể thu hút được nhân lực, cần có các chế độ sử dụng, chính sách ưu đãi rõ ràng. Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại các trung tâm y tế chuyên sâu, cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

— Cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ: thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ để có thể cải tiến chế độ lương, phụ cấp, đãi ngộ chung và cần có những chính sách riêng để cán bộ công tác ở những nơi khó khăn (vùng sâu, vùng xa, y tế cơ sở).

— Tạo đủ các điều kiện làm việc theo đúng chức năng, công việc cụ thể đã giao. Cử cán bộ y tế đi học chuyên môn, kỹ thuật trước khi triển khai khoa mới, kỹ thuật mới. Coi việc học tập - đào tạo thường xuyên như một việc bắt buộc. Gắn việc bổ nhiệm, thưởng, phạt với việc hoàn thành tốt công việc đã giao và việc nâng cao năng lực chuyên môn.

— Có chính sách khuyến khích nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao đã nghỉ hưu làm việc tại các tuyến nhất là tuyến cơ sở để có thể sử dụng được kinh nghiệm của họ vừa thuận lợi cho việc quản lý hành nghề.

151

Page 152: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Công bằng giữa khu vực y tế công và y tế tư nhân: tăng cường công tác quản lý nhà nước và giám sát về chuyên môn và về các hoạt động khác đối vơi nhân lực y tế ở cả hai khu vực y tế công và y tế tư nhân.

— Kế hoạch tuyển dụng cần được lập trước từ 3 - 5 năm, cụ thể chức danh, vị trí tuyển dụng nơi làm việc, điều kiện làm việc... công bố công khai, gửi đến các trường đào tạo: Đại học Y - Dược, Trung cấp y - dược để nhà trường thông báo rộng rãi cho các học viên, sinh viên biết và đăng ký tuyển dụng.(b) Giải pháp về đào tạo

— Đa dạng hoá các loại hình đào tạo: Đào tạo cử tuyển có hợp đồng: địa phương (đặc biệt đối với các xã có nhu cầu nhưng còn gặp khó khăn về người, về tài chính); Sở Y tế lên kế hoạch đề nghị tỉnh xem xét và tạo điều kiện hỗ trợ để tạo điều kiện cho nhân viên y tế được đào tạo lại, đào tạo theo chế độ cử tuyển. Ngược lại cán bộ được ưu tiên cử đi học phải có cam kết trở về làm việc tại nơi đã cử đi học.

— Đổi mới đào tạo: ngoài việc liên danh đào tạo, cần củng cố nâng cấp trường trung học y tế tỉnh, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý... đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để nâng cấp thành Trường cao đẳng y tế vào năm 2015. Trước mắt, cần có kế hoạch và chương trình bổ túc nhân viên y tế có trình độ sơ học được học tập để có trình độ trung học và cao đẳng, giảm và tiến tới xoá hẳn nhân viên y tế có trình độ sơ học trong các cơ sở y tế theo quy hoạch nhân lực y tế.

— Thường xuyên liên kết, hợp tác với các trường, trung tâm đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nhân lực theo yêu cầu của từng chuyên khoa, từng lĩnh vực. Ngoài các lớp đào tạo dài hạn, ngắn hạn do các trường, các chương trình tổ chức, tỉnh có thể đặt hàng với các trung tâm, các trường mở các khoá đào tạo theo yêu cầu kỹ thuật (hình thức cầm tay chỉ việc, chuyển giao công nghệ). Chú trọng đào tạo hệ thực hành (chuyên khoa cấp I, cấp II) cho các cơ sở phòng bệnh và điều trị; hệ hàn lâm (thạc sĩ, tiến sĩ) cho trường học và cơ sở nghiên cứu.

— Đào tạo về quản lý bệnh viện: cần quan tâm đào tạo cán bộ chuyên quản lý các cơ sở y tế để tiến tới có đội ngũ cán bộ quản lý ngành y tế có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo chủ trương xã hội hoá.

— Tăng cường các lớp đào tạo huấn luyện kỹ năng, bổ sung kiến thức ngắn hạn để mọi cán bộ, nhân viên y tế có điều kiện thường xuyên cập nhật kiến thức.(c) Giải pháp về quản lý

152

Page 153: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Định biên phù hợp với đặc điểm y tế của tỉnh: Tạo điều kiện cho người dân có nhiều khả năng tiếp cận với các cơ sở y tế. Đặc biệt có chính sách định biên cho tuyến cơ sở các xã thuộc vùng xa (có địa bàn rộng, đi lại khó khăn, thu nhập thấp,...) để đủ nhân lực thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và những đối tượng thuộc diện chính sách nói riêng.

— Phân tuyến kỹ thuật phù hợp: trên cơ sở quy định chung của ngành Y tế cần có thực tiễn trong điều kiện hoàn cảnh của từng huyện, thị về khả năng đáp ứng nhân lực, trang thiết bị.

— Chuyên nghiệp hoá công tác quản lý bệnh viện bằng đội ngũ những nhà quản lý được đào tạo bài bản.(d) Giải pháp về tài chính

— Từ ngân sách tỉnh: dùng ngân sách của tỉnh để hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí khoá học cho những người đang công tác, đặc biệt đối với những huyện đang gặp khó khăn về nhân lực.

— Tận dụng tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, viện trợ nước ngoài để đào tạo nhân lực y tế.

— Người ngoài diện được cử tuyển muốn đi học các lớp dài hạn, ngắn hạn đều có thể tham dự như những người khác nhưng phải tự túc về mọi kinh phí. Vận động cộng đồng (tổ chức chính trị - xã hội, họ tộc, các hội chuyên môn, các doanh nghiệp,...) hỗ trợ tài chính cho người của cộng đồng mình đi học để về phục vụ.

4.9 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4.9.1. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ ĐẾN NĂM 2020Bảng 49. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất xây dựng các cơ sở y tế

153

Page 154: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

STT Hạng mục công trình Địa điểm Nhu cầu SD đất (ha)  

2010 2015 2020 Ghi chú

I BV công lập tuyến tỉnh 35,40 33,80 33,80  

1 BV Bà Rịa (hiện hữu)TX Bà Rịa 4,30 0 0

Chuyển thành BV phụ sản

2 BV Lê Lợi (hiện hữu) Vũng Tàu

1,60 0 0

Chuyển BV ĐD& PHCN

3Đa khoa Bà Rịa (xây mới)

TX Bà Rịa 7,50 7,50 7,50  

4Đa khoa Lê Lợi (xây mới)

TP.Vũng Tàu

4,00

4,00

4,00  

5 Bệnh viện MắtTX Bà

Rịa 3,0

0 3,00 3,00  

6 Bệnh viện Tâm Thần Châu Đức 5,0

0 5,00 5,00  

7 BV Lao & bệnh phổiTX Bà

Rịa 5,00 5,00 5,00

8 Bệnh viện Phụ sảnTX Bà

Rịa - 4,30 4,30 Cơ sở BVBR

hiện nay 

9 Bệnh viện NhiTX Bà

Rịa - 3,00 3,00

10 TT cấp cứu 115TX Bà

Rịa 2,0

0 2,00 2,00  

11 BV Y học cổ truyềnTX Bà

Rịa 3,0

0 3,00 3,00  

II Bệnh viện huyện 13,2

0 13,20 13,20  

1 Huyện Xuyên Mộc X.Mộc 2,50 2,50 2,50  

2 Huyện Châu Đức Châu Đức 1,50 1,50 1,50  

3 Huyện Tân Thành T. Thành 1,50 1,50

1,50  

4 Huyện Đất Đỏ Đất Đỏ 3,60 3,60

3,60  

5 Huyện Long Điền L. Điền 3,00 3,00 3,00  

6 Huyện Côn Đảo Côn Đảo 1,1

0 1,10 1,1

0 Cả TTYT 

154

Page 155: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

III Bệnh viện tư nhân 16,30 17,90

17,90  

1Bệnh viện Quốc tế IMI Vũng Tàu

3,90 3,90

3,90  

2 Bệnh viện Quốc tế VN-Thụy điển

Vũng Tàu

6,40

6,40

6,40  

3BV Đa khoa Nhân Đức Vũng Tàu

5,00 5,00

5,00  

4 Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Vũng Tàu 1,60 1,60

Cơ sở BV Lê Lợi hiện nay 

5 Trung tâm chẩn đoán y khoa Vũng Tàu Vũng Tàu

0,50

0,50

0,50  

6 Trung tâm chẩn đoán y khoa Bà Rịa

TX Bà Rịa

0,50

0,50

0,50  

IV TTYT cấp huyện 6,50 6,50 6,50  

1 TP. Vũng Tàu Vũng Tàu 0,50 0,50 0,50  

2 TX. Bà RịaTX Bà

Rịa 1,00 1,00

1,00  

3 Huyện Xuyên Mộc X. Mộc 1,00 1,00

1,00  

4 Huyện Châu Đức Châu Đức 1,00 1,00

1,00  

5 Huyện Tân Thành T. Thành 1,00 1,00

1,00  

6 Huyện Đất Đỏ Đất Đỏ 1,00 1,00

1,00  

7 Huyện Long ĐiềnLong Điền

1,00 1,00

1,00  

V Trạm y tế xã, phường 28,15 28,15

28,15  

V.1 TP. Vũng Tàu 4,40 4,40

4,40  

1 Trạm y tế Phường 1 Vũng Tàu 0,30 0,30

0,30  

2 Trạm y tế Phường 2 Vũng Tàu 0,30 0,30 0,30  

3 Trạm y tế Phường 3 Vũng Tàu 0,30 0,30 0,3

0  

4 Trạm y tế Phường 4 Vũng Tàu 0,30 0,30 0,30  

5 Trạm y tế Phường 5 Vũng Tàu 0,30 0,30 0,30  

155

Page 156: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

6 Trạm y tế Phường 6 Vũng Tàu 0,30 0,30 0,3

0  

7 Trạm y tế phường 7 Vũng Tàu 0,2

0 0,20 0,20  

8 Trạm y tế Phường 8 Vũng Tàu 0,3

0 0,30 0,30  

9 Trạm y tế phường 9 Vũng Tàu

0,20 0,20

0,20  

10 Trạm y tế phường 10 Vũng Tàu 0,2

0 0,20 0,20  

11 Trạm y tế Phường 11 Vũng Tàu 0,30 0,30 0,30  

12 Trạm y tế phường 12 Vũng Tàu

0,20 0,20 0,20  

13 Trạm y tế xã Long Sơn Vũng Tàu 0,3

0 0,30 0,30  

14 Trạm Y tế Ng. An Ninh Vũng Tàu 0,2

0 0,20 0,20  

15 Trạm y tế Thắng Tam Vũng Tàu 0,30 0,30 0,30  

16 Trạm Y tế Thắng Nhất Vũng Tàu 0,2

0 0,20 0,2

0  

17 Trạm y tế p. Rạch Dừa Vũng Tàu 0,2

0 0,20 0,20  

V.2 TX. Bà Rịa 3,1

0 3, 10 3,1

0  

1 Trạm y tế Long PhướcTX Bà

Rịa 0,30 0,30 0,3

0  

2 Trạm y tế Hoà LongTX Bà

Rịa 0,3

0 0,30 0,30  

3 Trạm y tế Kim DinhTX Bà

Rịa 0,3

5 0,35 0,35  

4 Trạm y tế Long HươngTX Bà

Rịa 0,3

0 0,30 0,30  

5 Trạm y tế Phước TrungTX Bà

Rịa 0,3

0 0,30 0,30  

6 Trạm y tế Long ToànTX Bà

Rịa 0,30 0,30 0,30  

7 Trạm y tế Phước HiệpTX Bà

Rịa 0,3

0 0,30 0,30  

8 Trạm y tế Tân Hưng TX Bà 0,3 0,35 0,35  

156

Page 157: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Rịa 5

157

Page 158: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

9 Trạm y tế Phước HưngTX Bà

Rịa 0,2

0 0,20 0,2

0  

10 Trạm y tế Phước NguyênTX Bà

Rịa 0,2

0 0,20 0,20  

11 Trạm Y tế Long TâmTX Bà

Rịa 0,2

0 0,20 0,20  

V.3 Huyện Xuyên Mộc 3,9

0 3,90 3,90  

1 Trạm y tế Phước Bửu X. Mộc 0,30 0,30 0,30  

2 Trạm y tế Phước Thuận X. Mộc 0,3

0 0,30 0,30

3 Trạm y tế Phước Tân X. Mộc 0,3

0 0,30 0,30

4 Trạm y tế Hoà Hưng X. Mộc 0,3

0 0,30 0,30

5 Trạm y tế Bàu Lâm X. Mộc 0,3

0 0,30 0,30  

6 Trạm y tế Xuyên Mộc X. Mộc 0,30 0,30 0,30  

7 Trạm y tế Hoà Hội X. Mộc 0,3

0 0,30 0,30  

8 Trạm y tế Bông Trang X. Mộc 0,3

0 0,30 0,30  

9 Trạm y tế Bưng Riềng X. Mộc 0,3

0 0,30 0,30  

10 Trạm y tế Bình Châu X. Mộc 0,3

0 0,30 0,30  

11 Trạm y tế Tân Lâm X. Mộc 0,30 0,30 0,30  

12 Trạm y tế Hoà Bình X. Mộc 0,30 0,30 0,30  

13 Trạm y tế Hoà Hiệp X. Mộc 0,30 0,30 0,3

0  

V.4 Huyện Châu Đức 6,48 6,48 6,48  

1 Trạm y tế Quảng Thành Châu Đức 0,3

0 0,30 0,30  

2 Trạm y tế Ngãi Giao Châu Đức 0,20 0,20 0,20  

3 Trạm y tế Sơn Bình Châu Đức 0,30 0,30 0,30  

4 Trạm y tế Kim Long Châu Đức 0,3

0 0,30 0,30  

5 Trạm y tế Bình Ba Châu Đức 0,30 0,30 0,30  

6 Trạm y tế Bình Trung Châu Đức 0,3 0,30 0,30  

158

Page 159: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

0

159

Page 160: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

7 Trạm y tế Xuân Sơn Châu Đức 0,3

0 0,30 0,30  

8 Trạm y tế Suối Rao Châu Đức 0,3

0 0,30 0,30  

9 Trạm y tế Suối Nghệ Châu Đức 0,3

0 0,30 0,30  

10 Trạm y tế Xà Bang Châu Đức 0,30 0,30 0,30  

11 Trạm y tế Bình Giã Châu Đức 0,30 0,30 0,30  

12 Trạm y tế Nghĩa Thành Châu Đức 0,30 0,30 0,3

0  

13 Trạm y tế Láng Lớn Châu Đức 0,38 0,38 0,38  

14 Trạm y tế Cù Bị Châu Đức 0,30 0,30 0,30  

15 Trạm y tế Đá Bạc Châu Đức 0,3

0 0,30 0,30  

16 Trạm y tế Bàu chinh Châu Đức 2,0

0 2,00 2,00  

V.5 Huyện Tân Thành 4,8

0 4,80 4,80  

1 Trạm y tế Mỹ Xuân T Thành 1,00 1,00 1,00  

2 Trạm y tế Hắc Dịch T Thành 0,30 0,30

0,30  

3 Trạm y tế Tân Hoà T Thành 0,30 0,30 0,30  

4 Trạm y tế Phước Hoà T. Thành 0,3

0 0,30 0,30  

5 Trạm y tế Tóc Tiên T. Thành 0,30 0,30 0,30  

6 Trạm y tế Châu Pha T. Thành 0,3

0 0,30 0,30  

7 Trạm y tế Sông Xoài T.Thành 0,30 0,30 0,30  

8 Trạm y tế Phú Mỹ T. Thành 0,2

0 0,20 0,20  

9 Trạm y tế Tân Hải T. Thành 0,20 0,20 0,20  

10 Trạm y tế Tân Phước T. Thành 0,2

0 0,20 0,20  

V.6 Huyện Đất Đỏ 2,67 2,67 2,67  

1 Trạm y tế Phước Hải Đất Đỏ 0,5

0 0,50 0,50  

2 Trạm y tế Lộc An Đất Đỏ 0,30 0,30 0,30  

3 Trạm y tế Long Mỹ Đất Đỏ 0,37 0,37 0,37  

160

Page 161: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

4 Trạm y tế Ph. Long Thọ Đất Đỏ 0,30 0,30 0,30  

5 Trạm y tế Láng Dài Đất Đỏ 0,30 0,30 0,30  

6 Trạm y tế Phước Hội Đất Đỏ 0,30 0,30 0,30  

7 Trạm y tế Long Tân Đất Đỏ 0,30 0,30 0,30  

8 Trạm y tế Phước Thạnh Đất Đỏ 0,30 0,30

0,30  

V.7 Huyện Long Điền 2,30 2,30

2,30  

1 Trạm y tế Long ĐiềnLong Điền 0,50 0,50 0,50  

2 Trạm y tế Long HảiLong Điền 0,30 0,30 0,30  

3 Trạm y tế Tam PhướcLong Điền 0,30 0,30 0,30  

4 Trạm y tế Phước TỉnhLong Điền 0,30 0,30 0,30  

5 Trạm y tế Phước HưngLong Điền 0,30 0,30 0,30  

6 Trạm y tế An NgãiLong Điền 0,30 0,30 0,30  

7 Trạm y tế An NhứtLong Điền 0,30 0,30 0,30  

V.8 Huyện Côn Đảo 1,0 1,0 1,0  

1 Trạm y tế Cỏ Ống Côn Đảo 0,5 0,5 0,5  

2 Trạm y tế Bến Đầm Côn Đảo 0,5 0,5 0,5

VI Cơ sở y tế khác 5,3

4 5,34 5,3

4  

1TT BVBMTE & KHHGĐ Vũng Tàu 0,5 0,5 0,5  

2TT kiểm nghiệm Dược phẩm & Mỹ phẩm

TP. Vũng Tàu

0,34

0,34

0,34  

3TT Phòng chống các bệnh xã hội

TX Bà Rịa

0,50

0,50

0,50  

4TT truyền thông giáo dục sức khoẻ

TP. Vũng Tàu

1,00

1,00

1,00

5Trung tâm Giám định y khoa

TX Bà Rịa 0,5 0,5

6 TT y tế dự phòng tỉnhTX Bà

Rịa 0,

50 0,5

0 0,5

0  

161

Page 162: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

7 Trường trung học y tếTX Bà

Rịa 2,

50 2,5

0 2,5

0  

Tổng cộng 105,39 105,39 105,3

9  

162

Page 163: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Trong Danh mục trên, diện tích đất và cơ sở vật chất của Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội, đến sau năm 2015 khi Trung tâm này hoàn thành nhiệm vụ, các bệnh viện chuyên khoa đã thành lập đầy đủ, Bệnh viện Mắt đã xây dựng cơ sở mới, sẽ chuyển làm cơ sở của Trung tâm BVSKLĐ & MT và Trung tâm Nội tiết.

4.9.2. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ ĐẾN NĂM 2020

Các cơ sở y tế là nơi khám và điều trị bệnh. Hoạt động của các cơ sở y tế phát sinh các loại chất thải có tính chất nguy hại cao, chứa nhiều nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy trong quá trình phát triển các cơ sở y tế cần phải đặc biệt chú trọng công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Các giải pháp bảo vệ môi trường được đề xuất như sau:

- Quy hoạch, lựa chọn vị trí địa điểm xây dựng cơ sở y tế phù hợp: Các cơ sở y tế khi quy hoạch và thỏa thuận địa điểm đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu: Vị trí biệt lập, khoảng cách tối thiểu đến các khu dân cư, các công trình công cộng khác phải đúng quy chuẩn xây dựng. Xung quanh cơ sở y tế phải bảo đảm có giải cách ly bằng đường đi và dải cây xanh;

- Toàn bộ các cơ sở y tế phải xây dựng tường rào bảo vệ kiên cố để cách ly với môi trường xung quanh;

- Các cơ sở y tế xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp trong thời kỳ quy hoạch phải xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn quy định để xử lý triệt để nước thải trong quá trình hoạt động của cơ sở.

- Các cơ sở y tế đã xây dựng, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chậm nhất đến năm 2012, toàn bộ các cơ sở y tế cấp huyện trở lên phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Đến năm 2015 các trạm y tế xã, phường phải có bộ phận xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

- Xây dựng tại mỗi huyện, thị xã, thành phố một lò đốt rác thải y tế đạt tiêu chuẩn và trang bị phương tiện chuyên dùng vận chuyển chất thải rắn y tế (giao cho Trung tâm y tế huyện quản lý theo chức năng y tế dự phòng) để thu gom tiêu hủy toàn bộ chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn hàng ngày (dự án cần đầu tư hoàn thành trước năm 2010).

163

Page 164: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

PHẦN 4 CÁC GIẢI PHÁP CHUNG ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT

TRIỂN Y TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

Phần thứ ba của quy hoạch đã đề cập đến các giải pháp cụ thể để thực hiện từng lĩnh vực.

Riêng đối với quỹ đất dành cho phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của tỉnh: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch ưu tiên quy hoạch dành quỹ đất cho xây dựng và phát triển bệnh viện cho cả các cơ sỏ y tế công và y tế tư nhân (thực hiện chính sách miễn tiền sử dụng đất, thuế đất đối với các Bệnh viện hoạt động phi lợi nhuận); công khai, đơn giản hoá thủ tục giao nhận đất.

Những các cơ sở y tế nào hiện đang đóng trên địa bàn đủ rộng thì không cần cấp thêm đất, các cơ sở y tế đóng trên địa bàn không thuận tiện và có mặt bằng hẹp, không đáp ứng nhu cầu phát triển, tuỳ theo quy hoạch của từng Bệnh viện, Trung tâm, cần có kế hoạch xin cấp đất cho xây dựng cơ bản (cần có một quỹ đất cần thiết cho xây dựng một số cơ sở y tế mới).

Các nhóm giải pháp chung để thực hiện quy hoạch tổng thể:

1 GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

1) Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện đúng tiến độ Đề án thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2005 - 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 19/11/2004. Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh và cung ứng thuốc, đảm bảo cho mọi người dân trong tỉnh, đặc biệt các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và phụ nữ, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày một cao hơn.

2) Đầu tư phát triển hợp lý một số trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong cả lĩnh vực khám chữa bệnh và Dự phòng.

3) Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện phân cấp, tuyến kỹ thuật. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án phát triển y tế trong tỉnh.

164

Page 165: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

4) Từng bước cải cách hành chính ở tất cả các tuyến, kết hợp với bảo hiểm y tế tạo thuận lợi cho mọi người dân đặc biệt là người nghèo, người dân sống ở vùng nông thôn dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh. 2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH

2.1 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư:Trên cơ sở dự kiến danh mục các dự án đầu tư được xác định, dự báo

nhu cầu vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, mở rộng các cơ sở y tế trong giai đoạn từ 2006-2020 khoảng 3.333,2 tỷ đồng (trung bình mỗi năm khoảng 2200 tỷ đồng), trong đó:

— Vốn ngân sách: 2.073 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 135 tỷ đồng)— Vốn doanh nghiệp nước ngoài và trong nước: 1.260 tỷ đồngChia ra đầu tư theo các giai đoạn:— Giai đoạn 2006 – 2010: 813,2 tỷ đồng;— Giai đoạn 2011 – 2015: 1.955 tỷ đồng;— Giai đoạn 2016 – 2020: 556 tỷ đồng;

(Chi tiết xem phụ lục: Danh mục các dự án đầu tư).2.2 Các nguồn vốn có thể huy động:

— Ngân sách nhà nước: tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất y tế xã, phường, thị trấn, y tế dự phòng, các bệnh viện chuyên khoa và 2 bệnh viện đa khoa tỉnh; đồng thời chi cho công tác đào tạo/đào tạo lại cán bộ y tế.

— Các nguồn viện trợ và vốn vay: để đầu tư chủ yếu cho trang thiết bị y tế, chuyển giao khoa học công nghệ.

— Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân:+ Phát triển một số bệnh viện tư nhân;+ Liên doanh, liên kết, cổ phần hoá,... để sử dụng chủ yếu vào việc mua

sắm trang thiết bị kỹ thuật cao.— Phí dịch vụ y tế: nguồn này sẽ tăng dần trong những năm tới, được

sử dụng theo hướng dẫn và quy định chung của ngành y tế.2.3 Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả:

Đối với nguồn vốn ngân sách đầu tư cho y tế, không đầu tư dàn trải mà xác định các hạng mục ưu tiên đầu tư về thời gian cũng như kinh phí theo định mức được UBND hoặc Sở Y tế duyệt. Có cơ chế giám sát chặt chẽ để đảm bảo đầu tư đúng kế hoạch, không gây lãng phí.

165

Page 166: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

Đối với nguồn vốn tư nhân: Cần có định hướng đầu tư theo đúng quy hoạch để phát huy hiệu quả cao nhất trong mối quan hệ cân đối tổng thể của toàn ngành y tế.2.4. Giải pháp về đất đai:

Quy hoạch sử dụng đất cần bố trí đủ diện tích đất phát triển các cơ sở y tế theo từng thời kỳ, cả cho các cơ sở y tế công lập và tư nhân, dự kiến tổng số 105 ha. Thực hiện chính sách miễn nộp tiền sử dụng đất đối với các cơ sở y tế tư nhân theo quy định của pháp luật về đất đai và chính sách khuyến khích xã hội hóa y tế của Chính phủ.

3 SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ

— Phấn đấu phát triển và đào tạo, bảo đảm đủ nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo cơ cấu hợp lý về số lượng Bác sĩ, y tá – điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ đại học, dược sĩ trung học và phân bố hợp lý giữa các loại hình, trình độ và các tuyến để nâng cao hiệu quả phục vụ. Thực hiện tiêu chuẩn hoá các loại cán bộ và nhân viên y tế.

— Tăng cường hợp tác với các trường Đại học Y, dược, các Viện đầu ngành, Bệnh viện, Viện Dược liệu,... để đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ, đặc biệt các chuyên khoa sâu và tăng cường năng lực nghiên cứu.

— Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và thế giới để đào tạo nhân lực có trình độ cao và chuyển giao công nghệ y học cao.

— Có chính sách thu hút chuyên gia giỏi trong và ngoài nước đến làm việc ngắn hạn và dài hạn để trao đổi kinh nghiệm và đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Có chế độ khuyến khích cán bộ y tế, nhất là bác sĩ làm việc lâu dài ở tuyến xã, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

— Nâng cao năng lực trường Trung học y tế, đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý để đến năm 2015 đủ điều kiện nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế của tỉnh. Khuyến khích và hỗ trợ con em các dân tộc ít người, người dân sống ở vùng nông thôn học tại các trường y, dược về công tác lâu dài tại địa bàn.

4 ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC Y TẾ

1) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của quy hoạch.

2) Phân công rõ ràng trách nhiệm giữa các ban ngành liên quan:— Sở Kế hoạch và Đầu tư: Điều chỉnh các chỉ tiêu trong từng giai đoạn

của quy hoạch cho phù hợp với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh; có chương trình kêu gọi và xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực y tế.

166

Page 167: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

— Sở Tài chính: Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm và có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các nguồn tài chính đúng theo các quy định của Nhà nước.

— Sở Tài nguyên và Môi trường: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đầu tư mới hoặc mở rộng các cơ sở y tế theo quy hoạch, bao gồm cả công và tư, cả lĩnh vực điều trị và dự phòng. Cùng hợp tác với ngành y tế để xử lý tốt chất thải bệnh viện.

— Sở Xây dựng khi lập, thẩm định hoặc góp ý các quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng) đô thị và nông thôn, cần xác định cụ thể vị trí, địa điểm đầu tư xây dựng các công trình y tế.

— Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Công thương: Hỗ trợ thực hiện các kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu các đề tài liên quan đến sức khoẻ và chăm sóc sức khỏe đặc thù trên địa bàn tỉnh.

— Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp với sở Y tế làm tốt công tác Truyền thông – giáo dục sức khỏe.

— Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với sở Y tế thực hiện các chương trình, hoạt động sức khoẻ học đường.

3) Huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội. — Ngành Y tế là đầu mối và trung tâm huy động sự tham gia của các

đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân tham gia nhiều hơn nữa vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

— Tạo cơ sở pháp lý phù hợp và hỗ trợ về đất đai để khuyến khích sự tư nhân đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đặc biệt là góp phần đầu tư trang thiết bị hiện đại cho khu vực bệnh viện tư.

167

Page 168: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

PHẦN 5 LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

a) Giai đoạn 2008 - 2010

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bố trí nhân lực để nâng cao năng lực trạm y tế xã, đạt chuẩn quốc gia về y tế. Lập kế hoạch nâng cấp, phát triển các bộ phận và chức năng khám, chữa bệnh của các Trung tâm y tế cấp huyện hiện nay để chuẩn bị thành lập các bệnh viện huyện ở toàn bộ các huyện trong giai đoạn 2011-2015; Đầu tư cơ sở vật chất và tổ chức lại các Trung tâm y tế cấp huyện để thực hiện tốt chức năng y tế dự phòng và quản lý nhà nước về y tế ở cấp huyện.

- Hoàn tất các thủ tục để khởi công các dự án đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu;

- Kiện toàn và ổn định hoạt động các bệnh viện chuyên khoa: Tâm Thần, Mắt, các Trung tâm chuyên ngành; Thành lập Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm cấp cứu 115, Trung tâm Giám định (Y khoa, Pháp y, Pháp y tâm thần), Trung tâm Bảo vệ sức khỏe và Môi trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án đầu tư xây dựng các bệnh viện đa khoa tư nhân đã có chủ trương đầu tư và các dự án đang chuẩn bị đầu tư khác;

- Tăng cường đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các bệnh viện đa khoa tỉnh và huyện;

- Ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh tiến độ đào tạo nguồn nhân lực y tế bảo đảm chất lượng đủ đáp ứng nhu cầu công tác khám, chữa bệnh.

b) Giai đoạn từ 2011 - 2015

- Hoàn thành việc xây dựng và phát triển hệ thống bệnh viện huyện, các Trung tâm y tế huyện;

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động của các bệnh viện chuyên khoa, các Trung tâm chuyên ngành.

- Xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường;

168

Page 169: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

- Xây dựng mới Bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu.

- Thành lập và xây dựng cơ sở vật chất các Bệnh viện chuyên khoa: Bệnh lao và bệnh phổi, Bệnh viện Nhi, Trung tâm Nội tiết.

- Tiếp tục hoàn thiện và tập trung phát triển kỹ thuật cao tại các bệnh viện y tế chuyên khoa, các bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về loại hình dịch vụ y tế với chất lượng cao phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

- Tiếp tục khuyến khích các bệnh viện tư nhân đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh.

c) Giai đoạn từ 2016 - 2020

- Tiếp tục đầu tư cả về cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực để kiện toàn, phát triển nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống y tế, từ y tế xã đến các bệnh viện huyện, các Trung tâm y tế huyện, các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, các Trung tâm chuyên ngành.

- Hoàn thành và đưa vào hoạt động Bệnh viện đa khoa khu vực Vũng Tàu (xây dựng mới).

- Thành lập và phát triển các Bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng.

- Hoàn thiện và tập trung phát triển kỹ thuật cao tại các bệnh viện y tế chuyên khoa, các bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về loại hình dịch vụ y tế với chất lượng cao phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

- Khuyến khích các bệnh viện tư nhân đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh.

2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Sở Y tế là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch; định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh.

169

Page 170: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm bố trí và cân đối các nguồn lực đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương hỗ trợ cho ngành y tế để thực hiện Quy hoạch theo đúng tiến độ; giám sát việc thực hiện Quy hoạch trong phạm vi toàn tỉnh.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp y tế theo kế hoạch 5 năm và hàng năm; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế cân đối ngân sách cấp cho ngành y tế bao gồm cả nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn chi sự nghiệp y tế để thực hiện Quy hoạch này.

4. Các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, bố trí nguồn lực của Sở, ngành thực hiện Quy hoạch này.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch này trong phạm vi quản lý của huyện, thị xã, thành phố./.

170

Page 171: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊNgành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ khi thánh lập tỉnh đã đạt được

nhiều thành tựu đáng kể, từng bước cải thiện các chỉ tiêu sức khoẻ của nhân dân trong tỉnh, dần dần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh nói riêng và hỗ trợ cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân một số tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ và góp phần tích cực cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh thuộc Vùng Đông Nam bộ. Hệ thống y tế được quan tâm xây dựng đã từng bước hình thành mạng lưới y tế hoàn chỉnh, từ tỉnh đến huyện và mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp.

Tuy vậy mạng lưới y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh, trong điều kiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nói chung và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng. Ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang đứng trước những thách thức lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của tỉnh trong giai đoạn phát triển đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh, cải thiện sức khỏe cho nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế cho tỉnh, Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế giai đoạn 2006 – 2015, định hướng đến năm 2020.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thông cơ sở y tế giai đoạn 2006 – 2015 định hướng đến năm 2020 là tài liệu chiến lược quan trọng định hướng cho sự nghiệp phát triển y tế của tỉnh.

Quy hoạch đã nhận được sự góp ý của của Bộ Y tế, của các cấp chính quyền, đoàn thể nhân dân trong tỉnh, các các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực y tế trong và ngoài tỉnh. Quy hoạch được báo cáo thông qua Hội đồng thẩm định quy hoạch do UBND tỉnh thành lập.

Bản quy hoạch này được dùng làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm cũng như cho việc hoạch định các chính sách phát triển y tế trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

Trách nhiệm thực hiện Quy hoạch này không chỉ của riêng ngành y tế, Sở Y tế, mà là trách nhiệm của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các cấp từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường của toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

KIẾN NGHỊ

171

Page 172: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

1) Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020; đồng thời chỉ đạo các Sở, ban, ngành chức năng của tỉnh phối hợp tạo nguồn lực về tài chính, đất đai và nhân lực để ngành y tế Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền triển khai Quy hoạch đã được phê duyệt.

2) Đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ y tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để có thể hình thành các bệnh viện Đa khoa tỉnh, chuyên khoa đủ năng lực; các Trung tâm thuộc hệ Y tế Dự phòng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn cao để ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có thể hoàn thành tốt sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của tỉnh nói riêng và tham gia chăm sóc sức khỏe nhân dân Vùng Đông Nam bộ; góp phần giảm sự quá tải cho y tế thành phố Hồ Chí Minh.

3) Đề nghị Bộ Y tế có kế hoạch hỗ trợ phát triển trường Trung học Y tế tỉnh để có thể đảm đương công tác đào tạo và đào tạo lại, nhằm tăng nguồn nhân lực y tế có đủ năng lực, trình độ chuyên môn sâu, kỹ thuật đặc biệt đối với tuyến cơ sở, góp phần nâng tầm cho hệ thống y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Vùng Đông Nam bộ.

4) Đề nghị Bộ Y tế có phương án chỉ đạo các Bệnh viện tuyến Trung ương, tận dụng sự hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia để triển khai kỹ thuật mới và chuyển giao công nghệ cho ngành y tế Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vũng Tàu, năm 2009

172

Page 173: quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn y tÕ tØnh th¸i nguyªn …soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/255917/... · Web viewHoạt động kinh doanh dược phẩm cũng phát

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010;2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020;3. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;4. Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;5. Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010;6. Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;7. Chính sách quốc gia về Trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 - 20108. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020;9. Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IV nhiệm kỳ 2006-2010;10. Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2004, 2005, 2006;11. Báo cáo thực hiện kế hoạch và phương hướng kế hoạch của Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu (2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007).12. Đề án xã hội hóa hoạt động y tế giai đoạn 2007-2010.

173