report on the international status of oss 2010 vi

118
Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010 Report on the International Status of Open Source Software 2010 Cơ quan Giám sát Phần mềm Nguồn Mở Quốc gia National Open Source Software Observatory www.cenatic.es

Upload: hung-nguyen-vu

Post on 01-Nov-2014

1.514 views

Category:

Documents


17 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Report on the International Statusof Open Source Software 2010

Cơ quan Giám sát Phần mềm Nguồn Mở Quốc gia

National Open SourceSoftware Observatory

www.cenatic.es

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Được thực hiện bởi:Đội của CENATIC. Trung tâm Năng lực Nguồn Mở Quốc gia. Cơ quan Giám sát Nguồn Mở Quốc gia (ONSFA).Nhà phân tích về ICT Penteo

Với sự hợp tác của Ban Quản trị của CENATIC:Bộ Công nghiệp, Du lịch và Thương mại, thông qua Red.es, Chính quyền vùng Extremadura, Chính quyền vùng Andalusia, Chính quyền của Asturias, Chính quyền vùng Aragón, Chính quyền vùng Cantabria, Chính quyền vùng Catalonia, Chính quyền các đảo Balearic và Basque, cũng như các công ty Atos Origin, Bull, Telefónica và Gpex.

Được xuất bản:©2010 CenaticC/. Vistahermosa, 1 - 3ª Planta06200 Almendralejo (Badajoz)Một số quyền được giữ.Legal Deposit: BA-329-2010ISBN-13: 978-84-693-2425-7Dàn trang và sản xuất: Línea 4 Comunicación. www.linea4.euTài liệu này được phân phối theo một giấy phép Creative Commons - Attribution 3.0 Tây Ban Nha

Để xem một bản sao của giấy phép này, xin viếng thăm:http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/es/Báo cáo này sẵn sàng từ website của CENATIC:http://www.cenatic.esHình ảnh: INGRAM Publishing / Purestock(Các ảnh là tự do không có phí bản quyền qua sự đăng ký)Văn phòng tại Anh. c/o. Ingram Publishing, 26-28 Hammersmith GroveLondon W6 7BA. UKCác ý kiến đóng góp được thể hiện trong xuất bản phẩm này là những ý kiến của cấc tác giả khác nhau của các văn bản được đưa vào và không nhất thiết phản ánh quan điểm của CENATIC.

Dịch sang tiếng Việt: Lê Trung Nghĩa; [email protected]. Dịch xong: Tháng 01/2011.----------------------------------------------------------

Created by:The CENATIC Team. National Open Source Competency Centre. National Open SourceSoftware Observatory (ONSFA).Penteo ICT Analyst

With the collaboration of the CENATIC Board of Trustees:the Ministry of Industry, Tourism and Trade, through Red.es, the Regional Government of Extremadura, the Regional Government of Andalusia, the Principality of Asturias, the Regional Government of Aragón, the Regional Government of Cantabria, the Regional Government of Catalonia, the Regional Government of the Balearic Islands and the Basque Government, as well as the Atos Origin, Bull, Telefónica and Gpex companies.

Published:©2010 CenaticC/. Vistahermosa, 1 - 3ª Planta06200 Almendralejo (Badajoz)Some rights reserved.Legal Deposit: BA-329-2010ISBN-13: 978-84-693-2425-7Layout and Production: Línea 4 Comunicación. www.linea4.euThis work is distributed under a Creative Commons - Attribution3.0 Spain license.

To see a copy of this license, please visit:http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/es/(tham khảo bản tiếng Anh: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/)This report is available from the CENATIC website:http://www.cenatic.esPictures: INGRAM Publishing / Purestock(Royalty-free Pictures by Subscription)UK Office. c/o. Ingram Publishing, 26-28 Hammersmith GroveLondon W6 7BA. UKThe opinions expressed in this publication are those of thedifferent authors of the texts included and do not necessarilyreflect the opinion of CENATIC.

Trang 2/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Mục lục1. Tóm tắt............................................................................................................................................10

1.1. Tóm tắt sự mở rộng về phát triển phần mềm nguồn mở trên thế giới....................................101.2. Đóng góp của mô hình cộng đồng cho phát triển OSS và sự tiến bộ của nó..........................12

2. Tổng quan về sự mở rộng phát triển OSS trên thế giới..................................................................142.1. Tổng quan về sự mở rộng phát triển OSS trên thế giới..........................................................142.2. Mức độ tiên tiến của OSS.......................................................................................................20

3. Các mô hình/Các loại hình của hệ sinh thái OSS...........................................................................224. Mức độ hiện đại đối với OSS theo vùng........................................................................................26

Tình hình hoạt động của OSS theo vùng.......................................................................................264.1. Châu Âu..................................................................................................................................27

4.1.1. Đức..................................................................................................................................30Khu vực nhà nước................................................................................................................30Khu vực tư nhân...................................................................................................................33Các trường đại học...............................................................................................................33Các cộng đồng......................................................................................................................33

4.1.2. Pháp.................................................................................................................................34Khu vực nhà nước................................................................................................................34Khu vực tư nhân...................................................................................................................36Các trường đại học ..............................................................................................................36Các cộng đồng......................................................................................................................37

4.1.3. Tây Ban Nha...................................................................................................................37Khu vực nhà nước................................................................................................................37Khu vực tư nhân...................................................................................................................39Các trường đại học...............................................................................................................40Các cộng đồng......................................................................................................................40

4.1.4. Ý......................................................................................................................................41Khu vực nhà nước................................................................................................................41Khu vực tư nhân...................................................................................................................42Các trường đại học...............................................................................................................42Các cộng đồng......................................................................................................................43

4.1.5. Nauy................................................................................................................................43Khu vực nhà nước................................................................................................................43Khu vực tư nhân...................................................................................................................44Các trường đại học...............................................................................................................44Các cộng đồng......................................................................................................................44

4.1.6. Anh..................................................................................................................................44Khu vực nhà nước................................................................................................................44Khu vực tư nhân...................................................................................................................45Các trường đại học...............................................................................................................46Các cộng đồng .....................................................................................................................46

4.1.7. Phần Lan.........................................................................................................................47Khu vực nhà nước................................................................................................................47Khu vực tư nhân...................................................................................................................47

Trang 3/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Các trường đại học...............................................................................................................48Các cộng đồng .....................................................................................................................48

4.1.8. Đan Mạch........................................................................................................................48Khu vực nhà nước................................................................................................................48Khu vực tư nhân...................................................................................................................49Các trường đại học...............................................................................................................49Các cộng đồng......................................................................................................................49

4.1.9. Hà Lan.............................................................................................................................49Khu vực nhà nước................................................................................................................49Khu vực tư nhân...................................................................................................................50Các trường đại học...............................................................................................................50Các cộng đồng......................................................................................................................51

4.2. Bắc Mỹ....................................................................................................................................514.2.1. Mỹ...................................................................................................................................51

Khu vực nhà nước................................................................................................................51Khu vực tư nhân...................................................................................................................54Các trường đại học...............................................................................................................54Các cộng đồng......................................................................................................................55

4.2.2 Canada..............................................................................................................................56Khu vực nhà nước................................................................................................................56Khu vực tư nhân...................................................................................................................57Các trường đại học...............................................................................................................57Các cộng đồng......................................................................................................................57

4.3. Mỹ Latin.................................................................................................................................584.3.1. Brazil...............................................................................................................................61

Khu vực nhà nước................................................................................................................61Khu vực tư nhân...................................................................................................................63Các trường đại học...............................................................................................................63Các cộng đồng......................................................................................................................63

4.3.2. Argentina.........................................................................................................................64Khu vực nhà nước................................................................................................................64Khu vực tư nhân...................................................................................................................65Các trường đại học...............................................................................................................65Các cộng đồng......................................................................................................................65

4.3.3. Mexico............................................................................................................................66Khu vực nhà nước................................................................................................................66Khu vực tư nhân...................................................................................................................67Các trường đại học...............................................................................................................67Các cộng đồng......................................................................................................................67

4.3.4. Venezuela........................................................................................................................68Khu vực nhà nước................................................................................................................68Khu vực tư nhân...................................................................................................................68Các trường đại học...............................................................................................................68Các cộng đồng......................................................................................................................69

4.4. Châu Á....................................................................................................................................694.4.1. Ấn Độ..............................................................................................................................71

Khu vực nhà nước................................................................................................................71

Trang 4/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Khu vực tư nhân...................................................................................................................72Các trường đại học...............................................................................................................72Các cộng đồng......................................................................................................................73

4.4.2. Trung Quốc.....................................................................................................................73Khu vực nhà nước................................................................................................................73Khu vực tư nhân...................................................................................................................74Các trường đại học...............................................................................................................75Các cộng đồng......................................................................................................................75

4.4.3. Hàn Quốc........................................................................................................................76Khu vực nhà nước................................................................................................................76Khu vực tư nhân...................................................................................................................77Các trường đại học...............................................................................................................77Các cộng đồng......................................................................................................................77

4.4.4. Nhật Bản.........................................................................................................................78Khu vực nhà nước................................................................................................................78Khu vực tư nhân...................................................................................................................79Các trường đại học...............................................................................................................79Các cộng đồng......................................................................................................................80

4.5. Châu Đại dương......................................................................................................................804.5.1. Úc....................................................................................................................................81

Khu vực nhà nước................................................................................................................81Khu vực tư nhân...................................................................................................................82Các trường đại học...............................................................................................................83Các cộng đồng......................................................................................................................83

4.5.2. New Zealand...................................................................................................................84Khu vực nhà nước................................................................................................................84Khu vực tư nhân...................................................................................................................84Các trường đại học...............................................................................................................85Các cộng đồng......................................................................................................................86

4.6. Châu Phi..................................................................................................................................864.6.1. Nam Phi...........................................................................................................................87

Khu vực nhà nước................................................................................................................87Khu vực tư nhân...................................................................................................................88Các trường đại học...............................................................................................................89Các cộng đồng......................................................................................................................89

5. Phương pháp luận, đội thực thi và nhóm các chuyên gia...............................................................915.1. Phương pháp luận...................................................................................................................915.2. Đội thực thi.............................................................................................................................935.3. Các chuyên gia chuyên ngành................................................................................................93

6. Thư mục..........................................................................................................................................966.1. Khu vực nhà nước...................................................................................................................96

6.1.1. Giới thiệu........................................................................................................................966.1.2. Bắc Mỹ............................................................................................................................966.1.3. Mỹ Latin..........................................................................................................................976.1.4. Châu Âu..........................................................................................................................986.1.5. Châu Phi........................................................................................................................1016.1.6. Châu Á..........................................................................................................................101

Trang 5/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

6.1.7. Châu Đại dương - Úc....................................................................................................1026.2. Khu vực tư nhân....................................................................................................................103

6.2.1. Giới thiệu......................................................................................................................1036.2.2. Bắc Mỹ..........................................................................................................................1036.2.3. Mỹ Latin........................................................................................................................1046.2.4. Châu Âu........................................................................................................................1046.2.5. Châu Phi........................................................................................................................1066.2.6. Châu Á..........................................................................................................................1066.2.7. Châu Đại dương - Úc....................................................................................................107

6.3. Các trường đại học và các trung tâm nghiên R&D...............................................................1076.3.1. Giới thiệu......................................................................................................................1076.3.2. Bắc Mỹ..........................................................................................................................1076.3.3. Mỹ Latin........................................................................................................................1076.3.4. Châu Âu........................................................................................................................1086.3.5. Châu Phi........................................................................................................................1086.3.6. Châu Á..........................................................................................................................1086.3.7. Châu Đại dương - Úc....................................................................................................108

6.4. Các cộng đồng OSS..............................................................................................................1086.4.1. Giới thiệu......................................................................................................................1086.4.2. Bắc Mỹ..........................................................................................................................1096.4.3. Mỹ Latin........................................................................................................................1096.4.4. Châu Âu........................................................................................................................1096.4.5. Châu Phi........................................................................................................................1106.4.6. Châu Á...........................................................................................................................1106.4.7. Châu Đại dương - Úc.....................................................................................................111

6.5. Các công nghệ.......................................................................................................................1116.6. Pháp lý..................................................................................................................................1126.7. Xã hội thông tin....................................................................................................................113

7. Phụ lục..........................................................................................................................................1157.1. Bảng câu hỏi điều tra cho khu vực tư nhân...........................................................................1157.2. Bảng câu hỏi điều tra cho khu vực nhà nước........................................................................1157.3. Bảng câu hỏi điều tra cho các trường đại học.......................................................................1167.4. Bảng câu hỏi điều tra cho các cộng đồng.............................................................................117

Trang 6/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Lời nói đầuCác công nghệ thông tin và truyền thông, dưới đây gọi tắt là ICTs, đóng một vai trò như là yếu tố cơ bản của sự cạnh tranh, của những người khuyến khích đổi mới sáng tạo và những yếu tố chính trong xã hội tri thức. Ngày nay, hơn một nửa sự tăng trưởng trong năng suất lao động tại châu Âu được tạo ra bởi ICTs, không chỉ về sự đầu tư mà chúng đại diện, mà còn như một tác nhân trực tiếp có liên quan trong việc làm gia tăng hiệu quả của các khu vực kinh tế còn lại.

ICTs sẽ tiếp tục là một động lực trong các nền kinh tế của chúng ta trong tương lai. Chúng ta vẫn ở vào giai đoạn đầu trong sự khai thác tất cả những khả năng mà hiện chúng đưa ra, nhưng chúng ta đã có thể lướt qua một số yếu tố mà chúng sẽ trở thành những cơ hội phát triển. Một trong những yếu tố đó là sự tạo ra sự lớn mạnh một cách lạ thường của ICTs, làm cho chúng có thể truy cập được tới bất kỳ người sử dụng nào, chứ không phải chỉ hạn chế đối với các chuyên gia. Kết quả là, những người sử dụng có thể cùng một lúc hưởng lợi từ chúng và đóng một vai trò tích cực trong chúng. Hơn nữa, đã có một xu thế đang tồn tại về khai thác tiềm năng của điện toán đám mây và các mạng xã hội, cũng như ứng dụng tri thức của chung tập thể được cung cấp bởi việc đưa ra các nguồn của đám đông, một khái niệm được Jeff Howe đưa ra vào năm 2006, theo đó sự tham gia của đám đông một cách cộng tác trong các dự án phát triển sẽ tạo ra những ý tưởng tốt hơn và các sản phẩm đổi mới sáng tạo hơn.

Cuối cùng, những phát triển này sẽ được đặc trưng bằng tính tương hợp. Điều này sẽ cho phép các hệ thống và các ứng dụng tạo thành một mạng các dịch vụ trong suốt mà qua đó tri thức có thể dễ dàng lan truyền và được sử dụng theo các cách thức mà vẫn còn là khó khăn để chúng ta đoán trước được.

Tính tương hợp, nguồn của đám đông, tri thức cộng tác, sự tổng hợp, điện toán đám mây và các mạng xã hội ... Tất cả những khái niệm này có liên quan chặt chẽ với sự xây dựng cộng tác, tính năng phân biệt được của phần mềm nguồn mở (OSS), mà nó tạo ra trong sự phát triển với việc chia sẻ giữa các công ty, các nền hành chính và các công dân trên khắp thế giới, cũng như sự độc lập trong suốt, hiệu quả và mang tính công nghệ. Ảnh hưởng của OSS trong xã hội của chúng ta tiếp tục gia tăng, và nó là một trong những giá trị của Xã hội Mạng. Các công nghệ mở đã là một phần của thực tế công nghệ đối với các công dân, các công ty và các nền hành chính nhà nước, khi mà những lợi ích của chúng đã dẫn tới việc chúng được chọn như là kết quả của các quá trình lựa chọn kỹ càng và có ý thức.

Quỹ CENATIC, duy trì mục tiêu của mình về nâng cao nhận thức về các công nghệ nguồn mở thường xuyên đưa ra các báo cáo nghiên cứu mà chúng nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của OSS. Mục tiêu cuối cùng của những báo cáo này là để thúc đẩy tính cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp Tây Ban Nha bằng việc cung cấp những thông vin về các cơ hội kinh doanh mà các công nghệ này đưa ra và xác định các dự án quốc tế mà chúng có thể được triển khai và áp dụng cho xã hội của Tây Ban Nha.

Báo cáo mà chúng tôi trình bày ở đây phân tích tình hình quốc tế của OSS, cho phép chúng ta đặt tình trạng hiện hành của Tây Ban Nha trong ngữ cảnh dựa trên sự hiểu biết của các xu hướng công nghệ trên thế giới, sự thúc đẩy sử dụng các công nghệ mở trong các khu vực tư nhân và nhà nước Tây Ban Nha, và sự đóng góp của các cộng đồng các lập trình viên và các trường đại học của Tây Ban Nha cho những sáng kiến quan trọng trong một phạm vi quốc tế.

Để kết luận, đây là một miêu tả tỉ mỉ các ngữ cảnh quốc tế về OSS, tạo ra một điểm khởi đầu cho việc xác định các cơ hội kinh doanh mới cho các công ty Tây Ban Nha, và những lĩnh vực nghiên cứu mới đối với CENATIC để tiếp tục thúc đẩy ứng dụng và phát triển OSS tại Tây Ban Nha.

Trang 7/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Francisco Ros Perán

Thư ký Nhà nước về Truyền thông và Xã hội thông tin

Chủ tịch Ban quản trị của CENATIC

Trang 8/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Giới thiệuTrong khung công việc các xuất bản phẩm thường xuyên của CENATIC đối với việc phổ biến và thúc đẩy OSS tại Tây Ban Nha, chúng tôi trình bày báo cáo này, “Tình hình quốc tế về phần mềm nguồn mở”, mà nó đưa ra một sự miêu tả khái quát tình hình phần mềm nguồn mở tại những vùng địa lý khác nhau trên thế giới.

Mục tiêu của báo cáo này là để hiểu được vai trò mà phần mềm nguồn mở đóng góp trong khu vực các công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới, và để nhấn mạnh ảnh hưởng kinh tế và xã hội của nó, cả tại các nền kinh tế phát triển và các quốc gia đang phát triển, bằng việc phân tích các hệ sinh thái mà chúng thúc đẩy sự phát triển phần mềm nguồn mở: khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, các trường đại học và các cộng đồng các lập trình viên.

Kết quả của phân tích này là xác định các yếu tố mà chúng tính tới những khác biệt trong sự chín muồi và sự thâm nhập của phần mềm nguồn mở tại các vùng địa lý khác nhau. Trong số các yếu tố này, chúng tôi phải nhấn mạnh tới vai trò chính của các nền hành chính nhà nước trong việc thúc đẩy phần mềm nguồn mở, cả bằng việc phát triển các chính sách để thúc đẩy và khuyến khích việc sử dụng của nó và cả bằng việc trở thành một người sử dụng chính của các phần mềm này, như xảy ra trong các quốc gia châu Âu tiên tiến nhất trong sử dụng và phát triển các công nghệ tự do. Các yếu tố khác mà chúng giải thích các mức độ chín muồi khác nhau trong số các quốc gia là mức độ giáo dục và truy cập mà các công dân của họ có được tới xã hội thông tin. Về phương diện này, như là một kết quả của mức độ cao về huấn luyện kỹ thuật, Ấn Độ thể hiện một mức độ cao về phát triển phần mềm nguồn mở, bất chấp sự truy cập hạn chế mà người dân bình thường có được tới xã hội thông tin.

Mỗi vùng địa lý được đặc trưng theo mức độ chín muồi được chỉ ra bởi các quốc gia phù hợp nhất tại vùng đó, và mức độ này đã và đang được thiết lập thông qua một phân tích chi tiết đối với các yếu tố hệ sinh thái của từng quốc gia. Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc nổi bật lên như là những vùng tiên tiến nhất, trong khi toàn bộ châu Á, Mỹ Latin và châu Phi chỉ ra một mức độ phát triển thấp hơn. Bên cạnh 2 nhóm này, đáng lưu ý là vị thế đặc biệt được nắm giữ bởi vài quốc qia tiến tiến nhất của châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Trung quốc và Ấn Độ, cũng như Brazil tại Mỹ Latin và Nam Phi tại châu Phi, mà các nước này nổi bật lên khi so sánh với các quốc gia còn lại trong vùng của chúng.

Phân tích những sáng kiến khác nhau đang diễn ra tại các quốc gia này cũng cho phép chúng tôi quan sát được sự tiến hóa của mô hình hoạt động đối với các cộng đồng các lập trình viên vốn gắn liền với phần mềm nguồn mở.

Tại Quỹ CENATIC, chúng tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ đóng góp vào sự phổ biến những sáng kiến chính được triển khai trên toàn thế giới đối với sự phát triển của phần mềm nguồn mở. Những sáng kiến này sẽ giúp các tác nhân của các nền kinh tế khác trong việc tìm kiếm những cơ hội mới cho sự phát triển của phần mềm nguồn mở tại Tây Ban Nha.

Miguel Jaque Barbero

Giám đốc điều hành của CENATIC.

Trang 9/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

1. Tóm tắt1.1. Tóm tắt sự mở rộng về phát triển phần mềm nguồn mở

trên thế giớiPhạm vi ứng dụng và phát triển OSS là khác nhau giữa các vùng địa lý khác nhau trên thế giới, và sự biến đổi này là tương quan với múc độ phát triển của xã hội thông tin IS (Information Society).

Các quốc gia với những nền kinh tế mạnh nhất thể hiện một mức độ cao cả về IS và sử dụng OSS. Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc thuộc về nhóm này. Châu Phi, Mỹ Latin và Đông Âu được thấy ở chiều ngược lại, với các quốc gia của họ có IS thấp và chỉ số phát triển OSS cũng thấp.

Các nước Mỹ, Úc và Tây Âu dẫn đầu sự phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở. Mức độ ứng dụng và phát triển tại Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil là cao hơn so với mong đợi, xét về mức độ tiến tiến về IS của họ.

Tại Bắc Mỹ, Mỹ nổi lên như là Xã hội Thông tin hàng đầu thế giới, trong cả các khu vực nhà nước và tư nhân.

Điều này được mong đợi từ một quốc gia là sân nhà đối với cả các công ty phần mềm đa quốc gia và lớn (IBM, Microsoft, Sun Microsystems, Oracle, ...), bao gồm cả những công ty từ thế hệ mới mà nhảy lên Internet (Google, Yahoo, ...), và các công ty phân phối OSS nổi tiếng nhất thế giới (Sun Microsystems, Red Hat, Novell, ...), và các trường đại học của nó đã thực hiện sự đóng góp không thể bàn cãi vào sự tạo ra và phát triển OSS.

Các nước Mỹ, Úc và Tây Âu dẫn đầu sự phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở. Mức độ ứng dụng và phát triển tại Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil là cao hơn so với mong đợi, xét về mức độ tiến tiến về IS của họ.

Trong khu vực nhà nước, châu Âu đã có được sự thâm nhập lớn hơn. Đức, Pháp và Tây Ban Nha dẫn dắt châu Âu trong việc sử dụng OSS. Chính phủ hỗ trợ cho việc ứng dụng OSS đã và đang là chìa khóa, mặc dù những công cụ khác nhau đã được sử dụng để triển khai các chính sách. Chính phủ Đức đã tung ra các chính sách thúc đẩy và hỗ trợ OSS, và chính phủ Pháp đã tập trung vào sự thúc đẩy triển khai OSS trong nền hành chính và các công ty nhà nước. Trong khi đó, việc áp dụng các chính sách thúc đẩy OSS tại Tây Ban Nha chủ yếu là trách nhiệm của các cộng đồng tự trị, mà các cộng đồng này đã phát triển các sáng kiến tại các vùng này, làm việc theo một khung chính sách rõ ràng được thiết lập bởi Bộ Công nghiệp, Du lịch và Thương mại và bởi Bộ của Phủ Tổng thống.

Đáng ngạc nhiên, các quốc gia Xã hội Thông tin tiên tiến hơn như các quốc gia Bắc Âu, Anh và Hà Lan lại chỉ ra một mức độ phát triển OSS thấp hơn. Sự khác biệt chính dường như là sự thiếu hụt hỗ trợ được đưa ra đối với OSS trong những giai đoạn đầu của các chính phủ tương ứng của họ. Những chính sách và qui định gần đây thúc đẩy sử dụng các tiêu chuẩn mở và OSS được ban hành bởi các quốc gia này trong vài năm qua không nghi ngờ là sẽ làm cho họ có thể lấp được những khoảng trống với các quốc gia dẫn đầu.

Chúng tôi cũng phải xem xét vai trò hỗ trợ và hài hòa của các cơ quan của châu Âu, mà đang đóng

Trang 10/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

góp cho sự thúc đẩy khu vực các công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs), và trong lĩnh vực này, đối với sự thúc đẩy của OSS, như một trong những động lực chủ chốt trong khu vực châu Âu. Tương tự, theo Chương trình khung số 7 về nghiên cứu và phát triển công nghệ, Ủy ban châu Âu (EU) tài trợ cho các dự án liên quan tới công nghệ mà kết quả là những phát triển OSS, có liên quan tới một loạt các hãng và các trường đại học từ các quốc gia khác nhau, mỗi nơi đóng góp các kỹ năng khác nhau1.

Trong khu vực Thái Bình Dương, Úc nổi lên như một trong những quốc gia với mức độ sử dụng OSS cao nhất thế giới, nhờ vào các cộng đồng các lập trình viên OSS tích cực của nó mà họ tham gia vào các dự án quốc tế. Các trường đại học cũng đóng một vài trò rất quan trọng trong cả việc huấn luyện nhân sự ICT có chất lượng và tham gia vào các dự án OSS. Khu vực các doanh nghiệp Úc chi ra một phần đáng kể ngân sách R&D của mình vào các dự án OSS, mà kết quả là tại quốc gia này có một lĩnh vực phụ lớn các công ty OSS trong lĩnh vực ICT và hiện diện trong các trung tâm năng lực về OSS tại quốc gia này. Điều này đi cùng với một chính sách hỗ trợ của chính phủ, mà đã khuyến khích ứng dụng OSS trong khu vực nhà nước.

Sự kết hợp của 4 yếu tố này làm cho Úc như là hình mẫu cho sự phát triển OSS trong một quốc gia, nhờ một sự cân bằng rõ ràng giữa 4 lực lượng: chính phủ, các trường đại học, khu vực các doanh nghiệp tư nhân và các cộng đồng.

Tại châu Á, chúng tôi thấy có 4 quốc gia mà đang dẫn đầu thế giới trong OSS, đó là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc, dù với rất nhiều mức độ tiên tiến khác nhau về xã hội thông tin. Ấn Độ là một quốc qua không điển hình nhất, vì bất chấp mức độ xã hội thông tin (IS) thấp của mình, thì quốc gia này cũng đã đạt được một mức độ phát triển OSS đáng kể, chủ yếu nhờ vào mức độ giáo dục dân số của mình và sự tham gia của mình vào việc lập trình cho các công ty Mỹ và châu Âu. Sự phát triển OSS tại Trung Quốc thì gắn chặt với sự kiểm soát của chính phủ, tới độ mà nhà cung cấp OSS chính, Red Flag Linux, là công ty một phần sở hữu của nhà nước.

Tại Nhật và Hàn Quốc, khu vực điện tử từng là một trong những động lực đằng sau sự phát triển các ứng dụng OSS, nhưng nó không phải là duy nhất. Chính phủ Hàn Quốc một phần đã thúc đẩy OSS như một biện pháp khuyến khích và tạo động lực cho khu vực ICT. Sự hiện diện của một nhà phân phối OSS hàng đầu đã làm lợi cho việc sử dụng OSS của các công ty trong khu vực tư nhân, đóng góp vào sự tăng trưởng và sự chín muồi của khu vực ICT.

Tất cả Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc có các ngôn ngữ mà chúng đặt ra một rào cản quan trọng cho tầm nhìn về các cộng đồng của họ ở nước ngoài, cô lập họ khỏi phần còn lại của thế giới. Để vượt qua sự cô lập này, cả 3 quốc gia đã thành lập một liên minh để phát triển một phiên bản Linux cho thị trường châu Á, Asianux, với kết quả là các dự án OSS được tập trung xung quanh Linux.

Chính phủ Brazil đã thúc đẩy sự phát triển OSS trong tất cả các lĩnh vực của hệ sinh thái của mình.

Tại Mỹ Latin, Brazil nổi lên so với các quốc gia còn lại trong vùng nhờ vào mức độ lớn hơn mà nước này đã ứng dụng và triển khai OSS, với các mức độ có thể so sánh được với các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Bất chấp thực tế là mức độ xã hội thông tin thấp của họ là tương tự như tại các quốc gia Mỹ Latin khác, như Argentina, Mexico và Chile. Lý do có thể thấy được trong sự hỗ trợ mà chính phủ đã cung cấp trong tất cả các lĩnh vực của hệ sinh thái OSS: ban hành các qui định, sự chuyển đổi của số đông mọi người trong các cơ quan và doanh nghiệp khu vực nhà nước, sự phát triển các sản phẩm OSS (các hàng hóa và dịch vụ) tại các trường đại học của nhà nước và sự tạo ra một cổng hợp tác cho những tay chơi cộng đồng.

1 Chương 4 đưa ra một mô tả ngắn về các dự án OSS quan trọng nhất trong chương trình khung này, với một sự nhấn mạnh vào sự tham gia của các trường đại học và các công ty.

Trang 11/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Chính phủ Brazil đã thúc đẩy sự phát triển OSS trong tất cả các lĩnh vực của hệ sinh thái của mình.

Nhận thức cao hơn của người sử dụng về việc sử dụng 100% phần mềm hợp pháp sẽ cho phép tỷ lệ cao hơn về sử dụng OSS trong tương lai. Sự thiếu các chính sách hỗ trợ từ các chính phủ và thiếu các nhà phân phối có khả năng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết là những yếu tố chủ chốt giải thích cho tỷ lệ phát triển OSS thấp hơn tại Mỹ Latin.

Cuối cùng, châu Phi bám theo thế giới trong sự phát triển OSS và xã hội thông tin, thậm chí thiếu cả những phương tiện cần thiết tối thiểu cho việc phát triển OSS. Đối với điều này chúng ta có thể bổ sung sự không tồn tại các chính sách thúc đẩy của nhà nước và tỷ lệ cao sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Vì thế, không ngạc nhiên là chỉ Nam Phi đạt được một giá trị mà nó đâu đó gần với trung bình của thế giới về chỉ số OSS. Không nghi ngờ gì, mức độ kinh tế của nó, mà là rõ ràng cao hơn so với phần còn lại của các quốc gia trong châu lục này, cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, như Quỹ Shuttleworth, giải thích cho thứ hạng thế giới của Nam Phi về OSS. Điều này dẫn dắt chúng ta tới sự chú ý rằng các quốc gia với một mức độ cao hơn về phát triển và ứng dụng OSS, như Mỹ, Úc, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Brazil, mỗi quốc gia đều thể hiện các mức độ cao về phát triển trong tất cả các phần của hệ sinh thái: chính phủ, các trường đại học, các công ty và cộng đồng những người lập trình phát triển.

1.2. Đóng góp của mô hình cộng đồng cho phát triển OSS và sự tiến bộ của nó

Khi mà Richard Stallman đã bắt đầu dự án GNU/Linux vào năm 1983, thì mô hình phát triển OSS đã tiến hóa theo những dạng mới về sự cộng tác có liên quan tới khái niệm cơ bản của một cộng đồng các lập trình viên.

Hầu hết các phát tán Linux, ở một mức độ ít hơn hay nhiều hơn nào đó, đều được phát triển và dẫn dắt bởi các cộng đồng các lập trình viên và những người sử dụng. Trong một số trường hợp, chúng được dẫn dắt và được cấp tài chính hoàn toàn bởi cộng đồng, như với Debian GNU/Linux, trong khi những phát tán khác lại dựa vào sự phân phối thương mại và một phiên bản cộng đồng, như chúng ta thấy trong ví dụ của Red Hat với Fedora hoặc SuSE với OpenSuSE.

Có những cộng đồng OSS mà các thành viên của nó là các công ty, các cơ quan nhà nước, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu phát triển và các truy tâm công nghệ nhỏ, trung bình hoặc lớn. Tất cả chúng chia sẻ nguyên tắc rằng OSS là một chiến lược cho việc cải thiện các qui trình nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo công nghệ, làm cho có khả năng thiết lập được các mô hình kinh doanh có thể trụ vững được và các mối quan hệ cùng thắng (thắng – thắng) mà chúng khuyến khích sự cộng tác.

Sự tiến bộ này đã dẫn tới sự tạo ra 3 dạng cộng đồng: các cộng đồng đặc biệt mà đi cùng với các dự án đặc thù; các cộng đồng các quỹ cho các dự án lớn mà chúng đòi hỏi sự hình thành các chính sách cộng đồng; và các cộng đồng được các công ty hỗ trợ, hoặc một cách cá nhân hoặc thông qua một nhóm của vài công ty, thường từ các lĩnh vực khác nhau, được hình thành cho một dự án cụ thể, chung. Dựa vào mô hình tạo ra tri thức này, 5 mô hình kinh doanh đã được thiết lập:

1. Thuê bao các sản phẩm dựa vào các dịch vụ: phân phối các gói phần mềm với các dịch vụ duy trì có liên quan.

2. Các dịch vụ giá trị gia tăng, dựa vào tri thức được cộng đồng tạo ra.

3. Phần mềm “như một dịch vụ”: máy trạm truy cập và sử dụng các phần mềm một cách từ xa,

Trang 12/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

không cần cài đặt phần mềm đó trên máy tính của riêng của người sử dụng. Người sử dụng chỉ trả tiền cho việc sử dụng phần mềm đó.

4. Mô hình hỗn hợp: máy trạm có sự truy cập tới các phần mềm được cấp phép OSS nhất định nào đó và nhận lại các tính năng bổ sung theo một giấy phép khác nữa.

5. Bán hàng bổ sung có liên quan. Một cách khác đối với thị trường OSS, cùng với những hồ sơ còn lại của các sản phẩm.

Mô hình cộng đồng phát triển OSS là một mô hình toàn cầu hóa trong đó những tay chơi sử dụng Internet để tham gia vào các quá trình trong một môi trường hợp tác, bất chấp dân tộc của tay chơi hoặc dự án, và không có những khác biệt giữa các vùng địa lý, hoặc về các công việc của cộng đồng hoặc các mô hình kinh doanh có liên quan.

Mô hình cộng đồng phát triển OSS là một mô hình toàn cầu với sự cộng tác từ những tay chơi tại các quốc gia khác nhau.

Trang 13/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

2. Tổng quan về sự mở rộng phát triển OSS trên thế giới

2.1. Tổng quan về sự mở rộng phát triển OSS trên thế giớiChương này trình bày tổng quan hiện trạng OSS trên thế giới, dựa vào mức độ của những người sử dụng (các công ty, các nền hành chính nhà nước hoặc các cá nhân) sử dụng OSS và mức độ phát triển mà khu vực đó đạt được, có tính tới sự hỗ trợ được cung cấp thông qua các chính sách của các nền hành chính nhà nước và sự tồn tại của các công ty kinh doanh các sản phẩm OSS.

Mức độ sử dụng và phát triển phải được đặt trong ngữ cảnh của việc xem xét mức độ chín muồi của xã hội thông tin (IS) tại các quốc gia mà chúng tạo nên các vùng địa lý khác nhau, vì điều này sẽ giúp giải thích các mức độ khác biệt của sự phát triển OSS.

IS là một xã hội mà trong đó sự tạo ra, phân phối và xử lý thông tin cấu tạo nên một phần quan trọng của các hoạt động văn hóa và kinh tế; nó được xem như người kế nghiệp cho xã hội công nghiệp. Các IS nổi lên như là kết quả của sự triển khai các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong cộng đồng. Tính hiệu quả của công nghệ này, mà nó ảnh hưởng tới những yếu tố cơ bản như vậy của một con người như việc nói, trí nhớ và học tập, trong nhiều giác quan sửa đổi cách thức trong đó nhiều hoạt động đang diễn ra trong xã hội hiện đại có thể được thực hiện. Theo nghiên cứu của MERIT-UNISYS, “Nghiên cứu về ảnh hưởng của sự phát triển xã hội thông tin của các cơ quan nhà nước châu Âu mà tạo ra những phần mềm của riêng họ sẵn sàng như là nguồn mở”, mà dựa vào nghiên cứu các kinh nghiệm xung quanh việc triển khai OSS trong một loạt các nền hành chính nhà nước tại châu Âu, những sáng kiến này đã ảnh hưởng tới IS theo những cách thức khác nhau. Ảnh hưởng lớn nhất là bằng chứng khi quyết định sử dụng OSS không dựa vào những lý do thuần túy kỹ thuật hoặc thực tiễn, mà thay vào đó là kết quả của một chiến lược rõ ràng nhằm vào ảnh hưởng tới sự phát triển của IS, như trong trường hợp của Extremadura hoặc Andalusia tại Tây Ban Nha.

Như là kết quả, tổng quan về mức độ phát triển OSS trên thế giới trình bày thứ hạng của các quốc gia trên cơ sở độ chín muồi của họ về cả bản thân OSS lẫn IS. Xem xét tới cả các phạm vi sẽ cho phép chúng ta đánh giá một cách phù hợp hiện trạng của một quốc gia và xác định được điểm khởi đầu của nó cho việc khai thác những lợi ích của OSS.

Để xác định thứ hạng của mỗi quốc gia đối với các yếu tố này, 2 chỉ số đã được tạo ra từ những biến số cụ thể mà chúng đo đếm không chỉ mức độ tiên tiến của IS, mà còn mức độ phát triển của từng quốc gia trong việc sử dụng OSS. Điểm của mỗi quốc gia theo chỉ số là kết quả của việc đánh trọng số dung sai từ phương tiện đối với từng biến số, có sử dụng những trọng số cụ thể để chỉ định cho từng biến số2. Trong cả 2 trường hợp, các biến số về kinh tế, công nghệ, xã hội, giáo dục và chính trị được xem xét để tạo ra một chỉ số mà nó tính tới ảnh hưởng của những vùng này lên cả sự phát triển của IS và OSS. Sử dụng các chỉ số này cho phép so sánh các mục tiêu tại các quốc gia.

Chỉ nhìn vào điểm có được của từng quốc gia đối với chỉ số OSS, có 3 nhóm nổi lên: các quốc gia tiên tiến, các quốc gia ít tiên tiến hơn và các quốc gia đang phát triển. Trong số các quốc gia ở nhóm đầu là Mỹ, Đức, Pháp và Tây Ban Nha, với các điểm số rõ ràng cao hơn trung bình, dẫn đầu về sự tiên tiến và phát triển của OSS.

Trong nhóm thứ 2 là các quốc gia như Áo, Slovenia và Balan, với các điểm khoảng độ trung bình

2 Sự giải thích chi tiết phương pháp luận được sử dụng để tạo ra các chỉ số OSS và IS có thể thấy được trong các phụ lục.

Trang 14/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

đối với việc sử dụng và phát triển OSS. Cuối cùng, nhóm cuối cùng có các quốc gia như Rumani, Ukraine, Hy Lạp và Chile, mà chúng có các điểm rõ ràng là dưới trung bình, đi kèm với việc sử dụng và phát triển thấp đối với OSS.

Bổ sung thêm vào chiều thứ 2 để hiểu được những lý do đằng sau những khác biệt về mức độ phát triển OSS, một ma trận đã được tạo ra để đi qua chỉ số về OSS với chỉ số tiến tiến về IS. Như có thể thấy trong đồ thị sau, có một mức độ cao về sự tương quan giữa cả 2 chỉ số; các quốc gia với một mức độ phát triển IS cũng có các mức độ cao về phát triển OSS.

Mối quan hệ này đã được thiết lập một cách rõ ràng trong các nghiên cứu như “Nghiên cứu về ảnh hưởng của sự phát triển xã hội thông tin của các cơ quan nhà nước châu Âu mà tạo ra những phần mềm của riêng họ sẵn sàng như là nguồn mở”, được UNISYS-MERIT tiến hành vào năm 2007 và “Nghiên cứu về ảnh hưởng kinh tế của phần mềm nguồn mở lên sự đổi mới sáng tạo và tính cạnh tranh của khu vực ICT tại Liên minh châu Âu” do UNU-MERIT tiến hành năm 2006.

Nếu chúng ta chia đồ thị trước đó thành 4 góc phần tư, thì 4 nhóm nổi lên, xuyên qua các mức độ cao/thấp của chỉ số IS và các mức độ cao/thấp của chỉ số OSS, và việc sử dụng giá trị chỉ số bằng 1 như là giá trị trung bình cho cả 2 chỉ số.

Các quốc gia với các nền kinh tế lớn nhất tập trung trong góc phần tư B, với các giá trị lớn hơn 1 cho cả chỉ số IS và chỉ số OSS. Nhóm này bao gồm Mỹ, các quốc gia của EU15 và các nền kinh tế phát triển nhất châu Á, như Nhật, Hàn Quốc và Úc. Góc phần tư C bao gồm các quốc gia với các nền kinh tế yếu hơn và đang phát triển, chủ yếu là các quốc gia châu Phi và hầu hết các quốc gia Mỹ Latin, cũng như những bổ sung mới nhất vào EU (Latvia, Bulgaria và Síp) và các quốc gia châu Á như Cămpuchia và Việt Nam. Ngoại trừ những ngoại lệ đáng lưu ý, như Nam Phi, Việt Nam, Malaysia và Venezuela, hầu hết các chính phủ của các quốc gia trong góc phần tư C không có những nỗ lực đáng kể nào để thúc đẩy IS, hoặc để phát triển OSS.

Những ngoại lệ đối với mẫu chung là Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc, mà chúng xuất hiện trong góc phần tư A. Những quốc gia này có điểm cao về chỉ số phát triển OSS, nhưng lại dưới trung bình trong chỉ số IS. Điều này được giải thích bằng thực tế là những quốc gia này là những lập trình viên quan trọng của OSS và các trung tâm sản xuất gia công nơi mà các ứng dụng OSS được phát triển, như không phải là những người sử dụng hoặc những người tiêu dùng lớn của OSS. Dù vậy, bất chấp việc các quốc gia với các mức độ sử dụng thấp đối với các công nghệ mới, thì sự tinh thông hiểu biết về OSS của họ cũng đóng góp vào điểm số cao hơn trong chỉ số OSS. Mối quan hệ này làm vững chắc thêm cho tình trạng thị trường trong đó OSS được thiết kế tại các quốc gia với các nền kinh tế tiên tiến và được sản xuất tại các quốc gia nơi mà nhân công lao động là rất rẻ. Nói một cách

Trang 15/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

khác, một mô hình gia công cho bên ngoài được sử dụng vì các lý do kinh tế. Thú vị để lưu ý rằng các quốc gia trong nhóm này nổi lên vì các điểm số cao của họ trong các biến số về xã hội và hàn lâm trong cả 2 chỉ số, và đối với sự hợp tác được đưa ra từ các chính phủ tương ứng của họ đối với sự phát triển OSS. Như là kết quả, những quốc gia này đã có đủ khả năng về nguồn nhân lực để làm cho sự phát triển các ứng dụng OSS trở nên có khả năng.

Tham gia vào một phân tích sâu hơn thứ bậc của các quốc gia trong ma trận, liên quan tới mức độ tiến tiến về IS đối với mức độ phát triển OSS, chúng tôi quan sát thấy sự hình thành các bầy đàn hoặc các nhóm các quốc gia theo các vùng địa lý của họ. Ví dụ, các quốc gia chính của châu Âu (trên đồ thị như là các chấm đỏ) được nhóm lại xung quanh giá trị giữa 1 và 2 trên trục X, và các giá trị giữa 1 và 1.75 trên trục Y.

Các quốc gia chính của châu Á tập trung nằm vào vùng với các giá trị của chỉ số IS giữa 0.75 và 1.5 và các giá trị chỉ số OSS giữa 1 và 1.5. Các quốc gia Mỹ Latin tập trung nằm vào vùng với các giá trị giữa 0.5 và 1 đối với cả 2 chỉ số, trong khi các quốc gia châu Phi chỉ ra một sự phân tán tương tự trong mức độ tiên tiến IS, với các giá trị giữa 0.5 và 0.75 về chỉ số này, đại diện cho vùng địa lý được phát triển ít nhất trên thế giới về IS và OSS.

Một phân tích chi tiết đối với từng vùng địa lý chính trên thế giới đã được triển khai dựa vào vị trí tương đối của các quốc gia trong từng vùng đối với các chỉ số được phân tích. Mục tiêu của sự xem xét tiếp sau đối với mỗi quốc gia là để hiểu được các yếu tố giải thích cho những khác biệt thứ tự xếp hạng, dựa vào 4 yếu tố hình thành nên hệ sinh thái OSS3:

1. Hoạt động theo 2 mục tiêu của hành chính nhà nước như một người thúc đẩy các chính sách nhà nước trong lĩnh vực OSS và như một người sử dụng OSS.

2. Mức độ sản xuất và ứng dụng OSS của khu vực doanh nghiệp tư nhân của quốc gia và kích cỡ và cấu thành của các khu vực phụ được hình thành từ các công ty OSS.

3. Sự đóng góp của các trường đại học của quốc gia vào việc huấn luyện nhân lực đủ khả năng và triển khai các dự án dựa vào OSS.

4. Những nỗ lực của các cộng đồng các lập trình viên và những người sử dụng OSS4.

Tại châu Âu, các quốc gia thuộc về nhóm EU-15 được xếp hạng trong số tiên tiến nhất về công nghệ thông tin và OSS, trong khi các quốc gia mới gần đây được nhận vào EU và các quốc gia không phải là thành viên lại nằm trong góc phần tư C.

Trong số các quốc gia hàng đầu có Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Những quốc gia này tất cả đều có sự hỗ trợ đáng kể của các cơ quan nhà nước cho sự phát triển và sử dụng OSS, nhưng cũng có một số sự khác biệt rất cơ bản thú vị. Trong khi Đức đã thúc đẩy OSS thông qua các chính sách để khuyến cáo và tạo điều kiện sử dụng nó, thì Pháp đã thúc đẩy OSS thông qua sự triển khai của nó

3 Chương 4, “Tình hình công việc về phần mềm nguồn mở theo vùng” đưa ra mô tả chi tiết tình hình tại mỗi vùng địa lý về sự phát triển phần mềm nguồn mở, cũng như sự đóng góp cụ thể được thực hiện đối với vị thế này của hầu hết các quốc gia đại diện trong vùng.

4 Chương 4, “Tình hình công việc về phần mềm nguồn mở theo vùng” đưa ra mô tả chi tiết tình hình tại mỗi vùng địa lý về sự phát triển phần mềm nguồn mở, cũng như sự đóng góp cụ thể được thực hiện đối với vị thế này của hầu hết các quốc gia đại diện trong vùng.

Trang 16/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

trong các cơ quan nhà nước và các công ty lớn của nhà nước. Tại Tây Ban Nha, theo các chính sách về khung công việc OSS được Bộ Công nghiệp, Du lịch và Thương mại và Bộ của Tổng thống thiết lập, tạo ra trong một loạt rộng lớn các dự án OSS. 3 quốc gia này cũng có các nhà cung cấp OSS tuyệt vời trong pha quốc tế hóa các hoạt động của họ.

Ở chiều ngược lại về phạm vi, chúng ta thấy các quốc gia gần đây được nhận vào EU, nhưng chúng ta cũng thấy Bồ Đào Nha và Hy Lạp nằm trong góc phần tư C, nghĩa là họ có sự phát triển IS và OSS thấp dưới mức trung bình bất chấp cả 2 quốc gia này đều là các thành viên của EU-15.

Mức độ phát triển thấp trong sử dụng OSS tại Bồ Đào Nha dường như bắt nguồn từ sự từ chối của Quốc hội vào năm 2003 quyết định được đề xuất mà có thể đã bắt sử dụng OSS trong các cơ quan hành chính nhà nước. Đây dường như là điểm bước ngoặt đã làm dừng sự phát triển OSS tại Bồ Đào Nha, nơi mà ngày nay hầu hết các dự án từng được tập trung vào khu vực giáo dục, nhờ vào thỏa thuận được ký với Sun Microsystems vào năm 2004. Trong trường hợp của Hy Lạp, sự giải thích cũng dường như nằm trong sự thiếu hụt hỗ trợ được cam kết từ Chính phủ. Để so sánh, Nauy dường như tuân thủ theo chính sách ngược lại hoàn toàn: trong năm 2002, quốc gia này đã từ chối ký mới lại một hợp đồng với Microsoft trong một nỗ lực để thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các công ty phần mềm sở hữu độc quyền và OSS.

Giữa nhóm dẫn đầu và các quốc gia trong góc phần tư C, chúng ta có thể xác định ít nhất 2 nhóm khác của các quốc gia, dựa vào mức độ chỉ số OSS của họ. Không xa đối với nhóm dẫn đầu là Ý, Anh và các quốc gia Bắc Âu. Sự khác biệt nhỏ giữa họ và các nước dẫn đầu chủ yếu được giải thích bằng sự chậm trễ của nền hành chính trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ OSS, như được so sánh với các quốc gia trong nhóm đầu tiên.

Cả 2 nhóm chia sẻ nhiều cộng đồng các lập trình viên đủ khả năng mà họ đang đóng góp cho các dự án OSS và cho sự phát triển khu vực ICT tại châu Âu.

Các trường đại học uy tín nhất tại các quốc gia này đang cộng tác với các công ty chính trong khu vực ICT châu Âu trong các dự án nghiên cứu phát triển OSS. Nhiều trong số các dự án này được cung cấp tài chính từ EU, trong khuôn khổ các chính sách thúc đẩy khu vực ICT tại EU.

Nhóm tiếp theo các quốc gia châu Âu, tất cả thấy trong góc phần tư B của ma trận IS/OSS, hợp thành từ Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ, Ireland và Estonia. Họ thể hiện một mức độ thấp hơn về ứng dụng và phát triển OSS. Tại khu vực Bắc Mỹ, chúng ta thấy các mức độ khác nhau về phát triển OSS: trong khi Mỹ là dẫn đầu trong OSS, thì Canada đã không hoàn toàn khai thác được tiềm năng của mình. Mặc dù chính phủ liên bang đã không ban hành các chính sách rõ ràng, quyết định hỗ trợ OSS tại cả 2 nước này, thì tại Mỹ, các bang khác nhau đã tích cực trong việc thúc đẩy nó, như trong trường hợp của các dự án bắt nguồn từ Luật 2892 tại Oregon và Luật 1579 tại Texas.

Những gì thực sự thiết lập nên vị thế của Mỹ như là người dẫn đầu thế giới trong sự phát triển OSS đã và đang là những sáng kiến của xã hội và tư nhân của mình. Cả Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) và tổ chức Sáng kiến Nguồn Mở (OSI) đều bắt nguồn ở Mỹ. Các trường đại học Mỹ từng là nơi sản sinh ra nhiều dự án OSS. Tại khu vực châu Á, các nền kinh tế lớn, vững chắc như Nhật và Hàn Quốc nổi lên, cũng như các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc.

Trang 17/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Ấn Độ là một trong những quốc gia đang phát triển tiên tiến nhất về OSS. Mức độ huấn luyện cao đã tạo ra một nền công nghiệp phần mềm rất phát triển tại quốc gia này, nơi mà các công ty châu Âu và Mỹ ký lại để phát triển. Một mặt, Ấn Độ có dư thừa tài năng: nó có 200.000 kỹ sư, 300.000 kỹ thuật viên và hơn 3 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm. Bổ sung thêm vào những con số này là nhiều sinh viên mà du học tại Mỹ ở một số thời điểm trong sự nghiệp đại học của họ để hoàn tất việc huấn luyện của họ. Mặt khác, giá nhân công là thấp hơn nhiều so với tại hầu hết các quốc gia phát triển, nơi mà chi phí lương trung bình cao hơn gấp 4 lần cho cùng một nhiệm vụ.

Ấn Độ chiếm khoảng 70% các dịch vụ gia công IT trên thế giới.

Tuy nhiên, thậm chí dù một số lượng lớn các OSS được phát triển tại nước này, thì mức độ triển khai là không được như có thể. Điều này một phần vì chính phủ không muốn tạo ra một xung đột lợi ích với các công ty phần mềm sở hữu độc quyền mà họ cung cấp được nhiều công việc cho nền công nghiệp bản địa.

Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận hợp tác để phát triển và hỗ trợ OSS, mà đã cho phép sự phát triển một phiên bản Linux được tiêu chuẩn hóa, được sử dụng cho thị trường châu Á. 3 quốc gia này đối mặt với rào cản ngôn ngữ làm cho họ khó khăn trong việc cộng tác với cộng đồng thế giới, dẫn tới sự thiếu hụt về tầm nhìn của họ. Mô hình cộng đồng là nền tảng cho việc bản địa hóa, và theo nghĩa này thì OSS thực hiện được một sự đóng góp đặc biệt cho việc mang IS gần hơn và làm cho có khả năng đối với những người không nói tiếng Anh, đặc biệt là từ các quốc gia mà không sử dụng bảng chữ cái Latin.

Tuy nhiên, mô hình phát triển tại các quốc gia này là khác nhau. Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện một cam kết chắc chắn cho mô hình này, với hoạt động được lên kế hoạch và được sự hỗ trợ của nhà nước. Để đưa ra một ví dụ, nhà cung cấp chủ yếu, Red Flag Linux, một phần là do nhà nước quản lý, và được chính phủ sử dụng trong các cơ quan của mình.

Tại Nhật, khu vực điện tử thúc đẩy một cách nhiệt tình sự phát triển của OSS. Hầu hết các sản phẩm trong ngành công nghiệp này đòi hỏi đưa vào các hệ thống OSS nhúng. Tuy nhiên, sự tiên tiến trong sử dụng OSS của khu vực doanh nghiệp dường như bị chậm lại do sự thiếu hụt các nhà cung cấp. Trong vài năm qua, Hàn Quốc từng rất tích cực trong việc hỗ trợ OSS, và sau ít năm thiếu hoạt động thì nước này gần đây đã trở nên tích cực trở lại trong các hoạt động của mình. Một trong những sáng kiến mới nhất của chính phủ từng là sự tạo ra một cuộc thi quốc tế cho các lập trình viên, trong đó có nhà cung cấp hàng đầu Haansoft tham gia.

Như được chỉ ra trong đồ thị, quốc gia xếp hạng cao nhất tại Mỹ Latin là Brazil. Brazil đã trở thành quốc gia dẫn đầu tại Mỹ Latin về phát triển OSS, và nó cũng phù hợp với mẫu của một hệ sinh thái được hình thành bởi 4 yếu tố cân bằng: chính phủ, khu vực doanh nghiệp tư nhân, các trường đại học và cộng đồng các lập trình viên.

Chính phủ thúc đẩy sự phát triển và sử dụng OSS, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của hệ sinh thái thông qua nhiều qui định, như Luật 4/2008, trong quá trình thông qua nó thì nền hành chính ký hợp đồng các dịch vụ IT, và bằng những chuyển đổi số đông trong khu vực nhà nước, được điều phối bằng các ủy ban đặc biệt và được đưa vào trong các kế hoạch hàng năm (hiện hành, Kế hoạch

Trang 18/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

chiến lược từ Ủy ban OSS của Chính phủ Liên bang, CISL 2009).

Một sáng kiến khác của Brazil từng là việc tạo một cổng phần mềm nhà nước (Public Software Portal) để tạo ra sự cộng tác giữa những người sử dụng và các lập trình viên và Trung tâm về Phổ biến Công nghệ và Tri thức CDTC (Centre for Duffusion of Technology and Knowledge), được thúc đẩy bởi Viện Công nghệ Thông tin Quốc gia (ITI).

Trong năm 1999, trung tâm của đại học UNIVATES, miền Nam Brazil, đã quyết định phát triển hệ thống quản trị hàn lâm của riêng mình, gọi là SAGU, sử dụng các công cụ OSS. SAGU đã cho phép UNIVATES tiết kiệm gần 140.000 euro chi phí giấy phép và gần 48.000 euro trong việc cập nhật máy chủ và thiết bị. Như là một kết quả, UNIVATES đã đề xuất để đội IT của mình hình thành một thực thể riêng rẽ từ đại học này, gọi là SOLIS, vì nó từng phát triển rồi những giải pháp cho các vấn đề công nghiệp và kinh tế của vùng mà những vấn đề này đi xa và vượt ra khỏi các chức năng ban đầu của nó. SOLIS hiện có 51 nhân viên phát triển các giải pháp dựa trên OSS cho các lĩnh vực công nghiệp và các trường đại học tại Brazil. Nó kiếm tiền từ các dịch vụ của nó và cung cấp các sản phẩm của nó theo một giấy phép GPL.

Trong lớp thứ 2 là các quốc gia như Argentina, Mexico, Venezuela, Peru và Chile. Nói chung, nhận thức lớn hơn của người sử dụng về sử dụng 100% phần mềm hợp pháp sẽ cho phép những tỷ lệ cao hơn về sử dụng OSS trong tương lai. Trong số các quốc gia thì 3 nước đầu tiên là tích cực nhất và đã trở nên cao cấp nhất về phát triển OSS, mặc dù chỉ Chính phủ Venezuela đã tuyên bố ưu tiên OSS, khi chống lại các phần mềm sở hữu độc quyền. Vào năm 2004, “Trang vàng về OSS; sử dụng và phát triển OSS trong Hành chính Nhà nước” đã được xuất bản. Chính phủ cũng xuất bản Chỉ thị 3390 mà nó thiết lập sự bắt buộc đối với hành chính nhà nước để chuyển sang OSS trong vòng 2 năm.

Tại Argentina, Ututo đã được phát triển, mà nó là một phát tán Linux đầu tiên của quốc gia này được biết tới bởi Quỹ OSS. Ututo đóng một vai trò biểu tượng quan trọng tại Mỹ Latin5, bất chấp sự thiếu hỗ trợ của chính phủ trung ương. Tại Mexico, các công chức dân sự có khả năng chọn giải pháp mà đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của họ, nhưng thiếu các nhà cung cấp đang làm chậm tỷ lệ ứng dụng OSS tại quốc gia này.

Châu Phi vẫn đang bắt đầu tiến hành những bước đi đầu tiên trong sử dụng và phát triển OSS, và các chính phủ trong các quốc gia tương ứng vẫn còn chưa tiến hành cam kết rõ ràng về điều này. Dù sao, điều này cũng chỉ ra rằng nhận thức tốt hơn về sử dụng phần mềm hợp pháp có thể cho phép sự phát triển OSS tốt hơn.

Tunisia và Nam Phi là 2 quốc gia với tri thức lớn nhất về OSS và một số chính sách chính thức thúc đẩy nó. Morocco đang xem xét khả năng phát triển dạng các chính sách này. Cộng đồng OSS tại châu lục này rất bị phân tán, và các dự án chung nhất là những dự án thích nghi cho bản địa. Một ví dụ tốt về điều này là translate.org.za, một dự án của Nam Phi về thích nghi bản địa của một vài sáng kiến OSS cho các ngôn ngữ chính thức của 11 quốc gia. Theo cách này, OSS đóng góp để vượt qua

5 El software libre y las perspectivas para el desarrollo en América Latina y el Caribe [Open source software and the prospects for development in Latin America and the Caribbean] http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.pdf

Trang 19/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

được rào cản tiếng Anh, mang lại IS cho mọi người tại các quốc gia đang phát triển.

Ngày nay, chỉ có Nam Phi đã tiến hành những tiến bộ đáng kể trong OSS trong nền kinh tế của quốc gia, nhờ sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức như Quỹ Shuttleworth, mà nó quản lý một chiến dịch thú vị để thúc đẩy OSS: Go Open Source (Đi Nguồn Mở). Luật OSS của năm 20066 đã thiết lập ưu tiên cho OSS hơn so với các phần mềm sở hữu độc quyền. Các công ty từ khu vực này, trong sự cộng tác với các trường đại học của quốc gia này, đóng góp cho việc huấn luyện nhân lực có khả năng về OSS. Một khu vực phụ các nhà cung cấp OSS đang nở rộ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho việc sử dụng OSS của nền hành chính và các công ty tư nhân. Ở đây, chúng ta cũng thấy sự kết hợp của 4 yếu tố của hệ sinh thái OSS mà đã làm cho Nam Phi trở thành người dẫn đầu khu vực.

Các tổ chức như UNESCO đang đóng góp vào sự phổ biến OSS tại châu lục này với các dự án như bộ nhớ MITFTAAH, mà nó được phổ biến tại Tunisia, Algeria, Libya và Morocco, với OSS bằng tiếng Ả rập, Anh và Pháp.

Không nghi ngờ là OSS sẽ đóng góp cho việc cải thiện sự truy cập tới ICT cho những ai sống trong các quốc gia đang phát triển bằng việc giảm thiểu chi phí các hạ tầng tối thiểu được yêu cầu cho IS tại các quốc gia với các nền kinh tế đang nổi lên, bằng cách này cuối cùng giảm thiểu được sự phân cách số.

Tại vùng châu Đại dương, Úc dẫn đầu như một trong những quốc gia với mức độ sử dụng OSS cao nhất thế giới, nhờ các cộng đồng các lập trình viên OSS tích cực của mình. Sự tham gia của nó trong các dự án quốc tế được thừa nhận một cách rộng rãi. Úc là một trong những quốc gia với số lượng những người đóng góp theo đầu người là lớn nhất, một phần ba trong số đó là những người lãnh đạo các dự án7.

Bổ sung thêm, các trường đại họ của nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc huấn luyện nhân lực ICT có khả năng. Một trong những đại học nổi tiếng nhất là Cao đẳng Công nghệ Thông tin của Queensland, nơi các sinh viên được học về OSS từ học kỳ đầu tiên các năm học của họ. Khu vực các trường đại học cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cộng tác trong các dự án OSS. Một trong những trường hợp như vậy là công ty NICTA của nhà nước, nơi mà các trường đại học khác nhau của Úc8 tham gia trong sự cộng tác chặt chẽ với một loạt các cơ quan chính phủ trong các dự án OSS.

Một khung kinh doanh hướng OSS, yếu tố cơ bản thứ 4 trong hệ sinh thái, cung cấp sự hỗ trợ cần thiết bởi khu vực các doanh nghiệp tư nhân để sử dụng OSS. Điều này làm cho Úc trở thành hình mẫu của một hệ sinh thái chín muồi cho sự phát triển của OSS.

2.2. Mức độ tiên tiến của OSSXét về mức độ phát triển OSS trong các chủng loại công nghệ khác nhau, thì một mức độ cao về tính đồng nhất được thấy trong tất cả các vùng địa lý trong từng chủng loại.

6 http://www.oss.gov.za/wp-content/uploads/2009/03/foss-policy-approved-by-cabinet-2007.pdf 7 Waugh Partners. The Australian Open Source Industry & Community Report 2008

http://census.waughpartners.com.au/census-report-2008-r1.pdf8 University of Sydney, University of Melbourne, Griffith University, Queensland University of Technology and

University of Queensland

Trang 20/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Dựa vào một khảo sát của một nhóm các chuyên gia, một điểm trung bình đã được chỉ định cho mức độ phát triển OSS trong từng chủng loại.

Các chuyên gia đã được yêu cầu chấm điểm, từ 1 tới 5, mức độ phát triển OSS trong vùng địa lý của họ cho mỗi chủng loại công nghệ. Các kết quả được chỉ ra bên dưới.

Phần mềm hạ tầng là chủng loại mà nó chỉ ra mức độ cao nhất của sự phát triển trên thế giới, với một giá trị trung bình 3.07, tiếp theo sau là các phần mềm phát triển các ứng dụng với số điểm trung bình là 2.89.

Châu Đại dương nổi lên vì có sự thâm nhập OSS lớn nhất trong phần mềm hạ tầng, tiếp ngay sát sau là Bắc Mỹ, châu Âu và Mỹ Latin. Châu Á và châu Phi có các mức thấp hơn.

Xét về các phần mềm phát triển các ứng dụng, tất cả các vùng địa lý trừ châu Phi có một mức độ giống nhau đối với sự phát triển OSS, với một giá trị khoảng là 3, với Bắc Mỹ dẫn đầu với một điểm số cao hơn là gần 3.50. Châu Phi, mặt khác, rõ ràng tụt hậu đằng sau trong chủng loại này, với các chuyên gia trao cho mức độ phát triển của nó với điểm số 2 trong thang điểm 5.

Trong chủng loại phần mềm quản trị doanh nghiệp, sự thâm nhập là thấp hơn trên thế giới, với một mức trung bình toàn cầu 2.17. Tất cả các vùng địa lý chỉ ra một mức độ như nhau về sự phát triển, với các giá trị giữa 2.20 và 2.40. Một lần nữa, ngoại trừ châu Phi, mà được chấm điểm thấp hơn 2. Bắc Mỹ và châu Á đứng đầu trong chủng loại này.

Cuối cùng, xét về các ứng dụng cho máy tính để bàn, sự thâm nhập trung bình toàn cầu là như nhau đối với phần mềm quản trị doanh nghiệp, với các chuyên gia cho điểm trung bình 2.33 trong thang điểm 5. Chỉ có Bắc Mỹ nổi lên với một điểm gần 3, trong khi phần còn lại của các vùng địa lý, mức độ phát triển OSS trong chủng loại này có các số điểm khoảng 2. Trong trường hợp này, châu Phi ở cùng mức như phần còn lại của các châu lục, với ngoại lệ là Bắc Mỹ.

Xét về mức độ phát triển OSS trong các chủng loại công nghệ khác nhau, thì một mức độ cao về tính đồng nhất được thấy trong tất cả các vùng địa lý trong từng chủng loại.

Trang 21/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

3. Các mô hình/Các loại hình của hệ sinh thái OSSXem xét nghiên cứu này từ bối cảnh toàn cầu, chúng tôi đã đề xuất một sự xem xét dạng các mô hình kinh doanh đang tồn tại trong lĩnh vực OSS. Mục tiêu của chúng tôi là để hiểu được những đặc tính của các mô hình khác nhau và những yếu tố thành công chủ yếu của chúng, và cuối cùng là những khác biệt theo vùng địa lý.

Để bắt đầu, chúng tôi đã xem xét mô hình phát triển OSS mà nó đã trở thành phổ biến nhờ vào dự án GNU, đã bắt đầu trong năm 1983 bởi Richard Stallman, với mục tiêu tạo ra một hệ điều hành tương tự như và tương thích với UNIX và các tiêu chuẩn POSIX. Ông cũng đã thiết lập Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) vào năm 1985, mà nó đã phát triển giấy phép công cộng chung GPL (General Public License) để cung cấp một khung pháp lý cho sự phổ biến của phần mềm tự do được tạo ra. Điều này đã cho phép dự án được phát triển rất nhanh chóng bởi nhiều người, bằng phương tiện của một cộng đồng các lập trình viên đã liên kết lực lượng để cải tiến sản phẩm ban đầu, mã nguồn của nó đã truy cập được đối với các thành viên của cộng đồng.

Vào đầu những năm 90, đã có đủ các phần mềm sẵn sàng để tạo ra một hệ điều hành hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhân lại vẫn còn thiếu. Vào năm 1991, tại Helsinki, Linus Torvalds đã bắt đầu một dự án mà nó sau này đã trở thành nhân Linux, có khả năng chạy BASH và trình biên dịch được biết như là bộ biên dịch GNU. GPL cho Linux đã được phê chuẩn vào tháng 01/2002. Mô hình giấy phép này tạo điều kiện cho những gì được biết như là mô hình phát triển của cái chợ9, dựa vào sự thay đổi của thông tin và sự làm việc của các thành viên cộng đồng.

Mô hình này hiện cho phép:

• Tạo các nhóm các lập trình viên trên phạm vi toàn thế giới, trong các vùng thời gian khác nhau và các vùng địa lý khác nhau, những người chia sẻ tri thức và mã nguồn.

• Những phát triển và đổi mới sáng tạo chất lượng cao mà nếu khác chỉ có thể những tập đoàn lớn có khả năng làm được, vì chi phí mà chúng thể hiện.

• Thời gian ngắn hơn cho việc tung ra các sản phẩm mới trên thị trường.

• Truy cập tới các giải pháp chi phí thấp, dựa vào đó nhiều công ty thành công ngày hôm nay dựa vào.

• Tính có thể mở rộng theo phạm vi: OSS cho phép khả năng được gia tăng để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi gia tăng.

Theo Rishab Ghosh trong nghiên cứu của ông “Ảnh hưởng kinh tế của FLOSS”10, phiên bản 2.2 của Debian GNU/Linux, được tung ra trong năm 2001, chứa đựng 55 triệu dòng mã lệnh, nhân Linux của nó chiếm chỉ 6%. Nếu Debian đã từng được phát triển bởi một công ty tư nhân, thì cam kết ước lượng có thể là 14.005 người/năm, và dự án được ước lượng có thể cần 6.04 năm để hoàn tất với một đội 2.318 lập trình viên, với chi phí phát triển là 1.294.110.796 euro.

Eric Raymond đã đặc tả những khác biệt giữa các mô hình phát triển phần mềm bằng việc chia chúng thành 2 dạng: “nhà thờ lớn và cái chợ”11. Một cách tương ứng, sự phát triển của phần mềm sở

9 Xem “Nhà thờ lớn và cái chợ”, Eric S. Raymond, 11/09/2000. http://catb.org/~esr/writings/cathedral-bazaar/cathedral-bazaar/index.html

10 http://robertoallende.com/tecnologia/eventos/rishab-ghosh-el-impacto-economico-delsoftware 11 See “The Cathedral and the Bazaar,” Eric S. Raymond, September 11, 2000. http://catb.org/~esr/writings/cathedral-

bazaar/cathedral-bazaar/index.html

Trang 22/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

hữu độc quyền giống như việc xây dựng một nhà thờ lớn (khổng lồ, đóng, chậm), trong khi sự phát triển của phần mềm nguồn mở là giống như một cái chợ (mềm dẻo, mở cho những ý tưởng mới, nhanh và rất độc lập).

OSS được phát triển thông qua một mô hình mà nó kết hợp được những ưu điểm của nghiên cứu khoa học; ấy là, lòng vị tha, sự cộng tác, cộng đồng luận và chính quyền do những người thực sự có tài nắm giữ; với cái gọi là những thực tế tốt về kinh tế, như cạnh tranh thị trường tự do, ví dụ thế.

Cộng đồng hình thành lên một hệ sinh thái rộng rãi, nơi mà tất cả các tay chơi có một nơi và tham gia vào trong cộng đồng, mỗi người đóng góp cho những cải tiến cho dự án dựa vào những triển vọng và các mối quan tâm của họ.

Mô hình phát triển này dựa vào các cộng đồng đưa ra một tầm nhìn mà nó là tập trung vào những người sử dụng, đối nghịch lại với việc tập trung vào nhà cung cấp.

Các hệ sinh thái mà tồn tại xung quanh một cộng đồng được hình thành bởi nền hành chính nhà nước, các trường đại học, các lập trình viên, các nhà cung cấp OSS, các nhà tích hợp, các công ty phần cứng, những người sử dụng và các khách hàng.

Sự đa dạng của những tay chơi có liên quan đã tạo ra 2 hiện tượng mà chúng đóng góp 2 giá trị cơ bản cho mô hình này. Hiện tượng đầu tiên là việc OSS dựa vào sự phát triển tập trung vào những người sử dụng, đối nghịch lại với sự phát triển tập trung vào nhà cung cấp, nguyên lý đứng đằng sau nó là để làm cho người sử dụng và khách hàng đầu cuối trở thành một người tham gia trong sự phát triển, từ những nhiệm vụ như các báo cáo lỗi cho tới sự cộng tác bằng những phương tiện chức năng liên quan. Hiện tượng thứ 2 là “sự hợp tác”12, trong đó các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cộng tác trong cùng một cộng đồng trên dự án cụ thể được phát triển bởi cộng đồng. Họ chấm dứt cạnh tranh và tham gia vào sự cộng tác với nhau sao cho cả 2 cùng hưởng lợi.

Theo Gartner13, có 4 dạng cộng đồng:

• Các cộng đồng “đặc biệt”, mà nổi lên từ các dự án cụ thể, đặc thù mà đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết từ thực tế, ví dụ, “Three Guys” (3 cậu con trai) trên SourceForge.

• Các cộng đồng “Quỹ”, từ đó các dự án tiến hóa mà nó phát triển tới một mức độ mà nó sẽ trở nên cần thiết để hình thành sự quản lý cộng đồng. Các ví dụ bao gồm Debian, Ubuntu, Quỹ Apache, GNOME, KDE, …

• Các cộng đồng “nhóm các doanh nghiệp” mà nó nổi lên khi các thành viên của chúng tham gia vào trong triết lý phát triển OSS và cũng có quan tâm trong việc duy trì các quan hệ thương mại. Một ví dụ rõ ràng là Eclipse, mà trong đó IBM, Oracle, SAP, Motorola và Nokia (và những hãng khác) tham gia14; ví dụ khác là Genivi, mà liên quan tới sự tham gia từ BMW, GM, PEUGEOT, CITROEN, Windriver, Intel, ..15.

• Các cộng đồng “nhà cung cấp duy nhất”, nơi mà một công ty duy nhất kiểm soát sự phát triển của dự án, những khuyến khích sự tham gia của một “cộng đồng phụ” để thực hiện các dạng cụ thể nào đó các dịch vụ, như thích nghi bản địa, các trình bổ sung “add-ons”, …

12 Cooperation and Competition13 How Open Source is changing the shape of IT www.gartner.com14 The strategic members of the community are Actuate, brox, Cloudsmith, CA, Genuitec, IBM, Innoopract, itemis,

Motorola, Nokia, Obeo, Oracle, SAP, Sonatype and Sopera. There are also approximately 170 other companies that participate.

15 http://www.genivi.org/

Trang 23/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Những ví dụ của dạng cộng đồng này là MySQL và SugarCRM.

Trong nghiên cứu này của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế16, được tranh luận rằng ưu thế lớn nhất mà các nhà cung cấp OSS có là cộng đồng xung quanh họ. Cộng đồng này trở thành một thị trường phát triển, một nguồn của đổi mới sáng tạo, một phương thức cho việc cải tiến và gia tăng các sản phẩm, một nơi để thử nghiệm những ý tưởng và các phiên bản mới, và một nguồn của các nguồn nhân lực có khả năng. Nhiều công ty được thành lập như là kết quả của các không gian được tạo ra bởi các cộng đồng OSS và tiếp tục duy trì một mối quan hệ gần gũi với chúng (giả thiết các vai trò lãnh đạo trong các nhóm người sử dụng, việc tổ chức các sự kiện, việc cộng tác tài chính và làm việc trong những dự án phi lợi nhuận). Những người mà thành lập các công ty và những nguồn nhân lực mới mà chúng được kết hợp thường biết nhau và nhận thức được những giá trị của nhau nhờ vào các vai trò của họ trong cộng đồng và những đóng góp của họ để phát triển. Một số công ty, như Open Intelligence ở Mexico, vận hành như một người trung gian giữa các lập trình viên mà họ thiếu một hồ sơ thương mại cao cấp và những khách hàng mà họ cần các dịch vụ, đưa ra hạ tầng để tạo điều kiện làm việc toàn thời gian đối với các lập trình viên. Một cơ hội được lĩnh hội bởi các công ty là khả năng để hình thành lên các liên minh ở mức địa phương, quốc gia và quốc tế. Một số thấy những chứng chỉ như một cơ hội để đưa ra thị trường các sản phẩm của họ, đảm bảo một tiêu chuẩn chất lượng. Một ví dụ là Opensa của Argentina, mà trong thời của mình đã thành lập các liên minh với những tay chơi từ các khu vực khác nhau để tìm ra những sự mạo hiểm kinh doanh hợp lý về lợi ích cho cả 2 bên. Theo nghĩa chung, sự cạnh tranh và cộng tác là 2 yếu tố mà chúng luôn xảy ra khi cố gắng kinh doanh bên trong cộng đồng.

Các công ty tìm kiếm các đối tác phù hợp cho sự phân phối, các nhà sản xuất phần cứng mà họ sử dụng OSS, các nhà tích hợp mà họ bán các dịch vụ OSS, … Hiện tại, có những mô hình kinh doanh khác nhau, một số trong đó đã chứng minh được là có lợi nhuận, trong khi một số khác vẫn còn rất mới.

Khu vực OSS tìm kiếm các đối tác và các liên minh dựa trên “sự cạnh tranh” như một mô hình cho sự cải tiến và tiến hóa.

Các mô hình kinh doanh khác nhau có thể được phân loại thành 5 nhóm:

• Thuê bao các sản phẩm dựa vào các dịch vụ

• Các dịch vụ giá trị gia tăng

• Phần mềm như một dịch vụ (SaaS)

• Mô hình hỗn hợp

• Bán hàng pha tạp

Các công ty trong khu vực này có thể, và thường làm, vận hành nhiều hơn một mô hình kinh doanh cùng một lúc và thích nghi với những yêu cầu của thị trường, đáp ứng các nhu cầu của các khách hàng trong từng trường hợp.

Trong mô hình đầu, khách hàng trả tiền cho một sự thuê bao để nhận được một loạt các dịch vụ có liên quan, như sự hỗ trợ, duy trì, ... Một ví dụ về mô hình rất thành công này là SpikeSource. Công ty này phân phối, tích hợp, quản lý và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ có liên quan, đối với những thứ đó công ty lấy tiền phí thuê bao. SpikeSource làm việc với các nhà cung cấp OSS chủ chốt, bao

16 El software libre y las perspectivas para el desarrollo en América Latina y el Caribe [Open source software and the prospects for development in Latin America and the Caribbean] http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.pdf

Trang 24/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

gồm cả Apache, MySQL, ...

Mô hình thứ 2 là một trong những mô hình mà công ty cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng có liên quann tới OSS. Điều này bao trùm một dải rộng lớn các dịch vụ, từ việc tư vấn tới tích hợp. Những công ty này tích cực tham gia trong các cộng đồng khác nhau, giành được tri thức và các kỹ năng khổng lồ mà chúng cho phép họ đưa ra thị trường sự tinh thông hiểu biết của họ trong lĩnh vực OSS.

Mô hình thứ 3 là mới. Phần mềm như một dịch vụ cấu tạo từ một dịch vụ thông qua đó những khách hàng truy cập từ xa tới các ứng dụng qua Internet. Những khách hàng chỉ trả tiền thuê các dịch vụ mà họ sử dụng.

Mô hình hỗn hợp pha trộn các yếu tố của phần mềm sở hữu độc quyền với các mô hình của OSS. Trong trường hợp này, các khách hàng có sự truy cập tới các phần mềm cụ thể theo một giấy phép tự do. Tuy nhiên, khi họ quyết định gia tăng các chức năng của mình, muốn những mở rộng hoặc những cải tiến, ... , thì những cải tiến này sau đó được phân phối theo một giấy phép khác.

Cuối cùng, mô hình kinh doanh mà chúng tôi tham chiếu tới là mô hình bán hàng pha tạp bao trùm một nhóm rất hỗn tạp không đồng nhất các hoạt động, từ các công ty mà mô hình kinh doanh của họ dựa vào OSS, như Google và Collax, tới các công ty mà sử dụng OSS được nhúng vào trong các phần cứng (các trình giải mã, “các cái hộp” (boxes)17, ...) mà họ bán, cho các nhà cung cấp là các OEM18 hoặc khu vực điện thoại di động.

Các khách hàng trong thị trường OSS nhúng là những nhà sản xuất một loạt các thiết bị, như các điện thoại di động và các trình giải mã. Đây là một thị trường B2B, nơi mà người tiêu dùng đầu cuối không có tri thức mà anh ta đang sử dụng OSS. Ưu điểm của việc sử dụng OSS trong thị trường này là sự giảm chi phí và khả năng đối với nhà sản xuất để tùy biến phần mềm. Đối với OSS cho các điện thoại di động, còn chưa là một câu hỏi tạo ra doanh số, mà là một “cuộc chiến” giành giật vị trí, vì sự áp đảo hệ điều hành trong các thiết bị đầu cuối, mà sẽ tạo ra một cách tiềm tàng doanh số đáng kể cùng với chuỗi giá trị trong việc kinh doanh này.

Không phải các nguồn thứ cấp được tư vấn cũng không có các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với các chuyên gia đã xác định được bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào trong cả các cộng đồng hoặc các mô hình kinh doanh theo vùng địa lý. Mô hình phát triển OSS là một mô hình toàn cầu hóa, nơi mà những tay chơi tham gia trong những dự án khác nhau qua Internet, bất chấp là dân tộc nào đối với người chơi và dự án. Có thể nói rằng sự phát triển OSS được lên khung một cách tuyệt vời bên trong mô hình IS toàn cầu trong thế kỷ 21, được xây dựng từ Internet và với những khả năng cho sự tương tác và cộng tác ở mức độ toàn cầu mà nó cung cấp. Internet rõ ràng là một vật trung gian cơ bản cho sự phát triển của các cộng đồng này, cho phép sự tham gia “một cách tự phát” trong các lĩnh vực quan tâm toàn cầu. Ưu điểm của mô hình phát triển OSS nằm trong yếu tố phổ cập ai cũng biết của nó, với việc cộng tác của cộng đồng quốc tế trong và làm giàu các dự án, mà cùng một lúc có khả năng tạo ra những thích nghi có tính cục bộ địa phương.

Mô hình phát triển OSS là một trong những việc làm cho phong phú thêm, nơi mà sự toàn cầu hóa của hệ thống cho phép sự cộng tác cùng một lúc của một cộng đồng thế giới và một cộng đồng bản địa địa phương, với cộng đồng bản địa địa phương đấu tranh cho những khác biệt của mình.

17 Such as Netezza or Collax, for example.18 Original Equipment Manufacturers

Trang 25/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

4. Mức độ hiện đại đối với OSS theo vùngTình hình hoạt động của OSS theo vùngKhu vực các công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) đang trở nên ngày một quan trọng trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia, đại diện cho gần 10% GDP trong hầu hết các nền kinh tế phát triển và chiếm tới hơn một nửa các dự đoán tăng trưởng kinh tế của họ. Phần mềm cấu tạo nên một trong những yếu tố mà ICTs đóng vai trò trong nền kinh tế, và cấu trúc, tính cạnh tranh và hiệu suất của nền công nghiệp ICT có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi OSS. Theo UNU-MERIT, OSS có thể đại diện cho một sự tiết kiệm tiềm tàng 36% về đầu tư R&D trong phần mềm, mà nó có thể có nghĩa là lợi nhuận lớn hơn hoặc sử dụng có hiệu quả hơn đối với đồng vốn so với trong những dòng đổi mới sáng tạo khác.

OSS đang trải nghiệm sự phát triển đáng kể trong IS của chúng ta. Nhiều ví dụ tồn tại về những triển khai công nghệ dựa trên OSS. Các nhà quản trị, các trường đại học, các công ty và các tổ chức của tất cả các dạng trên thế giới đang chọn các sản phẩm OSS.

OSS đã giành được một thị phần đáng kể trong một vài thị trường, như các máy chủ web, các hệ điều hành máy chủ, các hệ điều hành máy để bàn, các trình duyệt web, các cơ sở dữ liệu, các hệ thống thư điện tử và các hệ thống hạ tầng ICT khác. Những thị phần này là cao hơn tại châu Âu so với tại Mỹ (với châu Á đứng ở vị trí số 3), và chúng đã tăng trưởng đáng kể trong vòng 5 năm qua.

Trong khu vực nhà nước, châu Âu có sự thâm nhập lớn hơn, dù châu Á và Mỹ Latin có thể sớm đuổi kịp. Trong khu vực tư nhân và ở mức quốc tế, sử dụng OSS được dẫn dắt bởi các công ty vừa và lớn. Trong khi Mỹ dẫn đầu đối với các công ty lớn có liên quan tới OSS, thì sự đóng góp cá nhân lớn hơn từ châu Âu đã gây ra trong số lượng tăng trưởng các câu chuyện thành công từ các công ty vừa và nhỏ của châu Âu trong lĩnh vực OSS. Châu Âu đang là khu vực dẫn đầu trong sự cộng tác giữa các lập trình viên OSS, theo sau là Bắc Mỹ. Châu Á và Mỹ Latin đang đối mặt với một nhược điểm lớn vì những rào cản ngôn ngữ, nhưng họ có thể đang trải nghiệm một sự gia tăng trong hoạt động trong các cộng đồng bản địa. OSS đã và đang được triển khai từ lâu trong các trường đại học và các trung tâm R&D trên thế giới. Tính sẵn sàng của mã nguồn, tiết kiệm chi phí, tính có thể thích nghi được của nó, sự độc lập với các nhà cung cấp, và sự cường tráng và an ninh của nó là một số những ưu điểm mà các công nghệ tự do đưa ra hơn với phần mềm riêng trong lĩnh vực này.

OSS có thể đại diện cho một sự tiết kiệm tiềm tàng 36% về đầu tư R&D trong phần mềm, mà nó có thể có nghĩa là lợi nhuận lớn hơn hoặc sử dụng có hiệu quả hơn đối với đồng vốn so với trong những dòng đổi mới sáng tạo khác.

Những hình sau đây chỉ ra sự phân phối toàn cầu của một số cộng đồng phát triển OSS chính:

Hầu hết các phát tán Linux là, ở mức độ ít nhiều, được phát triển và dẫn dắt bởi các cộng đồng các lập trình viên và những người sử dụng. Trong một số trường hợp, chúng được dẫn dắt và được cung cấp tài chính hoàn toàn bởi cộng đồng, như với Debian GNU/Linux, trong khi những phát tán khác dựa vào sự phân phối thương mại và một phiên bản của một cộng đồng, như chúng ta thấy trong ví dụ của Red Hat với Fedora hoặc SuSE với OpenSuSE.

Trang 26/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Có những cộng đồng OSS mà các thành viên của chúng bao gồm các công ty nhỏ, vừa và lớn, các cơ quan hành chính nhà nước, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và các trung tâm công nghệ. Tất cả họ chia sẻ nguyên tắc là OSS là một chiến lược có hiệu quả cho việc cải thiện các qui trình nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo công nghệ, làm cho có khả năng thúc đẩy sự cộng tác. OSS có một tương lai lớn ở phía trước nó. Có một số lý do để thúc đẩy và hỗ trợ OSS:

• Các lý do tài chính (nó là rẻ hơn, có sự phụ thuộc thấp hơn, có chi phí phát triển thấp hơn, giảm thời gian phát triển, cho phép phát triển các công ty ICT bản địa, …

• Các lý do văn hóa (nó thúc đẩy và đáp ứng các đòi hỏi của chủ nghĩa đa văn hóa, sự hiện diện và những nhu cầu của các ngôn ngữ và các văn hóa của những người thiểu số).

• Các lý do công nghệ (nó là mềm dẻo hơn và hướng vào người sử dụng, lôi cuốn những người sử dụng đầu cuối vào trong sự phát triển, là tiên tiến hơn, ổn định hơn, an ninh hơn...)

Theo Mark Shuttleworth của Ubuntu, những phân phối phần mềm sẽ là vạn năng trong tương lai, nhưng sẽ vẫn để lại chỗ cho sự tùy biến, hoặc về văn hóa (theo những ngôn ngữ và văn hóa khác nhau), hoặc dựa vào các lĩnh vực (cho những lĩnh vực giáo dục hoặc công nghiệp), hoặc nghề nghiệp chuyên môn (các phát tán cho các nhà vật lý học, các nhà kiến trúc hoặc các giáo viên, ...).

Mọi thứ có thể dường như chỉ ra rằng quá trình thích nghi này sẽ gia tốc trong vài năm tới. Tuy nhiên, bất chấp mức độ ứng dụng trong từng quốc gia, các tiếp cận của các chính phủ khác nhau, cam kết của các công ty tư nhân, sự tham gia của xã hội trong các cộng đồng và nghiên cứu dựa vào các trường đại học sẽ khác nhau một cách đáng kể, theo các vùng địa lý.

Chương này đưa ra một phân tích sâu sắc về mức độ chín muồi của OSS trong từng vùng địa lý, và hiện trạng của các quốc gia chính mà họ đóng góp đáng kể vào tình hình hoạt động đối với việc sử dụng và phát triển OSS theo vùng địa lý.

4.1. Châu ÂuSự khác biệt giữa các quốc gia châu Âu trong những khái niệm về sự phát triển OSS là bằng chứng rõ ràng. Theo khảo sát “FLOSSPOLS” được tiến hành tại EU vào năm 2005, 79%19 các quốc gia được khảo sát sử dụng OSS ở một số mức độ nào đó. Tuy nhiên, trong khi một số quốc gia, như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý, là những người sử dụng đáng kể, thì những quốc gia khác như Hy Lạp và Anh chỉ ra một mức độ thấp hơn về sử dụng, trùng khớp một cách chính xác với thực tế rằng các cơ quan hành chính nhà nước của họ không phải là những người tiên phong trong việc sử dụng và thúc đẩy OSS.

Khảo sát này xem xét những lý do cho những khác biệt này trong số các quốc gia. Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng là kinh nghiệm chuyên nghiệp của các giám đốc IT: kinh nghiệm lập trình của họ càng cao bao nhiêu, thì họ càng đánh giá cao sự truy cập tới mã nguồn bấy nhiêu.

Trong một số quốc gia, như Hà Lan, Thụy Điển, Pháp và Ý, tính tương hợp từng là một trong những yếu tố được tính tới khi quyết định triển khai OSS, trong khi tại những quốc gia khác, như Hy Lạp và Anh, tính tương hợp với các phần mềm

19 See “Guidelines Public procurement and Open Source Software,” published in 2008 by IDABC OSOR

Trang 27/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

đã được cài đặt rồi từng là đặc biệt quan trọng. Theo Gartner20, các mức độ triển khai OSS tại châu Âu sẽ dần dần gia tăng khi mà các dịch vụ cung ứng và hỗ trợ chín muồi. Dựa vào một loạt các khảo sát được tiến hành tại các quốc gia châu Âu khác nhau, Gartner đã đưa ra một số kết luận thú vị về điểm khởi đầu đối với OSS tại châu Âu và tương lai trong ngắn hạn của nó.

Các quốc gia châu Âu chỉ ra mối quan tâm đáng kể trong OSS đối với các công nghệ khác nhau, từ các hệ điều hành cho tới các ứng dụng, hạ tầng và các công cụ phát triển.

OSS thường được sử dụng trong các hệ điều hành máy chủ, và đã được xem là “hàng hóa tiện nghi”21. Theo cách tương tự, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) được triển khai một cách rộng rãi. Theo ví dụ khảo sát của Gartner, cứ 1 trong mỗi 5 công ty tại Pháp, Đức và Anh đã triển khai OSS cho quản lý quan hệ khách hàng CRM. Các cơ quan tại EU từng là một động lực quan trọng đối với sự phát triển và ứng dụng OSS tại châu Âu. Như là một kết quả, một loạt các chính sách22 và báo cáo về OSS đã và đang được phát triển ở mức châu Âu, như “Chỉ dẫn Ứng dụng F/OSS trong Khu vực Nhà nước với sự tập trung đặc biệt vào các quốc gia đích”, mà chúng đã hình thành một phần của dự án tOSSad, và “Các chỉ dẫn cho Mua sắm Nhà nước và Phần mềm Nguồn Mở” từ IDABC OSOR. “Khung Tương hợp châu Âu” thiết lập một tập hợp các khuyến cáo và chỉ dẫn cho các dịch vụ hành chính điện tử.

Tài liệu “eEurope: Một Xã hội Thông tin cho Tất cả” (“eEurope: An Information Society for All”) đã khuyến cáo rằng, trong năm 2001, Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên thúc đẩy sử dụng OSS trong khu vực nhà nước và những kinh nghiệm tốt nhất trong hành chính điện tử bằng biện pháp trao đổi kinh nghiệm (các chương trình IST và IDA). Nghiên cứu của Chương trình IDA về sử dụng các chương trình nguồn mở trong khu vực nhà nước phân tích những khía cạnh khác nhau có liên quan tới việc sử dụng OSS trong các nền hành chính nhà nước.

Đặc biệt phù hợp cho sự thúc đẩy OSS tại châu Âu là báo cáo được đưa ra của Ủy ban châu Âu (EC), “Hợp nhất Phần mềm Nguồn Mở”, mà nó đã chỉ ra sự tiết kiệm đáng kể bắt nguồn từ việc chia sẻ các phần mềm có giấy phép mở trong hành chính điện tử và đã khuyến cáo thành lập một kho OSS của khu vực nhà nước.

Vào năm 2003, EC đã xuất bản tài liệu “Khuyến khích thực tiễn tốt trong sử dụng OSS trong các nền hành chính nhà nước”, mà nó đã tập trung vào sự phát triển các trung tâm năng lực OSS ở mức độ quốc gia và khu vực để tạo điều kiện trao đổi thông tin về các cơ hội và rủi ro có liên quan tới OSS.

Cùng năm đó, tài liệu “Những chỉ dẫn chuyển đổi Nguồn Mở” (“Open Sourcee Migration Guidelines”), mà nó nhấn mạnh tới những lý do và lợi ích chính của sự chuyển đổi sang OSS đối với các nền hành chính nhà nước. Những khuyến cáo này từ chương trình IDA của cộng đồng được mong đợi để các nhà quản lý và những người chuyên nghiệp sử dụng trong các nền hành chính nhà nước, với mục tiêu để giúp họ quyết định liệu họ có nên cam kết chuyển đổi sang OSS hay không và để mô tả cách xử lý với sự chuyển đổi này, nếu thấy phù hợp.

Ở mức độ thực tế, đáng lưu ý là sử dụng OSS tại Cục Thống kê châu Âu Eurostat. Sự thiếu hụt tính tương hợp trong trao đổi dữ liệu giữa các quốc gia khác nhau đã dẫn tới sự tung ra dự án Trao đổi các Dữ liệu Mở SDMX, gọi tắt là SODI (SDMX Open Data Interchange) vào năm 2005. Như một phần của dự án này, một loạt các công cụ đã được phát triển và được xuất bản theo giấy phép

20 Open Source in Europe 2008 by Gartner. www.gartner.com21 Commodity: English term commonly used in business jargon to describe basic or generic goods, with no distinction

between the two.22 For more information, see Government Open Source Policies published by CSIS in 2007 and 2008.

Trang 28/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

EUPL23.

Trong vai trò của mình về xác định các chính sách phát triển ở mức châu Âu, EU đã làm việc để thúc đẩy xã hội thông tin tại châu Âu, cũng như sự phát triển của khu vực ICT. Khi việc thiết lập các chỉ thị phát triển ICT tại châu Âu, những nghiên cứu quan trọng chỉ ra OSS có thể đóng vai trò nền tảng. Trong bài báo của họ “Rừng Mưa và Vườn Đá: Những Ảnh hưởng về Kinh tế của Nguồn Mở”, Forge và Simon24 phản ánh nhu cầu thúc đẩy OSS tại châu Âu, để tạo ra một nền công nghiệp phần mềm vững chắc.

Báo cáo về ảnh hưởng kinh tế của OSS, được ủy quyền của Ủy ban châu Âu (EC)25, cũng thêm vào sự hỗ trợ đối với tầm quan trọng to lớn của OSS trong sự phát triển khu vực ICT tại châu Âu, và nhấn mạnh điều này bằng việc đánh giá rằng các hoạt động có liên quan tới OSS tạo ra một doanh số khoảng 263.000 triệu euro tại EU, mà sẽ tạo ra được một sự đóng góp ước tính tới 4% GDP của cộng đồng vào năm 2010. Châu Âu có một cộng đồng quan trọng các lập trình viên giúp thúc đẩy sự phát triển OSS tới được sự ra hoa kết trái. Báo cáo nêu trên từ EC ước tính rằng 565.000 công ăn việc làm tại EC sẽ có liên quan tới các hoạt động có liên quan tới OSS, làm cho châu Âu trở thành vùng dẫn đầu về số lượng các lập trình viên tích cực về OSS và số lượng những người lãnh đạo các dự án OSS trên toàn thế giới. Theo Alfresco26, kích cỡ cộng đồng OSS tại châu Âu có thể nhiều gấp 2.5 lần so với kích cỡ của cộng đồng các lập trình viên tại Mỹ.

Tuy nhiên, sự phân mảnh của các trường đại học và thiếu sự điều phối của các nỗ lực hàn lâm là một trong những điểm yếu của châu Âu khi nói về các trường đại học của nó tiến hành đóng góp lớn hơn cho sự phát triển của khu vực ICT. Sự tạo ra Viện Công nghệ và Đổi mới sáng tạo châu Âu được mong đợi làm giảm bớt những tác động có liên quan tới sự phân mảnh có tính hàn lâm và để tăng cường vai trò của các trường đại học trong đổi mới sáng tạo. Một mong đợi đối với điều này là dự án OpenSPARC CMT về công nghệ chip đa luồng (Chip Multithreading Technology) được tung ra bởi Sun Micrososystems và Europractice, có liên quan tới 650 trường đại học và viện nghiên cứu của châu Âu tại 38 quốc gia, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi xử lý và thúc đẩy sự phát triển một nền công nghiệp công nghệ cao tại châu Âu. Các chương trình khung về Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ được bắt đầu bởi EU đã đóng góp vào sự tham gia của các trường đại học trong các dự án nguồn mở. Một ví dụ như vậy là dự án SHARE, được thành lập như một phần của chương trình nghị sự về ICT của Chương trình Khung lần thứ 7 (FP7) về tính cạnh tranh của nền công nghiệp các hệ thống nhúng của châu Âu thông qua việc chia sẻ OSS. Đại học Bologna và Đại học Bách khoa Madrid tham gia vào dự án này, cũng như là các công ty như Siemens, SESM scarl và Ciaotech.

Các dự án dựa vào OSS khác mà có tầm quan trọng cốt lõi đối với EU được triển khai bên trong phạm vi của Chương trình Khung thứ 7 về Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ là RESERVOIR, P2P-NEXT và ASPIRE. Những gì nổi lên trong các dự án này là sự đóng góp của các trường đại học uy tín của châu Âu và sự cộng tác chặt chẽ với các công ty lớn trong khu vực này. Đáng lưu ý là sự tham gia của Đại học Delft tại Hà Lan, Đại học Cao đẳng Luân Đôn và Đại chọ Lancaster tại Anh, Đại học Aalborg tại Đan Mạch, Đại học Năng lực Madrid và Quỹ Phương tiện Barcelona - Đại học Pompeu Fabra tại Tây Ban Nha, Đại học Lugano (l’Universita Della Svizzera italiana) tại Thụy

23 For more information, see http://www.osor.eu/case_studies/eurostat-standards-and-opensource-software-for-data-interoperability

24 Published in The Journal of Policy, Regulation and Strategy for Telecommunications, Information, and Media 8, No. 3 (2006)

25 European Commission’s Directorate General for Enterprise and Industry. “FLOSS impact: a study about the economic impact of OSS.”

26 Alfresco: The Open Source Barometer, 3rd Edition.

Trang 29/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Sỹ, Đại học Bologna và Đại học Messina tại Ý và Đại học Bách khoa Bucharest tại Rumani, và những đại học khác nữa.

Cũng đáng lưu ý là dự án OSAml-Commons, một phần của dự án Eureka-ITEA2 được cấp tài chính bởi PROFIT, mà đã hưởng lợi từ sự tham gia của những doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học hàng đầu châu Âu. Mục tiêu của nó là để phát triển nền tảng cơ sở cho các ứng dụng tri thức chung. OSAml-Commons dự định thành lập một hạ tầng mã nguồn mở chung hướng tới các dịch vụ năng động, mà chúng sẽ có khả năng tự động thiết lập cấu hình trong các môi trường hợp tác khác nhau có liên quan tới các hệ thống phần mềm có cường độ lớn. Nền tảng này sẽ được kiểm tra tính đúng đắn bởi những người trình bày thể hiện trong các lĩnh vực năng lượng, y tế, các dịch vụ công, giáo dục và phát triển phần mềm. Các tổ chức nhà nước và tư nhân từ Đức, Phần Lan, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia trong nhóm dự án, dưới sự chỉ đạo của Tây Ban Nha.

Giống như nền hành chính nhà nước, các công ty lớn của châu Âu cũng đang sử dụng OSS như một phần của sự quản lý qui trình kinh doanh của họ. Airbus là một công ty như vậy. Nó sử dụng OSS dựa trên Eclipse trong các công cụ phát triển khi tạo ra các hệ thống kinh doanh sống còn. Chúng tôi thấy những ví dụ khác về sử dụng OSS trong các công ty lớn của châu Âu như EDF (Pháp) và Ngân hàng Quốc gia Đức (Deutsche Bank) và các công ty khác.

Theo một nghiên cứu của Forrester27, dạng dịch vụ mà các công ty châu Âu tìm kiếm trong một nhà cung cấp OSS là sự tư vấn về lựa chọn các phần mềm và dịch vụ vận hành, trong khi các công ty Mỹ lại quan tâm hơn trong các nhà cung cấp chứng thực OSS.

Trong phần tiếp sau, chúng tôi sẽ mô tả sự đóng góp được thực hiện bởi các quốc gia chính của châu Âu đối với sự phát triển và ứng dụng OSS tại châu Âu, nhấn mạnh vai trò của hành chính nhà nước và mức độ phát triển trong khu vực các doanh nghiệp tư nhân dựa vào sự phát triển và marketing của OSS. Chúng tôi cũng sẽ phân tích những đóng góp của các trường đại học và cộng đồng theo mức độ của OSS tại từng quốc gia.

Các dự án OSS chính được triển khai trong thập kỷ vừa qua sẽ được trình bày để xác định mức độ ứng dụng OSS trong từng quốc gia. Qui trình được tuân theo bởi từng quốc gia để đạt được mức độ hiện hành các điều kiện sử dụng OSS cả về hiện trạng và sự phát triển có khả năng của nó trong vài năm tới.

Trong năm 2009, chính phủ Đức đã quyết định phân bổ 500 triệu euro cho chương trình “Hãy mở nguồn và làm xanh nó”.

4.1.1. Đức

Khu vực nhà nước

Đức là một trong những quốc gia dẫn đầu về triển khai28, với chính phủ Đức nhiều năm là một trong những chính phủ tích cực nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển của dạng phần mềm này, cùng với

27 Open Source Software’s Expanding Role in the Enterprise http://www1.unisys.com:8081/eprise/main/admin/corporate/doc/Forrester_research-open_source_buying_behaviors.pdf

28 “Office suite: When it comes to content, it comes from Microsoft Office. However, users in Germany and France are twice as likely to use OpenOffice than in the US or UK. Microsoft Office 66%, OpenOffice 24%,” and “We believe that in Europe, government is driving adoption, with leading exponents being France and Germany” in The Open Source Barometer by Alfresco, published in November 2008. http://www.alfresco.com/community/barometer/files/wp-osb-III.pdf

Trang 30/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

chính phủ Pháp và Tây Ban Nha29. Vào đầu năm 2000, chính phủ Đức đã chỉ ra sự hỗ trợ của nhà nước cho OSS như là mô hình cơ bản cho kỷ nguyên thông tin tại châu Âu30, với mục tiêu làm giảm thiểu các chi phí và cải tiến an ninh. Chính phủ Liên bang Đức đã triển khai một loạt các sáng kiến đặc thù để thông báo về những ưu và khuyết điểm của OSS. Một trong những sáng kiến này từng là sự tạo ra KBSt, một cơ quan tư vấn và điều phối công nghệ thông tin cho chính phủ liên bang. Cơ quan này xuất bản các báo cáo, tài liệu và các bài báo về OSS trong nền hành chính liên bang. Các báo cáo từ KBSt được mong đợi sẽ cung cấp một sự miêu tả chung về những thực tiễn IT tốt nhất, những phát triển và những kinh nghiệm từ các cơ quan hành chính liên bang. Một trong những báo cáo quan trọng nhất là: “Bức thư số 2/2002 Phần mềm Nguồn Mở trong nền Hành chính Liên bang” về OSS trong hành chính liên bang31. Sau đó, vào tháng 11/2001, Bundestag đã phê chuẩn một nghị định thúc đẩy sử dụng OSS như một biện pháp đảm bảo sự cạnh tranh đối với việc áp đảo lĩnh vực này của các công ty sở hữu độc quyền, nhấn mạnh tới những ưu điểm của nó32 và miêu tả sinh động nó như một cơ hội cho lĩnh vực phần mềm của châu Âu.

Cùng năm này, BMWi, Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang, đã xuất bản một chỉ dẫn về OSS cho các công ty vừa và nhỏ33 có đầu đề “Phần mềm Nguồn Mở, Chỉ dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Cùng lúc, Tòa án về Kiểm toán đã xuất bản một báo cáo trong đó nó đã công bố rằng OSS cung cấp các chức năng có thể so sánh được với những chức năng của các phần mềm sở hữu độc quyền và đã khuyến cáo sử dụng OSS trong hành chính liên bang, ước tính tiết kiệm khoảng 100 triệu euro34.

Trong năm 2002, Bộ Nội vụ Liên bang Đức đã ký một thỏa thuận với IBM và SuSE, theo đó các cơ quan chính phủ có thể nhận được sự giảm giá cho việc triển khai Linux35. Với thỏa thuận này, chính phủ Đức đã chuyển từ một sự hỗ trợ dựa vào sự khuyến cáo cho OSS sang sự hỗ trợ rõ ràng dứt khoát, điều phối các công cụ cho việc giành được những lợi ích hữu hình cho các cơ quan nhà nước mà họ triển khai Linux. Một năm sau, hơn 500 cơ quan chính phủ đã được hưởng lợi từ thỏa thuận này36.

Trong năm 2003, chính phủ đã xuất bản một chỉ dẫn cho việc chuyển đổi sang OSS đối với các cơ

29 A 2000 research study by Paul Jones about the contribution of Linux concludes that the group making the second greatest contribution consisted of Germans. Matthew Aslett, June 2008. http://blogs.the451group.com/opensource/2008/06/26/open-source-tour-of-europegermany/

30 http://linux.kbst.bund.de31 Open Source Software in the Federal Administration

http://www.bit.bund.de/nn_1333080/BIT/DE/Shared/Publikationen/OSS/KBSt-Brief-nr-2-2000__engl,templateId=raw,property=publicationFile.pdf/KBSt-Brief-nr-2-2000_engl.pdf

32 Article in the Michigan Telecommunications and Technology Law Review, “Government Preferences for Promoting Open-Source Software: A Solution in Search of a Problem Sent: Thu Jan 14 17:35:02 2010h. <http://www.mttlr.org/volnine/evans.pdf>

33 Study into the use of Open Source Software in the Public Sector del 2001. http://www.osor.eu/idabc-studies/expert-docs/oss-fact-sheet

34 To read more about policies and reports published by the German Administration, see “Government Open Source Policies,” published by the CSIS in 2007 and 2008.

35 BBC News article http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/2023127.stm36 Infoworld news article http://www.infoworld.com/t/platforms/over-500-germangovernment-agencies-using-open-

source-429

Trang 31/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

quan liên bang và các chính quyền nhà nước37.

Bằng việc tạo ra BerliOS, một trung tâm năng lực OSS, chính phủ đã cung cấp một cấu trúc và cách thức hỗ trợ trung gian giữa các tay chơi khác nhau trong lĩnh vực OSS. BerliOS duy trì một cổng web với tài liệu và một cơ sở dữ liệu của các nhà phân phối, các sản phẩm, các ứng dụng, các bản tải về, ... Theo nghĩa này, BerliOS đưa ra cơ hội cho các lập trình viên và các công ty OSS để giới thiệu bản thân họ cho công chúng rộng lớn hơn, cho phép những dự án mới được thành lập. Cho tới năm 2003, chính phủ Đức đã rất tích cực trong việc thúc đẩy sử dụng và triển khai OSS. Tuy nhiên, sự hỗ trợ mạnh mẽ này đã chậm lại cho tới năm 2007, khi hành động có lợi cho OSS một lần nữa được nhìn nhận.

Trong khu vực nhà nước38, những ví dụ của các dự án OSS là có nhiều: Bộ Tài chính Liên bang, Trung tâm Không gian Vũ trụ Đức, Bộ Ngoại giao Liên bang39, Kiểm soát Không lưu, công ty nhà nước của Đức Deutsche Bahn, Ủy nhiệm độc quyền Kiểm soát Không lưu, Viện Khoa học Địa lý và các Tài nguyên Tự nhiên Liên bang Đức, …

Một trong những trường hợp chuyển đổi sang OSS nổi tiếng là của thành phố Munich. Trong năm 2003, thành phố này đã công bố các kế hoạch của nó để chuyển đổi 14.000 máy tính của hành chính nhà nước sang Linux và các ứng dụng OSS khác thông qua một thỏa thuận với IBM và SuSE (dự án LiMux40). Bất chấp Microsoft đưa ra một lời chào đặc biệt, với một chi phí thấp hơn so với ước tính cho việc chuyển đổi sang OSS, đã được quyết định để triển khai OSS như đối nghịch lại với các phần mềm sở hữu độc quyền vì nó đã cung cấp một mức độ cao hơn về sự độc lập 41. Quá trình chuyển đổi cuối cùng đã bắt đầu trong năm 2006, để đạt tới sự độc lập lớn hơn, gia tăng mức độ an ninh và đạt được sự tiết kiệm trong lĩnh vực IT. Cuối cùng, sự chuyển đổi sang Linux đã được thực hiện bởi 2 nhà cung cấp, Softcon và Gonicus. Novell đã tham gia vào sự chuyển đổi từ NetWare sang Open Enterprise Server42. Một ngân sách 35 triệu euro đã được bố trí, 38% trong số đó là để huấn luyện nhân lực của nền hành chính43.

Có những ví dụ khác về triển khai OSS ở mức địa phương và vùng, như những triển khai tại Schwäbisch Hall, Mannheim, North Rhine Westphalia, Lower Saxony, Heidenheim, Berlin, Treuchtlingen, Osterburg, Stuttgart, Frisia, Friesland, Freiburg, Nordrhein-Westfalen và Liên minh các thành phố và thị xã của Đức.

37 Updated in 2005 and 2008 (Migration Guide 3.0) http://ec.europa.eu/idabc/en/document/7675/499%2038 http://www.osor.eu/news?

http://ec.europa.eu/idabc/en/document/2204/470%20http://ec.europa.eu/idabc/en/document/4396/470%20; http://ec.europa.eu/idabc/en/document/3411/499%20; “Software Livre na Europa” [Open Source Software in Europe], published in 2005 by SoftwareLivre@AP. “Guidelines Public procurement and Open Source Software,” published in 2008 by IDABC OSOR

39 In October 2007, the Foreign Office expressed its support for the OpenDocument format, while in 2008 it described the adoption of OOXML as inappropriate.

40 Similar projects are underway in Holland, with OpenAmsterdam, in Vienna, with Wienux, and in Saragossa, with AZLinux.

41 Declarations made by Otto Schily, German Interior Minister, in June 2003: “We raise the level of IT security by avoiding monocultures; we lower the dependency on single software vendors; and we reach costs savings in software and operation costs.” Report “Open Source software: Perspectives for development,” by Paul Dravis.

42 Matthew Aslett, June 2008. http://blogs.the451group.com/opensource/2008/06/26/opensource-tour-of-europe-germany/

43 For more information, see the study “Software Libre para el Desarrollo del Tercer Mundo” [Open Source Software for Third World Development] by Jesús Javier Estepa Nieto and http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.LiMux.pdf

Trang 32/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Khu vực tư nhân

Theo một khảo sát được Actuate tiến hành năm 200944, 60.6% các công ty trong khu vực tư nhân đã nói rằng họ đã sẵn sàng sử dụng OSS, 4.1% đã trong quá trình triển khai, và chỉ 8.1% đã không có các kế hoạch ứng dụng.

Theo một khảo sát của Actuate trong năm 2008, các công nghệ thường được sử dụng nhiều nhất là các hệ điều hành Linux (55%), Apache (52.1%), Tomcat (44.3%), MySQL (35.7%), Mozilla (34.3%), PHP (33.6%) và Eclipse (30.7%). Sự quan tâm đặc biệt là sự thâm nhập của Apache, Tomcat, JBoss và đặc biệt Eclipse đối với năm trước đó tại các công ty trong khu vực tài chính.

Một trong những nhà phân phối Linux chính là SuSE Linux. Trong khi tại các quốc gia còn lại, thì Red Hat Enterprise Linux được sử dụng gấp 2 lần nhiều hơn SuSE, thì tại Đức, SuSE Linux được sử dụng nhiều gấp 4 lần so với Red Hat Enterprise Linux45. Thị trường Đức bao gồm các nhà cung cấp OSS quốc tế với các hoạt động tại châu Âu và Mỹ. Đặc biệt phù hợp là OpenXchange, ban đầu được biết tới như là Netline, mà cung cấp các sản phẩm dựa trên các công nghệ OSS và gần đây đã chuyển trụ sở chính của hãng tới New York, và sCredativ, mà là trong quá trình mở rộng của châu Âu. Một câu chuyện thành công khác là Collax, mà nó cũng đã vào được thị trường Mỹ nhờ có Collax Business Server, cung cấp một giải pháp thay thế cho Microsoft Business Server for SMEs. Thành công về vị trí của nó bắt nguồn từ khái niệm đằng sau chiến lược “Simply Linux”, giảm thiểu số lượng các ứng dụng tới các công cụ mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME cần nhất. Công ty Synerpy tích cực cạnh tranh trong OSS thông qua ERP nguồn mở của nó đưa ra cho các công ty với hơn 500 nhân viên, đại diện cho một giải pháp thay thế nghiêm túc cho mô hình cấp phép truyền thống.

Các trường đại học

Sự đóng góp của các trường đại học cho OSS dường như chủ yếu có liên quan tới các dự án hợp tác giữa thế giới các doanh nghiệp và các trường đại học. Một ví dụ là dự án Opencirrus, được đỡ đầu bởi HP, Intel và Yahoo, để tạo ra một cơ sở kiểm nghiệm cho việc thiết kế và quản lý các trung tâm dữ liệu trong điện toán đám mây. Dự án này có liên quan tới Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, Viện Công nghệ Karrlsruhe tại Đức và Cơ quan Phát triển Infocomm của Singapore.

Đại học Bách khoa Hannover gần đây đã phát triển một ứng dụng dựa vào OSS để sử dụng trong việc phục hồi của các vận động viên. Sử dụng db4o và nền tảng Java từng là một trong những chìa khóa đối với dự án này, mà từng được trợ giúp bởi sự hiểu biết của các sinh viên với ngôn ngữ Java.

Các cộng đồng

Như được mong đợi từ một trong những quốc gia tiên tiến nhất trong việc sử dụng OSS, Đức thúc đẩy một cộng đồng rộng lớn các lập trình viên. Đặc biệt tích cực tại Đức là các cộng đồng SuSE, Debian, KDE và OpenSolaris.

Một vài tổ chức chứng nhận đối với sự tồn tại của một cộng đồng rộng lớn, như là “Nhóm người sử dụng Unix Đức”, một tổ chức của các lập trình viên, các chuyên gia an ninh và các nhà quản trị mạng; và

44 Actuate: http://www.actuate.com/download/OpenSourceSurvey/oss2009.pdf45 According to Matthew Aslett, June 2008. http://blogs.the451group.com/opensource/2008/06/26/open-source-tour-

of-europe-germany/

Trang 33/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Linux-Verband, nhiệm vụ của nó là để mở rộng việc sử dụng OSS và các tiêu chuẩn mở tại Đức.

Dự án BerliOS được nhắc tới ở trên đưa ra tài liệu và thông tin chung về cộng đồng OSS và các dự án của nó. Nó đại diện cho nền tảng ý tưởng cho các lập trình viên để tìm kiếm các dự án quan tâm đối với họ.

4.1.2. Pháp

Khu vực nhà nước

Về OSS, từ năm 2001, Cơ quan về Phát triển Hành chính ADAE46 (Agency for Administration Development) đã thúc đẩy sử dụng các tiêu chuẩn mở và Linux trong các cơ quan hành chính của Pháp, và cùng với nó 90% các vụ thầu của nhà nước đã được xem xét tới.

Tính tới số lượng các chính sách có liên quan tới OSS, số lượng các dự án và các nhà cung cấp, số lượng các cơ quan hành chính tại Pháp mà đã sử dụng OSS, thì Pháp là, cùng với Đức và Tây Ban Nha, là một trong những quốc gia có mức độ sử dụng OSS lớn nhất.

Trong năm 1999, Quốc hội Pháp đã xem xét một đề xuất để tăng cường sử dụng OSS trong hành chính nhà nước. Dự án này, được biết tới như là Project Lafitte, Tresgouet and Cabanel, cuối cùng đã không được triển khai. Một đề xuất tương tự đã được đưa ra năm sau đó từ nghị sỹ quốc hội Le Desaut, Paul và Cohen. Họ đã trình bày một đề xuất cho Luật 117, để gia tăng sử dụng Internet và OSS trong nền hành chính, mà cũng đã bị từ chối.

Tiếp sau những nỗ lực không thành công này, vào năm 2001, ATICA của Pháp (hiện nay là ADAE) đã tuyên bố rằng nó sẽ thúc đẩy sử dụng các tiêu chuẩn mở và OSS cho các ứng dụng hành chính điện tử47.

Vào năm 2002, các chính sách của nền hành chính đã chuyển sang hỗ trợ một cách rõ ràng cho OSS, như được phản ánh trong xuất bản phẩm của chỉ dẫn “Guide de choix et d’usage des licences de logiciels libres pour les administrations48 [Chỉ dẫn lựa chọn và sử dụng phần mềm nguồn mở của hành chính nhà nước]”, mục tiêu của nó cũng là để tạo điều kiện lựa chọn và sử dụng OSS trong các cơ quan hành chính nhà nước. Cùng năm, Ủy ban Kế hoạch Trung ương đã xuất bản một phân tích49 về nền công nghiệp phần mềm của Pháp, trong đó nó đã khuyến cáo rằng các cơ quan hành chính nhà nước thúc đẩy sự phát triển các tiêu chuẩn mở và OSS. Vào năm 2002, mạng các bệnh viện của chính quyền nhà nước tại Paris đã chuyển sang Linux để giảm thiểu chi phí duy trì và như một công cụ để thống nhất các hệ thống của mình.

Trong số những hoạt động được tiến hành vài năm gần đây, đặc biệt đáng lưu ý là những tuyên bố được thực hiện trong năm 2007 của Bộ Quốc phòng, trong đó nó đã đưa ra sự ưu tiên đối với các dự án OSS, cả những dự án được phát triển nội bộ và những dự án được ký cho các nhà thầu phụ.

Những chính sách này đã được đi cùng với việc sử dụng Linux của các cơ quan hành chính nhà nước. Vào năm 2000, Bộ Văn hóa và Truyền thông đã thay thế các phần mềm sở hữu độc quyền bằng Linux trên một số máy chủ. Trong vòng 2 năm, 50 trong số 300 máy chủ được lên kế hoạch đã

46 “EuroLinux Alliance: French Govt. Agency to Enforce Open Standards and Promote Open Source/Free software,” November 21, 2001 http://linuxtoday.com/developer/2001112102120PRLL United Nations Conference on Trade and Development, “E-Commerce and Development Report 2003,” Chapter 4: Free and open-source software: Implications for ICT policy and development. Pages 114-9. http://www.unctad.org/en/docs/ecdr2003ch4_en.pdf ATICA - http://www.atica.pm.gouv.fr/

47 News article published on CNN.com http://archives.cnn.com/2001/TECH/industry/11/27/french.open.source.idg/48 “Guía para la selección y el uso de las licencias de software libre por la Administración Pública” [Guide for the

selection and use of open source software licenses by the Public Administration]49 International Trade Administration, U.S. Department of Commerce, “European OSS Policy Initiatives”

Trang 34/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

được chuyển đổi. Vào năm 2004, Paris đã nghiên cứu khả năng triển khai một sự chuyển đổi tương tự như tại Munich. Cùng năm đó, chính phủ đã phổ biến AGORA, trình quản trị nội dung OSS của mình, để tiêu chuẩn hóa các website50, và Bộ Thiết bị và Giao thông đã chọn công ty Mandrakesoft để chuyển đổi 1.500 máy chủ sang Linux trong khoảng 2003-2005. Trong cùng năm, Bộ Quốc phòng51 đã ký hợp đồng với 5 nhà cung cấp để tạo ra một biến thể Linux với một mức độ cao về an ninh. Hơn nữa, Cơ quan Hỗ trợ Gia đình đã chuyển đổi sang Red Hat và JonAS, và Bộ Ngoại giao đã triển khai một ứng dụng và một nền tảng cho phát triển web bằng OSS. Vào tháng 10/2004, phê chuẩn được thực hiện đối với Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp và Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc để hợp tác trong phát triển các phần mềm dựa vào OSS52.

Trong năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Thủy sản đã chuyển 500 máy chủ Windows NT sang Mandriva, và trong năm 2007 nó đã chuyển hơn 400 chiếc nữa. Hơn nữa, Cơ quan Doanh thu và Hải quan đã triển khai Jboss như một phần của dự án Copernic.

Không nghi ngờ rằng với nhiều triển khai trong số này, tiết kiệm chi phí đã là động lực đằng sau sự thay đổi và ứng dụng OSS. Trong năm 2001, Cảnh sát Quốc gia đã bắt đầu giới thiệu OSS. Trong năm 2005, 80.000 máy tính đã được chuyển sang OpenOffice, với tiết kiệm chi phí được mong đợi là 2 triệu euro. Tiếp nữa, kể từ đó nó đã trở thành bắt buộc cho tất cả các tài liệu của nền hành chính phải được sản xuất với ODF. Sau này, trong năm 2008, quyết định này đã được thực hiện để chuyển đổi tất cả các máy tính trạm mới sang Ubuntu53.

Một cột mốc quan trọng trong phát triển OSS tại Pháp từng là dự án phát triển vùng xung quanh Paris như một Trung tâm Ưu tú (Center of Excellence) cho sự phát triển OSS. Được gọi là “Paris, Capitale du Libre” (Paris, Thủ đô Tự do), nó đã bắt đầu vào cuối năm 2006. Mục tiêu của dự án này là để phát triển nền công nghiệp công nghệ thông tin, mà đã chịu ảnh hưởng lớn từ sự ra đi của các công ty tới những nơi có chi phí thấp. Thị trường OSS tại Pháp đã tăng trưởng khoảng 80% vào năm 200754.

Sự hỗ trợ của các viện trường cho OSS được tiếp tục, như được thể hiện bằng dự án đại diện trong năm 2007 mà nó đã bắt đầu với sự chuyển đổi 1.154 máy tính của các nghị sỹ quốc hội Pháp sang Ubuntu, Firefox, OpenOffice, Mozilla Thunderbird, … và các máy chủ sang Apache và hệ quản trị nội dung Mambo. Trong năm 2008, Bộ Giáo dục đã đạt được một thỏa thuận với Mandriva để áp dụng 60% giảm giá cho 4 năm tiếp theo cho việc sử dụng Linux trong việc đào tạo nhân viên và những nhân sự khác của nền hành chính tại 250 trường học và trường đại học của Pháp. Hơn nữa, 2.500 máy chủ đã được chuyển đổi sang Linux và Bộ Văn hóa và Truyền thông đã triển khai OpenOffice, thay thế cho Microsoft Office.

Vào tháng 10/2004, phê chuẩn đã được đưa ra cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của Pháp.

Trong năm 2008, một ủy ban đứng đầu là Jacques Attali55 đã đi tới kết luận rằng OSS, băng thông rộng và an ninh IT là những yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển. Hơn nữa, vì các công ty phát triển phần mềm tư nhân chủ yếu là của Mỹ, nên tài liệu đề xuất sử dụng các định dạng OSS để tạo

50 “eGovernment in France,” European Union Open Source Observatory, June 2005, http://ec.europa.eu/idabc/servlets/Doc?id=21009

51 http://www.osor.eu/news?52 “France to collaborate with China on Linux,” DesktopLinux.com, October 2004,

http://www.desktoplinux.com/news/NS3169048255.html53 See http://www.osor.eu/case_studies/towards-the-freedom-of-the-operating-system-thefrench-gendarmerie-goes-for-

ubuntu54 Report from the Consulting Firm PAC (Pierre Audoin Consultants) in “Software Libre para el Desarrollo del Tercer

Mundo” [Open Source Software for Third World Development] by Jesús Javier Estepa Nieto, 200755 http://www.liberationdelacroissance.fr/files/rapports/rapportCLCF.pdf

Trang 35/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

ra một số lượng lớn hơn các công ty công nghệ thông tin và truyền thông tại Pháp. OSS là kinh tế hơn, có thể được phát triển ở bất cứ đâu trên thế giới và cho phép các công ty đạt được sự đổi mới sáng tạo lớn hơn. Trong năm 2008, Nicolas Sarkozy đã khuyến cáo rằng Pháp gia tăng sử dụng OSS của mình và đã đồng ý rằng những khuyến khích về thuế nên được xem xét như một cách thức để khuyến khích sự phát triển OSS.

Cũng còn có vô số các ví dụ về triển khai OSS ở mức địa phương (Arles, Grand Nancy, Lille, Val d'Oise, Marseille, Brest, Grenoble, Lyon, Rennes, …). Sự hỗ trợ bổ sung đối với sự phát triển OSS đã tới khi một nhóm làm việc mới về OSS đã được thiết lập bên trong nhóm cạnh tranh “system@tic Paris-Region”. Mục tiêu của nhóm này là để tạo điều kiện cho sự tạo ra một hệ sinh thái tại vùng Paris, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn, các lập trình viên và các trường đại học tất cả cộng tác được với nhau. Các dự án khác nhau đang được triển khai bên trong khung công việc của nhóm này.

Tại Pháp, 67% các công ty đang sử dụng OSS.

Khu vực tư nhân

Trong khu vực tư nhân, có những ví dụ của các công ty lớn mà dựa các qui trình kinh doanh chính của họ vào các công cụ dựa trên OSS. Một ví dụ như vậy là sự triển khai của MySQL trong các nhà bán lẻ Franprix và Leader Price để quản lý các dữ liệu về chuỗi cung cấp của họ và các nền tảng phân phối sản phẩm của họ. Một ví dụ khác là Cơ quan Báo chí Pháp (Agence France – Presse), mà đã sử dụng một hệ thống quản trị dựa vào OSS, hay việc có các công ty nhà nước khác như SNCF, Công ty Bưu điện và Khí đốt của Pháp56 sử dụng OSS.

Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, Peugeot và Citroën đã cài đặt Linux trên gần 20.000 máy tính trạm, và EMI Music France sử dụng eZ Publish. Theo khảo sát của Actuate, trong năm 200957, 67% các công ty nói rằng họ đã sử dụng OSS rồi, 1.1% trong quá trình triển khai nó và chỉ có 6.7% đã không có kế hoạch sử dụng.

Theo một khảo sát được Actuate tiến hành năm 2008, các công nghệ được sử dụng phổ biến nhất là Linux (30%), Apache (30%), Eclipse (25%), Tomcat (25%), MySQL (24.3%), PHP (19.3%) và Mozilla (16.4%). Sự thâm nhập của Eclipse tại Pháp là lớn hơn ở Đức, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, sử dụng Jboss là thấp đáng lưu ý. Về các nhà cung cấp trong thị trường này, sự thú vị đặc biệt là nhóm OW2, một sáng kiến của Bull và INRIA. Đây là nhóm phần mềm trung gian phi lợi nhuận lớn nhất trên thế giới và là kết quả của sự sáp nhập của ObjecWeb và Orientware58. Các thành viên châu Âu của nhóm OW2 là France Telecom, Bull, Thales và Inria. Các dự án chính của nhóm này là Bonita, nền tảng eXo, JonAS và SpagoBI.

Các trường đại học

Trong số các hệ sinh thái được tạo ra xung quanh “system@tic Paris-Region” có dự án Codex, trong đó Innovimax, Inria Grenoble, Inria Lille, Inria Saclay, Đại học François Rabelais, Đại học Denis Diderot và Đại học Nam Paris cộng tác; và dự án Couverture, trong đó Adacore, Open Wide, Telecom Paristech và Đại học Pierre et Marie Curie cộng tác59.

Một dự án quan trọng từ sáng kiến thuần túy dựa vào các trường đại học là nhóm ESUP-Portal, ban

56 See other Nuxeo clients at http://www.nuxeo.com/en/customers/57 Actuate: http://www.actuate.com/download/OpenSourceSurvey/oss2009.pdf58 For more information, see http://orientware.objectweb.org/xwiki/bin/view/Main/Members59 43 For more details, see http://www.systematic-paris-region.org/fr/logiciel/t_5_Projets.html

Trang 36/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

đầu được thành lập bởi 15 trường đại học của Pháp, và cuối cùng bao gồm 80 trường đại học, để tạo ra cổng giáo dục số mà nó cho phép trao đổi thông tin trong các đội giáo dục, các sinh viên và các gia đình. Mục tiêu cuối cùng là để thiết lập một cộng đồng lớn và đảm bảo sự gắn kết và hội tụ của công nghệ để tăng tốc việc sử dụng OSS trong giáo dục trung học của Pháp.

Các cộng đồng

Tầm quan trọng đạt được của OSS trong xã hội Pháp, cả trong khu vực nhà nước và tư nhân, chỉ có thể đạt được thông qua một cộng đồng mạnh mẽ, tích cực của các lập trình viên OSS bên trong quốc gia này. OW2, Mandriva, Alfresco, Drupal và FUSE là các cộng đồng quan trọng tại Pháp.

Tầm quan trọng của OSS trong khu vực ICT của Pháp được thể hiện bằng thực tế rằng kể từ tháng 07/2004, Pháp đã có giấy phép OSS của riêng mình, CeCILL60. Nó tương thích với cả luật pháp của Pháp và GNU GPL và đã được phê chuẩn bởi Quỹ Phần mềm Tự do. CeCILL-B là tương tự với giấy phép BSD, trong khi CeCILL-C có thể so sánh được nhiều hơn với LGPL. Thực tế này, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ cho OSS của nền hành chính Pháp, tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự phát triển tiếp tục OSS tại Pháp trong tương lai.

4.1.3. Tây Ban Nha

Khu vực nhà nước

Tại Tây Ban Nha, ngày càng có nhiều các cơ quan nhà nước, các công ty, các trường đại học và những người sử dụng chuyển sang OSS để giảm thiểu chi phí trong lúc xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Tây Ban Nha là “trong số các quốc gia tích cực nhất tại EU về sử dụng OSS”, khi mà nhiều sáng kiến mã mở đang được chấp nhận một cách rộng rãi cả trong các khu vực nhà nước và tư nhân. Trong năm 2009, trong báo cáo của mình “Hoạt động và Phát triển Nguồn Mở Toàn cầu” (Worldwide Open Source Activity and Growth), RedHat đã chỉ ra thực tế rằng Tây Ban Nha là quốc gia đứng số 2 trên thế giới về hoạt động OSS, chỉ sau có Pháp và vượt trên Đức và các quốc gia khác mà theo truyền thống từng rất mạnh trong lĩnh vực này.

Tại Tây Ban Nha, hầu hết các dự án OSS trong hành chính đã và đang được triển khai ở mức hành chính của các vùng tự trị, mặc dù hành chính quốc gia cũng đã và đang có trách nhiệm đối với những sáng kiến và chính sách với ảnh hưởng mức quốc gia và cho việc triển khai những dự án OSS quan trọng.

Trong năm 2003, tài liệu “Criterios de seguridad, normalización y conservación de las aplicaciones utilizadas para el ejercicio de potestades” [An ninh, tiêu chuẩn hóa và các tiêu chí bảo tồn cho các ứng dụng được sử dụng cho việc thực các quyền hạn]61, đã khuyến cáo sử dụng OSS ở bất kỳ nơi đâu có thể, miễn là nó đáp ứng được các nhu cầu đặt ra. Bộ Hành chính Nhà nước sau đó đã xuất bản một chỉ dẫn với các khuyến cáo cho việc sử dụng OSS trong các cơ quan hành chính nhà nước. Trong năm 2005, chỉ dẫn “Software libre: Propuesta de recomendaciones a la Administración General del Estado sobre utilización del software libre y de fuentes abiertas [Phần mềm nguồn mở: Những khuyến cáo đề xuất cho Hành chính Nhà nước Trung ương về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở62]” đã được xuất bản, được viết bởi Nhóm OSS của Chính phủ Quốc gia, được tạo ra bởi

60 For more details, see http://www.systematic-paris-region.org/fr/logiciel/t_5_Projets.html61 The latest version is dated June 2004 http://www.csi.map.es/csi/pg5c10.htm62 For more details, see http://www.csae.map.es/csi/pg5s44.htm

Trang 37/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Hội đồng IT Cao cấp về Thúc đẩy Hành chính Điện tử, với mục tiêu hình thành một tập hợp những khuyến cáo về sử dụng OSS trong nền hành chính Quốc gia.

Tháng 07/2006, theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp, Du lịch và Thương mại, Hội đồng các Bộ trưởng đã phê chuẩn sự thành lập CENATIC, Trung tâm Năng lực Nguồn Mở Quốc gia. CENATIC là dự án chiến lược duy nhất của chính phủ Tây Ban Nha thúc đẩy nhận thức và sử dụng OSS trong tất cả các lĩnh vực của xã hội.

Trong năm 2006, Quốc hội Tây Ban Nha đã đồng lòng nhất trí về một nghị định thúc giục chính phủ thúc đẩy một cách tích cực OSS63 và sử dụng OSS trong các cơ quan hành chính.

Trong năm 2008, Bộ Tài chính đã khuyến cáo sử dụng các tiêu chuẩn mở khi trao đổi thông tin64, và cùng năm đó, một ủy ban của Quốc hội đã phê chuẩn “Luật Điều chỉnh Truy cập Điện tử của các Công dân đối với Hành chính Nhà nước” (Leacap), mà nó đảm bảo quyền của các công dân Tây Ban Nha sử dụng bất kỳ phần mềm nào mà họ muốn để giao tiếp bằng điện tử với chính phủ65.

Nghiên cứu của Schmitz bao trùm một vài sáng kiến trong khu vực nhà nước của Tây Ban Nha66 xét về sự triển khai của Linux và các ứng dụng OSS khác tại Thượng viện, Hội đồng An ninh Hạt nhân, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp67.

Trong các dự án được Hành chính Quốc có gia cam kết trong lĩnh vực OSS, quan tâm đặc biệt là Virtual MAP của Bộ Hành chính Nhà nước, mà nó đã triển khai Linux trên 220 máy chủ, và dự án Agrega68, được thúc đẩy bởi Bộ Công nghiệp, Du lịch và Thương mại và Bộ Giáo dục.

Trong số các sáng kiến khu vực, các dự án được triển khai tại Extremadura và Andalusia là đặc biệt đáng chú ý, mặc dù cũng có những sáng kiến quan trọng để triển khai OSS trong các vùng khác, như Castile La Mancha, Catalonia, Cộng đồng của Valencia, Aragón, Asturias, Cantabria, các đảo Balearic, Madrid và Galicia.

Trong năm 2002, dự án triển khai OSS nổi tiếng nhất, gnuLinEx đã bắt đầu tại Extremadura, mục tiêu là để đảm bảo sự truy cập IT cho tất cả các công dân và để thiết lập một mạng intranet của vùng này. Linex là một phát tán GNU/Linux được thiết kế để sử dụng trong nền hành chính và trong các trường học. Sau này, vào tháng 12/2004, Linex đã được chọn như là hệ điều hành cho Hệ thống Y tế của người Extremadura69. Một trong những dự án mới nhất đang được thực hiện tại vùng Sextante, một hệ thống thông tin địa lý (GIS) được thiết lập để đáp ứng những nhu cầu của các đơn vị lâm nghiệp trong vùng70.

Guadalinex đã được tạo ra như một phát tán phần mềm được mong đợi để đảm bảo tuân thủ với Chỉ thị 72/2003, trong đó chính quyền vùng Andalusia đã chọn OSS như một công cụ để thúc đẩy Xã hội Tri thức tại Andalusia. Guadalinex71 là một dẫn xuất của Ubuntu để sử dụng trong các trường

63 http://ec.europa.eu/idabc/en/document/6468/5934%2064 http://www.osor.eu/news/es-finance-ministry-recommends-open-standards65 http://www.osor.eu/news/es-congress-commission-forces-public-it-to-accept66 For more details on OSS in the Public Administrations, see “Software de Fuentes Abiertas para el desarrollo de la

Administración Pública española” [Open Source Software for the development of Spanish Public Administrations] (2008) from the National Open Source Software Observatory and the “Libro Blanco del Software Libre en España (II)” [White Paper on Open Source Software in Spain (II)], by the Regional Government of Andalusia.

67 “Study into the use of Open Source Software in the Public Sector,” published in 2001 by the European Commission68 For more details, see http://www.proyectoagrega.es/default/Inicio69 For more details, see http://ec.europa.eu/idabc/en/document/4002/505%2070 For more details, see http://www.osor.eu/case_studies/sextante-a-geographicinformation-system-for-the-spanish-

region-of-extremadura71 http://www.osor.eu/case_studies/andalusia-floss-as-a-tool-for-the-information/?searchterm=guadalinex

Trang 38/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

học, các thư viện và các trung tâm Internet công cộng. Kho G-Forja cũng đã được tạo ra, trong năm 2008, chính quyền vùng Andalusia đã lựa chọn Alfresco như là ứng dụng quản trị nội dung của mình72.

Trong năm 2003, Bộ Hạ tầng và Giao thông trực thuộc chính quyền vùng Valencia đã đưa ra một gọi thầu để phát triển phần mềm quản lý thông tin địa lý (GIS), đã tham chiếu tới Gvsig. Dự án này được đồng cấp tài chính từ các quỹ của châu Âu và sẽ được tung ra theo giấy phép GPL. Nó có sẵn sàng trên website của mình cho cả những người sử dụng và các lập trình viên. Dự án này đã vượt qua được những rào cản quốc gia và một số lượng ngày một gia tăng các tạp chí, các website, các trường đại học và các tổ chức đang chào mời sự hiện diện của nó. LliureX73 đã được tạo ra năm 2004. Mục tiêu của dự án này của Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thể thao của chính quyền vùng Valencia là để giới thiệu các công nghệ mới về thông tin và truyền thông dựa trên OSS vào trong hệ thống giáo dục của Valencia.

Các phát tán Linux khác tại Tây Ban Nha là: MAX, được tạo ra bởi cộng đồng của Bộ Giáo dục tại Madrid năm 2002; AugustuX, của Aragón trong năm 2003; MoLinux, từ chính quyền vùng Castile-La Mancha; LinuxGLOBAL từ chính quyền vùng Cantabria năm 2004; Linkat, từ Bộ Giáo dục của chính quyền vùng Catalonia vào năm 2006; và gần đây Asturix tại Asturias.

Galicia đã tung ra kho Forxa của mình trong năm 2007. Cũng đáng lưu ý là phát tán Trisquel GNU/Linux, một dự án mà đã bắt đầu vào năm 2004, dưới sự bảo trợ của Đại học Vigo. Mục tiêu chính của nó là đưa ra một hệ điều hành mà hoàn toàn là tự do, dễ dàng sử dụng, toàn diện và với sự hỗ trợ tốt về ngôn ngữ. Các phiên bản hiện hành đưa vào các bản dịch trong tiếng Galician, Anh, Tây Ban Nha, Catalan và Basque; phiên bản tiếp sau cũng sẽ đưa vào tiếng Trung Quốc, Pháp, Hindi và Bồ Đào Nha. Cổng OSS Mancomún của Galician (Trung tâm Dịch vụ và Tham chiếu Phần mềm Nguồn Mở) đã được tung ra vào năm 200874.

Khu vực tư nhân

Trong số các nhà cung cấp quan trọng nhất của Tây Ban Nha có Openbravo, đặc chủng trong ERP và với các văn phòng tại Barcelone và Pamplona; Công ty BitRock ở Seville, với các văn phòng tại Mỹ; Octality, mà gần đây đã công bố một thỏa thuận EMEA với Sillicon Graphics; Telefónica Research and Development, với hơn 60 dự án OSS; và Telvent, công ty Tây Ban Nha đầu tiên được liệt kê trên thị trường chứng khoán uy tín NASDAQ.

Liên đoàn Quốc gia các Công ty Phần mềm Nguồn Mở ASOLIF có hơn 150 công ty hội viên và 8 hội vùng, cấu tạo thành tổ chức tư nhân chính chuyên bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của các tổ chức doanh nghiệp OSS.

Trong số những sáng kiến tư nhân, sự quan tâm đặc biệt là dự án Morfeo, mà nó bao gồm những tay chơi từ tất cả các lĩnh vực. Morfeo là một dự án được dẫn dắt bởi R&D của Telefónica, được tạo ra trong một môi trường OSS và tập trung vào việc tạo điều kiện chuyển giao công nghệ giữa các công ty, tạo ra các mạng xã hội và cộng tác giữa chúng, và phục vụ như một sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) mới. Đây là một cộng đồng cấu tạo thành một hệ sinh thái. Nhận thức được rằng một công ty duy nhất không thể tự dẫn dắt các qui trình đổi mới sáng tạo, Cộng đồng Morfeo hành động như một vườn ươm cho các dự án R&D&I có liên quan tới các cơ quan hành chính, các công ty (SME và các tập đoàn lớn), các trung tâm và cụm công nghệ, các trường đại học

72 http://www.computing.es/Noticias/200804240009/Andalucia-apuesta-por-Alfrescocomo-solucion-ECM-corporativa.aspx

73 For more details, see http://ec.europa.eu/idabc/en/document/3341/505%2074 For more details, see http://www.osor.eu/case-studies-and-idabc-

studies/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.mancomun.17.pdf

Trang 39/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

và các trung tâm nghiên cứu, cũng như là những người sử dụng nổi bật đáng chú ý. Thành công của nó xuất phát từ việc cấp phép tự do công nghệ mà nó phát triển.

Trong số các dự án của mình là EzWeb, một tiêu chuẩn, nền tảng Web mở mà cho phép những người sử dụng xây dựng các môi trường công việc của riêng họ bằng việc lựa chọn, thiết lập cấu hình, kết hợp và kết nối nội bộ các ứng dụng có sẵn để tạo ra một ứng dụng mới mà có thể phân phối được. Các thành viên của EzWeb là TID (Telefónica Research and Development), Quỹ CTIC (Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông), INTERCOM, CodeSyntax, ITI (Viện Công nghệ IT), Yaco, Gesimde, Alimerka, Treelogic, UPM (Đại học Bách khoa Madrid), IMDEA (Viện các Nghiên cứu Tiên tiến Madrid), CENATIC và Integrasys.

Các trường đại học

Ngoài sự tham gia của các trường đại học ra trong dự án Morfeo, đã từng có những đóng góp đáng kể khác của các trường đại học đã làm cho sự phát triển của OSS tại Tây Ban Nha. Đại học Mở của Catalonia (Universitat Oberta de Catalunya) đã bắt đầu chương trình Người làm chủ cấp Quốc tế75 (International Master) đầu tiên trong OSS vào năm 2003. Hơn nữa, Đại học Vua Juan Carlos cộng tác trong chương trình Người làm chủ (Master) OSS với Caixanova76. Tương tự, Đại học Extremadura đưa ra một chương trình Master trong OSS77.

Trong lĩnh vực giáo dục, dự án Hệ thống IT các Đại học Tự do SILU (Free University IT System) được quản lý bởi Văn phòng OSS (OSL) nằm tại Đại học Las Palmas de Grand Canaria (ULPGC). Nó cấu thành từ một đĩa Live CD toàn bộ một loạt các chương trình mà các sinh viên đại học có quan tâm, 23.000 bản sao của CD này đã được xuất bản và phân phối cho tất cả các sinh viên đăng ký tại ULPGC vào năm 2004. Một CD với OSS cũng đã được chuẩn bị để sử dụng với các hệ điều hành họ Windows, bằng cách đó tạo điều kiện cho sự tiếp xúc đầu tiên đối với những người sử dụng OSS78.

Hơn nữa, nhóm những người sử dụng Linux tại Đại học Carlos III được xem như một môi trường huấn luyện tốt cho những người cộng tác của các dự án OSS79.

Trong số các dự án được cung cấp tài chính từ EU theo Chương trình Khung số 7 về Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ, Đại học Complutense của Madrid tham gia vào dự án RESERVOIR để phát triển một kiến trúc mà cho phép phát triển hạ tầng được xây dựng trên các tiêu chuẩn mở và các công nghệ mới cho việc phân phối các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây. Hạ tầng này sẽ cho phép việc chỉ định lại một cách năng động các không gian ảo tới những tài nguyên vật lý bên trong để cho phép sử dụng có hiệu quả các tài nguyên và cung cấp các dịch vụ cho những người sử dụng khi họ cần tới chúng. Cũng tham gia vào dự án này là Đại học Cao đẳng Luân Đôn, Đại học Lugano (USI) và Đại học Messina (UniMe) trong lĩnh vực giáo dục, và trong lĩnh vực kinh doanh, các tập đoàn quan trọng trên thế giới về các công nghệ thông tin và truyền thông, như IBM, Thales, SAP và Sun Microsystems.

Các cộng đồng

Tại Tây Ban Nha, có nhiều thành viên cộng đồng OSS với kinh nghiệm bao quát trong lãnh đạo các

75 http://www.uoc.edu/portal/english/la_universitat/sala_de_premsa/noticies/2006/noticia_005.html76 www.mastersoftwarelibre.com77 http://www.unex.es/eweb/msl/78 Libro Blanco del Software Libre en España (II) [White Paper on Open Source Software in Spain (II)]

http://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/2.1/es/legalcode.es79 http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=432:grupo-de-usuarios-de-linux-de-

la-universidad-carlos-iii-de-madrid-gul-uc3m-comparte-sutrabajo-con-el-onsfa&catid=50:entrevistas&Itemid=86

Trang 40/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

dự án80.

Trong số các cộng đồng tích cực nhất tại Tây Ban Nha là các cộng đồng GNOME, KDE, Ubuntu và Debian. GUL-uc3m là một hội được cấu thành chủ yếu từ các sinh viên mà tìm cách để thúc đẩy OSS tại các trường đại học, tập trung chủ yếu vào các sinh viên, nhưng không sao nhãng các viện đại học. Các mục tiêu chính của cộng đồng Java Tây Ban Nha là phổ biến các công nghệ Java tại Tây Ban Nha và thúc đẩy OSS xung quanh các công nghệ này.

GNOME Hispano là một hội được tích hợp bên trong Quỹ GNOME mà mục đích của nó là để thúc đẩy sử dụng và duy trì môi trường đồ họa GNOME tại Tây Ban Nha. Cộng đồng KDE Tây Ban Nha thúc đẩy sử dụng OSS, và đặc biệt, môi trường đồ họa KDE.

4.1.4. Ý

Khu vực nhà nước

Cho tới năm 2000, chính phủ Ý thực sự đã không triển khai sáng kiến nào để hỗ trợ OSS cả. Cho tới khi đó, những sáng kiến có thể thấy trong các trường học và trong các thành phố ở một số vùng, như Trentino, ở Tuscany. Sau một đề xuất từ thượng nghị sỹ Millio, thượng viện Ý đã nghiên cứu một sửa đổi cho luật cấp tài chính mà cuối cùng đã đưa ra một khuyến cáo về sử dụng OSS81.

Trong năm 2002, Ủy ban về Sử dụng OSS đã được tạo ra bởi hành chính nhà nước để nghiên cứu sử dụng OSS82. Ủy ban này đã gợi ý rằng sử dụng OSS nên được xem xét cho các dự án chính quyền điện tử, như được thấy trong Ủy ban châu Âu EU trong các Chương trình Khung số 5 và 6. Cuối cùng, thủ tục đã được đưa vào trong các vụ thầu nhà nước, và sử dụng OSS theo chỉ thị ngày 18/12/2003, tham chiếu tới như là Legge Stanca.

Trong năm 2002, OSS đã trở thành một chủ đề nóng tranh luận trong chính phủ Ý. Điều này đã lên tới cực độ vào năm 2004 với sự ra đời nhóm làm việc của Trung tâm Quốc gia về các Công nghệ Thông tin trong Hành chính Nhà nước CNIPA (National Centre for Information Technologies in the Public Administration), mà đã xuất bản một tài liệu83 với những chỉ dẫn về cách để tuân thủ với chỉ thị này. Cơ quan Giám sát OSS của Ý84 cũng đã được thành lập.

Trong năm 2007, Ý đã đưa ra một kho OSS cho các cơ quan hành chính nhà nước, được gọi là ASC hoặc Ambiente di Sviluppo Cooperativo85, như một biện pháp cho việc cùng phát triển các ứng dụng nguồn mở với các nền hành chính nhà nước, các lập trình viên, các viện nghiên cứu khác ... Tuy nhiên, từ năm 2009, nó chỉ quản lý khoảng một tá các dự án86.

Vấn đề là Ý bị phân chia thành 20 vùng, mỗi vùng của nó hiện tại tự do để thiết lập các luật của riêng mình, bao gồm những luật liên quan tới ICT. Nhiều vùng có những luật riêng cho việc mua sắm của nhà nước đối với phần mềm và sử dụng các tiêu chuẩn mở và OSS. Điều này làm khó cho những nơi có chính sách rõ ràng về sử dụng dạng phần mềm này tại Ý.

Theo thống kê được đưa ra của cơ quan Giám sát Ý, trong năm 2006, 72% các nền hành chính nhà nước đã sử dụng OSS, trong khi vào năm 2007, con số này đã tăng lên tới 80%. Trong số những ưu điểm quan trọng nhất về sử dụng OSS, 68% các nền hành chính nhà nước được khảo sát đã nhắc tới những lý do tài chính.

80 Matthew Aslett, at http://blogs.the451group.com/opensource/2008/06/27/open-sourcetour-of-europe-spain/81 15 December 2000, Ref. 9.4885.564 http://www.interlex.it/pa/emendam.htm82 http://robertogaloppini.net/2006/12/22/italian-government-funds-to-sustain-open-sourceinnovation/83 http://www.cnipa.gov.it/site/_files/Rapporto%20conclusivo_OSS.pdf84 http://www.osspa.cnipa.it/home/index.php?option=com_content&task=view&id=14&Itemid=3085 http://robertogaloppini.net/2007/05/16/open-source-government-italy-launches-its-forge/86 http://robertogaloppini.net/2009/02/09/open-source-governance-state-of-the-art-andlesson-learnt-in-italy-part-i/

Trang 41/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Trong năm 2007, Bộ Cải cách và Đổi mới sáng tạo trong Hành chính Nhà nước đã công bố thành lập một ủy ban OSS thứ 2 để thiết lập một chỉ dẫn mua sắm công về OSS, mà cuối cùng đã được xuất bản vào tháng 05/200887. Về các dự án triển khai trong hành chính nhà nước, các câu chuyện thành công lớn nhất bao gồm Bộ Tư pháp88, Bộ Kinh tế và Tài chính89, Tòa án Kiểm toán và Viện Thiết kế và Đúc tiền Quốc gia90.

Vào tháng 07/2007, Phòng IT của Quốc hội Ý đã trình bày một kế hoạch chuyển đổi 200 máy chủ sang Linux và hơn 3.500 máy trạm sang OpenOffice.org. Sự chuyển đổi này sẽ diễn ra trong khoảng 2 năm91.

Ở mức vùng, có các dự án OSS tại Cremona92, Foggia93, Rome, Tuscany, Emillia Romagna, Genoa, Bologna, Bolzano, Savona và Umbria94.

Khu vực tư nhân

Thị trường Ý đã đạt được một mức độ quan trọng về sự chín muồi về sử dụng các giải pháp kinh doanh của các tập đoàn, đặc biệt trong các lĩnh vực máy chủ web, cơ sở dữ liệu, các hệ điều hành và an ninh. Mức độ sử dụng OSS trong khu vực doanh nghiệp của Ý là cao hơn đáng kể trong các công ty lớn, với sự thâm nhập 38% trong sử dụng các hệ điều hành OSS, và thấp hơn trong các SME (10% trong phân khúc của các công ty với ít hơn 50 nhân viên)95. Những lý do chính được đưa ra từ các công ty sử dụng OSS là chi phí và sự lựa chọn cho việc tùy biến.

Tại Ý, số lượng các nhà cung cấp OSS đang gia tăng. Các công ty nổi tiếng, như Sourcesense. Trong khu vực phần mềm cho điện thoại di động, công ty Mỹ Funambol duy trì trung tâm R&D tại Pavia.

Các trường đại học

Trong khu vực các trường đại học, kể từ năm 2008, Đại học Perugia đã đưa ra một chương trình Người làm chủ trong OSS96. Đại học Bologna là một người tham gia đặc biệt tích cực trong việc tham gia cộng tác trong các dự án nghiên cứu và phát triển với các công ty. Trong số những dự án khác, chúng tôi có thể nhắc tới dự án SIRIA, mà nó đã dẫn dắt tới sự phát triển nền tảng GIS cho việc lưu trữ và quản lý thông tin khảo cổ học, mà nó cho phép cùng một lúc truy cập nhiều người tới cùng một thông tin qua Internet. Mã nguồn đã được tung ra theo một giấy phép GPLv3.

Đại học Bologna tham gia, cùng với các trường đại học của Milan và Trento, trong sáng kiến vì sự phát triển của nền tảng Tri thức Doanh nghiệp của Nhóm OW2.

Quan trọng tương tự là sự tham gia của Đại học Laguno (USI) và Đại học Messina (UniMe) trong dự án RESERVOIR.

87 http://www.innovazione.gov.it/ministro/salastampa/notizie/1022.htm88 http://www.allbusiness.com/technology/software-services-applicationsinformation/10525398-1.html89 http://customers.redhat.com/2008/06/10/italian-ministry-of-economics-and-financepowers-mission-critical-

applications-with-red-hat-solutions/90 http://www.redhat.com/about/news/prarchive/2008/corte_dei_conti.html91 http://www.osor.eu/news/it-parliament-to-switch-to-gnu-linux-and-open92 http://www.osor.eu/case_studies?93 http://www.linux.com/archive/articles/4571494 http://www.osor.eu/news?95 Alessandro De Rossi, Vladi Finotto, Antonio Picerni. “Doing Business with Open Source: An analysis of Italian

OSS Firms.96 http://www.osor.eu/news/it-university-starts-open-source-master-course

Trang 42/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Các cộng đồng

Một số tổ chức chuyên tâm thúc đẩy OSS tại Ý, như Xã hội Linux Ý, mà nó thúc đẩy GNU/Linux và OSS tại Ý, và Quỹ Phần mềm Tự do Ý. Nhóm người sử dụng Orvieto cũng thúc đẩy sử dụng Linux và triết học đằng sau dự án GNU. Trong môi trường thương mại, các cộng đồng tích cực tại Ý là các cộng đồng Linux, PostgreSQL, Plone, Mozilla và SugarCRM.

4.1.5. Nauy

Khu vực nhà nước

Trong năm 2001, công ty nhà nước Statkonsult đã viết một báo cáo khuyến cáo sử dụng OSS trong khu vực nhà nước và trong giáo dục97. Một năm sau, Chính phủ Nauy đã quyết định không ký mới lại một hợp đồng với Microsoft để khuyến khích cạnh tranh trong các công ty phần mềm và, đặc biệt, OSS98.

Trong năm 2004, một nhóm tư vấn độc lập cũng đã khuyến cáo rằng chính phủ tạo ra những sáng kiến thí điểm để khuyến khích sự phát triển OSS tại quốc gia này99.

Trong năm 2007, Chính phủ Nauy đã quyết định tất cả các tài liệu được sản xuất ra nên ở trong ODF đối với các tài liệu có thể soạn thảo được, và trong PDF khi có mong muốn lưu lại các đặc tính của tài liệu gốc và HTML khi nó là thông tin công khai trên Internet100.

Chính phủ đã thành lập Trung tâm Năng lực OSS Nauy, Friprog, để tư vấn cho Bộ Cải cách Hành chính và Chính phủ. Trung tâm này đưa ra tư vấn về sử dụng OSS trong cả các khu vực nhà nước và tư nhân, và cũng tham gia vào sự tạo ra các chính sách về OSS101.

46% các công ty Nauy sử dụng OSS trong các tổ chức của họ.

Trong năm 2008, Chính phủ Nauy đã dành ra các quỹ để khuyến khích sử dụng OpenOffice.org để giảm thiểu sự phụ thuộc của mình vào phần mềm sở hữu độc quyền102.

Ở mức địa phương, các dự án triển khai tại các thành phố Oslo và Bergen là đặc biệt đáng lưu ý.

Trong năm 2003, thành phố Oslo đã công bố dự định của mình chuyển đổi tất cả các trường học sang Linux, tích hợp nó vào trong các hệ thống hành chính của thành phố103. Một năm sau, thành phố Bergen đã quyết định chuyển các máy chủ chuyên dụng của mình cho giáo dục và y tế sang SuSE Linux Enterprise104.

Một ví dụ khác về triển khai OSS thành công tại các cơ quan hành chính nhà nước là dự án FriKomPort. Vùng Kongsberg của Nauy đã đưa ra một cổng dựa trên OSS để phối hợp và quản lý việc huấn luyện. Những lĩnh vực khác của quốc gia này đã thể hiện sự quan tâm của họ, và cuối cùng nó đã được xuất bản với một giấy phép GPL.

97 Statskonsult, “Open-source software,” August 2001, http://www.statskonsult.no/publik/rapporter/2001/2001-07eng.pdf

98 Wired News, “Norway Says No Way to Microsoft,” July 16, 2002 http://www.wired.com/news/business/0,1367,53898,00.html

99 “Software Policy for the Future,” The Norwegian Board of Technology, December 2004, http://www.teknologiradet.no/files/english_summary_041223_copy.pdf.

100 “Norwegian Standards Council Recommends Mandatory use of ODF and PDF,” May 13,101 http://www.osor.eu/case_studies/independent-advice-norways-friprog-competencecentre102 http://www.msnbc.msn.com/id/27768462/103 “Linux in Oslo high schools,” 2003 http://www.a42.com/node/399104 “Norway’s second city embraces Linux,” ZDNet UK, June 15, 2004.

http://news.zdnet.co.uk/0,39020330,39157677,00.htm

Trang 43/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Dự án Slolelinux đã bắt đầu vào năm 2001. Skolelinux là một dự án OSS của Nauy đặc biệt dành cho các trường học. Skolelinux đã và đang được triển khai trong hơn 200 trung tâm giáo dục khắp nước Đức và Nauy.

Khu vực tư nhân

Sử dụng OSS trong khu vực tư nhân là trung bình, và được mong đợi rằng sự thâm nhập của OSS vào khu vực này sẽ gia tăng. Một khảo sát được tiến hành bởi TSN Gallup về MySQL của Sun trong năm 2009105 đã chỉ ra rằng 46% các công ty của Nauy sử dụng OSS trong các tổ chức của họ, một tỷ lệ mà đạt được mức trung bình đối với các quốc gia Bắc Âu.

Các công ty chính phát triển OSS tại Nauy là Redpill-Linpro, Freecode, Ez Systems, Qt Software và Moava.

Các trường đại học

Đại học Khoa học và Công nghệ Nauy đóng một vai trò quan trọng trong các dự án có liên quan tới phát triển OSS. Đại học Bergen và Đại học Oslo cũng có những đóng góp quan trọng.

Các cộng đồng

Đại học Khoa học và Công nghệ Nauy đóng một vai trò quan trọng trong các dự án có liên quan tới OSS tại Nauy. Cộng đồng Phát triển OSS tại Nauy thực hiện sự đóng góp rất có giá trị, khi mà chi phí cao đối với nhân lực có khả năng tại quốc gia này khuyến khích sự sử dụng lại OSS đã có sẵn.

Redpill-Linpro, Freecode, Ez Systems, Qt Software, Moava, Drupal và Alfresco là những cộng đồng chính các lập trình viên OSS tại Nauy.

4.1.6. Anh

Khu vực nhà nước

Trong năm 2003, 9 cơ quan chính phủ đã thử nghiệm OSS để đo đếm tính hiệu quả và các yếu tố chi phí/lợi ích của các hệ thống dựa trên nguồn mở106.

Cùng năm, Văn phòng Đặc sứ điện tử (e-Envoy) và Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh DTI đã công bố rằng quan điểm mặc định của chính phủ là sử dụng các giấy phép OSS tuân thủ với định nghĩa từ OSI (Tổ chức Sáng kiến Nguồn Mở) hoặc các giấy phép tương tự khác 107. Sau đó, dựa vào các kinh nghiệm này, Văn phòng Thương mại chính phủ Anh (OGC) đã xuất bản một báo cáo “Chứng minh Khái niệm” mà nó đã kết luận rằng OSS là một lựa chọn có thể trụ vững được, đáng tin cậy được thay thế được cho các phần mềm sở hữu độc quyền và đã khuyến cáo rằng khu vực nhà nước xem xét phát triển và chuyển đổi sang OSS108.

Trong năm 2004, OGC đã phác thảo một đề xuất, được phê chuẩn như là chính sách về sử dụng OSS, trong đó chính phủ chỉ định rằng sự lựa chọn các phần mềm trong hành chính nhà nước phải dựa vào tỷ lệ giá thành – chất lượng của bản chào, chỉ ra việc chính phủ Anh không ưu tiên cho

105 TSN Gallup for Sun’s MySQL: Open Source Software Barometer 2009 Nordic and Benelux Report106 Computer World, “Nine British government agencies to test open-source software,” Todd R. Weiss, October 2003

http://www.computerworld.com/softwaretopics/os/linux/story/0,10801,85896,00.html OGC News Release, October 2003: http://www.ogc.gov.uk/application. asp?app=press_release.asp&process=full_record&id=1000030 Final report: “Government Open Source Software Trials,” October 2004 http://www.ogc.gov.uk/index.asp?id=2190

107 International Trade Administration, U.S. Department of Commerce, “European OSS Policy Initiatives.”108 Office of Government Commerce, OSS Page http://www.ogc.gov.uk/index.asp?id=2190 Case Study:

http://www.ogc.gov.uk/embedded_object.asp?docid=1000435 Final report: http://www.ogc.gov.uk/embedded_object.asp?docid=1002367 OSS Policy Document : http://www.govtalk.gov.uk/documents/oss_policy_version2.pdf

Trang 44/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

OSS109. Trong năm 2005, chính phủ đã đồng ý đỡ đầu cho nghiên cứu tại Trung tâm Điện toán Quốc gia trong các ứng dụng dựa vào mã nguồn mở cho khu vực nhà nước110.

Bất chấp các chính sách và các báo cáo mà chính phủ đã đưa ra, tới nay chính phủ vẫn giữ rất trung lập đối với việc sử dụng và thúc đẩy OSS. Chỉ gần đây đã có một chính sách được đưa ra mà nó rõ ràng thúc đẩy sử dụng OSS111. Những ví dụ đáng kể nhất về triển khai OSS trong khu vực nhà nước là những ví dụ của thành phố Birmingham, thành phố Powys, BBC và Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).

Thành phố Birmingham đã chuyển đổi 330 máy trạm trong các thư viện của mình sang OpenOffice, GIMP và Firefox112.

Hội đồng thành phố Powys đã triển khai một máy chủ với OSS tại các trường học để tạo điều kiện truy cập của tất cả các học sinh trong thành phố tới Internet và thư điện tử. OSS trước đó đã được cài đặt trên các máy chủ web của hội đồng địa phương.

Một nhóm các lập trình viên trong phòng R&D tại BBC đã phát triển một hệ thống ghi không cần băng từ cho các máy tính cá nhân PC có sử dụng OSS, được gọi là Ingex, mà nó tận dụng ưu thế những lợi ích về lưu trữ rẻ và sức mạnh xử lý cao. Họ đã tung nó theo giấy phép GPL.

Trong năm 2004, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã quyết định chuyển 5.000 máy tính sang hệ thống máy để bàn Java JDS (Java Desktop System). Nó đã ký một thỏa thuận với Sun Microsystems để triển khai một thử nghiệm thí điểm113. Sau này, vào cuối năm 2005, nó đã ký một thỏa thuận khác, lần này với Novell114, để triển khai SuSE Linux Enterprise Server để tiết kiệm 83 triệu euro qua 3 năm.

Khu vực tư nhân

Khu vực tư nhân của Anh tiếp tục khá dè dặt đối với sử dụng OSS. Trong báo cáo của mình về Anh (Tháng 06/2009), Survey Interactive đã nói rằng 42% các công ty được khảo sát đã sử dụng OSS và 22% đã và đang xem xét nó. Tỷ lệ sử dụng OSS của các SME tại Anh là 34%, theo một khảo sát được TNS Gallup tiến hành đối với MySQL của Sun vào năm 2009115.

Trong lĩnh vực tài chính, tỷ lệ sử dụng dường như đâu đó cao hơn. Theo một khảo sát của Actuate 116 năm 2008, 46.7% các công ty đã trả lời rằng họ đã và đang sử dụng OSS, 3.3% đang trong quá trình triển khai nó và chỉ 10% đã không có các kế hoạch nào cho việc sử dụng.

109 “Open Source Software Use within UK Government, Version 2,” e-Government Unit, October 2004. http://www.govtalk.gov.uk/documents/oss_policy_version2.pdf. 2002 Office of Government Commerce OSS Procurement Guide: http://www.ogc.gov.uk/sdtoolkit/reference/ogc_library/procurement/OSSGuidance.pdf. Office of Government Commerce, Open Source Software page. http://www.ogc.gov.uk/index.asp?id=2190. OSS Trials Final Report (October 2004): http://www.ogc.gov.uk/embedded_object.asp?docid=1003914

110 Robert Jaques, “UK Government turns to open source,” VNUNET.com, June 20, 2005. http://www.vnunet.com/vnunet/news/2138325/uk-government-turns-open-source

111 “The UK Government beefs up its open-source policy,” published by Gartner, 2008.112 http://www.silicon.com/management/public-sector/2006/03/02/academy-buildsbusiness-case-for-linux-in-govt-

39156889/113 http://www.theregister.co.uk/2003/12/08/uk_nhs_trials_sun_linux/http://www.theregister.co.uk/2003/12/08/uk_nhs_

trials_sun_linux/114 http://www.opensourceacademy.gov.uk/news_and_events/news/open-source-in-thenhs-a322-million-contract-

awarded-to-novell115 http://www.h-online.com/open/news/item/Survey-UK-SME-s-low-adoption-level-foropen-source-812350.html116 Actuate: Annual Open Source Survey http://www.actuate.com/OpenSourceSurvey2008

Trang 45/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Các trường đại học

Các trường đại học tại Anh tham gia rất tích cực trong thế giới OSS, tham gia đóng góp rất có giá trị, với các mức độ cao về sự tham gia của các giáo sư, các nhà nghiên cứu và các sinh viên như nhau trong vô số các dự án. Các trường đại học Edinburgh, Glasgow và Aberdeen có các chương trình nghiên cứu OSS được cấp tài chính từ những nguồn vốn từ bên ngoài. Đại học Edinburgh đã giành được Giải thưởng OSS tại Scotland trong năm 2008. Một trong những đóng góp lớn nhất từ Đại học Edinburgh cho OSS từng là sự phát triển của “phần mềm trung gian OGSA-DAI”, mà nó hỗ trợ cho sự tăng cường các cơ sở dữ liệu lớn từ các nguồn điện toán phạm vi rộng tại nhiều vị trí khác nhau. Phần mềm này được sử dụng trong các dự án khoa học điện tử trên toàn thế giới.

Tri thức được tạo ra bằng nghiên cứu và khả năng liên quan tới OSS của các giáo sư có liên quan trong các chương trình nghiên cứu được truyền cho các sinh viên thông qua sự hiện diện trong các chương trình giảng dạy của mình được đưa ra bởi các khoa IT. Mặt khác, nơi mà những trường đại học không có các chương trình được cấp tài chính từ bên ngoài như thế này, thì các khóa OSS có xu hướng sẽ là tối thiểu. Đại học Lincoln cung cấp cho các sinh viên của mình bằng sự lựa chọn tham gia vào các dự án phát triển OSS. Trung tâm Nghiên cứu OSS điều phối các dự án CODEX (Phát triển cộng tác cho máy tính xách tay XO) để tạo ra những nguồn mà cho phép các sinh viên phát triển các ứng dụng trên các máy tính xách tay XO và SoMOSS của họ, tập trung vào kiến trúc phần mềm thông điệp tức thì. Một thành công rõ ràng của các dự án này là việc các sinh viên – nghiên cứu sinh hưởng lợi lớn từ sự tương tác với cộng đồng OSS, từ những người mà họ nhận được sự hỗ trợ thường xuyên.

Trong số các dự án quan trọng nhất được cấp tài chính bởi EU theo FP7117 liên quan tới các trường đại học tại Anh là dự án Nền tảng Phân phối Nội dung Ngang hàng thế hệ Tiếp sau P2P (P2P Next generation Peer-to-Peer Content Delivery Platform project), liên quan tới nhóm các viện hàn lâm và các công ty từ khu vực này nhằm tới để phát triển một nền tảng mới dựa vào các tiêu chuẩn mở cho việc trao đổi nội dung có sử dụng chế độ P2P (ngang hàng), với một tầm nhìn được tập trung vào người sử dụng, bất kể vị trí và thời gian. Đại học Lancaster và Quỹ Kendra tham gia, cùng với những cơ quan khác từ quốc gia này, như BBC và Trung tâm Thiết kế Số Pioneer, và các cơ quan từ các quốc gia khác, như Liên minh Phát thanh châu Âu, Liên minh Phát thanh châu Âu Markenfilm và Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT tại Phần Lan.

Chương trình Moodle tại Đại học Mở Anh (UKOU) cũng đã và đang thành công, với hơn 200.000 sinh viên và 7.000 giáo sư. Trong số những yếu tố đứng đằng sau sự thành công của dự án là sự đóng góp tiếp tục được thực hiện từ cộng đồng Moodle cho việc triển khai và cải tiến đang diễn ra của nền tảng này. Những lợi ích của dự án này từ việc cấp vốn đặc biệt của Quỹ William và Flora Hewlett.

Các cộng đồng

Nhóm Nguồn Mở là tổ chức có trách nhiệm về thúc đẩy sử dụng và triển khai OSS, đặc biệt trong hành chính nhà nước. Red Hat, Ubuntu và Alfresco là một số cộng đồng tích cực nhất tại Anh.

JASIG là một nhóm của các cơ quan hàn lâm và thương mại mà hỗ trợ các dự án OSS cho khu vực giáo dục. JISC cấp vốn cho OSS Watch, một sự giám sát mà nó cung cấp tư vấn độc lập về sử dụng, phát triển và cấp phép OSS. OSS Watch có thể giúp tạo ra những cộng đồng cho các dự án dựa vào OSS.

117 The European Union's Seventh Framework Programme for the Research and Development of Information and Communication Technologies.

Trang 46/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

4.1.7. Phần Lan

Khu vực nhà nước

Để thúc đẩy sử dụng OSS, chính phủ Phần Lan đã triển khai một loạt các sáng kiến tập trung đặc biệt vào những thực tiễn trong nền hành chính. Thậm chí dù chính phủ đã không phát triển một chính sách quốc gia cho OSS, thì nó đã khuyến cáo sử dụng OSS nhiều năm tới nay. Trong năm 2003, Bộ Tài chính đã đưa ra một báo cáo chứa đựng những khuyến cáo về sử dụng OSS118, mà đã nhấn mạnh tới nhu cầu để đảm bảo sự truy cập tới mã nguồn cho những phát triển tùy biến được và ưu tiên sử dụng các giao diện và tiêu chuẩn mở. Nó đã gợi ý sử dụng OSS được triển khai trên thị trường như một lựa chọn thay thế.

Cùng năm đó, Viện Ứng dụng Linux đã được công bố thành lập, với sự cộng tác từ 3 cơ quan của nhà nước: Bộ Truyền thông, Viện Giáo dục người Lớn tuổi và Đại học Helsinki và Bộ Giáo dục tại thành phố Vantaa119. Mục tiêu của nó là để thúc đẩy sử dụng và phát triển OSS trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

Trung tâm các Giải pháp Phần mềm Mở COSS (Centre for Open Software Solutions) đã được thành lập để thúc đẩy OS trong các khu vực nhà nước và tư nhân120.

Một ví dụ về một sự chuyển đổi số đông là việc Bộ Tài chính đã chuyển đổi 10.000 máy tính trạm sang OpenOffice.org vào năm 2007121, và đã tạo ra “gói OpenOffice.org khả chuyển được” sẵn sàng một cách công khai, đây đang là một bộ sưu tập của một loạt các mẫu template và các tài liệu của OpenOffice.org.

Chính phủ đã và đang bị chỉ trích vì sự thiếu quan tâm và hỗ trợ cho OSS, bất chấp nhiều thành phố yêu cầu các giải pháp OSS.

Ví dụ, các thành phố Oulu, Tampere và Lahti đang chuyển đổi sang OSS để gia tăng tính tương hợp và giảm thiểu chi phí. Hơn nữa, các vụ thầu nhà nước đang ngày một được viết theo cách thức mà chúng đưa vào các nhà cung cấp OSS.

Khu vực tư nhân

Kể từ năm 1997, Đại học Helsinki và Đại học Turku đã tiến hành một khảo sát thường niên đo đếm việc sử dụng OSS tại Phần Lan. Các dữ liệu được xuất bản vào năm 2008 đã chỉ ra rằng 75% các công ty tư nhân tại Phần Lan sử dụng OSS (trong năm 2000, con số này từng chỉ là 13%)122. Theo ý kiến của COSS123, xu thế này đang ảnh hưởng tích cực tới chiến lược IT của hành chính nhà nước124. Trong một khảo sát được tiến hành bởi TNS Gallup đối với MySQL của

118 “Recommendation on the Openness of the Code and Interfaces of State Information Systems,” Ministry of Finance working paper, October 2003. http://www.vm.fi/vm/en/04_publications_and_documents/01_publications/04_public_management/20031015Recomm/name.jsp

119 Linux Journal, “Finland Works on an Applied Linux Institute.” Frederick Noronha, September 2003. http://www.linuxjournal.com/article.php?sid=7110

120 COSS Competence Centre Finland: More than just five guys holding a torch http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.COSS.pdf

121 http://www.osor.eu/news/fi-ministry-of-justice-migrates-to-openoffice122 http://www.osor.eu/news/fi-companies-using-open-source-spurs-publicadministrationsSEnS123 Fossbazaar's partner http://www.osor.eu/news/fi-open-source-resource-centre-joinslinux-foundation-working-group124 http://www.osor.eu/news/fi-companies-using-open-source-spurs-public-administrations

Trang 47/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Sun, Phần Lan có mức độ sử dụng OSS cao nhất trong số các quốc gia Bắc Âu và các nước thuộc khối Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg), với 54% các doanh nghiệp lớn và vừa sử dụng OSS, so với với mức trung bình 46% đối với các quốc gia Bắc Âu và 41 % đối với các quốc gia Benelux125.

Các trường đại học

Có một truyền thống từ lâu đời về sự cộng tác giữa các trường đại học và các công ty tư nhân trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển dựa trên OSS.

Bằng chứng của điều này là Sáng kiến Linux Phần Lan và Nguồn Mở FILOSI (Finnish Linux and Open Source Initiative), một liên danh giữa các viện hàn lâm và các tổ chức doanh nghiệp để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ nguồn mở tại Phần Lan.

Đại học Công nghệ Helsinki và Viện Khoa học Thông tin Helsinki tham gia tích cực trong một trong những dự án được cấp tài chính từ EU trong phạm vi của Chương trình Khung số 7 (FP7), để phát triển, triển khai và kiểm tra tính đúng đắn kiến trúc Internet dựa vào mẫu “xuất bản – thuê bao”. Các kết quả của dự án sẽ được triển khai theo một giấy phép mà sẽ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sử dụng chúng để phát triển các ứng dụng của riêng họ. Các mạng Nokia, Siemens và Ericsson cũng tham gia vào dự án này, cũng như là các trường đại học và các công ty tư nhân từ 7 quốc gia, như Đại học Kinh tế và Doanh nghiệp tại Athens (Hy Lạp) và hãng British Telecommunications (Anh).

Các cộng đồng

Các cộng đồng Debian và Ubuntu đặc biệt tích cực tại Phần Lan. Về số lượng các lập trình viên trên 1 triệu người dân, thì Phần Lan có 3.93 lập trình viên/1 triệu dân, so với 0.7 tại Mỹ, là cộng đồng lớn nhất về số tuyệt đối126. Cộng đồng Debian đã triển khai những sáng kiến quan trọng tập trung vào sự thích nghi bản địa, được kết nối chặt chẽ với sự ứng dụng OSS của các chính quyền địa phương. Mức độ hoạt động cao của cộng đồng bản địa những người sử dụng Ubuntu cũng nên được nhắc tới. Hầu hết các lập trình viên trong cộng đồng Debian cũng thuộc về cộng đồng Ubuntu.

4.1.8. Đan Mạch

Khu vực nhà nước

Sự tham gia của hành chính nhà nước trong việc sử dụng và thúc đẩy OSS đã tiến hóa kể từ tháng 10/2002, khi Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã xuất bản những kết luận được rút ra từ phân tích mà Ủy ban Công nghệ Đan Mạch đã tiến hành, mà nó đã khuyến cáo rằng OSS cạnh tranh với các phần mềm sở hữu độc quyền trong một sân chơi bình đẳng. Theo đó, nó đã khuyến cáo triển khai các dự án thí điểm về OSS. Trong cùng tháng đó, Ủy ban Công nghệ Đan Mạch đã xuất bản một báo cáo gợi ý rằng hành chính nhà nước có thể tiết kiệm được tới 500 triệu euro trong vòng 4 năm bằng việc sử dụng OSS. Báo cáo này cũng đã kết luận rằng OSS không nên bị ép như một yêu cầu chung.

Vào tháng 11/2002, các thành viên đảng xã hội của Quốc hội Đan Mạch đã đưa ra một động thái hỗ trợ một chiến lược cạnh tranh tấn công có lợi cho sử dụng OSS và các tiêu chuẩn mở. Động thái này đã không giành được sự ủng hộ cần thiết trong quốc hội và được cho là nó sẽ không được đưa ra lại cho một cuộc biểu quyết lần thứ 2.

Vào tháng 06/2003, Chính phủ Đan Mạch đã phê chuẩn một chính sách về phần mềm để bảo vệ và khuyến khích tính cạnh tranh, sự tự do và sự lựa chọn và tính tương hợp giữa các nhà cung cấp

125 http://www.mysql.com/news-and-events/generate-article.php?id=2009_10126 http://www.linux-magazine.com/Online/News/Where-In-the-World-Are-the-Most-Debian-Developers

Trang 48/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

phần mềm khác nhau. Trong khi chính sách này không tham chiếu tới việc sử dụng OSS, thì một số lượng lớn các dự án OSS đã bắt đầu nằm dưới sự bảo trợ của chính sách này.

Vào tháng 06/2007, quốc hội đã phê chuẩn cho việc các cơ quan chính phủ sẽ có ODF và Open XML. Bản thân quốc hội và một bên thứ 3 sẽ đánh giá chương trình thí điểm trong năm 2009. Qui định này là kết quả của báo cáo “Phần mềm Nguồn Mở trong Chính phủ Điện tử” của Ủy ban Công nghệ Đan Mạch, mà nó đã khuyến cáo rằng chính phủ đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các định dạng tiêu chuẩn mở như những lựa chọn thay thế cho các định dạng sở hữu độc quyền.

Kết quả của dự án thí điểm này sẽ đánh dấu một bước đi hướng tới việc tăng cường OSS trong nền hành chính nhà nước của Đan Mạch, trao một sự thúc đẩy quyết định cho OSS tại quốc gia này.

Khu vực tư nhân

Tỷ lệ sử dụng OSS của các công ty tư nhân là đáng kể, đạt tới một tỷ lệ thâm nhập là 44%, một con số mà hơi thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng trung bình đối với các quốc gia Bắc Âu (46%), theo một khảo sát mà TSN Gallup tiến hành cho MySQL của Sun127.

Sáng kiến của Nemhandel (NITA), một dự án nhà nước, đã phát triển một ứng dụng OSS cho trao đổi điện tử các tài liệu kinh doanh. Ý định đằng sau sáng kiến này là để khuyến khích sử dụng OSS của các công ty tư nhân, bằng cách đó đưa OSS vào khu vực tư nhân. Các nhà cung cấp thương mại, các ngân hàng và các nhà vận hành mạng cũng đã kết nối mạng của họ tới hạ tầng của NemHandel, mà sẽ tạo điều kiện cho sự mở rộng sử dụng của mình trong khu vực tư nhân.

Các trường đại học

Đại học Aalborg tham gia vào dự án ASPIRE của châu Âu theo Chương trình Khung số 7 của EU. Đại học này cũng tham gia vào dự án Các Môi trường Mở Khắp nơi cho các Dịch vụ Di trú Tương tác OPEN (Open Pervasive Environments for Migratory Interactive Services). Dự án này được mong đợi sẽ phát triển phần mềm trung gian mà sẽ cho phép tính tương hợp giữa các công nghệ đang tồn tại. Các công ty tham gia vào dự án này là NEC, Vodafone và SAP.

Các cộng đồng

Dotsrc.org là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1995 như một phần của chương trình SunSITE của Sun Microsystems, trong sự cộng tác với Đại học Aalborg và Mạng Nghiên cứu Đan Mạch. Tổ chức này tập trung vào các dịch vụ hosting cho cộng đồng OSS.

Cộng đồng Ubuntu là một trong những cộng đồng tích cực nhất tại quốc gia này. Nhóm người sử dụng Linux Skåne Sjælland (SLUG) có lẽ là cộng đồng lớn nhất tại khu vực Bắc Âu, với gần 5.000 thành viên.

4.1.9. Hà Lan

Khu vực nhà nước

Trong năm 2007, chính phủ Hà Lan đã quyết định rằng tất cả các cơ quan sẽ sử dụng OSS, và rằng tất cả các cơ quan chính phủ mà cần có sự tiếp tục sử dụng các phần mềm và định dạng sở hữu độc quyền phải chứng minh được việc sử dụng đó và chuẩn bị một kế hoạch với một thời hạn chót cho việc chuyển đổi sang các tiêu chuẩn mở và OSS. Từ năm 2009, các nền hành chính cấp vùng và địa phương cũng sẽ được yêu cầu tuân thủ với qui định này.

Những quyết định quan trọng liên quan tới OSS đã và đang được thực hiện trong vài năm qua ở mức chính phủ. Trong các nền hành chính nhà nước, chính bây giờ phải bắt buộc sử dụng các tiêu

127 TSN Gallup for Sun’s MySQL: Open Source Software Barometer 2009 Nordic and Benelux Report

Trang 49/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

chuẩn mở để trao đổi các thông tin số. OSS được ưu tiên khi mua sắm phần mềm. Với những mục tiêu này, chương trình NoiV của chính phủ quốc gia đang làm việc để làm cho sự thay đổi này là có khả năng.

Trong năm 2006, Hội đồng thành phố Amsterdam được ủy quyền cho một nghiên cứu về sử dụng OSS trong hành chính nhà nước. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sử dụng OSS dẫn tới sự độc lập lớn hơn đối với các nhà cung cấp, cho phép trao đổi và lưu trữ thông tin tốt hơn, và được tự do khỏi những rủi ro về tài chính và hậu cần. Nghiên cứu này đã dẫn tới 2 sự tiến bộ lớn, và chính vì thế nó đã là bước ngoặt cho việc kết hợp OSS vào hành chính nhà nước. Trước nhất, Hội đồng thành phố Amsterdam đã công bố vào tháng 12/2006 rằng nó đã dành ra 300.000 euro ngân sách thành phố để thử nghiệm OSS trong nền hành chính của 2 quận của thành phố trong năm 2007. Dự án thí điểm này đã thay thế Microsoft Windows và MS Office bằng OSS trong các máy tính trạm.

Sự tiến bộ lớn thứ 2 đã có liên quan tới 9 thành phố của Hà Lan, trong số chúng có Haarlem, Groningen, Eindhoven và Nijmegen, mà họ đã cùng nhau ký vào cái gọi là “Bản tuyên ngôn Amsterdam về phần mềm mở trong chính phủ”128.

Trong trường hợp của Groningen, vào năm 2008, Hội đồng thành phố này đã quyết định không ký mới lại hợp đồng cấp phép của thành phố với Microsoft đối với việc sử dụng Microsoft Office nữa, mà thay vào đó thúc đẩy sự chuyển đổi tất cả các hệ thống của thành phố sang bộ phần mềm văn phòng OpenOffice.org. Theo các dữ liệu của Hội đồng thành phố này, cộng đồng có thể tiết kiệm được 300.000 euro trong năm đầu tiên, và được tính rằng việc hoàn tất chuyển đổi sang OpenOffice.org có nghĩa như một sự đầu tư khoảng 160.000 euro, khoảng một nửa chi phí ký mới lại các giấy phép với Microsoft.

Khu vực tư nhân

Hà Lan không có được mức độ thâm nhập về OSS đáng kể trong khu vực tư nhân như so với các quốc gia châu Âu khác, như các quốc gia Bắc Âu. Sự thiếu các ứng dụng quản trị kinh doanh được thích nghi cho thị trường bản địa cầm chân sự tiến bộ trong sử dụng OSS của các SME. Hippo là nhà phân phối OSS chính tại Hà Lan.

Các trường đại học

Các trường đại học tại Hà Lan tham gia vào một vài dự án được cấp vốn từ EU như một phần của FP7. Đại học Tilburg tham gia trong dự án “Các dịch vụ phần mềm và mạng các hệ thống”, để thiết lập một cộng đồng tích hợp, đa nguyên tắc của những người nghiên cứu để xác định những điều kiện cho Internet trong tương lai, dựa vào các dịch vụ phần mềm, trong khi Đại học Kỹ thuật Delft hợp tác trong dự án P2P. Nó cũng tham gia vào dự án PETAMEDIA – Peer-to-Peer Tagged Media, mà nó sẽ sử dụng OSS cho những thử nghiệm của nghiên cứu trong ứng dụng Tribler.

128 Amsterdam Manifesto in favour of Open Source Software in the Public Administration

Trang 50/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Các cộng đồng

Quỹ Hà Lan Mở (HollandOpen Foundation) được mong đợi trở thành một nền tảng cho tất cả các sáng kiến OSS và các tiêu chuẩn mở tại Hà Lan. Trong số những mục tiêu là việc khuyến khích trao đổi tri thức giữa các sáng kiến khác nhau. Ubuntu và Apache cả 2 đều là những cộng đồng quan trọng tại Hà Lan.

4.2. Bắc MỹBắc Mỹ đại diện cho hơn 30% thị trường ICT toàn cầu vào năm 2007, mặc dù sự tăng trưởng khiêm tốn của nó (khoảng 4% trong vòng 2 năm qua) phản ánh những khác biệt rất sắc nhọn từ lĩnh vực này tới lĩnh vực khác. Trong khi các sản phẩm điện tử và khu vực IT đang trải nghiệm sự tăng trưởng, thì khu vực truyền thông lại đang chỉ ra một sự gia tăng khiêm tốn hơn. Thị trường Bắc Mỹ dẫn đầu trong các lĩnh vực phần mềm, điện tử dân dụng và dịch vụ nghe nhìn. Thị trường Bắc Mỹ cũng đặc trưng bởi những chi tiêu về ICT cao đặc biệt của nó trong R&D, mà nó vượt qua cả Nhật và châu Âu cộng lại.

Trong lĩnh vực OSS, Bắc Mỹ đã dẫn dắt trong việc khởi xướng phong trào. Đã từng có cam kết không chính thức từ hành chính nhà nước cả ở Mỹ và Canada để thúc đẩy sử dụng và phát triển OSS, dù cho các bang khác nhau ở Mỹ đã và đang tích cực trong việ thúc đẩy nguồn mở, ví dụ với Luật 2892 được đề xuất tại bang Oregon và Luật 1579 tại bang Texas. Tại Mỹ, Nhà Trắng đã thể hiện rồi quan điểm của mình về OSS và việc sử dụng Drupal như là hệ quản trị nội dung, và Bộ Quốc phòng đã đưa ra một tuyên bố làm rõ quan điểm quân sự trong việc sử dụng OSS.

Sáng kiến riêng từng thành công trong việc tạo ra các mô hình kinh doanh thông qua sự tạo ra OSS, như Red Hat, Apache và Windriver, và những người khổng lồ phần mềm Mỹ như IBM và Sun Microsystems đã tích hợp các hoạt động của cộng đồng vào các mô hình kinh doanh của họ, nhận thức được giá trị gia tăng mà cộng đồng cung cấp cho sự phát triển phần mềm. Đối với các quốc gia Bắc Mỹ, thì Mỹ được cho là hơn Canada, với Canada là người đi theo sau trong khu vực này, hưởng lợi từ những tiến bộ và các cộng đồng OSS được tạo ra tại Mỹ.

Phần tiếp sau trình bày một cái nhìn chi tiết vào hiện trạng của OSS tại các quốc gia trong vùng này: Mỹ và Canada.

4.2.1. Mỹ

Khu vực nhà nước

Để phân tích các yếu tố chính đóng góp cho việc sử dụng OSS trong xã hội Mỹ, chúng tôi sẽ bắt đầu với những sáng kiến ủng hộ OSS của chính phủ. Đáng được chỉ ra rằng, bất chấp những năng lực mà các bang có trong các vấn đề hành chính và pháp luật, những bước đi đầu tiên của sự tự nhiên về thông tin được tiến hành ở mức liên bang.

Đó là, vào tháng 10/2000, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn ICT (PITAC)129 đã viết một báo cáo cho tổng thống, “Phát triển Phần mềm Nguồn Mở để Cải tiến Điện toán Cao cấp” (Developing Open Source Software to Advance High-End Computing), nơi mà Ủy ban này đã khuyến cáo rằng Chính phủ Liên bang thúc đẩy sự phát triển và sử dụng OSS, đảm bảo rằng các qui định của cuộc chơi đối với OSS là y hệt như đối với các phần mềm sở hữu độc quyền trong các vụ thầu của nhà nước, và phân tích các giấy phép OSS đang tồn tại khi đó.

Một báo cáo khác, “Phát triển một Lựa chọn Nguồn Mở cho NASA”130, đã nói rằng sử dụng OSS ở

129 http://www.nitrd.gov/pubs/pitac/pres-oss-11sep00.pdf130 http://www.nas.nasa.gov/News/Techreports/2003/PDF/nas-03-009.pdf

Trang 51/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

NASA có thể dẫn tới một sự cải thiện trong phát triển phần mềm, tăng cường sự cộng tác và tạo ra sự phổ biến có hiệu suất và hiệu quả hơn.

Trong năm 1998, tổ chức Sáng kiến Nguồn Mở OSI (Open Source Initiative) đã được thành lập với nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển và triển khai OSS trong chính phủ các cấp liên bang, bang và địa phương. Tổ chức này hành động như một chất xúc tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Thậm chí dù nó có nguồn gốc gần gũi với Bộ Quốc phòng, thì những lợi ích của nó áp dụng cho tất cả các khu vực của chính phủ. Hơn 1.000 người nằm trong danh sách thư của nó và nó có 16 người đỡ đầu.

Các qui định về sử dụng OSS tại Bộ Quốc phòng DoD (Department of Defence) đã được phê chuẩn vào năm 2003131. Biên bản ghi nhớ này thúc giục các cơ quan DoD sử dụng OSS bất kỳ khi nào mà nó đáp ứng được những yêu cầu về An ninh Truyền thông Quốc gia và An ninh các Hệ thống Thông tin Quốc gia, cũng như các qui định của DoD.

Dự án Khu vực Nhà nước về OSS cũng đã bắt đầu vào năm 2003, được sự hỗ trợ của Khối cộng đồng Massachusetts (Commonwealth of Massachusetts), trong sự cộng tác với Viện Công nghệ Massachusetts, để tạo điều kiện sử dụng lại các phần mềm được phát triển bởi khu vực nhà nước132.

Vào năm sau, Văn phòng Quản lý Ngân sách (OMB) đã phê chuẩn một bản ghi nhớ yêu cầu các chi phí mua sắm và duy trì phần mềm phải được xem xét trong các quá trình mua sắm của khu vực nhà nước, theo sự kiểm tra về an ninh và các yếu tố riêng tư về thông tin133.

Trong năm 2003, bang Oregon đã trình bày đề xuất cho Luật 2892 mà nó yêu cầu các cơ quan của bang này xem xét việc sử dụng cho tất cả các phần mềm mới mua. Tương tự, bang Texas đã trình bày một đề xuất cho Luật 1579 trong cùng năm, với cùng mục tiêu. Trong năm 2004, bang California đã phê chuẩn khuyến cáo triển khai OSS bất kỳ khi nào có thể trong các cơ quan nhà nước134, và bang Hawai đã phê chuẩn việc đưa ra một dự án thí điểm để triển khai OSS trong Bộ Giáo dục135.

Một mốc quan trọng đã xảy ra trong năm 2004, khi mà lần đầu tiên tại Mỹ, một cơ quan liên bang trực thuộc Bộ Lao động đã tung phần mềm ra theo một giấy phép GPL136. Sau sự việc này, một vài bang137 đã hiệp lực trong Cộng tác Mã nguồn Mở của Chính phủ GOCC (Government Open Code Collaborative), tạo ra một không gian ảo cho sự cộng tác tình nguyện giữa khu vực nhà nước và các viện hàn lâm không vì lợi nhuận. Mục tiêu là để khuyến khích tạo ra một kho chung các mã nguồn mở và những thực tế tốt nhất được phát triển từ khu vực nhà nước. Về hoạt động lớn nhất của nó khi đó, GOCC đã có 20 thành viên, nhưng đã chỉ đóng vai trò tích cực tại các bang Massachusetts, Rhode Island và Texas. Tuy nhiên, GOCC, gần đây đã thôi không đóng một vài trò tích cực nữa. Những lý do138 được đưa ra cho điều này về cơ bản là thiếu thời gian một phần vì các thành viên tự nguyện và thiếu các tài nguyên chuyên tâm.

Trong năm 2005, bang Oregon139 đã phê chuẩn một ngân sách 1.2 triệu euro để tạo ra Trung tâm

131 http://www.google.es/search?hl=es&source=hp&q=Open-source+software+gets+nod+from+DOD&btnG=Buscar+con+Google&meta=&aq=f&oq=&rlz=1R2ADFA_esES336

132 http://ecitizen.mit.edu/opensource/index.html133 “Software Acquisition,” M-04-16, July 1, 2004. Karen S. Evans and Robert A. Burton.

http://www.whitehouse.gov/omb/memoranda/fy04/m04-16.html134 http://news.zdnet.com/2100-3513_22-137841.html135 HB1739, Hawaii State Legislature, 2004: http://www.capitol.hawaii.gov/session2004/status/HB1739.asp,

http://www.capitol.hawaii.gov/session2004/bills/HB1739_HD1_.htm136 http://www.linuxjournal.com/article/7622137 KS, MA, MO, PA, RI, UT, VA, WV138 http://www.uic.edu/htbin/cgiwrap/bin/ojs/index.php/fm/article/view/2313/2065139 CNET news “Oregon angles for open-source businesses,” Stephen Shankland 2005.

Trang 52/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Kinh doanh các Công nghệ Mở OTBC (Open Technologies Business Centre), được mong đợi để tạo điều kiện tạo ra các doanh nghiệp OSS. Trung tâm này quản lý các Phòng thí nghiệm Phát triển Nguồn Mở, một nhóm các công ty Linux.

Cùng năm đó, bang Masachusetts đã phê chuẩn sử dụng bắt buộc ODF. Tuy nhiên, trong năm 2007, nó cũng đã đưa vào định dạng Open XML140.

Như những ví dụ của các dự án có liên quan tới OSS, chúng tôi có thể nhắc tới những dự án được triển khai bởi Bộ Cựu chiến binh Mỹ, mà đã phát triển một hệ thống Hồ sơ Y tế Điện tử EHR (Electronic Health Record), Hệ thống Hồ sơ Y tế Số VistA (Digital Health Record System), để cải thiện chất lượng của hệ thống y tế mà các cựu chiến binh sử dụng. Các phiên bản khác nhau của VistA đã và đang được sử dụng rồi trong Hệ thống Y tế Quân sự của Bộ Quốc phòng, trong Bộ Y tế và Dịch vụ Y tế Bẩm sinh Mỹ tại Alaska. Ngoài Mỹ, hệ thống này đã từng được triển khai tại Viện An ninh Xã hội Mexico, Viện Tim mạch tại Berlin và Viện Ung thư Quốc gia tại Đại học Cairo.

Cuộc bầu cử của Obama như là tổng thống của Mỹ đã làm mới lại cuộc tranh luận về OSS.

Vào tháng 2/2009, một loạt các công ty và các tay chơi trong lĩnh vực OSS đã viết một hiến chương cho tổng thống Obama, yêu cầu ông xem xét OSS, viện lý rằng nó có thể giảm thiểu chi phí trong lĩnh vực y tế, ví dụ thế. Các công ty đã ký hiến chương này bao gồm Collaborative Software Initiative, Alfresco, Novell, OpenLogic, Red Hat, Unisys, Talend, MuleSource, CSI và các công ty khác.

Vào tháng 01/2009, tổng thống Obama đã yêu cầu một báo cáo từ chủ tịch của Sun Microsystems, Scott McNealy. Theo báo cáo của McNealy, “Chính phủ nên cho phép sử dụng các sản phẩm OSS để cải thiện an ninh, có được phần mềm chất lượng tốt hơn, giảm được chi phí và đạt được độ tin cậy tốt hơn – tất cả những lợi ích được đại diện bởi OSS”141.

Vào tháng 11/2009, Website chính thức của Nhà Trắng đã chuyển sang Drupal, một trình quản trị nội dung dựa trên OSS. Sau vài tháng lên kế hoạch, chính quyền Obama đã quyết định thay thế hệ thống sở hữu độc quyền mà chính quyền đã sử dụng bằng phiên bản mới nhất của Drupal. Tổng thống đã tuyên bố bản thân là một “fan” hâm mộ của OSS thậm chí trước khi được bầu, hỗ trợ các định dạng mở ODF142 trong năm 2007 khi ông đã sử dụng OSS trong chiến dịch tranh cử của mình143.

Chính phủ vẫn chưa nắm lấy quan điểm trong vấn đề này, và sự vận động hành lang của phần mềm sở hữu độc quyền đang đặt ra áp lực lên họ. Một ví dụ là Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp, được thành lập năm 1988 từ các công ty tư nhân.

http://news.com.com/Oregon+angles+for+open-source+businesses/2110-7344_3-5551502.html140 http://www.macworld.com/article/58721/2007/07/openxml. html and http://news.cnet.com/Microsoft-document-

formats-gain-Mass.-favor/2100-1013_3-6194542.html?tag=nefd.top141 http://news.cnet.com/8301-13505_3-10147920-16.html142 http://www.eweek.com/c/a/Linux-and-Open-Source/Obama-Voices-Support-for-ODF/ y

http://blogs.the451group.com/opensource/2007/11/21/what-exactly-are-universallyaccessible-formats/143 http://www.linuxjournal.com/content/obamas-secret-weapon-geeks-lots-them

Trang 53/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Khu vực tư nhân

Theo khảo sát của Actuate năm 2009144, 41% các công ty đã nói rằng họ đã và đang sử dụng OSS rồi, 5.6% đang trong quá trình triển khai nó và chỉ 11.8% đã không có kế hoạch ứng dụng. Các công nghệ OSS được sử dụng phổ biến nhất là Apache (43.2%), Tomcat (31.5%) và MySQL (30.7%). Động lực thực sự đằng sau việc khởi xướng và sử dụng OSS tại Mỹ từng là sự xuất hiện của các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ OSS với một mô hình kinh tế có lợi nhuận, bền vững.

Một ví dụ là Red Hat, một nhà phân phối OSS với các dịch vụ hỗ trợ. Mô hình kinh doanh của Red Hat dựa vào mô hình thuê bao dịch vụ, cung cấp sự duy trì và hỗ trợ kỹ thuật cho OSS mà nó đưa ra thị trường. Novell là nhà phân phối OSS khác. Công ty Mỹ này đã tham gia vào kinh doanh phân phối OSS thông qua việc mua các công ty như Ximian và SuSE vào năm 2003.

Chúng tôi cũng có thể nói rằng các đối thủ cạnh tranh lớn trong nền công nghiệp IT (IBM, Oracle, HP, …) đang tham gia vào lĩnh vực OSS. Cũng có nhiều công ty OSS, như Alfresco, Windriver, BlackDuck, Ingres, Pentaho, Zenoss, Liferay và Navica, ví dụ thế.

Trong năm 2009, một nhóm các công ty công nghệ lớn trên thế giới, bao gồm cả Google, Red Hat, Oracle, Novell, Canonical và AMD, cũng như các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng OSS và các thực thế nghiên cứu, đã hình thành một nhóm gọi là Nguồn Mở vì nước Mỹ OSFA (Open Source For America). Mục tiêu của nhóm này là để giải thích những lợi ích của việc sử dụng OSS trong các cơ quan hành chính nhà nước, bằng cách đó đạt được một sân chơi bình đẳng giữa các phần mềm OSS và sở hữu độc quyền trong các qui trình đấu thầu. Nhóm này hy vọng giành được các chứng chỉ của liên bang cần thiết để có khả năng tham gia vào tất cả các vụ thầu phần mềm và dịch vụ cho các cơ quan hành chính nhà nước Mỹ, bao gồm cả các dự án điện toán an ninh cao.

Sự kết hợp ngày một gia tăng sự hỗ trợ của chính phủ, viện và giáo dục và sự thâm nhập được xác định rõ của các đối thủ cạnh tranh chính từ nền công nghiệp IT trong lĩnh vực OSS không còn nghi ngờ gì sẽ tạo ra sự ứng dụng rộng rãi hơn nữa OSS trong xã hội của Bắc Mỹ.

Các trường đại học

Hầu hết các công ty OSS đã thấy sự tham gia từ các trường đại học vào các cộng đồng và các dự án OSS, nhận thức được về sự đóng góp mà họ có thể tiến hành cho OSS về tri thức.

Sun Microsystems là một trong những nhà cung cấp mà đã triển khai các hoạt động với cộng đồng hàn lâm145. Một ví dụ về điều này là Đại học Nguồn Mở Meetup (OSUM), một cộng đồng nơi mà hàng ngàn sinh viên và giáo sư đại học gặp gỡ để hình thành các nhóm tại các trường đại học khác nhau trên thế giới, nơi mà họ chia sẻ và phổ biến tri thức về OSS. Có những diễn đàn chuyên dụng về các công nghệ như Java, OpenSolaris, OpenSPARC, MySQL, NetBeans, GlassFish và OpenOffice; và các khóa học trực tuyến, tư vấn, hội thảo trên web, và các hội nghị trực tuyến với các kỹ sư chuyên ngành của Sun Microsystems cũng được tổ chức.

144 Actuate: http://www.actuate.com/download/OpenSourceSurvey/oss2009.pdf145 134 http://blogultura.com/tecnologia/osum/

Trang 54/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Một người mà cho tới năm 2007 còn là CEO của các Phòng thí nghiệm Phát triển Nguồn Mở ODSL đã thành lập Sáng kiến Phần mềm Cộng tác CSI (Collaborative Software Initiative) vào cùng năm đó. Đây là sáng kiến là kết quả của sự thuyết phục của ông rằng một cơ hội tồn tại để sử dụng các cộng đồng như một nền tảng cho việc phát triển các giải pháp OSS. Kết quả là, CSI bán và cung cấp sự hỗ trợ cho các giải pháp được phát triển bởi các đội sử dụng các công cụ cộng tác như CollabNet, với các nền tảng mở, mà là ít đắt đỏ đối với những người sử dụng để triển khai và duy trì. Vào năm 2008, nó đã tung ra TriSano, một ứng dụng và một cộng đồng OSS cho khu vực y tế. Đây là một hệ thống giám sát hướng tới các công dân cho việc quản lý các bệnh truyền nhiễm, mà cho phép các cơ quan nhà nước liên bang, bang và địa phương để theo dõi, kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch và chết chóc.

Các trường đại học cũng đang trong quá trình ứng dụng OSS và cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển của mình. Chúng ta có thể thấy những ví dụ về các trường đại học mà hỗ trợ Linux cho máy tính để bàn (Đại học Boston, Đại học Indiana, MIT, Đại học Princeton, Đại học Washington, …) và các trường đại học mà đưa ra các khóa học về Linux (MIT, UCLA, Đại học Washington, …)146.

MIT đã triển khai một nghiên cứu hoàn chỉnh về việc liệu Linux có nên được mở rộng cho toàn bộ các trường đại học hay không. Với đầu đề “Sự hỗ trợ của IS đối với Linux trên máy tính để bàn”, nó dựa vào những cuộc phỏng vấn của người sử dụng và các cơ quan và kết luận của nó là “cộng đồng MIT sẵn sàng ôm lấy Linux như một hệ điều hành thứ 3 cho máy tính để bàn”. Kết quả là, đại học này đang tăng tốc cho sự hỗ trợ Linux tự do của mình, bắt đầu với các máy tính xách tay của sinh viên.

Phòng thí nghiệm OSS tại Đại học Oregon (OSUOSL) hỗ trợ các cộng đồng và các dự án khác nhau dựa vào các nguồn mở và mã mở, như Linux, Apache, GNOME và Mozilla, cung cấp cho các công ty khả năng về tài nguyên mà họ ban đầu không thể có được, cũng như là các dịch vụ nhanh và an ninh.

Một số ít các trường đại học đã tiến hành các khảo sát về sử dụng Linux trong các nhân viên và sinh viên. Tại MIT, 22% các sinh viên đã sử dụng Linux trên các máy tính của họ vào năm 2000; tại New Mexico Tech, 20% giáo viên đã sử dụng Linux trên các máy tính làm việc của họ vào năm 2002; tại Đại học Bắc Carolina, 15% những người được hỏi đối với khảo sát này đã sử dụng Linux; tại Đại học Texas, 8% những người được khảo sát đã sử dụng Linux trong năm 2000; và tại Harvard, 4% các sinh viên đã sử dụng Linux trong năm 2001. Nói chung, dường như là Duke, Yale và MIT là dẫn đầu trong số này về sử dụng Linux.

Các cộng đồng

Sự hỗ trợ của các tổ chức tư nhân cũng đã đóng một vai trò quan trọng, bổ sung cho sự hỗ trợ của chính phủ. Liên minh Giải pháp Mở OSA147 (Open Solution Alliance) gần đây đã nổi lên như một sáng kiến của tư nhân để hỗ trợ OSS. Được thành lập vào năm 2007, nhiệm vụ của nó là để mở rộng thị trường OSS thông qua các hoạt động cộng tác. Trong số các công ty mà đã tham gia sáng kiến này có Black Duck, Ingres, Jaspersoft, Unisys, Talend, SourceForge và OpenBravo. Sáng kiến đầu tiên là OSI148, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1998 với mục tiêu thúc đẩy mã nguồn mở. Hiện hành, một trong những hoạt động nổi tiếng nhất là việc duy trì định nghĩa của OSS và cấp chứng chỉ cho các giấy phép tuân thủ với định nghĩa này, tạo ra một mối liên hệ tin cậy trong các lập trình viên, những người sử dụng, các công ty và các chính phủ. Lưu ý đặc biệt nên được thực hiện về FOSSBazaar.org, một cộng đồng trong đó một nhóm làm việc của Quỹ Linux tạo

146 The case for Linux in Universities http://www.kegel.com/linux/edu/case.html147 http://www.opensolutionsalliance.org/osa/history.html148 http://www.opensource.org/

Trang 55/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

điều kiện giao tiếp giữa những người sử dụng và các chuyên gia OSS. Cộng đồng này đã được hình thành từ những công ty và tổ chức ICT sau đây: Quỹ Linux, Coverity, Google, Novell, Olliance Group, OpenLogic, DLA Piper, SourceForge và HP. Cộng đồng này được dẫn dắt bởi HP, và mục tiêu của nó là sự tồn tại của một site chuyên cho những thực tiễn tốt nhất trong quản lý OSS trong các công ty, sự phát triển và triển khai các qui trình tạo các chính sách về OSS trong các công ty, và các chủ đề có liên quan tới sự lựa chọn, mua sắm và triển khai OSS tại các công ty.

Quỹ Phần mềm Tự do FSF (Free Software Foundation) là tổ chức chính hỗ trợ dự án GNU. Các mục tiêu của FSF là để giữ gìn, thúc đẩy và bảo vệ việc sử dụng, nghiên cứu, sao chép, sửa đổi và phân phối lại một cách tự do các phần mềm, và để bảo vệ các quyền của những người sử dụng OSS.

4.2.2 Canada

Khu vực nhà nước

Chính phủ liên bang Canada vẫn chưa nắm lấy OSS. Bất chấp một số ví dụ về sử dụng OSS trong khu vực nhà nước, còn chưa có chính sách rõ ràng liên quan tới sử dụng hoặc thúc đẩy OSS của chính phủ. Sáng kiến nhà nước đầu tiên của chính phủ đã được triển khai bởi Ủy ban các Công việc Nhà nước và các Dịch vụ Chính phủ PWGSC (Public Works and Government Services Commission), mà nó đã tổ chức hội nghị OSS tại Ottawa vào năm 2002.

Cùng năm đó, chính phủ đã ủy quyền một nghiên cứu149 về các cơ hội kinh doanh trong OSS cho Bộ các Công nghệ Thông tin và Truyền thông, trực thuộc Bộ Công nghiệp, mục tiêu của nó là để thúc đẩy tính cạnh tranh của các nhà cung cấp ICT.

Hơn nữa, Ủy ban Hạ tầng và Tiêu chuẩn của PWGSC đã đánh giá những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các mô hình kinh doanh OSS trong các đầu tư IT của chính phủ.

Trong năm 2004, Cơ quan Ngân khố Canada đã xuất bản một nghiên cứu trong đó nó đã nhận thức được tầm quan trọng của OSS và đã khuyến cáo tập trung thúc đẩy OSS: đảm bảo rằng không có rào cản nào cho việc mua sắm OSS, hỗ trợ các nhà cung cấp OSS bằng việc cho phép họ đăng ký tại Trung tâm Tham chiếu Mua sắm Phần mềm SARC (Software Acquisition Reference Centre) và đảm bảo rằng các nhân viên của chính phủ Canada làm quen được với các lựa chọn phần mềm khác nhau.

Trong các bước tiếp theo được tiến hành là việc rà soát lại những thực tế mua sắm nhà nước để đảm bảo rằng OSS sẽ được đánh giá theo các điều kiện bình đẳng, phát triển một chỉ dẫn về cách để mua sắm và chia sẻ OSS trong khu vực nhà nước, phát triển một chiến lược đối với các quyền sở hữu trí tuệ, và tạo điều kiện tư vấn về các giấy phép và những vấn đề pháp lý khác.

Một báo cáo khác được đưa ra từ Ủy ban Ngân khố Canada là “Tổng quan về Phần mềm Tự do Nguồn Mở và những Chỉ dẫn Ban đầu cho Chính phủ Canada”150.

Cả Bộ các Công việc và Dịch vụ Nhà nước và Ủy ban Ngân khố Canada đã nhận thức được rằng OSS được sử dụng trong khu vực nhà nước và một số bộ của liên bang151, một ví dụ là sáng kiến tại thành phố Toronto, mà đã chuyển đổi 450 máy tính trạm sang OSS vào năm 2003152. Tuy nhiên, chỉ

149 “Open Source Software in Canada: Open Source Business Opportunities for Canada’s Information and Communications Technology Sector: A Collaborative Fact Finding Study,” by the e-Cology Corporation, September 2003, http://www.e-cology.ca/canfloss/report/CANfloss_Report.pdf

150 http://www.tbs-sct.gc.ca/fap-paf/oss-ll/foss-llo/foss-llotb-eng.asp151 “Open Source Software in Canada: Open Source Business Opportunities for Canada’s Information and

Communications Technology Sector: A Collaborative Fact Finding Study,” by the e-Cology Corporation, September 2003, http://www.e-cology.ca/canfloss/report/CANfloss_Report.pdf

152 http://www.linuxtoday.com/infrastructure/2003072901826NWDTPB

Trang 56/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

gần đây chúng ta mói thấy được những ví dụ về cam kết rõ ràng của nhà nước cho việc sử dụng và hỗ trợ OSS trong hành chính nhà nước. Một trong những ví dụ đó là sự phê chuẩn của thành phố Vancouver về đề xuất “Dữ liệu mở, các tiêu chuẩn mở và nguồn mở”153 trong năm 2009, mà nó đã hỗ trợ sử dụng các tiêu chuẩn mở, đã khuyến khích sử dụng lại các dữ liệu và đã đặt OSS trong các điều khoản ngang bằng với các phần mềm sở hữu độc quyền trong các thủ tục ký kết hợp đồng154.

Khu vực tư nhân

Canada là một quốc gia với tiềm năng phát triển OSS. Hai hiệp hội công nghiệp quốc gia, Hiệp hội Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITAC (Information Technologies and Communications Association) và Liên minh Công nghệ Tiên tiến Canada CATA (Information Technologies and Communications Association) ra đời có lợi cho OSS như một lựa chọn có khả năng trụ vững được và được xem là cùng tồn tại được với các phần mềm sở hữu độc quyền.

Sử dụng OSS tại Canada mới trong những giai đoạn đầu của mình, như được chỉ ra bởi thực tế rằng mô hình bán hàng hỗn hợp là phổ biến nhất, nơi mà các công ty sử dụng các giải pháp phần mềm sở hữu độc quyền mà chúng chạy trên các nền tảng OSS.

Hoạt động kinh doanh phát triển OSS tại Canada được tập trung vào các thành phố lớn như Vancouver, Calgary, Toronto, Ottawa và Montreal. Các nhà cung cấp Canada chủ yếu là các công ty nhỏ và các lập trình viên cá nhân155.

Công ty ActiveState156 cung cấp các giải pháp cho các công ty sử dụng các ngôn ngữ năng động, và chuyên về Perl, Python, PHP, Ruby, … ActiveState có các đối tác như Intel, Sun Microsystems, Oracle, và O'Reilly Media; họ nói làm việc cho hơn 70% các công ty trong Fortune 500.

Các trường đại học

Trong số các khu vực thì tích cực nhất là giáo dục. Có một vài ví dụ về phát triển OSS tại các trường đại học của Canada và những chuyển đổi trong các trường học. Trong năm 2003, nhóm những người sử dụng Linux GULUS tại Đại học Sherbrooke đã tung ra EduLinux, một phát tán để sử dụng trong các trường đại học.

Tại British Columbia, vài trường học đã chuyển sang Linux trong năm 2001, và một nhóm các trường học tại Quebec đã tung ra dự án mô hình cho hạ tầng giáo dục OSS MILLE (Model for OSS infrastructure in education) vào năm 2003. Dự án này dựa vào các trường học, trong sự cộng tác với các tổ chức nghiên cứu của nhà nước và tư nhân khác nhau, viết thành tài liệu những thực tế tốt nhất cho các cổng giáo dục về OSS.

Các cộng đồng

Những sáng kiến tồn tại ở cả mức xã hội và trường đại học, và một sự tìm kiếm trên Internet cho những người cộng tác trong các kho và các cộng đồng đưa ra bằng chứng về sự hiện diện của Canada157.

Hàng loạt các nhóm những người sử dụng và cộng đồng OSS tại Canada có thể được nêu tên. Ví dụ,

153 http://vancouver.ca/ctyclerk/cclerk/20090519/documents/motionb2.pdf154 http://www.itworldcanada.com/a/Daily-News/0c8fac07-b6bd-44ff-a37c-80f25ac5c44f.html155 “Open Source Software in Canada: Open Source Business Opportunities for Canada’s Information and

Communications Technology Sector: A Collaborative Fact Finding Study,” by the e-Cology Corporation, September 2003, http://www.e-cology.ca/canfloss/report/CANfloss_Report.pdf

156 www.activestate.com157 “Open Source Software in Canada: Open Source Business Opportunities for Canada’s Information and

Communications Technology Sector: A Collaborative Fact Finding Study,” by the e-Cology Corporation, September 2003, http://www.e-cology.ca/canfloss/report/CANfloss_Report.pdf

Trang 57/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

có hơn 35 nhóm những người sử dụng Linux tại 10 tỉnh của Canada.

Một trong những hiệp hội OSS tích cực nhất tại Canada là Trao đổi Những người sử dụng Linux của Canada CLUE158 (Canadian Linux User’s Exchange) mà mục tiêu của nó là để gia tăng việc sử dụng và phát triển Linux, và OSS nói chung, cung cấp một nơi gặp gỡ cho những người sử dụng, các lập trình viên và những tay chơi khác trong cộng đồng, nơi mà họ có thể chia sẻ các tài nguyên, xác định các tiêu chuẩn, …

FACIL, hiệp hội OSS tại Quebec, đã đệ trình một vụ kiện trong năm 2008 chống lại chính quyền bang Quebec, viện lý rằng nó đã trao sự đối xử ưu tiên cho các công ty sở hữu độc quyền bằng việc mua các sản phẩm từ những công ty này thay vì sử dụng các lựa chọn thay thế OSS159.

Hiệp hội FOSSLC là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về phát triển OSS, với sự cộng tác của cả các công ty tư nhân và các trường đại học (Alfresco, Eclipse, Đại học Toronto, …). Một số mục tiêu của nó là để cung cấp và phổ biến các thông tin về bản chất tự nhiên và những lợi ích của OSS, thúc đẩy các tiêu chuẩn mở và tính tương hợp, và phục vụ như một điểm gặp gỡ cho các cộng đồng, các quỹ và các công ty có quan tâm.

Những sáng kiến khác, như Đưa Phần mềm Nguồn Mở vào các Chính phủ GOSLING (Getting Open Source Logic Into Governments), được hình thành bởi những công dân tự nguyện, được mong đợi để khuyến khích một cách không chính thức sử dụng OSS trong chính phủ.

4.3. Mỹ LatinTại Mỹ Latin, sự phát triển của IS trở nên rộng lớn vì sự thâm nhập của điện thoại di động. Các quốc gia nặng ký về số lượng người thuê bao điện thoại di động trong vùng là Brazil, Mexico, Argentina, Colombia, Venezuela và Chile. Hiện hành, hồ sơ của những người sử dụng Internet đang thay đổi như là kết quả của một sự gia tăng lớn trong việc thâm nhập của Internet vào khu vực này. Theo CEPAL (Ủy ban Kinh tế của Mỹ Latin), trong năm 2000, người sử dụng hầu hết toàn là các dân cư của các thành phố lớn với sức mua trung bình và cao và nằm trong độ tuổi làm việc. Hiện thời có ngày càng nhiều những người sử dụng sống trong các thành phố kích cỡ trung bình, và việc sử dụng thậm chí là đang bắt đầu lan sang các vùng hẻo lánh, tới những người sử dụng trẻ tuổi và các tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn một chút. Sự thay đổi này là nhờ một phần lớn dựa vào thực tế rằng các chính phủ của những quốc gia này đã cam kết thúc đẩy những sáng kiến mà chúng tạo điều kiện cho sự truy cập tới ICT đối với các công dân của họ. Trong lĩnh vực này, sự tạo ra các trung tâm công cộng và các quán cà phê Internet đã đặc biệt trở thành quan trọng. Được ước tính rằng số lượng các trung tâm của tư nhân và chính phủ như thế này đã tăng lên tới 144.954, cung cấp bao trùm cho hơn 360 triệu cư dân.

Một xu thế đã được thấy trong vài quốc gia Mỹ Latin (Ecuador, Argentina, Cuba và Paraguay, cũng như Venezuela và Brazil) hướng tới việc ứng dụng OSS, đặc biệt với hành chính điện tử. Một ví dụ về xu hướng này là Hiến chương Chính phủ Điện tử Mỹ Latin được ký vào năm 2007, mà nó nói

158 http://cluecan.ca/159 http://www.osor.eu/news/quebec-government-sued-for-ignoring-open-sourcealternatives

Trang 58/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

lên nguyên tắc của sự phù hợp về công nghệ, nghĩa là các chính quyền phải lựa chọn các công nghệ phù hợp nhất để đáp ứng các nhu cầu của họ. Sử dụng các tiêu chuẩn mở và OSS được khuyến cáo vì những lý do về an ninh và tính bền vững lâu dài. Trong tất cả các quốc gia, Brazil đã và đang là dẫn đầu trong triển khai OSS, làm cho nó trở thành một trong những quốc gia tích cực nhất Mỹ Latin về sử dụng và sản xuất OSS.

Trong năm 2003, Hội nghị về Ứng dụng và Phát triển OSS của Mỹ Latin và Caribê lần thứ nhất đã được tổ chức. Tuyên bố cuối cùng của hội nghị này chỉ rõ nhu cầu cấp bách cho các khu vực khác nhau để bắt đầu xem xét OSS như một phần không thể tách rời của việc xây dựng Xã hội Thông tin và Tri thức, và như một ưu tiên khi thiết kế các chính sách để phát triển160. Với tỷ lệ cao sử dụng phần mềm không hợp pháp, thì OSS tiếp tục sẽ có một tương lai để phát triển bị hạn chế.

Brazil đã và đang là dẫn đầu trong triển khai OSS, làm cho nó trở thành một trong những quốc gia tích cực nhất Mỹ Latin về sử dụng và sản xuất OSS.

Được thành lập vào năm 1990, Hiệp hội vì sự Tiến bộ trong Truyền thông APC (Association for Progress in Communication) là một tổ chức phi chính phủ và một mạng quốc tế của các tổ chức dân sự mà mục tiêu của nó là cho mọi người có được sự truy cập tới một Internet mở và tự do. Những mời chào dịch vụ của họ là dựa vào các giải pháp OSS, nhiều giải pháp trong số đó đã được phát triển bởi bản thân hiệp hội này.

Tại một số quốc gia, các nhóm người sử dụng đã trở thành các trung tâm cho việc phổ biến và tổ chức các sự kiện, các cuộc tranh luận và các nghiên cứu sâu về những ảnh hưởng của việc sử dụng OSS. Trong số những trường hợp đáng chú ý là nhóm người sử dụng Linux tại Uruguay, UyLUG, mà cùng với UNESCO đã tổ chức các hội nghị khu vực về OSS để thúc đẩy thảo luận về chủ đề này ở mức quốc gia. Hiệp hội OSS Peru cũng tham gia trong việc tổ chức huấn luyện và các sự kiện thông tin ở mức khu vực, và nó làm việc tích cực với các cơ quan chính phủ để tham gia vào việc xác định các chính sách và chiến lược có liên quan tới các công nghệ thông tin và truyền thông. Một kinh nghiệm thú vị khác tại Brazil là việc các nhóm GNURIAS và LinuxChix và Dự án Phụ nữ trong OSS (Software Livre Mulheres), liên quan tới các nhóm người sử dụng và các lập trình viên OSS là phụ nữ mà họ thiết lập nên chương trình nghị sự của riêng họ và tham gia vào các dự án có liên quan tới sự phát triển, phố biến, đào tạo phần mềm và sự thâm nhập số trong sự cộng tác với các nhóm khác và toàn bộ cộng đồng OSS161.

Một số nghiên cứu đã ước tính rằng tổng số những người sử dụng Linux trên thế giới, khoảng 5% là tập trung tại các quốc gia Mỹ Latin, đặc biệt là tại Brazil, Mexico, Chile và Argentina162.

Tại Chile, OSS đang trở nên được phổ biến rộng rãi trong các trường học thông qua mạng truy cập Internet công cộng đối với các trường học (“Enlaces”), mà nó triển khai hệ điều hành EduLinex. Trong hệ thống này, các máy tính trạm hoạt động với OpenOffice.org và trình duyệt web Firefox163.

Tại Ecuador, tổng thống nước cộng hòa, Rafael Correa, thông qua Chỉ thị số 1014 ngày 10/04/2008, đã thiết lập việc sử dụng OSS trong các máy tính và các hệ thống như là chính sách của nhà nước đối với các cơ quan trong nền hành chính nhà nước trung ương. Tài liệu này cũng cho phép sử dụng

160 Open source software and the prospects for development in Latin America and the Caribbean http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.pdf

161 Open source software and the prospects for development in Latin America and the Caribbean http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.p

162 Open source software and the prospects for development in Latin America and the Caribbean http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.p

163 http://www.theregister.co.uk/2005/02/10/south_america_open_source/

Trang 59/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

các phần mềm sở hữu độc quyền chỉ khi không có giải pháp OSS nào tồn tại mà đáp ứng được các nhu cầu hoặc khi dự án IT không đạt được điểm hoàn vốn.

Peru cũng đi theo con đường “bắt buộc” phải đưa OSS vào nền hành chính. Các chính sách của Peru nhấn mạnh ý tưởng về “mở” như một quyền của tất cả các công dân, như một cách để cung cấp cho người dân sự truy cập tới các thông tin của nhà nước và để giành được các mức độ an ninh cao, cả cho nhà nước và các công dân. Luật được đề xuất mà nó đã được xuất bản không cấm sản xuất hoặc bán các phần mềm sở hữu độc quyền, cũng không yêu cầu sử dụng bất kỳ phần mềm đặc biệt nào hoặc đưa ra sự ưu tiên hoặc chống lại các nhà cung cấp cụ thể nào (bản địa hoặc không). Nó cũng kiềm chế khỏi việc hạn chế các dạng giấy phép phần mềm, nhưng nó thiết lập rằng mã nguồn phải là mở164.

Vào tháng 01/2010, theo cơ quan thông tấn Reuters tại Havana, các công ty của Cuba đã bắt đầu sử dụng một biến thể của một hệ điều hành OSS (NOVA) như một giải pháp thay thế cho Windows. Theo bản tin của Official Weekly Worker, một vài công ty nhà nước muốn sử dụng “Nova”, phiên bản thích nghi của Linux cho người Cuba. Theo các dữ liệu chính thức, 80% các mạng và 20% các máy tính của Cuba hoạt động có sử dụng các kiến trúc và các hệ điều hành nguồn mở. Linux cũng là hệ điều hành được sử dụng tại Hải quan Cuba, cũng như các Bộ Giáo dục Cao học và Bộ IT.

Tại Brazil và Venezuela, sử dụng OSS trong nền hành chính đã và đang được triển khai theo chỉ thị.

Trong khu vực tư nhân, các công ty bản địa nhỏ, trung bình và lớn đã sử dụng các giải pháp OSS ở các mức độ khác nhau, từ việc sử dụng của chúng trong các máy chủ tới một số kinh nghiệm với các ứng dụng của các máy tính để bàn. Những kinh nghiệm này trải từ công nghiệp dược tại Brazil tới các máy trong các casino tại Uruguay và nhiều trường hợp các công ty vừa và nhỏ tại Chile165.

Một trong những trường hợp biểu trưng hơn trong huấn luyện của doanh nghiệp là việc về Ximian, một công ty OSS. Dự án này, mà nó đã trở thành một trong những máy tính để bàn được sử dụng rộng rãi nhất cho Linux, đã được dẫn dắt bởi Mexico. Ximian, trước đó được biết tới là Helix Code, đã được Novell mua vào năm 2003166. Một dự án khác của Mexico với một ảnh hưởng đáng kể trong khu vực OSS là GNOME, một môi trường đồ họa cho máy tính để bàn của GNU/Linux, BSD và các hệ điều hành Solaris167.

Một trường hợp đáng lưu ý là công ty Conectiva của Brazil, mà nó đã tạo ra một phát tán Linux đặc biệt nhằm vào thị trường Brazil, và nó đã được Mandriva mua vào năm 2005168.

164 http://www.theregister.co.uk/2005/02/10/south_america_open_source/165 Open source software and the prospects for development in Latin America and the Caribbean

http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.pdf166 http://es.wikipedia.org/wiki/Ximian167 http://es.wikipedia.org/wiki/GNOME168 http://en.wikipedia.org/wiki/Conectiva

Trang 60/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

4.3.1. BrazilBrazil coi Phần mềm Nguồn Mở như một biểu tượng của Xã hội Thông tin.

Khu vực nhà nước

Để gìn giữ việc chỉ dẫn mục tiêu cho kế hoạch chiến lược về công nghệ, và đặc biệt cho các công nghệ thông tin, đó là “dân chủ hóa và phổ cập hóa sự truy cập tới thông tin và tri thức thông qua sử dụng các công nghệ mới”, Chính phủ Brazil đã sử dụng và thúc đẩy OSS như một công cụ cho việc đạt được những mục tiêu của mình và như một phần trung tâm của chiến lược có kế hoạch của mình.

Đối với Brazil, OSS là một phần chủ chốt trong chiến lược IT của quốc gia, cả ở mức chính phủ lẫn ở mức công nghiệp phần mềm. Việc giành được sự độc lập từ các công ty phần mềm lớn được xem như một cơ hội khổng lồ cho sự phát triển nền công nghiệp IT bản địa, xét về vốn nhân lực khổng lồ và kích cỡ của thị trường mà quốc gia này có, để tiến hành tạo ra một hệ sinh thái có khuynh hướng cho việc phát triển dạng cộng nghệ này trở thành khả thi.

Chính phủ Brazil thúc đẩy sự phát triển và sử dụng OSS thông qua hàng loạt các qui định. Hơn nữa, Brazil đã tạo ra một loạt các cơ quan mà đã thừa nhận các vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực OSS và đã nắm trọng trách đối với việc tạo ra và điều phối các hành động nhằm vào việc tranh luận và phổ biến OSS, đặc biệt trong chính phủ và các công ty nhà nước, như SERPRO và EMBRAPA. Đổi lại, đó là những cam kết mạnh mẽ và sự lãnh đạo của các công ty nhà nước trong sự phát triển và phổ biến OSS, đặc biệt thông qua sự tạo ra các trường hợp thành công mà có thể được nhân bản trong các môi trường tư nhân (như trong trường hợp của Ngân hàng Brazil) và thông qua những sáng kiến mà chúng cho phép tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho các công ty tư nhân như INPE169.

Chỉ thị của Tổng thống ngày 03/04/2000 đã tạo ra một nhóm làm việc liên bộ tại Brazil mà mục tiêu của nó là để đề xuất các chính sách để đạt được sự truy cập vạn năng tới các dịch vụ, một chính phủ có thể truy cập tới được đối với tất cả mọi người, và một hạ tầng tiên tiến.

Sau này, thông qua Chỉ thị ngày 18/10/2000, một Ủy ban Thực thi về Chính phủ Điện tử ECEG (Executive Committee on Electronic Goverment) đã được thành lập, có trách nhiệm về việc hình thành các chính sách và phối hợp các hành động để triển khai hành chính điện tử tại Brazil.

Cùng năm đó, ECEG đã trình bày tài liệu “Chính sách Chính phủ Điện tử”, trong đó các mục tiêu chính đã được xác định như sự thâm nhập số đối với mọi công dân, giảm chi phí và cải thiện sự quản lý và chất lượng các dịch vụ công và những vấn đề khác.

ECEG cũng đã thành lập kiến trúc e-PING, “Các tiêu chuẩn về Tính tương hợp cho Chính phủ Điện tử”, mà nó xác định một tập hợp các chính sách về sử dụng ICT trong nền hành chính, e-PING thiết lập rằng, bất kỳ khi nào có thể, thì các tiêu chuẩn mở sẽ phải được sử dụng và các giải pháp OSS sẽ phải được xem xét ưu tiên.

Trong năm 2003, Tổng thống Lula da Silva đã hoàn tất thiết kế một chính sách khuyến cáo sử dụng OSS thay vì các phần mềm sở hữu độc quyền trong các máy tính mới cho các bộ, các cơ quan nhà nước và các công ty thuộc chính phủ, làm cho Brazil trở thành nước dẫn đầu trong triển khai OSS tại Mỹ Latin. Mục tiêu của chính sách này là đối với ít nhất 80% các máy tính được mua trong năm 2004 phải có các hệ điều hành OSS được cài đặt.

169 http://www.serpro.gov.br/noticias-antigas/noticias-2004/20040511_08

Trang 61/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Nhóm Kỹ thuật Chuyển đổi OSS (GT-Migra) đã viết tài liệu mà nó đã hình thành cơ sở cho việc triển khai các kế hoạch chuyển đổi trong các cơ quan và tổ chức chính phủ (Chỉ dẫn Tự do170, Chỉ dẫn Cụm nhóm, Kế hoạch Chuyển đổi, Phương pháp Đánh giá Phát tán, …).

Các chỉ dẫn chung cho việc triển khai và vận hành hành chính điện tử171 chỉ ra rằng “OSS là một tài nguyên chiến lược cho việc triển khai chính phủ điện tử”, “OSS phải được hiểu như một lựa chọn công nghệ cho Chính phủ Liên bang. Bất kỳ nơi nào có thể, việc sử dụng OSS phải được thúc đẩy. Vì thế, ưu tiên phải được đưa ra cho các giải pháp, các chương trình và các dịch vụ dựa trên OSS mà chúng thúc đẩy sự tối ưu hóa các nguồn tài nguyên và các đầu tư trong các công nghệ thông tin”.

Chỉ thị không đánh số ngày 29/10/2003 đã ra lệnh tạo ra các Ủy ban Kỹ thuật mà mục tiêu của nó, cùng với những mục tiêu khác, là “để phối hợp và chia sẻ sự triển khai các dự án và các hành động về OSS”. Ngôi nhà sáng sủa về Kỹ thuật cho việc Triển khai OSS và cho sự Thâm nhập Số đã được tạo ra.

Viện Cộng nghệ Thông tin (ITI) đã được giao trách nhiệm với việc điều phối sự chuyển đổi của chính phủ sang OSS, quản lý Dự án OSS của Brazil. Một trong những sáng kiến đầu tiên của ITI là thiết lập một mối quan hệ giữa chính phủ và cộng đồng OSS. Trong năm 2003, các thành viên của cộng đồng OSS Brazil đã được mời tham gia với các nhà kỹ thuật của chính phủ trong việc tạo ra Kế hoạch Chiến lược của Ủy ban Kỹ thuật về Triển khai OSS trong Chính phủ Liên bang.

Cùng lúc, nó đưa vào 18 chỉ thị, 12 mục tiêu và 29 hành động ưu tiên mà chúng hình thành nên một tập hợp các chỉ dẫn cho qui trình chuyển đổi172.

Chiến lược chuyển đổi của Chính phủ Brazil đã bắt đầu trong 5 bộ; Bộ các Thành phố, Bộ Văn hóa, Bộ Mỏ và Năng lượng, Bộ Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Đó có thể là kinh nghiệm và những ví dụ cho các thực thể và các công ty nhà nước khác, như Radiobras (Công ty Truyền thông Brazil), SERPRO (Công ty Nhà nước về Thông tin của Chính phủ Liên bang), DATAPREV (Công ty Dữ liệu Lưu trữ Xã hội) và Ngân hàng Brazil.

Ngân hàng Brazil là cơ quan tài chính lớn nhất tại Mỹ Latin, mà có nghĩa là nó có chi phí cấp phép cao. Nó đã xem xét việc triển khai những thử nghiệm thí điểm với các công nghệ OSS. Sự chuyển đổi đã được triển khai trong nhiều giai đoạn. Nó đã chuyển đổi sang OpenOffice, Linux, FreeMind, G3270, DIA, PDFCreator, Mozilla Firefox, Apache/Tomcat, Moodle, DotProject, CVS/SVN/Trac, PostgreSQL, Eclipse, …

Hiện hành, quá trình chuyển đổi được đưa vào trong Kế hoạch 2009 của CISL từ Ủy ban Chiến lược về OSS trong Chính phủ Liên bang173.

Qui định tháng 4/2008 được xuất bản từ những công việc của SLTI/MP với qui trình hợp đồng các dịch vụ về IT của nền hành chính. Qui trình này phải xác định các giải pháp khác nhau, tính tới tính sẵn sàng của các giải pháp trong các nền hành chính khác, những giải pháp đang tồn tại trên Cổng Phần mềm Nhà nước Brazil, các lựa chọn thay thế trên thị trường, sự tồn tại của OSS, …

Trong năm 2007, Cổng Phần mềm Nhà nước Brazil đã được tiến hành174 để tạo ra sự cộng tác giữa những người sử dụng và các lập trình viên, và hiện thời nó là nơi hàng đầu cho việc chia sẻ các giải pháp công nghệ OSS. Bổ sung thêm vào sự gia tăng số lượng những người sử dụng, cổng này đã tạo

170 http://www.governoeletronico.gov.br/anexos/versao-em-espanhol-do-guia-livre171 http://www.governoeletronico.gov.br/o-gov.br/principios172 http://www.softwarelivre.gov.br/planejamento-anteriores/copy_of_index_html/173 http://www.softwarelivre.gov.br/planejamento-cisl-2009174 http://www.softwarepublico.gov.br/O_que_e_o_SPB

Trang 62/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

ra hoạt động thương mại đáng kể, với một số lượng gia tăng các nhà cung cấp dịch vụ. Trong khu vực giáo dục, Brazil cũng đã triển khai một loạt các sáng kiến để thúc đẩy và sử dụng OSS. Trung tâm về Phổ biến Công nghệ và Tri thức (CDTK) thúc đẩy việc sử dụng OSS thông qua các khóa huấn luyện. Sáng kiến này được ủng hộ bởi ITI, và có sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Đại học Brasilia và công ty IBM.

Mục đích của Chương trình Quốc gia về Công nghệ Giáo dục (ProInfo) là để thúc đẩy sử dụng sư phạm trong IT. Các máy tính tạo thành một phần của chương trình với một phát tán gọi là Linux Educational 3.0, mà nó dựa trên Kubuntu 8.04. Chương trình này bây giờ đã thực hiện được các bước đầu tiên của nó và vào cuối năm sau nó đã có không ít hơn 29.000 phòng thí nghiệm được thiết lập cài đặt, mà chúng cho phép phục vụ không ít hơn 36 triệu học sinh.

Được tung ra trong năm 2003, chương trình “Các máy tính cho Mọi người” dự định để tạo điều kiện truy cập của các công dân tới một máy tính cá nhân có chất lượng với một hệ điều hành GNU/Linux và các ứng dụng OSS. Một chương trình khác, “Các máy tính cho sự Thâm nhập” cung cấp các máy tính tái sinh để hỗ trợ việc phổ biến của các trung tâm cộng đồng ở xa và máy tính hóa các trường và các thư viện công. Các máy tính này được trang bị với các gói văn phòng và một hệ điều hành GNU/Linux.

Khu vực tư nhân

Các công ty phát triển tại Brazil được cấp tài chính thông qua vốn nội địa (98%) và là nhỏ về kích cỡ, về cả doanh số và số lượng các nhân viên: 79% có doanh số một năm tới 200 triệu euro (chỉ 11% có doanh số hàng năm lớn hơn 1 triệu euro) và 70% có tối đa 9 nhân viên175.

Theo một khảo sát176 được xuất bản năm 2008 của Viện Không Biên giới, hiện trạng tại Brazil là 73% các công ty lớn (với hơn 1.000 nhân viên) sử dụng OSS. Sự dụng nhiều nhất là cho cả các máy chủ web và các máy chủ ứng dụng có tính sống còn. Đối với các công ty nhỏ, phần trăm sự thâm nhập của OSS là 31%. Petrobras, công ty lớn nhất Brazil và là công ty với năng suất lớn nhất thế giới trong khai thác dầu khí nước sâu, đã thay thế siêu máy tính trị giá 8.000.000 euro của hãng bằng một bó máy dựa trên Linux mà nó xử lý được nhiều thông tin hơn ở một tốc độ lớn hơn so với siêu máy tính.

Các trường đại học

Univates là một trường đại học của nhà nước Brazil làm việc hoàn toàn trên các nền tảng công nghệ tự do. Vào năm 1999, trung tâm của đại học UNIVATES, ở miền Nam Brazil, đã quyết định phát triển hệ thống quản lý hàn lâm của riêng mình, được gọi là SAGU, sử dụng các công cụ OSS. Nhờ vào thành công của sản phẩm, đội IT tại UNIVATES đã phát triển các ứng dụng thành công khác dựa trên OSS. UNIVATES đã tạo ra cho đội IT cơ hội trở thành một thực thể tách biệt khỏi trường đại học này.

SOLIS hiện nay phát triển các giải pháp dựa vào OSS cho các nền công nghiệp và các trường đại học bản địa tại Brazil. Nó lấy tiền đối với các dịch vụ của mình, và cung cấp tất cả các sản phẩm của mình theo một giấy phép GPL. Mục tiêu của nó là để hỗ trợ các công ty bản địa và làm cho họ cạnh tranh hơn, cũng như là tạo ra những công ăn việc làm mới cho mọi người trong khu vực này.

Các cộng đồng

Hoạt động OSS đáng kể tại Brazil về cơ bản được hỗ trợ bởi hoạt động mạnh mẽ trong các cộng

175 Impact of Free and Open Source Software on the Software Industry in Brazil http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_rubberdoc&view=doc&id=11&format=

176 http://ciberprensa.com/brasil-adopta-el-software-open-source/

Trang 63/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

đồng OSS của quốc gia này. Debian và Ubuntu là 2 cộng đồng tích cực nhất, với các đội bản địa tập trung vào những nỗ lực của họ vào việc dịch sang tiếng Bồ Đào Nha. Cộng đồng GNU/Linux cũng có vài nhóm người sử dụng tại Brazil, như nhóm người sử dụng Brazil GNU/Linux và Phong trào OSS Parana.

4.3.2. Argentina

Khu vực nhà nước

Tại Argentina, chính phủ trung ương thúc đẩy các chính sách mà không ưu tiên cả OSS lẫn phần mềm sở hữu độc quyền. Nó thiết lập rằng phần mềm sở hữu độc quyền sẽ được sử dụng cho tới khi các hợp đồng hiện hành kết thúc, tại thời điểm mà các hợp đồng mới sẽ được thương thảo, hoặc với các nhà cung cấp phần mềm sở hữu độc quyền hoặc các nhà cung cấp OSS, dựa vào các tiêu chí về chất lượng đối chọi với giá thành.177

Viện Môi trường OSS trong Nhà nước (ASLE) có trách nhiệm theo dõi và thu thập thông tin về những kinh nghiệm OSS khác nhau trong khu vực nhà nước trên thế giới. Chính phủ Argentina duy trì những lựa chọn của mình một cách mở, không nghiêng về một dạng phần mềm nào, trong khi chờ đợi những kinh nghiệm thành công mà chúng hỗ trợ cho tính có thể đáng theo của việc sử dụng OSS178.

Hai cơ quan chính phủ điều phối các chính sách và sự triển khai IT, Văn phòng Công nghệ Thông tin Quốc gia (ONTI) và Văn phòng Thông tin Quốc gia, đã công bố vào năm 2004 rằng họ muốn khuyến khích Linux trong tất cả các ứng dụng của nền hành chính để giảm thiểu chi phí, tạo ra công ăn việc làm và cải thiện an ninh179.

Trước năm 2008, khi một luật đã được đề xuất để làm cho việc sử dụng OSS là bắt buộc trong nền hành chính180, một số tỉnh đã ban hành một loạt các sáng kiến để thúc đẩy sử dụng và phát triển OSS.

Trong năm 2004, Hạ viện của tỉnh Buenos Aires đã phê chuẩn một nghị quyết chuyển đổi sang OSS trên tất cả các máy tính tạo thành một phần của mạng máy tính của tổ chức này181.

Cùng năm đó, Hội đồng thành phố Parana đã quyết định chuyển đổi sang OSS như là kết quả của một loạt vấn đề với các giấy phép phần mềm sở hữu độc quyền của mình182.

Bằng biện pháp của Chỉ thị 1800/07 từ Lãnh đạo Chính quyền Tỉnh, Chính quyền Tỉnh Misiones đã phê chuẩn Kế hoạch về Ứng dụng các Tiêu chuẩn Mở đối với các Tệp Văn phòng của Cơ quan trong phạm vi của Hành chính Nhà nước tại tỉnh Misiones183, mà nó thiết lập rằng “bất kỳ tài liệu văn phòng điện tử nào được tạo ra và được phổ biến bởi các tổ chức nằm trong phạm vi ứng dụng của Chỉ thị này phải được mã hóa trong một định dạng tệp mà đáp ứng được những đặc tả được thiết lập theo các tiêu chuẩn ISO 26300 (ODF) và ISO 19005 (PDF/A)”.

Thành phố Rosario đang triển khai việc chuyển sang sử dụng OSS ở mức các máy tính để bàn, mà nó đã gọi là Dự án Munix (Project Munix). Dự án này đã bắt đầu vào năm 2004, và thành công của nó được đảm bảo, nhờ khung pháp lý184 được thiết lập cho mục đích này.

177 http://www.uta.fi/hyper/julkaisut/b/mannila-2005.pdf178 http://www.uta.fi/hyper/julkaisut/b/mannila-2005.pdf179 Marko Mannila, “Free and Open Source Software: Approaches in Brazil and Argentina,” June 2004, page 25.180 http://news.cnet.com/8301-13505_3-9918082-16.html181 http://www.agencianova.com/nota.asp?n=2004_11_10&id=18665&id_tiponota=11182 http://www.softwarelibre.cl/drupal//?q=node/485 and http://www.hcdparana.gov.ar/pdf/Proyecto2006.pdf183 http://www.misiones.gov.ar/egov/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=7&Itemid=27184 Ordenance No. 7787/2004 http://www.rosario.gov.ar/normativa/ver/visualExterna.do?

Trang 64/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Khu vực tư nhân

Theo khảo sát năm 2004 được thực hiện bởi Trends Consulting có trụ sở ở Argentina185, 42% các công ty Argentina sử dụng Linux và nhiều công ty trong số đó có kế hoạch triển khai OSS trong các ứng dụng mới.

Nhiều SME đã được tạo ra mà họ đưa ra các sản phẩm OSS. Website cho Sách Trắng về OSS186 liệt kê các công ty Argentina cung cấp các dịch vụ OSS.

Trong năm 2008, Phòng về Các công ty OSS của Argentina (CadESoL) đã được thành lập. CadESOL hiện cấu thành từ 11 nhà cung cấp OSS. Các hoạt động của nó tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp với OSS, thông qua những hoạt động hợp tác: các dự án, nghiên cứu, thúc đẩy và phát triển.

Các trường đại học

Vài năm trở lại đây, Đại học Quốc gia La Plata đã và đang triển khai các dự án đóng góp cho sử dụng và phổ biến OSS tại Argentina. Những sáng kiến của nó bao gồm việc phân phối GNU/Linux Lihuen và sử dụng nó trong các cơ quan giáo dục ở mức tiểu học, trung học và đại học. Trong 10 năm qua, đại học này đã và đang kết hợp thành công OSS trong sự cộng tác với các công ty để có được các phần cứng tương thích với Linux. Tương tự, đại học này thúc đẩy các dự án xã hội mà chúng cho phép các sinh viên triển khai các nhiệm vụ phát triển IT có liên quan tới OSS cho các tổ chức phúc lợi, giáo dục và khu vực thứ 3 mà họ thiếu kinh phí cho điều này.

Đại học Quốc gia Entre Ríos và Đại học Quốc gia La Plata cộng tác trong sáng kiến được phối hợp bởi Chủ tịch của Telefónica tại Đại học Extremadura như một phần của dự án LULA: Linux cho các trường đại học của Mỹ Latin, mục tiêu của nó là để tạo ra một phát tán Linux mà tuân thủ các ứng dụng OSS cho giáo dục tại các trường đại học của Mỹ Latin.

Một ví dụ về sự cộng tác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp là dự án DOGO, được triển khai bởi công ty Openware cộng tác với Đại học Rosario, cho sự phát triển của phần mềm an ninh dựa trên mã nguồn mở mà nó có thể cho phép thay thế các công cụ hiện hành mà đòi hỏi phần cứng mạnh bằng việc đơn giản hóa hệ thống bảo vệ mạng.

Các cộng đồng

Nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội về OSS đã tự họ tổ chức để thúc đẩy OSS từ một quan điểm kỹ thuật cũng như xã hội. Hiệp hội những người sử dụng và những lập trình viên OSS của Argentina (SOLAR), một hiệp hội của nhà nước mà các hoạt động của nó ban đầu nằm ở Buenos Aires, và ASLE, cả 2 đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển Ututo.

Trong số các nhóm người sử dụng và các hiệp hội mà hỗ trợ sử dụng OSS là CaFeLUG 187. Nhóm người sử dụng OSS Thủ đô của Liên bang là một trong những nhóm lớn nhất tại quốc gia này về số lượng các thành viên, và đang là động lực đứng đằng sau vài sáng kiến mà chúng được xem xét qua việc thường xuyên tập hợp trong cộng đồng.

LugRo là một nhóm người sử dụng GNU/Linux tại Rosario. Đây là một nhóm có lịch sử khác trong cộng đồng bản địa. Nó vận hành trong sự điều phối với Hiệp hội các Công nghệ Mới (ANT), mà nó

accion=verNormativa&idNormativa=34024 and Decree No. 2833/2005. http://www.rosario.gov.ar/normativa/ver/visualExterna.do?accion=verNormativa&idNormativa=37700

185 http://www.theregister.co.uk/2005/02/10/south_america_open_source/186 http://libroblanco.org.ar/187 Voces libres de los campos digitales [Free voices from the digital fields]

http://www.sulabatsu.com/voces/Documentos/voces.pdf

Trang 65/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

đã được thành lập như một tổ chức phi chính phủ NGO để quản lý các hoạt động có liên quan tới OSS tại thành phố Rosario.

Ututo, do Linux Argentina phân phối, đóng một vai trò biểu tượng tại Mỹ Latin.

LugLi188 là một nhóm người sử dụng OSS tại Litoral. Hầu hết các thành viên của nó là từ các tỉnh Santa Fe và Entre Ríos, và họ giao tiếp bằng danh sách thư để hỏi và bình luận về những vấn đề có liên quan tới lĩnh vực GNU/Linux. Họ đã thực hiện những đóng góp đáng kể cho dự án LuCAS về tài liệu tự do bằng tiếng Tây Ban Nha. Một số thành viên của nhóm này cũng tham gia vào các dự án như Gleducar hoặc các tổ chức như Quỹ Con đường Tự do (Free Way Foundation).

Tới lượt mình, USLA, Những người sử dụng OSS của Argentina, phục vụ như một nền tảng để cung cấp sự hỗ trợ cho các nhóm khắp đất nước này mà cần tới nó. USLA là hậu duệ của LugAr, một trong những nhóm người sử dụng đầu tiên được thiết lập tại Argentina vào năm 1990.

4.3.3. Mexico

Khu vực nhà nước

Để tăng tốc cho sự phát triển trong khu vực IT, Bộ trưởng Bộ Năng lượng đã trình bày Chương trình vì sự Phát triển của Công nghiệp Phần mềm (PROSOFT) vào năm 2002, với một kế hoạch 10 năm (2003-2013)189. Mục tiêu quan trọng nhất của nó là để tạo ra những yếu tố cần thiết để thúc đẩy một nền công nghiệp phần mềm khỏe mạnh tại Mexico thông qua các qui định và việc cung cấp tài chính. Kể từ khi ra đời, nó đã duy trì đối thoại liên tục và hợp tình hợp lý với tất cả những bên liên quan trong nền công nghiệp phần mềm Mexico, bao gồm cả AMESOL (Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Nguồn Mở Mexico), một tổ chức phi chính phủ công khai đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong nền công nghiệp OSS.

AMESOL là một người thúc đẩy tích cực các tiêu chuẩn mở và sự cạnh tranh tự do giữa tất cả các tay chơi. Ngày nay, nó bao trùm toàn bộ nền công nghiệp phần mềm Mexico và đã thiết lập ra những mục tiêu rõ ràng, hướng tới phát triển dài hạn. Thể hiện đáng kể về OSS có thể thấy được trong hành chính nhà nước, cả ở mức nhà nước và địa phương. Chính quyền thành phố Mexico City đã phát triển phát tán GNU/Linux riêng của mình. Dự án này, được triển khai bởi Ban Giám đốc Trực thuộc của các Hệ thống Thông tin Quận Tlalpan, liên quan tới một phát tán được tùy biến cho chính phủ190.

Theo một khảo sát được xuất bản gần đây trong năm 2009, “Nhận thức về Sử dụng OSS trong Khu vực Nhà nước Mexico”, mà nó đã đưa vào một khảo sát gần 350 nhân viên dân sự, 74% đã nói họ đã nhận thức được về OSS và 66% đã sử dụng nó191.

Trong số những khó khăn mà họ đối mặt khi triển khai OSS, những người được phỏng vấn đã nhắc tới một số liên quan tới sự thiếu tri thức hoặc kinh nghiệm, các công cụ và ứng dụng OSS được viết tài liệu nghèo nàn và những khó khăn liên quan tới sự tích hợp với các phần mềm sở hữu độc

188 http://www.lugli.org.ar/mediawiki/index.php/Portada189 In 2013, annual software production is expected to reach $5 billion USD ($15 billion USD in annual sales, when

adding in IT-related services) and it is recognised as the leading Latin American country in terms of software development and digital contents in Spanish.

190 http://www.somoslibres.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1217191 Percepción del uso Software Libre en el Sector Público de México. [Perception of Open Source Software Use in the

Mexican Public Sector.] http://www.politicadigital.com.mx/pics/pages/analisismodelos_base/Estudio_Software_Libre_en_el_Sector_Publico.pdf

Trang 66/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

quyền.

Chủ tịch Hệ thống Internet của nền Cộng hòa (SIP) là thực thể có trách nhiệm phổ biến tất cả các chủ đề có liên quan tới Chủ tịch của nền Cộng hòa thông qua các phương tiện điện tử, và nó sử dụng các giải pháp công nghệ dựa trên OSS192. SIP là một người thúc đẩy mạnh đối với OSS tại tất cả các mức chính phủ. Chính xác là có một sáng kiến của SIP mà đã có trách nhiệm cho sự tạo ra cổng softwarelibre.gov.mz, mà chuyên để cung cấp thông tin và chỉ dẫn về các chủ đề có liên quan tới OSS trong chính phủ từ 2005.

Hai công ty nhà nước lớn nhất Mexico có liên kết tới nền công nghiệp năng lượng, và cả 2 công ty nhà nước này đều sử dụng OSS một cách tích cực. PEMEX chuyên bổ sung cho việc khai thác sử dụng các cụm máy rộng lớn dựa vào Linux cho việc phân tích địa chấn. Trong khi đó, Ủy ban Điện Liên ban (CFE) sử dụng OSS hàng ngày trong nhiều hoạt động của mình.

Các cơ quan khác, như Bộ Quốc phòng của Quốc gia, Thượng viện, Bộ Môi trường và Tài nguyên Tự nhiên (Semarnat) và CFE đã sử dụng các chương trình OSS khác nhau rồi193.

Khu vực tư nhân

Theo Gilberto Romero194, một nhà phân tích các hệ thống kinh doanh cho công ty Select, thì Linux ban đầu từng được sử dụng như một nền tảng cho các máy chủ Intel X86 và các ứng dụng máy chủ. Trong lĩnh vực các máy chủ cổng Internet, tỷ lệ sử dụng trung bình là giữa 12-15% một năm. OSS đang thâm nhập vào các công ty với khoảng 250-1.000 nhân viên, những người muốn giảm thiểu chi phí sử dụng nền tảng của họ và cần các máy chủ hoặc các hệ thống mà cung cấp tính ổn định tốt hơn cho trang bị của họ.

Hãng tư vấn IDC nói rằng 60% các công ty tại Mexico và Mỹ Latin đang trong giai đoạn đánh giá, triển khai hoặc bổ sung hệ điều hành Linux cho các máy chủ, mà chúng đại diện cho 40% các máy trạm. Trong năm 2006, sử dụng Linux tăng 7.6% tại Mexico, biến nó thành thị trường Mỹ Latin lớn thứ 2 sau Brazil.

Theo thông tin được xuất bản của Select, tại Mexico, 72% các máy chủ đang vận hành với Linux sử dụng các phiên bản được tải về từ Internet từ các nhân viên của công ty, không có liên hệ với bất kỳ công ty nào khác để tiến hành sự triển khai. Select chỉ ra rằng trong năm 2009, ít nhất 39% tất cả các công ty Mexico, bao gồm cả các SME, sẽ sử dụng OSS.

Các trường đại học

Một ví dụ về triển khai OSS trong các trường đại học là Đại học Bách khoa Pachuca: 95% các máy chủ sử dụng hệ điều hành CentOS, và 5% còn lại sử dụng Debian195.

Các trường đại học Mexico cũng đóng góp cho việc phổ biến OSS thông qua các khóa học lập trình, như những khóa học được đưa ra bởi trường Đại học Cuautitlán Izcalli và Đại học vùng Tự trị Chiapas.

Các cộng đồng

Trong số các cộng đồng ở Mexico thì Debian, Ubuntu và GNOME là những cộng đồng tích cực nhất. Cộng đồng Mozilla ở Mexico đã làm việc về phát triển các trình bổ sung Add-Ons để gắn vào trình duyệt web Firefox cho những người Mexico nói tiếng Tây Ban Nha. Trong số những cộng

192 http://www.software.net.mx/desarrolladores/minegocio/noticias/codigoabierto/softwarelibre.htm193 http://softwarelibre.fox.presidencia.gob.mx/?q=node/384194 http://www.amesol.org.mx/index.php?option=com_content&view=article&id=165:mitosy-verdades-del-software-

libre&catid=77:noticias-de-la-industria&Itemid=100195 http://softwarelibre.fox.presidencia.gob.mx/?q=node/388

Trang 67/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

đồng khác mà giúp thúc đẩy OSS tại nước này có Unixméxico và Cộng đồng OSS của Thành phố Mexico.

4.3.4. Venezuela

Khu vực nhà nước

Tại Venezuela, OSS từng được giới thiệu lần đầu tiên vào quốc gia này trong năm 2004 với xuất bản phẩm “Libro Amarillo del Software Libre: Uso y Desarrollo del SFA en la Administración" [Sách vàng về OSS: Sử dụng và Phát triển OSS trong Hành chính nhà nước], mà nó bao gồm một trích yếu các bài trình bày và công việc được cam kết thực hiện, cũng như kết quả của những thảo luận nhóm về các chủ đề có liên quan tới sử dụng OSS trong Hành chính nhà nước.

Venezuela, cùng với Brazil, là một trong những quốc gia Mỹ Latin mà chính phủ của nó đã cam kết mạnh mẽ về OSS.

Cùng năm đó, chính phủ đã xuất bản Chỉ thị 3390 về sử dụng OSS trong nền hành chính, mà bao hàm sự bắt buộc đối với nền hành chính phải chuyển sang OSS trong một giai đoạn 2 năm. Đây là điểm khởi đầu cho sự thực hiện, qua vài năm, của một loạt các kế hoạch chuyển đổi trong nền hành chính và một loạt các sáng kiến đã được triển khai hỗ trợ OSS, như đăng ký các Kế hoạch Chuyển đổi sang OSS trong Hành chính Nhà nước của các Cơ quan, tạo ra Viện OSS và sản xuất phần mềm196, và các hoạt động khác.

Vào tháng 07/2005, Kế hoạch Chuyển đổi OSS đã được phê chuẩn, mà nó đã thiết lập rằng Hành chính Nhà nước Liên bang phải trao ưu tiên sử dụng OSS được phát triển với các tiêu chuẩn mở trong các nền tảng của nó. Chỉ dẫn cho Kế hoạch Chuyển đổi OSS của Hành chính Nhà nước Liên bang cũng đã được xuất bản. Kế hoạch này giải quyết 4 lĩnh vực: chuyển đổi và các tiêu chuẩn, nhận thức về OSS, huấn luyện và củng cố nền công nghiệp phần mềm.

Cổng INVESOL (Công nghiệp OSS Venezuela) là một sáng kiến của CNTI (Trung tâm Công nghệ Thông tin Quốc gia) mà nó tập hợp lại các tay chơi khác nhau trong OSS và yêu cầu của nhà nước trong lĩnh vực này. Công cụ này được mong đợi sẽ thúc đẩy sự trao đổi các giải pháp và dịch vụ OSS.

Dự án CANAIMA là một sáng kiến khác của CNTI, trong sự cộng tác với cộng đồng OSS Venezuela, cộng đồng Debian và các quỹ khác. Tổng cộng một loạt các công cụ dựa trên OSS đã được triển khai bên trong khung công việc của dự án, khởi đầu để đáp ứng được các nhu cầu văn phòng của những người sử dụng đầu cuối trong hành chính nhà nước, nhưng cũng cho phần còn lại của những người sử dụng một cách mở rộng.

Khu vực tư nhân

Sự thúc đẩy ứng dụng OSS của hành chính Venezuela đã dẫn tới sự nổi lên của một khu vực tư nhân có liên quan tới việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các thực thể nhà nước trong quá trình chuyển đổi.

Không có tài liệu nào sẵn sàng về mức độ ứng dụng OSS trong khu vực tư nhân, nhưng sự thâm nhập của OSS trong khu vực này sẽ không nghi ngờ gì tăng theo với việc ứng dụng OSS của hành chính nhà nước.

Các trường đại học

Trong ngữ cảnh của sự thúc đẩy OSS quốc gia, không ngạc nhiên để thấy số lượng lớn và sự đa dạng lớn các dự án OSS được triển khai tại các trường đại học của Venezuela ban đầu với việc cấp

196 http://sistemas.fsl.fundacite-merida.gob.ve/

Trang 68/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

vốn của nhà nước. Một ví dụ là dự án tại Đại học Trung ương Venezuela, được cấp vốn bởi Luật Tổ chức về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (LOCTI): “Các phương pháp điện toán song song cho quá trình tối ưu hóa và mô phỏng trong các khu vực năng lượng”.

Các cộng đồng

Mục tiêu của Hiệp hội OSS của Venezuela (SOLVE) là để cung cấp một nền tảng ổn định cho sự tham gia và trao đổi thông tin trong tất cả các lĩnh vực có liên quan tới OSS. Được thành lập bởi các sinh viên, các giáo sư, các nhân viên dân sự, các thành viên của các tổ chức phi chính phủ NGO, các cộng đồng có tổ chức, các đại diện từ các công ty tư nhân và các cá nhân. Mục tiêu của cộng đồng Linux tại Venezuela là để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về OSS và Linux. Đặc biệt, nó nhằm vào sự hỗ trợ phổ biến và sử dụng OSS và Linux.

4.4. Châu ÁKhu vực này được đặc trưng bởi sự không đồng đều giữa tình trạng của OSS tại các quốc gia tiên tiến (Nhật và Hàn Quốc) và tại các quốc gia đang nổi lên (Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác). Các quốc gia đang phát triển tại châu Á đã trải nghiệm sự tăng trưởng đáng kể đối với các hàng hóa và dịch vụ chắc chắn nào đó có liên quan tới ICT trong những khu vực thành thị quan trọng nhất.

Ấn Độ nắm giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu phần mềm và dịch vụ IT trên thế giới, một nền công nghiệp đại diện cho 11% GDP của quốc gia vào năm 2010.

Sự hợp nhất mới phôi thai của các quốc gia đang phát triển trong xã hội thông tin IS đã không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng trong khu vực, mà cũng biến nó trở thành một trong những nguồn chính các hàng hóa và dịch vụ ICT cho phần còn lại của các thị trường thế giới.

Các thị trường thiết bị phần cứng và truyền thông đạt tới các con số cao nhất của chúng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những ví dụ là Trung Quốc, như là nguồn chính của phần cứng, và Ấn Độ, như là một trong những nguồn hàng đầu của sản xuất phần mềm. Doanh số của các quốc gia này, như Malaysia và Việt Nam, đối với xuất khẩu các sản phẩm ICT cũng đang gia tăng. Xu thế này được mong đợi sẽ tiếp tục và tăng tốc trong thập kỷ tiếp sau.

Sự tăng trưởng kinh tế này, không chỉ trong lĩnh vực ICT, mà còn trong các khu vực sản xuất khác, đang dẫn dắt sự phát triển kinh tế của các xã hội trong khu vực, và sự tiến bộ của IS đi cùng với nó. Nếu chúng ta xem xét các quốc gia lớn nhất châu Á, thì công việc của họ để tiến tới sử dụng các ngôn ngữ tương ứng của họ, cùng với những mức độ vẫn còn thấp về thâm nhập Internet được thấy trong hầu hết các quốc gia trong khu vực, nghĩa là có tiềm năng lớn trong tương lai cho những ngôn ngữ này trên Internet.

Đây là trường hợp của Trung Quốc, với dân số Trung quốc hơn 1.3 tỷ người, trong số đó chỉ 184 triệu người là những người sử dụng Internet. Những con số này thể hiện tầm quan trọng của quốc gia này sẽ có trong vài năm tới.

Các quốc gia với thu nhập cao nhất trong khu vực đã từng là những quốc gia đầu tiên để xác định và ứng dụng các chính sách về ICT, đi theo sau là phần còn lại của các quốc gia trong khu vực, những nước tới để xác định nền công nghiệp ICT như là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của khu vực.

Tại châu Á, sự tương quan giữa các chỉ số IS và OSS không thật mạnh như nó vốn có trong các khu

Trang 69/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

vực với các nền kinh tế phát triển hơn. Điều này có thể là do thực tế là những quốc gia thu nhập thấp này mà các nền kinh tế của họ kiếm tiền bằng việc sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, nhưng các công dân của họ thiếu khả năng tài chính để tiêu dùng chúng với số đông, với ngoại lệ là Nhật và Hàn Quốc.

Mức độ phát triển OSS trong khu vực là không đồng nhất, và nó được dẫn dắt bởi các quốc gia mà chúng ta đã nhắc tới như những người dẫn đầu trong sản xuất phần mềm và phần cứng, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Các thỏa thuận khác nhau trong khu vực đã thúc đẩy sự tiến bộ của OSS. Một thỏa thuận như vậy là CJK, giữa Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc, để sử dụng OSS cho các ngôn ngữ bản địa. Một ví dụ đáng nhắc tới khác là Liên minh AOSC được tạo ra gần đây (Trung tâm OSS châu Á), được ký bởi 10 quốc gia/vùng lãnh thổ của châu Á: Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Macau, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Mục tiêu của liên minh này là để thúc đẩy sử dụng và phát triển OSS tại châu Á.

Hầu hết các hoạt động được triển khai bởi các cộng đồng OSS trong khu vực này được nhằm vào sự thích nghi bản địa của OSS, cần thiết thực hiện bởi nhu cầu cung cấp cho một loạt ngôn ngữ trong khu vực. Sự thiếu thành thạo tiếng Anh trong khu vực (ngoại trừ Ấn Độ) là một yếu tố quan trọng mà nó hạn chế sự đóng góp của các quốc gia này cho cộng đồng OSS toàn cầu.

Cùng lúc, những sáng kiến cho sự thích nghi OSS bản địa của cộng đồng có một giá trị không kể xiết, khi chúng đóng góp đáng kể cho việc mang IS tới các dân cư bản địa, đặc biệt trong trường hợp các ngôn ngữ với các bảng chữ cái không phải là các ký tự theo hệ Latin.

Mạng OSS Quốc tế (IOSN) là một Trung tâm Tài năng OSS trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà nó tin tưởng rằng các quốc gia đang phát triển có thể cải thiện các điều kiện kinh tế và xã hội của họ bằng việc sử dụng các phần mềm có thể truy cập được, như các giải pháp được cung cấp bởi OSS.

Vai trò của các chính phủ trong ứng dụng và thúc đẩy OSS là khác nhau từ chủ nghĩa can thiệp cương quyết trong trường hợp của Trung Quốc, nơi mà chỉ nhà cung cấp OSS bản địa là một công ty nhà nước, tới tiếp cận tự do hơn của Ấn Độ, với quan điểm được chia ra giữa những ưu điểm mà sự thúc đẩy OSS có đối với nền kinh tế của minh, và sự phụ thuộc của nó vào các tập đoàn phần mềm đa quốc gia được thiết lập tại quốc gia này, cho những ai mà khu vực phần mềm quan trọng của Ấn Độ làm việc (cái gọi là các nhà máy phần mềm). Các vị thế trung gian đã và đang được áp dụng bởi các chính phủ của Nhật và Hàn Quốc, cả 2 có những chính sách rõ ràng thúc đẩy OSS. Tại Nhật mục tiêu là để giảm sự phụ thuộc của họ vào các công ty phần mềm đa quốc gia, trong khi tại Hàn Quốc là để thúc đẩy khu vực ICT quốc gia và bằng cách đó thúc đẩy nền kinh tế.

Trong tất cả các quốc gia trong khu vực, các trường đại học thực hiện một sự đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của OSS khu vực, tham gia vào các dự án cộng tác với các công ty OSS chính như Sun Microsystems, Red Hat và IBM, nhưng đặc biệt bằng việc huấn luyện những người chuyên nghiệp có khả năng về OSS. Những ví dụ rõ ràng là Trung tâm Hub Linux tại Đại học Seoul, cộng tác với IBM, hoặc Viện Công nghệ và Ứng dụng Mở (IOTA), một liên danh giữa nhà nước Tây Bengal, Đại học Jadavpur (Ấn Độ), Sun Microsystems và Red Hat.

Trang 70/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Sự thâm nhập của OSS vào khu vực tư nhân vẫn còn không thật cao, nhưng OSS đã đạt được một vị thế quan trọng tại Hàn Quốc, và ở một mức độ thấp hơn tại Nhật, và được mong đợi thực hiện được những bước đi lớn tại Trung Quốc trong trung hạn.

Tại Hàn Quốc, sự triển khai OSS đã từng được thực hiện ban đầu thông qua tập đoàn Haansoft, và sự thâm nhập của OSS là khá đáng kể trong các lĩnh vực ngân hàng và bệnh viện. Sự thiếu hỗ trợ đã làm chậm sự thâm nhập lớn hơn của OSS trong khu vực tư nhân của Nhật, nhưng một số công ty OSS đang tăng cường vị thế của họ tại quốc gia này, mà sẽ giúp làm cho việc sử dụng OSS sẽ lan truyền rộng rãi hơn.

OS đang nhanh chóng trở thành một phần cơ bản của hạ tầng IT tại châu Á. Theo Gartner, một hãng phân tích, khoảng 60% các cơ quan nhà nước châu Á sẽ sử dụng OSS trong các nhiệm vụ sống còn của họ vào năm 2010.

4.4.1. Ấn Độ

Khu vực nhà nước

Chính phủ thúc đẩy sử dụng OSS thông qua những sáng kiến khác nhau, như Trung tâm Nguồn lực OSS Quốc gia (NRCFoss), các hoạt động của nó tập trung vào việc huấn luyện, tạo và duy trì các kho OSS, thích nghi bản địa, hình thành chính sách và thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh có liên quan tới OSS197.

Sáng kiến Linux India đã được tung ra bởi chính phủ với các mục tiêu ban đầu là phát triển các trung tâm tài nguyên OSS và các dự án thí điểm, hỗ trợ thích nghi bản địa OSS và triển khai các nghiên cứu.

Ngày nay, thung lũng Bangalore là cạnh tranh như thung lũng Silicon của Mỹ về cung cấp cụm phát triển công nghệ.

Không có quan điểm thống nhất về nỗ lực được thực hiện của chính phủ để thúc đẩy OSS.

Một ý kiến198 là việc chính phủ không cung cấp đủ hỗ trợ chính thức cho sử dụng và phát triển OSS tại quốc gia này. Lý do cho điều này là chính phủ không muốn tham gia vào xung đột với những lợi ích trong khu vực công nghệ: các chính sách khá trung lập của chính phủ Ấn Độ về OSS được thúc đẩy bởi mong muốn giữ các công ty Mỹ tại quốc gia này199 vì công nghiệp công nghệ là sống còn đối với nền kinh tế của Ấn Độ200.

Một số ý kiến ngược lại tin tưởng rằng chính phủ Ấn Độ, nhận thức được những ưu điểm của OSS cung cấp tại một quốc gia như Ấn Độ, là tiên phong thúc đẩy sự phát triển của OSS201.

197 See http://www.nrcfoss.org.in/index.php?option=com_content&task=view&id=41&Itemid=86198 Madanmohan Rao states that the government's attitude toward OSS has been strongly influenced by the Microsoft

lobby.199 Andrea DiMaio, analyst at Gartner.200 The top 20 Indian IT service companies generated altogether $5.77 billion in exports in 2004, according to CNET

Networks Inc.http://news.cnet.com/India-Speaking-yourlanguage/2100-7344_3-5951942.html?tag=mncol;txt201 According to François Bancilhon, the CEO of Mandriva, “The Indian Government has a strong will to promote

open source due to the potential to save costs and gain independence. India has a (sic) strong software expertise and wants to have the ability to control its own technology by being a partner, rather than a customer.”

Trang 71/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Khu vực tư nhân

Ấn Độ đã từng tham gia vào OSS nhiều năm, nhờ sự bất lực của các công ty Ấn Độ đầu tư vào các công nghệ sở hữu độc quyền. OSS đã được xem như một cách thức để tránh chi phí cấp phép. Sử dụng đầu tiên OSS từng là các công ty công nghệ của Ấn Độ, những công ty cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm cho các công ty nước ngoài, mà đã có những tài nguyên kỹ thuật nội bộ để hỗ trợ cho các môi trường OSS.

Sau này, các cơ quan chính phủ đã tiếp tục sử dụng OSS trong các máy tính trạm, để tránh trả tiền cấp phép. Một loạt các bộ của chính phủ đã sử dụng và đang sử dụng OSS cả ở mức độ quốc gia và mức độ các bang, mặc dù những triển khai phạm vi rộng đã được triển khai ở mức quốc gia202. Gần đây, xu thế này đã chậm chạp mở rộng tới những người sử dụng đầu cuối trong các công ty, nhờ vào sự chín muồi của OSS, và điều này đã được tăng cường bởi sự hiện diện của các công ty OSS tại quốc gia này.

Tuy nhiên, sự thâm nhập của OSS về ngắn hạn sẽ được tập trung chủ yếu vào các môi trường máy chủ, nơi mà nó được dự đoán đạt được tới một thị phần 20.8% vào năm 2011203.

Sự thiếu hụt hỗ trợ mạnh cho các ứng dụng OSS dẫn tới sự tin tưởng rằng nó sẽ không đạt được tỷ lệ tăng trưởng phát triển cao, thậm chí dù sự hiện diện và hỗ trợ lớn hơn từ các công ty OSS sẽ làm gia tăng sự thâm nhập của nó. Một số ví dụ về các ứng dụng OSS sẵn sàng là những ví dụ được sử dụng cho dự báo khí tượng thủy văn, giám sát và khai thác dầu khí. Trong thực tế, Ấn Độ là một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực, với tiềm năng khổng lồ và nơi mà các công ty như Oracle, IBM, Red Hat, Microsoft, Mandriva, Infosys, InfoAxon Technologies Ltd., … đang đấu tranh cho một chỗ trong khu vực này.

Các trường đại học

Ấn Độ có một nền tảng đáng kể nguồn nhân lực với tri thức kỹ thuật và sự quan tâm gia tăng trong OSS204. Trên thực tế, hệ thống giáo dục trong các lĩnh vực kỹ thuật được xây dựng xung quanh các khái niệm của Unix. Hầu hết các khóa học về IT dựa vào sự huấn luyện trên Linux, và như là một kết quả, có một số lượng lớn các kỹ sư với tri thức này205.

Hoạt động tích cực trong khu vực phần mềm tư nhân tại quốc gia này đã tạo ra nhu cầu về nhân lực có chất lượng, được huấn luyện trong các công nghệ thông tin. Các trường đại học của Ấn Độ đã huấn luyện những nguồn nhân lực có chất lượng này cho quốc gia. Các trường đại học và các viện công nghệ của nó đã nổi danh có uy tín quốc tế về mức độ hàn lâm cao của họ trong các khóa học về toán học và khoa học.

Gần đây, các dự án quốc tế lớn từ các công ty phần mềm đa quốc gia đã ngày một gia tăng các công nghệ nguồn mở, mà nó đang tạo ra một yêu cầu cho các nhân viên có khả năng. Các trường đại học của Ấn Độ đã đáp ứng bằng việc cung cấp việc huấn luyện và tham gia vào các dự án OSS, thường trong sự

202 Madanmohan Rao, Research Director at the Asian Media Information and Communication Centre, in statements made to CNET Networks Inc. 14 November 2005.

203 Gartner report “Open Source in India, 2008.” www.gartner.com204 IONS-UNDP International Open Source Network country profiles. <http://www.iosn.net/south-

asia/countries/india/wiki/>205 Approach Document for The Linux India Initiative by The Government of India.

http://atulchitnis.net/writings/oss_govt.pdf

Trang 72/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

cộng tác với các công ty phần mềm đa quốc gia.

Một ví dụ rõ ràng nữa là Chương trình Đại học Ấn Độ của Sun, mà nó đạt được sự tham gia tích cực của hàng trăm sinh viên các trường đại học trong các dự án như OpenSolaris, NetBeans, Project GlassFish, OpenPortal và Apache.

Các khu vực hàn lâm và R&D&I cũng đang bắt đầu sử dụng các công cụ OSS phổ biến trong những lĩnh vực như xử lý tín hiệu số, thiết kế và vẽ, SIG, quản lý thư viện, quản lý khóa học hàn lâm, … Được cung cấp tài chính bởi chính phủ Ấn Độ, NRCFOSS đã được thành lập vào tháng 04/2005, với nhiệm vụ để thúc đẩy OSS tại quốc gia này. Dự án này đang được cùng triển khai bởi một cơ quan R&D&I của chính phủ được gọi là C-DAC (Trung tâm về Điện toán Tiên tiến) và Trung tâm Nghiên cứu Au-KBC tại Đại học Anna ở Chennai.

Các cộng đồng

Có một mạng của hơn 80 nhóm người sử dụng, dù không phải tất cả là y như nhau về kích cỡ hoặc sự tích cực. Các nhóm lớn nhất nằm ở các thành phố như Bangalore, Delhi, Mumbai, Kolkata, Chennai và Hyderabad, dù các nhóm người sử dụng nhỏ hơn cũng nằm rải rác trong các thành phố nhỏ. Một số mạng quốc gia cũng hoạt động, như Mạng Linux India hoặc Quỹ Phần mềm Tự do – Ấn Độ.

Các cộng đồng tại Ấn Độ bao gồm: BOSSGNU/Linux, Debian, Ubuntu, IndLinux, tập trung vào các dự án thích nghi bản địa; Anjuta, chuyên cho dự án IDE; OpenOffice, thực hiện các thích nghi bản địa, và cải tiến các chức năng; và Fedora, tập trung vào các hoạt động thích nghi bản địa. Nói chung, các dự án được triển khai bởi các cộng đồng OSS quan tâm tới các sáng kiến có liên quan tới các dự án ngôn ngữ lập trình trong các ngôn ngữ bản địa, cũng như sự thích nghi bản địa 206, các dự án giáo dục và phát triển.

Ở mức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận của Ấn Độ, Twincling, phát triển và thúc đẩy sử dụng OSS. Hơn nữa, dự án của Trung tâm Nguồn lực Quốc gia được tạo ra bởi Bộ Công nghệ Thông tin của Chính phủ Ấn Độ có một website không chính thức được duy trì bởi Đại học Anna để tạo điều kiện cho các hoạt động có liên quan tới dự án, và là một trong những trung tâm hàn lâm thúc đẩy việc huấn luyện OSS tại Ấn Độ.

Có thể thấy rằng Ấn Độ, một quốc gia với thu nhập thấp, nơi mà đa số dân cư không thể kham được việc mua một chiếc máy tính, mà có thể phải trả giá hơn lương năm của họ207, nơi có những kỹ năng và tri thức cần thiết để sửa đổi mã nguồn, và nơi mà có một yêu cầu không được đáp ứng cho sự thích nghi bản địa bởi những nhà cung cấp phần mềm sở hữu độc quyền, có những đặc điểm phù hợp cho dân số, các công ty và chính phủ để bảo vệ việc sử dụng OSS.

4.4.2. Trung Quốc

Khu vực nhà nước

Sự phát triển OSS tại Trung Quốc dựa trên sự bung ra của các cộng đồng phát triển và sử dụng trong nền hành chính nhà nước. Tại Trung Quốc, OSS không chỉ nhận được sự hỗ trợ và thúc đẩy quan trọng của chính phủ, mà sự phát triển OSS cũng được lên kế hoạch và dàn phối ở mức chính phủ. Sự phát triển và triển khai OSS không phải được ra lệnh bởi thị trường, mà bởi chính phủ.

206 “Localizing free software for a free country” is the slogan of IndLinux, some of the largest and most popular groups that have been extremely successful in their local adaptation work.

207 The per capita income in India is $474 USD, while the cost of a PC is $227 USD and software, $250 USD, according to information provided by Javed Tapia in an interview at Red Hat. <http://www.redhat.com/magazine/015jan06/features/tapia/>

Trang 73/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Các lý do vì sao chính phủ Trung Quốc dường như có quan tâm trong việc triển khai OSS tại quốc gia này không chỉ là về kinh tế. Sự khuếch trương được tạo ra trong giới công nghiệp phần mềm bản địa, các lý do văn hóa và chính trị208, và đặc biệt chủ nghĩa hoài nghi đối với phần mềm sở hữu độc quyền, đã và đang xác định các yếu tố đằng sau sự hỗ trợ mạnh mẽ đối với OSS mà chính phủ Trung Quốc đưa ra.

Qui định của chính phủ Trung Quốc đòi hỏi tất cả các máy tính mới được bán với OSS được cài đặt sẵn và khuyến khích mua phần mềm sản xuất tại Trung Quốc để giảm thiểu sự phụ thuộc vào sở hữu trí tuệ từ các nước ngoài. Các dự án khổng lồ cũng đã được triển khai cho chính quyền điện tử. Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy vài tiêu chuẩn phần mềm ở mức nhà nước. Những tiêu chuẩn này trao cho các nhà cung cấp của quốc gia một cơ hội để cạnh tranh trong những điều khoản ngang bằng trong thị trường của họ với các nhà cung cấp quốc tế.

Nhà cung cấp Linux chính tại Trung Quốc là Red Flag Linux. Được thành lập năm 1999, cổ đông lớn thứ 2 của nó là chính phủ. Red Flag Linux là công ty đứng đằng sau dự án Asianux, cùng với Miracle Linux tại Nhật, và Haansoft tại Hàn Quốc, mục tiêu của họ là để phát triển một Linux tiêu chuẩn hóa để sử dụng tại châu Á. Phiên bản Asianux 3.0 hiện có trên thị trường.

Red Flag Linux từng có trách nhiệm cho việc triển khai OSS trong chính phủ, ở các mức địa phương, tỉnh thành và quốc gia. Linux được sử dụng, ví dụ, tại Bộ Khoa học, Bộ Thống kê, Dịch vụ Bưu điện Trung Quốc, Cơ quan độc quyền thuốc lá của Nhà nước và dự án Thư viện Số tại các trường đại học. Trên thực tế, chính phủ đã công bố rằng tất cả các cơ quan chính phủ phải sử dụng chỉ các phần mềm bản địa vào năm 2010209.

Khu vực tư nhân

Bất chấp thực tế rằng nhiều điều đã được nói về hiện tượng OSS tại Trung Quốc210, thì trong thực tế nó cũng vẫn rất còn mới mẻ. Trong thị trường phần mềm của Trung Quốc, sự thâm nhập của OSS là lớn hơn trong các phân khúc hệ điều hành và hệ quản trị cơ sở dữ liệu so với trong phân khúc các ứng dụng. OSS tại Trung Quốc có nghĩa là Linux. Với thị phần 30%211, nó được ước tính rằng Linux đã đạt được một doanh số 14 tỷ euro vào năm 2007.

Trung Quốc tiếp tục là một nơi sinh sản tốt cho việc sử dụng các công nghệ OSS. Biết rằng đây là một quốc gia đang phát triển, nó thực tế không có ràng buộc về các hệ thống đã có từ trước đó, và nó có thể thích nghi được với các công nghệ mới như OSS. Các chi phí sở hữu, tính sẵn sàng đối với các ứng dụng cần thiết và các tiêu chuẩn mở và các qui trình phát triển là những xúc tác chính đằng sau sự tăng trưởng về OSS của Trung Quốc.

208Tin bài được xuất bản trên CNET Networks Inc. Ngày xuất bản: 14/11/2005. http://news.cnet.com/China-Local-software-for-local-people/2100-7344_3-5951629.html.

209Gartner China Attempts to Block Foreign Software in Government.210Tìm kiếm trên Internet cụm từ “open source in China” (nguồn mở tại Trung Quốc) vào ngày 04/09/2009 đã đưa ra

88.8 triệu kết quả; “open source in India” (nguồn mở tại Ấn Độ) đưa ra 57.9 triệu kết quả, “open source in United States” (nguồn mở tại Mỹ) đưa ra 78.7 triệu kết quả; “open source in Europe” (nguồn mở tại châu Âu) đưa ra 44.3 triệu kết quả.

211Bao gồm những thứ được cài đặt trên các máy chủ, các phần mềm nhúng và được cài đặt trong các điện thoại di động. Bài trình bày của J. Aaron Farr của Apache vào năm 2007. http://cubiclemuses.com/files/open_source_in_china.pdf

Trang 74/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Mong muốn giảm thiểu các chi phí và cải thiện an ninh có lẽ thuyết phục được một số công ty sử dụng các công nghệ OSS. Tuy nhiên, các vấn đề về hỗ trợ và tính phức tạp có liên quan tới các môi trường của OSS do thiếu những người giỏi là người Trung Quốc là những yếu tố chính hạn chế sự ứng dụng OSS. Tuy nhiên, nên nhấn mạnh rằng nhận thức tốt hơn có liên quan tới sử dụng phần mềm hợp pháp có thể cho phép phát triển OSS tốt hơn.

Trung Quốc được xem là một trong những quốc gia mà sẽ xác định sự tăng trưởng và tiềm năng của OSS, không chỉ tại châu Á, mà còn trên thế giới.

Các trường đại học

Một trụ cột cơ bản khác trong sự phát triển và triển khai OSS tại Trung Quốc đã và đang là hệ thống giáo dục của quốc gia này. Các trường đại học của Trung Quốc đã lựa chọn OSS vì những lý do có liên quan tới chi phí, nhưng cũng để triển khai số lượng lớn các sinh viên với tri thức khổng lồ trong phát triển phần mềm và ứng dụng.

Vào năm 2005, Trung tâm Linux Zhengjiand (ZJLC) đã thiết lập một liên minh với gần như 70 trường đại học của Trung Quốc và đã đặt tên là Lãnh đạo Liên minh Thúc đẩy Nguồn mở của các trường Đại học - LUPA (Leadership of Open-Source University Promotion Alliance). LUPA đã thành lập Lupaworld, một cộng đồng nơi mà các thành viên trao đổi các ý tưởng và chia sẻ tri thức có liên quan tới OSS. Quỹ LUPA đã có mặt tại hơn 300 trường đại hoạc và trường học, đưa ra các khóa học cơ bản theo các công nghệ lập trình mở, 1.500 người chuyên nghiệp đã giành được chứng chỉ của những người vận hành và những nhà quản trị Linux. Quỹ Linux còn đưa ra 9 chứng chỉ, bao gồm cả những việc xác định phẩm chất cho các kỹ sư phần mềm. Chỉ riêng trong tháng trước, nó đã xuất bản 11 cuốn sách giáo khoa Linux để đáp ứng được những yêu cầu của chính phủ để học các công nghệ tiên tiến.

Một sáng kiến tương tự, cũng vào năm 2005, là Trung tâm Linux của Guangdong, với 27 đại học đã tạo ra Lãnh đạo của Liên minh Thúc đẩy Nguồn mở trong các trường Đại học của Guangdong (GDLUPA). GDLUPA tham gia rất tích cực trong việc huấn luyện các sinh viên đại học như những lập trình viên Linux.

Một trong những dự án chính trong đó một loạt các trường đại học hiện có liên quan là sự ứng dụng nhiều chương trình OSS bản địa từ các quốc gia không nói tiếng Trung Quốc, như Sakai. Xu hướng được mong đợi này là cho các trường đại học của Trung Quốc hợp tác với các trường đại học khác trên thế giới để liên danh liên kết phát triển OSS đặc thù cho lĩnh vực của họ.

Trung Quốc được xem là một trong những quốc gia mà sẽ xác định sự tăng trưởng và tiềm năng của OSS212, không chỉ tại châu Á, mà còn trên thế giới213.

Các cộng đồng

Các cộng đồng OSS tại quốc gia này dường như vẫn còn trẻ214. Mô hình phát triển OSS tại Trung

212100.000 lập trình viên tốt nghiệp mỗi năm, thị trường phần mềm nội địa trong năm 2005 là 5.8 tỷ USD (17% cao hơn so với năm 2004), có 160 triệu người sử dụng Internet (8% dân số) và chi phí cho một lập trình viên Java là 10 USD/giờ. Bài trình bày của J. Aaron Farr của Apache vào năm 2007. http://cubiclemuses.com/files/open_source_in_china.pdf

213Bài trình bày của J. Aaron Farr của Apache vào năm 2007, http://cubiclemuses.com/files/open_source_in_china.pdf.214“Các cộng đồng nguồn mở Trung Quốc là khá nhỏ và không có nhiều ảnh hưởng. Có sự thiếu hụt các dự án lớn, ít

tay chơi, và ít tiền” (Hu Ke, CCID Analyst). Bài trình bày của J. Aaron Farr của Apache vào năm 2007, http://cubiclemuses.com/files/open_source_in_china.pdf

Trang 75/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Quốc có thể là khác so với tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, sự thiếu tầm nhìn xa của họ có thể là vì những rào cản về ngôn ngữ. Một lý do khác được đưa ra là sự giao tiếp bên trong cộng đồng OSS Trung Quốc có thể là khác215. Thật thú vị để lưu ý rằng trong các nhóm người sử dụng như là nhóm người sử dụng Linux tại Bắc Kinh - BLUG (Beijing Linux User Group), hơn 50% các thành viên là người nước ngoài và website là bằng tiếng Anh.

Những sáng kiến và liên minh trong lĩnh vực OSS tại Trung Quốc là rất khác nhau, cả về mức độ quốc gia và vùng, và đại diện từ các công ty ICT lớn thường tham gia vào trong các sáng kiến đó.

Liên minh Thúc đẩy OSS Trung Quốc COPU (China OSS Promotion Union) tự mô tả mình trên webiste của mình như là một liên minh xã hội phi chính phủ, tự nguyện giữa các công ty, các cộng đồng, các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu, các khách hàng, các tổ chức và cơ quan thúc đẩy và hỗ trợ của giới công nghiệp, với sự chỉ dẫn của chính phủ. Được tạo ra trong năm 2004, cấu trúc của nó sau này đã được chỉnh lại để đưa vào một hội đồng tư vấn (Think Tank) mà đáp ứng được hàng năm đối với sự phản ánh và đưa ra tư vấn cho COPU. Các chuyên gia này bao gồm các giám đốc và các nhà sáng lập của các thực thể chính trong khu vực này216. Những mục tiêu đầu tiên của COPU là để thúc đẩy sự phát triển Linux/OSS giữa Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc (CJK). Theo nghĩa này, CJK hình thành từ một thỏa thuận hợp tác giữa Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc. Nhóm này làm việc để phát triển và đưa ra thị trường một nền tảng Linux thống nhất cho tất cả châu Á, và cả những quan tâm của bản thân họ với việc giáo dục và huấn luyện OSS.

4.4.3. Hàn Quốc

Khu vực nhà nước

Ngay từ đầu năm 2002, chính phủ đã công bố một dự án chuyển đổi217 cho 120,000 máy tính trạm của mình (23% tất cả các máy tính) từ Microsoft sang phát tán Linux của công ty Hancom, Hàn Quốc218, Linux Delux, trong các bộ, các cơ quan chính phủ và các trường đại học. Khi đó, nhiều cổng của ngân hàng và cơ quan chính phủ vẫn chỉ có sử dụng các hệ thống sở hữu độc quyền219.

Một lần nữa vào năm 2004, chính phủ đã công bố bắt đầu các dự án220 chuyển đổi 1.000 máy sang Linux trong các chính quyền địa phương như một phần của kế hoạch chuyển đổi chung. Vào năm 2006, chính phủ đã công bố một kế hoạch bắt đầu vài chương trình thí điểm chuyển đổi sang Linux trong các thành phố khác nhau để thiết lập một ví dụ cho những thành phố còn lại221 của quốc gia.

Theo một số xuất bản phẩm, việc tiếp tục các kế hoạch chuyển đổi sang Linux của Hàn Quốc chuyển thành dài hạn vì sự thiếu hỗ trợ và tính tương thích từ Microsoft. Ví dụ, Microsoft đã quyết định dừng cung cấp các bản vá cập nhật cho Windows 98, hầu hết được sử dụng trong các cơ quan chính phủ222. Bằng việc chọn OSS, chính phủ dự định giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp phần mềm sở hữu độc quyền và tăng cường cho nền công nghiệp bản địa.

215Các hồ sơ các quốc gia trong Mạng Nguồn Mở Quốc tế IONS-UNDP, http://www.iosn.net/ south- asia/countries/china/wiki/.

216 Linux, Apache, MySQL, Ubuntu, FSF, IBM, SourceForge, Intel, JBoss, Mozilla, Red Hat, Novel, SUN, Oracle, ...217 http://www.theregister.co.uk/2002/01/14/korea_migrates_120k_civil_servants/218 Hancom is a company belonging to the Haansoft Group.219 http://news.zdnet.co.uk/software/0,1000000121,39116799,00.htm220 Korean IT News, “Local Autonomous Governments To Adopt Linux Operating System,” by Yun Dae-won,

February 2004. http://english.etnews.co.kr/news/detail_top.html?id=200402230006&art_grad=9221 http://www.egov.vic.gov.au/index.php?env=-inlink/detail:m1159-1-1-8-s-0:l-687-1-1--222 http://www.reallylinux.com/docs/linuxasiapac.shtml

Trang 76/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Khu vực tư nhân

Haansoft là công ty hàng đầu trong thị trường. Một trong những chi nhánh của nó, Hancom Linux, Inc., có khoảng 80% thị phần trong trình xử lý văn bản và đã có thành công thương mại đáng kể với những phát triển Linux của nó cho các phần mềm nhúng và các ứng dụng máy tính. Phần mềm của nó vận hành trong các ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Nga, Tây Ban Nha và Nhật223. Theo các tuyên bố được thực hiện trong năm2005 của Haansoft, sau này được biết tới như là Hangul and Computer224, Hàn Quốc đã đối mặt với một tình trạng thị trường độc nhất, với Unix áp đảo trong khu vực nhà nước và Windows trong thị trường tư nhân225. Kể từ đó, Asianux của Haansoft đã có khả năng giành đất của Unix trong khu vực nhà nước, và đất của Windows trong khu vực tư nhân.

Một vấn đề quan trọng khác trong khu vực này là Linux Security Inc.226 đã thắng các vụ thầu cung cấp các giải pháp Linux cho cả chính phủ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ngành công nghiệp với tỷ lệ sử dụng OSS lớn nhất là khu vực ngân hàng. Một ví dụ nổi tiếng là sự triển khai hệ thống ngân hàng trực tuyến trên Internet (Internet banking) của Liên đoàn Hợp tác Tín dụng Cộng đồng của Hàn Quốc KFCC (Korean Federation of Community Credit Cooperatives). Ngoài ra, cũng đã có những triển khai trong các khu vực khác, như hệ thống quản lý doanh số của Hàng không Hàn Quốc, và nhiều ứng dụng trong các bệnh viện, Trung tâm Ung thư Quốc gia và Đại học Quốc gia Seoul227.

Các trường đại học

Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã tung ra dự án NEIS228 dựa vào OSS (Hệ thống Thông tin Giáo dục Quốc gia). Hệ thống này được mong đợi sẽ lưu trữ các dữ liệu về tất cả các sinh viên, cho phép các trường học truy cập và chia sẻ thông tin trực tuyến như một phần của kế hoạch hiện đại hóa các hệ thống giáo dục của Hàn Quốc.

Một phần lớn nỗ lực trong việc thúc đẩy OSS tại Hàn Quốc tới từ các trường đại học, như Đại học Seoul229, ví dụ thế. Giới công nghiệp và chính phủ đã đạt được một loạt thỏa thuận để tạo ra các trung tâm năng lực bản địa để đưa ra sự huấn luyện. Một ví dụ là IBM, mà đã đồng ý tạo ra những trung tâm Linux để thúc đẩy và cung cấp huấn luyện trong OSS, như Linux Hub Center tại Đại học Quốc gia Seoul. Một ví dụ khác là sự tạo ra một nhóm làm việc với mục đích tiêu chuẩn hóa khu vực phần mềm và phần cứng, với sự tham gia từ các công ty như Samsung Electronics, HanCom LINUX và Wow LINUX230.

Các cộng đồng

Chính phủ cũng thúc đẩy những sáng kiến có liên quan tới sự thích nghi và tiêu chuẩn hóa của Linux tại Hàn Quốc, như Booyo, một phát tán Linux cho các máy tính để bàn và là nền tảng tiêu

223 http://ce.mdic.gov.br/SOFTWARE/Pais%20-%20Korea%20-%20The%20Status%20of%20Open%20Source%20Software%20(OSS)%20na%20Korea.pdf

224 Hangul's word processor was the leading word processing package in Korea until the end of the 90s. Microsoft tried to buy the company in 1999

225 Jong Jin Baek, CEO of Haansoft226 www.linuxsecurity.co.kr227 http://ce.mdic.gov.br/SOFTWARE/Pais%20-%20Korea%20-%20The%20Status%20of%20Open%20Source

%20Software%20(OSS)%20na%20Korea.pdf228 TechLearning, “Open Source in South Korea,” by Jeremy Mereness, October 2006.

http://www.techlearning.com/article/13976229 http://www.reallylinux.com/docs/linuxasiapac.shtml230 http://www.techlearning.com/story/showArticle.php?articleID=193006191

Trang 77/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

chuẩn Linux hàng đầu tại Hàn Quốc. Cộng tác trong dự án này là Viện Nghiên cứu Điện tử và Truyền thông Seoul (ETRI) và một vài công ty bản địa, trong số đó có Samsung và Haansoft231.

Cơ quan Thúc đẩy Công nghiệp Phần mềm Hàn Quốc (KIPA) là một thành viên của Quỹ Linux. Cơ quan này đã ký một thỏa thuận vào năm 2004 với Viện Công nghệ Thông tin Quốc gia (ITI) của Brazil để trao đổi thông tin về các kinh nghiệm với OSS232.

Một trong những sáng kiến của chính phủ Hàn Quốc, đặc biệt của Bộ Tri thức và Kinh tế (MKE), từng là để tổ chức một cuộc thi toàn cầu cho các lập trình viên233, “Thách thức OSS 2009“ (OSS Challenge 2009)234. Sự kiện này được tổ chức bởi KIPA, Hiệp hội OSS Hàn Quốc (KOSSA), và Diễn đàn Thúc đẩy OSS Hàn Quốc (KOPF). Các nhà tài trợ bao gồm Samsung, Black Duck, Haansoft, Quỹ Linux, và những đơn vị khác.

Đối với những dự án OSS quan trọng nhất mà không có các mục tiêu thương mại, những nỗ lực được tập trung vào các hoạt động thích nghi bản địa. Tích cực nhất là Dự án Tài liệu Linux Hàn Quốc (KLDP)235, một cộng đồng mà các lập trình viên dịch các tài liệu về Linux sang tiếng Hàn. Nó đã bắt đầu hoạt động trong năm 1996, và ngày nay nó là cộng đồng Linux lớn nhất tại quốc gia này.

Các nhóm người sử dụng Linux bao gồm Nhóm Người sử dụng Linux236, Hiệp hội LUG Bản địa Hàn Quốc237 và Nhóm Người sử dụng Linux của Đại học Kyung Hee238. Trong năm 2008, Quỹ Linux đã công bố mở một văn phòng tại Seoul239.

Cổng SFAI240 đã dẫn tới nhiều sáng kiến đa dạng kể từ năm 2001. Một trong những sáng kiến đầu tiên là vạch ra một kế hoạch cho “Nhóm Làm việc về Thúc đẩy OSS” như một phần nỗ lực để hỗ trợ nền công nghiệp bản địa. Mục tiêu là để tạo ra một kế hoạch thúc đẩy OSS (2002-2006) cho KIPA. Kể từ đó, một loạt các hoạt động và hội thảo đã được triển khai.

Do tầm quan trọng của hệ thống nhúng tại Hàn Quốc, có vài tổ chức người sử dụng Linux trong lĩnh vực này, như tổ chức tư nhân của Dự án Linux Nhúng Hàn Quốc241.

Hội đồng Linux Hàn Quốc đã được thành lập vào năm 2000 như một sáng kiến của khu vực tư nhân, và bây giờ có hơn 120 công ty từ khu vực này tham gia. Sáng kiến này một phần được cấp tài chính từ chính phủ, và trong một nỗ lực để khuyến khích sử dụng OSS mà nó đã tạo ra các diễn đàn, đã tiến hành các cuộc hội thảo, xuất bản các trường hợp điển hình thành công về triển khai Linux và tổ chức Triển lãm hàng năm về Linux của Hàn Quốc (Linux Expo Korea).

4.4.4. Nhật Bản

Khu vực nhà nước

Trong năm 2003, Nhật đã ký một thỏa thuận hợp tác242 với Trung Quốc và Hàn Quốc để phát triển

231 http://www.oss.or.kr/booyo/booyo_partner/index.htm232 Software Livre.org, “Governo brasileiro assina acordo de cooperação com o governo coreano,” [Brazilian

Government signs a cooperative agreement with the Korean Government. 17 November 2004. http://www.softwarelivre.gov.br/noticias/coreia

233 http://ldn.linuxfoundation.org/blog-entry/korean-oss-contest-opens-doors-worldwidedevelopers234 http://ossproject.or.kr/international/235 http://kldp.org/236 http://www.lug.or.kr/home/237 http://www.lug.or.kr238 http://mirror.khlug.org/239 http://www.highbeam.com/doc/1G1-179753007.html240 http://oss.or.kr/oss_eng/estabil_2007.php241 www.kelp.or.kr/242 http://www.builderau.com.au/news/soa/China-Korea-and-Japan-close-to-open-

Trang 78/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

và thúc đẩy OSS và để thay thế các hệ điều hành sở hữu độc quyền. Dự án này đã được đầu tư vài triệu euro. Một năm sau, Nhật đã đồng ý giảm chi phí phần mềm xuống bằng việc sử dụng một phát tán Linux được thích nghi cho thị trường châu Á, Asianux243.

Nền công nghiệp phần cứng và máy tính Nhật, mà nó bao gồm các công ty lớn như Sony, Matshushita Electric Industrial, Mits, Mitsubishi và NEC, đôi lúc tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho các phần mềm sở hữu độc quyền để giảm sự phụ thuộc cao của khu vực này vào các nhà cung cấp phần mềm sở hữu độc quyền. Vì lý do này, những sáng kiến như nêu trên được chào đón nồng nhiệt bởi các nhà sản xuất. Tương tự, có nhiều sự quan tâm của chính phủ Nhật trong việc thúc đẩy nền công nghiệp bản địa, mà nó giải thích vì sao họ đã triển khai nhiều sáng kiến để thúc đẩy sự phát triển và triển khai OSS tại Nhật.

Vào năm 2003, chính phủ đã công bố rằng chính phủ đã chấp nhận đề xuất của Fujitsu, IBM Nhật và Oki Electric Industry Co., sử dụng Linux để quản lý bảng lương và những dạng dữ liệu cá nhân có liên quan khác cho 800.000 nhân viên dân sự của mình244.

Một sáng kiến khác của chính phủ là thỏa thuận với một nhóm các công ty phần cứng và phần mềm245, trong số đó có Oracle, NEC, IBM, HP, Hitachi và Dell, để phát triển các máy chủ và các máy tính dựa trên Linux để bán cho chính phủ Nhật.

Một số tổ chức chính thức đang thúc đẩy OSS, như METI và IPA. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đã triển khai các hoạt động và sáng kiến để thúc đẩy OSS tại quốc gia này và nó đã dành ra một ngân sách lớn hàng năm cho việc phát triển OSS đối với các hệ điều hành, phần mềm trung gian, phát triển các công cụ và các hạ tầng. Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến AIST (Advanced Industrial Science and Technology Institute) tiến hành các nghiên cứu về OSS và cung cấp sự hỗ trợ cho các cuộc gặp gỡ hàng năm về OSS tại châu Á.

Khu vực tư nhân

Gần 75% các công ty lớn, các công ty với hơn 2.000 nhân viên, sử dụng Linux trong các máy chủ của họ, 45% sử dụng nó trên các máy chủ ứng dụng và 25% trên các cơ sở dữ liệu OSS, như MySQL và PostgreSQL246.

Miracle Linux là một công ty mà cộng tác trong thỏa thuận của Asianux. Theo Chủ tịch của nó, Linux được triển khai trong các lĩnh vực khác nhau khắp nước Nhật, như trong nền hành chính, lĩnh vực ngân hàng, các công ty sản xuất và phân phối...

Các công ty quan trọng khác trong lĩnh vực này là Plat's Home247, một công ty hàng đầu tại Nhật có riêng phát tán SSD/Linux của riêng mình và đã phát triển một máy chủ dựa trên Linux (OpenMicroServer) có khả năng hỗ trợ các điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt; và Turbolinux, một nhà cung cấp dịch vụ OSS kể từ năm 1992. Bất chấp thực tế là mức độ ứng dụng OSS tại Nhật vẫn còn là thấp, thì Gartner mong đợi số lượng các triển khai sẽ gia tăng, được dẫn dắt bởi các công ty lớn với lực lượng IT đủ lớn248.

Các trường đại học

Cơ quan Thúc đẩy Công nghệ Thông tin IPA (Information Technology Promotion Agency) là một

sourcedeal/0,339028227,320278032,00.htm243 http://news.zdnet.co.uk/software/0,1000000121,39150645,00.htm244 http://www.crn.com/software/18823208;jsessionid=0ELRWVVCG4H4RQE1GHPCKHWATMY32JVN245 http://www.linuxworld.com/newsletters/linux/2007/0507linux2.html246 Report: Open Source in Japan, 2008 www.gartner.com247 http://www.plathome.com/248 Report: Open Source in Japan, 2008 www.gartner.com

Trang 79/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

viện nghiên cứu của chính phủ, và một trong những nhóm làm việc của nó là Trung tâm OSS. Trung tâm này đang hợp tác với Quỹ Linux để thúc đẩy sự phát triển công nghệ này bằng việc hỗ trợ sử dụng các tiêu chuẩn mở và OSS249. Thỏa thuận hợp tác này tạo thành một phần của kế hoạch tương trợ lẫn nhau cho sự thúc đẩy các tiêu chuẩn mở để tăng tốc sử dụng OSS tại châu Á.

Một dự án OSS thú vị là Máy Ảo An ninh (Secure Virtual Machine), được phát triển cho chính phủ Nhật và liên quan tới sự hợp tác của Trung tâm An ninh Thông tin Quốc gia (NISC), Đại học Tsukuba, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Keio, Viện Khoa học và Công nghệ Nara, Viện Công nghệ Toyota, Fujitsu, NEC, Hitachi, NTT, NTT DATA và SoftEther.

Các cộng đồng

Một số nhóm tư nhân cũng thúc đẩy OSS, như hiệp hội phi lợi nhuận Nhóm Nguồn Mở Nhật (Open Source Group Japan), mà đã được tạo ra trong năm 2000 để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng OSS250. Một cộng đồng khác là Diễn đàn Mở Kansai (Kansai Open Forum), một cộng đồng nguồn mở mà nó tổ chức diễn đàn thường niên251. Sáng kiến Phần mềm Tự do của Nhật, được thành lập năm 2002, là một hiệp hội phi lợi nhuận để thúc đẩy OSS.

Có vài nhóm người sử dụng, như Nhóm Người Sử dụng Linux Nhật (Japan Linux Users Group)252, Những người sử dụng Linux Tokyo (Tokyo Linux Users)253 và Linux Install Learing Osaka (LILO)254; cũng như các dạng nhóm khác, như Cộng đồng Giải trí Linux Tokyo (TLEC), Tokyo Debian User Group, Tokyo OpenSolaris Users Group, YLUG (Yokohama Linux Users Group), Shibuya Perl Mongers255, Japan MySQL User Group, JBOSS, PostgreSQL, OpenOffice, Rubi và OpenStandia. Gần 40% các lập trình viên tương tác với cộng đồng quốc tế, theo một khảo sát của cộng đồng Nhật256.

4.5. Châu Đại dươngXếp hạng toàn cầu của khu vực này của Thái Bình Dương trên bản đồ của chúng tôi, về mức độ tiên tiến về IS và OSS, phản ánh kết quả của sự tương tác đặc biệt với các vùng địa lý khác.

Về mặt địa lý là nằm trên đường giữa châu Á và châu Mỹ, và với một sự liên kết lịch sử với châu Âu (như là những thành viên của Khối thịnh vượng chung), Úc và New Zealand là trong số các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới về ICT. Ở đây, chúng tôi thấy những tỷ lệ cao nhất về những người sử dụng Internet cũng như những tiến bộ mạnh trong việc sử dụng điện thoại di động, mà đã tới để thay thế các đường điện thoại mặt đất, làm cho việc sử dụng chúng dần dần giảm đi.

Tình trạng này đã cung cấp những yếu tố đúng đắn cho vùng này để trở thành một trong những người đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của OSS, với tất cả các yếu tố mà nó thúc đẩy OSS đi

249 http://www.theinquirer.es/2007/10/02/la_fundacion_linux_se_asocia_con_el_gobierno_japones.html250 http://www.opensource.jp/en/251 http://k-of.jp/252 http://www.linux.or.jp253 http://tlug.jp/254 http://lilo.linux.or.jp/index.html.ja255 http://shibuya.pm.org/256 http://oss.mri.co.jp/floss-jp/short_summary_en.html

Trang 80/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

cùng với hầu hết “một cách tự nhiên”: một chính phủ mà đã thiết lập được những nền tảng cho sự thúc đẩy OSS, một hệ thống giáo dục mà cung cấp huấn luyện OSS đặc biệt trong các trường đại học của nó, một khu vực tư nhân năng động và đổi mới sáng tạo, mở cho việc sử dụng các công nghệ mới và sự tạo ra các công ty xung quanh OSS để cung cấp sự hỗ trợ sản phẩm, và cuối cùng, các cộng đồng của các lập trình viên mà thực hiện những đóng góp có giá trị cho OSS toàn cầu, tham gia vào cả các dự án của quốc gia và quốc tế, nhờ một mức độ rộng lớn đối với việc huấn luyện kỹ thuật tuyệt vời nhận được bởi những thành viên trong khu vực này.

Trong phần này của thế giới, 4 yếu tố chính chỉ ra một sự cân bằng các lực lượng mà đóng góp cho sự thâm nhập được liên tục, hài hòa của OSS trong nền kinh tế khu vực.

Nội dung sau đây cung cấp thông tin về những sáng kiến trong từng quốc gia và sự tương tác của 4 lực lượng mà chúng xác định mức độ phát triển OSS tại từng quốc gia.

4.5.1. Úc

Khu vực nhà nước

Trong năm 2005, Văn phòng Quản lý Thông tin Chính phủ Úc AGIMO (Australian Government's Information Management Office) đã phê chuẩn một tài liệu nói rằng các cơ quan khác nhau của chính phủ phải quyết định cho bản thân họ liệu có sử dụng OSS hay không, dựa vào các tiêu chí tiêu chuẩn và tỷ lệ giá thành – chất lượng257. Nó cũng đã xuất bản một chỉ dẫn OSS cho hành chính nhà nước258 mà đưa vào những tiêu chí này, tăng cường vị thế của chính phủ Úc về OSS. Tương tự, AGIMO, trong số những mục tiêu của mình là thúc đẩy những thực tế tốt nhất trong hành chính điện tử, làm cho thông tin về OSS sẵn sàng cho những người sử dụng trên website của mình 259. Vào cuối năm 2007, AGIMO đã tổ chức hội thảo “OSS trong hành chính nhà nước: Đổi mới sáng tạo và các bài học học được”, mà nó làm việc với các chủ đề có liên quan tới giấy phép và những ví dụ được trưng về triển khai OSS thành công trong khu vực nhà nước260.

Ở mức khu vực thì bang Victoria, bang New South Wales (nơi mà khu vực ICT đặc biệt là quan trọng) và Lãnh thổ Thủ đô Úc (Australian Capital Territory) là những vùng với hoạt động mạnh nhất của chính phủ trong OSS. Như một phần của chương trình thúc đẩy OSS của chính phủ, vào năm 2003, bang Victoria đã phê chuẩn một bao cấp 50.000 euro261 cho nhóm nguồn mở của Victoria, được cấu tạo thành từ hơn 80 công ty. Sau đó, vào năm 2005, một ủy ban của quốc hội đã khuyến cáo sử dụng OSS trong các máy bầu cử điện tử262.

Trong năm 2003, Lãnh thổ Thủ đô Úc đã trở thành nơi đầu tiên đưa ra một chỉ thị mà theo đó OSS phải được xem xét như một lựa chọn khi mua sắm trong khu vực nhà nước263.

Trong năm 2003, bang New South Wales đã ký một hợp đồng với Sun Microsystems, mà đã trao

257 http://www.finance.gov.au/e-government/better-practice-and-collaboration/events/2007/docs/Ann_Steward.pdf258 http://news.zdnet.co.uk/software/0,1000000121,39159783,00.htm “A Guide to Open Source Software for

Australian Government Agencies,” Australian Government Information Management Office, 18 April 2005. http://www.finance.gov.au/publications/guide-to-opensource-software/index.html

259 http://www.finance.gov.au/e-government/infrastructure/oss-resources.html260 http://www.finance.gov.au/e-government/better-practice-and-collaboration/events/2007/open-source-software-in-

government.html261 http://lists.linux.org.au/archives/linux-aus/2003-November/009371.html262 Computer World, “Victorian government elects open source for e-democracy platform,” by Michael Crawford, June

2005. http://www.computerworld.com.au/index.php/id;1174965887;fp;16;fpid;0263 http://www.computerworld.co.nz/news.nsf/UNID/54FB38BD414F3969CC256DF900123CCF?OpenDocument

http://www.theage.com.au/articles/2003/12/10/1070732274118.html. A.C.T. Legislation Register, Government Procurement (Principles) Guideline Amendment Act 2003.

Trang 81/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

cho các cơ quan chính phủ sự truy cập tới một bản chào đặc biệt để mua sắm OSS264.

Trong năm 2005, nó đã phê chuản một danh sách các công ty được chính thức công nhận chuyên về OSS để tạo điều kiện tìm kiếm các nhà cung cấp, giảm thời gian và tiền bạc mà các cơ quan đã đầu tư để tìm kiếm họ. Các công ty được chọn là cả đa quốc gia và các công ty nhỏ của bản địa (CSC, Sol1, Starcom và System Intergation Services)265.

Tuân thủ với các tiêu chí của chính phủ, một loạt các cơ quan nhà nước đã triển khai OSS 266, như Ủy ban Tư pháp của New South Wales267, dự án báo HealthInsite268, Viện Thống kê Quốc gia269 cho Mạng Dữ liệu Quốc gia của mình và dự án VisAD của Văn phòng Khí tượng Úc, trong sự hợp tác với Đại học Wisconsin và những đơn vị khác.

NICTA là một trung tâm năng lực được chính phủ thành lập năm 2002 với mục đích triển khai nghiên cứu, marketing và huấn luyện trong lĩnh vực ICT, với sự cộng tác từ các bang và các trường đại học khác nhau của Úc270.

Trong năm 2009, Trung tâm này đã đưa ra OpenNICTA, một cổng để thúc đẩy phần mềm được phát triển bởi NICTA theo các giấy phép nguồn mở. Hơn nữa, cổng này thúc đẩy những lợi ích của sự cộng tác, thúc giục các nhà nghiên cứu tham gia vào các nghiên cứu và ý tưởng của NICTA thông qua một nền tảng mở.

Dịch vụ của Úc về Tri thức của OSS, gọi tắt là ASK-OSS (The Australian Service for Knowledge of Open Source Software), một sáng kiến hàn lâm của Bộ Giáo dục, Việc làm và Quan hệ Nơi làm (Department of Education, Employment and Workplace Relations), đưa ra tư vấn có liên quan tới OSS và thúc đẩy phổ biến OSS trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục cao học. ASK-OSS đưa ra tư vấn công bằng không thiên vị, thực tế về các dạng khác nhau của OSS mà chúng có thể là sự quan tâm cho việc nghiên cứu, cũng như sự lựa chọn các giấy phép phù hợp, quản lý các dự án phát triển OSS và phát triển các cộng đồng OSS.

Khu vực tư nhân tại Úc đã thực hiện một cam kết mạnh mẽ đối với OSS, bằng chứng là từ một nghiên cứu chỉ ra rằng 50% các công ty chu cấp 90% đầu tư của họ vào R&D đối với OSS.

Khu vực tư nhân

Trong khu vực tư nhân, nền công nghiệp của Úc thực hiện những đầu tư đáng kể trong nghiên cứu và phát triển OSS. Theo một khảo sát được tiến hành bởi Waugh Partners, 50% các công ty trả lời cho các bảng câu hỏi đã nói rằng 90% các đầu tư của họ trong R&D được dành cho nguồn mở.

264 ZDNet Australia, “Sun shines on NSW government desktops,” by Andrew Colley, October 2003 http://www.zdnet.com.au/newstech/os/story/0,2000048630,20280236,00.htm

265 NSW Legislative Council, excerpt on Open Source Software, April 2005. http://www.parliament.nsw.gov.au/prod/parlment/hansart.nsf/V3Key/LC20050406027. NSW Contract Information & User Guides, Information Technology and Communications. http://www.nswbuy.com.au/

266 Steve Alford, NOIE General Manager of Information Management Strategy and Governance, Gartner Open Source Conference, 2 September 2003. In November 2002, a report from Australia’s National Office for the Information Economy (NOIE) described OSS use in different departments. http://www.zdnet.com.au/insight/software/soa/Australiasources-for-open-strategy/0,139023769,139161209,00.htm

267 http://www.finance.gov.au/e-government/better-practice-and-collaboration/events/2007/docs/04-Sagi.pdf268 http://www.finance.gov.au/e-government/better-practice-and-collaboration/events/2007/docs/08_McInerney.pdf269 http://www.finance.gov.au/e-government/better-practice-and-collaboration/events/2007/docs/Bartley.pdf270 University of Sydney, University of Melbourne, Griffith University, Queensland University of Technology and

University of Queensland.

Trang 82/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Các công ty Úc đã và đang thành công trong việc xuất khẩu các sản phẩm OSS của họ ra nước ngoài. Một ví dụ là hệ điều hành cho điện thoại di động OKL4, được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Nhân Mở (Open Kernel Labs), mà nó được sử dụng trong hơn 300 triệu điện thoại di động và sẽ sớm được sử dụng trong hàng triệu các trình giải mã số271.

Ước tính rằng lĩnh vực OSS có một doanh số hàng năm khoảng 322 triệu euro, trong đó 50% là doanh số trực tiếp liên quan tới nguồn mở. Ngoài lĩnh vực ICT ra, các lĩnh vực chính có sử dụng OSS tại Úc là hành chính nhà nước, các lĩnh vực quốc phòng, giáo dục và y tế, các công ty bán buôn và các dịch vụ truyền thông, với giáo dục, hành chính và quốc phòng là những lĩnh vực chỉ ra tăng trưởng lớn nhất.

Các trường đại học

Một trong những trường đại học nổi tiếng nhất trong lĩnh vực OSS là khoa IT của Đại học Queensland, nơi các sinh viên được bộc lộ khả năng về OSS từ học kỳ đầu tiên những năm học của họ. Khoa này sử dụng OSS trong chương trình huấn luyện của mình và nhiều giáo sư của khoa tích cực đóng góp cho sự phát triển và các dự án có liên quan tới OSS.

Moodle từng được tạo ra bởi Martin Dougiamas, người từng là một quản trị viên WebCT tại Đại học Công nghệ Curtin, tại Úc. Ông đã dựa vào thiết kế của mình trên những ý tưởng về xu hướng tạo dựng trong sư phạm, mà nó nói rằng tri thức được xây dựng trong trí tuệ của sinh viên, thay vì được lan truyền một cách không thay đổi trong các cuốn sách và việc dạy học, và việc học có sự cộng tác. Phiên bản đầu tiên của công cụ này đã xuất hiện vào ngày 20/08/2002. Tới tháng 01/2010, nó đã có cơ sở của hơn 32 triệu người sử dụng đăng ký, được phân phối trên 45.682 site trên thế giới, và nó đã được dịch trong hơn 81 ngôn ngữ.

Các cộng đồng

Theo một nghiên cứu được xuất bản vào năm 2008, dựa vào các khảo sát và phỏng vấn với những tay chơi trong cộng đồng OSS Úc, có tiềm năng khổng lồ đối với OSS trong hành chính nhà nước, các công ty và và giáo dục272.

Úc là nhà cho cả Câu lạc bộ các Lập trình viên Nguồn mở (Open Source Developers' Club) và Hội nghị các Lập trình viên Nguồn mở (Open Source Developers' Conference). Nhóm các lập trình viên này tổ chức các cuộc họp thường xuyên và hội nghị thường niên để chia sẻ tri thức và các mối quan tâm về các ngôn ngữ lập trình OSS khác nhau. Cộng đồng OSS tại Úc tạo nên một sự đa dạng rộng lớn các dân tộc, với các thành viên từ Anh, New Zealand, Trung Quốc và Đức, mặc dù hầu hết là người Úc. Đây là một cộng đồng rất tích cực và sự đóng góp của nó cho cộng đồng quốc tế được thừa nhận một cách rộng rãi. Theo một nghiên cứu năm 2002 của Nhóm Tư vấn Boston (Boston Consulting Group), Úc từng là một trong các quốc gia với số lượng những người đóng góp lớn nhất cho cộng đồng theo đầu người, với gần 1/3 trong số đó phục vụ như là những người cầm đầu các dự án273.

Các hiệp hội những người sử dụng của Úc là nhiều vô số và rất tích cực. Ví dụ, Linux Australia là một hiệp hội cùng mang tới những nhóm người sử dụng Linux khác nhau và cộng đồng nguồn mở khổng lồ tại quốc gia này. Trong số các hoạt động khác, nó tổ chức Hội nghị thường niên những

271 http://www.ok-labs.com272 Waugh Partners. The Australian Open Source Industry & Community Report 2008

http://census.waughpartners.com.au/census-report-2008-r1.pdf273 Waugh Partners. The Australian Open Source Industry & Community Report 2008

http://census.waughpartners.com.au/census-report-2008-r1.pdf

Trang 83/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Người sử dụng Linux Úc (CALU)274, một hội nghị về OSS được thừa nhận là một trong những hội nghị tốt nhất thế giới từ một quan điểm kỹ thuật.

Một hiệp hội quốc gia quan trọng khác trong lĩnh vực OSS của Úc là Công nghiệp Nguồn Mở Úc OSIA (Open Source Industry Australia). Mục tiêu của OSIA là để thúc đẩy sự nghiệp OSS tại Úc và để giúp 150 thành viên của nó cải thiện thành công trong kinh doanh của họ trong lĩnh vững đang tăng trưởng này trong thị trường ICT toàn cầu.

4.5.2. New Zealand

Khu vực nhà nước

Trong năm 2003, chính phủ đã phê chuẩn một tài liệu yêu cầu các cơ quan khác nhau của mình tự quyết định liệu học có nên sử dụng OSS hay không, dựa vào các tiêu chí về tiêu chuẩn để xác định nếu phần mềm đáp ứng được các nhu cầu của cơ quan và tỷ lệ giá thành – chất lượng275. Chính phủ sau đó đã triển khai một loạt sáng kiến để thúc đẩy OSS tại New Zealand, bao gồm các chỉ dẫn, các thỏa thuận đối với các nhà cung cấp, tung ra mã nguồn theo các giấy phép nguồn mở, … Ủy ban Nhà nước về các Dịch vụ SSC (State Services Commission), hợp tác với Xã hội Nguồn Mở New Zealand NZOSS (New Zealand Open Source Society), đã đưa ra một chỉ dẫn để tư vấn cho các bộ của chính phủ về việc đánh giá và làm giảm bớt những rủi ro về pháp lý có liên quan tới sử dụng OSS276.

Lĩnh vực giáo dục của New Zealand đang đưa ra một cam kết vững chắc cho sự phát triển OSS.

Trong năm 2005, chính phủ đã ký một thỏa thuận với Novell277, trao cho các cơ quan chính phủ sự truy cập tới OSS với giá ưu đãi. Điều này đã kéo theo sự thành công của dự án thí điểm với SuSE và OpenOffice trên các máy tính trạm được triển khai bởi Ban lãnh đạo Y tế Vùng DHB (District Health Boards)278.

Gần đây, Ủy ban các Dịch vụ Nhà nước đã đồng ý đưa mã nguồn lên cổng Chính phủ New Zealand theo giấy phép GPL279.

Một số triển khai đã và đang được thực hiện trong hành chính nhà nước. Ví dụ, một số bộ sử dụng Plone để quản lý các nội dung website của họ, như Văn phòng các Công ty, một đơn vị của Bộ Phát triển Kinh tế và là một trong những website chính phủ với nhiều người viếng thăm nhất tại New Zealand.

Khu vực tư nhân

Khó để đưa ra một đánh giá về mức độ sử dụng OSS trong khu vực tư nhân, vì không có một khảo sát nào từng được đưa ra về điều này, và các công ty tư nhân, không giống như khu vực nhà nước, không công bố những sự chuyển đổi của họ sang OSS.

Các chuyên gia của khu vực này tin tưởng rằng sự thâm nhập là lớn hơn so với chúng ta nghĩ: “Đối với mỗi một tổ chức nhà nước mà tuyên bố một cách công khai những sáng kiến OSS của họ, thì có thể sẽ có tổ chức tư nhân khác mà đã khôn khéo và âm thầm triển khai OSS rồi”280.

274 Linux.conf.au275 http://www.e.govt.nz/policy/open-source276 http://www.e.govt.nz/archive/policy/open-source/open-source-legal2/277 http://computerworld.co.nz/news.nsf/news/00A78590A3A229DBCC2570A40021DC61278 http://softwarelibre.fox.presidencia.gob.mx/?q=node/36279 http://computerworld.co.nz/news.nsf/tech/E53E8CAE4C30736DCC2574250031EAE7280 Mark Rais, “The State of Linux: Substantial Growth in New Zealand.”

Trang 84/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Doanh nhân của quốc gia này, trong đó hầu hết 60% các công ty là nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới thành lập, tạo ra một quỹ doanh nghiệp lý tưởng cho sử dụng OSS, về cả mong muốn giảm chi phí lẫn khả năng kết hợp sự đổi mới sáng tạo trong tổ chức.

Khả năng đổi mới sáng tạo về phần các công ty tại New Zealand cũng phục vụ như là điểm khởi đầu lý tưởng cho sự nổi lên của các công ty công nghệ mà hoạt động trong lĩnh vực OSS, đóng góp cho sự phát triển và tăng cường OSS tại quốc gia này.

Bổ sung thêm là công ty Catalyst IT281, chuyên trong việc phát triển các hệ thống kinh doanh mang tính sống còn, các công ty khác của New Zealand như Open Systems Specialist and Egressive cũng thúc đẩy các sản phẩm OSS. Open Systems Specialist282 tự xác định cho mình như một nhà cung cấp độc lập hàng đầu tại New Zealand, chuyên về ảo hóa, an ninh và giám sát. Egressive Limited chuyên về các ứng dụng web được xây dựng với Drupal, và trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn để tạo điều kiện chuyển đổi sang OSS.

Các trường đại học

Cam kết lớn nhất đối với OSS đã tới từ lĩnh vực giáo dục. Có vô số những câu chuyện thành công, bao gồm cả sự tạo ra trong năm 2008283 một trung tâm huấn luyện (Open Source Learning Laboratory) được cấp tài chính từ Ủy ban Giáo dục Thứ 3 TEC (Tertiary Education Commission) và được phát triển trên eduforge.org. Có một số sự tương tự với Mùa hè Mã Mở của Google (Google's Summer of Code), và việc huấn luyện dựa vào các module được cung cấp trên Perl, PHP, Python, MySQL, …, trong khi các sinh viên làm việc trong các ứng dụng dựa vào OSS284.

Kho Đối tượng Học tập Nguồn Mở OSLOR (OSLOR (Open Source Learning Object Repository) là một dự án285 mà mục tiêu của nó là để tạo ra một kho duy nhất cho khu vực hàn lâm. Đây là một sáng kiến của Viện Công nghệ Waikato (Wintec).

Một sáng kiến khác trong lĩnh vực giáo dục là dự án Môi trường Học tập Ảo Nguồn Mở New Zealand NZOSVLE (New Zealand Open Source Virtual Learning Environment)286, mà nó hưởng lợi từ sự hợp tác với công ty Catalyst IT của New Zealand trên nền tảng EduForge.org và nó được cấp tài chính bởi Quỹ Phát triển Hợp tác Học tập Điện tử của Ủy ban Giáo dục Thứ 3, gọi tắt là eCDF287 (Tertiary Education Commission's e-Learning Collaborative Development Fund). Dự án này là một sáng kiến từ một nhóm 20 viện hàn lâm, và mục đích của nó là để phát triển các ứng dụng hàn lâm dựa vào OSS288.

eCDF cung cấp tài chính cho dự án eXe289, được thúc đẩy bởi CORE Education, một tổ chức nghiên cứu hàn lâm phi lợi nhuận. Mục tiêu của dự án này là để phát triển OSS mà tạo điều kiện cho sự xuất bản các nội dung hàn lâm trên Internet cho cả các giáo sư và các nhà nghiên cứu.

281 http://catalyst.net.nz/282 http://www.oss.co.nz/283 http://computerworld.co.nz/news.nsf/tech/E53E8CAE4C30736DCC2574250031EAE7284 http://eduforge.org/projects/osll/285 http://www.elearning.ac.nz/index.php?page=oslor&buttonset=1286 http://www.opensourcereporter.net/nzedu.html287 http://www.tec.govt.nz/templates/standard.aspx?id=755288 http://pcf4.dec.uwi.edu/viewpaper.php?id=81289 http://exelearning.org/

Trang 85/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Các cộng đồng

NZOSS290, một tổ chức phi lợi nhuận mà mục tiêu của nó là để thúc đẩy sử dụng OSS tại New Zealand, đã tung ra dự án Public Sector Remix (Remix cho khu vực nhà nước) vào tháng 08/2009 để thể hiện tính có thể trụ vững được của OSS trong các máy tính trạm trong hành chính nhà nước291. OSS sẽ được sử dụng trong các cơ quan nhà nước quốc gia, vùng và địa phương, và các kết quả sẽ được đánh giá.

Các hiệp hội khác tại New Zealand là các nhóm người sử dụng Linux, bao gồm Nhóm Người sử dụng Linux New Zealand (New Zealand Linux Users Group)292, Nhóm Người sử dụng Zope và Plone của New Zealand (New Zealand Zope and Plone User Group)293...

4.6. Châu PhiTình hình kinh tế tại châu Phi cản trở sự phân bổ các tài nguyên đủ cho sự phát triển ICT. ICT không được đưa thành ưu tiên tại các quốc gia châu Phi, vì họ vẫn còn phải can dự vào những nhu cầu cơ bản của dân cư. Tuy nhiên, OSS có thể giúp châu Phi làm cho sự hiện diện của mình có mặt trong thế giới công nghệ và thông tin, trở nên ít phụ thuộc hơn vào các quốc gia hàng đầu thế giới, và cho phép thích nghi bản địa các phần mềm đang tồn tại.

Cộng đồng OSS tại châu Phi rất phân tán.

Những nỗ lực nhỏ bé đang được thực hiện một cách thưa thớt, mà nó là một trở ngại cho sự phát triển.

FOSSFA là một tổ chức được tạo ra để tổ chức và lãnh đạo phong trào OSS tại châu lục này294. Với mục tiêu này trong đầu, một trong những sáng kiến là tạo ra một cơ sở dữ liệu các dự án. Hơn nữa, FOSSFA hỗ trợ việc tích hợp các OSS vào trong chính trị quốc gia, và cũng điều phối và thúc đẩy những sáng kiến OSS và nền công nghiệp phần mềm bản địa.

Các dự án OSS chính tập trung vào sự thích nghi bản địa. Một trong những cộng đồng tích cực nhất trong vấn đề này translate.org.za của Nam Phi. OSS bằng cách này đang đóng góp đáng kể vào việc mang xã hội thông tin IS gần gũi hơn cho dân cư của châu Phi, vượt qua được rào cản ngôn ngữ tiếng Anh để sử dụng các công cụ ICT.

Nhờ các tổ chức mà đưa ra việc huấn luyện OSS tại châu lục này, ngày càng có nhiều chuyên gia hơn trong thị trường có thiện chí hỗ trợ những sáng kiến hiện đang tồn tại. Nổi bật trong số đó là

290 http://nzoss.org.nz/291 http://computerworld.co.nz/news.nsf/tech/83C4710E299C3A1BCC257623001997DC292 http://www.linux.net.nz293 http://www.nzzug.org/294 See http://www.fossfa.org and their action plan at

http://www.wougnet.org/ICTpolicy/docs/FOSSFA_ACTION_PLAN.rtf and http://www.fossfa.org/database/

Trang 86/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

FOSSREC, một dự án huấn luyện được triển khai bởi FOSSFA.

Có các chính sách khác nhau của các chính phủ về OSS, trải từ sự không tồn tại tới những chính sách mà không thúc đẩy OSS hơn so với phần mềm sở hữu độc quyền, và cuối cùng tới những chính sách mà chúng thúc đẩy dạng phần mềm này hơn các phần mềm sở hữu độc quyền., như trong trường hợp của chính phủ Nam Phi. Tunisia cũng tích cực trong thúc đẩy OSS, và Morocco đang bắt đầu xem xét sự phát triển các chính sách thúc đẩy nó. Bộ Hạ tầng, Giao thông và Truyền thông Senegal đang thúc đẩy OSS để phát triển nền công nghiệp phần mềm bản địa. Hơn nữa, chính phủ Senegal đang nghiêm túc xem xét các tiêu chuẩn mở trong các chương trình trong tương lai của mình.

Mục tiêu của hệ thống thông tin đa phương tiện của Bờ Biển Ngà (SimGouv) là để thiết lập một liên kết giữa chính phủ và các công dân của mình thông qua một nền tảng chính phủ mở. Nền tảng dựa vào OSS này đã thúc đẩy tính sáng tạo của tài năng bản địa.

Mạng OS tại Ethiopia (EFOSSNET) thúc đẩy sử dụng OSS, nghiên cứu các chính sách tại quốc gia này. Các tổ chức nhà nươc như UNESCO đang đóng góp vào sự mở rộng OSS khắp châu Phi thông qua các dự án như bộ nhớ cắm MIFTAAH, đã được triển khai tại Algeria, Libya, Morocco và Tunisia. OSS được cung cấp bằng tiếng Ả rập, Anh và Pháp, với các viện hàn lâm đưa ra sự tập trung chủ yếu cho việc quản lý dự án.

SchoolNet Namibia là một tổ chức tự nguyện chuyên tâm cho việc cung cấp truy cập Internet và máy tính tới từng trường học tại Namibia. Mục tiêu của SchoolNet Namibia là để làm cho các công nghệ nguồn mở sẵn sàng cho tất cả các trường học của Namibia. Mặc dù nó đã bắt đầu như một tổ chức hỗ trợ và huấn luyện, thì thành công của nó trong việc giới thiệu các máy tính và Internet trong hơn 200 trường học từ năm 2000 đã đưa SchoolNet trở thành có liên quan một cách tích cực trong việc phát triển các chính sách ở mức quốc gi tại Namibia.

Cơ quan ICT của Mali (AGETIC), hợp tác với SchoolNet, thúc đẩy phát triển OSS tại Mali, chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục.

Dự án AVOIR có mục tiêu huấn luyện và tạo các cơ hội tại châu Phi thông qua ICT. Đội của AVOIR đưa ra các dịch vụ học trực tuyến, cũng như phát triển và ứng dụng các dịch vụ OSS cho chính phủ và các khu vực giáo dục và doanh nghiệp.

Chúng tôi cũng có thể thấy các công ty OSS mới được tạo ra, như Linux Solutions tại Uganda, PerfectSoft tại Nigeria và Circuits&Packets tại Kenya.

Nội dung sau đây cung cấp chi tiết hơn về vị thế OSS tại Nam Phi. Nghiên cứu về các sáng kiến được triển khai tại quốc gia này của chính phủ và một vài tổ chức phi chính phủ, cũng trong sự phối hợp với các công ty tư nhân trong lĩnh vực ICT, chỉ ra Nam Phi sẽ là người dẫn đầu về OSS và là kiểu mẫu về vai trò đối với châu Phi, mặc dù điểm xuất phát về kinh tế xã hội có thể rất khác biệt đối với từng quốc gia.

4.6.1. Nam Phi

Khu vực nhà nước

Như nhiều quốc gia khác, chính phủ là khách hàng ICT chính tại Nam Phi. Theo Cơ quan Công nghệ Thông tin Nhà nước SITA (State Information Technology Agency), những mua sắm của chính phủ hiện chiếm tới 70% toàn bộ chi tiêu ICT tại quốc gia này295. 352 triệu euro đã được chi chỉ

295 Vital Wave Consulting. South African Adoption of Open Source http://www.vitalwaveconsulting.com/insights/South-African-Adoption-of-Open-Source.pdf

Trang 87/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

riêng cho các phần mềm sở hữu độc quyền. Với mục đích cắt giảm chi tiêu ICT, chính phủ đã mở một tranh luận về OSS.

Trong thực tế, Nam Phi từng là một quốc gia châu Phi phát triển các chính sách để thúc đẩy sử dụng OSS tại quốc gia này. Cuộc tranh luận về sử dụng các tiêu chuẩn mở và OSS trong chính phủ đã bắt đầu vào năm 2001, và đã xuất bản sau đó vào năm 2002 một báo cáo “Phần mềm Tự do Nguồn mở và các Tiêu chuẩn Mở tại Nam Phi” (Free/Libre & Open Source Software and Open Standards in South Africa)296. Báo cáo này, được đưa ra bởi Hội đồng Tư vấn Quốc gia về Đổi mới sáng tạo NACI (National Advisory Council on Innovation), gợi ý sử dụng các tiêu chuẩn mở như là cơ sở cho ICT. Mục tiêu cuối cùng là để thúc đẩy tính tương hợp và sự truy cập vạn năng tới chính phủ điện tử với các chi phí chấp nhận được, tránh những giấy phép hạn chế, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp cụ thể và thúc đẩy nền công nghiệp phần mềm bản địa.

Hội đồng các Lãnh đạo Công nghệ Thông tin Chính phủ GITOC (Government Information Technology Officers Council) sau đó đã tuyên bố, trong báo cáo của mình “Sử dụng OSS trong Chính phủ Nam Phi”297, rằng OSS đưa ra những ưu thế lớn về giáo dục và thương mại, và vì thế các tiêu chuẩn mở là một sự bắt buộc đối với phát triển phần mềm, và sử dụng OSS phải được chính phủ thúc đẩy.

Trong năm 2003, Bộ Khoa học và Công nghệ (DST) đã đỡ đầu cho sự thành lập Trung tâm Nguồn Mở298. Mục tiêu của trung tâm là để thúc đẩy sử dụng OSS trong chính phủ và lĩnh vực giáo dục. Luật OSS năm 2006299 đưa vào một loạt khía cạnh mà tích cực thúc đẩy và thiết lập sự ưu tiên cho OSS hơn so với phần mềm sở hữu độc quyền: chính phủ sẽ sử dụng OSS trừ phi phần mềm sở hữu độc quyền tương đương được chỉ ra là siêu việt hơn; những chuyển đổi sẽ được thực hiện bất kỳ khi nào OSS tương đương tồn tại; tất cả các phần mềm được phát triển mới cho chính phủ, cả nội bộ lẫn được ký cho các nhà thầu phụ, sẽ dựa vào các tiêu chuẩn mở và nguồn mở, và theo một giấy phép nguồn mở bất kỳ khi nào có thể; tất cả nội dung được tạo ra bởi chính phủ sẽ là nội dung mở, trừ phi có một nhu cầu được trình bày cho điều ngược lại; và cuối cùng, chính phủ sẽ thúc đẩy sử dụng các tiêu chuẩn mở và nội dung mở.

Khu vực tư nhân

Về khu vực tư nhân, mặc dù phần mềm sở hữu độc quyền tạo ra doanh số đáng kể hàng năm, Nam Phi có một trong những cộng đồng OSS tích cực nhất trong châu lục này, mà nó đã dẫn tới sự tạo ra nhiều công ty bản địa vừa và nhỏ mà đưa ra những giải pháp dựa trên OSS.

Một trong những phát tán Linux của Nam Phi mà đã có một giai đoạn thành công trên thị trường là Impi Linux dựa trên Ubuntu. Trong năm 2005, Mark Shuttleworth đã mua 65% công ty này. Trong năm 2006, cùng với 8 công ty khác, Impi Linux đã được trao hợp đồng từ Cơ quan Công nghệ Thông tin Nhà nước tại Nam Phi. Gần đây, trong năm 2009, phát tán này đã rút lui khỏi thị trường300.

296 http://www.naci.org.za/pdfs/oss_v_1_0.pdf297 http://portal.acm.org/citation.cfm?id=1456677298 http://www.infoworld.com/t/platforms/south-africa-taps-open-source-boost-local-it-572299 http://www.oss.gov.za/wp-content/uploads/2009/03/foss-policy-approved-by-cabinet-300 http://www.tectonic.co.za/?p=4668

Trang 88/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Mark Shuttleworth cũng sở hữu công ty OSS là Canonical Ltd. Dự án301 quan trọng nhất được công ty này cấp tài chính là Ubuntu, một phát tán Linux dựa trên Debian, và những dẫn xuất của nó Edubuntu trong giáo dục và Kubuntu, mà kết hợp Ubuntu với KDE. Các dự án khác của nó bao gồm Launchpad302. OpenCD, một bộ sưu tập OSS cho Windows mà không còn hoạt động nữa, nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng, ví dụ trong Ubuntu303 và Bazaar304, và một hệ thống kiểm soát phiên bản hoặc VSC. Trong năm 2009, Canonical đã tung ra một dịch vụ mới, Ubuntu One, mà nó cho phép đồng bộ hóa tệp, lưu trữ và chia sẻ với các bên thứ ba.

Up Front Systems305 là một công ty Nam Phi khác làm việc với OSS. Đây từng là công ty đầu tiên làm việc trong OSS với Zope, Plone và Python tại Nam Phi, và nó đã phát triển các dự án trong các lĩnh vực giáo dục, xây dựng, y tế và dược.

Obsidian Systems từng là một trong những công ty Nam Phi đầu tiên chuẩn bị các ứng viên cho chứng chỉ của Red Hat, như là các Kỹ sư có Chứng chỉ Red Hat (Red Hat Certified Engineers). Nó làm việc với vài sản phẩm OSS, như Enterprise DB, JBoss, MySQL, Red Hat, Strataus, Ubuntu, Untangle, Zimbra và Zmanda. Sự tồn tại của tất cả các công ty OSS nở rộ này dẫn chúng tôi tới kết luận rằng OSS đang bắt đầu thâm nhập được đáng kể vào trong khu vực các doanh nghiệp, đặc biệt vì nó không chỉ là các phát tán Linux mà chúng tôi đang nói tới, mà còn cả những máy chủ ứng dụng và các giải pháp quản lý doanh nghiệp dựa trên OSS.

Những nỗ lực của chính phủ và các tổ chức như Quỹ Shuttleworth trong việc lan truyền rộng trên thế giới trong những ưu điểm của OSS và trong việc thúc đẩy sử dụng của nó (chiến dịch đi Nguồn Mở - Go Open Source) dường như đang có được những kết quả đâm hoa kết trái tại Nam Phi, tạo ra những viễn ảnh đầy hứa hẹn về OSS tại quốc gia này, và làm cho Nam Phi trở thành người dẫn đầu và mẫu vai trò cho phần còn lại của lục địa này.

Các trường đại học

Dự án Khóa học Mở OCW (OpenCourseWare) của Đại học Wesstern Cape (UWC) tại Nam Phi, cho phép các sinh viên và giáo sư sử dụng mở các tài nguyên dạy và học được UWC phát triển. Dự án này có một mục tiêu kép: để cung cấp cho cộng đồng các trường đại học sự truy cập dễ dàng tới các tài nguyên giáo dục được tạo ra bởi bản thân cơ quan này, và để cho phép cộng đồng bản địa và khu vực hưởng lợi từ nền tảng tri thức giàu có của UWC. Sự phát triển về kỹ thuật của nền tảng trực tuyến này và những phần mềm cần thiết hiện diện trong sự hợp tác với Đơn vị Đổi mới sáng tạo OSS của UWC, cũng như những người cộng tác khác trên khắp thế giới.

Dự án của UCW đang dẫn dắt thông qua một chương trình để tạo ra một liên kết tới 14 trường đại học khác khác tại châu Phi. Dự án này được gọi là Sáng kiến và Tài nguyên Mở Ảo của châu Phi AVOIR (African Virtual Open Initiative and Resource), và được định hướng và cấp tài chính bởi UWC.

Các cộng đồng

Khu vực nhà nước không chỉ là khu vực duy nhất thúc đẩy OSS; nhiều tổ chức khác đang làm việc trong lĩnh vực này. Một ví dụ là Translate.org.za306, một trong những công ty phi lợi nhuận chính triển khai các hoạt động thích nghi bản địa. Nó hiện đang làm việc về dịch GNOME, KDE,

301 http://www.canonical.com/projects302 http://blog.launchpad.net/general/launchpad-is-now-open-source303 http://theopencd.org/304 http://bazaar-vcs.org/305 http://www.upfrontsystems.co.za/306 http://translate.org.za/

Trang 89/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

OpenOffice.org, Firefox và Thunderbird sang 11 ngôn ngữ chính thức tại Nam Phi.

Quỹ Shuttleworth là một tổ chức chuyên về thúc đẩy OSS. Trong số các dự án của nó có một dự án để cài đặt các mạng máy tính trong các trường học tại các vùng chịu thiệt thòi. Quỹ này, cùng với công ty Nam Phi là Canonical, Hewlett Packard và Viện Meraka CSIR, đã tung ra chiến dịch Go Open Source (Đi Nguồn Mở). Chiến dịch này đã tích cực hoạt động từ năm 2004 tới 2006, với mục tiêu nâng cao nhận thức về OSS và đạt được sự sử dụng của OSS đối với những người sử dụng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trang 90/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

5. Phương pháp luận, đội thực thi và nhóm các chuyên gia

Để có được một khái quát về tình trạng công việc đối với OSS trên thế giới, một nghiên cứu khảo sát đã được triển khai trong tất cả các môi trường của hệ sinh thái OSS trong các vùng địa lý và các quốc gia chính ở từng nơi đó. Đó là, nghiên cứu đã xem xét những sáng kiến được triển khai trong môi trường khu vực nhà nước, bao gồm cả những môi trường có liên quan tới sự thúc đẩy, pháp lý hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác, như sử dụng OSS trong hành chính nhà nước. Tương tự, nó chứa đựng một mô tả tất cả các hoạt động nhằm vào sự phát triển và sử dụng OSS trong khu vực tư nhân, trong các cộng đồng các lập trình viên và trong các môi trường đại học và hàn lâm.

5.1. Phương pháp luậnThông tin đã được thu thập thông qua các nguồn thứ cấp và các nguồn phù hợp nhất được sử dụng có thể được thấy trong thư mục ở cuối của tài liệu này.

Các lời chú cuối trang cũng đã được bổ sung vào mà chúng tham chiếu tới những khoản thông tin trực tuyến.

Một bản câu hỏi trực tuyến được hỏi bởi hơn 70 người chuyên nghiệp có liên quan cũng đã được sử dụng như một nguồn thông tin bổ sung.

Cuối cùng, một loạt các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia OSS đã được thực hiện để có được một sự hiểu sâu sắc về những chủ đề và các vùng địa lý nhất định nào đó. Chúng tôi muốn bày tỏ sự biết ơn của chúng tôi tới họ vì những ý kiến vô giá của họ và thời gian và sự quan tâm mà họ đã chuyên tâm cho dự án này. Trong số những người đóng góp đã có những người chuyên nghiệp từ Đức, Argentina, Úc, Brazil, Campuchia, Canada, Chile, Bờ biển Ngà, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ, Indonesia, Mauritius, Israel, Ý, Nhật, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Nauy, Pakistan, Bồ Đào Nha, Anh, Cộng hòa Séc, Rumani, Nam Phi, Sri Lanka, Thụy Sỹ, Đài Loan và Việt Nam.

Đối với các môi trường, 62% thuộc về khu vực tư nhân, 19% thuộc về khu vực nhà nước, 7% thuộc về các trường đại học và 12% thuộc về các cộng đồng OSS. Một bản sao các bảng câu hỏi có thể thấy ở cuối của tài liệu này.

Hai chỉ số đã được tạo ra để xác định các quốc gia với mức độ cao nhất về hoạt động OSS trong từng vùng địa lý: chỉ số xã hội thông tin (IS Index) và chỉ số OSS (Open Source Software Index). Các quốc gia với điểm chỉ số OSS cao hơn đã được chọn cho từng vùng địa lý. Tại châu Phi, nơi chỉ ra khó có bất kỳ hoạt động OSS nào có thể so sánh được với các châu lục khác như Bắc Mỹ hoặc châu Âu, thì chỉ có Nam Phi đã được chọn để đại diện cho cả châu lục.

Có 4 chiều (dimension) đã được sử dụng để tính toán chỉ số IS: Nền kinh tế, Xã hội - Hàn lâm, các chiều về Công nghệ và Chính trị. Mỗi chiều có trọng số đặc thù của riêng nó, và điểm của nó đã được tính có sử dụng một vài biến số.

Trang 91/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Chiều Kinh tế được thực hiện đối với các biến số sau: GDP, tăng trưởng GDP, thu nhập đầu người, tỷ lệ công ăn việc làm, chỉ số TMT, đầu tư R&D của nền công nghiệp, thuê bao băng thông rộng hàng tháng, sự hiện diện của ICT trong các văn phòng của chính phủ và khả năng đổi mới sáng tạo.

Chiều Xã hội - Hàn lâm bao gồm các biến số sau: Dân số, sự truy cập tới nội dung số, sự tham gia của các trường đại học, truy cập Internet tại các trường học, hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học và giới công nghiệp, tính sẵn sàng của các dịch vụ trực tuyến và chỉ số tham gia số (e-Participation).

Chiều Công nghệ xem xét các biến số sau: tỷ lệ thâm nhập của Internet, tỷ lệ thâm nhập của băng thông rộng, băng thông quốc tế tính trên một người sử dụng (theo bit(s)), sự thâm nhập của điện thoại di động, các máy chủ host Internet, các máy tính ở nhà, sự thâm nhập của máy tính, Internet ở nhà và sử dụng Internet cho công việc.

Cuối cùng, chiều Chính trị được làm từ những biến số sau: các luật liên quan tới ICT, chất lượng của sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet, ưu tiên được đưa ra cho ICT từ chính phủ, tầm quan trọng của ICT trong tầm nhìn tới tương lai của chính phủ, thành công trong sự thúc đẩy ICT của chính phủ, mua sắm các sản phẩm công nghệ thế hệ mới nhất của chính phủ và chỉ số sẵn sàng đối với chính phủ điện tử.

Tất cả các biến số trong từng chiều đã được chỉ định một trọng số hoặc trọng lượng: với tất cả các biến số qua tất cả 4 chiều cộng vào thành 100%.

Tương tự, 4 chiều được sử dụng để tính cho chỉ số OSS: Kinh tế, Xã hội - Hàn lâm, các chiều Công nghệ và Chính trị. Mỗi chiều này có trọng số cụ thể của riêng nó, và điểm số của nó đã được tính có sử dụng một vài biến số khác.

Chiều Kinh tế được làm theo những biến số sau: Mức độ phát triển OSS và mức độ triển khai OSS.

Chiều Xã hội và Hàn lâm đưa vào những biến số sau: sự tham gia của xã hội trong cộng đồng OSS, việc huấn luyện OSS, các nhóm người sử dụng Linux, mức độ quan tâm trong OSS, tính sẵn sàng của các phát tán GNU/Linux trong ngôn ngữ mẹ đẻ, tính sẵn sàng của Mozilla trong ngôn ngữ mẹ đẻ, mức độ hiểu biết về OSS trong vùng địa lý và số người sử dụng Linux theo đầu người.

Chiều Công nghệ tính tới các biến số sau: sự thâm nhập của OSS vào trong phần mềm hạ tầng, phần mềm phát triển ứng dụng, phần mềm quản trị doanh nghiệp và phần mềm hệ điều hành cho máy tính để bàn.

Cuối cùng, chiều Chính trị được tạo ra từ những biến số sau: chính sách mua sắm của khu vực nhà nước thúc đẩy OSS, các chính sách mà hỗ trợ phát triển OSS và tỷ lệ phần mềm không ăn cắp.

Tất cả các biến số trong từng chiều đã được chỉ định một trọng số hoặc trọng lượng: với tất cả các biến số qua tất cả 4 chiều cộng vào thành 100%.

Các giá trị của từng biến số đã được tiêu chuẩn hóa và đánh trọng số cho việc tính toán cả 2 chỉ số.

Để tạo ra một sự đo đếm được tiêu chuẩn hóa đối với các giá trị, chúng được chia trung bình số học đối với tất cả các quốc gia cho cùng biến số. Một khi các giá trị đã được tiêu chuẩn hóa, thì chúng được đánh trọng số theo trọng lượng đặc thù hoặc trọng lượng được chỉ định cho biến số đó. Một chỉ số được tính toán cho từng quốc gia được phân tích, tạo ra từ việc bổ sung các giá trị được đánh trọng số đã được tiêu chuẩn hóa cho từng biến số.

Theo chỉ số được tính toán, có 3 nhóm quốc gia mà những vị thế của chúng luôn tương ứng với phần còn lại của các quốc gia mà đối với các quốc gia này chúng được so sánh:

Trang 92/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Các quốc gia tiên tiến: Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Úc, Ý, Anh, Nauy, Phần Lan, Đan Mạch, Brazil, Ấn Độ, Thụy Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc, Estonia, Nhật, Bỉ, Canada, Ireland, Thụy Sỹ, Hà Lan và New Zealand.

Các quốc gia ít tiến tiến hơn: Áo, Slovenia, Balan, Thái Lan, Nam Phi, Bồ Đào Nha, Malaysia, Bulgaria, Litva, Nga, Argentina, Venezuela, Hungary, Việt Nam, Peru, Slovakia, Mexico, Croatia, Pakistan, Colombia và Cộng hòa Séc.

Các quốc gia đang phát triển: Rumani, Ukraine, Hy Lạp, Chile, Israel, Luxembourg, Uruguay, Thổ Nhĩ Kỳ, Latvi, Tunisia, Ai Cập, Malta, Morocco và Síp.

5.2. Đội thực thiCENATICPop Ramsamy - Giám đốc dự ánAna Trejo Pulido - Điều phối nghiên cứu NHÀ PHÂN TÍCH ICT PENTEOPilar PedrosaAnabel LabartaValéry Bisbal

5.3. Các chuyên gia chuyên ngành

TẠI CHÂU PHITên Tổ chức Quốc giaNnenna NwakanmaAlexandre TsangAmit CaleechurnJaco Du ToitDwayne BaileyKarl FischerNico Elema

nnenna.orgPosteritaDự án FedoraUNESCOTranslate.org.zaBộ Khoa học và Công nghệGOV-OSS-RC

Bờ Biến NgàMauritiusMauritiusNamibiaNam PhiNam PhiNam Phi

TẠI CHÂU ĐẠI DƯƠNGTên Tổ chức Quốc giaBill RobertsonBrendan ScottCon Zymaris

De Bortoli Wines Pty LimitedOpen Source LawCybersource

ÚcÚcÚc

TẠI CHÂU ÁTên Tổ chức Quốc giaFrancisco Javier SolaFrederick NoronhaVineet DahiyaFrederick NoronhaKrishnan CNSitohang BenhardMasayuki HattaAnousak SouphavanhKhairil YusofNurhizam Safie Mohd Satar

Open InstituteBytesForAllInfoAxon Technologies Ltd.BytesForAllAU-KBC Research CentreCenter for Empowerment of OSS, ITBThe University of TokyoLaonux localizationInigo ConsultingAsia e University

CămpuchiaẤn ĐộẤn ĐộẤn ĐộẤn ĐộIndonesiaNhậtLàoMalaysiaMalaysia

Trang 93/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

TẠI CHÂU ÁTên Tổ chức Quốc giaSharuzzaman Ahmat RaslanTan King IngL. AriunaaSubir Bahadur PradhanangKhurram Islam KhanDavid RigbyKarthiga RatnamTzu-Chiang LiouJochen Nessel

Open Source CommunityMAMPUIntec Co. Ltd.FOSS Nepal CommunityOpen Source Resource CenterFree and Open Source AllianceLanka Software FoundationInstitute of Information Science, Academic SinicaEdgeWorks Software Ltd.

MalaysiaMalaysiaMông CổNepalPakistanSingaporeSri LankaĐài LoanViệt Nam

TẠI CHÂU ÂUTên Tổ chức Quốc giaGijs HilleniusJens Jakob AndersenAlvaro López OrtegaCarlos Hergueta GarellyEduardo Serrano BelenguerFrancisco Angas NavasaJesús BermejoJordi Vilanova i KarlssonMuriel MoscardiniPau Contreras TrilloSharmila WijeyakumarCedric ThomasJean Pierre LaisnéMiguel Valdes FauraHerve Le GuyaderArjen KamphuisWouter TebbensDirkjan KlipFabrice MousAlon SwartzPaolo PredonzaniStefano CelatiGiovanna SissaAnders BjerkholtHeidi Austlid ArnesenDiogo RebeloGoncalo SalgadoLucio QuintalAnas TawilehCaroline StewartGerry GaviganFilip MolcanDoru ilasiLucian SavlucBruno von RotzDavid Krebs

OSORNITAOctality, Cherokee Project, GNURed Hat EuropeOpen Xarxes Coop. V.IBM EuropeTelventFerrero i Karlsson, SLFluendoOracle EuropePentahoOW2 ConsortiumBullBonitaSoftHLG ExpertiseGendoFree Knowledge InstituteNetherlands Open in ConnectionIctivityTurnKey LinuxManyDesigns srlBnovaOsservatorio Tecnologico per la ScuolaMoava ASFriprog, the Norwegian Competence CentreDrilogMadeira Tecnopolo, S.A.International Development Research CentreJaspersoftOpen Source ConsortiumOSS AllianceAplixeLiberaticaaccelIT GmbHmimacom ag

Liên minh châu ÂuĐan MạchTây Ban NhaTây Ban NhaTây Ban NhaTây Ban NhaTây Ban NhaTây Ban NhaTây Ban NhaTây Ban NhaTây Ban NhaPhápPhápPhápPhápHà LanHà LanHà LanHà LanIsraelÝÝÝNauyNauyBồ Đào NhaBồ Đào NhaBồ Đào NhaAnhAnhAnhCộng hòa SécRumaniRumaniThụy SỹThụy Sỹ

Trang 94/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

TẠI MỸ LATINTên Tổ chức Quốc giaAce SuaresBernardo Diego GonzálezGerardo RenzettiDario RapisardiMartín OliveraJunior Alex MulinariRenato da Silveira MartiniRubens Queiroz de AlmeidaLeo Barrientos C.Jens HardingsMartin Levenson

Suares & CoOpen Computación S.A. / CADESOLMorfeo Cono surThe Gleau Inc.SOLAR Software Libre ArgentinaSolisITIUniversidade Estadual de CampinasOpen Sistemas ChilePontificia Universidad Católica de ChileCETRATEC

Thuộc địa ĐứcArgentinaArgentinaArgentinaArgentinaBrazilBrazilBrazilChileChileMexico

TẠI BẮC MỸTên Tổ chức Quốc giaAndrew RossDru LavigneJeff HobbsBernard GoldenBryan CheungDeb WoodsDeborah BryantJohn M WeathersbyMatt RayNick CarrPhil RobbTanya Gupta

Free and Open Source Software Learning CentreOpen Source Business Resource (OSBR)ActiveState SoftwareNavicaLiferay IncIngres CorporationOSU Open Source LabOSS InstituteZenossRed HatHewlett PackardDC Technology Examiner

CanadaCanadaCanadaMỹMỹMỹMỹMỹMỹMỹMỹMỹ

UROPE

Trang 95/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

6. Thư mụcPhần này đưa vào tất cả các tài liệu được sử dụng cho việc viết báo cáo “Tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở (OSS)”.

Các tài liệu liên quan tới OSS được chọn tham chiếu tới một vùng địa lý cụ thể (Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Âu, châu Phi, châu Á hoặc châu Đại Dương-Úc), tới các lĩnh vực quan tâm (khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, các trường đại học và các trung tâm R&D, các cộng đồng OSS, công nghệ, luật, ...) hoặc cả hai.

Các nguồn chính được sử dụng cho việc tìm kiếm các nguồn thứ cấp là Internet, các báo cáo nghiên cứu thị trường từ các hãng chuyên nghiệp như Gartner, Optaros hoặc Forrester, các xuất bản phẩm trực tuyến từ các tổ chức chính thức như CENATIC và OSOR và các tài liệu được cung cấp từ tất cả những người được phỏng vấn trong dự án.

Các tham chiếu được ghi thành tài liệu và được đi cùng các ghi chép lưu ý tóm tắt nội dung của chúng.

Hai tiêu chí đã được sử dụng cho việc tổ chức thư mục. Tiêu chí đầu là lĩnh vực quan tâm (khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, các trường đại học và các trung tâm R&D, các cộng đồng OSS). Trong từng lĩnh vực, đã có một sự phân loại về địa lý (Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Âu, châu Phi, châu Á và châu Đại Dương - Úc). Chỉ các lĩnh vực công nghệ, luật và Xã hội Thông tin là không được phân loại tiếp theo các vùng địa lý, vì chúng được xem là những chủ đề xuyên biên giới.

Trong các trường hợp, nơi mà xuất bản phẩm được ghi thành tài liệu không áp dụng cho một vùng địa lý và làm việc với các chủ đề chung toàn cầu, thì nó đã được đưa vào trong một phần phụ ở đầu của mỗi chương, được tham chiếu tới như là phần giới thiệu.

Tài liệu y hệt có thể được đưa vào một loạt các phần nếu nó làm việc với các chủ đề khác nhau.

6.1. Khu vực nhà nước6.1.1. Giới thiệu

• Von Rotz, Bruno and Gynn, Dave. Optaros. Open source in the enterprise [On-line]. 2008. http://files.optaros.com/Optaros%20White%20Paper%20-%20Open%20Source%20in20the%20Enterprise%20_October%202008__EN.pdf

• Noonan, Douglas S. et al. Red Hat. Open Source Software Potential Index (OSPI) [On-line]. 2008. http://www.redhat.com/about/where-is-open-source/activity/

• Di Maio, Andrea and Drakos, Nikos. Gartner. How Open Source is changing the shape of IT [On-line]. 2008. www.gartner.com

• Weerawarana, Sanjiva and Weeratunga, Jivaka. SIDA (Swedish International Development Cooperation Agency). Open Source in Developing Countries [On-line]. 2004. http://www.sida.se/English/About-us/Sidas-Publications/

• Moon, Nathan W. et al. Center for Advanced Communications Policy at the Georgia Institute of Technology. Adoption and Use of Open Source Software: Preliminary Literature Review [On-line]. 2008. http://www.redhat.com/about/where-is-open-source/activity/

6.1.2. Bắc Mỹ

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2007.

Trang 96/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

http://csis.org/files/media/csis/pubs/070820_open_source_policies.pdf• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government

Open Source Policies [On-line]. 2008. http://csis.org/files/media/csis/pubs/0807218_government_opensource_policies.pdf

• e-Cology. Corporation Open Source Business Opportunities for Canada’s Information and Communications Technology Sector. [On-line]. 2003. http://www.ecology.ca/canfloss/report/CANfloss_Report.pdf

• Dravis, Paul. InfoDev (World Bank). Open source software: Perspectives for development [On-line]. 2003. www.infodev.org/en/Document.21.pdf

6.1.3. Mỹ Latin

• Amesol, Política Digital and Ciento por Ciento Market Research. Percepción del uso Software Libre en el Sector Público de México [Perception of Open Source Software Use in the Mexican Public Sector] [On-line]. 2009. http://www.politicadigital.com.mx/pics/pages/analisismodelos_base/Estudio_Software_Libre_en_el_Sector_Publico.pdf

• Zúñiga, Lena. Bellanet International Secretariat, Latin America and the Caribbean. El software libre y las perspectivas para el desarrollo en América Latina y el Caribe [Open source software and perspectives for development in Latin America and the Caribbean [On-line]. 2004. http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.pdf

• Estepa Nieto, Jesús Javier. University of Granada. Software Libre Para El Desarrollo Del Tercer Mundo [Open Source Software for Third World Development] [On-line]. 2007. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=13

• Ministerio de Ciencia y Tecnología del Gobierno de Venezuela [Venezuela Ministry of Science and Technology]. Plan Nacional de Migración a software libre de la administración pública nacional [National Migration Plan to open source software in the federal public administration] [On-line]. 2005. http://www.softwarelibre.gob.ve/documentos/PLANNACIONALDEMIGRACIONASWL230305.pdf

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2007. http://csis.org/files/media/csis/pubs/070820_open_source_policies.pdf

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2008. http://csis.org/files/media/csis/pubs/0807218_government_opensource_policies.pdf

• Dravis, Paul. InfoDev (World Bank). Open source software: Perspectives for development [On-line]. 2003. www.infodev.org/en/Document.21.pdf

• Hoe, Nah Soo. UNESCO, APDIP, IOSN. Breaking Barriers: The Potential of Free and Open Source Software for Sustainable Human Development - A Compilation of Case Studies from Across the World [On-line]. 2006. http://www.apdip.net/publications/ict4d/BreakingBarriers.pdf

• Figueira Carlos. CNTI. Interview with Carlos Figueira, President of the CNTI in Venezuela [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=156:entrevista-a-carlos-figueira-presidente-del-centro-nacional-detecnologias-de-la-informacion-de-venezuela-cnti-&catid=50:entrevistas&Itemid=86

Trang 97/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

• Perl, Jens et al. Estrategia Digital. Análisis de Impacto Económico y Social [Analysis of Economic and Social Impact] [On-line]. 2009. http://www.estrategiadigital.gob.cl/files/An%C3%A1lisis%20de%20Impacto%20Econ%C3%B3mico%20y%20Social.pdf

• Perl, Jens. Pontificia Universidad Católica de Chile [Pontifical Catholic University of Chile]. Departamento de Ciencia de la Computación [Department of Computer Science]. FLOSS Study [On-line]. 2008. http://2008.encuentrolinux.cl/charlas/EstudioFLOSS-jhp.pdf

• Perl, Jens et al. Estrategia Digital. Uso de Software Libre en el Estado [The State's Use of Open Source Software] [On-line]. 2009. http://www.estrategiadigital.gob.cl/node/386

• Evans, Ernesto. Estrategia Digital. Presentación de Resultados del Estudio de Uso de Software Libre en el Estado [Presentation of the Results of the State Software Use Study][On-line]. 2009. http://www.estrategiadigital.gob.cl/node/386

• Mannila, Marko. Hyper MediaLab. Free and open-source software: Approaches in Brazil and Argentina [On-line]. 2005. http://www.uta.fi/hyper/julkaisut/b/mannila-2005.pdf

6.1.4. Châu Âu

• Jones, Teresa. Gartner. Open Source in Europe, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Estepa Nieto, Jesús Javier. University of Granada. Software Libre Para El Desarrollo Del

Tercer Mundo [Open Source Software for Third World Development] [On-line]. 2007. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=13

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2007. http://csis.org/files/media/csis/pubs/070820_open_source_policies.pdf

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2008. http://csis.org/files/media/csis/pubs/0807218_government_opensource_policies.pdf

• Dravis, Paul. InfoDev (World Bank). Open source software: Perspectives for development [On-line]. 2003. www.infodev.org/en/Document.21.pdf

• Hoe, Nah Soo. UNESCO, APDIP, IOSN. Breaking Barriers: The Potential of Free and Open Source Software for Sustainable Human Development - A Compilation of Case Studies from Across the World [On-line]. 2006. http://www.apdip.net/publications/ict4d/BreakingBarriers.pdf

• Perl, Jens et al. Estrategia Digital. Uso de Software Libre en el Estado [The State's Use of Open Source Software] [On-line]. 2009. http://www.estrategiadigital.gob.cl/node/386

• Välimäki, Mikko et al. Helsinki University of Technology and Helsinki Institute for Information. An Empirical Look at the Problems of Open Source Adoption in Finnish Municipalities [On-line]. (s.a). http://www.valimaki.com/org/open_source_municipalities.pdf

• City Council of Amsterdam. Open Amsterdam. [On-line]. 2007. http://www.amsterdam.nl/gemeente/open_amsterdam?ActItmIdt=31460

• Beukers, Joost. ICTU (Dutch organisation for ICT and e-government). Programme for Open Standards and Open Source Software in Government (OSSOS) [On-line]. 2002. http://www.ictu.nl/download/OSOSS_English.pdf

• Ministry of Economic Affairs Holland. The Netherlands in Open Connection [On-line]. (s.a). http://appz.ez.nl/publicaties/pdfs/07ET15.pdf

• Becta. Open Source Software in Schools A study of the spectrum of use and related ICT

Trang 98/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

infrastructure costs [On-line]. 2005. http://publications.becta.org.uk/display.cfm?cfid=2610352&cftoken=2ee1413461d6407e-6526F293-BF95-65E8-A7056FC913930B00

• Abella, A et al. Junta de Extremadura [Regional Government of Extremadura]. Libro Blanco del Software Libre en España (II) [White Paper on Open Source Software in Spain (II)] [On-line]. 2004. http://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/2.1/es/legalcode.es

• Bérová, Dana Ministry of Informatics Open Source Software in the Czech Republic [On-line]. 2006. http://ec.europa.eu/idabc/servlets/Doc?id=24855

• Forge, Simon. SCF Associates Ltd. Open source software: Importance for Europe [On-line]. 2004. ftp://ftp.cordis.lu/pub/ist/docs/opensourcesoftware-report.pdf

• Austlid, Heidi Arneses. Norwegian OSS Competence Centre. La Directora de FRIPROG afirma que es muy importante enseñar a los organismos públicos cómo reutilizar el Software de Fuente Abierta existente. [The Director of FRIPROG states that it is very important to teach public organisms how to reuse existing Open Source Software] [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=184:heidi-arnesen-austlid-directora-de-friprog-afirma-quees-muy-importante-ensenar-a-los-organismos-publicos-como-reutilizar-el-software-de-fuente-abierta-existente-en-su-propio-beneficio-&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• SoftwareLivre@AP Software Livre na Europa [Open Source Software in Europe] [On-line]. 2005. http://www.softwarelivre.citiap.gov.pt/sw_livre_europa/file.2005-07-07.5625530543

• Ghosh, Rishab Aiyer et al. IDABC OSOR. Guidelines Public procurement and Open Source Software [On-line]. 2008. http://www.osor.eu/idabc-studies/OSS-procurement-guideline-public-draft-v1%201.pdf

• Ghosh, Rishab Aiyer et al. MERIT, University of Maastricht. Free/Libre and Open Source Software: Policy Support. Results and policy paper from survey of government authorities [On-line]. 2005. http://www.flosspols.org/deliverables/FLOSSPOLS-D03%20local%20governments%20survey%20reportFINAL.pdf

• Ghosh, Rishab Aiyer et al. Unisys-MERIT. Study on the effect on the development of the information society of European public bodies making their own software available as open source [On-line]. 2007. http://www.zeapartners.org/articles/PS-OSS%20Final%20report.pdf

• Aslett, Matthew. Blog the451group. Open source champions of Europe [On-line]. 2008. http://blogs.the451group.com/opensource/2008/06/30/open-source-champions-of-europe/

• Ghosh, Rishab Aiyer et al. UNU-MERIT. Study on the: Economic impact of open source software on innovation and the competitiveness of the Information and Communication Technologies (ICT) sector in the EU [On-line]. 2006. http://ec.europa.eu/enterprise/ict/policy/doc/2006-11-20-flossimpact.pdf

• Plataformas para Sinergias entre AA.PP. Europeas [Platform for synergies between European Public Administrations]. El Software Libre en las Administraciones Públicas Europeas: necesidades y soluciones [Open source software in European Public Administrations: needs and solutions [Online]. 2007. http://gsyc.es/~jjamor/research/talks/20070419-Madrid-IDC-Linuxworld-summit.pdf

• Schmitz, Patrice-Emmanuel. IDA, Unisys. Study into the use of Open Source Software in the Public Sector [On-line]. 2001. http://www.gvpontis.gva.es/fileadmin/conselleria/images/Documentacion/migracionSwAbierto/enlaces_interes/OSS_Parte2_UsoEnEuropa.pdf

• Reina, Daniel. UOC. El uso del software libre en las administraciones públicas de la UE [The use of open source software in public administrations in the EU] [On-line]. 2005.

Trang 99/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

http://www.uoc.edu/in3/dt/esp/reina0705.html • Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. COSS Competence Centre Finland: More than just

five guys holding a torch [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.COSS.pdf

• Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. Eurostat: Standards and open source software for data interoperability [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.Eurostat.pdf

• Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. FriKomPort: Sharing code, costs, and benefits [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.FriKomPort.pdf

• Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. Towards the freedom of the operating system: The French Gendarmerie goes for Ubuntu [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.Gendarmerie.10.pdf

• Dwojak, Konrad. IDABC and OSOR. Katowice Municipality: saving public money with OpenOffice.org [On-line]. 2008. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.case-study.Katowice.pdf

• Gerloff, Karsten IDABC and OSOR. Declaration of Independence: The LiMux Project in Munich [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.LiMux.pdf

• Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. Breaking the mould: Grosseto develops the OpenPortalGuard eID system [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.OpenPortalGuard.1.0.pdf

• Di Maio, Andrea. Gartner. The U.K. Government Beefs Up Its Open-Source Policy. [On-line]. 2008. www.gartner.com

• Gerloff, Karsten. IDABC and OSOR. Rock solid: School servers in Powys County, Wales, UK [On-line]. 2008. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.Case-study.Powys-county.UK.pdf

• Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. SEXTANTE: A geographic information system for the Spanish region of Extremadura [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.SEXTANTE.pdf

• Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. Open source on the desktops of the Swiss Federal Court and Federal Administrative Court: Organisational challenges [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/open-source-on-the-desktops-of-the-swiss-federal-court-and-federal-administrative-court-organisational-challenges

• Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. VINGIS: Managing Hungary’s vineyards with Open Source [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.VINGIS.pdf

• Dwojak, Konrad. IDABC and OSOR. Independent advice: Norway’s Friprog competence centre [On-line]. 2008. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC-OSOR-casestudy-Friprog-Norway.pdf

• Gerloff, Karsten. IDABC and OSOR. Building networks: The Mancomún project in Galicia, Spain [On-line]. 2008. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.mancomun.17.pdf

• Gerloff, Karsten. IDABC and OSOR. A hub for Open Source: the COKS centre in Slovenia [On-line]. 2008. http://www.osor.eu/case_studies/docs/COKS.A-hub-for-Open-Source.pdf

• Gerloff, Karsten. IDABC and OSOR. Low-cost high tech: BBC tries out Open Source-based tapeless recording [On-line]. 2008. http://www.osor.eu/case_studies/docs/bbc-tries-out-

Trang 100/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

open-source-pdf• Sowe, Sulayman K. IDABC and OSOR. A new kid on the block: The Turkish Pardus Linux

Distribution [On-line]. 2008. http://www.osor.eu/case_studies/docs/OSOR.CaseStudy.PardusGNULinux.pdf

6.1.5. Châu Phi

• Estepa Nieto, Jesús Javier. University of Granada. Software Libre Para El Desarrollo Del Tercer Mundo [Open Source Software for Third World Development] [On-line]. 2007. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=13

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2007. http://csis.org/files/media/csis/pubs/070820_open_source_policies.pdf

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2008. http://csis.org/files/media/csis/pubs/0807218_government_opensource_policies.pdf

• Department of Public Service and Administration of South Africa. Policy on free and open source software use for South African Government [On-line]. 2006. http://www.gossrc.org/geographical/africa/south-africa-1/policy-on-free-and-open-source-software-use-for-south-african-government

• Dravis, Paul. InfoDev (World Bank). Open source software: Perspectives for development [On-line]. 2003. www.infodev.org/en/Document.21.pdf

• Department of Public Service and Administration of South Africa. Minimum Interoperability Standards (MIOS) for Information Systems in Government [On-line]. 2007. http://www.i-gov.org/images/articles/4760/MIOS_V4.1_final.pdf

• Hoe, Nah Soo. UNESCO, APDIP, IOSN. Breaking Barriers: The Potential of Free and Open Source Software for Sustainable Human Development - A Compilation of Case Studies from Across the World [On-line]. 2006. http://www.apdip.net/publications/ict4d/BreakingBarriers.pdf

• Information Technology Officers’ Council of South Africa. Using Open Source Software in the South African Government. A proposed strategy compiled by the Government Information Technology Officers’ Council [On-line].2003. www.osalliance.com/portfolio/ediscourse/oss_strategy_v3.pdf

• Vital Wave Consulting. South African Adoption of Open Source [On-line]. 2006. http://www.vitalwaveconsulting.com/insights/South-African-Adoption-of-Open-Source.pdf

6.1.6. Châu Á

• Dr. Lee, Der-Tsai Institute of Information Science, Academia Sinica. Country Report from Taiwan on Open Source Software [On-line]. 2003. http://www.iis.sinica.edu.tw/~dtlee/OSS_country_report_TWN_0305_03.ppt

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2007. http://csis.org/files/media/csis/pubs/070820_open_source_policies.pdf

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2008. http://csis.org/files/media/csis/pubs/0807218_government_opensource_policies.pdf

Trang 101/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

• Pan, Guohua y Bonk, Curtis J. MacEwan College (Canada) and Indiana University (USA). The Emergence of Open-Source Software in China [Online]. 2007. http://www.eric.ed.gov/ERICDocs/data/ericdocs2sql/content_storage_01/0000019b/80/3e/3a/1d.pdf

• Estepa Nieto, Jesús Javier. University of Granada. Software Libre Para El Desarrollo Del Tercer Mundo [Open source Software for Third World Development] [On-line]. 2007. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=13

• Dravis, Paul. InfoDev (World Bank). Open source software: Perspectives for development [On-line]. 2003. www.infodev.org/en/Document.21.pdf

• Hoe, Nah Soo. UNESCO, APDIP, IOSN. Breaking Barriers: The Potential of Free and Open Source Software for Sustainable Human Development - A Compilation of Case Studies from Across the World [On-line]. 2006. http://www.apdip.net/publications/ict4d/BreakingBarriers.pdf

• Koh, Kern. Korea OSS Promotion Forum. Open Source Software Perspective in Korea [On-line]. 2006. http://www.ipa.go.jp/software/open/forum/north_asia/download/5thNEAForum/061122_K-3.pdf

• Khansari, Mohammad. Centro de Investigación Avanzada en Tecnologías de la Información y la Comunicación (AICTC) [Centre for Advanced Research on Information and Communication Technologies]. Dr. Mohammad Khansari, former Director of the National GNU/Linux Project in the Islamic Republic of Iran shares his experience with CENATIC. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=341:dr-mohammad-khansari-director-del-proyecto-nacional-degnulinux-de-la-republica-islamica-de-iran-comparte-con-cenatic-su-experiencia&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• King Ing, Tan. Open Code Software Competence Centre in Malaysia. The Director of MAMPU (Malaysia) shares her intense activity to promote Open Source Software with CENATIC. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=322:la-directora-de-mampu-malasia-comparte-con-cenatic-su-intensaactividad-de-promocion-del-software-de-fuentes-abiertas&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Huang, Hai Hong. Gartner. Open Source in China, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Iyengar, Partha. Gartner. Open Source in India, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Aoyama, Hiroko and Iijima, Kimihiko. Gartner. Open Source in Japan, 2008 [On-line].

2008. www.gartner.com

6.1.7. Châu Đại dương - Úc

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2007. http://csis.org/files/media/csis/pubs/070820_open_source_policies.pdf

• Lewis, James A. et al. Center for Strategic and International Studies (CSIS). Government Open Source Policies [On-line]. 2008. http://csis.org/files/media/csis/pubs/0807218_government_opensource_policies.pdf

• Estepa Nieto, Jesús Javier. University of Granada. Software Libre Para El Desarrollo Del Tercer Mundo [Open Source Software for Third World Development] [On-line]. 2007. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=13

Trang 102/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

• Dravis, Paul. InfoDev (World Bank). Open source software: Perspectives for development [On-line]. 2003. www.infodev.org/en/Document.21.pdf

6.2. Khu vực tư nhân

6.2.1. Giới thiệu

• Perl, Jens et al. Estrategia Digital. Manual de Uso de Software Libre [Manual for Open Source Software Use] [On-line]. http://www.estrategiadigital.gob.cl/node/386

• Skok, Michael. North Bridge Venture Partners. The Future of Open Source: Exploring the Investments, Innovations, Applications, Opportunities and Threats [On-line]. 2008. http://acquia.com/files/osbc2008nbvpsurvey.pdf

• Feinberg, Donald. Gartner. The Growing Maturity of Open-Source Database Management Systems [On-line]. 2008. www.gartner.com

• Driver, Mark. Gartner. Predicts 2009: The Evolving Open-Source Software Model [On-line]. 2008. www.gartner.com

• Myllärniemi, Jussi. COSS. Structures and operations of open source value networks [On-line]. 2007. http://www.coss.fi/ossi

• Di Maio, Andrea and Drakos, Nikos. Gartner. How Open Source is changing the shape of IT [On-line]. 2008. www.gartner.com

• McKendrick, Joe. IOUG (Independent Oracle Users Group). Open source in the enterprise [On-line]. 2007. http://www.ioug.org/IOUG_Open_Source_07.pdf

• Infoworld. Open Source management: Trends, Requirements and Future Needs for the Open Source Enterprise [On-line]. (s.a). http://www.infoworld.com/pdf/whitepaper/InfoWorld_Open_Source_Management.pdf

• Von Rotz, Bruno and Gynn, Dave. Optaros. Open source in the enterprise [On-line]. 2008. http://files.optaros.com/Optaros%20White%20Paper%20-%20Open%20Source%20in%20the%20Enterprise%20_October%202008__EN.pdf

• Grandchamp, Steven. Open Logic - Linux Magazine. The Evolution of Open Source [On-line]. 2006. http://go.openlogic.com/pages/start/download-white-papers/index.html?Campaign_Id=1301&Activity_Id=2861&rsc=EvolutionOfOpenSource.pdf

• Shreves, Ric. Water & Stone. Open Source CMS Market Share [On-line]. 2008. http://www.waterandstone.com/downloads/2008OpenSourceCMSMarketSurvey.pdf

• Gustafson, Paul and Koff, William. CSC Leading Edge Forum. Open Source: Open to business [On-line]. 2004. http://www.csc.com/aboutus/leadingedgeforum/knowledgelibrary/uploads/1142_1.pdf [Consulta: 3 jun. 2009].

• Noonan, Douglas S. et al. Red Hat. Open Source Software Potential Index (OSPI) [On-line]. 2008. http://www.redhat.com/about/where-is-open-source/activity/

• Moon, Nathan W. et al. Center for Advanced Communications Policy at the Georgia Institute of Technology. Adoption and Use of Open Source Software: Preliminary Literature Review [On-line]. 2008. http://www.redhat.com/about/where-is-open-source/activity/

6.2.2. Bắc Mỹ

• e-Cology. Open Source Business Opportunities for Canada’s Information and

Trang 103/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Communications Technology Sector [On-line]. 2003. http://www.e-cology.ca/canfloss/report/CANfloss_Report.pdf

• Actuate. Actuate: Annual Open Source Survey [On-line]. 2008. http://www.actuate.com/OpenSourceSurvey2008

• Forrester. Open Source Software’s Expanding Role in the Enterprise [On-line]. 2007. http://www1.unisys.com:8081/eprise/main/admin/corporate/doc/Forrester_research-open_source_buying_behaviors.pdf

• Actuate. Actuate: 07 Open Source Survey [On-line]. 2007. http://www.actuate.com/info/os07survey/

• Think Tank 2007. Open Source Think Tank: The Future of Commercial Open Source [On-line]. 2007. http://thinktank.olliancegroup.com/ostt2007report.pdf

• Walli, Stephen et al. Optaros. The Growth of Open Source Software in Organizations [On-line]. 2005. http://ncpp.ru/e-commerce2/3.Training.course/Day.6.Various.applications/2.Readings/Optaros_Growth_of_OSS_090706.pdf

6.2.3. Mỹ Latin

• Zúñiga, Lena. Bellanet International Secretariat, Latin America and the Caribbean. El software libre y las perspectivas para el desarrollo en América Latina y el Caribe [Open source software and perspectives for development in Latin America and the Caribbean [On-line]. 2004. http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.pdf

• Romero Lagos, José Luis. Linux Maya Honduras. La difusión del software libre en Honduras a través de Linux Maya [The diffusion of open source software in Honduras through Linux Maya] [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=387:linux-maya-honduras&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Stefanuto, Giancarlo Nuti et al. Softex. Impacto de Software Libre y de Código Abierto en la Industria de Software de Brasil [Impact of Open Source Software and Open Code on the Software Industry in Brazil] [On-line]. 2005. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_rubberdoc&view=doc&id=11&format=raw

• Mannila, Marko. Hyper MediaLab. Free and Open Source Software: Approaches in Brazil and Argentina [On-line]. 2005. http://www.uta.fi/hyper/julkaisut/b/mannila-2005.pdf

6.2.4. Châu Âu

• Actuate. Actuate: Annual Open Source Survey [On-line]. 2008. http://www.actuate.com/OpenSourceSurvey2008

• Think Tank 2007. Open Source Think Tank: The Future of Commercial Open Source [On-line]. 2007. http://thinktank.olliancegroup.com/ostt2007report.pdf

• Forrester. Open Source Software’s Expanding Role in the Enterprise [On-line]. 2007. http://www1.unisys.com:8081/eprise/main/admin/corporate/doc/Forrester_research-open_source_buying_behaviors.pdf

• Baptista Diogo et al. Associação para a Promoção e Desenvolvimento da Sociedade da Informação (APDSI). Open source software: Que oportunidades em Portugal? [Open Source Software: What are the opportunities in Portugal?] [On-line]. 2004. http://www.softwarelivre.citiap.gov.pt/Documentacao/Folder.2004-05-

Trang 104/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

06.4081126526/file.2004-09-24.3573853069• Forrester. Open Source Paves The Way For The Next Generation Of Enterprise IT [On-line].

2008. https://fossbazaar.org/content/open-source-paves-way-next-generation-enterprise-it• Ghosh, Rishab Aiyer et al. UNU-MERIT. Study on the: Economic impact of open source

software on innovation and the competitiveness of the Information and Communication Technologies (ICT) sector in the EU [On-line]. 2006. http://ec.europa.eu/enterprise/ict/policy/doc/2006-11-20-flossimpact.pdf

• Actuate. Actuate: 07 Open Source Survey [On-line]. 2007. http://www.actuate.com/info/os07survey/

• Bierhals, Gregor. IDABC and OSOR. COSS Competence Centre Finland: More than just five guys holding a torch [On-line]. 2009. http://www.osor.eu/case_studies/docs/IDABC.OSOR.casestudy.COSS.pdf

• Abella, A et al. Junta de Extremadura [Regional Government of Extremadura]. Libro Blanco del Software Libre en España (II) [White Paper on Open Source Software in Spain (II)] [On-line]. 2004. http://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/2.1/es/legalcode.es

• Arriba de, Alberto. Fornax Platform – Sculptor. Interview with Alberto de Arriba, Developer of the Fornax Platform – Sculptor [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=401:entrevista-con-alberto-de-arriba-desarrollador-de-fornax-platformsculptor&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• INE. Porcentaje de uso de sistemas operativos de código abierto en las empresas por tamaño y sector de actividad 2007-2008 [Percentage of open code operating system used in companies by size and activity sector 2007-2008 [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=136:porcentaje-de-uso-de-sistemas-operativos-de-codigo-abierto-enlas-empresas-por-tamano-y-sector-de-actividad-2007-2008&catid=19:empresas&Itemid=73

• Ramón Sánchez, Ramón. Iniciativa Focus. Iniciativa Focus comparte su experiencia participativa en la promoción del Conocimiento Libre y las Tecnologías de Fuentes Abiertas [Iniciativa Focus shares its experience participating in the promotion of Free Knowledge and Open Source Technologies] [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=386:modelo-entrevistas&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Valor, Profs. Josep et al. ebCenter, IESE, UPF. Criterios de adopción de las tecnologías de información y comunicación [Adoption criteria for information and communications technologies] [On-line]. 2005. http://www.iese.edu/research/pdfs/ESTUDIO-24.pdf

• INE. Porcentaje de uso del ordenador y uso o conocimiento del sistema operativo Linux, según ocupación principal [Percentage of computer use and use or knowledge of the Linux operating system, by main occupation] [On-line]. 2007. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=163:porcentaje-de-uso-del-ordenador-y-uso-o-conocimiento-delsistema-operativo-linux-segun-ocupacion-principal-2007&catid=17:ciudadania&Itemid=73

• Luque, Rafael Penteo. ITC Analyst. ¿Puede Open Source ayudarme a salvar mi presupuesto TIC de crisis? [Can Open Source help me rescue my crisis ICT budget?] [On-line]. 2008. http://portal2.penteo.com/searchcenter/Paginas/Results.aspx?k=%C2%BFPuede%20Open%20Source%20ayudarme%20a%20salvar%20mi%20presupuesto%20TIC%20de%20crisis

Trang 105/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

%3F&s=Todos%20los%20sitios• Airbus Open source and embedded software development for avionics [On-line]. 2008.

https://www.artemisia-association.org/downloads/SYLVIE_ROBERT_AC_2007.pdf• Tebbens, Wouter. Free Knowledge Institute (FKI). Wouter Tebbens, President of the Free

Knowledge Institute, introduces us to the current Open Source Software situation in Holland [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=271:wouter-tebbens-presidente-de-free-knowledge-institute-nosacerca-a-la-realidad-holandesa-del-software-de-fuentes-abiertas&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Forfás. Open Source Trends and Business Models [On-line]. 2006. http://www.forfas.ie/publication/search.jsp?ft=/publications/2006/Title,759,en.php

• Quintal, Lucio Madeira. Tecnopolo. Interview with Lucio Quintal, Projects Director at Madeira Tecnopolo, Portugal. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=318:entrevista-a-lucio-quintal-director-de-proyectos-de-madeiratecnopolo-portugal&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Mertz, Sharon A. and Wurster, Laurie F. Gartner. Open Source in Russia, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com

6.2.5. Châu Phi

• Think Tank 2007. Open Source Think Tank: The Future of Commercial Open Source [On-line]. 2007. http://thinktank.olliancegroup.com/ostt2007report.pdf

• Vital Wave Consulting. South African Adoption of Open Source [On-line]. 2006. http://www.vitalwaveconsulting.com/insights/South-African-Adoption-of-Open-Source.pdf

6.2.6. Châu Á

• Dr. Lee, Der-Tsai Institute of Information Science, Academia Sinica. Country Report from Taiwan on Open Source Software [On-line]. 2003. http://www.iis.sinica.edu.tw/~dtlee/OSS_country_report_TWN_0305_03.ppt

• Pan, Guohua and Bonk, Curtis J. MacEwan College (Canada) and Indiana University (USA). The Emergence of Open-Source Software in China [Online]. 2007. http://www.eric.ed.gov/ERICDocs/data/ericdocs2sql/content_storage_01/0000019b/80/3e/3a/1d.pdf

• Think Tank 2007. Open Source Think Tank: The Future of Commercial Open Source [On-line]. 2007. http://thinktank.olliancegroup.com/ostt2007report.pdf

• Sola, Javier. KhmerOS from Cambodia's Open Institute. Javier Sola introduces the KhmerOS project to improve economic development options in Cambodia [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=199:javier-sola-nos-careca-al-proyecto-khmeros-para-la-mejora-delas-posibilidades-de-desarrollo-economico-de-camboya&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Hong Kong Productivity Council. Open Source Software Adoption in Hong Kong [On-line]. 2004. http://www.hkpc.org/html/eng/industry_survey/doc/OpenSource.pdf

• Ahmed, Jamil. Ankur ICT Development Foundation. If we are able to adapt Open Source Software to our language, this will increase the acceptance of technology. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=417:si-conseguimos-adaptar-el-software-de-fuentes-abiertas-anuestro-idioma-aumentara-la-

Trang 106/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

aceptacion-de-la-tecnologia&catid=50:entrevistas&Itemid=86• King Ing, Tan. Open Code Software Competence Centre in Malaysia. The Director of

MAMPU (Malaysia) shares her intense activity to promote Open Source Software with CENATIC. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=322:la-directora-de-mampu-malasia-comparte-con-cenatic-su-intensaactividad-de-promocion-del-software-de-fuentes-abiertas&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Souphavanh, Anousak. Lao Open Source. The Chief Technology Advisor of the Lao Open Source project is interviewed by the ONSFA [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=348:el-asesor-jefe-tecnologico-de-lao-open-source-se-entrevista-conel-onsfa&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Huang, Hai Hong. Gartner. Open Source in China, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Iyengar, Partha. Gartner. Open Source in India, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Aoyama, Hiroko and Iijima, Kimihiko. Gartner. Open Source in Japan, 2008 [On-line].

2008. www.gartner.com

6.2.7. Châu Đại dương - Úc

• Zymaris, Con. Open Source Victoria and Co-founder of the OSIA. Open Sources increase acceptance of interoperability standards in technology. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=406:las-fuentes-abiertas-aumentan-la-aceptacion-de-los-estandaresinteroperables-en-la-tecnologia&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Open Source Tasmania. Open Source Business Opportunities for Tasmania [On-line]. (s.a). http://frost.dpiwe.tas.gov.au/cgi-bin/survey.cgi

• Waugh Partners. The Australian Open Source Industry & Community Report 2008 [On-line]. 2008. census.waughpartners.com.au/census-report-2008-r1.pdf

6.3. Các trường đại học và các trung tâm nghiên R&D

6.3.1. Giới thiệu

• Wheeler, Brad. Educase. Open Source 2007 How did This Happen? [On-line]. 2004. http://net.educause.edu/ir/library/pdf/ERM0440.pdf

6.3.2. Bắc Mỹ

• Kegel, Dan. Kegel. The case for Linux in Universities [On-line]. 2002. http://www.kegel.com/linux/edu/case.html

6.3.3. Mỹ Latin

• Zúñiga, Lena. Bellanet International Secretariat, Latin America and the Caribbean. El software libre y las perspectivas para el desarrollo en América Latina y el Caribe [Open source software and perspectives for development in Latin America and the Caribbean [On-line]. 2004. http://www.mentores.net/Portals/2/mentores_net_sabemos_software_libre.pdf

Trang 107/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

6.3.4. Châu Âu

• A. Abella and M.A. Segovia. Libro Blanco del Software Libre en España (II) [White Paper on Open Source Software in Spain (II)] [On-line]. 2004. http://www.libroblanco.com/document/II_libroblanco_del_software_libre.pdf

• Rodríguez Sevilla, Samuel. Linux user group at Carlos III University in Madrid. The Linux user group at the Carlos III University in Madrid (GUL-uc3m) share their work with ONSFA. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=432:grupo-de-usuarios-de-linux-de-la-universidad-carlos-iii-de-madridgul-uc3m-comparte-su-trabajo-con-el-onsfa&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Mertz, Sharon A. and Wurster, Laurie F. Gartner. Open Source in Russia, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com

6.3.5. Châu Phi

• Inwent. FOSSFA and Inwent launching first regional course on Business and Open Source in Johannesburg [On-line]. 2009. http://www.inwent.org/portal/internationale_zusammenarbeit/aktuelles/154633/index.php.en

• Vital Wave Consulting. South African Adoption of Open Source [On-line]. 2006. http://www.vitalwaveconsulting.com/insights/South-African-Adoption-of-Open-Source.pdf

6.3.6. Châu Á

• Dr. Lee, Der-Tsai Institute of Information Science, Academia Sinica. Country Report from Taiwan on Open Source Software [On-line]. 2003. http://www.iis.sinica.edu.tw/~dtlee/OSS_country_report_TWN_0305_03.ppt

• Koh, Kern. Korea OSS Promotion Forum. Open Source Software Perspective in Korea [On-line]. 2006. http://www.ipa.go.jp/software/open/forum/north_asia/download/5thNEAForum/061122_K-3.pdf

• Huang, Hai Hong. Gartner. Open Source in China, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Iyengar, Partha. Gartner. Open Source in India, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com

6.3.7. Châu Đại dương - Úc

• Waugh Partners. The Australian Open Source Industry & Community Report 2008 [On-line]. 2008. http://census.waughpartners.com.au/census-report-2008-r1.pdf

6.4. Các cộng đồng OSS

6.4.1. Giới thiệu

• Di Maio, Andrea and Drakos, Nikos. Gartner. How Open Source is changing the shape of IT [On-line]. 2008. www.gartner.com

• Helander, Nina et al. COSS. Open Source Software management framework [On-line]. 2007. http://www.coss.fi/ossi

• Myllärniemi, Jussi. COSS. Structures and operations of open source value networks [On-

Trang 108/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

line]. 2007. http://www.coss.fi/ossi• Von Rotz, Bruno and Gynn, Dave. Optaros. Open source in the enterprise [On-line]. 2008.

http://files.optaros.com/Optaros%20White%20Paper%20-%20Open%20Source%20in%20the%20Enterprise%20_October%202008__EN.pdf

• De Paoli, Stefano and D’Andrea, Vincenzo. University of Trento How artefacts rule web based communities [On-line]. (s.a). http://opensource.mit.edu/papers/HowArtifactRuleWebBasedCommunities.pdf

• Driver, Mark. Gartner. Community Is the Key to Open Source Success [On-line]. 2008. http://www.gartner.com/DisplayDocument?doc_cd=161442&ref=g_rss

6.4.2. Bắc Mỹ

• E-Cology. Open Source Business Opportunities for Canada’s Information and Communications Technology Sector [On-line]. 2003. http://www.e-cology.ca/canfloss/report/CANfloss_Report.pdf

6.4.3. Mỹ Latin

• Stefanuto, Giancarlo Nuti et al. Softex. Impacto de Software Libre y de Código Abierto en la Industria de Software de Brasil [Impact of Open Source Software and Open Code on the Software Industry in Brazil] [On-line]. 2005. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_rubberdoc&view=doc&id=11&format=raw

• Ramírez, Andrés. Linux in Costa Rica. The Linux Costa Rica Community tells us about their experience with the open source software "allende los mares" [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=379:la-comunidad-linux-costa-rica-nos-cuenta-su-experiencia-allendelos-mares&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Cárcamo Mejía, Marvin Eduardo. Linux Guatemala. The president of Guatelinux tells us about his community [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=384:marvin&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Zúñiga, Lena. Centro Internacional de Investigaciones para el Desarrollo [International Development Research Centre]. Voces libres de los campos digitales [Free voices in the digital fields] [On-line]. 2007. http://www.sulabatsu.com/voces/Documentos/voces.pdf

6.4.4. Châu Âu

• Ferrer Matoses, Pedro Juan. Comunidad Hispanohablante de OSGeo [Spanish-speaking OSGeo community]. The local chapter of the Spanishspeaking OSGeo community shares its intense activity with the ONSFA. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=433:el-capitulo-local-de-la-comunidad-hispanohablante-de-osgeocomparte-su-intensa-actividad-con-el-onsfa&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Rodríguez Sevilla, Samuel. Linux user group at Carlos III University in Madrid. The Linux user group at the Carlos III University in Madrid (GUL-uc3m) share their work with ONSFA. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=432:grupo-de-usuarios-de-linux-de-la-universidad-carlos-iii-de-madridgul-uc3m-comparte-su-trabajo-con-el-onsfa&catid=50:entrevistas&Itemid=86

Trang 109/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

• Moratalla Moreno, Alfonso. Asociación de Linux Albacete [Linux Albacete Association]. The Albacete Linux Association shares its activities with the ONSFA [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=380:la-asociacion-linux-albacete-comparte-con-el-onsfa-sus-actividades&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Astals Cid, Albert. KDE España. KDE Spain participates in a series of interviews with the Open Source Software Community. [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=376:albert-astals-cid-presidente-de-kde-espana-inagura-la-serie-deentrevistas-con-la-comunidad-de-sl&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Fuentes de la Cruz, Luis Miguel. Asociación de Usuarios de Linux de la Comunidad Valenciana (VALUX). Valencian Community Linux Users Association (VALUX) [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=434:asociacion-de-usuarios-de-linux-de-la-comunidad-valenciana-valux&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Rodríguez García, Pablo. Grupo de Amigos de Linux de Pontevedra. GALPon – Pontevedra Friends of Linux Group shares its experience in promoting open source software [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=385:galpon-grupo-de-amigos-de-linux-de-pontevedra&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Otero Quintana, Abraham. JavaHispano. Interview with Abraham Otero, President of javaHispano [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=394:entrevista-con-abraham-otero-presidente-de-javahispano-&catid=50:entrevistas&Itemid=86

• Díaz Díaz, José Ángel. GNOME Hispano. GNOME Hispano, un lugar en la red donde el proyecto GNOME se acerca a los usuarios hispanohablantes [GNOME Hispano, a place on the Internet that brings the GNOME project to Spanish-speaking users [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=378:gnome-hispano-un-lugar-en-la-red-donde-el-proyecto-gnome-seacerca-a-los-usuarios-hispanohablantes-&catid=50:entrevistas&Itemid=86

6.4.5. Châu Phi

• Vital Wave Consulting. South African Adoption of Open Source [On-line]. 2006. http://www.vitalwaveconsulting.com/insights/South-African-Adoption-of-Open-Source.pdf

6.4.6. Châu Á

• Dr. Lee, Der-Tsai Institute of Information Science, Academia Sinica. Country Report from Taiwan on Open Source Software [On-line]. 2003. http://www.iis.sinica.edu.tw/~dtlee/OSS_country_report_TWN_0305_03.ppt

• Koh, Kern. Korea OSS Promotion Forum. Open Source Software Perspective in Korea [On-line]. 2006. http://www.ipa.go.jp/software/open/forum/north_asia/download/5thNEAForum/061122_K-3.pdf

• Huang, Hai Hong. Gartner. Open Source in China, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com

Trang 110/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

• Aoyama, Hiroko and Iijima, Kimihiko. Gartner. Open Source in Japan, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com

6.4.7. Châu Đại dương - Úc

• Waugh Partners. The Australian Open Source Industry & Community Report 2008 [On-line]. 2008. http://census.waughpartners.com.au/census-report-2008-r1.pdf

6.5. Các công nghệ• Forrester. Open Source Software’s Expanding Role in the Enterprise [On-line]. 2007.

http://www1.unisys.com:8081/eprise/main/admin/corporate/doc/Forrester_research-open_source_buying_behaviors.pdf

• Forrester. Open Source Paves The Way For The Next Generation Of Enterprise IT [On-line]. 2008. https://fossbazaar.org/content/open-source-paves-way-next-generation-enterprise-it

• Maoz, Michael. Gartner. Open Source in the CRM Application Market, 2008 [On-line] 2008. www.gartner.com

• Jones, Nick. Gartner. Open Source in Mobile Computing, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com

• Woods, Jeff. Gartner. Open Source in ERP, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Leong, Lydia. Gartner. Open Source in Web Hosting, 2008 [On-line]. 2008.

www.gartner.com• Desisto, Robert P. Gartner. Open Source in SaaS, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Natis, Yefim V. Gartner. Open Source in the Application Server Market, 2008 [On-line].

2008. www.gartner.com• Drobik, Alexander. Gartner. Open-Source Software in CRM, ERP and SCM Business

Applications, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Silver, Michael A. Gartner. Open Source on the Desktop, 2008 [On-line]. 2008.

www.gartner.com• Weiss, George J. Gartner. Open-Source Software in the Server OS Market, 2008: The State

of Linux [On-line]. 2008. www.gartner.com• Feinberg, Donald. Gartner. Open Source in Database Management Systems, 2008 [On-line].

2008. www.gartner.com• Young, Greg. Gartner. Open Source in Security, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Huang, Hai Hong. Gartner. Open Source in China, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Iyengar, Partha. Gartner. Open Source in India, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Mertz, Sharon A. and Wurster, Laurie F. Gartner. Open Source in Russia, 2008 [On-line].

2008. www.gartner.com• Jones, Teresa. Gartner. Open Source in Europe, 2008 [On-line]. 2008. www.gartner.com• Aoyama, Hiroko and Iijima, Kimihiko. Gartner. Open Source in Japan, 2008 [On-line].

2008. www.gartner.com• INE. Porcentaje de uso del ordenador y uso o conocimiento del sistema operativo Linux,

según ocupación principal [Percentage of computer use and use or knowledge of the Linux operating system, by main occupation] [On-line]. 2007. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=163:porcentaje-de-uso-del-ordenador-y-uso-o-

Trang 111/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

conocimiento-delsistema-operativo-linux-segun-ocupacion-principal-2007&catid=17:ciudadania&Itemid=73

• Walli, Stephen et al. Optaros. The Growth of Open Source Software in Organizations [On-line]. 2005. http://ncpp.ru/e commerce2/3.Training.course/Day.6.Various.applications/2.Readings/Optaros_Growth_of_OSS_090706.pdf

• Shreves, Ric. Water & Stone. Open Source CMS Market Share [On-line]. 2008. http://www.waterandstone.com/downloads/2008OpenSourceCMSMarketSurvey.pdf

• INE. Porcentaje de uso de sistemas operativos de código abierto en las empresas por tamaño y sector de actividad 2007-2008 [Percentage of open code operating system use in companies by size and activity sector 2007-2008 [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=136:porcentaje-de-uso-de-sistemas-operativos-de-codigo-abierto-enlas-empresas-por-tamano-y-sector-de-actividad-2007-2008&catid=19:empresas&Itemid=73

• Pentaho. Open Source BI [On-line]. 2006. http://www.bi-spain.com/articulo/69211/open-source-software-libre/otros/estudio-sobre-la-conveniencia-o-no-del-business-intelligence-open-sourcepor-ventana-research

• Islabit. La mayoría de las supercomputadoras del mundo usan LINUX [Most supercomputers in the world use LINUX] [On-line]. 2009. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_content&view=article&id=468:la-mayoria-de-las-supercomputadoras-del-mundo-usan-linux&catid=54:tecnologia&Itemid=62

• Curto Díaz, Josep. ICNET Consulting. Adoption and Usage Survey: Open Source Business Intelligence and Reporting [On-line]. (s.a). http://www.beyeresearch.com/study/10501

• McKendrick, Joe. IOUG (Independent Oracle Users Group). Open source in the enterprise [On-line]. 2007. http://www.ioug.org/IOUG_Open_Source_07.pdf

• Di Maio, Andrea and Drakos, Nikos. Gartner. How Open Source is changing the shape of IT [On-line]. 2008. www.gartner.com

6.6. Pháp lý• Walli, Stephen. Optaros. Open Source Legal Risk Management in the Enterprise, Version

1.2 [On-line]. 2006. http://www.ncpp.ru/e-commerce2/3.Training.course/Day.6.Various.applications/2.Readings/Optaros_FOSS_Risk_Mgmt_SWalli_090706.pdf

• Stefanuto, Giancarlo Nuti et al. Softex. Impacto de Software Libre y de Código Abierto en la Industria de Software de Brasil [Impact of Open Source Software and Open Code on the Software Industry in Brazil] [On-line]. 2005. http://observatorio.cenatic.es/index.php?option=com_rubberdoc&view=doc&id=11&format=raw

• Revilla, Francisco. Cybercurse. Estudio comparativo de las diferencias entre las licencias de los dos sistemas operativos más extendidos [Comparative study of the differences between licenses for the two most used operating systems] [On-line]. 2009. http://www.smh.com.au/articles/2003/04/24/1050777342086.html

• Walli, Stephen. Optaros. Understanding Free and Open Source Licenses, Version 2.1 [On-line]. 2006. http://www.ncpp.ru/e-commerce2/3.Training.course/Day.6.Various.applications/2.Readings/Optaros_Und_FOSS_

Trang 112/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

Lic_SWalli_Part%20II_090706.pdf• Think Tank 2007. Open Source Think Tank: The Future of Commercial Open Source [On-

line]. 2007. http://thinktank.olliancegroup.com/ostt2007report.pdf

6.7. Xã hội thông tin• Ghosh, Rishab Aiyer et al. Unisys-MERIT. Study on the effect on the development of the

information society of European public bodies making their own software available as open source [On-line]. 2007. http://www.zeapartners.org/articles/PS-OSS%20Final%20report.pdf

• Eurostat. i2010 Benchmarking Framework [On-line]. 2005. http://ec.europa.eu/information_society/eeurope/i2010/benchmarking/index_en.htm

• Commission of the European Communities. Benchmarking i2010: Progress and Fragmentation in the European Information Society [On-line]. 2008. http://ec.europa.eu/information_society/eeurope/i2010/docs/annual_report/2008/sec_2008_470_Vol_1.pdf

• Commission of the European Communities i2010 - List of actions [On-line]. 2008. http://ec.europa.eu/information_society/eeurope/i2010/docs/annual_report/2008/sec_2008_470_Vol_2.pdf

• Commission of the European Communities. ICT Country Profiles [On-line]. 2008. http://ec.europa.eu/information_society/eeurope/i2010/docs/annual_report/2008/sec_2008_470_Vol_3.pdf

• UNDP (United Nations Development Programme). Report on Human Development [On-line]. 2001. http://hdr.undp.org/en/media/HDR_2001_ES.pdf

• Dutta, Soumitra and Mia, Irene. The Global Information Technology Report 2008-2009 [On-line]. 2008. http://www.insead.edu/v1/gitr/wef/main/fullreport/index.html

• United Nations. World Public Sector Report 2003: E-Government at the Crossroads [On-line]. 2003. http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/UN/UNPAN012733.pdf

• Economist Intelligence Unit. E-readiness rankings 2009: The usage imperative [On-line]. 2009. http://graphics.eiu.com/pdf/E-readiness%20rankings.pdf

• Morgan Stanley. Internet, Technology, Media & Telecom Global TMT Market Sizing: Emerging Markets Have Finally Emerged [On-line]. 2006. http://www.morganstanley.com/institutional/techresearch/pdfs/tmt032306.pdf

• ITU, UNCTAD and KADO. The Digital Opportunity Index (DOI) [On-line]. 2007 http://www.itu.int/ITU-D/ict/doi/material/WISR07-chapter3.pdf

• Spanish Ministry of Industry, Tourism and Trade. Red.es. Observatorio. Propuesta de indicadores, criterios y técnicas de medición de la Sociedad de la Información [Proposal for indicators, criteria and techniques for measuring the Information Society] [On-line]. 2007. http://observatorio.red.es/documentos-publicados/articles/id/2146/jornada-sobre-indicadores-criterios-tecnicas-medicion-la-marzo-2007.html

• Spanish Ministry of Industry, Tourism and Trade. Tecnologías de la Información y las Comunicaciones en la empresa española [Information and Communications Technologies in Spanish companies] [On-line]. 2009. http://observatorio.red.es/empresas/articles/id/2493/tecnologias-la-informacion-las-comunicaciones-la-empresa-espanola.html

• Sebastián Cáceres. Observatorio de la Sociedad de la Información [Information Society Observatory]. Auna Fundación. Los países en vanguardia en la sociedad de la información

Trang 113/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

[Countries on the cutting-edge of the information society] [On-line]. (s.a). http://www.fundacionorange.es/areas/28_observatorio/pdfs/vanguardia.pdf

• Eurostat. i2010 Annual Information Society Report 2007 [On-line]. 2007. http://ec.europa.eu/information_society/eeurope/i2010/docs/annual_report/2007/i2010_ar_2007_en.pdf

Trang 114/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

7. Phụ lục• Bảng câu hỏi cho KHU VỰC TƯ NHÂN.• Bảng câu hỏi cho KHU VỰC NHÀ NƯỚC.• Bảng câu hỏi cho CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC.• Bảng câu hỏi cho CÁC CỘNG ĐỒNG.

7.1. Bảng câu hỏi điều tra cho khu vực tư nhân1. Bạn có thể đánh giá thế nào về mức độ quen thuộc với/nhận thức về phần mềm nguồn mở (OSS) tại quốc gia của bạn? (Xin hãy chọn một trong những lựa chọn sau: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao).2.1. Bạn có thể đánh giá thế nào mức độ sử dụng OSS của các công ty tư nhân tại quốc gia của bạn theo các công nghệ sau? Xin hãy giải thích các câu trả lời của bạn. (Xin hãy chọn một trong những lựa chọn sau cho từng công nghệ: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao).

• Hạ tầng phần mềm• Các ứng dụng của doanh nghiệp• Phát triển ứng dụng• Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn

2.2. Theo bạn, đâu là những xu thế cho việc sử dụng sẽ thành hiện thực trong trung hạn? (Đối với 4 nhóm công nghệ được nhắc tới ở trên: Hạ tầng phần mềm, Các ứng dụng của doanh nghiệp, Phát triển ứng dụng, Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn).3. Đâu là những lợi ích chính đối với các công ty tư nhân tại quốc gia của bạn như là một kết quả của việc ứng dụng OSS?4. Đâu là những rào cản chính mà chúng cản trở các công ty tư nhân tại quốc gia của bạn khỏi việc sử dụng OSS?5. Đâu là 5 công ty tư nhân chính phát triển OSS tại quốc gia của bạn?6. Đâu là 5 công ty tư nhân chính kinh doanh OSS tại quốc gia của bạn?7. Các dự án OSS chính được các công ty tư nhân triển khai tại quốc gia bạn: (Xin hãy đưa ra một mô tả ngắn gọn về các dự án và chỉ ra những tay chơi chính trong đó).8. Các cộng đồng OSS chính có liên kết với các công ty tư nhân tại quốc gia của bạn.9. Xin hãy đưa ra một mô tả ngắn gọn phương pháp quản lý mà cộng đồng OSS tại công ty của bạn sử dụng.10. Có các tổ chức tư nhân hoặc nhà nước nào tại quốc gia của bạn thúc đẩy việc sử dụng OSS hay không? Nếu có, xin chỉ ra tên và các hoạt động chính của họ.11. Xem xét yếu tố rằng OSS không phải luôn được phân phối thông qua các kênh truyền thống, những kênh nào các công ty OSS sử dụng để liên hệ với các khách hàng tiềm năng?12. Theo bạn, đâu là những yếu tố chính (chính trị, kinh tế, xã hội, ...) mà chúng thúc đẩy sử dụng OSS đối với các công ty tư nhân tại quốc gia của bạn?

7.2. Bảng câu hỏi điều tra cho khu vực nhà nước1. Bạn có thể đánh giá thế nào về mức độ quen thuộc với/nhận thức về phần mềm nguồn mở (OSS) tại quốc gia của bạn? (Xin hãy chọn một trong những lựa chọn sau: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao).2.1. Bạn có thể đánh giá thế nào mức độ sử dụng OSS của khu vực nhà nước tại quốc gia của bạn

Trang 115/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

theo các công nghệ sau? Xin hãy giải thích các câu trả lời của bạn. (Xin hãy chọn một trong những lựa chọn sau cho từng công nghệ: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao).

• Hạ tầng phần mềm• Các ứng dụng của doanh nghiệp• Phát triển ứng dụng• Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn

2.2. Theo bạn, đâu là những xu thế cho việc sử dụng sẽ thành hiện thực trong trung hạn? (Đối với 4 nhóm công nghệ được nhắc tới ở trên: Hạ tầng phần mềm, Các ứng dụng của doanh nghiệp, Phát triển ứng dụng, Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn).3. Đâu là những lợi ích chính đối với khu vực nhà nước tại quốc gia của bạn như là một kết quả của việc ứng dụng OSS?4. Đâu là những rào cản chính mà chúng cản trở khu vực nhà nước tại quốc gia của bạn khỏi việc sử dụng OSS?5. Đâu là những thách thức và lợi ích chính đối với khu vực nhà nước tại quốc gia của bạn đối với các hoạt động thúc đẩy OSS?6. Đâu là những hệ lụy (tích cực và tiêu cực) của các hoạt động thúc đẩy OSS trong khu vực nhà nước tại quốc gia của bạn?

• Các dịch vụ chính phủ điện tử• Nền kinh tế• Xã hội thông tin• Phát triển cộng đồng• Khác

7. Những chính sách hoặc khuyến cáo chính được khu vực nhà nước thực hiện đối với sử dụng OSS hoặc các vụ thầu công khai (bao gồm cả tính tương hợp và các tiêu chuẩn mở).8. Các dự án OSS chính được triển khai bởi khu vực nhà nước (hoặc nội bộ hoặc các phát triển được ký hợp đồng cho các nhà thầu thực hiện) (Xin hãy đưa ra một mô tả ngắn gọn của các dự án và chỉ ra các tay chơi chính trong các dự án đó).9. Các tổ chức OSS của nhà nước hoặc bán nhà nước và những dự án chính được triển khai. (Xin hãy đưa ra một mô tả ngắn gọn về các dự án và hãy chỉ ra các tay chơi chính có liên quan).10. Liệu có bất kỳ sáng kiến nào được triển khai có sự kết hợp của khu vực nhà nước và các công ty phát triển OSS tư nhân tại quốc gia của bạn hay không? Nếu có, xin hãy nêu tên chúng và mô tả ngắn gọn về chúng.11. Liệu có bất kỳ sáng kiến nào đã từng được triển khai có sự kết hợp của khu vực nhà nước và các trường đại học tại quốc gia của bạn hay không? Nếu có, xin hãy nêu tên chúng và mô tả ngắn gọn về chúng.12. Liệu có bất kỳ sáng kiến nào được triển khai có sự kết hợp của khu vực nhà nước và các cộng đồng OSS tại quốc gia của bạn hay không? Nếu có, xin nêu tên chúng và mô tả ngắn gọn về chúng.13. Theo bạn, đâu là những yếu tố chính (chính trị, kinh tế, xã hội, ...) mà khuyến khích sử dụng OS của khu vực nhà nước tại quốc gia của bạn?

7.3. Bảng câu hỏi điều tra cho các trường đại học1. Bạn có thể đánh giá thế nào về mức độ quen thuộc với/nhận thức về phần mềm nguồn mở (OSS) tại quốc gia của bạn? (Xin hãy chọn một trong những lựa chọn sau: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao).2.1. Bạn có thể đánh giá thế nào mức độ sử dụng OSS của các trường đại học tại quốc gia của bạn theo các công nghệ sau? Xin hãy giải thích các câu trả lời của bạn. (Xin hãy chọn một trong những

Trang 116/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

lựa chọn sau cho từng công nghệ: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao).• Hạ tầng phần mềm• Các ứng dụng của doanh nghiệp• Phát triển ứng dụng• Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn

2.2. Theo bạn, đâu là những xu thế cho việc sử dụng sẽ thành hiện thực trong trung hạn? (Đối với 4 nhóm công nghệ được nhắc tới ở trên: Hạ tầng phần mềm, Các ứng dụng của doanh nghiệp, Phát triển ứng dụng, Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn).3. Đâu là những lợi ích chính đối với các trường đại học tại quốc gia của bạn như là một kết quả của việc ứng dụng OSS?4. Đâu là những rào cản chính mà chúng cản trở các trường đại học tại quốc gia của bạn khỏi việc sử dụng OSS?5. Theo bạn, đâu là những đóng góp chính mà các trường đại học đã thực hiện đối với việc sử dụng OSS tại quốc gia của bạn?6. Đâu là những dự án OSS chính được các trường đại học triển khai tại quốc gia của bạn? (Xin hãy đưa ra mô tả ngắn gọn về các dự án và chỉ ra các tay chơi chính có liên quan).7. Xin hãy mô tả một số ví dụ về sự hợp tác giữa các trường đại học và các cộng đồng phát triển OSS về OSS.8. Xin hãy mô tả một số ví dụ về sự hợp tác giữa các trường đại học và các công ty OSS tư nhân về OSS.9. Bạn có thể đánh giá thế nào về mức độ hỗ trợ mà các trường đại học cung cấp để triển khai các dự án phát triển OSS (Xin hãy giải thích câu trả lời của bạn).

• Rất thấp• Thấp• Trung bình• Cao• Rất cao

10. Dạng hỗ trợ nào các trường đại học nhận được để triển khai các dự án phát triển OSS?11. Đâu là các tổ chức chính mà cung cấp sự hỗ trợ cho các trường đại học?12. Liệu có bất kỳ chính sách của các cơ quan về sự đóng góp mà các nhân viên thực hiện cho các dự án OSS tại quốc gia của bạn hay không? Xin hãy giải thích bất kỳ chính sách nào như vậy.13. Các dạng biện pháp nào được các trường đại học tiến hành để thúc đẩy sự tham gia trong các dự án phát triển OSS?14. Theo bạn, giáo dục hiện có tại quốc gia của bạn có cho phép sự phát triển OSS hay không?15. Liệu việc huấn luyện hiện đang tồn tại có đáp ứng được các nhu cầu thị trường nhân lực hay không?

7.4. Bảng câu hỏi điều tra cho các cộng đồng1. Bạn có thể đánh giá thế nào về mức độ quen thuộc với/nhận thức về phần mềm nguồn mở (OSS) tại quốc gia của bạn? (Xin hãy chọn một trong những lựa chọn sau: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao).2.1. Bạn có thể đánh giá thế nào mức độ sử dụng OSS của các công ty tư nhân tại quốc gia của bạn theo các công nghệ sau? Xin hãy giải thích các câu trả lời của bạn. (Xin hãy chọn một trong những lựa chọn sau cho từng công nghệ: Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao, Rất cao).

• Hạ tầng phần mềm• Các ứng dụng của doanh nghiệp

Trang 117/118

Báo cáo tình hình Quốc tế về Phần mềm Nguồn Mở năm 2010

• Phát triển ứng dụng• Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn

2.2. Theo bạn, đâu là những xu thế cho việc sử dụng sẽ thành hiện thực trong trung hạn? (Đối với 4 nhóm công nghệ được nhắc tới ở trên: Hạ tầng phần mềm, Các ứng dụng của doanh nghiệp, Phát triển ứng dụng, Các hệ điều hành và các ứng dụng cho máy tính để bàn).3. Bạn có thể đánh giá thế nào về mức độ phát triển các cộng đồng OSS tại quốc gia của bạn? (Xin hãy giải thích câu trả lời của bạn).

• Rất thấp• Thấp• Trung bình• Cao• Rất cao

4. Bạn có thể đánh giá thế nào về mức độ hỗ trợ mà các cộng đồng OSS cung cấp để triển khai các dự án phát triển OSS? (Xin hãy giải thích câu trả lời của bạn).

• Rất thấp• Thấp• Trung bình• Cao• Rất cao

5. Dạng hỗ trợ nào các cộng đồng OSS nhận được để triển khai các dự án phát triển OSS?6. Tổ chức/cơ quan chính nào cung cấp sự hỗ trợ cho các cộng đồng OSS?7. Mô hình tài chính nào được các cộng đồng OSS sử dụng tại quốc gia của bạn? (Nguồn thu)8. Đâu là những lý do chính cho việc tham gia trong một cộng đồng OSS?9. Đâu là những dự án OSS chính được các cộng đồng OSS triển khai tại quốc gia của bạn? (Xin hãy đưa ra một mô tả ngắn gọn về các dự án và hãy chỉ ra các tay chơi chính trong các dự án đó).10. Liệu có những xu thế rõ ràng nào về dạng các dự án được các cộng đồng OSS triển khai tại quốc gia của bạn? Xin hãy mô tả ngắn gọn các xu thế đó.11. Xin hãy đưa ra mô tả ngắn gọn về phương pháp quản lý mà cộng đồng OSS của bạn sử dụng.12. Xin nêu tên những quốc gia chính mà từ đó các lập trình viên tiến hành đóng góp cho cộng đồng OSS của bạn.13. Những công ty tư nhân nào hiện đang tích cực tham gia với các cộng đồng OSS tại quốc gia của bạn?14. Xin hãy mô tả một số ví dụ về sự hợp tác giữa các trường đại học và các cộng đồng OSS.15. Xin hãy mô tả một số ví dụ về sự hợp tác giữa các công ty tư nhân và các cộng đồng OSS.16. Xin hãy mô tả một số ví dụ về sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và các cộng đồng OSS.17. Đâu là những lợi ích chính đối với các công ty tư nhân tại quốc gia của bạn như là kết quả của việc sử dụng OSS?18. Đâu là những rào cản chính mà chúng cản trở các công ty tư nhân tại quốc gia của bạn khỏi việc sử dụng OSS? Và đối với những người sử dụng tư nhân?19. Đâu là 5 công ty tư nhân chính phát triển OSS tại quốc gia của bạn?20. Theo bạn, đâu là những yếu tố chính (chính trị, kinh tế, xã hội, ...) mà chúng thúc đẩy sử dụng OSS tại quốc gia của bạn?

Trang 118/118