số /bc-cp hà nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/fileupload/vbpq/du thao_bc...

75
BÁO CÁO Vcông tác bo vmôi trường năm 2019 Kính gi: Các vđại biu Quc hi Thc hiện quy định tại Điều 134 Lut Bo vmôi trường vtrách nhim báo cáo công tác bo vmôi trường hàng năm; trên cơ sở tng hp báo cáo ca các Bộ, ngành và địa phương 1 , Chính phbáo cáo các vđại biu Quc hi vcông tác bo vmôi trường (BVMT) năm 2019 trên phạm vi cnước như sau: I. HIỆN TRẠNG, DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH 1. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường a) Môi trường không khí Kết ququan trắc môi trường không khí ti mt sthành phln tnăm 2015 đến nay cho thy chất lượng không khí có được ci thin. Các thông số môi trường trong không khí (như NO x , SO x , CO...) có giá trị khá thấp, đạt quy chuẩn kthut quc gia (QCVN) vchất lượng không khí xung quanh 2 và ít biến động giữa các năm (Biểu đồ 1 Phlc 2). Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn (PM 2.5 ) tại một số đô thị lớn, nhất là tại thành phố (Tp.) Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây. Qua theo dõi din biến tnăm 2010 đến nay cho thy, ô nhim không khí do bi mn PM 2.5 tại các đô thị ln trên phm vi cnước có xu hướng gim tnăm 2013 đến năm 2017, nhưng tnăm 2018 đến năm 2019 có xu hướng tăng hơn so với năm 2017 (Biểu đồ 2, Biểu đồ 3 Phlc 2). Ti Tp Hà Ni và mt sđịa phương khu vc phía Bc, ô nhim bi thường tuân theo quy luật tăng cao vào thi gian mùa đông, ít mưa, trong khong ttháng 9 đến tháng 3 năm sau (Biểu đồ 4 Phlc 2). Tuy nhiên, năm 2019, ttháng 9 đến tháng 12, ô nhim bi tăng mạnh so vi các tháng trước đó và tăng cao so với cùng kcác năm từ 2015-2018 (Biểu đồ 5 Phlc 2). Đánh giá theo chschất lượng không khí (AQI) cho thy, chất lượng không khí ti Tp.Hà Ni và mt sTp. khu vc min Bc trong mt sngày 1 Danh sách các Bộ, ngành, địa phương đã gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại Phụ lục 1 kèm theo. 2 Theo QCVN 05:2013/BTNMT. CHÍNH PHCNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc S: /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Upload: others

Post on 01-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

BÁO CÁO

Về công tác bảo vệ môi trường năm 2019

Kính gửi: Các vị đại biểu Quốc hội

Thực hiện quy định tại Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm

báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm; trên cơ sở tổng hợp báo cáo của

các Bộ, ngành và địa phương1, Chính phủ báo cáo các vị đại biểu Quốc hội về

công tác bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2019 trên phạm vi cả nước như sau:

I. HIỆN TRẠNG, DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH

1. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường

a) Môi trường không khí

Kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số thành phố lớn từ năm

2015 đến nay cho thấy chất lượng không khí có được cải thiện. Các thông số

môi trường trong không khí (như NOx, SOx, CO...) có giá trị khá thấp, đạt quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng không khí xung quanh2 và ít

biến động giữa các năm (Biểu đồ 1 Phụ lục 2).

Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn (PM2.5) tại một số đô

thị lớn, nhất là tại thành phố (Tp.) Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh có xu hướng gia

tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây. Qua theo dõi diễn biến từ

năm 2010 đến nay cho thấy, ô nhiễm không khí do bụi mịn PM2.5 tại các đô thị

lớn trên phạm vi cả nước có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2017, nhưng

từ năm 2018 đến năm 2019 có xu hướng tăng hơn so với năm 2017 (Biểu đồ 2,

Biểu đồ 3 Phụ lục 2).

Tại Tp Hà Nội và một số địa phương khu vực phía Bắc, ô nhiễm bụi

thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa đông, ít mưa, trong

khoảng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (Biểu đồ 4 Phụ lục 2). Tuy nhiên, năm

2019, từ tháng 9 đến tháng 12, ô nhiễm bụi tăng mạnh so với các tháng trước

đó và tăng cao so với cùng kỳ các năm từ 2015-2018 (Biểu đồ 5 Phụ lục 2).

Đánh giá theo chỉ số chất lượng không khí (AQI) cho thấy, chất lượng

không khí tại Tp.Hà Nội và một số Tp. khu vực miền Bắc trong một số ngày ở

1 Danh sách các Bộ, ngành, địa phương đã gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại Phụ lục 1 kèm theo. 2 Theo QCVN 05:2013/BTNMT.

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-CP

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Page 2: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

2

mức kém3, thậm chí là mức xấu4 (Biểu đồ 7 Phụ lục 2). Tại Tp. Hồ Chí Minh,

chất lượng không khí cũng đã chạm mức xấu trong 3 ngày vào đợt cao điểm ô

nhiễm tháng 11. Các thành phố Huế, Đà Nẵng nhìn chung chất lượng không

khí vẫn duy trì ở mức tốt và trung bình, riêng trong tháng 11 đã ghi nhận một

vài ngày chất lượng không khí ở mức kém (Biểu đồ 8 Phụ lục 2).

b) Môi trường nước

Qua kết quả quan trắc và tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) cho

thấy, chất lượng môi trường nước năm 2019 tại lưu vực sông (LVS) Cầu, LVS

Nhuệ Đáy, LVS Hồng – Thái Binh ở khu vực miền Bắc được cải thiện hơn so

với năm 2018, đặc biệt vào thời điểm cuối năm, chất lượng nước sông đã đạt ở

mức trung bình, có thể sử dụng được cho hoạt động giao thông đường thủy và

các mục đích tương đương khác. Các LVS khu vực miền Trung (LVS Hương;

LVS Vu Gia – Thu Bồn) có chất lượng môi trường nước sông tốt. Các LVS

khu vực phía Nam, mức độ ô nhiễm có giảm so với năm 2018, tuy nhiên tại các

điểm nóng ô nhiễm môi trường (khu vực Cầu Ông Buông trên sông Sài Gòn),

chất lượng môi trường nước sông vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và chưa có dấu hiệu

được cải thiện (Biểu đồ 9 Phụ lục 2). Tình trạng ô nhiễm nước mặt do các chất

dinh dưỡng và các chất hữu cơ5 trên sông Công, sông Ngũ Huyện Khuê, sông

Nhuệ, sông Vu Gia, hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai có xu hướng giảm so

với năm trước, nhưng vẫn cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN (Biểu đồ 10,

Biểu đồ 11, Biểu đồ 12, Biểu đồ 13 Phụ lục 2).

Việc đẩy mạnh thực hiện các dự án, đề án về đầu tư cải thiện môi

trường, tăng cường quản lý tại một số sông hồ, kênh rạch trong nội thành các

đô thị lớn (sông Tô Lịch, Hồ Tây (Hà Nội), suối Bưng Cù (Bình Dương), kênh

Nhiêu Lộc – Thị Nghè (Tp. Hồ Chí Minh) thời gian qua đã giúp cho chất lượng

môi trường nước tại các khu vực này được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tại

một số khu vực vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước kéo dài, điển hình

như sông Bắc Hưng Hải; sông Nhuệ - Đáy, nhất là khu vực giáp ranh giữa

Tp.Hà Nội và tỉnh Hà Nam và các đoạn sông chảy qua nội thành Tp.Hà Nội;

sông Châu Giang (khu vực chợ Lương, xã Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam); lưu

vực sông Đồng Nai…

Chất lượng nước dưới đất vẫn duy trì khá tốt, tuy nhiên, một số khu vực

ở đồng bằng Bắc Bộ có hiện tượng ô nhiễm cục bộ chất dinh dưỡng và kim loại

nặng. Ô nhiễm môi trường nước xuyên biên giới xuất hiện và có xu hướng gia

tăng. Kết quả quan trắc tại đầu nguồn sông Hồng6, thượng nguồn sông Hậu7,

chất lượng nước sông có dấu hiệu ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ (COD,

BOD5), tăng nhẹ qua các năm.

3 Giá trị AQI từ 100-150 4 Giá trị AQI từ 150-200 5 Như: N-NO2, BOD5, TSS, N-NH4

+ 6 Thể hiện qua kết quả quan trắc của Sở TN&MT tỉnh Lào Cai, năm 2017, 2018, 9/2019. 7 Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc trạm quan trắc môi trường nước tự động, liên tục, cố định tại Thị Trấn Long Bình,

Huyện An Phú, Tỉnh An Giang, 2018, 9/2019.

Page 3: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

3

Tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vẫn xảy ra trên diện rộng,

trải dài từ Bắc bộ, miền Trung, Tây nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long, đặc

biệt là các tỉnh Nam Bộ8. Năm 2019, lượng mưa và dòng chảy ở thượng nguồn

suy giảm, khiến xâm nhập mặn xuất hiện sớm và sâu hơn so với trung bình

nhiều năm, một số nơi tương đương hoặc sâu hơn cùng kỳ năm 2016 (năm xảy

ra xâm nhập mặn lịch sử). Tổng diện tích tự nhiên của vùng ảnh hưởng xâm

nhập mặn năm 2019 khoảng 50.000 ha9 (cao hơn năm lịch sử 2016).

c) Môi trường đất

Trong năm 2019, môi trường đất tại một số khu vực có hoạt động sản

xuất công nghiệp, làng nghề tiếp tục có hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng (xã

Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; khu liên hợp xử lý chất thải Nam

Sơn, huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội; làng nghề tái chế Châu Khê, thị xã Từ Sơn,

tỉnh Bắc Ninh; khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh, Tp Đà Nẵng10). Đối với

các vùng đất chuyên canh nông nghiệp, hàm lượng hợp chất hữu cơ trong đất

có xu hướng tăng theo thời gian. Một số khu vực phát hiện dư lượng thuốc bảo

vệ thực vật trong đất trồng rau.

Theo kết quả điều tra, thống kê, hiện nay trên địa bàn toàn quốc có

khoảng 11 triệu ha đất đang bị thoái hóa và nguy cơ bị thoái hoá, giảm chất

lượng, giảm năng suất, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, dẫn đến nguy cơ

không bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và mất cân bằng hệ sinh thái, môi

trường. Năm 2019, các địa phương đã đề xuất 85 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ

thực vật cần được kiểm soát chặt chẽ11, trong đó có một số địa phương có số

lượng lớn như Nghệ An (43 điểm), Quảng Trị (12 điểm).

d) Đa dạng sinh học

Trong năm 2019, số lượng các khu bảo tồn, khu Ramsar ở nước ta tiếp

tục gia tăng, hiện cả nước có 172 khu bảo tồn với tổng diện tích 2.493.843,67

ha, gồm 33 vườn quốc gia; 65 khu dự trữ thiên nhiên; 18 khu bảo tồn loài và

sinh cảnh; 56 khu bảo vệ cảnh quan (tăng 06 khu bảo tồn so với năm 2015 với

tổng diện tích tăng thêm là 66.693,67 ha)12. Đến nay, nước ta có 09 khu

Ramsar13 với tổng diện tích 120.549 ha và 10 Vườn di sản ASEAN14 (tăng 04

8 Bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang,

Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ. 9 Báo cáo số 2250/BNN-KHCN ngày 27/3/2020 của Bộ NN&PTNT. 10 Các thông số Cu, Zn, Cd trong đất tại các khu vực này vượt ngưỡng quy định theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT 11 Cụ thể: Hà Tĩnh (10 điểm), Lạng Sơn (03 điểm), Nghệ An (43 điểm), Phú Thọ (01 điểm), Quảng Bình (10 điểm), Quãng

Ngãi (04 điểm), Quảng Trị (12 điểm), Quảng Nam (02 điểm). 12 Tại Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2015 của Bộ TN&MT về công bố Danh mục 166 khu bảo tồn làm cơ sở

cho việc quản lý và triển khai hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam gồm: 31 Vườn quốc gia, 63 Khu Dự trữ

thiên nhiên, 17 Khu Bảo tồn loài, sinh cảnh và 55 Khu Bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích là 2.427.150 ha. 13 Bao gồm: Vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định (1989); Bàu Sấu thuộc vườn quốc gia Cát Tiên – Đồng Nai (2005); Hồ

Ba Bể - Bắc Kạn (2011); Tràm Chim – Đồng Tháp (2012); Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (2013); Vườn quốc gia Côn Đảo

(2014); Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen - Long An (2015); Vườn quốc gia U Minh Thượng - Kiên Giang (2016); Khu

bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long – Ninh Bình (2018). 14 Bao gồm: Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (2019), Vườn quốc gia Vũ Quang (2019), Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

(2019), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (2019), Vườn quốc gia Hoàng Liên (2003), Vườn quốc gia Ba Bể (2003),

Vườn quốc gia Chư Mom Rây (2003), Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (2003), Vườn quốc gia U Minh Thượng (2012), Vườn

quốc gia Bái Tử Long (2017).

Page 4: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

4

Vườn di sản ASEAN so với năm 2018); có 10/16 khu bảo tồn biển đã được

thành lập với tổng diện tích là 187.810,93 ha, chiếm 0,19% diện tích vùng biển

Việt Nam. Số lượng các nguồn gen quý hiếm được lưu giữ, bảo tồn tiếp tục gia

tăng với 45.974 nguồn gen cây trồng nông nghiệp, 3.727 nguồn gen cây dược

liệu, 887 giống vật nuôi, 207 giống thủy sản và 21.393 chủng vi sinh vật được

lưu giữ.

Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp, xuống cấp về chất lượng,

đặc biệt là các hệ sinh thái đất ngập nước, núi đá vôi, bãi bồi cửa sông ven

biển,... làm mất nguồn cung cấp nước ngầm, nơi sinh sản, phát triển, cư trú của

các loài sinh vật. Số loài và số cá thể các loài hoang dã giảm mạnh, nhiều loài

bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép nên nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Thời

gian qua, nhiều chi, loài mới được phát hiện; tuy nhiên, các loài mới được phát

hiện lại phải đối mặt với những nguy cơ rất lớn, số loài cần được ưu tiên, bảo

vệ cũng gia tăng.

Tỷ lệ che phủ rừng năm 2019 đạt 41,85%, tăng 0,2% so với năm 2018

(Biểu đồ 14 Phụ lục 2), đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 201915; trong năm 2019 đã

trồng 239.152 ha rừng, 63,5 triệu cây phân tán các loại. Diện tích rừng bị thiệt

hại do phá rừng trái phép là 578 ha, giảm 10 ha (2%) so với năm 2018. Năm

2019 đã xảy ra 292 vụ cháy rừng (tăng 117 vụ, tương ứng 67% so với năm

2018), diện tích rừng bị thiệt hại là 1.997 ha rừng các loại, tăng 1.649 ha so với

cùng kỳ năm 201816.

2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường

a) Từ phát triển kinh tế - xã hội trong nước

- Khu công nghiệp, cụm công nghiệp (CCN), làng nghề, khu đô thị, dân

cư tập trung: Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 372 KCN đã được thành lập

(cả trong và ngoài khu kinh tế (KKT) ven biển) trong đó có 280 KCN đã đi vào

hoạt động (tăng 29 KCN so với năm 2018)17 và 92 KCN đang trong giai đoạn

xây dựng cơ bản; 698 CCN đang hoạt động (tăng 09 CCN so với năm 2018)18;

có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có 2.009 làng nghề và làng nghề truyền

thống được công nhận (tăng 170 làng so với năm 2018); có 833 đô thị (tăng 20

đô thị so với năm 2018)19, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,2%, tăng

0,8% so với năm 2018.

- Dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: Trên phạm vi cả

nước, còn tồn tại những dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có

nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: luyện kim, khai thác khoáng sản, phá dỡ

tàu biển, sản xuất giấy, bột giấy, dệt nhuộm, thuộc da, lọc hoá dầu, nhiệt điện,

15 Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và tình hình triển khai kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 16 Báo cáo số 2250/BNN-KHCN ngày 27/3/2020 của Bộ NN&PTNT. 17 Công văn số 2087/BKHĐT-KHDTNMT ngày 31/3/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 18 Công văn số 2060/BCT-ATMT ngày 24/3/2020 của Bộ Công Thương. 19 Bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh), 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị

loại IV và 652 đô thị loại V.

Page 5: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

5

sản xuất thép, hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến tinh

bột sắn; chế biến mía đường; chế biến thuỷ sản, giết mổ gia súc, gia cầm...

Trong đó, hiện có trên 5.000 mỏ và điểm khai thác khoáng sản; khoảng 300

doanh nghiệp sản xuất giấy, bột giấy20; 25 nhà máy nhiệt điện than đã vận hành

thương mại với tổng công suất lắp đặt là 18.294 MW21; 65 dự án sản xuất gang

thép có công suất 100.000 tấn/năm trở lên…Nhiều cơ sở có nguồn phát thải lớn

như Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp

Formosa Hà Tĩnh, các dự án nhiệt điện tại trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Dự án

Nhà máy Alumin Nhân Cơ, Dự án “Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng”...

- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Tính đến tháng 12/2019,

trên phạm vi cả nước còn 171 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (giảm 11 cơ sở so với

năm 2018)22.

- Cơ sở y tế: nước ta hiện có 13.508 cơ sở khám, chữa bệnh với 300.679

giường bệnh. Trong đó có 1.183 bệnh viện công lập, 11.793 trạm y tế xã

phường và các bệnh viện tư nhân. Số giường bệnh trên 1 vạn dân năm 2019 là

27,5 (vượt chỉ tiêu đề ra của năm 2019).

- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi: cả nước có khoảng

31.668 trang trại nông nghiệp, trong đó có khoảng 19.639 trang trại chăn nuôi

(giảm 1.230 trang trại so với năm 2018); khoảng 467 triệu con gia cầm (tăng

14,2% so với năm 2018), hơn 24 triệu con lợn (giảm 13% so với năm 2018)23.

Khối lượng phân bón sử dụng khoảng 800-1000kg/ha/năm; khối lượng thuốc bảo

vệ thực vật là 1,6-2kg/ha/năm. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử

dụng là khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn rác

thải rắn nguy hại; phát sinh 11.000 tấn bao gói thực vật. Năm 2019, phụ phẩm từ

một số loại cây trồng chính phát sinh khoảng 94.715 nghìn tấn, trong đó cây

lúa có lượng phụ phẩm lớn nhất là 52.140 nghìn tấn, cây mía là 16.914 nghìn

tấn, các loại khác như sắn, ngô, cà phê, đậu tương khoảng 25.661 nghìn tấn24.

- Hoạt động xây dựng: Hoạt động xây dựng các khu chung cư, khu đô thị

mới25, cầu đường, sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng... diễn

ra ở khắp nơi, đặc biệt là các đô thị lớn. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Xây

dựng, hiện nay trên cả nước có 82 dây chuyền sản xuất xi măng với sản lượng ước

đạt trên 100 triệu tấn (tăng 4,1 triệu tấn so với năm 2018); 93 cơ sở sản xuất gạch

ốp lát với tổng công suất thiết kế là 821,6 triệu m2/năm; 26 cơ sở sản xuất sứ vệ

20 Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trừ các doanh nghiệp FDI (04 doanh nghiệp), còn lại phần lớn

các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam đều có quy mô sản xuất nhỏ chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp có sản lượng trên

100.000 tấn giấy hoặc bột giấy/năm, còn lại doanh nghiệp dưới 100.000 tấn/năm. Năm 2018, tổng sản lượng giấy các loại

của các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam đạt khoảng 3,6 triệu tấn, trong đó: giấy in, viết đạt 320.000 ngàn tấn; giấy bao

bì 3,1 triệu tấn; giấy tissue 195.000 ngàn tấn; còn lại là giấy vàng mã và giấy nến khoảng 110.000 tấn; sản lượng bột giấy

các loại đạt 200.000 tấn/năm; giấy thu hồi (thu gom nội địa) đạt khoảng 1,6 triệu tấn (đáp ứng khoảng 40% nhu cầu nguyên

liệu sản xuất trong nước). 21 Công văn số 3321/BCT-ATMT ngày 13/5/2019. 22 Gồm 139/435 cơ sở theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg và 32/439 cơ sở theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg. 23 Tổng cục thống kê, 2019. 24 Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT. 25 Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng năm 2019 tổng diện tích nhà ở tăng lên khoảng 50 triệu m2.

Page 6: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

6

sinh với tổng công suất thiết kế đạt khoảng 26,55 triệu sản phẩm/năm; 08 cơ sở

sản xuất kính với sản lượng khoảng 308 triệu m2 quy tiêu chuẩn/năm (hiện Việt

Nam là một trong 5 nước có sản lượng kính lớn nhất khu vực Đông Nam Á).

- Phương tiện giao thông: Trong năm 2019, trên phạm vị cả nước có

3.673.065 xe ô tô đang lưu hành (tăng 12,2% so với năm 2018); 3.768.601 xe

mô tô, xe máy, ô tô được lắp ráp, sản xuất hoặc nhập khẩu mới (giảm 1,8% so

với năm 2018)26; vận tải hành khách đạt 5.143,1 triệu lượt (tăng 11,2% so với

năm 2018)27. Hoạt động giao thông vận tải được xem là nguồn gây ô nhiễm

trường không khí, đặc biệt ở các khu vực đô thị có mật độ giao thông cao28.

- Hoạt động du lịch: Năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách du

lịch quốc tế, cao nhất từ trước đến nay (tăng 16,2% so với năm 2018)29; 85 triệu

lượt khách nội địa (tăng 6% so với năm 2018). Số ngày lưu trú trung bình của

khách du lịch quốc tế là 7,68 ngày (giảm 1,82 ngày so với năm 2018) và của

khách du lịch nội địa là 3,02 ngày (giảm 0,18 ngày so với năm 2018)30.

b) Từ bên ngoài

- Năm 2019, số lượng container phế liệu tồn đọng tại các cảng biển đã

giảm đáng kể so với năm 2018 nhưng vẫn còn rất lớn. Số liệu tính đến tháng

11/2019, số lượng container phế liệu được lưu giữ tại cảng biển của Việt Nam là

8.748 container, giảm 17.567 container so với năm 2018. Trong đó, có 3.102

container được lưu dưới 30 ngày, 46 container lưu tại kho, bãi từ 30 - 90 ngày và

5.600 container tồn đọng tại kho, bãi, cảng trên 90 ngày.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến kinh tế,

xã hội, sản xuất, thay đổi nền tảng quản lý môi trường dựa trên công nghệ

internet vạn vật. Công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới thân thiện

với môi trường,…đã bước đầu thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch từ mô hình

kinh tế tuyến tính phát thải lớn sang các mô hình kinh tế các bon thấp, kinh tế

xanh, kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh gia tăng nhanh dân số, sức ép của tăng

trưởng, nhu cầu tiêu thụ các loại nhiên liệu và năng lượng làm gia tăng khai

thác tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

- Biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, tác động mạnh đến

môi trường, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước, an ninh sinh thái, an

ninh lương thực, là nguy cơ hiện hữu đối với việc thực hiện các mục tiêu phát

triển bền vững đất nước của Việt Nam. Tác động của biến đổi khí hậu làm cho

vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta

ngày càng phức tạp, khó lường hơn.

- Các vấn đề môi trường theo LVS Mê Công, sông Hồng, các sông

26Báo cáo số 497/BGTVT-MT ngày 16/01/2020; Công văn số 2065/BGTVT-MT ngày 10/3/2020 của Bộ Giao thông vận tải. 27 Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019 (Báo cáo số 209/BC-TCTK ngày 26/12/2019 của Tổng cục

Thống kê). 28 Báo cáo số 497/BGTVT-MT ngày 16/01/2020 của Bộ Giao thông vận tải. 29 Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019 (Báo cáo số 209/BC-TCTK ngày 26/12/2019 của Tổng cục

Thống kê). 30 Công văn số 1056/BVHTTDL-KHCNMT ngày 13/3/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Page 7: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

7

xuyên biên giới, trên biển vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng phức tạp. Các công

trình thủy điện và các đập của các nước có chung LVS với Việt Nam đã làm

thay đổi dòng chảy, giảm luồng trầm tích, sụt giảm phù sa, gia tăng mất mát đa

dạng sinh học mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, làm gia tăng nguy cơ xói lở bờ

sông, lòng sông, xâm nhập mặn, tác động tích lũy xuyên biên giới đối với khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta. Trên biển, vấn đề nhận chìm, đổi

thải chất thải trên biển vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là rác thải nhựa, ô nhiễm

dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải trên biển và

sự cố tràn dầu trên biển Đông ảnh hưởng tới các vùng ven biển ở nước ta.

3. Tình hình phát sinh chất thải

a) Chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn sinh hoạt: Năm 2019, tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát

sinh trên phạm vi cả nước khoảng 64.221 tấn/ngày; trong đó khu vực đô thị

phát sinh khoảng 34.680 tấn/ngày, khu vực nông thôn là khoảng 28.567

tấn/ngày31. Có hơn ¼ địa phương có khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên

1.000 tấn/ngày. Các địa phương có khối lượng phát sinh lớn là Tp.Hồ Chí

Minh (9.100 tấn/ngày), Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hóa (2.175 tấn/ngày),

Bình Dương (2.661 tấn/ngày), Đồng Nai (1.885 tấn/ngày). Các địa phương có

khối lượng phát sinh ít là Bắc Kạn (191 tấn/ngày), Kon Tum (212 tấn/ngày),

Lai Châu (193 tấn/ngày), Hà Nam (275 tấn/ngày) (Khối lượng CTR sinh hoạt

phát sinh năm 2019 của các địa phương tại Phụ lục 3 kèm theo).

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: CTR công nghiệp phát sinh

chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp với khối lượng khoảng 25 triệu tấn

(tương đương năm 2018). Năm 2019, lượng tro, xỉ phát sinh từ các nhà máy

nhiệt điện than khoảng hơn 13 triệu tấn. Lượng tro, xỉ tiêu thụ đạt hơn 6,5 triệu

tấn, chiếm hơn 50% tổng lượng phát thải (so với khoảng 39,5% của năm 2018).

Trong đó, nhiều nhà máy có tốc độ tiêu thụ tro xỉ tăng cao, như Thái Bình hơn

70%, Duyên Hải 3 đạt 85%, Nghi Sơn 1 đạt 85%, Hải Phòng, Cần Thơ, Ninh

Bình đạt 100%, Vũng Áng 1 đạt 55%, riêng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiêu

thụ được khoảng 19% khối lượng phát sinh (so với khoảng 11 % của năm 2018),

Vĩnh Tân 1 mới đi vào hoạt động cuối năm 2018 tiêu thụ khoảng hơn 7%. Tro xỉ

được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy xi măng, sản

xuất gạch không nung, phụ gia bê tông, làm vật liệu san lấp nền32.

- Rác thải sinh hoạt từ hoạt động du lịch: Rác thải phát sinh trung bình

1,8kg/ngày đêm/người (tăng 0,4kg so với năm 2018), tổng lượng rác thải phát

sinh từ khách du lịch khoảng 474.000 tấn (tăng 151.400 tấn so với năm

2018)33.

- Chất thải rắn nông nghiệp: các hoạt động sản xuất nông nghiệp phát

sinh nhiều loại CTR thông thường như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm

31 Tổng hợp từ Báo cáo công tác BVMT, báo cáo công tác quản lý chất thải rắn của các địa phương năm 2019. 32 Công văn số 2060/BCT-ATMT ngày 24/3/2020 của Bộ Công Thương. 33 Công văn số 1056/BVHTTDL-KHCNMT ngày 13/3/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Page 8: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

8

cỏ,...), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng

phân bón, thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế

biến sữa, chế biến thuỷ sản,...Ước tính năm 2019, lượng CTR phát sinh từ hoạt

động chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm của các trang trại và nông hộ trên cả

nước khoảng 86,92 triệu tấn (tăng 2,62 triệu tấn so với năm 2018). Đặc biệt

trong năm 2019, do sự bùng phát của dịch tả lợn Châu phi, dịch lở mồm long

móng và dịch cúm gia cầm nên số lượng gia súc bị tiêu hủy lên đến gần 6 triệu

con với tổng trọng lượng là 342 nghìn tấn (chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng

lợn của cả nước), số lượng gia cầm bị tiêu hủy là 23.000 con34.

- Chất thải rắn lâm nghiệp35: Năm 2019, chất thải phát sinh từ hoạt động

trồng rừng là 676,8 tấn (tăng 21,7 tấn so với năm 2018), trong đó từ rừng

phòng hộ, đặc dụng là 33,5 tấn và rừng sản xuất là 643,3 tấn. Đây là nguồn ô

nhiễm có tính tích lũy cao và tồn tại ở môi trường trong một thời gian dài.

- Chất thải rắn y tế thông thường: lượng CTR y tế phát sinh khoảng 350

tấn/ngày, bao gồm: chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải hoá học,

các bình khí có áp suất và chất thải sinh hoạt thông thường. CTR y tế nguy hại

chiếm tỉ trọng khoảng 20 - 25% tổng lượng phát sinh trong các cơ sở y tế. Đó

là chất thải có tính lây nhiễm như máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc

nhọn, chất thải hóa học, dược phẩm, chất thải phóng xạ và các bình áp suất có

khả năng cháy nổ.

b) Chất thải nguy hại

- Chất thải công nghiệp nguy hại: Theo báo cáo của các địa phương,

lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh trong năm 2019 khoảng

1.133.077 tấn (tăng 258.688 tấn so với năm 2018), tập trung chủ yếu ở các

ngành công nghiệp nhẹ, luyện kim, hóa chất.

- Chất thải nông nghiệp nguy hại: Chất thải nông nghiệp nguy hại chủ yếu

phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV

và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng

thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ). Năm 2019, số liệu thống kê từ các địa phương

cho thấy đã có 438.032 kg bao gói, chai đựng hoá chất thuốc bảo vệ thực vật

sau sử dụng được thu gom, trong đó đã tiêu huỷ 346.013 kg36.

- Chất thải y tế nguy hại: Trong CTR y tế, thành phần đáng quan tâm

nhất là chất thải nguy hại (CTNH), do nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa

chất độc cho con người. Lượng CTNH y tế phát sinh không đồng đều tại các

địa phương, chủ yếu tập trung ở các tỉnh/Tp lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong

cả nước (trong đó vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc Bắc Bộ được gộp chung

vào 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng thải nguy hại lớn nhất trong

cả nước (32%), với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm, tiếp đến là vùng Đồng

bằng sông Hồng (chiếm 21%). Các tỉnh có mức thải CTNH lớn (> 500

34 Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT (Báo cáo số 2250/BNN-KHCN ngày 27/3/2020). 35 Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT (Báo cáo số 2250/BNN-KHCN ngày 27/3/2020). 36 Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT (Báo cáo số 2250/BNN-KHCN ngày 27/3/2020).

Page 9: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

9

tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tự như sau: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội,

Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, An

Giang, Cần Thơ, Nghệ An, Phú Thọ, Hải Phòng, Long An.

c) Nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt tiếp tục phát sinh lớn ở cả khu

vực đô thị và nông thôn, trung bình khoảng 120 lít/người.ngày ở khu vực đô thị

và khoảng 80 lít/người.ngày ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt tại

các Tp lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 65%) tổng

lượng nước thải phát sinh. Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát sinh cao

nhất, tiếp đến là khu vực Đông Nam Bộ. Đây là hai khu vực có kinh tế phát

triển mạnh, thu hút đông đảo lực lượng lao động từ các nơi khác đến. Trong đó,

Hà Nội chiếm hơn 37% tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực Đồng bằng

sông Hồng, Tp Hồ Chí Minh chiếm trên 54% tổng lượng nước thải của vùng

Đông Nam Bộ.

- Nước thải y tế: Tổng lượng nước thải y tế phát sinh là 28.564.000

m3/năm, trong đó lượng nước thải được xử lý là 27.790.000 m3/năm (chiếm

97,3%).

- Nước thải công nghiệp: Lượng nước thải công nghiệp phát sinh có sự

dao động lớn, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp ở từng địa phương.

Theo thống kê, một số địa phương có sự phát triển công nghiệp mạnh, tương

ứng là lượng nước thải công nghiệp phát sinh lớn như Bình Dương 495.500

m3/ngày đêm, Bắc Ninh 105.000 m3/ngày đêm, Bình Phước 40.000

m3/ngày.đêm37. Vùng Đông Nam Bộ, với toàn bộ các tỉnh thuộc KKT trọng

điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn được đánh giá là vùng có lượng

phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Nước thải nông nghiệp: Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, nước thải

từ hoạt động nuôi trồng thủy sản là khoảng 18,5 tỷ m3, nước thải từ hoạt động

chăn nuôi tính đến 30/10/2019 là hơn 32.162 nghìn m3 (giảm 15.264 nghìn m3

so với năm 2018)38.

d) Khí thải

Đối với môi trường không khí, áp lực ô nhiễm chủ yếu do hoạt động

giao thông vận tải, hoạt động xây dựng, các cơ sở sản xuất và sinh hoạt của dân

cư, xử lý rác thải. Khí thải từ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đóng

góp nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí,

đặc biệt là không khí tại đô thị. Khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất vật

liệu xây dựng là nguồn phát sinh khí thải lớn. Số liệu thống kê từ 05 cơ sở sản

xuất xi măng lớn39, lưu lượng khí thải phát sinh từ lò nung là khoảng 1.708.000

37 Báo cáo công BVMT năm 2019 của các địa phương. 38 Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT. 39 Bao gồm: Công ty CP xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn, Công ty CP xi măng Vicem Hoàng Mai,

Công ty xi măng Vicem Tam Điệp, Nhà máy xi măng Vạn Ninh – Công ty xi măng Vicem Hải Vân.

Page 10: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

10

Nm3/h; từ 02 cơ sở sản xuất sứ40 là 98.000 Nm3/h41. Cháy rừng cũng là nguồn

phát thải làm gia tăng mạnh lượng khói bụi, khí thải gây hiệu ứng nhà kính

trong năm 2019. Căn cứ hệ số phát thải, ước tính lượng CO2e phát sinh vào khí

quyển do cháy rừng năm 2019 là 55,3 nghìn tấn42.

4. Các vấn đề môi trường chính

a) Chất lượng môi trường không khí ở các đô thị lớn, khu vực đông dân

cư diễn biến phức tạp, có xu hướng suy giảm

Trong năm 2019, chất lượng không khí ở các đô thị lớn, khu vực đông

dân cư, nhất là tại Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số đô thị tại khu vực

phía Bắc diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng tại một số thời điểm trong

ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí

tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát

thải ô nhiễm không khí. Đặc biệt là tại Tp.Hà Nội trong một số ngày đã ghi

nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức rất xấu, gây ảnh hưởng đến

chất lượng môi trường và trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Nguyên nhân chính là do khí thải từ số lượng lớn các phương tiện cơ

giới tham gia giao thông, trong đó có nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu

chuẩn khí thải; hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa

đường giao thông do chưa nghiêm túc thực hiện việc che chắn bụi; phương tiện

chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng, không rửa xe trước khi ra khỏi

công trường; khí thải phát sinh từ cơ sở sản xuất công nghiệp có đốt nhiên

liệu hóa thạch; hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời, đốt rác trong đó có cả chất thải

không đúng quy định tại một số địa phương; sử dụng số lượng lớn bếp than tổ

ong để đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như để kinh doanh. Ngoài ra, ô

nhiễm môi trường không khí còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nguyên nhân

khách quan do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu trong thời điểm giao mùa, có

hiện tượng nghịch nhiệt.

b) Rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn chưa được phân loại, thu gom, xử

lý, quản lý hiệu quả tại một số địa phương, gây bức xúc trong Nhân dân

Khối lượng CTR phát sinh với thành phần ngày càng phức tạp gây khó

khăn cho công tác thu gom, xử lý, trong đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

đô thị có xu hướng tăng, chiếm phần lớn tổng lượng CTR phát sinh tại các đô

thị. Trong khi đó, năng lực thu gom còn hạn chế, ý thức của người dân chưa

cao, việc phân loại tại nguồn mới áp dụng thí điểm tại một số địa phương. Phần

lớn rác thải tiếp nhận tại các bãi chôn lấp chưa được thực hiện phân loại rác tại

nguồn; nghiêm trọng hơn, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh lại là các bãi

chôn lấp lộ thiên, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, gây phát tán

mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong Nhân dân. Tại khu vực nông thôn,

nhiều địa phương đã có đơn vị chuyên trách trong việc thu gom rác thải nhưng

40 Bao gồm: Công ty sứ Viglacera Bình Dương, Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera. 41 Công văn số 1369/BXD-KHCN ngày 25/3/2020. 42 Báo cáo BVMT năm 2019, Bộ NN&PTNT

Page 11: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

11

vẫn còn ở quy mô nhỏ, phương tiện thu gom còn thô sơ, đặc biệt có đến 30 –

60% lượng CTR chăn nuôi (tùy từng vùng) không được xử lý, thải trực tiếp lẫn

với chất thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, vấn đề rác thải điện tử, túi nilon không

được thu gom, xử lý đúng cách đang trở thành vấn đề môi trường đáng lo ngại

của Việt Nam.

c) Phần lớn nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung chưa

được xử lý, xả thẳng ra môi trường, ô nhiễm nước mặt tại các lưu vực sông vẫn

diễn ra

Mặc dù số lượng công trình xử lý nước thải đô thị có tăng qua các năm,

tuy nhiên, con số này còn rất nhỏ so với yêu cầu thực tế cần xử lý. Hiện nay,

trên phạm vi cả nước, tỷ lệ đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải

tập trung mới đạt 21,35%, với 49 nhà máy, trạm xử lý nước thải đô thị tập

trung đang được khai thác, vận hành43. Trong đó, Tp Hồ Chí Minh, hiện nay

mới chỉ có 03 nhà máy xử lý nước thải đô thị đi vào hoạt động44, xử lý được

khoảng 13% tổng khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh, Tp Hà Nội có 06

nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động nhưng cũng chỉ xử lý được khoảng

20,62% tổng khối lượng nước thải sinh hoạt. Ở nông thôn, thực tế hầu hết các

khu dân cư chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

Theo thống kê, cả nước có 3.210 xã và 19,5 nghìn thôn có hệ thống thoát nước

thải sinh hoạt, chỉ chiếm 35,8% tổng số xã và 24,4% tổng số thôn, tuy nhiên hầu

hết các hộ gia đình chỉ áp dụng biện pháp xử lý sơ bộ (bể phốt), nước thải sinh

hoạt hầu như không được thu gom và xử lý45.

Nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, nông thôn chưa được xử lý, xả

thẳng ra ngoài môi trường là nguồn gây ô nhiễm chính cho các lưu vực sông

liên tỉnh và các ao, hồ nội tỉnh. Tại một số LVS chính, nhất là lưu vực sông

Nhuệ - Đáy, sông Bắc Hưng Hải, sông Cầu, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Sài

Gòn – Đồng Nai đoạn chảy qua các đô thị, khu dân cư ô nhiễm nước mặt vẫn

diễn ra bức xúc từ nhiều năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là các dòng sông đang

phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải cùng với tình trạng đổ rác thải bừa bãi

gây ô nhiễm, tắc nghẽn, thu hẹp dòng chảy, nhiều dòng sông không còn khả

năng tự làm sạch do không có dòng chảy hoặc có nhưng không đáng kể và đã

biến thành nơi dẫn, tiêu thoát, chứa nước thải. Trong năm 2019, tình trạng cá

chết hàng loạt tại sông, hồ vẫn xảy ra; ô nhiễm mùi từ các sông, hồ, kênh rạch

nội thành gây bức xúc cho người dân.

43 Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ Xây dựng (Công văn số 1369/BXD-KHCN ngày 25/3/3030) 44Bao gồm: Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng (huyện Bình Chánh) có công suất giai đoạn 1 là

141.000m3/ngày; Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) có công suất xử lý 30.000m3/ngày đêm; Nhà máy

xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát (giai đoạn 1), với công suất 131.000m3/ngày đêm. 45 Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Ban

chỉ đạo trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, 10/2019.

Page 12: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

12

d) Ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề chưa có

nhiều cải thiện

So với các năm trước, tỷ lệ các CCN có hệ thống xử lý nước thải tập

trung đã có tiến triển nhưng nhìn chung tỷ lệ vẫn còn thấp46, một số CCN có hệ

thống xử lý nhưng không hoạt động hoặc hoạt động nhưng chưa đảm bảo công

suất dự kiến47. Một trong những nguyên nhân dẫn tới những vấn đề trên là do

nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập

trung cùng với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác; nhiều nhà máy sử dụng

chung đường thoát nước mưa và nước thải nên việc đấu nối vào hệ thống xử lý

nước thải còn gặp khó khăn. Các làng nghề đang có xu hướng bị ô nhiễm hữu

cơ nặng nề do nước thải từ làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn

nuôi và giết mổ, đặc biệt là nước thải từ sản xuất tinh bột sắn, dong riềng; ô

nhiễm chất vô cơ lại chủ yếu tập trung tại các làng nghề dệt nhuộm, thủ công

mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế giấy. Trong khi đó, hầu hết các làng nghề có

cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, nằm trong các khu dân cư, mặt bằng chật hẹp,

phần lớn các hộ sản xuất của làng nghề chưa đầu tư thích đáng nhằm giảm ô

nhiễm môi trường. Hiện nay, trong số 47 làng nghề ô nhiễm đặc biệt nghiêm

trọng trên phạm vi cả nước, có đến 21 làng nghề chưa có phương án/dự án

khắc phục ô nhiễm (Chi tiết tại Phụ lục 7 kèm theo).

đ) Sự cố ô nhiễm môi trường còn diễn ra

Trong năm 2019, tình trạng ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát, hạn

chế tuy nhiên vẫn xảy ra một số sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như

sự cố cháy nổ tại Công ty Cổ phần phích nước Rạng Đông, sự cố ô nhiễm

nguồn nước sinh hoạt do vụ việc đổ bùn thải trái phép tại tỉnh Hòa Bình, sự cố

tràn dầu trên sông Sài Gòn,... Các sự cố ô nhiễm này đã ảnh hưởng lớn đến môi

trường, sức khỏe của người dân, gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc phát

triển kinh tế thiếu bền vững.

II. XÂY DỰNG NĂNG LỰC, THỂ CHẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC

HIỆN CÔNG TÁC BVMT

Năm 2019 là năm quyết định thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của

Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình

hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, Chính phủ đặt mục tiêu “củng

cố, tạo nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, phấn

đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đạt khoảng 6,8%; kiên định mục

tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng và

sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với thực hiện 3 đột phá chiến lược, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Kiên quyết cải cách hành

chính, tinh gọn bộ máy gắn với xây dựng nhà nước kiến tạo, Chính phủ liêm

chính, hành động và phục vụ”.

46 Chỉ có 16,5% CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 47 Tp. Hà Nội hiện có 43 CCN đã hoạt động ổn định, trong đó 21 cụm đã có trạm xử lý nước thải nhưng chỉ có 13 trạm hoạt

động (Báo điện tử TN&MT, thứ Tư, 27/02/2019).

Page 13: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

13

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu lĩnh vực môi trường

phải đặt trong tâm ưu tiên vào xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp

luật tạo đột phá cho phát triển; quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực

chất trong công tác BVMT; tập trung giải quyết các ý kiến chất vấn, phản ánh,

kiến nghị của đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước về BVMT, trong đó giải quyết

các điểm nóng, sự cố về môi trường; tình trạng ô nhiễm môi trường tại các

KCN, CCN, LVS (sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải..), làng nghề, khu vực

đô thị, nông thôn; ô nhiễm môi trường không khí tại các Tp lớn, vấn đề quản lý

CTR, đặc biệt là rác thải nhựa; ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; quản lý phế liệu

nhựa nhập khẩu... Một số kết quả nổi bật đó là:

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy chuẩn về môi

trường

Năm 2019, ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị xác đáng của cử tri và

Nhân dân trong cả nước về việc cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về

môi trường, tiếp tục nâng cao chế tài xử lý khi phát hiện vi phạm, Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tập

trung, huy động tối đa nguồn lực trong quá trình xây dựng Luật BVMT sửa đổi.

Đây là yêu cầu cần thiết nhằm khắc phục được ngay những vướng mắc, bất cập

của công tác BVMT trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cập nhật và thể chế

hóa kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng

trưởng, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển

bền vững đất nước. Cùng với quá trình xây dựng văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XIII của Đảng, việc sửa đổi toàn diện Luật BVMT sẽ tạo hành

lang pháp lý đồng bộ, thống nhất về BVMT, đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng

cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT đáp ứng yêu cầu

đặt ra của giai đoạn phát triển mới, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững

Trong năm 2019, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-

CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi

tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT. Nghị định được xây dựng, hoàn thiện trên

tinh thần quán triệt, bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị

số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về

BVMT, đặc biệt là nhấn mạnh quan điểm “không phát triển kinh tế bằng mọi

giá; không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, đổi mới phương thức quản lý môi

trường “từ bị động giải quyết sang chủ động phòng ngừa”và "từ kiểm soát cuối

đường ống sang kiểm soát cuối đường ống kết hợp với kiểm soát cả quá trình xử

lý chất thải”, với nhiều quy định mới, đột phá nhằm từng bước chuyển đổi mô

hình tăng trưởng theo hướng bền vững. Nghị định đã cải cách mạnh mẽ thủ tục

hành chính (TTHC), cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, chuyển từ “tiền

kiểm” sang “hậu kiểm” như: Bãi bỏ và cắt giảm trên 25 TTHC và nhiều điều

kiện đầu tư kinh doanh, đặc biệt là xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, công khai minh

bạch, phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

cho người dân và doanh nghiệp; lồng ghép một số TTHC trong các lĩnh vực

BVMT, tài nguyên nước, khoáng sản, biển và hải đảo; giảm thời gian thực hiện

các TTHC từ 15-25 ngày; thay đổi phương thức kiểm tra nhà nước về chất lượng

Page 14: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

14

phế liệu nhập khẩu theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 3/2/2019 của Chính phủ

và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, Chính phủ cũng đang xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ

sung Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT48; trong đó đã quy định

rõ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể hóa các biện pháp khắc

phục hậu quả, nguyên tắc áp dụng trong quá trình thực hiện xử phạt; bổ sung

quy định xử phạt một số hành vi vi phạm pháp luật về BVMT (như: xây lắp

không đúng quy định đối với công trình BVMT; không có biện pháp thu gom

triệt để nước thải, khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động để xử lý theo quy

định; không vận hành công trình xử lý chất thải; chưa quy định hành vi đối với

trường hợp đối tượng được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch BVMT; không

thực hiện giám sát môi trường định kỳ theo quy định; thu gom, vận chuyển, xử

lý bùn thải từ bể tự hoại, bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị; chuyển giao,

cho, bán, chôn lấp, đổ, thải, đốt, tiếp nhận các loại CTR thông thường đặc thù

và sản phẩm thải lỏng không nguy hại); giải quyết các vướng mắc trong quá

trình cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, năm 2019, các Bộ, ngành cũng đã tham mưu ban hành hoặc

ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản về BVMT, bao gồm: 05 Nghị định,

05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 08 Thông tư, 04 Quyết định, Chỉ thị

của các Bộ ngành (Chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo).

2. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ môi

trường

a) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp

hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong năm 2019,

các Bộ, ngành đã tiếp tục triển khai Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về BVMT nhằm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu

quả. Ở Trung ương, đã tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ TN&MT và

Tổng cục Môi trường theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ

TN&MT và Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg ngày 12/3/2018 của Thủ tướng

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát,

giao Bộ TN&MT thống nhất quản lý nhà nước về CTR nhằm khắc phục những

vướng mắc, bất cập và phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về CTR.

Tại địa phương, các tỉnh, thành phố cũng đã tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ

chức bộ máy của Sở TN&MT, trong đó chú trọng tăng cường năng lực của các

Chi cục BVMT thuộc Sở TN&MT. Một số địa phương chuyển mô hình từ Chi

48 Theo đề nghị của Bộ TN&MT tại Tờ trình số 91/TTr-BTNMT ngày 30/11/2019; Tờ trình bổ sung số 102/TTr-BTNMT

ngày 31/12/2019.

Page 15: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

15

cục BVMT thuộc Sở TN&MT thành mô hình cấp Phòng49. Tuy nhiên, việc

chuyển đổi mô hình tổ chức này đã tạo ra thách thức lớn trong công tác BVMT

tại địa phương. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân (UBND) một số tỉnh đã chỉ đạo Sở

TN&MT phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị xã và Tp thuộc tỉnh

rà soát, kiện toàn công tác tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

về BVMT (Lào Cai, Hà Giang); triển khai xây dựng Đề án nâng cao năng lực

công tác BVMT đến năm 2025 (Cà Mau); ban hành Quy định về phân công,

phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT phù hợp với quy định của

pháp luật về BVMT (Bình Thuận, Hà Giang).

Qua đánh giá của các Bộ, ngành địa phương cho thấy, mô hình quản lý

môi trường hiện nay ở cấp Trung ương cũng như địa phương chưa đáp ứng

được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về BVMT ngày càng lớn và phức tạp,

cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế (nhiều nước trên thế giới có mô hình cơ

quan Bộ quản lý chuyên ngành về môi trường hoặc cơ quan môi trường có hệ

thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương 50).

b) Nguồn nhân lực bảo vệ môi trường

Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị

quản lý hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp của toàn ngành môi trường

(tính đến cấp huyện) là 5.728 người; trong đó, ở trung ương là 613 người, ở cấp

tỉnh là 2.901 người, cấp huyện là 2.214 người.

Theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, vào thời điểm Sở TN&MT được

thành lập trên cơ sở Sở Địa chính trước đây (năm 2003-2004), biên chế trung

bình có khoảng 40 người (đây hầu hết là biên chế của Sở Địa chính). Tính đến

năm 2019, biên chế trung bình của Sở TN&MT là 53 người (đối với các tỉnh

không có biển) và 56 người (đối với tỉnh có biển) (không kể Hà Nội và Tp Hồ

Chí Minh), cá biệt có một số Sở51 chỉ có 36-38 biên chế trong khi đó theo chủ

trương tinh giản biên chế, biên chế của Sở TN&MT tiếp tục bị cắt giảm đến

năm 2021 bảo đảm tối thiểu 10% so với biên chế năm 2015. Như vậy, trong

khi khối lượng công việc tăng lên nhưng biên chế được bố trí không tương

xứng cũng ảnh hưởng lớn đến thực thi nhiệm vụ.

Ở cấp xã, hiện nay, mỗi xã bố trí 01-02 cán bộ làm công tác tham mưu,

giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực:

đất đai, tài nguyên, môi trường nhưng kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác về

xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và nông thôn mới trên địa bàn, do

vậy, không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do khối lượng công việc quá nhiều,

phạm vi công việc lớn. Số lượng công chức ít, chất lượng, cơ cấu không đồng

49 Cụ thể: (1) Tỉnh Bắc Kạn thành lập: Phòng Môi trường; (2) Tỉnh Lai Châu thành lập: Phòng Môi trường và Biến đổi khí

hậu; (3) Tỉnh Long An thành lập: Phòng Quản lý Môi trường; (4) Tỉnh Sơn La thành lập: Phòng Quản lý Môi trường; (5)

Tỉnh Tiền Giang thành lập: Phòng Quản lý Môi trường; (6) Tỉnh Vĩnh Phúc thành lập: Phòng Quản lý Môi trường. 50 Các nước trên thế giới và khu vực có mô hình Bộ Môi trường hoặc Bộ BVMT: Ai xơ len, Ai cập, Canađa, Campuchia,

Đan mạch, Estônia, Hàn Quốc, Israen, Látvia, Lebanon, Nauy, Nhật Bản, Niu Di-lân, Palestin, Phần Lan, Ru ma ni, Séc,

Slovakia, Thụy Điển, Trung Quốc (Bộ Bảo vệ môi trường), Ucraina (Bộ Bảo vệ môi trường), Xinhgapo (Bộ Môi trường và

Tài nguyên nước), Ấn Độ (Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu)… 51Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh: Lai Châu, Đắc Nông, Bạc Liệu, Quảng Trị

Page 16: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

16

đều lại phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác trong khi khối lượng nhiệm vụ

thường xuyên liên quan đến quản lý đất đai, BVMT ở cấp xã rất lớn dẫn đến

không thể đáp ứng yêu cầu quản lý.

Hiện nay, tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BVMT của

nước ta ở mức 24 người/1 triệu dân, trong khi tỷ lệ này của các nước trên thế

giới cao hơn nhiều, cụ thể như: Thái Lan là 42 người, Campuchia là 55 người,

Malaysia là 100 người, Singapore là 330 người, Trung Quốc là 40 người,

Canađa là 155 người, Anh là 204 người.

c) Nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường

Năm 2019, ngân sách nhà nước bố trí chi sự nghiệp môi trường là 20.442

tỷ đồng (tăng 5.342 tỷ đồng so với năm 2018), góp phần quan trọng hỗ trợ, thúc

đẩy công tác BVMT, nhất là cho hoạt động quản lý nhà nước về BVMT ở các

Bộ, ngành và địa phương. Ngân sách nhà nước cũng bố trí kinh phí để thực hiện

các chương trình, đề án lớn về BVMT như Chương trình mục tiêu xử lý triệt để

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích52,

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… Thủ tướng Chính

phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng

trưởng xanh giai đoạn 2016 – 202053. Trong năm, việc huy động vốn hỗ trợ,

vốn vay của các quốc gia, tổ chức quốc tế cho công tác BVMT ở Việt Nam tiếp

tục có bước tiến đáng kể, đã đóng góp một phần quan trọng cho đầu tư các

công trình xử lý môi trường tập trung ở các địa phương (xử lý chất độc hóa học

do nhiễm dioxin, xây dựng nhà máy xử lý rác thải,...).

Tuy nhiên, việc bố trí cho hoạt động đầu tư phát triển BVMT còn hạn

chế, chưa được tách thành một nguồn riêng như chi sự nghiệp môi trường,

chưa đáp ứng được nhu cầu, không đủ kinh phí để hỗ trợ các địa phương nhất

là đối với nhu cầu triển khai một số dự án có vốn đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật

xử lý môi trường; khắc phục, cải tạo ô nhiễm tại các lưu vực sông, khu vực bị ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, chúng ta chưa có cơ chế hiệu

quả để huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa BVMT nên nguồn lực tài

chính cho công tác BVMT chưa theo kịp yêu cầu BVMT trong điều kiện phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay.

3. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường

a) Phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường

- Công tác đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá môi trường chiến lược,

đánh giá tác động môi trường đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm thực

hiện. Trong năm 2019, đã có 03 dự án, quy hoạch đã thực hiện đánh giá môi

trường chiến lược; 445 dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương của

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi

trường (trong đó, Bộ TN&MT thẩm định 410 báo cáo; Bộ Công an thẩm định 04

52 Đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tại Tờ trình số 15/TTr-BTNMT ngày 11/4/2017 53 Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017

Page 17: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

17

báo cáo; Bộ Quốc phòng thẩm định 31 báo cáo); nhiều dự án, hoạt động đầu tư

đã thực hiện đăng ký cam kết BVMT; 81 dự án được cấp trung ương xác nhận

hoàn thành (trong đó, Bộ TN&MT xác nhận hoàn thành 80 dự án, Bộ Quốc

phòng xác nhận hoàn thành 01 dự án). Thông qua công tác đánh giá môi trường

chiến lược, đánh giá tác động môi trường, các chiến lược, quy hoạch phát triển

đã có sự điều chỉnh các định hướng phát triển, bố trí không gian phát triển và

đầu tư phù hợp hơn về môi trường, hầu hết các dự án đầu tư đã được yêu cầu

chỉnh sửa, bổ sung các biện pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường,

trong đó tập trung vào các giải pháp công trình phòng và ứng phó sự cố môi

trường, giám sát môi trường của dự án, đặc biệt đối với các dự án có nguồn thải

lớn, thuộc lĩnh vực ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT: năm 2019,

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung đẩy mạnh công

tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm số lượng

các cơ sở thanh tra theo kế hoạch, tăng cường thanh tra đột xuất, tập trung vào

các cơ sở có quy mô lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, xử phạt

nghiêm các đối tượng vi phạm để răn đe và tạo dư luận buộc các cơ sở đang

hoạt động sản xuất, kinh doanh phải quan tâm, đầu tư cho môi trường.

Theo đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được các Bộ, ngành, địa

phương tập trung triển khai. Bộ TN&MT đã triển khai 17 đoàn thanh tra công

tác BVMT đối với 322 cơ sở; ban hành 69 Quyết định xử phạt vi phạm hành

chính với tổng mức phạt tiền là trên 20 tỷ đồng; đang xem xét xử phạt đối

với 22 cơ sở đã được các Đoàn thanh tra lập Biên bản vi phạm hành chính. Bộ

đã triển khai 02 đoàn thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về BVMT54;

triển khai 02 đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT55; tổ chức 04

Đoàn kiểm tra, đánh giá công tác quản lý CTR tại 73 cơ sở trên toàn quốc. Bộ

Công an đã phát hiện 26.640 vụ vi phạm pháp luật về môi trường (tăng 10,52%

so với năm 2018), với 26.471 tổ chức, cá nhân (tăng 13,12% so với năm 2018);

đã chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đề nghị khởi tố 375 vụ, 670 đối

tượng (nhiều hơn 53 vụ, tương đương 14,24% và 140 đối tượng, tương đương

23,89% so với năm 2018); xử phạt vi phạm hành chính 21.889 vụ (tăng 28,48%

so với năm 2018), số tiền trên 308,948 tỷ đồng (tăng 28,19% so với năm 2018);

đang điều tra, xác minh 3258 vụ; kết thúc không xử lý: 02 vụ; đang tiếp tục điều

tra, xử lý 48 vụ56. Ngành kiểm lâm đã phát hiện 10.843 vụ vi phạm các quy

định của Luật Lâm nghiệp (giảm 2,111 vụ, tương ứng 16% so với năm 2018).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 07 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên

đề về BVMT trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội tại 07 địa phương trên cả

nước với 62 đơn vị (47 cơ sở lưu trú du lịch, 11 khu điểm tham quan du lịch, 04

54 Đối với Công ty TNHH Mía đường, cồn Long Mỹ Phát, tỉnh Hậu Giang và đối với Công ty TNHH MTV Hapaco Đông

Bắc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 55 Bao gồm: kiểm tra trong hoạt động vận chuyển, chuyển giao và sử dụng phế liệu gang xỉ của Công ty TNHH Đầu tư Phát

triển MHD Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường của Công ty TNHH AB

Mauri Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai. 56 Công văn số 986/BCA-H06 ngày 23/3/2020 của Bộ Công an.

Page 18: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

18

khu di tích)57. Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp

luật về BVMT đối với 07 công ty, Tổng công ty thuộc Tổng cục Hậu cần, Tổng

cục Công nghiệp quốc phòng, Quân khu 7, Binh đoàn 15.

Các địa phương cũng đã quyết liệt chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra,

thanh tra, điều tra phòng chống tội phạm về môi trường, xử lý vi phạm pháp luật

về BVMT; số lượng được thanh tra, kiểm tra lên đến hàng trăm cơ sở tại mỗi địa

phương. Cụ thể như: tại Quảng Ninh, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã kiểm

tra, xử phạt vi phạm hành chính về BVMT đối với 417 tổ chức, cá nhân với tổng

số tiền xử phạt: 5.536,55 triệu đồng; tại Bắc Giang, cấp tỉnh đã tiến hành thanh

tra, kiểm tra 142 cơ sở, tiến hành xử phạt 73 cơ sở với tổng số tiền phạt 6.811

triệu đồng; tại Tp Hà Nội, tính riêng 6 tháng đầu năm, đã kiểm tra, thanh tra tại

1.159 cơ sở, xử lý phạt vi phạm hành chính 731 cơ sở với tổng số tiền phạt là

gần 8.540 triệu đồng…. Nhìn chung, theo báo cáo của các địa phương do sự vào

cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm

tra nên số vụ vi phạm pháp luật về BVMT tại các địa phương phần lớn đã giảm

đáng kể.

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Xác

định đây là vấn đề được các đại biểu quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước quan

tâm tại các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT, các địa

phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm

môi trường. Tính đến nay, đã có 407/439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, đạt tỷ lệ 92,71% (tăng

03 cơ sở so với năm 2018), 296/435 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg cơ bản hoàn thành các biện pháp xử lý

ô nhiễm triệt để, chiếm tỷ lệ 68% (tăng 08 cơ sở so với năm 2018) (Biểu đồ 15,

Phụ lục 2 và bảng tiến độ tại Phụ lục 5 kèm theo).

- Kiểm soát, giám sát chặt chẽ về môi trường đối với các dự án, cơ sở

sản xuất lớn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao: Năm 2019, Bộ

TN&MT tiếp tục duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường đối với các dự án,

cơ sở sản xuất lớn nhằm bảo đảm an toàn về môi trường trong quá trình hoạt

động như: Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Giấy

Lee&Man Việt Nam, Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 tại KKT Dung Quất,

Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa; các Dự án tại Trung

tâm Điện lực Vĩnh Tân - Bình Thuận; Nhà máy nhiệt điện sông Hậu tại Hậu

Giang và Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh; Dự án Bôxit nhôm Lâm

Đồng và các dự án tại Trung tâm điện lực Thái Bình; Dự án “Nhà máy xử lý

rác thải sinh hoạt” tại tỉnh Quảng Ngãi; các cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng KCN

Tằng Loỏng, Lào Cai; Các cơ sở đang hoạt động tại Làng nghề Phong Khê và

CCN giấy Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh; Công ty TNHH Khai thác chế biến

Khoáng sản Núi Pháo, Thái Nguyên; Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung

Quất; Công ty TNHH MTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn. Một số Bộ, ngành, địa

57 Công văn số 1056/BVHTTDL-KHCNMT ngày 13/3/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Page 19: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

19

phương có nhiều dự án lớn (Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây

dựng; Bộ Quốc phòng; Tp Hà Nội; các tỉnh: Hậu Giang, Bình Dương, Nghệ

An..) cũng đã chủ động rà soát các dự án, nhà máy thuộc phạm vi quản lý để có

yêu cầu, chấn chỉnh phù hợp các biện pháp BVMT. Bộ Công Thương đã ban

hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp môi

trường Việt Nam đến năm 202558; tiếp tục triển khai Đề án đẩy mạnh xử lý, sử

dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón

làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng59;

tổ chức đoàn kiểm tra tình hình thực hiện Đề án tại các nhà máy nhiệt điện, hóa

chất. Qua kiểm tra cho thấy, tính đến hết năm 2019, 100% số nhà máy nhiệt

điện, hóa chất phân bón đang hoạt động đã có đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ được

phê duyệt.

Ngoài ra, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT, các địa phương duy trì hiệu

quả đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi

trường từ trung ương đến địa phương để kịp thời xác minh, kiểm tra, giải quyết

các điểm nóng, vụ việc môi trường tại địa phương. Năm 2019, đường dây nóng

cấp Trung ương đã tiếp nhận và chuyển địa phương xử lý 492 vụ việc (giảm

429 vụ so với năm 2018), tỷ lệ vụ việc được xử lý tăng từ 47,4% lên 66%, các

vụ việc còn lại đều đã được các địa phương triển khai các giải pháp xử lý (Biểu

đồ 16, Phụ lục 2). Hệ thống đường dây nóng về môi trường đang từng bước

phát huy hiệu quả, là kênh thông tin hữu hiệu để người dân phát huy vai trò của

mình đối với công tác BVMT, các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT các cấp

nắm sát các vấn đề môi trường bức xúc, liên quan trực tiếp đến môi trường

sống của người dân đang đặt ra để có những biện pháp chỉ đạo giải quyết xử lý

kịp thời.

- Tăng cường quản lý môi trường khu vực tập trung nhiều nguồn thải:

+ Hoạt động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN,

khu chế xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến cuối năm 2019, trên

cả nước có 250/280 (89%) KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải

tập trung (tăng 1% so với năm 2018) (Biểu đồ 17, Phụ lục 2), trong đó đã có

32/63 địa phương tỷ lệ này đạt 100%. Trong năm, việc đầu tư lắp đặt thiết bị

quan trắc nước thải tự động, liên tục phục vụ việc theo dõi, giám sát, cảnh báo

về môi trường được các địa phương, chủ đầu tư hạ tầng hết sức quan tâm, với

219/250 (87,6%) KCN đã thực hiện (tăng 45,6% so với năm 2018). Nhiều địa

phương đã chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có tỷ lệ

đầu tư về môi trường lớn, một số địa phương đã bước đầu thực hiện việc phòng

ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút đầu tư thông qua

việc lựa chọn những ngành nghề, dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao,

công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch.

58 Quyết định số 1188/QĐ-BCT ngày 04/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. 59 Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Page 20: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

20

+ Đối với cụm công nghiệp: Cả nước hiện có 276/698 (40%) CCN có báo

cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án BVMT; 115 CCN có hệ thống xử lý

nước thải tập trung60 (tăng 0,7% so với năm 2018) (Biểu đồ 18, Phụ lục 2), trong

đó 25/115 (21,7%) CCN có hệ thống quan trắc tự động nước thải (tăng 15 CCN

so với năm 2018).

+ Đối với làng nghề, khu vực nông thôn: Năm 2019, có 33 tỉnh/thành

phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các quy định về BVMT làng nghề. Tỷ

lệ làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

đạt 16,1%; tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom CTR công nghiệp đạt 20,9% tổng

số làng nghề có CTR công nghiệp.

Đến hết năm 2019, cả nước có 4.806 (54%) xã đã được công nhận đạt

chuẩn nông thôn mới (tăng 10,87% so với năm 2018), 111/664 (16,7%) huyện

thuộc 40 tỉnh/Tp trực thuộc Trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm

vụ/đạt chuẩn nông thôn mới61 (tăng 50 huyện so với năm 2018); 5.835 (65,5%)

xã đạt tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm (tăng 8,3% so với năm

2018) (Biểu đồ 19, Phụ lục 2)62. Tuy nhiên, việc thu gom và xử lý chất thải

chăn nuôi còn ở mức thấp với khoảng 32% tổng số trang trại, 47% hộ gia đình

chăn nuôi chưa áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Hết năm 2019, có

48 tỉnh/Tp có văn bản chỉ đạo về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao

gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; 57.910 bể thu gom, điểm lưu chứa bao

bì thuốc bảo vệ thực vật được hình thành tại 42 tỉnh/Tp; 21% số xã có điểm thu

gom thuốc bảo vệ thực vật.

+ Đối với lưu vực sông: Năm 2019, nhiều vấn đề xung đột, ô nhiễm môi

trường tại các LVS, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường liên tỉnh tại các địa

phương trên LVS đã được quan tâm, chỉ đạo. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ

TN&MT tổ chức nhiều buổi làm việc trực tiếp với các Bộ, ngành, địa phương

trên LVS Cầu, Nhuệ - Đáy để trao đổi, thống nhất thực hiện các giải pháp khắc

phục ô nhiễm môi trường LVS; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nguồn

thải trên hệ thống kênh Bắc Hưng Hải và các đoạn sông bị ô nhiễm kéo dài khác.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ TN&MT63, Chính phủ đã tiếp tục chỉ đạo Bộ

gửi văn bản chính thức tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(NN&PTNT) và UBND các tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội

để phối hợp xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường sông Bắc Hưng Hải64; trong

đó, đề nghị các cơ quan đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kỹ thuật (xây dựng

hạ tầng kỹ thuật thu gom, xử lý nước thải; trạm quan trắc chất lượng nước mặt

tự động; quy hoạch các điểm tập kết CTR và tổ chức thu gom, xử lý toàn bộ

CTR…) và các giải pháp phi kỹ thuật (nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng quy

chế BVMT và danh mục các ngành nghề công nghiệp không được phép đầu tư

60 Công văn số 2060/BCT-ATMT ngày 24/3/2020 của Bộ Công Thương. 61 Báo cáo công tác BVMT năm 2019 của Bộ NN&PTNT. 62 Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Ban

chỉ đạo trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, 10/2019 63 Báo cáo số 88/BC-BTNMT ngày 16/9/2019 của Bộ TN&MT. 64 Công văn số 4084/BTNMT-TCMT ngày 21/8/2019

Page 21: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

21

trên sông Bắc Hưng Hải phù hợp với quy định của pháp luật về BVMT, tài

nguyên nước, thủy lợi, đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan; đánh

giá chất lượng môi trường nước và khả năng chịu tải; tăng cường công tác

thanh tra, kiểm tra;...).

Ngoài ra, Bộ TN&MT đã tiếp tục thống kê và kiểm soát chặt chẽ các nguồn

xả nước thải chính trên LVS; tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở có lưu

lượng xả thải từ 200 m3/ngày.đêm trở lên; kiên quyết xử lý các trường hợp vi

phạm. Yêu cầu các KCN và các nguồn thải lớn nằm ngoài KCN phải tổ chức

quan trắc tự động liên tục, truyền số liệu về cơ quan quản lý nhà nước để giám sát.

Năm 2019, Bộ TN&MT đã tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp

luật về BVMT đối với 322 cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường và có lưu lượng xả thải lớn, xả thải trực tiếp và gián tiếp ra LVS để có

biện pháp xử lý và buộc các đối tượng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu

quả, xây lắp các công trình BVMT đáp ứng yêu cầu theo quy định.

+ Xây dựng hạ tầng thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt: Để giải quyết

tình trạng ô nhiễm của nước thải đô thị, trên địa bàn cả nước đã và đang triển

khai nhiều chương trình, dự án thu gom xử lý nước thải sinh hoạt đã được các

địa phương quan tâm đầu tư, tổ chức thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã phê

duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng thuộc khu vực công ích năm 2016 – 2020, một trong 03 dự án của

Chương trình là đầu tư xây dựng 03 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ

các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra 03 LVS Nhuệ - Đáy, sông Cầu và hệ

thống sông Đồng Nai với tổng kinh phí là 3.407 tỷ đồng, thời gian hoàn thành

dự kiến là trong năm 2020. Tại các địa phương cũng đang triển khai nhiều dự

án, chương trình về xử lý nước thải sinh hoạt đô thị như Dự án hệ thống thoát

nước và xử lý nước thải khu trung tâm phía Nam Tp Thái Nguyên với vốn vay

ODA của Bỉ với công suất 8.000 m3/ngày đêm; xây dựng 04 Nhà máy xử lý

nước thải tại Tp Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019 – 2020 bao gồm: nhà máy

xử lý nước thải Tây Sài Gòn công suất 150.000 m3/ngày đêm, nhà máy xử lý

nước thải Tân Hóa Lò Gốm công suất 300.000 m3/ngày đêm, nhà máy xử lý

nước thải Bình Tân (Bình Hưng Hòa) công suất 180.000 m3/ngày đêm, nhà máy

xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000 m3/ngày đêm. Tính đến hết

năm 2019, trên cả nước có 38/178 đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước

thải tập trung (đạt tỷ lệ 21,35%); tỷ lệ nước thải ở các đô thị loại IV trở lên được

thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đạt 12,5% với 49 nhà

máy/trạm xử lý nước thải tập trung đô thị đang được khai thác65.

b) Tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập

khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Trong năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo

việc giải quyết tình hình tồn đọng phế liệu tại các cảng biển. Theo đó, đã ban

hành Quyết định số 35/2019/QĐ-TTg ngày 19/12/2019 phê duyệt Quy chế

65 Công văn số 1369/BXD-KHCN ngày 25/3/2020 của Bộ Xây dựng.

Page 22: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

22

phối hợp liên ngành quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu; Quyết định số

18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019 quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị,

dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo các

Bộ, ngành, địa phương tăng cường các hoạt động quản lý nhập khẩu phế liệu

làm nguyên liệu sản xuất, triển khai các phương án xử lý các lô hàng phế liệu

tồn đọng tại các cảng biển. Một số biện pháp đã được triển khai để ngăn chặn từ

xa phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm: chỉ cho phép hạ xuống cảng

những lô hàng phế liệu của các tổ chức, cá nhân có tên trên E – mainifest và có

Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu

sản xuất. Bộ TN&MT đã xây dựng dự thảo Quyết định quy định Danh mục phế

liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tại Tờ trình số

70/TTr-BTNMT ngày 24/10/2019; hoàn thành hoạt động thanh tra việc chấp

hành pháp luật về BVMT trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập

khẩu làm nguyên liệu sản xuất đối với các cơ quan, tổ chức liên quan đối với 75

đối tượng tại 20 tỉnh, Tp. Bộ TN&MT đang tiếp tục xử lý nghiêm các tổ chức,

cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật và tổng hợp báo cáo Thủ tướng

Chính phủ.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và kiểm

soát chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, tình trạng phế liệu tồn đọng, lưu

giữ tại cảng đã giảm rõ rệt (giảm 17.567 container so với năm 201866).

c) Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn

- Chất thải nhựa

Trong năm 2019, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành,

địa phương triển khai Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử

dụng túi ni lông khó phân hủy đến năm 2020; tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi

cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, ngăn chặn

tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường. Chính phủ đã trình Quốc hội

thông qua Luật Thuế BVMT, trong đó quy định túi nilon khó phân hủy là một

trong những đối tượng chịu thuế BVMT. Đẩy mạnh các hoạt động truyền

thông, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng đối sản phẩm

nhựa một lần của các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng, khuyến khích sử

dụng các sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường. Chính phủ đã phát động

phong trào toàn dân tham gia chống rác thải nhựa, thành lập Liên minh chống

rác thải nhựa, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam - PRO Vietnam; triển khai ký

kết hợp tác công tư về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa

tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã có thư gửi đến các cơ quan, chính

quyền các địa phương, doanh nghiệp và toàn thể đồng chí, đồng bào cả nước

kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam

trong lành, phát triển bền vững; đã phát động “Phong trào chống rác thải nhựa”

trên phạm vi cả nước. Đến nay, hầu hết các Bộ, ngành và địa phương đã ban

66 Số liệu tính đến tháng 11/2019, số lượng container phế liệu được lưu giữ tại cảng biển là 8.748 container.

Page 23: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

23

hành kế hoạch và triển khai các hoạt động quản lý chất thải nhựa, chống rác

thải nhựa.

- Chất thải rắn sinh hoạt

Năm 2019, tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý

đạt tỷ lệ khoảng 91% (tăng 5% so với năm 2018) (Biểu đồ 20, Phụ lục 2); nông

thôn đạt tỷ lệ khoảng 63%; trong đó tỷ lệ chôn lấp khoảng 70%. Trong năm,

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ

chức rà soát, đánh giá, đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều

kiện thực tiễn của Việt Nam theo hướng giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp, tăng

tỷ lệ chất thải được tái chế, tái sử dụng. Kết quả rà soát cho thấy, cả nước hiện

có khoảng 425 lò đốt CTR sinh hoạt, trong đó có khoảng hơn 100 lò đốt có công

suất trên 300 kg/h, đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN

61:2016/BTNMT về lò đốt CTR sinh hoạt. Với định hướng xử lý CTR tập trung

quy mô lớn, nhiều địa phương đã đầu tư hệ thống xử lý bài bản, hiệu quả, quy

mô cấp huyện, liên huyện, như: Nghĩa Đàn (Nghệ An), Cẩm Xuyên, Can Lộc

(Hà Tĩnh), Hưng Yên, Uông Bí (Quảng Ninh), Tam Điệp (Ninh Bình), Thanh

Liêm (Hà Nam), Quảng Bình... Điển hình là tại tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ chôn lấp

CTR sinh hoạt chỉ còn 43% (thấp nhất trong cả nước).

Cả nước đã có 59/63 tỉnh/Tp phê duyệt quy hoạch quản lý CTR trên địa

bàn. Gần 100% xã hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch nông thôn mới,

trong đó đều đã xác định vị trí điểm trung chuyển/điểm tập kết rác hoặc bãi chôn

lấp quy mô nhỏ. 42/63 tỉnh/Tp có kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn,

trong đó có một số địa phương triển khai trên phạm vi toàn tỉnh (như Nam

Định, Đồng Nai, Hà Tĩnh...). Nhiều địa phương, có tỷ lệ thu gom CTR sinh

hoạt cao như Bình Dương 96%, Đồng Nai 98,1%. Hoạt động phân loại tại nguồn

được đẩy mạnh, điển hình như các tỉnh Hà Tĩnh, Hà Nam, Nam Định, Ninh

Bình, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Long An...

- Chất thải nguy hại

Năm 2019, cả nước có 228 cơ sở xử lý CTNH (tăng 10 cơ sở xử lý so với

năm 2018); tỷ lệ CTNH được thu gom, xử lý đúng quy định đạt 80-85% (tăng

09% so với năm 2018). Bên cạnh việc thu gom, tự xử lý CTNH trong nước, Việt

Nam đã bước đầu xuất khẩu CTNH ra nước ngoài, góp phần làm giảm áp lực về

xử lý chất thải ở trong nước.

- Chất thải rắn công nghiệp

Việc thực hiện các quy định về xử lý CTR được hầu hết các doanh

nghiệp nghiêm túc chấp hành. Đa số các doanh nghiệp trong KCN, khu chế

xuất đã có biện pháp phân loại và lưu giữ tạm thời trước khi thu gom đến nơi

xử lý. Một số KCN, khu chế xuất đã tổ chức thu gom, xử lý chất thải tập trung.

Do vậy, về cơ bản, việc thu gom, xử lý CTR được đảm bảo. Đối với các cơ sở

sản xuất, kinh doanh ngoài KCN, khu chế xuất về cơ bản đã được thu gom và

chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý. Tỷ lệ thu gom, xử lý

CTR công nghiệp khá cao, đạt trên 90% khối lượng phát sinh. Đối với một số

Page 24: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

24

loại CTR đặc thù như tro xỉ, thạch cao, việc đảm bảo yêu cầu môi trường khi

thực hiện tái chế đã được quan tâm triển khai. Mục tiêu của các giải pháp này là

xử lý phế thải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sử dụng làm nguyên

liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cũng như sử dụng trong xây dựng. Các giải pháp

này đồng thời giúp giảm diện tích bãi thải; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong

sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do lượng xỉ than thường có khối lượng

lớn và trong thành phần xỉ than có nhiều tạp chất ô nhiễm nên việc xử lý tro xỉ từ

nhà máy nhiệt điện còn gặp nhiều khó khăn.

d) Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường không khí

Nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe,

đời sống của người dân cũng như tới quá trình phát triển bền vững, Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực

hiện nhiều giải pháp để bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường không khí. Bên

cạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường, Kế hoạch hành động quốc gia về

quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được

Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 985a/2016/QĐ-TTg ngày

01/6/2016 là những công cụ hữu ích để quản lý và cải thiện chất lượng không

khí. Bộ TN&MT đã có văn bản đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương yêu cầu

tiếp tục tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để điểm nóng về

ô nhiễm bụi; chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho UBND cấp huyện, cấp xã tuyên

truyền, vận động người dân không đốt rác, rơm rạ sau thu hoạch; tăng cường

tần suất quan trắc để kịp thời đưa ra cảnh báo cần thiết đối với người dân; triển

khai nghiêm túc Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không

khí.

Các địa phương cũng đã cải thiện từng bước chất lượng môi trường

không khí trên địa bàn. Ví dụ Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã triển khai

đồng bộ từ việc ban hành các chỉ thị, quy định và tổ chức các giải pháp kỹ

thuật để kiểm soát các nguồn thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp.

UBND Tp Hà Nội cũng thực hiện công bố và cảnh báo về chất lượng không

khí trên trang thông tin điện tử67.

Hoạt động quan trắc chất lượng không khí từ trung ương đến các địa

phương, đặc biệt tại các đô thị lớn trong thời gian qua để cung cấp thông tin

chính xác, kịp thời cảnh báo chất lượng không khí tới người dân, cộng đồng

đang từng bước được đầu tư và có những chuyển biến tích cực. Ở cấp quốc gia,

Bộ TN&MT đã và đang triển khai chương trình quan trắc môi trường không

khí tại 03 vùng Kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam; một số chương trình quan

trắc của các Bộ, ngành. Ở cấp địa phương, chương trình quan trắc môi trường,

trong đó có môi trường không khí cũng được triển khai định kỳ hàng năm. Hệ

thống quan trắc môi trường không khí tự động cũng đã đầu tư phát triển khá

mạnh mẽ cả ở trung ương và địa phương, hiện nay, trên cả nước có 74 trạm

67 Tại địa chỉ moitruongthudo.vn

Page 25: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

25

quan trắc môi trường không khí, trong đó của Bộ TN&MT là 07 trạm, của địa

phương là 67 trạm. Các số liệu quan trắc chất lượng không khí cũng đã được

công bố trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử.

Năm 2019, Bộ TN&MT đã triển khai xây dựng phần mềm Quản lý số liệu

quan trắc môi trường tự động (Envisoft) và chuyển giao cho 57/63 Sở TN&MT

địa phương nhằm tiếp nhận, quản lý dữ liệu từ các doanh nghiệp về Sở TN&MT

và truyền dữ liệu từ Sở TN&MT về Bộ TN&MT. Phần mềm này cũng đã được

sử dụng trên điện thoại di động. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác

theo dõi, giám sát, cảnh báo và công bố thông tin về chất lượng môi trường tới

cộng đồng.

đ) Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm tồn lưu

Các vùng đất bị ô nhiễm tồn lưu do hoá chất bảo vệ thực vật và các điểm

nóng, bức xúc về môi trường cũng đã được Chính phủ quan tâm, đầu tư xử lý

khắc phục. Trong năm 2019, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khắc phục hậu quả

chất độc hóa học/dioxin tại các "điểm nóng" về ô nhiễm. Bộ Quốc phòng đã khởi

công triển khai thực hiện dự án hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1 xử lý

dioxin khu vực sân bay Biên Hòa68 từ nguồn vốn ODA không hoàn lại và vốn đối

ứng của Việt Nam69; tổ chức lập hồ sơ dự án xử lý đất ô nhiễm tại khu vực sân

bay A Sho, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó là tiếp tục điều tra

đánh giá mức độ ô nhiễm chất diệt cỏ chứa dioxin và asen tại một số sân bay dã

chiến; thu gom và xử lý 13,68 tấn chất độc CS và 100 m3 đất nhiễm chất độc CS

tồn lưu; ký bản Ghi nhận ý định và Bản Thỏa thuận viện trợ không hoàn lại với

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để tổ chức thực hiện dự án Hỗ trợ người

khuyết tật Việt Nam ở 08 tỉnh bị phun rải chất độc da cam từ nguồn ngân sách

ODA không hoàn lại (65 triệu đô la Mỹ)70. Nhiều địa phương cũng đã chủ động

triển khai cải tạo, phục hồi môi trường đối với nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm,

điển hình như dự án hợp tác với Nhật Bản xử lý thí điểm nước sông Tô Lịch (Hà

Nội).

Việc khắc khục ô nhiễm cải thiện môi trường tại 47 làng nghề ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng đã được quan tâm, đầu tư, tuy nhiên, chưa thật quyết liệt và

triệt để: Đến nay, có 02/47 làng nghề đã hoàn thành việc thực hiện các dự án khắc

phục ô nhiễm71; 24/47 làng nghề đã xây dựng các dự án khắc phục ô nhiễm và

được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa xử lý xong ô nhiễm; 08/47 làng

nghề chưa có dự án nhưng tự thu hẹp quy mô, chuyển đổi ngành nghề sản xuất

hoặc chấm dứt hoạt động và về cơ bản không còn ô nhiễm; 13/47 làng nghề chưa

có dự án xử lý ô nhiễm môi trường (Chi tiết tại Phụ lục 6).

Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trương nghiêm trọng thuộc

đối tượng công ích giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 807/QĐ-TTg

ngày 03/7/2018 của Thủ tướng Chính cũng đang được các Bộ, ngành địa

68 Quyết định số 425/QĐ-TTg ngày 17/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. 69 Công văn số 829/BQP-KHQS ngày 10/3/2020 của Bộ Quốc phòng. 70 Công văn số 829/BQP-KHQS ngày 10/3/2020 của Bộ Quốc phòng. 71 Bao gồm: Làng nghề bún Vân Cù và làng nghề bún Ô Sa, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Page 26: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

26

phương liên quan tập trung bố trí vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn để

triển khai thực hiện.

e) Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường

Tính đến hết năm 2019, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh

hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 94,84% (tăng 6,34% so với năm 2018); trong đó

56,69% hộ nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo quy chuẩn

QCVN 02:2009/BYT; tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh ngày càng

tăng lên, đến tháng 7/2019 đạt 74%; tỷ lệ CTR sinh hoạt khu vực nông thôn

được thu gom, xử lý hiện nay trung bình chỉ đạt 40 - 55%, tại các thị trấn, thị tứ,

và vùng ven đô tỷ lệ thu gom vận chuyển đạt khá cao (đạt khoảng 60 - 80%);

3.210 xã và 19.500 thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt (chiếm 35,8%

tổng số xã và 24,4% tổng số thôn). Hiện có khoảng 16.299 công trình cấp nước

sinh hoạt tập trung, cung cấp cho khoảng 44% dân số nông thôn. Một số địa

phương đã chủ động ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi thu hút sự tham

gia của khu vực tư nhân đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn như: Thái

Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc

Giang, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai.

Trong đó, Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng dẫn đầu cả nước về công tác xã

hội hóa cung cấp nước sạch, khi hầu hết các huyện, xã đều có doanh nghiệp

xây dựng nhà máy cấp nước sạch tập trung (Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Hà

Nam...). Một số địa phương (khu vực hải đảo, bãi ngang ven biển) gặp khó

khăn trong việc cung cấp nước sạch, đã có các giải pháp để khắc phục, phù hợp

với điều kiện thực tế (Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Sóc

Trăng,…), từng bước nâng cao hơn tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch.

g) Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường

Trong năm 2019, Bộ TN&MT đã đẩy mạnh triển khai thực hiện Quy

hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 -

2025, tầm nhìn đến năm 203072, Đề án quan trắc môi trường quốc gia đối với

không khí và nước giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến 2030; tiếp tục theo dõi

và đánh giá hoạt động quan trắc của các Trung tâm, trạm quan trắc môi trường

trên phạm vi cả nước; tiếp tục duy trì 09 chương trình quan trắc môi trường tại

các LVS, nước mặt; 03 chương trình quan trắc môi trường tại các vùng kinh tế

trọng điểm; 02 chương trình quan trắc tác động73; đặc biệt triển khai xây dựng,

ứng dụng phần mềm Quản lý số liệu quan trắc môi trường tự động (Envisoft)

và Ứng dụng khai thác, sử dụng số liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục trên

nền tảng di động; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhu cầu về thông tin chỉ số chất

lượng môi trường không khí tới cộng đồng và là công cụ đắc lực cho các nhà

72 Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ. 73Bao gồm: Quan trắc môi trường nước lưu vực sông Cầu; Nhuệ - Đáy; Mã; Hồng - Thái Bình, Đà; Cả La; sông Trà Khúc; Hệ

thống sông Đồng Nai; nước mặt vùng Tây Nam Bộ; Vu Gia-Thu Bồn; Quan trắc môi trường tại vùng kinh tế trọng điểm kinh tế

trọng điểm Phía Bắc, kinh tế trọng điểm Miền Trung, kinh tế trọng điểm Phía Nam; Quan trắc tác động của hoạt động khai thác và

vận chuyển bauxite tại khu vực Tây Nguyên; Quan trắc tác động của hoạt động thủy điện tại khu vực Tây Nguyên.

Page 27: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

27

quản lý khi thực hiện thanh kiểm tra, giám sát hoặc tra cứu dữ liệu quan trắc tự

động liên tục.

Tính đến hết năm 2019, cả nước có 63 trạm quan trắc môi trường không

khí xung quanh và 867 trạm quan trắc (479 trạm nước thải và 388 trạm khí

thải) đã lắp đặt và truyền số liệu về Sở TN&MT địa phương; trong đó có 698

trạm quan trắc tự động, liên tục (Bao gồm: 526 trạm phát thải của doanh nghiệp,

69 trạm quan trắc môi trường nước mặt, 58 trạm quan trắc không khí xung quanh)

truyền số liệu về cấp trung ương và được theo dõi quản lý trên phần mềm Quản

lý số liệu quan trắc môi trường tự động (Envisoft). Một số địa phương có nhiều

trạm quan trắc không khí xung quanh và trạm quan trắc phát thải tự động liên

tục như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương và

Tp Hồ Chí Minh.

Các Bộ, ngành liên quan (Bộ TN&MT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài

chính) tiếp tục phối hợp với UBND 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) triển khai thực hiện dự án "Xây dựng hệ thống

quan trắc và cảnh báo môi trường 04 tỉnh miền Trung"74; trình quan trắc chất

lượng môi trường biển; xem xét việc đầu tư, xây dựng thêm một số trạm quan

trắc nước biển và không khí tự động, liên tục.

h) Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Trong năm 2019, đã xây dựng hồ sơ đề cử và được Ban Thư ký ASEAN

công nhận thêm 04 Vườn di sản ASEAN theo mục tiêu Chiến lược quốc gia về

đa dạng sinh học. Triển khai thành công việc thành lập khu bảo tồn đất ngập

nước Thái Thụy, tỉnh Thái Bình75. Tiến hành đánh giá sơ bộ việc thực hiện quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 ban hành theo Quyết định 45/QĐ-TTg 08/1/2014 của Thủ tướng Chính

phủ; hướng dẫn các địa phương trong công tác lồng ghép Quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học vào Quy hoạch tỉnh; tham gia góp ý kiến đánh giá, thẩm định đối

với các nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch tỉnh của nhiều

địa phương. Xây dựng, ban hành hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang đa

dạng sinh học. Tiến hành thí điểm thành lập 03 hành lang ĐDSH tại các tỉnh

Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhằm phục hồi và duy trì tính liên

kết của hệ sinh thái trong khu vực. Xây dựng và triển khai điều tra, khảo sát và

xây dựng Đề án kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học. Đẩy mạnh

kiểm soát việc buôn bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp và

phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại76. Tăng cường kiểm soát tình hình nhập

khẩu, buôn bán tôm hùm nước ngọt77.

Thực hiện tốt vài trò đầu mối thực thi các cam kết quốc tế về đa dạng

sinh học: Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Công ước Ramsar, Nghị định thư

Cartagena về An toàn sinh học, Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen

74Quyết định số 1307/QĐ-TTg ngày 03/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ. 75 Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 6/9/2019 của UBND tỉnh Thái Bình 76 Công văn số 379/BTNMT-TCMT ngày 22/1/2019 của Bộ TN&MT 77 Công văn số 2417/BTNMT-TCMT ngày 27/5/2019 của Bộ TN&MT

Page 28: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

28

và chia sẻ lợi ích, Nghị định thư bổ sung Nagoya - Kuala Lumpur, Trung tâm

Đa dạng sinh học ASEAN, Trung tâm Ramsar Đông Á (RRC), Đối tác đường

bay chim di cư tuyến Úc-Đông Á (EAAFP), Đối tác các khu bảo tồn Châu Á

(APAP); Trung tâm Ramsar Đông Á (RRC)....và triển khai các dự án hợp tác

quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Trong năm 2019, đã ký kết

thỏa thuận cấp Chính phủ với Lào về hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học xuyên

biên giới (2/2019)78.

Tiến hành thẩm định và trình cấp có thẩm quyền ký ban hành 21 Quyết

định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu

không vì mục đích thương mại đối với các tổ chức, cá nhân đăng ký đủ điều

kiện; 07 hồ sơ đăng ký đang được thẩm định và đã có Công văn yêu cầu các tổ

chức, cá nhân hoàn thiện, bổ sung hồ sơ. Chuẩn bị tổ chức họp Hội đồng thẩm

định 02 hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen vì mục đích thương mại.

i) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và xây dựng ý

thức BVMT trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp

Trong năm 2019, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,

nâng cao nhận thức về BVMT tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó đặc biệt tập

trung vào các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thói

quen tiêu dùng đối với sản phẩm nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các

sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường. Các Bộ, ngành, địa phương đã tiếp

tục triển khai, tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn về môi trường như: các hoạt

động hưởng ứng Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học năm 2019; tuần lễ quốc gia

về nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 – 6/5); chuỗi các hoạt động cấp quốc

gia hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 05/6/2019; các hoạt động hưởng ứng

Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019 với chủ đề “Hành động địa

phương, tác động toàn cầu”.

Ở Trung ương, Bộ TN&MT và các Bộ, ngành đã tập trung triển khai

Chương trình phối hợp giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT và

ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017- 201979; thực hiện lồng ghép nội

dung giáo dục BVMT vào các môn học; khoảng gần 1000 giáo viên mầm non,

giáo viên trung học cơ sở và sinh viên sư phạm, học sinh trung học cơ sở, sinh

viên khối ngành kinh tế đã được tập huấn các kiến thức chung về BVMT.

Các mô hình, phong trào BVMT trong cộng đồng dân cư có sự chuyển

biến vượt bậc. Nhiều địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả

như: mô hình thu gom rác thải không tiếp đất tại Tp Phan Rang - Tháp Chàm,

Ninh Thuận; mô hình kết hợp xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại cơ sở xử

lý CTNH80. Một số mô hình xử lý chất thải làng nghề đã được triển khai, bước

78 Công văn số 991/BNG-TCQT ngày 20/3/2020 của Bộ Ngoại giao. 79 Chương trình phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt

Nam, Tổng hội Y học Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội. 80 Như: Công ty ETC tại Nam Định, Công ty TNHH TM & MT Hậu Sanh tại Bình Định, Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ

Thương mại Môi trường Xanh tại Hải Dương, Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Anh Đăng tại Thái Nguyên,…

Page 29: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

29

đầu đã hạn chế được ô nhiễm môi trường81; nhiều làng nghề áp dụng công

nghệ, công đoạn sản xuất tiên tiến nhằm hạn chế phát thải chất thải ra môi

trường82. Nhiều phong trào, mô hình BVMT đã được các địa phương áp dụng

sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế đã góp phần tạo nên một diện mạo mới

về môi trường ở nông thôn83.

Trong năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kết thúc dự án “Triển khai

sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam”84;

với 04 KCN với 72 doanh nghiệp85 được thực hiện thí điểm. Thông qua việc áp

dụng các công nghệ, giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn

đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được hơn 6,5 triệu USD hàng năm. Bên

cạnh đó, nhiều mô hình KCN sinh thái được hình thành, phát triển để thực hiện

tăng trưởng xanh và phát triển bền vững như khu chế xuất Linh Trung I (Tp.Hồ

Chí Minh), KCN Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai).

k) Đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc

tế về bảo vệ môi trường

- Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm công tác BVMT trong

thời gian qua đã được quan tâm thông qua việc tích cực triển khai Quyết định

số 1169/QĐ-TTg ngày 10/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án

kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi

trường từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm

2030. Các địa phương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác môi trường như Cao Bằng đã

tổ chức 10 lớp tập huấn tại 10 xã, thị trấn với 629 người tham gia; Lạng Sơn,

Vĩnh Long đã tổ chức lớp tập huấn Nghị định số 40/2019/NĐ-CP với gần 200

người tham gia; Vĩnh Long tổ chức 03 lớp tập huấn triển khai Kế hoạch thu

gom, vận chuyển xử lý chất thải y tế nguy hại với khoảng 255 cơ sở y tế tư

nhân tham dự, 27 lớp tập huấn về công tác truyền thông với 2.100 lượt đại biểu

tham dự; Long An tổ chức 04 lớp tập huấn với gần 300 người tham dự;...

- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong BVMT

cũng được đẩy mạnh. Trong năm 2019, Bộ TN&MT đã triển khai 16 đề tài

khoa học, công nghệ, trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung về xử lý chất

thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường, BVMT các khu vực tập trung nhiều nguồn

thải, các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia. Ngoài ra, Bộ còn

triển khai nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp

81 Như làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, tỉnh Bến Tre; làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo xã Tân Phú Đông, Tp

Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; làng nghề sản xuất gạch thủ công xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp... 82 Như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Hà Nội; làng nghề bánh đa Kế, Tp Bắc Giang; làng nghề mây tre đan Tăng Tiến,

huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 83 Như: mô hình “dòng sông không rác” của Nam Định; mô hình “biến bãi rác thành vườn hoa” tại Đồng Tháp; mô hình

trồng hoa, cây xanh “Từ nhà ra ruộng”, hai bên đường giao thông (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa,

Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long...); mô hình “tôn giáo tham gia BVMT, giảm nghèo bền

vững” tại Hậu Giang, Thanh Hóa, Nam Định…; mô hình tuyến đường hoa ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Trà Vinh,

Vĩnh Long, An Giang, Đồng Nai. 84 Thực hiện từ 2014 – 2019. 85 Bao gồm: Khu công nghiệp Khánh Phú và Gián Khẩu (Ninh Bình); khu công nghiệp Hòa Khánh (Tp Đà Nẵng) và khu

công nghiệp Trà Nóc 1 & 2 (Tp Cần Thơ).

Page 30: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

30

phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam đến năm

2030; triển khai xây dựng Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học trong lĩnh

vực môi trường đến năm 2030. Năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục

chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng, thực hiện

Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa

học và công nghệ phục vụ BVMT và phòng tránh thiên tai” (mã số KC.08/16-

20, thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020), trong đó 12/36 nhiệm vụ đang triển

khai thực hiện thuộc lĩnh vực môi trường, chiếm 33.3%; hướng dẫn, hỗ trợ các

tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp

quốc gia khác86; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ 17 dự án chuyển

giao công nghệ87.

Tại địa phương, các chương trình nghiên cứu khoa học về BVMT được tích

cực triển khai thực hiện như Dự án nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải chăn

nuôi sau Biogas bằng phương pháp Wetland (Bình Định); đề tài “Đánh giá sức

chịu tải sông Cái và phân vùng xả nước thải vào sông Cái đến năm 2025, tầm nhìn

đến năm 2030”, đề tài “Đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến đa dạng sinh học;

chất lượng các thành phần môi trường tại Ninh Thuận phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội, trọng điểm phía Nam của tỉnh” (Ninh Thuận), đề tài “Nghiên cứu đặc

điểm sinh thái học, hiện trạng phân bố và nuôi bán tự nhiên loài Ếch hương, đề

xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững” (Lạng Sơn).

- Hợp tác quốc tế về BVMT tiếp tục được coi là một trong những nhiệm

vụ quan trọng góp phần thúc đẩy các hoạt động BVMT tại Việt Nam. Trong

năm 2019, đã chủ động, tích cực lồng ghép, đưa các vấn đề hợp tác quốc tế về

BVMT vào nội dung trao đổi của Lãnh đạo ta và tuyên bố chung giữa lãnh đạo

cấp cao của ta với lãnh đạo các nước trong các chuyến thăm, tiếp xúc song

phương, tại các hội nghị khu vực và quốc tế như chương trình nghị sự chuyến

thăm Lào của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (02/2019) và thăm chính thức của

Thủ tướng Lào (9/2019), chuyến thăm chính thức của Thủ tướng tại Myanmar

(12/2019), chuyến thăm cấp nhà nước của Quốc vương Brunei (3/2019), phát

biểu của Thủ tướng Chính phủ tại chuyến thăm Hàn Quốc dự Hội nghị Cấp cao

ASEAN - Hàn Quốc, Mê Công – Hàn Quốc (11/2019), tại chuyến thăm Trung

Quốc dự Diễn đàn cấp cao hợp tác vành đai và con đường (4/2019); phát biểu

của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại chuyến thăm Hàn Quốc

(6/2019);…

Đã chủ động và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác

ASEAN về môi trường; tổ chức thành công nhiều hội nghị, sự kiện lớn trong

lĩnh vực BVMT như Hội nghị Đối thoại chính sách môi trường Việt Nam -

Nhật Bản lần thứ 5, Tuần lễ môi trường Việt Nam - Nhật Bản; Diễn đàn Bộ

trưởng và Nhà chức trách môi trường Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 3; các

86 Bao gồm: (1) Nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, thiết kế chế tạo dây chuyền xử lý phosphogypsum (PG) của

DAP Đình Vũ làm phụ gia cho xi măng và làm nguyên liệu để sản xuất tấm thạch cao xây dựng”; (2) Nhiệm vụ “Nghiên

cứu sử dụng tro bay nhiệt điện kết hợp với cát mặn, nước mặn và cốt sợi thủy tinh FRP trong công trình hạ tầng ven biển và

hải đảo”; (3) Nhiệm vụ “Nghiên cứu chế tạo bê tông asphalt tái chế ẩn và ứng dụng trong xây dựng đường ô tô”. 87 Công văn số 690/BKHCN-XNT ngày 16/3/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Page 31: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

31

Cuộc họp của Bộ trưởng và Hội đồng kinh doanh cao cấp Hoa Kỳ-ASEAN;

Hội nghị lần thứ 4 của Đại hội đồng Môi trường Liên Hiệp Quốc; Hội nghị các

bên tham gia các Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm; Hội nghị thường

niên lần thứ 14 của Mạng lưới hợp tác môi trường nước Châu Á; Diễn đàn liên

chính phủ lần thứ 12 về giao thông vận tải bền vững và môi trường khu vực;

…. Đồng thời, ký kết một số Bản ghi nhớ hợp tác về môi trường với các Bộ Môi

trường của Italia, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Ma-rốc. Bên cạnh đó, đã chủ

động, tích cực xây dựng các đề xuất dự án về nâng cao năng lực đàm phán và

thực thi các cam kết quốc tế về vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế;

tiếp tục triển khai thực hiện 02 điều ước quốc tế song phương; 09 điều ước

quốc tế đa phương về môi trường.

Chủ động, tích cực vận động, huy động nguồn lực thông qua thúc đẩy

các chương trình, dự án hợp tác với các đối tác phát triển trong lĩnh vực BVMT

như Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC); phối với với

Hàn Quốc thành lập “Trung tâm hợp tác nghiên cứu chung về nguồn nước

Mekong – Hàn Quốc”; vận động các quốc gia như Australia, New Zealand tăng

cường cung cấp ODA về ứng phó với khô hạn, xâm nhập mặn tại đồng bằng

sông Cửu Long; EU tại trợ hơn 444.000 Euro cho các dự án thí điểm lắp đặt

pin năng lượng mặt trời trên mái nhà tại Đà Nẵng trong khuôn khổ Dự án Phát

triển Năng lượng Mặt trời tại Đà Nẵng (DSED), triển khai “Chương trình Hỗ

trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền

vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo” trị giá 108 triệu Euro88. Các

địa phương cũng đã chủ động, huy động sự hỗ trợ của Chính phủ các nước, các

tổ chức quốc tế trong triển khai các dự án, chương trình về BVMT như: Bình

Định đã phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên

hợp quốc triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực của các tổ chức cộng

đồng địa phương gắn với giao quyền quản lý, bảo vệ rạn san hô tại vùng biển

ven bờ thuộc Vịnh Quy Nhơn” trong giai đoạn 2019-2021; Quảng Ngãi đã phối

hợp với tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) tổ chức 06 đợt khảo sát đa

dạng sinh học hạn chế trên địa bàn huyện Ba Tơ và khảo sát về sự phân bố của

loài rùa Trung Bộ tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi; Quảng Bình đã triển khai dự

án “Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” từ

nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Đan Mạch, nguồn vốn vay của Chính phủ

Nhật Bản (Dự án JICA2) đầu tư phục hồi quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn

thuộc các huyện Quảng Trạch và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, vốn ODA của

Chính phủ Đức hỗ trợ người dân, cộng đồng trồng và bảo vệ rừng khu vực vùng

đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bảng…

Nhìn chung, hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT trong thời gian qua đã

góp một phần đáng kể tạo nên nguồn đầu tư từ bên ngoài tăng cường năng lực

khoa học công nghệ cho ngành; tiếp cận được phương pháp luận hiện đại, tiếp

thu kinh nghiệm của các nước, đề xuất các cơ sở khoa học cho một số giải pháp

kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi

88 Công văn số 991/BNG-TCQT ngày 20/3/2020 của Bộ Ngoại giao.

Page 32: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

32

trường. Tuy nhiên, hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT còn chưa tranh thủ được

tối đa, chưa nắm bắt kịp thời các cơ hội huy động hỗ trợ tài chính và chuyển

giao công nghệ về BVMT.

4. Đánh giá chung về kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên

nhân

a) Những chuyển biến tích cực về môi trường

- Nhìn chung, trong năm 2019, công tác quản lý, BVMT đã có những

chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động. Đã chủ động kiểm soát,

giám sát, phòng ngừa được ô nhiễm môi trường, đảm bảo các dự án lớn tiềm ẩn

nguy cơ cao về môi trường được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động an toàn, đóng

góp cho tăng trưởng. Đã xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông thôn, KCN, làng

nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường. Xu hướng suy giảm

nhanh chất lượng môi trường được kiềm chế, ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra

nhưng xu hướng tăng mạnh như trước đây được giảm dần.

- Phong trào chống rác thải nhựa, nói không với túi ni lông khó phân hủy

và sản phẩm nhựa sử dụng một lần trở thành điểm sáng trong công tác BVMT,

nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, của cả hệ

thống chính trị - xã hội, qua đó, ý thức của người dân trong BVMT đã có sự

chuyển biến rõ nét. Rất nhiều phong trào, mô hình điển hình về BVMT khác89

đã đi vào cuộc sống, trở thành hành động và nếp sống thường xuyên của mọi

người, mọi nhà và cộng đồng xã hội, ngày càng đóng góp thiết thực cho công

tác BVMT.

- Trong năm, hoạt động đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự

động, liên tục truyền số liệu trực tiếp về cơ quan quản lý nhà nước về BVMT

để theo dõi, giám sát, cảnh báo về môi trường đã được các địa phương, tổ chức

hết sức quan tâm, đầu tư mạnh mẽ. Nhiều dự án, chương trình về đầu tư xử lý

nước thải sinh hoạt đô thị, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung quy mô lớn,

ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường đã được các địa

phương, doanh nghiệp được đẩy mạnh. Đã hình thành và phát triển nhiều KCN

sinh thái, mô hình hợp tác công tư về xây dựng kinh tế tuần hoàn hướng đến

tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

- Nhiều chỉ tiêu về môi trường trong giai đoạn từ năm 2016 – 2019 tiếp

tục có chuyển biến tích cực, năm sau đạt kết quả cao hơn năm trước. Trong đó,

năm 2019 tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt

quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đạt 89% (tăng 01% so với năm 2018, đạt chỉ

tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra). Tỷ lệ CCN đã đầu

tư hệ thống nước thải tập trung là 16,5% (tăng 0,7% so với năm 2018). Tỷ lệ

nước thải sinh hoạt được thu gom đạt 12,5% (tăng 1,5% so với năm 2017). Tỷ lệ

89 Như: Phong trào "Ngày chủ nhật xanh" tại tỉnh Thừa Thiên Huế; phong trào “Chung tay trồng, chăm sóc, bảo vệ cây

xanh và bỏ rác đúng nơi quy định” tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; cuộc vận động “Người dân không xả rác ra đường và kênh

rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” tại Tp. Hồ Chí Minh; mô hình BVMT trong xây dựng nông thôn mới ở các

tỉnh Nam Định, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Hậu Giang,..

Page 33: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

33

CTR được thu gom đạt 86,5% (tăng 0,5% so với năm 2018). Tỷ lệ cơ sở ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg được xử lý

đạt 68% (tăng 1,79% so với năm 2018); có thêm 04 Vườn quốc gia được

công nhận là Vườn di sản ASEAN (AHP)90 (Chi tiết tại Phụ lục 7 kèm theo).

b) Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù nhiều vấn đề môi trường đã được xử lý, mức độ gia tăng ô

nhiễm môi trường chậm lại, tuy nhiên, còn tồn tại nhiều vấn đề cần tập trung

giải quyết, xử lý sau:

- Ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường

không khí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các Tp lớn như Hà

Nội, Tp Hồ Chí Minh ô nhiễm có xu hướng gia tăng tại một số thời điểm trong

ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí

tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải

ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) có thời điểm vượt ngưỡng

an toàn, nguy hại tới sức khỏe người dân, nhất là bụi mịn PM2.5.

- Lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng, trong khi

đó, công tác quản lý rác thải sinh hoạt này còn nhiều hạn chế, phần lớn được xử

lý theo hình thức chôn lấp, tỷ lệ CTR sinh hoạt được giảm thiểu hoặc tái chế tại

các cơ sở xử lý chưa cao. Nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn hầu hết chưa

qua xử lý, xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu

dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu.

- Vẫn còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử

lý triệt để, nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư chậm

được di dời.

- Chất lượng và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tiếp tục suy

giảm; việc thành lập mới và mở rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên còn

chậm; các loài động thực vật hoang dã tiếp tục suy giảm; vẫn còn các nguy cơ

từ sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ sinh vật biến đổi gen. Tình trạng cháy

rừng, chặt phá rừng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến diện tích rừng.

c) Nguyên nhân

- Quy mô nền kinh tế, dân số ngày càng lớn, mức độ công nghiệp hóa,

đô thị hóa ngày càng cao, khai thác tài nguyên, phát sinh các nguồn gây ô

nhiễm, chất thải ngày càng lớn dẫn đến áp lực lên môi trường ngày càng cao,

ảnh hưởng, tác động xấu đến chất lượng môi trường, làm suy giảm đa dạng

sinh học.

- Môi trường nước ta chịu tác động bởi biến đổi khí hậu, các vấn đề môi

trường theo dòng thương mại quốc tế và ô nhiễm xuyên biên giới.

90 Bao gồm: Vườn quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh); VQG Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng); VQG Lò Gò – Xa mát và

KBT Ngọc Linh.

Page 34: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

34

- Vẫn còn tư tưởng ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư bằng

mọi giá, xem nhẹ yêu cầu BVMT, quan điểm không đánh đổi môi trường lấy

phát triển kinh tế chưa được thực hiện triệt để. Các dự án thuộc loại hình sản

xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xu hướng đầu tư vào Việt

Nam, trong khi năng lực phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường của các

doanh nghiệp ở một số địa phương còn nhiều bất cập. Ý thức, trách nhiệm

BVMT của người dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

- Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến công tác BVMT còn có

chồng chéo, bất cập, chưa theo kịp với những diễn biến nhanh của các vấn đề

môi trường và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Năng lực quản lý môi

trường ở cấp độ quản lý nhà nước và quản trị môi trường của các doanh nghiệp

chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức thực hiện còn yếu kém, nhất là cấp địa

phương, cơ sở, kể cả cấp độ quản lý nhà nước về BVMT và quản trị môi

trường ở các KKT, KCN, làng nghề và doanh nghiệp

- Nguồn lực tài chính cho BVMT cả từ ngân sách nhà nước và các doanh

nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá huy động nguồn lực tài

chính cho BVMT.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT,

KIẾN NGHỊ

1. Nhiệm vụ và giải pháp trước mắt

Để giải quyết các vấn đề môi trường đặt ra hiện nay, nâng cao hiệu lực,

hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT, trước mắt, Chính phủ tập trung

thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

1.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT bảo đảm tính

đồng bộ, thống nhất và hài hòa với quốc tế

- Sửa đổi, trình Quốc hội ban hành dự án Luật BVMT theo hướng: (1)

Thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong

việc bảo đảm cùng với kinh tế, xã hội, các yêu cầu BVMT phải ở vị trí trung

tâm của các quyết định phát triển, là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho

phát triển kinh tế - xã hội bền vững, coi rác thải là tài nguyên, chú trọng khai

thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển bền

vững đất nước; (2) Đẩy mạnh áp dụng các cơ chế, chính sách mới mang tính

đột phá, tạo nền tảng pháp lý cho việc hình thành và phát triển các mô hình

tăng trưởng bền vững thông qua việc đẩy mạnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,

kinh tế phát thải ít các-bon, áp dụng đầy đủ nguyên tắc “Người gây ô nhiễm

môi trường phải trả tiền”, “Người hưởng lợi từ giá trị của môi trường phải chi

trả”, phù hợp kinh tế thị trường, đồng thời phải điều chỉnh được mặt trái của

kinh tế thị trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ các thành

phần kinh tế, xã hội cho công tác BVMT; (3) Khắc phục các chồng chéo, xung

đột, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, toàn diện của hệ thống pháp luật về

BVMT, bổ sung các quy định mới nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả

thi, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan; phát huy vai trò của

Page 35: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

35

người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vào các

hoạt động BVMT, từ hoạch định chính sách đến tổ chức, giám sát thực hiện;

trong đó doanh nghiệp, người dân phải đóng vai trò trung tâm.

- Triển khai quy hoạch BVMT quốc gia; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh

học quốc gia làm cơ sở phân vùng, định hướng đầu tư, phát triển các ngành

kinh tế, đảm bảo phù hợp với ngưỡng chịu tải của môi trường. Quy hoạch và

phát triển mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia bảo đảm xây dựng hệ thống

quan trắc và cảnh báo chất lượng môi trường đồng bộ, thống nhất từ Trung

ương đến địa phương để giám sát chặt chẽ, cảnh báo chất lượng môi trường

trên phạm vi cả nước.

- Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định hướng hội

nhập quốc tế, học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến nhằm thiết lập các hàng

rào kỹ thuật bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển

bền vững đất nước.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt

động thanh tra, kiểm tra: quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng

thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, bổ sung quy định

trình tự, thủ tục của đoàn thanh tra đột xuất, bổ sung quy định về hoạt động

thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các doanh nghiệp.

1.2 Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BVMT từ Trung ương đến

địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

- Xây dựng và thực hiện phương án về tổ chức, cán bộ của các cơ quan

Trung ương và địa phương để bảo đảm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước

về CTR theo đúng Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019 của Chính phủ.

- Triển khai có hiệu quả Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường

năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương giai

đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

1.3 Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động nguồn tài chính cho công tác bảo vệ

môi trường

- Ưu tiên xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công

nghệ xử lý, tái chế chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu và

hiện trạng chất thải của nước ta. Xây dựng cơ chế đột phá để huy động các

nguồn tài chính từ nguồn lực xã hội, bên cạnh các nguồn lực tài chính của nhà

nước để phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường, cơ chế sử dụng nguồn thu từ môi

trường đầu tư trở lại cho môi trường.

- Hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các công cụ kinh tế trong quản lý

môi trường; xây dựng các cơ chế tài chính dựa trên các nguyên lý của kinh tế thị

trường để thúc đẩy điều chỉnh, thay đổi hoạt động sản xuất, hành vi tiêu dùng

theo hướng thân thiện với môi trường. Thúc đẩy phát triển các ngành công

nghiệp môi trường, xử lý ô nhiễm, quản lý chất thải, cung cấp dịch vụ BVMT.

1.4 Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 05 năm (2015-2020) của

Page 36: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

36

các Chương trình, Kế hoạch, Đề án trong lĩnh vực BVMT

- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các đề án BVMT các LVS: Đề án tổng

thể BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020” tại Quyết định số 57/QĐ-TTg

ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển

bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan LVS Cầu tại Quyết định số

174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án BVMT lưu

vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020 tại Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg

ngày 03/122007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2025 tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016

của Thủ tướng Chính phủ.

- Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

đến năm 2020 tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng

Chính phủ.

- Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số

807/QĐ-TTg ngày 03/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

1.5 Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguồn

gây ô nhiễm môi trường

a) Kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn

- Tiếp tục tăng cường cơ chế giám sát về BVMT đối với các dự án, cơ sở

sản xuất có nguy cơ gây sự cố, ô nhiễm môi trường thông qua việc phát huy,

nâng cao hiệu quả hoạt động các Tổ giám sát môi trường.

- Đẩy mạnh hoạt động truyền dữ liệu quan trắc tự động về Bộ TN&MT,

Sở TN&MT; tăng cường cập nhật, chia sẻ, cung cấp số liệu quan trắc, giám sát

doanh nghiệp cho các đơn vị quản lý, tổ chức và người dân để theo dõi, giám sát

về môi trường.

b) Tăng cường quản lý môi trường đối với các khu vực tập trung nhiều

nguồn thải

- Tăng cường năng lực quản trị môi trường trong các KCN, CCN, làng

nghề; rà soát kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư các KCN, CCN xây dựng, vận hành

hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo tỷ lệ KCN, khu chế xuất có hệ thống

xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt ít nhất 90%.

Buộc các đối tượng có quy mô xả thải lớn lắp đặt hệ thống thiết bị kiểm soát,

giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật, truyền số liệu trực tiếp

về Sở TN&MT.

- Thúc đẩy thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt tại các ao,

hồ, sông, kênh, rạch trong các đô thị, khu dân cư, làng nghề thông qua việc thúc

đẩy thực hiện các dự án đầu tư, ứng dụng các biện pháp công nghệ, kỹ thuật phù

hợp để cải tạo, xử lý ô nhiễm các hồ, sông, kênh, rạch.

Page 37: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

37

- Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại 47 làng nghề

ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng tại “Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030”; hoàn thành tiến độ xử lý triệt để cơ sở gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và

Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường đầu tư xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc và

cảnh báo môi trường, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu tập trung

nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường. Tập trung tổ chức thực

hiện Dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh

miền Trung. Tăng cường giám sát các tác động môi trường xuyên biên giới, nhất

là các tác động do mở cửa thương mại kinh tế, tình trạng dịch chuyển công nghệ,

thiết bị sản xuất lạc hậu từ các nước trong khu vực, trên thế giới vào Việt Nam.

c) Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, duy trì hiệu quả hoạt

động đường dây nóng về môi trường từ Trung ương đến địa phương

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất; tổ chức thanh tra, kiểm tra theo

loại hình, vùng, theo hình thức cuốn chiếu để đánh giá đầy đủ, toàn diện, phát

hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm. Tập trung thanh tra, giám sát các dự án

lớn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường như dệt nhuộm, luyện

thép, sản xuất hóa chất...

- Duy trì, phát huy hiệu quả của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông

tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung

ương và địa phương. Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện, cấp xã

nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn

đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra.

1.6. Thực hiện các giải pháp cấp bách về quản lý chất thải rắn, đặc biệt là

chất thải rắn sinh hoạt

- Triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực quản lý CTR sinh hoạt

tại Việt Nam và Đề án tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam; phấn đấu

tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom đạt từ 87% đến 90% tại khu vực đô thị và

trên 60% tại khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ CTR sinh hoạt phải chôn lấp xuống

dưới 30% vào năm 2025; ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

theo hướng giảm dần các loại phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

- Tổ chức Hội nghị toàn quốc về CTR; ban hành Chỉ thị về một số giải

pháp cấp bách tăng cường quản lý CTR và danh mục công nghệ xử lý CTR sinh

hoạt khuyến cáo áp dụng tại các địa phương và tổ chức triển khai Chỉ thị sau khi

được phê duyệt;

- Triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình xử lý, thu hồi năng lượng

phù hợp điều kiện đặc thù của từng địa phương; bổ sung và hướng dẫn thực hiện

các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý

CTR sinh hoạt; thẩm định công nghệ xử lý CTR sinh hoạt;

- Ban hành các cơ chế, chính sách để điều chỉnh hành vi tiêu dùng, quy

Page 38: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

38

định trách nhiệm của nhà sản xuất, phân phối trong thu hồi, tái chế các sản phẩm

thải bỏ, khuyến khích phát triển sản phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với

môi trường; ưu đãi, khuyến khích hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế

CTR; thúc đẩy việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn.

1.7. Cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn, khu vực

đông dân cư

- Ban hành và triển khai Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách tăng cường

kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị lớn để chỉ đạo các Bộ,

UBND các tỉnh/thành phố thực hiện.

- Tăng cường quan trắc, giám sát chặt chẽ diễn biến chất lượng không khí

trong các đô thị lớn, kết nối số liệu quan trắc Trung ương và địa phương để cung

cấp thông tin kịp thời cho người dân và có các giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu

quả.

- Tổng kết, đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-

TTg ngày 01/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động

quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2025.

1.8. Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm tồn lưu, lưu vực

sông

- Tổng kết, đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Kế hoạch phòng ngừa xử lý

ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước; đề xuất giải

pháp cho giai đoạn mới. Điều tra, đánh giá, lập danh mục các khu vực đất ô

nhiễm thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và đề xuất

kế hoạch xử lý, cải tạo phục hồi môi trường. Thực hiện kiểm soát dư lượng hóa

chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất hữu cơ khó phân hủy, dioxin

trong môi trường theo quy định của pháp luật. Đề xuất và triển khai kế hoạch

giám sát môi trường đối với dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hoà.

- Yêu cầu các UBND các tỉnh/thành phố tập trung nguồn lực để đầu tư

xây dựng hạ tầng thu gom, xử lý nước thải đô thị, làng nghề và cơ chế chia sẻ

trách nhiệm, quyền lợi để cải thiện chất lượng môi trường nước và giảm thiểu

xung đột lợi ích giữa các tỉnh có khai thác, sử dụng chung nguồn nước trên

LVS.

- Rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng ô

nhiễm nguồn nước tại các dòng sông lớn.

1.9. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT,

tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế ít chất thải, các bon thấp theo hướng đổi

mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng,

các vùng miền; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đào tạo, truyền thông về

môi trường; cung cấp thông tin kịp thời về BVMT trên các phương tiện thông

tin truyền thông đại chúng. Thực hiện Chương trình truyền thông mạnh mẽ để

tạo thành phong trào rộng lớn trong toàn dân người dân tham gia BVMT, nhất là

Page 39: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

39

trong phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng nhựa, túi nilon khó phân hủy,

sử dụng một lần. Đẩy mạnh công tác xây dựng chuyên trang, chuyên mục,

chuyên đề, phóng sự về môi trường. Phát hiện, nêu gương, tạo được phong trào,

nhân rộng các điển hình, khu vực, mô hình, cách làm hay, tốt về môi trường; thúc

đẩy các nhân tố tích cực, điểm sáng, khu vực, địa bàn, lĩnh vực điển hình về môi

trường nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, giảm dần, thu hẹp các địa bàn, loại hình,

đối tượng gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường.

1.10. Tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ

chức rà soát, đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Đa dạng sinh học và đề

xuất hoàn thiện các quy định về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổng

kết kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030. Thí điểm thực hiện, hoạt động điều tra, đánh giá, quan

trắc, giám sát đa dạng sinh học. Triển khai xây dựng Kế hoạch hành động quốc

gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước; Quyết định thành lập mạng

lưới các khu Ramsar tại Việt Nam; Quyết định ban hành danh mục vùng đất

ngập nước quan trọng; đề xuất nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái

LVS Mekong… Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển khoa học công nghệ về

BVMT. Tiếp tục quan tâm xây dựng các dự án ưu tiên về BVMT nhằm kêu gọi

hỗ trợ từ nguồn vốn ODA.

2. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp lâu dài

- Nghiên cứu, trình Quốc hội để từng bước, theo lộ trình bổ sung các

danh mục, loại hình phải chịu thuế, phí môi trường nhằm thay đổi, điều chỉnh

hành vi sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo hướng giảm thiểu chất thải; hạn

chế các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường; khuyến khích các hoạt

động thân thiện môi trường, đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường; sử dụng hiệu

quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu (bổ sung một số loại

hình để tính thuế phát thải cacbon, định giá cacbon, phí chi trả dịch vụ hệ sinh

thái, bồi hoàn đa dạng sinh học...).

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế thị trường phát thải để trao

đổi hạn ngạch và tín chỉ cacbon; hạn ngạch phát thải nhằm tăng cường thu phí

đối với các tổ chức, cá nhân phát sinh nhiều chất thải, khí thải nhà kính; xây

dựng cơ chế mua sắm xanh để khuyến khích sản xuất những sản phẩm thân

thiện môi trường.

- Hàng năm nghiên cứu, xây dựng và ban hành các rào cản kỹ thuật, áp

dụng công nghệ tốt nhất hiện có, giải pháp tốt nhất hiện có để ngăn chặn những

công nghệ, loại hình sản xuất cũ kỹ, lạc hậu xâm nhập vào Việt Nam dưới

nhiều hình thức.

- Đối với các vấn đề môi trường xuyên biên giới như khai thác, sử dụng

các dòng sông liên quốc gia, khói bụi xuyên biên giới và ô nhiễm môi trường

biển, cần thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, hiệp ước quốc tế để đàm

phán, đấu tranh nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường của Việt

Nam.

Page 40: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

40

3. Đề xuất, kiến nghị

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu BVMT trên quan điểm

phát triển bền vững và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian

tới kiến nghị Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu quốc hội

một số nội dung sau:

a) Đối với Quốc hội

- Đề nghị xem xét, thông qua Luật BVMT sửa đổi theo hướng toàn diện

để đáp ứng tình hình mới và hội nhập quốc tế.

- Quan tâm chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý môi trường từ Trung

ương đến địa phương. Có cơ chế, chính sách tăng cường nguồn nhân lực cho

ngành tài nguyên và môi trường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, theo kịp mức độ

gia tăng nhanh về quy mô, diễn biến ngày càng phức tạp của các vấn đề môi

trường, phù hợp với xu thế tăng cường quản lý môi trường trong khu vực và trên

thế giới.

- Bổ sung mục chi đầu tư phát triển cho BVMT từ ngân sách nhà nước

và tăng chi để bảo đảm mức chi tối thiểu 02% tổng chi ngân sách nhà nước để

đáp ứng yêu cầu đặt ra của công tác BVMT hiện nay.

- Bổ sung đối tượng chịu thuế là chất thải vào thuế BVMT và quy định

lộ trình chuyển đổi một số loại chất thải từ phí BVMT sang thuế BVMT để góp

phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh, thay đổi các hành vi theo hướng có lợi

cho môi trường và ưu tiên sử dụng các nguồn thu từ môi trường để đầu tư trở

lại cho công tác BVMT.

- Nâng thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, tăng

mức phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT để bảo đảm đủ

sức răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.

b) Đối với địa phương

- Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật về BVMT, công nghệ để thu gom,

phân loại rác thải tại nguồn; biến rác thải thành nguồn tài nguyên có ích; thu

gom, xử lý nước thải đô thị, nông thôn đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài

môi trường; tập trung xử lý ô nhiễm môi trường các LVS, làng nghề, cụm công

nghiệp đang bị ô nhiễm mà các đại biểu quốc hội, cử tri đang quan tâm.

- Tập trung kiểm định, kiên quyết dừng hoạt động các phương tiện giao

thông không đáp ứng quy chuẩn xả thải để hạn chế ô nhiễm không khí.

- Tập trung thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng, các cơ sở có

nguồn phát sinh chất thải lớn; kiên quyết không thu hút đầu tư các dự án tiêu

tốn nhiều tài nguyên, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, sử dụng công

nghệ cũ, lạc hậu.

- Thúc đẩy phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, kinh tế

tuần hoàn, phát triển ngành công nghiệp môi trường, thị trường hàng hóa, dịch

vụ môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên.

Page 41: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

41

- Phát hiện, nhân rộng các phong trào, mô hình điển hình, cách làm hay

về BVMT tại địa phương.

Trên đây là báo cáo về công tác BVMT năm 2019, Chính phủ trân trọng

báo cáo các vị đại biểu Quốc hội./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Văn phòng Quốc hội;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc

hội: KHCN và MT, PL;

- Các Bộ: TN&MT, NN&PTNT, YT, CA, CT,

XD, KH&ĐT, KH&CN, CT, TP, GTVT;

- Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT);

VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các vụ:

TH, KTTH, PL, CN, NN, QHĐP;

- Lưu: VT, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ

TUQ. THỦ TƯỚNG

BỘ TRƯỞNG

BỘ TN&MT

Trần Hồng Hà

Page 42: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

42

Phụ lục

(Kèm theo Báo cáo số /BC-CP ngày tháng năm 2020 của Chính phủ )

Phụ lục 1. Các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo công tác BVMT91

91Thời hạn gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định trước 15/01/2020

STT Đơn vị Tình hình gửi báo cáo

Đã gửi Chưa gửi

I Địa phương

1 An Giang Báo cáo số 75/BC-UBND ngày

21/02/2020

2 Bà Rịa - Vũng Tàu x

3 Bắc Kạn x

4 Bắc Giang Báo cáo số 127/BC-UBND ngày

05/12/2020

5 Bạc Liêu x

6 Bắc Ninh Báo cáo số 38/BC-STNMT ngày

11/02/2020

7 Bến Tre x

8 Bình Định Báo cáo số 07/BC-UBND ngày

21/01/2020

9 Bình Dương Báo cáo số 70/BC-UBND ngày

08/4/2020

10 Bình Phước Báo cáo số 23/BC-UBND ngày

03/02/2020

11 Bình Thuận x

12 Cần Thơ Báo cáo số 42/BC-UBND ngày

05/3/2020

13 Cà Mau Công văn số 656/UBND-NNTN

ngày 05/02/2020

14 Cao Bằng Báo cáo số 491/BC-UBND ngày

02/3/2020

15 Đà Nẵng x

16 Đắk Lắk Báo cáo số 39/BC-UBND ngày

06/3/2020

17 Đắk Nông x

18 Điện Biên Báo cáo số 11/BC-UBND ngày

17/01/2020

19 Đồng Nai Công văn số 3850/UBND-KTN

ngày 07/4/2020

20 Đồng Tháp Báo cáo số 34/BC-UBND ngày

05/3/2020

Page 43: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

43

21 Gia Lai x

22 Hà Giang Báo cáo số 22/BC-UBND ngày

20/01/2020

23 Hà Nam x

24 Hà Nội x

25 Hà Tĩnh Báo cáo số 22/BC-UBND ngày

21/01/2020

26 Hải Dương Báo cáo số 15/BC-STNMT ngày

20/01/2020

27 Hải Phòng x

28 Hậu Giang Công văn số 517/UBND-NCTH

ngày 19/3/2020

29 Tp Hồ Chí Minh x

30 Hòa Bình Báo cáo số 07/BC-UBND ngày

15/01/2020

31 Hưng Yên x

32 Thừa Thiên - Huế Báo cáo số 27/BC-UBND ngày

05/02/2020

33 Khánh Hòa Báo cáo số 06/BC-UBND ngày

15/1/2020

34 Kiên Giang x

35 Kon Tum Báo cáo số 253/BC-UBND ngày

18/10/2019

36 Lai Châu Báo cáo số 124/BC-STNMT ngày

14/1/2020

37 Lâm Đồng Báo cáo số 25/BC-STNMT ngày

15/01/2020

38 Lạng Sơn Báo cáo số 13/BC-UBND ngày

16/1/2020

39 Lào Cai Báo cáo số 43/BC-UBND ngày

07/02/2020

40 Long An x

41 Nam Định Báo cáo số 07/BC-UBND ngày

16/1/2020

42 Nghệ An Báo cáo số 723/BC-UBND ngày

06/12/2019

43 Ninh Bình Báo cáo số 22/BC-STNMT ngày

03/01/2020

44 Ninh Thuận Báo cáo số 39/BC-UBND ngày

25/02/2020

45 Phú Thọ x

46 Phú Yên x

Page 44: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

44

47 Quảng Bình Báo cáo số 13/BC-UBND ngày

05/2/2020

48 Quảng Nam Báo cáo số 91/BC-STNMT ngày

13/02/2020

49 Quảng Ngãi Báo cáo số 242/STNMT-

CCBVMT ngày 30/1/2020

50 Quảng Ninh Báo cáo số 1740/BC-TNMT ngày

30/3/2020

51 Quảng Trị Báo cáo số 104/BC-STNMT ngày

13/1/2020

52 Sóc Trăng x

53 Sơn La Báo cáo số 103/BC-STNMT ngày

18/3/2020

54 Tây Ninh x

55 Thái Bình Công văn số 17/STNMT-

CCBVMT ngày 17/3/2020

56 Thái Nguyên Công văn số 95/STNMT-BVMT

ngày 15/01/2020

57 Thanh Hóa Báo cáo số 08/BC-UBND ngày

14/01/2020

58 Tiền Giang Báo cáo số 07/STNMT-QLMT

ngày 02/01/2020

59 Trà Vinh Báo cáo số 68/BC-STNMT ngày

14/02/2020

60 Tuyên Quang x

61 Vĩnh Long Báo cáo số 20/BC-UBND ngày

22/1/2020

62 Vĩnh Phúc x

63 Yên Bái Báo cáo số 07/BC-STNMT ngày

15/01/2020

II Các Bộ, ngành

1 Bộ Công an Công văn số 986/BCA-H06 ngày

23/3/2020

2 Bộ Công Thương Công văn số 2060/BCT-ATMT

ngày 24/3/2020

3 Bộ Giao thông vận tải

Báo cáo số 497/BGTVT-MT

ngày 16/01/2020; Công văn bổ

sung số 2065/BGTVT-MT ngày

10/3/2020

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo Công văn số 182/BC-BGDĐT

ngày 23/3/2020

5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Công văn số 2087/BKHĐT-

KHDTNMT ngày 31/3/2020

6 Bộ Khoa học và Công

nghệ

Công văn số 690/BKHCN-XNT

ngày 16/3/2020

Page 45: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

45

7 Bộ Ngoại Giao Công văn số 991/BNG-TCQT

ngày 20/3/2020

8 Bộ NN&PTNT Công văn số 2250/BNN-KHCN

ngày 27/3/2020

9 Bộ Quốc phòng Công văn số 829/BQP-KHQS

ngày 10/3/2020

10 Bộ Thông tin và Truyền

thông

Công văn số 953/BTTTT-KHCN

ngày 20/3/2020

11 Bộ Xây dựng Công văn số 1369/BXD-KHCN

ngày 25/3/2020

12 Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch

Công văn số 1056/BVHTTDL-

KHCNMT ngày 13/3/2020

Page 46: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

46

Phụ lục 2. Các Biểu đồ, số liệu minh họa diễn biến chất lượng môi trường

và kết quả công tác BVMT

Biểu đồ 1. Diễn biến SO2 trung bình giờ giai đoạn 2015 - 2019

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Biểu đồ 2. Diễn biến nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm tại một số trạm quan trắc

tự động, liên tục giai đoạn 2010-2019 tại một số địa phương trên cả nước

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 6/2019

Page 47: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

47

Biểu đồ 3. Diễn biến nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm

tại trạm Nguyễn Văn Cừ và ĐSQ Mỹ các năm từ 2010-2019 Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 6/2019

Biểu đồ 4. Diễn biễn nồng độ bụi PM2.5 trung bình tháng tại các trạm

quan trắc khu vực phía Bắc trong giai đoạn từ khi lắp đặt trạm đến 12/2019

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Biểu đồ 5. Diễn biến nồng độ bụi PM2.5 trung bình tháng các năm

từ 2013-2019 tại trạm Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Page 48: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

48

Biểu đồ 6. Diễn biến giá trị TB 24 giờ thông số PM2.5 từ tháng 9 đến tháng 12/2019

tại Tp.Hà Nội, Tp.Hạ Long – Quảng Ninh, Tp.Việt Trì – Phú Thọ

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Biểu đồ 7. Diễn biến AQI ngày từ tháng 9 đến tháng 12/2019 tại Tp.Hà Nội,

Tp.Hạ Long – Quảng Ninh, Tp.Việt Trì – Phú Thọ

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Biểu đồ 8. Diễn biến AQI ngày từ tháng 9 đến tháng 12/2019 tại Tp.Huế - Thừa Thiên

Huế, Tp.Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Page 49: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

49

Biều đồ 9. Chất lượng môi trường nước theo chỉ số WQI năm 2019

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Biểu đồ 10. Diễn biến giá trị N-NO2 trên sông Công, Sông Ngũ Huyện Khê

trên LVS Cầu giai đoạn 2017 - 2019

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Biểu đồ 11. Diễn biến BOD5 trên sông Nhuệ 2017 – 2019

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Page 50: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

50

Biểu đồ 12. Diễn biến giá trị TSS trên sông Vu Gia 2017 – 2019

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Biểu đồ 13. Thống kê tỷ lệ vượt chuẩn N-NH4+ các LVS khu vực miền Nam

năm 2018 – 2019

Nguồn: Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 12/2019

Page 51: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

51

40.84%

41.45%

41.65%

41.85%

40.20%

40.40%

40.60%

40.80%

41.00%

41.20%

41.40%

41.60%

41.80%

42.00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu đồ 14. Tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2016 - 2019

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ NN&PTNT

48.05%

51.95%

66.21% 66.43%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu đồ 15. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành biện pháp

xử lý triệt để giai đoạn 2016 - 2019

Nguồn: Tổng hợp của Bộ TN&MT, 4/2020

Page 52: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

52

0

200

400

600

800

1000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số vụ việc tiếp nhận

Số vụ việc xử lý (Tính đến31/12 năm báo cáo)

Biểu đồ 16. Tình hình tiếp nhận, xử lý thông tin điểm nóng môi trường thông qua

Đường dây nóng của Bộ TN&MT giai đoạn 2017 - 2019

Nguồn: Tổng hợp của Bộ TN&MT, 4/2020

Biểu đồ 17. Tỷ lệ KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải

tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường giai đoạn 2016 - 2019

Nguồn: Tổng hợp của Bộ TN&MT, 4/2020

Page 53: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

53

8.90%9.60%

15.80%16.50%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

16.00%

18.00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu đồ 18. Tỷ lệ CCN có hệ thống xử lý nước thải

tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường giai đoạn 2016 - 2019

Nguồn: Tổng hợp của Bộ TN&MT, 4/2020

47.50%49.90%

57.20%

65.50%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu đồ 19. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí về môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2016-2019

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ NN&PTNT, 4/2020

Page 54: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

54

Biểu đồ 20. Tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu gom giai đoạn 2016 – 2019

Nguồn: Tổng hợp của Bộ TN&MT, 4/2020

Page 55: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

Phụ lục 3. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh, thu gom trên địa bàn cả nước năm 2019

Đơn vị tính: Tấn/ngày

STT Thành

phố/Tỉnh

Tổng KL

CTR phát

sinh

Tổng KL

CTR thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

đô thị

phát sinh

KL CTR

đô thị thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

nông thôn

phát sinh

KL CTR

nông thôn

thu gom

Tỷ lệ

thu

gom

NT

Ghi chú

1 Tuyên

Quang 170,5 159,8 94% 107 96,3 90% 63,5 63,5 100%

Văn bản số

34/BC-UBND

ngày 20/3/2019

2 Bắc Kạn 191 105 55% 65.1 58,9 90% 126 46 36,35%

Văn bản số

359/BC-UBND

ngày 21/6/2019

3 Kon Tum 212 129 61% 92 69 75% 120 60 50%

Văn bản số

253/BC-UBND

ngày

18/10/2019

4 Điện Biên 253 106,8 42% 98 88,2 90% 155 18,6 12%

Văn bản số

11/BC-UBND

ngày 17/1/2020

5 Hà Nam 275 255 93% 150 150 100% 125 105 85%

Văn bản số

80/BC-

STN&MT ngày

7/5/2019

6 Lai Châu 193 117.76 61% 112 108.27 96,3% 81 9.49 11,7%

Văn bản số

124/BC-

STNMT ngày

14/1/2020

Page 56: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

56

STT Thành

phố/Tỉnh

Tổng KL

CTR phát

sinh

Tổng KL

CTR thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

đô thị

phát sinh

KL CTR

đô thị thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

nông thôn

phát sinh

KL CTR

nông thôn

thu gom

Tỷ lệ

thu

gom

NT

Ghi chú

7 Đắk Nông 310,7 249 80% 239 195 82% 71.7 54 75%

Văn bản số

28/BC-STNMT

ngày 14/1/2020

8 Lâm

Đồng 338,2 338,2 - - - - -

Số liệu Đoàn

kiểm tra CTR

năm 2019

9 Quảng Trị 368 273,44 74% 150 147 98% 218 126,44 58%

Văn bản số

104/BC-

STNMT ngày

13/1/2020

10 Quảng

Bình 345 246 71% 131 128 98% 214 118 55%

Văn bản số

13/BC-UBND

ngày 05/2/2020

11 Cà Mau 356 245,6 69% 211 179.35 85% 145 66,25 45%

Văn bản số

95/KH-UBND

ngày 25/7/2019

12 Sơn La 282 238,4 85% 222 200 90% 60 38,4 64%

Văn bản

103/BC-UBND

ngày

18/03/2020

13 Cao Bằng 337 100,6 30% 133,5 100,6 75,3% 204 - -

Văn bản số

491/BC-UBND

ngày 02/3/2020

Page 57: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

57

STT Thành

phố/Tỉnh

Tổng KL

CTR phát

sinh

Tổng KL

CTR thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

đô thị

phát sinh

KL CTR

đô thị thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

nông thôn

phát sinh

KL CTR

nông thôn

thu gom

Tỷ lệ

thu

gom

NT

Ghi chú

14 Trà Vinh 371,73 292,28 79% 168,19 165,6 98% 203,54 126,68 62%

Văn bản số

67/BC-UBND

ngày 10/4/2019

15 Vĩnh

Long 812,7 572,4 70% 219 197,54 90,2% 593,7 374,86 63,14%

20/BC-UBND

ngày 22/1/2020

16 Tây Ninh 411,59 241,15 59% 241,15 241,15 100% 170,44 - -

3729/BC-

STNMT ngày

8/7/2019

17 Ninh

Bình 422 323 77% 232 209 90% 190 114 60%

22/BC-STN

ngày 3/1/2020

18 Lạng Sơn 431,28 216,38 50% 224,28 216,38 96,48

% 207 - -

13/BC-UBND

ngày 16/1/2020

19 Lào Cai 456 391,2 86% 236 224 95% 220 167,2 76% 43/BC-UBND

ngày 7/2/2020

20 Yên Bái 473 411,9 87% 206.4 150.6 73% 266.6 261,3 98% 07/BC-STNMT

ngày 15/1/2020

21 Bến Tre 269,6 234,5 86,98% - - - - - -

1822/BC-

STNMT ngày

25/6/2019

22 Tiền

Giang 2.160,23 1165,71 54% 341,81 311,05 91% 1.818,42 854,66 47%

07/STNMT-

QLMT

23 Bạc Liêu 307 215 70% 163,7 147 89,97

% 143 67 47,03%

60/BC-UBND

ngày 12/3/2020

Page 58: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

58

STT Thành

phố/Tỉnh

Tổng KL

CTR phát

sinh

Tổng KL

CTR thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

đô thị

phát sinh

KL CTR

đô thị thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

nông thôn

phát sinh

KL CTR

nông thôn

thu gom

Tỷ lệ

thu

gom

NT

Ghi chú

24 Hoà Bình 507 227 45% 127 109 86% 380 118 31%

7/BC-UBND

ngày

15/01/2020

25 Phú Yên 510 390 76% 231 210 91% 279 180 65% 56/BC-UBND

ngày 27/3/2020

26 Bình

Phước 518,12 381,46 74% 306 275,4 90% 212,12 106,06 50%

143/UBND-KT

ngày

16/01/2020

27 Hậu

Giang 688 260,44 38% 241 202,44 84% 447 58 13%

517/UBND-

NCTH ngày

19/2/2020

28

Thừa

Thiên

Huế

549,78 457,97 83% 263 252 96% 286,78 205,97 71,8%

27/BC-UBND

ngày

05/02/2020

29 Ninh

Thuận 604 557 92% 386 370

95,75

% 218 187 86%

39/BC-UBND

ngày 25/2/2020

30 Cần Thơ 599,38 546 91% 478,7 457 95,46

% 120,68 89 73,75%

42/BC-UBND

ngày 5/3/2020

31 Quảng

Ngãi 847,63 557,61 66% 139 122,11

87,85

% 708,63 435,5 55,70%

242/STNMT-

CCBVMT ngày

30/1/2020

32 Hà Tĩnh 640,17 505,23 79% 181,15 176 97,2%

, 459,02 329,23 72%

22/BC-UBND

ngày

21/01/2020

Page 59: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

59

STT Thành

phố/Tỉnh

Tổng KL

CTR phát

sinh

Tổng KL

CTR thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

đô thị

phát sinh

KL CTR

đô thị thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

nông thôn

phát sinh

KL CTR

nông thôn

thu gom

Tỷ lệ

thu

gom

NT

Ghi chú

33 Hưng

Yên 650 49863 77% 167,15 122.01 73% 482,85 376,62 78%

35/BC-STNMT

ngày

15/01/2020

34 Gia Lai 697 428 61% 346 323 93% 351 105 30%

Số liệu Đoàn

kiểm tra CTR

năm 2019

35 Phú Thọ 704,42 313 44% - - - - - - 55/BC-UBND

ngày 19/4/2019

36 Hà Giang 315,8 222,98 71% 186 175,25 94% 129,8 47,73 36,8%

22/BC-UBND

ngày

20/01/2020

37 Bắc

Giang 754 567,8 75% 244 231,8 95% 510 336 66%

Ko có số liệu

mới

38 Thái

Nguyên 775 538 69% 350 325.5 93% 425 212,5 50%

95/STNMT-

BVMT ngày

15/01/2020

39 Vĩnh

Phúc 830 643,9 78% 260,35 239,52 92% 569,65 404,38 71%

275/BC-UBND

ngày

21/10/2019

40 Bình

Định 890 465 52% 440 330 75% 450 135 30%

07/BC-UBND

ngày

21/01/2020

41 Nam

Định 917,79 785,7 86% 310,89 186 60% 606,9 599,7 99%

07/BC-UBND

ngày

16/01/2020

Page 60: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

60

STT Thành

phố/Tỉnh

Tổng KL

CTR phát

sinh

Tổng KL

CTR thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

đô thị

phát sinh

KL CTR

đô thị thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

nông thôn

phát sinh

KL CTR

nông thôn

thu gom

Tỷ lệ

thu

gom

NT

Ghi chú

42 Khánh

Hòa 1.068,03 849,63 80% 660,88 660,88 100% 407,15 188,75 46,36%

06/BC-UBND

ngày

15/01/2020

43 Bắc Ninh 900 750 83% 430 430 100% 470 320 65,96%

38/BC-STNMT

ngày

11/02/2020

44 Bà Rịa -

Vũng Tàu 914 862 94% 902 850 94% 12 12 100%

112/BC-UBND

ngày 27/5/2019

45 Sóc Trăng 916,5 450,8 49% 312 252 81% 604,5 198.8 33% 198/BC-UBND

ngày 23/7/2019

46 Quảng

Nam 920 657,96 72% 356 297,58 84% 564 360,38 64%

75/BC-UBND

ngày 17/5/2019

47 Thái Bình 950 909,5 96% 140 140 100% 810 769,5 95%

17/STNMT-

CCBVMT ngày

03/1/2020

48 Đồng

Tháp 800 481,6 60% 360 288 80% 440 193,6 44%

34/BC-UBND

ngày 05/3/2020

49 Hải

Dương 1.071,7 876.7 82% 419 363 87% 652.7 513.7 79%

15/BC-STNMT

ngày 20/1/2020

50 Long An 1.086 980 90% 610 600 98% 476 380 80%

234/STNMT-

QLMT ngày

15/01/2020

Page 61: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

61

STT Thành

phố/Tỉnh

Tổng KL

CTR phát

sinh

Tổng KL

CTR thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

đô thị

phát sinh

KL CTR

đô thị thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

nông thôn

phát sinh

KL CTR

nông thôn

thu gom

Tỷ lệ

thu

gom

NT

Ghi chú

51 An Giang 1.128 692,5 61% 505 449,5 89% 623 243 39% 75/BC-UBND

ngày 21/2/2020

52 Đà Nẵng 1.080 1.080 100% 1.012 1.012 100% 68 68 100%

1650/UBND-

STNMT ngày

16/3/2020;

4190/UBND-

STNMT ngày

30/11/2019

53 Kiên

Giang 480,62 152,8 32% 40,57 36,2

89,35

% 440,05 116,6 26,5%

205/UBND-

KTCN ngày

19/02/2020;

265/BC-UBND

ngày 15/8/2019

54 Quảng

Ninh 1.539 1.421,2 92% 1.397 1.329 94,5% 142 92,2 65%

1740/BC-

TNMT ngày

30/3/2020

55 Đắk Lắk 1.370 543,33 40% 470 341,91 84,9% 900 201,42 22,6% 39/BC-UBND

ngày 06/3/2020

56 Bình

Thuận 1.485,7 1.040 70% 1.485,7 1.040 70% 0 0 -

92/BC-UBND

ngày 17/4/2019

57 Nghệ An 2.463,8 1.242 50% 433,8 399 92% 2.030 843 41,5%

264/STNMT-

BVMT ngày

15/01/2020;

723/BC-UBND

ngày

06/12/2019

Page 62: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

62

STT Thành

phố/Tỉnh

Tổng KL

CTR phát

sinh

Tổng KL

CTR thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

đô thị

phát sinh

KL CTR

đô thị thu

gom

Tỷ lệ

thu

gom

KL CTR

nông thôn

phát sinh

KL CTR

nông thôn

thu gom

Tỷ lệ

thu

gom

NT

Ghi chú

58 Hải

Phòng 1.982 1.888,6 95% 1.134 1.100 97% 848 788,6 93%

8341/UBND-

MT ngày

30/12/2019

59 Đồng Nai 1.885 1.866 99% 888 880 99,1% 997 986 98,9%

2357/BC-

UBND ngày

09/3/2020

60 Bình

Dương 2.660,9 2463,5 92,6% 2.302 2210 96% 358,9 253,5 70,6%

70/BC-UBND

ngày 08/4/2020

61 Thanh

Hóa 2.174,9 1.876,93 86% 783,2 509,04 87,3% 1.391,7 1.367,89 86,6%

08/BC-UBND

ngày

13/01/2020

62 Hà Nội 6.500 6.070 93% 3.500 3.430 98% 3.000 2.640 88% 124/BC-UBND

ngày 26/4/2019

63 Tp. Hồ

Chí Minh 9.100 8.268 91% 7.800 7.488 96% 1.300 780 60%

Số liệu Đoàn

kiểm tra CTR

năm 2019

Tổng cộng (63) 64.220,8 50.057,1 79% 34.680.2 31.596,3 91% 28.566,6 17.913,3 63%

Nguồn: Số liệu báo cáo công tác BVMT năm 2019 của các địa phương

Page 63: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

Phụ lục 4. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về BVMT

ban hành trong năm 2019

STT Số hiệu

Ngày tháng

ban hành Trích yếu

I Nghị định của Chính phủ

1 06/2019/NĐ-CP 22/01/2019

Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng

nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về

buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật

hoang dã nguy cấp

2 40/2019/NĐ-CP 13/5/2019

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị

định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành

Luật BVMT

3 64/2019/NĐ-CP 16/7/2019

Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-

CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính

phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản

lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,

hiếm được ưu tiên bảo vệ

4 66/2019/NĐ-CP 29/7/2019 Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất

ngập nước

5 82/2019/NĐ-CP 12/11/2019 Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng

II Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1 02/2019/QĐ-TTg 08/01/2019

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết

định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4

năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ

chế khuyến khích phát triển các dự án điện

mặt trời tại Việt Nam

2 16/2019/QĐ-TTg 28/03/2019

Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí

thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và

xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu

3 18/2019/QĐ-TTg 19/04/2019 Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị,

dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

4 34/2019/QĐ-TTg 18/12/2019

Quy định tiêu chí xác định dự án, phương

án sản xuất kinh doanh ứng dụng công

nghệ cao trong nông nghiệp và bổ sung

Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu

tư phát triển ban hành kèm theo Quyết định

số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm

2014 của Thủ tướng Chính phủ.

5 35/2019/QĐ-TTg 19/12/2019 Quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt

động nhập khẩu phế liệu

III Thông tư

III.1 Bộ Giao thông vận tải

Page 64: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

64

STT Số hiệu

Ngày tháng

ban hành Trích yếu

1 09/2019/TT-

BGTVT 01/3/2019

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ

thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.

2 25/2019/TT-

BGTVT 05/07/2019

Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ

thuật và BVMT trong sản xuất, lắp ráp ô tô.

3 41/2019/TT-

BGTVT 30/10/2019

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư

số 25/2017/TT-BGTVT ngày 28 tháng 7

năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông

vận tải quy định về các biểu mẫu giấy

chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và BVMT

cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa

và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho

phương tiện thủy nội địa

4 46/2019/TT-

BGTVT 12/11/2019

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư

số 25/2019/TT-BGTVT ngày 05 tháng 7

năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông

vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an

toàn kỹ thuật và BVMT trong sản xuất, lắp

ráp ô tô

III.2 Bộ TN&MT

1 01/2019/TT-

BTNMT 08/3/2019

Quy định ngưng hiệu lực thi hành một số

quy định của Thông tư số 08/2018/TT-

BTNMT ngày 14 tháng 9 năm 2018 và

Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14

tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ

TN&MT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về môi trường,

2 15/2019/TT-

BTNMT 11/9/2019

Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội

đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị cấp

Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên

cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản

phẩm thương mại

3 25/2019/TT-

BTNMT 31/12/2019

Quy định chi tiết thi hành một số Điều của

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày

13/05/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều

của các nghị định quy định chi tiết, hướng

dẫn thi hành Luật BVMT

III.3 Bộ Công Thương

1 27/2019/TT-BCT 15/11/2019 Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh

tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu

IV Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng các Bộ

IV.1 Bộ trưởng Bộ TN&MT

Page 65: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

65

STT Số hiệu

Ngày tháng

ban hành Trích yếu

1 2782/QĐ-

BTNMT 31/10/2019

Ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả

BVMT của các tỉnh, Tp trực thuộc Trung

ương

IV.2 Bộ trưởng Bộ Công Thương

1 1188/QĐ-BCT 04/5/2019

Phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ

Công Thương thực hiện Đề án phát triển

ngành công nghiệp môi trường Việt Nam

đến năm 2025.

2 08/CT-BCT 15/7/2019 Tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất

thải nhựa trong ngành Công Thương.

IV.3 Bộ trưởng Bộ Công an

1 04/CT-BCA 27/3/2019

Tăng cường công tác BVMT và ứng phó

với biến đổi khí hạu trong Công an nhân

dân

Page 66: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

Phụ lục 5. Tiến độ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg 92

TT Tỉnh/Tp

Tổng số cơ

sở gây

ONMTNT

Hoàn thành, cơ bản hoàn

thành biện pháp xử lý

triệt để

Chưa hoàn thành biện pháp xử lý triệt để

Số lượng đã

hoàn thành,

cơ bản hoàn

thành

Tỷ lệ hoàn

thành

(%)

Số lượng

chưa hoàn

thành

Số lượng

chưa hoàn

thành trong

thời hạn

Chưa hoàn

thành quá

thời hạn

(tính đến

2019)

Cơ sở thuộc

khu vực

công ích

Tỷ lệ chậm

tiến độ

(%)

1 TP. Hà Nội 3 3 100 0 0 0 0 0

2 TP. Hồ Chí Minh 3 3 100 0 0 0 0 0

3 Tỉnh An Giang 16 1 6 15 0 15 15 94

4

Tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu

28 14 50 14 0 14 0 50

5 Tỉnh Bạc Liêu 1 0 0 1 0 1 1 100

6 TP. Cần Thơ 1 0 0 1 0 1 0 100

7 Tỉnh Cà Mau 11 7 64 4 0 4 2 36

8 Tỉnh Cao Bằng 8 8 100 0 0 0 0 0

9 Tỉnh Bình Thuận 19 13 68 6 0 6 2 32

10 Tỉnh Bình Phước 1 1 100 0 0 0 0 0

11 Tỉnh Bình Định 1 1 100 0 0 0 0 0

12 Tỉnh Bình Dương 12 12 100 0 0 0 0 0

92 Tiến độ tính đến hết tháng 12/2019

Page 67: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

2

TT Tỉnh/Tp

Tổng số cơ

sở gây

ONMTNT

Hoàn thành, cơ bản hoàn

thành biện pháp xử lý

triệt để

Chưa hoàn thành biện pháp xử lý triệt để

Số lượng đã

hoàn thành,

cơ bản hoàn

thành

Tỷ lệ hoàn

thành

(%)

Số lượng

chưa hoàn

thành

Số lượng

chưa hoàn

thành trong

thời hạn

Chưa hoàn

thành quá

thời hạn

(tính đến

2019)

Cơ sở thuộc

khu vực

công ích

Tỷ lệ chậm

tiến độ

(%)

13 Tỉnh Bắc Ninh 3 1 33 2 0 2 0 67

14 Tỉnh Bắc Giang 8 5 62 3 0 2 2 38

15 TP. Hải Phòng 1 1 100 0 0 0 0 0

16 Tỉnh Khánh Hòa 1 1 100 0 0 0 0 0

17 Tỉnh Đồng Tháp 6 2 33 4 0 4 4 67

18 Tỉnh Đồng Nai 18 17 94 1 0 1 0 6

19 Tỉnh Đắk Nông 16 7 44 9 0 9 8 66

20 Tỉnh Đắk Lắk 20 12 60 8 0 8 8 40

21 Tỉnh Hậu Giang 7 5 71 2 0 2 2 29

22 Tỉnh Hải Dương 3 3 100 0 0 0 0 0

23 Tỉnh Hưng Yên 1 0 0 1 0 1 0 100

24 Tỉnh Hà Tĩnh 2 1 50 1 0 1 1 50

25 Tỉnh Hà Nam 7 4 57 3 0 3 3 43

26 Tỉnh Hà Giang 22 13 59 9 0 9 6 41

27 Tỉnh Gia Lai 24 7 29 17 0 17 10 71

28 TP. Đà Nẵng 4 3 75 1 0 1 0 25

Page 68: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

3

TT Tỉnh/Tp

Tổng số cơ

sở gây

ONMTNT

Hoàn thành, cơ bản hoàn

thành biện pháp xử lý

triệt để

Chưa hoàn thành biện pháp xử lý triệt để

Số lượng đã

hoàn thành,

cơ bản hoàn

thành

Tỷ lệ hoàn

thành

(%)

Số lượng

chưa hoàn

thành

Số lượng

chưa hoàn

thành trong

thời hạn

Chưa hoàn

thành quá

thời hạn

(tính đến

2019)

Cơ sở thuộc

khu vực

công ích

Tỷ lệ chậm

tiến độ

(%)

29 Tỉnh Quảng Nam 7 6 86 1 0 1 1 14

30 Tỉnh Quảng Bình 11 8 73 3 0 3 2 27

31 Tỉnh Phú Yên 3 3 100 0 0 0 0 0

32 Tỉnh Phú Thọ 9 7 78 2 0 2 2 22

33 Tỉnh Ninh Thuận 1 1 100 0 0 0 0 0

34 Tỉnh Ninh Bình 2 1 50 1 0 1 1 50

35 Tỉnh Nghệ An 5 0 0 5 0 5 2 100

36 Tỉnh Nam Định 16 16 100 0 0 0 0 0

37 Tỉnh Lâm Đồng 2 1 50 1 0 1 1 50

38 Tỉnh Lào Cai 5 0 0 5 0 5 3 100

39 Tỉnh Long An 10 5 50 5 0 5 3 50

40 Tỉnh Kon Tum 2 0 0 2 0 2 2 100

41 Tỉnh Yên Bái 6 2 33 4 0 4 4 67

42 Tỉnh Tây Ninh 11 11 100 0 0 0 0 0

43 Tỉnh Trà Vinh 3 2 67 1 0 1 0 33

44 Tỉnh Thừa Thiên - 8 2 25 6 0 6 6 75

Page 69: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

4

TT Tỉnh/Tp

Tổng số cơ

sở gây

ONMTNT

Hoàn thành, cơ bản hoàn

thành biện pháp xử lý

triệt để

Chưa hoàn thành biện pháp xử lý triệt để

Số lượng đã

hoàn thành,

cơ bản hoàn

thành

Tỷ lệ hoàn

thành

(%)

Số lượng

chưa hoàn

thành

Số lượng

chưa hoàn

thành trong

thời hạn

Chưa hoàn

thành quá

thời hạn

(tính đến

2019)

Cơ sở thuộc

khu vực

công ích

Tỷ lệ chậm

tiến độ

(%)

Huế

45 Tỉnh Thái Nguyên 4 4 100 0 0 0 0 0

46 Tỉnh Thái Bình 25 17 68 8 0 8 8 32

47 Tỉnh Thanh Hóa 10 5 50 5 0 5 0 0

48 Tỉnh Sơn La 24 18 75 3 0 3 3 25

49 Tỉnh Sóc Trăng 2 0 0 2 0 2 2 100

50 Tỉnh Quảng Trị 18 8 44 10 0 20 2 56

Tổng cộng 431 262 61 166 0 175 106 39

Page 70: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

Phụ lục 6. Tiến độ khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường

tại 47 làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng

I. 02 làng nghề đã xây dựng và cơ bản hoàn thành việc thực hiện các dự án

khắc phục ô nhiễm, hiện không còn ô nhiễm

1. Làng nghề bún Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế;

2. Làng nghề bún Ô Sa, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

II. 24 làng nghề đã có dự án xử lý ô nhiễm nhưng chưa xử lý xong ô nhiễm

1. Làng nghề nấu rượu làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;

2. Làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;

3. Làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;

4. Làng nghề bánh bún Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;

5. Làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;

6. Làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Văn Phong, tỉnh Bắc Ninh;

7. Làng nghề chế biến cá khô xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre;

8. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng;

9. Làng nghề dệt nhuộm Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;

10. Làng nghề truyền thống dệt Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam;

11. Làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội;

12. Làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội;

13. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội;

14. Làng nghề cơ kim khí Rùa Hạ, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Oai, Hà Nội;

15. Làng nghề giày da Nghĩa Hy, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương;

16. Làng nghề tái chế phế liệu phường Tràng Minh, TP Hải Phòng;

17. Làng nghề tái chế nhựa thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm,

tỉnh Hưng Yên;

18. Làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên;

19. Làng nghề cơ khí Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định;

20. Làng nghề cơ khí Vân Chàng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định;

21. Làng nghề bún, bánh thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình;

22. Làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình;

23. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình;

24. Làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu làng Hồng Đô, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa,

tỉnh Thanh Hóa.

Page 71: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

6

III. 08 làng nghề chưa có dự án nhưng tự thu hẹp quy mô, chuyển đổi ngành

nghề sản xuất hoặc chấm dứt hoạt động và về cơ bản không còn ô nhiễm

1. Làng nghề chế biến tinh bột mỳ xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định;

2. Làng nghề sản xuất vôi hàu thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế:

3. Làng nghề tinh bột sắn xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế:

4. Làng nghề bánh tráng chợ Lầu, thị trấn Chợ Lầu, tỉnh Bình Thuận;

5. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm kết hợp chăn nuôi Xuân Lôi, huyện

Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;

6. Làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định;

7. Làng nghề miến, bánh đa thôn Phượng, xã Nam Dương, huyện Nam Trực;

8. Làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

IV. 13 làng nghề chưa có dự án xử lý ô nhiễm môi trường

1. Làng nghề tái chế thép Đa Hội, xã Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;

2. Làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh;

3. Làng nghề điêu khắc Thụy Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội;

4. Làng nghề giết mổ gia súc Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội;

5. Làng nghề bún Phú Đô, xã Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội;

6. Làng nghề mây tre đan Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội;

7. Làng nghề nấu rược Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;

8. Làng nghề cơ khí đúc Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng;

9. Làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh

Nghệ An;

10. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

11. Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, xã Lê Lợi và Hồng Thái, huyện Kiến Xương,

tỉnh Thái Bình;

12. Làng nghề đúc đồng phường Đúc, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;

13. Làng nghề chế biến thủy hải sản Đông Hải, TX Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Page 72: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

7

Phụ lục 7. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu môi trường qua các năm

TT Chỉ tiêu Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm 2019

1

Số lượng, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng đã hoàn

thành biện pháp xử lý triệt để (cơ

sở, %)

209/435

(48,05)

226/435

(51,95)

288/435

(66,21)

296/435

(68)

2

Số lượng, tỷ lệ KCN, khu chế xuất

có hệ thống xử lý nước thải tập

trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi

trường (khu, %)

216/283

(76,3)

228/283

(80)

221/251

(88,05)

250/280

(89)

3

Số lượng, tỷ lệ CCN có hệ thống xử

lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn

kỹ thuật môi trường (cụm, %)

52/584

(8,9)

56/584

(9,6)

109/689

(15,8)

115/698

(16,5)

4 Tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị được thu

gom, xử lý (%) 85 85,5 86 91

5 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị

được xử lý (%) 8 12 12,5 12,5

6 Tỷ lệ che phủ rừng (%) 40,84 41,45 41,65 41,85

7 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước

hợp vệ sinh (%) 85,7 86 92,5 94,84

8

Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí về môi

trường trong xây dựng nông thôn

mới (%)

47,5 49,9 57,2 65,5

9 Số lượng điểm tồn lưu hóa chất bảo

vệ thực vật được xử lý (điểm) 57 - 60 60

10 Số lượng cơ sở xử lý CTNH được

cấp phép xử lý (cơ sở) - 113 118 128

11

Tổng số cán bộ, công chức, viên

chức của toàn ngành làm việc trong

đơn vị quản lý hành chính nhà nước

và đơn vị sự nghiệp (tính đến cấp

huyện) (Người)

6428 5728 5728 5728

12 Ngân sách sự nghiệp BVMT

(tỷ đồng) 12.290 13.880 15.100 20.442

Nguồn: Tổng hợp của Bộ TN&MT

Page 73: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

8

Phụ lục 8. Danh mục các Biểu đồ và giải thích một số thuật ngữ, từ ngữ

viết tắt trong Báo cáo

I. Danh mục Biểu đồ trong báo cáo

TT Nội dung

1 Biểu đồ 1: Diễn biến SO2 trung bình giờ giai đoạn 2015 - 2019

2 Biểu đồ 2. Diễn biến nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm tại một số trạm quan

trắc tự động, liên tục giai đoạn 2010-2019

3

Biểu đồ 3. Thống kê số ngày có nồng độ PM10 và PM2,5 trung bình 24h không

đạt QCVN 05:2013/BTNMT ở các trạm chịu ảnh hưởng của giao thông đô thị

giai đoạn 2015 - 2019

4 Biểu đồ 4. Diễn biến chỉ số AQI ngày trong tháng 12/2019 tại một số Tp

5 Biểu đồ 5. Diễn biến nồng độ bụi PM2.5 trung bình các tháng từ năm 2013-

2019

6 Biều đồ 6. Chất lượng môi trường nước theo chỉ số WQI năm 2019

7 Biểu đồ 7. Diễn biến giá trị N-NO2 trên sông Công, Sông Ngũ Huyện Khê

trên LVS Cầu giai đoạn 2017 2019

8 Biểu đồ 8. Diễn biến BOD5 trên sông Nhuệ 2017 – 2019

9 Biểu đồ 9. Diễn biến giá trị TSS trên sông Vu Gia 2017 – 2019

10 Biểu đồ 10. Thống kê tỷ lệ vượt chuẩn N-NH4

+ các LVS khu vực miền Nam

năm 2018 – 2019

11 Biểu đồ 11. Giá trị COD trong nước sông Châu Giang ngày 12/01/2018

12 Biểu đồ 12. Giá trị N-NH4+ trong nước sông Châu Giang ngày 12/01/2018

13 Biểu đồ 13. Diễn biến giá trị thông số BOD5 đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ

trên sông Bắc Hưng Hải đoạn chảy qua tỉnh Hưng Yên năm 2018

14 Biểu đồ 14. Tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2016 - 2019

15 Biểu đồ 15. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành

biện pháp xử lý triệt để giai đoạn 2016 - 2019

16 Biểu đồ 16. Tình hình tiếp nhận, xử lý thông tin điểm nóng môi trường thông

qua Đường dây nóng của Bộ TN&MT giai đoạn 2017 - 2019

17 Biểu đồ 17. Tỷ lệ KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải

tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường giai đoạn 2016 - 2019

18 Biểu đồ 18. Tỷ lệ CCN có hệ thống xử lý nước thải

tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường giai đoạn 2016 - 2019

19 Biểu đồ 19. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2016-2019

20 Biểu đồ 20. Tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy

định giai đoạn 2016 – 2019

II. Giải thích một số thuật ngữ viết tắt trong báo cáo

TT Ký hiệu Giải thích

1 AQI Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index - AQI) là chỉ số

được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong

không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức

Page 74: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

9

độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua một

thang điểm.

2 BOD Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical oxygen Demand- BOD) là

lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ và sinh

hóa có trong nước nói chung và nước thải nói riêng

3 BOD5 Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa

do vi khuẩn (có trong nước nói chung và nước thải nói riêng) gây

ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C.

4 Bụi Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn và hạt lỏng có đường

kính nhỏ cỡ vài micrômét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo

trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí

một thời gian nhất định.

5 TSP Tổng bụi lơ lửng (Total Suspended Particulates - TSP), là tổng các

hạt bụi có đường kính động học ≤100µm;

6 Bụi PM10 PM (Particulate Matter - chất dạng hạt)

PM10 là tổng các hạt bụi có đường kính động học ≤10µm

7 Bụi PM2,5 Là tổng các hạt bụi có đường kính động học ≤2,5µm.

Chỉ số bụi PM2.5 là mật độ số hạt PM2.5 có trong 1m3 không khí,

mức tiêu chuẩn và an toàn của Việt Nam là 25, tức là 25 hạt trong

1m3 không khí, chỉ số này càng lên cao thì mức độ ô nhiễm không

khí càng nguy hiểm;

Trung bình năm: là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong

khoảng thời gian một năm

8 CO Cacbon monoxit (CO) là khí phát tán vào môi trường do quá trình

đốt không hoàn toàn các nhiên liệu hữu cơ như than, dầu, gỗ

củi...Thời gian lưu trong khí quyển có thể dao động từ 1 tháng đến

2,7 năm.

9 COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand -COD) là lượng

oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm

cả vô cơ và hữu cơ.

10 DO Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các

sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường

được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.

Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và

dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự

quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật

nước giảm hoạt động hoặc bị chết.

11 NOx Là hỗn hợp của khí nitơ đioxit (NO2) và nitơ oxit (NO) có mặt

đồng thời trong môi trường, phát tán do quá trình đốt nhiên liệu ở

nhiệt độ cao từ hoạt động giao thông, nhà máy nhiệt điện, lò hơi

công nghiệp…Đây cũng là một trong những nhân tố gây ra lắng

đọng axit, thường có thời gian tồn tại từ 3 – 5 ngày trong khí

quyển.

12 PAPI Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (Provincial

Governance and Public Administration Performance Index - PAPI)

ở Việt Nam

13 SO2 Lưu huỳnh đioxit (SO2), là sản phẩm của quá trình đốt các nhiên

liệu như than, dầu...Đây cũng là chất góp phần gây lắng đọng axit.

Page 75: Số /BC-CP Hà Nội, ngày tháng năm 2020sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/FileUpload/vbpq/Du thao_BC cong tac BVM… · thường tuân theo quy luật tăng cao vào thời gian mùa

10

Thời gian tồn tại trong môi trường từ 20 phút đến 7 ngày.

14 WQI Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index) là một chỉ số được

tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả

định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn

nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm.

III. Chú thích các từ viết tắt

TT Từ viết tắt Chú thích

1 BVMT Bảo vệ môi trường

2 CCN Cụm công nghiệp

3 CTNH Chất thải nguy hại

4 CTR Chất thải rắn

5 KCN Khu công nghiệp

6 KKT Khu kinh tế

7 LVS Lưu vực sông

8 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9 TN&MT Tài nguyên và Môi trường

10 Tp Thành phố

11 UBND Ủy ban nhân dân