sỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo lÀo...

156
Die Kormophyten Morphologie der Achse Anatomie der Achse Morphologie des Blattes Anatomie des Blattes Morphologie der Wurzel Anatomie der Wurzel Kormusanpassungen Ernährungsspezialisten Blütenstände Die Blüte Der Same Die Frucht Jürgen R. Hoppe WS 1988 | 1993| 1995| 2001- 2012 Institut für Systematische Botanik und Ökologie Universität Ulm Morphologie und Anatomie der Höhren Pflanzen Allgemeine Botanik

Upload: others

Post on 15-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 3 HUYỆN VĂN BÀN

§Ò tµi :

SỬ DỤNG VIDEO, THÍ NGHIỆM ẢO VÀ CÁC HÌNH ẢNH PHÙ

HỢP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ CỦA HỌC

SINH LỚP 12A1 TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN KHI HỌC XONG

CHƯƠNG LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.

Giáo viên : Lương Cao Thắng

Đơn vị: Trường THPT số 3 huyện Văn Bàn

Văn Bàn, tháng 5 năm 2012

Page 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 2

MỤC LỤC Trang TÓM TẮT 3

GIỚI THIỆU 4

PHƯƠNG PHÁP

I – Khách thể nghiên cứu 7

II – Thiết kế nghiên cứu 8

III – Quy trình nghiên cứu 9

IV – Đo lường và thu thập dữ liệu 10

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

1. Phân tích dữ liệu 11

2. Bàn luận 13

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận 14

2. Khuyến nghị 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

PHỤ LỤC 16

Page 3: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 3

TÓM TẮT

Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ

thông tin có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chúng ta cũng có thể ứng dụng

công nghệ thông tin trong giảng dạy học sinh. Hình thức này khá mới mẻ và không ít

giáo viên có nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học đã đem đến nhiều lợi ích mà cụ thể là kết quả học tập của học sinh. Học sinh có

thể lãnh hội kiến thức một cách trực quan hơn, rõ ràng hơn và nhiều nội dung hơn.Vì

vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một yêu cầu

quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Vật lý là bộ môn khoa học thực

nghiệm, song trong chương trình sách giáo khoa có một số khái niệm mới , trừu

tượng đòi hỏi giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh phải trực quan hơn, đa

dạng hơn tạo điều kiện chuẩn trong thao tác tư duy của học sinh để hiểu sâu bản

chất của hiện tượng .

Trong chương “Lượng tử ánh sáng”, nếu giáo viên giảng dạy lựa chọn phương

pháp cổ điển là giảng chép hoặc tích cực hơn là sử dụng các câu hỏi gợi mở, các

hình ảnh tĩnh minh họa để dẫn dắt vấn đề, kể cả một vài thí nghiệm minh họa nhưng

việc tiếp thu bài của học sinh sẽ rất hạn chế và không hứng thú học tập. Với phương

pháp này, học sinh sẽ rất khó hình dung được các nội dung kiến thức, việc tiếp thu

bài của các em sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh rất thuộc bài nhưng

không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng vận dụng vào bài tập

chưa tốt.

Giải pháp của tôi là sử dụng video, thí nghiệm ảo và hình ảnh có nội dung phù

hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, bản chất các hiện tượng vật lý

mà thực tế các em không quan sát được giúp các em hiểu nhanh hơn, hứng thú hơn

và có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn.

Page 4: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 4

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 12A1, 12A2

trường THPT số 3 Văn bàn. Lớp thực nghiệm là lớp 12A1 được thực hiện giải pháp

thay thế khi dạy các bài của chương “Lượng tử ánh sáng” (Thuộc chương VI chương

trình chuẩn). Lớp đối chứng là lớp 12A2 giảng dạy theo phương pháp truyền thống.

Với việc sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng điện tử đã có ảnh hưởng

rất rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra

đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác

động của lớp thực nghiệm là 7,04, lớp đối chứng là 6,44 Kết quả phép kiểm chứng t-

test p = 0,03 < 0,05 có ý nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp

thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó chứng

minh rằng, việc sử dụng video, thí nghiệm ảo có nâng cao kết quả học tập môn vật lí

của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn Bàn khi học xong chương “Lượng tử ánh

sáng” .

GIỚI THIỆU

Trong sách giáo khoa vật lý 12 chương trình cơ bản thí nghiệm Héc về hiện

tượng quang điện, hiện tượng quang điện trong chỉ là những hình ảnh tĩnh kèm theo

các mô tả hiện tượng vật lý và nếu thực hiện trong thực tế cũng rất khó quan sát; các

hiện tượng quang – phát quang, các ứng dụng của hiện tượng quang điện trong và

laze chỉ là một vài hình ảnh hoặc những mô tả kém sinh động. Việc sưu tầm các thí

nghiệm áo, các video, các hình ảnh phù hợp với nội dung bài giúp các em học sinh

có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất các hiện tượng vật lý, mở rộng kiến thức thực tế

hơn về ứng dụng của các hiện tượng này.

Tại trường THPT Văn Bàn, giáo viên chỉ mới cố gắng khai thác kênh hình,

kênh chữ trong sách giáo khoa để phục vụ cho giảng dạy. Số giáo viên biết tìm tòi,

Page 5: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 5

khai thác trên mạng internet và chỉnh sửa cho phù hợp nội dung bài học, với đối

tượng học sinh còn hạn chế.

Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử

dụng các phiên bản tranh ảnh trong sách giáo khoa cho học sinh quan sát. Giáo viên

cố gắng chỉ ra những hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề, học

sinh có nắm được kiến thức, nhưng kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế chưa

được cao, đặc biệt chưa nắm vững bản chất của các khái niệm. Học sinh tích cực trả

lời giáo viên, học sinh thuộc bài nhưng chưa có hiểu sâu kiến thức và khắc sâu kiến

thức. Còn nhiều học sinh không có hứng thú vì gặp phải khái niệm trừu tượng. Một

số bài học trong chương này giáo viên dạy qua loa, thậm chí theo kiểu đọc chép

truyền thống, chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm.

Giải pháp thay thế:

Giải pháp của tôi là sử dụng video, thí nghiệm ảo và hình ảnh có nội dung phù

hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, bản chất các hiện tượng vật lý

mà thực tế các em không quan sát được, giúp các em hiểu nhanh hơn, hứng thú hơn

và có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn.

Vấn đề sử dụng mô hình để dạy học trực quan sử dụng các viedeo, hình vẽ,

flash đã có trong các bài viết và các đề tài liên quan:

+ Tham luận: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thuận lợi và

thách thức” - Hùynh Tấn Thông - trường THPT Lấp Vò 2 - Đồng Tháp.

+ Đề tài: “ Sử dụng giáo án điện tử tăng kết quả học tập môn vật lý của học

sinh lớp 12 khi học xong chương vật lí thiên văn” - ThS. Nguyễn Văn Thắng.

+ “ Thí Nghiệm ảo trong việc dạy học Vật lý ” – Tài liệu.VN

Page 6: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 6

Bản thân nhiều thầy cô trong trường và các trường THPT trong tỉnh cũng đã

thực hiện và có nhiều đề tài đề cập đến việc thí nghiệm ảo, các video và hình ảnh

phù hợp phục vụ cho giảng dạy.

Các đề tài đề cập cách ứng dụng công nghệ thông tin dưới góc độ đánh giá tồn

tại, các khó khăn gặp phải cung như khi nào thì sử dụng. Một số đề tài có nghiên cứu

sâu và cụ thể, có nhiều giải pháp hay nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

tuy nhiên còn chưa phù hợp với đôi tượng học sinh.

Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc

đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng video, thí nghiệm ảo và hình

ảnh có nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm tư liệu hình ảnh động, bản

chất các hiện tượng vật lý mà thực tế các em không quan sát được, giúp các em hiểu

nhanh hơn, hứng thú hơn và có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn.

Vấn đề nghiên cứu:

Việc sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp có nâng cao

kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn Bàn khi học

xong chương “Lượng tử ánh sáng” hay không ?

Giả thuyết nghiên cứu:

Việc sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp làm nâng cao

kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn Bàn khi học

xong chương “Lượng tử ánh sáng” .

Page 7: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 7

PHƯƠNG PHÁP

I – KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 12A1

và 12A2 trường THPT số 3 Văn Bàn vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi cho

việc nghiên cứu về cả phía đối tượng học sinh và giáo viên.

Học sinh :

Chọn 2 lớp: lớp 12A1 và lớp 12A2, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình

độ học sinh, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc, độ tuổi...

Bảng 1: Gới tính và thành phần dân tộc của hai lớp 12A1 và 12A2 của

trường THPT số 3 Văn Bàn.

Nhóm

Học sinh các nhóm Dân tộc

Tổng

số Nam Nữ Kinh Tày HMông Dao Thái Giáy

12A1 36 25 11 0 29 4 1 1 1

12A2 36 21 15 1 29 3 2 1 0

Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực, chủ

động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả hai lớp vẫn còn nhiều học sinh năng lực tư

duy hạn chế, trầm, ít tham gia các hoạt động chung của lớp.

Kết quả bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì II năm học 2011 – 2012 của môn Vật lí

là tương đương.

Giáo viên:

Lương Cao Thắng dạy cả hai lớp: 12A1 và 12A2. Giáo viên có kinh nghiệm

công tác giảng dạy, đồng thời là tổ trưởng chuyên môn. Giáo viên có khả năng khai

Page 8: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 8

thác công nghệ thông tin, nhiệt huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công

tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

II - THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 12A1 làm nhóm thực nghiệm, lớp 12A2 làm

nhóm đối chứng. Dùng bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì II năm học 2011 – 2012 làm

bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm

có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chênh

lệch giữa điểm trung bình của hai nhóm trước khi tác động.

Kết quả:

Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương

Thực nghiệm Đối chứng

TBC 5,80 5,57

p = 0,21

p = 0,21 > 0,05 từ đó rút ra kết luận sự chênh lệch điểm trung bình của hai

nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương

đương.

Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương.

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu

Nhóm

Kiểm tra

trước tác

động

Tác động

Kiểm tra

sau tác động

Thực

nghiệm

O1

Dạy học sử dụng các video, thí

nghiệm ảo và các hình ảnh phù

hợp trong chương lượng tử ánh

sáng.

O3

Page 9: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 9

Đối chứng

O2

Dạy học không sử dụng các

video, thí nghiệm ảo và các hình

ảnh phù hợp trong chương

lượng tử ánh sáng.

O4

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập.

III – QUY TRÌNH NGHÊN CỨU

1. Chuẩn bị của giáo viên.

Sưu tầm các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp trong chương

lượng tử ánh sáng: Video ( ứng dụng hiện tượng quang điện, hiện tượng quang –

phát quang, ứng dụng của laze); thí nghiệm ảo Héc về hiện tượng quang điện, flash

về hiện tượng quang điện trong; hình ảnh mô hình hành tinh nguyên tử, quang điện

trở, pin quang điện và các ứng dụng của nó.

Lớp thực nghiệm: Sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp

trong chương lượng tử ánh sáng đã sưu tầm ở trên vào các tiết dạy.

Lớp đối chứng: Không sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù

hợp trong chương lượng tử ánh sáng đã sưu tầm ở trên vào các tiết dạy.

2. Tiến trình dạy thực nghiệm.

Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu chính

khóa để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:

Page 10: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 10

Bảng 4: Thời gian thực hiện

Thứ Môn/Lớp Tiết

PPCT Tên bài

Thứ 2

27/02/2012

Vật lí

12A1 51 Hiện tượng quang điện

Thứ 5

01/3/2012

Vật lí

12A1 53 Hiện tượng quang điện trong

Thứ 3

06/3/2012

Vật lí

12A1 54 Hiện tượng quang – phát quang

Thứ 6

09/3/2012

Vật lí

12A1 55 Mẫu nguyên tử Bo

Thứ 6

16/3/2012

Vật lí

12A1 57 Sơ lược về laze. Bài tập

IV – ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

Kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì II năm học 2011

– 2012 làm bài kiểm tra trước tác động.

Kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra được thiết kế gồm 30 câu hỏi câu trắc

nghiệm khách quan.

*Tiến trình kiểm tra:

Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của giáo

viên trong nhóm Vật lí để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.

Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Để cho khách quan tôi

đã nhờ giáo viên Vật lí không dạy khối 12 trong trường chấm bài theo đáp án đã xây

dựng.

Page 11: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 11

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

1. Phân tích dữ liệu

Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Thực nghiệm Đối chứng

Điểm trung bình 7,04 6,44

Độ lệch chuẩn 1,11 1,41

Giá tri p của t-test 0,03

Chênh lệch giá trị TB

chuẩn( SMD)

0,53

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

12A1 12A2

Trước TĐSau TĐ

Biểu đồ so sánh điểm trung bình kiểm tra trước và sau tác động.

Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết quả

của lớp thực nghiệm 12A1 và đối chứng 12A2.

Page 12: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 12

Bảng 6: Thang bậc điểm trước và sau tác động

Lớp Thang bậc điểm

Tổng Kém Yếu TB Khá Giỏi

12A1 Trước TĐ 0 8 21 5 2 36

0% 22.22% 58.33% 13.89% 5.56% 100

Sau TĐ 0 5 15 8 8 36 0% 13.89% 41.67% 22.22% 22.22% 100

12A2 Trước TĐ 0 7 21 4 4 36

0% 19.44% 58.33% 11.11% 11.11% 100

Sau TĐ 0 1 11 18 6 36 0% 2.78% 30.56% 50.00% 16.67% 100

0

5

10

15

20

25

Kém Yếu TB Khá Giỏi

Thang bậc điểm

12A1 trước TĐ12A1 sau TĐ12A2 trước TĐ12A2 sau TĐ

Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động.

Như trên đã chứng minh rằng kết quả của 2 nhóm trước tác động là tương

đương. Sau tác động kiểm chứng kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình bằng

t- test kết quả p = 0,03 cho thấy: Sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm trung bình nhóm thực

nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết

quả tác động.

Page 13: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 13

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7,04 6,44 0,531,11

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,53

cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các

hình ảnh phù hợp làm nâng cao kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12

trường THPT số 3 Văn Bàn khi học xong chương “Lượng tử ánh sáng” của nhóm

thực nghiệm là khả quan.

Giả thuyết của đề tài: “Việc sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh

phù hợp làm nâng cao kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT

số 3 Văn Bàn khi học xong chương lượng tử ánh sáng” đã được kiểm chứng.

2. Bàn luận

Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình là:

7,04, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình là: 6,44

Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là: 0,6; Tỉ lệ học sinh có điểm số từ trung bình

trở lên đã tăng rõ rệt ở lớp thực nghiệm. Điều đó cho điểm của hai nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có tỉ lệ điểm

trên trung bình và điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,53. Điều

này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là tốt.

Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp

là p = 0,03 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai

nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.

*Hạn chế:

Nghiên cứu này sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp

làm nâng cao kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn

Bàn khi học xong chương “Lượng tử ánh sáng” chỉ có phạm vi hẹp trong một

Page 14: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 14

chương và nó phụ thuộc vào khả năng sưu tầm, ứng dụng phù hợp trong từng tiết

dạy bài dạy của giáo viên. Để có thể ứng dụng rộng dãi kết quả nghiên cứu trong các

phần kiến thức khác của môn Vật lí đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư nhiều

thời gian, công sức, biết thiết kế bài học cho phù hợp, phải có kĩ năng khai thác dữ

liệu và ứng dụng công nghệ thông tin.

Đề tài cũng chỉ nên áp dụng ở những trường học sinh có năng lực tư duy hạn

chế, khả năng khai thác kiến thức trên các kênh thông tin còn chưa cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Việc sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp làm nâng cao

kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Văn Bàn khi học

xong chương lượng tử ánh sáng.

2. Khuyến nghị:

Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như: trang

thiết bị máy tính, máy chiếu Projector cho nhiều phòng học trên lớp kết nối Wireless

Network,.... cho các nhà trường mở các lớp bồi dưỡng về ứng công nghệ thông tin

vào trong dạy học.

Đối với giáo viên: tích cực tự học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin, biết

khai thác thông tin trên mạng Internet.

Với phạm vi và kết quả nghiên cứu của đề tài tôi mong rằng các đồng nghiệp

quan tâm chia sẻ, đặc biệt là với các bộ môn tương tự có thể ứng dụng đề tài này vào

giảng dạy ở một số phần kiến thức để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập của

học sinh.

Trong một thời gian không dài, áp dụng trong đơn vị kiến thức không lớn

trong chương trình Vật lí TPHT chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các

đồng nghiệp đóng góp ý kiến.

Page 15: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tham luận: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thuận lợi và

thách thức” - Huỳnh Tấn Thông - trường THPT Lấp Vò 2 - Đồng Tháp.

2. Đề tài: “ Sử dụng giáo án điện tử tăng kết quả học tập môn vật lý của học

sinh lớp 12 khi học xong chương vật lí thiên văn” - ThS. Nguyễn Văn Thắng.

3. “ Thí Nghiệm ảo trong việc dạy học Vật lý ” – Tài liệu.VN

4. “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT ” ( trang 42, 44, 138) –

Nhà xuất bản giáo dục.

5. Sách giáo khoa Vật lí 12 ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.

6. Sách bài tập Vật lí 12 ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.

7. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội.

8. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí 12 cơ bản.

Page 16: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 16

PHỤ LỤC I – KẾ HOẠCH BÀI HỌC. 1. Kế hoạch bài 30 ( Tiết 51 )

HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được hiện tượng quang điện là gì.

- Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện. - Nêu được nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng. - Nêu được ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt. 2. Về kĩ năng

- Vận dụng được thuyết lượng tử ánh sáng để giải thích định luật về giới hạn quang điện.

3. Về thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các kiến thức mới.

II. PHƯƠNG TIỆN Bộ thí nghiệm biễu diễn hiện tượng quang điện, video ứng dụng hiện tượng quang điện.

III. PHƯƠNG PHÁP Động não + giải quyết vấn đề IV. TỔ CHỨC 1. Khởi động - Mục tiêu: + Ổn định lớp, tạo không khí học tập. - Thời gian: (5 phút) - Cách tiến hành: + Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. + Thông báo yêu cầu học tập của chương

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng quang điện - Mục tiêu: Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được hiện tượng

quang điện là gì. - Thời gian: (7 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Cho học sinh xem video ứng dụng hiện tượng quang điện - Minh hoạ thí nghiệm của Héc (1887) (ảo)

- Tấm kẽm mất bớt điện tích âm các êlectron bị bật khỏi tấm Zn.

I. Hiện tượng quang điện 1. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện: SGK 2. Định nghĩa - Hiện tượng ánh sáng làm bật

Page 17: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 17

- Góc lệch tĩnh điện kế giảm chứng tỏ điều gì? - Nếu làm thí nghiệm với tấm Zn tích điện dương kim tĩnh điện kế sẽ không bị thay đổi Tại sao? - Nếu trên đường đi của ánh sáng hồ quang đặt một tấm thuỷ tinh dày hiện tượng không xảy ra chứng tỏ điều gì?

- Hiện tượng vẫn xảy ra, nhưng e bị bật ra bị tấm Zn hút lại ngay điện tích tấm Zn không bị thay đổi. - HS trao đổi để trả lời. - Thuỷ tinh hấp thụ rất mạnh tia tử ngoại còn lại ánh sáng nhìn thấy tia tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm. Còn ánh sáng nhìn thấy được thì không.

các êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài). 3. Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng một tấm thuỷ tinh dày thì hiện tượng trên không xảy ra bức xạ tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm.

3. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật về giới hạn quang điện - Mục tiêu: Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện. - Thời gian: (10 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Thông báo thí nghiệm khi lọc lấy một ánh sáng đơn sắc rồi chiếu vào mặt tấm kim loại. Ta thấy với mỗi kim loại, ánh sáng chiếu vào nó (ánh sáng kích thích) phải thoả mãn 0 thì hiện tượng mới xảy ra. - Thông báo hạn chế thuyết sóng

- Ghi nhận kết quả thí nghiệm và từ đó ghi nhận định luật về giới hạn quang điện. - HS được dẫn dắt để tìm hiểu vì sao thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được.

II. Định luật về giới hạn quang điện - Định luật: SGK - Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là đặc trưng riêng cho kim loại đó. - Thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được mà chỉ có thể giải thích được bằng thuyết lượng tử.

4. Hoạt động 3: Tìm hiểu thuyết lượng tử ánh sáng - Mục tiêu: Nêu được nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng. - Thời gian: (13 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Khi nghiên cứu bằng thực nghiệm quang phổ của nguồn sáng kết quả thu được không thể giải thích bằng các lí thuyết cổ điển Plăng cho rằng vấn

- HS ghi nhận những khó khăn khi giải thích các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đi đến giả thuyết Plăng.

III. Thuyết lượng tử ánh sáng 1. Giả thuyết Plăng - ND: SGK 2. Lượng tử năng lượng

hf

Page 18: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 18

đề mấu chốt nằm ở quan niệm không đúng về sự trao đổi năng lượng giữa các nguyên tử và phân tử. - Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ gọi là lượng tử năng lượng () - Y/c HS đọc Sgk từ đó nêu những nội dung của thuyết lượng tử. - Dựa trên giả thuyết của Plăng để giải thích các định luật quang điện, Anh-xtah đã đề ra thuyết lượng tử ánh sáng hay thuyết phôtôn. - Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên. - Anh-xtanh cho rằng hiện tượng quang điện xảy ra do có sự hấp thụ phôtôn của ánh sáng kích thích bởi êlectron trong kim loại. - Để êlectron bức ra khỏi kim loại thì năng lượng này phải như thế nào?

- HS ghi nhận tính đúng đắn của giả thuyết. - HS đọc Sgk và nêu các nội dung của thuyết lượng tử. - HS ghi nhận giải thích từ đó tìm được 0. - Phải lớn hơn hoặc bằng công thoát.

h gọi là hằng số Plăng: h = 6,625.10-34J.s 3. Thuyết lượng tử ánh sáng Nội dung: SGK 4. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng - Mỗi phôtôn khi bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho 1 êlectron. - Công để “thắng” lực liên kết gọi là công thoát (A). - Để hiện tượng quang điện xảy ra:

hf A hay ch A

hcA

,

Đặt 0hcA

0.

5. Hoạt động 4: Tìm hiểu về lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng - Mục tiêu: Nêu được ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt. - Thời gian: (5 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Trong hiện tượng giao thoa, phản xạ, khúc xạ … ánh sáng thể hiện tích chất gì? - Liệu rằng ánh sáng chỉ có tính chất sóng?

- Ánh sáng thể hiện tính chất sóng. - Không, trong hiện tượng quang điện ánh sáng thể

IV. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng - Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.

Page 19: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 19

- Lưu ý: Dù tính chất nào của ánh sáng thể hiện ra thì ánh sáng vẫn có bản chất là sóng điện từ.

hiện chất hạt.

6. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút) 1. Củng cố 1. Phát biểu nào sau đây nói về tính chất sóng hạt không đúng? A. Hiện tượng giao thoa án sáng thể hiện tính chất sóng B. Hiện tượng quang điện ánh sáng thể hiện tính chất hạt C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện tính chất sóng. D. Sóng điện từ có bước sóng càng dài thể hiện tính chất sóng rõ hơn tính chất hạt 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được các định luật quang điện. B. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ. C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt là một photon. D. Ánh sáng có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại. 2. BTVN - Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 158 và SBT

2. Kế hoạch bài 31 ( Tiết 53 )

HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức - Nêu được hiện tượng quang điện trong là gì.

- Nêu được quang điện trở và pin quang điện là gì. 2. Về kĩ năng

Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK 3. Về thái độ

Nêu được ưu điểm của pin quang điện với các nguồn năng lượng khác, ảnh hưởng đến môi trường.

II. ĐỒ DÙNG Flash hiện tượng quang điện trong, hình ảnh quang điện trở, pin quang điện III. PHƯƠNG PHÁP Động não + liên hệ thực tế IV. TỔ CHỨC 1. Khởi động - Mục tiêu: + Ổn định lớp, tạo không khí học tập. + Kiểm tra và đánh giá việc học tập bài cũ của học sinh. - Thời gian: (6 phút) - Cách tiến hành: + Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. + Kiểm tra bài cũ:

Page 20: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 20

Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng ? Viết biểu thức định luật giới hạn quang điện ? 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong

- Mục tiêu: Nêu được hiện tượng quang điện trong là gì. - Thời gian: ( 12 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Y/c HS đọc Sgk và cho biết chất quang dẫn là gì? - Giới thiêuh hiện tượng bằng flash. - Dựa vào bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn và thuyết lượng tử, hãy giải thích vì sao như vậy? - So sánh độ lớn của giới hạn quang dẫn với độ lớn của giới hạn quang điện và đưa ra nhận xét.

- HS đọc Sgk và trả lời. - Chưa bị chiếu sáng e liên kết với các nút mạng không có e tự do cách điện. - Giải thích. - Dựa vào bảng giới hạ quang điện giải thích

I. Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong 1. Chất quang dẫn - Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng. 2. Hiện tượng quang điện trong - SGK - Ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về quang điện trở - Mục tiêu: Nêu được quang điện trở là gì. - Thời gian: (8 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Y/c HS đọc Sgk và cho quang điện trở là gì? Chúng có cấu tạo và đặc điểm gì? - Cho HS xem cấu tạo của một quang điện trở. (hình ảnh) - Ứng dụng: trong các mạch tự động.

- HS đọc Sgk và trả lời. - HS ghi nhận về quang điện trở.

II. Quang điện trở - Là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. - Cấu tạo: 1 sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện. - Điện trở có thể thay đổi từ vài M vài chục .

4. Hoạt động 3: Tìm hiểu về pin quang điện - Mục tiêu: Nêu được pin quang điện là gì. - Thời gian: (14 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Thông báo về pin quang điện (pin Mặt Trời) là một

- Trực tiếp từ quang năng sang điện năng.

III. Pin quang điện 1. Là pin chạy bằng năng lượng

Page 21: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 21

thiết bị biến đổi từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? - Minh hoạ cấu tạo của pin quang điện. - Khi chiếu ánh sáng có 0 hiện tượng xảy ra trong pin quang điện như thế nào? - Giới thiệu ứng dụng bằng hình ảnh. - Tích hợp bảo vệ môi trường: Nêu được ưu điểm của pin quang điện với các nguồn năng lượng khác, ảnh hưởng đến môi trường.

- HS đọc Sgk và dựa vào hình vẽ minh hoạ để trình bày cáu tạo của pin quang điện. - Trong các máy đó ánh sáng, vệ tinh nhân tạo, máy tính bỏ túi… - Pin quqng điện là nguông năng lượng sạch.

ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. 2. Hiệu suất trên dưới 10% 3. Cấu tạo: SGK - Suất điện động của pin quang điện từ 0,5V 0,8V . 4. Ứng dụng(Sgk)

5. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút) 1. Củng cố Có thể giải thích hiện tượng quang điện bằng thuyết A. electron cổ điển B. sóng ánh sáng C. photon D. động học phân tử 2. BTVN - Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 162 và SBT

3. Kế hoạch bài 32 ( Tiết 54 ) HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức

Nêu được sự phát quang là gì. 2. Về kĩ năng

- Vận dụng các kiến thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong SGK. 3. Về thái độ

- So sánh hiệu quả sử dụng của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. II. PHƯƠNG TIỆN

- Vài vật phát quang và nguồn sáng III. PHƯƠNG PHÁP Động não + giải quyết vấn đề IV. TỔ CHỨC 1. Khởi động - Mục tiêu: + Ổn định lớp, tạo không khí học tập. + Kiểm tra và đánh giá việc học tập bài cũ của học sinh.

Page 22: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 22

- Thời gian: (7 phút) - Cách tiến hành: + Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. + Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là hiện tượng quang điện trong ? thế nào là pin quang điện ?

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng quang – phát quang - Mục tiêu: Nêu được hiện tượng quang – phát quang - Thời gian: (23 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Giới thiệu rõ hiện tượng huỳnh quang, lân quang (video) - Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự phát quang là gì? - Chiếu chùm tia tử ngoại vào dung dịch fluorexêin ánh sáng màu lục. + Tia tử ngoại: ánh sáng kích thích. + Ánh sáng màu lục phát ra: ánh sáng phát quang. - Đặc điểm của sự phát quang là gì? - Thời gian kéo dài sự phát quang phụ thuộc? - Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự huỳnh quang là gì? - Sự lân quang là gì? - Tại sao sơn quét trên các biển giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể là sơn phát quang mà không phải là sơn phản quang (phản xạ ánh sáng)? Tích hợp tiết kiệm năng lượng: So sánh hiệu quả sử dụng của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.

- HS đọc Sgk và thảo luận để trả lời. - HS nêu đặc điểm quan trọng của sự phát quang. - Phụ thuộc vào chất phát quang. - HS đọc Sgk và thảo luận để trả lời. - HS đọc Sgk để trả lời. - Có thể từ nhiều phía có thể nhìn thấy cọc tiêu, biển báo. Nếu là sơn phản quang thì chỉ nhìn thấy vật đó theo phương phản xạ. Đèn sợi đốt tốn năng lượng điện hơn đèn huỳnh quang.

I. Hiện tượng quang – phát quang 1. Khái niệm về sự phát quang - Sự phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. - Đặc điểm: sự phát quang còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. 2. Huỳnh quang và lân quang - Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự huỳnh quang. - Sự phát quang của các chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự lân quang. - Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất lân quang.

3. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang

Page 23: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 23

- Thời gian: (10 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Y/c Hs đọc Sgk và giải thích định luật.

- Mỗi nguyên tử hay phân tử của chất huỳnh quang hấp thụ hoàn toàn phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng hfkt để chuyển sang trạng thái kích thích. Ở trạng thái này, nguyên tử hay phân tử có thể va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và mất dần năng lượng. Do vậy khi trở về trạng thái bình thường nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng nhỏ hơn: hfhq < hfkt hq > kt.

II. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang. - Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: hq > kt.

4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút) 1. Củng cố Trong hiện tượng phát quang,có sự hấp thụ ánh sáng để làn gì? A. Làm nóng vật B. Thay đổi điện trở của vật C. Lám cho vật phát sáng D. Tạo ra dòng điện trong vật. 2. BTVN - Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 165 và SBT

4. Kế hoạch bài 33 ( Tiết 55 ) MẪU NGUYÊN TỬ BO

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức

Nêu được sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô. 2. Về kĩ năng

Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK 3. Về thái độ

Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. PHƯƠNG PHÁP Giải quyết vấn đề III. TỔ CHỨC 1. Khởi động - Mục tiêu: + Ổn định lớp, tạo không khí học tập. + Kiểm tra và đánh giá việc học tập bài cũ của học sinh. - Thời gian: (7 phút) - Cách tiến hành:

Page 24: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 24

+ Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. + Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày về sự phát quang ?

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu mô hình hành tinh nguyên tử - Mục tiêu: Nêu được mẫu hành tinh nguyên tử Bo - Thời gian: (10 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Giới thiệu về mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho (1911) (flash). Tuy vậy, không giải thích được tính bền vững của các nguyên tử và sự tạo thành quang phổ vạch của các nguyên tử. - Trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho.

- Mẫu nguyên tử Rơ-đơ-pho + Ở tâm nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương. + Xung quanh hạt nhân có các êlectron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoặc elip. + Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. + Qhn = qe nguyên tử trung hoà điện.

I. Mô hình hành tinh nguyên tử - Mẫu nguyên tử Bo bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề của Bo.

3. Hoạt động 2: Tìm hiều các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử - Mục tiêu: + Nêu được các tiên đề Bo về cấu tạo nguyên tử + Nêu được sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô. - Thời gian: (23 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Nội dung

- Y/c HS đọc Sgk và trình bày hai tiên đề của Bo - Năng lượng nguyên tử ở đây gồm Wđ của êlectron và thế năng tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân. - Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất: trạng thái cơ bản. - Khi hấp thụ năng lượng quỹ đạo có năng lượng cao hơn: trạng thái kích thích. - Trạng thái có năng lượng càng cao thì càng kém bền

- HS đọc Sgk ghi nhận các tiên đề của Bo và để trình bày.

II. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử 1. Tiên đề về các trạng thái dừng - Nguyên tử chỉ tồn tại trong 1 số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ. - Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng. - Đối với nguyên tử hiđrô

rn = n2r0 r0 = 5,3.10-11m gọi là bán kính Bo.

Page 25: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 25

vững. Thời gian sống trung bình của nguyên tử ở trạng thái kích thích (cỡ 10-8s). Sau đó nó chuyển về trạng thái có năng lượng thấp hơn, cuối cùng về trạng thái cơ bản. - Tiên đề này cho thấy: Nếu một chất hấp thụ được ánh sáng có bước sóng nào thì cũng có thể phát ra ánh sáng có bước sóng ấy. - Nếu phôtôn có năng lượng lớn hơn hiệu En – Em thì nguyên tử có hấp thụ được không?

- Không hấp thụ được.

2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử - Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em:

= hfnm = En - Em - Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn En.

4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút) 1. Củng cố 1. Nội dung tiên đề của Bo về bức xạ hay hấp thụ năng lượng của nguyên tử được phản ánh trong câu nào dưới đây? A. Nguyên tử thu nhận một photon trong mỗi lần hấp thụ ánh sáng B. Nguyên tử phát ra một photon mỗi lần bức xạ ánh sáng. C. Nguyên tử có thể chuyển từ tran thái dừng này sang trạng thái dừng khác. Mỗi lần chuyển nó bức xạ hay hấp thụ một photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó. D. Nguyên tử phát ra bước sóng nào thì hấp thụ bước sóng đo. 2. BTVN - Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 169 và SBT

5. Kế hoạch bài 34 ( Tiết 57 ) SƠ LƯỢC VỀ LAZE

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức

- Nêu được laze là gì. - Nêu được một vài ứng dụng của laze..

2. Về kĩ năng Vận dụng các kiến thức trả lời các câu hỏi trong SGK

3. Về thái độ Tích cực học tập kiến thức mới.

II. PHƯƠNG TIỆN - Một bút laze , video ứng dụng của laze.

III. PHƯƠNG PHÁP Động não+ thuyết trình

Page 26: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 26

III. TỔ CHỨC 1. Khởi động - Mục tiêu: + Ổn định lớp, tạo không khí học tập. + Kiểm tra và đánh giá việc học tập bài cũ của học sinh. - Thời gian: (7 phút) - Cách tiến hành: + Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. + Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô ?

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của Laze - Mục tiêu: Nêu được laze là gì - Thời gian: (13 phút) - Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Laze là phiên âm của tiếng Anh LASER (Light Amplifier by Stimulated Emission of Radiation): Máy khuyếch đại ánh sáng bằng sự phát xạ cảm ứng - Y/c HS đọc Sgk và trình bày sự phát xạ cảm ứng là gì? - Thông qua đó để hiểu rõ các đặc điểm của tia Laze - Laze rubi (hồng ngọc) là Al2O3 có pha Cr2O3. Ánh sáng đỏ của hồng ngọc do ion crôm phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích cơ bản. - Laze ru bi hoạt động như thế nào? - Chúng ta có những loại laze nào? - Lưu ý: các bút laze là laze bán dẫn.

- Ghi nhận về Laze và các đặc điểm của nó. - HS nghiên cứu Sgk và trình bày sự phát xạ cảm ứng. - HS đọc Sgk và nêu cấu tạo của Laze rubi. - Dùng một đèn phóng điện xenon chiếu sáng rất mạnh thanh rubi và đưa một số ion crôm lên trạng thái kích thích. Nếu có một số ion crôm phát sáng theo phương với hai gương và làm cho một loạt ion crôm phát xạ cảm ứng. Ánh sáng sẽ được khuyếch đại lên nhiều lần. Chùm tia laze được lấy ra từ gương G2. - HS nêu 3 loại laze chính.

I. Cấu tạo và hoạt động của Laze 1. Laze là gì? - Laze là một nguồn phát ra một chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng của hiện tượng phát xạ cảm ứng. - Đặc điểm: + Tính đơn sắc. + Tính định hướng. + Tính kết hợp rất cao. + Cường độ lớn. 2. Sự phát xạ cảm ứng

(Sgk) 3. Cấu tạo của laze Sgk 4. Các loại laze - Laze khí, như laze He – Ne, laze CO2. - Laze rắn, như laze rubi. - Laze bán dẫn, như laze Ga – Al – As.

3. Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài ứng dụng của laze - Mục tiêu: Nêu được ứng dụng của laze - Thời gian: (10 phút)

Page 27: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 27

- Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Y/c Hs đọc sách và nêu một vài ứng dụng của laze. - Giới thiệu video ứng dụng của laze

- HS đọc Sgk, kết hợp với kiến thức thực tế để nêu các ứng dụng.

II. Một vài ứng dụng của laze - Y học: dao mổ, chữa bệnh ngoài da… - Thông tin liên lạc: sử dụng trong vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, truyền tin bằng cáp quang… - Công nghiệp: khoan, cắt.. - Trắc địa: đo khoảng cách, ngắm đường thẳng… - Trong các đầu đọc CD, bút chỉ bảng…

4. Hoạt động 3: Bài tập SGK trang 173 - Mục tiêu: Vận dụng giải các bài tập trắc nghiệm - Thời gian: (10 phút) - Cách tiến hành:

- Yêu cầu hs đọc bài 7, 8, 9 và giải thích phương án lựa chọn - Nhận xét

- Thảo luận nhóm - Giải thích phương án lựa chọn bài 7, 8,

Bài 7 C ---------//------ Bài 8 D

--------//------- Bài 9

4. Củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà (5 phút) 1. Củng cố 1. Laze không có đặc điểm nào dưới đây? A. Tính đơn sắc B. Tính định hướng C. Công suất lớn D. Cường độ lớn 2. BTVN - Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 173 và SBT

Page 28: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 28

II. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG

ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG

Câu 1: Theo thuyết phôtôn của Anh – xtanh, thì năng lượng A. Giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng. B. Của phôtôn không phụ thuộc vào bước sóng. C. Của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng .hf D. Của mọi loại phôtôn đều bằng nhau.

Câu 2: Chỉ ra câu sai. Khi một phôtôn bay đến gặp một nguyên tử thì có thể gây ra những hiện tượng nào

dưới đây ? A. Không có hiện tượng gì. B. Hiện tượng hấp thụ ánh sáng, nếu nguyên tử ở trạng thái cơ bản và phôtô có tần số

phù hợp. C. Hiện tượng phát xạ cảm ứng, nếu nguyên tử ở trạng thái kích thích và phôtôn có tần

số phù hợp. D. Hiện tượng phát xạ tự phát của nguyên tử.

Câu 3: Các loại laze chính hiện nay là A. laze khí, laze rắn, laze bán dẫn B. laze bán dẫn, laze rắn, laze lỏng C. laze khí, laze bán dẫn laze lỏng D. laze khí, laze rắn, laze lỏng

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về giả thuyết lượng tử của Plăng và thuyết lượng tử ánh sáng ?

A. Năng lượng của các phôtôn là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng. B. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách

liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. C. Chùm ánh sãng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn. D. Khi ánh sáng truyền đi, các phôtôn hay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s

trong chân không. Câu 5: Mẫu nguyên tử Bo khác với mẫu nguyên tử Rơ – dơ – pho ở điểm nào ?

A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân B. Hình dạng quỹ đạo của các êlectron C. Biểu thức lực hút giữa hạt nhân và êlectron D. Trạng thái có năng lượng ổn định

Câu 6: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây ? A. Độ đơn sắc cao B. Độ định hướng cao. C. Cường độ lớn. D. Công suất lớn.

Câu 7: Câu nào sau đây nói lên nội dung chính xác của khái niệm về quỹ đạo dừng ? A. Quỹ đạo mà êlectron bắt buộc phải chuyển động trên đó. B. Quỹ đạo ứng với năng lượng của các trạng thái dừng. C. Bán kính quỹ đạo có thể tính toán được một cách chính xác. D. Quỹ đạo có bán kính tỉ lệ với các số nguyên liên tiếp.

Câu 8: Trong hiện tượng quang – phát quang, có sự hấp thụ ánh sáng để làm gì ? A. Để tạo ra dòng điện trong chân không. B. Để thay đổi điện trở của vật. C. Để làm nóng vật. D. Để làm cho vật phát sáng.

Page 29: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 29

Câu 9: Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng lục khi bị kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang ?

A. Lục B. Vàng C. Da cam D. Đỏ Câu 10: Quang điện trở hoạt động dựa vào nguyên tắc nào ?

A. Hiện tượng nhiệt điện. B. Hiện tượng quang điện. C. Hiện tượng quang điện trong. D. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.

Câu 11: Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: A. Mỗi khi chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác nguyên tử bức xạ

hoặc hấp thụ phôtôn có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái dừng đó.

B. Nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì sẽ phát ra ánh sáng có bước sóng đó.

C. Nguyên tử bức xạ phôtôn thì chuyển sang trạng thái dừng khác. D. Nguyên tử hấp thụ phôtôn thì chuyển sang trạng thái dừng.

Câu 12: Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng m5,0 . Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang ?

A. m3,0 B. m4,0 C. m5,0 D. m6,0 Câu 13: Chọn câu đúng.

Có thể giải thích tính quang dẫn bằng thuyết A. phôtôn. B. động học phân tử. C. êlectron cổ điển. D. sóng ánh sáng.

Câu 14: Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn. A. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang của chất rắn là lân quang. B. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang của chất rắn là huỳnh quang. C. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang. D. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.

Câu 15: Giới hạn quang điện của chì sunfua là 0,46 eV. Để quang trở bằng chì sunfua hoạt động được, phải dùng bức xạ có bước sóng nhỏ hơn giá trị nào sau đây ?

A. m35,1 B. m7,2 C. m27,0 D. m4,5 Câu 16: Pin quang điện là nguồn điện trong đó

A. Quang năng được trực tiếp biến đổi thành điện năng. B. Năng lượng Mặt Trời được biến đổi toàn bộ thàh điện năng. C. Một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện. D. Một quang điện trở, khi được chiếu sáng thì trở thành máy phát điện.

Câu 17: Chọn câu đúng. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng A. giải phóng êlectron khỏi một chất bằng cách bắn phá ion. B. giải phóng êlectron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng. C. bức êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng. D. giải phóng êlectron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.

Câu 18: Sự phát sáng của nguồn sáng nào dưới đây là sự phát quang ?

Page 30: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 30

A. Bóng đèn xe máy. B. Ngôi sao băng. C. Hòn than hồng. D. Đèn LED Câu 19: Nội dung của tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng cử nguyên tử được phản ánh trong câu nào dưới đây ?

A. Nguyên tử thu nhận một photon mỗi lần hấp thụ ánh sáng. B. Nguyên tử chỉ có thể chuyển giữa các trạng thái dừng. Mỗi lần chuyển, nó bức xạ hay

hấp thụ một photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó.

C. Nguyên tử phát ra ánh sáng nào thì có thể hấp thụ ánh sáng đó. D. Nguyên tử phát ra một photon mỗi lần bức xạ ánh sáng.

Câu 20: Hiện tượng quang điện ( ngoài ) là: A. Hiện tượng êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng. B. Hiện tượng êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một điện

trường mạnh. C. Hiện tượng êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi chiếu ánh sáng thích hợp vào kim loại. D. Hiện tượng êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi nhúng tấm kim loại vào trong một

dung dịch. Câu 21: Kim loại dùng làm catot của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện

m 3,00 . Công thoát của điện tử bức ra khỏi kim loại đó là: A. J1910.625,6 B. J4910.6625,0 C. J4910.625,6 D. J1910.6625,0

Câu 22: Trong nguyên tử hiđrô, gọi r0 là bán kính Bo, bán kính quỹ đạo dừng thứ N bằng A. 4r0 B. 9r0 C. 16r0 D. 25r0

Câu 23: Giới han quang điện của bạc là 0,26 m , của đồng là 0,3 m của kẽm là 0,35 m . Giới hạn quang điện của hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là:

A. 0,4 m B. 0,26 m C. 0,3 m D. 0,35 m Câu 24: Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hidro trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hidro.

A. Trạng thái L B. Trạng thái M C. Trạng thái N D. Trạng thái O. Câu 25: Dụng cụ nào dưới đây không làm bằng chất bán dẫn.

A. Quang điện trở. B. Điot chỉnh lưu. C. Pin quang điện. D. cặp nhiệt điện. Câu 26: Hãy chỉ ra câu nói lên nội dung chính xác của tiên đề về trạng thái dừng. Trạng thái dừng là

A. trạng thái mà ta có thể tính toán được chính xác năng lượng của nó. B. trạng thái có năng lượng xác định. C. trạng thái trong đó nguyên tử có thể tồn tại trong một thời gian xác định không bức

xạ năng lượng. D. trạng thái mà năng lượng của nguyên tử không thể thay đổi được.

Câu 27: Bức xạ màu vàng của Natri có bước sóng m 58,0 . Năng lượng của phôtôn có giá trị nào sau đây ?

A. 2.103 eV. B. 2,1 eV C. 2,2 eV D. 2 eV Câu 28: Màu đỏ của rubi do ion nào phát ra ?

Page 31: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 31

A. Ion nhôm. B. Ion crôm. C. Ion ôxi. D. Ion khác. Câu 29: Trong trường hợp nào dưới đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện ? Ánh sáng măt trời chiếu vào

A. lá cây B. tấm kim loại không sơn. C. mặt nước biển D. mái ngói

Câu 30: Chọn câu đúng. Chùm sáng do laze rubi phát ra có màu A. trắng B. xanh C. đỏ D. vàng

ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A B C D

Page 32: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 32

III. BẢNG ĐIỂM

LỚP ĐỐI CHỨNG 12A2 LỚP THỰC NGHIỆM 12A1

STT Họ và tên Trước TĐ

Sau TĐ STT Họ và tên Trước

TĐ Sau TĐ

1 Giàng Thị Ái 5.5 6.4 1 Ma Văn Anh 4.6 6.2 2 Phùng Ngọc Anh 6.4 7.2 2 Hoàng Văn Bắc 4.2 5.8 3 Hoàng Văn Ánh 5.2 6 3 Hoàng Thị Chanh 8 8.8 4 Hà Văn Ánh 6 7.4 4 Hoàng Thị Chiến 8.4 9.2 5 Lương Văn Chí 5.8 6.2 5 Hoa Văn Chương 5 6.6 6 Sùng A Chư 5 4.6 6 Hà Văn Cường 4.7 5.3 7 La Thị Duyên 4.4 5.2 7 Vàng A Dếnh 6 7.6 8 Hà Văn Duơng 5 7.2 8 Ma Văn Dũng 8 8.8 9 Phùng Văn Dương 5.5 6.8 9 Dương Minh Hải 5.8 7.2

10 Lương Chí Đạt 4.5 5 10 Ma Văn Hải 6.3 8.4

11 Vàng A Đấng 6 5 11 Hoàng Thị Minh Hằng 6 7.4

12 Lương Thị Hậu 6.2 7.4 12 La Thị Hiền 5.3 6.8 13 Hoàng Văn Huấn 5.3 8 13 Bùi Sơn Hoàng 5.2 6.6 14 La Thị Hương 4.8 5.6 14 La Văn Huyền 8.4 9.4 15 La Thị Lan 3 4 15 Vương Văn Huynh 4.6 6.8 16 La Thị Lan 5.2 5.4 16 Ma Thị Hương 6 7.4 17 Lương Thị Lịch 6 8 17 Lâm Thị Lê 5 6.2 18 Hoàng Thị Mạnh 3.7 4.4 18 Vàng A Lồng 5 6.4 19 Phạm Văn Ngọc 9 8.8 19 La Đức Mạnh 6.8 7.8 20 Hoàng Thị Nức 7.2 8.6 20 Vừ A Mó 5 6.6 21 Lương Văn Quyết 7.7 7.8 21 La Thị Na 6.8 7.2 22 Lương Thị Quyết 4.2 5.6 22 Lương Văn Nguyên 6 7.4 23 La Văn Sâm 5.7 7 23 Bàn Tòn Nhất 5.4 5.8 24 Triệu Tòn Sính 8 8.7 24 Ma Thị Sen 5.4 7.4 25 Hoàng Văn Thanh 6.5 7.2 25 Mùa A Súa 5 5.6 26 Hoàng Văn Thế 5.5 6.5 26 La Văn Tâm 5.7 6 27 Dương Văn Thiến 6 8 27 Lương Thị Thiêu 5.3 7.2 28 Hoàng Văn Thiếp 6.8 8.2 28 Hoàng Thị Thủy 6.4 6.6 29 La Thị Thơm 6.5 8.8 29 Hà Thị Thúy 5 6.2 30 La Văn Thu 5.5 5.6 30 Dương Văn Thứ 4 4.6 31 Hoàng Thị Tiến 6.3 5.4 31 Dương Văn Thức 6.4 7.8 32 Hoàng Thị Tim 4.7 4.8 32 Lương Văn Thức 4.3 5.6 33 La Thị Tình 4.4 5.2 33 Lự Thị Toản 6.8 8.2 34 Lương Thị Tỉnh 5.7 5.8 34 Hoàng Thị Trang 6.8 7.8 35 Hoàng Ngọc Tuyên 5 4.6 35 Đặng Văn Tuấn 6.4 7.2 36 Hoàng Văn Ước 6 5.6 36 La Văn Võ 4.7 7.4

Page 33: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAIimgs.khuyenmai.zing.vn/files/pdf/11/p/nckhsp-ung-dung-nam-2012... · Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Lương Cao Thắng Trường THPT số 3 Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 33