sỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo nghỆ an trƯỜng thpt diỄn …

61
SGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHAN TRƯỜNG THPT DIN CHÂU 3 SÁNG KIN KINH NGHIM HÓA HC Đề tài: PHÁT TRỂN NĂNG LỰC KHOA HC CHO HC SINH THÔNG QUA TCHC THC HIN MT SCHĐỀ GIÁO DC STEM TRONG BÀI “ANCOL” HÓA HỌC CƠ BẢN 11 Người thc hin: ĐINH SƠN HOÀI TRN THTHANH HÀ Chc v: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Din Châu 3 NghAn Điện thoi: 0975.975.627 - 0348.100.553 Email: [email protected] [email protected] Diễn Châu, tháng 3 năm 2021

Upload: others

Post on 01-Nov-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HÓA HỌC

Đề tài:

PHÁT TRỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM

TRONG BÀI “ANCOL” HÓA HỌC CƠ BẢN 11

Người thực hiện: ĐINH SƠN HOÀI

TRẦN THỊ THANH HÀ

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 3 – Nghệ An

Điện thoại: 0975.975.627 - 0348.100.553

Email: [email protected]

[email protected]

Diễn Châu, tháng 3 năm 2021

Page 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

1

PHÁT TRỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ

CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM TRONG BÀI

“ANCOL” HÓA HỌC CƠ BẢN 11

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được xây dựng theo mô hình

phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các

phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành, phát

triển những phẩm chất, năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp

cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân. Đó cũng là một

trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo

dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng

việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người

học. Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà giúp học sinh

hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận

dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học. Quan điểm này được thể hiện

nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo

dục.

Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 8, ban chấp hành Trung Ương khóa

XI (Nghị quyết số 29 – NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, toàn nghành giáo dục

đang ra sức nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước

nhà. Trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lao động chất lượng

cao không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành mà đòi hỏi có sự hiểu biết của liên

ngành. Ngoài ra các kỹ năng sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm

sáng tạo và làm việc nhóm ngày càng được đề cao. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải

thay đổi phương pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo

viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì”

và “làm như thế nào”.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và

năng lực cho học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học

xong chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới

phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và

năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội

dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học

sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách

chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được

xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các

hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề

Page 3: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

2

mà chủ đề/bài học STEM nêu ra. Phương pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn

của nhiều nước có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự

lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

để giải quyết các vấn đề thực tế.

Trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT tôi nhận thấy việc truyền

thụ kiến thức gắn liền với một số hoạt động thường ngày như: Nấu rượu theo

phương pháp truyền thống từ các nguồn nguyên liệu quen thuộc khác nhau như

gạo, ngô, khoai…hoặc sử dụng nước trái cây lên men...rất phổ biến. Hay như việc

học sinh, sinh viên tô son ngày càng nhiều nhưng lại chủ yếu sử dụng các loại son

rẻ tiền với hàm lượng chì cao ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người sử dụng và

đặc biệt, năm 2020 đến nay, cả thế giới chịu tổn thất to lớn bởi đại dịch covid 19,

Việt Nam không ngoại lệ, trong bối cảnh đó, để phòng tránh dịch, bộ y tế đã

khuyến cáo người dân thực hiện quy định 5k, trong đó có rửa tay với dung dịch sát

khuẩn và thực trạng người dân đổ xô đi mua nước rửa tay khô, thậm chí mua về

dự trữ khiến cho mặt hàng này trở nên khan hiếm... Trong khi đó, học sinh hoàn

toàn có thể tự làm ra các sản phẩm trên an toàn – hiệu quả dựa trên các kiến thức

đã được học.

Với mong muốn phát triển năng lực khoa học, kích thích sự hứng thú , niềm

say mê, sáng tạo trong việc tìm hiểu kiến thức cũng như vận dụng các kiến thức đó

vào đời sống nên chúng tôi mạnh dạn kết hợp cùng nhau thực hiện một chủ đề

mang lại hiệu quả khá khả quan trên phạm vi các lớp11 ban khoa học tự nhiên tại

trường mình giảng dạy, đó là “Phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông

qua tổ chức thực hiện một số chủ đề giáo dục STEM trong bài ancol hóa học cơ

bản 11”.

2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài

Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết

vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt

trước tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức

khoa học. Để giải quyết được vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những

kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề( qua sách giáo khoa, học liệu,

thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ…) và sử dụng chúng để giải quyết các vấn

đề đặt ra.

Hoạt động STEM ở trường THPT đề cao một phong cách học tập mới cho

người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một

nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị,

phải biết cách mở rộng kiến thức, biết cách sửa chữa, chế biến chúng lại cho phù

hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang cần giải quyết. Ngoài ra, hoạt

động STEM còn giúp mỗi cá nhân khẳng định được giá trị riêng, giúp học sinh thể

hiện tình yêu đất nước, con người, trách nhiệm công dân...bằng việc làm, hành

động cụ thể giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện những phẩm chất và năng lực chung

Page 4: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

3

của chương trình giáo dục như năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, năng lực

tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực khám phá và sáng tạo...Đó cũng

chính là những phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động tương lai và

người công dân toàn cầu.

Đề tài được thực hiện học tập dưới dạng hoạt động STEM. Đây được coi là

chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn

đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường và có mối quan hệ bổ

sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

Với đề tài trên, học sinh vận dụng kiến thức được học kết hợp với sự sáng

tạo để trực tiếp thực hiện những công việc quen thuộc trong cuộc sống: Nấu rượu

từ gạo, khoai, lên men rượu từ trái cây hoặc tìm phương pháp khoa học để tạo ra

loại son đẹp mà an toàn cho sức khỏe, hay điều chế dung dịch sát khuẩn trong bối

cảnh đại dịch covid 19 hiện nay… Để từ đó các em học sinh nhận thức được ý

nghĩa của việc bảo vệ môi trường, giữ gìn nền văn hóa dân tộc, xây dựng ý thức

bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó các em còn được

bày tỏ quan điểm, ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy các em thật

sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập theo định hướng STEM.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp giải quyết vấn đề.

- Phương pháp sắm vai.

- Phương pháp trò chơi.

- Phương pháp làm việc nhóm.

- Phương pháp thống kê

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

- Năm học 2018 -2019 chúng tôi đã tiến hành riêng lẻ đề tài này tại một số

lớp mình giảng dạy và đạt kết quả khá khả quan. Vì vậy năm học 2019-2020 chúng

tôi thảo luận thống nhất kết hợp cùng nhau mở rộng thực hiện đề tài trên các lớp

khối 11 theo định hướng ban khoa học tự nhiên tại trường THPT A nhằm giúp học

sinh tăng cơ hội được học hỏi, làm việc và trao đổi, thảo luận, không những với

các bạn trong lớp mà trong khối, từ đó nâng cao hứng thú trong học tập cũng như

phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo và khám phá khoa học. Cụ thể:

+ Thầy A triển khai tại các lớp 11A1, 11A3 trong đó:

Lớp 11A1( sĩ số 40) là lớp thực nghiệm: Dạy học theo đề tài.

Lớp 11A3( sĩ số 41) là lớp đối chứng: không dạy theo đề tài.

Page 5: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

4

+ Cô B triển khai tại các lớp 11A2, 11A4, 11A5, 11A7 trong đó:

Lớp 11A4( sĩ số 44), 11A2( sĩ số 43) là lớp thực nghiệm: Dạy học theo đề

tài.

Lớp 11A5( sĩ số 39),11A7 ( sĩ số 38) là lớp đối chứng: không dạy theo đề

tài.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài .

- Phân tích các nội dung trong chương trình hóa học phổ thông, từ đó lựa

chọn nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu .

- Thiết kế câu hỏi nhằm nâng cao năng lực chuyên biệt của học sinh đối với

môn hóa học .

- Thực nghiệm sư phạm để thăm dò hiệu quả của đề tài nghiên cứu đối với

môn hóa học

Phần II. NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục

là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang

bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi

với hành, lí luận gắn với thực tiễn...”. Định hướng quan trọng trong đổi mới

phương pháp dạy học( PPDH) là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát

triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là xu

hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.

Qua tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các giáo viên, chúng tôi thấy đã

có nhiều công trình nghiên cứu, sách, bài viết sưu tầm được đề cập đến vấn đề đổi

mới PPDH cho học sinh như dạy học chủ đề, dạy học dự án hay dạy học STEM,

dạy học trải nghiệm…có một số đề tài nghiên cứu về ancol và ứng dụng của ancol,

tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hướng dẫn cho học

sinh vận dụng kiến thức ancol vào thực tiễn. Đó là "khoảng trống" về lý luận và

thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có

những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với dạy học hóa học trong trường

THPT hiện nay.

2.2. Định hướng chung

Page 6: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

5

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng

nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng

kiến thức học được vào thực tiễn. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới

chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông như Nghị quyết 29, Nghị quyết

88 và Quyết định 404 đều xác định mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ

thông là góp phần chuyển nềngiáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo

dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Ngày 4/5/2017, Thủ

tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp

cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị của Thủ tướng đề ra những

giải pháp và nhiệm vụ, mà một trong các giải pháp đó là: “Thay đổi mạnh mẽ các

chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân

lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập

trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM),

ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”. Chỉ thị cũng giao

nhiệm vụ cho Bộ GDĐT “thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ

thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm

tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018…”. Với việc ban hành

Chỉ thị trên, Việt Nam chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM

trong chương trình giáo dục phổ thông.

2.3. Cơ sở lí luận

2.3.1 Khái niệm STEM

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),

Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được

hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến

các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Những kiến thức và kỹ năng vừa nêu phải được tích hợp, lồng ghép và bổ

trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng

để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Trong đó với kỹ năng khoa học, học sinh được trang bị kiến thức về các khái

niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học.

Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng

liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực

tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

Với kỹ năng công nghệ, học sinh có khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và

truy cập được công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt đến

những hệ thống phức tạp như mạng Internet, máy móc.

Về kỹ năng kỹ thuật, học sinh được trang bị kỹ năng sản xuất ra đối tượng

và hiểu được quy trình để làm ra nó. Vấn đề này đòi hỏi học sinh phải có khả năng

tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào để cân bằng các yếu tố liên quan (như

Page 7: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

6

khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong

thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra học sinh còn có khả năng nhìn nhận ra nhu

cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

Và cuối cùng, kỹ năng toán học là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai

trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Học sinh có kỹ năng toán

học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng

các khái niệm và kỹ năng toán học vào cuộc sống hằng ngày.

Với học sinh phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh

hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều

dạng kiến thức trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học

tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích

các em có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và

sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau. Những học sinh học theo cách tiếp cận giáo

dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công

nghệ và toán học chắc chắn; khả năng sáng tạo, tư duy logic; hiệu suất học tập và

làm việc vượt trội; và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong

khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với học sinh.

2.3.2. Giáo dục STEM

Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành

và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt

nhất như: Học qua dự án - chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp học

qua hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.

Giáo dục STEM được sử dụng theo mô tả trong Chương trình giáo dục phổ

thông năm 2018 như sau: Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp

cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và

toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.

Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học

tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa mộtchủ đề STEM và

một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường.

Phỏng theo chu trình STEM, giáo dục STEM đặt học sinh trước những vấn

đề thực tiễn (“công nghệ” hiện tại) cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi,

chiếm lĩnh kiến thức khoa học và vận dụng kiến thức để thiết kế và thực hiện giải

pháp giải quyết vấn đề. Như vậy, mỗi bài học STEM sẽ đề cập và giao cho học

sinh giải quyết một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến

thức đã có và tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới để sử dụng. Quá trình đó đòi hỏi

học sinh phải thực hiện theo “Quy trình khoa học” ( để chiếm lĩnh kiến thức mới)

và “Quy trình kĩ thuật” để thực hiện kiến thức đó vào việc thiết kế và thực hiện giải

pháp (“công nghệ” mới) để giải quyết vấn đề.

Page 8: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

7

2.3.3. Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và

năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học

xong chương trìnhhọc sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới

phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và

năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội

dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học

sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách

chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được

xây dựng thành các chủ đề bài học STEM, thông qua việc giáo viênt ổ chức các

hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề

mà chủ đề bài học STEM nêu ra.

Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có

nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đổi mới giáo dục trong có liên quan

đến giáo dục STEM được ban hành, cụ thể như: Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và

định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 –2025”;

Công văn số 3535/BGDĐT–GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thông qua việc hướng

dẫn xây dựng các chủ đề dạy học; Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày

8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên

môn theo hướng nghiên cứu bài học; Công văn số 791/ BGDĐT–GDTrH, ngày

25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm giao quyền tự chủ xây

dựng kế hoạch nhà trường; Các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học

đối với giáo dục trung học hằng năm; Thông tư 32/2018/TT–BGDĐT của Bộ Giáo

dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Công văn số

4612/BGDĐT–GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định

hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017–2018; Kế hoạch

số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng

ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016–2017,

trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học.Về phía

Sở Giáo duc Đào tạo Nghệ An số 1602/SGD&ĐT-GDTrH cũng nói rõ trong mục

đổi mới hình thức dạy học cần: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Ngoài

việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng

giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường; tăng

cường các hoạt động trải nghiệm; tổ chức dạy học gắn liền với di sản văn hóa, với

các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương; sử dụng các hình thức

dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng và tổ

chức thực hiện các chủ đề tích hợp liên môn, nhấtlà những chủ đề xây dựng theo

tỉnh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (STEM) trong

việc thực hiện CT GDPT ở những môn học liên quan. Khuyến khích mỗi nhóm

Page 9: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

8

chuyên môn xây dựng một chủ đề giáo dục STEM, tập trung vào mức độ “Dạy học

các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM”.

Gần đây nhất Sở Giáo dục Nghệ An có Công vănsố:1841/SGD&ĐT-GDTrH

ngày 7/10/2019 V/v Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học

từ năm học 2019-2020. Công văn nói rõ: Giáo dục STEM là một phương thức

giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng

dụng của chúng trong thực tiễn, qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện

và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu

cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Mỗi bài học STEM trong chương trình giáo

dục phổ thông đề cập đến một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học

và sử dụng kiến thức thuộc các môn học trong chương trình để sử dụng vào giải

quyết vấn đề đó. Giáo dục STEM đảm bảo giáo dục toàn diện, nâng cao hứng thú

học tập các môn học, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh,

kết nối trường học với cộng đồng, góp phần hướng nghiệp, phân luồng.

2.3.4. Một số vấn đề chung về dạy học định hướng STEM

2.3.4.1. Vì sao nên vận dụng phương pháp dạy học STEM vào môn hóa

học trường phổ thông

Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về

thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học

có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa

học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong

lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh

vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong

cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong Chương

trình giáo dục phổ thông 2018 môn Hóa học là môn học thuộc giai đoạn giáo dục

định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo

định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Các kiến thức trong

Hóa học đều có mối quan hệ hữu cơ với các môn học khác như Toán học, Vật lí,

Sinh học.

Do đó, việc dạy học Hóa học bằng phương thức giáo dục tích hợp theo cách

tiếp cận liên môn là cần thiết. Thông qua mô hình STEM, học sinh được học Hóa

học trong một chỉnh thể có tích hợp với toán học, công nghệ, kĩ thuật và các môn

khoa học khác; không những thế học sinh còn được trải nghiệm, được tương tác

với xã hội, với các doanh nghiệp. Từ đó kích thích được sự hứng thú, tự tin, chủ

động trong học tập của học sinh; hình thành và phát triển các năng lực chung và

năng lực đặc thù học tập; tạo ra sản phẩm giáo dục đáp ứng với nhu cầu nguồn

nhân lực hiện đại.

Page 10: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

9

Với mục tiêu của việc dạy học là làm sao để học sinh vận dụng các kiến thức

vào quá trình thực tế, do đó nên tiếp cận với các quan điểm dạy học định hướng

tích hợp giáo dục STEM.

Khi vận dụng phương pháp này các em sẽ thấy một chỉnh thể của khoa học

trong đó hóa học không tách rời các bộ môn khoa học khác. Qua đó các em có sự

thay đổi phần nào trong cảm nhận về môn khoa học tự nhiên – những bộ môn

thường bị coi rằng khô khan và khó học, nặng lý thuyết và không có liên hệ thực tế

- nay trở thành một niềm hấp dẫn mới mẻ, khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích và

say mê khoa học với nhiều em học sinh. Và qua việc học theo định hướng STEM,

có khá nhiều em học sinh chia sẻ sẽ lựa chọn khoa học là con đường tương lai cho

bản thân mình.

Sau đó trên các diễn đàn dạy học tích cực, qua các cuộc tập huấn và các lớp

học nâng hạng, chúng tôi đã biết đến giáo dục Stem. Chúng tôi đã tìm ra câu trả lời

cho những trăn trở của mình và mạnh dạn áp dụng vào dạy học trong thời gian vừa

qua và đã mang lại những tín hiệu đáng mừng. Chúng tôi mạnh dạn trình bày

những sáng kiến cũng như kinh nghiệm của bản thân và mong muốn cùng với các

đồng nghiệp tạo ra những tiết học lí thú, truyền cảm hứng cho học sinh qua chủ đề

cụ thể. Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến việc tổ chức thực hiện một số chủ đề

giáo dục STEM trong bài ancol hóa học cơ bản 11, thích hợp cho việc thiết kế và

tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh trường THPT hiện

nay.

Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy những hiệu quả cụ thể sau:

Đối với giáo viên: Cần huy động kiến thức của nhiều môn học về khoa học,

kĩ thuật, sinh học, toán học và tin học. Giáo viện sẽ học hỏi tham vấn ý kiến

chuyên môn của các bộ môn liên quan. Qua mỗi lần soạn bài như vậy kiến thức

của mình không chỉ được nâng lên mà các kĩ năng cũng được rèn luyện, kĩ năng sử

dụng thí nghiệm thực hành, kĩ năng tổ chức quản lí học sinh bên ngoài lớp học va

kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin, …

Đối với người học: Ngoài những mục tiêu mà một tiết học mang lại là nội

dung kiến thức, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn thì bài học giúp người

học hiểu rõ bản chất, thấy được mọi sự vật hiện tượng trong thế giới luôn có mối

liên hệ biện chứng với nhau. Đồng thời người học rèn luyện được tính tự học, tự

giác cao, năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực

tế. Người học có thể hình thành các dự án khoa học cho việc phát triển bản thân

trong tương lai.

2.3.4.2. Các bước xây dựng chủ đề/bài học STEM

Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung họctừ năm học

2019-2020; Sở Giáo dục Nghệ An có Công văn số:1841/SGD&ĐT-GDTrH ngày

7/10/2019 cụ thể như sau:

Page 11: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

10

Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các môn học và các hiện

tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị

công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài

học.

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao

cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được

những kiến thức, kĩ năng cần dạy trongchương trình môn học đã được lựa chọn

(đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với

STEM vận dụng) để xây dựng bài học.

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết sản phẩm cần chế tạo, cần xác

định rõ tiêu chí của giải pháp sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng

để đề xuất giả thuyết khoa học giải pháp giải quyết vấn đề thiết kế mẫu sản phẩm.

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: Xác định vấn đề; Nghiên

cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp; Lựa chọn giải pháp; Chế tạo mẫu, thử

nghiệm và đánh giá; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh.

Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các

"bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới

sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau.

Việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất giải

pháp"; "Chế tạo mô hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và đánh giá",

trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia.

Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật,

trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" trong tiến trình dạy học mỗi bài học

STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình giáo

dục phổ thông tương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học, trong đó học sinh

là người chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, tiến hành các thí

nghiệm theo chương trình học (nếu có) dưới sự hướng dẫn của giáo viên; Vận

dụng kiến thức đã học để đề xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; Thực hành

thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết kế. Thông

qua quá trình học tập đó, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng để phát triển phẩm

chất, năng lực.

2.4. Cơ sở thực tiễn

Page 12: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

11

2.4.1. Thực trạng dạy học môn hóa học trong trường phổ thông A hiện

nay.

- Môn hóa học là một trong những bộ môn khoa học cơ bản, lí do lựa chọn

môn hóa học của học sinh là chủ yếu học để thi đại học, cao đẳng.

- Do chương trình thi cử nặng nề về lí thuyết và nhiều bài tập tính toán nên

đa số các em học theo kiểu nhồi nhét kiến thức để đáp ứng cho các kì thi, chính vì

vậy mà các em ít nhận thấy vai trò ứng dụng của hóa học vào đời sống.

- Học sinh không được trải nghiệm thực tế, nên việc đưa kiến thức khoa học

trở nên nặng nề.

- Việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nói

chung còn hạn chế, các trường chủ yếu còn giao nhiệm vụ cho tổ nhóm tạo ra 1 sản

phẩm STEM chứ chưa mang tính tự giác.

Đó là lí do các em học sinh học chủ yếu là để đối phó với các kì thi còn yếu

tố đam mê yêu thích rất ít.

Chính vì vậy đầu năm học 2019-2020 chúng tôi đã tiến hành khảo sát 240

em học sinh khối 11 (gồm 6 lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11A5, 11A7) về sự

hứng thú, cách thức học và nội dung phương pháp học môn hóa.

PHIẾU KHẢO SÁT

Em hãy tích vào nội dung câu hỏi sau:

Câu Nội dung

Ý kiến học sinh

Lớp thực

nghiệm

Lớp đối

chứng

1 Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức

nào ?

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

2 Em thích học môn Hóavì:

Môn hóa là một trong những môn thi vào các

trường ĐH, CĐ

Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu

Page 13: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

12

Kiến thức dễ nắm bắt

Kiến thức gắn thực tế nhiều

3 Trong giờ học môn hóa em thích được học như

thế nào

Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, thảo

luận và làm việc

Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động

Được làm các thí nghiệm thực hành để hiểu sâu

sắc vấn đề về hóa học

Làm các bài tập nhiều để ôn thi đại học

4 Nội dung dạy học

Không cần thí nghiệm thực hành nhiều

Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập tính

toán gắn với kì thi đại học cao đẳng

Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã học để

đưa kiến thức vào thực tiễn, tăng cường thí

nghiệm thực hành.

Kết quả khảo sát:

Câu Nội dung

Kết quả

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1 Sự hứng thú học môn hóa ở các

em thuộc mức nào ?

Rất thích 17 13,38 13 11,02

Thích 20 15,75 15 12,71

Bình thường 65 51,18 68 57,62

Không thích 25 19,68 22

2 Em thích học môn hóa vì:

Môn hóa là một trong những

môn thi vào các trường ĐH, CĐ

31 24,41 28 23,73

Page 14: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

13

Bài học sinh động, thầy cô dạy

vui vẻ, dễ hiểu 55 43,3 53 44,91

Kiến thức dễ nắm bắtKiến thức

dễ nắm bắt 30 23,62 22 18,64

Kiến thức gắn thực tế nhiều 11 8,66 13 11,02

3 Trong giờ học môn hóa em thích được học

như thế nào

Tập trung nghe giảng, phát biểu

ý kiến, thảo luận và làm việc 47 37 40 33,89

Nghe giảng và ghi chép một

cách thụ động 28 22,04 30 25,42

Được làm các thí nghiệm thực

hành để hiểu sâu sắc vấn đề về

hóa học

35 27,56 35 29,66

Làm các bài tập nhiều để ôn thi

đại học 18

14,17

13 11,01

4 Nội dung dạy học

Không cần thí nghiệm thực

hành nhiều 32 25,19 37 31,36

Tăng cường học lí thuyết và giải

bài tập tính toán gắn với kì thi

đại học cao đẳng

52 40,94 45 38,13

Giảm tải lí thuyết, vận dụng

kiến thức đã học để đưa kiến

thức vào thực tiễn, tăng cường

phần thực hành.

43 33,85 36 30,52

Kết quả khảo sát cho thấy số lượng học sinh yêu thích và thích môn hóa rất

thấp chỉ chiếm 15,75% và 12,71%; các em thích học vì môn hóa là do giáo viên

dạy, do là môn thi đại học và kiến thức gắn với thực tiễn. Các em cũng rất chú

trọng các nội dung dạy học gắn với các kì thi chiếm 33,85 và 30,52%. Rõ ràng qua

phân tích thì các em vẫn chủ yếu học theo lối truyền thống nặng về thi cử đối phó,

do vậy mà các em ít có yếu tố đam mê nghiên cứu và thực sự yêu thích là rất ít, kĩ

năng thực hành rất hạn chế và là nguyên nhân năng lực làm việc hạn chế sau khi ra

trường, đặc biệt là trong thời đại 4.0 với kỉ nguyên của thế giới phẳng thì khả năng

đáp ứng đầu ra sau khi ra trường lại càng rất khó khăn. Vậy đó là lí do tôi muốn

Page 15: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

14

đưa phương pháp dạy học STEM vào để giảng dạy kết hợp phương pháp truyền

thống.

2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn khi đưa STEM vào trường phổ

thông hiện nay

2.4.2.1. Thuận lợi

- Học sinh và giáo viên có thể tham khảo các mô hình dạy học STEM của

các trường học trong và ngoài nước, có khả năng tiếp cận với các phương pháp dạy

học và học tập tương đối dễ dàng nhờ hệ thống kết nối toàn cầu.

- Mỗi trường học đều khuyến khích cho các giáo viên dạy học tiếp cận năng

lực người học và có chiến lược phát triển, đầu tư cho các hoạt động dạy học, đặc

biệt các trường tiến tới Kiểm định chất lượng ở mức độ cao thì càng được chú

trọng hơn.

- Bộ Giáo dục, Sở giáo dục, các phòng đào tạo và trường học của một số

trường học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định…đã được thực hiện thí

điểm và cho nhiều kết quả rất tốt, học sinh rất tích cực và sáng tạo chủ động trong

cách tiếp cận phương pháp học tập này.

- Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT thúc đẩy

triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm

tại một số trường phổ thông cũng ngay từ năm học 2017-2018.

2.4.2.2. Khó khăn

- Việc học sinh tiếp cận phương pháp dạy học STEM cũng đòi hỏi nhất định

về mặt năng lực khoa học tự nhiên, chỉ nên áp dụng các chủ đề này đối với các lớp

theo khối khoa học tự nhiên, các em phải đam mê và chịu khó làm việc với chương

trình hiện tại mới đạt hiệu quả cao.

- Học sinh hiện tại yếu tố đam mê nghiên cứu chưa nhiều vì các em ngại làm

việc do lối giáo dục chỉ tiếp cận kiến thức đã quen thuộc nên các em tương đối bị

động trong công việc.

- Việc thực hiện ngoài không gian trường học cũng gặp một số khó khăn, vì

các em ở trong một đội nhóm ở nhiều địa bàn khác nhau.

- Đa số suy nghĩ giáo viên và học sinh vẫn với một lối tư duy ‘‘thi gì học

nấy’’. Vì với chương trình thi cử hiện hành bản thân môn hóa đang rất nặng về

năng lực tính toán chưa chú trọng yếu tố thực hành và khả năng vận dụng vào cuộc

sống đó cũng là rào cản mà giáo viên và học sinh không tích cực với phương pháp

dạy học này.

Page 16: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

15

- Ở các trường phổ thông hiện tại thời gian ngoài trên lớp các em chủ yếu là

học thêm ngoài để thi nên rất khó khăn trong triển khai công việc ngoài giờ, vì các

em học thêm 3,4 ca mỗi ngày lịch học dày đặc không có thời gian sắp xếp.

- Đa số giáo viên chưa hiểu về phương pháp dạy học tiếp cận STEM còn

ngại tìm hiểu và tham gia.

- Cơ sở vật chất để ở các trường vẫn còn hạn chế.

- Hình thức dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức mỗi giáo viên để

họ thay đổi nhận thức không phải một sớm một chiều. Tư tưởng an phận không

chịu tiếp thu cái mới cũng là một rào cản mới trong việc đưa STEM vào trong

trường phổ thông.

2.4.3. Các biện pháp đưa STEM vào môn hóa trường trung học phổ

thông hiện nay

2.4.3.1. Về phía nhà trường

- Làm cho học sinh và giáo viên hiểu được đầy đủ và đúng đắn ý nghĩa của

hình thức học tập này bằng cách tổ chức tập huấn tốt về hình thức dạy học STEM.

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các tổ nhóm chuyên môn mở các câu

lạc bộ STEM .

- Có hình thức động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những

giáo viên có những đóng góp cho sự phát triển phong trào dạy học STEM của nhà

trường.

- Tích cực tuyên truyền cho giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa của dạy

học STEM.

- Cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư thêm để đáp ứng nhu cầu

cho giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập.

2.4.3.2. Về phía giáo viên

- Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các chương trình học STEM qua các

khóa học có chất lượng.

- Tích cực soạn bài giảng có định hướng STEM.

- Tham gia diễn đàn của các chương trình dạy học STEM trên khắp cả nước

và diễn đàn của nhà trường nói riêng.

- Hướng dẫn học sinh cách học tập và nghiên cứu theo phương pháp này để

học sinh cảm nhận được tính ưu việt của phương pháp dạy học này.

Page 17: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

16

- Bên cạnh phát huy các ưu điểm của dạy học truyền thống cũng cần học

sinh thấy được vai trò của thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc

sống mang lại những bài giảng phong phú hấp dẫn cho học sinh.

2.4.3.3. Về phía học sinh

- Học sinh là người học là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ học tập

một cách tự giác và chủ động, vì việc thực hiện các nhiệm vụ không những thực

hiện trong phạm vi không gian lớp học mà còn ở ngoài trường học nữa.

- Các em phải có sự kết nối các thành viên trong tổ nhóm khi thực hiện ở

ngoài trường, nên cần tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhóm để đảm

bào thành quả của sự hợp tác nhóm.

+ Giáo viên tham gia hướng dẫn và tư vấn.

2.4.3.4. Kết hợp xây dựng các chủ đề dạy học STEM với phương pháp

dạy học truyền thống

Rõ ràng STEM có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên có những hạn chế như sau:

Thứ nhất là mất nhiều thời gian thực hiện. Một chủ đề thực hiện sẽ mất khá

nhiều thời gian ở trên lớp cũng như ngoài lớp nên ảnh hưởng đến việc học tập trên

lớp các em cũng như thời gian học tập các môn học khác vì các em cần đầu tư thời

gian tương đối nhiều khi thực hiện một chủ đề.

Thứ hai trong khi các kì thi hiện tại vẫn chủ yếu rèn luyện trí nhớ kiến thức

hàn lâm và nặng về các bài tập tính toán nên các em vẫn phải học để đáp ứng các

kì thi, do thói quen học tập cũ nặng về nhồi nhét kiến thức vậy nên chưa chú tâm

học tập và trải nghiệm các công việc được giao ở nhà, một số em còn làm theo đối

phó và suy nghĩ rằng chưa thiết thực với thi cử hiện hành.

Thứ ba đó kinh phí thực hiện một số dụng cụ, nguyên liệu khi làm thực hành

chưa đầy đủ, và khá tốn kém nên đôi khi giáo viên và các em cũng ngại làm.

Thứ tư đó là STEM là phương pháp tích hợp nên chắc chắn giáo viên giảng

dạy đòi hỏi phải nắm rõ phương pháp và cách thức tổ chức giảng dạy cũng như

trình độ liên môn nhất định vì STEM như là khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán

học. Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ và đam mê công việc nó mất nhiều thời

gian và công sức của giáo viên. Do vậy chúng ta nên phối hợp lồng ghép giữa

phương pháp học tập truyền thống và giáo dục STEM để học sinh có thể đạt hiệu

quả học tập tốt nhất hiện nay

2.5. Một số vấn đề liên quan khác

2.5.1. Ancol

2.5.1.1. Khái niệm

Page 18: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

17

Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hiđroxyl (OH) liên kết

trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

Ancol quen thuộc với chúng ta là C2H5OH, được gọi là ancol etylic hoặc

etanol.

Trong đời sống thông thường, từ ancol được hiểu như là những đồ uống có

chứa cồn, (cồn (etanol) hay ancol etylic) (C2H5OH).

2.5.1.2. Lợi ích và tác hại của đồ uống có cồn( rượu/bia) đối với sức khỏe

Uống rượu là thói quen rất lâu đời của con người từ thời cổ đại, cách đây

hơn 2000 năm người ta đã biết uống rượu và dùng rượu, rượu còn là một nét văn

hóa là niềm tự hào, là đặc sản của từng địa phương như: Rượu Sâm Banh của

Pháp, rượu Vodka của Nga, rượu Đế, rượu Cần của Việt Nam... rượu khác nhau sẽ

có nồng độ khác nhau và tùy thuộc vào nồng độ cồn có trong rượu, người ta phân

thành ba loại: Rượu chưng cất, bia và rượu vang. Mặc dù rượu, bia đóng một trò

thiết yếu trong tương tác xã hội nhưng nó cũng được biết đến với những tác động

tiêu cực. Tuy nhiên, nếu sử dụng rượu, bia ở mức độ cho phép thì rượu, bia cũng

mang lại nhiều lợi ích.

a. Lợi ích của rượu, bia

Trong hơn 2 thập niên qua, thế giới đã có hàng trăm khảo sát trên cả triệu

người từ trung niên đến cao tuổi, cả nam và nữ giới, với thời gian từ 10 năm trở lên

đều cho thấy rượu, bia khi uống vừa phải sẽ giúp giảm 20 - 40% nguy cơ tử vong

do tim mạch so với người không uống rượu. Có nghĩa là, lượng rượu, bia nên uống

trong khoảng 12 - 14g ethanol/ngày, quy theo ly chuẩn với 113,4ml rượu vang

hoặc 341ml bia hoặc một ngụm rượu mạnh tương ứng với 43ml, nam giới không

quá 2 ly chuẩn (đơn giản là không quá 2 lon bia, 2 ly rượu vang), nữ giới không

quá 1 ly chuẩn mỗi ngày đối với người có cơ thể khỏe mạnh.

Nếu uống rượu, bia trong giới hạn cho phép thì rượu, bia sẽ làm giảm các

chất tham gia tạo cục máu đông gây tắc mạch ở tim, não… làm tăng nhịp tim, tăng

sức co bóp cơ tim làm tăng lưu thông máu giúp hạn chế nhồi máu cơ tim, đột quỵ;

kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, tăng điều kiện bổ dưỡng; giúp tinh thần

trở nên phấn chấn, tỉnh táo, còn có tác dụng làm dịu bớt căng thẳng, làm tinh thần

thanh thản hơn, ngủ ngon. Trong rượu, bia lại có vitamin B2, B6, B9 giúp giảm

homocystein và ngăn sự oxy hóa lipoprotein nên làm chậm tiến trình xơ vữa động

mạch.

b. Tác hại của rượu, bia

Đầu tiên, chất cồn trong rượu, bia có tác dụng kích thích làm cho cơ thể

hưng phấn dần dẫn đến kích động, bạo lực, sau đó sẽ ức chế não làm giảm nhịp

thở, nhịp tim, giảm khả năng cử động chính xác, giảm tập trung chú ý, suy nghĩ

kém nhanh nhạy, nhìn mọi vật đều mờ ảo…

Page 19: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

18

Phụ nữ mang thai uống rượu có thể gây những phản ứng bất lợi cho bào thai

như: Nhiễm độc bào thai, chậm phát triển tâm thần và có vấn đề về hành vi, nặng

dẫn đến thai nhi bị dị tật…

Bên cạnh đó, mỗi năm còn gây ra hơn 16.000 ngươì bị tai nạn giao thông có

liên quan đến rượu, bia. Về kinh tế lạm dụng rượu, bia tiêu tốn hơn 180 tỉ đô la

mỗi năm.

Không chỉ vậy, uống rượu nhiều quá mức còn gây ra những hậu quả nghiêm

trọng về sức khỏe cho người uống như: Gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, sau đó

là xơ gan và tử vong; gây tăng huyết áp, tổn thương cơ tim, loét dạ dày tá tràng,

liên quan đến nhiều bệnh ung thư miệng, họng, thực quản, ruột già và vú. Đặc biệt

nguy hiểm đến tính mạng nếu sử dụng rượu, bia với thuốc. Bởi rượu có thể tương

tác nguy hiểm vơi nhiều loại thuốc như paracetamol, thuốc giảm đau, an thần,

chống co giật.

Như vậy, việc sử dụng rượu bia là có lợi hay hại là do người dùng, chứ bản

thân bia rượu là không hoàn toàn gây hại cho người sử dụng. Vì thế, để phòng

chống những tác hại do rượu, bia gây ra thì người sử dụng nên hạn chế ở mức độ

vừa phải, đồng thời nên bổ sung kẽm và vitamin nhóm B để tăng cường sức khỏe.

2.5.2. Một số ứng dụng khác của ancol

2.5.2.1. Dung dịch rửa tay sát khuẩn

Nước rửa tay khô hiện nay đang ngày càng được ưa chuộng bởi sự tiện lợi,

không cần rửa lại bằng nước, mà lại còn có tính sát khuẩn cao. Đặc biệt trong tình

trạng Dịch SARS-CoV-2 đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Nước rửa tay khô là gì?

Nước rửa tay khô hay dung dịch rửa tay khô là một dạng nước dùng để rửa

tay sát khuẩn y tế dạng xịt hoặc dạng gel mà khi sử dụng không cần rửa lại bằng

nước. Thành phần của nước rửa tay khô chủ yếu bao gồm ethanol – cồn , deionized

water – nước tinh khiết, sodium lactate – chất hút ẩm, fragrance – hương liệu tạo

mùi hay tinh dầu thơm và benzalkonium chloride – chất diệt khuẩn.

Nước rửa tay khô được dùng trong các trường hợp như: trước và sau khi ăn,

khi hoạt động ngoài trời, sau khi cầm tiền … Cách sử dụng khá đơn giản chỉ cần

cho vào tay, thoa đều trong vòng 30 giây. Đặc biệt, bạn có thể dễ dàng mang nó đi

khắp nơi vô cùng thuận tiện. Đồng thời, mùi hương của dung dịch sẽ không làm

bạn khó chịu, chỉ thoáng một lát rồi biến mất.

Tại sao cần sử dụng nước rửa tay khô

Giữa mùa dịch bệnh, một trong những cách quan trọng và dễ làm giúp ngăn

ngừa các virus xâm nhập vào cơ thể đó là rửa tay thường xuyên. Và bạn có 2 sự

lựa chọn đó là rửa tay bằng xà phòng hoặc rửa tay bằng nước rửa khô. Trong đó,

Page 20: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

19

có lẽ cách 2 thuận tiện hơn rất nhiều và khả năng diệt vi khuẩn cũng hiệu quả

không kém.

Khi sử dụng, bạn không cần rửa lại tay lại với nước. Nước rửa tay khô vô

cùng thích hợp trong các trường hợp bạn gấp rút hoặc thiếu điều kiện vệ sinh tay.

Ethanol – là thành phần cơ bản trong nước rửa tay khô và cũng là thành

phần chủ yếu của rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn – có khả năng giết

chết vi sinh vật bằng cách làm biến đổi tính chất của lớp vỏ bọc protein bảo vệ

virus khiến chúng tê liệt và không phát triển nữa.

Công dụng và lợi ích khi dung rửa tay khô

– Vô cùng tiện lợi: Khi sử dụng nước rửa tay khô, bạn không cần rửa lại với

nước, chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch vào tay và thoa đều. Lưu ý, cho đến khi tay

bạn khô hoàn toàn, bạn không được chạm vào đồ ăn hay bất cứ thứ gì.

– Bạn có thể sử dụng bất kỳ lúc nào nếu thấy cần thiết như trước và sau khi

ăn, sau khi đi vệ sinh, cầm tiền, cầm nắm các vật dụng nhỏ, đi tàu xe, ra vào bệnh

viện, …

– Không chỉ có tác dụng diệt khuẩn, nước rửa tay khô còn giúp các bạn sát

trùng vết thương, làm giảm những vết sưng đỏ, cảm giác ngứa ngáy, không thoải

mái do bị côn trùng cắn. Bạn chỉ cần thấm một chút dung dịch lên vải sạch rồi lau

nhẹ nhàng khu vực bị thương, tránh việc thoa trực tiếp làm trầy xước thêm hoặc

chấm trực tiếp lên nốt mụn, vết đốt côn trùng.

– Phù hợp với thị hiếu của nhiều người: Chai thường được đóng gói với

dung tích 30ml, 50ml, 70ml… và được pha chế với nhiều mùi hương như táo, trà

xanh, lavender, hoa nhài, chanh xả, cam quế, sen,… Rất nhiều người còn tận dụng

mùi hương này để khử mùi cơ thể một cách nhanh chóng.

– Với những bề mặt kính, thép không gỉ dễ để lại dấu vân tay, bạn chỉ cần

thấm nước rửa tay khô lên vải mềm và lau nhẹ, các dấu này sẽ nhanh chóng biến

mất. Nhất là với màn hình điện thoại cảm ứng, chỉ cần một chút nước rửa tay khô,

bề mặt điện thoại đã sáng bóng, sạch sẽ, diệt sạch vi khuẩn.

– Một công dụng tuyệt vời của nước rửa tay khô mà các chị em phụ nữ đặc

biệt ưa thích đó là làm sạch cọ, dụng cụ trang điểm. Sau khi rửa các vật dụng này

bằng nước rửa tay thông thường, bạn chỉ cần xịt một ít nước rửa tay khô rồi chờ

chúng tự khô là có thể dùng tiếp được, vừa hiệu quả lại an toàn.

– Nước rửa tay khô cũng giúp loại bỏ vết băng keo sau nhãn dán trên các đồ

vật.

2.5.2.2. Son môi handmade

Nguy cơ hỏng môi từ son kém chất lượng

Page 21: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

20

Theo thống kê, mỗi ngày có hàng triệu phụ nữ sử dụng son môi có thể chứa

chì, có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Son môi nhiễm chì là một chất độc

cho thần kinh và có thể gây nguy hiểm ngay cả ở liều lượng nhỏ. Không phải tất cả

son môi đều chứa chì nhưng một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy

kim loại này phổ biến hơn nhiều so với trước đây.

Năm 2007, một chiến dịch “nụ hôn chết người” về an toàn mỹ phẩm đã được tiến

hành nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 61% của 33 son môi được

thử nghiệm có mức độ chì khác nhau từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm. Các chuyên gia y

tế nói rằng điều đó không đạt mức độ an toàn của chì trong máu. Cục Quản

lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho biết đây là mộ tỷ lệ chì không an

toàn. Với nhiều son môi giá rẻ, lượng chì trong đó sẽ được tiêu hóa và hấp thụ qua

da, làm tăng tỷ lệ nguy hiểm cho người sử dụng. Năm 2010, FDA đã tiến hành thử

nghiệm riêng với kết quả khác nhau 0,9 - 3,06 ppm trong 400 son môi thử nghiệm,

cao gấp bốn lần so với kết quả năm 2007.

Vấn đề là khi người phụ nữ sử dụng thỏi son từ 2 đến 14 lần/ ngày thì theo

nghiên cứu của Đại học California, họ đang ăn và hấp thụ thông qua đôi môi nhiều

hơn 87 mg son/ngày. Phụ nữ không chỉ sử dụng son của họ nhiều lần trong ngày

mà còn sử dụng trong toàn bộ cuộc đời. Điều này đồng nghĩa họ tiếp xúc liên tục

với chì và các kim loại độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Một thách thức

cho những người muốn tránh tiếp xúc với kim loại độc hại, ngoại trừ nhôm, được

nhà sản xuất chủ động cho vào với son môi và son nhũ. Các kim loại là các chất

gây biến đổi sắc tố và vật liệu cơ bản được sử dụng để sản xuất. Bởi vì các kim loại

không phải là thành phần, các công ty mỹ phẩm không cần phải liệt kê chúng trên

thành phần nhãn sản phẩm.

Các nhà sản xuất son môi cho rằng hàm lượng chì trong son là rất nhỏ nên

không nguy hại, nhưng thực ra họ đang phớt lờ thực tế là những người sử dụng son

môi thường xuyên sẽ tích lũy độc chất trong một thời gian dài. Nếu chỉ sử dụng

son môi một lần trong ngày thì không có gì nguy hại, và tin tốt lành là không phải

loại son môi nào cũng chứa chì. Tuy nhiên, nếu dùng son môi từ 2 đến 14 lần mỗi

ngày tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ước tính, trung bình mỗi

ngày phụ nữ thoa son đã nuốt vào 84 mg son.

Chính vì vậy son môi handmade đang là xu hướng lựa chọn khôn ngoan cho

các bạn trẻ ngày nay.

2.6. Biện pháp tổ chức

2.6.1. Tên chủ đề

Điều chế ancol bằng phương pháp sinh hóa( từ gạo, khoai lang và trái cây),

điều chế nước rửa tay khô và son môi handmade.

2.6.2. Mô tả chủ đề

Page 22: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

21

Đây là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng

HS lớp 11. Bằng việc điều chế rượu theo phương pháp truyền thống( từ gạo,

khoai), lên men rượu từ trái cây, làm son handmade và điều chế dung dịch sát

khuẩn, HS sẽ tìm hiểu công việc của nhà sản xuất từ việc lên ý tưởng đến việc

nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, quy trình kĩ thuật và phương pháp tiến hành.

Học sinh tự nghiên cứu những kiến thức về điều chế các sản phẩm, nguồn

nguyên liệu, dụng cụ, các bước tiến hành, những điều cần lưu ý.. để hoàn thành

nhiệm vụ của mình theo những tiêu chí đã được đặt ra.

Ý tưởng chủ đề được khái quát thành sơ đồ sau:

Xây dựng một số chủ đề

giáo dục STEM trong

bài Ancol – hóa 11

Nhóm 1

Điều chế Ancol

từ gạo theo

phương pháp

truyền thống

Nhóm 2

Điều chế

Ancol từ khoai

lang theo PP

truyền thống

Nhóm 3

Lên men

rượu từ trái

cây

Nhóm 4

Điều chế

nước rửa

tay khô

Nhóm 5

Điều chế

son môi handmade

Tìm hiểu kiến thức

Tìm hiểu quy trình thực

hiện

Tìm hiểu nguyên vật liệu

dùng tạo ra sản phẩm

Tự làm với nguyên vật

liệu đơn giản

Giải pháp khắc phục

những hạn chế

Page 23: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

22

Môn học phụ trách chính: Môn Hóa học

Bài 40: Ancol( chương trình cơ bản).

Đồng thời, HS phải như huy động kiến thức của các môn học liên quan như:

- Toán học: Áp dụng các phép toán tính tỉ lệ các chất.

- Vật lí: Đo lường các chất.

- Kĩ thuật: Điều chế các chất đúng kĩ thuật theo quy trình.

- Công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

- Môn công nghệ: Chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm.

3. Mục tiêu

3.1. Kiến thức

- Học sinh vận dụng được kiến thức về cách điều chế ancol bằng phương

pháp sinh hóa để tạo ra sản phẩm.

- Vận dụng các tính chất vật lí, hóa học của ancol để điều chế son môi

handmade, dung dịch sát khuẩn.

3.2. Kĩ năng

- Vận dụng điều chế ancol theo phương pháp sinh hóa.

- Vận dụng tính chất vật lí của glixerol.

- Rèn luyện các kĩ năng thực hành hóa học.

- Rèn luyện khả năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và rút

ra kết luận.

3.3. Thái độ

- Nhiệt tình, hăng hái tham gia cáchoạt động

- Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì khi thực hiện các quy trình điều chế sản phẩm.

- Hòa nhã, hợp tác, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

- Nâng cao sự yêu thích, say mê môn hóa học.

- Ý thức về vấn đề sử dụng ancol, son môi, dung dịch sát khuẩn an toàn,

hiệu quả.

- Ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân và mọi người trong đại dịch covid.

3.4. Về định hướng phát triển năng lực

– Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu khoa học;

Page 24: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

23

– Năng lực giải quyết vấn đề;

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Năng lực tự chủ và tự học

3.5. Thiết bị

– Máy tính, máy chiếu

– Phim:

+ Điều chế ancol từ gạo theo phương pháp sinh hóa.

+ Lên men rượu từ trái cây.

+ Làm son môi handmade.

+ Làm nước rửa tay khô.

3.6. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ ANCOL THEO

PHƯƠNG PHÁP SINH HÓA, DUNG DỊCH SÁT KHUẨN, SON MÔI

HANDMADE( Tiết 1- 45 phút)

A. Mục đích

- Học sinh hình thành được một phần kiến thức ban đầu về quy trình điều

chế ancol theo phương pháp sinh hóa, điều chế nước rửa tay khô và son môi

handmade từ các nguyên liệu đơn giản ở gia đình và địa phương, từ đó đặt ra các

câu hỏi làm thế nào để thu được sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành hợp lí?

- Học sinh bước đầu có sự tự tin trước khi bắt tay vào triển khai dự án.

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: nghiên cứu quy trình điều chế ancol theo

phương pháp sinh hóa, điều chế dung dịch sát khuẩn và son môi handmade.

B. Nội dung

– Giáo viên tổ chức cho học sinh xem các video phương pháp điều chế

ancol dựa trên các nguyên liệu khác nhau phổ biến ở địa phương, video làm son

môi handmade, điều chế dung dịch sát khuẩn. HS ghi chép các kết quả quan sát

được và hình thành nên ý tưởng để thực hiện được sản phẩm của nhóm mình.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học kiến thức nền về ancol, tìm hiểu quy

trình điều chế ancol theo phương pháp sinh hóa, vận dụng tính chất vật lí của

glixerol điều chế dung dịch sát khuẩn và son môi handmade. Thậm chí học sinh

Page 25: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

24

tìm hiểu nguồn nguyên liệu, lập kế hoạch nghiên cứu để đề xuất quy trình làm các

sản phẩm của nhóm mình.

– HS thảo luận nhóm thống nhất kế hoạch thực hiện.

– Các bản tiêu chí: (1) đánh giá bản thiết kế, (2) đánh giá sản phẩm, (3) đánh

giá kế hoạch triển khai dự án được GV tự thiết kế khi xây dựng chủ đề dạy học,

trước khi triển khai trong giờ dạy trên lớp. Trong hoạt động này, GV giải thích và

thống nhất để HS hiểu được yêu cầu và nội dung của các nhiệm vụ gắn với các bản

tiêu chí đã nêu.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

– Kết quả quy trình điều chế ancol bằng phương pháp truyền thống từ gạo,

khoai và lên men trái cây, điều chế dung dịch sát khuẩn và son môi handmade.

– Các câu hỏi về quá trình làm sản phẩm.

– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (nghiên cứu kiến thức nền, thảo

luận phương án nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích, thảo luận đưa

ra quy trình làm sản phẩm của nhóm), gồm: nhiệm vụ của các cá nhân, thời gian và

nội dung thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tự học kiến thức nền và đề xuất quy

trình.

– Một bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm ( theo mẫu

trong hồ sơ học sinh).

– Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế mô hình và bảng tiêu chí đánh giá sản

phẩm của nhóm

– Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng.

- Mỗi nhóm có sản phẩm tối thiểu đã được phân công dựa trên nguyên liệu

cụ thể.

D. Cách thức tổ chức hoạt động

Bước 1: Giáo viên trình chiếu :

- Video 1: Sản xuất ancol từ gạo theo phương pháp sinh hóa.

- Video 2: Lên men rượu từ trái cây.

- Video 3: Làm son môi handmade.

- Video 4: Điều chế dung dịch sát khuẩn.

Bước 2

- Ở mỗi lớp thực nghiệm, GV tổ chức chia nhóm HS, các nhóm nghiên cứu

nội dung kiến thức và tiến hành thực hiện nhiệm vụ độc lập, sau đó chúng tôi tổ

Page 26: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

25

chức cho các lớp cùng báo cáo sản phẩm, để từ đó có sự đánh giá các sản phẩm

giống nhau ở các lớp khác nhau.

+ Nhóm 1: Điều chế ancol từ gạo.

+ Nhóm 2: Điều chế ancol từ khoai lang.

+ Nhóm 3: Lên men rượu từ trái cây.

+ Nhóm 4: Điều chế dung dịch sát khuẩn.

+ Nhóm 5: Điều chế son môi handmade.

HS theo từng nhóm thống nhất vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm;

– GV yêu cầu HS tiến hành hoàn thành phiếu học tập số 1 để khảo sát như

sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1( dành cho nhóm 1,2,3)

CÂU HỎI TRẢ LỜI

Tình hình sản xuất rượu theo phương pháp sinh hóa

tại địa phương em?

Những nguyên vật liệu nào để tiến hành sản xuất

rượu theo phương pháp sinh hóa?

Để tiến hành sản xuất rượu theo phương pháp sinh

hóa cần thêm những nguyên liệu nào?

Các bước để tiến hành sản xuất rượu theo phương

pháp sinh hóa?

Lợi ích của phương pháp này?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2( dành cho nhóm 4)

CÂU HỎI TRẢ LỜI

Lợi ích của dug dịch sát khuẩn?

Những nguyên vật liệu nào để tiến hành điều chế

dung dịch sát khuẩn?

Để tiến hành điều chế dung dịch sát khuẩn cần thêm

những nguyên liệu nào?

Các bước để tiến hành điều chế dung dịch sát khuẩn?

Em đánh giá như thế nào về tính ứng dụng của mô

hình vào thực tiễn?

Page 27: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

26

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3( dành cho nhóm 5)

CÂU HỎI TRẢ LỜI

Tình trạng sử dụng son môi trong giới trẻ hiện nay?

Lợi ích của son môi handmade?

Những nguyên vật liệu nào để tiến hành son môi

handmade?

Để tiến hành điều chế son môi handmade cần thêm

những nguyên liệu nào?

Các bước để tiến hành điều chế son môi handmade?

Em đánh giá như thế nào về tính ứng dụng của mô

hình vào thực tiễn?

- GV tổ chức cho HS thảo luận liên quan đến việc khảo sát.

Bước 3

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả

lời các câu hỏi sau:

1. Ancol là gì? Tính chất của ancol?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

4. Nêu một số ứng dụng của ancol?

…………………………………………………………………………………...…

……………………………………………………………………………...………

……………………………………………………………………………...............

5. Nêu các bước điều chế ancol theo phương pháp sinh hóa?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

6. Người ta lợi dụng tính chất nào của glixerol trong sản xuất dung dịch

sát khuẩn và son môi handmade?

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

- Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm

Page 28: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

27

Bước 4: GV nêu vấn đề

Với những vấn đề được học thì chúng ta có thể ứng dụng để điều chế ra

ancol, dung dịch sát khuẩn và son môi handmade như thế nào?

GV nêu yêu cầu về dự án: Căn cứ vào các kiến thức các em nắm được ở

trên, thầy cô muốn “đặt hàng” với các em sản phẩm như sau: Các nhóm ở các lớp

“chào hàng cạnh tranh” cho GV – với tư cách là một nhà đầu tư để có sản phẩm

ancol được điều chế từ gạo, khoai, lên men trái cây, có dung dịch sát khuẩn và son

môi handmade. Nhóm nào có sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành hợp lí sẽ được

“ Nhà đầu tư” mua lại. Theo đó, sản phẩm của các nhóm cần thoả mãn một số tiêu

chí cơ bản sau:

– Thiết kế quy trình sản xuất hợp lí, thực hiện đúng và đủ các bước làm sản phẩm.

– Đảm bảo vệ sinh, không có nấm mốc.

– Đạt được các tiêu chí về màu sắc, mùi vị.

– Chi phí làm hợp lí.

Với các tiêu chí như trên, khi các nhóm chào hàng về quy trình tạo ra sản phẩm thì sẽ được “nhà đầu tư” đánh giá theo Phiếu đánh giá số 1.

Phiếu đánh giá sản phẩm

Nhóm đánh giá………………………

Nhóm được đánh giá…………………

Tiêu chí Điểm tối đa

Quy trình

Nêu được đủ các bước thực hiện quy

trình sản xuất

15

Mô tả rõ hành động/thao tác thực hiện ở

các bước

20

Mô tả rõ các nguyên liệu, có tỉ lệ các

nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm

25

Sản phẩm

Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu đề ra 25

Chi phí thực hiện mô hình ít và đảm bảo

vệ sinh

15

Tổng 100

Page 29: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

28

Bước 5.

GV thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo

Hoạt động chính Thời lượng

Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án Tiết 1

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức cần

thiết có liên quan để phục vụ cho việc

tạo ra mô hình (kiến thức nền); chuẩn bị

bản thiết kế sản phẩm để báo cáo.

1 tuần (HS tự học ở nhà theo nhóm).

Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết

kế.

Tiết 2

Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản

phẩm

1 tuần (HS tự làm ở nhà theo nhóm).

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và

thảo luận

Tiết 3

– GV nhấn mạnh là các nhóm có 1 tuần tiếp theo để nghiên cứu kiến thức

nền liên quan (Xem Hồ sơ học tập của nhóm).

– Các nhóm triển khai xây dựng bản thiết kế sản phẩm để báo cáo với “nhà

đầu tư” trong tuần tiếp theo.

– Bài trình bày bản thiết kế sẽ được đánh giá theo các tiêu chí trong Phiếu

đánh giá số 2.

TT Tiêu chí Điểm tối

đa

Điểm đạt được

1 Trình bày quy trình điều chế ancol từ gạo,

khoai, lên men rượu từ trái cây, điều chế

dung dịch sát khuẩn, son môi handmade và

mô hình sản phẩm rõ ràng, có cơ sở khoa học.

3

2 Nêu và giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật làm

ra sản phẩm 3

3 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 2

4 Hiệu quả làm việc nhóm. 2

Tổng điểm 10

Page 30: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

29

Các nhóm thảo luận trao đổi nội dung cần thưc hiện.

Hoạt động 2. TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN VÀ NGHIÊN CỨU CÁC

ĐIỀU KIỆN ĐIỀU CHẾ ANCOL THEO PHƯƠNG PHÁP SINH HÓA,

DUNG DỊCH SÁT KHUẨN VÀ SON MÔI HANDMADE(HS tự học, tự

nghiên cứu ở nhà)

a. Mục đích

HS tự học được kiến thức cần thiết có liên quan (kiến thức nền) thông qua

việc nghiên cứu tài liệu SGK và kiến thức Iternet, thực tế địa phương....

b. Nội dung

Page 31: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

30

Từ yêu cầu tiêu chí đánh giá sản phẩm, HS tự tìm hiểu các kiến thức nền liên

quan từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hay tìm hiểu trên internet... nhằm hoàn

thành câu hỏi, bài tập được giao và từ đó có kiến thức để chuẩn bị trình bày những

kiến thức mình tự học được thông qua việc trình bày báo cáo và bảo vệ bản thiết kế

sản phẩm đáp ứng các tiêu chí đánh giá trong Phiếu đánh giá số 2.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:

– Bản ghi chép những kiến thức nền.

- Quy trình sản xuất .

Hai bản thiết kế này cùng được trình bày trên giấy A0 hoặc trên PowerPoint.

d. Cách thức tổ chức hoạt động

– HS theo nhóm tự đọc SGK và hoàn thành câu hỏi, bài tập trong Hồ sơ học

tập của nhóm. Các cá nhân hoàn thành nội dung các phiếu trước khi thảo luận để

ghi kết quả vào hồ sơ chung của nhóm.

– HS vận dụng kiến thức để hoàn thành quy trình sản xuất.

– HS trao đổi và tìm sự hỗ trợ của GV các bộ môn liên quan (nếu cần) như

sau:

GV hướng dẫn HS cách đọc tài liệu, đọc sách giáo khoa, tìm kiếm thêm tài

liệu từ các nguồn thông tin khác nhau. Kết nối HS với những GV bộ môn khác để

hỗ trợ HS khi cần thiết. GV yêu cầu HS ghi những kiến thức cơ bản vào vở.

Khuyến khích HS nêu thắc mắc và hỗ trợ HS tìm hiểu, giải đáp thắc mắc.

– HS tự hoàn thiện bản báo cáo về quy trình và mô hình (ảnh chụp) trên giấy

A0 hoặc bằng bài trình bày trên PowerPoint và tập luyện cách thức trình bày;

chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời để bảo vệ quan điểm của nhóm.

Hoạt động 3. TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC

SẢN PHẨM(Tiết 2 – 45 phút)

a. Mục đích

- HS bảo vệ và hoàn thiện được quy trình sản xuất thức ăn cho gia súc của

nhóm mình.

– Học sinh trình bày, giải thích, bảo vệ quy trình sản xuất thức ăn mà nhóm

thực hiện.

– Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện quy trình của các nhóm.

– Các nhóm ghi lại, để thảo luận thống nhất quy trình đề xuất để thử nghiệm.

Page 32: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

31

– Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm quy trình sản

xuất.

b. Nội dung

Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Quy trình sản xuất các sản phẩm.

c. Cách thức tổ chức hoạt động

– Giáo viên nêu các yêu cầu cho bài trình bày:

Nội dung cần trình bày: các bước, điều kiện cụ thể trong từng bước, cơ sở đề

xuất (chi tiết theo tiêu chí đánh giá bài trình bày)

Thời lượng báo cáo: 3-5 phút .

Các nhóm lắng nghe, ghi chép và so sánh với nhóm mình, nêu 1 câu

hỏi/phản biện cho nhóm.

– Đại diện HS các nhóm báo cáo.

QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ CÁC SẢN PHẨM

1. Các bước sản xuất rượu theo phương pháp truyền thống( từ gạo hoặc

khoai)

Bước 1: Nấu cơm rượu/ khoai

1. Ngâm gạo: Trước khi nấu cơm rượu ta nên tiến hành ngâm gạo khoảng

30-40 phút cho gạo trương nở, tránh tình trạng vón cục khi tiến hành nấu. (Nếu

dung khoai lang thì rửa sạch).

2. Nấu cơm rượu: Nấu cơm rượu nên nấu như cơm ăn bình thường không

được nấu sống những hạt gạo chư chính đều. Nếu cơm hơi ướt (nhão) cũng dùng

được tiếp cho quá trình vào men sau này (nếu dung khoai thì luộc khoai chín).

Bước 2: Phối Trộn Men

1. Sau khi cơm/khoai nấu rượu được làm nguội xuống nhiệt độ khoảng từ

30- 320c thì cho men rượu vào phối trộn.

2. Tùy theo kinh nghiệm cũng như tùy loại men khác nhau mà cho tỷ lệ men

khác nhau. Nhưng thông số trung bình cho những loại men là 25-28g/kg gạo/khoai.

Bước 3: Thời Gian Lên Men, Ủ cơm

Quá trình lên men rượu cao độ được lên men hai lần:

1. Lên men hở: sau khi trộn men cho vào thiết bị lên men giữ nhiệt độ

khoảng

Page 33: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

32

2. Lên men kín: sau thời gian lên men kín xong cơm/khoai rượu được cho

thêm nước vào khoảng từ 2-3 lít nước/01kg gạo đem nấu, thời gian lên men lỏng

này khoảng từ 3-4 ngày. Sau thời gian lên men thu được dịch rượu trước khi đem

chưng cất.

Bước 4: Chưng Cất

Sau thời gian lên men dịch rượu được đưa đi chưng cất. Trong khi chưng cất

rượu, người ta thường chia ra làm ba đợt:

Đợt 1: Thu được rượu có nồng độ cồn từ 55-65 độ được gọi là rượu gốc.

Rượu này thường có hàm lượng andehyt cao, khi sử dụng loại rượu này người tiêu

dùng dễ bị ngộ độc có tác hại đến sức khoẻ,

Đợt 2: Đợt sau thu được rượu có nồng độ cồn khoảng 35-45độ được gọi là

rượu giữa và người nấu rượu thường lấy rượu này làm sản phẩm cung ứng cho

người tiêu dùng,

Đợt 3: Phần rượu chưng cất còn lại được gọi là rượu ngọn, rượu này thấp độ

có vị chua mùi không còn thơm nữa. Tùy theo yêu cầu mà người sản xuất lấy nhiều

hay ít lượng rượu này sau đó pha chung với rượu gốc để chưng cất lại một lần nữa

lấy được rượu thành phẩm bán cho người tiêu dùng

2. Quy trình chế biến rượu hoa quả.

2.1. Thành phần nguyên liệu

- Trái Cây các loại: Mãng Cầu, Thanh Long, Nhãn, Dứa, Vải, Xoài, Cam,

Mận, Mơ, Đào, Táo, Lê, Dâu, Ổi...v.v.,

- Đường phèn hoặc đường kính.

- Dụng cụ:

+ Bàn cắt, máy xay, hoặc dao.

+ Bình thuỷ tinh, chum vại, chai lọ .v.v. (Tất cả phải bằng thuỷ tinh, thép

không gỉ, inox, gỗ. Không được dùng sắt, đồng).

Lưu ý: Tất cả dụng cụ phải rửa thật sạch, để khô ráo.

2.2. Cách chế biến

- Bước 1 : Có thể xay, cắt nhỏ bằng máy, bằng tay (Tuỳ từng loại quả), để

ráo.

- Bước 2 : Cho vào hũ cứ một lớp đường phèn lại một lớp hoa quả( có thể

dùng đường kính thay đường phèn).

- Bước 3 : Cất chỗ thoáng mát khoảng 1 tháng sau ta được hũ rượu hoa quả

ngon, đẹp.

3. Quy trình làm son môi handmade

3.1. Nguyên vật liệu để thực hiện gồm

Page 34: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

33

- Sáp ong trắng, sáp candelilla

- Dầu dưỡng: dầu dừa

- Glixerol

- Hương liệu: Tinh dầu

Những dụng cụ cần thiết phải có: Ly đựng nguyên liệu, 1 chiếc cân gram để

định lượng thành phần, vỏ son, khuôn làm son.

3.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị một củ dền đỏ cỡ trung bình( hoặc cà rốt, cà chua, gấc)...

Cần làm sạch bằng cách rửa củ dền thật sạch với nước và gọt vỏ.

Bước 2: Bạn hãy cắt củ dền thành những miếng nhỏ (cắt hạt lựu) và cho vào

máy xay sinh tố để nghiền nát chúng ra. Đợi đến khi củ dền được nghiền kỹ và có

thể thấy được lượng nước dền nguyên chất màu đỏ. Hãy chắc chắn rằng bạn không

thêm nước vào máy xay sinh tố vì điều này có thể làm màu sắc không tươi và đậm

khi thành phẩm hoàn thành.

Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy cẩn thận lọc nước ép của củ dền vừa được

nghiền, và đừng để phần bã nào bị trộn lẫn với nước dền nguyên chất này. Cho

nước ép củ dền vào một hũ sạch.

Bước 4: Thêm khoảng một muỗng cà phê dầu dừa vào hũ đựng nước ép củ

dền. Nếu bạn muốn son lâu trôi hơn thì có thể bỏ ít hơn lượng dầu dừa đó, vì dầu

dừa có khả năng làm bóng môi, và dễ dàng chùi đi.

Bước 5: Thêm hai giọt glixerol nhằm tăng tính dưỡng ẩm cho môi.

Bước 6: Thêm một giọt tinh dầu tùy chọn mà bạn yêu thích, để tạo hương

thơm riêng cho thỏi son của bạn vào hũ.

Bước 7: Sau khi cho các nguyên liệu vừa nêu vào hũ, bạn chỉ cần sử dụng

muỗng hoặc tăm sạch để trộn hỗn hợp thật đều và cho hũ vào trong tủ lạnh. Sau đó,

đợi cho hỗn hợp trong hũ đông đặc lại là có thể hoàn thành công đoạn tự tạo ra một

hũ son t hoàn toàn tự nhiên và đạt tông màu đỏ tuyệt đẹp.

– Giáo viên tổ chức thảo luận và đặt một số câu hỏi làm rõ kiến thức theo

phiếu học tập sau:

Phiếu học tập số 1( dành cho nhóm 1,2)

Họ tên:………………………………………………………….

Lớp:…………………………………………………………….

Nhóm:…………………………………………………………..

Câu hỏi Trả lời

Các nguyên liệu đã sử dụng để nấu rượu?

Page 35: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

34

Khối lượng và giá thành các nguyên liệu?

Các thiết bị, dụng cụ nào đã được sử dụng để nấu rượu?

Thời gian ủ men với gạo/ khoai bao lâu?

Tại sao không nên ủ men với cơm/ khoai khi nhiệt độ còn cao?

Trình bày cách nấu rượu bằng phương pháp hóa học

Thời gian chưng cất rượu mất bao lâu?

Quy trình chưng cất rượu dựa trên cơ sở nào?

Lạm dụng rượu etylic có tác hại như thế nào?

Phiếu học tập số 2( dành cho nhóm 3)

Họ tên:……………………………………………………….

Lớp:………………………………………………………….

Nhóm:………………………………………………………..

Câu hỏi Trả lời

Các nguyên liệu đã sử dụng để lên men rượu từ

trái cây?

Khối lượng và giá thành các nguyên liệu?

Các thiết bị, dụng cụ nào đã được sử dụng để lên

men rượu từ trái cây?

Thời gian ủ lên men bao lâu?

Lạm dụng rượu etylic có tác hại như thế nào?

Phiếu học tập số 3( dành cho nhóm 4)

Họ tên:………………………………………………………….

Lớp:…………………………………………………………….

Nhóm:…………………………………………………………..

Câu hỏi Trả lời

Các nguyên liệu đã sử dụng để điều chế dung

dịch sát khuẩn?

Page 36: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

35

Giá thành các nguyên liệu?

Tỉ lệ các chất sử dụng để điều chế dung dịch sát

khuẩn đạt chuẩn?

Các thiết bị, dụng cụ nào đã được sử dụng để

điều chế dung dịch sát khuẩn?

Ứng dụng của dung dịch sát khuẩn?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dung dịch sát

khuẩn?

Phiếu học tập số 4( dành cho nhóm 5)

Họ tên:………………………………………………………….

Lớp:…………………………………………………………….

Nhóm:…………………………………………………………..

Câu hỏi Trả lời

Các nguyên liệu đã sử dụng để làm son môi?

Khối lượng và giá thành các nguyên liệu?

Chúng có dễ tìm kiếm không?

Các thiết bị, dụng cụ nào đã được sử dụng để son

môi?

Trình bày các bước làm son môi? Giải thích?

Vì sao khi đun hỗn hợp các chất trong quá trình

làm son tránh để hỗn hợp sôi?

Tính chất vật lí của glixerol? Vai trò của glixerol

trong quá trình làm son môi?

Tại sao phải đổ nhẹ hỗn hợp vào khuôn đựng

son?

Có thể thay glixerol bằng chất khác được

không?( Nếu có hãy kể tên?)

Ghi lại vấn đề thất bại gặp phải và cách giải quyết khi thực hiện thử nghiệm quy

trình. Cần có sản phẩm bằng hình ảnh mang lên trình bày trong buổi học sau.

– Bài trình bày trong buổi học sau gồm:

Page 37: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

36

+ Trình bày quy trình, điều kiện tạo ra sản phẩm đó.

+ Chia sẻ những khó khăn, thất bại trong quá trình làm, cách giải quyết.

+ Thời gian trình bày cho mỗi nhóm 3 phút.

– HS thảo luận phân công công việc thực hiện quy trình sản xuất và báo cáo.

Hoạt động 4. THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ CÁC SẢN PHẨM (HS

tự làm ở nhà 1 tuần)

A. Mục đích

– Học sinh dựa vào quy trình sản xuất ancol, dung dịch sát khuẩn, son môi

handmade như đề xuất để thử nghiệm, giải quyết các vấn đề gặp phải (nếu có) để

điều chỉnh quy trình.

– Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình đề xuất.

B. Nội dung

– Học sinh sử dụng sản phẩm trước lớp và chia sẻ những vấn đề gặp phải

trong quá trình thử các nguyên liệu và dụng cụ cho trước để tiến hành theo quy

trình, quay video lại quy trình thực hiện.

– Trong quá trình làm các nhóm quan sát, đánh giá và điều chỉnh (nếu cần).

– Chuẩn bị bài báo cáo sản nghiệm, cách giải quyết và kết quả.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Mỗi nhóm có một sản phẩm, video quay tiến trình thực hiện, quy trình thực

hiện mới nếu điều chỉnh.

D. Cách thức tổ chức hoạt động

Các nhóm tự lập kế hoạch và làm việc ở nhà, quay video, hoàn thành nhật kí

làm việc (mẫu phụ lục).

Page 38: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

37

Một số hình ảnh điều chế rượu từ gạo

Page 39: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

38

Một số hình ảnh Học sinh điều chế rượu từ khoai lang.

Một số hình ảnh Học sinh điều chế rượu từ hoa quả

Page 40: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

39

.

Một số hình ảnh học sinh làm son môi handmade tạo màu từ củ dền.

Page 41: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

40

Một số hình ảnh học sinh làm son môi handmade tạo màu từ gấc.

Page 42: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

41

Một số hình ảnh học sinh điều chế nước rửa tay khô.

Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN (Tiết 3 – 45 phút)

A. Mục đích

Các nhóm học sinh giới thiệu sản phẩm trước các lớp, chia sẻ quá trình trải

nghiệm.

B. Nội dung

Page 43: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

42

- Lần lượt các nhóm ở các lớp có cùng sản phẩm trình diễn mô tả sản phẩm

và quy trình thực hiện tương ứng với hình đó trước lớp, trình bày những thay đổi

trong quy trình và lí do.

- Thảo luận nhận xét, đánh giá sản phẩm, phân tích các vấn đề các nhóm gặp

phải trong quá trình thử nghiệm.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Điều chế được rượu theo phương pháp sinh hóa, dung dịch sát khuẩn và son

môi handmade theo yêu cầu.

D. Cách thức tổ chức hoạt động

- Giáo viên nêu các yêu cầu cho bài trình bày:

+ Nội dung cần trình bày: mô tả sản phẩm, các bước, điều kiện cụ thể trong

từng bước để làm ra sản phẩm, những thay đổi so với đề xuất ban đầu, lí do.

+ Thời lượng báo cáo: 2- 3 phút.

+ Các nhóm nghe, đánh giá sản phẩm.

- Đại diện HS các nhóm báo cáo (video các nhóm quay có thể đưa lên mạng

để các nhóm và GV xem trước, trong buổi học GV có thể phân tích, nhận xét một

số video), hình ảnh minh họa( ở phần phụ lục).

Sau đây là một số video và hình ảnh của các nhóm trong quá trình thực

hiện:

Video điều chế nước rửa tay khô( nhóm đội tuyển học sinh giỏi 11A1)

(https://www.youtube.com/watch?v=b6_nKdO1HJk

Học sinh báo cáo sản phẩm nước rửa tay khô:

Video làm son môi handmade( tạo màu từ củ dền):

Page 44: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

43

Nhóm lớp11A4: https://www.youtube.com/watch?v=M3pbP4Qt5kA.

Học sinh báo cáo quy trình làm son môi handmade được tạo màu từ củ dền.

Video làm son môi handmade( tạo màu từ gấc): Nhóm lớp 11A2

Page 45: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

44

https://www.youtube.com/watch?v=bajOT5ToLAo

Học sinh báo cáo quy trình làm son môi handmade được tạo màu từ quả gấc.

Video lên men rượu từ trái cây:

Nhóm lớp11A2: https://www.youtube.com/watch?v=41uoi4c4UzU

Học sinh báo cáo quy trình lên men rượu từ trái cây.

Page 46: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

45

Video điều chế rượu từ khoai lang: Nhóm lớp11A1

https://www.youtube.com/watch?v=xCT2xPz_Dso

Học sinh báo cáo quy trình điều chế rượu từ khoai lang

Video làm điều chế rượu từ gạo:

Nhóm lớp11A1: https://www.youtube.com/watch?v=FeZujm9Xw-s

Page 47: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

46

Học sinh báo cáo quy trình điều chế rượu từ gạo.

– Giáo viên tổ chức thảo luận các vấn đề các nhóm gặp phải trong quá trình

thực hiện.

– Tổng kết kiến thức trọng tâm liên quan đến điều chế các sản phẩm.

– Tổng kết đánh giá điểm của các nhóm theo tiêu chí ban đầu (trình bày

trong hoạt động 1).

2.7. Kết quả triển khai ở trường THPT

Sau khi xây dựng chủ đề STEM tôi đã tiến dành dạy học ở các lớp khối 11

gồm 6 lớp tại trường THPT A bước đầu mang lại hiệu quả như sau:

Về mặt định tính

Với các em học trò, sau một thời gian học các kĩ năng mềm của các em cũng

đã tiến bộ rõ rệt, có những em đứng trước đám đông trình bày rất tốt còn được đặt

biệt danh là chuyên gia. Nhất là những em hay tò mò khám phá, những giờ học

Stem không còn là giờ học mà chính là những giờ các em được thỏa sức sáng tạo

làm điều mình thích ngoài ra còn tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm như

một người nông dân thực thụ.

Cụ thể:

Sau một thời gian các em đã biết sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ

cho việc học tập, thay vì lướt nét chơi game. Cũng nhờ công nghệ mà các em đã

kết nối được với nhau, rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm ngay cả khi không

gặp nhau trên lớp. Các em cũng khéo léo để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc

sống mà tiền đề là những tri thức được học trên lớp. Khả năng tính toán ước lược

để thực hiện, thiết kế được nâng cao.

Mặc dù một số sản phẩm của nhóm chưa được đồng đều, chất lượng chẳng

hạn như sản phẩm chưa được đẹp mắt nhưng điều đó không quan trọng bằng việc

quá trình các em làm ra sản phẩm cũng là một sự cố gắng. Bản thân tôi luôn trân

trọng những nổlực mà các em đã làm được, cũng như những bài học mà các em rút

ra sau khi thực tế tiến hành làm.

Khả năng thực hành của những lớp học sinh ở những lớp được học Stem tốt

hơn hẳn những lớp học theo hình thức truyền thống. Ở những lớp này học sinh

cũng chủ động hơn trong mọi việc, khả năng tự làm việc tốt hơn cũng như khả

năng thích ứng trong môi trường mới nhanh hơn những lớp khác.

Về mặt định lượng

Page 48: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

47

Để định lượng kết quả học tập của các em trong suốt quá trình học tôi luôn

theo sát sự tiến bộ của từng em, cũng như chú trọng đánh giá kết quả mỗi bài kiểm

tra để đánh giá một cách đúng nhất.

Cuối năm học 2019-2020 sau khi thực nghiệm thí điểm phương pháp STEM

tôi đã khảo sát lại 240 học sinh lúc đầu và kết quả như sau:

Câu Nội dung Kết quả

1 Sự hứng thú học môn hóa ở

các em thuộc mức nào ?

Lớp thực

nghiệm Lớp đối chứng

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Rất thích 25 19,68 12 10,17

Thích 65 51,18 15 12,71

Bình thường 16 12,59 71 60,17

Không thích 20 15,75 20 16,94

2 Em thích học môn hóa vì

Môn hóa là một trong những

môn thi vào các trường ĐH, CĐ 25 19,69 32 27,11

Bài học sinh động, thầy cô dạy

vui vẻ, dễ hiểu 35 27,56 49 41,53

Kiến thức dễ nắm bắtKiến thức

dễ nắm bắt 37 29,13 22 18,64

Kiến thức gắn thực tế nhiều 30 23,62 15 12,71

3 Trong giờ học môn hóa em thích được

học như thế nào

Tập trung nghe giảng, phát biểu

ý kiến, thảo luận và làm việc 35 23,81 42 35,6

Nghe giảng và ghi chép một

cách thụ động 27 18,37 44 37,29

Được làm các thí nghiệm thực

hành để hiểu sâu sắc vấn đề về

hóa học

35 27,56 20 16,95

Làm các bài tập nhiều để ôn thi 30 23,62 12 10,17

Page 49: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

48

đại học

Câu Nội dung

Kết quả

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Số

lượng Tỉ lệ %

Số

lượng Tỉ lệ %

4 Nội dung dạy học

Không cần thí nghiệm thực

hành nhiều 20 15,75 33 27,97

Tăng cường học lí thuyết và

giải bài tập tính toán gắn với kì

thi đại học cao đẳng

32 25,19 47 39,83

Giảm tải lí thuyết, vận dụng

kiến thức đã học để đưa kiến

thức vào thực tiễn, tăng cường

phần thực hành.

75 59,06 38 32,2

Page 50: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

49

Phân tích kết quả khảo sát

Câu Nội dung Kết quả

1 Sự hứng thú học môn hóa ở

các em thuộc mức nào ?

Lớp thực

nghiệm Lớp đối chứng

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Rất thích 25 19,68 12 10,17

Thích 65 51,18 15 12,71

Bình thường 20 15,75 73 62

Không thích 16 12,59 18 15,25

Biểu đồ: Sự hứng thú học môn hóa ở các em thuộc mức nào?

Qua khảo sát ta thấy số lượng học sinh thích học môn hóa ở lớp thực nghiệm

cao hơn rất nhiều(51,18%) so với lớp đối chứng(12,71%). Đồng thời số lượng học

sinh cảm thấy bình thường ở lớp thực nghiệm(15,75%) lại thấp hơn nhiều so với

lớp đối chứng(62%).

0

10

20

30

40

50

60

70

ND 1 ND 2 ND 3 ND 4

Lớp thực

nghiệm

Lớp đối

chứng

Page 51: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

50

2 Em thích học môn hóa vì:

Lớp đối chứng Lớp thực

nghiệm

Số

lượng Tỉ lệ %

Số

lượng Tỉ lệ %

ND 1: Môn hóa là một trong

những môn thi vào các trường

ĐH, CĐ

25 19,69 32 27,11

ND 2: Bài học sinh động, thầy

cô dạy vui vẻ, dễ hiểu

35 27,56 49 41,53

ND 3: Kiến thức dễ nắm

bắtKiến thức dễ nắm bắt

37 29,13 22 18,64

ND 4: Kiến thức gắn thực tế

nhiều

30 23,62 15 12,71

Biểu đồ: Sự yêu thích môn hóa học của học sinh

Qua khảo sát cho thấy kiến khi dạy theo phương pháp STEM, các em thấy

được vai trò của hóa học với thực tiễn nhiều hơn ở lớp thực nghiệm là 23,62%, ở

lớp đối chứng là 12,71%.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

ND 1 ND 2 ND 3 ND 4

Lớp thực

nghiệm

Lớp đối

chứng

Page 52: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

51

3 Trong giờ học môn hóa em

thích được học như thế nào

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số

lượng Tỉ lệ %

Số

lượng Tỉ lệ %

ND 1: Tập trung nghe giảng,

phát biểu ý kiến, thảo luận và

làm việc

35 23,81 42 35,6

ND 2: Nghe giảng và ghi chép

một cách thụ động

27 18,37 44 37,29

ND 3: Được làm các thí

nghiệm thực hành để hiểu sâu

sắc vấn đề về hóa học

35 27,56 20 16,95

ND 4: Làm các bài tập nhiều để

ôn thi đại học

30 23,62 12 10,17

Biểu đồ: Khảo sát nguyện vọng của học sinh trong học môn hóa

Từ số liệu thống kê cho thấy ở lớp thực nghiệm nguyện vọng các em rất

mong muốn được thí nghiệm thực hành trải nghiệm nhiều hơn(27.56%) so với lớp

đối chứng(16,95%).

0

5

10

15

20

25

30

35

40

ND 1 ND 2 ND 3 ND 4

Lớp thực

nghiệm

Lớp đối

chứng

Page 53: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

52

4

Nội dung dạy học

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số

lượng Tỉ lệ %

Số

lượng Tỉ lệ %

ND 1: Không cần thí nghiệm

thực hành nhiều

20 15,75 33 27,97

ND 2: Tăng cường học lí thuyết

và giải bài tập tính toán gắn với

kì thi đại học cao đẳng

32 25,19 47 39,83

ND 3: Giảm tải lí thuyết, vận

dụng kiến thức đã học để đưa

kiến thức vào thực tiễn, tăng

cường phần thực hành.

75 59,06 38 32,2

Biểu đồ: Nội dung dạy học

Từ số liệu thống kê ta cũng nhận ra rằng tỉ lệ các em thấy được ý nghĩa của

vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn tăng lên. Kết quả này cho thấy sự lựa

chọn các biện pháp dạy học STEM đã áp dụng mang lại kết quả khả quan. Đa số

các em thấy yêu thích hóa học hơn, tiết hóa học trở nên hấp dẫn và bổ ích với các

em, kể cả những em học yếu do chán ghét khi phải giải các bài toán vì các em thấy

được sự liên quan giữa lí thuyết và thực tiễn kĩ năng thí nghiệm thực hành được

tăng lên rõ rệt, nên các em rất hứng thú triển khai công việc được giao, nhiều em

còn chia sẻ sẽ chọn sinh học là con đường lập nghiệp trong tương lai.

0

10

20

30

40

50

60

70

ND 1 ND 2 ND 3

Lớp thực

nghiệm

Lớp đối

chứng

Page 54: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

53

Khi áp dụng phương pháp dạy học vận dụng kiến thức vào thực tiễn theo

định hướng STEM chúng tôi đã thu được những kết quả rất tốt trong kì thi chọn

học sinh giỏi tỉnh năm học 2020 -2021 của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Nghệ An. Cụ

thể, có hai em đã xuất sắc đạt giải nhì và một em đạt giải ba đưa vị thế của trường

lên thứ 7 trong tỉnh về môn hóa học.. Đây là một minh chứng rõ nét và hiệu quả

của phương pháp dạy học này.

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Kết luận

Giáo dục STEM là một định hướng giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong

việc tạo hứng thú, động cơ học tập cho Hs cũng như có giá trị quan trọng trong

hình thành và phát triển năng lực cho người học. Trong chủ đề STEM này học sinh

được đặt trước mộtvấn đề thực tiễn có liên quan đến các kiến thức khoa học để giải

quyết vấn đề, học sinh được trải nghiệm thực tiễn, được tìm tòi, nghiên cứu những

kiến thức thuộc các môn học có liên quan, được tham gia vào quy trình công nghệ

dưới sự cố vấn, định hướng của giáo viên để giải quyết vấn đề và có thể vận dụng

các giải pháp vào cải biến thực tiễn. Với phong cách học tập mới này, học sinh ở

trường rất hứng thú, từ đó các em có thêm động cơ trong học tập cũng như phát

triển được năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc dạy học môn học theođịnh

hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi

hỏi sự nỗ lực cố gắng đồng bộ của cả lãnh đạo, giáo viên và học sinh của trường,

trong đó đặc biệt là giáo viên trong việc nâng cao sự hiểu biết về giáo dục STEM

nói chung và sự đầu tư cả trí lực trong việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề

theo định hướng giáo dục STEM góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và nâng

cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

2. Kiến nghị

Việc áp dụng phương pháp dạy học này còn gặp một số khó khăn như kinh

phí để thực nghiệm, nhận thức đổi mới về phương pháp của giáo viên còn hạn chế.

Để tổ chức được các hoạt động dạy học STEM một cách hiệu quả cần có sự ủng hộ

của ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp. Ngoài ra cũng cần có sự ủng hộ

của các bậc phụ huynh, để tạo điều kiện cho các em tham gia hiệu quả các hoạt

động bên ngoài nhà trường. Tôi mong rằng chương trình thi cử hiện hành sẽ giảm

tải những bài toán hóa học nặng về tính toán mà tăng hàm lượng những kiến thức

thực tiễn nhiều hơn để các em có thời gian cho các hoạt động trải nghiệm. Giáo

viên khi áp dụng tùy điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao hơn, không ngừng cải

tiến, sáng tạo thêm để hoàn thiện hơn nữa khi thực hiện phương pháp dạy học này.

Trong đề tài chỉ mới xây dựng cho một chủ đề cụ thể, còn rất nhiều chủ đề khác,

tôi hy vọng chúng ta sẽ làm được cuộc cách mạng đổi mới sắp tới này.

Page 55: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa hóa học 11 – ban cơ bản.

2. Sách giáo viên hóa học 11.

3. Tạp chí giáo dục.

4. Phương pháp giảng dạy chương ancol – phenol : NXB ĐHSPHN.

5. Bài giảng ancol : NXB ĐH SPHN.

6. Tài liệu tập huấn STEM – Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An.

7. Chuyên đề dạy học theo định hướng STEM trong chương trình giáo

dục phổ thông với môn hóa học – Sở giáo dục và đào tạo TP HCM.

8. Giáo dục STEM/STEAM – NXB Trẻ.

9. Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM – DdHSP TPHCM.

PHỤ LỤC

1. HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM

Nhóm số:............................

Họ và tên giáo viên giảng dạy:

Chủ đề: ……………………………..

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM

TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ

1 Trưởng nhóm Quản lí, tổ chức chung, phụ

trách bài trình bày trên ppt.

2 Thư kí Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ học tập

của nhóm

3 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập

4 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng

của nhóm

5 Thành Viên Mua vật liệu

6 Thành viên

Tìm hiểu các kiến thức liên

quan

Page 56: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

55

Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ

của nhóm.Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

2. KIẾN THỨC NỀN

BÀI 40 : ANCOL

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

1. Định nghĩa

- Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực

tiếp với nguyên tử C no.

- Bậc ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm –OH. Ví dụ :

CH3–CH2–CH2–CH2OH : Ancol bậc I

CH3–CH2–CH(CH3) –OH : Ancol bậc II

CH3–C(CH3)2–OH : Ancol bậc III

2. Phân loại

- Ancol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH). Ví dụ : CH3OH . . .

- Ancol không no, đơn chức mạch hở : CH2=CH–CH2OH

- Ancol thơm đơn chức : C6H5CH2OH

- Ancol vòng no, đơn chức : xiclohexanol

- Ancol đa chức: CH2OH–CH2OH (etilen glicol), CH2OH–CHOH–CH2OH

(glixerol)

3. Đồng phân :

Ancol no chỉ có đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân mạch C và đồng phân vị

trí nhóm –OH). Ví dụ C4H10O có 4 đồng phân ancol

CH3CH2CH2CH2OH CH3CH2CH(OH)CH3 (CH3)2CHCH2OH

(CH3)3COH

ancol butylic ancol sec-butylic ancol isobutylic

ancol tert-butylic

4. Danh pháp :

- Danh pháp thường :

Tên ancol = Ancol + tên gốc ankyl + ic

-OH

Page 57: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

56

CH3OH (CH3)2CHOH CH2 =CHCH2OH

C6H5CH2OH

ancol metylic ancol isopropylic ancol anlylic ancol

benzylic

- Danh pháp thay thế :

Tên ancol = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí

nhóm -OH + ol

CH3CH2CH2CH2OH 3 2 3|

CH CH CHCH

OH

3 2|

3

CH CHCH OH

CH

|

3 3|

3

OH

CH C CH

CH

butan-1-ol butan-2-ol 2-metylpropan-1-ol 2-

metylpropan-2-ol

2 2| |CH CH

OH OH

2 2| ||CH CH CH

OH OHOH

3 2 2 2 2||

3 3

CH C CHCH CH CHCH CH OH

CH CH

etan-1,2-điol propan-1,2,3-triol 3,7-đimetyloct-6-en-1-ol

(etylen glicol) (glixerol) (xitronelol, trong tinh dầu sả)

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Các ancol có số cacbon từ 1 đến 3 tan vô hạn trong nước. Độ tan trong

nước giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên. Ancol tan nhiều trong nước do tạo

được liên kết hiđro với nước.

- Liên kết hiđro : Nguyên tử H mang một phần điện tích dương (+) của

nhóm –OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm (-) của nhóm

–OH kia thì tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro, biểu diễn bằng dấu

“…”. Trong nhiều trường hợp, nguyên tử H liên kết cộng hoá trị với nguyên tử F,

O hoặc N thường tạo thêm liên kết hiđro với các nguyên tử F, O hoặc N khác.

a) Liên kết hiđro giữa các phân tử nước

b) Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol

c) Liên kết hiđro giữa các phân tử nước với các phân tử ancol

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Phản ứng thế H của nhóm –OH

* Phản ứng với kim loại kiềm Na, K...

2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 ↑

* Tính chất đặc trưng của ancol đa chức có hai nhóm –OH liền kề

- Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh

lam. Phản ứng này dùng để nhận biết ancol đa chức có hai nhóm –OH liền kề.

3 2 2 2 2

2

3 3

2CH CH CH Cu(OH) CH O O CH

| | || Cu

OH OH O CH 2H OCH O

| |

CH CH

H

Page 58: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

57

* Phản ứng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa)

3CH C OH||O

+ C2H5 OH oH ,t

3 2 5CH C OC H||O

+ H2O

axit axetic etanol etyl axetat

2. Phản ứng thế nhóm –OH

* Phản ứng với axit vô cơ

C2H5 – OH + H – Br (đặc) ot C2H5Br + H2O

* Phản ứng với ancol

C2H5O H + HOC2H5 o

2 4H SO , 140 C C2H5 O C2H5 + HOH

đietyl ete

2ROH o

2 4H SO , 140 C R–O–R + H2O

ROH + R’OH o

2 4H SO , 140 C R–O–R’ + H2O

3. Phản ứng tách nước

C2H5OH o

2 4H SO , 170 C C2H4 + H2O

2 3

I IIH C CH CH CH

| | |H

OH H

2 4o

®,

H O2

H SO t

CH3CH=CHCH3 + CH2=CHCH2CH3

+ H2O

* Quy tắc Zai-xép : Nhóm OH ưu tiên tách ra cùng với H ở cacbon bậc cao

hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi C = C mang nhiều nhóm ankyl hơn.

CnH2n+1OH o

2 4H SO , 170 C CnH2n + H2O

4. Phản ứng oxi hóa

* Oxi hóa không hoàn toàn :

+ Ancol bậc 1 khi bị oxi hóa bởi CuO (to) cho ra sản phẩm là anđehit.

RCH2OH + CuO ot RCHO + Cu↓ + H2O

+ Ancol bậc hai khi bị oxi hóa bởi CuO (to) cho ra sản phẩm là xeton.

R–CH(OH)–R’ + CuO ot R–COR’ + Cu↓ + H2O

+ Ancol bậc III khó bị oxi hóa.

* Oxi hóa hoàn toàn :

but-2-en (sản phẩm chính) but-1-en (sản phẩm phụ)

Page 59: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

58

CnH2n+1OH + 3n

2O2

ot nCO2 + (n+1)H2O

IV. ĐIỀU CHẾ

1. Điều chế etanol trong công nghiệp

* Hiđrat hoá etilen xúc tác axit

CH2 = CH2 + HOH o

3 4H PO ,300 C CH3CH2OH

* Lên men tinh bột (phương pháp lên men sinh hóa)

(C6H10O5)n + nH2O Enzim nC6H12O6

tinh bột glucozơ

C6H12O6 Enzim 2C2H5OH + 2CO2

2. Điều chế metanol trong công nghiệp

* Oxi hoá không hoàn toàn metan

2CH4 + O2 o

Cu

200 C,100atm 2CH3OH

* Từ cacbon oxit và khí hiđro

CO + 2H2 3o

ZnO,CrO

400 C, 200atm CH3OH

V. ỨNG DỤNG

1. Ứng dụng của etanol : Etanol là ancol được sử dụng nhiều nhất.

Etanol được dùng làm chất đầu để sản xuất các hợp chất khác như đietyl ete, axit

axetic, etyl axetat,...

Một phần lớn etanol được dùng làm dung môi để pha chế vecni, dược phẩm,

nước hoa,...

Etanol còn được dùng làm nhiên liệu : dùng cho đèn cồn trong phòng thí

nghiệm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.

Để chế các loại rượu uống nói riêng hoặc các đồ uống có etanol nói chung,

người ta chỉ dùng sản phẩm của quá trình lên men rượu các sản phẩm nông

nghiệp như : gạo, ngô, sắn, lúa mạch, quả nho... Trong một số trường hợp còn cần

phải tinh chế loại bỏ các chất độc hại đối với cơ thể. Uống nhiều rượu rất có hại

cho sức khoẻ.

2. Ứng dụng của metanol

Ứng dụng chính của metanol là để sản xuất anđehit fomic (bằng cách oxi

hoá nhẹ) và axit axetic (bằng phản ứng với CO). Ngoài ra còn được dùng để tổng

hợp các hoá chất khác như metylamin, metyl clorua...

Metanol là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây

mù loà, lượng lớn hơn có thể gây tử vong.

Page 60: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

59

MỤC LỤC:

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………….….…...1

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………...……1

2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài.........................................................2

3. Phương pháp nghiên cứu……………………………….....………….……3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài…………….......................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài……………………………………......….……4

Phần II. NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..............4

2.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................4

2.2. Định hướng chung........................................................................................4

2.3. Cơ sở lí luận…………………………......……………………..........…..…5

2.3.1 Khái niệm STEM………………………......……….....…………..…5

2.3.2. Giáo dục STEM……………………......……………………....……6

2.3.3 Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới ....................7

2.3.4. Một số vấn đề chung về dạy học định hướng STEM……..........….8

2.4 Cơ sở thực tiễn……………………………………………………............10

2.4.1 Thực trạng dạy học môn hóa học trong trường phổ thông Diễn

Châu 3 hiện nay………………………………………………….............11

2.4.2 Những thuận lợi và khó khăn khi đưa STEM vào trường phổ

thông hiện nay ……………………………………...................................14

2.4.3 Các biện pháp đưa STEM vào môn hóa trường trung học phổ

thông hiện nay…………… ……………………………………….............15

2.5. Một số vấn đề liên quan khác…………………………………...........…16

2.5.1. Ancol……………… ……………………………………………..…16

2.5.2. Một số ứng dụng khác của ancol………… …………………….…18

2.6 Biện pháp tổ chức: ………………………………..……………………20

3. Mục tiêu…………… …………………………………………..………….22

3.1. Kiến thức……………………………………………………….………..22

3.2. Kĩ năng…………………………………………………………..………22

3.3. Thái độ:………………………………………………………………..…22

3.4. Về định hướng phát triển năng lực ……………………………...……22

3.5. Thiết bị……………………………………………………….……….…23

3.6. Tiến trình dạy học………………………………………………………23

2.7. Kết quả triển khai ở trường THPT........................................................46

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Kết luận:........................................................................................................53

2. Kiến nghị ......................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................................54

KIẾN THỨC NỀN.................................................................................................55

Page 61: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN …

60