sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di...

41
Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư 1

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

1

QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF)

Địa chỉ: Phòng 3, tầng 10, Tòa nhà Đệ nhất, 53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: +84 (4) 3943 3262 Fax: +84 (4) 3943 3257Website: www.asiafoundation.org

VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN/ INSTITUTE FOR RESEARCH ON POLICY, LAW AND DEVELOPMENT

Địa chỉ: tầng 8th, Tòa nhà B - Đại học Công Đoàn, 169 Tây Sơn, Hà Nội.Điện thoại: (04) 3533.4330 Fax: (04) 3533.4330 Email: [email protected] Website: www.pldvietnam.org

cho người lao động di cư

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh ở Việt Nam đã thúc đẩy quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị. Theo điều tra dân số năm 2009, trong vòng 5 năm, từ năm 2004 đến năn 2009 hơn 6,6 triệu người di cư nội địa, tăng hơn 2,1 triệu người so với 5 năm trước đó. Lao động di cư nhiều và rẻ đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, người lao động di cư còn gặp nhiều thách thức như thiếu sự bảo trợ xã hội, chưa được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, và chịu nhiều thành kiến và kỳ thị. Người di cư còn thiếu hiểu biết về luật pháp và quyền lợi của mình và chưa biết tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sẵn có.

Nhằm hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu này của người di cư, từ năm 2009, với sự tài trợ tài chính của Quỹ Rockefeller, Quỹ Châu Á đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam tăng cường hỗ trợ cho người di cư ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp lý và chuyển tuyến dịch vụ cũng như giúp họ có khả năng nắm bắt các cơ hội kinh tế. Chương trình hỗ trợ người di cư của Quỹ nhắm đến nhiều đối tượng di cư khác nhau bao gồm: người di cư lao động tự do, con cái của các

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

Viện PLD trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quỹ Châu Á đã giúp đỡ chúng tôi trong việc xây dựng và hoàn thiện cuốn Sổ tay này. Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót, Viện PLD mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn!Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển (Viện PLD)Viện trưởngTiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao

gia đình di cư, công nhân nhập cư trong các khu công nghiệp, đến người nghèo thành thị.

Từ thực tế thực hiện chương trình này, cuốn sổ tay “Tư vấn pháp luật cho người lao động di cư” được xây dựng nhằm nâng cao hiểu biết cho người lao động di cư về quyền của họ trong một số lĩnh vực đời sống. Việc nâng cao hiểu biết cho người lao động di cư về quyền của họ trong một số lĩnh vực đời sống sẽ giúp người lao động di cư có được năng lực tự bảo vệ hoặc tìm kiếm sự bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng các thiết chế chính quyền và pháp luật.

Cuốn sổ tay được biên soạn dựa trên những thông tin thu lượm được từ cuộc khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người lao động di cư và các khóa tập huấn cho đồng đẳng viên lao động di cư do Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (Viện PLD) tiến hành. Nội dung cuốn Sổ tay này đề cập những vấn đề pháp lý quan trọng và thiết thực nhất đối với người lao động di cư. Thông qua cuốn Sổ tay, người lao động di cư có thể biết được các quyền và các thủ tục cần thiết khi sống và làm việc xa quê. Phần cuối của cuốn Sổ tay, bạn đọc sẽ tìm thấy một số địa chỉ nơi người lao động di cư có thể tìm thấy các dịch vụ tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí khi cần giải quyết những vấn đề cụ thể của mình.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

Mục Lục

Phần I: Pháp luật cơ bản về lao động, việc làm 3

Phần II: Pháp luật cơ bản về hộ tịch cư trú 17

Phần III: Pháp luật cơ bản về người nhiễm HIV/AIDS 31

Phần IV: Pháp luật cơ bản về y tế, giáo dục 39

Phần V: Pháp luật cơ bản về kinh doanh nhỏ 51

Phần VI: Pháp luật cơ bản về trật tự, an toàn xã hội 59

Phần VII: Địa chỉ tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người lao động di cư trên địa bàn thành phố

Hà Nội 67

PHẦN I:

PHÁP LUẬT cƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG, VIỆc LÀM

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

4 5

1. QuyềN Của NGườI Lao độNG:

• Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp;

• Không bị phân biệt về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi tham gia lao động;

• Được bảo vệ khi bị ngược đãi và nghiêm cấm cưỡng bức người lao động phải lao động dưới bất kỳ hình thức nào;

• Được hưởng tiền lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động và các giá trị vật chất khác theo quy định của pháp luật;

• Tham gia thành lập, gia nhập, hoạt động tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.

2. NGHĩa Vụ Của NGườI Lao độNG

• Thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết và thỏa ước lao động tập thể;

• Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;

• Tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.

? Câu hỏi 1:

Làm các công việc tạm thời hoặc giúp việc gia đình có phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản không?

) Trả lời:

) Khi nhận làm giúp việc cho một gia đình, hay nhận lời thực hiện một công việc nào đó do gia chủ thuê, người lao động có thể thỏa thuận về những công việc và giá cả để làm việc đó. Việc thỏa thuận như vậy có thể chỉ là thỏa thuận bằng lời nói. Pháp luật cho phép điều này.

) Tuy nhiên cần lưu ý rằng ‘lời nói, gió bay’. Do đó, nếu khi thỏa thuận về một công việc và giá cả chỉ có người thuê và người lao động, thì khi xảy ra tranh chấp sẽ không xác định được về việc giá cả và công việc cần làm đã được thỏa thuận như thế nào. Không có ai làm chứng cho những gì đã thỏa thuận giữa hai người.

) Tốt nhất nên có người làm chứng cho sự thỏa thuận việc làm giữa người thuê lao động và người lao động. Hoặc, nên có thỏa thuận viết ra giấy, thì sẽ yên tâm rằng thỏa thuận về tiền công và về việc làm sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu có thỏa thuận viết ra giấy thì sẽ có chứng cứ rõ ràng để đòi hỏi gia chủ thanh toán tiền công như đã thỏa thuận sau khi

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

6 7

đã thực hiện những công việc theo yêu cầu của gia chủ. Đây cũng là căn cứ để nhờ cậy cơ quan trợ giúp pháp luật giúp.

? Câu hỏi 2:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi người lao động bị tai nạn lao động?

) Trả lời:

) Khi thực hiện các công việc theo yêu cầu của gia chủ, của người thuê lao động, người lao động trước hết phải chú ý đến các biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu người thuê lao động yêu cầu người lao động làm những công việc nguy hiểm, người lao động có quyền từ chối làm công việc đó, khi chưa có những công cụ hoặc biện pháp đảm bảo an toàn lao động.

) Trong trường hợp, xảy ra tại nạn lao động, dù có ký kết hợp đồng lao động hay không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản, người sử dụng lao động phải tiến hành ngay các biện pháp khẩn cấp, cứu chữa người lao động.

) Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động.

) Mức độ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được xác định tùy theo vụ việc tai nạn lao động cụ thể. Nếu gặp phải tình huống như vậy, người lao động hoặc gia đình người lao động có thể tìm đến các trung tâm tư vấn pháp luật, như đã nêu ở phần cuối của cuốn Sổ tay này, để đề nghị giúp đỡ tư vấn.

? Câu hỏi 3:

Số giờ làm thêm của người lao động được qui định như thế nào ?

) Trả lời:

) Theo quy định của pháp luật, người lao động làm việc 8 giờ trong một ngày. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ. Thời gian giờ làm thêm không quá bốn giờ trong một ngày. Người lao động, được nghỉ 4 ngày trong một tháng, thông thường vào ngày Chủ Nhật, và các ngày lễ do Nhà nước quy định.

) Người lao động làm việc vào ngày lễ, Chủ Nhật, hoặc làm thêm ngoài giờ làm việc thông thường, thì được trả lương ở mức cao hơn bình thường.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

8 9

? Câu hỏi 4:

Quyền lợi của người lao động khi làm thêm giờ ?

) Trả lời:

Người lao động làm thêm giờ, thì đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm phải được trả cao hơn mức bình thường, và được tính tối thiểu như sau:

) Thời gian làm thêm giờ vào ngày thường: ít nhất bằng 150% mức lương trả tính theo ngày làm việc bình thường.

) Thời gian làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần: ít nhất bằng 200% mức lương trả tính theo ngày làm việc bình thường.

) Thời gian làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương: ít nhất bằng 300% mức lương trả tính theo ngày làm việc bình thường.

) Thời gian làm thêm giờ vào ban đêm: ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày.

? Câu hỏi 5:

Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật, thì được giải quyết như thế nào ?

) Trả lời:

Nếu việc chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật, thì người lao động sẽ:

) Được nhận sổ lao động;

) Được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định;

) Được trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp là ½ tháng lương cho mỗi năm làm việc;

) Được nhận các khoản tiền khác như: Tiền những ngày nghỉ phép hàng năm (nếu còn) mà trong thời gian làm việc chưa nghỉ; các khoản trợ giúp hoặc các quyền lợi vật chất khác quy định tại thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp (nếu có).

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

10 11

? Câu hỏi 6:

Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không không theo đúng quy định pháp luật, thì quyền lợi của người lao động được giải quyết ra sao ?

) Trả lời:

Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không theo đúng quy định pháp luật, thì quyền lợi của người lao động được giải quyết như sau:

) Người lao động được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội .

) Người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc; phải bồi thường phí tổn đào tạo (nếu có); nếu vi phạm thời hạn báo trước, phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.

) Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

? Câu hỏi 7:

Pháp luật quy định có những loại hợp đồng lao động nào?

) Trả lời:

Có 03 loại hợp đồng mà người lao động có thể ký kết dưới dạng văn bản như sau:

) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà cả hai bên không xác định thời hạn kết thúc hợp đồng;

) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng cả hai bên xác định thời hạn kết thúc hợp đồng từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

12 13

? Câu hỏi 8:

Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào?

) Trả lời:

Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà hết hạn, nhưng người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động mới trong khi đó người lao động vẫn tiếp tục làm việc, thì mặc nhiên hợp đồng cũ vẫn tiếp tục có hiệu lực và trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

? Câu hỏi 9:

Người lao động nào thuộc đối tượng được tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện?

) Trả lời:

Người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm những người như sau:

) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.

) Cán bộ không chuyên trách cấp xã.

) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.

) Người lao động tự tạo việc làm.

) Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần.

? Câu hỏi 10:

Người lao động di cư có quyền được đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động hay không?

) Trả lời:

) Người lao động di cư cũng như những người lao động khác đều có quyền được đảm bảo an toàn lao động, làm việc trong môi trường đảm bảo vệ sinh lao động.

) Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

14

sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp.

) Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.

) Người lao động có quyền được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

) Người lao động theo hợp đồng dài hạn phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ qui định. Chi phí khám sức khoẻ do người sử dụng lao động chịu.

PHẦN II:

PHÁP LUẬT cƠ BẢN VỀ HỘ TỊcH - cƯ TRÚ

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

18 19

1. QuyềN Của CôNG DâN DI Cư:

• Công dân có quyền lựa chọn, quyết định nơi cư trú dưới các hình thức: thường trú, tạm trú, lưu trú, phù hợp với các quy định của pháp luật về hộ tịch.

• Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, và các giấy tờ khác có liên quan đến cư trú.

• Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tài liệu và được hướng dẫn thủ tục liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.

• Công dân dù có tình trạng hộ tịch tạm trú hay thường trú, đều có quyền được công an, chính quyền địa phương nơi cư trú bảo vệ, tôn trọng một cách đầy đủ và bình đẳng các quyền công dân.

2. NGHĩa Vụ Của CôNG DâN DI Cư:

• Thực hiện các quy định của pháp luật về hộ tịch và cư trú.

• Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về nhân thân và tình trạng hộ tịch của mình cho cơ quan công an và chính quyền địa phương, và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.

• Nộp lệ phí đăng ký cư trú.

• Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến tình trạng hộ tịch - cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.

• Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú (công an xã/phường) khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.

? Câu hỏi 1:

Tại sao khi thay đổi nơi cư trú phải đăng ký tạm trú tại địa phương nơi đến?

) Trả lời:

) Người lao động khi di cư đến một địa phương, có nghĩa vụ và đồng thời có quyền đăng ký tạm trú với cơ quan công an xã/phường tại địa phương nơi đến.

) Nghĩa vụ đăng ký tạm trú tại địa phương nơi đến có ý nghĩa là nhằm cung cấp các thông tin về bản thân giúp cơ quan công an và chính quyền xã/phường sở tại trong việc quản lý các nhân khẩu thuộc địa bàn.

) Việc đăng ký tạm trú cũng có thể được coi là quyền của người di cư. Nghĩa là sau khi được cấp sổ tạm trú, người lao động di cư có quyền yêu cầu sự bảo hộ của

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

20 21

chính quyền xã/phường đối với mình về tính mạng, tài sản và các quyền khác như những công dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương sở tại.

) Việc đăng ký tạm trú được thực hiện thông qua công an khu vực – là người phụ trách địa bàn nơi người lao động di cư thuê nhà ở, và sẽ được cấp sổ tạm trú.

? Câu hỏi 2:

Ai và khi nào thì phải đăng ký tạm trú?

) Trả lời:

) Mọi công dân từ 15 tuổi trở lên nếu ở lại qua đêm ngoài phạm vi phường, xã, thị trấn nơi thường trú của mình với bất kỳ lý do gì đều phải khai báo tạm trú với Công an phường, xã, thị trấn hoặc đồn công an nơi đến.

) Trường hợp người ngoại tỉnh lên các thành phố lớn, thuê nhà để làm ăn lâu dài, nhưng chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến phải tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú với cơ quan công an phường/xã nơi đến.

) Công an khu vực tại nơi đến tạm trú là người có thể hướng dẫn đầy đủ các thủ tục đăng ký tạm trú.

? Câu hỏi 3:

Thủ tục đăng ký tạm trú được qui định như thế nào?

) Trả lời:

1. Người đi đăng ký tạm trú phải nộp những loại giấy tờ sau:

) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu hoặc bản khai nhân khẩu (theo mẫu).

) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất; Quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà với nhà nước; Giấy phép xây dựng.

) Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp, thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.

2. Giấy tờ phải xuất trình để đối chiếu:

) Chứng minh nhân thư nhân dân. Nếu không có chứng minh thư có thể thay thế bằng giấy tờ có xác nhận nhân thân của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

22 23

) Nếu đăng ký tạm trú là vợ chồng và con cái thì cần xuất trình Giấy đăng kết hôn của vợ chồng và giấy đăng ký khai sinh của các con.

Khi đã đầy đủ hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan công an thuộc UBND xã/phường có trách nhiệm cấp giấy biên nhận hồ sơ.

? Câu hỏi 4:

Thời hạn giải quyết việc đăng ký tạm trú là bao lâu?

) Trả lời:

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định thì trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

? Câu hỏi 5:

Các điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh và đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc Trung ương như là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ?

) Trả lời:

) Pháp luật quy định có hai trường hợp đăng ký thường trú, đó là:

(i) đăng ký thường trú tại tỉnh; và,

(ii) đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.

) Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh:

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân khác thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ xác nhận đồng ý bằng văn bản.

) Điều kiện đăng ký thường trú tại thành thành phố trực thuộc trung ương:

1. Công dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc Trung ương và tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;

b) Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

2. Thời hạn tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

24 25

3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:

a) Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an;

b) Xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về thời gian và nơi đăng ký tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú).”

? Câu hỏi 6:

Thủ tục đăng kí thường trú để được cấp sổ hộ khẩu như thế nào?

) Trả lời:

1. Nộp hồ sơ tại:

a) Đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đăng ký thường trú ở tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu (theo mẫu);

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

3. Thời hạn giải quyết là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan công an có thẩm quyền nói trên phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

? Câu hỏi 7:

Cơ quan nào có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em?

) Trả lời:

) Theo quy định, mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được đăng ký khai sinh tại UBND xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi là UBND cấp xã) nơi người mẹ có đăng ký hộ khẩu thường trú.

) Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho cháu bé mới sinh. Trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường,

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

26 27

nơi đã đăng ký khai sinh có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường, nơi người mẹ có đăng ký thường trú để biết.

? Câu hỏi 8:

Khi đăng ký khai sinh cần có những giấy tờ gì?

) Trả lời:

1. Giấy tờ phải nộp:

Giấy chứng sinh do cơ sở Y tế nơi trẻ em sinh ra cấp hoặc Giấy xác nhận của người làm chứng (nếu sinh ngoài cơ sở Y tế);

2. Giấy tờ phải xuất trình bao gồm:

) Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu có) (trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, thì không phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn);

) Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng ký tạm trú của người mẹ (nếu đăng ký theo địa chỉ tạm trú);

) Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người đi đăng ký khai sinh.

? Câu hỏi 9:

Thời hạn đăng ký khai sinh là bao lâu?

) Trả lời:

) Việc đăng ký khai sinh ngoài việc phải bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ và đầy đủ còn cần phải đảm bảo quy định về thời hạn đăng ký khai sinh. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đứa trẻ ra đời, cha, mẹ, hoặc người thân thích, người có trách nhiệm phải tiến hành các thủ tục khai sinh cho cháu bé mới sinh.

? Câu hỏi 10:

Khi không xác định được hộ khẩu thường trú, thì cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?

) Trả lời:

) Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại UBND cấp xã/phường, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên nam nữ.

) Tuy nhiên, cũng có trường hợp không xác định được hộ khẩu thường trú của cả hai bên, ví dụ như vì đi

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

28 29

học ở xa nên phải cắt hộ khẩu ở quê, tốt nghiệp ra trường không về quê công tác, nên cũng không nhập khẩu lại về quê mà cả nam, nữ chỉ đăng ký tạm trú tại nơi hiện đang công tác. Trong trường hợp này, cả hai bên nam nữ mặc dù không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì UBND cấp xã/phường, nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn, có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn.

) Như vậy, nam, nữ kết hôn có thể đăng ký tại UBND xã/phường nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn nếu cả hai bên không có hộ khẩu thường trú.

? Câu hỏi 11:

Thủ tục đăng ký kết hôn bao gồm những gì?

) Trả lời:

) Khi đăng ký kết hôn, nam nữ phải có mặt, nộp tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác về tình trạng hôn nhân và xuất trình Chứng minh thư nhân dân.

) Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/phường, nơi cư trú, về tình trạng hôn nhân của người đó.

) Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

) Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/phường ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

PHẦN III:

PHÁP LUẬT cƠ BẢN VỀ NHỮNG NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

32 33

1. QuyềN Của NGườI Có HIV

Người sống chung với HIV có các quyền cơ bản như những công dân khác, nhưng bên cạnh đó họ có các quyền đặc thù sau:

• Quyền được sống như một thành viên bình thường trong cộng đồng;

• Quyền không bị phân biệt đối xử, kì thị;

• Quyền được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;

• Quyền được học tập và làm việc bình đẳng;

• Quyền được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

• Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.

2. NGHĩa Vụ Của NGườI Có HIV

• Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

• Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;

• Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV.

? Câu hỏi 1:

Các con đường có thể bị lây nhiễm HIV?

) Trả lời:

HIV có thể lây truyền từ người sang người bằng các cách sau:

) Quan hệ tình dục xâm nhập không bảo vệ với người sống chung với HIV;

) Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ sắc nhọn khác;

) Từ mẹ nhiễm HIV lây truyền sang con trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú;

) Truyền máu hoặc các sản phẩm của máu có chứa HIV.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

34 35

? Câu hỏi 2:

HIV có trong nước bọt, vậy HIV có lây qua đường ăn uống không ? Bị người nhiễm HIV cắn có làm lây nhiễm HIV không ?

) Trả lời:

) Ăn uống chung không làm lây truyền HIV vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus.ml) không đủ lây bệnh.

) Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.

) Trên thế giới chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp nào nhiễm HIV qua việc cắn nhau. Tuy nhiên trường hợp này người bị cắn cần rửa sạch chỗ bị cắn bằng nước sạch, tốt nhất nên rửa nơi có vòi nước, sau đó rửa lại bằng xà phòng.

? Câu hỏi 3:

Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV?

) Trả lời:

) Không dùng chung bơm và kim tiêm;

) Dùng bao cao su nam hoặc nữ khi quan hệ tình dục;

) Chung thủy;

) Bảo đảm máu hoặc các sản phẩm của máu được xét nghiệm HIV và tuân thủ tiêu chuẩn an toàn máu;

) Thường xuyên xét nghiệm HIV;

) Cần uống thuốc điều trị HIV đều đặn và theo hướng dẫn của thày thuốc.

? Câu hỏi 4:

Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với những trường hợp nhiễm HIV nào?

) Trả lời:

Nhà nước có những chính sách như sau để hỗ trợ những người phải chung sống với HIV:

) Hỗ trợ phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con;

) Hỗ trợ nuôi trẻ dưới 6 tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế;

) Hỗ trợ bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

) Hỗ trợ điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

36 37

? Câu hỏi 5:

Những hành vi nào liên quan đến HIV bị pháp luật nghiêm cấm?

) Trả lời:

Những hành vi sau đây là vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm:

a. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.

b. Đe dọa truyền HIV cho người khác.

c. Kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.

d. Cha mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bở rơi người được giám hộ nhiễm HIV.

e. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho những người khác mà không được họ cho phép.

f. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.

g. Ép buộc xét nghiệm HIV.

h. Truyền máu hay sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.

i. Từ chối khám, chữa bệnh cho người bệnh vì biết, hay nghi ngờ người đó nhiễm HIV.

j. Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan tới HIV/AIDS.

k. Lợi dụng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

? Câu hỏi 6:

Người nào cố ý lây truyền HIV cho người khác có bị xử lý hình sự không?

) Trả lời:

) Bộ luật hình sự quy định nếu người sống chung với HIV có hành vi cố ý lây truyền HIV (từ chính cơ thể họ) cho người khác thì có thể bị phạt tù 1 năm cho đến bảy năm.

) Ngoài ra, pháp luật cũng quy định người nào cố tình lây truyền HIV cho người khác từ các nguồn khác mà không phải nguồn HIV từ chính cơ thể họ cũng bị phạt tù từ ba năm cho đến hai mươi năm hoặc chung thân.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

38

? Câu hỏi 7:

Người có HIV có nghĩa vụ phải thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?

) Trả lời:

Luật Phòng chống HIV/AIDS quy định rằng người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ (chồng) hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết.

? Câu hỏi 8:

Người nhiễm HIV có bị cấm hành nghề nào không?

) Trả lời:

) Pháp luật không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV trong lĩnh vực việc làm. Nhìn chung người bị nhiễm HIV không bị cấm làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp nào.

) Tuy nhiên, đối với một số nghề nghiệp như nghề lái máy bay, một số nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, thì người nộp đơn xin việc phải được xét nghiệm HIV khi tuyển dụng.

PHẦN IV:

PHÁP LUẬT cƠ BẢN VỀ Y TẾ, GIÁO Dục

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

40 41

1. QuyềN Và NGHĩa Vụ HọC TậP Của CôNG DâN (THeo LuậT GIáo DụC)

• Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

• Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

• Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

• Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

2. QuyềN Và NGHĩa Vụ Của NGườI bệNH (THeo LuậT kHám CHữa bệNH)

• Người lao động di cư khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh được tư vấn, được giải thích về tình trạng sức khỏe, được áp dụng phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho phù hợp với bệnh, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

• Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật.

3. QuyềN Và NGHĩa Vụ Của NGườI THam GIa bảo HIểm y Tế

• Người tham gia bảo hiểm được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế, lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế

• Người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

42 43

? Câu hỏi 1:

Con em của người lao động di cư có bị phân biệt đối xử khi đi học với con em của người dân sở tại không ?

) Trả lời:

) Theo quy định của Luật giáo dục, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

) Chính vì thế, con em của người lao động di cư cũng được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để học tập và không bị phân biệt đối xử về các mặt (học phí, chương trình học tập, v.v.) so với con em của người dân sở tại.

? Câu hỏi 2:

Người nào được coi là người giám hộ hợp pháp con em của người lao động di cư, và chịu trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục khi người lao động di cư làm việc xa nhà?

) Trả lời:

) Theo quy định của pháp luật, người giám hộ đương nhiên của trẻ em chính là cha, mẹ của các em.

) Trong trường hợp cha mẹ vắng mặt, thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của người em chưa thành niên, hoặc nếu anh cả và chị cả không có điều kiện thì anh hoặc chị kế tiếp - là người giám hộ, hoặc ông bà nội, ông bà ngoại, bác, chú, cậu, cô dì - là người giám hộ.

) Tuy nhiên, người giám hộ phải đủ tiêu chuẩn là có tư cách đạo đức tốt, không phải người đang bị kết án, có điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện việc giám hộ.

) Khi người lao động phải di cư tới địa phương khác để làm việc và để con em lại quê nhà, thì người được coi là giám hộ của trẻ em có trách nhiệm và có quyền đại diện cho con em của người lao động tại cơ sở giáo dục ở quê nhà.

? Câu hỏi 3:

Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh với nhà trường là gì?

) Trả lời:

Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có các quyền sau đây:

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

44 45

) Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ

) Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường

) Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ

? Câu hỏi 4:

Các khoản thu nào mà cha mẹ hoặc người giám hộ phải đóng cho nhà trường?

) Trả lời:

Theo quy định của Luật giáo dục, cha mẹ hoặc người giám hộ chỉ phải đóng các khoản sau đây: học phí, lệ phí tuyển sinh, phí cơ sở vật chất, hội phí ban đại diện phụ huynh học sinh.

? Câu hỏi 5:

Đối tượng nào được miễn, giảm học phí?

) Trả lời

) 4 đối tượng được miễn học phí, cụ thể như sau:

(i) Người có công với cách mạng và người thân có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi với người có công với cách mạng ban hành năm 2005;

(ii) Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao và hải đảo, các xã vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển và các thôn bản đặc biệt khó khăn;

(iii) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

(iv) Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

46 47

) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

(i) Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc

(ii) Các chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.

) đối tượng được miễn giảm 50% học phí gồm:

(iii) Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

(iv) Học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề.

? Câu hỏi 6:

Quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT) được pháp luật qui định như thế nào?

) Trả lời:

Người tham gia bHyT được quỹ bHyT chi trả các chi phí sau đây:

) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

) Chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng là người có công với cách mạng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo qui định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình cận nghèo trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật cao.

? Câu hỏi 7:

Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?

) Trả lời:

Việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của cá nhân được quy định như sau:

1. Hồ sơ nộp 2 bộ, gồm:

a. Tờ khai tham gia BHYTTN theo đối tượng nhân dân (theo mẫu)

b. Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú (Trình để đối chiếu)

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

48 49

c. Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh (Trình để đối chiếu)

2. Cá nhân tham gia bHyT tự nguyện lập tờ khai theo mẫu và xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú và CmTND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh cho đại lý thu để kiểm tra đối chiếu.

3. mức đóng: 320.000 đồng/người/1 năm cho khu vực thành thị và 240.000 đồng/người/1 năm cho khu vực nông thôn.

? Câu hỏi 8:

Trẻ em dưới 6 tuổi tham gia bảo hiểm y tế được quyền lợi gì?

) Trả lời:

Trẻ em dưới 6 tuổi tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

? Câu hỏi 9:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc khác nhau về về chế độ như thế nào ?

) Trả lời:

) Bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ như sau:

- chế độ ốm đau, thai sản;

- tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- hưu trí, tử tuất.

) Bảo hiểm tự nguyện chỉ được hưởng một số chế độ như sau:

- chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

PHẦN V:

PHÁP LUẬT cƠ BẢN VỀ KINH DOANH NHỎ

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

52 53

? Câu hỏi 1:

Người ngoại tỉnh có hộ khẩu tại một nơi có quyền thành lập doanh nghiệp hoạt động ở nơi không phải địa chỉ thường trú được không?

) Trả lời:

) Mọi công dân Việt Nam đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người quản lý doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp.

) Do vậy, mặc dù là người ngoại tỉnh không có hộ khẩu thường trú tại nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp nhưng vẫn có thể thành lập và quản lý doanh nghiệp.

? Câu hỏi 2:

Pháp luật có cho phép thuê người làm đại diện trước pháp luật cho công ty hay không?

) Trả lời:

) Luật doanh nghiệp năm 2005 cho phép các sáng lập viên có thể thuê người làm giám đốc điều hành hoặc làm người đại diện theo pháp luật cho công ty.

) Tuy nhiên, nếu bạn được thuê làm người đại diện trước pháp luật cho một công ty nào đó thì cần phải biết công ty kinh doanh lĩnh vực gì ? Quyền và trách nhiệm của bạn như thế nào trong việc điều hành công ty ? Hãy cẩn thận, nếu không bạn sẽ bị lừa vì công ty vi phạm pháp luật thì bạn chính là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do vậy, Bạn nên đặc biệt lưu ý về những quy định về quyền và nghĩa vụ của bạn với tư cách là người đại diện pháp luật cho công ty được quy định trong Hợp đồng thuê Giám đốc được ký giữa bạn với các sáng lập viên của công ty.

? Câu hỏi 3:

Việc đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể được quy định như thế nào?

) Trả lời :

) Mọi cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đều có quyền đăng ký hộ kinh doanh cá thể, kể cả trường hợp người đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể không có hộ khẩu thường trú tại nơi thành lập.

) Cơ quan có thẩm quyền cấp là UBND quận, huyện cấp.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

54 55

) Hồ sơ gồm:

(i) Bản sao có chứng thực: Chứng minh thư và hộ khẩu thường trú của người đứng đầu hộ kinh doanh cá thể

(ii) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đặt trụ sở chính

(iii) Hợp đồng thuê nhà (không cần công chứng) nếu người đại diện không phải là người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

) Hồ sơ nộp tại phòng kế hoạch hoặc phòng đăng ký kinh doanh của quận, huyện nơi dự kiến đặt trụ sở

? Câu hỏi 4:

Hộ kinh doanh cá thể kê khai nộp thuế như thế nào?

) Trả lời:

1. Thuế môn bài: được nộp cho cả năm. Nếu đơn vị kinh doanh đi vào hoạt động trong khoảng thời gian sáu tháng đầu năm thì phải nộp thuế môn bài cả năm; trường hợp hoạt động vào sáu tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

2. Nộp thuế khoán: Số thuế khoán được xác định cho từng tháng và ổn định khoán trong một năm, trừ trường hợp hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.

? Câu hỏi 5:

Kinh doanh băng, đĩa ca nhạc nhân bản trái phép có bị xử phạt?

) Trả lời:

kinh doanh băng đĩa ca nhạc nhân bản trái phép sẽ bị xử phạt như sau:

Hành vi Số lượng mức phạt

Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành

5 bản đến dưới 100 bản

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng

100 bản đến dưới 300 bản

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng

từ 300 bản đến dưới 500 bản

Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng

từ 500 bản đến dưới 1.000 bản

từ 5 triệu đồng đến 10 đồng

từ 1.000 bản đến dưới 5.000 bản

20 triệu đồng đến 30 triệu đồng

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

56 57

Ngoài ra, có một số hành vi khác sẽ bị xử phạt như sau:

Hành vi mức phạt

Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực

từ 5 triệu đồng đến 10 đồng

Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quy định thu hồi, tịch thu

từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng

Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung đồi trụy

? Câu hỏi 6

Việc bán hóa đơn giá trị gia tăng có vi phạm pháp luật không?

) Trả lời:

) Việc bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

) Tùy theo tình tiết của vụ việc, người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác có thể bị xử lý bởi các tội "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 139 Bộ luật hình sự; "Tội tham ô tài sản" theo Điều 278; "Tội buôn lậu" theo Điều 153; "Tội trốn thuế" theo Điều 161; "Tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả" theo Điều 181.

PHẦN VI:

PHÁP LUẬT cƠ BẢN VỀ AN TOÀN TRẬT TỰ XÃ HỘI

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

60 61

? Câu hỏi 1:

Việc tụ tập đánh bạc có vi phạm pháp luật hay không?

) Trả lời:

) Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, trừ trường hợp đặc biệt được Nhà nước cấp giấy phép cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, giải trí.

) Việc các cá nhân tụ tập đánh bạc là vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

) Trường hợp giá trị bằng tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 2 triệu đồng thì sẽ bị xử lý hình sự về tội đánh bạc. Ngoài ra, người nào tổ chức đánh bạc còn có thể bị xử lý thêm tội Tổ chức đánh bạc.

? Câu hỏi 2:

Những hành vi nào thì bị coi là xâm hại tình dục, và có thể bị xử lý như thế nào ?

) Trả lời:

) Những hành vi sau đây được coi là xâm hại tình dục:

+ Phô bày bộ phận sinh dục của mình để người khác nhìn thấy

+ Nhìn trộm khi nạn nhân tắm rửa, thay quần áo

+ Dùng lời nói hoặc cho xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm để kích thích tình dục

+ Bắt nạn nhân chạm vào bộ phận sinh dục của mình hoặc động chạm, vỗ nhẹ, véo, vuốt ve, bóp nắn, cù hay sờ lên cơ thể nạn nhân

+ Bắt nạn nhân quan hệ tình dục, hiếp dâm

) Người nào có những hành vi xâm hại tình dục nêu trên, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả xẩy ra đối với nạn nhân, có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự.

) Nạn nhân của những hành vi xâm hại tình dục có thể trình báo với đoàn thể xã hội để giáo dục kẻ vi phạm, nếu ở mức độ nhẹ; hoặc, có thể tố cáo với cơ quan công an để áp dụng các biện pháp chế tài theo quy định của xử phạt hành chính, hoặc khởi tố vụ án hình sự.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

62 63

) Trường hợp có hành vi quan hệ tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi mà không có sự thuận tình của đối tác thì có thể bị truy tố theo tội danh là ’hiếp dâm trẻ em’, hoặc ’cưỡng dâm trẻ em’.

) Mức hình phạt cho nhóm những loại tội này, tùy theo tình tiết của vụ việc, có thể từ mức thấp nhất là 6 tháng tù và mức hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình.

? Câu hỏi 4:

Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có phải là hành vi phạm tội không?

) Trả lời :

) Việc tiêu thụ tài sản của kẻ gian mà biết rõ tài sản là do hành vi phạm tội mà có - là hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự.

) Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

? Câu hỏi 3:

Hành vi quan hệ tình dục với một bé gái dưới 16 tuổi có phải là hành vi phạm pháp luật không ?

) Trả lời:

) Việc giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi là hành vi tội phạm hình sự; người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước tòa án.

) Trường hợp có hành vi quan hệ tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi mà có sự thuận tình của đối tác vẫn bị coi là hành vi phạm tội, và bị truy tố theo tội danh là ’giao cấu với trẻ em’, hoặc ’dâm ô với trẻ em’. Thực tế cho thấy có một số bạn trẻ do không hiểu biết pháp luật, khi có bạn gái ở độ tuổi dưới 16, có suy nghĩ đơn giản là người yêu, thậm chí là ’vợ tương lai’, vì yêu nhau quá nên đã ’ăn cơm trước kẻng’, quan hệ tình dục với nhau. Nhất là trong hoàn cảnh người bạn gái dưới 16 tuổi, đôi khi chủ động hiến dâng. Trong trường hợp này, nếu không có sự hiểu biết pháp luật, không vượt qua được chính mình, mà ’ăn trái cấm’, thì rất dễ bị rơi vào hoàn cảnh phạm tội hình sự. Không ít vụ việc như vậy đã xảy ra, cả đôi trai gái đều khóc lóc sướt mướt trước lời tuyên án của thẩm phán về hình phạt tù với người bạn trai. Lời khuyên của chúng tôi là: tình yêu ơi, hãy cảnh giác !

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

64 65

? Câu hỏi 6:

Hành vi cho vay nặng lãi có vi phạm pháp luật không, và bị xử lý như thế nào ?

) Trả lời:

) Người cho vay nặng lãi với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố từ 10 lần trở lên thì bị coi là hành vi phạm tội hình sự.

) Hình phạt đối với hành vi phạm tội này, tùy theo mức độ và tình tiết vi phạm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm; Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm.

? Câu hỏi 5:

Hành vi gây rối trật tự nơi công cộng, dùng vũ khí thô sơ sẽ bị xử lý như thế nào ?

) Trả lời:

) Nếu hành vi vi phạm của một người đang ở mức độ nhẹ thì phải chịu chế tài theo quy định xử lý hành chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

) Nếu thuộc trường hợp sau, thì có thể bị xử lý hình sự:

- Gây hậu quả nghiêm trọng

- Hành vi phá phách có tổ chức;

- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

- Xúi giục người khác gây rối;

- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

- Tái phạm nguy hiểm

) Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, hậu quả cũng như mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả mà có thể chịu các mức hình phạt trên. Hành vi gây rối trật tự công cộng còn thể bị xử lý hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

PHẦN VII:

ĐỊA cHỈ TƯ VẤN, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ cHO

NGƯỜI LAO ĐỘNG DI cƯTRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

68 69

QuậN CẦu GIẤy

4. Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light)

Địa chỉ: Tòa nhà số 4, nhà A2, đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-22696269

5. Dịch vụ tư vấn Linktam

Địa chỉ: Tổ 6 - P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 1900 59 99 30

6. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSaGa)

Địa chỉ: Ngõ 191 Đê La Thành - Tổ 6 Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-37910014

7. Trung tâm đào tạo nghề nhân đạo

Địa chỉ: Số 25 - ngõ 48 Linh Quang, Q. Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-35183481 - 3 8519774

TRuNG Tâm Tư VẤN PHáP LuậT CộNG đỒNG (VIệN PLD)

Địa chỉ: Tầng 8, Nhà B, Trường Đại học Công đoàn, 169 Tây Sơn, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-35334330

QuậN HoàN kIếm

1. Công ty Luật TNHH Hoàng Giao

Địa chỉ: số 97, Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại : 84-4-39412900

2. Trạm y tế phường Phúc Xá

Địa chỉ: 84 Nghĩa Dũng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-38238001

QuậN đỐNG đa

3. Văn phòng Luật sư bình an

Địa chỉ: Số 45A, Ngõ số 5, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-22460803

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cưSổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

70 71

QuậN Tây HỒ

14. Trung tâm dạy nghề koto

Địa chỉ: Số 101 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 84-4- 37616 23

15. Nhà Tạm lánh và phòng tư vấn của CWD

Địa chỉ: Tầng 4, số 20 Thụy Khuê

Điện thoại: 84-4-37280 936

Điện thoại khẩn cấp: 09460 833 380

0946 833 382

0946 833 384

QuậN LoNG bIêN

16. bệnh viện đức Giang Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ Hà Nội

Địa chỉ: Phố Trường Lâm, Q. Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 84-4- 38776625

QuậN THaNH XuâN

17. Ngôi nhà tuổi trẻ

Địa chỉ: Số 5, Nguyễn Quý Đức, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-3554 0155

QuậN ba đÌNH

8. Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/aIDS

Địa chỉ: Số 1 ngõ 135 phố Núi Trúc, phường Kim Mã

9. Nhà sinh hoạt cộng đồng Ngày mới

Địa chỉ: 123 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-22150170

10. Phòng khám đa khoa

Địa chỉ: tầng 3, 50 Hàng Bún, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-39284007

11. Trung tâm nghiên cứu sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng (CeFaCom)

Địa chỉ: Ngõ 5 - Số nhà 45 - Phố Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-35372558

12. Trung tâm ReaCH

Địa chỉ: Số 347 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 84-4- 37623995

13. Văn phòng hỗ trợ pháp lý cho Phụ nữ

Địa chỉ: Số 503 Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-37612623

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

72

QuậN HoàNG maI

18. Trung tâm sức khỏe phụ nữ

Địa chỉ: Số 2 , ngõ 43, phố Kim Đồng, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-36647546/47

QuậN HaI bà TRưNG

19. Trung tâm hỗ trợ pháp lý - Hội luật gia Việt Nam

Địa chỉ: Số 4, Nguyễn Thượng Hiền, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-394270/71