sách hướng dẫn - damectrong tập sách này, bạn sẽ tìm thấy một bộ các thông...

95
Sách Hướng Dẫn Handbook Tái bản lần thứ 2 2 nd Edition Henry Steinberger, Ph.D., Editor © 2004 Những chdn và phương pháp thc tiễn giúp hi phc khi các tt ghin tai hi.- Practical information and strategies to help you recover from the harmful habits called addictions tên cũ: Cẩm Nang ca Hi Viên SMART Recovery ® VIETNAMESE

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • Sách Hướng Dẫn Handbook Tái bản lần thứ 2 2nd Edition

    Henry Steinberger, Ph.D., Editor © 2004

    Những chỉ dẫn và phương pháp thực tiễn giúp hồi phục khỏi các tật ghiền tai hại.- Practical information and strategies to help you recover from the harmful habits called addictions

    tên cũ: Cẩm Nang của Hội Viên SMART Recovery®

    VIETNAMESE

  • Lời Tựa Và Cám Ơn Của Chủ Biên - Editor’s Note and Thanks

    Thân chào qúi bạn đến với Tập Sách SMART Recovery® (Hồi Phục Khôn Ngoan). Trong tập sách này, bạn sẽ tìm thấy một bộ các thông tin về cách tự giúp, những phương tiện và phương pháp có thể giúp bạn hoàn toàn ngưng hẳn những tật ghiền tai hại (như rượu chè, ma túy và cờ bạc). Khi áp dụng một cách kiên trì, và với sự cố gắng, chương trình này có thể giúp bạn hồi phục thành công, lấy lại cuộc sống của mình khỏi các bệnh ghiền tai hại. Chúng tôi hy vọng tập sách này sẽ làm cho chương trình SMART Recovery® dễ theo dõi và tiện lợi hơn, không những trong buổi họp mặt hay khi họp trên mạng, mà bất cứ lúc và nơi nào bạn đọc tập sách này. Bạn hãy dùng tập sách này để chia sẻ chương trình SMART Recovery® với bạn bè, người thân, bác sĩ, tu sĩ và bất cứ ai cần biết cách tự giúp mình khỏi các bệnh ghiền. Trung bình, một trong mười người chúng ta có thể phải đương đầu với một bệnh ghiền nghiêm trọng trong đời mình, nên hầu như ai cũng biết người nào khác có thể cần đến tập sách này. Tập sách này thay thế cho Cẩm Nang dành cho Hội Viên SMART Recovery® trước đây. Chúng tôi bỏ chữ “Hội viên” trong tựa sách để cho thấy đây không phải là một tổ chức thu nhận hội viên, mà là một tổ chức giáo dục của những người tình nguyện cống hiến khả năng và dịch vụ cho cộng đồng. Chương trình của chúng tôi dựa vào khoa học. Ban Giám Đốc của tổ chức SMART Recovery® đã thu thập các nghiên cứu, tham khảo với các chuyên viên, và lắng nghe kinh nghiệm của những Hướng Dẫn Viên tình nguyện và của những người đến tham dự các buổi họp tự giúp miễn phí của chúng tôi để hình thành Chương trình SMART Recovery® trong tập sách này. Bạn mua Tập sách này sẽ giúp chúng tôi cung cấp những buổi họp tự giúp miễn phí trong cả hai hình thức gặp mặt và trên mạng, điều chỉnh lại các phương tiện tự giúp như trong tập sách này, tổ chức hội thảo để học hỏi và thảo luận về các bệnh ghiền và sự loại trừ chúng, và đề nghị sự chọn lựa trên cả hai lãnh vực tự giúp và điều trị các bệnh ghiền. Chúng tôi cám ơn sự hỗ trợ của Bạn. Chủ biên,

    Henry Steinberger, Ph. D.

  • Đặc biệt tri ân…

    Một phần chi phí cho việc biên soạn và in ấn Cẩm Nang đầu dành cho Hội viên SMART Recovery® trước đây đã do sự tài trợ của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation. Dù có sửa chữa và in những ấn bản mới, chúng tôi luôn biết ơn sự khởi đầu này. Chúng tôi cũng cám ơn nhiều người đã đóng góp ý kiến và tài liệu cho Tập Chỉ Dẫn đầu tiên đưa tới Tập Sách này. Họ là: Ban Chấp Hành SMART Recovery®, các Nhóm SMART Recovery® ở Fremont (CA), Greenwich Village (NY), San Diego (CA), và Houston (TX), Tom Horvath, Michler Bishop, Philip Tate, Vincent Fox, Robert F. Sarmiento, Wendell Rawlins, Michael E. Bernard, Viện Trị liệu Cảm Xúc Hợp Lý (hiện là Viện Trị liệu Cảm xúc Hành vi Hợp lý Albert Ellis) và nhiều đóng góp khác chưa từng được nhắc đến, nhưng công việc và sự quảng đại của họ vẫn luôn được tri ân. Chúng tôi cũng cám ơn nhiều người khác nữa, đặc biệt là các Hội Viên Ban Duyệt Xét Tập sách: Elaine Appel, John Boren, Joe Gerstein, Tom Horvath, Robert Taylor, and Shari Allwood, họ đã đóng góp suy tư, quan điểm, kiến thức, kinh nghiệm để tái duyệt và viết ra ấn bản SMART Recovery® mới này.

    Từ chối Trách nhiệm

    Không phải ai cũng có thể hồi phục khỏi các bệnh ghiền bằng cách đọc một tập sách hay dự các buổi họp, ngay cả khi họ đã thật sự thử tất cả những gì được đề nghị. Mặc dù Tập Sách này, những buổi họp SMART Recovery® do tình nguyện viên hướng dẫn, và chương trình SMART Recovery® đã chứng tỏ rất hữu ích và ngay cả đủ để giúp cho một số người vượt ra khỏi bệnh ghiền, các buổi họp, tài liệu và chương trình của chúng tôi KHÔNG có ý định thay thế cho những giúp đỡ hay điều trị chuyên môn. Nếu bạn đang thật sự khó khăn vì rượu, ma túy hay những tật ghiền nguy hiểm khác, chúng tôi khẩn thiết đề nghị bạn tìm sự giúp đỡ chuyên môn bên cạnh việc sử dụng chương trình SMART Recovery®. Xin chú ý là chúng tôi cung cấp danh sách các chuyên gia có cùng những nguyên tắc như SMART Recovery® trên trang mạng www.smartrecovery.org.

    Xuất bản bởi Alcohol & Drug Abuse Self-Help Network, Inc. d.b.a. SMART Recovery® Email: [email protected] www.smartrecovery.org

    http://www.smartrecovery.org/

  • Nội Dung

    Phần 1: Giới Thiệu SMART Recovery® Phần nầy trả lời những câu hỏi: SMART Recovery® là gì và ai có thể hưởng những lợi ích của nó? Trình bày mục tiêu, sứ mạng, các phương pháp của chương trình; và cơ cấu tổ chức qua đó các tình nguyện viên của chúng tôi phục vụ bạn và cộng đồng. Phần 2: Các buổi họp và hỗ trợ trên mạng Phần này trình bày đại cương buổi họp tiêu biểu của chúng tôi, những điều lệ căn bản của buổi họp, triết lý và những tin tưởng mà các buổi họp và chương trình của chúng tôi dựa theo. Cũng có tài liệu hướng dẫn cách tìm đến và sử dụng các buổi họp và hỗ trợ trên mạng khác.

    -Chương trình 4-Điểm-

    Mỗi chương trong bốn phần tiếp theo cung cấp chi tiết và phương cách đối phó với bốn lãnh vực mà người đang tìm kiếm sự hồi phục thấy khó khăn nhưng cần thiết phải hoàn thành để thành công lâu dài. Phần 3: Điểm # 1 - Xây dựng và Duy trì Quyết tâm thay đổi Phần 4: Điểm # 2 - Đối phó với những Cơn thèm Phần 5: Điểm # 3 - Tự điều chỉnh Ý nghĩ, Hành vi, và Cảm xúc của mình Phần 6: Điểm # 4 - Tạo ra một Lối sống chú trọng đến những Thỏa mãn tức thời và lâu dài Phụ lục: Những Tài liệu Bổ sung Hữu ích

    A: Danh sách các tài liệu SMART Recovery® đề nghị đọc thêm B: Những trang mạng và Liên lạc của các Nhóm Hỗ Trợ khác C: Các Tài liệu SMART Recovery đang có D: Lập trường của SMART Recovery về các loại thuốc điều trị E: Dành cho những người chăm sóc cho người khác - Chương trình CRAFT (Community Reinforcement

    Approach and Family Training) F: Chương trình InsideOutTM dành cho những người trong các trung tâm cải huấn G: Những cách thức Bạn có thể hỗ trợ cho SMART Recovery® H: Những gì có hiệu quả? Khoa học trong Chương trình SMART Recovery® I : Ban Giám Đốc SMART Recovery®

    J: Hội Đồng Cố Vấn Quốc Tế của SMART Recovery®

  • Phần 1: Giới thiệu SMART Recovery® Section 1/Page1

    Sách Hướng Dẫn- Handbook

    Phần 1- Section 1

    Giới thiệu SMART Recovery®- Introduction to SMART Recovery SMART Recovery® là gì ? - What is SMART Recovery

    ®?

    SMART Recovery® coi trọng các tình nguyện viên- SMART Recovery® Values its Volunteers Ai có thể hưởng lợi ích của chương trình SMART Recovery®? - Who can Benefit from SMART Recovery

    ®?

    Mục đích và phương pháp của SMART Recovery®- SMART Recovery®’s Purposes & Methods

    Cách trợ giúp của chương trình SMART Recovery® - How Help is Provided

  • Phần 1:: Giới thiệu SMART Recovery® Phần 1/Trang 2

    Chào mừng các bạn đến với SMART Recovery®! Welcome to SMART Recovery

    ®!

    SMART Recovery® là gì ? Một mạng lưới quốc tế của các nhóm tự giúp, gồm cả họp mặt và họp trên mạng, và những tài liệu tự giúp kèm theo như Tập Sách này. Một tổ chức giáo dục, từ thiện và bất vụ lợi của các tình nguyện viên, những người đã hình thành một chương trình tự giúp và muốn chia sẻ với tất cả những ai muốn tránh khỏi các tật ghiền tai hại. Một chương trình tự giúp trên cơ sở bỏ hẳn tật ghiền và dựa vào những phương cách thay đổi các hành vi nghiện ngập được nghiên cứu công phu. Mặc dù có tính cách trợ giúp, chương trình cung ứng nhiều hơn là sự tương trợ lẫn nhau. Là một chương trình tự giúp, nó thúc đẩy người sử dụng học cách đánh bại những tật ghiền của mình qua sự tiếp thu và thực hành đầy đủ các phương pháp của chương trình. Nó đánh tan những huyền thoại tai hại về sự nghiện ngập có thể kềm chân và làm mất niềm tin của người muốn hồi phục, hay làm chậm trễ sự hồi phục của họ.

    SMART Recovery® chính là Bạn. Vâng, bạn là người tham dự các buổi họp mặt và họp trên mạng của chúng tôi, là người đọc các tài liệu do chúng tôi xuất bản; là người sử dụng chương trình của chúng tôi để thoát khỏi các tật ghiền tai hại, bạn hãy nói lại với người khác về hiệu quả mà SMART Recovery® đã giúp mình, hay tặng tiền bạc cho chương trình. SMART Recovery® đặc biệt chính là bạn, người đã tình nguyện đóng góp thì giờ của mình để giúp chương trình ở các mức độ khác nhau.

  • Phần 1:: Giới thiệu SMART Recovery® Phần 1/Trang 3

    SMART Recovery® coi trọng các tình nguyện viên SMART Recovery

    ® Values Volunteers

    Các Trưởng Nhóm là nồng cốt của tổ chức. Họ tin tưởng những nguyên tắc của chương trình và muốn phục vụ cộng đồng bằng cách cống hiến thì giờ của mình để tổ chức, quảng bá và hướng dẫn các buổi họp, gặp mặt hay trên mạng. Nhiều người đã từng chịu khổ vì nghiện ngập nhưng phục hồi nhờ chương trình SMART Recovery®. Họ có thể tự tìm một người cố vấn giúp mình, hay Văn phòng trung ương giúp tìm cho họ. Cố Vấn cho Tình Nguyện Viên là các chuyên viên trong lãnh vực nghiện hay tật bệnh tâm lý. Họ cống hiến thì giờ và khả năng chuyên môn để giúp đỡ các Trưởng Nhóm, huấn luyện những người này để hướng dẫn các nhóm SMART Recovery® ,và hỗ trợ hành chánh. Người Cố Vấn cũng có mặt khi một tham dự viên biểu lộ những hành vi căng thẳng trong nhóm và cần được hướng dẫn tới nơi chăm sóc thích hợp. Cộng đồng SMART Recovery® Trên Mạng gồm người phụ trách trang mạng, các Trưởng Nhóm trên mạng, và nhiều người khác giải quyết các vấn đề đặc biệt của trang mạng và các sinh hoạt liên hệ, như hướng dẫn nhóm trên mạng, bản tin và cà-phê trên mạng. Muốn trở thành Trưởng Nhóm hay Cố Vấn: những bạn tin tưởng các nguyên tắc của chương trình chúng tôi (như sự chọn lựa, trách nhiệm cá nhân, sử dụng những nguyên tắc giúp thay đổi đã được kiểm chứng, và chấp nhận bản thân một cách vô điều kiện) tất cả đều được hoan nghênh trở thành trưởng nhóm hay cố vấn. (Người Cố vấn phải có trình độ của một chuyên viên y tế về hành vi liệu pháp). Lời mời này cũng dành cho người đã khỏi tật ghiền qua chương trình SMART Recovery® hay qua những phương cách khác, hay những người không bao giờ bị ghiền nhưng muốn giúp đỡ cộng đồng. Nhân viên hành chánh vùng và các tình nguyện viên khác: hỗ trợ hành chánh và các công việc bình thường khá nhiều không thể liệt kê ra hết, bao gồm sắp xếp các khóa huấn luyện, tìm nơi họp, và thông báo các buổi họp địa phương. Ban Giám Đốc biên soạn chương trình và các chính sách của chúng tôi, giám sát sự phát triển của tổ chức, huấn luyện người tình nguyện, và bênh vực cho quyền chọn lựa của người sử dụng trong các chương trình tự giúp và điều trị. Hội đồng Cố vấn Quốc tế gồm những chuyên viên nổi tiếng trong lãnh vực các bệnh ghiền và liên hệ. Họ đã đánh giá chương trình chúng tôi có hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy danh sách mới nhất của những người này và các đóng góp của họ (và nếu muốn bạn có thể chuyển lời cám ơn họ) trên trang mạng chúng tôi là www.smartrecovery.org. SMART Recovery® cũng có một số nhỏ nhân viên có lương mà sự tận tâm và sáng tạo của họ vượt khỏi số tiền họ nhận. Bạn có thể gặp họ trên mạng hay tại văn phòng SMART Recovery®.

    SMART Recovery®

    Phone: 440/951-5357; Toll Free 866/951-5357 ; fax: 440/951-5358 E-mail: [email protected]

  • Phần 1:: Giới thiệu SMART Recovery® Phần 1/Trang 4

    Ai có thể hưởng lợi ích của chương trình SMART Recovery®? Bất cứ ai! Có thể là Bạn - Who Can Benefit from SMART Recovery®? Anyone! Maybe you.

    SMART Recovery® có những cái hay nào? Chúng tôi thường được hỏi là ai có thể hưởng lợi ích nhiều nhất từ chương trình này. Một số người lầm tưởng chương trình chỉ dành cho những người “khôn ngoan”. Hãy làm rõ điều này. Các chữ cái trong đầu đề SMART tiêu biểu cho:

    Self (Tự mình) Management (Quản lý) And (Và) Recovery (Hồi phục) Training (Huấn luyện)

    Dù tin rằng chương trình huấn luyện của mình là một chọn lựa khôn ngoan và thông minh, chúng tôi không nói là mình khôn hơn người khác. Chúng tôi hỗ trợ sự hồi phục khỏi các tật ghiền của bất cứ ai muốn đạt được mục đích đó dù họ chọn chương trình chúng tôi hay không. SMART Recovery® cung cấp chương trình tự giúp cho mọi người dựa trên ngành khoa học về sự tự chủ.

    Một chương trình được chọn lựa đầu tiên, dùng thay thế, hay bổ túc?

    Vài người lầm tưởng là chương trình chúng tôi chỉ dành cho những ai không chấp nhận hay đã thất bại với các chương trình truyền thống khác. Hãy làm rõ điều này. Thật ra bạn có thể dùng SMART Recovery® như là một chọn lựa đầu tiên trên con đường hồi phục của mình, hay là một chương trình thay thế cho chương trình khác mà bạn không vừa ý, hay bổ túc thêm cho một chương trình khác mình thấy có ích nhưng vẫn còn cần thêm vài vấn đề.

    Lựa chọn là chìa khóa của Hồi Phục. Điều gì quyết định chương trình SMART Recovery® là sự lựa chọn đúng đắn của bạn? Chúng tôi tin tưởng rằng các chương trình tương trợ và điều trị chỉ hữu hiệu nếu người cần được giúp đỡ có sự tự do chọn lựa. Sự tin tưởng này dựa vào kết qủa nghiên cứu. Do đó chúng tôi ủng hộ sự lựa chọn cá nhân và khuyến khích các nhóm khác cũng làm tương tự. Chúng tôi đề nghị các bạn cần được giúp đỡ cho tật ghiền của mình hãy thử nhiều cách khác nhau, sử dụng đúng mức mỗi cách, rồi xem phương cách nào hữu hiệu nhất cho mình. Nhiều người đã cho chúng tôi biết là chương trình SMART Recovery® rất hữu ích và trở lại dùng.

  • Phần 1:: Giới thiệu SMART Recovery® Phần 1/Trang 5

    Mục Đích và Phương Pháp của SMART Recovery® SMART Recovery

    ® Purposes and Methods

    A. Thomas Horvath, Ph.D.

    1. Chúng tôi giúp mọi cá nhân thoát khỏi tật ghiền. 2. Chúng tôi chỉ cho họ cách:

    gia tăng và củng cố sự quyết tâm bỏ hẳn tật ghiền

    chịu đựng những cơn thèm

    kiểm soát ý nghĩ, cảm giác và hành vi

    giữ thăng bằng giữa những thoả mãn tức thời và lâu dài

    3. Những cố gắng của chúng tôi dựa vào kiến thức khoa học, và phát triển theo những khám phá mới. 4. Những người đã thoát khỏi sự nghiện ngập được mời tiếp tục tham gia với chúng tôi để củng cố thành quả của mình và giúp đỡ người khác. Bình luận : 1. Chúng tôi nghĩ rằng tật ghiền có thể gây ra từ việc sử dụng các chất gây nghiện (như những chất

    ảnh hưởng lên thần kinh bao gồm rượu, thuốc lá, cà phê, thức ăn, ma túy bất hợp pháp,và các thuốc tây theo toa bác sĩ),và từ sự tham gia vào các hoạt động (như cờ bạc, tình dục, ăn uống, tiêu xài tiền, quan hệ cá nhân, thể dục, v.v.) Chúng tôi nghĩ rằng tật ghiền có nhiều mức độ khác nhau, và mọi người chúng ta đều trải nghiệm qua ở mức độ nào đó. Nhưng với một số người, hậu quả của tật ghiền quá nặng nề (do việc dùng nhiều chất gây nghiện hay tham gia nhiều hoạt động tai hại) nên họ rất cần phải thay đổi.

    Chúng tôi cung cấp các dịch vụ cho những người đang ở mức độ này, hay cảm thấy là đã tới mức

    này. Các nhóm của chúng tôi miễn phí (dù có yêu cầu quyên góp). Nhóm thảo luận trên mạng cũng miễn phí cho những ai có phương tiện này. Các ấn phẩm của chúng tôi bán với giá tượng trưng.

    2. Việc tránh khỏi hành vi nghiện ngập có thể bao gồm sự thay đổi toàn bộ đời sống cá nhân, chứ

    không phải chỉ thay đổi những gì liên quan trực tiếp đến các hành vi này. Hầu như mỗi người có con đường khác nhau để đạt được sự độc lập khỏi sự nghiện ngập. Đối với nhiều người con đường họ đi sẽ dẫn đến một dịch vụ nào khác thay vì sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi đề nghị họ cứ theo đường họ đã chọn và cầu chúc họ thành công. Họ vẫn luôn được hoan nghênh trở lại dịch vụ của chúng tôi.

    Những người đã thành công thoát khỏi hành vi nghiện ngập có vẻ đã thay đổi trong bốn lãnh vực

    chúng tôi sẽ hướng dẫn. Bốn lãnh vực này có thể được mô tả là duy trì sự quyết tâm, đối phó với sự thèm muốn, suy nghĩ hợp lý, và sống một nếp sống quân bình. Mặc dù chúng tôi chỉ dẫn những điểm quan trọng của từng lãnh vực, nhưng cuối cùng vẫn là sự cương quyết và kiên trì của mỗi người muốn tiếp tục đi tới, quyết định mức độ thành công của họ.

    Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho những ai mong muốn, hay cảm thấy cần ngưng hẳn tật ghiền.

    Những người chưa thực sự muốn ngưng hẳn có thể dự nhóm của chúng tôi để quan sát các cuộc thảo luận về cách thức đạt tới sự ngưng hẳn tật ghiền và cách nhóm có thể giúp được gì cho họ. Ngay cả những ai chỉ muốn giảm thiểu việc sử dụng các chất thuốc hay tránh bớt các hành vi tai hại, sẽ vẫn có lợi khi tham dự vào những thảo luận hướng về việc ngưng hẳn. Chương trình này cũng có ích cho những người chỉ muốn tạm ngưng trong những thời kỳ đặc biệt nào đó, hay chỉ nhắm giảm bớt sử dụng hoặc tham gia quá lố.

  • Phần 1:: Giới thiệu SMART Recovery® Phần 1/Trang 6

    Hầu hết các chỉ dẫn của chúng tôi rút ra từ lãnh vực Nhận Thức và Hành Vi Liệu Pháp (CBT), và đặc biệt từ Liệu Pháp Hành Vi và Cảm Xúc Hợp Lý (REBT) do Tiến sĩ Albert Ellis soạn ra. Việc sử dụng phương pháp CBT cho phép chúng ta khai thác nguồn ý tưởng, kỹ thuật và ấn phẩm dồi dào và dễ tìm thấy. Vài ấn phẩm này được chúng tôi giới thiệu trực tiếp cho các bạn tham dự chương trình. Những ấn phẩm khác có trong nhà sách hay các nguồn tư liệu khác.

    3. Phương pháp của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với những phương pháp hữu hiệu nhất đã được

    tìm ra cho tới nay trong lãnh vực giải quyết các vấn đề về cảm xúc và hành vi. Theo sự tiến bộ của kiến thức khoa học, những sự chỉ dẫn của chúng tôi cũng được cập nhựt hóa theo. Những ai có niềm tin tôn giáo sẽ thấy chương trình chúng tôi phù hợp với sự tin tưởng của họ tương tự như những kiến thức và ứng dụng dựa trên cơ sở khoa học khác.

    4. Thời gian cần thiết cho mỗi cá nhân nhận giúp đỡ từ dịch vụ chúng tôi thay đổi tuỳ người. Với các

    bạn chân thành tham dự chương trình, sẽ có lúc họ thấy là việc họp nhóm hay việc sử dụng những dịch vụ khác của chúng tôi, có vẻ tương khắc hơn là hỗ trợ các mục tiêu sống của mình. Tuy nhiên sự tương khắc này là dấu hiệu cho thấy sự thành công của họ đã gần kề, nếu muốn họ vẫn luôn được hoan nghênh trở lại chương trình.

    Một trong những thoả mãn lâu bền nhất trong cuộc sống là giúp đỡ người khác. Những người đã giúp củng cố SMART Recovery® cho biết họ rất vui lòng khi chứng kiến những thay đổi tích cực của người tham dự, và ảnh hưởng của chương trình vào sự điều trị chuyên môn các hành vi nghiện ngập. Chúng tôi xin mời các bạn khác, dù có dùng chương trình chúng tôi hay không, có cơ hội trải nghiệm thoả mãn như trên.

  • Phần 1:: Giới thiệu SMART Recovery® Phần 1/Trang 7

    Cách trợ giúp của chương trình SMART Recovery®

    How Help is Provided

    SMART Recovery® giúp những người nghiện ngập bằng nhiều phương cách.

    Các sách và tài liệu về sự tự thay đổi Chúng tôi cung cấp nhiều nguồn tài liệu trên trang mạng, tập Hướng Dẫn này, đề nghị sách vở và bài viết liên hệ khác, và bản tin mỗi ba tháng của chúng tôi.

    Những buổi họp tự giúp (cả gặp mặt và trên mạng)

    Bạn có thể tìm ra danh sách mới nhất về địa điểm và ngày giờ các buổi họp mặt trong nước và trên toàn thế giới của chúng tôi trên trang mạng hay gọi điện thoại cho văn phòng trung ương. Trang mạng chúng tôi cũng ghi rõ ngày giờ và cách vào các buổi họp trên mạng. Tại một số khu vực của thành phố, niên giám điện thoại cũng có liệt kê SMART Recovery®

    Huấn luyện và Bênh vực SMART Recovery® hướng tới sự xuất sắc và quyền chọn lựa, nên chúng tôi huấn luyện người tình nguyện để họ làm tốt công việc của mình. Chúng tôi biết là một chương trình không thể phù hợp cho tất cả mọi người, nên luôn bày tỏ quan điểm của mình và lên tiếng trong cộng đồng bênh vực cho quyền chọn lựa sự tự giúp và điều trị. Sự huấn luyện của chúng tôi không những cải thiện chất lượng của sự tự giúp đang có, mà còn giúp tạo nhiều cơ hội chọn lựa hơn cho những ai cần đến.

    InsideOut

    InsideOut là một chương trình đặc biệt dựa vào SMART Recovery® để dùng trong các hệ thống cải huấn (nhà tù và quản chế). Chương trình chi tiết này được phát triển nhờ trợ cấp của chính phủ. Chương trình có bố cục chặt chẽ, thời gian giới hạn, đặc biệt riêng cho từng phái tính, và đề cập đến

    các hành vi phạm pháp. Các bạn có thể xem và mua những tài liệu của InsideOut dành để huấn luyện cho nhân viên cải huấn, và cho các tù nhân hay người bị quản chế trên trang mạng chúng tôi, hay gọi cho Văn phòng Trung ương.

    Cộng đồng SMART Recovery® Trên Mạng Cộng đồng SMART Recovery® Trên Mạng đưa chương trình SMART Recovery® trên toàn thế giới 24 giờ mỗi ngày, cung cấp tin tức, hỗ trợ, các buổi họp trên mạng, và nhiều thứ khác.

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 1

    Sách Hướng Dẫn - Handbook

    Phần 2 - Section 2

    Bắt Đầu – Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Getting Started – Meetings & Online Support

    Bắt đầu - Getting Started Điều lệ họp mặt - SMART Recovery® Meeting Ground Rules Chương trình họp - SMART Recovery® Meeting Outline

    Xây dựng cộng cồng qua SMART Recovery® trực tuyến - Community Building in SMART Recovery

    ® Online

    Họp mạng và diễn đàn - SMART Recovery

    ® Online Meetings and Forums

    Danh mục các tài liệu và phương pháp - Index of SMART Recovery® Tools Tiến trình thay đổi theo SMART Recovery® - The Stages of Change as a SMART Recovery

    ® Tool

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 2

    Bắt Đầu – Getting Started

    Các buổi họp mặt SMART Recovery® là nơi an toàn để bạn trình bày những khó khăn bạn phải đương đầu khi bạn đang nghĩ tới việc cai bỏ hay đã quyết định rồi . Bạn vẫn được tiếp đón ân cần cho dù bạn bị ép buộc phải tham dự hay cả khi nghĩ là bạn không có vấn đề nghiện ngập. Phần lớn chúng ta thích sự trao đổi thoải mái, sự quan tâm chân thành, không khí hiền hoà và tương trợ. Việc chia sẻ kinh nghiệm sẽ làm cho bạn cảm thấy bạn không đơn độc; người khác cũng có những quan tâm như bạn; bạn cảm thấy có hy vọng thay đổi được khi nhìn thấy gương thay đổi của những người khác ; và những phương pháp thực hành của SMART Recovery mang lại kết quả.

    Họp Mặt và Họp Mạng: Điều Lệ và Chương Trình Họp Mặt đã được soạn thảo để dùng cho những buổi họp mặt trực tiếp. Nay đã có thêm một bản điều lệ mới cho những cuộc họp trên mạng để tạo cơ hội cho những ai:

    không thể tham dự những buổi họp mặt,

    có nhu cầu họp hàng tuần nhiều hơn, hoặc

    có nhu cầu được hỗ trợ nhiều hơn từ SMART Recovery®. Tiến Trình Thay Đổi, một phương pháp đươc dùng trong SMART Recovery®: Chúng ta hãy bắt đầu bằng phần định hướng. Phương pháp đầu tiên được giới thiệu là Tiến Trình Thay Đổi (cũng có thể gọi là Tiến Trình Cai Nghiện). Bạn có tham gia họp mặt, họp mạng, hay tự học đi nữa, điều cần thiết là phải hiểu rằng cai nghiện không phải là một sự kiện, mà là một tiến trình bao gồm nhiều giai đoạn. Quyết định cai bỏ chỉ là một điểm trong tiến trình này. Khi bạn nhận ra được vị trí của mình trong tiến trình này, bạn sẽ biết bạn cần những phương pháp nào và nên chú trọng vào những phần nào trong tập Sách Hướng Dẫn này.

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 3

    Điều Lệ Họp - SMART Recovery® Meeting Ground Rules

    1. Bạn chịu trách nhiệm về những quyết định và hành vi của mình và hãy để người khác tự quyết định cho chính họ. Chúng tôi quan niệm việc sử dụng bia rượu, các chất gây nghiện và thực hiện những hành vi tai hại là vấn đề riêng tư của mỗi người. Bạn luôn luôn được tiếp nhận tham gia dù bạn đang dùng chất gây nghiện hay không. Nhưng nếu hành vi của bạn làm cản trở buổi họp vì bất cứ lý do gì, bạn sẽ được nhắc nhở, và nếu vẫn tiếp tục, chúng tôi có thể yêu cầu bạn rời buổi họp. Tuy vậy, bạn làm ơn hiểu rằng chúng tôi không cố ý làm mất mặt hay ép bạn phải ngưng sử dụng. 2. Các thành viên phải đồng ý bảo mật. Để mọi người cảm thấy an toàn và thoải mái trao đổi kinh nghiệm, không ai trong nhóm được phép tiết lộ cho người ngoài biết danh tính của những người tham gia, hoặc tiết lộ những chi tiết mà có thể nhận diện được người trong nhóm. Bạn không nên nhận diện những người trong nhóm khi gặp họ bên ngoài. Dĩ nhiên là bạn có thể trao đổi ý kiến với người khác về những phương pháp và cách áp dụng bạn đã học được trong nhóm để cai nghiện. Nếu bạn vi phạm điều lệ này, bạn có thể bị mời ra khỏi nhóm. 3. Hãy tham gia thật tích cực, nếu bạn thích. Cố gắng tránh những chuyện ngoài lề, hãy chú trọng vào đề tài chung của nhóm. Hãy thoải mái đặt câu hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích, hoặc có thể quan sát và lắng nghe. Bạn có cơ hội gặt hái được nhiều kết qủa hơn nếu tham gia tích cực. Nhưng bạn cũng cần để cho người khác cơ hội trình bày và chia sẻ ý kiến. Chúng tôi mong muốn nhiều người tham gia cùng một đề tài, nhưng không muốn xoay quanh đề tài uống bia rượu hoặc trình bày qúa dài dòng về SMART Recovery®. 4. Hãy tôn trọng người khác, không nên chỉ trích,dùng ngôn từ hay hành vi có tính cách xúc phạm. . Cá nhân nào dùng hình thức đe dọa, hăm dọa, bạo hành, hoặc mang theo vũ khí sẽ bị loại ra khỏi nhóm. 5. Đề tài chính của nhóm là cai nghiện. Có thể bạn đang nhắm đến một mục đích khác hơn là bỏ hẳn. Đó là sự lựa chọn của bạn, nhưng mục đích chính của nhóm là giúp các thành viên bỏ hẳn. Dầu bạn quyết định bỏ hay chưa, chúng tôi cũng hy vọng bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hữu ích. 6. Thành viên tham gia sẽ đạt được nhiều kết qủa nhất khi nhận trách nhiệm chính cho sự phục hồi của mình. Không có hình thức bảo trợ hoặc giúp đỡ đặc biệt giữa các thành viên trong SMART Recovery® (như một số nhóm khác). Theo ý chúng tôi, đem ra áp dụng hằng ngày những điều bạn đã học trong nhóm, và tiếp tục những bài học tự áp đặt này là cách tốt nhất để phục hồi. 7. Hãy chú tâm vào việc chính là chấm dứt sự lệ thuộc vào hành vi gây tai hại. Chúng ta họp mặt để cùng giúp nhau tìm cách cai nghiện. Hãy cố gắng tạo bầu không khí thân thiện và vui vẻ trong buổi họp, nhưng cũng luôn luôn chú trọng vào đề tài chính. 8. Hãy cố gắng đặt trọng tâm vào chương trình SMART Recovery®. Chương trình bốn điểm của SMART Recovery® đã được các nhà chuyên môn soạn thảo căn cứ trên những công trình nghiên cứu có giá trị, và cũng đã được một hội đồng chuyên môn quốc tế đánh giá. Bạn có thể tìm hiểu và thảo luận về những phương pháp điều trị khác trong các buổi họp, nhưng chúng tôi không muốn buổi họp mặt trở thành nơi quảng bá cho những phương pháp điều trị khác, hoặc là nơi để tuyển mộ người cho nhóm khác. Chúng tôi cũng không muốn các buổi họp trở thành nơi để chỉ trích, phê bình các phương pháp hay nhóm khác. Ngoài ra: Nếu bạn cảm thấy một thành viên có vấn đề trầm trọng, như bị trầm cảm nặng, có ý định tự tử, lời nói và hành vi không mạch lạc, hoặc muốn xỉu, hãy khuyến khích họ đi gặp bác sĩ, hoặc liên lạc với Chuyên Viên Y Tế Tâm Thần và báo cho Cố Vấn ngay.

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 4

    Mặc dầu tham gia nhóm hoàn toàn miễn phí, chúng tôi mong muốn thành viên đóng góp một số tiền tượng trưng hoặc tình nguyện giúp nhóm. Nếu bạn muốn tình nguyện giúp nhóm, hãy nói chuyện với Trưởng Nhóm hoặc Cố Vấn .

    Soạn thảo: Robert F. Sarmiento Ph.D.

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 5

    Chương Trình Họp (90 phút) SMART Recovery® Meeting Outline (90 minutes)

    Chuẩn bị : Nhóm có thể dành nửa giờ cho phần chuẩn bị để giới thiệu chương trình cho thành viên mới, giải đáp thắc mắc, v.v. 1. Chào Đón và Lời Mở Đầu 5 phút Trưởng Nhóm hoặc một thành viên thường đọc phần mở đầu, nhất là khi có thêm thành viên mới. Có thể thêm một bài đọc nữa nếu cần. 2. Phần đầu: Cập nhật 5–20 phút Điểm sơ qua về những gì đã xảy ra từ buổi họp vừa qua. Những trở ngại hoặc khó khăn nào bạn đã phải đương đầu, hoặc sẽ phải đương đầu? Đây chỉ là phần ngắn, những vấn đề cấp bách và những đề tài cần nhiều thời gian sẽ được đưa vào phần chính của chương trình. Trưởng Nhóm thường mở đầu phần này. Thành viên mới thường được hỏi: Lý do bạn tham gia? Sao bạn biết về SMART Recovery®? 3. Soạn Chương Trình Cuộc Họp 5 phút Trưởng Nhóm tham khảo ý kiến để chọn các tiết mục cho buổi họp và, sẽ căn cứ vào ý kiến của thành viên và phần Cập Nhật để soạn chương trình cho cuộc họp. 4. Phần chính: Đương đầu với ”những biến cố đang xảy ra” (Coping with Activating Events) 30–45 phút Phần này chú trọng vào bốn điểm chính của SMART Recovery®:

    1) Nâng Cao và Duy Trì Quyết Tâm Cai Bỏ 2) Đương Đầu với Sự Thôi Thúc (của cơn nghiện) 3) Giải Quyết Vấn Đề (làm chủ ý nghĩ, cảm xúc và hành vi) 4) Cân Bằng Đời Sống (cân bằng những thỏa mãn ngắn hạn và lâu dài )

    5. Quyên góp 5 phút Trưởng Nhóm hoặc thủ qũy nêu lý do và kêu gọi sự đóng góp tượng trưng cho nhóm; hộp tiền sẽ được chuyền tay. 6. Kết thúc: Ôn lại đề tài hôm nay và gợi ý những gì nên làm trong tuần tới đây 15 phút

    Những gì có ích hoặc có ý nghĩa nhất trong buổi họp hôm nay?

    Trong tuần này bạn sẽ làm gì để tiến thêm một bước?

    Một thành viên khác trong nhóm có thể gợi ý về những điều nên làm.

    Trưởng Nhóm thường là người cuối cùng lên tiếng và có thể tổng kết buổi họp. 7. Giao lưu trong nhóm 10 phút Cơ hội để thông báo, trao đổi số điện thoại, mua sách vở, hỏi và trả lời, xác nhận tham dự, phân phát tài liệu, và xã giao.

    Tổng cộng: 90 phút Lưu ý: Trong trường hợp buổi họp chỉ 60 phút, mỗi phần sẽ được thâu ngắn lại.

    Soạn thảo: F. Michler Bishop, Ph.D.

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 6

    Xây Dựng Cộng Đồng qua SMART Recovery® Trực Tuyến Community Building in SMART Recovery® Online (SROL)

    Tôi biết về SMART Recovery® qua các cuộc họp trên mạng. Lúc đó tôi đang sống ở vùng bắc New York và vùng này không có dạng họp mặt. Sau khi vào trang mạng, tôi thấy rõ ràng là các phương pháp của SMART Recovery® có thể giúp tôi thay đổi khi đem áp dụng vào thực tế. Nhưng cũng cần phải trải qua một vài kinh nghiệm nữa tôi mới cảm thấy mình cần thay đổi. Tôi đã tự tìm lý do để trì hoãn thay đổi, chẳng hạn như đã tự nhủ: “Các cuộc họp nhóm là dành cho những kẻ thất bại,” “và họp trên mạng có lẽ cũng vậy thôi” và “phòng chat đầy dẫy những kẻ thất bại hoặc đồi trụy”. Đôi khi tôi cười thầm khi nghĩ rằng những buổi họp trên mạng cũng giống như phòng “chat”. Tôi thường xuyên tham dự các buổi họp mặt nhưng chỉ “chat” mỗi tuần khoảng nửa giờ. Tôi thấy mạng internet rất tiện lợi cho việc liên lạc với các bạn cũ, kể cả người bạn đã giới thiệu cho tôi về SMART Recovery®, tôi chưa bao giờ liên lạc với người lạ qua mạng. Nhưng những người tham dự đã cùng nhau đưa ra tiêu chuẩn tham gia đã tạo ra sự tin cậy, và kết qủa là các thành viên đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ như một cộng đồng nhỏ qua SMART Recovery® trực tuyến. SMART Recovery® trực tuyến tạo sự liên kết trong cộng đồng họp mặt cũng như đưa đến sự thành hình của nhiều nhóm họp mặt mới. Tôi nghĩ rằng hình thức liên kết này đã giúp tạo nên một cộng đồng thực sự, một mối liên kết chặt chẽ mà ai cũng có thể tham gia. Kinh nghiệm phổ biến đối phó với những hành vi nghiện ngập, cộng với hiệu qủa đã tạo nên nền móng vững chắc cho sự thay đổi và sự tương trợ lẫn nhau. Lúc đầu tôi đã ngạc nhiên khi thấy các thành viên tham gia rất liên tục và rất hài lòng khi thấy có một số đông thành viên nòng cốt tham gia rất tích cực vào các buổi họp mạng cũng như Bảng Tin (message board). Hơn nữa, một số lớn thành viên đã thành công qua SMART Recovery® quay trở lại vì họ có thể giúp những người khác cũng như củng cố kiến thức và động lực của riêng mình qua việc giảng dạy. Số lượng thành viên tham gia trực tuyến đã gia tăng rất cao, và một số biện pháp sáng tạo đã được áp dụng để gia tăng mức độ hữu hiệu của SMART Recovery® Trực Tuyến mà không tạo nên gánh nặng cho thiện nguyện viên. Trung bình có khoảng 25 thành viên cho một nhóm họp mạng, nhưng nhóm thường được tách ra làm hai nhóm nhỏ nếu con số tăng quá 30. Vào thời điểm này, chúng tôi đang huấn luyện thêm bảy Trưởng Nhóm và chúng tôi sẽ có thêm người khi một số hoàn tất chương trình huấn luyện. Đã có khoảng 1500 người ghi danh tham gia Bảng Tin. Có một thành viên tên Kai đã đề xướng phần “Bắt Đầu” mỗi sáng để kêu gọi mọi người tham gia bảng tin. Hơn nữa, một Ban Tiếp Tân đã được thành lập để bảo đảm trả lời thư tín của các thành viên mới và những người đang gặp khủng hoảng. Đối với tôi, điều đặc biệt nhất về SMART Recovery® Trực Tuyến là sức mạnh liên kết cộng đồng của những người đã có dịp gặp mặt trong một vài trường hợp nào đó nhưng đa số họ biết nhau qua mạng. Soạn thảo: Jason Grodsky, Chair, SMART Recovery® Online, News & Views (Vol. 10, Issue 3, Summer 2004, p. 2-3)

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 7

    Họp Mạng và Diễn Đàn - SMART Recovery® Online Meetings and Forums

    Chỉ vào, nhấn và lên SMART Recovery? Kỹ thuật của internet đã cho chúng ta nhiều phương tiện qua mạng để tìm sự giúp đỡ. Bảng Tin luôn luôn được mở và bây giờ mỗi ngày đều có các buổi họp mạng. Các buổi họp này thường ở dạng trao đổi từ ngữ qua bàn phím, nhưng đã bắt đầu có dạng nói chuyện trực tiếp. Trang Online Message Board có phần “Chào mừng đến với SMART Recovery Online” để thành viên mới tự giới thiệu với nhau. Nơi bắt đầu để tìm hiểu về SMART Recovery® trực tuyến là trang chính của website SMART Recovery®:

    www.smartrecovery.org

    Trong trang này, bạn có thể tìm thấy phần giới thiệu về SMART Recovery®. Cũng có nhiều tài liệu để lấy xuống. Ngoài ra còn có nối kết tới một số trang mạng khác. Bạn có thể qua Online Message Board từ trang chính. Bạn sẽ tìm thấy diễn đàn (forum) thảo luận các phương pháp của Liệu pháp Cảm Xúc Hành Vi Hợp lý (REBT) và những nguyên tắc khác của SMART Recovery® , cũng như diễn đàn hỗ trợ, chuyện trò và giải trí. Nên bắt đầu diễn đàn qua phần “Welcome To SMART Recovery Online”, nhất là những người mới đối với SMART Recovery®, có thể họ chỉ tò mò muốn xem qua cho biết, để làm quen và nói chuyện với những người có thể giúp đỡ mình. Hãy chú ý đến phần trên của diễn đàn để tìm thấy một số định nghĩa và thảo luận về những phương pháp cụ thể mà chúng ta dùng. Một khi bạn đã học được phần căn bản, bạn có thể bắt đầu họp mạng. Cách thức tham gia có thể thay đổi chút đỉnh nhưng tin tức mới nhất luôn luôn được cập nhật trên trang mạng. Để vào những phần này, bạn hãy chỉ cursor vào “Online Meeting & Activities” và chọn “Intro to SMART Recovery Online”. Việc đăng ký rất dễ dàng và bạn có thể trở thành thành viên của cộng đồng SMART Recovery® trực tuyến. Nhiều người dùng SMART Recovery® qua mạng để thay thế cho các buổi họp mặt hoặc để được họp thêm qua mạng. Một số người:

    Sống qúa xa những nơi có các buổi họp mặt

    Cần thêm nhiều buổi họp

    Cần ẩn diện

    Thích sự tiện lợi về cách thức và linh động về thời gian của môi trường mạng

    Không thể họp mặt vì lý do sức khoẻ

    Cảm thấy ngại ngùng, không thoải mái gặp mặt người khác Một số người cảm thấy diễn đàn mạng hỗ trợ họ chọn sự cai bỏ hẳn. Một số khác dùng họp mạng, nhiều người dùng cả hai dạng. Họp mạng và diễn đàn đều được điều hành bởi những Trưởng Nhóm nhiều khả năng, với sự đóng góp của các cố vấn chuyên môn và chuyên gia về phục hồi trong Ban Giám đốc SMART Recovery®.

    Chúng tôi muốn bạn cảm thấy dễ dàng, thoải mái và thú vị khi dùng SMART Recovery® trực tuyến. vì nó giúp bạn thực hiện sự quyết tâm cai bỏ và thay đổi lối sống của mình, những thay đổi làm gia tăng sự cam kết của bạn. Soạn thảo: Don S., Barbe L. và Henry S.

    http://www.smartrecovery.org/

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 8

    Danh Mục Một Số Tài Liệu Và Phương Pháp Index of SMART Recovery® Tools

    Chương trình 4 Điểm của SMART Recovery® đưa ra một số phương pháp và kỹ thuật để giúp bạn thoát khỏi sự lệ thuộc vào hành vi nghiện ngập. Bạn có thể tìm thấy một số phương pháp ở (Phần/Trang) như sau:

    Tiến Trình Thay Đổi 2/9

    Phân tích Lợi Hại 3/10

    Bản Kế Hoạch Thay Đổi 3/15

    Thực Tập Đóng Vai 4/14

    Công thức ABC của Liệu pháp Cảm xúc - Hành vi Hợp lý (REBT – Rational Emotive Behavior Therapy) để kiềm chế cơn thèm 4/16-19

    Phương Pháp Nhận Ra Và Từ Chối Những Hình Ảnh và Tự Nhủ Tác Hại (Giải Trừ Vũ Khí) -Destructive Images and Self-talk Awareness and Refusal Method (DiSARM) 4/12

    Dùng công thức ABC của Liệu pháp Cảm xúc Hành vi Hợp lý (REBT – LPCX-HVHL) để đối phó những cơn giận 5/3-4, Thí Dụ 7, Bảng Giải Quyết Vấn Đề theo LPCX-HVHL 8, Thí dụ của riêng bạn 6

    Chấp Nhận Chính Mình 5/11

    Động Não 5/12

  • Phần 2: Bắt Đầu– Họp Mặt & Hỗ Trợ Trực Tuyến - Section 2: Getting Started – Meetings & Online Support Phần 2/Trang 9

    Tiến Trình Thay Đổi, một Dụng Cụ của SMART Recovery® The Stages of Change as a SMART Recovery

    ® Tool

    Lý do – Rationale — Nhận biết được vị trí của bạn trong Tiến Trình Thay Đổi sẽ giúp bạn chú trọng vào những việc phải làm thích hợp của việc hồi phục với những cách thức, hoạt động và tài liệu đúng. Thay đổi hành vi không dễ dàng — Kết qủa nghiên cứu cho thấy người ta thường khó thay đổi những thói quen lâu dài như nghiện ngập, ăn uống thiếu lành mạnh và lười biếng vận động. Bỏ một tật nghiện,giống như giải quyết một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, suyễn và cao áp huyết, cũng đòi hỏi sự lựa chọn và quyết tâm thực hiện được những thay đổi nếp sống lành mạnh. 1. Giai Đoạn Chưa Có Ý Bỏ - Precontemplation — Vào giai đoạn này, bạn có thể chưa nhận ra mình cần phải thay đổi, hoặc chưa cần phải suy nghĩ đến việc thay đổi. Bạn có thể đến tham dự chỉ vì bị ép buộc. Đối với các bạn đang ở trong giai đoạn này, chỉ cần tham dự và lắng nghe cũng đủ, và bạn có thể sẽ nhận ra rằng thay đổi cũng không khó khăn lắm và thay đổi có thể đem lại nhiều điều lợi cho mình. 2. Giai Đoạn Dự Tính Bỏ- Contemplation — Vào giai đoạn này, bạn đang cân nhắc giữa điều lợi và bất lợi của sự thay đổi. Có thể bạn đang bị giằng co giữa sự thay đổi và không thay đổi. Hãy viết ra những điều lợi và bất lợi trong bản Phân tích Lợi Hại và cân nhắc thường xuyên. Việc cân nhắc này có thể đưa đến việc chọn lựa thay đổi. 3. Giai Đoạn Quyết Định / Chuẩn Bị - Determination/Preparation — Vào giai đoạn này, bạn đã sẵn sàng quyết định cai bỏ, đưa ra kế hoạch thực hiện và củng cố quyết tâm thay đổi của mình. Hãy dùng Bản Kế Hoạch Thay Đổi để viết ra những gì bạn muốn thay đổi, lý do tại sao bạn muốn thay đổi và những điều phải thực hiện để đạt được kết qủa. 4. Giai Đoạn Hành Động - Action — Trong giai đoạn này, bạn có thể thực hiện một mình hoặc với sự giúp đỡ hay hỗ trợ của các nhóm tương trợ (như SMART Recovery®), một chuyên viên tư vấn tâm lý, hoặc sự hướng dẫn chuyên môn hầu tìm những phương pháp mới hữu hiệu hơn để đương đầu với những tình huống khó khăn cũ như sức ép của môi trường, sự bất ổn tâm lý, sự thôi thúc của cơn nghiện, sự cám dỗ, những lý do bào chữa để dùng lại… Một số người có thể tìm một môi trường cai an toàn như các trung tâm cai hoặc trung tâm phục hồi. Việc sử dụng phương pháp và tài liệu nào tùy thuộc vào những vấn đề bạn đang phải đương đầu. 5. Giai Đoạn Duy Trì Thành Qủa- Maintenance — Từ ba tới sáu tháng sau khi cai, bạn đã thay đổi hành vi của mình, và đến lúc cần có kế hoạch cũng như sự hỗ trợ về mặt xã hội để duy trì những thành qủa trên. Bạn nên đọc phần “Phương Pháp Phòng Ngừa Sự Tái Nghiện” để học hỏi thêm và áp dụng vào thực tế. 6. Giai Đoạn Tái Nghiện - Relapse — Khi bạn dùng trở lại, bạn không nên tự trách mình hoặc cảm thấy có lỗi với chính mình. Bạn cũng không nên dùng cơ hội này để dùng trở lại thật nhiều hoặc thật lâu. Trong giai đoạn cai bỏ, bạn nên chấp nhận sự sơ suất, sa ngã và tái nghiện như là một phần bình thường trong tiến trình cai bỏ hơn là sự thất bại, để rồi bỏ cuộc. Nếu bạn biết cách giải quyết, giai đoạn tái nghiện sẽ ngắn, tai hại cũng không đến nỗi và là cơ hội để học hỏi thêm kinh nghiệm. 7. Giai Đoạn Hoàn Thành - Termination — Sau khi thay đổi được một thời gian dài, hầu hết mọi người đều đạt được một đời sống mới. Lối sống mới đã thay thế lối sống cũ và hành vi nghiện ngập không còn chỗ trong đời sống mới nữa. Bạn đã trở thành con người mới. Đối với SMART Recovery®, bạn có thể tốt nghiệp. Dựa trên: Prochaska, J.O., DiClemente, C.C. & Norcross, J.C.. Changing for Good. NY: Avon, 1994. Soạn thảo: Henry Steinberger, Ph.D.

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 1

    Sách Hướng Dẫn - Handbook

    Phần 3 - Section 3

    Điểm #1 – Xây Dựng và Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi - Point #1 – Building and Maintaining Motivation Bạn có thể thay đổi; Bạn nên tin điều đó - You Can Change; You Better Believe It Tôi có phải cai bỏ không? - Do I have to Quit?

    Bạn không bất lực - You are Not Powerless Xây dựng quyết tâm thay đổi - Building Motivation

    Phân tích lợi hại - Cost-Benefit Analysis Kiểm tra mức độ sử dụng bia rượu - The AUDIT

    Lý do để bỏ hẳn - A Rationale for Abstinence Bản kế hoạch thay đổi - Change Plan Worksheet

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 2

    Xây Dựng Và Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Building and Maintaining Motivation

    Phần này trả lời một số câu hỏi căn bản về sự xây dựng và duy trì quyết tâm thay đổi. Tôi có thể cai bỏ được không? Có, và bạn nên tin điều đó. Sự tự tin về khả năng cai bỏ của bạn rất quan trọng. Sau đây là lý do tại sao. Tôi có phải cai bỏ không? Sự lựa chọn là trách nhiệm của chính bạn. Bạn không phải bỏ, nhưng bạn có thể lựa chọn giữa cai bỏ và tiếp tục. Bạn sẽ thấy được tại sao bạn có cơ hội thành công cao hơn nếu bạn ý thức được là bạn có sự lựa chọn. Tôi bất lực chăng? Bạn không bất lực, và chúng tôi muốn bạn có những cách thức tạo năng lực cho chính mình. Nếu cai bỏ tôi sẽ khá hơn không? Làm sao để quyết định? Chúng ta bắt đầu xây dựng quyết tâm bằng cách hiểu được những cái lợi và những cái hại của việc tiếp tục sử dụng và cai bỏ. Một cách thức căn bản được sử dụng tại các cuộc họp của SMART Recovery® là “Phân tích Lợi Hại”, và chúng tôi khuyến khích bạn nên dùng. Bạn có thể dùng nhiều cách phân tích lợi hại và chúng tôi gợi ý một vài cách ở đây. Mức uống của tôi có tệ qúa không? Sau thuốc lá thì bia rượu là thứ được sử dụng và bị lạm dụng nhiều nhất. Bởi vì bia rượu cũng là loại hợp pháp và được nhiều người dùng tương đối an toàn, do đó xem xét thêm vấn đề uống bia rượu cũng là điều hợp lý. Phần lớn những người đọc Sách Hướng Dẫn này đang nghĩ xem họ có vấn đề lạm dụng rượu bia hay không. Bản “Kiểm Tra Mức Độ Sử Dụng Bia Rượu” (AUDIT – Alcohol Use Disorders Identification Test) sẽ giúp họ tìm ra câu trả lời. Thuốc lá thì sao? Tử vong vì thuốc lá còn cao hơn rượu bia, các loại ma túy, tai nạn xe cộ, bệnh liệt kháng, lũ lụt, bão tố và hỏa hoạn cộng lại. Đa số những người nghiện bia rượu chết vì những loại bệnh liên quan đến thuốc lá. Hút hay bỏ? Điều đó tùy bạn. Nếu bạn muốn bỏ hút thuốc, tập sách này cũng rất hữu ích cho bạn, nhưng không có phần thẩm định mức độ nghiện thuốc lá, bởi vì chẳng có mức độ hút thuốc lá nào được xem là an toàn cả. Còn ma túy thì sao? Chúng tôi không có bản đánh giá mức độ an toàn cho ma túy. Một số loại ma túy có thể nguy hiểm hơn những loại khác, và tất cả đều có thể mang đến tai hại và rủi ro. Bạn có thể tham khảo tài liệu Over the Influence: The harm reduction guide for managing drugs and alcohol của Patt Denning, Jeannie Little và Adina Glickman (NY:, Nhà Xuất Bản Guilford Press, 2004, phần "What Are These Drugs, Anyway?" trang. 139-190). Bạn nên đọc để có kiến thức mới nhất về những nguy hiểm, tại hại và rủi ro liên quan với các chất gây nghiện hợp pháp và bất hợp pháp, và cũng để biết thêm cách thức giảm thiểu tai hại và rủi ro khi sử dụng các chất này. Đối với mục đích của chúng ta, cai bỏ hẳn là cách an toàn nhất để tránh tất cả mọi vấn đề Còn vấn đề ăn uống qúa độ, tiêu xài qúa độ, cờ bạc, ám ảnh tình dục, hoặc các dạng nghiện khác? Chúng tôi đề nghị bạn sử dụng bản “Phân tích Lợi Hại” cho mỗi chứng nghiện. Một số người có thể bị nghiện nhiều thứ. Làm sao để duy trì quyết tâm thay đổi? Người ta thường nói rằng thiếu chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. Để tránh vấn đề thiếu chuẩn bị, chúng tôi có những phương pháp giúp bạn viết xuống một bản kế hoạch thay đổi. Bạn nên dùng “Bản Kế Hoạch Thay Đổi” có sẵn.

    Bạn Có Thể Thay Đổi; Bạn Nên Tin Điều Đó You CAN Change; You Better Believe It

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 3

    Bạn thực sự có thể thay đổi. Kết qủa nghiên cứu cho thấy người ta có thể và thực sự thay đổi. Trong chúng ta ai cũng quen một người nào đó đã bỏ được một thói quen có hại, như bỏ thuốc lá chẳng hạn, mặc dầu những người nghiện thuốc lá ai cũng cho là rất khó bỏ. Điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn có khả năng thay đổi. Chúng tôi khuyến khích bạn thực hiện những gì có thể để hỗ trợ lòng tự tin của mình, niềm tin tưởng vào chính mình và niềm hy vọng của mình vào tương lai. Nếu bạn cho rằng bạn thiếu khả năng thay đổi, hãy tạm giữ ý này, gạt qua những tin tưởng tiêu cực và hãy có cái nhìn thoáng hơn về tiến trình thay đổi. Đừng rơi vào cái bẫy tự tiên đoán. Có nghĩa là khi tiên đoán điều gì đó, bạn có khuynh hướng cho nó có cơ hội để trở thành sự thật. Nếu bạn tin rằng bạn không thể thay đổi, sự tin tưởng đó sẽ ảnh hưởng đến quyết tâm và cố gắng của bạn, dễ làm bạn nản lòng khi gặp khó khăn. Và khi thất bại, bạn lại có một niềm vui nho nhỏ vì thấy là mình đã dự đoán đúng. Thất bại có nghĩa là bạn chưa nắm vững hết được những kỹ năng cần thiết hoặc chưa thấy hết những lý do và những cái lợi của sự thay đổi. Thay đổi là điều khó. Thay đổi đòi hỏi phải có kế hoạch, sự chuẩn bị, và sự hiểu biết mà có thể bạn chưa có. Cũng có thể là bạn thất bại vì chỉ thực hiện những phương pháp cũ, những phương pháp đã không mang lại kết qủa nào, thay vì thực hiện một phương pháp mới, một phương pháp hoàn toàn khác. Sự nhận thức rằng có nhiều con đường dẫn đến sự thay đổi mang đến cho bạn niềm hy vọng. Thay đổi thường là khó, nhưng không phải là không thực hiện được. Di truyền và môi trường sinh trưởng không quyết định hành vi của bạn. Sinh học không làm chủ số mạng của bạn. Qúa khứ của bạn cũng không làm chủ bạn. Và chính môi trường bạn đang sống hiện nay cũng không thể hoàn toàn làm chủ bạn, mặc dầu thay đổi hoặc rời bỏ môi trường hiện tại có thể thay đổi hành vi của bạn dễ dàng hơn. Thay đổi là một tiến trình, không phải là một biến cố. Bạn nên nhớ rằng thay đổi không xảy ra trong một tích tắc. Thay đổi có thể bắt đầu bằng sự loé ra trong ý thức nhưng tiếp tục diễn ra như một cuộc hành trình. Vì là một cuộc hành trình,tốt hơn bạn nên được chuẩn bị để đương đầu với những khó khăn và trở ngại chắc chắn sẽ gặp trên đường. Trở ngại là cơ hội học hỏi thêm kinh nhiệm, không phải là bằng chứng của sự thất bại. Trong SMART Recovery®, chúng tôi coi việc lỡ (trượt ngã) dùng lại chút đỉnh và lỡ sử dụng là cơ hội thực hành những kỹ năng mới không có gì phải xấu hổ. Thay vì dùng việc nghiện trở lại làm cái cớ để từ bỏ và buông xuôi, hãy coi đây là cơ hội để tìm hiểu lý do tại sao và rút kinh nghiệm cho lần sau. Hãy tham gia nhóm để cùng chia sẻ kinh nghiệm về sơ suất và tái nghiện với người khác, để họ giúp bạn cơ hội học hỏi thêm. Soạn thảo: Henry Steinberger, Ph.D.

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 4

    Tôi Có Phải Bỏ Không? Do I Have To Quit?

    Tôi không có sự lựa chọn nào khác? Tôi phải bỏ không? Cai bỏ có thể rất có lợi. Bạn có thể thấy rằng tiếp tục là điều không thông minh, việc tiếp tục có thể hủy hoại cuộc đời bạn hoặc đưa bạn vào tù, nhưng có thể bạn vẫn tiếp tục đi theo con đường cũ (như nhiều người trước bạn đã làm). Chính bạn là người quyết định cho mình và có thể bạn sẽ quyết định cai bỏ sau khi phân tích cái lợi của việc tiếp tục và cái lợi của việc cai bỏ. Chối từ sự lựa chọn và trách nhiệm cá nhân có thể đưa tới những bực dọc không cần thiết. Nếu cảm thấy là mình bắt buộc phải bỏ, không thể tiếp tục con đường cũ, bạn có thể thấy bực mình, khó chịu, giận giữ, thất vọng, buồn phiền, không vui. Nếu bạn đã dùng chất gây nghiện để tiêu sầu, bạn có thể có khuynh hướng dùng những chất này để đương đầu với những cảm xúc gây ra bởi cảm giác bị ép buộc. Để tránh tình trạng này, bạn nên tự nhủ mình: Bạn có thể làm hành động này hoặc sử dụng chất gây nghiện này để rồi nhận lấy hậu qủa. Điều quan trọng là bạn có thực sự muốn nhận những hậu qủa này không. Làm sao để đương đầu với những người nói tôi bất lực và không cho tôi sự lựa chọn ? Một người nào đó có thể nói với bạn là bạn phải cai bỏ, hoặc “bạn là loại người phải cai bỏ”. Dù đây là những lời dễ làm mất lòng, nhưng họ thật sự quan tâm đến bạn, và lo rằng bạn đang phủ nhận mức độ trầm trọng của vấn đề nghiện ngập. Khi nói như vậy, người đó có thể vô tình tạo ra thêm vấn đề cho bạn. Bởi vì khi người khác cho rằng chúng ta không có sự lựa chọn nào, hầu hết chúng ta phản ứng ngược lại và tìm cách chứng minh là chúng ta có sự lựa chọn. Phản ứng này thường đưa tới sự nghiện ngập nặng hơn, và đó là điều bạn không muốn. Đây là sự trả thù người khác bằng cách tự hại mình. Nếu có ai đó cố nài bạn bỏ cho bằng được, hãy hỏi người đó về những lý do khiến họ khuyên bạn như thế. Bạn có thể không đồng ý với lời khuyên của người đó nhưng bạn có thể học hỏi được nhiều từ cách nhìn của họ. Trong SMART Recovery®, việc gán cho người khác một cái tên, không những là không nên mà còn có hại. Bạn không nên chấp nhận bất cứ cái tên nào mà người ta gán cho. Nếu ai đó hỏi bạn có phải là người nghiện ma túy hoặc là kẻ nghiện rượu không, bạn có thể trả lời một cách đơn giản “Không, tôi nghĩ rằng cuộc đời tôi sẽ khá hơn nếu tôi cai bỏ, và tôi đã bỏ”. Và nếu ai đó mời bạn dùng lại chất gây nghiện, bạn có thể chân thành trả lời “Cảm ơn, tôi đã hưởng thụ quá nhiều rồi”. Tài liệu: “Do I Have To Quit?” của A. Thomas Horvath, Ph.D.

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 5

    Bạn Không Bất Lực You Are Not Powerless

    Có loại bệnh về não nào làm mất đi ý chí tự do của mình không? Có thể bạn được nghe nói là vấn đề nghiện ngập được gây ra bởi một loại bệnh về não mà bạn đã thừa hưởng về mặt di truyền. Và những thay đổi sinh hóa trong não đã làm mất đi ý chí và khả năng lựa chọn của bạn. Bạn cũng có thể được nghe rằng để có sức vượt qua bệnh này, bạn phải được sự giúp đỡ của thượng đế nhân từ, của người bảo trợ, hoặc phải tham dự một nhóm phục hồi suốt cả cuộc đời còn lại. Và khi bạn nghi

    ngờ điều này, người ta lại cho là bạn đang phủ nhận thực tạị, và việc phủ nhận thực tại là bằng chứng bạn bị bệnh về não. Ý chí và sự tự do lựa chọn rất quan trọng. Những khẳng định trên đây thuộc về lý thuyết bệnh não dùng làm căn bản cho việc trị liệu bệnh ghiền. Bạn có thể ngạc nhiên và thấy nhẹ nhỏm khi biết rằng những điều khẳng định này là không thực. Mặc dầu bạn đã đuợc nghe nói nhiều về lý thuyết bệnh não, kết qủa nghiên cứu khoa học về bộ não đã bác bỏ mô hình trị liệu này. Về mặt di truyền, không có loại bệnh về não nào liên quan đến sự nghiện ngập có thể làm tê liệt hoàn toàn ý chí và khả năng quyết định của bạn. Trên thực tế, nghiên cứu khoa học cho biết mặc dầu một số người có thể có một số điểm yếu về sinh học, họ vẫn phục hồi thành công nhờ dựa trên quyết định thay đổi và sự quyết tâm thực hiện quyết định đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy 60% tới 75% có thể tự bỏ rượu bia mà không cần được chữa trị chính thức hay tham dự nhóm tự giúp nào. Sau khi rời Việt Nam, 88% trong số quân nhân Mỹ nghiện heroin đã bỏ dễ dàng. Khoảng 60% những người từng hút thuốc lá đã bỏ được. Kết qủa cũng tương tự cho các loại nghiện khác. Đúng thế, bằng chứng cho thấy ý chí và sự lựa chọn hiện diện mạnh mẽ trong chúng ta. Bạn có thể giải quyết vấn đề của mình. Điều này không có nghĩa thay đổi là dễ dàng. Bạn chưa thay đổi được không có nghĩa là bạn yếu đuối, có nhiều khuyết điểm hoặc thiếu đạo đức. Chúng ta không thể nói là di truyền và sinh học không đóng vai trò nào trong sự phức tạp của vấn đề nghiện ngập. Nhưng đổ hết trách nhiệm cho một loại bệnh nào đó, mặc dù có thể giúp một số người sẵn sàng chấp nhận tật ghiền của mình và bớt xấu hổ vì nó, nhưng cách này cũng có thể làm cho họ và cho bạn bớt đi sự tự tin để giải quyết vấn đề của mình. Bạn có thể tự cho mình sức mạnh để hành động. Thay vì đổ trách nhiệm cho di truyền và môi trường xã hội, tại sao bạn không cho mình sức mạnh để thay đổi? Hãy cố gắng tự nhủ liên tục bằng những điều sau đây một cách quả quyết, để xem bạn cảm thấy thế nào:

    Hành vi nghiện ngập tạo ra bởi con người và do con người giải quyết.

    Tôi KHÔNG PHẢI THAY ĐỔI, nhưng tôi có thể quyết định khôn ngoan là TÔI MUỐN ĐỔI.

    Sa ngã trong qúa khứ không chứng minh được là tôi sẽ sa ngã mãi mãi.

    Tôi không phải là người thiếu đạo đức khi tôi cố gắng có được sự vui sướng qua cách sống ngu dại hay tự hại mình.

    Tôi chịu trách nhiệm cho ý nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình.

    Tôi cảm nhận và hành động theo lòng tin của mình.

    Tôi là người duy nhất có thể thay đổi hành vi của mình. Người khác có thể giúp, nhưng không ai có thể làm giùm cho tôi.

    Vượt qua sự nghiện ngập đòi hỏi nhiều công sức và cố gắng, chứ không nhờ phép lạ.

    Sự giúp đỡ của người khác có thể rất có lợi, nhưng thành công hay không là do tôi.

    Tôi có thể thay đổi nếu tôi chọn điều đó, và tôi sẵn sàng bắt tay làm việc để thay đổi.

    Hai yếu tố quan trọng nhất trong sự phục hồi là: quyết tâm thay đổi để đạt đến một cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc hơn, và tin tưởng vào khả năng tự nhiên của mình để thay đổi những hành vi

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 6

    nghiện ngập. Nếu những câu liệt kê trên đây làm cho bạn cảm thấy có thêm lý do để thay đổi, và sự tự tin mình sẽ thành công, thì SMART Recovery® đã thực sự đem lại lợi ích cho bạn. Soạn thảo: Nick Rajacic, MSW, CSW

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 7

    Xây Dựng Quyết Tâm Thay Đổi - Building Motivation

    Dầu bạn đang ở trong giai đoạn sẵn sàng cai bỏ hay chưa sẵn sàng đi nữa, bạn cũng nên bắt đầu bằng cách đánh giá cẩn thận về mặt tốt và cái lợi của chất gây nghiện hoặc thói quen khó bỏ. Đúng vậy, nên bắt đầu bằng những lợi ích và thú vui của sự nghiện ngập, chứ không phải là cái giá phải trả. Vì có nhiều điều để xem xét, bạn nên viết ra câu trả lời cho những câu hỏi sau đây, để có thể xem lại và sửa chữa sau. Sẽ có hai phần, Lợi Ích Của Việc Sử Dụng và Lợi Ích Của Việc Cai Bỏ. Nếu bạn muốn đánh giá nhiều loại nghiện, hãy dùng một bản so sánh riêng cho mỗi loại.

    Lợi Ích Của Việc Sử Dụng

    Hãy bắt đầu viết tổng quát bằng cách tự hỏi:

    Tôi thích những gì về chất này hay thói quen này? Nó đem lại gì cho tôi?

    Nếu tôi bỏ chất này hay thói quen này, tôi có lo lắng cuộc đời mình sẽ ra sao không? Bây giờ hãy vào chi tiết để không bỏ sót những cái lợi và các thú vui:

    Hành vi này có thể giúp tôi đương đầu với những cảm xúc hoặc tâm trạng gì? (thí dụ: thất vọng, bực tức, nóng giận, khó chịu, lo sợ, buồn chán, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, cô đơn, buồn phiền, v.v...). Nó đã giúp tôi được bao nhiêu?

    Hành vi này có thể làm gia tăng niềm vui trong những hoàn cảnh, tâm trạng nào?

    Dùng chất này có tránh được triệu chứng vã thuốc? Triệu chứng vã thuốc sẽ có nặng lắm không?

    Thói quen này có thể làm giảm đau được bao nhiêu?

    Tôi có phải quan tâm nhiều đến cơn thèm và sự thôi thúc (sử dụng) khi thiếu nó không? Những khó khăn này có làm tôi sợ nhiều không?

    Tôi có hưởng thụ được nhiều không? Tôi được thoả mãn như thế nào khi say thuốc?

    Hành vi này giúp tôi được bao nhiêu trong mặt xã giao, hoà nhập hoặc đương đầu với người khác?

    Để cảm thấy được bình thường, tôi có thực sự cần hành vi này lắm không? Đối với tôi, bình thường là như thế nào?

    Bởi vì những khoái lạc và lợi ích này rất quan trọng đối với bạn, bạn nên bắt đầu đánh giá vấn đề nghiện của bạn bằng cách nhận ra những khoái lạc và lợi ích trước. Cai bỏ hành vi nghiện ngập không nhất thiết là bỏ hết những khoái lạc và lợi ích này, nhưng có thể là tìm những cách khác để đạt được cùng mục đích, hoặc giảm bớt mức độ, hoặc hưởng thụ ít thuờng xuyên hơn. Đương đầu với nghiện ngập sẽ dễ dàng hơn khi bạn có thể giữ lại những lợi ích này càng nhiều càng tốt. Trước khi tiếp tục, hãy xem lại những khoái lạc và lợi ích. Và tự hỏi:

    Những lợi ích đã viết ra là những lợi ích tôi được hưởng hiện nay, hay là những lợi ích tôi được hưởng trước đây?

    Tôi có thực sự hưởng những lợi ích này không, hay chỉ là những gì người khác quảng cáo?

    Những lợi ích này có quan trọng cho chính tôi không (chứ không phải cho người khác)?

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 8

    Lợi Ích Của Việc Cai Bỏ - Benefits of Stopping

    Kế đến, hãy chú trọng đến cái giá mà bạn phải trả cho tật ghiền của mình, cũng có nghĩa là lợi ích của việc cai bỏ. Bắt đầu bằng những câu hỏi tổng quát, hãy tự hỏi:

    Có gì tôi không ưa về thói quen này hay chất này không?

    Nó có hại như thế nào?

    Nếu tiếp tục như thế này thì đời tôi sẽ ra sao? Bây giờ hãy vào chi tiết để không bỏ sót những cái giá mà bạn phải trả: Nếu tôi ngưng:

    Tôi sẽ làm thêm được bao nhiêu việc nếu không bị bận tâm hoặc ám ảnh bởi những hành vi này?

    Tôi sẽ có thêm bao nhiêu thi giờ?

    Năng lực, sự bền bỉ, sự lanh lợi và khả năng tập trung của tôi sẽ thêm được bao nhiêu?

    Sức khỏe tôi sẽ khá thêm được bao nhiêu?

    Tôi sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

    Lòng tự trọng, tự tin, sự hãnh diện và tự chủ của tôi sẽ gia tăng bao nhiêu?

    Khả năng chế ngự cảm xúc của tôi sẽ khá hơn bao nhiêu?

    Tôi sẽ thành thật hơn với mọi người và với chính tôi được bao nhiêu?

    Trí nhớ và khả năng suy nghĩ sẽ khá hơn nhiều không?

    Tôi có thể tránh được những vấn đề nào đối với luật pháp?

    Đời sống tình dục sẽ khá thêm bao nhiêu?

    Tôi sẽ bớt đi mặc cảm tội lỗi được bao nhiêu?

    Giấc ngủ sẽ ngon hơn nhiều không? Tôi sẽ cảm thấy ra sao khi thức dậy mỗi sáng?

    Hình dáng tôi sẽ khá hơn nhiều không?

    Khả năng lái xe của tôi sẽ khá hơn bao nhiêu? Tôi đang đùa với cảnh sát bấy lâu nay?

    Vai trò làm chồng/vợ, cha mẹ, người yêu, hàng xóm, bạn bè, nhân viên... sẽ khá hơn bao nhiêu?

    Tôi có thể hưởng thêm những cái thú nào ở đời mà hiện tại tôi không thể hưởng, hoặc rất khó hưởng?

    Chúng ta thể nêu ra thêm những câu hỏi cụ thể cho từng hoàn cảnh và loại nghiện.

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 9

    Xem lại kết qủa và rút ra kết luận Reviewing Your Results and Drawing Your Conclusions

    Bây giờ bạn đã ghi ra tất cả những lợi ích của việc cai bỏ, hãy xem lại kết qủa và ghi thêm những câu hỏi sau đây:

    Nếu tôi bỏ, tôi có thực sự hưởng những cái lợi này không (hay chỉ là ý kiến của người khác)?

    Tôi có thể được hưởng những lợi ích này ngay cả nếu tôi tiếp tục dùng hoặc còn giữ những hành vi này?

    Những lợi ích này quan trọng thế nào đối với tôi ? Bây giờ bạn hãy so sánh hai tờ (Lợi Ích Của Việc Sử Dụng và Lợi Ích Của Việc Cai Bỏ), bạn rút ra được kết luận gì? Hãy viết ra kết luận của bạn sau đây. Dứt khoát hay lưng chừng? Đối với nhiều người, phần trả lời cho những câu hỏi trên đây rất rõ ràng, dứt khoát, và họ sẵn sàng tiến tới để bắt đầu học hỏi cách thức đương đầu với sự nghiện ngập, hoặc họ tin rằng lợi ích của việc duy trì sự nghiện ngập lớn hơn cái giá phải trả. Đối với nhiều người khác, những câu hỏi này làm cho họ rối trí. Cách giải quyết tình trạng rối trí có thể là suy nghĩ thêm và trao đổi ý kiến với người đáng tin cẩn, và nếu có thể với chuyên viên tâm lý. Soạn thảo: A. Thomas Horvath, Ph.D. “Building Motivation”.

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 10

    Bản Phân Tích Lợi Hại - Cost-Benefit Analysis (CBA) Chất nghiện hoặc thói quen muốn bỏ: _____________________________________________

    Sử Dụng hoặc Thực Hiện - Using or Doing

    Lợi ích (điều lợi và hậu qủa tốt) - Advantages (benefits and rewards)

    Bất lợi (tai hại và rủi ro) - Disadvantages (costs and risks)

    Ngưng Sử Dụng hoặc Ngưng Thực Hiện - NOT Using or NOT Doing

    Lợi ích (điều lợi và hậu qủa tốt) - Advantages (benefits and rewards)

    Bất lợi (tai hại và rủi ro) - Disadvantages (costs and risks)

    Nên ghi chú thêm là (lợi-hại) ngắn hạn hay lâu dài

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 11

    Một cách Phân tích Lợi Hại khác: Chia làm bốn trang Thay vì viết bốn phần Phân tích Lợi Hại vào một trang, hãy viết vào bốn trang khác nhau và dùng thêm giấy nếu cần, hay viết vào sách hoặc nhật ký. Có thể thêm những chi tiết say đây khi dùng bảng Phân Tích Lợi Hại

    Nên viết thêm những hy vọng của mình vào phần Lợi Ích.

    Đánh giá mức độ quan trọng của mỗi Lợi Ích và Tai Hại (bằng cách cho điểm từ 1 tới 10).

    Ghi thêm khoảng cách thời gian từ khi dùng đến khi Lợi Ích và Bất Lợi xảy ra. Có khoảng cách thời gian hay không? Nếu có, thì bao lâu? Ngay tức khắc? Ít phút? Ít giờ? Ít ngày? Ít tháng? Ít năm?

    Nên ghi thêm thời lượng của Lợi Ích và Bất Lợi. Một lần “phê” có thể kéo dài từ nhiều phút tới nhiều giờ, uống rượu lái xe có thể phải ở tù nhiều năm.

    Dùng những câu hỏi trong phần “Xây Dựng Quyết Tâm Thay Đổi” để giúp điền đầy đủ Bản Phân tích Lợi Hại.

    Soạn thảo: Henry Steinberger, Ph.D., từ tài liệu của Jonathan Von Breton

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 12

    Kiểm Tra Mức Độ Sử Dụng Bia Rượu The AUDIT - The Alcohol Use Disorders Identification Test Bản kiểm tra này giúp bạn đánh giá mức độ sử dụng bia rượu.

    Hãy xem lại mức độ sử dụng bia rượu của bạn năm ngoái bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất cho mười câu hỏi về mức độ sử dụng bia rượu sau đây. Ly rượu (hay bia) được đề cập trong các câu hỏi sau đây là Ly Tiêu Chuẩn. Ly Tiêu Chuẩn là một ly bia hay rượu có chứa 10 gram rượu nguyên chất (100%). Ở Úc,

    Một ly lớn (schooner) với nồng độ 4.9% tương đương với 1.6 Ly Tiêu Chuẩn.

    Một ly nhỏ (midi) với nồng độ 4.9% tương đương với 1.1 Ly Tiêu Chuẩn.

    Một lon bia 375 mL với nồng độ 4.9% tương đương với 1.5 Ly Tiêu Chuẩn.

    100ml rượu đỏ với nồng độ 13% tương đương với khoảng 1.0 Ly Tiêu Chuẩn.

    30ml rượu mạnh với nồng độ 40% tương đương với khoảng 1.0 Ly Tiêu Chuẩn. Bạn có thể tham khảo các chuyên viên khảo sát bia rượu để hỏi thêm ý kiến.

    Hãy chọn những câu trả lời dưới đây và cho điểm vào ô bên phải. Hãy trả lời theo Ly Tiêu Chuẩn. 1. Bạn có thường uống rượu bia không?

    0 Không bao giờ (qua câu 9 & 10)

    1 Tháng một lần hoặc ít hơn

    2 Hai – bốn lần mỗi tháng

    3 Hai – ba lần mỗi tuần

    4 Bốn lần hoặc nhiều hơn mỗi tuần

    2. Khi uống, bạn uống bao nhiêu ly một ngày?

    0 Một tới hai

    1 Ba hoặc bốn

    2 Năm hoặc sáu

    3 Bẩy đến chín 4 Mười hoặc hơn

    3. Trong dịp uống rượu, bạn có thường uống 4 ly hoặc uống hơn không?

    0 Không bao giờ

    1 Hơn 1 tháng một lần 2 Mỗi tháng

    3 Mỗi tuần 4 Hằng ngày hoặc hầu hết mỗi ngày

    4. Năm ngoái bạn có thường cảm thấy không thể ngưng uống một khi đã bắt đầu rồi không?

    0 Không bao giờ

    1 Hơn 1 tháng một lần 2 Mỗi tháng

    3 Mỗi tuần 4 Hằng ngày hoặc hầu hết mỗi ngày

    5. Năm ngoái vì uống rượu, bạn có thường hay bỏ những gì mình cần làm không?

    0 Không bao giờ

    1 Hơn 1 tháng một lần 2 Mỗi tháng

    3 Mỗi tuần 4 Hằng ngày hoặc hầu hết mỗi ngày

    6. Năm ngoái, bạn có thường cần uống rượu vào buổi sáng để được bình thường sau một buổi uống rượu nhiều không?

    0 Không bao giờ

    1 Hơn 1 tháng một lần 2 Mỗi tháng

    3 Mỗi tuần 4 Hằng ngày hoặc hầu hết mỗi ngày

    7. Năm ngoái bạn có thường cảm thấy tội lỗi hay hối hận sau khi uống rượu không?

    0 Không bao giờ

    1 Hơn 1 tháng một lần 2 Mỗi tháng

    3 Mỗi tuần 4 Hằng ngày hoặc hầu hết mỗi ngày

    8. Năm ngoái, vì đã uống rượu, bạn có thường quên những gì xảy ra đêm hôm trước không?

    0 Không bao giờ

    1 Hơn 1 tháng một lần 2 Mỗi tháng

    3 Mỗi tuần 4 Hằng ngày hoặc hầu hết mỗi ngày

    9. Bạn hoặc người khác đã bị thương vì việc uống rượu của bạn gây ra không?

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 13

    0 Không

    2 Phải, nhưng không phải năm ngoái 4 Phải, trong năm ngoái

    10. Người thân, bạn bè, bác sĩ hoặc nhân viên y tế đã quan tâm đến việc uống rượu của bạn hoặc đề nghị bạn giảm bớt việc uống rượu không?

    0 Không

    2 Phải, nhưng không phải năm ngoái 4 Phải, trong năm ngoái

    Hướng Dẫn Cách Tính Điểm và Vài Đề Nghị - AUDIT Scoring Directions and Recommendations

    Bây giờ bạn phải tính điểm bằng cách cộng điểm của các câu trả lời lại (0, 1, 2, 3, 4). Xin lưu ý là câu 1 tới 8 có điểm từ 0 tới 4, câu 9 và câu 10 chỉ có điểm 0, 2 và 4. Tổng số điểm 0 chứng tỏ bạn là người không uống bia rượu. Tổng số điểm từ 1 tới 7 chứng tỏ rủi ro ở mức thấp với điều kiện:

    a) Bạn không uống một dược phẩm nào có thể tạo ra vấn đề khi uống rượu, hoặc có thể bị rượu vô hiệu hoá.

    b) Bạn không bị một số loại bệnh có thể nặng ra vì rượu. c) Hiện tại bạn không mang thai . (Không có mức độ uống nào được xem là an toàn khi có thai)

    Bạn nên cai bỏ rượu nếu đang ở trong những tình huống trên đây.

    Tám điểm hoặc cao hơn chứng tỏ mức độ uống có thể gây ra rủi ro hoặc tai hại, điểm càng cao thì mức độ nguy hiểm càng tăng. Điểm từ 8 tới 18 chứng tỏ mức độ uống đã qúa mức an toàn cho sức khoẻ. Bạn nên bớt hoặc ngưng. Điểm từ 19 đến 40 chứng tỏ bạn đang uống ở mức nguy hiểm và có thể đã bị nghiện. Bạn cần có sự thay đổi lớn. Bảng kiểm tra trên đây được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc soạn thảo và công bố. Nếu bạn muốn được giúp đỡ để giảm bớt mức độ uống, bạn có thể xem qua trang Moderation Management trên website moderation.org để biết thêm về mức uống an toàn, cách giảm bớt mức độ, chương trình tự giúp, và tìm sự hỗ trợ qua nhóm. Bạn cũng có thể vào Drinker’s Check-Up (drinkerscheckup.com) để xem lại mức uống của mình, hoặc hỏi ý kiến các chuyên viên Y Tế hoặc cai nghiện như bác sĩ, chuyên viên tâm lý, chuyên viên tư vấn, chuyên viên cai nghiện. Họ là những chuyên viên có thể đánh giá mức độ rủi ro của vấn đề uống rượu.

    file:///C:/Documents%20and%20Settings/WINDOWS/TEMP/www.moderation.org/file:///C:/Documents%20and%20Settings/WINDOWS/TEMP/www.moderation.org/file:///C:/Documents%20and%20Settings/WINDOWS/TEMP/www.drinkerscheckup.com/

  • Phần 3: Đề tài #1 – Xây Dựng & Duy Trì Quyết Tâm Thay Đổi Phần 3/Trang 14

    Lý Do Để Bỏ Hẳn - A Rationale for Abstinence Sự tự do lựa chọn và trách nhiệm cá nhân:

    Bạn phải chịu trách nhiệm cho hành vi của bạn, và bạn có hoàn toàn tự do để chọn lựa. “Những điều bạn làm là hoàn toàn do bạn. Không ai có thể quyết định giùm bạn. Không ai có thể thay đổi những hành vi nghiện ngập cho bạn. Chỉ có bạn mà thôi. Bạn phải quyết định thay đổi hay tiếp tục như trước.” [Edwards & Orford, 1977] Sau đâu là những lý do tại sao bạn nên nhắm đến việc bỏ hẳn, và cũng là những lý do tại sao các nhà chuyên môn thường khuyên như thế:

    Đây là một chọn lựa an toàn khi thành công.

    Đây là quyết định đơn giản, rõ ràng và thích hợp cho mọi hoàn cảnh hoặc tình huống.

    Không có mức độ sử dụng rượu (và ma túy) nào thực sự an toàn để áp dụng cho mọi người.

    Nhiều ch