slide chuong 4.ppt

63
1 Chương 4 Quyết định đầu tư dài hạn Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp của doanh nghiệp

Upload: gia-gia

Post on 05-Dec-2014

114 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: slide chuong 4.ppt

1

Chương 4

Quyết định đầu tư dài hạn Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệpcủa doanh nghiệp

Page 2: slide chuong 4.ppt

2

Mục tiêu

Nắm được khái niệm đầu tư dài hạn và phân loại đầu tư

Biết cách xác định dòng tiền của dự án Các phương pháp thẩm định dự án đầu

tư, ưu, nhược điểm của từng phương pháp

Bài tập thực hành

Page 3: slide chuong 4.ppt

3

Nội dung

I. Tổng quan về đầu tư dài hạnII. Xác định dòng tiền của dự ánIII. Thẩm định tài chính dự án đầu tưIV. Bài tập

Page 4: slide chuong 4.ppt

4

I. Tổng quan về đầu tư dài hạn

Khái niệm

Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là quá trình họat động sử dụng vốn để hình thành nên các tài sản cần thiết nhằm mục đích tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài trong tương lai.

Page 5: slide chuong 4.ppt

5

Phân loạiTheo cơ cấu vốn đầu tưĐầu tư xây dựng cơ bản:• Đầu tư cho xây lắp• Đầu tư cho thiết bị• Đầu tư xây dựng cơ bản khácĐầu tư về vốn lưu động ròngĐầu tư liên doanh và đầu tư về tài sản

tài chính

Page 6: slide chuong 4.ppt

6

Phân loại

Theo mục tiêu đầu tư Đầu tư hình thành doanh nghiệp Đầu tư cho việc tăng năng lực sản

xuất Đầu tư thay đổi thiết bị Đầu tư ra bên ngoài

Page 7: slide chuong 4.ppt

7

Phân loại

Theo mối quan hệ giữa các dự án đầu tư

Dự án độc lập Dự án phụ thuộc Dự án loại trừ

Page 8: slide chuong 4.ppt

8

Các bước ra quyết định đầu tư dài hạn

1. Đưa ra đề xuất về dự án đầu tư2. Xác định dòng tiền của dự án

đầu tư3. Xác định tỷ lệ chiết khấu4. Thẩm định dự án đầu tư5. Đánh giá dự án sau khi kết thúc

Page 9: slide chuong 4.ppt

9

II. Xác định dòng tiền của dự án đầu tư

1. Khái niệm dòng tiền Dòng tiền của dự án được hiểu là các

khoản chi và thu kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án.

Dòng tiền ròng= Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

Dòng tiền vào được coi là dòng tiền dươngDòng tiền ra được coi là dòng tiền âm

Page 10: slide chuong 4.ppt

10

2. Các nguyên tắc xác định dòng tiền

Nguyên tắc dựa trên cơ sở dòng tiền thuần Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở

sau thuế Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở

thu nhập tăng thêm Nguyên tắc sử dụng dòng tiền chưa trả lãi

vay

Page 11: slide chuong 4.ppt

11

Nguyên tắc dựa trên cơ sở dòng tiền thuần (Net Cash Flow)

Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

Page 12: slide chuong 4.ppt

12

Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở sau thuế (After tax cash flow)

Vì đầu tư ban đầu của một dự án đòi hỏi chi phí bằng tiền mặt sau thuế nên thu nhập từ dự án cũng phải được xác định cùng đơn vị, tức là dòng tiền sau thuế.

Page 13: slide chuong 4.ppt

13

Dòng tiền được tính toán trên cơ sở tăng thêm (incremental cash flow- relevant cash flow)

Dòng tiền tăng thêm = Dòng tiền có dự án - Dòng

tiền không có dự án

Page 14: slide chuong 4.ppt

14

Dòng tiền được tính toán trên cơ sở tăng thêm (incremental cash flow- relevant cash flow)

Ví dụ: DN X đang vận hành một chiếc máy có tuổi thọ kỳ vọng là 4 năm. Thu nhập thuần ước tính của máy là 12.000 USD/năm, giá trị của máy ở thời điểm hiện tại là 6.000 USD và giá trị còn lại của máy ở thời điểm kết thúc năm thứ 4 bằng 0. Hiện DN đang xem xét mua một máy mới, thay thế cho máy trên. Tuổi thọ của máy mới là 4 năm. Thu nhập thuần của máy mới là 15.000 USD/năm. Giá bán hiện tại của máy mới là 30.000 USD và giá trị còn lại ở cuối năm thứ 4 là 0

Page 15: slide chuong 4.ppt

15

Dòng tiền được tính toán trên cơ sở tăng thêm (incremental cash flow- relevant cash flow)

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Máy mới

Máy cũ

Dòng tiền tăng thêm

Page 16: slide chuong 4.ppt

16

Xem xét một số chi phí khi tính dòng tiền tăng thêm

Chi phí chungChi phí chìmChi phí cơ hội

Page 17: slide chuong 4.ppt

17

Chi phí chung

là những chi phí họat động không liên quan trực tiếp đến bất cứ dịch vụ hay sản phẩm cụ thể nào của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí quản lý chung, chi phí hành chính, tiền thuê mặt bằng, điện, nước…

chỉ nên hạch toán vào một dự án đầu tư nếu chúng xảy ra do hệ quả trực tiếp của dự án đó.

Page 18: slide chuong 4.ppt

18

Chi phí chìm

Chi phí không thay đổi nếu chúng ta đầu tư vào dự án hay không.

không được phép đưa vào khi tính toán dòng tiền..

Ví dụ: Một công ty bỏ ra 100 triệu để nghiên cứu tính khả thi của một dự án. Chi phí nghiên cứu tính khả thi được coi là chi phí chìm vì nó phải được thanh toán cho dù dự án có được chấp thuận hay không và chi phí này cũng không ảnh hưởng đến việc chấp thuận hay từ chối dự án hoặc phân tích dòng tiền.

Page 19: slide chuong 4.ppt

19

Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của một tài sản là giá trị hiện giá cao nhất dòng tiền thuần có thể tạo ra từ tài sản đó nếu dự án đầu tư không sử dụng nó.

Được tính như chi phí đầu tư

DN sở hữu một bãi đỗ xe và dự định biến nó thành một nhà máy lắp ráp ô tô. Dự án xây dựng nhà máy đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu là 50 tỷ VNĐ và kỳ vọng tạo ra dòng tiền mới với thu nhập mỗi năm 14 tỷ trong thời gian 6 năm. DN phải tính đến chi phí cơ hội của lô đất. Nếu dự án đầu tư xây dựng nhà máy không triển khai thì doanh nghiệp có thể sử dụng lô đất để cho thuê với khoản thu nhập dự tính là 200 triệu VNĐ mỗi năm. Do đó, chi phí cơ hội của lô đất là giá trị hiện tại của việc cho thuê lô đất trong thời gian 6 năm.

Page 20: slide chuong 4.ppt

20

Chi phí cơ hội

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Dòng tiền hoạt động

Chi phí cơ hội

Dòng tiền ròng

Đơn vị: triệu đồng

Page 21: slide chuong 4.ppt

21

3. Cách xác định dòng tiền của dự án

Đầu tư ban đầu Dòng tiền hoạt động Dòng tiền khi kết thúc dự án

0 1 2 3 4 n

Đầu tư ban đầu

Dòng tiền hoạt độngKết thúc dự án

Page 22: slide chuong 4.ppt

22

Dòng tiền đầu tư ban đầu (năm 0)

Dòng tiền đầu tư ban đầu (năm 0) = - Mua thiết bị, tài sản dài hạn - Gia tăng vốn lưu động ròng ban đầu + Dòng tiền thanh lý Tài sản

Page 23: slide chuong 4.ppt

23

Lưu ý

Xác định vốn lưu động ròngVốn lưu động ròng là mức chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn

và các khoản nợ ngắn hạn. Đặc tính của vốn lưu động ròng là nó không được khấu hao và thường được thu hồi khi dự án kết thúc. Bởi vậy những dự án mở rộng thường đòi hỏi phải đầu tư bằng vốn lưu động trong những năm đầu và thu hồi những khoản đầu tư này khi dự án hoàn thành.

Việc tăng vốn lưu động ròng được coi là một khỏan đầu tư, do đó được coi là một dòng tiền âm; Việc giảm vốn lưu động ròng được coi là

dòng tiền dương.

Page 24: slide chuong 4.ppt

24

Xác định vốn lưu động ròng

Giả sử một dự án đầu tư đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu là 120 triệu VNĐ cho nhà xưởng, thiết bị và kỳ vọng tạo ra khoản thu nhập hàng năm là 40 triệu VNĐ trong thời gian 5 năm. Như cầu vốn lưu động của dự án như sau:

Page 25: slide chuong 4.ppt

25

Xác định vốn lưu động ròng

Tình huống

Tiêu thức Năm 0

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Không có dự án

1. TSNH2. Nợ NH3. VLĐR

6032

6032

6032

6032

6032

6032

Có dự án

4. TSNH5. Nợ NH6. VLĐR

7039

7441

7441

7441

7441

6032

Riêng dự án

7. NC VLĐ

8. Tăng VLĐ

Page 26: slide chuong 4.ppt

26

Xác định vốn lưu động ròng

Tiêu thức Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Dòng tiền hoạt động

(150) 40 40 40 40 40

VLĐR 3 2 0 0 0 (5)

Dòng tiền ròng

Page 27: slide chuong 4.ppt

27

Dòng tiền hoạt động (năm 1- năm n -1)

= Lợi nhuận ròng

+ Khấu hao + Lãi vay

-/+ Thay đổi Vốn lưu động ròng

Page 28: slide chuong 4.ppt

28

Dòng tiền kết thúc dự án (năm n)

= Dòng tiền hoạt động ròng (nếu có)

+ Dòng tiền từ thanh lý tài sản

Page 29: slide chuong 4.ppt

29

Lưu ý

TH1: Bán 1 tài sản bằng với giá trị sổ sách: Không ảnh hưởng gì đến thuế. (Giá trị sổ sách bằng nguyên giá ban đầu trừ khi khấu hao tích lũy)

Dòng tiền từ thanh lý tài sản = Thu nhập từ việc thanh lý tài sản

TH2: Bán 1 tài sản với giá thấp hơn giá trị sổ sách: Giả dụ tài sản thanh lý này được dùng trong sản xuất thì khoản lỗ này có thể được xem như một khoản lỗ từ họat động hay bù trừ cho thu nhập từ họat động. Khoản lỗ này thực tế làm giảm mức thuế mà công ty phải nộp bằng với số tiền lỗ nhân với thuế suất TNDN.

Dòng tiền từ thanh lý tài sản= Thu nhập từ việc thanh lý tài sản + Khoản giảm trừ thuế từ việc bán lỗ

Page 30: slide chuong 4.ppt

30

Lưu ý

TH3:

Bán 1 tài sản với giá cao hơn giá trị sổ sách: Phần chênh lệch sẽ được coi như một khoản thu nhập từ họat động và phải tính thuế TNDN.

•Dòng tiền từ thanh lý tài sản = Thu nhập từ việc thanh lý TS - Thuế TNDN phải nộp

•Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất

•Thu nhập chịu thuế = Giá nhập từ việc thanh lý TS- Giá trị sổ sách

Page 31: slide chuong 4.ppt

31

III. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) 2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có

điều chỉnh (MIRR) 4. Chỉ số lợi nhuận (PI) 5. Thời gian hoàn vốn (PP)

Page 32: slide chuong 4.ppt

32

Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)

Giá trị hiện tại ròng là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng của dự án trừ khoản chi phí ban đầu.NPV= -CFo +

n

tnk

CFt

1 )1(

Page 33: slide chuong 4.ppt

33

Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)

Ý nghĩa NPV thể hiện giá trị tăng thêm của

khoản đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ và bao hàm cả yếu tố rủi ro của đầu tư.

NPV dương??? NPV âm???

Page 34: slide chuong 4.ppt

34

Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)

Sử dụng NPV làm tiêu chí đầu tư Dự án độc lập

Nếu NPV> 0: Chấp thuận dự ánNếu NPV< 0: Lọai bỏ dự án

Nếu NPV= 0: tùy Dự án loại trừ

NPV max > 0

Page 35: slide chuong 4.ppt

35

Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)

Ví dụ: Một DN muốn trang bị một dây chuyền sản xuất. Có hai đề nghị từ hai nhà chế tạo.

Nhà chế tạo A chào giá bán một dây chuyền sản xuất với giá 300 triệu VNĐ, dự tính mang lại cho công ty khoản thu nhập 72 triệu VNĐ/năm trong thời gian 6 năm.

Nhà chế tạo B đưa ra giá bán dây chuyền là 420 triệu VNĐ. Tuy nhiên dây chuyển này sử dụng ít lao động, chi phí quản lý chung thấp hơn dây chuyền A và thu nhập hàng năm là 103 triệu VNĐ trong thời gian 6 năm.

Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là 10%/năm.

Page 36: slide chuong 4.ppt

36

Giá trị hiện tại ròng (Net present Value) Dự án A

Năm 0 1 2 3 4 5 6

Dòng tiền

(300) 72 72 72 72 72 72

PVF

PV

NPV

Page 37: slide chuong 4.ppt

37

Giá trị hiện tại ròng (Net present Value) Dự án B

Năm 0 1 2 3 4 5 6

Dòng tiền

(420) 103 103 103 103 103 103

PVF

PV

NPV

Kết luận:

Page 38: slide chuong 4.ppt

38

Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)

Nhược điểm Không thể đưa ra kết quả

lựa chọn nếu các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng khi xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn (sẽ nghiên cứu kỹ hơn)

Việc xác định tỷ lệ chiết khấu của dự án (chi phí sử dụng vốn) không đơn giản

Ưu điểm Xét đến giá trị thời gian

của tiền tệ Xét đến rủi ro của dự án Xét đến quy mô của dự

án Tính đến toàn bộ dòng

tiền của dự án Phù hợp với mục tiêu tối

đa hóa giá trị của chủ sở hữu

Page 39: slide chuong 4.ppt

39

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0.

- CFo +

n

tnk

CFt

1 )1(

= 0

= 0

Page 40: slide chuong 4.ppt

40

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

Khái niệm Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất chiết khấu mà tại

đó NPV của dự án bằng 0.

Ý nghĩa: IRR đo lường tỷ lệ hoàn vốn của một dự án đầu tư

và cũng được sử dụng làm tiêu chuẩn để xem xét dự án. IRR chính là khả năng sinh lời đích thực của bản thân dự án.IRR chỉ thay đổi khi các yếu tố nội tại, tức giá trị các dòng ngân lưu thay đổi. Như vậy khi NPV = 0, không có nghĩa là dự án không lại hiệu quả nào mà là khi NPV=0 thì dự án đã mang lại cho đồng vốn của bạn một suất sinh lời bằng IRR.

Page 41: slide chuong 4.ppt

41

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

Sử dụng IRR làm tiêu chí đầu tư Dự án độc lập

Nếu IRR > k : chấp thuận dự ánNếu IRR < k : Lọai bỏ dự án

Nếu IRR= k : tùy Dự án loại trừ

IRR max > k

Page 42: slide chuong 4.ppt

42

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

Ví dụ: Công ty Phương Nam dự định mua một dây chuyền may công nghiệp với tổng giá trị chi phí ban đầu là 200.000 USD. Dự kiến mỗi năm công ty thu được 78.000 USD từ dây chuyền này. Trong suốt thời gian 4 năm.

Page 43: slide chuong 4.ppt

43

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

Công thức 1

Công thức 2IRR= k1 +

1)12(12

020 RR kkk

FVFFVF

FVFFVFkI

IRR= K0= 2,5887-2,5641/ 2.5887-2.4936 (22-20) + 20 = 20.5%

21

)12(

NPVNPV

kkNPV

IRR= 20 + 1600x 2 / ( 1600+4500)= 20,5%

Page 44: slide chuong 4.ppt

44

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

Công ty Phương Nam dự tính nhập khẩu một máy nghiền đá xây dựng với tổng chi phí ban đầu là 6000 USD, dòng tiền thu nhập dự kiến của máy này là

Năm 0 1 2 3

Dòng tiền (6000) 2500 1640 4800

Page 45: slide chuong 4.ppt

45

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

Nhược điểm Dự án vay hay cho vay Không xác định được IRR

hoặc IRR đa trị Không tính đến quy mô

của dự án

Ưu điểm Xét đến giá trị thời gian

của tiền tệ Xét đến rủi ro của dự án Tính đến toàn bộ dòng

tiền của dự án Dễ dàng so sánh với chi

phí sử dụng vốn của DN và khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án so với rủi ro của nó

Page 46: slide chuong 4.ppt

46

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

Dự án vay hay cho vay

Dự án CF0 CF1 IRR NPV

A (1000) 1500

B 1000 (1500)

Page 47: slide chuong 4.ppt

47

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

IRR đa trị hoặc không thể xác định được

Năm 0 1 2 IRR

Dòng tiền

(100) 230 (132)

Page 48: slide chuong 4.ppt

48

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Return Rate)

IRR không xét đến quy mô của dự án

Năm 0 1 IRR NPV

A (1000) 1400

B (10000) 14000

Page 49: slide chuong 4.ppt

49

Tỷ suất nội hoàn điều chỉnh (Modified Internal Return Rate)

MIRR là tỷ suất sinh lời dự kiến của một dự án với giả định là các dòng tiền tạo ra trong các năm của dự án được tái đầu tư với chi phí bằng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.

n

nn

MIRR

CFnkCFkCFCFo

)1(

....)1(2)1(1 21

Page 50: slide chuong 4.ppt

50

Tỷ suất nội hoàn điều chỉnh ( Modified Internal Return Rate)

Ý nghĩa: MIRR khắc phục nhược điểm của IRR

là giả định các dòng tiền được tái đầu tư với chi phí bằng chính tỷ lệ IRR. phù hợp với mục tiêu của chủ sở hữu

Page 51: slide chuong 4.ppt

51

Tỷ suất nội hoàn điều chỉnh (Modified Internal Return Rate)

Ví dụ: Một dự án có đầu tư ban đầu là 10.000 USD

và dự định tạo ra một dòng tiền 3.000 USD liên tục trong vòng 5 năm của dự án.

Chi phí sử dụng vốn: 10%

Năm 0 1 2 3 4 5

Dòng tiền

(10000) 3000 3000 3000 3000 3000

Page 52: slide chuong 4.ppt

52

Chỉ số lợi nhuận (Profitibility Index)

Chỉ số lợi nhuận (PI) là giá trị hiện giá của những khoản thu nhập của dự án đầu tư chia cho khoản đầu tư ban đầu.

PI= PV/P= (NPV+P)/P

PI là thước đo khả năng sinh lời của dự án đầu tư, có tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ.

Page 53: slide chuong 4.ppt

53

Chỉ số lợi nhuận (Profitibility Index)

Sử dụng PI làm tiêu chí đầu tư Dự án độc lập

PI > 1: Chấp nhận dự ánPI < 1: loại bỏ

PI = 1: Tùy Dự án loại trừ

PI max > 1

Page 54: slide chuong 4.ppt

54

Chỉ số lợi nhuận (Profitibility Index)

Nhược điểm Không đánh giá trực

tiếp quy mô của các dự án loại trừ nhau

Ưu điểm Giống NPV Xem xét theo tỷ lệ-

dễ so sánh Đánh giá các dự án

khi ngân sách bị giới hạn

Page 55: slide chuong 4.ppt

55

Xếp hạng các dự án khi giới hạn về ngân sách

Năm 0 1 2NPV

(k=10%)PI

Dự án 1 (20) 70 10

Dự án 2 (10) 15 40

Dự án 3 (10) 5 60

-Đánh giá dự án trong trường hợp:Các dự án độc lập, DN không bị giới hạn về vốnCác dự án độc lập, DN bị giới hạn vốn là 20

Page 56: slide chuong 4.ppt

56

Thời gian hoàn vốn (payback period)

Thời gian hoàn vốn của dự án là độ dài thời gian để thu hồi đầy đủ các khoản đầu tư ban đầu của dự án.

T= Năm ngay trước năm hoàn vốn + Số tiền còn thiếu/Dòng tiền sau năm hoàn vốn

Dự án có PP nhỏ hơn hoặc bằng PP gốc được chấp thuận và ngược lại.

Page 57: slide chuong 4.ppt

57

Thời gian hoàn vốn (payback period)

Nhược điểm Không xem xét toàn

bộ dòng tiền Không tính đến yếu tố

thời gian và rủi ro Không nhất quán với

mục tiêu của chủ sở hữu

Ưu điểm Đơn giản, dễ tính

toán

Page 58: slide chuong 4.ppt

58

Thời gian hoàn vốn (payback period)

Năm Dự án A

Dự án B

0 5000 5000

1 5000 5000

2 2000 5000

3 1000 5000

PP 2 2

NPV

Không xét đến

toàn bộ

dòng tiền

của dự án

Page 59: slide chuong 4.ppt

59

Thời gian hoàn vốn (payback period)

Năm Dự án A

Dự án B

0 5000 2000

1 3000 3000

2 2000 5000

3 1000 1000

PP 3 3

NPV

Không xét đến

Giá trị thời gian

Của tiền tệ

Page 60: slide chuong 4.ppt

60

Ra quyết định trong trường hợp mâu thuẫn giữa NPV và IRR

Đối với dự án đầu tư độc lập Cả NPV và IRR đều dẫn tới cùng quyết định

chấp thuận hay từ chối một dự án. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do nếu NPV >

0 thì tỷ lệ chiết khấu mà NPV= 0 phải lớn hơn tỷ lệ hoàn vốn cần thiết k. Bởi vậy nếu NPV > 0 thì IRR > k. Tương tự như vậy, nếu IRR> k thì khi dòng tiền được chiết khấu ở tỷ lệ k và tất yếu NPV > 0.

Page 61: slide chuong 4.ppt

61

Ra quyết định trong trường hợp mâu thuẫn giữa NPV và IRR

Đối với dự án loại trừ nhau: xuất hiện mâu thuẫn giữa NPV và IRR do

Sự khác biệt về độ lớn hay quy mô đầu tư Sự khác nhau về kiểu dòng tiền Sự khác nhau về những hệ quả của phương

pháp NPV và IRR liên quan đến tỷ lệ tái đầu tư

Page 62: slide chuong 4.ppt

62

Ra quyết định trong trường hợp mâu thuẫn giữa NPV và IRR

Sự khác biệt về độ lớn hay quy mô đầu tư

Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 NPV(k= 8%)

IRR

A (10000) 5917 5917

B (20000) 11834 11834

Page 63: slide chuong 4.ppt

63

Ra quyết định trong trường hợp mâu thuẫn giữa NPV và IRR Sự khác biệt về kiểu dòng tiền

Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 NPV(k= 8%)

IRR

C (10000) 4000 4000 4000

D (12000) 5000 5300 4000

C-D (2000) 1000 1300 0