so 124

20
1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN “ Tôi cầu Đức Chúa Trời của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha vinh hiển, ban thần trí của sự khôn sáng và của sự tỏ ra cho anh em, để nhận biết Ngài, lại soi sáng con mắt của lòng anh em, hầu cho biết điều trông cậy về sự kêu gọi của Ngài là thể nào, sự giàu có của cơ nghiệp vinh hiển Ngài cho các thánh đồ là làm sao.” Ê phê sô 1 : 17-18 BẠN CÓ NGHÈO KHÔNG ? Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình”- người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình. Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: “Chuyến đi như thế nào hả con?”. - Thật tuyệt vời bố ạ! - Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy! - Ô, vâng. - Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này? Đứa bé không ngần ngại: - Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận, Chúng ta phải đưa những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống thì họ có cả

Upload: huynhhungdn

Post on 02-Dec-2014

743 views

Category:

Documents


9 download

DESCRIPTION

Nội san số 124 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow

TRANSCRIPT

Page 1: So 124

1

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Tôi cầu Đức Chúa Trời của Đức Chúa

Jêsus Christ chúng ta, là Cha vinh hiển, ban thần trí của sự khôn sáng và của sự tỏ ra cho anh em, để nhận biết Ngài, lại soi sáng con

mắt của lòng anh em, hầu cho biết điều trông cậy về sự kêu gọi của Ngài là thể nào, sự giàu

có của cơ nghiệp vinh hiển Ngài cho các thánh đồ là làm sao.”

Ê phê sô 1 : 17-18

BẠN CÓ NGHÈO KHÔNG ? Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế

nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình”- người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình. Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: “Chuyến đi như thế nào hả con?”. - Thật tuyệt vời bố ạ! - Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy! - Ô, vâng. - Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này? Đứa bé không ngần ngại: - Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận, Chúng ta phải đưa những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống thì họ có cả

Page 2: So 124

2

những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác, Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau. Đến đây người cha không nói gì cả. “Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi...”- cậu bé nói thêm. Suy gẫm : Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có. Có những thứ không giá trị với người này nhưng rất giá trị với người kia. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có. Là người cơ đốc nhân, chúng ta tin vào một quê hương tốt hơn ở trên trời là nơi mà chúng ta sẽ gặp lại nhau sau khi về với Chúa. Nhưng không phải chỉ khi về với Chúa chúng ta mới nhận được phước mà Chúa ban cho chúng ta nguồn phước ở trên đời này nữa. Đôi khi chúng ta không nhìn thấy phần phước mà Chúa cho chúng ta trên đời này mà chúng ta chỉ thấy những khó khăn trước mắt mà thôi.

Cầu xin Chúa ban cho chúng ta thần trí của sự thông sáng để nhận biết được những sự giàu có của cơ nghiệp vinh hiển Ngài.

Ban Biên Tập.

BÀI GIẢNG HẰNG TUẦN ( Ghi lại bài giảng hằng tuần dành cho các bạn nghe lại, dùng trong nhóm tế bào hoặc các bạn ở các nơi xa không đến được Hội Thánh) ĐỀ TÀI: NGƯỜI MẸ TRONG CHÚA

Mục sư Nguyễn Quang Hòa.

Dù bạn là ai, dù bạn có như thế nào và mẹ bạn có như như thế nào thì chúng ta vẫn phải

cảm tạ Chúa vì người mẹ của chúng ta. Có thể nói người mẹ hy sinh rất nhiều, có những ngừoi hy sinh cả cuộc đời này để cho các con được khôn lớn. Sự hy sinh của người mẹ là một sự hy sinh thầm lặng mà chắc chỉ có Chúa mới biết hết được tấm lòng của những người mẹ. Tôi tin rằng người mẹ là món quà mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, và Chúa muốn bày tỏ tình yêu của Ngài với chúng ta qua người mẹ. Người Việt Nam vẫn thường nói: làm mẹ đó là một thiên chức, một chức vụ từ Cha thiên thượng giao cho những người mẹ. Và chúng ta là những người mẹ trong Chúa chúng ta cùng xem lời Chúa nói về những người mẹ trong Chúa: 1)Yêu con một cách đúng đắn: Người mẹ nào cũng yêu con của mình và luôn muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất đến con cái của mình. Nhưng yêu con thôi chưa đủ, người mẹ cần yêu một cách đúng đắn:

Page 3: So 124

3

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.”

( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

-Không chiều con, biết những điều gì nên cho con và không nên cho con. Nhiều khi vì yêu con mà con cái xin gì chúng ta cho hết, đôi khi lại không tốt cho con của mình. - Cần trò chuyện với con để hiểu được tâm tư tình cảm suy nghĩ của con. Dù con của bạn còn bé hay lớn, con bạn vẫn luôn cần một NGƯỜI BẠN để thổ lộ tâm sự Nếu con không tâm sự được với người mẹ, người mẹ không hiểu được con, chúng sẽ đi tâm sự với bạn bè, và tất nhiên những lời khuyên của bạn bè sẽ không như điều người mẹ mong muốn. - Yêu đồng nghĩa với việc hy sinh. Người mẹ cần hy sinh thời gian cho con của mình, để ở bên cạnh con, gần gũi con. Nhiều người mẹ nghĩ rằng cứ cung cấp những nhu cầu cho con là được. Không! Người con cũng cần những điều này điều kia, nhưng người con cần chính bạn hơn tất cả. Gia tài lớn nhất bạn có thể để lại cho con không phải là ngôi nhà, một khoản tiền, nhưng chính là lời Chúa, là dạy con có đức tin nới Chúa, để cả cuộc đời sau này của chúng có Chúa bên mình. 2) Nuôi dưỡng: Cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm cung cấp và nuôi dưỡng cho con, ngày nay vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, nên người con chỉ có mẹ bên cạnh. Chúa chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn đủ tài chính để nuôi con, bạn hãy cầu xin, và Ngài sẽ chu cấp cho bạn để nuôi con. Không phải bà, không phải cô, dì, chú, bác, nhưng chính người mẹ sẽ là người có tiền bạc để nuôi con. 3) Dạy dỗ: Là phần quan trọng nhất

trong “thiên chức” của người làm mẹ. Nhìn trái biết cây và bây giờ chúng ta xem về “trái” Ti-mô-thê, tại sao ông có thể trở thành một người tin kính Chúa và hầu việc Chúa? Và tôi tin rằng mỗi một người mẹ cũng mong muốn điều này cho con mình. Ti-mô thê được như vậy vì có một người mẹ thầm lặng luôn ở bên cạnh ông, dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn ông: - Bà Ơ-nít gieo hạt giống đức tin cho Ti-mô-thê ngay từ khi ông còn bé ( 2 Ti-mô-thê 1:5 ). Bà mong muốn sau này Ti-mô-thê yêu Chúa, nên ngay từ khi còn bé, bà đã đọc lời Chúa cho con nghe, đã gieo những hạt mầm vào tron tâm trí của con. - Bà Ơ-nít dạy đức tin cho Ti-mô-thê khi niên thiếu( 2 Ti-mô-thê 3:14-15 ). Bà dạy lời Chúa, giải thích lời Chúa, cho con biết về những điều răn và tình yêu của Ngài. - Bà Ơ-nít sống đời sống đức tin cho con thấy: bà không chỉ nói, không chỉ dạy mà còn sống và làm những gì mà lời bà nói. Bà hiểu một điều cách dạy dỗ tốt nhất là dạy dỗ bởi tấm gương. Nếu người mẹ mong muốn con thay đổi, thì chính người mẹ cần thay đổi: Nếu muốn con đến nhà thờ thì người mẹ phải thường

Page 4: So 124

4

xuyên và trung tín đến nhà thờ trước. Nếu muốn con cầu nguyện, đọc lời Chúa thì người mẹ cần làm trước, để con nhìn và học theo. Đối với chúng ta là những người con, chúng ta cần có thái độ hiếu kính cha mẹ mình ( Xuất 20:12). Hiếu kính không chỉ trong tấm lòng chúng ta, mà cần được bày tỏ bằng hành động: vâng lời cha mẹ, nghe lời khuyên dạy của cha mẹ. Nếu cha mẹ chúng ta đã có tuổi, là những người con, chúng ta cần chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

Mục sư Nguyễn Quang Hòa KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI? ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI CÓ PHẢI LÀ TỘI KHÔNG? Trả lời: Kinh Thánh trước sau như một nói với chúng ta hành động đồng tính luyến ái là tội (Sáng thế ký 19:1-13; Lê-vi-ký 18:22; Rô-ma 1:26-27; I Cô-rinh-tô 6:9). Rô-ma 1:26-27 dạy chúng ta cách cụ thể đồng tính luyến ái là hậu quả của sự từ chối và bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Khi một người tiếp tục ở trong tội lỗi và không tin, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời phó họ càng hơn cho tội lỗi gian ác và sa đọa để chỉ cho họ sự phù phiếm và đời sống vô hi vọng phân rẻ họ với Đức Chúa Trời. I Cô-rinh-tô 6:9-10 công bố rằng kẻ phạm tội đồng tính luyến ái không được thừa hưởng nước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không tạo ra sự ham muốn đồng tính luyến ái cho con người.

Kinh Thánh nói với chúng ta con người trở thành đồng tính luyến ái bởi vì tội lỗi

(Rô-ma 1:24-27) cuối cùng bởi vì sự chọn lựa của chính họ. Một người có thể sinh ra với sự nhạy cảm mạnh với đồng tính luyến ái giống như một người

sinh ra có khuynh hướng bạo lực và những tội lỗi khác. Điều đó không phải là lý do để họ chọn lựa tội lỗi và cho rằng vì cớ sự ham muốn tội lỗi vào trong họ. Nếu một người sinh ra với một sự xúc cảm lớn về tính nóng giận hoặc đam mê có phải được quyền thực hiện những ước muốn của mình không? Dĩ nhiên là không! Đối với đồng tính luyến ái cũng giống như vậy. Tuy nhiên Kinh Thánh không mô tả đồng tính luyến ái như là một tội lớn hơn các tội khác. Tất cả những tội lỗi là phản nghịch với Đức Chúa Trời. Đồng tính luyến ái chỉ là một trong nhiều điều được liệt kê trong I Cô-rinh-tô 6:9-10 làm cho con người xa cách với nước Đức Chúa Trời. Theo lời Kinh Thánh sự tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho người đồng tính luyến ái cũng giống như cho người ngoại tình, kẻ thờ hình tượng, kẻ giết người, trộm cắp.v.v…Đức Chúa Trời hứa ban sức mạnh chiến thắng tội lỗi cho tất cả những ai tin nhận Chúa Giê Xu Christ làm Cứu Chúa của mình, kể cả người đồng tính luyến ái. ( I Cô-rinh-tô 6:11; II Cô-rinh-tô 5:17).

Page 5: So 124

5

HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Tối Cao Pháp Viện California hôm 15 tháng 5 vừa qua đã hủy bỏ luật cấm công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính. Phán quyết này sẽ đưa California thành tiểu bang thứ nhì cho phép người đồng tính kết hôn. Hội Đồng Giám Mục của tiểu bang California cũng như Hiệp Hội Bảo Vệ Gia Đình đều chống lại phán quyết nầy. Một liên minh tôn giáo và các nhóm khuynh hướng bảo thủ cũng sẽ đưa ra một dự luật để được cử tri California thông qua trong kỳ bầu cử tháng 11 năm nay để đưa lệnh cấm hôn nhân giữa người đồng giới tính vào hẳn trong hiến pháp tiểu bang California. Những người nầy cổ võ cho một tu chính án để đưa vào hiến pháp, định nghĩa rõ ràng hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ mà thôi.

Tính dục đồng giới hay đồng tính luyến ái không phải không phải là chuyện mới lạ nhưng là điều đã có từ xưa vì bản tính tội lỗi của con người. Trong tiếng Anh có danh từ sodomy mô tả những hành động kết hợp tội lỗi giữa những người nam với nhau tức là tội Sô-đôm và danh từ nầy phát xuất từ tên thành phố Sô-đôm là thành phố tội lỗi đã bị Đức Chúa Trời hủy diệt bằng lửa. Khi Đức Chúa Trời sai hai thiên sứ đến để giải cứu gia đình người cháu của ông Áp-ra-ham cư ngụ tại Sô-đôm thì dân thành Sô-đôm đã đòi có những hành động tội lỗi với hai thiên sứ mà họ nghĩ là hai người đàn ông.

Khi con dân Chúa đi trong sa mạc vào vùng Đất Hứa, Chúa đã ban luật lệ cho họ và một trong những điều luật đó là:

Chớ nằm cùng một người nam như người ta nằm cùng một người nữ; ấy là một sự quái gớm. Nếu một người nam nằm cùng một người nam khác, như nằm cùng người nữ, thì hai người đó đều hẳn phải bị xử tử, vì họ đã làm một sự gớm ghiếc; huyết họ sẽ đổ lại trên mình họ (Lê-vi ký 18:22; 20:13).

Trong Thánh Kinh Tân Ước, sứ đồ Phao-lô đã viết những lời sau trong lá thư gởi

cho các tín hữu tại Rô-ma, thủ đô đế quốc La-mã lúc bấy giờ, mô tả về tình trạng tội lỗi của con người. Ông viết:

Đức Chúa Trời đã phó mặc họ cho tình dục đáng xấu hổ. Cả đến đàn bà cũng đã đổi cách

quan hệ tự nhiên ra cách phản tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, bỏ cách quan hệ tự nhiên với phụ nữ mà un đốt tình dục lẫn nhau, đàn ông làm điều đồi bại với đàn ông và chính họ phải chịu sự sửa phạt tương xứng với sự lầm lạc của mình (Thư Rô-ma 1:26-27).

Trong thư gởi cho tín hữu tại Cổ-linh, ông viết:

Những kẻ tà dâm, kẻ thờ thần tượng, kẻ ngoại tình, kẻ đồng tính luyến ái, kẻ trộm cắp, kẻ tham lam, kẻ say sưa, kẻ chưởi rủa, kẻ cướp giật sẽ không được thừa hưởng vương quốc Đức Chúa Trời (Thư I Cổ-linh 6:10).

Page 6: So 124

6

Những lời dạy trong Kinh Thánh nói rất rõ về hành động tội lỗi nầy, tuy nhiên những người chủ trương hôn nhân đồng tính lý luận như sau:

1. Họ nói rằng Kinh Thánh chỉ lên án những hành động đồng tính của những con người tội lỗi còn nếu hai người đồng phái tính yêu thương nhau thật sự thì không sao

Đây là lý luận cho rằng bất cứ điều gì nhân danh tình thương thì đều đúng cả. Đây là một lập luận rất nguy hiểm vì xưa nay bao nhiêu người cũng đã từng nhân danh tình thương để làm những điều sai quấy. Tình thương là điều quan trọng trên đời nhưng chỉ dựa vào tình thương để làm căn bản cho mọi hành động sẽ đưa ta đến chỗ sai lạc. Ngoài ra chúng ta cũng phải biết rằng tình yêu thật không có nghĩa là điều gì cũng chấp nhận, không phải như vậy. Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình thương nhưng Ngài không thể chấp nhận hay dung dưỡng tội lỗi. Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương nhưng Ngài cũng là Đấng công chính. Ân sủng và chân lý luôn luôn đi chung với nhau. Chính vì ân sủng và chân lý đó mà Chúa Giê-xu phải giáng trần, chịu chết vì tội của nhân loại. Thiên Chúa yêu thương, nhưng Ngài không thể chấp nhận tội lỗi vì vậy Chúa Giê-xu phải giáng trần, chịu hình phạt thế cho con người. Dựa vào căn bản đó, Thiên Chúa mới có thể tha thứ cho con người.

Còn một điều quan trọng khác nữa khi con người cho rằng tình thương có thể

chấp nhận tất cả, đó là chúng ta phải biết tình yêu thật là tình yêu trong khuôn phép và luật lệ của Thiên Chúa. Đức Chúa Giê-xu phán, “Nếu các ngươi yêu mến Ta thì gìn giữ các điều răn Ta” (Phúc Âm Giăng 14:15). Sứ đồ Phao-lô dạy: “Yêu thương là làm trọn luật pháp” (Thư Rô-ma 13:10). Yêu thương thật là quan tâm đến phúc lợi người mình yêu và phúc lợi lớn nhất của con người được tìm thấy trong việc tuân theo luật của Thiên Chúa, không phải đi ngược lại với luật của Ngài. Tình yêu thương thật vì vậy là tình

yêu phù hợp với luật của Thiên Chúa.

2. Lý luận thứ hai của những người tính dục đồng giới là họ nói rằng họ bẩm sinh như vậy, không thể

làm khác hơn

Thật ra đây chỉ là một lối lý luận nhằm đổ lỗi tương tự như câu chúng ta vẫn thường nghe: “Tính tôi như vậy đó,

không đổi được.” Con người sinh ra với bản tính tội lỗi cho nên không ai là không có những khuynh hướng xấu. Nhưng có khuynh hướng xấu không có nghĩa là chúng ta cứ sống như vậy. Khuynh hướng xấu hay khuynh hướng tội lỗi của con người nằm dưới nhiều hình thức. Đối với một số người, đó có thể tính hay gian dối, một số khác có thể là cộc cằn, dễ nổi giận, dễ mang mặc cảm hay tham lam… Dĩ nhiên là ai cũng đều có những khuynh hướng xấu nhưng gọi đó là bẩm sinh rồi tiếp tục sống như vậy là không đúng. Ngoài ra Kinh Thánh cũng cho thấy rằng tính dục đồng giới là điều đi ngược lại với tự nhiên. Tự nhiên là nói đến mẫu mực Thiên Chúa đã thiết lập.

Page 7: So 124

7

Từ đầu, Thiên Chúa đã tạo dựng một người nam và một người nữ và hôn nhân được thiết lập trên căn bản đó. Con người tội lỗi luôn luôn muốn chống lại chương trình và ý định của Đức Chúa Trời và chính vì vậy mà họ đã chủ trương những đường lối ngược lại tự nhiên tức là ngược lại với khuôn mẫu Thiên Chúa đã thiết lập. Phân đoạn Thánh Kinh nói về tính dục đồng giới bắt đầu với phần mô tả về tính phản loạn của con người: tôn thờ tạo vật thay vì Tạo Hóa. Vì không tôn thờ Tạo Hóa cho nên người ta gạt bỏ mọi tiêu chuẩn của Thiên Chúa để sống theo lòng dục của mình.

Lịch sử cho thấy rằng những xã hội đi vào băng hoại và sụp đổ là những xã hội dung dưỡng tội ác, đặc biệt là tội tính dục đồng giới. Hoa Kỳ ngày nay đang ở bên bờ diệt vong nếu cứ tiếp tục trong chiều hướng nay. Mục sư John Stott của Anh quốc khi nói về vấn đề nay đã đưa ra giải pháp sau đây. Giải pháp dựa vào ba yếu tố trong Kinh Thánh là đức tin, hy vọng và tình thương.

Với đức tin, chúng ta chấp nhận khuôn mẫu và tiêu chuẩn của Thiên Chúa: một vợ, một chồng giữa nam và nữ. Đức tin đó cũng giúp chúng ta tiếp nhận ân sủng của Thiên Chúa để sống một đời trong sạch.

Với hy vọng, chúng ta biết rằng điều gì chúng ta thu nhận thì chúng ta cũng có thể từ bỏ. Những tật hư thói xấu mà ta cho rằng bẩm sinh hay tự nhiên đều có thể bỏ đi được như lời chứng của nhiều người đã trải qua kinh nghiệm đó.

Với tình thương, chúng ta có thể chấp nhận người khác, không phải chấp nhận trong ý nghĩa dung dưỡng tội lỗi, nhưng chấp nhận trong yêu thương để hướng dẫn người khác trở về trong khuôn mẫu tốt đẹp của Thiên Chúa.

Thiên Chúa luôn luôn có một chương trình tốt đẹp cho con người, chỉ vì tội lỗi, chúng ta đã đi ngược lại ý định tốt đẹp đó. Quay về với Thiên Chúa đầy tình thương và chấp nhận giải pháp của Ngài là đức tin chúng ta cần có. Đức tin đem lại hy vọng và tình yêu thật.

Minh Nguyên Chương Trình Phát Thanh Tin Lành

FALCAO.. LÀ MỘT CƠ ĐỐC NHÂN

HoiThanh.Com - Ngôi sao người Colombia - Radamel Falcao người được tung hô “Vua của Europa League” vừa mới chỉ chuyển tới thủ

đô Madrid trong năm vừa rồi, nhưng điều ngạc nhiên hơn cả là không ai biết anh cũng là một Cơ Đốc Nhân sẵn sàng dâng mình hầu việc Chúa giống như đàn anh của mình - Kaka.

Khá bẽn lẽn, Lorelei, vợ của anh - người phụ nữ Argentina mà Falcao vô tình gặp gỡ tại nhà thờ Tin lành mà anh thường lui tới sinh hoạt trong quãng thời gian còn

Page 8: So 124

8

chơi cho câu lạc bộ River Plate, cho biết về chồng mình như thế.

Khi còn chơi cho River Plate , Falcao đột nhiên gặp phải chấn thương là đứt dây chằng đầu gối cực nặng, phải nghỉ thi đấu 10 tháng. Tưởng chừng sự nghiệp thi đấu của anh phải chấm dứt từ đây.

Tuy nhiên, quãng thời gian khó khăn này càng khiến Falcao dâng trọn tấm lòng mình cho Chúa Giê xu thông qua mối tương giao với các Cơ Đốc Nhân khác cùng các hoạt động truyền giáo. “Chỉ có nguồn sức thiêng từ Chúa tôi mới có thể sớm phục hồi và tiếp tục chơi bóng như thế”

Radamel thích được gọi theo tên thứ hai của mình hơn đó là biệt danh Falcao.

Falcao là một cầu thủ bóng đá thế hệ thứ hai của cha mình, Radamel Garcia, chơi chuyên nghiệp như là một hậu vệ ở Colombia.

Falcao được đặt tên sau khi những năm 1980 củaBrazil, SportClubInternacional vàAS Romavàtừđócó"huyền thoại Falcao". Ông là một tín hữu trung tín và là Trưởng ban Thanh thiếu niên Hội thánh, tiêu biểu là 2 nhóm "Locos por Jesús" và “Campeones para Cristo”

Giờ đây, Radamel

Falcao Garcia

Záratec được thêm vào danh sách

các cầu thủ chuyên nghiệp tham gia vào các hoạt động truyền bá Phúc Âm như Kaka, Gilberto Silva, Ze Roberto và Edmilson… Thậm chí khi còn chơi cho River Plate, anh ấy đã có được vinh dự chia sẻ Lời chứng cá nhân trước 700,000 người tại Đại hội truyền giáo của Mục sư Luis Palau ở Buenos Aires, theo như thời báo Digital Protestant của Tây Ban Nha đã đưa tin.

Anh cũng đã không ngần ngại chia sẻ cảm xúc sau khi có hai bàn thắng đã đưa Atletico Madrid nâng cao chiếc cúp danh giá Europa League.:

"Khi tôi đến với Atl. Madrid, tôi đã nói rằng mình muốn đến Bucharest và giành chiến thắng. Giờ tôi chỉ biết cám

ơn Chúa vì món quà mà Ngài đã dành tặng cho đội bóng này, cho đồng đội và ban huấn luyện của chúng tôi.

Trước hết, xin dành tặng tất cả cho Đức Chúa Trời, sau đó là gia đình tôi ở Colombia và những cổ động viên trung thành của Atletico Madrid

Thông điệp Falcao gửi đến toàn thế giới ở chiếc áo: "Believe, and you'll see the Glory of God"

Cát Minh

(Theo Jambalayanews)

Page 9: So 124

9

SỐNG CHẾT NƠI QUYỀN CỦA LƯỠI

Ba ngàn năm trước đây, khi đất nước Do Thái đang ở thời kỳ hưng thạnh nhất, vị vua khôn ngoan Sôlômôn đã viết:" Con sẽ bị trói buộc bởi lời miệng mình " (Châm 6:2). Ông đã ý thức được quyền năng trong lời mình nói ra. Vì thật có quyền năng trói buộc, quyền năng giải cứu, quyền năng chữa lành, quyền năng giết chóc trong môi miệng bạn. Trong những gì bạn nói ra có quyền năng vượt quá sự tưởng tượng của bạn. A. ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN ĐIỀU ĐÓ TRƯỚC NHẤT Một "Đấng vĩ đại hơn" Sôlômôn (Chúa Jesus) nêu cao sự kỳ diệu của quyền năng công bố (những gì bạn nói) khi Ngài tuyên bố không chút dè dặt:"Quả thật ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu ... và người chẳng nghi ngại trong lòng nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành cho " (Mác 11:23). Tôi biết chúng ta đã nói lập lờ về vấn đề này; chúng ta đã nghi ngờ và nhiều khi còn không tin nữa; nhưng lời của Đức Chúa Trời là chân thật! Công bố về sự kiện đòi hỏi không được lập lờ, không có sự giải thích, không cần thỏa hiệp hoặc bổ túc. Lời của Đức Chúa Trời cần được tán thành, hơn thế nữa, phải được tin cậy "Đức Chúa Trời là chân thật, nhưng mọi người là kẻ nói dối " (Rô 3:4).

B. SỰ XƯNG NHẬN CỦA CHÚNG TA Bạn có thể nói, "Ồ anh Mahoney, nói như anh không đúng đâu." Nhưng đó là sự thật! Có quyền năng trong lời bạn nói ra. Nếu ngươi tin, thì "Ngươi sẽ có được những gì ngươi nói" 1. Đem Đến Kết Quả Tiêu Cực. Thật vậy, lẽ thật đầy quyền năng đang ứng nghiệm thậm chí trong tấm lòng vô tín của chúng ta. Thí dụ, đứa con gái bảy tuổi bị sổ mũi, lập tức bạn nói "Ồ cưng, con bị cúm rồi". Bạn không có bằng chứng nào để biết bé Tâm bị cúm, nhưng qua lời công bố của bạn là bé Tâm bị cúm, bạn đã mở cửa cho bệnh tật qua lời nói của bạn và đủ để cho bé Tâm bị cúm thật. Khi bạn nói và không nghi ngờ thì

bạn phải gánh chịu những gì bạn đã nói. 2. Đem Đến Kết Quả Tích Cực. Nếu nói theo hướng tiêu cực, kết quả sẽ tiêu cực, thì tại sao chúng

ta là những Cơ đốc nhân lại không công bố cách tích cực lời của Đức Chúa Trời và nhìn thấy những cung ứng từ những lời đó trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong gia đình chúng ta? Bạn có thể làm như vậy! Trở lại với ví dụ đã nêu ở trên. Khi bé Tâm là con gái của bạn bị sổ mũi, lập tức bạn nói như vầy "(Chúa Jesus) Chính Ngài đã gánh lấy tật nguyền của chúng con và gánh bệnh hoạn của chúng con và bởi các lằn roi của Ngài mà chúng con đã được chữa lành " (Mat 8:17; IPhi 2:23). Do lời công bố của bạn, sự yếu đuối,

Page 10: So 124

10

bệnh tật sẽ mất điểm tựa trong bé Tâm và bạn sẽ có những gì bạn nói. Anh bạn T.L.Osborn đã nói với tôi điều kín nhiệm về sự chữa bệnh nhiều năm trước bằng cách mô tả lẽ thật nầy. Tôi không bao giờ quên điều này, anh nói "Có ba vấn đề để xem xét bệnh tật: TRƯỚC TIÊN là triệu chứng; THỨ HAI là Lời Chúa nói gì; và THỨ BA là bạn nói gì! Nếu bạn nói lời Chúa đã phán, bệnh tật phải lui. Nếu bạn nói đên triệu chứng, bạn sẽ gặt lấy những gì bạn nói". Tôi đã khám phá thấy điều nầy là thật. C. LỜI GIẢI ĐÁP "TRONG MIỆNG NGƯƠI" Paul Henry, là luật sư đầy dẫy Đức Thánh Linh và là một thành viên của Ban Lãnh Đạo WorldMap vừa mới kể cho tôi nghe một câu chuyện rất có ích cho tôi. Có một cậu bé trai đang kiếm mấy viên kẹo trứng trong ngày Lễ Phục Sinh. Mẹ cậu ta đã giấu bịch kẹo này và hứa với em rằng bịch kẹo ở trong phòng nhưng em phải tìm lấy. Cậu bé bắt đầu tìm kiếm, đầu tiên dưới chiếc ghế ở góc phòng, kế đó dưới tràng kỷ rồi phía sau cái bàn rồi dưới thảm và đằng sau ghế nệm. Mẹ em thúc giục "Bi, con sắp được rồi, con lại đi xa rồi" .v.v. Bi vẫn tiếp tục tìm kiếm khá lâu, khi thì đến gần, khi thì ở xa nhưng cậu bé vẫn không tìm thấy bịch kẹo trứng Phục Sinh. "Cuối cùng, cậu ngừng tìm và phẫn nộ chống nạnh và thất vọng nhìn mẹ. Bà mẹ giải thích "Bi ơi, con đang ở thật gần, thật gần lắm đó con". Ngạc nhiên em nhìn

xuống chỉ thấy bàn tay gần túi áo khoác. Không chút chần chờ em cho tay vào túi và nầy gói kẹo ở trong đó, ngay trong túi áo khoác". Điều nầy minh họa cách mà nhiều người trong chúng ta cầu nguyện. Chúng ta cố gắng tìm kiếm Đức Chúa Trời và câu trả lời cho nhu cầu của chúng ta là sự "lên đến thiên đàng " hay "xuống tận nơi sâu " để tìm kiếm. Chúng ta tìm kiếm, cầu nguyện, kiêng ăn (tất cả những điều đó đều theo Kinh

thánh) nhưng Kinh thánh nói gì? Điều bạn tìm kiếm "... ở gần ngươi, ở trong miệng

ngươi ..ấy là đạo đức tin. .." (Rô 10:8). D. NÓI TRONG ĐỨC TIN Đức Chúa Trời chỉ chờ đợi chúng ta bắt đầu nói ra trong đức tin để chúng

ta có thể nhận điều chúng ta nói "Vậy nếu miệng người xưng ra ... ngươi sẽ được CỨU " (10:9). Chữ được cứu (Saved trong tiến Hy lạp là "Sozo". Trong từ điển Hylạp và Bản phụ lục có nghĩa là cứu, giải cứu, hay bảo vệ, chữa lành, gìn giữ, phục hồi, làm trọn. Đó là tất cả những lời mà Đức Thánh Linh chọn để chỉ cho bạn quyền năng của điều bạn nói. Điều này phù hợp với Mác 11:23 "Người sẽ có bất cứ điều gì người nói ", "Bất cứ điều gì! " "Sẽ được cứu! ". Cả hai được hiểu giống nhau. Bạn đang cầu nguyện, tìm kiếm, và truy cứu điều gì (chẳng hạn như bịch kẹo

Page 11: So 124

11

trứng trong túi áo khoác) bằng môi miệng hay xưng điều đó ra, hãy nói lớn lên! (Thi 47:1). Hãy nói cho hàng xóm biết điều đó, công bố bằng lời làm chứng! Hãy thử xem! Lẽ thật đầy quyền năng sẽ vận hành cho bạn "chúng ta (con loài người) thắng nó (ma quỉ) nhờ huyết Chiên con và bởi lời làm chứng mình (điều gì mình nói)..." (Khải 12:11) E. CHÚA JESUS: THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẨM CỦA SỰ XƯNG NHẬN CHÚNG TA Dĩ nhiên chúng ta phải biết "Điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời tỏ sự thương xót " (Rô 9:16). Bởi vì Đức Chúa Trời dự phần trong lời làm chứng của chúng ta; trong sự xưng nhận của chúng ta, trong điều chúng ta nói. Và những điều đó sẽ xảy ra. Cách đây không lâu Chúa ban cho tôi sự hiểu biết câu Hêb 3:1, và trở thành sự mặc khải đầy quyền năng. Hãy đọc câu này cẩn thận " ... Hãy suy nghĩ kỹ đến các Sứ đồ và Thầy tế lễ thượng phẩm chúng ta tin theo (xưng nhận, làn chứng) tức là Chúa Jesus Christ ". Giống như ánh sáng thiêng thượng lần đầu tiên hiện ra trong trí tôi rằng Chúa Jesus là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của điều mình nói. Tôi công nhận chức vụ Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Ngài. Tôi biết rằng "... Chúng ta có Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm

lớn trải qua các tầng trời, tức con của Đức Chúa Trời " (Hêb 4:14) Tôi biết rằng "... Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời ... vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy "(Cô 3:1; Hêb 7:25) Tôi không thể hiểu hoàn toàn chức vụ Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Ngài. Nhưng bất chợt tôi thấy điều đó: Chúa Jesus Christ là "... Thầy Tế Lễ Thượng

Phẩm của lời công bố của chúng ta (những gì chúng ta nói ..." (3:1)

F. TRƯỚC TÒA ÁN

Hãy nhìn cảnh trên thiên đàng. Cha trên trời đang ngồi trên ngôi. Chúa Jesus Ngồi bên tay hữu của Đức Chúa Cha. 1. Kẻ Kiện Cáo Chúng Ta. Nhưng có một người khác ở trước ngôi của Đức Chúa Trời. Đó là ai? Kinh thánh cho câu trả lời:" Vả, một ngày kia các con trai của Đức Chúa Trời đến ra mắt Đức Giêhôva và Satan cũng đến trong vòng chúng " (Gióp 1:6). Hỡi các con cái Chúa, hãy xem! Satan "ra mắt Đức Giêhôva " giữa vòng các con trai của Ngài. Kinh thánh xác định thêm rằng "... kẻ kiện cáo anh em (Satan) ... ngày đêm kiện cáo anh em trước mặt Đức Chúa Trời " (Khải 12:10). Vậy chúng ta thấy Satan ở đó trước ngôi thiên đàng đang kiện cáo chúng ta. 2. Luật Sư Của Chúng Ta

Page 12: So 124

12

Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời "... chúng ta có Đấng bào chữa (luật sư) với Đức Chúa Cha. .." (IGiăng 2:1). Chính Chúa Giêxu là Đấng bào chữa trường hợp của chúng ta chống lại sự kiện cáo của Satan. 3. Lời Làm Chứng Của Chúng Ta Ngài sử dụng điều gì để bào chữa cho chúng ta? Chức Tế Lễ Thượng Phẩm của Ngài là gì? Các bạn ơi hãy nắm bắt lẽ thật nầy. Ngài bào chữa với điều được nói rằng Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng phẩm. Chúa Jesus ở đó để biện hộ theo những gì bạn nói. Ngài dùng sự xưng nhận của bạn để chống lại sự kiện cáo của ma quỉ. Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của lời xưng nhận của chúng ta (điều bạn nói). Vậy bạn có thấy tầm quan trọng của điều bạn nói ra hay không? Bạn có dâng cho Chúa Jesus những lời xưng nhận tốt lành để biện hộ chống lại sự kiện cáo của Satan không? a. Lời Làm Chứng Đem Đến Sự Thất Bại. Hãy cùng tôi hình dung khung cảnh này trong trí bạn. R.Mohoney đang đứng ở một nơi chẳng dễ dàng chút nào, một phiên tòa thực sự của đức tin, một thời kỳ thực sự để thử nghiệm. Ma quỷ đang trông chừng điều gì có thể kiện cáo Ralph trước mặt Đức Chúa Cha. Chúa Jesus đang nghiêng người để nghe Ralph nói.

Nếu Ralph đang lầm bầm, phàn nàn và đổ lỗi cho Đức Chúa Trời một cách ngu xuẩn, vì cho phép sự thử thách đến thì Chúa Jesus không có gì để chiến trận cùng "Kẻ kiện cáo anh em ". Ralph đã nạp đạn cho súng thần công của Satan để bắn sự kiện cáo của nó trước

mặt Đức Chúa Trời. Kết quả: Phiên tòa và việc thử nghiệm kéo dài lê thê vì Ralph đã chấp nhận bị thua và cho Satan uy quyền trước mặt Đức Chúa Trời để đánh bại ông.

b. Lời Làm Chứng Đem Đến Sự Đắc Thắng. Nhưng bây giờ chúng ta đảo ngược tình hình. Ralph được đưa ra trình diện trước tòa. Chúa Jesus đang nghiêng người nghe lời chứng đắc thắng của Ralph: "Tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được chiến thắng trong Đấng Christ luôn luôn. ..Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể giải cứu chúng tôi. ..chúng tôi không thể hầu việc. ..cũng không thể thờ phượng tượng vàng. ..dẫu Chúa giết ta, ta vẫn trông cậy nơi Ngài " (IICôr 2:14; Đa 3:17:18; Gióp 13:15). Chúa Jesus lấy những lời hứa này và sự xưng nhận của chúng ta mà trình dâng lên cho Đức Chúa Cha. Điều gì sẽ xảy ra trên thiên đàng? Kẻ kiện cáo anh em sẽ bị quăng đi. Chúng ta chiến thắng. Kinh nghiệm của Gióp có thể là kinh nghiệm của chúng ta mà "Gióp không phạm tội bởi môi miệng mình " (2:10). Kết quả sau cùng là phước hạnh hơn lúc

Page 13: So 124

13

đầu. Phần thưởng gấp đôi được tuôn đổ ra để phục hồi lại những gì đã mất trong vụ kiện "Đức Giêhôva ban phước cho tuổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì. .." (42:12) G. KẾT LUẬN Halêlugia, bạn tôi ơi, đây là con đường đưa tới chiến thắng. Xưng nhận, công bố, nói lời làm chứng của đức tin ngay bây giờ. Bạn có thể suy nghĩ "không ai có mặt để nghe" Ồ có chứ! Chúa Jesus đang chờ nghe bạn để Ngài có thể trở nên Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của sự xưng nhận của bạn. Ma quỉ nghe và run sợ. Đức Chúa Trời nghe bạn và đem bạn tới sự chiến thắng trên ma quỉ. Và đem bạn đến bên sự đắc thắng của Chúa Giêxu Christ. Vậy hãy la to lên cho cả cơ binh trên thiên đàng có thể nghe thấy. "Lời (đạo) rất gần ngươi, ở trong miệng ngươi. .." (Phục 30:14). Đó là lời đắc thắng! Lời của sự chữa lành! Lời của sự giải cứu. Hãy nói ra, và lời đó sẽ được thiết lập trên bạn. Công bố cách rộng rãi, và lời đó sẽ chúc phước cho bạn. Bất cứ nơi nào bạn đi đến hãy công bố và lời đó sẽ trở nên hiện thực, vì Đức Chúa Trời sẽ làm thành lời phán của Ngài thậm chí khi chúng ta chưa nói ra "...Ta sẽ nhậm lời họ trước khi họ kêu cầu ta " (Ês 65:24) Chiến thắng trên thập tự giá thuộc về bạn. Hãy bước vào để được cứu (sozo) (Rô 10:9).

ANDREW PALAU VỚI “ ĐỜI SỐNG KÍN NHIỆM CỦA MỘT KẺ DẠI”

Andrew Palau là con trai của nhà truyền đạo quốc tế Luis Palau và bản thân anh hiện cũng đang là một nhà truyền đạo. Sinh ra trong một gia đình tin kính Chúa và Hội thánh mà gia đình anh tham dự cũng rất có uy tín, nhưng khi lớn lên Andrew lại không muốn có gì chung với Chúa. Anh không chống Chúa nhưng thờ ơ với Ngài và bắt đầu theo đuổi một lối sống ích kỷ và hủy hoại. Rồi anh bắt đầu sử

dụng rượu và ma túy, với liều lượng ngày càng tăng. Không hiểu vì lý do gì mà anh chỉ muốn sống theo ý riêng. Mãi đến năm 27 tuổi anh mới tái cam kết dâng đời mình cho Chúa Jêsus. Sau khi trở lại với Chúa, anh đã hứa với Ngài rằng anh sẽ kể với tất cả mọi người những điều Ngài đã làm và mười tám năm qua anh đã giữ lời hứa đó. Andrew nói khi anh thực sự bắt đầu bước đi với Chúa thì mục đích trong cuộc sống của anh được đơn giản hóa. Giờ đây mục đích sống của anh xoay quanh Ngài. Mối quan hệ với Chúa càng sâu sắc, thì những mục đích và kế hoạch của Ngài càng trở thành mục đích và kế hoạch của anh.

Trong nhiều năm, nhiều người đã khích lệ Andrew viết lời chứng của mình thành sách. Bây giờ anh mới cảm thấy đến thời điểm làm điều đó. Lý do chính để anh viết cuốn sách với tựa đề “The secret life of a fool” (Đời sống kín nhiệm của một kẻ dại) là để chia sẻ Phúc âm và khích lệ các Cơ đốc nhân khác đừng bao giờ bỏ cuộc. Sau đây là bài trả lời phỏng vấn của

Page 14: So 124

14

anh được đăng trên www.christianitytoday.com (Cơ đốc giáo ngày nay)

PV. Anh đã viết về việc bố mẹ anh đã cố gắng “cân bằng giữa việc cho anh những chỉ dẫn tốt trong cuộc sống mà vẫn biết rằng họ không thể thay đổi lòng của anh.” Anh có lời khuyên gì cho những bậc cha mẹ, đặc biệt là những người đang cố gắng nuôi dạy con cái mình trong đức tin, khi họ đang tìm kiếm sự cân bằng ấy?

Andrew Palau (AP): Ba mẹ tôi là bằng chứng về sự tin quyết trong Chúa. Tôi biết trái tim họ tan vỡ vì những việc làm của tôi, nhưng họ vẫn giữ để bầu không khí trong nhà không bị quá căng thẳng – vì biết rằng họ không thể làm tôi trở thành một Cơ đốc nhân hay cảm thấy bị cáo trách. Dù rất xót cho tôi nhưng họ vẫn luôn vui mừng. Điều thực sự gây ấn tượng và tạo nên sự khác biệt trong tôi là tôi đã không đánh cắp được sự vui mừng của họ. Không phải lúc nào họ cũng vui, tất nhiên họ không vui với những việc làm của tôi, nhưng nguồn vui của họ đến từ một điều gì đó khác. Đó là một lời chứng rất quyền năng.

PV. Trong một lá thư viết cho anh, bố anh đã nói “đời sống kín nhiệm là bí quyết”, ám chỉ đời sống bên trong của chúng ta là chìa khóa cho mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa như thế nào cho những Cơ đốc nhân sống trong một thế giới đang ngày càng bận rộn và phô trương?

AP. Tên sách – Đời sống kín nhiệm của một kẻ dại – thật ra là một cách chơi chữ, vì tôi đã từng sống như một kẻ dại. Nhưng bố tôi cũng vậy, ông là kẻ dại cho Đấng Christ. Đời sống kín nhiệm trước hết không phải là danh sách điều được làm hay không được làm, hay cách lên thiên đàng và tránh địa ngục. Không, đời sống kín nhiệm là một đời sống sâu sắc hơn, đời sống ở mức độ thuộc linh. Bạn có thể kinh nghiệm sự sống thật, một đời sống kín nhiệm bên trong bởi quyền năng của Đức Thánh Linh với những lời hứa

lớn lao của cõi đời đời. Sứ điệp đó là những hạt giống đã được trồng trong tôi.

Bìa sách "Đời sống kín nhiệm của một kẻ dại", phát hành ngày 3/4/2012 bởi nhà

xuất bản Worthy, bang Tennessee, Hoa Kỳ.

PV. Anh có nêu ý tưởng về quản trị hình ảnh và tầm quan trọng của việc kiểm soát chặt chẽ cách người khác nhìn vào anh. Anh có thể giải thích thêm?

AP. Thật buồn cười là tôi đã dễ dàng trở thành một kẻ dại cho thế gian. Châm ngôn 12 nói rằng: “Con đường của kẻ dại là phải trong mắt nó.” Thế nhưng khi đến với Đấng Christ thì chúng ta lại không muốn trở thành kẻ dại cho Đấng Christ. Chúng ta hoặc là kẻ dại cho Đấng Christ hoặc chúng ta là kẻ dại cho chính mình và cho thế gian.

Page 15: So 124

15

Vì vậy đừng quá bận tâm về điều người khác nghĩ về bạn. Chúng ta hay ẩn núp sau rất nhiều thứ mà chẳng qua chỉ là sự lừa dối của kẻ thù để cản chúng ta làm điều cần phải làm. Phi-lê-môn 1:6 nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải tích cực chia sẻ đức tin vì cớ sự vâng lời, và nhờ thế mà chúng ta sẽ có sự hiểu biết đầy đủ về tất cả những sự tốt lành mà chúng ta có trong Đấng Christ. Chúng ta đã được tạo nên cho điều này, chúng ta hứng thú với điều này…

PV. Anh nói gì với những người không có lời chứng ấn tượng, chẳng hạn như người anh cả trong câu chuyện về Người Con Trai Hoang Đàng?

AP. Điều đầu tiên mà tôi sẽ nói, đó là cảm ơn Chúa. Tôi có ba con, và tôi hy vọng là các con tôi sẽ biết Ngài, yêu Ngài từ khi còn nhỏ và chúng sẽ không phải chịu những đau đớn của đời sống không có Ngài. Chẳng có gì vĩ đại hoặc vinh quang trong cuộc sống không có Ngài. Cả hai con trai tôi đã cùng tôi đến đảo Haiti, và cậu con út của tôi được mời làm chứng. Sau đó con tôi nói: “Con cảm thấy không được tốt lắm vì dù con cũng có chút ít kinh nghiệm nhưng lời chứng của con không có gì ấn tượng.” Tôi đã bảo với con tôi là câu chuyện ấy làm cho con là con và cho con mối quan hệ với Chúa như con đang có.

Bạn thấy đấy, cái quan trọng không phải là câu chuyện của bạn mà là mối quan hệ với Chúa mà bạn đang có và đó mới là tin tốt và quan trọng hơn.

Theo www.loisusong.net

GIEO VÀ GẶT

Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều

thì gặt nhiều. Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định

mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng, vì Đức

Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng. Đức Chúa

Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành, như có chép rằng:

“Người đã rải ra, đã thí cho kẻ nghèo.

Sự công bình của người còn đời đời”. Đấng phát hột giống cho kẻ gieo giống cho anh em và làm cho sanh hóa ra nhiều, Ngài lại sẽ thêm nhiều trái của sự công bình anh em nữa. Như vậy, anh em được giàu có trong mọi sự, để làm đủ mọi cách bố thí, hầu cho người khác bởi chúng tôi mà tạ ơn Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 9:6-11). Ở đây Phao-lô nhắc lại luật gieo và gặt cho chúng ta. Luật này luôn có tác dụng, tỷ lệ và tương đương theo số lượng bạn dâng hiến. Bạn càng gieo nhiều, mùa gặt càng nhiều. Chính bạn sẽ gặt cái bạn gieo. Vẫn là loại lương thực đó, nhưng số lượng sẽ nhiều hơn. Ga-la-ti 6:8 nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ gặt sự hư nát nếu gieo trong xác thịt, nhưng nếu gieo trong Thánh Linh chúng ta sẽ gặt sự sống đời đời.

Page 16: So 124

16

Bạn gặt cái bạn gieo

Dù bạn gieo thời gian, tiền bạc hoặc một cái gì đó khác, bạn cũng sẽ luôn gặt được chính cái mình đã gieo. Trong tự nhiên là như vậy: củ cải không sinh ra cà rốt. Điều đó là không thể! Bạn gieo hạt gì trong đất thì chính hạt đó cũng sẽ mọc lên. Một vài loại hạt mọc nhanh, trong khi những hạt khác thì cần nhiều thời gian. Một người trồng cây ôliu ít khi sống đủ lâu để được hái trái từ cây oliu mình đã trồng. Trong trường hợp đó, thế hệ sau sẽ gặt cái điều mà thế hệ trước đã trồng. Có những cái mang lại kết quả trong tương lai dài, trong khi những cái khác cho thu hoạch nhanh chóng, nhưng lại không dài hạn. Khi trồng hoặc gieo một điều gì đó, tốt hơn hết hãy tìm loại hạt giống ra trái trong thời gian dài. Thí dụ, bạn sẽ thu lợi từ hạt táo nhiều hơn từ hạt củ cải. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho bạn những lĩnh vực dài hạn để bạn gieo và Ngài sẽ chỉ cho bạn thấy những lĩnh vực đó chính xác là gì. Phao-lô nói với chúng ta rằng người gieo ít sẽ gặt ít. Nhưng để khích lệ bạn, ông đã nói:

Và Đức Chúa Trời có thể làm cho mọi ân điển dư dật trên anh em, để anh em luôn có đủ mọi sự cần dùng trong mọi sự, còn dư dật để làm mọi việc lành. Ở đây Đức Chúa Trời đang nói rằng Ngài là Đấng ban cho, còn bạn là người gieo.

Ngài phân phát hạt giống cho người gieo và làm cho sanh hóa ra nhiều. Nếu bạn dám đặt mình cho Ngài toàn quyền sử dụng và bắt đầu dâng hiến, thì luật này sẽ bắt đầu có tác dụng. Chúng ta cần nhớ hai luật quan trọng: luật gieo và gặt và luật đức tin, hay bước đi không bởi những gì mắt thấy được. Bạn cần phải luôn bước đi trong đức tin. Bạn cần thực hành đức tin này bằng việc bắt đầu gieo hạt giống ít ỏi mà bạn đang có. Hãy làm một bước đức tin khi cá nhân bạn có rất ít để dâng hiến, và hãy gieo.

Trong lúc đang có nhu cầu rất dễ dàng nghĩ rằng bạn phải giữ lấy những gì mình có. Lối tư duy của thế gian nói: “Hãy giữ lấy những gì ngươi có. Đừng để ai khác lấy được nó”. Tuy nhiên, nước Đức Chúa Trời lại hoàn toàn ngược lại với điều này.

Dám ban cho

Có người rải của mình ra, lại càng thêm nhiều lên; cũng có người chắt lót quá bực, nhưng chỉ được sự thiếu thốn. Lòng rộng rãi sẽ được no nê; còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gội. Kẻ nào cầm giữ lúa thóc, bị dân sự rủa sả; song sự chúc phước sẽ giáng trên đầu người bán nó ra (Châm ngôn 11:24-26). Luật này có tác dụng. Nếu bạn dám thử, Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn nhiều phước hạnh đến mức bạn không có chỗ chứa.

Page 17: So 124

17

Hãy làm một quyết định chất lượng là luôn làm điều Đức Chúa Trời bảo bạn làm. Mỗi khi phân vân không biết mình có đủ điều kiện làm điều đó không là bạn đang xin phép ví tiền của mình. Nếu Đức Chúa Trời nói “được”, còn ví tiền của bạn nói “không”, thì hãy cứ làm. Mặt khác, bạn không được làm điều Đức Chúa Trời nói không làm, kể cả khi ví tiền của bạn nói “có”. Hãy để Đức Thánh Linh, đừng để số dư trong tài khoản ngân hàng, dẫn dắt bạn! Có thể bạn đang ở trong hoàn cảnh chẳng có gì cả. Đức Chúa Trời không kết tội bạn hoặc kêu ca về bạn. Ngài nhìn vào tấm lòng của bạn. Nếu bạn có lòng và ban cho tương ứng với khả năng hiện có của mình, sẽ đến lúc bạn sẽ “cho” chính mình thoát khỏi nạn đói và bước vào sự thạnh vượng. Tuy vậy, một vài người đã ngưng ban cho ngay sau khi họ nhận được một số tiền nào đó. Các nguồn của họ cạn khô đi và bỗng nhiên tiền biến mất - tất cả chỉ bởi vì họ đã cố gắng giữ lại. Điều mà bạn cố gắng nắm giữ sẽ luôn biến mất. Đừng chần chừ nếu Đức Chúa Trời thúc giục bạn gieo vào một dự án nào đó. Khi Đức Thánh Linh nói, bạn cần phải sẵn sàng gieo ngay tức thì. Điều này sẽ dẫn bạn ra khỏi sự nô lệ tài chính và bước vào trong sự tự do, là nơi Đức Chúa Trời muốn cho mỗi một người trong chúng ta. Nếu lúc đó bạn đang thiếu tiền, Đức Chúa

Trời sẽ chu cấp cho bạn. Chẳng có gì thỏa mãn hơn là dâng hiến cho công việc của Đức Chúa Trời. Đó là điều rất vui mừng. Nó bao gồm việc không phụ thuộc vào thế gian và có sự tự do để hành động và làm điều Đức Chúa Trời nói chúng ta làm.

Hãy gieo vào đất tốt

Khi Phao-lô thúc giục người Cô-rinh-tô góp phần vào việc quyên tiền cho người nghèo ở Giê-ru-sa-lem, ông đã sử dụng sự chết thế của Chúa Jêsus như một động cơ để họ dâng hiến. Theo Phao-lô, lý do họ phải dâng hiến là bởi vì chính Chúa Jêsus Christ đã trở nên nghèo, để qua sự nghèo thiếu của Ngài, họ có thể trở nên

giàu và do đó có thể ban cho: “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu. Ấy là ý tôi ngỏ cho anh em; ý đó có ích cho

anh em, vì từ năm trước, anh em đã là người thứ nhất, chẳng những ra tay làm việc này, lại vui lòng mà làm nữa. Vậy bây giờ, hãy làm trọn công việc của anh em, hầu cho như anh em đã sẵn lòng thể nào thì làm cho trọn theo tài năng mình. Vì nếu mình lấy lòng tốt mà làm, thì được đẹp ý theo điều mình có, chớ chẳng theo điều mình không có. Tôi chẳng khuyên bảo anh em chịu túng tíu để giúp đỡ kẻ khác, nhưng tôi muốn có sự bằng nhau. Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu, hầu cho họ có dư cũng bù lại lúc túng thiếu cho anh em,

Page 18: So 124

18

như vậy là bằng nhau” (2 Cô-rinh-tô 8:9-14). Hãy luôn gieo hạt giống của mình vào đất tốt và đừng bao giờ gieo dưới áp lực. Đức Chúa Trời sẽ nói với bạn, khiến bạn có thể dâng hiến với sự vui mừng. Tuy nhiên, đừng dâng tùy tiện. Hãy hỏi Đức Chúa Trời xem bạn cần dâng bao nhiêu. Ma quỷ không muốn các tín đồ dâng hiến. Còn khi họ dâng hiến, ma quỷ lại muốn họ dâng vào những điều sai. Nếu bạn gieo vào điều không được Đức Chúa Trời chấp thuận, thì ma quỷ đã chuyển tiền của bạn vào ngõ cụt và cản trở tiền ấy ra trái. Bạn không được làm bất cứ điều gì chỉ vì thói quen hoặc bổn phận tôn giáo, nhưng hãy để điều đó diễn ra như kết quả của mối tương giao giữa bạn với Chúa. Bằng cách đó, bạn sẽ tích cực tham gia vào điều Đức Chúa Trời làm. Tương tự như vậy, bạn không được để sự dọa dẫm hoặc nịnh hót thúc đẩy bạn dâng hiến, bởi vì đây cũng không phải là sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Khi bạn cảm thấy áp lực dâng hiến, hãy dừng ngay lại. Đó không phải là động cơ đúng cho sự dâng hiến – mà động cơ cho sự dâng hiến là vấn đề quan trọng nhất. Tổng số tiền không phải là vấn đề. Đó là điều Phao-lô nói: Vì nếu mình lấy lòng tốt mà làm, thì được đẹp ý theo điều mình có, chớ chẳng theo điều mình không có. Đức Chúa Trời không xem đến tổng lượng tiền dâng, Ngài nhìn vào động cơ đằng sau sự dâng hiến.

Hãy bám chắc vào quyết định của bạn!

Phao-lô muốn nhắc lại cho các tín đồ ở Cô-rinh-tô về quyết định trước đó của họ. Giống như tất cả chúng ta, họ có xu hướng hành động bốc đồng, sau đó về nhà và quên hoàn toàn mọi chuyện. Giờ đây, sau một năm, Phao-lô viết và nhắc lại quyết định của họ cho họ. Ông nói: Vậy bây giờ, hãy làm trọn công việc của anh em, hầu cho như anh em đã sẵn lòng thể nào thì làm cho trọn theo tài năng mình (theo khả năng của mình – NIV). Nếu bạn đã làm một quyết định trước Đức Chúa Trời là sẽ dâng hiến cho một việc nào đó, tức nếu bạn đã làm một sự hứa nguyện về tài chính, thì cố gắng thanh minh bằng cách nói rằng bạn chẳng có gì để dâng hiến là quá muộn. Vấn đề không ở chỗ bạn có gì, mà ở chỗ bạn đã hứa gì. Nếu bạn chẳng có gì, thì hãy dâng hiến tương ứng với cái bạn có! Hãy chứng tỏ là bạn sẵn sàng làm theo quyết định của mình. Đức Chúa Trời coi lời hứa bạn đã làm là thánh và quý giá. Cũng giống như những lời hứa của Ngài là quý giá đối với chúng ta, Ngài muốn những lời hứa mà chúng ta làm cũng quý giá, thánh và đáng tin cậy như vậy. Đức Chúa Trời hay thương xót. Ngài hoàn toàn hiểu hoàn cảnh của bạn và sẽ không bao giờ đoán xét bạn. Ngài nhìn thấy ước muốn và ý định tốt của bạn. Nhưng hãy quyết định là không bao giờ quên điều bạn đã hứa. Có hai mặt quan trọng trong vấn đề này: Một mặt là chúng ta trung tín giữ những lời hứa của mình,

Page 19: So 124

19

và mặt khác là chúng ta cần cần tránh sa vào sự nô lệ của luật pháp, vì đã để người khác buộc chúng ta làm những quyết định sai và làm những điều mà chúng ta sẽ không bao giờ làm trong những trường hợp khác. Đức Chúa Trời đã thiết lập một kế hoạch tài chính cho nước của Ngài và kế hoạch này bao gồm việc chúng ta tình nguyện dâng hiến cho công việc của Ngài. Đó là một sự phục vụ Chúa, không chút kém thánh thiện hơn so với ngợi khen và thờ phượng trong Thánh Linh.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN

Từ ngày 21/05 đến ngày 27/05

21. Thi-thiên 20, Ma-thi-ơ 20, 2Sử ký 23-24 22. Thi-thiên 21, Ma-thi-ơ 21, 2Sử ký 25-26 23. Thi-thiên 22, Ma-thi-ơ 22, Ê-sai 1-2 24. Thi-thiên 23, Ma-thi-ơ 23, Ê-sai 3-4 25. Thi-thiên 24, Ma-thi-ơ 24, Ê-sai 5-6 26. Thi-thiên 25, Ma-thi-ơ 25, 2Sử ký 27-28 27. Thi-thiên 26, Ma-thi-ơ 26, 2Các vua 15-16

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH Lịch sinh hoạt từ ngày 21/05 – 27/05

Ngày CHƯƠNG TRÌNH 21/05 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội

Thánh ( Từ 08.00-18.00 ) 22/05 CA ĐOÀN 23/05 Nhân sự cùng MS Matsula 24/05 NHÓM THANH NIÊN 25/05 NHÓM TẾ BÀO 26/05 THỜ PHƯỢNG tại các chi hội 27/05 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: Hội Thánh Việt Nam THỜ PHƯỢNG tại phòng nhỏ.

HỘI THÁNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM.

Long Biên : Ms Dũng 01698955461 Đông Anh : Anh Hùng 01257337337 Quảng Ninh : MS Calep 0988425862 Hải Dương: Anh Sáu 0982721342 Thái Bình: Anh Phierơ 01676262652 Thanh Hóa: Chị Thảo 01235939099 Sơn Tây: MS Hưng 89658303049 Thái Nguyên: Chị Kiên 0974278365 TuyênQuang: AnhVinh 01236863638 Nghệ An : Anh Mừng 01699219530 Bắc Ninh: Cô Nga 01228228104. Sài Gòn: MS Huê 0163 458 5438 Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Để tiện cho việc in ấn, xin các con cái Chúa có thể đăng ký số lượng cần nhận cho Anh Nguyễn Lưu Quý vào các Chúa Nhật trong tuần. Hoặc gọi điện theo số 8964 635 3818 gặp Anh Quý để đặt báo. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 20: So 124

20

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ