so 173

24
1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” Ê-phê-sô 4 :32 THA THỨ LÀ ĐIỀU KHÓ KHĂN NHƯNG LÀ ĐIỀU CAO CẢ NHẤT Một người hành khất nọ đến gia đình một người giàu có xin được bố thí. Nhưng gia đình này rất keo kiệt và quyết tâm không cho người đó bất cứ thứ gì cả. Nhưng vì quá khổ mà người đó cứ đứng trước cửa nhà năn nỉ, không chịu nổi hình ảnh này nên gia đình giàu có đó đã lấy đá ném vào người hành khất để đuổi ông ta đi. Bị ném đá, sợ quá người hành khất cầm lấy cục đá rời khỏi và miệng lầm bầm: "Ta sẽ giữ cục đá này đến khi nào gia đình nhà ngươi sa cơ thất thế ta sẽ ném lại". Và kể từ đó, dù đi đâu, làm gì thì người đó vẫn giữ khư khư cục đá đó bên mình để chờ cơ hội được ném trả lại. Đúng như lời nguyền rủa, mấy chục năm sau vì một vài lí do mà gia đình giàu có kia đã bị tịch thu hết tài sản và người chủ gia đình còn bị bắt vào tù. Người hành khất đó cảm thấy cô cùng sục sôi với ý định trả thù. Ông ta đi theo đoàn áp tải và tay vẫn giữ khư khư cục đá để chờ cơ hội đươc ném thẳng vào lão giàu có ngày xưa. Bất giác ông ta chạm phải mặt của lão nhà giàu, nhìn gương mặt thiểu não, tiều tụy của lão, người hành khất bèn thả nhẹ cục đá xuống đất rồi tự nhủ:

Upload: huynhhungdn

Post on 12-Nov-2014

459 views

Category:

Documents


5 download

DESCRIPTION

Nội san Mùa Gặt số 173 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow. Số đặc biệt nhân ngày Lễ Ngũ Tuần.

TRANSCRIPT

Page 1: So 173

1

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời

đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.”

Ê-phê-sô 4 :32

THA THỨ LÀ ĐIỀU KHÓ KHĂN NHƯNG LÀ ĐIỀU CAO CẢ NHẤT Một người hành khất nọ đến gia đình một người giàu có xin được bố thí. Nhưng gia đình này rất keo kiệt và quyết tâm không cho người đó bất cứ thứ gì cả. Nhưng vì quá khổ mà người đó cứ đứng trước cửa nhà năn nỉ, không chịu nổi hình ảnh này nên gia đình giàu có đó đã lấy đá

ném vào người hành khất để đuổi ông ta đi. Bị ném đá, sợ quá người hành khất cầm lấy cục đá rời khỏi và miệng lầm bầm: "Ta sẽ giữ cục đá này đến khi nào gia đình nhà ngươi sa cơ thất thế ta sẽ ném lại". Và kể từ đó, dù đi đâu, làm gì thì người đó vẫn giữ khư khư cục đá đó bên mình để chờ cơ hội được ném trả lại. Đúng như lời nguyền rủa, mấy chục năm sau vì một vài lí do mà gia đình giàu có kia đã bị tịch thu hết tài sản và người chủ gia đình còn bị bắt vào tù. Người hành khất đó cảm thấy cô cùng sục sôi với ý định trả thù. Ông ta đi theo đoàn áp tải và tay vẫn giữ khư khư cục đá để chờ cơ hội đươc ném thẳng vào lão giàu có ngày xưa. Bất giác ông ta chạm phải mặt của lão nhà giàu, nhìn gương mặt thiểu não, tiều tụy của lão, người hành khất bèn thả nhẹ cục đá xuống đất rồi tự nhủ:

Page 2: So 173

2

"Tại sao ta phải mang cục đá này bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây cũng chỉ là một người khốn khổ như ta?!" Tha thứ có lẽ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất! Suy gẫm : Trong sách Sống Đúng Mục Đích của Mục sư Rick Warren có viết : Chúng ta là những sản phẩm của quá khứ của chính mình, nhưng chúng ta không cần phải làm tù nhân cho nó. Mục đích của Đức Chúa Trời không hề bị giới hạn bởi quá khứ của bạn. Ngài đã biến một kẻ sát nhân tên Môi-se thành một nhà lãnh đạo, và một kẻ hèn nhát tên Ghê-đê-ôn thành một anh hùng can đảm, và Ngài cũng có thể làm những điều thật kỳ diệu trọn phần còn lại của cuộc đời bạn nữa. Đức Chúa Trời là Đấng chuyên ban cho con người những khởi đầu mới. Kinh Thánh chép, “Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình! Được khỏa lấp tội lỗi mình!” (Thi-thiên 32:1). Nhiều người bị lèo lái bởi lòng oán giận. Họ cứ bám lấy những đau khổ của mình mà không bao giờ vượt qua chúng. Thay vì thoát khỏi nỗi đau của họ bằng sự tha thứ, họ nhắc lại nó hết lần này đến lần khác trong trí mình. Một số người bị lèo lái bởi lòng oán giận thường “câm lặng” và đè nén cơn giận của họ trong khi đó có một số người “nổi điên” và tuôn đổ nó lên những người khác. Cả hai phản ứng này đều không lành mạnh và không ích lợi gì. Lòng oán giận luôn khiến bạn đau đớn nhiều hơn là người mà bạn oán giận.

Trong khi người có lỗi với bạn có lẽ đã quên chuyện đó và tiếp tục sống, thì bạn cứ ôm lấy nỗi đau của mình, ghi nhớ mãi quá khứ. Hãy nghe điều này: Những người đã làm bạn đau khổ trong quá khứ không thể tiếp tục làm bạn đau khổ nữa trừ khi bạn cứ tiếp tục bám lấy nỗi đau bằng lòng oán giận. Quá khứ của bạn là quá khứ! Không một điều gì có thể thay đổi được. Bạn đang tự làm mình đau khổ bằng sự cay đắng mà thôi. Vì lợi ích của chính bạn, hãy học điều gì đó từ nó, và rồi bỏ nó đi. Kinh Thánh chép rằng, “Vì nổi sầu thảm giết người ngu muội, sự đố kỵ làm chết kẻ đơn sơ” (Gióp 5:2). Chính sự không tha thứ nó hành hạ cuộc sống của chúng ta thay vì người khác, trong Kinh Thánh Cô-lô-se 3 : 13 có chép : nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy. Chúng ta vốn là con người phạm tội được Chúa tha thứ, chúng ta không chỉ phạm tội một lần mà chúng ta thường xuyên phạm tội nhưng Chúa vẫn tha thứ. Tha thứ là hành vi của những người được Chúa thay đổi, có bản chất của Chúa trong con người đó, chúng ta chỉ có thể tha thứ được khi Tình Yêu và sự tha thứ tràn ngập trong chúng ta. Sống một đời sống tha thứ là chúng ta sống cách biết ơn Chúa, chúng ta tha thứ cho nhau là ý muốn mà Chúa luôn muốn chúng ta làm.

Ban Biên Tập.

Page 3: So 173

3

CHÚA THĂNG THIÊN VÀ ĐỨC THÁNH LINH

GIÁNG LÂM Loisusong.net – Những ngày này nhiều tín hữu kỷ niệm lễ Chúa thăng thiên1 và Lễ Ngũ tuần (Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống2). Dù tinh

thần của Tân ước không phải ở việc “giữ ngày, tháng, mùa, năm” (Ga-la-ti 4:10; Cô-lô-se 2:16-17), nhưng sự kiện Chúa Giê-su Về Trời và Thánh Linh được tuôn đổ là có thật, và vô cùng quan trọng. Mời bạn đọc cùng “Theo dòng sự kiện” tìm hiểu vài nét về những sự kiện này. Câu hỏi: "Sự kiện Chúa Giê-su Christ thăng thiên là gì?" Trả lời: Sau khi sống lại từ kẻ chết, Chúa Giê-su “lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống” (Công vụ 1:3) cho những người nữ tại mộ (Ma-thi-ơ 28:9-10), cho các môn đồ của Ngài (Luca 24:36-43), cho hơn 500 người khác (1 Côr 15:6). Vào những ngày sau Phục sinh, Chúa Giê-su đã dạy các môn đồ về nưới Đức Chúa Trời (Công vụ 1:3). Bốn mươi ngày sau Phục sinh, Chúa Giê-su và các môn đồ đã lên núi Ô-li-ve, gần thành Giê-ru-sa-lem. Tại đó, Chúa Giê-su hứa với các môn đồ rằng họ sẽ sớm nhận được Đức Thánh Linh, và Ngài bảo họ ở lại thành Giê-ru-sa-lem cho đến khi Đức Thánh Linh đã đến. Rồi Chúa Giê-su chúc phước cho họ, và trong khi đang chúc phước, Ngài bắt đầu được cất lên trời. Câu chuyện về sự thăng thiên của

Chúa được tìm thấy trong Luca 24:50-51 và Công vụ 1:9-11. Từ Kinh thánh, rõ ràng Chúa đã trở về trời trong thân thể, theo nghĩa đen. Ngài được cất lên khỏi đất một cách từ từ và rõ ràng, được nhiều người chăm chú nhìn xem quan sát thấy. Trong khi các môn đồ ngó chăm chăm những giây cuối cùng nhìn thấy Chúa, một đám mây che khuất Ngài đi, hai thiên sứ đã hiện ra và hứa về sự trở lại của Chúa “như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (Công vụ 1:11). Câu hỏi: “Sự thăng thiên của Chúa có ý nghĩa gì?” Trả lời: Sự thăng thiên của Chúa rất quan trọng vì một số lý do: 1) Sự kiện này là dấu hiệu kết thúc của chức vụ trên đất của Ngài. Đức Chúa Trời Cha đã thương yêu sai Con Ngài xuống thế giới tại Bết-lê-hem, và giờ đây Con trở lại cùng Cha. Giai đoạn ở trong sự giới hạn của loài người kết thúc. 2) Sự kiện này cho thấy công việc của Ngài trên đất đã thành công. Tất cả những gì Ngài xuống đất để làm, Ngài đã hoàn thành. 3) Nó đánh dấu sự Chúa trở lại với vinh quang thiên đàng. Vinh hiển của Chúa Giê-su bị che khuất trong khoảng thời gian Ngài trên đất, với một ngoại lệ ngắn ngủi tại Núi Hóa Hình (Ma-thi-ơ 17:1-9). 4) Nó là biểu tượng của việc Ngài được Cha nâng lên cao (Ê-phê-sô 1:20-23). Đấng mà Cha đẹp lòng mọi đường (Ma-thi-ơ 17:5) đã được tiếp nhận trong tôn trọng và được ban cho Danh cao trên mọi danh (Phi-líp 2:9).

Page 4: So 173

4

5) Nó khiến Ngài có thể chuẩn bị một chỗ cho chúng ta (Giăng 14:2). 6) Nó chỉ cho thấy sự bắt đầu của một công việc mới của Ngài như là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm (Hê-bê-rơ 4:14-16) và là Đấng Trung Bảo của Giao Ước mới (Hê-bê-rơ 9:15). 7) Nó cho biết cách mà Ngài sẽ trở lại. Khi Chúa Giê-su trở lại để lập Vương Quốc của Ngài, Ngài sẽ trở về theo cách giống hệt như vậy, trong thân thể, có thể nhìn thấy được trong đám mây (Công vụ 1:11; Đa-ni-ên 7:13-14; Ma-thi-ơ 24:30; Khải huyền 1:7). Hiện giờ Chúa Giê-su đang ở trên trời. Kinh thánh thường nói Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Cha – một vị trí tôn trọng và quyền lực (Thi thiên 110:1; Ê-phê-sô 1:20; Hê-bê-rơ 8:1). Đấng Christ là Đầu của Hội Thánh (Cô-lô-se 1:18), Đấng ban cho các ân tứ thuộc linh (Ê-phê-sô 4:7-8), và là Đấng làm cho đầy dẫy mọi sự (Ê-phê-sô 4:9-10). Câu hỏi: "Ngày lễ Ngũ tuần là gì? " Trả lời:“Ngũ tuần” (Pentecost) là tên gọi trong tiếng Hy lạp một kỳ lễ trong Cựu ước là lễ Bảy Tuần (Lê-vi 23:15; Phục truyền 16:9). Từ này trong tiếng Hy lạp có nghĩa là “năm mươi” và ám chỉ đến khoảng thời gian 50 ngày từ ngày dâng bó lúa đưa qua đưa lại vào lễ Vượt Qua. Lễ Bảy Tuần được tiến hành vào cuối mùa gặt lúa mì. Tuy nhiên, điều thú vị nhất là cách sử dụng của từ này trong sách Giô-ên và Công vụ. Ngoảnh lại lời tiên tri của Giô-ên (Giô-ên 2:8-32) và hướng tới lời hứa về Đức Thánh Linh

trong những lời cuối cùng của Chúa Giê-su trước khi Ngài thăng thiên về trời (Công vụ 1:8), Ngũ tuần đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên hội thánh. Chỗ Kinh thánh nhắc tới sự kiện Ngũ tuần là Công vụ 2:1-3. Vào ngày này, các môn đồ đã chứng kiến sự ra đời của hội thánh Tân ước trong việc Thánh Linh

được tuôn đổ và sống bên trong mọi tín đồ - đánh dấu sự khởi đầu của công việc của Đức Thánh Linh bên trong và qua hội thánh. Trong câu chuyện ghi lại về ngày Ngũ tuần này có nhắc đến lửa và gió là những hình ảnh được thấy ở rất nhiều chỗ khác của Cựu và Tân ước. Gió vào

ngày Ngũ tuần “thổi ào ào”, một cơn gió mạnh nhưng không làm tắt những lưỡi bằng lửa. Có rất nhiều câu Kinh thánh nhắc tới gió (luôn được hiểu là ở dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời (chẳng hạn Xuất 10:13, Thi 18:42, Ê-sai 11:15, Ma-thi-ơ 14:23-32). Ngoài biểu tượng quyền năng, gió còn là biểu tượng của sự sống trong Cựu ước (Gióp 12:10) và Thánh Linh trong Tân ước (Giăng 3:8). Giống như A-đam thứ nhất đã nhận được Đức Chúa Trời hà hơi và trở nên sống (Sáng 2:7), ý tưởng và sự sống thuộc linh được sinh ra bởi Thánh Linh chắc chắn là rõ ràng trong gió vào ngày Ngũ Tuần. Lửa trong Cựu ước thường được liên hệ đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Xuất 3:2;13:21-22;24:17; Ê-sai 10:17) và sự thánh khiết của Ngài (Thi 97:3; Malachi 3:2). Trong Tân ước cũng vậy lửa được liên hệ với sự hiện diện của

Page 5: So 173

5

Chúa (Hê-bê-rơ 12:29) và sự thanh tẩy mà Ngài mang lại trong đời sống con người (Khải huyền 3:18). Sự hiện diện và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được ám chỉ trong lưỡi bằng lửa vào ngày Ngũ tuần. Thực chất lửa còn được tương đồng với chính Đấng Christ (Khải huyền 1:14;19:12); sự liên hệ này nhấn mạnh sự ban cho Đức Thánh Linh, Đấng sẽ dạy các môn đồ những việc của Đấng Christ (Giăng 16:14). Một khía cạnh nữa của Ngày Ngũ tuần là việc nói tiếng lạ siêu nhiên khiến những người thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau hiểu được sứ điệp của các sứ đồ. Thêm vào đó là bài giảng dạn dĩ và thuyết phục của Phi-e-rơ cho người Do thái, khiến người nghe “lòng như bị cắt” (Công vụ 2:37) và được Phi-e-rơ chỉ dẫn phải “ăn năn và chịu phép báp-tem” (Công vụ 2:38). Câu chuyện kết thúc bằng việc ba ngàn người đã thêm vào Hội thánh, cùng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công, lễ bẻ bánh và cầu nguyện, cùng dấu kỳ phép lạ được làm qua các sứ đồ, và một cộng đồng chia sẻ, khiến nhu cầu của mọi người đều được đáp ứng.

Theo gotquestions.org (1) Lễ Thăng Thiên trong lịch sử hội thánh bắt đầu được kỷ niệm vào khoảng thế kỷ thứ tư, được cử hành sau Lễ Phục Sinh bốn mươi ngày (tính từ Chúa Nhật Phục Sinh). Do đó, lễ này luôn rơi vào một ngày Thứ năm. Năm nay, lễ này rơi vào ngày 9/5/2013 (2) Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt dầu từ ngày lễ Phục sinh. Năm nay, lễ này rơi vào ngày 19/5/2013

Amen!

"Học Đại Học Cũng Là Thời Gian Tuyệt Vời" - Phỏng vấn Mục sư Nguyễn Quang Hòa

“Ở kỳ trại nhân sự, ctv Loisusong.net “tranh thủ” nói chuyện với Mục sư Nguyễn

Quang Hòa, 29 tuổi, hiện đang quản nhiệm Hội Thánh Lời Sự Sống người Việt tại Moscow. Cuộc trò chuyện với Mục sư Hòa không với tư cách là một mục sư, mà là một thanh niên hầu việc Chúa chắc chắn sẽ là một sự khích lệ lớn đối với thanh niên và thêm hơn sự mạnh mẽ trong sự phục vụ của thế hệ này trong nhiều công việc của Hội Thánh.

Anh tin Chúa trước hay sau khi học đại học?

Tôi tin Chúa vào năm thứ nhất học đại học.

Trước khi tin Chúa anh định hướng gì hay ước mơ gì cho cuộc sống sau này của mình?

Tôi học về ngành Kinh tế quản lý. Bước vào trường đại học, mong muốn lúc đó của tôi là làm sao học thật giỏi, sau đó ra ngoài kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền thôi.

Mất bao lâu anh mới tìm được sự kêu gọi của Chúa trên cuộc sống mình?

Cái ngày đầu tôi tin Chúa không phải là tin thật, chỉ là thử tin thôi. Mất khoảng tầm 6 tháng để tôi tìm hiểu về Chúa, ‘thử

Page 6: So 173

6

thách’ Chúa, thử Chúa xem có thật hay không. Ngay từ lúc biết Chúa là Đấng sống, là Đấng hiện hữu, tôi đã cảm nhận thấy có sự kêu gọi rằng cuộc đời của tôi dành để đi rao giảng Tin Lành, để phục vụ Ngài. Tôi liền bước vào sự hầu việc Chúa.

Nhưng sau đó anh có tiếp tục học ở trường đại học không?

Có. Nhưng tất nhiên lúc đó mình học không phải để nhận bằng cấp nữa.Tôi tin là để hầu việc Chúa có kết quả, thì mình cần phải có kiến thức. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai đáng nói ở đây là, đối với anh chị em trong Chúa thì bằng đại học có hay không không quan trọng lắm, người ngoài lại khác. Sau này lâu dài hơn trong sự hầu việc Chúa, bằng cấp là cái gì đó giúp cho người ngoại họ cũng nhìn nhận đánh giá được là: “Ô không phải Cơ Đốc nhân là mấy cái người thất học hay vô học gì cả. Họ học hành đàng hoàng, có khi lại còn giỏi hơn cả mình chứ!”

Cầu nguyện tiếp nhận Chúa cho những người mới tại một khu lao động của

người Việt ở Nga

Trong khi đó tại rất nhiều Hội Thánh, những người trẻ tin Chúa khi sắp bước vào đại học hoặc đang học đại học rất hay có suy nghĩ là: “Đấy, có những mục sư học giỏi đấy, như mục sư Hòa chẳng hạn, học đại học xong rồi cũng đi hầu việc Chúa đấy thôi. Đằng nào mình cũng có sự kêu gọi hầu việc Chúa, cố gắng học làm gì cho ‘đầu to mắt cận’!”. Anh nghĩ sao?

Hồi đầu tôi cũng có ý nghĩ hệt như vậy. Cũng nghĩ là: “Mình học xong cái này để làm gì nhỉ?” Nhưng khi tôi tiếp tục theo học ngành quản lý kinh tế, có những mô hình rất thú vị được học mà sau này tôi đưa vào áp dụng trong Hội Thánh. Không phải mình áp dụng hết tất cả, nhưng có sự kết hợp những kiến thức đó trong sự hầu việc. Những kiến thức này, hỡi các bạn trẻ, bây giờ bạn chưa thấy được nó có ích gì cho nhà Chúa đâu, nhưng sau này chính nó sẽ bổ sung cho các bạn rất nhiều. Ví dụ đơn giản là khi mình nhìn nhận một vấn đề, nếu không học đại học, nhiều khi cái nhìn này không được sâu. Tôi nghĩ học đại học là thời gian tuyệt vời, mình vừa có thời gian để học lời Chúa, vừa có cơ hội học những kỹ năng, kiến thức về xã hội mà mình đang sống.

Vậy chắc chắn thế hệ hầu việc Chúa mới sẽ có nhiều điều mới mẻ?

Chúa sẽ dấy lên những người trẻ hầu việc Chúa mạnh mẽ. Những tài năng mà Chúa cho mình, Chúa sẽ sử dụng. Tôi cũng thấy rất nhiều người nói: “ Mọi sự đều do Chúa tạo dựng”, vậy những kiến thức mà

Page 7: So 173

7

mình học cũng do Chúa tạo dựng để dành cho chính công việc của Ngài thôi.

Bản thân anh nghĩ gì khi mình là một mục sư rất là trẻ, một mục sư thanh niên giữa vòng những mục sư rất kỳ cựu trong Hội Thánh?

Mục sư trẻ có nhiều lợi thế chứ! Nếu mà làm sai thì người ta sẽ nói: “Thôi, vẫn còn trẻ” (Cười) nên không ngại gì hết. Cái thứ hai là khi đang trẻ tuổi, hầu việc Chúa cùng các mục sư khác giúp mình học được sự khiêm nhường, dễ dàng học hỏi và đón nhận người khác. Nhiều người nhìn nhận tôi là mục sư trẻ, nhưng đối với Ti-mô-thê ngày xưa thì tôi già hơn rất nhiều. Đúng không ạ? Ti-mô-thê rất trẻ, tôi già hơn rồi.

Về dự kỳ trại nhân sự vừa rồi, cảm xúc của anh thế nào?

Trước hết, tôi rất vui. Tôi gặp tất cả tôi tớ Chúa, con cái Chúa từ khắp nơi đổ về đây. Tôi được giao lưu và kết nối đúng như tinh thần của kỳ trại. Quan trọng hơn là tôi nhận được lời Chúa từ các mục sư cũng như sự dẫn dắt và tỏ ra từ Chúa. Kỳ trại này chắc chắn sẽ giúp ích cho sự hầu việc Chúa của tôi rất nhiều. Hướng đi như có cánh, và khải tượng của Chúa sẽ được thành nhanh hơn, không chỉ theo cái nhìn riêng của bản thân tôi.

Ở trong kỳ trại, anh kêu gọi sự sai phái từ Việt Nam cách nửa thật nửa vui. Anh có đang nghiêm túc với điều này?

Tôi tin điều này đến từ Đức Chúa Trời. Nếu tôi không nói ra nó, những nhân sự

khác cũng vậy, thì có thể những anh chị em khác không biết được. Vui mừng hơn nữa, sau khi tôi kêu gọi, có một người anh em đến với tôi và nói: “Trong giấc mơ, anh nhìn thấy anh đi trên máy bay, thấy những rặng thông. Anh tin có một ngày anh sang Nga.” Những gì tôi nói ra vô hình chung là sự khẳng định điều Chúa ấn chứng trong lòng người anh em đó, ảnh hưởng đến người anh em đó. Nói, để cho anh chị em mình thấy rằng sự hầu việc Đức Chúa Trời không chỉ giới hạn ở trong Hà Nội, ở miền Nam … mà có thể hướng đi tới những thành phố khác, những đất nước khác nữa.

Điều này đầy hứa hẹn. Hầu việc Chúa ở Nga, về dự trại anh có bị bỡ ngỡ không?

Tôi cũng như nhiều anh chị em khác không thường xuyên được về với Hội Thánh, được thăm Hội Thánh lẽ ra là không biết nhiều về công việc của Hôi Thánh. Nhưng từ Nga về, tôi không bị bỡ ngỡ. Tôi cũng theo dõi trang web Loisusong.net và biết được những gì đang diễn ra tại Việt Nam, biết được anh chị em mình ở đây đã và đang làm gì, cũng giục lòng mình phải cố gắng như thế nào. Nó giúp tôi không cảm thấy xa lạ với Hội Thánh Chúa. Trái lại, rất gần gũi bởi vì hằng ngày, hằng tuần, tôi nhận được thông tin qua trang web.

Trang web là một công cụ đắc lực để mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời, không chỉ là với con cái Chúa trong Hội Thánh, mà cả những người chưa một lần được nghe về Chúa. Riêng về khía cạnh hầu việc Chúa, loisusong.net giúp cho anh chị em ở nước ngoài dễ hòa nhập hơn

Page 8: So 173

8

vào công việc Chúa ở tại đây, từ việc họ nhìn thấy dòng chảy Lời Sự Sống đang ở Việt Nam như thế nào mà cuốn mình vào cùng. Nó như một phương tiện cho mọi người đón nhận nguồn sống từ dòng chảy này vậy.

Mục sư Nguyễn Quang Hòa chia sẻ trong kỳ trại nhân sự

Tôi được biết là mỗi lần trở về nhà, anh vẫn bị gia đình phản đối. Anh có buồn vì điều này?

Có những lúc theo cảm xúc, nếu nghĩ bố mẹ chưa được cứu thì rất dễ bị buồn. Nhưng mình chỉ có thể bám vào lời Chúa, lời hứa của Đức Chúa Trời, để tiếp tục vững tin rằng một ngày bố mẹ mình được cứu. Tôi còn tin là sau này khi tin Chúa rồi, bố mẹ tôi còn rất mạnh mẽ nữa.

Ma-thi-ơ đoạn 5 có nói “Phước cho những người bị bắt bớ”. Trong sự bắt bớ của gia đình, mình sẽ luôn được phước. Biết đâu được. Với tôi, mỗi lần về mà bị bố mẹ bắt bớ, tôi cảm thấy mình lại càng mạnh mẽ hơn. Lần đầu tiên về, sang Nga tôi bắt đầu bước vào chức vụ trưởng ban

thanh niên. Lần thứ hai bị bắt bớ rồi trở lại Nga, thì không chỉ ban thanh niên mà tôi còn tham gia thêm nhiều ban ngành khác, ban thông tin chẳng hạn. Lần thứ ba, tôi trở thành mục sư của Hội Thánh. Đó, biết đâu trong sự bắt bớ Chúa muốn dạy dỗ và đào tạo mình và cho mình thực sự hiểu điều gì là quý giá nhất.

Tôi có lời khuyên đối với những thanh niên - những người có cùng hoàn cảnh như tôi là trước hết hãy cầu nguyện cho gia đình mình, đứng trên lời hứa của Đức Chúa Trời mà cầu nguyện. Thứ hai, kiềm chế cái mong muốn nói thật nhiều, bày tỏ thật nhiều cho bố mẹ người thân biết về Chúa đi. Nên nói ít thôi. Có thể là không nói.

Hãy thay lời nói bằng hành động. Thanh niên mình, luôn bị bố mẹ coi là trẻ con. Chứng tỏ mình là một người trưởng thành bằng việc hết lòng yêu thương bố mẹ, làm việc nhà, chăm sóc quan tâm tới bố mẹ và nghĩ có trách nhiệm với gia đình hơn.

Lời nói của một người có trách nhiệm với gia đình rõ ràng có sức mạnh hơn một đứa trẻ con. Bố mẹ sẽ nhìn nhận mình khác, và thấy được Chúa thay đổi mình, Chúa làm mình trưởng thành hơn, tốt hơn. Đó là sự làm chứng tốt nhất, sự công bố đức tin khôn ngoan nhất.

Cảm ơn Chúa. Xin Chúa ban phước dư dật trên đời sống của anh và gia đình, cũng thêm hơn quyền năng của Ngài trên anh, cho sự hầu việc Chúa của anh! -

- ctv. Nguyễn Hằng - www.loisusong.net

Page 9: So 173

9

ĐỨC THÁNH LINH - NGUỒN QUYỀN NĂNG

LUÔN LUÔN HIỆN HỮU

Kinh Thánh: I

Côrinhtô 3:16, 6:19; II Côrinhtô 6:16

Lẽ thật chủ yếu: Mỗi tín hữu đầy dẫy Thánh Linh đều có trong mình tất cả sức mạnh mà người ấy luôn cần đến để đắc thắng trong cuộc đời này.

Kinh Thánh Tân Ước cho chúng ta ba mối quan hệ xác nhận sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời đối với con người:

1. Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, 2. Đức Chúa Trời ở với chúng ta, 3. Đức Chúa Trời ở trong chúng ta Được Đức Chúa Trời vùa giúp bảo đảm

sự thành công: “Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta thì còn ai nghịch với chúng ta?” (Rôma 8:31). Nếu Đức Chúa Trời ở về phía chúng ta, chắc chắn chúng ta đắc thắng. Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta và chúng ta biết điều ấy thì trong cuộc sống này chúng ta chẳng còn sợ hãi gì nữa. Dù hoàn cảnh khó khăn như thế nào – dù những đám mây lơ lửng trên bầu trời cuộc sống của chúng ta đen tối đến bao nhiêu – thì chúng ta vẫn an nhiên tin quyết rằng mình phải đắc thắng. Chẳng thế nào thất bại nếu Chúa ở về phía chúng ta.

Chúng ta còn có sự bảo đảm khác là Đức Chúa Trời ở với chúng ta. Dù hoàn cảnh ra sao, thì Cứu Chúa của chúng ta vẫn ở cùng chúng ta. Sự hiểu biết Đức Chúa Trời theo cách này chắc chắn sẽ

làm cho lòng chúng ta rộn ràng niềm vui và càng phấn khởi trong đức tin và sự tin quyết.

Trong Tân Ước chúng ta có “một giao ước tốt hơn, được thiết lập trên lời hứa tốt hơn” (Hêbơrơ 8:6). Theo giao ước của thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời vùa giúp dân Ysơraên và ở với dân Ysơraên, nhưng Ngài không ở trong họ.

Ngày nay Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta và ở với chúng ta, nhưng chúng ta còn có điều tốt hơn: Đức Chúa Trời ở trong chúng ta. Đức Chúa Trời thực sự chọn thân thể chúng ta làm nơi ở của Ngài, Ngài xây dựng nơi ở của Ngài ở trong thân thể chúng ta

Thân thể của chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời

I Côrinhtô 3:16 “Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời và Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự trong anh em sao?”

I Côrinhtô 6:19 “Sao anh em há chẳng biết thân thể mình là đền thờ của Đức thánh Linh đang ngự trong anh em là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?”

II Côrinhtô 6:16 “Có thể nào hiệp đền thờ Đức Chúa Trời với hình tượng tà thần? vì anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽ ngự và đi giữa họ, và ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, còn họ sẽ là dân ta”.

Rất ít người trong chúng ta thực sự ý thức rằng Đức Chúa Trời ngự trong thân thể mình. Nếu những người nam, những người nữ ý thức việc Đức Chúa Trời đang

Page 10: So 173

10

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.” ( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

ngự trong thân thể của họ thì họ đã không nói năng và hành động như vậy. Một số Cơ đốc nhân liên tục nói về sự thiếu quyền năng, thiếu khả năng của mình. Nếu họ ý thức rằng Đức Chúa Trời hiện ỏ trong họ, thì họ sẽ biết rằng chẳng có gì bất năng cho họ cả.

Kinh Thánh chép: “Mọi sự đều có khả năng cho người nào tin” (Mác 9:23). Lý do khiến mọi sự đều có khả năng cho người nào tin vì Đức Chúa Trời, Cha chúng ta đã có dự định rằng Chính Ngài sẽ sống qua quyền năng của Thánh Linh trong người nào tin Ngài. Và với việc Đức Chúa Trời ở trong một người thì chẳng có gì bất năng cả.

Trong tất cả những lẽ thật quyền năng gắn liền với sự cứu rỗi của chúng ta thì điều này cao nhất: Sau khi Chính Mình Đức Chúa Trời tái tạo chúng ta và làm chúng ta thành những tạo vật mới – làm chúng ta thuộc riêng về Ngài – thì Ngài, trong thân vị Đức thánh Linh, khiến cho thân thể chúng ta trở nên nhà ở của Ngài.

Sứ đồ Giăng viết: “Hỡi những con cái bé mọn của ta, các con thuộc về Đức Chúa Trời và đã thắng chúng rồi, vì Đấng ở trong các con lớn hơn kẻ ở trong thế gian” (I Giăng 4:4)

Cả sứ đồ Phaolô và Giăng đều viết cho những người, không những họ đã nhận sự sống đời đời, nhưng còn là những người đầy dẫy Thánh Linh - là những người mà Đức thánh Linh đến cư trú trong họ - những người đã có dấu hiệu siêu nhiên hay làm chứng về sự hiện diện nội trú của Ngài: Nói bằng những ngôn ngữ khác.

Giăng nói: “..Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian” Tôi muốn

nhấn mạnh rằng mỗi tín hữu được tái sanh, được đầy dẫy Thánh Linh thì có trong mình tất cả sức mạnh, quyền năng có sẵn là người ấy luôn cần đến để đắc thắng trong cuộc sống này.

Khi chúng ta kết hợp những câu Kinh Thánh trích dẫn ở trên, thì rõ ràng qua sự đổ đầy Thánh Linh, ngôi thứ ba của Đức Chúa Trời – Chính Đức Chúa Trời – nội trú trong tín hữu. Ngài không còn ở trong Nơi Chí Thánh do người ta làm ra nữa. Thân thể của chúng ta trở thành đền thờ của Ngài.

Giao ước cũ chấm dứt Trong thời Cựu Ước, dưới Giao Ước

cũ, sự hiện diện của Đức Chúa Trời được biệt riêng trong nơi Chí Thánh. Không ai dám đến gần ngoại trừ Thầy tế lễ Thượng Phẩm, và chỉ một mình ông vào đó với tất cả sự thận trọng. Nếu người khác mạo hiểm đi vào sẽ chết ngay. Việc mỗi người nam trong khắp xứ Ysơraên mỗi năm phải lên đền thờ Giêrusalem ít nhất một lần là điều rất cần thiết, vì đó là nơi có sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Nhưng ngay trước khi Chúa Jêsus tắt thở trên thập tự giá, Ngài phán “Xong rồi”. Ngài không nói về giao ước mới, mà Ngài đang nói về Giao Ước cũ. Giao ước Mới chưa được thực hiện cho đến khi

Page 11: So 173

11

Đấng Christ ngự lên nơi cao và vào nơi Chí Thánh của thiên đàng bằng chính huyết Ngài để hoàn thành sự cứu chuộc đời đời cho chúng ta như tác giả thơ Hêbơrơ công bố. Bấy giờ và chỉ khi đó Giao Ước Mới mới hoàn tất.

Trên đồi Gôgôtha, khi Chúa Jêsus kêu lớn tiếng: “Mọi sự đã được trọn” thì Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng bức màn ngăn cách nơi Chí Thánh trong đền thờ bị xé làm đôi từ trên xuống dưới.

Josephus, một sử giả Do thái cho chúng ta biết rằng bức màn này bề ngang là 40 feet, cao 20 feet, và dày 4 inches (ngang 12 mét, cao 6 mét, dày 10 cm) Đức Chúa Trời đã sai sứ giả của Ngài xé bức màn làm đôi từ trên xuống dưới, chứng tỏ rằng Giao Ước cũ đã chấm dứt.

Sự hiện diện của Đức Chúa Trời vốn hạn chế trong Nơi Chí Thánh, nay đã rời khỏi công trình do con người xây dựng. Ngài chẳng bao giờ ngự trở lại tại nơi con người xây dựng.

Khi chúng ta gọi một toà nhà là “nhà của Đức Chúa Trời” thì chúng ta nói đúng một phần và sai một phần tuỳ cách chúng ta muốn nói. Nếu chúng ta muốn nói ngôi nhà là nhà của Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời sống và ngự trong đó, thì chúng ta nói sai. Ngài không cư trú trong một ngôi nhà.

Nếu chúng ta muốn nói rằng đó là nhà của Đức Chúa Trời và đó là nơi Thánh vì nó được xây dựng trong danh Chúa Jêsus và được dâng hiến để phục vụ Chúa thì lúc đó chúng ta nói đúng – đó là nhà của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa

Trời không sống trong ngôi nhà do tay người làm ra, Ngài sống và cư trú trong chúng ta qua quyền năng của Thánh Linh.

Giăng nói: “Đấng ở trong các con là lớn hơn..”

Xem lại Giăng 14:16 (chúng ta đã học trong bài vừa rồi), Chúa Jêsus phán: “Ta

lại nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác để ở với các ngươi đời đời”. Và cuối câu 17: “Ngài sẽ ở trong các con”. Đó là điều Giăng nói khi ông viết cho những tín hữu tái sanh, đầy dẫy Thánh Linh: “Đấng ỏ trong các con là lớn hơn

những kẻ ở trong thế gian”. Ai là kẻ ở trong thế gian? Đó là Satan, thần của thế gian này.

Nhưng Đấng ở trong các con là lớn hơn. Nếu chúng ta ý thức rằng Đấng Lớn Hơn đang ở trong chúng ta thì chúng ta chẳng còn sợ ma quỷ vì Đấng ở trong chúng ta lớn hơn kẻ ở trong thế gian.

Nếu chúng ta ý thức về Đấng Lớn Hơn đang cư trú trong chúng ta và chúng ta tin Lời Đức Chúa Trời nói về sụ hiện diện của Ngài thì cho dù phải đối diện người nào, việc gì thì chúng ta sẽ chẳng sợ gì. Chúng ta có Nguồn của mọi sức mạnh đang nội trú trong chúng ta.

Khi Thánh Linh cư trú trong chúng ta, theo lời hứa của Đấng Christ, chúng ta sẽ được đi trong quyền năng của Thánh Linh. Chúng ta không bị thất bại trước những hoàn cảnh của cuộc sống. Nhờ quyền năng của Thánh Linh chúng ta có thể vượt lên trên những hạn chế vật lý của con người chúng ta.

Câu gốc: “Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian” (I Giăng 4:4) Amen

Page 12: So 173

12

Sự kiện Maraton đọc xuyên suốt Kinh thánh liên tục 90 giờ tại

Điện Capitol – thủ đô Washington, Hoa Kỳ

Sự kiện “Maraton Đọc Kinh thánh” (Bible Reading Marathon) hàng năm vào ngày 24 tháng 4 đã bắt đầu từ tối Chủ nhật nhằm khuyến khích người Mỹ đọc Kinh thánh và để chuẩn bị cho sự kiện Ngày Cầu Nguyện Quốc Gia (National Day of Prayer) - ngày 2 tháng 5.

Đám đông tập trung trong quang cảnh đọc Kinh Thánh xuyên suốt từ Sáng Thế Ký đến hết sách Khải huyền

Mục sư Michael Hall – người đồng tổ chức sự kiện này cùng vợ – bà Terry Shaffer Hall trong suốt 20 năm vừa qua đã trả lời tờ Christian Post rằng Kinh thánh được đọc không ngừng cho đến chừng tất cả các câu Kinh thánh từ sách Sáng thế ký cho đến sách Khải Huyền được công bố lớn tiếng.

“Chúng tôi thực hiện điều này vì chúng tôi tin vào tầm quan trọng của Kinh thánh. Chúng tôi tin rằng Kinh thánh là lời tuyệt đối không có sai lầm của Đức Chúa Trời và Kinh thánh là nền tảng của đất nước này; luật pháp, những lời giáo

huấn cùng tất cả mọi thứ đều ra từ Kinh thánh. Vì vậy chúng tôi đọc Kinh thánh như một sự dâng mình, Lời Kinh thánh được đọc từ thềm phía tây của ngọn đồi Capitol là nơi tổng thống nhậm chức và được công bố Kinh thánh lớn tiếng là sự tự do mà ít tại các đất nước khác được có.

Mục sư Hall nói: “Nhiều Cơ đốc nhân ghé thăm thủ đô Washington từ nhiều quốc gia khác nhau – những nơi ít có tự do tôn giáo thường ngạc nhiên khi chứng kiến những người tham gia sự kiện có thể được thể hiện đức tin của mình và tự do nhóm họp. Vì có nhiều người từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm khu vực này nên ban tổ chức sự kiện đã chuẩn bị sẵn 100 bản dịch Kinh thánh không phải là tiếng Anh cho du khách được đọc theo ngôn ngữ của họ.

Có khoảng 500 đến 600 tình nguyện viên xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau – thành viên ban lập pháp, luật sư, người nội trợ, nhân viên cảnh sát, thợ mộc – sẽ tham gia đọc trong sự kiện này – sự kiện đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 1990. Thiếu nhi từ các trường Cơ đốc hoặc những em được giáo dục tại gia đình (Homeschooling) cũng tham gia và gần như tất cả mọi người đều đọc Kinh thánh từ 5 cho đến 15 phút.

Sự kiện Maraton đọc Kinh thánh này đã gây tác động tích cực lên nhiều người và sự kiện này cần được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Vì mọi dân mọi nước cần phải nhận biết Đức Chúa Trời của Kinh thánh.

Danh Ngọc lược dịch từ Christian Post

Page 13: So 173

13

CHỜ ĐỢI THÁNH LINH CÓ PHẢI LÀ ĐIỀU KINH THÁNH

DẠY KHÔNG? (PHẦN 1)

Kinh Thánh: Công vụ 2:1-4; 8:5-8,12-17; 10:44-46; 19:1-3, 6; 9:11,12,17

Lẽ thật chủ yếu: Sự đầy dẫy Thánh Linh của tín hữu thời Tân Ước là mẫu mực cho chúng ta noi theo để nhận lãnh kinh nghiệm phước hạnh.

Nhiều người nghĩ rằng sự chờ đợi là điều kiện tiên quyết để nhận lãnh báp têm trong Thánh Linh.

Hiển nhiên là tôi tin nơi sự chờ đợi trước mặt Chúa. Tôi tin nơi sự trông đợi, cầu nguyện bền đỗ và dốc đổ lòng mình ra trước Mặt Đức Chúa Trời. Trong những buổi nhóm của chúng tôi, nhiều lần chúng tôi đã chờ đợi hàng năm đến sáu tiếng đồng hồ trước mặt Chúa trong sự cầu nguyện.

Nhưng khi tôi thấy nhiều người chờ đời và cầu nguyện, kêu la và rên siết để được nhận lãnh Thánh Linh thì lòng tôi đau xót, vì tôi biết sự “chờ đợi” này không cần thiết.

Trước ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ rằng: “..còn về phần các ngươi, hãy chờ đợi trong thành Giêrusalem cho đến khi mặc lấy quyền phép từ trên cao” (Luca 24:29).

Một số người đã đặt giả thuyết rằng đây là mẫu mực Kinh Thánh để nhận lãnh Thánh Linh. Tuy nhiên, nếu đây là mẫu mực để nhận lãnh thì chúng ta không có quyền bỏ chữ “Giêrusalem” ra khỏi câu này. Chúa Jêsus bảo họ không những “chờ đợi”, nhưng Ngài còn bảo chờ đợi tại Giêrusalem. Thế tại sao Ngài không

bảo họ chờ đợi tại thành Bết lê hem? Tại sao Ngài không bảo họ chờ đợi tại thành Giêricô? Việc họ chờ đợi tại thành Giêrusalem là cần thiết, vì Hội thánh phải bắt đầu tại đấy.

Công vụ: 2:1-4 “Đến ngày lễ Ngũ Tuần, môn đồ nhóm họp lại một chỗ. Thình lình có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra đậu trên mỗi người bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Thánh Linh cho mình nói”.

Lúc đó các môn đồ đang chờ ngày lễ Ngũ Tuần đến. Họ không chờ đợi để có

một kinh nghiệm. Không phải họ chỉ chờ để được đổ đầy Thánh Linh. Nếu vậy, chắc Kinh Thánh đã chép: “Khi họ đã sẵn sàng, thì Thánh Linh đến”. Nhưng Kinh Thánh không nói như vậy, Kinh

Thánh chép rằng: “Đến ngày lễ Ngũ Tuần..” Đó là điều họ đang chờ

đợi Ngày lễ Ngũ Tuần. Sau ngày lễ Ngũ Tuần đó Kinh Thánh

không ghi lại nơi chốn nào hoặc bất cứ người nào phải chờ đợi, kêu la, rên siết, ca hát, chiến đấu để được đầy dẫy Thánh Linh! Có người nói: “Tôi tin nơi sự nhận lãnh Thánh Linh theo kiểu cũ (theo truyền thống)”. Tôi cũng vậy. Bạn không thể nhận lãnh Thánh Linh theo cách nào cũ hơn cách trong Công vụ các Sứ đồ. Tôi đề nghị chúng ta hãy xem Sách Công vụ để thấy họ đã làm như thế nào, và hãy noi gương họ trong việc họ tiếp nhận sự đầy dẫy Thánh Linh

Page 14: So 173

14

Đọc qua 28 đoạn của sách Công vụ, dù không phải là một sinh viên trường Kinh Thánh cũng có thể cho rằng người ấy đang đọc những gì đã xảy ra trong thời gian vài ngày, vài tuần hay ngay cả vài năm. Tuy nhiên những biến cố trong sách Công vụ đã trải qua rất nhiều năm rồi.

Tám năm sau ngày lễ Ngũ Tuần, chúng ta thấy Philíp đem Tin lành đến cho người Samari.

Những tín hữu tại Samari được đổ đầy Thánh Linh

Công vụ: 8:5-8 “Philíp cũng vậy, xuống trong thành Samari mà giảng về Đấng Christ tại đó. Đoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm thì đồng lòng lắng tai nghe người nói. Vì có những tà ma kêu lớn tiếng lên mà ra khỏi nhiều kẻ bị quỉ ám cùng kẻ bại và què được chữa lành cũng nhiều. Tại cớ đó trong thành được vui mừng khôn xiết”.

Sự vui mừng này không phải là đặc tính chính yếu của sự đổ đầy Thánh Linh. Những người này đã có niềm vui lớn trước khi được đầy dẫy Thánh Linh. Chúng ta có thể có sự vui mừng trước đó và cũng có thể có sự vui mừng sau đó. Đó là niềm vui được cứu. Đó là niềm vui được chữa lành. Đó là niềm vui được hưởng những phước hạnh của Đức Chúa Trời.

Công vụ 8:12-17 “Nhưng khi chúng ta đã tin Philíp, là người rao giảng Tin lành của nước Đức Chúa Trời và Danh Đức Chúa Jêsus Christ cho mình thì cả đàn ông và đàn bà chịu phép báp têm. Chính Simôn cũng tin và khi đã chịu phép báp têm thì ở luôn với Philíp,

người thấy những dấu lạ phép kỳ đã làm ra thì lấy làm lạ lắm. Các sứ đồ vẫn ở Giêrusalem, nghe tin xứ Samari đã nhận lấy đạo Đức Chúa Trời bèn sai Phierơ và Giăng đến đó. Hai người tới nơi, cầu nguyện cho các môn đồ mới để cho được nhận lấy Thánh Linh. (Vì Thánh Linh chưa giáng xuống một ai trong bọn đó, họ chỉ nhân danh Đức Chúa Jêsus mà chịu phép báp têm thôi). Phierơ và Giăng bèn đặt tay trên các môn đồ thì đều được nhận lấy Đức thánh Linh”.

Philíp đã gây được một cơn phấn hưng lớn tại Samari. Hàng trăm người đã được cứu và được chữa lành, và tất cả đều được nhận lãnh Thánh Linh. Cũng hãy lưu ý rằng họ đã không phải chờ đợi, hoặc phải cầu nguyện, thở than rên siết, và

không ai bị thất vọng vì không nhận lãnh Thánh Linh.

Những tín hữu được đổ đầy tại nhà

Cọt Nây Rồi mười năm sau ngày lễ Ngũ Tuần,

Kinh Thánh cho chúng ta biết về việc Phierơ đem Tin Lành đến nhà Cọt Nây.

Trong đoạn 10 sách Công vụ chúng ta thấy thể nào một thiên sứ đã hiện ra cùng Cọt Nây truyền bảo ông ta hãy sai người đến thành Gióp bê, mời Simôn nào đó cũng gọi là Phierơ, “người ấy sẽ nói cho ngươi những lời mà nhờ đó ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu” (Công vụ 11:14)

Cho đến giờ này, cả Cọt nây và gia đình ông vẫn chưa được cứu. Họ là những người mới nhập đạo Do thái. Họ chưa biết Chúa Jêsus đã chịu chết cho họ.

Page 15: So 173

15

Một người không thể dược cứu khi chưa nghe về Tin lành, vì vậy Phierơ đã giảng cho họ. Họ đã tin và đươc tái sinh trong khi Phierơ đang giảng, và họ nhận lãnh Thánh Linh và nói tiếng lạ trước khi Phierơ chấm dứt sứ điệp!

Công vụ 10:44-46 “Khi Phierơ đương nói thì Đức thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo. Các tín đồ đã chịu cắt bì là những người đồng đến với Phierơ đều lấy làm lạ vì thấy sự ban cho của Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại nữa. Vì các tín đồ đó nghe họ nói tiếng ngoại quốc và ngợi khen Đức Chúa Trời”.

Hãy lưu ý rằng họ được cứu, được đầy dẫy Thánh Linh, nói tiếng lạ mà không chờ đợi, ngợi khen hay ca hát. Chúng ta thường mắc phải sai lầm do suy nghĩ phải làm theo cách nào đó – ngoại trừ cách của Kinh Thánh. Đức Chúa Trời luôn luôn có những phương pháp độc đáo. Trong lúc Phierơ còn đang giảng, thì những người này nhận lãnh Đức thánh Linh. Tôi cũng thấy nhiều người nhận Đức thánh Linh trong lúc tôi đang nói nữa.

Những tín hữu được đổ đầy tại

Êphêsô. Hai mươi năm sau ngày lễ Ngũ Tuần,

Phaolô đã đến Êphêsô. Tại đây ông đã gặp một số tín hữu và giới thiệu cho họ Thân Vị của Thánh Linh như Kinh Thánh đã ghi lại trong Công vụ 19

Công vụ 19:1-3, 6 “Trong khi Abôlô ở thành Côrinhtô, Phaolô đã đi khắp những miền trên, rồi xuống thành

Êphêsô, gặp một vài môn đồ tại đó. Người hỏi rằng: Từ khi anh em tin, có lãnh được Đức thánh Linh chăng? Trả lời rằng chúng tôi cũng chưa nghe có Đức thánh Linh nào. Người lại hỏi:Vậy thì anh em đã chịu phép báp têm nào? Trả lời: Của Giăng. Sau khi Phaolô đã đặt tay lên, thì có Thánh Linh giáng trên những người ấy, cho nói tiếng ngoai quốc và lời tiên tri”.

Từ những câu Kinh Thánh trên chúng ta đã thấy những người tại Êphêsô chưa hề nghe về Đức thánh Linh. Nhưng khi Phaolô đặt tay trên họ thì có Đức thánh

Linh giáng xuống và họ nói tiếng ngoại quốc.

Mỗi người trong những người đó – không phải đợi chờ, không phải ngợi khen và làm gì khác - đều được đầy đẫy Thánh Linh và nói các thứ tiếng khác theo như

Thánh Linh cho mình nói. Phaolô đã nói với những người Êphêsô:

Anh em đã nhận chưa? Ông đã không hề nói, “Tôi đến đây để cầu xin Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh trên anh em “Thánh Linh đã được đổ ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần” rồi.

(Trước đây, trong Công vụ đoạn 8, chúng ta đã thấy các sứ đồ ở tại Giêrusalem đã sai Phierơ và Giăng đến Samari để đặt tay trên những người mới tin Chúa qua Philíp để họ nhận Đức thánh Linh. Các sứ đồ đã không sai họ đến đó để chờ đợi Đức Chúa Trời ban Đức thánh Linh xuống)

Sự đầy dẫy Thánh Linh của Phaolô

Page 16: So 173

16

Phaolô, người đã đặt tay trên các tín hữu tại thành Êphêsô trước kia được gọi là Saulơ ở thành Tạtsơ. Kinh nghiệm nhận lãnh Thánh Linh của ông được ghi lại trong sách Công vụ đoạn 9.

Công vụ 9:11, 12, 17 “Chúa phán

rằng, hãy chỗi dậy, đi lên đường gọi là Ngay thẳng, tìm tên Saulơ người Tạtsơ, ở nhà Giuđa, vì người đang cầu nguyện. Và đã thấy một người tên là Anania bước vào đặt tay trên mình để cho người được sáng mắt lại. Anania bèn đi vào nhà, rồi đặt tay trên mình Saulơ mà nói rằng: Hỡi anh Saulơ, Chúa Jêsus này, đã hiện ra cùng anh trên con đường anh đi tới đây, đã sai tôi đến, hầu cho anh được sáng mắt lại và đầy Đức thánh Linh”

Saulơ, sau này gọi là Phaolô liền được nhận lãnh Đức thánh Linh. Ông không phải chờ đợi gì cả.

Có người sẽ phản đối: “Nhưng ông ta đâu có nói tiếng lạ”. Đúng là không có ghi tại đây, nhưng sau này chính Phaolô đã xác nhận là ông đã nói tiếng lạ, “Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời tôi là người nói tiếng lạ nhiều hơn anh em hết thảy” (I Côrinhtô 14:18). Chúng ta biết rằng ông không khởi sụ nói tiếng lạ trước khi ông đầy đẫy Thánh Linh, vì thế điều này cũng khó hình dung khi nào ông bắt đầu. Ông khởi sụ khi ông đã nhận lãnh Thánh Linh, giống như chúng ta đã làm, và tiếng mới kèm theo kinh nghiệm đầy dẫy Thánh Linh.

Một lần nọ có người nói với tôi: “Nhưng tôi nhớ những giờ phút kỳ diệu

cách đây vài năm khi tôi tìm kiếm Đức Chúa Trời trước khi tôi được đổ đầy”. Tôi hỏi: “Thế bạn có chấm dứt việc tìm kiếm Đức Chúa Trời không? Tôi nhớ giờ phút tuần trước tôi đã tìm kiếm Đức Chúa Trời. Tôi nhớ giờ phút hôm nay mình tìm kiếm Đức Chúa Trời. Tôi tin ở việc tìm kiếm Đức Chúa Trời và chờ đợi Ngài. Những tín hữu được đổ đầy Thánh Linh cần tìm kiếm Đức Chúa Trời nhiều như

những người chưa được đổ đầy” Người đàn ông ấy nói:

“Nhưng tôi đã học được rất nhiều bài học”.

Tôi đáp: “Bạn có thể học nhiều bài với Thánh Linh nhanh hơn khi bạn học mà không có Ngài! Há chẳng phải điều lớn nhất mà bạn nhận được khi bạn đã đầy dẫy Thánh Linh là bạn không phải làm tất cả những gì

để tìm kiếm sao?”. Ông ta cười và nói, “Ông nói đúng lắm. Điều đầu tiên mà tôi nói sau khi tôi nhận lãnh Thánh Linh là nếu có ai đó đã nói cho tôi biết điiêù ấy trước, thì tôi đã nhận lãnh Đức thánh Linh từ lâu rồi.”

Chúng ta không cần phải chờ đợi năm năm, năm tuần hoặc năm phút để được nhận lãnh Đức thánh Linh. Báp têm trong Thánh Linh là một món quà mà mỗi tín hữu có thể nhận lãnh ngay bây giờ.

Câu gốc học thuộc: “Ta đây sẽ ban

cho các ngươi điều Cha ta đã hứa, còn về phần các ngươi hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao” (Luca 24:29)

( XEM TIẾP TRANG 18 )

Page 17: So 173

17

Tầm Nhìn Thế Giới Khởi Động Chiến Dịch ‘Sứ mệnh

Giải cứu’ 500 triệu đô la Tổ chức Nhân đạo Cơ Đốc Truyền giáo Tầm nhìn Thế giới đã khởi động chiến dịch 500 triệu đô la nhằm giúp đỡ 10 triệu trẻ em nghèo khắp toàn cầu tiếp cận được nước sạch, các dịch vụ y tế và bảo vệ trẻ em, vào đúng thời điểm các khoản hỗ trợ nước ngoài tiếp tục bị đe dọa do việc cắt giảm mọi chi tiêu của chính phủ liên bang (Hoa Kỳ).

Tầm Nhìn Thế Giới Khởi Động Chiến Dịch ‘Sứ mệnh Giải cứu’ 500 triệu đô la

Khi áp dụng điều luật cắt giảm chi tiêu đi năm phần trăm, các tổ chức phi lợi nhuận ước tính sẽ phải giảm đi 1.1 triệu màn chống muỗi, hậu quả là khoảng 3000 người chết vì dịch tả, 303000 người sẽ không có nước sạch và điều kiện vệ sinh không được cải thiện; và 2 triệu người hoặc sẽ nhận khẩu phần thực phẩm nhân đạo nhỏ nhoi hơn hoặc hoàn toàn không được nhận nữa, tổ chức cảnh báo như vậy, và họ đang nhắm đến mục tiêu vận động gây quỹ 500 triệu đô la vào từ giờ

đến cuối năm 2015 thông qua chiến dịch gây quỹ “ Vì mỗi một trẻ em”.

“Đây là nỗ lực có ảnh hưởng rộng lớn nhất trong lịch sử của Tầm nhìn Thế giới,” Richard Stearns, chủ tịch tổ chức phát biểu.” Chúng tôi có nhiều mục tiêu lớn và hy vọng sẽ có thể biến đổi đời sống của một thế hệ trẻ em. Đây không phải là chiến dịch vận động gây quỹ mà là một sứ mệnh giải cứu đối với những đứa trẻ chúng tôi cưu mang và đối với các nhà tài trợ đã đứng lên chứng tỏ đây là một cuộc chiến xứng đáng phải chiến đấu hết sức.”

Chiến dịch của tổ chức tầm nhìn thế giới sẽ tập trung vào vấn đề nước sạch, đấu tranh chống lại các bệnh dễ lây nhiễm như thổ tả, cấp vốn để các hộ gia đình có thể thoát nghèo, bảo vệ trẻ em khỏi bị nạn buôn người, hỗ trợ và hợp tác với các hội thánh địa phương.

Việc cắt giảm viện trợ từ nước ngoài cũng sẽ ảnh hưởng đến các khoản tài trợ từ các cá nhân.

“Kinh nghiệm cho biết khi quỹ chính phủ bị cắt giảm, các khoản tài trợ cá nhân cũng bị ảnh hưởng theo do chúng tôi không thể dùng khoản vốn hạt giống ban đầu để khởi động dự án và thu hút các nhà đầu tư,” ông Robert Zachritz, Phó giám đốc Bộ phận Quan hệ chính phủ cho biết. “Chiến dịch này diễn ra đúng vào thời điểm trọng yếu và giúp chúng tôi không đánh mất một số bước tiến lớn lao đã đạt được trong việc đẩy lùi các căn bệnh có thể phòng ngừa ở trẻ.”

Page 18: So 173

18

Trong hoàn cảnh viện trợ nước ngoài đang sắp bị cắt giảm, hơn bao giờ hết, đây chính là thời điểm cần có các chiến dịch nhằm giải quyết vấn nạn nghèo đói trên thế giới.

Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ chỉ ra rằng tập trung dồn sức vào một cú huých để cải tiến các lĩnh vực then chốt có thể giảm thiểu số lượng người chết và cứu sống được nhiều sinh mạng. Chẳng hạn, số lượng trẻ em dưới 5 tuổi bị chết từ khoảng 12 triệu năm 1990 giảm xuống còn 6.9 triệu năm 2011, số liệu theo các ước tính. “Tuy nhiên, hiện nay còn không đến 1000 ngày nữa là chiến dịch giải cứu kết thúc và chúng tôi vẫn còn rất nhiều công việc cần hoàn thành,” thông báo của Tầm nhìn Thế giới lưu ý.

Trong khi thế giới đã đạt chỉ tiêu về khía cạnh nước uống an toàn, tầm nhìn Thế giới bày tỏ rằng họ hy vọng có thể vượt chỉ tiêu và giảm thiểu con số đó xuống còn 65% sau 5 năm kế tiếp tại các địa bàn mục tiêu của dự án.

Ông Stearns phát biểu,”Chúng tôi đã cẩn trọng nghiên cứu các nhu cầu cầp thiết ngày nay. Thật khổng lồ, nhưng chúng tôi không tin rằng nạn nghèo đói là quá rộng khắp, quá tốn kém, hoặc quá khó khăn để vượt qua nó – bởi vì nếu có thể cứu được hàng triệu trẻ em đang sống trong nghèo đói, không phần thưởng nào có thể cao hơn được nữa.”

-Thảo Nguyên dịch từ Christianpost-

CHỜ ĐỢI THÁNH LINH CÓ PHẢI LÀ ĐIỀU KINH THÁNH

DẠY KHÔNG? (PHẦN 2) Kinh Thánh: Giăng

7:37-39; Luca 24:49; Công vụ 2:4

Lẽ thật chủ yếu: Để nhận lãnh Đức thánh Linh, bạn hãy uống Thánh Linh của Đức Chúa Trời và nói ra điều Ngài ban cho bạn.

Trong bài học trước, chúng ta đã đọc những

đoạn Kinh Thánh trong Tân Ước ghi lại những nơi mà người ta nhận lãnh Thánh Linh trải qua thời gian hơn 20 năm.

Chúng ta nhận thấy rằng Kinh Thánh tuyệt đối không nói đến chỗ nào người ta “nhóm họp lại để chờ đợi” nhận lãnh sự đầy dẫy Thánh Linh. Ở mỗi trường hợp khi người ta tìm kiếm Thánh Linh, thì mỗi người nhận lãnh ngay lập tức. Không có ai bị thất vọng cả. Vì thế, nếu chúng ta dạy điều này cho dân sự Chúa ngày nay, thì họ cũng sẽ nhận lãnh cùng một cách – theo cách của sách Công vụ các sứ đồ – cách của Tân Ước.

Tôi đã nhận báp têm của Thánh Linh từ năm 1937, và tôi chưa hề bảo ai phải chờ đợi để nhận lãnh Đức thánh Linh. Tôi luôn luôn nói với họ rằng: “Anh em hãy đến và tiếp nhận Thánh Linh”. Và con dân Chúa ở khắp mọi nơi đã đến và nhận lãnh báp têm của Thánh Linh trong những buổi nhóm của tôi.

Page 19: So 173

19

Nhìn vào lời Chúa, đừng nhìn vào kinh nghiệm.

Trong việc tìm kiếm báp têm của Thánh Linh, Hội thánh đầu tiên đã không áp dụng phương pháp “thử rồi sửa sai” và rồi không tìm được, cũng như “đi không rồi lại về không”. Chúng ta nên làm theo Lời Kinh Thánh và hãy nói cho con cái của Ngài những gì mà Lời Đức Chúa Trời truyền bảo. Thường thường người ta hay nói những gì họ suy nghĩ. Họ đưa ra lý thuyết của họ, hoặc nói về kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên, Phaolô khuyên Timôthê: “Hãy giảng Lời Chúa”, Ông không bảo, “Timôthê ơi, con hãy trình bày lý thuyết của con như vầy, như vầy..” Sự giảng dạy về lý thuyết chỉ đem đến sự nghi ngờ và vô tín. Còn những sự kiện về Lời Đức Chúa Trời phát sinh đức tin. Đó là lý do mà Kinh Thánh bảo: “Vậy, đức tin đến do sự nghe, và sự nghe do giảng Lời Đức Chúa Trời” (Rôma 10:17).

Đối chiếu với kinh nghiệm thì cũng được, nhưng chúng ta phải tôn cao Lời Đức Chúa Trời lên trên kinh nghiệm. Mỗi người đều có kinh nghiệm theo cách mà mình đã nhận lãnh sự đầy dẫy Thánh Linh và kinh nghiệm cá nhân luôn luôn khác nhau. Chúng ta đều nói tiếng lạ, nhưng cũng có người có thêm những kinh nghiệm khác. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người này nhận lãnh Thánh Linh nhiều hơn người kia.

Một số người kể cho tôi nghe về kinh nghiệm nhận lãnh Thánh Linh khi họ thấy một luồng ánh sáng chiếu xuống xuyên qua trần nhà, những người khác được thấy một trái cầu lửa. Tôi chưa hề thấy luồng ánh sáng hay trái cầu lửa nào, nhưng tôi cũng nhận được sự đầy dẫy Thánh Linh như bất cứ ai. Tôi có bằng chứng của Kinh Thánh: Tôi đã nói tiếng mới.

Tôi không nghi ngờ về những kinh nghiệm trên, nhưng Đức Chúa Trời không

hề hứa gì về “những kinh nghiệm”. Nếu có kinh nghiệm thì cũng tốt, nhưng đừng tìm kiếm nó. Tuy nhiên bạn có quyền tìm kiếm sự đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng mới.

Nhiều người cũng có những kinh nghiệm khác thường khi họ được tái sanh. Chẳng hạn, khi Phaolô trở lại tin Chúa, ông thấy luồng ánh sáng và nghe tiếng nói. “Saulơ đang đi đường, thình lình có ánh sáng từ trời soi sáng chung quanh người. Người té xuống đất và nghe có tiếng phán cùng mình rằng: Hỡi Saulơ, Saulơ, sao ngươi bắt bớ ta?” (Công vụ 9:3-4). Tuy nhiên, khi tôi được tái sanh, tôi chẳng thấy ánh sáng hay nghe giọng nói nào, nhưng chính tôi cũng được tái sanh như Phaolô đã được tái sanh vậy.

Phaolô chẳng bao giờ bảo người ta phải

trở lại tin Chúa theo cách giống như ông, hoặc nhìn thấy ánh sáng hay nghe tiếng nói như ông đã được. Dù ông thường nhắc đến kinh nghiệm đó, nhưng đây mới là cách mà ông dạy người ta làm để được cứu, “..vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Trời ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu” (Rôma 10:9)

Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời về kinh nghiệm của Phaolô trong cách mà ông nhận lãnh Đức thánh Linh, nhưng chúng ta đừng coi kinh nghiệm này là công thức. Hãy tôn kính Lời Đức Chúa Trời, và hãy để mỗi người có kinh nghiệm riêng của mình.

Quá nhiều lần người ta đã không nhận những lời chỉ dẫn từ Kinh Thánh về cách

Page 20: So 173

20

nhận lãnh Thánh Linh. Còn tệ hơn nữa là người ta đã nhận những sự chỉ dẫn sai. Khi họ không nhận lãnh được Thánh Linh thì người ta vỗ vai họ và nói: “Chắc lần tới sẽ may mắn hơn”. Tuy nhiên chúng ta không nhận lãnh từ Đức Chúa Trời bằng “sự may mắn”, chúng ta nhận lãnh từ Đức Chúa Trời bằng đức tin.

Nhiều người đã ngã lòng ra về. Những người này đáng lẽ đã được nhận lãnh Đức thánh Linh lại bị ngăn trở. Nhiều người thông minh, thành thật, đơn sơ đã bị loại ra vì không thực hành Lời Chúa. Chúng ta phải nói cho mọi người biết những gì Kinh Thánh dạy bảo, “Lời Chúa là ánh sáng cho đường lối tôi…” (Thi thiên 119:130). Chỉ dẫn chính xác sẽ giúp người ta khỏi mất nhiều thì giờ tìm kiếm vô ích.

“Hãy đến và uống”. Trong sách Tin lành Giăng

đoạn 7 Chúa Jêsus đã nói về sự nhận lãnh Đức thánh Linh

Giăng 7:37-39 “Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Chúa Jêsus ở đó đứng lên kêu rằng, nếu người nào khát hãy đến cùng ta mà UỐNG. Người nào tin ta thì SÔNG NƯỚC hằng sống sẽ chảy TỪ TRONG lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về THÁNH LINH mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy, bởi bấy giờ Đức thánh Linh chưa ban xuống vì Đức Chúa Jêsus chưa được vinh hiển”.

Trong khúc Kinh Thánh này Chúa Jêsus đang nói về việc nhận lãnh Đức thánh Linh. Đây là những con sông chảy ra từ trong lòng người tin. Nhưng hãy lưu ý trong Giăng 4:14 Chúa Jêsus đã nói cùng người đàn bà Samari: “..nước ta cho sẽ thành một MẠCH nước TRONG người đó văng ra cho đến sự

sống đời đời” (c.14). Điều này chỉ về sự cứu rỗi.

Bạn có thể vừa uống vừa hát hoặc ngợi khen cùng một lúc chăng? Thánh Linh ở đây để ban cho bạn nói, nhưng bạn không thể vừa uống vừa nói trong cùng một lúc. Vậy hãy nói với những người xin nhận báp têm của Thánh Linh chấm dứt việc nói tiếng mẹ đẻ và khởi sự sống Thánh Linh! Hãy nói cho người ấy biết rằng người ấy sắp sửa nói tiếng mới! Thánh Linh sẽ hành động trong cơ quan phát âm của họ như cửa họng, môi, lưỡi và Ngài sẽ đặt lời nói siêu nhiên trên môi họ, nhưng chính người ấy phải nói lớn.

Đức thánh Linh cho lời nói nhưng con người phải nói những lời ấy ra.

Công vụ 2:4 “Hết thảy những người ấy đầy dẫy Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng theo như Thánh Linh cho mình nói”.

“HỌ” (những người ấy) là chủ ngữ của câu trên. HỌ đã thực hiện việc nói đó. Đức thánh Linh cho HỌ nói.

Chỉ hãy uống Thánh Linh, uống cho đến khi đầy đủ thoả mãn, khi bạn đã khát, Thánh Linh sẽ cho bạn nói các thứ tiếng.

Vài người có thể hỏi: “Có phải ông muốn ám chỉ rằng không cần phải chờ đợi nữa chăng?” Không, tôi không nói ám chỉ, tôi nói thẳng ra rằng không cần phải chờ đợi gì nữa. Chúa Jêsus phán: “Hãy đến và uống”.

Vậy bạn phải mất bao lâu để uống? Chúa Jêsus nói về việc uống Thánh Linh – tức là việc đầy dẫy Thánh Linh – cũng dễ như uống nước, hoặc uống no nê nước. Nói cách khác, việc uống nước, uống cho thỏa mãn là điều bạn phải làm, không phải là việc nước phải làm. Uống Thánh Linh và chứa đầy Thánh Linh là việc bạn phải làm chứ không phải là việc Thánh Linh phải làm.

Đầy dẫy Thánh Linh: Một tặng phẩm.

Page 21: So 173

21

Chúng ta không thể làm bất cứ công đức nào để xứng đáng với Đức Chúa Trời hay bất cứ điều gì để xứng đáng với sự cứu rỗi. Con đỏ trong Đấng Christ có thể nhận Thánh Linh một cách dễ dàng cũng như những Cơ đốc nhân trưởng thành. Chúng ta không nhận Thánh Linh vì chúng ta đã tốt nghiệp những bằng cấp thuộc linh cao hơn những người khác và rồi Đức Chúa Trời đóng con dâú trên chúng ta chứng tỏ chúng ta toàn hảo.

Đức thánh Linh là một tặng phẩm. “..các ngươi sẽ nhận tặng phẩm của Thánh Linh” (Công vụ 2:38). Nếu bạn đã được tái sanh thì bạn đã sẵn sàng nhận lãnh quà tặng (sự ban cho) của Thánh Linh. Nếu bạn phải làm một điều gì đó để nhận lãnh Đức thánh Linh thì việc nhận lãnh Ngài không còn là một món quà, mà trở thành một phần thưởng.

Có người nghĩ rằng tôi đã làm cho việc nhận lãnh Đức thánh Linh trở lên quá dễ dàng. Nhưng tôi không phải là người làm cho việc ấy trở thành dễ dàng. Tôi không phải là người đã nói: “Hãy đến và uống”. Chính Chúa Jêsus đã nói. Tôi không phải là người đặt việc nhận lãnh Thánh Linh trên căn bản quà tặng, mà đó là Đức Chúa Trời.

Có người đã nói: “Vâng, nhưng tôi không tin việc đẩy người ta đi nhanh như xe lửa” (railroading) đến với Đức thánh Linh. Nếu việc “đẩy người ta đi nhanh như xe lửa” để được đầy dẫy Thánh Linh cách mau chóng, thì tại sao người ấy lại tin nơi việc “thúc đẩy người ta đi nhanh như xe lửa” đến sự cứu rỗi? Người ấy có tin rằng chúng ta phải đưa người ta đến với sự cứu rỗi càng nhanh càng tốt để bảo đảm rằng họ không chết và không xuống địa ngục không? Hoặc là nếu người ấy bị bệnh, người ấy có tin rằng phải “thúc đẩy” người ta đi chữa bệnh hay là để người ấy chịu đau?

Sự cứu rỗi là một tặng phẩm. Sự chữa bệnh là một tặng phẩm. Đức thánh Linh là một tặng phẩm. Bạn có thể nhận một món quà này nhanh như bạn nhận món khác! Đọc sách Công vụ các sứ đồ, chúng ta thấy rằng Hội thánh đầu tiên tin vào việc cần đưa người ta đến sự đầy dẫy Thánh Linh cũng cấp bách như việc đưa người ta đến sự cứu rỗi và sự chữa lành. (Chúng ta đã thấy điều

này trong bài học trước). Chẳng những tôi tin việc “thúc đẩy người ta đi nhanh như xe lửa” mà tôi còn muốn “thúc đẩy người ta đi nhanh như máy bay phản lực” (jet-plan-ing) đến với Thánh Linh.

Chọn con đường ngắn nhất. Xứ Canaan là một biểu tượng về

báp têm của Thánh Linh và về những quyền lợi đặc ân của chúng ta trong

Đấng Christ. Một số người nghĩ rằng đất Canaan là biểu tượng của thiên đàng. Vì khi đến thiên đàng chúng ta không còn phải chiếm bất cứ thành trì nào hay đánh bại kẻ thù nào. Kẻ thù cuối cùng là sự chết sẽ bị đánh bại. Không còn kẻ thù hoặc những tên khổng lồ ở thiên đàng.

Dân Ysơraên ra khỏi Ediptô, tượng trưng cho thế gian. Tất cả con cái Ysơraên đều chịu báp têm (ngang qua Biển Đỏ là một biểu tượng về báp têm bằng nước). Mọi người đều uống Đấng Christ (nước từ tảng đá chảy ra cho họ uống). Đáng lẽ họ phải đi thẳng vào Canaan, nhưng vì vô tín và không vâng lời, họ đã lang thang trong đồng vắng suốt bốn mươi năm. Cuối cùng họ đã vào nhưng phải đi đường vòng thật xa.

Nếu bạn muốn đi một vòng thật xa trước khi nhận lãnh Thánh Linh, thì đó là việc của bạn. Bạn có thể đi vòng đến bàn thờ, đi vòng bằng việc chờ đợi, đi vòng bằng nhiều cách. Nhưng bạn cũng có thể đi thẳng đến báp têm của Thánh Linh. Cửa đã mở ra rồi.

Page 22: So 173

22

Nói một cách khác, nếu bạn muốn đến một thành phố lân cận, bạn có thể đi trực tiếp bằng đường ngắn nhất đến đó. Hoặc nếu bạn muốn, bạn có thể đi quanh đến vài thành phố chung quanh, rồi cuối cùng cũng đến nơi. Bạn không phải mất thì giờ để làm như thế, nhưng bạn vẫn có thể làm. Nhận lãnh Thánh Linh cũng tương tự như vậy. Bạn có thể đi lòng vòng nếu bạn muốn, nhưng tại sao lại không đi thẳng, chọn con đường ngắn nhất để tiếp nhận Thánh Linh bằng đức tin?

Có người nói: “Nhiều người đã nhận lãnh Thánh Linh vào đêm khuya hơn là vào những giờ khác!” Tôi xin trả lời: Họ không nhận Thánh Linh trước mười hai giờ khuya vì họ đã không tin Đức Chúa Trời trước mười hai giờ khuya. Đức Chúa Trời chẳng bao giờ thay đổi dù trước hay sau mười hai giờ khuya.

Lại có người cảnh cáo: “Hãy cẩn thận về việc nhận lãnh trong xác thịt”. Nhưng bạn không thể nhận lãnh báp têm của Thánh Linh bằng cách nào khác hơn ở trong xác thịt. Mỗi người từng nhận Thánh Linh vẫn ở trong xác thịt!

Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Phietrơ trích dẫn lời tiên tri Giôên: “Sau đó ta sẽ đổ Thần ta trên mọi loài xác thịt…” (Giôên 2:28). Phaolô nói: “Anh em há chẳng biết thân thể (xác thịt) mình là đền thờ của Thánh Linh?” (I Côrinhtô 6:19)

Tiếp nhận Thánh Linh, mở lòng mình ra với một sụ khát khao mạnh mẽ về Đức Chúa Trời. Bằng đức tin đơn sơ hãy hít thở, uống Thánh Linh của Đức Chúa Trời và nói ra những gì Ngài ban cho mình. Nếu bạn đủ đơn sơ trong đức tin, và đủ mạnh mẽ trong sự can đảm thì hãy nói ra ngay giờ này. Nếu bạn có thể uống Thánh Linh ngay giờ này. Tôi đang trích dẫn lời nói đầy uy quyền của Cứu Chúa Jêsus Christ chúng ta:

Câu gốc: “..Nếu người nào khát hãy đến cùng ta mà uống” (Giăng 7:37)

KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ

SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2013: 1) 100 người trung tín đến Thờ Phượng Chúa ngày Chúa Nhật 2) 25 Nhóm Tế Bào thường xuyên hoạt động. 3) 3 buổi nhóm thờ phượng trong tuần: tại Hội Thánh, khu chợ Sát-đa, vốt, khu chợ vòm Cũ. 4 ) Đẩy mạnh truyền giáo và hướng tới những thành phố có đông người V.N sinh sống 5 ) Năm Thanh Niên

Page 23: So 173

23

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345.

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN

Từ ngày 19/05 đến ngày 26/05 20. Thi-thiên 139, 2Cô-rinh-tô 12, 2Sa-mu-ên 5-6 21. Thi-thiên 140, 2Cô-rinh-tô 13, 2Sa-mu-ên 7-8 22. Thi-thiên 141, Giăng 1, 2Sa-mu-ên 9-10 23. Thi-thiên 142, Giăng 2, 2Sa-mu-ên 11-12 24. Thi-thiên 143, Giăng 3, 2Sa-mu-ên 13-14 25. Thi-thiên 144, Giăng 4, 2Sa-mu-ên 15-16 26. Thi-thiên 145, Giăng 5, 2Sa-mu-ên 17-18

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH Lịch sinh hoạt từ ngày 19/05 – 26/05

Ngày CHƯƠNG TRÌNH 20/05 21/05 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội

Thánh ( Từ 13.00-18.00 ) Ca đoàn (18h30-20h30)

22/05 NHÓM TẾ BÀO 23/05 ĐÊM THÁNH NHẠC 24/05 NHÓM NHÂN SỰ 25/05 TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI 26/05 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: Hội Thánh Việt Nam THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 24: So 173

24

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ