sỐ 29 bẢn tin logistics thÁng 09- 2015

18
SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 08/2015 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Upload: dothu

Post on 28-Jan-2017

227 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

SỐ 29

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 08/2015

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

JUST IN TIME (JIT): KHÔNG TỒN KHO, KHÔNG CHỜ ĐỢI, KHÔNG CHI PHÍ

Khái niệm

Just In Time (JIT) là một khái niệm trong sản xuất hiện đại. Tóm lược ngắn gọn nhất của JIT là: “Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”.

JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.

JIT còn được áp dụng trong cả suốt quy trình cho đến bán hàng. Số lượng hàng bán và luồng hàng điều động sẽ gần khớp với số lượng hàng sản xuất ra, tránh tồn đọng vốn và tồn kho hàng không cần thiết. Có những công ty đã có lượng hàng tồn gần như bằng không.

Just in time hƣớng tới mục tiêu

- Tồn kho bằng không. - Thời gian chờ đợi bằng không. - Chi phí phát sinh bằng không.

Điều kiện áp dụng Just in time

Áp dụng hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất có tính chất lặp đi lặp lại.

Đặc trưng quan trọng của mô hình Just in time: áp dụng những lô hàng nhỏ với qui mô sản xuất gần như nhau, tiếp nhận vật tư trong suốt quá trình sản xuất tốt hơn là sản xuất những lô hàng lớn rồi để tồn kho, ứ đọng vốn. Nó cũng giúp dễ kiểm tra chất lượng, giảm thiệt hại khi có sai sót.

Luồng “hàng hóa” lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành. Không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào.

Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Người công nhân ở qui trình tiếp theo chính là khách hàng của qui trình trước đó.

Họ có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được chuyển đến trước khi thực hiện công việc của mình. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo cho toàn Hệ thống để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

Sử dụng mô hình Just in time đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các Công ty liên kết.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Muốn Just in time thành công, Doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: áp dụng dây chuyền luồng một sản phẩm (sản phẩm được chuyển theo qui trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự kiểm lỗi (công đoạn sau kiểm tra, nghiệm thu công đoạn trước), bình chuẩn hóa (phân bổ công việc đều mỗi ngày, không có ngày quá bận, ngày ít việc).

Lợi ích khi áp dụng Just in time

- Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn. - Giảm diện tích kho bãi. - Tăng chất lượng sản phẩm. - Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi. - Tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi. - Linh hoạt trong thay đổi qui trình sản xuất, thay đổi mẫu mã

sản phẩm. - Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao

năng suất, chất lượng sản phẩm. - Giảm lao động gián tiếp. - Giảm áp lực của khách hàng

Back

Page 4: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

LỘ DIỆN 10 NHÀ BÁN LẺ LỚN NHẤT VIỆT NAM

Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia Publishing) và Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor vừa công bố danh sách Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2015.

Danh sách trên có 10 doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam với những cái tên quen thuộc như Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Coop), CTCP bán lẻ Kỹ thuật số FPT – FPT Shop, CTCP Thương mại Nguyễn Kim, CTCP Pico, BigC… Cụ thể:

Xét về thứ hạng quốc tế, Saigon Coop vươn lên vị trí 190, vượt hơn 27 hạng so với năm trước. Các doanh nghiệp còn lại gồm Thế giới Di động (hạng 274), Nguyễn Kim (331), Big C (339) …

Theo công bố trên, xét về doanh thu bán hàng, Saigon Coop đứng số 1 với doanh số năm 2014 đạt gần 29.000 tỷ đồng, tương đương 1,375 tỷ USD. Theo sau là Thế giới Di động (721 triệu USD), Nguyễn Kim (603 triệu USD), BigC (546 triệu USD), Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC (421 triệu USD), PNJ (267 triệu USD)...

Nhưng xét về doanh thu bán hàng/m2 cửa hàng, Saigon Coop đang bị các nhà bán lẻ trang sức và điện máy bỏ xa. Về tiêu chí này, SJC đứng vị trí số 1 với doanh thu 31.525 USD/m2. Đứng thứ 2 là điện máy Nguyễn Kim, doanh thu 13.434 USD/m2. Thế giới Di động đứng thứ 3 với 12.545 USD/m2. Cùng ngành hàng trang sức, nhưng doanh thu bán hàng/m2 của PNJ chỉ đứng thứ 4 với doanh thu 9.245 USD/m2 không bằng 1/3 của SJC.

Một số doanh nghiệp bán lẻ có doanh thu sụt giảm so với năm ngoái. Doanh thu bán hàng của SJC năm 2014 đạt 421 triệu USD, sụt 60 triệu USD so với doanh thu năm 2013. Điều này cũng dễ hiểu với cuộc lao dốc thảm hại của giá vàng. Đơn vị thứ 2 có doanh thu sụt giảm là hệ thống chuỗi siêu thị điện máy Pico, giảm từ mức 155 triệu USD năm 2013 xuống còn 127 triệu USD năm 2014. Pico cũng là cái tên “lạ” khi giảm số lượng cửa hàng năm 2014 xuống còn 4 so với 5 cửa hàng hồi năm 2013 (số lượng cửa hàng của Pico ở thời điểm hiện tại là 6, tập trung ở Hà Nội và 2 tỉnh vùng ven là Phú Thọ và Vĩnh Phúc).- Tốc độ “bành trướng” kinh khủng trong ngành bán lẻ điện máy.

FPT Shop tăng hơn 200%, từ 60 cửa hàng lên tới 129 cửa hàng. Tuy nhiên, FPT Shop là cái tên duy nhất trong ngành bán lẻ điện máy có doanh thu bán hàng/m2 sụt giảm, từ 5.162 USD/m2 năm 2013 xuống còn 4.975 USD/m2.

Xếp hạng này dựa trên nghiên cứu, khảo sát kết quả kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ (Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam) do Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International thực hiện.

Các tiêu chí bình chọn dựa trên doanh thu bán lẻ, mức tăng trưởng, diện tích dành cho kinh doanh bán lẻ và số lượng cửa hàng. Từ đó, ban tổ chức chọn ra 500 doanh nghiệp xuất sắc nhất vào bảng xếp hạng và danh sách 10 nhà bán lẻ hàng đầu của mỗi quốc gia. Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 5: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

KHỞI ĐỘNG "MẮT THẦN" CHỈ ĐƢỜNG CHO TÀU BIỂN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG

Chiều 19-8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cắt băng khánh thành cho Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng Hải Phòng.

Sau gần 7 tháng thi công, VTS luồng Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 171 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức xây dựng-chuyển giao (BT). Dự án xây dựng mới hệ thống VTS cho khu vực luồng cảng biển Hải Phòng gồm: Trung tâm điều hành tại Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, 2 trạm radar và các tuyến viba kết nối giữa các trạm.

Việc VTS luồng Hải Phòng đi vào hoạt động, với các thông tin nguồn dữ liệu cung cấp, cảng vụ Hải Phòng có thể làm tốt hơn trong công tác điều tiết giao thông hàng hải, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tai nạn va chạm tàu gây ra, quản lý tốt an ninh hành hải trong khu vực cảng biển.

TĂNG CƢỚC, PHÍ VẬN TẢI BIỂN CÓ THỂ PHẢI BÁO TRƢỚC 30 NGÀY

Đây là những nội dung đáng chú ý trong dự thảo quyết định của Thủ tướng về công bố biểu cước vận tải biển, biểu giá dịch vụ cảng mà Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến. Giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết các bất cập về việc chủ tàu nước ngoài tự ý thu nhiều phụ phí, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Theo dự thảo, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, cảng sẽ phải công bố biểu cước vận tải container, biểu giá dịch vụ cảng biển, bến thủy nội địa. Thông tin này phải có trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và Cục Hàng hải Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày doanh nghiệp công bố. Trường hợp tăng cước và phụ cước, hiệu lực được tính sau 30 ngày từ lúc công bố.

DOANH NGHIỆP ĐƢỢC TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG ASEAN

Bộ Công Thương vừa ban hành thông tư về việc thí điểm doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ (C/O) cho hàng hoá xuất khẩu sang Lào, Indonesia và Philippines, Thái Lan thay vì phải xin cấp C/O (form D) cho từng lô hàng như hiện nay.

Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ gồm: Thứ nhất, là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; Không vi phạm quy định về xuất xứ trong hai (02) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; Kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu đô la Mỹ.

Thương nhân đáp ứng các tiêu chí trên tiến hành nộp hồ sơ để Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cấp Văn bản chấp thuận với mã số tự chứng nhận riêng và danh sách các mặt hàng thương nhân được tự chứng nhận. Văn bản chấp thuận có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp và thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ trong thời gian hiệu lực của Văn bản chấp thuận, trừ trường hợp có hành vi vi phạm.

GIẢM ÁP LỰC CHO CÁC CẢNG TPHCM

Bộ Tài chính cho biết sẽ đề xuất Thủ tướng cho phép hàng hóa trung chuyển đã vào khu vực trung chuyển quốc tế được vận chuyển giữa các cảng biển khu vực TP. HCM và bến cảng Cái Mép - Thị Vải.

Việc cho phép vận chuyển hàng trung chuyển quốc tế giữa các cảng biển khu vực TP.HCM và các bến cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ tiết kiệm nguồn lực do tận dụng các mối liên kết và chia sẻ các hạ tầng sẵn có, giảm việc đầu tư dàn trải và giảm tải áp lực lên các cảng TP.HCM.

Đồng thời, đáp ứng nhu cầu thực tế kinh doanh của các hãng tàu, giúp DN kinh doanh cảng của Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển thị trường dịch vụ trung chuyển.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 6: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

ĐỀ XUẤT MỞ CẢNG CẠN NỘI ĐỊA TẠI CỬA KHẨU MỘC BÀI

Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) hiện thường xuyên ùn tắc, nguyên nhân do lượng hàng tăng nhanh và thủ tục kiểm hóa còn mất thời gian. Về phía Campuchia, hiện có 9 khu công nghiệp gần biên giới với Mộc Bài…, nên ICD là rất cần thiết, nhằm cung cấp đầy đủ thủ tục một cửa, một chiều, tránh ùn tắc tại cửa khẩu.

CẢNG NHA TRANG CHUYỂN 'CHỦ' QUẢN LÝ

Ngày 1-9, Bộ GTVT và UBND tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất, Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ chuyển giao cho UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý Cty cổ phần Cảng Nha Trang từ ngày 1-10, để chuyển đổi cảng Nha Trang từ cảng hàng hóa thành cảng du lịch quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, sau khi tiếp nhận phần vốn Vinalines bàn giao, UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện thoái vốn tại Cty cổ phần Cảng Nha Trang theo hướng Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, toàn bộ tiền thu từ thoái vốn, UBND tỉnh Khánh Hòa nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

BỘ GTVT YÊU CẦU GIẢM GIÁ CƢỚC VẬN TẢI TRƢỚC 30-9

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn yêu cầu Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố giám sát và kê khai giá cước theo quy định, đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh giảm giá cước vận tải và báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính trước ngày 30-9.

Trước đó, từ cuối tháng 8-2015, Bộ Tài chính cũng đã có hai công văn liên tiếp đề nghị Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu sở GTVT phối hợp với sở tài chính giám sát chặt chẽ giá cước vận tải, yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải kê khai lại giá cước phù hợp với mức giảm giá xăng dầu.

Trên thực tế, nhiên liệu chiếm 35%-40% cước phí vận tải, do đó nếu giá xăng dầu giảm thì cước vận tải sẽ giảm tương ứng.

THÍ ĐIỂM CẤP PHÉP QUA MẠNG CHO TÀU VÀO, RA CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

Từ ngày 7/9, bốn Cảng vụ đường thủy trực thuộc bắt đầu thí điểm cấp phép cho phương tiện thủy ra, vào cảng, bến thủy nội địa từ xa, thông qua tin nhắn điện thoại hoặc email.

Quy trình cơ bản như sau: Thuyền trưởng tàu sắp vào (hoặc rời) cảng, bến gửi tin nhắn theo cú pháp định sẵn hoặc email cho Tổ cảng vụ trực tiếp quản lý cảng, bến. Bộ phận cảng vụ sẽ thao tác trên hệ thống phần mềm sẵn có truy cứu hệ thống dữ liệu liên quan đến phương tiện, thuyền viên, lịch sử hoạt động tại cảng, bến… khi thấy đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ pháp lý sẽ được cấp phép cho vào. Sau khi phương tiện cập cảng, bến sẽ được cảng vụ “hậu kiểm” xem phương tiện có thực hiện đúng như khai báo từ xa hay không.

Việc cấp phép từ xa giúp cho doanh nghiệp, người làm thủ tục không phải trực tiếp rời phương tiện để vào bờ để làm thủ tục, giúp giảm được các chi phí như tiền thuê đò, xe và thời gian đi lại. Đồng thời, giúp các cơ quan quản lý được phương tiện, cảng, bến và góp phần ngăn chặn cảng, bến trái phép, phương tiện không đăng ký, đăng kiểm.

TP HCM: BAN HÀNH MỨC LỆ PHÍ CẤP MỚI XE CƠ GIỚI

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín vừa ký Quyết định ban hành mức thu lệ phí cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam) đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn TP HCM.

Theo Quyết định này, kể từ ngày 1/9, khi làm thủ tục đăng ký lần đầu, phương tiện xe sơmi rơmoóc đăng ký rời, rơmoóc; xe ô tô, trừ ô tô con dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách sẽ áp mức phí phải nộp là 150 nghìn đồng. Xe ô tô con dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trở xuống không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách là 11 triệu đồng/lần/xe. Xe trị giá trên 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng là 750 nghìn đồng/lần/xe. Xe trị giá trên 40 triệu đồng là 3 triệu đồng/lần/xe. Back

Page 7: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Kiến nghị mở lại Cảng hàng không Pleiku từ 1-9

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét và ra quyết định mở lại Cảng hàng không Pleiku để đưa vào khai thác từ 0h ngày 1-9-2015.

Trước đó, giữa tháng 3-2015, Cảng hàng không Pleiku đã phải đóng cửa để thi công giai đoạn 2 dự án kéo dài, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đậu máy bay. Tính đến 31-7, các hạng mục đang triển khai thi công đạt 88% tổng khối lượng, một số hạng mục như đường cất hạ cánh, đường lăn sân đậu đã hoàn thành.

Vận tải hàng không tăng trƣởng mạnh

Báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy trong giai đoạn 2009 – 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường vận tải hàng không tại Việt Nam đạt 14%/năm về hành khách và 16,7%/năm về hàng hoá. Trong năm 2014, tổng lượng hành khách vận chuyển đạt 33,1 triệu lượt người, tăng 13,5% so với năm 2013; lượng hàng hoá vận chuyển cũng đạt 741.000 tấn, tăng 20% so với năm 2013.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện Việt Nam đang từng bước nới lỏng các quy định về vận tải hàng không thông qua các hiệp định song phương và đa phương. Đến nay đã có 63 hiệp định song phương và 6 hiệp định đa phương được ký kết. Theo đó, Việt Nam không hạn chế tần suất các chuyến bay của các hãng vận tải.

Tập đoàn Canada đề xuất đầu tƣ 210 triệu USD xây hệ thống an ninh hàng không

Tại cuộc làm việc giữa Bộ trưởng Bộ GT- VT Đinh La Thăng và ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam vào ngày 8-9, Tập đoàn Visual Defence Services (VDS – Canada) đã đề xuất hợp tác đầu tư hệ thống bảo đảm an ninh, an toàn cho sân bay quốc tế Nội Bài theo hình thức BOT.

Theo đề xuất của VDS, dự án BOT này được thực hiện trong 20 năm, chi phí đầu tư giai đoạn đầu 105 triệu USD, sau 5 năm cập nhật, nâng cấp một lần, tổng mức đầu tư toàn bộ thời gian vận hành dự án 210 triệu USD. VDS sẽ đầu tư toàn bộ, sau đó thông qua phí an ninh tại sân bay để thu hồi vốn. Mức phí được đề xuất là 5,75 USD/khách quốc tế và 1,5 USD/khách quốc nội.

Đề xuất đầu tư hệ thống an ninh, an toàn cho Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài là dự án mang tính thí điểm, sử dụng vận hành hiệu quả sẽ nhân rộng ra, đảm bảo an ninh an toàn tất cả các sân bay tại Việt Nam. Theo VDS, hệ thống bảo đảm an ninh này có thể đáp ứng quy định an ninh khắt khe nhất tại tất cả các sân bay trên thế giới, VDS cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với địa phương trong việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm, đào tạo nhân lực sử dụng hiệu quả hệ thống….

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

6.400 tỷ đồng xây luồng tàu biển Cái Mép-Thị Vải

Cục Hàng hải vừa có văn bản đề xuất lên Bộ GTVT đề xuất đầu tư Dự án nghiên cứu tổng thể tuyến luồng tàu biển Cái Mép - Thị Vải với tổng vốn 6.400 tỷ đồng.

Quy mô đầu tƣ: Nâng cấp cải tạo luồng để tiếp nhận tàu biển trọng tải trên 100.000DWT ra vào thường xuyên các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải; tàu trọng tải 60.000DWT ra vào các bến cảng khu vực Mỹ Xuân - Phước An và tàu trọng tải 30.000DWT ra vào các bến cảng khu vực Gò Dầu.

Tổng mức đầu tƣ: tổng thể toàn dự án dự kiến khoảng 6.378 tỷ đồng gồm: chi phí xây dựng, dự án, giải phóng mặt bằng, tư vấn đầu tư...Thời gian thực hiện trước năm 2018 và các giai đoạn sau năm 2020.

Tăng nhanh lƣợng tàu tham gia tuyến vận tải ven biển

Theo Cục Đăng kiểm VN, tính đến giữa tháng 8, đơn vị này đã thẩm định xong thiết kế hơn 670 tàu pha sông biển (VR-SB) với phạm vi đăng ký hoạt động tuyến ven biển Quảng Ninh - Quảng Bình, Quảng Bình - Bình Thuận, Bình Thuận - Kiên Giang mà Bộ GTVT đã công bố mở tuyến trong năm

TIÊU ĐIỂM THÁNG 08/2015 4

Page 8: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

2014. Trong đó, 568 phương tiện đã được cấp hồ sơ đăng kiểm và đáng chú ý là có 12 chiếc chuyên chở container. Các tàu chuyên chở container hầu hết chở được 72 container loại 20 feet.

Như vậy, so với con số 432 tàu VR-SB được cấp tính đến tháng 1, số lượng tàu pha sông biển đến nay đã tăng thêm hơn 50% so với đầu năm. Với sự gia tăng này, cũng như sự góp mặt của tàu chở container đã góp phần giảm tải khá lớn cho đường bộ, tạo sự phong phú về mặt hàng vận chuyển, với ước tính mỗi tháng chở bằng 2-3 nghìn xe tải đường bộ.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Quảng Ninh nghiên cứu phát triển dịch vụ cảng biển tại KCN Đầm Nhà Mạc

Theo các đề xuất, Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc sẽ theo định hướng là khu cảng và dịch vụ cảng biển với 4 khu chức năng chính: Khu bến cảng tổng hợp, chuyên dùng bố trí dọc sông Bạch Đằng, sông Chanh với diện tích khoảng 500 ha; Khu dịch vụ cảng, bố trí sau các khu bến cảng có diện tích 750 ha; Khu công nghiệp với diện tích khoảng 1.500 ha; khu dân cư mới phát triển.

quy hoạch cần mở rộng nghiên cứu ra phạm vi phía Bắc, ngoài diện tích đã được Chính phủ phê duyệt; bổ sung quy hoạch các tuyến đường giao thông, quy hoạch hệ thống cảng biển; ưu tiên tối đa dành diện tích đất cho khu dịch vụ sau cảng. Bản quy hoạch cũng cần nghiên cứu việc triển khai dự án đường giao thông kết nối từ Phong Hải (Quảng Yên) tới Lạch Huyện (Hải Phòng) theo hình thức công – tư (PPP).

Đến thời điểm hiện tại, Khu công nghiệp – Dịch vụ Đầm Nhà Mạc hiện đang có 4 dự án đầu tư được triển khai, gồm: Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Nam Tiền Phong; Dự án nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu biển của Công ty vận tải Biển Bắc; Dự án đang nghiên cứu đầu tư của Tập đoàn Sungroup; Dự án tổ chợp công nghiệp và cảng biển của Công ty phát triển Trung Đông.

T&T Group đã hoàn tất thâu tóm 98% cổ phần của Cảng Quảng Ninh

Đến đầu tháng 8 vừa qua, T&T Group chính thức hoàn tất "thâu tóm" Cảng Quảng Ninh với việc cử đại diện tham gia vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

Cảng Quảng Ninh hiện đang quản lý và khai thác bến số 1 và bến 5, 6, 7 cảng Cái Lân với tổng diện tích kho 10.000m2 và diện tích bãi chứa hàng 142.000m2. Hoạt động kinh doanh của cảng Quảng Ninh trong những năm gần đây gặp khó khăn khi phải cạnh trạnh với cảnh CICT nằm liền kề được đầu tư hiện đại.

Về với T&T, kết quả kinh doanh của Cảng Quảng Ninh đã khởi sắc hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Cảng Quảng Ninh đạt 185 tỷ đồng doanh thu và 26,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; kết quả tương ứng của nửa đầu năm 2014 là 132 tỷ và 1,7 tỷ đồng.

Đồng Nai khánh thành cầu cảng 30.000 DWT tại cảng Gò Dầu

Ngày 1-9, Cty CP Cảng Đồng Nai đã đưa vào vận hành bến tàu 30.000 DWT tại cảng Gò Dầu, trên sông Thị Vải (H.Nhơn Trạch, Đồng Nai). Công trình bến tàu 30.000 DWT gồm một cầu chính có chiều dài gần 460m, rộng 22m và hai cầu dẫn có chiều dài 32m, rộng 12m, năng lực bốc xếp với công suất gần 4,4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Tổng vốn đầu tư gần 190 tỷ đồng nằm trong khuôn viên cảng Gò Dầu.

Đây là công trình cầu cảng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có thể tiếp nhận tàu hàng có trọng tải 30.000 tấn, đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa của các doanh nghiệp, KCN trong khu vực, giảm chi phí đáng kể về mặt thời gian, chi phí vận chuyển, không phải chở hàng ghép và cập cảng “nhờ” địa phương khác. Ngoài ra, cầu cảng này còn đáp ứng nhu cầu bốc xếp và xuất khẩu trực tiếp mặt hàng phục vụ hoạt động của nhà máy bauxite nhôm alumin Tân Rai, Lâm Đồng.

Page 9: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Tập đoàn ngoại muốn “nhảy” vào cảng biển Việt Nam

Tập đoàn Sebrina Holdings Ltd (Singapore) bày tỏ mong muốn tìm kiếm thêm những cơ hội hợp tác giữa Tập đoàn và Bộ GTVT Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời thể hiện sự quan tâm đến các dự án xây dựng cảng biển ở Việt Nam.

Theo đó, Sebrina Holdings là một doanh nghiệp mạnh về lĩnh vực năng lượng. Tập đoàn này mong muốn tìm hiểu các dự án về giao thông có liên quan đến năng lượng tại Việt Nam. Đồng thời, Tập đoàn Sebrina Holdings Ltd cũng thể hiện sự quan tâm đến các dự án xây dựng cảng biển ở Việt Nam.

Trên cơ sở đó, phía Việt Nam đánh giá cao sự quan tâm các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Tập đoàn Sebrina Holdings Ltd và cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin cần thiết về dự án để nghiên cứu tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam.

Đối với vấn đề mà phía Tập đoàn trao đổi, Bộ GTVT cho rằng các dự án hạ tầng giao thông ít liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên có dự án đường thủy liên quan đến việc kết hợp giữa xây đập và phát triển thủy điện gắn với giao thông đường thủy. Bên cạnh đó, về lĩnh vực cảng biển, hiện các cảng lớn đã đầu tư cơ bản xong. Nếu phía Tập đoàn quan tâm, Bộ GTVT có thể giới thiệu để Tập đoàn tìm hiểu về dự án cảng Vân Phong (Khánh Hòa) và một số cảng khác.

Hé lộ nhà đầu tƣ chiến lƣợc của cảng Hải Phòng

Hiện có ít nhất ba nhà đầu tư lớn chính thức đề xuất nguyện vọng trở thành cổ đông tại cảng Hải Phòng là: Quỹ Dự trữ quốc gia Oman - SGRF (hoặc công ty con 100% vốn sở hữu bởi SGRF); Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) và Tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, chỉ có nhà đầu tư Oman có thể thỏa mãn các điều kiện của Vinalines tại đây.

một trong những điều kiện quan trọng nhất của nhà đầu tư là ngoài việc có điều kiện tài chính lành mạnh, không dùng vốn vay để tài trợ cho khoản đầu tư là có kinh nghiệm vận hành, khai thác cảng biển nước sâu tối thiểu ba năm; Sẵn sàng tham gia hoặc hỗ trợ cảng Hải Phòng đầu tư vào khu cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện và đưa cảng Hải Phòng trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới cảng biển toàn cầu.

Tuy nhiên, với những điều kiện cần nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài đến từ Trung Đông đang nắm lợi thế, khi cả hai nhà đầu tư nội đều chưa từng có kinh nghiệm quản trị, khai thác cảng biển. Ngoài ra, theo Vinalines, SGRF còn cam kết, nếu trở thành nhà đầu tư chiến lược, SGRF sẽ hỗ trợ khoảng 2 triệu USD/năm trong vòng ba năm cho đội ngũ chuyên gia, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao hiệu quả cảng Hải Phòng để đưa cảng biển này trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới cảng biển toàn cầu.

Theo lãnh đạo Vinalines, sau khi cân nhắc, đàm phán và lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp, Vinalines và nhà đầu tư sẽ tiến hành giao dịch thỏa thuận trực tiếp trên sàn HNX. Việc thoái vốn cho cổ đông chiến lược cảng Hải Phòng sẽ được thực hiện ngay trong quý IV/2015.

NGÀNH LOGISTICS

Chậm nhất đến cuối tháng 9/2015 sẽ khởi công hầm Cù Mông vốn 4.000 tỷ đồng

Dự án hầm Cù Mông có tổng chiều dài hơn 6,6km, điểm đầu tại Km1239 119 QL1 (tỉnh Bình Định), điểm cuối dự án tại Km1247 739 (tỉnh Phú Yên). Phần Hầm có chiều dài 2,6km, quy mô tương tự hầm Đèo Cả (2 ống hầm cách nhau 30m, mỗi ống hầm rộng 9,75m, bao gồm 2 làn xe ô tô, dải an toàn, đường bảo dưỡng hầm). Trong giai đoạn 1 sẽ hoàn thiện 1 ống hầm để khai thác 2 chiều, ống hầm còn lại dùng làm hấm lạnh nạn và hoàn thiện giai đoạn tiếp theo.

Dự án hầm Cù Mông có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng trích từ nguồn vốn tiết giảm dự án hầm đường bộ Đèo Cả (từ 15.603 tỷ đồng xuống còn 11.378 tỷ đồng) và hoàn vốn cho dự án thông qua thu phí tại các trạm thu phí của dự án hầm Đèo Cả: trạm Đèo Cả, Ninh An, Bàn Thạch.

Dự kiến từ đầu năm 2019 chính thức thu phí hầm Cù Mông và kéo dài khoảng 28 năm.

Page 10: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Đƣa vào hoạt động kho logistics gần 50.000m2

Ngày 18-8 tại thị xã Dĩ An, Bình Dương, nhà kho logistics với quy mô lên tới 47.500m2, có 58 cửa xuất/nhập hàng với khả năng xử lý tương đương 160 container/ngày đã được đưa vào hoạt động.

Đây là dự án hợp tác giữa Tập đoàn APL Logistics (Hoa Kỳ) và Tập đoàn TBS (VN).

Được biết, trung tâm logistics tại Dĩ An được quy hoạch, mở rộng lên tới 115ha với tổng vốn đầu tư 125 triệu USD. Dự kiến trung tâm logistics này sẽ có hệ thống kho ngoại quan riêng để giảm bớt thủ tục, rút bớt thời gian lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu.

Việt Nam đẩy mạnh kết nối đƣờng bộ với Lào, Campuchia

Việt Nam và Lào sẽ sớm tổ chức hội nghị nhóm công tác ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan để thống nhất mở tuyến vận tải hành khách cố định Hà Tĩnh - Khăm Muộn - Nakhon Phanom; phối hợp với Hàn Quốc để sớm hoàn thành nghiên cứu đầu tư cho dự án đường sắt Vienchan – Thà Khẹt - Mụ Giạ - Tân Ấp - Vũng Áng; nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường cao tốc Viêng Chăn – Pắc San – Thanh Thủy (Nghệ An) – Hà Nội.

Việt Nam và Campuchia sẽ thực hiện mô hình kiểm tra "một cửa một lần dừng", tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – Bà Vẹt, báo cáo Chính phủ hai nước cho phép làm thủ tục qua biên giới 24 giờ/ngày đối với các cửa khẩu; trao đổi với phía Thái Lan về việc tổ chức tuyến vận tải hành khách bằng đường bộ và vận tải biển ven bờ kết nối Việt Nam – Campuchia – Thái Lan.

Bên cạnh việc tạo thuận lợi vận tải giữa hai nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực dân cư biên giới hai nước, Bộ trưởng Giao thông Việt Nam và Campuchia cũng thống nhất xây dựng cầu Long Bình – Chrey Thom trong tháng 1/2016.

4.000 tỷ đồng làm đƣờng kết nối sân bay, cảng biển ở Bình Định

Bình Định lên kế hoạch mở hai tuyến đường kết nối sân bay Phù Cát với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển Quy Nhơn.

Tuyến đường dài 20km, quy mô 6 làn xe, nền đường rộng 30m với tổng vốn 2.500 tỷ đồng kết nối Khu công nghiệp VSIP (huyện Vân Canh) đi sân bay Phù Cát với Khu kinh tế Nhơn Hội về cảng biển Quy Nhơn. Ngoài ra, Bình Định cũng lập phương án nâng cấp, mở rộng tuyến đường DT639 kết nối Khu công nghiệp Long Mỹ (huyện Vân Canh) với Khu công nghiệp Phú Tài, Khu đô thị phức hợp Long Vân về cảng Quy Nhơn. Tuyến đường dài 15 km, quy mô 6 làn xe, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ.

Hai tuyến đường này dự kiến khởi công vào đầu tháng 10 tới. Tuyến đường không chỉ rút ngắn khoảng cách giữa sân bay, cảng biển với các khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm tạo sức hấp dẫn đầu tư mà còn đón du khách trong nước, quốc tế đến Bình Định tham quan thuận lợi hơn.

Sắp xây dựng đƣờng 4 làn xe vào Cảng Sài Gòn - Hiệp Phƣớc

Đường bộ B3 vào cảng Sài Gòn – Hiệp Phước có chiều dài khoảng 2.372m, bao gồm xây mới hai cầu và phần đường dài khoảng 1.799m với 4 làn xe.

UBND TP.HCM vừa giao Sở Giao thông vận tải ký kết thỏa thuận đầu tư và ký kết chính thức Hợp đồng dự án BT ( xây dựng - chuyển giao) đầu tư xây dựng đường D3 kết nối vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phước với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông.

Dự án xây dựng sẽ kết nối giao thông đường bộ vào cảng với hệ thống đường hiện hữu trong khu vực, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, phát triển Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2 theo quy hoạch; đồng thời phục vụ việc di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.

Dự án có tổng chiều dài tuyến đường khoảng 2.372m, trong đó, xây mới hai cầu (Rạch Rộp II dài 300m và Mương Lớn II dài 273m) và phần đường dài 1.799m với 4 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 hơn 293 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2015 đến năm 2016.

Back

Page 11: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

DHL THAM VỌNG TĂNG TRƢƠNG MẢNG VÂN TAI ĐƢỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM

Ngày 14-8, DHL Global Forwarding, công ty vận tải đường không, đường biển và đường bộ tại Châu Âu va Châu A đã công bô mang lươi vân chuyên hang hoa đương bô tich hơp kêt nôi cac thanh phô trọng điểm trong khu vực Châu Á, bao gôm: Singapore, Penang, Bangkok, Hà Nội, và Thâm Quyến.

Giám đốc điều hành, DHL Global Forwarding Việt Nam Clement Blanc cho biết, thị trường Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đều đặn trong suốt thập kỷ qua từ sau giai đoạn chuyển đổi kinh tế,

với GDP tăng gấp 4 lần từ dưới 50 tỷ USD (tương đương 46 tỷ Euro) vào năm 2004 lên 186,2 tỷ USD (tương đương 171,4 tỷ Euro) vào năm 2014. Đây là những thị trường được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong dự án One Belt, One Road (một vành đai, một con đường) và các dự án quan trọng

khác của khu vực như Cộng đồng kinh tế ASEAN

Do đó, mạng lưới vận tải đường bộ tích hợp của DHL hướng đến 5 thị trường trọng điểm của Châu Á đó là Singapore , Malaysia, Thái Lan, Viêt Nam và Trung Quôc qua mang lươi giao thông đương bô liên kêt quôc tê cho dich vu vân chuyên hang le.

Mạng lưới vận tải đường bộ tích hợp của DHL được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho những sáng kiến kinh tế về tăng cường thương mại và hội nhập, tạo nên nền tảng kết nối các thị trường Châu Á trọng điểm. Các doanh nghiệp lớn cũng sẽ có nhiều hơn các cơ hội hợp tác trên mọi lĩnh vực, như

nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố cơ sở hạ tầng và các hoạt động truyền thông kết nối, cũng như sự phát triển của giao dịch điện tử.

DHL VIỆT NAM TÀI TRỢ PHÒNG MÁY TÍNH CHO HỌC SINH CÀ MAU

Công ty DHL Việt Nam đã tài trợ 250 triệu đồng để xây dựng một phòng máy vi tính và thư viện tại Làng trẻ em SOS Cà Mau.

Đây là một phần trong mối quan hệ hợp tác suốt 5 năm qua với Làng trẻ em SOS từ 3 đơn vị kinh doanh của DHL, gồm DHL-VNPT Express, DHL Supply Chain và DHL Global Forwarding, nhằm giúp đỡ, khuyến khích các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với giáo dục.

Ngoài việc giúp các em có thể nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và khám phá thêm nhiều kiến thức, phòng máy vi tính và thư viện mới là nơi cân bằng sân chơi cho những em có hoàn cảnh khó khăn, sống ở nơi hẻo lánh và còn thiếu thốn.

Cam kết về giáo dục của DHL nằm trong chương trình “Sống có trách nhiệm” của Deustche Post DHL Group. Chương trình này bao gồm 3 lĩnh vực chính: Hỗ trợ giáo dục (GoTeach), Bảo vệ môi trường (GoGreen) và Ứng phó với thiên tai (GoHelp). Mối hợp tác của DHL với Làng Trẻ Em SOS duy trì các nguyên tắc của GoTeach thông qua việc nâng cao cơ hội giáo dục và cải thiện nghề nghiệp cho các bạn trẻ.

KHỞI CÔNG TRUNG TÂM LOGISTICS TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO TPHCM

Ngày 12-8, Công ty CP Transimex – Saigon đã khởi công xây dựng kho ngoại quan và trung tâm logistics tại khu công nghệ cao TPHCM trên tổng diện tích hơn 10ha và sẽ hoàn thành vào tháng 3-2016.

Trung tâm logistics tại khu công nghệ cao bao gồm hệ thống kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho CFS (container-freight station), kho thường, kho lạnh, và bãi chứa container với chức năng hoạt động như là một điểm thông quan nội địa ICD.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 12: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Kho được trang bị hệ thống khung kệ chứa hàng bảy tầng, có camera giám sát 24/7, phần mềm quản lý hiện đại, hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn để có thể lưu giữ các sản phẩm công nghệ cao theo nhu cầu của khách hàng.

Tổng mức đầu tư của dự án là gần 600 tỉ đồng, hoàn toàn bằng vốn của Công ty CP Transimex – Saigon.

Trung tâm logistics này sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 3-2016 nhằm đáp ứng các yêu cầu về phân phối nội địa và xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao và các doanh nghiệp khác, kể cả các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai…

TÂN CẢNG LOGISTICS ĐẦU TƢ KHAI THÁC ICD TÂN CẢNG - NHƠN TRẠCH

Hôm 7-9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản số 11944 chấp thuận cho Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đầu tư xây dựng cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch tại xã Phú Thạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Theo phương án được Bộ GTVT chấp thuận, cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch được đầu tư với diện tích hơn 11 héc ta được chia thành bốn phân khu chức năng chính gồm: khu bãi chứa container có hàng (3,54 héc ta); khu bãi chứa container rỗng (1,32 héc ta); khu kho hàng và bãi quanh kho (1,38 héc ta) và khu văn phòng (0,2 héc ta).

Với chức năng là địa điểm làm thủ tục thông quan nội địa, công suất của cảng cạn này dự kiến đạt 150.000 TEU/năm nhằm giải tải cho cảng Cát Lái.

GEMADEPT LOGISTICS

Cảng Nam Hải đón tàu JJ NAGOYA của SHANGHAI JINJIANG SHIPPING

Ngày 30 tháng 08 năm 2015, Cảng Nam Hải vui mừng đón chuyến tàu đầu tiên của hãng tàu SHANG HAI JINJIANG SHIPPING (SJS) cập cảng làm hàng – M/V JJ NAGOYA.

11.00 ngày 30 tháng 08 năm 2015, tàu JJ NAOYA cập cảng Nam Hải Port, đại diện Cảng Nam Hải và đại lý hãng SJS tại Hải Phòng (PARMA) cùng lên tàu chào đón và chúc mừng Thuyền trưởng, thuyền viên tàu.

Tàu JJ NAGOYA (LOA 136M/764 TEUS) của SJS được sử dụng để kết hợp cùng với HASCO khai thác tuyến HAIPHONG – HONG KONG – XIAMEN CN – SHANG HAI - HAIPHONG.

Shanghai JinJiang Shipping (Group) Co., Ltd. là hãng tàu được thành lập từ năm 1983, đạt giải thương hiệu mạnh tại Shanghai 2015 về vận tải biển, hiện xếp thứ 63 thế giới, khai thác 13 tàu với sản lượng 11,000 TEUS, chủ yếu khai thác các tuyến Đông Nam Á với 10 tuyến quốc tế.

Mở thêm tuyến đƣờng bộ hàng lạnh Nam-Bắc

Tháng 8/2015, Gemadept Logistics mở thêm tuyến vận tải đường bộ hàng lạnh/mát Nam-Bắc bằng container chuyên dụng cho các mặt hàng cần đảm bảo nhiệt độ. Đây là dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu đang tăng của khách hàng trong ngành bán lẻ, thực phẩm, y tế.. Gemadept Logistics hiện đang được cung ứng dịch vụ này cho hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vinmart+.

Ngoài ra, từ ngày 2-4/9/2015, Gemadept Logistics đã cử cán bộ tham gia sự kiện TILog – Logistics lần thứ 12 tại Thái Lan để cập nhật xu hướng công nghệ, chính sách trong ngành Logistics cũng như mở rộng quan hệ kinh doanh trước thềm AEC. Đây là sự kiện thường niên lớn nhất trong khu vực ASEAN của ngành Logistics, nơi gặp gỡ của các nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ logistics và các đơn vị liên quan để chia sẻ xu hướng, công nghệ và hợp tác trong lĩnh vực logistics.

Page 13: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Gemadept Logistics sắp khai trƣơng DC3

Sau khi xây dựng trung tâm phân phối - DC số 1 (diện tích 8.800m2) vào năm 2011, DC số 2 (diện tích 24.000m2) vào năm 2012, Gemadept Logistics tiếp tục xây dựng DC số 3 tại Lô J1, đường số 8, KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương với diện tích 11.000 m2.

DC số 3 có vị trí tuyệt đẹp trong tam giác trọng điểm kinh tế phía Nam (Tp.HCM – Bình Dương – Đồng Nai). Theo các chuyên gia trong ngành, DC này được thiết kế và xây dựng hiện đại nhất Việt Nam với lưu đồ nhập xuất hình chữ I, ưu việt và thuận tiện cho hoạt động vận hành. Số lượng cửa nhập đáp ứng 14 container cùng lúc và cửa xuất phục vụ được đến 36 xe tải các loại. Độ cao kho lên đến 20m, đáp ứng đến 8 tầng kệ (mỗi kệ cao trung bình 1.9m), là một trong những kho cao nhất Việt Nam. DC số 3 được trang bị hệ thống kệ chuyên dùng VNA (Very Narrow Aisle) do công ty Đức sản xuất, có khả năng lưu trữ hơn 18.000 pallet. Đồng thời, hệ thống xe nâng VNA nhập khẩu từ Đức đảm bảo công suất khai thác lên đến 3.000 pallet/ngày. DC này còn có thêm phần diện tích 2000 m2 để đáp ứng các dịch vụ đóng gói, dán nhãn, làm hàng khuyến mãi và có thể bố trí khu vực kho mát theo yêu cầu khách hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống PCCC được trang bị đồng bộ và hiện đại theo các tiêu chuẩn an toàn PCCC mới nhất gồm: hệ thống báo khói tự động, hệ thống điều khiển trung tâm, hệ thống chữa cháy tự động 100% sprinkler. Mái kho có lớp cách nhiệt chống nóng cùng hệ thống thông gió tự hiện, đảm bảo nhiệt độ kho luôn dưới 300C. Tole lấy sáng trên mái được phân bố đều trên toàn bộ mái kho, đảm bảo đủ ánh sáng làm việc ban ngày. DC số 3 được quản lý bằng hệ thống WMS chuyên nghiệp kết nối với các thiết bị RF barcode, cập nhật hoạt động nhập xuất hàng hóa theo thời gian thực.

DC số 3 sẽ đáp ứng cho các ngành hàng đang có nhu cầu cao về chất lượng kho hiện nay: điện tử, thiết bị y tế, thời trang cao cấp, hóa mỹ phẩm, bán lẻ và hàng tiêu dùng.. DC số 3 sẽ vận hành chính thức từ tháng 11/2015.

Gemadept Logistics sắp khai trương DC số 3

Back

Page 14: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

MỘT SỐ CÁCH GIẢM CHI PHÍ TỒN KHO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

1. Xác định các mặt hàng tồn kho quá lâu hoặc không phù hợp với nhu cầu (slow-moving and obsolete – SLOB) và loại bỏ chúng (SKU rationalization).

Theo một số nghiên cứu thì các mặt hàng này thường chiếm khoảng 30% diện tích kho hàng hữu dụng, điều này đang gây ra lãng phí nhiều khi không gian cho các mặt hàng có nhu cầu cao. Điều này có thể giải quyết được thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại ERP/MRP để xác định được các mặt hàng tồn kho lâu. Hiện tại một số công ty hàng đầu trong ngành sản xuất phần cứng máy tính cũng như bán lẻ đang áp dụng một số chỉ tiêu hoạt động để xác định đâu là các mặt hàng tồn kho cần phải loại ra khỏi kho chứa hàng như sau:

o Hàng hóa không phù hợp với nhu cầu thị trường khi không bán được trong vòng 12 tháng qua. o Hàng hóa tồn kho quá lâu khi vòng quay hàng tồn kho nhỏ hơn 1.5 lần hằng năm.

2. Tận dụng kỹ thuật “di chuyển hàng liên tục thông qua kho” (cross-docking) để giảm những chi phí liên quan đến tồn kho và nâng cao hiệu quả giao hàng.

Theo kỹ thuật này, nguyên liệu/hàng hóa sẽ được dỡ xuống từ các loại xe tải nhỏ và ngay lập tức được xếp lên các xe tải xuất hàng, vì thế sẽ không có hoặc có rất ít tồn kho giữa việc dỡ xuống và xếp lên. Công ty có thể sử dụng kỹ thuật này để giảm các chi phí liên quan đến hàng tồn kho, nâng cao hoạt động nội bộ, và nâng cao khả năng giao hàng chính xác. Eastman Kodak, nhà sản xuất phim dùng cho máy ảnh lớn nhất thế giới, đã đưa triết lý “tinh gọn” (lean) vào hoạt động logistics bằng cách chuyển đổi kho hàng trung tâm của mình thành kho “cross-docking” vào năm 2002. Theo chương trình này, khi nguyên vật liệu đến kho “cross-docking” của Kodak thì các nhân viên sẽ phân loại chúng theo nhà cung cấp và nơi nguyên liệu sẽ đến tại khu vực làm hàng (staging area). Kodak đã phát triển thiết kế các vị trí tại kho “cross-dock” nhằm đáp ứng lịch đến của các nguyên vật liệu khớp với kế hoạch xuất nguyên liệu tới các nhà máy của Kodak. Với việc giao hàng lô nhỏ và thường xuyên hơn đã giúp giảm tồn kho tại khu vực sản xuất và siêu thị từ hơn 10 ngày xuống còn 3 đến 4 ngày. Kết quả đạt được thông qua chương trình “cross-dock” là Kodak đã cắt giảm các chi phí liên quan đến tồn kho 500 triệu USD từ năm 2000 – 2004.

3. Thực hiện thuê ngoài các nhà cung cấp dịch vụ logistics (Lead Logistics Providers - LSP) trong việc cung cấp dịch vụ logistics kèm theo các tài trợ về tài chính.

Việc thuê ngoài này đơn giản là các nhà sản xuất có thể bán sớm “hàng tồn kho” cho các công ty LSP và thu hồi tiền. Điều này cho phép các công ty sản xuất có thể rút ngắn được chu trình luân chuyển tiền mặt (Cash Conversion Cycle) khi số ngày lưu kho gần như bằng 0. Procter & Gamble (P&G) là một ví dụ có thể xem xét trong việc sử dụng nhà LSP để giảm chi phí phí tồn kho. Khi P&G gia nhập vào thị trường Thụy Sĩ với việc sản xuất và phân phối hơn 300 sản phẩm khác nhau thì họ gặp phải khó khăn đối với các nhà phân phối nhỏ và vừa khi mà các nhà phân phối này không có quy chuẩn về đơn hàng cũng như dự đoán nhu cầu. Để có thể tạo sự hiệu quả cho hệ thống phân phối của mình đến các nhà phân phối này, P&G đã thuê ngoài Swiss Post Logistics, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và logistics. Trong chuỗi cung ứng của P&G, Swiss Post Logisics đóng vai trò nhà trung gian phân phối sỉ với mức giá nhận được từ nhà sản xuất. Theo đó P&G sẽ bán cho Swiss Post Logistics mức giá bằng với mức giá bán lẻ trừ đi chi phí logistics và chi phí tài chính. Sau đó Swiss Post Logitics thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng tại kho như đóng gói, dán nhãn, và thực hiện hàng khuyến mãi; trước khi giao đến cho các nhà bán lẻ nhỏ và vừa.

Như vậy hàng tồn kho luôn luôn có hai mặt. Ở mặt tích cực hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp tăng doanh số bán và giành thị phần khi hàng hóa luôn luôn sẵn sàng để bán. Tuy nhiên việc giữ hàng tồn kho nhiều cũng không phải là tốt vì sẽ là tiêu tốn nguồn lực tài chính của công ty khi công ty phải bỏ một phần lớn vốn để giữ hàng tồn kho. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế với tín dụng thắt chặt thì việc giữ tồn kho cần được doanh nghiệp tính toán kỹ bằng các giá trị tài chính. Tồn kho ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp vì thế việc tìm cách tối ưu hóa hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh tín dụng thắt chặt như hiện nay. Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 15: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

CẢNG BIỂN DI ĐỘNG – TRIỂN VỌNG MỚI CHO CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Khái niệm cảng biển di động có thể còn mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số nước tiên tiến trên thế giới như Trung Đông, Singapore, Hongkong, hay Châu Mỹ… mô hình này đã được đưa vào sử dụng. Trong sự phát triển của ngành vận tải biển, khối lượng container trên toàn cầu trung bình tăng 8% / năm, thì việc xuất hiện một mô hình cảng biển mới đáp ứng kịp nhu cầu của ngành, nhu cầu môi trường cũng như công nghệ hiện đại là một điều tất yếu.

Cảng biển di động là một giải pháp mới trong việc vận chuyển hàng hóa bằng việc kết nối các tàu chở hàng container tại những cửa biển, cửa sông với những cảng có luồng tàu cạn mà tàu không thể vào. Là một hệ thống tổ hợp đa năng, cảng di động có thể di chuyển linh hoạt đến vị trí cần thiết và neo tại các vùng nước sâu gần cảng chính. Cảng được thiết kế đặc biệt với các cần cẩu xoay, có sức xếp dỡ hàng lớn, có thể tiếp nhận các tàu hàng công suất lớn để làm hàng rời và cả hàng container. Ưu việt hơn nữa, trong hệ thống tổ hợp đa năng này có đội tàu chuyển tải hàng hóa, đủ khả năng làm hàng rời và hàng container hàng trọng tải 7.000 tấn chỉ với mớn nước 3,6 m, trọng tải 10.000 tấn, nhưng mớn nước chỉ 4,9 m hoặc các tàu có trọng tải lớn hơn thì loại hình cảng biển di động cũng dễ dàng hoạt động thông suốt, đây là điều mà các cảng biển cố định không thể thực hiện được.

Công nghệ của một hệ thống cảng biển di động bao gồm:

Cảng nổi (Floating platform): Giúp các tàu lớn với mớn nước sâu không thể di chuyển vào cảng vẫn có thể làm hàng ở vị trí thích hợp, với cơ cấu thiết kế ổn định và đảm bảo an toàn.

Hệ thống cầu cảng (Mobile Harbor berth interface): Hệ thống thiết kế trên bề mặt cầu cảng đảm bảo suốt quá trình di chuyển, vận hành luôn thông suốt.

Hệ thống xếp dỡ (Highly-efficient loading system): Cảng sở hữu một hệ thống xếp dỡ các contanier hiệu quả và nhanh chóng.

Hệ thống lai dẫn tàu và neo đậu (Docking and Mooring): Hệ thống tự động hướng dẫn tàu vào cảng di động, thả neo và xếp dỡ hàng hóa ngay tại tàu.

Thiết kế hệ thống và mạng lưới vận chuyển container (System design and Container transport network): Hệ thống được thiết kế tối ưu hóa có khả năng phân tích được các chỉ tiêu kinh tế và phân tích mạng lưới vận chuyển container.

Công nghệ của hệ thống cảng biển di động

Với thiết kế tối ưu, cảng biển di động thích hợp với những khu vực có địa hình bất lợi. Ở những vùng nước cạn, tàu container lớn không thể cập cảng, cảng biển di động đóng vai trò trung chuyển, đưa hàng hóa vào cảng mà không cần đến cần trục hay tàu chuyển tiếp. Thực hiện được chức năng đó, cảng biển di động còn góp phần hạn chế tình trạng tắc nghẽn tại cảng, nâng cao mức độ an ninh tại cảng, cũng như nâng cao năng suất bốc dỡ hàng hóa (bốc, xếp hàng hóa ngay tại tàu hàng), với hệ thống bốc, dỡ hàng hóa hiện đại và nhanh chóng...

Xét về mặt kỹ thuật, cảng biển di động hứa hẹn là người tiên phong và dẫn đầu trong công nghệ, ứng dụng những công nghệ mới nhất trong vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa đường biển.

Xét về mặt khai thác, cảng di động không những chỉ mang đến hiệu quả cho các vùng không có điều kiện tự nhiên tốt phục vụ đón tàu lớn (mớn nước, luồng lạch) mà nó còn tỏ ra hiệu quả với các cảng hiện hữu trong việc di chuyển hàng hóa giữa các cảng này với các ICD. Ngoài ra, cảng di động còn mở ra cơ hội cho các ICD có thể cắt giảm đầu tư vào cầu cảng cũng như cần cẩu, tăng năng suất

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 16: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

bốc xếp tại các ICD vốn đã rất thấp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các cảng hiện hữu cũng có thể dựa vào các cảng di động để tránh dùng cẩu bờ phục vụ mục đích bốc xếp hàng lên xuống xà lan.

Xét về mặt kinh tế xã hội, cảng biến di động góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu cũng như các ngành liên quan, tạo dựng giá trị kinh tế cho nền kinh tế hàng hải, góp phần làm tăng thị phần trong thị trường trung chuyển, phát triển lực lượng lao động công nghệ cao.

Xét về mặt môi trường, cảng biển di động góp phần đổi mới hệ thống giao thông vận tải vốn nặng nề và nhiều bất cập. Với việc tiếp nhận các tàu hàng lớn cũng như sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường sẽ làm giảm lượng tàu cũng như tầng suất tàu ra vào cảng từ đó góp giảm lượng CO2 trong môi trường xanh, giảm thiệt hại trong việc xây dựng cảng…

Với những lợi ích cũng như hiệu quả mà mô hình cảng biển di động đem lại có thể thấy nó chính là một giải pháp đáng lưu tâm cho thực trạng tiếp nhận tàu hàng kích cỡ lớn, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như tiết kiệm chi phí nạo vét cho hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình này cũng sẽ đặt ra những vấn đề cần giải quyết như hệ thống các cầu trên các sông hiện nay sẽ là một trở ngại cho việc di chuyển của cảng di động vì chiều cao của các cần cẩu và trục trên cảng di động là khá lớn. Các phao dẫn tại các của sông cũng như các phương tiện vận tải nhỏ sẽ gây trở ngại cho việc neo đậu và làm hàng của cảng di động. Ngoài các cảng sông lớn gần cửa biển, thì việc chuyển hàng từ cảng di động vào các cảng ICD nằm sâu trong nội địa cũng là một khó khăn cần tính đến.

Sẽ còn những vấn đề đặt ra cần giải quyết và thảo luận khi ứng dụng mô hình cảng biển di động ở nước ta. Tuy nhiên, với hiệu quả mà nó mang lại, thiết nghĩ chính phủ cùng các ngành hữu quan cũng như các công ty quản lý cảng nên có sự quan tâm, nghiên cứu cũng như những chiến lược đúng đắn về mô hình mới này để có áp dụng và đem lại thêm hiệu quả kinh tế cho hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay.

Back

Page 17: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

TRIỂN LÃM QUỐC TẾ QUỐC TẾ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG HIỆU & NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM (VIETRF) 2015

Thời gian: 05 - 07/11/2015

Địa điểm: Trung tâm triển lãm và hội chợ Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Đơn vị tổ chức: Tập đoàn Coex Hàn Quốc

Thông tin về triển lãm: Đây là triển lãm duy nhất về Nhượng quyền Thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Là nơi tập trung nhiều đơn vị quốc tế tham gia triển lãm với các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, những giải pháp tiên tiến nhất cho từng lĩnh vực đưa ra thị trường, VIETRF được quan tâm rộng rãi như là nhân tố quan trọng trong việc kích thích phát triển Ngành Bán lẻ và Nhượng quyền Thương hiệu tại thị trường mới nổi như Việt Nam hay các nước Đông Dương. Bên cạnh đó là các chương trình kết nối giao thương, hội nghị chuyên nghiệp tạo dấu ấn đặt biệt trong các chương trình triển lãm VIETRF đã qua. Năm 2015, VIETRF sẽ là nơi duy nhất những công ty bán nhượng quyền gặp gỡ các đối tác nhận nhượng quyền, các công ty sản xuất tìm gặp nhà phân phối, bán sỉ, bán lẻ, những người mua hàng…, và các đơn vị bán lẻ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng mục tiêu…

450 đơn vị triển lãm đến từ 16 quốc gia/vùng lãnh thổ

8 nhóm gian hàng quốc tế

40,000 khách tham quan chuyên ngành trong và ngoài nước

HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIETNAM EXPO) LẦN THỨ 13

Thời gian: 02 - 05/12/2015

Địa điểm: Trung tâm triển lãm và hội chợ hội chợ Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Gian hàng trƣng bày: Gian hàng quốc gia, máy móc & điện tử, Phương tiện giao thông & linh kiện, trang trí thiết bị nội ngoại thất gia dụng

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Quảng cáo & Hội chợ Thương mại – VINEXAD

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

Page 18: SỐ 29 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 09- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

KHÓA ĐÀO TẠO “SUPPLY CHAIN MANAGEMENT”

Đối tƣợng tham gia:

o Lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý

o Bộ phận quản trị chuỗi cung ứng, thu mua, logistics, kho bãi

o Bộ phận về hoạch định kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp

Nội dung khóa học:

o What is logistics & SCM?

o The Traditional Supply Chain

o Setting Service Standards

o Objectives and Issues with Supply Chain Management

o Seven Principles of SCM

o Supply Chain Concepts

o Vendor Assessment

o SCM Tool

o Enterprise Resource Planning

o SCM and the Internet

Thời gian khai giảng: 24 & 25/10/2015

Thời lƣợng khóa học: 8 tuần

Địa điểm: Tại VIL, lầu 8, toàn nhà Thiên Sơn, 5 Nguyễn Gia Thiều , P6, Q3, TP.HCM

Đơn vị tổ chức: Viện Logistics Úc

Back

"In the book of life, the answers aren’t in the back .”

- Charlie Brown (1950 – 2000) -