soi than 1

21
Lựa chọn biện pháp điều trị sỏi thận Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra bệnh. Nhiều nguy cơ do sỏi thận gây ra Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do nước tiểu bị cô đặc như uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức ra nhiều mồ hôi, sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Còn sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận. Đặc biệt khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường Vị trí sỏi thường tắc nghẽn

Upload: phuongpn

Post on 27-Jun-2015

85 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: soi than 1

Lựa chọn biện pháp điều trị sỏi thận

Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra bệnh.

Nhiều nguy cơ do sỏi thận gây ra

Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do nước tiểu bị cô đặc như uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức ra nhiều mồ hôi, sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo. Sự di chuyển của sỏi,

nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu  nếu sỏi ở thận, niệu quản. Còn sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

Đặc biệt khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu. Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận.

Lựa chọn biện pháp xử lý sỏi như thế nào?

Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau. Có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, có trường hợp có

 Vị trí sỏi thường tắc nghẽn

 Sỏi thận được điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể.

Page 2: soi than 1

thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái  ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.

Về điều trị sỏi thận, với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần: Uống nhiều nước để dễ tống sỏi ra ngoài; Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở  thận; Điều trị các biến chứng hay các yếu tố  thuận lợi dễ hình thành sỏi. Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân.  Cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:

- Về kích thước sỏi: khi sỏi nhỏ hơn 5mm và sỏi nằm ở đài bể thận thì cố gắng tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên và sỏi có thể được đái ra ngoài.

- Vị trí của sỏi: Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong trường hợp sỏi nằm  ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.

Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị.

Lời khuyên: Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi.

Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ tái phát, nên cách tốt nhất là phòng ngừa, như thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục. Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu đã bị sỏi canxi, có thể cần phải giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sôcôla, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.  

Kim tiền thảo trị sỏi thậnThứ Sáu, ngày 16/07/2010, 05:00Sự kiện:

Bài thuốc quanh ta(Suc khoe) - Kim tiền thảo còn gọi là mắt trâu, mắt rồng, vẩy rồng, có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb) thuộc họ cánh bướm.

Page 3: soi than 1

Kim tiền thảo là cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông. Hoa tự hình chùm, tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14 - 16mm, chứa 4 - 5 hạt. Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.

Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm; Lợi thuỷ, thông lâm, tiêu tích tụ. Chủ trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độ; Trị gan mật kết sỏi, sỏi thận, tiểu buốt, hoàng đản.

- Liều dùng: 20 - 40g mỗi ngày, có thể uống liên tục, không có độc hại.

- Chú ý: Người tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng.

Kim tiền thảo trị sỏi thận

Nghiên cứu tác dụng dược lý của kim tiền thảo cho thấy: Nước sắc kim tiền thảo có tác dụng làm tăng tuần hoàn mạch vành, hạ  áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của thận và não cũng tăng, cơ tim co lại. Do đó, có thể nghĩ đến việc kim tiền thảo có tác dụng chữa được cao huyết áp. Tuy nhiên, trong thực tế người ta không dùng kim tiền thảo để chữa bệnh cao huyết áp, mà sử dụng kim tiền thảo như một vị thuốc đặc hiệu để điều trị sỏi tiết niệu, sỏi mật và sỏi gan.

Để điều trị cao huyết áp có thể dùng các vị thuốc đặc hiệu như hoè hoa, ba gạc, bạch đồng nữ, câu đằng, cúc hoa...

Chữa sỏi thận bằng Đông yBS. Nguyễn Đức Kiệt

Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể

Page 4: soi than 1

thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.

Hoa gạo.Tùy theo thành phần hóa học, người ta thấy loại sỏi có calci (calci phosphat, calci oxalat, loại hỗn hợp cả oxalat và phosphat) và sỏi không có calci như acid uric, systin... Tùy theo vị trí của sỏi có sỏi thận (đài, bể thận), sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù loại sỏi nào thì sự hình thành sỏi thận cũng theo 3 giai đoạn: tạo nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu và lắng đọng, to dần thành sỏi. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, calci niệu tăng, citrat niệu thấp, pH niệu mất bình thường và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính. Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Nhưng ngày nay sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.Chữa sỏi thận bằng Đông yTrong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Các bài thuốc thường dùng là:Bài 1: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.

Page 5: soi than 1

Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.Bài 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g.Cách dùng như trên. Xương bồ.

Thể thận hư: Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ... Phương thuốc thường dùng là:Bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.Cách dùng như trên.Trong nhân dân, người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.Điều quan trọng là để đề phòng tái phát, bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci, tránh dùng sulfamid và khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt... cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

(SKDS)

Hỏi:Em bị sỏi thận ở hai bên. Bên phải 2 viên 4-5mm, bên trái 1 viên 6mm. Có đi khám bác sĩ ỡ BV Bình Dân, có uống thuốc theo toa nhưng không khỏi. Xin cho biết cách điều trị. Vì điều kiện không có nên từ từ trị có được không? (nguyen kim ket)

Đáp:Sỏi tiết niệu hình thành qua 5 giai đoạn: Bão hòa, lắng đọng, kết tinh, hình thành nhân và kết tủa thành sỏi.

Chỉ định điều trị nội khoa tống sỏi (bao gồm uống thuốc đông y, thuốc tan sỏi) khi: Chức năng thận còn tốt; sỏi chưa gây biến chứng; kích thước sỏi nhỏ dưới 7mm, số lượng sỏi ít.

Như vậy trường hợp của bạn có thể tạm thời chưa nội khoa bằng thuốc tán sỏi khi chưa có điều kiện như: Uống thuốc đông y lợi niệu, bài sỏi. Đơn giản nhất bạn có thể uống Kim tiền thảo viên hoặc sắc uống với chuối hột thay nước hằng ngày.

Nếu có đau, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu thì bạn phải uống kháng sinh, giảm đau, chống co thắt để tránh các biến chứng do sỏi gây lên.

Nếu không có kết quả, bạn cần đi khám để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đơn giản hơn ngoài phẫu thuật như: tán sỏi ngoài cơ thể, chọc thận qua da lấy sỏi

Tán thạch khiêm thang - phương thuốc trị sỏi thận hiệu quả 

Page 6: soi than 1

"Lúc còn đau, tôi chỉ muốn chết cho thoát nợ. Nếu phải mổ thì không biết lấy đâu ra tiền. Nhưng giờ thì tôi không đau nữa, ăn uống cũng tốt hơn, một bên thận sỏi đã đẩy ra ngoài rồi", chị Trần Thị Oanh, bệnh nhân được điều trị sỏi thận bằng bài thuốc trên của Viện Y học Cổ truyền, phấn khởi nói với VnExpress.

Chị Oanh, 40 tuổi, công nhân Nông trường chè Sơn La, bắt đầu bị đau lưng, mệt mỏi triền miên từ 3 năm nay. Khi bị cơn đau quặn thận, gia đình đưa chị đến bệnh viện huyện. Ở đây, chị được phát hiện có sỏi thận cả 2 bên, có urê huyết tăng cao, thận bị ứ nước, và được chuyển thẳng đến Bệnh viện Bạch Mai. Không đủ tiền để mổ, chị Oanh đã chuyển sang Viện Y học Cổ truyền để điều trị. Sau 1 tuần sử dụng Tán thạch khiêm thang, một bên sỏi đã được đẩy ra ngoài, chị không còn sốt, ăn uống tốt, tinh thần lạc quan hơn. Chi phí đến nay mới hết vài trăm nghìn đồng.

Y học hiện đại đã có một số biện pháp điều trị sỏi đường tiết niệu, ưu việt nhất là tán sỏi siêu âm và phẫu thuật. Tuy nhiên, các phương pháp đắt tiền này (khoảng 2 triệu đồng/ca, chưa kể thuốc men) không chữa trị tận gốc nên bệnh dễ tái phát, lại thường gây biến chứng hay di chứng.

Bài thuốc Tán thạch khiêm thang được tiến sĩ Dương Minh Sơn, Trưởng khoa Ngoại của Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, HN) bào chế từ một phương thuốc gia truyền của ông. Nó đã được thử trên chuột và thỏ, với liều cao gấp 6 lần điều trị, nhưng không phát hiện độc tính. Đến nay, có gần 2.000 bệnh nhân sỏi thận đã và đang được điều trị bằng bài thuốc này, hầu hết đều khỏi hẳn sau vài tháng, mà không cần mổ. Thuốc cũng không có tác dụng phụ, và không gây biến chứng hay di chứng...

Theo tiến sĩ Sơn, sỏi thận có nhiều loại, thường hình thành trong môi trường axít hoặc bazơ. Tán thạch khiêm thang, gồm các vị thuốc như râu mèo, hoạt thạch, uất kim..., có tác dụng đưa độ pH của nước tiểu về trung tính, khiến sỏi trong đường tiết niệu của bệnh nhân tan dần, cuối cùng bị thải ra. Hơn nữa, bài thuốc này còn làm mát gan, thận, có khả năng thay đổi cơ địa của bệnh nhân, là phương pháp điều trị tận gốc, giúp tránh được nguy cơ tái phát. "Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn hiệu quả của thuốc, người bệnh cần chú ý ăn ít các thực phẩm giàu canxi như rau muống, trứng, sữa...", tiến sĩ Sơn lưu ý.

Tán thạch khiêm thang được chế biến dạng nước, đóng chai, khi sử dụng chỉ cần pha với một chút nước sôi để uống. Bệnh nặng thì điều trị khoảng 3-4 tháng, bệnh nhẹ chỉ vài tuần. Người thường cũng có thể sử dụng khoảng 15-30 ngày mỗi năm để phòng tránh bị sỏi thận. Hiện nay, chi phí điều trị cho một bệnh nhân là khoảng 120.000 đồng/tháng.

Việt Nam nằm trong "vành đai sỏi thận" (gồm các nước nhiệt đới), nên căn bệnh này rất phổ biến, chiếm 15-20% dân số. Người dân, chủ yếu là người nghèo, thường không đủ tiền để điều trị theo các phương pháp hiện đại. "Do đó, một bài thuốc chữa sỏi thận hiệu quả, không có độc tính, mà lại rẻ, có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn", giáo sư Trần Quán Anh, Tổng thư ký Hội Tiết niệu Việt Nam, nhận định.

Thời gian tới, Tán thạch khiêm thang sẽ được đưa vào sản xuất đại trà.

Page 7: soi than 1

KIM TIỀN THẢO – THẢO DƯỢC VÀNG TRỊ SỎI THẬN,SỎI TIẾT NIỆUSunday, 13/09/2009 - [ 10:03 GMT+7 ]

In trang này Mail cho bạn bè

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại bệnh viện Bạch Mai, khoa Tiết niệu Việt Đức, học viện Quân y cho thấy từ 25 - gần 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số những người mắc sỏi thận gây viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10 - 50%.

Sỏi đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào?  Sỏi đường tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như canxi, phốt pho… và hữu cơ như amon, urat. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Sỏi tiết niệu có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận. Những viên sỏi nhỏ di chuyển trên đường tiết niệu để ra ngoài làm tổn thương đường niệu gây ra các cơn đau quặn dữ dội. Các vết tổn thương này rất dễ dàng bị viêm nhiễm, nếu không chữa trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm. Những viên sỏi lớn sau khi hình thành nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận, phát triển to dần choán hết đài bể thận gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính. Giải quyết nguyên nhân là việc làm đầu tiên trong điều trị sỏi đường niệu và đề phòng tái phát. Các liệu pháp khác như phẫu thuật chỉ thực hiện khi sỏi đã đủ độ lớn hoặc sỏi bùn gây đau. Xu hướng trở về với thiên nhiên trong chữa trị bệnh đã và đang được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới bởi giá thành điều trị thấp, tránh được các biến chứng xấu của phẫu thuật, giảm tác dụng phụ so với các thuốc sử dụng nguyên liệu tổng hợp

Page 8: soi than 1

nhưng vẫn đạt hiệu quả mỹ mãn. Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, vị thuốc Kim tiền thảo được coi là vị thuốc vàng trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, hạn chế biến chứng và đề phòng tái phát. Kim tiền thảo đã được nghiên cứu bởi rất nhiều đề tài trong và ngoài nước cho thấy tác dụng làm tan sỏi mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy, cao Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự tạo sỏi canxi oxalat trên chuột cống trắng. Hợp chất saponin triterpenic trong Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi canci-oxalat ở thận. Chất polysaccharid ức chế sự tăng trưởng của sỏi Ca-oxalat monohydrat. Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sau đó nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, Kim tiền thảo làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Các cơ chế trên đã minh chứng cho tác dụng triệt để và toàn diện của Kim tiền thảo trong điều trị sỏi đường tiết niệu.Sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó ngoài các phương pháp chữa trị thông thường cần có một chế độ sinh hoạt thích hợp như uống 2-3 lít nước mỗi ngày, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thuốc cốm SIRNAKARANG Thuốc cốm SIRNAKARANG bào chế từ cao Kim tiền thảo giúp làm tan sỏi và đào thải sỏi dễ dàng ở bệnh sỏi đường tiết niệu như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Sirnakarang tác động đa cơ chế, ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra.

SỎI THẬNLà một trong 5 bệnh Lâm của Đông y.

Đặc điểm của bệnh là sự kết hợp những cục sạn (to nhỏ tùy trường hợp) trong Thận và đường tiểu, tạo nên sự ngăn trở trong việc bài tiết.

Bịnh thường gặp ở phái nam nhiều hơn ở nữ.

Nguyên nhân

Page 9: soi than 1

+ Do Tiểu quá ít: tạo nên sự đậm đặc của các chất tan trong nước tiểu, đến một độc đặc nào đó, các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ đặc lại. Bình thường hàng ngày, mỗi người tiểu 1-2 lít nếu lượng nước tiểu vì một lý do nào đó không được bài tiết ra, những cạên bã lẫn trong nước tiểu sẽ dần dần đọng lại tạo thành sạn, sỏi. Có thể hiểu như sau, một ly nước quấy với đường, các tinh thể đường lẫn tan vào trong nước nhưng để một thời gian, nước bốc hơi còn chừng nửa ly thì đường sẽ kết tinh lại, động ở đáy ly. Vì vậy, những người ít đi tiểu dễ bị kết sạn.

+ Sự kết hợp của vi trùng khi chết bị đào thải qua đường tiểu hoặc của các chất cặn bã trong nước tiểu… tạo nên một khối cứng để cho các chất kết tinh lại tạo thành cục sạn. Trong công việc nuôi ngọc trai, người nuôi thường bỏ một hạt cát vào trong thân con trai, con Trai nhả chất ngọc bao bọc quanh hạt cát để làm cho hạt cát này thành vô hại đối với nó. Trong chứng sạn thận hoặc sạn đường tiểu cũng vậy, các xác vi trùng hoặc các tạp chất lãnh nhiệm vụ như hạt cát trong cơ thể con trai để tạo nên khối kết tinh trong đường tiểu thành cục sạn.

Chẩn Đoán.

Để xác định được bệnh một cách chắc chắn, khi tiểu đục, đau… nên:

. Xét nghiệm nước tiểu: để tìm các chất có thể kết tinh trong nước tiểu (có thể là oxalat de calcium, Phosphate, Ureate và Cystine…

, Chụp hình hoặc siêu âm để biết vị trí và kích thước của viên sỏi ở Thận, ở bàng quang hoặc ở ống tiểu… giúp dễ đề ra phương hướng điều trị.

Điều Trị

Khi điều trị, cần chú ý hai điểm sau:

+ Kích thước viên sỏi cỡ nào? Vì nếu sạn nhỏ dưới 10mm còn có thể uống thuốc cho tống ra còn nếu sạn quá lớn, phải phối hợp giải phẫu để lấy sỏi ra.

+ Cấu tạo của viên sỏi đó thuộc loại nào? Để có hướng điều trị cho phù hợp.

. Sỏi là chất Oxalate (thường gặp nhất là Oxalate calcium)

kiêng các chất có acide oxalique như Rau muống, Cacao, những chất có nhiều chất caclcium như sữa, trứng, tôm cua, sò, ốc, hến… Nên ăn ít cơm và bánh mì.

. Sỏi thuộc loại Phosphate

Ăn uống cần ăn nhiều thịt, mỡ, bánh mì. Kiêng các loại rau sống hoặc luộc chín. Nên uống nước chanh hoặc nước cam.

. Sỏi là chất Ureate

Page 10: soi than 1

kiêng Chocolate, cà phê, nấm rơm, rượu, bia, tôm, cua.

. Sỏi là chất Cystine: Kiêng các loại rau sống và chín, ăn ít trái cây. Kiêng sữa, cà phê, chocolate…

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Giáng Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Cam thảo tiêu 3g, Đông quỳ tử 10g, Giáng hương 3g

Hải kim sa 10g, Hoạt thạch 10g, Kê nội kim 10g, Kim tiền thảo 30g, Ngư não thạch 10g, Thạch vi 10g, Xuyên ngưu đằng 10g. Sắc uống.

- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp. Trị hạ tiêu có thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu.

- TK: Dùng bài Giáng Thạch Thang trị mấy chục bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu đều đạt kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).

+ Tang Căn Tam Kim Nhị Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Hải kim sa 30g, Hoạt thạch 30g, Kê nội kim (rang với cát) 10g, Kim tiền thảo 30g, Ngưu đằng 10g, Tang thụ căn 30g, Thạch vi 16g, Tỳ giải 10g, Vương bất lưu hành 10g. Sắc uống.

- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, chỉ thống. Trị thận hư, thấp nhiệt uẩn kết, sỏi đường tiểu.

- TK: Mấy năm nay trị sỏi tiết niệu theo phương pháp kết hợp Đông Tây y, tức là Tây y chẩn đoán rõ ràng chính xác (bao gồm kích thước, hình dáng, số lượng hạt sỏi, chức năng của thận tốt hoặc xấu, có bị nhiễm khuẩn không?…), rồi cho dùng bài thuốc thải sỏi thích hợp để thải sỏi ra 1 cách kết quả, giải trừ đau đớn cho bệnh nhân. Qua những tư liệu tích lũy được, việc thải sỏi quyết định dựa vào vị trí, kích thước và độ nhẵn của viên sỏi. Nếu các điều kiện trên thuận lợi, dùng bài thuốc này làm chính, có gia giảm thêm thì hiệu quả thu được khá tốt. Nói chung, sau khi uống thuốc, viên sỏi đều được thải ra ngoài (Thiên Gia Diệu Phương).

+ Tạc Thạch Hoàn (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Cam thảo (sao) 6g, Địa long 10g, Đông quỳ tử 16g, Hải kim sa 10g, Hoạt thạch 10g, Hổ phách 2g, Kê nội kim 10g, Mang tiêu 6g, Mộc tặc 10g, Phục linh 10g, Trầm hương 2g, Trạch tả 10g, Xa tiền tử 10g, Xuyên ngưu tất 10g, Xuyên uất kim 10g. Trừ Mang tiêu, Hoạt thạch và Hổ phách, các vị kia đem sao khô nhỏ lửa rồi tán với Hổ phách, rây bột mịn, hòa Mang tiêu vào nước và rượu, làm hoàn, to bằng hạt đậu xanh, dùng Hoạt thạch bọc ngoài làm áo. Phơi trong râm cho khô, cất để dùng dần.

Mỗi lần uống 10-16g, ngày 2 lần, với nước ấm, trước bữa ăn 1 giờ.

- TD: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm. Trị thấp nhiệt uẩn kết ở hạ tiêu, sỏi ở đường tiểu.

Page 11: soi than 1

- GT: Mộc tặc, Đông quỳ tử, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Cam thảo, Hải kim sa để thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm; Địa long cũng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu; Ngư tất trị ngũ lâm, tiểu ra máu, dương vật đau, dẫn thuốc xuống; Trầm hương giáng khí, nạp thận, tráng nguyên dương, trị khí lâm; Hổ phách thông lâm, hóa ứ, trị tiểu ra máu; Mang tiêu hóa thạch, thông lâm. Các vị kể trên đều là những vị lợi tiểu, thông lâm, thanh nhiệt, vì vậy, bài này dùng trị sỏi ở niệu quản đạt kết quả lý tưởng (Thiên Gia Diệu Phương).

+ Thông Phao Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Bại tương thảo 16g, Biển súc 6g, Cát cánh 4g, Cù mạch 6g, Lậu lô 10g, Mông hoa 16g, Thanh bì 10g, Trạch tả 10g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống.

- TD: Hành ứ, thông lâm. Trị thấp nhiệt ở bàng quang, ứ trệ ở hạ tiêu, sỏi đường tiểu.

- TK: Đã dùng bài thuốc này trị cho 7 ca sỏi đường tiểu đều thu dược kết quả tốt. Lại dùng trị 1 trường hợp thận đa nang tiểu ra máu cũng thu được kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).

+ Tam Kim Hồ Đào Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Kim tiền thảo 30-60g, Kê nội kim (nướng, tán bột, chia làm hai lần uống với nước thuốc) 6g, Xa tiền thảo, Hoạt thạch đều 12g, Sinh địa 15g, Thiên môn 9g, Ngưu tất 9g, Mộc thông 4,5g, Cam thảo (sống) 4,5g, Nhân hồ đào 4 hột (chia làm 2 lần nuốt). Sắc với 600ml nước nhỏ lửa trong 30 phút còn 400ml. Rót ra, lại cho thêm 500ml nước, sắc lần thứ hai như trên, còn 300ml. Đổ chung hai nước, sắc, chia làm hai lần uống.

+ Trân Kim Thang Gia Giảm (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Hải kim sa16g, Kê nội kim 12g, Lộ lô thông 16g, Mạch môn 10g, Phù thạch 16g, Tiểu hồi 10g, Trạch tả 12g, Trân châu 60g, Ty qua lạc 12g, Vương bất lưu hành 12g. Sắc uống.

- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, bài thạch. Trị thấp nhiệt hạ chú, uất kết lâu ngày làm cho tạp chất của nước tiểu đọng lại thành sỏi, đường tiểu có sỏi.

- TK: Qua thực tiễn lâm sàng cho thấy dùng bài Trân Kim Thang Gia Giảm trị bệnh kết sỏi ở các vị trí của hệ tiết niệu đều thu được kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).

+ Trục Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Bạch thược 10g, Cam thảo (nhỏ) 4,8g, Hải kim sa đằng 18g, Hổ phách mạt 4g, Kê nội kim 6g, Kim tiền thảo 30g, Mộc hương 4,8g, Sinh địa 12g. Mộc hương cho vào sau, Hổ phách mạt để ngoài uống với nước thuốc sắc. Ngày một thang, chia hai lần uống.

- TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, trục thạch. Trị thấp nhiệt uất kết, sỏi đường tiểu.

- GT: Kim tiền thảo thanh nhiệt, lợi thấp, trục thạch, làm quân; Hải kim sa đằng lợi thủy, thông lâm; Kê nội kim tiêu sỏi làm thần; Hổ phách khử ứ, thông lộ, chỉ thống; Mộc hương hành khí, giải uất, chỉ thống; Sinh địa, Bạch thược lợi thủy mà không gây tổn thương, làm tá; Cam thảo điều hòa các vị thuốc, làm sứ (Thiên Gia Diệu Phương).

Page 12: soi than 1

+ Niệu Lộ Bài Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Biển súc 24g, Chi tử 20g, Chỉ xác 10g, Chích thảo 10g, Cù mạch 15g, Đại hoàng 12g, Hoạt thạch 15g, Kim tiền thảo 30g, Mộc thông 10g, Ngưu tất 15g, Thạch vi 30g, Xa tiền tử 24g. Sắc uống.

- TD: Tiêu sỏi, thông lâm, hành khí, hóa ứ, thanh lợi thấp nhiệt. Trị thấp nhiệt hạ chú, sỏi ở đường tiểu.

- GC: Cần nắm vững bài thuốc này thích hợp với các chứng sau:

+ Sỏi có đường kính ngang nhỏ hơn 1cm, đường kính dài nhỏ hơn 2cm.

+ Hệ tiết niệu không có dị dạng về giải phẫu và những biến đổi bệnh lý.

+ Chức năng thận bên bệnh còn tốt.

+ Niệu Lộ Kết Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Bạch vân linh 10g, Hải kim sa 15g, Hoạt thạch 12g, Hổ phách 3g, Kim tiền thảo 15g, Mộc thông 6g, Thạch bì 10g, Trần bì 10g, Xa tiền tử 10g, Sắc uống.

- TD: Lợi thấp, hóa ứ, trị sỏi ở bàng quang.

+ Nội Kim Hồ Đào Cao (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Hồ đào nhân (chưng) 500g, Kê nội kim 150g, Mật ong 500g. Kê nội kim, nướng, tán thành bột. Hồ đào đập nhỏ. Trộn chung với Mật ong thành dạng cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

- TD: Tư thận, thanh nhiệt, thấm thấp, thống tán, hóa kết. Trị chứng sỏi ở đường tiểu.

+ Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bạch thược, Trân châu mẫu 30g, Cam thảo, Đàn hương, Nga truật, Nguyên hồ, Hồi hương đều 10g, Điều sâm, Mạch môn, Bạch vân linh đều 12g. Sắc uống.

TD: Hoãn cấp, chỉ thống. Trị thận hư, lưng đau, khí âm đều suy, khí nghịch, sỏi niệu quản.

+ Phụ Kim Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng): Kim tiền thảo 30g, Phụ tử 12g, Thục địa 20g, Trạch tả 10g, Sắc uống.

- TD: Ôn thận, hành thủy. Trị thận khí hư tổn, sỏi đường tiểu.

Kinh Nghiệm Điều Trị Sỏi Thận Của Nhật Bản

+ Đại Kiến Trung Thang: thích hợp với sỏi điển hình.

+ Thược Dược Cam Thảo Thang:hợp với những bệnh nhân nặng có cơn đau sỏi thận, sỏi bàng quang.

Page 13: soi than 1

+ Đại Hoàng Phụ Tử Thang: có tác dụng đối với sỏi bị ứ đọng. Tính chất hàn nhiệt của các vị thuốc giúp cho dễ tan sỏi.

Điều Dưỡng:

+ Nên uống nhiều nước để tránh cặn sỏi động lại.

+ Khi muốn tiểu, không nên nín lại lâu ngày sẽ kết thành sỏi.

+ Theo ‘British Medical Journal’: các nhà nghiên cứu viện đại học California nhận thấy ở 110 người bệnh bị sỏi thận: 93 người bệnh luôn ngủ nghiêng về một bên, trong số đó có 76% có sỏi ở phía bên đó. Vì thế, khi ngủ, nên trở mình cả hai bên hoặc nằm ngửa để tránh sỏi thận (Courrier International số 554, 20.6.2001).

Bệnh Án Sỏi Tiết Niệu thể Thận Hư, Thấp nhiệt Uẩn Kết

(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’)

Giang X, nam, cán bộ. Tháng 9-1977, đang đi công tác, đột nhiên bị đau bụng, cứ hơi ngửa lên, cúi xuống là xương sống đau như gẫy, không chịu nổi. Mọi hoạt động bị hạn chế. Nước tiểu vàng, đỏ, có máu. Đã uống thuốc, chích thuốc nhưng không đỡ, lập tức đưa về điều trị. Bệnh nhân đau đớn, mặt trắng bệch, mồ hôi vã ra. Bệnh nhân cho biết lưng đau từng cơn lan xuống bụng dưới, cơn đau lan xuống bẹn. Xét nghiệm nước tiểu: Albumin +, hồng cầu +++, bạch cầu 6-9, rêu lưỡi vàng dầy, bẩn, mạch Trầm Huyền có lực. Chụp phim chẩn đoán là sỏi thận bên phải. Bệnh nhân xin uống thuốc Đông y. Cho uống 5 thang Tang Căn Tam Kim Nhị Thạch Thang (Hải kim sa 30g, Hoạt thạch 30g, Kê nội kim (rang với cát) 10g, Kim tiền thảo 30g, Ngưu đằng 10g, Tang thụ căn 30g, Thạch vi 16g, Tỳ giải 10g, Vương bất lưu hành 10g). sau đó bệnh nhân lại đến, mừng rỡ cho biết buổi sáng đi tiểu, bỗng thấy bị tắc, dòng nước tiểu bị ngắt, đau nhói không chịu được, đường tiểu như có vật gì kẹt lại. Liền dùng sức rặn mạnh, viên sỏi to bằng hạt đậu nành theo nước tiểu bắn ra, chợt cảm thấy người nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng, lưng dần dần hết đau. Chụp X quang lại, hai thận và niệu quản không còn sỏi. Cho dùng thuốc bổ Thận, kiện tỳ, trừ thấp để củng cố. Sau nửa năm hỏi lại, lưng không còn đau, xét nghiệm nước tiểu hàn toàn bình thường.

Bệnh Án Sỏi Thận Do Thấp Nhiệt Hạ Chú

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Hoạn X. sau khi kiểm tra, chẩn đoán là sỏi thận cả hai bên. Cho uống Trân Kim Thang gia giảm (Hải kim sa16g, Kê nội kim 12g, Lộ lô thông 16g, Mạch môn 10g, Phù thạch 16g, Tiểu hồi 10g, Trạch tả 12g, Trân châu 60g, Ty qua lạc 12g, Vương bất lưu hành12g. Sắc uống). Uống hết 5 thang, đi tiểu ra 12 cục sỏi to bằng hạt đậu nành. Mọi chứng đều tiêu hết. Qua nửa năm, hỏi lại tình trạng bệnh nhân đều tốt.

Bệnh Án Sỏi Thận Do Thấp Nhiệt Ưù Trở

Page 14: soi than 1

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Lý X, nam, 43 tuổi, công nhân nông trường. Đến khám ngày 2-5-1974. bệnh đã hai năm, đau hai bên bụng dưới, lan ra lưng, đau nhói như kim châm, lúc phát lúc không. Đi tiểu bị đứt đoạn, khi tiểu, dương vật đau, muốn tiểu, đôi khi tiểu ra máu/ Ăn không ngon, cơ thể nặng nề, gầy ốm. Khát, không uống được nhiều. Rêu lưỡi bẩn, mạch Hoãn, mạch bên trái hơi Trầm. Kiểm tra nước tiểu âm tính. Chụp X quang xác định sỏi bàng quang, đường kính vài cm. Đây là chứng thấp trọc ứ trệ. Điều trị phải hóa thấp, hành khí, chỉ thống, thông lâm. Cho uống 7 thang bài Niệu Lộ Kết Thạch Thang (Bạch vân linh 10g, Hải kim sa 15g, Hoạt thạch 12g, Hổ phách 3g, Kim tiền thảo15g, Mộc thông 6g, Thạch bì 10g, Trần bì 10g, Xa tiền tử 10g). Uống 7 thang, các triệu chứng có giảm. Khám lại: bụng dưới hơi giảm đau, tiểu còn có lúc đau, cơ thể gầy ốm, rêu lưỡi và mạch vẫn như cũ. Dùng bài thuốc trên có gia giảm, uống thêm 7 thang. Tổng cộng 14 thang. Chụp X quang kiểm tra, sỏi đã bị tống ra ngoài.

Bệnh Án Sỏi Niệu Quản

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Lý X, nữ, 33 tuổi, cán bộ. Đến khám ngày 11-1-1976. từ ngày 29-12-1975, do bị đau lưng, tiểu gắt, tiểu buốt nên đến bệnh viện chụp X quang, phim cho thấy thận bên trái hơi to. Ngang ụ ngồi bên trái, trong tiểu khung có một đám mờ to bằng hạt đậu phộng, bên cạnh lại có đám mờ nhỏ bằng nửa hạt gạo. Chẩn đoán là sỏi ở đoạn dưới niệu quản trái, kèm theo ứ nước ở bể thận trái. Bệnh nhân sợ mổ nên yêu cầu trị bằng Đông y. lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, hơi vàng, mạch Huyền Tế, hơi Sác. Cho uống 6 thang Trục Thạch Thang (Bạch thược 10g, Cam thảo (nhỏ) 4,8g, Hải kim sa đằng 18g, Hổ phách mạt 4g, Kê nội kim 6g, Kim tiền thảo 30g, Mộc hương 4,8g, Sinh địa 12g. Mộc hương cho vào sau, Hổ phách mạt để ngoài uống với nước thuốc sắc. Ngày một thang, chia hai lần uống). Khám lại: hết đau lưng nhưng thỉnh thoảng cảm thấy đau trong thời gian rất ngắn. Mấy ngày nay cảm thấy chỗ đau chuyển xuống dưới. Mỗi lần đi tiểu xong thấy đau ở lỗ tiểu. Lưỡi vẫn như trước, mạch Huyền, bộ thốn Nhược. Dùng bài thuốc trê, cho uống tiếp 4 thang thì tiểu ra 2 viên sỏi. Một viên to bằng hạt đậu phộng, một viên bằng nửa hạt gạo. Hoàn toàn phù hợp với kết quả X quang. Ngoài ra còn tiểu ra một số chất như cát mịn. Sau đó bệnh cơ bản đã tiêu. Khuyên người bệnh uống bài thuốc lợi thủy, thông lâm gồm: Trân châu thảo 12g, Tiểu diệp phong vĩ thảo 12g, Tiểu sinh địa 12g, Tiểu cam thảo 4,5g, Kim tiền thảo 18g, Quảng mộc hương 3g (cho vào sau). Uống thêm mấy thang để củng cố.

Bệnh Án Sỏi Thận

(Trích trong Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Aging)

Một người đàn ông 38 tuổi cảm thấy đau bụng, nặng ở sau lưng và phía dưới, đến bệnh viện chúng tôi ngày 24 tháng 9 năm 1968. Bẩy năm trước đây đã có triệu chứng này và vào bệnh viện đa khoa, ở đó được chẩn đoán là sỏi thận. Do đau liên tục bệnh nhân đã đến bệnh viện đông y. Khám thấy bệnh nhân luôn có triệu chứng cứng vai và đầy hơi, thích ăn thực phẩm rán, không thích rau, không hút thuốc và cũng không uống rượu,

Page 15: soi than 1

thích Coca-cola và rượu táo, có xu hướng trở nên táo bón, tiểu tiện 5 hay 6 lần hàng ngày, thể trạng khỏe, cân nặng 68 kg, mạch Huyền, rêu lưỡi trắng. Phúc chẩn không có chứng trạng gì đặc biệt. Để loại sỏi bệnh nhân đã được dùng bài Đại Hoàng Phụ Tử Thang. Bài thuốc gồm Đại hoàng là loại thuốc hàn, Phụ tử là loại thuốc nhiệt và Thược Dược Cam Thảo Thang để làm giảm đau, thêm Xuyên tiêu để loại bỏ đầy hơi. Bệnh nhân dùng bài thuốc này được nửa năm, chứng cứng vai dần dần dịu đi và đã mang lại 4 hòn sỏi cỡ bằng hạt ngô cho tôi xem, vào lúc đó vẫn còn nhiều những hòn sỏi nhỏ bằng hạt cát, và bệnh đã không tái phát nữa.