spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

8
SPSS Lesson 4.4 Phần 3 – Những phân tích cơ bản trong SPSS 9 – Kiểm tra độ tin cậy của biến (chỉ tiêu nghiên cứu - thang đo) Si Thinh Hoang (James) M.A: University of Melbourne Work: Vietnam National University of Agriculture

Upload: si-thinh-hoang

Post on 18-Jul-2015

258 views

Category:

Data & Analytics


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

SPSS Lesson 4.4

Phần 3 – Những phân tích cơ bản trong SPSS

9 – Kiểm tra độ tin cậy của biến (chỉ tiêu nghiên cứu -

thang đo)

Si Thinh Hoang (James)

M.A: University of Melbourne

Work: Vietnam National University of Agriculture

Page 2: Spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

Độ chặt chẽ (tin cậy) của một chỉ tiêu nghiên cứu (biến)

• Khi đề xuất một chỉ tiêu nghiên cứu, nó cần có tính “đáng tin cậy”.

Độ tin cậy (reliability) của một chỉ tiêu nghiên cứu (scales) bao gồm

tin cậy theo thời gian (temporal stability) và tin cậy về nội dung

(internal consistency)

• Độ tin cậy nội dung (internal consistency) nhắm tới việc đảm bảo

rằng một chỉ tiêu nghiên cứu được tạo nên bởi các thành phần

(items) có lôgic với nhau. Nghĩa là trả lời câu hỏi: “liệu các thành

phần đó có đo lường cùng một nội dung lớn (chỉ tiêu nghiên cứu)

không?”

• Một hệ số phổ biến để đo lường độ tin cậy về nội dung của một chỉ

tiêu nghiên cứu là Cronbach’s Alpha. Theo DeVellis (2003) hệ số

Cronback’sAlpha cho một chỉ tiêu nên >= 0.7

Page 3: Spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

Độ tin cậy của một chỉ tiêu (tiếp)

• Tuy nhiên Cronbah’s Alpha cũng nhạy cảm. Với các chỉ tiêu có ít hơn 10 nội

dung thì hệ số này thường thấp (<=0.5). Khi đó người ta sử dụng hệ số tương

quan trung bình của các thành phần (mean inter-item correlation) để thay thế

• Theo Briggs and Cheek (1986) thì hệ số Inter-item correlation nên nằm trong

khoảng từ 0.2 đến 0.4

• Độ tin cậy về nội dung của một chỉ tiêu có thể phụ thuộc vào mỗi mẫu khác

nhau. Do đó, cần kiểm định nó với tùy từng mẫu. Nội dung này thường nên

được trình bày trong phần Phương pháp nghiên cứu trong báo cáo nghiên

cứu

• Nếu trong chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm một số thành phần “tiêu cực”

(negatively worded), thì trước khi kiểm định độ tin cậy, các thành phần này

cần được “đảo ngược” (reversed).

• Nếu bạn tự phát triển một chỉ tiêu nghiên cứu, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc

đủ về nguyên lý và thủ tục tiến hành phát triển một chỉ tiêu mới. Hãy tìm đến

các tác giả Streiner & Norman (2003), DeVellis (2003) and Kline (2005).

Page 4: Spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

Kiểm tra độ tin cậy nội dung (internal consistency)

của một chỉ tiêu nghiên cứu- Thực hành

• Hãy mở file survey5ED.sav ra

• Chúng ta cùng nhau kiểm tra độ tin cậy internal consistency của chỉ tiêuLife Satisfaction được tạo nên bởi 5 phần, gồm lifsat1, lifsat2, lifsat3,lifsat4, và lifsat5

• Chú ý quan trọng: trước khi tiến hành, bạn cần kiểm tra xem có thành phầnnào “tiêu cực” không đã. Nếu có, hãy đảo ngược. Điều gì nếu khả năng nàylà có và bạn không đảo ngược???

Các bước thực hiện như sau:

• Analyse/ Scale/ Reliability Analysis

• Chuyển tất cả các thành phần của chỉ tiêu vào hộp Items. Chuyển nhữnggì???

• Model/ Alpha

• Trong hộp Scale Label, hãy ghi tên của chỉ tiêu cần được kiểm tra

• Chọn Statistics/ Descriptives for/ Item và Scale và Scale if Item deleted.Chọn Inter-Item/ Correlation. Chọn Summaries/ Correlations

• Continue/ Ok (hoặc Paste)

Page 5: Spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

Đọc kết quả phân tích độ tin cậy của chỉ tiêu như thế nào???

• Kiểm tra số lượng các cases ở bảng Cases Processing Summaries, và số

lượng thành phần của chỉ tiêu trong bảng Reliability Statistics

• Kiểm tra các giá trị trong ma trận Inter-Item Correlation Matrix xem có giá

trị âm nào không. Tất cả giá trị đều phải dương để thể hiện rằng các thành

phần của chỉ tiêu đang cùng đo lường chỉ tiêu nghiên cứu.

• Những giá trị âm ngụ ý rằng một số thành phần tiêu cực trong chỉ tiêu chưa

được đảo ngược hợp lý. Những thành phần này sẽ được phát hiện trong

bảng Item-Total Statistics với những giá trị âm của ở cột Corrected Item

Correlation. Việc này nên được check cẩn thận hơn khi thấy hệ số

Cronbach’sAlpha nhỏ hơn mong muốn

• Kiểm tra hệ số Cronbach’sAlpha ở bảng Reliability Statistics

• Kiểm tra giá trị cột Alpha If Item Deleted. Việc xóa bỏ một item trong chỉ

tiêu nghiên cứu đôi khi cũng cần thiết. Tuy nhiên, nó sẽ làm mất giá trị so

sánh giữa nghiên cứu của bạn với nghiên cứu khác.

• Khi chỉ tiêu chỉ có ít hơn 10 items, (và hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ), người

ta thường sử dụng thông tin trong bảng Summary Item Statistics

Page 6: Spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

Bạn báo cáo như thế nào về kết quả kiểm định Internal

Consistency của chỉ tiêu nghiên cứu?

• Nhắc lại: kiểm định độ tin cậy của chỉ tiêu nghiên cứu thường nên

được trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu của báo cáo

khoa học (luận văn, bài báo khoa học,…)

• Cách viết có thể là (ví dụ):

According to Pavot, Diener, Colvin and Sandvik (1991), the

Satisfaction with Life scale has good internal consistency, with a

Cronbach alpha coefficient reported of 0.85. In the current study, the

Cronbach alpha coefficient was 0.89.

Page 7: Spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

Bài tập thực hành thêm

• Bài 1 – Business:

Hãy mở file staffsurvey5ED ra và kiểm tra độ tin cậy của biến (chỉ tiêu)

Staff Satisfaction biết rằng chỉ tiêu này được tạo thành bởi 10 thành

phần từ Q1a đến Q10a. Không có thành phần nào cần phải đảo ngược.

• Bài 2 – Health

Hãy mở file sleep5ED ra và kiểm tra độ tin cậy của chỉ tiêu Sleepiness

and Associated Sensations Scale. Chỉ tiêu này được tạo thành bởi các

thành phần bao gồm fatigue, letbargy, tired, sleepy, energy. Không có

items nào trong số này cần phải đảo ngược.

Page 8: Spss lesson 4.4 checking reliability_of_scale (kiem tra do tin cay cua bien)

Tham khảo

Tất cả các kiến thức trong bài trình bày được

khai thác từ nguồn sau:

http://www.allenandunwin.com/spss/