ta là đường đi, lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ... diep giang sinh...

24
Sứ Điệp Giáng Sinh 2016 o Mục sư Lê -Văn- Thể Chúa Jê-sus là ai? Kinh Thánh: Lu-ca 2:1-21 Câu gốc: Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời, quý con dân của Chúa gần xa, quý vị thân hữu đang có mặt trong đền thờ của Chúa hôm nay. Lời đầu tiên của tôi là xin kính gửi đến quý tôi con của Chúa và quý vị thân hữu lời chào mừng thân ái trong tình yêu của Chúa Jesus. Thưa quý vị và các bạn, một lần nữa Giáng Sinh lại về trên khắp hoàn cầu, là ngày kỷ niệm Cứu Chúa Je-sus đã ra đời. Trong những ngày qua, có lẽ lòng của mỗi chúng ta đều háo hức và mong đợi ngày này_ là ngày vui vẻ nhất, phước hạnh nhất vì chúng ta biết chắc chắn rằng, có một Đấng Cứu-thế đã ra đời cách đây 2016 năm. Trên khắp tất cả các quốc gia trên hoàn cầu này, nhà nhà, người người, đều chuẩn bị mọi sự để đón chờ ngày trọng đại này, đã gắn liền với lịch sử của nhân loại hơn hai nghìn năm qua. Tại xứ sở Hoa Kỳ này, người ta đã chuẩn bị mua sắm, trang hoàng ở các nơi làm việc, tại những cơ sở kinh doanh, thương mại, nhà hàng, chợ búa,vv... Lòng người nô nức với những niềm vui khôn tả xiết, cùng hoà theo trong tiếng nhạc Jingle bell, đêm yên lặng... Đâu đó, có những cặp tình nhân, vợ chồng mới cưới, những trẻ em hồi hộp đợi đợi chờ những món quà Giáng- sinh từ những người thân yêu trao tặng. Trên tất cả những ngã đường, đèn hoa lấp lánh khoe khoang những sắc màu rực rỡ, như cô dâu rạng rỡ, xinh tươi trước khi về nhà chồng. Nhưng, thưa quý vị và các bạn! Chuá Jesus thật sự là ai? Ngài là con người bằng xương bằng thịt như chúng ta, hay chính Ngài là Đức Chúa Trời? Lý do nào Ngài đã đến thế gian? Tại sao chúng ta phải thờ lạy Ngài? Và nếu từ chối Ngài, thì "số phận" chúng ta sẽ về đâu? Đó là những vấn đề mà chúng tôi xin cậy ơn Chúa, để giải bày cho quý vị và các bạn đêm nay. 1. Chúa Jesus Christ là ai? Hầu hết những tôn giáo đều cho rằng, Chúa Jesus chỉ là một con người như chúng ta, là một nhà tiên tri hoặc là một giáo sư dạy đạo đức, một giáo chủ hay là một nhân vật đáng tôn kính. Thưa quí vị, tất cả những định đó đều sai lầm vì Kinh Thánh đã khẳng định, Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời. Ngài cũng chính là Đức Chúa Trời. Mời quý vị và các bạn nghe những câu Kinh Thánh sau đây: Sách Giăng (đoạn 3: 16) chép rằng: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mấtmà được sự sống đời đời." Câu Kinh Thánh này đã xác minh Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời. Sách Giăng (chương 10: 30): Chúa Jesus đã khẳng định rằng, chính Ngài là Đức Chúa Trời: "Ta với Cha là một." Và cũng trong sách Giăng (chương 14: 7): Chúa Jesus cũng đã cho biết Ngài chính là Đức Chúa Trời: " Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài." Nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời, thì không bao giờ Ngài có thể công bố:

Upload: others

Post on 21-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Sứ Điệp Giáng Sinh 2016

o Mục sư Lê -Văn- Thể

Chúa Jê-sus là ai?

Kinh Thánh: Lu-ca 2:1-21

Câu gốc: Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của

Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.

Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời, quý con dân của Chúa gần xa, quý vị thân hữu đang có mặt trong đền thờ của Chúa hôm nay.

Lời đầu tiên của tôi là xin kính gửi đến quý tôi con của Chúa và quý vị thân hữu lời chào mừng thân ái trong tình yêu của Chúa Jesus.

Thưa quý vị và các bạn, một lần nữa Giáng Sinh lại về trên khắp hoàn cầu, là ngày kỷ niệm Cứu Chúa Je-sus đã ra đời. Trong những ngày qua, có lẽ lòng của mỗi chúng ta đều háo hức và mong đợi ngày này_ là ngày vui vẻ nhất, phước hạnh nhất vì chúng ta biết chắc chắn rằng, có một Đấng Cứu-thế đã ra đời cách đây 2016 năm. Trên khắp tất cả các quốc gia trên hoàn cầu này, nhà nhà, người người, đều chuẩn bị mọi sự để đón chờ ngày trọng đại này, đã gắn liền với lịch sử của nhân loại hơn hai nghìn năm qua. Tại xứ sở Hoa Kỳ này, người ta đã chuẩn bị mua sắm, trang hoàng ở các nơi làm việc, tại những cơ sở kinh doanh, thương mại, nhà hàng, chợ búa,vv... Lòng người nô nức với những niềm vui khôn tả xiết, cùng hoà theo trong tiếng nhạc Jingle bell, đêm yên lặng... Đâu đó, có những cặp tình nhân, vợ chồng mới cưới, những trẻ em hồi hộp đợi đợi chờ những món quà Giáng- sinh từ những người thân yêu trao tặng. Trên tất cả những ngã đường, đèn hoa lấp lánh khoe khoang những sắc màu rực rỡ, như cô dâu rạng rỡ, xinh tươi trước khi về nhà chồng. Nhưng, thưa quý vị và các bạn! Chuá Jesus thật sự là ai? Ngài là con người bằng xương bằng thịt như chúng ta, hay chính Ngài là Đức Chúa Trời? Lý do nào Ngài đã đến thế gian? Tại sao chúng ta phải thờ lạy Ngài? Và nếu từ chối Ngài, thì "số phận" chúng ta sẽ về đâu? Đó là những vấn đề mà chúng tôi xin cậy ơn Chúa, để giải bày cho quý vị và các bạn đêm nay. 1. Chúa Jesus Christ là ai? Hầu hết những tôn giáo đều cho rằng, Chúa Jesus chỉ là một con người như chúng ta, là một nhà tiên tri hoặc là một giáo sư dạy đạo đức, một giáo chủ hay là một nhân vật đáng tôn kính. Thưa quí vị, tất cả những định đó đều sai lầm vì Kinh Thánh đã khẳng định, Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời. Ngài cũng chính là Đức Chúa Trời. Mời quý vị và các bạn nghe những câu Kinh Thánh sau đây: Sách Giăng (đoạn 3: 16) chép rằng: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mấtmà được sự sống đời đời." Câu Kinh Thánh này đã xác minh Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời. Sách Giăng (chương 10: 30): Chúa Jesus đã khẳng định rằng, chính Ngài là Đức Chúa Trời: "Ta với Cha là một." Và cũng trong sách Giăng (chương 14: 7): Chúa Jesus cũng đã cho biết Ngài chính là Đức Chúa Trời: " Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài." Nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời, thì không bao giờ Ngài có thể công bố:

" Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha." (Giăng 14: 6) Phi-líp không hiểu được lẽ thật này, nên thưa rằng: "Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi. Đức Chúa Jesus đáp rằng: " Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi. Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, hay sao? Những lời ta nói với các ngươi, chẳng phải tự ta nói; ấy là Cha ở trong ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài. Khi ta nói rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, thì hãy tin ta, bằng chẳng hãy tin ở công việc ta." (Giăng 14:8-11) Bấy nhiêu đó, cũng đã đủ chứng cớ để khắng định rằng: Chúa Jesus chính là Đức Chúa Trời. Nhưng, dân Do Thái không tin Ngài là Đức Chúa Trời, nên họ đã nhặt đá đặng ném vào Ngài để giết chết Ngài. Đức Chúa Jesus phán rằng : "Ta đã làm trước mắt các ngươi lắm việc lành bởi Cha đến; vì cớ chi mà các ngươi ném đá ta?" Người Giu-đa (Do- thái) trả lời rằng: " Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì tội lộng ngôn: Ngươi là ai mà tự xưng là Đức Chúa Trời?" Chúa Jesus đáp: Ví bằng, ta không làm những việc của Cha ta, thì các ngươi chớ tin ta. Còn nếu ta làm thì, dầu các ngươi chẳng tin ta, hãy tin những việc ta, để các ngươi hiểu và biết rằng Cha ở trong ta và ta ở trong Cha" (Giăng 10: 30, 31, 37,38) Giăng (chương 1:1-4) chép: "Ban đầu có Ngôi Lời. Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi làm nên mà không bởi Ngài. Giăng (chương 1:14) chép: “Ngôi lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như sự vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” Điều này chứng minh rằng, Chúa Jesus chính là Đức Chúa Trời trong xác thịt. Thô Ma, tức Đi-đim là một trong 12 sứ đồ đã không tin Chúa Jesus sau khi chết đã sống lại. Các môn đồ đã nói với Thô-ma rằng: "Chúng ta đã thấy Chúa, nhưng người trả lời rằng: Nếu ta không thấy dấu đinh trong bàn tay Ngài, nếu ta không đặt ngón tay vào chỗ dấu đinh, và nếu ta không đặt bàn tay vào sườn, thì ta không tin. Cách tám ngày, các môn đồ nhóm nhau trong nhà, có Thô-ma ở với. Khi cửa đang đóng, Chúa Jesus đến, đứng chính giữa các môn đồ mà phán rằng: Bình an cho các ngươi! Đoạn Ngài phán cùng Thô-ma rằng: Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin! Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi! Đức Chúa Jesus phán: Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ đã chằng từng thấy ta mà tin vậy!"(Giăng 20: 24-29) 2. Chúa Jê-sus đến thế gian để làm gì? Mục đích chính và trên hết, là Chuá đến để cứu con người thoát khỏi tội lỗi, và nhận lấy sự sống đời đời qua sự hy sinh của Chúa Jesus trê thập tự giá. Ngài đã chết vì tội lỗi của loài người, trong đó có mỗi một chúng ta. Kinh Thánh chép: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." (Giăng 3: 16)

“Đức Chúa Jê-sus đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy.” (I Timôthê 1: 15)

"Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin Ngài thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời. Vả sự đoán xét đó là như vầy: Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa. Bởi vì ai làm ác thì ghét sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng. Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng, hầu cho các việc của mình được bày tỏ ra, vì đã làm trong Đức Chúa Trời." (Giăng 3: 17-21)

Thưa quý ông bà anh chị em, ai là người có tội? _ Xin thưa, tất cả chúng ta, không loại trừ một người nào. Kinh thánh Tân ước, sách Rô-ma (chương 3: 10-20) vạch rõ tội lỗi của mọi người (Tôi chỉ trích dẫn một số câu thôi):

"Chẳng có một người nào công bình hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích..". Và sách Rô-ma (chương 3: 24) kết luận:

"Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời."

Như vây, không một người nào dám nói là mình vô tội cả căn cứ vào Kinh Thánh. Tuy nhiên, có thể một số người nào đó nói rằng: "Tôi không làm gì có tội cả." Cuộc đời tôi chỉ ăn chay, nằm đất và làm điều lành, tôi đâu có làm gì nên tội. Vâng, đó là cái nhìn của con người, quan niệm đạo đức theo con người thế gian; nhưng trước mặt Đức Chúa Trời, mời quý vị nghe để hiểu biết thế nào là tội lỗi qua những câu Kinh Thánh sau đây:

" Vả, việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô-uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép,tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy, thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời." (Ê-phê-sô 5: 19-21).

Đó là lời cảnh báo của Sứ đồ Phao Lô, trong thư viết gửi cho người Ga-li-ti, là những người đã tin Chúa, biết Chúa; nhưng nếu phạm những tội vừa kể trên thì không được vào nước thiên đàng. Huống hồ chi là những kẻ chối Chúa, không tôn thờ Đức Chúa Trời, không tin nhận Đức Chúa Jesus là Cứu Chúa của nhân loại, thì số phận của họ sẽ ra sao, khi Chúa Jesus trở lại lần thứ hai? Theo Kinh Thánh cho biết, họ sẽ bị ném vào hoả ngục là nơi có lửa cháy bừng bừng:

" Bây giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên, trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, ch8ảng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước toà, và các sách thì mở ra. Cũng có một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những ke chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong sách ấy. Biển đem trả những người chết mình chứa; sự chết và âm phủ cũng đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công viện mình làm. Đoạn sự chết và âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa (Khải huyền 20: 11-15).

(Xin mời quý vị xem một số hình ảnh tiêu biểu của những người đã chống nghịch lại Đức Chúa Trời, số phận của họ ra sao? (xem phần tiểu sử và video clip, mô tả hình ảnh của lửa điạ ngục nằm ở cuối bài viết, phần phụ lục.)

3. Làm thế nào để thoát khỏi lửa điạ ngục?

Kinh thánh đã cho chúng ta câu trả lời. Nếu chúng ta bằng lòng tiếp nhận Chúa Jesus, thật lòng ăn năn tội lỗi của mình, quay trở về thờ phượng Đức Chúa Trời cách thành thật, thì tội lỗi được tha, chúng ta trở thành con cái của Ngài; thoát khỏi lửa địa ngục và được nhận sự cứu rỗi, nghĩa là được vào nước Đức Chúa Trời khi Chúa Jesus trở lại thế gian lần nữa. Chúng ta tin chắc điều đó, vì Kinh Thánh đã nói như vậy. Kinh Thánh không bao giờ sai trật.

Quả thật ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống. Quả thật, quả thật ta nói cùng các ngươi, giờ đến và đã đến rồi, khi những kẻ chết sẽ nghe tiếg của Con Đức Chúa Trời, và những kẻ nghe sẽ được sống." (Giăng 5:24, 25)

Kinh Thánh Cựu Ước cũng đã chép rằng, tiên tri Ê-sai đã dự ngôn về một Đấng Cứu thế sẽ ra đời như sau:

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta, mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” (Ê-sai 53: 4-6)

Đó là lời dự ngôn mà Đức Chúa Trời đã dùng tiên tri Ê-sai nói ra, cách xa sự kiện Chúa Jê-sus vào đời 700 năm trước, nhưng đã được ứng nghiệm. Ngày hôm nay, chắc chắn những lời được chép trong Kinh Thánh Tân ước sẽ tiếp tục ứng nghiệm cho nhân loại và thế giới này. Chúa Jê-sus sẽ trở lại trong thế gian này để xét đoán kẻ có tội là những kẻ từ chối Ngài, không vâng theo tiếng Ngài, họ sẽ bị xét đoán và bị quăng vào lửa địa ngục:

" Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài. Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người này với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra; chiên để bên hữu và dê để bên tả. Bấy giờ vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất. Kế đó, Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta, đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó..." (Ma-thi-ơ 25: 31,32,33, 34, 41) Thưa quý ông bà anh chị em! Thông điệp của chúng tôi muốn gửi đến quý vị thân hữu nhân mùa Giáng sinh 2016 này là: Xin hãy khiêm nhường, hạ mình xuống, thành thật ăn năn những lỗi lầm trước Chúa, thì Đức Chúa Trời thành tín, sẽ tha thứ hết tội của quý vị trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai nữa. Sự cứu rỗi chỉ có thể thực hiện được qua đức tin đặt vào Chúa Giê Xu Christ. Thần tánh của Chúa để giải thích lời công bố của Ngài:

“Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi Ta không một ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6). Thân ái kính chào quý đầy tớ Chúa, quý con dân của Ngài và quý vị thân hữu một mùa Giáng sinh an lành, một năm mới 2017 tràn đầy niềm vui và phước hạnh! Amen!

Mục sư Lê- Văn -Thể

Phụ lục

http://tonvinhchua.net/tin-tuc-do-day/hau-qua-cua-nhung-nguoi-nhao-bang-thuong-

de.html

HẬU QUẢ CỦA NHỮNG NGƯỜI NHẠO BÁNG THƯỢNG ĐẾ

JOHN LENNON ( Môt ca sı )

John Lennon và Yoko Ono Nhiêu năm trươc đây, trong suôt buôi phong vân vơi môt tơ bao cua My John Lennon đa noi : “Đao cua Chua Jesus đa đên ky chung kêt ,no se biên mât. ,Tôi chăng cân phai ban cai vê điêu nây , tôi chăc chăn la như vây ! Chua Jesus thı tôt, nhưng nhưng lơi day cua Chua thı qua đơn gian, giơ chung ta nôi tiêng hơn Ngai ( năm 1966 ) Sau khi Lenna đa phat biêu như vây anh ta đa bi ngươi ta băn chêt vơi 6 phat sung !

TANCREDO NEVES ( Tông thông cua Brazil )

Trong luc ra ưng cư Tông thông ông tuyên bô: ” Nêu ông co 500 ngân phiêu bâu cư tư phıa ung hô tôi , thı du Đưc Chua Trơi co muôn xoa bo chưc tông thông cung không đươc ! ” Đung , ông đa đươc ưng cư tông thông nhưng ông đa bi binh va chêt trươc khi đươc đăng quang chưc tông thông !

CAZUZA (Ngươi Brazin lương tınh la môt ca sı, viêt nhac va văn thơ)

Trong luc trınh diên ơ Canecio ( Rio De Janerio ) đang khi câu ta hut thuôc va pha khoi ra va noi ” Đưc Chua Trơi, cai dành cho Ông đo ” Câu ta chêt vao tuôi 32 vơi binh ung thư thât la khung khiêp.

NGƯỜI TẠO DỰNG CHIẾC TÀU TITANIC

Sau khi xây dưng xong con tau Ti-Ta-Nic, môt phong vân viên hoi ông” Theo ông con tau vơi mưc đô an toan la như thê nao ? Vơi giong châm biêm ông tra lơi: “No an toan đên nôi Đưc Chua Trơi cung không nhân chım no đươc!” Va tôi tin la ban đa biêt điêu gı xay đên cho no rôi ( Con tau đa bi chım va chêt rât nhiêu ngươi )

MARILYN MONROE ( Môt nư diên viên )

Cô đa đươc Muc sư Billy Graham đên thăm khi ông co chương trınh truyên giang tai đo ông noi “Thanh Linh cua Đưc Chua Trơi gơi tôi đên đê giang cho Cô ” Sau khi nghe nhưng lơi giang Cô noi “Tôi không cân Chua Jesus cua ông” Môt tuân sau đo , ngươi ta đa tım thây xac cua Cô tai chung cư cua Cô.

BON SCOTT ( Môt Ca sı )

Ngươi hat cua AC / DC ; Môt trong bai hat cua anh vao năm 1979 anh Hat ” “Đưng ngăn trơ tôi , Tôi đang đi suôt con đương , xuông tân Đia Nguc ” Vao ngay 19 thang 2 năm 1980 , Bon Scott đa chêt vı ngat thơ bơi chưng binh nôn mưa cua mınh.

CAMPINAS ( Năm 2005 )

Tai Campinas . môt nhom ban ngươi Brazil đang say rươu đên đon ban cua mınh Ngươi me câm tay cô con gai ra tân xe vơi cô va ba thât sư vô cung lo lăng khi thây đam ban say xın lai xe , khi con ba đa ngôi vao xe ba noi “Câu xin Đưc Chua Trơi đi vơi con va gın giư con ” Cô tra lơi ” “Nêu Chua muôn đi cung thı phai ngôi trong Cop Xe chư trong nây chât chô hêt rôi ” Vai tiêng đông hô sau đo, tin tưc loan tin la chiêc xe đa bi tai nan khung khiêp , ca xe đêu chêt hêt ! Chiêc xe không con nhân ra đươc hınh dang loai xe nao ! nhưng môt điêu vô cung kinh ngac la Cop xe vân con nguyên! , Canh sat noi ‘ Không thê nao môt tai nan như thê nây ma Cop- xe lai con nguyên như vây ! Va ho ngac nhiên nưa la trong cop xe thung trưng ga không hê bi bê !!

CHRISTINE HEWITT( Người Jamaican la môt nha bao va môt hoat nao viên)

Cô ta noi “Quyên Kinh Thanh ( Lơi Đưc Chua Trơi la môt quyên sach tôi tê nhưt trong cac loai sach “) Vao Thang 6 năm 2006 ngươi ta đa nhân ra la Cô đa bi chêt chay trên chiêc xe găn may cua mınh ! Rât nhiêu ngươi đa quên DANH cua CHUA JESUS la Danh trên hêt moi DANH va rât quyên uy!

Đây la lơi câu nguyên bạn có thể thưa với Chúa, khi ban thât long muốn tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của đời mình:

Kính lay Cưu Chua Jesus, con cân đến Ngai, con xin mở cửa lòng con để tiếp nhận lấy Ngai, làm Cứu Chúa của cuộc đời con. Con xin ăn năn tất cả những tội lỗi của con và xin từ bỏ. Xin Ngài ngự trị trong đời sống con và nhận lấy con làm con của Ngài. Xin Ngai ghi tên con vào sổ sách của sự sống đời đời. Con cam ơn Ngài. NHÂN DANH CHUA JESUS CHRIST, amen!

Video clip mô tả lửa điạ ngục: God's Grace

www.facebook.com/974946179222816/videos/1174602725923826/?pnref=story

Chúa là ai? Chúa là gì? Chúa là người như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể biết Chúa?

Câu hỏi: Chúa là ai? Chúa là gì? Chúa là người như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể biết Chúa? Trả lời: Chúa là ai? – Sự thật Sự thật về sự tồn tại của Chúa rất dễ thấy thông qua sự sáng tạo lẫn lương tâm của con người, là điều mà Kinh thánh gọi người vô thần là “kẻ ngu dại” (Thi thiên 14:1). Vì vậy, Kinh thánh không bao giờ cố gắng chứng minh sự tồn tại của Chúa; đúng hơn là nó thừa nhận sự tồn tại của Ngài từ buổi sáng thế (Sáng thế ký 1:1). Điều mà Kinh thánh bày tỏ là bản tính, tính cách và công việc của Chúa. Chúa là ai? – Định nghĩa Suy nghĩ đúng đắn về Chúa là một điều vô cùng quan trọng bởi vì một quan điểm sai lầm về Chúa là thờ hình tượng. Trong Thi thiên 50:21, Chúa quở trách người xấu với lời buộc tội: “Ngươi tưởng Ta giống như ngươi”. Trên hết, một định nghĩa sơ lược thích hợp về Chúa là “Đấng tối cao, Đấng sáng tạo và Đấng cai trị muôn loài, Đấng tự tồn tại hoàn toàn có quyền năng, nhân từ và khôn ngoan”. Chúa là ai? – Bản tính của Ngài Chúng ta biết những điều chắc chắn thật sự về Chúa vì một lý do: trong sự thương xót của Ngài, Ngài hạ cố bày tỏ một số phẩm chất của Ngài cho chúng ta. Chúa là thần do bản chất không thể thấy được của Ngài (Giăng 4:24). Chúa là Đấng duy nhất, nhưng Ngài tồn tại như là

ba Ngôi – Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh (Ma-thi-ơ 3:16-17). Chúa là Đấng vô hạn (I Ti-mô-thê 1:17), không ai sánh được như Ngài, II Sa-mu-ên 7:22), và không thay đổi (Ma-la-chi 3:6). Chúa tồn tại ở khắp mọi nơi (Thi thiên 139:7-12), biết mọi điều (Ma-thi-ơ 11:21), và có đầy đủ quyền năng và thẩm quyền (Ê-phê-sô 1; Khải huyền 19:6). Chúa là ai? – Tính cách của Ngài Đây là một vài đặc điểm của Chúa được bày tỏ trong Kinh thánh: Chúa công bình (Công vụ 17:31), yêu thương (Ê-phê-sô 2:4-5), lẽ thật (Giăng 14:6), và thánh khiết (I Giăng 1:5). Chúa bày tỏ lòng thương xót (II Cô-rinh-tô 1:3), sự nhân từ (Rô-ma 9:15), và ân điển (Rô-ma 5:17). Chúa xét đoán tội lỗi (Thi thiên 5:5) nhưng cũng bày tỏ sự tha thứ (Thi thiên 130:4). Chúa là ai? – Công việc của Ngài Chúng ta không thể hiểu Chúa khi tách khỏi công việc của Ngài bởi vì điều Ngài làm bắt nguồn từ việc Ngài là ai. Đây là danh sách ngắn gọn về các công việc của Chúa trong quá khứ, hiện tại và tương lai: Chúa tạo dựng nên thế giới (Sáng thế ký 1:1; Ê-sai 42:5), Ngài tích cực duy trì thế giới (Cô-lô-se 1:17), Ngài đang thi hành kế hoạch đời đời của Ngài (Ê-phê-sô 1:11) liên quan đến sự cứu chuộc con người khỏi sự rủa sả của tội lỗi và sự chết (Ga-la-ti 3:13-14), Ngài kéo con người đến với Đấng Christ (Giăng 6:44), Ngài sửa phạt con cái Ngài (Hê-bơ-rơ 12:6), và Ngài sẽ đoán xét thế gian (Khải huyền 20:11-15). Chúa là ai? – Mối thông công với Ngài Trong Ngôi vị Con trai, Chúa trở nên xác thịt (Giăng 1:14). Con trai của Chúa trở nên Con Người và vì vậy là “cầu nối” giữa Chúa và con người (Giăng 14:6; I Ti-mô-thê 2:5). Chỉ thông qua Con trai thì chúng ta mới có thể có được sự tha thứ tội lỗi (Ê-phê-sô 1:7), sự giảng hòa với Chúa (Giăng 15:15; Rô-ma 5:10), và sự cứu rỗi đời đời (II Ti-mô-thê 2:10). Trong Chúa Giê-xu Christ có “tất cả đầy đủ thần tính Đức Chúa Trời ngự trong thân xác” (Cô-lô-se 2:9). Vậy, để thật sự biết Chúa là ai thì tất cả điều chúng ta phải làm là nhìn xem Chúa Giê-xu.

CHÚA JÊ-SUS GIÁNG TRẦN

Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 1: 18- 23

Kính thưa quý tôi tớ Chúa! Kính thưa quý ông bà anh chị em dấu yêu trong Chúa!

Cho phép tôi xin được gửi đến quý tôi tớ Chúa, quý ông bà anh chị em lời chào hỏi thân ái trong tình yêu của Cứu Chúa Jê-sus. Tôi muốn được bày tỏ sự vui mừng cùng với quý ông bà anh chị em trong không khí kỷ niệm Chúa Jê-sus Giáng Sinh 2013. Cầu xin Ba Ngôi Đức Chúa Trời ban ơn dư dật trên quý ông bà anh chị em và gia đình một mùa Giáng Sinh ngập tràn niềm vui và phước hạnh. Chúng ta hãy dâng lên Đức Chúa Trời lời cảm tạ và biết ơn sâu xa nhất về tình yêu của Ngài; đã đưa Con một của Ngài là Chúa Jê-sus vào thế gian chết thay cho tội lỗi cho nhân loại. “Hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà nhận lấy sự sống đời đời.”

Thưa quý tôi tớ Chúa, quý ông bà anh chị em!

Sự kiện Chúa Jê-sus vào đời là một biến cố trọng đại nhất trong lịch sử nhân loại. Đến nay, hai nghìn mười ba năm qua rồi, nhưng sự kiện có một không hai này vẫn còn được nhắc đến, vẫn sống động và đang sống trong tâm trí của những con người được Ngài lựa chọn làm con cái của Ngài. Dù tin hay không, dù chấp nhận hay từ chối, thì Chúa Jê-sus vẫn đang sống trong lòng hàng tỉ người; mà chưa một ai có đủ tư cách hay bằng chứng để phủ nhận sự thật hiển nhiên này. Kinh Thánh (Ma-thi-ơ 1:18-23) ghi lại sự kiện Chúa giáng sanh như sau:

“Về sự giáng sanh của Đức Chúa Jê-sus đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Thánh Linh. Giô-sép, chồng người là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đền cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao mà phán rằng: Hỡi Giô-sép con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là JÊSUS, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội. Mọi việc đã xảy ra như vậy, để cho ứng nghiệm lời Chúa đã dùng đấng tin tri mà phán rằng:

Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.”

Thưa quý ông bà anh chị em!

Chúa Jê-sus là ai? Phải chăng Ngài cũng chỉ là con người phàm trần như chúng ta, do sự kết hợp giữa người nam và người nữ, thụ thai và ra đời? – Xin thưa, hoàn toàn không phải như vậy. Ngài là Đấng đến từ Trời, Ngài chính là Đức Chúa Trời thành người, đến giữa thế gian qua cách kỳ diệu bởi Đức Thánh Linh (Ma-thi-ơ 1: 20b, 23). Vì vậy, Ngài không phải chỉ được

2013 tuổi, sinh sau Phật Thích- Ca hay giống như các giáo chủ khác của trần gian này. Ngài đã hiện hữu từ trước vô cùng, là Đấng tạo dựng nên vũ trụ, và toàn cõi thế gian này, trong đó có con người chúng ta (Sáng Thế Ký Chương I; Giăng 1: 3). Kinh Thánh đã khẳng định: Chúa Jê-sus là Con của Đức Chúa Trời:

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3: 16, 17)

“ thì ta đây, là Đấng Cha ta đã biệt ra thánh, và sai xuống thế gian, nói: Ta là Con Đức Chúa Trời, cớ sao các ngươi cáo ta là nói lộng ngôn?” (Giăng 10: 36)

Có phải chính Ngài là Đức Chúa Trời không?

Vâng, Chúa Jê-sus chính là Đức Chúa Trời: “Ta với Cha là một” (Giăng 10: 30).

“Phi-líp thưa rằng: Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi. Đức Chúa Jê-sus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà nguơi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?” (Giăng 14:8-9)

Chúa Jê-sus đến thế gian để làm gì?

“Đức Chúa Jê-sus đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy.” (I Timôthê 1: 15)

Kinh Thánh Cựu Ước, tiên tri Ê-sai đã dự ngôn về một Đấng Cứu thế sẽ ra đời được chép như sau: “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta, mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” (Ê-sai 53: 4-6)

Đó là lời dự ngôn mà Đức Chúa Trời đã dùng tiên tri Ê-sai nói ra, cách xa sự kiện Chúa Jê-sus vào đời 700 năm trước, nhưng đã được ứng nghiệm.

Ngày hôm nay, chắc chắn những lời được chép trong Kinh Thánh Tân Ước sẽ tiếp tục ứng nghiệm cho nhân loại và thế giới này. Chúa Jê-sus sẽ trở lại trong thế gian này để xét đoán kẻ có tội là những kẻ từ chối Ngài, không vâng theo tiếng Ngài, mà nghe theo tiếng của ma quỉ (Giăng 16:8,9; Ma-thi-ơ 25: 31, 32).

Thưa quý ông bà anh chị em!

Mùa Giáng Sinh rồi sẽ đi qua, những cây thông trang trí lộng lẫy với những ánh đèn sắc màu rực rỡ cũng sẽ bị người ta đem quăng mất đi, hay vất vào những lò lửa hực! Cuộc đời mỗi chúng ta nếu không thực sự thờ phượng Đức Chúa Trời, không vâng theo tiếng Chúa, không sống theo những lời răn dạy của Chúa Jê-sus thì “số phận” chẳng hơn gì những cây thông vô tri vô giác ấy! Cây thông cháy đi là chấm hết, nhưng con người chúng ta không phải chấm hết; nhưng đằng sau sự chết là sự phán xét của Đức Chúa Jê-sus khi Ngài tái lâm, chúng ta sẽ bị vất trong hoả ngục để chịu sự kinh khiếp đời đời! Ngược lại, nếu chúng ta thật lòng ăn

năn tội lỗi và từ bỏ nó, thờ phượng chỉ một mình Đức Chúa Trời; quyết nghe theo tiếng Chúa sống đúng với điều răn dạy của Ngài; chúng ta sẽ được cất lên trong sự vinh hiển mà vui hưởng nước thiêng đàng như lời Ngài phán hứa. (Ma-thi-ơ 25 : 31,46)

Câu hỏi cho mỗi chúng ta hôm nay là: Chúa Jê-sus đã thật sự giáng sinh trong lòng chúng ta chưa? Chúng ta đến nhà thờ là vì thói quen của gia đình, vì sự ép buộc của cha mẹ, vì lợi lộc cá nhân, vì sĩ diện của gia phong, vì muốn khoác lên cái áo đạo đức bề ngoài v.v… hay chúng ta đến với Chúa vì ý thức được tội lỗi của mình, muốn nhận được sự tha thứ bởi huyết Chúa Jesus?

Sứ điệp Giáng Sinh năm nay không có gì khác hơn đó là sự vâng phục Chúa tuyệt đối, trung tín sống bởi lời Ngài, làm sáng danh Ngài, luôn có mối thông công gần gũi với Chúa trong những thì giờ cầu nguyện riêng tư. “Yêu Chúa và yêu kẻ lân cận”. Hãy noi gương mấy kẻ chăn chiên ngoài đồng sau khi xem thấy Ma-ri, Giô-sép, và con trẻ đang nằm trong máng cỏ, họ bèn thuật lại những lời thiên sứ nói về con trẻ đó. Chúng ta hãy đi ra nói với mọi người rằng: Chúa Jê-sus là Đấng Cứu Thế. Hãy làm chứng nhân cho Chúa về tình yêu thương và sự cứu rỗi trong huyết của Ngài; qua đời sống của quý ông bà anh chị em! Đó là sứ điệp trọng tâm của mùa Giáng Sinh 2013 này.

Thân ái kính chào MỤC SƯ LÊ VĂN THỂ Sứ Điệp Giáng Sinh 2013

Khoa Học và Niềm Tin: Ánh Sáng Cho Trần Gian

Được đăng bởi: bientap Ngày: 12/22/2015 In: Kiến Thức, Lịch Sử, Niềm Tin Và Cuộc

Sống, Tài Liệu, Trang Chính | comment : 0 Comments

Ánh Sáng Cho Trần Gian “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm.” Thi Thiên 19:1 Ánh sáng là yếu tố căn bản cần thiết cho đời sống con người cũng như cho mọi sinh vật trên trái đất. Hằng ngày ai trong chúng ta cũng tiếp xúc với ánh sáng; tuy nhiên nếu đươc hỏi rằng ánh sáng là gì, ít ai trong chúng ta có thể có ngay một định nghĩa hay một câu trả lời rõ ràng.

Ánh sáng là gì? Ánh sáng được cấu tạo như thế nào? Bản chất của ánh sáng là gì? Đây là những câu hỏi rất quan trọng khiến các khoa học gia trên thế giới đã nghiên cứu suốt vài trăm năm để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Môn vật lý đã dành riêng một ngành để nghiên cứu về ánh sáng gọi là quang học. Các triết gia cũng đã có những cuộc tranh luận bất tận để tìm định nghĩa về ánh sáng.

Chúa Giê-xu đến thế gian cách đây đã hơn 2000 năm. Phúc Âm Giăng là một trong bốn sách Phúc Âm trong Thánh Kinh. Khác với những Phúc Âm kia, Phúc Âm Giăng không ghi lại sự tích Chúa Giê-xu giáng sanh; nhưng trong phần mở đầu, Sứ Đồ Giăng giới thiệu Chúa Giê-xu là ánh sáng của thế gian. Qua những khám phá của khoa học và sự dạy dỗ của Thánh Kinh, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu một vài ý nghĩa về sự sáng mà Sứ Đồ Giăng muốn dùng để nói về Đức Chúa Giê-xu.

Bản Chất Của Ánh Sáng Từ xa xưa, người Hy Lạp cho rằng ánh sáng được cấu tạo từ những hạt nhỏ, những hạt này phát sáng và mang ánh sáng từ nơi này sang nơi khác. Bác học Isaac Newton là người đầu tiên công bố công trình nghiên cứu khoa học về bản chất của ánh sáng. Năm 1666, Newton dùng một lăng kính tam giác để chiết xuất ánh sáng và chứng minh rằng ánh sáng mà chúng ta thường thấy được tổng hợp từ nhiều màu khác nhau. Bác học Newton đã tìm ra quang phổ. Theo Newton, mỗi quang phổ được tạo thành nhờ những hạt giao động với những bước sóng khác nhau, do đó tạo nên nhiều màu khác nhau. Newton dùng lý thuyết hạt của ánh sáng để giải thích hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Quan điểm về ánh sáng được cấu tạo từ những hạt vốn được tin tưởng từ xưa nay được Newton chứng minh nên được nhiều khoa học gia ủng hộ.

Năm 1690, nhà vật lý và thiên văn Hòa Lan Christian Huygens công bố một lý thuyết mới cho rằng ánh sáng có bản chất sóng. Christian Huygens là một khoa học gia rất nổi tiếng về quang học và cơ hoc. Ông là một trong những thành viên đã sáng lập ra Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp. Vào thời đó, Christian Huygens được xem là khoa học gia uy tín nhất chỉ sau Newton. Lý thuyết về ánh sáng có bản chất sóng giúp giải thích được nhiều hiện tượng khác liên quan đến ánh sáng. Christian Huygens cho rằng giống như âm thanh lan truyền qua môi trường là không khí; ánh sáng có thể truyền từ nơi này qua nơi khác qua một môi trường mà Huygens gọi là chất aether. Lý thuyết này giúp giải thích được một câu hỏi rất hóc búa mà các nhà vật lý và thiên văn thời đó vẫn chưa có câu trả lời là làm thế nào ánh sáng có thể truyền qua những khoảng cách gần như là chân không giữa những giải thiên hà với vận tốc rất nhanh 300.000 cây số mỗi giây. Trong những khoảng không đó, không có nhiều hạt làm sao ánh sáng có thể truyền được. Dùng bản chất sóng của ánh sáng, Huygens cũng giải thích được hiện tượng khúc xạ, phản xạ và đặc biệt là hiện tượng khúc xạ đôi mà Newton không đề cập đến. Lý thuyết của Huygens rất quan trọng, tuy nhiên không được các khoa học gia thời ấy quan tâm mấy. Lý do khá đơn giản. Vào thời ấy, Newton rất nổi tiếng và sống khá lâu. Trong khi đó, chỉ 5 năm sau khi công bố lý thuyết sóng của ánh sáng, Huygens qua đời. Trong khi đó, năm 1704 Newton lại phối hợp lý thuyết về bản chất hạt của ánh sáng với những định lý cơ học mà ông đã chứng minh để giải thích những hiện tượng quang học khác một cách chính xác. Do đó, lý thuyết về bản chất hạt của ánh sáng càng được nhiều người ủng hộ.

Gần 100 năm trôi qua, đến năm 1803, khoa học gia Thomas Young đã làm sống lại chủ trương ủng hộ bản chất sóng của ánh sáng. Thomas Young làm thí nghiệm về hiện tượng giao thoa. Ông dùng hai tia sáng khác nhau phối hợp lại và chứng minh rằng giống như hai sóng nước gặp nhau, tia sáng tổng hợp sẽ có hướng chuyển động và vận tốc giống như lý thuyết sóng phải có.

Hơn 10 năm sau, vào năm 1814, Augustin Fresnel dùng bản chất sóng của ánh sáng giải thích hiện tượng nhiễu xạ. Hiện tượng nhiễu xạ là hiện tượng ánh sáng bị lệch hoặc nhòa đi khi chiếu qua một lỗ hở quá nhỏ hoặc tiếp xúc với những góc cạnh của vật thể. Thí nghiệm giao thoa của Thomas Young và thí nghiệm nhiễu xạ của Augustin Fresnel chứng minh ánh sáng có bản chất sóng.

Năm 1864, lý thuyết sóng về bản chất của ánh sáng lại được ủng hộ mạnh mẽ hơn bởi thuyết sóng điện từ của Jame Clerk Maxwell. Jame Maxwell chứng minh rằng điện trường và từ trường phối hợp với nhau có thể lan truyền như sóng với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng (300.000 Km/giây). Ánh sáng mà chúng ta thấy được được cấu tạo từ sóng điện từ và tạo nên quang phổ từ trường. Lý thuyết của Maxwell được trình bày chặt chẽ với những phương trình toán học giải thích về bản chất sóng và được khẳng định bởi thí nghiệm của Henry Hezt vào năm 1866. Lý thuyết sóng điện từ của Maxwell đã đặt nền tảng cho kỹ nghệ truyền thanh, truyền hình và viễn thông ngày nay.

Mặc dù đã được nghiên cứu và giải thích trong suốt hơn 200 năm, các khoa học gia trên thế giới vẫn bâng khuâng không biết rõ bản chất của ánh sáng là gì. Ánh sáng có bản chất sóng hay hạt? Newton và Huygens đều là những khoa học gia vĩ đại, lý thuyết họ nêu ra không có gì sai lầm. Những người ủng hộ Newton và Huygens đã thực hiện nhiều thí nghiệm để chứng minh lý thuyết hạt và sóng nhưng công chúng vẫn không biết đâu là chân lý.

Đến cuối thế kỷ 19, những người ủng hộ quan điểm của Huygens đã thực hiện một số thí nghiệm chứng minh bản chất sóng của ánh sáng, nhưng vẫn còn hai vấn đề chưa được giải thích. Trước hết, môi trường aether mà Huygens cho là môi trường để ánh sáng được lan truyền đó là gì? Thứ hai, nếu ánh sáng có bản chất sóng, làm thế nào để giải thích về ảnh hưởng của ánh sáng trên phim ảnh? Những người ủng hộ quan điểm của Huygens cố công giải thích hai vấn đề này. Albert Abraham Michelson (1881) rồi Edward Williams Morley (1887) lần lượt thực hiện những thí nghiệm nhằm chứng minh sự tồn tại của chất aether nhưng cả hai thí nghiệm nổi tiếng này đều thất bại. Đầu thế kỷ thứ 20, Max Planck quay trở về quan điểm bản chất hạt của ánh sáng. Max Planck dùng bản chất hạt của ánh sáng để giải thích hiện tượng bức xạ, là hiện tượng làm năng lượng tách ra khỏi vật thể bị đun nóng.

Đến năm 1905, một quan điểm mới về bản chất của ánh sáng được công bố. Nhà bác học thiên tài Albert Einstein công bố thuyết tương đối. Einstein chứng minh rằng không cần aether, sóng điện tử vẫn có thể lan truyền được; do đó ánh sáng có thể lan truyền mà không cần một môi trường như Huygens đã nói. Vấn đề hóc búa thứ hai cũng được Einstein giải thích bằng một lý thuyết khác đó là thuyết lượng tử vào cùng năm ấy. Dựa trên lý thuyết về bức xạ nhiệt của Max Planck (1900), Einstein cho rằng không phải chỉ có nguồn bức xạ dao động nhưng chính bức xạ cũng dao động nữa. Einstein chứng minh rằng ánh sáng, cũng như những dạng khác của sóng điện từ, chuyển động từng nhóm bằng những hạt mà Einstein gọi là lượng tử.

Từ những luận cứ trên, Einstein cho rằng ánh sáng có cấu trúc hạt mang năng lượng nhưng khi chuyển động thì ánh sáng mang bản chất sóng. Vài năm sau, lý thuyết về quang phổ và mô hình nguyên tử do Neils Bohr (1913) định nghĩa, đã chứng minh quan điểm của Einstein hoàn toàn đúng.

Cuối cùng đến năm 1924, bác học Lous de Broglie giải thích rằng ánh sáng có cả bản chất hạt và bản chất sóng. Ngày nay, các khoa học gia nhìn nhận ánh sáng có cả hai bản chất hạt và sóng. Đôi khi ánh sáng cư xử như những hạt, nhưng có lúc ánh sáng hoạt động như sóng. Với

cách nhìn mới về bản chất của ánh sáng, các khoa học gia có thể giải thích mọi hiện tượng căn bản liên quan đến ánh sáng trên thế giới ngày nay.

Bản Chất Của Chúa Giê-xu Bản chất của ánh sáng thật khó hiểu. Các khoa học gia lỗi lạc trên thế giới phải mất vài trăm năm nghiên cứu để tìm câu trả lời. Đức Chúa Giê-xu đến thế gian đã hơn 2000 năm. Giăng giới thiệu Đức Chúa Giê-xu là ánh sáng của thế gian. Sự thật về Đức Chúa Giê-xu cũng gây tranh luận không kém gì cuộc tranh luận để tìm hiểu bản chất của ánh sáng. Đức Chúa Giê-xu là ai? Ngài là người hay là Đức Chúa Trời?

Đối với những người chưa tin Chúa, Đức Chúa Giê-xu chỉ là một con người bình thường. Ngài là một hiền triết, một giáo sư vĩ đại, một vĩ nhân, nhưng Ngài cũng chỉ là một con người. Những người chưa tin Chúa không tin có Đức Chúa Trời. Những người này tin rằng Đức Chúa Giê-xu đã sinh ra trên đời này, Ngài giảng dạy và rồi Ngài chết đi như một người bình thường. Vì không tin rằng Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, họ cho rằng Đức Chúa Giê-xu không sống lại, Ngài cũng không làm phép lạ. Những điều đó chỉ do những người tin Chúa thêu dệt thêm mà thôi.

Đối với một số người khác, như người Do Thái, họ tin rằng có Đức Chúa Trời là Đấng Chí Cao. Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng, Ngài có thể làm được mọi sự. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời là Đấng Thánh Khiết, không ai có thể gặp Ngài mặt đối mặt. Với suy nghĩ đó, người Do Thái không thể nào tin rằng Đức Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời trở thành người.

Quan điểm của hai nhóm người trên hoàn toàn hợp lý dựa trên những hiểu biết của họ. Tuy nhiên những suy nghĩ đó phiến diện vì chỉ nhìn vấn đề theo một góc nhìn trong một khuông khổ nhất định. Giống như các khoa học gia sống từ giữa thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19, khi tìm hiểu bản chất của ánh sáng, họ đã nghiên cứu và suy nghĩ rất hợp lý; nhưng do bị trói buộc trong quan điểm của vật lý cổ điển nên họ chỉ biết rằng ánh sáng có bản chất hạt hay bản chất sóng nhưng không thể nào có cùng một lúc hai bản chất. Thuyết tương đối và thuyết lượng tử mở cho các khoa học gia một tầm nhìn mới, nhờ đó họ nhận biết vấn đề cách chính xác hơn.

Thánh Kinh cho chúng ta một cái nhìn trung thực, toàn diện và chính xác về bản chất của Đức Chúa Giê-xu. Phúc Âm Giăng giới thiệu Đức Chúa Giê-xu có cả hai bản tánh: Ngài vừa là Đức Chúa Trời và Ngài cũng là người; bởi vì Đức Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời trở thành người. Đức Chúa Giê-xu đã làm phép lạ. Ngài đã sống lại và Ngài thăng thiên. Đây là những việc làm không có gì khó cho một Đức Chúa Trời Toàn Năng.

Trong phần mở đầu của Phúc Âm Giăng (1:1-18), tác giả đã gọi Đức Chúa Giê-xu là Ngôi Lời. Giăng nêu một số đặc điểm của Ngôi Lời. Ngôi Lời có từ ban đầu (câu 1). Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời (câu 1 & 2) và Ngôi Lời là Đấng Tạo Hóa (câu 3). Giăng cũng cho biết Ngôi Lời chính là Đấng ban sự sống (câu 4). Những đặc điểm trên chỉ có Đức Chúa Trời mới có. Bằng phương pháp so sánh chứng minh, Giăng kết luận rằng Ngôi Lời là Đức Chúa Trời vì Ngôi Lời có những bản chất mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có.

Tuy nhiên, Giăng không dừng ở đó. Giăng cho biết Ngôi Lời đã trở thành người và Đấng đó chính là Đức Chúa Giê-xu (câu 14-17). Trong câu 2 và câu 18, Giăng lưu ý rằng Chúa Giê-xu vốn ở cùng Đức Chúa Trời từ ban đầu. Ngài là Đấng Cứu Thế, là Đấng mà Giăng Báp-tít có trách nhiệm loan báo (câu 7 & câu 15). Với bản chất của Đức Chúa Giê-xu giống như Đức Chúa Trời, với lời xác nhận của Giăng Báp-tít một nhà tiên tri đầy uy tín vào thời ấy, Giăng muốn cho độc giả của ông biết rằng Đức Chúa Giê-xu mặc dù đã sống trong thân xác con người nhưng Ngài chính là Đức Chúa Trời. Ngài đã đến thế gian để cứu nhân loại. Điều đáng

tiếc là loài người đã chối từ Ngài. Giăng viết: “Sự sáng đã soi trong tối tăm nhưng tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng” (câu 5). Khi nghiên cứu về ánh sáng, các khoa học gia khám phá một chân lý rất đơn giản rằng: dầu trong bóng tối dày đặt cỡ nào, khi ánh sáng chiếu lên, nơi đó sẽ có sự sáng. Bóng tối không bao giờ thắng sự sáng nhưng sự sáng luôn thắng hơn bóng tối. Khám phá đơn giản này chứng minh một chân lý quan trọng rằng Đức Chúa Trời luôn thắng hơn quyền lực của bóng tối và Sa-tan.

Ngành quang học phân loại những vật tiếp xúc với ánh sáng thành hai loại: vật phản quang và vật truyền sáng. Vật phản quang tự nó không có ánh sáng nhưng phản chiếu lại ánh sáng đã truyền lên nó như mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời. Vật truyền sáng có thể chia ra làm ba loại. Loại thứ nhất trong suốt, như không khí, để ánh sáng truyền qua gần như hoàn toàn. Loại thứ hai chỉ cho một phần ánh sáng truyền qua. Loại thứ ba là những vật bị mờ đục không cho ánh sáng chiếu qua. Cách phân loại này mô tả những thực trạng khác nhau khi một người tiếp xúc với Đức Chúa Giê-xu. Thực tế cho thấy qua cuộc sống của nhiều người, người khác có thể thấy Chúa một cách dễ dàng. Một số người khác, do cuộc sống của họ hơi mờ, nên chỉ có một phần bản chất của Chúa được chiếu qua. Đối với một số người khác, không ai thấy Chúa khi nhìn phía bên kia cuộc đời của họ.

Khi giới thiệu Đức Chúa Giê-xu là ánh sáng, bên cạnh việc giải thích Đức Chúa Giê-xu có hai bản tánh, Giăng muốn nhấn mạnh đến một số ý nghĩa khác về ảnh hưởng của Ngài cho nhân loại. Công dụng đầu tiên của ánh sáng được nhiều người biết là dùng để soi tỏ. Ánh sáng giúp người ta thấy rõ mọi vật. Có một thành ngữ nói rằng “Không có gì che giấu dưới ánh mặt trời.” Người ta có thể không phân biệt chân giả trong bóng đêm nhưng sự thật sẽ phơi bày khi bình minh sáng tỏ. Một trong những lý do Thánh Giăng cho biết người Do Thái đã không tiếp nhận Đức Chúa Giê-xu vì họ sợ những xấu xa của họ bị phơi bày: “Sự sáng đã đến trong thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa. Bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng.” (Giăng 3:19-20). Ánh sáng giúp cho người ta thấy rõ đường đi: “Nếu ai đi trong bóng đêm thì vấp, vì không có sự sáng.” (Giăng 11:10). Đây là lý do vì sao Thi Thiên 119:105 ghi lại tâm nguyện của những người tin Chúa rằng: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, ánh sáng cho đường lối tôi.” Người sống trong bóng đêm nhờ sự sáng soi rõ đường đi, chắc không muốn bước vào vũng bùn hay bước vào những chỗ có thể vấp chân. Khi đã tiếp nhận Chúa và được sống trong ánh của Chúa, bản chất tự nhiên của người tin Chúa là muốn sống trong đường ngay lành, tinh sạch, và xa lánh tội lỗi. Đức Chúa Giê-xu phán: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta chẳng đi trong nơi tối tăm nhưng có ánh sáng của sự sống.” (Giăng 8:12). Ánh sáng còn mang ý nghĩa bảo vệ, che chở. Ý nghĩa này được thể hiện qua hình ảnh về sự hiện diện của Chúa trong trụ lửa tại trại quân của người Do Thái trên hành trình về Đất Hứa (Xuất 13:21). Sống trong sự dẫn dắt của Chúa, người tin Chúa sẽ được che chở, bình an.

Ánh sáng còn giúp cho người ta nhận định phương hướng. Hải đăng được lập nên để hướng dẫn tàu vượt biển trong đêm khuya. Sao Bắc Đẩu giúp tàu định hướng trong màn đêm giữa biển khơi mênh mông. Giữa những đổi thay và hổn loạn của cuộc đời, Đức Chúa Giê-xu là chân lý. Ngài là tiêu chuẩn không dời đổi. Nhờ nương dựa vào Chúa, chúng ta có thể chọn đúng hướng đi cho cuộc đời mình.

Sự sáng cũng là yếu tố quan trọng mang lại sự sống. Trong quá trình quang hợp, lá cây đón nhận ánh mặt trời, biến nước và các khoáng chất thành nhựa sống nuôi cây cỏ. Từ thực vật, các động vật có thực phẩm để ăn và oxygen để thở. Nhờ sự sáng mà sự sống tồn tại trên trái

đất. Thánh Giăng nêu lại mối quan hệ hữu cơ giữa sự sáng và sự sống: “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người.” (Giăng 1:4). Ánh sáng cũng là biểu tượng của niềm hy vọng. Hy vọng thường được diễn tả như một người lạc lối trong đêm thấy được ánh đèn. Ánh sáng soi trong đêm giúp cho người đang lạc lối, tuyệt vọng có được hy vọng tìm ra lối thoát. Thánh Kinh Cựu Ước ghi: “Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn, và sự sáng đã chiếu trên những kẻ thuộc về bóng của sự chết.” (Ê-sai 9:1). Ánh sáng cũng mang lại năng lượng và sức nóng. Trong văn học, hình ảnh một bếp lửa trong đêm cơ hàn diễn tả một niềm an ủi giữa hoàn cảnh khó khăn.

Đức Chúa Giê-xu được Sứ Đồ Giăng mô tả Ngài là sự sáng của thế gian. Khi Đức Chúa Giê-xu đến thế gian, Ngài mang lại niềm hy vọng cho nhân loại. Ngài là ánh sao mai báo hiệu bóng đêm khổ đau sẽ qua và bình minh của sự cứu rỗi đang đến. Ngài là “trụ lửa” dẫn dân Ngài về Đất Hứa. Ngài như ngôi sao lạ soi trong đêm trường hướng dẫn các bác sĩ thấy rõ đường đi. Đức Chúa Giê-xu là sự sáng vì Ngài chỉ cho con người con đường đến với Đức Chúa Trời. Ngài chính là con đường dẫn đến sự cứu rỗi.

Đức Chúa Giê-xu cũng là mặt trời sáng lạng đã xua tan bóng đêm mà tiên tri Ê-sai mô tả trong Ê-sai 9:1. Ánh sáng là biểu tượng của sự chiến thắng, là biểu tượng của sự sống. Bóng đêm của gạt gẫm, của tội lỗi, của sự chết, của thất vọng, của khổ đau sẽ không còn nữa. Trong ánh sáng của Chúa, con người sẽ được sống trong hạnh phúc, bình an.

Chúa là ánh sáng của sự sống. Như ánh mặt trời làm nẩy nở hạt giống, nuôi sống cây xanh, những đức tánh tốt đẹp dường như đã chết trong lòng nhiều người trước kia, giờ đây được sống lại nhờ ánh sáng của Chúa. Đức Chúa Giê-xu cũng chính là nguồn sáng mang lại sự sống đời đời, vì nhờ tin Ngài mà con người nhận được sự sống vĩnh cữu.

Đức Chúa Giê-xu là sự sáng của an ủi và niềm hy vọng. Biết bao sự kiện ghi lại trong Phúc Âm và trong lịch sử nhân loại suốt 20 thế kỷ qua đã chứng minh điều đó. Nỗi tuyệt vọng, khổ đau của người góa phụ tại thành Na-in đã biến thành niềm vui. Những khổ nhục của Ma-ri Ma-đơ-len; những dằn vặt vì bị người đời hất hủi của Xa-chê đã nhường chỗ cho sự vui mừng vì Đấng An Ủi, Yêu Thương đã đến với họ.

Đức Chúa Giê-xu là sự sáng vì khi Chúa đến Ngài phơi bày sự thật. Có nhiều sự thật mà người đời không muốn cho người khác biết. Kinh Thánh cho biết người Pha-ri-si chống đối Chúa “vì những việc làm của họ là xấu xa.” Đó là lý vì sao những thầy thông giáo và người Pha-ri-si ghét Chúa và tìm cách giết Ngài.

Điều đáng tiếc cho nhân loại, mà Thánh Giăng mô tả, là “Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng” (câu 5) và “Ngài đã đến trong xứ mình song dân mình chẳng hề nhận lấy” (câu 11). Ngoài một số người đã phản ứng như những người Pha-ri-si ngày xưa, nhiều người không chịu tin Chúa vì nói rằng họ không thấy Ngài. Nếu ai chỉ Chúa cho họ thì họ sẽ tin. Một số khác cho rằng họ chưa hoàn toàn hiểu rõ những dạy dỗ về Chúa trong Thánh Kinh nên họ không thể tiếp nhận Ngài. Khi nghiên cứu về ánh sáng, các khoa học gia cho biết ánh sáng có tần số rất rộng nhưng mắt người chỉ có thể thấy ánh sáng trong tần số từ 3500-8000 Amstrong mà thôi. Kết quả này cho biết con người chỉ có thể thấy một phần của ánh sáng. Cũng vậy, không ai hiểu thấu được Đức Chúa Trời là Đấng Vô Hạn. Con người hữu hạn chỉ có thể hiểu một phần về Đức Chúa Trời. Từ khi Newton nêu lý thuyết đầu tiên về ánh sáng, phải mất hơn 300 năm con người mới hiểu thêm một ít về ánh sáng. Không một ai trong thời gian đó chờ hiểu rõ về ánh sáng rồi mới sử dụng ánh sáng. Cũng vậy, chúng ta không cần hiểu rõ hoàn toàn về Đức Chúa Giê-xu mới tin nhận Ngài. Phước thay cho ai mở lòng ra tiếp nhận Chúa Sự Sáng và Sự Sống vào trong lòng

mình. Hy vọng, niềm vui, sự bình an, sự cứu rỗi và sự sống sẽ tuôn tràn trong đời sống của người có Chúa.

Phước Nguyên Linh Lực (12/1999) Thư Viện Tin Lành (12/2012) www.thuvientinlanh.org