tài chính tiền tệ

217
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG: Mục tiêu của chương Đại cương về tài chính tiền tệ là nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản về tài chính – tiền tệ, bao gồm bản chất và chức năng của tiền tệ, sự phát triển của các hình thái tiền tệ, khối tiền tệ, chế độ tiền tệ, bản chất và chức năng của tài chính. Sau khi học xong chương này sinh viên có khả năng: - Nhận biết được bản chất của tiền tệ, đồng thời phân tích được các chức năng của tiền tệ đối với nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng của tiền tệ đối với mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội. - Giải thích được sự ra đời và sự phát triển của tiền tệ qua các hình thái biểu hiện của tiền tệ. - Phân biệt được các khối tiền tệ theo quan niệm được nhiều nhà kinh tế thừa nhận. - Trình bày được các hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ qua sáu chế độ tiền tệ: chế độ song bản vị, chế độ bản vị tiền vàng, chế độ bản vị vàng thỏi, chế độ bản vị vàng hối đoái, chế độ bản vị ngoại tệ và chế độ bản vị tiền giấy. - Nhắc lại được sự ra đời của tài chính trong lịch sử phát triển của kinh tế và xã hội. 1

Upload: nguyen-long

Post on 17-Aug-2015

23 views

Category:

Education


8 download

TRANSCRIPT

CHƯƠNG 1

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:

Mục tiêu của chương Đại cương về tài chính tiền tệ là nhằm giới thiệu những

vấn đề cơ bản về tài chính – tiền tệ, bao gồm bản chất và chức năng của tiền tệ, sự

phát triển của các hình thái tiền tệ, khối tiền tệ, chế độ tiền tệ, bản chất và chức năng

của tài chính. Sau khi học xong chương này sinh viên có khả năng:

- Nhận biết được bản chất của tiền tệ, đồng thời phân tích được các chức năng

của tiền tệ đối với nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng của tiền tệ đối với

mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội.

- Giải thích được sự ra đời và sự phát triển của tiền tệ qua các hình thái biểu

hiện của tiền tệ.

- Phân biệt được các khối tiền tệ theo quan niệm được nhiều nhà kinh tế thừa

nhận.

- Trình bày được các hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ qua sáu chế độ tiền tệ:

chế độ song bản vị, chế độ bản vị tiền vàng, chế độ bản vị vàng thỏi, chế độ bản vị

vàng hối đoái, chế độ bản vị ngoại tệ và chế độ bản vị tiền giấy.

- Nhắc lại được sự ra đời của tài chính trong lịch sử phát triển của kinh tế và

xã hội.

- Trình bày được bản chất của tài chính và phân tích đầy đủ nội dung các chức

năng của nó đối với hoạt động phát triển của nền kinh tế.

1. Bản chất của tiền tệ

1.1. Sự ra đời của tiền tệ

Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền

với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C.Mác kết luận: “Trình bày

nguồn gốc phát sịnh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện của giá trị,

biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban đầu đơn

giảng nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai nấy đều

1

thấy” (C.Mác – Tư Bản – Quyển I, Tập I, trang 75 – Nhà xuất bản Sự Thật – Hà Nội

1963).

Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị được biểu hiện qua 4 hình thái:

- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:

Trong hình thái này giá trị (tương đối) của một vật được biểu hiện ở giá trị của

một vật khác duy nhất đóng vai trò vật ngang giá “đơn nhất” với ba đặc điểm:

+ Giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của giá trị

+ Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của lao động trừu tượng.

+ Lao động tư nhân trở thành lao động xã hội trực tiếp.

- Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng:

Ở hình thái này giá trị của một vật không phải được biểu hiện ở giá trị sử dụng

của một vật khác mà được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa khác, có tác

dụng làm vật ngang giá. Đây là những vật ngang giá “đặc thù”. Những vật ngang

giá đặc thù tồn tại song song với nhau và đều có quyền lực như nhau trong vai tò vật

ngang giá. Nhược điểm của hình thái này:

+ Biểu hiện tương đối giá trị của một hàng hóa chưa được hoàn tất vì có nhiều

hàng hóa làm vật ngang giá và chưa có điểm dừng ở vật ngang giá chung.

+ Các hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa là không thuần nhất và

hết sức rời rạc.

+ Nếu giá trị tương đối của mỗi hàng hóa đều biểu hiện ra trong hình thái mở

rộng này, thì hình thái giá trị tương đối của mỗi hàng hóa sẽ là một chuỗi biểu hiện

giá trị vô cùng vô tận, khác với hình thái giá trị tương đối của bất kỳ một hàng hóa

nào khác.

- Hình thái giá trị chung:

Trong hình thái này, giá trị chung của tất cả các hàng hóa biểu hiện giá trị của

chúng ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Do vậy, nó trở thành hình

thái giá trị phổ biến, được xã hội thừa nhận và làm cho quá trình trao đổi trở nên

thuận tiện, đơn giản hơn, đó là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế hàng hóa

phát triển. Lúc này người ta không trao đổi sản phẩm hàng hóa trực tiếp như các

hình thái trên, mà trao đổi một cách gián tiếp thông qua vật ngang giá chung.

- Hình thái giá trị tiền tệ:

2

Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển, theo đó lực lượng sản xuất phát triển, thị

trường càng mở rộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung nên gây khó khăn

cho lưu thông trao đổi hàng hóa. Vật ngang gái chung bằng kim loại thay thế dần

vật ngang giá khác. Sau đó Bạc, Vàng chiếm ưu thế tuyệt đối. Cuối cùng cố định ở

Vàng. Chỉ đấn lúc này thì hình thái giá trị tiền tệ mới được xác lập và Vàng với tư

cách là vật ngang giá chung đã trở thành tiền tệ.

Từ hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên đến hình thái tiền tệ là một quá

trình lịch sử lâu dài, nhằm giải quyết các mâu thuẩn vốn có trong bản thân hàng hóa.

Tiền tệ ra đời đã làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ được dễ dàng và nhanh

chóng hơn.

Nghiên cứu về lịch sử tiền tệ, các giáo sư PAUL A. SAMUELSON (Viện Dự

trữ liên bang và ngân khố Mỹ) và WILLIAM D. NORDHAUS (trường Đại học

Yale Mỹ) cũng kết luận rằng: “Do các xã hội có mua bán rộng rãi không thể vượt

qua được các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật, nên việc sử dụng một

vật trung gian làm phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận. Đó là tiền tệ”

(Kinh tế học – Tập I, trang 332 – Viện quan hệ Quốc tế Việt Nam biên dịch năm

1989).

1.2. Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ có biểu hiện ở rất nhiều thứ khác nhau. Đối với hầu hết các dân tộc,

tiền là những đồng xu bằng kim loại, những tờ giấy bạc, những tấm thẻ, hoặc là

những khoản tiết kiệm ở ngân hàng,… Nhưng đối với một số dân tộc trong quá khứ

không xa lắm, tiền là những chuổi hạt, vỏ ốc được xâu lại vì đó là những vật họ cho

là có giá trị. Các dân tộc đã từng coi những vật như vậy là “tiền” bởi vì chúng đều là

những phương tiện được thừa nhận và thỏa thuận trong thanh toán.

Lịch sử phát triển của tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sản phẩm tất yếu

của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình troa đổi hàng

hóa, dịch vụ. Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vật ngang giá chung, làm

phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ.

3

2. Chức năng của tiền tệ

2.1. Chức năng là đơn vị đo lường giá trị

Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị

của hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trị của hàng hóa

và dịch vụ bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của một vật bằng kilogram,

đo chiều dài của một vật bằng mét. Để thấy được vì sao chức năng này quan trọng,

chúng ta hãy so sánh quá trình trao đổi hiện vật với trao đổi hàng hóa có tiền làm

môi giới trung gian.

Trong quá trình trao đổi trực tiếp, có 3 mặt hàng đưa ra trao đổi: A, B, C thì

chúng ta chỉ cần biết 3 giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau. Đó là:

- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.

- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa C.

- Giá của hàng hóa C được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.

Tương tự, nếu có 10 mặt hàng đưa ra cần trao đổi, chúng ta phải cần biết 45

giá để có thể trao đổi hàng này để lấy một hàng hóa khác, với 100 mặt hàng chúng

ta cần tới 4.950 giá, và với 1.000 mặt hàng thì chúng ta cần biết 499.500 giá (theo

công thức tính tổng quát số cặp khi có N phân tử = N (N-1)/2).

Nếu nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới, thì người ta định giá bằng đơn vị tiền

tệ cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do vậy, có bao nhiêu hàng

hóa đưa ra trao đổi thì có bấy nhiêu giá cả. Có nghĩa là, nếu có 3 hàng hóa đưa ra

trao đổi thì có 3 giá, có 10 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 10 giá, có 1.000 hàng hóa

đưa ra trao đổi thì có 1.000 giá. Vậy là, việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá sẽ thuận

lợi rất nhiều cho quá trình trao đổi hàng hóa, giảm được chi phí trong trao đổi do

giảm được số giá cần xem xét.

Khi nền kinh tế phát triển thì lợi ích của chức năng đo lường giá trị của tiền tệ

ngày càng tăng lên. Ngày nay, người ta đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ

không phải chỉ bằng tiền mặt mà còn đo lường giá trị hàng hóa, dịch vụ bằng Séc,

hối phiếu, kỳ phiếu hoặc là các chứng từ có giá khác.

4

Số lượng giá trong một nền kinh tế hiện vật ứng với số lượng giá trong nền kinh tế

tiền tệ.

Số mặt hàng trao đổiSố lượng giá trong nên

kinh tế hiện vật

Số lượng giá trong nền

kinh tế tiền tệ

3 3 3

10 45 10

100 4.950 100

1.000 499.500 1.000

10.000 49.995.000 10.000

Từ bảng trên chúng ta có thể thấy rằng việc dùng tiền làm một đơn vị đánh

giá, giảm được chi phí thời gian để giao dịch trong nền kinh tế do giảm số giá cần

phải xem xét.

Để tiền tệ làm tốt chức năng đo lường giá trị đòi hỏi:

- Đơn vị tiền tệ đó phải có giá trị nội tại của nó, nếu không, dù có bắt buộc dân

chúng vẫn không chấp nhận nó như một công cụ đo lường giá trị.

- Giá trị của đơn vị tiền tệ đó, hay sức mua của đồng tiền phải ổn định hoặc có

thay đổi thì vẫn không thay đổi nhiều qua thời gian.

2.2. Chức năng là phương tiện trao đổi

Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua

bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài nước. Việc

dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế,

bởi nó đã tiết kiệm được các chi phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp hàng

đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao. Bởi vì, người mua, người bán phải

tìm được những người trùng hợp với mình về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi,

không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó. Tiền

tệ làm môi giới trung gian trong trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế

đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được

hàng mà họ cần. Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền

kinh tế hoạt động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao

động.

5

Việc dùng tiền làm một phương tiện trao đổi giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền

kinh tế, qua việc loại bỏ được nhiều thời gian dành cho việc đổi chác hàng hóa hay

dịch vụ qua nhiều lần trao đổi trực tiếp lấy hàng. Để làm tốt chức năng này tiền phải

đạt một số ưu điểm sau:

- Phải được tạo ra hàng loạt một cách dể dàng, có tính đồng nhất cao để thuận

tiện cho việc xác định giá trị trong từng quốc gia.

- Phải được chấp nhận một cách rộng rãi của những người trao đổi hàng hóa.

- Có thể chia nhỏ được, nhờ đó tạo thuận lợi cho người trao đổi.

- Dể chuyên chở, di chuyển.

- Không bị hư hỏng một cách nhah chóng do tác động của khí hậu, thời tiết,

môi trường,….

2.3. Chức năng là phương tiện dự trữ về mặt giá trị

Tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nơi chứa sức mua hàng hóa

trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người ta có thể

tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng nó. Chức năng này là quan trọng

vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó, mà

dự trữ để sử dụng nó trong tương lai. Tất nhiên, tiền không phải duy nhất là nơi

chứa đựng giá trị, mà các tài sản khác cũng là nơi chứa giá trị, như cổ phiếu, thương

phiếu,… Nhưng tiền là tài sản có tính lỏng cao nhất, bởi nó là phương tiện trao đổi,

nó không cần phải chuyển đổi thành bất cứ cái gì khác khi với mục đích mua hàng

hóa chi trả tiền dịch vụ. Những tài sản khác đòi hỏi chi phí giao dịch khi cần chuyển

sang tiền.

Vì vậy, tiền là một phương tiện dự trữ về mặt giá trị có nhiều ưu điểm trong

nền kinh tế hàng hóa. Tuy vậy nó phải tùy thuộc vào mức giá vì giá trị của tiền được

ấn định theo mức giá. Nếu các giá đều tăng gấp hai thì nghĩa là giá trị của tiền đã sụt

một nửa, ngược lại nếu các giá giảm đi một nửa thì giá trị tiền sẽ tăng lên hai lần.

Trong một cuộc lạm phát khi mức giá tăng lên nhanh chóng, vì tiền mất giá quá

nhanh nên dân chúng giữ tiền như một biện pháp bất đắc dĩ. Điều này thể hiện rõ

nhất trong thời kỳ siêu lạm phát. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường thì mức độ

quan trọng của tiền cũng thay đổi, vì ngoài tiền ra còn có các tài sản khác như:

thương phiếu, hối phiếu, chừng chỉ tiền gửi…

6

3. Sự phát triển của các hình thái tiền tệ

Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Sau khi ra đời, tiền tệ là

công cụ quan trọng để phát triển nền kinh tế - xã hội. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn

cho lưu thông hàng hóa và dịch vụ, phát triển nền kinh tế xã hội, hình thái của tiền

tệ cũng ngày càng được hoàn thiện hơn

3.1. Hóa tệ

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ đã lần lượt tồn tại

dưới các hình thức khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế

đặc biệt là của hoạt động sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa. Lịch sử ghi nhận

rằng, thời kỳ nguyên thủy của tiền tệ, vai trò tiền tệ thường được thể hiện ở gia súc

(dân tộc cổ đại Slavo), da thú (ở các dân tộc Scăng-đi-nap và Nước Nga cổ đại), vỏ

ốc quý (quần đảo Thái Bình Dương và Châu Phi), chè (Tây Tạng và Mông Cổ),

muối (ở Tây Su Đăng), lúa mì, bong (Ai Cập), kê, lụa (Trung Quốc),…Các hình

thái này có thể xếp chung vào một nhóm là tiền tệ dưới dạng hàng hóa hay còn

gọi là hóa tệ.

Cùng với sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai, thủ công nghiệp tách

khỏi nông nghiệp, vai trò tiền tệ chuyển dần sang các kim loại. Cuối cùng thời kỳ

này, vai trò tiền tệ đã được cố định ở Vàng. Bởi vì Vàng có nhiều đặc tính ưu việt

hơn các hàng hóa khác lúc bấy giờ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ.

Đó là:

- Tình đồng nhất của Vàng rất cao. Điều đó rất thuận lợi trong việc đo lường,

biểu hiện giá cả của hàng hóa trong quá trình trao đổi.

- Dể phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó. Điều đó có

ý nghĩa quan trọng trong việc biểu hiện giá cả và lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Bởi lẽ, hàng hóa trên thị trường rất đa dạng và giá cả rất khác nhau.

- Dễ mang theo, bởi vì một thể tích nhỏ và trọng lượng nhỏ của Vàng có thể

đại diện cho giá trị một khối lượng hàng hóa lớn.

- Thuận tiện trong việc thực hiện chức năng dự trữ giá trị của tiền tệ.

Trình độ sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vị đưa ra

trao đổi ngày càng nhiều. Trong khi đó, khả năng về Vàng lại rất có hạn. Do vậy,

theo thời gian, giá trị của Vàng lớn đến mức người ta khó có thể chia nhỏ ra để tiến

7

hành những việc mua bán bình thường. Mặt khác hàng hóa đóng vai trò tiền tệ trước

đây đều có khuynh hướng tự bản than nó phải có giá trị và phải có một công dụng

nhất định nào đó. Còn ngày nay, giá trị của tiền tệ là do tính pháp định của nhà

nước. Việc tìm kiếm một loại hình tiền tệ mới thay thế cho vàng trong lưu thông đã

trở nên cần thiết.

3.2. Tín tệ

Tín tệ là thứ tiền tệ được lưu dụng nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng, chứ

bản than nó không có hoặc có giá trị không đáng kể. Nó đã được nhân loại phát

minh ra và sử dụng thay thế cho Vàng hay Bạc, là những loại tiền thực không xuất

hiện trong lưu thông. Về hình thức, tín tệ có hai loại: tín tệ kim loại (tiến cắc) và

tiền giấy.

Tiền kim loại – là loại tín tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng

kim loại quý như Bạc hay Vàng nhằm mục tiêu: tiết liệm lượng vàng bạc của quốc

gia, đồng thời giảm bớt sự căng thẳng do thiếu vàng bạc làm phương tiện lưu thông

khi nền kinh tế ngày càng phát triển.

Tiền Giấy (tiền dấu hiệu) – Sau một thời gian dài, thời đại tiền bằng hàng

hóa đã nhường chổ cho thời đại tiền giấy. Lúc đầu những tờ giấy bạc ngân hàng là

những dấu hiệu đại diện cho vàng đáng lẽ phải có trong lưu thông. Những giấy bạc

ngân hàng đó được tự do chuyển đổi ra vàng theo Luật định. Về sau, do Ngân hàng

phát hành ra nhiều giấy bạc hơn so với số vàng dự trữ, làm cho nó không còn được

tự do chuyển đổi ra vàng. Việc sử dụng tiền giấy đã trở thành phổ biến, do tính

thuận tiện của nó trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hóa. Đó là:

- Dể mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ.

- Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ của cải dưới hình thức

giá trị.

- Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá trị

lớn hay nhỏ đều được biểu hiện.

- Bằng chế độ độc quyền phát hành giấy bạc với những quy định

nghiêm ngặt của Chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó,…

3.3. Bút tệ

8

Bút tệ là thứ tiền tệ vô hình sử dụng bằng cách ghi chép trên sổ sách của ngân

hàng, nó chính là số dư trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng. Về nguồn gốc, người ta

cho rằng bút tệ ra đời vào giữa thế kỹ 19 khi Ngân hàng Anh quốc tìm cách né tránh

các thể lệ phát hành tiền giấy quá cứng nhắc nên đã sang chế ra hệ thống thanh toán

bằng cách ghi trên sổ sách ngân hàng. Ngày nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi ở hầu

hết các nước, nhưng ở các nước phát triển, dân chúng có thói quen sử dụng bút tệ

hơn ở các nước kém phát triển, do hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển hoạt

động tốt hơn.

3.4. Tiền điện tử

Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và công

nghệ ngân hàng nên các loại thẻ tín dụng và thẻ thanh toán ngày càng được sử dụng

rộng rãi, kể cả trong và ngoài nước. Những loại thẻ này có thể thực hiện được các

chức năng của tiền tệ và ngày càng thay thế tiền giấy trong đời sống kinh tế. Do

vậy, chúng cũng được xem là một hình thái tiền tệ mới – Tiền điện tử.

4. Khối tiền tệ (cách đo lượng cung ứng tiền)

Quan niệm về khối tiền tệ được nhiều nhà kinh tế thừ nhận hơn cả là việc

dùng những số đo lượng tiền cung ứng được gọi là tổng lượng tiền với các ký hiệu

M1, M2, M3, L. Sở sĩ có sự phân chia giữa M1, M2, M3 là nhằm tách biệt những loại

tiền khác nhau về mặt thanh khoản ra từng nhóm. Các nhóm tiền càng đi về sau này,

càng có thanh khoản kém hơn và càng mang tính chất của một khoản đầu tư.

4.1. Khối tiền tệ M1

Đây là khối tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng, nó chỉ bao

gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa, mà không

phải qua một bước chuyển đổi nào. Với khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng

bao gồm:

- Tiền đang lưu hành: bao gồm toàn bộ tiền mặt do Ngân hàng Trung ương

phát hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng.

- Tiền gửi không kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại: là tiền gửi mà chủ sở

hữu của nó có thể phát séc để thanh toán tiền mua hàng hay dịch vụ.

4.1. Khối tiền tệ M2

9

Khối tiền tệ này, với một cách nhìn rộng hơn về lượng tiền cung ứng. Theo

khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm:

- Lượng tiền theo M1.

- Tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại.

4.1. Khối tiền tệ M3

Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm:

- Lượng tiền theo M2

- Tiền gửi có kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại.

4.1. Khối tiền tệ L

Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm:

- Lượng tiền theo M3

- Chứng từ có giá có tính “lỏng” cao (dể chuyển thành tiền mặt): Chứng chỉ

tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu,…

5. Chế độ tiền tệ

Chế độ tiên tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia, được

quy định bằng luật pháp. Chế độ tiền tệ bao gồm ba nhân tố:

- Bản vị tiền tệ: là cơ sở đánh giá đồng tiền quốc gia, là tiêu chuẩn chung mà

mổi nước chọn làm cơ sở cho chế độ tiền tệ của mình.

- Đơn vị tiền tệ: Mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng của mình và được

quy định bằng pháp luật. Đơn vị tiền tệ của Việt nam là “đồng”, ký hiệu quốc tế là

“VND”; đơn vị tiền tệ của Mỹ là “đô la”, ký hiệu quốc tế là “USD”, đơn vị tiền tệ

của Nhật là “yên”, ký hiệu quốc tế là “JPY”,…

- Công cụ trao đổi: tức là những công cụ được sử dụng để thực hiện mua bán

hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản nợ như tiền giấy, tiến cắc, tiền điện tử,…

Nói chung, trong chế độ tiền tệ, yếu tố thường thay đổi là bản vị tiền tệ. Lịch

sử tiền tệ phát triển cho thấy rằng, bản vị tiền tệ của các nước do điều kiện kinh tế

cụ thể củ mổi thời kỳ quyết định. Cho đến nay, các chế độ bản vị tiền tệ sau đây đã

được sử dụng:

5.1. Chế độ song bản vị

Dưới chế độ song bản vị, đồng tiền của một nước được xác định bằng một

trọng lượng cố định của 2 kim loại, thường là vàng và bạc. Ví duk, năm 1972, ở Mỹ

10

1 đôla vàng = 1,603 gam vàng ròng, 1 đôla bạc = 24,06 gam bạc ròng. Tức trọng

lượng 1 đôla bạc nặng gấp 15 lần trọng lượng 1 đôla vàng.

Giả sử rằng , Nhà nước ấn định tỷ lệ đúc tiền chính thức của 2 kim loại bạc và

vàng là 15/1, điều đó có nghĩa là, 1 trọng lượng đơn vị tiền tệ bằng bạc gấp 15 lần

trọng lượng tiền tệ bằng vàng. Do đó, bất cứ một sự thay đổi nào trong giá trị thị

trường của một kim loại so với kim loại khác, có thể làm cho thứ kim loại có giá trị

cao hơn biến khỏi lưu thông. Bởi vì kim loại rẻ tiền hơn trên thị trường sẽ được đúc

thành tiền, kim loại đắt tiền hơn trên thị trường sẽ được đưa ra khỏi lưu thông để cất

trữ hay đúc thành thỏi để bán. Nói cách khác, một tỷ lệ đúc tiền cố định và một tỷ lệ

thị trường thay đổi, cho phép người ta giữ lại đồng tiền có giá trị hơn và cho lưu

thông đồng tiền có giá trị kém hơn.

Điều đó đã xaye ra ở Mỹ trong thế kỹ XIX, khi mà Mỹ đang giữ chế độ song

bản vị vàng và bạc theo luật định. Trong suốt giai đoạn đầu từ 1792 đến 1834 vàng

rút khỏi lưu thông và trên thực tế quốc gia chỉ còn là bản vị bạc. Nhưng từ 1834 –

1893 bạc rút khỏi lưu thông và thực chất quốc gia chỉ còn bản vị vàng.

5.2. Chế độ bản vị tiền vàng

Chế độ bản vị tiền vàng là chế độ bản vị mà đồng tiền của một nước được đảm

bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật. Những nhân tố cần thiết

của bản vị tiền vàng bao gồm:

- Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.

- Tiền giấy quốc gia được Nhà nước xác định bằng một trọng lượng vàng nhất

định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đã quy định.

- Tiền vàng được lưu thông không hạn chế.

Chế độ bản vị tiền vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong những năm

cuối thế kỹ XIX và đầu thế kỷ XX.

5.3. Chế độ bản vị vàng thỏi

Chế độ bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng

lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền.

Trong chế độ này, vàng không lưu thông trong nền kinh tế, mà chỉ dự trữ để

làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy

11

quốc gia được đổi ra vàng theo luật định, nhưng phải một số lượng tiền giấy nhất

định, ít nhất phải tương đương với 1 thỏi vàng.

Chế độ bản vị vàng thỏi được áp dụng ở Anh năm 1925 và quy định muốn đổi

tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất là 1.500 Bảng Anh, áp dụng ở Pháp năm 1928 với

số tiền giấy phải đổi ích nhất là 225.000 Francs,…

5.4. Chế độ bản vị vàng hối đoái

Chế độ bản vị vàng hối đoái là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia không

được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua một ngoại tệ.

Ngoại tệ đó phải được chuyển đổi ra vàng, như đôla Mỹ, bảng Anh,…

Chế độ bản vị vàng hối đoái được áp dụng tại Ấn Độ năm 1898, Đức 1924, Hà

Lan 1928,…

5.5. Chế độ bản vị ngoại tệ

Chế độ bản vị ngoại tệ là chế độ tiền tệ mà đơn vị tiền tệ quốc gia được xác

định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoại tệ mạnh và

được tự do chuyển đổi trên thị trường.

Chế độ bản vị này được sử dụng phổ biến đối với các nước thiếu vàng hoặc về

mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước khác (các nước trong khối cộng đồng Anh sau

cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất).

Để khuyết khích thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế một cách có trật

tự, chế độ bản vị ngoại tệ này được hình thành ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chế độ

bản vị này được thịnh hành vào năm 1944 đến năm 1971 và có 2 sự kiện nổi bật:

- Vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ chiếm hữu phần lớn vàng của

thế giới. Do đó, Bộ Tài chính Mỹ, theo Hiệp định quốc tế đã quy định vàng và đôla

Mỹ có thể chuyển đổi được lẫn nhau, theo tỷ lệ 35 đôla cho 1 ounces vàng.

- Theo đó, các nước khác theo Hiệp định quốc tế, Ngân hàng trung ương các

nước đó đã tham gia hiệp định duy trì một tỷ giá cố định đồng tiền của họ so với

đồng đôla Mỹ.

Chế độ bản vị ngoại tệ này đã hoàn thành sứ mệnh khuyến khích thương mại

quốc tế và khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng từ những ănm

1960 chế độ này bắt đầu sụp đổ, bởi đồng đola Mỹ lạm phát và dự trữ vàng của Mỹ

12

giảm sút nghiêm trọng. Chế độ bản vị này đã kết thúc khi Tổng thống Mỹ Nixơn

tuyên bố không đổi đôla giấy ra vàng ngày 15/08/1971.

5.6. Chế độ tiền giấy không chuyển đổi ra vàng

Chế độ tiền giấy là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một nước không

thể tự do chuyển đổi ra kim loại quý, mà giá trị thực tế của đồng tiền các nước phụ

thuốc vào sức mua của nó, tức là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà có thể mua

được.

Đầu những năm 1930 chế độ bản vị này đã trở thành phổ biến. Vàng chỉ được

dùng để thanh toán những khoản nợ quốc tế

Chế độ tiền giấy (tiền dấu hiệu) nó bị rút khỏi lưu thông trong nước vì không

dùng làm tiền tệ và không được chuyển đổi tiền giấy ra vàng.

Từ đó, giá trị thực tế của một đồng tiền được xác định bằng sức mua của nó và

được đo bằng số nghịch đảo của mức giá cả chung. Như vậy, mức giá cả chung

càng cao thì giá trị hay sức mua của một đơn vị tiền tệ càng thấp và ngược lại.

6. Bản chất của tài chính

6.1. Sự ra đời của phạm trù tài chính

Trong nền kinh tế hàng hóa, việc trao đổi hàng hóa được tiến hành trao đổi

một cách dể dàng thông qua tiền tệ làm môi giới trung gian. Từ đó người ta sử dụng

tiền tệ với các chức năng trao đổi và lưu trữ để phân phối tổng sản phẩm xã hội, qua

đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế, nhằm mục đích tiêu dùng và

đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Các quỹ tiền tệ này được tạo lập và sử dụng bởi các

tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân. Các quan hệ kinh tế đó đã làm nảy sinh

phạm trù tài chính.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng đã chứng minh rằng, khi xã hội

có sự chiếm hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, thì có sự phân chia giai cấp và xuất

hiện phạm trù Nhà nước. Nhà nước ra đời, với chức năng và quyền lực của mình đã

tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng phạm vi hoạt

động của tài chính. Mặt khác để duy trì hoạt động của mình, Nhà nước đã tạo lập

quỹ ngân sách nhà nước thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới

hình thức giá trị và hình thành lĩnh vực hành chính nhà nước. Như vậy, bên cạnh

13

những tiền đề quyết định làm nảy sinh phạm trù tài chính là sản xuất hàng hóa và

tiền tệ, Nhà nước ra đời làm cho hoạt động tài chính ngày càng phát triển hơn.

6.2. Bản chất của tài chính

Về bản chất, tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm

xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó tạo lập và sữ dụng các quỹ tiền tệ, nhằm

đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội.

Để hiểu rõ hơn bản chất của tài chính, ở đây cần phân biệt tài chính với một số

phạm trù tài chính có liên quan khác.

Thứ nhất: phân biệt phạm trù tài chính và phạm trù tiền tệ. Nhìn bề ngoàitaif

chính được người ta cảm nhận như những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau

trong xã hội. Nhưng tài chính không phải là tiền tệ. Tiền tệ về bản chất là vật ngang

giá chung trong trao đổi hàng hóa với các chức năng vốn có của nó. Tài chính là sự

vận động độc lập tương đối của tiền tệ trong lĩnh vực phân phối nhằm tạo lập và sử

dụng các quỹ tiền tệ.

Thứ hai: phân biệt phạm trù tài chính và phạm trù giá cả: Giá cả là một phạm

trù kinh tế liên quan đến phân phối dưới hình thức giá trị. Nhưng sự phân phối của

giá cả được tiến hành thông qua sự chênh lệch giữa giá trị và giá cả của hàng hóa

trong trao đổi. Tài chính là phạm trù phân phối phản ánh sự chuyển dịch giá trị

thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.

Thứ ba: phân biệt phạm trù tài chính và phạm trù tiền lương: Tiền lương cũng

là phạm trù phân phối. Đó là một lượng tiền tệ nhất định được trả cho người lao

động, theo những nguyên tắc nhất định. Phạm trù tiền lương không thể đồng nhất

với phạm trù tài chính vì phạm trù tài chính là phân phối phản ánh sự chuyển dịch

giá trị thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.

Tiền lương muốn được thực hiện phải thông qua tài chính, tức là thông qua

quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị sau đây:

- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư.

- Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các cơ quan, tổ

chức kinh tế phi tài chính, dân cư.

- Quan hệ kinh tế giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau và các

quan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể đó.

14

- Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau trên thế giới,…

7. Chức năng của tài chính

Chức năng của tài chính là những đặc tính khách quan vốn có của phạm trù tài

chính, là khả năng bên trong theo biểu lộ tác dụng xã hội của tài chính. Thể hiện cụ

thể ở ba chức năng cơ bản sau đây: chức năng phân phối, chức năng giám đốc và

chức năng tạo lập vốn.

7.1. Chức năng phân phối

Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài

lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác

nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo cho những nhu cầu,

những lợi ích khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.

Phân phối tài chính là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá

trị. Thông qua chức năng này, các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được

hình thành và sử dụng vào những mục đích nhất định. Phân phối qua tài chính bao

hàm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại.

Quá trình phân phối lần đầu là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội cho các chủ

thể tham gia vào quá trình sản xuất vật chất và dịch vụ. Trong quá trình phân phối

lần đầu, giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ được hình thành các quỹ tiền tệ sau đây:

Quỹ bù đắp những chi phí vật chất đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, tiến hành dịch

vụ. Phần này hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định và khôi phục lại vốn lưu động

đã bỏ ra. Quỹ tiền tệ này nhằm đảm bảo sản xuất giản đơn của mọi quá trình sản

xuất xã hội.

- Quỹ tích lũy nhằm tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế.

- Quỹ tiêu dùng, bao gồm tiêu dùng cho cá nhân và cho nhà nước.

Quá trình phân phối lại là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập

cơ bản, những quỹ tiền tệ đã được hình thành trong quá trình phân phối lần đầu ra

phạm vi rộng hơn, bao gồm cả lĩnh vực không sản xuất vật chất và dịch vụ.

7.2. Chức năng giám đốc

Chức năng giám đốc của tài chính nói đến khả năng khách quan của phạm trù

tài chính. Nhờ khả năng đó mà người ta có thể tổ chức kiểm tra quá trình vận động

của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Khả năng đó được

15

biểu hiện ngay trong quá trình thực hiện chức năng phân phối của tài chính. Ở đó,

người ta có thể kiểm tra về mục đích, quy mô và hiệu quả của quá trình tạo lập và

sử dụng các quỹ tiền tệ. Khác với chức năng giám đốc tài chính, công tác kiểm tra

tài chính là các hoạt động chủ quan của con người trong việc kiểm tra quá trình

phân phối để tạo lập và sữ dụng các quỹ tiền tệ.

Đối tượng giám đốc của tài chính là các quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ

tiền tệ trong nền kinh tế. Thông qua giám đốc tài chính, để kiểm tra và điều chỉnh

các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ. Đồng thời, qua đó để kiểm tra

việc tạo lập và chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các định mức kinh tế tài chính, quá

trình hạch toán kinh tế, việc chấp hành các đạo luật về tài chính, các chính sách chế

độ tài chính của Nhà nước,…

7.3. Chức năng tạo lập vốn

Sản xuất, lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có trước nguồn vốn, tiền tệ đầu tư

vào các yếu tố sản xuất, vốn tiền tệ để trở thành tiền đề cho quá trình sản xuất và

lưu thông hàng hóa, vốn tiền tệ có được nhờ tài chính có chức năng tạo lập vốn.

Trong bất cư phương thức sản xuất nào, việc tạo lập vốn đều dựa vào sản xuất thặng

dư tiết kiệm được, tích lũy được các quỹ khác nhau. Thực hiện chức năng này yêu

cầu các chủ thể phải thiết lập chính sách huy động vốn có hiệu quả trên cơ sở phân

tích các yếu tố như là tính toán nhu cầu và quy mô vốn cần tạo lập, lựa chọn các

công cụ tài chính và đòn bẩy kinh tế trong tạo lập vốn. Nói cách khác, để tạo lập

vốn ngày càng phong phú, đa dạng cũng như để nuôi dưỡng và phát triển các nguồn

tài chính cần chú trọng các vấn đề sau đây:

- Một là hoàn thiện và đòi hỏi công cụ tạo lập vốn phù hợp vơis điều kiện của

các nước.

- Hai là hỗ trợ các công cuộc cải cách khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ

phát triển ngành nghề mới, sản phẩm mới, đổi mới cơ cấu sản xuất kinh doanh.

- Ba là đầu tư để phát triển lực lượng sản xuất hiện có và lực lượng sản xuất

mới.

7.4. Mối quan hệ giữa các chức năng của tài chính

16

Là những thuộc tính khách quan vốn có bên trong của phạm trù tài chính, các

chức năng phân phối, giám đốc và tạo lập vốn của tài chính có mối lien hệ hữu cơ

gắn bó với nhau. Chính sự hiện diện của chức năng phân phối đã đòi hỏi sự cần

thiết của chức năng giám đốc để đảm bảo cho quá trình phân phối được đúng đắn,

hợp lý hơn theo mục tiêu đã định. Trong thực tiễn, công tác giám đốc – kiểm tra tài

chính có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối, công tác tổ chức sự vận động

của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, cũng có thể

diễn ra độc lập tương đối, không đi liền ngay với hoạt động phân phối, mà có thể đi

trước hành động phân phối, hoặc có thể được thực hiện sau khi hành động phân

phối đã kết thúc.

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN:

1. Tình hình thanh toán tiền điện tử ở Việt nam

- Sơ lược thực trạng tình hình thanh toán tiền điện tử ở VN

- Những tiện ích của việc thanh toán tiền điện tử và những khó khăn khi sử

dụng tiền điện tử ở VN.

2. Những hạn chế trong thanh toán không dùng tiền mặt tại VN và các nguyên

nhân của nó.

3. Các chức năng của tiền kim loại và tiền dấu hiệu.

BÀI ĐỌC THÊMHỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam

Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm, nhưng có thể nói rằng hệ thống

tài chính Việt Nam - hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo bắt

đầu hình thành rõ nét từ năm 1858, năm Việt Nam trở thành một nước phong kiến

nửa thuộc địa của Pháp. Thực ra hệ thống tài chính, các phương tiện thanh toán (tiền

tệ) luôn là những công cụ không thể thiếu trong bất kỳ một nền kinh tế nào, đã tồn

tại từ khi hình thành ra nước Việt Nam. Nhưng hệ thống tài chính, thanh toán thời

bấy giờ rất khác so với hiện nay. Một sự kiện đáng chú ý nhất trong thời phong

17

kiến liên quan đến hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam là vào đầu thế kỷ 15, lần đầu

tiên Hồ Quý Ly đã cho phát hành và lưu thông tiền giấy.

Để thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam,

có thể chia ra làm ba loại hình là: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

1.1 Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Căn cứ vào đặc thù của Việt Nam, ta có thể xem xét quá trình phát triển của hệ

thống ngân hàng Việt Nam qua từng thời kỳ gồm: Quá trình phát triển của hệ thống

ngân hàng Việt Nam thời Pháp thuộc; Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ở

miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975; Quá trình phát triển của hệ thống ngân

hàng ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và Quá trình phát triển của hệ

thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay.

1.1.1. Hệ thống ngân hàng thời Pháp thuộc

Trước khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam vào năm 1858, Việt Nam chưa

có tổ chức ngân hàng và tín dụng. Các hoạt động kỹ nghệ, nông nghiệp và thương

nghiệp còn ở trong tình trạng thô sơ và lạc hậu. Việc mua bán giao dịch với các

thương gia nước ngoài chủ yếu nằm trong tay nhà vua và các hoàng thân quốc thích,

và thường trả bằng vàng bạc hay bằng cách trao đổi các sản phẩm nội địa như

đường, hồ tiêu, yến sào…

Đến cuối thế kỷ thứ 19, khi nền đô hộ đã được thiết lập trên toàn cõi Đông

Dương thì Việt Nam, trở thành một thị trường độc chiếm của sản phẩm Pháp. Các

thương gia Pháp đã lập tại các thành phố lớn và thị trấn, tập trung nhất là ở thành

phố Sài Gòn, những xí nghiệp xuất nhập cảng lớn. Các kỹ nghệ gia của họ đầu tư

xây dựng những nhà máy lớn: xi măng, giấy, thuốc lá, tơ sợi, đường, rượu... Một

số người còn lập những đồn điền lớn trồng cao su, cà phê, chè. Trong kế

hoạch củng cố và khai thác những tiềm năng ở Việt Nam, việc phát triển nông

nghiệp đòi hỏi những công trình thủy lợi lớn, việc đầu tư vào công nghiệp,

thương nghiệp và hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là vụ trùng tu và mở rộng

cảng Sài Gòn và x ây dựng những cơ sở vật chất khác của guồng máy thuộc địa đòi

hỏi sự luân chuyển của những khối tiền tệ lớn lao. Các hoạt động kinh tế của người

Pháp ở Đông Dương bành trướng mạnh nên chính phủ phải lập các ngân hàng để hổ

18

trợ các hoạt động ấy. Lúc đầu có 2 ngân hàng được hình thành, trụ sở đặt tại Pháp,

nhưng các chi nhánh được thiết lập tại các thành phố lớn ở Đông Dương.

Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine) thành lập từ 1873, đến

năm 1875 được quyền phát hành tiền tệ cho toàn cõi Đông Dương. Phạm vi hoạt

động của ngân hàng này trải rộng khắp Đông Dương và các vùng đất Ấn thuộc

Pháp. Vào khoảng năm 1930, nó trở thành một phân nhánh thực thụ của các ngân

hàng kinh doanh lớn: Société Generale, Credit Industriel et commercial, Crédit

foncivo de France, Crédit Lyonnais. Là một công cụ hữu hiệu của chính quyền

thuộc địa, Ngân hàng Đông Dương là cơ quan tài chính lớn nhất của chính quyền và

tài phiệt Pháp. Ngoài độc quyền phát hành tiền tệ như một Ngân hàng Trung ương,

nó còn là một ngân hàng kinh doanh thương mại lớn nhất. Ngân hàng Đông Dương

cung cấp vốn cho hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương như Công ty

Hỏa xa Hải Phòng-Vân Nam, Công ty Than Hòn Gai-Cẩm Phả, Công ty Rượu

Đông Dương, Công ty đường Hiệp Hòa, Công ty Cao su Đất Đỏ.

Pháp-Hoa Ngân hàng (Banque Franco-Chinoise) được thành lập với mục

đích hỗ trợ các giao dịch thương mại giữa Pháp, Đông Dương và Trung Hoa cũng

như với một vài nước khác ở Á Đông như Nhật, Thái Lan. Ngoài hai ngân hàng

trên, các nước có quyền lợi kinh tế trong vùng cũng có thiết lập các ngân hàng ở

Việt Nam như The Chartered Bank, The Hong Kong and Shanghai Banking

Corporation của Anh, Trung Quốc ngân hàng và Giao thông ngân hàng của Trung

Quốc.

Từ cuối thế kỷ 19 đến 3 thập niên đầu thế kỷ 20, các hoạt động ngân hàng đều

ở trong tay người nước ngoài. Mãi đến năm 1927, một số tư bản người Việt Nam

mới thành lập một ngân hàng lấy tên là An Nam ngân hàng (sau đổi tên là Việt Nam

ngân hàng) với vốn hoàn toàn của người Việt, chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động

nông nghiệp. Cho đến năm 1954, người Việt có ngân hàng thứ hai là Việt Nam công

thương ngân hàng.

1.1.2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975

Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL

thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với các nhiệm vụ chính gồm: Phát hành

giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất.

19

Ngày 21/1/1960, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ

cộng hoà. Những năm sau khi Miền Nam giải phóng 1975, tháng 7 năm 1976, Ngân

hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tạo

thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống

nhất của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại

thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm

ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước.

Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ở Miền Bắc có thể

được chia làm hai thời kỳ như sau:

Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được

thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện chức

năng: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý

Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân

sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Thời kỳ 1955 - 1975: Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện

những nhiệm vụ cơ bản gồm: Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định,

góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế;

Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi

phục và phát triển nông, công, thương nghiệp. Trong giai đoạn có hai ngân hàng

chuyên doanh được thành lập đó là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957), nay là

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

(1963).

1.1.3. Hệ thống ngân hàng ở miền Nam giai đoạn 1954-1975

Sau Hiệp định Geneve, chính phủ Pháp ký một loạt hiệp định với Nam Việt

Nam, Campuchia và Lào, chính thức công bố sự phá vỡ tình trạng hợp nhất tiền tệ

và quan thuế giữa ba nước ĐôngDương, giải thể các định chế bốn bên do Pháp

khống chế, khẳng định nguyên tắc mỗi quốc gia được quyền tự do phát hành và

kiểm soát tiền tệ, ấn định hối suất, độc lập đề ra các chính sách tiền tệ, ngoại hối và

ngoại thương. Và từ đó, cùng với chủ quyền về chính trị, người Việt Nam bắt đầu

làm chủ về hoạt động ngân hàng và phát triển nó trên qui mô nhà nước, trực tiếp

20

ảnh hưởng đến các giới kinh doanh, dần dần thay thế vai trò hệ thống ngân hàng

thuộc địa cũ. Có thể phân sự phát triển của ngành ngân hàng miền Nam Việt Nam

thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ 1954-1964: Ngày 31-12-1954, với dụ số 48 của Bảo Đại,

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, thay thế viện phát hành Đông

Dương, chính thức phát hành giấy bạc cho cả miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh

hưởng của hệ thống ngân hàng Pháp vẫn còn đè nặng trên những hoạt động kinh tế

của Sài Gòn. Theo thói quen dân chúng và giới kinh doanh vẫn ưa chuộng các ngân

hàng Pháp còn hoạt động: Vẫn thích ký thác tiền và sử dụng những dịch vụ của

ngân hàng này. Giới kinh doanh người Hoa, do những quan hệ thị trường với Hong

Kong, Đài Loan, Malaysia và Singapore, vẫn tiếp tục sử dụng các ngân hàng Anh,

Hong Kong, Đài Loan. Những quyền lợi kinh tế của người Pháp ở miền Nam vẫn

còn nhiều và hoạt động về ngân hàng của họ cũng khá mạnh. Vào cuối năm 1953,

khi Ngân hàng Đông Dương chấm dứt các hoạt động thương mại của nó thì một

phần nhiệm vụ của nó được chuyển qua Ngân hàng Việt Nam Thương tín và một

phần được chuyển qua Ngân hàng kế nghiệp của người Pháp ở miền Nam là Pháp Á

ngân hàng, ngân hàng tư lớn nhất hoạt động trong thời kỳ này, qui tụ giới tư bản

kinh doanh của Pháp đang tiếp tục kinh doanh khai thác các đồn điền cao su, cà phê,

trà và các nhà kinh doanh công nghiệp của các hãng Dumarest, Oligastre, Alcan

etCie Denis Freres, BGI, Mitac, Caric... Ngoài ra còn có các Ngân hàng của một số

nước khác như Bangkok bank, thiết lập 1961, The Bank of Tokyo, thiết lập năm

1962.

Giai đoạn 1965-1975: Những chuyển biến hoạt động ngân hàng từ 1954

đến 1964 đã tạo tiền đề và điều kiện cho một giai đoạn phát triển rầm rộ từ năm

1965 đến năm 1972 của các ngân hàng thương mại ở Miền Nam Việt Nam. Trong 7

năm đầu của giai đoạn này, 18 ngân hàng mới được thành lập, nâng tổng số lên đến

31 ngân hàng với 178 chi nhánh ở các tỉnh vào năm 1972. Tính theo số dân khoảng

19 triệu lúc đó thì bình quân ở Miền Nam mỗi chi nhánh ngân hàng phục vụ cho

100.000 dân, một con số không thua kém tỉ lệ ở các nước đang phát triển ở Đông

Nam Á. Tính đến trước tháng 04/1975, hệ thống ngân hàng ở Miền Nam bao gồm

hai loại: ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Ngân hàng trung ương thuộc

21

nhà nước, còn các ngân hàng khác, tùy theo nguồn vốn, có thể phân biệt nhóm ngân

hàng của Chính phủ và nhóm ngân hàng tư nhân. Tổng số lên đến 32 ngân hàng

thương mại với 180 chi nhánh, 2 ngân hàng phát triển và 60 ngân hàng nông thôn

xuất phát từ hệ thống này được thành lập tới cấp quận tại các tỉnh miền Nam.

1.1.4. Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975-nay

Với những đặc thù riêng của thời kỳ này, quá trình phát triển của hệ thống

ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay có thể được chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1975-1985: Sau năm 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền

Nam đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại

tiền mới, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978. Đến cuối

những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một

công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc

thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng chuyển dần

sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những

năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.

Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước

ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang

hạch toán, kinh doanh. Trong giai đoạn này có một sự kiện tác động không tốt đối

với hệ thống ngân hàng Việt Nam (đây cũng có thể là một bài học đắt giá nhưng rất

hữu ích cho việc phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau này), đó là sự đổ

bể của hệ thống các quỹ tín dụng. Chính bài học từ sự kiện này cộng với những yêu

cầu về đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tháng 5/1990, hai pháp

lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh

Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế

hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp - Trong đó lần đầu

tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân

biệt rạch ròi:

Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động

kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ

của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là

22

ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ

chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền

làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ

thống các ngân hàng cấp 2.

Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh

toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định

chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là

quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở

hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên

doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín

dụng, Quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính...Trong thời gian này, 4 ngân hàng

thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Việt

Nam; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt

Nam; Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng Công thương Việt

Nam được thành lập mới, ba ngân hàng còn lại đã được thành lập từ trước đó, trong

giai đoạn này chỉ cơ cấu và chuyển đổi chức năng hoạt động.

Từ năm 1991 đến nay: Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất

nhiều chuyển biến dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại qua các

cột mốc chính sau:

Từ năm 1991, khi Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực, các chi nhánh, văn

phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép thành lập tại Việt

Nam. Trong giai đoạn này, 4 ngân hàng liên doanh của 4 ngân hàng thương mại

quốc doanh với các ngân hàng nước ngoài được thành lập ở Việt Nam. Các ngân

hàng thương mại cổ phần bắt đầu được thành lập.

Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền

tệ quốc tế (IMF, WB, ADB)

Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với

hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo.

Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt

Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ

23

1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết

định số 769/TTg, ngày 18/9/1997).

Đây cũng chính là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông á. Và điều

này đã tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau giai đoạn này, một

số ngân hàng cổ phần hoạt động yếu kém được xắp xếp lại. Từ hơn 50 ngân hàng

thương mại cổ phần, đến cuối năm 2004 chỉ còn lại 37 ngân hàng.

Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999).

Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các Ngân hàng thương

mại Nhà nước và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các Ngân hàng Thương Mai

cổ phần. Trong đó có thêm một sự kiện đáng chú ý là việc thành lập các công ty

quản lý tài sản tại các ngân hàng thương mại.

Năm 2001: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Trong

hiệp định này, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị thường tài chính ngân hàng theo

một lộ trình nhất định.

Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng -

Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu

ra.

Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với

chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập Ngân hàng Chính sách

xã hội trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng

chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2004: Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Trong giai đoạn này, có một sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến hệ thống

ngân hàng Việt Nam nói riêng, hệ thống tài chính nói chung, đó là Hiệp định

thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ được ký kết. Theo hiệp định này, Thị trường tài

chính ngân hàng Việt Nam từng bước được mở cho các doanh nghiệp của Hoa Kỳ

và đến năm 2010, các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ được đối xử bình đẳng như các

tổ chức tài chính của Việt Nam. Đây là điều kiện tốt để thị trường tài chính Việt

Nam phát triển, nhưng cũng là một thách thức rất lớn cho các tổ chức tài chính

trong nước, nhất là các ngân hàng thương mại.

24

1.2. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Song song với những đổi mới về hoạt động ngân hàng, những ý tưởng về việc

hình thành một thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã bắt đầu được triển khai.

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hình

dung theo những mốc chính sau:

Thành lập ban nghiên cứu và phát triển thị trường vốn (1993): Một trong

những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng thị trường chứng

khoán (TTCK) ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển

thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày

6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng

đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.

Thành lập uỷ ban chứng khoán nhà nước (1996): Uỷ ban Chứng khoán Nhà

nước được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là

cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về

chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường

chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây

dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của

TTCK sau đó hơn 3 năm.

Khai trương trung tâm giao dịch chứng khoán (2000): Kể từ khi thành lập Uỷ

ban chứng khoán nhà nước và có kế hoạch thành lập ngay trung tâm giao dịch

chứng khoán. Nhưng do quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết bị kéo dài và tác

động của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997, mặc dù được thành

lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998, nhưng sau 4 năm, ngày

28/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức được

đưa vào hoạt động với hai Công ty niêm yết đầu tiên và Công ty cổ phần cơ điện

lạnh (REE) và Công ty vật liệu Viễn thông (SACOM). Sau gần 5 năm hoạt động,

trên thị trường có cổ phiếu của 26 công ty, 120 loại trái phiếu. Trong đó chủ yếu là

trái phiếu Chính phủ. Chỉ có một loại trái phiếu công ty được niêm yết trên trị

trường là trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đưa Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính (2004): Qua hơn 5

năm hoạt động, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt

25

được nhiều kết quả, thể hiện vai trò là người tổ chức và vận hành Thị trường chứng

khoán Việt Nam. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt

động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát

triển, ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số

66/2004/NĐ-CP chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính.

1.3. Quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam

Ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ? Không có tài liệu nào chứng

minh một cách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm

ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ... đã để ý đến Đông

Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương

mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện

bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty FrancoAsietique. Đến

năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo

hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt

động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt

động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.

Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo

Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến

hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm

tàu viễn dương…. Kể từ thời điểm đó, ở Việt Nam chỉ có một mình Bảo Việt hoạt

động cho đến năm 1998.

Tháng 6/1998, Việt Nam đã cho phép thành lập Công ty Cổ phần bảo hiểm

Bưu điện nhằm mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực

bảo hiểm. Trong năm 1999, Việt Nam đã mở rộng việc cấp giấy phép hoạt động

kinh doanh bảo hiểm cho 2 công ty liên doanh là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt-

úc (BIDV-QBE) và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CGM; và 4 công ty

100% vốn nước ngoài là: Công ty Bảo hiểm Allianz/AGP, Công ty Bảo hiểm

Chinfon-Manulife, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm

nhân thọ quốc tế Mỹ (AIG).

Kể từ khi các công ty bảo hiểm nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt

Nam, hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là bảo hiểm nhân thọ bắt

26

đầu sôi động với sự phát triển rất nhanh của các công ty bảo hiểm nước ngoài như:

Prudential, Manulife, AIA…Đến cuối năm 2004, trên thị trường bảo hiểm nhân thọ,

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 60% thị phần, trong đó riêng

Prudential chiếm đến 38% tổng thị phần bảo hiểm nhân thọ.

2. Bốn thành tố chính của hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Sau khi tìm hiểu một cách tổng quát nhất về lịch sử hình thành và phát triển

của hệ thống tài chính Việt Nam, ta tiếp tục xem xét cấu trúc của hệ thống tài chính

với bốn thành tố chính là: Thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các công cụ tài

chính và cơ sở hạ tầng tài chính.

2.1. Thị trường tài chính

Có rất nhiều cách chia thị trường tài chính khác nhau. Các thuật ngữ về thị

trường tài chính hay được dùng sở Việt Nam ở thời điểm hiện tại gồm: thị trường

vốn, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối. Sau đây là một số cách chia khác nhau.

Dựa vào thời hạn của tín dụng, thị trường tài chính được chia làm hai loại là

thị trường tiền tệ (nơi giao dịch các công cụ tài chính có thời hạn dưới 1 năm) và thị

trường vốn (nơi giao dịch các công cụ tài chính có thời hạn trên 1 năm). Ở các nền

kinh tế phát triển nói chung, thị trường tiền tệ thường do các ngân hàng thực hiện.

Đối với nhu cầu vốn trung dài hạn chủ yếu thực hiện theo hình thức trực tiếp trên thị

trường chứng khoán. Ngược lại, đối với Việt Nam có đặc thù riêng, hầu hết vốn

ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều do các ngân hàng thương mại cung cấp, các loại

thị trường khác đang có quy mô rất nhỏ. Hay nói cách khác, ở Việt Nam, việc huy

động và phân bổ vốn chủ yếu thực hiện qua các trung gian tài chính, trong đó các

ngân hàng thương mại đóng vai trò chính.

Dựa trên loại tín dụng, hiện Việt Nam cũng đã có thị trường tín phiếu, thị

trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu; thị trường vay nợ ngân hàng. Như trên đã nói,

thị trường vay nợ ngân hàng là chủ yếu.

Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: Việt Nam cũng đã có thị trường sơ

cấp là nơi phát hành chứng khoán lần đầu tiên. Trên thị trường này, khi phát hành

chứng khoán, thường do một công ty chứng khoán làm các thủ tục, tư vấn và một

27

công ty chứng khoán khác bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, hiện có 26

loại cổ phiếu, một chứng chỉ của quỹ đầu tư VF1, các loại trái phiếu chính phủ và

trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được giao dịch.

Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung: Ở Việt Nam, số lượng các

doanh nghiệp giao dịch trên thị trường tập trung là rất ít, trong khi các giao dịch trên

thị trường phi tập trung là chủ yếu.

Thị trường chính thức và phi chính thức: Ngoài thị trường tài chính chính

thức, nơi mà các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán … hoạt

động, ở Việt Nam còn có thị trường phi chính thức là các hợp tác xã tín dụng, các tổ

chức tín dụng vi mô ở nông thôn, hụi … hoạt động. Các loại hình tín dụng phi chính

thức này đóng một vai trò đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

2.2. Các tổ chức tài chính

Ở thời điểm cuối năm 2004, xét về quy mô của các tổ chức tài chính Việt Nam

(chưa kể Quỹ hỗ trợ phát triển và Bảo hiểm xã hội) thì tổng vốn mà các tổ chức này

cung ứng ra nền kinh tế hoặc huy động từ nền kinh tế đạt khoảng 450.000 tỷ đồng,

xấp xỉ 70% GDP. Trong đó, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng là 380.000

tỷ đồng, chiếm 85%; tổng số vốn trên thị trường chứng khoán là 27.000 tỷ đồng,

chiếm 6%; huy động của Tiết kiệm bưu điện là 30.000 tỷ đồng, chiếm 6,7%; thu phí

bảo hiểm đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, chiếm 3%

Trong các giáo trình, thường chia các tổ chức tài chính làm hai loại tổ chức tài

chính ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, cách phân loại này

chủ yếu tập trung vào các tổ chức tài chính hoạt động kinh doanh mà ít đề cập đến

các nhà tạo lập thị trường. Vì vậy, căn cứ vào thực tiễn ở Việt Nam, bài viết chia ra

các tổ chức tài chính hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính

hoạt động trên thị trường chứng khoán, các công ty bảo hiểm hoạt động theo Luật

bảo hiểm và một số loại hình tổ chức tài chính khác.

2.2.1. Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng

2.2.1.1. Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của Chính

phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động

28

ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân

hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần

bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngân hàng Nhà nước là

một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước; có trụ sở chính tại Thủ đô

Hà Nội.

2.2.1.2. Các tổ chức tín dụng

Trước khi xem xét các loại hình tổ chức tín dụng thực tế tại Việt nam, chúng ta

cùng tìm hiểu các định nghĩa trong Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam về các tổ

chức tín dụng năm 1997 và được sửa đổi vào năm 2004:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật

các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động

ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục

tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát

triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình

ngân hàng khác.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực

hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng

không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín

dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức

tín dụng phi ngân hàng khác.

Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp

luật nước ngoài.

Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân

hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân

hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và

đời sống. Tổ chức tín dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân

và các hình thức khác.

29

Các loại hình tổ chức tín dụng (theo sở hữu): Tổ chức tín dụng được thành

lập theo pháp luật Việt Nam bao gồm tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng

cổ phần, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng

100% vốn nước ngoài. Ngoài ra còn có chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân

hàng nước ngoài tại Việt nam.

Các ngân hàng thương mại: Hiện ở Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc

doanh chiếm hơn 70% thị phần tín dụng và huy động vốn; 37 ngân hàng cổ phần đô

thị và nông thôn, chiếm 11% thị phần tín dụng và huy động vốn; 27 chi nhánh ngân

hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh chiếm 12% thị phần huy động vốn và tín

dụng.

Ngân hàng chính sách xã hội: Hiện có một ngân hàng chính sách xã hội thực

hiện việc cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách. Tiền thân của ngân hàng này là

Ngân hàng phục vụ người nghèo thành lập năm 1995.

Các công ty tài chính: Hiện có 5 công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty

lớn. Các công ty tài chính này chủ yếu là dàn xếp tài chính cho tổng công ty mà nó

trực thuộc. Ngoài ra trước năm 2003 còn có Công ty tài chính Sài gòn là một đơn vị

độc lập không thuộc bất kỳ một tổng công ty nào. Nhưng do những hạn chế của mô

hình này hiện đã chuyển thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á.

Các công ty cho thuê tài chính: Hiện có 9 công ty cho thuê tài chính, trong đó

có 3 liên doanh. Sáu công ty còn lại trực thuộc 4 ngân hàng thương mại quốc doanh.

Trong đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Việt Nam có 2 công ty. Nhìn chung hoạt động thuê mua tài

chính còn nhiều hạn chế. Tổng số cho thuê của các công ty này có một phần không

nhỏ là tài sản của các ngân hàng mẹ thuê.

Các quỹ tín dụng: có hai loại hình quỹ tín dụng là quỹ tín dụng trung ương và

quỹ tín dụng khu vực. Tổng số các hợp tác xã tín dụng là 898 và chiếm 1,5% thị

phần huy động vốn và cho vay. Ngoài ra còn một số loại hình tổ chức tài chính khác

hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng là các công ty quản lý tài sản, các tổ chức

cầm đồ…

Tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu

sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổng dư nợ cho vay của hệ thống

30

các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt gần 380.000 tỷ, xấp xỉ 60% GDP. Tổng vốn điều

lệ của các tổ chức tín dụng Việt Nam khoảng 33.500 tỷ đồng.

2.2.2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các tổ chức hoạt động trên

TTCK

Uỷ ban chứng khoán nhà nước: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi mới

thành lập là cơ quan trực thuộc Chính phủ, năm 2004 chuyển thành cơ quan trực

thuộc Bộ tài chính. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ chính trong việc tổ

chức và giám sát các hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các công ty chứng khoán: Hiện có 13 công ty chứng khoán hoạt động với

chức năng là các tổ chức môi giới trên thị trường chứng khoán như lập các thủ tục

phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán …

Ngân hàng chỉ định thanh toán: Trên thị trường có 1 ngân hàng chỉ định

thanh toán là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngân hàng lưu ký chứng khoán: Hiện có 5 ngân hàng lưu ký chứng khoán.

Công ty quản lý quỹ đầu tư: Hiện tại có 1 công ty quản lý quỹ đầu tư đang

quản lý quỹ VF1.

Các công ty niêm yết: Hiện có 26 công ty niêm yết trên thị trường. Các công

ty này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.

Tổng số vốn giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam gần 27.000 tỷ

đồng, bằng 4% GDP. Trong đó, giá trị cổ phiếu bằng 3.195 tỷ đồng, chiếm 12%

tổng giá trị thị trường, bằng 0,5% GDP. Ngoài ra còn có một số quỹ đầu tư đóng vài

trò đáng kể trên thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung

là Dragon Capital, Mekong Capital, Vinacapit al, Indochina Capital, Quỹ đầu tư

mạo hiểm của tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) và một số công ty quản lý quỹ như

Công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Nam, Công ty quản lý quỹ Thành Việt, Công ty

quản lý quỹ Manulife và Công ty quản lý quỹ Frudential, Finansa, FXF Vietnam.

Các quỹ đầu tư này vừa tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, vừa đầu tư

trực tiếp vào các doanh nghiệp.

2.2.3. Các công ty bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm: Hiện có khoảng 24 công ty bảo hiểm đang hoạt động

tại Việt Nam với tổng vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó có 4 doanh nghiệp

31

nhà nước, 7 công ty bảo hiểm cổ phần, 7 công ty bảo hiểm liên doanh và 6 doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty

bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) chiếm thị phần chủ yếu. Trên thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ, ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Bảo Việt, Prudential và AIA.

Các công ty bảo hiểm hoạt động theo Luật bảo hiểm và chịu sự quản lý của Bộ Tài

chính.

Quy mô thị trường: Tổng số thu phí bảo hiểm năm 2004 gần 12.500 tỷ đồng,

trong đó doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ chiếm khoảng 2/3 tổng số doanh thu của

bảo hiểm. Doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu tập trung đầu tư vào

trái phiếu và gửi tại các ngân hàng thương mại.

2.2.4. Một số loại hình tổ chức tài chính khác

Quỹ lương hưu: hiện Việt Nam chưa có quỹ lương hưu, nhưng có một quỹ rất

lớn đó là bảo hiểm xã hội Việt Nam. Phần thặng dư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

chủ yếu chuyển sang Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Tiết kiệm bưu điện: Đây là tổ chức thực hiện các loại hình huy động tiết kiệm

nhỏ lẻ dựa trên hệ thống bưu cục rộng khắp của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông

Việt Nam. Tổng số vốn Tiết kiệm bưu điện huy động được gần 30.000 tỷ đồng.

Phần huy động này chủ yếu chuyển giao sang cho Quỹ hỗ trợ Phát triển.

Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển của các tỉnh, thành phố:

Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức cấp tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (tín

dụng chỉ định) cho các dự án. Quỹ này trực thuộc Bộ tài chính. Các quỹ đầu tư phát

triển địa phương trực thuộc các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Các quỹ này có

nhiệm vụ cho vay các dự án theo định hướng phát triển của từng địa phương. Quỹ

hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển của các địa phương hoạt động không

chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng và không chịu sự giám sát của Ngân

hàng Nhà nước.

2.3. Các công cụ tài chính

Trong các giáo trình thường chia các công cụ tài chính trên thị trường vốn, thị

trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, công cụ tài chính phái sinh ... Việc chia này

cũng có tính chất tương đối vì nhiều loại công cụ tài chính được giao dịch trên

nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ: các loại công cụ tài chính phái sinh có thể được

32

giao dịch trên thị trường tiện tệ, thị trường vốn, thị ngoại hối, thị trường nông sản...

hay ở Việt Nam, trái phiếu chính phủ vẫn có thể giao dịch trên thị trường tiền tệ,..

Hiện tại trên thị trường tài chính Việt Nam có các loại công cụ tài chính sau:

Các khoản cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác: Phần này

chiếm tỷ trọng chủ yếu trong việc phân phối vốn cho nền kinh tế.

Trái phiếu chính phủ: Tổng giá trị trái phiếu chính phủ giao dịch trên thị

trường chứng khoán là 24.000 tỷ đồng. Ngoài ra trái phiếu chính phủ còn được phát

hành thông qua hệ thống các kho bạc nhà nước địa phương.

Tín phiếu kho bạc: Loại này do Kho bạc nhà nước phát hành và được đấu giá

chủ yếu thông qua thị trường mở của Ngân hàng nhà nước. Đây là một công cụ huy

động nguồn vốn cho chi tiêu ngân sách rất quan trọng của chính phủ.

Trái phiếu đô thị: Do các chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố) phát hành.

Hiện tại mới có thành phố Hồ Chí Minh phát hành loại trái phiếu này. Các địa

phương khác thích dùng tín dụng qua ngân hàng hơn.

Trái phiếu công ty: Loại này tương đối ít, chủ yếu do các ngân hàng thương

mại và các tổ chức tài chính phát hành. Hiện nay có hai loại trái phiếu đang được

giao dịch tương đối phổ biến trên thị trường là trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam và Trái phiếu của Tổng công ty dầu khí Việt Nam.

Chứng chỉ tiền gửi: Theo phân loại trong các giáo trình thì chứng chỉ tiền gửi

là công cụ tài chính của thị trường tiền tệ, nhưng đặc trưng của Việt Nam, chứng chỉ

tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do các ngân hàng phát hành có thời hạn trên 1

năm với những đặc điểm tương tự như trái phiếu. Loại hình giấy tờ có giá do các

ngân hàng thương mại phát hành có thời hạn dưới một năm được gọi là kỳ phiếu.

Cổ phiếu: Hiện ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty cổ phần nên loại hình này

tương đối phổ biến. Tuy nhiên mới chỉ có 26 công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán, với tổng giá trị cổ phiếu chiếm khoảng 0,5% GDP. Đây là một con số rất

khiêm tốn.

Hợp đồng mua lại chứng khoán: Hiện nay chưa có giao dịch chính thức.

Phiếu nợ thương mại (thương phiếu): Hiện đã có pháp lệnh về thương phiếu,

nhưng hầu như chưa có doanh nghiệp nào phát hành thương phiếu.

33

Hối phiếu có ngân hàng chấp thuận: Hiện loại hình này thực hiện trong các

giao dịch ngoại thương.

Vay liên ngân hàng: Đây là loại hình giao dịch rất phổ biến giữa các ngân

hàng thương mại với nhau. Các loại hình cho vay phổ biến gồm, cho vay qua đêm,

cho vay có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng.

Euro Đô-la: Ở Việt Nam không có công cụ này.

Vay thế chấp mua bất động sản: Hiện ở Việt Nam đã có công cụ này và các

ngân hàng thương mại cổ phần đi đầu trong việc cho vay theo phương thức này.

Các loại công cụ tài chính phái sinh

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract): Hiện trên thị trường Việt Nam có loại

hình giao dịch này và chủ yếu là các hợp đồng mua bán ngoại tệ.

Hợp đồng tương lai (Future contract): Hiện ở Việt Nam chưa có.

Hoán đổi (Swap): Hiện ở Việt Nam đã có loại hình này, nhưng lượng giao

dịch rất hạn chế. Các giao dịch chủ yếu được thực hiện trên thị trường ngoại hối.

Các loại hình hoán đổi khác như lãi suất … hầu như chưa xuất hiện.

Quyền chọn: Hiện một số ngân hàng Việt Nam đã có loại hình giao dịch này,

nhưng khối lượng giao dịch là rất hạn chế. Chưa có tổ chức tài chính nào thực sự

bán quyền chọn mà chỉ thực hiện dưới hình thức là các trung gian.

2.4. Cơ sở hạ tầng tài chính

Hệ thống luật pháp và quản lý của nhà nước: Tính đến thời điểm hiện tại, với

bối cảnh và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam thì hệ thống luật pháp được đánh giá là

tương đối đầy đủ để hệ thống tài chính hoạt động. Hiện đã có Luật Ngân sách nhà

nước, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm. Dự

kiến năm 2006 Luật chứng khoán sẽ ra đời (hiện tại văn bản cao nhất quy định về tổ

chức và hoạt động của thị trường chứng khoán là Nghị định của chính phủ). Tuy

nhiên vấn đề quản lý nhà nước chưa thực sự đồng bộ và thống nhất. Một số tổ chức

có quy mô hoạt động tín dụng rất lớn nhưng không chịu sự chi phối của Luật các tổ

chức tín dụng và chịu sự giám sát của Ngân hàng nhà nước như Quỹ Hỗ trợ phát

triển và các quỹ đầu tư phát triển địa phương. Tổng tài sản của Quỹ hỗ trợ phát triển

có thể lớn hơn tổng tài sản của ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam là Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

34

Nguồn lực và thông lệ giám sát: Theo đánh giá thì nguồn lực và các thông lệ

giám sát chưa đáp ứng nhu cầu cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh, phát

triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Cung cấp thông tin: Hiện nay các ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính

nói chung đang từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các quy định về

kiểm toán vẫn chưa thực sự đầy đủ và được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Hiện

vẫn chưa có hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng và tổ chức xếp loại tín dụng đủ độ

tín cậy. Hiện trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

đang đảm nhận nhiệm vụ này. Tuy nhiên để trở thành một tổ chức có độ tin cậy cao

thì CIC còn rất nhiều việc phải làm.

Hệ thống thanh toán: Trước năm 2000, hầu hết các tổ chức tài chính ở Việt

Nam sử dụng hệ thống thanh toán phân tán. Nhưng từ năm 2000 đến nay, các tổ

chức tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại đã xây dựng hệ thống thanh toán

tập trung. Từ năm 2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai hệ thống

thanh toán liên ngân hàng. Đây là một bước tiến trong việc áp dụng công nghệ

thanh toán của hệ thống tài chính Việt Nam. Khi tất cả các ngân hàng xây dựng

xong hệ thống này thì công nghệ thanh toán của hệ thống tài chính Việt Nam là đảm

bảo.

(Nguồn: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính Phát triển -

Huỳnh Thế Du/Nguyễn Minh Kiều)

35

CHƯƠNG 2

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:

Chương Ngân sách Nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản: vai trò của

ngân sách Nhà nước, thu – chi của ngân sách Nhà nước, tổ chức hệ thống ngân sách

và phân cấp ngân sách Nhà nước, năm ngân sách và chu trình ngân sách. Học xong

chương này sinh vên có thể:

- Phân tích được vai trò của ngân sách Nhà nước đối với quá trình phát triển

kinh tế - xã hội.

- Trình bày được các nguồn thu - chi của ngân sách Nhà nước và phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu - chi ngân sách Nhà nước dẫn đến thâm hụt

ngân sách Nhà nước và các biện pháp khắc phục.

- Trình bày được nội dung của tổ chức hệ thống ngân sách và phân cấp ngân

sách Nhà nước.

- Nhắc lại được năm ngân sách và nội dung chu trình quản lý ngân sách Nhà

nước.

1. Vai trò của ngân sách Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách nhà nước được thay đổi

và trở nên hết sức quan trọng .Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia Ngân

sách nhà nước có các vai trò như sau :

1.1 Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của

Nhà nước

Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước, để đảm bảo

cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải

có những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này được hình thành từ

các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế . Đây là vai trò lịch sử của Ngân

sách nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà

nước đều phải thực hiện.

36

1.2 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và

chống lạm phát

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà

doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là

cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị

trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột

biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh

nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác.

Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền

kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng

như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường

nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà

nước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và

dự trữ tài chính. Đồng thời , trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhà nước

còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các

công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài,

tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát

lạm phát.

1.3 Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất

Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế

và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt

khác nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp

phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào

những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã

định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào

các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các

nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ

cấu kinh tế hợp lý.

1.4 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp

dân cư

Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá

37

giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại

thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư.

Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều

tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt …

một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của

tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân

sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội:

phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia

đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Các vai trò

trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của Ngân sách nhà nước,

với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền

kinh tế.

2. Thu và chi của Ngân sách Nhà nước

2.1. Thu Ngân sách Nhà nước

Thu Ngân sách nhà nước phản ảnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá

trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chính của xã

hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Như

vậy, thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay

nhà nước để hình thành quỹ ngân sách nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu

của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm: thu trong cân đối ngân sách và thu

bù đắp thiếu hụt của ngân sách.

2.1.1. Thu trong cân đối ngân sách: gồm các khoản thu mang tính chất Thuế

(Thuế ,Phí , Lệ phí ) và thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước.

- Thu thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp

qui định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng

nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu

của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh

tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên

cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ xem xét thuế với

các vai trò cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích thích tăng

trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập.

38

* Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Là vai trò đầu tiên của thuế. Mỗi

một loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu

cho

ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của thuế càng nổi

bậc

- Thu lệ phí và phí:

Lệ phí: là khoản thu mang tính chất thuế vì nó vừa mang tính cưỡng bách

được qui định trong những văn bản pháp luật của nhà nước nhưng đồng thời nó lại

mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc nhà nước thực hiện một số thủ

tục hành chính nào đó. Ví dụ: lệ phí trước bạ, lệ phí tòa án, lệ phí cấp giấy phép xây

dựng, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí công chứng…

Phí: là khoản thu mang tính chất thuế, là khoản thu mang tính bù đắp một

phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về các dịch vụ công cộng hoặc

bù đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, tu bổ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế

xã hội phục vụ cho người nộp phí. Phí có hai loại: thứ nhất, các loại phí mang tính

phổ biến do chính phủ qui định. thứ hai, các loại phí mang tính địa phương. Ví dụ:

học phí, viện phí, phí giao thông, phí cầu đường….

Lệ phí và phí là các khoản thu tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn

thu của ngân sách nhà nước nhưng có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến tất cả

các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.

- Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường nhà

nước tham gia các hoạt động kinh tế bằng việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh

dưới hình thức góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của

các công ty cổ phần. Số vốn đầu tư của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh

doanh nói trên sẽ sinh lời và lợi tức thu được sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhà

nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh

nghiệp. Các khoản thu này phản ảnh hoạt động kinh tế đa dạng của nhà nước, bao

gồm:

- Thu từ việc bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước trong quá trình cổ phần hóa

doanh nghiệp quốc doanh.

-Thu từ việc bán tài sản của nhà nước đã cho các chủ thể trong xã hội thuê

39

trước đây.

- Thu từ sử dụng vốn thuộc nguồn của ngân sách nhà nước.

- Thu từ việc bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nước cho các thành phần kinh

tế khác.

- Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên.

2.1.2. Thu bù đắp thiếu hụt của Ngân Sách

Trong quá trình điều hành ngân sách, các chính phủ thường có nhu cầu chi

nhiều hơn số tiền thu được và việc cắt giảm các khoản chi rất là khó khăn vì liên

quan đến các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội …. Do đó, bắt buộc chính

phủ phải tính tới các giải pháp để bù đắp sự thâm hụt của ngân sách nhà nước. Giải

pháp thường được chính phủ sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu,

bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài:

- Vay trong nước:

Vay nợ trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công

trái. Công trái phiếu là chứng chỉ nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán

hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và

ngân hàng. Ở Việt Nam chính phủ thường ủy nhiệm cho Kho Bạc nhà nước phát

hành trái phiếu chính phủ dưới các hình thức: Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho

bạc, Trái phiếu công trình,..

- Viện trợ và vay nợ nước ngoài:

+ Viện trợ nước ngoài: bao gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn

lại với lãi suất thấp và thời hạn trả nợ dài hơn so với các khoản vay trên thị trường

quốc tế.

- Vay nợ nước ngoài: là những khoản cho vay của nước ngoài theo điều kiện

thương mại và lãi suất thị trường và được thể thực hiện dưới các hình thức: phát

hành trái phiếu, tín dụng xuất khẩu và vay từ các ngân hàng thương mại nước ngoài.

2.2 Chi Ngân sách Nhà nước

Chi ngân sách, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất

lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chi ngân sách bao gồm chi cho đầu tư phát

triển (tích lũy), chi tiêu dùng thường xuyên và chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay.

2.2.1. Chi đầu tư phát triển kinh tế

40

Chi đầu tư phát triển là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho

quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi

trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vàocác

lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. Nói khác đi, việc chi cho

đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước nhằm mục đích tạo ra một sự khởi động

ban đầu, kích thích qúa trình vận đông các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự

tăng trưởng.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho

các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi,

năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công

trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình

thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn

của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời

sống vật chất, tinh thần cho người dân. Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan

trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần

hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc

đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội.

- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước: là khoản chi gắn liền

với sự can thiệp của nhà nưóc vào lĩnh vực kinh tế. Với khoản chi này một mặt nhà

nưóc bảo đảm đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần thiết tạo điều

kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế

hợp lý.

- Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh

vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước: trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

các công ty cổ phần được hình thành thông qua quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp

quốc doanh hoặc thành lập mới. Các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên

cơ sở liên doanh liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau . Các doanh nghiệp này

tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế kể cả ở những lĩnh vực có vị trí trọng

yếu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

- Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển: Quỹ hỗ

trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia là những tổ chức tài chính

41

có tư cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn và tiếp nhận các nguồn

vốn từ ngân sách nhà nước để cho vay đối với các chương trình , dự án phát triển

các ngành nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của chính

phủ ( chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển kinh tế biển, phát triển

rừng … ).

- Chi dự trữ nhà nước: Dự trữ Nhà nước được sử dụng cho hai mục đích: Điều

chỉnh hoạt động của thị trường, điều hòa cung cầu về tiền,ngoại tệ và một số mặt

hàng thiết yếu: gạo, xăng dầu …trên cơ sở đó bảo đảm ổn định cho nền kinh tế;

đồng thời giải quyết hậu quả các trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng

đến sản xuất và đời sống .

2.2.2. Chi tiêu dùng thường xuyên

Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã

hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn

được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó có

mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ

phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước.

Chi tiêu dùng thường xuyên bao gồm các khoản chi sau đây: Chi quản lý nhà

nước, Chi An ninh quốc phòng, Chi sự nghiệp( chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp

nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y

tế, sự nghiệp văn hóa nghệ thuật , thể thao và sự nghiệp xã hội).

2.2.3 Chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay

Chi trả nợ nhà nước bao gồm: Trả nợ trong nước và Trả nợ nước ngoài. Hàng

năm số chi trả nợ của nhà nước được bố trí theo một tỷ lệ nhất định trong tổng số

chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

2.3. Cân đối ngân sách

Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng được nhà nước sử dụng

để phân phối thu nhập quốc dân. Chức năng phân phối của ngân sách được thể hiện

trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính để hình thành nên các

khoản thu và các khoản chi của ngân sách. Về nội dung, các khoản thu và chi này có

quan hệ hữu cơ với nhau và dựa trên nguyên tắc hai bộ phận này phải được cân đối.

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc cân đối ngân sách nhà nước được

42

thực hiện theo nguyên tắc: Ưu tiên cho các khoản chi đầu tư phát triển sau đó mới

dành cho chi tiêu dùng thường xuyên. Trong thực tế do số thu thường rất thấp, thậm

chí nhiều khi không đủ cho chi đầu tư phát triển nên việc cân đối ngân sách luôn

lâm vào tình trạng bị động, trong khi đó nhu cầu chi tiêu dùng thường xuyên lại rất

cấp bách. Do đó, chính phủ thường phải phát hành tiền ngoài dự kiến là nguyên

nhân gây ra lạm phát.

Trong cơ chế thị trường, yêu cầu đổi mới hoạt động của ngân sách nhà nước

đòi hỏi phải xây dưng mô hình quản lý ngân sách thích hợp và phù hợp với thông lệ

quốc tế, mô hình này cho phép xác định cơ cấu ngân sách với nội dung các khoản

thu và chi để đảm bảo sự cân đối của ngân sách nhà nước. Cụ thể mô hình quản lý

ngân sách nhà nước được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng:

- Thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí, lệ phí và một số khoản thu không mang

tính chất thuế như: thu lợi tức cổ phần nhà nước, thu từ cho thuê và bán tài sản

thuộc sở hữu nhà nước…là những khoản thu thường xuyên của nhà nước và được

hình thành theo nguyên tắc không hoàn trả. Các khoản thu này còn được gọi là các

khoản thu trong cân đối ngân sách được sử dụng ưu tiên cho các khoản chi tiêu

dùng thường xuyên của chính phủ, phần còn lại sẽ dành cho chi đầu tư phát triển.

- Thu từ các khoản viện trợ và vay nợ của chính phủ. Nguồn thu này dùng để

bù đắp số thiếu hụt của ngân sách nhà nước do chênh lệch giữa tổng số chi và tổng

số thu trong cân đối ngân sách để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Do đó, các

khoản thu viện trợ và vay nợ của chính phủ được gọi là các khoản thu bù đắp thiếu

hụt của ngân sách. Cơ chế cân đối ngân sách nhà nước này tạo ra thế chủ động rất

lớn cho chính phủ cho phép giải quyết trước hết các nhu cầu cấp bách để ổn định

đời sống và trật tự xã hội, hơn nữa nó cũng vạch ra một ranh giới rõ ràng về phạm

vi tiêu dùng nằm trong giới hạn các khoản thu nhập do nền kinh tế tạo ra. Các khoản

thu bù đắp thiếu hụt (vay) chỉ phục vụ cho chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo khả

năng trả nợ cho chính phủ.

3. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước - Phân cấp Ngân sách Nhà nước

3.1. Hệ thống Ngân sách Nhà nước

Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền

nhà nước. Tổ chức hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết

43

đó là chế độ xã hội của một nhà nước và phân chia lãnh thổ hành chính. Thông

thường ở các nước hệ thống ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống hành

chính. Ở nước ta với mô hình nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ

chức theo hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa

phương, trong đó ngân sách địa phương bao gồm các cấp ngân sách: ngân sách

thành phố (hay tỉnh) , ngân sách quận (huyện) , ngân sách xã (phường).

Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất

theo nguyên tắc tập trung và dân chủ, thể hiện:

- Tính thống nhất: đòi hỏi các khâu trong hệ thống ngân sách phải hợp thành

một thể thống nhất, biểu hiện các cấp ngân sách có cùng nguồn thu, cùng định mức

chi tiêu và cùng thực hiện một quá trình ngân sách.

- Tính tập trung: thể hiện ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung

các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới chịu sự chi

phối của ngân sách cấp trên và được trợ cấp từ ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo

cân đối của ngân sách cấp mình.

- Tính dân chủ: Dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ ngân

sách cấp dưới, đồng thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách và được quyền chi

phối ngân sách cấp mình.

3.2. Phân cấp Ngân sách Nhà nước

Trong nền kinh tề thị trường ngân sách nhà nước trở thành công cụ quan trọng

giúp nhà nước điều hành nền kinh tế xã hội và việc xác định cơ cấu thu chi của các

cấp ngân sách cũng như phương pháp quản lý các cấp ngân sách là rất cần thiết.

Phân định nguồn thu và các khoản chi của mỗi cấp ngân sách là nội dung cơ

bản của phân cấp quản lý ngân sách nhằm tạo điều kiện về tài chính cho chính

quyền nhà nước các cấp tham gia vào quá trình tổ chức, huy động, phân phối và sử

dụng các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để thực hiện các chức năng nhiệm vụ

xác định. Khi phân cấp quản lý ngân sách cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản

sau:

- Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc lập của ngân

sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất.

- Xác định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn thu chi giữa các cấp ngân sách.

44

- Đảm bảo sự hợp lý và công bằng giữa các địa phương.

3.2.1 Phân định nguồn Thu giữa các cấp ngân sách

Có 4 phương pháp thực hiện phân phối nguồn thu giữa các cấp ngân sách:

* Phương pháp thu đủ chi đủ: nội dung của phương pháp này là toàn bộ số thu

và các nhiệm vụ chi của ngân sách đều do ngân sách trung ương đảm nhận. Phương

pháp này đảm bảo cho trung ương quyền chủ động nhưng hạn chế khả năng sáng

tạo của địa phương.

* Phương pháp khoán gọn: Trung ương giao cho địa phương được thu một số

khoản thu xác định để đảm bảo nhiệm vụ chi cho địa phương. Phương pháp này

khuyến khích địa phương quan tâm và bồi dưỡng nguồn thu của mình nhưng không

chú ý đến nguồn thu của trung ương.

* Phương pháp dự phần: Theo phương pháp này ngân sách địa phương được

hưởng một phần từ các khoản thu chung được xác định theo tỷ lệ phần trăm hay còn

gọi là tỷ lệ điều tiết. Phương pháp này khuyến khích địa phương quan tâm đến

khoản thu nhưng phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách rất phức tạp và hàng

năm phải điều chỉnh.

* Phương pháp hỗn hợp: Là phương pháp áp dụng hỗn hợp cả ba phương pháp

trên, nguồn thu của ngân sách địa phương bao gồm 3 phần chính: Các khoản thu ổn

định, các khoản thu điều tiết và các khoản trợ cấp từ ngân sách trung ương.

Theo luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam (1996) và luật Sửa đổi, Bổ sung một

số điều của luật Ngân sách Nhà nước VN (1998) phân định nguồn thu giữa các cấp

ngân sách của nước ta được thực hiên theo phương pháp hỗn hợp.

3.2.2 Phân định chi giữa các cấp ngân sách

Phân công quản lý nhà nước về kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền là cơ

sở để phân định chi giữa các cấp ngân sách. Trong cơ chế thị trường, nhà nước sử

dụng ngân sách nhà nước làm công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì

phân cấp quản lý chi giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo các nguyên tắc:

- Ngân sách trung ương đảm nhận nhiệm vụ chi theo các chương trình quốc

gia hoặc các dự án phát triển nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế và tạo

môi trường thuận lợi kích thích quá trình tích tụ và đầu tư vốn cho sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp và dân cư.

45

- Ngân sách địa phương thực hiện các khoản chi gắn với việc thực hiện chức

năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

4. Năm ngân sách và chu trình ngân sách

- Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính, tài khóa) là giai đoạn mà trong

đó dự toán thu – chi tài chính của Nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành.

Hiện nay các nước trên thế giới, thời gian cho một năm ngân sách bằng với thời

gian của một năm dương lịch (12 tháng) (thường tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12

năm dương lịch).

- Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách để chỉ toàn bộ hoạt

động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc chuyển

sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách bao gồm 3 khâu nối tiếp nhau: lập

ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Do đó, thời gian của một

chu trình ngân sách không trùng với năm ngân sách và dài hơn thời gian của một

năm ngân sách.

+ Lập ngân sách: Mục tiêu của giai đoạn này là để xác định nhiệm vụ động

viên, phân phối tối ưu các nguồn vốn nhằm bảo đảm tính vững chắc, tính khả thi

của ngân sách.

+ Chấp hành ngân sách: Chấp hành ngân sách bao gồm chấp hành thu ngân

sách nhà nước (là quá trình tổ chức và quản lý nguồn thu của ngân sách nhà nước)

và chấp hành chi ngân sách nhà nước (à quá trình tổ chức và quản lý cáckhoản chi

của ngân sách nhà nước).

+ Quyết toán ngân sách: Nội dung của giai đoạn này là nhằm phản ảnh, đánh giá và

kiểm tra lại quá trình hình thành và chấp hành ngân sách nhà nước. Sau khi kết thúc

năm tài chính, các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải khoá sổ kế toán và

lập quyết toán ngân sách nhà nước theo số thực thu, thực chi theo hướng dẫn của Bộ

tài chính.

46

BÀI ĐỌC THÊMPHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Sự cần thiết và tác dụng của việc phân cấp quản lý NSNN

Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời từ năm 1967, tới nay đã

qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định

nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương và

chính quyền các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính

quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

gồm nhiều cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế

phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo

bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố

chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố

lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa

phương, cục bộ … vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính

quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa

phương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Có một số

khoản thu như: tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đối với doanh nghiệp, tiền cho thuê

và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế môn bài,…giao cho

địa phương quản lý sẽ hiệu quả hơn.

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là cách tốt nhất để gắn các hoạt động

của ngân sách nhà nước với cac hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực

sự nhằm tập trung đấy đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính

quốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả

cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phân

cấp quản lý ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện

tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách

từ trung ương đến điah phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế

nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và

kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các

cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy

47

vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp

quản lý ngân sách nhà nước còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã

hội ngày càng hoàn thiện hơn.

Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết mối

quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương

trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành ngân sách nhà nước đúng đắn và

hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước.

2. Khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc giải quyết mối quan hệ giữa các

cấp chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành ngân

sách nhà nước.

Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các nguyên

tắc sau đây:

Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp

quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý ngân

sách nhà nước. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ

vật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của

các cấp. Thực chất của nguyên tắc này là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và

quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên tắc

này còn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

ở nước ta.

Hai là: ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ

bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Cơ sở của

nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nước trung ương trong quản

lý kinh tế, xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá

của nguồn tài chính quốc gia.

Nguyên tắc này được thể hiện:

- Mọi chính sách, chế độ quản lý ngân sách nhà nước được ban hành thống

nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách trung ương.

- Ngân sách trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền

kinh tế và trong xã hội. Điều đó có nghĩa là: các khoản thu chủ yếu có tỷ trọng lớn

48

phải được tập trung vào ngân sách trung ương, các khoản chi có tác động đến quá

trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước phải do ngân sách trung ương đảm

nhiệm. Ngân sách trung ương chi phối hoạt động của ngân sách địa phương, đảm

bảo tính công bằng giữa các địa phương.

Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm

(%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp

dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung

một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ phân

cấp xác định rõ khoản nào ngân sách địa phương được thu do ngân sách địa phương

thu, khoản nào ngân sách địa phương phải chi do ngân sách địa phương chi. Không

để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lai hoặc lạm thu giữa

ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Có như vậy mới tạo điều kiện nâng

cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xã

hội. Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và trung

ương trong quản lý ngân sách nhà nước, tránh co kéo trong xây dựng kế hoạch như

trước đây.

Bốn là: đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách. Phân cấp ngân sách

phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự

chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ.

3. Nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Dựa trên cở quán triệt những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấp quản lý

ngân sách nhà nước được quy định rõ trong chương II và III của luật ngân sách nhà

nước bao gồm:

Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đế quản lý, điều hành

ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực

hiện và kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách.

Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý và điều

hành ngân sách nhà nước trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trình

tự và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quyết

toán ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước.

Cụ thể:

49

Quốc hội quyết định tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù

đắp bội chi; phân tổ ngân sách nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và

theo cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi trả nợ. Quốc hội giao

cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung

ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, Quốc hội quyết định những vấn đề then

chốt nhất về ngân sách nhà nước, đảm bảo cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước hợp

lý và cân đối ngân sách nhà nước tích cực, đồng thời giám sát việc phân bổ ngân

sách trung ương và ngân sách của các địa phương.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Quốc

hội giao về quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương, giám sát việc thi

hành pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội các dự án luật, pháp

lệnh và các dự án khác về ngân sách nhà nước; ban hành các văn bản pháp quy về

NSNN; lập và trình Quốc hội dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước, dự toán điều

chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; giao nhiệm vụ thu, chi ngân

sách cho từng bộ, ngành; thống nhất quản lý ngân sách nhà nước đảm bảo sự phối

hợp chăth chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện

ngân sách nhà nước; tổ chức kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước; quy định

nguyên tắc, phương pháp tính toán số bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho

ngân sách cấp dưới; quy định chế độ quản lý quỹ dự phòng ngân sách nhà nước và

quỹ dự trữ tài chính; kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán và

quyết toán ngân sách nhà nước; lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà

nước và quyết toán các công trình cơ bản của Nhà nước.

Bộ tài chính chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân

sách nhà nước trình chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách nhà

nước theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng

thống nhất quản lý ngân sách nhà nước; hướng dẫn kiểm tra các bộ, cơ quan khác ở

trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; đề xuất

các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà

nước; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu

50

chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước; thanh tra, kiểm tra tài chính với tất cả các

tổ chức, các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp

ngân sách và xử dụng ngân sách; quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ khác

của Nhà nước; lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ.

Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án kế hoạch phát

triển kinh tế, xã hội của cả nước và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong

đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây

dựng kế hoạch tài chính, ngân sách; phối hợp với bộ tài chính lập dự toán và

phương án phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phụ trách; phối hợp với bộ

tài chính và các bộ ngành hữu quan kiểm tra đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các

công trình xây dựng cơ bản.

Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chímh trong việc lập

dự toán ngân sách nhà nước đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi

ngân sách nhà nước; tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời

quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, ngành khác có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chính, UBND cấp tỉnh

để lập, phân bổ, quyết toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực phụ trách ;

kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; báo

cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ

trách; phối hợp với bộ tài chính xây dung định mức tiêu chuẩn chi ngân sách nhà

nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.

Hội đồng nhân dân có quyền quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa

phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương,

biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; quyết định điều chỉnh dự

toán ngân sách địa phương trong thời gian cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân

sách đã quyết định. Riêng đối với HĐND cấp tỉnh, ngoài những nhiệm vụ, quyền

hạn nêu trên còn được quyền quyết định thu, chi lệ phí, phụ thu và các khoản đóng

góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương,

dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết

định và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Kiểm tra nghị quyết của HĐND

51

cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. Tổ chức thực hiện NSĐP và

báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định. Riêng đối với cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương, UBND còn có nhiệm vụ lập và trình HĐND quyết định việc

thu phí, lệ phí, phụ thu, huy động vốn trong nước cho đầu tư xây dựng cơ bản thuộc

địa phương quản lý.

Như vậy, luật đã quy định tương đối rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của các

cơ quan, chính quyền Nhà nước trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. đặc biệt đối với

HĐND và UBND các cấp đã có sự đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ, sáng tạo

của địa phương trong việc phát huy tiềm năng hiện có, bồi dưỡng và tăng thu cho

ngân sách cấp mình, từ đó chủ động bố trí chi tiêu hợp lý, có hiệu quả theo kế hoạch

phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể và chế độ

thu, chi thống nhất của Nhà nước. Điều này cơ bản cũng phù hợp với phương hướng

đổi mới chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND được Quốc hội và Chính phủ đề

ra trong kỳ hội nghị HĐND và UBND toàn quốc.

Về các khoản thu ngân sách nhà nước:

Thu ngân sách nhà nước là số tiền mà nhà nước huy động vào ngân sách nhà

nước và không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp. Phần lớn các khoản

thu này đều mang tính chất cưỡng bức. Với đặc điểm đó, thu ngân sách nhà nước

khác với các nguồn thu của các chủ thể khác (doanh nghiệp, tư nhân…) vì nó gắn

với quyền lực của nhà nước.

Theo phân loại thống kê của liên hiệp quốc, thu ngân sách nhà nước gồm hai

loại:

- Các khoản thu từ thuế, trong đó chia ra thuế trực thu và thuế gián thu.

- Các khoản thu ngoài thuế như phí, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động kinh

tế của Nhà nước và các khoản chuyển giao vào ngân sách nhà nước khác.

Tại Việt nam, trước đây, việc phân chia nội dung thu của các cấp ngân sách

dựa vào cơ sở kinh tế của chính quyền tức là những tổ chức kinh tế do trung ương

quản lý thì nguồn thu của các tổ chức này tập trung vào ngân sách trung ương, các

tỏ chức kinh tế do địa phương quản lý thì sẽ ghi thu vào ngân sách địa phương. Điều

này đã dẫn đến tình trạng xây dựng chồng chéo các cơ sở kinh tế của trung ương và

địa phương, tranh giành nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt

52

khác, nó không gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc

quan tâm tới những tổ chức kinh tế do trung ương quản lý ở địa phương. Do vậy, để

khắc phục những nhược điểm trên, chế độ phân cấp được điều chỉnh theo hướng

thay đổi tỷ lệ ghi thu vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhưng do

vẫn dựa trên cơ sở cũ nên nguồn thu vẫn không được đảm bảo.

Phân định nguồn thu giữa NSTƯ và ngân sách tỉnh.

Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương

Các

khoản thu

100%

1.thuế GTGT hàng nhập

khẩu2.thuế xuất, nhập khẩu3.thuế

tiêu thụ đặc biệt (trừ một số mặt

hàng, dịch vụ)4.thuế thu nhập

doanh nghiệp của đơn vị hạch

toán toàn nghành5.thu từ dầu

khí6.thu nhập từ vốn góp của nhà

nước, tiền thu hồi vốn của nhà

nước từ các cơ sở kinh tế7.các

khoản do Chính phủ vay, viện trợ

không hoàn lại của Chính phủ các

nước8.các khoản phí, lệ phí theo

quy định9.thu kết dư NSTƯ10.các

khoản thu khác.

1.tiền cho thuê đất2.tiền

cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu

Nhà nước3.lệ phí trước bạ4.thu từ

hoạt động xổ số kiến thiết5.viên

trợ không hoàn lai của nước

ngoài trực tiếp cho địa

phương6.các khoản phí, lệ phí

theo quy định7.các khoản đóng

góp tự nguỵện của cá nhân, tổ

chức trong và ngoài nước8.thu

kết dư NSĐP9.thu bổ sung từ

NSTƯ10.các khoản thu khác theo

quy định.

Các

khoản thu phân

chia theo tỷ lệ

phần trăm giữa

NSTƯ và ngân

sách tỉnh.

1.thuế GTGT (trừ thuế

GTGT hàng nhập khẩu và hoạt

động sổ xố kiến thiết)2.thuế thu

nhập doanh nghiệp (trừ các đơn vị

hạch toán toàn ngành và hoạt động

xổ số kiến thiết)3.thuế thu nhập

đối với người có thu nhập

cao4.thuế chuyển thu nhập ra

nước ngoài5.thu từ sử dụng vốn

ngân sách của các DNNN.

53

Các

khoản thu phân

chia giữa tỉnh,

huyện, xã

1.thuế chuyển quyền sử

dụng đất2.thuế nhà đất3.thuế sử

dụng đất nông nghiệp4.thuế tài

nguyên5.thuế tiêu thụ đặc biệt với

hàng sản xuát trng nước thu vào

vàng mã, kinh doanh vũ trường,

mát xa,…tỷ lệ phân chia do

UBND tỉnh quy định.

Về các khoản chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là số tiền mà Nhà nước chi từ quỹ ngân sách để thực

hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Có nhiều cách để xác định cơ cấu chi ngân

sách nhà nước. Chẳng hạn, để thấy rõ hơn vai trò của ngân sách nhà nước đối với

phát triển các ngành kinh tế đất nước, đặc biệt là các ngành mũi nhọn thì cơ cấu chi

ngân sách nhà nước được phân theo ngành kinh tế quốc dân (ngành công nghiệp,

nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ…). Nếu để đảm

bảo cho Quốc hội có thể thấy rõ ngay nhuồn ngân sách phân bổ cho mỗi cơ quan

Nhà nước, chi ngân sách Nhà nước được phân loại theo tổ chức của cơ quan Nhà

nước (theo từng bộ, cơ quan Nhà nước Trung ương, cơ quan Nhà nước địa

phương…). Nếu để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với việc

lập dự toán, quyết định dự toán, thực hiện phân cấp và quản lý, sử dụng kinh phí

ngân sách nhà nước cho từng mục đích và từng đối tượng cụ thể, người ta phân loại

theo mục đích sử dụng cuối cùng: chi lương, phụ cấp lương, chi mua sắm hàng hoá,

dịch vụ…Nói chung, mỗi cách phân loại đều có mục đích và ý nghĩa riêng, chúng

có nét chung là cho biết một cách toàn diện ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn của

việc chi tiêu quốc gia vào phát triển kinh tế, thấy rõ mục đích kinh tế, xã hội mà

Chính phủ đang theo đuổi.

Theo luật ngân sách nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước được phân

loại theo tổ chức kinh tế, từ ngân sách trung ương đến ngân sách các cấp địa phương

đều có các khoản chi cơ bản giống nhau:

54

Chi thường xuyên: là những khoản chi hết sức cần thiết và không thể trì hoãn,

phải thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng năm để duy trì sự tồn tại của bộ máy

Nhà nước.

Chi đầu tư, phát triển: là những khoản chi để hình thành tài sản cố định như

mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng các công trình kinh tế mũi nhọn, xây dung

cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, xây dựng nhà cửa, đầu tư vào các động sản tài chính,

sửa chữa lớn tài sản cố định, chi trả nợ gốc tiền vay… những khoản chi này gắn với

việc điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước, tạo môi trường và điều kiện cho các TPKT

hoạt động và phát triển.

Sự khác nhau cơ bản giữa hai nhóm chỉ tiêu trên thể hiện ở chỗ: chi thường

xuyên có tính chất tiêu hao trực tiếp, còn chi đầu tư phát triển có tính chất thu hồi

trong những điều kiện nhất định.

Theo thứ tự ưu tiên thì chi thường xuyên được ưu tiên trước hết, sau đó mới

đến chi đầu tư phát triển. Thứ tự ưu tiên này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì nếu

cứ ưu tiên chi thường xuyên dễ dẫn đến phá vỡ cơ cấu kinh tế, và nếu cứ ưu tiên chi

đầu tư phát triển dễ đẫn đến làm tăng thâm hụt ngân sách nhà nước.

Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có hai khoản chi trên,

tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy mô, phạm vi của các khoản chi.

Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương là những khoản chi có quy mô lớn,

có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các khoản chi này nhìn chung là

khó xác định chủ đầu tư và các công trình phúc lợi công cộng. Còn các khoản chi

của ngân sách địa phương chỉ đầu tư cho những công trình, mục tiêu được thực hiện

trong phạm vi địa phương đó. Ngoài ra, có một số khoản chi thuộc đặc thù chức

năng của ngân sách trung ương thì ngân sách trung ương đảm nhiệm: trả nợ vay, chi

an ninh quốc phòng, chi về ngoại giao…

Về số bổ sung từ nhân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:

Gồm hai loại:

* Số bổ sung để cân đối ngân sách gồm số bổ sung ổn định trong suốt thời kỳ

nhất định và số bổ sung tăng thêm hàng năm một phần theo tỷ lệ trượt giá và một

phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế

* Số bổ sung theo mục tiêu.

55

Có thể nói, với những nội dung trên, hệ thống ngân sách nhà nước và chế độ

phân cấp và quản lý ngân sách nhà nước đã bước đầu tạo cơ sở, điều kiện, hành lang

pháp lý cho công tác quản lý, điều hành hoạt động ngân sách nhà nước có hiệu lực

và có hiệu quả, theo những chuẩn mực nhất định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

của ngân sách nhà nước trong cơ chế kinh tế mới ở nước

phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.

Lĩnh vực Ngân sách trung ương Ngân sách tỉnh

1.Chi xây dựng cơ

bản- Các công trình kinh tế

then chốt quan trọng.- Các

công trình hạ tầng cơ

sở2.Chi vốn lưu động.3.Chi

trả nợ (trong và ngoài

nước).4.Chi dự trữ Nhà

nước.

NSTƯ đảm nhận các

công trình hạ tầng cơ sở

không có khả năng thu hồi

vốn do trung ương quản

lý.Các xí nghiệp trong và

ngoài nước do trung ương

quản lý.Hầu hết NSTƯ đảm

nhận chi trả nợ nước

ngaòi.Hầu hêt NSTƯ đảm

nhiệm.

NSĐP đảm nhận các

công trình hạ tầng cơ sở do

địa phương quản lý.Các xí

nghiệp do địa phương quản

lý.Trả nợ trong nước, địa

phương đảm nhận phần huy

động xây dựng cơ sở hạ

tầng.

1.C hi quản lý Nhà

nước.2.Chi sự nghiệp kinh

tếnông nghiệp, thuỷ lợiLâm

nghiệpGiao thôngKiến

thiết thị chính.3.Chi sự

nghiệp giáo dục phổ

thôngChi hoạt động thường

xuyên giáo dụcChi chương

trình mục tiêu4.Chi sự

nghiệp đào tạoCác trường

đại học.Các trường trung

học5.Chi y tế6.Chi nghiên

cứu khoa học7.Chi văn hoá

thông tin8.Chi thể dục, thể

Toàn bộ bộ máy quản

lý Nhà nước của trung

ươngDuy trì bảo vệ đê điều

trung ươngDuy tu, tu bổ các

đường giao thông, các công

trình kiến thiết do trung

ương quản lý.Một số công

trình quan trọng như xoá

mù chữ, giáo dục miền

núi…Các trường đại học đa

ngànhMột số trường PTTH

khu vựcCác cơ sở y tế chữa

bệnh trung ươngNghiên

cứu khoa học cơ bảnCác sự

Toàn bộ bộ máy Nhà

nước của địa phươngBảo vệ

đê điều, hỗ trợ làm thuỷ lợi,

thuỷ nôngSửa chữa các

đường giao thông địa

phươngChi toàn bộ các

trường tự tiểu học trở lên,

kể cả mẫu giáo.Các trường

trung học, dạy nghềCơ sở

chữa và khám bệnh do địa

phương quản lýNghiên cứu

ứng dụng Các sự nghiệp

văn hoá quần chúng do địa

phương quản lýDân quân

56

thao9.Chi quốc phòng, an

ninh10.Chi hỗ trợ Đảng,

đoàn, hội11.Chi trợ cấp

ngân sách xã12.Chi khác

nghiệp văn hoá quần chúng

do trung ương quản lýToàn

bộ hoạt động chính quyCác

tổ chức thuộc trung

ươngTuỳ thuộc khả năng

của NSTƯ

du kích và tuyển quânCác

tổ chức thuộc địa

phươngTuỳ thuộc vào phân

bổ của NSTƯ

CHƯƠNG 3

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

57

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:

Học xong chương tài chính doanh nghiệp, sinh viên có thể:

- Trình bày các nguồn và phương thức tạo vốn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, phân tích tình hình quản

lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào để mang lại hiệu quả.

- Xác định được phương thức quản lý tài sản của doanh nghiệp góp phần tối

ưu hóa giá trị của doanh nghiệp và mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

1. Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến

hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn

phản ánh nguồn tài lực chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý

tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động và sự luân chuyển của

vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả tài

chính. Nói cách khác, vốn cần được xem xét và quản lý trong trạng thái vận động và

mục tiêu hiệu quả của vốn có ý nghĩa quan trọng nhất.

Sau đây là các nguồn vốn và các phương thức tạo vốn (phương thức tài trợ)

mà các doanh nghiệp có thể khai thác.

1.1. Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số

vốn nhất định. Đối với doanh nghiệp Nhà nước (thuộc sở hữu Nhà nước) nguồn vốn

tự có ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.

Trong công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ số vốn pháp định cần

thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu

phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết

định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu

trách nhiệm hữ hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ.

Trong thực tế, vốn tự có của doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn

pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và mở rộng kinh doanh.

1.2. Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

58

Có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan

trọng nhất, không chỉ đối với sự phân tích bản thân của các doanh nghiệp mà còn

đối với toàn bộ nền kinh tế quốc đân. Sự hoạt động và phân tích cuat các công ty,

các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương

mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng.

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng hoặc tín

dụng thương mại để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu

của doanh nghiệp.

1.2.1. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng là quan hệ giữa người đang tạm thời thừa vốn và người tạm thời

thiếu vốn trên nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi.

Theo đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức

tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả

được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị

trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị

thặng dư trên thị trường. Tín dụng ngân hàng có ít nhất một bên tham gia là ngân

hàng và đối tượng cho vay trong tín dụng ngân hàng là tiền tệ.

Về thời hạn, vốn vay ngân hàng phân thành 3 loại cơ bản: vay ngắn hạn (<12

tháng) vay trung hạn (>=12 tháng < 60 tháng), vay dài hạn (>=60 tháng). Cần lưu ý

rằng, tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian vay để phân loại trong thực tế không

hoàn toàn giống nhau giữa các nước.

Phân loại hình thức cho vay theo tính chất và mục đích sử dụng: vay đầu tư

tài sản cố định, vay vốn lưu động, vay để phục vụ dự án, phương án sản xuất kinh

doanh,…

Nguồn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế

nhất định, đó là điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn

là lãi suất.

Điều kiện tín dụng: Các ngân hàng thương mại khi cho doanh nghiệp vay vốn

luôn luôn phải đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế các rủi ro tín dụng thông qua hệ

thống các biện pháp đảm bảo tín dụng. Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ

59

vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất

kinh doanh của một doanh nghiệp vay vốn. Doanh nghiệp phải cung cấp các báo

cáo tài chính và những thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của ngân hàng.

Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, hầu hết các

ngân hàng đều yêu cầu có đảm bảo tín dụng, phổ biến nhất là tài sản thế chấp (bất

động sản, tài sản gắn liền với bất động sản,..). Việc yêu cầu người vay có tài sản thế

chấp trong nhiều trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng được các điều

kiện vay, kể cả những thủ tục pháp lý về giấy tờ,… do đó, doanh nghiệp cần tính

đến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Sự kiểm soát của ngân hàng cho vay: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân

hàng, thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và

tình hình sử dụng vốn vay. Sự kiểm soát này không gây vấn đề gì quá lớn cho

doanh nghiệp, tuy nhiên, trong một số trường hợp điều đó cũng làm cho doanh

nghiệp có cảm giác bị “kiểm soát”.

Lãi suất vốn vay: lãi suất vốn vay phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vốn

tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng

thời kỳ. Nếu lãi suất vay quá cao, doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn

lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp.

1.2.1. Tín dụng thương mại

Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay

còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng

giữa bên mua và bên bán dưới hình thức mua bán chịu (trả chậm) hàng hóa. Thông

qua hoạt động này, người bán chuyển giao cho người mua một lượng hàng hóa

(thương mại) cùng với quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn (tín dụng) bằng với

giá trị hàng hóa được mua bán. Đến thời hạn thỏa thuận, người mua phải trả cho

người bán số tiền mà hai bên đã đồng ý trước đó.

Như vậy, nguồn vốn tín dụng thương mại được hình thành một cách tự nhiên

trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp, nó có ảnh hưởng hết sức

to lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà cả toàn bộ nền kinh tế. Trong một số

công ty, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm

tới 20% tổng nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.

60

Nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và

linh hoạt trong kinh doanh, mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp

tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn

định khi hai bên lý hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh doanh nói chung. Tuy

nhiên, cần thấy rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá

giới hạn an toàn

Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của các

khoản vay, đó là chi phí lãi vay, và được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ.

1.3. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu là một kênh rất quan để huy động vốn dài hạn cho công ty

một cách rộng rãi thông qua mối liên hệ với thị trường chứng khoán. Trong các

nước công nghiệp phát triển, thị trường chứng khoán là nơi hội tụ những hoạt động

tài chính sôi động nhất của nền kinh tế. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ

đông và lã những người sở hữu của công ty.

Việc lựa chọn thời gian phát hành hoặc thu hồi (mua lại) cổ phiếu có ảnh

hưởng quan trọng đến các công ty và dựa trên các khía cạnh sau:

- Các công ty thường cố gắng cân bằng giữa nợ và vốn cổ phần để giữ vững

khả năng thanh toán, cũng cố uy tín tài chính. Khi tỷ lệ nợ oqr mức thấp, nếu cần

vốn các công ty thường chọn các phát hành trái phiếu tức là tăng nợ (mầ không tăng

vốn cổ phần), nếu tỷ lệ nợ ở mức cao, công ty phải tránh việc tăng thêm tỷ lệ nợ và

chon cách phát hành cổ phiếu.

- Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lượng tiền và các khoản nợ thường

dựa trên những kinh nghiệm và cảm giác của nhà quản lý và theo kiểu linh hoạt “tùy

cơ ứng biến”.

- Các doanh nghiệp phải thường xuyên chú ý theo dõi và có phản ứng thích

hợp trước các biến động của thị trường chứng khoán.

1.4. Phát hành trái phiếu công ty

Trái phiếu là các giấy tờ vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm trái phiếu chính

phủ và trái phiếu công ty. Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành

là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của công ty và tình

hình trên thị trường tài chính. Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì

61

có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn

của trái phiếu. Trước khi quyết định phát hành, cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược

điểm của mỗi loại trái phiếu.

1.5. Nguồn vốn nội bộ

Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đường tốt vì công ty phát huy

được nguồn lực của chính mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều

công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải

có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng

tăng. Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận có liên quan

đến một số yếu tố nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho

tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không

được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng

lên của công ty. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài

nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ nhận được

một phần cổ tức nhỏ hơn.

2. Quản lý tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp

2.1. Cơ cấu của tài sản cố định

TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài,

có chức năng là tư liệu lao động. Tài sản cố định thường gắn liền với thuật ngữ

“Vốn cố định”. Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TSCĐ

của doanh nghiệp.

TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tài sản cố định vô hình và

tài sản cố định hữu hình.

2.1.1. Tài sản cố định vô hình

Đặc điểm của tài sản cố định vô hình:

- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể

như chi phí để mua bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả…

- Rất khó đánh giá chính xác giá trị của TSCĐ vô hình vì nó không tồn tại

dưới dạng vật chất có thể đo đếm dể dàng. Ví dụ, các nhà kinh doanh có thể so sánh

lợi nhuận do sự nổi tiếng của một nhãn hiệu thương mại tạo ra lớn hơn bao nhiêu so

với các nhãn hiệu cùng nhóm trên thị trường. Triển vọng và xu hướng phát triển

62

cũng tạo ra giá trị cao cho một nhãn hiệu thương mại (gắn với quyền hợp pháp khai

thác, sử dụng nhãn hiệu đó) có thể được mua bán trên thị trường – thường thông qua

đấu giá.

- Các tài sản cố định chỉ có lợi ích khi nó tạo ra lợi thế thương mại, chẳng hạn

như sự yêu thích của người tiêu dùng hay người sử dụng. Uy tín hình thành qua thời

gian và có thể phải mất nhiều năm. Tuy vậy, nếu không có biện pháp bảo vệ, duy trì

uy tín và lợi thế thương mại thì công ty sẽ nhanh chóng mất đi các tài sản quý giá

đó.

Biện pháp quản lý nhóm tài sản này là:

- Tăng cường sự tin tưởng của bạn hàng, của khách hàng. Chẳng hạn, khi

quảng cáo cần chú ý làm nổi bật lịch sử và uy tín của công ty. Sự kết hợp marketing

trong việc gia tăng uy tín là một biện pháp cần thực hiện thường xuyên.

- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, chống nạn bắt chước hoặc nạn hàng giả.

- Hạch toán chính xác các chi phí ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp

hay dự án.

2.1.2. Tài sản cố định hữu hình

- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà

xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải … trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ

cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đặc điểm của TSCĐ hữu hình đó là những tài sản có hình thái vật chất do

doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với

tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

2.2. Khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình sử dụng, các tài sản cố định dần dần bị xuống cấp hoặc hư

hỏng – gọi là hao mòn. Quá trình hao mòn bao gồm 2 hình thái: hao mòn hữu hình

và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là sự suy giảm giá trị của tài sản cố định do sự hao mòn,

xuống cấp về mặt hiện vật gây ra. Các hao mòn hữu hình có thể quan sát, nhận biết

bằng trực quan như sự gò gỉ, hư hỏng các chi tiết,…và nó phụ thuộc vao điều kiện

hoạt động, cường độ khai thác, chế độ vận hành, bảo dưỡng,… của TSCĐ.

63

Hao mòn vô hình là sự mất giá tương đối và tuyệt đối của tài sản cố định do

tiến bộ khoa học kỹ thuật, do thị hiếu hay do một số nhân tố khác và sự giảm sút

không bieur hiện ra ngoài bề mặt của TSCĐ, điều đó phản ánh sự lạc hậu công

nghệ.

2.3. Quản lý TSCĐ về mặt hiện vật

Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm

có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các

chứng từ khác có liên quan). Tài sản cố định phải được phân loại, thống kê, đánh số

và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và

được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.

Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã

khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những tài sản cố

định bình thường.

Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài

sản cố định. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều phải lập biên

bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

- Hệ thống theo dõi TSCĐ: Doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống theo dõi và

kiểm soát toàn bộ TSCĐ. Đơn giản nhất là lập các sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết.

Số tổng phản ánh khái quát tình hình quản lý sử dụng các nhóm TSCĐ, các chủng

loại thiết bị cơ bản nhất.

- Phân định trách nhiệm rõ ràng: Các nhóm máy móc thiết bị hoặc các tổ hợp

dây chuyền thiết bị nên được giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý sao cho phù

hợp với hoạt động doanh nghiệp. Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ

bàn giao, theo dõi, thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người có ý thức tốt hơn

trong việc quản lý tài sản; và nên quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với các quản

đốc phân xưởng, trưởng ca, tổ trưởng hoặc kỹ sư phụ trách dây truyền về tình hình

sử dụng TSCĐ của từng bộ phận.

- Quản lý về mặt ký thuật đối với TSCĐ:

� Quy trình kỹ thuật, chế độ vận hành cần được duy trì nghiêm ngặt với kỹ luật

chặt chẽ để hạn chế tổn thất về người và tài sản.

64

� Phải lập lịch trình vận hành và theo dõi cho từng hệ thống thiết bị (kiểm tra,

bảo dưỡng, duy tu máy móc thiết bị), có phân định trách nhiệm rõ ràng. Khuyến

khích cán bộ, công nhân tích cực tham gia gìn giữ máy móc và thông báo ngay khi

có sự cố để khắc phục kịp thời.

� Đối với các thiết bị mới, hiện đại nên thực hiện kèm cặp, dùng thợ có tay

nghề cao hướng dẫn kèm cặp trực tiếp người chưa quen việc.

� Hợp lý hóa việc lắp đặt thiết bị máy móc trong nhà máy là một khâu quan

trọng.

3. Quản lý tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp

Tài sản lưu động là tài sản chỉ tham gia 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh như

nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu,... đến chu kỳ sản xuất kinh doanh sau lại phải

dùng tài sản lưu động mới. Do đặc điểm này nên toàn bộ giá trị của tài sản lưu động

được chuyển dịch 1 lần vào sản phẩm và được bù đắp toàn bộ khi sản phẩm được

tiêu thụ.

So với TSCĐ, TSLĐ quay vòng nhanh nhiều hơn nên việc quản lý TSLĐ có

ảnh hưởng quyết định đến khả năng tạo doanh thu và sinh lời cho công ty. Để việc

quản lý TSLĐ tốt phải bắt đầu từ việc nghiên cứu khái niệm khả năng chuyển đổi

của tài sản.

3.1. Khả năng chuyển đổi của tài sản

Khả năng chuyển đổi hay tính linh động (còn gọi là hoán chuyển) của một tài

sản phản ánh mức độ dễ hay khó để chuyển đổi tài sản thành tiền. Đây là chỉ tiêu

quan trọng trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh khả năng thanh

toán của doanh nghiệp.

3.2 Cơ cấu và phân loại TSLĐ

3.2.1. Tài sản bằng tiền

Tài sản bằng tiền có thể tồn tại dưới dạng nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí

quý, đá quý. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời

điểm báo cáo, qua đó giúp cho việc đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh

nghiệp và có kế hoạch trả nợ kịp thời, đồng thời có kế hoạch đầu tư tài chính vốn

tiền tệ tạm thời nhàn rỗi để tránh ứ đọng vốn.

3.2.2. Các khoản phải thu

65

+ Phải thu của khách hàng: Là tiền bán hàng hoá, dịch vụ chưa thu được,

nhưng đã được khách hàng chấp nhận thanh toán và tính vào doanh thu bán hàng

trong kỳ, kể cả trường hợp cấp tín dụng thương mại ngắn và dài hạn.

+ Trả trước cho người bán: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho

người bán mà chưa nhận được sản phẩm tại thời điểm báo cáo.

+ Phải thu nội bộ: Các khoản phải thu nội bộ hình thành do cấp dưới có nghĩa

vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới hoặc do các đơn vị nội bộ

đã thu hộ chi hộ cho nhau hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau về bán hàng nội

bộ. Các khoản phải thu nội bộ thường là: Đơn vị cấp dưới phải thu về số lỗ hoạt

động sản xuất kinh doanh đã được cấp trên chấp nhận cấp bù, phải thu bổ sung các

quỹ từ cấp trên (ở đơn vị phụ thuộc như viện nghiên cứu), đơn vị cấp trên phải thu

của các đơn vị cấp dưới để lập các quỹ là quỹ quản lý của cấp trên (chỉ có ở cấp trên

và được tính vào chi phí của doanh nghiệp cấp dưới), quỹ phát triển kinh doanh dự

trữ, khen thưởng, phúc lợi, thu một phần lãi kinh doanh và thu hồi vốn kinh doanh

đã giao.

+ Các khoản phải thu khác như: các khoản phải thu về bồi thường vật chất đã

có quyết định bồi thường, các khoản phải thu về lãi đầu tư tài chính...

+ Dự phòng các khoản phải thu khó đòi: là khoản dự kiến bị tổn thất của các

khoản phải thu sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo do con nợ không có khả

năng thanh toán.

Giá trị của các khoản phải thu được xác định trên báo cáo tổng kết tài sản là

giá trị toàn bộ các khoản phải thu sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi tại

thời điểm báo cáo.

3.2.3. Hàng tồn kho (hàng hóa vật tư)

� Tài sản lưu động nằm trong quá trình dự trữ (chuẩn bị) sản xuất, gồm:

- Hàng mua đang đi trên đường.

- Nguyên vật liệu tồn kho (đã nhập kho).

- Dụng cụ trong kho.

� Tài sản lưu động đang trong quá trình trực tiếp sản xuất:

66

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm (giá trị

nguyên vật liệu được sử dụng vào sản xuất kinh doanh, chi phí nhân công trực tiếp,

chi phí sản xuất chung,..).

� Tài sản lưu động nằm trong quá trình dự trữ tiêu thụ, gồm:

- Thành phẩm tồn kho.

- Hàng hoá tồn kho.

- Hàng gửi đi bán.

� Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (các khoản giảm giá nguyên vật liệu, thành

phẩm, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo).

Chỉ tiêu hàng tồn kho là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại hàng tồn

kho dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi đã trừ dự phòng giảm giá

hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.

3.2.4. Tài sản lưu động khác

Ngoài 3 loại tài sản lưu động luôn luôn tồn tại kể trên, tuỳ doanh nghiệp và tuỳ

từng thời kỳ có thể có các loại tài sản lưu động khác, trong đó có 3 dạng điển hình

là:

- Tạm ứng cho người lao động.

- Chi phí trả trước (chi phí đợi phân bổ).

- Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.

3.3. Quản lý hàng hóa vật tư tồn kho

Việc kiểm soát lượng hàng tồn kho sao cho vừa đủ tại mỗi thời điểm gọi là

vấn đề quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nếu lượng tồn kho không

đủ thì doanh nghiệp có thể gặp những khó khăn nhất định. Nhưng nếu lượng tồn

kho nhiều quá thì doanh nghiệp sẽ tốn chi phí để lưu hàng và chậm thu hồi vốn.

3.3.1. Xác định nhu cầu nguyên, vật liệu dự trữ:

Nếu mức dự trữ của nguyên, vật liệu,.. không phù hợp và quá lớn với yêu cầu

sản xuất kinh doanh thì có thể dư thừa gây ứ đọng, lãng phí nguồn vốn và hiệu quả

thấp và ngược lại, sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt và thậm chí phải tạm ngừng sản

xuất. Do đó, mỗi doanh nghiệp điều phải xác định mức dự trữ thích hợp nhất đối với

công ty trong từng trường hợp cụ thể.

3.3.2. Phương pháp điều chỉnh đơn giản

67

Theo phương pháp này, có thể dựa vào tình hình tiêu hao vật tư của năm trước

(hoặc kỳ trước) để ước tính số vật tư cần thiết cho kỳ này. Tỷ lệ điều chỉnh dựa trên

mức độ giẩm tiêu hao vật tư, sản lượng dự kiến, giá vật tư,… Phương pháp này có

tính chất kinh nghiệm, dễ áp dụng nhưng có thể có sai số đáng kể. Trường hợp

doanh nghiệp mới hoạt động thì không áp dụng phương pháp này vì chưa có dữ liệu

và kinh nghiệm của kỳ trước. Sau đây là ví dụ minh họa:

Công ty BIGKEY CO.LTD chuyên sản xuất các mặt hàng nhựa cao cấp với

nguyên liệu chính là nhựa P.E. Tình hình thực tế sản xuất và cung ứng vật liệu

chính năm 1996 như sau:

- Tổng sản lượng thành phẩm: 850 tấn

- Nguyên liệu chính (P.E) được sử dụng: 930 tấn

- Sản phẩm hỏng (không tái chế được): 4,5 tấn

- Đơn giá nguyên liệu bình quân: 28.000 đồng/1 kg

Nhịp độ sản xuất và cung ứng vật liệu tương đối đều đặn trong năm.

Năm 1997 BGĐ BIGKEY dự kiến kế hoạch với một số thông tin như sau:

- Tổng sản lượng thực hiện (thành phẩm): 1.100 tấn

- Tỷ lệ sản phẩm hỏng giảm so với năm trước: 50%

- Thay thế 5% nguyên liệu chính bằng phụ liệu rẻ tiền với giá không đáng kể.

- Đơn giá nguyên liệu bình quân so với năm trước tăng 4%.

Từ các dữ liệu trên, có thể ước tính nhu cầu và mức cung nguyên liệu (P.E)

như sau:

- Tỷ lệ sản phẩm hỏng dự kiến năm 1997:

{(4,5 x 100%)/850} x 50% = 0,265%

- Khối lượng nhựa P.E cần thiết năm 1997 là:

930 x 1.100

850

- Lượng tiền cần thiết để mua nhựa P.E là:

1.140,3 x 28.000 x 1,04 = 33.205.536 (đồng)

=> Mỗi tháng phải mua ít nhất 95,03 tấn P.E (1.140,3/12) và lượng tiền cần

thiết để mua nguyên liệu đó là:

95,03 x 28.000 x 1,04 = 2.767.274 (đồng)

68

x (1 – 0,05) x (1 – 0,00265) = 1.140,3 (tấn)

* Lưu ý rằng lượng vật tư xác định theo cách trên đây chưa tính đến lượng dự

phòng. Mức độ dự phòng phụ thuộc vào nguồn hàng, khả năng biến động giá

cả, thời gian chờ cung ứng, khoảng cách vận chuyển,… Trong các trường hợp

có dữ liệu tương tự, có thể áp dụng công thức sau:

M1 = M0 x [Q1/Q0] x (1 – k1)(1 – k2)

Và F1 = M1 x P1 = M1 x P0 x kp

Trong đó:

- M0 : Khối lượng nguyên liệu sử dụng năm trước

- M1 : Khối lượng nguyên liệu sử dụng năm nay

- Q1 : Sản lượng năm nay

- Q0 : Sản lượng năm trước

- k1, k2 : Hệ số tiết kiệm nguyên liệu và hệ số thay thế nguyên liệu

- P0, P1 : Đơn giá nguyên liệu năm trước và năm nay

- kp : Hệ số tăng giá, giảm giá nguyên liệu

- F1 : Số tiền dùng để mua nguyên liệu năm nay

3.4. Phân tích vòng quay của vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh

giá hiệu quả tài chính của vốn, phản ánh tốc độ quay vòng của vốn lưu động trong

một năm hay một thời kỳ nào đó. Trong điều kiện các nguồn lực và nguồn vốn có

hạn, việc tăng số vòng quay của vốn lưu động trong năm là một hướng giải quyết cơ

bản nhất của doanh nghiệp, nhất là các công ty thương mại.

BÀI ĐỌC THÊM CHƯƠNG 3

THIẾU VỐN – TẠI NGÂN HÀNG HAY DOANH NGHIỆP

Nhắc tới doanh nghiệp (DN) tăng trưởng, người thường hiểu đó là sự tăng

trưởng tài sản, tăng trưởng doanh thu , tăng trưởng, lợi nhuận, mở rộng thị phần...

Để đạt được sự tăng trưởng, các DN thường nghĩ tới giải pháp tăng huy động vốn để

hoạt động kinh doanh và đặc biệt thường cho mục đích mở rộng sản xuất (đầu tư

mới)...

Đối với các DN tăng trưởng nhanh về doanh thu, mà điển hình tại Việt Nam là

các DN FAST500, thì áp lực về vốn đối với họ là rất lớn. Thực tế cho thấy, DN tăng

69

trưởng nhanh có thể dựa vào khá nhiều yếu tố khác nhau (mô hình) như dựa vào

vốn, dựa bào nhân lực nhiều giá rẻ, dựa vào công nghệ nói chung (như kỹ năng

quản trị, khoa học, công nghệ v.v. Trong đó, các nền kinh tế như Việt Nam, doanh

nghiệp tăng trưởng thường dựa vào yếu tố vốn (nhất là vốn ngân hàng) và tất nhiên

tình trạng khó khăn về vốn thường là vấn đề của doanh nghiệp tăng trưởng.

Theo khảo sát gần đây nhất vào cuối năm 2012 được thực hiện bởi Vietnam

Report, thì đa phần đại diện của các DN lớn và DN tăng trưởng (VNR500,

FAST500) cho rằng, nguồn huy động vốn của họ chủ yếu vẫn là từ ngân hàng

(76,04% số DN được hỏi). Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp của năm

2012 chỉ khoảng 8-9% so với 2011, và sơ bộ đến hết quý 1/ 2013 tăng trưởng tín

dụng vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể cho thấy dường như ngân hàng - doanh

nghiệp vẫn đang trên con đường đi tìm nhau.

Biểu đồ 1: Nguồn huy động vốn dự kiến của doanh nghiệp năm 2013

Ai cũng nhận thấy, hiện tại nền kinh tế trong nước và thế giới đang phải trải

qua giai đoạn khó khăn, DN cũng ít nhiều bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng thua lỗ

khá nhiều. Nhưng chắc chắn không ai có thể phủ định "doanh nghiệp trước tiên phải

tự cứu lấy mình trước khi chờ được cứu". Có một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp

khá thụ động, vẫn hi vọng và chờ đợi Nhà nước cứu trợ hoặc ngân hàng xóa nợ, dãn

nợ, giảm lãi suất ...

Hơn nữa, thời gian vừa qua xuất hiện khá nhiều ý kiến đề nghị nới lỏng chính

sách tiền tệ (NHNN bơm tiền vào nền kinh tế) để cứu khu vực này, khu vực kia; hay

một giải pháp về tài khóa như hỗ trợ về thuế (gói cứu trợ), và kể cả một loại kiến

nghi khá "độc chiêu" là áp thuế tiền gửi để nắn dòng vốn vào bất động sản... Miễn

70

bàn về sự đúng sai của những ý kiến này, nhưng rõ ràng nó phản ánh thực trạng

rằng "khu vực này" hay "khu vực kia" đang "khát tiền".

Nhìn về tổng thể, sự chờ đợi của doanh nghiệp cũng có thể là hợp lý khi tình

hình khó khăn kéo dài quá lâu và mọi vấn đề đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của

doanh nghiệp; trong khi đó, Nhà nước bao giờ cũng được kỳ vọng là người là ổn

định hóa, người có năng lực nhất trong việc đối phó với các cú sốc lớn.

Doanh nghiệp: tăng trưởng nhanh hay quản trị tốt?

Thực tế cho thấy, trong điều kiện hiện nay, nếu trong cuộc "đi tìm nhau giữa

ngân hàng và doanh nghiệp" mà chỉ có một phía thì có lẽ khó có thể thấy điểm giao

thoa. Về phía doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sau một thời gian tăng

trưởng mạnh và đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, rõ ràng cần có sự

thay đổi nào đó, ví dụ như thay đổi phương thức làm ăn, hay cung cách ứng xử với

đồng vốn, thay đổi về quản trị... Chẳng hạn, sự cải thiện về quản trị hiện nay là rất

cần thiết cho việc đảm bảo và duy trì tài trợ từ các nhà đầu tư (cổ đông) và các chủ

nợ (ngân hàng và người cho vay khác). Các nghiên cứu thực tế cho thấy, nếu doanh

nghiệp vận hành theo quan điểm "lấy vốn nhiều để thay cho quản trị" thì những

doanh nghiệp tăng trưởng nhanh sẽ càng trở nên rủi ro, không chỉ riêng cho bản

thân doanh nghiệp mà rủi ro cho cả ngân hàng, các chủ nợ khác và rộng hơn là cả

nền kinh tế.

Về quản trị công ty những năm vừa qua ở Việt Nam, báo cáo điều tra do Công

ty tài chính quốc tế thuộc Ngân hàng thế giới (IFC) thực hiện với các công ty niêm

yết trên hai SCK (100 công ty được niêm yết cổ phiếu tại Sàn giao dịch chứng

khoán Hà Nội (HNX) và Sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM (trong đó có 20 công

ty được niêm yết tại HNX, 80 công ty được niêm yết tại HOSE và tổng hợp trên đại

diện cho hơn 80% tổng vốn hóa thị trường; 25 công ty lớn nhất về vốn hóa với

lượng vốn hóa thị trường nằm trong khoảng 2,670 tỉ VND và 48,104 tỉ VND) đã thể

hiện một sự quan ngại từ sự suy giảm đáng kể so với năm trước.

Bảng biểu: Chỉ số quản trị công ty 2009, 2010 và 2011

71

(Ghi chú: dữ liệu công bố luôn chậm 1 năm; Nguồn: 2012 International

Finance Corporation)

Báo cáo công bố năm 2012 (dữ liệu năm 2011) cho thấy một điều đáng lo ngại là:

không một công ty nào thỏa mãn hoàn toàn các tiêu chí quản trị công ty mà đều ở

mức dưới 60%, với mức điểm trung bình của tất cả các công ty là 42,5%. Đây là

mức điểm khá thấp nếu so với mức điểm trung bình của các công ty ở Châu Á, ví dụ

ở Thái Lan năm 2011 là 77%, Hongkong 2009 là 73%, và Philippine năm 2008 là

72% (nguồn IFC, SSC). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nếu chỉ số quản trị nói

chung và đặc biệt là chỉ số về quyền của các cổ đông xấu đi thì thường dẫn đến tình

trạng các nhà đầu tư muốn thoái vốn khỏi doanh nghiệp. Trong điều kiện chỉ số

quản trị doanh nghiệp kém đi, khó có thể nói là ngân hàng sẽ tăng cho vay, tăng đầu

tư hay săn sàng đổ vốn vào doanh nghiệp và cho vay nền kinh tế.

Quan sát hành vi đầu tư của DN Việt Nam lại cho thấy một quan ngại khác: mức độ

chấp nhận rủi ro của các DN Việt là khá cao. Biểu hiện của tình trạng chấp nhận rủi

ro cao là việc nhiều doanh nghiệp đã và đang bị lún rất sâu vào lĩnh vực bất động

sản, và trong đó mức độ đòn bẩy tài chính rất cao.

Biểu đồ 2: Mức độ chấp nhận rủi ro của các DN

72

Ngân hàng co hết lòng cho doanh nghiệp tăng trưởng?

Công bằng mà nói, nếu chỉ "bênh vực ngân hàng" mà không có yêu cầu gì đối

với ngân hàng thì chẳng bao giờ NH và DN sẽ gặp được nhau. Câu hỏi ta có thể đặt

ra cho ngân hàng là: Các ngân hàng đã làm gì để giảm lãi suất? Tại sao khi DN thua

lỗ thì ngân hàng lại lãi? Tại sao khi khó khăn mà các NHTM lại không ngừng mở

rộng chi nhánh (kể cả mở chi nhánh ở nước ngoài)? Tại sao gần đây các NHTM

không tiết giảm chi phí mà lại có cách ứng xử rất mới là tìm mọi cách để phân bổ

chi phía vào công chúng (như tình trạng gần đây ngân hàng đẻ ra nhiều khoản phí

như vậy (như phí ATM, phí tài khoản ...)?

Nhìn từ góc độ chính sách, trong năm 2012, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các

NHTM (mà các NHTMNN phải là tấm gương tiên phong) thực hiện cắt giảm thật

mạnh các chi phí không cần thiết, có giải pháp bền vững giảm lãi suất, tập trung vốn

cho vay đối với nền kinh tế và rõ ràng đó là cách phù hợp và thực tế để chia sẻ khó

khăn với nền kinh tế và cụ thể là chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong năm 2013

và những năm tiếp theo. Điều này cũng tương tự như việc Nhà nước yêu cầu doanh

nghiệp điện (hay kể cả doanh nghiệp xăng dầu...) phải tiết kiệm chi phí không cần

thiết hay chi phí bất hợp lý để giảm giá thành, là cơ sở để giảm giá bán thành phẩm.

Bên cạnh đó, cần hạn chế việc các NHTM góp vốn đầu tư vào các công ty tài

chính như công ty chứng khoán, bất động sản (một cách khá dễ dãi như thời gian

qua), vì bản chất vốn của ngân hàng là vốn ngắn hạn, như vậy sẽ đảm bảo để các

ngân hàng tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nhất là cho khu vực nông nghiệp,

nông thôn và sản xuất hàng xuất khẩu... Mặc nhiên khu vực doanh nghiệp cũng phải

thay đổi mô hình kinh doanh nhưng người ta vẫn cần phía ngân hàng khẳng định

73

một phương trâm là hết lòng tập trung nguồn vốn tín dụng cho sự tăng trưởng bền

vững của các doanh nghiệp và cho nền sản xuất nước nhà.

Đầu tư nhà nước hay đầu tư của doanh nghiệp?

Gần đây, NHTM có khuynh hướng gia tăng rõ rệt đầu tư vào trái phiếu chính

phủ mà bỏ qua doanh nghiệp (huy động của hệ thống ngân hàng vẫn tăng đáng kể,

nhưng cho vay nền kinh tế tăng chậm hay giảm đi mà tăng phần cho Chính phủ

vay).

Theo thống kê từ báo giới, tính đến 15/3/2013, tăng trưởng tín dụng vẫn còn

âm khoảng 0,18 - 0,2%, tức là vẫn chưa thể cải thiện so với 2/2013, cho thấy một sự

tương quan giữa thực trạng nền kinh tế và phản ứng của NHTM khi chỉ số tín nhiệm

của DN đang kém đi (rủi ro gia tăng).

Tình trạng "ngân hàng cài số lùi tín dụng" trong khi cho vay Chính phủ lại gia

tăng phản ánh dòng vốn ngân hàng đang chảy sang khu vực Chính phủ, do nền kinh

tế khó khăn và rủi ro hơn nhưng cũng cho thấy vấn đề hoạt động ngân sách đang

gây tác động chèn lấn tín dụng (đáng nhẽ phần bánh tín dụng đó phải tập trung cho

doanh nghiệp cần vốn thực thụ).

Hiệu ứng này được các nhà kinh tế gọi là "crowding out efect" (chèn lấn đầu

tư), ám chỉ khu vực Chính phủ thường lạm vốn của các khu vực còn lại trong nền

kinh tế. Nếu có hiện tượng như lãi suất cao, thâm hụt ngân sách cao, đầu tư công

cao, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân bị teo đi như thời gian qua, thì người ta

thường gợi ý rằng, cần phải xem xét tác động lấn át này hay "ngân sách cần cẩn

trọng hơn".

Với tình hình trên, rõ ràng, để NH và DN gặp được nhau một cách thực sự và

khơi thông vốn lãi suất thấp cho DN thì cần các giải pháp tổng thể từ cấp vĩ mô đến

cấp vi mô.

Những giải pháp cụ thể từ vĩ mô nên là Ngân sách nhà nước cần đảm bảo bền

vững tránh tình trạng căng thẳng và huy động quá mức từ thị trường nội địa (lấn át

vốn của các doạnh nghiệp); NHNN tiếp tục điều hành cung ứng tiền theo hướng

kiềm chế lạm phát (không bơm tiền quá mức) mà yêu cầu các NHTM phải tiết giảm

chi phí một cách nghiêm ngặt (như không mở quá nhiều chi nhánh, xây dựng trụ sở

quá nhiều, chi lương thưởng quá mức...).

Từ phía vi mô, bản thân các DN, bao gồm cả các DN tăng trưởng như DN

FAST500 cũng phải thay đổi mô hình kinh doanh, thay vì ưa mạo hiểm (đầu tư quá

mức vào các khu vực bong bóng như nhà đất, chứng khoán .. trái ngành/ trái nghề)

74

chuyển sang cung cách kinh doanh cẩn trọng và lâu dài.... Các thay đổi về quản trị

DN cần cải thiện theo hướng áp dụng thông lệ tốt nhất. Có như thế, ngân hàng và

các nhà đầu tư mới săn lòng bơm vốn cho DN.

(Nguồn: Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VEF.VN) – Lê Văn Hinh)

75

CHƯƠNG 4

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:

Chương này giúp cho sinh viên hiểu được thị trường tài chính đã thực hiện

việc phân bổ các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế như thế nào. Cụ thể, sinh

viên có khả năng:

- Trình bày được khái niệm và các chức năng của thị trường tài chính.

- Trình bày được các chủ thể nhận vốn và chủ thể đầu tư vốn của thị trường

kinh tế.

- Phân biệt được các loại hình thị trường tài chính theo từng căn cứ cụ thể (Thị

trường tiền tệ và thị trường vốn; Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; Thị trường

tập trung và thị trường phi tập trung).

1. Chức năng của thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng

quyền sử dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài

chính nhất định (financial instruments). Để tạo lập một môi trường hoạt động của

thị trường tài chính thì trên thực tế cần một sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó 3

yếu tố cơ bản là:

Đối tượng của thị trường tài chính: là những nguồn cung cầu về vốn trong

xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các

định chế tài chính trung gian và công chúng

Công cụ của thị trường tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động của thị

trường, bao gồm: công trái nhà nước, chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, trái

phiếu công ty, trái phiếu của các định chế tài chính trung gian và các loại giấy tờ có

giá khác: séc, kỳ phiếu,...

Chủ thể của thị trường tài chính: đây là những pháp nhần và thể nhân đại

diện cho những nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính.

Thị trường tài chính thực hiện việc dẫn vốn từ những người có nhiều vốn nhàn

rỗi tới những người thiếu vốn, chức năng này được trình bày ở dạng sơ đồ dưới đây:

76

Sơ đồ 5.1: Những dòng vốn đi qua thị trường tài chính

Trong sơ đồ trên dòng vốn đi từ người có vốn (người cho vay) sang người cần

vốn (người đi vay) thông qua 2 kênh dẫn vốn, đó là:

Một là kênh dẫn vốn trực tiếp hay còn gọi là kênh tài chính trực tiếp: là kênh

dẫn vốn trong đó vốn được dẫn thẳng từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn.

Nói cách khác, những người thiếu vốn trực tiếp huy động vốn từ những người thừa

vốn trên thị trường tài chính.

Hai là kênh dẫn vốn gián tiếp hay còn gọi là kênh tài chính gián tiếp: là kênh

dẫn vốn trong đó vốn từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn thông qua các

trung gian tài chính. Các trung gian tài chính thực hiện việc tập hợp các khoản vốn

nhàn rỗi lại rồi cho vay, vì thế những người sử dụng vốn và những người cung cấp

vốn không liên hệ trực tiếp với nhau trong kênh này.

Những người cung cấp vốn chủ yếu là các cá nhân hay hộ gia đình, ngoài ra

các công ty, chính phủ hoặc nước ngoài đôi khi cũng có dư thừa vốn tạm thời và vì

vậy có thể đem cho vay. Những người đi vay vốn quan trọng nhất là các công ty và

chính phủ, ngoài ra còn có các cá nhân (hay hộ gia đình) và nước ngoài. Nhu cầu

vay vốn không chỉ để đầu tư kinh doanh mà còn dùng để thoả mãn nhu cầu chi tiêu

trước mắt.

Như vậy, chức năng của thị trường tài chính là:

- Cho phép vốn chuyển từ những người, những doanh nghiệp không có cơ hội

đầu tư tới những người, những doanh nghiệp có cơ hội đầu tư.

77

Những người có vốn/cho vay - Các gia đình - Các công ty - Chính phủ - Nước ngoài

Những người cần vốn/đi vay - Các công ty - Chính phủ - Các gia đình - Nước ngoài

Tài chính gián tiếp

Tài chính trực tiếp

Vốn Vốn

Vốn

Vốn

Vốn

Các trung gian tài chính

Thị trường Tài chính

Những người có vốn/cho vay - Các gia đình - Các công ty - Chính phủ - Nước ngoài

Vốn

Vốn

- Cung cấp vốn cho các cá nhân và doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán

mà không phải chờ đợi một thời gian tích lũy.

- Là một hoạt động hữu hiệu để cải thiện đời sống kinh tế của mỗi thành viên

trong xã hội.

- Nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng vốn của toàn bộ nền kinh tế.

2. Chủ thể của thị trường tài chính

2.1. Chủ thể đi vay

Chủ thể đi vay chủ chốt trên thị trường tài chính là Chính phủ, các công ty, hộ

gia đình.

+ Chính phủ: Chính phủ vay trên thị trường tài chính bằng cách phát hành trái

phiếu kho bạc… để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngân sách Nhà nước.

+ Các công ty: Việc thiếu vốn sản suất kinh doanh là điều thường xảy ra trong

hoạt động của các doanh nghiệp. Không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có thể

giải quyết vấn đề này bằng cách vay ngân hàng. Hơn nữa, khi muốn mở rộng sản

xuất kinh doanh, đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất, các doanh nghiệp thường

cần vốn lớn với thời gian dài, các ngân hàng thương mại thường ít khi có thể đáp

ững yêu cầu như vậy. Cách phổ biến nhất là các doanh nghiệp huy động vốn bằng

cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường tài chính.

+ Các hộ gia đình: Hộ gia đình đi vay trên thị trường tài chính để đáp ứng nhu

cầu sản xuất kinh doanh và yêu cầu chi tiêu khác của mình.

2.2. Chủ thể cho vay hay đầu tư

+ Các hộ gia đình: là những người cho vay chủ yếu thông qua việc mua trái

phiếu trên thị trường hoặc gửi tiền vào ngân hàng.

+ Các công ty bảo hiểm: nhận tiền bảo hiểm của dân chúng sau đó đem cho

các ngân hàng, công ty vay, hoặc mua trái phiếu; các khoản cho vay của công ty bảo

hiểm thường là các khoản cho vay dài hạn.

+ Các trung gian tài chính: Các ngân hàng sinh ra là đi vay để cho vay. Mặc

dù các ngân hàng chỉ là trung gian của việc vay và cho vay, không phải là chủ thể

cuối cùng, nó vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cho vốn chu chuyển từ

chủ thể này sang chủ thể khác.

78

+ Các công ty và chính phủ: khi có tiền nhàn rỗi họ đều tìm cách làm sinh lợi

dưới dạng mua trái phiếu hoặc gửi tiền vào ngân hàng.

3. Cấu trúc của thị trường tài chính

3.1.. Căn cứ vào kỳ hạn của chứng khoán mua bán trên thị trường

Thị trường tài chính được phân thành hai loại thị trường cơ bản sau:

3.1.1. Thị trường tiền tệ (Money market)

Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn –

short-term debt securities (có thời hạn đáo hạn từ một năm trở xuống).

Những người đi vay/phát hành trên thị trường này là những người đang thiếu

hụt tạm thời về tiền tệ để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. Thông qua các giao

dịch mua bán quyền sử dụng vốn vay ngắn hạn, thị trường tiền tệ đã cung ứng một

lượng tiền tệ cho họ để thoả mãn nhu cầu thanh toán. Cũng vì thế mà nó được gọi là

“thị trường tiền tệ”.

Những người mua/cho vay trên thị trường tiền tệ là những người có vốn tạm

thời nhàn rỗi, chưa muốn đầu tư hoặc đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư, do vậy họ

chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình trong thời hạn ngắn để tranh thủ

hưởng lãi. Đối với họ, việc đầu tư vào thị trường tiền tệ chỉ mang tính nhất thời, họ

không quan tâm nhiều tới mức sinh lợi mà chủ yếu là vấn đề an toàn và tính thanh

khoản để có thể rút vốn ngay khi cần.

Trên thị trường tiền tệ, do khối lượng giao dịch chứng khoán thường có qui

mô lớn nên các nhà đầu tư (cho vay) thường là các ngân hàng, ngoài ra còn có các

công ty tài chính hoặc phi tài chính, còn những người vay vốn thường là chính phủ,

các công ty và ngân hàng.

Tuỳ theo phạm vi các chủ thể được tham gia giao dịch trên thị trường mà thị

trường tiền tệ còn được chia thành thị trường liên ngân hàng (Interbank Market) – là

thị trường tiền tệ mà các giao dịch về vốn chỉ diễn ra giữa các ngân hàng (kể cả

NHTW) và thị trường mở (Open Market) – là thị trường tiền tệ mà ngoài các ngân

hàng ra còn có các tổ chức phi ngân hàng tham gia. Ngoài ra trong thị trường tiền tệ

còn có một thị trường bộ phận chuyên giao dịch các chứng khoán ngắn hạn được

ghi bằng ngoại tệ, thị trường này được gọi là thị trường hối đoái (Foreign Exchange

Market). Thị trường hối đoái ngoài các chứng khoán còn mua bán cả ngoại tệ tiền

79

mặt và các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ như séc ngoại tệ. Ở Việt nam,

thị trường tiền tệ được tổ chức dưới các hình thức: thị trường nội tệ liên ngân hàng

(đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1993) và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (đi

vào hoạt động từ tháng 10 năm 1994).

3.1.2. Thị trường vốn (Capital market)

Thị trường vốn là thị trường mua bán các chứng khoán nợ dài hạn – long-term

debt securities (có thời hạn đáo hạn trên một năm) và các chứng khoán vốn

(equitysecurities).

Do các chứng khoán mua bán trên thị trường vốn có thời hạn dài nên các nhà

phát hành có thể sử dụng vốn thu được để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy

thị trường vốn được coi là thị trường cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

3.2. Căn cứ vào mục đích hoạt động của thị trường

Thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

3.2.1. Thị trường sơ cấp (Primary market)

Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó các chứng khoán mới được các nhà

phát hànhbán cho các khách hàng đầu tiên, và do vậy còn được gọi là thị trường

phát hành.

Thị trường này cho phép các chủ thể kinh tế như các doanh nghiệp, các tổ

chức tài chính, chính phủ... huy động vốn từ nền kinh tế bằng việc phát hành các

chứng khoán mới. Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán tại thị trường này chủ

yếu diễn ra giữa các nhà phát hành và các nhà đầu tư lớn như các công ty chứng

khoán, ngân hàng đầu tư hay công ty bảo hiểm... theo hình thức bán buôn. Các nhà

đầu tư này khi đó đóng vai trò như nhà bảo lãnh cho đợt phát hành chứng khoán

(underwriting securities), họ sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán phát hành ra theo

mức giá thoả thuận (thường là thấp hơn mức giá công bố) để sau này bán lẻ ra thị

trường cho các nhà đầu tư khác. Vì các thoả thuận về bảo lãnh chứng khoán thường

được tổ chức riêng giữa các nhà bảo lãnh và nhà phát hành nên hoạt động giao dịch

cụ thể tại thị trường này không được công khai cho mọi người.

3.2.2. Thị trường thứ cấp (Secondary market)

Thị trường thứ cấp là thị trường trong đó các chứng khoán đã được phát hành

trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu chứng

80

khoán.

Thị trường thứ cấp được xem như thị trường bán lẻ các chứng khoán để phân

biệt với thị trường sơ cấp là thị trường bán buôn các chứng khoán. Thị trường thứ

cấp đảm bảo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, cho phép

những người giữ chứng khoán có thể rút ra khỏi sự đầu tư tại thời điểm nào

mà họ mong muốn hoặc có thể thực hiện việc di chuyển đầu tư từ khu vực này sang

khu vực khác. Sự khác nhau chủ yếu giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là

ở chỗ hoạt động của thị trường sơ cấp làm gia tăng thêm vốn cho nền kinh tế còn

hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã

phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ tác động qua lại

lẫn nhau. Thị trường sơ cấp đóng vai trò tạo cơ sở cho những hoạt động của thị

trường thứ cấp vì nó là nơi tạo ra hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp. Thị

trường thứ cấp cũng có tác dụng trở lại đối với thị trường sơ cấp, đóng vai trò tạo

động lực cho sự phát triển của thị trường này. Tác dụng của thị trường thứ cấp tới

thị trường sơ cấp được thể hiện ở hai chức năng của nó:

· Thứ nhất, thị trường thứ cấp tạo ra tính lỏng cho các chứng khoán được phát

hành ra trên thị trường sơ cấp, nhờ vậy sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho các chứng

khoán, giúp cho việc phát hành chúng tại thị trường sơ cấp được thuận lợi;

· Thứ hai, thị trường thứ cấp đóng vai trò xác định giá của các chứng khoán sẽ

được phát hành trên thị trường sơ cấp. Các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp sẽ

không thể mua các chứng khoán phát hành mới tại thị trường này với giá cao hơn

giá mà họ nghĩ sẽ có thể bán được tại thị trường thứ cấp. Nếu chứng khoán của

một nhà phát hành được mua bán với giá cao tại thị trường thứ cấp thì nhà

phát hành càng có cơ hội thu được nhiều vốn nhờ việc phát hành các chứng khoán

mới tại thị trường sơ cấp.

Chính vì những đặc điểm này mà các tổ chức phát hành cũng như các nhà đầu

tư quan tâm nhiều tới thị trường thứ cấp hơn là thị trường sơ cấp.

3.3. Căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường

Thị trường thứ cấp hoạt động dưới hai hình thức: thị trường tập trung và thị

trường phi tập trung.

81

3.3.1. Thị trường tập trung (Exchanges)

Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán

được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định.

Ví dụ về thị trường tập trung là các Sở giao dịch chứng khoán như Sở giao

dịch chứng khoán New York, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Sở giao dịch chứng

khoán London, Sở giao dịch chứng khoán Paris... Sở giao dịch được tổ chức dưới

hình thức một công ty cổ phần. Sở giao dịch cung cấp cho những người mua bán

chứng khoán các phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: dịch

vụ thanh toán, lưu ký chứng khoán, hệ thống máy tính nối mạng, hệ thống bảng giá

điện tử để yết giá chứng khoán, hệ thống ghép lệnh mua và bán chứng khoán v.v....

Hoạt động mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch bắt buộc phải thông qua các

trung gian môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán (brokers). Các nhà môi

giới muốn hoạt động tại Sở giao dịch phải làm thủ tục đăng ký để có chỗ trong Sở.

Những người mua và bán chứng khoán sẽ thông qua những nhà môi giới để đưa ra

các lệnh mua và bán chứng khoán. Các nhà môi giới sau khi nhận lệnh sẽ đến gặp

nhau tại một nơi ở trung tâm của Sở giao dịch gọi là Sàn giao dịch đến tiến hành

đàm phán. Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ máy tính, nhiều Sở giao dịch

đã thay việc đàm phán trực tiếp bằng một hệ thống ghép lệnh tự động, tuy vậy hình

thức đàm phán trực tiếp vẫn được duy trì tại nhiều Sở giao dịch nổi tiếng trên thế

giới.

Không phải tất cả các loại chứng khoán đều được mua bán tại Sở giao dịch,

mà chỉ những chứng khoán đã được đăng ký yết giá. Để chứng khoán do một công

ty phát hành được đăng ký yết giá, công ty đó phải thoả mãn các điều kiện cần thiết

về qui mô vốn, về số lượng chứng khoán đã phát hành, về hiệu quả kinh doanh

trong thời gian gần đây v.v.... Sau khi được Sở giao dịch chấp nhận, chứng khoán

được đăng ký vào danh bạ của Sở giao dịch chứng khoán và thường xuyên được

niêm yết giá trên Sở giao dịch.

3.3.2. Thị trường phi tập trung (OTC markets or Off-exchange markets)

Thị trường phi tập trung là thị trường mà các hoạt động mua bán chứng

khoán được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung

tại một nơi nhất định.

82

Trên thế giới, thị trường phi tập trung được tổ chức dưới hình thức một thị

trường giao dịch “qua quầy” – OTC Market (Over-the-counter Market30). Đó là

hình thức giao dịch mà những nhà buôn chứng khoán (dealer) tại các địa điểm khác

nhau công bố một danhmục chứng khoán với giá mua và bán được yết săn, và họ sẽ

săn sàng mua hoặc bán chứng khoán thẳng cho những ai chấp nhận giá của họ31.

Do hoạt động mua bán chứng khoán tại thị trường OTC đều được thực hiện qua

mạng máy tính nên các nhà buôn chứng khoán cũng như khách hàng có điều kiện

biết rõ các mức giá mà các nhà buôn chứng khoán khác chào bán, vì vậy tính chất

cạnh tranh của thị trường này rất cao, chẳng kém gì Sở giao dịch.

Như vậy thị trường O.T.C không phải là một thị trường hiện hữu, nó không có

địa điểm tập trung nhất định mà thay vào đó là một hệ thống thông tin liên lạc hiện

đại mà các bên tham gia thị trường sử dụng để thương lượng việc mua bán chứng

khoán.

Do hình thức tổ chức như vậy nên các chứng khoán mua bán tại thị trường

OTC rất đông đảo và đa dạng, nó bao gồm chứng khoán của cả những công ty chưa

đủ điều kiện yết giá tại Sở giao dịch lẫn những công ty chưa muốn yết giá tại Sở

giao dịch. Theo các số liệu thống kê thì ở các nước phát triển giá trị các chứng

khoán được mua bán qua thị trường O.T.C lớn hơn rất nhiều so với mua bán tại Sở

giao dịch. Ngoài hai hình thức giao dịch mua bán chứng khoán đã nêu trên: giao

dịch tại Sở giao dịch và giao dịch tại thị trường OTC, trên thị trường tài chính thực

tế còn tồn tại một bộ phận các giao dịch mua bán trực tiếp giữa những người sở hữu

chứng khoán. Thị trường các giao dịch chứng khoán này có thể gọi là thị trường tự

do hay thị trường chợ đen. Các thị trường này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát

triển của thị trường tài chính, khi mà những người nắm giữ chứng khoán có nhu cầu

bán lại những chứng khoán của mình.

Ngay cả ngày nay, mặc dù đã xuất hiện những thị trường tiên tiến hơn như Sở

giao dịch hay thị trường OTC, loại thị trường tự do này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên

quy mô của chúng không lớn lắm, độ rủi ro lại cao, và chỉ có ý nghĩa tại các nước

mới hình thành thị trường tài chính.

4. Các công cụ của thị trường tài chính

Để hiểu rõ hơn cách thức thị trường tài chính lưu chuyển vốn từ người dư thừa

83

vốn sang người cần vốn, trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu các phương tiện

giúp thị trường tài chính lưu chuyển các khoản vốn, đó chính là các công cụ tài

chính hay các chứng khoán.

Các công cụ tài chính được chia thành hai nhóm chính sau:

4.1. Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ

Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ có đặc điểm chung là kỳ hạn

thanh toán

ngắn, tính thanh khoản cao và độ rủi ro thấp. Chúng bao gồm các loại chủ yếu

sau:

4.1.1. Tín phiếu kho bạc (Treasury bill)

Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc phát

hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước.

Tín phiếu kho bạc thuộc loại chứng khoán chiết khấu. Đó là loại chứng khoán

không được nhà phát hành trả lãi song lại được bán với giá chiết khấu tức là giá

thấp hơn mệnh giá. Khi đến hạn, nhà đầu tư được nhận lại đủ mệnh giá, vì vậy phần

chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán và giá mua chứng khoán chính là lãi của nhà

đầu tư.

Tín phiếu kho bạc có các kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng. Tín phiếu kho bạc được xem

là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ bởi vì hầu như

không có khả năng vỡ nợ từ người phát hành, tức là không thể có chuyện chính phủ

mất khả năng thanh toán khoản nợ khi đến kỳ hạn thanh toán, chính phủ lúc nào

cũng có thể tăng thuế hoặc in tiền để trả nợ. Tuy nhiên mức lãi suất của nó thường

thấp hơn các công cụ khác lưu thông trên thị trường tiền tệ.

Tín phiếu kho bạc thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu

giá. Người mua chủ yếu là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty và các trung

gian tài chính khác. Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ có tính lỏng cao nhất

trên thị trường tiền tệ do nó được mua bán nhiều nhất. Tín phiếu kho bạc thường

được Ngân hàng trung ương các nước sử dụng như một công cụ để điều hành chính

sách tiền tệ thông qua thị trường mở.

4.1.2. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một công cụ nợ (debt

84

instrument) do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi

và sẽ hoàn trả vốn gốc (được gọi là mệnh giá của chứng chỉ) cho người gửi tiền khi

đến ngày đáo hạn.Lúc đầu, các chứng chỉ tiền gửi không được phép bán lại và nếu

người gửi tiền rút vốn trước hạn thì sẽ phải chịu phạt. Nhưng về sau để tăng tính

hấp dẫn của các chứng chỉ tiền gửi này, các ngân hàng bắt đầu cho phép các chứng

chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn (ví dụ ở Mỹ là trên 100.000 USD) được phép bán lại

trước hạn (với một mức giá khấu trừ), thậm chí có thể bán cho chính ngân hàng phát

hành. Khi đó chúng được gọi là các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng

(NCDs). NCDs thường được các ngân hàng dùng để huy động các nguồn vốn lớn từ

các công ty, các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, các tổ chức của chính phủ.v.v.. Tại

Mỹ, tổng dư nợ từ phát hành các NCDs của các ngân hàng gần đây đã vượt quá tổng

số dư nợ của tín phiếu kho bạc Mỹ.

4.1.3. Thương phiếu (Commercial paper)

Thương phiếu là những giấy nhận nợ do các công ty có uy tín phát hành để

vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính. Thương phiếu được phát hành theo hình

thức chiết khấu, tức là được bán với giá thấp hơn mệnh giá. Chênh lệch giữa giá

mua và mệnh giá thương phiếu chính là thu nhập của người sở hữu thương phiếu.

Những thương phiếu nguyên thuỷ (commercial bill) chỉ xuất hiện trong các

hoạt động mua bán chịu hàng giữa các công ty kinh doanh với nhau. Nó có thể do

người bán chịu hay người mua chịu hàng hoá phát hành nhưng bản chất vẫn là giấy

xác nhận quyền đòi tiền khi đến hạn của người sở hữu thương phiếu. Ngày nay,

thương phiếu xuất hiện mang tính đa dạng hơn. Thương phiếu được phát hành

không chỉ trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá mà còn được phát hành để vay vốn

trên thị trường tiền tệ. Các công ty danh tiếng khi có nhu cầu vốn có thể phát hành

thương phiếu bán trực tiếp cho người mua theo

mức giá chiết khấu. Những người đầu tư thương phiếu ngoài các ngân hàng còn có

các trung gian tài chính và công ty khác.

Các thương phiếu có mức độ rủi ro cao hơn tín phiếu kho bạc nhưng mức lãi

suất chiết khấu cũng cao hơn. Thị trường thương phiếu ngày nay rất sôi động và

phát triển với tốc độ rất nhanh. Việc chuyển nhượng thương phiếu được thực hiện

bằng hình thức ký hậu.

85

4.1.4. Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance)

Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và được

ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối

phiếu. Trong các giao dịch mua bán chịu, khi người bán không tin vào khả năng

thanh toán của người mua, họ sẽ yêu cầu người mua phải có sự bảo đảm thanh toán

từ một ngân hàng có uy tín. Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khoản thanh

toán, nó cho phép người bán ký phát hối phiếu đòi tiền thẳng ngân hàng và ngân

hàng sẽ đóng dấu chấp nhận trả tiền lên tờ hối phiếu đó. Như vậy, người trả tiền hối

phiếu bây giờ không phải là người mua nữa mà là ngân hàng, do vậy người bán

được đảm bảo khá chắc chắn về khả năng thanh toán của tờ hối phiếu. Để được

ngân hàng ký chấp nhận vào tờ hối phiếu, người mua chịu phải ký quỹ gửi vào ngân

hàng một phần hoặc toàn bộ số tiền của tờ hối phiếu hoặc được ngân hàng đồng ý

cho vay để thanh toán hối phiếu. Ngân hàng sẽ thu từ người mua chịu một khoản

phí bảo đảm thanh toán. Các chấp phiếu ngân hàng này được sử dụng khá phổ biến

trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên các

chấp phiếu ngân hàng là một công cụ nợ có độ an toàn khá cao, nhất là khi ngân

hàng chấp nhận là các ngân hàng lớn, có uy tín. Những người sở hữu chấp phiếu có

thể đem bán chúng trên thị trường tiền tệ với giá chiết khấu để thu tiền mặt ngay

khi cần vốn gấp.

4.1.5. Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement - Repo)

Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó ngân hàng bán một số lượng tín

phiếu kho bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó

sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn.

Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá hai

tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp.

Sau đây là ví dụ về cách sử dụng một “Repo” để vay vốn: Một công ty lớn của

Mỹ là General Motors (GM), có một số vốn nhàn rỗi trong tài khoản là 1 triệu USD.

Công ty muốn tranh thủ cho vay ngắn hạn khoản tiền này. Ngân hàng Citibank khi

đó đang có nhu cầu vay 1 triệu USD trong 1 tuần. Ngân hàng quyết định sử dụng

một “Repo” để vay của GM bằng cách ký hợp đồng bán cho GM 1 triệu USD tín

phiếu kho bạc mà ngân hàng đang nắm giữ với cam kết sẽ mua lại số tín phiếu này

86

với giá cao hơn sau đó 1 tuần. Như vậy, thông qua hợp đồng mua lại – “Repo” nói

trên, công ty GM đã cung cấp cho Citibank một khoản vay ngắn hạn, lãi trả cho GM

chính là khoản chênh lệch giữa giá bán lại tín phiếu cho ngân hàng sau đó 1 tuần và

giá mua tín phiếu lúc đầu. Trong trường hợp xảy ra rủi ro Citibank không thanh

toán được nợ cho GM khi đến hạn, 1 triệu USD tín phiếu kho bạc vẫn thuộc sở hữu

của GM và công ty có thể bán trên thị trường tiền tệ để thu hồi vốn về. Như vậy 1

triệu USD tín phiếu kho bạc (một công cụ có tính lỏng cao nhất và an toàn nhất trên

thị trường tiền tệ) đã được sử dụng làm vật thế chấp trong “Repo” để đảm bảo khả

năng thanh toán nợ của Citibank và đã làm cho GM yên tâm khi cho vay.

Ngoài các công cụ phổ biến trên, ở các nước có thị trường tiền tệ phát triển (ví

dụ như Mỹ) còn có thêm một số công cụ khác như:

4.1.6 Quĩ liên bang (Fed Funds)

Quỹ liên bang là những khoản vay nợ ngắn hạn (thường chỉ qua một đêm)

điển hình giữa các ngân hàng Mỹ. Đối tượng vay ở đây là những món tiền gửi của

các ngân hàng tại Cục dự trữ liên bang Mỹ36. Khi tiền gửi của một ngân hàng tại

Fed không đạt đến tổng số mà Fed qui định phải có, nó sẽ tiến hành vay từ những

ngân hàng nào có khoản tiền gửi tại Fed vượt quá qui định để bù đắp cho khoản

thiếu hụt của mình.

Thị trường vay quỹ liên bang rất nhạy cảm đối với các nhu cầu tín dụng của

ngân hàng khiến cho lãi suất của các khoản vay này (gọi là lãi suất quĩ liên bang)

được xem là một phong vũ biểu để đo mức độ căng thẳng của thị trường tín dụng

trong hệ thống ngân hàng. Khi lãi suất cao là lúc các ngân hàng đang bị sức ép về

vốn, khi lãi suất thấp là nhu cầu tín dụng của các ngân hàng thấp.

4.1.7 Đô la châu Âu (Euro dollars)

Những đồng đô la Mỹ do các ngân hàng ngoại quốc ở bên ngoài nước Mỹ

hoặc những chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở ngoại quốc nắm giữ được gọi là đô la

châu Âu. Các ngân hàng Mỹ có thể vay những món tiền này từ các ngân hàng nước

ngoài hoặc từ các chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở nước ngoài khi họ cần vốn. Đồng

đô la châu Âu ngày nay đã trở thành một nguồn vốn ngắn hạn quan trọng đối với

các ngân hàng Mỹ (năm 1998 là trên 100 tỷ USD).

4.2. Các công cụ lưu thông trên thị trường vốn

87

Các công cụ lưu thông trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn so với các công

cụ trên thị trường tiền tệ do giá cả biến động nhiều hơn, tiềm ẩn rủi ro mất khả năng

thanh toán nhưng mức sinh lợi cao hơn vì các chứng khoán dài hạn thường đem lại

lợi tức lớn hơn. Sau đây là một số công cụ điển hình:

4.2.1. Trái phiếu (Bond)

Trái phiếu là một chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định

kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành. Như vậy, trái phiếu có bản chất là

một công cụ nợ (debt instrument). Nó có những đặc điểm cơ bản sau:

Mệnh giá của trái phiếu (Face value): Là số tiền ghi trên bề mặt của tờ trái

phiếu.

Mệnh giá của trái phiếu thường chính là giá bán của trái phiếu khi phát hành,

và đây cũng là số tiền mà nhà phát hành phải hoàn trả lại cho người sở hữu trái

phiếu khi trái phiếu đáo hạn. Luật các nước có thể qui định mệnh giá tối thiểu của

trái phiếu.

Ví dụ: Nghị định 144/CP qui định mệnh giá tối thiểu của các trái phiếu phát

hành ra công chúng tại Việt nam là 100.000đ và bội số của 100.000đ.

Thời hạn của trái phiếu (Maturity): Là thời hạn vay vốn của tổ chức phát

hành, nó được ghi rõ trên tờ trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu thường từ 2 năm trở

lên, có thể tới hơn 10 năm.

Lãi trả cho trái phiếu (Interest): Lãi trả cho trái phiếu thường được qui định

theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá. Lãi suất trái phiếu có thể được qui định cố định

hoặc thả nổi lên xuống theo lãi suất thị trường. Lãi thường được trả định kỳ hàng

năm hoặc một năm hai lần. Kỳ hạn trả lãi cũng như lãi suất trái phiếu đều được qui

định rất cụ thể trên tờ trái phiếu.

Người sở hữu trái phiếu (Bondholder): Bằng việc mua trái phiếu, người sở

hữu trái phiếu đã cung cấp cho nhà phát hành một khoản vay ứng trước. Tên của

người sở hữu trái phiếu có thể được ghi trên tờ trái phiếu (nếu là trái phiếu đích

danh) hoặc không được ghi (nếu là trái phiếu vô danh). Người sở hữu trái phiếu

ngoài quyền được đòi lãi và vốn khi đến hạn còn có quyền chuyển nhượng trái

phiếu cho người khác khi trái phiếu chưa hết hạn. Khả năng thanh toán gốc và lãi

của trái phiếu phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của tổ chức phát hành, do vậy khi phân

88

loại trái phiếu, người ta thường căn cứ vào ai là nhà phát hành. Với căn cứ phân

chia như vậy, trái phiếu có hai loại chủ yếu sau:

Trái phiếu chính phủ (Government bond)

Trái phiếu chính phủ thường dưới dạng trái phiếu kho bạc. Đây là các trái

phiếu do Kho bạc phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách quốc gia hàng năm. Trái

phiếu kho bạc rung hạn (Treasury note) có thời hạn dưới 10 năm, còn trái phiếu kho

bạc dài hạn (Treasury bond) có thời hạn trên 10 năm.

Các trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu mua bán mạnh nhất trên thị trường

vốn các nước nên được xem là công cụ nợ lỏng nhất trên thị trường vốn. Các nhà

đầu tư vào trái phiếu chính phủ bao gồm các ngân hàng (kể cả NHTW), các cá nhân

và một số tổ chức tài chính khác. Ngoài trái phiếu chính phủ, còn có các trái phiếu

do các cơ quan trực thuộc chính phủ phát hành (Government agency bonds) và trái

phiếu của chính quyền địa phương (Local government bonds hoặc Municipal

bonds). Một ví dụ về trái phiếu do các cơ quan trực thuộc chính phủ phát hành là

các trái phiếu bảo đảm bằng khoản cho vay thế chấp do GNMA – một tổ chức trực

thuộc chính phủ Mỹ – phát hành (sẽ được đề cập chi tiết trong phần tiếp theo). Các

chính quyền địa phương cũng có thể phát hành trái phiếu để vay vốn cho chi tiêu

ngân sách địa phương hoặc để đầu tư cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch, ví

dụ để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng.

Loại trái phiếu này thường có những ưu đãi đặc biệt như tiền lãi không phải chịu

thuế. Tính chất của các loại trái phiếu này cũng gần tương tự trái phiếu chính phủ.

Những nhà đầu tư chính là các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các cá nhân.

Tại Việt nam, ngoài trái phiếu kho bạc (thường có thời hạn 5 năm), chính phủ

còn phát hành công trái quốc gia. Các công trái này thường có mức sinh lời kém,

chủ yếu mang tính chất động viên người dân giúp đỡ nhà nước bằng cách cho vay

vốn. Ngoài ra, cácngành lớn của Việt nam cũng phát hành trái phiếu công trình để

tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình, ví dụ: ngành năng lượng phát hành trái phiếu

công trình để xây dựng đường dây 500 KV, tổng công ty bưu chính viễn thông phát

hành trái phiếu xây dựng hệ thống bưu điện…

Trái phiếu công ty (Corporate bond)

Trái phiếu công ty thường do các công ty có uy tín lớn phát hành. Những

89

người nắm giữ trái phiếu trở thành chủ nợ của công ty và có quyền yêu cầu thanh

toán lãi và vốn khi đến hạn. Khác với các cổ đông, thu nhập của những người nắm

giữ trái phiếu công ty không phụ thuộc vào tình hình lợi nhuận của công ty và họ

luôn được ưu tiên thanh toán lãi trước các cổ đông, kể cả cổ đông cổ phiếu ưu đãi.

Các trái phiếu công ty nhìn chung có qui mô giao dịch nhỏ hơn so với các trái

phiếu chính phủ, do vậy mà chúng kém lỏng hơn. Tại các nước phát triển, thị trường

trái phiếu công ty cũng có qui mô nhỏ hơn thị trường cổ phiếu công ty (tại Mỹ thị

trường trái phiếu công ty chỉ bằng gần 1/5 thị trường cổ phiếu công ty) tuy nhiên tốc

độ phát triển của nó lại nhanh hơn thị trường cổ phiếu công ty nhiều nên trong

tương lai trái phiếu công ty có thể sẽ là một nguồn tài chính quan trọng hơn so với

các cổ phiếu công ty. Nắm giữ trái hiếu công ty thường là các công ty bảo hiểm (đặc

biệt là công ty bảo hiểm nhân thọ), các uỹ hưu trí, các công ty chứng khoán và cả

các cá nhân. Việc phát hành trái phiếu công ty chưa phổ biến ở Việt nam. Chủ yếu

mới chỉ có các ngân hàng phát hành trái phiếu ngân hàng để vay vốn từ dân.

4.2.2. Cổ phiếu (StockUS/ShareUK Certificate)

Cổ phiếu là một chứng thư hay bút toán ghi sổ xác nhận trái quyền (quyền

hưởng lợi) về vốn - equity claim - đối với thu nhập và tài sản ròng của một công ty

cổ phần.

Cổ phiếu có bản chất là một công cụ góp vốn (equity instruments) và chỉ do

các công ty cổ phần phát hành. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần chia số vốn

cần huy động thành nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là các cổ phần (share/stock).

Người mua những cổ phần này được gọi là cổ đông (share/stockholder). Với số cổ

phần đã mua, các cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu, giấy này gọi là cổ

phiếu.

Vốn mà công ty cổ phần huy động được từ việc phát hành cổ phiếu được xem

là vốn thuộc sở hữu của công ty. Những cổ đông khi mua các cổ phần của công ty

đã thực hiện việc góp vốn để công ty kinh doanh và do vậy trở thành những người

đồng sở hữu công ty. Tỷ lệ sở hữu công ty phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông

nắm giữ. Do cổ phiếu được em là giấy xác nhận quyền sở hữu của các cổ đông đối

với những cổ phần này nên có thể coi cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận sự góp vốn và

quyền sở hữu về số vốn mà một cổ đông góp vào công ty cổ phần.

90

Là người chủ sở hữu công ty, các cổ đông có những quyền cơ bản sau đây:

Quyền tham gia quản lý công ty: Quyền này được thực hiện bằng cách các

cổ đông bầu ra một Hội đồng quản trị để thay mặt mình quản lý, điều hành công ty.

Các cổ đông không chỉ có quyền bầu ra Hội đồng quản trị (Board of Directors) mà

còn có thể tham gia ứng cử làm thành viên của Hội đồng quản trị. Số lượng phiếu

bầu tỷ lệ với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Do vậy những người nắm giữ

càng nhiều cổ phần của công ty thì càng có nhiều khả năng trở thành thành viên của

Hội đồng quản trị. Ngoài ra, hàng năm công ty còn tổ chức Đại hội cổ đông (Annual

shareholder meetings) để họp các cổ đông lại, bàn về các chiến lược hoặc kế hoạch

kinh doanh lớn của công ty.

Quyền sở hữu tài sản ròng của công ty: Các cổ đông sở hữu công ty theo tỷ

lệ cổ phần nắm giữ. Do vậy, khi tài sản ròng của công ty tăng lên do làm ăn có lãi,

giá trị các ổ phần mà cổ đông nắm giữ cũng tăng lên theo. Khi công ty cổ phần

ngừng hoạt động, cổ đông được tham gia phân chia tài sản còn lại của công ty. Ví

dụ: Tổng tài sản ban đầu của một công ty cổ phần là 10 tỷ VNĐ. Một cổ đông nắm

20% cổ phần của công ty cho nên tổng giá trị tài sản công ty mà anh sở hữu theo cổ

phần là 2 tỷ VNĐ. Sau 5 năm làm ăn có lãi, tổng tài sản ròng của công ty tăng lên

15 tỷ VNĐ, khi đó tổng giá trị cổ phần mà anh ta sở hữu lên tới 3 tỷ VNĐ.

Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng40: Cổ đông được quyền hưởng một

phần lợi nhuận ròng của công ty tỷ lệ với số cổ phần anh ta sở hữu. Phần lãi trả cho

mỗi cổ phần được gọi là cổ tức (Dividend). Quyền này chỉ được thực hiện khi công

ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên, không phải lúc nào tất cả lợi nhuận thu được đều được

đem chia cho các cổ đông, cũng có trường hợp nhằm tăng vốn kinh doanh cho công

ty, Hội đồng quản trị quyết định giữ lại phần lớn lợi nhuận. Điều này nói chung là

được các cổ đông chấp nhận vì tuy không nhận được cổ tức nhưng giá trị cổ phần

của họ trong công ty lại tăng lên, hơn thế việc tăng vốn có thể đảm bảo cho khả

năng tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian tới.

Ngoài đặc trưng cơ bản nói trên, cổ phiếu còn có một số đặc điểm đáng chú ý

sau:

Thời hạn của cổ phiếu: Bằng cách mua cổ phiếu do công ty cổ phần phát

hành, các nhà đầu tư đã cung cấp vốn cho công ty hoạt động. Tuy nhiên các cổ đông

91

lại không được phép rút khoản vốn này về trừ trường hợp công ty ngừng hoạt động

hoặc có qui định đặc biệt cho phép được rút vốn. Chính vì lý do như vậy nên có thể

coi cổ phiếu có thời hạn thanh toán vốn bằng thời gian hoạt động của công ty.

Trên thực tế, trừ trường hợp phá sản hoặc kết quả kinh doanh quá tồi tệ, còn

nói chung thì các công ty sẽ vẫn cứ duy trì hoạt động mãi mãi, cho nên có thể nói

thời hạn của cổ phiếu là vô hạn. Mặc dù vậy, các cổ đông được phép chuyển

nhượng cổ phần mà mình nắm giữ cho người khác và bằng cách đó có thể rút lại

khoản vốn mà mình đã đầu tư vào công ty cổ phần.

Giá trị của cổ phiếu: Giá trị của cổ phiếu được thể hiện trên 3 phương diện

sau:

o Mệnh giá (Face value): là số tiền ghi trên bề mặt cổ phiếu41. Mệnh giá

thường được ghi bằng nội tệ. Mệnh giá bằng bao nhiêu là do luật chứng khoán hoặc

điều lệ của công ty cổ phần qui định. Ví dụ: ở Việt nam theo NĐ144/CP, mệnh giá

cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt nam thống nhất là 10.000 VNĐ.

o Giá trị ghi sổ (Book value): là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài

sản ròng của công ty trên bảng tổng kết tài sản. Ví dụ: Một công ty có 50.000 cổ

phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Sau 5 năm hoạt động, giá trị tài sản ròng của

công ty theo sổ sách kế toán là 1 tỷ đ. Khi đó giá trị của mỗi cổ phần theo sổ sách sẽ

là 20.000 đ, ta nói giá trị ghi sổ của cổ phiếu công ty bây giờ là 20.000 đ/cổ phiếu.

o Giá trị thị trường (Market value): là giá cả của cổ phiếu khi mua bán trên thị

trường.

Cổ phiếu có hai loại cơ bản sau:

Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông (Common stock): Là loại cổ phiếu có

đầy đủ các đặc trưng đã nêu trên của cổ phiếu. Đó là:

Không qui định trước số cổ tức cổ đông sẽ nhận được. Giá trị cổ tức nhiều

hay ít còn tuỳ vào tình hình lợi nhuận của công ty và kế hoạch chia lợi nhuận của

Hội đồng quản trị. Trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ thì chẳng những cổ tức

không được chia mà cổ đông còn bị hao hụt về vốn góp. Nguyên tắc của các cổ

đông cổ phiếu thường là “lời ăn, lỗ chịu”.

Chỉ được chia lãi sau khi công ty đã thanh toán lãi trả cho những người nắm

trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.

92

Thời hạn cổ phiếu là vô hạn.

Được hưởng quyền tham gia quản lý công ty cùng các quyền khác nhằm

duy trì quyền quản lý công ty, như: quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Hội đồng quản

trị, quyền ưu tiên mua trước với giá ưu đãi các cổ phiếu mới phát hành. Những cổ

đông có nhiều cổ phần hoặc nhiều uy tín có thể nắm quyền điều hành công ty. Còn

nói chung đa số những người đầu tư chỉ mua cổ phiếu thường để hưởng cổ tức hoặc

bán đi khi cổ phiếu lên giá nhằm hưởng chênh lệch giá.

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): Là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ

cổ phiếu được hưởng một số ưu đãi hơn so với cổ đông cổ phiếu thường. Ví dụ như:

Được hưởng một mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm dù công ty

làm ăn có lãi hay không.

Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường.

Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi thanh lý, giải thể.

Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh

giá. Chẳng hạn một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá 100 USD, tỷ suất cổ tức là 4,5% sẽ

được hưởng một khoản cổ tức cố định là 4,5 USD. Còn nếu cổ phiếu ưu đãi không

có mệnh giá thì cổ tức sẽ được công ty công bố đơn giản là 5 USD/cổ phiếu chẳng

hạn.

Hạn chế của cổ phiếu ưu đãi so với cổ phiếu thường là:

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào

hội đồng quản trị, tức là không được quyền tham gia quản lý công ty.

Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức cổ phiếu ưu đãi không vì thế

mà được tăng lên theo.

Vì cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không tăng, nên giá cả của cổ phiếu ưu đãi trên

thị trường cũng ít biến động. Do vậy, cổ phiếu ưu đãi thường kém hấp dẫn đối với

các nhà đầu tư hơn so với cổ phiếu thường43. Những người đầu tư vào cổ phiếu ưu

đãi thường là những người muốn có thu nhập ổn định, đều đặn và không thích mạo

hiểm.

4.2.3. Các khoản vay thế chấp (Mortgages)

Vay thế chấp là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tư (mua

hoặc xây dựng) vào nhà, đất, hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và

93

đất đó sau đó lại trở thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay.

Ở các nước phát triển, thị trường các khoản vay thế chấp có qui mô rất lớn,

đặc biệt là thị trường các khoản vay thế chấp để mua nhà ở. Tại Mỹ, thị trường các

khoản vay thế chấp là thị trường nợ lớn nhất, trong đó các khoản vay thế chấp để

mua nhà ở gấp bốn lần các khoản vay thế chấp thương mại và nông trại.

Các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm nhân thọ là những tổ chức

cung cấp các khoản vay thế chấp thương mại và nông trại chủ yếu. Còn các khoản

vay thế chấp nhà ở thì thường do các hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Savings and

Loan Associations _S&Ls) và các ngân hàng tiết kiệm tương trợ (Mutual savings

banks) cung cấp. Ngoài ra, chính phủ các quốc gia cũng hình thành nhiều tổ chức

chuyên hỗ trợ cho thị trường các khoản vay thế chấp này. Ví dụ ở Mỹ có 3 cơ quan

chính phủ là Hiệp hội vay thế chấp quốc gia thuộc liên bang (Federal National

Mortgage Association – FNMA), Hiệp hội vay thế chấp quốc gia thuộc chính phủ

(Government National Mortgage Association –GNMA) và Công ty cho vay thế

chấp nhà ở thuộc liên bang (Federal Home Loan Mortgage Corporation – FHLMC)

đang cung cấp vốn cho thị trường này bằng cách phát hành các trái phiếu để huy

động vốn rồi dùng vốn đó để cho vay thế chấp. Ngoài ra, thị trường vay thế chấp

nhà ở ngày nay còn được hỗ trợ phát triển hơn nữa nhờ công nghệ chứng khoán hoá.

Đó là hình thức mà một cơ quan trực thuộc chính phủ như GNMA phát hành các

chứng khoán thanh toán vốn và lãi bằng các khoản thu từ hoạt động cho vay thế

chấp nhà ở, tức là các khoản thanh toán của các cá nhân vay thế chấp nhà ở sẽ thông

qua GNMA chuyển đến cho các nhà đầu tư vào các loại chứng khoán bảo đảm bằng

các khoản cho vay thế chấp (Mortgage-Backed Securities). Nhờ sự phát triển của

công nghệ này mà đến nay 2/3 các khoản cho vay thế chấp nhà ở của Mỹ đã được

chứng khoán hoá, do đó đã tạo được thị trường thứ cấp cho các khoản vay thế chấp

nhà ở, giúp cho thị trường này thêm hấp dẫn và sôi động.

4.2.4. Các khoản vay thương mại và tiêu dùng

Đây là các món vay dành cho những công ty kinh doanh và người tiêu dùng,

chủ yếu là do các ngân hàng cung cấp. Riêng các khoản cho vay tiêu dùng cũng có

thể do các công ty tài chính cung cấp. Các khoản vay này thường không chuyển

nhượng được nên chúng kém lỏng nhất trong các công cụ của thị trường vốn.

94

5. Điều hành thị trường tài chính

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động của thị

trường tài chính.

5.1. Ban hành qui định bắt buộc các công ty phải cung cấp đầy đủ thông tin

cho các nhà đầu tư

Chính phủ yêu cầu các công ty phát hành chứng khoán phải cung cấp một số

thông tin về doanh số, tài sản, tình hình kinh doanh lỗ, lãi…cho các nhà đầu tư. Như

vậy, các nhà đầu tư sẽ tránh được một số các hoạt động gian lận, rủi ro.

5.2. Đảm bảo sự lành mạnh của các trung gian tài chính

Để bảo vệ những nhà đầu tư và những người gửi tiền, chính phủ ban hành các

qui định buộc các tổ chức trung gian tài chính phải tuân theo như:

- Đưa ra các điều kiện cho việc thành lập các trung gian tài chính.

- Yêu cầu các trung gian tài chính phải báo cáo các hoạt động của họ và

thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của các trung gian tài

chính.

- Qui định qui mô và phạm vi hoạt động của các tổ chức tài chính nhằm hạn

chế hoạt động chứa đựng rủi ro.

- Qui định về việc thực hiện bảo hiểm cho những người gửi tiền tại các trung

gian tài chính…

6. Quốc tế hoa các thị trường tài chính

Trong những năm gần đây, các thị trường tài chính có xu hướng được quốc tế

hóa. Việc quốc tế hóa thị trường tài chính giúp cho thị trường tài chính trong nước

mở rộng các hoạt động của mình, các công ty, các tổ chức tài chính trung gian có

nhiều cơ hội hơn trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

6.1. Thị trường trái khoán quốc tế và Châu Âu

Công cụ truyền thống trong thị trường trái khoán quốc tế được gọi là trái

khoán nước ngoài. Trái khoán nước ngoài là trái khoán do công ty, chính phủ ở

một số nước phát hành, nhưng lại được gọi theo đơn vị tiền tệ nước ngoài. Chẳng

hạn như hãng máy tính IBM bán trái khoán ở Nhật bằng đồng Yên Nhật.

Trong thời gian gần đây còn xuất hiện trái khoán Châu Âu (Eurobond.) Trái

khoán Châu Âu là trái khoán được gọi tên theo đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ

95

ở nước mà nó được bán. Chẳng hạn, một trái khoán được gọi tên theo đồng đô la

Mỹ nhưng được bán ở Luân Đôn. Hiện nay có khoảng 80% lượng phát hành mới

trên thị trường chứng khoán quốc tế là Trái khoán Châu Âu.

6.2. Thị trường cổ phiếu thế giới

Trước đây, thị trường cổ phiếu Mỹ vẫn là thị trường cổ phiếu lớn nhất trên thế

giới, nhưng cho đến thời điểm gần đây, giá trị cổ phiếu được mua bán ở Nhật đã

vượt nhiều lần giá trị các cổ phiếu được mua bán ở Mỹ.

7. Thị trường tài chính Việt Nam

7.1. Sự hình thành của thị trường tài chính ở Việt Nam

Cũng như các quốc gia chậm phát triển khác, thị trường tài chính Việt Nam

cho đến nay chưa phát triển. Hoạt động của thị trường tài chính chỉ tập trung ở hoạt

động của trung gian tài chính – các ngân hàng thương mại. Để thúc đẩy quá trình

phát triển thị trường tài chính Việt Nam, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Chứng

khoán quốc gia vào năm 1998. Ủy ban này hiện đang xúc tiến hàng loạt các hoạt

động tạo điều kiện tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.

Trung tâm giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ chí Minh được thành lập vào

tháng 7/1998, đây là bước đi đầu tiên tiến tới thành lập sở giao dịch chứng khoán ở

Việt Nam.

7.2. Các công cụ của thị trường tài chính Việt Nam

Do thị trường tài chính chưa phát triển, nên các công cụ của thị trường tài

chính ở Việt Nam cũng còn chưa đa dạng, hạn chế về số lượng. Hiện nay chỉ có một

số công cụ chủ yếu như: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, kỳ phiếu ngân

hàng, tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu công ty.

7.2.1. Trái phiếu kho bạc (hay còn gọi là tín phiếu kho bạc)

Trái phiếu kho bạc là một loại trái phiếu do Nhà nước phát hành với lãi suất cố

định và thời hạn ấn định trước, nhằm huy động vốn bổ sung ngân sách nhà nước.

Trái phiếu kho bạc nhà nước được phát hành nhằm bù đắp thâm thủng ngân sách và

giải quyết thiếu hụt tạm thời (khi giữa thu và chi không ăn khớp về mặt thời gian).

Như vậy, ngay cả khi có bội thu ngân sách vẫn cần phát hành trái phiếu kho bạc.

96

Trên thị trường Việt Nam, trái phiếu kho bạc là công cụ phát hành rộng rãi và

phổ biến nhất và là công cụ an toàn nhất (được xem như không có rủi ro khi thanh

toán).

Trái phiếu kho bạc chủ yếu do các tổ chức tài chính tín dụng mua thong qua

hình thức đấu thầu. Lãi suất trái phiếu kho bạc thông thường cao hơn lãi suất tiền

gửi ngân hàng cùng kỳ hạn.

7.2.2. Kỳ phiếu ngân hàng

Để huy động được một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn, phục vụ mục

đích hoạt động hoặc đầu tư trung hạn cho các chương trình Chính phủ chỉ định, các

ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh như: Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển, phát hành kỳ phiếu ngân hàng để thu hút vốn. Lãi suất thong

thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, trả lãi trước hoặc sau. Nếu so sánh với

trái phiếu kho bạc, thì loại kỳ phiếu này có mức độ rủi ro cao hơn, do có thể các

ngân hàng này không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các ngân

hàng này là các ngân hàng của Chính phủ, do vậy việc mất khả năng thanh toán của

ngân hàng rất khó có thể xảy ra.

7.2.3. Tiền gửi ngân hàng

Do cơ chế tự chủ trong tài chính và độc lập trong kinh doanh, các tổ chức tài

chính tín dụng không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như tiền gửi

không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm. Lãi suất huy động do các ngân hàng tự

quyết định căn cứ qui định theo từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân

hàng cổ phần, ngoài quốc doanh, thong thường có lãi suất cao hơn và mức độ rủi ro

cũng cao hơn so với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tuy nhiên, kỳ hạn huy

động ngoại tệ khoảng 4,5% năm thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động tiền đồng

khoảng 10% năm.

7.2.4. Cổ phiếu

Cổ phiếu hiện nay vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, do số lượng công ty cổ phần

còn ít. Đến nay, cả nước mới chỉ có 29 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

Do chưa có thị trường chứng khoán nên các doanh nghiệp không thể phát hành cổ

phiếu hay trái phiếu để thu hút vốn đầu tư. Người mua cổ phiếu có ý định đầu tư lâu

97

dài nhằm kiếm lợi từ cổ tức chứ chưa thực sự có ý định mua bán trao đổi các cổ

phiếu đó.

7.2.5. Các công cụ tài chính khác

Ngoài một số công cụ tài chính kể trên, hiện nay một số ngành đã phát hành

trái phiếu dài hạn trong nước và nước ngoài để thu hút vốn như ngành năng lượng

phát hành trái phiếu xây dựng đường dây 500KV, Tổng công ty bưu chính viễn

thông phát hành trái phiếu xây dựng hệ thống bưu điện…

7.3. Điều kiện để phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam

Đại hội Đảng VI đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đổi

mới phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế

Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức tăng trưởng GDP bình

quân giai đoạn 1990 – 1997 đạt 8 – 9%, lạm phát kìm chế ở mức thấp, đời sống của

nhân dân không ngừng được cải thiện.

Để phát triển kinh tế đến năm 2000, với mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu

người từ 200USD lên 400USD/năm, Việt Nam cần phải có từ 40 – 50 tỷ USD.

Trong đó, 50% tổng số vốn đầu tư này sẽ huy động ở trong nước, còn lại 50% sẽ

huy động ở nước ngoài và từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Để có thể đạt được các mục tiêu trên, rõ ràng Việt Nam cần phải nhanh chóng

phát triển thị trường tài chính. Trong bối cảnh hiện nay, muốn phát triển thị trường

tài chính cần phải có các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có một cơ chế lãi xuất linh hoạt và chịu sự điều tiết của thị

trường. Trên thị trường tài chính, lãi suất là phương tiện quan trọng nhất điều tiết

cung cầu tiền vốn. Cơ chế lãi xuất linh hoạt nhạy bén sẽ cung cấp cho người vay

những thông tin tài chính kịp thời, chính xác để từ đó có những quyết sách phù hợp

với thực tế, thúc đẩy lưu thông tiền vốn và tăng cạnh tranh thị trường. Trái lại, khi

cơ chế lãi suất cứng nhắc sẽ làm mất đi tính linh hoạt trên thị trường và không kích

sự phát triển các công cụ tài chính, hạn chế cung cầu vốn… Trên thực tế chính sách

lãi suất của Việt Nam đang dần được nới lỏng, tăng cường quyền tự chủ cho các tổ

chức tài chính, tín dụng.

Thứ hai, phải có các công cụ tài chính phong phú, đa dạng. Số lượng và hình

thức các công cụ này sẽ quyết định phạm vi giao dịch và qui mô của thị trường tài

98

chính. Với sự ra đời của thị trường chứng khoán thì các công cụ tài chính sẽ dần

được bổ sung và phát triển hoàn thiện.

Thứ ba, xây dựng và đa dạng hóa các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty

tài chính…những chủ thể chính tham gia thị trường trong môi trường cạnh tranh.

Việc xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức tài chính sẽ khuyến khích sự đa

dạng và cạnh tranh, giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/10/1998, cùng

một số Nghị định của Chính phủ về thị trường chứng khoán gần đây đã tạo hành

lang pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức nói trên.

Thứ tư, phải xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin.

Thứ năm, cuối cùng để thị trường tài chính có thể phát triển đầy đủ thì kinh tế

xã hội phải tương đối ổn định để các nhà đầu tư yên tâm và phải có một hệ thống

pháp luật toàn diện, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

BÀI ĐỌC THÊM CHƯƠNG 4

NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN

Những ngày cuối tháng 5/2013, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam

đón nhiều thông tin hỗ trợ như CPI tăng thấp, lãi xuất giảm, gói tín dụng ưu đãi với

bất động sản (BĐS) chuẩn bị triển khai. Mặc dù vậy, nền kinh tế đang đối mặt với

sự sụt giảm tổng cầu khiến tăng trưởng khó khăn. Tài chính & Đầu tư ghi lại ý kiến

của một số chuyên gia trong lĩnh vực này, sau đây là phần ghi nhận ý kiến:

1. TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán

Nhà nước: Kinh tế vĩ mô tiếp tục hỗ trợ thị trường

Năm 2013 đã trôi qua được gần 5 tháng. Hầu hết các cán cân vĩ mô đều có

những cải thiện so với một năm trước đây như tăng trưởng GDP khá hơn, lạm phát

thấp vượt dự kiến, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định. Hoạt động của khu

vực ngân hàng đã có dấu hiệu khởi sắc thông qua tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu

99

năm đạt 1,44%, nguồn vốn huy động tăng 5,5%, lãi suất huy động và cho vay thấp.

Một số chỉ tiêu tiền tệ có tác động tích cực đến TTCK như xử lý nợ xấu khu vực

ngân hàng đang diễn ra quyết liệt hơn. Ngoài ra, gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng

đối với thị trường BĐS... khi triển khai cũng sẽ tác động lớn đến khu vực doanh

nghiệp (DN) và TTCK.

Thực tế cho thấy TTCK Việt Nam luôn chịu tác động rất lớn từ yếu tố kinh tế

vĩ mô và hiệu quả hoạt động của các DN. Từ nay đến cuối năm, dù DN vẫn còn khó

khăn nhưng nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định sẽ là yếu tố hỗ trợ tốt với thị trường.

Việc TTCK trải qua giai đoạn sôi động khá dài, có thời điểm đã vượt ngưỡng 500

điểm, tính chung chỉ số VN - Index trong quý I/2013 đã tăng khoảng 20% là minh

chứng rõ nét.

Hiện nay, bên cạnh việc nới lỏng các chính sách hỗ trợ tăng trưởng từ Chính

phủ, khả năng hấp thụ của nền kinh tế và khu vực DN vẫn còn hạn chế nhất định.

Bởi vậy, khơi thông dòng vốn từ ngân hàng tới DN, phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng

trưởng GDP đặt ra thì TTCK mới có niềm tin để tăng trưởng bền vững.

2. TS. Quách Mạnh Hào: Tâm lý thị trường đang tốt lên

Những yếu tố lớn tác động tới TTCK Việt Nam hiện nay không nằm ngoài

phản ứng tâm lý tích cực và chi phí rẻ hơn của dòng tiền.

TTCK phụ thuộc rất nhiều vào dòng tiền chung, có thể dùng từ khác là thanh

khoản chung trong nền kinh tế. Nếu tiền rẻ được đưa ra nhiều, TTCK sẽ có hiệu ứng

tích cực, nhưng tiền rẻ đó cũng có thể sẽ là cái bẫy để nền kinh tế bước vào một chu

kỳ khó khăn tiếp theo sau những hào nhoáng của tăng trưởng ngắn hạn.

Hiện nay, nhiều yếu tố đã cho thấy dòng tiền rẻ sẽ xuất hiện như lãi suất huy

động và cho vay giảm mạnh, công ty xử lý nợ xấu VAMC dự kiến sẽ ra đời;gói tín

dụng ưu đãi với thị trường BĐS trị 30.000 tỷ đồng có hiệu lực từ ngày 1/6. Điều

quan trọng là nền kinh tế có đủ năng lực để hấp thụ nguồn tiền rẻ đó tới mức nào.

Tôi e rằng quá sớm để đánh giá điều đó với những quan sát hiện tại.

Do vậy, nhiều khả năng TTCK sẽ đón nhận một đợt tăng điểm trong thời gian

gần, được kích thích bởi tâm lý tích cực từ dòng tiền rẻ. Nhưng ngay sau đó, chúng

ta sẽ tiếp tục đối mặt với những thử thách tiếp theo do nhà đầu tư (NĐT) muốn nhìn

thấy những chuyển dịch thực sự từ nền kinh tế. Với NĐT, cơ hội rất gần sẽ đến có

100

thể ngay từ tháng 6, nhưng họ nên nghĩ điều đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Sự

chuyển dịch đầu tư sang những DN được quản trị tốt là yếu tố mấu chốt tạo nên

thành công lâu dài và hình thành đạo đức đầu tư cho chính mình.

3. TS. Alan T. Pham - Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital : Lực đỡ từ khối

ngoại

Kịch bản CPI tăng thấp hồi giữa năm ngoái đang có dấu hiệu lặp lại trong các

tháng giữa năm 2013. Nguyên nhân là bởi tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, các giải

pháp kích thích tăng trưởng chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Với diễn biến này, kết hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, có cơ sở để nhận định,

lạm phát sẽ không đáng lo ngại trong năm 2013. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất

từ nay đến cuối năm 2013 là triển khai đồng bộ các giải pháp để kích thích tăng

trưởng kinh tế, nếu không sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% như kế hoạch

đề ra.

Với riêng TTCK, chưa cần triển khai các giải pháp trên, thì thị trường vẫn

đang nhận được lực đỡ khá vững từ khối ngoại. Trong cái nhìn của NĐT nước

ngoài, so với các TTCK lân cận, giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam hiện tại khá rẻ

khi đặt trong chiến lược đầu tư trung và dài hạn (1 - 3 năm) của NĐT chuyên

nghiệp. Nói cách khác, với mặt bằng giá cổ phiếu tốt hiện tại, chỉ cần mức điều

chỉnh hợp lý là (khối ngoại và các NĐT trong nước có cái nhìn dài hạn) sẽ giải

ngân.

Một khi việc xử lý nợ xấu ngân hàng diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, cùng với

các giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế được Chính phủ phát đi mạnh mẽ và đạt

được những hiệu quả rõ nét hơn, sẽ là điều kiện lý tưởng để TTCK lấy lại đà hứng

khởi trong tháng 6 tới.

4. TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia tài chính: Đầu tư "lướt song" vẫn co cơ hội

TTCK thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ đang có những khởi sắc lớn, tác động

tích cực tới chứng khoán toàn cầu. Chỉ số S&P 500 đã vượt 15.000 điểm, cao hơn

so với “đỉnh” cũ xác lập hồi năm 2007. Với việc chứng khoán Mỹ lấy lại những gì

đã mất, vượt “đỉnh” trước khi xảy ra khủng hoảng, TTCK của châu Âu và các nước

phát triển cũng tăng rất mạnh, cá biệt như TTCK Nhật Bản đã tăng tới 40%.

101

Sự phục hồi ấn tượng của chứng khoán Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cho thấy trong

giai đoạn TTCK suy giảm, nếu biết lựa chọn cổ phiếu tốt với mức giá hợp lý sẽ thu

lợi nhuận ấn tượng khi kinh tế phục hồi. Nhìn rộng hơn, xu thế đầu tư của Mỹ và

châu Âu đang quay lại với 2 kênh BĐS và chứng khoán, thay vì lựa chọn vàng như

mấy năm trước đây. Điều này sẽ kích thích dòng tiền đổ vào những lĩnh vực rủi ro

hơn để tìm kiếm lợi nhuận.

Đối với TTCK Việt Nam, chứng khoán vẫn là một kênh được xem là có cơ hội

để đầu tư, khi lãi suất huy động giảm. Sau quý I/2013 khởi sắc với mức tăng hơn

18%, mốc 500 điểm tưởng chừng đã được phá thì TTCK đã có dấu hiệu đuối sức

trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, việc thị trường điều chỉnh không quá sâu và đang tích lũy cũng mở

ra cơ hội… TTCK vẫn có những cơ hội chiến thắng cho NĐT “lướt sóng”. Tuy

nhiên, khi kinh tế đi vào giai đoạn phát triển chậm nhưng bền vững hơn, việc đầu tư

vào các ngân hàng thương mại, các công ty sản xuất kinh doanh có năng lực cạnh

tranh tốt, giá cổ phiếu hợp lý sẽ tạo một cơ hội đầu tư dài hạn, mức sinh lợi vượt

trội so với gửi tiết kiệm và giá trị cổ phiếu được đảm bảo.

(Nguốn Tài chính & Đầu tư số 5/2013)

102

CHƯƠNG 5

CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

1. Phân tích kinh tế về cấu trúc tài chính.

1.1. Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính

Phân tích kinh tế cấu trúc tài chính ở một số nước phát triển và ở nước ta,

chúng ta có thể khẳng định: Các hệ thống tài chính là một tổ chức phức tạp, đa dạng

về cấu trúc và chức năng.

Có nhiều loại hình khác nhau trong tổ chức tài chính như: Ngân hàng, công ty

tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ tương trợ…gọi chung là các ngân hàng và các

tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Đồng thời cũng có nhiều loại hình của thị trường tài chính như: thị trường cổ

phiếu, thị trường trái phiếu…Nếu đi sâu nghiên cứu và phân tích câud trúc tài chính,

những công cụ và phương tiện tài chính, chúng ta có thể rút ra những điều điều cơ

bản về cấu trúc tài chính như sau:

Thứ nhất: Trong số các công cụ và hình thức tạo vốn của các doanh nghiệp từ

các tổ chức tài chính trung gian và thị trường tài chính, thì cổ phiếu và trái phiếu

không phải là nguồn tài chính quan trọng. Việc phát hành những chứng khoán mua,

bán trên thị trường không phải là biện pháp hàng đầu để các doanh nghiệp tài trợ

cho các hoạt động của họ.

Ở Mỹ, thị trường cổ phiếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài trợ vốn cho các

doanh nghiệp (2,1%), trái phiếu (29,8%). Như vậy, tổng cộng số cổ phiếu và trái

phiếu ở Mỹ (31,9%) mới chỉ cung cấp được ít hơn 1/3 số vốn bên ngoài mà các

doanh nghiệp cần để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của họ. Điều này cũng

đúng với hầu hết các nước phát triển trên thế giới.

Thứ hai: Tài chính gián tiếp, tài chính có liên quan đến hoạt động của các

trung gian tài chính, quan trọng gấp nhiều lần so với tài chính trực tiếp, là tài chính

trong đó các doanh nghiệp gom vốn trực tiếp từ thị trường tài chính. Trong các

trung gian tài chính này, ngân hàng tạo ra nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất để

tài trợ cho các doanh nghiệp.

103

Như đã trình bày ở vấn đề thứ nhất, cổ phiếu và trái phiếu không phải là nguồn

vốn quan trọng, nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các nguồn vốn tài trợ cho các doanh

nghiệp.

Trong số nguồn vốn của tài chính gián tiếp, thì các khoản vay từ ngân hàng

chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng nhất trong việc tài trợ cho các doanh

nghiệp.

Thứ ba: Hệ thống tài chính là bộ phận trọng yếu của nền kinh tế quốc dân,

được điều hành và quản lý một cách chặt chẽ nhất.

Thứ tư: Vật thế chấp là đặc trưng của các hợp đồng vay nợ. Đồng thời, các

hợp đồng vay nợ là những hợp đồng có tính chất pháp lý cao và rất phức tạp trong

quan hệ giao dịch với khách hàng.

1.2. Phí giao dich và cấu trúc tài chính

Người có vốn mong muốn tìm được người cần vốn để cho vay kiếm lời, đồng

thời người cần vốn muốn tiếp xúc với người có vốn đều phải tốn kém những chi phí

giao dịch. Bởi vì những người đó không thể gửi tiền, vay vốn ở những nơi không

quen biết hoặc chưa đủ niềm tin, mà không cần luật sư người trung gian môi giới

hoặc những người làm chứng khác.

Những trung gian tài chính ra đời và hoạt động là nhằm mục tiêu tối thiểu hóa

những phí giao dịch giữa những người có vốn và người cần vốn, giúp người có món

tiết kiệm nhỏ có cơ hội đầu tư sinh lời. Người cần vốn có cơ hội vay vốn giảm chi

phí giao dịch cho cả người có vốn và người cần vốn.

1.3. Rủi ro và cấu trúc tài chính

Rủi ro là một thuộc tính cố hữu trong hoạt động của các tổ chức tài chính.

Trong đó rủi ro do các thông tin không cân xứng tạo ra trước và sau khi diễn ra các

giao dịch của cấu trúc tài chính. Rủi ro do các thông tin không cân xứng tạo ra trước

khi diễn ra các giao dịch là loại rủi ro trong đó những người đi vay không trả được

nợ là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy họ có nhiều khả năng được lựa

chọn nhất. Rủi ro này được gọi là sự lựa chọn đối nghịch. Kết quả của rủi ro này là

người đáng cho vay lại không được vay và ngược lại.

104

Rủi ro do các thông tin cân xứng tạo ra sau khi diễn ra các giao dịch là loại rủi

ro người cho vay phải gánh chịu khi người đi vay không muốn trả nợ. Rủi ro này

được gọi là rủi ro đạo đức.

Giải pháp giảm rủi ro do những thông tin khômg cân xứng dẫn tới sự lựa chọn

đối nghịch là:

- Cung cấp và bán những thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không

cân xứng và cho phép những người cung cấp vốn có thông tin đầy đủ về những cá

nhân hay doanh nghiệp cần tài trợ vốn cho các hoạt động đầu tư.

- Sự điều hành của chính phủ nhằm tăng thông tin trong hoạt động của

cấu trúc tài chính.

Rủi ro đạo đức tác động tới việc lựa chọn giữa các hợp đồng nợ và các hợp

đồng vốn cổ phần trong cấu trúc tài chính

Rủi ro đạo đức xuất hiện sau khi cuộc giao dịch diễn ra khi người cần vốn có ý

muốn giấu thông tin và thực hiện những hoạt động mà người có vốn không mong

muốn.

Rủi ro đạo đức trong các hợp đồng vốn cổ phần diễn ra khi có sự tách biệt giữa

chủ sở hữu vốn và người quản lý doanh nghiệp: người quản lý doanh nghiệp do sở

hữu một phần vốn rất nhỏ hoặc thậm chí không sở hữu phần vốn nào của doanh

nghiệp rất có thể sẽ hành động vì lợi ích cá nhân của họ hơn là lợi ích của các tổ

chức cổ đông sở hữu vốn.

Giải pháp giảm rủi ro đạo đức trong các hợp đồng vốn cổ phần là:

- Các chủ sở hữu vốn cần có thông tin đầy đủ về những gì mà những người

quản lý đang làm, đồng thời giảm sự tách biệt đáng kể giữa người sở hữu và người

quản lý.

- Tăng cường sự hoạt động của các trung gian tài chính thông qua các hình

thức liên kết, liên doanh, hoặc thông qua các hợp đồng nợ.

Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến cấu trúc tài chính trong thị trường:

Hợp đồng nợ chỉ đòi hỏi những người vay thanh toán một số tiến cố định và

cho phép họ hưởng bất kỳ lợi nhuận nào còn lại, những người vay có ý muốn nhận

những dự án đầu tư có nhiều rủi ro hơn so với những người cho vay mong muốn và

do đó có nhiều khả năng không trả được nợ.

105

Các giải pháp cho vấn đề rủi ro đạo đức trong thị trường nợ:

- Nâng cao cơ cấu vốn cổ phần trong tổng tài sản của doanh nghiệp vay.

- Tăng cường giám sát và ràng buộc theo những qui định hạn chế. Những qui

định hạn chế nhằm làm giảm rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ, bằng cách đưa ra

những qui định của người cho vay để loại bỏ những xử sự không mong muốn hoặc

khuyến khích những xử sự mong muốn.

- Tăng cường hoạt động của trung gian tài chính.

Các giải pháp trên đây chỉ có tác dụng giảm rủi ro đạo đức chứ không hoàn

toàn loại bỏ được. Bởi lẽ người vay có đủ khôn khéo để báo cáo không đúng sự thật

hoặc tìm ra những sơ hở trong các qui định hạn chế khiến những qui định đó trở nên

vô hiệu lực.

Tóm lại, nghiên cứu rủi ro và cấu trúc tài chính cho thấy sự hiện diện của

những thông tin cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch rủi ro đạo đức làm trở

ngại hoạt động hữu hiệu của thị trường tài chính.

2. Chức năng và vai trò của các tổ chức trung gian tài chính

2.1. Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian

Các trung gian tài chính thực hiện những chức năng chủ yếu sau:

- Chức năng tạo vốn: để có thể cho vay hoặc đầu tư, các trung gian tài chính

tiến hành huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành các quỹ tiền

tệ tập trung, phương thức huy động vốn hoặc thể thức tự nguyện thông qua cơ chế

lãi suất hoặc theo thể thức bắt buộc qua cơ chế điều hành của Chính phủ. Với chức

năng này, các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho chính mình và cho phần lớn

những người có khoản tiết kiệm, để dành.

- Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế: Tiền vốn được huy động từ những

người có vốn là để thực hiện mục tiêu cung ứng vốn cho những người cần vốn.

Trong nền kinh tế thị trường, người có vốn là các doanh nghiệp. Chính phủ, các tổ

chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Với chức năng này, các tổ chức tài chính

trung gian đáp ứng chính xác và đầy đủ, kịp thời nhu cầu tài trợ vốn cho các cá nhân

và doanh nghiệp.

- Chức năng kiểm soát: Các trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm soát

nhằm giảm tối thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do thông tin

106

không cân xứng gây ra; yêu cầu của chức năng này là các trung gian tài chính phải

thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay các doanh

nghiệp.

2.2. Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian

- Hoạt động của các trung gian tài chính góp phần giảm bớt những chi phí

thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và toàn bộ nền kinh tế.

- Do chuyên môn hóa và thành thạo trong nghề nghiệp, các tổ chức trung gian

đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn.

- Do cạnh tranh, đan xen và đa năng hóa các hoạt động, các trung gian tài

chính thường xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý, làm cho nguồn vốn thực tế

được tài trợ cho đầu tư tăng lên mức cao nhất.

- Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng

ngừa rủi ro.

3. Các loại hình tổ chức tài chính trung gian

3.1. Các tổ chức tín dụng ngân hàng

3.1.1. Các ngân hàng thương mại

Đây là trung gian tài chính chủ yếu hoạt động bằng cách thu hút vốn thông qua

những khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và các khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Sau đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay, chủ yếu là cho vay thương

mại ngắn, trung dài hạn để mua chứng khoán của Chính phủ. Đây là trung gian tài

chính lớn nhất ở bất kỳ quốc gia nào, là nơi mà các tổ chức, đơn vị, cá nhân thường

xuyên giao dịch nhất.

3.1.2. Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm

Nguồn vốn chủ yếu được huy động của trung gian tài chính này là các khoản

tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tiền gửi phát séc được.

Các khoản tiền vốn huy động chủ yếu để cho vay thế chấp. Đây là điều khác cơ bản

với ngân hàng thương mại.

Do các khoản vay thế chấp chủ yếu là các khoản cho vay dài hạn, các tổ chức

này ban đầu chịu những ràng buộc khắt khe hơn so với ngân hàng thương mại. Cho

tới hiện nay, ở nhiều nước, pháp luật cho phép các hiệp hội cho vay, nhằm xóa bỏ

107

dần sự khác biệt với các ngân hàng thương mại. Do vậy, các trung gian tài chính

này đang trở thành những đối thủ cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

3.1.3. Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ (Mutual saving Banks)

Trung gian tài chính này giống như các hiệp hội cho vay và tiết kiệm, nhưng

chỉ khác ở chỗ, chúng được tổ chức như những hiệp hội tương trợ tức là hoạt động

như kiểu hợp tác xã, trong đó những người sở hữu tiền gửi lại là các chủ sở hữu

ngân hàng.

3.1.4. Các liên hiệp tín dụng (Credit Union)

Trung gian tài chính này là những tổ chức cho vay nhỏ có tính chất hợp tác xã,

được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt, các thành viên của liên hiệp là

những người làm công của những công ty nào đó, trung gian tài chính huy động vốn

bằng cách nhận tiền gửi và tiến hành cho vay. Giới hạn trong đối tượng và phạm vi

cho vay giống như các ngân hàng tiết kiệm tương trợ.

3.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàngi

3.2.1 Công ty bảo hiểm

Trong quá trình kinh doanh, sản xuất, quản lý xã hội và cải tạo chinh phục tự

nhiên, dù có tri thức khoa học ngày càng cao, con người vẫn phải đối mặt nhiều hơn

với khả năng xảy ra tai họa từ nhiều phía, do chính bản thân con người, do những

phương tiện thiết bị của con người tạo ra. Trước mối đe dọa thường ngày như vậy,

các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp tự bảo hiểm, nhưng tự bảo

hiểm là biện pháp hiệu quả thấp và không kinh tế. Do vậy, các tổ chức và cá nhân

có nhu cầu được bảo hiểm và sử dụng nó để chia sẻ khi rủi ro xảy ra thông qua hoạt

động của các công ty bảo hiểm.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, đã nảy sinh hoạt

động bảo hiểm như một dịch vụ tài chính có tính chất chuyên nghiệp.

Như vậy, bảo hiểm về bản chất là chia nhỏ rủi ro, là hoạt động thể hiện người

bảo hiểm đứng ra cam kết hợp đồng bồi thường theo quy luật thống kê cho người

được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro, với điều kiện người được bảo hiểm

đã mua phí bảo hiểm.

Các công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phí bảo

hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các tài sản như trái

108

khoán, cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác ít rủi ro, rồi từ những

tài sản có này được dùng thanh toán cho những rủi ro đòi được bồi theo hợp đồng

bồi thường đã bán.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là sự phát triển đa dạng của các

loại hình bảo hiểm, trong đó có 2 loại hình chủ yếu là bảo hiểm thương mại và bảo

hiểm xã hội.

3.2.2. Công ty tài chính

Công ty tài chính được hiểu là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, là các hội

thương mại mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là:

- Thu hút vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và trái khoán, không nhận

tiền gửi của dân chúng và các tổ chức kinh tế.

- Cho vay các món tiền nhỏ đặc biệt thích hợp với nhu cầu của các doanh

nghiệp nhỏ và người tiêu dùng.

- Cho vay chủ yếu và dài hạn.

- Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê và thuê mua.

- Cầm cố các loại hàng hóa, vật tư và ngoại tệ. Các giấy tờ có giá và dụng cụ

bảo đảm khác.

- Tư vấn và Marketing, giám định các công việc chuẩn bị để ký hợp đồng hoặc

thành lập các công ty liên doanh.

- Trợ cấp tài chính cho các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật được Nhà nước ưu

tiên.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý, mua bán, chuyển nhượng

chứng khoán.

- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh.

Quá trình trung gian tài chính của các công ty tài chính có thể mô tả bằng cách

nói rằng, họ vay những món tiền lớn, trung, dài hạn nhưng thường cho vay những

món tiền nhỏ, nghiệp vụ tín dụng này hoàn toàn khác với hoạt động của các ngân

hàng thương mại. Với quan niệm trên, công ty tài chính có những nét khác biệt so

với ngân hàng thương mại ở chỗ:

+ Các công ty tài chính không nhận tiền gửi của dân chúng, của các tổ chức

kinh tế xã hội…với thời hạn ngắn hạn và dưới hình thức mở tài khoản. Để tạo

109

nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của mình, các công ty tài chính được vay dưới

hình thức phát hành các phiếu nợ dài hạn.

+ Các công ty tài chính không thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiền mặt,

không sử dụng vốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán.

+ Điểm khác biệt quan trọng của công ty tài chính so với các ngân hàng là ở

chỗ, các công ty tài chính gần như không bị điều hành chặt bởi Chính phủ. Chính

phủ chỉ điều hành số tiền cực đại mà các công ty tài chính có thể cho các cá nhân

người tiêu dùng vay và kỳ hạn của các hợp đồng nợ, nhưng không có hạn chế nào

về mở chi nhánh, về những tài sản có mà họ nắm giữ và sự thu nhận vốn của các

công ty tài chính. Việc không can thiệp và điều hành chặt chẽ của Chính phủ giúp

cho các công ty tài chính có thể phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng hơn là

các ngân hàng.

3.2.3. Các công ty chứng khoán

Là một tổ chức ở thị trường chứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông

qua các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng (trung gian môi

giới).

- Mua bán chứng khoán bằng chính nguồn vốn của chính mình để hưởng

chênh lệch giá (thương gia chứng khoán).

- Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát

hành.

- Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư.

Nhờ có các tổ chức ở thị trường chứng khoán mà các cổ phiếu, trái phiếu của

Chính phủ, công ty được lưu thông, buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán,

qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ những nguồn lẻ tẻ, phân tán

trong dân chúng được tập hợp lại.

Mỗi doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán,

không phải họ tự đi bán số chứng khoán họ cần phát hành. Họ không thể làm tốt

việc đó, do họ không được chuyên môn hóa, họ cần có những nhà chuyên nghiệp

mua bán chứng khoán cho họ. Đó chính là công ty chứng khoán. Với nghiệp vụ

chuyên môn hóa, kinh nghiệm nghề nghiệp, bộ máy tổ chức thích hợp, các công ty

110

chứng khoán hoàn toàn có thể thực hiện tốt các trung gian tài chính cho các nhà đầu

tư. Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi chưa hình thành thị trường chứng khoán tập

trung, các công ty chứng khoán vẫn làm được trung gian môi giới và mua bán

chứng khoán. Những nhà môi giới, mua bán chứng khoán thống nhất với nhau

thành lập trên thị trường chứng khoán tập trung để thực hiện việc giao dịch. Do vậy,

muốn thiết lập thị trường chứng khoán, trước hết phải thiết lập các công ty chứng

khoán và phát hành các chứng khoán trên thị trường.

Ngoài các công ty chứng khoán hoạt động trung gian tài chính trên thị trường

chứng khoán, các tổ chức trên thị trường chứng khoán còn bao gồm các tổ chức quỹ

đầu tư – là những tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, được hình thành bởi

những nhà tiết kiệm và đầu tư cùng góp vốn. Như vậy, thay vì những người tiết

kiệm và đầu tư đưa số vốn của mình cho nhà môi giới chứng khoán thì họ góp vốn

vào quỹ đầu tư chung, thực hiện việc đầu tư tập thể.

Quỹ đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng quản lý, nâng

cao hiệu quả vốn đầu tư cao hơn so với đầu tư riêng lẻ. Mặt khác, đầu tư qua quỹ

đầu tư đảm bảo tính thanh khoản cao. Nghĩa là, khả năng chuyển khoản từ chứng

khoán thành vốn bằng tiền và ngược lại rất dễ dàng, thực hiện việc thu hồi lại vốn

đầu tư khi có nhu cầu và hạn chế rủi ro của người đầu tư.

Trong thị trường chứng khoán cấp 1 còn có một tổ chức tài chính tham gia bán

lần đầu các chứng khoán, đó là ngân hàng đầu tư. Khi một công ty muốn huy động

vốn thông qua phát hành chứng khoán, họ thường thuê các dịch vụ của ngân hàng

đầu tư để giúp bán các chứng khoán của mình. Các ngân hàng đầu tư tham gia vào

hoạt động này như sau:

Trước hết, họ góp ý, tư vấn cho các công ty bán chứng khoán trên thị trường

cấp 1 về việc phát hành chứng khoán, về kỳ hạn và số tiền thanh toán vốn, lãi đối

với trái khoán, giá của các cổ phiếu, sau đó, qua những người đảm bảo, tiếp xúc trực

tiếp với người có thể mua chúng và bán các chứng khoán này.

4. Các trung gian tài chính ở Việt Nam

Ở Việt Nam, với quan điểm thiết lập hệ thống trung gian tài chính theo hướng

đa dạng hóa, đa năng hóa, thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như luật

111

các tổ chức tín dụng, các Nghị định của Chính phủ (100/CP, 74/CP…) đã hình

thành hệ thống tài chính trung gian khá đa dạng, gồm hai khối sau đây:

- Các ngân hàng.

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

4.1. Các ngân hàng

Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện bởi các hoạt động kinh doanh tiền

tệ và dịch vụ khách hàng. Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình

ngân hàng gồm:

- Ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng đầu tư và phát triển.

- Ngân hàng chính sách.

- Ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng và các loại hình ngân hàng khác.

Ngân hàng thương mại: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động

chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và

sử dụng số tiền đó để cho vay, làm nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương

tiện thanh toán.

Trong hệ thống tài chính trung gian, các NHTM là những trung gian tài chính

lớn nhất với đa dạng loại hình tổ chức và sở hữu như: Ngân hàng thương mại

quốc doanh (Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam…) Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM cổ phần Quân đội,

NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Hàng Hải…) Ngân hàng liên doanh

(NH Indo Vina) hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài…

* Ngân hàng đầu tư phát triển: cùng hoạt động kinh doanh đa năng, tổng hợp

như một ngân hàng thương mại, nhưng chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực đầu tư và

phát triển, như cho vay trung và dài hạn. bảo hành trong XDCB, cho vay ngắn hạn

phục vụ các doanh nghiệp thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư vốn

theo các dự án. Các dịch vụ ngân hàng khác như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán

trong nước cũng chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ

bản.

* Ngân hàng chính sách: là loại hình tổ chức tín dụng mà thông qua hoạt động

và dịch vụ ngân hàng để góp phần thực hiện một chính sách kinh tế xã hội nào đó

112

của Nhà nước như: phục vụ người nghèo, chính sách đối với doanh nghiệp Nhà

nước, chính sách đối với kinh tế hợp tác, chính sách đối với nông nghiệp, nông

thôn…Đặc trưng của loại hình này là nó hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Ở nước ta, lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng chính sách còn

rất mới mẻ, điển hình là sự ra đời của ngân hàng phục vụ người nghèo (1996), Ngân

hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (1998). Trước đó, việc thực hiện tài

trợ phục vụ các chính sách của Đảng và Nhà nước đều do các Ngân hàng thương

mại quốc doanh đảm nhiệm, chưa hình thành một ngân hàng chính sách độc lập.

Trong tương lai gần, ngân hàng chính sách sẽ được thành lập ở Việt Nam.

* Ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch

vụ ngân hàng do các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình tự nguyện thành lập, hoạt động

với mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh. Dù tồn tại

dưới hình thức nào và phạm vi, mức độ họt động có khác nhau, nhưng vai trò trung

gian tài chính của các ngân hàng đều thể hiện rất rõ qua hai hoạt động chủ yếu nhận

tiền gửi và cho vay, thực hiện vai trò cầu nối giữa cung và cầu vốn.

4.2. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Đó là các loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân

hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi

không kỳ hạn, không được làm dịch vụ thanh toán. Loại này bao gồm các công ty

tài chính, các công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm.

* Công ty tài chính: Có thể là công ty quốc doanh hoặc cổ phần hoạt động chủ

yếu là cho vay để mua bán hàng hóa dịch vụ bằng nguồn vốn của mình, nhận tiền

gửi và phát hành tín phiếu, trái phiếu hoặc vay của các tổ chức tín dụng trong và

ngoài nước.

Các công ty tài chính còn sử dụng vốn để:

+ Hùn vốn lien doanh và mua cổ phần của doanh nghiệp.

+ Kinh doanh vàng bạc, đá quý.

+ Cất giữ, quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá…

+ Tư vấn kinh doanh tiền tệ.

+ Cho vay thuê mua.

113

* Công ty cho thuê tài chính: Các công ty cho thuê tài chính cung cấp tín dụng

trung, dài hạn thông qua các hợp đồng cho thuê tài sản với khách hàng thuê. Khi kết

thúc thời hạn thuê, khách hàng được mua lại với giá ưu đãi hoặc được tiếp tục thuê

tài sản đó theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê.

* Các công ty bảo hiểm: là một trung gian tài chính dưới hình thức một tổ chức

tín dụng đứng ra huy động tiền của những người mua bảo hiểm (phí bảo hiểm) trên

mọi lĩnh vực khác nhau với lời hứa sẽ bù đắp thiệt hại cho những người tham gia

khi ho gặp rủi ro tùy theo từng loại bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm sử dụng các phí

bảo hiểm thu được để đầu tư vào các tài sản có như trái khoán, các cổ phiếu, các

món vay thế chấp hoặc các món vay khác. Thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ

được dùng để thanh toán cho các khiếu nại đòi bồi thường và phần còn lại được bổ

sung vào phần thu nhập của chính công ty.

BÀI ĐỌC THÊM CHƯƠNG 5

XU HƯỚNG THAY ĐỔI CẠNH TRANH TRONG

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Việc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chuyển đổi loại hình

hoạt động thành ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham

gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các tổ chức tín dụng sẽ là nền tảng

tạo sự dịch chuyển cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau trong thời gian tới. Bài

viết sẽ phân tích xu hướng dịch chuyển giữa các ngân hàng thông qua các chỉ tiêu

tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động vốn… khi môi trường ngân hàng có sự thay

đổi lớn.

Do đặc thù sở hữu, các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam được phân chia

thành 3 nhóm: Nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) hoặc Nhà nước

là cổ đông chi phối có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với nền tảng khách

hàng là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước; Nhóm ngân hàng thương mại

114

cổ phần (NHTMCP) phát triển dựa trên nền tảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp

vừa và nhỏ là chủ yếu; Nhóm ngân hàng ngoài hoạt động chủ yếu phục vụ các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, hoạt động của mỗi nhóm có nét

đặc trưng riêng với phạm vi khách hàng nhất định.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được

chuyển đổi mô hình và chức năng hoạt động tại Việt Nam, theo đó 5 ngân hàng

nước ngoài gồm: ANZ, HSBC, Standard Chattered, Shinhan Việt Nam và Ngân

hàng Hong Lehong hoạt động đầy đủ chức năng như một NHTM trong nước. Điều

này sẽ làm thay đổi xu hướng cạnh tranh cũng như phân phối lại thị phần hoạt động

sau khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động đầy đủ chức năng như một

NHTM trong nước.

Hơn nữa, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ban hành ngày 11/2/2010 cho phép

các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia mua, bán, sáp nhập với nhau. Nghĩa là, các

TCTD có thể tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để đàm phán sáp nhập, hoặc thâu

tóm ngân hàng mục tiêu thông qua thị trường chứng khoán. Trong trường hợp này,

ngân hàng đi sáp nhập cần phải kiểm soát được ngân hàng mục tiêu nếu kiểm soát

được quyền biểu quyết.

Như vậy, cả 2 yếu tố là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể chuyển đổi

loại hình hoạt động thành NHTM 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia

hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các TCTD sẽ là nền tảng tạo sự dịch

chuyển cạnh tranh trong thời gian tới.

1. Thực trạng hoạt động của các nhom ngân hàng

1.1 Mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu

Có thể nói rằng, vốn chủ sở hữu của một NHTM là thước đo tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu cũng như tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến rủi ro tiềm

ẩn cho ngân hàng khi nợ xấu phát sinh tăng vượt quá quy mô vốn chủ sở hữu. Trong

trường hợp như vậy, vốn chủ sở hữu đã bị ăn mòn hết. Hậu quả là ngân hàng rất dễ

bị tổn thương và nguy cơ phá sản rất cao. Để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo

thông lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng

lên 3.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2007 và hạn chót là hết năm 2011.

115

Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng cũng được mở rộng tương

ứng bởi vì vốn điều lệ là thành phần chính của vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu của NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến

2011 (Biểu đồ 1) là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng

cao trong giai đoạn này đãkéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận

giữlại tăng lên. Các ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài có

mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm hơn là do không có phần thặng dư vốn cổ

phần. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của 2 nhóm NHTMCP và ngân hàng nước ngoài

giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn chủ sở hữu của các NHTMNN

vẫn tăng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân hàng trên trong năm 2012 là

do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2011 sẽ được

kết chuyển cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức

an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.

Nếu tăng vốn chủ sở hữu theo phương pháp cơ học thông qua phát hành cổ

phiếu hàng năm và trích dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5% từ nguồn lợi nhuận để lại,

quy mô tăng vốn chủ sở hữu rất chậm. Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng vốn bình quân của

khu vực NHTMCP giai đoạn 2008-2012 là 20%, trong khi khu vực ngân hàng nước

ngoài là 46% và khu vực NHTMNN là 25%. Tăng vốn theo hình thức này sẽ có giới

hạn nhất định bởi lợi nhuận không thể tăng trưởng vô hạn. Giải pháp để tăng trưởng

nhanh hơn là lựa chọn hình thức mua, bán, sáp nhập với các TCTD khác.

1.2 Sự thay đổi tổng tài sản giữa các khối ngân hàng

Sự thay đổi lớn của nhóm NHTMCP từ năm 2007 đã tạo ra sự chuyển dịch khác

nhau về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTMCP trước đây chỉ hoạt

động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như

NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, NTHMCP Tiên Phong… đã

góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng vọt từ năm 2008 đến năm 2011 với

mức tăng trưởng bình quân lên tới 46%, trong khi các NHTMNN chỉ tăng ở mức 29% và

ngân hàng nước ngoài ở mức 30%.

116

Diễn biến tổng tài sản của 3 khối ngân hàng trong giai đoạn 2008-2012 (Biểu đồ 2)

cho thấy xu hướng cũng tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng

tài sản của khối NHTMNN tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối

NHTMCP sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tổng tài sản của khối ngân hàng nước

ngoài cũng theo xu hướng của NHTMCP, giảm nhẹ đến cuối năm 2012.

117

Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn

2008-2011 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ

phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTMNN hoặc phát hành thêm cổ phiếu

hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP.

Nguyên nhân quan trọng hơn cảgiải thích sựtăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2

khối NHTMNN vàNHTMCP là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một sốngân

hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc

độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quảnguồn vốn nhàn rỗi

trong dân cư. Quy mô tổng tài sản của các ngân hàng nước ngoài tăng trưởng chậm

một phần do quy mô mạng lưới phát triển chậm so với NHTMNN và NHTMCP,

một phần là do người gửi tiết kiệm chưa tiếp cận với nhóm ngân hàng này mặc dù

họ có rất nhiều chương trình marketing, khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi từ

dân cư.

Năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTMNN vẫn tăng trưởng cao hơn so

với năm 2011, trong khi hai khu vực NHTMCP và ngân hàng nước ngoài giảm sút.

Nguyên nhân tổng tài sản của khu vực NHTMNN tăng một phần có sự đóng góp

không nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Mizuho của

Nhật Bản, tương đương 11.800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8.300

tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là 2 mục tiêu mà các ngân hàng luôn phấn đấu

để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn cũng như củng cố vị trí hoạt động so với các ngân

hàng khác. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt, ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển

đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽđóng góp chủyếu vào tốc độtăng trưởng của

tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế không chỉ giúp ngân hàng có nguồn vốn

ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà còn là cơ sở ổn định thanh khoản

hơn nếu ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng.

1.3 Khoảng cách huy động vốn thu hẹp giữa khối NHTMNN và NHTMCP

Huy động vốn từ nền kinh tế của 3 khối ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ

ràng, đặc biệt là 2 khối NHTMNN và NHTMCP. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

bình quân của khu vực NHTMCP tăng 33%/năm trong giai đoạn 2008-2012, trong

khi NHTMNN chỉ tăng trung bình 18% và ngân hàng nước ngoài tăng 20%. Nhờ

118

tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nên khoảng cách số dư huy động giữa hai khu

vực NHTMNN và ngân hàng nước ngoài giảm rất nhiều, tiệm cận ngay từ năm

2010.

Huy động vốn của khu vực NHTMCP có bước tăng đột biến trong 3 năm từ

2009-2011 là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi

suất để cạnh tranh huy động vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm

2012 của NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTMNN có tốc độ tăng cao hơn

hẳn nhóm NHTMCP. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất

huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến

nhiều người lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng có

mức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều

ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để

cho vay.

Huy động vốn của khu vực NHTMNN tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với

hai khu vực kia là do sự cố tại một số NHTMCP. Thông tin về sự dịch chuyển nhân

sự tại các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam như: ACB, Sacombank vàEximbank đã

tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng này. Hậu quả là

một lượng tiền lớn được rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này

và được chuyển tới các NHTMNN. Các ngân hàng nước ngoài có tốc độ tăng

119

trưởng huy động vốn cũng theo xu hướng chung của nền kinh tế. Khi chính sách

tiền tệ được thắt chặt để kiểm soát lạm phát từ cuối năm 2011, tốc độc tăng trưởng

huy động vốn của khối ngân hàng nhà nước đã chững lại trong năm 2012.

Tuy nhiên, quy mô huy động vốn giữa ba khu vực ngân hàng đã có sự thay đổi

lớn từ năm 2008 đến 2011. Nếu số dư huy động vốn năm 2008 giữa NHTMCP và

ngân hàng nước ngoài chỉ chênh lệch khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng thì sự chênh

lệch giữa hai nhóm đến cuối năm 2012 đã kéo rộng tới hơn 3,5 lần, tương đương

với mức chênh lệch hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sựchênh lệch này cho thấy các

NHTMCP đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá, chăm sóc khách hàng

và mở rộng quy mô hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTMCP có đủ

năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có lợi thế hơn về kinh nghiệm

quản lý, công nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ. Ngược lại, khoảng

cách huy động vốn giữa nhóm NHTMNN và NHTMCP đã thu hẹp đáng kể từ năm

2008 đến 2012. Nếu khoảng cách giữa 2 nhóm ngân hàng này là trên 300 nghìn tỷ

năm 2008 thì khoảng cách đó đã thu hẹp xuống dưới 60 nghìn tỷ năm 2012. Điều

này khẳng định sự nỗ lực của các NHTMCP trong việc mở rộng thị phần huy động

vốn nhằm tiến tới giảm sự phục thuộc nguồn vốn từ các NHTMNN cũng như tự chủ

hơn nữa trong quản trị thanh khoản.

1.4 Hoạt động tín dụng dịch chuyển về tỷ trọng

Nếu khoảng cách về số dư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽ trong vòng 4

năm qua thìdư nợ của các nhóm ngân hàng này cũng có sự dịch chuyển nhưng chưa

nhiều. Biểu đồ 4 mô tả tín dụng của 3 khu vực này với tốc độ tăng trưởng tín dụng

cao nhất trong 2 năm 2009-2010 thuộc về nhóm NHTMCP. Đây cũng chính là

những năm tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2011 lên tới

hơn 18%. Tuy nhiên, tốc độtăng trưởng tín dụng năm 2011 và2012 đãchững lại do NHNN

thực hiện chính sách tiền tệthắt chặt thông qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và

thông qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng vàhạn mức tín dụng thắt chặt cho

một sốngành không khuyến khích) đãchặn đàtốc độtăng trưởng tín dụng. Kết quảlà tốc

độtăng trưởng tín dụng năm 2011 và2012 của cả3 nhóm ngân hàng đều chững lại.

120

Mặc dùtựdo hóa tài chính của Việt Nam đãcho phép 5 ngân hàng nước ngoài

nêu trên được hoạt động như một NHTM trong nước từnăm 2007 nhưng dư nợtín

dụng đãkhông theo kịp các NHTMCP. Các ngân hàng nước ngoài đãđược phép huy

động tiền gửi tiết kiệm của dân cư nhưng tốc độtăng trưởng huy động vốn tương đối

thấp hơn so với 2 nhóm ngân hàng nên đãhạn chếcho vay của các ngân hàng này.

Một lýdo khác giải thích cho sựchênh lệch giữa 2 nhóm NHTMCP vàngân hàng

nước ngoài nới rộng ra làcác NHTMCP cóthểđẩy mạnh cho vay các khu vực tăng

trưởng kinh tếnóng như lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2007-2010. Khoảng

cách này đãnới rộng đến 4 lần từnăm 2008 đến 2009. Tuy nhiên, lýdo cũng

cóthểlàsựđầu tư an toàn của các ngân hàng nước ngoài nhằm hạn chếrủi ro tín dụng

(vìkinh nghiệm vàbài học của họtrải qua ởcác nền kinh tếphát triển như ởMỹnăm

2007-2008 hay ởNhật Bản trong những năm đầu 1990).

Xu hướng cạnh tranh mới

Các chỉ số chính vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, huy động vốn và cấp tín dụng

cho nền kinh tế đã thấy rõ sự thay đổi. NHTMCP đã khẳng định vị thế, thị phần khi

tăng trưởng trung bình luôn cao hơn hai khối NHTMNN và ngân hàng nước ngoài.

Vị thế cạnh tranh và quyền lực thị trường của khu vực NHTMCP sẽ tiếp tục được

cải thiện trong thời gian tới vì đã có sự thay đổi lớn trong khối này. NHTMCP Liên

Việt hợp nhất với Công ty tiết kiệm Bưu điện sẽ có lợi thế phát triển dịch vụ ngân

121

hàng bán lẻ thông qua việc khai thác gần 10.000 điểm giao dịch tiết kiệm trải rộng

trên cả nước. NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội hợp nhất với NHTMCP Nhà Hà Nội tạo ra

NHTMCP với quy mô rộng lớn, mở rộng thị phần và nâng cao quyền lực thị trường.

Hàng loạt sự sáp nhập hoặc cấu trúc lại của các NHTMCP Phương Tây, Đại Á, Tiên

Phong, Dầu khí toàn cầu cũng củng cố năng lực cạnh tranh của khu vực này. Một

điểm nổi bật là thời gian tới sẽ là sự sáp nhập của 2 ngân hàng lớn của khu vực

NHTMCP là Eximbank và Sacombank. Quy mô hoạt động của hai ngân hàng này

sau sáp nhập sẽ tiến sát quy mô của Vietcombank. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ,

tổng tài sản của Sacombank và Eximbank đến hết năm 2012 đạt 321.483 tỷ đồng,

trong khi của Vietcombank đạt 414 tỷ đồng (trong đó có 118.000 tỷ từ phát hành cổ

phiếu cho Mizuho). Tương tự như vậy, tín dụng của hai ngân hàng đạt 167.591 tỷ

đồng và huy động vốn 177.603 tỷ đồng, trong khi của Vietcombank lần lượt là

239.773 tỷ đồng và 285.096 tỷ đồng.

Như vậy, xu hướng cạnh tranh đang có sự thay đổi lớn, NHTMCP đã tạo được

hình ảnh và vị thế nhiều hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh hơn. Tuy

nhiên, sự lớn mạnh của khu vực NHTMCP sẽ là thách thức khi NHTMNN cũng

quyết tâm giữ vững thị phần, trong khi khối ngân hàng nước ngoài đầy tham vọng

mở rộng thị phần để tạo ra nền tảng phát triển bền vững và nâng cao sức mạnh của

các hoạt động liên quan đến đồng nội tệ thay vì chỉ khai thác lợi thế từ hoạt động

liên quan đến ngoại tệ như trước đây. 

(Nguồn: Tạp chí tài chính số 5/2013 – Thạc sĩ Đỗ Khắc Hưởng)

122

CHƯƠNG 6

LẠM PHÁT TIỀN TỆ

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Trong đời sống hằng ngày, lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô,

đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công chúng. Việc kiểm soát

lạm phát như thế nào là vấn đề hàng đầu trong cuộc tranh luận về chính sách kinh

tế. Qua đó, chương lạm phát tiền tệ trình bày những vấn đề lý luận về lạm phát và

sau khi học xong chương này sinh viên có khả năng:

- Trình bày được khái niệm lạm phát được nhiều nhà kinh tế thừa nhận.

- Phân tích các nguyên nhân gây ra lạm phát và những tác động của lạm phát

đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.

- Trình bày những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và khắc phục lạm phát

tức thời và chiến lược lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

1. Nguyên nhân gây lạm phát

1.1. Khái niệm về làm phát

Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của

các nhà kinh tế. Trong mỗi công trình của mình, các nhà kinh tế đã đưa ra các khái

niệm về lạm phát rất khác nhau.

- Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên lien tục của giá cả, nói cách

khác đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng lien tục. Theo quan điểm này thì

không kể giá cả tăng lên do nguyên nhân nào thì đều là lạm phát.

- Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy vượt quá

mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ,...của quốc gia, vì vậy gây ra sự mất giá của

tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Quan điểm này quá coi trọng cơ sở

đảm bảo bằng vàng, ngoại tệ cho tiền trong nước và người ta cho rằng để chống lậm

phát cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo một mức giá quy

định.

- Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền

và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối với tiền lớn hơn càng khiến cho giá cả

123

tăng lên ở mọi lúc, mọi nơi. Để khắc phục tình trạng này cần dùng một biện pháp để

thiết lặp lại sự cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.

Như vậy, có nhiều quan điểm về lạm phát và khó đi đến thống nhất theo từng

quan điểm riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, lạm phát thể hiện qua các đặc trưng cơ

bản sau:

- Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng quá mức.

- Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy.

- Sự phân phối lại qua giá cả.

- Sự bất ổn về nền kinh tế.

Từ những quan điểm trên, Milton Friedman đưa ra một khái niệm về lạm phát

được nhiều nhà kinh tế thừa nhận: Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên

kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian dài.

Về bản chất, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên

của giá cả diễn ra trong mộ thời gian dài.

Để đánh giá mức độ lạm phát người ta căn cứ vào tỷ lệ lạm phát được xác định

theo công thức:

Mức giá năm t - Mức giá năm (t -1) Tỷ lệ lạm phát năm t =

Mức giá năm (t -1)

Mức giá được đo bằng giá cả trung bình của các loại hàng hoá và dịch vụ.

Trên thực tế, người ta đo mức giá bằng các chỉ số giá.

1.2. Các số đo chỉ số lạm phát

1.2.1. Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả (CPI).

- Chỉ số giá cả được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CPI

(Consumer Price Index), CPI tính chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ

trên thị trường, các nhóm chính đó là hàng lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà

cửa, chất đốt, vật tư y tế.

Để tính CPI, người ta phải dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt hàng

trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng của thời kì có lạm phát.

124

Σ Pit Q0

i

CPIt =Σ Pi

0 Q0i

Trong đó:

Pit , Pi0 : giá cả của sản phẩm i ở năm t và năm 0

Qi0 : số lượng của sản phẩm i dùng để tính ở năm 0.

Năm 0 được chọn là năm gốc.

CPIt : chỉ số giá tiêu dùng của năm t.

1.2.2. Chỉ số giá cả sản xuất PPI

- Chỉ số thứ hai cũng thường được sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI:

Producer Price Index), đây là chỉ số giá bán buôn. PPI được xây dựng để tính giá cả

trong lần bán đầu tiên do người sản xuất ấn định. Chỉ số này rất có ích vì nó được

tính chi tiết sát với những thay đổi của thực tế (ở Mỹ chỉ số này được tính cho

khoảng 3400 sản phẩm).

1.2.3. Chỉ số giảm phát GNP

Chỉ số giảm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP, nó được xác định như

sau:

Chỉ số giảm phát GNP = GDP danh nghĩa/ GDP thực tế

Chỉ số này toàn diện hơn CPI vì nó bao gồm giá của tất cả các loại hàng hóa

và dịch vụ trong GNP.

1.3. Phân loại lạm phát

Căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hóa tăng để làm căn cứ phân làm 3 mức độ lạm

phát:

1.3.1. Lạm phát vừa phải

Đây là lạm phát ở mức độ thấp và còn gọi là lạm phát một con số. Biểu hiện ở

giá cả hàng hóa tăng chậm dưới 10% một năm. Trong đó đồng tiền mất giá không

lớn và tác động đến sản xuất kinh doanh của nền kinh tế là không đáng kể.

1.3.2. Lạm phát phi mã

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai con số như 11%,

12%, 20%,… ở mức lạm phát hai chỉ số thấp, những tác động tiêu cực của nó là

không đáng kể và nền kinh tế có thể chấp nhận được. Nhưng tỷ lệ tăng giá ở mức

125

hai chỉ số cao, thì những tác động tiêu cực của lạm phát lúc này là không nhỏ và trở

thành mối đe dọa đến sự ổn định đến nền kinh tế, xã hội.

1.3.3. Siêu lạm phát

Đây là loại lạm phát có tỷ lệ rất cao và tốc độ tăng rất nhanh vượt xa lạm phát

phi mã. Với siêu lạm phát, những tác động tiêu cực của nó đến đời sống và nền kinh

tế trở nên nghiêm trọng. Kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng, thu nhập thực tế

của người lao động giảm mạnh.

1.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát

1.4.1. Nguyên nhân của lạm phát xét theo nguồn gốc:

- Nguyên nhân cơ bản và sâu xa: nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuất

kém sút, ngân sách quốc gia bị thâm hụt dẫn tới lạm phát.

- Nguyên nhân trực tiếp: cung cấp tiền tệ tăng trưởng quá mức cần thiết.

- Nguyên nhân quan trọng: là hệ thống chính trị bị khủng hoảng do những tác

động bên trong hoạc bên ngoài làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ của Nhà

nước bị xói mòn, từ đó làm cho uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút họ

không tiêu xài hoặc đánh giá thấp giấy bạc mà Nhà nước phát hành.

1.4.2. Nguyên nhân của lạm phát xét theo chủ quan và khách quan

- Nguyên nhân chủ quan: bắt nguồn từ những chính sách quản lý kinh tế

không phù hợp của Nhà nước như: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất,

chính sách thuế,… làm cho nền kinh tế bị mất cân đối, hiệu quả sản xuất bị sút kém

ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách bị thâm hụt thì Nhà nước

phải tăng phát hành. Đặc biệt đối với một số quốc gia trong những điều kiện nhất

định, nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách

phát triển kinh tế.

- Nguyên nhân khách quan: như thiên tai, động đất, sóng thần là những nguyên

nhân bất khả kháng, hoặc nguyên nhân nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tình

hình biến động của thị trường nhiên liệu, vàng, ngoại tệ trên thế giới.

126

2. Tác động của làm phát

2.1. Lạm phát và lãi suất

Từ thực tế diễn biến lạm phát của các nước trên thế giới, các nhà kinh tế cho

rằng: lạm phát cao và triền mien có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh

tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.

Tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.

Để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng phải luôn

luôn cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có của mình, tức là

luôn luôn phải giữ cho lãi suất thực ổn định. Ta biết rằng, lãi suất thực = lãi suất

danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát. Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi

suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Việc

tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy

thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

2.1. Lạm phát và thu nhập thực tế

Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát xảy ra sẽ làm giảm

thu nhập thực tế của người lao động. Với 600.000 đồng tiền lương một tháng, 1

công nhân sẽ mua được 2 tạ gạo với giá gạo 3.000 đ/1kg. Vào năm sau, nếu tiền

lương của công nhân này không thay đổi, nhưng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế vào

năm sau tăng thêm 50% so với năm trước, tức là gạo đã tăng lên 4.500 đ/1kg, thì

với số tiền lương nhận được trong một tháng, người công nhân này chỉ có thể mua

được 133,3 kg gạo.

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi (tức

tiền mặt) mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm

thu nhập từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Điều đó xảy ra là do chính sách thuế

của Nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao,

những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều

đó làm cho thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao (mặc dù thuế

suất vẫn không tăng). Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế), lãi

suất thực (sau khi đã loại trừ tác động của lạm phát) mà người cho vay nhận được bị

giảm đi.

127

Suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên

khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ và những hậu

quả về chính trị, xã hội có thể xảy ra.

2.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng

Trong quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, khi lạm phát tăng

cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ là người được lợi. Điều

này đã tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người

cho vay. Hơn thế nữa, nó còn thúc đẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút

tiền vay để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh

tế, đẩy lãi suất lên cao.

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của

mình vơ vét và thu gom hàng hóa, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng

làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường, giá cả

hàng hóa cũng lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã

nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hóa tiêu

dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hóa và trở nên

càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong

nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và

người nghèo.

2.4. Lạm phát và nợ quốc gia

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người

dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được

lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm cho

tỷ giá tăng cao và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền

nước ngoài tính trên các khoản nợ.

3. Biện pháp khắc phục lạm phát

Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm

phát”, trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp

này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát.

Thứ nhất: Các biện pháp tình thế thường được Chính phủ các nước áp dụng,

trước hết là phải giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền

128

vào lưu thông. Biện pháp này còn gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Tỷ lệ lạm

phát tăng cao, ngay lập tức ngân hàng Trung ương phải dùng các biện pháp có thể

đưa đến tăng cung ứng tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái

chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc mua vào các chứng khoán ngắn

hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước.

Áp dụng các biện pháp làm giảm lượng tiền cụng ứng trong nền kinh tế như: Ngân

hàng Trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, bán ngoại

tệ và vay, phát hành các công cụ của Chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp

cho bội chi ngân sách Nhà nước, tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiền gửi tiết

kiệm dân cư. Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có

thể giảm bớt được một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân, do

đó giảm được sức ép lên giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Ở Việt Nam,

các biện pháp này đã được áp dụng thành công vào cuối những năm 80, đầu những

năm 90.

Thư hai: Thi hành “chính sách tài chính thắt chặt” như tạm hoãn những khoản

chi chưa cần thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến

mức có thể được.

Thứ ba: Tăng quỹ hàng hóa tiêu dung để cân đối với số lượng tiền có trong lưu

thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện

phaps cần thiết khác để thu hút hàng hóa từ ngoài vào.

Thứ tư: Đi vay và xin viện trợ nước ngoài.

Thứ năm: Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm

phát lên quá cao mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong muốn.

4. Những biện pháp chiến lược

Đây là những biện pháp tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế

quốc dân. Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của đất

nước, làm cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững. Các biện pháp chiến lược

thường được áp dụng là:

- Thúc đẩy phát triển hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa.

Có thể nói đây là biện pháp chiến lược hàng đầu để hạn chế lạm phát, duy trì

sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất trong nước ngày càng phát

129

triển, quỹ hàng hóa sẽ đwocj tạo ra ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng

loại, tạo tiền đề vững chắc nhất cho sự ổn định tiền tệ. Bên cạnh việc thúc đẩy phát

triển sản xuất hàng hóa cho tiêu dùng trong nước, Chính phủ còn phải chú trọng

phát triển các ngành, các hoạt động làm tăng thu ngoại tệ như xuất khẩu hàng hóa,

phát triển ngành du lịch,...

- Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực

hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của

ngân sách Nhà nước, trên cơ sơ đó giảm bội chi ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng

các khoản thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, chống thất thu, đặc biệt là

thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước.

130

BÀI ĐỌC THÊM

EDMUND S. PHELPS, NOBEL KINH TẾ 2006

Edmunds S. Phelps, người Mỹ, sinh năm 1933, giáo sư Đại học Colombia,

được Hàn Lâm Viện Thụy Điển ban tặng giải Nobel năm 2006 (Thực ra, kinh tế học

không phải là một trong năm ngành mà chính Alfred Nobel chọn để trao giải thưởng

mà do Ngân hàng Thụy Điển lập ra năm 1968 để tưởng nhớ Nobel).

Edmund S. Phelps không được nhiều người biết vì các công trình nghiên cứu

của ông rất kĩ thuật, hàn lâm, chính đồng nghiệp của ông cũng thấy “khó nuốt”. Tuy

nhiên, với một số đóng góp quan trọng, ngay từ những năm 1970, Phelps đã nằm

trong danh sách mà dân trong nghề cho là đáng được Nobel. Có điều là, sau khi

Lucas, người mà có công trình khoa học dựa vào Phelps nhận được giải năm 1995

và sau đó, Kydland và Prescott – cũng là những người chịu ảnh hưởng bởi Phelps

nhưng ít hơn – nhận giải năm 2004 thì ai cũng tưởng Phelps đã “lỡ thời”. Vì vậy khi

Hàn Lâm Viện Thụy Điển quay lại trao giải cho ông làm nhiều người ngạc nhiên là

thế. Có kẻ xấu miệng cho rằng những người phụ trách Hàn Lâm Viện hối hận đã

“quên” Phelps và ngại rằng chẳng bao lâu nữa thì không thể trao giải cho ông

(Nobel chỉ có thể trao cho những người chưa mất).

Hành trình đưa Phelps đến giải Nobel được khởi đầu từ năm 1958. Năm ấy,

A. W Pillips (người Tân Tây Lan) khám phá rằng ở Anh, khi thất nghiệp thấp thì

lạm phát cao và ngược lại, khi thất nghiệp cao thì lạm phát thấp. Trên biểu đồ với

hai trục là suất thất nghiệp và tốc độ lạm phát thì liên hệ đó có dạng một đường

cong lõm, dốc âm, tiệm cận hai trục. Sau Phillips, nhiều người khác cũng phát giác

là hầu hết các nước phát triển đều có biểu hiện tương tự. Đó là “đường cong

Phillips” mà mọi sinh viên kinh tế đều phải học trong gần nửa thế kỉ qua.

Khám phá của Phillips là một bước ngoặc trong môn kinh tế vĩ mô và có ảnh

hưởng rất lớn đến tư duy các nhà làm chính sách ở Tây phương trong thập niên

1960. Tuy rằng quan hệ Phillips là một thất vọng cho những đồ đệ thuần túy của

131

Keynes (đã tin rằng có thể, nếu khôn khéo, toàn dụng lao động mà hoàn toàn không

lạm phát), nó vẫn cho phép nhà chính sách chọn một trong hai chỉ tiêu: thất nghiệp

thấp hoặc lạm phát thấp, miễn là chấp nhận sự đánh đổi (lạm phát cao hoặc thất

nghiệp cao). Hơn nữa, ai cũng đinh ninh rằng cái “giá” của sự đánh đổi này là bất

biến theo thời gian.

Trong bài cảnh đó, ba bài nghiên cứu viết từ 1967 đến 1970 của Phelps (gần

như đồng thời với Friedman, người được Nobel năm 1976, về cùng một đề tài) gây

chấn động trong giới kinh tế với những nghi vần căn bản về sự đánh đổi giữa thất

nghiệp và lạm phát qua đường cong Phillips. Trước hết, Phelps nhấn mạnh rằng

Phillips (vốn dĩ là một kĩ sư điện) chỉ đúc kết những con số thống kê mà không đưa

ra một giải thích lý thuyết nào. Kinh tế học không thể dừng ở đó. Cụ thể, đường

cong Phillips (lúc ấy) thiếu một căn bản lý thuyết về hành vi của cá nhân hoặc

doanh nghiệp và cũng không nói gì đến tính ổn định của thị trường lao động.

Đóng góp của Phelps, nói theo người trong nghề là xây dựng một “nền tảng

vi mô” cho sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Theo Phelps, lạm phát không

chỉ tùy thuộc vào mức thất nghiệp mà còn vào kỳ vọng lạm phát của lao động lẫn

doanh nghiệp. Nghĩa là, lạm phát sẽ gây kì vọng là lạm phát sẽ tiếp tục, thậm chí sẽ

cao hơn và chính kì vọng ấy thúc đẩy lao động đòi tăng lương, doanh nghiệp tăng

giá và làm lạm phát trầm trọng hơn. Lương đuổi giá và giá đuổi lương, vòng trôn ốc

này ngày càng gia tốc.

Rất may, vòng trôn ốc này sẽ không tiến đến vô cực vì như Phelps phân tích

trong mô hình của ông, có một tỉ lệ thất nghiệp mà lạm phát sẽ ngừng gia tốc. Ban

đầu, ông gọi tỷ lệ ấy là “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” nhưng sau khi chữ “tự nhiên” có

thể gây ngộ nhận là tỷ lệ ấy do thượng đế quyết định, con người không tác động

được thì ông đổi tên lại là “ tỷ lệ thất nghiệp mà lạm phát không gia tốc”. Đó là tỷ lệ

thất nghiệp khi kỳ vọng lạm phát trùng với lạm phát thực tế và không cần thay đổi

gì nữa. Kinh tế trở lại trạng thái cân bằng dù có thất nghiệp. Mô hình này của

Phelps cũng biểu hiện bằng một đường Phillips nhưng đây là ‘đường Phillips có bổ

sung kỳ vọng”.

Từ mô hình của ông, Phelps kết luận: vì mỗi nền kinh tế có một tỷ lệ thất

nghiệp “tự nhiên” (tỷ lệ thất nghiệp mà lạm phát không gia tốc), Nhà nước chỉ có

132

thể giảm thất nghiệp dưới mức ấy một cách tạm thời bởi lẽ sớm muộn gì nền kinh tế

cũng trở về mức thất nghiệp đó và gia tăng lạm phát. Nói cách khác, theo Phelps và

nhiều nhà kinh tế khác, như Friedman cho rằng đồ đệ của Keynes là sai lầm khi dựa

vào đường Phillips nguyên thủy có thể dùng công cụ tiền tệ và thuế khóa để hạ suất

thất nghiệp đến bất kỳ con số nào và giữ mãi ở mức đó, miễn là chấp nhận tốc độ

lạm phát tương ứng. Phelps phản đối điều đó và khẳng định, thất nghiệp mà dưới

mức “tự nhiên” thì lạm phát sẽ gia tốc và tiếp tục gia tốc. Do đó, Phelps khuyến

nghị các nhà làm chính sách không nên nhìn vào các đánh đổi ngắn hạn giữa thất

nghiệp và lạm phát mà nên lèo lái nền kinh tế đến mức thu dụng lao động tối hảo và

bền vững dài lâu.

Có người sẽ hỏi: Phelps là nhà kinh tế “bảo thủ”, tin tưởng ở sự màu nhiệm

của thị trường (như Friedman) hay “tiến bộ”, cho là Nhà nước phải tích cực can

thiệp (như Keynes)? Nhìn chung thì Phelps có vẻ bảo thủ, tên ông thường được

ghép chung với Friedman (giả thuyết Phelps – Friedman) và với một nhà kinh tế

bảo thủ trẻ là John Taylor (giả thuyết Phelps – Taylor). Tuy nhiên, mô hình của

Phelps chi tiết hơn, khoa học hơn của Friedman về cách kỳ vọng được hình thành và

vai trò của sự không đầy đủ thông tin. Ông cho rằng lao động lẫn doanh nhân đều

không đủ thông tin, do đó thường sai lầm khi ước đoán tương lai. Về điểm này, ông

chống trường phái ‘kỳ vọng hợp lý” (một trong những sáng lập viên là Lucas, Nobel

1995). Chính Lucas mới là hậu duệ trí thức của bảo thủ kiểu Friedman.

Mặt khác, Phelps có nhiều nhận xét gần gũi với phe “tiến bộ”. Ngay từ năm

1961, ông đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề công bằng và phân phối thu nhập và

khi khai triển những mô hình tăng trưởng tân cổ điển, ông đặt câu hỏi là thế hệ này

phải để lại cho thế hệ tương lai bao nhiêu vốn? Ông hay than phiền rằng kinh tế đã

không quan tâm đúng mức đến nền tảng đạo đức của xã hội nói chung.

Thuyết “suất thất nghiệp tự nhiên” có một lỗ hổng to lớn: dù đồng ý trên

nguyên tắc rằng có một suất như vậy cũng khó xác định nó là bao nhiêu (vào thời

Clinton, các nhà kinh tế cứ phải tính đi tính lại suất thất nghiệp tự nhiên của nước

này). Và nếu nó cao hơn mức tự nhiên thì Nhà nước có thể giúp hạ nó xuống. Hơn

nữa, chính Phelps cũng thừa nhận rằng suất thất nghiệp này có thể thay đổi theo thời

gian và nếu như vậy thì ý niệm này gần như rỗng tuếch. Song đáng chú ý nhất là

133

Phelps nhận ra rằng kỳ vọng của các tác nhân kinh tế tùy thuộc vào “thể chế” (cụ

thể là thị trường lao động và vai trò công đoàn) và vào mức tín nhiệm của người dân

đối với Nhà nước. Nói cách khác, nếu thể chế thay đổi thì kỳ vọng về lạm phát của

lao động và doanh nghiệp cũng thay đổi theo và suất thất nghiệp “tự nhiên” có thể

giảm đi. Vậy là, thuyết của Phelps cũng có thể được dùng để biện hộ cho cải tổ thể

chế.

Gần gũi với quan điểm “tiến bộ”, Phelps cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế tùy

thuộc rất lớn vào giáo dục. Có thể xem ông là tiên phong trường phái “tăng trưởng

nội sinh” thịnh hành hiện nay (thủ lãnh là Paul Romer, được nhiều người tiên đoán

sẽ có Nobel trong tương lai không xa). Nổi bật nhất là Phelps cho rằng mức lương

không đủ sống của các công việc loại thấp (không cần tay nghề) là nguyên nhân

chính của nhiều tệ nạn xã hội như nghiện ngập, tội ác… cũng như lạm phát gây hậu

quả cho kỳ vọng lâu dài của doanh nghiệp, Phelps nhấn mạnh, thất nghiệp tẩm độc

ước vọng lâu dài của lao động và đề nghị Nhà nước trợ cấp xí nghiệp để tăng lương

cho lao động ít tay nghề. Như những kinh tế gia tiến bộ (đặc biệt là Stiglitz, Nobel

2001, đồng nghiệp của ông ở Colombia), Phelps nhìn nhận tầm quan trọng của thể

chế. Thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp thì “vô số tiến sĩ” cũng không làm kinh tế phát

triển được, có lần ông đã nói. Phelps cũng phản đối chính sách thuế của Bush. Các

nhà bình luận bảo thủ ít khi nhắc đến những ý kiến này của Phelps.

Vào các thập niên 60 – 70, phân tích của Phelps quả là cách mạng. Tuy nhiên,

sau những tiến bộ trong kinh tế học gần bốn mươi năm qua và nhất là dưới ảnh

hưởng của Friedman, các ý kiến của Phelps đã trở thành chính thống. Nhìn lại hành

trình tri thức của Phelps, khó xếp ông là bảo thủ hay tiến bộ, có lẽ chỉ nên nói rằng

ông là một lý thuyết gia phức tạp, không thành kiến, giáo điều.

134