bài 4 tiỀn tỆ vÀ chÍnh sÁch tiỀn tỆ

44
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 101 Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Nội dung Mục tiêu Trình bày được bản chất của tiền tệ, các cách xác định cung tiền, cầu tiền. Trình bày được bản chất của chính sách tiền tệ và vai trò của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Hướng dẫn học Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: Phân tích vai trò và chức năng của tiền tệ. Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ. Bản chất, nội dung, và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ. Để học tốt bài này sinh viên cần: Sinh viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho chương này để học tập tốt hơn. Bài 4 là bài về chính sách tiền tệ được phân tích trong nền kinh tế đóng. Sinh viên có thể thu thập được khá nhiều tài liệu liên quan trên thực tiễn về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - nay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

101

Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Nội dung Mục tiêu

Trình bày được bản chất của tiền tệ, các cách

xác định cung tiền, cầu tiền.

Trình bày được bản chất của chính sách tiền

tệ và vai trò của ngân hàng trung ương trong

việc thực thi chính sách tiền tệ.

Hướng dẫn học

Trong bài này, người học sẽ được tiếp

cận các nội dung:

Phân tích vai trò và chức năng của

tiền tệ.

Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và

trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ.

Bản chất, nội dung, và cơ chế tác động

của chính sách tiền tệ.

Để học tốt bài này sinh viên cần:

Sinh viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham

khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu

ích nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ

tự tài liệu được cung cấp cho chương này để

học tập tốt hơn.

Bài 4 là bài về chính sách tiền tệ được phân

tích trong nền kinh tế đóng. Sinh viên có thể

thu thập được khá nhiều tài liệu liên quan trên

thực tiễn về chính sách tiền tệ ở Việt Nam

trong giai đoạn 2005 - nay thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng.

Page 2: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

102

ự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã ra đời một loại hàng hóa đặc

biệt đóng vai trò vật ngang giá. Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được

trao đổi trực tiếp với nhau. Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được

trao đổi với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng

hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như: bò, lạc đà, lông súc vật, dao, xẻng,

vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một số vật

không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ hơn và ít có

giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Đó là các hình thức thanh

toán đầu tiên trước khi có tiền. Bản thân chúng là một sự thay đổi to lớn trong quá trình phát

triển sản xuất của xã hội loài người.

Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc từ

vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và được

dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những người lính

đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó

hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng, Croesus, vì thế mà

mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi

rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không

thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được. Mãi cho đến trong thế kỷ XVIII giá trị của

các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo

dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước

ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá

trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới.

Nhu cầu trao đổi đã phát triển đến mức cần có những loại tiền mới không chỉ là tiền giấy, séc mà

còn là thẻ tín dụng, tiền điện tử,... Nó được chuyển nhượng thông qua các máy tính, đường điện

thoại và thậm chí có thể không tồn tại trên giấy tờ. Ngày nay tiền được coi là mọi thứ được xã

hội chấp nhận dùng làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có thể có hoặc

không có giá trị riêng.

4.1. Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ

4.1.1. Khái niệm tiền tệ

Tiền là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng

để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nó có thể là tiền mặt, vàng, ngoại tệ và các phương tiện

thanh toán như tiền dưới dạng séc (check – tức là tài khoản ký quỹ không thời hạn ở

ngân hàng) và có thể kể cả tiền để dành trong ngân hàng mà có thể rút ra bất cứ lúc nào.

Tiền tệ khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp

quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì

định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là "tiền lưu thông". Tiền tệ có thể mang hình

thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền xu) do Nhà nước (ngân hàng trung ương, Bộ Tài

chính,...) phát hành.

S

Page 3: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

103

Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng

cụm từ "đơn vị tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi

(ví dụ: Dollar, franc,...) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó người ta thường phải gọi

kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: Dollar Úc). Với sự hình thành của các

khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ

như đồng EUR. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam được gọi là Đồng, ký hiệu dùng trong

nước là "đ", ký hiệu quốc tế là VND.

Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy, nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt

buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập

bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ

nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương

tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một

số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tùy theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.

Theo luật pháp của Việt Nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán

pháp quy không giới hạn.

Page 4: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

104

Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, tiền tệ (hay tiền trong lưu thông)

phải có các tính chất cơ bản sau đây:

o Tính được chấp nhận rộng rãi: Đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ,

người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không

được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành

cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không

chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi.

o Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người

ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy

bạc do ngân hàng trung ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một

tờ giấy chất lượng cao nào khác.

o Tính có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các loại mệnh giá khác nhau sao cho

người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng

một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp

cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: Nếu một

người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức

anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém.

o Tính lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá

trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm

tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn

tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc.

o Tính dễ vận chuyển: Để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo,

tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng

xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng

ví dụ như khổ A4.

o Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì

nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc

cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử

những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay ngân hàng

trung ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu.

o Tính đồng nhất: Tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không

phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách

đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu

thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ

dàng và thuận tiện trong trao đổi.

4.1.2. Các chức năng của tiền tệ

Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ.

Tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hóa trực tiếp. Nó tạo thuận

lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hóa, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt

động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hóa sản xuất.

Dòng lưu thông thị trường trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế

thị trường.

Page 5: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

105

Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (ví dụ như là tiền)

thì một giao dịch thành công giữa hai sản phẩm trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu trao

đổi phải phù hợp với nhau.

Ví dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công

muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua

bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của

người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được

một người có ý định giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản

hóa đi rất nhiều: Người nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng

tiền thu được để đổi lấy dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể

dùng tiền thu được mua thịt tại một người thứ tư.

Dự trữ giá trị: Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng

giá trị của nó trong tương lai. Vì thế nó tạo khả năng

mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập

trong hiện tại, nhưng có thể để dành một phần kết

quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai. Như vậy, tiền

là một loại tài sản tài chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt

động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ để mở rộng

sản xuất.

Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì thế mà hầu như chỉ là

các loại hàng hóa không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" (ví dụ như là vàng

hay kim cương). Điều này còn được gọi là chức năng bảo toàn giá trị hệ quả. Chức

năng bảo toàn giá trị tạo thành là chức năng tạo tài sản từ tiền bằng cách cất giữ, tức

là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị.

Đơn vị hạch toán: Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị, được dùng để đo

lường giá trị của các hàng hóa khác nhau. Đặc biệt nó cần thiết cho mọi nền kinh tế,

vì khả năng so sánh các chi phí và lợi ích của các phương án kinh tế. Nó còn là cơ sở

để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi

quốc gia.

Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất cả các giá cả của một nền kinh

tế có thể được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế với 1 triệu loại

hàng hóa khác nhau khi so sánh giá trị trao đổi của mỗi hai loại hàng hóa một sẽ có

vào khoảng 500 tỉ giá tương đối khác nhau (ví dụ: 1 giờ lao động = 5 bánh mì; 1 giờ

lao động = 1 cái áo; 1 giờ lao động = 1kg thịt; 5 bánh mì = 1 cái áo; 1 cái áo = 1 kg

thịt,...). Khi sử dụng tiền như là một chuẩn mực giá trị chung thì chỉ còn 1 triệu tỷ lệ

trao đổi (5 đơn vị tiền = 1 giờ lao động = 10 kg gạo = 1 cái áo = 1 kg thịt lợn = ...), vì

thế mà khi so sánh giá cả không còn phải tốn nhiều công sức nữa.

4.1.3. Phân loại tiền

Với chức năng là phương tiện thanh toán và dự trữ, giá trị tiền là một loại tài chính.

Trong thực tế, chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền

kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu,... Không phải mọi loại tiền trên

đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng này được xác định bởi tính dễ dàng

chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được

sử dụng cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Page 6: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

106

Ta có thể phân chia loại tiền theo tính chuyển đổi như sau:

Tiền mặt lưu hành (M0): Với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa, loại tiền này tuy

không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất và được gọi là M0

(M0 bao gồm tiền giấy và tiền kim loại lưu thông trên thị trường).

Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có thể viết séc,... để thanh toán cũng là

một loại tiền có khả năng thanh toán cao, tuy mức độ sẵn sàng cho thanh toán có kèm

tiền mặt. Vì vậy, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi

là tiền giao dịch (M1) một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một

quốc gia.

M1 = M0 + tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn (D)

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy tính

chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng,

nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà

không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là

có khả năng thanh toán.

M1 cộng với tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn)

được gọi là M2. Vì khả năng thanh toán tương đối

cao của các loại tiền này, nên nhiều nước xác định M1 hoặc M2 là đại lượng chủ yếu

để đo cung tiền.

Ngày nay, do sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại

tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (tín

phiếu kho bạc ngắn hạn,...), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các

chấp nhận thanh toán của ngân hàng,... Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong

thanh toán và vì thế, tùy theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào

các đại lượng cung tiền M3, M4,...

Ở các nước đang phát triển bị ngoại tệ hóa, tiền ngoại tệ trong dân gian cũng phải tính

nhưng thu thập thông tin rất khó khăn. Nếu nước nào dùng vàng để thanh toán thì vàng

cũng phải tính vào lượng tiền tệ. Đây là trường hợp của Việt Nam với việc sử dụng rộng

rãi ngoại tệ và vàng làm phương tiện thanh toán. Ở các nước phát triển, nhiều phương

tiện thanh toán mới mẻ ra đời do đó hiện nay hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hợp

quốc và chuẩn của IMF, thay vì đưa ra một danh sách các phương tiện mà mọi nước phải

theo như trước đây, đã khuyến nghị rằng mỗi nước phải tự làm quyết định về những

phương tiện nào nên đưa vào tiền tệ trên cơ sở đánh giá phương tiện nào có khả năng

thanh toán như tiền mặt.

Vậy, mức cung tiền là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng M (có

thể là M1 hoặc M2,...) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thoả

mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân. Trên góc

độ kinh tế vĩ mô, người ta quan tâm nhiều hơn đến M1, M2; đồng thời cũng theo dõi chặt

chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Vì vậy, khối lượng tiền M tùy mỗi thời

kỳ, mỗi quốc gia có thể lựa chọn là M1, M2 dùng đại lượng chính đo mức cung tiền.

Nhiều nước đang phát triển thường lựa chọn đại lượng đó là M2. Tỷ lệ M2/GDP là một

chỉ số quan trọng phản ánh khái quát quy mô của nguồn vốn luân chuyển và mức độ tiền

tệ hóa của một nền kinh tế.

Page 7: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

107

4.2. Cung tiền và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại

4.2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại

Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những

người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ

một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày

càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền

cho những người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động

vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại, và

rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó

chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào chức

năng, ngân hàng được chia làm hai loại: Ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của

ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là một doanh

nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt động của nó cũng như

của các tổ chức môi giới tài chính khác như quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm,... là nhận

tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức xã hội,... Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các

cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan hiếm. Hoạt động của

Ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn –

tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất

đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thương mại

phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và

các tổ chức khác trong xã hội.

Khác hẳn với ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương (NHTƯ) không hoạt động vì

mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân

hàng nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có các chức năng như phát hành

tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều Ngân hàng

thương mại, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền tệ

trong nền kinh tế. Trong trường hợp ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản,

NHTƯ sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng mà ngân hàng thương mại tìm đến.

Trong ngân hàng thương mại (NHTM), tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản

"nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số

trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần tài sản có tính thanh

khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là

dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và

vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận

không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ

bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 bao gồm:

Phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung

từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác).

Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quan

trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu

thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn

non yếu.

Page 8: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

108

4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại

Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống

các ngân hàng thương mại. Với giả định, không có tiền mặt trong lưu thông và các

NHTM dự trữ đúng bằng dự trữ bắt buộc. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền

gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền

dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của

NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp tục được cho vay, số

tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá trình này cứ

diễn ra liên tục.

Hình 4.1. Sơ đồ tạo tiền của ngân hàng thương mại

Kết quả là đã làm cho số lượng tiền có khả năng thanh toán gia tăng thêm một lượng là:

D = (1/rb)×R

Và cuối cùng tổng số tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM sẽ là:

D = (1/rb)×R

Trong đó: rb là tỷ lệ dự trữ bắt buộc; D là lượng tiền gửi; R là lượng tiền dự trữ

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là mức tỷ lệ dự trữ tối thiểu hợp pháp do NHTƯ quy định đối

với các NHTM.

rb = Rb/D

trong đó Rb là mức tiền dự trữ bắt buộc.

Tiền dự trữ bắt buộc trong NHTM để bảo đảm vai trò quản lý của NHTƯ đối với các NHTM

và bảo đảm quá trình thanh toán được diễn ra một cách liên tục và thường xuyên.

Giả sử với lượng tiền gửi ban đầu là D khi đưa vào hoạt động trong hệ thống NHTM sẽ

tạo thêm một khoản dự trự mới là R và tạo ra một khoản tối đa cho vay mới là D,

khoản này lại tiếp tục được cho vay và kết quả là lượng tiền gửi được khuếch đại lên

nhiều lần và lượng tiền gửi đó đã tăng thêm một lượng là:

D = 1/rb × R.

D = D + D1 + D2 + D3 +...+ Di

Ví dụ: Với một lượng tiền gửi ban đầu là 1000 USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy

định đối với NHTM là 10%.

Vậy tổng số lượng tiền gia tăng thêm có khả năng thanh toán do NHTM tạo ra và tổng

số lượng tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM là bao nhiêu?

Page 9: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

109

Hình 4.2. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại

Chúng ta hãy xem xét quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại sau đây: Ngân

hàng thứ hai nhận được một khoản tiền gửi là $900, để lại dự trữ theo tỷ lệ dự trữ bắt

buộc là 10%, tức là dự trữ $90, phần còn lại $810 tiếp tục cho vay.

Hình 4.3. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại

Bảng 4.1. biểu thị quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại và tổng lượng tiền

giao dịch được tạo trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Bảng 4.1: Quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại

Sử dụng tiền vào Các thế hệ ngân hàng

Tiền ngân hàng

tăng thêm Dự trữ Cho vay

Thứ 1 1000 100 900

Thứ 2 900 90 810

Thứ 3 810 81 729

Thứ 4 729 72,9 656,1

… …. …. ….

Thứ 100 0,0295 0,00295 0,02655

Tổng số 10000 1000 9000

Page 10: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

110

Hình 4.4. Sơ đồ về quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại

Gọi D1 là toàn bộ lượng tiền ngân hàng tăng thêm, ta có:

D1= 1000 + 900 + 810 + 729 + … = 1000 + (1 – 0,1)1000 + (1 – 0,1)21000 + (1 –

0,1)31000 + (1 – 0,1)

41000 + …. = [1 + 0,9 + (0,9)

2 + (0,9)

3 + (0,9)

4 + …].1000 =

b

11000 10000

1 (1 r )

Ở đây, 10 chính là số lần tăng thêm (hay là số vòng quay của tiền trong lưu thông). Giá

trị 1/rb được gọi là số nhân tiền đơn giản (thừa số tiền).

4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền

a. Khái niệm cung tiền

Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này

bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc), và được xác

định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia,

thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất nhằm đáp ứng

nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế quốc dân. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và

các khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại.

MS được xác định như sau: MS = U + D.

Trong đó: MS là mức cung tiền thực tế

MMS

P

M là mức cung tiền danh nghĩa; P là mức giá chung hay chỉ số giá; U là lượng tiền mặt

đang lưu hành, D là lượng tiền gửi.

Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra

tiền” của các NHTM. Mức cung tiền trước hết được quyết định bởi quy mô của lượng

tiền cơ sở và sau đó bởi khả năng tạo ra tiền của các NHTM nhờ số nhân tiền tệ.

b. Đường cung tiền

Tiền cơ sở (cơ số tiền) H là tiền do ngân hàng trung ương (cơ quan duy nhất được phép

phát hành tiền mặt) phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ

tại ngân hàng. Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được các tác nhân

Page 11: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

111

kinh tế giữ lại để chi tiêu dần (thanh toán) và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng

tiền dự trữ. Khối lượng tiền cơ sở bằng khối lượng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong

các ngân hàng. Ta có: H = U + R, trong đó: H là lượng tiền cơ sở; U là lượng tiền mặt

lưu hành, R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng.

Khi các NHTM tham gia vào thị trường tiền tệ thì việc xác định tổng lượng tiền tệ trở

nên phức tạp hơn bởi sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở trong tay các ngân hàng. Sự quay

vòng đã làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh.

Với giả định mức cung tiền thực tế MS là do ngân hàng trung ương quyết định, không

phụ thuộc vào lãi suất thực tế. Mức cung tiền sẽ không đổi khi lãi suất thay đổi, khi đó,

đồ thị đường cung tiền sẽ là đường thẳng đứng, song song với trục tung.

Lượng tiền

r

M0

MS

0 Lượng tiền

r

M0

MS

0

Hình 4.5. Đồ thị đường cung tiền

Đường cung tiền thực tế MS là đường thẳng đứng song song với trục tung.

4.2.4. Số nhân tiền tệ và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền

Đứng trên góc độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân thì số nhân tiền chính là một đại

lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở.

Công thức tính: mM = MS/H MS = mM×H

H đưa vào quay vòng thì H sẽ tăng lên m lần, số nhân tiền sẽ là:

M

U Dm

U R

Chia cả tử và mẫu số cho D ta được:

M

U1

DmU R

D D

Nếu gọi s là tỷ lệ dự trữ tiền mặt của công chúng (tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với

tiền gửi), thì: s = U/D. Tỷ lệ s phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Thói quen thanh toán hay còn gọi là hành vi ưa tiền mặt của công chúng. Ví dụ: Có

những nước người dân muốn giữ tiền mặt nhưng ở những nước có thị trường tiền tệ phát

triển cao thì người dân thường thanh toán qua hệ thống ngân hàng và tỷ lệ s sẽ nhỏ.

Page 12: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

112

Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các NHTM.

Tốc độ tăng tiêu dùng (dân giữ nhiều tiền mặt hơn để thanh toán): Nếu dân chúng có

xu hướng muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn thì tỷ lệ s sẽ tăng lên.

Nếu gọi ra là tỷ lệ dự trữ thực tế tại các NHTM thì: ra = Ra/D (coi R = Ra; Ra là mức

dự trữ thực tế). Tỷ lệ dự trữ thực tế ra phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng bắt buộc các Ngân

hàng thương mại muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn.

Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.

Số nhân tiền bây giờ sẽ là: M

a

1 sm

r s

Lúc này mM được gọi là số nhân tiền đầy đủ hoặc số nhân tiền mở rộng.

Tỷ lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền sẽ càng lớn. Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền

gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền sẽ càng lớn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh toán

của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và còn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng

tiền mặt của các NHTM. Nếu giả thiết rằng không có sự rò rỉ tiền mặt trong lưu thông tức

là tất cả quá trình thanh toán đều được diễn ra trong hệ thống NHTM, khi đó s = 0.

Giả thiết các NHTM dự trữ đúng theo yêu cầu của NHTƯ thì ra = rb. Lúc này số nhân

tiền được viết dưới dạng mM = 1/rb, đây được gọi là số nhân tiền đơn giản. Số nhân tiền

đơn giản này chỉ rõ được vai trò của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết mức cung

tiền của nền kinh tế. Mỗi một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm thay đổi

lớn về số nhân tiền và làm thay đổi mức cung tiền của nền kinh tế.

4.3. Cầu tiền tệ

4.3.1. Phân biệt các loại tài sản tài chính

Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành hai loại sau:

Tài sản giao dịch (thanh khoản): Tài sản giao dịch tuy không tạo ra thu nhập nhưng

được dùng để thanh toán khi mua hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các loại tiền mặt

(tiền giấy) và tiền xu.

Các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm,...)

nhưng không thể dùng trực tiếp để mua hàng hóa.

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các hộ gia đình và doanh nghiệp giữ của cải của họ

dưới dạng kết hợp cả hai loại tài sản này. Để thuận lợi cho việc phân tích ta coi mọi tài

sản giao dịch được gọi là tiền và mọi tài sản khác có thu nhập được gọi chung là trái

phiếu. Khi phân tích cung tiền và cầu tiền trong nền kinh tế, chúng ta thường phân tích

tài sản giao dịch (thanh khoản) là chủ yếu.

Page 13: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

113

4.3.2. Cầu tiền và các yếu tố tác động đến cầu tiền

a. Khái niệm

Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho các nhu cầu tiêu

dùng cá nhân, sản xuất – kinh doanh và các nhu cầu khác.

Khi phân tích cầu tiền, chúng ta thường phân tích dưới hai khía cạnh: Cầu tiền danh

nghĩa và cầu tiền thực tế. Nếu giá cả hàng hóa tăng, mức cầu tiền danh nghĩa cũng tăng,

nếu không sẽ không đủ tiền để mua đủ khối lượng hàng hóa đã dự định. Qua đó ta thấy

thực chất của cầu tiền là cầu về cán cân tiền tệ thực tế, đó là cầu tiền đã được loại trừ yếu

tố lạm phát.

Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả (P)

b. Các yếu tố làm thay đổi mức cầu tiền

Yếu tố lãi suất: Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất mà các tài

sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu. Lãi suất chính là chi phí cơ

hội của việc giữ tiền. Khi lãi suất thay đổi cầu tiền sẽ thay đổi.

Khi lãi suất tăng, lợi ích của việc gửi tiết kiệm đem lại lớn hơn lợi ích của việc bỏ

tiền ra để mua sắm do đó cầu tiền giảm. Vì khi lãi suất tăng xu hướng tiết kiệm tăng,

xu hướng tiêu dùng giảm, đồng thời đầu tư I giảm, xuất khẩu giảm, cầu tiền giảm.

Khi lãi suất giảm, dân cư muốn giữ nhiều tài sản dưới dạng tiền và ít tài sản dưới

dạng trái phiếu hơn, cầu tiền sẽ tăng lên.

Các yếu tố ngoài lãi suất:

o Thu nhập quốc dân: Thu nhập quốc dân tăng, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của

hộ gia đình tăng, đầu tư tăng kéo cầu tiền tăng và ngược lại. Như vậy, khi các yếu

tố làm thay đổi tổng cầu thì sẽ làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế và

sẽ làm thay đổi cầu tiền.

o Tính bất ổn định và mạo hiểm trong sản xuất – kinh doanh (ảnh hưởng đến khả

năng đầu tư).

o Nhu cầu về các tài sản khác (trái phiếu) có thể làm cho nhu cầu về tiền thanh

toán giao dịch giảm.

c. Hàm số và đồ thị cầu tiền

Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu về tiền được gọi là hàm cầu tiền (hàm

ưa thích tiền thanh khoản). Hàm cầu tiền có dạng sau: MD = k×Y – h×r; trong đó: MD

là mức cầu tiền thực tế; Y là thu nhập; r là lãi suất thực tế; k là hệ số phản ánh độ nhạy

cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập. Giả sử Y tăng hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu

tiền MD tăng hoặc giảm bao nhiêu %; h là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền

đối với lãi suất r. Giả sử r tăng hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD giảm hoặc tăng

bao nhiêu %.

Đồ thị hàm cầu tiền:

Page 14: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

114

Hàm cầu tiền biến thiên theo lãi suất: Trên đường MD, khi lãi suất tăng từ r1 r2 thì

lượng cầu tiền giảm từ M1 M2. Điểm B trượt dọc lên điểm A và ngược lại (hình 4.6).

Lượng tiền

r

MD

M2 M1

r2

r1

A

B

0 Lượng tiền

r

MD

M2 M1

r2

r1

A

B

0

Hình 4.6. Đường cầu tiền

Khi các nhân tố ngoài lãi suất thay đổi: Giả sử thu nhập quốc dân tăng lên (hình 4.7),

đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phải từ MD0 đến MD1.

Lượng tiền

r

MD0

M2 M1

r2

r1

A

B

0

MD1

C

Lượng tiền

r

MD0

M2 M1

r2

r1

A

B

0

MD1

C

Hình 4.7. Sự dịch chuyển của đường cầu tiền khi thu nhập tăng lên

4.4. Thị trường tiền tệ

4.4.1. Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ

Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là

đường thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTƯ sử dụng các công cụ của

nó đã cung ứng cho thị trường một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền

xác định cho mọi mức lãi suất thực tế r. Đường cầu về tiền là đường dốc xuống, biến

thiên giảm theo lãi suất.

Page 15: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

115

Lượng tiền

rMD

r0

MS

M00

E0

r1 AB

M1 Lượng tiền

rMD

r0

MS

M00

E0

r1 AB

M1

Hình 4.8. Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ

Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là lãi suất

thị trường. Điểm E0 trên hình 4.8, chính là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ.

Tại mức lãi suất cân bằng r0, mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền. Ở mức lãi

suất thấp hơn r0 là r1, sẽ có mức dư cầu (M = AB ) đòi hỏi phải có mức dư cung trái

phiếu tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy

thị trường lên tới mức lãi suất r0. Như vậy, trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ

xảy ra khi: MS = MD. Hay ta có phương trình cân bằng:

Mk Y h r

P

4.4.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng

Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị

trường tiền tệ.

Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự

trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ

MS0 MS1 và lãi suất cân bằng sẽ tăng từ r0 r1. Đồ thị bên cho biết nếu giảm

mức cung tiền từ MS0 MS1 sẽ dẫn đến lãi suất tăng lên để giảm mức dư cầu tiền

do mức cung tiền giảm đi.

Lượng tiền

rMD

r1

MS1

M10

E1

r0E0

M0

MS0

Lượng tiền

rMD

r1

MS1

M10

E1

r0E0

M0

MS0

Hình 4.9. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ khi cung tiền giảm

Ngân hàng trung ương bán trái phiếu, cung tiền giảm, đường cung tiền dịch chuyển

từ MS0 MS1 và lãi suất cân bằng tăng từ r0 r1.

Page 16: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

116

Khi thu nhập quốc dân tăng lên, nhu cầu tiền cho giao dịch tăng lên. Với mỗi mức lãi

suất, lợi ích cận biên của việc giữ tiền tăng lên và làm tăng lên và làm tăng mức cầu

tiền thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0 MD1. Với mức cung tiền MS,

lãi suất cân bằng sẽ tăng lên từ r0 đến r1, điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ sẽ

là E1.

Lượng tiền

r

MD0

M0

r1

r0

0

MD1

E1

E0

MS

Lượng tiền

r

MD0

M0

r1

r0

0

MD1

E1

E0

MS

Hình 4.10. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ khi cầu tiền tăng

Khi thu nhập tăng, cầu tiền tăng từ MD0 đến MD1, lãi suất cân bằng tăng từ r0 đến r1.

Việc kiểm soát tiền tệ trong thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô thật không

đơn giản. Thông thường, có hai cách kiểm soát, hoặc là kiểm soát mức cung tiền thì

lãi suất thị trường sẽ lên xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát lãi suất (ổn định

lãi suất) thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách

đều gặp những khó khăn nhất định như khi kiểm soát lượng tiền cơ sở (H) thì vấp

phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động NHTM và các

hoạt động giao dịch, khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác

đường cầu tiền và sự dịch chuyển của nó,... Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền

hay kiểm soát lãi suất là tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước.

4.5. Chính sách tiền tệ

4.5.1. Ngân hàng trung ương

a. Khái niệm ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền

tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh

thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng

trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu

các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc

sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.

b. Sự ra đời của các ngân hàng trung ương trên thế giới

Ngân hàng trung ương ra đời chính thức đầu tiên ở châu Âu, vào thế kỷ XVII. Khi ấy,

tiền mặt lưu hành vẫn chủ yếu dưới dạng vàng và bạc, tuy rằng, các tờ cam kết thanh

toán (promises to pay) đã được sử dụng rộng rãi như là những biểu hiện của giá trị ở

cả châu Âu và châu Á. Ngược lại 500 năm trước đấy, Tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền (Knight

Page 17: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

117

Templar) thời Trung Cổ sử dụng một cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của ngân

hàng trung ương. Các giấy tờ cam kết thanh toán của họ được chấp nhận rộng rãi, và

nhiều người cho rằng các hoạt động này đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống ngân hàng

hiện đại. Cùng thời gian đó, Thành Cát Tư Hãn phát hành tiền giấy ở Trung Hoa, và áp

đặt sử dụng loại tiền này bằng bạo lực nhằm thu giữ vàng bạc.

Ngân hàng trung ương đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển (Bank of Sweden) năm 1668

với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. Ngân hàng Anh (Bank of England) ra đời

tiếp sau đó năm 1694 bởi doanh nhân người Scotland là William Paterson

tại London theo yêu cầu của Chính phủ Anh với mục đích tài trợ cuộc nội chiến lúc

đó. Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ được thành lập theo yêu cầu của Quốc hội tại đạo luật

mang tên hai nghị sĩ đệ trình là Glass và Owen (Glass-Owen Bill). Tổng

thống Woodrow Wilson ký đạo luật ngày 23 tháng 12 năm 1913.

Từ đầu thế kỷ XX, các ngân hàng trung ương đã hình thành tuy nhiên các ngân hàng này

vẫn thuộc sở hữu tư nhân, sau cuộc khủng hoảng 1929-1933 thì mới trở thành ngân hàng

sở hữu của Nhà nước.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Tiếng Anh là People’s Bank of China – Ngân hàng

Nhân dân Trung Hoa) bắt đầu các chức năng ngân hàng trung ương năm 1979 cùng với

chính sách cải cách kinh tế. Vai trò ngân hàng trung ương của nó được đẩy mạnh năm

1989 khi đất nước này chuyển đổi sâu sắc hơn sang nền kinh tế hướng xuất khẩu. Tới

năm 2000, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã là một ngân hàng trung ương về mọi

mặt, với cơ cấu và hoạt động có tham khảo Ngân hàng Trương ương châu Âu vốn là mô

hình ngân hàng trung ương mới nhất, chi phối ngân hàng trung ương của các quốc gia

thành viên mà vẫn để quyền quản lý kinh tế quốc gia cho các ngân hàng đó.

c. Chức năng của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý không chỉ đơn thuần bằng các luật

lệ, các biện pháp hành chính, mà còn thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh

sinh lời. Ngân hàng trung ương có các khoản thu nhập từ tài sản có của mình như: chứng

khoán chính phủ, cho vay chiết khấu, kinh doanh trên thị trường ngoại hối… Hai mặt

quản lý và kinh doanh gắn chặt với nhau trong tất cả các hoạt động kinh doanh chỉ là

phương tiện để quản lý, tự nó không phải là mục đích của ngân hàng trung ương. Hầu

hết các khoản thu nhập của ngân hàng trung ương, sau khi trừ các chi phí hoạt động, đều

phải nộp vào ngân sách nhà nước. Ngân hàng trung ương liên quan đến ba chức năng cơ

bản, đó là (1) phát hành tiền tệ, (2) ngân hàng của các tổ chức tín dụng, (3) ngân

hàng của Chính phủ, (4) quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy

nhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ 3 chức năng này.

Phát hành tiền và điều tiết lượng tiền cung ứng

o Đi liền với sự ra đời của ngân hàng trung ương thì toàn bộ việc phát hành tiền

được tập trung vào ngân hàng trung ương theo chế độ nhà nước độc quyền phát

hành tiền và có trở thành trung tâm phát hành tiền của cả nước. Giấy bạc ngân

hàng do Ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp,

làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Do đó, việc

phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình hình lưu

thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, nó đòi hỏi việc

Page 18: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

118

phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Các nguyên tắc cơ

bản cho việc phát hành tiền tệ đã từng được đặt ra là:

o Nguyên tắc phát hành tiền phải có vàng bảo đảm: Nguyên tắc này quy định việc

phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông phải được đảm bảo bằng trữ kim

hiện hữu nằm trong kho của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương phải

đảm bảo việc tự do đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng theo luật định khi người có

giấy bạc yêu cầu. Tuy nhiên, vận dụng nguyên tắc này, mỗi nước lại phải có sự

co giãn về mức độ bảo đảm vàng khác nhau, điều đó còn tùy thuộc vào điều kiện

kinh tế, chính trị của mỗi đất nước.

o Nguyên tắc phát hành giấy bạc ngân hàng thông qua cơ chế tín dụng, được bảo

đảm bằng giá trị hàng hóa và dich vụ. Theo cơ chế này, việc phát hành giấy bạc

không nhất thiết phải có vàng bảo đảm, mà phát hành thông qua cơ chế tín dụng

ngắn hạn, trên cơ sở có bảo đảm giá trị bằng hàng hóa, công tác dịch vụ, thể hiện

trên kỳ phiếu thương mại và các chứng từ nợ khác có khả năng hóan chuyển

thành tiền theo luật định. Đó là tín dụng của ngân hàng trung ương, được thực

hiện bằng phương thức tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại. Việc phát

hành giấy bạc ngân hàng theo nguyên tắc này, một mặt nó xuất phát từ nhu cầu

tiền tệ phát sinh do sự tăng trưởng kinh tế; mặt khác tao ra khả năng để ngân hàng

trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo yêu cầu chính

sách tiền tệ.

Ngày nay, trong điều kiện lưu thông giấy bạc ngân hàng không được tự do chuyển đổi

ra thành vàng theo luật định, các ngân hàng trên thế giới đều chuyển sang chế dộ phát

hành giấy bạc thông qua cơ chế tái cấp vốn cho các ngân hàng và hoạt đông trên thị

trường mở của ngân hàng trung ương. Đồng thời, trên cơ sở độc hành phát hành tiền,

ngân hàng trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng được tạo ra

từ các ngân hàng thương mại, bằng quy chế dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu…

Như vậy, ngân hàng trung ương không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ, mà còn quản

lý và điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiên chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định giá

trị đối nội và giá trị đối ngoại của đồng bản tệ.

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng trung ương thực hiện một số nghiệp vụ sau đây:

o Mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các ngân hàng, các tổ chức

tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng và các tổ chức tín

dụng đều phải mở tài khoản tiền gửi và gửi tiền vào ngân hàng trung ương, gồm

có hai loại sau:

Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng

trung ương nhằm đảm bảo nhu cầu chi trả cho thanh toán giữa các ngân hàng

và cho khách hàng.

Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Khoản tiền dự trữ này áp dung đối với các ngân

hàng và các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của công chúng. Mức tiền

dự trữ này được ngân hàng trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định

so với tổng số tiền gửi của khách hàng. Đây là một công cụ của ngân hàng

Page 19: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

119

trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Do vây, dữ trữ bắt buộc này

sẽ thay đổi theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

o Cho vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng

Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm

bảo đảm cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ

nhất định. Mặt khác, thông qua việc cấp vốn và lãi suất tín dụng để điều tiết lượng

tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong quá

trình hoạt động tín dụng của mình, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín

dụng sử dụng vốn tập trung, huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Khi

xuất hiện nhu cầu tiền làm phương tiện thanh toán nhưng lượng tiền mặt trong

quỹ không đủ khả năng chi trả, các ngân hàng này được ngân hàng trung ương

cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ.

Như vậy, về thực chất là ngân hàng trung ương thực hiện cung ứng tiền tệ theo

nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, thông qua việc tái cấp vốn cho các ngân hàng

thương mại và các tổ chức tín dụng khác bằng nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái

chiết khấu.

Ngân hàng trung ương còn là trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng và các

tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như:

Thanh toán từng lần: Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng gửi các

chứng từ thanh toán đến ngân hàng trung ương, yêu cầu trích từ tiền tài khoản

của mình để trả cho ngân hàng thụ hưởng.

Thanh toán bù trừ: Ngân hàng trung ương là trung tâm tổ chức thanh toán bù

trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc nhà nước. Việc thanh toán bù trừ được

tiến hành giữa các ngân hàng theo định kỳ hoặc cuối mỗi ngày làm việc. Việc

thanh toán được dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo

bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc thực hiện bù trừ thông

qua hệ thống vi tính, số dư cuối cùng được thanh toán bằng cách trích tài

khoản của người phải trả nợ tại ngân hàng trung ương.

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Nhà nước

Nói chung, ngân hàng trung ương là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, được thành

lập và hoạt động theo pháp luật. Ngân hàng trung ương vừa thực hiện chức năng

quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng; ngân hàng vừa thực hiện

chức năng là ngân hàng của Nhà nước. ở đây, ngân hàng trung ương thực hiện các

nghiệp vụ chủ yếu sau:

o Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về mặt nhà nước các hoạt động của hệ

thống ngân hàng bằng pháp luật

Xem xét, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các ngân hàng và các tổ

chức tín dụng.

Kiểm soát tín dụng thông qua cơ chế tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Quy định các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động

của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Page 20: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

120

Thanh tra và kiểm soát các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. áp

dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật, nhằm bảo đảm cho

cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả.

Quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàng và các tổ

chức tín dụng trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc mất

khả năng thanh toán.

o Ngân hàng trung ương có trách nhiệm đối với kho bạc nhà nước

Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của kho bạc nhà nước.

Tổ chức thanh toán cho kho bạc nhà nước trong quan hệ thanh toán đối với

các ngân hàng.

Làm đại lý cho kho bạc nhà nước trong một số nghiệp vụ.

Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá.

Cho Nhà nước vay khi cần thiết…

o Ngân hàng trung ương thay mặt cho Nhà nước trong quan hệ với nước ngoài trên

lĩnh vực tiền tệ, tín dụng như: Ký kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng… với

nước ngoài; Làm đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế mà nước

đó là thành viên như IMF, WB, ADB…

o Thực thi chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương điều chính mức cung tiền và

các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau nhằm tác động vào lượng tiền

mạnh và số nhân tiền tệ. Ngoài ra ngân hàng trung ương có thể trực tiếp kiểm

soát có lựa chọn một số khoản tín dụng cũng như một vài biện pháp khác.

4.5.2. Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ

a. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất

để từ đó tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản

lượng, giá cả và công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách

tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng, ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong

nền kinh tế quốc dân.

Ổn định giá cả

Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài

hạn của chính sách tiền tệ. Các ngân hàng trung ương (NHTƯ) thường lượng hóa

mục tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội. Việc công bố công

khai chỉ tiêu này là cam kết của NHTƯ nhằm ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn.

Điều này có nghĩa là NHTƯ sẽ không tập trung điều chỉnh sự biến động giá cả về

mặt ngắn hạn. Do những biện pháp về chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế có

tính chất trung và dài hạn, hơn nữa khó có thể dự đoán chính xác kết quả sẽ xảy ra

vào thời điểm nào trong tương lai, vì vậy sẽ là không khả thi đối với NHTƯ trong

việc theo đuổi để kiểm soát giá cả trong ngắn hạn.

Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng phát triển kinh tế của quốc

gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô.

Mức lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu

Page 21: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

121

đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Đây là lợi ích có

tầm quan trọng sống còn đối với sự thịnh vượng kinh tế của quốc gia. Lạm phát cao

hay thiểu phát liên tục là rất tốn kém cho xã hội, thậm chí ngay cả trong trường hợp

nền kinh tế phát triển khả quan nhất. Sự biến động liên tục của các tỷ lệ lạm phát dự

tính làm méo mó, sai lệch thông tin và do đó làm cho các quyết định kinh tế trở nên

không đáng tin cậy và không có hiệu quả. Nguy hiểm hơn, sự bất ổn định giá cả dẫn

đến sự phân phối lại không dân chủ các nguồn lực kinh tế trong xã hội giữa các

nhóm dân cư.

Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả không đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát

bằng không. Những nghiên cứu về lạm phát cho thấy trong khi cố gắng duy trì lạm

phát ở gần mức 0, chính sách tiền tệ dễ đưa nền kinh tế đi quá đà và rơi vào tình

trạng thiểu phát gây hậu quả còn trầm trọng hơn, đó là làm nền kinh tế suy thoái.

Hơn nữa một mức lạm phát dương được chứng minh là có tác dụng bôi trơn và hâm

nóng nền kinh tế nên sẽ có những ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Theo

các chuyên gia về chính sách tiền tệ ở châu Âu, mức lạm phát từ 1,5% đến dưới 4%

là phù hợp với các nền kinh tế phát triển.

Ổn định tỷ giá hối đoái

Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hóa và tiền vốn vào ra một quốc gia

gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Việc ngăn

ngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các hoạt

động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt khối

lượng giá trị. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh

của hàng hóa trong nước với nước ngoài về mặt giá cả.

Ổn định lãi suất

Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế do nó

ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến

động bất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân

trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó ổn định lãi suất cũng

là một mục tiêu quan trọng mà các NHTƯ hướng tới nhằm góp phần ổn định môi

trường kinh tế vĩ mô.

Ổn định thị trường tài chính

Thị trường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Nó góp

phần quan trọng trong việc điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, giúp nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của thị

trường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia. NHTƯ với

khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định

cho thị trường tài chính.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Do chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể

sử dụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải

được hiểu cả về khối lượng và chất lượng. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng

lên của GDP thực tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá

cùng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và

Page 22: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

122

khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước tăng lên. Một nền kinh tế phồn

thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho mọi sự ổn định, là căn cứ

để ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và

khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tạo công ăn việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô

trong đó có chính sách tiền tệ. Công ăn việc làm đầy đủ có ý nghĩa quan trọng bởi ba

lý do:

o Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng xã hội

vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội.

o Thất nghiệp gây nên tình trạng căng thẳng cho mỗi cá nhân và gia đình của họ

và là mầm mống của các tệ nạn xã hội.

o Các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu

ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.

Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0 mà ở

mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được cấu thành từ tỷ lệ thất

nghiệp tạm thời (những người đang tìm kiếm công việc thích hợp) và tỷ lệ thất

nghiệp cơ cấu (thất nghiệp bởi sự không phù hợp giữa nhu cầu về lao động và cung

của lao động). Mỗi quốc gia cần xác định được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên một cách

chính xác để đạt được mục tiêu này. Bên cạnh đó, cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp tự

nhiên cũng được coi là mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Các mục tiêu của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ cho

nhau. Trong một số trường hợp, vẫn có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau khiến

cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có những hy sinh nhất định về mục tiêu

kia. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả là

một minh chứng rõ rệt. Thứ nhất, để giảm tỷ lệ lạm phát, cần phải thực hiện một

chính sách tiền tệ thắt chặt. Dưới tác động của chính sách này, lãi suất thị trường

tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do đó làm giảm tổng cầu của

nền kinh tế. Thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên. Ngược lại, việc duy trì một tỷ

lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo một chính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng

giá. Thứ hai, mục tiêu tạo công ăn việc làm (hay giảm tỷ lệ thất nghiệp) mâu thuẫn

với mục tiêu ổn định giá cả còn thể hiện thông qua sự phản ứng của NHTƯ đối với

các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, cung ứng tiền tăng đưa đến kết

quả là giá cả tăng lên. Thứ ba, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định

hướng điều chỉnh tỷ giá. Bằng việc hạ giá đồng nội tệ (ngân hàng trung ương mua

ngoại tệ vào và cung ứng thêm nội tệ ra thị trường), các ngành kinh doanh hướng về

xuất khẩu có khả năng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp nhưng lại kèm

theo sự tăng lên của mức giá chung.

Phần lớn NHTƯ các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của

chính sách tiền tệ, nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ

yếu này để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các

cú sốc cung đối với sản lượng. Ngân hàng trung ương được xem là có nhiều khả

năng để làm việc này vì nó nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung

Page 23: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

123

ứng. Có thể nói ngân hàng trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục

tiêu trong ngắn hạn.

b. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của ngân hàng trung ương

Nghiệp vụ thị trường mở

o Nghiệp vụ thị trường mở là việc ngân hàng trung ương mua và bán các chứng

khoán có giá, mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước, nhằm làm thay đổi lượng

tiền cung ứng. Sở dĩ ngân hàng trung ương tiến hành đại bộ phận nghiệp vụ thị

trường mở tự do của mình với tín phiếu kho bạc nhà nước là vì: thị trường tín

phiếu kho bạc có dung lượng lớn, tính lỏng cao, rủi ro thấp. Ngân hàng trung

ương mua bán chứng khoán trên thị trường sẽ làm thay đổi cơ số tiền tệ (tiền đang

lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng và tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng). Đó

là nguồn gốc chính gây nên sự biến động trong cung ứng tiền tệ.

o Trong bảng tổng kết tài sản của NHTƯ, tài sản có chủ yếu là giấy tờ có giá của

Chính phủ, tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các NHTM. Khi

NHTƯ bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường như trái phiếu

chính phủ, ngân hàng trung ương sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: Tài khoản vãng

lai của người mua trái phiếu chính phủ bị ngân hàng thương mại ghi nợ và ngân

hàng trung ương sẽ ghi giảm tài khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương

mại tại đó. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng thương mại bằng tiền gửi dự trữ

tại ngân hàng trung ương cộng với tiền mặt tại két dự trữ của họ nên khi tài khoản

tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương giảm

xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái

phiếu chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. Ngược lại, khi ngân hàng trung

ương mua vào giấy tờ có giá của Chính phủ, nó sẽ ghi tăng tài khoản dự trữ của

các ngân hàng thương mại và làm tăng cơ sở tiền tệ dẫn đến cung tiền tăng. Việc

ghi tăng tài khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại có thể dẫn đến kết cục

ngân hàng trung ương phải in thêm tiền giấy nếu các ngân hàng thương mại có

nhu cầu lớn về tiền giấy trong khi tiền giấy của ngân hàng trung ương không đủ

đáp ứng.

o Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở có các ưu điểm:

Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được lượng tiền lưu thông trên thị

trường tự do.

Linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mức độ nào, điều chỉnh

một lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ.

Ngân hàng trung ương dễ dàng đảo ngược được tình thế của mình.

Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí và thời gian.

o Nghiệp vụ thị trường mở của các ngân hàng trung ương chủ yếu có hai loại: Mua

bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp vụ

thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủ dài hạn. Ở

Việt Nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở

chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền

gửi, tín phiếu ngân hàng nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Page 24: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

124

Chính sách chiết khấu

Chính sách chiết khấu là công cụ của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính

sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại. Khi ngân

hàng trung ương cho vay các ngân hàng thương mại làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ

thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng. Ngân hàng trung ương

kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cả khoản vay (lãi suất cho

vay tái chiết khấu). Khi ngân hàg trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu, tức là làm

cho giá của khoản vay tăng, hạn chế cho vay các ngân hàng thương mại, làm cho khả

năng vay đối với các ngân hàng thương mại giảm xuống → lượng tiền cung ứng

giảm. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, giá

của khoản vay rẻ hơn, khuyến khích cho vay các ngân hàng thương mại, làm cho khả

năng cho vay đối với nền kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên. Những

khoản cho vay tái chiết khấu của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng

thương mại được gọi là cửa sổ chiết khấu. Ngân hàng trung ương quản lý cửa sổ

chiết khấu bằng nhiều cách để khoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng không

đúng và hạn chế việc cho vay đó. Các ngân hàng đến vay chiết khấu của ngân hàng

trung ương thường phải chịu ba khoản chi phí: lợi tức chiết khấu, phí về việc phải

làm đúng theo các điều tra của ngân hàng trung ương về khả năng thanh toán của

ngân hàng khi đến vay tại cửa sổ chiết khấu, phí về viêc rất có thể bị ngân hàng trung

ương từ chối cho vay chiết khấu vì ngân hàng trung ương đang theo đuổi một chính

sách thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát.

Ngoài việc được sử dụng làm một công cụ để ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ, chính sách

chiết khấu còn quan trọng ở chỗ nhằm tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính cho

các ngân hàng thương mại. Bởi vì, tiền dự trữ bắt buộc được lập tức điều đến các

ngân hàng nào cần thêm tiền dự trữ hơn cả. Ngân hàng trung ương sử dụng công cụ

chiết khấu để tránh những cơn sụp đổ tài chính bằng cách thực hiện vai trò người cho

vay cuối cùng, là một yêu cầu quan trọng để tiến hành chính sách tiền tệ thành công.

Chính sách chiết khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc thực thi chính sách

tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nó không chỉ điều tiết lượng tiền cung ứng, mà

còn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng và tác

động đến điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, với công cụ này,

ngân hàng trung ương thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Bởi

vì, ngân hàng trung ương chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt

buộc các ngân hàng thương mại phải vay chiết khấu ở ngân hàng trung ương.

Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà không được dùng

để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do ngân hàng trung ương quy định và bằng

một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng.

Chế dộ dự trữ bắt buộc ở các nước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau thì có thể

khác nhau. Song nhìn chung, dự trữ bắt buộc đều mang tính pháp luật, được gửi ở

ngân hàng trung ương và không được hưởng lãi. Nếu thiếu hụt tiền mặt các Ngân

hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm

bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương

nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.

Page 25: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

125

Ngân hàng trung ương sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng

trên hai phương diện:

Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các ngân hàng

thương mại. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb) là tỷ lệ mà NHTƯ quy định cho các NHTM.

Khi nhận được một khoản tiền gửi, buộc các NHTM phải giữ lại theo một tỷ lệ mà

NHTƯ quy định. Ở một số nước trên thế giới, giá trị rb tối thiểu là 10% và tối đa là

35%, rb có liên quan chặt chẽ đến số nhân tiền và mức cung tiền như sau: Nếu rb

tăng, số nhân tiền sẽ giảm và mức cung tiền sẽ giảm, vì: (MS = mM×H) và ngược

lại. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng,

tăng nhanh mức cung tiền. NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ

lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM. Khi thay đổi quy mô của tỷ lệ này, NHTƯ đã

khống chế một cách gián tiếp nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng công cụ

này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng

cũng khó khăn cho các hoạt động của thị trường tài chính.

Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trên thế giới quy

định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành

của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi

tiết kiệm..., một bộ phận cấu thành của M2). Dự trữ bắt buộc có thể được gửi ở ngân

hàng trung ương hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông

thường các Ngân hàng thương mại sẽ gửi ở ngân hàng trung ương để được hưởng lãi

suất. Ở Việt Nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: Tiền gửi

không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1

năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2

năm thấp hơn.

Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng

thương mại. Như đã nói ở trên, tiền dự trữ bắt buộc đều phải mở tài khoản và gửi ở

ngân hàng trung ương và không được hưởng lãi, cho dù các ngân hàng thương mại

vẫn phải trả lợi tức cho các khoản tiền gửi ở ngân hàng của mình. Vì vậy, khi mức dự

trữ tăng lên, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với nền

kinh tế, giá các khoản vay đắt hơn, khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại

giảm xuống và theo đó lượng tiền cung ứng cũng giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ lệ dự

trữ bắt buộc giảm xuống, các ngân hàng thương mại có cơ hội giảm lãi suất cho vay

đồi với nền kinh tế, giá các khoản vay rẻ hơn, tăng khả năng cho vay của các ngân

hàng thương mại và do đó lượng tiền cung ứng tăng lên.

Hiện nay, công cụ dự trữ bắt buộc đóng một vai trò kém phần quan trọng trong quá

trình thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, bởi nó phức tạp, kém linh

hoạt hơn, ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng kinh doanh…

Kiểm soát hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu

lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị trường khác: tỷ

lệ thất nghiệp, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu thông tiền tệ… Trên cơ sở

đó, hạn mức tín dụng được phân bổ cho các ngân hàng thương mại, cho từng thời kỳ

phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của ngân

hàng thương mại làm tăng tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế, ngân hàng trung

ương quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng ngân hàng thương mại. Trong phần

Page 26: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

126

lớn các trường hợp, những hạn mức này được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay

của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng

thương mại chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được

quy định. Hạn mức tín dụng được ngân hàng trung ương sử dụng như một công cụ

quan trọng của chính sách tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống kém hiệu quả.

Tuy nhiên, khống chế hạn chế mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thị trường tăng

lên, làm giảm sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm lệch lạc cơ cấu đầu

tư của các ngân hàng thương mại, làm phát sinh các thị trường tài chính “ngầm”

ngoài sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, gây khó khăn về vốn cho các doanh

nghiệp nhỏ…

Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại

Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (thị trường

mở,lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác động đến

lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trong đó, đặc

biệt là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương tác động mạnh đến lãi suất cho

vay của các ngân hàng thương mại. Song khi các công cụ trên đây hoạt động chưa có

hiệu quả, thì ngân hàng trung ương có thể trực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần

lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Để tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi của

các ngân hàng, ngân hàng trung ương thường quy định mức lãi suất “sàn” tối đa cho

tiền gửi và lãi suất “trần” tối thiểu cho vay. Nếu nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách

hàng của ngân hàng thương mại, thì ngân hàng trung ương thường quy định ngược

lại: mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay. Ngân hàng trung

ương muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiết kiệm và

đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả.

Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ triệt tiêu cạnh tranh

trong quá trình hoạt động của nó. Hiện nay các nước phát triển và đang phát triển đã

và đang chuyển sang quá trình tự do hóa lãi suất ngân hàng.

Công cụ tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa

phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ

giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến

xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác

động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng

tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.

Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm

thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước

có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách

tiền tệ.

4.5.3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của

Nhà nước. Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng

tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có

Page 27: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

127

các cú số bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng

hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (tùy theo từng tình huống khác nhau). Chúng ta có thể

xem xét hai giả định sau đây đối với nền kinh tế.

Trường hợp 1: Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thóai, các doanh nghiệp lâm

vào tình trạng làm ăn đình đốn trì trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình

không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng do đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức

thấp, sản lượng cân bằng thấp hơn sản lượng tiềm năng, người lao động bị đẩy vào

tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng. Khi đó, Chính phủ có thể sử dụng chính

sách tiền tệ mở rộng. Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp như: giảm tỷ lệ chiết

khấu hoặc mua trái phiếu, hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; khi đó mức cung tiền sẽ

tăng, lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng, sản lượng cân

bằng tăng, chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình tăng, thất nghiệp giảm.

Trường hợp 2: Khi nền kinh tế phát triển “quá nóng”, phát triển đạt quá mức sản

lượng tiềm năng (Y*), lạm phát tăng, gây ra những bất lợi cho nền kinh tế nói chung

và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Trong trường

hợp này, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách sử dụng chính

sách tiền tệ thắt chặt (giảm bớt cung tiền hoặc tăng lãi suất trong nền kinh tế).

4.5.4. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua các giai đoạn

a. Giai đoạn 1990 - 2010

Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện chính sách tiền tệ từ

đầu những năm 90 của thế kỷ XX vừa qua. Cho đến nay, chính sách tiền tệ quốc gia đã

thực sự góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà

nước, nhất là trong việc kìm chế lạm phát từ 3 con số vào những năm 1985 – 1989

xuống còn 1 con số kể từ đầu những năm 90, cung cấp tổng phương tiện thanh toán (M2)

cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và

đảm bảo an ninh quốc phòng. Quan điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện

nay là theo quan điểm đa mục tiêu, tùy vào diễn biến kinh tế xã hội mà lựa chọn mục

tiêu thích hợp. Trình độ hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt

Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn biến kinh

tế tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết định kịp thời tới việc ổn

định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn các công cụ của

chính sách tiền tệ. Với quan điểm điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng và

linh hoạt để kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, củng cố sự

vững mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có nhiều bất lợi, chính sách tiền tệ

vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.

Trong giai đoạn từ 1990 2010, mức độ đôla hóa ở Việt Nam khá cao (trên 30%) gây

ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, mối quan hệ

giữa M2 và giá cả, sản lượng. Với mức độ đôla hóa tài sản và tiền gửi cao như vậy thì

việc xác định cung tiền trở nên khó khăn vì có yếu tố ngoại lai trong lưu thông tiền tệ,

đôla trôi nổi trong xã hội lớn khó kiểm soát và tính toán được, cầu VND vì vậy không ổn

định. NHNN phải tính toán M2 dựa vào công thức:

M2 = VND ngoài lưu thông + tiền gửi (VND + ngoại tệ)

Page 28: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

128

Cả 2 yếu tố này đều khó tính toán cụ thể khi mà tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán

còn khá lớn (theo tính toán của NHNN hiện nay thì tỷ lệ này trung bình khoảng 25%

trong tổng các khoản thanh toán), tỷ lệ kết hối đã được dỡ bỏ đối với 50/60 tổ chức tín

dụng được phép kinh doanh ngoại hối. NHNN chỉ có thể điều tiết lượng tiền cung ứng

qua công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở mà không sử dụng được

tiền cơ sở vì số nhân tiền (m) rất khó dự báo.

b. Giai đoạn 2011-2015

Theo nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2016) và cộng sự trong nghiên cứu “Chính sách tiền

tệ giai đoạn 2011-2015 và những tác động tới nền kinh tế”, tác động của chính sách tiền

tệ đến nền kinh tế có thể được khái quát qua những điểm sau:

Nội dung chủ yếu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này

o Điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ,

đảm bảo là công cụ để neo kỳ vọng lạm phát, ổn định tỷ giá và hỗ trợ tăng trưởng

kinh tế. Một số thay đổi trong điều hành lãi suất những năm qua luôn tuân thủ

nguyên tắc không gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định và thực

hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. NHNN đã có những

đánh giá, nhận diện khá chính xác tình hình để có được hướng điều hành hợp lý

nhất. Khi mặt bằng lãi suất cho vay ở mức rất cao, có thời điểm đã vượt

20%/năm, NHNN đã quyết định phải ổn định lại mặt bằng lãi suất thông qua áp

dụng cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp (quy định trần lãi suất huy động và trần

lãi suất cho vay). Việc áp dụng trần lãi suất huy động đã giúp giảm động cơ cạnh

tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, hỗ trợ siết chặt kỷ luật thị

trường. Trong khi đó, việc quy định trần lãi suất cho vay, đặc biệt đối với lĩnh

vực ưu tiên, góp phần gia tăng cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh những ứng biến linh hoạt trong việc sử dụng công cụ trần lãi suất, các

mức lãi suất chính sách cũng có những bước chuyển biến căn bản theo hướng chủ

động, dẫn dắt thị trường và được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến

kinh tế vĩ mô và tiền tệ trong từng thời kỳ. Điều này đã góp phần quan trọng vào

việc thực hiện thành công nhiệm vụ giảm mặt bằng lãi suất để tháo gỡ khó khăn

về chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm

phát, ổn định thị trường tiền tệ.

o Điều hành tỷ giá ổn định, hỗ trợ tích cực cho công tác kiểm soát, kiềm chế lạm

phát. Hàng năm, NHNN đã chủ động công bố định hướng điều hành tỷ giá giao

động trong khoảng 1%-3% mỗi năm (mức điều chỉnh không quá 1% trong các

tháng cuối năm 2011, không quá 2%-3% trong năm 2012 và 2013; không quá

1%-2% trong năm 2014, không quá 2% trong năm 2015) nhằm tăng cường tính

minh bạch, định hướng thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Tần suất điều chỉnh tỷ giá

cũng giảm dần so với giai đoạn trước. Sau lần điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân

liên ngân hàng 9,3%/năm vào giữa tháng 2/2011 (trong bối cảnh thị trường ngoại

tệ căng thẳng kéo dài do tác động của giá vàng thế giới và lạm phát tăng cao),

mỗi năm tiếp theo tỷ giá được điều chỉnh tăng nhẹ qua các năm (1%-2%/năm),

Page 29: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

129

ngoại trừ năm 2015 sau sự kiện phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và kỳ

vọng điều chỉnh tăng lãi suất điều hành của Fed.

Trong quá trình điều hành, bên cạnh các biện pháp trực tiếp như công bố tỷ giá

giao dịch bình quân liên ngân hàng, các kỹ thuật can thiệp thị trường, NHNN đã

chủ động phối hợp đồng bộ với các công cụ điều tiết tiền tệ để hạn chế tối đa các

áp lực tác động đến ổn định của tỷ giá. Theo đó, NHNN đã chú trọng điều hành

công cụ lãi suất, gồm cả lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ phù hợp với diễn biến

của kinh tế vĩ mô, đảm bảo lợi ích nắm giữ đồng nội tệ, khuyến khích công chúng

chuyển từ nắm giữ USD sang VND.

Ngoài ra, NHNN cũng tích cực sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO)

trong việc điều tiết mức cung tiền một cách nhịp nhàng để hỗ trợ và đảm bảo

thanh khoản hợp lý, nhằm hạn chế sự dịch chuyển của dòng tiền, đặc biệt vào

thời điểm tỷ giá có biến động và thanh khoản hệ thống dư thừa.

o Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh và đầu tư vàng,

tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thông suốt. NHNN đã nỗ lực trong việc

hoàn thiện hành lang pháp lý điều tiết hoạt động kinh doanh và đầu tư vàng, trong

đó ghi dấu ấn quan trọng nhất là việc tham mưu cho Chính phủ ban hành khuôn

khổ pháp lý mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24/2012/NĐ-

CP, ngày 03/04/2012 để thay thế Nghị định 174 về quản lý thị trường vàng). Nghị

định 24 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý mới nhằm tổ chức, sắp xếp lại thị trường

vàng, giao cho NHNN cấp phép đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng

miếng; tổ chức sản xuất vàng miếng; tổ chức xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập

khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tổ chức huy động và mua, bán

vàng miếng.

Những thay đổi về mặt pháp lý như trên đã đáp ứng sự thay đổi của thực tiễn,

tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tác động bất lợi của hoạt động

kinh doanh vàng đến chính sách tiền tệ, tỷ giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của người dân và đó cũng chính là bước tiến quan trọng trong lộ trình chống vàng

hóa trong nền kinh tế.

Trên cơ sở pháp lý mới ban hành, NHNN cũng đẩy nhanh việc chuyển quan hệ huy

động cho vay vàng sang quan hệ mua, bán vàng trên thị trường, đấu thầu vàng

thông qua việc chỉ đạo đẩy nhanh việc tất toán số dư huy động vàng và giảm số dư

cho vay vốn bằng vàng; giám sát chặt chẽ việc tổ chức tín dụng thực hiện lộ trình

tất toán số dư cho vay vốn bằng vàng. Nhờ vậy, thị trường vàng ngày càng đi vào

ổn định, tự điều tiết theo quy luật cung cầu; không còn các “cơn sốt” vàng gây bất

ổn kinh tế ngay cả khi giá vàng thế giới có biến động, tình trạng “vàng hóa” từng

bước được ngăn chặn, qua đó góp phần ổn định thị trường ngoại hối và kinh tế

vĩ mô.

o Chính sách tín dụng theo hướng tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất, kinh

doanh, hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Trong vòng 2 năm 2010, 2011, trước hai thách thức lớn của nền kinh tế là lạm

phát cao và khu vực sản xuất gặp nhiều khó khăn, NHNN đã mạnh dạn áp dụng

cơ chế điều hành mới là xây dựng và công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng

năm thay cho việc các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ tự quyết trong giai đoạn trước.

Page 30: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

130

Cơ chế quản lý này đã góp phần kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với

quản lý kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm

phát. Đồng thời, chính sách này cũng phù hợp với năng lực của từng TCTD để

vừa có thể đảm bảo an toàn của hệ thống các TCTD, vừa từng bước tháo gỡ khó

khăn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để có thể tập trung vốn cho những

khu vực quan trọng, hạn chế vốn chảy vào các khu vực “bong bóng”, NHNN đã

thay đổi và có cách tiếp cận mới đối với thị trường tín dụng. Cụ thể, NHNN đã

quy định rõ những lĩnh vực không khuyến khích và các lĩnh vực ưu tiên để các

TCTD chủ động kế hoạch cung ứng vốn cho phù hợp. Đó là việc đưa lĩnh vực bất

động sản và cho vay tiêu dùng ra khỏi danh mục của nhóm lĩnh vực không

khuyến khích. Điều này tạo cơ sở quan trọng để phục hồi thị trường bất động sản,

là “phao cứu trợ” cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất

liên quan đến bất động sản và làm hồi sinh trở lại dòng vốn của ngân hàng vào

khu vực này.

Ngoài ra, NHNN cũng định hướng các TCTD xây dựng chính sách phải hướng tới

khách hàng của mình nhiều hơn, phải có các chính sách tín dụng mang tính tổng

thể, phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất. Chính vì thế, giai đoạn vừa

qua đã chứng kiến sự ra đời của nhiều chính sách tín dụng mang tính đặc thù, như

“gói” tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ;

chính sách tín dụng đặc thù đối với các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực của nền

kinh tế hoặc có liên quan đến đời sống của người dân (chương trình cho vay tạm

trữ lúa gạo, chương trình cho vay theo vụ mùa, chương trình tín dụng dành cho cá

tra, tôm, cho vay tái canh cây cà phê giai đoạn 2014–2020; cho vay đóng mới và

nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ,…); triển khai chương trình thí điểm cho vay

đối với mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp...

o Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất kinh doanh, NHNN đã chỉ

đạo các TCTD xem xét cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng, tiếp tục

cho vay mới để có vốn tiếp tục sản xuất, vượt qua khó khăn. Đây là những hỗ trợ

hết sức cần thiết và kịp thời để giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ và có nguồn

lực tài chính cho chu kỳ sản xuất mới.

Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế trong giai đoạn này

Với các giải pháp điều hành tiền tệ thận trọng, linh hoạt và có nhiều đổi mới sáng

tạo, chính sách của NHNN đã truyền dẫn hiệu quả đến nền kinh tế. Kết quả đó được

thể hiện rõ nét qua từng năm với những dấu ấn đáng ghi nhận, cụ thể:

o Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, giảm đều và hiện đang ở mức thấp: Tỷ lệ lạm phát

sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã giảm xuống và diễn biến ổn định cho

tới nay. Cụ thể, từ mức đỉnh 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012,

6,04% năm 2013 và dưới 2% giai đoạn 2014-2015. Ngoài ra, tăng trưởng cung

tiền và tín dụng kể từ năm 2012 đến nay không tạo áp lực tăng lạm phát như

những thời kỳ trước đó do đã được tập trung hướng vào các lĩnh vực sản xuất

trọng tâm của nền kinh tế.

o Lãi suất nhanh chóng hạ nhiệt, hỗ trợ hợp lý cho khu vực sản xuất: Tính cho đến

thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng khoảng 47%

Page 31: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

131

so với cuối năm 2011 và tương đương mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 (giai

đoạn kinh tế phát triển ổn định), góp phần hỗ trợ giảm chi phí vốn vay của doanh

nghiệp và hộ dân. Với những nỗ lực trong công tác điều hành lãi suất, chỉ trong

thời gian ngắn, lãi suất cho vay đã giảm hơn một nửa, từ 20%/năm (thậm chí

24%/năm) xuống chỉ còn 9%-11% và còn khoảng 6,5%/năm đối với các lĩnh vực

ưu tiên. Bên cạnh các khoản vay mới với lãi suất thấp, NHNN cũng yêu cầu các

TCTD đưa lãi suất của các khoản vay cũ về mức 15%/năm và sau đó là

13%/năm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tạo điều kiện giải

phóng kênh tín dụng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD cũng được điều hành

giảm ổn định theo hướng không để tồn tại khoảng cách chênh lệch đáng kể với lãi

suất cho vay VND, hiện lãi suất cho vay USD ngắn hạn ở mức 3%-5,5% và dài

hạn từ 5,5%-6,7%. Có thể nói, với mặt bằng lãi suất hiện nay đã góp phần làm

giảm giá thành sản phẩm, tăng thêm khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của

doanh nghiệp trên thị trường và bước đầu đã tháo gỡ hàng tồn kho để chuẩn bị

chu kỳ sản xuất mới.

o Tăng trưởng tín dụng hợp lý, đạt được mục tiêu điều hành, phù hợp với tốc độ

tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nếu như trong năm 2011, NHNN phải nhanh

chóng áp dụng các chính sách chặt chẽ để kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở

mức cao trên 30% xuống còn trên 14% để hỗ trợ công tác kiểm soát lạm phát, thì

ngay trong năm 2012 khi tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu "ngưng trệ" ảnh hưởng

tới tăng trưởng kinh tế, NHNN đã nhanh chóng thay đổi mục tiêu điều hành theo

hướng tăng trưởng tín dụng nhưng thận trọng. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu

vốn của nền kinh tế, song phải theo nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn

chế phân bổ vốn vào khu vực không khuyến khích có nguy cơ gây ra lạm phát

cao và tăng trưởng thiếu bền vững trong tương lai. Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng

đã có sự phục hồi qua các năm, cụ thể: năm 2012 là 8,85%; năm 2013 là 12,51%;

năm 2014 là 14,16%; 6 tháng đầu năm 2015 tăng 7,83%. Trong giai đoạn này, tín

dụng tăng bình quân khoảng 13%/năm, thấp hơn so với mức tăng bình quân

33,3%/năm giai đoạn 2006-2010, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức hợp lý.

Ngoài ra, cơ cấu tín dụng có sự chuyển hướng tích cực sang các lĩnh vực ưu tiên

theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong các lĩnh vực

ưu tiên trong giai đoạn 2012–2015 nhìn chung cao hơn so với tốc độ tăng trưởng

chung của toàn ngành, như: nông nghiệp nông thôn có tốc độ tăng trưởng bình

quân tín dụng giai đoạn 2011–2014 đạt 15%/năm; Doanh nghiệp ứng dụng công

nghệ cao, tăng trên 20%/năm; Công nghiệp ưu tiên phát triển tốc độ, tăng xấp xỉ

12%. Sự chuyển hướng tích cực của cơ cấu tín dụng như vậy đã góp phần quan

trọng vào việc thực hiện mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

o Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng

thể, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam, hỗ trợ

tích cực cho lộ trình chống đô la hóa. Nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp pháp của

doanh nghiệp và cá nhân được các TCTD đáp ứng đầy đủ do các nguồn ngoại tệ

được tập trung vào hệ thống các TCTD. Nếu như trước đây tỷ giá thường xuyên

biến động, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài

nước, thì từ cuối năm 2011 đến nay, điều hành tỷ giá đã luôn nằm trong định

Page 32: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

132

hướng chỉ đạo của NHNN. Chênh lệch tỷ giá của thị chính thức và thị trường tự

do thu hẹp đáng kể. Trong diễn biến của thị trường, những xáo trộn xuất hiện chủ

yếu do yếu tố tâm lý và đã nhanh chóng ổn định sau các biện pháp đồng bộ của

NHNN, vị thế và lòng tin vào đồng Việt Nam ngày càng được củng cố.

Quan điểm thực hiện các giải pháp lớn về chính sách tiền tệ

o Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa thể độc lập với Chính phủ do đặc

thù nền kinh tế chính trị của đất nước. Tiền tệ là một công cụ hữu hiệu để Nhà

nước thực hiện các nhiệm vụ vĩ mô trong từng thời kỳ. Để nâng cao hơn nữa vai

trò của chính sách tiền tệ thì việc giao cho NHNN nhiều quyền hạn hơn trong

hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề rất quan trọng. Thống đốc

NHNN có thể được độc lập về xây dựng và trình chính sách tiền tệ, tổ chức thực

hiện và tài chính.

Ví dụ: Để thực hiện chỉ tiêu lạm phát ở mức 1 con số mà Quốc hội đã thông qua

thì NHNN có thể được quyết định lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ phù

hợp với diễn biến của tình hình. Hoặc Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia

sẽ tư vấn những nét chính trong hoạt động tiền tệ tín dụng quốc gia, Thống đốc

NHNN là người chủ động thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu đó.

o Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý

và kiểm soát họat động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều

cần thiết. Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi

ngân hàng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng như: Công ty tiết

kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài

chính... Một số hoạt động huy động vốn tiết kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này

thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di chuyển trong xã hội, khó

quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, việc tính

toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị trường.

Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân

hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt

chẽ thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng

như thanh toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn... có lẽ không nên mở rộng

quá sang các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

o Trong các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, tùy diễn biến của thị trường

mà NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt

mục tiêu đặt ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN

và của các NHTM đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải

đi từ việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là

lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định

các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào

các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng... để tính ra các loại lãi suất

trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với

khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không còn tác dụng phát

ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là lãi suất liên

ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng lãi

Page 33: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

133

suất thị trường. Đề án về lãi suất thống nhất phải đảm bảo được tính liên thông

khoa học giữa các loại lãi suất. Điều kiện để thực thi giải pháp này là xây dựng

một thị trường tiền tệ, mà trọng tâm là thị trường nội tệ liên ngân hàng hữu hiệu

trong thời gian tới. Cũng không nên tách biệt giữa thị trường nội tệ và ngoại tệ

liên ngân hàng như hiện nay, mà theo quá trình hội nhập, NHNN nên xây dựng

một thị trường liên ngân hàng thống nhất, bao gồm giao dịch cả VND và ngoại tệ.

Trong thời gian tới, NHNN nên tập trung xây dựng một đề án thị trường liên

ngân hàng một cách nghiêm chỉnh theo thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình

Việt Nam, trong đó chú ý phát triển thị trường thứ cấp rộng rãi giữa các tổ chức

tín dụng thông qua việc hình thành các công ty môi giới chuyên trách trên thị

trường liên ngân hàng.

o Về điều kiện nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ: Để thực thi có hiệu quả chính

sách tiền tệ, những điều kiện không thể thiếu mà chúng ta phải quan tâm thứ nhất

là thông tin, nhất là thông tin kinh tế. Việc thiếu thông tin ở đây là thông tin chưa

chính xác, chưa cập nhật và chưa đầy đủ. Với 5 hệ thống tài khoản hiện nay,

chúng ta chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của hệ thống kế toán quốc tế, mà đây

lại là một nhu cầu cấp bách trong thời gian tới. Việc triển khai Luật Kế toán mới

được Quốc hội ban hành cần có thời gian chuẩn bị để đi vào cuộc sống. Các

thông tin ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN thực ra mới chỉ có

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sử dụng nhiều hơn cả. Vì vậy, vấn đề trước

tiên là phải nâng cao chất lượng thông tin phục vụ việc ra các quyết định về chính

sách tiền tệ. Sau đó là vấn đề xử lý thông tin này ở các Vụ, Cục chức năng ở

NHNN, điều này lại đòi hỏi trình độ của cán bộ nghiệp vụ ở đây, không chỉ phân

tích thông tin mà còn cần có sự phối kết hợp giữa các Vụ, Cục, các cơ quan hữu

quan trên quan điểm lợi ích chung. Thứ 2 là công nghệ cao trong việc tiếp nhận,

chuyển giao thông tin, lưu giữ tin; trình độ cao này lại cần có số vốn lớn mà

NHNN phải quan tâm và sự tranh thủ giúp đỡ của các tổ chức tài chính nước

ngoài. NHNN cần nâng tầm hệ thống thông tin của mình ở trình độ Internet và

hoàn thiện mạng Intranet ở các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của mình.

Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới

Để có thể bảo vệ được các thành quả đã tạo dựng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền

vững phù hợp các mục tiêu vĩ mô đề ra trong giai đoạn 2016-2020, NHNN nên tập

trung vào một số giải pháp sau:

o Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện điều hành chính sách tiền tệ (CSTT). Cần

linh hoạt và kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT, sử dụng có hiệu quả các công cụ

điều hành gián tiếp, phù hợp với sự phát triển của thị trường; hoàn thiện chính

sách lãi suất, điều hành hiệu quả lãi suất thị trường hướng tới thực hiện mục tiêu

của CSTT. Tăng cường phối hợp chặt chẽ CSTT với chính sách tài khóa và các

chính sách vĩ mô khác, điều phối có hiệu quả các dòng luân chuyển tiền tệ phục

vụ đắc lực cho mọi hoạt động trong nền kinh tế.

o Thứ hai, điều hành linh hoạt tỷ giá, ổn định thị trường ngoại hối, thị trường

vàng. Tỷ giá cần tiếp tục duy trì điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, phối

hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất, theo sát tín hiệu thị trường, phù hợp với

cung cầu ngoại tệ và diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao vị thế đồng Việt

Page 34: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

134

Nam, tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán. Thu hẹp phạm vi sử

dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đô la hóa, tiến tới

thực hiện nguyên tắc trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Tăng

cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tiếp tục triển khai các giải pháp thực

hiện lộ trình chống vàng hóa trong nền kinh tế, tiến tới huy động nguồn lực vàng

trong dân để phục vụ cho phát triển kinh tế.

o Thứ ba, duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý để góp phần thực hiện mục tiêu

kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao chất lượng tín dụng và giảm nợ

xấu. Tiếp tục triển khai các giải pháp tín dụng theo hướng tháo gỡ khó khăn, đảm

bảo cung ứng vốn cho những ngành quan trọng. Khuyến khích phát triển đa dạng

các hình thức huy động vốn và các sản phẩm tín dụng, tạo môi trường thuận lợi

để các TCTD phát triển các dịch vụ mới, các công cụ phòng ngừa rủi ro, hỗ trợ

các doanh nghiệp mở rộng hoạt động.

o Thứ tư, hoàn thiện thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho NHNN

thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ,

hoạt động ngân hàng để hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và tạo cơ sở cho TCTD

hoạt động lành mạnh; hoàn thiện quy định pháp lý đối với hoạt động thanh tra,

giám sát ngân hàng; hoàn thiện khung pháp lý về an toàn của các TCTD...

o Thứ năm, nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thống kê và dự báo. Đây là

giải pháp quan trọng phục vụ đắc lực hơn cho công tác điều hành CSTT, hoạt

động ngân hàng của NHNN và công tác quản lý của các NHTM, dần bắt kịp với

sự tiến bộ của hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực châu Á.

Page 35: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

135

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao

đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tiền tệ có các chức năng cơ bản như: Phương tiện thanh toán,

dự trữ giá trị, đơn vị hạch toán.

Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân

hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh, với

lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi

nhuận của NHTM. Ngân hàng trung ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và

cũng không kinh doanh tiền tệ, có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các

chính sách tiền tệ; và có rất nhiều NHTM, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực

hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế.

Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các

NHTM. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo

một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn

định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền

còn lại tiếp tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như

vậy, quá trình này cứ diễn ra liên tục.

Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này bao gồm:

Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc). Cung tiền có thể được xác định

bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao

gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất. Mức cung tiền lớn hơn nhiều so

với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Sự quay vòng đã làm tăng tổng

mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh.

Số nhân tiền là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở.

Công thức tính: mM = MS/H. Số nhân tiền sẽ càng lớn, mức cung tiền sẽ càng tăng lên và

ngược lại.

Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành 2 loại sau: Tài sản giao dịch (tài sản

thanh khoản) và các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu,

sổ tiết kiệm,...).

Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân

sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác. Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả.

Cầu tiền phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất và thu nhập.

Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là mức lãi suất thị

trường. Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị

trường tiền tệ. Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu dẫn đến lượng

cung tiền giảm xuống, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.

Các công cụ của chính sách tiền tệ thường bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của

NHTƯ về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo

tính thanh khoản. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín

dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh

chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính. Lãi

suất tái chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương đánh vào các khoản tiền cho các NHTM

Page 36: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

136

vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Hạn mức tín

dụng là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTƯ để khống chế mức tăng

khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTƯ

buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở là

hoạt động NHTƯ mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường.

Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng

của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất

thị trường. Công cụ tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối với các NHTM. Khi cấp

một khoản tín dụng cho NHTM, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho

NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.

Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó tác

động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn

việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng,

ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân,... Chính sách tiền tệ là

một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. NHTƯ sử dụng

chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có các cú sốc bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng

chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt.

Page 37: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

137

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các chức năng của tiền tệ.

2. Bạn hãy phân loại tiền theo tính chuyển đổi.

3. Phân tích quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại.

4. Số nhân tiền là gì? Phân tích ý nghĩa của số nhân tiền tệ.

5. Nêu và phân tích các công cụ điều tiết mức cung tiền của ngân hàng trung ương.

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền

kinh tế.

2. NHTƯ giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống ngân hàng

thương mại và làm cho lãi suất thị trường giảm.

3. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.

4. NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống ngân hàng

thương mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm.

5. Lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên.

6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi

suất tăng.

7. NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và việc

làm trong nền kinh tế.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất và thu nhập là không đổi, lượng cầu tiền lớn hơn

trong trường hợp nào?

A. Lãi suất thấp hơn.

B. Lãi suất cao hơn.

C. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền cao hơn.

D. Xuất khẩu tăng lên.

2. Chính phủ không thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách nào?

A. Bán chứng khoán của Chính phủ.

B. Tăng lãi suất chiết khấu.

C. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

D. Giảm lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.

3. Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho:

A. cung tiền tăng và đường cung tiền dịch chuyển sang phải.

B. số nhân tiền giảm và đường cung tiền dịch chuyển sang trái.

Page 38: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

138

C. lượng tiền cơ sở tăng.

D. lượng tiền cơ sở giảm.

4. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng đối với:

A. người gửi tiền.

B. người vay tiền.

C. công chúng.

D. ngân hàng thương mại.

5. Số nhân tiền tệ đơn giản có mối quan hệ tỷ lệ với nhân tố nào?

A. Tỷ lệ thuận với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

B. Tỷ lệ thuận với cơ số tiền.

C. Tỷ lệ nghịch với lãi suất.

D. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 20%, các ngân hàng không có dự

trữ dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng.

Nếu ngân hàng trung ương bán cho các ngân hàng 10 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, thì điều này

ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế?

Giả sử ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 10%, nhưng các ngân hàng

lại quyết định giữ thêm 10% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao các ngân hàng lại làm

như vậy? Điều này có ảnh hưởng ra sao đến số nhân tiền và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế?

Bài tập 2

Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, các

ngân hàng không có dự trữ dôi ra và dân chúng không nắm giữ tiền mặt.

a. Hãy tính số nhân tiền gửi và cung ứng tiền tệ?

b. Nếu ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20%, thì dự trữ và cung ứng tiền tệ

thay đổi như thế nào?

Bài tập 3

Một nền kinh tế giả định có 2000 tờ 100.000 đồng.

a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự

trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

c. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau, trong khi các

ngân hàng dự trữ 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

d. Nếu mọi người giữ tất cả tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự

trữ là 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

e. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau trong khi các

ngân hàng dự trữ 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

Page 39: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

139

Bài tập 4

Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại (Đơn vị: Tỷ đồng).

Tài sản có Tài sản nợ

Dự trữ 500 Tiền gửi 3000

Trái phiếu 2500

Tổng 3000

Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau:

a. Số nhân tiền

b. Cơ sở tiền

c. M1

Sau đó, giả sử NHTƯ mua trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại với giá trị 2500 tỷ

đồng và hệ thống ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy tính các chỉ

tiêu sau:

d. Cơ sở tiền.

e. M1.

Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng.

Lượng tiền gửi.

Dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại.

Tổng số tiền cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại.

Bài tập 5

Hãy giải thích những hoạt động sau có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất.

Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị.

a. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.

b. Việc lưu hành rộng rãi thẻ tín dụng làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người muốn nắm giữ.

c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% xuống 3% đối

với tiền gửi bằng VND tại các ngân hàng thương mại.

d. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu trong dịp tết.

e. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu.

Bài tập 6

Giả sử ngân hàng trung ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.

a. Điều gì xảy ra với mức cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trong điều kiện không có

“rò rỉ” tiền mặt và các NHTM không có dự trữ dôi ra?

b. Hoạt động trên có ảnh hưởng ra sao đến lãi suất, đầu tư, thu nhập và giá cả, nếu những điều

kiện khác coi như không thay đổi. Hãy giải thích và minh họa bằng các đồ thị thích hợp.

Bài tập 7

Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD)

Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2550 – 250r, mức cung tiền thực tế là MS = 1750.

a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.

b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là MS = 1850 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu

tư sẽ thay đổi như thế nào?

Page 40: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

140

c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.

d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 280, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ.

Bài tập 8

Giả sử có các số liệu của một thị trường tiền tệ như sau:

Hàm cầu tiền thực tế là: MD = kY – hr (với Y = 1000; k = 0,2; h = 18). Mức cung tiền thực tế là MS = 100. (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD).

a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.

b. Do nền kinh tế tăng trưởng tốt nên bây giờ có Y = 1050. Hãy tính mức lãi suất cân bằng mới và mô tả sự biến động này trên đồ thị của thị trường tiền tệ.

c. Từ dữ kiện của câu (b), nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất như câu (a) thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu?

d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 20, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ.

Bài tập 9

Giả sử có số liệu sau:

Lượng tiền giao dịch M1 = 153000 tỷ đồng.

Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5.

Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTƯ đề ra.

Số nhân tiền mở rộng bằng 2.

a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu.

b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu?

c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống ngân hàng thương mại.

d. Giả sử tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền gửi bây giờ là 0,4. Hãy tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Bài tập 10

Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau: MD = kY – hi

Với Y = 600 tỷ đồng; k = 0,2 và h = 5. Mức cung tiền thực tế là MS = 70 tỷ đồng.

a. Viết lại hàm cầu tiền cụ thể và tính lãi suất cân bằng.

b. Giả sử bây giờ thu nhập giảm đi 100 tỷ đồng, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu?

c. Bây giờ không phải do thu nhập thay đổi mà cung ứng tiền tệ tăng từ 70 tỷ lên 100 tỷ, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu?

Bài tập 11

Giả sử có số liệu sau: Lượng tiền giao dịch M1 = 3000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% và các Ngân hàng Thương Mại thực hiện theo đúng quy định này.

a. Tính số nhân tiền và lượng tiền cơ sở ban đầu.

b. Tính lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền gửi được tạo ra từ hệ thống NHTM.

c. Giả sử NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở một lượng là 500 tỷ, hãy tính lượng tiền cơ sở ban đầu và lượng tiền giao dịch của nền kinh tế.

Page 41: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

141

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Khi NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở, cung tiền sẽ tăng, đường LM dịch sang

phải, đầu tư tăng, sản lượng cân bằng tăng, tạo ra thêm việc làm cho nền kinh tế.

2. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Khi đó cung tiền sẽ tăng, lãi suất giảm.

3. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Số nhân tiền không những chỉ rõ vai trò của NHTM mà nó còn chỉ rõ vai trò rất quan

trọng trong việc điều tiết lượng cung tiền của NHTƯ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

4. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Mức dự trữ tăng lên, khả năng cho vay của NHTM giảm xuống, cung tiền giảm.

5. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là do NHTƯ quy định, nó tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau,

tùy thuộc vào mức cung tiền và tình trạng của nền kinh tế.

6. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Khi đó cung tiền giảm, lãi suất tăng.

7. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu, cung tiền giảm, sản lượng và việc làm trong nền

kinh tế sẽ giảm.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: A. Lãi suất thấp hơn.

Vì: Lãi suất và lượng cầu tiền là các biến nội sinh trong mô hình cầu tiền, hai đại lượng này

tỷ lệ nghịch. Lãi suất thấp thì lượng cầu tiền sẽ tăng.

2. Đáp án đúng là: D. Giảm lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.

Vì: Cung tiền giảm phục thuộc vào một trong các yếu tố: Bán chứng khoán của Chính phủ;

Tăng lãi suất chiết khấu; Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nếu ngược lại thì cung tiền sẽ tăng lên.

3. Đáp án đúng là: B. số nhân tiền giảm và đường cung tiền dịch chuyển sang trái.

Vì: Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho lượng tiền có thể cho vay của

các Ngân hàng thương mại sẽ giảm, cung tiền giảm, đường cung tiền dịch chuyển sang trái,

số nhân tiền giảm.

4. Đáp án đúng là: D. Ngân hàng thương mại.

Vì: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng

thương mại.

5. Đáp án đúng là: D. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Vì: Ta có mM bằng một chia cho rb.

Page 42: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

142

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

a. Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, thì số nhân tiền sẽ là 5. Nếu NHTƯ bán 10 tỷ đồng trái

phiếu, nó sẽ làm giảm cơ sở tiền 10 tỷ đồng và cung tiền sẽ giảm đi:

50 tỷ đồng (= 10 tỷ đồng × 5)

b. Các ngân hàng có thể dự trữ cao hơn mức bắt buộc nếu họ thấy khách hàng có xu hướng rút

tiền mặt nhiều hơn trước. Vì tỷ lệ dự trữ giờ đây bằng 20% = 10% + 10%, nên nó không thay

đổi so với trước. Do tỷ lệ dự trữ không thay đổi và ngân hàng trung ương không bơm thêm

tiền mặt vào lưu thông, nên số nhân tiền gửi và cung ứng tiền không thay đổi.

Bài tập 2

a. Số nhân tiền bằng 10 (= 1/0,1). Vì dự trữ là 200 tỷ đồng, cung tiền trong nền kinh tế bằng

2000 tỷ đồng (= 200 tỷ đồng × 10).

b. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên 20%, số nhân tiền sẽ giảm xuống còn bằng 5 (= 1/0,2). Với

tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, cung tiền sẽ chỉ còn bằng 1000 tỷ đồng (= 200 × 5), tức giảm

1000 tỷ đồng. Dự trữ không thay đổi, bởi vì toàn bộ tiền mặt hiện có được giữ bởi các ngân

hàng dưới dạng dự trữ.

Bài tập 3

a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, khối lượng tiền tệ sẽ bằng 200.000.000 đồng.

b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự

trữ là 100%, thì lượng tiền vẫn bằng 200.000.000 đồng.

c. Khi đó khối lượng tiền vẫn bằng 200.000.000 đồng, nhưng bao gồm một nửa là tiền mặt và

một nửa là tiền gửi do ngân hàng dự trữ một trăm phần trăm nên không tạo thêm tiền gửi từ

số tiền mặt nhận được.

d. Số nhân tiền bằng 10 = 1/0,1

Khối lượng tiền tệ bằng: 2.000.000.000 đồng (= 200.000.000 × 10)

e. Nếu dân cư giữ tiền mặt bằng tiền gửi không kỳ hạn, thì điều đó có nghĩa: U = D (1)

Mặt khác: H = U + R = 200.000.000 (2)

R + 0,1D (3)

Thay (3) vào (1) và (2) ta tính được U = 181.818.000 đồng. Trong khi đó:

M = U + D = 2U.

Do đó, lượng tiền trong nền kinh tế bằng 363.636.000 đồng.

Bài tập 4

a. Số nhân tiền: M

1 4m 1,2

14

6

b. H U Ra s D Ra 4 300 500 12500

c. 1 MM ' m H 1, 2 12500 15000

d. H' H H 12500 2500 15000

e. 1 MM ' m H ' 1,2 15000 18000

Page 43: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

143

f. 1M ' U ' D ' U ' 0,25U ' 18000 U ' 14400

g. D ' 0, 25 U ' 0, 25 14400 3600

h. 1

Ra ' 3600 6006

i. L' D' Ra ' 3600 600 3000

Bài tập 5

a. Cung tiền tăng làm giảm lãi suất.

b. Cầu tiền giảm làm giảm lãi suất.

c. Cung tiền tăng làm giảm lãi suất.

d. Cầu tiền tăng làm tăng lãi suất.

e. Cầu tiền tăng làm tăng lãi suất.

Bài tập 6

a. Trong điều kiện không có “rò rỉ” tiền mặt và các ngân hàng thương mại không có dự trữ dôi

ra, số nhân tiền tệ có giá trị là:

M

b

1 1m 10

r 0,1

Khi ngân hàng trung ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường mở sẽ làm cho

cơ sở tiền tăng một lượng là B 20 tỷ đồng và cung tiền sẽ được khuếch đại theo số nhân,

tức là:

MMS m B 10 20 200

b. Hoạt động trên sẽ làm giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng tổng cầu, tăng thu nhập và giá cả.

Bài tập 7

a. MD = MS = 2550 – 250r = 1750 r = 3,2 (%)

b. r = 4,4 (%)

c. MS = MD = 2550 – 250 × 5 = 1300

d. MD = MS = 2550 – 280r = 1750 r = 2,86 (%)

Bài tập 8

a. MD = 0,2 × 1000 – 18r = 200 – 18r = MS = 100 r = 5,56 (%)

b. MD = 0,2 × 1050 – 18r = 210 – 18r = 100 r = 6,11 (%)

c. MS = MD = 0,2 × 1050 – 18 × 5,56 = 109,999

d. MD = MS = 200 – 20r = 100 r = 5 (%)

Bài tập 9

a. Ta có: MS = M1 = mM×H H = 153000/2 = 76500

b. M

a

1 sm 2

s r

; s = 0,5 và ra = rb = 25%

c. M1 = M0 + D = 153000 = 1,5D D = 102000 và U = M0 = 51000

d. s = 0,4 M0 = 0,4D M1 = 1,4D = 153000 D = 109285,71 và U = 43714,29

Page 44: Bài 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

ECO102_Bai4_v2.0018102208

144

Bài tập 10

a. MD = 120 – 5r

b. r0 = 10%

c. r0 = 6%

d. r0 = 4%

Bài tập 11

a. mM = 2 và H = 1500.

b. M0 = 1000 và D = 2000.

c. Lượng tiền cơ sở ban đầu tăng 500 và lượng tiền giao dịch tăng 1000.