tài liệu tập huấn văn bản quy phạm pháp luật

28

Click here to load reader

Upload: vuthuy

Post on 30-Jan-2017

218 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Chuyên đề 1KHÁI NIỆM VĂN BẢN QUY PHÁP LUẬT

Phần IĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN BẢN QPPL

Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008( sau đây gọi tắt là Luật 2008) định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2004 (sau đây gọi tắt là Luật 2004) định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tại khoản 1 Điều 1 như sau: “1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật này quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Sơ đồ về khái niệm văn bản QPPL của HĐND, UBND

1

Văn bản quy phạm pháp luậtcủa HĐND, UBND là văn bản

Do HĐND, UBND ban hành theo

thẩm quyền

Theo trình tự thủ tục do

Luật BHVBQPPL của HĐND, UBND quy

định

Có quy định quy tắc xử

sự chung, có hiệu lực

trong phạm vi địa

phương

Được nhà nước đảm bảo thực

hiện

Điều chỉnh các quan

hệ xã hội ở địa phương theo định

hướng XHCN

Thẩm

quy

ền v

ề nộ

i dun

g

Thẩm

quy

ền v

ề hì

nh th

ức(N

Q, Q

Đ, C

T)

Theo

quy

trìn

h bắ

t buộ

c:

Lập

chươ

ng tr

ình,

soạn

th

ảo, t

hông

qua

- C

huẩn

mực

phá

p lý

(qu

y ph

ạm p

háp

luật

) - Đ

ược

áp d

ụùng

nhi

ều lầ

n-

Đối

vớ

i m

ọi

đối

tượn

g ho

ặc 1

nhó

m đ

ối tư

ợng

ở đị

a ph

ương

kh

i th

am

gia

các

quan

hệ

xã h

ội

Bằn

g cá

c bi

ện p

háp

tuyê

n tru

yền,

giá

o dụ

c, th

uyết

ph

ục, t

ổ ch

ức, h

ành

chín

h,ki

nh tế

... tr

ong

trườn

g hợ

p cầ

n th

iết

áp

dụng

biệ

n ph

áp c

ưỡng

chế

th

i hàn

h - á

p dụ

ng c

hế tà

i

Page 2: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Phần IIPHÂN BIỆT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỚI

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT BẢN KHÁC

Văn bản nói chung là hình thức, công cụ hữu hiệu để ghi lại, truyền đạt và xử lý các thông tin, đặc biệt là để truyền đạt các quyết định quản lý. Văn bản cũng là phương tiện quan trọng của hoạt động quản lý và lãnh đạo. Đối với các cơ quan nhà nước, văn bản là hình thức chủ yếu để cụ thể hoá luật pháp; đối với các cơ quan Đảng, tổ chức xã hội, văn bản có vai trò như công cụ tổ chức, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách và mục tiêu chung của tổ chức đó. Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định quản lý thành văn do các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quản lý hành chính có thẩm quyền ban hành, mang tính quyền lực nhà nước và làm phát sinh các hệ quả pháp lý cụ thể. Văn bản quản lý nhà nước không chỉ phản ánh các thông tin quản lý mà còn thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước, là những căn cứ pháp lý để các khách thể thực hiện quyết định của các chủ thể quản lý nhà nước. Các văn bản quản lý nhà nước nhằm phục vụ cho việc điều hành bộ máy quản lý nhà nước có thể hoạt động đúng hướng, đúng chức năng và có hiệu quả. Việc phân loại văn bản quản lý nhà nước, thông thường được xác định như sau: văn bản QPPL, văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thường, văn bản chuyên môn và văn bản kỹ thuật. Tiêu chí phân loại các văn bản quản lý nhà nước dựa trên tính chất, đặc điểm của từng loại văn bản, mục đích ban hành văn bản cũng như khái niệm văn bản. Ví dụ: đối với văn bản QPPL, đặc tính của văn bản cần chú ý là có chứa đựng quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc chung, đối tượng áp dụng không phải là một đối tượng hay nhóm đối tượng cụ thể, được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

- Văn bản cá biệt là văn bản áp dụng văn bản QPPL để giải quyết những vấn đề riêng lẻ, có đối tượng tác động là cá nhân (kể cả một nhóm đối tượng cụ thể, xác định). Ví dụ: quyết định bổ nhiệm hoặc nâng lương đối với công chức Nguyễn Văn A.

- Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm triển khai thực hiện các văn bản QPPL hoặc dùng để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc... của các cơ quan hành chính nhà nước. Văn bản hành chính thông thường có các hình thức cũng như nội dung phong phú, đa dạng, có thể liệt kê một số loại chủ yếu như: công văn hành chính (là công cụ giao dịch chính thức giữa các cơ quan: mời họp, đề xuất hoặc trả lời các yêu cầu, câu hỏi, chất vấn, hoặc kiến nghị... hoặc dùng để đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới triển khai thi hành

2

Page 3: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

công việc theo kế hoạch hay theo thẩm quyền pháp luật quy định...); thông cáo, thông báo, điện báo, biên bản, giấy đi đường, giấy giới thiệu... - Văn bản chuyên môn là các loại giấy tờ mang tính đặc thù của nghiệp vụ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nhất định, ví dụ: lĩnh vực kế hoạch, thống kê, tài chính, ngân hàng, y tế... - Văn bản kỹ thuật là các loại giấy tờ được sử dụng trong các ngành, lĩnh vực có tính kỹ thuật như kiến trúc, xây dựng, công nghệ... ví dụ: bản vẽ thiết kế, luận chứng kinh tế - kỹ thuật... Việc phân loại văn bản giúp các cơ quan xây dựng, sử dụng, ban hành văn bản đúng hình thức, mục đích, đối tượng, đúng thẩm quyền và đúng thể thức, qua đó, bảo đảm tính pháp lý của văn bản. Ngoài ra, phân loại chính xác văn bản có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý, điều hành nhằm giải quyết từng vấn đề cụ thể. Văn bản quản lý nhà nước là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước. Việc phân loại đúng đắn các văn bản quản lý nhà nước sẽ phản ánh đúng đặc điểm của quá trình quản lý nhà nước và tạo ra các mối quan hệ pháp lý hài hoà trong hoạt động của các cơ quan, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động quản lý cũng như tính hợp pháp của các quyết định.

Từ những phân tích trên, chúng tôi liệt kê một số văn bản không phải là văn bản QPPL mà trên thực tế chúng ta có thể khó khăn khi nhận dạng: - Các văn bản do HĐND, UBND ban hành, nhưng không có đầy đủ các yếu tố của văn bản QPPL như: nghị quyết về miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND và các chức vụ khác; nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu HĐND và bầu các chức vụ khác; nghị quyết về việc giải tán HĐND; nghị quyết về việc thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND; nghị quyết hoặc quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Uỷ ban lâm thời để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định; nghị quyết hủy bỏ, bãi bỏ văn bản QPPL của HĐND, UBND; nghị quyết về tổng biên chế ở địa phương; quyết định về chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của UBND; quyết định phê duyệt kế hoạch, quy hoạch phát triển đối với một ngành, một đơn vị hành chính địa phương; quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị; quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đơn vị hành chính địa phương, quy hoạch ngành; quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND và những văn bản tương tự khác để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể.

- Các văn bản của Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, như: quyết định thành lập đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND; quyết định ban hành quy chế hoạt động của các hội đồng, ban, ban chỉ đạo, Uỷ ban lâm thời; quyết định ban hành quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức; quyết định xử lý vi phạm hành chính; các văn bản có tính chất

3

Page 4: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

chỉ đạo, điều hành hành chính; văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt và những văn bản tương tự khác để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể thì không phải là văn bản QPPL. - Các văn bản có chứa QPPL như công văn, thông báo, điện báo, hướng dẫn và các giấy tờ hành chính khác.

4

Page 5: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Chuyên đề 2THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Phần IQUY TRÌNH THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Theo Điều 42 Luật 2004 thì dự thảo văn bản QPPL là quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện phải được tiến hành thẩm định trước khi trình UBND huyện ban hành.

Văn bản do Phòng Tư pháp soạn thảo, Luật không quy định rõ ràng việc thẩm định nhưng việc lấy ý kiến là bắt buộc.

Quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện được ban hành trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp (Mục 4 Chương III Luật 2004), Luật không quy định việc thẩm định trong trường hợp này. Nhưng điều cần lưu ý là dù quyết định, chỉ thị được ban hành để giải quyết các vấn đề đột xuất, khẩn cấp vẫn phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của quyết định, chỉ thị trong hệ thống văn bản QPPL. Do vậy, cơ quan, cá nhân được giao soạn thảo quyết định, chỉ thị trong trường hợp này cần lấy ý kiến góp ý của Phòng Tư pháp (lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan là khâu bắt buộc khi xây dựng quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện trong trong trường hợp đột xuất - khoản 1 Điều 48 Luật 2004). Dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện trước khi trình UBND cần phải được thẩm định theo quy định tại Điều 42 của Luật. Theo đó, việc thẩm định quyết định, chỉ thị được thực hiện như sau: - Dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện phải được Phòng Tư pháp thẩm định trước khi trình UBND. - Chậm nhất là 07 ngày, trước ngày UBND họp, Phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo. Nếu cơ quan soạn thảo gửi văn bản đến Phòng Tư pháp 10 ngày trước ngày UBND họp thì cơ quan này chỉ có 3 ngày để thẩm định, như vậy khó bảo đảm thời gian thẩm định và chất lượng của văn bản, nhất là trong trường hợp dự thảo quyết định, chỉ thị liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Cần lưu ý quy định của Luật là “chậm nhất là 10 ngày trước ngày UBND họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ quan tư pháp để thẩm định”, do đó, cơ quan soạn thảo nên gửi dự thảo sớm hơn, tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác thẩm định có thời gian thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dự thảo để nâng cao chất lượng của công văn thẩm định.

1. Hồ sơ gửi thẩm định

5

Page 6: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:- Công văn yêu cầu thẩm định;- Tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thị;- Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị;- Văn bản về ý kiến phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình

đẳng giới của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (nếu dự thảo văn bản có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới);

- Các tài liệu có liên quan. Thứ nhất, công văn yêu cầu thẩm định phải làm rõ được các nội dung cơ bản sau: tên cơ quan soạn thảo, yêu cầu Phòng Tư pháp thẩm định, thời hạn gửi công văn thẩm định, chữ ký của lãnh đạo cơ quan soạn thảo.

Thứ hai, tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thị - Về dự thảo: Dự thảo gửi Phòng Tư pháp thẩm định phải là dự thảo đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

- Về tờ trình: Cơ quan soạn thảo gửi tờ trình UBND, nhưng trong đó phải nêu được sự cần thiết ban hành văn bản, quá trình soạn thảo, nội dung chính của dự thảo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (hoặc những vấn đề xin ý kiến của UBND). Khi viết về quá trình soạn thảo quyết định, chỉ thị, cần chú ý đến việc dự thảo đã được tiến hành lấy ý kiến mấy lần, ở đâu, với hình thức nào, đối tượng nào. Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (hoặc những vấn đề xin ý kiến của UBND), cơ quan soạn thảo nên đưa ra quan điểm của mình đồng thời lý giải cho sự lựa chọn đó. Ngoài ra nếu dự thảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới thì nội dung tờ trình cần có đánh giá về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản.

Thứ ba, bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị. Sau khi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến. Để thuận tiện cho việc nắm bắt nội dung của cả quá trình lấy ý kiến, cơ quan soạn thảo có thể tổng hợp theo phương pháp tập trung các ý kiến góp ý vào chùm vấn đề hoặc cũng có thể tổng hợp ý kiến góp ý theo các điều trong dự thảo.

Thứ tư, trong trường hợp dự thảo văn bản được xác định có nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới hồ sơ gửi thẩm định cần có thêm văn bản về ý kiến phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

Thứ năm, các tài liệu có liên quan. Các tài liệu có liên quan ở đây có thể là các văn bản pháp luật liên quan (nếu có), thậm chí là văn bản của địa phương

6

Page 7: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

khác có nội dung tương tự dùng để tham khảo kinh nghiệm, nếu như văn bản đó đã phát huy hiệu quả trên thực tiễn.

2. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định, phân công thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị

- Tiếp nhận hồ sơ thẩm định. Ngay sau khi nhận được hồ sơ thẩm định, Phòng Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định và nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì có thể đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung hồ sơ. - Phân công thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị. Việc phân công thẩm định có thể giao cho một người hoặc một nhóm người, tùy điều kiện nhân sự của mỗi Phòng Tư pháp địa phương. Trong trường hợp nội dung dự thảo liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thì lãnh đạo Phòng nên phân công người thẩm định chính và một số người phối hợp. Việc tổ chức các cuộc họp thẩm định thường đem lại chất lượng tốt hơn cho văn bản hơn là chỉ giao cho một cá nhân thực hiện, nhất là trong trường hợp phải thẩm định gấp một văn bản.

3. Phạm vi thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thịPhạm vi thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện bao

gồm: - Sự cần thiết ban hành;

- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định, chỉ thị; - Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị với hệ thống pháp luật;

- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản; - Tính khả thi (nội dung không bắt buộc): Về tính khả thi của văn bản, Luật không quy định bắt buộc cơ quan tư pháp (Phòng Tư pháp cấp huyện) phải có ý kiến vì trách nhiệm cao nhất về tính khả thi của văn bản cũng như nội dung của văn bản thuộc về cơ quan soạn thảo. Luật quy định “Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết định, chỉ thị”, quy định này chỉ có tính khuyến khích cơ quan tư pháp phát biểu về tính khả thi của dự thảo quyết định, chỉ thị;

- Vấn đề lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản (nếu có).4. Tổ chức thẩm địnhPhân công viết báo cáo thẩm định

Ngay sau khi được phân công thẩm định, Thủ trưởng đơn vị được phân công thẩm địnhlãnh đạo Phòng Tư pháp có thể trực tiếp hoặc phân công cán bộ đã trực tiếp tham gia soạn thảo dự thảo hoặc cán bộ được giao theo dõi mảng công việc liên quan đến nội dung dự thảo viết báo cáo thẩm định.

Tổ chức họp góp ý dự thảo gửi thẩm định

7

Page 8: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Để công văn thẩm định đạt kết quả tốt, trước khi viết báo cáo thẩm định, Thủ trưởng đơn vị được giao thẩm định có thể triệu tập cán bộ họp của phòng để góp ý dự thảo. Đối với dự thảo quyết định, chỉ thị có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, Lãnh đạo Phòng Tư pháp cần mời đại diện các bộ phận chuyên môn của UBND cấp huyện có liên quan đến họp để góp ý về các nội dung thẩm định. Trong cuộc họp, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo được mời tham gia để trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo. Nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp có thể yêu cầu cơ quan soạn thảo cung cấp thông tin và tài liệu có liên quan đến dự thảo văn bản để phục vụ công tác thẩm định. Trong quá trình tổ chức thẩm định, Phòng Tư pháp có thể mời các chuyên gia am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự thảo tham gia thẩm định. Trên cơ sở ý kiến góp ý vào dự thảo, Lãnh đạo Phòng Tư pháp (trường hợp tổ chức cuộc họp)- đơn vị được giao thẩm định kết luận, cán bộ được phân công chuẩn bị báo cáo thẩm định xây dựng báo cáo. Trước khi lãnh đạo Phòng Tư pháp ký báo cáo thẩm định, cán bộ được giao thẩm định phải đọc nội dung của báo cáo, chỉnh sửa báo cáo.

5. Gửi báo cáo thẩm định Ngay sau khi lãnh đạo Phòng Tư pháp ký báo cáo thẩm định, Phòng Tư pháp có trách nhiệm sao, gửi báo cáo đến đơn vị soạn thảo, đến lãnh đạo Phòng Tư pháp và lưu hồ sơ thẩm định. Cơ quan thẩm định cần lưu ý, theo quy định, chậm nhất là bảy ngày trước ngày UBND họp, Phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.

Phần IIKỸ NĂNG THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo trong hệ thống pháp luật và việc tuân thủ trình tự, thủ tục soạn thảo của dự thảo. Việc thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị phải bảo đảm tính khách quan, tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định theo quy định của Luật năm 2004. Thẩm định góp phần nâng cao chất lượng văn bản QPPL. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kỹ năng thẩm định, có thể khái quát kỹ năng thẩm định ở các nội dung cơ bản sau:

1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng của một văn bản QPPL 1) Giải quyết được mục tiêu đặt ra, đồng thời bảo đảm tính hiệu quả, tính

kinh tế.2) Các chính sách thể hiện trong văn bản rõ ràng, bảo đảm tính nhất quán

với chính sách chung của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực mà văn bản đó điều chỉnh.

8

Page 9: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

3) Nội dung của văn bản phải hợp hiến, hợp pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

4) Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

5) Bảo đảm tính khả thi, theo đó các điều kiện bảo đảm thi hành như nguồn tài chính, nguồn nhân lực, các biện pháp đề ra để giải quyết phương án lựa chọn… phải được quy định cụ thể, đầy đủ, hợp lý.

6) Minh bạch, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.7) Bảo đảm tính dự báo, tính ổn định của hệ thống pháp luật. Các quy

định trong văn bản phải cụ thể, nhưng không quá chi tiết dẫn đến nguy cơ phải sửa đổi, bổ sung ngay sau khi được ban hành.

8) Chế tài đặt ra phải hợp lý, tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Cán bộ thẩm định cần nắm được các tiêu chuẩn chung của một dự thảo văn bản QPPL tốt, từ đó có sự so sánh, đối chiếu trong quá trình thẩm định nhằm tìm ra những điểm chưa phù hợp và đề xuất sửa đổi dự thảo.

2. Tập hợp, xử lý tài liệu liên quan đến dự thảo văn bảna) Tập hợp tài liệu Để phục vụ cho việc thẩm định, việc thu thập, tập hợp các tài liệu có liên

quan đến nội dung của dự thảo văn bản được đề nghị thẩm định là cần thiết. Cán bộ thẩm định cần căn cứ vào các tiêu chí thẩm định và nội dung của dự thảo để xác định các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, đối chiếu, so sánh để đưa ra các lập luận, lý lẽ khi đánh giá các vấn đề của dự thảo. Các tài liệu liên quan được tập hợp bao gồm:

- Các văn kiện của Đảng;- Các văn bản QPPL có thứ bậc pháp lý cao hơn, các văn bản điều chỉnh

về cùng một vấn đề và các văn bản điều chỉnh các vấn đề có liên quan.- Các tài liệu trong hồ sơ thẩm định, gồm tờ trình, dự thảo, bản tổng hợp ý

kiến góp ý, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý và các tài liệu khác;- Các sách báo, tài liệu tham khảo khác.b) Xử lý tài liệuSau khi tập hợp tài liệu, cán bộ thẩm định phải tiến hành nghiên cứu, xử

lý những tài liệu chứa đựng các quy định đã hết hiệu lực hoặc các văn bản hết hiệu lực, tránh việc sử dụng, viện dẫn các quy định này khi đối chiếu, so sánh với các quy định trong dự thảo văn bản được thẩm định. Đồng thời, cần lưu ý đến các nguyên tắc áp dụng văn bản trong trường hợp có xung đột về nội dung (Điều 83 Luật 2008; Điều 54 Luật 2004).

3. Xây dựng đề cương thẩm định

9

Page 10: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của dự thảo văn bản QPPL được thẩm định và yêu cầu của Luật 2004 về phạm vi thẩm định, cán bộ thẩm định nên xây dựng đề cương báo cáo thẩm định trước khi bắt đầu xây dựng báo cáo thẩm định. Việc xây dựng đề cương sẽ góp phần bảo đảm tính toàn diện, đầy đủ, tránh bỏ sót nội dung thẩm định cũng như đảm bảo các vấn đề trình bày trong báo cáo thẩm định sẽ lô gic, mạch lạc, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Đề cương thẩm định cần thể hiện cụ thể những vấn đề sẽ phát biểu, những lập luận, chứng cứ để chứng minh cho vấn đề nêu tại báo cáo thẩm định.

Thông thường, một văn bản thẩm định phải phải thể hiện đầy đủ các nội dung thuộc phạm vi thẩm định theo yêu cầu của Luật. Trong một số trường hợp đặc biệt, văn bản thẩm định chỉ chứa đựng một vài nội dung đánh giá. Chẳng hạn như khi cơ quan thẩm định không tán thành đánh giá về sự cần thiết ban hành văn bản thì sẽ không tiến hành đánh giá về các quy định cụ thể của dự thảo văn bản QPPL, hoặc trên cơ sở đánh giá các quy định cụ thể của dự thảo văn bản để lập luận, đưa ra ý kiến phản bác sự cần thiết ban hành văn bản. Do vậy, việc xây dựng đề cương báo cáo thẩm định cần bám sát các vấn đề sẽ phát biểu tại báo cáo thẩm định để đưa ra những dự liệu chính xác.

4. Phạm vi thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị - Sự cần thiết ban hành;

- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định, chỉ thị; - Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị với hệ thống pháp luật;

- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản;- Tính khả thi của dự thảo văn bản. - Vấn đề lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản (nếu có).Mấu chốt quan trọng nhất của hoạt động thẩm định là phát hiện vấn đề

và lập luận, trình bày quan điểm cho những vấn đề trong dự thảo văn bản thẩm định đã được phát hiện. Việc thẩm định và phát hiện vấn đề xoay quanh các nội dung và phạm vi thẩm định như đã nêu trên. Để có thể phát hiện chính xác vấn đề, đưa ra các lập luận, quan điểm chặt chẽ, chính xác, lôgíc cho những vấn đề đó, cần tập trung trả lời các câu hỏi trong từng nội dung thẩm định:

a) Sự cần thiết ban hành quyết định, chỉ thịPhạm vi thẩm định bao gồm:

Tại phần này, Phòng Tư pháp phải nêu lên chính kiến có đồng ý với việc ban hành quyết định, chỉ thị không. Nếu đồng ý với việc ban hành, Phòng Tư pháp phải nói rõ lý do tại sao và nếu không đồng ý cũng phải đưa ra lý do. Để có cơ sở đưa ra kết luận về sự cần thiết ban hành, người làm công tác thẩm định cần căn cứ vào Điều 2 của Luật năm 2004, cụ thể là quyết định, chỉ thị nhằm:

10

Page 11: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Thứ nhất, các văn bản được ban hành để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Thứ hai, các văn bản được ban hành để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Thứ ba, các văn bản được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao cụ thể trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Chú ý, trong khi thẩm định, để tránh tình trạng ban hành văn bản theo kiểu sao chép, nếu văn bản cấp trên đã quy định rõ ràng thì trong công văn thẩm định cần khẳng định việc ban hành văn bản đó là không cần thiết (ví dụ: Chỉ thị của UBND tỉnh về việc thực hành tiết kiệm nhân dịp tết nguyên đán đã rõ, cấp huyện không cần phải ban hành văn bản QPPL quy định vấn đề này nữa).

Tại nội dung này, để trả lời cho câu hỏi lớn lý do, mục đích ban hành văn bản là gì, người thẩm định cần tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau đây:

- Thực trạng của pháp luật hiện hành: vấn đề mà dự thảo văn bản đang hướng tới điều chỉnh đã được quy định trong văn bản nào chưa? Nếu đã có, thì cần phân tích lý do tại sao các quy định đó vẫn chưa giải quyết được vấn đề, cần phải có quy định mới hoặc quy định sửa đổi, bổ sung? TThông thường, lý do của việc đã có quy định mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề là do quy định đó thiếu cụ thể, rõ ràng hoặc đã lạc hậu, không theo kịp với sự thay đổi của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, hoặc các biện pháp để giải quyết vấn đề vẫn chưa đủ hiệu lực, đủ mạnh; do cơ chế thi hành và điều kiện thi hành chưa được bảo đảm, chưa tương xứng (như chưa bảo đảm các nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thực hiện; ý thức pháp luật của người dân còn chưa cao...). Trong trường hợp chưa có quy định cụ thể về vấn đề này thì cần phân tích có cần thiết ban hành văn bản mới hay chỉ cần ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Tình hình của địa phương: cần phân tích các vấn đề liên quan đến tình hình chung địa phương với tính chất là các yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới quá trình đề xuất ban hành văn bản cũng như nội dung của văn bản.

- Các quy định của dự thảo văn bản có đáp ứng yêu cầu của các chính sách pháp luật không? các chính sách, /quy định, /biện pháp đưa ra trong dự thảo có giải quyết được các vấn đề, /mục tiêu cơ bản đặt ra hay không?

Trên cơ sở các lý do đó, để trả lời cho sự cần thiết ban hành văn bản, cần nghiên cứu thật kỹ dự thảo tờ trình, các tài liệu khác trong hồ sơ thẩm định để có thể nắm bắt được các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho việc cần thiết ban hành văn bản.

b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định, chỉ thị Việc xem xét đối tượng, phạm vi điều chỉnh của quyết định, chỉ thị thường căn cứ vào vấn đề, lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh và văn bản đó được

11

Page 12: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

áp dụng cho những ai? Đặt câu hỏi cho vấn đề về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản để làm rõ vấn đề đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản đó có phù hợp với mục tiêu ban hành, chính sách của văn bản và các điều khoản quy định trong dự thảo có phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo hay không và có bị chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các văn bản khác không. Để đánh giá được yêu cầu trên người thẩm định khi thực hiện việc thẩm định cần trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo văn bản có chồng chéo với các văn bản hiện hành không?

VD: Trong lĩnh vực y tế về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tính đến thời điểm hiện tại tỉnh ta có khá nhiều văn bản điều chỉnh về vấn đề này:

- Quyết định số 594/QĐ-UBND ngày 14/4/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành bổ sung biểu giá một phần viện phí tại các cơ sở khám, chữa bệnh y tế công lập trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND về giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt giá một số dịch vụ y tế thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tạm thời giá dịch vụ: Phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco tại Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Cao Bằng.

=> Về Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của các văn bản trên có phần trùng lặp mặc dù trên thực tế mỗi văn bản đều có ý nghĩa là căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ cụ thể. Nhưng vì có nhiều văn bản có trùng lặp phạm vi, đối tượng điều chỉnh có thể dẫn đến tình trạng khi cần tra cứu giá một dịch vụ phải tra cứu nhiều văn bản. Do đó để giải quyết vấn đề trên khi xây dựng dự thảo về giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh trong năm 2014 Sở Y tế đã gộp các nội dung của các văn bản có cùng phạm vi, đối tượng điều chỉnh trên.

Câu hỏi 2: Đối tượng áp dụng với phạm vi điều chỉnh của dự thảo có sự phù hợp, tương xứng không?

VD: Trong lĩnh vực giao thôngDự thảo văn bản quy định đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh là "các

phương tiện tham gia giao thông đường thủy trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng". Như vậy sẽ không có sự phù hợp, tương xứng giữa đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh vì trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không có kênh, rạch, phá, vũng, vịnh.

Câu hỏi 3: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh có phù hợp với chính sách của dự thảo văn bản

12

Page 13: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

VD: Trong lĩnh vực nông nghiệp với chính sách phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp khai thác lợi thế tiềm năng về điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh với 3 cây loại trồng; thuốc lá, mía, trúc sào. Nên khi xây dựng dự thảo nghị quyết về chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án thuộc chương trình phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh đối thì đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo sẽ là các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện chương trình phát triển 3 loại cây thuốc lá, mía, trúc sào chứ không thể nào là các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện chương trình phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp nói chung.

Câu hỏi 4: Các quy định của dự thảo văn bản có phù hợp với Đối tượng áp dụng với phạm vi điều chỉnh không?

Như ví dụ về nông nghiệp ở mục 3 cơ quan soạn thảo đã xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh như trên thì trong nội dung không thể đưa thêm quy định về hỗ trợ đối với các dự án phát triển trồng ngô hay lúa được.

Câu hỏi 5: Tên gọi của dự thảo văn bản đã phản ánh đúng về cơ bản phạm vi, đối tượng điều chỉnh mà dự thảo văn bản cần điều chỉnh chưa?

c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị trong hệ thống pháp luật

* Tính hợp hiến của dự thảo Một trong các yêu cầu của Luật 2004 là văn bản QPPL của HĐND, UBND phải phù hợp với Hiến pháp (khoản 1 Điều 3). Do vậy, một trong những nội dung vô cùng quan trọng của việc thẩm định là nhằm đảm bảo cho các quy định của dự thảo bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp và phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Thông thường các quy định trong Hiến pháp mang tính định hướng, xác định chủ trương là chính, do vậy, để kết luận các nội dung của dự thảo được thẩm định có hợp với các quy định của Hiến pháp hay không, người làm công tác thẩm định thường xem xét nội dung dự thảo có phù hợp với tinh thần của Hiến pháp hay không.

*Tính hợp pháp của dự thảo Tính hợp pháp của quyết định, chỉ thị của UBND được hiểu là: quyết định, chỉ thị của UBND phải phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội; nghị quyết, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thông tư, quyết định của bộ, ngành quản lý ngành, lĩnh vực, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh và nghị quyết của HĐND cùng cấp. Ví dụ: khi thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh về quyết định chính sách thu hút và một số chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức trên địa bàn phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương, có thể khẳng định ngay các quy định trong dự thảo trái pháp luật (cụ thể là trái với quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND), vì đây là các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND (khoản 5 Điều 17 Luật Tổ chức HĐND, UBND).

13

Page 14: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Hoặc khi thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh quy định việc quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, có thể kết luận ngay đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo này phù hợp pháp luật bởi vì theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật tổ chức HĐND và UBND thì thẩm quyền quy định về lĩnh vực này thuộc về UBND tỉnh.

*Tính thống nhất của dự thảo trong hệ thống pháp luậtVề nguyên tắc, quyết định của UBND được hành mới không được mâu

thuẫn với các quy định của quyết định hiện hành về cùng vấn đề. Song, văn bản QPPL được ban hành để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, mà cuộc sống là đa dạng, dẫn đến các quan hệ xã hội cũng biến đổi theo, đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ khoa học kỹ thuật, hội nhập kinh tế - quốc tế như ngày nay, cho nên các văn bản QPPL cũng phải được hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc được ban hành mới để phù hợp với thực tế. Do vậy, việc các văn bản mới được ban hành có một số quy định trái với các quy định do chính cơ quan nhà nuớc đó đã được ban hành trước đó có thể lý giải được. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan giúp UBND cấp huyện trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật, Phòng Tư pháp có trách nhiệm phát hiện những quy định trong dự thảo không thống nhất với quyết định do UBND ban hành trước đó. Trong trường hợp có sự không thống nhất, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm giải trình với cơ quan có thẩm quyền, đồng thời kiến nghị bãi bỏ các điều, khoản, điểm trái với các quy định của dự thảo. Ngoài ra, Phòng Tư pháp cũng có trách nhiệm phát hiện những quy định không thống nhất trong chính nội dung dự thảo được thẩm định.

Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định cần đặt các câu hỏi chính xác để trả lời với mục đích xác định tính hợp pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật, các câu hỏi thường đặt ra bao gồm:

Câu hỏi 1: Căn cứ pháp lý chủ yếu để ban hành văn bản là gì và các căn cứ đó có chính xác hay không?

Câu hỏi 2: Có Đúng thẩm quyền ban hành văn bản (về hình thức và nội dung) hay không?

+ Hình thức UBND cấp huyện ban hành quyết định và chỉ thị.+ Nội dung dự thảo văn bản có phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban

hành hay không? (thuộc thẩm quyền của HĐND hay UBND...).Câu hỏi 3: Nội dung của dự thảo văn bản có đảm bảo tính hợp pháp hay

không? cụ thể:+ Có văn bản nào trái với văn bản QPPL có giá trị pháp lý cao hơn

không?

14

Page 15: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

+ Có đảm bảo tính đầy đủ trong nội dung dự án, dự thảo văn bản theo yêu cầu của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thuộc lĩnh vực đó hay không? Chỉ rõ những nội dung còn thiếu, dẫn chiếu điều khoản cụ thể.

Câu hỏi 4: Văn bản có tuân thủ đúng trình tự, thủ tục xây dựng văn bản không? Cán bộ thẩm định cần căn cứ vào quy định của Luật 2004 để đối chiếu quy trình soạn thảo, ban hành mỗi loại văn bản, từ đó đánh giá về việc tuân thủ trình tự, thủ tục. Nội dung đối chiếu bao gồm: tính đầy đủ của các bước trong quy trình xây dựng văn bản QPPL (soạn thảo, lấy ý kiến...); tính đầy đủ và yêu cầu về hồ sơ.

Câu hỏi 5: Đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc ban hành văn bản theo quy định của luật 2004 hay không? trong đó cần lưu ý về quy định hiệu lực của văn bản, hiệu lực hồi tố; nguyên tắc ủy quyền; tính đồng bộ trong các quy định của dự thảo văn bản...

Câu hỏi 6: Nội dung dự thảo văn bản có đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành không? Cụ thể:

+ Có mâu thuẫn giữa các quy định của dự thảo với các quy định hiện hành do cùng cấp có thẩm quyền ban hành hay không và trong tờ trình dự thảo văn bản đã có phương án giải quyết mâu thuẫn đó chưa?

+ Nếu trong tờ trình đã nêu nhưng thấy đề xuất chưa hợp lý thì ngay trong báo cáo thẩm định phải chỉ rõ mâu thuẫn này và đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo phải có phương án giải quyết mâu thuẫn đó.

+ Trong trường hợp phát hiện quy định trong dự thảo văn bản không thống nhất với các quy định của văn bản hiện hành khác do cùng cấp có thẩm quyền ban hành về cùng một vấn đề thì báo cáo thẩm định phải phân tích lý do, ưu điểm của quy định của dự thảo và đề xuất phương án xử lý.

d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản Khác với ngôn ngữ nói, khác với ngôn ngữ của văn chương, ngôn ngữ trong văn bản QPPL nói chung, đặc biệt là trong quyết định phải được thể hiện trong sáng, dễ hiểu, rõ chủ thể, rõ hành vi, rõ quyền, trách nhiệm của đối tượng điều chỉnh. Trong quá trình soạn thảo, tuyệt đối tránh việc đưa ra các khái niệm tạo nên cách hiểu từ hai nghĩa trở lên. Cũng không nên được dùng trong văn bản các từ nôm na, từ lóng, từ địa phương... Khi thẩm định, nếu gặp các trường hợp trên, cơ quan thẩm định cần phát biểu ý kiến. Trường hợp bố cục, vị trí các chương, điều trong dự thảo quyết định chưa hợp lý, trích dẫn sai căn cứ để ban hành quyết định hay căn cứ để ban hành quyết định sai (ví dụ: lấy văn bản của Đảng làm căn cứ ban hành quyết định) cách trình bày không đúng như quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT- BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội Vụ và Văn phòng Chính phủ thì trong công văn thẩm định cũng cần góp ý về vấn đề này, đồng thời đưa ra phương án xử lý.

đ) Tính khả thi của dự thảo quyết định

15

Page 16: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

Như đã trình bày, đây không phải là nội dung bắt buộc phải thể hiện trong công văn thẩm định, tuy nhiên, trong trường hợp có thể phát biểu, Phòng Tư pháp vẫn có thể phát biểu chính kiến của mình về tính khả thi của quyết định.

e) Vấn đề lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản (nếu có).

Trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản Phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Lao động, thương binh và xã hội đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản và đề nghị Phòng lao động, thương binh và xã hội cho ý kiến bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản. Việc đánh giá được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật bình đẳng giới và Điều 17 Thông tư số 17/2014/TT-BTP, cụ thể bao gồm các nội dung sau:

1) Xác định vấn đề giới trong dự thảo;2) Sự cần thiết quy định chính sách về giới trong dự thảo văn bản;3) Sự phù hợp của quy định chính sách về giới trong dự thảo văn bản với

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;4) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của quy định chính sách về

bình đẳng giới trong dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

5) Tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp giải quyết vấn đề bình đẳng giới, bao gồm sự phù hợp giữa quy định với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của địa phương và điều kiện bảo đảm để thực hiện;

6) Việc bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới trong dự thảo văn bản;7) Việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong

xây dựng dự thảo văn bản của cơ quan chủ trì soạn thảo.Ngoài các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật về ban hành

văn bản bản quy phạm pháp luật thì trong báo cáo phải có phần nội dung thẩm định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, trong đó thể hiện quá trình thẩm định đã xem xét, đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới của văn bản, kết quả lồng ghép vấn đề bình đẳng giới của cơ quan chủ trì soạn thảo. Trường hợp xác định dự thảo văn bản không quy định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới thì trong báo cáo cần thể hiện rõ đã xem xét, đánh giá vấn đề này trong quá trình thực hiện việc thẩm định dự thảo văn bản.

Trường hợp trong quá trình soạn thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo không xác định được dự thảo văn bản có nội dung bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới nhưng trong quá trình thẩm định mới xác định dự thảo văn bản có nội dung liên quan đến vấn đề này thì Phòng Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, giải trình rõ các nội dung có liên quan, hoàn thiện dự thảo văn bản, hồ sơ gửi thẩm định. Trường hợp hồ sơ thẩm định chưa đầy đủ theo quy định, Phòng Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì

16

Page 17: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

soạn thảo bổ sung hồ sơ. Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ trong thời hạn chậm nhất là 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị bổ sung hồ sơ.

Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan có liên quan về vấn đề bình đẳng giới, Phòng Tư pháp tổ chức họp với đại diện của các cơ quan chủ trì soạn thảo, Phòng Lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoặc Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận, thống nhất trước khi trình dự thảo văn bản.

Phần IIIKỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO THẨM ĐỊNH

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Những yêu cầu khi xây dựng báo cáoViệc xây dựng báo cáo thẩm định dự thảo văn bản QPPL phải đáp ứng

các yêu cầu sau đây:Thứ nhất, bảo đảm tính trung thực, chính xác. Theo đó, Báo cáo thẩm

định phản ánh trung thực, chính xác ý kiến thẩm định đối với các nội dung của dự thảo văn bản.

Thứ hai, nội dung báo cáo phải cụ thể, thể hiện đầy đủ và nêu rõ chính kiến, các lập luận của cơ quan thẩm định về các nội dung thẩm định theo Luật 2004, bao gồm: sự cần thiết, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật, ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo, vấn đề lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản (nếu có) và có thể gồm cả tính khả thi.

Thứ ba, việc xây dựng báo cáo phải bảo đảm tính kịp thời.` 2. Phương pháp viết báo cáo

Để viết được một báo cáo thẩm định đầy đủ nội dung, có chất lượng, cán bộ thẩm định cần tiến hành các bước cơ bản sau:

2.1 Công tác chuẩn bị Cán bộ được phân công viết báo cáo thẩm định xác định rõ mục đích, yêu

cầu của báo cáo, từ đó xây dựng đề cương khái quát, đề cương chi tiết của dự thảo báo cáo. Cán bộ viết báo cáo phải thu thập thông tin, tổng hợp ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, kết hợp với lập luận của cá nhân để đưa vào báo cáo.

2.2 Xây dựng đề cương chi tiếtTrên cơ sở đề cương sơ bộ được xây dựng trước khi tiến hành thẩm định,

cán bộ được phân công viết báo cáo thẩm định xây dựng đề cương chi tiết với những nội dung cụ thể rõ ràng hơn. Đề cương chi tiết cần bố cục rõ ràng, đưa ra các ý kiến thẩm định lớn cũng như lập luận cơ bản để đánh giá về dự thảo văn bản theo các nội dung thẩm định được quy định tại Luật 2004.

17

Page 18: Tài liệu tập huấn Văn bản quy phạm pháp luật

2.3 Viết dự thảo báo cáoTrên cơ sở đề cương chi tiết, cán bộ được phân công tiến hành viết dự

thảo báo cáo. Báo cáo cần thể hiện đầy đủ các nội dung thẩm định được quy định tại Luật 2004, trong đó phải nêu được chính kiến của cơ quan thẩm định và đưa ra được lập luận lô gic, rõ ràng, có sức thuyết phục. Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo phải trong sáng, dễ hiểu; nhận định, đánh giá phải chính xác, khoa học; trình bày ngắn gọn xúc tích và nên hạn chế lối hành văn cầu kỳ. Đặc biệt, khi phản biện các quy định của dự thảo văn bản thì cơ quan thẩm định cần đưa ra phương án giải quyết cụ thể để cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu.

Thông thường, báo cáo thẩm định sẽ được kết cấu bao gồm các nội dung sau đây:

- Phần mở đầu: Phần này sẽ bao gồm quốc hiệu, tên cơ quan thẩm định, địa điểm, thời gian báo cáo, kính gửi; tiếp đó sẽ là phần giới thiệu căn cứ thẩm định (đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo tại công văn số...) và dẫn đề sang nội dung thẩm định.

- Phần nội dung: Nội dung của báo cáo thẩm định sẽ bao gồm các phần nhỏ, thể hiện nội dung thẩm định theo yêu cầu của Luật 2004. Thông thường mỗi một nội dung thẩm định theo yêu cầu của Luật 2004 sẽ bố cục thành một mục riêng trong báo cáo và được sắp sếp theo thứ tự từ sự cần thiết; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất; ngôn ngữ kỹ thuật soạn thảo; vấn đề lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản (nếu có) và tính khả thi (nếu có). Trong mỗi phần, báo cáo thẩm định cần nêu rõ được ý kiến của cơ quan thẩm định và lập luận, lý lẽ chứng minh cho các ý kiến đó.

- Phần kết luận: Trong phần này Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ kết luận của cơ quan thẩm định về toàn bộ dự thảo văn bản và đề xuất của cơ quan thẩm định.

2.4 Trình lãnh đạo duyệtCán bộ thẩm định rà soát kỹ dự thảo báo cáo trước khi trình lãnh đạo xem

xét, cho ý kiến chỉ đạo. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cán bộ thẩm định chỉnh lý, hoàn thiện và trình lãnh đạo ký.

18