tài liệu thuyết minh dbscl

119
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM KHOA DU LỊCH KHOA DU LỊCH LỚP 09DL1 LỚP 09DL1 ---o0o--- ---o0o--- TÀI LIỆU THUYẾT MINH TÀI LIỆU THUYẾT MINH LIÊN TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LIÊN TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) SVTH: 1.Dương Võ Trân Châu 2.Trần Hồ Trúc Duy 3.Nông Thị Diễm My 4.Vũ Nguyễn Thanh Sơn 5.Nguyễn Văn Thuyền

Upload: kelsi-luist

Post on 12-May-2015

6.743 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài liệu thuyết minh dbscl

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM

KHOA DU LỊCHKHOA DU LỊCH

LỚP 09DL1LỚP 09DL1

---o0o------o0o---

TÀI LIỆU THUYẾT MINHTÀI LIỆU THUYẾT MINH

LIÊN TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LIÊN TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGLONG(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

SVTH:

1. Dương Võ Trân Châu

2. Trần Hồ Trúc Duy

3. Nông Thị Diễm My

4. Vũ Nguyễn Thanh Sơn

5. Nguyễn Văn Thuyền

Tháng 3 năm 2011.

Page 2: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

LONG ANLONG AN

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH

Long An ngày nay có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm so với nhiều vùng đất khác ở Nam bộ. Khi Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược năm 1698, lúc bấy giờ Long An thuộc phủ Gia Định, huyện Tân Bình. Năm 1832, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng đối với Long An là việc thành lập phủ Tân An gồm hai huyện Thuận An và Phước Lộc. Trên địa bàn cơ sở này, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn được thành lập từ sau khi thực dân Pháp xâm lược và đến năm 1957, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn được sát nhập thành Long An như ngày nay.

Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây mang phù sa bồi đắp cho những vườn cây trái trĩu quả quanh năm, Long An còn có những cánh đồng lúa tốt tươi, bạt ngàn, hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Tất cả đã tạo nên một bức tranh làng quê Long An yên bình, mát dịu và trù phú.

Thuyết minh về Sông Vàm Cỏ:

+ Vàm: là nơi hội tụ các nhánh sông, thường là Ngả 3 sông.

+ Về tên Vàm Cỏ: có nhiều cách giải thích về tên gọi này, trên đại thể có 2 cách giải thích như sau:

“Trước kia, bờ đất ven Vàm có rất nhiều cỏ, dân chúng thấy vậy gọi là VÀM CỎ”.

“theo tiếng Khmer: (hỏi Hướng dẫn) ...............................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

LỊCH SỬ

Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp..

Trong thời kỳ Pháp thuộc, dân chúng Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp.

Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Cách TP.HCM 47km, Long An là của ngõ của đồng bằng sông Cửu Long.

Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.

Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

DÂN SỐ

Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1.436.914 người.

DIỆN TÍCH

Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.493,87km².

DÂN TỘC

Long An đông dân, chủ yếu là người Việt (kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây.

TÔN GIÁO

2

Page 3: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Long An có 4 tôn giáo đông người theo là đạo Phật, Kitô giáo, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành..

LỄ HỘI

Lễ Cầu Mưa

Thời gian: 18/4  âm lịch. 

Địa điểm: tại một số vùng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh.

Đặc điểm: Lễ cầu mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức lễ truyền thống và phần hội là các cuộc đua ghe trên sông rạch (Ghe đua bằng tre thon dài, chứa được 20 tay bơi), cũng có nơi làm lễ rước rồng.

Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn uống vui chơi, hưởng lộc.

=> Nhìn chung, lễ hội chỉ mang tính chất địa phương, không có giá trị về du lịch.

TÀI NGUYÊN DU LỊCH

+ Di tích lịch sử cấp quốc gia

1. Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức : đây là một quần thể kiến trúc cổ đầu TK 19 còn lại tương đối nguyên vẹn, được nhân dân địa phương và dòng họ Nguyễn Huỳnh thường xuyên tu tạo. Với lối kiến trúc mang đậm văn hóa cổ truyền, nơi đây còn lưu giữ những di vật quý từ hơn 200 năm trước như chiếu chỉ, sắc phong, khánh cổ, kiệu, ghế do Vua Xiêm tặng,...Là một điểm đến khá hấp dẫn.

2. Chùa Tôn Thạnh: ngôi chùa cổ nhất ở LA, xây năm 1808 với nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách TK 19, đặc biệt là pho tương Bồ Tát Địa Tạng được đúc bằng đồng. Chùa từng là nơi Nguyễn Đình Chiểu sống ở những năm 1859 – 1861.

3. Nhà Trăm Cột .(68 cột tròn, 12 cột vuông bằng gỗ và 40 cột gạch ở ngoài hiên).

4. Di tích Vàm Nhựt Tảo

5. Cụm di tích Bình Tả : cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả, thuộc huyện Đức Hòa. (Non nước Vn, tr.646)

6. Chùa Phước Lâm :còn gọi là chùa Ông Miêng với hơn 40 pho tượng và nhiều bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thiếp vàng rực rỡ, phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam bộ.

7. Di tích lịch sử Bình Thành.(Xanh.tr36)

8. Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hoà. (Xanh.tr39)

9. Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong .(Xanh.tr40)

10. Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến . .(Xanh.tr38)

11. KHU DU LỊCH SINH THÁI LÀNG NỔI TÂN LẬP : Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, được quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 100 tỷ đồng để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung. Dự kiến trong tương lai nơi đây sẽ hình thành 11 khu chức năng như: khu di trú động vật hoang dã, khu bảo tồn tự nhiên, trung tâm giáo dục môi trường, khu lâm viên, khu nhà nổi … Du khách đến tham quan sẽ được hòa mình vào thiên nhiên đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ và những dịch vụ kỳ thú của làng nổi Tân Lập.

+ Di tích lịch sử cấp tỉnh: có khoảng 15

3

Page 4: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH SINH THÁI

Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười

Làng nổi Tân Lập - chợ huyện Mộc Hóa.

(thời gian: 1 ngày)Bao gồm:

- Tham quan hệ sinh thái rừng tràm tự nhiên và nhân tạo dọc theo Quốc lộ 62 thuộc các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa.

- Đi tàu du lịch tham quan Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười (1.041 ha) - Rừng tràm nguyên sinh - Vườn dược liệu tập trung - Phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất dược liệu. Đoàn dùng cơm trưa. Nghĩ ngơi.

- Đi bằng xuồng hoặc theo các đường dẫn bộ tham quan khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập với hệ rừng tràm đặc dụng, những đồng sen tự nhiên, những dãy lúa trời xanh biếc và nhiều loại động, thực vật phong phú tạo nên hệ sinh thái rất riêng biệt cho cảnh quan Tháp Mười.

- Tham quan chợ huyện Mộc Hóa và cửa khẩu Bình Hiệp quý khách sẽ được tiếp cận, tìm hiểu về đời sống dân cư vùng biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Đặc biệt ở nơi đây quý khách sẽ được thưởng thức các loại món ăn đặc trưng như: đá chanh mật ong tự nhiên, sirô bụp giấm, cá lóc nướng trui cuốn lá sen, rau rừng, canh chua bông điên điển … mua sắm các loại thảo dược, mật ong thiên nhiên …

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

Chùa Tôn Thạnh - Nhà Trăm Cột - Bảo Tàng tỉnh Long An

Lăng mộ cụ Nguyễn Huỳnh Đức.

(thời gian: 1 ngày) Bao gồm:

- Tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Tôn Thạnh - một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, nơi nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã từng sống, dạy học và sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nổi tiếng đã đi vào sử ca của nước ta.

- Tham quan di tích kiến trúc cấp quốc gia nhà Trăm Cột - ngôi nhà có kiến trúc cổ rất độc đáo với hơn 100 cột bằng gỗ quý như: gõ, cẩm lai … Đoàn dùng cơm trưa với các món ăn đặc sản của vùng biển Cần Đước. Nghĩ ngơi.

- Quý khách tiếp tục chương trình tham quan Bảo tàng tỉnh Long An - nơi trưng bày các hiện vật - di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa Óc Eo.

- Viếng và tham quan khu lăng mộ cổ Nguyễn Huỳnh Đức - người đã có công với triều đình nhà Nguyễn và là nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn Huỳnh - tại đây quý khách được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc và những cổ vật quý cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX được công nhận là di tích quốc gia.

ĐẶC SẢN (Xanh, tr.197)

1. Gạo Nàng Thơm – Chợ Đào: Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo, giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ). Cơm gạo Nàng thơm ăn với cá bống kèo ho tộ là đặc sản địa phương.

2. Rượu đế Gò Đen

3. Dưa hấu Long Trì

4. Mắm còng

5. Lạp xưởng Cần Giuộc

DỊCH VỤ LƯU TRÚ

Khách sạn Bông Sen 

Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tx. Tân An, Long An 

Điện thoại: 3821 322/ 3826 439 Fax: 3822 985

4

Page 5: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Khách sạn Mộc Hóa

Địa chỉ: 72 Trần Hưng Đạo, H. Mộc Hóa, Long An 

Điện thoại: 3841 239 Fax: 3841 238

Khách sạn Du lịch Công Đoàn Long An 

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Bình, Tx.Tân An, Long An 

Điện thoại: 3821 779 Fax: 3826 397

NHÀ HÀNG

Nhà hàng Bông Sen

Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tp. Tân An, Long An 

Điện thoại: 382 1322

Nhà hàng Thủy Tạ

Địa chỉ: 51 đường 4, Tp. Tân An 

Điện thoại: 3521 888

Nhà hàng Phương Tuyền

Địa chỉ: 8 Võ Công Tồn, Tp. Tân An, Long An 

Điện thoại: 382 6634

Nhà hàng Song Nguyên

43E/1 Khu 5, Tx. Tân An

Tel: (84-72) 385 0500

Nhà hàng Thanh Thủy

11A/25 Quốc lộ 1, phường 4, Tx. Tân An

Tel: (84-72) 382 9473

CÔNG TY LỮ HÀNH ĐỊA PHƯƠNG

Cty Du lịch Long An

Địa chỉ: 112 Cách Mạng Tháng Tám, Tx. Tân An 

Điện thoại: 3826 227/ 3826 425 Fax: 3822 985

DỰ ÁN DU LỊCH

Tỉnh đang từng bước kêu gọi đầu tư các dự án du lịch lớn, xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí để phục vụ khách du lịch như: khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, khu dịch vụ giải trí Hồ Khánh Hậu … Bên cạnh đó, tỉnh cũng phát triển làng nghề gắn với du lịch, kết hợp các tour du lịch để giới thiệu văn hóa của Long An với du khách và bạn bè quốc tế.

Dự án số

- Tên danh mục công trình, dự án kêu gọi đầu tư: điểm du lịch đồn Rạch Cát.

- Địa điểm: xã Long Hựu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

- Diện tích: 100 ha.

- Nội dung kêu gọi xã hội hóa:

+ Nhà nước quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng.

5

Page 6: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

+ Kêu gọi đầu tư vào các khu chức năng phục vụ tham quan du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, cắm trại, nuôi trồng bảo tồn sinh thái.

- Tổng vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng.

- Thời gian đầu tư: 50 năm.

- Hình thức đầu tư: 100% vốn doanh nghiệp.

- Chính sách ưu đãi đầu tư: theo quy định hiện hành.

HAPPY LAND:

CHUYÊN ĐỀ:

Cần Đước cũng được xem là một trong nhừng cái nôi của đờn ca tài tử, hiện ở đình Vạn Phước có thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại Cần Đước chỉnh lý, sáng tác các bài bản tổ của nhạc lễ, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò lưu truyền các đời sau như nhạc Giai, nhạc Láo nổi tiếng...thành ngữ phổ biến ở lục tỉnh nam kỳ "Đờn nhứt xứ, võ vô địch" là để xưng tụng người Cần Đước xưa hào hoa và nghĩa hiệp.

Vàm Nhật Tảo:

Nơi đây ngày 10/12/1861 người anh hùng xuất thân từ nghề chài lưới Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy nghĩa quân đốt cháy chiến hạm Lorcha thuộc đoàn tàu Espérauce gây chấn động lớn vì đầu tiên nghĩa quân Việt Nam đánh đắm tàu Pháp với trang thiết bị hiện đại.

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (1838-1868) ở làng Bình Nhật-tỉnh Gia Định (nay là xã Bình Đức -huyện Bến Lức - Long An ). Năm 1861 ông tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, sau khi đồn Chí Hòa thất thủ ông về Long An dưới sự lãnh đạo của Trương Định cùng nghĩa quân chống Pháp. Khi 3 tỉnh miền Đông mất ông ra Bình Định nhận chức lãnh binh, đến năm 1867 ông về Hà Tiên giữ chức thành thủ úy. Đêm 16/6/1868 ông chỉ huy đánh đồn Rạch Giá và làm chủ trận thế trong 5 ngày sau đó rút ra Phú Quốc. Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, nghĩa quân bị thiếu lương thực, ốm đau nên ông đã tự ra nộp mình và bị giải về Sài Gòn, giặc nhiều lần dụ hàng nhưng ông khẳng khái nói “Khi nào nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”.

Ngày 27/10/1868 Pháp đã hành hình ông tại Rạch Giá. Nho sĩ Huỳnh Mẫn Đạt đã có bài thơ điếu:

Hỏa hồng Nhựt tảo oanh thiên địa

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Nhà máy dệt Long An:

Đây là một nhà máy dệt lớn nhất ở miền Nam, sản phẩm của nhà máy chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu hàng sang nước ngoài.

Sản phẩm may sẵn của nhà máy cũng được ưa chuộng trên thị trường. Nguồn nguyên liệu của nhà máy dựa vào cánh đồng bông ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ở nước ta, cánh đồng bông lớn nhất là ở Phan Rang. Nơi đây có viện nghiên cứu về kỹ thuật trồng bông ở Việt Nam.

Nằm gần khu vực Cầu Voi cách Tp.Hồ Chí Minh (40km) là nhà máy Dệt khá lớn của tỉnh Long An, được trang bị máy móc hiện đại, đặc biệt là dệt loại vải Katê Long An. Nhà máy dệt Long An được nhiều người biết đến vì đây có đội bóng chuyền nữ đẳng cấp A1 toàn quốc.

Cầu Tân An:

6

Page 7: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Cầu dài 406m, bắt qua sông Vàm Cỏ Tây, cũng bắt nguồn từ Campuchia, gặp sông Vàm Cỏ Đông ở Cần Đước, (vịnh Gành Rái- cửa Soài Rạp) đổ ra biển đông. Nếu như chúng ta đi từ Tp.Hồ Chí Minh về thì bên trái của cầu Tân An theo hướng sông Vàm Cỏ Tây đi ra hướng biển khoảng 10km gặp một địa danh có tên gọi là Vàm Nhật Tảo nơi Nguyễn Trung Trực đã làm nên một chiến thắng vang dội vào năm 1861 là đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp.

Trên Vàm Nhật Tảo ngày 10-12-1861 người anh hùng xuất thân làm nghề chài lưới, Nguyễn Trung Trực đã tổ chức một đám cưới diễn ra trên thuyền do chính ông làm chú rễ, trong đó ông tinh ý cho chiếc thuyền của mình cập sát con tàu Lorcha thuộc đoàn tàu Espérance (Tàu hy vọng). Ông cùng cô dâu xin phép được lên tàu mời thuyền trưởng món ăn đặc sản của Long An là “Mật ong và trứng gà”. Trong lúc thuyền trưởng thưởng thức, ông chém đầu, cùng lúc quân lính của ông đã leo lên đốt cháy chiếc tàu gây chấn động lớn cho thực dân pháp. (Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, Phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, Long An). Năm 1861 tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, sau khi đồn Chí Hòa thất thủ, ông đứng đầu nhóm Pháp Tây An, thường gọi là Quản Lịch, dưới sự chỉ huy của Trương Định. Khi ba tỉnh Miền Đông mất, ông ra Bình Định nhận chức lãnh binh, giữa năm 1867 về lại Hà Tiên, giữ chức thành thủ úy. Đêm 16-06-1868 ông chỉ huy đánh đồn Rạch Giá làm chủ trong 5 ngày, sau đó rút ra Phú Quốc. Tại đây nhiều trận giao chiến nghĩa quân trongthế bị bao vây, lương thực cạn, bị đau ốm, đói khát, sức khoẻ kiệt quệ, ông tự ra nộp mình và tự giải về Sài Gòn, giặc dụ ông hàng và ông đã khẳng khái nói “ Khi nào nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”.

Ngày 27-10-1868 giặc đã hành hình ông tại Rạch Giá. Nhân dân đã lập đền thờ ông tại Rạch Giá, Phú Quốc và quê hương ông. Đương thời nho sĩ Huỳnh Mẫn Đạt có làm thơ biếu ông:

Hỏa hồng Nhựt tảo oanh thiên địa

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Gò Đen

Gò Đen thuộc xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thị tứ đầu tiên của huyện Bến Lức, nơi nổi tiếng rượu đế. Ở hai bên đường của khu vực này có bày bán rất nhiều dựng trong những can nhựa. Có hai giả thuyết nói đến Gò Đen.

Giả thiết thứ nhất: Vùng này trước kia người ta nuôi vịt nhiều tối lại họ thường đốt đèn trên Gò để coi vịt, thế thì người đi qua lại trên đường thấy có ánh sáng lấp lánh gọi đó là Gò Đêm hay còn gọi là Gò Đen.

Giả thiết thứ hai: Nơi đây vốn nổi tiếng là rượu đế. Trước đây vào thời thuộc Pháp cấm nấu rượu đế, không cho sản xuất ra loại rượu nếp nhưng nhân dân ta trốn lén lên Gò cao, nơi có những lùm cây rậm rạp, tối tăm để mà nấu cho ra loại rượu rất ngon. Từ đó có tên rượu Gò Đen.

7

Page 8: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

TIỀN GIANGTIỀN GIANGSÔNG CỬU LONG: Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì: Sông này bắt nguồn từ Tây

Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc, Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông có tên khác là MêKông (dài 4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi chảy qua lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Trần Đề Và Bát Xát). Nên gọi là Cửu Long. Đây là vùng đất được hình thành do sự bồi đắp của con sông Mê Kông và đây cũng là vùng châu thổ lớn nhất nước.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH:

LỊCH SỬ:

Ngay từ thế kỉ 18, phố chợ Mỹ Tho đã là nơi buôn bán nổi tiếng, ghe thuyền ở các ngả sông, biển đến đậu đông đúc làm thành một đô hội rất phồn hoa huyên náo.

Mỹ Tho là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang hình thành vào năm 1679. Ngày nay còn dấu vết một khu thương mại cổ nằm trên đường Nguyễn Huỳnh Đức, thuộc phường 2 và phường 8. Hồi ấy gọi là Mỹ Tho đại phố. Năm 1791, đại phố này được xây dựng lại.

Đây là khu phố do chính người Việt người Hoa Minh Hương, cánh Dương Ngạn Địch lập nên. Mỹ Tho Đại phố là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ vào giữa thế kỷ 17 và Mỹ Tho Đại Phố, Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố ngày nay ở Biên Hòa) và Hà Tiên.

Vào 3 thế kỷ trước, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân từ Nam Vinh (Phnôm Pênh ngày nay) ghé qua cù lao Cây Sao và sau đó, trên đường về đất Đồng Nai, khi qua Rạch Gầm (sách cũ gọi là Sầm Khê) thuộc huyện Kiến Đăng, đất Mỹ Tho xưa thì bị bạo bệnh, trút hơi thở cuối cùng. Tên Rạch Gầm là do xưa kia cọp rất nhiều cọp thường hay kêu gầm nên một thời được gọi là Rạch Cọp Gầm, về sau người ta bỏ tiếng cọp, còn gọi là Rạch Gầm. Đây là nơi nổi tiếng với những trận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Pháp thời nhà Nguyễn và chiến thắng của Tây Sơn đập tan đoàn quân xâm lược Xiêm thời chúa Nguyễn.

Ba sông chính chảy qua Tiền Giang: sông Tiền, Gò Công, Bảo Định đã bồi đắp phù sa, biến đất đai vùng này trở nên phì nhiêu. Giữa sông Tiền lộng gió, nổi lên một hòn đảo nhỏ, có tên Cù Lao Thới Sơn, cây ăn trái xum xuê. Là miệt vườn nổi tiếng của xứ sở cây trái Nam Bộ và sản vật trà mật ong thanh nhiệt thật thơm ngon.

Nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, chợ nổi Cái Bè sầm uất từ lâu là điểm mưu sinh quen thuộc của người dân vùng sông nước Cửu Long. Hàng ngày có khoảng 400 thuyền lớn chở đầy hàng hoá neo hai bên bờ chờ thương lái. Trên sông, hàng trăm thuyền nhỏ xuôi ngược như mắc cửi, buôn bán rộn ràng.

Diện tích: 2367 Km2

Dân số: Dân số 1.670.216 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009)

Dân tộc: Việt, Hoa, Khmer, ...

Tôn giáo: Nho, Phật, Công giáo, Tin lành, Hòa hảo, Cao đài,..

VỊ TRÍ:

Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp Biển Đông.

8

Page 9: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Khí hậu Tiền Giang có hai mùa rõ rệt , đó là mùa mưa và mùa khô . Nhiệt độ trung bình là 27 độ C , lượng mưa trung bình là 2300 mm/ năm

Các sông chính là sông Tiền , sông Gò Công , sông Bảo Định và một mang lưới kênh đào thuận lợi cho giao thông đường thủy . Từ Tiền Giang có thể đi TP. Hồ Chí Minh hoặc Phnôm Pênh bằng đường sông .Đường bộ chính là quốc lộ 1A chạy xuyên qua cac tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

TÀI NGUYÊN DU LỊCH:

Là tỉnh có tiềm năng hàng đầu về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt.Thế mạnh chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ và đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, ...Các điểm du lịch sinh thái như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.

1. DI TÍCH Rạch Rầm – Xòai Mút

Khu di tích được khánh thành năm 2005 để kỉ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 20.1.1785 – 20.1.2005

Khu di tích thuộc địa phận ấp Đông , xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang ,rộng gần 2 ha, hơn một nửa diện tích để xây dựng các nhà trưng bày .

Trận thủy chiến diễn ra trên sông Tiền ( sông Mỹ Tho ) nay thuộc địa phận bốn xã là Kim Sơn , Thới Sơn , Song Thuận , Bình Đức của huyện Châu Thành cách Thành phố Mỹ Tho 7km

Tại đây Nguyễn Huệ đã chỉ huy đội quân từ Quy Nhơn vào Mỹ Tho. Đêm 19 rạng 20.1.1785 đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền của giặc , tiêu diệt hàng van quân Xiêm và hàng ngàn tàn quân của Nguyễn Anh.

Để kỉ niệm chiến thắng vang dội đó , tại khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút đã xay dựng tượng đài chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút . Tượng đài cao 8 m , nặng 20 tấn bằng đồng màu với ba nhân vật : ở giữa là vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tay đang vuốt gươm , bên trái là hình ảnh người nông dân Định Tường chèo thuyền hỗ trợ chiến đấu còn bên phải là hình ảnh võ công Tây Sơn giương cung bắn vào kẻ thù

Dưới chân nhóm tượng đái này là một loại hình kiến trúc dạng đền . Bên ngoài đền co dải phù điêu bằng đồng màu nặng 6 tấn phác họa lên từ hình ảnh con người và chim lạc được cách điệu từ mặt trống đồng

Cổng và tường rào của khu di tích có hình ảnh những chiến thuyền gợi cho ta có cảm giác mình đang chứng kiến cảnh thủy chiến diễn ra nơi đây

Tiếp theo du khach sẽ được tham quan nhà trưng bày số 1. Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật như súng thần công là hiện vật phục chế còn các hiện vật khác là nguyên bản . Trong nhà trưng bày có dải tranh ghép gốm màu với 1440 viên gạch ghép lại với nhau được nung ở nhiệt độ 1100OC . Dải tranh ghép cao 1.8m , với diện tích 57 m2 .Nội dung gồm 4 chương nói về quá trình khẩn hoang , lập ấp , trận thủy chiến , khúc khải hoàn. Ngoài ra còn có mang phù điêu với diện tích 13 m2 phác hoa lên từ hình ảnh chim muông và cây trái của vùng quê sông nước Tiền Giang

Ngoài ra ở đây còn có ngôi nhà cỏ Nam Bộ cất theo kiểu ba gian và hai chái . Ngôi nhà có diện tích 225 m2 , có 48 cây cột trong đó có 24 cây cột tròn và 24 cây cột vuông biểu tượng cho mẹ tròn con vuông . Ở giữa nhà có bàn thờ tổ tiên , phía trước có bộ ghế trường kỉ làm cho ta liên tưởng đến phong tục ăn coi nồi ngồi coi hướng . Ngày xưa những người lớn tuổi có thể ngồi ở đây uống trà và trò chuyện ; đặc biệt con dâu và con gái không được lên nhà trên.

9

Page 10: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

2. Trại Rắn Đồng Tâm

Sau khi dùng điểm tâm sáng, anh Nguyễn Đình Lam ,hướng dẫn viên địa phương dã dẫn đoàn đến tham quan trại rắn Đồng Tâm . Nơi đây cách Thành phố Mỹ Tho 12 km . Trại rắn thuộc địa phận xã Bình Đức huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang khoảng 3 ha.

Đây là trung tâm nuôi rắn lớn lấy nọc xuất khẩu , kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu chữa bệnh rắn cắn cho nhân dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long . Bên cạnh đó , nơi đây còn là một khu vườn thật đẹp – tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý hiếm tại Nam Bộ ,

Trước kia đây là căn cứ quân sự của Mĩ có tên là Đồng Tâm; ngày xưa người dân thường gọi nay là vành đay trắng. Nơi nay có địa thế hiểm trở thường diễn ra những trận đánh cá liệt giữa lực lượng cách mạng và Mỹ-Ngụy. Khu căn cứ rộng 15 hecta. sau năm 1975, được bàn giao về quân khu 9, một người có tên là Huỳnh Văn Diệp tức trung tá Huỳnh Văn Diệp đã thành lập ra nơi nuôi rắn lớn nhất mi ền Nam.

Trước đây khi “ ông Tư Được “ còn quản lý thì ông đã sưu tầm được rất nhiều loại rắn và trăn. Sau khi ông mất thì người khác lên thay ông số rắn đã giảm dần. Hiện nay ở đây có khoảng 6 loài rắn như : hổ mang , hổ chúa , mái rầm , lục đầu dồ , rắn nước , rắn bông súng.

Khi ta đi thấy rất nhiều loại rắn được nuôi ở nhiều môi trường khác nhau; chẳng hạn như tại một hốc cây người ta làm một long sắt để thả một con rắn vào doing trong môi trường thiên nhiên này để rắn đẻ và ấp trứng thành con; hoặc có những khu vực được tạo ra những giống sống hoang dã và trồng rất nhiều cây cối để mà thả rắn vào sống trong môi trường thiên nhiên.

Tới nay quý khách sẽ thấy được loài rắn độc nhất là rắn hổ chúa. Trước nay, rắn hổ chúa ở nay không nhiều nhưng bay giờ thì rắn hổ chúa đã được nhân giống ra rất nhiều. Nọc độc của rắn hổ chú khi chạm vào cơ thể chúng ta thì khoảng 2 phút sau cơ thể ta hoàn toàn bị tê liệt, rắn hổ chúa có rất nhiều biệt tài là bò dưới nước hoặc leo lên cây.

Ngoài rắn hổ chúa, còn có rắn hổ mang, hổ ngựa, hổ mèo, hổ đất. Để phân biệt rắn hổ chúa và hổ mang; hổ mang có thân hình nhỏ và ngắn hơn hổ chúa và khi ngóc đầu lean nó có hình trăng tròn; còn hổ mèo thì cũng ngóc đầu và phùng mang nhưng không có hình trăng tròn mà có 2 vòng tròn nên người ta thường gọi rắn mắt kính. Nọc độc rắn hổ mang thì không bằng rắn hổ chúa. Vì vậy khi nộc độc rắn hổ mang chạm vào cơ thể thì 10-15 phút thì nọc độc mới lam truyền làm tê liệt cơ thể. Ngoài ra khi bắt mồi không can tiếo xúc trực tiếp mà có thể phun nọc độc xa 2 m.

Ta thấy rắn đầu có hình tam giác và có khoan trắng và đen là bò cạp nia

Còn loại có khoan vàng và đen gọi là bò cạp nông.

Còn loại có màu xanh lục như lá cây đó là rắn lục. Có 2 Lọai chính là: rắn lục day khuôn và rắn lục vời.

Giá thịt rắn dao động từ 35 – 40 USD/ kg , thi trường tiêu thụ ở Châu Á chủ yếu là Đài Loan , Trung Quốc , Hàn Quốc Trại rắn Đồng Tâm chủ yếu nuôi rắn lấy nọc không phải để tham quan.

Với giá vé 10.000 đối với khách Việt Nam và 20.000 đối với khách nước ngoài , du khách sẽ được vào tham quan trại rắn với các khu như :

Khu nuôi rắn và trăn ở trong nhà gồm nhiều loài trăn và rắn khác nhau . Ở đây du khách co thể quấn trăn lên mình va chụp ảnh lưu niệm

Khu ngoài sân là khu nuôi rắn ở trong khoang bể nuôi bằng bê tông với rất nhiều loài rắn

Khu phía sau la khu nuôi thú gồm nhiều loài như : công , khỉ , cá sấu , đà điểu . Đi vao đây du khách có cảm giác như đi trong sở thú . Và đặc biệt hơn nữa tại đây còn co chu ba ba vang rất quý hiếm nặng khoảng 30 kg chỉ còn hai con ở Việt Nam

Khu nhà bảo tòan rắn là nơi trưng bày hầu như đầy đu các chủng loại rắn và được ngâm trong chất phoocmon nên nhìn chúng sống động như vẫn còn sống

10

Page 11: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Tại đây du khách nên mua sắm vài sản phẩm từ rắn để làm quà cho người thân bởi hàng tốt và giá cả hợp lý:

Rượu rắn : 40.000đ/chai

Cao trăn : 600.000đ/kg

Cao rắn : 500.000đ/kg

Cao khỉ : 300.000đ/kg

Cobratax : 20.000đ/kg

Rượu rắn lục : 100.000đ/chai

Mật ong : 50.000đ/chai

Mỡ trăn : 12.000đ/lọ

Viên điều trị rắn cắn : 20.000đ/tuýp

Bột rắn lục : 8000đ/lọ

Bột rắn hổ : 70.000đ/lọ

Bột cù lần : 80000đ/lo

3. Cù Lao Thới Sơn – Cồn Thới Sơn

Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Thới Sơn có diện tích khoảng 1.200 ha. Toàn xã Thới Sơn là một vùng chuyên canh cây ăn trái, quanh năm được phù sa bồi đắp. Theo anh Huỳnh Văn Phương, Giám đốc Sở Thương mại – Du lịch Tiền Giang, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Tiền Giang đã chủ trương phát triển du lịch theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có tại địa phư ơng. Công ty Du lịch Tiền Giang đầu tư năm tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch chính. Các hộ dân trong khu vực đã đóng góp mặt bằng, nhà cửa và hơn 100 chiếc đò với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng. Cách tổ chức du lịch theo mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách, đồng thời huy động được vốn và các tiềm lực khác trong dân. Phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hiện nay, số hộ giàu, khá ở Thới Sơn chiếm tỷ lệ 78%, chỉ còn 2,7% số hộ nghèo.

Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ, đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào, bí bức của phố phường. Khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào. Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Khách có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Đêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.

Những ngôi nhà của 6.000 người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ căm xe; mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên – Trừ – Mãn – Bình – Định – Chấp – Phá – Nguy – Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh vi, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng… Chung quanh nhà là vườn hoa cảnh với nhiều cây bon-sai được trồng tỉa công phuD9ến Thới Sơn, khách được tham quan cách làm kẹo dừa bằng phương pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, người dân Thới Sơn còn giới thiệu với khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù…

Năm 1995, Thới Sơn đón hơn 40.000 lượt khách, năm 1996 đón khoảng 80.000 lượt khách, năm 1997 đón 120.000 lượt và năm 2001 đón khoảng 200.000 lượt khách trong đó 65% là khách nước ngoài. Cô Lê Trang, một người kinh doanh du lịch ở Thới Sơn cho biết, Thới Sơn thu hút được khách là nhờ chương trình,

11

Page 12: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn đang trở thành điểm thu hút khách đến Tiền Giang.

Theo kế hoạch, từ năm 2002 đến năm 2005, Công ty Du lịch Tiền Giang tiếp tục đầu tư năm tỷ đồng để xây dựng cù lao Thới Sơn thành làng du lịch. Khách sẽ có dịp tham quan những làng nghề truyền thống với các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế. Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở các hộ dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách. Ðồng thời, vận động nhân dân giữ lại các dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa, bình tích đựng nước trong vỏ dừa… Thới Sơn là làng du lịch xanh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long với vườn cây, trời nước và tấm lòng hồn hậu, hiếu khách của người dân Nam Bộ.

Từ bến phà 30-4, chúng tôi lại xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn, chuối, sầu riêng… quả treo lủng lẳng.

Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho trái ngọt.

Chúng tôi được mời đến một khu vườn do công ty du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: “see you again” rất ngọt ngào.

Chúng tôi được mời ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới Sơn. Nơi đây có một garden restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn tôi nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng “thập nhị giác” này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn đã thấy ngon.

5. Chùa Vĩnh Tràng

Du khách đến Mỹ Tho mà không thăm chùa Vĩnh Tràng là một điều thiếu sót. Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trc tiu biểu ở Nam Bộ. Cha tọa lạc trn mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 hecta, thuộc làng Mỹ Hóa, nay là x Mỹ Phong, bn con rạch Bảo Định hiền hịa nước ngọt quanh năm.

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, chùa vốn là một thảo am do ông Tri Huyện Bùi Công Đạt phát nguyện xây cất để di dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Ông thỉnh Hịa thượng Từ Lâm ở cha Bửu Lm về trụ trì. Sau khi ơng Bi Cơng Đạt qua đời, Hịa thượng Huệ Đăng d vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên Vĩnh Tràng, hoàn thành vào mùa hè năm Canh Tuất (1850).

Lúc đầu mang tên là Vĩnh Trường (sư muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn và vĩnh cửu theo thời gian) nhưng do nhiều ngươì miền Nam đọc trại đi thành Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch thì ngôi chùa hương khói lạnh tanh. Năm 1890, bổn đạo đến chùa Sắc Tứ Linh Thứu thỉnh hòa thượng Quảng An-Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tồ chức xây lại ngôi chùa. Chùa hư hỏng nặng vì trận bão năm 1905. từ năm 1907->1911, này đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng trong chùa. Hòa thượng Chánh Hậu gốc người Minh Hương, sinh năm 1852 tại làng Điều Hòa tỉnh Định Tường cũ. Năm 1897, ngài quy y thọ giới với hòa thượng Thích Minh Phước tại chùa Bửu Lâm. Ngài được cử làm thủ thượng tọa chùa sắc tứ linh thou từ năm 1880, trụ trì chùa vĩnh tràng từ năm 1890 và đã thường xuyên mở các lớp gia giáo để đào tạo tăng tài. Ngài viên tịch năm 1923. hòa thượng Tâm Liễu –An Lạc(tức Minh Đàng, thế danh Lê Ngọc Xuyên) kế tục, cho xây cổng Tam Quan, mặt tiền chánh điện và nhà tổ.

12

Page 13: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Chùa trải qua bốn lần trùng tu: lần trùng tu thou 1 vào năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã trùng tu và tôn tạo lại mặt chùa. Mặt tiền chánh hậu được xây doing theo lối kiến trúc á, âu; lần trùng tu thứ 2 vào năm 1930; lần trùng tu thứ 3 là 1990; lần trùng tu thứ tư là 2004. hiện nay đang được trùng tu lần nữa.

Trước cửa chùa có cổng tam quan rất tráng lệ do tốp người Huế thực hiện năm 1933 với sự tài trợ về kinh phí của 2 ông Hùynh Trí Phú và Lý Văn Quang. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp; 2 cổng bên làm bằng xi măng vươn cao như 2 tòa lâu đài cổ, được ghép tòa những mảnh sành sứ tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa sự tích nhà phật, truyện tích nhân gian và các đề tài Tứ Quý, Tứ Linh, hoa lá…tầng lầu thượng của cổng Tam Quan có vòm cửa rộng, bên phải đặc tượng hòa thượng chánh hậu, bên trái đặt tượng hòa thượng Minh Đàng. Cả 2 tượng này đều đắp bằng xi măng giống như tượng thật, do điêu khắc gia Nguyễn Phi Hoanh thực hiện.

Mặt tiền chùa vĩnh tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á, lẫn Âu. Ơ nay có những hoa văn theo thời phục hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt Ấn Độ, gạch men nhật bản…những câu ngữ Hán viết theo lối thể chữ truyện cổ kính xen với chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-Tích. Từ xa trông vào du khách có thể hình dung ngôi chùa như đền Ăngkor có năm tháp. Theo truyền tụng của nhân dân địa phương thì hòa thượng Minh đàn và ông quỳnh trí phú từng du học sang xứ chùa tháp nên tiếp thu được cái trong kiến thức ngôi chùa tên đó, kết hợp với kiến trúc phương tây.

Tượng có nhiều tay nhiều mắt gọi là chuan đề bồ taut, vị này là hiện thân của quan thế âm bồ taut có nhiều tay, nhiều mắt để cứu độ chúng sinh: nhiều mắt để thấy được nổi khổ của chúng sinh

Trong chùa có chuông đồng một tấn do vua Tự Đức cho kinh phí đúc, chuông được làm sau năm giáp dần

Ngày Giỗ Đình Vĩnh Tràng:

18-1 Hòa Thượng Huệ Đăng

17-3 Hòa Thượng Pháp Tràng

1-5 Hòa Thượng Tú Long

21-6 Hòa Thượng Minh Đàn

30-7 Hòa Thượng Trà Chánh Hậu.

Ngòai ra, các ngày giỗ ra còn các ngày: thượng quân (15-1), trung quân(15-7), hạ quân(15->10). Đặc biệt ngày 15-4 Am Lịch còn có ngày lễ áng sanh của Phật Thích Ca.

Ở chánh điện có các bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu Bát Tiên cỡi thú do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907 – 1908. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng Phật như A-di-đà, Thích-ca, La-hán và tượng các vị Bồ-tát. Hai bên bàn thờ là tượng chân dung Hịa thượng Chánh Hậu và người kế pháp là Hịa thượng Minh Đàn. Các Hịa thượng Huệ Đăng, Chánh Hậu, Minh Đàn đều thuộc Thiền phái Lâm Tế.

Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn (Di-đà, Quan Âm, Thế Chí) bằng đồng. Tiếc rằng tượng Quan Âm đ bị thất lạc từ lu. Sau ny Hịa thượng Chánh Hậu phải thuê thợ làm tượng khác bằng gỗ thế vào cho đủ bộ. Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng, to gần bằng người thật, cùng phong cách với tượng Già Lam, Đạt-ma ở chùa Bửu Lâm. Khác với thông lệ xưa nay, Ngọc Hoàng ở đây không có Nam Tào, Bắc Đẩu cầm sổ sinh tử đứng hầu hai bên. Thay vào chỗ đó là Ông Thiện và Ông Ác.

Hai bên tường chánh điện là bàn thờ Thập điện Minh Vương. Đặc biệt ở đây có bộ Thập bát La-hán là những tác phẩm chạm khắc gỗ độc đáo mà một số nghệ nhân ở Nam Bộ đ tạc vào năm 1907 theo sự chỉ đạo của Hịa thượng Chánh Hậu. Bộ tượng này bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng 0,80m, bề ngang 0,58m, được đặt hai bên điện Phật gọi là sáu căn : mắt, tai, lưỡi, mũi, thân và ý; ở ba thời: qu khứ, hiện tại v vị lai. Cc tượng La-hán này được tạo hình cn đối, sinh động, cỡi trên các con thú như trâu, bị, ngựa, lạc đà, hà mã , tê giác v.v.

Trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng có nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ được chăm sóc thường xuyên. Dưới bóng cây, tháp Hòa thượng Chánh Hậu và gia đình được xây dựng bề thế có tường rào bao bọc.

13

Page 14: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Nhìn chung, vẻ đẹp của chùa Vĩnh Tràng tập trung ở nghệ thuật tạo hình. Có ý kiến cho rằng có thể xem chùa Vĩnh Tràng là một bản tổng kết lịch sử mỹ thuật của đất Tiền Giang.

Hiện chùa Vĩnh Tràng l2 nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật gio và trường Cơ bản Phật học tỉnh Tiền Giang. Chùa được trở thành điểm du lịch và hành hương của tỉnh, thu hút du khách và Phật tử hàng ngày. Tết Tân Dậu (1982) nhà thơ Xuân Thủy đến viếng chùa và viết tặng một bài thơ :

Đức Phật giàu tình thương

Nên chùa tên Vĩnh Tràng

Nhà sư vốn yên nước

Lòng như sông Tiền Giang

6. CHÙA SẮC TỨ LINH THỨU: xã Thạnh phú – huyện Châu thành – tỉnh Tiền giang

Lúc đầu có tên là chùa Mục đồng, đến năm 1722 đặt tên là chùa Long tuyền. Năm 1785 Nguyễn Anh trên đường chạy trốn đã chạy đến chùa Long tuyền, trốn trong chiếc chuông đồng to, nhờ đó mà thoát chết. Năm 1841 vua Thiệu Trị mới đổi tên là chùa Linh thứu.

7. ĐỀN THỜ VÀ TƯỢNG ĐÀI TRƯƠNG ĐỊNH :

Trương Định nhân dân còn gọi là Trương Công Định để tỏ lòng tôn kính. Ông sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quãng Ngãi là con quan Trương Cầm-Lãnh binh tỉnh Gia Định

Trương Định thuở nhỏ tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Đặc biệt là bắn rất tài. Thời Triệu Trị 1844, ông theo cha vào Nam lấy vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hoà (nay là Gò Công). khi cha chết ông ở luôn bên quê vợ.

Năm 1854, Trương Định xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản Cơ.

Khi giặc Pháp đánh thành Gia Định 2/1859, Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc, ông thường đi tiên phong lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên Đại úy Barbe, trừng trị nhiều tên tay sai của giặc Pháp, trong đó có Bá hộ Huy ở Đồng Sơn, tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hoà. Tháng 3/1862 quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công.

Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh Binh ở An Giang. Nhưng theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu ” Bình Tây Đại Nguyên Soái ” do dân phong, tiếp tục lãnh đạo các cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.

Ngày 20/08/1864 do sự phản bội chủ Huỳnh Văn Tấn căn cứ Trương Định bị bao vây chặt. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh, khí tiết của người anh hùng – khi ấy ông 44 tuổi.

Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam Bộ bất khuất kiên quyết chống giặc Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ thứ 19.

Khu di tích gồm lăng mộ và tượng đài Anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc trong nội ô Thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

8. DI TÍCH BẾN ĐÒ PHÚ MỸ (Xanh, tr.49)

9. DI TÍCH CHIẾN LŨY PHÁO ĐÀI ( Xanh, tr.49)

10. DI TÍCH CÁCH MẠNG CHIẾN THẮNG ẤP BẮC (Xanh, tr.53)

14

Page 15: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Lễ hội: (Non nước Việt Nam, tr.672) + (Xanh, tr.168)

1. HỘI VÀM LÁNG

2. LỄ GIỖ TỨ KIỆT

3. LỄ HỘI CHIẾN THẮNG ẤP BẮC

4. LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC THỦ KHOA NGUYỄN HỮU HUÂN

5. LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH

6. LỄ HỘI NAM KÌ KHỞI NGHĨA

ĐẶC SẢN:

1. BÚN GỎI GIÀ MỸ THO (Xanh, tr.200)

2. CA BỒNG DỪA (Xanh, tr.201)

3. HỦ TIẾU MỸ THO: Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế… ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người “bén mùi” kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký… cùng các lớp thợ nấu sau này. (Xem thêm Xanh, tr.201)

4. MẮM CÒNG XỨ RẪY – SAM BIỂN GÒ CÔNG (Xanh, tr.202)

5. NGỌT NGÀO HƯƠNG VỊ NẮM MỐI: Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói "quê hương" của nấm mối là Bến Tre, kế đó là Mỹ Tho (Tiền Giang). Sau vài cơn mưa đầu mùa, từ các bụi tre, ổ mối, vườn dừa nơi có rễ cây mục, ẩm thấp, nấm nhú lên từng giề Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói "quê hương" của nấm mối là Bến Tre, kế đó là Mỹ Tho (Tiền Giang). Sau vài cơn mưa đầu mùa, từ các bụi tre, ổ mối, vườn dừa nơi có rễ cây mục, ẩm thấp, nấm nhú lên từng giề.

6. CÁ CƠM: Trong các buổi tiệc, giỗ ở miền quê Gò Công (Tiền Giang), ngoài những thức ăn thịt, cá ê hề, chủ nhà thường dọn kèm mỗi bàn vài ba thố mắm cá cơm chua cùng bún, rau sống.

7. ỐC GẠO TÂN PHONG: Xã Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một cù lao do phù sa bồi đắp, nổi tiếng với đặc sản ốc gạo.

8. BÁNH GIÁ CHỢ GIỒNG: Bánh giá là đặc sản của vùng Chợ Giồng, Gò Công Tây, Tiền Giang. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.

9. Đặc sản mắm nha xứ Gò - Tiền Gian g

Mắm nha Gò Công dọn ăn kèm rau sống, dưa leo, thịt luộc xứ Gò Công lâu nay nổi tiếng gần xa với các món ngon như bánh giá, mắm tôm chà, tôm chua, mắm còng… Nhưng mắm nha Gò Công là một món mới, có thể liệt vào hàng độc. Mắm nha xuất phát từ ý tưởng của ông Cao Văn Hổ, chủ lò mắm tôm chà Kim Sa ở khóm 3, phường 2 thị xã Gò Công. Gia đình ông Năm Hổ có nghề làm mắm gia truyền bằng những nguyên liệu từ các sản vật của biển. Nhưng mắm nha là món mới thử nghiệm. Con nha đem về làm sạch, bóc tách mai, giữ gạch lại và đem muối ướp theo công thức "bí mật" của gia đình (ông Năm Hổ nói công thức này chưa tiện công bố), đậy kín sau 3 tháng là ăn được.

Mắm nha được trộn với tỏi ớt, chanh đường, khóm xắt nhuyễn ăn kèm với bún (hoặc cơm nóng), thịt heo luộc, rau sống dưa leo, khế chua chuối chát thì… mắm ba khía hình như cũng phải kêu món này bằng "sư huynh"!. Nha là loài giáp xác, hình dạng tựa con ba khía nhưng có thể xếp trong hàng trăm loài còng biển, sinh sống nhiều nhất ở vùng duyên hải Gò Công. Theo lời những bậc kỳ lão, từ xưa đến nay người Gò Công biết con nha sống trong các hang hốc ngoài rừng ngập mặn, nhưng tập tính cư trú như thế nào, ăn thức ăn gì thì… mọi người chịu thua bởi ban ngày đố thấy một con nha nào ló mặt trước ánh nắng mặt trời. Muốn bắt nha, người Gò Công lựa những đêm tối trời, nước lớn ngập bờ bãi mới bó đuốc lá dừa, xách thùng thiếc đi soi theo ven rừng, ao đầm và tha hồ lượm từng đám nha đang huơ càng dày đặc trên các bờ đất cao.Hiện món mắm nha Gò Công chưa bán rộng rãi ngoài thị trường vì đang trong giai đoạn "thăm dò ý kiến khách hàng". Tuy nhỏ con nhưng con nha nhiều thịt và ngọt hơn con ba khía miệt Cà Mau. 

15

Page 16: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

NHÀ HÀNG

Nhà hàng Trung Lương

Địa chỉ: ngã ba Trung Lương-Thành Phố Mỹ Tho-Tiền Giang.

ĐT: 073.855441-855754 Fax:856323.

Đây là nhà hàng thuộc công ty du lịch Tiền Giang có diện tích khoảng 1.200ha xây dựng năm 1987 trên khu vườn xoài bên bờ Bảo Định Giang, ngay ngã ba Trung Lương và trong một khuôn viên rộng lớn, ngoài 6-7 gian để phục vụ khách, mỗi gian có khoảng 100 khách (10 người/1bàn), còn có khung cảnh thiên nhiên thoáng mát với những hàng hoa kiểng đẹp mắt.

Bên cạnh, còn có một ao nuôi cá và vài con thú nhỏ rất ấn tượng làm ta cảm thấy gần thiên nhiên hơn nữa. Tại đây khách đến quanh năm như là: Nhật, Đài Loan, Hồng Kông…và khách vãng lai như Pháp, Mỹ, Đông Âu… nhà hàng còn có hệ thống thực đơn đa dạng khoảng 20 món, các món ăn là đặc sản Miền Tây như: cá tai tượng chiên xù, gà xôi chiên phồng, rắn, rùa… hợp khẩu vị với nhiều thực khách, thêm vào đó là cách trình bày đẹp mắt gây ấn tượng tốt với khách. Các món ăn tại nhà hàng

MENU

Điểm tâm sáng: hủ tiếu + nước: 24.000đ/phần

Cơm phần: 6 món ( gà, xôi, cá, tôm, lẩu, một món mặn, tráng miệng): 70.000đ/phần

Tôm giá 200.000->350.000đ/kg với các món nướng hấp gỏi tôm

Cá tai tượng giá 80.000đ với các món chiên, xào,hấp, chưng

Lương giá 150.000đ/kg với các món nướng, hầm xã, nấu cháo.

1 Trung Lương Ngã ba Trung Lương, Tp.Mỹ Tho 073.855441

2 Hướng Dương 81, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.873602

3 Thới Sơn Xã Thới Sơn, huyện Châu Thành 073.877371

4 Sông Tiền 01, Lãnh Binh Cẩn, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.874567

5 Chương Dương 10, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.870875

6 Cửu Long 28, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.872126

7 Quê Hương 03, Lãnh Binh Cẩn, phường 1, Tp.Mỹ Tho 073.872008

8 Ngọc Gia Trang 196A, đường Ấp Bắc, Tp. Mỹ Tho 073.872742

9 Bách Tùng Viên 171B, đường Anh Giác, Tp. Mỹ Tho 073.876000

10 Hồng Phúc 246/8, Ấp Bắc, phường 5, Tp.Mỹ Tho 073.876260

11 Tạ Hiền 79A, Nguyễn Trung Trực, phường 3, Tp. Mỹ Tho 073.876299

12 Xẻo Mây Khu 2, Thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè 073.923219

13 Hương Bình xã Tân Thành, Gò Công Đông 073.946362

Nhà hàng Bách Tùng Viên

171B Anh Giác, phường 3, TP. Mỹ Tho

Tel:(84-73) 388 8989              

Fax:(84-73) 388 3388

16

Page 17: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Nhà hàng Cái Bè

Khu 1B huyện Cái Bè

Tel:(84-73) 382 3714

 

Nhà hàng Chương Dương

10 đường 30/4, phường 1, TP. Mỹ Tho

Tel:(84-73) 388 2352

 

Nhà hàng Cửu Long

Đường 30/4, phường 1, TP. Mỹ Tho

Tel:(84-73) 387 0779

 

Nhà hàng Hương Quê

2 Bình Tạo, Bình Đức, huyện Châu Thành

Tel:(84-73) 387 4355

 

Nhà hàng Phương Dung

Huyện Gò Công Đông

Tel:(84-73) 384 6170

 

Nhà hàng Trại rắn Đồng Tâm

Bình Đức, huyện Châu Thành

Tel:(84-73) 385 3324

 

Nhà hàng Việt Hương

2E5 Đốc Binh Kiều, TP. Mỹ Tho

Tel:(84-73) 387 4541

LƯU TRÚ

Khách sạn Rạng Đông

    Rạng Đông là khách sạn đẹp và sang trọng ở thành phố Mỹ Tho , có chất lượng các phòng rất tốt. Có tổng cộng là 22 phòng được trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại.

Khách sạn Sông Tiền

    Khách sạn nằm trên mặt đường Trưng Trắn hướng ra sông tiền, đây là khách sạn có quy mô tương đối lớn . Có tất cả 40 phòng nhưng được trang bị đầy đủ tiện nghi trang thiết bị hiện đại.

Khách sạn Yến Ngân

    Khách sạn nằm trên khu vưc sầm uất của chợ Cái Bè, ở đây bạn có thể ngắm chợ nổi Cái Bè tứ trên cao xuống. Với nhiều loại hình vui chơi giải trí và phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên nơi đây.  

17

Page 18: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Khách sạn Mỹ Tho 1

Là một khách sạn có quy mô trung bình. Tất cả các phòng có đầy đủ tiện nghi trang thiết bị hiện đại. Có các dịch vụ và đội ngũ tiếp tân phục vụ chu đáo cho du khách. 

Khách sạn Hướng Dương

Khách sạn Hướng Dương là một trong những khách sạn đẹp nhất và sang trọng trong Trung tâm của thành phố Cần Thơ.

Khách sạn Công Đoàn Tiền Giang

Khách sạn toạ lạc tại số 61, đường 30/04, nằm bên cạnh bờ sông Tiền hiền hoà, cảnh quan xinh đẹp thơ mộng của bến đò du lịch Tân Long.  

Khách sạn Chương Dương

Tiền thân của Khách sạn Chương Dương là Nhà khách Tỉnh Ủy Tiền Giang . Sau hơn 3 năm ( 1996 _ 1999 ) cải tạo nâng cấp và đầu tư mới , Nhà khách Tỉnh Ủy đã được đổi tên thành Khách sạn Chương Dương , phòng ngủ trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế , trang trí hài hòa thanh lịch , đầy đủ tiện nghi.

HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM THAM QUAN

Tuyến TP.HCM – Tiền Giang (1 ngày): thăm Chùa Sắc Linh Tứ Thứu, Trại rắn Đồng Tâm, Chùa Vĩnh Tràng, Cù lao Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè, Cù lao Tân Phong)

CHUYÊN ĐỀ:

Ngã Ba Trung Lương:

Sỡ dĩ có tên gọi như vậy bởi vì trước đây nơi này là Trung tâm di chuyển lương thực của đồng bằng sông cửu long lên Tp.Hồ Chí Minh và một số nơi khác.

Tại ngã ba Trung Lương: nếu đi thẳng là vào Thành Phố Mỹ Tho và rẽ phải đi theo quốc lộ 1A về hướng các tỉnh miền Tây.

Những Thông Tin Cần Thiết Cho Quý Khách Khi Đi Du lịch Tiền Giang

_ TP. HCM đi Mỹ Tho theo quốc lộ 1A , dài 71 km có thể đi về trong ngày bằng xe gắn máy dễ dàng

_ Khi tới ngã ba Trung Lương du khách nên ghé vào nhà hàng Trung Lương vì các quán khác tại khu vực này thường đắt hơn và không ngon bằng

_ Mã điện thoại vùng là 073

_ Đường Trưng Trắc là con đường đầy màu sắc nhất của Thành phố

_ Bến đò du lịch ở đọan đường 30-4 do công ty độc quyền tổ chức các

chuyến tham quan không có thuyền tư nhân . Vé tàu đi lẻ là 40000 đồng

_ Phà Rạch Miễu để qua sông Tiền vào tỉnh Bến Tre . Ngay bến phà tỉnh Bến tre cũng có trạm bán vé đi tham quan Cồn Phụng.

Những điều cần biết khi du lịch Miền Tây

Khi đến với du khách cần phải nắm bắt kỷ những thông tin và giá cả nơi đây nếu như khách đi riêng mà không đi theo Tour của công ty du lịch.

18

Page 19: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Khi tham gia vào Tour Tiền Giang này ngoài việc tham quan sông nước miệt vườn, tham quan vườn cây ăn trái, tham quan thắng cảnh đẹp…quý khách còn có thể mua sắm bất cứ thứ gì khách muốn; vì nơi đây đồ ăn, hàng hóa rất rẻ nhưng nếu như khách muốn mua “đúng cách” (không bị lầm giá) thì hãy tham khảo ý kiến các hướng dẫn viên.

Trên chuyến đi với một chiếc máy ảnh du khách có thể chụp laị những khung cảnh đẹp ở nơi đây, mua những đặc sản nơi đây về cho gia đình, bạn bè… đó cũng là những món quà đáng quý biết bao.

Chẳng những thế trước khi đến với miền tây du khách phải tìm hiểu trước các Nhà Hàng-Khách Sạn để du khách có thể nghĩ nghơi ở những nơi an toàn sạch sẽ không hại đến chính bản thân chúng ta.

Không nên đi dạo một mình vào buổi tối, tránh nơi đông ngươì để đảm bảo sự an toàn của bạn.

MUA SẮM TẠI TIỀN GIANG

Mận: 8.000đ/kg

Xoài thái: 20.000đ/kg

Măng cụt: 25.000->40.000đ/kg

Sầu riêng: 12.000->25.000đ/kg

Ổi: 6.000đ/kg

Trái vải: 20.000->35.000đ/kg

Củ ấu: 10.000Đ

Kẹo đậu phọng: 10.000đ/bịch

Nem (loại nhỏ): 10.000đ/chục

Nem(loại lớn)- đặc biệt: 12.000>20.000đ/chục

Bánh phồng sữa(nhỏ): 10.000đ/chục

Bánh phồng sữa(lớn): 15.000đ/chục

Bánh ít than; 15.000đ

Đồ mỹ nghệ bằng dừa: 10.000->70.000đ

Rượu rắn lớn: 150.000đ

Thạch dừa, mứt dừ, cốm, kẹo dừa: 15.000đ/bịch

LĂNG TỨ KIỆT

Vừa qua, lăng Tứ Kiệt ở Cai Lậy (Tiền Giang) được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là niềm vui lớn của nhân dân trong huyện đối với một di tích gắn liền với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm vào giữa thế kỷ XIX.

Nằm ở trung tâm thị trấn Cai Lậy, với cổng nhìn ra đường 304, lăng Tứ Kiệt vừa được trùng tu, xây dựng lại theo kiến trúc truyền thống chia làm hai khu vực rõ rệt: chính tẩm và nhà mộ. Chính tẩm được thiết kế theo lối thờ phụng có bàn thờ, lư hương, đôi hạc, chính giữa có Bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và bài vị tạo nét nghiêm trang. Phía sau là nhà mộ có 4 ngôi mộ tượng trưng dán gạch tráng men khá tươm tất. Khuôn viên quanh lăng được tôn tạo, bố trí thêm các loại kiểng quý từ các nơi khác mang đến, lúc nào cũng cắt tỉa cẩn thận, tạo nên nét hài hoà với cảnh quang chung quanh. Du khách đến tham quan chắc hẳn sẽ hài lòng với khung cảnh và càng thích thú hơn khi được nghe về lai lịch của lăng.

Người thuyết minh sẽ đưa du khách trở về những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tứ Kiệt hay Bốn ông là cách gọi tôn kính của nhân dân đối với 04 vị anh hùng lãnh đạo nhân dân chống Pháp từ năm 1868 - 1870. Đó là các ông: Trần Công Thận quê xóm Vông, ấp Mỹ Phú, Long Khánh (Cai Lậy),

19

Page 20: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Nguyễn Thanh Long quê xóm Cầu Ván, ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn (Cai Lậy), Ngô Tấn Đước quê Tân Hội, Cai Lậy và Trương Văn Rộng quê Tân Lý Tây (Châu Thành, Tiền Giang). Sau khi giặc Pháp hạ thành Mỹ Tho và chiếm toàn tỉnh Định Tường (1861), Bốn ông tham gia cuộc khởi nghĩa do Thiên Hộ Dương khởi xướng và lãnh đạo, góp phần cùng nghĩa quân tạo nên những chiến thắng oai hùng. Căn cứ Đồng Tháp Mười bị vỡ, Bốn ông liền về Cai Lậy chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục phất cao cờ khởi nghĩa. Trong hàng loạt những chiến công của nghĩa quân Tứ Kiệt, có 02 chiến công được xem là chói lọi nhất. Đó là cuộc tấn công vào thành Mỹ Tho và thiêu hủy đồn Cai Lậy. Sau hai năm hoạt động gây cho giặc nhiều thiệt hại, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu sự thất bại trước sự bao vây và đàn áp tổng lực của quân đội viễn chinh Pháp. Bốn ông cùng 150 nghĩa quân bị bắt. Bọn chúng đem vinh hoa phú quí ra dụ dỗ các ông trong nhiều ngày không thành. Ngày 14/02/1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Bốn ông ra pháp trường trảm huyết, bêu đầu ở chợ Cai Lậy nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó dùi dập ở bến sông cạnh chợ. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất.

Cảm kích 04 vị anh hùng, nhân dân Cai Lậy đã bí mật mang chôn thủ cấp của Bốn ông và đắp mộ, hương khói trang nghiêm. Ở làng Mỹ Trang, ông Nhiêu học Đặng Văn Ngưu dựng trước nhà một ngôi miếu thờ ngay khu đất giặc bêu đầu Bốn ông. Ngôi miếu lợp ngói âm dương và để che mắt chính quyền thực dân, người ta gọi đó là chùa Ông (vì phía trước lập bàn thờ Quan Công tượng trưng cho trung nghĩa), còn phía sau lập bài vị khắc 4 chữ Tứ vị thần hồn sơn son thiếp vàng rực rỡ (nên có người gọi là Miếu cô hồn). Mặc dù vậy nhưng ai ai cũng biết đó là miếu thờ Tứ Kiệt. Trận bão năm Giáp Thìn (1904) làm ngôi miếu đổ sập. Ông Nhiêu dời ngôi miếu về làng Thanh Sơn (trước thuộc xã Thanh Hòa nay là thị trấn Cai Lậy). Hiện ngôi miếu tọa lạc tại khu phố 1 thị trấn Cai Lậy, cách lăng hơn trăm mét. Còn ngôi mộ nơi chôn 04 thủ cấp từ năm 1871 vẫn đắp bằng đất, xung quanh có hàng rào bằng cau sơn vôi trắng. Gần đó có cây Còng cổ thụ tỏa bóng mát tạo bầu không khí linh thiêng. Vào những năm 30 của thế kỷ trước, người ta đồn rằng: những đêm thanh vắng ở khu mộ Bốn ông có tiếng quân reo, ngựa hí. Huyền thoại về Bốn ông được lan truyền khắp vùng. Năm 1938, trong đội lính mã tà có ông Đội Lung vì cảm mộ tấm lòng trung nghĩa của Bốn ông nên thuê thợ làm tấm bia đá đặt tại đầu mộ. Bia khắc dòng chữ "Đại Nam Mỹ Tho tỉnh, Thanh Hòa thôn, tứ vị cựu quan chi mộ". Mãi đến năm 1954, quận trưởng Lê Văn Thai đồng ý cho nhân dân xây dựng lại ngôi miếu và 04 ngôi mộ tượng trưng bằng xi măng song song và gần sát nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên cố ngay trên nấm đất cũ. Khu vực này gọi là lăng Tứ Kiệt. Năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ Bốn ông qui mô hơn trong có miếu thờ ngoài có nhà khách. Tại lăng có Ban Quí Tế lo việc trùng tu cúng bái. Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc về đây tảo mộ và làm giỗ rất trang trọng, thành kính tưởng nhớ đến Bốn ông vì nước quên mình vì dân giết giặc, nêu tấm gương sáng ngời cho hậu thế. Nghi thức tế lễ theo lối cổ truyền có sự cố vấn của chú Trương Ngọc Tường nhà nghiên cứu về Nam bộ, quê ở Cai Lậy.

Năm 1998, Sở Văn hóa Thông tin Tiền Giang kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy dành ra một ngân khoản đáng kể để trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt, tương xứng với tầm vóc và khí phách anh hùng của Bốn ông đúng như hai câu đối được chạm khắc tại cổng:

Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm

Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn.

Nhân kỷ niệm 128 năm ngày Bốn ông hy sinh, lăng được khánh thành. Từ đó đến nay, đông đảo nhân dân ở khắp nơi đến viếng và thắp nhang tưởng niệm người đã khuất. Đến thăm lăng Tứ Kiệt, chắc chắn du khách sẽ hiểu thêm tấm lòng của người dân địa phương với Bốn ông những người đã góp phần điểm tô cho 04 chữ vàng Địa Linh Nhân Kiệt của Tiền Giang luôn ngời sáng.

ĐỜN CA TÀI TỬ

Cải cách hát ca theo tiếng bộ

Lương truyền tuồng tích sánh văn minh

20

Page 21: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Đờn ca tài tử là một sinh hoạt văn nghệ thuộc loại thính phòng (một nghệ thuật do một nhóm nhỏ nghệ sĩ biểu diễn cho một nhóm nhỏ thính giả, không gian ấm cúng của một căn phòng trong tư gia, chớ không phải trong một hội trường lớn, hay trên một sân khấu hoành tráng cho đông đảo thính giả).

1. Về danh từ đờn ca tài tử 

Phần đông khi nhắc đến đờn Tài tử thì cho rằng lối nhạc đó không sâu sắc chuyên nghiệp mà mang tính cách giản dị của dân gian hay “a ma tơ” (theo chữ Pháp “amateur” của những người nghiệp dư. Thực ra “Tài tử” có nghĩa là người có tài (dập dìu tài tử giai nhân … Tài tử giai nhân tế ngộ nan). Người đàn Tài tử không dùng nhạc Tài tử làm kế sinh nhai. Khi nào thích đàn thì họp nhau tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đàn chơi, ai biết đàn ca cũng có thể tham gia được. Dầu vậy mà trình độ nghệ thuật của đàn Tài tử không thấp. Ngược lại, họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng. Muốn trở thành người đàn Tài tử đúng nghĩa phải trải qua thời gian tập luyện khá công phu.

2. Sự thành hình nghệ thuật đờn ca tài tử

Đến cuối thế kỷ 19, khi có phong trào Cần Vương, một số nghệ nhân, nghệ sĩ vào Nam lập nghiệp, đem theo truyền thống đờn ca Huế như các cụ : Nguyễn Liêng Phong, Nguyễn Tòng Bá, thường gọi là ông Tư Bá dạy đờn nguyệt (trong Nam gọi là đờn kìm), đờn tranh ; ông Phạm Đăng Đàn, cư ngụ tại Vĩnh Long chuyên dạy đờn độc huyền (đờn bầu) ; cụ Trần Quang Thọ (nhạc công cung đình Huế, ông cố nội của tôi) dạy đờn tỳ bà.

Trong Nam có rất nhiều người học, không những người giai cấp thượng lưu, thầy thông, thầy ký thích học và tấu đờn ca tài tử, mà những ngưởi nông dân chân lấm tay bùn sau những ngày lao động ngoài đồng áng, hay người chèo thuyền trên sông, những chuyến đò ngang, đò dọc, đều thích học và biểu diễn đờn kìm, đờn cò hay thổi sáo trúc. Tất cả những người học luyện đờn ca không phải để mưu sống mà để thoả thích nhu cầu sinh hoạt văn nghệ, mình đờn cho mình nghe, cho bạn bè, người thân, kẻ thích nghe, không lấy tiếng đờn làm kế sanh nhai, nên cách đờn đó được mang danh là “đờn ca tài tử”. Vì vậy nên có thể nói đờn ca tài tử hình thành từ “ca Huế” một loại nhạc truyền thống nghệ thuật” có thể nói là “bác học” lại mang nặng tính các “truyền thống dân gian”.

3. Những nhạc khí dùng trong truyền thống đờn ca tài tử 

Trước kia ở miền Trung thuộc loại “ngũ tuyệt”, gồm có 1 cây đờn kìm (đàn nguyệt), 1 cây đờn tranh, 1 cây đờn tỳ bà  1 cây đờn tam hoặc cây đờn độc huyền, 1 cây đờn cò (đàn nhị)

Theo truyền thống đờn ca tài tử, ít khi nhạc công độc tấu mà thường thìsong tấu, tam tấu (kìm, tranh, cò). Đôi khi có ống sáo ngang hay ống tiêu thổi dọc. Từ khoảng năm 1930 có thêm những cây đờn phương Tây, như violon, mandoline khoét phím, ghi-ta măng-đô, ghi-ta Hạ-uy-di, ghi-ta Tây Ban Nha được nhạc công Việt sửa lại bằng cách khoét sâu khoảng giữa hai phím đờn ghi-ta và gọi là “ghi ta pím lõm”, những nhạc khí nầy, nói rất “trung thực, chính xác” ngôn ngữ âm nhạc truyền thống Việt Nam. 

Khác với truyền thống ca nhạc thính phòng, ca trù miền Bắc, ca Huế miền Trung trong đó tiếng ca quan trọng hơn tiếng đờn. Trong đờn ca tài tử dàn đờn quan trọng hơn tiếng ca.

4. Một buổi đờn ca tài tử

21

Page 22: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Những bạn đồng điệu, thường gặp nhau và cùng hoà đờn ca tài tử. Ngày xưa,  bắt đầu, bằng những bản đờn, bài ca điệu Bắc, hơi Bắc, (thường là bài Lưu thủy trường, Phú lục chấn, hay ba bài Bắc ngắn: Lưu Thủy đoản, Bình bán vắn, Kim Tiền) chuyển sang hơi Quảng (Khốc hoàng thiên, Xang xự líu, Sương chiều, hay đờn Tây Thi Quảng) hơi Nhạc, hơi Hạ (Ngũ đối Hạ, Xàng Xê), rồi chuyển qua điệu Nam, hơi Xuân, hơi Ai qua Đảo Ngũ cung). Và lúc chót bao giờ cũng qua đến hơi Oán, Ai Oán, và Vọng cổ. Người nghe thường thích nghe những điệu buồn hơn những bài vui.

Một buổi đờn ca tài tử không theo một chương trình sắp đặt trước. Anh em gặp nhau, cao hứng muốn đờn bản gì thì tất cả đồng ý hoà với nhau.

5. Những nét đặc thù của nghệ thuật đờn ca tài tử 

1. Rao :

Trước khi vào bản thuộc hơi nào, nhạc công đờn ca tài tử luôn có câu rao theo hơi đó. Câu Rao theo truyền thống miền Nam khác hẳn với những bài Dạo của miền Trung, những bài này Dạo khách, Dạo nam có một nét nhạc cố định, học trò học rồi mỗi lần trước khi vào bài thì đờn những câu dạo theo Thầy dạy mà không thay đổi. Câu rao miền Nam phóng túng hơn nhiều. Mỗi người thầy có một cách Rao, lúc đầu dạy học trò, thì học trò đờn theo thầy, nhưng khi học trò đến một mức nghệ thuật tương đối khá cao, thầy cho phép học trò tạo những câu rao đặc biệt cho mình.

2. Cách tô điểm chữ nhạc :

Mỗi chữ nhạc đều phải được tô điểm bằng những thủ pháp đặc biệt cho mỗi cây đàn, nhưng mỗi chữ đàn trong các hơi, có những cách tô điểm đặc thù, tức là bó buộc chứ không phải tuỳ hứng.

3. Phát triển và vận hành giai điệu :

Khi hoà đờn, người đờn ca tài tử không bao giờ lập lại y khuôn lòng bản mà thầy đã dạy cho. Theo một quan điểm thẩm mỹ mà trong gia đình tôi thường truyền lại cho con cháu thì học chân phương đờn hoa lá. Quan điểm này giúp cho người nghệ sĩ có phần sáng tạo trong khi biểu diễn để cho nét nhạc thêm tươi, tiết tấu thêm sôi động. Mỗi nhạc công khi đờn giai điệu có cách sắp chữ, sắp câu theo ý mình, miễn là đi sát theo lòng bản và giữ vững điệu và hơi. Người nghe theo dõi giai điệu theo chiều ngang chứ không theo chiều dọc. Nếu có nhiều bè khác nhau thì người thính giả có thể chọn lựa bè nào mình thích nghe để nghe, các bè phần nhiều đang xen với nhau rất nghệ thuật, có nhạc công đờn lớn, có nhạc công ngưng đàn rồi chạy theo câu và khi nào đến cuối câu đều gặp gỡ nhau rất ăn. Những âm thanh trong các bè không giống nhau, không bao giờ chõi nhau, tất cả đều hoà chung trong một điệu thức, một hơi đàn.

Sở dĩ trong khi hoà đờn các nhạc công đờn tài tử, mỗi người phát triển giai điệu theo một cách, nhiều lúc chưa bao giờ hoà chung với nhau, nhưng khi nhập cuộc thì tiếng đờn rất ăn với nhau, hoà hợp nhuần nhuyễn, là nhờ cách phát triển và vận hành giai điệu trong đờn ca tài tử tuân theo những nguyên tắc của dịch lý, một triết lý sống trong xã hội người Việt nói riêng và người vùng Đông Á nói chung.

Theo quan điểm của dịch lý thì vạn vật đều thay đổi từng giây từng phút, các vật dụng hàng ngày mỗi giây phút qua đều mòn đi một chút, trong con người chúng ta có hàng trăm hàng ngàn tế bào chết đi và được sanh ra (biến dịch). Nhưng sự thay đổi đó không làm mất đi hình dạng của vật dụng và vóc dáng của con người, nhờ có những yếu tố không bao giờ thay đổi (bất dịch). Có một sự thay đổi khác nhứt thời khi gặp một đối tượng như lúc chúng ta gặp người bạn thân thì nét mặt tươi cười, với người lạ thì nét mặt nghiêm trang, dè dặt (giao dịch).

5. Bài bản :

22

Page 23: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Những nghệ sĩ đờn ca tài tử đều biết có 20 bài mà phần đông thườg gọi là “ 20 bài tổ” cần phải học, nhưng thực ra ít có ai thuộc hết 20 bài đó, khi gặp nhau hoà đờn cũng không đờn hết 20 bài, nhưng phải biết tên các bài đó :

- 6 bài Bắc : Lưu Thủy Trường – Phú Lục Chấn – Tây Thi – Cổ Bản – Bình Bán Chấn – Xuân Tình.

- 3 bài Nam : Nam Xuân – Nam Ai – Đảo Ngũ Cung (cũng có khi gọi là Nam đảo).

- 4 bài Oán : Tứ Đại Oán – Giang Nam – Phụng Hoàng – Phụng Cầu.

- 7 bài Lớn (có khi gọi là 7 bài hơi nhạc hoặc 7 bài cò) : Xàng Xê – Ngũ Đối Thượng – Ngũ Đối Hạ - Long Đăng – Long Ngâm – Tiểu Khúc – Vạn Giá (những bài này thường được dùng trong nhạc lễ). Đờn tài tử chỉ dùng Xàng Xê – Ngũ Đối Hạ (thường gọi là bài Hạ).

Ngoài 20 bài kể trên, còn có rất nhiều bài bản khác được dùng như những bài Bắc nhỏ : Lưu Bình Kim (Lưu Thủy đoản – Bình Bán vắn – Kim Tiền) – Khổng Minh toạ lầu – Mẫu tầm tử – Tam pháp nhập môn – Thu hồ.

Có những bản đờn hơi Quảng, thường dùng trong dàn nhạc tài tử : Ngũ điểm bài tạ – Khốc Hoàng Thiên – Xang xừ líu – Sương chiều Tú Anh …

Có những bản hơi Triều Châu : Trạng ngươn hành lộ – Mạnh Lệ Quân.

Về hơi Ai Oán thì có những bài lớn : Văn Thiên Tường – Trường tương tư. Thường được đờn theo phong cách tài tử, sau này có một số bài ngắn rất được phổ biến : Đoản khúc Lam Giang …

Ngoài ra, Vọng cổ 32 nhịp là được thông dụng nhứt. Trong một chương trình hoà nhạc đờn ca tài tử lúc nào cũng có bài Vọng cổ này.

Kết luận :

Nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử dính liền với nếp sống của nhiều tầng lớp trong xã hội ngày xưa. Rất nhiều nghệ sĩ tài tử là thợ hớt tóc, lái đò, công chức và một số bác sĩ, luật sư. Với thời lượng của một buổi họp báo không cho phép tôi đi sâu vào chi tiết của những vấn đề được nêu ra, nhưng chúng ta cũng thấy rằng nghệ thuật đờn ca tài tử rất phong phú, đa dạng, sâu sắc, tế nhị.

Sau khi đã giới thiệu thành công các bộ môn nghệ thuật như Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian Văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên, Nghệ thuật Ca Trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, chánh quyền Việt Nam đã có quyết định xây dựng một hồ sơ hoàn hảo và toàn diện về nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử.

23

Page 24: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

ĐĐỒỒNG THÁPNG THÁP

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Phía Bắc giáp tỉnh tỉnh Prây Veng Campuchia

Phía Nam giáp Vĩnh Long

Phía Tây giáp An Giang và Cần Thơ

Phía Đông giáp Long An và Tiền Giang.

Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và Thành phố Sa Đéc. Theo quy hoạch, Thành phố Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2011.

DÂN SỐ

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người.

DIỆN TÍCH

Đồng Tháp có diện tích tự nhiên khoảng 3.376,4 km².

DÂN TỘC

Chủ yếu là người Việt (kinh), Hoa và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây.

TÔN GIÁO

Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo.

LỄ HỘI

LỄ HỘI GÒ THÁP – NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC

Đây là lễ hội lớn và quy mô nhất tỉnh Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần, vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam bộ. (Xem thêm Xanh, tr.166)

LỄ GIỖ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

(Xanh, tr.167)

HỘI ĐÌNH TÂN PHÚ TRUNG(Xanh, tr.167)

HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN

1. Khu Di Tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929)

Tháng 8 năm 1975, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã cho xây lại ngôi mộ cụ khang trang, đẹp đẽ hơn. Trên vòm mộ là hình một cánh sen úp xuống có chạm trổ 9 đầu rồng mang ý nghĩa tượng trưng cho con Rồng Cháu Tiên đồng thời bao hàm ý nghĩa là cụ Nguyễn Sinh Sắc sẽ mãi mãi yên nghỉ trong sự che chở, kính trọng của người dân đồng bằng sông cửu long ny. Bên cạnh ngôi mộ là tượng đài cách điệu hình búp sen như tượng trưng cho người con làng sen đã sống thanh cao và trong sạch. Xung quanh chân tượng đài là hồ nước. Nếu để ý một chút quý khách sẽ thấy rằng hình thể của hồ nước rất giống phần diện tích của tỉnh Đồng Tháp trên bản đồ. Trong khuôn viên khu mộ rộng 1hécta, còn có nơi thờ bà Hoàng Thị Loan, người vợ yêu quý của cụ phó bảng và một ngôi nhà sàn được xây dựng theo đúng kích thước ngôi nhà sàn nơi Bác Hồ đã sống và làm việc tại Hà Nội.

+ Vài Nét Về Khu Lưu Niệm Nguyễn Sinh Sắc

24

Page 25: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Khu lưu niện Nguyễn Sinh Sắc nằm cạnh chùa Hòa Long (tức Miễu Trời Xanh ngày xưa) cách trung tâm Thành phố Cao Lãnh chừng một cây số rưỡi, tren đất qua bên phà Cao lãnh.

Toàn khu lưu niệm rộng gần 4 hec ta, chia làm hai khu vực: khu vực mộ cụ phó bảng, khu vực Nhà Sàn – Ao Cá Bác Hồ.

Qua cổng, du khách gặp ngay nhà khách khang trang phía tay phải. Đây cũng là nơi làm việc của Ban giám Đốc khu lưu niệm. Trong đó có phòng chiếu phim tài liệu phục vụ du khách.

Theo lối đi tráng nhựa, một bên là hàng vú sữa, một bên là hàng dương thẳng tấp, chừng 100m rẽ về phía tay trái đến cổng tam quan – cổng chính vào khu mộ phó bảng.

Khu vực này hình chữ nhật, diện tích 1hecta. Bao bọc chung quanh là hàng rào xi-măng đơn giản, thanh mảnh như những hoa văn trang hong vẻ đẹp của khuôn viên mà không làm khu mộ cách bức với vườn ruộng xanh tươi bên ngoi. Khu mộ khởi công xây dựng ngày 22-8-197, khánh thành 13-2-1977.

Những công trình chính là: Vòm mộ, hồ Sao, nhà Kiếng và nhà trưng bày.

* Vòm Mộ :

Quay về phía Đông, cao trên 10 thước, là một cánh hoa sen cách điệu có dáng dấp bàn tay xòe úp xuống, trên là 9 đầu rồng cách điệu đậm net dân gian. Vòm mộ tượng trưng cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp che chở, ấp yêu ngôi mộ phó bảng…

Ngôi mộ giữ vị trí cũ; đầu tiên là ngôi mộ đất. Sau đó nhân dân đổ núm xi măng. Năm 1954, trước khi tập kết chuyển quân ra Bắc, các đơn vị bộ đội đã xây ngôi mộ bằng gạch, có trụ xi măng và lan can sắt bao chung quanh. Bia mộ ghi : “cụ phó bảng Nguyễn Sinh Huy – Nhà chiến sĩ cách mạng –mất ngày 27-11 năm Kỷ Tỵ (1929). Quân dân chánh Long Châu Sa lập”.

Hiện nay, ngôi mộ được tôn cao lên và ốp đá hoa cương, núm mộ hình hộp chữ nhật (2m x 1m x 0.9m), màu xám tro, yên vị trên vòm mộ bằng đá mài màu trắng, hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước.

Phía trong vòm mộ là bệ thờ bằng đá mài. Bên trên có tượng chân dung cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, lư hương đặt ở phía ngoài núm mộ.

* Hồ Sao :

Nằm giữa khu vực, hình ngôi sao năm cánh đường kính 30m. Ở giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu ốp lá Italy màu trắng xám, cao 6.5m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, trong sáng của cụ phó bảng Nguyễn sinh sắc, cũng là biểu tượng quê hương Kim Liên _ Đồng Tháp vươn thẳng giữa lịng tổ quốc Việt Nam.

* Nhà Kiếng :

Cách hồ sao 30m, phía tay phải (trong nhìn ra). Nhà kiếng hình chữ nhật thể hiện theo kiểu dáng nhà sàn. Ngịai những mảnh tường thấp và coat ximăng tô đá rửa, các phòng đều lắp đặt kính 5 ly (nên gọi nhà Kiếng) .

Nhà kiếng cũng là nhà khách trong những buổi tiếp tân đông người. Các phòng tại đây đều thoáng rộng, được trưng bày màu xanh dịu mát. Các hình ảnh chủ yếu giới thiệu về quê hương, thời niên thiếu của Bác Hồ.

* Nhà trưng bày: Phòng trưng bày về cụ Nguyễn Sinh Sắc:

Đối diện nhà kiếng qua cột cờ giữa sân, gây thú vị cho du khách với lối kiến trúc hình bát giác vụt cao hẳn lên so với dãy nhà hình hộp chữ nhật nối liền với nó.

Nằm gọn trong hình bát giác (mỗi cạnh 5m), nền bằng đá rửa trắng lấm tấm hạt đen. Đai trưng bày màu vàng sậm, viền nâu trên nền tường xanh lợt với 4 chỗ thông gió chia đều. Vách va nóc cách nhau một khoảng trống dễ nhận ánh sáng mặt trời cũng như việc bố trí thêm đèn ne-ong. Ở đây du khách nhìn thấy ngay tiểu sử tóm tắt của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lồng trong khung kính bằng gỗ giáng hương, chữ lộng màu trắng nổi lên trên nền nhung đỏ. Bản tiểu sử đặt trên bệ gỗ tròn thay cho tấm bình phong chia làm hai lối ra vào.

Theo chiều kim đồng hồ, du khách lần lượt tham quan các hình ảnh, hiện vật về cuộc đời cụ phó bảng. Có thể nêu 6 chủ đề chính:

Chủ đề 1: Quê Hương – Thời Niên Thiếu Thưở Hàn Vi

Chủ đề 2: Đỗ Đạt – Làm Quan

Chủ đề 3: Từ Quan – Vào Nam

Chủ đề 4: Cao Lãnh V Những Năm Cuối Đời

25

Page 26: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Chủ đề 5: Những Di Vật Của Cụ Phó Bảng

Chủ đề 6: Bảo Vệ Và Xây Dựng Mộ Cụ Phó Bảng

Đến viếng thăm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc là chúng ta đã viếng thăm cả gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho tổ quốc cho dân tộc.

2. Khu di tích Gò Tháp (Non nước Việt Nam, tr.652)

3. Chùa Kiến An Cung( Chùa Ông Quách) (Non nước Việt Nam, tr.654)

4. Chùa Hương(Phúc Hưng Cổ Tự) …

5. Chùa Bà…

6. Đình Tân Phú Trung…

7. KHU CĂN CỨ CÁCH MẠNG XẺO QUÍT : huyện Cao lãnh – tỉnh Đồng tháp. Căn cứ Xẻo quít là cơ quan của tỉnh Kiến phong từ năm 1960-1975. Các hệ thống di tích được bảo tồn như : công sụ tránh bom, pháo, hầm bí mật, công sự chiến đấu, nền hội trường, khu văn thư, khu điện đài. Sự tồn tại của căn cứ là sự lãnh đạo tài tình của Đảng đối với phong trào quần chúng, mưu trí, đánh địch từ xa mặc dù địch đánh phá rất ác liệt vào căn cứ bằng những phương tiện hiện đại như : trực thăng, pháo, máy bay B.52, xe tăng lội nước, đồn bót vây quanh… nhưng căn cứ vẫn tồn tại.

8. VQG Tràm Chim

9. KDLST Gáo Giồng

10. Làng hoa Tân Qui Đông.

11. Cồn Tiên

12. Chợ chiếu đêm Định Yên (Xanh, tr.175)

13. Chợ đêm Sa Đéc.

14. Núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười.

HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM THAM QUAN

1. Tuyến TP.HCM – Đồng Tháp: (thăm VQG Tràm Chim, thăm KDT Gò Tháp, chùa Kiến An Cung, chùa Bà, lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc). (1 ngày)

2. Tuyến TP.HCM – Đồng Tháp ( 3 ngày 2 đêm, đi bằng phương tiện ô tô):

-Ngày 1: TP.HCM – Tràm Chim, TP. Cao Lãnh

Sáng: TP.HCm -> Cao Lãnh, ăn trưa.

Chiều: Thăm Tràm Chim (trung tâm du lịch, các trạm quan sát chim)

Tối: nghỉ đêm tại Cao Lãnh

- Ngày 2: Đồng Tháp

Sáng: Thăm Chùa Hương, chùa Bà tại TX. Sa Đéc

Ăn trưa tại Sa Đéc.

Chiều: thăm KDT Gò Tháp, lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, về lại Cao Lãnh.

- Ngày 3: Đồng Tháp – TP.HCM

Sáng: thăm Chùa Kiến An Cung, về TP.HCM.

26

Page 27: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Ăn trưa tại Mỹ Tho.

Chiều: Từ Mỹ Tho về TP.HCM

ĐẶC SẢN (Xanh, tr.176)

1. Bánh phồng tôm Sa Giang

2. Bột Sa Đéc – hiệu Bích Chi

3. Nem Lai Vung

4. Bánh xèo Mỹ Trà

5. Quýt hồng Lai Vung

6. Quýt đường " Hoà An Tp. Cao Lãnh"

7. Xoài Cát hòa lộc " Với thương hiệu Xoài cát hoà lộc Cao Lãnh"

8. Chuột đồng (nổi tiếng với thương hiệu "Chuột đồng Cao Lãnh").

HỆ THỐNG NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN:

Khách sạn 1 sao tại Đồng Tháp

  Đến với Đồng Tháp, du khách sẻ được tham quan vùng sông nước miệt vườn và cảm thấy an tâm và thoải mái khi chọn những khách sạn được chúng tôi chon lọc nhằm đem lại thoải mãn nhu cầu du lịch của du khách gần xa.

Khách sạn Sa Đéc - 2 sao

  Khách sạn Sa Đéc toạ lạc tại trung tâm TX Sa Đéc, là Thành phố đươc hình thành lâu đời và có nhiều di tích lịch sử văn hoá hội tụ nơi đây, cách chợ Sa Đéc, bưu điện khoảng 1km.

Khách sạn Sông Trà - 3 sao

  Khách sạn Sông Trà toạ lạc tại trung tâm Thành phố Cao Lãnh, thủ phủ của tỉnh Đồng Tháp. Bao quanh khách sạn bán kính 0,5km là bưu điện tỉnh, chợ Cao Lãnh, sân vận động, siêu thị và cách lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng 2km.  

NHÀ HÀNG

Nhà hàng A ChâuĐịa chỉ: 105B Lý Thường Kiệt, Tx. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 3.852202 

Nhà hàng Ngọc LanĐịa chỉ: 208 Nguyễn Huệ, Tx. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 3.851498 

Nhà hàng Xẻo QuýtĐịa chỉ: Xã Mỹ Long, H. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 3.910297 

Quán Ba Tam Rice TavernĐịa chỉ: Nguyễn Tứ, Tx. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 3.851599 

Quán cơm ThúyĐịa chỉ: 439 Hùng Vương, Tx. Sa Đéc, Đồng Tháp Điện thoại: 3.861644 

Quán Rice TavernĐịa chỉ: Lý Thường Kiệt, Tx. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 3.851713 

CHUYÊN ĐỀ:

CHUYÊN ĐỀ 1: Nhân vật ưu tú

Nhà cách mạng và chính trị

27

Page 28: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Nguyễn Thành Thơ: chủ sản xuất nem Giáo Thơ - Đặc sản Lai Vung, sản phẩm độc quyền trên cả nuớc. Giáo viên ưu tứu, hiệu truởng truờng Lai Vung nhiều năm liền.

Lê Vũ Hùng: nguyên Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Đồng Tháp, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Nhà cách mạng Phạm Hữu Lầu

Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu

Trần Thị Thu (Kim Hồng) và 41 Anh hùng Đồng Tháp

Trần Thị Nhượng

Bác vật Lưu Văn Lang

Nghệ Sĩ

Ca sĩ Phương Thảo

NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ hài Minh Nhí

Kiện tướng thể thao

Cầu thủ bóng đá Trần Công Minh

Cầu thủ bóng đá Phan Thanh Bình

Đại kiện tướng quốc tế Đào Thiên Hải

Cầu thủ bóng đá Huỳnh Quốc Cường

CHUYÊN ĐỀ 2: THÀNH PHỐ CAO LÃNHLà tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Sau ngày giải phóng đất nước 30-4-1975, tỉnh Đồng Tháp được thành lập và tên

Cao Lãnh được dùng để đặt cho tỉnh lỵ là do danh xưng này rất nổi tiếng và trở thành đặc trưng của vùng đất này. Có huyền thoại nói rằng vào năm 1817, hai vợ chồng ông Đỗ Công Tường, thường gọi là Lãnh, từ miền Trung vào vùng đất này lập nghiệp. Ông bà đã chọn xã Mỹ Trà làm nơi định cư và lập ra một vườn quýt. Đến mùa quýt chín, những người đến mua đươc ông bà tiếp đãi niềm nở và những người bán được đối xử thân thiện … lần lần nơi này trở thành một cái chợ nhỏ. Chợ này trong ba năm đầu rất tấp nập, thu hút những người buôn bán vì thuận đường qua lại. Còn ông Đỗ Công Tường vốn thuộc dòng nho nhã, tính tình cương trực nên được những người trong làng cử làm “Câu Đương” (một chức vụ trong ban tề làng phụ trách việc hoà giải, dàn xếp những vụ xích mích, mâu thuẫn của mọi người trong dân làng). Ở vùng này người ta nhắc tên ông bà suốt ngày. Vì để tỏ niềm tôn kính, họ gọi tên là Câu Lãnh, thế rồi trong lúc mọi người đang sống vui vẻ, chan hoà tình cảm với nhau thì năm 1820, xã Mỹ Trà bị một cơn dịch bệnh hoành hành. Mỗi ngày trong làng đều có người chết, có nhiều gia đình chết gần hết… Ngày ấy người dân ở đây còn tin tưởng vào thần linh nên cho rằng là Diêm Vương bắt lính, người nào đến số bị bệnh thì chịu bó tay, không phương cách gì cứu chữa. Vả lại vào thời ấy thuốc men rất thiếu thốn, người ta không thể trị được chứng bệnh chết người này nên người ta chỉ mong đợi vào sự che chở của đấng bề trên mà thôi, không thể ngồi yên nhìn cảnh đau thương, ông bà Câu Lãnh liền lập bàn thờ ngoài trời nguyện xin ơn trên cho ông bà chết thay cho dân làng. Một tuần sau, bà thọ bệnh từ trần. Đang lo tẩm liệm bà thì hai ngày sau ông cũng qui tiên. Dân làng lo mai t ang ông bà xong thì bệnh dữ hết hoành hành, mọi người thoát khỏi móng vuốt của thần chết. Ơn đức của ông bà được mọi người truyền tụng. Đến năm 1907, nhân dân xã Mỹ Trà cùng nhau lập miếu thờ và đặt tên chợ gần nơi ông bà định cư là chợ Câu Lãnh. Dần dần tiếng Câu nói trại thành Cao. Và Cao Lãnh được nhìn nhận như một địa phương từ năm 1914. Năm 1916, có một nhóm người từ Bình Định vào định cư tại Cao Lãnh bị mắc chứng bệnh khắc phong thổ, uống thuốc hoài không hết. Tương truyền rằng có nhiều người vào miễu cầu nguyện được ông bà báo mộng bảo vào miễu lấy nước trong miễu uống. Mọi người làm theo lời báo mộng ấy và quả nhiên đã khỏi bệnh. Tiếng lành về sự linh thiêng của ông bà Câu Lãnh lan truyền khắp nơi và nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ.

Sau năm 1975, hai tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong đã sát nhập lại thành tỉnh Đồng Tháp. Nơi đặt văn phòng ủy ban hành chính tỉnh được gọi là Thành phố Cao Lãnh. Thành phố nằm bên bờ sông Cao Lãnh có chiều dài khoảng 15km, là một đoạn sông Tiền tách ra chảy qua Thành phố Cao Lãnh rồi sau đó lại nhập vào sông Tiền và đổ ra biển

28

Page 29: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Đông. Ngày nay với sự đầu tư hợp lý và đúng mức của các ban ngành lãnh đạo tỉnh, Thành phố Cao Lãnh trở thành trung tâm kinh tế trọng yếu của vùng Đồng Tháp Mười.

Từ Thành phố Cao Lãnh chúng ta có thể đi tham quan khu di tích Gò Tháp, khu di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn chim sếu quí hiếm Tam Nông cũng như các vườn cây ăn trái nổi tiếng ở Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng… và ở ngay Thành phố Cao Lãnh chúng ta có thể thăm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, một người giàu lòng yêu nước và là người sinh thành cho dân tộc Việt Nam một người con ưu tú là: chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

CHUYÊN ĐỀ 3: ĐỒNG THÁP MƯỜI

Đồng Tháp Mười là vùng đất trũng mênh mông nằm phía Tây Nam TP.HCM. Thủy thổ đặc biệt: “Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng”. Mùa khô, ĐTM là cả một cánh đồng cỏ bằng phẳng, khô cháy, nức nẻ, nhiễm phèn. Mùa nước nổi kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10, cánh đồng biến thành biển nước mênh mông, có nơi sâu đến 4,5 mét. Thực vật chính là cỏ, và đôi chỗ là rừng tràm.

CHUYÊN ĐỀ 4: Thơm lừng món nướng ở Tam Nông-Đồng Tháp

Đến Tam Nông mùa nước nổi vào các quán ăn, khách sẽ gặp món nướng rất phổ biến. Có lẽ là vì món nướng không đòi hỏi kỹ thuật chế biến cầu kỳ và mang hơi hướm thời khẩn hoang.

Trước hết phải kể đến món rắn bông súng nướng mọi. Rắn bông súng là một loại rắn lành, thường sống ở đầm, lung, ao, hồ, ruộng ngập nước. Rắn bông súng nướng mọi trên lửa than hồng, khi mùi thơm phảng phất bay lên, da rắn phù ra rồi nứt bung là rắn đã chín tới. Để rắn trên lá chuối xanh, cầm lên bẻ thành khúc, chấm muối ớt ăn kèm với rau răm, diếp cá rất ngọt, rất hấp dẫn.

Kế đến là cá lóc nướng trui. Cá lóc to, để nguyên con dùng đũa, que tre xiên từ đầu đến đuôi nướng trên than tràm đỏ hồng. Khi cá rám đen, nứt sống lưng là cá đã chín. Đem xuống, giẽ cá cuốn với bẹn sen , bún, khế, chuối chát, rau thơm chấm với nước mắm me hoặc nước mắm nêm rất tuyệt vời. Vùng Tràm Chim có rất nhiều đầm sen, lung sen. Người ta hái bẹn sen (lá sen non còn cuốn chưa bung, nở ra) dùng để thay bánh tráng, cuốn cá lóc nướng.

Ốc lác, ốc bươu ở Tràm Chim, Tam Nông rất chắc, cầm nặng tay. Sắp ốc lên vỉ nướng trên lửa than. Vỏ ốc rám khô, miệng ốc hở mi mí là ốc đã chín. Đợi ốc bớt nóng, người ta dùng tăm tre lể ốc chấm với nước mắm sả ớt bằm hoặc nước mắm chanh tỏi ớt.Chuột lột da, bỏ đầu và bộ lòng, rửa sạch, để trong rổ chừng 10 phút cho ráo nước. Ướp chuột với nước mắm, tỏi đâm, tiêu giã dập, ít đường, chút bột ngọt, nếu có bột ngũ vị hương thì càng tốt.

Sắp chuột lên vỉ nướng với lửa than hồng thật đượm. Khi thịt chuột ngả màu vàng nhạt, khô, cháy xem xém rìa là chuột đã chín. Sắp chuột ra dĩa, chấm thịt chuột với nước tương dầm tỏi, ớt. Đây là một món ăn ngon, dễ ăn, rất được nhiều người ưa thích.Mùa nước nổi đến Tam Nông, thưởng thức các món đặc sản nướng giữa mênh mông rừng tràm, biển nước sẽ cho bạn cảm xúc về một thời tiền nhân đi mở đất. 

29

Page 30: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

AN GIANGAN GIANG

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH:

1. Lịch Sử :

An Giang (hiện nay) là vùng đất được cấu tạo bởi một địa hình khá kỳ thú: vừa đất rộng, sông dài với nhiều cồn bãi, cù lao giữa hai sông Tiền và sông Hậu (chiếm 30 % diện tích); vừa là nơi có núi, có rừng, phía bờ tây sông Hậu là vùng bán sơn địa “cò bay mỏi cánh” (khu tứ giác Long Xuyên, chiếm 69,9% diện tích). Đất đai phì nhiêu, knh rạch chằng chịt, khí hậu ôn hòa, cộng với cảnh quan đặc trưng; mặc nhiên An Giang có sức cuốn hút mạnh đối với những ai quyết chí tạo dựng cho mình và xã hội một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó mà hiện nay, diện tích đất tỉnh An Giang là 3.424 km2 thì có đến 92 % là nông thôn; và nếu dân số đã lên đến trên 2 triệu người thì 83% trong số ấy chuyên sống bằng nông nghiệp. Trong đó 97% là tộc người Việt, 3% là các dân tộc Hoa, Khmer, Chăm.

Thời nhà Nguyễn

Năm Nhâm Thìn (1832), tỉnh An Giang chính thức được thành lập. Diện địa buổi đầu của tỉnh An Giang tương ứng với huyện Vĩnh An thuộc phủ Tân Thành (lệ vào trấn Vĩnh Thanh – Vĩnh Long). Theo “Gia Định thành thông chí”, huyện Vĩnh An trước là tổng, sau đổi làm huyện, lãnh hai tổng Vĩnh Trung và Vĩnh Trinh, gồm 81 thôn, phường. Phía đông giáp huyện Vĩnh Bình (sau thuộc Vĩnh Long), lấy từ ngư câu ngang với tiểu câu Đồ Bà; rồi đến cửa sông Cái Bồn làm giới hạn; phía tây giáp phủ Nam Vang (Cao Miên), lấy cửa sông Tiền ngang đến thượng khẩu sông Hậu xuống đến cửa sông Cái Bồn làm giới hạn; phía Bắc lấy thượng khẩu sông Tiền bao cả những cù lao Cái Dừng, Bãi Tê, Bãi Tân, Bãi Ngưu, Bãi Long Ẩn, Cai Nga, Tân Phụng, Vĩnh Tòng, đến bờ phía Nam cửa sông Cái làm giới hạn.

Là một trong 6 tỉnh của Nam kỳ lục tỉnh, An Giang nằm vắt ngang giữa Nam kỳ, cặp theo bờ Tây hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang suốt từ biên cương đến biển cả, bao gồm nhiều cù lao trên sông Tiền và sông hậu. Có 3 phủ, 8 huyện.”Đông Tây cách nhau 94 dặm. Nam Bắc cách nhau 150 dặm. Phía đông đến sông Tiền Giang giáp địa giới huyện Kiến phong, tỉnh Định Tường 48 dặm. Phía Tây đến địa giới 3 huyện Hà Châu, Long Xuyên, và Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên 49 dặm. Phía Nam đến biển 108 dặm. Phía Đông Nam đến địa giới 2 huyện Vĩnh Bình, Tuân Nghĩa, tỉnh Vĩnh Long 196 dặm. Phía Tây Nam đến địa giới tỉnh Hà Tiên 75 dặm. Phía Đông Bắc đến địa giới tỉnh Định Tường 26 dặm. Phía tây Bắc đến địa giới Cao Miên 44 dặm. Từ tỉnh lỵ đến kinh 2.300 dặm”. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả như vậy, nhưng không nói rõ khoảng cách tính bằng dặm là đo theo đường thủy hay đường bộ.

Thời thuộc Pháp

Thực dân Pháp xóa bỏ Nam Kỳ lục tỉnh và chia ra nhiều tỉnh (hạt) nhỏ. An Giang bị chia làm 3 hạt là Châu Đốc, Sa Đéc và Ba Xuyên. Đến khoảng trước năm 1955, An Giang chia làm 5 tỉnh nhỏ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, và Sóc Trăng. Về vị trí, địa bàn của An Giang bao gồm các hạt hoặc tỉnh vừa kể, cơ bản là không có gì thay đổi, nhưng trên phương diện hành chính, lúc này địa danh An Giang không còn.

Thời Ngô Đình Diệm

Cho đến năm 1956, do sắc luật số 143/VN ngày 22/10/1956 về việc “Minh Định Địa Giới Toàn Quốc” (hiểu là từ vĩ tuyến 17 trở vào), Nam Việt chia làm bốn miền Trung nguyên Trung Phần, Cao nguyên Trung Phần, Đông Nam phần và Tây Nam phần (cũng gọi một phần Nam Việt cũ). Tỉnh An Giang thuộc “phần” này, và được nhập lại từ hai tỉnh Long Xuyên v Châu Đốc. Tỉnh lỵ đặt tại châu thành Long Xuyên (nay là thị xã Long Xuyên). Dân số: 806.337 người; có 9 quận (An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập), 16 tổng và 92 xã, 503 ấp.

Sau năm 1964

Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ 1963, tỉnh An Giang được chia làm hai tỉnh Châu Đốc và An Giang (phục hồi tỉnh Châu Đốc; tỉnh An Giang như tỉnh Long Xuyên cũ nhưng giữ tên An Giang). Như vậy tỉnh An Giang lúc bấy giờ nhỏ lại.

Diện tích chung: 174.394 mẫu 22 mẫu tây (sic). Có 4 quận (Châu Thành, Chợ Mới, Thốt Nốt và Huệ Đức), 6 tổng, 38 xã, 254 ấp (tại thời điểm 1967).

Sau năm 1975

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, do nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 20/09/1975 của Bộ chính trị ngày 20/12/1975, tỉnh An Giang được lập lại trên cơ sở hợp nhất ”tây Long Châu Tiền và Long Châu Hậu (tỉnh An Giang cũ, bao gồm cả Long Xuyên, Châu Đốc, trừ huyện Thốt Nốt)”. Cụ thể gồm các huyện Châu Thành, Thoại Sơn,

30

Page 31: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn và hai thị xã Long Xuyên, Châu Đốc. Lúc này tỉnh An Giang phình to lên gấp đôi so với trước đó.

Do quyết định số 300 ngày 23/08/1979 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang, huyện Bảy Núi được chia thành hai huyện lấy tên là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, nghĩa là bỏ tên Bảy Núi (mới đặt) phục hồi lại hai tên gọi cũ như trước. Và ngày 13/11/1991 do quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng, huyện Phú Châu (mới đặt) cũng được chia lại thành 2 huyện là Tân Châu và An Phú như trước.

Sau năm 1975 An Giang giao phần đất mà ngày trước gọi là Phong Thạnh Thượng lại cho tỉnh Đồng Tháp. Các tên gọi tỉnh Long Châu Sa, Long Châu Hà, Long Châu Hậu, Long Châu Tiền…đều bỏ. Cấp tổng bị xoá hẳn; thực ra chính quyền chế độ cũ đã bỏ cấp này từ lâu, nhưng vẫn sử dụng vai trò của chánh tổng một cách không chính thức.

Vào thời kỳ quân quản, sau năm 1975, cấp ấp vẫn được thừa nhận là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền (có con dấu tròn, mực đỏ), mãi đến sau này mới bỏ hẳn (nhưng vẫn xem là cấp ”nhân dân tự quản”).

2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta chia làm đôi.

o Phía Đông và phía Bắc giáp với Đồng Tháp

o Phía Đông Nam giáp Cần Thơ

o Phía Nam và Tây Nam giáp Kiên Giang

o Phía Tây giáp Campuchia.

+ Tỉnh lị là Thành Phố Long Xuyên.

Gồm có các huyện: thị xã Châu Đốc, huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn.

3. DIỆN TÍCH: 3.424km2

4. DÂN SỐ: :2.049.039 người.

5. DÂN TỘC: Là tỉnh có 17 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Việt sau đó là người Khmer, người Chăm và người Hoa. Người Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân . Người Khmer sống tập trung ở miền núi thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.

6. TÔN GIÁO: Tại An Giang có các tôn giáo đạo Phật, Cao Đài, Công Giáo, Hồi Giáo và Đạo Hòa Hảo.

HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN

1. Di Tích Núi Sam

Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.

Núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5 km, là ngọn núi đầu tiên của dãy Thất Sơn, núi cao 284m. Núi có hình giống như con Sam nên gọi là núi Sam, núi còn có tên chữ là Lãnh Học Sơn. Nhưng một số người khác cho rằng: Cách đây hàng triệu năm vùng đất này bị ngập chìm trong nước biển, khi ấy núi Sam là một hòn đảo, xung quanh có rất nhiều con Sam sinh sống. Sau quá trình kiến tạo địa chất hàng triệu năm và nước rút đi, hòn đảo này biến thành núi và gần với đất liền. Từ đó gọi là núi Sam.

Núi Sam cùng núi Bảy là những cao điểm án ngữ biên giới Cam-pu-chia lập thành một hệ thống phòng thủ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

31

Page 32: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Đồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài cũ do Pháp xây dựng.

Đặc biệt dưới chân núi còn có Lăng Thoại Ngọc Hầu tức Nguyễn Văn Thoại, một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào các con kênh quan trọng trong tỉnh An Giang: kênh Vĩnh Tế dài 90km nối sông Hậu đến Hương Thành (Hà Tiên) để đổ ra vịnh Thái Lan; kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền; đắp lộ lớn Châu Đốc – Long Xuyên. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858).

Từ ngã ba thị xã Châu Đốc đến núi Sam chừng Khoảng 3km. Con đường này đã được làm lại, trải nhựa, gồm hai chiều, ở giữa có bờ cây. Đoạn đường này tuy ngắn song cứ 1km đường này trị giá hơn 1 tỉ đồng Việt Nam, số tiền ny được lấy ra từ quỹ cúng dường của bá tánh thập phương tại Miếu Bà Chúa Xứ.

Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ. Nơi đây còn có miếu thờ Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, vườn Tao Ngộ… Núi Sam là một khu du lịch nổi tiếng của cả vùng Nam Bộ.

2. Chùa Tây An

Chùa Tây An toạ lạc tại ngã ba núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc khoảng 5 km.

Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ, có kiến trúc hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy.

Chùa Tây An nằm trong quần thể kiến trúc của Miếu Bà Chúa Xứ. Chùa Tây An do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng ngội chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm thiệu trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị hoà thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, Pháp hiệu là Phap Tạng đến trụ trì. Vị hòa thượng này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân nhân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào đã suy tôn ông là Phật Thầy Tây An và danh hiệu này vẫn gọi đến ngày nay. Kể từ đời ngài Đoàn Minh Huyền (Phật Thầy Tây An) trụ trì tới nay đã trải qua 7 đời truyền thừa và đã được trùng tu nhiều lần.

Đến năm 1958, hoà thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động góp tiền xây dựng lại ba ngôi cổ lầu, mặt chính của chùa và sữa chữa lại ngôi chính điện tạo nét kiến trúc phương Tây kết hợp với kiến trúc Á Đông.

Chùa được xây bằng gạch, xi măng và lợp ngói, nguy nga với ba ngôi lầu nóc tròn hình củ hành theo kiến trúc kiểu Ấn-Hồi, màu sắc rực rỡ nhưng hài hoà, nổi bật trên vách núi xanh thẩm.

Chánh điện chùa cao 18m, thờ phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chuông và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ Phật Quan Am, 2 cửa 2 bên có 2 bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Vòm chánh điện đắp nổi hình rắn hổ mang 7 đầu. Sân chùa có hai tượng bạch tượng và hắc tượng bằng xi măng lớn như thật: con trắng 6 ngà, con đen 2 ngà, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm. Đặc biệt tượng hòa thượng Thích Bửu Thọ được tạc ngồi bên bàn viết như người thật. Chùa theo phái đại thừa, có khoảng 11.270 pho tượng Phật lớn, nhỏ bằng gỗ. Chùa có nhiều câu đối hoành phi do các nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu. Ngày rằm tháng giêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.

3. Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở núi Sam. Khu lăng mộ có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng 2 phu nhân được xây dựng thập niên 30 thế kỷ 20.

Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình kiến trúc quy mô nằm trên triền núi Sam, cao trên 9 bậc cấp đá ong. Chu vi lăng hình chữ nhật được bao bọc bởi một bức tường dày 1m. Mặt trước là hai cổng vào ở hai bên, chính giữa là tấm bia Thoại Sơn (được phiên bản hồi đầu thế kỷ XX).

32

Page 33: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Khi bước vào khuôn viên lăng, bên phải là 3 ngôi mộ lớn (chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, bên phải là mộ bà Châu Thị Tế (mất 1826), trái là mộ bà Trương Thị Miệt (mất 1821), bên trái có 14 ngôi mộ được chôn trong một vuông đất. Tương truyền đây là những ngôi mộ của các đào kép trong phường hát bội Quảng Nam thường diễn cho Thoại Ngọc Hầu xem lúc còn sống, riêng có hai ngôi mộ trên cùng thì được tương truyền là của hai người bị chôn sống để đi theo hầu ông. Trong Long Đình là bản sao bia “Thoại Sơn”. Bia “Vĩnh Tế Sơn”. Trước Long đình là 2 con nai tạc bằng xi măng. Hai cửa lớn vào lăng rộng hình bán nguyệt, kiến trúc theo lối cổ, liền với bức tường kiên cố dày 1 mét, cao 3 mét. Sau lăng là đền thờ trên nền đất cao. Sau lưng đền thờ là vách núi tạo thành bức bình phong kiên cố và hùng vĩ tôn thêm vẻ cổ kính uy nghi. Bên trong lăng là di tượng Thoại Ngọc Hầu cao khoảng 2 m cùng những án văn chương lộng lẫy và liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế…gợi lại hình ảnh của nước non một thời oanh liệt.

Lăng Thoại Ngọc Hầu được hoàn thành vào cuối những năm 20 của thế kỷ 19.

Nói chung, khu lăng mộ này là một công trình kiến trúc cổ kính, đặc biệt là 2 bài văn bia có ý nghĩa hết sức lớn lao và đặc biệt quý hiếm đối với vùng đất mới phương Nam.

Hằng năm, ngày 6/6 ÂL nhân dân quanh vùng đến lăng làm lễ tưởng niệm ông.

4. Kênh Vĩnh Tế

Một trong những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ là hệ thống kênh đào, tạo thuận lợi cho giao thông và tưới tiêu cho cánh đồng là vườn cây. Trong số các con kênh đào ấy, đặc biệt có con kênh mang tên người phụ nữ vào đầu thế kỷ 19, đó là kênh Vĩnh Tế, chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia. Khởi công đào năm 1819 và hoàn thành 1825. Trong 6 năm đào kênh có lúc phải ngưng trệ vì công việc đào kênh rất vất vả. Có đoạn dễ đào vì nhằm nơi đất ruộng, nhưng có lúc đất cứng có đá, sát chân núi. Mùa nắng phải ngưng vì thiếu nước cho dân phu. Sử liệu ghi rằng: “Để cho đoàn kênh được thẳng, ông đã cho đốt đuốc trên những cây xào dài vào ban đêm. Những cây sào lửa ấy là những cây cọc tiêu dễ nham đường kênh cho ngay thẳng“ .

Để đào kênh này, Thoại Ngọc Hầu đã huy động một lực lượng rất lớn, có lúc lên đến 55.000 người. Theo dân gian kể lại khó khăn khi đào con kênh này, dân phu lớp vì chết vì bệnh, lớp thì trốn về dọc đường bị cá sấu ăn. Có lúc ông quá đau buồn vì bỏ dở công việc. Thấy vậy, Bà Châu Thị Tế một mặt ra sức động viên chồng, mặt khác khuyến khích những người mẹ, người vợ của các dân phu khích lệ chồng, con họ theo trong việc đào kênh. Chính vì công sức đóng góp của bà, vua Minh Mạng đã ban chiếu lấy tên bà đặt cho kênh là Vĩnh Tế. Ngôi làng dưới chân núi Sam là làng Vĩnh Tế.

Kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Hà sau khi đào xong đã làm thay đổi hẳn đời sống của người dân vùng Tứ Giác Long Xuyên. Kênh là phương tiện giao thông thuận lợi, vừa là hệ thống tưới tiêu, xả phèn cho đồng ruộng. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt quân sự. Kênh Vĩnh Tế cũng chính là đường biên giới bằng nước đã được đóng cọc nhiều lần trong cuộc giao tranh.

Vua Gia Long còn nhằm mục đích đưa quân từ Hậu Giang ra vịnh Xiêm La thật nhanh để giữ* Kiên Giang và Hà Tiên ngừa quân Xiêm đến thình lình. Kênh Vĩnh Tế là thành quả to lớn của nhà Nguyễn được ghi lại hình ảnh trên cao đỉnh – một trong những Cửu Đỉnh danh tiếng của triều Nguyễn.

5. Miếu Bà Chúa Xứ

Thuộc ấp Vĩnh Tế 1, thị xã Châu Đốc được lập vào thế kỷ 19, lịch sử của chúa Bà có hai truyền thuyết: miếu bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của bà.

Trong miếu bà Chúa Xứ có một pho tượng bằng đá Sa Thạch cao gần 2m tạc hình một người đang trong tư thế nghĩ ngợi trầm tư. Đó là “bà Chúa Xứ” mà theo truyền tụng dân gian kể lại:

Tượng bà đã có từ rất lâu đời cách đây khoảng 200 năm bà được dân địa phương phát hiện và được khiêng từ trên đỉnh núi Sam bởi chín cô gái đong trinh tắm rửa sạch sẽ (theo lời dạy của Bà). Cũng có ý kiến cho đầu thế kỷ 19 Nguyễn Văn Thoại lãnh lệnh vua đi bình giặc ở biên giới phía Tây. Phu nhân ông ở nhà lo lắng ngày đêm khấn nguyện để ông bình yên trở về nếu được vậy bà lập miếu tạ ơn, vì vùng này vốn là rừng thiêng nước độc lắm dã thú, ai đi khó về. Nguyện ước đạt được ông đã trở về khi nghe bà bày tỏ ý nguyện, ông rất cảm động và nhớ lại những nguy hiểm mà ông đã đi qua. Ông liền cho xây dựng miếu để tạ ơn và thỉnh tượng bà từ trên núi về thờ.

Nhà khảo cổ học người Pháp Malleret là người đã phát hiện ra di chỉ văn hóa Óc Eo (vùng Ba Thê núi sập). Năm 1941, sau khi nghiên cứu tượng Bà đã xác định đây là một pho tượng thần Visnu (một trong ba vị thần BàLaMôn giáo) được tạo vào khoảng thế kỷ thứ 6 đầu thế kỷ 7 sau công nguyên. Như vậy có thể nói rằng tượng Bà là một pho tượng đàn ông của người Khmer bỏ bên sườn núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu tô điểm lại thành phụ nữ.

33

Page 34: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Do ảnh hưởng phật giáo, lão giáo cùng tín ngưỡng thờ mẫu của dân gian mà bà Chúa Xứ trở thành một dạng như “phật bà Quan Âm” và được tôn thờ thành kính. Có rất nhiều huyền thoại về sự linh thêng của Bà, trong miếu còn treo hai câu liễng đối nói về việc ban phúc, giáng hoạ của Bà:

“ Cầu tất ứng, thi tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kính, thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”Miếu bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ quốc, có bốn mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, nhà

để tượng trưng cũng có bốn mái hình vuông, trong miếu thờ tượng bà chúa được tọa lạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI theo mô phỏng tượng thần Vitnu thường có ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ, Hội Chùa Chúa xứ được tổ chức rất lớn hàng năm vào các ngày từ 23 đến 26 tháng 4 âm lịch hàng năm. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng bà, lễ dâng hương cầu phúc lành…

Miếu bà Chúa Xứ lúc đầu khoảng năm 1825 được dựng bằng tre lá sau đó được trùng tu nhiều đợt để trở thành một kiến trúc của phương đông khá đẹp: mái cong lợp bằng ngói xanh, tường bằng gỗ quý, chạm trổ công phu. Trên bậc thềm là hai con sư tử đá ngồi chầu, toà miếu ấy nằm trên vùng đất trũng quay lưng lên đường và dựa vào chân núi Sam ở hướng đông bắc, toàn cảnh núi Sam cũng góp phần tạo thêm khí thiêng cho miếu và làm cho không khí ngày hội nơi đây thêm huyền ảo cao khoảng 230m và chu vi chân núi khoảng 300m núi Sam trông giống hình con sam và ngày xưa từng là hòn đảo nhỏ trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng) rất nhiều sam bám vào đây sinh sôi nên nó có tên chữ học lãnh hơn (nghĩa là núi con sam) tọa lạc tại làng Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc.

Có người hỏi tượng Bà làm bằng đá gì? Có rất nhiều giả thuyết về điều bí ẩn này, có tác giả gọi là đá “Sa Thạch”, người khác gọi là đá “Son”, người khác gọi là đá “Xanh”. Nhưng những tên gọi ấy không kèm được chứng minh nào cả.

Nhưng theo một nghiên cứu và có kết luận chính xác, tượng bà được tạc bằng một loại Nham Thạch có tên gọi là Diệp Thạch. Loại Nham Thạch này hình thành từ các hố đại dương, nên có cấu tạo nhuyễn hạt.

Lễ Hội Bà Chúa Xứ

Hiện nay, lễ hội Bà Chúa Xứ là 1 trong 115 lễ hội quốc gia.

Diễn ra vào ngày 24-4 âm lịch hàng năm, bao gồm các lễ:

Lễ Mộc Dục (lễ tắm bà) diễn ra vào 12h khuya ngày 23-4, một tấm màn giăng ngang che kín tượng bà và hai phụ nữ được lựa chọn trước để vào tắm và thay y phục, phía ngoài là hàng trăm người đang quỳ làm lễ tay mỗi người đều cầm bông huệ trắng, nước tắm cho bà được nấu với quế và hương hoa sau khi tắm bà xong sẽ được phân phát cho khách trảy hội uống lấy phước đến nay hiện tượng này không còn nữa. Cũng vậy bộ y phục cũ của bà sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ phân phát cho mọi người để làm một thứ bùa hộ mệnh quý giá.

Lễ Túc Yết: Ngày 25 tháng 4 âm lịch 4 giờ chiều lễ thỉnh sắc phong cho bà rước từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Đoàn người rước được sắp xếp theo thứ tự với nghi trượng nghi vật rình rang và có đốt pháo múa lân. 12 giờ khuya lễ yết mời bà về dự lễ tiếp theo là lễ xây chầu (hát bội) với các nghi thức sau: trước hết chánh bái (người chủ trì cuộc lễ) dâng theo (tượng trưng bằng một đĩa huyết và một ít lông heo), sau đó dâng hương và rượu rồi đọc văn tế cuối cùng tiếp hai tuần rượu một tuần trà – tiếp theo chánh bái ca công (đại điện đoàn hát bội) bước vào làm lễ tay cầm nhánh dương vừa rải nước vừa đọc:

“Nhất sái thiên thanh

Nhị sái địa minh

Tam sái nhân trường

Tứ sái qủy diệt hình”Sau cùng là Lễ Xây Chầu. Ông Chánh Bái ca công niệm hương rồi nhúng cành dương vào tô nước vừa rải vừa

đọc bài bái tế. Đọc xong ông đánh ba hồi trống và hô to: ca công tiếp giá. Lập tức chiêng trống nổi lên đoàn hát bội bắt đầu phục vụ.

Lễ Chánh Tế tiến hành lúc 4h sáng 27/4 âl, các nghi thức và vật phẩm cũng giống như túc yết, chiều ngày 27 vào lúc 6h ban quản trị tổ chức lễ hồi sắc để đưa linh vị trở về lăng miếu, chấm dứt các nghi thức “vía Bà”.

34

Page 35: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Miếu bà Chúa Xứ qua nhiều lần trùng tu ngày nay xứng đáng là một di tích nằm trong một thắng cảnh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế hàng ngày không ngớt khách hành hương trong và ngoài nước lui tới viếng, là niềm tự hào cho dân bản xứ.

Yếu tố độc đáo ấy còn chi phối toàn bộ suy nghĩ của chúng ta về những truyền thuyết quanh sự hiện diện của bà.

Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, gia đình đầm ấm; Tại đây còn có tục “vay tiền bà” vẫn còn, nên hiện nay mỗi năm tiền khoảng 10tỉ/năm; thì tiền này sẽ được dùng vào việc xây dựng, tôn tạo kiến trúc; hoặc là mở đường từ thị xã Châu Đốc vào đây. Có người nói đùa: Bà là người phụ nữ kinh doanh giỏi nhất ở Nam Bộ.

Đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.

Diễn tiền lễ hội: ngày 24 tháng 4 âm lịch đúng 12 giờ khuya tiến hành lam lễ mộc dục (lễ tắm bà).

6. Chùa Tam Bửu

Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi xây dựng ngày 26.06.1882. ông Ngô Tư Lợi là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp truy nã từ Mỹ Tho về Ba Chúc dựng chùa tu hành để che mắt giặc. Cũng như chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu là tổ đình của đạo Hiếu Nghĩa, nơi đây còn lưu giữ được “Long Đình” vật gia bảo của đạo còn truyền đến ngày nay, nó rất có giá trị về nghệ thuật.

Vào cuối tháng 3.1978, khi bọn Pôn Pốt xâm lấn qua biên giới, nhân dân khắp nơi trong xã thường chạy vào chùa trú ẩn. Ngày 17.04.1978 (ngày rằm tháng 3 âm lịch) quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, một mảnh tường bị sụp đổ, những người trú ẩn tại đây vừa bị thương vừa bị tường đè tiếng kêu la thảm thiết, máu loang đầy nền chùa, 40 người chết, 20 người bị thương nằm chồng chất lên nhau.

Đến ngày 18.04.1978, quân Pôn Pốt tràn vào chùa Tam Bửu bắt hơn 800 người đem ra khỏi chùa tước hết đồ đạc, rồi phân ra nam theo nam nữ theo nữ. Nam đưa về hướng cánh đồng Cầu Sắt- Vĩnh Thông, Giồng ông Tướng, nữ đi về hướng Kinh 5 xã và các nơi khác. Trong chùa còn lại 4 người già yếu, bệng tật đi không nổi, chúng lôi vào nhà khách bắn chết, sau đó đốt chùa.

Riêng 800 người bị bắt dẫn đi chỉ còn 2 người sống sót trở về, còn bao nhiêu bị chúng giết hết.

7. Chùa Phi Lai

Chùa Phi Lai nằm đối diện chùa Tam Bửu, cách núi Tượng 200m về hướng Đông. Chùa được tín đồ Hiếu Nghĩa dựng nên vào ngày 19.01.1877.

Vào những ngày quân Pôn Pốt đánh phá ác liệt vào xã Ba Chúc, nhân dân trong vùng chạy vào chùa Phi Lai để tránh đạn pháo 3 giờ chiều ngày 18.04.1978 (16.03 âm lịch), quân Pôn Pốt tràn vào chùa Phi Lai và miễu An Định, chúng bắn bừa bãi tung lựu đạn giết trên 80 người. Những người còn sống sót chạy ra cửa chúng dùng cây đập đầu hoặc bắn chết trên 100 người nữa, xác nằm ngổn ngang xung quanh chùa. Riêng ở dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trú. Bọn chúng dùng lựu đạn ném vào làm chết 39 người. Còn lại một phụ nữ nằm trong góc được sống sót. Hiện nay hầm còn dấu vết vụ thảm sát ấy.

Sau ngày 30.04.1978 những người còn sống sót trở về tìm lại thân nhân mình, đã nhìn thấy nhiều bàn tay máu trên vách tường, hành lang chùa Phi Lai, mà nhiều nhất là các bàn tay máu của trẻ em. Phía bên tri trong chùa có một vòng máu búng lên tường cao 4m, bên phải có một đường dài 7m, cao 0.6m. Phía trước chánh điện máu và nước văng cao 0.2cm. Bà con xã Ba Chúc đã gánh trên 80 đôi nước để dội rửa.

Các đội chữ thập đỏ lo thu gom xác người chết đốt lấy cốt tốn nhiều ngày mới hết. Chùa Phi Lai ngày nay còn giữ nguyen các dấu vết tội ác này

8. Cù lao Ông Hổ và khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.(Non nước VN, tr.664)

KHÁCH SẠN:

Khách sạn Đông Nam **

  Khách sạn Đông Nam là khách sạn đạt chuẩn 2sao nằm trên trục đường chính nối liền Châu Đốc - Núi Sam, thuận tiện cho khách du lịch viếng thăm Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam danh thắng

35

Page 36: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Khách Sạn Cửu Long **

Khách sạn Cửu Long tiêu chuẩn 2 sao nằm trong một khu vực yên tĩnh với cảnh quan đẹp có 80 phòng, nơi đậu xe rộng rãi, an toàn.

Khách sạn Châu Phố

  Khách sạn Châu Phố tọa lạc ngay tại trung tâm thị xã Châu Đốc, một trong những khách sạn đẹp tại Châu Đốc. Từ trên cao của khách sạn toàn cảnh thị xã Châu Đốc hiện ra thanh bình và êm ả.

Khách sạn Long Xuyên **

Khách sạn Long Xuyên toạ lạc ngay trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang thuộc địa phận phía Tây Nam Việt Nam

Khách sạn Victoria Châu Đốc ****

  Khách sạn Victoria Châu Đốc là một trong những khách sạn thuộc hệ thống khách sạn quốc tế Victoria và là khách sạn thứ hai của hệ thống này ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Khách sạn Bến Đá Núi Sam **

  Khách sạn Bến Đá Núi Sam toạ lạc tại khu danh thắng Núi Sam, cách chân núi Sam hơn 100 mét, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đến đây, quý khách có thể thưởng thức cảnh đẹp uy nghi, hùng vĩ của Núi Sam

Khách sạn Đông Xuyên ***

  Khách sạn Đông Xuyên toạ lạc ngay trung tâm thương mại của thành phố Long Xuyên, thành phố trẻ năng động với tốc độ “đô thị hoá” khá nhanh, thuộc tỉnh An Giang.

NHÀ HÀNG:

+ TP. LONG XUYÊN:

Nhà hàng KS Đông Xuyên (tương đối cao cấp và sang trọng, ăn sáng, tầng thượng có Buffet)

Nhà hàng Hải Yến: 27 Tôn Đức Thắng, chuyên các món cá, đặc biệt là cá ba sa.

Nhà hàng An Lạc Viên

132 Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên

Nhà hàng Ngự Bình

328/8 Hùng Vương, TP. Long Xuyên

Tel: (84-76) 384 2432

Nhà hàng Thắng Lợi

1 Lê Hồng Phong, Mỹ Bình, TP. Long Xuyên

Tel: (84-76) 385 7304

+ CHÂU ĐỐC:

Nhà hàng 56

5 - 6 Nguyễn Hữu Cảnh, TX. Châu Đốc

Tel: (84-76) 386 6077

Nhà hàng Đồng Xanh

Tổ 26B Châu Long 1, Vĩnh Mỹ, TX. Châu Đốc

36

Page 37: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Tel: (84-76) 386 9555

Nhà hàng Hồng Phát

77 Chi Lăng, TX. Châu Đốc

Tel: (84-76) 386 6950

Nhà hàng Trường Phát

Đường Trưng Nữ Vương, phường B, TX. Châu Đốc

Tel: (84-76) 356 0555

ĐẶC SẢN

1. TUNG – LÒ – MÒ

An Giang, nhất là ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi, có rất nhiều món ngon hấp dẫn như mắm ruột, cháo bò, khô bò, khô cá tra phồng, đường thốt nốt... nhưng chưa có món nào ăn một lần nhớ đời như bò xào lá vang và lạp xưởng bò. Lạp xưởng bò còn gọi là tung-lò-mò, là món ngon độc đáo của người Chăm.

Món ăn này từ lâu cũng đã được người Kinh ưa thích và chế biến thành món lạp xưởng bò giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn. Bà chủ tiệm Dũng Thảo ở số 67, Trần Hưng Đạo, huyện Tri Tôn cho biết mỗi ngày bà dùng 10 kg thịt bò gồm thịt vụn, gân, nạc để xay nhuyễn và chế biến thành lạp xưởng.

Theo bà, muốn cho lạp xưởng thơm, ngon và có mùi hấp dẫn cần phải ướp tiêu, hành, tỏi, đường, bột ngọt, ngũ vị hương, đặc biệt là đại hồi và tiểu hồi. Và để có được những viên lạp xưởng tròn, đều đặn, bà đã dùng ruột heo làm sạch, phơi khô trước khi dồn thịt vào. Sau đó, bà dùng dây buộc thắt gút lại thành lọn hình tròn. Khi nướng xong, bà cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, bốc khói thơm phức.

Khác lạp xưởng heo, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho ráo là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Tại chợ Tri Tôn, người ta bán mỗi viên lạp xưởng nướng 500 đồng. Nếu mua ký thì giá từ 50.000 đến 60.000 đồng. Lạp xưởng bò phải ăn lúc còn nóng và chấm muối tiêu hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có thêm ngò tây, cà chua, rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì. 

CHUYÊN ĐỀ

1. DÂN TỘC CHĂM

Hầu như toàn bộ dân cư người Chăm An Giang là tín đồ Hồi Giáo khác với người Chăm ở miền Trung số đông theo Bà La Môn giáo hay đạo Ba Ni (tức Hồi Giáo cũ). Thế kỷ 18 người Chăm ở Thuận Hải di cư lên Cam-pu-chia, Thái Lan để chống lại sự đàn áp của triều đình nhà Nguyễn. Ở Thái Lan, Cam-pu-chia họ lại bị chính quyền phong kiến đàn áp nặng nề hơn nên phải tìm đến vùng Đồng Bằng sông Cửu Long sinh sống. Thực hiện chính sách “phên dậu” dùng người dân tộc ít người để che chở cho các đồn cũ biên phòng. Chính quyền nhà Nguyễn đã định cư người Chăm ở vùng đất cù lao đối diện với khu đồn trú Châu Đốc (thị xã Châu Đốc) để bảo vệ vùng nội địa.

Cấu trúc gia đình và dòng họ người Chăm được thành lập theo phía bên cha. Khác với người Chăm ở Thuận Hải, người Chăm ở Đồng Bằng sông Cửu Long đặt tên cho con kèm theo tên cha của đứa bé và đặt tên cho đứa bé gái kèm theo tên mẹ.

Nội hôn theo dòng cha là đặc điểm cấu trúc hôn nhân của người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long và khác với cấu trúc ngoại hôn ở người Chăm Thuận Hải. Chế độ đa thê được luật Hồi Giáo cho phép (tối đa 4 vợ) song thực tế chỉ có người giàu mới lấy được nhiều vợ. Gia đình một vợ một chồng là cấu trúc gia đình thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuổi hôn nhân thường từ 18-20 đối với nam và 17-18 đối với nữ. Hiện tượng hôn nhân hỗn hợp Chăm Việt diễn ra tương đối phổ biến thường là chồng Chăm vợ Việt người vợ phải cư trú bên chồng và chấp nhận phong tục luật lệ Hồi giáo. Ở thành phố Hồ Chí Minh có trường hợp chồng Việt vợ Chăm v sau khi cưới người vợ Chăm về cư trú trong khu người Việt theo phong tục người Việt. Con trai Chăm (Châu Đốc) đi cưới vợ chứ không phải như ở Thuận Hải con gái Chăm đi cưới chồng. Tục ở rể còn duy trì người con trai phải về bên nhà vợ 3 năm liền ở thành phố Hồ Chí Minh

37

Page 38: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

tục lệ này được rút xuống 3 ngày đêm sau đó vợ chồng có thể tự do ở bên chồng hoặc bên vợ hoặc ra ở riêng. Trong gia đình người chồng giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh tế, họ làm chài lưới, làm ruộng, lo nguyên liệu dệt, người đàn bà lo việc bếp núc nhà cửa, trông nom con cái và dệt vải. Đó là một nghề thiêng liêng của họ hầu như nhà nào cũng có khung dệt vải. Theo luật Hồi Giáo người con gái không được thừa kế tài sản cha mẹ nhưng thực tế ở Đồng Bằng sông Cửu Long người con gái vẫn được quyền thừa kế nhưng phần chia ít hơn của người con trai trong gia đình.

Ngày thứ sáu hàng tuần mọi người đàn ông và con trai tắm rửa ăn mặc sạch sẽ để đến giáo đường làm lễ. Sau buổi lễ họ hội họp lại tại một nhà rạp lớn gọi là Palây để bàn tính công việc chung của cộng đồng. Hiện khu vực An Giang có khoảng 11.000 người, khu vực Thuận Hải có khoảng 42.000 người. Về cơ bản tiếng nói người Chăm ở hai vùng này giống nhau chỉ khác nhau ở những từ có liên quan đến tôn giáo, chữ viết. Người Chăm An Giang dùng hệ thống chữ Ả Rập còn người Chăm Thuận Hải thì dùng hệ thống chữ Chăm cổ (một biến thể của chữ Phạn Cổ). Người Chăm Châu Đốc rất thích nghệ thuật, kể chuyện cổ tích mang tính chất dân gian lãng mạn, trữ tình của tình yêu trai gái hoặc mang tính chất đạo Islam. Những bài vè, bài hát với làn điệu độc đáo…

LỄ ROYA IDIL ADHA

Cùng với cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn, người Chăm ở An Giang theo đạo hồi cũng có một hệ thống lễ hội riêng. Lễ Roya Idil Adha tổ chức từ ngày 7-10 tháng 12 hồi lịch, tương đương với các ngày thượng tuần tháng 6 dương lịch được coi như lễ tết truyền thống, gắn liền với việc hành hương đến thánh địa Mecca. Đây là dịp để mọi người trở về sum họp với gia đình, thăm hỏi vui chơi cùng bà con trong làng hay khu vực cùng nhau tiễn năm cũ đón năm mới, trong gia đình phụ nữ trổ tài nội trợ, nam giới ăn mặc tươm tất đến thánh đường. Vào ngày 10-12 hồi lịch, các gia đình người Chăm khá giả tổ chức lễ hiến sinh một con bò thay vì làm lễ một con cừu theo tục lệ. Tục “hiến sinh” vào mùa hành hương để biểu lộ đức tin tuyệt đối vào thượng đế Allah, khuyên nhủ mọi người thực hiện tốt đức tin và làm trọn vẹn 5 bổn phận căn bản của mình để được Allah cứu giúp, thịt của con vật hiến sinh được chia đều cho các gia đình để biểu thị tình tương thân tương ái. Sau phần hành lễ, các cộng đồng người Chăm tổ chức vui chơi sinh hoạt văn hóa, thể thao như ca hát, đua ghe, thi đấu bóng đá.

LỄ HỘI CHUYỂN MÙA

Rica Nưkar (Rija Nưgar – đọc là Richà Nưn Cằn) là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm và được tổ chức vào đầu năm. Lễ hội Rica Nưkar còn là một trong những lễ hội chung cho người Chăm (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni) và mang tính khu vực, toàn vùng. Ngay cái tên của lễ hội đã phần nào nói lên tính chất rộng và chung của lễ hội: Nưkar có nghĩa là xứ sở, là đất nước… Không chỉ rộng và chung, cái tên Nưkar, qua nghĩa mang tính địa lý, chừng nào cũng cho thấy đây là một lễ hội truyền thống xưa mang tính toàn cộng đồng của người Chăm chứ không thể là một lễ hội mới được nhập vào từ bên ngoài cách đây vài thế kỷ.

Đúng là chữ Rica có thể là Chà Và hay Java như không ít người Chăm tin và không ít những nhà nghiên cứu cho là như vậy. Còn những tác giả từ điển Chàm – Việt – Pháp thì giải thích thuật ngữ Rica (đọc là Rijà) hay Raca (đọc là Raja) là lễ múa, giải thích thuật ngữ ghép Rica Nưkar hay Rica Nưkar là lễ múa tống ôn đầu tháng giêng Chăm.

Đúng là Rica Nưkar là lễ hội đầu năm, là lễ tống ôn, là lễ hội chung cho người Chăm thuộc cả hai đạo Bà La Môn và Bà Ni, là lễ hội có múa. Thế nhưng thực chất cũng như nguồn gốc của lễ hội này là gì và như thế nào thì cho đến nay chưa một nhà khoa học nào đặt thành vấn đề và phân tích vấn đề cho thật sự khoa học. Các tác giả cuốn “Người Chăm ở Thuận Hải” và cuốn “văn hóa Chăm” đều chỉ dành vẻn vẹn đúng có một trang để giới thiệu qua lễ hội Rica Nưkar của người Chăm. Các tác giả của các công trình kể trên đều cho rằng Rica Nưkar là lễ cầu xin Thần Mẹ xứ sở và các vị thần linh giúp cho người Chăm tránh được những điều xấu xa, xui xẻo trong năm cũ như ốm đau, hạn hán, sâu bệnh, chuột bọ phá hoại mùa màng… cầu xin những điều tốt lành như sức khỏe và sự bình yên cho xóm làng và mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi… Đúng, chức năng của Rica Nưkar có là như vậy, nhưng khái quát như vậy thì quá chung, và chính vì vậy nên cũng chưa thật đúng. Rica Nưcar trước hết là nghi lễ chuyển mùa và có ý nghĩa đối với công việc canh tác khá đặc trưng của người Chăm ở một vùng đất cũng rất đặc biệt trên đất nước ta. Rica Nưcar là sản phẩm của vùng đất Ninh Thuận-Bình Thuận và của những người Chăm sống và làm nông nghiệp ở đây.

Mặc dù cũng như nhiều vùng khác trên đất Việt Nam là cùng nằm trong vùng khí hậu Á Châu gió mùa, nhưng một số đặc điểm của địa thế đã khiến cho vùng Ninh Thuận-Bình Thuận trở thành vùng khô hạn nhất nước ta. Nhìn chung, theo các nhà khoa học, chính hệ thống gió mùa này đã ấn định 2 mùa rõ rệt tại Việt Nam. Từ tháng 10 đến tháng 4 (mỗi mùa chỉ kéo dài 2 tháng): mùa xuân (vasanta), mùa hạ (giusma), mùa mưa (varsa), mùa thu (sharat), mùa đông (hemanta) và mùa lạnh (sisira).

1.Trong khi đó lịch của Chăm chỉ có 3 mùa: Păl Kabo (mùa có tiếng sấm đầu tiên rền buổi đầu năm), từ tháng 1 đến tháng 4 Chăm (tức từ tháng 4 và 5 đến tháng 7 và 8 dương lịch) và là mùa gieo hạt.

38

Page 39: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

2.Păl Halim Hacan (mùa mưa gió) từ tháng 5 đến tháng 9 Chăm (từ tháng 8 và 9 đến tháng 12 và 1 dương lịch) và là mùa nước lớn vì lúc này nước lũ từ trên vùng núi chảy xuống nhiều.

3.Păl Pinh-Piang (mùa nóng nực, mùa trơ trụi) từ tháng 10 đến tháng 12 (tức từ tháng 1 và 2 đến tháng 3 và 4 dương lịch) và là mùa gặt hái đã xong, ruộng đất còn trơ gốc rạ; trời nóng cây cỏ không mọc nổi thậm chí bị cháy xém đi; vì thế mùa này còn được gọi là mùa nắng.

Như vậy là, Rica Nưkar của người Chăm là lễ hội của tháng đầu năm, của những ngày đầu của tháng đầu năm. Rica Nưkar xét về thực chất cũng như nguồn gốc là lễ hội của cư dân làm nông nghiệp, nghĩa là lễ hội để chuẩn bị đón và bước vào một năm mới. Ngay tên gọi của mùa đầu tiên trong năm: « Mùa có tiếng sấm đầu năm » đã phần nào nói lên tính chất nông lịch của lễ Rica Nưkar. Và sau lễ đầu năm này người Chăm bắt đầu bắt tay vào gieo trồng.

Theo điều tra của các nhà khoa học, ở những nơi có ruộng 2 vụ, vụ đầu thường gieo cấy vào khoảng tháng 2, tháng 3 Chăm lịch (tháng 5 và 6 dương lịch), nghĩa là sau khi sao Rua xuất hiện vào dịp đầu năm của người Chăm và người Chăm dựa vào sự xuất hiện của sao Rua để điều chỉnh lịch của mình. Sau lễ hội Rica Nưkar, khắp nơi, khắp chốn trong vùng cư trú của người Chăm, đất trời, thiên nhiên và con người như sôi động lên để vào vụ làm ăn, như những câu ca dao của người Chăm mô tả:

‘Mùa này rắn rết đầy đàn

Đến khi gặt lúa, họ hàng rất đông’Hoặc:

‘Tạo xe lập chuồng nuôi trâu

Vóc to, sức mạnh để sau cậy nhờ

Vét mương, ngăn đập, đắp bờ

Xuyên rừng băng núi cho nhờ đồng tâm’Hay:

‘Chờ cho nước lũ, mưa dầm

Ruộng cày gieo lúa, đất bần trồng khoai

Trồng cà, trồng mướp, bí ngô

Tạm lòng vững dạ, đợi chờ lúa khoai’.Và, điều lý thú nữa là, trước lễ Rica Nưkar ít ngày, vào ngày thứ ba tuần đầu tiên của lịch Chăm (lễ Rica Nưkar

thường vào ngày thứ năm thứ sáu đầu tuần) hàng năm, người Chăm làm lễ Pơh băng yang (lễ khai mương đắp đập) để xin thần linh chứng giám cho công việc đồng áng trong năm mới. Lễ này được cúng ở các tháp hoặc các đền thờ.

Mục đích của Pơh băng yang là xin thần linh cho phép dân làng được phép khai kênh đắp đập, chuẩn bị cho vụ sản xuất mới và cầu xin cho mưa gió thuận hoà cây cối mùa màng tươi tốt. Tính chất nông nghiệp của Pơh băng yang có thể được minh họa bằng một chi tiết của nghi lễ này tại đền thờ nữ thần Pô Nưkar (Pô Nưgar) thôn Hữu Đức, xã Phước Hiếu, huỵên Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Nghi lễ do ông Hamua ia (người chuyên làm lễ nghi gắn với nông nghiệp) tiến hành. Lễ vật dâng các thần linh gồm có một con dê, 5 mm cơm, 1 khay trầu rượu và vật thiêng hay đồ thờ của đền- cây nõ nường làm bằng gỗ trầm. Trong khi làm lễ, ông thầy Hamua ia nhảy múa, nhún nhảy với cây nỏ nường thể hiện hệ tính giao-hành động mang tính phồn thực với ý nghĩa tạo ra mọi sự sống.

Sau lễ Rica Nưkar (Rija Nưgar), thời tiết bắt đầu chuyển: đã bắt đầu vọng lên tiếng sấm đầu năm và đã bắt đầu lác đác những trận mua nhỏ. Những trận mưa đầu năm ở vùng Ninh-Bình Thụân có ý nghĩa gần giống như những trận « mưa tháng ba là hoa đất » của ngườii Việt ở các tỉnh miền Bắc. Thế nhưng mọi điều của sự chuyển mùa với cái mốc cuối cùng là sao Rua hay Tua Rua xuất hiện còn kéo dài cho đến khi ngôi sao này nở xong. Và khi sao Rua nở xong thì mùa mưa thật sự đến chứ còn trong khi sao này nở thì cũng gần như câu tục ngữ của người Việt « Tua Rua mọc: vàng cây, héo lá; Tua Rua lăn: chết cá, chết tôm ». Thông thường, sao Rua xuất hiện vào trong tháng tư lịch Chăm. Và để đón mùa mưa vào thượng tuần tháng tư (lịch Chăm), người Chăm tổ chức một nghi lễ nông nghiệp lớn: Yôr Yang nghĩa là lễ cầu đảo.

Sở dĩ người Chăm làm lễ Yôr Yang vào đầu tháng 4 vì họ tin rằng vào quãng thời gian này các sao Tua Rua, sao Cày, và sao Thần nông đã « nở » hết và từ thời điểm này trở đi có thể cày cấy được rồi. Và nghi lễ cầu mưa này

39

Page 40: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

được tổ chức ở 4 địa điểm là tháp Pô Ramê, đền thờ Pô Inư Nưkar, tháp Pô Klong Kirai và tháp Pô Dầm vào 2 ngày gần cuối của thượng tuần trăng tháng 4, kéo dài từ khoảng 7giờ tối hôm trước đến khoảng 2 giờ chiều ngày hôm sau. Chủ lễ một địa điểm trên là 1 vị sư cả (Pô sah) cùng với sự tham gia của thầy Coke (ôn kadhar), ông từ (Chamnưmey), ông bóng (Ông Ing), và bóng (Muk Pajau)…

Như nhiều nghi lễ được tổ chức tại các đền tháp, lễ Yôr Yang bao giờ cũng bắt đầu bằng nghi lễ mở cửa các đền tháp rồi đến lễ tẩy uế khu vực đền tháp và sau đấy là dâng đồ cúng gồm hương, hoa, cam, rượu, chè, xôi, trái cây… Chỉ sau khi làm xong ba lễ thức ít nhiều mang tính chung mới đến nghi lễ đặc trưng cũng là nghi lễ quan trọng nhất của Yôr Yang: lễ Pô Yang Apui (tế thần lửa) tại Thang Chuh Yang Apui (nhà của thần lửa). Chủ trì lễ này cũng vẫn là ông cả sư (Pô Sah). Ông đọc những lời kinh mang tính chất phù chú từ cuốn sách bằng lá buôn rồi múa bằng các đạo cụ cầm tay như chiếc vòng, cái ấm đồng và thanh gỗ chạm khắc thành hình chiếc thuyền rồng. Những lễ vật dâng lên thần lửa, ngoài các đồ ăn thức uống, còn có một bó củi và một bó cỏ tranh. Trong khi thầy cả sư khấn tế, múa thì thầy Kadhor tấu hát thánh ca, còn mọi người thì dâng lễ vật khấn vái cầu xin. Để tiến hành nghi lễ, người ta đốt lửa tại tháp lửa (nơi có kiến trúc này) hay ở khu đông bắc của đền hoặc tháp (nơi không có tháp lửa). Người Chăm quan niệm rằng, đốt lửa để khói bay lên tạo thành mây thành mưa.

Sau lễ cúng tế thần lửa, ở một số nơi, như tại đền thờ Pô Inư Nưkar ở Hữu Đức, ông thầy Hmu Ia (thầy cúng ở các lễ thức nông nghiệp) làm lễ hạ điền. Ông thầy Hamua Ia (thầy cúng ở các lễ thức nông nghiệp) làm lễ hạ điền. Ông thầy cúng Nuk Doa Olăk (bà dâng rượu) đưa một đôi trâu ra ruộng. Tại ruộng, ông Hamua ia cày ba đường tượng trưng, sau đó bà Muk Doa Olăk đưa cho ông một ít hạt giống để ông gieo tượng trưng.

Như vậy là qua phân tích lịch pháp, lịch cây trồng cũng như tính chất của lễ hội trong bức tranh lễ hội chung của các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, lễ hội Rica Nưkar 1 (Rija Nưgar) của người Chăm là lễ tết đầu năm đánh dấu sự chuyển mùa. Cũng như lễ tết của người Việt Nam và năm mới của người Thái, người Lào, người Khơmer, người Mianma, ở Đông nam Á, Rica Nưkar của người Chăm không phải chỉ là lễ hội đầu năm thông thường mà là lễ hội đầu năm nông lịch gắn với quá trình sản xuất nông nghiệp. Rica Nưkar vừa là tiễn năm cũ đi, đón năm mới tới và chủ yếu vừa là tống tiễn mùa khô nóng đi đón mùa mưa tới để bắt tay vào công việc làm ăn mới hay để bước vào một năm làm ăn mới. Tính chất nông nghiệp thật rõ trong lễ hội Rica Nưkar của người Chăm. Thế nhưng, cách tống tiễn mùa mưa nóng và đón mùa mưa tới của người Chăm ở Rica nưkar vừa có những yếu tố chung cho lễ hội năm mới của nhiều dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á có những sắc thái rất riêng của người Chăm. Nếu như người Lào, người Khơmer, người Thái, người Mianma khao khát mong đợi mưa tới bằng lễ té nước vào những ngày đầu năm mới, thì người Chăm lại có kiểu đón mưa bằng nghi thức mà các nhà khoa học gọi là hình thức ma thuật ngược nghiã là làm ngược với điều mình đang chờ đợi. Thay vì phải té nước vào nhau để cầu mưa như ở nhiều lễ hội của nhiều dân tộc khác của Đông Nam Á, người Chăm lại làm những lễ thức tống tiễn mọi sự không tốt dập tắt đi những cơn nóng khô của mùa khô đi để dọn đường cho những cơn mưa tới. Cũng là đón mùa mưa tới để làm ăn, người Chăm đón theo kiểu khá riêng biệt và ít nhiều hơi lạ.Thế nhưng, ai đã từng sống hay đã từng đến vùng đất Bình Thuận-Ninh Thuận vùng khô hạn nhất nước ta, thì mới thấy người Chăm khát khao mưa như thế nào. Vì thế mà cái mong, cái đợi mùa mưa của người Chăm chừng nào đó là mãnh liệt hơn so với các dân tộc ở Đông Nam Á. Và để thấy điều này, đó là điệu múa đập lửa trong lễ Rica Nưkar của người Chăm.

Nghề Nuôi Cá Bè

Chiếc cá bè đầu tiên xuất hiện ở An Giang năm 1930, nay đã được phát triển thành nghề nuôi cá bè. Nghề này được du nhập từ Biển Hồ (Campuchia).

Bè cá hình hộp đóng bằng gỗ, nổi trên mặt nước nhờ những chiếc phao bằng thùng phuy cỡ lớn hay nhỏ tùy theo người nuôi thường có kích thước 12x5x3m, bên trong bè chia thành từng khoang nuôi các loại cá khác nhau như cá tra, cá ba sa, cá trắm cỏ, cá phi, cá bông… trên mặt bè là nhà ở của người nuôi cá. Cá được cho ăn bằng ngũ cốc như cám, tấm, bột bắp, bã đậu và đạm động vật như bột cá. Sau 8 tháng hoặc 10 tháng nuôi, người ta thu hoạch bằng cách nâng bè lên rồi dùng vợt hay lưới để bắt cá. Trước 1975 đồng bằng sông Cửu Long có 7.000 – 8.000 bè cá, tỉnh An Giang có 1.500 bè cá tập trung trên sông Hậu vùng Châu Đốc, Châu Phú.

Tới thị xã Châu Đốc, quốc lộ 91 đi bến đá Núi Sam.

Đến ngã ba: nếu rẽ trái đi Núi Thất Sơn, Núi Cấm. Đi theo quốc lộ 91 tới thị xã Châu Đốc và đến bến đá Núi Sam.

LỄ HỘI ĐÔLTA – ĐUA BÒ CỦA NGƯỜI KHMER (Non nước Vn ,tr.663)

40

Page 41: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

KIÊN GIANGKIÊN GIANG

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH

DIỆN TÍCH: 6243km2,

DÂN SỐ: 1.494.433 người.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

o Tỉnh lỵ là Thành Phố Rạch Giá.

o Gồm có các huyện: thị xã Hà Tiên, Hà Tiên , Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giòng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận

o Có Hai Huyện Đảo: Phú Quốc và Kiên Hải.

Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 250km,

Theo chiều dọc của đất nước thì vị trí địa lý của Hà Tiên là:

Phía Bắc: giáp An Giang, Cần Thơ.

Phía Đông Nam: giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Phía Nam: giáp Cà Mau, biển Đông.

Phía Tây Bắc: giáp Campuchia.

Phía Tây Nam: giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Là một tỉnh ĐBSCL nằm ven Vịnh Thái Lan nên lưu thông quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi.

Đường biên giới dài 54km cùng với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh cũng giúp tỉnh Kiên Giang phát triển thuận lợi về mọi mặt, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Tỉnh hiện có 3 sân bay: Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.

DÂN TỘC : Kinh, Khmer và Hoa.

TÔN GIÁO:

LỊCH SỬ:

Kiên Giang trước đây là một trấn rất hoang vu của phủ Sài Mạt thuộc Chân Lạp do Mạc Cửu (người Quảng Đông, Trung Quốc) di cư đến (sau khi nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1645) mở mang, khai phá và phát triển buôn bán làm cho vùng đất này trở thành trù phú hơn vào khoảng cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Vua Cao Miên đã phong cho Mạc Cửu chức Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất này. Tuy nhiên, do bị quân Xiêm La thường xuyên quấy nhiễu mà Cao Miên không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ nên năm 1708 Mạc Cửu đã thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh) để được bảo hộ và vẫn được giữ nguyên các chức vụ. Từ đó vùng đất này thuộc về Việt Nam và có tên gọi là Hà Tiên. Sau này, con ông là Mạc Thiên Tích đã mở rộng thêm vùng đất này.

Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Đàng trong thành 12 dinh, nhưng vẫn để lại trấn Hà Tiên, phong Mạc Thiên Tích làm Đô đốc cai trị.

Đến đời vua Minh Mạng, năm 1832, Hà Tiên là một trong 6 tỉnh Nam Kỳ.

Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hai hạt tham biện Hà Tiên và Rạch Giá trở thành hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá.

41

Page 42: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Từ thời Việt Nam Cộng Hòa, Hà Tiên và Rạch Giá hợp nhất thành tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang khi ấy gồm 7 quận: Kiên Lương, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Tân, Kiên Thành và Phú Quốc. Tỉnh Kiên Giang phía bắc giáp Campuchia, đông bắc giáp tỉnh Châu Đốc, đông giáp tỉnh An Giang và tỉnh Phong Dinh, đông nam giáp tỉnh Chương Thiện, nam giáp tỉnh An Xuyên.

LỄ HỘI:

Lễ hội Nguyễn Trung Trực

Hằng năm, cứ vào hạ tuần tháng 8 âm lịch, nhân dân Kiên Giang và bà con ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ lại quy tụ về trung tâm TP. Rạch Giá để tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - người có công trong đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp để cho bà con, nhân dân trong và ngoài tỉnh cùng nhau tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao và thương mại, du lịch nhằm tăng cường sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em sống trong cộng đồng.

HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM THAM QUAN:

Mộ Và Đền Thờ Nguyễn Trung Trực

Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực toạ lạc tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ Phường Vĩnh Thanh Vân Thị xã rạch Giá .là di tích lịch sử được nhân dân Kiên Giang gìn giữ hơn một thế kỷ nay để tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Trung Trực đã lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến chống thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19 . Hàng năm dân chúng tổ chức lễ cúng trọng thể vào ngày 9 /3 âm lịch .Nói chung các nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực –vùng căn cứ ,chiến trường xưa của cụ ở Phú Quốc là một vùng đất thiêng ,một địa danh một ngôi mộ và một loạt những tên người đều gắn bó hữu cơ với cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng dân chài …

Đền thờ Nguyễn trung Trực ở Rạch Giá có thể coi là ngôi đền lớn nhất trong các ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực .Trong đền được bày trí tôn nghiêm và đây là điểm hành hương của rất đông người họ cho rằng ông Nguyễn rất linh thiêng Trước đền thờ ông có một tương đài được coi là một trong những tượng đẹp nhất Việt Nam có dáng vẻ oai phong và dũng mãnh .

Thắng Cảnh Chùa Hang

Từ thị xã rãch Giá theo quốc lộ 80 qua thị trấn Kiên Lương rẽ đến ngã 3 hòn. Nơi đây rẽ phải đi về Hà Tiên còn rẽ trái thì đi về chùa Hang.

Chùa Hang có từ thế kỷ 18 nằm trong dãy núi hòn chông. Từ ngoài bước vào chánh điện là tượng phật Thích Ca, tượng Bồ Đề Đạt Ma tượng phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Đường Tam Tạng … Rẽ qua phải chính điện là đường dẫn vào hang. Lần theo con đường mòn tối ôm hai bên là vách đá ta sẽ bắt gặp trong hang có hai tượng phật tạc theo kểu Thái Lan do hai vị hoàng tử Chiêu Tuý và Chiêu Xí Xang con của vua Xiêm đắp trong lúc Mạc Thiên Tích cho lánh nạn tại đây .

Lần theo vách chùa Hang ta thấy vỏ hến bám đầy trên vách. Hang này cả ngàn năm trước là một cái hòn chơ vơ giữa biển lâu dần bị sóng xâm thực bào mòn trên núi đục đẽo thành hang sau đó được nâng lên rồi phù sa bồi đắp đến nay đã nằm yên trong đất liền

Trước của hang phía Nam có miếu bà chúa xứ chùa Hang. Đến cuối hang ra ngoài là bãi cát mịn màu mỡ gà, nước trong xanh nhìn ra xa xa là hòn phụ tử sừng sững mọc lên giữa biển

Rời khỏi hang có một vách núi nhô ra biển gọi là mũi công chúa Ngọc Du chuyện kể rằng khi đoàn thuyền của Nguyễn Anh bị quân Tây sơn truy đuổi chạy đến đây, tướng Tây Sơn đuổi kịp nhảy lên thuyền của công chúa Ngọc Du thì đồng thời công chúa cũng gieo mình xuống biển. Sau đó Nguyễn Anh trở lại và lập đàn tế đặt tên là mũi công chúa Ngọc Du.

Phía Bắc chùa là bọng nước tròn cở giếng nhỏ sát vách đá lúc nào cũng đầy nước chảy xuống từ khe đá trên núi được người dân sử dụng tưới cây, tắm giặt.

Phía Đông chùa Hang là hang Gia Long. Đây là hang động ăn ra biển bị mưa và sóng biển xâm thực tạo thành, từ cửa hang tiếp giáp ra biển khá xa. Hang tối đen như mực vì thế mà Nguyễn Anh đã lẫn trốn quân Tây Sơn tại đây

42

Page 43: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

trong một thời gian dài. Trên vách đá có những hình thù kỳ lạ do đá vôi kết hợp với nước mưa tạo thành, đặc biệt là luôn rĩ nước có nơi nước chảy thành vòi. Tương truyền lúc Nguyễn Anh trốn trong hang đã lấy nước này cho quân sĩ uống và đặt tên là giếng tiên .

HÀ TIÊNChùa Sắc Tứ Tam Bảo

Chùa Tam Bảo tọa lạc tại số 328, tổ 2, ấp Ao Sen, đường Phương Thành, thị xã Hà Tiên. Chùa có tên gọi là chùa Tam Bảo được xây dựng từ năm 1730.

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 2 ngôi chùa Sắc Tứ Tam Bảo một tại Hà Tiên, một tại Rạch giá đều rất nổi tiếng.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: chùa Tam Bảo trước đây thuộc huyện Hà Châu do Mạc Cửu xây dựng cho mẹ là phu nhân Thái Thái tu hành vào những năm cuối đời. Khi Mạc Cửu lập nên thị trấn Hà Tiên, mẹ ông là Thái Thái tuổi đã ngoài 80 do nhớ con da diết, bà đã từ Lôi Châu vượt biển tới (cũng có tài liệu khác cho rằng khi Mạc Cửu đã thành danh mới đón mẹ từ Trung Quốc sang ở chùa này) Mạc Cửu phụng dưỡng mẹ rất chu đáo, làm trọn bổn phận của một người con hiếu thảo. Phu nhân vốn tánh mộ phật cho nên Mạc Cửu đã cho dựng chùa này để cho mẹ thể hiện lòng thành kính và ngày ngày chiêm bái, một hôm bà đang làm lễ trước phật điện, thì phu nhân đột nhiên qua đời nay trước bàn thờ Phật. Mạc Cửu theo nghi lễ chôn cất cho mẹ rất trang trọng, chu đáo và cho xây dựng mộ ở phía hậu viên của chùa. Mạc Cửu khi đó đúc tượng Di Đà họa theo mẫu thân của mình để thờ. Hiện nay tượng vẫn còn .

Hình tượng ngôi chùa ngày xưa do Mạc Cửu xây dựng cho mẹ hiện nay không còn mà chỉ còn lại một chút dấu vết là những bước tường thành xung quanh chùa. Ngoài ra ông còn cho đúc một đại hồng chuông để khi nghe tiếng chuông mà tưởng nhớ đến thân mẫu của mình.

Tại đây còn có một truyền thuyết kể lại rằng: Khi xây chùa xong, ngài Mạc Cửu nằm mộng thấy Rồng Vàng Ngậm Hoa Sen, ứng với việc hoà thượng Huỳnh Long tức Ấn Trừng Thiền Sư, thuộc dòng Lâm Tế thứ 35, từ Trung Quốc sang Hà Tiên. Khi Mạc Cửu gặp Hoà Thượng, thì ông không mở cổng chùa mà còn bảo :“làm sao vô được thì vô”, tức thì hoà thượng liền phi thân bay vào. Từ đó hòa thượng được gọi là Quốc Sư và là người đầu tiên trụ trì chùa Tam Bảo. Hiện Nay vẫn còn Bảo tháp của Quốc Sư. Trước đây chùa nằm trên vùng đất ngoài dinh trấn cách dinh trấn khoảng vài cây số. Năm 1771 chùa bị thiêu hủy và mãi đến năm 1799 thì con cháu Họ Mạc mới xây dựng lại chùa nằm phía trong dinh trấn, cho nên vòng thành tuy bị phá bỏ nhưng nhưng vẫn còn lưu lại dấu vết. Chùa Tam Bảo hiện nay là hoàn toàn mới xây lại do hoà thượng Phước Ân thuộc dòng lâm tế đời thứ 40 vào năm 1930.

Thi sĩ đông Hồ Lâm Tấn Phác trong bài viết về Hà tiên, Mạc Thị Sử đăng ở tạp chí Nam Phong số 143 tháng 10 năm 1929 có ghi : « Tên chùa gọi là Tiêu Tự, tục gọi là chùa Tam Bảo »

Chùa có khuôn viên khá rộng. Ở cổng vào có đôi câu đối

Nhất trần bất nhiễm Bồ đề địa

Vạn thiện đồng qui bát nhã môn

(Đất Bồ đề không vương bụi tục

Cửa Bát nhã có sẳn duyên lành)

Ở sân trước có đặt tượng Quan Âm lộ thiên dưới bóng cây Bồ đề. Chánh điện đã được trùng tu lại. Mặt tiền có hai tập câu đối nhưng bên trong lại không có câu nào. Trên bàn thờ ở tầng trong cùng có tượng đức phật Di Đà bằng đồng đã được thếp vàng cùng với hai pho tượng quan Am và Thế Chí. Ở tầng dưới có tượng đức phật Thích Ca sơ sinh và hai pho tượng Thích ca thành đạo. Ngoài ra cũng còn có các pho tượng Hộ Pháp, địa Tạng, và ông Tiêu. Con có 4 bệ thờ do Thái Lan tặng

Phía sau lưng bàn thờ phật là gian thờ Tổ. Ở đây có mấy câu liễn được treo trên cột. Chùa Tam Bảo đã trãi qua mười mấy đời truyền thừa . Vị trụ trì đầu tiên là hòa thượng An` trừng dòng Lâm Tế thứ 35. Tiếp theo là các Hoà thượng Minh Tâm, Minh Liêm, Minh Thông, Minh Chơn, Như Đức,Như Khả, Nhứt Huy, Thuần Hạnh,Phước Thành, Phước An, Phước Quang,Quãng Đức, Vĩnh Đạt, Thiện Giác và thích nử Như Hải. Từ năm 1974 chùa Tam Bảo trở thành ni tự.

Phía sau chùa có ngôi nhà lầu dùng làm ni thất, kiến trúc hiện đại và khu mộ tháp. Nhà giám trai ở phía tay phải ngôi chùa gồm 3 gian. Nơi đây cũng có một số câu đối. Câu ở ngoài cùng ghi

43

Page 44: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Thiên địa chí công vi thiện tự nhiên nhân hoạch phúc

Thánh hiền thuỳ huấn tu thân phương khả dĩ tề gia

(Trời đất rất công, tích thiện tự nhiên được phức

thánh hiền vẫn dạy, tu thân rồi mới tề gia)

Chùa sắc tứ Tam Bảo là một ngôi chùa cổ, có lịch sử lâu đời trên 200 năm đã được các sách sử nói đến nên được nhiều người biết tiếng và đến tham quan khi có dịp ghé Hà Tiên

Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHO TƯỢNG PHẬT:

Phật Đản Sanh

Trước khi phật sinh ra và viên tịch chỉ nhắc tới một điều! Khi phật sinh ra bước đi 7 bước thì có bảy hoa sen; tuyên truyền phật sinh ra từ nách chứ không phải như các cậu bé bình thường khác; nhưng điều đó chỉ do người ta thần thánh hóa lên; phật cũng như bao người khác. Khi phật vừa sinh ra thì phật bước 7 bước và hiện thân cho 7 hoa sen; 7 hoa sen thể hiện cho “thất tình”của con người: Tham, Sanh, Si, Hỷ, Nộ, Ai, Ố.

Một tay Ông chỉ lên trời 1 chỉ dưới đất ông muốn nói “thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” đây là tiếng của mình dịch theo sách kinh của Trung Quốc; nhưng nghĩa của tiếng Phạn dịch ra không phải như chúng ta thường hiểu câu nói trên là: “trên trời cao dưới đất rộng có Ông ta sẽ phổ độ chúng sinh” nếu dịch kinh như vậy là không đúng; nếu dịch đúng thì phải là: “trên trời cao dưới đất rộng sợ nhất là bản ngã con người, tự cao tự đại sẽ giết chết chúng ta” điều sợ nhất là bản ngã con người không tự chủ bản thân.

Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn

Trước khi phật viên tịch. Đa phần nơi nào có tượng phật Đản Sanh thì sẽ có hình thể ông sang thế giới vĩnh hằng; đầu thì luôn luôn tựa gối đá để suy nghĩ; vì người ta nói “con thiếu mẩu, gối trầm đoàn, lả lơi loan phượng” khi phật viên tịch mọi người chất củi để hỏa thiêu nhưng đốt hoài không cháy; bổng nhiên lửa Tam Mũi đốt cháy ông. Sau này xác ông biến thành 83.000 hạt xá lợi chia cho các chùa trên thế giới thờ phụng.

Phật Bà Quan Thế Am Bồ Tát

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát: phía trên có 3 lá bồ đề tượng trưng cho “Giác Ngộ”; điều này thể hiện cho thuyết Việt Nam “Thiên Địa Nhân”: Phật Bà Quan Âm sẽ phù hộ cho dân Hà Tiên nói riêng, Việt Nam nói chung “Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa”. Đa phần các chùa đều thờ phật Quan Thế Âm Bồ Tát.

Phật Thích Ca Mâu Ni

Phía sau cây bồ đề là tượng Thích Ca Mô Ni, lúc này ông đã giác ngộ. Trước đây, Phật Thích Ca vào rừng tu ép sát; sau này được một người chăn dê cho uống sữa dê và cho một hạt kê lúc này ông đã tỉnh ra, phật do tại tâm chứ không phải nhịn ăn uống là trở thành phật được.

Ngoài ra phía ngoài của chùa còn có khu mộ của 16 vị trụ trì. Đây là ngôi chùa cổ của Hà Tiên với lịch sử hơn 200 năm, gắn liền hình thành với quá trình hình thành thị trấn Hà Tiên và được nhắc đến nhiều trong các sách sử .

Mạc thiên Tích là con của Mạc Cửu đã cảm tác 11 bài thơ về cảnh đẹp Hà Tiên, gồm một bài tổng vịnh và 10 bài vịnh thắng cảnh. Trong đó có bài vịnh Cảnh đẹp “Tiêu Tự Thần Chung” trong đó có câu thơ :

“Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao”

Tiêu ở đây có nghĩa là vắng vẻ. Tự là cảnh chùa. Thần là buổi sáng sớm và chung là tiếng chuông. Tiêu tự thần chung có nghĩa là tiếng chuông buổi sớm ngân vang cảnh chùa tĩnh mịch. Và theo một số người giải thích tên chùa gọi là tiêu tự tục gọi là Tam Bảo.

Chùa Phù Dung

Là một ngôi chùa nhỏ nằm dưới chân núi Bình San – Diệp Thuý thuộc địa phận xã Mỹ Đức, huyện Hà Châu, thị xã Hà Tiên. Chùa này do Mạc Thiên Tích dựng năm Thiệu Trị Thứ 6.

44

Page 45: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Tục truyền, đây là một ngôi chùa do Mạc Thiên Tích xây cho bà thứ cơ của ông ta. Khi bà mết, mộ bà được chôn bên cạnh chùa. Ngôi mộ cổ này được người đời sau gọi là mộ Bà Dì Tự, Ao sen cũng như ngôi mộ gọi là ao Bà Dì Tự. ” Dì Tự ” là cách gọi tắt cụm “Bà Dì ở am tự “.

Ngôi chùa này tương truyền gắn bó cùng với một truyện tình buồn giữa nàng Phù Cừ tên thật là Nguyễn Thị Xuân và Mạc Thiên Tích con trai Mạc Cửu đang làm tổng trấn Hà Tiên lúc bấy giờ. Chùa Phù Dung ngày nay được xây lại hoàn toàn. Chánh điện có nhiều tượng phật được bày trí trang nghiêm. Đặc biệt có tướng phật thích Ca bằng đồng đưa từ Trung Quốc về thờ. Ở giữa chánh điện là tượng phật Thích Ca, 2 bên là hai đệ tử là A Nan Ca Diếp. Ở đây có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1.3m ngang 2.3m) minh hoạ 4 cảnh Thích Ca đản sanh, Thích Ca xuất gia, Thích Ca thuyết pháp, và Thích Ca nhập niết bàn, trong cuc đời đức phật Thích Ca. Sau chùa cất thêm điện Ngọc Hoàng.

Trong điện Ngọc Hoàng đặc biệt có 3 pho tượng: Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu được nghệ nhân xưa tạo hình rất sắc sảo và sau khi dùng thuốc để sử lý các thanh tre hầu chống lại các loại côn trùng gặm nhấm đem kết lại thành sườn rồi dùng hồ bột và giấy thơm tô đắp phần hình tượng, sau đó se những sợi chỉ bằng bột thật tinh xảo để tạo nét hoa văn rồng bướm trên long bào mao diện cuối cùng mới sơn son thiếp vàng lên để tăng thêm phần rực rỡ.

Ngày nay mặc dù Phù Cừ Am tự tức chùa Phù Dung ngày nay không còn vẻ nguy nga như tòa điện cách đây hơn 250 năm nữa nhưng vẫn còn chút gì đó phảng phất vấn vương của người xưa ……

Khu Lăng Mộ Dòng Họ Mạc

Núi lăng hay núi Bình San là nơi an táng hơn 40 ngôi mộ dòng họ Mạc ,xây dựng cách đây trên 300 năm. Tất cả đều có kiến trúc theo lối Trung Hoa, nền mộ ăn sâu vào vách núi theo hình bán nguyệt bề mặt chạm khắc hình thù tứ linh.

Lăng được xây dựng vào năm 1809 theo lệnh của vua Gia Long. Mạc Cửu rất giỏi về phong thuỷ địa lý nên đã chọn xây ở nơi mà có núi Tô Châu và núi Ngũ Hổ làm nên thế bình Phong, Sông Giang Thành tạo nên thế Minh Đường tức thuỷ triều qui bên dưới lăng có hai hồ sen tích nước vừa tạo thế vừa là hồ nước cung cấp nước cho nhân dân ở đây.

Lăng Mạc Cửu theo kiểu Tàu, bên trái đắp nổi đầu rồng, bên phải đắp đầu hổ (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ). Đứng tại lăng Mạc Cửu trông xa thấy Đông Hồ, biển Hà Tiên, núi Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu như hình voi phục. Lên đỉnh núi, du khách có thể nhìn toàn cảnh Hà Tiên bên dưới.

Hòn Phụ Tử

Đẹp nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến hòn phụ tử, xưa nay là hình ảnh biểu trưng cho non nước Hà Tiên thơ mộng quyến rũ. Hòn phụ tử gồm 2 trụ đá, một cao to, một thấp bé nhô lên từ biển trông như hình tượng cha con quấn quýt nhau dấm mưa dãi nắng từ bao vạn thế kỷ giữa mặt nước trong xanh

Hòn phụ tử được xem như là biểu tượng của du lịch Kiên Giang. Theo truyền thuyết Khmer kể lại rằng: Tại vùng đất này trước kia có rất nhiều cá sấu rất hung dữ mà người xưa thường gọi là con thuồng luồng. Những con cá sấu này thường quấy phá và làm hại dân làng nơi đây. Có hai cha con nhà kia muốn cho dân làng có cuộc sống yên vui cho nên họ đã quyết định giết chết những con cá sấu này. Một hôm hai cha con này cùng với một người dân làng đã đến núi Tà lơn, Tà Keo để tìm sư học đạo, vị đạo sĩ đã cho hai cho con này 2 lọ thuốc thần để họ thoa lên người, thuồng luồng sẽ sợ và không dám cắn họ và họ có thể giết chúng. Hai người đã giết chết 39 con cá sấu và chỉ còn lại con cá sấu chúa. Họ quyết định tha mạng cho con cá sấu này và lên thuyền vào bờ nhưng không ngờ con cá sấu này bổng nổi lên phá thuyền, người con quên rằng thuốc trên người anh đã hết công hiệu liền xông vào chiến đấu với nó và bị cá sấu cắn đứt đầu . Không kịp thoa thuốc lên người người cha liền dùng thuốc và nhảy vào miệng con cá sấu, người cha chết và con cá sấu cũng chết theo. Người dân ở đây đã lấy sự tích này đặt tên cho hòn đào có hình giống hai cha con tựa vào nhau trong tư thế đứng vững chắc trước sóng gió cuộc đời.

Bên cạnh truyền thuyết thuồng luồng còn có một truyền thuyết nghe cũng rất hợp logic. Theo người Kiên Giang thì họ quen gọi là hòn phụ tử nhưng nói đúng là hòn Phu Phụ Tử.

Trên mặt biển nhô lên hai tảng đá cao, nghiêng nghiêng một chiều, khoảng giữa là tảng đá thấp hơn. Các tảng đá này được dính liền với nhau. Có người cho rằng tảng đá tảng đá phía trước là cha tảng đá ở giữa là con và tảng đá sau cùng là mẹ. Vì sao lại gọi vậy? Điều này rất gắn liền với triết lý Phương Đông và rất là gắn liền với lịch sử, văn hóa Việt Nam chúng ta.

Đồng thời, họ cũng cho rằng những tảng đá nơi đây có liên quan đến truyền thuyết của núi vọng phu và nơi kết cục của sự chờ đợi, vợ chồng con cái được gặp nhau nơi tận cùng tổ quốc. Đây chính là những suy tưởng cao đẹp về sự sum họp gia đình của con người. Bởi vì theo truyền thuyết về Hòn Vọng Phu : ở ngoài Bắc có núi vọng phu là ngọn núi

45

Page 46: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

cao nhất của Trường Sơn – có nàng Tô Thị chông chồng. Người chồng đi tiếp xuống phương nam, sống với một bộ lạc ở ngoài thành Óc eo, tức là Vọng Thê thuộc địa phận núi Sập tỉnh An Giang. Lâu ngày nhớ vợ, anh bèn ra một hòn đảo ở ngoài biển. Cứ chiều chiều anh dắt con ra mé đảo trông về chốn cũ làng xưa. Người dân tại nơi đây đã lấy hình ảnh này mà đặt tên cho ngọn núi là núi Vọng Thê. Và có lẽ trong khi vợ chàng hoá thành tượng vọng phu thì cha con chàng cũng biến thành hòn phụ tử .

1. Thạch Động Thôn Vân

“Qui trổ thần soi thấy một tà

Chòm mây phiến đá dâu tiên gia

Hang sâu thăm thẳm mây ùn lại

Cửa rộng thênh thang gió thổi qua ……”Một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên là Thạch Động mà các nhà thơ thường gọi bằng cái tên giàu hình tượng

là “Thạch Động Thôn Vân “ có nghĩa là mây luồn Thạch Động. Sở dĩ động mang tên như vậy vì một hiện tượng thiên nhiên hết sức thú vị, lúc bình mình nếu ta nhìn lên đỉnh núi thì sẽ thấy những đám mây trắng như bông bay tỏa quanh núi, một số chùn xuống vấn vương quanh cửa hang và từ từ chui vào hang 50 m so với mực nước biển.

Thạch Động là một tảng đá xanh khổng lồ mọc trơ trọi giữa một vùng đất nằm kề quốc lộ 17 cách thị xã Hà Tiên khoảng 3 km và cách chợ Hà Tiên 4km về hướng Bắc, đây là khối khổng lồ. Trước khi vào Thạch Động ta sẽ bắt gặp bia căm thù, ghi lại cuộc thảm sát 130 người dân Việt Nam vô tội của Pôn Pốt năm 1978 và được bộ Văn Hóa công nhận di tích lịch sử ngày 1/12/1989.

Diện tích của Hang khá rộng và cùng với thời gian, nước mưa theo tháng năm xâm thực đá len lách chảy xuống hang hòa tan với chất vôi tạo nên những thạch nhũ độc đáo, khi bước vào Thạch Động mọi người sẽ thấy một vòm đá lớn rất nhiều thạch nhũ với nhiều hình dáng màu sắc khác nhau tạo nên rất nhiều sự liên tưởng kỳ thú. Có rất nhiều truyền thuyết đặt ra nhằm giải thích cho các hình thù thạch nhũ nhưng phổ biến và giống, ăn khớp với hình dạng hang động hay hơn cả là truyền thuyết về Chàng Thạch Sanh.

Trước khi bước vào hang ta sẽ bắt gặp một mỏm đá nhô ra bên trái của hang, trông giống như đầu con chim đại bàng. Bước vào bên trong là một vòm hang khá rộng với nhiều thạch nhũ mang những màu sắc khá kỳ bí.

Ngoài ra, trong hang có đường lên trời, đường xuống địa ngục (thực chất hang này có một lổ thông gió và một cái giếng thông với biển; nếu như ta bỏ một trái dừa vào giềng thì ta sẽ tìm thấy chúng ở Hòn Phụ Tử). Bên trong động có thờ Phật, hình Phật Bà…

PHÚ QUỐCLàng Nghề nuôi ngọc trai Phú Quốc

Ngọc trai Phú Quốc có màu trắng sữa, là món hàng trang sức hấp dẫn đối với du khách. Người nuôi trai xứ đảo còn biết phối giống cho trai để tạo ra các loại ngọc đa màu sắc.

Thiên nhiên ban tặng cho đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) những vùng biển lặng sóng, có độ mặn lý tưởng cho nghề nuôi cấy trai lấy ngọc. Hơn 10 năm qua, nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi cấy tiên tiến từ các quốc gia như Úc, Nhật... và các điều kiện thiên nhiên phù hợp, nghề nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc đã thực sự lớn mạnh.

Đa số ngọc trai được chế tác thành những chuỗi hạt đeo cổ màu trắng sữa hoặc đen tuyền, rất sang trọng. Giá bán tùy trọng lượng và độ tuổi của ngọc, dao động từ 600 USD – 3.000 USD/chuỗi. Những đôi bông tai lấp lánh, những chiếc nhẫn có đính ngọc trai trông rất quý phái, cũng được bày bán tại Công ty Liên doanh Ngọc trai Việt - Úc (tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc) với giá từ 200 USD – 2.500 USD/chiếc.

Những nghệ nhân khéo tay xứ đảo còn tận dụng vỏ ngọc trai để chế tác thành các món đồ trang trí sặc sỡ, hoặc làm những mặt dây chuyền hình trái tim, hình cây thánh giá... rất dễ thương, là món hàng thời trang ưa thích của tuổi thanh, thiếu niên. Giá bán thấp hơn, trung bình 80 USD/chiếc. Trở về sau chuyến du lịch Phú

46

Page 47: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Quốc, chuỗi ngọc trai lấp lánh là một kỷ vật đáng nhớ của du khách sau chuyến đi đến đảo ngọc, hòn đảo thiên thần nằm ở cực nam của tổ quốc. 

Vườn quốc gia Phú Quốc

Vườn Quốc gia Phú Quốc nằm về phía đông bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa phận các xã: Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những Vườn Quốc gia của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi. Nói đến đảo Phú Quốc, là du khách nghĩ ngay đến một hòn đảo nằm ở phía tây bắc của tỉnh Kiên Giang với một quần thể các thắng cảnh, di tích lịch sử, trong đó có Vườn Quốc gia Phú Quốc – một địa chỉ hấp dẫn mà du khách không thể không ghé thăm mỗi dịp ra đảo.

Đến với Vườn Quốc gia Phú Quốc, du khách đã đến với môi trường du lịch sinh thái hấp dẫn. Du khách sẽ có dịp được tham gia tour du lịch trong vòng 4 tiếng đồng hồ để chinh phục và khám phá đỉnh Núi Chúa ở độ cao 565m – được coi là nóc nhà của Phú Quốc, trên dãy núi Hàm Ninh. Đứng trên đỉnh Núi Chúa, du khách có thể cảm nhận niềm vui chiến thắng và ngắm nhìn không gian mênh mông, bao la và rộng lớn; khung cảnh đầy thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên. Từ đây nhìn xuống, Vườn Quốc gia trông giống như một bức tranh thủy mặc: pha lẫn trong màu xanh sẫm của lá rừng, màu xanh ngọc lam của đại dương là những sắc hồng, sắc tím của các loài hoa sim, hoa mua, đặc biệt là sắc màu đỏ tươi của loài hoa hải đường – một loài hoa đặc trưng ở Phú Quốc.

Bên cạnh đó, Vườn còn được tô điểm bởi màu trắng thiên thanh, đầy tinh khiết của những dòng suối nổi tiếng bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh như: suối Tranh, suối Đá Bàn … Trong đó, ấn tượng và hấp dẫn du khách nhất có lẽ là khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi có dòng suối Đá Ngọn với ngọn thác cao 7 tầng chảy suốt ngày đêm không mỏi.

Tại đây, ngoài việc du khách được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, đắm mình dưới làn nước biển trong xanh tại các bãi biển đẹp và hoang sơ như: bãi Dương, bãi Thơm, hay ngả lưng trên những tảng đá bằng phẳng để lắng nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo gọi bầy và tận hưởng hương thơm thoang thoảng của loài lan rừng ven suối…, du khách còn có thể du ngoạn, cắm trại, câu cá và thưởng thức các đặc sản nơi đây như: rượu sim rừng Phú Quốc, còi biên mai nướng, cá suối…

CÁC BÃI BIỂN ĐẸP Ở PHÚ QUỐC

Bãi Khem nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, cách thị trấn Dương Đông khoảng 25km. Đây là một bãi tắm đẹp, nổi tiếng với cát trắng và mịn và những ghềnh đá nhấp nhô. Ven bãi Khem là những bãi cỏ xanh mượt cùng khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú. Du khách đến đây có thể kết hợp tắm biển với các hoạt động giải trí khác nhau câu cá, bắt ốc...và tự tay chế biến thành những món ăn đặc sản miền biển thơm ngon.

Bãi Trường là bãi biển hấp dẫn ở Phú Quốc với bãi cát vàng trải dài gần 20km từ thắng cảnh Dinh Cậu đến bãi biển Tàu Rũ. Biển nơi đây xanh thăm thẳm với vô số loài rong biển đủ màu sắc rực rỡ

Hãng tin ABC News vừa khuyến khích du khách về những bãi biển đẹp nhất thế giới còn hoang sơ tiềm ẩn mang tên "Hidden Beaches". Việt Nam đã đóng góp một bãi biển đứng ở vị trí đầu. Đó chính là Bãi Dài ở huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Hãng tin đã giới thiệu về Phú Quốc là một hòn đảo tuyệt vời mà Bãi Dài chính là thiên đường dường như bỏ quên với nắng vàng, nước mát và không gian du dương tĩnh lặng đầy hoang sơ. Để đến với Bãi Dài có thể đi bằng đường thủy hoặc bay trực tiếp từ TP.HCM-Phú Quốc. Đến nơi đây vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 thì du khách lúc đó mới hiểu được thế nào là thiên nhiên và bãi biển đẹp.

Nhà tù Phú Quốc hay nhà lao Cây Dừa

Di tích lịch sử nhà lao Cây Dừa, tức nhà tù Phú Quốc, tọa lạc tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc.

47

Page 48: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Nhà lao này được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xóm Cây Dừa trước đây nên mới có tên gọi như vậy. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà lao Cây Dừa được mở rộng trở thành trại giam lớn nhất đương thời với tên gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.

Khu di tích ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai. Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách.

Dinh thờ Cá Ông

Dinh thờ cá Ông đặt ở ấp I ( Hòn Tre ) là nơi thể hiện rõ niềm tín ngưỡng đó của người dân trên đảo. Dinh vừa được xây dựng mới, khang trang và tọa lạc trên trục đường chính của xã đảo. Bên trong thờ bộ xương cá Ông dài 9,8m mà trọng lượng còn sống nặng đến 5 tấn. đây có thể xem là mô hình cá Ông nguyên vẹn nhất trên toàn huyện đảo. Người ta lấy ngày cá Ông trôi dạt vào đảo ( ngày 26 tháng 4 âm lịch năm 2006) làm ngày hành lễ và tin tưởng rằng cá Ông sẽ mang lại may mắn cho những ai nhìn thấy và cà cho những nơi nào mà cá Ông về ngự.

Bảo tàng Cội Nguồn

Ấn tượng đầu tiên nơi “Cội nguồn” là câu chuyện về bà Kim Giao và bước chân của những người đầu tiên thời nhà Mạc trong công cuộc khám phá, khai khẩn đảo Phú Quốc từ cuối thế kỷ 17.

Trên 3.000 cổ vật cho một bảo tàng tư nhân của một chàng trai 37 tuổi là một bất ngờ lớn. Trong 3.000 cổ vật đó, 1.120 cổ vật đã được đăng ký và thẩm định, đặc biệt là nhóm cổ vật từ con tàu cổ được vớt lên dưới lòng biển Phú Quốc được xác định có niên đại khoảng 3.500 năm. Ngoài ra, Huệ còn “cất” trong bảo tàng “Cội nguồn” của mình những bộ sưu tập rìu đá, gỗ hóa thạch cực quí, những bộ sưu tập gốm Việt từ thế kỷ 12, 13, gốm thời Lý, Trần, và gốm Thái, Trung Quốc từ thế kỷ 15, 16...

Huệ thiết kế cho “Cội nguồn” của mình thành các khu riêng biệt nhưng liên kết bằng những con đường nhỏ ngoằn nghoèo theo trườn dốc: khu trưng bày mỹ nghệ gỗ lũa; khu mỹ nghệ ốc biển; khu sản phẩm quà lưu niệm, ngọc trai; khu nhà sàn truyền thống vùng nông thôn Phú Quốc; nhà thờ họ tộc, tín ngưỡng dân gian, khu bảo tồn chó xoáy, đại bàng biển và ó biển...

Ra Phú Quốc, bước chân đầu tiên nên đến chính là khu “Cội nguồn” của Huệ. Đến để thấy sự đam mê đến kỳ quái của một vị chủ nhân bảo tàng 37 tuổi, để thấy trong sự đam mê kỳ quái đó, trong hình bóng hiện hữu từ hơn 3.000 cổ vật kia là những câu chuyện về đất người, trời biển Phú Quốc, là hồn vía của hòn đảo kỳ thú, hấp dẫn nơi cực Nam này

ĐẶC SẢN

Nước mắm Phú Quốc

Có một thứ gia vị rất thường, rất dân dã nhưng lại gắn bó, thân thuộc đến không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, trong thú ẩm thực của người Việt Nam. Nó là vị quê hương - nỗi nhớ của người xa xứ - thứ gia vị ấy chính là nước mắm. Và khi nói về nước mắm, câu nói cửa miệng của người ta bao giờ cũng là nước mắm Phú Quốc, loại nước mắm nổi tiếng trên cả nước và thế giới.

Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ độ đạm cao (36o - 40o) mang vị dìu dịu, ngọt ngào quyến luyến và thơm lừng mùi cá cơm sóc tiêu đặc sản, chỉ riêng Phú Quốc mới có. Nước mắm ở đây càng để lâu càng ngon.

Hiện tại, Phú Quốc có khoảng 100 cơ sở sản xuất nước mắm, ước tính sản lượng trên 10 triệu lít/năm. Dương Ðông và An Thới là hai nơi sản xuất nước mắm nhiều nhất đảo. Có những gia đình làm nghề nước mắm cha truyền con nối và giữ vững tiếng tăm từ đời này sang đời khác. Ở đây những cơ sở sản xuất nước mắm người ta không gọi là lò hay vựa mà gọi là nhà thùng.

48

Page 49: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Nước mắm cốt nguyên chất màu nâu sậm trong vắt và sánh đặc, loại này vào những khi trời lạnh dân đánh cá hay thợ lặn trước khi xuống biển uống một chén là đủ ấm tới chiều, uống nhiều quá cũng say. Ðược các chủ nhà thùng dùng đãi khách đặc biệt.

Quà cho người thân của du khách thăm đảo là nước mắm Phú Quốc, vừa kinh tế vừa có ý nghĩa.

Hồ tiêu Phú Quốc

Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín riêng phân ra thành 3 loại: tiêu đỏ, tiêu sọ và tiêu đen.

Tiêu Phú Quốc nổi tiếng vì vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng không nơi nào sánh kịp. Người dân Phú Quốc bảo tồn nghề trồng tiêu không những vì mục đích kinh tế mà còn có giá trị lớn về văn hóa, du lịch. Tiêu là một đặc sản địa phương và là món quà độc đáo với khách du lịch gần xa. Các vườn tiêu luôn được đưa vào danh mục điểm đến trong các tuor du lịch Phú Quốc. Quý khách đặt chân tới vườn tiêu vào thời điểm thu hoạch, quý khách sẽ trầm trồ khi ngắm nhìn tiêu chín đỏ trên cây, thưởng thức mùi thơm cay nồng và học hỏi kinh nghiệm từ chính những nông dân đã gắn bó với vườn tiêu nhiều thế hệ.

Rượu sim

Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sim ở Phú Quốc chín rộ vào dịp tháng giêng âm lịch, còn sim ở miền Bắc Việt Nam thì chín vào dịp tháng bảy.

Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.

Sản xuất

Trái sim nguyên liệu đưa về rửa sạch, chọn quả chín mọng xay nhuyễn và ủ lên men với đường cát theo một tỷ lệ nhất định (còn được giữ bí mật để cho ra được sản phẩm tốt) trong môi trường hiếm khí từ 40 đến 45 ngày. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được một loại rượu màu hồng, uống có vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng 11,5%.

Xin lưu ý những loại rượu sau không được coi là rượu sim: gồm sim tươi ngâm trực tiếp với rượu, cây sim (thân, rễ lá) ngâm rượu vì rượu sim truyền thống là loại rượu lên men tự nhiên từ trái sim.

Ở Phú Quốc có một số gia đình sản xuất rượu sim cung cấp cho thị trường khách du lịch ở đảo và được đăng ký nhãn hiệu chất lượng tại Sở Y tế tỉnh Kiên Giang như Rượu sim Thành Long, Rượu Sim Sơn.

Hiện nay ở đảo Phú Quốc đã sản xuất được loại rượu vang đỏ từ trái sim rừng kết hợp với một số trái cây khác có nồng độ 12-14% etanol, là loại rượu vang đỏ có màu rất tươi của trái sim, hoàn toàn tự nhiên, quy trình bí quyết công nghệ sản xuất được chuyển giao công nghệ từ Viện sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện khoa học Việt Nam chuyển giao cho cơ sở Thành Long - Phú Quốc (hiện nay là Doanh nghiệp tư nhân Đảo Sim).

Một số địa chỉ sản xuất rượu Sim Phú Quốc:

1. Cở sở  Bảy Gáo: Địa chỉ: 124, đường 30/4, phường 1, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

2. Doanh nghiệp tư nhân Sơn Phát

Địa chỉ: Ấp Cửa Lấp, Xã Dương Tơ, Huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

3. Doanh nghiệp tư nhân Đảo sim:

Địa chỉ: 10 Minh mạng - TT Dương Đông - Phú Quốc - Kiên Giang VN

49

Page 50: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Bún cá kiểu Kiên Giang Trên đường về đồng bằng sông Cửu Long, nên ghé Châu Đốc dùng bún mắm, đến Sóc Trăng thử món

bún nước lèo… Và nếu dừng lại ở Kiên Giang mà chưa ăn bún cá thì còn thiếu cái hương vị đặc trưng của miệt đồng bằng.

Hương vị chuẩn của nồi bún cá là do màu sắc, mùi vị của thứ nước mắm Phú Quốc đỏ au, thơm phưng phức. Có lẽ ở cạnh biển nên trong tô bún cá Kiên Giang phải có vài con tôm thẻ. Tôm thẻ làm sạch, lột vỏ rồi ướp với nước mắm, đường, tiêu và chút tỏi. Quan trọng cũng chính là nước mắm ngon và thời gian ướp phải đủ để thấm vào tôm. Sau đó mang tôm kho như kho tàu nhưng cho lửa nhỏ và kéo dài hơn. Khi hoàn tất con tôm thấm nước mắm và gia vị trở nên căng cứng, vừa hơi măn mẳn vừa có hậu ngọt kiểu Nam bộ đặc trưng.

Để chuẩn bị tô bún, xếp mấy con tôm lên mặt, trụng miếng cá lóc vào nước lèo đang sôi một hồi cho nóng rồi chan cùng nước lèo vào. Rắc nhúm hành lá xanh um lên... thật bắt mắt. Tô bún bốc khói chưa ăn đã thèm nhưng chớ vội, cho thêm muỗng ớt và củ kiệu ngâm chua bằm nhuyễn mới đủ bộ lệ. Húp miếng nước lèo nóng hôi hổi, hương vị sông ngòi, biển cả như đong đầy trong tô. Bún cá kiểu "Kiên Giang" ấy làm phong phú thêm cho những "dòng" chế biến từ bún - món ăn quen thuộc của người Việt khắp nơi.

KHÁCH SẠN:

Khách sạn: Sài Gòn – Phú Quốc ****

Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc

Điện thoại: 3846999 Fax: 3847163

 1. Khách sạn: Cửu Long-Phú Quốc***

Địa chỉ: Tổ 2, Ấp Cửa lấp Xã Dương Tơ, Phú Quốc

2. Khách sạn: La Veranda Grand Mercure***

Địa chỉ: Trần Hưng Đạo KP7, TT. Dương Đông, Phú Quốc

1. Khách sạn: Hương Biển**

Địa chỉ: Võ Thị Sáu, Thị trấn Dương Đông, Phú QuốC

2. Khách sạn: Kim Hoa**

Địa chỉ: 88/2 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc

3. Khách sạn: Ánh Vân**

Địa chỉ: Lô 2 nền 39-40-41 Khu TTTM Trần Hầu, Bình San, Hà Tiên 

4. Khách sạn: An Hải Sơn**

Địa chỉ: Ấp Bãi Giếng, Xã Bình An, Kiên Lương

 5. Khách sạn: Quốc Toàn**

Địa chỉ: 21+22 D5 Đường 3/2, Vĩnh Lạc, Rạch Giá

 6. Khách sạn: Phước Thời**

Địa chỉ: 740 Nguyễn Trung Trực, An Hòa, Rạch Giá

CHUYÊN ĐỀ:

HÀ TIÊN THẬP VỊNH10. Lư Khê Ngư Bạc (Cảnh Chài Cá Ở Lư Khê): có nghĩa là xóm chài ở khe Lư. Lư Khê là Rạch Vược, một

con rạch nhỏ có nhiều cá vược ở xã Thuận Yên. Rạch đổ ra biển qua các khe núi tạo thành một bức tranh sơn thủy rất đẹp. Ngày nay cửa rạch đã bị Quốc lộ 80 chắn ngang.

50

Page 51: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

9. Lộc Trĩ Thôn Cư (Xóm Dân Ở Lộc Trĩ ): tức khu dân cư Lộc Trĩ, còn gọi là Mũi Nai, thuộc xã Mỹ Đức. Lộc Trĩ có nghĩa là Mũi Nai. Ra biển nhìn vào mới thấy mũi núi chỗ ngọn hải đăng giống hình đầu con nai thò mõm ra biển.

8. Nam Phố Trừng Ba (Sóng Trong Nam Phố): có nghĩa là Phố Nam trị sóng, một vịnh nhỏ thuộc Bãi Ớt, xã Dương Hòa, nơi mặt biển thường xuyên yên tĩnh do các dãy núi chắn quanh. Tàu thuyền qua lại hay vào đây tránh gió.

7. Đông Hồ Ấn Nguyệt (Đông Hồ Trăng Soi): tức trăng in bóng Đông Hồ, một hồ nước xanh biếc nối liền dòng sông Giang Thành ra biển. Trong có vàm sông, ngoài có cửa biển Kim Dự, nằm phía đông thị xã Hà Tiên.

6. Châu Nham Lạc Lộ (Châu Nham Cò Đậu ): có nghĩa là cò đậu núi Châu Nham. Theo nhà thơ Đông Hồ, Châu Nham là 1 ngọn núi nhỏ ở gần biên giới Campuchia, cách Thạch Động không xa. Núi có nhiều đá dựng, hiểm trở, có thạch nhũ lấp lánh nên còn gọi là núi Đá Dựng. Ngày xưa cò về đậu trên núi đá này rất đông. Nhưng theo nhà sưu khảo Trương Minh Đạt, Châu Nham là cụm núi ở Bãi Ớt. Nơi có đá tinh quang trong và sng. Do bên bờ nham có vực sâu nên tôm cá thường về trú ẩn, chim cò kéo theo tìm mồi trắng cả một vùng.

5. Thạch Động Thôn Vân (Mây Luồn Thạch Động): tức động đá nuốt mây, miêu tả vẻ đẹp của núi Thạch Động ở phía Tây Bắc Hà Tiên, trên có một khối đá to, trong có hang động thiên nhiên lộng gió.

4. Giang Thành Dạ Cổ (Tiếng Trống Đêm Ở Giang Thành ): tức là nghe tiếng trống canh vang lên đêm đêm ở đồn Giang Thành. Giang Thành ngày nay không còn thành quách, mà chỉ là một địa danh thuộc Xã Tân Khánh Hòa, huyện Kiên Lương, cách thị xã Hà Tiên Khỏang 10km theo đường chim bay, chỗ hợp lưu của knh Vĩnh Tế và sông Giang Thành. Vào thời Minh Mạng, Giang Thành đã từng là tỉnh lụy của Hà Tiên.

3. Tiêu Tự Thành Chung (Tiếng Chuông Tiêu Tự ): có nghĩa là tiếng chuông sớm ở chùa Tiêu, là ngôi chùa Tam Bảo bây giờ. Trước cổng chùa có 2 câu đối:

“Nhất trần bất nhiễm bồ đề địa

Vạn thiện đồng qui bát nhã môn”.2. Bình San Điệp Thúy (Núi Bình San Xanh Biếc ): có nghĩa là núi Bình San như tấm bình phong điệp trùng

xanh biếc. Núi Bình San là núi Lăng, nơi Mạc Thiên Tích thường cùng bạn thơ trong Tao Đàn Chiêu Anh Các lên thưởng ngoạn xướng họa thơ ca

1. Kim Dự Lan Đào (Đảo Vàng Chắn Sóng ): trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên mà người xưa ghi nhận, Kim Dự Lan Đào được xếp đầu tiên. Đó là hòn đảo nhỏ ngay cửa biển Hà Tiên được nối với đất liền TK XX, người ta còn gọi Kim Dự là Pháo Đài, bởi từng có một pháo đài canh dự cửa biển, bảo vệ thị trấn Hà Tiên chống giặc ngoại xâm.

51

Page 52: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

CẦN THƠCẦN THƠ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Thời điểm lịch sử hình thành vùng đất Cần Thơ được khai mở và có mặt trên dư đồ Việt Nam từ năm 1739, với tên gọi Trấn Giang. Nếu tính xa hơn nữa, thì vùng đất này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình hình thành vùng Châu thổ sông Cửu Long từ trước Công nguyên. Đến ngày 23 tháng 2 năm 1876, sau khi đã chiếm trọn Nam kỳ lục tỉnh, thực dân Pháp mới ra nghị định lấy huyện Phong Phú (Trấn Giang xưa) và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành thuộc tỉnh An Giang (thời vua Minh Mạng) để thành lập hạt Cần Thơ.

I. CÔNG CUỘC KHẨN HOANG Ở NAM BỘ - CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG, VÀ SỰ HÌNH THÀNH THỦ SỞ TRẤN GIANG:

Vào thế kỷ XIII, Châu Đạt Quang khi đi thuyền theo cửa biển vào sông Tiền, theo hướng Tây – Nam, đến Ăng Co đã ghi nhận trong sách “Chân Lạp phong thổ ký” nói về vùng châu thổ sông Cửu Long như sau: “Nhìn lên bờ, chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào. Thế nên các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông”. Đến cuối thế kỷ thứ XVIII, khi miệt trên Đồng Nai – Sài Gòn đã có thôn làng, bộ máy hành chính cai trị cấp Phủ huyện đã chính thức thiết lập từ 1698, thì toàn vùng này từ cửa biển trở lên vẫn còn là “rừng rậm hàng ngàn dậm”.

Trên không gian hoang vu của vùng đất phương Nam, mãi đến thế kỷ XVI, XVII mới được các tập đoàn lưu dân kéo tới khai khẩn, mở ra một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn hoá khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai – Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên). Cuối thế kỷ XVII, ông Mạc Cửu là người Châu Lôi, tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc không thần phục nhà Thanh cùng nhiều đoàn tuỳ tùng và dân cư theo đường biển kéo thẳng vào miệt Hà Tiên giáp xứ Chân Lạp (Campuchia) mở vùng đất mới, khai khẩn, lập nghiệp. Ông “Chiêu mộ dân phiêu tán về Hà Tiên, Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau lập làm 7 xã thôn…”. Lúc đầu ông Mạc Cửu xin thần phục vương quốc Chân Lạp, nhưng sau này bị quân Xiêm đánh phá liên tiếp mà triều đình Chân Lạp thì không đủ sức che chở, nên ông quyết định sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá đệ biểu văn trần tình đến kinh đô Phú Xuân, xin dâng bảy xã thôn mình khai phá cho Chúa Nguyễn. Mùa thu tháng 8 năm Mậu Tý (1708), Chúa Nguyễn Phước Chu sắc phong cho ông Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Ông Mạc Cửu lập đồn dinh ở Phương Thành, nhân dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn phân định ra làm 3 Dinh và 1 Trấn. Đó là Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hoà), Phiên Trấn Dinh (vùng Gia Định), Long Hồ Dinh (vùng Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Năm 1735, Tổng trấn Mạc Cửu mất. Con ông là Mạc Thiên Tích (trước đó có tên là Mạc Thiên Tứ) được phong làm Tổng trấn nối nghiệp cha. Từ Hà Tiên, ông đẩy mạnh công cuộc khai mở thêm vùng đất hữu ngạn sông Hậu. Năm 1739, ông đã hoàn thành việc khai mở này và lập thêm 4 vùng đất mới mà “ Gia Định thành thông chí” gọi là “đạo” gồm: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bắc Bạc Liêu), để sáo nhập vào đất Hà Tiên.

Tổng trấn Mạc Thiên Tích thấy Trấn Giang có một vị trí chiến lược để làm hậu cứ vũng chức cho Hà Tiên nhằm chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp thường xuyên xâm lấn và quấy phá. Thế nên, trước đó ông Mạc Cửu đã mở mang đất Hà Tiên thế nào thì lúc này ông Mạc Thiên Tích cũng xây dựng Trấn Giang như thế về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thương mại và văn hoá. 

Chính đại thần Nguyễn Cư Trinh được Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phái vào Nam từ năm 1753, đã gặp Tổng trấn Mạc Thiên Tích và rất đồng tình về mưu lược của ông này. Hai hiền tài đã bàn và nhất trí nhau trong kế hoạch xây dựng Trấn Giang. Từ đó Trấn Giang càng được phát triển và trở thành một “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang.

52

Page 53: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Sách “Gia Định thành thông chí” khi viết về sông Hậu ngày xưa có đề cập đến Thủ sở Trấn Giang nằm trên bờ Tây sông Hậu thượng lưu từ phía Đông thành Nam Vang chảy xuống Châu Đốc, Cần Đăng, vô Nam đến thủ Cường Oai, núi Lấp Vò, rồi đến thủ Trấn Giang, qua đạo Trấn Di, ra cửu biển Ba Thắc…”

Đầu năm 1755, Đại thần Nguyễn Cư Trinh, đang điều khiển sĩ tốt 5 dinh Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ (tức từ Phú Khánh đến Vĩnh Long ngày nay) giúp ông Thiện Chính lo việc bình ổn ở biên giới Tây Nam thì Nặc Nguyên (Vua Campuchia thời xưa) dựa vào quân Xiêm bức lại dân Côn Man (người Chăm sống ở Campuchia) và quấy rối biên cảnh nước ta. Sau khi Nguyễn Cư Trinh đem quân giải cứu cho người Côn Man và định cư họ ở núi Bà Đen (Tây Ninh), thì bấy giờ, Chúa Nguyễn và các quan tướng có ý định cất quân đi hỏi tội Nặc Nguyên. Nặc Nguyên thấy rõ thanh thế quân nhà Nguyễn liền chạy qua Hà Tiên nhờ Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích làm trung gian đặt lại mối quan hệ. Mạc Thiên Tích viết sớ dâng lên, nhưng Chúa Nguyễn không đồng ý vì cho Nặc Nguyên là kẻ tiếm vị và dối trá. Nguyễn Cư Trinh dâng sớ can Chúa: “Từ xưa sở dĩ dùng binh chẳng qua là để diệt trừ kẻ cừ khôi, mở mang bờ cõi. Nay Nặc Nguyên đã biết hối lỗi, nộp cống cầu hoà. Nếu cứ truy mãi lời dối trá ấy thì chúng tất chạy trốn. Vả lại từ đồn dinh Gia Định đến La Bích đường sá xa xôi, nghìn rừng muôn suối, không tiện đuổi đến cùng (…) chi bằng uỷ thác cho thần xem xét, xem hình thế, đặt luỹ đóng góp quân, chia cấp ruộng đất cho quân dân cày cấy, vạch định biên giới lại rõ ràng”.

Lời tâu của đại thần Nguyễn Cư Trinh được Chúa chấp thuận, đã mở ra một hướng chiến lược quan trọng cho công cuộc khai hoang lập nghiệp trên “lõm” đất Tầm Phong Long (vùng Bassac) còn hoang hoá này. Nguyễn Cư Trinh cho dời dinh Long Hồ từ Cái Bè qua bên kia sông Tiền (tỉnh Vĩnh Long ngày nay); lấy xứ Sa Đéc đặt đạo Đông Khẩu, xứ Cù Lao ở sông Tiền đặt đạo Tân Châu, xứ Châu Đốc ở sông Hậu đặt đạo Châu Đốc và đem binh ở dinh Long Hồ trấn thủ các địa điểm xung yếu nơi địa đầu có ý nghĩa là một quân khu, vừa có chức năng quân sự - quốc phòng, vừa đảm nhận chức năng hành chính – cai trị teo chế độ quân quản, thuộc dinh Long Hồ - một đơn vị hành chính – quân sự thuộc Nhà nước Trung ương. Ba đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc bố trí theo hình tam giác hỗ trợ cho nhau. Ở miệt dưới, Tổng trấn Mạc Thiên Tích cũng sắp đặt lại các vùng hành chính – quân sự mới: Đặt xứ Rạch Giá làm đạo Kiên Giang, xứ Cà Mau làm đạo Long Xuyên, cắt cử quan lại cai trị, chiêu mộ cư dân lập thành thôn ấp. Hà tiên đến lúc này rộng lớn là như vậy.

Thủ sở Trấn Giang ở bờ phía Tây sông Cần Thơ lập từ 1739, không chỉ là vị trí đồn thủ ở một địa điểm trên thuỷ lộ xung yếu mà là vùng khai mở rộng lớn dang tay đón người tứ phương từ miệt trên đổ xuống, miệt dưới đổ về để khai phá lập nghiệp và đặc biệt, trong bối cảnh thường bị quân Xiêm và quân xứ Chân Lạp sang xâm lấn, quấy phá thì Trấn Giang (Cần Thơ) là một vùng hậu cứ của Hà Tiên - Rạch Giá khi hữu sự. Nói cách khác, việc khai mở vùng Trấn Giang là một yêu cầu kinh tế và quân sự.

Chính sử chép: “Ngày 3 tháng 10 năm Tân Mão (1771) quân Tiêm (Xiêm) tấn công thành Hà Tiên, Tôn Đức Hầu Mạc Thiên Tích cùng quan tướng của mình theo sông Giang Thành mà tẩu thoát; còn Hiệp Trấn mạc Tử Hoàn, Thắng Thuỷ Mạc Tử Xướng và Tham tướng Mạc Tử Dung đều đem thuỷ binh phá vòng vây theo đường biển chạy xuống Kiên Giang rồi qua Trấn Giang đồn trú”.

…Mạc Thiên Tích chạy qua Châu Đốc, rồi rút về Tân Châu gặp được quân tiếp viện của Chúa Nguyễn đưa về Long Hồ tạm trú. Đến tháng 12 được chiếu khoan miễn tội, Mạc Thiên Tích lại được cấp tiền lương và được binh biền hộ vệ đưa về Trấn Giang cư trú, “đặng chiêu dụ kẻ lưu vong, để toan có ngày dẹp giặc”. 

Như thế, năm 1771, quân Xiêm, sau khi chiếm được Hà Tiên thì tiếp tục tràn tới Trấn Giang nhưng đã bị đánh trả quyết liệt và phải rút lui. Sau đó, thì Trấn Giang càng được cũng cố và phát triển rất mạnh.

Năm 1774 nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm kinh thành Phú Xuân. Chúa Định Vương Nguyễn Phước Thuần và Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, trú ở địa phương Bến Nghé. Mạc Thiên Tích đích thân đến hầu, được Chúa phong làm Quốc lão Đô đốc quận công và gia phong cho 3 con là Mạc Tử Hoàng làm Chưởng Cơ, “Xướng” làm Thuỷ Thắng cơ đội và “Dung” làm Tham tướng Cai Cơ đều “cho về án thủ Trấn Giang đạo, chiêu tập lưu dân, tàn tốt Hà Tiên để chờ cơ hội”.

Tháng 3 năm Đinh Dậu (1777) quân Tây Sơn vào chiếm Gia Định. Tháng 4, xa giá Chúa Nguyễn chạy xuống Trấn Giang đạo. Mạc Thiên Tích đón Chúa ở đấy. Tháng 8 quân Tây Sơn kéo xuống Miền Tây và Trấn Giang. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ thân chinh chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 20 ngàn quân và 300 chiến thuyền của quân Xiêm mượn cớ vào giúp Chúa Nguyễn để xâm lược Việt Nam một lần nữa. Đó là trận Rạch Gầm Soài Mút (Tiền Giang). Chúa Nguyễn tiếp tục chạy khỏi Trấn Giang và ra hòn Thổ Chu lánh nạn. Sang năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn ở Miền Tây và quân nhà Nguyễn mới thu lại được các vùng này, trong đó có Trấn Giang.

Như vậy, suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang đã trở nên một cứ điểm quan trọng và được phát triển trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.

53

Page 54: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Tổng trấn Mạc Thiên Tích có hai người con được phong chức Tham tướng: Một là, Tham tướng Mạc Tử Dung giữ chức này trong trận chống Tiêm (Xiêm) ở Hà Tiên năm 1771 và sau đó, năm 1774 được Chúa Nguyễn gia phong chức Tham tướng Cai cơ cho về trấn thủ Trấn Giang đạo. Đến năm 1777, Mạc Tử Dung cùng Mạc Thiên Tích chạy qua tỵ nạn ở Vọng Các (BangKok ngày nay) và năm 1780, Tham tướng Mạc Tử Dung bị Phi Nhã Tân (vua Xiêm) đánh chết vì nghi là người làm nội ứng trong mưu toan đánh chiếm Vọng Các. Mạc Thiên Tích tự tử chết trong cùng vụ này.

Vị Tham tướng thứ hai, con của Mạc Thiên Tích, là Mạc Tử Sanh. Lúc cha con Mạc Thiên Tích bị Phi Nhã Tân làm hại thì các con thứ của ông là Tử Sanh, Tử Tuấn và Tử Thiêm vì còn nhỏ tuổi lại nhờ có Cao La Hâm Hốc (người Cao Miên làm quan nước Xiêm) thương tình giấu kín nên thoát chết. Về sau, năm 1784, Chúa Nguyễn nghĩ đến dòng dõi công thần còn xót lại, bèn dùng Tử Sanh làm Tham tướng phong tước Lý Chánh hầu. Giữa năm 1787 đại binh Chúa Nguyễn chiếm lại đạo Kiên Giang, tiến vào Trấn Giang đánh phá quân Tây Sơn, rồi thẳng đến Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc chia binh đồn trú. Tham tướng Mạc Tử Sanh đã tử trận trong khi đánh nhau với quân Tây Sơn.

Như vậy, địa danh Tham Tướng (vùng rạch Tham Tướng thuộc phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ hiện nay) được hình thanh như chỗ đồn trú của binh lính Chúa Nguyễn do tướng Mạc Tử Sanh cầm quân trong hệ thống liên lập với Măn Thít, Sa Đéc ở một phía, phía bên kia với Trà Ôn, Ba Thắc và miệt Bãi Sào, Sóc Trăng.

Năm Quý Hợi – 1803, một năm sau khi lên ngôi, vua Gia Long phân định lại dư đồ cả vùng miền Tây sông Hậu, đổi tên dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn, sau đổi lại là Vĩnh Trấn và đến năm Mậu Thìn 1808, gọi tên mới là Trấn Vĩnh Thanh, là một trong 5 trấn của Gia Định thành thời ấy (Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên). Trấn Giang vẫn nằm trong địa giới trấn Vĩnh Thanh.

Đến năm Quý Dậu 1813, 26 năm sau ngày Tham tướng Mạc Tử Sanh tử trận tại Trấn Giang, vua Gia Long cắt một vùng đất phì nhiêu ở vùng hữu ngạn sông Hậu (bao gồm Trấn Giang - Cần Thơ xưa) để lập riêng một huyện Vĩnh Định, trực thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.

Năm Nhâm Thìn 1832, vua Minh Mạng ban chiếu dụ đổi “Trấn” thành “Tỉnh” và hình thành nên Nam kỳ lục tỉnh gồm: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Nhà vua đã tách huyện Vĩnh Định (Cần Thơ xưa) ra khỏi phụ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long và cho trực thuộc phủ Tân Thành, tỉnh An Giang.

Năm Kỷ Hợi 1839, vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định là huyện Phong Phú, trực thuộc phủ Tịnh Biên, tỉnh An Giang và lấy làng Tân An làm huyện trị của huyện Phong Phú. Từ đó, huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng là một vùng đất thạnh trị và an ninh khác hẳn mọi vùng ở miền Tây lúc bấy giờ.

Trên bản đồ sơn văn của A.Pouyanne, Cần Thơ xưa là một giồng đất ven sông rạch có đô cao thuộc loại trên 2,50m. Đặc điểm tự nhiên này là một ưu điểm cho việc cư trú. Trong sách Cần Thơ xưa và nay nhà nghiên cứu Huỳnh Minh có trích một đoạn sách thời Gia Long Minh Mạng tả vị trí con sông Cần Thơ như sau:

“Sông Cần Thơ ở phía Đông huyện Phong Phú 3 dặm, bờ phía Tây sông Hậu, rộng 4 trượng, sâu 2 trượng rưỡi. Bờ phía Tây sông này có cựu thủ sở đạo Trấn Giang. Bắt đầu từ phía Nam Đại Giang chảy xuống, thông sông Bồn, rồi do cửa sông ấy chảy qua đà Sưu, đà Răng, cách 13 dặm đến ngã ba Ba Láng. Chi phía Bắc chảy qua Đông 12 dặm thông với sông Bình Thuỷ, lại một chi nữa cũng do phía Bắc chuyển về hướng Đông 45 dặm chảy ra cảng khẩu đạo Kiên Giang, tục gọi là cửa Bé”.

Cộng đồng dân cư ở đây từ ngày xưa gồm một bộ phận là binh lính và gia đình của quân binh Hà Tiên, Rạch Giá theo chồng, theo cha về trú ngụ ở Trấn Giang. Một bộ phận khác là những lưu dân từ miền ngoài đi vào, từ miền Đông đi xuống và ở lại trên đất Trấn Giang.

“Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai

Nước trong xanh, sao lại chảy hoài

Thương người xa xứ lạc loài đến đây…”.

Một bằng chứng nữa là dấu vết văn hoá truyền thống từ miền ngoài còn thể hiện rõ ở Thường Thạnh, Phong Điền sau này như tục thờ Bà - Cậu (Bà Thuỷ và Cậu Chai - Cậu Quí) tục thờ các chúa Trân, chúa Ngọc, nữ thần Thượng Động Cố Hỉ… Tại đình làng Thới Bình có hai bài vị thờ Đồng Chinh Vương và Dực Thánh Vương là hai hoàng tử, con Vua Lý Thái Tổ - vốn được coi là ông tổ khai hoang của các cộng đồng di dân đi khẩn hoang ở vùng đất mới miền duyên hải Bắc bộ và Trung bộ. Tại đình Bình Thuỷ, có thờ Đại càn quốc gia Nam hải tứ vị thánh nương nương gốc là thần ở cửa biển Cần Hải, Quỳnh Lưu (Nghệ An) để bảo vệ người đi biển.

Xét về thời khai hoang, làng Tân An, Thới Bình đã được hình thành sớm ở trên vùng đất cao này. Có lẽ sóng gió của sông lớn, rạch to mà con người lúc đầu ấy chưa có đủ phương tiện để làm chủ sức mạnh vô thức của tự nhiên nên phải lánh vào nơi rạch nhỏ sóng lặng như rạch Cần Thơ, rạch Tham Tướng, rạch Bình Thuỷ. Ở làng Bình Thuỷ, như tên gọi của nó, sông nước hiền hoà và phẳng lặng hơn; do vậy mà dân đến lập nghiệp sớm, nhanh chóng phát triển và trở thành nơi đất gốc của người dân Cần Thơ mà thế hệ sau này tự hào về nó. Về sau, qua thời gian tô điểm của con

54

Page 55: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

người, cảnh trí trở nên thi vị hơn và văn vật hơn, nên hậu thế lại đặt cho nó là Long Tuyền, coi ra mang hơi hám phong thuỷ của quan niệm địa linh nhân kiệt trên dòng sông phẳng lặng này.

Ở đây, đường sông là mạch máu giao thông chính, ghe xuồng trở nên quan trọng đến mức thiết yếu. Làng xã luôn được hình thành trên các giồng đất trải dài theo sông, rạch và về sau là kinh đào. Chợ búa đều hình thành trên bến sông, rạch, kinh đào. Những khúc sông thuận lợi, giáp nước, cửa vàm, ngã ba, ngã tư là tụ điểm giao thương và tất yếu trở thành thị tứ - Trung tâm thương mại – văn hoá của một vùng. Các chợ búa, thị tứ cổ xưa đều hình thành do sông rạch định vị. Các chợ thị tứ nằm sâu trong đất liền xa sông đều là mới thành lập, khi đường bộ đã phát triển, xe cộ đã phổ biến.

Đặc điểm này có thể đã hình thành từ cuối thế kỷ XVIII ở vùng Bình Thuỷ - Cần Thơ và liên lập với các tụ điểm khác trải dài trên vùng đất trung lưu và hạ lưu sông Hậu. Bởi vậy nên đến đầu thế kỷ XIX được tác giả Gia Định thành thông chí nhắc đến như những trung tâm mua bán tương xứng với bên hữu ngạn sông Tiền là Sa Đéc, Long Hồ… Đó là: 1 – Trung tâm bờ phía Tây Thủ sở đạo Trấn Giang trên sông Cần Thơ, 2 – Trung tâm ở sông Trà Ôn, thuộc tổng Bình Chánh, nơi đây phố chợ trù mật; người Tàu, người Cao Miên tụ tập đông đảo”; và trung tâm Trường tàu Ba Thắc dưới hạ lưu sông Hậu là nơi có người Tây Dương đến buôn bán; có đủ người Việt, người Tàu, người Cao Miên chung lộn; đường phố, chợ quán nối dài liên tiếp.

Nói chung đây là biểu hiện nổi bật nhất của cái mà các nhà nghiên cứu định danh là văn minh sông rạch mà ở mức độ cao hơn là các chợ nổi ở các giao lộ đường thuỷ chẳng hạn như Trà Ôn, Phong Điền, Phụng Hiệp sau này. Sông rạch có vai trò quan trọng cho giao thông và ngày trước, nó là con đường đưa người đi khai hoang sâu vào đất liền để định cư và thôn làng theo đó mà hình thành. Đối với xứ sở này ngày xưa, rạch Cần Thơ từ đầu vàm giáp sông Hậu (bến Ninh Kiều ngày nay) chảy tới Phong Điền (Cầu Nhiếm) cùng với rạch Bình Thuỷ từ bờ sông Hậu chảy vào Giai Xuân – Long Tuyền là thuỷ lộ có vai trò lịch sử quan yếu đối với công cuộc khai canh định cư của xứ Cần Thơ ngày trước. Năm 1788, khi Chúa Nguyễn Ánh đã hoàn toàn làm chủ đất phương Nam và tiến dần ra Trung Bắc, Trấn Giang (Cần Thơ) bước vào giai đoạn xây dựng hòa bình và càng ngày càng được cũng cố hệ thống hành chính – cai trị của nhà Nguyễn; theo đó, hệ ý thức Nho giáo cùng với những chế định về văn hoá – giáo dục, những chuẩn tắc về đạo đức và chuẩn mực ứng xử càng được phát triển.

II. THỰC DÂN PHÁP CHIẾM TOÀN BỘ NAM KỲ LỤC TỈNH VÀ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP TỈNH CẦN THƠ:

Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử ở Nam kỳ lục tỉnh có nhiều biến động dữ dội. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông theo hoà ước nhượng bộ của Triều đình Huế năm 1862, rồi sau đó, qua ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867 lại vi phạm hoà ước 1862, chiếm luôn hết 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

Ngày 1 tháng giêng năm 1868, Thống đốc Nam kỳ là Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú (Trấn Giang - Cần Thơ) với Bãi Sào (Sóc Trăng) đặt thành một quận, lập toà bố tại Sa Đéc.

Ngày 30 tháng 4 năm 1872, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng là một vùng thuộc phủ Lạc Hoá tỉnh Vĩnh Long lập thành một hạt, đặt toà bố tại Trà Ôn và chỉ một năm sau Toà bố Trà Ôn lại phải dời về Cái Răng (Cần Thơ).

Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Soái phủ Sài Gòn ra nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ (làng Tân An, huyện trị của huyện Phong Phú cũ). Viên chánh tham biện (Tỉnh trưởng) đầu tiên trấn nhậm hạt Cần Thơ là đại uý Nicolai. Viên quan thực dân này cai trị một năm thì Villard đến thay. Villard ở Cần Thơ chỉ được 3 tháng thì Nicolai trở lại Cần Thơ. Thời gian sau Nicolai, không có Viên chánh tham biện nào trấn nhậm Cần Thơ được lâu hơn. Chỉ từ 3 đến 10 tháng hoặc một vài năm là đổi đi. Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi lại là quận.

Từ năm 1876, thành lập hạt Cần Thơ, đến khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2, vào năm 1945 và cho đến ngày Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, ký kết hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) năm 1954, thì địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trong thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi. Tỉnh Cần Thơ gồm có thị xã Cần Thơ và các huyện Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè.

Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào 2 năm 1948 – 1949 chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của các tỉnh. Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (của tỉnh Long Xuyên), các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá (của tỉnh Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long – Trà Vinh).

Sau hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) năm 1954, nước Việt Nam ta tạm thời chia làm hai miền. Ở miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn dân ta ra sức khôi phục và phát triển kinh

55

Page 56: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam, tạm thời do địch quản lý, nhân dân ta một lòng tin Đảng và tiếp tục làm cách mạng để giải phóng quê hương, tiến tới thống nhất nước nhà.

Lúc này, đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, phá hoại hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ), dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm làm tay sai cho Mỹ, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Từ đó, địa giới hành chính trong chế độ cũ ở miền Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Năm 1961, tách một vùng đất ở Long Mỹ, Vị Thanh lập thành tỉnh Chương Thiện. Sau đó, các quận, các tổng, xã trong tỉnh Phong Dinh và tỉnh Chương Thiện đều có phân chia lại.

Về phía chính quyền cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta vẫn duy trì tên tỉnh Cần Thơ. Địa giới hành chính có thay đổi một phần. Tháng 11 năm 1954, Long Mỹ và các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá đều đưa về tỉnh Rạch Giá trở lại. Huyện Kế Sách về tỉnh Sóc Trăng. Huyện Thốt Nốt về tỉnh Long Xuyên. Cần Thơ nhận lại 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè như cũ. Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè đưa về Vĩnh Long (trong thời điểm Mỹ ngụy lập ra tỉnh mới “Tam Cần”). Năm 1957, huyện Long Mỹ lại về tỉnh Cần Thơ. Năm 1958, huyện Kế Sách (thuộc tỉnh Sóc Trăng) cũng về tỉnh Cần Thơ.

Năm 1963, huyện Thốt Nốt (tỉnh Long Xuyên) đưa về tỉnh Cần Thơ.Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam bộ. Năm 1971, thị xã Cần Thơ trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành là thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam bộ.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc chính phủ ta công bố nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24-3-1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ lập thành tỉnh mới lấy tên là Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ.

Đến tháng 12 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá 8 trong kỳ họp thứ 10 đã ra nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thế là từ đầu năm 1992, tỉnh Cần Thơ được tái lập với tên gọi Cần Thơ đã từng xuất hiện hàng trăm năm trước.

III. VỀ TÊN GỌI “CẦN THƠ” VÀ XUẤT XỨ CỦA HAI TIẾNG “TÂY ĐÔ”:

Về tên gọi Cần Thơ, trong sử sách xưa nay, không có ghi chép xuất xứ rõ ràng như tên gọi một số tỉnh khác, chỉ có những truyền thuyết do các bô lão địa phương đời trước kể lại cho con cháu đời sau. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, trong quyển sách sưu khảo Cần Thơ xưa và nay xuất bản năm 1966 thì có hai truyền thuyết như sau:

Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm, đoàn thuyền của Chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống, thì đoàn thuyền cũng vừa đến Vàm sông Cần Thơ (bến Ninh Kiều ngày nay). Đoàn thuyền đang lênh đênh trên mặt nước ở ngã ba sông này, Chúa nhìn vào phía trong thấy nhiều thuyền bè đậu dài theo hai bờ sông, đèn đóm chiếu sáng lập loè. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là sông Cần Thơ.

Một truyền thuyết khác cho rằng: sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ, dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại rao bán đông vui từ năm này qua năm khác. Vì vậy từ xa xưa, còn truyền lại những câu ca dao:

- “Rau cần, rau thơm xanh mướt,

mua mau kẻo hết

chậm bước không còn”.

- “Rau cần lại với rau thơm

Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều”

56

Page 57: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Cũng có thể từ đó mà người địa phương lại gọi sông này là sông Cần Thơm, nói trại là Cần Thơ. Hai truyền thuyết Cầm Thi và Cần Thơm chưa biết cái nào là đúng nguồn gốc. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, thì từ xa xưa, người dân địa phương đã gọi dòng sông quê hương mình là sông Cần Thơ.

Đến năm 1876, khi Pháp lấy huyện Phong Phú, lập ra hạt mới thì đã dùng tên sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ.

Về hai chữ Tây Đô, trước nay chưa có một văn bản Nhà nước nào chính thức gọi Cần Thơ là Tây Đô (thủ đô miền Tây). Tuy nhiên, do vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thương mại, công kỹ nghệ và cả về quân sự đều ở trung tâm khu vực châu thổ sông Cửu Long nên từ thời thực dân Pháp đô hộ đến thời Mỹ xâm lược, về phía ta và địch đều coi ở đây có vị trí trung tâm của vùng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội thì thành phố Cần Thơ vẫn được Nhà nước ta xác định vị trí là trung tâm của vùng Đồng băng sông Cửu Long.

Dù sao, cũng cần tìm hiểu hai chữ Tây Đô; xuất hiện từ thời nào và ai là người xướng gọi đầu tiên để đến ngày nay, nhiều người vẫn quen gọi là Tây Đô. Theo các bài báo Cần Thơ xưa của nhà nghiên cứu Sơn Nam đăng liên tiếp nhiều kỳ trong báo Cần Thơ vào năm 1994, thì từ tháng 2 năm 1919, trên tạp chí Nam Phong đã có đăng loạt bài du ký Một thoáng ở Nam kỳ của ông Phạm Quỳnh. Đây là nhà văn, nhà báo đầu tiên ở Bắc Hà vào viếng miền Nam. Tác giả Phạm Quỳnh lúc bấy giờ còn trẻ, chưa vào Huế làm quan cho triều đình.

Nhà nghiên cứu Sơn Nam trích lại một đoạn trong bài báo của ông Phạm Quỳnh hồi ấy từng có nhã ý phong gọi tỉnh Cần Thơ là Thủ đô miền Tây. Đoạn trích bài báo ấy như sau:

“Trước khi từ biệt các bạn Long Xuyên, nhân bữa chủ nhật, Phủ Đài (chủ quận Châu Thành, Long Xuyên) dắt đi chơi Cần Thơ. Từ Long Xuyên ra Cần Thơ ước 60 cây lô mét (nguyên văn) đi bằng xe hơi. Phải cái xe hơi chạy khí chậm nên đi mất từ sáng đến ngót trưa mới tới nơi, nhưng chậm vì đỗ ở Ô Môn mất non một giờ đồng hồ. Ô Môn là một quận lớn, giàu có nhất trong hạt Cần Thơ, ở vào khoảng đường từ Long Xuyên đến Cần Thơ. Cai trị quận Ô Môn là quan đốc phủ Nguyễn Đăng Khoa, người đã có tuổi mà tính tình vui vẻ lắm. Khi trở về, ngài còn giữ ăn cơm chiều, nói chuyện khoái trá lắm. Ngài khi xưa còn theo quân thứ ở mấy tỉnh Bắc kỳ và khắp cả các tỉnh Trung kỳ, có tài săn bắt ít người bằng. Hiện chỗ ngài ngồi chơi còn bài la liệt các thứ súng. Ngài chỉ một cây súng lớn mà nói rằng: “Cây súng này tôi đã từng bắn mấy chục con hổ ở cùng Bình Thuận, Phú Yên đây”.Rồi ngài kể chuyện một bữa bắn được con hổ to lớn lạ thường, khi nó vươn mình ra từ đầu đến cuối đuôi có tới 6 thước tây, nó làm kinh hoàng cả một vùng đó, ăn hại không biết bao nhiêu người và sức vật, người dân đã cho là hổ thần, đành chịu không ai bắn nổi. Nhà săn bán đại tài thấy những miếng nguy hiểm hay liều mình. Ngài bèn cùng mấy người đầy tớ giỏi đem chiếc súng lớn vào rừng. Quả gặp hổ thần thật… Quan đốc phủ nói chuyện vui quá, muốn ngồi nghe mãi không chán.

Con đường từ Long Xuyên đến Cần Thơ tốt lắm, giữa đổ đá, hai bên trồng cây, cái xe bon bon chạy giữa, coi phong cảch rất là ngoạn mục. Vả lại, đường bộ trong Nam kỳ này ở đâu cũng tốt như vậy: chẳng bù với đường Bắc kỳ, thứ nhất là đường Trung kỳ, xe hơi chạy có chỗ tưởng bổng lên đến ngọn núi, có chỗ tưởng xô xuống vực sâu.

Cần Thơ có cái vẻ mỹ miều xinh xắn, sạch sẽ phong quan, thật xứng tên làm tỉnh đầu ở miền Tây. Đường phố thênh thang, cửa nhà san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn tỉnh khác, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài Gòn. Tới Cần Thơ, vào thăm ông huyện Võ Văn Thơm, chủ bút An Hà Nhật báo. Ông là người đứng tuổi, tính tình trầm mặc, chuyên về kinh tế học. Ông không thích chữ nho, giữ cái thuyết muốn lấy chữ Pháp làm quốc văn. Ông kể cái lẽ sở dĩ làm sao ông không ưa Hán tự, thì nói rằng thuở nhỏ đã từng học 5 năm mà chẳng thấy tấn tới gì, ông kết luận rằng chữ nho quyết không phải là cái lợi khí cho sự học vấn. Tôi nói rằng đó có lẽ là bởi cái phép dạy học sai lầm, chứ không phải tại lỗi tại chữ nho, ngày nay có cách học giản dị, chỉ một vài năm là thông. Xem ra ông không tin lời tôi”.

Như thế thì chúng ta đã thấy chính hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Cần Thơ đã từng tồn tại phát triển qua nhiều thời kỳ, tạo cơ sở, để trước nay, không ai bảo ai, mà nhiều người ở nhiều nơi vẫn thường gọi Cần Thơ là Tây Đô.

TỔNG QUAN DU LỊCH

Từ lâu, thành phố Cần Thơ được xem là thủ phủ miền Tây - nơi đô hội nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và trải dài 65km bên bờ sông MeKong huyền thoại. Ngày nay, Cần Thơ là đô thị trẻ, diện tích khoảng 139 ngàn ha, 1.120 ngàn dân cư sinh sống mang đậm nét văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý thuận lợi, nhiều năm liền thành phố Cần Thơ là nơi níu chân khách phương xa trong những chuyến tham quan vùng sông nước.

ĐIỂM HẸN CỦA VÙNG SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY

Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước”. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc,  cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức

57

Page 58: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là “cây bẹo”. Người mua chỉ cần nhìn vào “cây bẹo” là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là “dân thương hồ”. Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu... Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn “hạng sao” như: Ninh Kiều, Golf, Quốc Tế, Victoria...

NỀN DU LỊCH XANH, VĂN HÓA CỔ

Sẽ là một thiếu sót nếu du khách đến thành phố Cần Thơ mà không tham quan vườn cây ăn trái. Do được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp hầu hết các loại cây ăn trái vùng nhiệt đới. Hiện nay, Cần Thơ có 11 khu sinh thái vườn và vô số vườn cây gia đình lúc nào cũng đón mời khách lạ. Đến đây, du khách thực sự hít thở bầu không khí trong lành mặc tình thư thả dạo chơi trong vườn cây bóng mát. Những lúc mỏi chân, du khách đong đưa trên chiếc võng hoặc “nhào vô” tát đìa bắt cá nướng trui... 

Du khách có thể ngủ đêm tại các khu nhà rong xinh xắn hoặc qua đêm tại nhà những người dân mến khách. Hãy đến vườn cò Bằng Lăng, du khách có dịp chứng kiến những buổi hoàng hôn từng đàn cò trắng chao nghiêng tìm về tổ cũ. Vườn cò rộng hơn 2ha nhưng có hơn 250 ngàn con cò và nhiều loại chim quý sinh sống. Tour sinh thái khám phá đất Cần Thơ để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng. Ngoài ra, du khách được dịp biết 9 di tích trên địa bàn  thành phố đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa truyền thống như: chùa, đình, chợ cổ Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy, tuyến lộ vòng cung... Tìm hiểu các làng nghề truyền thống và những nét sinh hoạt độc đáo của 3 dân tộc Việt - Hoa - Khmer. Du khách cũng không quên loại hình đờn ca tài tử dặt dìu trên sông làm say lòng người viễn xứ.

DU LỊCH CẦN THƠ KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN

Với tiềm năng sẵn có, trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Cần Thơ luôn nỗ lực để níu chân khách tham quan, không xa thành phố Cần Thơ sẽ là trung tâm du lịch. Chúng tôi được quyền hy vọng - và đó được xem khát vọng của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Cầu Cần Thơ - cây cầu giăng dây dài nhất Đông Nam Á đã khởi công xây dựng, Sân bay quốc tế Trà Nóc - lớn nhất đồng bằng, rồi cảng Cái Cui sắp đưa vào hoạt động để du lịch Cần Thơ vươn xa hơn. Hệ thống siêu thị, dịch vụ đã hoạt động rất hiệu quả như: Metro, Coopmart, City mart... luôn cung cấp đủ hàng hóa và trò vui chơi để phục vụ tốt khách du lịch.

Năm 2004, thành phố Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương. Vượt qua những khó khăn, thử thách của một thành phố trẻ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Chỉ thị về việc “Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn thành phố”. Để thực hiện Chỉ thị trên, lãnh đạo Sở Du lịch tiến hành rà soát lại tất cả dự án đầu tư đã được phê duyệt. Trên cơ sở đó xúc tiến dự án cầu đường qua cồn Khương, nghiên cứu khả thi dự án con đường bên kia cồn Khương. Tiếp xúc với các chủ đầu tư thực hiện dự án khu du lịch cồn Ấu, cồn Khương với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, Sở Du lịch cũng hợp đồng với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng cục Du lịch nhằm tiến hành điều chỉnh qui hoạch tổng thể du lịch trên địa bàn thành phố đến năm 2010. Thường xuyên phát triển nguồn lực đang có tại địa phương. Đó là các tour du lịch vườn, du lịch sinh thái... đã thu hút đông đảo khách tham quan. Nâng cấp, trang bị khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhiều nhà hàng, khách sạn hạng sao. Năm 2004, thành phố Cần Thơ đón hơn 1,2 triệu khách đến tham quan du lịch, đưa con số doanh thu lên gần 200 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2005, các tour du lịch lữ hành cho khách quốc tế chuyển biến tích cực đưa con số doanh thu gần 100 tỷ đồng. Các địa điểm du lịch ở thành phố Cần Thơ đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan.

Sắp tới, Cần Thơ sẽ xây dựng Khu văn hóa miền Tây rộng khoảng 100ha tại khu Nam sông Hậu. Nơi đây sẽ xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi tầm cỡ... Đồng thời, đẩy mạnh loại hình du lịch hấp dẫn để mỗi lần du khách đến đây đúng như câu ca mà người dân Cần Thơ tự hào:

“Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về...”

LỊCH SỬ

Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng 2000 – 2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài 6 thế kỷ đầu Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài.

58

Page 59: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng đất phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn hóa khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai - Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên).

Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là người Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai khẩn, lập nghiệp dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, từ đó cư dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm : Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tất với 4 vùng đất mới : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) được sáp nhập vào đất Hà Tiên. Đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Cần Thơ trên dư đồ Việt Nam.

Nhận thấy Trấn Giang có một vị trí chiến lược để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thường xuyên xâm lấn, Mạc Thiên Tích tập trung xây dựng về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thương mại và văn hóa. Từ 1753, được sự đồng tình của Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng với đại thần Nguyễn Cư Trinh đã đưa Trấn Giang phát triển thành một “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang.

Năm 1771, quân Xiêm tấn công Hà Tiên nhưng không chiếm được Trấn Giang. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, sau đó kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Sau trận Rạch Gầm Xoài Mút (1/1785), năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trấn Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của nhà Nguyễn. Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một cứ điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.

Sau khi Gia Long lên ngôi, qua hai lần điều chỉnh lại dư đồ hành chính, Trấn Giang thuộc địa giới của trấn Vĩnh Thanh. Năm 1813, vua Gia Long cắt một vùng đất phì nhiêu ở bờ phải sông Hậu (gồm Trấn Giang - Cần thơ xưa) lập huyện Vĩnh Định, thuộc phủ Đình Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, vua Minh Mạng ban chiếu đổi “Trấn” thành “Tỉnh” và chuyển huyện Vĩnh Định sang phủ Tân Thành, tỉnh An Giang; năm 1839, đổi tên huyện Vĩnh Định thành Phong Phú, trực thuộc phủ Tịnh Biên, tỉnh An Giang và lấy làng Tân An làm huyện lị của huyện Phong Phú. Huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng là một vùng đất thịnh trị và an ninh khác hẳn mọi vùng ở miền Tây lúc bấy giờ. 

Năm 1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, buộc triều đình Nguyễn phải ký hòa ước 1862 nhượng 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp, Tháng 6/1867, thực dân Pháp vi phạm hòa ước chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây gồm : Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngày 1/1/1868, Thống đốc Nam kỳ là Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với Bãi Sào (Sóc Trăng) thành một quận. Ngày 30/4/1872, ra nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng là một vùng thuộc phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long lập thành một hạt. Ngày 23/2/1876, Soái phủ Sài Gòn ra nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi lại là quận. 

Từ đó đến khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2 năm 1945 và cho đến ngày Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, ký kết hiệp định Genève năm 1954, thì địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trong thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi. Tỉnh Cần Thơ gồm có thị xã Cần Thơ và các huyện Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào hai năm 1948 - 1949 chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của các tỉnh. Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (Long Xuyên), các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá (Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh). 

Khi đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, phá hoại hiệp định Genève, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, địa giới hành chính cũ ở miền Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh.

Về phía chính quyền cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tên tỉnh Cần Thơ vẫn được duy trì. Tháng 11/1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trở lại như trước khi được điều chỉnh năm 1948 - 1949. Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè được đưa về Vĩnh Long. Năm 1957 huyện Long Mỹ trở về tỉnh Cần Thơ, năm 1958, huyện Kế Sách (thuộc tỉnh Sóc Trăng) và năm 1963, huyện Thốt Nốt (Long Xuyên) cũng nhập vào Cần Thơ. Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam bộ, đến 1971 thì trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành là thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam bộ. 

Sau ngày thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ta công bố Nghị định số 03/ND-76 ngày 24/3/1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ lập thành tỉnh mới lấy tên là Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ. 

59

Page 60: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Đến tháng 12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 8, kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ngày 1/1/2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Thành phố Cần Thơ hiện nay được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 4 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh), trong đó có 4 thị trấn, 30 phường và 33 xã.

Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu hòa thuận, thành phố Cần Thơ có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh về mọi mặt : thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, có hệ thống giao thông trọng điểm đường hàng không, đường thủy, đường bộ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các khu công nghiệp lớn hoạt động hiệu quả nhất trong khu vực, trường Đại học Cần Thơ, và đầy đủ hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lớn mạnh nhất so với các tỉnh lân cận.

Hiện thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vào khoảng 15% (2004), trở thành thành phố trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu

Năm 1957, dưới thời Đệ nhất và sau đó sang thời Đệ nhị Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh với tỉnh lỵ là Thị xã Cần Thơ.

Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có Thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thành phố Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.

Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa.

24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên).

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long.

Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn... Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho điều kiện tư nhiên lý tưởng với những vùng sinh thái rộng lớn, ruộng đất phì nhiêu, những dòng sông chở nặng phù sa, quanh năm nước ngọt,... thành phố Cần Thơ còn là nơi hội tụ các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Đây là những nền tảng quan trọng để Cần Thơ vươn lên trong tiến trình phát triển và hội nhập.

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 1.390 km2, bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía bắc (theo đường bộ). Phía bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Địa hình, sông rạch

Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó:

Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ

60

Page 61: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông).

Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.

Sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cải tạo đất

KHÍ HẬU

TP Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa.

  Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 đến 28 dộ. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1,2,3. Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ. Thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa.

  Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 26 đến 27 độ. Mưa tập trung trong các tháng 9,10.. trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm. Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về.

TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Tài nguyên đất và khoáng sản: Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất là khu vực phù sa ngọt được bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi để Cần Thơ phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện.

Là vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản của Cần Thơ không nhiều, chủ yếu là sét (gạch, ngói), sét dẻo, than bùn và cát sông. Sét (gạch, ngói) có màu xám, tuy không có mỏ lớn nhưng phổ biến ở tầng gần mặt đất, dày 1 - 2 m, phân bố rộng khắp. Bên cạnh đó, sét dẻo nằm cách mặt đất 1 - 2 m, vỉa dày 5 - 6 m, chứa nhiều khoáng vật và rất mịn, có thể dùng trong các ngành tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, Cần Thơ còn có nhiều than bùn với nhiều mỏ nhỏ, vỉa dày trên 1 m, rộng 15 - 30 m, kéo dài khoảng 30 km, trữ lượng 30 - 150 nghìn tấn.

Tài nguyên sinh vật: thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát,... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng,... Về động vật, trên cạn có các loài như: gà nước, le le, trích nước, giẻ giun, trăn, rắn, rùa,... Dưới nước có các loại cá như cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, cá trê, cá bống, cá linh, cá ba sa, cá chép, cá đuống, cá mè, cá lăng, tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất,...

HÀNH CHÍNH

Gồm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

Quận Ninh Kiều 13 phường

Quận Bình Thủy 8 phường

Quận Cái Răng 7 phường

Quận Ô Môn 7 phường

Quận Thốt Nốt 9 phường

Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phườn: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. (Tính thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP)

DÂN SỐ

61

Page 62: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người.

DIỆN TÍCH

1.389,60 km² (536,5 m2)

DÂN TỘC

Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo của văn hoá đồng bằng Nam Bộ được kết hợp hài hoà các sắc thái văn hoá truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa... .

TÔN GIÁO

Long An có 4 tôn giáo đông người theo là đạo Phật, Kitô giáo, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành..

LỄ HỘI

Lễ Cầu Mưa

Thời gian: 18/4  âm lịch. Địa điểm: Tỉnh Long An. Đặc điểm: cúng lễ truyền thống, lễ cầu mưa còn được thể hiện bằng những cuộc đua ghe trên sông rạch (Ghe đua bằng tre thon dài, chứa được 20 tay bơi).

Lễ cầu mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức lễ truyền thống và phần hội là các cuộc đua ghe trên sông rạch, cũng có nơi làm lễ rước rồng.

Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn uống vui chơi.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ DU LỊCH

Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng. Từ xa xưa Cần Thơ đã được coi là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất và xuất khẩu gạo chính của cả nước.

Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi: lợn, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc, 33.000 kw); kỹ thuật điện, điện tử, hoá chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản... là thế mạnh của tỉnh.

Địa danh Cần Thơ có xuất xứ từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn) cho thấy đây là vùng văn hoá sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hoá cư dân. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng.

Tp. Cần Thơ tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ. Đã từ lâu, nơi đây là trung tâm kinh tế - văn hoá của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

GIAO THÔNG

Cần Thơ cách Vĩnh Long 34km, Long Xuyên 62km, Sóc Trăng 63km, Mỹ Tho 104km, Rạch Giá 116km, Châu Đốc 117km, thành phố Hồ Chí Minh 169km và Cà Mau 179km.

  Đường bộ: Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 91 đi An Giang; quốc lộ 80 đi Kiên Giang. Bến xe buýt cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía tây bắc, dọc theo đường Nguyễn Trãi.

Đường thủy: Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam bộ, nối liền với Cam-pu-chia. Thành phố có cảng quốc tế Cái Cui khá lớn tiếp nhận tàu 5.000 tấn.

Đường không: Sân bay Trà Nóc.

GIẢI TRÍ

Thành phố Cần Thơ có rất nhiều loại hình giải trí như:

62

Page 63: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

1. Về phim ảnh, ca múa nhạc: Rạp chiếu phim Ninh Kiều, rạp Bãi Cát, Nhà hát Hậu Giang ... và hiện đang có dự án xây dựng Trung tâm Điện ảnh Kịch trường TP Cần Thơ ở đường Nguyễn Thái Học, Q. Ninh Kiều.

2. Về những nơi thư giãn: Công viên nước Cần Thơ, khu du lịch Hương Phù Sa, Khu du lịch Mỹ Khánh, Khu du lịch Chợ Nổi Cái Răng-Phong Điền, CV Lưu Hữu Phước, CV Văn Hóa Miền Tây, Khu Vui Chơi Sấu Con, Khu Vui Chơi Sân Vận Động Cần Thơ. Và sắp tới đang quy hoạch xây dựng Khu du lịch Cồn Cái Khế và Cồn Khương.

3. Về điện tử, tin học, trò chơi: nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ Cần Thơ và nhiều dịch vụ cung cấp chơi games trên đường truyền băng thông rộng ADSL trong nội thành. Tuyến đường có đông dịch vụ Internet nhất là đường Nguyễn Việt Hồng.

4. Ngoài ra có các quán ăn , quán nhậu... trải khắp nơi trong nội ô trung tâm thành phố

Quán ăn: Nhà hàng Hoa Sứ, Nhà hàng Ninh Kiều, Nhà Hàng Golf...

Quán nhậu: Đường Trần Văn Hoài và đường XVNT nối dài là 2 tuyến đường tập trung nhiều quán nhậu nhất tại trung tâm Quận Ninh Kiều.

Nơi giải trí về đêm: night-club: Xeloi club-được xem là hộp đêm vui nhất tại vùng sông Mekong, XK club và Golf Discotheque.

Còn rất nhiều quán nước, quán kem, đặc biệt là tuyến đường Đại lộ Lê Lợi ở cồn Cái Khế tập trung nhiều quán Trái Cây Dĩa, các quán cà phê đẹp và sang trọng.

HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM THAM QUAN

Tour du lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước và các vườn   cây ăn trái .

Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như "đô thị miền sông nước". Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông.

Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước.

Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ.

Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan  Chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là "cây bẹo". Người mua chỉ cần nhìn vào "cây bẹo" là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là "dân thương hồ". Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu... Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn "hạng sao" như: Ninh Kiều 2, Golf, Quốc Tế, Victoria...

Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ:

1. Cầu Cần Thơ

2. Bến Ninh Kiều

3. Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phong Điền

4. Các vườn trái cây Mỹ Khánh, Phong Điền, Tây Đô

5. Du lịch trên sông bằng thuyền, Tàu cao tốc, ghe tam bản ...

6. Đình Bình Thủy, Vườn lan Cần Thơ, Vườn cò Bằng Lăng

7. Nhà Thờ Chánh Tòa Cần Thơ, Chùa Long Quang

8. Khu di tích lịch sử Mộ Thủ Khoa Nghĩa, Mộ Cử Trị

9. Khu di tích chiến thắng Tầm Vu

10. Làng hoa Thới Nhựt

63

Page 64: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

11. Làng đan lưới Thơm Rơm

12. Làng đan lọp Thới Long...

ĐẶC SẢN

Bánh cống Cần Thơ

Gọi là bánh cống (hay cóng) vì khuôn bánh là một dụng cụ đo lường có hình ống. 

Bánh cống được làm bằng bột gạo. Gạo lúa mùa được ngâm qua hai đêm rồi mới đem xay, sau đó bồng trong túi vải cho bớt nước, rồi tùy gạo mà người ta sẽ pha nước muối loãng ngâm thêm bột qua một hai đêm nữa cho bột thật đậm đà rồi mới sử dụng. Đây là chi tiết "đắt" nhất để cho ra thành phẩm nổi bật. Sau đó, bột gạo đem trộn với đậu xanh hột, tôm thịt băm... 

Bánh có hình ống thấp hoặc hình tròn hơi phồng, chiên dòn ngoài, trong mềm xốp, khi ăn cắt nhỏ kèm với rau sống các loại, nước mắm pha chua ngọt, đồ chua. 

Địa chỉ: 6A Nguyễn Trãi, TP. Cần Thơ. 

Chỉ dẫn Từ bến xe Cần Thơ bạn quẹo trái vào đường Nguyễn Trãi, đi khoảng 500m thì đến quán. Quán nằm gần Sở Điện Lực Cần Thơ. 

Ðiện thoại (071) 825397

Bánh xèo

Nguyên liệu để làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa, nghệ, tôm, thịt… 

Bánh xèo cuốn bánh tráng ăn kèm với các rau sống (cải bẹ xanh cay, xà lách, rau thơm tía tô, húng quế, húng lủi, dấp cá, chuối chát, khế cắt lát mỏng dài…) Tùy khẩu vị, thực khách có thể chấm bánh xèo với nước mắm hay tương bắc. 

Nếu như ở tại Thành phố Hồ Chí Minh có chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” thì tại thành phố Cần Thơ “trù phú” này, người yêu cải lương có thể được thưởng thức hàng ngày vào các buổi tối qua các nhà “vườn” được kết hợp cùng món ăn đặc sản “Bánh xèo” của vùng quê Nam Bộ. Còn gì thú vị hơn khi ta được thưởng thức hương vị thơm ngon của miếng “bánh xèo” còn đang nóng hổi, bên ly rượu nồng… 

Cá lóc nướng trui

"Không có gì ngon bằng cơm với cá,

Không có tình nào bằng má với con."

Cá lóc nướng trui (ngon nhất là nướng với rơm), món ăn đã có từ ngày khai phá đất Phương Nam - với hương vị đậm đà mà biết bao du khách khi đến Cần Thơ muốn thưởng thức nó. 

Cá lóc nướng phải đợi đến sau mùa nước nổi, khi những cơn mưa dầm chỉ còn là những cơn gió bấc lao xao về thì cá mới ngon và bắt đầu mập ra. Người sành ăn lựa cá lóc cỡ cườm tay để cá có thể chín đều khi nướng ( Lấy một thanh tre, đâm xuyên thanh tre từ đầu cá đến tận đuôi cá - Cắm thanh tre xuống đất để đầu cá hướng xuống, chất rơm rạ xung quanh, đốt lủa nướng cá đến khi tàn rơm thì cá chín). 

Trước đó chuẩn bị sẵn lá sen, lá chuối... làm mâm đặt cá chín lên. Dùng cá với các loại rau sống chấm muối hột đâm nhỏ với ớt hiểm, ớt sừng trâu hoặc pha nước mắm tỏi ớt, công phu hơn thì làm chén mắm nêm... Ăn món này người ta thường thích dùng tay để bốc mới cảm nhận hết vị hương đồng dân dã... 

Cháo cá lóc rau đắng

Ðể nồi cháo riu riu rồi gắp nguyên liệu bỏ vào nồi. Chờ cho vừa chín tới gắp ra chén, gắp rau, cá, chấm với nước mắm nhĩ Phú Quốc, chậm rãi thưởng thức, nhấm nháp cùng với ly rượu đế trắng ngà thơm mùi gạo mới... Thuận tay bạn lấy hột gà đập bỏ vào nồi... 

64

Page 65: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Thịt cá lóc rất ngon lại bổ, rau đắng đất, rau tai tượng, vừa chín tới nhai giòn ràu rạu cùng với cháo. Thưởng thức món này cho ta cảm giác thích thú, lạ lẫm bởi vừa ngọt, vừa bùi, vừa béo, nóng hôi hổi... hòa quyện vào vị nồng ấm của tiêu, gừng bảo đảm bạn sẽ xua tan ngay nỗi mệt nhọc đường xa. 

Chè bưởi Cần Thơ

Chè bưởi có mặt đã lâu, là món tráng miệng vị ngọt nổi tiếng khắp đồng bằng Nam Bộ cùng thời với món nem chay cũng làm bằng vỏ bưởi. 

Người ta lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp vỏ xanh, nhồi nước muối cho hết vị the sau đó thái nhỏ thành hình sợi, vuông cạnh, vừa tầm như sợi bột khoai, đưa vào nấu với nước đường tinh, chốc sau đã thành nguyên liệu cho món chè mà chỉ Cần Thơ mới có. 

Trên cùng, chè được phủ bằng một lớp nước cốt dừa sệt thơm mùi vani. Gạt lớp đó sang bên, lẫn trong nước đường pha bột mì tinh đặc và trong suốt là đậu xanh đãi vỏ thật khéo, khéo đến mức đậu nhừ mà vẫn nguyên vẹn hình hài, vàng sáng. 

Ăn chè bưởi, thực khách sẽ thầm biết ơn bàn tay vén khéo và mẫn cảm của những người phụ nữ miệt vườn Nam Bộ, những người tạo nên giây phút thăng hoa khi hương vị một vùng đất thấm qua lưỡi đến tận hồn người

DỊCH VỤ LƯU TRÚ

Khách sạn Golf Cần Thơ Địa chỉ: 2 Hai Bà Trưng, Tp.Cần Thơ Điện thoại: 3812 210 Fax: 3812 282/ 3812 354

Khách sạn Cửu Long Địa chỉ: 52 Quang Trung, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3822 669/ 3822 755 Fax: 3826 157

Khách sạn Hòa Bình Địa chỉ: 5 Hòa Bình, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3810 218/ 3820 059 Fax: 3810 217

Khách sạn Phương Đông Địa chỉ: 62 Đường 30 Tháng 4, Cần Thơ Điện thoại: 3812 199/ 3812 299 Fax: 3820 133

Khách sạn Quốc Tế Địa chỉ: 12 Hai Bà Trưng, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3822 079/ 3822 080 Fax: 3821 039

Khách sạn Sài Gòn - Cần Thơ Địa chỉ: 55 Phan Đình Phùng, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3825 831/ 3822 318 Fax: 3823 288

Khách sạn Tây Đô Địa chỉ: 61 Châu Văn Liêm, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 3821 009/ 3827 009 Fax: 3827 008

Nhà hàng-Khách sạn Ninh Kiều Địa chỉ: 2 Hai Bà Trưng, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3821 171/ 3824 583 Fax: 3821 104

Khách sạn Hậu Giang A Địa chỉ: 34 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3821 851 Fax: 3821 806

Khách sạn Long Vân 2 Địa chỉ: 151/22/3A Trần Hoàng Na, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ Điện thoại: 3838 428 Fax: 6250 067

Khách sạn Ngân Hà (I.C.B) Địa chỉ: 39-41 Ngô Quyền, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 3821 024 Fax: 3813 396

Khách sạn Á ChâuĐịa chỉ: 91 Châu Văn Liêm, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3812 800/ 3812 808 Fax: 3812 779

Khách sạn Minh NguyệtĐịa chỉ: 110D Cách Mạng Tháng Tám, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3821 580/ 3811 755 Fax: 3811 766

Khách sạn Quang SangĐịa chỉ: 78 Hùng Vương, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3820 980 Fax: 3814 643

Làng du lịch Mỹ KhánhĐịa chỉ: 335 Lộ Vòng Cung, xã Mỹ Khanh, H. Phong Điền Điện thoại: 3846 260/ 2214 566 Fax: 3846 432

Victoria Can Tho ResortĐịa chỉ: P. Cái Khê, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 810111 Fax: 829259

NHÀ HÀNG

Nhà hàng

Nhà hàng Á ĐôngĐịa chỉ: 466 Cách Mạng Tháng Tám, quận Bình Thủy Điện thoại: 3885 822

Nhà hàng Đất Phương NamĐịa chỉ: Hẻm 132, đường 3 tháng 2, quận Ninh Kiều Điện thoại: 3838 297

Nhà hàng Nam BộĐịa chỉ: 50 Hai Bà Trưng, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 382 3908Món ăn Châu Âu và Việt Nam

Nhà hàng Ninh Kiều Địa chỉ: 2 Hai Bà Trưng, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 382 1171Fax: 382 1104

Nhà hàng Sông QuêĐịa chỉ: 118/9/53B Trần Phú, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 381 1136

Nhà hàng Vĩnh KýĐịa chỉ: 2 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 382 5345

65

Page 66: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Đặc sản Việt Nam

Nhà hàng Cát TườngĐịa chỉ: 108A Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều Điện thoại: 3764 299Fax: 374 414Món ăn Việt Nam

CÔNG TY LỮ HÀNH ĐỊA PHƯƠNG

Cty CP Du lịch Cần ThơĐịa chỉ: 20 Hai Bà Trưng, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 382 1854 Fax: 3810 956

Cty Du lịch Xuyên Mê KôngĐịa chỉ: 97/10 Ngô Quyền, Tp Cần Thơ Điện thoại: 3829 540 Fax: 3829 541

Cty LD Du lịch Sài Gòn-Cần Thơ (SACATOUR)Địa chỉ: 55 Phan Đình Phùng, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 3812 419 Fax: 3823 288

Cty TNHH du lịch Sao ViệtĐịa chỉ: 190/8c đường 30/4, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ Điện thoại: 3814 492 Fax: 3839 926

TÀI NGUYÊN DU LỊCH:

Các tour du lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước và các vườn cây ăn trái.

Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như "đô thị miền sông nước". Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan Chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là "cây bẹo". Người mua chỉ cần nhìn vào "cây bẹo" là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là "dân thương hồ". Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu... Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn "hạng sao" như: Ninh Kiều 2, Golf, Quốc Tế, Victoria...

HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN

BẾN NINH KIỀU: kéo dài từ chợ Cần thơ đến khách sạn Ninh kiều thành lập năm 1876 có tên gọi là Hàng dương. Năm 1954 đổi tên là bến Lê lợi, bến Ninh kiều.

ĐÌNH BÌNH THỦY: được vua Tự Đức phong “Thành hoàng bổn cảnh” vào ngày 29.11.1852. Đình được xây dựng năm 1909. Huỳnh Mẫn Đạt một vị quan triều Nguyễn khi từ Cần thơ lên Châu đốc thì gặp sóng thần trôi dạt vào đây. Khi qua hoạn nạn ông đã cho xây dựng đình Long truyền, sau đổi tên là đình Bình thủy (1910). Trong đình thờ Thành hoàng Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập. Hàng năm đình Bình thủy có 2 ngày lễ lớn: 12, 13/4 âm lịch tổ chức Lễ thượng điền (nước về ruộng), 14,15/4 âm lịch Lễ hạ điền (thu hoạch lúa)

MỘ NHÀ THƠ YÊU NƯỚC PHAN VĂN TRỊ: ấp Nhơn lộc 1 – xã Nhơn ái – huyện Châu thành – tỉnh Cần thơ. Nơi đây Phan Văn trị đã sống từ năm 1868 đến lúc qua đời ngày 22.6.1910. Khu mộ cách trung tâm thành phố 16 km được xây dựng bằng những vật liệu bền vững diện tích 600 m2 gồm các hạng mục: nấm mộ, văn bia, nhà tưởng niệm, vườn cây cảnh.

CHỢ NỔI PHONG ĐIỀN: là khu chợ buôn bán trên vùng sông nước ven bờ một ngả 3 sông. Từ chợ nổi Phong điền chúng ta có thể đến thăm nhà bác Sáu Dương ở Rạch Chuối với những vườn cây ăn trái kể cả những lúc nghịch mùa.

66

Page 67: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

CHUYÊN ĐỀ:

"Cần Thơ ai dệt nên thơ", câu ca cho thấy nét trữ tình của vùng đất này đã khiến nhiều nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những bài thơ, ca khúc hay về Cần Thơ được nhiều người biết tới: Qua bến Ninh Kiều, Chiếc áo bà ba, Đàn sáo Hậu Giang, Chiều Tây Đô...

Đàn Sáo Hậu Giang

Sáng tác: Trần Long Ẩn

Từ trên những rạng đông, con chim sáo nó bay ra đồng

Theo con nước đang xuôi dòng ra đồng ruộng xa.

Con chin sáo nghe trong lòng bay bổng lời ca

Hò hò hơ, hới hơi hơi hò, hò hò hơ hơ, hới hơi hò hơi.

Đời vui sáo bay gọi bầy.

Về miền Tây thăm đất Hậu Giang.

Thương câu hát để ru bao đời.

Thương cây lúa lớn nhanh theo người.

Dầm mưa dãi nắng, tưới xanh ruộng đồng.

Đời vui, nước trôi ngược dòng.

Tình phù sa tuy đục mà trong.

Trông con nước nó trôi lạng lùng.

Thương ôi chín nhánh sông quê mình.

Cần Thơ gạo trắng, nước trong là đây.

Người con gái Hậu Giang, xưa như cánh sáo bay xa làng,

Nay như những đóa sen hồng bên dòng phù sa.

Em yêu quý những con đường mang nặng những lời ca

Mùa xuân sang, sáo bay theo đàn vào mùa xuân.

Em hát vui đời vui.

Vì nhau cắn đôi hạt gạo,

Nhường cho nhau chiếc áo mặc ngày xuân.

Thương câu hát để ru bao đời.

Thương cây lúa lớn nhanh theo người.

Dầm mưa dãi nắng, tưới xanh ruộng đồng.

Đời vui, nước trôi ngược dòng.

Tình phù sa tuy đục mà trong.

67

Page 68: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Trông con nước nó trôi lạng lùng.

Thương ôi chín nhánh sông quê mình.

Cần Thơ gạo trắng, nước trong là đây

Chiếc Áo Bà Ba

Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm

Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ mong manh

Nón lá đổ nghiêng tóc dài con nước đổ

Hậu Giang ơi, em vẫn đẹp ngàn đời

Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ

Thương lắm câu hò, réo gọi khách sang sông

Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi

Người thương ơi em vẫn đợi chờ

ĐK:

Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần

Về Sóc Trăng hôm nay khai điệu lâm thôn

Đàn én chao nghiêng xôn xao mùa lúa nhiều

Về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu

Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba

Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm

Qua bến bắc Cần Thơ

Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng

Dẫu qua đây một lần, nói sao cho vừa lòng, nói sao cho vừa thương.........

Qua Bến Ninh Kiều

Đêm nay qua bến Ninh Kiều Nhớ về bóng dáng em yêu .

Lòng nghe xao xuyến bồi hồi Như dòng sông lấp lánh trăng sao

Dòng sông có bao nhiêu đất phù sa

Trên trời có bao nhiêu vầng mây trắng

Bầu trời khuya lấp lánh sao đêm

Như tình anh gửi về em

Ơ... Cần Thơ, Cần Thơ gạo trắng nước trong Đi đâu cũng nhớ cũng mong quay về Dòng Hậu Giang sóng nước mênh mang

68

Page 69: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Con nước ròng con nước lớn Vẫn đong đầy tình yêu Bên sông ô cửa xanh xanh

Con nước ròng con nước lớn Ai đành quên nhau.

69

Page 70: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

SÓC TRĂNGSÓC TRĂNGDiện tích: 3.312,3 km2.

Dân số (2006): 1.276.200 người.

Tỉnh lỵ: thành phố Sóc Trăng.

Dân tộc: Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

Thành phố Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách thành phố Cần Thơ 60 km, Sóc Trăng nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông , giáp với các tỉnh: tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu và biển Đông.

LỊCH SỬ:

+ Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang).

+ LỊCH SỬ:

Cho mãi đến trước 1757, vùng đất Sóc Trăng vẫn còn thuộc về sự cai quản lỏng lẻo của quốc vương Chân Lạp. Người Khmer khi ấy gọi miền đất này bằng tên gọi Srok Khleang (có nghĩa là xứ lẫm, xứ kho). Srok Khléang là một phần quan trọng của đất Bassac (hay còn gọi là Bathắc). Đất Bassac khi ấy về cơ bản tương ứng với địa phận hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu hiện nay. Tuy có tên gọi và địa phận rõ ràng như vậy, song trên thực tế, vùng Bassac vẫn cònt rong tình trạng hoang vu, là nơin gự trị của đầm lầy và thú dữ. Rải rác đây đó vài cụm dân cư thưa thớt.

Năm 1757, do nhu cầu củng cố quyền lực, vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Préah Outey II quyết định cắt đất Bassac dâng tặng chúa Nguyễn. Đất Sóc Trăng tứ đó chính thức trở thành một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam và được chúa Nguyễn phiên vào châu Đình Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định.

Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng.

Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên và Phong Dinh theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa).

Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang.

Lễ hội của người Khmer ở Sóc trăng:

a. LỄ HỘI OK- OM- BOK : (lễ hội ăn cốm dẹp hay mừng lúa mới) tạ ơn Trời Phật, con sông Cửu long giúp cây lúa phát triển. Trong ngày lễ trẻ con được người lớn đút cho ăn cốm dẹp thật no

b. LỄ ĐUA GHE NGO: là kiểu thuyền độc mộc khá dài, dùng 2 cây sao loại tốt nối lại, ghe lớn thì chứa 20 cặp tức 40 tay bơi. Đua ghe Ngo thường tổ chức trên sông Hậu. Khi đua chiếc ghe Ngo như bay trên mặt nước và người xem hò hét, cổ vũ

c. LỄ HỘI CHOI- CHƠ-NAM-TH’ MÂY: được tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm

70

Page 71: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

- Ngày thứ 1: mang nhang đèn, lễ vật lên chùa lễ Phật, nghe thuyết pháp và xem văn nghệ trong chùa

- Ngày thứ 2 : làm cơm dâng sư sãi. Các sư tụng kinh ban phước lành, làm lễ cầu siêu cho các vong hồn. Buổi chiều làm lễ đắp núi gạo, núi cát

- Ngày thứ 3: làm lễ cầu siêu tại những ngôi bảo tháp, lễ tắm tượng Phật, chúc mừng sức khỏe ông bà, cha mẹ

ĐẶC SẢN:

BÁNH PÍA SÓC TRĂNG

Không những có các công trình kiến trúc Khmer nổi tiếng, Sóc Trăng còn được biết đến bởi những món ăn ngon như cốm dẹp, xá bấu, bún nước lèo, bánh bía… trong đó, bánh bía là đặc sản không thể thiếu trong chuyến đi về Sóc Trăng.

Chiếc bánh bía nhìn từ bên ngoài có màu vàng cam. Xẻ chiếc bánh làm đôi, chiếc bánh như vành trăng bán nguyệt ẩn vào bên trong là màu đỏ rực của lòng đỏ trứng gà, mùi sầu riêng dậy lên như mời gọi làm cho chiếc bánh bía trông đã ngon lại càng ngon hơn.

Bánh bía Sóc Trăng không khô cứng như bánh lột da mà mềm, ngọt đậm. Để bánh pía có được mùi vị, mầu sắc hấp dẫn phải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên, bột mì được đưa vào máy, trộn nhuyễn với đường cát trắng trên bếp lửa. Sau đó thêm vào các phụ gia, rồi chia làm hai phần. Phần bột dai được cán mỏng như bánh tráng, cuốn tròn lại, kéo dài ra làm vỏ ngoài cùng. Phần bột xốp được xắt thành khối hình vuông, có kích cỡ vừa lòng bàn tay, được dùng làm vỏ bánh bên trong.

Nhân bánh có nhiều loại, phổ biến nhất là nhân khoai môn, nhân đậu xanh, sầu riêng. Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo khá hấp dẫn. Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để nhằm giữ được lâu. Hột vịt muối đặt giữa nhân, người ta chỉ chọn lấy lòng đỏ.

Do có nguồn gốc từ Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam theo chân các Hoa kiều nên bánh pía cũng có ít nhiều những thay đổi cho phù hợp với điều kiện bản địa. Ví như Người dân Nam Bộ có đặc tính thích mùi thơm nặng của sầu riêng do vậy bánh được bổ sung thêm mùi vị của loại trái cây này và từ đó đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Nhắc đến bánh bía Sóc Trăng ai cũng thích nhất bánh bía đậu xanh sầu riêng. Sầu riêng khi tách hạt lấy thịt trộn mỡ heo xắt sợi làm nên những mùi vị tuyệt vời của bánh pía Sóc Trăng.

Sau các bước chuẩn bị đầy công phu, bánh được đưa vào lò và nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 2700C. Sau từ 5-7 phút, thợ đứng lò sẽ lấy bánh ra, lật ngược mặt bánh rồi thoa lên một lớp lòng đỏ trứng và đưa vào lò trở lại. 15 phút sau, khi chiếc bánh chuyển sang màu vàng ươm, quyện mùi sầu riêng thơm hấp dẫn cũng là lúc chiếc bánh đã được hoàn thành và chuẩn bị đến tay thực khách.

Bánh bía có hai loại chay và mặn. Ăn bánh không thể thiếu tách trà thơm. Vị đăng đắng, thanh thanh trong trà giúp bánh đỡ ngấy. Điều lạ của bánh là ở chỗ không thể ăn một lúc được nhiều nhưng có thể nếm lai rai không biết ngán. Người Sóc Trăng có thói quen biếu tặng bánh bía nhân dịp cúng trăng (rằm tháng 8 hoặc lễ Tết như cách bày tỏ tình thân ái. Người phương xa đến thăm Sóc Trăng bao giờ cũng mua vài phong bánh bía (mỗi phong bốn cái) làm quà cho người ở nhà, như mang theo hương vị ngọt ngào đậm đà, chân chất của một vùng quê Nam Bộ. Để rồi cứ mỗi độ lễ hội Oc om boc đến, trên dòng sông Đinh rộn vang tiếng hò, khắp nơi vang lên điệu lâm thôn thì cũng là lúc chiếc bánh bía lại quay về với câu chuyện lễ nghĩa, của tình chòm xóm như câu hát mượt mà, da diết không thể nào quên.

Chạch lấu nướng mộc (Sóc Trăng)

Chạch lấu phải là cá tươi, bơi khỏe… sau khi nướng cơ thịt mới dai, chắc. Có nhiều công thức chế biến món chạch lấu nướng khác nhau, nhưng hơn nhau ở chỗ “bài phụ gia” ướp trước khi nướng. Gọi là phụ gia nhưng vai trò của nó có tính quyết định.

71

Page 72: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Ướp sao cho miếng cá không có mùi tanh, kể cả khi để nguội. Muốn vậy thời gian ướp ít nhất phải 5 phút gia vị mới thấm vào trong những đường khứa cắt ngang trên thân cá, Tuy thế, món nướng sẽ không thành công nếu thao tác nướng thiếu một chút “nghệ thuật”. Nướng mà cá không bị vết khét, cháy. Nhìn cá nướng mà thực khách cứ nghĩ là cá chiên thì đầu bếp mới thành công.

Thấy con cá nướng muối ớt vàng ươm, tươm mỡ, lấm tấn màu đỏ ớt…đến trẻ con cũng ăn một cách ngon lành. Sở dĩ mòn này được đặt tên là chạch lấu nướng muối ớt là vì những đĩa muối ớt đỏ tươi làm món chấm, chứ cá hoàn toàn không có vị cay, rau răm có vị hơi cay khi cặp với miếng cá vàng da trắng thịt, chấm một tí muối ớt, dù nhấm tí rượu đế hay một hớp bia thì cũng phải gật đầu.

Nhưng thực khách phải chịu khó “kiên nhẫn” nhé vì món nướng này hơi bị lâu đấy.

Quán Ngọc Tùng

Địa chỉ: Quán Cường,150 Mạc Đĩnh Chi, Phường 9, Thị xã Sóc Trăng

Lạp xưởng

Bún nước lèo là đặc sản của Sóc Trăng

Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt.

Bò nướng ngói dặc sản [cần dẫn nguồn] của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm vói nước mắm nêm pha với ít khóm.

TÀI NGUYÊN DU LỊCH:

Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét)

Chùa Đất Sét còn có tên là Bửu Sơn tự nằm ở khóm 1, phường 5, thị xã Sóc Trăng. Chùa nổi tiếng bởi những vật được tạo hình từ đất sét. Từ tháp Đa Bảo 13 tầng, tháp Bảo Tòa cao hai mét, đến Lục Long Đăng và nhiều thứ khác đều làm bằng đất sét, sau đó được phủ ngoài bằng nước sơn, kim nhũ. Chùa Đất Sét là một công trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

Chùa Đất Sét được xây dựng từ rất lâu để thờ Phật tại gia của dòng họ Ngô. Thuở ban đầu, Chùa được cất bằng các loại cây bình thường ở địa phương. Trải qua bao năm tháng nên đã bị hư mục khá nhiều và cũng đã được con cháu trong dòng họ tu sửa nhiều lần theo cấu trúc ban đầu. Mãi đến năm 1928, ông Ngô Kim Tông đã thực hiện một ý tưởng của mình là dùng chất liệu đất sét tại chỗ để dựng nên một ngôi chùa và tạc các tượng thờ Phật.

Bằng trí tưởng tượng phong phú, bằng bàn tay tài hoa khéo léo của mình, ông đã tạo nên tháp Đa Bảo cao 13 tầng, mỗi tầng có 16 cửa, mỗi cửa có một tượng Phật. Tổng cộng tháp Đa Bảo có 208 cửa, 208 vị Phật và 156 con rồng đỡ cho 13 tầng tháp. Toàn bộ tháp này cao chừng 4,5 mét. Kế đó ông tạo Tháp Bỏa Tòa để thờ Phật cao chừng 2 mét, phía trên theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái: Càn – khảm – cấn – chấn – tốn – ly – khôn – đoài. Trên cùng của tháp là một tòa sen với 1000 cánh, trên mỗi cánh sen có một tượng phật ngự. Trong chùa có một chùm đèn gọi là Lục Long Đăng với sáu con rồng quay đầu ra chung quanh, đuôi chụm vào với nhau, phía dưới là một bông sen để các bóng đèn. Ngoài ra, ông Tông còn tạo hình các danh thú như Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Hổ, Long Mã, Bạch Tượng… có ba cái đỉnh, mỗi cái cao 1,5 mét, bảy cái lư hương nhỏ. Tìm hiểu kỹ thì được biết toàn chùa có đến 1991 tượng Phật và tất cả đều hoàn toàn làm bằng đất sét. Sau khi làm xong, tất cả các sản phẩm bằng đất sét đều được phủ lên bên ngoài bằng nước sơn, kim nhũ và dầu bóng nên trông giống như làm bằng chất liệu đồng vậy.

Bên cạnh những sản phẩm bằng đất sét, ở trong chùa còn có những cây đèn cầy (nến) khổng lồ. Sáp để đúc đèn được mua từ năm 1940, vẫn còn nguyên khối. Sau một tháng, đèn thiệt khô mới dỡ bỏ khuôn và đem những con rồng bằng đất trang trí xung quanh. Được biết, mỗi cặp đèn lớn đốt liên tục 70 năm mới hết.

Suốt gần 30 năm, không một giọt sáp nào chảy ra bên ngoài cả. Cần phải nói thêm là trong chùa hiện nay vẫn còn ba cây nhang (hương) lớn, mỗi cây nặng 50 kg chưa sử dụng đến. Tất nhiên đều là hương thật. Có lẽ chùa Đất Sét là một công trình kiến trúc “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam

72

Page 73: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200kg hai cây nến nhỏ nặng 100kg và 3 cái đỉnh bằng đất mõi cái cao 2m.hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.

Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi)

Nếu có dịp ghé Sóc Trăng, các bạn nên đến với Chùa Dơi – một địa chỉ du lịch độc đáo nổi tiếng của vùng này. Nằm cách thị xã Sóc Trăng 3km về phía Nam, Chùa Dơi mà tiếng Khơ Me gọi là Serâytécbômabatúp, có nghĩa là do phúc đức tạo nên. Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa.

Chùa Dơi ra đời cách đây gần 400 năm (chùa có tên là chùa Mã Tộc hay chùa Ma Ha Túc). – Chùa nằm cách thị xã Sóc Trăng 2km là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Chùa Dơi độc đáo bởi hàng ngàn tượng phật, tượng tứ linh (Long, ly, quy, phượng…) đều nặn từ đất sét cùng với vẻ đẹp kỳ thú do dơi và quạ tạo nên.

Không ai nhớ nổi Chùa này ra đời khi nào và do ai trụ trì đầu tiên. Song điều đó cũng không phải là sự đặc biệt gì. Nét độc đáo của Chùa này chính là nơi hội tụ của hằng hà sa số Dơi. Bao bọc quanh chùa là cả một cánh rừng với đủ lại cây, song nhiều nhất vẫn là Sao và Dầu. Có hàng vạn con Dơi tá túc ở cánh rừng này. Có những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét treo đen kịt trên các nhánh cây. Cả ngày chúng tớn tác kiếm ăn đâu không rõ, cứ chiều đến, từ khắp nơi hàng vạn con Dơi lại trở về sân chùa.

Khách du lịch đến thăm Chùa thú nhất là được ngắm nhìn đàn dơi bay kín cả bầu trời mỗi khi hoàng hôn. Trong cái tĩnh mịch của ngôi chùa cổ giữa rừng, tiếng vỗ cánh của đàn Dơi có thể làm những ai yếu bóng vía phải hãi hùng.

Cứ đến mùa mưa (tháng 5, tháng 6) là mùa sinh sản của Dơi. Hầu hết Dơi ở chùa đều đẻ mỗi lứa mỗi con, song số lượng Dơi thì không hề tăng thêm mà đang có nguy cơ tụt giảm bởi rất nhiều người đến đây bắt dơi bằng cách chăng lưới hoặc dùng lồng chụp. Mỗi ngày như thế, đám người này có thể bắt hàng ngàn con. Thịt dơi cũng là món khoái khẩu của mấy bợm nhậu. Nghe bảo nó thơm và ngon như thịt gà.

Các vị sư ở đây rất tích cực bảo vệ đám dơi bởi họ cho rằng cái sự dơi đổ về chùa chính là phúc lành nhà phật cho ngôi chùa này. Bên sự độc đáo kỳ lạ kia, du khách cũng có thể thoả mãn với nét kiến trúc của ngôi chùa cổ này trong sự hoà đồng của nền văn hoá Việt – Miên thể hiện ở điêu khắc Ăng-co với nhiều phù điêu và hoa văn trên làng loạt cột đài nơi chính điện. Nếu có biện pháp tốt để trùng tu ngôi chùa (hiện đang bị đổ nát khá nhiều) và bảo vệ được đàn dơi – ngôi chùa này chắc chắn sẽ là một điểm du lịch kỳ thú của miền sông nước Sóc Trăng.

HÒA AN HỘI QUÁN (CHÙA ÔNG BỔN)

Chùa được xây dựng vào năm 1875.chùa thờ ông bổn(Bổn Đầu Công).Chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo của người hoa chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật kiến trúc.Rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng

Chùa Sà Lôn

Đến Sóc Trăng theo các tour du lịch tâm linh, ngoài viếng các chùa: Dơi, Đất Sét, Klêlang bạn không thể không viếng chùa Sà Lôn (còn gọi chùa Chén Kiểu) nằm trên Quốc lộ 1A, cách thị xã Sóc Trăng 12km về hướng Tây, hướng từ thị xã Sóc Trăng đi Bạc Liêu.

Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu.

73

Page 74: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Thuở ban đầu chùa được dựng bằng cây và lá rừng. Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chánh điện bị sập do bom đạn tàn phá. Chùa được dựng lại năm 1969, đến năm 1980 hoàn thành.

Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liệu năm 1947.

Cột chùa chạm nhiều hoa văn, đường viền độc đáo. Hai bên cổng ngự, hai con sư tử bằng đá trên bệ cao, hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp, được chạm khắc, đắp nổi biểu trưng cho văn hóa truyền thống Khmer. Đặc biệt, trong lòng tháp chính giữa lồng một tấm kính, nổi bật tượng phật ngồi uy nghi, như hiện hữu an lành ở chốn cảnh chùa. Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Nếp phía trên có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong nguy nga. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo. Bước vào gian thờ chính điện, sẽ thấy quần thể gồm 20 tượng phật lớn, nhỏ đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau. Tất cả được bố trí hợp lý, không gian tôn nghiêm luôn thơm mùi nhang khói. Theo một vị sư trụ lâu năm tại đây thì chùa Chén Kiểu trước kia được cất bằng lá, có tên Khmer là “Sà Lôn”. Chùa được xây cất vào năm 1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa bị bom đạn phá hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên Chén Kiểu từ đó. Hiện nay ngoài tín đồ phật tử là đồng bào Kh’mer, chùa Chén Kiểu còn thu hút đông đảo khách du lịch tâm linh từ khắp mọi miền đổ về hành hương trong những dịp lễ vía Phật. Ngoài thắp hương cho lòng thanh thản còn được viếng cảnh chùa, xem nghệ thuật điêu khắc của nghệ nhân Kh’mer Nam bộ.

CHÙA KH’ LEANG : (Xa- ma-kum, Đoàn kết)

Xây dựng năm 1533. Đây là ngôi chùa lớn, nổi tiếng và là trung tâm của 90 ngôi chùa Khmer ở Sóc trăng. Hiện ở chùa có 185 vị sư là học viên từ các tỉnh miền Tây đến học chữ Pa-li. Phía trước chùa có một cổng nhỏ, phải qua một khoảng sân rộng và bước lên nhiều bậc cấp. Cửa không mở ở giữa mà mở ở 2 bên, các tiên nữ Kennar đang uốn mình, 2 tay nâng đỡ chung quanh vòm mái chùa. Chính điện có tượng Phật khi còn là vị Hoàng tử đội mũ, có tháp nhọn và mang nhiều đồ trang sức.

=> Khám phá Chùa Khleang – Ngôi cổ tự miền đất Sóc Trăng

Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào giữa thế kỷ 16. Chùa có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m đặt ngay ở chính điện. Chùa Khleang đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Chùa Khleang là một ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng, có tuổi thọ rất cao, gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng. Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ, lợp lá, rồi dần dần mới xây cất bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí, đường nét kiến trúc rất đẹp. Chùa nằm trên một khoảnh đất rộng, không gian thông thoáng, chung quanh có nhiều cây xanh, tỏa bóng mát xuống khắp mặt sân, dưới mỗi gốc cây có đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân, tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ sau khi tham quan mệt nhọc. Chùa Khleang được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng rào, tất cả đều bằng xi-măng và rực rỡ mầu sắc. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng để đựng xương cốt của các vị trụ trì. Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và chung quanh đều được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa. Nơi chính điện là tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916. Tượng được đặt ngồi trên tòa sen lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo. Chung quanh tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc mình. Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Chung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.

74

Page 75: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Hằng ngày, chùa Khleang đón rất nhiều du khách đến tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.

=> Nét đẹp ở chùa Khleang

Du khách đến Sóc Trăng, ngoài việc nghỉ ngơi, thư giãn ở Hồ nước ngọt, chiêm ngưỡng chùa Dơi, ghé thăm chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu… không thể nào không đến chùa Khleang, bởi đến đây du khách sẽ đuợc chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy, kiến trúc độc đáo của ngôi chùa ở đây. Chính vì nét đẹp của lối kiến trúc mà ngôi chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa tọa lạc tại số 71, đường Mậu Thân, phường 6, thị xã Sóc Trăng. Vẻ đẹp chính của ngôi chùa là những đường nét, kiến trúc thể hiện phong cách đặc trưng của người Khơ-me ở Nam Bộ.

Kiến trúc chính của ngôi chùa là tòa chính điện với lối kiến trúc phức tạp, sâu sắc thể hiện triết lý phương Đông về nhân sinh thế sự. Chùa được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng rào, tất cả đều bằng xi-măng và rực rỡ màu sắc. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng để đựng xương cốt của các vị trụ trì.

Bên trong chính điện có khoảng 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và chung quanh được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của Đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa. Nơi chính điện là tượng Phật rất to, ngồi trên tòa sen lộng lẫy, xung quanh là những bày trí của các vị sư như hoa lá, cây trái và một vài tượng Phật nhỏ, vầng hào quang bằng điện lúc ẩn lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo.. Ngoài ra, trong chùa còn có một “Sa la” rất lớn, đó là nhà hội của phật tử và sư sãi. “Sa la” là một nhà sàn bằng gỗ, mặt sàn cách mặt đất khoảng 01 mét, có một gian rộng rãi để cử hành dâng cơm và tổ chức những sinh hoạt theo nghi thức cổ truyền.

Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Xung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật.

BẢO TÀNG VĂN HÓA KHMER: xây dựng năm 1936 và khánh thành năm 1941 do những nhà hảo tâm của 3 dân tộc: Khmer, Hoa, Việt trong đó đặc biệt có sự đóng góp của Quốc vương Shihanouk. Dưới thời Pháp ngôi nhà này là Trung tâm mật vụ tình báo. Đến thời Mỹ chúng xây dựng thành Khmer vụ chuyên chống phá cách mạng. Năm 1978 xây dựng bảo tàng văn hóa Khmer nhưng đến năm 1986 mới chính thức mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng trưng bày các hiện vật về lịch sử hình thành, phát triển văn hóa dân tộc và những di vật về quá trình đấu tranh cách mạng của người Khmer

Cồn mỹ phước

Nếu nói về “Du lịch xanh” ở Sóc Trăng thì cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, là một điểm thu hút khá đông du khách trong và ngoài tỉnh. Nơi đây mang đặc thù của những vùng cây trái chuyên canh ở các cù lao trên sông Hậu thuộc Sóc Trăng cũng như ĐBSCL.

Đông vui nhất là vào dịp tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hàng năm hoặc mùa hè – mùa trái cây chín rộ, mỗi ngày vẫn có hàng nghìn lượt du khách đổ về các vườn cây trái sum suê trĩu quả.

Cách thị trấn Kế Sách chừng 10 km, muốn tới cồn Mỹ Phước khách có thể đi bằng cả đường thuỷ và đường bộ thuận tiện. Đất xứ cồn này từ xưa đã nổi tiếng với cây hồng xiêm, xoài, sầu riêng…, có vườn trồng tỉa thêm cam quýt. Thu nhập chính của người xứ cồn chủ yếu dựa vào canh tác vườn cây đặc sản với diện tích trên 300 ha. Bên cạnh đó, các nhà vườn ở Mỹ Phước đã xây dựng mô hình vườn sinh thái để thu hút du khách; trong đó, nổi bật là điểm vườn của gia đình ông Tư Việt. Chỉ với 4,5 ha vườn nhãn, nhưng gia đình ông đã cải tạo, dành chỗ nghỉ ngơi cho khách. Một gian hàng kinh doanh thức ăn đặc sản miệt vườn cũng được thiết lập với bến đò, nhà vệ sinh khá khang trang…, thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan.

75

Page 76: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Không riêng gì điểm du lịch của ông Tư Việt, nhiều nhà vườn khác cũng đã thực hiện mô hình vườn sinh thái. Qua đó, nhà vườn có thể bán được trái cây và có thêm thu nhập thêm từ các dịch vụ “ăn theo”. Nhằm phát huy lợi thế này, Công ty du lịch Sóc Trăng cũng đã liên kết đầu tư vào một số điểm du lịch tại cồn Mỹ Phước để sửa sang lại bến bãi, mở rộng khu sinh hoạt vườn. Sắp tới, công ty sẽ tổ chức các tuyến du lịch sinh thái cuối tuần phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.

NHÀ HÀNG

Nhà hàng Khánh Hùng

15 Trần Hưng Đạo, Tx. Sóc Trăng

Tel: (84-79) 382 1027

 

Nhà hàng Phi Yến

2A Kinh Xáng, Tx. Sóc Trăng

Tel: (84-79) 382 3623

Nhà hàng Vườn Thanh  Thảo

2/7 Hùng Vương, Tx. Sóc Trăng

Tel: 84-79) 382 9454

Quán Thuận

37 Phạm Ngũ Lão, Tx. Sóc Trăng

Tel: (84-79) 382 1298

Khách sạn Phong Lan 2

Địa chỉ: 133 đường Nguyễn Chí Thanh - Sóc Trăng

Với giá cả bình dân cho việc nghỉ qua đêm .

Với không gian khá thoải mái và lịch sự

Khách sạn Khánh Hưng

Địa chỉ : 15 Tran Hung Dao, Thị xã Soc Trang

Từ khách sạn đến Trung Tâm Chợ qúy khách chỉ mất 10 phút đi bộ …Từ khách sạn đến các điểm du lịch :Chùa Dơi ,chùa Đất sét ,Bảo tàng Khơmer Nam bộ qúy khách mất 5 phút đi xe ô tô …Từ khách sạn đến vườn chim Tân Long (du lịch sinh thái ) qúy khách mất 1 giờ đi ô tô.

Khách sạn Ngọc Sương

Khách sạn Ngọc Sương tại TX Sóc Trăng. Khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao (do Tổng Cục Du Lịch cấp) có diện tích lớn (trên 30 ha). Có phong cảnh đẹp, thơ mộng.

Với diện tích tổng thể trên 3 hecta, toạ lạc ngay trên đường Quốc Lộ 1A, đối diện khu công nghiệp An Nghiệp.

CHUYÊN ĐỀ

CHUYÊN ĐỀ: Nghệ Thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa KH’MER Nam Bộ

76

Page 77: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Ngôi chùa Kh’mer Nam bộ là một công trình kiến trúc – trang trí có nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, là không gian thiêng liêng nhất tập hợp khả năng kinh tế, chính trị, văn hoá – nghệ thuật. Ngoài chức năng thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt của đời sống, còn có khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho nhân dân. Ngôi chùa là một tập hợp toàn vẹn nhất của các yếu tố tạo hình, các yếu tố này kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một thể thống nhất.

Nghệ thuật kiến trúc – trang trí Kh’mer Nam bộ còn lưu lại cho đến ngày nay tập trung vào hơn 500 ngôi chùa nằm rải rác khắp các địa phương có người Kh’mer cư trú. Những ngôi chùa cổ kính ẩn hiện dưới những hàng cây dầu, cây sao xanh tốt. Trong những ngôi chùa kể trên, nhiều ngôi chùa có niên đại rất sớm như: chùa Âng, chùa Ông Mẹt, chùa Phướng ở Trà Vinh, chùa Kl’eang ở Sóc Trăng có niên đại khoảng 4 đến 6 trăm năm trở lại đây (theo lời các sãi cả ở các chùa) và nhiều chùa có niên đại muộn hơn được xây dựng theo một nguyên tắc nhất định, nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng Phum mà có sự lớn, nhỏ khác nhau. Ngày nay, hầu hết các ngôi chùa nói trên đều đã được xây dựng hoặc trùng tu lại. Thật khó mà xác định được một cách chính xác niên đại xây dựng của từng ngôi chùa. Thông thường mỗi ngôi chùa được sửa chữa hoặc xây dựng lại toàn bộ hay từng phần, trong mỗi thời kỳ khác nhau, gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội. Từ đó mà hình dáng, kiểu thức của các ngôi chùa cũng biến đổi. Những vật liệu hiện đại cũng đã góp phần làm ảnh hưởng nặng nề đến ngôi chùa. Nhưng nói chung, những nguyên tắc cơ bản vẫn được duy trì và giữ vững tính đặc thù và đặc trưng của truyền thống dân tộc.

Ở mỗi ngôi chùa, chính điện được trải dọc theo hướng Đông – Tây nằm ở trung tâm của tổng thể chùa. Ở những ngôi chùa này, việc xây dựng bao giờ cũng phải đúng quy cách, kích thước nhất định như: Chiều dài bằng hai lần chiều rộng, chiều cao bằng chiều dài, mái và thân là hai phần bằng nhau. Các diện tích khung cửa, nhà ở và điện thờ cũng phải tuân theo quy định đó, chóp nóc thường thấy là một tam giác cân, nhọn, chiều đứng dài hơn 1/4. Chùa nào cũng có hành lang (chơn tiên) bao quanh điện. Chính điện có 4 cửa chính ở hai hướng Đông – Tây cùng bảy hoặc chín cửa sổ ở hướng Nam và Bắc, đó là những quy tắc cơ bản nhất của kiến trúc chùa Kh’mer. Ở đây, kiến trúc quay về hướng Đông với quan niệm Phật ngự ở phía Tây nhìn về hướng Đông ban phúc. Các ngôi chính điện không những mở nhiều cửa sổ mà quanh bốn hướng bao giờ cũng có những dãy hành lang cao, rộng và thoáng mát.

Kết cấu kiến trúc chính điện là hỗn hợp gỗ, gạch ngói… hai hàng cột cái bằng gỗ quý cao vượt lên ở giữa tạo nên những bộ vì, gồm hai kẻ hai bên, tất cả các lực đều được dồn lên nó và áp vào các đầu cột chốn đặt trên xà ngang nối giữa hai đầu cột cái, tạo thành bộ mái ở giữa chính điện cao vút. Từ đầu các cột cái, các kề và xà vách nối ra tường xây xung quanh tạo lớp mái thứ hai và lớp mái thứ ba ra đầu cột hiên, che kín hành lang. Nhìn những chính điện chùa Kh’mer với bộ mái ba lớp, các góc đầu đao đuôi rồng cao vút uốn lượn cho ta cảm giác mềm uyển chuyển, tạo thông thoáng nhiều ánh sáng bên trong chùa.

Nhìn chung, toàn thể các ngôi chùa là những công trình kiến trúc – trang trí độc đáo, cho đến nay tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng mang nặng dấu ấn dân tộc. Những ngôi chùa trênMặt bằng chùa là nhân chứng chứng minh cho sự biến chuyển đó, nhưng phong cách truyền thống vẫn là cốt yếu mang tinh thần Kh’mer và triết lý Phật giáo đậm nét. Chính điều này đã can thiệp vào tất cả các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật tạo hình khiến cho ngôi chùa với một kiểu thức cơ bản được duy trì không thể mất đi.

Cửa sổ chùa Kleang. Thị xã Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng

Nhìn tổng thể ngôi chính điện của chùa, ta thấy toàn bộ được quy vào một tam giác cân. Điều này không chỉ áp dụng cho kiến trúc mà ngay cả điêu khắc – trang trí cũng hầu như tuân thủ theo tiêu chuẩn này. Người Kh’mer quan niệm hình tam giác là hoàn thiện nhất, ở đó chứa đựng cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt đối. Nghĩa biểu trưng của tam giác tương ứng với nghĩa biểu trưng của con số 3. Trong đạo Hinđu, thần linh tối thượng cũng hiện hình thành 3: (Brahma – Vishnu – Siva). Đạo Phật có câu: “Hoàn kết trong tam bảo Treraphona: (Phật – pháp – tăng) thế giới có ba thành phần: (Bhu – Bhuvas -Swar) thời gian phân ba Trikala: (Quá khứ – hiện tại – tương lai)”.

Hình tam giác còn gắn liền với ngọn lửa thiêng của đạo Hinđu, mà đức Phật thay bằng ngọn lửa bên trong, nó đồng thời là tri thức xuyên suốt, là sự giác ngộ và sự huỷ bỏ cái vỏ bọc bên ngoài… Bởi vậy con số 3 nói riêng và số lẻ nói chung là số được trân trọng gắn liền với nhà Phật.

77

Page 78: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

Các cửa sổ và cột chùa là những con số 3 – 5 – 7 – 9. Trên bàn thờ Phật có lọng 3 tầng biểu hiện tam bảo, 5 tầng biểu hiện 5 hoá thân của Phật, 7 tầng là phải qua 7 kíp người mới chết(?), số 9 là số không gian nhà chùa. Như vậy tổng thể ngôi chùa được quy vào một tam giác cân như một quy ước có tính tượng trưng triết học.

Lối xử lý kiến trúc mái chùa bằng sự thay đổi của cấp mái từ trên xuống với những góc 60 độ, 120 độ kết hợp với hàng cột hiên thanh thoát vuông góc với mặt nền chùa, lại có sự góp mặt của các môtíp trang trí: (Kẽnnâr, Krũd…) ở mỗi góc chùa và trên đầu cột, trong tư thế một đường cong với hai tay đỡ mái chùa tạo nên một chuyển động phong phú, thật khoẻ khoắn, phóng khoáng lại vừa tinh tế và bay bổng vươn lên cao hoà vào trời xanh.

Sức nặng của mái chùa được giảm nhẹ bằng lối sử lý hai cấp mái, kết hợp với hàng cột hiên thanh mảnh, tam cấp nền chắc chắn và tĩnh liên hoàn với nhau: Thực – hư – thực. Có thể nói tổng thể kiến trúc ngôi chùa như một tác phẩm điêu khắc. Với ba phần cơ bản là: mái, cột – thân chùa – nền, tam cấp là ba phần khối: thực- hư – thực hoặc: đặc – loãng – đặc, khối: dương – âm và dương.

Những kết cấu đơn giản, bó khuôn trong hình tam giác làm cho ngôi chùa thêm phần cứng cáp và khoẻ mạnh được kết hợp với những môtíp trang trí đa dạng và phong phú, tỉ mỉ và tinh tế đã tạo nên một tổ hợp lớn không tách rời nhau giữa trang trí và kiến trúc. Ở ngôi chùa Kh’mer Nam Bộ, điêu khắc – trang trí có mặt ở khắp mọi chỗ như xà nhà, trần nhà, góc mái, cột, diềm mái… hầu như người nghệ nhân Kh’mer không để một chỗ nào trống trong kiến trúc.Từ đây, giữa kiến trúc và điêu khắc – trang trí có một sự ăn nhập và được thể hiện ra dưới một quy tắc chung nhất nên tất cả đều ăn nhập với nhau nhưng không lặp lại, không gây nhàm chán mà mang lại cho người xem một cảm giác thích thú, mang lại sự thăng hoa của tinh thần bởi màu sắc chói lọi được tô trên những hình chạm khắc. Ở kiến trúc, người ta tạo nên bộ mái là những đường thẳng tắp, các đường thẳng này chồng lên nhau thành nhiều đường thẳng song song cứng nhắc. Song để khắc phục được điều này, người thợ Kh’mer đã khéo léo làm nên sự mềm mại, duyên dáng cho bộ mái bằng cách đắp hoặc chạm những đầu rồng mềm mại, những hoa lá cách điệu, các vây rồng đang giương lên chạy dọc diềm bờ mái, những chiếc đuôi rắn cong vút, thon dần cao gần 2m uốn ngược lên trên. Cuối chót chiếc đuôi nào cũng phải lượn thành một khúc nhỏ như cố tạo nên sự mềm mại, biểu hiện tính chất động của rồng lửng lơ như chiếc mái chèo. Đó cũng là chiếc chân không móng duy nhất thường thấy và chứng tỏ một điều là người Kh’mer luôn gắn với nước ở giữa một đồng bằng bát ngát xanh này. Bờ giải của mái là thân rồng, các vây lưng được cách điệu cao khắc tỉa từng cái tinh tế cắm sâu đều trên bờ giải phá đi cái thẳng tắp của cả dải, kết hợp với đầu rồng, đuôi rồng đã tạo nên hình ảnh những chiếc ghe ngo cong vút như đang bơi giữa vùng sông nước. Chính môtíp này đã làm nên một nét đẹp tạo hình, giúp cho giải mái của chùa được nhịp nhàng uyển chuyển.

Ngoài ra, có sự cộng hưởng của nhiều chi tiết trang trí cũng góp phần làm giảm nhẹ sức nặng chung của ngôi chùa. Tất cả ngôi chùa là một tam giác biến thể vừa tượng trưng triết học lại tinh tế và bay bổng, sâu lắng trong một suy tư đầy ý vị.

Nguyên tắc này phần nào đã ăn sâu vào tiềm thức của người Kh’mer và nghệ nhân Kh’mer. Bởi vậy, ngôi chùa qua thời gian lịch sử với nhiều lần làm mới hoặc sửa chữa vẫn không làm khác biệt với chuẩn mực cũ.

Các diềm mái, góc giữa hai mái, đầu cột, chân cột, cánh cứa, mí cửa, xà ngang, dọc và trần nhà v.v… đều được khai thác năng động bằng những hình ảnh điêu khắc nhưng đều lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời đức Phật và hoa lá mây nước trong đời sống cộng đồng người Kh’mer, tình cảm chân chất, tay nghề điêu luyện… Bởi vậy tất cả đều hài hoà và không làm mất đi công năng của chùa.

Kiểu thức này có tính nguyên tắc chặt chẽ và được coi là truyền thống. Truyền thống và nguyên tắc ấy không phải là một khoa học cứng nhắc theo kiểu công thức; mà chỉ mang tính ước lệ. Đây chính là điều kiện để duy trì một ngôi chùa theo nguyên tắc truyền thống đồng thời có thể phát huy khả năng sáng tạo đặc biệt trong việc xử lý năng động các chi tiết sao cho các chi tiết này làm tôn vinh vẻ đẹp tổng thể. Ở đây, kiến trúc tạo cơ hội cho điêu khắc – trang trí phát triển và từ những mối quan hệ mật thiết của kiến trúc – điêu khắc – trang trí đã giúp cho ngôi chùa Kh’mer Nam Bộ có một chỗ đứng vững chắc trong lòng nhân dân, trong từng phum, sóc. Từ đây ngôi chùa, chính nó là một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ.

Nói chung, kiến trúc chùa Kh’mer là một loại kiến trúc đơn giản nhưng vững chắc, tạo hiệu quả công năng cao, đồng thời hầu như tất cả đều biến thành vật liệu để cho trang trí – kiến trúc nở rộ. Từ đây, tạo nên

78

Page 79: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

một mối quan hệ vững chắc giữa kiến trúc và điêu khắc – trang trí, sự đơn giản hoá của kiến trúc được phối hợp với sự cầu kỳ và vô số những môtíp trang trí – điêu khắc đã tôn nhau tạo một tổng thể hài hoà nhưng rực rỡ, mềm mại mà không cứng nhắc.

Nhìn từ góc độ nghệ thuật, ngôi chùa là một tổng thể nghệ thuật kiến trúc đặc trưng nhất của người Kh’mer. Nhìn từ góc độ tâm linh, ta thấy ngôi chùa là đỉnh cao của thăng hoa tôn giáo. Cái đẹp hiện ra trong cái thiêng liêng Phật tính. Làm đẹp cho chùa, nơi thờ Phật là làm cho lòng mình sung sướng và thanh thản nhất.

Ở đây, nghệ thuật kiến trúc – trang trí của ngôi chùa phần nào nói lên được tâm tư tình cảm, óc sáng tạo và khiếu năng thẩm mỹ đặc biệt của người Kh’mer Nam Bộ. Vì vậy có thể nói, ngôi chùa là một sự điển hình, một sự độc đáo của vùng sông nước tạo nên nét đẹp đặc thù mà chỉ ở người Kh’mer Nam bộ mới có.

79

Page 80: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

VĨNH LONGVĨNH LONG

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH:

DIỆN TÍCH: 1.487 km2.

DÂN SỐ: 1.061.000 người

Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Vĩnh long:

Vĩnh long có lịch sử gần 300 năm kể từ năm 1732 chúa Nguyễn Phúc Chú đặt vùng đất mới này làm châu Định viễn, lập dinh Long hồ. Năm 1817 tại bến đó Đình khao Nguyễn Huệ đã đánh tan quân cứu viện của Xiêm la giúp Nguyễn Anh. Thành Vĩnh long được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX với cửa Hữu nơi thực dân Pháp xác lập vị trí cai trị của họ ở miền Tây Nam bộ vào năm 1867, Văn thánh miếu – Văn xương được xây dựng năm 1864.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN:

VĂN THÁNH MIẾU VĨNH LONG : xây dựng năm 1866, trong sân có đặt tượng bán thân Phan Thanh Giản, kế đó là 3 tấm văn bia. Văn thánh miếu được chia ra làm 2 khu vực:

- Văn miếu : thờ Khổng Tử và các vị đệ tử

- Văn xương các: trước đây nơi cất giữ sách, ngâm vịnh của Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông

• Tầng trệt: thờ Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản

• Tầng lầu: lầu thơ, thờ Văn xương đế quân, một vị thần văn học

CÙ LAO BÌNH HÒA PHƯỚC: xã Bình hòa phước – thị xã Vĩnh long. Người có công khai phá là ông Nguyễn Thành Giáo (Sáu Giáo). Sau khi đi đò máy khoảng 20 phút đến điểm tham quan vườn trái cây của ông Nguyễn Minh Tư (Tư Hổ)

Chùa Gò Xoài

Chùa Gò Xoài toạ lạc tại ấp Mỹ Bình, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Chùa Gò Xoài được xây dựng vào năm Phật lịch 2074 (tức năm 1530) trên phần đất ông bà của bà Thạch Thị Lạc (đến năm 1909, bà Thạch Thị Thuông, cháu bà Lạc, hiến thêm 5.000 m2).

Chùa Gò Xoài là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào Khmer xã Tân Mỹ. Bên cạnh đó, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Gò Xoài còn là một cơ sở cách mạng của xã Tân Mỹ và chùa là một điển hình trong cuộc đấu tranh chống địch đóng đồn trong chùa, chống bắt lính.

Chùa Gò Xoài được UBND tỉnh ra quyết định số 1554/QĐ.UBND ngày 27/7/2006 công nhận là di tích lịch sử văn hoá.

Di chỉ khảo cổ học Thành Mới

Thành Mới trải rộng trên địa bàn ấp Ruột Ngựa, ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp và ấp Bình Thành, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm. Di chỉ Thành Mới đã được các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện từ đầu thế kỉ XX. Năm 1944 ông Louis Malleret, nhà khảo cổ người Pháp nổi tiếng, đã đến nghiên cứu Thành Mới và mang về Sài Gòn nhiều hiện vật quí trong đó có pho tượng Phật và tượng Visnu bằng đá.

80

Page 81: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

HỆ THỐNG NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN:

Nhà hàng An Bình 1

3 Hoàng Thái Hiếu, phường 1, TX.Vĩnh Long

Tel: (84-70) 382 0995

 

Nhà hàng Chiêu Ký

23 đường 30/4, phường 1, TX. Vĩnh Long

Tel: (84-70) 382 2724

 

Nhà hàng Cửu Long

1 đường 1/5, TX. Vĩnh Long

Tel: (84-70) 382 2488

Tên khách sạn Địa chỉ khách sạn Điện thoại

KHÁCH SẠN THÁI BÌNH 53/9 PHẠM THÁI BƯỜNG, P.4, TX.VĨNH LONG, VĨNH LONG 

(07)833214 

KHÁCH SẠN AN BÌNH 3 HOÀNG THÁI HIẾU P.1, VĨNH LONG 

70)822514 

KHÁCH SẠN CỬU LONG 1 ĐƯỜNG 1 THÁNG 5, P.1, TX.VĨNH LONG, VĨNH LONG 

(07)821416 

KHÁCH SẠN HẢI ĐĂNG  20/1 K3 THỐNG CHẾ ĐIỀU BÁT, TT.TRÀ ÔN, H.TRÀ ÔN, VĨNH LONG

(07) 770138 

KHÁCH SẠN HOÀN HẢO  234A ẤP TÂN VĨNH THUẬN, X.TÂN NGÃI, TX.VĨNH LONG, VĨNH LONG

(07) 816848 

KHÁCH SẠN NAM PHƯƠNG 11 LÊ LỢI, P.1, TX.VĨNH LONG, VĨNH LONG

(07)822226 

 KHÁCH SẠN NGỌC TRANG 18 HÙNG VƯƠNG, P.1, TX.VĨNH LONG, VĨNH LONG

81

Page 82: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

CÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP VỀ ĐBSCLCÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP VỀ ĐBSCL

Về Miền Tây

Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, vui niềm vui ấm no cuộc sống.

Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng.

Ai qua Tiền Giang xuống phà Mỹ Thuận.

Ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ.

Đi về Minh Hải hay đi về Kiên Giang.

Đi về Sa Đéc hay là về An Giang.

Miền Tây ơi! Vựa lúc miền nam hai mùa mưa nắng.

Miền Tây ơi! Sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa,

Đất lành khắp chốn nở hoa vun bồi mạch sống mượt mà môi em.

Vầng trăng lên theo bước chân đi, qua đường quê mấy nhịp cầu tre.

Hàng cây xanh in bóng nghiêng che, quanh vườn ao đóm khuya lập lòe.

Ai đi miền xa nhớ về quê nhà.

Thăm con đường xưa bến cũ miền Tây.

Tiếng cười giọng nói trong có tình thân thương, câu hò câu hát nghe dạt dào quê

Lý cây bông

Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông, ơi bạn ơi

Bông lê cho bằng bông lựu, ơi bạn ơi

Là đô í a đố bạn, bông rồi lại mấy bông là đô í a đố bạn

Bông rồi lại mấy bông.

Lý Quạ Kêu

Kêu cái mà quạ kêu, kêu cái mà quạ kêu. Quạ kêu nam đáo, tắc đáo nữ phòng, người dưng khác họ, chẳng nọ thời kia. Nay dìa thì mai ở, ban ngày thời mắc cỡ, tối ở quên dìa. Rằng a í a ta dìa, lòng thương nhớ thương. Rằng a í a ta dìa, lòng thương nhớ thương.

82

Page 83: Tài liệu thuyết minh dbscl

DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.

MỤC LỤCMỤC LỤC

LONG AN..........................................................................................2

TIỀN GIANG.....................................................................................8

ĐỒNG THÁP....................................................................................24

AN GIANG.......................................................................................30

KIÊN GIANG...................................................................................41

CẦN THƠ........................................................................................52

SÓC TRĂNG....................................................................................70

VĨNH LONG....................................................................................80

CÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP VỀ ĐBSCL.......................................82

83