tải tài liệu tại đây: download

100
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ (Dành cho lực lượng pccc cơ sở, lực lượng dân phòng) PHẦN I. MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ I. Các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ - Chỉ thị 1634/CT ngày 31/8/2010 của Thủ Tướng chính phủ về “Tăng cường chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. - Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Theo đó, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ CNCH theo các tình huống cơ bản được quy định tại điều 12 của quyết định này và điều 11 quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ. - Kế hoạch số 165/KH-UBND, ngày 25/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy - Thông tư số 65/2013/TT-BCA, ngày 26/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng chính phủ. 1

Upload: buiphuc

Post on 30-Jan-2017

227 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tải tài liệu tại đây: download

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ

CỨU NẠN, CỨU HỘ(Dành cho lực lượng pccc cơ sở, lực lượng dân phòng)

PHẦN I. MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. Các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ

- Chỉ thị 1634/CT ngày 31/8/2010 của Thủ Tướng chính phủ về “Tăng cường chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Theo đó, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ CNCH theo các tình huống cơ bản được quy định tại điều 12 của quyết định này và điều 11 quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ.

- Kế hoạch số 165/KH-UBND, ngày 25/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

- Thông tư số 65/2013/TT-BCA, ngày 26/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng chính phủ.

- Thông tư số 20/2014/TT-BCA, ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PC&CC.

- Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cứu nạn, cứu hộ.

- Quyết định 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015.

- Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 19/11/2014 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố.

1

Page 2: Tải tài liệu tại đây: download

II. Chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong công tác cứu nạn, cứu hộ

1. Quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PC&CC tham gia cứu nạn, cứu hộ (Điều 10 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

- Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin các sự cố, tai nạn, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ.

- Tham mưu cho Bộ Công an và chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về tìm kiếm cứu nạn.

- Bảo đảm sẵn sàng về lực lượng và phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin các sự cố, tai nạn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo các tình huống cơ bản được quy định tại Điều 12 Quyết định này trong phạm vi địa bàn quản lý; xây dựng, tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; thực hiện cứu nạn, cứu hộ theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng: dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và các lực lượng khác theo yêu cầu.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào quần chúng tham gia cứu nạn, cứu hộ.

2. Hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ

* Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ (Điều 5 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:

1. Lực lượng dân phòng.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

* Cơ quan thường trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (Điều 6 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là lực lượng chuyên nghiệp thường trực cứu nạn, cứu hộ.

III. Nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở và lực lượng tại chỗ

* Nhiệm vụ của các cấp, các ngành

Ngày 25/10/2013 UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 165/KH-UBND về thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

2

Page 3: Tải tài liệu tại đây: download

Trong đó đã giao nhiệm vụ cho các ban, ngành cụ thể về việc thực hiện, phối hợp thực hiện trong tổ chức công tác CNCH thuộc phạm vi quyền hạn của mình.

1. Nhiệm vụ người đứng đầu cơ sở

* Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC quy định:

Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

* Khoản 2 Điều 32 nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định:

Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách, các lực lượng này vừa làm nhiệm vụ PCCC vừa làm nhiệm vụ CNCH. Người đứng đầu cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy, có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

2. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ

2.1. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng (Điều 7 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

- Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trên địa bàn quản lý và tham gia cứu nạn, cứu hộ ở địa bàn khác khi được yêu cầu.

- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ; vận động quần chúng tham gia cứu nạn, cứu hộ.

- Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân trên địa bàn.

- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.

3

Page 4: Tải tài liệu tại đây: download

2.2. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở (Điều 8 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

- Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trong cơ sở và tham gia cứu nạn, cứu hộ ở ngoài cơ sở khi được yêu cầu.

- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.

- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.

2.3. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (Điều 9 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

- Cứu nạn, cứu hộ ban đầu đối với các tai nạn, sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý và tham gia ở ngoài phạm vi quản lý khi được huy động.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho các cơ quan, đơn vị trong ngành.

- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên trong ngành.

- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của ngành.

4

Page 5: Tải tài liệu tại đây: download

PHẦN II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. Khái niệm1. Khái niệm theo Từ điển Tiếng Việt- Cứu: Làm cho thoát khỏi mối đe dọa sự an toàn, sự sống còn.- Nạn: Đối tượng đã hoặc bị đe dọa đến sự sống, sự an toàn.- Nạn nhân: Người bị nạn hay phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hoặc chế

độ bất công.- Cứu nạn: Làm cho đối tượng gặp nạn thoát khỏi các mối đe dọa đến sự sống

hoặc sự an toàn.- Hộ: Làm thay người khác (thường dừng sau động từ).- Cứu hộ: Giúp đối tượng đang bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.2. Các khái niệm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về

công tác CNCH của lực lượng PCCC- Tìm kiếm: là việc sử dụng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện để xác định vị

trí của người, phương tiện bị nạn.- Cứu nạn: là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai

nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp tư vấn, biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác.

- Cứu hộ: là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.

- Phối hợp hoạt động tìm kiếm và CNCH: là sự thống nhất hành động; phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm CNCH.

- Sự cố: là những trục trặc bất thường xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, phương tiện kỹ thuật và có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời.

- Tai nạn: là những tình huống rủi ro xảy ra bất ngờ đã hoặc đang đe dọa đến sự an toàn và sự sống của con người. Tai nạn bao gồm: Tai nạn máy bay, tai nạn tàu thuyền trên biển, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường song, đường hầm, sập đổ nhà cao tầng, công trình xây dựng…

- Thiên tai: là sự tác động của các yếu tố tự nhiên và gây ra những hậu quả xấu đối với cuộc sống. Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn, mưa đá, triều cường, going, sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở, nước dâng, động đất, sóng thần.

5

Page 6: Tải tài liệu tại đây: download

- Thảm họa: là sự tác động bất ngờ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, gây tác động xấu và để lại hậu quả lâu dài đối với đời sống xã hội và môi trường trên phạm vi rộng lớn. Chẳng hạn như: sự cố tràn dầu, sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, sự cố bức xạ, thiên tai,…II. Các tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (Điều 12 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

1. Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.2. Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du

lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm. 3. Có người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.4. Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông

đường bộ, đường sắt, đường sông.5. Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu,

trong hang, công trình ngầm.6. Các tình huống cứu nạn, cứu hộ khác theo quy định của pháp luật.III. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộa. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

(Điều 10 Thông tư 65/2013/TT-BCA)1. Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hành

kèm theo Thông tư này.2. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ:a) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công

an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

c) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của

6

Page 7: Tải tài liệu tại đây: download

các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng và phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt có huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành thì Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.

3. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được tổ chức thực tập theo các tình huống điển hình, có tính đặc thù theo từng đơn vị, cơ sở và địa phương.

b. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (Điều 8 Thông tư 65/2013/TT-BCA)

1. Hàng năm, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.

2. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;b) Chuẩn bị về phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của

cơ quan, tổ chức và địa phương;c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống

sự cố, tai nạn có thể xảy ra;d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.IV. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng

phòng cháy, chữa cháy khác (Điều 14 Thông tư 65/2013/TT-BCA)1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội

phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;b) Người chỉ huy phương tiện thủy, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương

tiện giao thông cơ giới, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm;

c) Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn, cứu hộ;

7

Page 8: Tải tài liệu tại đây: download

d) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 đến 48 giờ;b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu

là 16 giờ.3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề

cơ bản sau:a) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong sự cố

cháy, nổ;b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông,

suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm;c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố

sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình;d) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong các

phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông;e) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong nhà,

trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, trong công trình ngầm.4. Cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ”:a) Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, sau khi hoàn thành

chương trình huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Phôi “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.

c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có giá trị sử dụng trong thời gian 5 năm, kể từ ngày cấp.

5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Hàng năm, các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất 1 lần. Danh sách sẽ được bổ sung vào sổ theo dõi quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

8

Page 9: Tải tài liệu tại đây: download

PHẦN III. MỘT SỐ KỸ NĂNG, PHƯƠNG PHÁP THOÁT NẠN CƠ BẢN VÀ TỰ CỨU KHI CÓ TAI NẠN, THIÊN TAI, CHÁY NỔ XẢY RA

I. THOÁT NẠN TRONG ĐÁM CHÁY KHI CÓ CHÁY NHÀ CAO TẦNG, CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ

1.  Ngay khi phát hiện ra đám cháy, phải nhanh chóng gọi điện thoại đến số

“114” để báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

2. Khi có cháy hãy bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng phương tiện PCCC sẵn có để dập cháy.

Sử dụng phương tiện bình chữa cháy xách tay để dập cháy

9

Page 10: Tải tài liệu tại đây: download

3. Nếu không dập được hãy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng bị cháy lại.

Nếu không dập được, hãy đóng cửa lại

4. Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn EXIT – Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi tên màu xanh. Hãy sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy.

Tìm lối ra theo đèn LỐI RA, EXIT

5. Trên đường đi, báo cho người ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.

Nhớ báo cho mọi người cùng thoát ra

10

Page 11: Tải tài liệu tại đây: download

6.  Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu cotton nhúng ướt và trùm lên đầu, lên người.

Tầm nhìn và Ôxy ở dưới bao giờ cũng tốt hơn7. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong phòng có nhiều khói. Nếu

không nhìn thấy lối thoát nạn thì nên lần - sờ theo một bên tường để đi, chắc chắn sẽ tìm thấy cửa ra. Nên dùng khăn ướt bịt miệng mũi.

Đi sát theo một phía của tường8. Nếu phải mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở.

Kiểm tra nhiệt độ cửa trước khi mở

11

Page 12: Tải tài liệu tại đây: download

9. Khi mở nên tránh mặt và người sang một bên đề phòng lửa tạt. Nên cúi sát người xuống sàn khi mở cửa. 

Mở cửa như thế này là sai10. Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

Nếu không dập được lửa, hãy đóng cửa lại

11. Nếu khói lùa, dùng vải, giẻ ướt nhét vào khe cửa; hoặc dùng băng dính dán chặt.

Dùng giẻ, băng dính ngăn chặn khói

12

Page 13: Tải tài liệu tại đây: download

12. Sau đó tìm lối thoát sang các phòng khác. Nếu không có lối ra, hãy di chuyển ra ban công, cửa sổ.

Di chuyển ra ban công, cửa sổ13. Từ đây hãy gọi to; dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu cho người cứu biết.

Hãy ra hiệu cho mọi người biết

14. Điện thoại 114 và 115, 113 hay công an phường, người thân... để thông báo vị trí bạn đang bị kẹt.

Alô 114, alô 113, alô 115, người thân

13

Page 14: Tải tài liệu tại đây: download

15. Trong khi chờ lực lượng PCCC hãy dùng các phương tiện có sẵn như: kìm cắt cửa, dây, thang dây... để thoát ra.

Dây tự cứu hạ chậm16. Đôi khi tấm rèm, ga xé dọc hay quần áo dài... buộc lại cũng trở thành 1

sợi dây cứu nạn.

Nhớ mặc nhiều quần áo, quấn giẻ vào tay khi tụt

14

Page 15: Tải tài liệu tại đây: download

17. Tuyệt đối KHÔNG nhảy

Tuyệt đối KHÔNG nhảy18. Trừ khi có đệm, lưới ở dưới.

Đệm hơi cũng chỉ là giải pháp bất đắc dĩ

II. HƯỚNG DẪN THOÁT NẠN KHI XẢY RA SỰ CỐ, TAI NẠN DO CHEN LẤN, XÔ ĐẨY, GIẪM ĐẠP LÊN NHAU Ở NƠI TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI

Tại những nơi tập trung đông người thường xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy khá phổ biến. Nếu có một sự cố bất thường như có đám cháy, đe dọa khủng bố… tình trạng sẽ trở nên hỗn loạn và những người trong đám đông sẽ gặp phải một số tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.

Trên thế giới đã có những vụ chen lấn, xô đẩy trong đám đông khiến nhiều người tử vong. Ở nước ta, thường xuyên có rất nhiều lễ hội, mít tinh, bắn pháo hoa… tình trạng chen lấn, xô đẩy thường xuyên xảy ra.

1. Các nguyên nhân dẫn đến thương vong cho người bị nạn trong sự cố, tai nạn do chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau ở nơi tập trung đông người

15

Page 16: Tải tài liệu tại đây: download

(1). Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu).(2). Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau).(3). Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người).2. Hướng dẫn thoát nạnKhi bị kẹt trong một đám đông hỗn loạn, yêu cầu đầu tiên là phải bình tĩnh và

kiểm soát sự sợ hãi.Hãy bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra (cháy, nổ, sập đổ công

trình…).Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông vì khả

năng bị kẹt lại trong đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều người chạy về một hướng.

Quan sát tìm xung quanh các vị trí đã định vị sẵn như toà nhà, bãi đất trống, cửa thoát hiểm gần nhất… và tìm cách di chuyển về phía đó.

Quan sát xung quanh để tìm các nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoặc những người biết nhiều thông tin hơn. Thông thường trong đám đông hỗn loạn, rất ít người chú ý xung quanh. Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước, nơi họ sẽ chạy đến. Có nhiều người biết hướng thoát nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợp này. Cũng có khi những người này ở vị trí cao hơn (trên cây, bờ tường…) nên họ quan sát tốt hơn và xa hơn. Hãy cố gắng nhìn họ và theo sợ chỉ dẫn của họ.

Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu họ đang ở vị trí khác.

Nếu xảy ra cháy, hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi của mình.

Nếu kẹt cứng trong một đám đông, hãy:- Ngẩng cao đầu để lấy thêm không khí;- Không cố gắng đi ngược hoặc cắt ngang dòng người, (làm cho mất sức và va

vào người khác, dễ bị ngã, nếu bị ngã khả năng tử vong rất lớn do bị giẫm đạp lên). Hãy di chuyển cùng dòng người, để lực của người khác đưa mình đi và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm;

- Di chuyển trong đám đông theo tư thế ngang (Thực tế chứng minh rằng khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn đang đứng như vậy. Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong do bị chèn ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di

16

Page 17: Tải tài liệu tại đây: download

chuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lên cạnh bên cơ thể của mình).

Cuối cùng, phải ghi nhớ rằng chỉ có một cách duy nhất giúp thoát khỏi thảm hoạ, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa đến sự phá đoán và hành động chính xác nhất.

III. PHƯƠNG PHÁP CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC KHI CÓ ÁO PHAO

- Áo phao là vật nổi trên nước có hình một cái áo khoác được làm bằng muốt và bao phủ bên ngoài bằng tấm nilong mỏng. Áo phao có tác dụng: đảm bảo an toàn cho người làm việc dưới nước hoặc an toàn cho người không biết bơi khi ở dưới nước với độ sâu lớn.

* Cách sử dụng áo phao + Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ấn mạnh vào phần giữa khóa trước ngực áo

phao để mở khóa (hình 1).

+ Nới rộng phần dây choàng qua đùi ở phía dưới áo phao (hình 2).

+ Điều chỉnh khóa hai bên hông bằng cách kéo phần dây còn dư ở đầu khóa ra phía trước hoặc sau (hình 3).

17

Page 18: Tải tài liệu tại đây: download

+ Mặc vào người (hình 4)

 + Dùng hai tay ấn đầu khóa lại (hình 5).

 + Vòng hai dây qua đùi và ấn khóa lại, điều chỉnh dây cho vừa với đùi. Thực hiện cho cả hai đùi (hình 6).

 + Mặt trong áo phao có túi nhỏ đựng còi. Dùng còi thổi khi muốn kêu cứu.

* Các phương pháp cứu người đuối nước khi có áo phao- Cách 1: đối với trường hợp có 1 người cứu hộNgười cứu hộ trực tiếp mặc áo phao bơi ra cứu người bị nạn dưới nước. Khi tiếp

cận được nạn nhân thì nắm lấy phần tay, hoặc phần đầu nạn nhân để lôi nạn nhân vào bờ. Chú ý lôi nạn nhân vào bờ phải lôi ở tư thế đặt nạn nhân nằm ngửa.

- Cách 2: đối với trường hợp có 2 người cứu hộ cùng cứu 1 người bị đuối nước+ Người thứ nhất: Mặc áo phao vào người, để người thứ 2 cột dây vào lưng của

mình rồi trực tiếp bơi lại cứu người đuối nước. Khi tiếp cận người bị đuối nước, 1 tay

18

Page 19: Tải tài liệu tại đây: download

đỡ nạn nhân kéo, tay kia luồn qua dưới nách giữ chặt thân người bị đuối nước ở trước ngực. Thả tay đang giữ cằm người bị đuối nước ra và ra hiệu cho người thứ 2 trên bờ đã sẵn sàng kéo vào bờ. Chú ý khi bơi lại người bị đuối nước ngườ cứu hộ tiếp cận phía sau lưng và ôm người bị đuối nước ở tư thế nằm ngửa.

+ Người thứ hai: Đứng trên bờ, cột dây vào lưng người thứ nhất rồi thả lỏng dây cho người này bơi ra tiếp cận người bị đuối nước và kéo dây vào bờ khi có tín hiệu của người thứ nhất.

IV. PHƯƠNG PHÁP THOÁT KHỎI Ô TÔ KHI ĐANG CHÌM DƯỚI NƯỚC

Xe bị chìm xuống nước hay bị nước cuốn trôi thường xảy ra với những tay lái non kinh nghiệm hay liều lĩnh với tính mạng. Nơi xảy ra tai nạn thường là những con đường dọc sông suối, ao hồ với các khúc cua gấp hay các vùng ngập nước, lũ lụt ít người qua lại... Để tránh những tai nạn đáng tiếc này vẫn phụ thuộc vào sự cẩn trọng của lái xe. Giảm tốc độ ở các khúc cua gấp để dễ dàng xử lý tình huống hay khi đi qua vùng ngập cần xem xét tình hình, điều kiện thời tiết và độ cao mực nước để vượt qua. ...

Tuyệt đối không di chuyển qua các con đường bị ngập lụt nơi đồng trống, không xác định được các cột mốc hai bên đường hay trong các trường hợp lũ lớn nhanh, nước chảy xiết....

Dưới đây là những kỹ năng cơ bản giúp bạn thoát ra khỏi xe khi xe bị ngập nướcCách thoát khỏi xe khi bị chìm xuống nước theo phương châm  "dây đai an toàn,

trẻ em, cửa sổ và thoát ra ngoài" (S-C-W-O).* Các bước trong Kinh nghiệm lái xe - Cách thoát khỏi xe bị chìm xuống nước:Bước 1: Chuẩn bị ứng phó với cú va chạm xuống mặt nước

Điều này áp dụng khi xe bị lao thẳng xuống nước. Khi nhận thức chuyện chiếc xe bị lao ra khỏi đường và lao xuống nước, bạn phải nhanh chóng chuẩn bị để ứng phó. Cụ thể, bạn hãy đặt cả hai tay lên vô-lăng theo vị trí 9-3 giờ. Cú va chạm giữa xe với nước

19

Page 20: Tải tài liệu tại đây: download

có thể khiến túi khí bung ra, do đó, những vị trí cầm vô-lăng khác sẽ khiến bạn bị thương nặng.

Nếu cầm vô-lăng theo vị trí 10-2 giờ, khi túi khí bung ra, tay bạn sẽ bị đập vào mặt và gây thương tích. Hãy nhớ, túi khí bung ra rất nhanh, chỉ trong vòng 0,04 giây sau khi được kích hoạt.

Giữ bình tĩnhSự sợ hãi sẽ làm giảm năng lượng của cơ thể, hút hết lượng không khí quý giá và

khiến đầu óc bạn trống rỗng. Do đó, hãy dành thời gian để nghĩ đến những gì cần làm tiếp theo và tập trung vào tình huống bạn đang phải đối mặt.

Bước 2: Tháo dây an toàn

Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện nhanh chóng là tháo khóa dây an toàn cũng như nhắc nhở, hỗ trợ người trên xe tháo dây an toàn ra ngoài. Nhiều người khi bị chìm xuống nước đã quá sợ hãi đến mức quên tháo dây an toàn. Phương châm khi xe bị chìm dưới nước chính là "dây đai an toàn, trẻ em, cửa sổ và thoát ra ngoài" (S-C-W-O).

Đây là việc cần thiết nhất khi chiếc xe vừa lao xuống nước quyết định tính mạng của bạn và những người ngồi trong xe

Bước 3: Mở cửa sổ càng sớm càng tốt

20

Page 21: Tải tài liệu tại đây: download

Khi xe bị rơi xuông nước, nhiều người vì quá sợ hãi nên không nghĩ đến chuyện có thể thoát ra ngoài qua đường cửa sổ. Họ chỉ nghĩ cửa mới là lối thoát duy nhất khi xe bị chìm. Tuy nhiên khi mở cửa sẽ khiến nước tràn vào xe nhanh hơn khiến xe nhanh chìm hơn vì thế bạn phải tìm cách thoát ra bằng của sổ xe.

Những chiếc xe hiện đại thì hệ thống điện của xe có thể tiếp tục hoạt động trong vòng 3 phút sau khi xe rơi xuống nước. Vì thế, nếu xe bạn được trang bị cửa sổ chỉnh điện, hay thử mở cùng lúc cả 4 cửa kính xe như bình thường để mọi người thoát ra.

Theo thử nghiệm thì mỗi chiếc xe khi bị rời xuống nước chỉ có từ 30 giây đến 2 phút để nổi trên mặt nước. Vì thế bạn và những người trong xe phải tận dụng thời gian này để thoát ra ngoài

Bước 4: Đập vỡ cửa sổ

Nếu xe không thể mở bằng điện bạn bắt buộc phải đập vỡ nó để thoát ra. Trong bài viết những vật dụng cần thiết trên xe hơi có nhắc luôn trang bị Cờ-lê, tua vít lớn hay búa nhỏ trong hộc đồ tablo dùng khi cần cần đập cửa kính trong các sự cố cửa xe bị kẹt hay là một "vũ khí để tự vệ". Đây là lúc cần thiết đến vật dụng này. Đối với hầu hết các ô tô hiện nay đều sử dụng động cơ đặt trước thì nên khi bị chìm xuống thì phần đầu xe sẽ chìm xuống trước. Vì thế không được đập kính chắn gió phía trước xe (cửa kính này rất khó vỡ vì có độ bền cao) chỉ được đập các cửa sổ hay cửa phía sau xe. Khi cửa kính vỡ thì nước sẽ tràn vào bên trong xe nhưng giúp bạn thoát ra ngoài thì cơ hội sống sẽ cao hơn.

Nếu không có các vật trên thì có thể dùng giày cao gót, dùng tay hay chân đạp vào cửa sổ xe để thoát ra ngoài. Lúc đó bạn có thể phải dùng đến máy tính xách tay, camera cỡ lớn, điện thoại để đập vỡ cửa kính xe. Cần nhớ rằng, việc đập vỡ cửa sổ không hề đơn giản. Vì thế, bạn phải tìm những điểm dễ vỡ của cửa sổ để đập vào thường là điểm trung tâm của cửa sổ xe.

21

Page 22: Tải tài liệu tại đây: download

Bước 5: Thoát ra ngoài qua cửa sổ vỡ

Thở thật sâu và bơi qua cửa sổ ngay sau khi đập vỡ nó. Nước sẽ tràn vào trong, bạn nên chuẩn bị tinh thần và dùng hết sức để bơi ra ngoài.

Hãy để ý đến trẻ con đầu tiên. Kéo chúng lên mặt nước càng sớm càng tốt. Nếu bọn trẻ không biết bơi, hãy kiếm thứ gì đó có thể nổi để chúng bám vào hoặc để người lớn đi kèm.

Khi bạn thoát ra khỏi xe, đừng đạp chân để không làm người khác bị thương. Hãy dùng tay để bơi lên trên mặt nước.

Quần áo và những vật dụng nặng trong túi có thể khiến bạn bị chìm. Vì thế, hãy vứt bỏ giày dép và cởi những quần áo nặng bên ngoài để bơi dễ dàng hơn.

Bước 6: Thoát ra ngoài khi nước đã tràn hết vào xe và bơi nhanh lên phía trên

22

Page 23: Tải tài liệu tại đây: download

Trong tình huống xấu nhất khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn phải di chuyển thật nhanh và chính xác để đảm bảo mạng sống. Nước sẽ tràn vào nội thất trong vòng 60-120 giây.

Giữ bình tĩnh để mở cửa hoặc đập vỡ cửa sổ. Mím chặt môi để giữ hơi thở và tránh uống no nước rồi bơi ra ngoài.

Nếu không biết bơi theo hướng nào, bạn hãy đi theo phía có ánh sáng hoặc bong bóng. Hãy để ý những vật xung quanh như đá, dầm cầu bằng xi măng hoặc thậm chí thuyền chạy ngang qua. Cố hết sức để cơ thể không bị thương. Bám lấy cành cây hoặc những vật nổi khác nếu bạn bị thương hoặc kiệt sức.

Bước 7: Gọi cấp cứu Khi lên khỏi mặt nước cần gọi ngay cấp cứu và người hỗ trợ để chữa trị những

vết thương trên cơ thể hay giữ ấm cũng như giúp trẻ nhỏ bình tĩnh lại

V. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI THANG MÁY GẶP SỰ CỐ

Trong cuộc sống hiện đại thang máy được dùng vô cùng rộng rãi và phổ biến trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại và ngay cả trong các hộ gia đình… Tuy hiện đại là thế nhưng thang máy đôi khi cũng gặp sự cố trục trặc khiến cho chúng ta không khỏi hoang mang và lo lắng.

Học các kỹ năng xử trí khi cầu thang máy gặp sự cố là việc nên làm. Mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu để có thể tự mình xoay xở và giải quyết khi có sự cố bất ngờ xảy ra. Những điều này không chỉ của người lớn mà chúng ta nên dạy các bé để trẻ không hoảng loạn khi rơi vào những tình huống này.

Những sự cố chúng ta có thể gặp khi di chuyển bằng thang mấy có thể như:- Sự cố mất điện là sự cố có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, có thể do điều kiện khách

quan hoặc chủ quan.- Sự cố ngừng hoạt động: mỗi chiếc thang máy được cấu thành từ hàng trăm các

loại thiết bị khác nhau, nếu một trong số các thiết bị hỏng thì sẽ dẫn tới tình trạng thang máy ngừng hoạt động.

23

Page 24: Tải tài liệu tại đây: download

- Thang máy chạy vượt tốc độ: Thang máy chạy với tốc độ nhanh hơn bình thường, một số người nhầm tưởng là thang máy rơi nhưng thực ra trường hợp này chỉ là chạy vượt tốc thôi.

- Sự cố rơi tự dovậy là người sử dụng thang máy ta phải làm gì khi gặp phải những tình huống trên:

Thứ nhất : Giữ bình tĩnh:- Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm trong lúc này là phải thật bình tĩnh.

Chúng ta nên nhớ rằng có rất ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta có thể thoát khỏi một cái thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước.

- Nếu như cảm thấy quá sợ hãi, hãy cố gắng loại khỏi đầu những sự suy diễn và lo lắng không đáng có của ban. Thư giãn để giảm bớt nỗi sợ hãi. Giữ bình tĩnh để có thể sống sót. Trường hợp thường gặp nhất là chúng ta phải đợi cho tới khi thang máy bắt đầu hoạt động trở lại.

Thứ hai: Thử nút mở cửaKhi thang máy đột ngột dừng lại, chúng ta không nhất thiết phải bấm loạn xạ các

nút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay không. Thay vào đó, hãy thử bấm nút mở cửa. Nếu thang máy vẫn không có phản ứng thì hãy kêu cứu ngay lúc đó hoặc ấn chuông gọi.

Thứ ba: Chờ thiết bị cứu hộ trong thang máyThang máy tải khách hiện nay đều có bộ cứu hộ tự động Automatic Rescue

Device (gọi tắt là ARD), tác dụng của bộ cứu hộ ARD nhằm giúp đưa thang về vị trí gần nhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thoát ra ngoài thông qua hệ thống tích điện. tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc không hoạt động thì người bị kẹt có thể nhờ sự chợ giúp bên ngoài.

Thứ tư: Liên lạc với những người ở ngoàiKhi thang máy bị lỗi, người phía trong cần bình tĩnh để liên lạc ra bên ngoài bằng

điện thoại di động hoặc điện thoại trong thang máy, nếu không có hoặc điện thoại không sử dụng được, có thể tìm cách gọi to, đập cửa thang... để kịp thời báo hiệu ra bên ngoài.

24

Page 25: Tải tài liệu tại đây: download

Hãy tìm số điện thoại hotline (Người cầm số hotline là chuyên viên có kỹ thuật nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của họ) trên bảng hướng dẫn sử dụng trong thang máy và gọi điện để báo tình hình và chờ đợi người giúp đỡ.

Thứ năm: Không tự ý trèo ra ngoài qua cửa thoát hiểmTrong thời gian chờ đợi, hãy cố giữ bình tĩnh và không nên tìm cách cậy cửa,

hoặc tìm các thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin.Trong trường hợp thang máy rơi tự do hãy nằm song song với sàn nhà ngay lập tức, càng gần chính giữa thang càng tốt. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đa thương tích. Gối đầu lên một tay để tránh bị thương đầu, một tay che mặt để không bị các vật khác rơi lên mặt, Nên cabin thang máy là nơi an toàn nhất khi thang máy bị rơi.

Cuối cùng chúng ta hãy luôn nhớ thang máy dù vô cùng hiện đại nhưng nó cũng chỉ là một thiết bị điện tử, nên không có gì đảm bảo là nó sẽ hoạt động liên tục, không bao giờ hỏng hóc đột ngột. Với điện lưới như hiện nay điện có thể bị cắt bất cứ lúc nào. Luôn luôn giữ bình tĩnh và trang bị những kỹ năng xử lý tình huống khi thang máy gặp trục trặc là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp chúng ta tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

VI. PHƯƠNG PHÁP ỨNG PHÓ VỚI LỐC XOÁY, GIÓ GIẬT

1. Một số kiến thức về lốc xoáy, gió giật:a. Lốc xoáy: là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi

khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Nguyên nhân sinh gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng. Không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió của lốc xoáy tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.

b. Gió giật (hay còn gọi là tố): là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá. Khi có những đám mây xuất hiện, chân mây tối thẫm, mây thấp, đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là gió giật (tố). Gió giật xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột. Gió giật thường xảy ra trong một thời gian ngắn (hàng phút và hàng chục phút). Vùng gió giật là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Gió giật rất nguy hiểm, thường xảy ra trong cơn dông, bão và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được.

   2. Thực hiện một số biện pháp phòng, tránh, ứng phó với lốc xoáy, gió giật:   Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lốc xoáy, gió giật gây ra và xử lý tình huống lốc xoáy, gió giật xảy ra trên địa bàn, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt

25

Page 26: Tải tài liệu tại đây: download

bão thành phố đề nghị Thường trực Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo các ban - ngành, phường - xã - thị trấn trực thuộc tuyên truyền đến nhân dân một số biện pháp phòng, tránh lốc xoáy, gió giật sau đây:

   a. Đối với trên biển:- Buộc chủ tàu thuyền khi ra biển phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ,

thuyền viên phải mặc áo phao vào khi đang ở trên biển;-  Khi thấy biển động thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi

tránh, trú an toàn;- Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tổ, trong đó đảm bảo cự ly,

khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn.   b. Đối với trên đất liền: - Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để

tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, gió giật. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy, gió giật (tham khảo hướng dẫn đính kèm)

- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện…;

- Khi trời mưa lớn kèm theo dông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn. Khi xảy ra lốc xoáy, gió giật mọi người phải tìm những nơi trú ẩn an toàn như các nhà kiên cố, tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn. Tuyên truyền, vận động đến các hộ dân có nhà kiên cố tiếp nhận những người dân trú ẩn khi xảy ra lốc xoáy, gió giật với tinh thần tương thân, tương trợ lẫn nhau.

VII. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH GIÔNG SÉT

26

Page 27: Tải tài liệu tại đây: download

Chưa thể chống sét tuyệt đốiCác nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu cho thấy, Việt Nam nằm ở tâm giông

châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ một năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Khu vực như Cổ Dũng (Hải Dương), Sơn Lộc (Hà Tĩnh), Đồng bằng sông Cửu Long... là những nơi được coi là tâm sét.

Theo tiến sĩ Anh, từ năm 2005, Viện Vật lý địa cầu hoàn thành công trình nghiên cứu về giông sét và các giải pháp phòng chống. Kết quả nghiên cứu đã có đủ dữ liệu để có thể xây dựng quy phạm phòng chống sét tại Việt Nam. Tuy nhiên, TS Anh cũng cho rằng: "Phòng chống sét tuyệt đối là điều không thể đối với loài người hiện nay. Không chỉ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng chỉ có thể nghiên cứu để giảm thiếu tác hại của loại hình thiên tai này".

Phòng chống sét ngoài trờiTheo các nhà khoa học, thường thì cơn giông kéo đến rất nhanh trong vòng 15

phút và di chuyển với vận tốc 40km một giờ. Nói chung khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió.

Có thể ước tính được khoảng cách từ nơi đang đứng tới nơi sét xảy ra bằng cách ước lượng khoảng thời gian từ lúc tia chớp lóe lên và lúc nghe thấy tiếng sấm. Chia số giây cho 3 sẽ được khoảng cách đến tia sét. Ví dụ đếm được 3 giây thì sét cách vị trí đứng là 3/3= 1km.

Ngoài ra còn có phương pháp xác định vị trí của sét đó là cảm nhận cơ thể khi đang ở khu vực giông, mưa. Nếu thấy lông tay, tóc, dựng thì chúng ta đang có nguy cơ bị sét đánh, trong trường hợp này phải lập tức chụm hai chân lại, dùng tay bịt tai, cúi thấp người (nhưng không để cơ thể chạm đất ngoài hai bàn chân). Sau khi nghe tiếng sét khoảng 7-10 phút thì cơn sét đã qua có thể trở về trạng thái bình thường.

Tư thế ngồi để tránh bị sét đánh

27

Page 28: Tải tài liệu tại đây: download

Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn. Khi nghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì cũng cần phải thấy nguy hiểm đã đến. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15-20km. Người đang lao động hoặc đi lại ngoài trời cần tìm nơi trú an toàn.

Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt... Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.

Phòng chống sét trong nhàTuy nhiên khi sắp xảy ra giông, thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà hay

công sở. Các ngôi nhà, trụ sở làm việc... nên lắp đặt hệ thống chống sét (đơn giản nhất là cột thu lôi).

Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có giông.

Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

28

Page 29: Tải tài liệu tại đây: download

PHẦN IV. MỘT SỐ KỸ NĂNG, PHƯƠNG PHÁP CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN THƯỜNG GẶP

TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG XẢY RA HÀNG NGÀY

I. DI CHUYỂN NGƯỜI BỊ NẠN

1. Di chuyển khi có một người cứu

Tùy vào trạng thái sức khỏe và trọng lượng nạn nhân cũng như tình hình cụ thể mà áp dụng một trong các biện pháp sau:

a) Dìu người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân hoặc nặng cân nhưng còn tỉnh và đi lại được, tại khu vực môi trường an toàn hay có khói, khí độc.

- Nếu nạn nhân đang nằm thì chuyển nạn nhân sang tư thế nằm ngửa. Người cứu quỳ ngang hông;

- Giúp nạn nhân ngồi dậy, dùng đùi - gối sau đỡ lưng nạn nhân;- Cầm tay nạn nhân quàng qua cổ và vai mình, tay còn lại luồn ra sau túm lấy thắt lưng, lai

quần hoặc eo;

- Giúp nạn nhân đứng dậy, đứng sang phía bị thương của nạn nhân (trừ trường hợp bị thương ở tay, nách thì đứng sang bên kia);

- Bước theo sải chân của nạn nhân.

Trong trường hợp nạn nhân còn đứng được thì có thể dìu nạn nhân đi luôn.

29

Page 30: Tải tài liệu tại đây: download

b) Bế người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân, không đi lại được, tại môi trường an toàn hoặc có khói, khí độc.

(1). Nếu nạn nhân còn tỉnh

Giúp nạn nhân ngồi dậy, để nạn nhân tự ôm cổ người cứu.

(2). Nếu nạn nhân bất tỉnh

- Để nạn nhân nằm ngửa, người cứu quỳ ngang hông, thực hiện động tác phần đầu giống như dìu nạn nhân, gối sau cao, gối trước quỳ;

- Xốc nạn nhân ngồi lên đùi mình;

- Luồn tay dưới đầu gối nạn nhân, tay còn lại túm eo đứng dậy bế nạn nhân đi.Người cứu chú ý giữ cho lưng mình thẳng khi đứng dậy.

- Khi đến nơi an toàn thì thực hiện theo quy trình ngược lại để đặt nạn nhân xuống.

c) Vác người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân, không thể đi lại được.

30

Page 31: Tải tài liệu tại đây: download

- Đặt nạn nhân nằm ngửa. Người cứu ngồi quỳ ngang hông nạn nhân. Đỡ nạn nhân ngồi dậy;

- Người cứu luồn một tay ra sau lưng nạn nhân túm lấy thắt lưng hoặc ôm eo, tay còn lại cầm tay nạn nhân quàng qua cổ và vai mình;

- Xốc nạn nhân đứng dậy;

- Nhanh chóng bước một chân ra trước hai chân nạn nhân. Luồn đầu xuống dưới cả hai nách để nạn nhân nằm hoàn toàn trên vai mình; đưa một tay qua một đùi nạn nhân, túm lấy tay nạn nhân;

- Xốc và điều chỉnh để người nạn nhân xoay ngang và cân đối. Đứng dậy và xốc nạn nhân đứng dậy, bước đi.

Người cứu chú ý giữ cho lưng mình thẳng khi đứng dậy.

- Khi đến nơi an toàn thì thực hiện theo quy trình ngược lại để đặt nạn nhân xuống.

d) Cõng người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân, còn tỉnh hay bất tỉnh.

(1). Nếu nạn nhân còn tỉnh

Cõng như bình thường:

31

Page 32: Tải tài liệu tại đây: download

- Để nạn nhân ở tư thế ngồi;

- Người cứu ngồi quay lưng trước mặt nạn nhân để nạn nhân tự ôm cổ;

- Luồn hai tay dưới đùi nạn nhân từ phía ngoài vào, giữ chặt, đứng lên.

(2). Nếu nạn nhân bất tỉnh

- Đặt nạn nhân nằm nghiêng hoặc nằm ngửa;

- Người cứu nằm nghiêng, bên cạnh nạn nhân. Tay dưới nắm lấy cổ tay dưới của nạn nhân, tay trên luồn ra sau kéo nghiêng người nạn nhân và đặt đùi nạn nhân lên đùi mình;

- Dùng chân khóa chân nạn nhân lại;- Đưa tay ra sau túm lấy cổ tay nạn nhân rồi kéo và quàng qua cổ, vai mình;

- Trằn (lăn) mình đồng thời kéo tay kết hợp với giữ chân để nạn nhân nằm sấp trên lưng mình;

- Rút một chân về phía trước chuyển sang tư thế bò (Nếu trong khu vực có khói thì trườn bò cõng nạn nhân ra ngoài);

- Xốc nạn nhân đứng dậy, luồn hai tay dưới đùi nạn nhân túm hai tay nạn nhân.

- Khi đến nơi an toàn thì thực hiện theo quy trình ngược lại để đặt nạn nhân xuống.

32

Page 33: Tải tài liệu tại đây: download

Chú ý đỡ đầu nạn nhân khi đặt nằm.

e) Kéo người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nặng cân, bất tỉnh hay còn tỉnh nhưng không đi lại được.

(1). Khi khoảng không gian phía trên rộngNgười cứu có thể đứng thẳng người để cứu.

- Để nạn nhân nằm ngửa, hai tay khoanh trước ngực, hai chân vắt lên nhau để giảm ma sát;

- Người cứu quỳ phía đầu nạn nhân, nâng đầu, vai dậy và đưa đùi vào đỡ dưới lưng;

- Luồn hai tay dưới nách đưa ra trước ngực giữ chặt một cổ tay nạn nhân;

- Giữ thẳng lưng đứng dậy kéo nạn nhân đi giật lùi.

(2). Khi khoảng không gian phía trên hẹpNgười cứu phải bò để kéo và tùy theo tình hình hiện trường có thể thực hiện theo các cách sau:

- Để nạn nhân nằm ngửa, hai tay khoanh trước ngực, hai chân vắt lên nhau để giảm ma sát;

- Người cứu cởi một cúc áo ngực nạn nhân ra, cuộn cổ áo vào trong áo tạo thành vành xung quanh cổ;

- Úp một tay và luồn vào túm chặt cổ áo nạn nhân (dưới gáy), một chân kê vào lưng nạn nhân; bò và kéo đi.

(3). Khi nạn nhân mặc áo gió hoặc áo dài, dày- Để nạn nhân nằm ngửa, hai tay khoanh trước ngực, hai chân vắt lên nhau để giảm ma sát;

33

Page 34: Tải tài liệu tại đây: download

- Người cứu cởi cúc hay khóa của áo ngoài của nạn nhân ra, nhưng không cởi áo ra khỏi người;

- Cầm hai vạt áo luồn ra sau lưng và túm chặt bằng hai tay;

- Đứng dậy và kéo nạn nhân đi giật lùi.

2. Di chuyển nạn nhân khi có 2 người cứu

a) Kiệu người bị nạnÁp dụng cho nạn nhân nặng cân, còn tỉnh hay bất tỉnh và không đi lại được và trong môi

trường có khói, khí độc (người cứu vẫn phải đeo mặt nạ).

- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa;

- Hai người cứu quỳ hai bên nạn nhân, quay mặt vào nhau;

- Đỡ nạn nhân ngồi dậy;

- Quàng tay nạn nhân qua vai hai người cứu, luồn hai tay dưới gối và nắm chặt cổ tay nhau;

- Hai tay còn lại luồn sau lưng nạn nhân, bắt chéo và nắm lấy thắt lưng nạn nhân;

- Cùng đứng dậy và bước đi.

Lưu ý: Đối với nạn nhân bị thương ở tay thì đặt tay nạn nhân khoanh trước ngực.

b) Khiêng người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nặng cân, còn tỉnh hay bất tỉnh và không đi lại được và trong môi trường có khói, khí độc (người cứu vẫn phải đeo mặt nạ).

- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa, hai tay khoanh trước ngực;

34

Page 35: Tải tài liệu tại đây: download

- Người cứu thứ nhất quỳ phía đầu nạn nhân, nâng đầu, vai dậy và đưa đùi vào đỡ dưới lưng, luồn hai tay dưới nách đưa ra trước ngực giữ chặt một cổ tay nạn nhân;

- Người cứu thứ hai quỳ ngang gối nạn nhân, đặt cổ chân bên ngoài của nạn nhân lên cổ chân bên trong và dùng một tay ôm lấy cả hai cổ chân nạn nhân;

- Cùng nhau đỡ nạn nhân đứng dậy, bước đi.

c) Kéo người bị nạn

Áp dụng trong trường hợp khẩn cấp cần phải di chuyển nhanh chóng nạn nhân nặng cân, còn tỉnh hay bất tỉnh và không đi lại được và trong môi trường có khói, khí độc (người cứu vẫn phải đeo mặt nạ).

- Đặt nạn nhân nằm ngửa;

- Người cứu cởi một cúc áo ngực nạn nhân ra, cuộn cổ áo vào trong áo tạo thành vành xung quanh cổ;

- Người cứu ở bên trái nạn nhân dùng tay trái, người cứu ở bên phải dùng tay phải, úp bàn tay túm chặt lấy cổ áo (dưới gáy) nạn nhân và kéo đi.

Lưu ý:

+ Các tay (túm cổ áo nạn nhân) của hai người cứu phải luôn sát nhau để đầu nạn nhân không chạm đất.

+ Phải chú ý bảo vệ cơ thể của nạn nhân khi kéo.

+ Ra khỏi vùng khẩn nguy, nên áp dụng các biện pháp di chuyển trên.

3. Các biện pháp khác

a) Dùng cáng

Ta có thể sử dụng các loại cáng như cáng thông thường, cáng bánh xe, cáng ghế, cáng tự tạo... để di chuyển nạn nhân.

35

Page 36: Tải tài liệu tại đây: download

- Cách chuyển nạn nhân lên cáng:

+ Các người cứu luồn tay dưới đầu, thân và chi dưới;

+ Nhấc từ từ nạn nhân lên, đưa vào cáng hoặc luồn cáng xuống dưới;

+ Cố định nạn nhân trên cáng khi cần thiết.

- Kỹ thuật khiêng cáng an toàn:

+ Khi đã chuyển nạn nhân lên được cáng, chỉ thực hiện động tác khiêng khi đã nắm chắc tay vào cáng, cáng phải sát vào thân mình. Trong khi khiêng lưng phải thẳng, không nên bước, đầu giữ thẳng, di chuyển nhẹ nhàng.

+ Khi khiêng cáng ở những địa hình đặc biệt cần chú ý nguyên tắc khi đi xuống dốc (hoặc xuống cầu thang) phía chân nạn nhân đi trước, khi lên dốc (hoặc lên cầu thang) phía đầu nạn nhân đi trước.

b) Dùng chăn kéo lê Để di chuyển nạn nhân to khỏe, nặng ra khỏi nơi nguy hiểm, ta có thể dùng chăn để kéo lê.

36

Page 37: Tải tài liệu tại đây: download

Nếu nạn nhân không có thương tổn lớn, ta xốc nạn nhân vào tấm chăn hở rồi quấn chăn xung quanh người nạn nhân. Khi kéo, dùng sức mạnh của đôi chân kéo nạn nhân đi, để đầu và lưng nạn nhân không chạm đất. Cần bảo vệ đầu và cổ nạn nhân ở mức tối đa. Nếu quá nặng có thể dùng hai người kéo.

II. Cấp cứu nạn nhân bị đuối nước

1. Nguyên nhân gây ra đuối nước

- Mất khả năng bơi bất ngờ như chuột rút, kiệt sức, sóng đánh quá mạnh… (xảy ra với cả những người bơi giỏi nhưng chủ quan).

- Người bơi không kiểm soát được nhịp thở hay thở hổn hển sẽ bị nguy cơ ngộp nước.

- Huyết áp của người bơi có thể tăng đột ngột do nước lạnh gây đau tim dẫn đến bất tỉnh.

- Người bị đuối nước còn tỉnh sẽ bấu víu vào bất kỳ cái gì mà họ chụp được. Người cứu có thể bị chìm theo nếu bị nạn nhân bấu víu vào.

2. Biện pháp sơ cấp cứu ban đầu khi bị đuối nước

Cấp cứu nạn nhân chết đuối:

- Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng thảy cho họ bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. Nếu chỉ có một mình và 2 tay không, nếu không phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứu nạn nhân là điều rất mạo hiểm dù là một tay bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạn cực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai. Nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào, sau đó mới cho nạn nhân bám vào ngưới cứu hộ.

- Sau khi đem nạn nhân lên bờ, hãy nhanh chóng gọi điện thoại số cấp cứu 115 và tiến hành làm hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng qua miệng vì đó là phương pháp hữu hiệu nhất. Não người sẽ bị tổn thương hoặc chết nếu nạn nhân ngưng thở từ 4-6 phút.

37

Page 38: Tải tài liệu tại đây: download

Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.

- Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng,

ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi

tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.

Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô hấp nhân tạo.

- Đặt người bị nạn nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu bất tỉnh, hãy kiểm tra xem

có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di

động tức là đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó vẫn chưa

thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài

lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

- Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối

hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

Đặt nạn nhân nằm nghiêng

38

Page 39: Tải tài liệu tại đây: download

- Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.

Dùng 2 ngón tay ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối 2 đầu vú

- Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ ) hoặc 15/2 (đối với người lớn). Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết.

- Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là còn tự thở được, hãy đặt nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.

Chú ý:

- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu). Phương pháp này chỉ áp dụng khi hi vọng sống còn rất mong manh.

- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân.

III. CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT

1. Tác hại của điện giật

- Cơ thể chúng ta có chứa nhiều nước và các chất điện giải, do đó cơ thể là vật dẫn điện rất tốt, nhất là khi chân tay bị ướt mà chạm phải điện.

- Dòng điện 20 - 25 mA xoay chiều sẽ gây tê liệt, co thắt các cơ bắp làm nạn nhân không thoát ra được khi tiếp xúc với điện.

- Khi dòng điện 50 - 80 mA đi qua cơ thể làm cho nạn nhân choáng váng, liệt cơ hô hấp, gây nghẹn thở, làm tim ngừng đập.

39

Page 40: Tải tài liệu tại đây: download

- Dòng điện 90 - 100 mA làm cơ hô hấp ngừng hoàn toàn, rung thất vài giây, sau đó ngừng tim.

- Dòng điện 3000 mA gây ngừng hô hấp, ngừng tim, gây bỏng ở những nơi nó đi qua cơ thể và những nơi chúng ta tiếp xúc với mặt đất.

- Khi chạm vào dòng điện cao thế, nạn nhân chết ngay lập tức.

- Điện giật làm co thắt cơ nạn nhân làm nạn nhân có thể ngã xuống hoặc bắn ra xa gây chấn thương hoặc dính chặt vào vật dẫn điện gây cháy, bỏng.

- Điện cao thế có thể phóng xa đến 18m. Với dòng điện cao thế, các vật khô như quần, áo, cây gỗ khô không bảo vệ được bạn.

2. Xử trí

- La to để có người đến ứng cứu, phụ giúp.

- Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và đứng nơi khô ráo.

- Không bao giờ được đụng vào nạn nhân bằng tay trần.

- Đối với điện cao thế:

+ Báo cho cơ quan quản lý đến cắt điện.

+ Tuyệt đối không được đến gần nạn nhân cho đến khi bạn chắc chắn dòng điện đã được ngắt và nếu cần thiết thì cách ly luôn.

+ Đứng xa ít nhất 18m và không cho những người xem lại gần.

+ Nếu cần phải vào cứu nạn nhân ngay thì phải đi ủng cách điện, dùng gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện.

+ Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao thì dùng dây nối đất làm ngắn mạch đường dây. Khi tiến hành cần phải nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây.

- Đối với điện hạ thế, điện dân dụng:+ Nhanh chóng cắt nguồn điện (ngắt cầu dao, aptomat, cầu chì…).

+ Nếu không thể cắt nhanh nguồn điện thì dùng các vật có khả năng cách điện như sào, gậy tre, gỗ khô… để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân hoặc quấn dây vào tay, chân để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu không còn cách nào khác thì có thể cầm vào vùng quần áo còn khô của nạn nhân và giật mạnh ra.

40

Page 41: Tải tài liệu tại đây: download

+ Nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện, cần phải đứng trên các vật cách điện khô (bệ gỗ, bàn, ghế, chồng báo…) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng và găng tay cách điện để gỡ nạn nhân ra.

+ Có thể dùng dao, rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.

- Dùng các biện pháp để chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.

3. Hồi sức

Chỉ được thực hiện sau khi đã cắt được nguồn điện.

3.1. Đối với điện cao thế

Nạn nhân gần như chắc chắn bất tỉnh.

- Gọi các bộ phận cấp cứu ngay lập tức;

- Hãy kiểm tra nhịp thở, nhịp tim và chuẩn bị hô hấp nhân tạo;

- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức;

- Xử lý các vết bỏng, vết thương khác nếu có.

3.2. Đối với điện hạ thế

- Nếu nạn nhân bất tỉnh:

+ Kiểm tra nhịp thở, mạch đập;

+ Nếu cần thiết thì làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực;

+ Làm mát vết thương nếu nạn nhân bị bỏng;

+ Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức:

+ Gọi cấp cứu số 115.

- Nếu nạn nhân không bị thương tích gì, nạn nhân vẫn có thể đi lại được:

+ Khuyên nạn nhân nghỉ ngơi;

+ Theo dõi sát tình trạng nạn nhân, nếu thấy nghi ngờ thì gọi bác sĩ ngay. IV. CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ BỎNG

1. Đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết bỏng

- Đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết bỏng phụ thuộc tác nhân gây bỏng, diện tích, độ sâu của vết bỏng. Tìm hiểu nguyên nhân bị bỏng có thể giúp ta đề phòng một số biến chứng khác nhau có thể xảy ra. Vết bỏng càng lớn, càng sâu thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao, dễ bị choáng do mất nước và đau.

41

Page 42: Tải tài liệu tại đây: download

- Bỏng nặng:

+ Diện tích bỏng trên 25% diện tích da.

+ Diện tích bỏng sâu trên 10% diện tích da.

+ Bỏng sâu ở đầu, ở bàn tay, bàn chân hoặc tầng sinh môn.

+ Bỏng điện cao thế hoặc hóa chất.

- Bỏng vừa:

+ Diện tích bỏng từ 15 - 25% diện tích da.

+ Diện tích bỏng sâu từ 2 - 10% diện tích da.

+ Bỏng trung bì nông ở đầu, bàn tay, bàn chân.

- Bỏng nhẹ:

+ Diện tích bỏng dưới 15% diện tích da.

+ Diện tích bỏng sâu dưới 2% diện tích da.

- Cơ quan hô hấp rất dễ bị ảnh hưởng và có thể để lại thương tích khi nhiễm phải khói độc, khí nóng hay hóa chất. Các mô xung quanh bị tổn thương và phù nề gây khó thở. Các triệu chứng sau cho thấy đường hô hấp của nạn nhân có thể bị tổn thương:

+ Miệng và mũi bị dính bồ hóng.

+ Lông mũi bị cháy sém.

+ Lưỡi bị sưng đỏ.

+ Da quanh miệng bị sưng đỏ.

+ Giọng nói khàn.

+ Khó thở.

Cho dù nạn nhân bị bỏng do bất cứ nguyên nhân nào, mức độ nặng nhẹ ra sao, nếu đường hô hấp bị tổn thương cần phải đưa nạn nhân đi cấp cứu để điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bỏng

- Bỏng khô: Lửa hoặc tiếp xúc với vật nóng, thuốc lá, ma sát.

- Bỏng nước: Hơi nước nóng, nước nóng hay dầu, mỡ nóng.

- Bỏng điện: Điện hạ thế, điện dân dụng, sự phóng điện cao thế, sét đánh.

- Bỏng lạnh: Kim loại rất lạnh, ni tơ lỏng (-1900C), ôxy lỏng...

- Bỏng do hoá chất: Các hoá chất dùng trong công nghiệp, các loại khí độc, các chất ăn mòn, thuốc tẩy, nhất là các loại xút.

- Bỏng do bức xạ: Bức xạ nhiệt, các đèn tia cực tím mạnh, các nguồn phóng xạ .

42

Page 43: Tải tài liệu tại đây: download

3. Độ sâu của vết bỏng

a) Bỏng độ I (Bỏng bề mặt):

Chỉ bỏng lớp ngoài da, da bị sưng đỏ đau rát như cháy nắng, bỏng nhẹ. Bỏng này thường mau lành, không cần chữa trị đặc biệt.

b) Bỏng độ II (Bỏng một phần da):

Da bị phá huỷ một phần và có nốt phồng rộp. Vết bỏng dạng này thường mau lành. Nếu các nốt phồng rộp vỡ ra dễ bị nhiễm trùng có thể để lại di chứng trên da, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

c) Bỏng độ III (Bỏng toàn bộ các lớp da):

- Tổn thương toàn bộ lớp da và đến lớp cơ có khi thấy lòi xương.

- Vết bỏng dù lớn hay nhỏ chúng cần phải chữa trị ngay, nhiễm trùng phải ghép da.

- Bỏng diện tích lớn rất nguy hiểm đến tính mạng.

4. Quy trình sơ cứu một nạn nhân bị bỏng43

Page 44: Tải tài liệu tại đây: download

Mục đích của việc sơ cứu bỏng là làm giảm tổn thương tổ chức và hạn chế thấp nhất tiến triển của vết bỏng bằng sự hạn chế sinh ra các yếu tố trung gian gây viêm.

Bước 1: Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng theo nguyên tắc cách ly nạn nhân với nguồn nhiệt. Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt.

- Dập tắt lửa đang cháy trên quần áo bằng cách dùng nước hoặc có thể dùng áo, chăn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa;

- Xé bỏ quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu hay các dung dịch hóa chất nếu ngay sau đó không có nước lạnh dội vào vùng bỏng;

- Đối với bỏng điện thì phải ngắt ngay nguồn điện hay tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;

- Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng, nhẫn, đồng hồ… trước khi vết bỏng sưng nề.

Bước 2: Nhanh chóng làm mát vùng bị tổn thương, thường dùng nước mát (đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả). Thao tác này phải tiến hành ngay sau khi bị bỏng, càng sớm càng tốt, sau 30 phút mới làm thì không hiệu quả.

- Sử dụng nước sạch, nhiệt độ nước tiêu chuẩn là từ 16 200C, để ngâm và rửa vùng tổn thương. Tận dụng các nguồn nước sẵn có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng…

- Có thể ngâm, rửa phần bị bỏng dưới vòi nước hay trong chậu nước mát; hoặc dội liên tục nước sạch lên vùng bỏng; hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt. Nếu bỏng hóa chất thì phải phải rửa các hóa chất bằng nước và chất trung hòa.

- Kết hợp vừa ngâm rửa phần bị bỏng, vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám vào vết bỏng.

- Thời gian ngâm rửa từ 15 45 phút (thường cho tới khi hết đau rát), tránh làm vỡ, trượt vòm nốt bỏng.

- Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng, đặc biệt với trẻ em, người già. Khi trời lạnh nên rút ngắn thời gian ngâm đề phòng nhiễm lạnh.

Chú ý:

- Không dùng đá, nước đá lạnh để làm mát vết bỏng.

44

Page 45: Tải tài liệu tại đây: download

- Không ngâm toàn bộ cơ thể nạn nhân vào trong nước.

- Không đắp các loại thuốc mỡ, lá cây… vào vùng bị bỏng khi chưa rửa sạch.

- Rửa nước lạnh cũng làm tăng sự mất nhiệt, thân nhiệt tiếp tục giảm, gây sốc nặng thêm. Do vậy, việc dùng nước để rửa hoặc ngâm vết thương cần được kiểm soát chặn chẽ khi diện tích bỏng lớn hơn 15% diện tích cơ thể, nhất là trẻ em và người già.

Bước 3: Phòng chống sốc.

- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm;

- Động viên, an ủi nạn nhân;

- Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải chuyển nạn nhân đi xa.

Chú ý:

- Chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và không có những chấn thương khác.

- Dung dịch cho uống: Nếu có điều kiện nên pha dung dịch sau để cho nạn nhân uống:

Pha 1 lít nước:

+ 1/2 thìa cà phê muối ăn;

+ 1/2 thìa cà phê muối Natri Bicarbonat (NaHCO3);

+ 2 3 thìa cà phê đường hoặc mật ong, nước cam, chanh ép.

Nếu không có điều kiện để pha dung dịch trên thì có thể cho nạn nhân uống nước chè đường, nước trái muối, đường hoặc Oreson.

- Dùng thuốc giảm đau cho nạn nhân. Khi dùng thuốc giảm đau, phải chú ý nếu nghi ngờ nạn nhân có chấn thương bên trong thì không được dùng thuốc giảm đau, an thần mạnh.

Bước 4: Duy trì đường hô hấp.

Nạn nhân bị bỏng ở vùng mặt, cổ, nhất là khi bị mắc kẹt trong khu vực có dầu, đồ đạc, bàn ghế… đang bốc cháy, sẽ nhanh chóng bị phù mặt, cổ và các biến chứng của đường hô hấp do hít phải khói hơi. Những trường hợp này phải được ưu tiên số một và phải được chuyển đến bệnh viện ngay. Nhưng trong khi chờ đợi, phải theo dõi sát nạn nhân và phải đảm bảo sự thông thoát đường hô hấp (giữ tư thế đúng hoặc có thể đặt một canuyn vào mũi hoặc miệng nạn nhân, có trường hợp phải mở khí quản…).

Bước 5: Phòng chống nhiễm khuẩn.

45

Page 46: Tải tài liệu tại đây: download

Bản thân vết bỏng là vô khuẩn. Do vậy, khi cấp cứu bỏng phải rất cẩn thận để tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn, như:

- Không dùng nước không sạch để dội hoặc đắp vào vết bỏng.

- Nếu có điều kiện, người cứu nên rửa tay sạch và tránh động chạm vào vết bỏng.

Bước 6: Băng vết bỏng.

- Không được bôi dầu mỡ, dung dịch cồn, kể cả kem kháng sinh vào vết bỏng.

- Không được chọc phá các túi phỏng nước.

- Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.

- Nếu có điều kiện thì phủ vùng bỏng bằng gạc, vải (loại không có lông tơ) vô khuẩn, nếu không có thì dùng gạc, vải càng sạch càng tốt.

- Vết bỏng sẽ chảy ra nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để băng vết bỏng lại thì phải đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng. Nếu không có băng co giãn thì chỉ được băng lỏng vùng bỏng để đề phòng vết bỏng sưng nề gây chèn ép.

- Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào một túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay, làm như vậy sẽ cho phép nạn nhân vẫn cử động được các ngón tay một cách dễ dàng và tránh làm bẩn vết bỏng.

- Nếu vết bỏng ở cổ tay hoặc cổ chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch, sau đó cho vào một túi nhựa. Có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nâng cao chi bỏng để chống sưng nề các ngón chân, ngón tay và khuyên nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có thể.

Bước 7: Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Cần lưu ý và sơ cứu những tổn thương phối hợp (cố định chi gãy; cố định cột sống, cổ nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống, cổ…).

V. CẤP CỨU NẠN NHÂN NGẤT XỈU

a) Định nghĩa

- Ngất xỉu là sự mất tỉnh táo trong giây lát, do lượng máu đến não tạm thời bị giảm.

- Mạch đập trở nên rất chậm nhưng chẳng bao lâu nó sẽ trở lại bình thường.

- Việc phục hồi diễn ra nhanh và hoàn toàn. Ngất xỉu có thể là phản ứng xảy ra khi đau, sợ sệt, tức tối, kiệt sức và đói. Nó cũng thường xảy ra ở trẻ em gái tuổi đang dậy thì khi tâm lý tình cảm chưa ổn định.

46

Page 47: Tải tài liệu tại đây: download

- Những người ít hoạt động thể chất, ở nơi nóng bức, máu khi đó dồn xuống phần dưới cơ thể làm giảm máu đến não.

b) Triệu chứng

- Nạn nhân bất tỉnh trong một thời gian ngắn; nạn nhân sẽ ngã xuống đất.

- Mạch đập chậm lại .

- Da nhợt nhạt.

c) Cấp cứu

- Đặt nạn nhân nằm xuống, nâng và đỡ chân nạn nhân lên nhằm làm tăng lượng máu lên não;

- Bảo đảm thoáng khí, nếu cần thì mở cửa sổ;

- Khi nạn nhân tỉnh lại, trấn an nạn nhân và đỡ nạn nhân ngồi dậy từ từ;

- Tìm xem nạn nhân có thương tích gì do ngã gây ra hay không và điều trị cho nạn nhân;

- Nếu nạn nhân không tỉnh lại, hãy kiểm tra mạch đập và nhịp thở của nạn nhân. Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết;

- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức, gọi điện thoại 115 yêu cầu cứu thương;

- Nếu nạn nhân bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu nạn nhân vào giữa hai đầu gối của họ và bảo họ hít sâu.

VI. CẤP CỨU NẠN NHÂN HÍT PHẢI KHÓI

- Hít phải khói, gas, hơi khí độc có thể làm chết người. Không được gắng sức cứu người nếu có nguy hại đến bản thân. Khói tích tụ trong một không gian chật hẹp có thể làm người cứu nạn, cứu hộ không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ bị ngất xỉu.

- Bất cứ ai ở trong không gian chật hẹp đều có thể hít phải khói khi nơi đó xảy ra hỏa hoạn. Khói do cháy nhựa, nệm mút, sợi tổng hợp sẽ chứa nhiều khí độc. Nạn nhân cần phải được giám định các vết thương khác do lửa gây ra.

Khí CO rất nguy hiểm vì nó kết hợp rất chặt với hồng cầu làm cho hồng cầu không thể vận chuyển O2 và CO2, gây ngạt và chết rất nhanh.

Bình gas xì ra cũng gây ra ngạt thở, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

1. Tác hại khi hít phải khói

- Khói: Khói do cháy sinh ra. Khi hít phải, khói sẽ kích thích khí đạo gây co thắt, gây sưng dẫn đến thở nhanh và yếu đồng thời có ho và khò khè. Nạn nhân có thể bất tỉnh, bị bỏng ở trong mũi, miệng.

47

Page 48: Tải tài liệu tại đây: download

- Khí CO: Khí CO phát sinh từ khói xe, khói các đám cháy, ống khói bị nghẽn, từ bình gas ... Hít phải khí CO làm nạn nhân đau đầu, lẫn lộn, cáu gắt, buồn nôn, nôn mửa, không kiềm chế được. Khí độc có thể gây thở nhanh, yếu, da xanh tái, trí nhớ suy giảm, trường hợp nặng có thể bị bất tỉnh, chết.

- Khí CO2: Khí CO2 nặng nên thường tích tụ nơi hố sâu, giếng, hay các thùng chứa dưới đất. Khi hít nhiều khí CO2 làm nạn nhân không thở được, đau đầu, chóng mặt dẫn đến nạn nhân bất tỉnh.

Ngoài các khí trên, các khí độc phát sinh do cháy hoặc trong quá trình sản xuất cũng rất độc với cơ thể, cũng có thể gây tử vong nhanh chóng cho người hít phải lượng lớn.

2. Cấp cứu

- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, đến nơi có không khí trong lành, thoáng. Dập tắt lửa hay lửa cháy trên áo quần nạn nhân;

- Nếu nạn nhân bất tỉnh: kiểm tra nhịp thở, mạch đập của nạn nhân và chuẩn bị hô hấp nhân tạo;

- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức;

- Cho nạn nhân thở oxy nếu có sẵn và người cứu đã được huấn luyện;

- Chữa các vết bỏng hay các vết thương tích khác. VII. SƠ CẤP CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG

1. Định nghĩa về gãy xương

Gãy xương là tình trạng mất tính liên tục của xương, nó có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức từ một vết rạn cho đến sự gãy hoàn toàn của xương.

Các nạn nhân có thể bị gãy xương do bị các vật nặng, các cấu kiện xây dựng sập đổ đè và đập lên cơ thể; các bánh xe ô tô, xe máy đè lên các chi hay các bộ phận khác của cơ thể trong các vụ tai nạn giao thông; các nạn nhân bị rơi, ngã hay nhảy từ trên cao xuống…

2. Các loại gãy xương

Gãy xương được chia làm 2 loại chính: gãy xương kín và gãy xương hở và cả hai đều có thể là gãy xương biến chứng.

- Gãy xương kín: Là loại gãy xương mà tổ chức da ở vùng xung quanh xương gãy không bị tổn thương hoặc có thể tổn thương nhưng không thông với ổ gãy.

- Gãy xương hở: Là loại gãy xương khi có tổn thương thông từ bề mặt của da với ổ gãy hoặc một đầu xương gãy chồi ra ngoài.

48

Page 49: Tải tài liệu tại đây: download

Gãy xương hở là một tổn thương nghiêm trọng vì không những nó gây nên chảy máu ngoài trầm trọng mà còn vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên những biến chứng nhiễm khuẩn rất nặng nề, khó điều trị.

- Gãy xương biến chứng: Cả gãy xương hở và gãy xương kín đều được coi là gãy xương biến chứng khi có một tổn thương kèm theo. Ví dụ: Khi đầu xương gãy làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu hoặc một tổ chức, cơ quan nào đó, hoặc khi gãy xương kết hợp với trật khớp.

3. Triệu chứng và dấu hiệu chung

- Nạn nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương gãy.

- Đau ở chỗ chấn thương hoặc ở gần vị trí đó. Đau tăng khi vận động.

- Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động.

- Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên vết thương.

- Sưng nề sau đó bầm tím ở vùng chấn thương.

- Biến dạng tại vị trí gãy (Ví dụ: chi gãy bị ngắn lại, gập góc hoặc xoắn vặn, v.v…).

- Khi khám có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo của hai đầu xương gãy cọ vào nhau (Không được cố gắng tìm dấu hiệu này vì làm nạn nhân rất đau).

- Có thể có triệu chứng sốc. Tình trạng sốc thường xảy ra và được nhận thấy rất rõ trong các trường hợp gãy xương đòn hoặc vỡ xương chậu.

Chú ý:

+ Không phải tất cả các trường hợp gãy xương đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên.

+ Để tìm ra những dấu hiệu của gãy xương phải chủ yếu dựa vào sự quan sát, đừng cho bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nạn nhân vận động nếu không cần thiết. Nếu có thể hãy so sánh chi bị thương với chi lành.

+ Nếu có sự kết hợp của 2 hay 3 dấu hiệu của các triệu chứng kể trên hoặc nếu nạn nhân có biểu hiện của tình trạng sốc và đau nhiều ở chi hoặc nếu có nghi ngờ về tính nghiêm trọng của một chấn thương thì hãy xử trí như một trường hợp gãy xương.

4. Mục đích của cố định tạm thời gãy xương

- Cố định tạm thời gãy xương đối với nạn nhân bị gãy xương nhằm mục đích giữ cho ổ gãy được tương đối yên tĩnh để vận chuyển đi cấp cứu được an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu chữa tiếp theo.

Một vết thương có gãy xương lớn hoặc gãy nhiều xương làm mạch máu, dây thần kinh dễ bị tổn thương do các đầu xương gãy di lệch hoặc do các mảnh xương vỡ. Nếu không cố định tốt có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm như: choáng do mất máu, do

49

Page 50: Tải tài liệu tại đây: download

đau đớn hoặc xuất hiện thêm những tổn thương mới do các đầu xương gãy di động trong quá trình vận chuyển gây nên và nhiễm khuẩn vết thương.

- Cố định tạm thời vết thương là thao tác không quá phức tạp, nhưng cần phải được tập luyện thành thục ở mọi tư thế, cả ban ngày và ban đêm. Đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ các loại nẹp. Cùng với băng bó, cầm máu, cố định tạm thời gãy xương là những biện pháp phòng chống sốc, chống nhiễm khuẩn tích cực.

5. Nguyên tắc cố định tạm thời gãy xương

- Động tác cấp cứu phải thật nhẹ nhàng, không được di động nơi bị gãy xương hoặc đang cố định xương gãy.

- Nẹp phải cố định được khớp trên và khớp dưới ổ gãy.

- Nẹp phải được cuốn bông, gạc chỗ dễ cọ sát vào cơ thể.

- Không cởi quần, áo nạn nhân (nếu cởi sẽ gây nguy hiểm). Phải cắt quần áo hoặc tháo đường chỉ để nhận biết vị trí và mức độ tổn thương.

- Nếu ổ gãy có di lệch, biến dạng lớn (gấp góc, xoắn vặn, co ngắn chi nhiều) sau khi giảm đau tốt có thể nhẹ nhàng kéo chỉnh lại trục chi nhằm giảm bớt biến dạng.

Động tác kéo nắn chỉnh không nhằm mục đích nắn chỉnh các đầu xương mà chỉ giảm bớt biến dạng, giảm bớt nguy cơ tổn thương phần mềm do các đầu xương gãy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắn chỉnh.

- Trường hợp gãy hở: Không được kéo, nắn, ấn đầu xương vào trong ổ gãy. Để nguyên tư thế gãy mà cố định.

- Nếu có tổn thương động mạch phải băng vết thương trước, buộc nẹp sau.

- Sau nẹp có thể buộc hai chi dưới với nhau, buộc chi trên vào cơ thể cho thuận tiện cho việc vận chuyển bệnh nhân.

- Băng cố định tương đối chặt để tránh xộc xệch nẹp trong quá trình vận chuyển.

- Cần khám nghiệm khắp cơ thể nạn nhân để tìm xem có còn thương tích nào khác không để xử lý và chuyển thương được tốt.

- Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế chữa trị. Lưu ý giữ gìn tư thế đúng trong khi vận chuyển và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn nhân.

6. Dụng cụ cố định tạm thời gãy xương

a) Nẹp

Sử dụng nẹp tre, nẹp gỗ, nẹp Crame, nẹp Thomas, nẹp Beckel. Không có nẹp có thể dùng que, cành cây, bìa các tông, sách, vở, chăn, băng thun… Nẹp dài ít nhất phải bằng xương gãy. Nẹp ngắn thì nối lại.

50

Page 51: Tải tài liệu tại đây: download

- Nẹp tre hoặc gỗ:Đây là hai loại nẹp được sử dụng rộng rãi và thuận tiện. Nẹp loại này dễ kiếm, đủ độ cứng, dễ cố định.

Một bộ nẹp tốt phải đúng quy cách (trơn, nhẵn, thẳng, bịt kín hai đầu, đủ độ cứng và phù hợp với độ dài chi được cố định).

+ Chi trên: dài 35 - 45cm, rộng 5 - 6cm, dày 0,5cm.

+ Chi dưới: dài 80 - 100cm, rộng 8 - 10cm, dày 0,8cm.

- Nẹp Crame: Nẹp này làm bằng thép, có thể uốn cong theo các khuỷu; thường dùng để cố định gãy xương cánh tay, cẳng tay và cẳng chân.

- Nẹp Thomas (giá Thomas): Loại này thường dùng trong trường hợp gãy xương đùi.

- Nẹp Beckel (máng Beckel): Loại này thường dùng trong trường hợp gãy xương cẳng chân.

b) Bông

- Dùng để đệm lót nơi đầu nẹp hoặc nơi đầu xương cọ sát vào nẹp.

- Nếu có điều kiện nên dùng bông mỡ (không thấm nước); nếu không có, có thể dùng bông thường hoặc dùng vải hay quần áo.

c) Băng

- Dùng để buộc cố định nẹp.

- Băng phải đảm bảo: rộng bản, dài vừa phải, bền chắc.

- Nếu không có băng thì có thể dùng các dải dây buộc.

Chú ý: Trong thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn các vật dụng để cố định tạm thời gãy xương nên người ta thường dùng khăn tam giác để bất động tạm thời một số loại gãy xương và dùng nẹp cơ thể (cố định chi gãy vào chi lành, buộc tay vào ngực…).

7. Cố định tạm thời gãy xương một số trường hợp cụ thể bằng nẹp tre hoặc gỗ

7.1. Gãy xương hở

a) Trường hợp xương chồi ra ngoài vết thương

51

Page 52: Tải tài liệu tại đây: download

Chú ý:

- Không bao giờ được kéo đầu xương gãy vào trong.

- Bǎng bó vết thương rồi mới cố định theo tư thế gãy.

(1). Cầm máu bằng cách ép mép vết thương sát vào đầu xương;

(2). Nhẹ nhàng đặt một miếng gạc hoặc miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra;

(3). Đặt một vành khǎn hoặc một đệm bông hình bán nguyệt lên trên vết thương;

(4). Bǎng cố định gạc vào vùng đệm bằng bǎng cuộn;

(5). Tiến hành nẹp bất động như các trường hợp gãy xương kín;

(6). Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Đây là cấp cứu ưu tiên. Lưu ý giữ gìn tư thế đúng trong khi vận chuyển và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn nhân.

Chú ý: vành khǎn hoặc đệm bông phải có chiều dày đủ để không gây áp lực lên đầu xương khi bǎng ép.

b) Trường hợp xương gãy không chìa đầu ra ngoài

(1). Cầm máu bằng cách ép nhẹ nhàng mép vết thương lại (không ấn mạnh vết thương ở vị trí gãy);

(2). Đặt một miếng gạc lên trên vết thương và đệm bông ở xung quanh miệng vết thương;

(3). Xử trí như trường hợp gãy xương hở có xương chồi ra ngoài.

7.2. Gãy xương bàn tay, ngón tay

- Đặt một cuộn băng to vào lòng bàn tay. Bàn tay ở tư thế sấp, các ngón tay ở tư thế nửa sấp;

- Đặt một nẹp to bản thẳng từ cánh tay xuống đến bàn tay;

- Cố định cẳng tay và bàn tay vào nẹp; để hở các ngón tay để theo dõi sự lưu thông của máu;

- Dùng một băng tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay lên cổ.

52

Page 53: Tải tài liệu tại đây: download

7.3. Gãy xương tay

7.3.1. Trường hợp gấp được khuỷu tay

a) Gãy xương cẳng tay

- Để cẳng tay sát thân người, cẳng tay vuông góc cánh tay, lòng bàn tay ngửa;

- Nẹp thứ nhất đặt ở mặt trước cẳng tay từ nếp khuỷu đến khớp bàn ngón tay;

- Nẹp thứ hai dài hơn nẹp thứ nhất, đặt ở mặt sau cẳng tay, từ mỏm khuỷu đến khớp bàn tay ngón ở phía mu tay;

- Cố định hai nẹp vào bàn tay và cẳng tay ở hai đoạn, đoạn thứ nhất ở bàn tay và cổ tay, đoạn thứ hai ở trên và dưới khớp khuỷu;

- Dùng một băng tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.

b) Gãy xương cánh tay

- Để cánh tay sát thân người, cẳng tay vuông góc cánh tay (tư thế co);

- Đặt hai nẹp (nẹp trong từ hố nách tới sát nếp khuỷu; nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu);

- Dùng hai dây rộng bản buộc cố định nẹp (một ở trên và một ở dưới ổ gãy);

- Dùng băng tam giác treo cẳng tay trước ngực ở tư thế vuông góc 900, bàn tay để ngửa;

- Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân người, thắt nút ở phía trước phía không bị thương.

Chú ý:

Trong các trường hợp không có nẹp:

+ Dùng một cuộn băng tam giác treo cẳng tay vuông góc với cánh tay;

+ Cố định chi vào thân người bằng các vòng băng hoặc băng tam giác.

53

Page 54: Tải tài liệu tại đây: download

7.3.2. Trường hợp không thể gấp khuỷu tay

- Không được cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Bảo nạn nhân dùng tay kia đỡ tay bị thương ở vị trí đó nếu có thể;

- Đặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân người;- Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí:

+ Quanh cổ tay và đùi.

+ Quanh cánh tay và ngực.

+ Quanh cẳng tay và bụng.

- Cho nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân.

7.4. Gãy xương chân

7.4.1. Gãy xương cẳng chân

Cần 3 người thực hiện:

+ Người thứ nhất: đỡ nẹp và cẳng chân phía trên và dưới ổ gãy.

+ Người thứ hai: đỡ gót chân, cổ chân và kéo nhẹ theo trục của chi liên tục bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định nẹp (đối với trường hợp gãy xương kín).

+ Người thứ ba: cố định gãy xương.

- Đặt 2 nẹp ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy, từ giữa đùi xuống quá khớp cổ chân (Nếu dùng 3 nẹp thì 2 nẹp đặt như trên, nẹp thứ ba đặt ở mặt sau cẳng chân);

- Băng cố định nẹp ở 3 vị trí: cổ chân, dưới và trên khớp gối, giữa đùi và băng số 8 giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.

7.4.2. Gãy xương đùi và khớp háng

a) Cố định bằng nẹp tre, gỗ

Cần 3 nẹp và 3 người thực hiện:

+ Người thứ nhất: luồn tay đỡ đùi ở phía trên và phí dưới ổ gãy.

+ Người thứ hai: đỡ gót chân và giữ bàn chân ở tư thế luôn vuông góc với cẳng chân.

+ Người thứ ba: đặt nẹp.

- Đặt 3 nẹp:

+ Nẹp ngoài từ hố nách xuống qua gót chân.

+ Nẹp trong từ bẹn xuống quá gót chân.

54

Page 55: Tải tài liệu tại đây: download

+ Nẹp dưới từ nách xuống quá gót chân.

- Dùng các dải dây rộng bản để buộc cố định nẹp ở các vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy, ngang ngực, ngang hông, dưới đầu gối, cổ chân (băng kiểu băng số 8).

- Buộc chi gãy vào chi lành ở cổ chân, đầu gối và đùi.

Lưu ý:

+ Các nẹp đều phải lót bông vào chỗ giáp các xương.

+ Không được buộc nút ở phía chi gãy.

+ Sau khi cố định chân gãy xong, nâng cao chân lên một chút để giảm sưng

nề và khó chịu cho nạn nhân.

+ Phải dùng cáng cứng để vận chuyển người bị gãy xương đùi sau khi đã được cố định tốt.

b) Cố định bằng nẹp cơ thể

Trường hợp không có nẹp tre, gỗ thì tiến hành buộc chi gãy vào chi lành ở các vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy, dưới đầu gối, cẳng chân, cổ chân (dùng kiểu băng số 8 để buộc hai chân và bàn chân lại với nhau).

7.5. Gãy xương đòn

a) Phương pháp thứ nhấtDùng băng chéo để nâng tay.

- Đặt cánh tay có xương đòn bị gẫy lên khoảng xương đòn ở bên không bị thương;

- Băng tam giác với điểm tựa ở khuỷu tay bên bị thương;

- Gấp mép băng ở bên dưới bàn tay và bên dưới cánh tay bị thương;

- Cột tại xương đòn bằng nút thắt;

- Dùng ghim kim phần băng thừa cho thật chặt hoặc xoắn và giắt mối;

- Có thể nâng đỡ thêm bằng cách quấn băng vòng quanh cánh tay và mình.

b) Phương pháp thứ haiDùng băng tam giác treo cánh tay.

- Đặt tay phía xương đòn bị gãy chéo ngang ngực;

55

Page 56: Tải tài liệu tại đây: download

- Đặt băng giữa cánh tay và ngực, kéo một đầu băng vòng lên phía sau cổ sang phía bị thương;

- Kéo đầu băng bên dưới (bao luôn cánh tay) lên trên vai gặp đầu băng trên;

- Cố định nút thắt của hai đầu băng ở sau gáy nạn nhân;

- Kéo đỉnh băng (đầu mút) tới trước khuỷu tay để cố định lại, cài chặt lại phía trên khuỷu tay bằng kim băng hoặc xoắn đỉnh băng cho đến khi vừa khít khuỷu tay và nhét đỉnh băng vào trong băng ngay phía trước cánh tay;

- Cố định cánh tay với ngực bằng băng cuộn lớn trên băng treo.

c) Phương pháp thứ ba

Băng hai vai theo kiểu số 8.Việc này cần hai người thực hiện.

- Người thứ nhất: Nắm 2 cánh tay nạn nhân nhẹ nhàng kéo ra phía sau bằng một lực vừa phải, không đối trong suốt thời gian cố định.

- Người thứ hai: Dùng băng băng kiểu số 8 để cố định xương đòn. Hai vòng số 8 bắt chéo nhau ở sau lưng.

Chú ý: Phải đệm lót tốt ở hai hố nách để tránh gây cọ sát làm nạn nhân đau khi băng.

d) Phương pháp thứ tư

Dùng nẹp chữ T.- Cho nạn nhân ưỡn ngực, hai vai kéo về phía sau;

- Chèn bông hoặc bǎng dưới hai hố nách và hai bả vai;

- Đặt nẹp chữ T sau vai, nhánh dài dọc theo cột sống, nhánh ngang áp vào vai (nẹp chữ T phải đảm bảo nhánh dài đủ dài qua thắt lưng, nhánh ngang to bản và dài qua khỏi vai);

- Quấn bǎng vòng tròn từ nách qua vai buộc nút ở bả vai. Quấn bǎng vòng thắt lưng, buộc nút ở vị trí thích hợp không để vướng.

56

Page 57: Tải tài liệu tại đây: download

7.6. Gãy xương sống

a) Gãy cột sống lưng

- Khuyên nạn nhân nằm yên, không được cố vận động các phần của cơ thể.

- Nếu có thể chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện thì đừng di chuyển nạn nhân.

+ Người cứu dùng tay giữ chắc đầu nạn nhân (áp hai bàn tay vào tai nạn nhân với các ngón xuôi dọc theo cằm, giữ đầu và cổ thẳng hàng với cột sống);

+ Nếu có người đứng xung quanh thì bảo họ đỡ 2 bàn chân nạn nhân;

+ Gấp vải, chǎn hoặc gối hoặc quần áo để dọc sát hai bên thân nạn nhân để đỡ nạn nhân;

+ Đắp chǎn cho nạn nhân trong khi chờ đợi xe cấp cứu.

- Nếu không thể chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện hoặc đường đi tới bệnh viện xa khó đi thì phải:

+ Đỡ vai và khung chậu nạn nhân (người phụ giúp đỡ nên phân bố đều quanh nạn nhân) và thận trọng đặt đệm mềm vào giữa 2 chân;

+ Buộc bǎng hình số 8 ở quanh cổ chân và bàn chân, buộc các dải bǎng to ở đầu gối và đùi.

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện:

+ Đặt nạn nhân trên một cáng cứng ở tư thế nằm ngửa. Khi đặt phải hết sức nhẹ nhàng, thận trọng; những người cứu phải phối hợp động tác thật tốt (người giữ đầu nạn nhân hướng dẫn những người phụ giúp khác), phải giữ cho người nạn nhân và cột sống luôn luôn thẳng; không được nâng cao hai vai và chân;

+ Vận chuyển phải hết sức thận trọng, không được chuyển nạn nhân từ cáng nọ sang cáng kia;

+ Luôn luôn duy trì sự thông thoát đường hô hấp và theo dõi sát nạn nhân trong suốt quá trình vận chuyển.

57

Page 58: Tải tài liệu tại đây: download

Chú ý: Khi nâng nạn nhân lên cáng cần phải có nhiều người và phải nâng đều để luôn luôn giữ nạn nhân trên một mặt phẳng. Khi đặt xuống bàn khám hoặc giường cũng phải làm như vậy.

b) Gãy đốt sống cổ

- Khuyên nạn nhân không được cố vận động. Đỡ đầu và cổ nạn nhân cho đến khi lực lượng y tế đến;

- Nếu không thể chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện thì phải nới rộng cổ áo và lót một vòng đệm cổ;

- Đắp chǎn cho nạn nhân trong khi chờ đợi xe cấp cứu;

- Nếu buộc phải di chuyển nạn nhân thì phải xử trí như trường hợp gãy cột sống lưng.

Lót vòng đệm cổ:

+ Nếu không có sẵn vòng đệm cổ thì gấp một tờ báo lại với bề rộng khoảng 10cm. Sau đó dùng bǎng tam giác gói lại hoặc nhét tờ báo đã gấp lại đó vào trong một bít tất dài;

+ Đặt phần giữa của vòng đệm cổ vào phía trước của cổ ngay phía dưới cằm;

+ Quấn vòng đệm cổ này quanh cổ nạn nhân và buộc nút ở phía trước của cổ;

+ Đảm bảo chắc chắn rằng vòng đệm cổ không gây tắc nghẽn đường thở.

7.7. Vỡ xương chậu

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng hoặc hơi co đầu gối, nếu nạn nhân cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn ở tư thế này. Dùng gối hoặc chǎn mỏng gấp lại để kê dưới gối;

- Nếu chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện thì đắp chǎn cho nạn nhân và đợi xe cấp cứu đến;

- Nếu không chuyển ngay được đến bệnh viện hoặc đường đi tới bệnh viện xa (mất trên 30 phút) hoặc đường khó đi thì phải nhẹ nhàng buộc 2 vòng bǎng to bản ở khung chậu, buộc vòng bǎng phía dưới trước, vòng bǎng này đi vòng qua khớp háng.

+ Nếu chỉ có một đai chậu bị tổn thương thì bǎng vòng thứ 2 chéo lên phía đai chậu của bên bị tổn thương;

+ Nếu cả 2 bên đai chậu đều tổn thương thì buộc chính giữa;

+ Đặt đệm mỏng vừa đủ vào giữa hai đầu gối và mắt cá;

+ Bǎng số 8 xung quanh mắt cá và bàn chân và bǎng một bǎng rộng bản ở đầu gối. Buộc nút ở bên phần không bị tổn thương;

- Khi chuyển nạn nhân tới bệnh viện (nếu không có xe cứu thương) phải:

58

Page 59: Tải tài liệu tại đây: download

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, chi ở tư thể nửa co, đùi dạng nhẹ (tư thế sản khoa). Phía dưới hai khớp gối đặt một cái chăn hoặc gối;

+ Cố định nạn nhân vào cáng cứng ở ngang ngực, khung chậu và cổ chân.

Chú ý:

+ Nếu nạn nhân đòi đi tiểu thì khuyên nạn nhân cố gắng chịu đựng vì nước tiểu có thể tràn vào các mô.

- Khi di chuyển nạn nhân có thể cố định nạn nhân vào cáng cứng hoặc tấm ván (như hướng dẫn trên) rồi đặt vào võng.

- Phải duy trì sự theo dõi sát người bị nạn và giữ nạn nhân ở tư thế đúng.

7.8. Vỡ xương sọ

- Nạn nhân còn tỉnh thì đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, dùng gối hoặc đệm đỡ đầu và vai;

- Nếu có máu, dịch não tủy chảy ra từ tai thì đặt nạn nhân nằm nghiêng về phía đó, áp vào tai đó một miếng gạc vô khuẩn hoặc vật liệu tương tự sau đó bǎng lại bằng bǎng cuộn (không đút nút lỗ tai);

- Nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục nghiêng về bên bị tổn thương;

- Kiểm tra nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng (tỉnh táo) 10 phút/lần;

- Nếu ngừng thở ngừng tim thì tiến hành hồi sinh hô hấp - tuần hoàn ngay;

- Chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Lưu ý: nếu não phòi ra ngoài sọ không được bôi thuốc và bǎng ép.

VIII. SƠ CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP VÀ TUẦN HOÀN

1. Nguyên nhân và triệu chứng ngừng hô hấp và tuần hoàna) Nguyên nhân- Thiếu oxy: trong điều kiện đám cháy sinh ra nhiều khói độc, sập nhà, thắt cổ tự

tử, đuối nước, tai nạn lao động, tai nạn giao thông...- Điện giật.- Sặc.- Hạ thân nhiệt nặng.- Giảm hoặc tăng canxi máu.b) Triệu chứng

59

Page 60: Tải tài liệu tại đây: download

- Mất ý thức đột ngột: gọi to không trả lời, lay mạnh không phản ứng.- Ngừng thở hoặc thở ngáp: áp tai gần mũi nạn nhân nghe xem nạn nhân có tự thở

không.- Lồng ngực không di động.- Mất mạch cảnh (mạch đi lên cổ), mạch bẹn: sờ không thấy mạch đập.- Máu ngừng chảy từ các vết thương.- Da và sắc mặt tím tái, nhợt nhạt.- Giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng (triệu chứng muộn).2. Mục đích của sơ cấp cứu ngừng hô hấp và tuần hoànLà một biện pháp nhằm kích thích tim đập lại, cung cấp dưỡng khí để phổi thở lại

trong trường hợp nạn nhân bị ngừng tim, bị ngừng hô hấp hay vừa bị ngừng tim và ngừng hô hấp.

3. Phác đồ sơ cấp cứu

XEM, XÉT, GỌI, HỎI NẠN NHÂN

CÒN TỈNHĐặt nằm nghiêng, theodõi tuần hoàn, hô hấp

BẤT TỈNHĐặt nằm nghiêng, kiểmtra hô hấp, khai thông

đường dẫn khí

CÒN THỞĐặt nằm nghiêng, theodõi tuần hoàn, hô hấp

KHÔNG THỞĐặt nằm ngửa,kiểm tra mạch

CÒN MẠCHĐặt nằm ngửa, hô hấp

nhân tạo, tiếp tụckiểm tra tuần hoàn

KHÔNG MẠCHHô hấp nhân tạo kết hợpép tim ngoài lồng ngực,

kiểm tra tuần hoàn, hô hấp

4. Kiểm tra tình trạng nạn nhân4.1. Kiểm tra tình trạng tỉnh táo- Lay, gọi nạn nhân.

- Nạn nhân có thể trong các tình

60

Page 61: Tải tài liệu tại đây: download

trạng sau:+ Nạn nhân có thể tỉnh táo khác

thường, có thể lơ mơ, nói lí nhí, rên rỉ hay cử động nhẹ.

+ Nạn nhân hoàn toàn bất tỉnh, không phản ứng gì.

4.2. Kiểm tra hơi thở- Nâng cằm của nạn nhân lên để

đầu hơi ngửa ra phía sau;- Áp má mình vào miệng nạn

nhân, kiểm tra xem có nghe thấy hoặc cảm nhận thấy hơi thở của nạn nhân hay không;

- Quan sát vùng ngực nạn nhân xem có thấy cử động không.

Xem, nghe và cảm nhận trong 5 giây trước khi đưa ra kết luận là nạn nhân có còn thở hay không.

4.3. Kiểm tra mạch đập- Nghe tiếng tim đập;- Kiểm tra động mạnh cảnh.Nghe và cảm nhận trong 5 giây

trước khi đưa ra kết luận là mạch của nạn nhân còn đập hay không.

5. Khai thông khí đạo (đường thở)(1). Đặt nạn nhân nằm ngửa, ưỡn cổ, nơi thoáng khí, nằm trên nền cứng, phẳng; (2). Nới rộng quần áo nạn nhân;

(3). Một tay người cứu đặt trên trán nạn nhân, đẩy trán ra phía sau, tay kia nâng cằm lên cao sao cho đầu ngửa, cổ ưỡn ra tối đa hoặc người cứu dùng một tay đỡ

61

Page 62: Tải tài liệu tại đây: download

dưới gáy nạn nhân, tay kia đặt lên trán và đẩy mạnh xuống dưới (động tác này có tác dụng làm cổ dãn ra và đẩy gốc lưỡi khỏi chèn vào vùng họng làm nghẽn khí quản);

Lưu ý: nếu nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương đốt sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới lên, tránh di chuyển đầu, cổ nhiều.

(4). Lấy dị vật đường thở:- Dùng hai ngón tay (sử dụng găng tay y tế, nếu không có thì quấn gạc, khăn tay

sạch quanh hai ngón tay) móc sạch đờm giãi, dị vật ra khỏi miệng.- Làm thủ thuật Heimlich nếu nghi ngờ có dị vật trong đường hô hấp của nạn

nhân:* Đối với người lớn:Nếu nạn nhân còn tỉnh+ Nếu nạn nhân đang ngồi hoặc

đứng thì gập người nạn nhân về phía trước, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh vào nạn nhân 5 cái ở vùng giữa xương bả vai. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh thì quỳ xuống và xoay nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng và vỗ giống như trên.

+ Nếu phương pháp trên không hiệu quả thì dùng biện pháp ấn mạnh vào bụng:

. Để nạn nhân đứng hoặc ngồi. Nếu nạn nhân đứng thì người cứu đứng phía sau nạn nhân (nên có tư thế một chân trước, một chân sau; chân trước lồng vào giữa hai chân của nạn nhân). Nếu nạn nhân ngồi thì người cứu quỳ phía sau lưng của nạn nhân;

. Vòng hai tay ôm lấy eo nạn nhân. Nắm chặt hai bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị của nạn nhân, ngay dưới chóp xương ức,

62

Page 63: Tải tài liệu tại đây: download

phía trên rốn; . Kéo mạnh và nhanh 5 cái dứt

khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên.

Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho đến khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

+ Nếu vẫn chưa lấy được dị vật đường hô hấp của nạn nhân thì có thể luân phiên vỗ vai rồi ấn bụng như vậy vài lần cho đến khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Nếu nạn nhân bất tỉnhĐể nạn nhân nằm ngửa, quỳ

xuống và dạng hai chân cạnh đùi nạn nhân, rồi tiến hành ấn bụng.

Đặt hai bàn tay chồng lên nhau và đặt gót lòng bàn tay dưới lên vùng thượng vị.

Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.

Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho đến khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

* Đối với trẻ em:+ Nếu nạn nhân là trẻ lớn (1 ÷ 8

tuổi) thì người cứu ngồi xuống, đặt nạn nhân nằm trên đùi, đầu úp xuống đất và thấp hơn ngực.

Dùng gót bàn tay vỗ 5 cái thật mạnh vào giữa xương bả vai.

+ Nếu nạn nhân là trẻ nhỏ thì đặt trẻ nằm sấp dọc và trên cánh tay của người cứu, đầu thấp hơn ngực, đầu và cổ được giữ chặt.

63

Page 64: Tải tài liệu tại đây: download

Dùng gót bàn tay còn lại vỗ 5 cái thật mạnh vào giữa xương bả vai.

Sau đó lật ngửa trẻ sang một bên, nếu thấy trẻ vẫn còn thấy khó thở, dùng hai ngón tay ấn mạnh 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường thẳng nối hai đầu vú một khoảng ngón tay.

Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại và tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5 - 6 lần) cho đến khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Lưu ý:- Đôi khi, chỉ cần khai thông khí đạo là nạn nhân sẽ thở được.- Nếu nạn nhân thở lại bình thường thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức.- Nếu nạn nhân không thở lại được, tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.- Phương pháp ấn vào bụng không được áp dụng đối với phụ nữ đang có mang và

khi thực hiện phương pháp này có thể gây tổn thương đến gan hoặc dạ dày của nạn nhân.

6. Hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực- Không khí lúc ta thổi ra chứa 16% oxy do đó chúng ta có thể thổi và cung cấp

oxy cho nạn nhân bị ngừng hô hấp.- Nếu nạn nhân ngừng thở nhưng mạch còn đập, tiến hành hô hấp nhân tạo sau

gọi điện thoại nhờ giúp đỡ và tiếp tục hô hấp cho đến khi nạn nhân bắt đầu tự thở được hoặc đến khi có người đến giúp đỡ. Có thể sử dụng khăn sạch hay miếng gạc lót miệng bệnh nhân khi hô hấp nhân tạo.

- Nếu nạn nhân ngừng thở và mạch cũng ngừng đập phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim.

6.1. Hô hấp nhân tạoa) Nhân tạo miệng - miệng(1). Người cứu quỳ ngang đầu nạn nhân hoặc đứng nếu nạn nhân nằm trên giường. Để nạn nhân nằm

ngửa. Lấy hết các dị v t ra khỏi mi ng, kể cả răng giả đã bị gãy;â ê

64

Page 65: Tải tài liệu tại đây: download

(2). Một tay người cứu đặt trên trán nạn nhân, đẩy trán ra phía sau, tay kia nâng cằm lên cao sao cho đầu ngửa, cổ ưỡn ra tối đa hoặc người cứu dùng một tay đỡ dưới gáy nạn nhân, tay kia đặt lên trán và đẩy mạnh xuống dưới. Trong khi hô hấp, đầu nạn nhân luôn giữ ở tư thế này;

(3). Người cứu dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp mũi nạn nhân lại, hít một hơi thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân sao cho thật kín (nếu nạn nhân là trẻ bé thì áp miệng của người cứu lên cả miệng và mũi của trẻ), thổi nhanh mạnh trong vòng 1 - 2 giây cho đến khi thấy ngực phồng lên;

(4). Rời khỏi miệng nạn nhân;(5). Lặp lại động tác với tần suất 10 12 lần/phút với người lớn; 20 lần/phút với

trẻ em (1 8 tuổi); thổi nhanh và nhẹ hơn với tần suất 30 lần/phút với trẻ bé và sơ sinh cho đến khi nạn nhân tự thở được;

(6). Khi nạn nhân tự thở được thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức.Lưu ý: Khi thổi, nếu ngực nạn nhân không căng lên có thể bị nghẽn đường hô

hấp, hãy kiểm tra: + Đầu ngửa hết chưa.+ Có áp sát vào môi nạn nhân chưa.+ Bịt kín mũi nạn nhân chưa.+ Lưỡi của nạn nhân có bị tụt vào trong không.+ Khí đạo có bị nghẽn do máu, nôn mửa hay dị vật.

b) Nhân tạo miệng - mũiTrường hợp không mở được miệng của nạn nhân ra hoặc miệng nạn nhân có

thương tích nặng, không thể áp kín miệng với nhau được hoặc trường hợp ngạt nước thì phải áp dụng hô hấp kiểu miệng - mũi.

(1). Để nạn nhân nằm ngửa;(2). Một tay người cứu giữ đầu nạn

nhân ngửa hẳn ra phía sau, tay kia đỡ dưới cằm đẩy lên để cho nạn nhân ngậm kín môi vào (để phòng máu vào phổi);

65

Page 66: Tải tài liệu tại đây: download

(3). Người cứu hít sâu rồi ngậm môi kín quanh mũi nạn nhân, thổi mạnh từ từ cho đến khi ngực nạn nhân phồng lên. Thổi liên tục như vậy 4 lần;

(4). Bỏ miệng ra khỏi mũi nạn nhân, kiểm tra xem nạn nhân đã tự thở hay chưa;(5). Nếu nạn nhân chưa tự thở được thì kiểm tra lại tư thế và tiếp tục thổi với tần

suất 10 12 lần/phút với người lớn; 20 lần/phút với trẻ em (1 8 tuổi); thổi nhanh và nhẹ hơn với tần suất 30 lần/phút với trẻ bé và sơ sinh;

(6). Khi nạn nhân tự thở được thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức.c) Hô hấp nhân tạo bằng bóng AmbuNếu có điều kiện, tốt nhất ta nên dùng bóng Ambu.Bóng Ambu có tác dụng đưa một lượng không khí vào phổi nạn nhân bằngcách áp mặt nạ của bóng vào miệng và mũi của nạn nhân rồi bóp bóng.

(1). Chụp Ambu kín mũi, miệng nạn nhân (đầu nhỏ chụp lên sống mũi);

(2). Một tay người cứu giữ Ambu và nâng cằm của nạn nhân để đầu ngửa tối đa;

(3). Một tay bóp bóng;(4). Nhịp bóp bóng khoảng 10 - 12 lần/phút.

6.2. Ép tim ngoài lồng ngực(1). Đặt nạn nhân nằm ngửa trên

sàn phẳng cứng, quì cạnh ngang ngực nạn nhân;

(2). Xác định vị trí ép tim: Tìm mỏm xương ức (nơi các xương sườn gặp nhau), đặt hai ngón tay vào mỏm xương ức, sau đó đặt tay sát ngay trên hai ngón tay định vị;

(3) Hai bàn tay của người cứu chồng lên nhau và đan xen các ngón

66

Page 67: Tải tài liệu tại đây: download

với nhau; duỗi thẳng cẳng tay, giữ cứng khuỷu tay và hai vai cân bằng giữa hai tay;

(4) Dùng sức nặng toàn thân ấn thẳng góc xuống xương ức, đảm bảo cho xương ức lún sâu về phía xương sống khoảng 4 - 5 cm, liên tục và nhịp nhàng với nhịp độ 80 - 100 lần/phút (vừa ấn vừa hô đếm để canh đều thời gian).

Nếu nạn nhân là trẻ em, người cứu dùng một gốc lòng bàn tay để ép tim, ấn lún sâu khoảng 2,5 - 3,7 cm, liên tục và nhịp nhàng với tần số 100 lần/phút.

Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh, người cứu đặt hai ngón tay trên xương ức, dưới đường thẳng giữa hai núm vú hoặc vòng hai tay quanh ngực nạn nhân với hai ngón tay cái đặt nằm cạnh nhau trên xương ức và dưới đường thẳng giữa hai núm vú, ấn lún sâu khoảng 1,5 - 2,5 cm, liên tục và nhịp nhàng với nhịp độ 100 - 120 lần/phút.

Chú ý:+ Không đè các ngón tay của

người cứu lên xương sườn của nạn nhân vì có thể làm gãy xương sườn và không đè lên mũi ức để tránh làm dập gan và chảy máu trong;

+ Không nhấc gốc lòng bàn tay hoặc ngón tay (đối với trẻ sơ sinh) của người cứu khỏi xương ức của nạn nhân trong khi ép;

+ Không ấn quá sâu, có thể làm

67

Page 68: Tải tài liệu tại đây: download

gãy xương sườn.

6.3. Kết hợp hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngựca) Trường hợp có một người cứu- Người cứu thực hiện một chu

kỳ: thổi ngạt nạn nhân 2 lần sau đó ép tim 30 lần;

- Dừng lại để kiểm tra tim, phổi nạn nhân. Nếu nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt, tim mạch hoạt động lại thì dừng ép tim. Nếu chưa phục hồi thì vẫn tiếp tục cấp cứu theo chu kỳ trên cho đến khi nạn nhân phục hồi hay y tế đến.

b) Trường hợp có hai người cứu(1). Một người tiến hành hô hấp

nhân tạo nạn nhân, người còn lại đi gọi thêm người giúp đỡ và cấp cứu (115);

(2). Sau đó hai người phối hợp vừa hô hấp vừa ép tim: Người thứ nhất thổi ngạt 2 lần; sau đó người thứ hai ép tim 30 lần;

(3). Dừng lại để kiểm tra tim, phổi nạn nhân. Nếu nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt, tim mạch hoạt động lại thì dừng ép tim. Nếu chưa phục hồi thì vẫn tiếp tục cấp cứu theo chu kỳ trên cho đến khi nạn nhân phục hồi hay y tế đến.

7. Tư thế hồi sứcTư thế hồi sức là tư thế được

thiết kế để bảo vệ đường thở nạn nhân, ưu tiên cao nhất cho hồi sức.

Ở nạn nhân hôn mê, khi nằm ngửa, do trọng lực làm hàm rơi ra phía sau, lưỡi bị tụt xuống và làm lấp tắc đường thở.

68

Page 69: Tải tài liệu tại đây: download

Nếu nạn nhân nôn trong khi đang nằm ngửa sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp. Khi lật nghiêng nạn nhân, các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

Có nhiều những kỹ thuật giúp giữ cho đường thở thông thoáng, kỹ thuật đơn giản nhất là đặt nạn nhân ở tư thế mà trọng lực không gây ra những tác động nêu trên: Tư thế hồi sức.

Tất cả các nạn nhân hôn mê nên được đặt ở tư thế hồi sức, trừ khi nghi ngờ có chấn thương cột sống: bệnh cảnh chấn thương, liệt chân, đái ỉa không tự chủ.

Đặt nạn nhân nằm nghiêng, đầu ngửa ra phía sau, tay trên gấp, tay dưới duỗi thẳng ra trước mặt, chân trên co lại thành một góc vuông, chân dưới duỗi thẳng. Có thể dùng vải hoặc gối để kê giữ nguyên bệnh nhân ở tư thế như vậy.

8. Khám tổng quan một nạn nhân- Phải luôn khám kỹ nạn nhân từ đầu đến chân. Có thể di chuyển hoặc cởi áo

quần của nạn nhân ra, nhưng phải thật nhẹ nhàng và thực sự cần thiết;- Khi khám dùng cả hai tay và luôn luôn so sánh cả hai bên với nhau. Nếu cởi bỏ

quần áo của nạn nhân khó khăn, ta có thể dùng kéo cắt dọc theo đường chỉ may để bộc lộ chỗ tổn thương mà xử trí.

(1). Hộp sọ và da đầuLuồn tay vào tóc để xem có chỗ nào chảy máu, sưng hay mềm nhũn hoặc lõm

vào trong.(2). Mặt- Chú ý màu da, nhiệt độ và trạng thái của da.

69

Page 70: Tải tài liệu tại đây: download

- Ví dụ:+ Da tái đổ mồ hôi: nạn nhân có thể bị sốc.+ Mặt đỏ bừng, da nóng: nạn nhân có thể lên cơn sốt, say nắng.(3). MắtKiểm tra hai mắt cùng một lúc xem hai đồng tử có bằng nhau không, có vật lạ

hay bầm tím ở tròng trắng không.(4). Tai- Nói chuyện với nạn nhân xem có nghe được không;- Tìm xem có máu hoặc nước trong máu có lẫn hạt mỡ chảy ra không, nếu có

nghĩa là vỡ nền sọ.(5). MũiKiểm tra xem có chảy máu hay nước nhờn mầu trong, hoặc cả hai thứ pha lẫn,

chứng tỏ có tổn thương hộp sọ.(6). Miệng - Xem độ sâu và tính chất của hơi thở (dễ hay khó, nhanh hay chậm);- Hơi thở có mùi hôi đặc biệt không;- Xem có dị vật bên trong miệng không, có răng giả không chắc chắn không;- Môi bị bỏng hay tím tái không.(7). Cổ- Cởi cổ áo nạn nhân, cởi cravat;- Xem mạch cảnh đập thế nào;- Xem có bất thường, tím bầm không;- Vuốt từ đầu đến vai xem có chỗ nào đau nhói không;- Sờ nhẹ nhàng hai xương đòn xem có biến dạng, có điểm đau nhói không.

(8). Ngực, bụng- Bảo nạn nhân thở sâu xem hai lồng ngực có căng đều không, có biến dạng lồng

ngực không;- Sờ lồng ngực xem có điểm đau nhói không;- Xem bụng có di chuyển theo nhịp thở không;- Bụng có co cứng không;- Sờ, ấn nhẹ hai bên xương chậu xem có bị gãy xương chậu không.(9). Lưng và cột sống- Nếu thấy cử động hoặc cảm giác ở chân tay yếu đi thì không nên di chuyển nạn

nhân ngay mà phải khám xương sống;

70

Page 71: Tải tài liệu tại đây: download

- Sờ nhẹ dọc xương sống từ trên xuống dưới xem có chỗ nào bị sưng hoặc đau nhói không.

(10). Tay, chân- Yêu cầu nạn nhân nâng từng tay, chân lên, co lại duỗi ra có được không;- Xem kỹ từng tay, chân xem có điểm nào đau nhói, biến dạng, bầm tím.

71