tải tài liệu

52
TÀI LIU THAM KHO NÂNG CAO NHN THC BO VMÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG DÀNH CHO HC SINH - LP 6 Đồng Nai, năm 2013

Upload: vuduong

Post on 09-Dec-2016

230 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tải tài liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NÂNG CAO NHẬN THỨC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG HỌC ĐƯỜNG

DÀNH CHO HỌC SINH - LỚP 6

Đồng Nai, năm 2013

Page 2: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 1

MỞ ĐẦU

Môi trường là tất cả những gì đang có xung quanh

chúng ta, là không gian sống của con người và sinh vật.

Môi trường cung cấp cho chúng ta không khí để thở,

nước để uống, đất để trồng trọt và chăn nuôi tạo ra các

nguồn thức ăn, năng lượng để sưởi ấm….

Do con người chịu tác động trực tiếp từ môi

trường, nên khi môi trường bị suy thoái tất yếu sẽ ảnh

hưởng đến sức khỏe của con người.

Như vậy, môi trường là gì ? Môi trường có những chức năng gì ? Nguồn nước

cấp cho cuộc sống là từ đâu ? Ô nhiễm môi trường là gì và môi trường bị ô nhiễm sẽ

ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người chúng ta? Đây là những vấn đề cần

được làm sáng tỏ để chúng ta có những nhận thức đầy đủ hơn về môi trường, để từ đó

có các hành động ứng xử và bảo vệ môi trường một cách thích đáng.

Tài liệu này được biên soạn bao gồm 4 phần nhằm cung cấp cho các em học

sinh một số kiến thức cơ bản về môi trường, được trình bày một cách đơn giản và dễ

hiểu với các nội dung chính gồm: khái niệm cơ bản về môi trường, chức năng của môi

trường, vai trò của nước trong cuộc sống, ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con

người … Đồng thời, tài liệu cũng hướng dẫn các em cách thực hiện phân loại rác và

nêu lên lợi ích của việc thực hiện chương trình giảm thiểu, tái chế và tận dụng phế thải

(3T : tiết giảm, tái chế và tái sử dụng) là một hành động thiết thực trong việc ngăn ngừa

ô nhiễm môi trường bởi rác.

Page 3: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 2

BÀI 1. KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

I. ĐỊNH NGHĨA MÔI TRƯỜNG

Theo Điều 3, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, năm 2005: “Môi trường bao

gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh

hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”

Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,

không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.

Môi trường sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:

- Môi trường tự nhiên, bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: ánh sáng mặt trời,

núi, sông, biển cả, không khí, động-thực vật, đất, nước... cung cấp cho ta không khí để

thở; đất để xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi; các loại tài nguyên khoáng sản cần

cho sản xuất, tiêu thụ; là nơi chứa đựng các chất thải; cung cấp cho ta cảnh đẹp để

ngắm nhìn, thư giãn; ….

(Nguồn: http://www.bicar.ro)

Nhìn vào hình vẽ, em hãy cho biết môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta

những gì ?

- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người, như: Hiệp hội

các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, các tổ chức tôn giáo,

tổ chức đoàn thể,... làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

Page 4: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 3

- Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, tạo thành

những tiện nghi trong cuộc sống.

Em hãy cho biết môi trường nhân tạo là gì qua các hình ảnh sau?

Đ…………xá N.….c…..tầng

Tr………..h……. C…..v…..

Page 5: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 4

II. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Khoa học Trái Đất công nhận bốn quyển là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển

và sinh quyển tương ứng với đá, không khí, nước, sự sống.

Một số nhà khoa học còn xem băng quyển (tương ứng với nước đá) như một

quyển của Trái Đất để phân biệt với thủy quyển và thổ quyển (tương ứng với đất) như

một thành phần hay thay đổi và bao gồm nhiều quyển

Hình 1-1 Mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên

1. Khí quyển

Khí quyển là lớp các chất khí bao quanh trái đất và

được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất. Nó gồm

có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một

lượng nhỏ argon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng

0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển

bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức

xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt

độ giữa ngày và đêm.

Các tầng của khí quyển bao gồm 5 tầng đó là: tầng

đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng điện ly ( hay tầng

ion) và tầng ngoài.

2. Thủy quyển

Trong địa vật lý, thủy quyển được mô tả như là khối lượng chung của nước được

tìm thấy dưới, trên bề mặt cũng như trong khí quyển của hành tinh.

Trên Trái Đất, vòng tuần hoàn nước là quá trình lưu chuyển của nước trong thủy

quyển. Nó bao gồm nước có dưới bề mặt Trái Đất, trong các lớp đất đá - thạch

quyển (tức nước dưới đất), nước trong cơ thể động vật và thực vật (sinh quyển), nước

bao phủ trên bề mặt trái đất ở các dạng lỏng và rắn, cũng như nước trong khí quyển ở

dạng hơi nước, các đám mây và các dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương.

Page 6: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 5

3. Thạch quyển

Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên trái

đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc

thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển có độ dày thay đổi theo vị trí

địa lý, độ dày của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian.

4. Sinh quyển

Sinh quyển là một phần của trái đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu

tới 11 km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các

điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được hiểu gắn

liền với trái đất. Sinh quyển của trái đất bao gồm các loài động vật, thực vật, vi

khuẩn, nấm,... từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao.

III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

1. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật

Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không

khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác.

Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp

các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của

từng quốc gia và ở từng thời kì.

2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người

Các tài nguyên như: đất, đá, tre, nứa, nước… và tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài

nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức

độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội.

3. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá

trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường

Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các

chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành

các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức năng là nơi

chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn

này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường

4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Môi trường cung cấp thông tin về địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật,

sự xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. Các hiện vật, di chỉ được con

Page 7: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 6

người phát hiện giúp giải thích được nhiều bí ẩn diễn ra trong quá khứ. Khi kết nối

những sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ dự đoán được những sự kiện

xảy ra trước đây và trong tương lai.

Môi trường cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm

họa đối với con người và các sinh vật sống trên trái đất. Chẳng hạn như: phản ứng

của một số sinh vật trước biến đổi của điều kiện tự nhiên là tín hiệu báo động cho

các sự cố về bão, động đất, núi lửa … sắp xảy ra.

Em hãy cho biết một số chức năng của môi trường qua các hình sau:

* Chức năng của môi trường ở Đô thị

1. Kh…...gi…..s…… đô thị 2. Cung cấp n….

3. C….c….t…tin 4. R…th….đô thị

Page 8: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 7

* Chức năng của môi trường ở Nông thôn

5. Làng q… 6. Ch….nu…..

7. Đ….trồng rau 8. Th…..s…

IV. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

1. Các vấn đề môi trường đô thị

- Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông,…

- Ô nhiễm nước do rác thải và nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, …

- Ô nhiễm do rác thải

- Sự cố môi trường đô thị: ngập nước, hỏa hoạn, dịch bệnh,…

- Văn hoá đô thị bị lai căng, nạn di dân từ nông thôn vào đô thị ngày càng tăng, ...

Page 9: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 8

Em hãy cho biết các vấn đề của môi trường đô thị qua hình vẽ:

1-------------------------------------------

2----------------------------------------

3------------------------------------------

4-------------------------------------

5-------------------------------------

6-----------------------------------

2. Các vấn đề môi trường nông thôn

+ Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn, dư lượng của hóa chất nông nghiệp

(thuốc trừ sâu, diệt cỏ, …), nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi,…

+ Ô nhiễm môi trường đất do chất thải chăn nuôi, bao bì đựng thuốc trừ sâu, dư lượng

thuốc trừ sâu, …

+ Ô nhiễm môi trường không khí do việc đốt nương rẫy, đun nấu bằng than, củi,…

+ Ô nhiễm môi trường do tự nhiên: ngập mặn, chua phèn, cháy rừng,…

+ Suy thoái đa dạng sinh học do ý thức con người

Page 10: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 9

Em hãy cho biết các vấn đề của môi trường nông thôn qua các hình ảnh sau:

1.

Em hãy cho biết các vấn đề của môi trường của địa phương em ở ?

Em hãy cho biết các vấn đề của môi trường ở trường học của em?

2.

3.

4.

5.

6.

Page 11: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 10

BÀI 2. NƯỚC – SỰ SỐNG CỦA HÀNH TINH XANH

I. TRÁI ĐẤT LÀ HÀNH TINH XANH

Trái đất được gọi là hành tinh xanh, vì nhìn từ vũ

trụ Trái đất có màu xanh dương, do màu của nước biển,

của các đại dương, màu trắng pha lơ của các áng mây bao

bọc bên ngoài và màu xanh lá cây chen lẫn màu nâu của

các lục địa lúc ẩn lúc hiện bên dưới màn mây.

Nguồn nước dồi dào trên bề mặt đất là đặc điểm

độc nhất, giúp phân biệt “Hành tinh xanh” với các hành

tinh khác trong hệ Mặt Trời. Khoảng 71% bề mặt Trái

Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn

lại là các lục địa và các đảo; nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống, chưa từng

phát hiện sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.

II. VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC

Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng

đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng

thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng

tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều

phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có

nước.

Hình 2-1 Vòng tuần hoàn của nước

(Nguồn: Sơ đồ vòng tuần hoàn nước, do Cục Địa chất Hoa Kỳ vẽ)

Page 12: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 11

Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu, mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn

nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong

không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi

có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây, chúng kết hợp với

nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa), rơi trên các đại dương,

sông , hồ,… hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Giáng

thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà. Dòng chảy mặt

và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt, không phải tất cả

dòng chảy mặt đều chảy vào các sông.

Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở

lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng

dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt.

Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.

Con người sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển.

III. PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Sự phân bổ nước

Theo chu trình trên, lượng nước được bảo toàn, chuyển từ dạng này sang dạng

khác (lỏng, khí, rắn) hoặc từ nơi này đến nơi khác. Tuỳ theo loại nguồn nước (đại

dương, hồ, sông, hơi ẩm đất...) thời gian tuần hoàn có thể rất ngắn (8 ngày đối với hơi

ẩm không khí) hoặc có thể kéo dài hàng năm, hàng ngàn năm (đại dương 1400 năm).

Hình 2-2 Tỉ lệ phân phối nước trên trái đất

( Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vòng_tuần_hoàn_nước)

Page 13: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 12

97% lượng nước trên trái đất là nước mặn; 3% còn lại là nước ngọt, nhưng hơn

67% lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các đỉnh núi băng ở các cực, phần còn

lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, chiếm khoảng 30% và

0,3% là nước mặt từ các sông, hồ và đầm lầy.

Nước từ sông và hồ là nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hàng ngày

Em hãy điền tên các nguồn nước khác nhau trên trái đất vào các hình vẽ ở dưới đây :

1.H………….. 2. Su……..

3.S………….. 4. Đ………/A…..

5. K…………….. 6. B….…………

Page 14: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 13

2. Vai trò của nước trong cuộc sống

- Nước được sử dụng cho rất nhiều mục đích, phục vụ nhu cầu cuộc sống và phát

triển của con người.

- Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết.

- Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các

quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.

- Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay

nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện) và như là chất trao đổi nhiệt.

- Nhà triết học người Hi Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc

tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí).

Em hãy cho biết nước được sử dụng cho các nhu cầu gì qua các hình ảnh sau?

1…………………….. 2…………………….. 3……………………..

4…………………….. 5…………………….. 6……………………..

7…………………….. 8…………………….. 9……………………..

Page 15: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 14

10. …………………….. 11………………………. 12………………………..

IV. CÁC NGUỒN NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

1. Thế nào là nước sạch?

Nước được gọi là nước sạch khi nước đảm bảo các chỉ tiêu như: nước trong,

không màu, không mùi vị lạ, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại.

Muốn biết nước chúng ta đang sử dụng có sạch hay không, chúng ta cần đem

nước đi phân tích, nếu đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế thì nước được

xem là sạch.

Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự

báo sẽ sớm trở thành một tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ. Nhưng với dầu mỏ thì

chức năng cung cấp năng lượng có thể thay thế bằng các nguồn năng lượng khác như

gió, mặt trời, thủy năng, sinh khối thực vật.., còn nước thì không thể thay thế và trên thế

giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình.

Do vậy, chúng ta phải có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.

2. Các nguồn nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

a) Nước dưới đất ( nước ngầm)

- Về tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh: 5.039.300m3/ngày; hiện trạng khai

thác nước dưới đất: 1.235.600 m3/ngày; tỉ lệ khai thác so với tiềm năng đạt 24,52%.

- Theo kết quả quan trắc về nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2013 của Trung tâm

Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai thì chất lượng nước dưới đất tại 16

công trình thuộc 3 khu vực quan trắc (thị xã Long Khánh, huyện Định Quán và

huyện Nhơn Trạch) có chất lượng nước khá tốt. Tuy nhiên, tại một số công trình ở

huyện Nhơn Trạch cần xử lý sắt, amoni và vi khuẩn; còn ở thị xã Long Khánh và

huyện Định Quán thì cần loại bỏ amoni và vi khuẩn trước khi đưa vào sử dụng.

b) Nước mặt

- Về tiềm năng nguồn nước mặt: Hệ thống sông Đồng Nai, cũng như tài nguyên

nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khá phong phú. Tổng lượng nước nội sinh

Page 16: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 15

trong tỉnh Đồng Nai xấp xỉ 6 tỷ m3 và lượng nước ở các tỉnh lân cận chảy vào

khoảng 18 tỷ m3

- Theo kết quả quan trắc về nước mặt 6 tháng đầu năm 2013 từ Trung tâm Quan

trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai thì:

Chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai đoạn 1 (từ sau hợp lưu sông Đồng

Nai và sông Đạ Hoai đến khu vực đổ vào hồ Trị An) và đoạn 2 (từ hợp lưu Sông

Bé – Sông Đồng Nai đến bến đò Bà Miêu – xã Thạnh Phú): đạt yêu cầu cho mục

đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần phải xử lý.

Đoạn 3 (từ Cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai): chất lượng nước từ khu vực cầu

Hóa An đến khu vực cầu Rạch Cát đạt yêu cầu cho cấp nước sinh hoạt nhưng

cần phải qua xử lý, chất lượng nước tại các vị trí còn lại chỉ đạt yêu cầu cho sử

dụng tưới tiêu và mục đích giao thông thủy.

Đoạn 4 (từ hợp lưu sông Buông – sông Đồng Nai đến hợp lưu sông Sài Gòn –

sông Đồng Nai): chất lượng nước đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt nhưng cần phải

xử lý.

Chất lượng nước mặt sông Thị Vải 6 tháng đầu năm 2013 đạt yêu cầu cho mục

đích bảo tồn động thực vật thủy sinh.

c) Một số nhà máy cấp nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Hiện nay, một số nhà máy nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như:

1. Nhà máy nước Thiện Tân giai đoạn 1 công suất 100.000 m3/ngày đêm.

2. Nhà máy nước Biên Hòa công suất 36.000 m3/ngày đêm.

3. Nhà máy nước Long Bình công suất 30.000 m3/ngày đêm.

4. Nhà máy nước Nhơn Trạch (nước ngầm) công suất 10.000 m3/ngày đêm.

5. Nhà máy nước Vĩnh An công suất 2.000 m3/ngày đêm.

6. Nhà máy nước Long Khánh công suất 7.000 m3/ngày đêm.

7. Nhà máy nước Xuân Lộc công suất 3.000 m3/ngày đêm.

d) Mưa

Nước mưa tương đối sạch, có thể tận dụng cho sinh hoạt của chúng ta. Con

người đã thu nước mưa từ hàng trăm năm nay để dùng cho các sinh hoạt trong nhà, tạo

cảnh quan và tưới vườn, tưới ruộng …

Page 17: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 16

Nước mưa có thể đáp ứng đến 65% nhu cầu nước dùng trong nhà .Tuy nhiên, để

đảm bảo an toàn về sức khỏe, không nên sử dụng nước mưa để uống trực tiếp và không

nên thu nước mưa ở những cơn mưa đầu mùa.

Các em nhỏ tắm mưa Hứng nước mưa để tưới cây

Câu hỏi:

1. Em hãy cho biết hiện tại gia đình em đang sử dụng nguồn nước nào ?

Nước mưa

Nước giếng (nước ngầm)

Nước thủy cục

Nước từ xe bồn

Nước sông, suối

Nước ao, hồ

Khác ….

2. Gia đình em đang uống nước loại nào ? Vì sao?

Nước mưa

Nước mưa đã đun sôi

Nước giếng đã đun sôi

Nước thủy cục đã đun sôi

Nước từ xe bồn đã đun sôi

Nước khoáng

Khác……

3. Qua bài học, em hãy cho biết, nước được sử dụng cho các nhu cầu nào trong

cuộc sống ?

Page 18: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 17

BÀI 3. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

I. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm chung

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) : “Sức khỏe môi trường là ảnh hưởng của các

nhân tố môi trường đến con người theo khía cạnh sức khỏe, bệnh tật và thương tật, bao

gồm các ảnh hưởng trực tiếp đến con người bởi nhiều tác nhân vật lý, hóa học, sinh

học, các ảnh hưởng của môi trường vật lý và xã hội gồm nhà ở, sự phát triển đô thị,

giao thông, công nghiệp và nông nghiệp”.

Các yếu tố được xem xét trong sức khỏe môi trường:

- Không khí và ô nhiễm môi trường không khí

- Nước sạch và ô nhiễm môi trường nước

- Đất và ô nhiễm đất

- Ngộ độc và dịch bệnh

2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

a) Các bệnh do ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự

xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn

xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.

Bệnh do thời tiết, khí hậu

- Vào mùa lạnh: bệnh tai biến mạch máu não, viêm phổi, viêm phế quản các

bệnh đường hô hấp trên, bệnh loét dạ dày tá tràng, các bệnh mũi họng...

- Vào mùa nóng : bệnh đường tiêu hóa, ngoài da.

Bệnh do môi trường không khí bị ô nhiễm

Ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp: Các khí sunfuarơ SO2, nitơ đioxít NO2, cacbon

oxít CO, bụi, phấn hoa, bông, gai... có khả năng gây co thắt phế quản, gây hen,

gây kích thích đường hô hấp, thủng phế nang, gây mệt, thậm chí gây tử vong.

Ảnh hưởng tới cơ quan thần kinh: các chất độc như: cacbuahydro (CxHy),

anđêhit (RCHO), dầu mỏ, hơi xăng... gây nên các bệnh thần kinh.

Page 19: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 18

Ảnh hưởng tới cơ quan tuần hoàn và máu: chì, asen, gây nhiễm độc cấp tính,

dãn mạch, hoại tử mao mạch; cacbon oxit CO, nitơ đioxít NO2, lưu huỳnh S gây

rối loạn quá trình chuyển hóa trao đổi chất của tế bào máu.

Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa: các bụi chì, hơi thuốc trừ sâu, có thể gây rối

loạn tiêu hóa trầm trọng, tác động trực tiếp trên gan, tụy, lách và cơ trơn.

Ảnh hưởng tới các giác quan: bụi, hơi thuốc trừ sâu gây viêm mũi, tổn thương

giác mạc mắt.

Có khả năng gây ung thư: amiăng, asen và các chất có nguồn gốc phóng xạ.

b) Các bệnh do ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho

các mục đích sử dụng khác nhau, có khả năng ảnh hưởng xấu đến đời sống con người

và sinh vật

Ở Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây nhiều bệnh như :

- Bệnh tiêu chảy (do virut, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ, tả, thương hàn, viêm

gan A, giun sán. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt, cơ

thể kém phát triển, có thể dẫn tới tử vong, nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường

hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém.

- Bệnh mắt hột: gặp hầu hết các vùng nông thôn miền núi.

- Bệnh viêm phần phụ: do tắm rửa hàng ngày bằng các loại nước bị nhiễm bẩn.

- Bệnh ung thư do các chất hóa học, các chất phóng xạ có trong nước xuất phát

từ nước thải công nghiệp, nước thải của các nhà máy hạt nhân gây ô nhiễm

nguồn nước như nhiễm độc chì, asen, thủy ngân vv...

- Bệnh viêm khớp, xiết răng, loãng xương...do các yếu tố vi lượng: Flo quá cao

hay quá thấp cũng gây bệnh

c) Các bệnh do ô nhiễm đất

Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các hóa chất độc hại do các hoạt động chủ

động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón

hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ hóa chất từ các thùng chứa

ngầm trong đất.

Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn

(thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan tỏa vào

nước mặt, nước ngầm rồi theo nước vào cơ thể người và động vật. Bao gồm các nhóm

truyền bệnh như sau:

Page 20: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 19

Các chất thải bỏ của người và vật nuôi làm ô

nhiễm đất, gây ra bệnh ở người

- Nhóm truyền bệnh người – đất - người: các bệnh

về đường ruột, tả, lị, thương hàn

- Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người: bệnh

dịch hạch, viêm não Nhật Bản, xoắn trùng vàng

da, bệnh than, viêm màng não,…

Nhóm truyền bệnh đất - người:

- Các bệnh về nấm ở da ăn sâu vào cơ thể hoặc lan toàn thân là do các bụi nấm (từ

phân gà, phân chim, cỏ thúi, thân cây mục,…) gây ra, xâm nhập vào da hoặc qua

các vết thương.

- Vi khuẩn uốn ván từ chất thải từ súc vật vào đất, tồn tại trong đất canh tác, đất bỏ

hoang và trong phân tươi gây ra bệnh uốn ván cho người.

- Thực phẩm bị các nha bào chứa độc tố rải rác trên mặt đất truyền vào, nếu không

được thanh trùng kỹ, sẽ gây chết người do bị ngộ độc thực phẩm.

- Asen, flo, chì, thuốc bảo vệ

thực vật, kim loại tích tụ trong

đất… thông qua chuỗi thức

ăn, gây biến đổi sinh lý, sinh

hóa dẫn đến bệnh tật tử vong.

- Chất phóng xạ từ các vụ nổ

bom nguyên tử, từ các nhà

máy, trung tâm nghiên cứu,…

lắng đọng xuống mặt đất, gây

nguy hại cho người và động

vật, gây ung thư và đột biến

DNA

( Nguồn: http://www.mfe.govt.nz)

Page 21: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 20

( Nguồn: Relationship Between Health and Environment; http://www.earthgonegreen.com)

Hình 3-1 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

Em hãy cho biết các loại bệnh nào có thể xảy ra do sử dụng nước bẩn? do không khí

bị ô nhiễm?

II. AN TOÀN THỰC PHẨM

1. An toàn thực phẩm

Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế

biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế

biến thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc

đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Nguồn gốc gây ô nhiễm thực phẩm

- Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực… không an

toàn

- Do quá trình chế biến không an toàn

- Do quá trình sử dụng và bảo quản không an toàn

Page 22: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 21

Em hãy đánh dấu (X) vào các lý do gây ô nhiễm thực phẩm ở cột phù hợp:

Nguồn gốc

Từ quá trình

chăn nuôi, gieo

trồng, sản xuất

Từ quá trình

chế biến

không đúng

Từ quá trình sử

dụng và bảo quản

không đúng cách

Thực phẩm có nguồn gốc từ

gia súc, gia cầm bị bệnh

Thủy sản sống ở nguồn

nước bị nhiễm bẩn

Các loại rau, quả được bón

quá nhiều phân hóa học,

thuốc trừ sâu

Cây trồng ở vùng đất bị ô

nhiễm, tưới phân tươi/ nước

thải bẩn

Để thực phẩm sống lẫn với

thực phẩm chín

Dùng khăn bẩn để lau dụng

cụ ăn uống/ lau bàn chế

biến thực phẩm

Người chế biến thực phẩm

đang bị bệnh truyền nhiễm

Nấu thực phẩm chưa chín

Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn

uống bằng nước nhiễm bẩn

Dùng bao bì chứa thực

phẩm bị nhiễm chì

Thức ăn không được đậy

kỹ, tiếp xúc bụi bẩn, ruồi,

côn trùng, gặm nhấm

Thực phẩm bảo quản không

đủ độ lạnh

Page 23: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 22

2. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng

thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người

bị trúng độc; ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm

độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo

quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của

việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

a) Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:

Nguyên nhân chính là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô

nhiễm hóa chất độc hại.

- Các tác nhân sinh học: vi khuẩn, nấm mốc, vi rút gây ngộ độc thực phẩm (vi rút

bại liệt, vi rút viêm gan, vi rút lây truyền từ phân…), ký sinh vật (thường gặp

trong thực phẩm là giun sán) và độc tố tự nhiên (có nguồn gốc thực vật, động

vật,…)

Vi khuẩn, nấm mốc,…. Ký sinh vật (giun sán)

- Những chất độc hại có nguồn gốc hóa học thường gây ô nhiễm trong thực phẩm

như: các chất ô nhiễm trong công nghiệp (như các chất hữu cơ mạch vòng chứa

halogen), các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp ( thuốc trừ sâu, thuốc diệt

cỏ,..), các chất phụ gia, tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, chất bảo quản, chất tẩy rửa…

các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến (do cháy, khét), các độc tố tự

nhiên có sẵn trong thực phẩm, các chất gây dị ứng chứa trong một số hải sản,

tôm, mực, …

- Các chất độc hại có nguồn gốc vật lý như: thuỷ tinh, gỗ, đá sạn, xương, móng,

lông, tóc và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm.

Page 24: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 23

b) Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

Bảng 3-1 Một số trường hợp ngộ độc thường gặp

THỰC PHẨM TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC

Thịt gia súc, gia cầm, trứng, gan gà,

sữa, sò, ốc, cá, thịt băm nhuyễn, nấu

chưa chín.

Khoảng 12-14 giờ sau khi ăn thực phẩm, sẽ

bị sốt, tiêu chảy, đau bụng, nôn, toàn thân

bị lạnh rồi sốt, suy nhược cơ thể

Sữa tươi, nước chưa khử trùng hoặc

chưa đun sôi, thịt gia cầm nấu chưa chín.

Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu.

Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để làm

kem, đá hoặc tưới rửa rau quả. Nấu chưa

chín hoặc ăn sống cá, nhuyễn thể sinh

sống ở nguồn nước bị ô nhiễm.

Tiêu chảy phân lỏng nhiều nước kèm theo

nôn và đau bụng.

Thực phẩm đóng hộp bị ô nhiễm trong

quá trình chế biến: cá, thịt, các loại

rau….

Giảm trương lực cơ, đặc biệt là ở mắt (nhìn

mờ) và ở phổi (gây khó thở).

Đất bị nhiễm vi khuẩn E-coli, nước tưới

rau bị ô nhiễm phân động vật.

Tiêu chảy, có loại gây triệu chứng giống hội

chứng lỵ hoặc phân có máu, bệnh tả.

Sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa

chín. Nhiễm trùng từ mũi, tay và da lây

sang thức ăn chín.

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mất

nước nặng.

Sữa và thực phẩm bị ẩm ướt, bị nhiễm

phân.

Tiêu chảy, phân có máu, sốt trong những

trường hợp nặng.

Ngũ cốc, rau, sữa, thịt bị ôi. Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

Các loại rau quả tươi, lá chè tưới nhiều

thuốc bảo vệ thực vật.

Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu,

mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến tim

mạch, hô hấp, tiêu hóa, máu, tiết niệu, nội

tiết, tuyến giáp và có thể dẫn đến tử vong.

Độc tố vi nấm trong đậu, lạc, vừng, hạt

hướng dương và các loại ngũ cốc.

Gây rối loạn chức năng gan có thể dẫn đến

ung thư.

Ngộ độc sắn. Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; trường hợp

nặng có biểu hiện rối loạn thần kinh, co cứng

cơ, có thể dẫn tới tử vong sau 30 phút.

Nấm độc màu vàng sáp. Ngộ độc xảy ra 8-10 giờ sau khi ăn nấm.

Đau bụng, nôn, sau đó xuất hiện vàng da và

có thể dẫn đến tử vong.

Nấm độc màu nhạt. Xảy ra từ 9-11 giờ sau khi ăn, gây rối loạn

dạ dày, ruột kèm theo đau bụng, gan to, hôn

mê, có thể dẫn đến tử vong.

Page 25: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 24

THỰC PHẨM TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC

Nấm đỏ Xảy ra sau 1-6 giờ sau khi ăn, gây toát mồ

hôi, chảy dãi, nôn mửa, tiêu chảy, co đồng

tử, trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật.

(Nguồn: http://www.thegioisuckhoe.com)

Em hãy đoán xem hình ảnh sau nói lên điều gì? Tại sao như vậy?

c) Các cách phòng ngộ độc thực phẩm

- Chọn thực phẩm tươi sạch.

- Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm.

- Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ.

- Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.

- Ăn thức ăn ngay sau khi vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong.

- Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn.

- Giữ vệ sinh cá nhân tốt.

- Sử dụng nước sạch trong ăn uống.

- Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.

Page 26: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 25

Nhìn vào hình vẽ, em hãy nêu lên các nguyên nhân gây bệnh và cách ngăn chặn?

(nguồn: Http://Duocanbinh.Vn/Db1561-Suc-Khoe-Tu-Doi-Ban-Tay)

Em hãy nhìn vào những hình ảnh bên dưới, cho biết những dạng nào có thể gây ngộ

độc thực phẩm/ dạng nào không gây ngộ độc thực phẩm và cho biết lý do?

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

Page 27: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 26

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

Page 28: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 27

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

……………………

…………………….

d) Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc

Ngộ độc thực phẩm

Gây nôn ngay cho người bị ngộ độc càng nhiều càng tốt để đẩy hết thực phẩm

độc ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi ngoáy tay sạch vào họng

hoặc uống một ly nước muối pha loãng, dùng tay đặt vào lưỡi để người bệnh nôn ra.

Khi đã hết nôn, pha bốn muỗng cà phê đường và nửa muỗng cà phê muối vào

một lít nước cho người bệnh uống để không bị mất nước. Đừng vội cho nạn nhân ăn trở

lại, mà nên ngưng trong vài giờ cho cơ thể ổn định.

Ngộ độc do hóa chất gia dụng (xà phòng, nước lau nhà, thuốc trừ sâu…)

Một số trường hợp tuyệt đối không được gây nôn, bởi hóa chất gia dụng có tính

axit và kiềm hóa cao, dễ gây bào mòn niêm mạc họng, mũi. Nếu có triệu chứng đau

họng thì cho người bệnh uống nước rồi sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.

Ngộ độc rượu

Đưa người bị ngộ độc vào chỗ kín gió, đắp mền mỏng để giữ nhiệt. Tuyệt đối

không lau mặt hoặc tắm bằng nước lạnh khiến cho người bị ngộ độc mất thân nhiệt,

nguy hiểm đến tính mạng. Nên đặt người bị ngộ độc ngồi trên ghế, nếu mệt hơn có thể

Page 29: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 28

cho nằm, nhưng nên để đầu nghiêng sang một bên nhằm ngăn ngừa việc họ nuốt lại

chất nôn vào phổi gây viêm phổi và tử vong.

Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, bạn nên giúp gây nôn để họ thải bớt rượu ra ngoài,

nếu nặng hơn thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Ngộ độc thuốc

Thường gặp là ngộ độc paracetamol hoặc uống nhầm thuốc, hoặc uống quá liều.

Xử lý: không được tự xử lý ở nhà mà khẩn cấp đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế

gần nhất để bác sĩ điều trị kịp thời.

Page 30: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 29

BÀI 4. TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG (3T)

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ 3T

1. 3T là gì ?

Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế, gọi tắt là 3T.

Đây là giải pháp bảo vệ môi trường rất hiệu quả, nhằm góp phần sử dụng tiết kiệm

tài nguyên thiên nhiên, đồng thời mang lại những ích lợi to lớn về mặt kinh tế và xã hội.

Tiết giảm (Reduce): là giảm thiểu lượng rác phát sinh

thông qua việc thay đổi lối sống, thay đổi trong cách tiêu

dùng, cải tiến các quy trình sản xuất…

Tái sử dụng (Reuse): là việc sử dụng lại các sản phẩm,

hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay

cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần

cho đến hết tuổi thọ sản phẩm.

Tái chế (Recycle): là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải

làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm

mới có ích.

2. Lợi ích của 3T

- Lợi ích về môi trường: giảm khối lượng chất thải phát sinh, giảm ô nhiễm môi

trường, thúc đẩy cân bằng sinh thái, …

- Lợi ích về mặt kinh tế: sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, tiết kiệm quỹ

đất, chế biến chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ sinh học…

- Lợi ích về xã hội: nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giảm

bệnh tật, …

3. Các hoạt động 3T đơn giản có thể thực hiện hàng ngày

a) Giảm thiểu

- Mang theo túi vải, giỏ xách… khi đi mua sắm, hạn chế dùng túi nilông để giảm

lượng thải về bao bì.

Page 31: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 30

- Nên mua loại pin có thể sạc nhiều lần để giảm lượng pin phế thải

- Nên tận dụng ánh sáng mặt trời ( trong phòng học, nhà ở…), tiết kiệm điện, nước

để giảm nhu cầu về năng lượng (điện, pin) và giảm chất thải phát sinh do sản

xuất chúng.

Mang theo túi khi đi mua

sắm

Hạn chế mua thực phẩm

đựng trong bao bì nhựa

Tắt các thiết bị điện khi

không sử dụng

b) Tái sử dụng

- Sử dụng lại túi vải, màn cửa, giẻ lau bằng vải, giấy gói quà, giấy báo, chai lọ có nắp

đậy, sách cũ, bàn phím cũ, các nắp chai …vào những mục đích khác

- Giữ lại hạt khi ăn trái cây và rau quả để trồng cây, bánh mì cũ cho chim ăn,….

- Thu gom quần áo cũ, sách cũ để trợ giúp người nghèo.

c) Tái chế

- Từ các hộp và dĩa CD đã hư

- Từ các lõi giấy bỏ

Page 32: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 31

- Từ các ống hút thải bỏ

- Từ chai nhựa cũ

- Từ vỏ hộp sữa

Em hãy kể tên một số vật có thể tái chế, tái sử dụng mà em biết?

(Gợi ý : giấy báo cũ, lọ đựng mứt, hộp đựng bánh,.….)

II. CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI CHẤT THẢI CÓ THỂ TÁI SỬ DỤNG

1. Sản phẩm nhựa

Nhận biết qua các logo trên các sản phẩm nhựa:

Số 1: Là loại nhựa polyetylen terephtalate, hay còn

được gọi là PETE hoặc PET. Hầu hết các chai soda và

chai nước khoáng.... Loại nhựa này dễ dàng tái chế.

Page 33: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 32

Số 2: Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyetylen cao,

hay còn được gọi là HDPE. Hầu hết các bình sữa cho

trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa các loại

nước tẩy rửa... Loại nhựa này được xem là an toàn và

có thể dễ dàng tái chế.

Số 3: Đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua,

hoặc PVC. Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu

ăn, đường ống dẫn nước. Nhựa PVC hiếm khi được

chấp nhận trong các chương trình tái chế.

Số 4: Đây là loại nhựa có chứa polyetylen mật độ

thấp (LDPE). Sử dụng để làm các loại túi nhựa đựng

hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm... Loại nhựa này

không phải là đối tượng được chấp nhận trong các

chương trình tái chế.

Số 5: Đây là loại nhựa được làm từ polypropylen.

Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai

đựng nước xiro hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống

hút... Loại nhựa này an toàn và được tái chế.

Số 6: Nhựa Polystyren, hay còn được gọi là xốp, sử

dụng trong đóng gói bao bì, làm ra các loại đĩa và ly

dùng 1 lần. Loại nhựa này rất khó để tái chế.

Số 7: Con số này về cơ bản có nghĩa là “Tất cả mọi

thứ”. Bao bì được làm ra từ loại nhựa này không thuộc

6 loại trên hoặc từ nhiều loại nhựa trên kết hợp với

nhau.

Như vậy, các loại đồ nhựa số 1, 2, 4, 5 thường được coi là an toàn khi sử dụng. Các sản

phẩm nhựa có số 3,6,7 nên tránh và hạn chế sử dụng. Khi chọn lựa đồ nhựa gia dụng,

cần phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng những con số được đánh dấu dưới đáy

các loại chai, hộp nhựa.

Page 34: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 33

2. Nhôm, sắt, đồng

Các vật dụng làm bằng kim loại nhôm, sắt, đồng khi bị hư, cũ đều có thể tái chế tạo

ra các sản phẩm khác.

Phế liệu nhôm, sắt dây đồng

3. Giấy

Thùng bìa cứng, tạp chí, báo, thùng giấy cac-tông và giấy tạp (giấy bao bì, bao thư,

và bưu thiếp) đều có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất giấy.

Tuy nhiên, cốc giấy (được xử lý với sáp), giấy dầu, giấy phủ nhựa vinyl, giấy tổng

hợp, giấy nhiệt (như giấy Fax), giấy than, hình ảnh, giấy chống thấm nước, giấy xốp

cách nhiệt, giấy thơm, … thì không được sử dụng trong quá trình tái chế giấy.

Thùng giấy carton Giấy báo Giấy tạp

Em có biết?

Tái chế là một cách tuyệt vời để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tái chế nhôm: Năng lượng được tiết kiệm do tái chế một lon

nhôm nước ngọt đủ để chạy máy truyền hình trong ba giờ.

Vặn máy điều nhiệt xuống chỉ cần một độ, có thể tiết kiệm

tiền điện 30 bảng Anh một năm.

Thắp sáng đèn một văn phòng không có người trong một

đêm có thể lãng phí năng lượng cần để đun nước nóng cho 1.000 tách cà-phê .

Lượng điện tiêu hao của một máy photocopy bật suốt đêm đủ dùng để sao chụp

1.500 trang giấy.

Page 35: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 34

Mỗi túi nilon, nếu thiếu sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời, phải

mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể phân huỷ được.

Có đến 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế, 50% rác thải gia đình

có thể làm phân compost.

100% thủy tinh đã sử dụng có thể tái chế, nhưng thủy tinh cho vào bãi chôn lấp

thì không bao giờ phân hủy được.

Giấy tái chế chỉ cần 70% năng lượng và lượng ô nhiễm sinh ra ít hơn 73% so với

việc sản xuất giấy từ nguyên liệu thô.

Tái chế một chai thủy tinh có thể tiết kiệm năng lượng cho máy tính hoạt động

trong 25 phút.

Tái chế một chai nhựa có thể tiết kiệm năng lượng đủ để phát sáng bóng đèn

60W trong ba giờ.

Em hãy đoán xem những sản phẩm sau được tái chế từ loại chất thải nào?

------------------------ ----------------------- -----------------------

----------------------- ----------------------- -----------------------

Page 36: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 35

III. PHÂN LOẠI RÁC THẢI

Việc phân loại rác sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của rác thải đến môi trường, hỗ trợ tái

chế, giảm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất.

1. Cách phân loại rác thải

Để thực hiện 3T thì công việc cần làm và quan trọng nhất là phân loại rác ngay từ

nguồn phát sinh. Có thể chia rác ra làm 3 loại để phân loại như sau: rác hữu cơ, rác vô

cơ và rác có thể tái chế.

a) Rác hữu cơ : lá cây cỏ loại bỏ, lá rụng và các loại rác dễ bị thối rữa trong điều

kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng

(rau, cá chết...), hoa và trái cây sau khi sử dụng, các chất thải tách ra do làm

bếp.... sẽ dùng làm nguyên liệu để làm phân ủ hữu cơ tại hộ gia đình hoặc mang

đến nhà máy sản xuất phân hữu cơ, để chế biến thành phân hữu cơ.

Hình 4-1 Các loại rác hữu cơ

b) Rác vô cơ

Được chia làm 2 loại đó là rác vô cơ tái chế và rác vô cơ không tái chế

- Rác vô cơ tái chế: là rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại

như: giấy báo, các-tông (carton), kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,...), các loại

nhựa có thể tái chế, chai lọ thủy tinh,.... sẽ được vận chuyển đến các xưởng tái

chế để tái chế thành các sản phẩm mới.

Page 37: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 36

Hình 4-2 Các loại rác thải vô cơ có thể tái chế

- Rác vô cơ không tái chế: bao gồm các loại như xương động vật, quần áo cũ,

giấy ăn đã qua sử dụng, tã giấy, túi nilông, xỉ than, sành sứ, vỏ nghêu, vỏ sò, pin,

cành cây lớn, mẫu thuốc lá..... là các loại rác không thể sử dụng được nữa, mà

chỉ có thể mang đi chôn lấp

Hình 4-3 Các loại thải rác vô cơ không thể tái chế

Page 38: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 37

2. Cách thực hiện phân loại rác thải tại nhà:

Cách 1: thùng chứa 3 ngăn ( hay 3 thùng)

Các hộ gia đình nên trang bị cho nhà mình thùng chứa rác 3 ngăn ( hoặc 3 thùng/

3 sọt chứa rác với 3 màu sắc khác nhau: vàng, xanh, đỏ về túi đựng rác) để tiện dụng

trong việc phân loại rác:

- Thùng màu xanh: chứa rác thải hữu cơ, nên có nắp đậy.

- Thùng màu đỏ: chứa rác thải có thể tái chế

- Thùng màu vàng: chứa rác thải vô cơ.

Cách 2: thùng chứa 2 ngăn ( hay 2 thùng)

Để tiết kiệm, các hộ dân có thể tự trang bị cho mình 2 thùng chứa rác ( rác hữu

cơ và rác vô cơ) để tiện dụng trong phân loại rác tại nhà hoặc tận dụng các vật dụng

có sẵn trong nhà để làm thùng đựng rác phân loại:

- Thùng màu xanh: chứa rác thải hữu cơ;

- Thùng màu vàng (hoặc màu cam): chứa rác thải vô cơ và các chất thải có thể tái chế

Điều này sẽ thuận lợi hơn cho các công ty công ích thực hiện thu gom, với màu

sơn của phương tiện thu gom sẽ tương ứng với màu của túi/ thùng đựng rác: xe màu

xanh và xe màu vàng ( hoặc cam)

Page 39: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 38

3. Cách thực hiện phân loại rác tại trường học:

a) Các trường học ở thành thị:

Vào cuối mỗi ngày, tổ trực nhật lớp sẽ đem rác thải trong lớp học đựng trong

thùng chứa có màu xanh (chứa rác hữu cơ) cho vào thùng chứa chung ở sân trường (có

màu xanh tương ứng) cùng với toàn bộ rác thải phát sinh từ các phòng thực hành,

phòng giáo viên, ….

Công ty dịch vụ công ích sẽ thực hiện thu gom toàn bộ rác thải trong thùng chứa

màu xanh hàng ngày để chuyển về nhà máy xử lý rác, làm phân vi sinh.

Rác trong thùng chứa màu cam (chứa rác vô cơ) từ các lớp học, sẽ được thu gom

và phân loại vào cuối tuần, phần có thể tái chế sẽ được bán cho các đơn vị thu mua để

gây quỹ cho trường, phần còn lại sẽ giao cho công ty dịch vụ công ích đưa đi xử lý.

Hình 4-4 Mô hình phân loại rác tại trường học ở thành thị

Đơn vị

Thu gom

mỗi ngày

bao nylon, vỏ hộp

sữa, chai nhựa, hộp

xôi, giấy, bút,…

Lá cây và

thức ăn thừa

Cuối ngày Cuối tuần

Nhà máy xử lý rác

Rác tái chế

Nơi chứa rác ở sân trường

Phần còn lại

Gây quỹ trường

Rác từ các lớp học + phòng giáo viên +…

Phân loại

Page 40: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 39

b) Các trường học ở nông thôn

Các trường học ở nông thôn, lượng rác phát sinh chủ yếu là rác hữu cơ ( lá cây),

còn lượng rác vô cơ thì khá khiêm tốn.

Vào cuối mỗi ngày, toàn bộ rác thải trong lớp đựng trong thùng chứa có màu

xanh (chứa rác hữu cơ) từ các lớp học được thu gom vào thùng chứa chung ở sân

trường ( thùng có màu xanh tương ứng) hoặc bể chứa rác cùng với toàn bộ rác hữu cơ

phát sinh từ các phòng thực hành, phòng giáo viên, khu vực công cộng ….

Ban trực nhật của trường sẽ thực hiện công tác ủ rác để làm phân bón cho vườn

trường theo hướng dẫn của thầy cô (giáo viên môn Sinh/cán bộ quản lý của trường)

Rác trong thùng chứa màu cam (rác vô cơ) từ các lớp học, sẽ được thu gom và phân

loại vào cuối tuần, phần có thể tái chế sẽ được cho vào “Thùng rác tiết kiệm” và bán cho

các đơn vị thu mua để gây quỹ cho trường (rất ít), phần còn lại sẽ giao cho đơn vị có chức

năng thu gom và đưa đi xử lý.

Hình 4-5 Mô hình phân loại rác tại trường học ở nông thôn

bao nylon, vỏ hộp

sữa, chai nhựa, hộp

xôi, giấy, bút,…

Lá cây và thức

ăn thừa

Cuối ngày Cuối tuần

Ủ rác làm phân bón

Rác tái chế

Phần còn lại

Gây quỹ trường

Rác từ các lớp học, phòng giáo viên,…

Giao cho đơn vị thu gom-xử lý

Phân loại

Rất ít

Page 41: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 40

Nhìn vào hình vẽ, em hãy cho biết các bạn đang thực hiện điều gì?

( Nguồn: Hà Nội URENCO & Dự án 3R JICA)

Qua bài học, em hãy cho biết thành phần rác hữu cơ, rác vô cơ và rác có thể tái chế

sẽ được xử lý như thế nào?

Qua bài học, em hãy cho biết chúng ta cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường xung

quanh?

Page 42: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 41

IV. BÀI ĐỌC THÊM

NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI : NGÀY 05 THÁNG 06

Ngày Môi trường Thế giới ( tiếng Anh : World Environment

Day - viết tắt : WED).

Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân Hội nghị Môi trường Thế Giới

tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã

quyết định chọn ngày này là Ngày Môi trường Thế Giới và giao cho

Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại

Nairobi, Kenya tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Từ đó, hơn 150 quốc

gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Các

hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày

5 tháng 6 hàng năm.

Ngày Môi trường thế giới là dịp quan trọng để tuyên truyền, giáo

dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác về bảo vệ môi

trường cho cộng đồng. Đây là sự kiện trọng đại của nhân dân với các

hoạt động phong phú như diễu hành trên đường phố, đua xe đạp, thi

viết văn trong nhà trường phổ thông, trồng cây xanh và các cuộc vận

động làm vệ sinh môi trường.

Một điểm nổi bật của Ngày Môi trường Thế giới là tại buổi lễ

trọng thể, các nhà môi trường từ khắp mọi nơi trên thế giới cùng đổ

về nơi đăng cai để nhận Giải thưởng Global 500 của Chương trình

Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Page 43: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 42

Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế

giới từ năm 1982 và đã trở thành một hoạt động cụ thể, thiết thực

nhằm góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

và phát triển bền vững.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới của Việt

Nam bao gồm: Hội nghị tổng kết xây dựng và nhân rộng mô hình

điểm khu dân cư bảo vệ môi trường; Trao đổi kinh nghiệm xây dựng

mô hình du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường; Tổng kết cuộc thi

quốc gia “Sáng tác tranh cổ động môi trường” và khai mạc triển lãm

tranh, ảnh về môi trường; Chương trình chào mừng Ngày Môi

trường thế giới và Lễ trao Giải thưởng môi trường Việt Nam; Lễ mít

tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Lễ phát

động trồng cây bảo vệ môi trường và nhiều hoạt động thiết thực

khác.

Theo Sở TN&MT Đồng Nai, để thiết thực hưởng ứng Ngày Môi

trường thế giới, ngoài việc chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường,

Luật Đa dạng sinh học; Đồng Nai còn tổ chức các buổi triễn lãm, hội

thảo khoa học theo chủ đề từng năm, các cuộc thi, đi bộ đồng hành

vì môi trường, tổng vệ sinh môi trường, diễu hành xe, cổ động về

bảo vệ môi trường,…khuyến khích sử dụng công nghệ, sản phẩm

thân thiện với môi trường, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế sử dụng

các nguồn nguyên nhiên liệu có phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi

trường; đề xuất và triển khai các chương trình, dự án liên quan đến

đổi mới mô hình tăng trưởng, đặc biệt ưu tiên các ngành công nghệ

cao, thân thiện với môi trường, công nghệ sử dụng năng lượng mới

và tái tạo, sử dựng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, ứng phó biến

đổi khí hậu…

Page 44: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 43

TRÒ CHƠI - Ô CHỮ

I. TÔ MÀU:

Em hãy tô màu vào các hình vẽ sau và cho biết các hình vẽ này nói lên chủ đề gì?

Hình 1

Page 45: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 44

Hình 2

Page 46: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 45

Hình 3

Page 47: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 46

Hình 4

Page 48: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 47

II. TRẮC NGHIỆM VUI:

1. Khi đi chơi dã ngoại, em sẽ chọn loại ly nào để mua, vừa tiện dụng mà không

làm tăng lượng chất thải ?

a. Ly thủy tinh

b. Ly nhựa

c. Ly giấy

2. Em làm gì khi thấy vỏ lon nước ngọt ai đó vứt trên bãi cỏ?

a. Nhặt lên và để vào thùng đựng rác tái chế;

b. Đá xuống đường;

c. Vứt đại vào nơi nào đó.

3. Em làm gì với thùng sơn tường không dùng hết?

a. Đổ xuống cống;

b. Vứt vào thùng rác;

c. Chuyển cho người cần sử dụng.

4. Loại sinh vật nào thúc đẩy sự phân hủy chất hữu cơ trong đất?

a. Bướm

b. Giun

c. Sóc

5. Em đi siêu thị và thấy rất nhiều kiểu áo đẹp, em sẽ:

a. Mua tất cả những kiểu em thích vì muốn mặc mỗi ngày một áo;

b. Mua tất cả vì nếu chán sẽ cho em của em;

c. Chỉ mua cái mà em thực sự cần.

6. Khi thanh toán tiền ở siêu thị, người bán hàng đưa cho em 1 túi nilon, em sẽ

a. Nhận lấy túi để đựng hàng hóa vừa mua;

b. Không lấy túi vì đã mang theo túi đựng;

c. Hỏi xin thêm 1 túi vì mua quá nhiều thứ.

7. Em làm gì sau khi làm bếp?

a. Dọn dẹp, gom rác cho vào thùng rác theo từng loại rác ( hữu cơ và vô cơ);

b. Để bố mẹ dọn;

c. Gom toàn bộ rác cho vào 1 túi, rồi vứt ra sân.

Page 49: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 48

8. Sau khi cắt cỏ trong vườn, em sẽ:

a. Để lại cỏ trong vườn để ủ phân;

b. Thu gom cỏ, nhét vào túi nilon và vứt vào thùng rác;

c. Hất toàn bộ cỏ xuống cống.

9. Theo em để thực hiện 3T, sau khi uống hết sữa trong hộp giấy, em sẽ làm gì?

a. Vứt vào sọt rác ;

b. Rửa sạch và chế tạo thành ống đựng bút;

c. Bỏ vào mương nước gần nhà.

10. Các nhà máy xử lý rác sẽ xử lý các tròng kính bị hỏng ra sao?

a. Ủ làm phân;

b. Tái chế;

c. Chôn lấp.

III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ : Về môi trường xung quanh

1

2

3

4

5

6

7

8

Từ khóa nằm trong ô màu vàng là gì?

Hàng ngang:

1. Khí cần thiết cho sự sống của con người.

2. Tấm lá chắn của trái đất khỏi tia cực tím .

3. Bác Hồ có câu “ Mùa xuân là Tết….. ; Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

4. Đây là một hiện tượng làm cho trái đất càng ngày càng nóng lên”.

Page 50: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 49

5. Đây là quá trình cây xanh tự tổng hợp tạo ra chất diệp lục.

6. Quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người dẫn đến tình trạng này của môi

trường.

7. Khi môi trường bị ô nhiễm, thường xảy ra hiện tượng thiên tai này.

8. Ban đêm cây hô hấp sản sinh ra loại khí này.

IV. TRÒ CHƠI Ô CHỮ : Về thu gom rác thải

Từ khóa nằm trong ô màu vàng là gì?

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Hàng ngang

1. Để bầu không khí luôn trong lành, cần trồng …….. xung quanh nhà.

2. Ánh sáng……… rất tốt cho sức khỏe của trẻ em.

3. Nhu cầu cần thiết của mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

4. Rác thải được phân thành 3 loại là: rác vô cơ, rác tái chế và….

5. Mọi người đều phải…… , trước khi hành động.

6. Hiện tượng thường nhìn thấy trên bầu trời trước khi trời mưa.

7. Tất cả các loại giấy đều được thu gom để …..

8. Tất cả chúng ta đều là ……..

9. Ở mỗi trường, học sinh đều phải mặc trang phục giống nhau khi đến trường.

10. Hành động tắt nước sau khi sử dụng, tắt ti vi sau khi xem, không tiêu xài hoang phí.

11. Hoạt động của Đoàn, Đội - tất cả học sinh đều tích cực tham gia.

Page 51: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 50

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

BÀI 1. KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG .......................................................... 2

I. ĐỊNH NGHĨA MÔI TRƯỜNG ........................................................................................2

II. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN .........................................4

1. Khí quyển .................................................................................................... 4

2. Thủy quyển ................................................................................................. 4

3. Thạch quyển ................................................................................................ 5

4. Sinh quyển .................................................................................................. 5

III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG ...............................................................5

1. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật ........................ 5

2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người ...... 5

3. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong

quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường ............................... 5

4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. ............... 5

IV. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN ..........................................7

1. Các vấn đề môi trường đô thị ..................................................................... 7

2. Các vấn đề môi trường nông thôn .............................................................. 8

BÀI 2. NƯỚC – SỰ SỐNG CỦA HÀNH TINH XANH .................................. 10

I. TRÁI ĐẤT LÀ HÀNH TINH XANH ............................................................................10

II. VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC...............................................................................10

III. PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT ..................................................11

1. Sự phân bổ nước ....................................................................................... 11

2. Vai trò của nước trong cuộc sống ............................................................. 13

IV. CÁC NGUỒN NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI .............................14

1. Thế nào là nước sạch? .............................................................................. 14

2. Các nguồn nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: ................................... 14

BÀI 3. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM ............ 17

I. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG ..........................................................................................17

1. Khái niệm chung ....................................................................................... 17

2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người ................. 17

II. AN TOÀN THỰC PHẨM ..............................................................................................20

Page 52: Tải tài liệu

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 51

1. An toàn thực phẩm .................................................................................... 20

2. Ngộ độc thực phẩm ................................................................................... 22

BÀI 4. TIẾT GIẢM, TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG (3T) ..................................... 29

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ 3T.........................................................................................29

1. 3T là gì ? ................................................................................................... 29

2. Lợi ích của 3T ........................................................................................... 29

3. Các hoạt động 3T đơn giản có thể thực hiện hàng ngày .......................... 29

II. CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI CHẤT THẢI CÓ THỂ TÁI SỬ DỤNG ...................31

1. Sản phẩm nhựa ......................................................................................... 31

2. Nhôm, sắt, đồng ........................................................................................ 33

3. Giấy ........................................................................................................... 33

III. PHÂN LOẠI RÁC THẢI................................................................................................35

1. Cách phân loại rác thải ............................................................................. 35

2. Cách thực hiện phân loại rác thải tại nhà:................................................. 37

3. Cách thực hiện phân loại rác tại trường học: ............................................ 38

IV. BÀI ĐỌC THÊM ............................................................................................................41

NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI : NGÀY 05 THÁNG 06 ............................. 41

TRÒ CHƠI - Ô CHỮ ................................................................................................. 43

I. TÔ MÀU: ........................................................................................................................43

II. TRẮC NGHIỆM VUI: ....................................................................................................47

III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ : Về môi trường xung quanh ..........................................................48

IV. TRÒ CHƠI Ô CHỮ : Về thu gom rác thải .....................................................................49

MỤC LỤC ..................................................................................................................... 50