tang lỄ phẬt giÁo Ở nhẬt bẢn

25

Upload: nguyen-duy-binh

Post on 13-Jul-2015

740 views

Category:

Spiritual


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
Page 2: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 1

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như

mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ

viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ

cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những

sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Theo đó, ta cũng có thể tưởng tượng văn

hóa là một tòa thành rộng lớn do con người tạo ra. Và tùy theo phong tục tập quán

của mỗi dân tộc mà tòa thành đó có những nét đặc thù riêng cho dân tộc mình. Để

có thể bước vào tòa thành nguy nga diễm lệ và đầy màu sắc của bất kỳ một dân tộc

nào, ta đều cần phải có một mật khẩu để mở ra cánh cổng dẫn ta vào thành. Với

mỗi mật khẩu khác nhau cánh cổng sẽ dẫn ta tới một lâu đài tương ứng. Nhóm

chúng em xin chọn mật khẩu “Đám tang” để khám phá sâu hơn một góc nhỏ trong

tòa thành tráng lệ của đất nước Phù Tang. Cuộc đời của mỗi con người gắn với

nhiều sự kiện khác nhau. Sự kiện quan trọng nhất là việc mỗi người được sinh ra,

tức là sự kiện đánh dấu thời điểm bắt đầu một vòng đời của một con người. Nhưng

đời người, không ai có thể thay đổi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của mẹ tạo hóa,

rồi ai cũng sẽ có lúc chết đi. Và “đám tang” là nghi lễ cuối cùng để kết thúc một

vòng đời của con người, cũng là 1 trong 4 nghi lễ lớn ở Nhật, thường được gọi là

Kankon Sosai (冠婚蔬菜) bao gồm: lễ thành nhân, lễ kết hôn, lễ tang và lễ cúng tổ

tiên. Cũng như các nghi lễ gắn với việc sinh nở, tang ma cũng là môt nghi lễ quan

trọng thể hiện rõ đời sống tâm linh của người Nhật. Đám tang là cách người sống

thể hiện sự trân trọng, nỗi xót thương, đồng thời tưởng nhớ tới người đã khuất.

Tùy theo tôn giáo khác nhau mà việc tổ chức tang lễ cũng được tiến hành khác

nhau.

Đằng sau một nước Nhật có vẻ bề ngoài hiện đại với những dòng người tấp nập

nhộn nhịp ấy, các phong tục và nét văn hóa truyền thống độc đáo của nó vốn được

hình thành qua hàng thế kỷ vẫn tồn tại hòa hợp với thời đại. Và dĩ nhiên, với một

Page 3: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 2

nghi lễ trang trọng như đám tang, các tục lệ, các phong tục càng nhiều hơn nữa ví

như: những tục lệ trong tiến hành một tang lễ, tục lệ mai tang, tục lệ cúng lễ sau

khi đưa đám, lễ tưởng niệm người đã khuất… Đối với người ngoại quốc như

chúng ta, có lẽ phong tục cần phải biết nhất trong tang lễ ở Nhật chính là phong

tục dành cho người đi viếng. Do đó, nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu sâu hơn

về phong tục đi viếng đám tang ở Nhật với đề tài “Phong tục dự tang lễ theo kiểu

Phật giáo ở Nhật Bản”. Mong rằng bài tiểu luận này sẽ giúp những ai yêu thích

nước Nhật nói chung cũng như những người có ý định đến Nhật nói riêng không

gặp phải khó khăn hay ứng xử không đúng mực khi đi tham dự tang lễ của người

Nhật.

Page 4: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 3

NỘI DUNG

I. SƠ LƯỢC QUY TRÌNH MỘT TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

Một đám tang tại Nhật (tiếng Nhật là葬儀 sōgi hay 葬式 sōshiki) bao gồm các

công đoạn được bắt đầu với một tiếng chuông cảnh tỉnh, sau đó là hỏa táng người

vừa mất, mai táng người vừa mất trong phần mộ gia đình và cuối cùng là dựng

một bia tưởng niệm. Mặc dù xã hội Nhật Bản đã trở nên thế tục 1 hơn, nhưng hầu

hết các đám tang ở Nhật đều được tổ chức theo các nghi thức của đạo Phật nếu

như không có các yêu cầu đặc biệt về tôn giáo của người đã mất . Theo khảo sát sơ

lược năm 20012, khoảng 85% tang lễ của Nhật được tổ chức theo Phật giáo, 4%

theo Shinto, 3% theo Thiên Chúa, 4% không theo các tôn giáo cụ thể nào.

Theo thống kê năm 20073, 99.81% đều được hỏa táng, sau đó đem chôn ở các ngôi

mộ. Nguyên nhân của điều này là do ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo cho rằng

hỏa táng xác chết là một hành động tẩy uế, cũng như cho rằng khi thân xác không

còn, linh hồn con người sẽ dễ dàng siêu thoát về Niết Bàn Tịnh Độ.

Ngày nay, tang lễ ở Nhật Bản được tổ chức theo nhiều dạng, tùy thuộc theo tôn

giáo. Trong bài này, nhóm chúng tôi chỉ đề cập đến hình thức tang lễ phổ biến

nhất tại Nhật hiện nay: tang lễ theo kiểu Phật giáo. Sau đây là sơ lược về quy trình

tổ chức một đám tang theo kiểu Phật giáo hiện đại, có thể tóm gọn trong 4 bước cơ

bản như sau:

Bước 1: Vừa mới qua đời

Ngay sau khi chết (hoặc trước đó vài ngày, ngay trước khi thời điểm chết đã được

dự đoán), thân nhân sẽ làm ẩm môi người sắp hoặc đã chết bằng nước, một tập tục

được được biết đến với tên gọi “Giọt nước của khoảnh khắc cuối cùng” (Matsugo

no mizu末期の水 ), quay đầu người chết về hướng bắc hoặc hướng tây 1 Thế tục: là tập tục ở đời; là đời sống trần tục, đối lập với đời sống tu hành theo quan điểm của tôn giáo

Xem: http://vi.wiktionary.org/ 2 Xem: http://www.japantimes.co.jp/news/ 3 Xem: http://www.srgw.demon.co.uk/CremSoc5/Stats/Interntl/2007/StatsIF.html

Page 5: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 4

(kitamakura 北枕), tắm rửa và thay y phục, dựng bàn thờ v.v…. Nhiều gia đình

Nhật bản vẫn giữ bàn thờ Phật tổ, hay còn gọi là butsudan (仏壇), bàn thờ này sẽ

được dùng trong các lễ Phật; và rất nhiều gia đình còn có đền thờ Shinto, còn gọi

là kamidana (神棚). Một chiếc bàn nhỏ được đặt hoa, hương và một cây nến sẽ

được đặt bên cạnh giường người chết. Đôi khi người ta sẽ đặt một con dao găm

trên ngực người chết để xua đuổi tà ma.

Sau đó họ hàng và đồng nghiệp người chết sẽ được thông báo, người nhà sẽ được

nhận một bản giấy chứng tử. Các nghi thức tang lễ thường sẽ do người con trai cả

đảm đương, bắt đầu bằng việc liên hệ với một ngôi đền để lên lịch tổ chức đám

tang.

Thi hài sẽ được làm sạch và bít thất khiếu 4 bằng vải hoặc gạc. Lễ nhập quan

(nōkan 納棺) đôi khi cũng được tổ chức, trong lễ, người tổ chức tang lễ chuyên

nghiệp (nōkansha 納棺者) sẽ chuẩn bị tất cả và đặt thi hài vào quan tài5. Ngày nay,

nghi lễ này hiếm khi được tổ chức, và có lẽ là chỉ giới hạn ở những vùng nông

thôn nơi mà những tập tục cổ vẫn được lưu truyền. Dù có tổ chức lễ nhập quan hay

không, thi hài nữ giới sẽ được mặc kimono trắng và thi hài nam giới sẽ được mặc

âu phục hoặc kimono. Khi còn sống, cả nam và nữ giới đều đặt vạt trái của

kimono hoặc yukata lên trên vạt phải. Nhưng nếu người mất được mặc kimono

truyền thống, vạt phải kimono sẽ nằm trên vạt trái.

Đôi khi sẽ có cả công đoạn trang điểm cho thi hài. Thi hài khi nằm trong quan tài

sẽ được đặt trên đá khô. Những vật dụng như một bộ kimono trắng, một đôi dép,

sáu đồng xu để qua sông Sanzu6 (Dòng sông ba ngã rẽ 三途の川), đồ mã, các món

đồ mà người mất yêu thích (ví dụ như thuốc lá hay kẹo) được đặt trong quan tài ,

sau đó sẽ được đặt trên bàn thờ cho đêm canh thức. Thi hài được đặt nằm hướng

4 Thất khiếu: các “lỗ” nói chung trên cơ thể con người 5 Tham khảo: bộ phim Okuribito (còn gọi là Departures) năm 2008 6 Tương tự như sông Styx của Thần thoại Hi Lạp, dòng sông dưới âm phủ mà người chết phải trả tiền để đi

qua

Page 6: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 5

về phía bắc hoặc là phía tây (trong Phật giáo, hướng Tây là hướng dẫn tới lãnh vực

của Đức Phật A Di Đà).

Bước 2: Tang lễ

Theo thông lệ, tang lễ thường sẽ kéo dài trong 2 ngày. Trong ngày đầu tiên, gia

quyến thường sẽ thức canh suốt đêm cho người chết (tsuya通夜). Suốt đêm người

ta thắp nến và đốt hương trầm. Sang ngày hôm sau, đám tang sẽ được cử hành tại

nhà hoặc tại các ngôi chùa. Ban ngày tang gia sẽ mời các nhà sư đến tụng niệm và

tiếp khách đến phúng điếu v…v…Trong ngày này, người chết sẽ được các nhà sư

đặt pháp danh mới (kaimyo戒名). Về cơ bản, nghi thức cũng giống ngày đầu, gia

quyến và bạn bè sẽ cùng các nhà sư tụng niệm cho vong hồn người đã khuất.

Thường thì gia đình có tang lễ sẽ đảm nhận việc tiến hành tang lễ tuỳ theo tình

hình tài chính của gia đình và ước nguyện của người đã mất. Một lễ tang bao gồm

lễ cầu nguyện cho linh hồn người đã chết siêu thoát và một buổi tiệc để những

người tham dự chia tay người đã khuất. Trong đám tang, quan tài được đặt ở chính

điện, những người thân ngồi bên cạnh thắp hương và nghe các thầy tu tụng kinh

niệm Phật.

Một trong những nghi thức quan trọng trong các lễ tang không chỉ ở nhiều đất

nước nói chung mà ngay cả ở Nhật Bản nói riêng là nghi thức đi viếng đám tang.

Phong tục này không chỉ thể hiện sự phân ưu đối với gia quyến mà đây còn là một

trong những nét văn hoá đặc trưng của nhiều nơi và một trong số đó có Nhật Bản.

Phần này sẽ trình bày rõ hơn ở mục phong tục khi viếng tang.

Sau 2 ngày tang lễ, gia quyến và bạn bè thân thiết nhất sẽ nói lời từ biệt, đặt hoa

xung quanh đầu và cổ người chết trước khi quan tài được đóng nắp và chở đến nơi

hỏa táng.

Page 7: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 6

Bước 3: Mai tang

Có 2 hình thức mai táng: thổ táng và hỏa táng, mỗi hình thức có các nghi lễ riêng.

Nếu thổ táng, người trong hội tang sẽ phụ trách việc đào huyệt. Sau khi đào xong,

họ sẽ đặt vào huyệt những vật sắc nhọn để tránh ma quỷ xâm nhập. Tiếp đến họ sẽ

phủ huyệt bằng những cành cây. Khi hạ huyệt, đất hay bánh dày sẽ được vo lại rồi

ném vào huyệt qua vai người khác rồi mới lấp đất lại.

Gia quyến và bạn bè thường sẽ cùng đến nhà hỏa táng và chứng kiến quan tài

được đẩy vào lò thiêu, người chủ trì sẽ nhận chìa khóa của lò thiêu và sẽ được

thông báo thời gian quay lại nhận tro cốt. Việc thiêu xác thường khoảng 2 giờ

đồng hồ. Đến giờ được thông báo, người ta sẽ trở lại và tiến hành gắp nhặt tro cốt

bằng đũa lớn vào bình đựng (kotsuage骨上げ).

Bước 4: Chôn cất

Tro cốt sau đó thường sẽ được chôn vào ở các mộ gia đình, mộ công ty, đặt ở chùa

hoặc đem về nhà. Cũng có trường hợp không đựng chỉ trong 1 bình mà thường

chia thành nhiều bình và chôn cất ở nhiều nơi (bunkotsu分骨).

II.PHONG TỤC DỰ TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

Nổi tiếng là một đất nước coi trọng lễ nghĩa, trong mọi việc đều không muốn làm

phật lòng người khác, người Nhật luôn có quy định rõ ràng về tác phong cũng như

cách ứng xử trong mọi khía cạnh văn hóa xã hội. Điều đó thể hiện rõ nét nhất là

trong các dịp mang ý nghĩa quan trọng với họ và đám tang là một trường hợp điển

hình. Sau đây là những tục lệ cơ bản khi tham dự một đám tang của người Nhật.

1. Trang phục tham dự

Trang phục là thứ đầu tiên thể hiện sự kính trọng của người viếng đối với người đã

mất cũng như gia quyến. Ngày xưa, trang phục ở các tang lễ có phần đơn giản và

thể hiện đặc trưng về văn hóa dân tộc sâu sắc hơn qua sự khác nhau về màu sắc và

Page 8: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 7

tín ngưỡng riêng biệt. Theo đó, người dự đám tang ở Nhật ngày xưa thường mặc

đồ màu trắng theo quy định của đạo Phật. Nhưng ngày nay, người dự đám tang

hầu hết đều sử dụng trang phục với tông màu đen là màu chủ đạo.

Đối với nam giới: Nam giới thường mặc áo sơ mi trắng, áo vest đen, giày và vớ

đen, không thắt nơ. Cà vạt là điểm phân biệt giữa trang phục đám cưới và đám

tang ở Nhật Bản – đàn ông đi dự đám cưới cũng sẽ mặc vest đen, nhưng đeo cà vạt

trắng. Do đó, khi người ta thấy một người nam thắt cà vạt đen, chúng ta có thể biết

rằng người đó đang đi hoặc đã trở về từ một tang lễ. Ngược lại, nếu thắt cà vạt

trắng, người đó có thể đang, hoặc đã đi dự một đám cưới. Ngoài ra, nam giới cũng

có thể mặc một bộ haori (áo khoác ngắn truyền thống) làm từ lụa đen (habutae)

với năm huy hiệu và quần hakama sọc.

Hình 1: Trang phục tại tang lễ của nam giới ở Nhật Bản

Nguồn: http://www.loveyou.co.jp/img/manners/

Đối với nữ giới: Họ thường mặc váy đen trang trọng nhưng đơn giản, không có

các hoa văn trang trí cầu kì, sặc sỡ. Những trang phục này thường không theo bất

cứ xu hướng thời trang nào, thậm chí hơi nhìn thô và cũ kỹ. Họ cũng có thể mặc

loại kimono làm từ vải lụa đen (habutae) với năm huy hiệu. Đi kèm với trang phục

là ví cầm tay màu đen và geta quai đen. Về trang sức, có thể đeo chuỗi ngọc trai

Page 9: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 8

màu trắng hay màu đen. Giày, túi xách và các phụ kiện khác cũng cần phải là màu

đen. Người trong dòng họ cũng thường mặc kimono màu đen với hoa văn đơn giản,

xám và thắt lưng obi đen.

Trẻ em thì đa số mặc đồng phục (màu đen) đến dự.

Hình 2: Trang phục tang lễ của nữ giới ở Nhật Bản

Nguồn: http://www.loveyou.co.jp/img/manners/

Chuỗi tràng hạt (Juzu数珠) là một vật không bắt buộc mang theo khi đi viếng.

Nếu người đã khuất là người theo đạo Phật thì chuỗi tràng hạt này thường được

những người viếng mang theo như một vật đi kèm với quần áo.

Hình 7: Một số hình ảnh về chuỗi tràng hạt Juzu

Page 10: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 9

2. Lễ vật phúng điếu

Ban đầu, các lễ vật phúng điếu có ý nghĩa thay thế cho nhang khói và thức ăn đi

đường cho người đã khuất. Tuy nhiên, ngày nay những thứ như thế đều nằm trong

chi phí chi trả của tang gia (có thể được tính chung vào chi phí của các dịch vụ

tang lễ), cho nên lễ vật phúng điếu chỉ còn mang mục đích phúng điếu, tỏ lòng

thành với người đã khuất và phần nào chia sẻ gánh nặng tài chính cũng như tình

cảm với gia quyến.

Các lễ vật phúng điếu thường bao gồm: tiền phúng điếu, vật phúng điếu hoặc hoa

phúng điếu.

Về tiền phúng điếu :

Số tiền phúng điếu thường dựa trên mối quan hệ giữa người viếng và người đã

khuất, cũng như gia cảnh của người đến viếng. Tùy thuộc vào hai yếu tố trên, tùy

thuộc vào từng trường hợp về mối quan hệ, tuổi tác, thứ bậc mà có những quy định

riêng nhưng số tiền phúng điếu thường dao động từ 3.000 yên đến 30.000 yên. Số

tiền phúng điếu thông thường là từ 5.000 – 10.000 yên.

Ước lượng giá trị tiền phúng điếu/ chi trả

(Đơn vị: Yên)

Mối quan hệ Người đã khuất Độ tuổi 20s

(từ 20-29 tuổi)

Độ tuổi 30s

(từ 30-39 tuổi)

Độ tuổi 40s

(từ 40-49 tuổi)

Cấp trên trong

công việc

Người đã khuất 5,000 5,000 ~ 10,000 10,000 ~

Thân nhân của

người đã khuất 5,000 5,000 ~ 10,000 10,000 ~

Đồng nghiệp và

cấp dưới

Người đã khuất 5,000 5,000 ~ 10,000 10,000 ~

Thân nhân của

người đã khuất 3,000 ~ 5,000 3,000 ~ 10,000 3,000 ~ 10,000

Ông bà

10,000 10,000 ~ 30,000 30,000 ~ 50,000

Cha mẹ 30,000 50,000 ~100,000 50,000 ~100,000

Page 11: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 10

~100,000

Anh - chị - em 30,000 ~ 50,000 50,000 50,000

Chú – dì 10,000 10,000 ~ 20,000 10,000 ~ 30,000

Bạn bè, người

quen 5,000 5,000 ~ 10,000 5,000 ~ 10,000

Hàng xóm 3,000 ~ 5,000 3,000 ~ 10,000 3,000 ~ 10,000

Người lạ 10,000 10,000 10,000 ~

Bảng 1: Số tiền phúng điếu người viếng thường mang cho người đã khuất cùng tang gia.

Nguồn: http://www.jp-guide.net/manner/ka/kouden.html

Tiền phúng điếu thường được trao cho tang gia vào đêm canh xác hoặc bữa tiệc

chia tay người quá cố và thường được đựng vào một phong bì được gọi là Koden

(香典). Đó là một phong bì màu trắng bao quanh bởi hai dây trắng và đen, có buộc

một nút thắt đặc biệt ở giữa. Trên phong bì có đề ba chữ Goreizen (Ngự Linh Tiền

御霊前) theo hàng dọc giữa hai đầu dây, dưới nút thắt đề tên người hoặc công ty/

tổ chức đến viếng. Đôi khi, người ta cũng có ghi giá trị tiền phúng điếu vào mặt

sau phong bì.

Hình 3: Mẫu phong bì tiền phúng điếu thường thấy

Page 12: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 11

Ba chữ Goreizen (Ngự Linh Tiền御霊前) ngoài phong bì có nghĩa là “mong linh

hồn người đã khuất yên nghỉ”. Chữ thường được viết bằng bút lông hoặc in theo

font chữ nét bút lông, mực viết thường nhạt và loãng, mang ý nghĩa “buồn và đau

khổ nên nước mắt làm nhạt mực”. Tuy nhiên, nếu người đã khuất theo đạo Tin

Lành, Cơ Đốc hoặc nhánh đạo Phật Shingon7 thì người ta không dùng ba chữ này.

Hình 4: một số cách viết chữ trên phong bì

Nguồn: http://www.sekinohall.co.jp/images/koden_zu.jpg

Dây buộc phong bì được gọi là Mizuhiki (水引) làm từ giấy xoắn lại, nút thắt dây

được gọi là Musubikiri (結び切り), đây là loại nút thắt thường dùng trong đám

7 Chân Ngôn Tông (Shingon-shū 真言宗)

Page 13: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 12

cưới, đám ma và những dịp lễ khác (tuy nhiên tùy trường hợp mà dây buộc có màu

sắc khác nhau và chữ trên phong bì cũng khác nhau). Ngoài ra, cách trình bày

phong bì còn thay đổi tùy thuộc vào từng khu vực khác nhau.

Bên cạnh đó, để tăng tính trang trọng cho việc phúng điếu, người ta thường bọc

phong bì trong một lớp vải màu đen hoặc màu tối. Cách xếp lớp vải được trình bày

như hình sau:

Tùy thuộc vào người viếng mà tên người viếng ở dưới dây buộc cũng ghi khác

nhau. Nhưng dù ghi cách nào thì tên người viếng cũng phải ghi hàng dọc. Các

cách viết được trình bày trong bảng sau:

Hình 5: Cách xếp khăn bọc phong bì phúng điếu

Nguồn: http://gallery.1kakaku.com/kw/

Page 14: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 13

Đích thân

đến viếng

Thay mặt người

khác đến viếng

Cả 2 vợ chồng

cùng đến viếng

Thay mặt công ty

đến viếng

Bên dưới

ghi rõ họ

tên người

đến viếng ở

ngay chính

giữa

Nếu người chồng

bận công tác và

người vợ thay mặt

đến viếng, thì viết

họ tên người

chồng và kế bên

thêm một chữ Nội

(内) nhỏ

Nếu cả hai vợ

chồng cùng đến

viếng, có thể chỉ

cần ghi họ tên

người chồng, hoặc

ghi họ chung, tên

chồng và tên vợ

sau đó

Ghi tên công ty, tổ

chức, họ tên người

đến viếng thì viết

ở ngay chính giữa

Bảng 2: Một vài ví dụ viết phong thư phúng điếu

Nguồn: http://www.jp-guide.net/manner/ka/kouden.html

Ngoài 4 trường hợp trên thì tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà cách ghi

tên lên phong bì cũng khác nhau. Ví như trường hợp hai vợ chồng cùng đến viếng,

đôi khi người ta cũng không cần ghi cả tên vợ hoặc chồng mà chỉ cần ghi họ (tên

gia đình) lên phong bì. Trường hợp có nhiều người cùng đứng tên trên một phong

bì (ví dụ như bạn bè, đồng nghiệp cùng chung phong bì viếng), nếu từ 3 người trở

xuống thì ghỉ tên cả 3 người, ghi theo địa vị từ cao đến thấp, từ phải qua trái; nếu

từ 4 người trở lên thì phong bì chỉ ghi tên người đại diện. Một số trường hợp,

người đến viếng là đồng nghiệp với người đã khuất nhưng không thân thuộc với

gia quyến thì có thể ghi trên phong bì là [会社名] đồng thời đính kèm danh thiếp

Page 15: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 14

của mình để tang gia biết mối quan hệ của mình với người đã khuất. Với những

bạn bè và đồng nghiệp thì đôi khi họ vẫn tự nguyện đóng góp một khoảng tiền

nhỏ (2,000 - 3,000 yên), sau đó chung vào một phong bì rồi gửi đến cho gia chủ.

Ngày nay có nhiều loại phong bì phúng điếu, tùy theo số tiền mà người ta lựa chọn

những loại phong bì cho phù hợp. Những phong bì sang trọng và đắt tiền thì

thường không phù hợp với tang lễ và sẽ bị xem là thất lễ. Chỉ những người đi

viếng với số tiền trên 10,000 yên mới dùng loại phong bì này. Nếu số tiền phúng

điếu dưới 5,000 yên có thể sử dụng các loại phong bì in sẵn hình dây và nút thắt.

Cần lưu ý rằng, phong bì có in hình hoa sen chỉ dùng trong đám tang Phật giáo.

Khi trao tiền phúng điếu, người viếng vẫn cần lưu ý thêm một số điểm sau đây:

+ Việc người dự đám tang trao quá nhiều tiền phúng điếu là một điều thất lễ.

+ Số tiền phúng điếu không được có số 4 và số 9 (ví dụ: 5,000 yên hoặc 10,000

yên).

+ Không cần thiết phải là tiền mới, có thể dùng tiền cũ, nhưng tốt nhất nên dùng

tiền mới.

+ Tiền nên được đặt úp xuống.

+ Ngoại trừ tang chủ, những người đã từng sống chung với người đã mất thì không

cần phải bọc phong bì đựng tiền phúng điếu.

Về vật phúng điếu:

Ngoài tiền phúng điếu người ta còn mang một số lễ vật cúng khác, được gọi là

Kumotsu 供物. Đó thường là nhang, nến, hoa quả hay bánh kẹo, v.v…. Theo Phật

giáo, khi đi viếng có thể mang đến những món ăn mà người đã khuất thích như

bánh kẹo, hoa quả,… nhưng kiêng đồ sống như thịt, cá; theo Shinto thì có thể

mang cả rượu. Những lễ vật này thường đựng gói cẩn thận, trang trọng trong các

bao/hộp giấy thắt nút đen trắng. Bên ngoài thường ghi Gokumotsu (Ngự Cúng Vật

御供物) hoặc Goku (Ngự Cúng御供).

Page 16: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 15

Hình 6: Một số hình thức lễ vật phúng điếu thường thấy

Về hoa phúng điếu:

Hoa viếng đám hoa được gọi là Kuge 供花. Hoa viếng thường được xếp thành

hình tỏa ra từ quan tài thành vòng hoa hoặc hoa tươi. Vòng hoa thường là do công

ty, tổ chức gửi, trong khi hoa tươi thường do cá nhân mang đến. Hoa phúng điếu

thường có màu trắng và không tỏa hương. Một số loại hoa thường dùng là cúc, lan,

hoa loa kèn v…v…. Để cho đẹp, đôi khi người ta cũng dùng chung với một số hoa

màu tím.

Page 17: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 16

Hình 7: Một số hoa phúng điếu thường thấy

3. Nghi lễ viếng

Như đã nói trên, tang lễ thường được tổ chức trong 2 ngày. Người viếng sẽ đến

vào thời gian thuận tiện với họ nhất. Phần hỏa táng thường chỉ có những người

thân thiết nhất mới tham dự vì không phải ai cũng có thể nhìn tro cốt sau khi thiêu

mà không thấy sợ. Sau đây là những nghi lễ cần thực hiện đối với một người đến

dự đám tang trong hai ngày này.

+ Trao lễ vật phúng điếu:

Trước nơi tiến hành tang lễ sẽ có một bàn tiếp tân (uketsuke 受付), nơi đây sẽ tiếp

nhận các tiền phúng điếu, lễ vật v.v…. của người đến viếng.

Hình 8: Mô phỏng bàn tiếp tân ở tang lễ

Khi đến nơi, đầu tiên khách viếng sẽ đến bàn tiếp tân và gửi lễ vật phúng điếu.

Tiếp tân thường là đồng nghiệp của người đã mất. Họ sẽ giúp gia đình người đã

mất thu phong bì; ghi chép tên họ, mối quan hệ của người đến viếng với người đã

Page 18: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 17

mất, và số tiền phúng điếu vào một cuốn sổ đặc biệt. Khách sẽ phải mở lớp vải bọc

hoặc bao đựng ra. Thường thì phong thư và lễ vật các loại sẽ phải lịch sự quay về

hướng gia quyến để họ nhìn thấy tên người đến dự. Nếu đến trễ hoặc đến vào buổi

tối đêm canh thức (Tsuya 通夜), khi mà bàn tiếp tân không làm việc thì phải đặt lễ

vật ngay ngắn trên bàn thờ, với đầu dải buộc hướng về phía trước.

Hình 9: Đưa lễ vật ở bàn tiếp tân và đưa lễ vật ở bàn thờ

Nguồn: http://www.izumiya-gr.com/ot/kouden.html

Ở đây, người đến viếng sẽ nói những câu chia buồn như :

「このたびはご愁傷さまでございます」

Kono tabi wa go shushosa made gozaimasu

(Tạm dịch: Tôi xin chia buồn cùng mọi người)

「さぞかし、お力落としでございましょう」

Sazokashi, ochikaotoshi degozaimashou.

(Tạm dịch: Chắc chắn mọi người đã rất vất vả, đau buồn)

「心からお悔やみ申し上げます」

Kokoro kara okuyami moshi agemasu.

Page 19: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 18

(Tạm dịch: Tôi xin thành thật chia buồn củng gia đình)

Tang gia sẽ nhận những lễ vật phúng điếu và ghi tên người đến viếng vào sổ. Lưu

ý là nếu đưa danh thiếp ra, thì phần góc trái bên dưới của danh thiếp phải được gập

lại.

Hình 10: Gấp phần góc trái bên dưới của danh thiếp

Nguồn: http://www.miyabi-sougi.com/

+ Tham dự nghi lễ tụng niệm:

Khách viếng tang có thể tham dự nghi lễ tụng niệm cùng gia quyến. Thường thì

đêm tsuya, chỉ những người thân thiết trong gia đình mới tham dự lễ tụng niệm.

Bạn bè, khách viếng thường tham dự vào ngày thứ 2. Về cơ bản thì cách thức của

nghi lễ tụng niệm ở 2 ngày đều giống nhau. Sau đây xin trình bày cách thức tham

dự nghi lễ tụng niệm.

Buổi tụng niệm bắt đầu khi nhà sư thắp nến, đèn, đốt nhang và ngồi ở vị trí đầu

tiên chính giữa, trước bàn thờ và linh cữu, và tiến hành tụng kinh, thường là những

lời răn dạy của Đức Phật về cõi Niết Bàn, Tịnh Độ, và kết thúc khi mọi người đều

thắp nhang và nhà sư kết thúc bài kinh. Vị trí ngồi được quy định chặt chẽ: người

nhà sẽ ngồi đối diện hoặc gần với nhà sư nhất. Phía sau sẽ là vị trí của dòng họ,

bạn bè, khách tham dự v…v… Thường thì người trong gia tộc sẽ ngồi bên phải,

bạn bè, người quen, khách mời thì ngồi vào bên trái.

Page 20: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 19

Hình 11: Vị trí ngồi tụng niệm

Khi nhà sư tụng niệm, mọi người thường lần chuỗi hạt juzu và đọc kinh theo.

Hình 13: Cách cầm chuỗi hạt juzu

Trong lúc tụng niệm, nhà sư sẽ ra hiệu cho gia quyến lần lượt theo thứ tự tiến hành

thắp nhang. Có 2 loại nhang bao gồm nhang thơm dạng bột hoặc dạng nén/cây.

Việc này bao gồm đến trước linh cữu, vái lạy, đốt nhang rồi trở về chỗ ngồi.

Người thân trong gia đình sẽ tuần tự thực hiện, sau đó sẽ đến khách viếng.

Cách thắp nhang trong lễ tụng niệm:

+ Cúi chào gia quyến, cúi chào nhà sư (có nơi ngược lại, cuối chào nhà sư trước

rồi mới đến gia quyến)

+ Vái lạy linh cữu

Page 21: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 20

+ Thắp nhang bằng tay phải, để nhang không cháy quá lớn có thể chuyển nhang

sang tay tráng, dùng tay phải phẩy. Lưu ý không được thổi nhang.

+ Đặt nhang vào lư hương

+ Vái lạy lần nữa

+ Quay về chỗ ngồi

Với nhang dạng bột thì sau khi vái lạy linh cữu, lấy ba nhúm nhang thơm từ bên

đựng nhang và đưa lên ngang bằng đầu, rồi bỏ lư hương đang cháy. Sau đó cũng

vái lạy lẫn nữa rồi quay về chỗ ngồi.

Hình 14: Cách cúi lạy người đã mất

Nguồn: http://www.loveyou.co.jp/img/manners/

Số lần đốt nhang cũng tùy thuộc vào tông phái Phật giáo. Thường thì phái Shingon

(Chân Ngôn tông 真言宗) sẽ là 3 lần, phái Jodo Shinshu Higashi Honganji 8 (còn

gọi là Shinshu Ootani ha真宗大谷派), phái Soto (Tào Động tông曹洞宗) sẽ là 2

lần. Một số phái Tịnh thổ cũng không giới hạn số lượng nhang được đốt.

8 Một phái của Tịnh thổ Chân tông (Jodo Shinshu 浄土真宗)

Page 22: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 21

Buổi lễ tụng niệm kết thúc khi nhà sư chấm dứt bài tụng niệm và mọi người đều

đã thắp hương. Ngoài ra, sau lễ tụng niệm, người ta thường sẽ mời khách viếng lên

phát biểu tưởng niệm đối với người đã khuất.

Trong tang lễ ngày thứ 2, sau khi tiến hành lễ tụng niệm, các bức điện của những

người bận rộn không thể dự đám tang sẽ được đọc cho toàn hội trường. Đọc xong

các bức điện này, một người bên nhà tổ chức tang lễ sẽ đứng ra cảm ơn mọi người

đã dự đám tang. Cuối cùng người thân nhất với người đã mất đứng ra cảm ơn một

lần nữa và cúi đầu trước mọi người.

Đến cuối buổi lễ, khách viếng và gia đình sẽ đặt hoa vào quan tài quanh đầu và vai

người quá cố trước khi quan tài được đóng lại và chuyển tới đài hỏa táng trên một

chiếc xe tang được trang trí một cách cầu kì. Theo quan niệm một số tôn giáo Nhật

Bản, quan tài phải được đóng chặt lại bằng một tảng đá do những người tham dự

đám tang đặt lên.

+ Rời tang lễ và ra về:

Sau khi ghi tên và địa chỉ của mình vào cuốn sổ, Mỗi người khách khi ra về sẽ

được ban lễ tang trao cho 1 túi nhỏ, gọi là quà trả lễ. Quà trả lễ cho khách bao gồm

một món đồ có giá trị bằng nửa số tiền phúng điếu của khách trong phong bì đã

đưa (gói chè hay khăn mặt), cafê, hoặc tiền mặt cùng giá trị đó, và muối. Khách đi

về đến trước cửa nhà mình thì vung muối này ra xung quanh trước khi bước vào

trong, nhằm trừ ma quỷ bám theo vào trong nhà. Có một số thông tục khác về việc

trừ tà này. Nếu vì lý do nào đó mà khách ở lại nhà tang gia ngày làm đám tang, thì

khách nên ở lại nhà này trong bảy ngày tiếp theo. Nếu khách trước khi về nhà từ

đám tang, tham gia một buổi tiệc trà, thì khi về đến nhà không cần phải rải muối,

vì trà được cho là đã thanh lọc cơ thể khỏi tà ma. Ngoài ra, nếu khách đi theo gia

quyến đến nơi mai táng thì đường đi đến nơi mai táng và đường về nhà phải khác

nhau để ma quỷ không bám theo.

Page 23: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 22

KẾT LUẬN

Có thể nói, tang lễ là một nghi lễ quan trọng mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện rõ nét

đời sống tâm linh của người Nhật. Cũng như những nghi lễ vòng đời khác, đây là

sự kiện mà ai cũng chỉ có một lần để trải qua, đó là nghi lễ đánh dấu sự kết thúc

một vòng đời – một quy luật tất yếu không thể tránh khỏi. Tang lễ như một nghi

thức tưởng nhớ người đã khuất và đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong thực tế, Nhật Bản là quốc gia tương đối thoáng về mặt tôn giáo. Người Nhật

hầu như không quan tâm nhiều đến tôn giáo. Tuy nhiên, trong khi có tang lễ thì

Page 24: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 23

ngược lại, tôn giáo đóng vai trò tương đối quan trọng. Điều này, như đã nói ở trên,

là đặc điểm của đời sống tâm linh trong xã hội Nhật. Vì lẽ đó, trước khi đi viếng

thăm một tang lễ, việc đầu tiên là cần tìm hiểu xem tang chủ là người theo tôn giáo

nào. Hiện nay, đa số người Nhật đều tổ chức tang lễ theo kiểu Phật giáo. Dù theo

tôn giáo nào đi chăng nữa, với ý nghĩa đặc biệt của mình, nghi thức tang lễ luôn

được tổ chức hết sức trang nghiêm theo một trình tự nhất định.

Nhật Bản vốn là một dân tộc coi trọng lễ nghĩa nên việc quy định những phong tục

riêng đối với những người thăm viếng là không thể thiếu. Để tránh thất lễ, việc tìm

hiểu những phong tục tham dự tang lễ là rất cần thiết. Như đã trình bày ở phần nội

dung, người Nhật quy định rất rõ ràng về trang phục cũng như những thứ cần

mang theo khi đi dự một tang lễ cũng như cách thức để chào từ biệt người đã mất

lần cuối cùng. Để thể hiện sự đau thương, màu sắc chủ đạo trong các đám tang đều

là màu đen và trắng. Trang phục cũng phải theo nguyên tắc này, thêm nữa phải

đơn giản và lịch sự. Về tiền phúng điếu cũng có những tục lệ riêng, tùy thuộc vào

mối thân tình với người đã khuất cũng như điều kiện kinh tế của bản thân. Ngoài

ra, hình thức bên ngoài của phong bì đựng tiền phúng điếu cũng hết sức quan

trọng. Qua hình dạng phong bì, cách viết tên, số lượng tiền, … mà người nhà có

thể biết được quan hệ của người đến viếng và người đã khuất. Thêm nữa là cách

thức hành lễ trong lễ tang. Các bước từ khi vào nơi tổ chức tang lễ, khi hành lễ đến

lúc ra về đều hết sức trang trọng. Những điều này tất thảy đều nói lên đặc trưng

tính cách dân tộc Nhật Bản.

Xã hội Nhật Bản ngày càng phát triển, kèm theo đó là những sự thay đổi trong

phong tục tập quán, trong đó có cả các phong tục tang lễ. Ngày nay, phong tục

tang lễ ở Nhật Bản chắc hẳn không còn quá khắt khe như trước. Tuy vậy, họ luôn

giữ gìn và tuân theo các quy tắc truyền thống cơ bản nhất.

Nhìn chung, trong nghi lễ vỏng đời, tang lễ là một phạm trù tương đối rộng mà

trong phạm vi bài tiểu luận này không thể khái quát hết. Bài tiểu luận chỉ tập trung

Page 25: TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

[Type text] 24

vào tìm hiểu những phong tục thăm viếng một tang lễ của Nhật Bản. Đây là một

nét văn hóa quan trọng trong cách ứng xử của người Nhật. Những kiến thức được

nêu ra trong bài viết mong rằng sẽ có ích đối với những ai yêu thích đất nước Nhật

Bản và mong muốn tìm hiểu thêm về nền văn hóa đặc biệt này.