tao meo son la - 2008

91
BGiáo dục và Đào tạo Trƣờng Đại Hc Ngoại Thƣơng ---------o0o--------- Công trình tham dcuc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại hc Ngoại Thƣơng năm 2008Tên công trình: BIN PHÁP PHÁT TRIN SN XUT VÀ MRNG THTRƢỜNG CÁC SN PHM TQUTÁO MÈO SƠN LA DỰA TRÊN PHÂN TÍCH CHUI GIÁ TRNhóm ngành: 1a Hvà tên sinh viên HHOÀI THƢƠNG NDân tc: Kinh Lp: Nht 5 K45F Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quc tế NGUYN THMAI LAN NDân tc: Kinh Lp Anh 11 K45D - Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quc tế Htên ngƣời hƣớng dn: Tiến sTTHÚY ANH

Upload: yrcftu

Post on 31-Oct-2015

567 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tao meo Son La - 2008

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trƣờng Đại Học Ngoại Thƣơng

---------o0o---------

Công trình tham dự cuộc thi

“Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại Thƣơng năm 2008”

Tên công trình:

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG

THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA

TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ

Nhóm ngành: 1a

Họ và tên sinh viên

HỒ HOÀI THƢƠNG Nữ Dân tộc: Kinh

Lớp: Nhật 5 – K45F – Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

NGUYỄN THỊ MAI LAN Nữ Dân tộc: Kinh

Lớp Anh 11 – K45D - Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

Họ tên ngƣời hƣớng dẫn: Tiến sỹ TỪ THÚY ANH

Page 2: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 4

CHƢƠNG I: ............................................................................................................. 7

TỔNG QUAN VỀ SƠN LA , SẢN PHẨM TÁO MÈO VÀ CƠ SỞ KHOA

HỌC ........................................................................................................................... 7

1.1. Tỉnh Sơn La và vùng nguyên liệu táo mèo .......................................................... 8

1.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................................. 8

1.1.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................................... 11

1.2. Cây táo mèo Sơn La ............................................................................................ 12

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................... 12

1.2.1.1. Đặc điểm chung của cây táo mèo ............................................................................... 12 1.2.1.2. Đặc điểm riêng của táo mèo Sơn La ........................................................................... 14 1.2.1.3. So sánh thế mạnh đối với các nông sản khác trong vùng ........................................... 15

1.2.2. Công dụng của Táo mèo ......................................................................................... 18

1.3. Cơ sở lí luận nghiên cứu việc phát triển thị trường các sản phẩm từ cây táo

mèo Sơn La. ................................................................................................................... 20

1.3.1. Quan điểm về chuỗi giá trị (value chain) ................................................................ 20

1.3.1.1. Định nghĩa................................................................................................................... 20 1.3.1.2. Các khái niệm chính .................................................................................................... 21

1.3.2. Chuỗi giá trị táo mèo Sơn La .................................................................................. 24

1.3.2.1. Xuất phát điểm ............................................................................................................ 24 1.3.2.2. Xây dựng chuỗi gía trị táo mèo Sơn La ...................................................................... 25

CHƢƠNG II: ......................................................................................................... 27

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM

TỪ CÂY TÁO MÈO SƠN LA. ............................................................................. 27

2.1. Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị táo mèo: điều kiện (tự nhiên, xã

hội), thị trường và tình hình phát triển hiện tại các khâu trong chuỗi giá trị ........... 28

2.1.1. Vùng nguyên liệu .................................................................................................... 29

2.1.2. Thu hoạch................................................................................................................ 31

2.1.3. Vận chuyển ............................................................................................................. 32

2.1.4. Sản xuất ................................................................................................................... 33

2.1.5. Kinh doanh .............................................................................................................. 35

Page 3: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 3

2.2. Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị táo mèo .............................. 38

2.3. Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị táo mèo............... 39

2.3.1. Táo tự nhiên, táo trồng ............................................................................................ 40

2.3.2. Thu hái .................................................................................................................... 41

2.3.3. Vận chuyển ............................................................................................................. 42

2.3.4. Sản xuất ................................................................................................................... 42

2.3.5. Tiêu thụ ................................................................................................................... 43

2.4. Đánh giá .............................................................................................................. 44

Chƣơng III: ............................................................................................................. 46

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TỪ TÁO

MÈO SƠN LA. ....................................................................................................... 46

3.1. Tổng quan............................................................................................................ 47

3.2. Biện pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La.............................. 48

3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô............................................................................................. 48

3.2.1.1. Xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu....................................................................... 49 3.2.1.2. Hỗ trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho người dân ........................................ 51 3.2.1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp marketing sản phẩm.................................................................. 52

3.2.2. Nhóm các biện pháp vi mô của riêng doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản

phẩm. 56

3.2.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm ............................................................................................... 57 3.2.2.2. Giải pháp phát triển Vang Sơn Tra và nước ép Sơn Tra ............................................ 59

3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh .................................................................................... 63

3.2.3.1. Rượu Vang Sơn Tra ..................................................................................................... 63 3.2.3.2. Nước ép Sơn Tra ......................................................................................................... 65

3.2.4. Giải pháp Marketing ............................................................................................... 67

3.2.4.1. Giải pháp xúc tiến bán ................................................................................................ 67 3.2.4.2. Giải pháp sản phẩm và giá cả .................................................................................... 68 3.2.4.3. Giải pháp quảng cáo ................................................................................................... 70 3.2.4.4. Giải pháp phân phối ................................................................................................... 71

Page 4: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 4

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sơn La là một tỉnh miền núi trọng yếu của đất nƣớc với vị trí địa lí quan trọng

nối liền CHDCND Lào, tỉnh Điện Biên, Lai Châu với các tỉnh trung du Bắc Bộ.

Sơn La anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng “rừng thiêng nƣớc độc”

với di tích nhà tù Sơn La minh chứng cho tội ác tày trời của thực dân Pháp và dấu

ấn của tinh thần Cách mạng bất diệt.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Sơn La đã có nhiều bƣớc phát triển song

vẫn còn hết sức khó khăn. Địa hình hiểm trở, chia cắt và nền khí hậu phức tạp,

khắc nghiệt khiến chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội,cải thiện đời sống nhân dân

trở thành bài toán hóc búa với các cấp chính quyền. Việc trồng cây gì, nuôi con gì

để đạt hiệu quả, đƣa mức sống nhân dân lên mức trung bình của cả nƣớc đòi hỏi

những nghiên cứu, tính toán chiến lƣợc và kế hoạch triển khai cụ thể, thực tế.

Trƣớc đây, tỉnh đã có nhiều dự án đầu tƣ cấp nhà nƣớc đƣa các cây trồng

ngoại lai thử nghiệm trên đất Sơn La song không đạt hiệu quả do không phù hợp

điều kiện thổ nhƣỡng và khí hậu. Thực tế đó yêu cầu địa phƣơng cần đầu tƣ phát

triển các cây trồng bản địa phù hợp với ngành công nghiệp chế biến tạo đòn bẩy

kinh tế. Trong các cây trồng đó, táo mèo tỏ ra là loại cây có ƣu điểm vƣợt trội.

Táo mèo (Sơn Tra) phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh

phía Tây Bắc Việt Nam nhƣ Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Táo mèo có vị chua chát,

ngọt thơm rất đặc trƣng đƣợc sử dụng rộng rãi trong chế biến nƣớc quả, rƣợu và là

vị thuốc quý trong đông y. Táo mèo Sơn La có vị thơm và lƣợng đƣờng lớn rất phù

hợp cho sản xuất công nghiệp các sản phẩm Vang, nƣớc ép.

LỜI NÓI ĐẦU

Page 5: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 5

Tuy tiềm năng và vai trò của cây táo mèo với sự phát triển của Sơn La rất lớn

song việc sản xuất và kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do những

khó khăn về vốn,kĩ thuật và nhân lực. Đây cũng là khó khăn chung với các ngành

khác trong tỉnh và cả khu vực miền núi phía Bắc.

Nhận thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng của táo mèo đối với đời sống

đồng bào các dân tộc và sự phát triển chung của tỉnh, nhóm tác giả quyết định chọn

nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trƣờng các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La”.

Nhóm tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé giúp tỉnh Sơn La tìm ra

một số hƣớng để sản phẩm táo mèo phát triển chuyên nghiệp hơn.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm

từ cây táo mèo Sơn La, trong đó chú trọng rƣợu vang và nƣớc ép táo mèo, hai sản

phẩm có nhiều tiềm năng và điều kiện phù hợp với sản xuất công nghiệp.

Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vùng táo Bắc Yên – Sơn La và sản phẩm

Vang của nhà máy Bắc Sơn, từ đó đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp cho cả

vùng.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu chuỗi giá trị (value chain)

làm cơ sở, kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu nhằm

giúp công trình có cái nhìn toàn cảnh ở nhiều góc độ.

Page 6: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 6

4. Bố cục công trình nghiên cứu

Đề tài gồm ba phần chính:

Chƣơng I: Tổng quan về Sơn La, sản phẩm táo mèo và cơ sở khoa học.

Chƣơng II: Phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây

táo mèo Sơn La.

Chƣơng III: Đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo

mèo Sơn La

Page 7: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 7

CHƢƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ SƠN LA , SẢN PHẨM

TÁO MÈO VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

Page 8: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 8

1.1. Tỉnh Sơn La và vùng nguyên liệu táo mèo

1.1.1. Vị trí địa lí

Sơn La - Một tỉnh miền núi Tây Bắc nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, nằm trong tọa độ địa lý 20o39' - 22

o00' vĩ độ bắc và 103

o11' - 105

o02' kinh độ

đông. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phú và Hoà

Bình, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nƣớc Cộng

hoà dân chủ nhân dân Lào với chiều dài đường biên giới 250 km. Tỉnh Sơn La

cách thủ đô Hà Nội 320 km theo trục đƣờng quốc lộ 6.

Diện tích tự nhiên là 14.210 km2, đứng thứ 5 trong 53 tỉnh, thành phố. Độ cao

trung bình từ 600 - 700m. Trên 80% tổng diện tích tự nhiên có độ dốc từ 25o trở

lên.

Địa hình lãnh thổ phân hoá rất phức tạp, mức độ chia cắt ngang và chia cắt

sâu mạnh bởi các dãy núi cao, thung lũng, sông và mặt bằng 2 cao nguyên nối tiếp

nhau, tất cả đều chạy theo hƣớng tây bắc - đông nam. Đó là dãy núi cao liên tiếp ở

phía bắc bắt đầu từ huyện Quỳnh Nhai qua Mƣờng La đến Bắc Yên và kết thúc tại

huyện Phù Yên, độ cao trung bình trên 2.000m, đỉnh cao nhất là Phusaphin 2874m,

sƣờn tây nam đổ xuống sông Đà. Phía tây là dãy Pusamsao bắt đầu từ đỉnh

Phusamsao đến Mƣờng Lạn (sông Mã), độ cao trung bình từ 1.500m - 1.900m,

đỉnh cao nhất là Phu Sam Sao cao 1925m làm thành biên giới tự nhiên Việt-Lào.

Page 9: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 9

Hình 1: Bản đồ tỉnh Sơn La (Nguồn: website bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Giữa tỉnh là dãy Sin sung chảo chai, từ Thuận Châu kéo dài qua Mai Sơn,

Yên Châu về giáp tỉnh Hoà Bình, độ cao trung bình từ 1.000m - 1.500m, cao nhất

là đỉnh Khao Canh 1.565m. Từ những dãy núi chính có nhiều dãy núi nhỏ chạy

theo hƣớng gần nhƣ vuông góc với dãy núi chính làm cho địa hình vốn đã bị chia

cắt lại càng bị chia cắt thêm. Sự chia cắt này tạo thế mạnh cho Sơn La là có nhiều

dạng sản phẩm, của nhiều đới khí hậu mà các nơi khác không có.

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây bắc của Tổ quốc. Từ Hà Nội

ngƣợc đƣờng số 6 lên Sơn La dài 320 km phải qua tỉnh Hà Tây, Hòa Bình. Thảo

Page 10: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 10

nguyên Mộc Châu với độ cao 1050m so với mặt biển là cửa ngỏ của tỉnh Sơn La.

Đơn vị hành chính của tỉnh có 9 huyện và 1 thị xã, các huyện Mộc Châu, Yên

Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và thị xã Sơn La nằm dọc trục quốc lộ số 6, thuộc

vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện Sông Mã và các xã vùng cao của các huyện

kể trên thuộc vùng cao biên giới các huyện Phú Yên, Bắc Yên, Mƣờng La, Quỳnh

Nhai thuộc vùng kinh tế lòng hồ sông Đà. Toàn tỉnh có diện tích 1.421.000 ha, có

250 km đƣờng biên giới với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nƣớc Cộng hòa

Dân chủ nhân dân Lào. Dân số toàn tỉnh có 867.885 ngƣời, gồm 12 dân tộc anh

em: Dân tộc Thái chiếm 54% tổng số dân tộc; dân tộc Mông trên 20%, dân tộc

kinh 10%, còn lại là các dân tộc: Mƣờng, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Kháng,

Tày, Lào và Hoa. Cộng đồng các dân tộc Sơn La luôn đoàn kết xây dựng và bảo vệ

vững chắc mảnh đất phía Tây Bắc Tổ quốc.

Sông ngòi: 2 hệ thống sông Đà và sông Mã chạy song song theo chiều dọc

của tỉnh. Sông Đà chảy qua tỉnh với chiều dài 239km, đi liền với nó là 32 phụ lƣu

lớn, nhỏ; sông Mã chảy trong tỉnh với chiều dài 93km và 17 phụ lƣu. Hai hệ thống

này đã tạo ra mạng lƣới sông, suối khá dày (mật độ trung bình 1,8km/1km2), độ

dốc lớn nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện.

Cao nguyên: 2 cao nguyên Sơn La và Mộc Châu nối tiếp nhau trải theo chiều

dài của tỉnh và là đƣờng phân thuỷ giữa sông Đà và sông Mã. Cao nguyên Sơn La

dài 100km, từ huyện Thuận Châu đến Yên Châu, rộng 25km, độ cao trung bình từ

500m - 700m. Cao nguyên Mộc Châu dài 80km, bắt đầu từ huyện Yên Châu đến

Suối Rút tỉnh Hoà Bình, rộng 25km, độ cao trung bình từ 800m - 1000m. Cả 2 cao

nguyên bề mặt tƣơng đối bằng phẳng đã và đang tạo ra vùng kinh tế động lực của

tỉnh. Tuy địa hình lãnh thổ bị phân hoá phức tạp nhƣng nhìn chung tầng đất khá

dày, thấm nƣớc tốt, tỷ lệ đạm khá, tỷ lệ lân cao và có nhiều loại phù hợp với nhiều

loại cây trồng.

Page 11: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 11

Dân số trung bình năm 1994: 802,0 nghìn ngƣời, có nhiều dân tộc khác nhau,

trong đó 10 dân tộc có số dân từ 1000 ngƣời trở lên, đông nhất dân tộc Thái:

55,2%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Hmông 12%, dân tộc Mƣờng 8,2%, dân tộc Dao

2,76%, dân tộc Xinh Mun 1,45%, dân tộc Khơ mú 1,34%, dân tộc Lào 0,34%, dân

tộc La Ha 0,2%, dân tộc Kháng 0,18%. Dân cƣ phân bố rộng khắp trên địa bàn

tỉnh, vùng rẻo cao chủ yếu là dân tộc Hmông, vùng giữa là dân tộc Dao, Xinh

Mun, Khơ mú, Kháng, La ha, vùng thấp là dân tộc Thái, Kinh, Mƣờng...

Huyện Bắc Yên, nơi tập trung diện tích táo mèo lớn và ngon nhất tỉnh Sơn La

cũng nhƣ khu vực Tây Bắc, cách Hà Nội 190 km về phía Tây Bắc. Từ Hà Nội có

thể lên Bắc Yên theo quốc lộ 37 qua Hà Tây, Phú Thọ và huyện Phù Yên của tỉnh

Sơn La hoặc theo đƣờng thủy trên Sông Đà với bến phà Tạ Khoa.

1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Do ảnh hƣởng của vị trí địa lý, độ cao địa hình nên khí hậu Sơn La khá đa

dạng, có những nét đặc thù riêng nhƣng vẫn mang tính chất của khí hậu gió mùa

chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm 21oC, nhiệt độ cao nhất là 27

oC, nhiệt độ thấp

nhất là 16,7oC. Lƣợng mƣa trung bình 1410mm, năm cao nhất 1829mm (1907),

năm thấp nhất 998mm (1964), số ngày mƣa trung bình 118 ngày/năm. Độ ẩm

tƣơng đối trung bình năm 81%. Khí hậu Sơn La phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa

đông lạnh và khô, ít mƣa, lƣợng mƣa dƣới 10% tổng lƣợng cả năm, độ ẩm không

khí xuống tới 75-76%, tháng 12 và tháng 1 có xuất hiện sƣơng muối. Mùa hạ nóng,

đến sớm và mƣa nhiều, mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, lƣợng mƣa chiếm tới

90% tổng lƣợng mƣa cả năm, không có bão. Nhìn chung khí hậu Sơn La tạo điều

Page 12: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 12

kiện để phát triển một số loại hình sản xuất vùng Á nhiệt đới và ôn đới bên cạnh

các loại hình sản xuất vùng nhiệt đới là chính.

1.2. Cây táo mèo Sơn La

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

1.2.1.1. Đặc điểm chung của cây táo mèo

Tên Việt Nam: Táo mèo

Tên Latin: Docynia indica

Họ: Hoa hồng Rosaceae

Bộ: Hoa hồng Rosales

Hình 2: Cây Táo mèo (Nguồn: Sách

đỏ Việt Nam ) Nhóm: Cây gỗ nhỏ

- Mô tả: Cây gỗ cao 4 - 5 m, cành non có gai và lông nhung màu trắng, khi già

nhẵn. Lá hình mũi mác dài 7 - 10cm, rộng 1,5 - 2cm, khi non có 3 - 5 thùy, tròn ở

gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, mép lá nguyên hoặc có răng cƣa, lông nhung màu trắng ở

Page 13: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 13

mặt dƣới, gân bên 6 - 10 đôi, phân chia tới tận mép lá; cuống lá dài 15 - 20mm. Lá

kèm hình mũi dùi, sớm rụng.

Cụm hoa chùm 1 - 3 hoa hoặc hơn, có lông, cuống hoa rất ngắn hoặc không có.

Đài có lông màu trắng với 5 thùy hình mũi mác nhọn đầu, mặt ngoài có lông, mặt

trong nhẵn. Cánh hoa 5, màu trắng, mép có mũi nhọn, nhỏ. Nhị 30 - 50. Bầ 5 ô,

mỗi ô có 3 - 10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu; vòi nhụy 5, hàn liền ới nhau ở

gốc, có lông. Quả dạng quả táo, hạt màu đen.

- Sinh học: Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt,

chồi hoặc chiết cành.

- Nơi sống và sinh thái: Cây ƣa sáng, mọc rải rác trong rừng hoặc thành quần thể

thuần loại trong trảng cây bụi, ven đồi, ở độ cao 1000 - 1500 m.

- Phân bố:

Việt Nam: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Sơn La (Bắc

Yên: Tạ Xùa), Yên Bái.

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan.

- Giá trị: Quả chín ăn đƣợc. Quả tƣơi dùng chế rƣợu vang. Quả phới khô dùng

làm nguồn dƣợc liệu để chế rƣợu thuốc, nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe,

chữa bệnh tim mạnh, huyết áp cao và kính thích tiêu hóa. Cây non còn dùng làm

gốc ghép cho các, loài táo và lê để tạo giống cây ăn quả. Gỗ có thể đóng đồ dùng

gia đình và nông cụ sản xuất.

- Tình trạng: Loài hiếm. Quả đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ là nguồn dƣợc liệu nên

đƣợc nhân dân địa phƣơng khai thác hàng năm (đôi khi chặt cả cây) để dùng và

bán. Chính đó lá nguyên nhân dẫn tới việc giảm số lƣợng cá thể và thu hẹp khu

phân bố. Mức độ đe dọa: Bậc R.

- Đề nghị biện pháp bảo vệ: Khai thác đúng quy cánh (chỉ hái quả, không chặt cây

để lấy quả). Khoanh vùng, giữa lại các cây con mọc hoang trong rừng, ven bản

làng để bảo vệ. Đồng thời tìm cánh gây trồng trong vƣờn rừng ở vùng cao.

Page 14: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 14

1.2.1.2. Đặc điểm riêng của táo mèo Sơn La

Cây táo mèo mọc chủ yếu tại huyện Bắc Yên, cách Hà Nội 190km về hƣớng

Tây Bắc, trong đó chủ yếu ở 4 xã vùng cao là Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng,

Hang Chú, trong đó táo mèo Xím Vàng đặc biệt nổi tiếng vì quả to, đẹp và rất

thơm ngon. Bốn xã này nằm trên cùng một trục đƣờng từ thị trấn Bắc Yên, gần

nhất là xã Tà Xùa (20km) và xa nhất là Hang Chú (50km). Các xã khác có táo mèo

mọc rải rác song do không đủ độ cao nên táo thƣờng rất nhỏ và chát.

Cây Sơn Tra cũng giống nhƣ cây chè Tà Xùa (Bắc

Yên) vốn nổi tiếng với hƣơng vị đậm đà và hƣơng

thơm đặc trƣng, càng ở độ cao, khí hậu lạnh hƣơng vị

chè càng ngon. Càng ở độ cao, quả táo Mèo Sơn Tra

càng có màu vàng tƣơi, thơm hơn và có vị chua ngọt.

Qua nghiên cứu khảo sát, Quả Sơn Tra Bắc Yên có mùi

thơm đặc trƣng, vị chua dôn dốt, chát ngọt, có nồng độ

đƣờng cao hơn so với Sơn Tra ở các vùng khác nhƣ Sa

Pa, Yên Bái.

Hình 3: Cây Táo mèo Sơn La

(Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet)

Hiện nay táo mèo xuất hiện ở nhiều địa phƣơng miền núi phía Bắc, trong đó

tiêu biểu có Cao Lộc (Lạng Sơn), Sapa (Lào Cai), Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên

Bái), Bắc Yên (Sơn La). Nhóm nghiên cứu lập bảng so sánh dựa trên thông tin thu

thập và ý kiến phỏng vấn nhƣ sau:

Táo Lạng Sơn Táo Lào Cai Táo Yên Bái Táo Sơn La

Page 15: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 15

Bảng 1: So sánh Táo mèo Sơn La với Táo mèo một số địa phương khác.

Việc tƣơng quan so sánh các vùng tƣơng đối rõ ràng, việc lựa chọn sản phẩm

rƣợu từ táo mèo Sơn La để xây dựng chuỗi giá trị là do 2 nguyên nhân chính: chất

lƣợng táo phù hợp sản xuất công nghiệp, khoảng cách địa lí gần và thuận tiện.

1.2.1.3. So sánh thế mạnh đối với các nông sản khác trong vùng

Trong địa bàn Sơn La: Các sản phẩn chế biến từ nông sản Sơn La còn kém

phát triển, trừ 2 sản phẩm là Chè Mộc Châu và Sữa Mộc Châu đã có uy tín và gây

dựng thị trƣờng thì táo mèo là cây trồng có tiềm năng phát triển hàng đầu.

Theo bảng tổng kết trong nghiên cứu về chuỗi giá trị trong chƣơng trình tiếp

cận thị trƣờng cho ngƣời nghèo của Nhóm tiếp cận thị trƣờng với ngƣời nghèo

(SVN) ở tỉnh Sơn La liệt kê các chuỗi giá trị có tiềm năng:

Chất lƣợng Chua, thơm Chua, thơm, quả

to

Chua, thơm, quả

to, đẹp

Chua, chát, có vị

ngọt. Nhiều nƣớc.

Quả bé

Các sản

phẩm

-Dấm táo mèo

-Rƣợu ngâm táo

mèo

-Ômai (Sấm sá)

-Quả tƣơi

-Vang táo mèo

-Táo khô

-Quả tƣơi

-Táo mèo muối

xổi

-Vang táo mèo

-Táo khô

Khoảng

cách từ Hà

Nội

200m 300km 300km 200km

Page 16: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 16

- Nấm - Bí - Mật

- Gạo địa phƣơng - Cây thuốc nam

- Măng - Ngô

- Hàng thủ công - Táo mèo

- Nhãn - Lợn bản

Dƣới đây là bảng so sánh về thế mạnh của từng loại nông sản có giá trị của

tỉnh Sơn La mà nhóm nghiên cứu đã rút ra. Từ đó thấy rõ lợi thế của sản phẩm Táo

mèo trong việc xây dựng chuỗi giá trị.

TT Loại hình Điểm mạnh Điểm yếu Đánh giá

1

1 Nấm

-Nguồn thức ăn sẵn có

-Dễ nuôi trồng

-Nhiều đối thủ cạnh

tranh

-Thị trƣờng địa phƣơng

chƣa thực sự có nhu

cầu

Phát triển quy mô

vùng hoặc các

vùng lân cận

1

2 Măng

-Diện tích dùng để

nuôi trồng lớn

-Dễ trồng

-Nhu cầu chƣa lớn (chủ

yếu tại chỗ)

- Chƣa có công nghiệp

chế biến

Phát triển quy mô

vùng

3

3 Gạo địa phƣơng -Chất lƣợng có tiếng

-Diện tích nhỏ hẹp

-Kĩ thuật canh tác kém

Phát triển quy mô

vùng

4

4 Hàng thủ công

-Đa dạng do nhiều dân

tộc sinh sống

-Chƣa có uy tín trên thị

trƣờng

-Số ngƣời làm ít

Có tiềm năng

song cần đầu tƣ

thêm

5

5 Nhãn

-Có một số khu vực

phù hợp

-Chất lƣợng tƣơng đối

-Chƣa có uy tín trên thị

trƣờng

Phát triển quy mô

vùng

Page 17: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 17

Bảng 2: So sánh thế mạnh của Táo mèo đối với các nông sản khác trong vùng

Lập bảng so sánh tiềm năng các loại nông sản trên nhóm nghiên cứu có kết

luận:

So với các loại nông sản khác ở địa phƣơng thì táo mèo có tiềm năng lớn, bền

vững, sự phát triển gắn liền nhiều vấn đề xã hội tích cực. Trong điều kiện ngân

tốt

6

6 Bí

-Diện tích phù hợp

trồng lớn

-Sản lƣợng thấp

-Nhiều đối thủ cạnh

tranh

Phát triển quy mô

vùng

7

7 Cây thuốc nam

-Diện tích phù hợp

trồng lớn

-Nhiều đối thủ cạnh

tranh

-Sản xuất nhỏ lẻ

Cần đầu tƣ thêm

8

8 Ngô

-Diện tích lớn

-Có uy tín trên thị

trƣờng

-Chất lƣợng chƣa cao

-Khó phát triển sản

phẩm chế biến

Phát triển quy mô

vùng

9

9 Táo mèo

-Diện tích tự nhiên và

có thể trồng lớn

-Có uy tín trên thị

trƣờng

-Có nhà máy sản xuất

rƣợu

-Đƣợc bƣớc đầu chú

trọng phát triển

-Trình độ sản xuất kém

-Mạng lƣới tiêu thụ

nhỏ hẹp

Có tiềm năng và

điều kiện phát

triển, có thể trở

thành đầu tàu kinh

tế cả tỉnh

1

10 Lợn bản -Có uy tín

-Số lƣợng ít

-Sinh trƣởng chậm

Phát triển quy mô

hộ gia đình

1

11 Mật

-Một số vùng có khả

năng phát triển

-số lƣợng ít

-Nuôi nhỏ lẻ

Phát triển quy mô

hộ gia đình

Page 18: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 18

sách hạn hẹp, tỉnh Sơn La nên chú trọng phát triển cây táo mèo và các sản phẩm từ

táo mèo để tạo đòn bẩy kinh tế, kích thích các ngành khác cùng phát triển.

1.2.2. Công dụng của Táo mèo

- Theo các sách Y học cổ:

Sách Tân tu bản thảo: vị chua lạnh, không độc.

Sách Bản thảo cƣơng mục: chua ngọt hơi ôn.

Sách Nhật dụng bản thảo: vị ngọt chua không độc.

Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc dƣơng minh, thái âm kinh.

Sách Dƣợc phẩm hóa nghĩa: nhập Tỳ Can nhị kinh.

Sách Lôi công bào chế dƣợc tính giải: nhập Tỳ kinh.

- Thành phần chủ yếu:

Theo các nhà nghiên cứu Trung quốc, trong Sơn tra có: acid citric, acid crataegic,

acid cafiic, vitamin C, hydrat cacbon, protid, mỡ, calci, phospho, sắt, acid oleanic,

ursolic, cholin, acetylcholin, phytosterin.

- Tác dụng dƣợc lý:

A.Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền:

Tiêu thực hóa tích, hoạt huyết tán ứ. Chủ trị các chứng tích trệ, bụng đau tiêu chảy,

sản hậu ứ trệ đau bụng, nƣớc ối ra không dứt, sán khí, đau tinh hoàn.

Trích đọan Y văn cổ:

Sách Bản thảo kinh tập chú: "nấu lấy nước rửa lở sơn".

Sách Tân tu bản thảo: " uống chủ lợi thủy, gội đầu tắm trị chàm lở".

Sách Nhật dụng bản thảo: " hóa thực tích, hành kết khí, kiện vị, khoang

cách, tiêu khí tích huyết cục".

Sách Trấn nam bản thảo: " tiêu nhục tích trệ, hạ khí trị ợ chua".

Sách Bản thảo kinh sơ: " hóa ẩm thực, kiện tỳ vị, hành kết khí, tiêu ứ huyết".

Page 19: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 19

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Theo các nhà nghiên cứu dƣợc lý Trung quốc Sơn tra có tác dụng:

1. Cƣờng tim, hạ áp, tăng lƣu lƣợng máu mạch vành, giãn mạch và chống loạn

nhịp tim. Nƣớc cất Sơn tra bắc trên động vật thực nghiệm có tác dụng phòng

và giảm bớt thiếu máu cơ tim thực nghiệm.

2. Có tác dụng làm hạ lipid huyết rõ rệt và làm giảm xơ mỡ động mạch, cơ chế

chủ yếu là do thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết cholesterol chứ không

phải chống hấp thu cholesterol.

3. Sau khi uống Sơn tra lƣợng enzym trong bao tử tăng, giúp tiêu hóa tốt hơn,

lƣợng acid béo tăng cũng giúp tiêu hóa chất mỡ tốt hơn.

4. Sơn tra có tác dụng ức chế các trực khuẩn thƣơng hàn, lî, bạch hầu, mũ

xanh, liên cầu beta, tụ cầu vàng. Phƣơng pháp bào chế khác nhau không ảnh

hƣởng đến tác dụng kháng khuẩn của thuốc.

Sơn tra có tác dụng an thần, làm tăng tính thẩm thẩu của mao mạch và làm co cơ tử

cung.

Page 20: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 20

1.3. Cơ sở lí luận nghiên cứu việc phát triển thị trường các sản phẩm từ cây

táo mèo Sơn La.

1.3.1. Quan điểm về chuỗi giá trị (value chain)

Phân tích theo chuỗi giá trị là một phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng rãi trong

nhiều bản nghiên cứu cũng nhƣ đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các

sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm thuộc công nghiệp chế biến. Phƣơng pháp này

giúp việc nhìn nhận, đánh giá, đặt ra chiến lƣợc phát triển một cách toàn diện và

thấu đáo từ những khía cạnh nhỏ nhất.

1.3.1.1. Định nghĩa

Chuỗi giá trị nói đến cả loạt các hoạt động cần thiết để chế biến một sản

phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất

khác nhau, đến khi phân phối đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã

sử dụng (Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4). Một

chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những ngƣời tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra

giá trị tối đa trong toàn chuỗi.

Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng.

Về nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động khác nhau

trong một công ty để sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định. Các hoạt động này

có thể gồm có: giai đoạn lên ý tƣởng và khái niệm, giai đoạn mua các nguyên liệu

đầu vào, giai đoạn vận hành sản xuất, giai đoạn tiếp thị và phân phối, giai đoạn hậu

mãi và chăm sóc khách hàng. Tất cả các hoạt động này kết hợp thành một “chuỗi”

Page 21: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 21

nối ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, đồng thời mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị

cho sản phẩm cuối cùng.

Ví dụ việc sản xuất nƣớc ngọt Coca-Cola thì giai đoạn tiếp thị và kinh doanh

tốt đã làm bổ sung và làm tăng giá trị cho sản phẩm. Khách hàng sẵn sàng trả giá

cao hơn cho một loại nƣớc uống đƣợc tiếp thị mạnh mẽ tới ngƣời tiêu dùng và

mạng lƣới phân phối dầy đặc, tiện lợi. Tƣơng tự, với các sản phẩm công nghiệp

chế biến thì khâu chế biến là khâu quan trọng trong chuỗi giá trị, vì nó quyết định

chất lƣợng sản phẩm, từ đó ảnh hƣởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp các hoạt động do nhiều ngƣời

tham gia khác nhau thực hiện (ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến, thƣơng nhân

và những ngƣời cung cấp dịch vụ) để chế biến nguyên liệu thô thành thành phẩm

đƣợc bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng đƣợc bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô

và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh,

lắp ráp, chế biến…

Các tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét một doanh nghiệp duy nhất tiến

hành mà nó nghiên cứu các liên kết ngƣợc và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô

đƣợc sản xuất đƣợc kết nối đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

1.3.1.2. Các khái niệm chính

Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng khái niệm chính trong các tài

liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị: (1) Phƣơng pháp filière, (2) Khung khái niệm do

Porter lập ra (1985) và (3) phƣơng pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999),

Gereffi (1994;1999;2003) và Gerefi, và Korzeniewicz (1994).

Filière (Chuỗi)

Phƣơng pháp filière (filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trƣờng phái tƣ

duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phƣơng pháp này đƣợc dùng

Page 22: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 22

để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển thuộc hệ thống

thuộc địa của Pháp. Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà hệ

thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) đƣợc tổ chức

trong bối cảnh của các nƣớc đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú

trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phƣơng đƣợc kết nối với công

nghiệp chế biến, thƣơng mại, xuất khẩu và tiêu dùng cuối cùng.

Do đó, khái niệm filière (chuỗi) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực

tế đƣợc sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những

ngƣời tham gia và các hoạt động. Tính hợp lí của chuỗi (filière) hoàn toàn tƣơng tự

nhƣ khái niệm rộng về chuỗi giá trị ở trên. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập

trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kĩ thuật định lƣợng, đƣợc

tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đồi.

Khung phân tích của Porter

Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Porter (1985) về các

lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem

một công ty nên tự định vị mình nhƣ thế nào trên thị trƣờng và trong mối quan hệ

với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý tƣởng về lợi thế

cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau: một công ty có thể

cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tƣơng đƣơng với

đối thủ cạnh tranh của mình nhƣng với chi phí thấp hơn (chiến lƣợc giảm chi phí)

nhƣ thế nào? Cách khác là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất đƣợc

một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lƣợc tạo sự khác

biệt)?

Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi gía trị đƣợc sử dụng nhƣ một khung

khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh

không thể tìm ra nếu nhìn vào các công ty nhƣ một tổng thể. Một công ty cần đƣợc

phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm ra các nguồn lợi thế cạnh

Page 23: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 23

tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các

hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc

dịch vụ) và các hoạt động.

Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý

tƣởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tƣởng theo đó tính cạnh tranh của

một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh

nghiệp có thể phân tích bằng nhiều cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản

phẩm, mua vật tƣ đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch

vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ nhƣ lập kế hoạch chiến lƣợc, quản lí nguồn nhân lực,

hoạt động nghiên cứu…

Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp

dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các

quyết định quản lí và chiến lƣợc điều hành.

Phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu

Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị đƣợc áp dụng để phân tích toàn

cầu hóa (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Tài liệu này dùng

khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc

gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập

toàn cầu.

Kaplinsky và Morris (2001) quan sát đƣợc rằng trong quá trình toàn cầu hóa,

có nhận thức rằng khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nƣớc tăng lên.

Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình

này, nhất là trong một viễn cảnh năng động.

Nhƣ vậy, có nhiều cách tiếp cận và phân tích chuỗi giá trị ở các góc độ khác

nhau tùy vào mục đích, phạm vi và đặc điểm của công trình.

Page 24: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 24

1.3.2. Chuỗi giá trị táo mèo Sơn La

Nhƣ đã nêu ở phần trên, phân tích chuỗi gía trị có thể rất linh hoạt và có

nhiều cách tiếp cận từ góc nhìn của bất kì ai tham gia chuỗi giá trị. Nhóm tác giả

đã tiến hành tìm hiểu, so sánh và thấy rằng việc kết hợp cả ba phƣơng pháp với các

mức độ khác nhau là phù hợp nhất đối với nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ

táo mèo Sơn La.

Với đặc điểm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ táo mèo Sơn La còn

rất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự điều hành và liên kết, nhóm tác giả sử dụng phƣơng

pháp nghiên cứu filière để có thể đánh giá tổng quan và đề ra các giải pháp phù

hợp tác động đến các khâu trọng yếu nhất làm gia tăng giá trị sản phẩm.

Hiện nay, ở tỉnh Sơn La chỉ có hai nhà máy sản xuất sản phẩm rƣợu vang táo

mèo với cùng quy trình công nghệ (chuyển giao từ viện chế tạo máy công nghiệp,

bộ công nghiệp) và cùng lấy nguyên liệu từ vùng táo Bắc Yên, Sơn La. Nhóm tác

giả quyết định nghiên cứu nhà máy Vang Bắc Sơn Tra đặt tại thị trấn Bắc Yên để

tiện đánh giá và so sánh. Do lấy điểm một nhà máy, tác giả áp dụng lí thuyết lợi

thế cạnh tranh của M.Porter để đánh giá thực trạng sản xuất và đề xuất các biện

pháp phát triển, nhằm tiên phong thúc đẩy công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ

táo mèo.

Việc định vị sản phẩm từ táo mèo trong mạng lƣới thƣơng mại toàn cầu là

cần thiết song cần đƣợc xem xét trong dài hạn. Trƣớc mắt, nhóm tác giả tập trung

vào nghiên cứu các giải pháp giúp sản phẩm từ táo mèo thâm nhập và tạo chỗ đứng

vững chắc trên thị trƣờng miền Bắc và nội địa.

1.3.2.1. Xuất phát điểm

Page 25: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 25

Xuất phát điểm và định hƣớng nghiên cứu biện pháp phát triển các sản phẩm

từ táo mèo Sơn La qua công cụ phân tích chuỗi giá trị là phát triển vì đồng bào

nghèo miền núi.

Xét về nhiều mặt, táo mèo khó có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn nhƣ nhiều

loại cây công nghiệp, cây ăn quả khác, song lại rất phù hợp và cần thiết với khu

vực miền núi.

Đặc điểm chính của khu miền núi phía Bắc, đặc biệt hƣớng Tây Bắc là địa

hình đồi núi hiểm trở, chia cắt, khí hậu khắc nghiệt khiến đời sống đồng bào dân

tộc hết sức thiếu thốn. Chính phủ đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp thông qua nhiều

chƣơng trình, dự án lớn nhƣ 135, 747… đạt một số hiệu quả nhất định. Qua nghiên

cứu thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy chỉ các loài cây có nguồn gốc địa phƣơng

hoặc cấy ghép với cây trồng địa phƣơng mới đạt hiệu quả tốt, các loài lai giống đều

không đạt hiệu quả, gây lãng phí.

Bởi vậy lựa chọn cây táo mèo để phát triển sẽ mang lại lợi ích kinh tế và lợi

ích xã hội to lớn với địa phƣơng nói riêng và cả khu vực miền núi nói chung. Việc

phát triển sẽ tạo tiền đề để địa phƣơng đặt ra các chiến lƣợc mới rút ngắn khoảng

cách về nhiều mặt với các vùng đồng bằng, thành phố.

1.3.2.2. Xây dựng chuỗi gía trị táo mèo Sơn La

Bảng 3: Chuỗi giá trị táo mèo Sơn La

Thu hái

Vận chuyển Sản xuất công

nghiệp

Sản xuất nhỏ

Tiêu thụ

Táo tự nhiên

Trồng

Page 26: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 26

Chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng chuỗi giá trị táo mèo Sơn La gồm các phần

nhƣ trên, mô tả cụ thể:

- Táo tự nhiên, trồng: các vấn đề về táo tự nhiên và táo trồng nhƣ diện tích, chất

lƣợng.

- Thu hái: các vấn đề về thu hoạch táo tự nhiên, táo trồng nhƣ thời gian, sản lƣợng

- Vận chuyển: các vấn đề về vận chuyển táo từ vùng nguyên liệu đến nơi kinh doanh

táo tƣơi hoặc sản xuất nhƣ khoảng cách, chi phí

- Sản xuất: vấn đề về sản xuất công nghiệp (hiện đã có vang sơn tra) và sản xuất hộ

giai đình nhƣ công nghệ, vốn, nhân lực và đánh giá hiệu quả các loại sản phẩm

- Tiêu thụ: vấn đề về kinh doanh các sản phẩm từ táo mèo, đánh giá tiềm năng và đề

ra các chiến lƣợc cụ thể

Page 27: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 27

CHƢƠNG II:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN

XUẤT, KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM

TỪ CÂY TÁO MÈO SƠN LA.

Page 28: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 28

2.1. Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị táo mèo: điều kiện (tự nhiên,

xã hội), thị trường và tình hình phát triển hiện tại các khâu trong chuỗi

giá trị

Bảng 4: Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Táo mèo

Nhƣ sơ đồ tác động của bối cảnh tự nhiên và xã hội đến chuỗi giá trị táo

mèo, việc sản xuất và kinh doanh táo mèo đạt nhiều hỗ trợ từ nhà nƣớc và địa

phƣơng, đặc biệt ở các khâu trồng, sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, thị trƣờng

với táo tƣơi và các sản phẩm từ táo tƣơi bƣớc đầu đƣợc thị trƣờng chắp nhận.

Điều kiện

Tình hình hiện tại

Thu hái

Vận chuyển Sản xuất công

nghiệp

Sản xuất nhỏ

Tiêu thụ

Táo tự nhiên,

Trồng

-Diện tích vùng

phù hợp lớn

-Chính sách hỗ

trợ trổng rừng

-Đƣợc hỗ trợ

từ địa phƣơng

-Bƣớc đầu

đƣợc thị

trƣờng chắp

nhận

-Đƣợc hỗ trợ

từ địa

phƣơng

-Vùng nguyên

liệu gần nơi

chế biến

-Giá thành rẻ

-Nhỏ lẻ,tự

phát

-Chất lƣợng

thấp, chƣa tận

thu

-Diện tích phân

tán

-Đang đƣợc tiếp

tục mở rộng

-Thủ công -Nhỏ lẻ, hầu

hết bằng các

phƣơng tiện

nhỏ

-Chƣa sử dụng

hết công suất

- Mang tính

thời vụ

-Mạng lƣới

tiêu thụ nhỏ,

thiếu chuyên

nghiệp

Page 29: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 29

2.1.1. Vùng nguyên liệu

Vùng nguyên liệu táo chủ yếu của tỉnh nằm tại 4 xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím

Vàng và Hang Chú của huyện Bắc Yên. Diện tích vùng táo tự nhiên còn tƣơng đối

lớn song mọc rải rác trên các vùng đồi núi, tập trung nhất là vùng Làng Chếu cũng

là vùng rừng đầu nguồn phòng hộ của tỉnh. Huyện đã đầu tƣ làm đƣờng nhựa lên

trung tâm các xã song vẫn chƣa đầu tƣ các đƣờng ngang đến từng bản nên việc thu

hái và vận chuyển táo nguyên liệu còn rất khó khăn. Chủ yếu ngƣời dân vẫn sử

dụng ngựa và gùi để chuyển táo về trung tâm xã bán lại cho các lái buôn và nhà

máy.

Hình 4: Vùng nguyên liệu Táo mèo (Bắc Yên, Sơn La)

Hiện nay, diện tích rừng trồng đã tăng lên do có sự đầu tƣ từ dự án 661 (dự án

trồng mới 5 triệu ha rừng Số: 661/QĐ-TTg của chính phủ) từ năm 2004 tới 2010.

Tuy nhiên diện tích rừng trồng Sơn Tra chƣa cho thu hoạch do đặc tính tự nhiên

của Sơn Tra sau 7 năm mới có thể ra quả. Cây Sơn Tra cũng chƣa đƣợc coi là loại

cây trọng điểm của tỉnh mà chỉ mới là cây rừng phòng hộ và xóa đói giảm nghèo.

Nguồn nhân lực cho việc trồng và phát triển rừng nói chung và Sơn Tra nói

riêng ở Bắc Yên còn rất mỏng. Toàn dự án 661 Bắc Yên mới chỉ có 10 đồng chí,

trong đó chỉ có 1 phó giám đốc, 1 kế tóan, 2 cán bộ hiện trƣờng (thƣờng xuyên làm

việc trên vùng rừng trồng) là có trình độ đại học, còn lại 6 cán bộ vƣờn ƣơm trình

độ trung cấp. Với số nhân lực hạn chế nhƣ vậy, việc quản lí và bao quát vùng rừng

trồng gặp rất nhiều khó khăn. Việc giao đất giao rừng tới ngƣời dân cũng phát huy

Page 30: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 30

kết quả tích cực, song do dân cƣ thƣa thớt và trình độ canh tác thấp nên lƣợng rừng

trồng và chăm sóc tốt chƣa cao.

Ngƣời dân địa phƣơng, chủ yếu là dân tộc H’mông cũng đã bƣớc đầu hƣởng lợi

từ cây Sơn Tra nhƣng chủ yếu qua nguồn Sơn Tra tự nhiên. Việc đầu tƣ trồng mới

và chăm sóc Sơn Tra chƣa đƣợc chú trọng do chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Đối với

diện tích rừng sản xuất, nhà nƣớc chỉ đầu tƣ cây giống và ngƣời dân tự chăm sóc,

đối vơi diện tích rừng phòng hộ, nhà nƣớc đầu tƣ 6triệu đồng/ha/4 năm, từ năm thứ

5-9 là 100 nghìn đồng/ha/năm (nguồn: BQL dự án 661 Bắc Yên). Vốn đầu tƣ với

cây trồng dài ngày nhƣ vậy so với các cây lƣơng thƣc ngắn ngày nhƣ ngô, sắn còn

quá thấp nên chƣa khuyến khích đƣợc ngƣời dân chăm sóc, phát triển.

Diện tích vùng có thể trồng đƣợc sơn tra ở Bắc Yên là rất lớn (10.000 ha), trong

khi đó dự án 661 dự định tới năm 2010 (năm kết thúc dự án) cố gắng đạt đƣợc

252,2 ha. Nhƣ vậy chƣa khai khác đƣợc 1/50 tiềm năng thực tế. Việc tiếp tục trồng

cây sơn tra sau khi dự án kết thúc vẫn chƣa đƣợc địa phƣơng xem xét và lên kế

hoạch.

Chúng tôi có lên vùng nguyên liệu thuộc xã Làng Chếu, Bắc Yên, gặp một số

người dân tộc H’mông hỏi về tình hình thu hoach và trồng mới cây Sơn Tra. Qua

tổng hợp ý kiến, chúng tôi nhận thấy người dân địa phương chưa thực sự mặn mà

với cây táo. Việc trồng mới táo còn nhiều khó khăn do cây sinh trưởng chậm và

nguồn vốn đầu tư chưa lớn. Người dân chủ yếu chỉ trồng và không quan tâm chăm

sóc đầy đủ. So với các cây lương thực ngắn ngày ở địa phương thì tuy Sơn Tra

mang lại hiệu quả lớn hơn song cần nhiều thời gian chăm sóc, trong khi đó nhu

cầu “cơm no, áo ấm” vẫn hết sức cấp thiết với người dân tộc thiểu số. Việc thu

hoạch táo cũng không được quan tâm do táo bán tại vùng nguyên liệu rất rẻ (500-

1000 đồng/kg), trong khi đó việc thu hái gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi.

Page 31: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 31

Chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em thu hái lúc nông nhàn, trong khi nam giới lo

trồng trọt, chăn nuôi.

Trao đổi với bác Hà Văn Lỏn, trưởng phòng kinh tế - UBND huyện Bắc Yên

nhóm tác giả được biết cây táo mèo hiện đang được quan tâm phát triển nhưng

chủ yếu vẫn là cây “xóa đói giảm nghèo”, trồng rừng kinh tế kết hợp rừng phòng

hộ. Việc đầu tư trọng điểm vào cây Sơn Tra vẫn chưa được tỉnh và huyện xem xét

phát triển. Địa phương vẫn đang thụ động trông chờ sự chỉ đạo từ phía trên và

nguồn vốn từ các dự án phát triển.

Phỏng vấn ban quản lí dự án 661 Bắc Yên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cây táo

mèo chỉ chiếm một phần trong dự án. Việc đầu tư cho trồng và chăm sóc tương đối

ít. Đối với các diện tích thuộc vùng rừng cây sản xuất, nhà nước chỉ hỗ trợ cây

giống, người dân tự trồng và chăm sóc. Đối với diện tích thuộc vùng rừng phòng

hộ, nhà nước hỗ trợ 6 triệu đồng/ha/4năm, từ năm thứ 5-9 là 100 nghìn

đồng/ha/năm. Số tiền này chưa thực sự lớn, kết hợp nhân sự mỏng nên hiệu quả

chưa cao.

Nhƣ vậy, tiềm năng xây dựng vùng nguyên liệu là rất lớn song gặp nhiều khó

khăn về đƣờng xá, nhân lực, vốn. Vùng rừng nguyên liệu tƣơng đối gần trung tâm

huyện (20-50km), song do địa hình đồi núi và đặc biệt cây Sơn Tra vẫn chƣa đƣợc

coi là cây trồng trọng điểm, có ý nghĩa kinh tế lớn nên chƣa đƣợc đầu tƣ, phát triên

đúng mức và xứng với tiềm năng.

2.1.2. Thu hoạch

Do diện tích vùng nguyên liệu tản mát, giao thông khó khăn nên địa phƣơng

chƣa tận thu đƣợc nguồn táo. Với năng suất trung bình 60kg/cây, sản lƣợng táo

Bắc Yên lên tới 10.000 tấn quả /năm, song chƣa thu hoạch đƣợc 1/5 sản lƣợng.

Page 32: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 32

Đến mùa thu hoạch (tháng 9-10), ngƣời dân tộc H’mông, chủ yếu là phụ nữ và

trẻ em, thƣờng dùng ngựa, gùi thu hoạch táo trên các sƣờn đồi, vùng lân cận khu

cƣ trú. 1 ngƣời trung bình gùi đƣợc 3 gùi/ngày, mỗi gùi nặng 30kg đƣa xuống

trung tâm xã bán cho lái buôn hoặc xe tải của nhà máy rƣợu với giá 500-1000

đồng/kg, riêng táo Xím Vàng có thể bán với giá 2000 đồng/kg.

Việc thu hoạch còn thủ công nên còn chƣa tận thu lƣợng táo từng cây và diện

tích toàn vùng, lƣợng táo thu về bị hƣ hỏng và dập nát khá nhiều gây lãng phí lớn.

Nhƣ vậy, việc thu hoạch táo còn nhiều khó khăn do hạn chế về đƣờng xá và

trình độ của ngƣời dân. Nếu đƣợc đầu tƣ và quan tâm nhiều hơn, việc tận thu

nguồn táo sẽ đƣa lại lợi ích kinh tế rất lớn.

2.1.3. Vận chuyển

Vùng nguyên liệu cách 20-50 km từ trung tâm huyện Bắc Yên là nơi có nhà máy

sản xuất Vang Sơn Tra và là đầu mối trung chuyển táo tƣơi và các sản phẩm từ táo

mèo về xuôi và sang các khu vực lân cận.

Huyện Bắc Yên đã đầu tƣ làm đƣờng nhựa lên trung tâm các xã Làng Chếu, Tà

Xùa, Xím Vàng, riêng đƣờng lên xã Hang Chú sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008.

Việc vận chuyển táo tƣơi bằng xe tải tƣơng đối thuận lợi song hiện nay do nhu cầu

tiêu thụ nhỏ lẻ nên ngƣời dân chủ yếu trở xe máy hoặc ngựa xuống trung tâm

huyện. Giá vận chuyển ở đây tƣơng đối rẻ: xe tải 10 tấn khoảng 2.000.000

đồng/ngày (3-4 chuyến táo).

Việc vận chuyển táo từ Bắc Yên đến các vùng lân cận khá thuận lợi. Về đƣờng

bộ có thể thông qua quốc lộ 37 nối từ ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn – Sơn La, nối vào

quốc lộ 6) tới các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây và xuôi về Hà Nội và các đƣờng tỉnh lộ

nối đến các huyện lân cận nhƣ Phù Yên, Mộc Châu, Mai Sơn… Về đƣờng sông có

Page 33: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 33

thể thông qua Sông Đà tại bến Tạ Khoa (cách thị trấn 15km) xuôi về khu vực Hòa

Bình, Hà Nội.

Việc đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông nằm trong chiến lƣợc phát triển cả

tỉnh Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung đã tạo thuận lợi lớn cho việc

vận chuyển táo và các sản phẩm từ táo đến các thị trƣờng tiềm năng.

2.1.4. Sản xuất

Việc sản xuất các sản phẩm từ Sơn Tra nhƣ táo muối xổi, ô mai, mứt, dấm, nƣớc

quả vẫn chủ yếu do ngƣời dân địa phƣơng tự làm một cách thủ công. Riêng sản

phẩm rƣợu táo mèo đã đƣợc địa phƣơng quan tâm đầu tƣ 2 nhà máy là nhà máy

Bắc Sơn tại huyện Bắc Yên với công suất 10.000 lit/năm và nhà máy sản xuất vang

sơn tra thuộc công ty cây ăn quả Sơn La với công suất 20.000 lit/năm, đều lấy

nguyên liệu từ vùng táo Bắc Yên.

Hình 5 : Nhà máy Vang Bắc Sơn Tra

Tuy công suất rất thấp song cả 2 nhà máy đều chƣa sản xuất hết công suất do

lƣợng tiêu thụ kém, nhóm nghiên cứu đƣợc biết nhà máy chỉ sản xuất 3 tháng cuối

năm âm lịch để kịp tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên Đán, sản lƣợng năm cao nhất

cũng chỉ đạt 60% công suất và rất ít sản phẩm dự trữ trong năm.

Nhà sản xuất rƣợu vang táo tỏ ra rất lúng túng về định hƣớng sản phẩm. Việc

liên kết, hợp tác đƣợc một số cơ sở trong và ngòai nƣớc đề cập song do sự e ngại

từ việc thiếu kiến thức, kinh nghiệm và tiềm lực của nhà sản xuất địa phƣơng mà

Page 34: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 34

đã chƣa đƣa vào thực tế. Việc đầu tƣ vốn, kĩ thuật và nhân lực là yêu cầu cấp thiết

cho việc ổn định và phát triển sản phẩm trong tƣơng lai.

Nhóm nghiên cứu đã đến khảo sát thực tế tại nhà máy vang Bắc Sơn, sản xuất

rƣợu vang Bắc Sơn Tra vào cuối tháng 4/2008. Nhà máy rộng khoảng 60m2, dây

chuyền công nghệ tƣơng đối hiện đại do đƣợc chuyển giao từ Viện thiết kế chế tạo

máy nông nghiệp – Bộ Công nghiệp. Tuy nhiên, đây chƣa phải mùa sản xuất rƣợu

táo nên nhà máy chuyển sang sản xuất nƣớc tinh khiết, theo anh Thắng, giám đốc

nhà máy, lƣợng rƣợu tiêu thụ không đủ lớn để sản xuất quanh năm và việc sản xuất

nƣớc tinh khiết đƣa lại nguồn thu tƣơng đối lớn đảm bảo họat động của nhà máy và

công ty.

Trao đổi thêm với anh Thắng, chúng tôi đƣợc biết hàng năm nhà máy chỉ mới

sản xuất 5.000 lit rƣợu táo, tức là mới chỉ bằng 1/2 năng suất, chủ yếu vào trƣớc tết

nguyên đán để kịp tiêu thụ trong dịp Tết. Nhà máy thu mua táo vào tháng 9-10,

ngâm ủ ít nhất 30 ngày rồi chiết dịch, lên men trong khoảng 3 tháng và đóng chai,

xuất xƣởng trong khoảng 20 ngày trƣớc Tết. Quy trình sản xuất đƣợc chuyển giao

từ Viện chế tạo máy công nghiệp – Bộ công nghiệp từ năm 2005 song chƣa năm

nào tận dụng hết công suất sản xuất. Cả nhà máy chỉ có 1 kĩ sƣ, còn lại các lao

động đều là thời vụ và chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ. Do nguồn nhân lực chƣa có tay

nghề cao nên sản phẩm làm ra chƣa thực sự ổn định. Theo một số ý kiến phỏng vấn

thì uống rƣợu vang táo mèo gây hiện tƣợng nhức đầu. Chúng tôi đã trao đổi với chị

Nguyễn Minh Chi, kĩ sƣ viện chế tạo máy công nghiệp – Bộ công nghiệp thì hiện

tƣợng này do quá trình ngâm ủ chƣa đƣợc bảo quản kĩ và chƣa đủ thời gian nên

một lƣợng Andehit chƣa chuyển hóa hoàn toàn thành Este. Hiện tƣợng này hoàn

toàn có thể khắc phục đƣợc trong quá trình chế biến.

Nhƣ vậy việc sản xuất rƣợu táo tuy còn nhiều bất cập do hạn chế từ trình độ

nhân lực song chắc chắn có thể khắc phục nếu đƣợc đầu tƣ đầy đủ hơn.

Page 35: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 35

2.1.5. Kinh doanh

Tuy sản phẩm sản xuất ra đạt chất lƣợng tƣơng đối tốt và có lợi cho sức khỏe

song lƣợng tiêu thụ chƣa cao. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu tại chỗ, qua kênh trực tiếp

hoặc kí gửi tại các cửa hàng trong huyện. Nhà máy có hơn 30 điểm phân phối,

song chủ yếu nằm trong khu vực thị trấn Bắc Yên và Phù Yên, chỉ có 3 điểm phân

phối tại thành phố Sơn La và chƣa có điểm phân phối nào ở ngoài tỉnh.

Giá bán vang Sơn Tra tƣơng đối cao so với các sản phẩm cùng loại: 35.000đồng/

chai 750ml và 400.000 đồng/trống 15lít. Thời gian đầu do mới lạ nên rƣợu táo tiêu

thụ khá mạnh trong dân, chủ yếu làm quà biếu vào dịp Tết. Song hiện nay do giá

bán khá cao và thói quen của ngƣời địa phƣơng là uống rƣợu mạnh nên sản phẩm

tiêu thụ rất chậm. Khách hàng chủ yếu là tỉnh và huyện mua để biếu trung ƣơng và

các địa phƣơng lân cận.

Nhà máy đã đƣa sản phẩm vang táo đi dự 3 lần hội chợ là Hội chợ triển lãm

quốc tế vào năm 2006, 2007 và hội chợ triển lãm Xanh năm 2007. Tuy sản phẩm

có gây đƣợc sự chú ý song chƣa thực sự đƣa lại hiệu quả kinh tế đáng kể.

Nguyên nhân chính của thực trạng này gồm 2 yếu tố: thứ nhất, do trình độ kinh

doanh của chủ nhà máy, thứ hai, do nhu cầu tiêu thụ ở địa phƣơng không lớn.

Tuy chủ nhà máy rất có ý thức giới thiệu và mở rộng phân phối sản phẩm song

cách làm còn thủ công và thiếu chuyên nghiệp. Bao bì sản phẩm tuy thuê thiết kế

nhiều lần song chƣa tạo ấn tƣợng đột phá do sử dụng hình ảnh thiếu phù hợp và

kém ổn định. Mỗi năm bao bì đƣợc thiết kế lại 1 lần và hình ảnh chƣa gợi bản sắc,

mẫu mã tƣơng đối giống nhiều loại vang khác. Nhà máy chƣa có 1 chiến lƣợc kinh

doanh cụ thể, hình thức phân phối tự nhiên và kém chủ động, thƣờng bán ngay cho

địa phƣơng hoặc kí gửi cho các cửa hàng bán lẻ dịp Tết cho khách vãng lai. Nhà

sản xuất thƣờng cố gắng tiêu thụ tòan bộ sản phẩm trƣớc tết do yêu cầu nhanh

Page 36: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 36

chóng thu hồi vốn và tâm lí “sợ ế”. Hình thức tiếp thị chủ yếu qua kênh truyền

miệng và quà biếu của địa phƣơng.

Thƣơng hiệu Vang Bắc Sơn Tra mới chỉ đƣợc biết đến ở 1 vùng nhỏ và chƣa

thực sự vững chắc. Nguyên nhân thứ nhất là do chủ nhà máy chƣa đầu tƣ để nâng

cao tầm ảnh hƣởng và vị thế của thƣơng hiệu vang sơn tra. Ngƣời dân địa phƣơng

và ngay cả chủ nhà máy chỉ biết rất sơ lƣợc về các công dụng của Sơn Tra. Bởi vậy

vang táo mới chỉ coi là 1 thứ rƣợu uống Tết chứ chƣa có công dụng và chỗ đứng rõ

ràng.

Nguyên nhân thứ hai do nhu cầu tiêu thụ chƣa lớn. Thị trƣờng chủ yếu của vang

Sơn Tra vẫn là khu vực các huyện của tỉnh Sơn La. Đây là khu vực dân cƣ còn

nhiều khó khăn, chƣa có thói quen uống rƣợu vang ngay cả trong dịp lễ tết. Phụ nữ

và trẻ em, ngƣời cao tuổi thƣờng thích các loại nƣớc ngọt trong khi nam giới cho

rằng vang Sơn Tra quá nhẹ và nhạt. Ngƣời dân địa phƣơng ƣa chuộng các loại

rƣợu trắng làm từ ngô, khoai, sắn với nồng độ cồn 40% giá khoảng 10-12 nghìn/lít.

Việc sử dụng loại rƣợu nồng độ 11,5 % với giá 35.000 đồng/chai 750 ml là không

phù hợp và rất lãng phí.

Trong khi đó, việc mở rộng thị trƣờng đến các khu vực đồng bằng cũng gặp

nhiều khó khăn. Thói quen dùng rƣợu vang của ngƣời dân chƣa lớn, trong khi đó

trên thị trƣờng tồn tại rất nhiều sản phẩm rƣợu vang trong đó cũng có nhiều sản

phẩm rƣợu vang nội nhƣ vang Thăng Long của công ty cổ phần Thăng Long và

vang Đà Lạt của công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng – Ladofoods. Việc cạnh

tranh trên thị trƣờng và đƣa 1 sản phẩm mới là vang từ quả sơn tra cần đầu tƣ

nhiều vốn và có kế hoạch marketing thực sự hiệu quả.

Trao đổi với các nhà phân phối rƣợu táo, chủ yếu là các cửa hàng bánh kẹo,

nƣớc giải khát bán kèm rƣợu táo trong dịp tết, chúng tôi đƣợc biết lƣợng tiêu thụ

trung bình chỉ mới đƣợc 400 chai, đối với một vài nhà hàng thì đƣợc khoảng 1000

chai. Rƣợu chủ yếu bán cho khách vãng lai hoặc ngƣời dân mua về làm quà.

Page 37: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 37

Page 38: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 38

2.2. Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị táo mèo

Nhóm nghiên cứu chọn rƣợu vang táo mèo là sản phẩm duy nhất hiện nay mang

tính công nghiệp và tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị để nghiên cứu vấn đề chi phí

và lợi nhuận trong việc sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế các khâu trong

chuỗi và tƣơng quan so sánh các sản phẩm cùng loại hoặc thay thế trên thị trƣờng.

Đối với các sản phẩm do các hộ dân sản xuất, có thể so sánh tƣơng tự với rƣợu

vang táo mèo.

Bảng 5: Chuỗi giá trị tạo ra 1 chai rượu vang 750ml (tham khảo số liệu từ công ty Vang

Bắc Sơn Tra và giá thị trường) (Đơn vị :VND)

Nhƣ bảng phân tích trên đã thấy, tổng hợp khâu sản xuất và kinh doanh rƣợu là

khâu đem lại giá bán và lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị. Nhờ sản xuất công

nghiệp, giá trị quả táo mèo đã đƣợc nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, nhà sản xuất cần

tác động mạnh hơn vào khâu sản xuất để hạ chi phí nhằm tăng tỉ suất lợi nhuận.

Giá bán: 800 1000 3000 30000 35000

Chi phí: 500 800 2000 20000 30000

Lợi nhuận: 300 200 1000 10000 5000

% Lợi nhuận: 37,5% 20% 33% 33% 14%

Thu hái

Vận

chuyển

Sản xuất

Tiêu thụ

Táo tự

nhiên,

Trồng

Page 39: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 39

Việc đầu tƣ trang thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng vì sẽ làm tăng hiệu suất sản

xuất theo quy mô, tăng chất lƣợng sản phẩm tạo uy tín trên thị trƣờng. Nhóm

nghiên cứu phân tích và nhận thấy chi phí sản xuất lớn chủ yếu do khấu hao tài sản

cố định. Nhà máy thƣờng xuyên sản xuất dƣới công suất khiến khấu hao lớn, đẩy

giá thành lên cao trong khi nguyên liệu rất rẻ. Để hạ giá thành sản phẩm, nhà máy

cần tích cực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, sản xuất với công suất tối đa nhằm hạn

chế những hao hụt lớn về tài sản cố định.

Cũng theo kết quả phân tích từ bảng trên, giá trị quả táo mèo nguyên liệu còn

rất thấp. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh về giá so với các loại hoa quả khác, song

đặt ra một vấn đề là sẽ khó tạo động lực cho ngƣời dân đầu tƣ chăm sóc và phát

triển vùng nguyên liệu. Với đặc điểm cây nguyên liệu hiện nay chủ yếu mọc hoang

thì mức giá trên có thể chắp nhận đƣợc, song trong một vài năm tới, khi các cây

nguyên liệu trồng cho thu hoạch thì mức giá này không đủ đảm bảo đời sống ngƣời

dân. Vì vậy, cần tiếp tục đầu tƣ sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trƣờng để tăng

cầu giúp đẩy giá táo tƣơi, táo nguyên liệu lên mức hợp lí hơn.

Tóm lại cần đầu tƣ đồng bộ các khâu trên chuỗi giá trị, trong đó đặc biệt chú ý

khâu sản xuất và kinh doanh là khâu trung tâm, tạo động lực cho việc tăng giá trị

toàn chuỗi.

2.3. Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị táo mèo

Kiến thức, kĩ thuật công nghệ là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất và kinh

doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Xét riêng với sơn tra, mặc dù hiện nay việc trồng, sản xuất, tiêu thụ còn

mang tính tự nhiên do không mất nhiều chi phí xong vấn đề kiến thức, công nghệ

Page 40: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 40

cần đƣợc xem xét, cân nhắc để tăng giá trị của sản phẩm và phát triển bền vững

trong tƣơng lai.

Nhìn chung, công nghệ, kiến thức đã đƣợc phổ biến đến hầu hết những

ngƣời tham gia vào chuỗi giá trị, xong việc hiểu và thực hiện vẫn còn nhiều bất

cập. Nguyên nhân chính do trình độ dân trí thấp và tính manh mún, cẩu thả, thiếu

chuyên nghiệp. Nhƣ vậy vấn đề kiến thức, kĩ thuật đã đặt ra thực trạng nguồn nhân

lực rất đáng lo ngại đối với sản xuất sản phẩm táo mèo nói riêng và các loại hình

sản xuất kinh doanh khác ở khu vực miền núi phía Bắc nói chung.

Kĩ thuật

Bảng 6: Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị.

2.3.1. Táo tự nhiên, táo trồng

Thu hái

Vận

chuyển

Sản

xuất

Tiêu thụ

Táo tự

nhiên,

Trồng

-Đơn giản,

đƣợc

hƣớng dẫn

đầy đủ

-Tỉ lệ sống

không cao

-Thô sơ:

bằng tay,

gùi

-Ảnh

hƣởng

không tốt

đến chất

lƣợng

-Khá tốt

-Dùng xe

tải 5-10 tấn

-Nhà máy:

tốt

-Dân: đơn

giản, thủ

công

-Chƣa có

kiến thức,

kĩ năng.

-Tự phát

Page 41: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 41

Đa số diện tích táo hiện nay là táo tự nhiên, sẵn có song việc trồng thêm táo

mèo cũng đang đƣợc địa phƣơng triển khai do lợi ích kinh tế và vai trò tự nhiên

của táo mèo.

Táo mèo là loại cây rừng, có đặc tính tự nhiên là sinh trƣởng ở khu vực độ

cao 1000 - 1500 m, mặc dù táo mèo chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhất định

nhƣng rất dễ sinh trƣởng và phát triển.

Kĩ thuật trồng không quá phức tạp và đƣợc dự án 661 Bắc Yên quản lí,

hƣớng dẫn nhƣng thời gian sinh trƣởng tƣơng đối lâu. Thời gian sinh trƣởng của

cây táo mèo đƣợc mô tả theo bảng dƣới đây:

STT Giai đoạn Kĩ thuật Thời gian

1 Ƣơm hạt Ƣơm trong bầu tại vƣờn ƣơm của

dự án

7 tháng

2 Trồng Trồng trong hố 30x30x30 (cm)

Mật độ 1600 cây/ha

Tháng 5-7

3 Chăm sóc Phát quang, làm cỏ thƣờng xuyên 7 năm

Bảng 7: Phân tích thời gian sinh trưởng của cây táo mèo

Hiện nay, địa phƣơng đã tiến hành giao đất đến từng hộ dân, ngƣời dân có

thể tập hợp, liên kết đất thành những khu vực lớn để tiện chăm sóc, làm tăng tính

chủ động, tích cực của ngƣời dân. Cơ quan chức năng cần tiếp tục và nâng cao việc

tuyên truyền, hƣớng dẫn kĩ thuật cho ngƣời dân và hƣớng dẫn cách xen canh theo

hình thức “lấy ngắn nuôi dài” để ngƣời dân yên tâm và tích cực chăm sóc cây táo

mèo.

2.3.2. Thu hái

Page 42: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 42

Kĩ thuật thu hái táo mèo còn rất đơn giản và thủ công. Thƣờng chỉ có phụ

nữ, cụ già và em nhỏ tham gia thu hái. Cây táo mèo tuy phân bố rải rác và ở địa

hình đồi núi dốc song là loại cây thấp nên tƣơng đối thuận lợi cho thu hái. Ngƣời

dân thƣờng hái bằng tay và gùi hoặc dùng ngựa chuyển về trung tâm xã hoặc

xuống huyện để bán lại cho thƣơng lái hoặc nhà máy.

Do cây táo mèo phân bố ở những khu vực địa hình khó khăn và kĩ thuật thu hái,

bảo quản không tốt nên chƣa tận thu nguồn táo và chất lƣợng táo bị ảnh hƣởng,

quả sâu, dập khiến giá bán không cao.

2.3.3. Vận chuyển

Vấn đề vận chuyển táo đƣợc thực hiện khá tốt và do quãng đƣờng vận

chuyển ngắn nên vấn đề kĩ thuật không ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng táo. Tuy

nhiên cũng cần lƣu ý phân loại táo, những loại quả to, đẹp cần chuẩn bị bao hoặc

hộp chứa riêng để tránh hƣ hại.

2.3.4. Sản xuất

Quy trình kĩ thuật sản xuất táo ở nhà máy Vang Sơn Tra đƣợc chuyển giao

từ Viện chế tạo máy công nghiệp, Bộ công nghiệp và đã đƣa vào vận hành từ năm

2005, chất lƣợng rƣợu đã đƣợc thị trƣờng bƣớc đầu ghi nhận. Tuy dây chuyền

công nghệ đạt chất lƣợng tốt song việc áp dụng và thực hiện của nhà máy còn

nhiều vấn đề. Hiện nhà máy chỉ có 1 cán bộ kĩ thuật đang đi học đại học tại chức,

còn lại toàn bộ nhân công đều là nhân công mùa vụ, không đƣợc đào tạo về kĩ

thuật sản xuất hay vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó dẫn đến chất lƣợng sản

phẩm không đồng đều trong các mẻ lên men. Một số ngƣời tiêu dùng phản ánh

Page 43: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 43

rƣợu vang sơn tra gây hiện tƣợng đau đầu. Trao đổi trực tiếp với kĩ sƣ Trần Thị

Minh Chi thuộc viện chế tạo máy công nghiệp là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và

chuyển giao công nghệ cho nhà máy, nhóm nghiên cứu đƣợc biết hiện tƣợng trên

do thời gian chƣa đủ dài và bình ngâm ủ chƣa kín khiến lƣợng Andehit chƣa

chuyển hóa hoàn thành thành Este. Đây chỉ là vấn đề kĩ thuật thông thƣờng song

phản ánh nhiều thiếu sót trong khâu sản xuất của nhà máy.

2.3.5. Tiêu thụ

Tiêu thụ là vấn đề gặp nhiều bất cập và khó khăn nhất về kiến thức trong

chuỗi giá trị táo mèo tính đến thời điểm hiện nay. Toàn bộ cán bộ nhà máy Bắc

Sơn, kể cả giám đốc đều chƣa đƣợc đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh. Việc

điều hành sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và phát triển do điều

kiện thuận lợi tại địa phƣơng. Công ty Bắc Sơn là công ty đa lĩnh vực, chủ yếu là

xây dựng cơ bản, bên cạnh đó là sản xuất rƣợu vang và nƣớc tinh khiết. Vì vậy

việc tiêu thụ rƣợu táo mèo gần nhƣ chƣa phát triển thực sự sau 3 năm đi vào hoạt

động.

Hình thức tiêu thụ rƣợu vang táo mèo chủ yếu là bán tại chỗ hoặc kí gửi tại

một số cửa hàng trong huyện và các địa phƣơng lân cận. Khách hàng chủ yếu là

huyện và tỉnh mua làm quà biếu và một số khách vãng lai.

Trao đổi với giám đốc nhà máy, chúng tôi nhận thấy nhà máy chƣa có nhiều

khái niệm về marketing và tiêu thụ sản phẩm nên mặc dù đã có một vài hoạt động

quảng bá sản phẩm nhƣ trên báo, đài, tham dự triển lãm, tiếp thị tới một vài cửa

hàng tổng hợp song hiệu quả chƣa cao. Việc áp dụng các hình thức tiêu thụ chủ

yếu do thu nhận thông tin từ các công ty khác chứ chƣa có kế hoạch và chiến lƣợc

cụ thể.

Page 44: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 44

Vì vậy hiện nay sản phẩm vang táo sơn tra mới chỉ đƣợc bày bán tại hơn 30

cửa hàng trong khu vực tỉnh Sơn La và chƣa đƣợc đƣa tới nhiều khu vực khác.

2.4. Đánh giá

Qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, quan sát và phỏng vấn thực tế, nhóm

nghiên cứu nhận thấy thực trạng trồng, thu hoạch, sản xuất và kinh doanh các

sản phẩm từ táo mèo Sơn La có rất nhiều tiềm năng phát triển đồng thời gặp

nhiều hạn chế từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Cây táo mèo là loại cây nhiều công dụng y học, đem lại lợi ích kinh tế

cao, đặc biệt có ý nghĩa với vùng miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La

nói riêng trong chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Táo mèo

Sơn La có nhiều đặc tính thuận lợi hơn táo các vùng khác nhƣ nồng độ đƣờng

cao hơn, thơm ngon hơn. Vị trí địa lí của vùng táo Sơn La có nhiều thuận lợi

hơn các vùng khác. Từ Hà Nội lên thị trấn Bắc Yên chỉ khoảng 190km, từ trung

tâm Bắc Yên lên vùng táo chỉ từ 20-50 km. Trong khi đó vùng táo các địa

phƣơng lân cận xa hơn rất nhiều. Ví dụ Sapa cách Hà Nội hơn 300km, Trạm Tấu

và Mù Cang Chải (thuộc Yên Bái) cách Hà Nội khoảng 300km, đƣờng xá đi lại

khó khăn hơn rất nhiều.

Thực trạng sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ táo bƣớc đầu thu đƣợc

một số thành quả nhất định. Sản phẩm táo tƣơi, nƣớc táo, mứt táo, táo khô đã

đƣợc nhiều vùng biết đến, trở thành một thứ quà quý khi đến với Sơn La. Sản

phẩm rƣợu vang Sơn Tra thu đƣợc nhiều ý kiến phản hồi tốt, hƣơng vị thơm

ngon đặc biệt và để lại ấn tƣợng khó phai. Nhiều khách du lịch khi đến với Sơn

La và nhiều ngƣời dân Sơn La thƣờng đƣa sản phẩm vang Sơn Tra đến giới

thiệu ở nhiều nơi, bƣớc đầu gây đƣợc sự chú ý của thị trƣờng.

Page 45: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 45

Tiềm năng sản xuất của vùng táo còn rất lớn. Lƣợng tiêu thụ mới đƣợc

1/5 sản lƣợng hiện có, diện tích có thể trồng đƣợc Sơn Tra còn nhiều, nếu đƣợc

đầu tƣ sẽ trở thành vùng nguyên liệu trù phú trong tƣơng lai. Có thể đầu tƣ trồng

rừng sơn tra thành rừng phòng hộ ở các khu vực phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế và

an ninh cao.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng nguyên liệu cũng đồng thời

nằm trong chƣơng trình xóa đói giảm nghèo và đƣợc hƣởng các nguồn tài trợ

của các tổ chức phi chính phủ khác nên có thể đem lại cùng lúc lợi ích kinh tế và

lợi ích xã hội. Nếu có chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ hợp lí, việc phát

triển sản xuất và đầu tƣ vùng táo có thể đem lại lợi ích tổng hòa cho địa phƣơng.

Việc tiêu thụ và quảng bá cho sản phẩm vẫn còn mang tính chất tự phát,

thời vụ. Cán bộ quản lý thiếu cả về kinh nghiệm lẫn kiến thức về Marketing. Để

sản phẩm đi vào đời sống, thực sự cần có một chiến lƣợc quảng bá và tiêu thụ

đột phá và hiệu quả.

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi mong muốn xây dựng mô hình

chuỗi giá trị cho sản phẩm Rƣợu Vang chế biến từ quả Táo mèo Sơn Tra để từ

đó đề ra đƣợc những giải pháp hữu ích nhất cho từng khâu trong chuỗi giá trị

nhằm phát triển sản phẩm này.

Page 46: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 46

Chƣơng III:

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TỪ TÁO MÈO

SƠN LA.

Page 47: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 47

3.1. Tổng quan

Từ táo mèo có thể sản xuất đƣợc nhiều sản phẩm khác nhau nhƣ rƣợu vang,

rƣợu ngâm quả, nƣớc ép, dấm, ô mai, táo khô (dùng trong đông y). Nhóm nghiên

cứu đã so sánh tiềm năng của từng loại sản phẩm và có bản nhận xét nhƣ sau:

STT Sản phẩm Đánh giá Định hƣớng phát triển

1 Rƣợu vang táo mèo -Trung bình

-Chủ yếu trong dịp lễ tết

-Cần tiếp tục sản xuất

công nghiệp song chƣa

nên là sản phẩm chủ đạo

-Cần tăng thời gian ủ và

giữ lƣợng lƣu kho nhất

định để tăng chất lƣợng

sản phẩm

2 Rƣợu ngâm táo mèo -Nhu cầu thị trƣờng

không lớn

-Ngƣời dân có thể tự

sản xuất

-Để ngƣời dân tự sản xuất

theo nhu cầu thị trƣờng

3 Nƣớc ép táo mèo -Nhu cầu nƣớc giải khát

lớn

-Nƣớc táo mèo có thể

xếp vào thực phẩm chức

năng nên có nhiều cơ

hội phát triển

-Nên đầu tƣ mạnh để phát

triển thành sản phẩm mũi

nhọn

4 Dấm táo mèo -Nhu cầu thị trƣờng

không lớn

-Ngƣời dân có thể tự

-Để ngƣời dân tự sản xuất

theo nhu cầu thị trƣờng

Page 48: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 48

sản xuất

5 Ô mai táo mèo -Nhu cầu thị trƣờng

không lớn

-Để các hộ sản xuất thủ

công tự sản xuất

6 Táo mèo khô -Nhu cầu thị trƣờng

không lớn do không

phải vị thuốc đầu ngành

-Các nhà thuốc đều thiết

lập hệ thống thu mua cố

định nên rất khó thâm

nhập

-Để ngƣời dân tự sản xuất

theo nhu cầu thị trƣờng

Bảng 8: Phân tích tiềm năng phát triển các sản phẩm từ táo mèo

Từ bảng trên ta thấy hiện tại chỉ có sản phẩm rƣợu vang và nƣớc ép quả là

có tiềm năng sản xuất công nghiệp lớn. Các sản phẩm khác nhu cầu thị trƣờng

tƣơng đối thấp nên có thể để các hộ gia đình tự sản xuất, kinh doanh tại chỗ nhƣ

hiện nay.

3.2. Biện pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La

Theo kết quả phân tích dựa trên lí thuyết về chuỗi giá trị, nhóm nghiên cứu

nhận thấy cần có giải pháp toàn diện tác động đến toàn chuỗi đồng thời có một số

giải pháp trọng tâm tác động mạnh đến hai khâu sản xuất và kinh doanh là hai khâu

quan trọng, tạo lợi nhuận lớn song còn rất yếu hiện nay.

3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô

Page 49: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 49

3.2.1.1. Xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu

Theo những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất xây dựng vùng nguyên

liệu ở 4 xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng và Hang Chú – nơi mà hiện nay cây

Táo mèo đang mọc chủ yếu. Vùng nguyên liệu này sẽ đƣợc triển khai theo hình

thức:

“Giao đất giao rừng, tín dụng nhỏ, xen canh gối vụ, bao thu mua”.

Thứ nhất, đất đồi núi trƣớc kia bỏ hoang nay sẽ đƣợc chuyển quyền sử dụng

cho từng hộ dân với thời hạn 50 - 100 năm, từ đó sẽ không có đất bỏ hoang, ngƣời

dân sẽ không tận dụng đƣợc vùng Táo mọc hoang mà buộc phải tham gia xây dựng

vùng nguyên liệu. Cần xây dựng các quy định ràng buộc ngƣời dân và tuyên truyền

cho ngƣời dân hiểu ý nghĩa kinh tế lớn của táo mèo, từ đó họ sẽ chủ động, tự giác

….

Thứ hai, hỗ trợ vốn ban đầu cho ngƣời dân bằng hình thức cho vay vốn ƣu

đãi (tín dụng nhỏ) với lãi suất thấp, mục đích đảm bảo đủ vốn trong thời gian đầu

khi cây Táo mèo chƣa thể thu hoạch và giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất. Nguồn

vốn này có thể kết hợp nguồn vốn hỗ trợ của nhà nƣớc theo dự án 661 để tăng thu

nhập, ổn định kinh tế cho ngƣời dân….

Thứ ba, do bản tính Táo mèo là loại cây lâu năm, có mùa vụ, nên để đảm

bảo đời sống cho nhân dân tham gia vùng nguyên liệu, địa phƣơng cần có một đội

ngũ cán bộ nông nghiệp hƣớng dẫn nhân dân thực hiện trồng xen kẽ Táo mèo với

một số loại cây lƣơng thực nhƣ Ngô, khoai, sắn. Một khi đảm bảo đƣợc về lƣơng

thực, nhân dân sẽ yên tâm chăm sóc và thu hoạch Táo mèo. Cây mới trồng thì

trồng xen kẽ các cây lƣơng thực với khoảng cách mật độ vừa phải đảm bảo điều

kiện sinh trƣởng táo mèo. Đối với cây từ 4 năm tuổi trở lên, khi điều kiện sống và

thích nghi với môi trƣờng đã đảm bảo, có thể hƣớng dẫn ngƣời dân nuôi thả một số

Page 50: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 50

loại gia súc nhƣ lợn mèo, dê núi là những loài sinh trƣởng chậm song sức sống cao

và rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Thứ tƣ, một diện tích lớn (tùy theo điều kiện) vùng nguyên liệu sẽ đƣợc

công ty Vang Bắc Sơn Tra đảm bảo thu mua từ đầu vụ với giá hợp lý, với số lƣợng

và chất lƣợng thỏa thuận, đảm bảo đầu ra cho ngƣời trồng. Công ty Vang Bắc Sơn

Tra chỉ cần bao tối đa ½ sản lƣợng táo mèo do bản thân quả táo mèo đã có tiếng

trên thị trƣờng và tiêu thụ tƣơng đối lớn và ngày một tăng.

Thứ năm, xây dựng thêm nhiều đƣờng giao thông, đặc biệt các đƣờng ngang

giữa và trong các xã nhằm giúp việc tận thu nguồn táo. Do địa hình huyện Bắc Yên

chia cắt mạnh và giao thông rất khó khăn nên việc thu hái và vận chuyển táo chủ

yếu diễn ra ở các xã, bản vùng thấp và gần đƣờng nhựa. Địa phƣơng có thể xây

dựng đƣờng bằng nhiều hình thức nhƣ chia sẻ chi phí với ngƣời dân theo chủ

trƣơng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, thu hút các nguồn vốn phát triển của

các tổ chức phi chính phủ phát triển miền núi, vùng sâu vùng xa. Việc thu hút các

nguồn vốn tài trợ là một hƣớng hay cần xem xét kĩ vì phát triển giao thông vừa

mang ý nghĩa xã hội to lớn, bền vững, vừa góp phần vào việc tiêu thụ các nông sản

địa phƣơng nói chung và táo mèo nói riêng, tăng cƣờng cải thiện đời sống cho

ngƣời dân.

Ưu điểm

- Tạo đƣợc vùng nguyên liệu ổn định cho công ty sản xuất. Công ty chỉ

phải làm việc với một số ít chủ vùng nguyên liệu thay vì với nhiều ngƣời

bán lẻ nhƣ trƣớc đây. Do đã xây dựng thành vùng nguyên liệu công

nghiệp và đã có thỏa thuận trƣớc về chất lƣợng sản phẩm nên việc thu

hoạch và bảo quản Táo mèo buộc phải đƣợc ứng dụng những kĩ thuật hợp

lý. Từ đó vừa tăng chất lƣợng cho Táo, vừa tránh lãng phí do Táo giập,

nát, giúp hạ giá thành nguyên liệu.

Page 51: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 51

- Vùng nguyên liệu năm tập trung ở 4 xã nêu trên, lại đƣợc quy hoạch cụ

thể nên việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng sẽ tập trung hơn, từ đó cũng góp phần

giảm chi phí vận chuyển từ vùng nguyên liệu tới cơ sở sản xuất.

- Có thể tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng trong mỗi

vụ thu hoạch. Lại đảm bảo đời sống và nhu cầu lƣơng thực hàng ngày

của họ.

- Việc xây dựng vùng nguyên liệu có thể nhận đƣợc nguồn tài trợ ban đầu

từ dự án 661 (dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Số: 661/QĐ-TTg của chính

phủ) và một số dự án về xóa đói giảm nghèo khác. Việc cho vay vốn ƣu

đãi để phát triển vùng nguyên liệu cũng đƣợc hỗ trợ bởi Ngân hàng

Chính sách Xã Hội, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn…

3.2.1.2. Hỗ trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho ngƣời dân

Hiện tại, vấn đề kĩ thuật là rất xa lạ đối với ngƣời dân địa phƣơng, dẫn tới sự

giảm sút chất lƣợng, lãng phí nguyên liệu, tăng giá thành. Chính vì vậy, nhóm

nghiên cứu đề xuất hình thức hỗ trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho ngƣời

dân theo cách:

“Tinh giản tối đa, học đi đôi với hành, đào tạo tại chỗ”

Thứ nhất, địa phƣơng cần cử cán bộ chuyên môn về các vùng, huấn luyện

ngƣời dân các kĩ thuật về trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, đóng gói vận chuyển. Do

bản chất dân cƣ khu vực này chủ yếu là ngƣời dân tộc, có nhân thức khá sơ khai, vì

vậy tất cả các kiến thức này cần đƣợc sàng lọc và đơn giản hóa để phù hợp với

nhận thức của ngƣời dân.Việc đào tạo, phổ biến kiến thức cần đƣợc triển khai

trƣớc và trong mỗi vụ thu hoạch để ngƣời dân ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Thứ hai, tiến hành đào tạo trong 2 năm đầu, dần tiến tới đào tạo cán bộ ngay

tại vùng để họ có thể tự phổ biến kiến thức cho ngƣời dân của mình.

Page 52: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 52

Thứ ba, đối với nhà máy Vang Bắc Sơn Tra, cần đào tạo đội ngũ kĩ thuật

chuyên môn vững để đảm bảo sản xuất tuân thủ các điều kiện kĩ thuật, vệ sinh, đạt

chất lƣợng cao và ổn định theo nhƣ thiết kế và nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Việc thu hút nhân tài là bài toán khó không chỉ với riêng nhà máy mà còn với tất cả

các ban ngành trong huyện và tỉnh nói chung. Nhà máy cần ban hành nhiều chính

sách phù hợp nhƣ lƣơng, các ƣu đãi về mặt xã hội và cơ hội phát triển. Trong điều

kiện thu hút ngƣời tài khó khăn nhƣ hiện nay, có thể cử nhiều cán bộ địa phƣơng,

đặc biệt cán bộ ngƣời dân tộc đi học nâng cao kiến thức về xây dựng quê hƣơng.

Ƣu điểm:

- Việc huấn luyện này có thế nằm trong chƣơng trình Phát triển cây công

nghiệp trong dự án Xóa đói giảm nghèo của tỉnh Sơn La. Từ đó sẽ nhận

đƣợc sự hỗ trợ cả về chuyên môn và kinh phí từ cấp trên.

- Ngƣời dân nắm vững các kĩ thuật giúp tăng hiệu quả cây trồng, nâng cao

chất lƣợng, hạ giá thành nguyên liệu và các khâu sàng lọc ban đầu.

3.2.1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp marketing sản phẩm

Tỉnh Sơn La cần đánh giá đúng tầm quan trọng của việc phát triển các sản

phẩm từ táo mèo, coi táo mèo không chỉ là cây rừng, cây xóa đói giảm nghèo mà là

cây công nghiệp thực sự. Từ đó dành cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ

táo mèo một số ƣu đãi và quyền lợi nhất định về Marketing sản phẩm. Đặc biệt

trong điều kiện các doanh nghiệp còn rất yếu và thiếu về vốn, nhân lực và kinh

nghiệm.

Đƣa việc phát triển kinh doanh táo mèo thành chiến lƣợc và thƣờng xuyên

chú trọng phát triển.

Page 53: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 53

Tỉnh cần xác định cây táo mèo là cây trọng điểm kinh tế bên cạnh một số

loại nông sản khác nhƣ sữa và chè Mộc Châu, xoài Yên Châu… nhằm có những

chƣơng trình đầu tƣ thích đáng và tập trung. Tỉnh cần xây dựng tên gọi “Táo mèo

Sơn La” quen thuộc nhƣ “Nhãn lồng Hƣng Yên”, “Thanh Long Vĩnh Long”, “Dừa

Bến Tre”… Tỉnh có thể hình ảnh táo mèo xuất hiện trên nhiều sách, báo, hình ảnh

trên các phƣơng tiện thông tin khi nói về Sơn La, nhằm đƣa táo mèo phát triển

cùng những phát triển chung của tỉnh. Đối với các chính sách phát triển ngắn và

dài hạn, tỉnh cần dành nguồn vốn cho táo mèo cũng nhƣ một vài nông sản để tạo

mũi nhọn phát triển.

Tỉnh có thể hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất táo mèo thời gian đầu bằng

cách đặt hàng một số sản phẩm làm đồ uống tiếp khách, quà biếu, giới thiệu sản

phẩm đến một số địa phƣơng khác để hình ảnh táo mèo Sơn La vƣơn xa hơn, tiếp

cận nhiều đối tƣợng khách hàng ở các địa phƣơng khác. Các hội nghị, hội thảo liên

kết kinh tế, giới thiệu hình ảnh Sơn La tới các địa phƣơng, bạn hàng khác cần lƣu ý

giới thiệu các sản phẩm đặc sản địa phƣơng, trong đó có táo mèo.

Các nỗ lực quảng bá sản phẩm của chính quyền địa phƣơng sẽ tạo ảnh

hƣởng lớn và tích cực đến nhiều ngƣời dân, tạo thành kênh Marketing truyền

miệng hiệu quả.

Hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc

Tỉnh nên dành một nguồn kinh phí phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tham dự

các hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc, thay vì để doanh nghiệp “tự thân vận

động” nhƣ hiện nay. Việc hỗ trợ doanh nghiệp với tƣ cách địa phƣơng sẽ khiến sản

phẩm đƣợc chú ý hơn và có cơ hội tìm kiếm nhiều bạn hàng hơn.

Page 54: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 54

Tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm, năm du lịch trong tỉnh nhằm thu hút đầu

tƣ, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong tỉnh, chú trọng đến doanh

nghiệp sản xuất sản phẩm táo mèo.

Hiện nay, tỉnh Sơn La có tổ chức một vài hội chợ trong tỉnh liên kết cùng

một số địa phƣơng khác song còn nhất nhỏ lẻ và thiếu chuyên nghiệp. Tuy vậy,

trong những kì hội chợ đó, sản phẩm táo mèo tƣơi và rƣợu vang táo mèo cũng rất

đƣợc chú ý, thƣờng xuyên phải nhập thêm hàng. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng

chứng tỏ sự quan tâm lớn của thị trƣờng đến sản phẩm táo mèo.

Tỉnh cần đầu tƣ tổ chức kì hội chợ lớn hàng năm, tổ chức năm du lịch hoặc

những chƣơng trình ca múa nhạc lớn phát sóng trên truyền hình nhằm thu hút đông

đảo khách du lịch đến Sơn La, từ đó tạo kênh Marketing các sản phẩm từ táo mèo

nhƣ sản vật đặc trƣng của địa phƣơng.

Kết hợp với Du lịch

Với một sản phẩm còn mới nhƣ rƣợu và nƣớc ép táo mèo thì hỗ trợ từ địa

phƣơng và các ngành khác là rất quan trọng. Ở đây nhóm tác giả xin đề xuất giải

pháp kết việc phát triển du lịch địa phƣơng với việc quảng bá sản phẩm tới khách

du lịch và coi đây là một chiến lƣợc quan trọng trong chuỗi giải pháp phát triển thị

trƣờng cho các sản phẩm từ táo mèo.

Trƣớc đây, chiến lƣợc này cũng đã đƣợc nhiều địa phƣơng áp dụng khá

thành công ví dụ nhƣ: các sản phẩm từ sữa bò Ba Vì, chè dây Sa Pa, vang Đà Lạt

và chính Sơn La cũng đã phát triển sản phẩm sữa bò Mộc Châu theo hƣớng này

chính vì vậy sẽ có điều kiện thuận lợi để triển khai đối với Vang Sơn Tra. Nhóm

nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển thị trƣờng sản phẩm Vang táo mèo

nhƣ sau:

Page 55: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 55

Thứ nhất, đƣa Vang Sơn Tra và Nƣớc Sơn Tra trở thành loại nƣớc uống độc

quyền của du lịch Sơn La. Các sản phẩm này sẽ đƣợc cung cấp cho tất cả các tour

du lịch tới Sơn La và phục vụ kèm bữa ăn. Biện pháp này giúp giới thiệu sản phẩm

tới lƣợng khách tới Sơn La, giúp họ có cơ hội làm quen và nếm thử sản phẩm từ

sơn tra. Do chất lƣợng sản phẩm Vang Sơn Tra và tới đây là nƣớc Sơn Tra đã đƣợc

ghi nhận từ một số chuyên gia và ngƣời tiêu dùng nên nhóm nghiên cứu tin tƣởng

biện pháp này sẽ phát huy tác dụng rất tích cực trong việc Marketing sản phẩm.

Thứ hai, đƣa Sơn tra giới thiệu tới du khách nhƣ một đặc sản của địa phƣơng

và đƣợc bày bán cùng với những mặt hàng đồ lƣu niệm khác trong các quầy bán

hàng ở khu du lịch. Có thể kết hợp bày bán nhiều sản phẩm khác nhau nhƣ táo

tƣơi, rƣợu ngâm táo, táo khô song cần đặc biệt chú trọng đến sản phẩm Vang và

Nƣớc Táo mèo. Để du khách quan tâm và hiểu rõ hơn về công dụng của táo mèo,

cần phát kèm một số tài liệu nghiên cứu y học và mô tả quy trình sản xuát 100% từ

thiên nhiên.

Đồng thời công ty TNHH Bắc Sơn (đơn vị sản xuất rƣợu vang Bắc Sơn Tra

hiện nay) sẽ đứng ra mở 1 số đại lý chuyên cung cấp các sản phẩm từ Táo mèo

(trong đó sản phẩm chính là Vang Sơn Tra, ngoài ra có thêm táo sấy khô, nƣớc

chiết xuất táo mèo, mứt táo mèo…) nhƣ một điểm đến trong lịch trình mỗi tour du

lịch Sơn La để phục vụ nhu cầu của du khách muốn mua sản phẩm về làm quà

biếu. Các đại lí này cần đƣợc quảng bá mạnh nhằm thu hút không chỉ khách du lịch

theo tour mà cả các khách du lịch bụi và khách vãng lai, trở thành địa điểm “không

thể không đến” khi đến với Sơn La.

Thứ ba, tổ chức 1 Tour du lịch tới vùng nguyên liệu Sơn Tra với tên “Khám

phá quê hƣơng Vợ chồng A Phủ”. Huyện Bắc Yên có đặc điểm khí hậu trong lành,

mát mẻ, là địa bàn cƣ ngụ lớn của đồng bào dân tộc H’Mong và tƣơng đối gần Hà

Nội nên khá thuận tiện cho việc phát triển du lịch sinh thái. Tour du lịch có thể bao

gồm tham quan hang A Phủ ở khu vực Hồng Ngài (cách vùng táo khoảng 30km),

Page 56: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 56

thăm quan vùng táo, nơi du khách có thể tự tay hái những quả táo tƣơi ngon trên

cành, ngắm đàn lợn mèo, dê, ngựa bên các gốc táo cổ thụ, tham quan nhà máy sản

xuất Vang táo mèo và Nƣớc ép táo mèo để tận mắt chứng kiến và tin tƣởng tuyệt

đối nguồn gốc và chất lƣợng sản phẩm. Sản phẩm từ táo mèo cần đƣợc giới thiệu

và kết hợp khéo léo trong tour du lịch, tạo điểm nhấn là sản phẩm đặc sản của địa

phƣơng.

Ngoài ra, hàng năm có thể tổ chức lễ hội để tôn vinh các sản phẩm đƣợc chế

biến từ quả Sơn Tra cùng với một số sản vật khác của địa phƣơng, thành 1 lễ hội

đặc biệt, nằm trong các sự kiện lớn để thu hút du lịch của tỉnh Sơn La. Có thể tham

khảo mô hình lễ hội Hoa (Đà Lạt), lễ hội Vang (Đà Lạt) đã tổ chức khá thành công.

3.2.2. Nhóm các biện pháp vi mô của riêng doanh nghiệp sản xuất và kinh

doanh sản phẩm.

Môi trƣờng kinh doanh thuận lợi và đƣợc hỗ trợ từ chính quyền là tiền đề rất

quan trọng cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ táo mèo. Tuy

nhiên, doanh nghiệp cần thiết lập hƣớng đi cho mình nhằm chủ động phát triển,

tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

Tính chủ động đó trong doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ táo mèo

cũng nhƣ các doanh nghiệp miền núi khác nói chung rất thấp, hầu nhƣ mang nặng

tâm lí và cơ chế bao cấp. Nhƣ hiện trạng công ty TNHH Bắc Sơn hiện nay, do

đƣợc hỗ trợ đầu ra từ huyện và tỉnh nên chƣa chủ động mở rộng sản xuất, kinh

doanh. Sau ba năm hoạt động nhà máy vẫn chƣa sử dụng hết công suất hàng năm

và chƣa có đại lí nào nằm ngoài phạm vi tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu do doanh

nghiệp thiếu chuyên môn quản lí và kinh doanh.

Nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp với doanh nghiệp nhƣ sau:

Page 57: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 57

3.2.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm

Hiện nay, các sản phẩm từ cây táo mèo đã tƣơng đối đa dạng, nhóm nghiên

cứu đề xuất tiếp tục đầu tƣ phát triển quy trình sản xuất rƣợu vang, đầu tƣ thêm

dây chuyền sản xuất nƣớc ép quả. Các sản phẩm khác trƣớc mắt để ngƣời dân sản

xuất theo nhu cầu thị trƣờng. Trong tƣơng lai, khi đã định vị đƣợc hai sản phẩm

vang táo và nƣớc ép táo, khiến táo mèo và các công dụng của táo mèo trở nên có

tiếng trên thị trƣờng sẽ tiếp tục đầu tƣ sản xuất các sản phẩm còn lại tùy theo tình

hình thực tế.

Trao đổi với kĩ sƣ viện chế tạo máy công nghiệp, nhóm nghiên cứu đƣợc

biết sản xuất thêm nƣớc ép quả sẽ tiết kiệm một phần tƣơng đối lớn chi phí do có

cùng quy trình từ sản xuất từ quả tƣơi đến nƣớc xiro. Nhà máy cần đầu tƣ thêm

máy móc sản xuất nƣớc ép, theo tính toán theo thời giá hiện nay khoảng 1 tỉ đồng

cho công suất 10.000lit. Đồng thời công nghệ sản xuất cũng không quá phực tạp,

có thể kết hợp nhiều khâu với sản xuất Vang Sơn Tra, vì vậy không cần phải đào

tạo công nhân một lần nữa. Bảng sau thể hiện quy trình sản xuất mới của nhà máy

khi sản xuất thêm sản phẩm nƣớc quả Táo mèo:

Page 58: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 58

Bảng 9: Quy trình sản xuất sản phẩm rượu vang và nước ép táo mèo (Nguồn:

Nhà máy Vang Bắc Sơn Tra)

Qủa các loại

Chọn lọc, phân loại

(Ngâm), rửa sạch

Để ráo

Ngâm, chiết dịch

Chiết dịch

Chuẩn bị môi

trƣờng lên men

Lên men chính

Lên men phụ

Tàng trữ

Lọc

Đóng chai, bảo

quản

Phối chế

Gia nhiệt

Đóng chai, lon, hộp

Thanh trùng

Bảo ôn

Sản phẩm

Nƣớc

sạch đã

xử lí

Men

giống

sản xuất

Đƣờng kính

H2O, Axit

chanh, phụ

gia thực

phẩm

Chế biến Nước qủa Táo mèo Chế biến Vang Sơn Tra

Page 59: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 59

3.2.2.2. Giải pháp phát triển Vang Sơn Tra và nƣớc ép Sơn Tra

Nhƣ ở trên đã phân tích, doanh nghiệp cần tập trung vào hai sản phẩm chính

có giá trị kinh tế và tiềm năng phát triển cao nhất hiện nay là Vang Sơn Tra và

Nƣớc ép Sơn Tra. Các sản phẩm khác có nhu cầu thấp hơn sẽ dành cho các hộ kinh

doanh cá thể chủ động sản xuất và kinh doanh

A. Tổng quan thị trƣờng

Thị trƣờng cho rƣợu Vang Sơn Tra

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, một số đồ uống nhẹ

từ phƣơng Tây nhƣ rƣợu vang, champaign đang ngày một đƣợc ƣa chuộng và sử

dụng rộng rãi, đặc biệt trong tầng lớp trung lƣu trở lên. Ngƣời dân có thói quen

dùng rƣợu vang không chỉ trong các dịp lễ tết mà còn dùng hàng ngày nhƣ một liều

thuốc đơn giản và hữu ích.

Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất rƣợu vang của Việt Nam tham

gia thị trƣờng và đạt một số thành công nhất định, ghi dấu đối với ngƣời tiêu dùng

nhƣ vang Đà Lạt, vang Thăng Long. Các sản phẩm này chủ yếu làm từ nho là loại

quả truyền thống sản xuất loại rƣợu này. Cho tới nay mới chỉ có rất ít địa phƣơng

đầu tƣ vào sản xuất vang táo mèo song hầu nhƣ chƣa thành công do chƣa đƣa đƣợc

hình ảnh vang táo mèo đến với ngƣời tiêu dùng vốn có thói quen thƣởng thức vang

nho.

Thực trạng đó đặt cho doanh nghiệp sản xuất vang táo một bài toán hóc búa.

Một mặt cho thấy tiềm năng phát triển do doanh nghiệp định vị sản phẩm vang táo

mèo khác với các sản phẩm vang khác, song cũng đặt ra rất nhiều khó khăn để

Page 60: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 60

thâm nhập thị trƣờng vốn tƣơng đối khó tính với sự chỗ đứng lớn và chắc chắn của

nhiều doanh nghiệp lớn từ “tháng địa của rƣợu vang” nhƣ Pháp, Ý, Australia.

Thị trƣờng cho nƣớc ép Sơn Tra

Thị trƣờng đồ uống hiện nay ở Việt Nam khá phong phú mà ta có thể tạm

chia thành các nhóm sau: Nhóm thức uống có cồn (Bia, rƣợu); nƣớc mát (nƣớc rau

má, nƣớc rau sam, nƣớc sâm, trà bát bảo...); nƣớc ngọt thông thƣờng (thành phần

chủ yếu là đƣờng, nƣớc lọc và hƣơng trái cây); thức uống có giá trị cung cấp dinh

dƣỡng (các loại sữa, nƣớc trái cây, nƣớc sinh tố...); nƣớc giải khát (nƣớc trà, nƣớc

suối, nƣớc khoáng, nƣớc lọc...).

Mỗi loại nƣớc uống đều có những tác dụng nhất định. Song, mấy năm trở

đây, nƣớc giải khát có gas không còn đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, thay vào đó

là xu hƣớng sử dụng những loại nƣớc giải khát không gas, đặc biệt là các loại nƣớc

trái cây đƣợc đóng chai hoặc lon.

B. Định vị sản phẩm

Rƣợu Vang Sơn Tra

Rƣợu Vang Sơn tra có màu nâu sáng ánh vàng, nồng độ nhẹ (11%), mới

uống giống nhƣ uống xiro, nhƣng dùng càng nhiều càng thấy có vị ngây ngất.

Hƣơng vị của loại vang này cũng hơi giống với vang nho, tuy nhiên hƣơng thơm

hơn, có hƣơng vị đặc trung của Táo mèo Bắc Yên và có vị hơi chua, chát đắng, dễ

sử dụng.

Với chiết xuất từ quả Sơn Tra tự nhiên, loại rƣợu vang này có tác dụng:

Page 61: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 61

- giảm béo (khi dùng với lƣợng thích hợp, sản phẩm có khả năng 1giảm

lƣợng lipit tạo trong cơ thể, từ đó có tác dụng giảm béo, giảm cholesterol

trong máu, chống cao huyết áp)

- tiêu hóa tốt (vị chua chát của táo mèo giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động

trơn tru, không đầy ứ)

- an thần (tác dụng này đặc biệt quan trọng với trẻ em và ngƣời già, giúp

ngủ ngon và tránh stress dẫn tới suy nhƣợc cơ thể)

Đây là loại sản phẩm 100% nguồn gốc tự nhiên, không hề có chất bảo quản

và không dùng cồn nên rất tốt cho sức khỏe khi dùng thƣờng xuyên.

Sản phẩm đã đƣợc Sở Y tế Sơn La đã công nhận chất lƣợng của rƣợu vang

Sơn Tra nhƣ một vị thuốc, có tác dụng an thần, bổ dƣỡng, tăng cƣờng sức khoẻ và

đã đoạt Cúp vàng Nông nghiệp Việt Nam 2005.

Theo đó, đối tƣợng khách hàng mà nhóm nghiên cứu nhắm đến là phụ nữ

trung niên và ngƣời già có thu nhập trung bình trở lên. Sản phẩm đƣợc tiêu thụ

thƣờng xuyên và trọng tâm vào dịp lễ tết.

Nƣớc ép Sơn Tra

Tuy nƣớc ép Sơn Tra chƣa đƣa vào sản xuất thực tế tại địa phƣơng nhƣng

qua trao đổi với chuyên gia, nhóm tác giả đƣợc biết việc sản xuất là hoàn toàn có

thể đƣợc và Viện chế tạo máy công nghiệp có thể chuyển giao quy trình cho doanh

nghiệp sản xuất.

Với các tính năng cơ bản của Sơn Tra nhƣ ở phần trên, sản phẩm Nƣớc ép

Sơn Tra là loại thức uống rất bổ dƣỡng và có thể đƣợc sử dụng rộng rãi bởi ngƣời

tiêu dùng ở nhiều lứa tuổi và mức thu nhập khác nhau. Với sản phẩm này, nhóm

nghiên cứu đề xuất đặt công dụng “Giảm béo” lên thành công dụng chính, điểm

nhấn khi định vị và quảng bá cho sản phẩm.

Page 62: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 62

Và tập trung hƣớng tới đối tƣợng khách hàng là thanh thiếu niên trong độ

tuổi 11-30 (là học sinh, sinh viên hoặc công chức có thu nhập trung bình trở lên)

Dựa trên tác dụng của quả sơn tra và nhu cầu hiện nay của thị trƣờng, nhóm

nghiên cứu đề xuất hai sản phẩm chính là nƣớc ép táo mèo mật ong và nƣớc ép táo

mèo

Nước ép táo mèo mật ong:

Nƣớ ẻ em. Các nhà khoa

học đã chứng minh, mật ong có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn nhƣ khuẩn thƣơng

hàn, phó thƣơng hàn, vi trùng gây viêm phế quản, viêm màng bụng, chứa nhiều

chất khoáng nhƣ sắt, đồng, mangan, manhê... và các loại vitamin tối cần thiết. Còn

dung dịch nƣớc táo ép chứa nhiều muối khoáng của trái cây, lại tiêu diệt đƣợc vi

khuẩn có hại trong hệ tiêu hoá. Nhƣ vậy sản phẩm nƣớc táo mèo mật ong đang

chiếm một ƣu thế lớn trong thị trƣờng nƣớc uống tăng cƣờng sức khỏe và khả năng

phòng bệnh hơn các loại nƣớc có trên thị trƣờng và hơn cả là các loại nƣớc uống có

gas.

Nước ép táo mèo

Nƣớc táo có vị chua thanh, mùi thơm đặc trƣng, màu hồng sạm đẹp mắt.

Uống nƣớc vừa có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, kích thích tiêu hoá, ăn cơm ngon

miệng. Nếu đƣợc đầu tƣ vào khâu sản xuất và thiết kế mẫu mã sản phẩm, nƣớc ép

táo mèo sẽ nhanh chóng chiếm đƣợc cảm tình của ngƣời tiêu dùng bởi chính

những công dụng y học và hƣơng vị của nó. Nƣớc ép táo mèo không chỉ hứa hẹn

chiếm đƣợc cảm tình từ những ngƣời cao tuổi quan tâm đến sức khỏe mà sẽ còn

đƣợc đón nhận từ giới trẻ về hƣơng vị và màu sắc hồng mang đậm cá tính trẻ trung

của sản phẩm.

Page 63: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 63

3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

3.2.3.1. Rƣợu Vang Sơn Tra

Hiện nay, có thể chia đối thủ cạnh tranh của Vang Bắc Sơn tra thành hai loại

chính là Vang Sơn Tra từ các vùng khác (nhà máy rƣợu Thăng Long, một vài nhà

máy của các tỉnh thành) và các sản phẩm vang từ các loại quả khác.

Vang Sơn Tra

Vang Sơn Tra của nhà máy rƣợu Thăng Long là một trong những

sản phẩm tiên phong của loại hình rƣợu vang từ táo mèo. Sản

phẩm này có điểm mạnh là đƣợc sản xuất trong nhà máy hiện đại,

đảm bảo chất lƣợng và độ vệ sinh an toàn, đã có thƣơng hiệu từ

trƣớc cùng các kênh phân phối phát triển, trải rộng khắp toàn quốc

và quốc tế. Hơn nữa, sản phẩm này có giá cả thấp (18.000-20.000

đ/chai), phù hợp với ngƣời tiêu dùng thu nhập trung bình và thấp.

Hình 6: Vang Sơn Tra Thăng Long

(Nguồn: Website: www.Sieuthiruou.com)

Tuy vậy, sản phẩm có một số điểm yếu là có pha chế thêm nhiều phụ liệu

khác, không đƣợc 100% chiết xuất từ táo mèo thiên nhiên. Tuy là sản phẩm có tính

tiên phong, nhƣng do chất lƣợng chƣa cao, khâu quảng bá chƣa tốt nên sản phẩm

chƣa có nhiều chỗ đứng trên thị trƣờng và đƣợc ít ngƣời biết đến.

Một số địa phƣơng có táo mèo nhƣ Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai cũng quan

tâm đầu tƣ xây dựng nhà máy rƣợu vang song chƣa tập trung nhiều vào táo mèo và

chƣa tạo đƣợc tiếng vang trên thị trƣờng. Các đối thủ này có nhiều điểm tƣơng

đồng với nhà máy sản xuất Vang Bắc Sơn Tra nhƣ cùng dây chuyền công nghệ

Page 64: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 64

chuyển giao từ Viên chế tạo máy công nghiệp và đều gặp khó khăn trong khâu sản

xuất và kinh doanh do chƣa tiếp cận đƣợc thị trƣờng.

Các loại vang khác:

Trên thị trƣờng hiện nay có nhiều sản phẩm rƣợu vang nho từ nhiều nơi,

nhiều quốc gia. Một số sản phẩm chính nhƣ Vang Đà Lạt, Vang Nho Thăng Long,

Vang Bordeau Pháp… đã có chỗ đứng trên thị trƣờng, chiếm lĩnh đa số thị trƣờng

Vang Việt Nam (Vang Thăng Long cho đối tƣợng thu nhập thấp, Vang Đà Lạt cho

đối tƣợng thu nhập trung bình và Vang Bordeau cho đối tƣợng thu nhập cao). Đây

là các sản phẩm đã có danh tiếng, uy tín về chất lƣợng, đồng thời cũng có nhiều tác

dụng tốt cho sức khỏe (đặc biệt là tiêu hóa). Riêng Vang Đà Lạt còn là sản phẩm

đặc trƣng, đƣợc chƣng cất từ trái dâu tằm, quá trình phát triển gắn với du lịch Đà

Lạt, hƣớng phát triển dựa vào du lịch khiến sản phẩm này có tiềm năng phát triển

thị trƣờng lớn. Sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú, không chỉ

dừng lại ở 1 loại rƣợu vang cho mỗi thƣơng hiệụ.

Hình 7: Sản phẩm Vang Đà Lạt (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet)

Nhƣ vậy thị trƣờng rƣợu vang ở Việt Nam mặc dù chƣa thực sự sôi động do

thói quen dùng vang của ngƣời dân chƣa cao song đã có một số nhãn hiệu đi trƣớc

Page 65: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 65

và tạo vị thế nhất định trên thị trƣờng. Sản phẩm Vang Bắc Sơn Tra xuất hiện sau

sẽ gặp rất nhiều khó khăn song sẽ có triển vọng phát triển nếu tập trung mạnh vào

đặc tính khác biệt của sản phẩm.

3.2.3.2. Nƣớc ép Sơn Tra

Do đặc tính giải khát và giảm béo của sản phẩm nƣớc ép Sơn Tra nên nhóm

nghiên cứu xem xét đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm trên thị trƣờng nƣớc

hoa quả và thị trƣờng thực phẩm giảm béo.

Thị trường nước hoa quả

Trong thị trƣờng nƣớc hoa quả có một số đối thủ cạnh tranh từ các hãng

Vinamilk, Tribeco, Delta, Wonderfarm, Uni-president, một số sản phẩm của công

ty Tân Hiệp Phát (trà xanh 0 độ, trà bí đao 0 độ)…

Hình 8: Một số loại nước hoa quả trên thị trường (Nguồn: Website

www.dautuchungkhoan.com)

Điểm mạnh của các sản phẩm này là đã có mặt khá lâu và chiếm lĩnh một thị

trƣờng rộng lớn, đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Hơn nữa, đây là sản phẩm của các

Page 66: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 66

công ty khá uy tín, với trang thiết bị hiện đại, đa số là tự động hóa, tạo đƣợc lòng

tin của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm. Các công ty này cũng có tiềm

năng tài chính đủ lớn để phục vụ cho khâu đổi mới, nâng cấp và quảng bá cho sản

phẩm.

Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng có một số điểm yếu nhƣ có chứa nhiều

chất phụ gia, chất bảo quản, thành phần tự nhiên của sản phẩm là rất ít.Sản phẩm

chỉ có tác dụng giải khát, chƣa chú ý tới tác dụng có lợi cho sức khỏe, một số sản

phẩm nếu dùng nhiều thậm chí có thể gây béo phì. Hiện nay tuy có xuất hiện 1 số

loại đồ uống đƣợc quảng cáo là có lợi cho sức khỏe (nhƣ trà xanh, trà bí đao…)

nhƣng thực chất không chứng mình đƣợc nguồn gốc thiên nhiên của sản phẩm,

cũng nhƣ không tránh đƣợc nhiều tác dụng không mong muốn mà ngƣời tiêu dùng

đã trải nghiệm. Ngoài ra, giá thành vẫn tƣơng đối cao nên chỉ phục vụ đƣợc 1 số ít

ngƣời tiêu dùng thuộc tầng lớp thu nhập trung bình và cao.

Thị trường thực phẩm giảm béo

Thị trƣờng thực phẩm giảm béo những năm gần đây đã phát triển tƣơng đối

sôi động với các sản phẩm chính: trà Barley 0 độ, trà Figura, viên trà xanh Mega –

T,…

Điểm mạnh của các sản phẩm này là đƣợc sản xuất

(hoặc phân phối) bởi những công ty lớn và uy tín, đảm bảo

chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời có lợi

thế của ngƣời tiên phong, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng lớn

trong thời gian ngắn.

Hình 9: Trà Barley 0 độ (Nguồn: Báo điện tử Hà Nội Mới)

Page 67: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 67

Tuy nhiên, sản phẩm có rất nhiều điểm yếu: Thứ nhất, nhà sản xuất không

chứng minh đƣợc nguồn gốc tự nhiên, có thêm chất bảo quản và phụ gia. Mặc dù

rất nhiều nhãn hiệu đƣợc quảng cáo rầm rộ là an toàn và thân thiện với cơ thể song

hầu hết khách hàng đều rất hoài nghi.. Thứ hai, đa số các loại trà giảm béo hiện

nay khá khó uống, không có khả năng giải khát. Thứ ba, giá thành còn tƣơng đối

cao, đặc biệt là các loại trà nhập ngoại, chỉ có một số ít ngƣời tiêu dùng có điều

kiện kinh tế tốt tiêu thụ sản phẩm này.Cuối cùng, việc thiết kế sản phẩm chƣa tiện

lợi để sử dụng . Ví dụ trà Barley đóng dạng chai nhựa 300ml là quá nhiều đối với 1

lần sử dụng của ngƣời Việt Nam, dẫn tới giá cũng cao so với túi tiền của đại bộ

phận dân cƣ: 7000đ/chai, Trà Figura đóng dạng gói trà khô và khi dùng phải pha

vào nƣớc còn trà xanh Mega – T đóng dạng viên thuốc nén nên không tiện lợi để

sử dụng mọi lúc mọi nơi.

3.2.4. Giải pháp Marketing

Có thể nói khâu Marketing là khâu gặp nhiều vấn đề nhất trong chuỗi giá trị

táo mèo. Nhà sản xuất gần nhƣ không có động thái gì về Marketing trừ một số lần

tham gia triển lãm song lẻ tẻ và chƣa đạt hiệu quả rõ rệt.

Do hai sản phẩm Vang Sơn Tra và Nƣớc ép Sơn Tra có nhiều điểm tƣơng

đồng nhƣ về xuất xứ, công dụng nên doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp

Marketing cho cùng lúc cả hai sản phẩm nhằm giảm chi phí và tạo tính hệ thống.

Với một số điểm riêng về đối tƣợng, thời gian sử dụng, nhà sản xuất cần thay đổi

các chiến lƣợc cho phù hợp với từng loại sản phẩm.

3.2.4.1. Giải pháp xúc tiến bán

Page 68: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 68

Nhƣ trên đã phân tích, địa phƣơng cần tham gia tích cực hỗ trợ doanh nghiệp

xúc tiến bán hàng song bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm ra các giải

pháp kích thích tiêu thụ hiệu quả.

Khi đƣợc tạo điều kiện tham gia hội chợ, triển lãm, là điểm đến của các tour

du lịch, doanh nghiệp cần tận dụng giới thiệu công dụng và các đặc tính hữu ích

của sản phẩm, đồng thời tích cực tìm kiếm các nhà phân phối thuộc nhiều cấp độ

để đƣa sản phẩm đến tận tay ngƣời tiêu dùng qua nhiều hình thức khác nhau.

Nhà sản xuất cũng cần tiếp thị sản phẩm dùng thử tới nhiều tổ chức gồm

nhiều khách hàng tiềm năng nhƣ hội phụ nữ, hội ngƣời cao tuổi với rƣợu vang táo

mèo và các hội, nhóm, lớp của giới trẻ với đối với Nƣớc ép táo mèo.

3.2.4.2. Giải pháp sản phẩm và giá cả

Vang Sơn Tra

Hiện nay rƣợu Vang Sơn Tra đã khá hoàn thiện cả về bao bì và chất lƣợng

song chƣa ổn định và chƣa thể hiện rõ nét bản sắc. Nhóm nghiên cứu đề xuất giải

pháp sản phẩm hoàn chỉnh từ ổn định chất lƣợng, thiết kế bao bì và thay đổi mức

giá.

Về ổn định chất lƣợng, nhà sản xuất cần tuân thủ chặt chẽ các quy trình kĩ

thuật, tránh lẫn tình trạng nhiều sản phẩm bị phản ánh gây hiện tƣợng nhức đầu do

lƣợng Andehit còn lại sau quá trình ngâm ủ. Các quy trình khác cũng cần chú ý về

kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ổn định niềm tin của ngƣời tiêu dùng.

Về thiết kế bao bì, hiện nay công ty TNHH Bắc Sơn đã thiết kế bao bì cho

loại chai 750ml và trống 4l khá đẹp và song chƣa có bản sắc, chƣa tạo dấu ấn

riêng. Do không có kiến thức về Marketing và thƣơng hiệu nên nhà sản xuất liên

Page 69: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 69

tục thay đổi nhãn mác sản phẩm theo các năm, gây khó khăn cho việc định vị sản

phẩm với ngƣời tiêu dùng. Nhóm nghiên cứu đề xuất thiết kế nhãn mác mang bản

sắc sản phẩm hơn nhƣ hình ảnh dãy núi với rừng cây táo mèo và nếp nhà của ngƣời

dân tộc H’Mong và đăng kí độc quyền nhãn mác đó, sử dụng nhiều hình thức

Marketing để nhãn hiệu in sâu vào tâm trí ngƣời tiêu dùng.

Về mức giá, hiện giá 1 chai Vang Sơn Tra của công ty TNHH Bắc Sơn là

35000đ/chai 750ml. Giá thành nhƣ vậy là tƣơng đối cao so với các loại vang đồng

loại. Vì vậy chúng tôi đề xuất đƣa hạ giá thành sản phẩm xuống từ 25000đ-

30000đ/chai (đi kèm với việc tăng sản lƣợng sản xuất để tận dụng đƣợc tính kinh

tế theo quy mô và hạ chi phí khấu hao trong từng sản phẩm). Đồng thời đƣa ra loại

Bom rƣợu để trong túi nhôm và hộp carton có dung tích từ 2-3 lit (tham khảo sản

phẩm Bom rƣợu Bordeau) với giá 80000 - 90000đ/bịch 2 lit và 120000 -

130000đ/bịch 3 lit nhằm giảm giá bán và phục vụ ngƣời tiêu dùng muốn sử dụng

thƣờng xuyên.

Nhƣ vậy, sản phẩm Vang Bắc Sơn Tra hiện nay cần có một số thay đổi về ổn

định chất lƣợng, bao bì và giá thành nhằm thích hợp hơn với nhu cầu và khả năng

chi trả của nhiều bộ phận khách hàng.

Nước ép Sơn Tra

Hiện nay nƣớc ép Sơn Tra chƣa đi vào sản xuất, nhóm tác giả xin đề xuất

một số giải pháp cho sản phẩm này.

Về ổn định sản xuất, doanh nghiệp có đã có thể tận dụng ngay cơ sở vật chất

nhƣ nhà xƣởng, máy móc có sẵn, cần đầu tƣ thêm một số bình ngâm ủ để tăng

năng suất sản xuất, đồng thời đầu tƣ một số máy móc từ khâu phối chế để sản xuất

nƣớc ép. Các quy trình kĩ thuật cũng cần đƣợc tuân thủ chặt chẽ vì sản phẩm nƣớc

Page 70: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 70

ép là sản phẩm có lƣợng đƣờng cao và không có men nên dễ bị ảnh hƣởng bởi môi

trƣờng bên ngoài.

Về bao bì và chính sách giá, nhóm nghiên cứu đề xuất tập trung sản xuất loại

nƣớc uống nƣớc ép táo mèo mật ong và nƣớc ép táo mèo có thể tích 200ml, rất vừa

phải để sử dụng trong 1 đối với ngƣời Việt Nam. Đồng thời, sản phẩm sẽ đƣợc

đóng gói dƣới dạng hộp giấy và đƣa ra thị trƣờng với mức giá bán lẻ cạnh tranh là

3000đ/hộp (so sánh với trà Barley 0 độ, trà xanh 0 độ (7000đ/ chai nhựa 300ml) và

trà xanh C2 (4000đ/chai 200ml).

3.2.4.3. Giải pháp quảng cáo

Trƣớc hết, cần khẳng định xúc tiến marketing sản phẩm cần chú ý điểm nổi

bật của sản phẩm là nguồn gốc 100% từ thiên nhiên và quảng bá mạnh công dụng

của táo mèo đến đông đảo ngƣời tiêu dùng.

Nhà sản xuất nên đề xuất các cơ quan có uy tín thẩm định chất lƣợng và tác

dụng của sản phẩm, bƣớc đầu tạo lòng tin cho ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng cũng

nhƣ công dụng của sản phẩm này. Đồng thời, đƣa sản phẩm tham dự các triển lãm,

hội chợ và các cuộc thi để khẳng định thƣơng hiệu và chất lƣợng.

Nhà sản xuất có thể sử dụng quảng cáo trên truyền hình để giới thiệu về sản

phẩm cũng nhƣ các công dụng của nó tới ngƣời tiêu dùng, do công ty TNHH Sơn

Tra là công ty 100% vốn nhà nƣớc, nên có lợi thế là chi phí quảng cáo trên truyền

hình rất thấp (chỉ bằng khoảng 1/30 so với các Doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài).

Nhà sản xuất cần đƣa hình ảnh vang Sơn Tra cũng nhƣ quy trình sản xuất

vang sơn tra lên nhiều báo, tạp chí, chƣơng trình truyền hình chuyên về sức khỏe

để ngƣời tiêu dùng thấy rõ và tin tƣởng nguồn gốc tự nhiên của sản phẩm; kết hợp

làm nhiều kênh truyền hình, bài báo viết về sản phẩm Vang Sơn tra nhƣ một hƣớng

Page 71: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 71

đi mới, tích cực cho chiến lƣợc phát triển khu vực miền núi phía Bắc… nhằm PR

thƣơng hiệu tới khách hàng dƣới nhiều hình thức và góc độ khác nhau.

Đồng thời, doanh nghiệp nên thực hiện việc tặng biếu và cho sử dụng thử

sản phẩm đối với một số trƣờng học, công sở, trại dƣỡng lão. Đây vừa là một phần

trong chiến lƣợc marketing vừa tham gia từ thiện tích cực, tạo ấn tƣợng và tiếng

vang tốt đến đông đảo khách hàng, giúp ngƣời tiêu dùng tiến gần hơn với sản phẩm

từ sơn tra.

3.2.4.4. Giải pháp phân phối

Đối với 1 sản phẩm mới, chƣa có chỗ đứng trên thị trƣờng và không có sản

phẩm đỡ đầu (nhƣ trƣờng hợp trà Xanh 0 độ phát triển phân phối dựa vào tiếng

tăm của nƣớc giải khát Number One) thì rƣợu Vang Táo mèo và nƣớc ép táo mèo

gặp khó khăn lớn trong việc tự xây dựng 1 kênh phân phối hoàn hảo cho mình. Vì

vậy nhóm nghiên cứu đề xuất biện pháp “kí gửi đại lý” đối với sản phẩm này, tức

là thỏa thuận với các đại lý bán lẻ trên địa bàn Sơn La để kí gửi sản phẩm mà

không bắt đại lý bỏ ra chi phí cho tới khi tiêu thụ đƣợc sản phẩm. Hình thức này sẽ

đƣợc áp dụng trong thời gian 1-2 năm nhằm thuyết phục các cửa hàng chấp nhận

tiêu thụ sản phẩm, từ đó tận dụng đƣợc các kênh phân phối có sẵn trên địa bàn.

Đồng thời với việc phát triển kênh phân phối ở địa phƣơng, tỉnh Sơn La

cũng cần chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm ra Thành phố Hà

Nội và các vùng lân cận. Trƣớc tiên đó là việc mở một đại lý phân phối chính cho

sản phẩm ở nhà khách tỉnh Sơn La trên đƣờng Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội,

đồng thời tiếp tục sử dụng biện pháp kí gửi sản phẩm đối với các cửa hàng bán lẻ.

Đặc biệt, nhà sản xuất cần chú trong việc tiếp cận, đƣa sản phẩm vào bày bán trong

các siêu thị và trung tâm mua sắm lớn, tiếp đó, lấy Hà Nội làm trung tâm để mở

Page 72: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 72

rộng dần hệ thống đại lý ra các tỉnh lân cận Thủ đô nhƣ Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc

Ninh…

Page 73: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 73

Tỉnh Sơn La là một tỉnh nằm trên địa bàn trọng yếu thuộc khu vực Tây Bắc

của Việt Nam. Sơn La có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn chƣa

đƣợc khai thác hiện quả. Hiện nay tỉnh cũng đang nằm trong định hƣớng của nhà

nƣớc nhằm phát triển vùng kinh tế trọng điểm khu vực Tây Bắc, trƣớc mắt là phát

triển kinh tế rừng. Những tiềm năng thiên nhiên ban tặng Sơn La vừa là thuận lợi,

vừa là khó khăn cho cả chính quyền và nhân dân địa phƣơng.

Quy tụ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế rừng, Sơn La

nổi bật lên với thế mạnh phát triển cây Táo mèo và các sản phẩm chế biến từ quả

Sơn Tra. Có thể thấy khả năng phát triển tổng hợp chuỗi giá trị cho quả Táo mèo từ

khâu sản xuất, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Tuy nhiên, những lợi thế và khả

năng này lại chƣa đƣợc chính quyền địa phƣơng phát huy hiệu quả. Nếu có thể đề

xuất một phƣơng án phát triển chuỗi giá trị này với tầm chiến lƣợc cao thì chắc

chắn rằng quả Táo mèo sẽ nhanh chóng đƣa Sơn La trở thành một trung tâm kinh

tế vững mạnh của toàn vùng đồng thời không đi trệch định hƣớng phát triển bền

vững và lâu dài của địa phƣơng.

Hoàn thành đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn đƣợc góp phần nhỏ bé

của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hƣơng. Nhóm tác giả cũng xin

đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan ban ngành tỉnh Sơn La, các thầy cô

giáo và bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện. Do nhóm nghiên

cứu còn bị hạn chế về kiến thức cũng nhƣ kĩ năng nên đề tài còn nhiều thiếu sót,

rất mong nhân đƣợc sự đóng góp của các thầy cô để đề tài đƣợc hoàn thiện và sớm

đi vào thực tế.

Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2008

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Page 74: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 74

Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Website bộ kế hoạch và đầu tƣ

2. Website Wikipedia

3. Sách đỏ Việt Nam – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

4. Báo điện tử tỉnh Sơn La

5. Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp

6. Báo điện tử Vietnamnet.

7. Tài liệu Ban quản lý dự án 661 – Bắc Yên.

8. Fresh Studio Partners, Marije Boomsma, ĐH Kỹ thuật Sydney, ĐH

Macquarie, Công ty tƣ vấn nông sản quốc tế - “Sổ tay thực hành và phân

tích chuỗi giá trị”- 2006.

Phụ lục 1: Một số hình ảnh khảo sát thực tế

Page 75: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 75

Hình 1: Tác giả gặp cán bộ phòng kinh tế huyện Bắc Yên

Hình 2: Hình ảnh rừng táo mèo ở huyện Bắc Yên

Page 76: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 76

Hình 3: Hình ảnh vườn ươm táo mèo tại BQL Dự án 661 Bắc Yên

Hình 4: Hình ảnh một khâu trong quy trình sản xuất rượu vang Sơn Tra

Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

1. Câu hỏi cho ngƣời tiêu dùng

1.1 Anh (chị) hay dùng các sản phẩm từ sơn tra không? Kể tên?

Page 77: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 77

1.2 Chất lƣợng sản phẩm nhƣ thế nào?

1.3 Theo anh chị thì tại sao chất lƣợng sản phẩm lại nhƣ vây?

1.4 Anh (chị) có biết gì về các công dụng của táo mèo không?

1.5 Anh chị sử dụng các sản phẩm từ táo vì lí do nào? Ngon? Dễ ăn? Bổ?

Rẻ?

2. Câu hỏi cho ngƣời thu hoạch táo tự nhiên

2.1. Những vùng nào chuyên thu hoạch táo tự nhiên?

2.2. Đặc tính tự nhiên của cây táo mèo?

2.3. Các mùa thu hoạch chính trong năm?

2.4. Thực trạng vùng táo tự nhiên? (địa điểm, diện tích, chất lƣợng?...).

Những vùng nào phù hợp cho sản phẩm tƣơi, rƣợu, nƣớc ép, mứt,

thuốc…?

2.5. Những khó khăn và thuận lợi trong thu hoạch táo tự nhiên?

2.6. Giá thành?

2.7. Các đơn vị tiêu thụ sản phẩm chủ yếu?

3. Câu hỏi cho ngƣời trồng

3.1. Những đơn vị nào trồng táo?

3.2. Đặc tính tự nhiên của cây táo mèo?

3.3. Điều kiện tự nhiên thuận lợi/bất lợi để trồng táo?

3.4. Khó khăn và thuận lợi về điều kiện tự nhiên của vùng? Về nhân công

về vốn? Về chính sách?

3.5. Chất lƣợng táo của vùng so với táo ở các địa phƣơng khác? (so sánh

tổng quát)

3.6. Quy mô sản xuất hiện tại và giá thành?

3.7. Các đơn vị tiêu thụ sản phẩm chủ yếu?

3.8. Khả năng mở rộng vùng trồng trọt

Page 78: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 78

4. Câu hỏi cho ngƣời chế biến

4.1. Các công đoạn chế biến, kĩ thuật và công nghệ? Các kĩ năng và trình

độ của nhân công

4.2. So sánh với các vùng khác? So sánh với kĩ thuật hiện đại nhất hiện

có của Việt Nam trong việc chế biến táo mèo và 1 số hoa quả khác

4.3. Liệu đã có công ty chuyên chế biến chƣa hay chỉ là các hộ gia đình

nhỏ lẻ? đã tách riêng trồng trọt và chế biến chƣa hay là kết hợp cả 2

4.4. Chất lƣợng sản phẩm đầu ra nhƣ thế nào? Còn những khuyết điểm

và nhƣợc điểm gì

4.5. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ntn?

4.6. Nhãn hiệu sản phẩm? Kiểu dáng sản phẩm? mô tả sản phẩm? tiêu

thụ sản phẩm nhƣ thế nào?

4.7. Quy mô sản xuất? Giá thành?

4.8. Liên kết với các vùng, các công ty nƣớc ngoài?

5. Câu hỏi cho các đại lý

5.1. Chuyên sản phẩm nào của táo mèo?

5.2. Lƣợng tiêu thụ? Giá đầu vào? Giá đầu ra?

5.3. Đối tƣợng khách hàng chủ yếu?

5.4. Thị hiếu và xu hƣớng tiêu dùng chủ yếu của khách hàng?

5.5. Nhu cầu khách hàng, nhận xét của khách hàng về sản phẩm (những

ý kiến, góp ý của khách hàng vê đa dạng hóa sản phẩm. Mẫu mã,

nâng cao chất lƣợng sản phẩm?)

5.6. Các cơ sở sản xuất có uy tín của vùng?

5.7. Các loại sản phẩm đang tiêu thụ, loại nào nhu cầu nhiều nhất, tính

năng sản phẩm?

Page 79: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 79

6. Câu hỏi cho địa phƣơng

6.1. Những vùng thu hoạch tự nhiên, trồng và chế biến táo chủ yếu?

6.2. Thực trạng trồng và chế biến táo ở địa phƣơng thế nào? (số liệu cụ

thể?)

6.3. Các chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất (đƣờng xá, nhà máy…), pháp

lý, vốn, đào tạo nhân lực, phổ cập kiến thức về trồng trọt và chế biến

táo mèo, hỗ trợ về đất đai (nhấn mạnh và hình thức giống nhƣ giao

đất giao rừng), hỗ trợ về công tác marketing sản phẩm, vấn đề thƣơn

hiệu cho sản phẩm của toàn vùng

6.4. Khó khăn mà vùng đang gặp phải

6.5. Nhƣng cạnh tranh từ phía các vùng khác? Khả năng cạnh tranh?

Khả năng liên kết (nếu có thể)?

6.6. Nếu có thể: hỏi về các kĩ thuật trồng và chế biến, các đặc tính và

công dụng của táo, các phƣơng hƣớng để tạo dị biệt sản phẩm (tức là

làm cho sản phẩm nổi bật giữa hàng loạt các sản phẩm làm từ táo

mèo ở địa phƣơng khác và các đặc sản khác trên toàn Việt Nam)

6.7. Đã có công ty nào về thuốc đứng ra thu mua Táo chƣa thành phẩm

ko? Nếu có thì địa phƣơng có hỗ trợ gì ko? Nếu ko thì địa phƣơng có

chính sách gì ko (tìm kiếm, quảng cáo cho sản phẩm, công dụng sản

phẩm, hoặc địa phƣơng tìm ra 1 bài thuốc quý về loại táo này để chế

biến thành phẩm?)

6.8. Kinh phí tối đa địa phƣơng có thể hỗ trợ cho việc phát triển (kể cả

kinh phí địa phƣơng tự đi huy động đƣợc của các tổ chức, đơn vị phi

chính phủ hay từ nhà nƣớc?

Page 80: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 80

6.9. Hỏi về địa chỉ, quy mô kinh doanh của các hộ trồng, chế biến và

buôn bán táo mèo. Hệ thống phân phối ra sao, chiến lƣợc phát triển

thị trƣờng cho sản phẩm táo mèo đã thực hiện ở mức độ nào?

7. Câu hỏi cho chuyên gia

7.1. Những đặc tính về kĩ thuật của táo mèo? Chế biến các sản phẩm từ

táo mèo có gì khác với những loại hoa quả khác?

7.2. Kĩ thuật sản xuất các sản phẩm từ táo mèo? Yêu cầu? Thời gian bảo

quản? Công dụng? Khả năng ứng dụng vào sản xuất công nghiệp?

Rƣợu

Nƣớc ép hoa quả

Táo mèo khô (dùng trong Đông Y)

Các sản phẩm khác (dấm, mứt táo, hƣơng liệu tổng hợp cho

sản xuất nƣớc hoa quả, bánh kẹo?)

7.3. Kĩ thuật nào là quan trọng nhất, có tác dụng hiệu quả nhất để giữ

đƣợc hƣơng vị và các tính năng của sản phẩm táo mèo

7.4. Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm táo mèo Sơn La so với các địa

phƣơng khác (chất lƣợng, trữ lƣợng, độ phù hợp cho sản xuất công

nghiệp?

7.5. Quy trình chế biến, công nghệ, vốn đầu tƣ, trình độ nhân công phải

đáp ứng những yêu cầu nào?

7.6. Viện khoa học công nghệ đã chuyển gia kĩ thuật cho những địa

phƣơng nào? Hiệu quả sản xuất ra sao?

8. Câu hỏi cho các nhà thuốc

8.1. Công dụng của táo mèo? Có những tập sách y học nào nói về táo mèo

không?

8.2. Táo mèo có hay đƣợc sử dụng không? Táo mèo có là vị thuốc chủ yếu

trong bài thuốc nào không?

Page 81: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 81

8.3. Việc sử dụng táo mèo trong Đông Y cần đáp ứng những yêu cầu

nào?

8.4. Ngoài cho vào các bài thuốc, có thể sử dụng táo mèo khô nhƣ thế

nào? Có thể ngâm rƣợu, pha nhƣ chè đƣợc không? Có cần chú ý gì

không?

8.5. Nguồn táo mèo cung cấp chủ yếu ở đâu?

8.6. Nhu cầu về táo mèo khô hiện nay trong Đông Y nhƣ thế nào? Sản

lƣợng? Giá thành?

Page 82: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 82

Phụ lục 3:

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 661/QĐ-TTg Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 1998

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ

Về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

- Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khoá X, kỳ họp thứ 2 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

- Căn cứ Luật bảo vệ và phát tríển rừng ngày 19 tháng 08 năm 1991;

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992;

- Căn cứ Nghị quyết phiên họp thƣờng kỳ tháng 05 năm 1998 của chính phủ;

- Xét đề nghị của Bộ trƣởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế

hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, Lao động -

Thƣơng binh và Xã hội, Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi,

Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Tổng cục trƣởng Tổng cục Địa chính;

QUYẾT ĐỊNH

I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO DỰ ÁN

Điều 1. Mục tiêu

1. Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có độ tăng độ

che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trƣờng, giảm nhẹ thiên

tai tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

2. Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm

cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cƣ, tăng thu

nhập cho dân cƣ sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng,

an ninh, nhất là ở vùng biên giới.

3. Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu

gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nƣớc và sản xuất hàng xuất

khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đƣa lâm nghiệp trở thành

một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát tnển kinh tế - xã hội miền núi.

Điều 2. Nguyên tắc chỉ đạo

Page 83: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 83

1. Nhân dân là lực lƣợng chủ yếu trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng

và đƣợc hƣởng lợi ích từ nghề rừng. Nhà nƣớc tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi; tổ

chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; có các chính sách khuyến khích ngƣời

làm nghề rừng hỗ trợ đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tín dụng ƣu đãi; hỗ

trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

2. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ diện tích

rừng hiện có với nhiệm vụ định canh, định cƣ, xóa đói, giảm nghèo.

3. Phát huy hiệu quả tổng hợp các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng của

rừng bằng một hệ thống nông - lâm kết hợp bền vững với cơ cấu cây trồng hợp lý,

đa tác dụng, áp dụng công nghệ thâm canh gắn với công nghiệp chế biến tiên tiến.

4. Phân bố hợp lý nhiệm vụ trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất giữa các vùng,

nhƣng phải tập trung cho các khu vực ƣu tiên, kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng tập

trung và trồng cây phân tán. Với rừng phòng hộ, ƣu tiên đầu tƣ cho vùng phòng hộ

xung yếu trọng điểm, đầu nguồn các dòng sông, các hồ chứa nƣớc, đặc biệt là đầu

nguồn các công trình thuỷ điện, các thành phố, các vùng phòng hộ ven biển và

những vùng có nhu cầu cấp bách về phục hồi sinh thái. Với rừng sản xuất, phải ƣu

tiên phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có tác dụng

phòng hộ môi trƣờng cả cho trƣớc mắt và lâu dài.

5. Việc trồng rừng trong từng giai đoạn đƣợc tổ chức thực hiện thông qua các dự

án đƣợc xây dựng từ cơ sở, có sự tham gia của dân và đƣợc cấp có thẩm quyền phê

duyệt theo quy định hiện hành, phải thực hiện khẩn trƣơng, nhƣng vững chắc, bảo

đảm tiến độ và hiệu quả của từng dự án.

Điều 3. Nhiệm vụ

1. Bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện có, trƣớc hết phải bảo vệ diện tích rừng tự

nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu, kể cả

rừng phòng hộ đã trồng theo chƣơng trình 327, rừng sản xuất có trữ lƣợng giàu và

trung bình. Thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho các tổ

chức, hộ gia đình cá nhân gắn với định canh, định cƣ, xóa đói giảm nghèo để bảo

vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng bổ sung và trồng mới.

2. Trồng rừng:

a) Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ rừng đặc dụng: khoanh nuôi tái sinh kết hợp

trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh, định cƣ.

b) Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất: rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân

tạo, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản, rừng gỗ quý hiếm... khoảng 2 tnệu ha cây công nghiệp

lâu năm và cây lấy quả khoảng 1 triệu ha, đồng thời huy động các tổ chức và nhân

dân triệt để tận dụng diện tích đất trồng để trồng cây phân tán.

Dự án trồng rừng của từng giai đoạn nhƣ sau:

Page 84: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 84

- Giai đoạn 1998 - 2000: trồng mới 70.000 ha trong đó 260.000 ha rừng phòng

hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha;

- Giai đoạn 2001 - 2005: trồng mới 3 triệu ha trong đó 350.000 ha rừng phòng

hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha;

- Giai đoạn 2006 - 2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 390.000 ha rừng phòng

hộ, đặc dụng).

II. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

Điều 4. Cơ cấu cây trồng.

Cây trồng trong dự án này bao gồm các loại cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp

lâu năm có tán che phủ, có tác dụng phòng hộ nhƣ cây rừng.

Để nâng cao hiệu quả về bảo vệ môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai, gắn với yêu cầu

đa dạng về sinh học và hiệu quả về kinh tế xã hội, cơ cấu cây trồng đƣợc định

hƣớng nhƣ sau:

1. Rừng đặc dụng:

Căn cứ vào yêu cầu phục hồi sinh thái của từng loại rừng đặc dụng. Ban quản lý

rừng đặc dụng lựa chọn cơ cấu cây trồng cụ thể phù hợp với hệ sinh thái của vùng

đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ƣơng phê duyệt.

2. Rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu: Tùy yêu cầu phòng hộ từng

vùng, tuỳ khí hậu đất đai chọn lựa các loại cây trồng có tác dụng phòng hộ tốt,

trồng hỗn loại, chịu đựng đƣợc khí hậu khắc nghiệt, chịu đất xấu, đất dốc và đất

ven biển có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống cháy tốt, ở nơi có điều kiện

phù hợp trồng đƣợc các loại cây có giá trị kinh tế thì đƣợc khuyến khích. Cơ cấu

loại cây cụ thể do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy

định.

3. Rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở vùng ít xung yếu: Chọn lựa các loại cây có

giá trị kinh tế cao (kể cả cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả, các loại cây đặc

sản, cây làm thuốc... có tán che tốt). Cơ cấu về từng loại cây cụ thể do tổ chức, hộ

gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng quyết

định theo quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, từng bƣớc hình

thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, vừa phù hợp với điều kiện lập

địa, vừa phải gắn với phát triển công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trƣờng.

Điều 5: Chính sách về đất đai

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng dƣới sự chỉ đạo của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Địa chính có trách nhiệm rà

soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp xây dựng quy hoạch sử dụng đất trống, đồi núi

trọc cho dự án trồng 5 triệu ha rừng ở tỉnh, huyện, xã; xác định cụ thể rừng đặc

Page 85: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 85

dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu và rừng sản xuất

theo quy chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; chỉ đạo việc giao đất,

cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia

đình và cá nhân theo quy định tại Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994

của Chính phủ.

1. Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

a) Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng đƣợc quy hoạch xây dựng rừng đặc

dụng cho các ban quản lý rừng đặc dụng để bảo vệ và xây dựng theo dự án đầu tƣ

đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Giao đất đƣợc quy hoạch để trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung

yếu cho các ban quản lý rừng phòng hộ. Ban quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất

cho các tổ chức (kể cả lâm trƣờng, hộ gia đình và cá nhân) để trồng, chăm sóc và

bảo vệ rừng.

c) Giao đất và cho thuê đất đƣợc quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ ở khu vực ít

xung yếu để bảo vệ và trồng cây lâm, nông kết hợp với mục đích sản xuất lâm,

nông sản làm chính, có kết hợp làm chức năng phòng hộ theo phƣơng thức giao,

cho thuê nhƣ đối với rừng sản xuất.

2. Giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhập quyền sử dụng đất đƣợc quy

hoạch để trồng rừng sản xuất cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia

đình và cá nhân.

a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phối hợp với các

Bộ liên quan rà soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp đã giao cho các lâm, nông trƣờng

trƣớc đây, đồng thời kết hợp với việc sắp xếp tổ chức lại hoạt động của các lâm,

nông trƣờng quốc doanh để xác định mức diện tích và ranh giới đất giao cho các

lâm, nông trƣờng. Phần diện tích đất lâm nghiệp còn lại phải tiến hành giao xong

trƣớc năm 2000 cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để trồng rừng.

b) Giao đất và cho thuê đất trống, đồi núi trọc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá

nhân để trồng rừng. Ƣu tiên giao đất cho các hộ gia đình sống tại địa phƣơng.

3. Hạn mức và thời hạn giao đất, cho thuê đất đƣợc quy định nhƣ sau:

a) Hạn mức giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức căn cứ vào dự án đầu tƣ

đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn mức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình

và cá nhân do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy định

phù hợp với tình hình cụ thể của địa phƣơng.

b) Thời hạn giao đất cho thuê đất cho các tổ chức và giao đất, giao rừng cho hộ

gia đình, cá nhân là 50 năm.

Page 86: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 86

Khi hết thời hạn quy định trên, nếu tổ chức, hộ gia đình. và cá nhân vẫn có nhu

cầu và sử dụng đúng mục đích thì đƣợc Nhà nƣớc giao hoặc cho thuê thời hạn tiếp

theo. Nếu trồng các loại cây có chu kỳ trên 50 năm thì sau 50 năm đƣợc Nhà nƣớc

giao hoặc cho thuê tiếp đến khi thu hoạch.

4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo việc cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ngay

sau khi đƣợc giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà

nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất phải sử dụng đất đúng mục đích và trồng rừng

theo tiến độ của dự án đƣợc duyệt.

Điều 6. Chính sách đầu tƣ và tín dụng

1. Vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc:

a) Tiếp tục thực hiện chính sách bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất

xung yếu và xung yếu trên diện tích khoảng 2 triệu ha đã thực hiện theo Chƣơng

trình 327 với mức đƣợc phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

không quá 50.000 đồng/1ha/năm, thời hạn không quá 5 năm.

- Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu đồng/ha,

thời hạn khoản 6 năm. Tỷ lệ vốn đƣợc phân bổ hàng năm theo quy trình khoanh

nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông

thôn quy định.

b) Trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tƣ trực

tiếp đến ngƣời trồng rừng, bình quân là 2,5 triệu đồng/ha, gồm trồng mới và chăm

sóc theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các địa phƣơng tổ chức thí điểm đấu thầu

cho các tổ chức kinh tế kể cả lực lƣợng thanh niên xung phong để bảo vệ, khoanh

nuôi tái sinh và trồng rừng ở những nơi không có điều kiện giao khoán cho hộ gia

đình.

c) Hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ

vốn trồng rừng sản xuất là các loại cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 30

năm, ƣu tiên các loài cây có thể trồng đƣợc thuộc nhóm IA, IIA, quy định tại Nghị

định số 18/HĐBT, ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trƣởng nay là

Chính phủ).

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo sử dụng các

nguồn vốn trên để khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung rừng

phòng hộ, rừng đặc dụng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất đối với cây gỗ đặc biệt quý

hiếm gắn với định canh, định cƣ và xóa đói, giảm nghèo phù hợp với tình hình địa

phƣơng.

Page 87: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 87

d) Kinh phí quản lý dự án trồng rừng phòng hộ đặc dụng đƣợc trích 8% trong

tổng mức đầu tƣ ngân sách của Nhà nƣớc dành cho dự án, trong đó các ngành ở

Trung ƣơng là 0,7% tỉnh huyện, xã là 1,3%, chủ dự án ở cơ sở là 6%.

đ) Vốn đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng nghiên cứu khoa học, khuyến lâm khuyến

nông, thiết kế phí, kinh phí để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ và Bộ tài chính cân đối cho các ngành và các địa

phƣơng phù hợp với yêu cầu của các dự án. Cơ chế quản lý tài chính đối với vốn

đầu tƣ bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ và

đặc dụng đƣợc quy định nhƣ sau: Vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp phát qua hệ thống

Kho bạc Nhà nƣớc. Nhà nƣớc ứng trƣớc tiền chuẩn bị giống cây rừng năm đầu, từ

năm thứ hai trở đi chủ dự án phải thu lại tiền giống trong đơn giá trồng rừng của

năm đó để luân chuyển, chuẩn bị cây giống cho năm sau. Khi kết thúc dự án trồng

rừng, chủ dự án có trách nhiệm thu hồi, trả lại ngân sách tiền ứng trƣớc chuẩn bị

giống của năm đầu.

Hàng năm, khi các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền giao kế hoạch và có thiết kế

dự toán đƣợc duyệt. Kho bạc Nhà nƣớc tạm ứng 30% kinh phí dự án, sau khi các

dự án thực hiện đạt tiến độ 50%, đƣợc ứng tiếp 40%; cuối năm sau khi có biên bản

nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn chủ trì thanh toán hết vốn cho dự án.

2. Vốn tín dụng đầu tƣ

Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng

phòng hộ ở vùng ít xung yếu, rừng sản xuất (kể cả trồng cây công nghiệp lâu năm,

cây ăn quả, cây đặc sản và cây làm thuốc và phát triển các cơ sở chế biến lâm nông

sản đƣợc hƣởng các chế độ ƣ đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tƣ

trong nƣớc (sửa đổi), đƣợc vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia các, nguồn vốn

tín dụng ƣu đãi khác, vốn ODA của các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các nguồn

vốn vay khác.

Chủ rừng là các tổ chức ngoài quốc doanh, hộ gia đình và các cá nhân đƣợc sử

dụng rừng sản xuất và quyền sử dụng đất lâm nghiệp đƣợc giao làm tài sản thế

chấp khi vay vốn tại ngân hàng.

Điều 7. Chính sách hƣởng lợi và tiêu thụ sản phẩm

1. Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ:

a) Ƣu tiên khoán cho các hộ thuộc diện định canh, định cƣ, các hộ nghèo, hộ ở

gần rừng và hộ đã nhận khoán trƣớc đây để bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng đặc

dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu. Khi hết thời hạn khoán nếu

hộ nhận khoán có nguyện vọng và trong quá trình nhận khoán thực hiện bảo vệ

rừng tốt thì đƣợc nhận khoán chu kỳ tiếp theo.

Page 88: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 88

b) Hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu đƣợc

khai thác của lâm sản phụ dƣới tán rừng.

c) Hộ nhận khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung rừng phòng hộ

đƣợc hƣởng toàn bộ sản phẩm tỉa thƣa lâm sản phụ dƣới tán rừng.

d) Hộ trồng rừng phòng hộ đƣợc hƣởng toàn bộ sản phẩm tỉa thƣa, nông sản và

các lâm sản phụ dƣới tán rừng.

2. Đối với rừng sản xuất:

a) Hộ đầu tƣ trồng rừng sản xuất là chủ rừng, có quyền quyết định thời điểm và

phƣơng thức khai thác rừng, nhƣng phải có nghĩa vụ tái tạo lại rừng trong phạm vi

không quá 2 năm sau khi khai thác.

b) Mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác từ

rừng tự nhiên đƣợc tự do lƣu thông trên thị trƣờng. Gỗ và lâm sản khai thác từ

rừng tự nhiên tái sinh thuộc rừng sản xuất của các chủ rừng là hộ gia đình và các cá

nhân đƣợc tự do lƣu thông trên thị trƣờng (trừ những loại đƣợc ghi trong danh mục

động vật, thực vật quý, hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01

năm 1992 của Hội đồng Bộ trƣởng nay là Chính phủ). Khi khai thác và tiêu thụ,

chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan kiểm lâm gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân xã thị

trấn sở tại để trong vòng 10 ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận các sản phẩm này là

sản phẩm hợp pháp.

c) Nhà nƣớc khuyết khích chế biến và xuất khẩu sản phẩm rừng trồng đã qua chế

biến trong trƣờng hợp các cơ sở chế biến trong nƣớc không sử dụng hết nguyên

liệu, hoặc chƣa đủ điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sơ chế biến thì đƣợc phép xuất

khẩu sản phẩm rừng trồng dƣới dạng nguyên khai.

d) Nhà nƣớc có chính sách tiêu thụ sản phẩm rừng trồng và các chính sách khác,

đảm bảo lợi ích của ngƣời trồng rừng.

Điều 8. Chính sách thuế

1. Các nhà đầu tƣ, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trồng rừng, trồng cây nông

nghiệp lâu năm trên đất hoang hóa, đồi núi trọc, chế biến nông, lâm sản đƣợc

hƣởng các ƣu đãi về thuế theo quy định của Luật Khuyến khích Đầu tƣ trong nƣớc

(sửa đổi).

2. Miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng tự

nhiên đƣợc phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh.

3. Miễn thuế buôn chuyến đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và

lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên.

Điều 9. Chính sách về khoa học và công nghệ.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học Công

nghệ và Môi trƣờng, tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn, tái tạo, nhập

Page 89: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 89

nội các giống cây rừng có khả năng thích nghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật

trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ và phòng, chống cháy rừng... để phổ

biến nhanh ra diện rộng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các

tỉnh, thành phố có biện pháp khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất giống

thuộc các thành phần kinh tế, hỗ trợ đầu tƣ công tác tạo giống, thực hiện việc cấp

chứng chỉ hạt giống, kiên quyết không sử dụng giống không đạt tiêu chuẩn chất

lƣợng.

Điều 10. Về hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài.

1. Khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài liên doanh với các tổ chức và cá

nhân trong nƣớc để đầu tƣ trồng rừng và chế biến lâm sản, tiếp tục làm thử phƣơng

thức cho thuê đất, đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài để trồng rừng. Các nhà đầu tƣ

nƣớc ngoài đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đãi quy định tại Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài,

Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về một

số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại

Việt Nam.

2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các

Bộ, ngành có liên quan ƣu tiên bố trí nguồn vốn ODA, đồng thời tranh thủ nguồn

tài trợ các nƣớc và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho dự án trong 5

triệu ha rừng.

III .TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Điều 11. Bộ máy quản lý dự án ở Trung ƣơng

1. Ban chỉ đạo dự án cấp Nhà nƣớc đã đƣợc thành lập theo Quyết định số

07/1998/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ.

2. Thành lập Ban điều hành dự án trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn có sự tham gia của đại diện (cấp Vụ) các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ,

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Tổng cục Địa chính,

Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trƣờng, Hội Nông dân Việt Nam. Giao Bộ

trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm

vụ và quy chế làm việc của Ban điều hành dự án. Bộ phận thƣờng trực giúp việc

Ban điều hành dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đảm nhiệm,

không tăng biên chế.

Điều 12: Bộ máy quản lý dự án ở địa phƣơng

1. Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng có dự án trồng rừng: Chủ tịch ủy

ban nhấn dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm toàn diện về

kết quả thực hiện dự án ở địa phƣơng mình.Thành lập Ban điều hành dự án của

tỉnh do một Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm trƣởng ban, lãnh

Page 90: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 90

đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm Phó ban và các thành viên là

lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Địa chính, Kho bạc Nhà nƣớc và

Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh. Thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp việc cho Ban điều hành dự án ở những tỉnh,

thành phố có Chi cục Phát triển lâm nghiệp thì Chi cục làm chức năng Ban quản lý

dự án cấp tỉnh. Ở những tỉnh, thành phố chƣa có Chi cục phát triển lâm nghiệp thì

thành lập ban quản lý dự án biên chế và quỹ lƣơng của Ban này nằm trong biên chế

và quỹ lƣơng sự nghiệp của tỉnh.

2. Ở cấp huyện không tổ chức Ban điều hành dự án, Chủ tịch ủy ban nhân dân

huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc đối với các dự án trên địa bàn huyện.

3. Ở các xã có tham gia dự án trồng rừng với quy mô nhất định do Ủy ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định thì đƣợc bố trí một cán bộ

lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện dự án

trồng rừng, bảo vệ rừng và đƣợc hƣởng phụ cấp từ nguồn kinh phí gom quản lý dự

án.

4. Các dự án trồng rừng cấp cơ sở có Ban quản lý dự án với biên chế gọn nhẹ

gồm giám đốc dự án, kế toán trƣởng và một số cán bộ kỹ thuật chỉ đạo hiện trƣờng.

Những thành viên trong ban quản lý dự án hiện đang đƣợc hƣởng lƣơng từ kinh

phí sự nghiệp của tỉnh thì tiếp tục thực hiện nhƣ của những thành viên các dự án

mới thành lập thì hƣởng lƣơng từ kinh phí của dự án. Các Ban quản lý rừng phòng

hộ, rừng đặc dụng thuộc Chƣơng trình 327 đƣợc sắp xếp cho phù hợp . Bộ trƣởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và

quy chế làm việc của Ban quản lý dự án các cấp.

Điều 13. Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các cấp thuộc Chƣơng trình 327 hoàn

thành tổng kết và bàn giao trƣớc ngày 31 tháng 12 năm 1998.

Ban chỉ đạo, Ban điều hành Dự án các cấp thuộc dự án trồng mới 5 trệu ha rừng

có trách nhiệm nhận bàn giao, tiếp tục chỉ đạo các dự án 327 về rừng phòng hộ,

đặc dụng chƣa hoàn thành theo cơ chế chính sách quy định tại Quyết định này.

Điều 14. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định

trƣớc đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 15. Các Bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính

phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu

trách nhiệm thi hành Quyết định này.

THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ

Phan Văn Khải (Đã ký)

Page 91: Tao meo Son La - 2008

http://svnckh.com.vn 91