tập san chào mừng 20/11 Đại học kinh tế tp hcm

32

Upload: cuong-le

Post on 06-Apr-2016

218 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM
Page 2: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

2

Page 3: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Tác phẩm tham dự cuộc thi “Vẽ màu UEH 2013”3

Page 4: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Tôi đã từng khao khát giá như thời gian có thể quay ngược lại, tôi sẽ tận hưởng lại thời phổ thông, như tuổi thanh xuân trong vắt

của đời tôi một lần nữa. Chỉ tiếc rằng đó là một thời đã xa, chỉ có thể trải nghiệm một lần trong đời mà thôi. Mà nhiều khi, chính vì chữ “duy nhất” ấy làm cho tôi cố giữ gìn những xúc cảm rất trong sáng và riêng tư ấy đến thật lâu, thật lâu…

Thời tiết Sài Gòn cứ hay thất thường mưa nắng. Nhiều khi đang nắng chói chang là thế, phút chốc mưa ào ạt ướt cả mặt đường. Rồi chợt ráo hoảnh, cạn khô, chỉ còn lấp xấp nước trên vỉa hè một cách cạn cợt. Thế rồi chợt nghĩ vài chuyện bâng quơ như một nhà hiền triết, rồi đắc ý nhận ra rằng, cái thời tiết Sài thành này sao mà giống thời phổ thông đến lạ lùng… Tựa hồ chẳng liên quan, nhưng đối với cô gái này, mọi thứ đều có thể tương đồng cả thôi. Thời phổ thông như là đóa hoa đang vào thời khắc nở bung tràn, vẫn còn cố giấu chút gì đó e ấp và nhè nhẹ hương thơm. Mà thì, chính lúc ấy đối với tôi là lúc bông hoa đẹp nhất, tuổi trẻ cũng đẹp nhất.Chính vì tuổi trẻ chút non dại, cứ hay dỗi hờn nếu ai đó bảo mình “Chưa lớn đâu!” mà đong đầy trẻ trung và nhiệt thành. Dù thi thoảng có ngu ngơ bồng bột, thì cũng là thứ không thể thiếu trong tuổi học trò. Tuổi học trò đối với tôi như một miền hạnh phúc, mỏng mảnh, giản đơn và đầy xúc cảm như một mối tình trong veo.Chuỗi thời phổ thông trong tôi là vô vàn ký ức be

Chút nắng mưa ngày ấy

bé, vụn vặt chẳng tài nào kể hết. Thế mà những ký ức ấy gom góp lại, trở thành cả bầu trời yên an đến độ, tôi chợt thèm biết bao để được quay về ngày ấy. Thời phổ thông ấy nếu có sự trải ng-hiệm như ánh Mặt Trời, thì chữ “tình” là một màn ướt đẫm hơi nước, thấm cả vào tim mỗi người.Tình bạn. Tình thầy trò. Và cả tình yêu.Có thể xem tình bạn như cơn mưa mát rượi cuối hè, tình yêu như mưa rào đầu hạ, Thì đối với tôi, tình thầy trò như cơn mưa lất phất cuối thu, tưởng chừng nhè nhẹ, tưởng chừng dễ bỏ qua mà dai dẳng thấm sâu tận lòng. Ngọt ngào tình thương của những người giáo đã đi qua đời tôi.Cũng sống ở Sài Gòn, học đại học đến gần nửa chặng đường dài bốn năm, mà nhiều khi nghĩ đến nhà giáo thì trong lòng cứ nghĩ đến những ngày còn học thầy cô dưới phổ thông. Nào đâu phải không quý, không kính trọng cô thầy đại học, chỉ là chút bâng quơ vô thức nhớ đến những người giáo cũ, vốn dành cho họ thứ mà tôi định nghĩa là “tình thương”. Gắn bó với nhau nào đâu chỉ những giờ đứng lớp, mà còn bao nỗi niềm riêng tư ngày ấy chẳng biết sẻ chia cùng ai. Những ngày ngô nghê “cầu cứu” cô giáo khi lần đầu biết đến tình cảm trẻ con cho thằng bạn chơi thân đã lâu. Chút giận dỗi khi “Thầy cho bài tập khó quá, sao tụi con đạt điểm cao?”. Lắm lúc lại so đo: “Sao cô thương bạn kia hơn thương con?”. Cả những ngày thâu đêm “cày” để thực hiện hóa ước mơ cô sinh viên Sài Gòn, rồi chợt mắt cứ rưng rưng khi trước ngày thi nhận được

4

Page 5: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

tin nhắn của thầy cô động viên mình thi tốt.Rồi nhớ lại, cứ cười hoài cô trò nhỏ ngày ấy luôn mồm xưng “con” khi gọi thầy, gọi cô. Nghe sao mà thương, mà nhớ lạ lùng!Ngày tạm biệt tất cả, thầy trò ôm nhau thật chặt. Trò khóc. Mà mắt thầy cũng đỏ hoe…Thật lòng mà nói, tôi nghĩ cuộc đời mỗi người có gắn kết với một ai, hay một điều gì đó cũng bởi cái duyên. Thế nên khoảng thời gian được dìu dắt bởi thầy cô là điều may mắn lắm. Năm tháng ấy trôi êm đềm như giấc mơ. Rồi nghẹn ngào chợt nhớ đã qua bao nhiêu ngày Nhà giáo Việt Nam mà không gặp người tôi đã từng hứa sẽ luôn đến thăm mỗi mùa 20-11. Những lời hứa thốt ra, nay thời gian cuốn trôi đâu mất rồi!Nhớ lắm, chuỗi ngày mưa nắng ngập yêu thương …

Giang GờSài Gòn, những ngày hoang lạc…

5

Page 6: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Tôi có một Người thầy như thế!

Ba tôi từng là Giáo Viên dạy Sử, ông quyết bỏ nghề vì ông cho rằng đó là một nghề chẳng nên làm. Chẳng nên làm bởi, nghề đó không đủ khả năng để Ba có thể nuôi sống gia đình mình. Cái sự “chẳng nên làm” trở thành nỗi ám ảnh của ba đến nỗi mà khi tôi chuẩn bị chọn trường thi Đại Học, Ba nhất

quyết một mực khuyên tôi không nên theo nghiệp Sư Phạm, hay Báo Chí, hoặc bất cứ nghề nào dính tới Văn chương và Sử Địa. Quyết liệt đến nỗi dù tôi trong đội tuyển Sử của trường (điều này gia đình không biết) nhưng cũng không dám đăng kí khối C.

Yến Nhi

6

Page 7: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Nhớ hồi nhỏ ba hay kể chuyện lịch sử cho hai chị em, mà do ba thích các giai thoại của Trung Quốc, nên chuyện kiếm hiệp thật sống động trong tuổi thơ của hai chị em tôi. Có lẽ bởi dân khối C nên ba có cách dạy con cũng văn hoa không kém. Lúc mẹ gào thét quát mắng xong, thì ba lại gần thủ thỉ kể chuyện. Từ những câu chuyện, ba rút ra bài học cho hai chị em. Bởi vậy nên em quý ba vô cùng. Bản tính con bé ngỗ ngược, nó bố láo với bất kỳ ai, nhưng lại cực ngoan với ba. Nhớ hồi cấp hai, tôi lục đục gì đó với môn Toán, tôi chỉ nhớ khi ấy tôi học cực yếu môn này. Ba là người chỉ dạy tận tình – mặc dù đó không phải chuyên môn của ba. Ba chỉ tôi cách tự học. Với ba cái đề nào mà đọc không hiểu gì sất thì đọc lại, đọc cho đến khi nào thuộc mà vẫn không hiểu thì mới được đi hỏi, “vì khi con thuộc tức là tự con đã phân tích đề, nếu lúc ấy không hiểu tức là vấn đề quá khả năng giải quyết của con thật”. Ba chỉ tôi cách chỉn chu trong bài làm, ba khó tính đến từng nét chữ. Nhớ hồi Trung học tôi thích Sử lắm, cứ mỗi giờ Sử là ngồi miệt mài đọc sách Sử, từ Sách Giáo Khoa cho đến các sách của Ba. Tôi không thích nghe Giáo Viên, vì họ dạy chậm lại dài dòng lê thê không cần thiết. Nhắc sách của Ba mới nhớ, sách từ hồi xưa lắc xưa lơ, giấy đen nhẻm gần như tiệp màu cùng mực in, đọc muốn lòi con mắt, thế nhưng tôi vẫn thích đọc. Ba luôn cấm hai chị em đụng vào sách của ba, vì ba sợ hai đứa bị cận khi đọc sách cũ – chứ không phải ba ghét bỏ gì nội dung quyển sách. Nhưng vì ham thích mà tôi vẫn lén đọc. Riết dần kiến thức Sử của tôi lớn dần, và được chọn vào đội tuyển của trường (đừng nghĩ Sử Địa ế, gạt ra không hết nhé! Vì trường tôi cứ thi Học Sinh Giỏi mấy môn này thì khả năng được giải cao hơn các môn khác). Cho đến ngày ba biết được đam mê này của tôi, khi tôi lọ mọ đọc mấy quyển sách cũ ấy. Ba lấy những kinh nghiệm của mình để khuyên tôi không nên theo nghiệp này. Ba rất tâm lý, ba không bắt ép, nhưng do ba là dân khối C nên lời nói rất thuyết phục, và lại xuất phát từ sự chân thành không muốn tôi phải chịu những cảnh như ba. Tôi bỏ đội Sử quay qua các môn tự nhiên. Ba cũng khóa kín tủ sách. Nhớ hồi biết hai trong sáu môn thi Tốt Nghiệp của tôi là Sử Địa (lúc đó tôi bỏ Sử Địa được hơn một năm). Cứ đến bữa cơm gia đình ba lại lôi chuyện Sử Địa ra nói. Ba kể Lịch Sử thì hay thôi rồi, hai chị em cứ há mồm ra nghe. Ba vừa kể vừa phân tích, đề hai chị em cùng tranh luận. Ba lại còn hay lôi các tin thời sự làm dẫn chứng (trong ngày có tin gì là ba lôi ra nói) để tôi biết mà dẫn chứng cho Văn. Cứ thế mà tôi chẳng cần bỏ nhiều công sức học mà điểm vẫn tốt ở các môn Xã Hội. Cũng hồi bé em thi chuyển cấp. Ba biết nó yếu văn, thế còn khủng bố dữ dội hơn đợt tôi thi Tốt Nghiệp. Ba cứ kể chuyện, tranh luận với nó miết, đến nỗi nó thuộc nằm lòng các câu chuyện của ba, cách nói của nó cũng giống ba nốt. Có lẽ vì thế mà điểm văn của con bé may mắn để đủ đậu trường chuyên xa nhà.. Nhớ những ngày đầu đi học Đại Học, tôi rụt rè

không dám lớn tiếng vì chất giọng Bắc lai của mình, không dám bắt chuyện vì tự ti mình là dân Tỉnh. Ba biết, ba lại kể chuyện tôi nghe. Ba kể lịch sử của chất giọng Bắc lai đặc biệt chẳng nơi nào có, đó gắn liền với quá trình Nam tiến của cả một khu vực. Nơi tôi sinh ra và lớn lên, gắn liền với văn hóa từ xa xưa ở ngoài Bắc của ông bà cụ kị. Ba kể những con người, những nét văn hóa làm tôi tự hào. Từ đó, tôi không còn tự ti. Lúc nào được hỏi (lắm khi không cần hỏi tôi cũng tự nói) tôi cũng tự hào khoe nơi sinh ra và lớn lên, khoe về những con người đáng tự hào về phép tắc và lễ nghĩa, khoe về chất giọng nửa Bắc nửa Nam của mình,… Cứ thế, ba giúp tôi tự hào về quê tôi, ba giúp tôi yêu quê mình, ba giúp tôi dù đi xa nhưng trong tâm hồn vẫn giữ nét tự hào của đặc trưng quê nhà. 20/11 – ngày Nhà Giáo Việt Nam, ngày đặc biệt dành để tri ân những người đã dạy dỗ chúng ta nên người. Nhắc ngày này tôi nhớ đến ba. Tôi lớn lên cùng tâm hồn được đong đầy những câu chuyện từ ba, trưởng thành qua những bài học từ ba, mạnh mẽ bằng những lời kể mang đậm tính chất hào hùng. Ba là người Thầy dạy Lịch Sử tuyệt vời nhất mà tôi được học, không, ba là vị giáo tuyệt vời nhất tôi từng được học. Bởi ông dạy tôi xuất phát từ tình yêu thương ông dành cho tôi. Ông đã bỏ nghề, nhưng cuộc đời ông nổi bật phong thái của nghề giáo, ít ra là đối với hai đứa con của mình. Trong ông, tôi nhìn thấy sự trân quý của cái nghề cao cả này.

Yến Nhi

7

Page 8: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

#1: “Chuyện gì đến sẽ đến” Gửi thầy Lê Việt Hưng Vốn là một đứa con gái không có sở thích “bói toán” như bao người, chỉ cần ngày hôm nay cứ sống hết mình vì những mục tiêu, dự định đã đặt ra thì con đường phải bước đi phía trước dù khó khăn bao nhiêu cũng sẽ vượt qua thôi!“Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm quaNgày hôm nay không tốt bằng ngày mai”. Nhưng suy nghĩ đó của em đã phần nào thay đổi kể từ khi học môn Quản trị học do thầy giảng. Những điều chúng ta dự đoán sẽ trở nên ý nghĩa nếu nó được dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm. Giờ học Quản trị tưởng chừng chỉ có lý thuyết vô số trở nên thú vị, hào hứng hơn với những “bài tập vẽ đơn giản” về cây cối, đồng tiền... để nhận ra phần nào tính cách, suy nghĩ của mỗi người. Cách tiếp cận môn học từ những ví dụ trong cuộc sống, trong kinh doanh... khiến môn học trở nên thực tế và việc ghi nhớ lý thuyết trở nên đơn giản hơn. “Quản trị là làm thế nào để nhân viên của mình muốn làm điều mình muốn”. Đó không phải là lý thuyết trích ra trong giáo trình Quản trị học mà là một trong những lời giảng của thầy mà em vô cùng tâm đắc. Như một lẽ hiển nhiên, khi giao nhiệm vụ cho bất kì ai, điều bạn mong muốn là họ sẽ hoàn thành tốt và đúng ý mình. Đôi khi chúng ta đã bỏ qua một điều tưởng chừng nhỏ nhưng lại ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao: chính là cảm xúc và suy nghĩ của người chịu trách nhiệm thực hiện. Họ có thật sự chú tâm và dồn hết khả năng của bản thân vào việc mà họ không muốn làm? Họ có thể vượt qua những khó khăn và thử thách của nhiệm vụ khi không có bất kì một ai quan tâm và hỗ trợ? Mỗi cấp học đương nhiên sẽ có những điểm khác biệt. Lên Đại học, làm việc nhóm có thể là một trong những khó khăn mà hầu hết ai cũng phải gặp phải. Chính nhờ những kiến thức mà thầy giảng đã giúp cho em có cái nhìn mới và cách thức mang lại hiệu quả trong một nhóm. Làm việc nhóm không chỉ cần thiết trong những năm Đại học mà nó còn là một trong những kĩ năng không thể thiếu sau này khi mà những nhà tuyển dụng luôn nhấn mạnh: “Nếu muốn đi thật nhanh hãy đi một mình, nếu muốn đi thật xa hãy đi cùng nhau”. Nếu được hỏi: “Bạn nghĩ môn Quản trị học sẽ hỗ trợ cho bạn những gì trong tương lai?”Câu trả lời sẽ là: “Không cần đợi đâu xa đến tương lai, hiện tại tôi đã nhận được quá nhiều rồi”.

Confessions nhân ngày 20-11

Mỗi phương pháp dạy, cách truyền đạt kiến thức, hình thức kiểm tra... của thầy cô đều sẽ là một trong những kỉ niệm

không thể quên của học trò. Thông qua trào lưu Confessions gây “sốt” từ khoảng giữa năm 2011, em muốn gửi gắm suy nghĩ của mình đến những thầy đã để lại ấn tượng cho em

trong giai đoạn học đại cương.

Luhana

8

Page 9: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

#2: “Bóng bàn và cầu lông có họ hàng với nhau không?” Gửi thầy Nguyễn Ngọc Hưng Một trong ba môn: bóng bàn, bóng chuyền, võ thuật bắt buộc mỗi sinh viên phải chọn một khi đã kết thúc điền kinh. Sau khi tìm hiểu sơ qua từng môn, em đã quyết định chọn bóng bàn. Tuy nhiên, điều khiến em lo lắng chính là bóng bàn lại có “họ hàng” với cầu lông- một môn thể thao có lẽ ai cũng biết chơi, kể cả trẻ con không cần học cũng chơi được. Nhưng đối với em, một đứa con gái “đặc biệt” đến kì lạ lại vô cùng sợ môn cầu lông. Cho dù em có tập luyện cách mấy, kết quả đạt được cũng không hề khả quan. Đến với bóng bàn thì lại khác, chính nhờ sự hướng dẫn cụ thể, từng bước từng bước một của thầy thì em cũng đánh được bóng bàn. Chắc chắn không thể nào ở mức giỏi nhưng nhìn chung là thực hiện được những yêu cầu cơ bản. Trong buổi học, thầy đến chỗ từng bạn để quan sát xem động tác có đúng không, nếu vẫn chưa chính xác thì thầy sẽ hướng dẫn thật kĩ. Em nghĩ bên cạnh sự tận tình chỉ dẫn của thầy còn phải có sự “kiên nhẫn” nhất định. Bởi không hiểu sao lớp học phần mà em đăng kí đa số toàn là con gái. Hầu như bạn nào cũng chưa biết gì về bóng bàn. Nếu lớp có nhiều bạn nam hơn thì có lẽ thầy sẽ đỡ “vất vả” hơn! Việc nhắc lại những kết quả “cao hơn” so với cầu lông không mang hàm ý so sánh chơi bóng bàn dễ hơn cầu lông. Luyện tập bóng bàn trong một thời gian ngắn, kết quả thu được cũng chưa đáng kể nhưng điều quý giá mà em nhận được đó là sự thay đổi của nhận thức: Có những thứ tưởng chừng mang nét tương đồng với nhau khiến ta e ngại khi không làm được việc này thì cũng chẳng làm được việc kia. Tưởng chừng việc luyện tập thể dục, thể thao chỉ để rèn luyện sức khỏe, tình đoàn kết... nhưng hơn cả thế chính là sự “dám”: dám đối mặt với khó khăn, những kết quả không tốt trước đó, dám cho phép bản thân mình được đón nhận thử thách để trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn.

#3: “Một nửa” Gửi thầy Lâm Mạnh Hà Nếu đăng kí học phần theo đúng thời khóa biểu của giảng đường thì có lẽ em đã không được học môn Kinh tế vĩ mô do thầy giảng. Những quy định trong lớp thầy đưa ra: đi học đúng giờ, chuẩn bị bài mới và học bài cũ trước khi đến lớp, ghi nhớ kiến thức của những chương đã học để nắm bắt bài học mới hiệu quả hơn... tất cả cũng vì muốn tốt cho sinh viên. Nhờ ôn tập lý thuyết và làm bài tập sau mỗi chương học xong, việc thi kết thúc học phần của em cũng trở nên nhẹ nhàng hơn vì không phải rơi vào tình trạng “nước tới chân mới nhảy”. Tính tại thời điểm viết bài này, điểm thi Kinh tế vĩ mô vẫn chưa có nhưng việc hiểu bài và có thể hoàn thành các bài tập trong sách đã đủ khiến em thấy vui. Điều để lại ấn tượng nhất cho em đó là cách thức kiểm tra lấy điểm quá trình. Cơ bản vẫn là làm bài kiểm tra trên giấy nhưng nó đặc biệt ở chỗ vừa trắc nghiệm, vừa tự luận dưới dạng điền khuyết. Mỗi sinh viên sẽ tự chấm điểm của mình theo đáp án được đưa ra rồi nộp lại phiếu chấm điểm. Như thầy đã từng nói: “Mỗi một trò chơi đều có luật” và theo suy nghĩ của riêng em, luật thầy đưa ra cho những ai chấm điểm chưa chính xác là cách để chúng em nhìn nhận kết quả một cách cẩn thận, trung thực hơn. Bất kì ai cũng mong muốn điểm cao nhưng mỗi người cần học cách thừa nhận những điểm số, kết quả do chính mình tạo ra. Vào buổi gần kết thúc học phần, một bạn nam đã nói lên những cảm nhận về thầy. Bạn ấy đã học Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô do thầy giảng và thật sự rất ngưỡng mộ thầy. Trên thực tế, em không quen cũng như chưa từng nói chuyện với bạn ấy nhưng với cách thể hiện của bạn trong những giờ học trên giảng đường (thầy đã từng nhận xét bạn ấy là một trong những sinh viên nắm bắt kiến thức tốt, chú ý học tập), em nghĩ lời nói đó hoàn toàn chân thành bởi nó được minh chứng qua hành động cụ thể.“Nửa cốc nước cũng làm vơi cơn khátNửa vầng trăng đủ cho kẻ mộng mơNửa sự thật không còn là sự thậtTình yêu không một nửa bao giờ”. Một đoạn thơ cũng như món quà thầy gửi đến chúng em lúc gần kết thúc học phần. Mỗi câu thành ngữ, danh ngôn, châm ngôn, thơ ca... sáng tác ra đều ẩn chứa những thông điệp nhất định. Có những thứ chỉ còn “một nửa” vẫn giữ nguyên bản chất vốn có của nó nhưng ngược lại, có những thứ sẽ bị biến đổi hoàn toàn nếu chỉ là “một nửa”.

#4: “Giải mã sự thành công” “Thành công và hạnh phúc của một người thầy là khi học trò trưởng thành nhưng vẫn giữ được tình cảm tốt đẹp đối với thầy” (một người thầy đã từng nói với em như vậy). Đôi khi thành công của thầy cô không nằm đâu quá xa, niềm hạnh phúc của thầy cô không ở nơi nào khuất tầm nhìn chúng ta. Nó hiện diện trong cách chúng ta thể hiện qua những giờ học, nó tồn tại trong chính những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp của học trò dành cho thầy cô. Không một bó hoa, không một món quà nào đẹp và ý nghĩa hơn sự chân thành gửi đến thầy cô nhân ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam.

9

Page 10: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Mùa để nhớ...

Cuộc đời mỗi người như một dòng sông chảy theo thời gian. Dòng sông ấy có êm ả, có đưa ta đến bờ vinh quang của tri thức hay không là nhờ một phần rất

lớn của người lái đò thầm lặng. Họ là những người thầy, người cô hết mực khả kính, những người dành cuộc đời mình tận tụy với công việc trồng người, hết mình truyền đạt những vốn kiến thức quý giá, làm nên các bài giảng hay và nuôi dưỡng những con người có trí có tài. Suốt quãng đời học sinh, tôi may mắn được trưởng thành trong vòng tay yêu thương, dưới sự dìu dắt, nâng đỡ, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô. Và tất nhiên, tôi cũng dành sự yêu thương đặc biệt tới một người, đó là cô giáo chủ nhiệm tôi 3 năm cấp 3.Không khí ngày Nhà giáo Việt Nam đang tới gần, lòng tôi bỗng dâng lên một cảm xúc khó tả, có gì đó bâng khuâng, bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa cũ gắn bó bên cô và bạn bè. Tôi vẫn nhớ như in dáng người nhỏ nhắn, mảnh mai và khuôn miệng nhỏ cùng nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi của cô. Nụ cười ấy đã bên tôi suốt ba năm học, cô thân thiện và vui tính lắm, mấy đứa trong lớp quý cô vô cùng, còn mấy đứa lớp khác lúc nào cũng xuýt xoa B2 có cô chủ nhiệm dễ thương và vui tính. Lớp tôi hãnh diện vì cô lắm, vì thế đứa nào cũng cố gắng học tập, cùng nhau thi đua học tốt để làm cô vui lòng. Cô còn trẻ nên rất hiểu tâm lý tụi tôi, những giờ học với cô trôi qua rất nhanh, đứa nào cũng chăm chú nghe cô giảng, giọng cô trầm ấm, rất thu hút. Có những bài học hay, nhẹ nhàng và sâu lắng, cũng có những kiến thức khô khan, cứng nhắc nhưng bằng tất cả lòng yêu thương, sự tâm huyết, cô cứ thế lôi cuốn sự chăm chú của chúng tôi. Có thể tôi không nhớ hết những bài giảng ấy, nhưng chắn chắn hình dáng tận tụy của cô bên bục giảng sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Cô không chỉ truyền dạy

cho chúng tôi kiến thức trong sách vở mà còn cả bài học làm người. Với phương châm “Dạy làm người trước khi dạy chữ” cô uốn nắn cho chúng tôi từng chút một, từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Cô dạy chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ, biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, dạy chúng tôi biết chấp nhận thất bại và rằng, đứng lên sau vấp ngã mới là người trưởng thành. Còn nhiều lắm những yêu thương..nhiều lắm những bài học sâu lắng..Kỉ niệm đẹp nhất của lớp tôi với cô là dịp 26/3, trường tôi tổ chức cho toàn trường cắm trại trên một ngọn đồi nhỏ. Vui lắm cơ, cô trò chơi đùa vui vẻ, không biết mệt mỏi, đâu đó tiếng la hét, những tràng cười bất tận của tập thể lớp và cô cứ vang lên. Tôi nhớ hôm đó cô cười rất nhiều, trò chơi nào cô cũng tham gia hăng hái, nhiệt tình, cô nói rằng được sinh hoạt chung với lớp làm cô rất vui, cô muốn hòa mình cùng tập thể lớp để hiểu và gắn bó với các thành viên nhiều hơn nữa. Cô và một số bạn nữ có tham gia cuộc thi nấu ăn, lúc đó mới biết cô khéo tay nhường nào, quả cà chua được cô tỉa hành một bông hồng, hành tây được cô biến thành hoa sen...đứa nào cũng xuýt xoa “cô mình tuyệt thật!”. Sau đó cả lớp cùng cô chụp chung một bức hình mặc áo lớp, bức hình đó tôi vẫn ép trong quyển sổ lưu bút, ngay trang giấy có nét bút của cô: “ T mãi là trò ngoan của cô. Chúc T học tốt và thành công, giữ liên lạc với cô nhé!”. Cô ơi, làm sao em quên cô được! Cô như người chị trong gia đình vậy, quãng thời gian được cô giảng dạy,chỉ bảo với em rất quý báu, em sẽ mãi trân trọng.Nhiều lúc cô lên lớp giọng khàn đặc, ho liên tục, đôi mắt thâm quầng nhưng vẫn cố nói thật to, giảng thật kĩ, hỏi tới hỏi lui chúng tôi đã hiểu chưa, lúc đó cả lớp

10

Page 11: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

đồng thanh “Rõ lắm rồi ạ”. Cô mỉm cười ra khỏi lớp nhưng không quên dặn chúng tôi trời trở lạnh, nhớ chú ý sức khỏe để không ảnh hưởng việc học hành. Chúng tôi thương cô lắm, sự ân cần, quan tâm của cô với tập thể lớp khiến ai cũng cảm động và hạnh phúc. Nhưng đôi lúc... chúng tôi làm cô buồn lòng vì những hành động khờ dại, những suy nghĩ bồng bột của tuổi học trò, nhưng cô vẫn rộng lòng tha thứ, vẫn hiểu và cho chúng tôi cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Chưa bao giờ cô lớn tiếng quát mắng ai cả, dù chúng tôi vi phạm lỗi nặng đến thế nào đi nữa, cô vẫn nhỏ nhẹ khuyên ngăn, chỉ bảo và giúp chúng tôi tự rút ra bài học kinh nghiêm cho bản thân.Thấm thoắt ba năm trôi qua, những buổi học cuối cùng cũng đến, thời điểm mà ai cũng “Ăn thấy thơ, ngủ mơ phương trình”, bài vở chất đống và áp lực thi cử mệt mỏi, nhưng đâu đó trong lòng mỗi thành viên đều mang một nỗi buồn, một cảm giác trống vắng..bởi lẽ sắp phải xa bạn bè, xa cô..Ngày tổng kết lớp, cô trò đã tâm sự với nhau rất nhiều, đứa nào cũng muốn thổ lộ tâm tư tình cảm của mình với lớp, với cô, ai nấy đều cảm thấy luyến tiếc, muốn thời gian trôi chậm lại để cô trò được bên nhau nhiều hơn. Và lời cô dặn bỗng nghe văng vẳng đâu đây “ các em lớn cả rồi, lên đại học hãy biết cách sống tự lập, biết chơi đùa đúng mực, chăm chỉ học hành và giữ gìn sức khỏe. Thời gian bên lớp cô rất hạnh phúc, cô coi mỗi đứa như những đứa em trong gia đình..”. Cô càng nói, ánh mắt mỗi đứa càng nhạt nhòa, có đứa khóc nấc lên từng tiếng, từ một đứa, kéo theo một nhóm, rồi dần cả lớp òa lên khóc nức nở, nghẹn ngào. Cô cũng không kìm được, vội gỡ kính ra lau những giọt nước mắt lăn dài trên má..Sau đó cả lớp hứa với cô sẽ không phụ lòng mong mỏi của cô, tất cả sẽ cố gắng ôn luyện để đạt được kết quả tốt

nhất trong 2 kì thi sắp tới, và hứa sẽ về thăm lại cô..Một ngày 20/11 nữa đang đến. Em chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi cống hiến, vun đắp cho sự nghiệp trồng người. Em sẽ mãi nhớ kỉ niệm về cô, kỉ niệm về tuổi học trò và những bài học quý báu cô đã trao cho em. Em sẽ trân trọng nó như món quà quý giá nhất trên đời.Cám ơn cô...một người rất đặc biệt trong tim em..

Thu Trang

11

Page 12: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

NGƯỜI ĐƯA LỐI

Trong cuộc đời chúng ta, có những giai đoạn mà gắn liền với đó là một người quan trọng. Họ như người đưa lối, dẫn dắt ta đi đúng con đường, và giúp đỡ ta khi ta lầm lạc. Quan trọng nhất, dù khi khoảnh khắc về sau dẫu ta không cần người nữa, thì người vẫn sẽ mãi mãi dõi theo. Suốt cả đường đời….

“Không phải chúng ta chỉ có ít thời gian. Đúng hơn là chúng ta đã để mất rất nhiều thời gian…”***

Nửa đêm, tiếng chuông điện thoại réo ầm ĩ. Cô nhăn mặt, cố nhắm nghiền mắt và lờ tịt cái âm thanh chết tiệt kia. Thế như, nó cứ réo mãi như đang trêu ngươi

cô vậy. Một phút, hai phút, cô quờ tay trong bóng tối về hướng đèn màn hình. Trước cả khi cô kịp cất lên tiếng nào thì đầu dây bên kia đã vang lên giọng nghẹn ngào:“Nhiên ơi, thầy Thương mất rồi mày ạ…”Một giây. Hai giây. Thậm chí cô chẳng thể biết bao lâu đã trôi qua. Chỉ là loáng thoáng trong điện thoại những câu nói vô nghĩa không lọt tai. Không khí đặc quánh khiến cô gần như ngộp thở. Cả thế giới bỗng chốc ngừng đi. Và rồi, đột ngột như cách nó đã bắt đầu, trái tim cô vỡ òa ra hàng nghìn cảm xúc.Đau đớn.Xót xa.Khô khốc.Nghẹn đắng.Và mặn chát cả nước mắt.Cô vô thức ngồi đó. Lặng im dù bên trong cô như gào thét lên chẳng biết mệt mỏi. Mọi dòng ký ức về người giáo cô yêu thương như đoạn nhạc được mặc định ở chế độ re-play, trôi miên man vô thức đến tận cùng miền không tên.“Đừng chôn những khao khát của bản thân. Em sẽ tự chôn chính mình đấy Nhiên à!” “Nhiều người chết ngay từ tuổi hai mươi, nhưng đến bảy mươi lăm tuổi họ mới nằm xuống lòng đất. Đừng để trái tim mình héo úa và chết đi nhé cô gái…”

***“Cô là một người vợ không ra gì!” – Tiếng người đàn ông đay nghiến - “Cô nghĩ cô là ai mà có quyền cấm cản tôi?”“Anh nghĩ anh tốt đẹp lắm sao?” – Người phụ nữ gào lên – “Anh đi dan díu với một con ả chỉ hơn tuổi con gái mình? Anh có biết suy nghĩ không vậy?”“Chính vì cô chẳng ra gì nên tôi mới chán cô đấy! Tôi chán ngấy cái nhà này lắm rồi!”Bốp…bốp…Tiếng đồ đạc bị ném rơi vãi lung tung. Tiếng khóc. Tiếng la hét. Mọi âm thanh như bị trộn vào nhau, dội thẳng vào màng nhĩ Nhiên.Trong phút chốc, Nhiên nghĩ rằng mình đã vào nhầm nhà. Sao có thể thế này được? Bố mẹ cô vẫn luôn rất hòa thuận

cơ mà? Họ vẫn luôn yêu thương cô cơ mà? Tại sao? Và tại sao?Cánh cửa bị bật tung một cách thô bạo. Đứng ngay trước mặt Nhiên, là người đàn ông cô tôn thờ suốt mười tám năm qua. Mọi âm thanh đột nhiên im bặt. Một người đàn bà, người đàn ông, và cô gái trẻ. Họ đã từng được gọi với nhau là gia đình. Nhưng ngay bây giờ, ngay lúc này, chữ “gia đình” đó đã bị ném đi một cách không thương tiếc như miếng giẻ rách. Tan tành.Nhiên hoàn toàn suy sụp trước sự đổ vỡ của gia đình mình. Sự thật ấy khắc nghiệt đến nỗi hoàn toàn hạ gục cô bằng cú móc hàm ngoạn mục. Và lần đầu tiên trong đời, Nhiên cảm thấy mình muốn bật khóc.Quá yếu đuối để có thể đứng vững. Mặt đất như quay cuồng, mọi thứ như bị sắp xếp một cách lộn xộn mà chẳng thể thay đổi được.Đường vắng hoe, lâu lâu chỉ có vài bóng xe qua lại. Đâu đó vang vọng là tiếng chổi quét rác đều đặn trong đêm. Tiếng cười nói của vài kẻ say rượu đang đi nghiêng ngả. Nhiên đi lang thang vô định, không hề biết là sẽ đi về đâu và đi đến khi nào. Cô cũng chẳng nhớ mình đã đến đây bằng cách nào, và hiện giờ ba mẹ cô có còn cãi nhau hay không. Chỉ là ngay lúc này, cô muốn hành hạ bản thân mình thật đau để quen đi những cảm xúc tồi tệ kia.“Nhiên, về nhà đi em!”Nhiên quay đầu lại. Thầy chủ nhiệm của cô đang đứng ở đây. Vào lúc này.Cô hoàn toàn ngạc nhiên. Tại sao thầy lại tìm được cô cơ chứ?Như hiểu được suy nghĩ của Nhiên, thầy ôn tồn đáp:“Bố mẹ em lo lắm, có gọi báo thầy tìm giúp. Cũng may sao thầy tìm được em rồi. Để thầy chở em về”Và rồi như con rô bốt được lập trình sẵn, cô chỉ biết làm theo lời người khác nói, không hơn. Cô chỉ lặng im, mặc cho bao nhiêu suy nghĩ không ngừng gào thét trong đầu cô. Nhưng rồi, Nhiên chạm đến một nơi mà người ta gọi là “Điểm giới hạn”. Bao nhiêu cảm xúc cố kìm nén, đến giờ như bị xé toạt ra. Thầy chỉ lặng lẽ nghe cô khóc chứ không hề nói bất kỳ điều gì. Mà lạ thay, nó lại làm Nhiên nhẹ nhõm hơn.

12

Page 13: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Nhiên thẫn thờ:“Em thật không ngờ. Tại sao họ lại tàn nhẫn với em như thế? Tại sao bấy lâu nay, em như con rối chẳng hề biết điều gì, cứ ngây thơ nghĩ rằng mình đang sống hạnh phúc? Tại sao chẳng ai chịu quan tâm đến em?”“Đối với thầy, chữ hạnh phúc âu cũng thật nhiều nghĩa”. Thầy từ tốn trả lời - “Nếu trước đây em không biết sự thật ba mẹ mình mâu thuẫn, thì đó chỉ là thứ hạnh phúc dối trá cả thôi. Còn nếu bây giờ mọi thứ đã phơi bày, chẳng còn ai phải giấu giếm điều gì, thì sự nhẹ nhõm đó cũng có thể gọi là hạnh phúc lắm.”Nhiên lại òa khóc.“Họ có thể không yêu nhau và đôi khi rời xa nhau chính là sự giải thoát. Nhưng em có bao giờ nghĩ rằng, tại sao họ vẫn vờ như đang hạnh phúc? Đó là vì em, ba mẹ sợ đứa con thân yêu của mình phải tổn thương. Dù họ không còn thương nhau, nhưng họ vẫn luôn lo lắng cho em. Đó mới là điều quan trọng”“Có thể trong hầu hết cuộc đời, con người ta đôi khi sống vì người khác hơn là cho chính mình. Đó cũng là một sự yêu thương và hy sinh của bản thân họ.”Những tháng ngày ngập chìm trong tăm tối ấy, rốt cuộc cũng đã có người kéo cô ra. Rồi thì thầy cũng chính là người đã xoa dịu nỗi đau mất mát cho cô, sau bất kỳ điều gì mà ba mẹ cô đã cố gắng che giấu. Thầy đã làm cho cô an lòng và chấp nhận sự thật ấy. Thầy giúp cô yên an và quên đi sự giận hờn đối với gia đình mình. Thầy cũng là người lo lắng cho con đường tương lai của cô. Lắm lúc cô nghĩ, có khi thầy còn hơn cả một người thầy. Như là người đưa lối. Như là người cha.Nhưng mà, cuộc đời của một cô gái trẻ như thế, đôi khi lại chẳng mảy may nhớ những người quan trọng. Lên chốn phồn hoa đô hội, cô dần quên mất người thầy của mình. Những cuộc nói chuyện hỏi thăm dường như xa dần. Những lần thầy động viên không còn nhiều nữa. Thời gian...lại là thời gian!Rồi không hiểu sao cô bắt đầu ngại ngần. Ngại ngần trước những cái hỏi thăm, những lần cần được thầy cho lời khuyên. Cái suy diễn trẻ con rằng có lẽ cô đang làm phiền người giáo già ấy. Trên Sài Gòn, tụi bạn cứ rủ về

quê thăm thầy miết, mà Nhiên cũng đành chặc lưỡi: “Học hành bận bịu thế sao về… Thôi thì khi khác vậy”. Cứ thế rồi cứ viện cớ “Đời còn dài, thôi khi nào mà không gặp mà chẳng đươc”. Vậy mà “dài” độ, quay ngoắt hết cả kiếp người!Một lần về quê tranh thủ ghé thăm thầy. Vẫn người thầy hiền hậu ngày nào, mà sao nay tiều tụy xanh xao quá. Chỉ nghe rằng thầy đang bệnh, mà vẫn cứ nụ cười hóm hỉnh rằng “Thầy của trò là siêu nhân, bệnh tật sao mà thắng thầy được!” mà cô rưng rưng.Chỉ là, sau ngần ấy thời gian qua đi, dẫu có vẻ lặng lẽ, nhưng sự thật rằng có bao giờ nó ngừng trôi đâu? Mau lắm, thoáng chốc mà đã thế này rồi sao?Người ta thường nói, khi mất đi một người thì bạn mới hiểu rõ người ấy quan trọng thế nào đến cuộc đời mình. Mà đến khi ấy, nhận ra được thì quả là sự thật mỉa mai khi chẳng bao giờ bạn còn cơ hội để yêu thương. Tình thương dành cho ai đó vốn rất dễ dàng. Mà rủi thay, cái gì dễ dàng đạt được cũng dễ dàng lãng quên.Cô chợt nghĩ, nếu như cô đã không gặp được thầy, thì những ngày ấy cô sẽ tựa vào ai?

***Đứng nhìn trước ngôi mộ nhỏ nhắn, những khóm hoa hồng tỷ muội được trồng khắp xung quanh mộ, khiến Nhiên trào lên cảm giác yên an lạ lùng. Thời gian qua, bao nhiêu kỷ niệm thầy trò đã từng có, thật đẹp đẽ như một bức tranh. Điều cô tiếc duy nhất, là đến giờ cô mới nhận ra nó đẹp đẽ đến vậy. Rằng người thầy cô vẫn luôn kính yêu, nay sẽ không còn cơ hội để dẫn lối cho cô nữa. Từ đây rồi cô sẽ phải tự bước đi, bằng chính đôi chân và trái tim non trẻ của mình.“Chắc bây giờ thầy sẽ cười thật tươi nếu biết mình ở đây. Thầy ra đi, rồi thầy sẽ bình yên, thầy nhé!”Bầu trời trong vắt. Đầy nắng.

GIANG GỜ

13

Page 14: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Gửi cho người thầy đã dệt nên hồi ức tuổi trẻ đẹp nhất của tôi! Sài Gòn, 06/11/2014. 01:00 AM

Cô !Đã 4 năm rồi từ khi con rời khỏi mảnh sân nhỏ của ngôi trường cấp hai, mỗi một năm này qua đi, mỗi một giai đoạn trưởng thành, con sẽ đều đặn gửi thư về cho Cô. Cho dù mạng xã hội phát triển chóng mặt, con vẫn yêu thích thư tay. Chỉ có một điều, viết đi viết lại lâu như thế, con vẫn luôn vụng về không biết mở lời chào Cô như thế nào, lúc nào cũng chỉ cộc lốc gọi một tiếng “Cô”. Thôi thì Cô cứ giúp con phiên dịch nó thành thật nhiều thật nhiều lời hỏi thăm mà con thực sự nghĩ muốn ghi ra đi.

Cô! Đây là bức thư đầu tiên con gửi từ nơi này. Sài Gòn.Con yêu thích thành phố này, đặc biệt là về đêm, luôn luôn nhộn nhịp, ồn ào như vậy, cứ như nó phải đợi cả ngày đến tận bây giờ mới bắt đầu thức tỉnh, mà một đứa trẻ có kì lạ như con lại yêu điên cuồng cái cảm giác một mình tĩnh mịch trong vòng vây bủa của vô vàn âm thanh huyên náo, vội vã xung quanh. Sài Gòn, thành phố này luôn là nắng mưa thất thường. Trái gió trở trời, ngày xưa đến thời điểm như vậy Cô sẽ gặp đủ thứ bệnh, có khi ho, có khi cảm lạnh. Con không thể giống như lúc trước hỏi thăm được, nhưng mỗi khi nhìn thời tiết bất ổn con sẽ nhủ thầm “Cô phải giữ sức khỏe thật tốt”. Sài Gòn, nơi này đối với con thật xa lạ, có những ngày đi học về, con mệt mỏi vật ra giường, cảm giác vì thui thủi một mình không người săn sóc mà có chút cô đơn. Nhưng người ta càng đơn độc một mình, càng gợi lên bản tính quật

cường bướng bỉnh để chống chọi. Cô cũng biết con là một đứa trẻ thích tranh cường háo thắng như vậy, nên càng khó khăn, sẽ càng buộc mình không ngừng nỗ lực. Cô đừng lo, con chắc chắn sẽ sống thật tốt và trưởng thành. Con chỉ là có lúc cô đơn nhiều một chút, sẽ mong mỏi được trở về ghế đá sân trường, nhìn thấy ánh mắt Cô vẫn bao dung như khi nhìn đứa học trò nhỏ không hiểu chuyện ngày nào, con sẽ không cần phải tỏ ra mình trưởng thành, có thể độc lập thật tốt như thế nào, con chỉ muốn làm đứa học trò bốc đồng luôn bị Cô nghiêm khắc chỉnh đốn. Bốn năm này đi qua, con cứ không ngừng nhớ lại một mảnh sân trường nhỏ, một mùa hè nào đó, thời điểm mà tất thảy phức tạp trong đầu con chỉ là làm sao học thật giỏi thi thật tốt, đem thành tích cao nhất về để Cô tự hào. Con nhớ hành lang dài trước cửa lớp, mỗi khi trở lại nhìn đều sẽ nghĩ đến những ngày tháng điên cuồng trước kia: từng ôm đứa bạn thân khóc thê thảm khi biết

14

Page 15: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

thằng nhóc mình thích đã có người thương; từng lê lết ngồi chật ních đường đi bày party “bánh tráng” , tiếng cười đùa ngây ngô, còn vang vọng thật lâu trong hồi ức; từng phấn khích hướng về phía bầu trời hét to “Trống tiết rồi, party thôi bây ơi!” vào một ngày mưa, cảm nhận nhịp điều rộn rã của mưa còn vui tai hơn bất cứ một bản nhạc nào… Con cũng nhớ từng nét chữ, giọng nói, ánh mắt hay thần thái của Cô, tất thảy đều đã từng quen thuộc tới mức trở thành một mảng kỉ niệm khắc thật sâu trong trí nhớ. Cô đứng trên bục giảng, thần sắc nghiêm nghị, giọng nói chậm rãi, nhè nhẹ mà toát ra khí thế “trấn áp quần hùng”. Cô, ánh mắt nheo nheo đắc ý, vui vẻ trêu chọc khi cả đám vò đầu bứt tai vì bí đề, sau đó lại nở nụ cười hài lòng nhìn từng đứa giải ra. Cô cùng con đi trà sữa, tâm sự thật nhiều điều tâm huyết, ánh mắt ấm áp, tia sáng bên trong nhẹ nhàng lay động như thể đang vỗ về cảm xúc người đối diện. Cô khi vui vẻ, đôi mắt sẽ vẽ thành một đường cong rực rỡ hơn cả nụ cười nở trên gương mặt. Cô vào ngày chia tay cuối cùng, ánh mắt mơ hồ, có cái gì đó cứ lấp lánh sáng rực lên…Con của tuổi 18, mơ mơ màng màng đã quên đi rất nhiều thứ, thay đổi khác đi rất nhiều, nhưng mỗi lần trở lại gặp Cô, con sẽ luôn tìm thấy đứa nhóc ồn ào chỉ biết để Cô nhắc nhở từng chút từng chút một trong nhưng mảnh cảm xúc bất ổn đầu đời.

15

20/11 năm nay, con lại ngồi cặm cụi viết thư chúc mừng Cô. Mỗi một bức thư con đều sẽ nói, cũng là tự nhắc nhở chính mình: Con cảm ơn Cô, trao cho con nhiều hơn cả tri thức là 2 năm kỉ niệm đẹp nhất với lớp lý, là một con đường để con đi đến được, trước mắt là, giảng đường đại học ngày hôm nay. Chúc Cô thật nhiều thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc, để năm nay, năm sau, và nhiều năm sau nữa, khi con đến sẽ lại thấy ánh mắt Cô cong cong rạng rỡ chào đón đứa học trò đi thật lâu muốn quay trở về. Ký tên

Học-trò-đang-học-cách-trưởng-thành của Cô

Page 16: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Người đưa đò giữa dòng

Người ta vẫn thường nói “Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở”. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng có ít nhất một cuộc tình “đẹp” như thế, và.. tôi cũng vậy. Nhưng hẳn là cuộc-tình ấy của tôi sẽ khác lắm so với mọi người. Cuộc-tình ấy của tôi, chẳng phải với một anh chàng nào cả mà là với

người người cô giáo Toán học lớp 12. Thật buồn cười và lệch lạc khi dùng hai chữ “cuộc tình” nhưng có lẽ nó vẹn toàn nhất để nói về thời cấp ba của tôi, để nói về người cô giáo mà tôi yêu thương nhất. Ừ thì trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng sẽ có một thời để nhớ, để thương, để mỉm cười thật hạnh phúc mỗi khi nhắc đến. Đối với tôi, đó chính là thời cấp ba vô tư, hồn nhiên, thời được học dưới mái trường Quốc Học Huế thân yêu mà bao người hằng ao ước, thời được dạy dỗ bởi những người thầy, người cô tậm tâm, nhiệt huyết. Ngôi trường ấy, những con người ấy… tôi yêu tất cả. Duy chỉ có một người khiến tôi nhớ mãi, khiến trái tim tôi nhói lên mỗi khi nghĩ về đó chính là cô giáo dạy Toán học lớp 12 của tôi. Thật khó tin nhưng ấn tượng đầu tiên của cô đối với tôi không được tốt. Cô bước vào lớp với một vẻ mặt không-thể-lạnh-lùng-hơn cùng hàng tá những quy tắc, luật lệ. Mà tôi, tất nhiên, ghét những quy tắc. Tôi ghét việc người khác ép buộc tôi phải làm những cái này, những cái kia, như thế này, như thế kia mà gọi chung là quy-tắc đó. Thế nên, tôi chẳng thích cô cho lắm. Với một người yêu thích môn Toán như tôi, chưa bao giờ tôi thấy chán ghét giờ Toán đến vậy. Mỗi giờ Toán là mỗi lần sợ hãi, là sợ sự nghiêm khắc của cô,

là sợ bị vi phạm những “điều cấm”… vì tôi biết hậu quả của nó sẽ như thế nào.Thế nhưng thời gian qua đi, những ấn tượng ban đầu ấy dần dần bị xóa mờ. Cô không hề dữ-tợn như cái cách mà tôi vẫn nghĩ. Và từ lúc nào không hay, tôi đã quen với việc học chung với những quy tắc của cô mà giờ nghĩ lại, có lẽ những điều đó đã giúp tôi thật nhiều sau này. Cô nghiêm khắc, ờ thì đúng, nhưng mãi đến sau này tôi mới hiểu được sự nghiêm khắc ấy xuất phát từ chính tấm lòng của cô mong muốn những đứa học trò bé nhỏ này nên người. Cô nghiêm khắc không chỉ trong những cái liên quan đến bài học, đến môn Toán mà còn ng-hiêm khắc trong cả cách chúng tôi ăn mặc, cách chúng tôi ứng xử… Tôi nhớ có lần một nhỏ bạn trong lớp quên mang áo dài, thế là bạn ấy được học nguyên một tiết Toán với tư thế… đứng. Từ đó về sau, chẳng một ai trong lớp mặc sai đồng phục mỗi khi đến trường. Tôi nhớ có lần một cậu bạn chưa làm bài tập về nhà và dối rằng quên mang vở, đến một lúc sau cô phát hiện quyển vở ấy ngay dưới hộc bàn của bạn, chẳng cần nói thì ai cũng

16

Page 17: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

hiểu cô tức giận đến mức nào, cô cầm ngay quyển vở quăng xuống đất. Cả lớp được một phen hú tim. Nhưng rồi sau đó, cậu ấy luôn là người làm bài tập đẩy đủ nhất trong lớp. Tôi nhớ… có những lần như thế… Ừ thì, nhờ những lần như thế lớp tôi mới tốt hơn; ừ thì, nhờ những lần như thế chúng tôi mới biết ơn cô nhường nào. Cô tận tâm với từng bài giảng, từng phép toán. Cô tận tâm với từng học sinh trong lớp. Để rồi không biết từ lúc nào chúng tôi mong chờ giờ Toán mỗi ngày. Không biết từ lúc nào mỗi giờ giải lao trở thành giờ tâm sự của cô và trò. Dần dần, khoảng cách giữa cô và chúng tôi cứ thu hẹp dần. Tôi nhớ những lúc cả lớp kéo nhau về nhà cô cùng nấu ăn, tôi nhớ những lúc hai cô trò, một góc lớp, và những câu chuyện… Cô không chỉ là một cô giáo nữa rồi, dường như cô là bạn, là chị, là mẹ. Cô dạy cho tôi nhiều thứ mà chẳng sách vở nào có được, cô kể tôi nghe những câu chuyện về cuộc đời của cô để rồi tôi cùng khóc, cùng cười với những điều đó. Tôi thầm cám ơn cô vì những điều tôi đã học được. Tôi yêu cô. Đối với tôi, việc được học tập, được “tung tăng” trong ngôi trường Quốc Học đã là một điều hết sức may mắn. Thế mà giờ đây, tôi lại may mắn một lần nữa khi tìm được tình yêu trong tình yêu. Được gặp cô, được học cô.. quả là một điều không gì bằng. Thế nhưng, hạnh phúc ngắn ngủi, đâu ai biết trước được chữ “ngờ”. Bỗng dưng một hôm cô chẳng đến lớp, bỗng dưng một hôm tôi nhận được tin nhắn từ cô, bỗng dưng một hôm thật tồi tệ… Cô nhận được thông báo nghỉ hưu, và chẳng còn dạy lớp chúng tôi nữa. Tôi gào khóc như một đứa trẻ lạc mẹ. Mà cũng có thể lắm chứ, tôi cũng đang “lạc” chính người “mẹ” thứ hai của tôi đấy thôi. Tôi nhắn tin cho cô mà chẳng ngăn được hai hàng nước mắt. Tại sao vậy chứ? Tại sao lại bỏ chúng tôi lại ở giữa dòng vậy chứ? Rồi giờ đây chúng tôi biết đi hướng nào? Biết đi về đâu? Biết đi cùng ai đây? Dang dở thế đấy. Tôi đã quá quen với việc gặp cô mỗi giờ Toán, tôi đã quá quen với việc học chung với những quy tắc… Nó dường như đã trở thành thói quen, mà đã là thói quen thì làm sao dễ bỏ được chứ. Tôi nhớ hôm ấy, tôi và cô đã nói thật nhiều, đã khóc thật nhiều. Cô luyến tiếc cho một thời “lái đò” của mình, giờ đây cô chẳng được đứng trên bục giảng vs viên phấn trắng tươm, với những đứa học trò bé nhỏ. Còn tôi, luyến tiếc cho một tình yêu dang dở. Cô bảo rằng : “Cô cũng muốn đưa các con đi đến cuối đường nhưng cô xin lỗi, cô chẳng làm gì được. Nhưng cô tin các con sẽ đủ mạnh mẽ để đi tiếp. Cố lên nhé. Các con sẽ làm được mà. Cô thương các con và sẽ luôn

ở bên các con”. Có lẽ chính những lời này đã khiến tôi mạnh mẽ để đi tiếp con đường ấy như cô đã nói. Giờ đây, một mùa 20-11 nữa lại về, tôi lại nhớ đến cô, lại nhớ đến người đưa đò giữa dòng thân thương ấy. Tôi thầm cám ơn cô về những điều cô đã dạy cho tôi, cám ơn cô về khoảng thời gian “không trọn vẹn” mà tôi được học với cô. Ở nơi đất khách quê người, tôi sẽ luôn nhớ về những lời cô đã dặn; ở nơi đất khách quê người, tôi thầm chúc sẽ luôn đủ đầy an yên. Cám ơn cô… vì tất cả. Con yêu cô.

VyVy Jenda

17

Page 18: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

VÌ CUỘC SỐNG LÀ NHỮNG CHỌN LỰA

Kì thi Đại học chạm ngõ Sài Gòn vào một ngày đầu tháng Bảy. Sĩ tử từ khắp nơi đổ về mảnh đất của cơ hội, với ước mong viết nên trang mới cho cuộc đời mình. Phụ huynh sốt sắng đưa con đi

thi. Tắt đường, những bánh xe khó khăn nhích từng chút một. Hơi người cùng thứ nắng hăng hắc của thời tiết toả ra cái nóng ngợp trời. Đâu đó, tôi bắt gặp hình ảnh các chiến sĩ tình nguyện lau

vội giọt mồ hôi, uống vội miếng nước nạp lại năng lượng để tiếp tục công việc tiếp sức. Một mùa mới lại về, làm động đậy bao kí ức của những ngày xưa cũ. Khiến tôi hoài niệm về một mùa đã

qua, về Người cô mà tôi kính yêu biết nhường nào.

Chuyện...

Những đứa học ban tự nhiên thường tỏ ra “e dè” với các môn xã hội. Bởi thế, Ngữ văn luôn là môn “rất khoai” trong mắt chúng tôi, những đứa thi ban A. Vậy mà chúng tôi đã đi qua nó một cách êm đềm dưới sự dìu dắt của cô – cô Lệ Hoa. Lớp chúng tôi thương mến cô không chỉ bởi những bài giảng hay đơn thuần, mà còn vì một lí do khác

nữa... Ngoài những bài học, thi thoảng, chúng tôi còn được nghe kể mấy mẩu chuyện ngắn bằng phương ngữ Nam Bộ quê cô, nghe rất vui tai. Cái nghèo qua lời cô cũng tràn đầy tin yêu và lạc quan quá chừng. Cô kể về thuở “dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu” có “tấm áo bà ba” của má bay lất phất trên sào đồ dưới cái nắng chiều, có tía thư thả vắt chân câu cá trên chiếc cầu tre lắc lẽo bên đồng ruộng vàng nối đôi bờ lam lũ,.. Cô thường nói về cố hương, dường như tại nơi ấy cô đã có một tuổi thơ thật đẹp...

18

Page 19: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Đó là tất cả những gì chúng tôi biết về cô. Chúng tôi không được quyền biết nhiều hơn thế, chỉ biết rằng ở cái tuổi tứ tuần mà cô vẫn lẻ bóng đi về một mình.`Sau Tết là giai đoạn nước rút cho hai kì thi Tốt nghiệp và Đại học. Chúng tôi ngập ngụa trong mớ kiến thức dàn trải. Thầy cô cũng tất bật với giáo án, canh cánh nỗi lo về ngày thi đến rất gần mà đám học trò học hành còn chểnh mảng, kiến thức mơ màng. Khi ấy, Đại học với tôi là thứ gì đó ghê ngớm lắm. Nó như một bước tiếp theo mà tôi buộc phải chinh phục được sau 12 năm miệt mài đèn sách. Cùng những áp lực sẵn có, tôi trở nên xem nhẹ kì thi Tốt nghiệp, xem nhẹ cả môn Ngữ Văn của cô Lệ Hoa. Và tôi chọn cách học lệch!Ngày thi cận kề, cô cũng tăng cường tra khảo bài cũ, nhịp giảng cũng vội vàng hơn trước. Đáp lại ý tứ của cô, là sự hờ hững của đám học trò dưới lớp. Bởi vì chúng tôi đã có những lựa chọn của riêng mình. Đứa cặm cụi với mấy bài toán khó, đứa lẩm nhẩm học thuộc mấy phản ứng hoá học, có đứa lui cui tô tô vẽ vẽ gì đó… Tài liệu trắng tinh tươm đặt kín cả mặt bàn. Đề Toán, đề Lý,… được phơi dày đặc. Duy đề Văn là chẳng có lấy một cái. Cô biết hết chứ, nhưng cô chọn cách phớt lờ. Ngày qua ngày, chúng tôi tiếp tục học lệch, và cô vẫn miệt mài giảng dạy. Bài giảng chắc vẫn hay nhưng giọng văn của cô cũng trở nên trầm khan và đôi chỗ lạc đi nhiều. Chắc là cô buồn lắm. Tôi dù thấy thương cô, nhưng vẫn kiên quyết với lựa chọn của mình. Rồi một ngày nọ, là ngày giới hạn cho đường biên chịu đựng của cả tôi và cô. Tôi phát chán với mớ mỹ từ bay bổng của môn Ngữ Văn. Còn cô cũng bắt đầu áp dụng những biện pháp mạnh hơn với chúng tôi. Hôm đó, tôi bị cô tịch thu máy tính vì tội học Toán trong giờ Văn. Lúc ấy, tôi đứng phắt dậy, cự cãi với cô:“Mỗi người ai cũng có những lựa chọn của mình… em đã biết được mình cần gì... Sao cô không thấy mừng cho em mà lại cấm đoán như vậy?!”Nói xong lý lẽ của mình, hẳn nhiên tôi được lũ bạn ủng hộ nhiệt liệt. Đám con trai cùng tổ xì xầm, ca thán sao tôi gan quá. Cũng có đứa lo lắng dùm tôi “Kì này thằng Sơn chết chắc rồi”. Cho đến tận giây phút ấy, tôi vẫn nghĩ mình đúng… Cô không nói gì, chỉ thấy cô thoáng chút ngạc nhiên bởi hành động khác thường của tôi. Vì tôi vốn là đứa rất kiệm lời. Buổi học kết thúc tại đó, cô thôi không giảng nữa. Cô ngồi ghi chép gì đó rất lâu, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn xa xăm qua ô cửa sổ. Không khí lớp rơi vào lặng thinh đáng sợ. Nhỏ lớp trưởng ngoảnh đầu nhìn tôi vẻ ái ngại. Hơn ai hết, tôi biết nó nghĩ gì… Mãi một lúc sau, cô đứng dậy bước lại giữa lớp. Mắt rảo nhanh qua những gương mặt đang chăm chú nhìn cô, tỏ vẻ mong cô tha thứ đừng trách cứ tôi. Cuối cùng, mắt cô dừng lại về phía góc lớp nơi tôi đang đứng, rồi cô bộc bạch:“Ngay lúc đầu, cô chỉ có ý định tịch thu rồi cuối giờ sẽ trả lại. Cô biết nhiều em không thích môn cô, cũng không chọn môn cô để thi Đại học… Học lệch, đó là thực tế

nhiều năm nay. Dù buồn nhưng cô vẫn phải chấp nhận. Cô không trách cứ, mà chỉ muốn nhắc nhở các em rằng dầu muốn dầu không, môn Văn vẫn nằm trong số các môn thi Tốt Nghiệp. Các em buộc phải vượt qua nó mới mong nghĩ đến chuyện thi Đại học”.Sau đó, cô còn kể cho chúng tôi về thế giới quan bên ngoài, về những lựa chọn của đời cô. Nghe kể: Mười chín tuổi, cô từ bỏ những cơ hội rực rỡ trước mắt để chọn lựa sống chết với nghề giáo. Rồi cô nói về những va vấp của mình, và cả những nỗi buồn vương qua đời cô. Cô bảo chúng tôi nên trân trọng những ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường. Đó là quãng thời gian trong sáng và ngây ngô nhất, vì chưa phải vướng bận cơm áo gạo tiền.Chúng tôi chăm chú nghe rõ những lời cô nói. Ai nấy cũng đều sụt sùi, thầm thương cô biết bao. Giận mình đã cư xử thật tệ. Những buổi học sau đó là những buổi học nghiêm túc nhất. Chúng tôi không còn làm việc riêng trong giờ của cô nữa. Tôi biết cô vui, ánh nhìn trong đôi mắt cũng không còn xa xăm như trước. Chắc cô cũng biết chúng tôi đang ra sức sửa sai qua những hành động thiết thực. Dường như, sự thấu hiểu học trò và tận tâm với nghề của cô đã cảm hoá được chúng tôi.Thời gian trôi qua không đợi chờ một ai. Tôi dần trưởng thành hơn bởi những lựa chọn trước cuộc sống. Giờ đây, khi bị ai đó từ chối lòng nhiệt thành hay gặp khó khăn trong những chọn lựa, tôi đều nghĩ về cô. Tôi vẫn đau đáu về những câu chuyện được nghe trong tiết học hôm ấy. Và có lẽ, cả cô và tôi đều đang hạnh phúc với lựa chọn của chính mình.

Vạn vật trên Trái Đất, chỉ cần là thứ gắn liền với trái tim... sẽ đều có câu chuyện của riêng nó, kể cả những chọn lựa.

Thành Sơn

19

Page 20: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Gửi cho tuổi thanh xuân đã từng bị chôn chặt…20/08/2012, Đà Lạt ngày hanh khô …Một dáng người thằng tắp với ánh mắt đầy tự tin và kiên định đang sừng sững đứng trước mặt nó. Nó đơ ra vài giây trước cái khung hình khổng lồ đó, so với con nhóc miệng còn búng ra sữa như nó thì quả là sự so sánh khập khiễng đến chán chường. Định hình vài giây nó thẩn thờ nhận ra chiếc Chaly cùi của nó đang ỳ ạch nhả khói nghi ngút và tiện thể giúp mấy chú làm đường đo luôn cái kích thước con hẻm nhỏ nhắn nhưng không xinh xắn này. Đã là lần thứ năm trong tháng chiếc xe của nó nằm “giãy giụa” trên mặt đường lát bê tông, nó thở dài ngao ngán cố định chân chống cho chiếc Bubu Chaly và không quên gân cổ lên xổ một tràng tiếng địa phương vào cái người đang đứng trước mặt nó:

- Này chú đi đường kiểu gì vậy? Đường có hẹp thì cũng đâu có đến nổi phải tông vào tui??? Tiếp đến là một tràng câu chửi rủa trong bụng nó, nó điên tiết vì cái tháng quái quỷ này. Cái người cao cao ấy chẳng hiểu sao gặp một đứa lỗ mãng như nó lại chẳng có biểu hiện gì, chỉ ậm ừ rồi xin lỗi. Nó chẳng hiểu tình hình mấy cho kham, tự nhủ thầm quái lạ, cái tên này chẳng lẽ đứt dây thần kinh, mình nói thế mà hắn chẳng có tí động tĩnh gì, mà kể ra sao sống mười mấy năm mà chẳng thấy tên này, chẳng lẽ mới chuyển đến, chắc là thế nên đang cố gắng tạo hòa khí với mọi người đây, tiện thể bà đây làm tới luôn. Nó cười đắc ý với những mưu mô mới lóe lên trong đầu nó:- Chú mới chuyển đến đây hả? Sao trước giờ cháu không thấy chú?- Ừ hì, tôi mới chuyển đến. Xin lỗi em…vậy em cũng ở gần đây hả? . Ông chú với giọng nói trầm ấm đến lạ.- Tất nhiên rồi, cháu sống ở nơi này từ cái thời xưa ơi là xưa, mọi người ở đây cháu đều quen hết cả. Lần sau chú đi đường cẩn thận hơn nhé. Chào chú!Nó vẫy tay cười đắc ý sau khi đã kịp nhặt chiếc chìa khóa của người đối diện rơi cạnh chiếc xe nó. Phen này thì chỉ có từ chết đến bị thương hahahaha…Lần thứ en-nờ nó muộn giờ học. Nó chớp chớp mà muốn rơi luôn con mắt với bác bảo vệ. Bác lắc đầu ngao ngán cho nó vào cổng. Năm nay là năm cuối cấp của nó, mọi việc đều phải vắt chân lên cổ mà chạy. Và hiện tại nó cũng đang vắt chân mà chạy đây. Nó

hì hụt bước vào chỗ ngồi cuối lớp, hôm nay là ngày đầu tiên lớp nó diện kiến giáo viên dạy toán mới về trường. Đã mười lăm phút trôi qua mà chẳng thấy tí động tĩnh gì từ cửa chính, nó thở phào nhẹ nhõm vì hôm nay nó đi trễ mà chẳng có bị tí quở trách nào, vì giáo viên dạy nó còn đi trễ hơn nó mà. Chính xác là bảy giờ hai mươi lăm phút, một dáng người trông khá quen bước vào lớp. Đang hả miệng hít cái không khí tinh khôi của sớm mai, nó giữ nguyên khẩu hình miệng khi nhìn thấy cái khuôn mặt đang đứng trước bục giảng giới thiệu sơ lược về bản thân. Ôi tía ơi, cái người sáng nay nó đụng độ đây mà, cái người mà nó đã lén lút lấy trộm chìa khóa đây mà, cái người cái người… Duyên đến lạ, mà cũng vô duyên đến lạ! Nó rủa thầm vì một mớ những hành động dại dột của nó sáng nay, nó cúi mặt vờ như đang tập trung vào bài tập. Mà kể ra nó ngu thật, có đóng giả thì cũng đóng cho đạt, đằng này cuốn tập của nó đang để ngược cơ mà. Cái Ly ngồi bên cạnh đánh nó một cái: - Mày làm cái gì mà đơ ra vậy? Thầy đang hỏi lớp trưởng đâu kìa! Nó trơ trơ cái mặt mà đứng dậy. Thầy giáo dạy toán là một người rất điềm tĩnh, thầy không đơ ra khi nghe nó giới thiệu bản thân, và làm như chẳng có chuyện gi xảy ra sáng nay để dẫn đến lần đầu tiên đi dạy mà thầy trễ tới tận gần ba mươi phút. Mười lăm phút rùng rợn còn lại trôi qua đối với nó cứ như nước đổ đầu vịt, nó chẳng học được gì ngoài một mớ những suy nghĩ cho viễn cảnh môn toán của nó.

Này nhóc! Em là khắc tinh của tôi hả?

20

Page 21: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Về đến nhà, nó thẩn thờ mở cửa dắt xe vào cổng. Nó nhìn thấy cái bóng cao cao đang bước tới gần nó - thầy Tuấn dạy toán và nó thấy luôn cả tương lai u ám của nó.- Này! Em làm gì mà đơ ra vậy. Tôi hỏi chìa khóa xe của tôi đâu? Sáng nay tôi nhớ là thấy nó nằm cạnh chiếc xe của em.- Em không biết đâu thầy. Chắc là sáng nay không để ý lúc nổ máy em đá nó rơi đâu đó cũng nên.- Ừ vậy thôi cũng đã lỡ mất rồi, nhân tiện chào em. Từ nay tôi là hàng xóm cạnh nhà em.- Dạ em chào thầy, mẹ em đang đợi, em vào trước đây ạ.Nó nhanh nhẹn dắt xe vào cổng, vội vã đóng cửa, không một chút động lòng thương xót cho cái người đang hí hửng chào hàng xóm.Cuộc gặp gỡ đầu tiền của nó với thầy giáo dạy toán trông kì cục đến lạ. Mãi đến về sau, khi nghĩ lại vẫn có những nốt nhạc nhẹ bẫng vang lên trong tâm hồn nó. Người thầy mà nó mãi chẳng thể nào quên được. Người mà có thể hiểu mọi suy nghĩ, ngóc ngách sâu trong con người nó…10/10/2012, Đà Lạt ngày trở đông…Nó hà hơi vào cái khăn choàng cổ, lạnh đến buốt người, lạnh đến tê tái cả mặt. Đã gần hai tháng kể từ ngày đầu tiên nó đụng độ với người hàng xóm, cũng là thầy giáo và từ giờ là thầy giáo kèm toán bất đắt dĩ theo chỉ thị của mẹ nó. Kể từ ngày biết người hàng xóm mới chuyển đến khu phố là thầy giáo của nó, ngày nào mẹ cũng bắt nó mang đồ ăn qua cho thầy, nó đành ngậm ngùi làm người “ đưa cơm”. Chưa kể lũ bạn ngày nào cũng dí vào mặt nó một mớ những thứ đồ hand-made hy vọng nó đưa giúp cho thầy vì chúng nó ngại. Nó nực cười cho cái hoàn cảnh khó hiểu của mình, nó tát vài phát vào mặt cho tỉnh ra, tại sao cái ông thầy đó chuyện gì cũng phải dính dáng tới nó, nó tát xong lại thầm chửi sao nó ngu mà tự tát nó, đáng lẽ ra phải kiếm ổng mà xổ một tràng chứ, nhưng nó làm gì được vì đó là thầy giáo của nó mà. Nhưng nó không cam tâm, nó muốn buổi tối được chơi game, được đọc truyện, được hú hí với lũ bạn, không phải là buổi tối đưa cơm, không phải là buổi tối ngồi ngáp nghe thầy giảng toán, cũng không phải là người phải chuyển những lá thư sến súa sướt mướt của mấy đứa con gái. Nhưng cũng vì thầy nó trẻ quá, và lại đẹp trai quá, lại uyên bác quá, thầy chỉ hơn nó có sáu tuổi, chẳng trách mà lũ con gái trường nó cứ nhảy dựng cả lên. Nhưng như thế

thì có liên quan gì đến nó chứ? Vậy nên mỗi lần gặp thầy là nó lại đưa cái khuôn mặt đưa đám đó ra, sau gần hai tháng khuôn mặt đó vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm là bao.Đông về, Đà Lạt đã lạnh nay còn lạnh hơn. Về đến nhà là nó chỉ muốn nằm bẹp và cuộn tròn chăn mà ngủ, mặc cho ở ngoài có sóng gió bão bùng đi chăng nữa nó cũng chỉ muốn được ngủ mà thôi. Nhưng mà ước mơ chỉ là ước mơ, mẹ bắt nó qua nhà thầy học. Nó lết cái xác như zombie đi mà không có tí cảm xúc. Trời lạnh quá nó cũng lười cử động cơ mặt, mặc xác cho ai nhìn nó muốn nói gì thì nói. Nó bấm chuông nhà thầy mà cứ như đang chơi trò đập chuột. Nó hy vọng thầy không có nhà, nó nhớ cái giường nhà nó. Tiếng cửa mở như gáo nước lạnh dội vào người nó, dập tắt bao suy nghĩ ước mơ trong đầu nó. Thầy nhìn nó cười với nụ cười đầy hiền hòa và chân thành, nó nhìn thầy gượng cười cứ như sắp vào một trận chiến. Một tiếng trôi qua với môn học mang tính bác học này làm hại bộ não của nó kinh khủng, nó loay hoay mở tủ lạnh lấy nước uống vì cũng đã quen dần với ngôi nhà của thầy nó.- Nghi, em bỏ tí muối vào nồi canh giúp thầy nhé, thầy đang tìm thêm vài bài tập cho em.- Dạ ok thầy.Nó lục tìm lọ muối mà thầy nói. Nó vốn được biết là hoạt bát và nhanh nhẹn, cái gì nó không thích thì nó chẳng bao giờ làm, nhưng đã chuyên tâm thì đối phương chỉ có dính đạn của nó thôi. Một suy nghĩ lóe lên trong đầu nó, hai lọ muối và đường nhà thầy khá giống nhau, nó cười đắc ý bỏ ba muỗng đường vào nồi canh cho thầy, thầm nghĩ thầy sẽ ăn canh như chè, bao ngon kakakaka.Tiết học ngày hôm sau kết thúc, nó đang hí hửng tung tăng với cây kem trên tay thì thấy thầy đang đứng hành lang đợi một ai đó. Nó cũng chẳng mấy quan tâm, quẹo phải theo hành lang bên cạnh để tránh mặt thầy.- Nghi! Em lại đây thầy bảo!Nó quay mặt lại vờ như chẳng có chuyện gì xảy ra. Đôi mắt cười của nó làm như chủ nhân chẳng có tội tình gì cả.- Hôm qua thầy nhờ em cho tí muối sao em lại bỏ đường vào. Nồi canh thầy bỏ luôn rồi, không ăn được gì nữa.- Ủa vậy hả thầy. Em sơ ý quá, em xin lỗi thầy.- Em cũng thơ ngây quá ha. Tội ghê đấy chứ. Thầy nhìn nó đầy mỉa mai…- Em không biết thật á thầy. Hôm qua em học xong mặt ngu quá, mà lại buồn ngủ nên lấy nhầm á thầy…- Thầy cho qua đó! Nhóc con!15/01/2013, Bảo Lộc chuyển mình sang xuân…

21

Page 22: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

22

Chiếc xe chở đoàn học sinh trường nó cũng đã tới nơi. Để kỷ niệm mười năm thành lập, trường nó tổ chức chuyến đi du lịch cho tất cả sinh viên và giáo viên. Một trong những điểm đến lần này là thác Đambri – Bảo Lộc. Nó thích thú với chuyến đi lần này, vì ngoài ăn ngủ ra thì du lịch là niềm đa mê thứ hai của nó. Vừa tới nơi nó đã dí cái balo vào người thằng Hưng, nhanh nhảu rủ lũ con gái đi ngắm cảnh và chụp hình. Tất nhiên thầy Tuấn cũng tham gia chuyến dã ngoại lần này. Thầy nó là người thích sự yên tĩnh, thầy tìm cho mình một góc riêng rồi nằm nghỉ mệt. Đang thiu thiu chiềm vào giấc ngủ, thầy giật mình tỉnh giấc vì tiếng cười nói hả hê của một đám học sinh. Tí hí mở mắt ra thì hóa ra là đám học trò mà mình dạy, trong đó là nhóc Nghi nghịch ngợm, thầy chặc lưỡi…chẳng trách mà ồn như vậy. Tiếng ồn càng lúc càng to hơn, lấn át cả không gian yên tĩnh ban đầu. Thầy lặng lẽ xách hành lí tìm một chỗ ngồi khác, miệng hé cười cô học trò tinh nghịch…Chạng vạng xế chiều, khoa Đoàn hội tổ chức lửa trại, một vùng rực lửa cháy ấm nóng, lấp đầy cái lạnh của những ngày cuối đông đầu xuân Bảo Lộc. Đang loay hoay nghịch với lũ bạn, nó thấy một chú sóc màu đỏ trông đến lạ. Vốn tính tò mò, nó đuổi theo chú sóc nhỏ, chẳng mấy bận tâm đến việc đã đi khá xa khu nghỉ mát quy định của trường. Đang mãi chạy theo thì nó bất thần quay đầu lại, nó rùng mình nhận ra đã đi lạc... Trời trở lạnh, sương bắt đầu xuống, màn đêm bao phủ cả Bảo Lộc. Tiếng ếch nhái kêu đâu đó, một vài tiếng động vang lên, cây cối, bụi rậm bao phủ lấy nó... Nó thấy hối hận, đứa con gái quen với những trò nghịch dại bắt đầu thấy sợ, nó òa khóc…rồi nó thim thíp ngủ…Trường bắt loa yêu cầu học sinh từng lớp tập trung để chuẩn bị di chuyển đến địa điểm ăn cơm tối. Lũ bạn nó gọi mãi mà chẳng thấy nó đâu, chúng nó bắt đầu cuống lên. Thầy Tuấn gần đó không hiểu sự tình chỉ thấy con Ly bạn nó ngồi khóc thút thít mới biết được là từ chiều tối đã không thấy bóng dáng nó đâu cả. Thầy Tuấn vỗ về cái Ly bảo nó ngồi đợi, thầy sẽ đi tìm nó cho Ly. Thầy tìm mọi ngõ ngách, mọi chỗ có thể nó sẽ đặt chân tới nhưng đều không thấy bóng dáng nó. Một linh cảm nó đã đi khá xa, thầy quyết định men theo con đường mòn dẫn lên núi. Vừa đi vừa gọi tên nó mãi đến tận tầm chín giờ tối, thầy nghe tiếng thút thít, thầy hạnh phúc gọi tên nó to hơn thì nghe tiếng nó mếu máo trả lời. Nó đang ở trong một cái cửa hang nhỏ, nó mếu máo nhìn thầy. Chẳng hiểu sao khi nhìn thấy thầy nước mắt nó lại rơi nhiều hơn, nó òa lên khóc như một đứa trẻ. Thầy cười hiền hòa vỗ về nó:- Nín đi nhóc, nghịch ngợm thế này mà cũng biết sợ à.- Em xin lỗi thầy, em ham chơi quá…huhuhu- Ừ! Không sao là tốt rồi, đi về nào, các bạn đang đợi em đấy.- Dạ…Nó đi được vài bước thì quỵ xuống. Chẳng là chiều giờ nó chưa ăn gì, mà lại ham vui đuổi theo chú sóc lạc vào tận tới nơi xa tít, rồi lại loay hoay tìm đường về nhà. Đến bây giờ nó chẳng còn tí sức lực nào nữa, một đứa nghịch dại như nó cũng có ngày hết calo như bao người… Thầy nhìn nó cười mỉa mai nhưng lại nhẹ nhàng bảo nó:- Thôi lên đây thầy cõng về, sau này hạn chế nghịch ngợm lại dùm thầy cái.- Em ăn nhiều nặng như heo á, thầy không cõng em nổi đâu…- Em như con mắm mà nặng cái gì! Nhanh lên tối lắm rồi!Nó nặng nề ngồi lên lưng cho thầy cõng về. Lần đầu tiên trong mười tám năm qua nó được một người con trai cõng, lần đầu tiên nó ở trong tình cảnh này, lần đầu tiên nó cảm nhận được hơi ấm của một người…và lần đầu tiên nó nhận ra tim mình đập nhanh như sau kì thi chạy cấp thành phố mà nó đạt giải. Nó nhận ra nó…khát nước quá!- Thầy ơi em khát nước quá. Thầy đi nhanh tí hơn được không thầy hehe?- Em nặng như heo thật, thầy đi nhanh không được.Mặt nó đơ ra vài giây, ngu chi đòi hỏi cho bị sỉ vào mặt!

10/02/2013, Đà Lạt vẫn cứ se se lạnh, mà lòng người lại có chút ấm…- Này nhóc, hôm nay cho thầy đi ké với. Xe thầy sáng nay dắt ra bị hư lốp rồi, thầy không sửa kịp.- Ok thầy, em có cái mũ màu hường bao đẹp, thầy đội vào đi em chở thầy.- …Là Đà Lạt bắt đầu ấm hơn hay là vì nó? …Nó vu vơ hát, chẳng biết có một người ngồi sau đang mỉm cười…- Mày nghe tin gì chưa? Thầy Tuấn dạy toán tụi mình quen cô Tâm dạy văn mới về trường luôn đó. Cái Phương bù lu bù loa với đám con gái.- Sao mày biết? Cái Anh chán chường hỏi.- Thì tao thấy hai người ăn cơm chung bữa hôm qua. Hôm nay còn thấy thầy đi chung với cô Tâm về nữa. Cả trường đều đồn ầm lên, mẹ tao là giáo viên cũng nói với tao vậy mà. Hai người đang dần dần công khai đó. Trai trường mình đã xấu, được cái thầy Tuấn làm tao có động lực học hành. Thế này thì xác định…chán chết đi được.Ngày hôm đó nó đi học mà đầu óc cứ để đâu đâu. Nó chẳng hiểu tại sao? Nó thấy buồn khi nghe cái tin đó. Nó không nghĩ là nó có tình cảm với thầy, vì đối với nó, thầy chẳng khác nào một người thầy như những giáo viên khác. Tuy có trải qua nhiều kỷ niệm, và có những nhận định tốt hơn về thầy, nhưng đối với nó trước giờ thầy mãi là thầy mà thôi. Nó chẳng buồn mà suy nghĩ quá nhiều. Nó lấy một đống bài tập ra giải cho quên đi mớ suy nghĩ hỗn độn đang giằng xé nhau trong đầu nó.15/03/2013, Đà Lạt chếnh choáng hè…Nó đang ở trong giai đoạn khủng hoảng của thời học sinh cuối cấp. Bài vở chồng như núi, một đứa lười như nó cũng dần dần phải thức khuya dậy sớm để giải quyết cái đống của nợ đó. Sáng nay nó lại tiếp tục dậy sớm. Nó mặc trên người bộ đồng phục mà lại trông yêu đến lạ. Nó thấy yêu đời hẳn ra, chẳng là hôm qua Phong – hot boy trường nó chẳng hiểu ăn trúng cái gì mà lại tuyên bố theo đuổi nó với học sinh toàn trường. Một đứa trơ lì về mặt cảm xúc như nó thì đôi khi cũng biết ngại, thấy mình trông đáng yêu hẳn ra. Nó chúm chím cười, ánh nắng ban mai xuyên qua cành hoa phượng, nó vi vu đưa tay ra cho nắng xuyên qua các khe bàn tay thì đùng! Nó nằm bẹp dưới đất, ôm trọn cả tinh hoa của đất trời. Nó điên tiết vì bộ quần áo mới mặc đã được dùng làm khăn lau mặt đường, đứng dậy quay lại:- Đi đứng kiểu gì vậy hả? Có biết…Chưa hết câu thì nó vội che miệng lại. Là thầy Tuấn hàng xóm nhà nó đây mà. - Em lo hứng nắng quá mà có thấy ai đâu.Mặt nó đỏ như gấc. Nhưng biết làm sao được, thầy nói đúng quá mà. Có một ngày nó sến súa tí là ông trời không chấp nhận được, tát nước vào nó cho nó tỉnh ra liền, muốn làm thục nữ cũng không được mà.- À mà nghe nói hôm qua nhóc nghịch ngợm có người tỏ tình hả? Hèn chi mà sáng nay yêu đời lãng mạn đến lạ. - Em bình thường thôi mà, có gì đâu thầy.- Vậy đã quen nhau chưa?- Em đi học đây, em trễ giờ rồi.Nó vội vã xách cái xe chạy một mạch chẳng buồn quay đầu lại. Mặc cho người kia đang cười hả hê…16/06/2013, Đà Lạt mùa yêu…Ngày kết thúc quãng đời học sinh của nó cũng đã đến…Nó và lũ bạn hẹn nhau đi học thật sớm, đứa nào cũng thật lộng lẫy. Sân trường hôm nay đẹp quá, nhưng đẹp mà sao lòng nó không vui mà lại mang một nổi buồn man mác thế này…Tiếng trống trường vang lên báo hiệu năm học đã kết thúc. Lũ học sinh cuối cấp khóc thút thít, ôm nhau mà chẳng muốn rời xa. Đứa con gái như nó cũng không phải là dạng khô cứng, nó cũng có lưu bút, nó cũng ép hoa phượng vào giấy, nó cũng kí tên vào áo, nó cũng viết những lời chúc…và nó cũng biết rơi nước mắt. Nó cũng đã từng nghĩ đến cảnh tượng ngày chia xa, ngày mà nó không còn được nhìn thấy lũ bạn mà nó đã gắn bó suốt ba năm liền. Nhưng biết làm sao được, bữa tiệc nào rồi cũng tàn, chia xa nhưng không phải là mãi mãi, nó tự nhủ sẽ có ngày tụi nó sẽ gặp lại nhau, sẽ chí chóe như chúng nó đã từng…chỉ là tạm kết để mở ra một khởi đầu mới mà thôi… Nhưng sao nước mắt vẫn rơi, nhòe cả trang giấy…Nó bắt gặp thầy Tuấn đang viết lời chúc cho những đứa bạn của nó. Cũng đã gần một năm kể từ ngày đầu tiên nó gặp thầy. Lúc đó nó vẫn

Page 23: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

23

là cô nhóc nghịch ngợm pha đủ trò để chọc thầy thôi. Đi qua những tháng ngày ngây ngô và khờ dại, qua những lúc bên cạnh thầy, nó mới chợt nhận ra là thầy vốn dĩ biết những gì nó làm, vốn dĩ hiểu nó sẽ làm gì, chỉ là thầy muốn nó tự nhận ra, muốn nó tự thay đổi, muốn nó tự trưởng thành mà thôi. Nó không đòi thầy kí tên như chúng bạn, nó chỉ lặng thầm nhin bóng dáng thầy khuất xa nơi cuối hành lang…Một cảm xúc mà nó không gọi được thành tên…Xa xa, Phong đang đứng trước lớp học nó, bên cạnh là một nhành hoa hồng trắng... Nó và Phong đã chính thức quen nhau sau một tháng Phong tỏ tình với nó. Nó cũng chỉ muốn thử cái cảm giác quen một người sẽ như thế nào thôi, bởi vì đối với nó, tình cảm là thứ gì đó khá mông lung, đôi khi nó tự hỏi tình cảm nó dành cho Phong là thế nào, nhưng rồi lại thôi, cái gì mà rối rắm quá là nó cứ bỏ qua, để mặc tới đâu hay tới đó, tính nó vốn lười suy nghĩ, nó tự nhủ nó là con heo di động mà.Nó chia tay Phong sau kì thi đại học nửa tháng. Nó muốn mọi chuyện được rõ ràng, nó không còn cái thời bồng bột muốn mọi chuyện tới đâu hay tới đó nữa. Nó đã trưởng thành, nó bắt đầu biết nghĩ nhiều hơn. Nó cảm thấy Phong và nó không hợp nhau. Nó luôn muốn được bay nhảy, muốn đươc tự do làm những điều nó thích, muốn được hân hoan với bầu trời tự do. Nó như chú chim nhỏ luôn muốn được bay cao bay xa, Phong như chiếc lồng luôn đợi nó về, đôi khi chiếc lồng này cứ buộc chặt lấy nó, làm cho nó cảm thấy gò bó, và nó từ bỏ, nó muốn giải thoát cho cả hai…20/08/2013, Đà Lạt không em…Nó trúng tuyển đại học Quốc tế TPHCM, và nó cũng nhận được học bổng toàn phần của đại học Yale ngành tâm lý học. Con đường phía trước rộng mở với nó…Sau những ngày du hí với gia đình, nó trở về Đà Lạt tận hưởng những ngày cuối cùng trước khi bay sang một miền đất mới, nơi phương xa đất khách, nơi nó sẽ kiếm tìm ước mơ.Đà Lạt vẫn như bao năm nó vẫn sống, vẫn có gì đó làm nó yêu mãi không thôi. Hôm nay nó chợt nhớ đến người thầy đặc biệt đó, người thầy mà đã giúp nó trưởng thành hơn rất nhiều. Người mà đôi khi nó tự hỏi là thầy, hay là anh, hay là một người hiểu theo một nghĩa đặc biệt…Nhưng rồi nó lại thôi, nó muốn giữ cho tình cảm giữa nó và người đó là tình cảm thầy trò thân thương, là một sự kính trọng và thuần khiết đẹp như hạt sương mai vậy…Đi thật xa thật xa…cuối cùng nhận ra là đã đi một vòng tròn. Vậy là trở về với xuất phát điểm ban đầu…- Này nhóc lâu rồi không gặp, nay cao lên tí rồi nhỉ?- Em chào thầy, dạo này thầy khỏe chứ? Thầy với cô Tâm đến bao giờ sẽ cưới nhau?- Thầy với cô Tâm chia tay rồi, giờ thầy độc thân quyến rũ em à. Đi dạo với thầy tí đi, lâu rồi ôn lại chuyện cũ hahaha.- Ok thầy.Tít tít tít... Chuông điện thoại đầu dây bên kia đã ngắt, Tuấn trở về với thực tại, vội vã khoác trên người chiếc áo pull và quần jeans cá tính nhưng cũng đầy trẻ trung, quyến rũ, bất chợt bao kỷ niệm lại ùa về. Anh nhớ đến cô học trò nghịch ngợm một năm về trước. Cái ngày đầu tiên gặp cô nhóc dễ thương trong bộ đồng phục tinh khôi, đoán chắc nhóc ở gần khu nhà mình, Tuấn đành giả vờ mặc cho nhóc lấy chìa khóa của mình, làm như chẳng biết điều gì xảy ra. Làm anh phải vất vã lục tìm chiếc chìa khóa sơ cua để kịp giờ đến lớp, nhóc báo hại anh trễ tới ba mươi phút. Nào ngờ cái duyên, nhóc lại là lớp trưởng của lớp toán đầu tiên anh dạy, trùng hợp thay nhà nhóc lại kế sát nhà anh. Ba lần là duyên rồi nhóc à! Trải qua bao tình thầy trò thiêng liêng, qua bao trò nghịch ngợm của nhóc, Tuấn không biết nhóc đã bước vào trái tim của anh từ lúc nào. Cái ngày mà cõng nhóc trên lưng, cái ngày mà ngồi sau nghe nhóc hát vu vơ, Tuấn biết tim mình đã lỗi nhịp…nhưng nhóc còn quá nhỏ, tương lai nhóc đang rộng mở, và nhóc vẫn là nhóc, vẫn cứ như một đứa trẻ mà thôi…Rồi cái ngày nghe tin nhóc chính thức quen đứa bạn cùng tuổi, Tuấn biết mình không thể đợi nhóc nữa rồi, nhóc đã bắt đầu lớn, nhóc đã không còn là cô học trò nhỏ với những trò nghịch dại, phá phách như trước đây nữa…- Thầy đợi em có lâu không?- Đúng mười phút như các cô gái vẫn hay làm thôi nhóc.- Em chỉ vô tình mà nó trùng hợp thôi thầy kakakaka.Đà Lạt hôm nay lạnh, hoa nở đẹp đến nao lòng. Cái lạnh này con

người ta chỉ muốn bên nhau mãi thôi…- Em sẽ đi bao lâu?- Chắc khoảng bốn năm thầy ạ. Em muốn về Việt Nam làm việc. Em muốn được làm việc ở nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Em muốn được như thầy, vẫn về Việt Nam và cống hiến cho đất nước.- Ừ! Vậy em có đang thích ai không?- Một người, nhưng em mãi không chạm đến được…- Tại sao?- Vì người đó ở cao quá… Còn thầy thì sao?- Thầy cũng vậy…Gió khẽ lay động cành lá, xen qua những lọn tóc của nó…Cảm xúc nhẹ tênh, cứ mặc cho gió cuốn đi…- Em có bao giờ xem thầy khác một người thầy giáo chưa?- Thầy cũng là một người anh, một người bạn của em…- Còn gì khác nữa không?- Thầy cũng từng là một người đặc biệt đối với em, thầy là tấm gương cho em noi theo… Vậy thầy đã bao giờ xem em khác một đứa học trò chưa?- Ngay từ lần đầu gặp em, thầy đã xem em là một người rất khác…Đến mãi về sau, nhìn thấy em trưởng thành, thầy nhận ra em không chỉ là một học trò mà thầy rất yêu quý, em còn là một người đặc biệt đối với thầy…- Vậy thầy sẽ đợi em chứ? Đợi em là một cô gái trường thành, đủ mạnh mẽ đủ niềm tin để bên cạnh thầy không?…- Anh ở đây hôm nay, thật ra anh đã ở đây rất lâu…cũng chỉ là để đợi em thôi Nghi à. Đi và về sớm nhé…Sương rơi, Đà Lạt lạnh…nhưng có gì ấm áp đang xen vào lòng nó. Nó thấy Đà Lạt đẹp quá. Cuộc gặp mặt đầu tiên của nó và người này, đến như cơn mưa rào mùa hạ của Sài Gòn, nhanh đến và nhanh đi, làm lòng người cũng xốn xang. Nhưng tình cảm của nó và người đó lại bền bỉ sâu thẳm, như rượu ngon là mùi vị của tháng năm, chỉ đợi đến khi đã đủ vững chắc để giao nhau thì hai đường thẳng song song sẽ tạo thành một đường thẳng thẳng tắp, cùng nhìn ngắm những tháng năm của cuộc đời. Nó hạnh phúc vì nó đã gặp đúng người và cũng đúng thời điểm, nhưng thật ra thời điểm đúng hay không là do bản thân họ đã chọn. Người này không chỉ là người thầy mà nó rất mực kính trọng mà còn là người anh trai luôn che chở bảo bọc nó, và quan trọng hơn còn là một người đặc biệt nắm giữ trái tim nó…- Em là khắc tinh của anh đấy nhóc. Vì em nghịch quá làm một người vô tư như anh luôn phải lo lắng.Đợi ngày em trở về nhé…! Thầy giáo của em.

Weed

Page 24: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Có một người lái đò như thế…

Kí ức bao giờ cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nhất là kí ức về một thời hồn nhiên nhất trong cuộc đời mỗi con người, một thời long nhong đạp xe ngày

hai buổi cắp sách đến trường. Đó là khi chúng ta vẫn còn là những đứa trẻ chưa lớn hẳn, ngây dại và ngờ nghệch. Trong mảng hồi ức tinh khôi ấy, có nhiều lắm những nụ cười, những lần té ngã, nước mắt, hi vọng, niềm tin. Và thấp thoáng, có bóng hình của những người thầy, người cô dìu dắt ta từng bước, từng bước vào đời...12 năm áo trắng, tôi đã gặp không ít những người thầy giáo. Qua sách vở và báo chí, tôi cũng biết về nhiều người thầy cô tận tụy, yêu thương học sinh. Ấy vậy mà khi gặp thầy, tôi vẫn ngỡ ngàng. Người thầy chủ nhiệm mười hai của tôi, là một “ông thầy già” xấp xỉ lục tuần, sáng nào cũng đến trường thật sớm với con chiến mã cà tàng mà tụi học trò chúng tôi hay đùa là có bỏ ngoài đường cũng không ai dám nhặt. Vào trường, việc đầu tiên là thầy xin một ít nước, tưới cho hàng loa kèn gần cổng. Rồi thầy vào lớp, mở hết các cửa, lau bảng, ngồi vào bàn và lôi xấp bài kiểm tra ra chấm. Thầy tên là Tần, nhưng thầy bảo chúng tôi gọi là “thầy Tàn” cũng được, thầy thích cái tên đó hơn. Đó là tràng cười đầu tiên thầy dành cho cả lớp. Trong lớp mỗi đứa thầy đều đặt cho một cái biệt danh, như là “Mặt Bè”, “Bánh Bèo”, “Bột Ngọt”... Đến độ có bữa dự giờ, thầy quên béng tên thật, gọi biệt danh tùm lum khiến các giáo viên cũng phải cười phì cười.“Thầy Tàn” của chúng tôi, chỉ có cái tuổi là bự thôi, chứ thầy dễ “xúc động đậy” lắm! Có hôm thầy bị ốm, giọng khàn đi không giảng bài nổi, nhỏ “Mặt Bè” bàn đầu rón rén đưa thầy viên Strepsils. Có thế mà thầy ngây người ra một hồi. Chẳng hiểu có phải là do đang ốm không, chỉ thấy có tiếng thầy sụt sịt hít hà, rồi cười thật tươi, thật hiền. Hôm chia tay thầy để chuẩn bị thi Đại học, cả lớp rưng rưng sắp khóc thì nhìn lên, thấy mắt thầy đã đỏ từ bao giờ. Thế là cả bọn hùa nhau hét lên: “Thầy ơi đừng khóc!”. Vậy là cười rần rần, nước mắt cũng chưa kịp trào ra.Như bao ông thầy toán cuối cấp khác, thầy cũng mở lớp dạy thêm. Nhưng thầy không dạy ở nhà, thầy bảo: “Nhà bé tí ti, tụi bay vào chỗ đâu mà đứng”. Thầy xin trường cho mượn phòng để buổi tối thầy dạy học trò, cuối tháng thầy đóng cho trường một khoản tiền. Chẳng biết thầy có đủ tiền để đóng cho trường không nữa. Chỉ biết lớp thầy dạy toàn học trò nghèo, mà học trò nghèo thì nhất quyết thầy không lấy một đồng học phí. Thầy bảo: “Tụi

bay ráng học cho thiệt tốt đi, mai mốt công danh sự nghiệp thành tài rồi thầy sẽ đến nhà từng đứa đòi tiền học”. Cả bọn cười, hỏi thầy:” mai mốt tụi em lấy chồng lấy vợ mời thầy đi hỏi có được không?”. Thầy nhăn mặt, đùa: “Định thấy sang bắt quàng làm họ à, không đi đâu!”Thầy thương học trò một thì học trò thương thầy mười. Có hôm con chiến mã bách chiến của thầy dở chứng, đạp mãi không lên ga. Thầy phải lọ mọ vừa dắt vừa thở hơn nửa cây số, giữa đường thì gặp lũ chúng tôi. Toàn là con gái thôi nhưng nhìn bóng thầy liêu xiêu dưới nắng thương không chịu nổi, thế là hò nhau, đứa đẩy xe, đứa kéo xe, đứa tống thầy lên yên xe đạp. Cứ như một đoàn diễu hành giữa trưa nắng, vừa đi vừa nói, thi thoảng lại có tiếng cười sằng sặc.Nhớ nhất là dịp cuối năm, khi trường tổ chức đi cắm trại. Buổi tối 12 giờ, ba mươi mấy con người kéo nhau chui vô một phòng. Thầy ngồi chính giữa, ra hiệu tắt hết đèn điện để ... qua mắt các giám thị. Trong phòng chỉ còn duy cây đèn cầy le lói. Rồi chuyện gì đến thì cũng đến, thầy bắt đầu ... kể chuyện ma! Cả bọn sợ muốn tè ra quần nhưng không dám hét lên, cứ the thé trong cổ họng, bóp chặt tay nhau như thể sợ bị ma bắt đi mất! Cơ mà vui lắm! Chưa bao giờ cả lớp hòa làm một như lúc này. Chưa bao giờ thấy thầy gần đến như thế. Thức khuya đói bụng, cả lũ lọ mọ đi nấu nước chế mì. Trời cuối năm sương giá, giữa đêm tối, trong một căn phòng nhỏ, có một ông thầy già và bọn nhóc loi nhoi đang hì hụp húp mì. Ừ thì ngoài trời lạnh lắm, nhưng trong này, nhờ cây đèn cầy mà ấm áp lạ kì.Năm mười hai của chúng tôi trôi qua như thế. Vẫn có những bài kiểm

tra, những kì thi căng thẳng đến nghẹt thở, những đêm thức trắng bên xấp đề cương dày cộm, mặt đứa nào như cũng như già thêm vài tuổi,

quầng thâm ngày càng to ra. Nhưng chúng tôi cũng có thầy – người lái con đò mộc mạc tràn đầy tình thương. Tôi đã từng nghi ngờ về

lương tâm nghề nghiệp của những người thầy, người cô, khi mà xã hội bây giờ quá thực dụng, quá vật chất. Song đó chỉ là trước khi tôi gặp thầy. Từ sự ngỡ ngàng ban đầu của một đứa trẻ ngờ nghệch tập làm người lớn trước một người thầy như bước ra từ cổ tích, tôi bắt đầu

nhận ra những điều diệu kì thì ra luôn tồn tại trong thế giới này. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, ta cũng có thể bắt gặp những con người như

thế. Vậy đó, thầy gieo cho chúng tôi không những mầm tri thức mà còn cả niềm tin, hy vọng vào cuộc sống. Thầy biến những năm tháng áo trắng cuối cùng của chúng tôi trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong những chuyến đò của cuộc đời mình, thầy đã chở biết

bao nhiêu thế hệ học trò như chúng tôi đi qua những đoạn đường lúc ngoằn nghèo khi thẳng tắp. Và trong những chuyến đò đã đi qua, tôi sẽ không bao giờ quên được có một chuyến đò cũ kĩ, có một người lái đò

như thế ... Avy

24

Page 25: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Dường như chẳng bao giờ người ta miết mải đi khắp những phố dài để tìm lấy một

mùa hoa nở. Bởi lẽ Sài Gòn chưa ngày nào thiếu vắng cánh hoa bay. Hoa nở rồi lại tàn. Một mùa mới lại về trong những vạt nắng giòn tan. Từ những giây phút chông chênh của mùa hoa chưa kịp cũ, ta đã nghe đâu đó cái chộn rộn hân hoan của một ngày mùa sắp về, về đây tiếp nối vòng tuần hoàn bất tận của cuộc sống.Cũng đôi lần, khi những tháng ngày cũ đã an yên trong xa xăm hồi ức

chợt ùa về, nhưng tôi chỉ có thể thầm nhớ về mùa hoa ấy. Mùa hoa rất khác với những mùa hoa đã đi qua trong cuộc đời. Chẳng rõ khác bởi ánh mắt lứa học trò ngày cuối bên nhau, hay bởi phượng góc sân vốn rộn ràng chợt thu mình im tiếng. Sắc đỏ sôi nổi nồng nàn giờ là màu tạm biệt. Mùa phượng tháng Năm cháy rực một góc trời, màu phượng bi ai của cuộc chia li sẽ trở thành kỉ niệm vang bóng. Có lẽ trong tôi sẽ mãi chẳng thể gọi tên cái cảm giác khi lặng ngước nhìn màu đỏ thắm giữa xanh ngắt trời xa. Cái màu vốn bình yên hôm qua mà nay khiến lòng người chơi vơi đến kì lạ. Trời như thế vẫn xanh, phượng rồi lại về trong tiếng ve ngân những ngày sẽ đến. Nhưng làm sao người ta còn gặp được, lòng mình trong những cuộc chia xa ? Có ai đó đã từng nói, cuộc đời mỗi người đều có một cuộc chia li cho riêng mình. Cuộc chia li mà mỗi khi nhớ đến, cảm xúc ngày đó chẳng thể phai nhạt, dẫu sóng đời chưa bao giờ ngừng đẩy, dẫu thời gian chưa khi nào ngừng trôi. Làm sao quên được lời hẹn ước của bạn và tôi. Này nhé ngô nghê lời hẹn hò mời nhau ngày cưới. Thật buồn cười nhưng chẳng phải sao một niềm tin cho ngày gặp lại. Ngày mà tất cả lời nói đều chông chênh giữa hai bờ xưa cũ sớm mai. Ta hồ hởi ngước trông về năm tháng đời còn rộng dài. Vậy mà lòng vẫn chẳng thể ngừng thương ngừng nhớ, về quá vãng đã qua, vì lẽ tình cảm ấy dư âm đây còn quá đỗi đậm đà. Trong một khoảnh khắc của mùa phượng năm ấy, tôi tin chắc rồi mình sẽ nhớ những chuyến đò đã đưa mình sang sông. Những người lái đò vẫn tận tụy dù cuộc đời lắm ngày mưa gió. Dẫu là 5 năm, 10 năm, 20 năm,.. khi những con số vẫn rạch ròi như vốn dĩ xa xưa, khi phôi pha là màu thời gian chẳng vấn vương hoài niệm, hình ảnh cô vẫn thế, dịu dàng dưới ánh

ban mai; hình ảnh thầy vẫn chẳng đổi thay, làn gân xanh hằn, gò tay bên bảng trắng. Là vạt nắng tình ấm áp chẳng chói chang, là mái đầu bạc phấn thời gian làm rực rỡ tâm hồn thanh tân bao thế hệ tuổi nhỏ. Thời gian rồi cũng trôi đi. Những gương mặt này rồi sẽ mờ nhòe dù cho đã từng dành cho nhau biết bao thương nhớ. Chỉ mong rằng đâu đó trong cuộc đời bận rộn ngoài kia, vẫn là thầy tôi, hiền hòa mến thương; vẫn là bạn tôi, vui vẻ và hạnh phúc. Và sẽ luôn nhớ về một mùa hoa cuộc đời đã sánh bước cùng nhau, như một thước phim chỉ có thể nuối tiếc chứ chẳng thể xem lại lần nữa. Đã bao mùa hoa đi qua như thế mà lòng người vẫn cứ mãi hời hợt vô tư. Ngày chính mình chia xa mới bàng hoàng, khoảnh khắc đã qua nhanh đến thế. Tháng năm ấy vội vã không chờ đợi. Đến khi giật mình, thành phố đã thay đổi mùa hoa… Nhật Thanh

Ai đó lỡhẹnvớimùa hoa

25

Page 26: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Mùa nhớTháng 11, tháng của những cơn mưa cuối mùa, tháng của

những mùa nhớ, mùa yêu thương. Từng ngày từng ngày bước chân vào giảng đường là từng ngày những cảm xúc về

mái trường cũ, thầy cô xưa, bạn bè thân thiết năm nào lại ào ạt ùa về.Ngôi trường cấp ba, nơi chất chứa biết bao nhiêu vui buồn mà khó có ai quên được . Từng trò nghịch phá, chọc ghẹo, từng giờ kiểm tra, những buổi chiều học nhóm, những con đường quen thuộc mà ta đã hòa mình cùng nhau dưới những cơn mưa rào. Mái trường ấy, nơi vun đắp biết bao nhiêu là mối tình thơ đầy hồn nhiên, trong sáng, những tình cảm đẹp, đẹp đến khó quên để sau này nhìn lại ta phải nhoẻn miệng cười: “Qua rồi thời cấp ba yêu thương ấy”. Mái trường, nơi cho ta kiến thức, nơi bạn bè sát lại gần nhau, nơi mà ta có thể chia sẻ mọi buồn vui, những nỗi buồn và làm nguồn động viện to lớn cho ta bước tiếp vào đời.Có mấy ai đã từng đợi ai nơi gốc sân trường , chỉ để được nhìn một bóng dáng quá đỗi quen thuộc trong trí óc. Hay những buổi tan trường đợi ai dưới tán cây chỉ để được về cùng nhau. Nhiều khi đơn giản chỉ là cái nhìn thoáng qua, những câu nói ngượng ngùng và cả những bức thư tình đầu tiên. Tình cảm học trò sao mà đẹp lạ lùng! Mấy ai đi qua năm tháng ấy mà chưa từng một lần xao xuyến bóng hình ai. Mấy ai không từng một lần trái tim như tắt nghẹn, đôi môi chợt ngập ngừng, bàn tay run lên chỉ vì một câu nói ngu ngơ của người mình thầm thương trộm nhớ. Vui biết mấy những buổi chiều cùng nhau ôn bài trên thư viện, tay trong tay những giờ tan trường. Làm sao quên những chuỗi ngày cãi nhau như trẻ con, để rồi ngày qua ngày ta lại càng quý giá nhau hơn , thấu hiểu nhau hơn. Người ta nói, tình yêu đẹp nhất của cuộc đời chính là tình yêu tuổi học trò. Thật vậy, có mấy ai trong ta khi nhìn lại những năm tháng ấy mà không phải bật cười. Chợt nhận ra rằng mình từng có những khoảnh khắc ngây ngô ấy, những kỉ niệm hồn nhiên ấy. Tình cảm đó không mang ta nỗi đau của những lần chia tay, hay nỗi nhớ da diết của mối tình đơn phương thầm kín mà nó chỉ cho ta nhận ra rằng ta đã dần lớn khôn từ đó. “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Những mối “tình thơ” thời áo trắng ấy sẽ luôn đi suốt đời ta, không phải để nhớ, để buồn, để tiếc nuối ,để day dứt lòng ta. Đơn giản chỉ là để mai này nhìn lại khoảnh khắc ấy ta thầm vui vì ta đã có một khoảng thời gian thật đẹp quá đỗi tinh khôi của cái tuổi đẹp nhất cuộc đời. Thật hạnh phúc biết bao khi ta đã hưởng trọn được điều đó trong cuộc đời này.Ngôi nhà chung thiêng liêng ấy, đã đi qua bao năm tháng dãi nắng dầm mưa cùng tuổi học trò, nơi hòa mình của những người lái đò

tận tụy, không ngại khó khăn, nơi của những tấm lòng yêu thương vô bờ bến, của những con người hi sinh tất cả dẫn lối thành công trên con đường tri thức cho “đứa con” ngây ngô của mình. Những người cha, người mẹ ấy nào có biết đâu mái tóc người đang đổi màu, giọng nói người đã khàn lại, những nếp nhăn sao cứ chen nhau xuất hiện trên khuôn mặt người. Hi sinh cả đời cho học sinh, gắn bó với nghề không một lời than vãn, chỉ mong những đứa “con thơ” mau lớn thành tài. Thiết nghĩ, nếu không có thầy có cô thì liệu rằng chúng ta có được như ngày hôm nay. Thầy cô không chỉ mang cho ta kiến thức mà còn dạy ta cách làm người, biết thế nào là nguồn cội, biết nào là lí lẽ, biết thế nào là yêu thương . Trên đời mấy ai cao cả được nhường ấy không ?

“Một đời người – Một dòng sôngMấy ai làm kẻ đứng trong bên bờMuốn qua thì phải lụy đòĐường đời muôn bước cậy nhờ người đưa…”Muốn lắm được một lần, được bước lại ngôi trường ấy , nơi thấm đượm biết bao là tình cảm. Được gặp lại mọi người, thầy cô thân yêu và bạn bè thuở nào. Cái cảm giác đó, xao xuyến , bồi hồi, sâu lắng làm sao khi đó chỉ mãi là mơ ước của một đứa học trò cũ, của một đứa học trò đã không còn được ngồi thao thức bên khung cửa sổ, nhìn ngóng sân trường vào những ngày mưa nặng hạt cho đến khi những tia nắng sau mưa chợt hé mở. Nhớ cái cảm giác được nằm úp bên cái bàn học quen thuộc, nghe những câu chuyện vu vơ của tụi bạn gái nhí nhảnh của thời áo dài trắng tinh khôi. Nhớ cái cảm giác cùng tụi con trai xắn tay áo, lận ống quần mà ùa cả ra sân giữa trưa hè oi bức chỉ để hòa vào những nhịp cầu hay những trận banh đầy ngẫu hứng. Nhớ cái cảm giác được cùng nhau ê a hàng quán rong chơi, cùng nhau xóa đi hết những buồn vui trang vở, chỉ còn đọng lại trong nhau là cảm giác thân thương, nhộn nhịp với những câu chuyện chẳng hề giống ai. Có tình bạn nào đẹp hơn là tình bạn tuổi học trò, bạn bè luôn bên nhau, yêu thương nhau với cả tấm lòng không một chút tính toan. Những kỉ niệm bên nhau nào có thể quên. Những buổi lăn lê trên đất, trên sân cỏ giữa cái nắng trưa chiều vào những giờ thể dục, quốc phòng. Những buổi nghịch hóa chất trong những buổi thực hành . Thực hành tin học hay là giờ giải lao để xem phim, nghe nhạc... Đâu cũng là những trò nghịch phá khiến cô

26

Page 27: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

thầy đau đầu nhưng mấy ai một lần chưa trãi qua những điều như vậy. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò. Còn điều gì vui hơn khi được cùng đám bạn thân dưới mưa cùng nhau đá bóng trên sân trường và khi cả đám bạn gái cũng hớn hở hòa theo. Những cơn mưa đó , những cơn mưa kỉ niệm, cơn mưa niềm vui, mưa mang theo nó những nỗi niềm học trò, đậm lại trông mỗi ta những cảm xúc bất chợt mà khi ngẫn lại ta không khỏi bồi hồi . “Lang thang đi trên sân trường vắng - Nhặt cành phượng hồng còn vương nơi này - Tạm biệt từng lớp học buồn giờ chia tay rồi - Cho tôi yêu thêm nơi này một chút, một chút thôi - Để tôi nhớ… Mai xa rồi sẽ nhớ nhau thật nhiều”. Những câu ca vẫn âm vang mãi bên tai, tình cảm vẫn luôn đông đầy, cảm xúc vẫn còn mãi nơi tâm trí này. Tình bạn chúng ta sẽ mãi mãi vĩnh hằng. Khó có thể nào đổi thay.Có nhớ không ? Cái cảm giác ta nắm tay nhau, nắm chặt đến chẳng rời của ngày tổng kết, cái ngày mà ta chưa bao giờ nghĩ là sẽ đến, ngày chia xa, ngày của những mùa nhớ sắp đong đầy. Giọt nước mắt ngày đó, nước mắt của chuỗi ngày dài xa vắng, xa đi mái trường, xa bạn bè thân thương, xa rời thầy cô tần tảo với ta từng ngày. Những cảm xúc từ tận đáy lòng ấy, không bao giờ ta quên. Những cành phượng ngày nào, đỏ thấm một vùng trời, đỏ cả tâm hồn ta, chỉ mong thời gian ấy như ngừng trôi chỉ mong khoảnh khắc bạn bè mãi ở bên nhau chằng rời một bước. Những giọt nước mặt càng dài, những tiếng nấc càng nghẹn ngào, tim chợt nghẹn đắng, không phải sẽ mất nhau mãi mãi, chỉ là chợt nhận ra bạn bè lâu nay quý giá với ta nhường nào, chợt nhận ra rằng biết đến khi nào ta mới được sát cánh bên nhau sum họp như thế này.Những hình ảnh bên nhau chợt ùa về. Từng hàng phương thì thầm trong gió, những khóm hoa đua nhau khoe sắc trong cái nắng hè chưa bao giờ đẹp hơn,… vạn vật xung quanh chợt dừng lại như đang buồn cùng bạn bè ta. Dường như nó cũng biết nhớ biết thương biết khóc. Để rồi giờ phút chia xa cũng không hẹn cũng đến. Những cái ôm xiết nhau thật chặt : “Thành đạt và luôn hạnh phúc bạn thân tôi nhé”. Những tà áo trắng, những áo sơmi ngả màu theo năm tháng giờ đã nhoẹt nhòe cùng những giọt nước mắt và từng dòng lưu bút ta dành lại cho nhau: “Đừng bao giờ quên tao, bạn thân nhé”. Sân trường rồi cũng vắng đi, gió bỗng hắt hiu hơn hẳn, bóng dáng bạn bè chợt thưa bóng, chỉ còn đây là mái trường năm nào vẫn lẳng lặng một thân một bóng . Mái trường vẫn đứng đó, đợi mãi, đợi mãi, mong mỏi đến một ngày bạn bè chúng ta lại sum họp bên nhau , những ngày chung bước một con đường…Chợt giật mình trước tiếng sấm của những buồi chiều mưa tháng mười một,những bản nhạc xưa âm vang mãi bên tai,n-hững tấm ảnh cũ trên những khung hình cũ, mọi thứ dường như đã cũ như cảm xúc đó như mới hôm nào. Hòa mình vào những kỉ niệm khó phai, ôm trọn vào lòng tất cả yêu thương rằng ta đã có những năm tháng thật đáng sống trong cuộc đời này – Tuổi học trò với tất cả tin yêu.

Hoàng Duy

27

Page 28: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Ký ức

“Có ai đó đã từng đi qua một phần cuộc đời của mình rồi, bạn mới biết họ đã từng dừng lại với chúng ta như thế nào?”

Tôi dừng chân tại một quán café be bé trên đường đi làm về và ngồi lặng lẽ đọc sách trong quán. Nơi có những chùm hoa lưu ly phả hương vào đầu khung cửa sổ, trông thơ ngây đến lạ lùng. Nhìn xa xa vào dãy

phố, lúc chiều tà, tấp nập người qua lại, tôi thấy bóng dáng những cụ già tập thể dục nơi công viên, vài cô chú lao công đang làm việc của mình và xa xa đâu đó thấp thoáng vài chiếc áo dài thướt tha trong gió. Bất giác, trong một phút lặng lẽ của tâm hồn, khép cuốn sách còn dang dở những trang chưa phai cũ, tôi đưa mắt nhìn theo một hình bóng đã lạ mà quen. Lạ của ngày hôm nay nhưng là rất quen của ngày xưa. Ngày xưa ấy- tôi cũng mặc áo dài, cũng đạp xe cùng bạn bè rong ruổi những con đường làng ở quê, ngắm quê

mình vào những buổi chiều hoàng hôn đi học về. Nụ cười giòn tan trong ánh chiều tim tím. Bỗng thấy tuổi trẻ sống dậy, nảy nở tươi rói trong cái nắng heo hắt còn sót lại của Sài Gòn. Một thời, tôi rong ruổi đuổi theo những giấc mơ, rong ruổi đam mê hoài bão, lặng lẽ giấu trong cặp chút mộng mị mối tình đầu, và mấy chút cái giận hờn vu vơ của một cô thiếu nữ. Giận hờn người thương, và giận hờn người “đưa nôi”. Tôi không gọi

đó là cái nôi ngày còn thơ lúc mới cất tiếng khóc chào đời, mà cái nôi ấy, là cái nôi ngày tôi cất tiếng khóc bước vào đời. Dù đi đến đâu, bước qua những bước ngoặt trong cuộc đời, những người dạy dỗ chúng ta, vẫn xem chúng ta như là đứa trẻ. Không phải họ không muốn ta lớn lên mà họ muốn ta được bảo vệ, ít nhất là từ

chính đôi bàn tay của họ.

Ký ức..và nỗi nhớ theo đó tìm về….! Để con được phép gọi người là cô. Con đang nhớ về cô. Ừ thì nhớ về cô, chỉ là một khoảnh khắc thấy hình bóng chiếc áo dài trên phố. Ngày xưa, cô đến trường cũng với chiếc áo dài khá đơn giản. Đơn giản bởi vì nó không hoa văn, nó không kiểu cách, nó chỉ là một chiếc áo dài cộc, với hai tà áo cùng chiếc cổ cao truyền thống, thế thôi. Cô dạy môn Văn. Cái môn mà bao đứa trong lớp chán ngán mỗi lần phải mở tập ra viết viết đọc đọc. Cô là người vui tính, hoạt bát , dễ gần, thiện cảm. Con là đứa ngây ngô,

ngờ nghệch, ít tiếp xúc, lặng lẽ vào loại bật nhất ở trong lớp mình. Vào ngày đầu tiên đứng lớp con, cô đã chào nhẹ nhàng bằng một nụ cười, rồi sau đó đảo quanh đứa mắt nhìn những cái đầu con con đang ngơ ngác đưa mắt nhìn cô. Con cũng thế, cũng chỉ đưa mắt nhìn cô, vì với con môn văn giống như món khai vị quái đản. Ngay từ một bữa tiệc thịnh soạn, phải nếm nó đầu tiên, giống như một cực hình vậy đó. Cô biết không, khi con tin chắc rằng, biết bao đứa trẻ trong lớp, miệng mỉm cười nhưng trong lòng vẫn khao khát 45 phút đồng hồ trôi nhanh hơn

có thể. Nhưng có lẽ tất cả đều sai lầm. Sai lầm ngay từ lúc chúng con có định kiến với môn văn. Bởi vì cô - giống như một vị thần truyền lửa, mang sức nóng từ những điều thú vị ấy đến với chúng con và hóa chúng thành những giấc mơ chưa bao giờ thôi nhiệt huyết. Con lắng nghe cô, nhìn sâu vào đôi mắt cô, trên khuôn mặt cô, bao ngày tháng đứng bục giảng, theo lớp bụi phấn rơi rơi, đã phần nào lấm tấm những vết chân chim nheo nheo nơi khéo mắt. Con biết cô vất vả. Con thấy cô hằng ngày ngồi bên bàn máy tính, gõ những chữ chầm chậm. Những con chữ theo đôi tay gầy gò xương xương ấy dần dần xuất hiện trên màn hình và trở thành

28

Page 29: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

những bài giảng lý thú. Con thấy đôi mắt cô nheo lại dưới lớp kính , rồi nhìn chăm chăm vào những bài văn của tụi con. Đêm đêm vẫn thao thức bên ánh đèn bàn, với chiếc bút đỏ, chấm cho hết xấp bài. Con lặng lẽ ngồi đó, lặng lẽ quan sát cô, con lặng lẽ vừa là người con, vừa là một đứa học trò bao năm tháng cô vẫn theo chân. Theo từ khi còn vừa cất tiếng khóc chào đời, cho đến khi con vào lớp 10 và trở thành một cô thiếu nữ. Cô vừa là mẹ, vừa là người thầy. Người thầy dẫn bước chân con đi, người thầy soi đường cho biết bao đứa trẻ khác, người thầy hằng đêm vẫn tìm kiến thức để mà nâng đôi cánh ước mơ của bao thiên thần vẫn đang miệt mài ngồi trên ghế nhà trường. Con chẳng tiếc lời nào để dành cho cô, cũng chẳng ngại ngần gì khi dành những lời mỹ miều nhất cho mẹ. Khi tuổi thơ con lớn lên cùng những con chữ và trưởng thành hơn từ những bài văn đạo lý trên lớp, là những lúc con càng thấm thía đạo làm con , làm trò. Khi trong suốt khoảng một thời gian không quá dài cũng không quá ngắn ấy, để nâng từng bước chân của con là vai trò của một người mẹ, đỡ từng vấp ngã của những đứa học sinh trên lớp là vai trò của một người giáo viên. Bao nhiêu nỗi lặng lẽ, u sầu, bao nhiêu giọt nước mắt, thâm trầm vì những lần sai trái của tụi con, những lần ngỗ nghịch quá lố , những lần không may mắn rơi vào trò ma quái của tuổi học trò cô đã giấu kín trong màn đêm, sau một ngày dài vất vả với gia đình và công việc. Có lẽ vì cô đã lớn, vì cô thấu hiểu những tiếng nói tuổi trẻ đang mơn mởn sôi sục trong lòng chúng con. Chính vì thế mà, một người đã bước qua cái tuổi trưởng thành, dường như nhìn nhận nó như một quy luật mà bao đứa trẻ khi lớn lên, trưởng thành ra đều sẽ một lần trải nghiệm. Nhớ những tháng ngày mưa gió, chúng bạn trong làng đội mưa đi học, ngồi trong lớp co ro với những tiếng gió rít kéo nhau kêu ràn rạc ngoài khung cửa sổ, cô vẫn đến lớp đúng giờ, vẫn nụ cười dịu dàng. Hồi đó, tụi con trai nghịch lắm, chơi dại mang dép lấm bùn nhèm nhẹp chạy vào trong lớp, rồi thi nhau rượt đuổi nhau. Lớp học bẩn. Chúng nó vui. Con chẳng vui. Nước cứ ướt nhẹp phòng làm cô mỗi lần đi guốc vào phải cẩn thận. Cô mắng. Cô trách chúng con không biết dọn dẹp, cô không dùng lời nói để giảng giải từng đạo lý, cái cách cô cầm chổi và tự mình quét đi những chỗ bẩn đã một phần làm chúng con cảm thấy xấu hổ ở trong lòng. Cô không cho chúng con thấy sự hào nhoáng của chính bản thân mình, mà cái điều giản dị ở cô bỗng dưng sáng lóa mắt, nó sẵn sàng giết chết mọi vùng tăm tối trong lòng chúng con. Cứ thế, tháng năm trên ghế nhà trường, từ lúc thu sang, đông qua, xuân đến, cho đến khi tiếng trống trường đã là dư âm của những ngày đi học, chúng con vẫn lặng lẽ theo những bài giảng của cô. Thời gian thấm thoắt trôi qua, nó âm thầm cho ta thấy những điều gì còn đủ sức ở lại, những điều gì đã bị nhạt nhòa dần. Thì con mới hiểu, đi xa rồi, có những điều giản dị, chỉ cần một ánh mắt nhìn thôi, cũng đủ kéo về cả một khoảng trời, mà dù cố tìm cách lấp đầy vẫn không sao có thể.

Con ngồi ngẫm lại bài hát xưa: “Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, Có hay bao mùa lá rơi.Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng,Sáng soi bước em trong cuộc đời.Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi,Vẫn chiếc áo xưa sờn đôi vaiThầy vẫn đi, buồn vui, lặng lẽ.”…….Trong lặng lẽ của một miền nỗi nhớ, con vẫn đi tìm kiếm những khao khát một lần quay trở lại, để thấy ngàn tia nắng ấm, một lần nữa sáng soi trên trang vở, để một lần nữa ngồi trên ghế nhà trường, thấy mẹ con đang là một cô giáo, với nụ cười và đôi mắt đã hằn bao vết chân chim, truyền đạt lại kiến thức cho chúng con…Người vẫn đang âm thầm tự đốt chát bản thân mình để soi sáng con đường cho chúng con đi.Tháng 11!Phố bắt đầu lên đèn, ngả màu vàng nhạt nhòa buồn ảm đạm. Tôi thấy những con đường bỗng dưng ươn ướt, nhòe đi trong khoảng không của đêm vắng, hay qua tấm kính mờ ảo của quán café, đôi mắt tôi chợt đẫm nước lại. Cô gái thiếu nữ nhỏ bé xa nhà, một thoáng giật mình, giật mình để thổn thức, bồi hồi, xao xuyến. Trong phút giây nghẹn nghào không thành lời, biết đâu nơi đó - nơi mà xa con cả ngàn trăm cây số ấy, mẹ tôi vẫn đang mong chờ một cuộc gọi để lắng nghe tiếng nói của cô con gái bé bỏng: “Cô giáo ơi, con yêu mẹ, yêu hơn cả những gì con đã từng!”. Tôi lục trong túi sách của mình, nơi một hộc nho nhỏ, đưa tay tìm chiếc điện thoại vẫn còn âm ấm nằm gọn trong ấy….Phố Sài Gòn về đêm… Rơi lại những khoảnh khắc mà đến tôi cứ ngỡ mình đã từng quên. BuBu

29

Page 30: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

THẦY TÔIThắm thoát đông lại đếnTiết trời bỗng lạnh mơn,

Mưa ít dần từng cơnKhô hàng me tôi mến.

Vòng tuần hoàn thời gianVô tình trôi chốc lát,

Thầy hoà nhịp mênh mangTóc xanh dần vơi bạc.

Mắt thầy tôi nâu nhạt,Tay áo mềm vân vê.

Thầy thích đùa thích hát,Thầy yêu nét thôn quê.

Thầy tôi thật vẫn thếDõi từng bước từng ngàyMong trò học hăng say

Cùng những câu chuyện kể.

Thầy tôi dạy về lễTrò hãy học đầu tiên,Rồi phải nghĩ đến liền

Học văn sao tử tế.

Thầy bảo trò Kinh TếNăng động và sung sức

Hiện thực những đam mêKiên trì vươn khổ cực.

Thầy truyền đạt đúng mựcSinh động và đầy lực

Trò chăm làm thầy vuiChóng mau hết cả buổi.

Thầy tôi tuy có tuổiVẫn chu đáo ân cầnNở nụ cười tươi vui

Cùng trò thông nghi vấn.

Thầy tôi chẳng ngại ngần,Lắng nghe và thấu hiểu.Vui buồn cùng bao kiểu, Cả nghiêm khắc khi cần.

Thầy dạy chỉ học phầnNhưng nhiều điều mới lạ.

“Không gì là tất cả”Thầy bảo - trò thưa “vâng!”.

Nắng vàng toả trước sân,Tôi lâng lâng tự nhủ

Không quên bài học cũThầy đã dạy bao lần.

Rèn luyện tính chuyên cần,Học hỏi chẳng ngại ngần,Năng động thêm sáng tạo,Đoàn kết hợp cùng nhau.

Xưa, nay và mai sau,Công ơn thầy tôi nhớ

Dù năm tháng hững hờVì … Ơn thầy trọng dường bao!

THIỆN NGÔN

30

Page 31: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

31

Page 32: Tập san chào mừng 20/11 Đại Học Kinh tế TP HCM

Chúc mừng ngày nhà

giáo Việt Nam

20 - 11đến tất cả thầy cô

trường đại học

Kinh Tế tp HCM

Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Nhóm Truyền thông sinh viên S Communications