tác giả: lê thế biểu - viet-studies

15
1 Tác giả: Lê Thế Biu Hin Thanh Hóa – Vit Nam Vì sao HChí Minh thành công năm 1945 và câu hi hin nay? Làm trai cchí lp thân Ri ra gp hi phong vân cũng va. Nên ra tay kiếm tay cChng nên thì chchng nhtay ai. (Ca dao Vit Nam) Ngày 02 tháng 9 năm 1945 HChí Minh, nhân viên bí mt ca Quc tế Cng sn, tbóng ti bước ra ánh sáng, trthành chtch chính phlâm thi nước Vit Nam DCCH đc Tuyên ngôn Đc lp, mt thc thchính trđược sinh ra tđng tro tàn ca mt thế chiến đi đến hi kết thúc. Nhà lãnh đo trli được câu hi trong 60 năm (1885-1945) không ai thành công đđem li đc lp cho Vit Nam. Mt chính thra đi và tn ti ti ngày nay vượt qua vòng cnh tranh khc nghit gia các quc gia, đã chng li các thế lc hùng mnh trên thế gii và hin nay đang phi đi mt vi câu hi ln nht thi hin đi: Vit Nam stn ti thế nào gia mt bên là nước Trung Hoa đsvà bên kia là thế lc đến tphương Tây? [1]. Vì sao HChí Minh thành công năm 1945? Sthành công tiến lên nm chính quyn có phi là con đường đã đnh hướng trước hay không, như theo Stein Tonnesson “không cho rng cuc cách mng đó là ‘tình c’, ‘ngu nhiên’ hoc ‘ăn may’”[2]. Hay theo Sophie Quinn Judge “quá trình dn đến vic nm quyn lc năm 1945 ca ông Hkhông phi là mt tiến trình có sn tđu” [3]. Nhm đưa ra mt hướng trli cho câu hi lch squan trng, gn lin vi mt nhân vt trvđúng thi đim thích hp, đã là mt thay đi cho Vit Nam, mt biến cquan trng luôn là trung tâm ca biến đng xã hi đã làm đo ln và tiếp ni cuc sng mt dân tc, mt du mc đánh du nên hành trình snghip gian nan. Và bước sang thế kXXI, sau 75 năm ra đi nước Vit Nam mi và hơn 50 năm HChí Minh mt có thtrli cho câu hi quan trng này. Mt câu hi tquá khvn đang bngõ ti ngày nay. Giđây, câu hi mi xut hin, nhà nước hin ti strli như thế nào đtiếp ni cái huy hoàng các nhà lãnh đo thế hđu tiên. Vì sao HChí Minh thành công ? Chiến tranh thế gii thhai là mt skin làm thay đi toàn thế gii và nhđó ti Vit Nam mt nhà nước mi được sinh ra hay cách mng là con đca chiến tranh. Cuc chiến là mt cú hích mà ti Vit Nam mt thế lc cũ đã cai trnước Vit

Upload: others

Post on 18-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

1

Tác giả: Lê Thế Biểu

Hiện ở Thanh Hóa – Việt Nam

Vì sao Hồ Chí Minh thành công năm 1945 và câu hỏi hiện nay?

Làm trai cố chí lập thân

Rồi ra gặp hội phong vân cũng vừa.

Nên ra tay kiếm tay cờ

Chẳng nên thì chớ chẳng nhờ tay ai.

(Ca dao Việt Nam)

Ngày 02 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh, nhân viên bí mật của Quốc tế Cộng sản, từ bóng tối bước ra ánh sáng, trở thành chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam DCCH đọc Tuyên ngôn Độc lập, một thực thể chính trị được sinh ra từ đống tro tàn của một thế chiến đi đến hồi kết thúc. Nhà lãnh đạo trả lời được câu hỏi trong 60 năm (1885-1945) không ai thành công để đem lại độc lập cho Việt Nam. Một chính thể ra đời và tồn tại tới ngày nay vượt qua vòng cạnh tranh khắc nghiệt giữa các quốc gia, đã chống lại các thế lực hùng mạnh trên thế giới và hiện nay đang phải đối mặt với câu hỏi lớn nhất thời hiện đại: Việt Nam sẽ tồn tại thế nào giữa một bên là nước Trung Hoa đồ sộ và bên kia là thế lực đến từ phương Tây? [1].

Vì sao Hồ Chí Minh thành công năm 1945? Sự thành công tiến lên nắm chính quyền có phải là con đường đã định hướng trước hay không, như theo Stein Tonnesson “không cho rằng cuộc cách mạng đó là ‘tình cờ’, ‘ngẫu nhiên’ hoặc ‘ăn may’”[2]. Hay theo Sophie Quinn Judge “quá trình dẫn đến việc nắm quyền lực năm 1945 của ông Hồ không phải là một tiến trình có sẵn từ đầu” [3].

Nhằm đưa ra một hướng trả lời cho câu hỏi lịch sử quan trọng, gắn liền với một nhân vật trở về đúng thời điểm thích hợp, đã là một thay đổi cho Việt Nam, một biến cố quan trọng luôn là trung tâm của biến động xã hội đã làm đảo lộn và tiếp nối cuộc sống một dân tộc, một dấu mốc đánh dấu nên hành trình sự nghiệp gian nan. Và bước sang thế kỷ XXI, sau 75 năm ra đời nước Việt Nam mới và hơn 50 năm Hồ Chí Minh mất có thể trả lời cho câu hỏi quan trọng này. Một câu hỏi từ quá khứ vẫn đang bỏ ngõ tới ngày nay. Giờ đây, câu hỏi mới xuất hiện, nhà nước hiện tại sẽ trả lời như thế nào để tiếp nối cái huy hoàng các nhà lãnh đạo thế hệ đầu tiên.

Vì sao Hồ Chí Minh thành công ?

Chiến tranh thế giới thứ hai là một sự kiện làm thay đổi toàn thế giới và nhờ đó tại Việt Nam một nhà nước mới được sinh ra hay cách mạng là con đẻ của chiến tranh. Cuộc chiến là một cú hích mà tại Việt Nam một thế lực cũ đã cai trị nước Việt

Page 2: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

2

Nam hơn tám mươi năm bị một thế lực mới nổi lên đánh bại, sau đó Việt Minh - một lực lượng đứng bên lề nhanh chóng chớp thời cơ giành chính quyền khi ngày tàn của kẻ “gieo gió ắt gặp bão” kết thúc. Với một ý nghĩa quan trọng hơn là sự chuyển mình từ đất nước thực dân phong kiến sang cuộc cạnh tranh ý thức hệ để quyết định sự thắng thế của một hệ tư tưởng mới.

Vậy thì một cuộc chiến tranh xảy ra và dựa vào đó để thực hiện thành công một cuộc cách mạng mà cao nhất là giành và nắm chính quyền và một nhà nước mới ra đời. Sự lý giải thành công đến từ đâu trong trường hợp Việt Nam năm 1945? Điều này chỉ có thể đặt Việt Nam trong bối cảnh nhìn từ các cuộc cách mạng ở phương Tây mà Hồ Chí Minh đã ở nước ngoài.

Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam chỉ trở về nước khi thế chiến thứ hai đang bắt đầu, mà trực tiếp là Pháp đang cai trị nghe tin “mẫu quốc” thất bại trước Đức [4], lúc ở độ tuổi “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Cần một cuộc chiến tranh mới về nước, tức là từ khi rời Liên Xô và tháng 11 năm 1924 về miền nam Trung Hoa và đến ngày 28 tháng 1 năm 1941 tại cột mốc 108 giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Cao Bằng, trở về sau 16 năm hoạt động cách mạng khi đã xác lập được con đường cứu nước và gần 30 năm bên ngoài học hỏi, quan sát và chờ một sự kiện tương tự như Lênin trở về để lãnh đạo thành công cách mạng Nga thoát thai từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Tại sao lại “chờ thời” lâu dài đến vậy mới trở về nước. Không về nước lúc thế giới hòa bình mà lại biến động, một cuộc chiến nổ ra sẽ làm chính quyền đang cai trị phải đối phó nhiều vấn đề và mất quyền kiểm soát các sự kiện khi vượt ra ngoài, và sụp đổ sẽ diễn ra khi cuộc chiến kéo dài nếu thất bại về mặt quân sự. Một mối liên hệ mà một người thuộc địa đã viết “Chủ nghĩa tư bản là một con đĩa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc...” tức thất bại của Pháp trước Đức tháng 6 năm 1940 sẽ chỉ còn “cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa” [5] và chính phủ thuộc địa tại Đông Dương vẫn vững chắc dù mẫu quốc có thất bại chăng nữa.

Nhìn lại lịch sử Pháp xâm lược và thiết lập một bộ máy cai trị ở Việt Nam và không có một cuộc nổi dậy nào có thể tống cổ người Pháp để mang lại độc lập. Người Việt chưa bao giờ bị cảnh đô hộ kéo dài như vậy từ khi thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc. Một giai đoạn dài dằng dặc do nhà Nguyễn thất bại trong việc bảo vệ nền độc lập trước ngoại xâm và sẽ làm người Việt Nam nghĩ rằng liệu số phận của họ có phải đã được sắp đặt trước. Nhưng không, ít ra vẫn có người tin vào may mắn của mình, một người thành công nhờ một cuộc chiến tranh, một lựa chọn biết ở vị thế để đạt được hiệu quả nhất.

***

Khi chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành xuống thuyền ra nước ngoài, ông chủ mới đã ngự trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam gần 26 năm trên sự tuyệt vọng cuối cùng từ phái chủ chiến tại kinh thành Huế cố cứu vãn một vương quyền đã tàn từ mối nạn ngoại xâm. Anh thanh niên-đại diện một thế hệ mới ra đời- đi qua nhiều nước và trở lại Pháp cuối năm 1917 khi thế chiến thứ nhất đang diễn ra. Khoảng thời gian sống tại Pháp, chính tại nơi đất nước đang cai trị Việt Nam, màn chính trị mở đầu

Page 3: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

3

bằng việc cùng một nhóm người Việt Nam yêu nước gửi Bản yêu sách của nhân dân An nam nhân các cường quốc thắng trận họp tại Versailles, một tiếng nói lẻ loi không đi đến kết quả là bao, qua phỏng vấn của phóng viên Mỹ nói rằng đến đòi quyền tự do cho dân An Nam nhưng không có được sự hỗ trợ tại quê nhà: “Tình cảnh của đất nước Việt Nam thật đáng buồn. Ngoài chúng tôi (chỉ một số người yêu nước) chưa có sự chuẩn bị nào cả và các hoạt động vũ trang gần đây đã hoàn toàn thất bại và không có tiếng vang nào ...”, vẫn có một số khích lệ từ “các nghị sĩ, tôi gặp tất cả những người chịu giúp chúng tôi. Những người Xã hội nghĩ rằng Chính phủ Pháp không khi nào chấp nhận những yêu cầu của chúng tôi nhưng họ vẫn vui lòng giúp đỡ. Và đó là chỗ dựa quan trọng đối với chúng tôi”[6]. Sự chuyển hướng sau đó sang phong trào cộng sản do đọc bài báo về dân tộc và thuộc địa của Lênin là một ngả rẽ cũng là bước sang con đường chính trị đảng phái.

Sau bao năm tham gia Đảng cộng sản Pháp và hoạt động đã thừa nhận rằng “đã đọc nhiều tuyên bố ủng hộ và đoàn kết của những người chống đối nhưng không người nào đem lại cho chúng tôi một sự giúp đỡ thiết thực để thoát khỏi chế độ nô lệ mà những ‘người đi gieo rắc văn minh’ đang giam hãm chúng tôi”, chuyển hướng đến Liên Xô-nước xã hội chủ nghĩa ra đời từ chiến tranh, rất phấn khởi về một “sáng kiến bolshevik” và nhìn thấy một “biểu tượng” làm hình mẫu lý tưởng đã mở ra con đường mới cho cuộc đời hoạt động cách mạng[7]. Hành trình tới Liên Xô đã giúp Nguyễn Ái Quốc có những thay đổi lớn mà không phải trở lại nước Pháp nữa. Thời gian tại Liên Xô tìm hiểu về cách mạng năm 1905 và cách mạng tháng Mười Nga 1917 kết hợp những kiến thức tự học tại Pháp về các cuộc cách mạng châu Âu và Mỹ, rút ra một “định luật tổng quát” chung về cách mạng được trình bày trong cuốn sách nhỏ Đường Cách Mệnh năm 1927 [8] là: “Cách mạng đều từ các cuộc chiến tranh lớn”, lúc đang hoạt động ở Quảng Châu, miền nam Trung Quốc mở các lớp huấn luyện thanh niên Việt Nam, bước mở đầu sau này tiến tới thành lập Đảng. Có nghĩa là những gì đã xảy ra ở phương Tây có thể lặp lại mối tương tự và bài học cho Việt Nam tham khảo. Đất nước mà thực dân Pháp đang đô hộ hơn 60 năm.

Page 4: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

4

Một tiết lộ được đưa ra trong cuốn sách Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch ra đời năm 1948, lúc nhà lãnh đạo nước Việt Nam DCCH cũng sẽ phải ra mắt thế giới. Nói tới thời điểm Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến nước Nga Xô viết làm việc trong khoảng thời gian (tháng 7/1923-9/1924) trước khi rời đi Trung Quốc:

“Vừa xem xét vừa nghiên cứu nước Nga, ông Nguyễn không quên đây là một nước đã trải bốn năm chiến tranh thế giới, những cuộc chiến tranh đã làm tổn thương đến tận cơ sở. Ông Nguyễn cũng không quên so sánh nước Nga mà cuộc cách mạng đang tiến tới với nước Việt Nam bị nô lệ đã mấy mươi năm”[9].

Chính vì vậy Nguyễn Ái Quốc là thành viên của Đảng Cộng sản Pháp làm việc trong Quốc tế ba chuyển về gần Việt Nam hoạt động nhiệt thành, năng nổ cho đệ tam quốc tế, với chủ tâm hoạt động bên ngoài nhưng không xa lãnh thổ Việt Nam nhằm gây dựng một tổ chức đảng chính trị theo mô hình Leninist. Vì để giành độc lập từ tay người Pháp, một cường quốc của châu Âu, vào thời cai trị phồn thịnh của chủ nghĩa thực dân châu Âu sau thế chiến I đang thống trị thuộc địa trên toàn thế giới, Nguyễn Ái Quốc cần làm đầu tiên là xây dựng một Đảng Cộng sản, mà theo Lênin trong cuốn sách Làm gì? [10] có 5 yếu tố quan trọng:

(1) Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo.

(2) Càng có đông đảo quần chúng được thu hút tự phát vào cuộc đấu tranh, tạo thành cơ sở cho phong trào và tham gia phong trào, thì càng cấp thiết phải có một

Page 5: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

5

tổ chức như thế và tổ chức ấy lại càng phải vững chắc (nếu không thì bọn mị dân sẽ dễ lôi cuốn những tầng lớn lạc hậu trong quần chúng).

(3) Một tổ chức như thế thì chủ yếu phải gồm những người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp của mình.

(4) Trong một nước chuyên chế, chúng ta càng thu hẹp số người của tổ chức ấy lại đến mức chỉ nhận vào tổ chức những người cách mạng chuyên nghiệp đã từng được rèn luyện về nghệ thuật chống bọn cảnh sát chính trị thì một tổ chức như thế càng khó bị “tóm”.

(5) Số công nhân và những phần tử của các giai cấp xã hội khác có thể tham gia phong trào và công tác tích cực trong phong trào sẽ càng đông.

Cuốn Đường Cách Mệnh chỉ ra cách mạng Nga đối với cách mạng Việt Nam nhìn từ Nguyễn Ái Quốc cho rằng “thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công” từ khi “Lênin và nhiều đồng chí ở ngoại quốc về”[11]. Đây là bước ngoặt đã mở ra, ra đi tìm đường cứu nước bằng đường biển và trở về nước bằng đường bộ. Và một thế chiến mới đến có quy mô còn lớn hơn thế chiến chỉ riêng tại châu Âu trước đó đã bùng nổ mở đầu tại chính châu Âu tháng 9 năm 1939 và ở một đất nước phương Đông xa xôi, khi người dân họ không ngờ được rằng họ không phải sống mãi cuộc đời không phải là đã định trước, cũng tiếp theo sau cuộc đại chiến này họ sẽ là trung tâm của sự chú ý trên khắp thế giới.

Chỉ 6 ngày sau khi nghe tin Paris thất thủ lúc đang ở Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc tìm cách trở về Việt Nam, một biến cố xảy ra tại chính quốc được chế giễu trong bài báo Hai chính phủ Versailles khi so sánh năm 1940 giống năm 1870 rằng “cách nhau 70 năm, lịch sử nước Pháp đã in lầm mất một trang. Vì lẽ 2 Chính phủ Versailles giống nhau y đúc, cùng đẻ ra trong thất bại của chiến tranh” [12]. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đã đến là điều không thể bỏ qua, hy vọng học từ Lênin đã đến, rất là vui mừng được thể hiện trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12/7/1940, rằng phải tận dụng cơ hội tốt “nghìn năm có một”:

“... từ ngày nước Pháp buộc phải đầu hàng Đức thì uy tín của người Pháp đã bay lên quá chín tầng mây, còn người Việt Nam trong lòng không ai là không mừng rỡ. Không hiếm người muốn lợi dụng cơ hội này đánh đổ ách thống trị của người Pháp. Chỉ vì không có người tổ chức và lãnh đạo. Vì sao Đảng Cộng sản không tổ chức và lãnh đạo họ? Vì tám chín phần mười số cán bộ cũ đã bị bắt. Cán bộ mới thì còn thiếu kinh nghiệm chưa đủ lực lượng. Ngoài ra, còn một vấn đề nữa muốn kêu gọi toàn dân đứng lên phải có người đủ uy tín danh vọng, nói được làm được đi tiên phong thì mới có kết quả”.

“Nhân dân Việt Nam tuy hiện nay chưa được tổ chức, nhưng ai cũng chán ghét cuộc đời nô lệ, ai cũng mong muốn độc lập, tự do, và đang trong tư thế một người lên tiếng vạn người ủng hộ”[13].

Khi ra đi trẻ - trở về ở ngũ tuần, vượt qua biên giới ngày mùng Hai Tết Tân Tỵ (28/01/1941) mà chỉ 16 tháng trước thực dân Pháp tại Đông Dương đã phù ra một hơi thở ngột ngạt đối với những người cộng sản và 4 tháng trước Nhật vào Đông

Page 6: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

6

Dương từ biến cố mở đầu 1 tháng 9 năm 1939 tại châu Âu. Từ đây nhà lãnh đạo tương lai bắt đầu thực hành chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và với tên mới là Hồ Chí Minh sẽ xuất hiện ngày Quốc khánh một khi cách mạng thành công tại Hà Nội.

Nhật Bản ngày càng thất bại trên chiến trường trước quân Đồng minh và cú đảo chiều bắt đầu từ 9 tháng 3 năm 1945 tại Đông Dương đã loại bỏ đối thủ cũ sau trận đánh ngắn ngủi. Là một mốc đảo ngược giống cách mạng tháng 3 tại Nga khi nhân dân Nga lật đổ chế độ cũ Sa hoàng. Chỉ khác là cách mạng tháng Mười thành công lúc Nga đang tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, và trong cuộc chiến, Nga là nước đầu tiên và duy nhất bị cách mạng nuốt chửng chỉ trong vòng 8 tháng (8/3-7/11/1917) Lênin và các cộng sự bolsheviks lên nắm chính quyền. So với cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, sự thành công xảy ra lúc nghe tin Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 15/8 kể từ cuộc xoay chuyển đợt một 9/3/1945 tới biến cố “ngóng trông” tiếp theo từ bên ngoài khi cuộc chiến tranh thế giới kết thúc.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 - một đặc quyền chỉ dành cho những người trẻ tuổi để tạo nên ngày hội của toàn dân, nơi người dân có chung mục đích. Theo David G. Marr “Đó là một khoảnh khắc mà mọi thứ dường như đều khả thi, khi mọi người cảm thấy họ đang làm nên lịch sử, chứ không chỉ chứng kiến nó”[14]. Và một cái Tết độc lập tổ chức ngày 2 tháng Chín tại Hà Nội khi sân khấu mở ra, đón chào những nhà lãnh đạo nước Việt Nam mới - một đất nước thường thấy từ lịch sử đã để lại mỗi khi gặp khủng hoảng và ngoại xâm thường xuất hiện nhân tài.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là trung tâm-hay cuộc chiến đã làm thay đổi hệ thống quốc tế mà từ trung tâm này, một “khía cạnh phụ cận”-Việt Nam giành được độc lập. Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công vượt quá sức mong đợi của Hồ Chí Minh mà ông đã ấp ủ bao lâu. Một nhà nước giống những nhà nước trong lịch sử Việt Nam sinh ra từ chiến tranh - cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đảm bảo tính chính thống của triều đại sẽ gắn liền với người được suy tôn là anh hùng dân tộc. Nhà lãnh đạo thiết lập chế độ mới, nguyên thủ quốc gia đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trên tất cả, không nên nghĩ rằng rập khuôn là điều thích hợp khi có mối tương đồng hoặc là ngẫu nhiên. Tổng kết lại vậy “Lênin” của Việt Nam đã học hỏi từ Lênin của nước Nga những điểm quan trọng:

Page 7: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

7

(Xem sơ đồ 1, 2, 3).

Page 8: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

8

Page 9: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

9

Page 10: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

10

Câu nói song hành với yếu nhân.

Có thể nói là Hồ Chí Minh có một hành trình sự nghiệp hợp với một câu nói*

nổi tiếng của Khổng Tử trong Luận Ngữ thuộc Tứ Thư - Kinh điển của Nho gia:

Page 11: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

11

Còn Việt Nam hiện nay?

Câu hỏi mới mà Việt Nam đang đối mặt hiện nay, xin đưa ra bảng dưới đây về

chu kỳ lịch sử Việt Nam cho tới hiện tại:

Vào ngày 24 tháng Giêng 1918, Lênin, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng dân ủy

tuyên bố tại Đại hội III toàn Nga các Xô viết công nhân-nông dân-binh lính rằng

Chính quyền Xô viết được thiết lập ngày 7 tháng Mười một 1917 đã vượt qua được

cái bóng lịch sử ngày 18 tháng Ba của 46 năm về trước khi giai cấp tư sản thách thức

những người bolsheviks lên nắm chính quyền là không thể tránh khỏi thất bại. Gần

28 năm sau, tức 30 tháng Tư tiến về trung tâm của thế giới [15]. Bốn tháng tiếp tại

châu Á nhà nước Việt Nam mới được thành lập.

Page 12: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

12

Giống như lực đẩy của thế chiến thứ hai, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam

tháng Mười hai năm 1986 tiến hành Đổi mới từ một lực đẩy quan trọng là Liên Xô

từ tháng Ba năm 1985. Vậy mà nơi mở đầu cũng là nơi kết thúc. Tại đất nước

phương Đông xa xôi đã trụ và vượt qua được khi thành trì tư tưởng sụp đổ, rồi mở

cửa rộng ra với thế giới bên ngoài mà chỉ trước đó một thập kỷ đã ngoảnh lại với

những kẻ đã bị đánh bại, một điều trớ trêu của lịch sử và một lần nữa kể từ ngày

nước Việt Nam DCCH ra đời vẫn tiếp bước đến ngày nay.

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đang đứng trước một câu hỏi mới trong

quan hệ quốc tế tại châu Á, một quyền lực mới nổi lên muốn thay thế một quyền lực

cũ mà Việt Nam nằm cạnh sát nút. Ở vị trí biến động cái quá khứ hàng ngàn năm

lịch sử đã đứng vững trước các thế lực ngoại bang. Ngày nay sẽ phải tiếp bước lịch

sử mà được ví như cái đê chắn chủ nghĩa bành trướng phương Bắc xuống Đông

Nam Á nhờ vị trí địa lý.

Câu hỏi Việt Nam phải trả lời ngày nay có lẽ đã xuất hiện và để lại từ quá khứ

chưa có lời giải. Một cuốn sách có tên Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung

Hoa 1847-1885 của nhà sử học Yoshiharu Tsuboi đã đề cập đến một giai đoạn trong

lịch sử ở thời điểm phương Đông đang đối mặt với sức ép mở cửa từ các nước Âu-

Mỹ từ chiến tranh Nha phiến (1839-1842) mở đầu đế quốc Trung Hoa mở toang cửa

ngõ thiên quốc trước sức mạnh của cường quốc hải quân mạnh nhất thế giới

phương Tây là Anh quốc, từ sự kiện này nhà nước Đại Nam với tư cách một quốc

gia phải lựa chọn con đường tồn tại giữa một bên là quan hệ truyền thống lâu đời

phải đối mặt với biến động trong quan hệ quốc tế mới.

Kể từ cái bắt tay giữa hai bên bờ đại dương và đưa Cộng hòa Nhân dân Trung

Hoa vào sân khấu thế giới. Cuối năm 1978 công cuộc Cải cách và Mở cửa do Đặng

Tiểu Bình tiến hành và trước những biến động ở khối các nước XHCN, đưa ra châm

ngôn “ẩn mình chờ thời”, một thời gian trong tình trạng còn yếu so với các đối thủ

khác. Một giai đoạn Trung Quốc “bọc võ học văn” để tập chú vào vấn đề trong nước.

Sau 30 năm chờ đợi, suy thoái kinh tế 2008 xảy ra ở phương Tây và các cuộc chiến

của Mỹ tại Afghanistan 2001 và Iraq 2003 trước đó chuyển hướng Mỹ ra khỏi châu

Á, điều mà Trung Quốc gọi là “cửa sổ cơ hội chiến lược” đưa ra năm 2003 nay đã thành hình [16].

Cuốn sách Trung Quốc mộng xuất bản năm 2009, nói lên việc đã đến lúc sang

số trở thành Trung Quốc lớn-thời kỳ thứ ba, sự trỗi dậy sẽ thách thức phương Tây

và tuyên bố không đi theo vết xe đổ của ba cường quốc trong thế kỷ XX: Nhật trước

năm 1945, người Đức trong thời kỳ hai cuộc đại chiến thế giới và không phải là

người Nga trước năm 1991 [17].

Còn đối với Mỹ thừa nhận sự thất bại qua nửa thế kỷ muốn thay đổi Trung

Quốc, trong lịch sử thế kỷ XIX vào năm 1853 Mỹ đã buộc Nhật Bản mở cửa và gia

nhập cùng các cường quốc, rồi bị đại bại trong thế chiến thứ II và nay nhìn thấy

quốc gia châu Á khác với cái kết đắng nhận ra:

Page 13: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

13

Không có cây gậy hoặc củ cà rốt nào có tác động tới Trung Quốc như dự

kiến. Những mối ràng buộc về ngoại giao và thương mại không mang lại

được sự cởi mở về chính trị và kinh tế ở Trung Quốc. Cả sức mạnh quân

sự của Hoa Kỳ cũng như cán cân lực lượng khu vực đều không ngăn cản

được Bắc Kinh tìm cách thay thế những thành phần cốt lõi của một hệ

thống do Hoa Kỳ dẫn dắt. Và trật tự tự do quốc tế cũng đã thất bại trong

việc thu hút hoặc ràng buộc Trung Quốc một cách mạnh mẽ như đã từng

kỳ vọng. Thay vì vậy, Trung Quốc đã đi theo con đường của riêng mình, và

chứng tỏ hàng loạt kỳ vọng của Hoa Kỳ cho tiến trình này là hoàn toàn sai

lầm [18].

Thế kỷ XIX và XX cuộc chiến giữa các đối thủ phương Tây đã chấm dứt, trong

cuộc chiến này những kẻ châu Á, ban đầu là Nhật Bản và giờ đây là Trung Quốc chỉ

là những kẻ bên lề muốn tìm một chỗ đứng trong trật tự thế giới do phương Tây

thống trị và cạnh tranh lẫn nhau, những vết sẹo từ quá khứ vẫn tồn tại đã đeo gánh

nặng để lại cho hiện tại giải quyết.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-2 quốc

gia khối xã hội chủ nghĩa mở cửa với phương Tây. Nhìn bản đồ không khác biệt

nhau lắm, Trung Hoa nằm ở vị trí trung tâm ở châu Á thì Việt Nam lại nằm ở trung

tâm Đông Nam Á. Và lại lịch sử thế kỷ XIX, hai nước đều là thuộc địa của phương

Tây. Có hai điểm quan trọng ở thế kỷ XX là nhà nước Việt Nam ra đời và đổi mới

đến ngày nay không phải do Trung Quốc ảnh hưởng đến mà là các sự kiện từ những

nước có mối quan hệ mờ nhạt. Cụ thể hơn nước Việt Nam ra đời 4 năm trước nước

Trung Hoa mới và thậm chí Trung Quốc chẳng có cú hích quan trọng nào tác động

đến để Việt Nam thay đổi và sau khi Liên Xô tan rã thì gió đã đổi chiều.

Tuy nhiên, Việt Nam đã sống ngàn năm bên cạnh nhưng không cô đơn mãi khi

đối diện với nhân tố Trung Hoa lâu dài hơn nữa. Một thế lực mới đến tạo thành một

đối trọng đồng thời bị kẹp giữa và tìm cách nào tồn tại giữa mối quan hệ quốc tế

rộng lớn này. Từ thế kỷ 16, sự xuất hiện những người bạn mới-người Tây phương

đã có mặt tại Việt Nam, mối quan hệ ban đầu tiếp xúc bằng thương mại và truyền

giáo, chưa thiết lập giữa các nhà nước với nhau. Trước thay đổi giữa thế kỷ XIX,

Việt Nam là một quốc gia được cai trị dựa theo mô hình Trung Hoa. Sự chủ động

mà các nước phương Tây tiến hành ngày một mạnh mẽ hơn, các sứ bộ ngoại giao

thiết lập trên hệ thống quốc tế theo kiểu châu Âu nhằm mở cửa trên con đường tới

đích là Vương quốc trung tâm đang ngoảnh mặt với trào lưu hiện đại, với sự kiên trì

đáng kinh ngạc để có thể nói chuyện bằng thiện chí khi còn đã không thành công.

Và dùng pháo hạm khi không thể cho thấy được uy lực hùng mạnh của phương Tây.

Việt Nam đổi mới và không theo dấu vết lịch sử vương quyền Nguyễn-cũng

giống như các lịch triều trước, đã không vượt qua khỏi vòng thăng trầm lịch sử

thịnh suy các vương triều bởi việc tôn sùng quá mức truyền thống và không nhạy

bén trước sự kiện bên ngoài đã kết thúc nền cai trị thống nhất đầu tiên trên lãnh thổ

Việt Nam. Và nước Việt Nam mới-quốc gia “thuộc địa” giành độc lập phải thoát khỏi

Page 14: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

14

những trở lực để bước kịp sánh với các nước tiên tiến “đế quốc” để ra khỏi bẫy lịch

sử.

Thật khó có thể nghi ngờ được nữa, để trả lời cho câu hỏi quan trọng đang phải

đối mặt, một chặn đường đã qua và một chặn khác đang tới khi cuộc chiến đang

xoay chiều. Để giải quyết tốt mối quan hệ này, chắc chắn không có gì tốt đẹp hơn là

sự tham gia thiện chí của tất cả mọi người cùng nỗ lực xây dựng một đất nước mới

mà các thế hệ tiền nhân để lại và Đảng Cộng sản-lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã

hội phải tiếp bước đưa Việt Nam vượt qua một phép thử mới mà lịch sử cũng như

hiện tại đang đặt lên vai.

Câu hoàn chỉnh là: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học; tam thập nhi lập; tứ thập

nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri thiên mệnh; lục thập nhi nhĩ thuận; thất thập nhi

trùng tâm sở dục, bất du củ”. Nghĩa là: “Ta 15 tuổi mới có chí học hành; 30 tuổi thì

(tự) đứng vững được (tự lập); 40 tuổi chẳng nghi hoặc (vì trí tuệ đã mở mang); 50

tuổi biết mệnh trời; 60 tuổi biết phán đoán mọi sự; 70 tuổi theo lòng mình muốn

mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý”.

Tham khảo:

[1] Yoshiharu Tsuboi: Người Việt cần trong sạch. Báo Tiền Phong 11/09/2011.

[2] Gs. Ðinh Xuân Lâm, Ts. Phạm Hồng Tung (Ðại học Quốc gia Hà Nội). Cách

mạng Tháng Tám năm 1945 với giới nghiên cứu lịch sử nước ngoài. Báo Nhân dân.

[3] Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh và những năm tháng chưa được biết đến

(1919-1941). Bản tiếng Việt trên Internet.

[4] Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử-Tập 2 (1930-9/1945): Năm 1940. Nhà xuất bản

chính trị quốc gia sự thật Hà Nội.

[5] Hồ chí Minh toàn tập-Tập 1: 1912-1924: Xuất bản lần thứ ba: Cách mạng Nga và

các dân tộc thuộc địa. Trang 320-324. Nhà xuất bản chính trị quốc gia-sự thật Hà

Nội 2011.

[6] Hồ chí Minh toàn tập-Tập 1: 1912-1924: Xuất bản lần thứ ba: Trả lời phỏng vấn

của một phóng viên Mỹ. Trước ngày 2-9-1919. Trang 16. Nhà xuất bản chính trị

quốc gia-sự thật Hà Nội 2011.

[7] Hồ chí Minh toàn tập-Tập 1: 1912-1924: Xuất bản lần thứ ba: Trả lời phỏng vấn

của phóng viên báo L’UNITÀ. Ngày 15-3-1924. Trang 465-468. Nhà xuất bản chính

trị quốc gia-sự thật Hà Nội 2011.

[8] Hồ chí Minh toàn tập-Tập 2: 1924-1929: Xuất bản lần thứ ba: Đường Cách

Mệnh. Trang 277-347. Nhà xuất bản chính trị quốc gia-sự thật Hà Nội 2011.

[9] Trần Dân Tiên: Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. Trang

59. Nhà xuất bản Nghệ An 2004.

Page 15: Tác giả: Lê Thế Biểu - VIET-STUDIES

15

[10] V.I. Lênin Toàn tập-Tập 5: Tháng 5-12/1901: Bắt đầu từ đâu. Tháng 5-1901.

Trang 1-15. V.I. Lênin Toàn tập-Tập 6: Tháng 1-8/1902: Làm gì? Những vấn đề cấp bách trong phong trào chúng ta. Mùa Thu 1901-tháng Hai 1902. Trang 1-245. Nhà

xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2005.

[11] Hồ chí Minh toàn tập-Tập 2: 1924-1929: Xuất bản lần thứ ba: Đường Cách

Mệnh. Trang 277-347. Nhà xuất bản chính trị quốc gia-sự thật Hà Nội 2011.

[12] Hồ chí Minh toàn tập-Tập 3: 1930-1945: Xuất bản lần thứ ba: Hai chính phủ

Versailles. Ngày 29/11/1940. Trang 210-211. Nhà xuất bản chính trị quốc gia-sự thật

Hà Nội 2011.

[13] Hồ chí Minh toàn tập-Tập 3: 1912-1924: Xuất bản lần thứ ba: Báo cáo của Việt

Nam gửi Quốc tế Cộng sản. Ngày 12/7/1940. Trang 192-204. Nhà xuất bản chính trị

quốc gia-sự thật Hà Nội 2011.

[14] David G. Marr: Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể. Ngày

05/4/2015. Xem tại: http://nghiencuuquocte.org/2015/04/05/viet-nam-1945/

[15] V.I. Lênin Toàn tập-Tập 34: Tháng 7-10/1917: Cách mạng Nga và Nội chiến:

Người ta đem nội chiến ra để dọa nạt. Ngày 29-9-1917. Trang 285-303. V.I. Lênin

Toàn tập-Tập 35: Tháng 10/1917-3/1918: Báo cáo về hoạt động của Hội đồng Bộ

trưởng Dân ủy ngày 24 tháng Giêng tại Đại hội III toàn Nga các Xô viết đại biểu Công nhân, Binh sĩ và Nông dân ngày (23-31) tháng Giêng 1918. Trang 313-337.

Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2006.

[16] Henry Kissinger: Bàn về Trung Quốc (Sách tham khảo). Nhà xuất bản Công an nhân dân 2016.

[17] Lưu Minh Phúc: Giấc mộng Trung Hoa: Tuy duy nước lớn và tư thế chiến

lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ. Thông tấn xã Việt Nam 2010.

[18] Kurt Campbell & Ely Ratne: Suy nghĩ lại về Trung Quốc. Ngày 21/02/2018.

Xem tại https://nghiencuuquocte.org/2018/02/21/suy-nghi-lai-ve-trung-quoc/