tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi...

27
Tc ngca dao truyn thng qua mt stác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại Nguyn ThThu Duyên Trường Đại hc KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Văn học dân gian. Mã số: 60 22 36 Người hướng dn: GS.TS Lê Chí Quế Năm bảo v: 2013 Abstract: Tập trung vào việc khảo sát các câu tục ng, ca dao truyn thng trong mt stác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại. Khảo sát tần sut xut hin của các câu ca dao, tục ngtrong các tác phẩm văn xuôi. Thống kê số lượng tc ngca dao truyn thống được sdng trn vẹn và những câu tục ngca dao được sdng mt phần. Qua đó, thấy được ý nghĩa của vic sdng tc ngca dao trong văn xuôi hiện nay. Khẳng định giá trị ca tc ngca dao nói riêng và văn học dân gian nói chung trong xã hội hiện đại. Keywords: Văn học dân gian; Tc ng; Ca dao; Văn xuôi đương đại Content:

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác

phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại

Nguyễn Thị Thu Duyên

Trường Đại học KHXH&NV

Luận văn ThS ngành: Văn học dân gian. Mã số: 60 22 36

Người hướng dẫn: GS.TS Lê Chí Quế

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Tập trung vào việc khảo sát các câu tục ngữ, ca dao truyền thống trong một số tác

phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại. Khảo sát tần suất xuất hiện của các câu ca dao, tục ngữ

trong các tác phẩm văn xuôi. Thống kê số lượng tục ngữ ca dao truyền thống được sử dụng

trọn vẹn và những câu tục ngữ ca dao được sử dụng một phần. Qua đó, thấy được ý nghĩa của

việc sử dụng tục ngữ ca dao trong văn xuôi hiện nay. Khẳng định giá trị của tục ngữ ca dao

nói riêng và văn học dân gian nói chung trong xã hội hiện đại.

Keywords: Văn học dân gian; Tục ngữ; Ca dao; Văn xuôi đương đại

Content:

Page 2: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2

3. Nhiệm vụ - mục đích của đề tài .................................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5

6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5

Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ TỤC NGỮ, CA DAO TRUYỀN THỐNG .. 7

1.1.Tục ngữ truyền thống ............................................................................ 7

1.2. Ca dao truyền thống ........................................................................... 11

1.3. Phân biệt ca dao và tục ngữ .............................................................. 14

Chƣơng 2. VIỆC SỬ DỤNG TỤC NGỮ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM

VĂN XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI ............................................................................ 21

2.1. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh . 21

2.1.1. Về tần suất sử dụng ........................................................................ 21

2.1.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 28

2.2. Việc sử dụng tc ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp .. 35

2.2.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 35

2.2.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 38

2.3. Tục ngữ trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái ................................ 41

2.3.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 43

2.3.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 46

Chƣơng 3. VIỆC SỬ DỤNG CA DAO QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN

XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI ...................................................................................... 55

3.1. Ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh .................... 55

3.1.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 55

Page 3: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

3.1.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 57

3.2. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp . 63

3.2.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 63

3.2.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 65

3.3. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái ............ 68

3.3.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 68

3.3.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 69

Chƣơng 4. CÁCH SỬ DỤNG TỤC NGỮ, CA DAO TRONG CÁC TÁC

PHẨM VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI ĐÃ KHẢO SÁT ................................... 74

4.1. Cách sử dụng tục ngữ ......................................................................... 74

4.1.1. Sử dụng tục ngữ như một chuỗi lời nói ......................................... 74

4.1.2. Sử dụng tục ngữ như “điển tích” cô đọng thay cho diễn đạt lời .... 77

4.1.3. Dùng như một “chân lý” ................................................................ 77

4.2. Về cách sử dụng ca dao ...................................................................... 80

4.2.1. Sử dụng ca dao như trích dẫn ......................................................... 80

4.2.2. Sử dụng như một chuỗi lời nói ....................................................... 81

4.2.3. Dùng như lời nhân vật .................................................................... 82

4.2.4. Dùng như điển tích thay cho diễn đạt dài ...................................... 83

4.2.5. Dùng như một chân lý .................................................................... 84

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89

PHỤ LỤC

Page 4: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong Văn học dân gian, tục ngữ ca dao đóng một vai trò vô cùng quan

trọng. Nó gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Từ trƣớc đến nay, việc sƣu

tầm nghiên cứu tục ngữ ca dao đã có khá nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên

tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ ca dao truyền thống qua những tác phẩm văn xuôi

vẫn còn khá ít ỏi và chƣa đi sâu nhiều. Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài

này với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về ca dao tục ngữ truyền thống và sự xuất

hiện của nó ở trong các tác phẩm văn xuôi đƣơng đại. Qua việc nghiên cứu này,

chúng ta có thể thấy đƣợc một phần giá trị của tục ngữ ca dao truyền thống trong

xã hội hiện đại cũng nhƣ thấy đƣợc ý nghĩa, vai trò của nó trong các sáng tác

văn xuôi đƣơng đại.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tục ngữ và ca dao là hai thể loại đặc sắc của văn học dân gian và đƣợc rất

nhiều học giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau. Chỉ tính

riêng ở thƣ viện Quốc gia, đến ngày 31/5/2013, chúng tôi đã tìm đƣợc 428 kết

quả với từ khóa “tục ngữ” và 408 kết quả với từ khóa “ca dao”. Điều đó để thấy

rằng đây là hai lĩnh vực đƣợc khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và ƣu ái.

Phải nói rằng có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau khai thác tục ngữ

ca dao trong các tác phẩm văn học viết từ thơ ca đến văn xuôi. Gần đây thạc sĩ

Dƣơng Thị Thúy Hằng và TS Nguyễn Văn Nở cũng có một nghiên cứu nhan đề

Tìm hiểu cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Sơn Nam.

(Nguồn Internet: Se.ctu.edu.vn). Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và phân tích cách

sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm của Sơn Nam, một nhà văn miền

Nam khá nổi tiếng với các tác phẩm nhƣ Hƣơng rừng Cà Mau, Bà chúa Hòn,

Xóm Bàu Láng…,

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lƣợng nghiên cứu về vấn đề mối

quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là không ít, và việc khảo sát sự

xuất hiện của các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong thơ đã có nhiều ngƣời đề

Page 5: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

2

cập. Tuy nhiên mảng tục ngữ, ca dao trong văn xuôi thì chƣa đƣợc đề cập đến

nhiều hoặc đề cập theo một hƣớng khác. Và bài viết này mong muốn đƣợc góp

một chút tìm hiểu của mình vào kho nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc.

3. Nhiệm vụ - mục đích của đề tài

Luận văn của chúng tôi không nằm bên ngoài nhiệm vụ của đề tài là tìm

hiểu những câu tục ngữ, ca dao trong văn xuôi Việt Nam hiện đại qua việc thống

kê sự xuất hiện của chúng trong những tác phẩm văn xuôi những năm gần đây

của một số tác giả cụ thể. Bằng việc đọc, khảo sát các văn bản văn xuôi, chúng

tôi muốn tìm ra mục đích cũng nhƣ ý nghĩa của cách sử dụng các câu thành ngữ,

tục ngữ, ca dao trong các tác phẩm văn học. Từ đó thấy đƣợc giá trị trƣờng tồn

của văn học dân gian trong xã hội hiện đại.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung chủ yếu vào đối tƣợng là những

câu tục ngữ ca dao truyền thống trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam

đƣơng đại. Tuy nhiên vì khối lƣợng các tác phẩm văn xuôi là vô cùng lớn nên

trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi khảo sát một số tác phẩm văn xuôi của một

số tác giả nhất định đặc biệt là những tác phẩm có sử dụng tục ngữ ca dao với

tần suất nhiều. Cụ thể là luận văn của chúng tôi chủ yếu đi khảo sát những tác

phẩm văn xuôi của ba nhà văn là Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Xuân Khánh và

Hồ Anh Thái. Đây là ba nhà văn đƣơng đại với những tác phẩm có tiếng vang

khá lớn và đƣợc nhiều bạn đọc quan tâm trong những năm gần đây. Trong số

các sáng tác của ba tác giả trên, chúng tôi có đọc và chọn lọc một số tác phẩm để

nghiên cứu và không khảo sát trên tất cả các tác phẩm của cả ba nhà văn. Đối

tƣợng mà chúng tôi chọn là những tác phẩm tiêu biểu có sử dụng tục ngữ ca dao

với tần suất nhiều.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp, bao

gồm: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phân loại, phƣơng pháp liên

văn bản. Các phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng nhƣ sau:

Page 6: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

3

Trƣớc hết, chúng tôi tìm tài liệu, chọn lọc những tài liệu cần thiết phục vụ

cho việc nghiên cứu lý thuyết về tục ngữ và ca dao cổ truyền, sau đó là đọc,

nghiên cứu tài liệu.

Tiếp đó, chúng tôi tìm những tác phẩm văn xuôi đƣơng đại, đọc và lọc ra

những tác phẩm có tần suất sử dụng nhiều các câu ca dao, tục ngữ. Từ đó chúng

tôi tìm kiếm các câu tục ngữ, ca dao cổ truyền đƣợc sử dụng trong các tác phẩm

đó.

Từ việc tìm đƣợc những câu ca dao, tục ngữ xuất hiện trong các tác phẩm

đã đọc, chúng tôi thực hiện thao tác phân loại và lập bảng thống kê những câu ca

dao, tục ngữ truyền thống xuất hiện ở dòng nào trang nào của từng tác phẩm.

Sau khi lập đƣợc bảng thống kê chúng tôi đi nghiên cứu, so sánh, tổng

hợp và đƣa ra những nhận định của mình.

6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu và kết luận còn có phần nội

dung bao gồm bốn chƣơng với cấu trúc nhƣ sau:

Chƣơng 1. Khái lƣợc về tục ngữ, ca dao truyền thống

1.1. Tục ngữ truyền thống

1.2. Ca dao truyền thống

1.3. Phân biệt tục ngữ và ca dao truyền thống

Chƣơng 2. Việc sử dụng tục ngữ qua những tác phẩm văn xuôi đã khảo sát.

2.1. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh

2.2. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

2.3. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái

Chƣơng 3. Việc sử dụng ca dao qua những tác phẩm văn xuôi đã khảo sát

3.1. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh

3.2. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

3.3. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái

Chƣơng 4. Cách sử dụng tục ngữ, ca dao trong những tác phẩm văn xuôi đƣơng

đại

Page 7: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

4

4.1. Cách sử dụng tục ngữ

4.2. Cách sử dụng ca dao

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ TỤC NGỮ, CA DAO TRUYỀN THỐNG

1.1.Tục ngữ truyền thống

Về khái niệm tục ngữ, cho đến nay đã có khá nhiều tác giả với các công

trình nghiên cứu có nhắc đến khái niệm này.

Và nhƣ vậy có thể đúc kết lại, tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn

gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi

mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), đƣợc nhân dân ta vận dụng vào đời

sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày và đây là một thể loại văn học dân

gian. Có thể lấy ra đây một số ví dụ về tục ngữ nhƣ các câu: “ Miệng ông cai,

vai đầy tớ”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, hay “Trong nhà chƣa tỏ

ngoài ngõ đã hay”…

Cuốn Văn học Dân gian Việt Nam do GS.TS Lê Chí Quế chủ biên, nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội in lần thứ 6 năm 2004, cũng có nhắc đến khái

niệm tục ngữ với tƣ cách là một thể loại độc lập của bộ môn Văn học Dân gian.

Ở phần viết của mình, giáo sƣ Lê Chí Quế cho rằng: “Tục ngữ là một đơn vị

thông báo có tính nghệ thuật.”… nó còn là “một hình thái ý thức xã hội phản

ánh sự tồn tại khách quan (thế giới tự nhiên, xã hội và tƣ duy)”. Và “dù một câu

tục ngữ đơn giản nhất cũng có tính chất nghệ thuật”. Tuy nhiên hình tƣợng nghệ

thuật ở đây còn thô sơ và tính độc đáo của nó là nặng về lý trí hay nói cách khác,

tục ngữ là một dạng văn học đặc biệt…” và ông dẫn lời của giáo sƣ Cao Huy

Đỉnh, đó là “văn học đúc kết kinh nghiệm”. Đồng ý với quan điểm của nhà văn

Vũ Ngọc Phan, giáo sƣ Lê Chí Quế cũng cho rằng tục ngữ có hai nghĩa là nghĩa

đen và nghĩa bóng. Ông cũng nói kỹ hơn về cội nguồn xuất hiện của tục ngữ;

một là “trên cơ sở đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu của nhân dân từng

vùng, từng dân tộc”; hai là “đƣợc rút ra hoặc tách ra từ các sáng tác dân gian

khác”; và ba là nó xuất hiện từ “quá trình dân gian hóa những lời hay ý đẹp của

Page 8: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

5

các nhà tƣ tƣởng văn hóa, các nhà hoạt động nổi tiếng của các thời đại”. Ngoài

ra ông cũng cho rằng, nội dung phản ánh của tục ngữ là vô cùng phong phú, nó

bao gồm sự phản ánh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất của nhân dân,

phản ánh các giai đoạn phát triển của lịch sử, những phong tục tập quán sinh

hoạt của ngƣời dân trên các vùng quê khác nhau. Nó cũng thể hiện chủ nghĩa

nhân văn và cách ứng xử của nhân dân lao động và cuối cùng ông cho rằng nội

dung của tục ngữ còn chứa đựng những yếu tố triết học thô sơ.

Qua việc đƣa ra những định nghĩa về khái niệm tục ngữ của các nhà

nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi đi đến một cách hiểu đơn giản hơn, đó là tục ngữ

là những câu nói ngắn gọn, cô đọng, mang một ý nghĩa nhất định phản ánh mọi

mặt đời sống lao động cũng nhƣ tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân. Bản thân tục

ngữ là một câu có ý nghĩa hoàn chỉnh và có thể đứng độc lập trong lời ăn tiếng

nói hàng ngày của chúng ta.

1.2. Ca dao truyền thống

Trở lại với nghiên cứu về “văn học chuyền khẩu” của nhà nghiên cứu văn

học Dƣơng Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu thì khái niệm ca

dao đƣợc ông định nghĩa nhƣ sau: “Ca dao (ca; hát; dao: Bài hát không có

chƣơng khúc), là những bài hát ngắn lƣu hành trong dân gian, thƣờng tả tính

tình phong tục của ngƣời bình dân. Bởi thế ca dao cũng đƣợc gọi là phong dao

(phong: phong tục) nữa. Ca dao cũng nhƣ tục ngữ, không biết tác giả là ai: Chắc

lúc ban đầu cũng do một ngƣời có cảm xúc mà làm nên, rồi ngƣời sau nhớ lấy

mà truyền tụng mãi đến bây giờ.”

Nhƣ vậy, qua những nghiên cứu và những định nghĩa về ca dao của các

nhà nghiên cứu trên, chúng ta có thể hiểu ca dao là những câu lục bát, câu ca về

cuộc sống, có thể đó là sự đồng cảm giữa con ngƣời, có thể đó là kinh nghiệm,

có thể là cách lý giải các hiện tƣợng thiên nhiên, có thể là câu đố... và ca dao là

phần ngôn từ của dân ca.

Page 9: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

6

1.3. Phân biệt ca dao và tục ngữ

Nếu nhƣ thành ngữ tƣơng đƣơng cấp độ từ, tục ngữ tƣơng đƣơng cấp độ

câu, thì ca dao tƣơng đƣơng cấp độ bài. Dài ngắn không phải là tiêu chí để phân

biệt các khái niệm này, mà chúng còn khác nhau ở chỗ, nếu thành ngữ dùng để

định danh, nhấn mạnh một từ nào đó “rất”, “lắm”… thì tục ngữ dùng để thông

báo, mang tính triết lý, trải nghiệm cuộc sống, còn ca dao thiên về kiểu nhƣ

những bài ca trữ tình về mọi mặt trong cuộc sống lao động của ngƣời dân.

Nhƣ vậy, ca dao, tục ngữ đều có những sắc thái độc đáo riêng. Nó phản

ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua bốn nghìn năm văn hiến. Ca

dao tục ngữ là niềm tự hào của chúng ta. Nó đề cao giá trị nếp sống của con

ngƣời bảo vệ chân thiện mỹ, chỉ trích cái xấu trong xã hội loài ngƣời. Tìm hiểu

ca dao tục ngữ chính là tham gia vào một cuộc hành trình tìm về cội nguồn của

nƣớc Việt Nam mến yêu. Sự so sánh và phân biệt giữa hai khái niệm ca dao và

tục ngữ cũng chỉ mang tính tƣơng đối, vì giữa hai thể loại này vẫn có sự giao

thoa với nhau. Với tiêu chí phân biệt đơn giản, dễ hiểu nhƣ trên, bài viết sẽ tiếp

tục tìm hiểu rõ hơn về sự xuất hiện và ý nghĩa của việc sử dụng những câu ca

dao, tục ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của ba nhà văn đƣơng đại tiêu biểu,

Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp và Hồ Anh Thái.

Page 10: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

7

Chƣơng 2. VIỆC SỬ DỤNG TỤC NGỮ QUA MỘT SỐ TÁC

PHẨM VĂN XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI

2.1. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân

Khánh

2.1.1. Về tần suất sử dụng

Qua khảo sát ba tác phẩm trên chúng tôi đã tìm ra đƣợc tần suất tác giả

sử dụng các câu tục ngữ trong mỗi tác phẩm nhƣ sau. Có 16 câu tục ngữ đƣợc

sử dụng ở tiểu thuyết Hồ Quý Ly, 32 câu tục ngữ đƣợc sử dụng ở tiểu thuyết

Mẫu thƣợng ngàn và 37 câu tục ngữ đƣợc sử dụng ở tiểu thuyết Đội gạo lên

chùa. Dƣới đây là bảng thống kê cụ thể các số liệu:

Tên tác phẩm Số lƣợt tục

ngữ xuất hiện

Số tục ngữ

đƣợc sử dụng

Số tục ngữ

đƣợc sử dụng

nguyên dạng

Số tục ngữ

đƣợc sử dụng

cải biên

Hồ Quý Ly 19 16 11 5

Mẫu thƣợng

ngàn 40 32 25 9

Đội gạo lên

chùa 44 37 25 12

2.1.2. Về hình thức sử dụng

2.1.2.1. Tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên dạng

Qua khảo sát ba tác phẩm tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thƣợng ngàn và

Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi tìm ra đƣợc có

rất nhiều câu tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên dạng. Để tiện theo dõi, chúng tôi

đã tính tỷ lệ phần trăm các câu tục ngữ đƣợc sử dụng dƣới hình thức nguyên

dạng và cải biên ở mỗi tác phẩm nhƣ sau:

Page 11: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

8

Tên tác phẩm Tục ngữ đƣợc

sử dụng

Tục ngữ đƣợc

sử dụng

nguyên dạng

Tục ngữ đƣợc

sử dụng cải

biên

Hồ Quý Ly 100% 68,75% 31,25%

Mẫu thƣợng

ngàn 100% 75% 25%

Đội gạo lên

chùa 100% 67,56% 32,44%

Nhìn vào bảng biểu, ta thấy số lƣợng tục ngữ nguyên dạng đƣợc sử

dụng nhiều hơn rất nhiều so với số tục ngữ đƣợc sử dụng cải biên. Số tục ngữ

đƣợc dùng nguyên dạng ở hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa gấp

gần hai lần số tục ngữ đƣợc sử dụng cải biên. Riêng ở tiểu thuyết Mẫu thƣợng

ngàn, số tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên dạng gấp tới ba lần số tục ngữ đƣợc sử

dụng cải biên. Điều đó cho thấy bản thân những câu tục ngữ vốn đã súc tích

và giàu hình ảnh, tác giả không cần phải thêm bớt hay viết lại mà vẫn có đƣợc

những câu văn hay, diễn tả đúng ý cần nói.

2.1.2.2. Tục ngữ đƣợc sử dụng một phần hoặc cải biên

Qua khảo sát chúng tôi thấy, có khá nhiều câu tục ngữ không đƣợc sử

dụng nguyên dạng mà đã đƣợc cải biên đi thành chuỗi lời nói hoặc chỉ đƣợc

sử dụng một phần. Trong số các câu tục ngữ đƣợc dùng theo hình thức cải

biên đã thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy, mỗi câu tục ngữ đƣợc dùng với

mỗi dạng cải biên khác nhau, đó là các dạng cải biên nhƣ: Viết lại ý câu tục

ngữ thành chuỗi lời nói, hay thay từ, rút bớt từ, thêm từ hoặc chỉ dùng một vế

câu tục ngữ. Nhƣ vậy là, với những câu tục ngữ đƣợc dùng theo nghĩa cải

biên thì lại có rất nhiều câu tục ngữ đƣợc dùng với các dạng cải biên khác

nhau. Mỗi dạng cải biên đều là ý đồ của tác giả và do văn phong viết văn của

tác giả.

Page 12: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

9

2.2. Việc sử dụng tc ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

2.2.1. Về tần suất xuất hiện

Với số lƣợng tác phẩm đã khảo sát chúng tôi tìm đƣợc 14 câu tục ngữ

đƣợc tác giả sử dụng. Chúng ta thấy số lƣợng sử dụng tục ngữ trong tác phẩm

của Nguyễn Huy Thiệp ít hơn hẳn so với số lƣợng tục ngữ xuất hiện trong các

tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh. Tuy nhiên điều này có thể giải thích một

phần là do dung lƣợng tác phẩm quy định. Những truyện mà chúng tôi khảo

sát của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đều là truyện ngắn, có truyện rất ngắn, chỉ

từ vài trang, dài lắm là vài chục trang. Còn những tác phẩm của Nguyễn Xuân

Khánh mà chúng tôi lựa chọn khảo sát đều là các tiểu thuyết có độ dài khá lớn

so với truyện ngắn. Chính vì thế mà có sự chênh lệch về tần suất sử dụng tục

ngữ giữa các tác phẩm của các tác giả này.

Dƣới đây là bảng thống kê các câu tục ngữ đƣợc sử dụng trong một số

truyện ngắn đã khảo sát của Nguyễn Huy Thiệp

Tên tác phẩm Số lƣợt

tục ngữ

xuất hiện

Số tục

ngữ sử

dụng

Số tục ngữ

nguyên

dạng

Số tục ngữ

cải biên

Đời thế mà vui 1 1 0 1

Tội ác và trừng phạt 1 1 1 0

Tƣớng về hƣu 5 5 5 0

Đƣa sáo sang sông 1 1 1 0

Những ngƣời muôn năm

1 1 1 0

Huyền thoại phố phƣờng 1 1 1 0

Chút thoáng xuân hƣơng 3 3 1 2

Không có vua 1 1 1 0

Page 13: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

10

Dƣới đây là bảng thống kê tỷ lệ về các câu tục ngữ đƣợc sử dụng trong

các tác phẩm đã khảo sát của Nguyễn Huy Thiệp.

Tên tác phẩm Số tục

ngữ sử

dụng

Số tục ngữ

nguyên

dạng

Số tục ngữ

cải biên

Đời thế mà vui 100% 0% 100%

Tội ác và trừng phạt 100% 100% 0%

Tƣớng về hƣu 100% 100% 0%

Đƣa sáo sang sông 100% 100% 0%

Những ngƣời muôn năm

100% 100% 0%

Huyền thoại phố phƣờng 100% 100% 0%

Chút thoáng xuân hƣơng 100% 33% 67%

Không có vua 100% 100% 0%

Nhìn vào bảng tỷ lệ có thể thấy sự chênh lệch khá lớn về hình thức sử

dụng các câu tục ngữ trong một số tác phẩm truyện ngắn đã khảo sát của

Nguyễn Huy Thiệp. Có những tác phẩm việc sử dụng tục ngữ chiếm 100%

dƣới hình thức sử dụng nguyên dạng. Có truyện lại 100% sử dụng theo hình

thức cải biên, đó là truyện ngắn Đời thế mà vui với câu tục ngữ đƣợc sử dụng

cải biên là “Lửa thử vàng”. Tuy nhiên có thể nhận thấy là tác giả Nguyễn Huy

Thiệp chủ yếu sử dụng các câu tục ngữ dƣới hình thức nguyên dạng nhiều

hơn là các câu tục ngữ dƣới hình thức cải biên.

2.2.2. Về hình thức sử dụng

2.2.2.1. Sử dụng nguyên dạng

Trong số 14 câu tục ngữ đã khảo sát ở trên, chúng tôi nhận thấy chủ

yếu là những câu tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên dạng, lên tới 11 câu tục ngữ

Page 14: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

11

đƣợc sử dụng nguyên dạng trên tổng số 14 câu tục ngữ ở những tác phẩm đã

khảo sát.

2.2.2.2. Sử dụng một phần hoặc cải biên

Qua khảo sát những tác phẩm truyện ngắn trên của nhà văn Nguyễn

Huy Thiệp, chúng tôi đã tìm ra 3 trong tổng số 14 câu tục ngữ đƣợc tác giả sử

dụng nhƣng chỉ dùng một phần hoặc đã cải biên khác với câu tục ngữ gốc của

nó. Với những câu tục ngữ đƣợc cải biên, chủ yếu là tác giả rút ngắn bớt từ

trong câu tục ngữ chỉ lấy phần mà mình muốn đề cập đến để đƣa vào câu văn.

Việc này vừa giúp cho câu văn ngắn gọn vừa đủ, không có ý thừa thãi. Nó

cũng giúp lời văn cô đọng và hàm súc hơn.

2.3. Tục ngữ trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái

Đối với tác giả Hồ Anh Thái, chúng tôi chọn ra ba cuốn tiểu thuyết:

Mƣời lẻ một đêm, Cõi ngƣời rung chuông tận thế, và Dấu về gió xóa để

nghiên cứu, khảo sát

2.3.1. Về tần suất xuất hiện

Trong ba cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái mà chúng tôi khảo sát đƣợc

thì số lƣợng tục ngữ đƣợc dùng trong các tác phẩm là nhƣ sau. Có 41 câu tục

ngữ đƣợc nhắc đến trong tác phẩm Mƣời lẻ một đêm; 14 câu tục ngữ xuất

hiện trong tác phẩm Cõi ngƣời rung chuông tận thế, và 25 câu tục ngữ xuất

hiện trong tác phẩm Dấu về gió xóa. Trong số đó câu tục ngữ Của thiên trả

địa đƣợc tác giả dùng trong cả hai tác phẩm là Mƣời lẻ một đêm và Dấu về

gió xóa. Câu tục ngữ Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén đƣợc dùng ở hai tác

phẩm đó là Dấu về gió xóa và Mƣời lẻ một đêm.

Page 15: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

12

Bảng thống kê tục ngữ đƣợc sử dụng trong các tác phẩm của Hồ Anh

Thái

Tên tác phẩm Số lƣợt

tục ngữ

xuất hiện

Số tục ngữ

sử dụng

Số tục ngữ

nguyên

dạng

Số tục

ngữ cải

biên

Mƣời lẻ một đêm 41 37 26 12

Cõi ngƣời rung chuông

tận thế

14 13 12 1

Dấu về gió xóa 26 23 20 3

Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy, tiểu thuyết Mƣời lẻ một đêm đƣợc nhà

văn Hồ Anh Thái dùng nhiều tục ngữ nhất với 41 lƣợt sử dụng. Tiếp đó là tiểu

thuyết Dấu về gió xóa với 26 lƣợt sử dụng và cuối cùng là tiểu thuyết Cõi

ngƣời rung chuông tận thế với 14 lƣợt sử dụng. Sự khác biệt này tuy nhiên

không phải là quá nhiều, và có sự chênh lệch đó cũng là do cách sử dụng

ngôn ngữ của tác giả ở mỗi tác phẩm khác nhau.

Bảng thống kê tỷ lệ các câu tục ngữ đƣợc dùng trong ba cuốn tiểu

thuyết của Hồ Anh Thái

Tên tác phẩm Số tục ngữ

sử dụng

Số tục ngữ

nguyên

dạng

Số tục

ngữ cải

biên

Mƣời lẻ một đêm 100% 70.3% 29,7%

Cõi ngƣời rung chuông

tận thế

100% 92,3% 7,7%

Dấu về gió xóa 100% 86,9% 13,1%

2.3.2. Về hình thức sử dụng

2.3.2.1. Sử dụng nguyên bản

Page 16: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

13

Trong số các câu tục ngữ mà nhà văn Hồ Anh Thái sử dụng, có khá nhiều câu

tục ngữ đƣợc giữ ở dạng nguyên bản. Những câu tục ngữ này đƣợc dùng giúp

lời văn cô đọng, hàm súc hơn.

Nhìn vào số lƣợng thống kê có thể thấy, số lƣợng tục ngữ đƣợc sử dụng

nguyên dạng là khá nhiều và chiếm đại đa số trong những câu tục ngữ đƣợc

sử dụng.

2.3.2.1. Sử dụng một phần hoặc cải biên

Dễ nhận thấy là những câu tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên dạng nhiều

hơn là những câu tục ngữ chỉ đƣợc sử dụng một phần hoặc cải biên. Điều này

cho thấy tục ngữ, vốn dĩ nó đã là một thông báo trọn vẹn rồi, không cần phải

thêm bớt, hay sửa chữa gì nhiều. Hơn nữa, nó không chỉ là một câu diễn đạt

trọn vẹn ý mà còn có khả năng diễn đạt ý đó một cách cô đọng, hàm súc nhất.

Với việc sử dụng khá nhiều câu tục ngữ trong các tác phẩm văn học đƣơng

đại cho ta thấy giá trị ngôn ngữ của các câu tục ngữ trong lời nói hàng ngày,

trong ngôn ngữ văn chƣơng là bất di bất dịch. Dù xã hội có hiện đại đến mấy

thì tục ngữ vẫn tồn tại và phát triển cho phù hợp với thời đại.

Chƣơng 3. VIỆC SỬ DỤNG CA DAO QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM

VĂN XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI

3.1. Ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh

3.1.1. Về tần suất xuất hiện

Cũng giống nhƣ việc khảo sát các câu tục ngữ, chúng tôi cũng đã tìm

đƣợc khá nhiều bài ca dao đƣợc tác giả Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong cả

ba tác phẩm của mình. Trong đó, tác phẩm Hồ Quý Ly có 4 bài ca dao đƣợc

sử dụng.

Page 17: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

14

Trong truyện Mẫu thƣợng ngàn có 2 bài ca dao đƣợc sử dụng. Tiểu

thuyết Đội gạo lên chùa là tác phẩm có nhiều bài ca dao đƣợc tác giả nhắc đến

nhất với 12 bài ca dao đƣợc nhắc đến.

Tên tác phẩm Số lƣợt ca

dao xuất hiện

Số bài ca dao

đƣợc sử dụng

Ca dao

nguyên dạng

Ca dao cải

biên

Hồ Quý Ly 4 4 1 3

Mẫu thƣợng

ngàn 2 2 2 0

Đội gạo lên

chùa 24 12 1 11

Qua bảng thống kê, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa có số lƣợt sử dụng ca

dao nhiều nhất, lên tới 24 lƣợt với 12 bài ca dao đƣợc nhắc đến. Ít nhất là tác

phẩm Mẫu thƣợng ngàn với 2 bài ca dao đƣợc sử dụng.

Bảng thống kê tỷ lệ sử dụng ca dao nguyên dạng và cải biên trong các

tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Tên tác phẩm Số bài ca dao

đƣợc sử dụng

Ca dao

nguyên dạng

Ca dao cải

biên

Hồ Quý Ly 100% 25% 75%

Mẫu thƣợng

ngàn 100% 100% 0%

Đội gạo lên

chùa 100% 8,3% 91,7%

Nhìn vào bảng thống kê tỷ lệ các bài ca dao đƣợc dùng trong các tác

phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh có thể nhận thấy, nếu nhƣ tác

phẩm Mẫu thƣợng ngàn tất cả các bài ca dao đều đƣợc sử dụng nguyên dạng

100% thì Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa là hai tiểu thuyết có dung lƣợng ca

dao đƣợc sử dụng cải biên nhiều hơn là nguyên dạng. Dƣới đây, chúng tôi sẽ

Page 18: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

15

đi khảo sát cụ thể hơn các hình thức sử dụng ca dao trong các cuốn tiểu thuyết

trên.

3.1.2. Về hình thức sử dụng

3.1.2.1. Sử dụng nguyên dạng

Tác phẩm Hồ Quý Ly có 4 bài ca dao thì trong số đó có duy nhất bài ca

dao: “Ai xui chớp bể mƣa nguồn - Để cho con sáo dạ buồn ngẩn ngơ” là đƣợc

sử dụng nguyên dạng.

Ở tiểu thuyết Mẫu thƣợng ngàn, cả hai bài ca dao đều đƣợc dùng

nguyên dạng.

Đội gạo lên chùa là tác phẩm có nhiều đất cho các bài ca dao “sinh

sống” nhất trong cả ba tác phẩm. Những bài ca dao ấy, cũng đƣợc phân làm

hai loại là những bài ca dao đƣợc sử dụng nguyên dạng và những bài chỉ đƣợc

sử dụng một vế hoặc cải biên.

3.1.2.2. Sử dụng một phần hoặc cải biên

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa có khá nhiều bài ca dao không đƣợc sử

dụng nguyên dạng. Hình thức cải biên của các bài ca dao trong tác phẩm này

khác với trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Nếu nhƣ tiểu thuyết Hồ Quý Ly,

Nguyễn Xuân Khánh chủ yếu lấy ý để diễn đạt lại thì trong Đội gạo lên chùa,

các bài ca dao đƣợc nhắc đến đơn thuần là sự thống kê lại các bài ca dao

nhƣng chỉ đƣợc nhắc đến một phần, hoặc một câu trong bài.

3.2. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

3.2.1. Về tần suất xuất hiện

Trong số những tác phẩm mà chúng tôi nghiên cứu thì có 12 bài ca dao

xuất hiện. Trong đó truyện ngắn Thƣơng nhớ đồng quê có 4 bài ca dao đƣợc

nhắc đến.

Dƣới đây là bảng thống kê các bài ca dao trong một số truyện ngắn của

Nguyễn Huy Thiệp:

Page 19: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

16

Tên tác phẩm Số lƣợt ca

dao xuất

hiện

Số ca dao

đƣợc sử

dụng

Ca dao

nguyên

dạng

Ca dao cải

biên

Thƣơng nhớ đồng quê 5 5 1 4

Đời thế mà vui 1 1 1 0

Tƣớng về hƣu 1 1 0 1

Đƣa sáo sang sông 2 1 0 1

Những ngƣời muôn năm

1 1 0 1

Không khóc ở California 1 1 1 0

Cún 2 2 2 0

Bảng thống kê cho biết, tác phẩm Thƣơng nhớ đồng quê sử dụng nhiều

bài ca dao nhất với số lần các bài ca dao xuất hiện là 5 lần với 5 bài ca dao.

Tác phẩm Đƣa sáo sang sông, Cún cùng có 2 bài ca dao đƣợc sử dụng. Các

tác phẩm còn lại là Đời thế mà vui, Tƣớng về hƣu, Những ngƣời muôn năm

cũ, mỗi tác phẩm chỉ có một bài ca dao xuất hiện. Không khóc ở California,

mỗi tác phẩm có sử dụng một bài ca dao. Trong số những bài ca dao tìm đƣợc

ở các tác phẩm trên thì có 5 bài đƣợc sử dụng nguyên dạng và 7 bài đƣợc sử

dụng dƣới hình thức cải biên.

3.2.2. Về hình thức sử dụng

3.2.2.1. Sử dụng nguyên dạng

Trong số những bài ca dao mà chúng tôi đã tìm đƣợc có 5 bài ca dao đƣợc

sử dụng nguyên dạng.

3.2.2.2. Sử dụng một phần hoặc cải biên

Có 7 bài ca dao đƣợc Nguyễn Huy Thiệp dùng với hình thức là chỉ lấy

một phần hoặc cải biên nó đi.

Page 20: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

17

Đó là những bài ca dao đã đƣợc cải biên trƣớc khi tác giả đƣa vào sử

dụng. Những bài ca dao này ngoài việc đƣợc nhắc đến qua một vế, một vài từ

còn đƣợc thay thế, thêm bớt hoặc viết lại chỉ giữ ý.

3.3. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái

3.3.1. Về tần suất xuất hiện

Ca dao trong 3 tác phẩm tiểu thuyết của Hồ Anh Thái bao gồm Cõi

ngƣời rung chuông tận thế, Dấu về gió xóa và Mƣời lẻ một đêm, chúng tôi

khảo sát đƣợc 16 bài. Trong đó tác phẩm Mƣời lẻ một đêm có 10 bài, tác

phẩm Cõi ngƣời rung chuông tận thế có 2 bài và tác phẩm Dấu về gió xóa có

4 bài. Dƣới đây là bảng thống kê tần suất xuất hiện các bài ca dao trong 3 tiểu

thuyết đã khảo sát của Hồ Anh Thái:

Tên tác phẩm Số lƣợt ca

dao xuất

hiện

Số bài ca

dao đƣợc

sử dụng

Ca dao

nguyên dạng

Ca dao cải

biên

Mƣời lẻ một đêm 10 10 3 6

Dấu về gió xóa 4 4 0 4

Cõi ngƣời rung

chuông tận thế 2 2 1 1

Để dễ quan sát, chúng tôi đã chia ra bảng tỷ lệ sử dụng ca dao ở các tác

phẩm nhƣ sau:

Tên tác phẩm Số ca dao

sử dụng

Ca dao

nguyên dạng

Ca dao cải

biên

Mƣời lẻ một đêm 100% 30% 70%

Dấu về gió xóa 100% 0% 100%

Cõi ngƣời rung

chuông tận thế 100% 50% 50%

Page 21: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

18

Qua bảng thống kê tỷ lệ ta thấy, số lƣợng ca dao đƣợc dùng cải biên

nhiều hơn hẳn số lƣợng ca dao đƣợc dùng nguyên dạng. Ở tác phẩm Cõi

ngƣời rung chuông tận thế, 50% các bài ca dao đƣợc sử dụng dƣới hình thức

cải biên, ở tác phẩm Mƣời lẻ một đêm là 70% và chiếm tuyệt đối số lƣợng ca

dao đƣợc sử dụng cải biên.

3.3.2. Về hình thức sử dụng

3.3.2.1. Sử dụng nguyên dạng

3.3.2.2. Sử dụng cải biên

Những bài ca dao đƣợc sử dụng cải biên trong số các tiểu thuyết của

nhà văn Hồ Anh Thái mà chúng tôi chọn lựa để khảo sát. Qua phân tích có thể

thấy đƣợc là sự cải biên trong việc sử dụng các bài ca dao này phần lớn là lấy

ra một ý, một câu hoặc một phần của bài ca dao để đƣa vào tác phẩm. Những

bài ca dao đƣợc viết lại ý thƣờng khá ít. Mỗi đoạn văn có những ý cần nói lại

giống với bài ca dao nào là đƣợc tác giả vận dụng sử dụng luôn cho đoạn văn

đó.

Chƣơng 4. CÁCH SỬ DỤNG TỤC NGỮ, CA DAO TRONG CÁC

TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI ĐÃ KHẢO SÁT

4.1. Cách sử dụng tục ngữ

4.1.1. Sử dụng tục ngữ nhƣ một chuỗi lời nói

Cách sử dụng tục ngữ nhƣ một chuỗi lời nói này đã giúp lời văn của tác

giả thêm phong phú và gần gũi với ngƣời đọc hơn. Nó cũng tạo dấu ấn riêng

giúp tác giả khẳng định phong cách văn chƣơng của mình.

4.1.2. Sử dụng tục ngữ nhƣ “điển tích” cô đọng thay cho diễn đạt lời

Có những câu tục ngữ lại đƣợc tác giả dùng nhƣ kiểu dùng “điển tích

điển cố”. Cách dùng này khiến cho câu văn bớt lời mà ý vẫn đủ và còn sâu

sắc, sinh động hơn. Rất nhiều câu đƣợc tác giả dùng theo cách này. Có khi tác

Page 22: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

19

giả để cho nhân vật chỉ nói độc một câu tục ngữ ấy thôi mà đã hết đƣợc cả ý

cần nói.

4.1.3. Dùng nhƣ một “chân lý”

Tục ngữ trong các tác phẩm văn xuôi còn đƣợc dùng nhƣ một chân lý.

Đó có thể là tiền đề chân lý, đó là câu tục ngữ đƣợc đặt ở đầu câu mang nghĩa

nhƣ một chân lý, để dẫn đến những sự việc tiếp theo.

Có khi tục ngữ đƣợc dùng nhƣ cách kết luận một chân lý. Đây là cách sử

dụng mà nhà văn mô tả một điều gì đó rồi đi đến dùng tục ngữ làm câu kết

luận nhƣ một chân lý.

4.2. Về cách sử dụng ca dao

4.2.1. Sử dụng ca dao nhƣ trích dẫn

4.2.2. Sử dụng nhƣ một chuỗi lời nói

Cũng giống nhƣ tục ngữ, đôi khi ca dao lại đƣợc các nhà văn dùng ghép

vào chuỗi lời nói của mình. Đó là khi các bài ca dao đƣợc diễn giải ý để trở

thành câu văn khiến câu văn bóng bẩy hơn

4.2.3. Dùng nhƣ lời nhân vật

Đó là khi các bài ca dao đƣợc sử dụng nguyên dạng đƣợc chính tác giả

hay nhân vật đọc, hoặc ca lên.

4.2.4. Dùng nhƣ điển tích thay cho diễn đạt dài

Không chỉ riêng tục ngữ mà ca dao cũng đƣợc sử dụng theo cách này. Đây là

một kiểu sử dụng mà bài ca dao đƣợc lấy một phần ý để hàm ý nói về một

điều gì đó một cách cô đọng, súc tích. Nó gần với kiểu dùng điển tích điển cố

trong văn học vậy.

4.2.5. Dùng nhƣ một chân lý

Đây cũng là một kiểu sử dụng ca dao đƣợc các nhà văn quan tâm.

Page 23: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

20

PHẦN KẾT LUẬN

Mỗi nhà văn khi dùng tục ngữ, ca dao trong các tác phẩm của mình đều

để lại dấu ấn riêng. Cái tài của mỗi nhà văn là làm sao vận dụng đƣợc phong

phú mà lại chính xác kho ngôn ngữ cô đọng súc tích của ca dao, tục ngữ. Mỗi

cách vận dụng khác nhau cho thấy phong cách văn chƣơng khác nhau của mỗi

nhà văn. Và có lẽ chính cách sử dụng ca dao tục ngữ trong các tác phẩm của

mình cũng là một nhân tố giúp cho tác phẩm của họ đến đƣợc gần với độc giả

hơn. Đất nƣớc Việt Nam là đất nƣớc của ca dao hò vè, của những câu tục ngữ

ví von. Việc độc giả bắt gặp những câu ca dao tục ngữ quen thuộc ấy phần

nào khiến tác phẩm trở nên gần gũi hơn và hấp dẫn hơn với họ. Tuy nhiên để

làm đƣợc điều này, các nhà văn cần có vốn tục ngữ ca dao vô cùng phong

phú, để làm sao khi xuất hiện trong tác phẩm dù có nhiều lần đi chăng nữa, nó

vẫn mang lại giá trị, hiệu quả thẩm mỹ cao. Và quan trọng hơn là nó khiến

cho tác phẩm của họ cũng có giá trị đối với ngƣời đọc. Đó là kết quả mà ca

dao, tục ngữ đã đem đến cho các tác phẩm văn chƣơng hiện đại ngày nay.

Page 24: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

89

References:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh, (2003), Về cách sử dụng thành ngữ- tục ngữ trên báo chí, Tạp

chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 10, tr. 10- 12

2. Trần Đức Các (1995), Tục ngữ với một số thể loại văn học, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

3. Trần Đức Các (1991), Vị trí tục ngữ trong mối quan hệ với các thể loại

folklore và văn học thành văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội

4. Bùi Văn Cường (sưu tầm và biên soạn) (1988), Phương ngôn, tục ngữ, ca

dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Chu Xuân Diên, Nhà văn và sáng tác dân gian, Tạp chí Văn học, số 1, 13 –

30.

6. Chu Xuân Diên - Lương Văn Đang - Phương Tri, (1975), Tục ngữ Việt

Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Xuân Diệu, Nhà thơ học tập những gì ở ca dao, Tạp chí Văn học, số 1.

8. Phan Thị Đào (1999), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, NXB Thuận

Hóa, Thừa Thiên Huế.

9. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Dương Quảng Hàm (2005) Việt Nam văn học sử yếu, NXB Trẻ, tp. Hồ

Chí Minh.

11. Dương Thị Thúy Hằng và TS Nguyễn Văn Nở, Tìm hiểu cách vận dụng

thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Sơn Nam. (Nguồn Internet:

Se.ctu.edu.vn)

12. Nguyễn Việt Hương (1999) Tình hình sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu

tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1.

Page 25: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

90

13. Nguyễn Việt Hương (2000) Vài ý kiến về vấn đề thể loại tục ngữ, Tạp chí

Khoa học – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số

4.

14. Nguyễn Xuân Khánh (2007), Hồ Quý Ly, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Khánh (2012), Mẫu thượng ngàn, Nhà xuất bản Phụ Nữ,

Hà Nội.

16. Nguyễn Xuân Khánh (2011), Đội gạo lên chùa, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà

Nội.

17. Đinh Gia Khánh (chủ biên), (2004), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp Ca dao, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội

19. Nguyễn Xuân Kính (biên soạn) (2002), Kho tàng tục ngữ người Việt,

NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

20. Nguyễn Lân (1989) Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn

Hoá, Hà Nội.

21. Đỗ Thị Kim Liên (2006), Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa-ngữ

dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Nở (2010), Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Nở, (2007) Tục ngữ - ngữ cảnh và hình thức thể hiện, Tạp

chí Ngôn ngữ, số 2, tr.53 – 64.

24. Bùi Văn Nguyên (1980) Âm vang tục ngữ ca dao trong Quốc âm thi tập

của Nguyễn Trãi, Tạp chí văn học, Hà Nội, số 3)

25. Bùi Văn Nguyên (1986), Âm vang tục ngữ ca dao trong Bạch vân quốc

ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngôn ngữ, Hà Nội, số 4.

Page 26: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

91

26. Triều Nguyên (2006), Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu

trúc, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sồng, số 5, 19-32.

27. Triều Nguyên (2006), Phương thức tạo nghĩa của câu tục ngữ, Tạp chí

Văn hóa Dân gian, số 1, 23-30.

28. Triều Nguyên (2006) Khảo luận về tục ngữ người Việt, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

29. Vũ Ngọc Phan (2008), Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam, NXB Văn hóa

Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh

30. Lê Chí Quế (Chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, (2004), Văn

học Dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Hồ Anh Thái (2009), Cõi người rung chuông tận thế, NXB Lao Động, Hà

Nội.

32. Hồ Anh Thái (2013), Mười lẻ một đêm, NXB Trẻ, tp. Hồ Chí Minh.

33. Hồ Anh Thái (2013), Dấu về gió xóa, NXB Trẻ, tp. Hồ Chí Minh.

34. Hồ Anh Thái (2013), Tập truyện ngắn Người bên này trời bên ấy, NXB

Trẻ, tp. Hồ Chí Minh.

35. Nguyễn Huy Thiệp (1993), Con gái thủy thần, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

36. Nguyễn Huy Thiệp (2004), Những chuyện nông thôn, NXB Hội nhà văn,

Hà Nội.

37. Nguyễn Huy Thiệp (2011),Không có vua, NXB Văn hóa Thông tin, Hà

Nội.

38. Nguyễn Huy Thiệp (1989), Những ngọn gió Hua Tát, Nxb Văn hóa, Hà

Nội.

39. Nguyễn Huy Thiệp (1993) Con gái thủy thần, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

40. Bùi Thị Kim Thơ (2006) Hiện tượng biến thể thành ngữ, tục ngữ trong

phương ngữ Nghệ Tĩnh, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, 17-20.

Page 27: Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác phẩm văn xuôi ...vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/02/Tục-ngữ-ca-dao-truyền-thống-qua-1-số... · đã đọc,

92

41. Võ Quang Trọng (1997), Vai trò của Văn học Dân gian trong văn xuôi

hiện đại Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

42. Võ Quang Trọng, Tìm hiểu những hình thức biểu hiện của tục ngữ, ca

dao, dân ca trong thơ ca hiện đại Việt Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian,

Hà Nội, số 3, 36-41.

43. Anh Trúc (tuyển chọn) (2001), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,

NXB Phụ Nữ, Hà Nội.

44. Lê Công Tuấn (2005) Về hiện tượng cải biên hay chơi chữ trong tục ngữ,

Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9, 42-44.

45. Viện Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Tuyển tập Văn học dân gian

Việt Nam (tập IV, quyển 1), Tục ngữ - ca dao, NXB Giáo Dục, Hà Nội.