thỊ trƯỜng chỨng khoÁn quÝ 1 2017 - ivs.vn q1_2017.pdf · khai khoáng khai thác dàu...

23
THTRƯỜNG CHNG KHOÁN QUÝ 1_2017 NI DUNG THÔNG TIN VĨ MÔ - CPI - Bán l- Tín dng - lãi sut - FDI THTRƯỜNG CHNG KHOÁN - Điểm nhấn Năm 2016 - Chiến lược đầu tư Quý 1/2017 - Danh mc cphiếu khuyến nghPhtrách bn tin Nguyn Hu Bình [email protected] Võ Thế Vinh [email protected] Đỗ Trung Nguyên [email protected] Nghiêm Đình Đức [email protected] CÔNG TYCHNG KHOÁN IVS Trschính Tng 1, S9 Đào Duy Anh, Tòa nhà VCCI Điện thoi: (04) 35.730.073 Fax: (04) 35.730.088 Chi nhánh Lu 4, S2 BIS, Công Trường Quc Tế, P. 6, Q. 3, Tp.HCM Điện thoi: (08) 38.239.966 Fax: (08) 38.239.696 Với thành công đạt được trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục đặt ra mục tiêu đạt được trong năm 2017 với tăng trưởng GDP là 6,7%, mt mc tiêu được đánh giá là tương đối cao trong bi cnh Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguy cơ bị hy bi Tân Tng thng M. Trong khi đó nền kinh tế thế giới cũng đối mt vi nhiu thách thc khiến Qutin tthế giới (IMF) đã phải hdbáo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 xuống chcòn 3,3 - 3,4%, đồng thi cnh báo vstht lùi ca xu thế tdo hóa thương mại và nguy cơ tăng trưởng thp skéo dài. Theo đó, các nền kinh tế chcht ca thế giới đều bhdbáo tăng trưởng (Mcòn 1,8%, Trung Quc 6,2%, Nht Bn 0,6% và Anh 1,1%...). Chtiêu 2017 GDP 6.7% Xut khu 6-7% Nhp siêu 3.5% Bi chi 3.5% GDP Vốn đầu tvà phát trin 31.5% GDP CPI 4% Tltht nghip khu vc thành th<4% Tuy nhiên, Vit Nam vẫn đang có trong tay những điểm mnh có thgiúp cho nn kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng vng chc là: (1) thtrường nội địa và ni khối ASEAN, nơi mà Việt Nam có thế mnh cvhàng hóa, dch vvà đầu tư, nhất là thtrường rng mtheo cơ chế ca AEC; (2) Ngun lc lớn cùng xu hướng dch chuyn ca các Doanh nghip FDI; (3) hàng lot các các hiệp định thường mi FTA khác Vit Nam đã ký kết như với EU, EAEU...; (4) Mục tiêu hướng ti là trthành mt Chính phkiến to và phc vthay vì điều hành nn kinh tế bng mnh lệnh hành chính như trước cùng hàng lot các cam kết thay đổi và to thun li cho doanh nghiệp như Nghị quyết 19/2016/NQ-CP vnhng nhim v, gii pháp chyếu ci thin môi trường kinh doanh. Điều này là động lc rt lớn đối vi Doanh nghip trong nước phát trin và hi nhp.

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

NỘI DUNG

THÔNG TIN VĨ MÔ

- CPI

- Bán lẻ

- Tín dụng - lãi suất

- FDI

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

- Điểm nhấn Năm 2016

- Chiến lược đầu tư Quý 1/2017

- Danh mục cổ phiếu khuyến

nghị

Phụ trách bản tin Nguyễn Hữu Bình [email protected] Võ Thế Vinh [email protected] Đỗ Trung Nguyên [email protected] Nghiêm Đình Đức [email protected]

CÔNG TYCHỨNG KHOÁN IVS

Trụ sở chính

Tầng 1, Số 9 Đào Duy Anh, Tòa nhà VCCI

Điện thoại: (04) 35.730.073

Fax: (04) 35.730.088

Chi nhánh

Lầu 4, Số 2 BIS, Công Trường Quốc Tế, P. 6, Q. 3, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 38.239.966

Fax: (08) 38.239.696

Với thành công đạt được trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục đặt ra

mục tiêu đạt được trong năm 2017 với tăng trưởng GDP là 6,7%, một

mục tiêu được đánh giá là tương đối cao trong bối cảnh Hiệp định

Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguy cơ bị hủy bởi Tân

Tổng thống Mỹ.

Trong khi đó nền kinh tế thế giới cũng đối mặt với nhiều thách thức

khiến Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

toàn cầu năm 2017 xuống chỉ còn 3,3 - 3,4%, đồng thời cảnh báo về sự

thụt lùi của xu thế tự do hóa thương mại và nguy cơ tăng trưởng thấp

sẽ kéo dài. Theo đó, các nền kinh tế chủ chốt của thế giới đều bị hạ dự

báo tăng trưởng (Mỹ còn 1,8%, Trung Quốc 6,2%, Nhật Bản 0,6% và

Anh 1,1%...).

Chỉ tiêu 2017

GDP 6.7%

Xuất khẩu 6-7%

Nhập siêu 3.5%

Bội chi 3.5% GDP

Vốn đầu từ và phát triển 31.5% GDP

CPI 4%

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị <4%

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang có trong tay những điểm mạnh có thể

giúp cho nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng vững chắc là: (1) thị

trường nội địa và nội khối ASEAN, nơi mà Việt Nam có thế mạnh cả về

hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, nhất là thị trường rộng mở theo cơ chế

của AEC; (2) Nguồn lực lớn cùng xu hướng dịch chuyển của các Doanh

nghiệp FDI; (3) hàng loạt các các hiệp định thường mại FTA khác Việt

Nam đã ký kết như với EU, EAEU...; (4) Mục tiêu hướng tới là trở

thành một Chính phủ kiến tạo và phục vụ thay vì điều hành nền kinh

tế bằng mệnh lệnh hành chính như trước cùng hàng loạt các cam kết

thay đổi và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp như Nghị quyết

19/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi

trường kinh doanh. Điều này là động lực rất lớn đối với Doanh nghiệp

trong nước phát triển và hội nhập.

Page 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

THÔNG TIN KINH TẾ VĨ MÔ

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Quý 4/2017, tăng trưởng GDP yoy đặt 6.68%, đưa mức tăng

trưởng GDP tính chung cả năm 2016 đạt mức tăng 6.21%,

phù hợp với dự báo của IVS (6.1-6.3%). Tăng trưởng kinh

tế Việt Nam đạt thấp hơn mức kế hoạch đề ra là 6.7% đồng

thời cũng thấp hơn mức tăng 6.68% của năm 2015.

Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản là nơi có sức ì lớn

nhất trong nền kinh tế, mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng

1.36% yoy. Đặc điểm của nền nông nghiệp Việt Nam là trình

độ và mức độ áp dụng khoa học công nghệ thấp, do đó mức

độ phụ thuộc và tác động của thời tiết và khí hậu rất lớn.

Trong năm, rét đậm, rét hại tại miền Bắc, hạn hán, xâm

nhập mặn tại Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, lũ

cuối năm tại miền Trung, sự cố Fomosa là các tác nhân

chính gây ra kết quả thất vọng nêu trên.

Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là động lực chính của

kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua:

(1) Sau khi Trung Quốc mất đần ưu thế chi phí nhân

công giá rẻ, ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam

đã nhận được sự chú ý của thế giới, đóng góp 1.83 điểm %

vào mức tăng GDP chung của Việt Nam;

(2) Ngành bán lẻ Việt Nam phát triển mạnh mẽ để đi kịp

với nhu cầu nội địa, tiềm năng của ngành đa thu hút sự chú

ý của các nhà đàu tư ngoại, đóng góp 0.77 điểm % vào GDP.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam nhìn chung không có sự thay đổi

lớn với việc dịch vụ và công nghiệp – xây dựng vẫn là 2 lĩnh

vực dẫn đầu. Thay đổi nhỏ nằm ở việc tỷ trọng đóng góp

của 2 lĩnh vực này tăng lên do sự chững lại của nông, lâm

nghiệp và thủy sản trong năm vừa qua.

Năm 2017, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% và đây là một thách thức không hề nhỏ trong bối cảnh thế giới đang nhiều thách thức.

-1% 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 6.68%

Tăng trưởng GDP theo quý

5.9

8

6.6

8

6.2

1

3.4

4

2.4

1

1.3

6

6.4

2

9.6

4

7.5

7

6.1

6

6.3

3

6.9

8

2014 2015 2016

Theo khu vực

GDP Chung Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp & XD Dịch vụ

0.22

2.59

2.67

0.73

GDP theo cơ cấu kinh tế

Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp & XD

Dịch vụ

Thuế ròng sản phẩm

Page 3: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 2016 tăng 7.5% yoy, động

lực tăng trưởng chính của nền kinh tế cũng gặp khó khăn

trong 2016 khi IPP 2015 tăng 9.8% yoy. Tuy nhiên điểm

sáng ở đà tăng ấn tượng của quý 4 (+8. 2%), bật mạnh lên

so với các quý trước (lần lượt 7.4%, 7.1% và 7.1%)

PMI sụt giảm về mức 52.4 từ mức cao nhất trong 18 tháng

tại 54 điểm, dù vậy xét riêng trong Đông Nam Á, PMI tháng

12 của Việt Nam chỉ sau Philippines. Số lượng đơn đặt hàng

mới và sản lượng tăng đi cùng với mức tồn kho thấp nhất

trong nhiều năm qua giải thích cho mức tăng tưởng chung

của khu vực sản xuất.

Công nghiệp chế biến chế tạo (+ 11.2% yoy) và khai khoáng

(-5.9% yoy) là 2 thái cực trong ngành. Riêng khu vực chế

biến chế tạo đã đóng góp tới 7.9 điểm % vào tăng trưởng

chung, nhóm Dệt, Sản xuất kim loại và Xe có động cơ là các

ngành có mức tăng trưởng IIP ấn tượng trên 15% yoy.

BÁN LẺ

Doanh số bán lẻ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 12 lên mức

320.3 nghìn tỷ đồng. Mức tăng chung doanh số bán lẻ năm

2016 đạt 10.2% yoy, mức tăng cao hơn trong năm 2015

(+9.8%). Tuy nhiên do giá tiêu dùng năm nay tăng cao, nếu

loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ chỉ tăng 7.8%, thấp

hơn con số tăng trưởng 8.5% của năm trước.

4

8

12

16

45

50

55

Sả

n x

uấ

t cô

ng

ng

hiệ

p (

%)

Ch

ỉ số

PM

I

IIP & PMI

Chỉ số PMI Sản suất

Chỉ số sản xuất công nghiệp (YTD YoY)

-10 -5 0 5 10 15 20

Toan nganh cong nghiep

Khai khoang

Khai thac dau tho va khi …

Khai khoang khac

San xuat đo uong

San xuat thuoc la

Det

San xuat trang phuc

San xuat kim loai

San xuat thiet bi đien

San xuat xe co đong cơ

San xuat va phan phoi đien

IIP 2016 over 2015 từng ngành sản xuẩt (% yoy)

0%

5%

10%

15%

20%

240

260

280

300

320

340

Tố

c đ

ộ b

án lẻ

Yo

Y (

%)

Do

anh

số

bán

lẻ (

Ngh

ìn t

ỷ V

ND

)

Bán lẻ

Doanh số bán lẻ (theo tháng)

Tăng trưởng theo tháng so với cùng kỳ năm trước (YoY)

Page 4: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

LẠM PHÁT

Kết thúc năm, CPI tăng 4.74% (thấp hơn mục tiêu 5%) ,

bình quân hàng tháng tăng 0.4%, lạm phát cơ bản tăng

1,87% so với cùng kỳ năm trước. Có 2 yếu tố tác động mạnh

nhất tới CPI năm 2016 là Giá dịch vụ y tế cùng với học phí

điều chỉnh tăng mạnh. Ngược lại, giá xăng dầu và cước vận

tải giảm và nguồn cung hàng hóa dồi dào là các yếu tố góp

phần kiềm chế CPI. Nhưng năm 2017 được đánh giá là rất

khó khăn cho mục tiêu 4% mà Chính phủ đặt ra khi giá

nhiều hàng hóa trên thế giới tăng mạnh trong khi nhiều tỉnh

thành chưa điều chỉnh xong giá Viện phí và học phí.

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Viễn cảnh đối với khả năng thu hút FDI của Việt Nam vốn

đang chuyển sang gam u ám sau thông tin Mỹ sẽ rút ra khỏi

TPP, thể hiện ở lượng vốn đăng kí mới sụt giảm rất mạnh

trong tháng 10 và 11, lũy kết đến hết 11/2016 chưa bằng

90% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên trong tháng 12

lượng vốn bỗng bật tăng mạnh, gấp 2.5x so với tháng 11 để

đưa tổng vốn đăng ký trong năm 2016 tăng 7.1% yoy.

Khả năng thu hút FDI của Việt Nam trong dài hạn đã cho

thấy sức bật từ 2013 và hiện vẫn duy trì tương đối tốt,

lượng vốn FDI giải ngân hằng năm hiện đang duy trì ở mức

cao và có xu hướng tăng hằng năm, mức tăng trưởng trung

bình đạt 7.5% cho giai đoạn 4 năm gần nhất. Tuy nhiên khó

khăn vẫn còn ở phía trước khi triển vọng về thị trường và

các ưu thế của Việt Nam bị giảm xuống, đặc biệt là trong

ngành chế biến chế tạo mũi nhọn trong việc thu hút vốn đầu

tư nước ngoài.

Phân theo khu vực trong nền kinh tế, ngành công nghiệp

chế biến chế tạo đứng đầu thu hút FDI với 63.8% tổng vốn

đăng ký. Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 36.3% tổng

vốn đăng ký và Hải Phòng tiếp tục là địa phương thu hút

vốn hiệu quả nhất với 16.2% tổng vốn đăng ký cấp mới.

4.74

-0.02

0.98

1.98

2.98

3.98

4.98

-0.4

-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

CP

I Y

oY

(%

)

CP

I M

oM

(%

)

CPI

Lạm phát cùng kỳ tháng (MoM)

Lạm phát cùng kỳ năm (YoY)

0 0.4 0.8 1.2 1.6

2 2.4 2.8 3.2 3.6

4 4.4 4.8 5.2 5.6

6 6.4 6.8

01

/20

16

02

/20

16

03

/20

16

04

/20

16

05

/20

16

06

/20

16

07

/20

16

08

/20

16

09

/20

16

10

/20

16

11

/20

16

12

/20

16

tỷ U

SD

Dòng vốn FDI theo tháng

Thực hiện Đăng ký

8

12

16

20

24

28

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ

US

D

Theo năm

FDI giải ngân FDI đăng ký

Page 5: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

NGOẠI THƯƠNG

Tháng 12 Việt Nam dự kiến nhập siêu 300 triệu đô, nhu cầu

trong các tháng cuối năm ước tính nhập siêu 400 triệu đô,

chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và

điện tử máy tính phục vụ cho nhu cầu tăng cao vào các

tháng cuối năm. Tính chung 2016, Việt Nam xuất siêu

khoảng 2.68 tỷ USD.

Tuy nhiên hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam vẫn

chủ yếu là cuộc chơi của các doanh nghiệp FDI vốn có lợi thế

và đặc thù hoạt động từ các tập đoàn đa quốc gia. Riêng khối

doanh nghiệp FDI thường xuyên đóng góp 70% giá trị hàng

hóa xuất khẩu và khoảng 58-60% giá trị hàng hóa nhập

khẩu của Việt Nam.

Mỹ và EU vẫn là các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt

Nam trong khi Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN là các thị

trường nhập khẩu chính. Đây chính là lời giải thích cho nhận

định Việt Nam sẽ nằm trong các nước chịu ảnh hưởng nặng

nề nhất sau khi Mỹ rút khỏi TPP trong khi liên minh châu Âu

đang thể hiện nhiều sự bất ổn về địa chính trị.

Hàn Quốc, 36.3

Singapore, 10.5

Trung Quốc,

8.3

Hồng Công,

7.3

Nhật Bản, 5.7

Đài Loan,

5.4

FDI theo quốc gia

Hải Phòng,

16.2

Hà Nội, 12.7 Bình

Dương, 10.7

Đồng Nai , 6.9

HCM, 6.6

Bắc Giang,

6.2

Hà Nam, 4

FDI theo địa phương

-2.0

-1.5

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

20

tỷ U

SD

Thương mại quốc tế

XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU

CÁN CÂN TM

0 10 20 30

Hoa Kỳ

EU

ASEAN

Trung Quốc

Nhật Bản

Hàn Quốc

tỷ USD

Quan hệ thương mại với VN

Nhập khẩu Xuất khẩu

CN Chế biến,

chế tạo, 64.6

Kinh doanh BĐS, 10.1

Ô tô - xe máy,

2.4

Khác, 22.9

FDI theo ngành

Page 6: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

Về cơ cấu kim ngạch thương mại 2016, trong khi các mặt

hàng xuất khẩu không có sự thay đổi đáng kể với đóng góp

chính đển từ nhóm sản phẩm công nghiệp nặng và khoáng

sản (45.4% tổng kim ngạch), theo sau bởi nhóm hàng công

nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (40.4% tổng kim ngạch).

Ở chiều ngược lại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản

xuất (chiếm 91.1% tổng kim ngạch), cụ thể là nguyên nhiên

vật liệu và máy móc thiết bị, chỉ khoảng 8.9% là hàng tiêu

dùng.

TỶ GIÁ

Sau khi biến động khá mạnh vào tháng 11, tiếng nói của

NHNN lên thị trường đã được thể hiện khi mặc dù đã vào

mùa cao điểm về nhu cầu USD nhằm phục vụ nhu cầu nhập

khẩu hàng hóa (4 tháng cuối năm Việt Nam đều nhập siêu),

tỷ giá USD chỉ tăng tối đa 2% trên thị trường tự do trong

tháng trước khi hạ nhiệt. Kết thúc năm 2016 tỷ giá USD trên

thị trường tự do ở vào khoảng 23,100 đồng, tỷ giá bình

quân liên ngân hàng vào khoảng 22,159 đồng trong khi tỷ

giá của các ngân hàng thương mại là ở khoảng giữa, giao

động từ 22,700- 22,800 đồng.

Về phía các ngoại tệ khác, Euro và Yên Nhật có diễn biến

trái chiều so với USD, cả 2 ngoại tệ giảm mạnh nhất là khi

giá USD trên thị trường tự do đạt đỉnh trong tháng. Kết thúc

năm 2016, trong khi EUR hồi phục về mức 24,248 đồng vào

cuối tháng thì JYP giảm nhẹ xuống còn 196 đồng.

96%

97%

98%

99%

100%

101%

102%

103%

Biến động tỷ giá trong tháng

USD Tự do USD NHTM USD BQ Liên ngân hàng EUR NHTM

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

Tỷ U

SD

Top 10 mặt hàng xuất khẩu 27.825 27.769

10.653 10.591 8.337

6.303 5.226 5.838 4.66 4.987

0

5

10

15

20

25

30

Tỷ U

SD

Top 10 mặt hàng nhập khẩu

Page 7: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

LÃI SUẤT

Thanh khoản hệ thống trở nên căng thẳng vào giai đoạn

giữa tháng 12, cao điểm về giải ngân phục vụ các nhu cầu

chi trả cuối năm, mức tăng chủ yếu xuất hiện ở các kỳ hạn

ngắn (qua đêm, 1 tuần và 1 tháng) và hạ nhiệt dần về cuối

năm. Nhìn vào đồ thị về doanh số, giao dịch chủ yếu nằm ở

kỳ hạn qua đêm và 1 tháng.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng

tiếp tục duy trì ổn định, cụ thể:

Lãi suất huy động Lãi suất cho vay

VND VND

Không kỳ hạn - 1 tháng

0.8 - 1%/năm Ưu tiên

1 - 6 tháng 4.5-5.4%/năm

Ngắn hạn 6 - 7%/năm

6 - 12 tháng 5.4 - 6.5%/năm

Trung - dài hạn

9 -10%/năm

trên 12 tháng 6.4 - 7.2%/năm

SXKD thông thường

USD 0%/ năm Ngắn hạn 6.8 - 9%/năm

Trung - dài hạn

9.3 - 11%/năm

Khách hàng tốt

5-6%/năm

USD

Ngắn hạn 2.8 - 5.2%/năm

Trung - dài hạn

5.1 - 6.2%/năm

2%

3%

4%

5%

6%

7% Lãi suất Liên Ngân hàng

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

Doanh số Liên Ngân hàng (tỷ đồng)

Qua đêm 1 tuần 1 tháng

3 tháng 6 tháng

Page 8: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Thanh khoản hệ thống ngân hàng chịu áp lức vào dịp cuối

năm (thể hiện ở lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh) là do

tính chất mùa vụ của hoạt động tín dụng với cao điểm

thường rơi vào tháng 12. Theo số liệu công bố của NHNN

trong họp báo đầu 2017 con số tăng trưởng cả năm 2016

đạt 18.7%, hoàn thành kế hoạch về tăng trưởng tín dụng

được đặt ra cho năm 2016. Năm 2017, NHNN tiếp tục đặt

mục tiêu 18% nhằm hỗ trợ tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế.

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

Dư nợ tín dụng (nghìn tỷ đồng)

Tổng dư nợ tín dụng TD Công nghiệp xây dựng TD Thương mại, vận tải, viễn thông Dư nợ nông, lâm thủy sản Dư nợ khác

16%

16%

17%

17%

18%

18%

19%

19%

0% 2% 4% 6% 8%

10% 12% 14% 16% 18% 20%

Tăng trưởng tín dụng

Lũy kế (cột trái) %YoY (cột phải)

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

Cung tiền (Nghìn tỷ đồng)

Tổng phương tiện thanh toán Tiền gửi người dân Tiền gửi TCKT

Page 9: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thâm hụt ngân sách tính đến 15/12 ước đạt 192.2 nghìn tỷ

đồng. Lũy kế từ đầu năm, tổng thu ngân sách đạt 93% dự

toán 2016 trong khi tổng chi ngân sách đạt 89.2% dự toán

2016.

Trong năm 2016, về phía nguồn thu, trong khi thu tiền sử

dụng đất tăng mạnh, vượt gấp rưỡi so với dự toán thì phần

thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước khá thấp khi chỉ đạt

khoảng 75.6% dự toán. Nguồn thu từ dầu cũng sụt giảm

mạnh theo biến động giá dầu thế giới, riêng khu vực này sẽ

nhận được nhiều sự chú ý trong thời gian sắp tới với quá

trình bán vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong

cơ cấu chi, tỷ trọng lớn dành cho chi thường xuyên (quốc

phòng, an ninh, hành chính).

Nội địa

Dầu thô

Thu cân đối NS từ

xuất nhập khẩu

Cơ cấu thu

Đầu tư phát triển 17%

Chi thường xuyên 70%

Chi trả nợ& viện

trợ 13%

Cơ cấu chi

192.2

0

50

100

150

200

250

0

200

400

600

800

1,000

1,200

Cân đối ngân sách (nghìn tỷ đồng)

Chi NS (cột trái) Thu NS (cột trái)

Thâm hụt (cột phải)

Page 10: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

NHỮNG TÁC ĐỘNG LỚN ĐỐI VỚI VIỆT NĂM TRONG NĂM 2017

Chính sách của chính phủ Mỹ: với vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam đồng

thời kiểm soát đồng đô la mỹ, các động thái và chính sách của Mỹ luôn có ảnh hưởng tới

thương mại nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Sau kỳ bầu cử với chiến thắng dành cho

ông Donal Trump, chính sách kinh tế - tài chính – thương mại trong tương lai của Mỹ đang là 1

dấu hỏi và rất khó để dự đoán. Tuy vậy, hiện chúng ta vẫn có thể nhìn thấy một số điểm tích

cực. Đầu tiên, sức tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Mỹ, sẽ làm tăng mức tiêu dùng, giúp

cho xuất khẩu của Việt Nam hưởng lợi. Thứ hai, chiều hướng bảo hộ của tổng thống mới đắc cử

Trump đang có xu hướng nhắm tới Trung Quốc tăng thêm cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam mở

rộng thị phần. Ở chiều hướng ngược lại, chính sách tài khóa của FED đang cho thấy xu hướng

thắt chặt khi kinh tế đã phát triển ổn định và bền vững và tác động trong trường hợp Đô la

tăng cao sẽ là đan xen và khó lường.

Bản thân Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất khi mà nền kinh tế

Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Đặc biệt các nhân tố GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều vượt dự

báo. Với mức lạm phát tăng 2,1% so với mục tiêu 2% là nhân tố quan trọng có thể khiến Mỹ

tăng lãi suất sớm hơn nhằm ngăn chặn đà tăng này trong tương lai.

Việc giảm giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc: đồng CNY được dự báo sẽ tiếp tục mất giá

trên thị trường sẽ là thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Đối với kinh tế Trung Quốc,

trong khi GDP tăng trưởng trên 6.5%, sản xuất công nghiệp và bán lẻ cho con số tích cực thì

ngược lại, thương mại 2 chiều lại giảm sút theo nhu cầu yếu của thị trường thế giới và sự giảm

giá của hàng hóa. Việc hạ giá CNY dự kiến sẽ được tiếp tục trong 2017 để hỗ trợ xuất khẩu. Tuy

nhiên chính sách này cũng sẽ tăng cường dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc hướng tới các

nước mới nổi khác, vốn đã bắt đầu khi Trung quốc mất dần vị thể công xưởng thế giới với chi

phí lao động thấp. Trong số các lựa chọn thay thế, Việt Nam đang thu hút được nhiều sự chú ý,

đem đến tiềm năng tăng trưởng cho cả FDI và FII.

Bên cạnh đó, Chính sách tiền tệ nới lỏng của Nhật Bản và sự bất ổn của chính trị của khối

liên minh châu ÂU cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng đối với kinh tế Việt Nam. Tại Nhật Bản, NHTW

Nhật Bản (BOJ) sẽ vấn tiếp tục nới lỏng tiền tệ đi cùng với xu hướng giảm của cặp JPY-USD từ

sau bầu cử Mỹ sẽ cho kỳ vọng về tỷ giá Yen so với VND tiếp tục hạ nhiệt sau khi tăng mạnh thời

điểm giữa năm 2016, điều này sẽ đem đến lợi thế cho nhóm doanh nghiệp vay nợ bằng Yên

(30% khoản vay ODA của Việt Nam là (JPY). Tại Châu Âu, các nguy cơ về việc tan rã khu vực thị

trường chung sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng xuất khẩu khi hiện đây là thị trường xuất

khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Page 11: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

Về nhóm các mục tiêu chính của kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2017

Chỉ tiêu chính 2016 Mục tiêu chính phủ

2017 Tăng trưởng GDP (%) 6.21 6.7

Lạm phát bình quân (%) 4.74 4

Sự mất giá của VND so với USD (%) 1.2 n/a

Tăng trưởng xuất khẩu (%) 8.6 6 ~ 7

Tăng trưởng vốn FDI giải ngân (%) 8.9 n/a

Tăng trưởng tín dụng (%) 18.71 18

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Hai sức ì lớn đối với nền kinh tế trong năn qua là nông nghiệp và khai khoáng sẽ có nhiều điều

kiện thuận lợi để hồi phục trong 2017. Về phía nông nghiệp, các hiện tượng thời tiết được dự

báo trở nên thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản khi các tác động

tiêu cực của Elnino sẽ giảm xuống. Trong khi đó về phía ngành khai khoáng, xu hướng hồi phục

của giá quặng và một số kim loại trên thị trường thế giới được dự báo có thể giúp các doanh

nghiệp khai khoáng Việt Nam vượt qua được chi phí khai thác và tăng cường hoạt động sản

xuất.

Tuy nhiên, IVS thiên về kịch bản khu vực nông nghiệp sẽ hồi phục và đóng góp tích cực hơn vào

tăng trưởng kinh tế trong khi triển vọng đối với ngành khai khoáng trong dài hạn ở mức kém

khả quan. Bên cạnh xu hướng tăng giá của các loại khoáng sản chưa thực sự bền vững, chúng

tôi cho rằng tỷ trọng của ngành khai khoáng trong nền kinh tế dần thu hẹp là một phần trong

định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính phủ, với các chính sách hạn chế xuất khẩu và

khai thác tài nguyên, đang tập trung động lực tăng trưởng của công nghiệp Việt Nam vào khu

vực chế biến chế tạo với thặng dư lớn hơn.

Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tiếp tục được đẩy mạnh, tác động tích cực từ tái cơ

cấu kinh tế và các hiệp định FTAs còn lại vẫn sẽ là những đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế Việt

Nam.

Với các điều kiện khá thuận lợi mức tăng trưởng GDP 2017 hoàn toàn có thể vượt qua 2016,

một năm với nhiều khó khăn. Với dự báo thận trọng, IVS cho rằng tăng trưởng GDP có thể đạt

vào khoảng 6.4-6.5%, sát dưới mục tiêu của chính phủ.

Kiểm soát lạm phát:

Chính phủ hiện đặt mục tiêu lạm phát bình quân của 2017 ở mức 4%, thấp hơn 2016, chúng tôi

đánh giá đây là một mục tiêu có nhiều thách thức, một số áp lực lạm phát có thể kể tới:

- Đà hồi phục (có thể mang tính chất kỹ thuật) của giá cả hàng hóa trên thế giới trong ngắn

hạn, đặc biệt là nỗ lực hỗ trợ giá dầu của các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ là áp lực

đáng kể tới CPI. Nhóm hàng hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp là giao thông, bên cạnh đó giá

xăng dầu có tác động dẫn truyền tới các thành phần khác của CPI.

Page 12: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

- Lộ trình tăng giá của 2 nhóm hàng giáo dục và y tế vẫn sẽ được tiếp tục trong 2017. Đối với

y tế, còn khoảng 18 tỉnh thành dự kiến điều chỉnh tăng giá thuốc và dịch vụ y tế vào quý I/

2017 với mức tăng dự kiến khoảng 10%, tương đương mức đóng góp vào CPI 2017 khoảng

0.5-0.6%. Về phía giáo dục, lộ trình tăng gía học phí theo Nghị định 86 sẽ đóng góp khoảng

0.3% mức tăng CPI hằng năm cho tới 2021. Chỉ tính riêng 2 nhóm y tế và giáo dục đã đóng

góp khoảng 0.9% vào mức tăng CPI năm 2017.

- Do độ trễ của chính sách tiền tệ, việc NHNN nới lỏng nới lỏng tiền tệ từ 2015, với mức tăng

trưởng tổng phương tiện thanh toán cao đi cùng với tỷ lệ M2/GDP cũng lên mức đỉnh

157.6% vào 2016 sẽ gây áp lực lạm phát vào 2017%.

Do đó, IVS cho răng mục tiêu khả thi sẽ là kiểm soát lạm phát ở quanh ngưỡng 6% như trong

2016.

Page 13: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 2016

Đóng cửa tại mốc 664,87 điểm, chỉ số VN-Index tăng khoảng 15% trong năm 2016 và là năm tăng trưởng

tích cực nhất. Chỉ số này đã thiết lập mức điểm cao nhất kể từ năm 2008 khi chạm đến mốc 692,17 điểm

vào ngày 29/09/2016. Đường xu hướng tăng của TTCK kéo dài kể từ giữa Tháng 1 cho đến khi đạt đỉnh

vào cuối tháng 9. Còn sàn HNX-Index không có nhiều biến động nếu xét theo năm nhưng tính từ mức đáy

72,15 điểm so với đỉnh 88 điểm chỉ số này cũng tăng trưởng 22%.

Có rất nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh trong năm 2016 vừa qua với mức tăng từ 100% - 300%. Nhưng ngược

lại những cổ phiếu giảm giá không thấy đáy cũng gia tăng vô số. Một điểm không tích cực nữa là đây là năm

khối ngoại bán ròng rất mạnh sau nhiều năm mua ròng. Hai quỹ ETF cũng bị rút vốn mạnh đến hơn 160

triệu USD mà nguyên nhân do đồng USD tăng giá bởi FED nâng lãi suất và định giá P/E không còn rẻ so với

thị trường khu vực.

Trong năm 2016, thị trường cũng có một số phiên giao dịch biến động mạnh như phiên Brexit, 24/06 hay

phiên 19/12 bầu cử tại Mỹ. Đặc biệt phiên 24/06 khi nước Anh chính thức ra khỏi liên minh EU, thị trường

biến động rất mạnh có thời điểm chỉ số VN-Index giảm gần hết biên độ 7% với hàng trăm mã giảm sàn. Tuy

nhiên mức độ ảnh hưởng không lan rộng và thị trường nhanh chóng phục hồi.

Page 14: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

Điểm nhấn thị trường năm 2016

Vốn hóa thị trường tăng vọt

sau khi nhiều Doanh nghiệp

lớn lên sàn đồng thời đẩy

số lượng DN có vốn hóa tỷ

USD tăng vọt

Tổng vốn hoá của thị trường niêm yết trong năm 2016 đạt hơn 1,765,000 tỷ

đồng (72 tỷ USD), tương đương 42% GDP.

Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ sàn HOSE khi vốn hoá tăng lên 344,800

tỷ đồng, tăng trưởng 30.1% còn sàn HNX tăng nhẹ lên mức 151,702 tỷ đồng.

Riêng sàn UPCoM trở thành hiện tượng khi giá trị vốn hóa tăng tới 418%

lên 313,400 tỷ đồng trong năm 2016.

Vốn hóa lớn nhất sàn HOSE cũng như toàn thị trường niêm yết là cổ phiếu

VNM - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, với hơn 182.300 tỷ đồng. sau đó là

VCB - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đạt 127.500

tỷ đồng. Thứ 3 là cổ phiếu SAB - SABECO, còn thứ 4 và 5 lần lượt là và GAS -

116.000 tỷ đồng, VIC -Tập đoàn Vingroup là 110.780 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, Cổ phiếu ACB - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu là

doanh nghiệp có mức vốn hoá cao nhất, đạt 17.350 tỷ đồng. Tiếp sau là VCS

- Công ty Cổ phần Đá Thạch Anh đạt 7,700 tỷ đồng và PVS -Tổng công ty Cổ

phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam đạt 7.300 tỷ đồng

Sàn UPCoM tính đến hết ngày 30/12 đã tăng lên mức 313.400 tỷ đồng, tăng

tới gần 420% so với đầu năm 2016. Trong đó, ACV là cổ phiếu có mức vốn

hoá lớn nhất sàn, đạt 105.800 tỷ đồng, BHN đứng thứ hai với 76.700 tỷ

đồng.

Số lượng cổ phiếu có vốn hóa lớn trên 1 tỷ USD là 15 DN gồm

TT Mã Sàn giá 30/12 Vốn hóa (tỷ USD)

1 VNM HSX 125.6 7.96

2 VCB HSX 35.45 5.57

3 SAB HSX 197.7 5.54

4 GAS HSX 60.6 5.06

5 VIC HSX 42 4.84

6 ACV UPCOM 48.6 4.62

7 CTG HSX 15.05 2.45

8 ROS HSX 114.7 2.15

9 BID HSX 14.2 2.12

10 MSN HSX 61.83 2.04

11 BVH HSX 58.2 1.73

12 HPG HSX 43.15 1.59

13 NVL HSX 60 1.54

14 BHN UPCOM 125.5 1.27

15 MBB HSX 14 1.03

Page 15: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

Hệ số PE của VN-Index

không còn quá rẻ nhưng

cũng chưa phải quá đắt với

mức 15,9 lần

Đóng cửa tại mốc 664,87 điểm, chỉ số VN-Index tăng khoảng 15% trong năm

2016 và là năm tăng trưởng tích cực nhất. Điều này đã đẩy P/E của thị

trường từ mức 12 lần đầu năm 2016 đạt đỉnh với mức 16,7 lần. Hiện tại chỉ

số này đang ở mức 15,9 lần dù có giảm nhưng không còn quá rẻ so với khu

vực.

theo bloomberg - FinPro - IVS

Nhiều Doanh nghiệp hoàn

thành vượt kế hoạch đề ra.

Danh sách doanh nghiệp báo lãi quý 3 và vượt kế hoạch cả năm được nối dài

lên con số 23 doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình vĩ mô ổn định, môi

trường kinh doanh thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Trong đó những DN ngành Thép chiếm ưu thế khá lớn

Bảng: Doanh nghiệp có KQKD 9 tháng 2016 vượt kế hoạch năm (tỷ đồng)

Mã CK Doanh thu %Kế hoạch LNST %Kế hoạch

VHC 5.56 72% 456 130%

DGC 1.825 439% 259 111%

FCM 531 100% 32 128%

KSB 641 75% 154 107%

NET 603 72% 68 106%

TIP 144 97% 48 111%

TCT 129 98% 70 113%

SD9 442 42% 58 104%

DHT 876 135% 29 129%

HAT 479 84% 40 346%

WSB 639 83% 71 115%

HSG 14061 98% 1.314 199%

CTD 13462 82% 961 120%

HPG 23709 85% 4.656 146%

HBC 7,024 98% 321 127%

TNA 2,37 95% 102 110%

Page 16: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

HMC 1,895 82% 38 320%

SMC 6,557 65% 286 476%

PVX 7,214 66% 144 191%

*Tính theo kết quả kinh doanh 10 tháng/2016 - IVS Tổng hợp

Các quỹ ETF bị rút vốn

mạnh trong năm 2016

Tính chung trong cả năm 2016, hai quỹ ETF ngoại hoạt động trên thị trường

Việt Nam là Db x-trackers FTSE Vietnam ETF (XFVT ETF) và VanEck Vectors

Vietnam ETF (VNM ETF) đã có hoạt động rút ròng tổng cộng hơn 160 triệu

USD khỏi thị trường. Trong đó, giá trị rút ròng khỏi VNM ETF là 80.87 triệu

USD tương đương 5.8 triệu CCQ và, số lượng phiên rút ròng cả năm lên tới

31 phiên trong khi chỉ có 8 phiên hút vốn. Đáng chú ý là hoạt động rút ròng

diễn ra mạnh vào giai đoạn cuối năm. Trong khoảng thời gian từ ngày 8/11

đến 6/12/2016, XFVT và VNM bị rút ròng lần lượt 24 triệu USD và 26 triệu

USD.

Nguyên nhân chính cho động thái này là do lãi suất tăng tại Mỹ và với dự

báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất với tần suất nhanh hơn

trong năm 2017 khả năng các quỹ ETF sẽ còn tiếp tục bị rút vốn.

Làn sóng “Niêm yết tăng

giá” làm nóng thị trường

OTC

Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn lên sàn trong thời gian qua đã tạo ra cơn sốt

nóng trong khi giao dịch của 2 sàn chính khá ảm đạm. Hiện tượng cổ phiếu

Bia với BHN và SAB tạo lên làn sóng và lan sang những cổ phiếu sau đó là

ACV, NVL, QNS, HVN.... Thực tế đây là những DN lớn làm ăn hiệu quả nhưng

vấn đề tỷ lệ Freeload rất thấp nên giá cổ phiếu dễ dàng tăng mạnh. Xu

hướng lên sàn trong năm 2017 này còn tiếp tục với một loạt các Doanh

nghiệp tên tuổi nhưng dường như cơn sốt đã đang dần trôi qua khi hiệu ứng

tăng giá không còn kéo dài như trước.

Trong năm 2017, ngoài các mã đã niếm yết sớm là VGT (Vinatex), HVN

(VietNam Airline) còn có hàng loạt các cổ phiếu lớn sắp chào sàn như

Petrolimex (PLX), Vietjet Air (VJA) .....

SCIC thất bại trong việc bán

đấu giá 9% cổ phần VNM

khi chỉ có duy nhất Quỹ

F&N đăng ký mua.

Ngày 9/12, lần đầu tiên SCIC đã đăng ký bán 9% vốn VNM trong tổng số

46% đang nắm giữ nhưng chỉ có duy nhất là công ty F&N Dairy Investment

của Thái Lan đăng ký mua thành công 5,4% với giá 144.000 đồng. Sự thất

bại này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng việc không thu hút

được NĐT cá nhân hay tỏ chức trong nước một phần là do sự chênh lệch giá

trê sàn với giá tối thiếu theo quy định 144,000 đồng/cổ phiếu. Phần nữa là

do khối ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu này trong cùng khoảng thời gian.

Page 17: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

Việc giảm giá của VNM đã tác động không nhỏ đến chỉ số Vnindex và tâm lý

nhà đâu tư dịp cuối năm; tâm lý bi quan bao trùm thị trường. Những tưởng

VNM có thể xuống tới mức giá 110.000 đồng nhưng thông tin Dragon

Capital và F&N mua thêm vào đã “cứu” giá cổ phiếu VNM.

Tác động của 2 cổ phiếu

SAB - ROS lên chỉ số VN-

Index khá lớn.

Trong năm 2016, sự biến động của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn với biên độ

rộng (tăng trần trong vài phiên hoặc giảm sàn trong phiên tiếp theo) trong

bối cảnh không có nhiều thông tin hỗ trợ đã tác động không nhỏ đến chỉ số

VN-Index. Trogn giai đoạn Tháng 9-Tháng 11, 2 cổ phiếu là CTCP xây dựng

FLC Faros (ROS) và tổng công ty bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (SAB)

khiến chỉ số này bị sai lệch quá lớn không phản ánh đúng tình hình chung

của thị trường. Thực tế, theo IVS tính toán nếu loại bỏ 2 cổ phiếu này thì

nhịp điều chỉnh giai đoạn trên đã kéo VN-Index giảm xuống thấp nhất 620

điểm.

Tính lũy kế đến ngày 11/1/2017, cổ phiếu ROS và SAB đã tác động lần lượt

22,547 và 22,392 điểm tăng của Vnindex.

610

630

650

670

690 Tác động của ROS và SAB lên Vnindex

Vnindex

Vnindex loại bỏ ROS

Vnindex loại bỏ SAB

Page 18: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ QUÝ 1_2017

Bước sang năm 2017, thế giới bắt đầu sẽ có những thay đổi khó lường hơn bao giờ hết. Những quốc gia hàng

đầu như Đức - Pháp - Anh ...sẽ tổ chức bầu cử và chắc chắn sẽ có thay đổi người lãnh đạo khiến những chính

sách hiện tại có thể bị đảo lộn trước các diễn biến hiện tại trên thế giới. Đơn cử như Tân Tổng thống Mỹ rút

khỏi hiệp định TPP sau nhiều năm nỗ lực đàm phán, hay chính sách bảo hộ thương mại mà ông tuyên bố đã và

đang khiến cả thế giới phải thay đổi theo.

Tại Việt Nam, việc hiệp định đối tác xuyên thái bình Dương (TPP) có khả năng thất bại sẽ có tác động không

nhỏ tới nền kinh tế trong thời gian tới. Hơn nữa việc TPP bị ảnh hưởng có thể cũng sẽ khiến dòng vốn FDI thời

gian tới chậm lại bởi nhiều Doanh nghiệp FDI chuyển hoạt động tới Việt Nam cũng vì hiệp định TPP. Nếu dòng

vốn này chậm lại chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới tỷ giá vốn được duy trì tích cực thời gian qua nhờ dòng

vốn này. Trong khi đó, tình hình giá cả hàng hóa sẽ khó duy trì khi hàng loạt giá hàng hóa nguyên liệu đang tăng

chóng mặt cuối năm. Rõ ràng mục tiêu lạm phát 4% cho năm 2017 là một thách thức vô cùng lớn, và một khi

không duy trì được áp lực về lãi suất sẽ quay lại. Những yếu tố vĩ mô luôn đan xen lẫn nhau và chỉ cần một mắt

xích có vấn đề các yếu tố khác sẽ bộc lộ. Nhìn chung kinh tế năm 2017 sẽ là một năm nhiều thách thức và khó

lường, đặc biệt nếu như Chính phủ không tìm ra cách thích ứng nhanh với biến đổi thì hệ quả là tất yếu.

Tuy nhiên thị trường đang phát đi nhiều tín hiệu tích cực cho một nhịp tăng sắp tới. Có khá nhiều yếu tố để kỳ

vọng vào một nhịp tăng cuối cùng cho một chu kỳ hồi phục 5 năm qua (2012-2017) với mức điểm số dự báo là

730-750 điểm.

Thứ nhất là mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,7% là rất lớn kể cả hiệp định

TPP có khả năng bị hoãn lại. Để đạt được mục tiêu này, theo đó Chính

phủ sẽ phải tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát và

duy trì mức lãi suất thấp nhất có thể. Nói tóm lại chính sách tiền tệ tiếp

tục ủng hộ cho TTCK khi các kênh đầu tư khác ngày một khó khăn.

Thứ 2, dòng tiền thời gian qua dịch chuyển sang thị trường OTC đang có

dấu hiệu quay về. Một phần bởi xu hướng lên sàn tăng giá đã thoái trào

khi giá tăng quá cao, một phần giá cổ phiếu Niêm yết đã chững lại về

mức rất hấp dẫn.

Thứ 3 Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường thường suy giảm vào

những tháng cuối năm và sau đó bất ngờ tăng trở lại. Lịch sử có thể lặp

lại vào lúc này bởi đây cũng là giai đoạn sóng tăng thường hình thành.

Thứ 4 là mùa báo cáo KQKD lại chuẩn bị bắt đầu sẽ là thông tin hỗ trợ

cho thị trường. Chỉ còn 2 tuần giao dịch nữa là năm 2016 kết thúc, do đó

sẽ có nhiều Doanh nghiệp bắt đầu công bố sơ bộ KQKD cho đến cuối

Tháng 3.

Cuối cùng đang xuất hiện ngày càng nhiều Doanh nghiệp đăng ký mua

vào cổ phiếu quỹ. Đầu tiên là MSN, VND, NDN sau đó đến KBC, DIG, ... Và

lịch sử cũng cho thấy đây là dấu hiệu của nhịp tăng khi giá của nhiều cổ

Những yếu tố tích cực tác

động đến thị trường trong

ngắn hạn

Chiến lược đầu tư

Page 19: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

phiếu sẽ được hỗ trợ bởi thông tin trên.

Nhìn chung năm 2017 là một năm lành ít dữ nhiều và khó đoán định.

TTCK có thể tạo ra một sóng, con sóng có thể giúp chỉ số VN-Index đạt

ngưỡng lịch sử tại vùng 730-750 điểm trước sự trợ giúp của những cổ

phiếu vốn hóa lớn. Nhưng ở đó vẫn có những rủi ro nhất định và một khi

các yếu tố sau xuất hiện TTCK sẽ sớm rơi vào chuỗi giảm điểm lớn.

Thứ nhất chỉ tiêu GDP: Nếu như tốc độ tăng trưởng GDP thấp, có khả

năng không đạt mục tiêu sẽ gây ra nhiều lo ngại đặc biệt nợ công.

Thứ 2 là con số vốn thực hiện FDI : đây là nguồn cung ngoại tệ lớn nhất

giúp chúng ta ổn định được tỷ giá trong thời gian qua thay thế cho dòng

kiều hối. Nếu tỷ giá bị ảnh hưởng nó sẽ tác động ngược lại đối với tâm lý

của NĐTNN và hàng loạt các yếu tố khác như lãi suất, lạm phát.

Thứ 3 lãi suất và lạm phát: Khả năng hạ lãi suất gần như không còn

trong khi lạm phát có nguy cơ tăng trở lại rất lớn bởi giá cả hàng hóa đều

đã tăng. Khi đó yếu tố lãi suất có nguy cơ tăng trở lại thì hậu thuẫn lớn

với TTCK không còn.

Thứ 4 là dòng tiền vào TTCK không nhiều. Theo dõi dòng tiền từ năm

2015 đến nay chúng ta thấy thanh khoản tính theo phiên giảm dần từ

mức 2,966 tỷ năm 2014 còn 2,322 tỷ năm 2016 (giảm 21,7%). Trong khi

đó trên thị trường tiền tệ, trong giai đoạn 2015-2016 Ngân hàng NN

bơm tiền ra rất mạnh thông qua chính sách mua ngoại tệ với M2 cao

đỉnh điểm so với tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, con số thống kê

Margin cho thấy bất kỳ thời điểm nào trong năm 2016, tỷ trọng Margin

luôn ở mức rất cao từ 22-26,000 tỷ đồng. Vì thế, việc hàng loạt Doanh

nghiệp lên sàn giao dịch càng khiến cho thị trường bị pha loãng đáng kể.

Cuối cùng là TTCK Mỹ có thể điều chỉnh sau gần 1 thập kỷ tăng điểm.

Chỉ số DJ 30 đang loay hoay tại mốc 20,000 điểm những chưa thể bứt

phá là một rủi ro. Trong khi đó với những chính sách từ Tân Tổng thống

có thể khiến TTCK suy giảm. Giới đầu tư từ Mỹ cũng lo ngại kịch bản

TTCK giống như thời điểm ông Ronak Regan lên nắm quyền và TTCK mỹ

Ngược lại có nhiều yếu tố

sẽ tác động không mong

muốn đến thị trường

Page 20: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

điều chỉnh mạnh trong cả năm đó. Nhiều Tổ chức tài chính trên thế giới

đều có dự báo tương đối khả quan trong Quý 1 và hạ dự báo trong Tháng

tiếp theo.

theo Goldman Sachs

Định hướng đầu tư Quý 1_2017

Tập trung vào những

DN có KQKD tích cực

cùng khả năng trả cổ

tức cao

Với điểm tựa là kinh tế vi mô ổn định và môi trường lãi suất thấp, trong năm

2016, không ít doanh nghiệp đã báo lãi lớn và chia cổ tức khủng cho cổ đông.

Chúng tôi xin đưa ra danh sách một số doanh nghiệp như vậy.

Danh sách những doanh nghiệp trả cổ tức cao

Mã CK Tỷ lệ trả cổ tức 2016 Tỷ lệ trả cổ tức 2015

VNM 60% bằng tiền mặt

5:1 thưởng cổ phiếu

60% bằng tiền mặt

5:1 thưởng cổ phiếu

HPG 20:3 cổ tức bằng cổ phiếu

15% bằng tiền mặt

10% bằng tiền mặt

10:3 cổ tức bằng cổ phiếu

DRC 45% bằng tiền mặt

10:3 thưởng cổ phiếu 30% bằng tiền mặt

BMP 65% bằng tiền mặt 40% bằng tiền mặt

DVP 75% bằng tiền mặt 35% bằng tiền mặt

NCS 78% bằng tiền mặt Không có

LIX 55% bằng tiền mặt

2:1 thưởng cổ phiếu 40% bằng tiền mặt

AMC 35% bằng tiền mặt 28% bằng tiền mặt

DHG 35% bằng tiền mặt 30% bằng tiền mặt

PSL 2:1 cổ tức bằng cổ phiếu

35% bằng tiền mặt 55% bằng tiền mặt

LDP 30,3% bằng tiền mặt

1:1 thưởng cổ phiếu 30,3% bằng tiền mặt

HSG 25% bằng tiền mặt

10:5 cổ tức bằng cổ phiếu

15% bằng tiền mặt

10:3 cổ tức bằng cổ phiếu

Page 21: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

MSN 30% bằng tiền mặt Không có

CSM 30% bằng tiền mặt

10:4 thưởng cổ phiếu

40% bằng tiền mặt

10:4 cổ tức bằng cổ phiếu

PAC 17% bằng tiền mặt

2:1 thưởng cổ phiếu 30% bằng tiền mặt

MAS 80% bằng tiền mặt 155% bằng tiền mặt

VBC 70% bằng tiền mặt 50% bằng tiền mặt

Giá nguyên liệu tăng

mạnh giai đoạn cuối

năm mở đường cho

nhiều Công ty phục hồi

như Mía đường, cao su

Năm 2016 qua đi bên cạnh sự khởi sắc chung của nền kinh tế, thì giá cả hàng hóa

đang dần hồi phục sau khi đã tạo đáy cuối năm 2015, đầu năm 2016 do hai

nguyên nhân:

(1) Các nước sản xuất hàng hóa lớn cắt giảm sản lượng: khi giá cả hàng hóa

xuống thấp, các doanh nghiệp sản xuất chịu lỗ thậm chí phá sản dẫn đến

nguồn cung có xu hướng giảm xuống.

(2) Hiện tại lượng tiền mặt đang vô cùng lớn trên thế giới và hàng loạt các Quỹ

đầu cơ đang tìm kiếm cơ hội. Trong khi thị trường cổ phiếu đã không còn

nhiều hấp dẫn thì thị trường hàng hóa là một tiềm năng lớn khi giá suy giảm

mạnh trong vài năm qua.

(3) Do tác động từ đồng Dollar Mỹ tăng giá, một nguyên nhân khiến thị trường

cổ phiếu mất tính hấp dẫn.

Biểu đồ: Chỉ số giá hàng hóa BCOM

(Nguồn: Bloomberg)

Tác động của sự hồi phục của giá hàng hóa tới những cổ phiếu kinh doanh

hàng hóa tại Việt Nam

Nói về dòng cổ phiếu hàng hóa dẫn dắt sự hồi phục này phải kể đến cổ phiếu mía

đường, Dầu khí, Cao su.... Ví dụ như sự tăng giá của đường do những tác động từ

thời tiết bởi hiện tượng Elnino kỷ lục khiến sản lượn sụt giảm nghiêm trọng. Giá

Đường vì thế tăng mạnh trong năm qua giúp nhiều công ty sản xuất đường trong

nước gia tăng biên lợi nhuận.

Page 22: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

Biểu đồ: Giá đường thế giới

(Nguồn: tradingeconomic)

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đường đều có sự đột biến trong năm

2015; trong đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của SLS tăng lần lượt 34,7%,

363%; SBT là 95%, 55,85%; BHS là 46,85%, 152%.

Và sự kỳ vọng đang được đặt lên cổ phiếu cao su, Giá cao su đã bắt đầu tăng

trở lại từ tháng 9/2016 và hiện tại đã vượt đỉnh 4 năm. Giá cao su tăng do từ cả

hai phía cung và cầu, trong khi các nước sản xuất cao su lớn như Thái Lan, Indo-

nesia ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng thì bên phía cầu, nhu cầu xe ô tô (cao su

được dùng làm lốp xe) tăng cao ở thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.

Những cổ phiếu như PHR - TRC - DPR đã có tín hiệu tích cực tăng 30-40% so với

đáy dù giá cao su tăng chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh quý 3. Điều này

cho thấy nhà đầu tư đang đặt cược vào triển vọng tốt hơn trong quý 4/2016 và

những năm tới.

Hàng hóa Thay đổi 1 năm Thay đổi từ mức giá

đáy Kim loại cơ bản Đồng 15,72% 31,05% Nhôm 12,85% 17,24% Kẽm 65,33% 66,6% Thép 77,62% n/a Kim loại quý Vàng 9,43% 7,47% Bạc 17,31% 14,28% Nông nghiệp

-50

0

50

100

150

Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp đường (tỷ đồng)

SLS

SBT

LSS

BHS

Page 23: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1 2017 - ivs.vn Q1_2017.pdf · Khai khoáng Khai thác dàu thô và khí … Khai khoáng khác Sản xuát đò uóng Sản xuát thuóc lá

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ 1_2017

Ngô -0,64% 16,67% Đậu tương 17,03% 17,65% Lúa mì -13,53% 15,71% Bông 8,96% 21,05% Gạo -21,97% 1,21% Đường 28,55% 49,53% Cafe 10,53% 17,15% Cao su 71,49% 73,20% Năng lượng Dầu thô 45,37% 107,19% Dầu brent 52,05% 103,00% Khí đốt 60,34% 130,30% Than 109,00% 109,00%

(Nguồn: ndh.vn, IVS tổng hợp)

Vậy lựa chọn cổ phiếu ngành này như thế nào?

Xu hướng giảm giá nguyên liệu thời gian qua có tác động trái chiều. Có rất nhiều

Doanh nghiệp đã và đang hưởng lợi lớn từ giá nguyên liệu giảm như PAC (giá

chì), CAV (giá đồng), DRC, CSM (giá cao su tự nhiên), Thức ăn chăn nuôi (giá đậu

nành), ngành nhựa AAA, BMP, NTP ... trong khi những cổ phiếu ngành dầu khí

như GAS-PVD-PVS... giảm mạnh. Nhưng gió đã đổi chiều khi giá những hàng hóa

trên tăng mạnh trở lại khiến cho giá vốn sản xuất tăng theo. Điều đó sẽ tác động

theo chiều ngược lại và có lẽ chỉ những Doanh nghiệp lớn mới có đủ nguồn lực

để tiếp tục duy trì tỷ suất lợi nhuận nhờ chiếm lĩnh thị phần và thương hiệu.

Bản tin này được cung cấp bởi Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam _ IVS. Nội dung bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Mặc dù mọi thông tin được

thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, nhưng IVS không đảm bảo tính chính xác của các thông tin và không chịu trách nhiệm đối với các quyết định mua bán do

tham khảo thông tin này.