thỏa thuận ấn định giá -...

32
Thỏa Thuận ấn định giá và khái quát pháp luật điều chỉnh BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 43 - 2014 Quyền được thông tin của người tiêu dùng tại Việt nam Tổng Cục hải Quan - Bộ Tài Chính đã ban hành hướng dẫn thực hiện Quyết định 9990/Qđ-BCT của Bộ Công Thương về áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: others

Post on 08-Nov-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Thỏa Thuận ấn định giá và khái quát pháp luật điều chỉnh

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 43 - 2014

Quyền được thông tin của người tiêu dùng tại

Việt nam

Tổng Cục hải Quan - Bộ Tài Chính đã ban hành hướng dẫn thực hiện Quyết định 9990/Qđ-BCT của Bộ Công Thương về áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Bộ Công Thương

CụC Quản lý Cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Bản tInCạnh tranh & nGƯỜI tIÊu DÙnG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

giấy phép xuất bản số 03/gP-XBBT Cấp ngày 08/01/2014

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

nGƯỜI ChỊu trÁCh nhIỆM XuẤt BảnBẠCh VĂn MỪng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Ban BIÊn tẬPngUYỄn Phương nAM, LÊ PhÚ CưỜng,

Trần Thị Minh Phương, PhẠM ChâU giAng,PhẠM Thị QUỳnh Chi, PhẠM hương giAng, Bùi ngUYỄn Anh

TUấn, PhAn ĐứC QUế, Phùng VĂn Thành, CAo XUân QUảng, hồ Tùng BáCh, Trần DiệU LoAn, Võ VĂn ThÚY

hỘI ĐỒnG CỐ VẤnTrương ĐÌnh TUYỂn

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPgS. TS. LÊ DAnh VĨnh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thươngông Trần QUỐC Khánh

Thứ trưởng Bộ Công ThươnggS. TS. hoàng ĐứC Thân

Đại học Kinh tế Quốc dânPgS. TS. ngUYỄn như PháT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. Bùi ngUYÊn Khánh

Viện Nhà nước và Pháp luật

tổ chức sản xuất và phát hànhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranh (CCID)

25 ngô Quyền - hà nộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại tP. hồ Chí MinhTầng 6, số 8 nam Kỳ Khởi nghĩa - TP. hCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Quyền được thông tin của người tiêu dùng

14 TIN TỨC - SỰ KIỆN

26 HỎI ĐÁP

27 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 4: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

1. Quy định của pháp luật về quyền được thông tin của người tiêu dùng

Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một trong tám quyền cơ bản của người tiêu dùng là quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng. Quy định này được hình thành trên cơ sở tham khảo các hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tham khảo các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Theo đó, trước khi tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin liên quan tới giao dịch.

(i) Nội dung cung cấp thông tin.Phạm vi nội dung thông tin cung cấp

cho người tiêu dùng được quy định cụ thể tại Điều 12 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

2. Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.

3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.

4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.

5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.

6. Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.

Bên cạnh các nội dung nêu trên, Luật cũng quy định về trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch (hóa đơn, chứng

Quyền đượC Thông Tin Của người Tiêu dùng

Tại ViệT nam

Chuyên mụC

Page 5: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

từ, tài liệu liên quan đến giao dịch…) cho người tiêu dùng. Trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân phải tạo điều kiện để người tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan.

Đặc biệt, theo quy định mới của Luật thì ngay cả khi người tiêu dùng đã tiến hành giao dịch, trường hợp phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông.

Ngoài các nội dung thông tin nêu trên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định tùy theo từng trường hợp cụ thể, các thông tin khác liên quan tới giao dịch mua bán cũng cần phải được thông báo cho người tiêu dùng.

(ii) Hình thức, mức độ cung cấp thông tin

Bên cạnh quy định đầy đủ về phạm vi nội dung cung cấp, Luật cũng quy định về việc cung cấp thông tin phải theo các hình thức phù hợp, công khai và dễ dàng để người tiêu dùng có thể biết và tìm hiểu. Các thông tin phải chính xác và đảm bảo tính trung thực; không gây nhầm lẫn, hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

(iii) Chủ thể liên quan tới trách nhiệm cung cấp thông tin

Theo quy định của Luật, trách nhiệm cung cấp thông tin không chỉ giới hạn ở tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà còn mở rộng tới bên thứ ba (ví dụ: các phương tiện thông tin đại chúng, các công ty quảng cáo…). Các bên liên quan này, ngoài việc phải đảm bảo cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin thì còn chịu trách nhiệm liên đới trong việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ.

Như vậy, liên quan đến quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng, pháp luật Việt Nam đã ban hành đầy đủ các quy định cần thiết để thực thi quyền quan trọng này.

2. Thực thi quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng tại Việt Nam

Mặc dù hành lang pháp lý về trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng đã được Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định và có hiệu lực thi hành từ mùng 1 tháng 7 năm

2011 nhưng cho đến nay, tình hình vi phạm các quy định về cung cấp thông tin vẫn đang tiếp diễn trên phạm vi rộng và ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Thực tế cho thấy các vi phạm này đang tiếp diễn rất nhiều và tập trung vào một số lĩnh vực, hành vi nổi bật.

(i) Vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo

Trong lĩnh vực quảng cáo, hành vi vi phạm chủ yếu là cung cấp thông tin không chính xác và đầy đủ, cung cấp thông tin dễ gây nhầm lẫn, hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Ví dụ điển hình trong thời gian gần đây là các nội dung quảng cáo về sản phẩm trên các kênh truyền hình. Các nội dung quảng cáo này thường có dấu hiệu vi phạm như sau:

- Không cung cấp đầy đủ địa chỉ người bán;

- Có nội dung quảng cáo không trung thực, “thổi phồng” chức năng của sản phẩm; thông tin không rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm;

- Nội dung quảng cáo dễ gây nhầm lẫn, hiểu nhầm cho người xem;

- Q u ả ng cáo các chương tr ình khuyến mại không đúng với thực tế bán hàng.

Đối vớ i l ĩnh vực

quảng cáo, trong thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã xử lý nhiều vụ việc, điển hình là vụ lừa đảo quảng cáo và bán vòng tay Titan; vụ việc Công ty mua sắm Hạnh phúc (Happy Shopping) bán hàng giả, hàng nhập lậu…Ngoài ra, trong quá trình xem xét, các cơ quan chức năng cũng lưu ý người tiêu dùng cần cẩn thận khi tiếp nhận các thông tin quảng cáo trên các kênh truyền hình, cần có sự đối chiếu và kiểm định các thông tin này trước khi quyết định đặt hàng.

Cùng với hành vi quảng cáo không chính xác, đầy đủ, khi tiến hành giao dịch, một số công ty có dấu hiệu không cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ bảo hành. Theo phản ánh của nhiều người tiêu dùng, sau khi đặt hàng mua bán sản phẩm thông qua các kênh truyền hình, khi nhận hàng, người tiêu dùng chỉ nhận được sản phẩm nhưng không có phiếu bảo hành hoặc có phiếu nhưng hình thức phiếu không đáp ứng đầy đủ thông tin về địa chỉ, đơn vị, điều kiện thực hiện bảo hành.

(ii) Vi phạm trong lĩnh vực hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Đối với lĩnh vực áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau khi được chấp nhận của cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo về việc áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã được sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều công ty chưa tự giác trong việc thông báo và áp dụng mẫu

hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung mới. Chỉ đến khi người tiêu dùng vô tình phát hiện ra và yêu cầu ký lại hợp đồng thì công ty mới thực hiện.

(iii) Phương thức cung cấp thông tin chưa phù hợp

Thực tế cũng cho thấy, nhiều đơn vị khi có thông tin cung cấp cho người tiêu dùng đã không lựa chọn phương thức cung cấp phù hợp. Ví dụ, khi có các chương trình khuyến mại, thông tin về sản phẩm mới thì các ngân hàng đều gửi email tới người tiêu dùng, tuy nhiên, khi có sự thay đổi về biểu phí dịch vụ thì các ngân hàng này lại không áp dụng phương thức gửi qua email như trên. Các hành vi này mặc dù chưa vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu

Chuyên MụC

Page 6: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

dùng nhưng chưa thực sự thể hiện đúng tiêu chí chất lượng phục vụ khách hàng như các ngân hàng đã cam kết.

3. Một số giải pháp nhằm thực thi hiệu quả quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng tại Việt Nam

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Do đó, các giải pháp cần hướng tới nhiều đơn vị, tổ chức nhằm thực hiện đồng bộ. Trong phạm vi bài viết này chỉ tập trung vào một số giải pháp, đề xuất hướng tới người tiêu dùng.

(i) Người tiêu dùng cần tự trang bị các kiến thức pháp luật tiêu dùng

Hiện tại, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được ban hành tương đối đồng bộ và cụ thể. Người tiêu dùng cần chủ động trong việc tìm hiểu các quy định về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để tìm hiểu các kiến thức về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể truy cập Trang tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh tại địa chỉ: http://bvntd.vca.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp tới Cục Quản lý cạnh tranh để được tư vấn và hỗ trợ khi có các vấn đề tiêu dùng.

(ii) Người tiêu dùng cần chú ý thực hiện các nghĩa vụ tiêu dùng

Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bản thân người tiêu dùng có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Cụ thể, khi tiến hành giao dịch, người tiêu dùng cần lưu ý một số nội dung như sau:

- Thông tin đầy đủ về người bán;- Chế độ bảo hành;- Chất lượng hàng hóa, dịch vụ. - Chứng từ, tài liệu hóa đơn kèm

theo hàng hóa.Để thực hiện các lưu ý này, trước

khi quyết định mua bán, người tiêu dùng cần có sự đối chiếu, so sánh giữa thông tin quảng cáo với thông tin tham khảo từ bạn bè, đồng nghiệp hoặc các nguồn tin khác nhằm đảm bảo thông tin chính xác và toàn diện. Cụ thể hơn, ngay khi cảm thấy thông tin không đầy đủ hoặc có dấu hiệu nhầm lẫn, người tiêu dùng cần yêu cầu người bán giải thích chi tiết hoặc cung cấp các tài liệu liên quan. Các

tài liệu này cần được lưu giữ để làm cơ sở cho công tác giải quyết khiếu nại về sau (nếu có).

Bên cạnh việc thực hiện các nghĩa vụ để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình, nhằm xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh và góp phần củng cố tiếng nói của người tiêu dùng, khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng;

hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng thì người tiêu dùng cần thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm kịp thời ngăn chặn và cảnh báo cho người tiêu dùng khác.

TùNg BáCH

Chuyên mụC

Page 7: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

Trong tháng đầu tiên của năm 2014, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ

Công an đã phát hiện và bắt giữ các đối tượng thuộc đường dây lừa đảo, chuyên mua bán thông tin thẻ tín dụng để trộm cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của rất nhiều người. Tổng số tiền bị đánh cắp từ tài khoản tín dụng tới thời điểm điều tra được xác nhận lên tới 30 tỷ đồng. Đây chỉ là một vụ việc điển hình của vấn nạn ăn cắp và chuyển giao trái phép thông tin người tiêu dùng trong thời đại ngày nay. Hậu quả của vấn đề này không chỉ gây phiền toái cho người tiêu dùng khi phải tiếp nhận rất nhiều tin nhắn rác, điện thoại quảng cáo, khuyến mãi hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh tài chính của người tiêu dùng như vụ việc nêu trên. Điều 6, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam có quy định như sau:

1. Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:

a) Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;

b) Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;

c) Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;

d) Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;

đ) Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, quyền được bảo mật thông tin trong các giao dịch của người tiêu dùng đã được quy định và điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều vụ việc xâm phạm thông tin cá nhân vẫn đang tiếp diễn từ phía cả tổ chức, cá nhân và từ chính người tiêu dùng. Những vụ việc này mặc dù đã được lưu ý nhưng tần suất và hình thức vi phạm ngày một phổ biến và diễn ra thường xuyên hơn.

Nhằm hạn chế tình trạng vi phạm thông tin cá nhân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ

người tiêu dùng đã và đang nỗ lực giáo dục, tuyên truyền cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhằm nâng cao công tác bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan nhà nước, để góp phần bảo vệ an toàn thông tin thì người tiêu dùng cũng phải tự ý thức trong việc bảo vệ thông tin của chính mình trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Các nguyên tắc cơ bản để bảo vệ thông tin cá nhân mà người tiêu dùng nên áp dụng bao gồm:

Biết rõ người mà mình đã chia sẻ thông tin;

Lưu giữ và sử dụng thông tin cá nhân thật cẩn thận;

Luôn đặt câu hỏi trước khi chia sẻ thông tin cá nhân;

Cài đặt bảo mật trên máy tính cá nhân và các thiết bị điện tử khác.

Ngoài các phương pháp cơ bản trên, để giúp người tiêu dùng bảo vệ thông tin thật hiệu quả, Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission – FTC) đã đưa ra các phương pháp cụ thể để người tiêu dùng áp dụng đối với từng đối tượng tài liệu như sau:

Bảo vệ các giấy tờ, tài liệu cá nhânĐối với các tài liệu, hồ sơ tài chính,

hãy luôn cất giữ tại một nơi an toàn trong nhà và khóa lại, tương tự đối với ví và

Bảo mậT Thông Tin Cá nhân mộT CáCh hiệu Quả

Chuyên MụC

Page 8: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

túi xách tại công sở. Và cũng đừng quên bảo vệ thông tin trước những người có thể tiếp cận tài liệu của mình như bạn cùng phòng hoặc những người làm thuê đến làm việc tại nhà riêng.

Khi đi ra ngoài, người tiêu dùng được khuyên hãy mang ít đồ nhất có thể. Những đồ vật cần thiết mang theo người là chứng minh nhân dân, thẻ tín dụng, và các loại thẻ cần thiết khác. Khi đến nơi làm việc, đến một doanh nghiệp, trường học của con cái, hay văn phòng bác sĩ, trước khi chia sẻ thông tin, hãy hỏi tại sao họ cần thông tin đó, họ sẽ bảo mật thông tin đó như thế nào, và sẽ ra sao nếu không chia sẻ thông tin.

Đối với các hóa đơn, các thư chào hàng tín dụng, đơn xin mở tài khoản tín dụng, mẫu đơn bảo hiểm, kết quả khám bệnh, séc, biên lai ngân hàng và các tài liệu tương tự, hãy xé hết đi khi chúng không còn hữu dụng nữa.

Đối với thuốc chữa bệnh, hãy hủy nhãn hiệu chai thuốc đã dùng hết trước khi bỏ đi. Việc này giúp ngăn chặn chia sẻ thông tin về sức khỏe của người tiêu dùng với bất kể ai muốn chào hàng sản phẩm, dịch vụ miễn phí về sức khỏe.

Nếu có thư cần gửi đi, hãy tự mang đến bưu điện, và nếu có thư gửi đến hộp thư ở nhà, thì hãy ngay lập tức lấy ra. Nếu vắng nhà vài ngày, hãy sử dụng dịch vụ giữ thư tại bưu điện nếu có.

Khi lập tài khoản séc mới ở ngân hàng, đừng để ngân hàng gửi séc đến nhà riêng, trừ khi hộp thư ở nhà là hộp thư bảo mật và có khóa đi kèm.

Bảo vệ các thông tin cá nhân online* Cảnh giác với những kẻ mạo

danh trên mạng.Người tiêu dùng phải chắc chắn biết

người đang nắm giữ các thông tin cá nhân hoặc thông tin tài chính của mình. Đừng đưa thông tin của mình qua điện thoại, qua thư điện tử hoặc trên Internet, trừ khi bản thân đang trong quá trình ký hợp đồng hoặc biết rõ người mà mình đang làm việc cùng. Nếu một công ty đang nắm giữ tài khoản của người tiêu dùng gửi email yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, đừng nhấn vào link trong email, thay vào đó, hãy đánh tên công ty vào trình duyệt web, vào trang của họ, và liên hệ với họ qua kênh dịch vụ khách hàng. Một cách khác là hãy gọi tổng đài chăm sóc khách hàng có ở trong bảng sao kê tài khoản của bạn, và đừng quên hỏi liệu có phải đúng công ty đã gửi yêu

cầu này không.* Xóa bỏ thông tin cá nhân thật

cẩn thận.Trước khi bỏ đi một chiếc máy tính

cá nhân, người tiêu dùng được khuyên hãy xóa hết các thông tin cá nhân có ở trong máy. Hãy sử dụng phần mềm dọn dẹp để chép dữ liệu đè lên toàn bộ ổ cứng của máy tính.

Trước khi bỏ đi một thiết bị di động, hãy xem lại hướng dẫn sử dụng, trang web của người cung cấp dịch vụ, hoặc trang web của nhà sản xuất thiết bị để xem hướng dẫn xóa thông tin mãi mãi, và làm thế nào để chuyển thông tin sang thiết bị mới. Lấy thẻ nhớ và sim ra khỏi thiết bị. Xóa danh bạ, danh sách các cuộc gọi đến và đi, tin nhắn âm thanh, tin nhắn gửi đến và đi, các folder, lịch sử vào các trang web, và ảnh.

* Mã hóa dữ liệu của bản thânNgười tiêu dùng nên bảo mật trình

duyệt web của mình. Để bảo vệ các giao dịch điện tử, hãy sử dụng phần mềm mã hóa. Biểu tượng chiếc khóa trên thanh công cụ của trình duyệt có nghĩa thông tin của bạn sẽ an toàn khi được chuyển đi. Hãy nhớ tìm biểu tượng này trước khi bạn gửi thông tin tài chính hoặc thông tin cá nhân trên mạng.

* giữ kín mật khẩu của mình.Với các thiết bị điện tử như laptop,

điện thoại, tài khoản tín dụng, tài khoản ngân hàng, hãy sử dụng mật khẩu thật đa dạng và khó đoán. Hãy thật sáng tạo khi lập mật khẩu: một thuật ngữ đặc biệt, hoặc sử dụng chữ cái đầu tiên của mỗi từ làm mật khẩu. Một cách hiệu quả khác đó là thay thế các số cho các từ hoặc chữ số. Một ví dụ cụ thể về cách đặt mật khẩu này là 1lMiP thay cho cụm từ “I love my Ipad”.

* Đừng chia sẻ quá nhiều trên các trang mạng xã hội

Không thể phủ nhận quy mô lớn và tốc độ phát triển của mạng xã hội, tuy nhiên, để bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin tài chính của mình, người tiêu dùng không nên chia sẻ quá nhiều trên các trang mạng xã hội. Nếu người tiêu dùng đăng quá nhiều thông tin về chính bản thân trên mạng xã hội, kẻ trộm danh tính có thể tìm được thông tin về cuộc sống của họ, sử dụng thông tin đó để trả lời những câu hỏi “challenge question” trong tài khoản tài chính hoặc tài khoản cá nhân của người tiêu dùng, và có thể lấy được toàn bộ tiền và thông tin cá nhân

của người tiêu dùng. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về điều này, chia sẻ thật ít thông tin tới thật ít người, và nhớ đừng bao giờ đăng thông tin về đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, hoặc số tài khoản trên các trang web công cộng.

Bảo mật các thiết bị điện tử* Sử dụng phần mềm bảo mậtHãy cài đặt phần mềm diệt virus,

phần mềm chống theo dõi, tường lửa, và nhớ cập nhật các phần mềm này thật thường xuyên.

* Khóa laptopCác thông tin tài chính rất quan trọng

và nên được giữ tuyệt mật, vì vậy, chỉ nên giữ thông tin tài chính trên laptop khi cần thiết. Người tiêu dùng nên nhớ không tự động lưu tên tài khoản và mật khẩu trên laptop, và luôn luôn thoát khỏi phần mềm khi đã xong việc. Bằng cách đó, kể cả khi laptop bị đánh cắp, thì thông tin cá nhân của người tiêu dùng sẽ khó bị đánh cắp hơn.

* Đọc kỹ các điều khoản cá nhânTất cả chúng ta đều biết rằng, các

điều khoản bảo mật rất dài và phức tạp, và không mấy ai đọc hết các điều khoản đó trước khi bắt đầu sử dụng phần mềm, trang web, hoặc chơi một trò chơi. Tuy nhiên, những điều khoản này giải thích rõ về cách truy cập, bảo mật, và kiểm soát thông tin cá nhân thu thập được, cách sử dụng các thông tin đó, và liệu thông tin này có được cung cấp cho bên thứ ba hay không. Nếu không thấy hoặc không hiểu điều khoản bảo mật của 1 trang web hay một phần mềm, người tiêu dùng nên cân nhắc về việc có nên tiếp tục truy cập trang web hay sử dụng phần mềm đó hay không.

Trên đây là các phương pháp cụ thể giúp người tiêu dùng bảo vệ thông tin đối với từng loại tài liệu. Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ đã rất thành công khi hướng dẫn người tiêu dùng bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Bằng cách áp dụng các phương pháp trên, người tiêu dùng Việt Nam sẽ tránh được tình trạng ăn cắp thông tin cá nhân, hạn chế việc bị làm phiền qua các thiết bị di động, hay nghiêm trọng hơn là bị đánh cắp tiền qua tài khoản tín dụng, qua đó hạn chế được tình trạng tội phạm gia tăng trong lĩnh vực công nghệ cao.

VâN ANH

Chuyên mụC

Page 9: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

Theo kinh tế học, cơ chế thị trường là công cụ tối ưu để phân bổ nguồn lực nếu thị trường vận động cạnh

tranh và hiệu quả1. Mức độ cạnh tranh thường bị ảnh hưởng bởi phạm vi người tiêu dùng có thể chủ động tham gia vào thị trường. Và người tiêu dùng chỉ có thể chủ động tham gia vào thị trường nếu họ được trang bị đầy đủ thông tin về các hàng hóa, dịch vụ, nhà cung cấp, và công nghệ đang sẵn có trên thị trường; và nếu họ có thể so sánh giữa các dịch vụ, hàng hóa đó về mặt giá cả và chất lượng; khi người tiêu dùng luôn tìm kiếm những hàng hóa,

1 Điều kiện để cạnh tranh hiệu quả tồn tại bao gồm người tiêu dùng được trao quyền, có khả năng và sẵn sàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, thông tin đối xứng, chi phí giao dịch bằng không và không tồn tại hàng hoá công cộng hay các yếu tố ngoại vi trong tiêu dùng hay sản xuất. Bất kỳ sai lệch nào trong số tập hợp các điều kiện phổ biến nói trên trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự không hoàn hảo của thị trường hoặc thất bại của thị trường.

Vai Trò Của Thông Tin Trong

Bảo Vệ người Tiêu dùng

Chuyên MụC

Page 10: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

dịch vụ và công nghệ mới; cũng như khi người tiêu dùng có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp mà họ thấy hài lòng hơn.

Khi người tiêu dùng chỉ có những thông tin không đầy đủ, gây nhầm lẫn, không đáng tin cậy, thiếu minh bạch và khó kiểm chứng, họ sẽ chịu rất nhiều thiệt hại, cụ thể bao gồm:

Người tiêu dùng không được tham gia một cách hiệu quả vào thị trường (bao gồm cả việc thay đổi nhà cung cấp) bởi họ thiếu thông tin về hàng hóa và dịch vụ hay bởi tình trạng thiếu hụt/dư thừa những thông tin sẵn có khiến cho họ bối rối;

Người tiêu dùng chi tiêu quá nhiều hay mua những hàng hóa và dịch vụ không phù hợp nhu cầu của họ; và

Người tiêu dùng cảm thấy giận dữ và thất vọng về một loại hàng hóa và dịch vụ nhất định bởi chúng thiếu những phẩm chất mà họ mong muốn, dẫn đến việc người tiêu dùng đi khiếu nại.

Thông tin và trao quyền cho người tiêu dùngĐể trao quyền cho người tiêu dùng, tạo áp lực khiến cạnh

tranh trên thị trường mang lại những lợi ích hứa hẹn cho người tiêu dùng như giá thấp hơn, nhiều lựa chọn hơn, chất lượng hàng hóa và dịch vụ được cải thiện, v.v., người tiêu dùng cần phải: tiếp cận thông tin về các lựa chọn khác nhau sẵn có trên thị trường; đánh giá đúng những gì đang được cung cấp; và hành động dựa trên các thông tin có sẵn đó và bằng những phân tích của chính họ như mua những hàng hóa và dịch vụ đem lại cho khách hàng giá trị tốt nhất. Khi một trong những nhân tố nói trên trong quá trình người tiêu dùng lựa chọn và quyết định mua sắm không tồn tại hoặc yếu, khả năng người tiêu dùng có thể tác động cạnh tranh hiệu quả bị triệt tiêu. (Xem minh họa trong Hình 1)

Việc người tiêu dùng có nhận được thông tin đầy đủ hay không rất quan trọng đối với việc tạo ra cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, để người tiêu dùng có thể được hưởng những lợi ích của cạnh tranh dưới dạng nhiều lựa chọn hơn, giá thành rẻ hơn, chất lượng và cải tiến ở mức thích hợp. Nhưng để cạnh trạnh có thể đem lại những hiệu quả thiết thực cho người tiêu dùng thì có hai nhân tố không thể thiếu:

Người tiêu dùng cần được trang bị với những thông tin, kỹ năng và sự tự tin cần thiết để tham gia một cách hiệu quả vào tiến trình cạnh tranh. Điều này đòi hỏi người tiêu dùng phải nhận thức được về những lựa chọn đang sẵn có trên thị trường, về các đặc điểm, công năng, giá cả, ưu khuyết điểm của hàng hóa, dịch vụ và các công nghệ mới (để họ có thể đánh giá đúng những lợi ích tiềm tàng), và cả về sự tồn tại và cách thức sử dụng một số chức năng khiến họ có khả năng cao hơn để chuyển đổi giữa các nhà cung cấp.

Người tiêu dùng cần có khả năng và sẵn sàng chuyển đổi giữa các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách dễ dàng và nhanh chóng, với chi phí thấp mà không cần nỗ lực quá mức hay bị ngăn trở và rơi vào trạng thái lo âu. Nếu không có các điều kiện này, người tiêu dùng sẽ rất miễn cưỡng khi phải chuyển đổi nhà cung cấp, và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới tiến trình cạnh tranh cũng như giảm cả những lợi ích từ cạnh tranh mà người tiêu dùng có thể nhận được.

Hình 1. Quan hệ giữa người tiêu dùng và cạnh tranh

(Nguồn: Văn phòng Thương mại Công bằng Vương quốc Anh (2010c), Kinh tế học hành vi có nghĩa gì với chính sách cạnh tranh? OFT1224, tháng Ba)

Hình 2 minh họa đầy đủ ba khía cạnh quan trọng của chính sách bảo vệ người tiêu dùng: (1) khuyến khích người tiêu dùng chủ động tham gia thị trường vì điều này sẽ tạo động lực cho các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau, (2) người tiêu dùng chủ động và được trao quyền sẽ khuyến khích các nhà cung cấp hành xử theo cách có thể bảo vệ người tiêu dùng; (3) khiến người tiêu dùng tin tưởng hơn, bao gồm cả việc sẵn sàng để chuyển đổi nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Tính sẵn có của các thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng rất quan trọng đối với cả ba khía cạnh trên. Mất cân bằng đáng kể trong các thông tin sẵn có sẽ ngăn cản người tiêu dùng tự tin tham gia thị trường và làm biến dạng kết quả thị trường.

Thông tin không đầy đủ, không phù hợp, và đôi khi gây nhầm lẫn ở các phân đoạn khác nhau trong quan hệ giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều vụ khiếu nại của người tiêu dùng ở bất cứ một thị trường nào. Thiếu thông tin cũng ngăn người tiêu dùng chuyển đổi giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và là một trong những nguyên nhân làm chất lượng phục vụ khách hàng kém trong nhiều lĩnh vực. Vấn đề này càng trầm trọng trong bối cảnh các hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trên thị trường đang ngày càng đa dạng và phức tạp, trong khi những người tiêu dùng thông thái nhất cũng chỉ có hiểu biết chuyên sâu, hay nắm giữ thông tin đáng kể trong một hoặc vài nghành. Ví dụ như trong nghành dịch vụ viễn thông, các cách trình bày khó hiểu, nặng về kỹ thuật và dễ gây nhầm lẫn trong các hợp đồng mẫu hoặc các đơn chào hàng là nguyên nhân khiến việc người tiêu dùng ‘bị sốc vì hóa đơn’, dẫn tới việc họ đâm đơn khiếu nại trong nhiều trường hợp.Hình 2: Ba mục tiêu chủ yếu của chính sách người tiêu dùng

(Nguồn: Waddams-Price, C. với Garrod, L., Hviid, M. và Loomes, G. (2009), Biện pháp khắc phục hậu quả cạnh tranh

Chuyên mụC

Page 11: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

trong các thị trường tiêu dùng, Tạp chí Nghiên cứu về Luật bảo vệ người tiêu dùng Loyola, 21:04, 439-495, 2009)

Trách nhiệm của người tiêu dùng khi sử dụng thông tin

Thông tin bất đối xứng là một hạn chế cơ bản đối với sự vận hành trôi chảy của thị trường, khiến gây ra tình trạng không thỏa mãn và khiếu nại của người tiêu dùng. Thông tin mà các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng phải rành mạch, dễ hiểu và dễ tiếp nhận mới có thể giúp giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng để hỗ trợ người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng. Ủy ban Năng suất Úc (2008)2 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người tiêu dùng được giáo dục, được thông tin là ‘bước đầu của quá trình bảo vệ người tiêu dùng chống lại các hành vi sai trái của các nhà cung cấp’, vì việc sử dụng quy định pháp luật ứng phó với tất cả những vấn đề mà người tiêu dùng có thể phải đối mặt là không có tính khả thi và không hợp lý. Sự đồng thuận của người tiêu dùng khi có đầy đủ thông tin là một nhân tố quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách đảm bảo rằng họ có đầy đủ kiến thức về những gì họ đã đồng ý với, do đó cũng có khả năng làm giảm số lượng các khiếu nại về hàng hóa và dịch vụ trong tương lai.

Tuy nhiên, người tiêu dùng thường gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu đúng

2 Ủy ban Năng suất Australia (2008), Đánh giá về khung chính sách bảo vệ người tiêu dùng Úc, số 45, Ủy ban Năng suất Australia, Canberra.

<www.pc.gov.au /_data /assets /pdf_file/0006/79170/consumer1.pdf> <www.pc.gov.au/_data/assets/pdf_file/0008/79172/consumer2.pdf>

các cách trình bày thông tin. Như trong ví dụ đã nói ở trên, người tiêu dùng khó mà hiểu được hết các hợp đồng mẫu dài dằng dặc, được soạn thảo sử dụng những ngôn từ phức tạp, và kéo dài nhiều trang. Một trường hợp khác là khi các thông tin về hàng hóa hoặc những chỉ dẫn trong sử dụng dịch vụ bao gồm các thuật ngữ kỹ thuật quá phức hợp. Người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tiếp nhận một lượng thông tin quá lớn trên thị trường, khiến cho họ bối rối và bị lẫn lộn vì các thông điệp cạnh tranh khác nhau. Cộng thêm sự hạn chế về nhận thức của cá nhân người tiêu dùng và một vài xu hướng hành vi khác, có nguy cơ người tiêu dùng sẽ bỏ qua hoặc hiểu nhầm một hay vài thông tin. Những yếu tố này ngăn cản sự hiểu biết của người tiêu dùng về những gì họ đang được cung cấp, cũng như khả năng so sánh và sử dụng hàng hóa cùa họ.

Nhóm Better Regulation Executive và Hội Đồng Tiêu dùng Quốc gia Vương quốc Anh (2007)3 cũng đưa ra một kết luận, trên cơ sở các nghiên cứu của họ, rằng mặc dù thông tin có thể là một công cụ mạnh mẽ, nhưng chẳng những nó không an toàn mà còn đi kèm theo các chi phí nhất định.

“Khi trình bày thông tin tới người tiêu dùng, nhiều mảng thông tin từ những nghiên cứu đối tượng của chúng tôi đã không gặt hái được kết quả như mong

3 Nhóm Better Regulation Executive (BRE) và Hội đồng Tiêu dùng Quốc gia Vương quốc Anh (2007), Cảnh báo: Quá nhiều thông tin có thể gây tổn hại - Một báo cáo giữa kỳ về tối đa hóa các tác động tích cực của thông tin được hài hòa hóa đối với người tiêu dùng và thị trường. Có thể xem thêm tại địa chỉ <http://www.berr.gov.uk/files/file44588.pdf>

muốn. Người tiêu dùng từ chối rất nhiều thông tin, đôi khi đơn giản chỉ vì có quá nhiều thông tin, hoặc đôi khi do thông tin được trình bày dưới các hình thức phức tạp và không hấp dẫn ...Chúng tôi đã nói chuyện với một số nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương hơn để nhận ra ra rằng những thông tin quá phức tạp không chỉ gây khó khăn mà còn làm họ thấy xấu hổ. Trong cộng đồng xã hội nói chung, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người tiêu dùng mong muốn được tiếp nhận những thông tin đơn giản, súc tích.”

Trên thế giới, mặc dù đã có một số quốc gia đưa ra quy định pháp lý về nghĩa vụ công bố thông tin bởi các nhà cung cấp trong một số lĩnh vực, có rất ít nghiên cứu về các kết quả mà việc cung cấp thông tin như vậy mang lại. Có vẻ như từ số lượng khiếu nại của người tiêu dùng, thì rất nhiều trong số các quy định này không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Người tiêu dùng cần thông tin như thế nào?

Chỉ khi nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của mình theo các phương cách sau mới có thể mang lại hiệu quả tích cực đối với người tiêu dùng:

Mô tả bằng ngôn từ thông dụng sao cho người tiêu dùng với trình độ giáo dục bình thường nhất có thể hiểu được;

Trong các chào hàng, luôn sử dụng

Chuyên MụC

Page 12: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

tùy chọn “tham gia” (opt-in) thay vì tùy chọn “không tham gia” (opt-out) để tăng cường quyền chọn lựa của người tiêu dùng và đảm bảo họ không vô tình hay lãng ý mà bị đưa vào thế tự động tham gia sử dụng hàng hóa, dịch vụ;

Cung cấp bản in hợp đồng cho bất kỳ thỏa thuận nào – bất kể thỏa thuận ban đầu được thực hiện như thế nào (bằng điện thoại, trực tuyến, gặp mặt trực tiếp);

Cho phép người tiêu dùng có một thời gian cân nhắc (‘cooling-off period’) nhất định trong đó họ được phép đổi hoặc trả hàng hóa cho tất cả các loại hợp đồng, thỏa thuận;

Độ dài thời gian trong đó người tiêu dùng chấp thuận cho các thông tin cá nhân của họ được các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ lưu giữ nên tương đồng với mục đích của mối quan hệ giữa người tiêu dùng-nhà cung cấp, trừ khi trường hợp ngược lại được đồng ý một cách rõ ràng.

Mặc dù các hành động của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước là tối quan trọng để đảm bảo rằng người tiêu dùng có thông tin tốt hơn và trao quyền cho họ, cũng phải nhấn mạnh rằng người tiêu dùng cũng có trách nhiệm tự ‘kiểm tra’ các nhà cung cấp và chủ động tìm kiếm thông tin khi mua hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, người tiêu dùng thường không chú tâm lắm tới việc ‘tìm kiếm’ nhà cung cấp tốt nhất. Có thể giải thích hiện tượng này là do việc ‘tìm kiếm’ thường tiêu tốn nhiều thời gian hơn là khoản tiền mà người tiêu dùng có thể tiết kiệm được trong mua sắm. Một nguyên nhân nữa là người tiêu dùng có thể nghĩ rằng các quy định hiện hành đã đảm bảo cho chất lượng của nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ rồi và lợi ích của việc ‘tìm kiếm’ một nhà cung cấp tốt hơn trong số đó sẽ trở nên tương đối thấp so với chi phí thực hiện. Vấn đề ở đây là, nếu các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ tin rằng người tiêu dùng không tìm kiếm thông tin hoặc không quan tâm đến việc lựa chọn một nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định có thể mang lại cho họ những dịch vụ khách hàng tốt hơn, các nhà cung cấp sẽ không có động lực phải đầu tư thêm công sức, tiền bạc vào việc cung cấp các hàng hóa chất lượng hay dịch vụ tốt hơn. Trong thực tế, việc người tiêu dùng quyết định mua hàng dựa trên tiêu chuẩn ‘trung bình’ về dịch vụ khách hàng còn tác động theo chiều ngược lại đối với các nhà cung cấp, vì dù họ có đầu tư vào các dịch vụ khách hàng tốt hơn cũng không thể tăng thị phần lên được.

Người tiêu dùng cần phải làm nhịêm vụ của họ

Trong bối cảnh đó, nhà nước cần phải tham gia điều tiết thị trường bằng cách yêu cầu các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ công bố thông tin một cách đầy đủ, phù hợp. Tuy nhiên, các quy định pháp lý như vậy sẽ hiệu quả hơn khi người tiêu dùng thực hiện vai trò của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng phải nhận thức được rằng trách nhiệm của họ là trang bị thông tin cho mình một khi nhà cung cấp đã cung cấp các thông tin liên quan. Điều này bao hàm người tiêu dùng phải thực hiện một hay nhiều các công việc sau đây:

dành thời gian đọc các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, có thể là trên mạng hay gặp trực tiếp.

nếu có thời gian cân nhắc, sử dụng thời gian này để kiểm tra các điều khoản và điều kiện của hợp đồng,

kiểm tra kỹ xem các hộp tùy chọn “tham gia” (opt-in) hay “không tham gia” (opt-out) đã và đang được đánh dấu chọn lựa hay chưa;

nhận thức được các vấn đề liên quan tới việc họ đồng ý sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên điện thoại và cân nhắc xem đó là một phương tiện phù hợp hay không;

nhận thức được về khả năng của các công ty sử dụng các thông tin cá nhân của người tiêu dùng và có khả năng các công ty này chuyển các thông tin đó cho bên thứ ba và nhận thức được trách nhiệm cuả bản thân khi chia sẻ các thông tin cá nhân đó với bên thứ ba;

nhận thức được rằng bạn bè hoặc người thân của họ có thể đưa các thông tin cá nhân của họ cho các công ty và đảm bảo rằng bạn bè hoặc người thân nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra, v.v.

Thông tin đơn giảnBáo cáo của nhóm BRE và Hội Đồng

Tiêu dùng Quốc gia Vương quốc Anh (2007) cũng lập luận rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần phải đảm bảo cho việc cung cấp thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu tới người tiêu dùng. Báo cáo này chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp, các thông tin do nhà cung cấp công bố không có hiệu quả như mong muốn, ví dụ như từ các cảnh báo về sức khỏe và an toàn quan trọng, cho tới các thông tin về hợp đồng tín dụng tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng không muốn dành thời gian đọc quá nhiều các thông tin có sẵn. Điều này đặc biệt đúng đối với các dòng in nhỏ trong các hợp đồng mà họ cho rằng không có tí hấp dẫn nào

do định dạng dày đặc và cũng bởi vì cỡ chữ nhỏ hơn đã ngụ ý cho người tiêu dùng rằng thông tin đó ít quan trọng hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng thông thường cũng không dễ mà hiểu được các thông tin viết bởi ngôn ngữ quá trang trọng, hoặc mang tính pháp lý.

Hầu hết người tiêu dùng muốn các thông tin càng đơn giản càng tốt, nhưng có thể vì những lý do khác nhau. Ví dụ, người tiêu dùng có trình độ thấp thích thông tin đơn giản bởi vì nó dễ hiểu, trong khi đó người tiêu dùng trình độ cao cũng thích thông tin đơn giản bởi nó tiết kiệm thời gian xử lý hơn. Tuy nhiên, quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng vì khả năng và sự sẵn sàng xử lý thông tin của người tiêu dùng là hoàn toàn khác nhau. Để cung cấp thông tin sao cho có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét xem thông tin đó nhắm tới ai, vì những nhóm người tiêu dùng khác nhau có thể yêu cầu các thể loại thông tin khác nhau.

Mặt khác, đôi khi bản thân việc đơn giản hóa một số loại thông tin lại có thể gây khó khăn hoặc thiếu sót. Ví dụ, khi có một khối lượng lớn thông tin cần được xử lý, chẳng hạn như thông tin về các điều khoản và điều kiện của các hàng hóa phức tạp, nếu ta giảm lượng thông tin đi thì có thể hạn chế tính hữu dụng của các điều khoản và điều kiện bởi vì trong trường hợp này các chi tiết mới là quan trọng nhất.

Tình hình Việt NamTheo Luật Bảo vệ Quyền lợi Người

tiêu dùng 2011 của Việt Nam, người tiêu dùng “được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu” (Điều 6, Khoản 1). Luật cũng quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng bao gồm:

“a) Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;

b) Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;

c) Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;

d) Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;

Chuyên mụC

Page 13: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Quyền được thông tin của người tiêu dùng

đ) Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” (Điều 6, Khoản 2)

Luật cũng quy định về quyền của người tiêu dùng “được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.” (Điều 8, Khoản 2)

Trong các hành vi bị cấm theo luật cũng có bao gồm việc “tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của

tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.” (Điều 10, Khoản 1)

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ cũng có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, bao gồm:

“1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

2. Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.

3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.

4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.

5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.

6. Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu,

điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.” (Điều 12)

Luật cũng bao gồm các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm liên đới của bên thứ ba và nhà cung cấp dịch vụ truyền thông hay chủ phương tiện truyền thông trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. (Điều 13) Ngoài ra, Luật còn có các điều khoản liên quan về giải thích hợp đồng, hay hợp đồng mẫu, cũng là các điều khoản có liên quan tới việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.

Qua đây có thể thấy rõ vai trò quan trọng của thông tin trong công tác bảo vệ người tiêu dùng nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Một mặt đối lập của vấn đề mà chúng ta cũng cần chú ý là việc đảm bảo cân bằng với quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình này.

Quế ANH(Giám đốc CUTS International

- Hanoi Resource Centre)

Chuyên MụC

Page 14: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Trong những năm gần đây thị trường phân phối điện máy có sức tiêu thụ tăng do đời sống người dân đang

ngày một nâng cao cùng với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng theo cam kết của Việt Nam, thị trường phân phối điện máy đang trở nên ngày một sôi động. Nhằm tạo ra diễn đàn chung cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương phối hợp cùng với Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức buổi hội thảo “Hướng tới thị trường phân phối hàng điện máy cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng”. vào ngày 10 tháng 01 năm 2014 tại Hà Nội.

Hội thảo có sự chủ trì của ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cùng sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý chức năng trong lĩnh vực phân phối hàng điện máy, các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện máy, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cũng như đông đảo các báo đài và truyền thông.

Phát biểu tại hội thảo, bà Trần

hội Thảo “hướng Tới Thị Trường phân phối hàng điện máy

Cạnh Tranh lành mạnh Và đảm Bảo Quyền lợi người Tiêu dùng”

Phương Lan - Trưởng phòng Giám sát và Quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh) cho biết, thị trường điện máy hiện có 35 doanh nghiệp tham gia và đều có hoạt động cạnh tranh quyết liệt, trực tiếp tại nhiều tỉnh, thành. Do đều là nhà phân phối nên các doanh nghiệp chủ yếu cạnh tranh về giá, chương trình hậu bán hàng, khuyến mãi … Do đặc điểm của hàng hóa là sau khi nhà sản xuất chuyển giao cho nhà phân phối là thuộc quyền nhà bán lẻ, nên quyền lợi của người tiêu dùng có được đảm bảo hay không đều phụ thuộc vào nhà bán lẻ.

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho biết mặc dù hầu hết các siêu thị điện máy liên tục đưa ra những chương trình khuyến mại, nhưng người tiêu dùng lại tỏ ra khá thờ ơ. Nhiều khách hàng cho rằng, mua hàng khuyến mại nhưng giá vẫn đắt hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường, nên khuyến mại cũng như không. Ngoài việc lừa dối khách hàng bằng khuyến mại, giảm giá (nhưng thực chất là không giảm), các dịch vụ hậu mãi cũng không

được các nhà bán hàng thực hiện đúng cam kết: “Phần lớn hàng điện tử, điện máy là có bảo hành và dịch vụ hậu mãi, nhưng những tranh chấp thường xảy ra trong khâu này. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chưa tốt, nhà bán hàng thường đổ lỗi cho người tiêu dùng để thoái thác việc sửa chữa, thay thế”...

Trong khuôn khổ thảo luận tại hội thảo, các Doanh nghiệp và người tiêu dùng đã trao đổi rất sôi nổi, thẳng thắn về những vấn đề vướng mắc trong lĩnh vực phân phối hàng điện máy đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó các doanh nghiệp cũng đã ra những đề xuất, khuyến nghị đối với cơ quan chức năng để có được một môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh và thực hiện đúng những quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người tiêu dùng.

THu HươNg

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 15: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Từ ngày 06 – 08 tháng 01 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Ủy ban Thương mại Liên

bang Hoa Kỳ và Cục Chống độc Quyền - Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tổ chức khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” tại Hải Phòng. Khóa đào tạo nhằm mục đích tăng cường năng lực của các cán bộ làm việc trong lĩnh vực cạnh tranh của Việt Nam.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành các hành vi thỏa thuận với nhau để hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Thực tế cho thấy, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đang diễn ra ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Yêu cầu này đòi hỏi các cán bộ công tác trong lĩnh vực cạnh tranh tại Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng lực, kỹ năng để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh góp phần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới ban hành và thực thi các quy định pháp luật để kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc phát hiện, điều tra và ngăn chặn các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là ưu tiên hang đầu của các cơ quan cạnh tranh Hoa Kỳ trong những năm vừa qua. Tại khóa

đào tạo, các chuyên gia của Hoa Kỳ đã chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác điều tra các vụ việc thực tiễn, hướng dẫn sử dụng các công cụ để thu thập chứng cứ chứng minh một thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh cũng như giới thiệu các các biện pháp xử lý vi phạm mà Hoa Kỳ đang sử dụng. Các chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của chương trình khoan dung và hợp tác quốc tế trong điều tra các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bên cạnh việc lắng nghe những kinh nghiệm thông qua các bài trình bày của các chuyên gia Hoa Kỳ, các cán bộ tham dự cũng được tham gia nghiên cứu, phân tích các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh điển

hội Thảo “Kỹ năng điều Tra CáC Thỏa Thuận hạn Chế Cạnh Tranh”

Tại hải phòng hình ở Hoa Kỳ đồng thời trao đổi, thảo luận về quan điểm cũng như hình thức xử lý theo các quy định hiện hành tại Việt Nam.

Với sự tham gia của các cán bộ từ Cục Quản lý cạnh tranh, giảng viên các trường đại học, Tòa án nhân dân tối cao, khóa đào tạo là cơ hội để các cán bộ có liên quan chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm dưới những góc độ khác nhau trong công tác thực thi pháp luật cạnh tranh nói chung và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng.

(Phòng Hợp tác quốc tế – Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 16: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Đầu năm 2014, Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng (Consumer International – CI) đã công bố

chủ đề cụ thể cho Ngày quyền người tiêu dùng thế giới năm 2014. Theo đó, các hoạt động hưởng ứng sẽ tập trung vào sản phẩm điện thoại di động với khẩu hiệu xuyên suốt là “Nâng cao quyền sử dụng điện thoại của người tiêu dùng”.

(Ảnh: Logo minh họa cho chủ đề Ngày quyền người tiêu dùng thế giới 2014)

Trong những năm gần đây, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông di động đang diễn ra tại mọi quốc gia, không phân biệt mức độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng thuê bao (gần 7 tỷ thuê bao sử dụng điện thoại di động vào năm cuối năm 2013) thì vấn đề chất lượng dịch vụ đang ngày càng có nhiều điều phải bàn.

Chủ đề Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới 2014 do CI khuyến nghị sẽ tập

trung vào các vấn đề chính, có ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ viễn thông di động và có dấu hiệu xâm phạm quyền sử dụng điện thoại di động của người tiêu dùng.

1. Tại sao lại lựa chọn chủ đề liên quan đến quyền sử dụng điện thoại di động.

Trong năm 2013, thế giới có khoảng hơn 6,8 tỷ người sử dụng điện thoại di động. Năm 2011, con số này là 6 tỷ người và năm 2011 là 5,4 tỷ người. Cùng với sự phát triển về số lượng, các dịch vụ viễn thông đang ngày càng gắn kết với các hoạt động quan trọng của con người: Từ lĩnh vực tài chính, y tế, shopping, thanh toán tiền dịch vụ từ xa..đến các dịch vụ giải trí di động…Với lĩnh vực ảnh hưởng

Chủ đề ngày Quyền người Tiêu dùng Thế giới 2014:

nâng Cao Quyền sử dụng điện Thoại Của người Tiêu dùng

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 17: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

rộng và liên quan đến các khía cạnh cá nhân quan trọng như trên, điện thoại di động thực sự là “công cụ quyền lực” chứa đựng những thông tin và quyền lợi quan trọng của mỗi cá nhân.

2. Khuyến nghị thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền người tiêu dùng thế giới 2014 của CI.

Nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động hưởng ứng chủ đề “ Nâng cao quyền sử dụng điện thoại của người tiêu dùng”, CI đã xác định một số lĩnh vực, vấn đề đang có ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới. Các hoạt động hưởng ứng tại các quốc gia trên thế giới được khuyến nghị thực hiện xung quanh các nội dung này.

(i) Cung cấp cho người tiêu dùng hợp đồng sử dụng dịch rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.

Người tiêu dùng thường cảm thấy bị đối xử không công bằng khi tham gia ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Thực tế, các hợp đồng của các nhà mạng thường chứa đựng những điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng hoặc sử dụng các từ ngữ, thuật ngữ khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng (các điều khoản ẩn chứa nội dung về tự động gia hạn sử dụng dịch vụ; về việc ràng buộc ký kết hợp đồng dài hạn hoặc các điều kiện để hủy hợp đồng…). Vì vậy, nhằm giúp cho người tiêu dùng thoải mái khi tham gia ký kết sử dụng dịch vụ, các nhà mạng cần sử dụng các mẫu hợp đồng minh bạch về nội dung, rõ ràng về hình thức. Đây cũng là điều kiện cần thiết để người tiêu dùng có thể hiểu rõ các quyền của mình khi sử dụng dịch vụ và có thể đưa ra các quyết định chính xác.

(ii) Cung cấp dịch vụ chất lượng cho người tiêu dùng

Người tiêu dùng ký kết sử dụng dịch vụ với công ty viễn thông với mong muốn được sử dụng dịch vụ với chất lượng ổn định và duy trì liên tục. Vì vậy, cho dù cam kết hạ giá dịch vụ hay tăng cường các khuyến mãi cho khách hàng thì nhà cung cấp dịch vụ cần đảm bảo trước hết là chất lượng dịch vụ của họ. Một số ví dụ về cung cấp dịch vụ kém chất lượng: Chất lượng sóng di động kém; Các dịch vụ giá trị gia tăng không đáp ứng chất lượng như cam kết; Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại kéo dài, không hiệu quả…

(iii) Cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn chính xác, rõ ràng.

Người tiêu dùng không phải thanh toán cho các dịch vụ mà họ không sử

dụng hoặc không đăng ký sử dụng. Các công ty viễn thông cần sử dụng các hình thức cung cấp hóa đơn nhanh chóng, thuận tiện và chính xác cho người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty viễn thông cần áp dụng các phương thức nhằm hạn chế tình trạng hóa đơn giả cho người tiêu dùng. Một số ví dụ liên quan đến các hành vi cung cấp hóa đơn: Áp dụng các loại phí không rõ ràng, không có giải thích; Mức phí đắt hơn so với mức phí công bố; Lừa đảo người tiêu dùng ( các cuộc gọi hoặc tin nhắn chưa đựng nội dung lừa đảo khách hàng); Phí Roaming quá đắt…

(iv) Cung cấp quyền kiểm soát thông tin cá nhân của người tiêu dùng

Rõ ràng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và các bên thứ ba liên quan có quyền sử dụng một số thông tin cá nhân của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng dịch vụ của họ. Đi kèm với quyền này, các công ty viễn thông cũng phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Cùng với đó, người tiêu dùng có quyền kiểm soát, tác động và điều chỉnh các điều khoản liên quan đến chính sách bảo vệ thông tin của họ khi tham gia sử dụng dịch vụ của công ty viễn thông. Một số ví dụ về vi phạm quyền kiểm soát thông tin của người tiêu dùng: Người tiêu dùng nhận được các cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo mặc dù không cung cấp số điện thoại cho công ty quảng cáo; Thông tin của người tiêu dùng bị đánh cắp vì công ty viễn thông không áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp; Thông tin của người tiêu dùng bị chuyển giao cho bên thứ ba mà chưa được sự đồng ý của người tiêu dùng…

(v) Cung cấp hệ thống tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng

Các công ty viễn thông nên xây dựng và duy trì một hệ thống nhằm tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng. Hệ thống này không chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận ý kiến của người tiêu dùng mà còn đảm bảo giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần ban hành các quy định pháp luật đủ mạnh để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể: Các quy định kiểm soát hiệu quả hoạt động của các công ty viễn thông; Các quy định về áp dụng hệ thống tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng tại các công ty viễn thông; Quy định về chi phí tiếp nhận và

giải quyết khiếu nại… 3. Chia sẻ các hoạt động của từng

quốc gia trên hệ thống của CITheo khuyến nghị của CI, các quốc

gia có tiến hành các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế người tiêu dùng thế giới nên gửi báo cáo và cập nhật thông tin thường xuyên tới CI. CI sẽ tổng hợp và công bố rộng rãi các thông tin chia sẻ của các nước trên bản đồ minh họa tại địa chỉ: https://wcrd2014.crowdmap.com/ . Cùng với đó, các thông tin này sẽ được công bố trên địa chỉ Facebook và Twitter của CI.

Tại Việt Nam, các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế người tiêu dùng thế giới đã được thực hiện liên tục từ năm 2010 tới nay. Theo đó, định kỳ vào tháng 3 hàng năm, Cục Quản lý cạnh tranh – Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều phát động các tỉnh, địa phương, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh doanh tiến hành đồng loạt các hoạt động hưởng ứng tinh thần Ngày Quốc tế người tiêu dùng thế giới. Trong vài năm gần đây, các hoạt động hưởng ứng đồng bộ trên phạm vi toàn quốc này đã thực sự thu hút được sự quan tâm, chú ý không chỉ của người tiêu dùng mà còn các cơ quan quản lý liên quan và tạo thành một sự kiện thường niên có ý nghĩa và tác động rõ nét tới công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng các hoạt động của CI; căn cứ thực tế hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh đã lựa chọn chủ đề cho năm 2014 là “Quyền được an toàn của người tiêu dùng” nhằm hướng dẫn và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xoay quanh chủ đề này.

Để cập nhật các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế người tiêu dùng thế giới 2014, người tiêu dùng có thể truy cập trang web của Cục Quản lý cạnh tranh: http://qlct.gov.vn/ hoặc Trang tin Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: http://bvntd.vca.gov.vn .

TùNg BáCH

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 18: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Tổng KếT hoạT động Công TáC Bảo Vệ Quyền lợi người Tiêu dùng

năm 2013, phương hướng 2014

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 19: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Năm 2013, bên cạnh tính chuyên nghiệp, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) từ

trung ương tới địa phương, điểm nhấn có tính chuyển biến tích cực nhất là hoạt động của các cơ quan, tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng (NTD). Điều này đã đặt nền móng cho sự thiết lập và hoạt động một cách chính thống, toàn diện, xuyên suốt công tác bảo vệ NTD trên toàn quốc hướng tới xã hội hóa công tác bảo vệ NTD ở Việt Nam

Ngày 19 tháng 12 năm 2013, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động của tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2013. Tham dự Hội nghị có đại diện của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc; đại diện các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan. Đặc biệt, tại Hội nghị này, đại diện Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) – đơn vị tài trợ cho Hội nghị đã đăng đàn phát biểu những chính sách về bảo vệ NTD và quy mô phát triển của DN gắn với công tác bảo vệ NTD.

Chủ trì Hội nghị - ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đưa ra quan điểm chỉ đạo: Để công tác bảo vệ NTD đạt hiệu quả, chúng ta cần phải giải quyết triệt để một số vấn đề mang tính nòng cốt sau đây:

Thứ nhất, phải có một chính sách chiến lược toàn diện về bảo vệ người tiêu dùng;

Thứ hai, các cơ quan QLNN bảo vệ NTD phải được trang bị đầy đủ các công cụ pháp lý cần thiết, phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương đến địa phương về công tác quản lý và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan;

Thứ ba, công tác bảo vệ NTD phải được xã hội hóa sâu rộng, trong đó vai trò của tổ chức XH tham gia bảo vệ NTD phải là trọng tâm, phải được thiết kế như những cơ quan có tổ chức, có tôn chỉ, có mục đích hoạt động trên cơ sở chức năng XH của mình;

Thứ tư, NTD phải được giáo dục, được trang bị đầy đủ các kiến thức có liên quan để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Việt Nam hiện có 90 triệu dân và mỗi người dân là một người tiêu dùng, song song với quá trình phát triển kinh tế là những vùng xám mặt trái của tiêu dùng. Vấn đề này càng nhức nhối khi

hàng ngày quyền lợi của chính chúng ta đang bị xâm hại tới từng góc cạnh của đời sống khi tham gia giao dịch và sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Không bao giờ là muộn, đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau làm tốt hơn nữa trách nhiệm bảo vệ NTD, bảo vệ chính chúng ta.

Tại Hội nghị, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD tại các địa phương đã trình bày tham luận và thảo luận sôi nổi. Đại diện các Hội Bình Dương, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Cà Mau, Hòa Bình và Hội trung ương Vinastas đã trình bày kinh nghiệm triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để Hội nghị cùng bàn, cùng làm và cùng chia sẻ. Từ đó, ông Nguyễn Phương Nam đã điều hành Hội nghị cùng nhau hoạch định chương trình hành động năm 2014.

Dưới đây là tổng kết công tác bảo vệ NTD năm qua của Hội nghị:

A. TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO VỆ NTD NĂM 2013

I. Quản lý NN về bảo vệ NTD phát huy tính tiên phong

1. Hoàn thiện công tác xây dựng văn bản pháp luật

Để các công cụ pháp lý về bảo vệ NTD đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội tiêu dùng còn nhiều bất cập ở VN, ngoài các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 10/2013/TT-BCT thì việc phối hợp xây dựng và dần hoàn thiện văn bản pháp luật là yêu cầu cấp thiết.

Tham gia xây dựng Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ, Bộ Nội vụ xây dựng thông thư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch 07/2008/TTLT-BCT-BNV về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Nhiệm vụ quan trọng và mang tính vĩ mô về QLNN sau khi Luật có hiệu lực đã cơ bản hoàn thành đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một xã hội tiêu dùng đang trỗi dậy ở Việt Nam và tiệm cận với các quy định quốc tế về bảo vệ NTD

2. Tuyên truyền, phổ biến PL theo hướng tập trung chuyên sâu

- Tuyên truyền phổ biến PL thông qua các sự kiện

Ngày quyền của NTD thế giới 15/3 là

sự kiện tiêu điểm trong năm đối với các địa phương trên toàn quốc với các hoạt động đa dạng về bảo vệ NTD.

Năm 2013 hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Công Thương quan tâm hơn, chỉ đạo sát sát sao và tích cực hơn. 55/59 tỉnh thành trên toàn quốc đã báo cáo tổ chức các hoạt động để hưởng ứng sự kiện này bao gồm treo biểu ngữ, khẩu hiệu, mit-tinh, hội thảo. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng Chương trình Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng, Tháng hành động vì người tiêu dùng tại các trung tâm mua sắm, siêu thị…

- Tập huấn nghiệp vụ bảo vệ NTDNăm 2013, Cục QLCT đã tổ chức

các lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ NTD theo hướng chuyên sâu tới 3 đối tượng bao gồm: Các cán bộ của Sở Công thương các tỉnh thành; Các doanh nghiệp và Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD.

Tại Miền Bắc: Cục QLCT phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo khu vực Đồng Bằng Sông Hồng với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là bảo vệ doanh nghiệp chân chính”. Tới dự hội thảo có 180 đại biểu tới từ các tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa.

Tại Miền Nam: Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã phố hợp với Sở Công Thương tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khu vực Tây Nam Bộ với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là bảo vệ doanh nghiệp chân chính”. Tới dự hội thảo có 170 đại biểu tới từ các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ.

Ngoài ra Cục còn tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho các cán bộ Sở Công thương về Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại Phú Yên, Phú Thọ, Quảng Ninh…

- Hội thảo, hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật rộng rãi đến các đối tượng

Năm 2013, Cục QLCT đã tổ chức 20 hội thảo, lớp tập huấn về bảo vệ người tiêu dùng tại một số tỉnh như Ninh Bình, Cà Mau, Phú Thọ, Quảng Ninh, Phú Yên...

Tham gia phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các buổi hội thảo chuyên đề do UBND một số quận/huyện của Hà Nội tổ chức.

Tổ chức thành công hội nghị “Nhìn lại 02 năm triển khai thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” với sự tham

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 20: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

gia của gần 100 đại biểu.Phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ Công

Thương) tổ chức thành công hội nghị phổ biến luật an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự tham gia của gần 200 đại biểu ở khu vực phía Nam.

Điểm nhấn trong Hợp tác quốc tế về Bảo vệ NTD năm qua là sự kiện Cục QLCT đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Thực thi hiệu quả pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm Hàn Quốc”; “Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử” và Hội thảo về Truyền hình trả tiền.

3. Thanh tra công tác bảo vệ NTD ở các địa phương

Nhằm nắm bắt thực tế công tác bảo vệ NTD ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, Lãnh đạo Cục QLCT đã tổ chức các đợt thanh tra công tác bảo vệ quyền lợi NTD theo Quyết định số 7163a/QĐ-BCT về phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại một số tỉnh như: Thanh Hóa, Ninh Bình, Cà Mau, Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La...

4. Call-Center và trang thông tin điện tử về bảo vệ người tiêu dùng

Tổng đài tiếp nhận yêu cầu của NTD Call-Center

Hệ thống tiếp nhận yêu cầu của NTD Call-Center đã tiếp nhận gần 200 cuộc gọi của người tiêu dùng, trong đó năm 2013 là hơn 100 cuộc gọi, hầu hết các vụ việc đều tư vấn thành công. Yêu cầu hỏi đáp, khiếu nại của NTD tập trung vào một số nhóm ngành hàng tiêu biểu như:

- Lĩnh vực công nghiệp: Ô tô, xe máy

- An toàn vệ sinh thực phẩm

- Thắc mắc về bảo hành sản phẩm, chất lượng sản phẩm

- Thu hồi sản phẩm và cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, Internet, điện thoại…

Trang thông tin điện tử Bảo vệ người tiêu dùng

Cập nhật danh sách hợp đồng theo mẫu/điều kiện giao dịch chung và tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng.

Thường xuyên cung cấp

và cập nhật các thông tin về hoạt động bảo vệ NTD trên toàn quốc và các nước trong khu vực nhằm giáo dục NTD và nâng cao kinh nghiệm tác nghiệp.

Là công cụ tư vấn giải quyết khiếu nại cho NTD, trang tin đã tiếp nhận 64 vụ khiếu nại từ đầu năm 2013.

Một số vụ việc khiếu nại tiêu biểu qua website bảo vệ người tiêu dùng như:

- Khiếu nại về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thuộc dự án Times City do Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Nam Hà Nội thuộc Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

- Khiếu nại về việc ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất của Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh.

5. Thông cáo báo chí về thu hồi sản phẩm có khuyết tật

Trong năm 2013, Cục đã tiếp nhận báo cáo của 05 vụ thu hồi sản phẩm, liên quan đến một số nhóm hàng hóa như sữa, ô tô, xe máy, mỹ phẩm,... Qua điều tra và tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn Cục đã ra công văn yêu cầu doanh nghiệp thu hồi sản phẩm và ra Thông cáo báo chí về việc thu hồi sản phẩm khuyết tật.

6. Đôn đốc các địa phương đẩy mạnh hoạt động của Hội

Cho đến nay trên cả nước đã có 48 hội cấp tỉnh, 01 hội trung ương (VINASTAS), trong đó có 08 Hội (Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Khánh

Hòa, Đak Lak, Cà Mau, Bến Tre, Long An) đã được công nhận là hội đặc thù, được cấp kinh phí thường xuyên để hoạt động. Năm 2013 có 2 hội mới được thành lập ở Lai Châu và Bắc Kạn, 1 hội chuyển đổi mô hình quản lý trực thuộc sở Công thương là Hội Phú Yên.

7. Kiểm soát Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Tại Trung ương:Hoạt động kiểm soát hợp đồng theo

mẫu tại Cục Quản lý cạnh tranh trong hai năm qua: tổng hồ sơ đăng ký khoảng 180 hồ sơ, trong đó chấp nhận 86 hồ sơ, không chấp nhận 80 hồ sơ, đang tiếp nhận và xử lý những hồ sơ đăng ký.

Nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm Sổ tay công tác kiểm soát Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung làm tài liệu thực hành cho các cán bộ Sở Công thương.

Nghiên cứu các dự án bảo vệ NTD trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm để bổ sung các dịch vụ này vào QĐ 02.

Tại Địa phươngSở Công Thương các tỉnh, thành

đang tích cực yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tiến hành đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Đáng chú ý là một số tỉnh như Hòa Bình (59 hồ sơ), Thanh Hóa (20), Hải Dương...

II. Hoạt động của các tổ chức tham

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 21: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

gia công tác bảo vệ quyền lợi NTD có nhiều chuyển biến tích cực

Năm 2013 vừa qua đánh dấu những cột mốc quan trọng trong hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ NTD. Đây là kết quả của sự chỉ đạo kịp thời từ Bộ Công thương, Cục QLCT và trước yêu cầu của thực tiễn.

1. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội

Phối hợp với Sở Công thương thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới 15/3. 40/47 Hội trên toàn quốc đã tham gia các hoạt động tuần hành, biểu ngữ, mít tinh, hội thảo nhân ngày 15/3.

Quan tâm sâu sắc đến các hoạt động thực tế bảo vệ NTD tại địa phương, tiếp cận NTD thông qua các hoạt động hòa giải, giải quyết khiếu nại.

Một số Hội đã phối hợp với Hội luật gia và các văn phòng luật sư nhằm hỗ trợ pháp lý giải quyết tranh chấp, khiếu nại cho NTD.

2. Tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công cao

Các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc mỗi năm giải quyết được hàng ngàn vụ với tỉ lệ thành công là từ 80-82%, một số hội như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang tỉ lệ giải quyết thành công lên đến 90%.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, 47 Hội trên toàn quốc giải quyết được 457 vụ việc khiếu nại phức tạp, tỷ lệ thành công là 80,96%. Ngoài ra còn hàng trăm vụ việc khiếu nại được hòa giải kịp thời tại các chi nhánh của Hội các địa phương.

3. Đẩy mạnh công tác phát triển hội

Đến nay cả nước đã có 48 hội ở các tỉnh, 01 hội trung ương. Năm 2013 có 2 thành viên mới là Hội Lai Châu và Bắc Kạn. Đặc biệt Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) là hội có phạm vi hoạt động trên cả nước đã có những hoạt động hết sức tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

B. ĐáNH gIá CÔNg TáC BẢO VỆ NTD NĂM 2013

I. Đánh giá chungLuật đã đi vào cuộc sống, nhận thức

về bảo vệ NTD được nâng lên một bước.Công tác QLNN về Bảo vệ NTD từ

trung ương tới địa phương đã được quan

tâm và hướng đến sự chuyên nghiệp, hiệu quả.

Các tổ chức XH tham gia công tác bảo vệ NTD đã dần hình thành tới tận các cơ sở, mở rộng hoạt động và bắt đầu có tiếng nói trong cộng đồng. Hoạt động của các Hội đã phong phú hơn, biết tranh thủ sự hỗ trợ không chỉ cơ quan quản lý nhà nước mà còn của các cá nhân tổ chức KD để triển khai hoạt động bảo vệ người tiêu dùng

Các cá nhân, tổ chức kinh doanh đã có ý thức tuân thủ pháp luật nhiều doanh nghiệp chủ động thu hồi hàng hóa có khuyết tật, chủ động đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước.

Công tác bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường đang được xã hội hóa theo yêu cầu của thực tiễn.

II. Những việc chưa làm được và nguyên nhân tồn tại

- Năm 2013 chưa triển khai được chương trình tập huấn trọng điểm công tác bảo vệ NTD cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo Quyết định 02 của Thủ tướng Chính phủ;

- Công tác tổ chức và xây dựng bộ máy, lực lượng của Phòng Bảo vệ NTD và Phòng Kiểm soát HĐ theo mẫu chưa được quan tâm đúng mức;

- Công tác giải quyết khiếu nại của Hội và của các địa phương còn nhiều bất cập, người tiêu dùng chưa biết và chưa đặt niềm tin vào các cơ quan ở địa phương.

- Số lượng Hội mang tính chất đặc thù chưa gia tăng.

- Hoạt động bảo vệ NTD chưa thực sự phong phú và hiệu quả, vẫn còn nặng tính hình thức.

- Một số vấn đề đã được luật hóa nhưng chưa có hướng dẫn triển khai cụ thể, việc giải quyết tranh chấp tại tòa bằng thủ tục rút gọn chưa có văn bản hướng dẫn.

1. Nguyên nhân khách quan- Năm 2013 tiếp tục là năm đời sống

kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, tài chính và bất động sản chưa hồi phục, do vậy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được đẩy mạnh theo hướng xã hội hóa sâu rộng như kỳ vọng.

- Bộ máy QLNN về công tác bảo vệ NTD từ trung ương đến địa phương còn thiếu hụt, chưa được hoàn thiện về nhân lực, vật lực, năng lực cán bộ còn yếu.

- Các cấp các ngành quản lý nhà nước đặc biệt là ở địa phương chưa giành sự quan tâm thích đáng với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Nguyên nhân chủ quan- Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ

người tiêu dùng của Cục hết sức mỏng, có nhiều biến động.

- Hầu hết các địa phương chưa hình thành được bộ phận chuyên trách BVNTD.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động bảo vệ NTD còn nhiều hạn chế.

- Công tác Hội chưa được chính quyền địa phương quan tâm, kích thích.

- Chưa tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp kiến thức cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

C. PHươNg HưỚNg HOẠT ĐỘNg NĂM 2014

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD.

- Xây dựng các chương trình, chuyên đề, dự án hoạt động bảo vệ NTD mang tính thiết thực, triển khai một cách đồng bộ hướng tới xã hội hóa công tác bảo vệ NTD.

- Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục QLCT, Sở CT địa phương, Hội TC và BVQLNTD).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức cho xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng dẫn cho người tiêu dùng.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Hỗ trợ Hội Bảo vệ NTD trên toàn quốc thực hiện phản biện xã hội, xây dựng các đề án nghiên cứu và đa dạng hóa các hoạt động bảo vệ NTD.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

PHAN KHáNH AN

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 22: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Trong thời gian từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương

đã tiếp nhận, xem xét và giải quyết đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng xe máy của Công ty Honda Việt Nam (Công ty HVN). Để thông tin tới các phương tiện thông tin đại chúng và người tiêu dùng khác, Cục Quản lý cạnh tranh tóm tắt và thông báo kết quả giải quyết vụ việc, cụ thể như sau:

1. Tóm tắt quá trình giải quyết vụ việc

Tháng 8 năm 2013, bà Nguyễn Kim Hạnh gửi Đơn khiếu nại tới Cục Quản lý cạnh tranh. Theo đó, bà Nguyễn Kim Hạnh đã mua chiếc xe SH125i của Công ty HVN và sử dụng trong vòng 1 tháng thì xe có hiện tượng lạ, cụ thể: Gằn máy và xe rung ở tốc độ 30 – 40km/h. Bà Nguyễn Kim Hạnh cũng cho biết đã nhiều lần

phản ánh nhưng chưa được cửa hàng do Honda ủy nhiệm và Công ty HVN giải quyết thấu đáo.

Căn cứ nội dung khiếu nại, sau khi xem xét và tìm hiểu thông tin cụ thể từ các bên liên quan, Cục Quản lý cạnh tranh đã đề nghị Công ty HVN và bà Nguyễn Kim Hạnh tiến hành thương lượng để giải quyết vụ việc. Trên cơ sở đề nghị của Cục, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013, Công ty HVN và bà Nguyễn Kim Hạnh đã tổ chức nhiều lần làm việc chính thức để giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Kim Hạnh. Tuy nhiên, các buổi thương lượng của hai bên đều không đạt được thỏa thuận thống nhất.

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, trong tháng 01 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức các buổi làm việc với từng bên để làm rõ về vụ việc. Ngày 22 tháng 01 năm

Thông Cáo Báo Chí Về KếT Quả giải QuyếT Khiếu nại giữa người Tiêu dùng

Với Công Ty honda ViệT nam2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức hòa giải với sự tham gia của hai bên: bà Nguyễn Kim Hạnh và đại diện Công ty HVN. Kết thúc buổi làm việc, dưới sự chứng kiến của đại diện Cục QLCT, các bên đã thống nhất phương án giải quyết như sau: Công ty HVN sẽ đổi chiếc xe và chịu các chi phí đăng kiểm theo quy định pháp luật cho chiếc xe mới.

2. Kết quả giải quyết vụ việcCác bên đã nghiêm túc triển khai

phương án đã được thống nhất và vụ việc đã kết thúc tốt đẹp vào ngày 28 tháng 01 năm 2014.

Trên đây là kết quả giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo để các phương tiện thông tin đại chúng và người tiêu dùng được biết.

(Phòng Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Ngày 18 tháng 02 năm 2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng Ống thép dẫn dầu (Certain Oil Country Tubular Goods – OCTG), theo đó mức thuế đối với bị đơn bắt buộc của Việt Nam là 9,57%; các nhà sản xuất/xuất khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra khác của Việt Nam nhận mức thuế suất toàn quốc là 111,47%.

Một số thông tin chung về vụ việc:- Ngày nộp đơn: Ngày 02 tháng 7

năm 2013- Ngày khởi xướng: 22 tháng 07

năm 2013- Giai đoạn điều tra: Từ ngày

01/10/2012 đến ngày 31/03/2013- Hàng hoá thuộc đối tượng điều tra:Hàng hoá thuộc đối tượng điều tra

là thép rỗng có mặt cắt ngang tròn, bao gồm cả ống tubing và casing bằng sắt hoặc thép, đúc liền khối hoặc được hàn, không xét tới quá trình hoàn thiện, tuân thủ hoặc không tuân thủ các đặc điểm kỹ thuật được quy định bởi Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) hoặc các cơ quan ngoài API, đã được hoàn thiện hoặc chưa hoàn thiện, có hoặc không kèm theo đầu bảo vệ (thread protectors). Khớp nối ống OCTG (OCTG coupling stock) cũng là hàng hoá thuộc đối tượng điều tra. Hàng hoá nêu trên hiện tại được phân loại theo Biểu hải hoà thuế quan của Hoa Kỳ (HTSUS): 7304.29.10.10, 7304.29.10.20, 730 4.29.10.30, 730 4.29.10.40, 730 4.29.10.50, 730 4.29.10.60, 730 4.29.10.80, 730 4.29.20.10, 7304.29.20.20, 7304.29.20.30, 7304.29.20.40, 7304.29.20.50, 7304.29.20.60, 7304.29.20.80, 730 4.29.31.10, 730 4.29.31.20, 730 4.29.31.30, 730 4.29.31.40, 730 4.29.31.50, 730 4.29.31.60, 730 4.29.31.80, 730 4.29.41.10, 730 4.29.41.20, 730 4.29.41.30, 730 4.29.41.40, 730 4.29.41.50,

730 4.29.41.60, 730 4.29.41.80, 730 4.29.50.15, 730 4.29.50.30, 7304.29.50.45, 7304.29.50.60, 730 4.29.50.75, 730 4.29.61.15, 730 4.29.61.30, 730 4.29.61.45, 730 4.29.61.60 , 730 4.29.61.75, 7305.20.20.00, 7305.20.40.00, 7305.20.60.0 0, 7305.20.80.0 0, 7306.29.10.30, 7306.29.10.90, 7306.29.20.0 0, 7306.29.31.0 0, 7306.29.41.0 0, 7306.29.60.10, 7306.29.60.50, 7306.29.81.10, và 7306.29.81.50.

Hàng hoá thuộc đối tượng điều tra trong vụ việc điều tra cũng có thể được phận loại theo các mã HTSUS sau đây: 7304.39.00.24, 7304.39.00.28, 7304.39.0 0.32 , 7304.39.0 0.36 , 7304.39.0 0.40, 7304.39.0 0.4 4, 7304.39.0 0.48 , 7304.39.0 0.52 , 7304.39.0 0.56 , 7304.39.0 0.62 , 7304.39.0 0.68 , 7304.39.0 0.72 , 7304.39.0 0.76 , 7304.39.0 0.80, 730 4.59.60.0 0, 730 4.59.80.15, 7304.59.80.20, 7304.59.80.25, 7304.59.80.30, 7304.59.80.35, 7304.59.80.40, 7304.59.80.45, 7304.59.80.50, 7304.59.80.55, 7304.59.80.60, 7304.59.80.65, 7304.59.80.70, 7304.59.80.80, 7305.31.40.0 0, 7305.31.60.90, 7306.30.50.55, 7306.30.50.90, 7306.50.50.50, và 7306.50.50.70.

***Sản phẩm được loại trừ khỏi vụ việc: Ống casing và tubing có chứa từ 10,5% hàm lượng Crom trở lên, ống khoan (drill pipe), khớp nối không kèm (unattached couplings), và đầu bảo vệ không kèm (unattached thread protectors)

- Nguyên đơn: United States Steel Corporation (Pittsburgh, PA), Maverick Tube Corporation (Houston, TX), Boomerang Tube LLC (Chesterfield, MO), Energex Tube (Chicago, IL), Northwest Pipe Company (Vancouver, WA), Tejas Tubular Products Inc. (Houston, TX), TMK IPSCO (Houston, TX), Vallourec

hoa Kỳ Ban hành KếT luận sơ Bộ Vụ ViệC Chống Bán phá giá đối Với mặT hàng ống Thép dẫn dầu nhập Khẩu Từ ViệT nam Và mộT số nướC/

Vùng lãnh Thổ KháCStar, L.P. (Houston, TX), và Welded Tube USA, Inc. (Lackawanna, NY).

a. Mức thuế tạm thời:- Trong vụ việc này, ngoài Việt Nam,

DOC cũng điều tra hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ, Philippines, Saudi Arabia, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Hàn Quốc. với mức thuế suất sơ bộ là từ 0% tới 118,32%.

- Sau khi công bố kết luận sơ bộ, DOC sẽ hướng dẫn Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) yêu cầu nộp tiền ký quỹ dựa trên mức thuế tạm thời được tính toán trong cuộc điều tra.

b. Giai đoạn tiếp theo- DOC dự kiến sẽ công bố kết luận

cuối cùng vào ngày 08 tháng 07 năm 2014;

- Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) dự kiến sẽ ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại trong tháng 08 năm 2014.

- Nếu DOC ban hành kết luận cuối cùng khẳng định về việc có bán phá giá và ITC ban hành kết luận cuối cùng khẳng định về việc hàng hoá thuộc đối tượng điều tra nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ trên gây ra thiệt hại đáng kể, hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ, DOC sẽ ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá. Nếu một trong hai Cơ quan nói trên ban hành kết luận cuối cùng phủ định thì lệnh áp thuế chống bán phá giá sẽ không được ban hành.

c. Một số thông tin khácNăm 2013, lượng hàng hoá thuộc

đối tượng điều tra nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines, Saudi Arabia, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Việt Nam lần lượt có giá trị ước đạt US$174,4 triệu, $818 triệu, $54,5 triệu, $71,5 triệu, $79,5 triệu, $37 triệu, $107,5 triệu, $87,3 triệu, và $110,2 triệu.

(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài

- Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Theo Quyết định 9990/QĐ-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2013 về việc áp dụng biện pháp chống bán

phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội, thời điểm áp thuế sẽ bắt đầu từ ngày 24 tháng 1 năm 2014 (sau 30 ngày kể từ ngày ký quyết định). Để đảm bảo việc thu thuế được thống nhất và chính xác, ngày 23 tháng 1 năm 2014, Tổng Cục Hải Quan – Bộ Tài Chính đã ban hành Công văn số 1230/BTC-TCHQ hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiến hành áp dụng thiếu chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, Tổng Cục Hải quan đưa ra hướng dẫn về các vấn đề cụ thể như sau:

Về phạm vi, đối tượng, mức thuế và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ vào Quyết định số 9990/QĐ-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2013 kèm theo Thông báo về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời và công văn số 11915/BCT-QLCT ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương để thực hiện.

Về căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, thủ tục thu nộp và hoàn trả thuế chống bán phá giá: Thực hiện theo quy định tại điểm 1d Điều 92, Điều

94, Điều 95, điểm 3 Điều 96 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra; giám sát hải quan;thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Về khai báo trên tờ khai hải quan:Đối với tờ khai hải quan điện tử: + Về việc khai báo: Trong thời gian

chờ hiệu chỉnh, bổ sung tiêu chí khai báo Thuế chống bán phá giá trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan khai thuế chống bán phá giá vào tiêu chí thuế khác trên Hệ thống khai hải quan điện tử.

+ Về tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu in: đối với những hàng hóa có thuế chống bán phá giá sẽ được thể hiện tại tiêu chí 27 – Thuế TTĐB của Tờ khai hải quan nhập khẩu và phụ lục tờ khai nhập khẩu in. Đồng thời tên tiêu chí 27 sẽ được thay thế bằng “Thuế TTĐB/Thuế tự vệ/Thuế chống bán phá giá”.

Đối với tờ khai hải quan thủ công:Dựa trên cơ sở mẫu tờ khai nhập

khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính, người khai hải quan khai thuế chống bán phá giá vào tiêu chí 27 -Thuế TTĐB của Tờ khai hải quan nhập khẩu và phụ lịc tờ khai nhập

khẩu in. Đồng thời, tên tiêu chí 27 sẽ được thay thế bằng “Thuế TTĐB/Thuế tự vệ/Thuế chống bán phá giá”. Việc ghi trị giá tính thuế, thuế suất và số tiền thuế phải nộp trên các ô tương ứng của tờ khai theo đúng quy định.

Về biên lai thu tiền thuế chống bán phá giá:

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tạm thời sử dụng mẫu 02/HNK ban hành kèm Quyết định 723/QĐ-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính để thu thêm thuế chống bán phá giá trong trường hợp cơ quan hải quan trực tiếp thu tiền mặt cho đến khi có mẫu biên lai mới.

Như vậy, căn cứ theo các hướng dẫn trong công văn 1230/BTC-TCHQ, Cục Quản lý cạnh tranh trân trọng đề nghị các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá lưu ý các nội dung nêu trên khi kê khai tờ khai nhập khẩu. Khi có các vướng mắc liên quan đến vấn đề này, đề nghị các doanh nghiệp liên hệ Tổng Cục Hải Quan - Bộ Tài Chính hoặc Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương để được làm rõ.

(Phòng điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại trong nước - Cục Quản lý cạnh tranh)

Tổng CụC hải Quan - Bộ Tài Chính đã Ban hành hướng dẫn ThựC hiện QuyếT định 9990/Qđ-BCT Của Bộ Công Thương Về áp dụng Thuế Chống Bán phá giá đối Với

mặT hàng Thép Không gỉ Cán nguội

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

nhậT Bản Thông Qua Vụ sáp nhập Của hai Công Ty Kinh doanh ThiếT Bị nhiệT điện ThuộC hai Tập đoàn hàng đầu nhậT Bản miTsuBishi Và hiTaChiNgày 12 tháng 12 năm 2013, Ủy

ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC) chấp thuận

đề nghị cho phép hợp nhất hai công ty kinh doanh máy phát nhiệt điện thuộc hai tập đoàn công nghiệp hàng đầu Nhật Bản là Mitsubishi và Hitachi. Hai công ty này sẽ hợp nhất thành một công ty mới với tên là Hệ thống năng lượng Mitsubishi Hitachi theo tỉ lệ tương ứng 65/35. Thị trường sản phẩm liên quan trong vụ việc này bao gồm hệ thống phát điện bằng nhiệt, hệ thống năng lượng địa nhiệt, thiết bị môi trường và pin năng lượng.

JFTC đánh giá tác động của vụ sáp nhập đối với thị trường liên quan bao gồm thị trường cung cấp và thiết kế thiết bị điện tại Nhật Bản bao gồm thiết bị nồi hơi, tua bin hơi nước, thiết bị điện tuần

hoàn… Thị phần kết hợp của hai công ty này rất cao, ví dụ như đối với thị trường thiết bị điện tuần hoàn, thị phần doanh nghiệp sau sáp nhập lên tới 70% và số lượng công ty cung cấp tại thị trường này chỉ còn lại là 3 doanh nghiệp. Chỉ số HHI (chỉ số đánh giá mức độ tập trung) tại thị trường này lên tới 5.600 điểm, tăng 1.800 so với trước đó. Điều đáng nói là chỉ số này vượt quá ngưỡng an toàn đối với vụ việc sáp nhập theo chiều ngang căn cứ theo tiêu chuẩn quy định trong Hướng dẫn thi hành Luật Chống độc quyền đối với hoạt động sáp nhập của JFTC.

Do chỉ số HHI quá cao nên JFTC đã phải tiến hành rà soát lần 2 đối với vụ việc vào tháng 9/2013. Tuy nhiên, cuối cùng JFTC đã quyết định chấp thuận thông qua không kèm điều kiện đối với vụ sáp nhập trên. Lý do của quyết định

trên là do JFTC cho rằng quy chế đấu thầu công năm 2012 của Nhật Bản là tương đối chặt chẽ. Quy chế này đã đưa ra những yêu cầu tương đối khắt khe và minh bạch về thủ tục đấu thầu cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu cung cấp thiết bị cho nhà máy điện có công suất từ 1 mêgaoat trở lên đối với những doanh nghiệp sau sáp nhập.

Theo thông cáo báo chí, mặc dù vụ việc đã được thông qua tại Nhật Bản nhưng tại Hàn Quốc vụ việc sáp nhập này vẫn đang trong quá trình xem xét và hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

(Nguồn: Phòng Hợp tác quốc tế - tổng hợp từ Norton Rose Fulbright)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 26: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

Câu hỏi 1: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm như thế nào trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng?

Trả lời:Theo Điều 12 của Luật Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng như sau:

1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

2. Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.

3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.

4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.

5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.

6. Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.

Câu hỏi 2: Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng gồm những gì?

Trả lời:Theo Điều 13 của Luật Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng thì trách nhiệm của bên thứ 3 trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bao gồm:

1. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:

a) Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;

c) Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra

tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;

d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm:

a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;

c) Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng;

d) Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 3: Những hành vi bị cấm được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm những hành vi nào?

Trả lời:Theo Điều 10 của Luật Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng các hành vi bị cấm bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở,

ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.

5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.

6. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

7. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

AN BìNH (TổNg HợP)

HỎI - ĐÁP

Page 27: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

1. Đặt vấn đềTrên thị trường cạnh tranh tự do,

các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh để tồn tại. Cạnh tranh là động lực phát triển của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để đạt được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng cũng chính vì lý do đó, không ít các doanh nghiệp đã nhìn nhận cạnh tranh như một mối hiểm họa đối với khả năng thu lợi nhuận cũng như sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì nỗ lực điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển, một số doanh nghiệp đã chọn con đường dễ dàng hơn là cùng nhau thỏa thuận, dàn xếp các yếu tố của thị trường nhằm hạn chế thậm chí triệt tiêu cạnh tranh. Một trong những yếu tố doanh nghiệp thường có xu hướng thỏa thuận là giá hoặc các vấn đề liên quan trực tiếp đến giá của sản phẩm hay dịch vụ. Các hành vi thỏa thuận này được gọi chung là thỏa thuận ấn định giá.

Vấn đề thỏa thuận giá đã được nhà kinh tế học Adam Smith phát hiện và đề cập trong tác phẩm Sự thịnh vượng của các quốc gia xuất bản năm 1776 là “những người trong cùng một nghề thường hiếm khi gặp nhau, thậm chí để vui vẻ và giải trí, nhưng nếu có thì các cuộc nói chuyện giữa họ thường kết thúc với âm mưu chống lại công chúng, hoặc một số

thủ đoạn để tăng giá”.Thông qua thỏa thuận ấn định giá

như thỏa thuận ấn định mức giá, tăng hay giảm giá, duy trì giá, cắt giảm chiết khấu, khuyến mại… các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có thể tăng, duy trì thị phần hay lợi nhuận. Hậu quả tất yếu của thỏa thuận ấn định giá là sự độc quyền giá đối với hàng hóa hay dịch vụ và mức giá không còn tuân thủ theo quy luật thị trường, không còn do các yếu tố của thị trường quyết định mà bị khống chế bởi một nhóm các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Điều này sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đồng thời xâm hại trực tiếp tới lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp đối thủ khác, của người tiêu dùng và của toàn xã hội.

2. Thỏa thuận ấn định giá theo pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia

Mặc dù pháp luật cạnh tranh của các nước đều quy định điều chỉnh đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá nhưng trên thực tế không có một khái niệm hay định nghĩa chung, thống nhất giữa các quốc gia về thỏa thuận ấn định giá.

Mỹ là nước đã xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh sớm nhất1, cụ thể là

1 Cũng có ý kiến cho rằng Ca-na-đa là nước đầu tiên ban hành luật cạnh tranh. Ngày 2 tháng 5 năm 1989, Ca-na-da ban hành một đạo luật mang

Đạo Luật Chống độc quyền Sherman năm 1890. Đạo luật này quy định cấm đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá. Mặc dù vậy, định nghĩa hay khái niệm thỏa thuận ấn định giá cũng không được ghi nhận trong các văn bản luật mà thông qua các án lệ. Tại phần nhận định trong bản án của Tòa cấp quận khu vực đông Michigan tuyên đối với Công ty Nu-Phonics [ United States v. Nu-Phonics, Inc, 433 F. Supp. 1006 (E. D. Mich. 1977)] xác định thỏa thuận ấn định giá là một thỏa thuận được hình thành với mục đích và có tác động làm tăng, giảm, ấn định, duy trì hay bình ổn mức giá của hàng hóa trong thương mại liên bang. Bản án này, thông qua một số án lệ khác2, cũng

tên Đạo luật ngăn chặn và hạn chế sự kết hợp hạn chế thương mại (An Act for the Prevention and Suppression of Combinations in Restraint of Trade) trong đó có quy định về hành vi kết hợp hạn chế thương mại thông qua việc thống nhất giá hoặc hạn chế sản lượng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng đây là văn bản luật cạnh tranh đầu tiên trên thế giới và gọi tắt là Canada’s Competition Act of 1889. Tuy nhiên, theo tác giả thì Đạo luật chống độc quyền Sherman do Mỹ ban hành năm 1890 là văn bản luật cạnh tranh hoàn chỉnh đầu tiên.

2 See United States v. Trenton Potteries,273 U.S. 392, 47 S.Ct. 377, 71 L.Ed. 700 (1927); United States v. Socony-Vacuum Oil Co.,310 U.S. 150, 60 S.Ct. 811, 84 L.Ed. 1129 (1940); Goldfarb v. Virginia State Bar,421 U.S. 773, 95 S.Ct. 2004, 44 L.Ed.2d 572 (1975); American Tobacco Co. v. United States,147 F.2d 93 (6th Cir. 1944), aff’d,328

Thỏa Thuận ấn định giá Và Khái QuáT pháp luậT điều Chỉnh

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 28: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

xác định một thỏa thuận ấn định giá trực tiếp là một thỏa thuận mà ở đó giá của hàng hóa hay dịch vụ đã được các bên thống nhất và thể hiện một cách rõ ràng. Mục đích hạn chế cạnh tranh của hành vi thỏa thuận giá trực tiếp là quá rõ ràng và vì vậy những thỏa thuận loại này, không cần bàn thêm, cũng rõ ràng là hạn chế thương mại bất hợp lý. Thỏa thuận ấn định giá bất hợp pháp cũng có thể được thực hiện thông qua những phương thức gián tiếp. Tòa án này cũng cho rằng sự tương đồng giá giữa các đối thủ cạnh tranh bản thân nó chưa hẳn đã đủ là chứng cứ chứng minh cho một hành vi thỏa thuận ấn định giá.

Singapore không đưa ra khái niệm chính xác trong Luật Cạnh tranh nhưng theo giải thích của Ủy ban cạnh tranh Sigapore thì thỏa thuận ấn định giá là việc các đối thủ cạnh tranh cùng thống nhất ấn định, kiểm soát hoặc duy trì mức giá bán của hàng hóa hay dịch vụ. Đó có thể là thỏa thuận ấn định trực tiếp giá hàng hóa dịch vụ, là việc có một thỏa thuận nhằm tăng hoặc duy trì mức giá thực tế. Nó cũng có thể là thỏa thuận không trực tiếp ấn định mức giá, ví dụ như việc các đối thủ cạnh tranh đồng ý cùng đưa ra mức chiết khấu giống nhau hoặc dành các điều khoản tín dụng giống nhau cho khách hàng. Thỏa thuận ấn

U.S. 781, 66 S.Ct. 1125, 90 L.Ed. 1575 (1946).

định giá không nhất thiết phải bằng văn bản, có khi chỉ cần là một sự thống nhất chung thông qua trao đổi miệng, ví dụ như tại một cuộc họp của Hiệp hội hay tại một sự kiện xã hội nào đó, có thể đã là đủ để minh chứng và cho thấy rằng có tồn tại một thỏa thuận ấn định giá. Vấn đề không nằm ở chỗ thỏa thuận này đạt được như thế nào, bằng hình thức nào hoặc là được thực hiện như thế nào, mà vấn đề là ở chỗ các đối thủ cạnh tranh đã cùng thống nhất với nhau3.

Newzeland quy định hành vi thỏa thuận ấn định giá trong Đạo Luật thương mại (Commerce Act) theo đó bất kỳ một thỏa thuận nào giữa các đối thủ nhằm ấn định giá của hàng hóa hay dịch vụ hoặc nhằm tác động đến giá đều bị coi là bất hợp pháp. Trong tài liệu hướng dẫn thực thi, Ủy ban thương mại của nước này đã đưa ra khái niệm: “Thỏa thuận ấn định giá là trường hợp có một thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh để ấn định, kiểm soát hoặc duy trì mức giá, hoặc các yếu tố cấu thành giá của hàng hóa hay dịch vụ. Trên thực tế, thỏa thuận ấn định giá là bất kỳ một thỏa thuận hay hành động nào đó mà có tác động tới việc định giá của mỗi đối thủ cạnh tranh”. Một số dạng hành vi thỏa thuận ấn định giá được cơ quan này chỉ ra như thỏa thuận ấn định mức giá tối thiểu, thỏa thuận loại bỏ hoặc

3 h t t p: / / w w w.c c s .g ov. sg /c o n t e n t /c c s /e n /A n t i - C o m p e t i t i ve B e h av iou r /AntiCompetitiveAgreements.html

cắt giảm mức chiết khấu, thỏa thuận xây dựng công thức chuẩn để tính giá (adopt a formula for calculating price), thỏa thuận cùng tăng giá, thỏa thuận duy trì mức giá. Cơ quan này cũng khẳng định những nội dung trên đây chỉ mang tính định hướng thể hiện quan điểm riêng họ còn việc hành vi thỏa thuận có vi phạm luật hay không phải dựa vào quyết định của tòa án.

Úc quy định sự hợp tác giữa các đối thủ cạnh tranh với nỗ lực nhằm đạt được một giao kèo, sự sắp đặt hoặc thống nhất chung với mục đích để ấn định mức giá của bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào sẽ bị cấm căn cứ theo Phần 45 và 45A trong Đạo luật về hành vi thương mại (Trade Practices Act 1974). Điều này sau đó được quy định cụ thể tại Đạo Luật cạnh tranh và người tiêu dùng năm 2010 (Competition and Consumer Act 2010).

Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Úc không đưa ra khái niệm nhưng xác định các yếu tố của thỏa thuận ấn định giá bất hợp pháp gồm: (1) có tồn tại một giao kèo, sự sắp đặt hoặc thống nhất chung (gọi là thỏa thuận) giữa các bên, (2) có ít nhất 2 trong số các bên tham gia thỏa thuận là đối thủ cạnh tranh, (3) thỏa thuận có mục đích hoặc có tác động ấn định, kiểm soát hay duy trì giá của hàng hóa hay dịch vụ, (4) những nội dung được ấn định phải là giá hoặc là mức giảm giá, mức triết khấu hay mức tín dụng liên quan đến giá của hàng hóa hay dịch vụ cung cấp hoặc theo yêu cầu của các bên tham gia thỏa thuận.

Ủy ban này cũng chỉ ra có những trường hợp mà các các đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường sẽ bán hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá bằng nhau hoặc giống nhau vì vậy sự biến động giá của một trong số đó cũng tương đối giống với mức biến động tương đương của phần còn lại. Mặc dù biểu hiện này khá giống với hành vi thỏa thuận ấn định giá nhưng không phải lúc nào cũng bị quy kết là thỏa thuận ấn định giá. Hiện tượng đó có thể do một số lý do kinh doanh hoàn toàn chính đáng như: (1) giá bán của doanh nghiệp được công khai quá rõ ràng (như bảng giá bán xăng dầu chẳng hạn) cho phép các đối thủ cạnh tranh nhanh chóng nắm bắt và điều chỉnh giá để theo kịp với xu hướng thị trường (thường được hiểu như kiểu định giá song song - parallel pricing), (2)một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

có thể có chi phí thấp hơn các hãng kinh doanh khác. Vì vậy, để tránh giảm hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp này điều chỉnh giá theo doanh nghiệp thống lĩnh. Khi đó, doanh nghiệp thống lĩnh trở thành kẻ “dẫn giá” còn các doanh nghiệp khác là những kẻ “ăn theo giá”4. Về hình thức, Uỷ ban này cho rằng thỏa thuận ấn định giá không nhất thiết phải lập thành văn bản mà đơn giản chỉ cần là “một ám hiệu và một cái gật đầu” (a wink and a nod) được thực hiện thông qua một cuộc rượu tại một quán nhậu địa phương, tại một cuộc họp của Hiệp hội hoặc tại một sự kiện nào đó. Vấn đề cơ quan này quan tâm không phải thỏa thuận đó diễn ra như thế nào, bằng cách nào hoặc thậm chí là hiệu quả ra sao, mà vấn đề quan trọng đó là việc các đối thủ đã trao đổi để đưa ra mức giá cho các hàng hóa hay dịch vụ5.

Anh ban hành Đạo Luật Cạnh tranh (Competition Act) năm 1998 và Cơ quan thương mại công bằng Anh (Office of Fair Trade – OFT) có thẩm quyền áp dụng và thực thi luật này song song với các quy định tại Điều 101 và 102, Hiệp ước cộng đồng Châu Âu. Theo giải thích của OFT6 thì thỏa thuận ấn định giá là một khái niệm rộng bao gồm các dạng thỏa thuận về mặt pháp lý có thể thực hiện hoặc không thực hiện được, có thể được lập thành văn bản hoặc thỏa thuận miệng, nó bao gồm cả cái được gọi là thỏa thuận quân tử. Cũng không cần đòi hỏi các bên phải đạt được thỏa thuận thông qua gặp mặt và trao đổi trực tiếp, mà việc trao đổi thông tin qua thư tín hay điện thoại cũng đủ để nói lên thỏa thuận. Cơ quan này cũng khẳng định rằng, thực tế trong các vụ thỏa thuận có thể có một bên nào đó có thể chỉ đóng một vai trò rất hạn chế trong việc thiết lập ra thỏa thuận, hoặc có thể không hoàn toàn cam kết về việc thực hiện đúng thỏa thuận, hoặc cũng có thể chỉ tham gia thỏa thuận dưới sức ép của các thành viên khác, nhưng tất cả điều đó cũng không có nghĩa là thành viên đó không phải là một thành viên tham gia thỏa thuận (cho dù những yếu tố này có thể được xem xét khi quyết định mức tiền phạt áp dụng cho thành

4 http://www.accc.gov.au/content/index.phtml/itemId/816376

5 http://www.accc.gov.au/content/index.phtml/itemId/322980

6 Tài liệu Thỏa thuận và hành vi tập thể - Tìm hiểu Luật cạnh tranh của Cơ quan thương mạị công bằng Anh

viên đó). Theo cơ quan này thì có vô số cách thức thỏa thuận ấn định giá, có thể là thỏa thuận trực tiếp ấn định mức giá nhưng cũng có thể là thỏa thuận ấn định các yếu tố cấu thành hay liên quan trực tiếp đến giá. Những thỏa thuận ấn định giá có thể hạn chế cạnh tranh, mặc dù không hoàn toàn làm triệt tiêu cạnh tranh giá. Có nhiều thỏa thuận chỉ hướng tới ấn định mức giá và chỉ tác động gián tiếp đến mức giá nhưng vẫn được xem là thỏa thuận ấn định giá như các thỏa thuận về mức giảm giá hay mức triết khấu, thỏa thuận về mức tính phí vận chuyển, phí thanh toán cho các dịch vụ kèm theo, thỏa thuận về các điều khỏa tín dụng hay bảo hiểm…

Như vậy, mặc dù không đưa ra khái niệm nhưng trong quá trình thực thi các cơ quan cạnh tranh có thể trực tiếp hay gián tiếp đưa ra những giải thích hoặc cách hiểu tương đối thống nhất về thỏa thuận ấn định giá.

Ngoài ra, trên bình diện quốc tế, thỏa thuận ấn định giá cũng được nghiên cứu và đề cập trong một số tổ chức quốc tế. Trong tài liệu“Bộ quy tắc đồng thuận đa phương về kiểm soát các hành vi hạn chế kinh doanh” do Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) ban hành xác định các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động cạnh tranh hoặc có khả năng cạnh tranh, cần phải hạn chế hành vi thỏa thuận ấn định giá, khi hành vi này, thông qua các thỏa thuận hoặc sự dàn xếp chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản hoặc không phải bằng văn bản, hạn chế sự tiếp cận thị trường hoặc hạn chế cạnh tranh một cách bất hợp lý, gây ảnh hưởng bất lợi hoặc có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối vớ thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, và đối với sự phát triển kinh tế của những nước này. Tổ chức này cũng đã nghiên cứu và đưa ra Luật mẫu về cạnh tranh trong đó nêu nghiêm cấm thỏa thuận ấn định giá hay các điều kiện bán hàng khác, bất kể bằng miệng hay bằng văn bản, chính thức hay không chính thức giữa các công ty đang hoặc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau. Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) trong tài liệu Các thuật ngữ kinh tế, công nghiệp và cạnh tranh đưa ra khái niệm “thỏa thuận ấn định giá là thỏa thuận giữa những người bán để tăng hoặc ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh giữa các hãng này và thu

được lợi nhuận cao hơn. Thỏa thuận ấn định giá được tạo lập bởi các hãng kinh doanh trong một nỗ lực nhằm cùng hành động một cách thống nhất như một thực thể độc nhất trên thị trường7.

3. Các dạng biểu hiện của hành vi thỏa thuận ấn định giá

Tuy không có một khái niệm chung thống nhất nhưng một cách chung nhất có thể hiểu thỏa thuận ấn định giá là một thỏa thuận bất kỳ giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm tăng, giảm, ấn định hoặc duy trì giá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá không nhất thiết đòi hỏi các bên tham gia thỏa thuận phải bán ở cùng một mức giá giống nhau, một mức giá đồng nhất hoặc tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành nhất định cùng phải tham gia vào thỏa thuận. Thỏa thuận ấn định giá được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một số dạng biểu hiện của hành vi thỏa thuận ấn định giá được các cơ quan cạnh tranh trên thế giới nhìn nhận và thống kê có thể bao gồm nhưng không giới hạn (i) xây dựng và áp dụng chung mức triết khấu, (ii) xây dựng và thống nhất mức giảm giá hay khuyến mại, (iii) thống nhất cùng giữ giá (không giảm giá), (iv) thống nhất cùng loại bỏ hoặc giảm mức triết khấu, mức giảm giá hay khuyến mại, (v) xây dựng và thống nhất công thức chung để tính giá, (vi) duy trì các mức giá cụ thể khác nhau giữa các dạng sản phẩm khác nhau, các kích cỡ khác nhau, hoặc duy trì mức khối lượng sản phẩm khác nhau, (vii) áp dụng mức phí tối thiểu hoặc thực hiện chính sách giá chung, (viii) ấn định các điều khoản về tín dụng, (ix) không thông báo về giá, (x) trao đổi thông tin về giá.

Theo quan điểm của nhiều cơ quan cạnh tranh trên thế giới thì bất kỳ dạng hành vi thỏa thuận nào giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhằm hạn chế cạnh tranh về giá đều bị coi là bất hợp pháp.

PHùNg VĂN THàNH(Phòng Điều tra và xử lý các vụ việc

hạn chế cạnh tranh - Cục Quản lý cạnh tranh)

(Xem tiếp ở kỳ sau)

7 Trích trong tài liệu Các thuật ngữ kinh tế, công nghiệp và cạnh tranh do OECD phát hành

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Hoạt động: Hội thảo “Cạnh tranh trong ngành vận tải biển”

Thời gian: Ngày 18 tháng 3 năm 2014Nội dung: Cạnh tranh trong ngành vận tải biểnThành phần/Dự án: Đại diện Cục Quản lý

cạnh tranh, các doanh nghiệp và các sở/ban/ngành tại Hải phòng

Địa điểm: TP. Hải Phòng

Hoạt động: Họp cấp cao AEGC lần thứ 14Thời gian: Từ ngày 13 đến ngày 21 tháng 3

năm 2014Nội dung: Thành phần/Dự án: Đại diện Cục Quản lý

cạnh tranhĐịa điểm: Thái Lan

Hoạt động: Hội thảo “ Hợp tác quốc tế trong xử lý vụ việc cạnh tranh xuyên quốc gia”

Thời gian: Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 3 năm 2014

Nội dung: Hợp tác quốc tế trong điều tra vụ việc cạnh tranh xuyên quốc gia

Thành phần/Dự án: Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh

Địa điểm: Hàn Quốc

Hoạt động: Hội nghị thường niên năm 2014 của ICN

Thời gian: Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 4 năm 2014

Nội dung: Tăng cường năng thực thi pháp luật cạnh tranh trong các lĩnh vực cartel, mua bán sát nhập...

Thành phần/Dự án: Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh

Địa điểm: Ma rốc

1

3

2

4

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 3 - 2 0 1 4

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Page 31: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

nhIỆM Vụ Và Quyền hạn1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

Cơ CẤu tổ ChứC

CụC QUản Lý CẠnh TrAnhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranhLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nội, Việt namTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: Thỏa Thuận ấn định giá - phienbancu.vcca.gov.vnphienbancu.vcca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_43_VN_preview.pdf · Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:trung tâm Đào tạo điều tra viên (CtC)Địa chỉ: Số 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC Ấn PhẩM Đã XuẤt Bản