than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

12
Quĩ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cho biết, con người đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất ra nguồn tài nguyên mới của hành tinh. Theo báo cáo của tổ chức này, hiện nay con người tiêu thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới của trái đất. Số lượng động vật sống trên cạn, nguồn nước và các loài sinh vật biển đã được con người sử dụng hết 40% từ năm 1970-2000. Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu liệu như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% từ năm 1961-2000. "Chúng ta đang tiêu tốn nguồn tài nguyên nhanh hơn khả năng phục hồi của nó. Chúng ta đã sử dụng nhưng không nghĩ đến chuyện phải "trả nợ" cho thiên nhiên, trừ khi chính phủ mỗi quốc gia phải cân bằng được giữa nguồn tiêu thụ và tái tạo nó", người đứng đầu tổ chức này- ông Martin nói Những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của hành tinh có hơn 6 tỷ người đang ở mức báo động. WWF cũng cảnh báo cách sử dụng nguồn tài nguyên ở châu Á đang có tác động xấu đến môi trường. Chúng ta nên ngưng lại việc sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi, lãng phí và phải khôi phục lại những nguồn tài nguyên đã bị tiêu thụ một cách Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

Upload: epro126

Post on 24-Jun-2015

219 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

Quĩ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cho biết, con người đang sử dụng nguồn tài

nguyên thiên nhiên ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất ra nguồn tài

nguyên mới của hành tinh.

Theo báo cáo của tổ chức này, hiện nay con người tiêu thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo

ra nguồn tài nguyên mới của trái đất. Số lượng động vật sống trên cạn, nguồn nước và các loài

sinh vật biển đã được con người sử dụng hết 40% từ năm 1970-2000. Sự tiêu thụ nguồn nhiên

liệu liệu như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% từ năm 1961-2000.

"Chúng ta đang tiêu tốn nguồn tài nguyên nhanh hơn khả năng phục hồi của nó. Chúng ta đã sử

dụng nhưng không nghĩ đến chuyện phải "trả nợ" cho thiên nhiên, trừ khi chính phủ mỗi quốc gia

phải cân bằng được giữa nguồn tiêu thụ và tái tạo nó", người đứng đầu tổ chức này- ông Martin

nói

Những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của hành tinh có hơn 6 tỷ người

đang ở mức báo động. WWF cũng cảnh báo cách sử dụng nguồn tài nguyên ở châu Á đang có

tác động xấu đến môi trường.

Chúng ta nên ngưng lại việc sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi, lãng phí và phải khôi phục lại

những nguồn tài nguyên đã bị tiêu thụ một cách mất cân đối giữa sự phát triển và công nghiệp

hoá của thế giới, đó là lời kêu gọi của WWF.

Các loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên,

Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

Page 2: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...

Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.

thi >> Lý thuyết >> Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế xã hội >> Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên 1. Vị trí địa lí

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991 km2) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.

a) Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.

b) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.

c) Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo, sau đó là Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.

2. Tài nguyên thiên nhiên

a) Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao nguyên.

Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.

Tuy nhiên, nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão, lũ lụt, hạn hán v.v… Gần như không năm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất nhất định cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân ở vùng này hay vùng khác.

Page 3: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như: boxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v… tuy mới được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.

Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.

Trên một đơn vị diện tích, số lượng tài nguyên nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán như trong điều kiện hiện nay, có thể là một khó khăn. Song nếu áp dụng công nghệ khai thác tài nguyên tiên tiến trên quan điểm kinh tế tổng hợp, thì mức độ tập trung tài nguyên như đã nêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.

b) Cho đến gần đây, những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.

Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.

Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị sói mòn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở khu vực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực vật bị giảm sút mạnh.

Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu. Vì thế, tài nguyên bị lãng phí mà chi phí khai thác lại cao.

c) Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.

SỰ KIỆN NÓNG

NHÂN VẬT TRONG NGÀY

Page 4: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

THÔNG TIN ĐA CHIỀU

TƯ LIỆU & SUY NGẪM

THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG

NGHE XEM ĐỌC

o SÁCH HAY NÊN ĐỌC

o BẢN NHẠC HÔM NAY

HARVARD'S

TRỰC TUYẾN

NGƯỜI QUAN SÁT

Tài nguyên thiên nhiên – mua hay bán? Ngày đăng: 13/04/2009 11:36 GMT+7

In

Email

Thảo luận TRONG MỤC NÀY

Diễn đàn nhân dân ASEAN: Từ đối thoại sang độc thoại?

Kết luận của Thủ tướng về thực hiện quyết định 97

Doanh nhân trong khối đại đoàn kết dân tộc (Đọc thêm...)

(TuanVietNam) - Ai cũng nghĩ, thật hạnh phúc nếu được sống trong một đất nước mà

dưới đất toàn vàng bạc, kim cương hay dầu mỏ. Đào lên đem xuất khẩu, thế là đủ

sống sung túc suốt đời. Sự thực thì sao?

>> TKV: "Làm bô-xít hiệu quả hay không, chờ thực tế mới biết"

Tôi có người bạn, kể cho tôi nghe câu chuyện về một vùng trung du cạnh chùa Bái Đính

(Ninh Bình). Từ khi có dự án xây chùa và và con đường du lịch cao tốc đi qua 99 ngọn núi

của Hoa Lư, thì dân trong vùng bỗng trở nên bay bổng, như sống trên mây.

Từ một vùng nghèo, thu nhập không quá 1 đô-la/ngày, giá đất bỗng nhiên lên vùn vụt. Chị

của anh chưa bao giờ nhìn thấy cọc tiền 10 triệu trong đời, nên có người mua sào đất

(360m2) với giá 36 triệu, liền bán ngay. Thay vì đầu tư cho con đi học thêm, chị sửa nhà, tậu

xe máy, 36 triệu kia đi mất tiêu sau vài tháng.

Chị đang định bán tiếp. Theo đà này, vài năm nữa, nhà ấy chỉ còn vài mét đất mặt tiền.

Nhưng tôi tin rằng, chị sẽ vẫn nghèo như xưa. Vì bán đất để tiêu mà không biết đầu tư cho

tương lai là căn bệnh chung của người ít học, khó hy vọng trở thành giàu có.

Page 5: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

Giàu tài nguyên là bất cập?

Nói đâu xa, Việt Nam ta cũng từng tự hào “rừng vàng biển bạc”

nhưng đã ai gọi là giàu? (Ảnh: Lovea7cva và photobucket.com)

Ai cũng nghĩ, thật hạnh phúc nếu được sống trong một đất nước mà dưới đất toàn vàng

bạc, kim cương hay dầu mỏ. Đào lên đem xuất khẩu, thế là đủ sống sung túc suốt đời.

Đáng tiếc, rất nhiều quốc gia có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại không biết sử

dụng. Iraq nhiều dầu hỏa nhưng chưa bao giờ thành quốc gia giàu có. Các nước châu Phi

Page 6: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

nổi tiếng về vàng, kim cương, cao su tự nhiên và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác nhưng

đã bao giờ trở thành vùng đất mơ ước của nhân loại?

Indonesia có núi đồi hùng vĩ đầy gỗ và muông thú; biển đầy dầu hoả và sản vật với mấy

chục nghìn hòn đảo... nhưng nào họ đã giàu có bằng Singapore - nơi chẳng có tài nguyên?

Cách đây mấy chục năm, cùng một xuất phát điểm, thậm chí Singapore còn thua Indonesia

mấy bậc, mà giờ đây, tình thế hoàn toàn ngược lại. Mấy đời tổng thống Indonesia vẫn chưa

khiến đất nước thoát khỏi cái bóng quốc gia “tham nhũng”.

Nói đâu xa, Việt Nam ta cũng từng tự hào “rừng vàng biển bạc”, nhưng đã ai gọi là giàu?

Như chuyện lấy đất ruộng để xây sân golf, chủ đầu tư thì hứa với nông dân hãy bán đất giá

rẻ, rồi sẽ ưu tiên cho vào làm việc. Kết quả, có mấy người được chọn đi tưới cỏ hay làm bảo

vệ? Số nông dân thất nghiệp còn lại, biết làm gì khi tiền đã tiêu hết, ruộng vườn đã mất

sạch?

Với nhiều chính phủ ở các quốc gia kém phát triển, tiền thu được từ việc bán tài nguyên

thường không được sử dụng cho mục đích giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng hay dạy

nghề... nên người dân vẫn sống trong tình thế bế tắc.

Giống như người nông dân nghèo bất ngờ có hàng trăm triệu, số tiền khổng lồ mà các quốc

gia kém phát triển có được nhờ xuất khẩu tài nguyên cũng khó được kiểm soát hữu hiệu.

Thất thoát là không thể tránh khỏi.

"Nguồn tài nguyên kia hãy để dành đó..."

Page 7: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

Mùa hè

2008, khi

dừng xe đổ

xăng với

giá 4.5 đô-

la/gallon

(3.8 lít)

nhiều

người Mỹ

đã lầm

bầm, sao

không khai

thác dầu

gần hai bờ

biển Đông

Tây mà cứ

phải đi

nhập của

nước

ngoài?!

Trong quá

khứ, nhiều

công ty đã

khai thác

những chỗ

gần bờ

nhiều tài

nguyên

nhất. Hiện

Nước Mỹ giàu hơn nước khác vì bán tài nguyên hay vì chiến lược đi mua để giữ

tài nguyên và môi trường sạch? (Ảnh: ngoisao.net)

Page 8: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

có khoảng 4000 giếng dầu ở cả hai bờ Tây và Đông nước Mỹ, vịnh Mexico và vùng hẻo lánh

Alaska.

Do lo sợ ảnh hưởng tới môi trường, vì chiến lược dự trữ quốc gia về dầu hỏa và nhiều yếu

tố khác, Chính phủ Mỹ đã cấm mở thêm giếng dầu gần bờ từ năm 1981. Hiện nay trữ lượng

khai thác gần bờ cung cấp 1.5 triệu thùng dầu mỗi ngày trong khi lượng tiêu thụ cả nước là

21 triệu thùng/ngày. 60% xăng tiêu thụ tại Mỹ do nhập khẩu.

Vì thế, giá dầu thế giới lên xuống cũng làm người Hoa Kỳ điên đầu. Đổ đầy bình cho chiếc

xe SUV loại trung mất 50, 60 đô-la thì sẽ có ai đó thầm "nguyền rủa" chính phủ thiếu sáng

suốt.

Lệnh “giới nghiêm” đã hết hiệu lực từ  tháng 10/2008. Trữ lượng dầu gần bờ còn lại khoảng

76 tỷ thùng và là miếng mồi ngon cho tất cả các công ty dầu hỏa “cá mập”. Nữ ứng viên

Sarah Palin đi tranh cử thường hát “Drill, baby, drill – Khoan đi anh, hãy khoan đi” để "mồi"

cử tri rằng, nếu xây thêm giếng dầu thì giá xăng sẽ hạ. Cử tri thích ý tưởng đó thì cô dễ

trúng cử.

Tuy nhiên, người Mỹ rất thực tế và nhìn xa trông rộng. Nếu có được môi trường trong sạch,

bãi biển mê hồn thì thêm vài cent hay vài chục cent để mua xăng cũng đáng. Nguồn tài

nguyên kia để dành đó, hãy đi khai thác hay mua của nước người về dùng tạm. Ô nhiễm

môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt ở đâu đó trên thế giới nhưng không phải ở Mỹ là

được rồi. Ai biết cuộc chiến tranh Iraq là vì nền dân chủ hay vì muốn giá dầu thế giới được

kiểm soát bởi Mỹ.

Lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ đã dạy họ bài học rằng đào của dưới đất lên để mang đi

bán thì ngày kia sẽ hết. Họ giàu hơn nước khác vì bán tài nguyên hay vì chiến lược đi mua

để giữ tài nguyên và môi trường sạch?

Những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang tìm cách nhập tài nguyên

càng nhiều càng tốt. Những mặt hàng sản xuất gây ô nhiễm thì các "ông lớn" thích được

làm ở đâu đó, dù rằng, ngôn từ ngoại giao lại được diễn giải và núp bóng dưới danh nghĩa

“cam kết quốc tế, toàn cầu hóa, hội nhập, hai bên cùng có lợi”.

Vài lời về dự án bô-xít Tây Nguyên

Page 9: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

Người viết bài này không

phải chuyên gia về môi

trường, cũng không hiểu

biết lắm về chiến lược an

ninh quốc gia, lại càng

không phải người có tầm vĩ

mô về kinh tế hay hiểu biết

văn hoá đến mức thấu đáo.

Chưa kể lại còn chưa được

đặt chân đến Tây Nguyên

lần nào.

Tuy nhiên, dưới góc độ một

người dân bình thường

nhưng bước chân đã đi

khắp nẻo đường trên trái

đất, biết được nơi giàu, kẻ

nghèo, tôi lờ mờ hiểu tại

sao giữa những quốc gia lại có sự khác biệt và nhân dân lại được hưởng lợi từ chính sách

lớn của những nhà lãnh đạo sáng suốt hay cả dân tộc bị lầm than bởi những sai sót chiến

lược của người cầm cân nảy mực.

Thận trọng lắng nghe những thông tin đa chiều về dự án bô-xít Tây Nguyên là cần thiết

trong bối cảnh đất nước ta đang muốn đi lên. Nền văn hóa Tây Nguyên có còn tồn tại hay

suy vong, người dân tộc nơi đây có được hưởng lợi do khai thác bô-xít hay chính họ bị mất

đi nguồn gốc của chính mình, điều đó do các quyết sách lớn hôm nay.

Tăng dự trữ ngoại tệ hay GDP do xuất khẩu chất xám như người Singapore đang làm là

thượng sách. Trung sách là xuất khẩu hàng hóa hay bán sức lao động phổ thông như

Philippines, Thái Lan hay Việt Nam ta. Hạ sách là lo xuất khẩu tài nguyên, vừa mất vĩnh viễn

những gì thiên nhiên trao tặng, vừa là thảm họa cho đất nước về môi trường và còn tạo ra

một lớp người chỉ biết ăn bám vào những gì trời cho. Muốn biết những bài học đắt giá này

với học phí thấp, chỉ cần mua vé du lịch châu Phi vài tuần là đủ.

Đất khai thác bô-xít sau khi hoàn thổ ở Bảo Lộc: Không loại cây

nào mọc được ngoài keo tai tượng. Đây chỉ là nơi có quặng bô-

xít được đào đi, rồi lấy đất lấp lại, không phải là nơi chứa bùn

đỏ.

Ảnh: Nguyễn Trung

Page 10: Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng

Chợt nhớ về câu chuyện của người bạn. Rất có thể vài năm nữa, bà chị của anh sẽ ngồi hối

tiếc, giá như không bán sào đất kia, có khi mình lại giàu hơn. Chuyện của chị na ná giống

chuyện con đại bàng bắt cá.

Loài chim này thường bay lượn trên cao để tìm mồi. Thấy cá bơi dưới hồ, nó thường lao từ

trên cao xuống và dùng móng vuốt cặp chặt con mồi và lôi lên cao. Chương trình Discovery

quay được cảnh chú đại bàng bắt con mồi quá to nên không kéo nổi. Khi biết mình không đủ

sức, đại bàng định buông ra. Đáng tiếc, móng vuốt đã quặp sâu vào lưng con cá khổng lồ

như lưỡi câu có ngạnh. Kết cục, đại bàng bị chính con mồi dìm xuống hồ.

Hiệu Minh