thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

90
LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta mới chuyển đổi và đang có những bước phát triển mới. Song “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển” (Trích văn kiện Đại hội Đảng lần VIII). Chính sách bảo hiểm xã hội đã phục vụ cho lợi ích của người lao động, thực sự vì sự công bằng, tiến bộ xã hội và được xác định là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt nam đã trải qua chặng đường hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành kể từ Nghị định 218/CP ngày 27.12.1961 ban hành Điều lệ tạm thời các chế độ bảo hiểm xã hội, đã phát huy được vai trò tích cực đối với xã hội, bình ổn đời sống người lao động, khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ thống chính sách xã hội của nhà nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Chính sách bảo hiểm xã hội cũng được đổi mới thích ứng. Điều dó thể hiện rõ tại chương XII Bộ Luật lao động và Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26.01.1995 của Chính phủ. Một trong những nội dung đổi mới đó là: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách nhà nước. Từ đây chúng ta đã có một quỹ bảo hiểm xã hội độc lập để từ đó phát huy được vai trò, tác dụng của chính sách bảo hiểm xã hội theo đúng nghĩa của nó trong nền kinh tế 3

Upload: vcoi-vit

Post on 27-Jun-2015

202 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế nước ta mới chuyển đổi và đang có những bước phát triển mới.

Song “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội

trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển” (Trích văn kiện Đại hội Đảng

lần VIII).

Chính sách bảo hiểm xã hội đã phục vụ cho lợi ích của người lao động, thực

sự vì sự công bằng, tiến bộ xã hội và được xác định là một trong những chính sách

lớn của Đảng và Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt nam đã trải qua chặng đường hơn 30 năm

xây dựng và trưởng thành kể từ Nghị định 218/CP ngày 27.12.1961 ban hành

Điều lệ tạm thời các chế độ bảo hiểm xã hội, đã phát huy được vai trò tích cực đối

với xã hội, bình ổn đời sống người lao động, khẳng định được vai trò không thể

thiếu trong hệ thống chính sách xã hội của nhà nước ta.

Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh

đạo, Chính sách bảo hiểm xã hội cũng được đổi mới thích ứng. Điều dó thể hiện

rõ tại chương XII Bộ Luật lao động và Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo

Nghị định 12/CP ngày 26.01.1995 của Chính phủ. Một trong những nội dung đổi

mới đó là: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách nhà nước. Từ

đây chúng ta đã có một quỹ bảo hiểm xã hội độc lập để từ đó phát huy được vai

trò, tác dụng của chính sách bảo hiểm xã hội theo đúng nghĩa của nó trong nền

kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua, ngành Bảo hiểm xã

hội nói chung và quỹ bảo hiểm xã hội nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập mà

trong khuôn khổ bài luận văn này xin được đưa ra một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội. Đó là “Thành lập quỹ Bảo hiểm xã

hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt nam ”. Nội dung ngoài phần mở đầu và

kết luận bao gồm ba chương:

3

Page 2: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Chương I: Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm xã

hội

Chương II: Thực trạng tổ chức quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay.

Chương III: Thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã

hội Việt nam.

Việc thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở Việt nam hiện nay là một

vấn đề lớn và hết sức mới mẻ. Hơn nữa, mặc dù rất tâm huyết với đề tài song do

hạn chế về thời gian cũng như năng lực, do đó đã không tránh khỏi những thiếu

xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và

những ai quan tâm đến đề tài.

Để hoàn thành bài luận, em đã được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo

bảo hiểm xã hội Tỉnh Sơn La cũng như tập thể cán bộ công nhân viên tại cơ quan.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các cô chú cán bộ công tác tại Bảo

hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã giúp em hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn thực tập

và nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Sơn La.

Cũng qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, TS Nguyễn

Văn Định- trưởng bộ môn Kinh tế bảo hiểm, Đại học Kinh tế Quốc dân-Hà nội đã

tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.

4

Page 3: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

VÀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH)

1. Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động.

Xã hội loài người phát triển thông qua quá trình lao động và sản xuất, thế

nhưng chính quá trình ấy một mặt đã đưa con người tới bước phát triển vượt bậc,

mặt khác lại là căn nguyên của những nỗi lo thường trực của con người vì trong

quá trình lao động và sản xuất con người luôn đứng trước nguy cơ gặp phải rủi ro

bất ngờ sảy ra ngoài mong đợi:

Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, ở, mặc và đi lại ... để

thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để sản xuất ra những

sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được sản xuất ra ngày càng nhiều thì đời sống

con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như

vậy việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc

vào chính khả năng của họ. Thế nhưng, trong thực tế không phải lúc nào con

người cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình

thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều phát sinh ngẫu

nhiên làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống

khác. Chẳng hạn, bị bất ngờ ốm đau hay bị tai nạn lao động, mất việc làm hay khi

tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ suy giảm... khi rơi vào những

trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái

lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện một số nhu cầu mới như: cần được

khám chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc

nuôi dưỡng... Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội

loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như:

San sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; Đi vay, đi xin hay dựa vào sự

cứu trợ của nhà nước... song đó là những cách làm thụ động và không chắc chắn.

5

Page 4: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ

biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam

kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang

trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn... Trong thực tế,

nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một

đồng nào. Nhưng cũng có khi sảy ra dồn dập buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều

khoản tiền lớn mà họ không mong muốn. Vì thế mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh,

giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh ngày

càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy Nhà

nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt

làm tăng được vai trò của nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải

đóng một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở

xác suất rủi ro sảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ

hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ

xung từ ngân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao

động khi họ gặp phải những biến cố bất lợi.

Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao

động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được

bảo đảm ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh

doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết.

Bảo hiểm xã hội ra đời đã giải quyết được mâu thuẫn trong mối quan hệ chủ-

thợ và kết hợp hài hoà lợi ích giữa các bên:

Đối với người lao động: Góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động

khi họ kông may bị mất hoặc giảm thu nhập, tạo điều kiện cho họ yên tâm sản

xuất và công tác, gắn bó lợi ích của mình và gắn bó lợi ích của chủ sử dụng lao

động và lợi ích của nhà nước.

Đối với người sử dụng lao động: Giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh tránh

được những thiệt hại lớn khi phải chi ra những khoản tiền lớn khi không may

người lao động mà mình thuê mướn gặp rủi ro trong lao động, đặc biệt thông qua

bảo hiểm xã hội lợi ích của người sử dụng lao động với người lao động được giải

quyết hài hoà tránh những căng thẳng không cần thiết.

6

Page 5: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Đối với xã hội: Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách bảo đảm an

toàn cho xã hội, đặc biệt quỹ Bảo hiểm xã hội là một nguồn đầu tư rất lớn góp

phần phát triển và tăng trưởng kinh tế, thông qua đó gắn bó lợi ích của tất cả các

bên tham gia.

2. Khái niệm, đối tượng và chức năng của Bảo hiểm xã hội

a, Khái niệm

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập

đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả

năng lao động hoặc mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một nguồn quỹ

tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao dộng và gia đình họ, góp

phần đảm bảo an toàn xã hội.

b, Đối tượng của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất

đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các

nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu... Chính vì vậy, đối tượng của bảo hiểm

xã hội chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi của

những người tham gia bảo hiểm xã hội.

Chúng ta cũng cần phân biệt giữa đối tượng của bảo hiểm xã hội và đối

tượng tham gia bảo hiểm xã hội, ở đây đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chính

là những người lao động đứng trước nguy cơ mất an toàn về thu nhập và cả những

người sử dụng lao động bị ràng buộc trách nhiệm trong quan hệ thuê mướn lao

động.

c, Chức năng của Bảo hiểm xã hội

Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị giảm của người lao động tham

gia bảo hiểm xã hội. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra, vì

suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết

tuổi lao động theo các điều kiện quy định của bảo hiểm xã hội. Còn mất việc làm

và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, người lao động

cũng sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội với mức hưởng phụ thuộc vào các

điều kiện cần thiết. Đây là chức năng cơ bản nhất của bảo hiểm xã hội, nó quyết

định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của bảo hiểm xã hội.

7

Page 6: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia

bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ nhiều nguồn: Người lao

động, người sử dụng lao động và cả Nhà nước... Tuy nhiên chỉ những người lao

động gặp phải các rủi ro biến cố được bảo hiểm mới được hưởng trợ cấp bảo hiểm

xã hội, số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những

người tham gia đóng góp. Bảo hiểm xã hội thực hiện phân phối và phân phối lại

thu nhập thông qua việc lấy sự đóng góp của số đông người lao động tham gia bảo

hiểm xã hội bù đắp cho số ít người lao động không may gặp các rủi ro trong quá

trình lao động. Việc phân phối được thực hiện theo cả chiều dọc và chiều ngang:

Phân phối lại giữa những người có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ

mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc... Thực hiện chức

năng này có nghĩa là bảo hiểm xã hội đã góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất để nâng cao

năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Có thể nói bảo hiểm xã

hội đã làm triệt tiêu đi nỗi lo ngại của người lao động về bệnh tật, tai nạn lao động

hay tuổi già... Bằng các khoản trợ cấp đủ để đảm bảo ổn định cuộc sống của người

lao động, tạo nên tâm lý yên tâm cho người lao động, đặc biệt là với những người

lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ... Chức năng này biểu

hiện như là một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động trong hoạt động lao

động sản xuất.

Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người

lao động với xã hội. Mâu thuẫn trong quan hệ chủ -thợ vốn là mâu thuẫn nội tại

mà bản thân nó khó có thể giải quyết hoặc giải quyết với sự tiêu tốn lớn nguồn lực

xã hội ( chẳng hạn như những cuộc biểu tình đòi quyền lợi gây đình trệ quá trình

sản xuất... ) và cách thức dường như là tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn này là

tham gia bảo hiểm xã hội mà trong đó quyền lợi của cả hai bên đều được bảo vệ,

từ đó góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được bình ổn

và không ngừng phát triển.

3.Tính chất của Bảo hiểm xã hội

Tính tất yếu, khách quan trong đời sống xã hội:

Chúng ta biết rằng bảo hiểm xã hội ra đời do xuất hiện những mâu thuẫn

trong hệ chủ-thợ. Người lao động trong quá trình lao động khó có thể tránh được

những biến cố, rủi ro, có những trường hợp rủi ro xảy ra như là một tất yếu. Khi

8

Page 7: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình trạng khó khăn bởi sự gián đoạn

trong sản xuất kinh doanh. Khi nền sản xuất càng phát triển thì những rủi ro trong

lao động càng nhiều và trở lên phức tạp dẫn đến mối quan hệ chủ-thợ ngày càng

căng thẳng và nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua bảo hiểm xã hội. Do đó,

Bảo hiểm xã hội hoàn toàn mang tính khách quan trong đời sống kinh tế xã hội

của mỗi nước.

Tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian:

Xuất phát từ những rủi ro mang tính ngẫu nhiên không lường trước được, khó có

thể xác định được khi nào thì người lao động gặp rủi ro trong lao động và cũng

không phải tất cả những người lao động đều gặp rủi ro vào cùng một thời điểm.

Tính chất này thể hiện bản chất của bảo hiểm là lấy số đông bù số ít.

Bảo hiểm xã hội vừa có tính kinh tế, vừa có tính dịch vụ:

Xét dưới góc độ kinh tế, cả người lao động và người sử dụng lao động đều

được lợi khi không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải cho những người

lao động khi họ bị mất hoặc gảm thu nhập. Với nhà nước, bảo hiểm xã hội góp

phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách, đồng thời quỹ bảo hiểm xã hội còn là

nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra bảo hiểm xã hội còn

mang tính dịch vụ trong lĩnh vực tài chính bằng các hình thức phân phối và phân

phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

Tính nhân đạo nhân văn cao cả:

Thể hiện ở sự tương trợ, san xẻ lẫn nhau những rủi ro không mong đợi. Một

người có thể đóng góp rất nhiều vào quỹ bảo hiểm xã hội mà không được hưởng

trợ cấp hoặc hưởng rất ít mà thôi, nhưng không hề gì, bởi số tiền đó sẽ được chia

sẻ cho những người khác.

Chẳng hạn: Khi một người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện hưởng

trợ cấp hưu trí nhưng không may họ bị chết và chỉ được hưởng một khoản trợ cấp

tử tuất ít ỏi so với công lao đóng góp của họ. Hay một minh chứng cụ thể hơn đó

là việc quy định một tỷ lệ đóng góp như nhau song những người đàn ông chẳng hy

vọng gì ở khoản trợ cấp thai sản.

4. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

Mục đích của bảo hiểm xã hội thường gắn liền với việc “đền bù” hậu quả của

những sự kiện khác nhau xảy ra trong và ngoài quá trình lao động của những

người lao động. Tập hợp những cố gắng tổ chức “ đền bù” cho những sự kiện đó

9

Page 8: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

là cơ sở chủ yếu của các chính sách bảo hiểm xã hội. Vì thế, năm 1952 Tổ chức

Lao động quốc tế (ILO) đã ra công ước 102 quy định tối thiểu về bảo hiểm xã hội

và đã được 158 nước thành viên phê chuẩn. Theo công ước này, hệ thống bảo

hiểm xã hội gồm các nhánh sau:

1. Chăm sóc y tế.

2. Trợ cấp ốm đau.

3. Trợ cấp thất nghiệp.

4. Trợ cấp tuổi già.

5. Trợ cấp tai nạn lao động _ bệnh nghề nghiệp.

6. Trợ cấp gia đình.

7. Trợ cấp thai sản.

8. Trợ cấp tàn tật.

9. Trợ cấp mất người nuôi dưỡng.

Ở từng nước, tuỳ theo điều kiện có thể thực hiện có thể thực hiện một số chế

độ cơ bản hoặc mở rộng. Tuy nhiên, ILO quy định rằng các thành viên phê chuẩn

công ước phải thực hiện ít nhất 3 trong 9 chế độ nêu trên, trong đó phải có ít nhất

một trong các chế độ 3, 4, 5, 8 hoặc 9. Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay ở Việt

nam bao gồm:

1.Trợ cấp ốm đau.

2.Trợ cấp thai sản.

1. Trợ cấp tai nạn lao động_ bệnh nghề nghiệp.

2. Trợ cấp hưu trí.

3. Trợ cấp tử tuất.

Ngoài ra ở Châu Âu, các thành viên của cộng đồng châu âu đã ký một đạo

luật gọi là Đạo luật Châu Âu về bảo hiểm xã hội. Đạo luật này về cơ bản tương tự

như công ước 102 nhưng ở mức độ cao hơn và những điều kiện chặt chẽ hơn, phù

hợp với trình độ phát triển kinh tế và xã hội của các nước thuộc cộng đồng châu

Âu.

5. Những quan điểm cơ bản về bảo hiểm xã hội

10

Page 9: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

a, Mọi người lao động đứng trước nguy cơ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị

giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm đều có quyền tham

gia bảo hiểm xã hội

Bởi vì bảo hiểm xã hội ra đời là để phục vụ quyền lợi của người lao động và

mọi người lao động ở mọi ngành nghề thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau

đều đứng trước nguy cơ mất an toàn về thu nhập và đều có nhu cầu đước tham gia

bảo hiểm xã hội.

Hầu hết các nước khi mới thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, do các điều

kiện kinh tế xã hội mà đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội chỉ là công nhân viên

chức nhà nước và những người làm công hưởng lương. Việt nam cũng không vượt

ra khỏi thực tế này mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cả những

người lao động. Tuy nhiên việc tham gia bảo hiểm xã hội đã và sẽ được mở rộng

đến tất cả người lao động bằng cả hình thức tự nguyện và bắt buộc.

b, Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm xã hội

đối với người lao động, người lao động phải có trách nhiệm tự bảo hiểm xã

hội cho mình

Bảo hiểm xã hội đem lại lợi ích cho cả người lao động, người sử dụng lao

động và cả nhà nước: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô mọi hoạt động

kinh tế xã hội và có đủ phương tiện, công cụ thực hiện chức năng đó, tuy nhiên

không phải lúc nào chức năng đó cũng được phát huy tác dụng như mong muốn

mà đôi khi đem lại những kết quả bất lợi làm ảnh hưởng đến đời sống người lao

động. Khi đó dù không có bảo hiểm xã hội thì nhà nước vẫn phải chi ngân sách để

giúp đỡ người lao động dưới một dạng khác. Đối với người sử dụng lao động

cũng tương tự nhưng trên phạm vi xí nghiệp, đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh.

Chỉ khi người sử dụng lao động chăm lo đến đời sống người lao động và có những

ưu đãi xứng đáng thì người lao động mới yên tâm, tích cực lao động góp phần

tăng năng suất lao động. Còn đối với người lao động, những rủi ro phát sinh suy

cho cùng đều có một phần lỗi của người lao động (do ý thức, tay nghề...) và vì thế

họ cũng phải gánh vác một phần trách nhiệm tự bảo hiểm xã hội cho mình.

c, Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để hình

thành quỹ bảo hiểm xã hội độc lập, tập trung

Nhờ sự đóng góp của các bên tham gia mà phương thức riêng có của bảo

hiểm xã hội là dàn trải rủi ro theo nhiều chiều, tạo điều kiện để phân phối lại thu

11

Page 10: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang mới được thực hiện. Hơn nữa, nó còn tạo

ra mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham

gia, góp phần tránh những hiện tượng tiêu cực như lợi dụng chế độ bảo hiểm xã

hội.

d, Phải lấy số đông bù số ít

Bảo hiểm nói chung hoạt động trên cơ sở xác suất rủi ro theo quy luật số

lớn, tức là lấy sự đóng góp của số đông người tham gia san xẻ cho số ít người

không may gặp rủi ro.

Trong số đông người tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội, chỉ những người

lao động mới là đối tượng hưởng trợ cấp và trong số những người lao động lại chỉ

có những người bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay tuổi già... có đủ các điều

kiện cần thiết mới được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

e, Phải kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu

cầu bảo hiểm xã hội

Việc xác định lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm xã hội thì đã được làm

rõ và quyền lợi luôn đi đôi với trách nhiệm, điều đó đòi hỏi phải có một sự cân đối

giữa trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên tham gia, nghĩa là xác định mức đóng

góp của mỗi bên tham gia phù hợp với lợi ích mà họ nhận được từ việc tham gia

đó. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ không được thực hiện

nếu như gánh nặng thuộc về bất cứ bên nào làm triệt tiêu đi lợi ích mà họ đáng

được hưởng.

f, Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi

làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu

Trong điều kiện bình thường, người lao động làm việc và nhận được mức tiền

công thoả đáng. Khi gặp các biến cố rủi ro họ được hưởng trợ cấp và nếu như mức

trợ cấp này lớn hơn hoặc bằng mức tiền công của họ thì không lý gì mà họ phải cố

gắng làm việc và tích cực làm việc. Tuy nhiên do mục đích, bản chất và cách làm

của bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bảo hiểm xã hội thấp nhất cũng phải đủ để

trang trải các chi phí cần thiết cho người lao động trong cuộc sống hàng ngày.

g, Chính sách bảo hiểm xã hội là bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng

nhất trong chính sách xã hội đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước

12

Page 11: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Ở nước ta, bảo hiểm xã hội nằm trong hệ thống các chính sách xã hội của

Đảng và nhà nước. Thực chất đây là một trong những chính sách nhằm đáp ứng

một trong những quyền và nhu cầu tối thiểu của con người: Nhu cầu an toàn về

việc làm, an toàn lao động, an toàn xã hội ... chính sách bảo hiểm xã hội còn thể

hiện trình độ xã hội hoá của mỗi quốc gia ( trình độ văn minh, tiềm lực kinh tế,

khả năng tổ chức và quản lý xã hội ) và, trong một chừng mực nào đó, nó còn thể

hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội.

Hơn nữa, nhà nước có chức năng quản lý vĩ mô mọi mặt của đời sống kinh tế

xã hội do đó bảo hiểm xã hội phải được đặt dưới sự quản lý thống nhất của nhà

nước.

h, Bảo hiểm xã hội phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều

kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể

Sự phát triển của bảo hiểm xã hội còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: Các điều

kiện về kinh tế xã hội, trình độ quản lý của nhà nước hay sự hoàn chỉnh của nền

pháp chế mỗi quốc gia. Việc thực hiện toàn bộ 9 chế độ trong công ước 102 của

ILO là mong muốn và mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, song không phải quốc

gia nào cũng thực hiện được do sự hạn chế về nhiều mặt. Khi xã hội đã đạt tới một

bước phát triển mới làm nảy sinh những vấn đề mà hệ thống bảo hiểm xã hội hiện

thời không còn phù hợp thì yêu cầu đặt ra là sự đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội

( Cơ cấu các bộ phận của hệ thống, số lượng và cơ cấu các chế độ trợ cấp, mức

đóng phí...) cho phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội.

II. BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Giai đoạn 1945- 1959

a, Văn bản pháp quy quy định

Sau Cách mạng tháng 8-1945 Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

và mặc dù đang phải giải quyết trăm công ngàn việc quan trọng mang tính sống

còn của đất nước nhưng Đảng và Nhà nước vẫn quan tâm đến công tác bảo hiểm

xã hội đối với công nhân viên chức khi ốm đau, thai sản, TNLĐ, tuổi già và tử

tuất.

Tháng 12-1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước

dân chủ nhân dân. Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn

tật và người già.

13

Page 12: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Ngày 12-3-1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL quy

định chế độ trợ cấp cho công nhân.

Ngày 20-5-1950 Hồ chủ tịch ký hai Sắc lệnh số 76, 77 quy định thực hiện

các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên

chức.

b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội

Trong thời kỳ này thực dân pháp lại xâm chiếm Việt nam nên trong hoàn

cảnh kháng chiến gian khổ việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế ( các loại

trợ cấp đều được thực hiện bằng gạo ) tuy nhiên đã thể hiện được sự quan tâm rất

lớn của Đảng và Nhà nước đối với chính sách bảo hiểm xã hội đánh dấu thời kỳ

manh nha về bảo hiểm xã hội ở Việt nam.

2. Giai đoạn 1960-1994

a, Văn bản pháp quy quy định.

Tại điều 14 của Hiến pháp năm 1959 quy định “ Công nhân viên chức nhà

nước có quyền được hưởng bảo hiểm xã hội ”.

Ngày 27-12-1961 Chính phủ ban hành Nghị định 218/CP kèm theo điều lệ

tạm thời về BHXH, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1962. Bao gồm những nội

dung cơ bản sau:

- Đối tượng áp dụng: Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước.

- Hệ thống trợ cấp gồm 6 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh

nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất.

- Nguồn tài chính BHXH: Các cơ quan, đơn vị đóng 4,7% so với tổng quỹ

tiền lương vào quỹ BHXH nằm trong Ngân sách nhà nước. Chí phí về BHXH nếu

vượt quá số lượng đóng góp thì được NSNN cấp bù.

- Cơ quan quản lý thực hiện: Bộ lao động- Thương binh và Xã hội quản lý 3

chế độ MSLĐ, hưu trí, tử tuất. Tổng liên đoàn Lao động Việt nam quản lý thực

hiện 3 chế độ là ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN.

b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội.

- Đã hình thành nên một khung hệ thống trợ cấp BHXH khá toàn diện bao

gồm 6 chế độ. Đã giải quyết cho 1,3 triệu người hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao

14

Page 13: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

động 50 vạn người, tử tuất là 25 vạn và hàng triệu lượt người hưởng chế độ ốm

đau, thai sản.

- Chính sách BHXH đã góp phần ổn định đời sống của cán bộ, công nhân viên

chức góp phần xây dựng xã hội nhân văn, tiến bộ và góp phần vào sự nghiệp đấu

tranh giải phóng đất nước.

- Do hoàn cảnh của đất nước thời kỳ nay nền kinh tế còn kém phát triển và nhà

nước thực hiện quản lý kinh tế xã hội theo cơ chế bao cấp nên việc thực hiện

BHXH còn rất hạn hẹp ( mới chỉ thực hiện được với công nhân viên chức nhà

nước) và nguồn tài chính chủ yếu để thực hiện trợ cấp các chế độ BHXH là do

NSNN bảo đảm.

3. Giai đoạn 1995 đến nay

a, Văn bản pháp quy quy định

- Để thực hiện BHXH đối với người làm công ăn lương và phát triển các

hình thức BHXH khác, ngay 23-6-1994 Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động

trong đó có một chương quy định về BHXH .

- Ngày 26-01-1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP kèm theo Điều

lệ Bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức và người lao động.

- Ngày 15-7-1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP kèm theo Điều lệ

Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân trong lực lượng vũ trang.

Nội dung cơ bản của những văn bản pháp quy này:

1, Từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHXH bằng hình thức kết hợp bắt

buộc và tự nguyện đối với người lao động trong mọi thành phần kinh tế.

2, Hệ thống các chế độ trợ cấp BHXH gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao

động- bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

3, Hình thành quỹ BHXH độc lập, nằm ngoài NSNN. Quỹ BHXH hình thành

chủ yếu từ 3 nguồn: Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động.

4, Hình thành cơ quan chuyên trách về BHXH là Bảo hiểm xã hội Việt nam.

b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm xã hội đã được tổ chức và thực hiện phù hợp với điều kiện nền

kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ

nghĩa.

15

Page 14: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Thực hiện sự công bằng về quyền được BHXH của mọi người lao động.

- Thực hiện quan hệ giữa nghĩa vụ đóng góp và hưởng trợ cấp BHXH.

- Thực hiện cơ chế quản lý thực hiện pháp luật BHXH chuyên trách.

II. TỔNG QUAN VỀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Khái niệm, đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội

a, Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách

nhà nước.

Điều kiện tiên quyết để một hệ thống BHXH hoạt động được là phải hình

thành được nguồn quỹ tiền tệ tập trung để rồi nguồn quỹ này được dùng để chi trả

trợ cấp cho các chế độ BHXH.

b, Đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản nhất của một quỹ,

ngoài ra do đặc thù của BHXH mà quỹ BHXH có những đặc trưng riêng có sau:

Quỹ BHXH là quỹ an toàn về tài chính.

Nghĩa là, phải có một sự cân đối giữa nguồn vào và nguồn ra của quỹ

BHXH. Chức năng của bảo hiểm xã hội là đảm bảo an toàn về thu nhập cho người

lao động và để thực hiện chức năng này, đến lượt nó, BHXH phải tự bảo vệ mình

trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. Để tạo sự an toàn này, về nguyên tắc tổng

số tiền hình thành nên quỹ phải bằng tổng số tiền chi ra từ quỹ. Tuy nhiên, không

phải cứ đồng tiền nào vào quỹ là được dùng để chi trả ngay ( nếu vậy đã không

tồn tại cái gọi là quỹ BHXH ) mà phải sau một khoảng thời gian nhất định, đôi khi

tương đối dài ( như đối với chế độ hưu trí ) số tiền ấy mới được chi ra, cùng thời

gian ấy đồng tiền luôn biến động và có thể bị giảm giá trị do lạm phát, điều này

đặt ra yêu cầu quỹ BHXH không chỉ phải bảo đảm về mặt số lượng mà còn phải

bảo toàn về mặt giá trị. Điều đó lý giải tại sao trong điều 40 Điều lệ BHXH nước

ta quy định “ Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị

và tăng trưởng theo quy định của chính phủ ”.

16

Page 15: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Tính tích luỹ.

Quỹ BHXH là “ của để dành ” của người lao động phòng khi ốm đau, tuổi

già... và đó là công sức đóng góp của cả quá trình lao động của người lao động.

Trong quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi ở một thời điểm

hiện tại để chi trả trong tương lai, khi người lao động có đủ các điều kiện cần thiết

để được hưởng trợ cấp ( chẳng hạn như về thời gian và mức độ đóng góp

BHXH ). Số lượng tiền trong quỹ có thể được tăng lên bởi sự đóng góp đều đặn

của các bên tham gia và bởi thực hiện các biện pháp tăng trưởng quỹ.

Quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả.

Tính hoàn trả thể hiện ở chỗ, mục đích của việc thiết lập quỹ BHXH là để

chi trả trợ cấp cho người lao động khi họ không may gặp các rủi ro dẫn đến mất

hay giảm thhu nhập. Do đó, người lao động là đối tượng đóng góp đồng thời cũng

là đối tượng nhận trợ cấp. Tuy nhiên, thời gian, chế độ và mức trợ cấp của mỗi

người sẽ khác nhau, điều đó phụ thuộc vào những rủi ro mà họ gặp phải cũng như

mức độ đóng góp và thời gian tham gia BHXH.

Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, mặc dù nguyên tắc của BHXH là có

đóng- có hưởng, đóng ít- hưởng ít, đóng nhiều- hưởng nhiều nhưng như vậy

không có nghĩa là những người có mức đóng góp như nhau sẽ chắc chắn đưọc

hưởng một khoản trợ cấp như nhau. Trong thực tế, cùng tham gia BHXH nhưng

có người được hưởng nhiều lần, có người được hưởng ít lần ( với chế độ ốm đau),

thậm trí không được hưởng (chế độ thai sản).

2. Phân loại quỹ bảo hiểm xã hội

Nhiệm vụ của các nhà làm công tác BHXH là phải thành lập nên quỹ BHXH

theo cách thức phù hợp với trình độ tổ chức và thực hiện. Thế nhưng, đó lại là một

vấn đề hết sức khó khăn và đôi khi không thống nhất quan điểm. Bởi vì theo nhiều

cách tiếp cận khác nhau có các loại quỹ bảo hiểm xã hội khác nhau.

a, Theo tính chất sử dụng quỹ

Quỹ dài hạn: Là quỹ được thành lập để dùng chi trả cho các chế độ đài hạn ( chế độ trợ cấp hưu trí ).

Quỹ ngắn hạn: Dùng chi trả cho các chế độ trợ cấp ngắn hạn (ốm đau, thai sản...) .

b, Theo các trường hợp được BHXH

17

Page 16: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Có thể thành lập ra các quỹ theo từng chế độ và mỗi quỹ sẽ dùng để chi trả cho từng chế độ tương ứng.

Quỹ hưu trí.

Quỹ TNLD-BNN.

Quỹ thất nghiệp.

...

Cách phân loại này giúp chúng ta có thể cân đối giữa mức hưởng và mức đóng

góp đối với từng chế độ.

c, Theo đối tượng quản lý, có:

Quỹ BHXH cho công chức nhà nước.

Quỹ BHXH lực lượng vũ trang.

Quỹ BHXH cho nông đân.

...

Ở mỗi nước, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể thành lập quỹ bảo

hiểm xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ quản lý nhà nước...

Thông thường, khi mới thực hiện BHXH các nước thành lập một quỹ chung nhất

cho mọi người lao động do: Trình độ tổ chức và quản lý còn hạn chế, đối tượng

BHXH còn hạn hẹp và các chế độ bảo hiểm xã hội còn ít ( một vài chế độ ).

Nhưng khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, trình độ quản lý được

nâng cao, đối tượng tham gia ngày càng lớn...thì xuất hiện những bất cập mà đòi

hỏi phải thành lập ra các quỹ BHXH thành phần.

Ở Việt nam, nên chăng chúng ta cũng thành lập ra các quỹ BHXH thành

phần và thành lập theo cách nào là tốt nhất. Việc thành lập theo cách tiếp cận thứ

hai và thứ ba đối với Việt nam trong điều kiện hiện nay dường như không thích

hợp vì như thế sẽ đẫn tới tình trạng quá phân tán nguồn đóng góp của các đối

tượng tham gia bảo hiểm xã hội ( theo cách tiếp cận thứ hai chúng ta phải thành

lập ra 5 quỹ BHXH tương ứng với 5 chế độ BHXH hiện hành và theo cách tiếp

cận thứ ba thì ít nhất cũng phải thành lập ra không dưới 5 quỹ BHXH). Trong điều

kiện hiện nay, chúng ta nên thành lập ra các quỹ BHXH thành phần theo cách tiếp

cận thứ nhất là hợp lý hơn cả và những lý do sẽ được trình bày ở phần sau.

3. Tạo nguồn

18

Page 17: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

a, Đối tượng tham gia và đóng góp.

Những câu hỏi cơ bản nhất liên quan đến tài chính BHXH là: Ai đóng góp,

đóng góp bao nhiêu và dựa trên cơ sở nào. Nói chung, các nguồn kinh phí của một

hệ thống BHXH có thể liệt kê như sau: Sự tham gia của Nhà nước, sự tham gia

của chính quyền các cấp ( chính quyền tỉnh và địa phương ); những khoản thuế đã

được nhắm trước hoặc phân bổ cho BHXH; Đóng góp của người tham gia bảo

hiểm xã hội, của chủ sử dụng lao động; Thu nhập từ đầu tư và các khoản thu nhập

khác. Trong đó nguồn thu nhập chủ yếu của quỹ BHXH là từ sự đóng góp của

người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước.

Thông thường, để đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, tất cả những người

lao động tham gia BHXH đều có nghĩa vụ đóng góp bảo hiểm xã hội, tuy nhiên

việc xác định đối tượng tham gia ở mỗi quốc gia có khác nhau. Ban đầu, chương

trình BHXH không có xu hướng bảo hiểm cho những người tự tạo việc làm, lao

động nông nghiệp, người thất nghiệp và người chưa có việc làm. BHXH cũng

không bảo hiểm cho những người làm việc bán thời gian và lao động trong các

doanh nghiệp nhỏ.

Ở khu vực Châu Á- Thái bình dương, các quốc gia công nghiệp (Ôxtraylia,

Hồng Kông, Nhật bản và Niu Di Lân) và các nước cộng hoà thuộc Liên xô (cũ)

đang mở rộng sự bao phủ hệ thống an toàn xã hội đến toàn bộ dân chúng một cách

toàn diện hơn. Trong khi đó, các nước còn lại chủ yếu tập trung các hệ thống của

họ vào khu vực sử dụng lao động một cách chính quy tại các trung tâm đô thị

trong khi làm ngơ một bộ phận đáng kể dân chúng đang nằm ngoài sự bảo trợ.

Nguyên nhân của sự bỏ qua này là do sự khó khăn về mặt hành chính trong việc

thúc đẩy sự mở rộng bắt buộc của họ cũng như không có khả năng về tài chính

của các doanh nghiệp nhỏ để đóng góp vào hệ thống này. Ở Giooc Đan Ni, thậm

chí những trường hợp ban đầu được tham gia hệ thống an toàn xã hội nhưng sau

đó lại bị bỏ qua như trường hợp của các nông dân, ngư dân, người tự lao động

( làm tư). Ở các nước khác, một số nằm ngoài đã được cho phép tham gia vào

chương trình trên cơ sở tự nguyện.

b, Phương thức đóng góp

Đóng góp theo mức cố định:

Đối tượng tham gia đóng một mức cố định không phụ thuộc vào mức thu

nhập của họ, mặc dù vậy vẫn có có thể có những tỷ lệ đóng góp khác nhau ( ví dụ

19

Page 18: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

tỷ lệ đóng góp của người trẻ khác với của người già, của nam khác với nữ...)

nhưng trong phạm vi một nhóm người thì mức đóng góp sẽ như nhau và không

gắn với thu nhập của họ và khi đó mức hưởng cũng sẽ là một khoản được ấn định

trước.

Đóng góp gắn với thu nhập:

Theo phương thức này, mức đóng góp sẽ gắn với thu nhập của từng cá nhân

và được ấn định bằng cách sử dụng cách tính phần trăm đơn giản so với thu nhập,

khi hưởng trợ cấp thì mức trợ cấp cũng được căn cứ vào mức thu nhập khi còn

làm việc của người lao động. Phương thức này được áp dụng phổ biến nhất trên

thế giới.

Đóng góp theo nhóm tiền công:

Trong từng nhóm tiền công có các mức tiền công và đối với mỗi mức tiền

công sẽ có một mức đóng góp tương ứng theo mức độ luỹ tiến. Nhóm tiền công

cũng có thể được sử dụng như là một công cụ thúc đẩy việc phân phối lại nguồn

quỹ giữa các thành viên.

Đóng góp theo tỷ lệ đặc biệt:

Một số nước dựa vào mức đóng góp theo một tỷ lệ đặc biệt dựa vào sự khác

biệt giữa các công việc của người lao động. Chẳng hạn trong chế độ bảo hiểm tai

nạn lao động, tỷ lệ đóng góp thay đổi tuỳ theo ngành công nghiệp và mức độ rủi

ro của mỗi ngành nghề.

c, Xác định mức đóng góp.

Nói chung, xác định mức đóng góp BHXH dựa trên một cơ chế tài chính là

cân đối giữa thu và chi. Có thể xác định mức đóng góp và, trên cơ sở đó xác định

mức hưởng hoặc cũng có thể xác định mức hưởng trước rồi xác định mức đóng

góp. Cho dù thực hiện theo cách nào thì vẫn phải đảm bảo sự cân đối giữa tổng số

tiền hình thành quỹvà tổng số tiền được chi ra từ quỹ.

Hệ thống “ trợ cấp xác định ” và hệ thống “ đóng góp xác định ”:

- Hệ thống “ đóng góp xác định ”: Hệ thống này xác định người lao động nên

giành bao nhiêu tiền cho tuổi già của mình chứ không phải là họ sẽ xứng đáng

được nhận trợ cấp là bao nhiêu. Ưu điểm của hệ thống này là nó không phải

chịu bất cứ sự mất cân bằng nào về tài chính và không bao giờ phải tăng mức

đóng góp lên cả. Nhưng nhược điểm của nó là do có rất nhiều rủi ro nên một

20

Page 19: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

số hoặc tất cả mọi người lao động có thể bị chấm dứt được nhận trợ cấp tuổi

già, mức trợ cấp này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đã đặt ra.

- Hệ thống “ trợ cấp xác định ”: Ưu điểm chính của hệ thống này là nó cho

phép người lao động được bảo đảm về tài chính ở mức độ cao hơn ở tuổi già,

tuy nhiên nhược điểm của hệ thống này là đôi lúc gặp phải rắc rối về tài chính

mà vấn đề này cần thiết phải tăng mức đóng góp và hoặc giảm mức trợ cấp.

Quốc gia nào áp dụng ?. Hệ thống bảo hiểm xã hội mà có chế độ tuổi già ở

hầu hết các nước (trong đó có Việt Nam) là hệ thống bảo hiểm chế độ trợ cấp

xác định. Trong khi đó hệ thống tiết kiệm hưu trí bắt buộc ở Chile và Quỹ dự

trữ quốc gia ở các nước Malayxia và Singapore lại là những ví dụ điển hình

về hệ thống bảo hiểm có mức đóng góp xác định.

Nhiệm vụ của những người chịu trách nhiệm thực hiện là phải xác định

được chính xác những khoản chi phí chính đáng trong tương lai sẽ chi ra từ quỹ

nhưng điều đó dường như không thể bởi những thay đổi không tiên đoán trước

được sẽ xảy ra. Do những ước tính là không thể thực hiện được nên khi xác định

mức đóng góp người ta phải xác định thêm một lượng đủ để dự trữ cho các sự cố

phát sinh làm tăng thêm các chi phí trong tương lai. Hơn nữa, việc xác định mức

trợ cấp lại không hoàn toàn mang tính kỹ thuật mà còn liên quan đến nhiều vấn đề

kinh tế xã hội ( nghĩa là việc xác định mối quan hệ giữa đóng và hưởng chỉ mang

tính chất tương đối ).

Khi xác định mức đóng góp BHXH phải đảm bảo nguyên tắc:

- Phải cân bằng Thu - Chi.

- Lấy số đông bù số ít.

- Có dự phòng.

Khoản tiền đóng góp của những người tham gia BHXH cho quỹ BHXH được

gọi là phí BHXH :

Ptp = Ptt + Phc + Pdp

Trong đó: Ptp: phí toàn phần.

Ptt: phí thuần tuý.

Phc: chi phí hành chính.

Pdp: phần an toàn.

21

Page 20: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Phí thuần tuý được dùng để chi trả trợ cấp các chế độ BHXH và đó là phần

mà những người lao động tham gia BHXH sẽ được nhận khi họ có đủ các điều

kiện hưởng trợ cấp. Đây là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quỹ BHXH việc

xác định phí thuần tuý liên quan trực tiếp đến mức trợ cấp BHXH. Thông thường,

mức trợ cấp càng cao thì phí thuần tuý cũng được tăng lên và ngược lại, tuy nhiên

điều này cũng không phải luôn đúng khi số lượng những đóng góp vào quỹ là lớn

và chỉ có số ít những người hưởng trợ cấp.

Chi phí hành chính được dùng để trang trải cho các hoạt động sự nghiệp.

Những người thực hiện BHXH suy cho cùng họ không thể uống nước lã mà sống

( thậm chí nước lã cũng mất tiền ) và thêm vào đó là các khoản chi phí để xây

dựng cơ sở vật chất, hạ tầng... Nguồn tài chính tài trợ cho các chi phí này là từ quỹ

BHXH. Chi phí hành chính bị ảnh hưởng bởi cả thời gian thành lập và độ lớn của

tổ chức BHXH. Các tổ chức BHXH mới thành lập thường có chi phí hành chính

cao hơn bởi những hệ thống này còn đang trong giai đoạn học hỏi để hoạt động có

hiệu quả. Những hệ thống BHXH nhỏ có chi phí hành chính cao hơn gắn với mức

đóng góp bởi vì những hệ thống này không thể thực hiện lợi thế của tiết kiệm do

mở rộng quy mô do những chức năng hành chính được chuyên môn hoá cao hơn

và khả năng dàn trải chi phí cố định đối với chi phí hành chính ra cho nhiều người

tham gia.

Phần an toàn được thiết lập để đối phó với những biến cố xảy ra trong tương

lai và được dùng tới khi mức trợ cấp vượt quá so với dự tính.

Bảng 01: Mức đóng góp BHXH của một số nước trên thế giới.

Tên nước Chính phủ Tỷ lệ đóng góp của

NLĐ so với tiền

lương (%)

Tỷ lệ đóng góp của

NSDLĐ so với quỹ

lương (%)

CHLB Đức Bù thiếu 14,8 .. 18,8 16,3 ..22,6

CH Pháp Bù thiếu 11,82 19,68

Indonexia Bù thiếu 3,0 6,5

Philippin Bù thiếu 2,85 .. 9,25 6,85 .. 8,05

Malaixia Chi toàn bộ

chế độ ốm

đau, thai sản

9,5 12,75

22

Page 21: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Nguồn: BHXH ở một số nước trên thế giới.

4. Sử dụng nguồn

a, Điều kiện hưởng trợ cấp

Như đã nêu, không phải tất cả những người tham gia đều được nhận trợ cấp và

không phải ai cũng nhận được một khoản trợ cấp như nhau mà chỉ khi họ thực sự

bị mất hay giảm thu nhập. Nghĩa là họ gặp phải các rủi ro trong quá trình lao động

và trong cuộc sống. Các rủi ro này có thể là:

- Theo nguyên nhân:

+ Những rủi ro thể chất: Làm giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do

những nguyên nhân nghề ngiệp như bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hoặc

không do nguyên nhân nghề nghiệp như ốm đau, sinh đẻ, tuổi già... làm cho sức

lao động của đối tượng bị giảm sút hoặc mất hẳn.

+ Rủi ro kinh tế: Loại rủi ro này cũng làm giảm hoặc mất thu nhập do sức lao

động không được sử dụng. Đó là trường hợp thất nghiệp.

+ Làm giảm mức sống vì những chi tiết bất thường: Đây là loại rủi ro liên

quan đến sử dụng thu nhập. Thu nhập của người lao động trong các trường hợp

này không phải do giảm hay mất đi mà do phải sử dụng thu nhập để chi cho các

khoản chi bất thường như chi phí thuốc men, chữa bệnh hoặc các đảm phụ gia

đình.

- Theo hậu quả:

Về biểu hiện, có nhiều loại rủi ro khác nhau nhưng đều có hậu quả là đe doạ

sự an toàn về kinh tế của người lao động cũng như gia đình họ. Những rủi ro này

cũng bao gồm cả rủi ro về thể chất và rủi ro về kinh tế.

Tuy nhiên, không phải tất cả những rủi ro nêu trên đều thuộc đối tượng của

BHXH (chẳng hạn như tai nạn chiến tranh,...). Ngay cả những rủi ro được gọi là

đối tượng của BHXH không phải lúc nào cũng được bảo hộ, được đền bù. Trong

lịch sử phát triển của mình, ban đầu các trường hợp được BHXH là những rủi ro

liên quan đến quá trình lao động của người làm công ăn lương như ốm đau, tai

nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Dần dần ý niệm về Bảo hiểm xã hội hiểm xã

hội được mở rộng nên các trường hợp được BHXH cũng được mở rộng dần cả

trong và ngoài quá trình lao động .

23

Page 22: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Ngoài những quy định về rủi ro, còn có các quy định về tuổi đời và thời gian

tham gia BHXH. Quy định về tuổi đời nhằm xác lập mức chi trả trợ cấp, quy định

về thời gian tham gia nhằm xác lập mức độ dóng góp. Hai điều kiện này là một

trong những biện pháp cân đối thu chi của BHXH và thực hiện nguyên tắc có

đóng có hưởng, đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều.

Một vài ví dụ :

Với chế độ ốm đau: Thời gian đóng BHXH trước khi được hưởng trợ cấp ốm

đau ở Mianma quy định là 6 tháng, Iran là 3 tháng...

Với chế độ thai sản: Thời gian đóng BHXH trước khi được hưởng trợ cấp

thai sản đối với Mianma là 26 tuần, Đài loan: 10 tháng, Ấn độ: 18 tuần...

Với chế độ hưu trí: Thời gian tham gia đóng BHXH trước khi nghỉ hưu ở các

nước thường là 60 cho nam và 55 cho nữ ( một số nước có quy định khác:

Ôxtrâylia: 65 cho nam, 60 cho nữ; Sri lanka: 55 cho nam và 50 cho nữ ). Thời

gian tham gia BHXH trước khi hưởng chế độ hưu trí thường là từ 20 đến 30 năm.

b, Xác định mức trợ cấp

Theo quan điểm của BHXH, mức trợ cấp phải thấp hơn mức tiền lương lúc

đang đi làm, nhưng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Nhưng mức trợ cấp là bao

nhiêu ?. chúng ta biết rằng mục đích của BHXH là bù đắp lại một phần thu nhập

đã bị mất và góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động. Do đó, để xác định

mức trợ cấp người ta dựa vào:

Mức giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động. Khi

những rủi ro xảy ra, mức độ suy giảm khả năng lao động khác nhau dẫn tới việc

giảm thu nhập khác nhau. Do đó, mức trợ cấp BHXH phải căn cứ vào mức suy

giảm thu nhập để có thể bù đắp một cách hợp lý. Tuy nhiên đối với cả một tập hợp

người lao động với những mức độ suy giảm khả năng lao động khác nhau và do

đó mức suy giảm thu nhập khác nhau thì cần phải tính toán những “ thiếu hụt có

tính xã hội ” chung, có khả năng đại diện cho mọi người lao động trong các

trường hợp cụ thể.

Những chi phí cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động:

Đó là các khoản chi phí để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu như: nhu cầu ăn, ở,

mặc, đi lại, nhu cầu chữa bệnh, nhu cầu học tập... Đây là những khoản chi phí cần

thiết khách quan và phải tuỳ thuộc vào khả năng của nền kinh tế quốc dân cũng

24

Page 23: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

như khả năng tài chính của cơ quan BHXH mà có thể xác định những chi phí cần

thiết đó, đáp ứng mức độ nhất định nhu cầu đòi hỏi.

Mức và thời gian đóng BHXH: Mối liên hệ giữa mức đóng và mức hưởng

liên quan chặt chẽ với nhau, và mặc dù những chi phí như đã nêu trên là khách

quan và chính đáng nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu đó lại phụ thuộc rất nhiều

vào lượng vất chất (tiền) của quỹ BHXH. Quỹ này lại được tạo ra từ sự đóng góp

của các đối tượng tham gia. Để thực hiện sự tương đương giữa đóng và hưởng

BHXH, các mức trợ cấp và thời hạn hưởng trợ cấp phải căn cứ vào mức và thời

gian đóng phí BHXH của người lao động và, về nguyên tắc, ai đóng cao hơn và

lâu hơn sẽ được hưởng mức trợ cấp cao hơn và dài hơn.

Theo công ước 102 của ILO: khoản trợ cấp BHXH cho thai sản không thể

thấp hơn 2/3 thu nhập trước khi sinh và khuyến cáo các nước nên tăng mức trợ

cấp thai sản bằng 100% mức thu nhập trước khi sinh; Mức hưởng trợ cấp ốm đau

bằng 45% mức lương (tuy nhiên đa số các nước quy định trợ cấp ốm đau bằng 50-

70% mức lương ) ; Và với chế độ hưu trí, mức hưởng trợ cấp thường là 70-80%

mức tiền lương bình quân của một số năm trước khi nghỉ hưu.

c, Phương thức chi trả trợ cấp BHXH

Nói chung các tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thông qua

một mạng lưới chi trả do mình thành lập ra hoặc là ký kết hợp đồng với các cơ sở

làm đại lý chi trả, việc thực hiện chi trả thường được tiến hành theo tháng, tuần...

một cách định kỳ.

Cơ quan quản lý BHXH và Vụ Phúc lợi xã hội New Zrealand đã xắp xếp

việc thanh toán chi trả trợ cấp theo từng giai đoạn ( tháng, tuần ) để giảm

bớt khối lượng công việc phát sinh trong quá trình tiến hành thanh toán theo

đòi hỏi của khách hàng. Ở Nam phi, hơn 400.000 người về hưu nhận trợ cấp

chế độ thông qua máy rút tiền tự động của ngân hàng hay ở Ireland, Cục

Các Vấn đề Xã Hội, Cộng đồng và gia đình ( DSCFA ) đã hợp đồng chi trả

trợ cấp ngắn hạn với ngành Bưu điện (với mạng lưới 2000 trạm bưu điện địa

phương).

5. Cơ quan tổ chức thực hiện.

Việc tiến hành tổ chức thực hiện có thể do nhà nước đảm nhận và cũng có

thể do tư nhân tiến hành và đôi khi cùng tồn tại một lúc hai hệ thống thành phần.

Nhà nước được lợi từ BHXH nhưng như thế không có nghĩa là nhà nước phải trực

25

Page 24: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

tiếp đứng ra thực hiện mà chỉ cần đóng vai trò của một bên tham gia và thực hiện

chức năng quản lý. Với hệ thống bảo hiểm xã hội do nhà nước lập ra, quỹ BHXH

có sự bù đắp thêm của Ngân sách nhà nước và nó không hoạt động theo phương

thức kinh doanh đối với người lao động. Còn hệ thống bảo hiểm xã hội do tư nhân

và các tổ chức xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự bảo trợ của

nhà nước thì hoạt động theo phương thức kinh doanh và trong phí bảo hiểm được

thêm một phần gọi là lãi định mức cho tổ chức bảo hiểm xã hội ( Plđm, khi đó

Ptp=Ptt+Phc+Pdp+Plđm ).

Liệu rằng, quản lý Nhà nước hay quản lý tư nhân các hệ thống bảo hiểm xã

hội có hiệu quả hơn ? Chúng ta thử so sánh hai hình thức này thông qua việc lập

quỹ hưu trí:

Bảng 02: Quản lý Nhà nước và tư nhân các hình thức quỹ BHXH.

Quản lý nhà nước Quản lý tư nhân

An toàn thu nhập khi nghỉ hưu

- Các quỹ có thể liên quan tới việc tái phân phối.

- Các quỹ thường được đầu tư vào trái phiếu chính phủ mà ở nhiều nước đang phát triển cho lợi nhuận thấp hoặc âm, ngay cả các nước đã phát triển trái phiếu cũng sụt giá do lạm phát

- Ngay cả khi đầu tư vào tài sản thì cũng chỉ trong nền kinh tế nội địa, do đó thu nhập phụ thuộc vào hoạt động của nền kinh tế nội địa.

- Do tính động lực thấp, hay yếu tố chính trị nên các khoản mục đầu tư không hiệu quả. Ngay cả khi đầu tư hiệu quả thì cũng bị lấy đi phần lớn thông qua thuế.

- Các tài sản được đa dạng hoá về đầu tư và phân bổ hiệu quả.

- Bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài do đó đa dạng hoá rủi ro từ thị trường nội địa và các thị trường tài chính.

- Sự thành công của quản lý tư nhân phụ thuộc vào hoạt động của khu vực quản lý tài sản, điều mà bị ảnh hưởng bởi khả năngcạnh tranh, đại diện các công ty nước ngoài... Tính không hiệu quả của khu vực quản lý tài sản có thể do độ rủi ro cao do mạo hiểm đầ tư với số tiền hưu.

- Quản lý tư nhân các quỹ có thể đễ bị tổn hại bởi tình trạng lừa đảo của người quản lý.

Các vấn đề tài chính

- chi phí quản lý có thể thấp mặc dù do thiếu động lực lợi ích cho cán bộ, và cũng ít bị thúc ép để giảm thiểu chi phí.

- Tuy nhiên tổng chi phí có thể tăng lên do lãi thấp từ các khoản đầu tư tồi từ quỹ.

- Đầu tư có hiệu quả sẽ giảm chi phí do tăng lãi ở mức rủi ro nhất định.

- Lượng quỹ có thể phi kinh tế do nhỏ, chi phí quản lý có thể cao.

- Chi phí marketing của lương hưu cá nhân cao.

26

Page 25: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Người LĐ đóng góp

Phạt Hỗ trợ của Nhà nước

Thu nhập từ đầ tư

Cơ quan BHXH

Chi trả trợ cấp

Phí quản lý Phí đầu tư

- Tính phi kinh tế bởi quy mô trong quản lý tài sản dẫn đến sự không có khả năng trong việc dịch chuyển đầu tư.

- Cơ cấu quản lý phức tạp hơn do yêu cầu của quản lý tài sản tư nhân .

Các nước áp dụng

Thuỵ Điển, Malayxia, Singapore. Anh, Mỹ, Hà Lan.

Nguồn: Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu âu.

Theo cách tiếp cận này, chúng ta thấy quản lý tư nhân và quản lý nhà nước

đều có những ưu và nhược điểm riêng. Xét về khía cạnh kinh tế, quản lý tư nhân

sẽ có hiệu quả hơn do khả năng tham gia vào thị trường trong hoạt động đầu tư.

Thế nhưng, BHXH lại là một chính sách xã hội và do đó, quản lý nhà nước các

hình thức quỹ BHXH sẽ có hiệu quả hơn trong việc bảo đảm đời sống người lao

động cũng như ổn định tình hình kinh tế- chính trị và xã hội của đất nước.

6. Mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của quỹ bảo hiểm xã hội

a, Chu trình quỹ của một hệ thống bảo hiểm xã hội

27

Người SDLĐ đóng góp

Page 26: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Thu có thể xảy ra = Chi phí có

Thu = Chi ( hoặc thu nhập = chi tiêu )

Trợ cấp ngắn

hạn

Trợ cấp dài

hạn

Trợ cấp TNLĐ Trợ cấp thất

nghiệp

...

*Chăm sóc y

tế

*ốm đau

*Thai sản

*Mai táng

...

*Mất sức

lao động

*Tuổi già

*Tử tuất

*Chăm sóc y tế

*Mất sức tạm thời

*Mất sức vĩnh viễn

*Trợ cấp người ăn

theo

*Thất nghiệp

*Trợ cấp bổ

xung cho người

ăn theo

...

...

b, Các biện pháp giải quyết khi quỹ mất cân đối

Một cách đơn giản nhất, công thức cơ bản đối với cân đối tài chính của một hệ

thống BHXH được viết:

Và, với tỷ lệ đóng góp được xác định trước, công thức được biểu thị:

Và, đó là điều mà các nhà làm công tác BHXH mong muốn nhất. Tuy nhiên

điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra, do những sai lệch trong tính toán hay

những thay đổi trong tương lai mà nhiều khi quỹ BHXH có thể bội thu hay bội chi

(mà thường là bội chi), vậy thì biện pháp để đối phó với tình trạng này là gì ?

Thông thường, khi xảy ra mất cân đối giữa thu và chi, một cách đơn giản nhất,

người ta tìm ra những nguyên nhân gây ra sai lệch đó và tác động vào chúng.

Chẳng hạn như với chế độ TNLĐ-BNN, khi có một sự gia tăng về tỷ lệ TNLĐ -

BNN dẫn đến bội chi BHXH thì người ta sẽ tìm cách giảm tỷ lệ này bằng các biện

pháp tăng cường công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động hay chăm lo đến sức

khoẻ của người lao động hơn. Tuy nhiên cách làm này hết sức thụ động vì an toàn

lao động và vệ sinh lao động không phải là nhiệm vụ của BHXH. Hơn nữa, đối

28

Page 27: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

với một vài chế độ, biện pháp này dường như không hợp lý, chúng ta không thể

làm giảm tỷ lệ sinh đẻ khi chính sách dân số của quốc gia là khuyến khích tăng

dân số. Hay với chế độ hưu trí, khi tuổi thọ tăng lên dẫn đến bội chi BHXH thì

chúng ta cũng không thể tìm cách nào đó để làm giảm tuổi thọ vì tăng tuổi thọ là

mối quan tâm của các nhà khoa học, là mong muốn của mỗi xã hội và là mục đích

của toàn nhân loại.

Vậy thì biện pháp nào là thích hợp ?

Cân đối lại giữa mức đóng và mức hưởng BHXH: Khi quỹ BHXH bị thâm

hụt, có thể buộc các đối tượng đóng góp phải đóng góp thêm một khoản đủ để bù

đắp sự thiếu hụt đó. Giảm mức hưởng trợ cấp BHXH cũng là cách cân đối quỹ và

cũng có thể sử dụng cả hai biện pháp trên ( vừa tăng mức đóng góp và vừa giảm

mức hưởng). Khi tăng mức đóng góp phải xem xét đến khả năng tham gia của

người lao động và khi giảm mức hưởng phải xem xét ảnh hưởng của quyết định

đó đến việc ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ.

Đánh giá lại hiệu quả hoạt động BHXH: Các chi phí cho hoạt động sự

nghiệp đôi khi lớn quá mức cần thiết, hoặc chi phí với mức không tương xứng

cũng sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến quỹ BHXH. Tuy nhiên đó không thường là

nhân tố mang tính quyết định đến sự thâm hụt quá lớn quỹ BHXH song cũng cần

đưa vào đánh giá để tăng cường hiệu quả hoạt động quỹ BHXH. Khía cạnh khác

cần quan tâm là vấn đề đầu tư quỹ BHXH. Đôi khi thâm hụt quỹ BHXH không

phải do bội chi hay do sự đóng góp quá ít của đối tượng tham gia vì chúng ta biết

rằng theo thời gian quỹ BHXH sẽ bị giảm giá trị và nếu như không có các biện

pháp bảo toàn giá trị cho quỹ thì thâm hụt quỹ là điều không thể tránh khỏi. Trách

nhiệm này thuộc về các nhà làm công tác BHXH.

Sự tài trợ của Ngân sách nhà nước: Với nhiều quốc gia, mức đóng góp tối đa

và mức hưởng trợ cấp tối thiểu được ấn định bởi những quy định của nhà nước và

nếu như đó là nguyên nhân thâm hụt quỹ BHXH thì sự tài trợ của Ngân sách nhà

nước là hết sức cần thiết. Và nếu như không phải vì điều đó thì, vì mục đích an

toàn xã hội chung, nhà nước cũng nên hỗ trợ một phần.

Một điển hình

Đối với chế độ ốm đau, thai sản ở Mông cổ. Theo luật 1994, tỷ lệ hưởng tối đa

đã giảm xuống từ 80% xuống còn 70% và tỷ lệ hưởng tối thiểu đã giảm xuống từ

60% xuống 45%. Các mức hưởng này được giảm xuống nhằm (i) Cắt giảm chi

29

Page 28: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

phí, (ii) Tin tưởng rằng sự chênh lệch lớn giữa lương và mức hưởng trợ cấp sẽ

ngăn cản được tình trạng nghỉ việc.

Cũng tại Mông cổ, Luật chế độ dài hạn năm 1997 đã đưa ra những thay đổi

nhằm gảm mức hưởng như sau:

- Tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu cho nam lên 55 và nữ lên 50 đối với những

người làm việc ở hầm lò hoặc trong các điều kiện nóng bức, độc hại;

- Tăng mức độ tàn tật tối thiểu cho phép hưởng trợ cấp MSLĐ dài hạn ở mức

50%;

- Ngừng chi trả chế độ dài hạn cho những người dưới tuổi hưu quy định nếu

họ vẫn làm việc.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I. TẠO NGUỒN

1. Đối tượng tham gia

Theo Điều lệ bảo hiểm xã hội ( ban hành kèm Nghị định 12/ CP ngày 26

tháng 01 năm 1995 của Chính phủ) thì những người lao động sau đây thuộc đối

tượng áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần

kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên.

- Người lao động Việt nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; Trong các cơ quan, tổ chức nước

ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng

hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

30

Page 29: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ

quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ thuộc lực

lượng vũ trang.

- Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà

nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.

- Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự

nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp

huyện.

Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài

nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng bảo hiểm

xã hội bắt buộc.

Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động.

Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội để

thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Người lao động có

đóng bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội, có

quyền hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại điều lệ này. Quyền hưởng

bảo hiểm xã hội của người lao động có thể bị đình chỉ, cắt giảm hoặc huỷ bỏ khi

người lao động vi phạm pháp luật.

2. Mức và phương thức đóng góp

Theo điều 36 Điều lệ bảo hiểm xã hội Việt nam. Quỹ bảo hiểm xã hội được

hình thành từ các nguồn sau đây:

1. Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiềnlương của

những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị; trong đó 10% để chi các chế

độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp.

2. Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí

và tử tuất.

3. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm hực hiện các chế độ bảo hiểm

xã hội đối với người lao động.

4. Các nguồn khác.

31

Page 30: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội

theo quy định tại khoản 1 điều 36 và trích từ tiền lương của từng người lao động

theo quy định tại khoản 2 điều 36 Điều lệ bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc

vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm

lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ,

chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu ( nếu có ).

Hàng tháng, Bộ tài chính trích từ ngân sách Nhà nước chuyển vào quỹ bảo

hiểm xã hội đủ chi các chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp, tử tuất, bảo hiểm y tế của những người đang hưởng bảo hiểm

xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và hỗ trợ để chi lương hưu cho người lao

động thuộc khu vực Nhà nước về hưu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995.

Việc tổ chức thu bảo hiểm xã hội do tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt nam thực

hiện.

II. SỬ DỤNG NGUỒN (CHI TRẢ TRỢ CẤP CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ

HỘI)

Nguồn quỹ BHXH được sử dụng để chi:

+ Hoạt động sự nghiệp: Chính phủ cho phép Bảo hiểm xã hội Việt nam được

sử dụng 4% số thu BHXH để chi cho các hoạt động của ngành.

+ Chi trợ cấp: Nội dung về điều kiện và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội

đối với từng chế độ đã được thể hiện rất chi tiết tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban

hành kèm Nghị định 12/CP của Chính phủ ngày 26.01.1995; Nghị định

93/1998/CP ngày 12.11.1998 của chính phủ về việc sử đổi, bổ xung một số điều lệ

của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm Nghị định 12/CP và các văn bản pháp

quy liên quan. Ở đây chỉ xin được nêu ra những vấn đề hết sức cơ bản trong các

văn bản pháp quy đó.

1. Chế độ ốm đau

a, Các trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau

- Bản thân người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm.

- Người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm.

32

Page 31: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Người lao động được thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số.

b, Điều kiện được hưởng trợ cấp

- Phải có đóng bảo hiểm xã hội, thời hạn hưởng trợ cấp phụ thuộc vào thời

gian tham gia bảo hiểm xã hội.

- Có giấy xác nhận của tổ chức y tế (do Bộ y tế quy định).

c, Thời hạn và mức trợ cấp

Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường

- 30 ngày trong 1 năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm

- 40 ngày trong 1 năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 dến 30 năm

- 50 ngày trong một năm nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên

Đối với người lao động làm việc trong các ngành nghề hoặc công việc nặng

nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực nơi có hệ số 0,7 trở lên được

nghỉ dài hơn 10 ngày so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường

có thời gian đóng BHXH tương ứng nhu trên.

Người lao động bị mắc các loại bệnh cần điều trị dài ngày (theo quy định của

Bộ y tế ) thì thời gian hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày không phụ thuộc vào thời

gian đóng BHXH. Trường hợp hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được

hưởng tiếp trợ cấp nhưng với mức thấp hơn.

Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số thì được nghỉ

việc từ 7 đến 20 ngày tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Người lao động được nghỉ chăm sóc con ốm 20 ngày trong năm đối với con

dưới 3 tuổi và 15 ngày trong năm đối với con từ 3 đến 7 tuổi.

Trong thời hạn nghỉ theo quy định người lao động được hưởng trợ cấp bảo

hiểm xã hội bằng 75% mức tiền luơng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi

nghỉ việc. Đối với những người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì sau thời hạn 80

ngày, được nghỉ và hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo

hiểm xã hội trước khi nghỉ ốm, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 30

năm. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm lương theo cấp bậc,

chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có )...

2. Chế độ thai sản

33

Page 32: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

a, Các trường hợp được hưởng

- Lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai

- Lao động nữ nuôi con sơ sinh

b, Điều kiện

Có tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội

c, Thời hạn và mức hưởng bảo hiểm xã hội

Thời hạn:

- Khi có thai được nghỉ việc khám thai 3 lần, mỗi lần một ngày

- Sảy thai được nghỉ từ 20 đến 30 ngày tuỳ theo tháng thai

- Sinh một lần nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con sinh thêm mẹ

được nghỉ thêm 30 ngày

- Trường hợp sau khi sinh con chết, người mẹ được nghỉ 75 ngày kể từ ngày

sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì người mẹ được nghỉ thêm 15 ngày kể

từ khi con bị chết nhưng không quá thời hạn nghỉ sinh con theo quy định chung

- Nếu nuôi con sơ sinh thì người nuôi được nghỉ cho đến khi con đủ 4 tháng

tuổi.

Mức trợ cấp:

- Được hưởng trợ cấp bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm

xã hội trước khi nghỉ hưởng trợ cấp.

- Được trợ cấp thêm một tháng tiền lương.

3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

a, Các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc theo

yêu cầu của chủ sử dụng lao động.

- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động.

- Bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.

- Bị các bệnh nghề nghiệp do môi trường và điều kiện lao động. Danh mục

BNN do Bộ y tế và Bộ lao động- Thương binh và xã hội quy định.

b, Điều kiện hưởng trợ cấp

34

Page 33: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Có tham gia đóng bảo hiểm xã hội

- Có giám định thương tật, bệnh tật theo quy định của pháp luật hiện hành.

c, Các loại trợ cấp

- Khi bị TNLĐ-BNN trong thời gian điều trị người lao động vẫn được

hưởng lương và các chi phí điều trị do chủ sử dụng lao động chi trả ( không thuộc

trợ cấp BHXH )

- Khi đã ổn định thương tật, được giám định thương tật thì được hưởng trợ

cấp bảo hiểm xã hội tính từ khi ra viện, gồm:

+ Trợ cấp 1 lần ( nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% bằng từ 4-12

tháng tiền lương tối thiểu ).

+ Trợ cấp hàng tháng ( nếu bị suy giảm từ 31% trở lên ) bằng 0,4 - 1,6 lần

mức tiền lương tối thiểu tuỳ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

+ Được phụ cấp cho người phục vụ bằng 0,8 lần mức tiền lương tối thiểu đối

với những người mất khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt cột sống, mù hai

mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng.

+ Nếu bị TNLĐ-BNN mà chết thì gia đình được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 24

tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng trợ cấp trước, không phụ thuộc vào thời

gian đóng bảo hiểm xã hội.

+ Người bị TNLĐ-BNN có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí.

4. Chế độ hưu trí

a, Điều kiện

Trong chế độ hưu trí điều kiện hưởng trợ cấp gồm tuổi đời và số năm đóng

bảo hiểm xã hội.

Để được hưởng trợ cấp lương hưu đầy đủ thì về tuổi đời:

+ Nam đủ 60 tuổi trong điều kiện lao động bình thường và đủ 55 tuổi nếu

làm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc ở nơi có phụ cấp khu

vực hệ số 0,7 trở lên, hoặc công tác ở chiến trường B,C,K.

+ Nữ đủ 55 tuổi trong điều kiện lao động bình thường hoặc đủ 50 tuổi nếu

làm việc ở các công việc và khu vực nêu trên như nam giới.

35

Page 34: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải có đủ 20 năm đóng đối với các loại

lao động và đối với các trường hợp giảm tiền thì trong đó phải có 15 năm ở ngành

nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

hoặc công tác ở các chiến trường B,C,K.

Những người nghỉ hưu nhưng hưởng trợ cấp thấp hơn với các điều kiện sau:

+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ

15 năm đến dưới 30 năm.

+ Nam đủ 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm

trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

+ Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại đã

đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở

lên, không phụ thuộc tuổi đời.

b, Mức trợ cấp

Những người có đủ các điều kiện nêu trên được hưởng trợ cấp hàng tháng:

- Mức trợ cấp được tính dao động từ 45-75% mức bình quân tiền lương làm

căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

- Đối với những người được hưởng hưu nhưng với mức trợ cấp thấp hơn thì

cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì trừ đi 2% trợ cấp nhưng thấp nhất cũng phải

bằng mức lương tối thiểu.

- Đối với những người có từ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, người trợ

cấp hàng tháng được trợ cấp 1 lần trước khi nghỉ hưu, từ năm thứ 31 trở đi cứ mỗi

năm đóng thêm, người lao động được nhận thêm 0,5 của mức bình quân tiền

lương đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 5 tháng.

- Những người có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi đời

thì chờ (hưu chờ) cho đến khi đủ tuổi để hưởng hưu hàng tháng.

- Người không có đủ các điều kiện hưởng hưu hàng tháng hoặc hưu chờ thì

được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1

tháng mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.

c, Sự thay đổi chế độ hưu trí

Ngày 12/11/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 93/CP sửa đổi một số quy

định đối với chế độ hưu trí như sau:

36

Page 35: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Đối với những người có đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ mà

có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng đủ 75% tiền lương

bình quân của 5 năm cuối mà không bị trừ tỷ lệ % như trước. Còn đối với những

người không đủ điều kiện được hưởng hưu đầy đủ thay vì trừ đi 2% nay chỉ trừ

1%.

- Đối với những người đã từng có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại

mà sau đó chuyển sang làm công việc khác có mức tiền công thấp hơn thì khi tính

tiền lương bình quân, được tính bình quân của 5 năm liền kề có mức tiền lương

cao nhất.

5. Chế độ tử tuất

a, Các trường hợp

- Người lao động đang làm việc bị ốm, bệnh tật hoặc bị tai nạn chết

- Người lao động nghỉ chờ hưu bị chết

- Người đang được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ( hưu,

MSLĐ,TNLĐ-BNN) bị chết. Những trường hợp này thân nhân được hưởng chế

độ trả trước.

b, Điều kiện hưởng

- Tham gia BHXH dưới 15 năm mà chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1

lần.

- Tham gia BHXH từ 15 năm trở lên mà chết thì được hưởng trợ cấp hàng

tháng kèm theo các điều kiện của thân nhân

c, Các loại trợ cấp

- Mai táng phí: chung cho tất cả mọi người chết bằng 8 tháng tiền lương tối

thiểu.

- Trợ cấp 1 lần: người lao động chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc

thân nhân chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp là mỗi năm

đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1 tháng mức tiền lương bình quân làm căn

cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng không quá 12 tháng.

Đối với người đang hưởng hưu chết mà thân nhân không đủ điều kiện hưởng

trợ cấp hàng tháng thì nếu chết trong năm hưởng hưu thứ nhất thì được hưởng 12

37

Page 36: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

tháng lương hưu. Nếu chết từ năm hưởng hưu thứ hai trở đi, mỗi năm đã hưởng

bảo hiểm xã hội giảm đi 1 tháng lương, nhưng tối thiểu cũng bằng 3 tháng lương

hưu.

- Trợ cấp tuất hàng tháng: khi thân nhân của người đủ điều kiện hưởng trợ

cấp hàng tháng ở vào một trong các điều kiện sau:

+ Con chưa đủ 15 tuổi hoặc đến 15 tuổi nếu đang đi học.,

+ Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55

tuổi).

Mức trợ cấp được hưởng đối với mỗi thân nhân bằng 40% tiền lương tối

thiểu nhưng không quá 4 suất. Những người cô đơn, không người nuôi dưỡng thì

được trợ cấp bằng 70% tiền lương tối thiểu.

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Nói chung, chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu cũng như

những chuẩn mực phản ánh hiệu quả hoạt động quỹ BHXH (có chăng cũng chỉ

một vài chỉ tiêu). Do đó đánh giá hiệu quả quỹ BHXH thông qua công tác tạo

nguồn và sử dụng nguồn.

1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt nam được thành lập theo NĐ 19/CP ngày 16/2/1995

cho đến nay đã trải qua chặng đường hơn 6 năm với những khó khăn và thử thách

mà BHXH Việt nam đã vượt qua, tự khẳng định mình và không ngừng lớn mạnh.

Hoạt động BHXH đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, khẳng định sự ra

đời của BHXH Việt nam là hoàn toàn đúng đắn theo chủ trương, đường lối của

Đảng.

Trên cơ sở, nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH

đã đặt ra yêu cầu rất quyết định đối với công tác thu nộp BHXH vì nếu không thu

được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả trợ cấp BHXH cho người

lao động khi quỹ BHXH được hạch toán độc lập để giảm bớt gánh nặng của

NSNN. Thấm nhuần nguyên tắc trên, ngay từ khi mới thành lập, BHXH Việt nam

đã rất coi trọng công tác thu, luôn đặt công tác thu ở vị trí hàng đầu. Nhờ vậy,

công tác thu nộp BHXH luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra, cụ thể:

Bảng 03: Tình hình thu BHXH.

38

Page 37: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Năm ĐV 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Số đơn vị tham gia

18.566 30.789 34.815 49.628 59.404 61.404

Tổng số

lao động

Người 2.275.998 2.821.444 3.162.352 3.355.389 3.579.427 3.842.680

Số lao

động BQ

Người/

đv

123 92 91 68 61 63

Số thu

BHXH

Tr.đ 788.486 2.569.733 3.445.611 3.875.856 4.186.054 5.215.233

Tốcđộ PT % 100 134,08 112,49 108 124,58

Nguồn: BHXH.

Bảng số liệu trên cho thấy, số thu BHXH qua các năm đều gia tăng, năm sau

cao hơn năm trước. So với số thu năm 1994 (là năm trước khi đổi mới chính sách

BHXH ) thì số thu từ năm 1998 đến nay đều tăng hơn 10 lần. Với kết quả trên,

BHXH Việt nam đã góp phần quan trọng vào việc hình thành được quỹ BHXH

tập trung, hạch toán độc lập và từng bước giảm nhẹ cho NSNN trong việc chi trả

các chế độ BHXH để có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất

nước. Số thu hàng năm tăng lên bởi một mặt, do ảnh hưởng của nhân tố chính

sách ( Nghị định 06/CP ngày 21/1/1997 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ

120000đ/tháng lên 144000đ/tháng, tiếp đó là Nghị định 175/CP ngày 1/1/2000

nâng mức lương tối thiểu lên 180000 theo đó số thu BHXH cũng được tăng lên)

mặt khác do sự tăng đối tượng tham gia BHXH:

Biện pháp quan trọng để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH là không ngừng

mở rộng đối tượng tham gia BHXH vì quỹ BHXH được hình thành trên cở sở

mức chênh lệch giữa dòng tiền chảy vào quỹ (thu) và dòng tiền chảy ra khỏi quỹ

(chi). Nếu chênh lệch này dương thì quỹ sẽ lớn lên về số tuyệt đối, đồng thời khi

mở rộng đối tượng tham gia đóng BHXH cũng có nghĩa là tăng dần tích luỹ (về

mặt giá trị tuyệt đối) của phần quỹ tạm thời nhàn rỗi nhất là đối với quỹ BHXH

dài hạn. Nếu như đầu năm 1995 toàn quốc có 3174197 lao động tham gia BHXH

thì đến nay con số đó đã tăng gấp đôi.

Bảng 04: Thu BHXH Tỉnh Sơn La 1996-2000.

Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000

39

Page 38: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Số ĐV t/gia

BHXH

Tốc độ PT

ĐV

%

462

100

584

126,4

680

116,43

689

101,32

701

101,74

Số LĐ t/gia BHXH

Tốc độ PT

Người

%

26434

100

28848

109,13

33760

117,03

34857

103,25

34950

100,26

Số thu BHXH

Tốc độ PT

Tr.đồng

%

19391

100

24766

127,72

28961

116,94

30492

105,29

38821

128,58

Nguồn: BHXH Tỉnh Sơn La.

Các đơn vị tham gia BHXH đa số nhận thức tốt, có trách nhiệm tham gia bảo

hiểm xã hội và thu nộp đầy đủ. Trong tổng số các đơn vị tham gia BHXH thì các

đơn vị thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động tham gia tăng nhanh:

Năm 1995 có 30.063 người, năm 1996 có 56.280 người, năm 1997 có 84.058

người, năm 1998 có 122.685 người tham gia BHXH, bình quân tăng 60%/năm.

Năm 2000 tăng thêm 200.000 lao động tham gia BHXH so với năm 1999, điển

hình:

+ Thành phố Hồ Chí Minh: Có 616.549 lao động tham gia BHXH , tăng so

với năm 1999 là 43.158 lao động (tăng 8%), trong đó có 95.849 lao động ngoài

quốc doanh, tăng 27% so với năm 1999.

+ Tỉnh Bình Dương: 90.809 lao động, tăng so với năm 1999 là 12.797 lao

động (tăng 16%), trong đó 20.000 lao động ngoài quốc doanh, tăng 78% so với

năm 1999.

+ Tỉnh Đồng Nai: 175.500 lao động, tăng so với năm 1999 là 14.088 lao

động (tăng 9%), trong đó có 10.520 lao động ngoài quốc doanh, tăng 19% so với

năm 1999.

Để đạt được những kết quả trên, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã:

Luôn chú trọng công tác thu nộp BHXH, coi công tác thu là nhiệm vụ hàng

đầu cho việc tăng trưởng và phát triển nguồn quỹ. Hội đồng thi đua các cấp đã đưa

chỉ tiêu thu nộp BHXH là một trong các chỉ tiêu để xét công nhận danh hiệu thi

đua đơn vị hoặc cá nhân.

40

Page 39: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Tích cực rà soát, tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia

đóng BHXH đối với những đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện

phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia BHXH. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra,

đối chiếu thường xuyên để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền BHXH phát sinh

theo quỹ lương hàng tháng, hàng năm.

Bên cạnh đó là công tác truy thu nợ đọng để ngăn chặn không để công nợ

phát sinh thêm, nhất là cố gắng tối đa hạn chế hiện tượng chây ì để nợ đọng lưu

cữu, chồng chất đến mức không còn khả năng trả nợ.

Công tác thu BHXH đã dần đi vào ổn định, ngành BHXH đã phối hợp tốt

với các ngành chức năng cũng như tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng,

chính quyền địa phương trong công các thu BHXH. Bên cạnh đó là công tác đào

tạo nâng cao năng lực cán bộ, từng bước ứng dụng công nghệ tin học vào việc

quản lý thu BHXH.

Bên cạnh đó, công tác thu BHXH vẫn còn một số tồn đọng sau:

- Tình hình nợ tiền BHXH ở các đơn vị tham gia BHXH còn khá lớn làm ảnh

hưởng đến nguồn thu BHXH, số tiền nợ BHXH của các đơn vị tham gia BHXH

bình quân trên 10 tỷ đồng/năm, nguyên nhân một phần do các đơn vị gặp khó

khăn trong hoạt động (đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh) mặt khác là do ý

thức của chủ sử dụng lao động, nợ tiền BHXH để dùng số tiền đó quay vòng kinh

doanh, đỡ phải vay vốn. Trong khi đó người lao động do không hiểu rõ về BHXH

lại mang sẵn tâm lý sợ mất việc nên đã không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi

chính đáng của mình.

Bảng 05: Thu BHXH từ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đơn vị 1997 1998

Số đơn vị Đơn vị 2358 3147

Số lao động Người 84058 122685

Số đã thu Tr. đồng 72414 118902

Số nợ đọng Tr.đồng 6001 14716

Nguồn: Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

41

Page 40: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Nhiều đơn vị thuộc diện phải tham gia BHXH cho người lao động nhưng

đã lẩn tránh nghĩa vụ tham gia và nộp BHXH vì ảnh hưởng đến lợi nhuận, hoặc có

tham gia cũng chỉ mang hình thức chiếu lệ, nhiều doanh nghiệp chỉ đóng BHXH

cho những người làm công tác quản lý doanh nghiệp, nộp BHXH thì tìm cách

khai giảm tiền lương, giảm số lao động làm việc hoặc thực hiện hợp đồng lao

động theo mùa vụ, ngắn hạn dưới 3 tháng để giảm số lao động không thuộc diện

đóng BHXH với nhiều hình thức khác nhau như: không ký hợp đồng lao động,

kéo dài thời gian thử việc... đây là những kẽ hở mà trong thời gian tới hệ thống

BHXH phải lấp đầy.

- Một trong những biện pháp để bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ BHXH

là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tuy đã có nhiều lỗ lực, cố gắng của toàn hệ

thống, song cho đến nay số tham gia BHXH chỉ mới đạt khoảng 4 triệu lao động

thuộc diện bắt buộc trong tổng số hơn 40 triệu lao động, ngoài xã hội vẫn còn một

lực lượng lớn chưa được khai thác nhằm mang lại lợi ích cho đầy đủ người lao

động trong mọi thành phần kinh tế.

2. Công tác chi trả trợ cấp

Chi BHXH do hai nguồn bảo dảm cơ bản là Ngân sách (chi cho một số các

đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước 01/01/1995) và nguồn do quỹ BHXH bảo

đảm.

Theo quyết định 20/199/QĐ-TTg ban hành ngày 26/1/1998 thì nguồn ngân

sách chi trả cho các trường hợp sau:

- Trợ cấp hưu

- Trợ cấp MSLĐ

- Trợ cấp TNLĐ và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng

cụ, phương tiện chuyên dùng cho người bị TNLĐ

- Trợ cấp BNN

- Trợ cấp công nhân cao su

- Tiền tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng ) và mai táng phí

- Tiền mua BHYT

42

Page 41: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Lệ phí chi trả

- Các khoản chi khác (nếu có )

Quỹ BHXH chi cho các đối tượng hưởng BHXH từ 1/1/1995 trở đi, gồm các

khoản chi sau:

- Trợ cấp hưu (thường xuyên và một lần)

- Trợ cấp TNLĐ và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng

cụ, phương tiện chuyên dùng cho người bị TNLĐ

- Trợ cấp ốm đau

- Trợ cấp thai sản

- Trợ cấp BN N

- Tiền tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí

- Tiền mua BHYT

- Lệ phí chi trả

- Các khoản chi khác.

Chi trả là kết quả của quá trình thực hiện chính sách BHXH, là khâu cuối cùng

của công tác giải quyết các chính sách BHXH liên quan cho người lao động bị suy

giảm sức lao động của mình- chế độ TNLĐ-BNN, chế độ ốm đau, thai sản... cho

đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi dã hoàn thành nghĩa vụ.

Việc chi trả BHXH từ khi cơ quan Bảo hiểm xã hội được thành lập tới nay nhìn

chung và cơ bản đảm bảo đúng- đủ- kịp thời, được người hưởng chế độ BHXH

đồng tình ủng hộ, người lao động trong các đơn vị yên tâm công tác, phấn khởi tin

tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH tăng qua các năm, trong đó số đối tượng

hưởng trợ cấp hưu trí chiếm tỷ lệ lớn, tình hình thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 06: Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên do BHXH bảo đảm.

Đơn vị: Người

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

43

Page 42: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Hưu viên chức 10.789 24.212 40.258 64.070 92.876

Hưu QĐ 2.492 5.817 9.205 13.943 18.500

ĐX tuất 6.361 11.290 16.517 21.543 27.119

TNLĐ-BNN 958 2.210 4.020 5.640 7.167

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Bảng 07: Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên do NSNN bảo đảm.

Đơn vị: Người

1996 1997 1998 1999 2000

Hưu VC 1.006.340 996.235 978.867 966.291 959.503

Hưu QĐ 164.489 162.572 160.465 158.231 157.114

MSLĐ 395.026 380.132 367.017 352.407 347.102

ĐX tuất 172.609 164.419 162.672 160.037 158.720

TNLĐ-BNN 10.357 11.332 11.960 12.292 12.458

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Qua số liệu ở các bảng 06, 07 ta thấy, số đối tượng hưởng BHXH từ NSNN

giảm dần, còn số người hưởng BHXH lại tăng lên một cách rõ rệt, trong đó các

đối tượng hưởng lương hưu rất lớn. Tuy nhiên so với các đối tượng hưởng từ

NSNN thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể về số tiền trợ cấp do hai nguồn bảo đảm

cũng như tỷ lệ chi BHXH được thể hiện thông qua các bảng dưới:

Bảng 08: Chi BHXH do NSNN bảo đảm.

Đơn vị: Triệu đồng.

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

Hưu 3.442.207,3 4.071.355,2 4.060.887,2 3.982.515 4.983.593

MSLĐ 655.573,3 763.392,5 740.012,6 710.859 850.549

TNLĐ-BNN 10.191,9 12.812 13.034 12.984,5 15.308

Tử tuất 133.283,6 125.882,3 128.794,7 126.098,4 164.248

MTP 23.250,4 20.507,3 21.419,6 21.279,8 34.150

44

Page 43: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

CN Cao su 1.337,8 1.535,7 1.493,0 1.416,3 1.657

Trang cấp dụng cụ

55,4 54,5 53,7 48,3 56,2

BHYT 117.493,3 141.572,3 136.943 135.167,9 166.757

L/phí chi trả 22.064 25.981 25.828.5 25.250,4 31.629

Tổng 4.405.457 5.163.092,8 5.128.466,3 5.015.619,6 6.247.947,2

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Bảng 09: Chi BHXH do quỹ BHXH bảo đảm.

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

Hưu 197.718,3 346.208,6 448.861,4 631.598,5 991.575

TNLĐ-BNN 3.573,2 6.165,3 9.843 11.311,4 12.769

Tử tuất 14.078,5 15.124,1 21.249,6 24.623,2 32.613

MTP 5,2 4.670 5.623,2 5.781,8 9.500

ÔĐ 61.811,4 90.681,7 110.866,4 95.798,2 98.775

Thai sản 103.844 124.980,1 146.231,8 158.003,5 240.005

Tr/cấp D/Cụ 34,9 57,4 33 86

BHYT 557,9 2.005,8 5.380,7 8.474,6 17.404

Lệ phí chi trả 1.561,6 2.754,6 3.515,8 4.727 5.974

Tổng 383.150,1 593..525,1 751.629,3 940.351,2 1.328.701

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Bảng 10: Cơ cấu chi BHXH.

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

NSNN Quỹ BHXH

Tiền Tỷ lệ (%) Tiền Tỷ lệ (%)

1996 4.405.457 92 383.150,1 8

1997 5.163.092,8 89,7 593.525 10,3

1998 5.128.466,3 87,2 751.629,3 12,8

1999 5.015.619,6 84,2 940.351,2 15,8

2000 6.247.947,2 82 1.328.701 18

45

Page 44: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận xét: Số các đối tượng hưởng trợ

cấp BHXH biến động theo xu hướng: Thuộc NSNN giảm dần, thuộc quỹ BHXH

tăng dần.

Đối tượng hưởng BHXH do NSNN bảo đảm tuy có giảm nhưng còn rất lớn

(đến năm 2000 chi từ NSNN vẫn chiếm trên 80% tổng chi trợ cấp BHXH),

nguyên nhân là do: Số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH trước ngày 1.1.1995 là sản

phẩm của quá trình thực hiện chính sách BHXH theo cơ chế cũ, có sự đan xen với

các chính sách xã hội khác như chính sách trả ơn người có công với cách mạng,

chính sách bảo đảm xã hội, giúp đỡ những người khó khăn…do NSNN chi trả

toàn bộ, do đó các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH rất lớn. Rõ ràng việc thực hiện

chính sách BHXH theo cơ chế cũ tồn tại rất nhiều bất cập và việc chuyển đổi cơ

chế thực hiện chính sách BHXH là hoàn toàn đúng đắn. Việc thành lập BHXH

Việt Nam để thực hiện quản lý quỹ tập trung về một mối có ý nghĩa to lớn, giải

quyết được tình trạng quản lý lỏng lẻo, phân tán, thiết lập được mối quan hệ giữa

người lao động và cơ quan BHXH.

Số chi từ quỹ BHXH tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương

đối, sở dĩ số chi này ngày càng tăng là vì đối tượng hưởng BHXH do quỹ bảo đảm

ngày càng tăng, đặc biệt là số người về hưu. Mặc dù vậy, số chi từ quỹ chỉ chiếm

tỷ lệ nhỏ so với số thu BHXH, nên có thể nói rằng sau khi quỹ BHXH chi trả trợ

cấp và các khoản chi khác sẽ còn một số dư tương đối lớn, đây là nguồn đầu tư

lớn góp phần bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

Những bất cập trong công tác chi BHXH:

- Việc chi trả BHXH có nhiều nơi còn chậm, các khoản chi đôi khi chưa rạch

ròi dẫn đến tâm lý nghi ngờ chính sách BHXH từ phía người lao động.

- Chế độ ốm đau, thai sản không quy định thời kỳ dự bị dẫn đến sự lạm dụng

quỹ làm ảnh hưởng đến tài chính quỹ BHXH cũng như đối với người sử dụng lao

động.

46

Page 45: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Đối với chế độ TNLĐ-BNN cần quy định rõ trách nhiệm ( lỗi ) của ai trong

việc xảy ra tai nạn để có hình thức trả trợ cấp hợp lý.

- Một trong những khó khăn hiện nay trong quản lý quỹ BHXH là Ngân sách

nhà nước không đảm bảo kịp thời và đầy đủ số tiền chuyển cho quỹ BHXH để

quỹ chi trả hộ cho các đối tượng mà NSNN bảo đảm.

3. Công tác đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, song do

yêu cầu bảo toàn và tăng trưởng quỹ, thì việc dùng phần quỹ nhàn rỗi đem đầu tư

là hết sức cần thiết, mặt khác hoạt động đầu tư góp phần quan trọng trong việc

tăng trưởng, phát triển nền kinh tế đất nước. Do đó tham gia vào hoạt động đầu tư

cũng có nghĩa Bảo hiểm xã hội Việt nam đã góp phần vào công cuộc xây dựng và

phát triển đất nước.

Được sự cho phép của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã dùng phần

quỹ nhàn rỗi để đầu tư sinh lời. Với số thu tính đến hết năm 1999 là 4200 tỷ đồng,

tổng số tiền do đầu tư quỹ là 1400 tỷ đồng. Riêng năm 1999 số tiền sinh lời là trên

600 tỷ đồng. Hình thức đầu tư chủ yếu là cho Nhà nước vay thực hiện các dự án

quốc gia về giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo và mua trái

phiếu kho bạc. Trong đợt phát hành công trái của Nhà nước năm 1999 với tổng

giá trị 4000 tỷ đồng thì Bảo hiểm xã hội Việt nam chiếm 25% (500 tỷ đồng).

Bảng 11: Các khoản cho vay bằng đồng tiền Việt Nam ( tính đến 8. 1998 ).

Đơn vị: Triệu đồng

Ngân sách nhà nước 1.078.636

Tổng cục đầu tư và phát triển 1.700.000

Ngân hàng đầu tư Việt Nam 950.000

Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia 500.000

Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam 400.000

Ngân hàng công thươngg hoàn kiếm 600.000

47

Page 46: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Cộng 5.228.636

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Bảng 12: Tổng các đợt mua kỳ phiếu, trái phiếu.

Đơn vị: Triệu đồng.

STT Tên kỳ phiếu, trái

phiếu

Mệnh giá Số tiền

chuyển

Lãi

suất

Ngày thu

hồi vốn

1

Trái phiếu KBNN

100.000 90.909 10% 03.10.98

131.700 120.604 9,2% 21.10.98

160.700 147.296 9,1% 31.10.98

46.600 40.917 9% 07.11.98

73.800 67.706 9% 14.11.989

2 Kỳ phiếu NHNN VN 200.000

150.000

176.000

150.000

1%/t

1%/t

31.12.98

18.04.99

3 K/phiếu NHNN Láng hạ 57.471 50.000 1%/t 19.04.99

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Tính đến ngày 31.12.99 tổng số tiền tạm thời nhàn rỗi dùng để đầu tư là

10.628 tỷ đồng.

Kết quả lãi đầu tư tăng trưởng đến 31.12.99 là:

Tổng số: 1.351 tỷ đồng.

Trong đó: Đến năm 1997: 209 tỷ đồng.

Phát sinh năm 1998: 163 tỷ đồng.

Phát sinh năm 1999: 979 tỷ đồng.

Các phương án đầu tư Bảo hiểm xã hội Việt nam đang nghiên cứu là: góp

quỹ vào các dự án lớn, như: khai thác, chế biến dầu khí, điện tử viễn thông, các

khu công nghiệp kỹ thuật cao... bảo đảm có lãi, khi cần rút vốn thuận lợi. Ngoài

ra, đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng là một hướng mở. Hiện nay, sàn giao

dịch chứng khoán ở nước ta đã được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên do

mới hình thành nên còn nhiều vấn đề bất cập nên việc tham gia của quỹ BHXH

48

Page 47: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

vào lĩnh vực này là chưa nên nhưng trong tương lai đây sẽ là lĩnh vực đầu tư nhiều

hứa hẹn.

Đánh giá tình hình đầu tư quỹ BHXH:

Việc đầu tư quỹ BHXH là một nét mới góp phần tăng cường khả năng duy trì

và phát triển nguồn quỹ BHXH. Tuy nhiên các quy định về phạm vi cho hoạt

động đầu tư quỹ BHXH chưa thật rộng rãi và thuận lợi cho công tác quản lý và

tăng trưởng nguồn quỹ BHXH cho nên vẫn chưa đạt kết quả cao, chúng ta có thể

nhận thấy điều này thông qua các bảng trên: Lãi suất trung bình thu được từ các

khoản đầu tư quỹ BHXH chỉ dao động trong khoảng 6-7% trong khi đó trong một

số năm thời kỳ 1995-1998 mức lạm phát lêm tới 9-10%. Điều này đặt ra trong thời

gian tới cần có những thay đổi trong quy định lĩnh vực đầu tư BHXH Việt Nam

được phép tham gia để hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THU-CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Sự mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bằng cả hình thức bắt

buộc và tự nguyện

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là yếu tố bảo đảm an toàn xã

hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ, đồng thời tạo ra sự chênh lệch dương giữa

thu và chi quỹ bảo hiểm xã hội nhằm bảo tồn và tăng trưởng nguồn quỹ. Hiện nay,

đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn rất hạn hẹp: Xấp xỉ 4 triệu trong tổng số

hơn 40 triệu lao động, trong đó lao động thuộc khu vực nhà nước là chủ yếu. Do

đó việc mở rộng đối tượng tham gia là một nội dung trong chiến lược phát triển

ngành bảo hiểm xã hội đến năm 2010:

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được mở rộng thêm:

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng

dưới 10 lao động; người làm việc trong các HTX phi nông nghiệp; người làm việc

trong các tổ chức bán công, dân lập có thuê mướn lao động của các ngành: Giáo

dục, văn hoá, du lịch... Người làm việc thuộc các hộ gia đình đăng ký kinh doanh

có thuê mướn lao động...

- Hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được thực hiện với các đối tượng:

Xã viên các HTX nông nghiệp, ngư nghiệp, người lao động tự do... Dự kiến đến

năm 2010 số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khoảng 8 triệu người, đưa

49

Page 48: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (cả bắt buộc và tự nguyện) chiếm 30%

tổng số lao động trong cả nước.

Bảng 13: Dự báo số người có thể tham gia bảo hiểm xã hội.

Đơn vị: 1000 người

Năm 2005 2010

1. Dân số 82.000 87.000

2. Số người trong độ tuổi lao động 50.650 55.575

3. Số người tham gia BHXH bắt buộc 6.500 9.000

4. Số người tham gia BHXH tự nguyện 4.400 8.000

Nguồn: Vụ BHXH

Như vậy phần đóng góp của người lao động sẽ gồm:

- Sự đóng góp của công chức nhà nước.

- Sự đóng góp của lực lượng vũ trang.

- Sự đóng góp của người lao động trong các doanh nghiệp.

- Sự đóng góp của nông dân và lao động nông thôn.

- Sự đóng góp của lao động nước ngoài tại Việt Nam (nếu có).

2. Mở rộng hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội -Thực hiện chế độ trợ cấp

thất nghiệp

Như đã nêu, việc thực hiện 9 chế độ bảo hiểm xã hội trong Công ước 102 của

ILO là mục tiêu của mỗi quốc gia. Việt Nam tuy chưa thể thực hiện được 9 chế độ

do những điều kiện về kinh tế- xã hội, song việc mở rộng các chế độ sẽ được thực

hiện từng bước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước mà trước tiên

là (trong giai đoạn hiện nay) thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp, do vai trò đặc

biệt quan trọng của chế độ này trong nền kinh tế thị trường vừa là công cụ góp

phần giải quyết thất nghiệp, ổn định KT- CT- XH, vừa là một chính sách xã hội

rất quan trọng trong việc bảo đảm đời sống người lao động.

50

Page 49: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Nếu thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp thì sẽ do quỹ bảo hiểm xã hội ngắn

hạn bảo đảm do thời hạn trợ cấp được xác định trước và trong khoảng thời gian

ngắn.

3. Dự báo quỹ bảo hiểm xã hội

a, Dự báo thu bảo hiểm xã hội

Căn cứ dự báo:

- Số người dự kiến bảo hiểm xã hội giai đoạn 2000- 2010

- Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bình quân 1 người của năm

1998 từ năm 2000 trở đi tính bù giá vào lương (tính bình quân tỷ lệ trượt

giá 5%/ năm).

- Tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội: Chủ sử dụng lao động đóng 20% (hiện

hành 15%, thêm 5% cho chế độ thất nghiệp và chi quản lý), người lao động

đóng 6% (hiện hành 5%, thêm 1% cho chế độ thất nghiệp).

Bảng 14: Dự báo thu BHXH đến năm 2010.

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM 2005 2010

Thu BHXH bắt buộc 11.939.739 21.099.420

Thu BHXH tự nguyện

(Cả đối tượng xã phường)

1.528.348 3.502.220

Tổng cộng 13.468.087 24.601.640

Nguồn: Vụ BHXH Bộ lao động thương binh và xã hội

b, Dự báo chi quỹ BHXH

Căn cứ dự báo

- Tổng số người dự kiến nghỉ hưu giai đoạn 2000- 2010 do quỹ BHXH chi

trả.

- Dự kiến số mỗi năm số người về hưu khoảng 9 vạn người.

51

Page 50: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Lương hưu bình quân một người có cộng thêm tỷ lệ trượt giá (bình quân

5%/năm).

- Tỷ lệ chết bình quân 1 năm là 3,2%.

- Chi ốm đau thai sản là 4% trên tổng số lương làm căn cứ đóng BHXH.

- Bảo hiểm y tế của số người nghỉ hưu tính 3% trên mức lương hưu có cộng

thêm trượt giá.

- Tiền mai táng phí, tuất một lần, tuất định suất cộng thêm tỷ lệ trượt giá.

Bảng 15: Dự báo chi quỹ BHXH đến năm 2010.

Đơn vị 2005 2010

1- Số người hưởng lương hưu từ

quỹ BHXH.Người 640.000 1.090.000

2- Tổng số tiền dự kiến chi từ

quỹ BHXH

Triệu

đồng6.112.434 12.320.648

Trong đó

Chi lương hưu “ 3.391.172 7.371.279

Chi bảo hiểm tế “ 101.735 221.138

Chi ốm đau, thai sản, tai nạn

lao động bệnh nghề nghiệp

“ 1.836.882 3.246.064

Chi tiền tuất “ 243.922 498.102

Chi quản lý bộ máy “ 538.723 984.065

Nguồn: Vụ BHXH

c, Cân đối quỹ BHXH

Bảng 16: Bảng cân đối thu-chi quỹ BHXH.

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Tổng thu BHXH Tổng chi BHXH Số dư

52

Page 51: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

2001 7.257.668 2.703.150 4.554.518

2002 8.623.973 3.448.827 5.175.146

2003 10.108.765 4.262.231 5.846.534

2004 11.720.476 5.148.354 6.572.122

2005 13.468.087 6.112.434 7.355.653

2006 15.361.161 7.161.690 8.199.471

2007 17.409.874 8.300.592 9.109.282

2008 19.625.052 9.535.478 10.089.574

2009 22.018.219 10.873.101 11.145.118

2010 24.601.640 12.320.648 12.280.992

Nguồn:Vụ BHXH

Bảng số liệu trên cho thấy trong tương lai quỹ BHXH sẽ có số dư tương đối

lớn (nếu tính cả tồn tại quỹ qua các năm thì đến 2010 quỹ BHXH sẽ có số dư là

94.293.606 triệu đồng).

Trên cơ sở dự báo trên giúp cho BHXH Việt Nam phối hợp với các cơ quan

chức năng hoàn thiện và nghiên cứu các chính sách BHXH làm cho ngành BHXH

Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đa dạng và là nhu cầu của mọi người

dân Việt Nam, từ đó đạt kết quả cao hơn trong tương lai.

53

Page 52: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

CHƯƠNG III

THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN

Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội là một xu thế tất

yếu của mỗi hệ thống bảo hiểm xã hội.

BHXH ra đời là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế hàng hoá và việc

thiết lập quỹ BHXH cũng là một tất yếu đối với mỗi hệ thống BHXH. Để thực

hiện các chức năng của mình, BHXH cũng như quỹ BHXH luôn phải tự hoàn

thiện mình để đáp ứng được xu thế tiến bộ của xã hội.

Nếu như trước đây, quỹ BHXH của chúng ta chỉ tồn tại trên danh nghĩa (do

yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa) thì đến nay

chúng ta đã có một quỹ BHXH độc lập, tập trung, nằm ngoài Ngân sách Nhà

nước, điều đó cho thấy những bước phát triển của hệ thống BHXH nói chung và

quỹ BHXH nói riêng.

Hiện nay, đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, việc

thành lập các quỹ BHXH nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người lao động

trong mọi thành phần kinh tế.

2. Quỹ bảo hiểm xã hội là hạt nhân của tổ chức bảo hiểm xã hội

BHXH là chính sách xã hội nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động khi

họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Về mặt tài chính, BHXH là

một quỹ tiền tệ tập trung và việc tổ chức quỹ BHXH để từ đó thực hiện chính sách

BHXH là chức năng cơ bản của mỗi hệ thống BHXH. Các hoạt động của BHXH (

công tácd thu, chi, giải quyết chính sách, quản lý sự nghiệp…) đều xoay quanh

vấn đề tổ chức và sử dụng quỹ BHXH. Quỹ BHXH được hình thành , tồn tại và

phát triển gắn liền với chính sách xã hội, với chức năng vốn có của nhà nước, vì

quyền lợi của người lao động. Do đó quỹ BHXH là hạt nhân tài chính của mỗi hệ

thống BHXH. Việc xây dựng và hoàn thiện quỹ là yêu cầu và nhiệm vụ của

BHXH, trong đó thành lập quỹ BHXH thành phần là một nội dung của công tác

này.

54

Page 53: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

3. Từ những bất cập trong tổ chức quản lý và thực hiện

Việc quy định mức đóng góp như hiện nay-có ý kiến cho rằng-là thấp và

không đảm bảo lâu dài cân đối nguồn chi. Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng (chủ

yếu là chủ sử dụng lao động) mức đóng góp như hiện nay là cao. Trong thực tế,

các chi phí trên còn chưa rạch ròi từng khoản chi riêng rẽ, vì BHXH không có quỹ

thành phần, do đó chúng ta cần thành lập ra các quỹ BHXH thành phần để từ đó

có thể cân đối thu chi quỹ BHXH.

Các chế độ bảo hiểm xã hội của chúng ta hiện nay chưa hoàn thiện mà cần

được tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cho phù hợp:

- Việc không quy định thời gian nhất định đóng BHXH trước khi nghỉ ốm

hưởng BHXH sẽ dẫn đến sự lạm dụng, hoặc vừa làm việc đã nghỉ ốm dài ngày là

không công bằng giữa đóng và hưởng BHXH.

- Chế độ thai sản không quy định thời kỳ dự bị (thời gian đóng BHXH trước

khi hưởng chế độ nghỉ đẻ), dẫn đến sự lạm dụng hoặc có trường hợp vừa tuyển

dụng vào đã sinh con, ảnh hưởng đến tài chính quỹ BHXH cũng như người sử

dụng lao động. Việc hạn chế chỉ cho hưởng chế độ thai sản ở hai lần sinh là không

phù hợp với công ước quốc tế về BHXH.

- Cách tính lương hưu như hiện nay có lợi cho những người có mức lương

cao trước khi nghỉ hưu nhưng thiệt thòi cho những người có mức lương cao trong

thời gian đầu tham gia công tác nhưng có mức lương thấp trước khi nghỉ hưu.

- Mức đóng góp và mức hưởng bảo hiểm xã hội có sự chênh lệch quá xa

giữa các khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản suất kinh doanh và các tổ

chức kinh tế xã hội khác. Sự chênh lệch quá lớn này làm mất đi ý nghĩa và mục

đích của bảo hiểm xã hội.

- ...

Thành lập các quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép việc cải cách từng chế độ

được thuận lợi hơn nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội phù hợp

nguyện vọng và ý chí của người lao động, với điều kiện kinh tế- xã hội của đất

nước.

4. Các chế độ có mục đích sử dụng và cơ chế đóng góp khác nhau

Mục đích của BHXH là nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp

các rủi ro trong và cả ngoài quá trình lao động, tuy nhiên mục đích của việc chi trả

55

Page 54: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

trợ cấp các chế độ BHXH có khác nhau. Trợ cấp ngắn hạn nhằm bù đắp phần thu

nhập tạm thời bị mất của người lao động và sẽ kết thúc khi người lao động đi làm

trở lại, ngay cả trong trường hợp họ chưa thể đi làm trở lại thì việc trợ cấp vẫn có

thể kết thúc theo quy định về thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp.

Còn trợ cấp dài hạn nói chung không quy định giới hạn về thời gian người lao

động được hưởng do khả năng lao động bị suy giảm không thể phục hồi, do đó trợ

cấp dài hạn có mục đích đảm bảo ổn định đời sống người lao động trong thời gian

dài.

Cũng do mục đích khác nhau của các chế độ ngắn hạn và dài hạn mà cơ chế

đóng góp BHXH cho mỗi chế độ cũng khác nhau: Xác định mức đóng góp cho

các chế độ ngắn hạn dựa vào cơ chế đánh giá hàng năm những chi phí có thể sảy

ra, còn với các chế độ dài hạn thì việc xác định mức đóng góp phải dựa trên một

khoảng thời gian tương đối dài quá trình đóng góp và hưởng trợ cấp cùng với

những thay đổi có thể xảy ra trong thời gian đó. Nói chung, quy trình định phí

BHXH đối với các chế độ dài hạn phức tạp hơn.

Việc tổ chức các quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép phát huy được tính độc

lập tương đối của từng loại quỹ nhưng vẫn giữ được tính thống nhất của các hệ

thống quỹ BHXH.

5. Đáp ứng được chiến lược đầu tư dài hạn và ngắn hạn

Trong quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi chưa được

dùng đến cần được dùng để đầu tư nhằm:

- Bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ;

- Góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

Đối với các chế độ dài hạn, lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ đôi khi rất lớn (do

tính chất tích luỹ của quỹ) và trong một khoảng thời gian tương đối dài do đó đầu

tư hài hạn với lợi nhuận cao là thích hợp nhằm đảm bảo khả năng chi trả trợ cấp

BHXH cho người lao động trong tương lai.

Các chế độ ngắn hạn thực hiện cơ chế thu đến đâu chi đến đấy, tuy nhiên như

thế không có nghĩa là không có một lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ, đó là phần

được trích lập cho những sự cố có thể sảy ra ngoài dự tính (đó là phần an toàn

trong công thức xác định phí BHXH ) và phần này nên được đưa vào đầu tư ngắn

hạn với tính thanh khoản cao.

56

Page 55: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Do đó việc thành lập quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép chúng ta thực hiện

chiến lược đầu tư (đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn) có hiệu quả hơn để từ đó

nâng cao hiệu quả quỹ BHXH.

6. Phù hợp với nguyên tắc đổi mới của bảo hiểm xã hội

Theo quan điểm của BHXH thì: “Bảo hiểm xã hội phải được phát triển dần

từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai

đoạn cụ thể ”.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đã có những bước phát triển đáng kể, GDP bình

quân tăng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, người lao

động có khả năng hơn trong việc tham gia BHXH, với sự kết hợp cả hình thức bắt

buộc và tự nguyện tham gia BHXH, trong thời gian tới số lượng người lao động

tham gia BHXH ngày một lớn ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế do đó

ngành Bảo hiểm xã hội sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý đối tượng, thực

hiện chi trả trợ cấp... đòi hỏi ngành Bảo hiểm xã hội phải đổi mới nhằm đáp ứng

khả năng cũng như nhu cầu tham gia BHXH của người lao động.

Việc thành lập quỹ BHXH thành phần phù hợp với yêu cầu đổi mới và chúng

ta hoàn toàn có thể thực hiện được. Với hơn 6 năm hoạt động của Bảo hiểm xã hội

Việt nam và hơn 30 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, đội ngũ cán bộ

BHXH đã qua thực tiễn và có nhiều kinh nghiệm, với trình độ tổ chức và quản lý

có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới BHXH.

II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Chính sách bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn, luôn được Đảng và Nhà

nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Bảo hiểm

xã hội Việt nam thường xuyên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng

Chính phủ, sự quan tâm, tạo điều kiện của các Bộ, Ngành liên quan.

- Trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã đạt được những

thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, chính sách bảo hiểm

xã hội đã tạo được niềm tin từ phía người lao động, làm cho người lao động ngày

càng quan tâm, gắn bó mật thiết hơn với chính sách BHXH của Đảng và Nhà

nước, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan BHXH phục vụ người lao động ngày

57

Page 56: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

càng tốt hơn và việc thành lập quỹ BHXH thành phần sẽ được người lao động

đồng tình ủng hộ.

- Đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội qua thực tiễn công tác đã thể hiện bản lĩnh

chính trị vững vàng, nắm vững chính sách, pháp luật BHXH, tiếp thu những kiến

thức mới về khoa học quản lý, tin học, ngoại ngữ... đáp ứng được yêu cầu, nhiệm

vụ trong bối cảnh mới.

2. Khó khăn

- Bảo hiểm xã hội Việt nam mới trải qua hơn 6 năm thành lập và trưởng

thành, trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế, chuyển đổi tổ chức, Bảo hiểm xã hội

Việt nam phải thực hiện nhiều công việc trong việc thực hiện chế độ chính sách

BHXH, kiện toàn bộ máy hoạt động... Do đó trong tổ chức hoạt động vẫn còn

nhiều bất cập.

- Hiện nay chúng ta chưa có luật BHXH, do đó trong quá trình tổ chức

thực hiện chính sách BHXH còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa có sự phân định rõ

giữa quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp BHXH, cán bộ BHXH không có đủ

phương tiện thực hiện các biện pháp chế tài khi người lao động, chủ sử dụng lao

động vi phạm điều lệ BHXH…

- Trong quá trình hoạt động, BHXH Việt Nam đang gặp rất nhiều khó

khăn do ngành mới thành lập, các chế độ BHXH đang trong quá trình hoàn thiện,

chuẩn hoá đội ngũ cán bộ BHXH, kiện toàn cơ cấu tổ chức cũng như thống nhất

cơ chế quản lý quỹ BHXH.

III. THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO HIỂM XÃ

HỘI VIỆT NAM

1. Quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn

a, Các chế độ ngắn hạn

Các chế độ ngắn hạn được xác định dựa vào thời gian chi trả trợ cấp (nói

cách khác là dựa vào thời gian hưởng trợ cấp tối đa) và thường là dưới một năm.

Đặc trưng của các chế độ này là chi phí hàng năm thường ổn định khi thể hiện cả

ở tỷ lệ thu hàng năm về bảo hiểm cũng như mức hưởng bình quân cho một người

tham gia, qua một khoảng thời gian dài tính thường xuyên trong một năm.

58

Page 57: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Quỹ BHXH ngắn hạn được hình thành từ sự tham gia các chế độ ngắn hạn và

được dùng riêng biệt để chi trợ cấp cho các chế độ này và các khoản chi phí cho

hoạt động sự nghiệp.

Cơ chế tài chính của các chế độ ngắn hạn là thu đến đâu chi đến đấy hoặc

theo cơ chế đánh giá hàng năm. Trong cơ chế không có dự trữ này, các mức đóng

góp được xác định ở mức sao cho hàng năm, các mức này (cộng với thu nhập từ

đầu tư ) phải thoả đáng để đáp ứng với các chi phí cho các chế độ và chi phí quản

lý hàng năm. Để duy trì tỷ lệ đóng góp ổn định, một khoản chênh lệch nhỏ được

bổ xung cho tỷ lệ đóng góp và quỹ tăng do khoản bổ xung này được đưa vào đự

phòng các sự cố.

Bảo hiểm xã hội Việt nam hiện nay đang thực hiện các chế độ ngắn hạn bao

gồm:

Chế độ ốm đau (đặc trưng bởi thời gian hưởng trợ cấp ốm đau tối đa là từ

30 đến 50 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường ).

Chế độ thai sản (thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp tối đa là 4 tháng đối với

người làm việc trong điều kiện bình thường).

Chế độ TNLĐ-BNN trợ cấp một lần với mức suy giảm khả năng lao động

từ 5%-30%.

Chế độ tử tuất trợ cấp một lần.

b, Xác định mức đóng góp BHXH

Mức đóng góp BHXH được ấn định vào đầu năm, sau đó được điều chỉnh

vào cuối năm tuỳ theo tình hình thực tế trong năm. Tỷ lệ đóng góp được ấn định

trước trên cơ sở các đánh giá tài chính bảo hiểm cả dựa vào thực tế trước đây của

hệ thống cũng như thực tế rút ra từ các hệ thống khác. Điều quan trọng là tỷ lệ

đóng góp được ấn định theo cách nó giữ được ổn định càng lâu càng tốt mà không

cần đến việc ấn định quá cao.

Trong công thức xác định phí BHXH, phí thuần tuý được xác định như sau:

Ptt = Chi phí có thể sảy ra cho các chế độ

Hay Ptt =N.f.m.k

Trong đó N: Số người tham gia

59

Page 58: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

f: Tần suất xảy ra rủi ro

m: Số ngày bình quân của một trường hợp rủi ro

k: Chi phí bình quân cho một ngày

Những thành phần trong tính toán thực tế sẽ phụ thuộc vào công thức trong

đó số liệu có thể thu thập được thông quy các phương pháp thống kê (cuả một số

năm trước đó), điều tra chọn mẫu và các phương pháp dự báo. Khi điều chỉnh phí

bảo hiểm dựa vào sự thay đổi của các thành phần trong công thức trên.

Điều quan trọng là sau khi xác định được tổng chi phí cho các chế độ (hay

tổng phí thuần tuý) ta phải gắn nó với tổng mức tiền lương hàng năm làm căn cứ

đóng BHXH theo một tỷ lệ nhất định.

Sau đây là một ví dụ xác định mức đóng góp đối với chế độ ốm đau.

Các giả định:

Mức hưởng trợ cấp ốm đau = 50% tiền lương ngày

Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội N = 100.000

Tần số sảy ra rủi ro f = 1

Số ngày bình quân một trường hợp rủi ro m = 16

Tiền lương bình quân năm s = 1.200

Có 300 ngày làm việc trong một năm

Từ các giả định trên chúng ta tính được:

Chi phí bình quân cho một ngày k = 50%x1200/300 = 2

Tổng chi phí cho một năm = 100.000x0,5x16x2 = 1.600.000

Tổng tiền lương một năm làm căn cứ đóng góp là:

Nxs = 100.000x1200 =120.000.000

Vậy tỷ lệ đóng góp

Ptt = Tổng chi phí cho một năm/Tổng tiền lương đóng bảo hiểm

= 1.600.000/120.000.000 =0,0133 =1,33% của tiền lương đóng bảo hiểm.

2. Quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn

60

Page 59: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

a, Các chế độ dài hạn

Các chế độ dài hạn được phân biệt với các chế độ ngắn hạn bởi thời gian

hưởng trợ cấp, thời gian hưởng trợ cấp dài và thường không xác định được một

cách chính xác một người sẽ được hưởng trợ cấp trong khoảng thời gian bao lâu

mà chỉ có thể xác định được khoảng thời gian trung bình mà người lao động được

hưởng trợ cấp. Đây cũng là một trong những cơ sở để xác định mức đóng góp

BHXH.

Cơ chế tài chính đối với các chế độ dài hạn là cân đối thu- chi BHXH trong

một khoảng thời gian dài ( khoảng thời gian người lao động tham gia và đóng

BHXH ) trước ảnh hưởng của những nhân tố có thể làm tăng chi phí hàng năm:

- Khi chế độ BHXH dài hạn dựa vào thu nhập của người tham gia BHXH thì

mức bảo hiểm bình quân năm sẽ tăng mỗi năm tại thời điểm hoặc gần với thời

điểm mà người đó đủ điều kiện để hưởng chế độ BHXH dài hạn.

- Người hưởng BHXH dài hạn những năm trước sẽ tiếp tục được nhận chế độ

dài hạn và, bởi vì tuổi thọ ngày càng tăng, người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

dài hạn trong tương lai sẽ nhận bảo hiểm xã hội với một thời gian hưởng dài hơn.

- Chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn đã được chi trả có thể được tăng tuỳ theo

mức tăng tiền lương hoặc giá cả sinh hoạt.

Các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn bao gồm:

Chế độ hưu trí: Với mức trợ cấp hàng tháng tối đa bằng 75% tiền lương

bình quân 5 năm trước khi hưởng trợ cấp.

Chế độ TNLĐ-BNN trợ cấp hàng tháng.

Chế độ tử tuất trợ cấp hàng tháng.

Quỹ BHXH dài hạn được hình thành từ sự đóng góp của người lao động

tham gia các chế độ dài hạn.

b, Xác định mức đóng góp BHXH

Với cơ chế thu đến đâu chi đến đó

Trong một hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn, theo nguyên tắc, tổng số hưởng

chế độ sẽ tăng lên hàng năm trong một thời gian dài. Thời điểm mà hệ thống đạt

61

Page 60: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

được sự chín muồi phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như dân số và kimh tế, cũng

như phụ thuộc vào những quy định pháp lý về quản lý hệ thống.

Trong hệ thống với cơ chế tài chính thu đến đâu chi đến đó không được tạo

nguồn, không có quỹ được tạo ra từ trước, và mức hưởng trong hệ thống dài hạn

này sẽ được trả bằng những đóng góp hiện tại. Với đặc điểm chi phí hàng năm

ngày càng tăng trong hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn, nếu cơ chế thu đến đâu

chi đến đó được áp dụng, tỷ lệ đóng góp (theo phần trăm tiền lương của người

tham gia bảo hiểm) có thể sẽ thấp trong thời kỳ hệ thống mới hình thành và sẽ

tăng hàng năm trong rất nhiều năm sau đó.

Tuy nhiên trong hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn đã chín muồi, khi việc

phân bố tuổi của đân số đã đạt được mức độ ổn định và số thu hàng năm tương

ứng với số chi hàng năm thì cơ chế tài chính thu đến đâu chi đến đó lại tỏ ra thích

hợp vì nó cho phép loại trừ được ảnh hưởng của lạm phát.

Cơ chế với mức bảo hiểm bình quân tổng thể

Tỷ lệ đóng góp trong cơ chế này là tỷ lệ được ấn định theo tỷ lệ phần trăm

của thu nhập hàng năm làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Từ đó, trong một hệ

thống bảo hiểm xã hội dài hạn điển hình, mức chi trả hàng năm đối với các chế độ

bảo hiểm xã hội dài hạn có tỷ lệ tăng dần theo thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm

xã hội và từ đó, tỷ lệ đóng góp được thiết lập ở mức độ bảo đảm cân đối tài chính

trong thời gian không hạn định giữa thu và chi của hệ thống, điều hiển nhiên là

trong những năm đầu (và thường là rất nhiều năm) tỷ lệ đóng góp sẽ vượt quá tỷ

lệ được áp dụng trong cơ chế thu đến đâu chi đến đó. Do vậy trong khoảng thời

gian này, đóng góp hàng năm và thu nhập từ đầu tư của hệ thống sẽ vượt quá chi

hàng năm. Mức vượt quá này tạo ra một dự trữ mang tính kỹ thuật (hoặc tài chính

bảo hiểm) mà có thể được đầu tư và lãi suất từ đó sẽ bổ xung cho nguồn thu nhập

từ đóng góp, khi chi hàng năm thực tế vượt quá đóng góp hàng năm dựa trên cơ

chế tài chính với mức bảo hiểm bình quân tổng thể.

Trong hệ thống được tạo nguồn, dự trữ được dành để chi trả chế độ trong

tương lai cần được tăng lên khi mức chi trả chế độ dài hạn của hệ thống tăng. Trở

ngại đối với cơ chế này đó là ảnh hưởng của lạm phát dự trữ quỹ bảo hiểm, cũng

62

Page 61: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

như sự thay đổi về giá sinh hoạt làm giảm giá trị thực tế của mức hưởng trong khi

điều chỉnh mức chi trả các chế độ là khó khăn (do tỷ lệ đóng góp đã được ấn

định).

Một cơ chế tài chính thích hợp cho một hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn nên

đáp ứng những tiêu thức sau:

Tỷ lệ đóng góp không nên vượt quá khả năng của người tham gia bảo hiểm,

chủ sử dụng lao động và của nền kinh tế hỗ trợ cho hệ thống nói chung.

Dự trữ được tạo ra không nên vượt quá khả năng của đất nước để có thể hấp

thụ một cách có hiệu quả vào đầu tư theo cách thức mang lại lợi nhuận.

Tỷ lệ đóng góp nên duy trì ổn định tương đối trong một thời gian dài, và bất

cứ một sự tăng nào cũng nên thực hiện từ từ.

Cơ chế bảo hiểm cân đối

Trong cơ chế bảo hiểm cân đối, một tỷ lệ đóng góp được thiết lập sao cho,

qua một khoảng thời gian quy định được cân đối (ví dụ 10, 15 hoặc 20 năm), thu

nhập do đóng góp và lãi suất từ quỹ dự trữ của hệ thống sẽ đáp ứng được thoả

đáng chi phí cho các chế độ và phí hành chính. Một trong những cơ chế mà ILO

thường sử dụng là cơ chế bảo hiểm cân đối giúp cho phần dự trữ không bị giảm

trong suốt khoảng thời gian được cân đối.

Theo định nghĩa này, trong khoảng thời gian cân đối, dự trữ phát sinh trong

thời kỳ trước đó, (từ thu vượt quá chi) không đòi hỏi phải đáp ứng chi trả của hệ

thống, được dùng vào đầu tư dài hạn. Tỷ lệ đóng góp trong giai đoạn đầu của thời

kỳ cân đối, sẽ nằm giữa tỷ lệ đóng góp được áp dụng trong cơ chế thu đến đâu chi

đến đó và tỷ lệ áp dụng trong cơ chế với mức bảo hiểm bình quân tổng thể.

Cơ chế tài chính bảo hiểm cân đối có những đặc trưng sau:

Thời kỳ cân đối được chọn với một độ dài giới hạn đủ để đảm bảo mức độ ổn

định nhất định của tỷ lệ đóng góp.

Tỷ lệ đóng góp được xác định theo cách thức phần thu mong đợi (đóng góp và

thu nhập từ đầu tư) của hệ thống, trong thời kỳ cân đối, sẽ bằng chi phí mong

đợi.

63

Page 62: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Cơ chế tài chính không cho phép về nguyên tắc sử dụng quỹ tích luỹ để chi trả

những chi phí hiện hành (chỉ lãi suất của quỹ được sử dụng).

Khi mức đóng góp hiện hành cộng với thu nhập từ đầu tư, không còn đủ để chi

trả những chi phí hiện hành, mức bảo hiểm tăng lên đến mức đòi hỏi một thời

kỳ cân đối thay thế.

Bảng 17: Tổng hợp các quỹ BHXH thành phần.

Quỹ BHXH ngắn hạn Quỹ BHXH dài hạn

Nguồn hình thành

Người lao động, người sử

dụng lao động và sự hỗ

trợ của nhà nước

Người lao động, người sử

dụng lao động và sự hỗ

trợ của nhà nước

Cơ chế đóng góp Đánh giá hàng năm

những chi phí có thể sảy

ra

- thu đến đâu chi đến đó

(thích hợp đối với hệ

thống BHXH đã chín

muồi)

- Bảo hiểm bình quân

tổng thể

- Bảo hiểm cân đối

Thời hạn trợ cấp Dưới một năm Không xác định

Các chế độ trợ cấp

Ốm đau

Thai sản

TNLĐ-BNN (trợ cấp 1

lần)

Tử tuất (trợ cấp 1 lần)

Hưu trí

TNLĐ- BNN (trợ cấp

hàng tháng)

Tử tuất (trợ cấp hàng

tháng)

Chiến lược đầu tư Đầu tư ngắn hạn Đầu tư dài hạn

64

Page 63: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Thủ tướng chính phủ

Hội đồng quản lý

Tổng GĐ BHXH

P.Tổng GĐ P.Tổng GĐ

Các phòng ban nghiệp vụ BHXH

BHXH Tỉnh, TP trực thuộc TW

BHXH Quận, Huyện, Thị xã

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và thực hiện

Bảo hiểm xã hội Việt nam được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến địa

phương theo sơ đồ sau:

Theo thông tư số 150/BHXH/TCCB của Bảo hiểm xã hội Việt nam hướng

đẫn tổ chức công tác cán bộ của hệ thống BHXH ở địa phương thì bộ máy giúp

việc Giám đốc BHXH tỉnh được tổ chức như sau:

1.Phòng quản lý chế độ chính sách BHXH .

65

Page 64: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

2.Phòng quản lý thu BHXH.

3.Phòng quản lý chi BHXH.

4.Phòng kế hoạch-Tài chính.

5.Phòng tổ chức- Hành chính.

6.Phòng kiểm tra.

Căn cứ vào nhiệm vụ thu chi trả BHXH của BHXH tỉnh, cơ cấu tổ chức bộ

máy giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh được tổ chức theo mô hình trên đối với

những tỉnh có mức thu, chi BHXH lớn. Đối với những tỉnh có mức thu, chi

BHXH trung bình và thấp thì có thể ghép hai phòng 5+6 và 3+4.

Khi tách quỹ BHXH thành các quỹ thành phần, dựa vào mối quan hệ giữa

các phòng ban đó với đối tượng tham gia BHXH và đối hưởng BHXH nên thành

lập ra các bộ phận trong các phòng ban để thực hiện các chức năng phù hợp (bộ

phận thực hiện các chế độ ngắn hạn và bộ phận thực hiện các chế độ dài hạn) .

Phòng Tổ chức-hành chính với chức năng riêng biệt là giúp giám đốc trong

việc: Kiện toàn tổ chức bộ máy giúp việc, phối hợp công tác giữa các phòng chức

năng, quản lý tổ chức công chức, viên chức... nói chung chức năng cơ bản của

phòng Tổ chức- hành chính là quản trị nguồn nhân sự BHXH và không cần thiết

phải thay đổi.

Các phòng quản lý thu và phòng kiểm tra cũng không thay đổi với lập luận

các phòng này thực hiện công tác thu BHXH và kiểm tra trên cùng một đối tượng.

Thật khó có thể thành lập ra hai bộ phận để rồi cùng đến thu BHXH ở một đối

tượng hay đơn vị tham gia BHXH.

Các phòng quản lý chi BHXH và phòng Kế hoạch-tài chính nên thành lập hai

bộ phận để thực hiện quản lý chi trả BHXH ngắn hạn và dài hạn cho các đối

tượng hưởng trợ cấp dài hạn và ngắn hạn (Trang bên):

66

Page 65: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Phòng quản lý chi BHXH

Bộ phận chi ngắn hạn Bộ phận chi dài hạn

- Xây dựng kế hoạch chi trả BHXH

ngắn hạn theo quý, năm trên cơ sở số

lượng đối tượng hưởng BHXH ngắn

hạn...

- Hàng quý, lập dự toán chi BHXH

ngắn hạn theo hướng dẫn của BHXH

Việt nam và chuyển dự toán cho bộ

phận ngắn hạn phòng Kế hoạch-tài

chính

- Lập danh sách chi BHXH ngắn hạn

cho từng đối tượng hưởng BHXH

...

- Phối hợp với các phòng chức năng

và thực hiện nhiệm vụ khác do Giám

đốc BHXH tỉnh giao

- Xây dựng kế hoạch chi trả BHXH

dài hạn theo quý, năm trên cơ sở số

lượng đối tượng hưởng BHXH dài

hạn...

- Hàng quý, lập dự toán chi BHXH

dài hạn theo hướng dẫn của BHXH

Việt nam và chuyển dự toán cho bộ

phận dài hạn phòng Kế hoạch-tài

chính

- Lập danh sách chi BHXH dài hạn

cho từng đối tượng hưởng BHXH

...

- Phối hợp với các phòng chức năng

và thực hiện nhiệm vụ khác do Giám

đốc BHXH tỉnh giao

Phòng kế hoạch-tài chính BHXH

Kế hoạch-tài chính ngắn hạn Kế hoạch-tài chính dài hạn

67

Page 66: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Tổng hợp, đánh giá thực hiện kế

hoạch thu, chi BHXH ngắn hạn theo

quý, năm

Nộp kịp thời nguồn thu BHXH ngắn

hạn vào tài khoản BHXH Việt nam

Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí

chi cho hoạt động ngắn hạn và hoạt

động chung được phân bổ

...

Phối hợp với các phòng chức năng

và thực hiện các công việc khác

Tổng hợp, đánh giá thực hiện kế

hoạch thu, chi BHXH dài hạn theo

quý, năm

Nộp kịp thời nguồn thu BHXH dài

hạn vào tài khoản BHXH Việt nam

Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí

chi cho hoạt động dài hạn và hoạt

động chung được phân bổ

...

Phối hợp với các phòng chức năng

và thực hiện các công việc khác

2. Nguồn quỹ BHXH ban đầu và vấn đề kinh phí hoạt động

Hiện nay BHXH Việt nam có một quỹ BHXH chung, khi thành lập ra các

quỹ BHXH thành phần thì số tiền trong quỹ hiện nay sẽ được phân bổ cho hai quỹ

theo cơ cấu thu BHXH của từng chế độ so với tổng thu. Tuy nhiên Bảo hiểm xã

hội Việt nam không quy định mức thu đối với từng chế độ. Điều lệ BHXH quy

định về mức đóng góp như sau:

Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của

những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị; trong đó 10% để chi các chế

độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp.

Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế đ ốm đau, thai

sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo quy định trên, các mức đóng góp 5% và 15% để chi cho cả chế độ ngắn

hạn và dài hạn nên không thể tính được tỷ lệ thu của từng chế độ trong tổng thu

BHXH. Do đó, để xác định lượng ban đầu của mỗi quỹ BHXH thành phần, ta dựa

vào cơ cấu chi BHXH đối với từng chế độ theo bảng sau:

Bảng 18: Cơ cấu chi BHXH.

68

Page 67: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Đơn vị: Triệu đồng.

Năm Trợ cấp một lần Hàng tháng Tổng chi

1996 293.442,1 4.471.539,4 4764.981,5

1997 398.659,3 5.329.223 5.727.882,3

1998 482.759,2 5.367.992,1 5.850.751,3

1999 509.754,2 5.416.239,2 5.925.993,4

2000 672.216 6.866.829,2 7.539.045,2

Tổng

Tỷ lệ

2.356.830,8

8 (%)

27.451.822,9

92 (%)

29.808.653,7

100 (%)

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Do đó, nguồn ban đầu của các quỹ được tính theo tỷ lệ sau:

Q = 8%*Q +92%*Q =Q1 + Q2 ;

Trong đó:

Q: quỹ BHXH hiện nay.

Q1 =8%*Q: nguồn ban đầu quỹ BHXH ngắn hạn.

Q2 =92%*Q: nguồn ban đầu quỹ BHXH dài hạn.

Vấn đề kinh phí hoạt động

Hiện nay chính phủ cho phép BHXH Việt nam được trích 4% số thu BHXH

để chi cho hoạt động sự nghiệp, do đó mỗi quỹ BHXH thành phần cũng sẽ được

trích 4% để chi cho hoạt động sự nghiệp, trong đó:

Quỹ BHXH ngắn hạn bảo đảm: - Chi trợ cấp ngắn hạn

- Chi quản lý

- Chi cho hoạt động chung được phân bổ

- Chi khác

Quỹ BHXH dài hạn bảo đảm: - Chi trợ cấp dài hạn

69

Page 68: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Chi quản lý

- Chi cho hoạt động chung được phân bổ

- Chi khác

Kinh phí hoạt động chung được phân bổ theo tỷ lệ thu BHXH.

Sau đây là một ví dụ về chi hoạt động BHXH do hai quỹ bảo đảm:

Bảng 19: Lương CB-CNV BHXH Tỉnh Sơn La tháng 01 năm 2001.

Chức danh Tổng mức

lương (đ)

Chức danh Tổng mức

lương (đ)

PGĐ

1190700

852600

P. KH-TC

Trưởng phòng

Số nhân viên: 4

703500

2559300

P. Quản lý thu

Trưởng phòng

Số nhân viên:6

810000

3217200

P.QLCĐCS

Trưởng phòng

Số nhân viên: 6

785000

2558300

P. HC-TH

Trưởng phòng

Số nhân viên: 5

785400

2688000

P. Kiểm tra

Trưởng phòng

Số nhân viên: 2

694000

1150800

Tổng: 17994800

Nguồn: BHXH Tỉnh Sơn La

70

Page 69: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Giả sử phòng KH-TC có hai bộ phận: 2 nhân viên thuộc bộ phận ngắn hạn

với mức lương 1239000 và 2 nhân viên thuộc bộ phận dài hạn với mức lương

1320300.

Chi lương do quỹ BHXH ngắn hạn bảo đảm:

Lương CB ngắn hạn: 1239000đ

Lương phân bổ: 8%*(17994800-2559300)=1234840 đ

Tổng: 2473840 đ

Chi lương do quỹ BHXH dài hạn bảo đảm:

Lương BC dài hạn: 1320300đ

Lương phân bổ: 92%*(17994800-2559300)=14200660 đ

Tổng: 15520960 đ

Đối với các khoản chi khác (cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị... ) nếu

phục vụ cho hoạt động của chế độ nào thì do quỹ của chế độ đó bảo đảm, nếu là

hoạt động chung thì được phân bổ theo tỷ lệ tương tự như ví dụ trên.

3. Chiến lược đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH có thể dùng để đầu tư thông qua các phương thức sau:

Vốn vay: - Chứng khoán quốc gia

Chứng khoán được các tập đoàn hoặc các tổ chức pháp

nhânphát hành và được nhà nước bảo đảm

- Công trái

- Tín dụng thế chấp (vốn vay được bảo đảm bằng tài sản cố

định)

- Lãi suất tiền gửi ngân hàng

...

Cổ phần: - Cổ phiếu (cổ phần ưu đãi và cổ phần thường)

- Bất động sản

71

Page 70: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

Quỹ BHXH dài hạn

Đầu tư ngắn hạn

An toàn

Lợi ích KT-XH

Quỹ BHXH ngắn hạn

Đầu tư dài hạn

...

Cho dù đầu tư bằng phưong thức nào thì hoạt động đầu tư cũng phải đảm bảo

các nguyên tắc sau:

+ An toàn: Là điều kiện đầu tiên để cân nhắc đầu tư. Một tổ chức BHXH

được giao phó quản lý tài sản của nhân dân, do vậy mà những nguyên tắc nghiêm

ngặt phải được tiến hành nhằm bảo đảm an toàn và kiểm soát được đầu tư.

+ Lợi nhuận: Nói chung lãi suất phản ánh hiệu quả hoạt động BHXH và

không một tổ chức nào khi tham gia đầu tư lại không mong muốn lãi suất cao, và

đó cũng là một trong những nguyên tắc bảo tồn giá trị cho quỹ BHXH.

+ Khả năng thanh toán: Dự trữ sự cố của hệ thống chế độ ngắn hạn phải được

ở những khoản có khả năng thanh toán cao, nghĩa là dễ dàng chuyển sang tiền

mặt. Ngược lại, dự trữ kỹ thuật của hệ thống chế độ dài hạn không đòi hỏi khả

năng thanh toán cao mà quan trọng hơn là phải có lãi.

+ Lợi ích kinh tế và xã hội: Lợi ích của BHXH còn là việc dùng quỹ BHXH

để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng góp phần cải thiện sức khoẻ, giáo dục... góp

phần tăng thu nhập quốc dân, tăng trưởng nền kinh tế.

Nguyên lý cơ bản đối với đầu tư quỹ BHXH được thể hiện qua sơ đồ sau:

72

Quỹ BHXH

Lãi suất K/năng thanh toán

Page 71: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, BHXH có vai trò

đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo đời sống người lao động, ổn định mọi mặt

của đời sống kinh tế-xã hội và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu

đẹp, văn minh. Khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ thống các chính

sách xã hội của Nhà nước ta- Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Cùng với sự đổi mới và toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội nói chung, từ năm 1995, BHXH ở nước ta cũng đã chuyển sang một cơ chế

thực hiện các chế độ BHXH hoàn toàn mới so với trước đây: Thành lập quỹ

BHXH tập trung, độc lập. Thành lập cơ quan chuyên trách về BHXH là Bảo hiểm

xã hội Việt Nam, được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương…Trải

qua 6 năm xây dựng và trưởng thành, BHXH Việt Nam đã đạt được những kết

quả rất đáng trân trọng, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động

73

Page 72: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Về

quỹ BHXH, nếu như trước đây, quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa (do NSNN

bảo đảm) thì đến nay chúng ta đã có một quỹ tài chính độc lập, tự hoạch toán cân

đối thu-chi BHXH, vai trò của quỹ đã phát huy tác dụng.

Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BHXH xuất phát từ

những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan: nhận thức hạn chế của người lao

động, ý thức của chủ sử dụng lao động, các quy định hạn hẹp trong lĩnh vực đầu

tư, năng lực hạn chế của cán bộ BHXH…do đó BHXH Việt Nam đã gặp phải

không ít khó khăn và cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì trong thời gian tới

cũng cần được nghiên cứu, khắc phục để hệ thống BHXH ở Việt Nam ngày càng

hoàn thiện hơn. Đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của mọi người

lao động trong nền kinh tế quốc dân.

Việc thành lập quỹ BHXH thành phần ở Việt Nam không phải là một vấn

đề có thể thực hiện một sớm một chiều và cũng không hẳn là vấn đề quyết định sự

tồn tại và phát triển của BHXH (chúng ta vẫn có thể thực hiện tốt chính sách

BHXH mà không nhất thiết phải thành lập ra các quỹ BHXH thành phần) mà chỉ

là một phương hướng phát triển của quỹ BHXH và cần được nghiên cứu để tiếp

tục hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bảo hiểm xã hội ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ

chuyển đổi kinh tế- Hội thảo ILO tiểu khu vực Châu Á về bảo hiểm xã hội

ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi.

- Báo cáo tổng kết công tác BHXH năm 2000 và chương trình công tác năm

2001.

- Các xu hướng và sự phát triển của bảo hiểm xã hội ở khu vực Châu Á và

Thái Bình Dương- Hector Inductivo- Giám đốc Văn phòng khu vực Châu

Á Thái Bình Dương, Hiệp hội an toàn xã hội quốc tế.

- Các vấn đề mang tính chính sách và thực hiện việc cải tổ các hệ thống

lương hưu- Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu âu.

74

Page 73: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

- Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động- Trần Quang

Hùng- NXB Chính trị Quốc gia.

- Giáo trình Bảo hiểm. Đại học Kinh tế Quốc dân- Hà nội.

- Một số vấn đề cơ bản về dân số và phát triển - NXB Chính trị Quốc gia.

- Tạp chí Bảo hiểm xã hội các số năm 2000, 2001.

- Sơ lược quá trình phát triển và những đặc điểm bảo hiểm xã hội Việt nam -

Nguyễn huy Ban - Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam.

- Xây dựng yếu tố cho kế hoạch chi trả trợ cấp ở mức xác địnhvà kế hoạch

đóng góp bảo hiểm ở mức xác định - John Turner & Sophie Korczyk, Vụ

bảo hiểm xã hội, ILO Geneva.

Mục lụcLỜI NÓI ĐẦUChương I: Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội và Quỹ bảo hiểm xã hội......................5

I. Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội (BHXH)...............................................................................................5

1. Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động......................................................52. Khái niệm, đối tượng và chức năng của Bảo hiểm xã hội......................................7

a, Khái niệm.................................................................................................................7b, Đối tượng của bảo hiểm xã hội................................................................................7c, Chức năng của Bảo hiểm xã hội..............................................................................7

3.Tính chất của Bảo hiểm xã hội...................................................................................84. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội........................................................................95. Những quan điểm cơ bản về bảo hiểm xã hội........................................................10

a, Mọi người lao động đứng trước nguy cơ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội..............................................................................................................................10b, Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người lao động phải có trách nhiệm tự bảo hiểm xã hội cho mình...................................................................................................................................11

75

Page 74: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

c, Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội độc lập, tập trung........................................................................11d, Phải lấy số đông bù số ít........................................................................................12e, Phải kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu bảo hiểm xã hội............................................................................................................12f, Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu..........................................................12g, Chính sách bảo hiểm xã hội là bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.................12h, Bảo hiểm xã hội phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể........................................13

ii. Bảo hiểm xã hội Việt nam trong nền kinh tế thị trường........................................................................13

1. Giai đoạn 1945- 1959................................................................................................13a, Văn bản pháp quy quy định...................................................................................13b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội............................................................14

2. Giai đoạn 1960-1994.................................................................................................14a, Văn bản pháp quy quy định...................................................................................14b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội............................................................14

3. Giai đoạn 1995 đến nay............................................................................................15a, Văn bản pháp quy quy định...................................................................................15b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội............................................................15

II. Tổng quan về quỹ bảo hiểm xã hội..........................................................................................................16

1. Khái niệm, đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội.............................................................16a, Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội.............................................................................16b, Đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội..............................................................................16

2. Phân loại quỹ bảo hiểm xã hội................................................................................17a, Theo tính chất sử dụng quỹ....................................................................................17b, Theo các trường hợp được BHXH........................................................................17c, Theo đối tượng quản lý, có:...................................................................................18

3. Tạo nguồn..................................................................................................................18a, Đối tượng tham gia và đóng góp...........................................................................18b, Phương thức đóng góp...........................................................................................19c, Xác định mức đóng góp.........................................................................................20

4. Sử dụng nguồn..........................................................................................................22a, Điều kiện hưởng trợ cấp........................................................................................22b, Xác định mức trợ cấp............................................................................................24c, Phương thức chi trả trợ cấp BHXH.......................................................................25

5. Cơ quan tổ chức thực hiện.......................................................................................256. Mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của quỹ bảo hiểm xã hội..............................27

a, Chu trình quỹ của một hệ thống bảo hiểm xã hội..................................................27

76

Page 75: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

b, Các biện pháp giải quyết khi quỹ mất cân đối.......................................................28

Chương II: Thực trạng tổ chức quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay.........................30I. Tạo nguồn....................................................................................................................................................30

1. Đối tượng tham gia...................................................................................................302. Mức và phương thức đóng góp...............................................................................31

II. Sử dụng nguồn (chi trả trợ cấp các chế độ bảo hiểm xã hội)..............................................................32

1. Chế độ ốm đau..........................................................................................................32a, Các trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau.................................................32b, Điều kiện được hưởng trợ cấp...............................................................................32c, Thời hạn và mức trợ cấp........................................................................................32

2. Chế độ thai sản.........................................................................................................33a, Các trường hợp được hưởng..................................................................................33b, Điều kiện...............................................................................................................33c, Thời hạn và mức hưởng bảo hiểm xã hội..............................................................33

3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.......................................................34a, Các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp..................34b, Điều kiện hưởng trợ cấp........................................................................................34c, Các loại trợ cấp......................................................................................................34

4. Chế độ hưu trí...........................................................................................................35a, Điều kiện................................................................................................................35b, Mức trợ cấp............................................................................................................35c, Sự thay đổi chế độ hưu trí......................................................................................36

5. Chế độ tử tuất...........................................................................................................36a, Các trường hợp......................................................................................................36b, Điều kiện hưởng....................................................................................................37c, Các loại trợ cấp......................................................................................................37

III. Đánh giá hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội..............................................................................................37

1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội.................................................................................382. Công tác chi trả trợ cấp...........................................................................................413. Công tác đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.....................................................................46

IV. Phương hướng tổ chức thu-chi quỹ bảo hiểm xã hội...........................................................................48

1. Sự mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bằng cả hình thức bắt buộc và tự nguyện.............................................................................................................482. Mở rộng hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội -Thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp............................................................................................................................493. Dự báo quỹ bảo hiểm xã hội....................................................................................50

a, Dự báo thu bảo hiểm xã hội...................................................................................50b, Dự báo chi quỹ BHXH..........................................................................................51c, Cân đối quỹ BHXH...............................................................................................52

Chương III: Thành Lập quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt nam....53

77

Page 76: Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn..........................................................................................................................53

1. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội là một xu thế tất yếu của mỗi hệ thống bảo hiểm xã hội..................................................................................532. Quỹ bảo hiểm xã hội là hạt nhân của tổ chức bảo hiểm xã hội............................533. Từ những bất cập trong tổ chức quản lý và thực hiện..........................................544. Các chế độ có mục đích sử dụng và cơ chế đóng góp khác nhau........................545. Đáp ứng được chiến lược đầu tư dài hạn và ngắn hạn.........................................556. Phù hợp với nguyên tắc đổi mới của bảo hiểm xã hội..........................................56

iI. Những thuận lợi và khó khăn...................................................................................................................56

1. Thuận lợi...................................................................................................................562. Khó khăn...................................................................................................................57

III. Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt nam.........................................57

1. Quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn................................................................................57a, Các chế độ ngắn hạn..............................................................................................57b, Xác định mức đóng góp BHXH............................................................................58

2. Quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn...................................................................................59a, Các chế độ dài hạn.................................................................................................59b, Xác định mức đóng góp BHXH............................................................................60

Iv. Tổ chức thực hiện.....................................................................................................................................64

1. Sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và thực hiện.......................................................642. Nguồn quỹ BHXH ban đầu và vấn đề kinh phí hoạt động...................................673. Chiến lược đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội..................................................................70

KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO

78