thay doi hanh vi

30
TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN TƯ VẤN SỨC KHỎE THAY ĐỔI HÀNH VI (Behavior Change) BS NGUYỄN MINH TIẾN TP.HCM, 5-7-2009

Upload: cau-lac-bo-trang-non

Post on 12-Apr-2017

838 views

Category:

Healthcare


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thay doi hanh vi

TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN TƯ VẤN SỨC KHỎE

THAY ĐỔI HÀNH VI (Behavior Change)

BS NGUYỄN MINH TIẾN

TP.HCM, 5-7-2009

Page 2: Thay doi hanh vi

PHẦN 1

TÂM LÝ HỌC MÔN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU

VỀ HÀNH VI CON NGƢỜI

Page 3: Thay doi hanh vi

Tâm lý học (psychology) là môn khoa học nghiên cứu về những quá trình xảy ra bên trong tâm trí của con ngƣời và những biểu hiện ra bên ngoài của những quá trình đó – tức là những Hành vi (Behavior)

Trong nhiều thập niên qua, nhiều học thuyết tâm lý đã ra đời để nhằm mô tả và giải thích những quá trình xảy ra trong tâm lý con ngƣời, đồng thời cố gắng tìm ra những cách thức để giúp con ngƣời giải quyết những vấn đề khó khăn trong lĩnh vực tâm lý và tinh thần.

Page 4: Thay doi hanh vi

Một số học thuyết tâm lý có khuynh hƣớng tập trung nghiên cứu những quá trình bên trong nội tâm (cảm xúc, trải nghiệm, tƣ duy, trí tuệ, nhân cách...). Các trƣờng phái này nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố nội tâm trong việc chi phối hành vi con ngƣời.

Một số học thuyết khác có khuynh hƣớng tập trung nghiên cứu tâm lý con ngƣời dựa trên các hành vi đƣợc con ngƣời thể hiện. Các trƣờng phái này ít nhấn mạnh đến nội tâm mà chú trọng đến vai trò của sự tƣơng tác giữa con ngƣời và hoàn cảnh sống xung quanh trong việc chi phối các hành vi.

Page 5: Thay doi hanh vi

HÀNH VI LÀ GÌ?

Hành vi (behavior) là tất cả những cách thức mà con ngƣời đáp ứng lại với những yêu cầu, đòi hỏi của môi trƣờng sống.

Hành vi cũng là những cách thức mà con ngƣời thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu, để con ngƣời thích nghi với thế giới và biến đổi thế giới để thích nghi với con ngƣời.

Hành vi của một ngƣời thể hiện trạng thái tinh thần lành mạnh của ngƣời đó, cũng nhƣ khả năng của ngƣời đó trong việc thích nghi hay không thích nghi với môi trƣờng sống.

Hành vi luôn có mối liên hệ với các quá trình nội tâm cũng nhƣ liên hệ với môi trƣờng sống xung quanh

Page 6: Thay doi hanh vi

ĐỘNG CƠ VÀ HÀNH VI

Hành vi luôn luôn đƣợc thúc đẩy bởi những động cơ (motivation).

Động cơ thúc đẩy cho những hành vi của con ngƣời chủ yếu dựa trên các nhu cầu (needs). Có các nhu cầu cơ bản để tồn tại nhƣ nhu cầu ăn uống, ngủ, tình dục...; có những nhu cầu cao cấp hơn nhƣ nhu cầu giao lƣu xã hội, nhu cầu an toàn, nhu cầu đƣợc yêu thƣờng, đƣợc hạnh phúc và đƣợc thể hiện bản thân mình...

Muốn hiểu đƣợc hành vi của một ngƣời phải tìm hiểu những nhu cầu và động cơ của ngƣời ấy.

Page 7: Thay doi hanh vi

Abraham Maslow

Page 8: Thay doi hanh vi

PHẦN 2

GIỚI THIỆU HỌC THUYẾT CỦA JAMES O. PROCHASKA

Page 9: Thay doi hanh vi

TỔNG HỢP VÀ CHIẾT TRUNG

Học thuyết của Prochaska có khuynh hƣớng tổng hợp và chiết trung (integrative & eclectic). Nó dung hợp nhiều lý thuyết tâm lý khác nhau để xem xét các quá trình tâm lý và hành vi của con ngƣời; từ đó vận dụng nhiều phƣơng thức can thiệp khác nhau để tác động vào tiến trình thay đổi hành vi của con ngƣời.

Ba chiều kích quan trọng cần đƣợc xem xét đến trong thay đổi hành vi đó là: Giai đoạn thay đổi, Mức độ thay đổi và Tiến trình thay đổi.

Page 10: Thay doi hanh vi

CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI (Stages of Change)

Có 6 giai đoạn

1. Chưa xem xét (precontemplation)

2. Xem xét (contemplation)

3. Chuẩn bị (preparation)

4. Hành động (action)

5. Duy trì (maintenance)

6. Kết thúc (termination)

Khả năng sẵn sàng thực hiện sự thay đổi hành vi tăng dần từ gđ1 đến gđ6.

Page 11: Thay doi hanh vi
Page 12: Thay doi hanh vi
Page 13: Thay doi hanh vi
Page 14: Thay doi hanh vi
Page 15: Thay doi hanh vi

CÁC MỨC ĐỘ THAY ĐỔI (Levels of Change)

Có 5 mức độ của sự thay đổi đƣợc sắp xếp tăng dần từ nông đến sâu:

1. Các vấn đề khó khăn về hành vi hoặc triệu chứng mới phát sinh

2. Các suy nghĩ kém thích nghi

3. Các xung đột trong quan hệ xã hội mới phát sinh

4. Các xung đột trong gia đình

5. Các xung đột nội tâm

Mức độ khó thay đổi tăng dần từ 1 đến 6

Page 16: Thay doi hanh vi

CÁC TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI (Processes of Change)

Có 10 tiến trình (10 con đƣờng hoặc cách thức) mà con ngƣời thực hiện để thay đổi hành vi

1. Nâng cao sự ý thức về bản thân

2. Cảm xúc đƣợc giải tỏa

3. Đánh giá lại về bản thân

4. Đánh giá lại về môi trƣờng sống

5. Sự tự do của bản thân

6. Sự tự do về mặt xã hội

7. Điều kiện hóa

8. Quản lý hoàn cảnh

9. Sử dụng các tác nhân củng cố

10. Mối quan hệ có tính hỗ trợ

Page 17: Thay doi hanh vi

PHẦN 3

ÁP DỤNG TRONG THAM VẤN GIÚP THÂN CHỦ THAY ĐỔI HÀNH VI

Page 18: Thay doi hanh vi

PHÂN TÍCH CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI

Cần phải phân tích thân chủ đang ở giai đoạn nào của tiến trình thay đổi.

Việc xác định giai đoạn sẽ giúp cụ thể hóa mục tiêu can thiệp ở từng giai đoạn: giúp TC chuyển từ chƣa xem xét sang xem xét, xem xét sang chuẩn bị (lên kế hoạch thay đổi), hoặc từ chuẩn bị sang hành động (thực hiện hành vi mới)...

Thay đổi là một tiến trình lâu dài và khó khăn. Đừng lầm lẫn khi TC đã lên kế hoạch hoặc bắt đầu thực hiện hành vi mới thì đã xem là có thay đổi.

Page 19: Thay doi hanh vi

PHÂN TÍCH CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI (tiếp)

Thay đổi không xảy ra theo đƣờng thẳng mà theo sơ đồ một vòng xoắn trôn ốc, các giai đoạn sau phát triển cao hơn giai đoạn trƣớc.

Tiến trình thay đổi không xảy ra một chiều: sự thất bại hoặc tái diễn lại hành vi cũ thƣờng có tính quy luật.

Sự tái diễn hành vi cũ không nên xem là một sự “thất bại” mà nên xem nhƣ một “cơ hội để học tập lại”.

Mỗi giai đoạn cần đến một số cách thức can thiệp đặc thù trong quá trình tham vấn

Page 20: Thay doi hanh vi

PHÂN TÍCH CÁC MỨC ĐỘ THAY ĐỔI

Phân tích mức độ của hành vi hoặc vấn đề cần thay đổi giúp lƣợng định độ khó của việc thực hiện sự thay đổi.

Việc thay đổi một suy nghĩ kém thích nghi (vd. Một thành kiến hoặc một niềm tin phi lý) thì khó khăn hơn thay đổi một hành vi hoặc một thói quen mới định hình (mức độ 1 và 2).

Các xung đột (mức độ 3, 4, 5) thƣờng đòi hỏi những phƣơng thức can thiệp sâu hơn và chuyên biệt hơn.

Trƣờng phái Prochaska có khuynh hƣớng bắt đầu can thiệp ở mức độ 1, nếu không thành công thì mới chuyển sang các mức độ sâu hơn.

Page 21: Thay doi hanh vi

VẬN DỤNG CÁC TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI

Cần vận dụng tiến trình thay đổi phù hợp với từng thân chủ, từng giai đoạn và từng mức độ của vấn đề mà TC gặp phải.

Chú ý đến tính đặc thù của từng thân chủ: có một số ngƣời thích sử dụng cách thức thay đổi này nhiều hơn các cách thức thay đổi khác.

Trong 10 tiến trình đã nêu, việc “thiết lập mối quan hệ có tính hỗ trợ” là thiết yếu trong mọi tình huống, mọi thân chủ.

TC ở giai đoạn “chƣa xem xét” thƣờng ít có thông tin, không đánh giá đầy đủ về bản thân và hoàn cảnh sống, ít bộc lộ vấn đề của bản thân với ngƣời khác và thiếu các trải nghiệm về cảm xúc...

Page 22: Thay doi hanh vi

VẬN DỤNG CÁC TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI Ở TC GIAI ĐOẠN CHƢA XEM XÉT

Ngƣời ở giai đoạn chƣa xem xét là ngƣời ít có khả năng thay đổi nhất. Họ thƣờng đƣợc xem là những ngƣời “phản kháng”, “chống đối”.

Can thiệp trên TC ở giai đoạn chƣa xem xét phải xác lập mục tiêu là tạo động cơ và gia tăng tính sẵn sàng để thay đổi.

Nâng cao ý thức về bản thân (tiến trình 1) bao gồm việc cung cấp cho TC những thông tin liên quan đến vấn đề của họ, giúp họ nhìn vào hiện trạng và khả năng có thể giải quyết đƣợc vấn đề.

TVV cần chú ý đến việc hóa giải sự phản kháng và các phản ứng tự vệ của TC.

Page 23: Thay doi hanh vi

VẬN DỤNG CÁC TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI Ở TC GIAI ĐOẠN CHƢA XEM XÉT

Giải tỏa những cảm xúc tiêu cực (tiến trình 2) cũng cần thiết cho TC chƣa xem xét. Một số sự kiện quan trọng trong đời có thể làm TC thay đổi về mặt cảm xúc. Nếu các sự kiện này có liên quan đến vấn đề của TC, việc giúp TC giải bày hoặc trải nghiệm những cảm xúc liên quan đến sự kiện có thể giúp họ xem xét đến sự thay đổi.

Giúp thân chủ đánh giá lại bản thân và môi trƣờng sống (tiến trình 3 và 4) cũng cần thiét ở TC chƣa xem xét. Giúp TC có thêm thông tin và có đánh giá tích cực hơn về bản thân và môi trƣờng xung quanh có thể khiến TC xem xét đến khả năng thay đổi.

Page 24: Thay doi hanh vi

VẬN DỤNG CÁC TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI Ở TC GIAI ĐOẠN XEM XÉT

Thân chủ ở giai đoạn xem xét thƣờng cởi mở hơn, dễ giải bày hơn và tự do hơn trong việc đánh giá bản thân và môi trƣờng sống xung quanh. Họ cũng ít phản kháng và ít phản ứng tự vệ hơn

Việc tham vấn cần giúp những TC này phân tích, đánh giá lại các tiềm năng của bản thân, cảm thấy tự tin hơn, tự do hơn trong việc thực hiện các suy nghĩ, đánh giá và quyết định (tiến trình 3, 4, 5, 6).

Giúp một TC “xem xét” chuyển sang “chuẩn bị” về bản chất là một quá trình tƣ duy, phân tích, đánh giá, quyết định và lên kế hoạch.

Page 25: Thay doi hanh vi

THÂN CHỦ Ở CÁC GIAI ĐOẠN CHUẨN BI VÀ HÀNH ĐỘNG

TC giai đoạn chuẩn bị thể hiện một mức độ sẵn sàng khá cao trong việc thay đổi.

Tham vấn viên lúc này cần nhắm đến sự cụ thể hóa từng bƣớc nhỏ trong việc thực hiện kế hoạch thay đổi.

Cần chú trọng đến việc xác lập mục tiêu rõ ràng, chọn lựa thứ tự ƣu tiên trong các bƣớc thực hiện.

Ngoài các tiến trình 3, 4, 5, 6, TC giai đoạn này có thể vận dụng các tiến trình 7, 8 và 9 để giúp họ bƣớc sang thực hiện những hành động thay đổi thực sự.

Page 26: Thay doi hanh vi

THÂN CHỦ Ở CÁC GIAI ĐOẠN CHUẨN BI VÀ HÀNH ĐỘNG

Điều kiện hóa (conditioning) và điều kiện hóa ngƣợc (counterconditioning) là những tiến trình (7) giúp loại bỏ hành vi/thói quen cũ và định hình hành vi/thói quen mới.

Quản lý các tác nhân từ hoàn cảnh (tiến trình 8) bao gồm: ngăn ngừa xảy ra các tác nhân kích thích sự tái diễn hành vi cũ, huấn luyện tính quyết đoán (nói “không” với hành vi cũ)… nói chung có bản chất là một quá trình rèn luyện các kỹ năng mới, hành vi mới, thói quen mới.

Áp dụng các tác nhân củng cố phù hợp (tiến trình 9): tạo những hệ quả tích cực xảy ra sau khi TC thực hiện hành vi mới.

Page 27: Thay doi hanh vi

PHẦN 4

ĐÔI ĐIỀU

Page 28: Thay doi hanh vi

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN NHỚ

Thay đổi hành vi là một tiến trình lâu dài và có nhiều khó khăn khi thực hiện.

Tái diễn hành vi cũ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong quá trình thực hiện thay đổi

Cần phân tích đúng giai đoạn và mức độ thay đổi để có thể vận dụng những tiến trình thay đổi cho phù hợp với thân chủ và loại vấn đề mà thân chủ gặp phải

Tham vấn viên phải có kỹ năng thiết lập đƣợc một mối quan hệ có tính hỗ trợ và nắm vững những kỹ năng quan trọng cơ bản trong tham vấn

Page 29: Thay doi hanh vi

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN NHỚ Một số tính chất đặc trƣng của một ngƣời tham vấn hiệu quả: thấu cảm, không phê phán, tôn trọng thân chủ vô điều kiện, trung thực, nhiệt tình, tạo môi trƣờng an toàn và có tính bảo mật cho thân chủ…

Một số kỹ năng căn bản giúp tham vấn viên giao tiếp hiệu quả: phản ánh (reflection), diễn giải (interpretation), đối diện thực tế (confrontation) và đặt câu hỏi (inquiring)

Một số quy trình chuyên biệt cần đƣợc thực tập và áp dụng: tham vấn tạo động cơ, hóa giải phản kháng, tham vấn khủng hoảng, giải tỏa cảm xúc, thách thức thành kiến, tham vấn quyết định, lên kế hoạch, phân tích hành vi, xử lý các tình huống chuyên biệt...

Page 30: Thay doi hanh vi

CHÂN THÀNH CẢM ƠN