thùc tr¹ng ph¢n bè n÷ hé sinh tr£n toµn quèc giai §o¹n … · 2010. 6. 16. · “lâm...

3
Y häc thùc hµnh (714) – sè 4/2010 31 thường, đặc biệt là mức độ vừa và nặng, chất bã được bài ti ết quá mức ra bề mặt da làm da mặt bóng nhờn. Đây là một trong ba yếu tố chính gây nên bệnh trứng cá ở các mức độ khác nhau [7], [8]. Có 56 trên 70 BN mắc trứng cá thuộc loại da nhờn (chiếm 80%) trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.12). Tính riêng ở nam thì tỷ lệ da nhờn còn cao hơn 85% so với 15% và ở nữ là 73% so với 27%. Kết quả trong nghiên cứu của Lê Văn Chúc tỷ lệ BN da nhờn là 72.3% (n=64) [1]. Sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi là không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự một số nghiên cứu khác đã nêu trên, phần nào chứng minh rõ thêm vấn đề này. KẾT LUẬN - Mùa hè bệnh thường tăng lên nhiều hơn so với các mùa khác (77.14%) - Yếu tố tâm thần kinh có sự liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện và tiến triển của bệnh TCTT, chiếm 71.42%. - Tình trạng da nhờn có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của bệnh trứng cá thông thường, chiếm 80%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Chúc. (2007), “Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và hi ệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng đốt giải phóng nhân, mủ của máy cao tần”, Luận văn thạc sỹ khoa học y dược, Học viện Quân y. 2. Hoàng Ngọc Hà. (2006), “Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và lượng testosteron trong máu bệnh nhân nam bị trứng cá thông thường”, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y. 3. Nguyễn Thị Minh Hồng. (2008), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng vitamin A acide tại viện da liệu quốc gia”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Thanh Nhàn. (1999), “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến sự phát sinh bệnh trứng cá thông thường”, Luận văn thạc sỹ khoa học y dược, Đại học Y Hà Nội. 5. Hoàng Trọng Quang., Nguyễn Thị Kim Li ên. (2000), “Lâm sàng da liễu - bản dịch” Nhà xuất bản Y học tr. 203 - 210. 6. Vũ Văn Tiến. (2002), Tình hình, đặc điểm lâm sàng và lượng 17-cetosteroid trong nước tiu bnh nhân trng cá thông thường nam gi i” Luận văn thạc skhoa hc y dược, Hc vi n Quân y. 7. Paul Kelly., Susan C. Taylor. (2009), “Dermatology for skin of color”, The McGraw - Hill companies Inc. pp. 205 - 210. 8. Andrea L. Zaenglein., Emmy M. Graber., Diane M. Thiboutot, et al., (2008), “Chapter 78, Acne Vulgaris and Acneiform Eruptions - Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine, 7th Edition”, McGraw-Hill, pp. 691 - 703. 9. Barbara Sheen. (2004), “Acne - Diseases and Disorders”, Lucent Books - The Gale Group, Inc., Lucent Books - 27500 Drake Rd. - Farmington Hills - United States of America. pp. 10 - 23. THùC TR¹NG PH¢N Bè N÷ Hé SINH TR£N TOµN QuèC GIAI §O¹N 2004-2008 Lª Anh TuÊn Bệnh viện Phụ sản trung ương TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số li ệu có sẵn từ hệ thống báo cáo của ngành y t ế giai đoạn 2004-2008 nhằm mô tả sự phân bố NHS giữa các vùng sinh thái. Kết quả nghi ên cứu cho thấy số lượng NHS trung bình trung bình/10.000 dân có xu hướng tăng dân theo năm từ 2,1 NHS/10.000 dân năm 2004 lên 2,6 NHS/10.000 dân năm 2008 và chỉ có 0,88 NHS/trạm y tế xã. Số NHS trung bình chung cho các trình độ/10.000 dân cao nhất ở vùng Tây Bắc (3,8 NHS), ti ếp đên là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (3,1 NHS). Ngành y tế cần có biện pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành của NHS ở các vùng sâu, vùng xa và ở tuyến y tế xã. Từ khóa: Nữ hộ sinh, các vùng sinh thai, trạm y tế Summary Distribution of midwives in Viet Nam in period of 2004-2008 The study used the second data analysis and used data from health management information system in period of 2004-2008 in order to describe the distribution of midwives among different geographical areas. Results shown that the number of mifwives/10,000 population was increased by time, from 2.1 midwives/10,000 population to 2.6 midwives/10,000 population and there was only 0.88 midwives/commune health centre. The number of midwives/10,000 population is higher in the Nothwest region (3.8 midwives), South Central Coast region (3.1 midwives). The Health Sector should have necessery measures to improve clinical skill of midwives in the remote areas. Key Words: Midwives, geographical areas, commune health centre ĐẶT VẤN ĐỀ: Chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) tại các cơ sở y tế từ trung ương trong những người cung cấp các dịch vụ CSSKSS thi ết yếu cho bà mẹ trẻ em tại tuyến xã. Nhiều trạm y tế xã không có NHS hoặc chỉ có NHS sơ cấp nên không đủ trình độ để cung cấp dịch vụ CSSKSS. Ngoài ra, chất lượng của cán bộ y tế phụ thuộc vào chương trình đào tạo mới cũng như đào tạo lại. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phân bố loại nữ hộ sinh tr ên các vùng sinh thái

Upload: others

Post on 30-Dec-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THùC TR¹NG PH¢N Bè N÷ Hé SINH TR£N TOµN QuèC GIAI §O¹N … · 2010. 6. 16. · “Lâm sàng da liễu ... chất lượng của cán bộ y tế phụ thuộc vào chương

Y häc thùc hµnh (714) – sè 4/2010

31

thường, đặc biệt là mức độ vừa và nặng, chất bã được bài tiết quá mức ra bề mặt da làm da mặt bóng nhờn. Đây là một trong ba yếu tố chính gây nên bệnh trứng cá ở các mức độ khác nhau [7], [8].

Có 56 trên 70 BN mắc trứng cá thuộc loại da nhờn (chiếm 80%) trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.12). Tính riêng ở nam thì tỷ lệ da nhờn còn cao hơn 85% so với 15% và ở nữ là 73% so với 27%. Kết quả trong nghiên cứu của Lê Văn Chúc tỷ lệ BN da nhờn là 72.3% (n=64) [1]. Sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi là không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự một số nghiên cứu khác đã nêu trên, phần nào chứng minh rõ thêm vấn đề này.

KẾT LUẬN - Mùa hè bệnh thường tăng lên nhiều hơn so với các

mùa khác (77.14%) - Yếu tố tâm thần kinh có sự liên quan chặt chẽ đến

sự xuất hiện và tiến triển của bệnh TCTT, chiếm 71.42%.

- Tình trạng da nhờn có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của bệnh trứng cá thông thường, chiếm 80%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Chúc. (2007), “Nghiên cứu tình hình, đặc

điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng đốt giải phóng nhân, mủ của máy cao tần”, Luận văn thạc sỹ khoa học y dược, Học viện Quân y.

2. Hoàng Ngọc Hà. (2006), “Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và lượng testosteron trong máu bệnh nhân nam bị trứng cá thông thường”, Luận văn thạc sĩ y

học, Học viện Quân y. 3. Nguyễn Thị Minh Hồng. (2008), “Nghiên cứu đặc

điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng vitamin A acide tại viện da liệu quốc gia”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thanh Nhàn. (1999), “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến sự phát sinh bệnh trứng cá thông thường”, Luận văn thạc sỹ khoa học y dược, Đại học Y Hà Nội.

5. Hoàng Trọng Quang., Nguyễn Thị Kim Liên. (2000), “Lâm sàng da liễu - bản dịch” Nhà xuất bản Y học tr. 203 - 210.

6. Vũ Văn Tiến. (2002), “Tình hình, đặc điểm lâm sàng và lượng 17-cetosteroid trong nước tiểu bệnh nhân trứng cá thông thường nam giới” Luận văn thạc sỹ khoa học y dược, Học viện Quân y.

7. Paul Kelly., Susan C. Taylor. (2009), “Dermatology for skin of color”, The McGraw - Hill companies Inc. pp. 205 - 210.

8. Andrea L. Zaenglein., Emmy M. Graber., Diane M. Thiboutot, et al., (2008), “Chapter 78, Acne Vulgaris and Acneiform Eruptions - Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine, 7th Edition”, McGraw-Hill, pp. 691 - 703.

9. Barbara Sheen. (2004), “Acne - Diseases and Disorders”, Lucent Books - The Gale Group, Inc., Lucent Books - 27500 Drake Rd. - Farmington Hills - United States of America. pp. 10 - 23.

THùC TR¹NG PH¢N Bè N÷ Hé SINH TR£N TOµN QuèC GIAI §O¹N 2004-2008

Lª Anh TuÊn Bệnh viện Phụ sản trung ương

TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số

liệu có sẵn từ hệ thống báo cáo của ngành y tế giai đoạn 2004-2008 nhằm mô tả sự phân bố NHS giữa các vùng sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng NHS trung bình trung bình/10.000 dân có xu hướng tăng dân theo năm từ 2,1 NHS/10.000 dân năm 2004 lên 2,6 NHS/10.000 dân năm 2008 và chỉ có 0,88 NHS/trạm y tế xã. Số NHS trung bình chung cho các trình độ/10.000 dân cao nhất ở vùng Tây Bắc (3,8 NHS), tiếp đên là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (3,1 NHS). Ngành y tế cần có biện pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành của NHS ở các vùng sâu, vùng xa và ở tuyến y tế xã.

Từ khóa: Nữ hộ sinh, các vùng sinh thai, trạm y tế xã

Summary Distribution of midwives in Viet Nam in period of

2004-2008 The study used the second data analysis and

used data from health management information system in period of 2004-2008 in order to describe the distribution of midwives among different

geographical areas. Results shown that the number of mifwives/10,000 population was increased by time, from 2.1 midwives/10,000 population to 2.6 midwives/10,000 population and there was only 0.88 midwives/commune health centre. The number of midwives/10,000 population is higher in the Nothwest region (3.8 midwives), South Central Coast region (3.1 midwives). The Health Sector should have necessery measures to improve clinical skill of midwives in the remote areas.

Key Words: Midwives, geographical areas, commune health centre

ĐẶT VẤN ĐỀ: Chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

sinh sản (CSSKSS) tại các cơ sở y tế từ trung ương trong những người cung cấp các dịch vụ CSSKSS thiết yếu cho bà mẹ trẻ em tại tuyến xã. Nhiều trạm y tế xã không có NHS hoặc chỉ có NHS sơ cấp nên không đủ trình độ để cung cấp dịch vụ CSSKSS. Ngoài ra, chất lượng của cán bộ y tế phụ thuộc vào chương trình đào tạo mới cũng như đào tạo lại. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phân bố loại nữ hộ sinh trên các vùng sinh thái

Page 2: THùC TR¹NG PH¢N Bè N÷ Hé SINH TR£N TOµN QuèC GIAI §O¹N … · 2010. 6. 16. · “Lâm sàng da liễu ... chất lượng của cán bộ y tế phụ thuộc vào chương

Y häc thùc hµnh (714) – sè 4/2010

32

trong cả nước, vì vậy nghiên cứu này được đến địa phương phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng cán bộ cung cấp dịch vụ, đặc biệt là đội ngũ nữ hộ sinh (NHS). Mặt khác chất lượng dịch vụ CSSKSS còn phụ thuộc vào trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu và các sinh phẩm trong chẩn đoán và điều trị. Một số nghiên cứu gần đầy đây cho thấy chất lượng dịch vụ CSSKSS rất khác nhau giữa các tuyến y tế và giữa các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu các cán bộ y tế có trình độ và làm việc đúng chuyên khoa. Mặt khác, chất lượng dịch vụ CSSKSS ở nhiều nơi vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế [1]. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có sự khác biệt rất lớn về chất lượng nguồn cán bộ y tế giữa các vùng miền cũng như giữa các cơ sở y tế tỉnh, huyện, đặc biệt là cơ sở y tế xã. Trung bình mỗi trạm y tế (TYT) xã cần có một NHS hoặc y sỹ sản nhi thì mới có thể đáp ứng được chuẩn Quốc gia về CSSKSS và đạt chuẩn Quốc gia về Trạm y tế [2]. NHS là một thực hiện nhằm mục tiêu mô tả thực trạng phân bố NHS giữa các vùng và các tuyến y tế. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng cho công tác lập chính sách và kế hoạch y tế.

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu được thu thập từ báo cáo của các tỉnh cho

Bộ y tế về số lượng NHS chung cũng như các loại NHS đại học, cao đẳng, trung học và sơ học trong giai đoạn 2004-2008. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích lại các số liệu (second data analysis). Số liệu về số lượng NHS được phân tích và trình bày theo bảng liên quan đến thời gian và các vùng sinh thái. Các biên số nghiên cứu bao gồm: (i) Phân bố NHS theo trình độ; (ii) Tỷ lệ NHS/10.000 dân và (iii) Phân bố theo các vùng sinh thái.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2,62,42,32,22,1

0

1

2

3

2004 2005 2006 2007 2008

Biểu đồ 1. Số NHS/10.000 dân giai đoạn 2004-2008

Trong 5 năm từ 2004 đến 2008 chúng ta thấy số lượng NHS trung bình/10.000 dân có su hướng tăng dần theo năm, từ 2,1 NHS/10.000 dân lên 2,6 NHS/10.000 dân. Đây là số lượng NHS trung bình bao gồm cả NHS đại học, cao đẳng, trung học và sơ học (BiÓu ®å 1).

Bảng 1. Loại NHS/10.000 dân trong toàn quốc Loại nữ hộ sinh Số lượng Số NHS/10.000 dân

Đại học 367 0,04 Cao đẳng/Trung học 19.925 2,34

Sơ học 1.694 0,22

Bảng 1 cho thấy số lượng NHS trung bình ở các trình độ khác nhau/10.000 dân. Số lượng NHS Đại học trung bình/10.000 dân là 0,04/10.000 dân, như vậy còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong khi đó tỷ lệ NHS sơ học trung bình/10.000 dân còn cao (0,22/10.000 dân) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Bảng 2. Số NHS/trạm y tế xã/phường trong toàn quốc

Loại nữ hộ sinh Số lượng Số NHS/trạm y tế

Đại học 16 0,002 Cao đẳng/trung học 8.496 0,768

Sơ học 1.227 0,011 Trung bình 9.739 0,880

Bảng 2 cho biết số lượng NHS trung bình/trạm y

tế phường. Chỉ có 0,88 NHS/trạm y tế xã. Trong cả nước thiếu 1.316 NHS cho 1.316 trạm y tế xã/phường trên toàn quốc.

Bảng 3. Số NHS trung bình/10.000 dân theo vùng sinh thái năm 2008

Vùng sinh thái Số

lượng Số NHS

chung/ 10.000 d©n

Sè n÷ hé sinh s¬ häc/10.000

d©n Đồng bằng Sông

Hồng 3.524 1,9 0,04

Đông Bắc 2.869 2,9 0,10 Tây Bắc 998 3,8 0,69

Bắc Trung Bộ 2.677 2,5 0,36 Duyên hải Nam

Trung Bộ 2.227 3,1 0,32

Tây Nguyên 1.530 3,1 0,35 Đông Nam Bộ 3.887 2,7 0,17

Đồng băng sông Cửu Long

3.995 2,3 0,14

Bảng 3 cho thấy phân bố NHS/10.000 dân theo 8

vùng sinh thái tại Việt Nam. Số NHS trung bình chung cho các trình độ/10.000 dân cao nhất ở vùng Tây Bắc (3,8 NHS), Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (3,1 NHS). Số NHS sơ học trung bình/10.000 dân cao nhất ở vùng Tây Bắc (0,69 NHS sơ học), vùng Bắc Trung Bộ (0,36 NHS sơ học), vùng Tây Nguyên (0,35 NHS sơ học) và Duyên Hải Nam Trung Bộ là 0,32 NHS sơ học.

BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số

lượng NHS trung bình/10.000 dân có xu hướng tăng dần theo năm từ 2,1 NHS/10.000 dân năm 2004 tăng lên 2,6 NHS/10.000 dân năm 2008, tuy vậy mới chỉ đạt được 0,88 NHS/trạm y tế xã. Nguyên cứu của chung tôi cũng phù hợp với một nghiên cứu gần đây cho thấy trung bình mỗi tỉnh trong cả nước có 77,7 NHS trung học và cao đẳng, tuyến tỉnh có 68, tuyến huyện có 9 và đặc biệt tuyến xã chỉ có 0,7 NHS trung học và sơ học/trạm y tế xã [1,2]. Trong đó số lượng NHS trung học và sơ học/trạm y tế xã thấp nhất ở vùng Tây Nguyên.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

Page 3: THùC TR¹NG PH¢N Bè N÷ Hé SINH TR£N TOµN QuèC GIAI §O¹N … · 2010. 6. 16. · “Lâm sàng da liễu ... chất lượng của cán bộ y tế phụ thuộc vào chương

Y häc thùc hµnh (714) – sè 4/2010

33

153/2006/QĐ-TTg về “Qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 và tầm nhìn 2020” và Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg về việc thưc hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính Trị đã chỉ rõ đến năm 2010 đạt 80% trạm y tế xã có NHS trung học, do vậy ngành y tế phải rất nỗ lực mới có thể đạt được chỉ tiêu này [3]. Hiện nay, trong cả nước còn 1.316 trạm y tế xã/phường trên toàn quốc chưa có NHS. Như vậy, chúng ta còn thiếu khoảng trên 1.300 NHS trong khi mỗi năm chỉ đào tạo được số lượng hạn chế NHS, trong khi tại các bệnh viện tỉnh, huyện trong cả nước có nhu cầu rất cao về NHS để mở rộng và thay thế cán bộ nghỉ hưu, chưa kể hiện nay một số lượng lớn bệnh viện, phòng khám ngoài công lập đang thu hút rất nhiều NHS có kinh nghiệm hoặc mới ra trường về các cơ sở đó làm việc. Do vậy, trong thời gian tới nghành y tế cần có chính sách hấp dẫn NHS được đào tạo chính qui, kể cả NHS sơ học về công tác tại cac trạm y tế xã.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy số NHS trung bình chung cho các trình độ/10.000 dân cao nhất ở vùng Tây Bắc (3,8 NHS), Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (3,1 NHS). Như vậy, mặc dù tại các vùng này còn có nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ NHS/10.000 đạt khá cao so với Vùng Đồng bằng Sông Hồng, nhưng do địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, sống không tập chung, đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn nên khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKSS mà chủ yếu là do NHS đảm nhiệm là rất khó khăn. Hơn nữa, do phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc vùng này nên tỷ lệ đi khám thai và chăm sóc thai sản tại trạm y tế xã còn rất thấp, nhiều nơi còn có tập quán đẻ tại nhà nên các tai biên do sản khoa và tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh còn rất cao. Các NHS phần đông là cán bộ dân tộc, trình độ còn hạn chế, mặc dù được đào tạo chính qui nhưng kiến thức và kỹ năng lâm sàng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo theo yêu cầu của Chuẩn Quốc gia nên chất lượng của dịch vụ CSSKSS còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu về cung cấp dịch vụ CSSKSS của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc năm 2006 tại 7 tỉnh trong toàn quốc đã khẳng định vai trò của NHS, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế trong việc cung cấp dịch vụ CSSKSS có chất lượng tại trạm y tế xã [5].

Theo báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2007 thì bên cạnh đào tạo mới việc đào tạo lại và đào tạo liên tục có vai trò rất quan trọng nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế. Tuy nhiên, công tác đào tạo lại còn nhiều khó khăn như kinh phí đào tạo lại của Nhà nước còn khá hạn hẹp, chỉ có 13,5 triệu đồng một lớp 2 tuần, như vậy chỉ đủ cho khoảng 50 lớp với tổng số học viên

khoảng 2.000 người [6]. Bên cạnh các lớp đào tạo lại dựa vào kinh phí nhà nước, còn có nhiều hình thức đào tạo lại thực hiện theo chương trình, dự án, nhưng những lớp này thiếu sự điều phối chung từ phía Bộ Y tế nên còn chồng chéo. Nên hiệu quả thực hiện chương trình đào tạo lại còn có sự khác nhau giữa các vùng miền và các tuyến y tế, đặc biệt là tuyến xã. Cán bộ ở các vùng nghèo, vùng khó khăn ít có điều kiện cử cán bộ tham dự các lớp của các chương trình, dự án do thiếu cán bộ làm việc tại cơ sở, chỉ có khoảng một phần ba số cán bộ của 7 tỉnh miền núi tham gia được các lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ tuyến cơ sở được tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Đa khoa Thái Nguyên [6]. Hơn nữa hiện nay chưa có quy chế bắt buộc cán bộ y tế phải tham gia đào tạo lại hoặc đào tạo liên tục nên nhiều cán bộ y tế sau khi ra trường hàng chục năm không được cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế trong giai đoạn hiện nay nhất là cán bộ y tế trung, sơ cấp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Số lượng NHS trung bình/10.000 dân có xu

hướng tăng dân theo năm từ 2,1 NHS/10.000 dân năm 2004 lên 2,6 NHS/10.000 dân năm 2008 và chỉ có 0,88 NHS/trạm y tế xã. Số NHS trung bình chung cho các trình độ/10.000 dân cao nhất ở vùng Tây Bắc (3,8 NHS), tiếp đên là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (3,1 NHS). Ngành y tế cần có biện pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành của NHS ở các vùng sâu, vùng xa và ở tuyến y tế xã.

Tµi liÖu tham kh¶o 1. Trịnh Yên Bình, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Thị

Kim Tiến (2009). Sự chênh lệch về phân bố bác sỹ và nữ hộ sinh tại các tuyến y tế trong cả nước năm 2007. Tạp chí Thông tin Y Dược, số 3/2009.

2. Bộ Y tế (2009). Báo chung tổng quan ngành y tế năm 2008. Bô Y tế, Hà Nội năm 2009.

3. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2006/QĐ-TTg về ”Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2101 và tầm nhìn 2020”. Hà Nội 2006.

4. Bộ Y tế (2008). Niên giám Thống kê Y tế năm 2008. Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, Hà Nội 2008, tr. 49-77.

5. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc-UNFPA (2006). Kết quả của cung cấp và sử dụng chăm sóc sức khỏe sinh sản tại một số tỉnh can thiệp. Hà Nội năm 2006.

6. Bộ Y tế (2008). Báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2007. Nhà xuất bản Y học năm 2008, tr.35-41.