thÁch thỨc vÀ cƠ hỘi trong nỀn cÔng nghiỆp 4 · từ hai chiều cũng sẽ cung cấp...

20
CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT THÁCH THỨC V À CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0 Navigos Group Việt Nam Tháng 10/ 2018

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT

THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘITRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

Navigos Group Việt NamTháng 10/2018

02CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

LỜI NÓI ĐẦUTrong 5 năm trở lại đây cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra ngày càng rõ rệt hơn trên toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài danh sách chịu ảnh hưởng của xu hướng số hóa, tự động hóa. Việt Nam đang đón nhận một cách mạnh mẽ dòng vốn đầu tư từ những nước đi đầu trong công nghệ Sản xuất như Nhật Bản, Hàn Quốc. Chính vì vậy, bên cạnh những lợi thế mà công nghiệp 4.0 đem lại cũng là những thách thức mới dành cho nguồn nhân lực tại Việt Nam.

Có thể nói ngành Sản xuất đã và đang là lĩnh vực mang lại tiềm năng phát triển rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nếu không mạnh dạn “nắm bắt cơ hội” này bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 thì những thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á sẽ nhanh chóng trở thành điểm đầu tư lý tưởng hơn cho các tập đoàn lớn về Sản xuất. Để chuyển đổi thành công sang nền công nghiệp 4.0, bên cạnh sự hỗ trợ của doanh nghiệp bằng cách cung cấp công cụ và công nghệ thì đội ngũ nhân lực mới là bộ phận đóng vai trò quan trọng hơn cả.

Trong suốt 16 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ về tuyển dụng, các khách hàng trong ngành Sản xuất luôn là đối tác quan trọng của Navigos Group. Trước những khó khăn mà ngành Sản xuất đang gặp phải, đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 như hiện nay, Navigos Group đã thực hiện báo cáo “Nhân lực ngành Sản xuất trong thời kỳ 4.0”.

Chúng tôi hy vọng kết quả của báo cáo này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp Sản xuất những thông tin cần thiết cho việc hoạch định các chiến lược nhân sự phù hợp nhằm đưa doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng công nghiệp 4.0 của toàn cầu và phát triển ngày càng bền vững. Bên cạnh đó, những kết quả phân tích từ hai chiều cũng sẽ cung cấp cho ứng viên trong ngành này có kế hoạch phát triển kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng trong thời đại 4.0.

Gaku EchizenyaTổng giám đốc Navigos Group Việt Nam

THÔNG TIN CHUNG

THÔNG TIN ỨNG VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT

03CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

Nhân viênPhó trưởng phòng / Trưởng phòngTrưởng nhómGiám sátPhó Giám Đốc/Giám Đốc

38%22%20%11%6%

CẤP BẬC CỦA ỨNG VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT

LĨNH VỰC LÀM VIỆC

Kỹ thuật (Engineering)Điện tử, Công nghệ caoDệt may / Da giày Vật liệu xây dựng Thực phẩm và đồ uốngHóa chấtNăng lượng và dầu khíSản xuất nông nghiệpĐóng gói / In ấn / Bao bìNgành hàng tiêu dùng nhanhBán hàng công nghiệp

25%17%12%6%5%5%4%3%3%3%2%

Công ty 100% vốn nước ngoàiCông ty cổ phầnDoanh nghiệp tư nhânCông ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp nhà nước Công ty liên doanh

40%18%17%12%7%5%

LOẠI HÌNH CÔNG TY

THÔNG TIN CHUNG

THÔNG TIN ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆPTHAM GIA KHẢO SÁT

LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG

Kỹ thuật (Engineering)Dệt may / Da giày Điện tử, Công nghệ caoVật liệu xây dựng Hóa chấtĐóng gói / In ấn / Bao bìKhác

15%15%11%7%7%7%

23%

<100100-500501-10001001-5000>5000

43%68%29%24%8%

SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN

04CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

04CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

LỢI THẾ VÀTHÁCH THỨCCỦA ỨNG VIÊNNGÀNH SẢN XUẤT

PHẦN 1

05CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ ỨNG VIÊN CÓ THỂ LÀM VIỆC TRONGNGÀNH SẢN XUẤT

Kiến thức chuyên môn được 73% ứng viên tham gia khảo sát lựa chọn là yêu cầu cần thiết nhất khi làm việc trong ngành này. Kỹ năng giải quyết vấn đề (42% ứng viên chọn) – Tính kỷ luật cao (39%) và khả năng thích nghi (chiếm 15%).

Ở góc độ doanh nghiệp, các kỹ năng thuộc về chuyên môn sẽ được nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu với 30% doanh nghiệp lựa chọn tiêu chí này. Đối với họ, việc không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của ứng viên

cũng sẽ là yếu tố quan trọng nhất để họ đánh giá ứng viên không vượt qua được yêu cầu tuyển dụng với ý kiến đồng tình của 67% doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Tuy vậy, các ứng viên cũng thẳng thắn đưa ra những hạn chế vẫn đang tồn tại ngay trong lực lượng lao động tại doanh nghiệp mình, trong đó đáng lưu ý đến tính thiếu chủ động trong công việc (72% ứng viên chọn) – thiếu tinh thần học hỏi (45%) – thiếu kiến thức chuyên môn (36%) và thiếu tinh thần kỷ luật (36%).

Khảo sát cho thấy, ứng viên ngành sản xuất thể hiện rõ mức độ gắn bó với doanh nghiệp. Theo đó 40% các ứng viên cho biết họ đang làm ở công ty hiên tại trên 5 năm. 30% chia sẻ họ cũng gắn bó với công ty trước đó từ 5 năm trở lên. Ngoài ra, một công việc ổn định cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với ứng viên ngành sản xuất khi tìm kiếm công việc mới với 41% ứng viên lựa chọn yếu tố này.

Điều này cũng khá tương đồng với ý kiến từ phía doanh nghiệp, khi có đến 73% doanh nghiệp cho biết tỷ lệ nghỉ việc của công ty họ dưới 20%.

Các doanh nghiệp cũng chia sẻ một số các điểm chung với ứng viên về các yếu tố giữ chân được nhân sự. Công việc ổn định chiếm đến 58% ý kiến đồng tình từ phía doanh nghiệp, trong khi mức lương cạnh tranh là 49% và mức thưởng hấp dẫn chiếm 23%.

ỨNG VIÊN NGÀNH SẢN XUẤT MONG MUỐN CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNHVÀ HỌ THƯỜNG GẮN BÓ LÂU DÀI VỚI DOANH NGHIỆP

06CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

40%

25%

23%

12%Dưới 1 năm

5 năm trở lên

1 năm – dưới 3 năm

3 năm –dưới 5 năm

THỜI GIAN LÀM VIỆC HIỆN TẠI

39%

29%

23%

19%Dưới 1 năm

5 năm trở lên

1 năm – dưới 3 năm

3 năm –dưới 5 năm

THỜI GIAN LÀM VIỆC TRƯỚC ĐÓ

42%

31%

15%

3%>50%

<10%

8%31 – 50%

10 – 20%

21 – 30%

TỶ LỆ NGHỈ VIỆC

07CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

Công việc ổn định

Mức lương cạnh tranh

Môi trường làm việc an toàn

Mức thưởng hấp dẫn

Người quản lý trực tiếp giỏi

58%

49%

34%

23%

20%

YẾU TỐ HẤP DẪN NHẤT ĐỂ GIỮ CHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO Ý KIẾN CỦA DOANH NGHIỆP

TOP 5 CÁC LÝ DO NGHỈ VIỆC TỪ CÁC ỨNG VIÊN NGÀNH SẢN XUẤT

CÁC THÁCH THỨC LỚN NHẤT MÀ ỨNG VIÊN GẶP PHẢI KHI LÀM VIỆC TRONG NGÀNH SẢN XUẤT

Khi được hỏi lý do khiến các ứng viên nghỉ việc ở công ty trước đó cũng trong ngành sản xuất, các yếu tố liên quan đến lương, chế độ thăng tiến, việc tăng lương chậm và ít được phần lớn các ứng viên lựa chọn. Bên cạnh đó, 2 yếu tố khác cũng rất đáng lưu ý là việc làm việc xa trung tâm

và môi trường làm việc bị ô nhiễm đều được 15% ứng viên tham gia lựa chọn. Ngoài ra, đối với các ứng viên cấp cao, chiếm 16% (như vị trí Phó Giám đốc/Giám đốc) lại chọn yếu tố “không phù hợp với quản lý trực tiếp”.

Chia sẻ về các thách thức mà ứng viên ngành sản xuất đang gặp phải, một lần nữa môi trường làm việc bị ô nhiễm và làm việc xa trung tâm lại đứng trong top 5 các trăn trở của các ứng viên trong ngành này.

49%Lương, chế độ

phúc lợi không cạnh

tranh

43%

Chế độthăng tiến

không rõ ràng

30%

Tăng lương ít và chậm

16%

Khôngphù hợp với quản lý trực

tiếp

15%

Làm việc xa trung tâm

38%Lương, chế độ

phúc lợi không cạnh

tranh

36%

Chế độthăng tiến

không rõ ràng

36%

Môi trườnglàm việc bị ô

nhiễm tiếng ồn,không khí…

31%

Tăng lương ít và chậm

26%

Làm việc xa trung tâm

15%

Môi trường làm việc bị “ô

nhiễm” bởi tiếng ồn hoặc

không khí

“MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC BỊ Ô NHIỄM BỞI TIẾNG ỒN HOẶC KHÔNG KHÍ” NẰM TRONG TOP 5 LÝ DO NGHỈ VIỆC CỦA ỨNG VIÊN NGÀNH SẢN XUẤT

08CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

51% ứng viên tham gia khảo sát cho biết các kỹ năng cứng liên quan đến chuyên môn trong công việc vẫn đang được chú trọng đào tạo nhất tại doanh nghiệp thuộc ngành này. Tỷ lệ này đứng ở góc độ doanh nghiệp chiếm đến 64%. Trong khi kỹ năng mềm hoặc ngoại ngữ dường như chưa được chú trọng. Chỉ có 15% ứng viên và 6% ứng viên cho biết doanh nghiệp họ có đào tạo hai kỹ năng này. Tỷ lệ này theo ý kiến các doanh nghiệp đang tương ứng là 17% và 5%.

Các hình thức đào tạo theo kiểu truyền thống như đào tạo trên công việc thực tế, các khóa đào tạo nội bộ hoặc cấp trên

đào tạo cho cấp dưới vẫn rất phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất. Trong khi đó, hình thức đào tạo trực tuyến (online) rất hiếm, với chỉ 5% ứng viên và 4% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp họ có áp dụng hình thức đào tạo mới này.

Khảo sát còn cho thấy, 15% ứng viên cho biết doanh nghiệp họ không đào tạo kỹ năng nào, bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm hay ngoại ngữ. 7% ứng viên cho biết, doanh nghiệp họ không có hình thức đào tạo nào, theo cách truyền thống hay trực tuyến.

ĐÀO TẠO VỀ CHUYÊN MÔN KIỂU TRUYỀN THỐNG VẪN ĐANG CHIẾM TỶ TRỌNG LỚN TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng mềm

Không có

Ngoại ngữ

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠOTẠI DOANH NGHIỆP

CÁC KỸ NĂNG ĐANG ĐƯỢC CHÚ TRỌNG ĐÀO TẠO NHẤT TẠI CÔNG TY CỦA ỨNG VIÊN

CÁC KỸ NĂNG ĐƯỢC ĐÀO TẠOTẠI DOANH NGHIỆP

09CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

Đào tạo trên công việc thực tếCác khóa đào tạo nội bộCấp trên đào tạo cấp dướiCác khóa đào tạo bên ngoàiCử nhân viên đi học tại chi nhánh nước ngoàiKhông có

Các khóa đào tạo online

69%44%43%18%8%7%5%

Đào tạo trên công việc thực tếCấp trên đào tạo cấp dướiCác khóa đào tạo nội bộCác khóa đào tạo bên ngoàiCử nhân viên đi học tại chi nhánh nước ngoàiCác khóa đào tạo onlineKhông có

83%53%50%27%6%4%2%

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠOTẠI CÔNG TY CỦA ỨNG VIÊN

51%

15%

16%

6%

Kỹ năng chuyên môn

Ngoại ngữ

Kỹ năng mềm

Không có

64%

5%

17%

5%

Ứng viên mong muốn một mức lương cạnh tranh (62%) – chế độ thăng tiến rõ ràng (44%) và mức thưởng hấp dẫn (30%) để có thể ở lại và gắn bó với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo dữ liệu của khảo sát, 62% ứng viên cho biết tháng lương thứ 13 vẫn là mức thưởng phổ biến tại các doanh nghiệp thuộc ngành này.

48% ý kiến của các doanh nghiệp cũng chia sẻ hình thức này đang được áp dụng tại doanh nghiệp của họ.

Ngoài ra, các cơ chế thưởng theo năng suất làm việc, thưởng theo tháng, quý và năm cũng được áp dụng tại các doanh nghiệp nhưng không phổ biến bằng tháng lương thứ 13.

62%44%30%29%23%19%16%11%10%

9%4%

LƯƠNG, THƯỞNG VẪN LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ ỨNG VIÊN Ở LẠI VÀ GẮN BÓ VỚI DOANH NGHIỆP

10CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

CÁC YẾU TỐ GIỮ CHÂN NHÂN SỰ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤTTHEO GÓC NHÌN CỦA ỨNG VIÊN

CHẾ ĐỘ THƯỞNG TẠI DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN Ý KIẾN CỦA ỨNG VIÊN

Mức lương cạnh tranh

Chế độ thăng tiến rõ ràng

Mức thưởng hấp dẫn

Người quản lý trực tiếp giỏi

Công việc ổn định

Chương trình đào tạo thiết thực

Môi trường làm việc an toàn

Các chương trình sinh hoạt gắn kết nhân viên

Các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên

Thời gian làm việc linh hoạt

Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người thân

45%Chỉ có lương

tháng 13

27%

Thưởng theo tháng, quý,

năm

26%

Thưởng theo năng suấtlàm việc

12%

Thưởng theo số nămlàm việc

7%

Không có thưởng

CHẾ ĐỘ THƯỞNG TẠI DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN Ý KIẾN CỦA DOANH NGHIỆP

48%Thưởng theo

năng suấtlàm việc

43%

Chỉ có lương tháng 13

33%

Thưởng theo tháng, quý,

năm

18%

Thưởng theo số nămlàm việc

1%

Không có thưởng

11CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

NGÀNH SẢN XUẤTTHIẾU NHÂN LỰCVÀ THÁCH THỨCTRONG TUYỂN DỤNG

PHẦN 2

TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT ĐÁNGBÁO ĐỘNG

Theo quan sát từ ứng viên, 55% cho biết họ nhận thấy rằng doanh nghiệp của mình đang trong tình trạng thiếu hụt nhân sự. Về phía doanh nghiệp, chỉ 15% cho biết rằng họ không thiếu lao động, các doanh nghiệp còn lại trong tình trạng thiếu hụt ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều nhất là tỷ lệ thiếu dưới 10%.

Sự thiếu hụt này cũng tác động rõ ràng đến phần lớn nhân lực đang làm việc trong ngành này, theo đó có đến 54% cho biết sự thiếu hụt có ảnh hưởng đến họ, trong đó 37% cho biết

rằng khối lượng công việc của họ tăng lên; 7% cho biết họ không có thời gian dành cho những hoạt động cá nhân.

Không chỉ thiếu về số lượng, ứng viên không đạt về chất lượng đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự lớn ở các doanh nghiệp ngành sản xuất, với 35% ý kiến chia sẻ từ doanh nghiệp đồng tình với thực tế này.

35%17%14%

9%8%5%4%3%3%

GÓC ĐỘ NHÀ TUYỂN DỤNGNGUYÊN NHÂN THIẾU HỤT NHÂN SỰ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Ứng viên chưa đạt chất lượng

Các yếu tố liên quan đến lương thưởng và phúc lợi

Thiếu số lượng ứng viên

Thị trường cạnh tranh cao

Tỷ lệ nghỉ việc cao

Điều kiện lao động tại nhà máy chưa tốt

Lao động thành phố không muốn làm việc tại khu Công nghiệp

Chế độ thăng tiến chậm hoặc không có

Khác

YẾU “THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG”, NHÀ TUYỂN DỤNGGẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THU HÚT NHÂN SỰ

Nằm trong top 5 các thách thức trong tuyển dụng nhân sự, 29% doanh nghiệp tham gia khảo sát chia sẻ “Thương hiệu nhà tuyển dụng chưa đủ mạnh” khiến họ khó khăn trong việc thu hút sự quan tâm của người lao động đối với doanh nghiệp mình. 32% doanh nghiệp cũng đã đưa việc xây dựng “Thương hiệu nhà tuyển dụng” trong top 5 các giải pháp cần phải làm để khắc phục các khó khăn trong việc tuyển nhân sự.

Ở cả góc độ nhà tuyển dụng và ứng viên, yếu tố “xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của nhân sự trẻ” hiện đang là một trong

những thách thức của ngành sản xuất. Có lẽ với sự ảnh hưởng của nền công nghiệp 4.0, sự dịch chuyển lao động số, tinh thần dấn thân cùng với rất nhiều các cơ hội việc làm hấp dẫn trong các ngành nghề khác…cũng sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn nghề nghiệp, khi một môi trường việc làm ổn định nhưng lương, thưởng không cạnh tranh trong ngành sản xuất không còn đủ hấp dẫn nhân sự trẻ nữa.

12CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

49%

42%

24%

Để giải quyết bài toán về thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về chất lượng và số lượng, các doanh nghiệp ngành sản xuất đã thực hiện nhiều hoạt động, trong đó chủ yếu là sử dụng dịch vụ tạo nguồn (chủ yếu là nguồn sinh viên trường đại học) chiếm 46%. Ngoài ra, đó là các hoạt động liên kết với các cơ sở đào tạo để cải thiện chất lượng của chương trình đào tạo (22% ý kiến của doanh nghiệp) và hợp tác với các cơ sở đào tạo để đào tạo theo yêu cầu tuyển dụng (21%).

Trong liên kết với các cơ sở đào tạo, thì trường dạy nghề đang được 49% các doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn, vượt qua trường đại học (42%), trường cao đẳng (24%).

TRƯỜNG DẠY NGHỀ ĐANG ĐƯỢC CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT LIÊN KẾT HỢP TÁC ĐÀO TẠO NHIỀU NHẤT

Trường nghề

Đại học

Cao đẳng

Phổ thông trung học 8%

13CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

58%42%39%29%19%

GÓC NHÌN NHÀ TUYỂN DỤNGTHÁCH THỨC TRONG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

Thị trường cạnh tranh cao

Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của nhân sự trẻ

Địa điểm làm việc xa trung tâm

Thương hiệu nhà tuyển dụng chưa đủ mạnh

Thay đổi chính sách đãi ngộ nhân viên

14CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

TÁC ĐỘNG CỦACÔNG NGHIỆP 4.0VÀ SỰ SẴN SÀNGCỦA DOANH NGHIỆPNGÀNH SẢN XUẤT

PHẦN 3

Theo kết quả khảo sát, 81% ứng viên và 86% doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp của họ đang áp dụng tự động hóa quy trình sản xuất, từ 0% - 70%, theo như bảng số liệu dưới đây:

23%23%18%14%8%

NGÀNH SẢN XUẤT ĐANG TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SANGTỰ ĐỘNG HÓA

TỰ ĐỘNG HÓA ĐƯỢC NHÌN NHẬN VỚI Ý NGHĨA TÍCH CỰC

Áp dụng từ 0% - dưới 10% toàn bộ quy trình sản xuất

Áp dụng từ 10 – dưới 30% toàn bộ quy trình sản xuất

Áp dụng từ 30% - dưới 50% toàn bộ quy trình sản xuất

Áp dụng từ 50% - dưới 70% toàn bộ quy trình sản xuất

Áp dụng từ 70% trở lên

19%22%19%12%9%

Ý kiến ứng viên Ý kiến doanh nghiệp

Dữ liệu của khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp ngành sản xuất tham gia vào khảo sát đã có sự chủ động chuẩn bị đón đầu cho làn sóng của nền công nghiệp 4.0.

65%44%41%39%21%

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ NHÂN SỰ TRONG NGÀNH ĐÃCHỦ ĐỘNG SẴN SÀNG CHO TỰ ĐỘNG HÓA

Đầu tư máy móc

Thay đổi dần cách quản lý và vận hành doanh nghiệp

Đầu tư vào hệ thống dữ liệu

Đào tạo nhân sự với các kỹ năng mới

Tuyển dụng nhân sự với kỹ năng liên quan đến tự động hóa

61%37%35%34%21%

Ý kiến ứng viên Ý kiến doanh nghiệp

59%25%

Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí

Tự động hóa là điều tất yếu trong lĩnh vực sản xuất

48%30%

Ý kiến ứng viên Ý kiến doanh nghiệp

15CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

Khi được hỏi về quan điểm đối với việc chuyển đổi sang mô hình tự động hóa, cả nhóm ứng viên và doanh nghiệp đều chia sẻ những ý nghĩa tích cực về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, hai quan điểm được cả hai nhóm lần lượt lựa chọn nhiều nhất là: Nâng cao năng suất lao động

và Tự động hóa là điều tất yếu trong lĩnh vực Sản xuất.

Chỉ có 3% thuộc cả hai nhóm ứng viên và doanh nghiệp cho rằng “tự động hóa sẽ khiến hàng loạt người mất việc làm”.

70% ứng viên và 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có chung nhận định về việc công nhân sẽ là người lao động chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự tự động hóa quy trình sản xuất. Trong khi đó, các bộ phận hỗ trợ như bán hàng, tiếp thị, kế toán sẽ ít bị ảnh hưởng nhất.

47%53%33%47%

5%2%

Chủ động học hỏi từ đồng nghiệp

Chủ động tham gia các khóa học chuyên môn

Chủ động tham gia các khóa học kỹ năng mềm

Chủ động nâng cao ngoại ngữ

Chờ công ty đào tạo

Không làm gì cả

Về phía ứng viên cũng đã thể hiện sự chủ động học hỏi để bắt kịp sự thay đổi.

CÔNG NHÂN SẢN XUẤT SẼ CHỊU ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT TỪ SỰ TỰ ĐỘNG HÓA

70%

5%

4%

4%

Công nhân

Kỹ sư

Ban điều hành

Các bộ phận hỗ trợ

70%

5%

4%

2%

Ý kiếncủa ứng viên

Ý kiếncủa doanh nghiệp

16CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

17CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

ĐỀ XUẤTCỦA NAVIGOS GROUP

PHẦN 4

Đây là giải pháp được nhiều nhà tuyển dụng cho biết là hiệu quả nhất hiện nay. Gợi ý một số những kênh tuyển dụng như sau: Kênh nội bộ doanh nghiệp có thể áp dụng chương trình “Giới thiệu ứng viên” cho nhân viên trong công ty; đối với cấp độ mới ra trường có thể tuyển dụng sinh viên mới

ra trường và sau đó đào tạo thêm; Các kênh trực tuyến hiệu quả có thể kể đến như Vietnam-Works, bên cạnh đó có thể đẩy mạnh sự hiệu quả của tuyển dụng trực tuyến bằng cách cung cấp các gói tiếp thị tuyển dụng trên các mạng xã hội phổ biến.

Bên cạnh duy trì và tăng cường các gói phúc lợi ngày một tốt hơn, đối với mỗi lĩnh vực khác nhau đang phải đối mặt với những thách thức khác nhau như: môi trường làm việc ô nhiễm, môi trường

làm việc không an toàn, chế độ thăng tiến không rõ ràng,.. Thấu hiểu những vấn đề này giúp doanh nghiệp có kế hoạch phát triển một gói phúc lợi riêng phù hợp với đặc thù và tính chất công việc.

Những năm gần đây ngành Sản xuất đã liên kết và ứng dụng nhiều hơn với các ngành Công nghệ cao để phục vụ cho việc chuyển sang mô hình tự động hóa. Chính vì vậy, đào tạo những kiến thức về kỹ thuật chưa đủ để doanh nghiệp có thể kịp đón nhận những lợi ích tối ưu nhất mà công nghệ

đem lại. Được đào tạo để hiểu rõ bản chất của công nghệ mới và kỹ năng số hóa chính là tiền đề giúp nguồn nhân lực có thể tự tin áp dụng và đề xuất những giải pháp ứng dụng công nghệ tốt nhất cho doanh nghiệp.

ĐẦU TƯ VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI

CẬP NHẬT KỊP THỜI VÀ ĐÀO TẠO NHANH CHÓNG

18CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

SỬ DỤNG NHIỀU KÊNH TUYỂN DỤNGLÀ GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG HIỆU QUẢ NHẤT

Dự đoán trong tương lai ngành Sản xuất sẽ dư thừa lao động phổ thông nhưng vẫn thiếu hụt nhân lực chất lượng khi tự động hóa được áp dụng mạnh mẽ hơn. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt, liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trường nghề để đặt hàng đào tạo nhân lực theo yêu cầu

là cách đang được nhiều doanh nghiệp Sản xuất áp dụng hiện nay. Không chỉ đảm bảo công việc cho sinh viên mới ra trường khắc phục được tình trạng thất nghiệp mà còn giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng đáng báo động trong lĩnh vực Sản xuất.

Bộ phận lao động là đội ngũ thường xuyên làm việc với dây chuyền và sản phẩm, chính vì vậy họ có sự thấu hiểu cách vận hành của máy móc. Đây là nhóm tiềm năng có thể cân nhắc để đào tạo phát triển lên những vị trí công việc mới trong tương lai khi công nghiêp 4.0 được áp dụng nhiều hơn.

Họ có thể tham gia đóng góp vào những ý tưởng để cải thiện dây chuyền tự động, ngoài ra có thể đảm nhiệm các công việc khác như: vận hành, giám sát, bảo trì, kiểm định chất lượng. Việc này cũng giải quyết được lượng lớn lao động phổ thông có nguy cơ dư thừa trong tương lai.

Đây là một hoạt động ngày càng quan trọng trong việc định vị sự khác biệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Thực hiện các hoạt động nhằm đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng tại các cơ sở

đào tạo hay sử dụng mạng xã hội cũng là một vài gợi ý để thu hút các nguồn lực mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp.

19CHÂN DUNG NHÂN LỰC NGÀNH SẢN XUẤT: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0

LIÊN KẾT CHẶT CHẼ VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤCĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THIẾU HỤT NHÂN SỰ

TIỀM NĂNG CỦA NGUỒN LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG

XÂY DỰNGTHƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG ĐỂ TẠO NGUỒN

BÁO CÁO THUỘC BẢN QUYỀN

CỦA TẬP ĐOÀN NAVIGOS GROUP VIỆT NAM

Mọi chi tiết liên quan đến báo cáo, vui lòng liên hệ

[email protected]

Địa chỉ

TP.HCM

Tầng 20, E.Town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4

Điện Thoại: (84 28) 3925 5000

Số Fax: (84 28) 3925 5111

Hà Nội

V-Building, 125-127 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng

Tel: (84 24) 3974 3033

Fax: (84 24) 3974 3036

Website

www.navigosgroup.com